Hoa Ðàm số 15

Page 1

hoađàm Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2014

WWW.HOADAMNEWS.COM

Bộ mới 2014. Số 15

QUỐC HỌC THÂU HÓA SÁNG TẠO

NGUYỄN ÐĂNG THỤC

Trong bài thuyết trình tại Hội trường Khách sạn Hoàn mỹ ngày 2411-1972 ở Saigon, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo có phàn nàn: “Tinh thần Ðại học Việt nam là tinh thần Ðại học của một Quốc gia bị trị: mục tiêu chính của nó từ khởi thủy vẫn là để đào tạo những chuyên viên tiếp theo trang 5

VẠN HẠNH THIỀN SƯ CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU NHƯ HÙNG

I. CON NGƯỜI VẠN HẠNH VÀ CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó,

Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

ĐẠO PHẬT

NGUỒN VĂN HOÁ SINH ĐỘNG

C

NỬA THẾ KỶ

xem trang 4

HƯỚNG ĐI

MỘT DÒNG SÔNG TRẦN TRUNG ÐẠO

Trong bài thơ Giấc Mơ Nhỏ Của Tôi, có một đoạn tôi viết về sông Bến Hải: Chào anh công nhân dệt từng tấm vải Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay Để tôi nối hai bờ sông Bến Hải Nối lòng người vời vợi cách xa nhau.

CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ VIỆT NAM DÃ THẢO

N

gười Phật tử có một đường lối sống. Đường lối ấy chúng ta phải tìm hiểu kỹ càng. Không có gì nguy hiểm bằng sự liều lĩnh nhắm mắt bước cần không suy xét cẩn thận. Đức Phật đã từng dạy chúng ta: “Làm thân con lạc đà chở nặng, chưa phải là khổ. Ngu si không biết hướng đi mới là nỗi đau khổ thứ nhất

của chúng sinh”. Vậy có được một sự hiểu biết về đường đi nẻo bước là vấn đề quan trọng nhất. Đó là chính kiến-những kiến giải chân chính về cuộc đời. Không có chánh kiến ta sẽ lầm đường lạc nẻo. Không có chánh kiến ta sẽ sa vào hố mê mờ thất bại.

thời đại mà chân giả khó phân, người Phật tử lại càng phải nhận thức được đâu là tà, là chính. Ta phải tìm một hướng đi chính đáng để rồi chỉ một lòng, một chí đi theo hướng ấy, mà không sợ rơi vào những cạm bẫy của dục vọng, của ma vương.

tiếp theo trang 18

Thơ LÊ GIANG TRẦN: vãng sanh hết những hôn trầm nhân duyên UYÊN NGUYÊN. trang.31

1

ĐẠO PHẬT

CẦN ĐẶT RA?

Ngày nay vấn đề nam nữ bình quyền được đặt ra không còn là một điểm nóng hay mới lạ làm giật mình người đọc hay người nghe nữa, ngược lại nó có thể làm người tiếp theo trang 5

TỪ MIỆT THỊ NGOẠI TỘC TRẦN QUANG ĐỨC

Trước một thế giới không ổn định, sống trong một

tiếp theo trang 2

TRONG

TRỊNH THANH THỦY

on người là một chủng loại trung giới nối liền Phật giới với chúng sanh giới, nên con người có đầy đủ dữ kiện để tự giải thoát mình và giải phóng đời.

tiếp theo trang 8

TÂM BÚT

THÍCH ĐỨC NHUẬN

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ

Tiếng Nhật có một khái niệm gọi là Sabetsu yougo (差別用語 Sai biệt dụng ngữ) chỉ những từ lóng, từ bẩn được sử dụng đối với một người hoặc một tập thể có cùng một số đặc điểm nào đó, với ý trào phúng, kỳ thị. Trong đó có một số từ mang tính khinh miệt được dùng để định danh tiếp theo trang 4


tiếp theo trang 1

VẠN HẠNH THIỀN SƯ

CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU NHƯ HÙNG

Cõi Phật (hình: TRẦN BÌNH HẢI)

Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị. Trong Thuyền Uyển Tập Anh ghi lại con người Vạn Hạnh như sau: “Sư họ Nguyễn quê ở làng Cổ Pháp, gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã thông minh khác thường, học khắp Tam Giáo và nghiên cứu Bách Luận, mà vẫn xem thường công danh phú quí. Năm 21 tuổi Sư theo Thiền Sư Định Tuệ xuất gia và thọ học với Thiền ông Đạo Giả ở chùa Lục Tổ làng Dịch Bảng phủ Thiên Đức. Khi việc chùa rỗi rảnh, Sư chăm chỉ học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền ông tịch, Sư kế tiếp trụ trì chùa nầy và chuyên tập pháp “Tổng Trì Tam Ma Địa” lấy đó làm sự nghiệp. Bấy giờ Sư có nói ra lời gì dân chúng đều cho là lời sấm

ký. Vua Lê Đại Hành rất tôn kính Sư.” Qua những nét ghi lại con người Vạn Hạnh ta thấy có những điểm quan trọng, trong tiến trình tâm linh mà đã tạo dựng nên một Vạn Hạnh siêu việt, độc đáo phi thường trong lịch sử. Trước hết, là điểm thông minh khác thường mà Thuyền Uyển Tập Anh muốn đề cập tới, có phải chăng đó là ý thức về khả năng siêu hoạt siêu thức trong một tâm linh, và biến những tác động hưng khởi ở nội và ngoại tại không nghịch lý trong việc tạo nên tương quan thiết dụng cho con người? Dung hòa những phức tạp xuất hiện trong ý thức để hoán chuyển thành nguồn thực dụng nuôi dưỡng tâm linh siêu thể? Có phải chăng đó là điều mà sau này Vạn Hạnh đã phát huy cho tiếp theo trang 30

2

TRONG SỐ NÀY Số 15

CHỦ NHẬT, 24 THÁNG 2, 2014

ÐẠO PHẬT, NGUỒN VĂN HÓA SINH ÐỘNG - THÍCH ÐỨC NHUẪN, tr.1 l HƯỚNG ÐI CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ VIỆT NAM DÃ THẢO, tr.18 l QUỐC HỌC, THÂU HÓA SÁNG TẠO NGUYỄN ÐĂNG THỤC, tr.1 l VẠN HẠNH THIỀN SƯ, CON NGƯỜI ÐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU - NHƯ HÙNG, tr.1 l NỬA THẾ KỶ MỘT DÒNG SÔNG - TRẦN TRUNG ÐẠO, tr.1 l VẤN ÐỀ BÌNH ÐẲNG NAM NỮ TRONG ÐẠO PHẬT CẦN ÐẶT RA? - TRỊNH THANH THỦY, tr.1 l TỪ MIỆT THỊ NGOẠI TỘC - TRẦN QUANG ÐỨC, tr.1 l PHẬT GIÁO VIỆT NAM, BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU - VPII - VHÐ, tr.3 l PHẬT GIÁO TRONG VIỄN CẢNH HIỆN TẠI - Việt dịch HƯỚNG THIỆN, tr.3 l LẮNG NGHE VÀ YÊU THƯƠNG - TRÍ BỬU, tr.6 l TỔNG LUẬN VỀ VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI - HUỲNH KIM QUANG, tr.10 l NHỚ NGƯỜI PHỤNG HIẾN - NGUYỄN LƯƠNG VỴ, tr.11 l CHUYỆN NGOÀI CỬA THẤT, tr.13 l CHÙM THƠ ÐOÀN ỨNG VIÊN, tr.15 l LAN MAN BIỂN GIÃ NGUYỄN MAN NHIÊN,tr.14 l VIẾNG CHÙA - NGUYỄN ÐÌNH BỔN, tr.16 l LẮNG NGHE TRONG NHỮNG LẶNG IM KAO NGUYÊN, tr.16 l GIỮ GÌN - HOÀNG LONG, tr.22 l SEN, HỘI HỌA CỦA TRẦN MẠNH ÐỨC, TR.28 l THƠ LÊ GIANG TRẦN, VÃNG SANH HẾT NHỮNG HÔN TRẦM NHÂN DUYÊN, tr.31 l LÀNG ƠI! NGUYỄN VĂN ANH, tr.35 l LANG THANG “TRONG NHỮNG THOÁNG CHỐC” VỚI NHÀ VĂN VĨNH HẢO - HUỲNH KIM QUANG, tr.36 l KHÚC VÔ SANH - VĨNH HẢO, tr.37 l HỌC KHU GARDEN GROVE QUYẾT ÐỊNH DẠY SONG NGỮ ANHVIỆT - LINH NGUYỄN, tr.42 l THIÊN ÐÀNG ÐỊA NGỤC ÐÂU XA - DU TỬ LÊ, tr. 43

Nhóm Kết Tập HOA ÐÀM Chịu trách nhiệm: NGUYÊN VIỆT 9741 Bolsa Ave Suite: 216. Westminster, California 92683. 714.765.9844 Mọi kiến xây dựng, đóng góp bài vở, xin gởi về địa chỉ: hoadamnewsl@gmail.com


tiếp theo trang 1

QUỐC HỌC THÂU HÓA SÁNG TẠO

thừa hành, thì làm sao có thể kích thích sáng kiến hướng dẫn suy tư, góp phần quan trọng vào công tác hoạch định đường lối cho Quốc gia”. Ở đoạn văn trên, chúng tôi ghi nhận: “chuyên viên thừa hành” và “kích thích sáng kiến” trong tinh thần Ðại học Việt nam hiện nay. Lại trong bài diễn thuyết của Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt ở Ðại học Vạn Hạnh ngày 11-01-1972 về “Tương quan giữa Vấn đề Giáo dục và Xã hội Việt nam”, có thính giả đặt câu hỏi: “Thời Pháp thuộc thì Ðại học có tinh thần ‘chuyên viên thừa hành’ văn hóa Pháp, thời ảnh hưởng Mỹ thì Ðại học không có tinh thần ‘chuyên viên thừa hành’ văn hóa Mỹ hay sao?” Và diễn giả đã giải đáp một cách chính đáng là “chuyên viên thừa hành” hay không là tự ở nơi mình không có thể trách ở người khác được, không có một nước nào viện trợ cho nước khác vì nhân đạo không vì lợi cả. Học sao lợi cho mình, cho dân tộc mình, đấy là tự mình có biết học để thâu hóa của người hay không vậy”. Ðấy là đặt vấn đề thâu hóa sáng tạo trong Ðại học Việt nam hiện nay mà Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo gọi là “kích thích sáng kiến”. Muốn có một nền giáo dục có khả năng “kích thích sáng kiến” hay là nói cho đúng là muốn có một nền Giáo dục có khả năng phát triển sự thâu hóa sáng tạo, thì điều tiên quyết cho một dân tộc từng có lịch sử của một “Văn hiến Chi bang” là phải trau dồi đề cao nền Quốc học, bởi vì tất cả điều chúng ta học hỏi thu lượm của người từ ngoài vào đều phải qua con người mình trước khi biểu hiện ra người chung quanh mình trong nhân quần xã

PHẬT GIÁO VIỆT NAM BIẾN CỐ và TƯ LIỆU (1975-1995)

Bài đăng nhiều kỳ tư liệu Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, 1996

NĂM 1980: NHÀ NƯỚC CSVN ÂM MƯU THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO NAM-BẮC DƯỚI SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG

Đ

ầu năm 1980, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã triệu tập một phiên họp gồm một số đại diện các hệ phái Phật giáo, đặc biệt là GHPGVNTN với sự tham dự của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và Hòa Thượng Thích Trí Thủ. Phiên họp được tổ chức tại trụ sở Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc tại Sài Gòn và đặt dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Văn Linh, Bí Thư Thành Uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng Phật giáo nên thống nhất cả hai miền Nam Bắc để làm chỗ dựa cho Đảng và Nhà nước. Nhị vị Hoà Thượng Thích Đôn Hậu và Thích Trí Thủ phản đối, khước từ âm mưu thống nhất có chỉ đạo của Nhà nước, đã xin miễn ý kiến với lý do là nhị vị chỉ được mời đến họp và tham dự trong tư cách cá nhân chứ không đại diện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

09-09-1981: PHẢN ỨNG CỦA GHPGVNTN TRƯỚC SỰ VẬN ĐỘNG THỐNG NHẤT PG DO NHÀ NƯỚC CHỈ ĐẠO: Không thuyết phục được Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và Hòa Thượng Thích Trí Thủ, CSVN đã tìm mọi cách lung lạc, đe dọa, vận động thuyết phục ngầm một số vị lãnh đạo cao cấp của Giáo hội để gây sức ép hầu thúc đẩy Hòa Thượng Trí Thủ đảm nhận trách vụ Trưởng Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam. Công cuộc vận động thống nhất này đưa đến cuộc họp đặc biệt tổ chức tại chùa Ấn Quang vào ngày 09-09-1981 với sự tham dự của Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo cùng đại diện các cấp Giáo hội toàn quốc. Trong cuộc họp này, Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ can trường phủ nhận bản dự thảo Hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – một giáo hội Phật giáo do Nhà nước vận động dựng nên để làm chỗ dựa cho Đảng và Nhà nước như lời ông Nguyễn Văn Linh nói trước đây – và kiên quyết giữ vững lập trường của Giáo hội truyền thống. Sự kiên quyết của hai vị này đã thuyết phục được hầu hết cử tọa, đưa đến việc bác bỏ bản dự thảo Hiến chương do phía Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam đưa ra. 11-10-1981, Hoà Thượng Huyền Quang và Quảng Độ bị bắt lần thứ hai. (Xem tiếp kỳ tới)

xem tiếp trang 25

Chùa Hương - Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

PHẬT GIÁO TRONG VIỄN CẢNH HIỆN TẠI Việt dịch: HƯỚNG THIÊN

P

hật giáo là Đạo, là Con Đường đưa hành giả đến mục đích giải thoát an lạc rốt ráo, hay nói khác đi, đó là sống thể nghiệm trực giác nội tâm. Người Á châu vốn có truyền thống tâm linh lâu đời, nhưng những thế kỷ gần đây, vì vọng động tâm thức đã chạy theo ngọn gió khoa học của phương Tây, bỏ quên gia tài quý giá của ông cha để lại, hơn nữa, còn khinh thị truyền thống đã hun đúc nên nòi giống mình; trong khi người Tây phương, là những người

3

có thẩm quyền hơn trong lãnh vực khoa học, đang càng ngày càng quan tâm đến truyền thống tâm linh của Đông phương nhiều hơn. Trong khuôn khổ chừng mực, người viết xin giới thiệu đến bạn đọc bài Phật giáo Trong Viễn Cảnh Hiện Tại được trích dịch từ Chương I trong nguyên tác The Tree Of Enlightenment của tác giả Peter Della Santina, NXB Chico Dharma Study Foundation, năm 1997 để làm rõ xem tiếp trang 33


ĐẠO PHẬT

NGUỒN VĂN HÓA SINH ĐỘNG THÍCH ĐỨC NHUẬN

Đ

ạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm. Anh sáng của chính pháp Trí Tuệ và Tình Thương tạo cho con người sống an vui tự tại, biết thương yêu tất cả mà không gây khổ đau cho nhau Trí Tuệ và Tình thương là hai cốt tính của đạo Phật. Nền văn hóa Nhân Bản của đạo Phật được thể hiện trọn vẹn trên hai tiêu chuẩn ấy. Nội dung của nguồn giáo lý đạo Phật được xây dựng trên nền tảng nhân bản hết sức thực tại và uyển chuyển. Vì vậy, nói tới “Nhân Bản” tức là nói tới đạo Phật. Một Đạo Phật Sinh Động Của Nguồn Văn Hóa Nhân Bản Đích Thực. Đạo Phật là một thực tại sinh hoạt tinh thần và vật chất hiện hửu trong cuộc đời, là hướng tính, lối sống, lẽ sống... của con người muôn loài vạn vật. Do đó, đạo Phật chú trọng lấy Tình Thương làm động tâm sử thế, lấy Trí Tuệ làm ngọn đuốc soi đường cho con người hướng về chính đạo. Trên hai nghìn rưởi năm lịch sử truyền bá, nguồn văn hóa đạo Phật luôn luôn phát triển với không thời gian, hòa hợp chặt chẽ với cuộc sống từng thời đại - Một nền văn hóa thực tại, quán thông vũ trụ nhân sinh, lấy con người làm đối tượng để giải quyết những việc của con người; lấy nhân tính làm cơ chỉ kiến thiết một Xã hội người công bằng và hợp lý: thừa nhận giá trị trí thức và khả năng sáng tạo của con người, và khuyên con người thương yêu tất cả, làm việc cho tất cả... Con người trong đạo Phật là con người dể hòa nhập “tiểu ngã” của mình làm một với “đại ngã” rộng lớn của vũ trụ vạn hửu. Không có Cái Này thì chẳng có Cái Kia, cũng như cái này có thì cái kia có: cả hai. Hiểu được tiểu ngã cũng chính là hiểu được đại ngã khám phá được chính nội tại nơi ta, là thấy được toàn thể vũ trụ. Cho nên đức Phật ân cần khuyên con người: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.!

Hãy im lặng là rất sống, rất sáng! Hãy đem lòng mình đối diện với hồn của lịch sử! Mỗi sầu thảm, mỗi khổ đau đều bắt rể bén mầm trong cái tối tâm, tham lam, ác độc, thù hận, nghi kỵ, thấp hèn sợ sệt của con người cả. Con người đang xô đẩy nhau vào cái nghiệp chướng cuồn loại khổ đau dể rồi phiêu lưu trong cuộc luân hồi phiền não vô tận. “Sao không cứu lấy họ? Sao không đưa họ đến Thắng Địa? Không ai cứu nổi họ đâu! Chỉ có họ tự cứu lấy mình. Không thần thánh nào cứu nổi nhân loại hết. Chỉ có nhân loại tự cứu lấy mình thôi. Con người làm thần thánh lấy chính mình và làm thần thánh lấy vũ trụ. Chỉ có con người mới thực hiện được mọi sự tốt đẹp của mình trong vũ trụ mà thôi”. Con người có toàn quyền định đoạt cuộc sống của chính mình. Trước hết con người phải gột rửa tâm hồn cho trong sạch, biết nhóm lên ngọn lửa thương yêu, tin tưởng, và vui sống, không còn mang thành kiến phân biệt chủng tộc, màu da, tiếng nói, quốc gia hùng hay nhược tiểu để tất cả cùng kiến tạo một xã hội văn minh tốt đẹp hơn. Con người là một chủng loại trung giới nối liền Phật giới với chúng sanh giới, nên con người có đầy đủ dữ kiện để tự giải thoát mình và giải phóng đời. Để đạt được mục tiêu cao cả ấy, con người cần hiểu và thực chứng bốn nguyên lý. 1.Nhân sinh là khổ (Khổ Đế) 2.Những nguyên nhân gây ra sử khổ (Tập Đế) 3.Chấm dứt sự khổ (giải thoát) (Diệt Dế) 4.Phương pháp triệt tiêu sự khổ (Đạo đế) Hai đế Khổ, Tập thuộc về nhân quả thế gian.

4

Hai đế Diệt, Đạo là nhân quả xuất thế gian. Đó là bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phập tại vườn hoa Lộc Uyển để hình thành ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp Tăng. Đó cũng là nguyên nhân để Pháp lý hội đủ điều kiện thành lập một nền văn hóa Nhân Bản Toàn Diện, gồm hai phần: a. Phần nội dung là Tam tạng thánh điển và những chứng lý được trình bày trong đó hết sức minh bạch, b. Phần hình thức mà ta thường thấy ở đạo Phật ngày nay là các chùa, tháp, lể nghi v.v... Tất cả những thứ đó chỉ là phương tiện (tạo không khí) đưa con người trở về với Phật tính sẳn có của mỗi chúng sinh. Mà nói tới văn hóa tức phải đề cập ba mặt: “Nghệ Thuật, Học Thuật, Kỹ thuật”. VỀ NGHỆ THUẬT: Do sự rung cảm suy tư của người nghệ sỉ đã sáng tạo ra những công trình nghệ thuật, và được người đòi đồng cảm nhìn nhận, nên những công trình nghệ thuật đó trở thành (dấu ấn tinh thần của các thời đại). Riêng về nghệ thuật thuộc các tôn giáo thì chẳng có vị giáo chủ nào nói tới. Nhưng chính cuộc sống và những điều truyền dạy của các Ngài đã là nhưng tác phẩm tuyệt mỹ rồi vậy. Thế nên mỗi tôn giáo đều có nhưng nét nghệ thuật độc đáokhác nhau, do những rung cảm suy tư của các tín đồ nghệ sĩ hướng về tôn giáo mình tạo ra. Thế nên có nền nghệ thuật mang đặc tính tôn giáo qua các thời đại. Đạo Phật vốn mang bản chất bao dung,trí tuệ và khai phóng nên đã không thành lập hội thánh giáo quyền duy nhất, mà chỉ khuyến lập những giáo đoàn của con người tự tu tự giác (đi) vào đời giáo hóa chúng sanh bằng những cơ duyên sẳn có của chúng sanh “Tự tu Tũ giác”). Chính vì vậy những kiến trúc thờ tự của Phật giáo không mang một sắc thái duy nhất, mà là đã đang thuận theo với sự thờ phụng của các nước


mà đạo Phật truyền vào. Các chùa cảnh vùng Nam A chụi ảnh hưỡng của văn minh Ấn Độ, thì vẩn giữ kiểu cách vòm cao tháp tròn. Còn các nước A Đông lại giữ dáng vẽ văn minh Trung Hoa mái cong tháp vuông. Những nét chung khi nói đến chùa là phải nói tới cảnh. Cảnh và chùa tuy hai mà một. Chính chùa cảnh là công trình phối hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo khiến cho người đặt chân tới nơi đó điều có chung một cảm nhận như thấy tâm hồn mình được thanh thoát, tự tại. Hình ảnh đức Phật thì tướng mạo phải là tướng mạo cao đẹp nhất mà người bản địa cảm nhận. Thế nên xét về phong độ của Phật lại mang tính cách thống nhất, dù ngồi, nằm hay đứng trong tượng Phật đều toát lên vẽ an nhiên thoải máy thoát tục, nhất là nụ cười đọng trên môi, chỉ có thể gọi đó là nụ cười Phật, dịu hiền, hoan hỹ, thanh thoát. O bất kỳ nơi đâucác nghệ sĩ Phật giáo cũng để lại cho đời những pho tượng Phật siêu thoát, những cảnh chùa thoát tục. Để rồi những tiếng chuông ngân dài như những đợt sống haỉ triều theo nhau nổi lên rồi ngân xa chìm xuống. Như tiếng gọi vô thường giữa cảnh giới vô biên. Văn chương thi ca Phật Giáovốn đa dạng, phong phú, nhưng nét chung ở đâu lúc nào cũng mang nội dung gợi ý cho con người nhận rõ thân phận của mình, tự chủ, tự do bước trên con đường thoát khổ. Tóm lại, những. đường, nét, hình dáng, âm sắc, thơ, văn Phật gíáo đều có những điểm chung là từ bi, trí tuệ, và giải thoát, có thể nói Nghệ Thuật Đạo Phật Không Chỉ Là những Nét Sáng bén Của Rung Cảm, Suy Tư Của Con Người Không Thôi Mà.. Còn Vương Lên Mục Đích Cao Đẹp Là, Thăng Hóa Con Người, Đổi Mới Cuộc Đời. VỀ HỌC THUẬT: Với một nhận thức quan tổng hợp rộng lớn, với một căn bản tự do tư tưởng và trên hai thiên niên kỷ tồn tại, đạo Phật không lúc nào ngừng phát triển để mãi mãi xứng đáng là nguồn Văn Hóa Nhân Bản Đích Thực, vĩ Đại, với mục đích phục vụ con ngưới và xây dựng một cuộc sống an lành, Hạnh phúc ở ngay cởi đời ngủ trược ác thế này. Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ, đức

Phật dạy Tam giới vô an do như hỏa trạch (ba cỏi không an ví như nhà cháy.) Hiện nay nhân loại đang sống trong “thời đại nhiểu nhương”) tâm tư con người bị giằng xé bởi những mâu thuẩn của cuộc đời: kiếp sống thì khổ đau cơ cực, kiến thức sai lầm, tâm địa xấu xa, con người ác độc, và cuộc đời lại quá ngắn ngủi. Đó là những sự thật hiển nhiên bày ra trước mắt mỗi người, “Nổi khổ đau của chúng sanh là nổi khổ đau của mình” Do Đó, nền Tảng Học Thuật của đạo Phật là dạy cho con người thực hành ba yếu lý cơ bản (Tín, Hành, Nguyện) để gây nhân lành sẽ hái quả tốt Trước hết là phải có đức “Tin” vững chắc: Tin đức Phật là bậc Thầy Sáng suốt. Tin đạo Phật là đạo Giác Ngộ Giải Thoát, có công năng đưa (chuyên chở) chúng sanh từ bến Mê (khổ não, tối tâm. lầm lạc) tới bờ Giác (được tự tại an vui ) Thứ nữa (Hành) làm tất cả mọi việc (không luận là việc lớn hay nhỏ) khi xét thấy hửu ích cho cuộc đời, cho chúng sanh, không trái với lẽ phải, không gây ra oan nghiệt làm hại ngươì tổn vật, Sau cùng là phát “Nguyện” lớn cứu độ hết thảy chúng sanh. Là những tâm hồn lớn, muốn thực hiện hạnh nguyện Bồ Tát “cứu thế độ sinh” (mà) điều tiên quyết đòi hỏi ở người đó: là lòng phải rộng, trí phải sáng, phải tự chết đi những thói hư tật xấu, như tính ghen ghét, ngu dốt, ích kỷ, dối trá,hận thù, tự cao tự đại.. để tái sanh một con người mới: Con người thánh thiện, sống bằng tâm.. hồn Phật một cuộc sống đẹp như bông sen (sinh ư nê bất nhiễm ư nê) mới có đủ Thắng Nghĩa để làm những công việc hửu ích cho đạo và đời. Phần tinh hoa của đạo phật lưu trú trong ba đại tạng kinh, Một nền văn hóa nhân bản thực tại đã hướng dẩn cho gần một phần ba nhân loại sống an vui và biết Thương yêu nhau hơn. VỀ KỶ THUẬT: Khoa học kỹ thuật vốn là kết quả của công phu “suy tư thực nghiệm” của con người. Sau khi thành đạo bên gốc Bồ Đề, lần đầu tiên, đức Phật long trọng tuyên bố với thế gian: (Tất cả chúng sanh đều có Phật tính) Cũng lần đầu tiên ấy, thật vô tiền khoáng hậu, đức Phật đã giải thích những lẽ huyền bí về (vũ trụ vạn hửu) một cách tinh tường quán triệt. Ngài nói: trong cõi ta bà có tam thiên đại thiên thế giới. cũng gọi là (Thập Phương vi Trần Thế

giới) Và đã mở ra con Đường Sáng cho nhân loại chúng sanh đi theo. Những nhà thiên văn học hiện đại cũng thừa nhận: trong vũ trụ không chỉ riêng có thế giới chúng ta ở, mà có hằng hà sa số thế giới, Khoa học tìm được năng lực tiềm ẩn trong vạn vật. Chính năng lực chuyển động không ngừng mới giữ cho vạn vật thành hình phát triển mà khỏi phải bị triệt tiêu. Đấy là lúc các nhà trí thức quan tâm nhiều tới luận chứng của đạo Phật, vì đức Phật quả quyết rằng: trong mỗi loài mỗi vật đều có phần năng lực tiềm ẩn, đó là phật tính Khoa học ngày nay đã gặp đạo Phật ở những điểm chung, như chúng ta thấy. Tuy nhiên khoa học chưa thể theo kịp cái (biết) của đấng Giác Ngộ Viên Mãn. Đây cũng là điều để lưư ý các nhà khoa học kỷ thuật cần nhgiên cứu những cái Thật Cao, Đẹp ở đạo Phật để bồi bổ cho kiến thức khoa học thêm giàu có, sáng, đẹp. Chúng tôi tinh tưởng văn minh nhân loại ngày nay với tinh thần gặp gở giữa khoa học và Phật hoc (rất có thể ) còn tiến xa hơn nữa trên nghánh kỷ thuật, để tạo dựng một cuộc sống văn minh cho con người mỗi ngày thêm hoàn thiện. Với một tinh thần cởi mở, bao dung và truyền cảm hết sức mầu nhiệm, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa và giải thoát, nên đạo Phật truyền vào Quốc Gia nào cũng được quần chúng nhân dân ở quốc gia đó nhiệt liệt hoan nghênh, tin tưởng cổ vũ và phụng sự. Ngoài các nước A đông, đạo Phật đang trtên đà phát triển tại các nước Âu Mỹ và khắp toàn thế giới. Những tư tưởng gia, những nhà bác học hiện đại cuối thế kỷ XX đã bày tỏ sự tán đồng thuyết lý Từ Bi, Trí Tuệ và Tự chủ rất nhân bản của đạo Giác Ngộ, và lấy làm cảm kích nguyện nhgiên cứu, học hỏi nguồn giáo lý vô thượng của đạo Phật, chỉ vì tinh thần giáo lý ấy không bao giờ trái với sự việc nào, bất cứ ở đâu, hạng người nào, khi họ hướng đến chân lý. Trong khi con người thời đại đang khao khát tiềm hiểu sự thật nghĩa sống của cuộc đời Đạo Phật chính là chất liệu cho con người tìm hiểu nhgĩa sống cuộc đời. Đạo Phật truyền tới đâu cũng dung hợp được với dân tộc tính Dân tộc tình, Dân tộc trí của các nước tiếp nhận để làm giàu. Làm mới cho con người và cuộc đời. tiếp theo trang 32

5

Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang


LẮNG NGHE VÀ YÊU THƯƠNG TRÍ BỬU

L

ắng nghe và Yêu Thương tuy hai khái niệm mà bao hàm một ý nghĩa. Bởi vì Lắng nghe la phạm trù của lý trí còn Yêu Thương là phạm trù của tình cảm. Vị Bồ Tát có hạnh nguyện Lắng nghe để thể hiện lòng Yêu thương cứu khổ cứu nạn cho mọi loài, hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện hữu trong tâm thức của mọi người. Thiền sư Nhất Hạnh khi pháp thoại đã kể một câu chuyện về CÂY CẢI XÀ LÁCH Nếu ta trồng cải xà lách,

mà cây cải xà lách mọc lên không tốt, thì ta đâu có trách móc cây cải. Bởi vì ta có thể tìm hiểu nguyên do từ đâu cây cải xà lách không mọc tốt: có thể nó thiếu nước, có thể nó cần thêm phân, có thể vì nắng nhiều quá… Ta hiểu như vậy nên ta phải Lắng nghe và Yêu thương. Thế mà khi ta có vấn đề với gia đình hay với bạn bè, hoặc ở cơ quan, hay ngoài xã hội ta lại thường hay trách móc lẫn nhau. Nếu như chúng ta không Lắng nghe để hiểu nhau, không yêu thương, không chăm sóc cho nhau thì chúng ta cũng không thể mọc lên được tốt tươi như những cây cải xà lách

vậy. Chỉ cần lắng nghe là đủ, không cần lý luận phân trần. Khi bạn chứng tỏ mình lắng nghe được và yêu thương được là tình thế thay đổi ngay tức khắc. Thiền sư kể trong một khóa tu ở Paris, một hôm Thiền sư nói pháp thoại về cây cải xà lách. Sau pháp thoại thiền sư đi thiền hành một mình. Khi đi ngang qua một góc vườn, thiền sư nghe một em bé gái tám tuổi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con là cây cải xà lách của mẹ đó nhé. Mẹ nhớ tưới nước cho con nhé!” Thiền sư rất vui khi thấy em bé đã lắng nghe đã

6

hiểu tường tận ý của thiền sư nói. Sau đó thiền sư nghe bà mẹ trả lời: “Ðúng rồi, mẹ sẽ nhớ nhưng con cũng đừng quên rằng mẹ cũng là cây cải xà lách của con đó nghe. Vậy con cũng phải nhớ tưới cho nó nhé!” Thật đẹp thay, hạnh phúc thay khi cả mẹ và con đều cùng đều thực tập lắng nghe và yêu thương. Qua mẫu chuyện này mỗi người chúng ta hiểu ý nghĩa của câu chuyện như thế nào? Và từ nhận thức để mõi người phải hành động ra sao? Nhân ngày khánh đản Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy nhớ lại những hạnh nguyên của Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm tay


mặt cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Chỉ có cành dương liễu mới có khả năng mang nước cam lồ rưới mát chúng sanh. Vì thế, cành dương được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục không có nghĩa ai làm sao cũng được, ai bảo gì cũng nghe. Chính bản chất của nó là khéo tùy thuận người, để hướng dẫn họ, theo đường lối hay lập trường của mình. Tùy thuận mà không bị họ chi phối, ngược lại chi phối được họ? Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, kỳ thật họ có sức mạnh phi thường, đã

tự chiến thắng được tình cảm, phản ứng theo bản năng của cuộc sống. Bể cả triều dâng nói Phổ môn, Chín tầng sen ngát hiện đồng chơn Cam lồ giọt nước cành dương rải Thấm nhuần sơn hà cảnh sắc xuân. Bồ-tát Quán Thế Âm chính là hiện thân của lòng bi mẫn, lùng Yêu thương. Muốn nói lên tình yêu thương chân thành tha thiết nhất trong con người, không gì sánh bằng tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương mênh mông, thâm thúy, bao la, khó lấy cái gì có thể so sánh được. Cho nên, Đức

7

Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì, một khi nghe tiếng con khóc, mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa bất kỳ ở đâu, một khi lắng nghe tiếng kêu thương của chúng sanh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, gọi Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm, người mẹ hiền của tất cả chúng sanh, người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nấc nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa diu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan.

