PHẦN 1
MỘT BẢO TÀNG HÀNG HẢI
TẠI ÂU THUYỀN THỌ QUANG ?
ĐI TÌM MỘT BẢO TÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM ?
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử hàng hải lâu đời, với quá trình hình thành và phát triển gắn liền với biển Đông cùng nguồn tư liệu, hiện vật và vật phẩm lớn về hàng hải từ các hoạt động ngư nghiệp, giao thương, đóng tàu tại các thương cảng, làng chài và tại ngư trường lớn.
Tuy vậy, Việt Nam lại chưa có một bảo tàng hàng hải đúng nghĩa, mặc cho nhu cầu về thông tin, giáo dục, lưu trữ các dữ liệu hàng hải là rất lớn. Do đó, rất cần thiết có một bảo tàng hàng hải để lưu trữ, trưng bày, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của nền hàng hải Việt Nam.
Vì vậy, trên bối cảnh hàng hải đặc trưng tại âu thuyền Thọ Quang, đồ án Bảo tàng Hàng hải được thực hiện hướng đến việc giải quyết các vấn đề sau :
ThứnhấtlàđápứngnhucầuhìnhthànhmộtbảotànghànghảitạiViệtNamlànơilưugiữ,trưng bày, nghiên cứu và quảng bá các vật phẩm, cổ vật có giá trị lịch sử hàng hải nói chung của khu vực và quốc gia.
Thứ hai, bảo tàng sử dụng và tái hiện các hoạt động đóng tàu truyền thống đặc trưng của khu vực âu thuyền Thọ Quang, coi các hoạt động đó là một nội dung, một chất liệu “sống” của sự trưng bày, từ đó, đưa ra một hướng đi mới nhằm giữ gìn giá trị của các hoạt động đóng tàu truyền thống đang mai một dần tại đây.
Thứ ba, việc hình thành công trình bảo tàng trên khu đất sẽ trả lại cho khu vực dân cư xung quanh các tiện ích công cộng, văn hóa, giải trí thông qua việc khai thác các giá trị cảnh quan đặc trưng của khu vực âu thuyền.
ÂU THUYỀN THỌ QUANG - BỐI CẢNH HÀNG HẢI NHỘN NHỊP VÀ LÂU ĐỜI
VÙNG LẶNG GIÓ GIỮA NHỮNG CƠN BÃO
VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á có hoạt động hàng hải lâu đời với đường bờ biển dài 3444 km nhìn ra biển Đông cùng hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
ĐÀ NẴNG - TRUNG TÂM BÃO MIỀN TRUNG
Đà Nẵng là một thành phố nằm ở trung tâm
Duyên hải Trung Bộ với hoạt động du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cùng lượng du khách hàng năm ước đạt 10 triệu lượt .
BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
Bán đảo Sơn Trà là một quận nằm cạnh biển vớimộtcụmnúinhôcao,nayvẫncònhoang sơ, bên cạnh đó là một loạt các bãi tắm du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp
ÂU THUYỀN THỌ QUANG - VÙNG LẶNG GIÓ GIỮA NHỮNG CƠN
BÃO
Âu thuyền Thọ Quang là một khu vực có vị trí chiến lược về hoạt động hàng hải của thành phố Đà Nẵng và Duyên hải Trung Bộ. Dù nằm trong khu vực đón nhận lượng lớn bão từ biển đông, nhưng do vị trí nằm khuất sau và được che chắn bởi bởi bán đảo Sơn trà, nơi đây thường khuất gió, vì vậy từ lâu đời đã trở thành địa điểm tập trung của thuyền bè Việt Nam và khu vực mỗi mùa mưa bão.
ÂU THUYỀN THỌ QUANG - BỐI CẢNH HÀNG HẢI NHỘN NHỊP VÀ LÂU ĐỜI
BÃI NEO THUYỀN VÀ SỰ HÌNH THÀNH BỐI CẢNH HÀNG HẢI
HẢI TRÌNH NHỘN NHỊP CỦA TÀU BÈ RA VÀO VỊNH ĐÀ NẴNG VÀ ÂU THUYỀN
Âu thuyền Thọ Quang là điểm cuối của Vịnh Đà Nẵng. Vịnh Đà Nẵng cùng với hệ thống các cảng vận tải, cảng du lịch vốn có mật độ vận tải hàng hải lớn nhất đối với khu vực miền trung và cả nước, cũng như trong khu vực.
