HOA ÐÀM số 26

Page 1

hoađàm Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

WWW.HOADAMNEWS.COM

Bộ mới 2014. Số 26

Ý CHÍ TỰ CHỦ T

rong các xã hội bình thường, người dân không phải lúc nào cũng nghĩ đến những ước vọng lớn lao như độc lập, tự do. Người ta thường chỉ liều chết nổi lên tranh đấu khi họ “chịu không nổi” quan lại tham tàn. Trong thời Bắc thuộc, phần lớn dân Việt trong nhiều thế kỷ chỉ ghi nhớ kinh nghiệm những viên quan tham ác. Những hành động của bọn “khốc lại” diễn ra hàng ngày là lý do thiết thực thúc đẩy người dân đòi tự chủ. NGÔ NHÂN DỤNG

Hình: GIANG ÐÔNG DU

HAI NGÃ ĐẠO-ĐỜI

BÀI THƠ VẬN NƯỚC VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA THIỀN SƯ PHÁP THUẬN

VÀ BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TRƯỚC CỦA NGÕ THỜI ĐẠI - THÍCH ĐỨC NHUẬN, tr.4

Ð

ất nước nào có thể tồn tại khi lòng dân ly tán và những người lãnh đạo lại thiếu tài, thiếu đức. Hai tính chất này đối với sự tồn tại của một đất nước, một triều đại, không bao giờ mất tính thời sự của nó. - LÊ

VAI TRÒ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG DÂN TỘC THẾ KỶ THỨ IX - NGUYỄN HIỀN ÐỨC, tr.23 TRUNG CỘNG KHÔNG ĐÁNG SỢ

- TRẦN TRUNG ÐẠO, tr.18

MẠNH THÁT, tr.28

1


TRONG SỐ NÀY Số 26

TRÊN ĐỈNH CÔ PHONG VĨNH HẢO

CHỦ NHẬT, 11 THÁNG 5, 2014 Trên Ðỉnh Cô Phong - VĨNH HẢO, tr.2 l Hai ngã Ðạo-Ðời và bổn phận của người Phật tử trước cửa ngõ thời đại THÍCH ÐỨC NHUẬN, tr.4 l Ý chí tự chủ - NGÔ NHÂN DỤNG, tr.8 l Thơ chống Tống thời Lý nước Đại Việt - thư pháp TRẦN QUANG ÐỨC, tr.9 l Ðức Sơn đốt kinh - thơ PHỔ ÐỒNG, tr.17 l Trung Quốc không đáng sợ - TRẦN TRUNG ÐẠO tr.18 l Biển Mộng - thơ TRẦN QUANG ÐỨC, tr.21 l Vai trò của các Thiền sư thời kỳ vận động Dân tộc thế kỷ IX - NGUYỄN HIỀN ÐỨC, tr.23 l Lá thư hồi âm - TIỂU MY, tr.25 l Bài thơ Vận Nước và tư tưởng chính trị của thiền sư Pháp Thuận - LÊ MẠNH THÁT, tr.28 l Trong bóng tối chúng tôi là thân rễ - thơ NGUYỄN MAN NHIÊN , tr.35 l Thực vi Văn hiến Chi bang - NGÔ NHÂN DỤNG, tr.38 l Dưới rặng san hô bị chôn vùi, tôi nhìn thấy biển - thơ NGUYỄN MAN NHIÊN, tr.41 l Trong và ngoài chiến tranh NGUYỄN HOÀNG VĂN, tr.42 l Tương Quan - HOÀNG LONG, tr.44 l Theo mây đi, cùng mây về - MẶC PHƯƠNG TỬ, tr.46 l Ðờn Ca Tài Tử phát sinh từ miền Nam - NGÀNH MAI, tr.48 l Gửi người Yêu và Tin - NGUYỄN THỊ TỪ HUY, tr.54 l Ðông Phương và vách đá MINH ÐỨC TRIỀU TÂM ẢNH, tr.57 l Bài học - HOÀNG LONG, tr.58