Xin được mượn lời thơ của nhà thơ Tôn Nữ Hỹ Khương kết thúc câu chuyện: Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời Còn gặp nhau thì hãy cứ thương Tình người muôn thuở vẫn còn vương Chắt chiu một chút tình thương mến Cho khắp muôn phương vạn nẻo đường… TRÍ BỬU


tiếp theo trang 3

PHẬT GIÁO TRONG VIỄN CẢNH HIỆN TẠI nhận định trên và giúp chúng ta có được cái nhìn thấu đáo hơn về truyền thống tâm linh của mình. Trước khi thực sự giải quyết những đề tài căn bản, đầu tiên tôi muốn bàn luận qua cái nhìn về Phật giáo trong viễn cảnh của nó, đó là một viễn cảnh thuộc thời hiện đại. Con người của những thời đại khác nhau và những nền văn hóa khác nhau đã tiếp cận đạo Phật bằng nhiều con đường, tôi tin sẽ đặc biệt hữu ích để làm rõ sự khác nhau giữa thái độ hiện thời và cổ truyền đối với Phật giáo. Kiểu cứu xét có tính so sánh này tỏ ra hữu ích bởi vì việc hiểu được cách thức mà con người của những thời đại và nền văn hóa khác nhau nhìn nhận một hiện tượng nào đó có thể bắt đầu chỉ ra cho chúng ta những giới hạn

về viễn cảnh cá biệt của chúng ta. Phật giáo đã khơi dậy một sự quan tâm đáng kể ở Tây phương, và có nhiều người ở địa vị quan trọng trong xã hội Tây phương là Phật tử hoặc có cảm tình đối với Phật giáo. Điều này có lẽ được minh họa rõ ràng nhất bởi nhận xét của nhà khoa học vĩ đại thế kỷ XX Albert Einstein, rằng dù ông ta không phải là người ngoan đạo, nhưng nếu phải, thì ông ta sẽ là một Phật tử. Thoạt nhìn, có vẻ ngạc nhiên khi một nhận xét như vậy được nói ra bởi một người được mệnh danh là cha đẻ của nền khoa học Tây phương hiện đại. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét xã hội Tây phương đương thời kỹ hơn thì sẽ tìm thấy một nhà vật lý học thiên thể là Phật tử ở Pháp, một tâm lý gia là Phật tử ở Ý và

một chánh phán ở Anh cũng vậy. Thật vậy, sẽ không quá để nói rằng Phật giáo đang nhanh chóng trở thành một sự lựa chọn ưng ý của những người Tây phương ưu tú thuộc các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. Tôi sẽ xét đến lý do của sự việc này trong chốc lát, nhưng trước khi làm việc ấy, tôi muốn so sánh trường hợp này với trường hợp được tìm thấy ở những cộng đồng và quốc gia Phật giáo truyền thống. Lấy ví dụ, trường hợp những cộng đồng Phật giáo truyền thống ở Đông và Đông Nam Châu Á. Ở châu Âu và châu Mỹ, Phật giáo nhìn chung được tin tưởng là tiến bộ hơn mức bình thường về mặt tư tưởng, có lý tính cao và tinh tế. Tôi sẽ không cố che đậy cái thực tế đã gây cho tôi một cú sốc lớn khi lần đầu tiên tôi đến Đông Nam Á và nhận thấy rằng nhiều người ở đó cho Phật giáo là lỗi thời, phi lý và được viền bọc bởi những điều mê tín cổ lỗ. Đây là một trong hai thái độ đang thịnh hành làm cản trở sự nhận thức đúng về Phật giáo ở những cộng đồng theo Phật truyền thống đó. Một ngộ nhận phổ biến khác nữa mà nó gây khó khăn cho Phật giáo ở những cộng đồng ấy là quan niệm cho rằng nó quá thâm sâu và trừu

8

tượng đến nỗi không ai có thể hiểu được. Có lẽ chính tính kiêu căng trí thức của người phương Tây đã cứu người Âu và Mỹ khỏi sự lầm lạc này. Tóm lại, khi xem xét những thái độ chung đang thịnh hành ở phương Tây và phương Đông đối với đạo Phật, tôi nhận thấy một sự tương phản hoàn toàn. Đây là lý do tại sao tôi muốn bắt đầu cuộc khảo xét của chúng ta về Phật giáo với mối quan tâm đến các viễn cảnh khác nữa. Ở phương Tây, Phật giáo có một ảnh tượng chắc chắn trong tâm trí quần chúng, trong khi ở các cộng đồng Phật tử truyền thống, Phật giáo lại có một ảnh tượng hoàn toàn khác. Thái độ xem thường đang thịnh hành ở những cộng đồng ấy phải được vượt qua trước khi con người nơi ấy có thể thật sự hiểu rõ giá trị lời dạy của Đức Phật. Với cách đó, con người ở mọi nơi có thể có cái nhìn hài hòa cần thiết để tiếp cận đạo Phật mà không có thành kiến hay ý nghĩ tiên định nào. Bởi vậy, việc giới thiệu về Phật giáo này được nhằm vào không chỉ là con người ở phương Tây mà còn cho con người ở những cộng đồng Phật giáo truyền thống, những người có thể đã trở nên thờ ơ lạnh lùng đối với tôn giáo này vì nhiều lý do xã hội và văn hóa. Tất nhiên,

cũng cần biết rằng hình ảnh Phật giáo nhìn chung ở phương Tây có thể bị giới hạn trong chừng mực của riêng nó, nhưng tôi hy vọng rằng trong những chương tiếp theo, một sự trình bày rõ ràng và khách quan về những truyền thống Phật giáo rút cuộc cũng sẽ hiển bày. Bây giờ, quay lại với thái độ của người Tây phương đối với Phật giáo, một trong những nét đặc trưng đầu tiên chúng ta nhận thức được chính là nó không bị ràng buộc bởi văn hóa, nghĩa là nó không bị giới hạn đối với bất kỳ một xã hội, một chủng tộc hay một sắc dân nào. Có một số tôn giáo mà nó mang tính giới hạn văn hóa: Do Thái giáo là một thí dụ, Ấn giáo là một trường hợp khác nữa. Tuy nhiên, Phật giáo không miễn cưỡng như thế. Đó là lý do tại sao, về mặt lịch sử, chúng ta đã có sự phát triển của Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Sri Lanka, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến Điện, Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tây Tạng... và nhiều nữa. Trong tương lai gần, tôi đoan chắc rằng chúng ta sẽ thấy sự nổi lên của Phật giáo Anh, Phật giáo Ý, Phật giáo Mỹ, và những trường hợp tương tự. Tất cả những điều đó đều có thể xảy ra bởi vì Phật giáo không theo định hướng


văn hóa. Nó di chuyển dễ dàng từ một khung cảnh văn hóa này sang một khung cảnh văn hóa khác bởi tầm quan trọng của nó là ở sự thực hành ở bên trong hơn là cái hình thức bên ngoại của những cách hành xử tôn giáo. Điểm quan yếu của nó là ở con đường mỗi vị hành giả phát triển tâm của mình chứ không phải trang phục họ mang mặc, các loại thực phẩm họ ăn, lối trang sức tóc tai của họ v.v... Điểm thứ hai tôi muốn bạn chú ý đến là tính thiết thực của Phật giáo, nghĩa là định hướng thực dụng của nó. Phật giáo giải quyết vấn đề thực tế, nó không quan tâm đến các vấn đề tranh cãi phi thực tế và những học thuyết siêu hình. Phương pháp của Phật giáo là nhận dạng một vấn đề thực tại và giải quyết nó theo một lối thiết thực. Hơn nữa, thái độ này rất bắt nhịp với quan niệm của thuyết vị lợi (utilitarianism) và lối giải quyết vấn đề theo khoa học của người phương Tây. Một cách rất ngắn gọn, chúng ta có thể nói rằng phương cách của Phật giáo được gói gọn trong câu cách ngôn: “nếu nó mang lại kết quả, hãy sử dụng nó”. Thái độ này là một bộ phận cấu thành cái toàn thể của thực tế chính trị, kinh tế và khoa học hiện đại của phương Tây.

Phương cách thiết thực của Phật giáo được trình bày rất rõ ràng trong Chulamalunkya Sutta, một bài kinh trong đó chính Đức Phật đã sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về một người đàn ông bị trúng tên. Trong câu chuyện, người đàn ông bị thương do trúng tên muốn biết ai đã bắn mũi tên đó, nó đến từ hướng nào, đầu tên được làm bằng xương hay bằng thép và thân tên là một loại gỗ hay thứ khác trước khi ông ta để cho nhổ mũi tên ra. Thái độ của ông ta được ví như thái độ của những người muốn biết nguồn gốc của thế giới - liệu nó vĩnh cữu hay không, hữu hạn hay vô hạn v.v.. - trước khi họ khởi sự tu tập. Những người ấy sẽ chết trước khi họ có được những câu trả lời cho những câu hỏi không thích đáng của họ cũng như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn sẽ chết trước khi ông ta có được tất cả những câu trả lời mà ông muốn biết về nguồn gốc và bản chất của mũi tên. Câu chuyện này minh họa định hướng thiết thực của Đức Phật và giáo phái của Ngài. Nó dạy cho chúng ta nhiều điều về cả vấn đề ưu tiên cho sự lựa chọn và việc giải quyết vấn đề một cách khoa học. Chúng ta sẽ không đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển trí tuệ nếu chúng ta

đặt ra những nghi vấn không thích hợp. Về cơ bản, đó chính là vấn đề của sự ưu tiên. Điều cốt yếu trước tiên đối với tất cả chúng ta là sự giảm thiểu và loại trừ đau khổ đến tận cùng. Đức phật đã nhận ra điều đó và vì thế đã chỉ ra sự vô ích của việc truy tìm nguồn gốc và bản chất của thế giới, bởi vì, giống như người đàn ông ở trong câu chuyện, tất cả chúng ta đã bị quật ngã bởi một mũi tên, mũi tên khổ đau. Như thế, chúng ta phải đặt ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc rút bỏ cái mũi tên đau khổ và không lãng phí thời giờ quí báu của chúng ta vào những việc tìm hiểu không thích đáng. Ý tưởng này có thể được diễn tả một cách đơn giản. Tất cả chúng ta có thể thấy rằng, trong đời sống hàng ngày, chúng ta liên tục quyết định những cuộc lựa chọn căn cứ trên những sự việc ưu tiên. Ví dụ, giả sử bạn đang làm bếp và quyết định trong lúc nồi đậu đang sôi, bạn lau bụi đồ đạc hoặc quét nhà. Nhưng khi bạn đang bận rộn với công việc này, bất chợt bạn ngửi thấy cái gì đó đang cháy: khi đó bạn phải chọn liệu cứ tiếp tục với công việc lau bụi hoặc quét nhà của bạn hay chạy ngay đến bên lò để tắt ngọn lửa mà cứu lấy bữa tối của bạn.

9

Cũng như vậy, nếu chúng ta muốn tăng trưởng trí tuệ, chúng ta phải nhận rõ những việc quan trọng cần được ưu tiên của chúng ta. Điểm này được trình bày rất thú vị trong câu chuyện ngụ ngôn về người đàn ông bị thương. Điểm thứ ba tôi muốn thảo luận là bài học về tầm quan trọng của việc thể nghiệm chân lý nhờ vào sự hỗ trợ của kinh nghiệm bản thân. Điểm này được xây dựng rất rõ ràng bởi Đức Phật trong lời khuyên của Ngài đối với dân chúng Kalama ở trong kinh Kesaputtiya Sutta. Người Kalama là một cộng đồng thị dân, ở một chừng mực nào đó, giống như mọi người thời đó, những người chạm phải quá nhiều những lối giải thích khác nhau và thường mâu thuẫn nhau về chân lý. Họ đi đến Đức Phật và hỏi Ngài làm cách nào họ nhận ra sự thật giữa những lời khẳng định trái ngược nhau bởi những bậc Đạo sư. Đức phật dạy họ rằng không nên chấp nhận điều gì chỉ bằng vào uy quyền của người truyền giáo, cũng không nên chấp nhận điều gì đơn giản bởi nó có trong Thánh thư, cũng không chấp nhận bất cứ điều gì bằng vào quan niệm chung, cũng không bởi vì nó có vẻ hợp lý, lại cũng không bởi vì sự kính nể đối với vị thầy. Thậm

chí Ngài còn đi xa hơn khi khuyên họ không nên chấp nhận những lời dạy của chính Ngài mà không có sự thẩm định tính chân thật của nó thông qua kinh nghiệm bản thân. Đức Phật dạy người dân Kalama phải kiểm tra lại bất kỳ những gì họ nghe được dưới ánh sáng của kinh nghiệm tự thân. Chỉ khi nào họ nhận ra rằng đối với họ những điều như vậy là có hại thì khi ấy họ nên cố gắng trừ bỏ chúng. Hoặc giả, khi họ nhận ra đối với bản thân một số điều nào đó có lợi, rằng chúng có thể đưa đến an tịnh, thì khi đó họ nên nỗ lực trau dồi chúng. Chúng ta cũng vậy, phải đánh giá đúng bất kỳ điều gì mà chúng ta được dạy trong ánh sáng kinh nghiệm tự thân của mỗi người. Qua lời dạy của Ngài đối với dân chúng Kalama, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy rõ được quan điểm tự lực của Đức Phật trong việc tìm cầu tri thức. Chúng ta phải sử dụng tâm của chính mình như một loại ống nghiệm riêng. Tất cả chúng ta đều có thể nhận ra với chính mình rằng khi tham lam và giận dữ có mặt ở trong tâm, chúng sẽ đem lại sự băn khoăn, lo lắng và khổ đau. Cũng như vậy, tất cả tiếp theo trang 37


HUỲNH KIM QUANG

TỔNG LUẬN

VỀ VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI Tiếp theo kỳ trước

2. TIẾP CẬN VĂN HÓA MỚI:

Đ

ặc tính thứ hai mà chỉ có nền văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại mới có trong khi không thể tìm thấy trong nền văn học Phật giáo Việt Nam ở quốc nội, đó là sự tiếp cận trực tiếp đối với văn hóa mới. Có người cho rằng văn học Phật giáo Việt Nam trong nước cũng có tiếp cận với nhiều nền văn hóa mới đấy chứ, như văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Phương, chẳng hạn. Đúng. Không chỉ là văn học Phật giáo Việt Nam mà không một nền văn học nào lại không có sự tiếp cận với các nền văn hóa mới. Tuy nhiên, điều mà chúng ta đang nói đến ở đây không phải đơn

thuần chỉ là sự tiếp cận qua tính cách tương quan văn hóa đa dạng của thời đại. Điều mà chúng ta đang nói đến ở đây là sự tiếp cận trong ý nghĩa thâm nhập toàn diện bằng đời sống sinh hoạt thường ngày vào nền văn hóa mới mà chính mỗi cá nhân của người Việt tị nạn là mỗi con người thật cảm nghiệm từng suy tư, ngôn ngữ và hành động ngay trong chính trường sở gốc gác của nền văn hóa mới đó. Vậy thì, văn hóa mới đó là gì? Một cách đơn giản, đó là nền văn hóa khác với nền văn hóa đã nuôi dưỡng những người Việt Nam tị nạn. Nền văn hóa mà người Việt tị nạn sinh ra và trưởng thành là nền văn hóa Việt Nam với 4000 năm lịch sử. Nền văn hóa mới là nền văn hóa Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Pháp, Đức, Anh, Na Uy,

Hòa Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Ý, v.v… nơi mà tăng, ni, và đồng hương phật tử định cư sinh hoạt trong đó. Mỗi nền văn hóa có nét đặc thù của nó từ ngôn ngữ, tập quán, đạo đức đến tôn giáo, thể chế chính trị, luật pháp, kinh tế, thức ăn, áo mặc, v.v… Sống trực tiếp trong lòng của nền văn hóa mới có nghĩa là dù không hoàn toàn thích ứng cũng phải một phần nào đó tiếp nhận nó qua ngôn ngữ, tập quán, ăn uống, v.v… Người Việt hải ngoại khi sống tại các quốc gia định cư, dù muốn hay không, trong sinh hoạt thường nhật cũng không thể tránh né được việc phải sử dụng ngôn ngữ bản địa, tức tiếng nói được dùng chính thức tại nơi họ cư trú. Số lượng người Việt nói chung và tăng, ni phật tử nói riêng sống trong những nước nói tiếng Anh chiếm đại đa số tại hải

TRONG ĐẠO PHẬT CẦN ĐẶT RA?

tiếng Việt không chỉ nằm trong cách phát âm, trong cấu trúc ngữ pháp mà còn trong nếp suy tư và cung cách diễn đạt. Chẳng hạn, trong tiếng Anh đại danh từ ngôi thứ nhất lúc nào cũng viết hoa và là biểu thị cho một chủ thể rõ nét. Trong khi tiếng Việt, đại danh từ ngôi thứ nhất không phải viết hoa và thường được ẩn kín trong đại danh từ số nhiều như “chúng tôi” để làm nhẹ đi chủ thể ngã tính cá biệt. Sự khác biệt qua tiểu tiết vừa nêu nói lên tính sai biệt rất lớn về ý niệm ngã tính trong hai nền văn hóa Anh-Việt. Do vậy, trong văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại, lúc tác giả viết tiếng Anh và dùng đại danh từ “I” để chỉ ngôi thứ nhất có khác với tác giả viết tiếng Việt dùng đại danh từ “chúng tôi” cũng để chỉ ngôi thứ nhất. Tính dị biệt ở đây nằm trong một chuỗi tương quan tương duyên chằng chịt

Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc

tiếp theo trang 1

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ

ngoại. Khi đọc, viết và nói tiếng Anh trong sinh hoạt hằng ngày, người Việt hải ngoại có cơ hội để hiểu biết thực tế và sâu hơn về các nền văn hóa Tây Phương. Đó cũng chính là bối cảnh làm nền cho những sáng tác văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại với sắc thái có phần nào khác so với văn học Phật giáo Việt Nam quốc nội. Chính trong điều kiện đó, văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại đã có thêm những sáng tác và dịch phẩm bằng Anh ngữ hoặc bằng song ngữ Anh-Việt, như những tác phẩm Anh ngữ của Thiền sư Nhất Hạnh, những dịch phẩm Anh-Việt của Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Đại Đức Thích Tâm Quang, của Khải Thiên, Thích Tâm Thiện, cư sĩ Nguyên Giác, hay tác phẩm bằng tiếng Pháp của khoa học gia Trịnh Xuân Thuận, v.v… Về mặt ngôn ngữ, sự khác biệt giữa tiếng Anh và

ta ngán ngẩm hay bực mình mà hét lên rằng “xưa rồi Diễm ơi” hoặc “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng nam nữ vẫn là một vấn nạn chưa được giải quyết thoả đáng và dĩ nhiên sự tồn tại của nó còn quá lớn giữa những sự bất bình đẳng khác khi đặt nó lên cán cân công bằng của xã hội. Việc quan trọng bậc nhất chúng ta cần làm là tạo một nhịp cầu thông cảm giữa con người và con người nói chung và giữa nam và nữ nói riêng. Thật

10

vậy, sống trong thời đại thông tin và điện toán toàn cầu hôm nay, làm thế nào để cân bằng giữa giá trị truyền thống và sự tiến hoá trong sự đổi mới quá nhanh của văn hoá thông tin toàn cầu là một cơn sốc nan giải mà con người cần vượt qua. Một trong các điểm quan yếu chúng ta cần nhìn rõ là nhìn thẳng vào trung tâm của vấn đề, để hiểu thấu sự việc và soi sáng con đường chúng ta đi hay con đường tâm linh của những người đang đi mưu cầu sự an lạc.

Sự tranh đấu cho nữ quyền đã và còn đang xảy ra trên thế giới không những trong các lãnh vực xã hội mà còn cả trong tôn giáo nữa. Trên talawas gần đây có một bài viết nêu ra các vấn đề then chốt có liên quan tới nữ quyền và việc bình đẳng giới tính, “Quan điểm của phật giáo về phụ nữ” của Như Hạnh. Tác giả đã trình bày một cách tổng quan về những quan điểm, thái độ của Phật giáo đối với nữ giới. Việc bình đẳng nam nữ trong Phật giáo đã được tiếp theo trang 12


của chiều dài lịch sử hình thành hai nền văn hóa Đông và Tây mà cụ thể dễ thấy nhất là tinh thần độc lập và cá nhân của văn hóa Anh ngữ. Tôi là tôi, là một tự ngã độc lập chứ không phải nằm trong một khái niệm chung chung hay một chủ thể tập hợp “chúng tôi.” Đó là hệ luận của tinh thần nhị nguyên trong văn hóa Tây phương. Dĩ nhiên không có gì tuyệt đối và nói như vậy không có nghĩa cho rằng văn học tiếng Anh nói chung và văn học Phật giáo bằng tiếng Anh nói riêng đã không thể thoát khỏi giới hạn của tự ngã để nhảy vào yếu tính mênh mông của nghệ thuật và bản thể vô biên của thực tại. Nhưng, trên một khía cạnh nào đó, nền văn hóa coi trọng tự ngã cá nhân và chủ nghĩa thực dụng Tây phương không phải là không có những tác động tiêu cực lên con đường tu tập để diệt trừ bản ngã của những người con Phật. Không những thế, đôi khi nó còn là yếu tố góp phần làm giảm bớt năng lực sáng tác văn học, bởi vì những bôn ba vất vả trong lối sống thực dụng hàng ngày. Đây không phải chỉ là sự ức đoán trên lý thuyết mà là một thực tế đã và đang diễn ra trong sinh hoạt văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại. Bằng chứng là ngày càng có ít đi những tác giả và tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam xuất hiện ở hải ngoại. Sự kiện này cần phải được báo động và cảnh giác!

II. SINH HOẠT VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI: Hai đặc tính tị nạn và tiếp cận văn hóa mới của văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại đã nói ở trên chỉ là các đặc tính mới mà văn học Phật giáo Việt Nam trong nước không có vì hoàn cảnh xã hội không giống nhau. Nhưng tự bản thân, văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại vốn đã cưu mang giòng máu truyền thống của Phật giáo, cho nên có sẵn các yếu tính cơ bản về chất liệu nội dung. Đó là từ cảm nghiệm thực chứng cá nhân riêng biệt đối với hiện thực đời sống và thực tại siêu việt mà khơi nguồn sáng tạo qua con đường sáng tác văn học. Trong đó có nhiều lãnh vực đa dạng như dịch thuật Kinh, Luật, Luận, chú thích sớ giải và diễn giảng Phật Pháp, làm thơ, viết truyện, bút ký, nhật ký, bình luận, nghị luận, nghiên cứu, khảo luận, v.v… Để tìm hiểu thành quả của quá trình trên 30 năm văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại, thiết nghĩ không gì cụ thể và xác đáng hơn là đi sâu vào sinh hoạt văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại qua các lãnh vực sáng tác, dịch thuật, ấn loát kinh sách, báo chí và sự xuất hiện của trang mạng điện toán toàn cầu.(còn

tiếp)

tiếp theo trang 1

TỪ MIỆT THỊ NGOẠI TỘC TRẦN QUANG ĐỨC

những cộng đồng người có truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, phương thức sống v.v. khác biệt với cộng đồng mình, ở đây tôi tạm gọi là “từ miệt thị ngoại tộc”. Nguyên nhân nảy sinh loại từ này thường xuất phát từ những xung đột lịch sử và cảm giác ưu việt tự thân, hay có thể gọi là lòng tự tôn dân tộc. Một số từ ban đầu mang nghĩa trung tính, trong quá trình sử dụng, ở một số điều kiện nhất định, đã nảy sinh tính chất khinh miệt. Có thể điểm qua một số từ miệt thị ngoại tộc như sau: 1. ĐỐI VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC: - Người Nhật gọi người Trung Quốc là Shinajin ( 支那人 người china, được dùng kể từ sau chiến tranh Trung Nhật), Ketou ( 毛唐 bọn Đường lông lá). - Người Hàn gọi người Trung Quốc là Toenom (되 놈 thằng mọi, vốn chỉ dân tộc Nữ Chân miền Bắc Trung Quốc, sau chuyển sang chỉ người Hán), Jjangkke (짱깨 chủ quán, có nguồn gốc từ từ 掌柜 chưởng quỹ. Trong tiếng Hàn, kke đồng âm với từ / chó/).

- Người Việt gọi người Trung Quốc là Ngô, chó Ngô (吴, Chu Nguyên Chương, vua sáng lập ra triều Minh, trước khi được nước, tự xưng là Ngô vương. Từ /người Ngô/ chỉ người Trung Quốc thời Minh được ghi rõ trong Ức Trai di tập của Nguyễn Trãi. Trong tục ngữ Việt có những câu như: Băm bầu băm bí, băm chị thằng Ngô. Răng trắng như răng Ngô. Trước mặt ông sứ, sau lưng thằng Ngô. Tham giàu lấy phải thằng Ngô, đêm nằm như thể cành khô đâm vào v.v. Trong Tang thương lệ sử cuối Nguyễn có dẫn câu nói của Quang Trung: “Chó Ngô là cái khá gì mà dám ngông cuồng đến đây nộp mạng [...] Hỡi quân sĩ của ta, kẻ nào chịu đánh thì giết hết bọn chó Ngô cho ta...”); Tàu (艚, vào cuối thế kỷ 18, cướp biển người Thanh hoành hành trên biển Việt Nam. Một số văn thư của nhà Tây Sơn gọi bọn cướp này là giặc Ô Tào 烏艚, dân gian gọi là Tàu ô.); Khựa / Khách (từ chú, ba trong chú Khách, ba Tàu đều có nghĩa là chú, em; đây là những danh xưng được thấy nhiều vào cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong đó Khách có âm cổ hơn là khứa. Khứa còn là tiếng lóng chỉ khách trong làng chơi cô đầu, hát ả đào đầu thể 20.)

2. ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN: - Người Trung Quốc gọi người Nhật là Quỷ Nhật 日 本鬼子, oắt Nhật Bản 小日 本, chó Nhật 日本狗(日本 犬)v.v. - Người Hàn Quốc gọi người Nhật là Jjokpali (발 이 bọn móng lợn); Oenom (왜놈 thằng Oa) v.v. - Người Việt trước đây gọi người Nhật là Nhật lùn. 3. ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC: - Người Trung Quốc gọi người Hàn là Gaoli bangzi (高麗棒子 Cao Ly bổng tử. Bổng tử, vốn có nguồn gốc tiếng Hàn là bangja, chỉ đám người nô bộc, phục dịch, hoặc con của kỹ nữ với nhà quan) v.v - Người Nhật gọi người Hàn là Chon (チョン thằng ngu); kimuchi (キム チ món kimchi) v.v. 4. ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT: Trước đây chỉ thấy sử Trung Quốc gọi người Việt là An Nam di (rợ An Nam), hoặc Giao Chỉ di nhân (rợ Giao Chỉ), cũng có khi gọi là Nam man, Nam man tử (Mọi phương Nam). Gần đây có cách gọi Việt hầu, Việt Nam hầu tử (con khỉ Việt Nam). Riêng người Cambuchia dùng từ miệt thị /yuon/ (đọc như duồn) để chỉ người Việt. Không có dân tộc nào thượng đẳng và cũng chẳng có cơ sở nào vững chắc để đề cao lòng tự tôn dân tộc. Cũng như sự kỳ thị dân tộc, miệt thị dân tộc, theo tôi đều không đáng có, và thực sự cần phản tỉnh một cách khách quan, nghiêm túc.

11

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

NHỚ NGƯỜI PHỤNG HIẾN Ngày sẽ hết tôi sẽ không trở lại Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu BÙI GIÁNG Sẽ đi từ chốn quay về Hồn du mục, cỏ nhà quê ngậm ngùi Lời sương ý tuyết chia đôi Đất ngâm ngấm lạnh bên trời mây bay Sẽ đi từ cuối chân ngày Từ đêm vô lượng ngón tay vô ngần Mưa Nguồn, Chớp Bể hòa âm Ngàn thu rớt hột nẩy mầm chiêm bao Sẽ đi từ một điệu chào Khóc cười náo nhiệt, nháo nhào tử sinh Bài thơ muối mặn rùng mình Gừng cay úp mặt tận tình tri âm Sẽ đi từ một chỗ nằm Đá vang tiếng ngựa, gió cầm tin hoa Rưng rưng vũ trụ sáng lòa Hài nhi khép mắt mưa qua nghìn trùng...


tiếp theo trang 10

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ

TRONG ĐẠO PHẬT CẦN ĐẶT RA? đặt ra ở vài nơi trên thế giới như ở Đài Loan và Hàn Quốc đã làm xôn xao dư luận, gây rúng động cho các vị tu sĩ nam cũng như nữ. Để độc giả có cái nhìn sâu hơn trong việc xác nhận lại vai trò của người phụ nữ trong con đường tìm về nẻo đạo, tôi xin thuật lại sự việc trên như một ghi nhận (không nhận định) những gì đã và đang xảy ra ngỏ hầu tạo sự cảm thông nam, nữ trong một vấn đề liên quan tới tôn giáo và giới tính cực kỳ nhạy cảm. Để tránh phải nhắc lại những gì mà Như Hạnh đã trình bày về sự bất bình đẳng của người nữ trong đạo Phật, tôi xin đề cập tới một vấn đề nóng bỏng đang được tranh cãi trong giới phụ nữ xuất gia.

Khi người nữ có ý định xuống tóc xuất gia để trở thành một tỳ kheo ni hay một nữ tu, đó là lúc người này thực sự bước hẳn vào Phật đạo. Họ phải trì giới tức là tuân giữ các giới luật dành riêng cho ni giới. Có 10 giới, dành cho người mới xuất gia (Sa Di và Sa Di Ni). 250 giới dành cho các bậc tỳ kheo nam đã xuất gia lâu năm, tối thiểu trên 10 năm và có trình độ thọ giới đầy đủ, 348 giới dành cho các bậc tỳ kheo ni, tức nữ tu sĩ, xuất gia lâu năm. Ngoài ra còn có 48 giới Khinh và 10 giới Trọng dành cho các bậc thọ Bồ tát giới, xuất gia hay tại gia. Ngoài ra các vị tỳ kheo ni còn phải tuân thủ 8 điều kiện để được chấp nhận vào tăng đoàn.

lý học thông suốt, ngài nhìn ra được thể chất mềm yếu, dễ xúc động, vọng động, hay thay đổi, bất thường, hệ thần kinh yếu, dễ phát điên của phụ nữ nên ngay từ ban đầu ngài không cho phép người nữ có mặt trong tăng đoàn. Thậm chí ngài còn cho rằng họ là trở ngại đáng kể đối với các vị tỳ kheo. Ngài bảo phụ nữ thường có tính tâm, tật đố, tham lẫn, tham dục nên dễ sa vào cõi dữ hơn người nam. Họ nhạy cảm, dễ khởi lòng thương, dễ phát tính tâm, thường hay tiếc của, dễ khởi lòng tham, ganh ghét, ác tuệ, hệ thần kinh mong manh nên khó chống đỡ khi gặp hoàn cảnh kịch liệt. Phật còn dạy các tỳ kheo rằng, đối với phụ nữ không nên giao tiếp, đừng nhìn, đừng nói chuyện, đừng nhìn quá mắt cá chân của họ. Phụ nữ đối với nhà Phật quả là đáng ngại lắm lắm. Tuy nhiên vì sự van nài, cầu khẩn, (6 lần thỉnh cầu; 3 lần của di mẫu, 3 lần của ngài Anan) Đức Phật mới đồng ý cho người nữ được vào giáo hội và thành lập tăng đoàn cho phụ nữ tu học. Ngài còn đặt điều kiện cho người nữ muốn vào tăng đoàn đều phải chấp nhận 8 điều kiện. Tám điều kiện này còn gọi là “Bát kỉnh giới”. Vị tỳ kheo ni dù tu trăm năm vẫn phải cung kính vị tỳ kheo tăng mới tu dù 1 ngày.

Đức Phật là một nhà tâm

12

Không vì duyên cớ gì một vị tỳ kheo ni có thể mắng nhiếc một vị tỳ kheo tăng. Không được phê bình tỳ kheo tăng trong khi tỳ kheo tăng có quyền phê bình tỳ kheo ni. Trước ngày thọ đại giới vị ni phải qua bên tăng để tăng xét lại coi có đủ tư cách hay chưa. Tỳ kheo Ni phạm trọng tội, nửa tháng phải hành pháp sám Ma-na-đoạ. Mỗi nửa tháng phải qua bên tăng để cầu các ngài chỉ dạy. Ni không được ở nơi không có chư vị tỳ kheo ở. Sau mỗi mùa an cư phải qua bên tăng để xin chỉ dạy cho những điều nghi nan thắc mắc. Duyệt qua “Bát kỉnh giới” và 348 giới luật Phật giáo đặt ra cho một vị tỳ kheo ni, ai cũng thấy rõ điểm chênh lệch và sự việc dường như Đức Phật quá bất công đối với phụ nữ. Vấn đề bình đẳng nam nữ trong đạo Phật không được đặt ra ở sự chênh lệch 98 giới luật giữa tăng và ni mà lại nằm ở “Bát kỉnh giới”. Có rất nhiều sách viết về đề tài phụ nữ và đạo Phật từ cái nhìn của nữ giới trong các bối cảnh lịch sử, văn hóa, tôn giáo hay tâm lý xã hội. Phần đông những tác giả đều

cảm thấy người phụ nữ được bình đẳng trong đạo Phật ngay cả các vị tỳ kheo ni. Đức Phật bảo rằng “Mọi chúng sinh đều bình đẳng”. Vì vậy mới có ý niệm tránh sát sinh, ấy là do ở lòng từ và tôn trọng mạng sống của muôn loài. Do đó trong Phật giáo, nam cũng như nữ, loài vật cũng như loài người đều ngang nhau, nhất là trong việc giác ngộ. Mỗi một con người đều mang chủng tử Phật tính nên có thể là vị Phật sẽ thành. Khi các vị ni trải qua giai đoạn tu tập với các giới luật và điều kiện khắt khe mà đạt được chứng quả như các vị tăng đạt được trong cùng một hoàn cảnh, vị Phật đã thành ở người phụ nữ mới càng đáng kính ngưỡng và bội phục hơn. Trong lời giới thiệu cuốn sách Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating, Martine Batchelor có ghi lại một vài con số thống kê. Tôi không biết con số này xuất xứ từ đâu và có chính xác không nhưng tôi chép lại trong bài này hầu giúp độc giả có một khái niệm chung chung về vấn đề bình quyền. Bà Batchelor nói “Ni giới ở Hàn Quốc bình đẳng khoảng 90% với tăng, ở Nhật 60 phần trăm, Đài Loan 85 phần trăm, Thái 15 phần trăm, Tây Tạng 45 phần trăm. Thí dụ, ni giới ở Hàn quốc thọ đại giới với 338 giới


LÊ GIANG TRẦN

CHUYỆN NGOÀI CỬA THẤT I. Dựa cửa thiền đêm, đàn một bản trăng rằm vàng vọt rụng bơ vơ. Trời đất ối xanh, mây trắng sóng mai rừng nhờn nhợt chờ xuân khô. Đồng không bùng gió siết cây ốm giẫy dụa oằn nghiêng cong cớn rên. Trước sức động tình xuân mãnh liệt rừng non như gái mùa tân hôn.

Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

luật, trong khi ở Thái, các ni hầu như không thọ đại giới, với chỉ tám hay mười giới cấm. Không ngạc nhiên gì khi ni giới ở Hàn quốc được ủng hộ hơn, có nhiều cơ hội được học hành, huấn luyện. Nhưng điều gây ấn tượng và tạo lòng tin trong tôi, là dầu các điều kiện có khó khăn, tệ hại đến thế nào, các vị nữ tu và cư sĩ Phật giáo mà tôi đã gặp đều có thể chuyển hoá hoàn cảnh, sống một cuộc đời tràn đầy ý nghĩa, trở thành các vị thầy bằng chính sức lực của mình, như Maechee Pathomwan ở Thái Lan hay Pang Kwihi, một tiểu thuyết gia bị bại liệt ở Hàn quốc”. Qua con số thống kê mà Batchelor đưa ra ta có thể thấy được vai trò và địa vị của phụ nữ trong Phật giáo ngày nay đã thay đổi theo điều kiện lịch sử, xã hội ở mỗi quốc gia. Gần đây, có nhiều thay đổi trong cách nhìn của ni giới Đài Loan. Họ đang vận động hủy bỏ “Bát kỉnh pháp”. Trong cuộc họp SAKYADHITA về nữ ni, lần thứ 7 ở Đài Loan, nhiều vị tỳ kheo ni, tỳ kheo nam và các bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã đưa ra những phát biểu tiết lộ cho chúng ta thấy vai trò và địa vị của người nữ trong Phật giáo thế giới đang thay đổi theo ảnh hưởng biến chuyển của xã hội toàn cầu.