Nhờ lượng thuyền đến và đi thường xuyên tại khu vực này, các khu vực đậu đỗ thuyền ngày càng nhiều, côngsuấtlênđếnhơnngànthuyềnmộtlúc,từđósinhracáchoạtđộngphụtrợhànghảikhác,nhưcảng cá, cảng biển, các bãi đóng và sửa chữa tàu thuyền, các chợ hải sản nằm dọc hai bên âu thuyền. Điều này làm nên bối cảnh hàng hải rất đặc trưng của khu vực.
BÃI NEO ĐẬU THUYỀN LỚN NHẤT KHU VỰC MIỀN TRUNG KHU VỰC NEO ĐẬU THUYỀN BÈ KHU VỰC NEO ĐẬU THUYỀN BÈ KHU ĐẤT KHU ĐẤT KHU ĐẤTTHUYỀN THỌ QUANG - BỐI CẢNH HÀNG HẢI NHỘN NHỊP VÀ LÂU ĐỜI
MANG ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU MIỀN BIỂNMANG ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA MIỀN BIỂNNHU CẦU CỦA DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Bão thường xuyên từ biển Đông trong khoảng tháng 8 đến tháng 10.
Dướisứcépcủađôthịhóa,cáclàngchàitrongkhuvựcdầnmấtđi,tuynhiên,nghềbiển, hay văn hóa đi biển thì vẫn còn đó. Khu đất nằm trong bối cảnh hướng về làng chài Mân Thái, các tính chất văn hóa dân giã truyềnthốngvẫncòngiátrị,nhưkhônggiantrênbếndướithuyền,nhàchồtrênsông,các bến tàu, chợ cá, tín ngưỡng thờ cúng khi đi biển. Trong đó, đặc biệt là quan niệm của người dân về chiếc tàu biển, là ngôi nhà, là kế sinh nhai.
NẾP SỐNG BÁM BIỂN TRÊN NHỮNG CON TÀU
BẾN TÀU - CHỢ CÁ : ĐIỂM GẮN KẾT NGƯ DÂN
ĐẶC
ĐIỂM
BXMTĐẶC
ĐIỂM GIÓ
ĐẶC ĐIỂM NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA
Nhiệt độ cao quanh năm, cao nhất vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8. Mưa nhiều từ tháng 9 tới tháng 11 (mùa bão), Mưa ít từ tháng 12 đến tháng 8 (mùa mưa).
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÁ ÔNG CỦA NGƯỜI ĐI BIỂN
Dâncưchủyếutrongkhuvựclàđếntừcáckhudâncưmới và cũ, trong đó, một bộ phận là ngư dân, thợ đóng và sửa chữatàuthuyền,mangcácnhucầuvềmộtkhônggiancó tínhcộngđồng,khaitháccáclợithếcảnhquanâuthuyền.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG
HOÀNG HÔN RA KHƠI VÀ BÌNH MINH TRỞ VỀ
Các gia đình - người già - Trẻ em
Người nghệ nhân, thợ thủ công, thợ đóng tàu
Các ngư dân
CÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
ĐẶC TRƯNG VỀ PHÂN BỐ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Khu vực âu thuyền nằm tại thành phố Đà Nẵngvốn là một trung tâm du lịch hàng đầu miền Trung.
Bên cạnh các thắng cảnh du lịch trong thành phố, ĐàNẵngcònlàmộtđiểmtrungchuyểnquantrọng giữa các trung tâm du lịch lân cận trên con đường Di sản miền Trung.
Khu đất nằm trong bán kính 5km các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố.
ĐIỂM GIAO GIỮA KHU DÂN CƯ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÀNG HẢI
Hiện trạng phân bố mảng xanh
Mảng xanh : ít , rải rác trong khu vực công viên khu dân cư, ven đường.