T

ừ vị trí đỉnh đồi chạm chân mây, không ít người phấn khích, một mình cất lên tiếng hú sảng khoái để âm hưởng của mình từ trên cao dội xuống thung lũng, từ vách đá này vang sang vách đá kia, và có thể làm lạnh cả vòm trời xanh lơ trên đầu. “Hữu thời trực thướng cô phong đảnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư” (Thiền sư Không Lộ) Có khi lên tận đầu non quạnh Cười tràn một chuỗi lạnh hư không. Trên đồi cao, nhìn mây trắng bay. Mây dầy đặc nhưng không che hết bầu trời xanh ngát. Mây chẳng qua chỉ che được trời khi nhìn lên từ nơi cạn thấp. Một tâm thức tự do, từ đỉnh cao chót vót, thì không gì có thể ngăn trở, vướng bận. Tâm thức ấy, được khởi đầu bằng thái độ của con người trước niềm tin và tri kiến. Vượt qua niềm tin, vượt qua tất cả những tri kiến, mới có thể chạm đến chỗ vô cùng. Nhưng con người thường khi bị dẫn dắt bởi những kẻ quyền uy, hoặc muốn được dẫn dắt bởi kẻ khác, không muốn tự mình tìm ra và chứng nghiệm sự thực. Những kẻ ù lỳ, lười biếng không bao giờ muốn trèo lên đỉnh núi cao. tiếp theo trang 51

HOA ÐÀM GROUP

Chịu trách nhiệm: NGUYÊN VIỆT 9741 Bolsa Ave. Suite: 216. Westminster, CA 92683. 714.765.9844 Mọi kiến xây dựng, đóng góp bài vở, tranh, ảnh, xin gởi về địa chỉ: hoadamnewsl@gmail.com

2


T

hước núi tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho lấn dần. Nếu chúng không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc, nói rõ điều ngay gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, tội phải tru di! - (Lời LÊ THÁNH TÔNG nói với Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy năm 1471, Đại Việt Sử ký Toàn thư)

Nguyên văn: 我尺山寸河豈宜抛棄?爾宜堅辨,勿許漸侵。如 他不從,尚可差官北使,詳其曲直。汝敢以太祖尺地寸土餤 賊,罪顯誅夷!Ngã xích sơn thốn hà khỉ nghi phao khí? Nhĩ nghi kiên biện, vật hứa tiệm xâm. Như tha bất tòng, thượng khả sai quan Bắc sứ, tường kỳ khúc trực. Nhữ cảm dĩ Thái Tổ xích địa thốn thổ đạm tặc, tội hiển tru di! VÂN TRAI TRẦN QUANG ĐỨC sưu lục

3


HAI NGÃ ĐẠO-ĐỜI

VÀ BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TRƯỚC CỦA NGÕ THỜI ĐẠI THÍCH ÐỨC NHUẬN

4

Hình: NGUYỄN HOÀI NAM


K N

ếu quan niệm rằng: Phật giáo chỉ như một tôn giáo không thôi, thì đạo Phật chỉ là đất dung thân của những người chán đời hay thất vọng tình đời đi tu, mong thoát cảnh khổ não của cõi thế gian này. Hay nói một cách khác là Ðạo Phật chỉ chủ trương xuất thế chứ không nhập thế. Chỉ giải quyết nhân tử quan chứ không giải quyết nhân sinh quan. Sở dĩ có những hiểu lầm trên, vì dưới chế độ thực dân thống trị gần một thế kỷ, các nhà tu hành chỉ được phép phát triển khía cạnh tôn cạnh tôn giáo trong một phạm vi rất nhỏ hẹp, rất thiếu thốn, và rất vô tổ chức, nên riêng về

hi lâm biến, việc Ðời phải lo trước việc Ðạo. Vì đời có thịnh Ðạo mới hưng. Xã hội có yên việc tu hành mới không bị phá hoại.

khía cạnh đạo cũng đã bị xuyên tạc, nói gì đến việc chuyển hiện đạo Phật vào cuộc đời.

khỏi những đè nén của tự nhiên, giải thoát cho con người khỏi những khổ não bởi con người gây ra, hầu xây dựng một xã hội công bình, hạnh phúc trên căn bản vì người. Nói tóm lại, Phật giáo là đạo GIẢI THOÁT cho co người về mọi mặt.