Trong buổi họp này, Hành giả Minh Hue của Đại học Delhi nhận định: “Những năm gần đây, sự đóng góp nổi bật của phụ nữ trong mọi lãnh vực xã hội đã đánh thức sự quan tâm (trên lý thuyết) đến phụ nữ mà bấy lâu đã bị lãng quên - đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo. Nhu cầu xét lại những vấn đề của phụ nữ đã gia tăng ở cả Á châu lẫn Tây Âu. Sự tìm kiếm người ủng hộ sự kiện này cũng tăng theo trong hầu hết các khu vực xã hội. Những nhu cầu xét lại đã nảy sinh nhiều lý luận liên quan tới triết học và tôn giáo. Những học giả trác tuyệt, triết gia, nhà xã hội học và những nhà lãnh đạo tôn giáo đã thực hiện những công việc giá trị trong việc đánh giá lại tình trạng thay đổi của người phụ nữ trong phạm vi tôn giáo toàn thế giới.” Bác sĩ Karma Lekshe Tsomo của Đại học San Diego nói đến sự quan trọng của giáo dục đối với các vị nữ tu: “Tầm quan trọng của giáo dục đối với phụ nữ trở nên chiếc chìa khóa rõ rệt để phát triển điều kiện sống cho phụ nữ toàn cầu. Buổi họp SAKYADHITA đầu tiên ở Bodhgaya năm 1987, các nữ tu đã bắt đầu nhận thức được rằng nhờ giáo dục phụ nữ sẽ mở đường cho việc giảng dạy và trở thành người lãnh đạo tinh thần. Giáo dục

vô cùng quan trọng cho các nữ tu. Không có giáo dục việc giảng dạy Phật pháp sẽ thuộc về các tăng là người có đủ trình độ và năng lực đảm nhiệm. Các tăng sẽ tự nhiên được xem trọng và được ủng hộ. Dưới mắt đại chúng, chúng ta sẽ thấy hình ảnh khác biệt của một vị tăng có học uyên thâm và một vị ni ít học bị xem thường. Sự kiện này sẽ xoi mòn lòng tự tin của phụ nữ nói chung và các vị ni nói riêng. Vòng luân hồi này khi thu hẹp sẽ trở nên một vòng luân hồi lâu đời và tồn tại mãi mãi trong một xã hội nơi người phụ nữ bị xem nhẹ hơn người nam vì thiếu cơ hội được giáo dục, không có phương tiện, thiếu sự nâng đỡ và niềm tự tin cũng như lòng quả quyết chiến đấu mọi cam go trong công cuộc đi tìm học Phật pháp. Cũng cùng trên vòng luân hồi thu hẹp này, chúng ta có thể thấy rõ vòng cầu cản trở tiến trình phát triển tâm linh của người phụ nữ.” Tomomi Ito của Viện nghiên cứu quốc tế Đại học Kanda nói đến tình trạng các nữ tu ở Thái: “Qua nhiều thế kỷ phụ nữ dòng tu Theravada ở Thái đã thiếu cơ hội được thụ giới như một tỳ kheo (bhikkhus) là một trong bốn chức phẩm gồm có bhikkhu, bhikkhuni, tiếp theo trang 16

13

Con dơi mù vụt qua tâm thức úa mấy mùa sương rạp cỏ truông. Dòng sông cuồng chảy rân trong mắt sóng vỗ chập chùng lệ kim cương. Ta hỏi, chuông ngừng, kinh mất tích vấn lạy Như Lai, tướng tuyệt ngôn. II. Duyên khởi trùng lai, duyên khởi duyên nghiệp vẫn mù tăm chưa hiện tiền khoảng ranh lằn ấy rộng vô lượng xem chừng duyên nghiệp chẳng trong thân. Hú lên tiếng hú vỡ vi bụi nhưng gió đã thành khe núi câm. Hỏi em, ta hỏi lời nhỏ nhẹ yêu đương cho lịch lãm vô thường. Nếu em sự thật là ánh sáng sao đứng ngoài xa ngõ bóng đêm? Tôi hỏi, như em huyền diệu sáng còn tôi đêm quá. tìm không ra. III. Chóp núi, bên đây bờ ảo vọng cỏ rêu biên biếc xuôi về đâu? đã sông, đã suối, vẫn hồ hải vẫn trườn trôi mãi tìm biển xa. Em xanh như biển, đậm như muối thăm thẳm lòng như lạnh ngát đêm như dưới biển sâu dò không tới vạn hữu âm thầm sinh khởi duyên. Núi đứng nhìn chi trùng dương thẳm thủy cung không màng nhật nguyệt soi. Ta bỗng ngàn cân đá khờ dại kinh tâm mà trong tim vắng yên như tim yêu cố tình cô đọng mạn đà la nhiễu sóng vi ba. Bồ Tát ngàn tay chưa thị hiện Chỉ cần em rộng lượng đôi tay. IV. Như giông bão tan, mưa gió im cỏ non ngợp nước đọt ngoi mầm chìm đuối nín hơi chân giẫy đạp huơ tay chim hoảng túa lên trời thót tim nhìn xuống chân bám đất đất như mây trôi và nước trôi. Sau lưng chợt tiếng cười khúc khích em soi gương sờ bông hoa tươi. VI. Ta lắng nghe trời khuya rỗng lặng côn trùng giòn giã hát mờ sương. Cây đàn buồn dựng ngoài cửa thất sáng ra dây lạnh đứt phăng hồn.


LAN MAN BIỂN GIÃ NGUYỄN MAN NHIÊN

VÀI NGHỀ CÂU VÀ NGHỀ BIỂN CỔ TRUYỀN Câu kiều: Chữ kiều là do nói trại của chữ cầu, một cách diễn đạt để nói sự cầu may.. Nghề câu kiều hoạt động trong lộng, tức vùng gần bờ biển, câu cá mà không có mồi. Ngư dân thường gọi nghề câu theo kiểu này là “câu hà ràm”, gặp chăng hay chớ, cứ giăng câu xuống sát đáy nước, chờ cá bơi lội qua, tự dính vào lưỡi câu. Ngư dân dùng nhiều giàn câu giăng, mỗi giàn cột từ 1000 1500 lưỡi câu lớn, mỗi lưỡi câu

cách nhau 3 - 4 tấc, không gắn mồi, thả xuống đáy biển, lưỡi câu thòng tòn ten cách mặt đất lối 1 tấc. Cá lớn nhập đất đi ngang qua vướng 1 lưỡi câu, vùng vẫy thì các lưỡi câu gần bên móc thêm vào mình, không còn lối thoát. Nghề câu kiều thường giăng lúc tối trời. Giăng thả xong, nằm thuyền mà ngủ. Độ chừng thời gian đã lâu, họ bắt đầu lần theo mối triêng. Chỗ nào nặng tay là nơi ấy có dính cá. Tay xeo nương theo dắt cá lên thuyền. Giả như không gặp may mắn thì họ cũng cuốn thẻo, trở thuyền. Tuy nhiên, điều này rất hiếm hoi. Dù ít hay nhiều vẫn được biển thương. Về sau, biển mỗi ngày một vắng cá. Lại nữa, nghề giã cào phát triển, cào sát đáy biển, thường kéo bứt giàn câu kiều nên họ dẹp nghề. Những người bám nghề câu kiều nổi tiếng một thời nay đều đã chuyển qua nghề câu thẻo, câu thu... Câu chạy: Câu chạy là thả mồi nổi trên mặt nước dùng xuồng

kéo chạy nhanh, cá lớn rượt theo đớp là dính câu ngay. Ngư dân hoạt động trong lộng, câu ban ngày ngồi xuồng nhỏ, trước kia dùng buồm, về sau gắn động cơ, chạy nhanh, thuận tiện lúc ngược gió. Nhợ câu ngày trước là nhợ se bằng tơ tằm, sau dùng cước 70 hoặc 80, mỗi ống 100 m, cột ít nhất 2 lưỡi câu. Mồi là lông gà loại mềm, tùy theo tháng và con nước mà dùng lông màu trắng, vàng, vàng lợt, xám vv… và mồi cá nục tươi con nhỏ bằng ngón tay giữa. Mồi lông gà kéo chạy nhanh trên mặt nước làm cá lớn lầm tưởng là cá con. Ăn mồi nổi là các loại cá ngừ, chù, chấm, bò, thu, cá cờ, cá gòn. Câu giăng: Nghề câu giăng cũng hoạt động trong lộng, tại những nơi có nhiều rạng lố. Mỗi giàn câu từ 1500 - 2000 lưỡi câu cột cách nhau 7, 8 tấc, với một số phao để giữ lưỡi câu cách rạng lối 1m. Mồi là cá nục, cá cơm trỏng, mực tươi xắt miếng. Ngư dân giăng câu buổi chiều chung quanh đảo hoặc nơi có rạng lố, tùy theo con nước họ thăm câu

14

thay mồi mỗi đêm ba bốn lần. Nghề nhỏ, lợi tức đủ nuôi gia đình. Từ 1960 nạn bắn cá bằng mìn ngày càng bành trướng, cá ở rạng lố bị tiêu diệt, những ghe câu giăng dần dần đổi sang nghề khác. Mành chà: hoạt động ban ngày, đánh bắt các loại cá nhỏ: cá nục, cá cơm, cá sơn, cá thằn lằn, mực… Người ta thả chà bằng lá dừa kết lại thành nhiều bó to, để cá tụ dưới bóng lá. Cá luôn luôn đứng hóng mồi dưới dòng nước. Ngư dân thả lưới dưới dòng nước - tức sau lưng đàn cá - ghe đậu trên hướng nước chảy, từ từ gạn giàn mành lên ngược giòng nước bao đàn cá. Hai đầu lưới vừa giáp cây chà, một người lội xuống nước, khuấy động đuổi cá chạy xuôi giòng nước chun vào đảy. Mành chong (còn gọi là mành đèn): hoạt động ban đêm, đánh các loại cá nhỏ như mành chà. Ngư dân treo hai ba chiếc đèn măng-sông trên bè phao ny-lon lớn thả trên mặt nước cho cá tụ


Hình: NGUYỄN MAN NHIÊN

ĐOÀN ỨNG VIÊN LÊN CHÙA Từ chót vót cao tăng thông tuệ đến nụ cười chú tiểu ngây ngô ta bước giữa hàng cây quên tuổi nghe thầm thì vạn lá tươi khô.

CỎ VÀ TRĂNG Cúi nhìn hoa cỏ dại chợt hỏi mình khôn chăng trăm năm còn để lại lơ lửng một vành trăng.

XÉ LỊCH CUỐI NĂM Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang

Để rơi tờ lịch cũ đốt tay bấm mấy lần tháng năm hoài thức ngủ chim rớt hạt ngoài sân.

GIÊNG HAI MẤY NỤ Đi dọc giêng hai tìm mấy nụ nụ đời xanh biếc gửi ngày sau nụ mai ươm nắng mùa xuân ấy và nụ em cười gió thoảng mau.

dầy dưới ánh sáng, kéo bè đèn đến chỗ thả lưới, cá theo ánh sáng đi vào miệng mành. Các động tác thả lưới, đặt đèn, bơi xuồng đều phải tuyệt đối nhẹ nhàng. Giã cào: Ghe giã cào hoạt động cả ngày lẫn đêm. Giàn lưới thả sát đáy, miệng giã rà trên mặt bùn, càn quét tất cả các loài hải sản vào một đảy lưới thật dầy. Ngư trường của ghe giã, lộng hoặc khơi, là những vùng không có rạn lô, đáy biển chỉ toàn cát và bùn. Thỉnh thoảng gặp dây thép gai, thùng sắt rỉ sét, sườn ghe, xác ghe cũ… dĩ nhiên ngư cụ bị thiệt hại, không ít thì nhiều. Khi giàn giã cào nhầm chướng ngại vật, họ biết ngay do tiếng động cơ rồ lớn và tốc độ bị giảm.

LỜI ĂN TIẾNG NÓI Xưa nay dân chài ven biển nói ngắn gọn, mộc mạc và thực tế: Biển no: được mùa cá, nhà nhà no ấm.

Biển đói: mất mùa, không đánh được cá, đời sống ngư dân gặp khó khăn. Đi lộng: đánh cá gần bờ. Đi khơi: hành nghề ở hải phận quốc tế. Cá lên: Từ tháng 11 đến cuối tháng 4 âm lịch, cá thu cá ngừ… từ miền Nam ra Bắc, ngư dân gọi là cá lên. Cá lại: Sau tiết mang chủng - hạ tuần tháng 4 âm lịch - cá trở vô Nam, ngư dân gọi là cá lại. Cá dài; cá tròn: Ngư dân hành nghề lưới đăng gọi các loại cá thu như thu mùa, thu ảo, thu hủ… là cá dài, các loại cá bò, chù, chấm, dưa gang… là cá tròn. Rau: chỉ chung các loại cá. Khi bạn lưới ôm ống nổi lội xem cá trong rọ, trên thuyền hỏi: Rau nhiều ít? Lúc được năng suất cao trong nhiều ngày, ngư dân làm gỏi cá cúng thần linh gọi là cúng mừng rau.

15

Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang


VIẾNG CHÙA NGUYỄN ĐÌNH BỔN

K

hi xe chạy vào khuôn viên, mình đã rất nhẹ nhỏm bởi rất sợ khi đi viếng chùa mà gặp cờ xí, tượng, thậm chí thơ, “công án thiên” phô bày khắp chốn... Chùa nằm biệt lập, cách xa khu dân cư, cổng rào như một nhà dân thường, hàng cây sến thẳng tắp bên ngoài, những tảng đá đen còn nguyên dạng, không có cờ, không có tượng trước sân, thấp thoáng những mái ngói bình dị như nhà dân. Trưa, khách tục đến

khi sư thầy đang nằm trong phòng đọc sách. Mình và bạn bè ngồi ngoài hàng ba đợi thầy tiếp vài khách khác. Nắng và không khí rất nóng nhưng xung quanh cây và hoa vẫn khá xanh, hoa vẫn nở, ngoài xa nơi bờ suối, có tiếng khướu kêu… Ngồi uống trà cùng thầy. Sư chắc ngoài 60, nụ cười hòa nhã, giọng nói của người Trung, ấm và rõ… Bốn người xin một bữa cơm chay, ai ngờ được

mời ăn rất ngon trong một nhà bếp rộng và sạch. Chỉ có sư thấy và dăm chú tiểu, một tiểu chừng 16 tuổi, mặt tròn, rất đẹp và những tiểu nhỏ trên dưới 10 tuổi, luôn chắp tay chào khách đúng cung cách khiêm cung của người xuất gia… Được ưu tiên nằm trên chiếc võng do chàng bạn thân mang đến, móc bên nhà khách, tiếp cận bờ suối. Có lẽ nước chảy qua đá nên tiếng vang như thác nhỏ, không thể ngủ được dù khá mệt. Rời khỏi võng, chân không khỏe nên không thể đi dạo khôn viên, nơi phía sau còn một rừng trúc rộng, lại tình cờ gặp vài người bạn từ Sài Gòn xuống… Chỉ ghé qua như một tình cờ, nhưng như nhà Phật nói mọi sự do Duyên. Hẹn lòng trở lại vì rất quí sư thầy dù mới sơ giao. Ở con người đó, cung cách đó, cách biện giải về Đạo đó, mình nghĩ thầy là một người tu Chánh pháp… Ở trong khuôn viên yên tĩnh gần như tuyệt đối, lại nghĩ về cái tham sân si đang đè nặng trên nghiệp của cái xác thân mình. Chắc sẽ còn lâu, lâu lắm mới mong rủ bỏ bởi còn nặng với thế tục… Dù sao tuổi đã quá 50, chỉ hy vọng thanh lọc tâm từng chút một…

Lắng nghe trong những lặng im Máu tươi từ thủa Âu Cơ Loang từ độ ấy đến giờ chưa nguôi Đau từ thủa còn trong nôi Đau sang truyền kiêp thế thời hôm nay Sử thiêng đếm được ngón tay Những ngày êm ấm, những ngày an dân Than ôi cũng một kiếp trần Mà sao đất nước muôn vàn khổ đau Thời gian cuồn cuộn qua cầu Còn nguyên sừng sững nỗi đau giống nòi! Chói chang chi lắm mặt trời Để ai mất trí khóc cười ngu ngơ Vào trong đời sống bơ phờ Cỏ xanh quay quắt trên mồ nhân gian! Trời xanh, xanh đến bàng hoàng Chúng sinh một cõi lang thang đọa đày! Con người như thể mây bay Dạt trôi tứ phía còn say đắm chìm Lắng nghe trong những lặng im Hồn xiêu phách lạc đảo điên nỗi niềm!

2.2014

Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang

tiếp theo trang 13

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TRONG ĐẠO PHẬT CẦN ĐẶT RA?

upasaka và upasika. Chính vì việc này mà phụ nữ Thái bị giới hạn cơ hội thực tập Phật pháp so với nam giới, người có cơ hội trở thành tỳ kheo. Những Phật tử sùng đạo không ngần ngại tỏ bày sự kính ngưỡng đối với các tỳ kheo được thụ giới và tin rằng nếu hết lòng ủng hộ họ sẽ gia tăng công đức. Sự ủng hộ thành kính này tạo cho các tỳ kheo cơ hội để chú tâm hơn trong việc thực tập đạo pháp. Nói cách khác, người ta không tôn trọng các phụ nữ tu

KAO NGUYÊN

khổ hạnh này vì họ không chính thức được thụ giới và họ bị xem như không đủ phẩm hạnh để nhận sự đối xử tương tự như các vị tăng. Vì thế người ta chỉ trông đợi ở họ làm việc công cho chùa để đổi lấy nơi ăn chốn ở. Do đó các phụ nữ khổ hạnh này thường thường phải để hết thì giờ nấu nướng cho các vị tăng và thì giờ để thực tập đạo pháp chỉ là phụ thuộc khi rảnh.” Hành giả Ven. Zhaohui Shi của Viện Phật học

Hongshi đã phát biểu trong buổi đại hội này: “Dưới chế độ phụ quyền, nam giới là người có quyền viết và xuất bản kinh sách, nữ giới bị hạ phẩm giá để trở thành ma quỷ với 48 đức tính và hành vi xấu xa, đê tiện. Hơn nữa Bát kỉnh pháp là một hệ thống giới luật không công bằng, hạ thấp người nữ xuống và làm người nam trở nên kiêu ngạo. Những năm gần đây Phật giáo Đài Loan và Phật giáo Trung Quốc lục địa có khuynh hướng đòi hỏi phụ nữ phải tuân phục Bát kỉnh pháp. Giữ hay bỏ đi 8 điều luật này đã trở thành đề tài tranh luận với một cường độ sôi cao nhất của bình trà nóng Phật giáo. Tôi hy vọng những vị nam Phật tử có thể hủy bỏ thành kiến hẹp hòi để bước qua sự chín mùi của tri thức và trí dục. Vì chiến thuật và sự chỉ trích quá ồn ào, tiến trình của việc bãi bỏ Bát kỉnh pháp bị cháy phừng lên do việc thêm dầu vào lửa. Trước đó các Hành giả Ven. Xingyun, Liozhong, Jinglang và Chuandao đã nói đến

16

việc ủng hộ sự chuyển hóa giành công lý cho các nữ ni. Một kế hoạch khác tôi muốn đề ra ở đây là việc cần đánh thức những giác quan bị thiu ngủ quá lâu của các ni. Đó chính là giác quan “chỉ trích, phê bình, tâm thức tự do” ở các ni đã bị ngủ quên dưới tâm thức nô lệ vì họ được giáo dục như vậy từ ngàn xưa. Sự tranh đấu cho việc bãi bỏ Bát kỉnh pháp đòi hỏi sự chịu đựng và gian khổ còn hơn sự tuân thủ 8 giới luật này. Tôi tin rằng bỏ nó đi là một lý do chính đáng và tôi hy vọng các vị tỳ kheo với tài năng và đức độ thấy được điểm sáng của nó và ủng hộ cho sự chuyển hóa này.” Ở Hoa Kỳ, đến viếng một tu viện ở San Diego, California, trong mỗi buổi đại lễ, tụng giới hay pháp thoại, người ta luôn thấy các vị tì kheo ni ngồi bên cánh trái và tì kheo tăng ngồi bên cánh phải của thiền viện. Sự phân chia, sắp xếp, điều hành các công việc phật sự trong tu viện được chia đều giữa nam và nữ rất nhịp

nhàng, khéo léo tùy theo từng chức năng, tài cán và đức độ của mỗi vị. Tôi cũng có viếng hậu viện của vài tu viện khác. Các ni vừa tu tập, vừa lo phật sự, bận rộn, tíu tít cả ngày mà lúc nào cũng hoà ái, lịch thiệp, dịu dàng, trên môi luôn nở nụ cười. Không ai than phiền, so đo hay than thở mình bị đối xử bất công dù tôi thấy các ni hầu như chỉ lo việc bếp núc, quét dọn, chay đàn hoặc trồng rau, tưới kiểng. Tất cả mọi việc trong chùa đều được gọi là phật sự nên mọi việc đều có một giá trị đồng đều. Các vị ni ngày nay cũng tham gia vào việc giảng dạy Phật pháp như các vị tăng thường làm như ni sư Thích Trí Hải, Thích Nữ Như Thủy, Thích Nữ Giác Hương v.v… Đối với việc bãi bỏ Bát kỉnh pháp, giới tăng, ni Việt Nam cũng có ít xôn xao, người ủng hộ, người phản đối tạo nên dư luận một thời. Thích Giải Hiền một du học tăng ở Đài Loan đã gióng lên tiếng trống cảnh giác:


Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang

LAN MAN BIỂN GIÃ Ông lỵ: cá voi chết, tức Ông Nam Hải mà ngư dân Nam Trung Bộ thờ cúng. Nhờ Ông Bà: niềm tin vào chư vị thần linh biển cả của dân chài ven biển. Các Bác: người khuất mặt chết vì nhiều nguyên nhân tại đảo hay trên biển. Nước lừa: lúc sắp trở trời, nước ở đáy biển chuyển động mạnh làm cho nước trên mặt dao động bất thường. Theo lời ngư dân lão thành, cá hố và mực đất (loại mực ống mình tròn dài ba, bốn tấc) thường ở sát đáy lúc biển êm. Khi sắp trở trời, nước ở đáy biển chuyển động mạnh, quậy bùn cát đục nước làm cay mắt - ngư dân gọi là nước lừa - cá hố, mực ống nổi lên gần mặt nước và dính nước. Cá chạy bãi: mấy tháng biển động sóng to gió lớn nước đục, cá chét cá chột to bằng bắp chân bắp vế từ ngoài khơi vô bờ lúc nước lớn chạy dọc theo bãi để kiếm ăn.

“Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ Bát kỉnh pháp. Mặt khác, trong quá trình phát triển các tông phái ở Đài Loan, có tông phái do ni giới sáng lập và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành công nhất định trong xã hội. Điều này đã ảnh hưởng đến ni giới và là nguyên nhân thúc đẩy họ đòi quyền bình đẳng với chư tăng về mọi mặt, dần dần họ dùng mọi biện pháp phương cách để vận động xã hội lẫn nội bộ giới Phật giáo chính thức tuyên bố hủy bỏ Bát kỉnh pháp. Việc vận động hủy bỏ Bát

Cá nhập đất: lúc cá từ lưng chừng đi xuống sát đáy biển. Bén cá: dính cá. Tróc lóc: câu không được gì cả. Lừa cá: giữ cần câu cho vững và uyển chuyển để cá chạy mệt rồi bắt. Huỵch cần: cá kéo cần cong xuống nhiều. Bạt: dùng cần ngắn ném mồi ra xa. Câu ống: ống tre quấn cả trăm thước cước, câu ngầm bằng một lưỡi câu. Ống ganh: ống tre cột vào 2 dây neo trước mũi và sau lái, để ống ganh trên xuồng, khi cá lớn dính câu họ không kịp kéo neo nên tháo ống ganh bỏ xuống nước để giữ cái neo, cá lớn kéo xuồng chạy đến mệt đừ thì bắt. Lưỡi rường: lưỡi câu cột chùm 5, 6 lưỡi. Giỏ rọng: giỏ lớn bằng dây thép rất chắc chắn, dùng đựng đồ đạc khi đi

kỉnh pháp của ni giới Phật giáo Đài Loan phần nào đó đã phản ảnh một thực tế trong nội bộ Phật giáo Đài Loan, đó là: thế lực của ni giới Đài Loan đang dần lớn mạnh và nắm thế chủ đạo trong mọi mặt của Phật giáo Đài Loan; Phật giáo Đài Loan phần nào đang bị thế tục hóa bằng những tư tưởng thế học của tăng đoàn (ni giới lẫn chư tăng). Phong trào này sẽ ảnh hưởng thế nào đến ni giới Việt Nam khi mà hiện tượng ni giới Việt Nam đang du học ở Đài Loan với số lượng không ít, các vị này tương lai có thể là hạt nhân vận động hủy bỏ Bát kỉnh pháp ở Việt Nam hay không? Cũng là điều mà Giáo hội và ni bộ cần

câu và rọng cá sống câu được tại gành. Con nước thủy triều: mỗi tháng âm lịch có 3 - 4 ngày nước thủy triều. Ngày đó nước lớn một lúc rồi ròng một lúc rồi lớn lại, ròng lại, lừng chừng như vậy suốt ngày, cá lớn không ăn câu. Cá nước chè hai: vùng nước lợ hay còn gọi là nước chè hai là vùng nước hạ lưu gần cửa sông, cửa biển, là nơi giao thoa giữa nước mặn từ ngoài biển và nước ngọt từ sông suối đổ ra biển. Cá nước chè hai ở vùng cửa sông mà những tay câu tài tử thường bắt được là cá hồng, cá hanh, cá dìa ván, cá kẽm, nhỏ bằng bàn tay, lớn lắm bằng hai bàn tay xòe, cá mú, cá chai hạng cán rựa, bắp tay bắp chân, cá chẽm dài 5, 6 tấc…, câu bằng cước số 35, 40 hoặc 50.

TÍN NGƯỠNG NGƯ DÂN

lỵ để tang Ông 3 năm như tang cha mẹ và lo việc cúng giỗ hàng năm. Lúc “biển đói”, ngư dân địa phương cúng cầu ngư tại Lăng Ông Nam Hải, khi “biển no” họ cúng tạ, năm nào cúng lớn có rước đoàn hát bộ trình diễn suốt mấy ngày đêm. Ngư dân nghề biển còn tôn thờ chư vị thần linh biển cả: kính Cô, Cậu là con tráng - loại rùa biển có 15 vẩy và trên mu nổi lên 3 sóng khế - mà có người nuôi tại nhà đến khi Cô, Cậu lớn bằng cái nón lá thì đem thả lại biển. Họ không dám động đến ông Sứa (cá voi mình có bông hoa), Rái cá (ông Nược), con Đẻn (rắn biển có nọc độc) mà họ gọi là Mộc Trụ Thần Xà, ông Hèo, bà Lạch, cô Hồng. Trong các lễ cúng thần linh, họ không quên Các Bác là những người chết ngoài biển vì nghề nghiệp, bão tố…

KIÊNG CỮ

Ngư dân ven biển thờ cúng cá Ông (cá Voi), tôn là Ông Nam Hải theo tước hiệu vua triều Nguyễn sắc phong “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần”. Khi cá Ông lỵ (chết) ngoài biển, người ta đưa xác vào bờ, đăng lại để thịt rã hết rồi vớt xương - gọi là ngọc cốt - cho vào hòm đem để trong Lăng. Người đầu tiên gặp Ông

Xưa nay ngư dân nghề biển kiêng cữ lời nói, giữ những điều cấm kỵ trong sinh hoạt để việc hành nghề được suôn sẻ, may mắn. Họ không gọi đích danh những vị Thần linh biển cả, không nói những tiếng con khỉ, con cọp, con rái cá, câu hà bá, câu đú, đẻn, cá xà trước khi đi làm nghề. Họ không bao giờ đi thăm đàn bà

suy tư ngay từ bây giờ.”

pháp trong hệ thống kinh luật, tức là chấp nhận đức Phật không có từ bi, thiếu tuệ giác và chúng ta tự đào thải mình. Rồi qua một số lý luận không có cơ sở khoa học vững chắc, họ suy đoán rằng các điều khoản trong Bát kỉnh pháp được hình thành là do sự mâu thuẫn giữa tăng ni trong một giai đoạn lịch sử nào đó, nên các bậc tiền nhân đã áp đặt ra để đè đầu cỡi cổ mấy cô ni, chứ điều đó không phải do Phật nói. Cho nên, để thích hợp với xã hội toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta phải mạnh dạn xóa bỏ điều này.

Trong khi đó tỳ kheo Thích Nhựt Chấn phát biểu cảm nghĩ của mình trong bài viết “Ai đủ trí tuệ để bỏ Bát kỉnh pháp”: “Như con được biết, do sức ảnh hưởng bởi cao trào kêu gọi bình đẳng toàn cầu, mà điểm xuất phát từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phương Tây, nên sự phân công lao động xã hội cần phải được sắp xếp lại và một số tu sĩ Phật giáo không hiểu thế nào là đích thật của sự bình đẳng nam nữ nên cũng đòi xóa bỏ Bát kỉnh pháp. Vì họ nghĩ rằng, Bát kỉnh pháp là điều khoản bất công với ni giới, nếu chấp nhận sự có mặt của Bát kỉnh

17

Ở đây, con thiết nghĩ, chúng ta đừng đem giá trị thời đại để kêu gọi xóa bỏ những giá trị đã

đẻ còn non tháng. Khi mới ra ngõ đi hành nghề, tránh gặp người đầu tiên là đàn bà, nhất là đàn bà có chửa. Không để người lạ rờ mó hai con mắt vẽ trước mũi thuyền vì sợ bị ếm đối. Không cho người lạ lên thuyền nhất là đàn bà, khi bưng thúng đựng lưới hoặc giây câu không đi qua dưới dây cột võng, dây phơi áo quần và để thúng ở chỗ nào không ai bước ngang qua được. Ghe nghề lớn như lưới cản không cho người nhà mua sắm đồ vật gì mới trong ngày đầu ghe ra biển hành nghề. Nếu có điều gì bất thường, xui xẻo làm năng suất cá thấp mà họ cho rằng đã sơ suất vi phạm một hai điều cấm kỵ kể trên thì họ phải nhuộm lại lưới, hoặc xông lưới, sắc thuốc bắc rưới lên lưới, hoặc dọn rửa ghe và cúng kiến để giải trừ. Ở vùng duyên hải lúc biển đang êm mà ngư dân bắt được nhiều cá hố và mực đất, chắc chắn một hai ngày sau biển sẽ động. Khoảng tháng 10 âm lịch đột nhiên cá dò con, nhỏ bằng đầu ngón tay ngón chân cái (loại cá kình) nổi lên từng đàn dày đặc đen nước là điềm báo trước sẽ có bão, không lớn thì nhỏ. NGUYỄN MAN NHIÊN

từng tồn tại mấy ngàn năm lịch sử. Làm như thế chúng ta vô tình ném vào lịch đại tôn sư trong quá khứ, những người đã từng chấp nhận và giữ gìn nó một mớ ngôn từ bất kính, phạm thượng. Còn nếu ai đủ sức thay thì cứ thay, không làm được thì để đó; chứ chúng ta không thể dựa vào thời đại mà nói Bát kỉnh pháp là sai lầm, không phải do Phật nói. Bởi vì Bát kỉnh pháp chính là các điều khoản cơ bản để giữ gìn trật tự của tăng, nếu mất nó thì trật tự tăng sẽ rối loạn... Nhìn nhận từ thực tế, chúng ta thấy ngày nay cách áp dụng bát kỉnh pháp không có tính tuyệt xem tiếp trang 18


HƯỚNG ĐI

CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ VIỆT NAM

Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc

Sáng suốt nhận định đường lối hay là cứ mê tín theo một định kiến sai lầm? Chúng ta biết rằng đạo Phật không bao giờ dùng những sự mê tín. Trong cuộc đời, ta gặp bao nhiêu là sự kiện mà tự ta không thể nào giải nỗi. Những sự thành bại suy vong, những điều danh sắc tài lợi, cho đến những rủi may tình cờ xãy ra cho ta hay cho một người khác làm cho ta băn khoăn và bực bội. Trong cuộc sống ta thấy nhiều mâu thuẫn lớn lao. Đời sống đầy đau thương làm ta càng băn khoăn suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Nếu mê chấp ở những dị đoan, ta sẽ sinh ra sợ hãi các ma quỷ thánh thần ở gốc đa, bến nước, tìm đến các nhà bói toán đồng cốt, lo sát sinh cúng tế đốt vàng, đốt mã. Ta sẽ thấy rằng xen vào trong đời sống ta, có nào là những thần linh, ma quỷ và tưởng đâu rằng phúc họa, rủi may là tự ở những lực lượng thần bí ấy đưa đến chứ không phải do ta tạo ra. Không! ta phải học hỏi Phật Pháp để có thể thấy rằng quyết định sự thành bại, nên hư trong đời ta không phải là rủi may hay là số phận, mà chính ta hành động, ngôn ngữ và ý nghĩ của chúng ta vậy. Nếu mê chấp ở khoa học mà người ta cho là “vạn năng”, ta sẽ vội vàng và tiếp theo trang 17

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TRONG ĐẠO PHẬT CẦN ĐẶT RA?

đối và có một số vị tỳ kheo tăng đã lạm dụng Bát kỉnh pháp để áp đặt. Như trường hợp trong lễ tang của cô Trí Hải vừa rồi, không được dùng từ ‘giác linh’ mà phải dùng ‘chơn linh’ vì lý do cô Trí Hải là ni. Nếu thật sự quý cô đã chứng thánh quả, chúng ta cũng nên lễ bái cầu phước như dân gian lễ đức mẹ Quán Thế Âm vậy. Và sự thật khi vãng sanh vào cõi Tịnh Độ, tùy vào phước đức tu tập mà hóa sinh trong hoa sen có phẩm vị khác nhau, chứ làm gì có chuyện ni không thể sinh vào phẩm vị cao hơn tăng. Đây là một ví dụ về chuyện lạm dụng Bát kỉnh pháp do sự sai lầm của một số vị hiểu biết mà thôi.”

11/11/2005 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, khi bàn đến sự bảo vệ của các vị tỳ kheo đối với các vị ni, tiến sĩ Đại đức Thích Nhật Từ có nhấn mạnh:

Trong một bài giảng về đề tài Giáo đoàn Tỳ kheo ni và Bát kỉnh pháp ngày

Sự việc các nữ ni lập chùa lập tu viện riêng không những đang xảy ra ở Việt

“Liệu là cái nhu cầu bảo vệ đó có cần thiết trong thời đại ngày hôm nay hay không? Khi mà chư ni đã có những cái chùa riêng và chùa của họ lớn hơn chùa của tăng và họ cũng đâu hề có lời thỉnh cầu bảo hộ nào đâu, mà mình cũng chưa hề bảo hộ họ lần nào, ngày nào cả. Họ muốn bảo hộ, họ điện thoại lên công an, công an xuống lo hết trơn. Hoặc là an ninh văn phòng, họ xuống sẽ làm hết. Vệ sĩ, bây giờ có công ty vệ sĩ nhiều lắm.”