Mặt nước : ô thuyền thọ quang : cảnh quan đẹp có thể khai thác nội dung hàng hải. nước khó lưu chuyển, dễ gây ứ đọng dẫn tới ô nhiễm
Hiện trạng các công trình hiện hữu
Giáp khu vực dân cư mới ở phía Đông, Đông Nam, Nam : cơ hội về khai thác công năng phục vụ dân
cư lân cận. Đối diện với các công trình công ng-
hiệpphụcvụhànghảiởHướngTây:baogồmmột
cụmcảngcávới3bếnđỗ,mộtchợhảisảnvàmột
loạt các nhà máy chế biến.
Hiện trạng giao thông trong khu vực Giao thông đường bộ : gần trục chính của thành phố : đường Lê Đức Thọ , đường Ngô Quyền. Giao thông đường thủy : Nằm trong khu vực neo đậu thuyền, gần các bến đỗ thuyền. Có thể tiếp cận khu đất theo trục này.
PHẦN 2
NGHỀ ĐÓNG TÀU VÀ HIỆN TRẠNG BÃI ĐÓNG TÀU ĐANG SUY THOÁI
Một phần khu đất vốn là một bãi đóng và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ theo phương pháp truyền thống. Bãi đóng tàu hoạt động theo hình thức hợp tác xã, là nơi tập hợp của các công nhân, thợ đóng tàu lành nghề thuộc các xưởng đóng tàu truyền thống cũ nằm xung quanh khu vực như là làng đóng tàu Mân Thái, Thọ Quang, hay làng mộc Kim Bồng (Hội An).
Đây là một trong những cái xưởng đóng tàu vỏ gỗ cuối cùng còn lại ở thành phố, giữ các cái hoạt động đóng tàu theo phương pháp truyền thống.
NGHỀ ĐÓNG TÀU VỎ GỖ TRUYỀN THỐNG
Vớinghề đóng thuyềnvỏgỗ,kỹthuậtđẽolàquan trọngnhất.Dụngcụ đóngmộtconthuyềnquantrọng nhất là rìu, cưa lá, khoan dây và một số dụng cụ khác. Khi ván đóng thuyền được đưa tới, thợ thuyền dùng dây phạt mực mảnh ván để lấy mực cho đường thẳng, đường cong, đường chéo; rồi dùng rìu đẽo theo. Đẽo mạch vuông hay mạch chéo, đẽo phẳng hay đẽo vòng đều thẳng như cưa, như bào. Kỹ thuật đẽo ván là một kỹ thuật khó, lâu dần trở thành kỹ xảo, thường chỉ những thợ lâu năm mới làm tốt được. Ngày nay, công nghiệp đóng tàu phát triển, các thợ thuyền làng nghề đã chuyển sang đóng cả tàu thuyền chạy động cơ, nhưng vẫn sử dụng các kỹ thuật và kiêng kỵ trong đóng thuyền truyền thống.
Các hoạt động đóng tàu thuyền diễn ra 80% ở ngoài trời, 20% ở trong các láng trại gia công thô. Phương pháp thực hiện vẫn là phương pháp đóng tàu vỏ gỗ cũ, do các thợ thủ công lành nghề và lâu năm thực hiện. Ngoài ra còn có các hoạt động bảo trì tàu thuyền với tỉ trọng ngày càng tăng thêm,..
Trong những năm gần đây, do chính sách phát triển của thành phố, tăng tỉ trọng du lịch, giảm tỉ trọng công nghiệp phụ trợ, giảm số lượng tàu cá đóng mới đi. Số lượng tàu cá giảm nên hoạt động đóng thuyền, đặc biệt là đóng thuyền cá bắt đầu suy giảm. Bãi đóng hiện nay chỉ còn duy trì các hoạt động bảo trì tàu cá nhỏ là chủ yếu, nhiều phần khu đất nằm trống trơ, đời sống của người thợ thủ công cũng gặp nhiều khó khăn. Vậy liệu có cách nào vẫn giữ lại các tinh thần của hoạt động đóng tàu truyền thống cuối cùng của khu vực mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế của khu vực ?