Nam mà hải ngoại cũng có. Theo mục lục địa chỉ các tu viện ở hải ngoại có trên ba trăm tu viện, tu viện của các ni chiếm hết 68. Khi lập tu viện riêng, mặc nhiên Bát kỉnh pháp không bị ảnh hưởng nhưng khi có đại hội hay sự giao tiếp, Bát kỉnh pháp vẫn được tuân thủ. Tôi có phỏng vấn một vài ni sư Việt Nam về vấn đề này. Có ni sư bảo Bát kỉnh pháp là những điều luật đầu tiên cô phải chấp thủ, vì ấy là những điều luật Phật đặt ra tự ngàn xưa làm sao dám trái, ai muốn bỏ là chuyện của họ, cô chấp thủ cô vẫn một lòng chấp thủ. Một vị ni khác có tham khảo vấn đề Nam nữ bình quyền một cách sâu xa và phát biểu: “Theo tôi Bát kỉnh pháp là những cổ luật do Đức Phật đặt ra để giữ trật tự cho tăng đ oàn thuở ấy không bị rối loạn vì sự lấn lướt do địa vị và chức quyền của các vị nữ hoàng tộc. Bát kỉnh pháp thật ra có lợi cho người nữ hơn là có hại vì Đức Phật đặt trách nhiệm cho các tăng phải bảo vệ và chăm sóc đến các ni. Ngày nay, ở Ấn Độ, có nơi người phụ nữ vẫn chỉ quanh quẩn trong nhà, ra đường phải có người nam đi theo, nếu không có người nam bảo vệ sẽ bị cô thế và bị ăn hiếp cũng như bị hiếp dâm, bị bạo hành. Đối với việc một vài nơi

18

đang vận động bãi bỏ Bát kỉnh pháp, tôi nghĩ rằng nơi nào sự bất bình đẳng quá rõ rệt và có sự hiện diện của bất công thì nơi đó nên tranh đấu cho các ni được quyền bình đẳng như ở Thái với phái tu Theravada. Còn ở Hoa Kỳ, tôi thấy sự chênh lệch nam nữ không có hay nếu có thì rất ít. Vả lại sự áp dụng Bát kỉnh pháp cũng rất thoáng tức là không nhất thiết phải theo quy luật triệt để, có nhiều điều khoản được bỏ đi hoặc không áp dụng nữa vì không hợp thời. Các tăng đối xử với các vị ni cao tuổi, đức trọng vẫn giữ lòng tôn kính. Tăng, ni ai cũng tôn trọng lẫn nhau, cùng tu đạo để đạt giác ngộ nên vấn đề bình đẳng nam nữ không ai đặt ra cả. Các ni ai có tài giảng dạy, các thầy vẫn để các ni có cơ hội giảng dạy, việc nào đi với tài năng ấy.” Cuộc tranh luận về Bát kỉnh pháp trên thế giới còn dài và tốn nhiều bút mực cũng như năng lực. Những ý kiến và trích dẫn tôi đưa ra trong bài này chỉ để bạn đọc có ít khái niệm về vấn đề nam nữ bình quyền đang xảy ra trong Phật giáo Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên dù giữ hay bỏ Bát kỉnh pháp sự tồn tại của Phật giáo vẫn là sự tồn tại của hai giới tăng và ni cũng như Myongson Sunim đã từng nói: “Tăng và ni là hai cánh của một

can cợt mà phủ nhận nhiều hiện tượng mà chính cái khoa học vạn năng ấy không giải thích được. Ta sẽ khiếp phục trước những kỳ công mà khoa học đem lại được cho loài người. Ta làm sao thấy được rằng văn minh cơ khí, con đẻ của khoa học ấy đã thấy mình bất lực trước vấn đề sống. Con người tưởng rằng với khoa học có thể chinh phục được thiên nhiên. Nhưng than ôi, khi giới chinh phục thiên nhiên ấy ngày nay đang quay trở về đe dọa nhân loại. Chỉ một chút lỡ lầm, chỉ một sự vụng về hay một cơn giận dữ thôi cũng đủ làm cho những quả bom nguyên tử hay khinh khí nổ tung và đưa nhân loại đến chỗ diệt vong. Không! ta phải học Phật để thấy rõ rằng nếu lý trí con người không được hướng dẫn bởi một lòng thương chân chính thì khoa học, đại biểu cho lý trí kia, phải mua lấy trăm ngàn thất bại. Hơn nữa, nếu trước những thắc mắc lớn lao của con người về bản thể, về thực tại, về những giá trị tiêu chuẩn, khoa học đi không bao giờ dám đề cập đến, thì ta thấy rằng khoa học không thể nào giải quyết được toàn diện vấn đề sống của con người. Nếu mê chấp ở chính trị, ta sẽ thấy rằng ngoài con chim - chim cần cả hai cánh mới có thể bay được.” Để kết thúc bài viết này tôi xin dẫn lại một tiểu đoạn của bà Martine Batchelor trong tác phẩm Bước Sen như một ý kiến phụ nữ: “Không cần phải bàn cãi về sự bất bình đẳng của hai giới tính, vì điểm trọng yếu trong việc tu hành của chúng ta là để đạt được giác ngộ. Ta phải tự thích ứng với những gì mình có. Các vị nữ tu sĩ có khoảng từ tám đến mười giới và các luật của Sa di, thế là đủ. Nếu ta kiên định trong việc tu tập để được giải thoát, ta không cần phải đòi hỏi gì hơn. Điều ta cần làm là kiên trì tu tập. Ta không thể thăng tiến trên đường tu tập nếu cứ đi so sánh với người nọ, người kia mãi. Ta tu tập thực hành để quay vào nội tâm quan sát ba độc tham, sân và si. Khi chúng ta xuất gia với mục đích có thể với tới và thấu đạt chân lý tuyệt đối, thì thực tại tầm thường này không phải là cái ta muốn bám víu vào. Với cái nhìn thấu đáo, ta sẽ thấy một người không phải nữ cũng chẳng là nam. Trong thế giới ước lệ, chúng ta chỉ chấp nhận sự việc như thế, mà không bám víu vào đó. Công phu tu tập luôn giải thoát ta ra khỏi mọi ràng buộc. Nếu chúng ta gánh lấy một vai trò nào dó, ta sẽ


phương tiện chính trị mà mình mê theo ấy, không còn phương tiện nào nữa để có thể cải tạo đời sống và cải tạo con người. Ta sẽ dễ dàng nghe theo những người chủ trương chỉ cần dùng sự tổ chức của con người cũng đủ để san phẳng lại cái xã hội bất công và xấu xa. Ta cũng dễ dàng nghe theo những tuyên truyền đường mật, cũng sẽ bị hấp dẫn bởi những danh từ quá đẹp đẽ mà người ta nêu lên thật nhiều để làm cho sự thực bớt phần xấu xa. Danh từ quả đã có một hấp dẫn lực mạnh mẽ! Ta lại sẽ yên trí rằng chỉ trong một tổ chức xã hội tốt đẹp con người mới tốt đẹp được, và công việc đầu tiên là cải tạo xã hội chứ không phải đào luyện con người. Không! ta phải học Phật để thấy rằng bao giờ hành động của con người đi theo hướng thiện, bao giờ con người vì động lực từ bi lợi tha để hoạt động thì bấy giờ xã hội mới được cải tạo tốt đẹp. Đứng ra làm chính trị để cải tạo xã hội là những ai? Nếu đó toàn là những người chỉ tuân theo tiếng gọi của dục vọng tham si, nếu đó toàn là những người đặt danh lợi cá nhân lên trên đoàn thể, thì than ôi! xã hội sẽ bị nát nhầu thêm, tối tăm thêm và đau khổ thêm. Không ai chối cãi rằng chính trị là một phương tiện. Nhưng đạo Phật dạy rằng con người phải có được một bản lĩnh nào đó thì những phương tiện mới có thể không phản lại ý muốn tốt đẹp của mình. Xem xét lại bản thân để chuyển được nghiệp mình, đó là công việc cần thiết mà không ai bỏ qua được. Đạo Phật dạy chính kiến và không dùng mê tín. Vậy ta phải luôn luôn học

tập để nhận rõ đường đi, để khỏi bị quyến rũ bởi những hình dáng rực rỡ bên ngoài. Tin tưởng vào tương lai hay bi quan trước hiện tại? Đứng trước một hiện tại không được tốt đẹp, sống trong một thời đại mà những nguy nan của xã hội càng lúc càng trầm trọng, lắm lúc ta chợt thấy bi quan. Tình hình quốc tế căng thẳng, nước nhà lại bị chia hai, dân chúng khổ đau; trước những thảm trạng đó, người dân Việt có tâm huyết đã cuồng cuộng lên mà lo chạy chữa bằng nhiều phương tiện khác nhau. Người Việt không ai là không yêu nước thương nòi, nhưng người Việt có thể lỡ lầm gây nên tai họa cho giống nòi khi dùng phương tiện sai lầm. Ở đây chỉ là phạm vi đạo đức, ta không nên bàn đến chính trị. Chúng ta chỉ cần thấy rằng lòng yêu nước, phụng sự dân tộc phải được hướng dẫn sáng suốt, phải được thể hiện bằng những phương tiện nào không đưa đến những hậu quả tàn sát: tàn sát nhân mạng và tàn sát nhân phẩm. Mạng người phải được xem là quý báu đã đành; nhưng bản vị của con người chứa đựng một nhân phẩm, một Phật tính kia, cũng không thể bị chà đạp. Chúng ta là những Phật tử, chúng ta sợ nhất sự chà đạp và tàn sát. Chúng ta chỉ có thể áp dụng những phương tiện nào tránh được sự chà đạp và sự tàn sát mà thôi. Nhìn xung quanh rồi tự nhìn mình, ta thử hỏi nhân loại có phải đang sùng thượng những phương tiện kia chăng? Hành động chà đạp và tàn sát đã đưa

đến những hậu quả tai hại gớm ghê, nhân loại đã sắp bừng tỉnh. Chúng ta chớ nên bi quan. Hãy cố gắng nêu cao bằng hành động, giá trị của sinh mạng và của linh giác cùng khả năng kiến tạo của con người. Hàng triệu người Phật tử hãy tỏ bằng hành vi, bằng ngôn ngữ, ý niệm tôn trọng sự sống, tôn trọng sự thực. Chúng ta sẽ liên kết thành một lực lượng vĩ đại, chúng ta có một hướng đi đúng theo chính pháp và chúng ta sẽ bỏ rơi những hạng người chủ trương dùng những phương tiện bắt phải tàn sát và chà đạp. Chúng ta sẽ thắng. Nhân loại, (hẹp hơn, là dân tộc Việt Nam), sẽ đi đến an lạc và thái bình, nếu nhân loại nhận thấy cần sát cánh bên nhau trong ánh sáng từ bi trí tuệ. Ta cũng sẽ được an lạc nếu ta biết hướng theo những tiêu chuẩn kia để mà chuyển được ác nghiệp của ta thành thiện nghiệp. Giác ngộ quyền lợi hay giác ngộ bản tính? Chúng ta có những quyền lợi mà chúng ta không biết, những quyền lợi ấy của chính chúng ta. Những quyền lợi nào? Quyền tự do, quyền công dân, quyền hưởng thụ, quyền... nhiều lắm. Khi đã biết rằng mình có nhiều quyền mà không được hưởng, chúng ta sẽ phẫn nộ lên... chúng ta sẽ đòi hỏi. Muốn có hậu thuẫn người ta chỉ cần xui dục cho một giai cấp nào đó giác ngộ quyền lợi của họ. Còn động lực nào mạnh hơn động lực của lòng vị kỷ! Đánh vào quyền lợi, thực lòng vị kỷ dậy, là một việc làm đưa lại những kết quả ghê gớm. Không có yếu tố trí tuệ và tình thương, sự giác ngộ quyền lợi, chỉ là động lực của sự tương tàn

tương sát. Ở trong một con người, có chứa sẵn một bậc thánh và một con thú. Nếu chỉ biết chọc cho con thú bừng tỉnh dậy thì nguy cho con người lắm. Cho nên sự giác ngộ quyền lợi không quan trọng bằng sự giác ngộ bản tính, hoặc ít ra là phải đi theo với sự giác ngộ bản tính. Chúng ta phải quay về bản thân mà quan sát, mà chiêm nghiệm. Phải sống đời sống tâm linh để nhận rõ rằng tâm thức ta gồm đủ cả hạt giống thiện ác và mở một cuộc thanh trừng vĩ đại bên trong nội giới. Sự thanh trừng đó càng được thực hiện bao nhiêu, ta lại càng giác ngộ được bản tính của ta bấy nhiêu. Sự giác ngộ đó làm ta bừng tỉnh và ta không còn mờ mắt trước những cám dỗ của ngoại giới nữa. Khi đó, hành động của ta sẽ đúng với chánh pháp và lo gì ta không giúp ích được cho dân tộc và xã hội. Tin vào năng lực con người hay là vào những thế lực ngoài con người? Con người có hoàn toàn tự do trong cuộc sống không? Con người có chịu trách nhiệm về sự thành bại nên hư của mình không? Con người có đủ khả năng để tự giải phóng không? Đó là những câu hỏi căn bản về giá trị con người. Nếu mọi sự thành bại nên hư của người không do con người định đoạt, nếu con người chỉ là một bọt bèo yếu đuối không có khả năng, có đủ tự do để tự tiến bộ, để tự giải phóng, thì quả thật giá trị con người không là bao lăm cả. Ý chí và năng lực chúng ta sẽ tiêu mòn, nếu ta nhận thấy ta không có quyền gì vượt khỏi ý muốn của

một đấng tối cao và linh thiêng. Con người do nghiệp lực quá khứ và hiện tại mà có một sắc thân sinh hoạt trong một hoàn cảnh xã hội. Đạo Phật dạy rằng con người phải cải thiện nghiệp nhân để có một nghiệp quả tốt đẹp hơn. Nghiệp quả tốt đẹp ấy chính là một con người tốt sống trong một hoàn cảnh đẹp. Sự tốt đẹp này không phải do một đấng thiêng liêng nào ban xuống mà do ở chính sự chuyển nghiệp của con người. Có những kẻ không mê tín các lực lượng siêu nhiện nhưng lại mê tín ở năng lực rèn đúc của một tổ chức xã hội. Họ bảo: “xã hội tốt đẹp sẽ đào luyện những con người tốt đẹp”. Những kẻ ấy cũng ngây thơ không kém gì. Đã đành con người có thể tốt đẹp trong một xã hội tốt đẹp. Nhưng làm thế nào để thực hiện được cái xã hội tốt đẹp ấy? Có phải trước tiên cần có những con người tốt đẹp đã chăng? Hơn nữa, đã chắc đâu một xã hội tốt là một cái lò rèn người tốt. Đừng quan niệm tự “rèn người” một cách quá máy móc. Sự thực đã chứng minh rằng sống cùng một hoàn cảnh, hai người có thể trở thành khác nhau như một trời một vực. Con người là một bản thể kỳ diệu, là một ẩn số, người ta đâu có thể tự hào hiểu biết nó được đến gốc rễ mà dám tự phụ dùng lò rèn luyện nó! Cho nên người Phật tử không tin ở những gì ngoài con người mà chỉ căn cứ vào động lực tạo nghiệp của con người. Sống vì chánh pháp hay tiếp theo trang 35

bị dính mắc vào thế giới ước lệ này và cuối cùng có thể chỉ phí hết thời gian của ta để bàn về sự bất bình đẳng và ngôi thứ. Chúng ta phải thực sự nhìn lại chính mình, quan sát xem tại sao ta lại đảm nhận vai trò đó. Chúng ta phải kiên định trong bất cứ hoàn cảnh nào để nhận chân sự vật thực sự là thế nào đối với chân lý tuyệt đối. Chúng ta cần phải xem mọi trở ngại như một thử thách để tu tập. Nếu nhận thấy có một vấn đề gì, rồi ta bị dính vào vấn đề đó, thì ta không thể tiến bước hoặc giải thoát mình ra khỏi đó để trưởng thành. Điều đó sẽ ngăn chặn sự tiến triển trên con đường đạo. Có một con đường đạo trước mắt hãy nắm tay nhau, cùng bước tới trên con đường này trong tinh thần hoà hợp, thân thiện! Mục đích của chúng ta là để được chuyển hoá. Cuối cùng rồi thì thân chúng ta cũng sẽ bị hoả táng, và ngọn lửa cháy trên thân người nam hay người nữ cũng không khác màu nhau. Tất cả chúng ta đều đi theo một con đường.” Con đường đó cũng là nẻo về Phật pháp của người phụ nữ Việt Nam. TRỊNH THANH THỦY

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating Martine Batchelor (Bước sen, Nữ tu và cư sĩ Phật giáo cuộc sống, tình yêu và Thiền định - Việt dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh) Ni giới Đài Loan vận động hủy bỏ Bát kỉnh pháp - Thích Giải Hiền - www.thuvienhoasen.org Ai đủ trí tuệ để bỏ Bát kỉnh pháp - Tỳ Kheo Thích Nhựt Chấn - www.thuvienhoasen.org Phụ nữ trong đạo Phật - Ni sư Thích Nữ Như Thủy -www.thuvienhoasen.org Giáo đoàn ty kheo ni và Bát kỉnh pháp Tiến sĩ Đại Đức Thích Nhật Từ 7th International Conference on Buddhist Women

19

Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc


tiếp theo trang 1

NỬA THẾ KỶ MỘT DÒNG SÔNG Trong suốt 21 năm dài đầy máu và nước mắt, từ 1954 đến 1975, Bến Hải không phải là tên của một dòng sông, Hiền Lương không phải tên của một chiếc cầu nhưng là bức màn sắt ngăn đôi căn nhà dân tộc, môt vết dao cắt ngang lòng đất nước. Dù với ước mơ chân thành, được ôm ấp trong lòng từ khi còn bé cho đến bây giờ, mong được làm một con thoi nhân ái để nối hai bờ sông Bến Hải, tôi vẫn chưa một lần đặt chân lên chiếc cầu định mệnh này. Nhớ lại những ngày còn là học sinh trung học, với đám bạn bè cùng lớp, thêu dệt ước mơ. Một ngày kia, khi đất nước không còn tiếng súng, chúng tôi sẽ đạp xe xuyên suốt ba miền. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ Mũi Cà Mau, vùng đất cuối cùng của tổ quốc và đạp thẳng đến tận Ải Nam Quan. Chúng tôi sẽ ghé thăm núi Mã Yên, Tụy Động, Chúc Động, nơi các tướng Lý Triện và Đinh Lễ đã từng tử chiến với đại quân của Vương Thông, Phương Chính, Mã Kỳ. Chúng tôi sẽ ghé thăm Thiên Trường, nơi Trần Bình Trọng mắng vào mặt kẻ thù trước khi bị chém. Đêm đêm nằm nghe tiếng súng vọng về bên kia sông Thu Bồn, lòng chợt đau khi nghĩ đến những người đang chết. Dù nhân danh bất cứ lý do gì, cái chết của một người Việt Nam vẫn là một điều đáng tiếc. Đất nước sẽ phải hết chiến tranh. Quê hương rồi phải có hòa bình. Dân tộc Việt Nam phải đi lên. Những thôn làng tối tăm phải được thắp sáng bằng những nhà máy điện hiện đại. Ước mơ của tuổi học trò bao giờ cũng dể thương và trong sáng như mối tình đầu của hai kẻ yêu nhau mà không hề lo nghĩ đến chuyện nợ nần, cơm áo ngày mai. Trong khao khát của những đứa bé

lớn lên trong chiến tranh như đàn nai tơ khát nước, chẳng thể nào phát họa nổi bức tranh về ngày hòa bình rồi sẽ ra sao. Chiến tranh cũng lớn nhanh cùng với tuổi đời chúng tôi. Khi bước vào đại học, cũng là lúc chúng tôi hiểu rằng nguyên nhân và kết quả của cuộc chiến không đơn giản như chúng tôi từng nghĩ. Nền hòa bình Việt Nam có thể sẽ không đẹp như một bức tranh vân thủy, có cánh đồng xanh, có suối nước trong, có đàn nai tơ quây quần bên nai mẹ. Viễn ảnh đen tối của một xã hội bị cai trị bởi một đảng duy nhất, một nền kinh tế tập trung, các tôn giáo được xem như là thuốc phiện, mọi quyền tư hữu sẽ bị tướt đoạt, các sáng tác không được phép xuất bản sẽ trở thành phản động, dần dần hiện rõ ra. Những hình ảnh và tài liệu về Tết Mậu Thân, cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc, Nhân Văn Giai Phẩm, mùa xuân Prague, mùa thu Hungary, mùa đông Siberia, Công Xã Nhân Dân, nạn đói Trung Quốc, cuộc thanh trừng đẩm máu của Stalin v.v…mà chúng tôi đã đọc, bỗng dưng trở thành quan trọng. Là những học trò chân thành của lịch sử Việt Nam, chúng tôi cảm nhận rằng, chỉ có sức mạnh dân tộc mới hy vọng cản ngăn nổi thảm họa diệt vong đang đổ xuống sinh mệnh Việt Nam, chỉ có ý chí của Mê Linh, Bạch Đằng, Chí Linh, Vạn Kiếp mới mong giúp dân tộc Việt Nam vượt qua sức càn quét của dòng tư tưởng ngoại lai đang xâm chiếm miền Nam. Nhưng sức mạnh đó đang tiềm ẩn nơi đâu trong buổi nhiễu nhương tang tóc của miền Nam. Và giữa hố thẳm của hoài nghi ngăn cách này, ai sẽ là người dẫn dắt chúng tôi trên con đường gian nan tìm về lịch sử. Nhìn quanh

không một bóng người. Thế hệ chúng tôi lớn lên sau hiệp định Geneve. Chúng tôi bước vào đời như những khán giả bước vào rạp hát khi vở thảm kịch Việt Nam đã mở màn từ nhiều năm trước. Chúng tôi sờ soạng trong bóng đêm dày đặc để tìm một chỗ đứng, tìm một hướng đi, tìm một câu trả lời cho những cảnh máu đổ đầu rơi đang diễn ra trên sân khấu. Không có tiếng trả lời. Chung quanh chúng tôi chỉ có tiếng súng nổ vang và thây người đổ xuống. Chung quanh chúng tôi chỉ có máu và nước mắt. Chúng tôi mò

“THE PATH TO WELLNESS” The mission of my pharmacy is to provide medication for the patients and the proper counseling and education to ensure proper usage of medicines. We highly emphasize on understanding of diseases and proper way to take medications.

mẫm đi tìm cội nguồn dân tộc trong điêu tàn đổ nát của quê hương như những đứa con lạc mẹ. Chúng tôi gõ cửa mọi căn nhà, hỏi thăm từng thầy dạy học, kính viếng các Cha, đảnh lễ các Thầy. Nhưng tại mỗi nơi, mỗi người, dân tộc mang một vóc dáng khác nhau, một định nghĩa khác nhau và được hiểu một cách khác nhau. Chúng tôi có cảm tưởng dân tộc của Cha không phải là dân tộc của Thầy, dân tộc của những người sống nhờ vào chiến tranh không phải là dân tộc của người đang chịu đựng chiến tranh.

TAO

WELLNESS Pharmacy

16931 Bushard st. fountain Valley, Ca 92708

20

Mặc dù kiến thức về lịch sử còn nông cạn, xã hội chúng tôi lớn lên còn đầy bất công sai trái, sau những năm học hỏi, tìm tòi, chúng tôi hiểu được một điều vô cùng hệ trọng và căn bản, rằng để có hòa bình trước hết phải bảo vệ được miền Nam. Miền Nam là điểm tựa của niềm hy vọng dân tộc. Chúng tôi có thể không đồng ý với chính quyền nhiều điểm nhưng không phải vì thế mà ngoảnh mặt quay lưng. Chúng tôi có thể không đồng ý với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhiều điều ông nói,

714-593-5654


Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

nhưng không thể không đồng ý với câu “Đất nước mất là mất tất cả.” Vâng, đối với đồng bào miền Nam, mất miền Nam là mất tất cả.

liệt khác như những vầng trăng muôn đời sáng soi trời đất Việt. Nếu con người chỉ có một lần chết thì đẹp nhất vẫn là được chết cho đất nước.

Buổi sáng khi Nguyễn Thành Trung ném hai trái bom xuống Dinh Độc Lập. Đứng trên hành lang đại học, chúng tôi âm thầm van vái cho bom đừng trúng nhằm ông Thiệu. Ông Nguyễn Văn Thiệu phải sống. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nước Việt Nam Cộng Hòa phải sống. Trong hoàn cảnh nầy chẳng còn ai nữa. Mọi thay đổi chỉ gây thêm bất ổn mà thôi. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu dù có muôn vạn lỗi lầm, dù độc tài hay tham nhũng, đồng bào miền Nam cũng sẽ tha thứ hết, sẽ quên hết để cùng chiến đấu cho nền Cộng Hòa non trẻ và đáng thương của chúng ta còn tồn tại. Đây không phải lúc để đổ thừa vì trời làm nên mưa bão nhưng là lúc cùng nhau tát nước. Tương tự, đây không phải là lúc để trách cứ Tổng Thống Thiệu hay Thủ Tướng Khiêm mà là lúc nắm lấy tay nhau, yêu thương nhau, chuyền cho nhau chút lửa ấm của tình người Việt Nam, đọc lớn cho nhau nghe từng trang sử hào hùng của dân tộc. Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Lương Ngọc Quyến, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Giang và bao nhiêu tấm gương trung

Người Pháp đã đến và đi. Người Mỹ đã đến và đang ra đi, nhưng miền Nam phải tồn tại. Tồn tại dù phải chịu đựng nhiều hy sinh. Ngoài Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong thời điểm nầy không còn ai đủ sức đương đầu với Cộng Sản. Cộng Sản hẳn nhiên biết điều đó. Họ chỉ mong Tổng Thống Thiệu ra đi. Một trong những điều kiện đàm phán do Cộng Sản đưa ra trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975 là Tổng Thống Thiệu phải ra đi. Thật ra, đó chỉ là trò bịp vì hơn ai hết họ biết rằng Tổng Thống Thiệu ra đi chắc chắn sẽ để lại một miền Nam hỗn loạn và tan nát về mọi mặt. Nhờ vậy họ sẽ dễ bề chiếm đoạt. Nhưng rồi niềm hy vọng mong manh cuối cùng của thế hệ chúng tôi cũng tan vỡ như những chiếc bong bóng nước trong cơn mưa trước lễ bàn giao Tổng Thống chiều 28 tháng Tư năm 1975. Tổng Thống Thiệu ra đi. Tôi lặng người khi nghe đài BBC loan báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa đặt chân đến phi trường Đài Bắc, chặng đầu tiên trên đường lưu vong của ông. Tổng thống Thiệu ra đi, không phải chỉ mang theo 16 tấn vàng

như người đời đồn đãi. Điều đó, dù có thật chăng nữa, với chúng tôi cũng không quan trọng. Nhưng quan trọng ở chỗ, ông đã mang theo của tôi và bạn bè tôi chút niềm tin còn lại nơi các vị lãnh đạo miền Nam. Khi đứng nhìn những chiếc trực thăng từng đợt cất cánh trên sân thượng của các cao ốc trong thành phố, cảnh các bộ trưởng, thứ trưởng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa được đặc ơn di tản chen lấn nhau trước tòa đại sứ Mỹ, chúng tôi cảm thấy bơ vơ, bẽ bàng và giận dữ. Bơ vơ khi nghĩ tới ngày mai, bẽ bàng khi nhớ lại những lời các chú bác vừa hứa với chúng tôi mấy ngày trước đó, và giận dữ trước sự phản bội của những người lãnh đạo quốc gia. Vàng bạc có thể tìm lại được, của cải có thể làm lại được nhưng niềm tin thì rất khó. Giữa giờ phút gần như tuyệt vọng đó, giữa lúc tiếng kêu bi thảm của nhân dân miền Nam tưởng như đang vỡ tung cả thượng tầng khí quyển, tôi đã tìm thấy dân tộc mình. Dân tộc tôi là đoàn người vừa di tản từ ngoài Trung đang sống lây lất dọc bờ biển Vũng Tàu; là những đứa bé đang bơ vơ trên đường phố Sài Gòn; là những người lính đang đứng chờ địch với những viên đạn cuối cùng bên này cầu Tân Thuận; là những chiến binh đang

21

đếm những bước đau thương tủi nhục trở về quê quán chờ đợi gông xiềng tù tội; là những người đã chết trên những chuyến hải hành tuyệt vọng giữa biển Đông; là những anh hùng đã chọn cho mình cách chết vinh quang hơn là rơi vào tay Cộng Sản. Và dân tộc tôi là giọt nước mắt của bà mẹ nhỏ xuống trong đêm 30 tháng Tư khi biết đứa con trai duy nhất của mình vừa hy sinh trong giờ phút cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam. Và với chúng tôi, những thanh niên tròn tuổi hai mươi, giấc mơ đạp xe xuyên suốt ba miền ôm ấp từ thời Trung Học cũng đã chết non ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thành phố, con đường, ngôi trường vẫn còn đó nhưng tất cả đã bị đổi thay tên. Ngày xưa, ánh trăng chảy vào tâm hồn tôi những dòng thơ yêu người và yêu đời. Sau 1975, nằm trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, ánh trăng vàng như những vết dao đâm vào lòng tôi bao tủi buồn, đau xót. Trong 6 năm ở lại Sài Gòn, tôi sống trong tâm trạng chờ đợi một điều gì sắp xảy ra cho mình và cho đất nước. Tôi đã sống như một người sống tạm trên quê hương cho đến ngày vượt biển ra đi. Hai mươi chín năm qua, tôi đã có dịp đọc và nghe, tuy không hết, nhưng cũng khá nhiều hồi ký, sách vở, báo chí, diễn văn của các

chú bác từng đóng vai trò lãnh đạo miền Nam đang lưu vong ở hải ngoại. Phần lớn, ngoài việc biện minh cho sự thất bại và việc bỏ đi sớm của mình, đã cố gắng giải thích lý do tại sao miền Nam, với một quân đội tinh nhuệ như thế, với những tướng lãnh cầm quân tài ba thao lược như thế, đã bị mất về tay Cộng Sản. Lý do được nhiều tác giả viện dẫn cũng chẳng khác gì nhiều so với diễn văn cuối cùng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đọc trong đêm từ chức của ông 29 năm trước. Nguyên nhân chính vẫn là vì Mỹ đã ngưng viện trợ quân sự, đã bỏ rơi Việt Nam, đã gián tiếp dâng hiến miền Nam cho Cộng Sản. Hẳn nhiên không ai phủ nhận sự buông tay của Mỹ là cơn gió trực tiếp mang đến sự sụp đổ nhanh chóng của miền Nam. Tuy nhiên, nếu tôi dựa vào lập luận của các chú bác, để hỏi ngược lại quý chú bác rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa thì phải chăng miền Nam sẽ không bao giờ mất? Câu trả lời sẽ không ngắn gọn và dễ dàng. Về mặt khách quan, Việt Nam Cộng Hòa có một quân lực hùng hậu, tinh nhuệ nhất Đông Nam Á đã được chứng minh qua những chiến tích tiếp theo trang 24


GIỮ GÌN Thân tặng BÓNG KHÓI

L

au đi dọn lại cho cái sân chơi sạch tinh tươm, anh mới bước vào chái nhà dựng tạm nơi góc sân nghỉ mệt. Pha một ấm trà thường, anh ngắm lại cái sân chơi cũ bị bỏ hoang nay mới được dọn lại gọn gàng sạch sẽ. Có lẽ đến mười lăm năm khu này chìm trong hoang phế. Anh một thời ra đi nay quyết định quay về đây ngụ cư cho hết những ngày còn lại. Có lẽ vẫn còn lâu cho đến khi mọi người tụ họp đông đủ nhưng làm việc gì cũng phải có sự chuẩn bị. Anh lại đi phát quang lối vào những căn nhà cũ, quét mạng nhện, lau cửa sổ bám đầy bụi… Tất cả những gì liên quan đến kỷ niệm ấu thơ. Rồi anh nấu nướng đơn giản cho qua bữa, ngắm trăng khuya hay đi ngủ sớm để ngày mai lấy sức tiếp tục công việc của mình. Tất nhiên sống vậy thì có hơi buồn, cô độc lặng lẽ nhưng được cái rất bình yên. Anh thấy cuộc sống như vậy hợp với mình vì anh chẳng còn có nhu cầu nào khác ngoài cố gắng giữ lại điều quý giá nhất đến chừng nào có thể. Anh lau dọn, sửa soạn, chuẩn bị đợi người về. Nhưng có những chỗ đã tan hoang theo thời gian, không thể nào lau dọn được nữa. Anh nhớ lại ngày xưa rồi dùng tâm tưởng mình

22


phục chế những chỗ hoang vu, đổ nát không cứu vãn được đó trở về nguyên hiện trạng. Thảng có khi vui lúc một vài đứa em hay một người bạn thuở nhỏ trở về, uống với anh một ly cà phê rất ngon mà anh để dành sẵn, nói chuyện xưa và đi thăm lại những tàn tích cũ. Trong những đêm khuya khoắt cũng có người về thăm qua giấc mơ vì thế giới anh giữ gìn có chỗ tạo dựng bằng tâm tưởng nên có thể xuyên vào những giấc mơ. Anh như thể một người giữ đền. Bằng tất cả sức lực và tâm tưởng mình anh phục chế và tạo dựng một thế giới ngày xưa để sau những đổ vỡ và đắng cay các người em và bạn hữu có một chốn quay về. Một ngày nào đó, khi tất cả chúng ta thành tro bụi thế giới đó vẫn còn lại, mở cửa cho ai đó vào tưởng niệm. Và nếu có cơ duyên, có người sẽ ở lại, thay anh làm kẻ giữ đền. Sài Gòn, ngày 17/2/2014

HOÀNG LONG

23


tiếp theo trang 21

NỬA THẾ KỶ MỘT DÒNG SÔNG lẫy lừng trong việc bảo vệ An Lộc, tái chiếm Cổ Thành, trấn giữ Bồng Sơn, Thường Đức v.v…Vâng, nhưng một đạo quân, dù tinh nhuệ bao nhiêu, các tướng lãnh dù tài ba thao lược bao nhiêu, trong một cuộc chiến chỉ nhằm mục đích tự vệ và kéo dài quá lâu, cũng không thể thắng một đạo quân xâm lược, cuồng tín và không từ chối bất cứ một phương tiện gì để đạt được mục đích thôn tính miền Nam. Những ai còn ở lại Sài Gòn sau 1975 chắc đã có nhiều cơ hội để thấy được sự khác nhau giữa hai người lính. Hãy xem hình ảnh một người lính miền Nam đầy nhân ái bao dung và rất là con người như nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn nhắn gởi mấy anh du kích: ta vốn hiền khô, ta là lính cậu đi hành quân rượu đế vẫn mang theo mang trong đầu những ý nghĩ trong veo xem chiến cuộc như tai trời ách nước ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi. (Chiến Tranh và Tôi, thơ Nguyễn Bắc Sơn) hay nhà thơ Trần Hoài Thư đối xử với tù binh: Trong túi ta một gói thuốc chuồn Bắt tù binh mời điếu thuốc

thơm Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm Mấy năm trời giày da bẹt gót Ngày lãnh lương về chợ dưỡng quân. (Ta Lính Miền Nam, Thơ Trần Hoài Thư) Những hình ảnh dể thương đó tương phản biết bao nhiêu khi so với thơ Tố Hữu dùng để đầu độc những người lính Cộng Sản: Chúng ta đang ở trên đầu chúng nó Đại bác ta sau rèm tre ngảnh cổ Trông xuống khoanh đồi nọ Ngon như một đĩa thịt bò tươi Ở dưới kia chúng nó đang cười Cười đi nhé các con ơi rồi chết... (Bắn Đi, thơ Tố Hữu) Khi ví những người bên kia chiến tuyến, dù người đó là Pháp, Mỹ hay đồng bào cùng máu mủ với mình, như một đĩa thịt bò tươi, quả thật trong người Tố Hữu đã không còn một chút gì để gọi là nhân tính. Người lính Cộng Sản bị mê hoặc bởi một ý thức hệ vong bản khủng khiếp đến nỗi chỉ biết hận thù, đấu tranh, giết chóc. Suốt đời họ được huấn luyện để nói dối, dối có hệ thống, dối một cách

hồn nhiên và dối trong cả những chuyện hiển nhiên nhất. Nhiều người nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam cho đến nay vẫn thắc mắc rằng, làm thế nào một miền Nam hùng mạnh lại dễ dàng mất về tay những anh chàng khờ khạo từ trong rừng xuất hiện. Đơn giản bởi vì nếu các anh không khờ khạo thì đã không chiếm được miền Nam. Nếu các anh biết thế nào là ý nghĩa của hai chữ chọn lựa và có quyền chọn lựa một cuộc đời để sống, thì các anh không dại gì chọn để chết. Thanh niên miền Bắc bị đầu độc rằng đồng bào miền Nam đang đói khát và ngày đêm chờ đợi họ vào để “giải phóng khỏi xích xiềng đế quốc.” Thế nhưng thực tế đã trái ngược. Đồng bào miền Nam đã bỏ cả làng mạc, ruộng vườn, nhà cửa, lưng cõng mẹ già, tay bế con thơ để tìm đường vào Nam lánh nạn. Cuối thế kỷ 20, nhưng thanh niên miền Bắc vẫn còn được dạy để tin rằng “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ và đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ.” Một đoạn trong bài thơ Ðịa Ngục Không Cửa Sổ của Việt Phương, thư ký riêng của Phạm Văn Đồng viết tại Hà Nội năm 1972 sau một chuyến được xuất ngoại với phái đoàn ngoại giao Cộng Sản: Tôi đã đến Paris phồn hoa tráng lệ Ði dưới trời tuyết lạnh Tôi ngẩn ngơ từng góc phố con đường Sao tôi thấy cảnh thanh bình xa lạ Từng đàn chim quanh quẩn dưới chân người Cuộc sống nơi đây tôi nào có biết Nhưng nhận ra ngay qua những nụ cười Ở nơi đó tôi thấy rất nhiều khác lạ

24

So với điều người ta dạy cho tôi Và từ đó hồn tôi bỗng “CỬA MỞ” Tôi khóc thầm cho dân tộc của tôi Hỡi Nhân Loại! Hãy giùm tôi mở cửa Bao nhiêu người đang ngu muội lầm than Trong địa ngục khổng lồ không cửa sổ. Thật vậy, từ sau 1954, miền Bắc Việt Nam chìm trong bóng đêm dài không một ánh trăng sao. Nửa đất nước là một địa ngục lầm than không cửa sổ. Theo hãng thông tấn AP, ngày 4 tháng 4 năm 1995, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ước lượng số người Việt Nam, trong đó có quân đội hai bên, đã chết trong 21 năm chiến tranh là 5 triệu 1 trăm ngàn người. Con số đó đại diện cho 12 phần trăm của toàn bộ dân số Việt Nam trung bình trong giai đoạn 1954-1975. Con số thật sự có thể còn cao hơn nữa vì nhà cầm quyền Hà Nội trong suốt thời kỳ chiến tranh chưa một lần công bố tổn thất về phía họ. Dù sai số bao nhiêu, năm triệu một trăm ngàn người chết và mất tích quả thật quá lớn trong một cuộc chiến địa phương trên một vùng đất nhỏ hẹp về địa lý và về dân số như Việt Nam. Câu nói “Miền Nam trong trái tim tôi” của Hồ Chí Minh đã phải đổi bằng 5 triệu mạng sống của nhân dân Việt Nam vô tội ở hai miền. Số lượng người Việt đã chết trong chiến tranh Việt Nam còn cao hơn cả tổng số 4 triệu 6 trăm ngàn người Do Thái bị giết trong thế chiến thứ hai. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn thương binh đang đếm những ngày tàn trên

đường phố Hải Phòng, Hà Nội. Đó là chưa kể tội ác của giới lãnh đạo Cộng Sản đối với hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị đày ải trong những trại tập trung dã man rải rác khắp ba miền. Đó là chưa kể số phận của một trăm năm chục ngàn “cô gái vót chông tải đạn” đã đánh mất tuổi thanh xuân trong rừng sâu nước độc Trường Sơn. Một đoạn trong bài thơ viết về nỗi đau của một người đàn bà hai đời làm mẹ, chăm sóc cho đứa con gái đã gởi lại Trường Sơn đôi chân ngà ngọc: Con trở về sau cuộc chiến tranh Không chàng trai nào đưa tiễn Không còn nữa lời thề non hẹn biển Mẹ là người duy nhứt đón đưa con Ừ, thì con về với mẹ Ngôi nhà ta bao năm rồi đơn lẻ... Mẹ hái hoa bưởi về gội tóc cho con đây Ôi mái tóc xanh dài dưới bàn tay nhăn của mẹ Vòm ngực con vẫn căng tràn sức trẻ Mẹ run lên khi chạm vào đôi chân ngà ngọc của con Gửi lại chiến trường Sự im lặng còn đau đớn hơn ngàn lần tiếng nấc Con ơi, làm sao mẹ quen được nỗi mất mát này ! ... (Trầm Hương, Hai Đời Làm Mẹ) Dù bên này hay bên kia Bến Hải, nỗi đau của bà mẹ Việt Nam nào cũng giống như nhau. Bao nhiêu máu Việt Nam đã đổ? Bao nhiêu xương Việt Nam đã rơi? Bao nhiêu thế hệ Việt Nam đã bị ném vào lò lửa của bạo tàn và tham vọng? Bao nhiêu tài nguyên đã bị tàn phá? Con số thật sự sẽ


Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang

không bao giờ được biết. Nỗi khổ đau của dân tộc Việt Nam sẽ không một ngôn ngữ nào tả được. Giới lãnh đạo Cộng Sản mỗi khi cất tiếng là nói về tổ quốc, nói về nhân dân nhưng họ đã làm gì cho đất nước Việt Nam ngoài tội ác diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam? Về mặt chủ quan, tại miền Nam trong suốt thời gian 21 năm từ ngày đất nước chia đôi, thành thật mà nói, chính nghĩa quốc gia dân tộc chưa bao giờ được xiển dương đúng mức. Miền Nam có chính nghĩa và chiến đấu dưới ngọn cờ bảo vệ tự do nhưng các nhà lãnh đạo miền Nam không trang bị cho họ và nhân dân miền Nam một ý thức dân tộc có hệ thống khả dĩ có thể đương đầu với hệ lý luận Cộng Sản. Ý thức dân tộc là điều kiện quyết định trong một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Ý thức dân tộc là niềm tin của mỗi người dân vào truyền thống anh hùng, bất khuất, độc lập, khai phóng, tự chủ và các giá

trị cao đẹp khác đã hun đúc nên nền văn hóa Việt Nam. Ý thức dân tộc giúp các nhà lãnh đạo chọn lựa các chính sách đúng, phù hợp với nhu cầu căn bản của người dân cũng như phù hợp với đà tiến hóa của nhân loại. Ý thức dân tộc giúp chúng ta thấy được những nhu cầu bức thiết ngay trước mắt và cả hướng đi lâu dài của đất nước trong thời đại mới, kỷ nguyên mới. Ý thức dân tộc giúp chúng ta hy sinh mà không cầu tư lợi và giữ được niềm tin ngay trong lúc cô đơn và đau đớn nhất. Ý thức dân tộc giúp chúng ta có được đức tính bao dung, bỏ qua được những bất đồng nhỏ nhặt giữa những người cùng chiến tuyến với nhau. Quý chú bác lãnh đạo miền Nam hiện đang lưu vong ở hải ngoại, trong giờ phút tĩnh lặng và chân thành nhất của tâm hồn, xin tự hỏi, trong thời kỳ còn nắm quyền hạn trong tay, quý chú bác đã xây dựng cho chính mình và các thế hệ lãnh đạo Việt Nam tương lai một hệ ý

tiếp theo trang 3

QUỐC HỌC THÂU HÓA SÁNG TẠO

hội. Cái mình đây là cả sinh lý lẫn tâm lý là cái lò nung nấu, hổn luyện, thâu nhận các vật liệu thôi phác để biến hóa thành sản phẩm mới, thành dụng cụ tùy theo hoàn cảnh mà ứng dụng hữu hiệu. Vậy cái “mình” đây là gốc, là thân của cái cây, học vấn thâu nhận như đồ tưới bón, đất đai mà kết quả ngọn ngành là hoa quả. Gốc cây xấu thì hoa quả không ngon, gốc cây tốt thì hoa quả đẹp đẽ mỹ miều, như nhà Ðại cách mệnh dân tộc Việt nam cận đại, Phan Tây Hồ đã nói với đồng bào toàn quốc ở Saigon khi mới ở Âu Tây về: “Có người hỏi luân lý ta mất thì ta đem luân lý của Âu châu về dùng hẳn có được không? Tôi xin trả lời rằng: Không! Một nước luân lý cũ đã mất là nước không có cơ sở, nay bảo đem

luân lý mới về thì biết đặt vào đâu? Vẫn biết phép chắp cây của người Tây tài tình thật nhưng nay đem một cây rất tươi tốt như cây luân lý ở các nước Âu tây kia mà chắp vào một cây đã cằn cộc luân lý ở Việt nam ta thì tưởng cũng không tài nào tốt đẹp, tưởng trước khi chắp cây cũng nên bồi bổ cho hai bên có sức lực bằng nhau đã. Tôi diễn thuyết hôm nay là cốt ý mong anh em nên cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta rồi sẽ đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu vậy”. (1) Ðấy là lời kêu thống thiết của một nhà ái quốc thấu triệt quán thông văn hóa Ðông Tây, một nhà chiến sĩ cho lý tưởng tự do, dân chủ của dân tộc, hy sinh tận tụy cho đến phút cuối cùng. Lời kêu gọi ấy cho tới nay vẫn chánh xác, chí lý bảo chúng ta hãy ý thức lấy mình trước đã, đừng

thức quốc gia dân tộc nào chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì khoan đổ thừa cho Henry Kissinger, Richard Nixon hay Gerald Ford đã làm chúng ta mất nước, và nếu câu trả lời là chưa thì cũng khoan trách tại sao Mỹ không viện trợ khẩn cấp 300 triệu Mỹ kim, mà cho dù 3 tỉ Mỹ kim đi nữa, thì số phận miền Nam, cuối cùng, cũng không khác bao nhiêu. Vẫn biết số phận của một nước nhược tiểu chẳng khác gì số phận của trái banh, sân cỏ trong trận cầu quốc tế, dù ai đi nữa cũng khó xoay ngược được thế cờ. Tuy nhiên, như người xưa đã nói “Tận nhân lực tri thiên mệnh”, ít ra, quý chú bác cũng nên tận tụy hy sinh cho đất nước của chính mình trước khi đổ thừa cho ai khác. Một số không ít các nhà lãnh đạo miền Nam, từng là sĩ quan trong quân đội Pháp hay đã phục vụ trong chính quyền thuộc địa Pháp. Mặc cảm hợp tác với Pháp đã làm cho họ xa cách, và trong nhiều trường hợp đã trở thành

tưởng có thể thoát xác Việt nam để học thành Tây hơn Tây, Mỹ hơn Mỹ. Cổ nhân Ðông phương bảo “tri kỷ tri bỉ”, phải biết mình trước rồi mới có thể biết được người, vì chúng ta chỉ có thể biết được người qua mình thôi. Sở dĩ như thế đối với vấn đề học vấn của chúng ta ngày nay là vì chúng ta không muốn mãi là đứa học trò, hết học thầy Tầu đến học thầy Tây, hết thầy Tây sang thầy Mỹ. Chúng ta muốn thành người trưởng thành tự do, độc lập chứ không muốn: Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con. (Tản Ðà) Tóm lại đã đến lúc trí thức Việt nam cần cái học “Thâu hóa sáng tạo”. Muốn sáng tạo thì những kiến thứ thu lượm vào phải được tiêu hóa đi, không phải là một mớ kiến thức hổn độn, góp nhặt bắt chước máy móc nguyên văn của người; “người làm sao bào hao làm vậy”, mà rồi: “Hẩu tố, Mét xì thông mọi tiếng Chẳng sang Tầu cũng tếch sang Tây!” (Tú Xương) Cách đây hơn ba mươi năm, một nhà cai trị người Pháp là E. Vayrac đã nghiên cứu và xây dựng tiền đồ quốc học Việt nam có viết kết luận như sau:

25

đối nghịch với cảm tình vốn có của dân chúng đối với cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam. Thái độ “có tật giật mình” đó ảnh hưởng tai hại đến các chính sách đối với văn nghệ sĩ và các tác phẩm yêu nước được sáng tác trước 1954, ảnh hưởng tiêu cực trong phương pháp tuyên truyền, địch vận và cả trong khả năng kích thích lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam trong trận chiến một mất một còn với Cộng Sản. Một bản nhạc “Tiếng Hát Sông Lô” của Phạm Duy, một bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” của Hoàng Cầm đã làm chú bác khó chịu rồi thì làm sao tạo được niềm tin trong các thế hệ thanh niên miền Nam. Đọc lại lịch sử, ngay từ hiệp ước Giáp Tuất 1847, thực dân Pháp đã bắt đầu theo đuổi chính sách chia ba miền để dể bề cai trị. Chính sách đó, không tránh khỏi, đã thu hút một số người Việt tại miền Nam theo Pháp hay hoạt động trong khuôn khổ luật định của Pháp. Nếu

“Cái chương trình người An nam nên theo (để có một nền văn học đặc biệt) đã bày ra đấy. Có thể tóm lại ba câu như sau: 1. Nghiên cứu văn hóa Âu châu. 2. Nghiên cứu văn hóa cổ điển Trung Hoa. 3. Ðừng bỏ phần quốc túy của mình. “Phải nên dịch cho thật nhiều các sách Tây và Tầu. Lại phải cẩn trọng mà thu thập lấy cái kho báu của tổ tiên để lại, không những văn chương thành sách hay văn chương truyền khẩu mà cả những truyện cổ tích xưa, phong tục, tập quán, những sự tư tưởng sai lầm nữa: nói tóm lại là hết thảy cái gì do hồn chung của nước tự nhiên sản xuất ra và đã qua đời nầy sang đời khác gồm cả sự sinh hoạc của dân tộc về đường lối trí thức tinh thầy vậy. Khi nào các phần việc dự bị như thế tiệm thành thì bấy giờ các nhà văn An nam mới xuất hiện. Tài liệu đã sẵn sàng, có thể ra tay sáng tạo nên một nền văn chương đặc biệt. Ba cái nguồn văn đã biết rõ, sẽ lấy vật liệu ở đấy, dung hóa hổn hợp lại mà kết cấu ra sách vở. Nhưng cái mạch văn có đặc sắc hơn nhất là cái kho báu những truyện xưa tích cũ cùng là tục ngữ ca dao, xưa nay thường không hay chú ý đến. Ấy là cái kho vô tận,

thực dân Pháp, vì một lý do nào khác đã theo đuổi chính sách “Bắc kỳ tự trị”, thì người Việt miền Bắc cũng sống trong một hoàn cảnh chính trị tương tự như thế mà thôi. Mặc dù lớn lên trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của miền Nam, các nhà cách mạng miền Nam đã thể hiện lòng yêu nước theo những phương cách thích hợp với hoàn cảnh chính trị tại miền Nam và điều kiện trưởng thành của họ. Nhiều nhà yêu nước đã tranh đấu công khai, hợp pháp, và tìm cách thay đổi vận mệnh đất nước bằng cuộc vận động dân chủ ôn hòa, tuy có thể chậm hơn nhưng bền vững. Các tư tưởng dân chủ Châu Âu của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu cũng đã qua cánh cửa tâm hồn khai phóng của Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh mà du nhập vào Việt Nam. Và nhờ đó, miền Nam đã trở thành chiếc nôi của nền dân chủ Việt Nam thời hiện đại. Thật cảm động tiếp theo trang 26

nếu biết khéo lợi dụng thì cũng đủ tài liệu làm nên văn chương hoạt bát hùng hồn. Chính nhờ đó mà văn chương Việt nam sau này sẽ có một giọng mới lạ, trong rừng văn học thế giới chưa từng nghe thấy bao giờ”.(2) Trong cái văn chương Việt nam ấy, chúng ta có thể tìm hiểu được cái tâm hồn của xã hội nông nghiệp gồm tới 90% nông dân. Ðấy là bắt đầu tìm hiểu về mình để vun tưới cho cái gốc cây luân lý Việt nam trở nên tươi tốt mạnh mẽ trước khi tìm chắp vào nó cái cây luân lý Tây phương theo luận điệu Phan Tây Hồ. Ðấy là phương pháp giáo dục Việt nam ngày nay nhằm mục tiêu “Thâu hóa sáng tạo”. Và đấy chính là thuộc vào một chương trình Quốc học Việt nam hay là Việt học, vì Quốc học là cái học về Quốc sử Quốc văn và Tư tưởng hay Quốc hồn Quốc túy mà chúng ta bỏ mất cái sợi dây truyền thống từ ngày nước mất chủ quyền cho một chính quyền ngoại lai ở Âu Tây đến, hoàn toàn xa lạ với văn hóa của mình. Bị cắt đứt liên hệ tự nhiên với bối cảnh lịch sử văn hóa Ðông phương, vốn đã từ bao thế kỷ hun đúc nên văn hiến của mình, để phải thâu nhận một thứ văn tiếp theo trang 27


tiếp theo trang 25

NỬA THẾ KỶ MỘT DÒNG SÔNG biết bao khi đọc lời kể của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh về chuyện đi Pháp của ông: “Trước khi tôi rời khỏi xứ để sang đây du học, cha tôi đã dẫn tôi lên lăng ông Lê Văn Duyệt và bắt tôi phải thề trước mộ của Ngài Tả Quân rằng: Tôi không bao giờ chạy theo danh lợi sau khi đã thành tài, mà phải đem tài năng đã học được phục vụ cho công cuộc giải phóng giống nòi thoát khỏi ách nô lệ của Pháp. Tôi nguyện đeo đuổi đến cùng chí hướng của mình dù phải hy sinh cả cuộc đời.” (Theo Lê Tùng Minh trong biên khảo “Nguyễn An Ninh, Nhà Cách Mạng Dân Chủ Tiền Phong Trong Lịch Sử Hiện Đại Việt Nam”). Không ai phủ nhận lòng yêu nước của các nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học chủ trương cứng rắn đối với thực dân Pháp, nhưng để nhìn xa vào tương lai dân tộc, thì phương cách đấu tranh ôn hòa, trực diện, tiết kiệm máu xương của

những nhà tư tưởng Duy Tân như Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh thích hợp với xu hướng phát triển của thời đại hơn. Năm 1925, chàng thanh niên 25 tuổi Nguyễn An Ninh đã nói những lời như tiên tri: “Đối với nước Annam ngày nay (năm 1925), giành lại độc lập là quá sớm. Vì chúng ta chưa đủ sức gìn giữ độc lập đó, và sẽ mất nó ngay hôm sau ngày chiến thắng. Chúng ta chưa có đầy đủ ý thức kỷ luật và ý thức khoa học cần thiết đã tạo thành sức mạnh cần thiết cho các dân tộc văn minh, hiện đại.” (Theo Lê Tùng Minh, đã dẫn ở trên). Các nhà lãnh đạo miền Nam, thay vì nối tiếp sự nghiệp của Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm v.v.. vận dụng sức mạnh dân tộc cùng lúc với mở mang dân trí, can đảm giải thích hoàn cảnh khó khăn của cá nhân họ và thể hiện lòng yêu nước bằng các chương trình canh tân đất nước cụ thể, đã xô đẩy nhau vào những cuộc

tranh quyền đoạt lợi triền miên. Trong khi giới lãnh đạo Cộng Sản đồng hóa cuộc cuộc chiến tranh chống Mỹ, là bước nối tiếp tự nhiên của cuộc chiến tranh chống Pháp, thì các nhà lãnh đạo miền Nam, vì lý do cá nhân hay vì thiếu kiến thức chính trị, không thể chứng minh đó là hai cuộc chiến hoàn toàn khác biệt về mục đích, chẳng những không liên hệ gì nhau mà còn mâu thuẫn nhau. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp là cuộc chiến đầy chính nghĩa của toàn dân và cuộc chiến Việt Nam sau 1954 là chiến tranh ý thức hệ xâm lược nhằm xích hóa Việt Nam. Đảng Cộng Sản như loài dây chùm gởi độc hại đang hút dần chất nhựa nguyên trên cây cổ thụ bốn ngàn năm Việt Nam. Do đó, cơ sở lý luận quyết định và cốt tủy để thắng được Cộng Sản là tách họ ra khỏi dân tộc và chứng minh tính mâu thuẫn, tính đối kháng, tính phản khoa học trong khẩu hiệu “Dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội” mà họ cho là mục tiêu Việt Nam đang hướng tới. Nửa thế kỷ, một dòng sông. Năm mươi năm, một bài học đầy xương máu. Vận mệnh dân tộc đã đặt trên vai quý chú bác những trọng trách quá nặng nề so với khả năng gánh vác của quý chú bác. Quý chú bác đã đi qua một chặng đường dài, dù thành công hay thất bại cũng đã là lịch sử. Kinh nghiệm của quý chú bác sẽ là những bài

học cần thiết cho các thế hệ mai sau. Những điều quý chú bác viết, trong chân thành và trân trọng, sẽ là những tài liệu lịch sử vô cùng quý giá. Những chiếc lá vàng sẽ rụng đi nhưng chồi xanh sẽ mọc. Tuổi trẻ Việt Nam học lịch sử không phải để rồi trách móc các thế hệ ông cha nhưng học để làm lịch sử, để tránh những vết xe đã một thời làm nghiêng đổ non sông, và quan trọng nhất, để biết giữ gìn văn hóa Việt Nam. Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã nói trong buổi diễn thuyết đầu tiên của ông tại Sài Gòn năm 1923: “Dân tộc nào để cho nền văn hóa ngoại bang ngự trị thì không thể độc lập thật sự vì văn hóa là tâm hồn của dân tộc.” Lời nói của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh 80 năm trước đến hôm nay vẫn còn là tiếng kêu trầm thống. Năm mươi năm qua, nền trời văn hóa Việt Nam đã và đang bị che khuất bởi những đám mây đen, từ Nho Giáo lạc hậu đến Thực Dân bóc lột và hôm nay Cộng Sản độc tài. Câu nói của chàng thanh niên Việt Nam 23 tuổi Nguyễn An Ninh, vì thế, xứng đáng là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. Câu ngạn ngữ Đông phương nhưng rất phổ biến ở Tây phương: “Đừng nguyền rủa bóng tối mà hãy thắp lên ngọn nến” chưa bao giờ ý nghĩa hơn hôm nay. Việt Nam sẽ có

tự do và no ấm. Đêm dài độc tài Cộng Sản sẽ tan đi trong bình minh dân chủ. Vâng. Nhưng để đạt được các mục tiêu đó, trước hết, mỗi người Việt, dù ở đâu, hãy thắp lên trong lòng mình ngọn nến được làm bằng chất liệu thuần túy Việt Nam. Đừng đổ thừa ai và cũng không nên hoàn toàn trông cậy vào ai khác để mang cơm no áo ấm đến cho dân tộc mình. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã phát biểu khi Thống Đốc Pháp thẩm vấn ông tại Côn Đảo 1908: “Người nước Nam chui núp dưới chính thể chuyên chế trên ngàn năm, chưa có tư cách quốc dân độc lập, dầu có nhờ cậy sức nước ngoài thì chỉ diễn cái trò “dịch chủ tái nô” không có ích gì.” (Theo Vọng Đông, Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam). Năm mươi năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trể hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội nào khác. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam. TRẦN TRUNG ĐẠO

DR. D. DENTAL DANIEL DZUNG TRAN, D.D.S.

COSMETIC & GENERAL DENTISTRY

10451 Bolsa Ave., Ste. 110. Westminster, CA 92683 (Trong khu Nhà Hàng Đồng Khánh)

714.839.3636 714.839.3837

DANIEL DZUNG TRAN, D.D.S.

26


Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

tiếp theo trang 25

QUỐC HỌC THÂU HÓA SÁNG TẠO

hóa phương tiện su thời, cho nên chúng ta chỉ mới thâu hóa, chưa kịp tiêu hóa thì còn làm sao mà sáng tạo. Cho tối 1945, nền giáo dục Ðại học Việt nam là một giáo dục vô hồn vì không có Văn khoa để đem lại cho ta cái hồn dân tộc. Cái hồn Ðại học phải sang bên Pháp để mượn hồn Gaulois đặng lắp vào cái thân Lạc việt, cũng như ngày nay chúng ta phải mượn hồn Văn khoa của các nước ngoài, nhất là Âu mỹ vậy. Về cuối thời Trần, khi Nho học đã bắt đầu thịnh, các nho sĩ Việt trứ danh như Lê Bá Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu bị cái học Tống nho chưa tiêu hóa làm cho tự ti mặc cảm đối với Tầu mà quên mất mình, bị nhà Vua Trần Minh Tông trách mà cảnh cáo “Quốc gia tự hữu thành hiến, Nam Bắc các dị”, nghĩa là “Nước nhà tự có hiến pháp rồi, phương Nam với phương Bắc khác nhau”. Lời cảnh cáo bọn Nho sĩ vọng ngoại bấy giờ của vua Trần Nghệ Tông còn gay gắt minh bạch hơn nữa: “Tiên triều lập quốc, tự hữu pháp độ, bất tôn Tống chế, cái dĩ Nam Bắc các đế kỳ quốc, bất tương tập dã. Ðại trị gian bạch diện thư sinh dụng sự, bất đạt lập pháp vi ý, nãi cử Tổ Tông cựu pháp khắp hướng Bắc tục thượng an bài, nhược y phục nhạc chương chi loại, bất khả mai cử.”(3)

Nghĩa là: “Các triều đại trước lập nên nước đã tự có chế độ pháp tắc, không tôn sùng chế độ nước Tống, bởi phương Nam phương Bắc đều tự chủ lấy nước mình, không nên bắt chước lẫn nhau. Kể từ niên hiệu Ðại Tri (1358) vì bọn Nho sĩ non nớt cầm quyền chính, không hiểu cái ý tứ sâu xa lập pháp của Tổ Tông mới đem tất cả phép cũ mà đổi theo như phép của nhà Tống bên Tàu, ví như về y phục, âm nhạc, và nhiều việc khác nữa không thể nói ra”. Và chính bọn “bạch diện thư sinh” ấy như Lê Bá Quát, Trướng Hán Siêu đã nhai lại chủ thuyết Tống nho “tịch dị đoan” bài bác các học phái khác với mình nghĩa là Lão học và Phật học để làm bài văn bia chùa Thiên phúc (Bắc gian) muốn đả kích đạo Phật ở Việt nam mà phải thú nhận đương thời “Ðạo Phật cảm động lòng người, sao mà được người ta tin thâm sâu và bền vững thế”. Và chính trong giới nho sĩ “bạch diện thư sinh” ấy có cái học vọng ngoại nô lệ vô hồn cho nên mới có những “kẻ sĩ” như Trần Thiên Bình sang Tàu cầu khẩn vua nhà Minh đem quân xâm chiếm nước nhà lấy cớ phù chính nghĩa nhà Trần, dẹp ngụy quyền nhà Hồ. Quả nhiên quân Minh đã biến Việt nam thành quận huyện Tàu, và nếu không có anh hùng áo vải trong giới nông dân

nổi lên như Lê Lợi đứng ra gọi hồn nước mà đoàn kết nhân tâm, triệu người như một, nếu không có nho sĩ Nguyễn Trãi trung thành với cái Hồ Quốc học của Trần Thái Tông để phò giúp “Bình Ngô”, thì Việt nam đã theo gót Quảng đông, Quảng tây từ thế kỷ XV thành một tỉnh của Trung quốc, người Việt đã thành dân Tàu. Và cũng chính “kẻ sĩ” bạch diện thời hậu Lê đã sang Tàu mời Tôn Sĩ Nghị chiếm đóng Thăng long gọi là để phù chính nghĩa Lê Chiêu Thống mà dẹp ngụy quyền Quang Trung. Ðấy là hậu quả của cái nền Giáo dục Quốc gia không có tinh thần Quốc học “thâu hóa sáng tạo” vậy. Quốc học như trước đây nhà học giả Nguyễn Trọng Thuật, trong bài “Ðiều đình cái ân Quốc học” đã giải thích trong khi tri thức Việt nam đương thời phân vân về ý nghĩa Quốc học. Ông đã viết: “Học thuật các nước trên thế giới đến ngày nay là hoàn bị và tinh tế, song lấy quốc tính mà phân ra thì có hai loại là Quốc học và Thế giới công học. Quốc học là cái học riêng chỉ một mình nước ấy có. Thế giới công học là cái học chung của các nước học lẫn nhau. Xem Á Tuyền thị ở Trung Quốc thời Quang tự giải thích như sau đủ hiểu Họ Á Tuyền có dịch một quyển sách Hóa học của Nhật bản rồi tự viết lấy bài tựa nói: “Có cái học độc hữu của một nước, có cái học công hữu của thế giới. Như lịch sử, địa lý, quốc văn, chính trị, pháp luật v.v... nước nào có tính chất của nước ấy, là cái học độc hữu của một nước đó. Như học về tự nhiên giới, học về nguyên lý, ấy là cái học công hữu của thế giới đó. Song song trong cái học công hữu của thế giới, cũng có cái học độc hữu riêng của một nước. Như về vật lý thì nói tường

27

đến cái sở sản của bản quốc hơn. Về lý hóa thì nói tường đến những nghề nghiệp phẩm vật của bản quốc hơn; rồi đem những tài liệu của bản quốc mà chứng tỏ, lấy tiếng chữ bản quốc mà ghi chép cho nó thích hợp với tính chất riêng của nước mình. Ấy như thế thì tuy là cái học công hữu của thế giới mà thực là cái học độc hữu của một nước.” Nguyễn Trọng Thuật lại nghiên cứu cái tinh thần thâu hóa sáng tạo của Nhật bản ngày nay nhờ có sự chấn hưng Quốc học mà trở nên cường thịnh. Gia Khang (người dựng họ Giang thệ Mạc Phủ trường trị) trong 256 năm (1611-1967) dẹp yên các phiên rồi xếp việc võ, tu việc văn mà văn học mới hưng thịnh hơn trước, Nho với Phật chiếm cứ cả cõi tư tưởng của người trong nước. Bấy giờ có người xướng lên đêm quốc giáo thần đạo, quốc văn, cổ điển hợp làm một môn học gọi là Quốc học để đối với Nho học và Phật học mà không quên Quốc túy vậy. Cho nên sử chép: “Bản cư Tuyền tràng xướng ra Quốc học” (Bản cư Tuyền trường năng ngôn quốc học). Ấy cái danh từ Quốc học nghĩa mới xuất hiện ra học giới Nhật bản từ đó. Từ đó về sau mấy môn cốt yếu của Quốc học, người ta tìm thêm mãi ra. Thần đạo thì mượn nghĩa lý của Nho, Phật mà nhuận sắc vào. Cuối đời Ðức Xuyên có Bình Ðiền Ðốc Giận phát huy nghĩa cổ ra mà nói rằng: “Thiên Hoàng là thần nhân hiện ở thế gian (Thiên Hoàng vi hiện thế nhân thần) thì tế tự với chính trị phải nhất trí. (Tắc tự đương tế chính nhất trí). Nay nhà làm tôn giáo sử gọi lối Thần đạo này là Quốc thể Thần đạo có chép rằng: “Quốc học giả phục xướng thủ Quốc thể Thần Ðạo, dĩ tôn sùng cổ điển, cảnh ngưỡng kiến quốc sơ niên chĩ tế chính nhất trí). Nghĩa là: “Phái

Quốc học lại xướng ra lối Quốc thể Thần đạo để tôn sùng cổ điển, trông lên nhớ phép tế tự với chính trị nhất trí, từ thủa mới dựng nước khi xưa”. Cũng nhờ đó mà kết quả giúp cho Vua Minh Trị được phục chính, thành được nghiệp Duy Tân. Người Nhật bản nay thâu thái văn hóa Thái tây làm nên phú cường mà vẫn giữ được Quốc chính, Quốc hồn cũng lại nhờ có khoa Quốc học ấy nó thường thưởng hoán tỉnh vậy”(4) Xem thế đủ biết Nhật bản mà có được khả năng thâu hóa sáng tạo văn hóa Âu Mỹ ngày nay, không mất quốc tính là nhờ họ chấn hưng Quốc học của họ vậy. Nước ta, cái tinh thần Quốc học ấy đã cực thịnh ở thời nhà Lý nhà Trần là hai triều đại thịnh vượng hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc. Tuy Viện Quốc Học được dựng lập vào thời đầu nhà Trần năm 1253 do Trần Thái Tông xướng ra và thi hành trong nước, mở khoa thi chung cả ba truyền thống giáo lý lớn Ðông phương là Phật, Nho, Ðạo vào năm 1251 như còn ghi chép rõ rệt trong các sử sách. “Nguyên phong nguyên niên, thu bát nguyệt thi Tam giáo chư khoa. “Nguyên phong tam niên, hạ, lục nguyệt lập Quốc Học Viện - Thu bát nguyệt giảng Vũ đường, cửu nguyệt chiếu thiên hạ nho sĩ nghệ Quốc tử Viện giảng Tứ thu Ngũ kinh. (5) Nghĩa là: “Năm Nguyên phong thứ I, mùa thu tháng 8 mở khoa thi chung cả ba giáo lý lấy người ra làm quan. Năm Nguyên phong thứ III mùa hè tháng 6 dựng ra Viện Quốc học. Mùa thu tháng tiếp theo trang 30


Sen #1

SEN

TRẦN MẠNH ĐỨC

28

họa sĩ TRẦN MẠNH ĐỨC hiện sống và làm việc ở Nha Trang


Sen #2

Sen #3

29


Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

tiếp theo trang 2

VẠN HẠNH THIỀN SƯ

CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU cả cuộc đời của mình? Đồng thời Vạn Hạnh còn thông suốt tường tận ba luồng tư tưởng phổ thông của thời bấy giờ. Ba tư tưởng đó là: Nho học, Đạo học, và Phật học. Dĩ nhiên ba luồng tư

tưởng nầy vốn có những nét dung hợp và đồng thời có những điểm khác biệt trong vài khía cạnh. Về Khổng Học, chỉ dùng suy tư và học tập “có học lại những kinh nghiệm của người xưa mà không

phê phán suy nghĩ thì mơ hồ, suy nghĩ phê phán mà không có tài liệu học tập thì nguy hại” Cái học nầy là giáo điều không uyển chuyển nên lắm lúc tạo những tôn thờ phi lý không dám đối nghịch

lại một vài dữ kiện không thích hợp với bối cảnh và trạng huống trái ngược. Dung hòa cả ba tư tưởng ấy trong con người của Ngài hẳn chắc phải sinh ra những tương phản và mâu thuẫn, xung đột trong

quan niệm, và nếu có tổng hợp thì điều này cũng trá hình của những sinh khắc, vì vậy Vạn Hạnh chưa tìm ra được tổng thể bất phân ly trong những luồng tư tưởng ấy. tiếp theo trang 32

tiếp theo trang 27

QUỐC HỌC THÂU HÓA SÁNG TẠO

8 mở trường Võ, tháng 9 sắc cho nho sĩ trong nước đến Viện Quốc học nghe giảng Tứ thu Ngũ kinh là kinh điển Nho giáo” Ðặc biệt là từ thời Lý, vua Lý cho dựng miếu thờ Thần Ðồng Cổ Sơn ở tại kinh đô đển cho quân dân vua quan hằng năm đến để làm lễ hết sức nghiêm trang “uống máu ăn thề”, thề rằng: “Vi thần tận trung, vi quân thanh bạch!” “Người làm bầy tôi hết lòng vì nước! “Người làm quan chức giữ trong sạch!” Như thế đã chứng minh tinh thần lập quốc của triền Lý, triều Trần, đề cao chủ quyền Quốc gia Dân tộc, suy tôn Quốc thể, hợp nhất chính trị với tín ngưỡng tôn giáo, Ðời với Ðạo lấy làm tinh thần Quốc học thâu hóa sáng tạo. Bởi vì học là học cho mình cho nên trước hết phải ý thức lấy mình, nhất là đối với các dân tộc từng mất chủ quyền, bị ngoại lai đô hộ thì công việc trở về phản tỉnh về mình, về dân tộc ở quá khứ trong một nền Quốc học lại càng khẩn thiết. Khi nhà Lý mới xây dựng một quốc gia dân tộc thoát ly khỏi

hơn một ngàn năm Bắc thuộc, ở vào hoàn cảnh địa lý văn hóa và chủng tộc giao lưu, đứng giữa bao nhiêu thế lực mâu thuẫn xugn đột phức tạp vô cùng, Thiền sư Vạn Hạnh đã lấy thực nghiệm tâm linh để đạt tới cái Nhất tính sáng tạo (l’Unité créatrice) tức là cái ý thứ Nhất quán ở điểm gặp gỡ hay chưa phân hóa Thời gian Không gian gọi là “Dung Tam Tế”, hợp ba cỏi quá khứ, hiện tại, vị lai tại Tâm Thiền vậy. Và nhà Lý đã có được cái ý thức hệ Ðại việt là cả một Vũ trụ qua kết quả của thâu hóa cái học thế học của Trung hoa do Khổng Mạc và Lão Trang đại biểu với cái học siêu thế gian của Ấn Ðộ do Phật đại biểu, hợp vào Thần Ðồng Cổ Sơn bản xứ, đại biểu cho Tổ quốc, để sáng tạo ra cái cơ cấu tổ chức Quốc gia Xã hội: - Thần - Phật - Ðình - Chùa - Ðời - Ðạo Ðể điều hành và bản vệ lâu bền thế quân bình cuả cái quốc gia xã hội ấy, nhà lãnh đạo phải có được cái tâm Thiền “dung tam tế”. Tâm Thiền “dung tam tế” là cái ý thức vũ trụ “Thiên

Ðiạ chi tâm”, là cái ý thức đại đồng mà Vạn Hạnh đã đạt tới bằng phương pháp Thiền định, tiêu trừ biên giới cá nhân để nối vào nhịp điều lý vận hành của nguồn sống vô biên, cho nên bảo là “nhậm vận”. Giữa ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ không còn biên giới nữa là cái tinh thần Duy nhất chưa phân hóa ra thời gian và không gian cùng với những ý niệm Có hay Không của danh lý và tri giác quan. Ðấy là cái ý thức nhân bản toàn diện hợp tình, hợp lý mà Daniel Rops đã giới thiệu gọn như là: “L’expression compliète de l’homme en fonction d’une part des conditions transitoires du temps et du sol sur lequel il vit et, d’autre part, de la réalité transcendante de son être par laquelle il dépasse ces conditions mêmes”. (6) “Biểu diễn đầy đủ của con người tùy theo một mặt những điều kiện biến đổi của thời gian và đất đai ở nơi nó sinh sống, và một mặt khác, tùy theo cái thực tại siêu nhiên của bản tính tồn tại nhờ đấy nó vượt lên trên chính những điều kiện kia”. Cái nhân bản toàn diện trên đây là một nhân bản khai phóng chứ không phải trí thức khái niệm như một hệ thống đóng cửa vì ở đây là một quá trình thực nghiệm tâm linh của Thiền Tông đặc biệt Việt Nam là Thiền hành động nhập thế vào đời để quên mình cho đoàn thể dân tộc như Thiền sư Phù Vân đã khuyên vua Trần Thái Tông “lấy tâm thiên hạ làm tâm, lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn”.