bảo tàng hàng sinh ra để giải quyết các vấn đề
NHU CẦU VỀ MỘT KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY, LƯU TRỮ, NGHIÊN CỨU, QUẢNG BÁ CÁC GIÁ TRỊ HÀNG HẢI CỦA KHU VỰC
CONCEPT BẢO TÀNG HÀNG HẢI VÀ CON ĐƯỜNG LƯU GIỮ NGHỀ ĐÓNG TÀU TRUYỀN THỐNG PHẦN
CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ : LẤY HOẠT ĐỘNG ĐÓNG TÀU LÀ CHẤT LIỆU TRƯNG BÀY
Khi bảo tàng xuất hiện, coi hoạt động đóng tàu là một chất liệu sống của sự trưng bày, ở đó du khách có cơ hội được quan sát, được trải nghiệm, được học tập từ hoạt động này. Lúcđó,mộtphầncủaxưởngđóngtàuđượcthunhỏvàgiữlại,mộtphầnchuyểnđổicôngnăngđểphục vụ hoạt động trưng bày và trải nghiệm.
Khối bảo tàng hình thành sẽ có 2 cụm chức năng trưng bày chính : khối đặc và khối rỗng
Khối trưng bày lưu trữ các hiện vật có giá trị là một KHỐI ĐẶC nằm ở trên, với dây chuyền tham quan bảo tàng truyền thống, lưu trữ các hiện vật có giá trị hàng hải của khu vực và trong nước.
Khối tương tác vs hoạt động đóng thuyền là một KHỐI RỖNG, mở ra tương tác với xưởng đóng tàu, mở ra tương tác với bối cảnh hàng hải của âu thuyền. Ở đó các hoạt động đóng thuyền tại hiện trạng trở thành một chất liệu trưng bày, du khách có thể quan sát, trải nghiệm các hoạt động đóng thuyền truyền thống, còn người nghệ nhân, thợ đóng tàu vẫn tiếp tục công việc của mình.
CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ : GIỮ LẠI CỐT LÕI BÃI ĐÓNG TÀU
1. BÃI ĐÓNG TÀU CŨ ĐANG SUY THOÁI
Bãi đóng tàu cũ chiếm 1/2 khu đất, nhiều phần bỏ hoang không khai thác hoặc đang khai thác với năng suất thấp.
2. THU HẸP QUI MÔ / BIẾN ĐỔI CÔNG NĂNG
Biến đổi chức năng của bãi đóng tàu, do qui mô và chức năng thay đổi, thu hẹp bãi đóng tàu về một góc của khu đất. Giữ lại một vài xưởng gia công đang còn hoạt động.
KHỐI ĐẶC : TRƯNG BÀY CÁC HIỆN VẬT CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HẢI
HIỆN VẬT CỔ VẬTVẬTPHẨM TƯ LIỆU,..
ĐÓNG
KHỐI RỖNG MỞ
TRƯNG BÀY HIỆN VẬT
QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG ĐÓNG TÀU
TRƯNG BÀY HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM
ĐÓNG THUYỀN PHỤC DỰNG HỌC TẬP
KHÔNG GIAN MỞ DÂY CHUYỀN TỰ DO
ĐÓNG TÀU
KHÔNG GIAN TRONG NHÀ DÂY CHUYỀN KHÉP KÍN TƯƠNG TÁC VỚI THỢ ĐÓNG TÀU TRẢI NGHIỆM CÁC THAO TÁCTRẢI NGHIỆM CÁC THAO TÁC
3. KHỐI BẢO
TÀNG / TƯƠNG TÁC
Khối bảo tàng xuất hiện, một phần kết nối với xưởng đóng tàu cũ.
DỊCH VỤ / TƯƠNG TÁC / TIỆN ÍCH
Phânchiacôngnăngkhuđấtthànhkhuvựcxưởng đóng tàu, khu vực trưng bày bảo tàng, trưng bày ngoài trời, khu vực khai thác công cộng.
PHẦN CỘNG ĐỒNG
PHẦN BẢO TÀNG
PHẦN BẢO TÀNG
BÃI ĐÓNG TÀU NGOÀI TRỜI BÃI ĐÓNG TÀU NGOÀI TRỜI PHẦN TƯƠNG TÁC
PHẦN XƯỞNG TÀU
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
GIAI ĐOẠN 1 : TỔ HỢP CÁC NHÓM KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG
Dựa vào 2 chiến lược thiết kế và các dự liệu về sử dụng không gian, thực hiện nhóm các nhóm không gian chức năng theo nhiều phương án khác nhau gồm phương dọc, phương ngang, rẽ quạt, là cơ sở để hình thành khối không gian của bảo tàng.