30

(Dĩ thiên hạ tâm vi tâm, dĩ thiên hạ dục vi dục” Thiền Tông chỉ nam tự). Vậy nhân bản Thiền là nhân bản khai phóng lấy thực tại nội tại siêu nhiên (immanent transcendant) làm cơ bản hợp sáng cho nên có khả năng thâu hóa sáng tạo, không bài ngoại một phương diện nào của sinh tồn, trọng các khuynh hướng khác với mình mà cảm thông để cộng sinh tiến hóa như Mâu Tử đã tuyên bố trên đất Giao chỉ đầu thế kỷ nguyên Dương lịch: “Các tư tưởng khác nhau như là mặt trời mặt trăng, đều sáng cả, mỗi đàng có chỗ soi chiếu riêng của nó”. Hay là như Thiề sư Ngộ Ấn nói: “Vô thượng Pháp vương tại thân vi Phật, tại khẩu vi Pháp, tại tâm vi Thiền, tuy thị tam ban kỳ qui tắc nhất. Dụ như tam giang chi thủy, tùy xứ lập danh, danh tuy bất đồng, thủy tính vô dị.” Nghĩa là: “Ðấng vô thượng Pháp vương hay là Chủ tể tối cao ở tại thân mình là Phật nhập thể, ở miệng nói giáo lý, ở tại trong tâm lý là Thiền hay là ý thức siêu trí thức. Tuy là ba phương diện mà đều hướng về một mối. Ví như nước ở ba dòng sông, tùy địa phương mà có tên gọi, tên gọi tuy có khác nhau nhưng bản tính của nước thì giống nhau cả”. Ðấy chính là tinh thần tôn giáo đại đồng mà hiện đại Thánh Ramakrishna đã thực hiện và truyền cho Vivekananda” Sú mệnh của Sư phục tôi cho nhân loại là: “Hãy thành tâm linh và thực hiện chân lý vì mình.” Người mong ở chúng ta hy sinh để cứu vớt đồng loại. Người

mong ở chúng ta chấm dứt nói suông về tình yêu thương con nhỏ của ta mà phải hành động đi để xác chứng cho lời nói của mình. Ðã đến lúc phải hỷ xả, phải thực hiện và bấy giờ sẽ thấy sự hòa điệu của các tôn giáo trên thế giới. Các vị sẽ thấy không có chi cần phải cãi cọ, và chỉ đến bấy giờ các vị mới thấy sẵn sàng giúp đỡ nhân loại. Sứ mệnh của Sư phụ tôi là để tuyên bố và chứng minh rõ ràng cái đồng nhất tính cơ bản trong tất cả tôn giáo. Các tôn sư khác đã dạy những giáo lý riêng biệt mang tên tuổi của mình, nhưng vị Ðại Tôn sư này của thế giới thế kỷ XIX không có đòi hỏi chút gì cho riêng mình cả. Ngài không từng đụng chạm vào một tôn giáo nào, Ngài hoàn toàn tôn trọng tất cả bởi vì Ngài đã thực hiện thấy sự thật các tôn giáo đều là bộ phận và phần tử thuộc vào một Tôn giáo vĩnh cửu”.(7) Văn hóa thâu hóa sáng tạo càng khác nhau thì nguyên lý nhất quán sáng tạo càng phải sâu rộng bấy nhiêu, và nếu sự thâu hóa chưa nhất quán thì tức là chưa tiêu hóa được những kiến thức đã thu lượm ở ngoài vào để biến thành máu tủy của mình, thì làm sao mà sinh hóa ra các tế bào mới? Việt Nam chúng ta ngày nay không những đứng ở giữa ngã ba các trào lưu văn hóa Ấn Hoa như thời nhà Lý ở trên đấn Giao chỉ. Chúng ta hiện đứng ở trung tâm Ðông Nam Á châu là nơi có các ngọn gió bốn phương thổi lại, đất lý tưởng cho sự thâu tiếp theo trang 32


Thơ LÊ GIANG TRẦN

vãng sanh hết những hôn trầm nhân duyên UYÊN NGUYÊN

Lòng luôn niệm Ðại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát là nhịp tim nhịp thở khởi niệm là nương nhờ thậm thâm là chân thật ôi tâm Kinh Kim Cương đã quay về Pháp Cú tỉnh dậy giữa khuya lơ nằm im theo hơi thở. (Tim lưu vong, tr.129) Trạm Người Quá Bước, là cuộc chịu chơi hay chịu trận? Hầu như tất cả những bài thơ và văn trong tập, tôi hình dung ra một Lê Giang Trần hơn nửa đời nhứ nhừ trong phong vận kiếp Người. Bảo đó là trạm, thì sau ngày quá bước họ Lê sẽ đi đâu? Và trước đó, Người Thơ từ đâu mà đến? Câu hỏi mang ra chừng không dễ trả lời, chỉ thấy đâu đó giữa hai bờ vực thẳm của điểm khởi đầu lên đường và chốn dừng chân, âm vang cuộc lữ mà có lần Tuệ Sỹ gọi đó là “Phương Trời Viễn Mộng.” Với Lê Giang Trần, Quá Bước Trạm Người cũng chỉ vì một lần té ngã, nhưng cú ngã trượt dài cho hết thân phận bể dâu của một quê hương chia lìa, và nghĩa tình bè bạn mới ngày hôm qua, thoắt theo

nhau biệt tích. Có thật chăng chẳng một ai vui thú ở trạm Người, nên đến, rồi đi? Người Thơ ở đâu và lúc nào cũng nặng mang niềm trắc ẩn của kẻ lưu vong. Nói như thế, là khiến cho niềm cô độc hiện hình, con người luôn luôn cảm thấy mình côi cút, bất lực vì sự chết như lưỡi hái treo trên đỉnh đầu, và cả sự sống chi phối, dập vùi.

phát ra tiếng. Vậy thì vọng âm để làm gì? Ðể dìu người ra khỏi chốn hôn trầm.

Cô đơn cô độc mồ côi con trùng tinh chợt ngừng bơi hóa người chưa ra đời đã khóc cười ai xô mà té vào loài tử sinh? (Công Án, tr. 92)

Thôi trái tim, đã đến giờ sống lại trả trí óc cuồng, ra khỏi hoang mê. (Tim Lưu Vong, tr.129)

Cuối cùng, con người biết nương tựa vào đâu để tồn tại? Thi sĩ họ Lê đã nương tựa vào Tình Yêu mà chịu chơi chịu trận cho hết một cuộc lữ. Hôm nay thơ ra đời, như quyển kinh gối đầu đêm đêm chú tụng, vì còn mong sau này Thơ vãng sanh hết những hôn trầm nhân duyên. (tr.92) Với một câu thơ này thôi, thi sĩ họ Lê đã xóa hết mọi gốc tích giang hồ phong ba kiếp Người, chỉ còn Thơ vĩnh viễn ngân nga, reo rắc trong trời Không. Ở chùa, chuông mõ cũng

31

Trạm Người một lần quá bước, e cũng là đủ! Với Lê Giang Trần đến là nhân duyên, đi là sở nguyện. Và tiếng Thơ là vọng âm của cuộc lữ, dìu Người Thơ đi qua hết một trận hoang mê nơi cõi tạm.

Nương theo ý câu kết của bài Dòng Mực Chảy Tươi Xanh trang 76 mà tác giả đã viết: “Trời bỗng tạnh mưa sau tiếng thở dài,” tôi chỉ mong sao là mỗi chúng ta, sau trời mưa, sẽ tạnh một tiếng thở dài. Tiếng thở dài sau cuối của những ngày lưu vong! Mặc Cốc tháng Tư, 2013


quần chúng Việt Nam. tiếp theo trang 5

ĐẠO PHẬT

NGUỒN VĂN HÓA SINH ĐỘNG Với tư tưởng cao đẹp ấy mà Nguồn văn hóa đạo Phật đã thấm sâu trong tim, óc quần chúng, từng thời đại, làm thỏa mãn những nhu cầu khát vọng tâm linh của nhân loại trí thức ngày nay. Đạo Phật vốn không tự đóng khung, nên không bị thoái hóa, do đó, xứng đáng tiêu biểu cho nền văn hóa thực tại, bao dung, toàn thiện cũa nhânloại ở hiện tại và tương lai, vì tự bản thân đạo Phật đã viên mãn Văn Hóa tính rồi vậy. Đạo Phật, Nguồn Văn Hóa sinh Động Của Nhân Loại Sức Mạnh của Đạo Phật thể hiện trong ba đức tính: Đại Bi, Đại Trí, Đại hùng, Một đạo có ảnh hưởnglớn đã thấm sâu vào Đời sống dân tộc việt. Hoa sen (tượng trưng Đạo Phật )sinh trưởng ở trong bùn mà không nhiểm bùn. Đạo Phật xuất hiện ngay ở cỏi đời ngũ trược này để làm đẹp cho cuộc

đời. Đó là sức mạnh tinh thần của đạo Phật đã thể hiện trong cuộc sống con người từ hơn hai thiên niên kỷ nay và mãi mãi. Khi ta mỡ trang sử vàng son của đạo Phật và xét định giá trị đích thực cũa nó, kể từ khi đạo Phật truyền bá trên trái đất và riêng tại Việt Nam: sự hiện diện của đạo Phật đã có hai mươi thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm biến thiên lịch sử (đạo Phật đã cùng với dân tộc Việt cùng chung cảnh ngộ) gặp khi biến đạo Phật bị chìm đi cùng với vận nước nổi trên, nhưng chỉ như cơn gío để quét đi những rác rưới cặn bã xâu xa. cũng có những thời kỳ đạo Phật cực thịnh, như hai triều đại Lý. Trần (Thế kỷ X.IV cũng chính là lúc quốc gia Viễt Nam hùng mạnh, Chân tinh thần đạo Phật quả đã thắm sâu đậm trong đời sống toàn thể quốc dân. Đạo Phật do đó đã trở thành một Đạo Phật Việt nam, nên dù cho có gặp những thời gian mưa nắng thì đạo Phật bao giờ cũng vẫn là đạo Phật của

tiếp theo trang 30

VẠN HẠNH THIỀN SƯ CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU

Muốn truy tìm và giải quyết những nguyên lý phức tạp mâu thuẫn đổ vỡ nầy Vạn Hạnh đã phải nghiên cứu đến Bách Luận của Long Thọ Bồ Tát – dùng biện chứng trực giác về hiện tượng và phủ định sự có mặt giữa giả hợp danh sắc, quật khai thực tại tuyệt đối không bị lệ thuộc bởi những chi phối giả hợp của thời không. Cũng chính nhờ sự quật khai của Tam Luận Tông nầy Vạn Hạnh đã quân bình nội tại và để từ đó nổ tung ra trên hành trình giải phóng tâm linh và mang lại ánh sáng siêu việt cho Dân Tộc. Và cũng nhờ vào những kinh nghiệm tri thức mà Vạn Hạnh trải qua mới tạo nên luồng Văn Hóa đặc thù cho Dân Tộc mà ta có thể tìm thấy trong những phần ở sau. Giới trí thức Việt lúc bấy giờ là những thiền sư uyên thâm bác học, tu tưởng và nội tâm sâu rộng siêu việt, có những thiền sư nổi tiếng lỗi lạc trong nước và gây chấn động đến ngoài nước. Song song trong việc nghiên cứu tu tập về Thiền để đạt được thức

giác trong đời sống tâm linh, giải phóng ra khỏi triền phược hệ lụy đang đè nặng trong mỗi người. Còn có khuynh hướng nghiên cứu những Dịch lý, tướng số pháp thuật, lương dược nhằm để khai ngộ và đi vào cuộc đời để dựng xây nền thịnh vượng cho quốc gia. Khuynh hướng nầy rất mạnh trong Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà Thiền Sư Định Không là người đầu tiên ứng dụng điều đó. “Năm Trinh Nguyên đời Đường (785) ông dựng ngôi chùa Quỳnh Lâm ở quê nhà. Khi bắt đầu đào móng xây nền, đào được một chiếc hương đề, mười chiếc khánh, sai người đem xuống nước rửa, một chiếc bị chìm xuống nước tới đất mới thôi. Nhân thế mới đổi tên làng ra Cổ Pháp. Và làm một bài tụng rằng: Đất trình pháp khí Phẩm chất tinh đồng Đưa Phật giáo đến chỗ hưng long Đặt tên làng là Cổ Pháp Mười chiếc chuông đồng Pháp khí xuất hiện Mười chiếc chuông đồng

Nói đến sức mạnh tinh thần là nói đến nội dung nguồn giáo lý cao diệu trong Ba Đại Tạng Kinh to lớn của đạo Phật. Sức mạnh ấy được hiển lộ qua ba đức tính:Đại Bi, Đại Trí, Đại Hùng. 1. ĐẠI BI: Là lòng tương yêu rộng lớn và sáng suốt. Là sự tôn trọng sự sống và quyền sống của hết thảy chúng sanh. Lòng thương yêu ấy được biểu thị qua đức Từ bi, lòng vị tha, nhửng đức tính trong sáng mà mọi người, mỗi người cần ghi nhớ và thực hành. Trong sự trau dồi đức hạnh đạo Phật khuyên con người diệt trừ mọi thói hư, nết xấu, như phiền não, thù hận, ganh ghét, tham lam, ích kỷ, và tự phụ. Không lợi dụng lòng tốt của người. Chỉ biết tận tâm phục vụ cho công ích, bằng tình thương ngay thẳng, không hạn cuộc ở thời gian, phương sở. Cuộc đời vốn dĩ đã phức tạp, khổ đau, kiếp sống con người thì ngắn ngủi và đầy bất trắc. Chúng ta hãy thương yêu nhau, xin đừng bao giờ làm khổ nhau..Vì mỗi con người đều đáng thương và cần được phụng sự. Từ Bi là yếu tố căn bản làm khuôn mẫu sống cho con ngườivà cuộc đời vậy. Đấy là một lòng thương yêu chân chánh. 2. ĐẠI TRÍ: Là tâm trí trong sáng. Nhưng thế nào là trong sáng? Dựa trên nhửng lý giải của đạo Phật để nhận thức, tìm

Nhà lý hưng vương Tám phẩm thành công Khi sắp tịch, Sư nói với đệ tử Thông Thiện rằng: “Ta muốn mở rộng làng nhà, nhưng giao thời sợ có tai vạ sắp đến, ắt có kẻ lạ lại phá hoại cảnh thổ ta (sau Cao Biền nhà Đường đến trấn yểm) Sau khi ta mất, con nên khéo giữ lấy đạo pháp truyền cho người họ Đinh ấy là lòng ta mong mỏi.” Những điều tiên đoán của Định Không sau nầy quả đúng như vậy. Khoảng 200 năm sau xuất hiện bởi nhân vật phi thường ở làng Cổ Pháp đó là Thiền Sư Vạn Hạnh, người dựng nên nhà Lý, cũng có thể Vạn Hạnh là hiện thân nào đó của Định Không? Một con người cưu mang hoài bão hưng phục cho Dân Tộc mà niềm mơ ước nầy chưa thành, thì cũng có thể vì đại nguyện cao cả ngài trở lại để làm một Vạn Hạnh độc dị, siêu nhân trong cả ngàn năm trước và sau chưa có một nhân vật tài ba nào có thể đương đầu nổi. “Trụ tích trấn vương kỳ”. Ngoài công cuộc cách mạng nội tại để đạt đến sự quân bình giữa những dị biệt của 3 luồng tư tưởng mà Vạn Hạnh đã thống hợp làm một, đó là nghiên cứu một cách nghiêm mật về Tam Luận Tông, đả phá và không trụ vào giả tướng. Từ đó Vạn Hạnh đi vào con đường Thiền Tông qua chặng đường của Bách Luận và Tam Ma Địa. Thiền được kể như một môn học thực nghiệm siêu việt nhất trong việc hướng tri thức thoát ra ngoài những kiềm tỏa phi lý của ý thức hệ.

32

hiểu sự vật một cách chính xáchòng chuyển hóa sự vật ấy. Như tin vào giáo lý cũa đức Phật đã dẩn giải trong kinh là chân lý, rồi nương theo đó để thực hành mới mong chứng ngộ chân lý (đạt đạo quả Bồ Đề). Nhờ có trí tuệ mà con người có những cái nhìn, thấy và hiểu rõ sự thật, lẽ sống muôn mặt của cuộc đời :căn cứ trên hai tiêu chuẩn: 1. Lấy sự giác ngộ niên mãn làm đối tượng chính của cuộc sống con người. 2. Lấy giải thoát mọi phiền não,khổ đau làm mục đích tối thượng. Thì đó gọi là thực hiện bát nhã trí -Trí sáng tròn đầy. 3. ĐẠI HÙNG: Là sự biểu tượng của ý chí và hành động. Nhưng phải là hành động trong minh động khế lý và khế cơ. Hành động minh động là hành động bao giờ cũng kèm theo bằng tấm lòng nhiệt thành với một khối óc sáng, một nghị lực quả cảm, và luôn tỏ ra mình là Người chữ người viết hoa có một ý chí cao thượng, biết làm, dám làm, làm cho kỳ được. Đấy gọi là Đại Hùng. Ở đời, không có gì là khó. Khi xưa, đức Thích Ca Mâu Ni sau phút ngộ đạo bên gốc Bồ Đề rồi do tình thương yêu (đại bi) trí sáng suốt (đại trí ) và lòng quả cảm (đại hùng) nên Ngài đã tự nguyện dấn thân vào đời để hóa độ chúng sanh. Đức Phật đã chu du khắp xứ Ấn Độ, cứu cho hết thảy... Đạo

Qua vài nét đơn giản của Thiền Uyển Tập Anh ghi lại cuộc đời của Ngài, ta thấy không có một điểm nào kể lại là Vạn Hạnh đạt được thực chứng ở Bách Luận hay Thiền hay Tam Ma Địa? Có một điểm nhấn mạnh ở đó là Vạn Hạnh chuyên tu tập pháp “Tổng Trì Tam Ma Địa” đây là cánh tay phải chứ không hẳn là mấu chốt mà Ngài đã thành tựu. Truy tìm lại Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ta thấy có bóng dáng của Mật Tông ở đó. Mà Vạn Hạnh thuộc hệ thứ 12 của Thiền Phái nầy. “Tam Ma Địa” theo Trí Độ Luận còn gọi là Tam Muội và Thiền Định cũng gọi là Tam Muội. Đây có thể là diệu dụng nào đó của việc đạt được thực ngộ Thiền. Chứ không hẳn Tam Ma Địa là thực thể có từ bên ngoài. Như vậy hẳn nhiên Vạn Hạnh chứng ngộ là nhờ khai quật nội tâm bằng phương pháp Thiền định qua cửa ngõ và phương pháp hành trì của “Tam Ma Địa” Và cuộc cách mạng mà Vạn Hạnh thực hiện là xoay chuyển vận nước và Dân tộc bước vào thời huy hoàng, và tạo dựng nền Triết lý thực dụng cho giống nòi.

II. SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ TRONG CON NGƯỜI VẠN HẠNH Ngoài sự nghiệp thực chứng Vạn Hạnh có được, ngài còn là một nhân vật mang ánh sáng tâm linh đi vào cuộc đời cứu giúp dân xây dựng một

Phật là ánh sáng mặt trời buổi giữa trưa làm ấm áp những tâm hồn cóng lạnh, khổ đau, đem an vui, hạnh phúc đến cho muôn loài vạn vật, và do đó, đã gây được niềm Tin Tưởng nơi con người.

nước Việt huy hoàng rực rỡ. Nguyên tố để chuyển hoán được xã hội, không hẳn do một mình Vạn Hạnh mà thành tựu trọn vẹn được, cũng phải nhờ vào những thực lực khác, mà mấu chốt là những con người đang ở vào tư thế chính quyền cai trị, đó là những vị vua. Cái thông minh của Vạn Hạnh là un đúc huấn luyện và có khả năng tiên đoán được vận mệnh trước sau trong con người mà Vạn Hạnh muốn nhắm đến. Ngay từ khi được sự tôn kính của vua Lê Đại Hành, Vạn Hạnh đã tỏ ra xuất sắc trong việc tiên đoán sự thắng bại của quân ta “Niên hiệu Thiên Phúc năm thứ nhất 980 tướng Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang đánh nước ta, đóng binh ở núi Cương Giáp Lãng, vua Lê Đại Hành mời Sư đến hỏi “quân ta thắng bại lẽ nào?” Sư đáp “Trong ba, bảy ngày thì giặc ắt lui”. Quả đúng như lời Sư đoán”. Khả năng tiên đoán đó phải chăng nhờ tự nội tâm thực chứng thông suốt được quá khứ hiện tại và vị lai? Sự tương quan giữa một tâm linh với vạn vật trong vũ trụ vốn có sẵn trong mỗi tâm thức, nếu khơi dậy đúng mức thì sơn hà đại địa nằm trong lòng bàn tay không ở đâu xa. Con người vốn chứa đựng và là tiểu vũ trụ, sự quan hệ tương hợp với đại vũ trụ không phải là điều huyền ảo. Nếu quật tung những bí ẩn đang nấp kín thì có thể trông thấy được thế giới rộng lớn bao la trong đôi mắt. Những xoay vần chuyển


Ảnh: SÓNG NHA TRANG - https://www.facebook.com/song.nhatrang

Bằng vào sức mạnh tinh thần, đạo Phật mỗi ngày thêm phát triển lớn mạnh, sáng, đẹp. Nói tắt, lý thuyết và thực hành của đạo Phật là Như Thật.

động trong đó, như mấu gút đang tuần tự tháo gỡ ở trong ta. Khả năng nầy Vạn Hạnh còn xử dụng tuyệt diệu hơn trong việc tạo dựng nên một Lý Công Uẩn, sau nầy trở thành một vị minh quân, một vĩ nhân của Dân Tộc. Vạn Hạnh chuẩn bị khai thị nhân tâm, vận động lòng dân bằng sấm truyền một cách siêu dị. Sách Đại Việt Sử Ký ghi lại rằng: Trong thời Lê Phong Đỉnh sét đã đánh lên cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Cổ Pháp (do Thiền Sư La Quí An trồng năm 936) in thành chữ như sau: Thọ căn diễu diễu – Mộc biểu thanh thanh Hoa đào mộc lạc – Thập bát tử thành Đông A nhập địa – Dị mộc tái sanh Chấn cung kiến nhật – Đoài cung ẩn tinh Lục thất niên gian – Thiên hạ thái bình (Gốc cây thăm thẳm – Ngọn cây xanh xanh Cây hoa đào rụng – Mười tám hạt thành Cành đông xuống đất – Cành khác lại sanh Đông mặt trời mọc – Tây sao ẩn hình Sáu bảy năm nữa – Thiên hạ thái bình). Sách Đại Việt Sử Ký viết tiếp rằng: “Nhà sư Vạn Hạnh tự đoán riêng rằng, trong câu (thọ căn diễu diễu) chữ căn là gốc, gốc tức là vua, chữ diễu đồng âm với chữ yểu, thế là nhà vua (Lê Long Đỉnh) chết yểu. Trong câu (mộc biểu thanh thanh) chữ biểu là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ

Sức mạnh của đạo Phật là sức mạnh của toàn thể. Bởi sức mạnh tinh thần ấy lấy Con người Nhân Bản) làm cứu cánh để xây dựng một xả hội người văn minh, giác ngộ và giải thoát. Ảnh hưởng của xã hội tốt hay xấu là do sự

điều hành của con người chỉ có con người mới làm chủ cuộc sống của chính mình. Cho nên, giá trị con người trong đạo Phật là căn cứ trên việc làm và sự tu chứng trên công hạnh: Biết thực là làm được. Làm những việc khó làm.

Biết những điều khó biết “Sức mạnh tinh thần” ấy thể hiện trong ba đức tính: Đại Bi, Đại Trí, Đại Hùng. một sức mạnh vạn năng. Có thể nói đấy là mục tiêu hướng thượng của con ngươì, và là Nguồn Sống

làm nở hoa cuộc đời.

thanh đồng âm với chữ thịnh, thế là một người trong số quần thần (Lý Công Uẩn) sẽ lên nắm chính quyền. Ba chữ (hoa đào) góp lại (theo Hán tự) là chữ Lê, lạc là rớt, tức là nhà Lê rớt. Ba chữ (thập bát tử) góp lại là chữ Lý, thập bát tử thành tức là nhà Lý lên. Câu (đông A nhập địa) chữ đông và chữ a họp lại là chữ Trần, nhập địa là người phương Bắc vào cướp. Câu (dị mộc tái sanh) tức là họ Lê khác (Lê Lợi) lại nổi lên. Trong câu (chấn cung kiến nhật) thì chấn là phương Đông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử, thiên tử xuất hiện ở phương Đông. Trong câu (đoài cung ẩn tinh) thì đoài là phương Tây, ẩn là lặn tinh là người tầm thường, người tầm thường mai một ở phương Tây. Mấy câu này có ý nói vua thì non yểu tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trong vòng sáu bảy năm nữa thì thiên hạ thái bình.”

vào năm 1005. Khi vừa nằm xuống các con tranh giành ngôi vua Lê Phong Việt mới làm vua được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đỉnh giết chết. Lê Long Đỉnh còn gọi là Lê Ngọa Triều, một ông vua tàn ác hoang dâm vô độ. Khiến cho nhân dân ly tán, lòng người phẫn nộ căm hờn, cơ hội cho sự xâm lăng của quân Tàu, có thể đưa dân tộc rơi vào kiếp nô lệ.

gia, là những người sống trực tiếp với quần chúng nên hiểu rõ về đời sống cũng như khía cạnh tâm lý trong mỗi người. Nên những Thiền Sư đem khả năng của mình để phục vụ cho nhân dân bằng cách biến những ưu tư của họ trở nên niềm vui an lạc. Dấn thân vào chính sự là cách hay nhất để có thể cải tổ và xoay chuyển được vận mạng của dân tộc hữu hiệu. Cần nhất, tạo được ý thức Dân Tộc tính trong sự trị vì của Vua hay những người trực tiếp cai trị dân từ đó mới đem lại sự thanh bình cho người dân. Đồng thời những Thiền Sư coi thường công danh phú quí lợi lộc, nên không bao giờ tranh giành quyền lợi, các vị chỉ đứng trên cương vị cố vấn tham dự vào chính sự, chứ không dính đến chính quyền, nên ngôi chùa là nơi cư trú, cơm rau đạm bạc vẫn là thức ăn hàng ngày.

bận, làm thì có làm, vì chúng sanh nên phải dấn thân, nhưng không vì thế hoen ố được tâm linh của mình. Chúng ta phải cúi đầu qui ngưỡng trước những con người siêu dị nầy.

Qua lời sấm nầy, không những Vạn Hạnh tiên đoán ở thời kỳ nầy mà còn suốt cả sinh mệnh của Dân Tộc từ thời Tiền Lê ở thế kỷ thứ 11, đến nhà Lý ở thế kỷ 11, 12, đến nhà Trần ở thế kỷ 13, 14 và cuối là nhà Hậu Lê ở thế kỷ 15 và 16. Quả thật con người Vạn Hạnh quá vĩ đại thông suốt sự thành hợp, tan hoại, cả mấy thế kỷ. Thời Tiền Lê vị anh hùng cứu quốc Lê Hoàn và là minh quân Lê Đại Hành đã từng đánh tan quân xâm lăng nhà Tống vào năm 980. Ông mất

Trước những biến động nguy ngập của thời đại, sự xuất hiện của Vạn Hạnh như một vị cứu tinh vĩ đại cho Dân Tộc, Vạn Hạnh là linh hồn của công cuộc cách mạng đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Ngài đã đào tạo Lý Công Uẩn ngay từ lúc còn làm chú tiểu ở chùa làng Cổ Pháp, để sau nầy trở thành một vị vua anh minh làm tròn sứ mạng cao cả cho Dân Tộc. Nhờ sự giáo dục tài tình của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã huân tập được tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ trong Phật Giáo, đặt sự tồn tại của Dân Tộc lên trên, xây dựng một xã hội nhân bản, hưng thịnh, an lạc. Sử gia Hoàng Xuân Hãn viết “Triều đại nhà Lý là Triều đại thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Đó là nhờ ảnh hưởng của Phật giáo”. Điều nầy cũng đủ cho ta thấy rằng đóng góp của Vạn Hạnh vô cùng vĩ đại, sự nghiệp phi thường nầy chắc hẳn chúng ta không bao giờ quên được. Khía cạnh tâm lý nào đã tạo nên những Thiền Sư dấn thân vào công nghiệp chính trị. Trước hết những vị là người có học thức, uyên bác, có ý thức vì sự hưng vi của quốc

33

Quí vị đi vào cuộc đời, tham dự chính sự trong cương vị xuất thế của mình, không muốn hòa mình trong vòng ràng buộc danh lợi, hành nhưng vô hành. Ngày mà Lý Công Uẩn lên ngôi vua, Vạn Hạnh ung dung ngồi ở Chùa Lục Tổ, bên cạnh chén trà, mỉm cười với chính mình, một nụ cười chìm lặng trong hư vô, chỉ có hư không mới cảm nhận thâm sâu được nụ cười nầy. Vạn Hạnh đâu cần thiên hạ tung hô, dù rằng Vạn Hạnh lãnh đạo và phát huy kế hoạch vi diệu trong việc tạo dựng nên nhà Lý. Cái ung dung thanh thoát của những con người không hề vướng

Một (đạo) hợp tình, hợp lý, hợp cảnh và hợp thời. THÍCH ĐỨC NHUẬN

III. VẠN HẠNH NGƯỜI TẠO DỰNG NỀN TRIẾT LÝ ĐẶC THÙ CHO DÂN TỘC Đứng trước vực thẳm của Dân Tộc đang bị lôi cuốn vào những trào lưu văn hóa của ngoại lai, phi dân tộc, do sự đồng hóa thống trị đô hộ của đế quốc Trung Hoa biến Dân Tộc rơi vào sự khống chế, khắc nghiệt, tàn bạo về mọi phương diện. Và thâm độc hơn để đồng hóa người dân đến tận gốc rễ. Trung Hoa đã ồ ạt chuyên chở hệ thống tư tưởng của họ, để áp đảo, phủ lên đầu dân, biến dân tộc ta mất gốc trở thành kẻ nô lệ, tôn thờ họ như một thứ thần thánh. Chúng ta không thèm đề cập đến những tay ngoại lai, những kẻ mất gốc, nô lệ văn hóa Tàu, Đế quốc đã đô hộ, đày đọa dân ta cả ngàn năm qua, để rồi có một số tay sai văn hóa trở lại tôn thờ. Một đế quốc đã tàn phá tất cả những di sản của Dân Tộc thay vào đó một trào lưu văn hóa xâm lăng tiêu diệt, có một số người trở lại lạy lục cho là độc đáo. Đứng trước thảm trạng bi hùng đó, Vạn Hạnh ý thức mãnh liệt về Dân Tộc tính, tạo dựng nên một nền tâm linh đặc thù cho Dân tiếp theo trang 38


34


tiếp theo trang 30

QUỐC HỌC

NGUYỄN VĂN ANH

THÂU HÓA SÁNG TẠO

hóa sáng tạo của một ý thức khai phóng về văn hóa thế giới đại đồng mà Lê Quí Ðôn đã tuyên bố cái ý tưởng dẫn đạo “Ðồng qui nhi thù đồ”, “Ðường lối khác nhau mà cùng về một mối” (l’Unite dans la Diversité). Ðấy là cái ý thức “Dung Tam Tế” của Vạn Hạnh, “Tối thượng Pháp vương” của Ngộ Ấn, hợp Tịnh với Thiền, tình cảm với ý chí và lý trí thực hiện mà tác phẩm kiến trúc Chùa Một Cột là tiêu biểu cho khả năng sáng tạo vậy. Dân tộc Việt nam đã thành tựu trong ngót hai ngàn năm quốc sử cái quốc hồn quốc túy phong phú mạnh mẽ, giầu tiềm năng, chúng ta cần phải trở về phản tỉnh để làm sống lại thì sự thâu hóa mới có sáng tạo. Ðứng ở chỗ gặp gỡ của ba sắc thái văn hóa độc đáo và chính yếu của thế giới là sắc thái xã hội của Trung Hoa, sắc thái tâm linh của Ấn Ðộ, sắc thái khoa học thiên nhiên của Âu Mỹ. Về quá khứ, dân tộc đã thâu hóa có sáng tạo sắc thái văn hóa Trung hoa và Ấn độ thành cái truyền thống tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”. Ngày nay vấn đề ấy được đặt ra cho chúng ta đối với sắc thái văn hóa khoa học thiên nhiên Âu Mỹ. Ðấy là cả một vấn đề phối hợp phong phú khả năng sáng tạo giữa Ðạo học Ðông phương với Khoa học Tây phương vậy, Như Huston Smith đã kết luận bài tiểu luận của Ông nhan đề “Accents of World’s philosophies”. (Những đặc sắc của triết học thế giới): “Chúng tôi đã gợi ra ý kiến rằng mỗi một trong ba đại truyền thống văn hóa (Trung hoa, Ấn độ, Âu Tây) đã thành tựu được những kết quả đáng kể đối với những vấn đề căn bản của nhân loại. Nhưng chúng cũng đã đưa đến miệng vực hủy hoại vì một trong ba truyền thống

không đủ để tâm đến hai truyền thống còn lại. Kết luận hiển nhiên là một nền văn hóa thích đáng phổ cả ba thanh âm thành một bản hòa tấu. Trong sự phát triển bản hòa tấu ấy của một nền văn hóa thế giới thì ba truyền thống được xem như bình đẳng. Mỗi một truyềng thống đều có điều trọng yếu để cống hiến cho nhau và có điều để học hỏi lẫn của nhau.”(8) Ðấy là đại khái định hướng cho vấn đề Quốc học Việt nam ngày nay đối với một nền Giáo dục Quốc gia thâu hóa sáng tạo vậy. Thâu hóa sáng tạo như hạt thóc kia rắc xuống, ở đấy nó thu hút vô số các chất liệu mầu mở khác nhau nào nước, nào không khí, nào phân bón, bào ánh nắng... hàng trăm thứ khác nhau để rồi nẩy thành cây lúa mà hạt thóc thì tiêu hủy đi, biến thành bông lúa với trăm ngàn hạt thóc mới. Ðấy là định luật của sự sống, vì sống là tiến hóa không ngừng, sống là thâu hóa sáng tạo, thâu hóa của người mà sáng tạo tự nơi mình và cho mình. Khoa học chú ý vào phương diện đặc thù của sự sống, Ðạo học chuyên tìm phương diện phổ quát của sự sống. Hợp cả hai phương diện thì mới có được đời sống đầy đủ viên mãn, nhân bản toàn diện khai phóng vậy. NGUYỄN ÐĂNG THỤC (1) Ðạo đức luân lý Ðông tây, Saigon 19-11-1925 (2) Nguyên Pháp văn của E.Vayrac, T.C. dịch N.P số 140) (3) Sử ký Toàn thư (4) (Nam Phong đã dẫn trên số 167) (5) (Ðại Việt sử ký toàn thư) (6) Ce qui meurt et ce qui nait - p. 46 Plon (7) Swami Vivekananda - “My Master” (8) Huston Smith, Philosophy East and West, Hawaii University, July 1957, p. VII, 1,2.

tiếp theo trang 19

HƯỚNG ĐI

CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

VIỆT NAM sống vì danh lợi? Ta đã hiểu rằng sống đúng theo chánh pháp nghĩa là tạo an lạc cho mình và cho mọi người. Như thế, đời sống ta có một định hướng, và bao nhiêu hành động của ta sẽ do một động cơ chính thúc đẩy: động cơ chánh pháp. Danh lợi sẽ không chuyển nổi ta, thúc đẫy ta được. Ta sẽ không vì hiếu danh hiếu lợi mà lăn vào phụng sự cho những nhóm người vì muốn lợi dụng ta đã đem danh lợi ra quyến rũ ta. Người Phật tử hãy sống cho thực tế, đừng

lãng mạn. Lắm khi ta vì một tiếng khen, vì một sắc đẹp, vì một chút tự hào mà dám hy sinh thân mạng, dù sự hy sinh đó là vô nghĩa. Sư hy sinh chỉ có giá trị khi nào ta vì người mà hy sinh chứ không phải là vì mình, vì tiếng khen mình mà hy sinh. Nhắm vào cứu cánh hay là nhắm vào phương tiện? Khi chúng ta làm một công việc gì, chúng ta thường nghĩ đến kết quả tốt đẹp mà công việc ấy sẽ đem đến. Lý nhân quả dạy chúng ta

Hình: NGUYỄN MAN NHIÊN

LÀNG ƠI!

Nhớ thương Làng La Chữ của tôi) La Chữ ơi! Miếng sinh nhai đã đẩy xa thêm chặng đường mong trở lại Từ dạo con bỏ Làng ra đi Đường về quê Mỗi ngày qua càng dài thêm xa ngái Bạn bè ơi! Có đứa mô về chưa? Đứa mô chưa về tới Tìm lại dùm nhau: Đồng bạc cắc bỏ quên trong đám cải thuở nào Có con bướm vàng mưa bụi ham chơi Tìm lại dùm nhau: Mo cau cơm bới Ngày ấy – nằm trong mả vôi Gọi nghé… ơi… ời Hít mùi diêm sinh trong áo mới Nghe o Lài đập chiếu bên sông Thấy chú Thẻo bắt heo Làng có nghèo đâu khi rộn ràng Tết tới

với cá tràu đơm chẹp Những ngày nước trắng đồng Áo tơi lá mùa đông ủ ấm Khói nhà ai tỏa thấm trời chiều Nhắm mắt lại: Làng ơi! Đất rang rú cấm đi tìm Cho con xin lại những sáng ở đồi sim Có tiếng chim chèo bẻo Những chiều về ngắt nghẻo lưng trâu Nhắm mắt lại: Làng ơi!

Bao nhiêu Tết qua rồi Bạn bè có đứa nào đã thật sự thảnh thơi Ơi thằng bạn ngủ hoài biếng dậy Tóc sầu mây Trường Sơn lá ủ Đêm mưa nguồn gió hú Cuộc chiến tranh đi qua… Ơi thằng bạn ghe chìm không thấy nổi Nắm xương cát vùi muối mặn Rền cơn giông – biển Đông khuất mặt Cuộc chia xa đi qua… O Chót ơi! Cho con xin một góc thôi Miếng bánh tráng trét đường Những đêm trâu đạp lúa Trăng hè treo nửa ngọn tre Cho con xin một chén thôi Canh chột nưa nấu

Ơ kìa O Chót! Ơi người o hàng xóm thân quen Ơi người o cả đời : ở trần thuốc rỏi răng đen Ơi người o cả đời không thấy phố O có còn không ?

rằng phương tiện tốt đẹp thì cứu cánh sẽ tốt đẹp. Nhưng chữ tốt đẹp ở đây ta phải hiểu với nghĩa rộng rãi của nó. Bởi vì có những phương tiện và những cứu cánh mới trông thì hình như tốt mà kỳ thực không tốt đẹp tý nào. Ðó là tại vì ta chưa đặt chúng nằm đúng trong vị trí thời gian và không gian. Bố thí cho kẻ nghèo hèn, đây hẳn là một phương tiện đẹp. Nhưng nếu sự bố thí ấy chỉ do động lực hiếu danh thúc đẩy, thì phương tiện này đã bớt đẹp đi nhiều lắm. Ðôi khi, bố thí mà không đắn đo suy xét để vô tình dung dưỡng bọn ác nhân, bọn vô đạo, lười biếng, thì đấy nhất định không còn là một phương tiện đẹp nữa. Vậy phải xét đến phương tiện nội dung và ngoại diện, hơn nữa, phải nghĩ đến cứu cánh.

35

Trăng mọc Ơi bàu Sen bàu Tró đêm vằng vặc Trăng đầm đìa ngọn cỏ ngó sen Có con cá tràu mắc câu quẩy nước Quẩy luôn tiếng đàn bầu trùm Nghệ nghe quen Nhắm mắt lại: Làng ơi!

La Chữ ơi! Cho con gởi một chút tình La Chữ Của thằng con quê nhà xa ngái Của thằng con quê nhà bé dại Mây Tần mây Tần ơi! Chiều nay về đâu đó Có ngang qua Làng tôi Cho tôi gởi mấy lời: La Chữ ơi! La Chữ làng tôi ơi…! Nha Trang

Nhưng cứu cánh đây không phải là một cứu cánh giả tạm, mà là hậu quả còn mãi của những phương tiện. Ăn trộm thì bị ở tù và bị những thiệt hại khác như mất danh dự, bị khinh ghét, hậu quả còn kéo mãi về sau. Nhưng trước khi bị những tai họa ấy, người ăn trộm có thể sung sướng tiêu xài số tiền vừa lấy cắp. Sự sung sướng nầy không thể gọi là cứu cánh, là hậu quả cuối cùng được. Phải xét đến cứu cánh ở cả hai phương diện nội dung và ngoại diện, hơn nữa, phải nhìn lại phương tiện. Bởi vậy, nói rằng phương tiện đẹp thì cứu cánh đẹp cũng chưa đủ; mà nói rằng cứu cánh chứng minh cho phương tiện lại càng sai lầm. Phải cân nhắc kỷ lưỡng và nhất là phải ý thức rằng những phương tiện nào không phải do dục vọng ích kỷ

thúc đẩy phần nhiều đều là những phương tiện đẹp. Hạ một tên cướp bể để cứu mấy trăm mạng người, hành động ấy của một tiền thân không thể gọi là một phương tiện xấu. Nhưng ta nên nhớ rằng ta chỉ có thể làm được việc đó nếu ta vì tâm đại bi hoàn toàn vị tha. Ta sẽ chuốc lấy khổ đau thất bại nếu ta bị dục vọng đánh lừa. Những kẻ chỉ xét phương tiện trên hình thức có thể chỉ là những kẻ thiếu sáng suốt, nhưng những kẻ nào chỉ nhắm đến thứ hậu quả nông cạn mà cho là cứu cánh thì thi hành bất cứ một phương tiện xấu nào để có thể được thứ hậu quả nông cạn kia, thì những kẻ ấy lại là những kẻ mù quáng gây loạn cho thiên hạ.

DÃ THẢO


LANG THANG TRONG NHỮNG THOÁNG CHỐC VỚI NHÀ VĂN VĨNH HẢO

HUỲNH KIM QUANG

T

hế gian này thật là kỳ diệu. Có những thứ rất nhỏ bé, rất mong manh mà chúng ta thường không để ý đến, hoặc tưởng là không quan trọng, không vĩ đại, nhưng chính cái nhỏ bé, mong manh ấy mới là nguồn cội của tất cả mọi thứ. Chẳng phải thế sao? Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có. Cây đại thọ cao hàng chục thước cũng vươn lên từ một mầm non bé nhỏ. Tuổi thọ hàng tỉ năm của vũ trụ cũng bắt đầu từ thoáng chốc mong manh của từng sát na thời gian. Bởi vậy, trong Kinh Du Hành của Trường A Hàm, đức Phật dạy Tôn Giả A Nan rằng, “Như Lai có thể biết rõ sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của thọ; biết rõ sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của tưởng; sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của quán. Đó mới thật là pháp kỳ diệu chưa từng có của Như Lai, ngươi nên ghi nhớ.” (Thích Tuệ Sỹ dịch)

Thì ra là thế. Không phải sự thi triển thần thông diệu dụng biến hóa vô lường, biến mất ở quốc độ này, xuất hiện ở cõi nước kia, hay trong khoảnh khắc co duỗi của cánh tay có thể dạo đi trong vô lượng thế giới, là điểu vĩ đại. Mà biết rõ từng thoáng chốc sinh, trụ, và diệt của từng cảm thọ, từng ý tưởng mới là điều kỳ diệu. Nhà văn Vĩnh Hảo mô tả cho chúng ta biết cảm nghiệm về điều này trong bài viết chủ đề của cuốn tùy bút và tạp ghi “Trong Những Thoáng Chốc” vừa mới xuất bản tại California, Hoa Kỳ, vào đầu năm 2014, như sau: “Có những thoáng chốc trên đời thật đẹp, khi người ta ngưng hết những lăng xăng, toan tính, buông xả tất cả những giận hờn, oán trách, thị phi…, khi người ta ôm chặt người thân bằng vòng tay tràn ngập thương yêu. Là phút tạm biệt hay vĩnh biệt, nào ai biết được. Đôi mắt như hai giọt nước, cô đọng tất cả tinh anh của một kiếp người. Vẻ đẹp tráng lệ huyền ảo của con người, của cuộc đời

dường như chỉ sáng lên trong niềm cô tịch. Nó thật là mong manh, thoáng chốc, nhưng đọng lại cả thiên thu.” Khi con người lăng xăng, toan tính, giận hờn, oán trách, thị phi… là lúc họ chạy theo, hay nói đúng hơn là bị quá khứ và vị lai thúc bách phải chạy tới chạy lui trong cái vòng tâm thức đảo điên. Họ nhớ đến những điều không xứng ý, những việc bất mãn, những lời chê trách mỉa mai của ai đó trong ngày hôm qua, trong buổi sáng vừa đi qua hôm nay. Rồi họ nghĩ tới danh dự, phẩm chất, tư cách, nhân cách của họ sẽ bị tổn thương trong những ngày sắp tới bởi những điều như thế. Họ hoàn toàn không để ý gì đến cái thoáng chốc không quá khứ, không vị lai, không dừng trụ ở hiện tại đang có mặt ngay tức thì, ngay trong sát na mong manh nhất của giòng thời gian sinh diệt không ngừng. Tâm của họ bận rộn với chuyện đã qua, với những điều sắp tới. Con người họ bị thiêu đốt trên đống lửa tham lam, sân hận và si mê. Thế giới quanh họ chỉ

36

toàn là môi trường bất an, khổ não. Ai chung quanh họ cũng đều là những người phải đáng đề phòng, nghi ngại, xa lạ. “Mỗi phận người trong giòng sông đời cũng thế. Trôi lăn. Bươn bả.” (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”) Cuộc đời trôi đi như thế thì còn phút giây nào, còn tâm trạng nào để chiêm nghiệm vẻ đẹp nhiệm mầu trong những thoáng chốc! “Mạnh dạn lên đường sá gì những chông gai Ơi người viễn hành lang thang cô độc” Chỉ khi nào con người dám trở thành gã “viễn hành lang thang cô độc” thì hắn mới có thể chiêm quan được thoáng chốc kỳ diệu của cuộc sống này. Cô độc ở đây là cô độc thật sự, cô độc tận cùng trong chính cõi tâm sâu thẳm, không bị vướng quá khứ, không bị lôi kéo theo tương lai, không bị buộc vào bất cứ điều gì. “Khi chân trần chạm đến chóp đỉnh tịch liêu hiu hắt nhất, ngươi sẽ nhìn ra tất cả những gì kiếm tìm.” (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”)

Kiếm tìm gì, trong khi “Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế”? (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”) Thật ra kiếm tìm mà chẳng tìm kiếm gì cả, bởi vì không có gì tồn tại thực sự trong sát na thứ hai, trong thoáng chốc đã qua. “Chẳng có gì được hay mất trong những xó xỉnh mộng huyễn chiêm bao.” (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”) Cuộc đời chỉ là chiêm bao! Có chăng là những thoáng chốc mong manh hư ảo. Đọc “Trong Những Thoáng Chốc,” người đọc không chỉ thưởng thức được những áng văn chương đặc sắc qua tài nghệ điêu luyện của nhà văn Vĩnh Hảo, mà còn chiêm quan được vẻ đẹp tuyệt vời của cuộc đời trong những thoáng chốc mầu nhiệm có mặt khắp nơi trong chính cuộc đời mình mà chúng ta đã vô tình hững hờ bỏ mất. “Trong Những Thoáng Chốc” của nhà văn Vĩnh


Hảo gồm gần 60 bài tùy bút và tạp ghi về những cảm nghiệm đối với từng “thoáng chốc” đi qua trong cuộc đời của tác giả trong đoạn đường đời mười bốn năm. Được biết, nhà văn Vĩnh Hảo đã từng xuất bản nhiều tác phẩm gồm, “Mẹ, Quê Hương Và Nước Mắt” (tập truyện, 1989), “Núi Xanh Mây Hồng” (truyện ngắn, 1991), “Biển Đời Muôn Thuở” (tập truyện, 1992), “Thiên Thần Quét Lá” (tập truyện, 1993), “Phương Trời Cao Rộng” (truyện dài, 1993), “Sân Trước Cành Mai” (tâm bút, 1994), “Bụi Đường” (truyện dài, 1995), “Ngõ Thoát” (truyện dài, 1996), “Chạnh Lòng Tiếng Thơ Rơi” (tập thơ, 1996), “Cởi Trói I & II” (truyện dài, 1997), “Con Đường Ngược Dòng” (tâm bút, 1998), “Giấc Mơ Và Huyền Thoại” (tập truyện, 2001), “Trong Những Thoáng Chốc” (tùy bút & tạp ghi, 2014). Tác phẩm “Trong Những Thoáng Chốc” dày 350 trang in bìa màu trang nhã và bằng loại giấy in sách Mỹ thật đẹp. Tác phẩm được in bởi công ty phát hành sách lớn nhất thế giới Amazon qua chương trình “Print on demand” (POD). Giá bán 25 USD. Độc giả có thể liên lạc với tác giả Vĩnh Hảo ở hộp thư:

KHÚC VÔ SANH

P.O. Box 849, Midway City, CA 92655, USA hay qua email: vinhhao@vinhhao.info hoặc vào thăm trang nhà www.vinhhao.info

Chống gậy men bờ suối Tìm lên đến tận nguồn Hoa vàng khép cửa động Chờ ngân một tiếng chuông.

Một mình trên đỉnh cao Tắm trăng bên suối lạnh Gió nhẹ rung tay áo Vang khúc nhạc vô sanh.

tiếp theo trang 9

PHẬT GIÁO TRONG VIỄN CẢNH HIỆN TẠI chúng ta có thể nhận ra với chính bản thân rằng khi tham, giận vắng mặt trong tâm thì bình yên và hạnh phúc xuất hiện. Đây là một sự thể nghiệm bản thân hoàn toàn đơn giản mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Việc trắc nghiệm lại tính hợp lý của những lời dạy dưới ánh sáng của kinh nghiệm bản thân riêng mỗi người rất là quan trọng, bởi vì những gì Đức Phật dạy sẽ chỉ có hiệu quả, chỉ thực sự thành công trong việc chuyển hóa đời sống của chúng ta nếu chúng ta tiến hành được loại thể nghiệm cá nhân này và khiến những lời dạy đó trở thành của riêng chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta trắc nghiệm được tính chân thật của lời Phật dạy bằng vào những lịch nghiệm của bản thân, khi đó chúng ta mới có thể yên tâm rằng chúng ta đang tiến lên trên con đường diệt trừ đau khổ. Lại nữa, chúng ta có thể thấy được một sự giống nhau nổi bật giữa phương cách của Đức Phật và phương cách của khoa

VĨNH HẢO

học trong quá trình tìm cầu tri thức. Đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự quan sát mang tính khách quan(1), mà nó, ở một ý nghĩa nào đó, là chiếc chìa khóa cho việc đạt được tri thức của người Phật tử. Chính sự quán sát một cách khách quan đã sản sinh ra Đế thứ nhất trong Tứ Diệu Đế, Khổ Đế; chính sự quán sát ấy kiểm định lại sự tiến bộ của mỗi người trên bước tiến của Đạo; và cũng chính sự quán sát ấy xác nhận sự hiểu biết về sự tận diệt khổ đau. Vì thế, từ lúc khởi đầu, đến giai đoạn giữa và cho đến kết thúc của con đường tiến đến giải thoát của Phật giáo, vai trò của sự quán sát là không thể thiếu được. Điều này không khác lắm so với vai trò của việc quán sát có tính khách quan ở trong truyền thống khoa học của Tây phương. Truyền thống khoa học ấy dạy rằng khi chúng ta quán sát một vấn đề, trước tiên chúng ta phải thành lập một giả thuyết tổng quát, rồi sau

Vén hoa vào đáy nước Nước non hiện chân thường Cười say giấc mộng tàn Vứt gậy dạo mười phương.

đó mới là một định lý cụ thể. Trong trường hợp Tứ Thánh Đế, cũng một quy trình như vậy được sử dụng. Ở đây, giả thuyết tổng quát (nguyên tắc chung) là: mọi vật ắt phải có một nguyên nhân; thì khi đó, định lý cụ thể là: nguyên nhân của đau khổ chính là tham ái và si mê (Thánh Đế thứ hai). Định lý này có thể được kiểm định bằng phương pháp thực nghiệm thông qua các chi phần của Bát Thánh Đạo. Nhờ vào sự lịch trải con đường này, tính hợp lý của Thánh Đạo thứ hai được thành lập. Ngoài ra, tính xác thực của Chân Lý thứ ba, sự chấm dứt khổ đau, cũng có thể được thể nghiệm, bởi vì thông qua việc tu tập theo con đường đó, tham ái và si mê được đoạn trừ và hạnh phúc cao tột của Niết Bàn được thành tựu. Quá trình thể nghiệm này vẫn lặp lại, cũng như những thí nghiệm khoa học đáng tin cậy: không chỉ có Đức Phật chứng ngộ sự tận diệt của đau khổ mà khi chúng ta nhìn lại lịch sử, những người đi theo con đường của Ngài cũng đạt được như thế. Vì thế, khi xem xét kỹ lưỡng giáo pháp của Đức Phật, chúng ta nhận thấy rằng phương thức của Ngài có nhiều chổ tương tự với phương thức của khoa học. Điều này tự nhiên đã khơi gợi nhiều niềm hứng thú đối với đạo Phật giữa những người có óc hiện đại. Chúng ta có thể bắt đầu thấy được tại sao Einstein có thể đưa ra

37

một nhận định như nhận định đó, cái mà mọi người tin là của ông ta. Sự tương đồng khái quát giữa phương pháp của Phật giáo và của khoa học hiện đại sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với những vấn đề của kinh nghiệm, thái độ đó mang tính phân tích giống như ở trong khoa học. Theo Đức Phật, vấn đề dữ liệu kinh nghiệm được chia thành hai yếu tố, yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan; nói khác đi, những sự vật mà chúng ta nhận thức được ở xung quanh chúng ta và chính bản thân chúng ta - chủ thể kinh nghiệm. Đạo Phật từ lâu đã nổi tiếng với phương pháp phân tích của nó trong các lãnh vực triết lý và tâm lý. Điều này muốn nói rằng Đức Phật phân tích sự kiện kinh nghiệm thành nhiều thành phần hay yếu tố. Cái căn bản nhất của những thành phần này là 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm uẩn này có thể được quán chiếu dưới dạng 18 giới, và còn có một cách phân tích thậm chí hoàn chỉnh hơn dưới dạng 72 pháp. Phương pháp được thái dụng ở đây mang tính phân tích bởi vì nó chia chẽ dữ liệu kinh nghiệm thành nhiều thành phần. Đức Phật không bằng lòng với sự hiểu biết mơ hồ về kinh nghiệm một cách chung chung; hơn thế nữa, Ngài đã phân tích kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ bản chất của nó và

chia chẽ nó thành nhiều yếu tố, cũng giống như ta có thể phân tích hiện tượng chiếc xe thành những thứ như bánh, trục, sườn v.v... Mục đích của việc làm này là để hiểu biết khá hơn về cách thức những hiện tượng này hoạt động. Chẳng hạn, khi chúng ta ngắm một đóa hoa, nghe một bản nhạc, hay gặp một người bạn, tất cả những kinh nghiệm khởi lên như là kết quả trực tiếp của sự kết hợp những yếu tố cấu thành. Đây được gọi là phương pháp phân tích của Phật giáo, và một lần nữa, nó không xa lạ gì với nền khoa học và triết học hiện đại. Chúng ta nhận thấy phương pháp phân tích được áp dụng rất rộng rãi trong khoa học, cùng lúc đó, trong triết học, phương pháp phân tích đã trở thành nét đặc trưng cho tư tưởng của nhiều triết gia Châu Âu, có lẽ rõ ràng và gần đây nhất là trường hợp Bertrand Russell. Đã có những cuộc nghiên cứu so sánh khá thành công triết học phân tích của ông với triết học Phật giáo thời kỳ đầu. Bởi vậy, trong nền khoa học và triết học Tây phương, chúng ta tìm thấy một sự tương đồng với phương pháp phân tích được dạy trong truyền thống Phật giáo. Đây là một trong những nét quen thuộc và dễ nhận thấy mà nó đã thu hút các nhà trí thức và uyên bác của phương Tây hiện đại đến với triết học xem tiếp trang 43


tiếp theo trang 33

VẠN HẠNH THIỀN SƯ CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU

Tộc, tổng hợp những trào lưu văn hóa, thay vào đó mang một đặc thể hoàn toàn Dân Tộc. Nước Việt ở vào thời bấy giờ là nơi gặp gỡ nhiều trào lưu văn hóa và tín ngưỡng khác nhau. Nào văn hóa “Động Cổ” (Đông Sơn) Văn Hóa Cổ Mộ (Lạch Trường) văn hóa Hán nho, Phật học v.v… Trước những dị biệt đó, muốn trưởng thành chắc chắn phải hóa giải những mâu thuẫn, thanh lọc lại và tạo nên một trào lưu văn hóa khác không chấp nhận lệ thuộc hẳn vào một văn hóa nào cả. Vạn Hạnh vốn đã trải qua những xung đột trong nội tại, vì thế Ngài đã phải dùng đến phủ định (không) của Bách Luận để hóa giải những khúc mắc quan trọng nơi tâm thức. Dĩ nhiên không, lại không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn sự có mặt của danh sắc, mà phải hiểu rằng, sự có mặt ấy chỉ là một giả thể, huyễn hóa không thật. Hẳn nhiên có thể mặt trái của phủ định vẫn là khẳng định, bởi lẽ khi phủ định một định nghĩa tức là phải thành lập một định

nghĩa khác, dù không rõ nét lắm vẫn có sự trá hình nào đó, để từ đó mới có thể lật đổ được điều ấy. Dùng một lập luận nầy để phá đi một lập luận khác. Trên bình diện tương đối thì vấn đề nầy không phức tạp như vậy. Nguyên tố cơ bản mà Vạn Hạnh đã dùng là phủ định mọi tư tưởng, cũng có thể ngay cả cái tư tưởng mà Vạn Hạnh đang dùng để phá đó nữa. Sau khi đạt được sự vắng lặng hoàn toàn cho tâm thức ngài mới bắt đầu đặt lại sự có mặt của nó. Thực hiện điều này, trước hết ta thấy ngài trung thực và không lệ thuộc vào một khuynh hướng nào trong việc đặt lại, như vậy cái nhìn mới không bị kéo lệch về một điểm. Một khi Vạn Hạnh đã đạp tung thì tất cả đều phải đổ ào, dù cái đó điều mà ngài phải nương vào mới đạt được. Tinh thần không trụ chấp vào danh tướng giả sắc trong Bách Luận, cũng có nghĩa là ngay cả Bách Luận cũng không được trụ. Cái phóng khoáng và tự do tuyệt đối trong Phật giáo

là ở chỗ đó, thong dong tự tại trên mọi đỉnh đồi, nở những nụ cười chấn động làm lạnh cả hư không, không gò ép ở mọi định thước nào. Sau khi Vạn Hạnh đã thẩm định lại một cách rõ ràng bằng con đường trực giác kiến tánh, siêu việt lên trên mọi hiện tượng, thực nghiệm những tương quan bằng con mắt trí tuệ sáng soi. Chỉ có điều nầy mới không tạo nên những xung khắc trong việc quân bình, bởi vì nó hình thành từ một siêu thể, siêu thức, vượt ra ngoài tri thức bình thường, làm sao có thể ngăn ngại được hướng đi của nó. Những tổng hợp tư tưởng của Vạn Hạnh còn đi xa hơn Khổng Tử tìm ra cái “Đạo Nhất Quán” vì Khổng Tử chỉ dùng có suy tư và học tập – mà không qua chặng đường thực nghiệm – siêu thể như Vạn Hạnh. Và chặng đường để Vạn Hạnh thực hiện được còn gay cấn và độc đáo hơn nhiều. Không những không bị đồng hóa lệ thuộc, mà còn vượt lên trên rực rỡ nữa. Vạn Hạnh người đã dựng nên một nền Minh Triết Việt Đạo độc đáo cho Dân Việt, đánh tan đi ảnh hưởng của ngoại lai. Theo sử gia Lê Văn Siêu, thiền sư Vạn Hạnh người đã sáng tạo ra và cho lưu truyền trong nhân gian huyền thoại rồng tiên và nguồn gốc họ Hồng Bàng, còn là Việt Đạo. sử gia Lê Văn Siêu viết “Qua câu chuyện huyền thoại về nguồn gốc Dân Tộc, ta thấy ở đấy cũng một mùi

38

đạo hạnh uyên thâm cũng một giọng kín đáo mà thuần phác, cũng một ý răn dậy luân lý để nghiền ngẫm cho từ vua quan đến thứ dân, cũng một tinh thần xây dựng về lâu đài cho muôn thuở, cũng một trình độ lĩnh hội và tổng hợp của cả ba đạo Nho, Phật, Lão, và cũng một ý thức sáng tạo lớn là để phụng sự cho tiến phát của mối đạo và của Dân Tộc. Còn ai có thể ngờ được rằng tác giả thành Thăng Long lại không phải là tác giả của nguồn gốc họ Hồng Bàng? Tuy nhiên trong quan niệm nguồn gốc họ Hồng Bàng ta còn nhận thấy một dụng ý chính trị cao siêu là gây cho Dân Tộc niềm kiêu hãnh về nguồn gốc của mình, phá bỏ mặc cảm tự ti đối với Trung Hoa. Người Tàu nói có nguồn gốc từ Tam Hoàng, Ngũ Đế thì đây ta cũng có gốc gác từ vua Thần Nông, cha đẻ của nền văn minh nông nghiệp. Người Tàu nói giòng dõi của họ là con rồng (thuần dương) thì ta giòng dõi Rồng Tiên (vừa âm vừa dương) chẳng cao siêu hơn và tròn đầy hơn sao? Họ khoe bà Nữ Oa của họ đội đá vá trời và Bàn Cổ sinh ra từ khai thiên lập địa, thế họ không biết rằng ý thức của ta đã có như con chim bay giữa không gian (là cái nhà lớn) và thời gian (là con sông) chiết tự ở hai chữ Hồng Bàng ra hay sao? Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền Sư Vạn Hạnh ! Người ấy thì phải có công nghiệp nầy, mà công nghiệp này thì nhất định là chỉ có

người ấy mới làm nổi. Trận đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền ở Bạch Đằng giang chỉ là một chiến công gieo ảnh hưởng trong một thời gian ngắn để sau phải có những trận đánh khác của Trần Quốc Tuấn, của Lê Lợi và của Nguyễn Huệ. Nhưng trận đánh về văn hóa của Sư Vạn Hạnh thì đã là một trận đại thắng gieo ảnh hưởng cho muôn đời về sau nầy của con cháu rồng tiên. Sư Vạn Hạnh đã dàn một mặt trận văn hóa bao la trong cả không gian lẫn thời gian, khiến cho không một tư trào văn hóa ngoại lai nào có thể làm cho dân Việt quên quay đầu trở về gốc tổ. Huyền thoại Hồng Bàng chỉ là một câu chuyện tưởng tượng để diễn đạt và truyền đi cái đạo sống Việt Nam. Cái đạo ấy tuy thoát thai ở Nho, Phật, Lão… Nó đã nhuốm một màu sắc Việt Nam. Nó đã được un đúc nên qua một cuộc thử thách lịch sử dài tới hơn một ngàn năm. Nó có một nội dung tròn đầy, phóng khoáng và siêu thoát nhưng cũng thiết thực, cụ thể, bình dân. Nó khoác một hình thái biến hóa khôn lường, hư hư, thực thực. Nó vô vi mà là hữu vi, hữu vi mà là vô vi, tranh đấu tích cực mà như là tiêu cực, tiêu cực mà thật là tích cực. Không phải là chiến để thắng mà là hòa để thắng, không phải thắng trong một ngày, một buổi, mà là thắng cho muôn đời về sau.


Đạo ấy đã ăn sâu, đã thấm nhuần trong lòng người lòng sông núi, trong tâm thức và phong thái Việt Nam và chính trong những lúc nguy ngập, trong những cơn quốc nạn, trong những giai đoạn máu lửa, trong những cuộc thử thách mất còn mà cái đạo nhiệm mầu, siêu việt, tròn đầy ấy lại hiện ra sáng đẹp như chưa bao giờ sáng đẹp hơn và linh diệu không thể nào lường được. Cái đạo ấy thể hiện gói trọn trong huyền thoại Tiên Rồng và huyền thoại Hồng Bàng xứng đáng được gọi là đạo Tiên Rồng đạo Hồng Bàng hay Việt Đạo.”