GIAI ĐOẠN 2 : NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH KHÔNG GIAN
Dựa vào cơ sở các khối có được, thực hiện tạo hình cho không gian bảo tàng thông qua việc tạo ra các lớp vỏ bao che có hình dáng khác nhau. Mỗi phương án tạo hình bao che luôn thỏa mãn các yêu cầu từ chiến lược thiết kế đã vạch sẳn, đồng thời cũng mang ý nghĩa khác nhau về mặt tạo hình :
Căncứtheonhiệmvụthiếtkế,tổhợp30000m2sàncáckhônggiancócôngnăngthànhcácnhómtheo bố cục tuyến ngang, tuyến dọc, hình nan quạt, khối đặc rải trên 3 tầng để có được qui mô khối tích công trình.
Lấy ý tưởng từ các gợn sóng, tạo ra các không gian liên kết theo phân vị ngang, không gian đa dạng, nhưng tổ hợp khối phức tạp.
Lấy ý tưởng từ bố cục các con thuyền xếp cánh nan tại âu thuyền. Mỗi cánh là một không
gian chức năng tương ứng của
bảo tàng, Không gian hình thành
theo trục ngang, đa dạng ,nhưng tổ hợp khối phức tạp.
Cảm hứng tưởng từ hình ảnh con tàu - thứ gần gũi nhất của ngư dân miền biển. Khối trưng bày như một khối vỏ tàu đặc chứa đựng các cổ vật hàng hải có giá trị, nằm lơ lửng trên nền là các không gian tương tác với bố cục tự do.
PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2 PHƯƠNG ÁN 2 PHƯƠNG ÁN 3 (phương án chọn) PHƯƠNG ÁN 3 GỢN SÓNG DỮ LIỆU THIẾT KẾ CƠ SỞ XẾP THUYỀNVỎ TÀUPHƯƠNG ÁN CHỌN : CHIẾC VỎ TÀU
HIỆN VẬT
CỔ VẬTVẬTPHẨM
KHỐI
KHUNG VỎ TÀU
Tượng trưng bởi hình ảnh chiếc vỏ tàu - là ngôi nhà, là thứ chứa đựng những tài sản quý giá nhất của người ngư dân trên biển, bảo tàng là nơi lưu trữ cả một nền văn hóa tàu bè hơn bốn ngàn năm của người Việt từ Bắc đến Nam.
TƯ LIỆU,..
KHÔNG GIAN TRONG NHÀ
TRƯNG BÀY HIỆN VẬT
DÂY CHUYỀN KHÉP KÍN
KHỐI RỖNG TƯƠNG TÁC
ĐẶC TRƯNG BÀY TRẢI NGHIỆM
THAM QUAN NGOÀI TRỜI
Đượcbaobọcbêndướilớpvỏtàulàkhônggianlưutrữnhữngvậtphẩm,cổvậthàng hải có giá trị còn sót lại, là không gian giữ gìn các hoạt động đóng tàu truyền thống đặctrưngcủakhuvực,cáckhônggiansinhhoạtvănhóacủacộngđồngmiềnbiển,...
TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI
TRƯNG BÀY HOẠT ĐỘNG
ĐÓNG THUYỀN ĐUA ĐÓNG THUYỀN THÚNG
PHỤC CHẾ THUYỀN BUỒM
TRẢI NGHIỆM ĐÓNG TÀU ĐÓNG THUYỀN ĐUA
BÃI ĐÓNG TÀU BÃI NEO THUYỀN
1. Công trình hình thành do nhu cầu có một nơi lưu trữ các giá trị văn hóa hàng hải, cũng như trải nghiệm và giữ gìn các hoạt động đóng tàu truyền thống tại khu vực
2. Trục phân tách công năng công trình thành hai khối : khối trưng bày, bảo tồn, lưu trữ và khối tiện ích công cộng.
3. Bảo tàng hình thành đòihỏi trảlại cho khu đất các tiện ích công cộng phụ trợ : thư viện, hội thảo, cafe giải khát, các khối workshop,... phục vụ cho khu dân cư đối diện
các hoạt động đóng tàu truyền thống
5. Các trục trưng bày tạo ra các góc nhìn đến không gian tương tác, xưởng đóng tàu phía dưới.
6. Tổ chức các không gian cảnh quan : quảng trường,côngviên, không gian trưng bày ngoài trời,.. các kiot tiện ích công cộng
Tổ chức các không gian
8.
Bảo tàng hàng hải tại Âu thuyền Thọ Quang hình thành.
Khối thép đặc như khung vỏ của những con tàu biển, ôm lấy và bảo tồn những cổ vật hàng hải có giá trị, đồng thời để lại những không gian phía dưới vừa mở vừa gần gũi, tương tác, giữ gìn và tiếp nối với các hoạt động đóng tàu đặc trưng của khu vực.
TỔNG QUAN VỀ 3 NHÓM GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
B.CÔNGTRÌNHCHÍNH
B1. Khối trưng bày
B2. Khối sảnh chính
B3. Khối sảnh chính
B4. Galery cho thuê
B5. Xưởng đóng tàu
L. CHỨC NĂNG NGOÀI TRỜI
L1. Trưng bày ngoài trời
L2. Trưng bày trên mặt nước
L3. Công viên cây xanh
L4. Không gian tương tác với hoạt động đóng tàu
L5. Bãi đóng tàu (hiện trạng)
S. QUẢNG TRƯỜNG
S1. Quảng trường chính
S2. Quảng trường bờ sông
P. BÃI XE
P1. BÃI XE KHÁCH
P2. BÃI NHẬP HÀNG BẢO TÀNG
P3. BÃI NHẬP HÀNG XƯỞNG ĐÓNG TÀU
MẶT BẰNG TỔNG THỂ
R. RAMP DỐC XUỐNG HẦM
R1. RAMP DỐC NHẬP HÀNG
P2. RAMP DỐC GỞI XE
Nơi diễn ra các hoạt động đóng mới, bảo trì tàu thuyền, tham quan, trải nghiệm hoạt động đóng thuyền tương tác với thợ đóng thuyền, nghệ nhân
Nơi du khách có thể tham quan, tương tác, trải nghiệm hoạt động đóng thuyền Gồm hai tầng trưng bày các hiện vật, cổ vật hàng hải của khu vực với sáu chuyên đề trưng bày khác nhau Bao gồm các không gian thư viện, nghiên cứu, workshop, ăn uống, cafe và hội thảo,... Là các gallery cho thuê để phục vụ cộng đồng bày bán, trưng bày, cafe, thư giãn, vệ sinh Công viên cây xanh là nơi thư giãn, hóng mát của người dân địa phương
VỎ BAO CHE
2 TẦNG TRƯNG BÀY
TẦNG TƯƠNG TÁC
KHỐI TRƯNG BÀY
Tổng quan Lịch sử hàng hải Việt Nam Chuyên đề khảo cổ hoc dưới biển Chuyên đề tàu thuyền và lịch sử ngành đóng tàu
KHỐI CÔNG CỘNG
Hội thảo 350 chỗ + Khu giải lao hội thảo Khu ăn uống, giải khát
MẶT BẰNG TẦNG
KHỐI CÔNG CỘNG
Văn phòng làm việc Khối thư viện và nghiên cứu
KHỐI TRƯNG BÀY
Chuyên đề hải quân và toàn vẹn lãnh hải Chuyên đề văn hóa miền biển Chuyên đề ngư nghiệp miền biển Gian trưng bày tàu thuyền
MẶT BẰNG TẦNG 3
MẶT ĐỨNG BÊN
Lát cắt dọc qua khối hội trường 350 chỗ, sảnh trưng bày, khối trưng bày của bảo tàng
Lát cắt dọc qua sảnh công cộng, sảnh bảo tàng, khối trưng bày của bảo tàng
Lát cắt qua nhóm không gian tương tác và trải nghiệm hoạt động đóng thuyền cá vỏ gỗ (ngoài trời)
Lát cắt qua khối trưng bày (khối đặc - ở trên) và xưởng trải nghiệm và trưng bày hoạt động đóng thuyền buồm truyền thống (khối rỗng - ở dưới)
Lát cắt qua các gian trưng bày theo chuyên đề của khối trưng bày hiện vật của bảo tàng
Lát cắt qua các gian trưng bày tàu thuyền (thông tầng - không gian lớn) của khối trưng bày hiện vật của bảo tàng
Lát cắt qua sảnh chính và sảnh chờ trưng bày của bảo tàng
KẾT QUẢ 1 KHÔNG GIAN TƯƠNG TÁC - TRẢI NGHIỆM ĐÓNG THUYỀN TRUYỀN THỐNG
1. TRẢI NGHIỆM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG THUYỀN ĐUA TRUYỀN THỐNG
Diễn ra nửa trong và ngoài công trình, được thực hiện bởi các nghệ nhân địa phương. Khách tham quan được quan sát và trải nghiệm.