IV. THÀNH THĂNG LONG, CÔNG TRÌNH SUY TƯ VÀ KIẾN TRÚC CỦA VẠN HẠNH. Kinh thành Thăng Long là một tác phẩm vĩ đại dung chứa và biểu tượng của một tổng hợp Triết Lý độc đáo mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã suy tư và dựng nên. Nó đặc trưng, thể hiện mọi phương diện từ Văn Hóa, Nghệ Thuật, Triết Lý, Chính Trị v.v… đâu đó đều in bóng dáng hùng vĩ của Vạn Hạnh, dù thời gian đã rêu phong, nhưng dấu chân người đã in đậm trên từng đường nét. Vạn Hạnh thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau đổi là Thăng Long) với mục đích bảo vệ nền độc lập lâu dài cho Dân Tộc. Vạn Hạnh thảo ra lời chiếu dời

đô, theo lời chiếu, đất Hoa Lư là nơi “thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, vạn vật không nên”. Trong khi đó đất Đại La “ở giữa khu vực trời đất, có địa thế rồng quấn hổ phục, ở giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện hình thể núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thịnh và phồn vinh !” Bằng vào những tiên đoán và nhận định một cách siêu việt, ta thấy Vạn Hạnh ý thức mãnh liệt về sự hưng thịnh lâu bền của Dân Tộc. Ta có thể thấy được nền tảng vững chải từ những biểu tượng, đặc trưng, thể hiện về mọi lãnh vực Văn Học, Chính Trị, An Ninh, quốc phòng, thương mãi, đô thị, với lối suy tư độc dị của Vạn Hạnh áp dụng trong kiến trúc, không ai dám phủ nhận công nghiệp vĩ đại nầy, nếu không phải cúi đầu trước những mênh mang kỳ vĩ của sự hợp nhất trong ngoài. Trong Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam, tác giả Lê Văn Siêu đề cập đến công trình kiến trúc thành Thăng Long của Vạn Hạnh như sau: “Ta hãy xem cái đường vòng chạy chung quanh nội thành biểu tượng cho thái cực, hai nhánh sông Tô Lịch bên hữu có hồ Lãng Bạc là úng thủy, bên tả thông ra đường Lưu Thủy là sông Nhị Hà, đó là biểu tượng cho Lưỡng Nghi. Cung điện của vua ở giữa có bốn mặt đều nhau ấy là tứ tượng. Thêm bốn kiến trúc bốn cổng ấy

là bát quái. Tất cả các đường đều bắt đầu từ vòng thái cực mà đi chi chít không biết bao nhiêu, ấy là biến hóa vô cùng vậy. Nhìn vào thế địa lý của Thành Thăng Long thì ta thấy cách sắp đặt qui mô của người xưa rộng rãi và sáng suốt không thể nào tưởng tượng nổi. Nội thành đặt đúng trên núi Nùng, sau lưng là cái não thủy Tây Hồ, bên tả là Tam Đảo, bên hữu là Ba Vì, Tây Hồ (bên hữu) thuộc âm, bắt đầu bằng chùa Bát Mẫu chạy vòng tới dãy núi Ninh Bình, Thanh Hóa và ra đến cửa bể Thần Phù. Tây Long (bên tả) thuộc dương, bắt đầu bằng cửa ô Tam Phù (Yên Phụ) để chạy tới dãy núi Yên Tử – Đông Triều và Hương Hải (tức Hòn Gay bây giờ). Trong nội thành cung điện sắp đặt theo đúng tám hướng: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài, ấy là cái thể dữ tứ thời hợp kỳ tự (cùng bốn mùa giao hợp mà sắp đặt trật tự) dữ quỷ thần hợp kỳ linh (cùng quỉ thần giao hợp mà linh thiêng). Chấn và Đoài (nghĩa là Đông và Tây) là dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh (cùng với mặt trời mặt trăng hòa hợp mà cùng sáng). Khôn và Kiền (Tây Nam và Tây Bắc) là dữ thiên địa hợp kỳ đức (cùng với trời đất hợp cái đức của mình) Mỗi hướng có một ý nghĩa và ở mỗi hướng lại có một sự xây dựng theo ý nghĩa đó. Kiền ở (Tây Bắc) dĩ quân chi (chú vào việc quân)

39

phải cứng rắn cương quyết thì có Giảng Võ Đường, có chùa Trấn Bắc, chùa Trấn Vũ có miếu Thành Hoàng, làng Hữu Tiệp (có tin thắng trận thì về báo). Đối với Kiền và Tốn (ở Đông Nam) Tốn dĩ thuận chi (chủ vào việc Thuận Hảo) phải mềm dẻo thì có Văn Miếu, Trường Thi, Quốc Tử Giám, làng Văn Chương, chùa Long Hoa. Khảm (ở chính Bắc) dĩ hãm chi, chủ dùng mưu mẹo thì có não thủy Tây Hồ. Đối với Khảm là Ly (ở chính Nam) ly dĩ lệ chi, chủ sự sáng suốt, đẹp đẽ thì có Ô Kim Liên, làng Kim Liên (bông sen vàng rực rỡ). Khôn (ở Tây Nam) dĩ tái chi, chủ lấy sự chịu đựng kiên nhẫn để thủ thắng thì có làng Thịnh Hào. Đối với Khôn là Cấn (ở Đông Bắc) Cấn dĩ chỉ chi là việc nên ngưng thì phải ngưng lại ngay chớ tham thì có làng Nhật Tảo, Quảng Bá. Đoài (ở chính Tây) dĩ nguyệt chi, lấy mềm dẻo làm cho bằng lòng và chịu theo thì có chùa Nhật Trụ (bông sen trong đạo Phật) Đối với Đoài là Chấn (ở chính Đông) Chấn dĩ cổ chi, lo việc cổ động thì có chùa Thạch Cổ (cái trống bằng đá) Kiến trúc sư Vạn Hạnh lấy đạo lý làm nguyên tắc xây dựng kinh thành đã nhìn

bao quát được đến thế thì ta phải công nhận công việc kiến thiết của người là một tác phẩm vĩ đại. Tác giả cụ thể hóa Triết Lý Tam Giáo Nho, Phật, Lão và kiến trúc kinh thành để nhắc nhở nhà cầm quyền hãy lấy đạo trời mà trị nước và quyết định tất cả hành động của vua quân từ tiềm thức.” Tổng quát cơ cấu kiến trúc kinh thành Thăng Long đã làm nổi bật lên lối kiến trúc tài tình siêu độc, một người kiến trúc sư dù tài ba cũng không làm nổi như Vạn Hạnh, ở đó chứa đựng cả nền triết lý tổng hợp đặc thù của Việt Nam mà Vạn Hạnh khai sinh và huân dưỡng cho hậu thế. Ta thấy Vạn Hạnh xử dụng Dịch lý của Nho giáo như là một kỹ thuật để phát huy và làm rõ nét, thể hiện giá trị siêu thể đặc thù của một chủ lực, đó là ý lực của nền Minh Triết Việt Phật. Sự có mặt của những ngôi chùa trong đồ án kinh thành nầy, thể hiện mặt tư tưởng, nghệ thuật, như là một biểu hiện sáng ngời của Dân Việt, dùng ánh sáng tuyệt luân của Phật giáo hành hoạt cho mỗi tâm thức. Cái đa dạng và siêu thể trong tư tưởng Phật giáo, nổi bật hơn hết trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của nhân loại. Và càng đa dạng hơn nữa khi Vạn Hạnh xử dụng trong lãnh vực chuyển hóa thực tại bằng phương thức nhập thế, cải tổ con người, tạo dựng một xã hội huy hoàng bằng chính cái tâm. Nếu chúng ta ngồi ngắm


VẠN HẠNH THIỀN SƯ CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU

nhìn thật sự công trình vĩ đại của Vạn Hạnh, không ai trong chúng ta là không khiếp đảm cúi đầu trước một con người quá hùng vĩ. Chỉ một Thiền Sư mà đã có được công nghiệp lẫy lừng giá trị cho muôn đời, nhờ thông đạt cái linh năng kỳ bí trong mỗi con người, hiển rõ lên cái tâm tương quan giữa đất trời, thâm sâu và mênh mang như hư không lồng lộng, rực rỡ như ánh sáng phi thường chiếu thẳng xuống vực sâu ngàn năm phong kín bởi bóng tối dày đặc.

Vạn Hạnh con người vĩ đại, tuyệt luân, cả ngàn năm trước và sau chưa một ai có thể sánh bằng, giá trị tuyệt vời mà ngài đã để lại muôn đời tồn tại với núi sông, như lòng ngài đã gởi gấm từ thuở ban đầu với thủy chung vô tận.

V. TƯ TƯỞNG THIỀN CỦA VẠN HẠNH Vạn Hạnh khơi dậy chặng đường giác ngộ

thực chứng qua cửa ngõ của Bách Luận và Tam Ma Địa. Bách Luận chứa đựng toàn bộ tư tưởng thâm sâu của đại thừa, đó là một thứ khí giới sắc bén và vô cùng tối hậu trong việc đạp đổ những thành trì suy luận của trí thức, đập phá đến tận cùng những gì ngăn ngại, để làm hiển lộ nên cái tánh không tròn đầy. Cả cuộc đời của Vạn Hạnh ta thấy phảng phất phong thái của Thiền Sư vượt thoát ra ngoài tử sinh, điểm nổi bật nhất là Vạn Hạnh ứng dụng thiền trong những công cuộc hưng phục giá trị văn học và nghệ thuật cũng như trị quốc một cách siêu việt. Ảnh hưởng nầy không những chỉ có giá trị ở một thời điểm mà còn mãi mãi cho cả một sinh mệnh của Dân Tộc. Dù rằng Vạn Hạnh không đăng đài thuyết pháp độ sinh, nhưng cuộc đời của Ngài đã là một bài thuyết pháp sống động và hiệu năng thâm sâu nhất. Chỉ có những cung cách nầy

40

mới chuyển hoán lâu đời và chỉ có những cung bậc tương xứng mới bắt gặp ngôn ngữ im lặng nầy. Nó có giá trị ở những tâm linh có được sự thường nghiệm tra vấn với tự tâm may ra mới thấu hiểu được ngữ ngôn vô hành nầy. Tư tưởng Thiền của Vạn Hạnh không thể dùng suy đoán của tri thức mà có thể vén mở được, bởi lẽ ngài chưa một lần hé mở cánh cửa tâm linh, đâu đó được bao bọc bên ngoài bằng những hoạt động tích cực trong mọi lãnh vực, mà chỉ có khả năng của một Thiền Sư trác việt mới làm nổi. Đến với ngài là phải đến với những thành quả như là một biểu tượng không lời mà Vạn Hạnh đã dựng nên. Thường nghiệm mãnh liệt thì cánh cửa nầy sẽ mở tung, như bầu trời cao in đậm hình hài của Vạn Hạnh. Niên hiệu Thuận Thiên thứ 9 (1018) ngày rằm tháng 5 Sư viên tịch đi vào nơi vĩnh cửu. Vạn Hạnh đến

đi trong cuộc đời, như một thăm hỏi, dừng lại để chuẩn bị cho một hành trình phụng sự chúng sanh khác. Sự có mặt của Vạn Hạnh là làm sống lại sinh mệnh của dân tộc, và tiếp nối để đạt được thành công, những hoài bão của lớp Thiền Sư trước chưa thực hiện được. Vạn Hạnh đã tổng hợp và thắp sáng ngọn đuốc bùng tỏa ánh lửa soi sáng cho non sông trong suốt lịch trình tiến hóa. Dù rằng Ngài đã vào nơi yên nghỉ, nhưng đâu đó vẫn còn những lời nhắn nhủ chứa đựng trong hư không, âm ỉ trong lòng người, và thấp thoáng đâu đây bước chân của người đi theo với vận mạng muôn đời của đất nước. Ngài đã từng đưa dân tộc thoát ra khỏi một khúc quanh vĩ đại, lẽ nào bây giờ không một lần vì đại nguyện ngài không nỡ dấn thân nữa sao? Đất nước bây giờ đang ở trong hoàn cảnh bị thương, tương tợ như 1000 năm Bắc Thuộc bị


Ảnh: MIKE GLADD

đô hộ bởi người Tàu. Vận nước nghiêng ngửa, điêu linh, dân tộc khốn cùng. Dấu chân của ngài vẫn còn phảng phất đâu đây xin một lần ngài lộ diện cứu nguy dân tộc. Bài kệ của Vạn Hạnh để lại: Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thạnh suy vô bố uy Thạnh suy như lộ thảo đầu phô. Dịch: Thân như bóng chớp chiều tà Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời Sá chi suy thạnh việc đời Thạnh suy như hạt sương sa đầu cành. Nói xong, Sư lại bảo chúng “Các người cần trụ chỗ nào?” Ta chẳng lấy chỗ trụ mà trụ, chẳng y không trụ mà trụ.” Qua bài kệ trên ta thấy

được cái thực chứng siêu nghiệm về cuộc đời, trong đó mọi vật đều biến đổi, thân phận con người tựa như bóng chớp có đó rồi không, chỉ là giả hợp vay mượn tứ đại mà hình thành, một giờ khắc đi qua là cũ, sự tàn tạ đang quấy động. Những gì được gọi là thạnh hay suy cũng vô nghĩa như thân phận con người vô nghĩa trước ngưỡng cửa tử sinh. Sự hưng thạnh vốn đã ngầm chứa và ẩn bóng dáng suy vi trong đó, bởi lẽ đó không phải là thực thể thoát ra ngoài chi phối của thời không. Vạn Hạnh cho chúng ta thấy rằng phải đối diện với nó trong nụ cười hùng tráng đừng bao giờ sợ hãi. Vì tự nó vốn là giọt sương ở đầu cành, chỉ cần cơn gió nhẹ thoáng qua sẽ vỡ ngay như thân phận ngàn đời mà nó đã khoác vào. Đối diện và không sợ hãi là cương lĩnh tối hậu trong việc quật tung để khám phá bóng dáng thật của tương quan. Một Vạn Hạnh độc nhất trong

lịch sử Dân Tộc cũng từ những nguyên tố đối diện và không sợ hãi nầy mà thành tựu được sự nghiệp. Nếu sự trực diện và vô úy đó phù hợp với chân lý, không trở ngại cho hạnh nguyện độ sanh, thì chắc hẳn không màng đến sự dấn thân dù phải hy sinh tánh mạng cho đại cuộc. Vạn Hạnh đã vượt ra và đi trên cõi sống chết như là chặng đường đến đi không vướng gót. Ngài thể nhập thâm sâu tinh yếu của Thiền, không trụ vào bất cứ ở đâu, trong hay ngoài, niết bàn hay tử sinh, nơi nào cũng phớt qua, như gió thoảng mây bay. Chẳng những Vạn Hạnh không trụ vào đâu cả mà ngay cái không đó cũng không bao giờ ta thấy có bóng dáng của Ngài, tất cả cũng chỉ là diệu dụng linh hoạt, hành nhưng vô hành, tâm không y trước vào huyễn tướng, không đắm chìm trong danh sắc, nên cuộc đời của những con người siêu dị nầy thong dong tự tại. Nơi nào lại không

41

phải là quốc độ của các ngài? Không trụ vào bất cứ nơi đâu, bởi lẽ không có chỗ nào cần thiết để trụ, ngay cả cái không đó nữa. Nếu không khéo xử dụng cửa ngõ nầy ta lại rơi vào cái không khác bao bọc. Nó là vậy đó, sự có mặt nào nếu đặt lại cũng đều trở nên phức tạp và nghịch lý, nhưng phức tạp và nghịch lý cũng chưa hẳn là then chốt cột chặt ta trong ấy. Cần nhất là vượt lên trên những mâu thuẫn không bám vào đâu. Vạn Hạnh thoát ly ra khỏi triều chính cũng từ những nguyên lý này, sự có mặt của ngài trong công cuộc xây dựng dân tộc, đâu đó được thịnh vượng ngài lại trở về với cái ban đầu mà ngài đã đến là cái không trụ. Vạn Hạnh thanh thoát và rỗng không như một lần cuối cùng trong cuộc đời bình thản với những vần kệ giá trị cho muôn đời. Vua Lý Nhân Tông kết luận cuộc đời của Vạn

Hạnh như sau: Vạn Hạnh dung tam tuế Chân phù cổ sấm thi Hương quan danh cổ pháp Trụ tích chấn vương kỳ Nghĩa là: Thiền Sư Vạn Hạnh hợp nhất được ba cõi, quá khứ, hiện tại, vị lai Đúng với tinh thần tiên tri thời cổ xưa Quê hương danh tiếng là Cổ Pháp (kinh đô Phật giáo Việt Nam tối xưa) Thiền Sư đem gậy Thiền Học bảo vệ cho lãnh thổ quốc gia. Lời thơ truy tán của vua Lý Nhân Tông cũng đủ để kết luận một con người phi thường nhất trong lịch sử Dân Tộc. NHƯ HÙNG


HỌC KHU GARDEN GROVE QUYẾT ĐỊNH DẠY SONG NGỮ

ANH-VIỆT

GARDEN GROVE, California (NV) - Trong buổi họp thường lệ tối Thứ Ba, 18 Tháng Hai, lúc 7 giờ, Hội Ðồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove bỏ phiếu chấp thuận tiếng Việt là ngôn ngữ được dạy trong chương trình giáo dục ngôn ngữ hai chiều “Dual Language Immersion” (DLI). Với quyết định này, Garden Grove sẽ học khu

đầu tiên có chương trình song ngữ Việt-Anh đầu tiên tại California. Hiện nay, chương trình DLI của tiểu bang này chỉ có tiếng Quan Thoại, Triều Tiên, Nhật, Tây Ban Nha và một số ngôn ngữ khác trong trường công lập của Học Khu Garden Grove. Theo thống kê, học sinh Việt Nam chiếm khoảng một phần ba tỷ lệ học sinh tại học khu này.

Sau khi nghe một số phụ huynh, giáo chức gốc Việt và cá nhân bày tỏ sự ủng hộ của họ trong việc dùng tiếng Việt cho chương trình giáo dục ngôn ngữ hai chiều, năm ủy viên giáo dục của Học Khu Garden Grove đều ủng hộ và bỏ phiếu 5/0 trong phần 4A (Dịch Vụ Hỗ Trợ và Chương Trình Giảng Dạy Các Ngôn Ngữ Di Sản và Thế Giới) của nghị trình, thông qua việc chấp

Ð

Cách thức dạy tiếng Việt, từ việc dạy nói đến việc dạy đọc, dạy viết và dạy từ vựng. Cách thức dạy học một cách sinh động để học sinh thấy hứng thú khi học tiếng Việt. Ở bất cứ lãnh vực nào, tác giả cũng đi từ lý thuyết đến thực hành. Về lý thuyết, bao gồm những quan điểm mới nhất; về thực hành, bao gồm những bài làm và bài tập rất cụ thể cho từng nội dung giảng dạy. Cuốn sách hữu ích không những cho các thầy cô giáo dạy tiếng Việt mà còn cho cả phụ huynh - những người tự dạy tiếng Việt cho con cái ở nhà – cũng như cho những người yêu thích tiếng Việt nói chung.

www.nguoi-viet.com

thuận tiếng Việt, giữa tiếng vỗ tay của mọi người hiện diện. Ông Nguyễn Quốc Bảo, ủy viên giáo dục học khu Garden Grove, người tâm huyết với chương trình VELI, và đã bỏ nhiều công sức vận động cho chương trình, có lẽ là một trong những người vui nhất. Trình bày về sự cần thiết của việc gìn giữ tiếng Việt, ông Bảo nói:

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

ây là cuốn sách đầy đủ nhất về phương pháp dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc cũng như cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại. Nội dung bao gồm các vấn đề chính: Các lý thuyết, phương pháp và nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ.

LINH NGUYỄN/NGƯỜI VIỆT

S

42

Ủy Viên Linda Reed biểu đồng tình với Ủy Viên Giáo Dục Nguyễn Quốc Bảo, và ghi nhận sự hiện diện đông đảo của phụ huynh học sinh.

NGƯỜI VIỆT SHOP

www.nguoivietshop.com

ống trên cái gạch nối giữa Việt và Úc, tôi không phải là kẻ rời bỏ quê hương: Tôi chỉ rời bỏ một mảnh đất và mang cả quê hương theo với mình: Cái quê hương ấy, với tôi, như vậy, là một quê hương bị giải lãnh thổ hoá (deterritorialised): Nó không có tính địa lý. Nó chỉ còn là một ký ức, nhưng, nghịch lý thay, đó lại là một thứ ký ức có tính địa lý, có thể được gọi là địa dư ký ức (geography of memory). Khi được hình dung như một thứ địa dư, ký ức bỗng có kích thước thật và mênh mông hơn hẳn: Nó trở thành một thứ quê hương khác của tôi.[20] Hệ quả là: Không phải tôi sống với ký ức. Mà là sống trong ký ức. Ký ức không ở trong tôi. Ký ức bao trùm lấy tôi. Ký ức rộng hơn bản thân tôi. Ký ức, với người khác, có tính trừu tượng, với tôi, có tính vật thể; với người khác, là quá khứ, với tôi, vẫn là hiện tại: Tôi sống trong tình trạng xuyên thời gian (transtemporarity) và xuyên lịch sử (transhistory) liên tục. Với Việt Nam, trong địa dư ký ức và trong tình trạng xuyên thời gian và xuyên lịch sử như thế, tôi vẫn giữ được cái hồn. Nhưng lại không có đất...

“Có hơn 40,000 học sinh ở California hiện được học song ngữ hai chiều bằng nhiều thứ tiếng, nhưng không có tiếng Việt. Ðây là một tin rất vui cho học khu.”

H

ãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người. Trong thơ của ông, ông phát ngôn như một sinh vật lạ lùng hiện ra trùng điệp trên những tấm bố vẽ của ông, đó là “con chim di cư”. Ông gieo những hạt mầm từ Việt Nam lên lãnh thổ của chúng ta. Ngôn ngữ của ông tạo nên một sự giao thoa giữa hai quê hương khi ông mở một lộ trình giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là lối hành văn chín muồi và đầy trực cảm của một nghệ sĩ đã bám chặt vào nghiệp viết. Ngôn từ và hình ảnh, ngôn từ và động thái, không lúc nào ngừng di chuyển. Những bài thơ cụ thể vượt ra khỏi thể loại của chúng bởi vì những hình thái mà chúng tạo ra không chỉ đứng yên một chỗ mà lại khiến cho ngôn ngữ chuyển động, xoay mòng.


Ủy Viên Bob Harden chia sẻ: “Tôi từng đến Trung Quốc, Âu Châu và nhiều nơi khác. Người ta nói nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Người ta nói nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ.” “Sau một thời gian dài vận động và lắng nghe, chương trình này tôi tin tưởng khi áp dụng sẽ đem lại lợi ích, không chỉ riêng cho các em học sinh, cho gia đình, mà còn cho cả cộng đồng,” Ủy Viên Nguyễn Quốc Lân phát biểu. Trong khi đó, Tiến Sĩ George West, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove, làm không khí của cả hội trường trở nên vui vẻ đầy ắp tiếng cười chia sẻ sự vui mừng với kết quả bỏ phiếu. “Phần 4A này mà không được chấp thuận thông qua tối nay thì tôi khó vào nhà. Bà xã tôi nói thế!” Trước đó, trước khi Hội Ðồng Giáo Dục bỏ phiếu, một phụ huynh gốc Hispanic phát biểu. Bà kêu gọi tiếng Tây Ban Nha cũng sẽ được cứu xét cho chương trình DLI. Cô Nguyễn Khoa Diệu Quyên, một giáo chức của học khu Garden Grove, nói: “Tôi là cô giáo dạy trường Mỹ và hoạt động trong các sinh hoạt Việt ngữ và có hai con là học sinh của học khu. Tôi nhận xét con tôi, một cháu khá tiếng Việt thì cũng giỏi tiếng Anh. Dù chỉ được học vài giờ một tuần nhưng cái lợi là đem các cháu gần gũi với cộng đồng. Nhưng thời gian như thế chưa đủ để các cháu thành thạo tiếng Việt. Xin ủng hộ tiếng Việt

cho chương trình song ngữ.” Kế đó, cô Trần Nguyễn Trang Ðài phát biểu: “Với tư cách của một học giả Fulbright xin nghiên cứu dự án một năm tại Thụy Ðiển 11 năm trước, tôi ghi trong đơn rằng ngôn ngữ tôi thông thạo là tiếng Việt, chứ không phải là tiếng Thụy Ðiển, dù điều kiện đòi hỏi là phải biết tiếng Thụy Ðiển. Họ nhận ra rằng tiếng Việt là chìa khóa trong đề án nghiên cứu của tôi. Nhờ vào thành tích nghiên cứu và khả năng tiếng Việt của tôi, Chương trình Fulbright đã xếp đề án của tôi vào bậc tối ưu, danh dự cao nhất cho bất cứ học giả Fulbright nào,” cô giải thích. Cô kêu gọi: “Với cộng đồng Việt hải ngoại ngày càng mở rộng và những ngành học liên quan đến tiếng Việt trên đà nở rộ, tiếng Việt đã trở nên một ngôn ngữ quốc tế. Tôi yêu cầu Học Khu Garden Grove cung cấp những điều kiện cần thiết để giúp các thế hệ tương lai cạnh tranh trên thế giới, trở thành những người lãnh đạo toàn cầu, và trở nên những học giả có khả năng đưa những cái nhìn mới vào chương trình Fulbright. Một cách để đạt đến những mục đích này là chấp thuận và thực hiện Chương Trình Song Ngữ Việt-Anh ngay hôm nay.” Cô Sophie Trần, một đại diện của Dân Biểu Tiểu Bang Sharon Quirk-Sylva (Dân Chủ), địa hạt 65, đọc lời yêu cầu của vị dân biểu rằng bà “từng là cô giáo và tin tưởng rằng chương trình giáo dục

tiếp theo trang 37

PHẬT GIÁO TRONG VIỄN CẢNH HIỆN TẠI Phật giáo. Các nhà tâm lý học hiện đại giờ đây cũng đang rất quan tâm đến việc phân tích thành nhiều yếu tố của tâm thức trong Phật giáo như: thọ, tưởng, hành. Họ tìm đến giáo lý lâu đời của Đức Phật càng ngày càng nhiều để có được hiểu biết sâu sắc cho lối sống của riêng mỗi người. Mối quan tâm đến giáo lý của Đức Phật ngày càng tăng này – được khơi gợi bởi nhiều lãnh vực tương quan giữa tư tưởng Phật giáo và những trào lưu chính của khoa học, triết học và tâm lý học hiện đại – đã đạt đến đỉnh cao của nó ở thế kỷ XX với những đề xuất sửng sốt được nêu ra bởi thuyết tương đối và vật lý học lượng tử, là những thuyết trình bày những thành tựu mới nhất trong khoa học thực nghiệm và duy lý. Ở đây một lần nữa, rõ ràng không những Đức Phật nhận ra trước các phương pháp căn bản của khoa học (như quán sát, thực

nghiệm, phân tích), mà trong một số kết luận tiêu biểu nhất về bản chất của con người và thế giới, Phật giáo và khoa học quả thực trùng khớp nhau. Chẳng hạn, tầm quan trọng của thức trong việc hình thành kinh nghiệm từ lâu bị phớt lờ ở phương Tây, bây giờ được nhận ra. Cách đây không lâu, một vật lý gia nổi tiếng đã nhận xét rằng thế giới có thể thực sự chỉ là một cái gì đó giống như một ý nghĩ vĩ đại. Rõ ràng đây chỉ là sự tiếp nối lời dạy của Đức Phật mà nó đã từng được trình bày trong kinh Pháp Cú (Dhammapada), trong đó tâm được xem là tác giả của tất cả các pháp. Cũng vậy, tính tương đối giữa vật chất và năng lượng – việc công nhận rằng không có ranh giới rạch ròi giữa tâm và vật – giờ đây đã được khẳng định bởi những thành tựu gần đây nhất trong khoa học thực nghiệm hiện đại.

ngôn ngữ hai chiều sẽ mang lại nhiều ích lợi, xin bỏ phiếu ủng hộ!” Người sau cùng lên phát biểu ủng hộ là ông Joseph Pak, người Mỹ gốc Nam Hàn và là một thân hữu của cộng đồng người Việt ở Garden Grove. Ông nói: “Với kinh nghiệm hoạt động trong chương trình trao đổi học sinh Nam Hàn và thành phố kết nghĩa Garden Grove, tôi ủng hộ vì tiếng Việt sẽ giúp các em thăng tiến về ngôn ngữ và tham gia vào nền văn hóa đa dạng. Mới đây Học Khu Glendale đề nghị chương trình giáo dục bảy ngôn ngữ, trong đó có tiếng Triều Tiên.” “Chúng ta cần đào tạo nhân sự cho lực lượng lao động Thế Kỷ 21, ngoại ngữ là cần thiết. Xin bỏ phiếu ủng hộ phần 4A!” ông kết luận. Bà Loreana Sanchez, giám đốc chương trình học lớp Mẫu Giáo đến lớp 12 của học khu được yêu cầu trình bày kết quả nghiên cứu các lợi ích và các giai đoạn thực hiện việc áp dụng tiếng Việt trong chương trình DLI. Về phía phụ huynh tham dự, ông Tấn Lương, 47 tuổi, có hai con 11 và 13 tuổi hiện theo học trong học khu, cho biết: “Tôi rất mừng khi nghe kết quả bỏ phiếu và hãnh diện đây là lần đầu tiếng Việt mình được chính thức chấp thuận trong chương trình song ngữ.” Một người khác, có quá trình vận động cho chương trình song ngữ Việt-Anh, và hiện là cô giáo dạy Trung Học Santiago được bốn năm, chia Kết quả của tất cả những điều ấy là, trong hoàn cảnh của nền văn hóa Tây phương đương đại, các nhà khoa học, tâm lý học và triết học đã tìm thấy trong đạo Phật một truyền thống hài hòa với một số những nguyên lý cơ bản nhất của tư tưởng Tây phương. Ngoài ra, họ còn nhận thấy Phật giáo đặc biệt thú vị bởi, mặc dầu những phương pháp và kết luận chủ yếu của truyền thống khoa học Tây phương tương tự với phương pháp và kết luận của đạo Phật, thế nhưng khoa học Tây phương không đi xa như vậy để đưa ra một con đường thực thụ cho việc đạt được một sự chuyển hóa từ bên trong, trong khi ấy ở Phật giáo, một con đường như thế rõ ràng đã được chỉ ra. Trong khi khoa học dạy chúng ta xây dựng những thành phố, đường cao tốc, nhà máy và nông trại tốt hơn; nó lại không dạy chúng ta xây dựng những con người tốt hơn. Vì lý do đó, con người trong thế giới ngày nay đang tìm đến với Phật giáo, một triết lý cổ đại có nhiều khía cạnh cộng thông với truyền thống khoa học Tây phương nhưng vượt lên trên chủ nghĩa vật chất của Tây phương, vượt lên trên những giới hạn của nền khoa học thực dụng như chúng ta đã biết từ trước đến nay. Việt dịch: HƯỚNG THIÊN

43

sẻ: “Huyền Vy rất vui vì chương trình song ngữ Việt Anh đã được Hội Ðồng Học Khu Garden Grove thông qua. Còn vui hơn vì cả năm vị ủy viên đểu bỏ phiếu ủng hộ tán thành. Coi như là khổ tâm suốt năm qua của thành viên nhóm VELI đã được toại nguyện. Thế hệ tương lai, com em chúng ta sẽ có một chương trình học thật tốt để gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt.” Cô Huyền Vy kể: “Tôi từng thuyết trình và trưng bày các dẫn chứng khoa học chứng minh sự có lợi của việc học ngôn ngữ khi còn nhỏ, dưới 12 tuổi. Theo nhiều tài liệu, học nhiều ngôn ngữ từ nhỏ không những giúp các em giỏi về ngoại ngữ, mà còn giúp tăng chỉ số thông minh IQ nên dễ thành công hơn trong cuộc sống. Ngoài ra ngôn ngữ còn tạo cảm thông giữa các văn hóa và ảnh hưởng tích cực đến nhân cách của học sinh.” Cô nói thêm: “Texas hai năm trước có chương trình song ngữ DLI đầu tiên tại Hoa Kỳ. Portland, Oregon đang bắt đầu. Ngoài ra, ở California có khoảng 300 trường công lập có chương trình song ngữ, như tiếng Nhật ở San Francisco, tiếng Triều Tiên ở Korea Town, Los Angeles; tiếng Tây Ban Nha ở Long Beach và Los Angeles.” Việc cả năm ủy viên giáo dục của Học Khu Garden Grove đều ủng hộ và bỏ phiếu cho chương trình song ngữ Việt-Anh không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của nỗ lực vận động lâu dài.

Năm ngoái, nhóm vận động chương trình Song Ngữ Hai Chiều Anh-Việt (Vietnamese English Language Immersion, VELI) tại học khu Garden Grove, tổ chức thảo luận với cộng đồng vào chiều Thứ Bảy, 4 Tháng Năm, 2013, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam ở Santa Ana, California. Trong buổi hội thảo này, Giáo Sư Quyên Di kể lại chương trình song ngữ Anh-Việt mà ông giúp thực hiện ở Washington là một minh chứng cho thành công, thì ông Nguyễn Văn Khoa, chủ tịch ban đại diện các trung tâm Việt Ngữ Nam California, nói các thầy cô Việt ngữ sẽ ủng hộ hết lòng. Tiến Sĩ George West khi ấy bày tỏ sự ủng hộ: “Quý vị có sự ủng hộ của tôi, hãy tiếp tục vận động, và kiên trì.” Ông nhấn mạnh việc xây dựng một chương trình học mới cần nhiều thời gian. Ông nhấn mạnh việc xây dựng một chương trình học mới cần nhiều thời gian. Theo chương trình song ngữ, học sinh ghi danh vào ngôn ngữ mình muốn. Thí dụ, nếu muốn theo chương trình song ngữ Việt Anh, các em sẽ thi xếp lớp khả năng tiếng Việt. Mỗi lớp học sẽ được sắp xếp để bao gồm học sinh đủ mọi trình độ ngôn ngữ Việt, Anh, có thể học chung với nhau. Khi trường dạy các bộ môn học bằng Anh ngữ, các em giỏi tiếng Việt sẽ học tiếng bản xứ từ những em còn lại. Ngược lại, những em đó sẽ “dạy” lại tiếng Việt cho các bạn khi thầy cô chuyển sang dạy bằng Việt ngữ.

DU TỬ LÊ

Thiên Đàng Địa Ngục Đâu Xa thiên đàng địa ngục đâu xa chỗ mưa ướt ấy. Có ma ở cùng chỗ em dấu nhẹm cánh rừng anh vô thú dữ nổi khùng, hung ghê chỗ thiền sư tụng kinh mê đóng vai dân xịn anh thề không ra.


UYEN PHUONG

and BERKLEE jazz band’s

Concert I

t’s official now, please mark your calendar! . You are cordially invited to join me and BERKLEE JAZZ BAND from Boston, MA at Lac Cam Lounge in OC on Friday, February 28, 8.30pm. Guest singers are VAN QUYNH, JENNY SWOISH and VU with special appearance of cellist LASZLO MEZO. This show promises lots of new songs with new arranging. Please come to enjoy a night of jazz, funk and contemporary music with us. Tickets will be on pre-sale only: $50 VIP and $40 regular (max seating capacity 110 only) Hope to see you all there on February 28th!

VAN QUYNH

VU

JENNY

LAC CAM 15041 MORAN STREET #103, WESTMINSTER, CALIFORNIA 92683 (714) 891-8885

44


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.