2. TRẢI NGHIỆM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG THUYỀN THÚNG
Diễn ra bên trong, các khách tham quan được trực tiếp tham gia trải nghiệm với một vài công đoạn trong hoạt động đóng thuyền thúng.
3. TRẢI NGHIỆM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÓNG THUYỀN CÁ VỎ GỖ
Diễn ra ngoài trời do kích thước của vật phẩm, khách tham quan quan sát các hoạt động theo nhiều góc nhìn cao thấp.
Nghề làm thuyền đua là cái nghề vất vả nhưng tài hoa. Người làm thuyền giỏi thì phải biết “ra mực” (canh mực nước của thuyền) sao cho trúng “nước mê” (mực nước phù hợp để thuyền có thể đạt vận tốclớnnhất),theonguyêntắc:thuyềnsuôn,giữasâuhơnmũi,mũisâu hơn lái. Người thợ phải biết chọn vị trí khoan các lỗ đà sao cho chính xác, nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của thuyền.
Đan thuyền thúng là nghề rất công phu. Để làm một chiếc thuyền thúng phải trải qua nhiều công đoạn, cụ thể là chẻ, vót tre, đan mê, lận vành, nức và quét dầu. Khâu tạo hình hoàn tất, người thợ cắt, gọt nan cho sát mép để đặt vành, vót vành bằng loại tre đặc biệt có khả năngchịumưachịunăng.Thuyềnthúngsauđượcmangđiphơinhiều nắng tại các không gian ngoài trời.
Đóng tàu cá vỏ gỗ theo phương pháp truyền thống gồm nhiều công đoạnphứctạp:chọnvántốt,dựngkhung,uốnbe,trámdầu,sơnphủ hoàn thiện,... Các công đoạn đầu cần sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của người thợ lâu năm trong nghề với sự chính xác gần như tuyệt đối. Ở một số làng nghề, nghề đóng tàu có những bí quyết gia truyền riêng mà không phải ai cũng được học.
Đường dẫn quan sát âu thuyền
không gian bán ngoài trời tại xưởng trưng bày và phục dựng thuyền buồm
4. XƯỞNG TRƯNG BÀY VÀ PHỤC DỰNG THUYỀN BUỒM
Góc nhìn từ gian chuyên đề lịch sử đóng tàu nhìn ra bãi đóng tàu
Từ hành lang quan sát nhìn xuống xưởng phục dựng thuyền buồm
Xưởng trưng bày và đóng thuyền buồm là nơi diễn ra các hoạt động đóng và phục dựng thuyền buồm, thuyền buồm ba vát cánh dơi, thuyền bầu, theo các tỉ lệ thu nhỏ khác nhau hoặc tỉ lệ thật... Các tuyến đường treo lơ lửng phía trên không gian trải nghiệm tạo ra các điểm nhìn phong phú để du khách có thể quan sát các hoạt động đóng tàu và bối cảnh hàng hải của hiện trạng dưới nhiều góc độ khác nhau trước khi đến trực tiếp từng không gian để tương tác, tiếp cận trực tiếp, giao lưu với các nghệ nhân và trải nghiệm.
KẾT QUẢ 2 KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY HIỆN VẬT HÀNG HẢI
Thông tầng tại không gian trưng bày chuyên đề hải quân
Thông tầng tại không gian trưng bày hiện vật tàu thuyền
Không gian trưng bày hiện vật hàng hải là một không gian trưng bày có dây chuyền giao thông theo tuyến chính ngắn, gồm 6 gian trưng bày lớn với các chủ đề : Tổng quan và lịch sử hình thành và phát triển hàng hải Việt Nam, chuyên đề khảo cổ học dưới biển, chuyên đề tàu thuyền và lịch sử ngành đóng tàu, chuyên đề hải quân và toàn vẹn lãnh thổ, chuyên đề văn hóa miền biển, chuyên đề ngư nghiệp miền biển và các không gian lớn trưng bày hiện vật, mô hình phục dựng tàu thuyền Việt Nam.
Không gian trưng bày mẫu phục dựng thuyền bầu và thuyền ba vách cánh dơi
Không gian trưng bày mẫu phục dựng thuyền bầu và thuyền ba vách cánh dơi
Gian trưng bày chuyên đề hải quân
KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI
Không gian trưng bày ngoài trời kết hợp với cảnh quan âu thuyền được sử dụng để trưng bày các mẫu hiện vật thật là tàu thuyền có kích thước lớn, như hiện vật tàu không số HQ671, xác tàu cá DNA90152 từng bị tàu Trung Quốc đâm chìm,... các bố cục trưng bày nghệ thuật ngoài trời, các không gian trưngbàytạmthờithayđổitheochuyênđề,..
Xác tàu cá DNA09152 Bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/05/2014 hiện đang được trưng bày tại nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng.
Hiện vật tàu không số HQ671 Dài 31.5m, rộng 5.8m là con tàu còn lại duy nhất của đoàn tàu không số huyền thoại.
Góc nhìn từ gian trưng bày tầng 2 nhìn xuống không gian trưng bày ngoài trời Không gian trưng bày ngoài trời với hiện vật tàu không số và xác tàu cá DNA09152KẾT QUẢ 3 KHÔNG GIAN QUẢNG TRƯỜNG BỜ SÔNG, BẾN DU THUYỀN
Bến du thuyền
Bến du thuyền trong tương lại trở thành một điểm phục vụ các tua du lịch đường thủy, trở thành điểm đón du khách đường thủy đến bảo tàng.
Quảng trường bờ sông
Kếthợpvớicôngviêncâyxanh,cácgallerytiệníchcôngcộngsẽtrờthànhnơinghỉngơi,hóngmát,diễnracáchoạtđộngcộngđồng, khai thác view nhìn âu thuyền Thọ Quang, phục vụ du khách và dân cư địa phương.
Không gian quảng trường bờ sông kết hợp với bến du thuyền SƠ ĐỒ TÁCH LỚP CẢNH QUAN CÔNG TRÌNH Không gian trưng bày ngoài trời tương tác với cảnh quan của Âu thuyền Góc nhìn bao quát phần công cộng với hai khối dịch vụ, quảng trường bờ sông và bến du thuyềnKhả năng tương tác giữa cái cũ (bãi đóng tàu hiện trạng) và cái mới (khối bảo tàng) được nhấn mạnh thông qua các hành lang tham quan nằm lơ lửng
Đi tìm một bảo tàng hàng hải Việt Nam tại âu thuyền Thọ Quang là tìm về những giá trị lịch sử và văn hóa của một nền hàng hải lâu đời của khu vực, cũng là đi tìm con đường giữ gìn nghề đóng tàu biển truyền thống vang danh một thời.
Đồ án bảo tàng hàng hải Việt Nam là một sư tri ân đối với nền văn hóa biển đảo của một dân tộc có bề dày lịch sử phát triển bốn ngàn năm gắn liền với biển. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu dấu về lịch sử khai thác và chinh phục biển của người Việt, mà còn là môi trường giáo dục niềm tự hào về truyền thống văn hóa biển, về thành tựu khai thác, chinh phục và giữ gìn chủ quyền biển đảo của các thế hệ người Việt; mang theo khát vọng về một ngành hàng hải Việt Nam phát triển rực rỡ, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt mai sau.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
MSTC : VH-1807