Sự thực cho ta thấy Phật giáo đã là lẽ sống muôn thuở của con người rồi, nên người theo ngã Ðạo, tất phải tu hành theo phương pháp mà đức Phật đã chỉ dạy trong các kinh điển: diệt tham, sân, si để thân tâm trở nên trong sáng; không bị phiền não dục vọng ràng buộc, hầu thoát kiếp luân hồi, thành bất sinh bất diệt. Còn phần Ðời, theo Phật giáo, là lẽ sống hiện tại của con người, con người cần giác ngộ lập trường Người từ tiểu ngã đến đại ngã, để giải thoát cho con người

5

1. ÐỨNG VỀ PHƯƠNG DIỆN ÐẠO:

tương lai vĩnh cửu. Ðức Phật Thích Ca tuy đang ở ngôi vị cao sang Ngài cũng đã nghĩ tới lẽ sống trường cửu cho con người, bỏ đi tu để mong thoát cảnh luân hồi. Ngài muốn vươn lên, muốn thoát khỏi tất cả mọi lẽ sống, già, bệnh, chết củ vô thường. Ngài đã thành công và truyền lại những phương pháp hữu hiệu để hướng dẫn cho con người tìm về với ánh sáng Ðạo.

Phật giáo chủ trương giải thoát con người khỏi tự nhiên chi phối trong kiếp sống hiện tại để tạo nên một lý tưởng sống muôn thuở. Cho nên người tu hành phải hy sinh cái hiện tại giả tạo để tiến tới

Ðạo của Ngài cao siêu quá. Tập tài liệu nhỏ này không dám lạm bàn tới lẽ Ðạo, mà chỉ muốn nói đến lẽ Ðời trong Phật giáo để góp phần xây dựng một xã hội lý tưởng trên nền tảng Phật mà thôi.


2. ÐỨNG VỀ PHƯƠNG DIỆN ÐỜI: Phật giáo chủ trương giải thoát con người về cả hai phương diện: Khổ não tự nhiên và khổ não do con người. a. Khổ não của tự nhiên: Sự đau khổ của con người ngay từ khi có loài người, là những khổ não của tự nhiên đã đè nặng lên kiếp sống của con người. Cho nên, công việc đầu tiên của con người là phải chống lại tất cả những khổ não tự nhiên đó, như nghĩ cách làm nhà để tránh mưa nắng, may quần áo che gió rét, kiếm thuốc men trị bệnh tật. Rồi từ chỗ tạm ổn định được nơi ăn, chỗ ở, con người còn phải lo trồng cây trái, đào kinh dẫn nước, đắp đập ngăn sông bảo vệ mùa màng, chăn nuôi gia súc. Từ hình thức sống thấp nhất đến trình độ kỹ thuật cao nhất ngày nay. Con người vẫn còn phải mang bộ óc và bàn tay ra cho đời sống loài người sinh sản ngày một nhiều. Cái mục tiêu tranh đấu với tự nhiên để giúp ích cho đời sống người, dù chưa đạt tới mức độ thắng hẳn tự nhiên, như Phật đã thắng ở khía cạnh Ðạo dù đứng ở cương vị Ðạo hay Ðời, con người của hiện đại cũng phải công nhận tinh thần Phật giáo là tinh thần khoa học. b. Khổ não do con người: Sau khổ não của tự nhiên, con người còn làm khổ lẫn nhau. Vì thiếu giác ngộ Phật tính, vô tổ chức trong việc gieo nhân, khiến lòng tham của thú tính nổi dậy giằng xé nhau, giết hại nhau để tạo nên những

nền văn minh rất dã man của kẻ thắng lẫn người bại.

của con người không muốn bị tiêu diệt.

C. BỔN PHẬN CỦA PHẬT TỬ TRƯỚC CỬA NGÕ THỜI ÐẠI:

Lịch sử loài người ghi chép toàn chuyện chiến tranh, hết chiến tranh này tới chiến tranh khác. Cuộc đời là một trường tranh đấu thiên diễn tối vô tình. Nhiều nhà Ðạo đức đã bi quan đến độ cho rằng: Loài người sắp đến ngày tận thế, khi thấy khoa học tự nhiên đã tiến tới chỗ có thể làm tan trái đất thành tro bụi, bởi vũ khí hạch tâm do con người sáng chế ra, để rồi quay lại tàn sát chính con người. Hình ảnh chết chóc của loài người đã hiện ra trước mắt mà chính những kẻ gây ra sẽ phải lãnh trước. Luật nhân quả của nhà Phật một lần nữa được chứng minh ngay ở quốc gia vô tôn giáo và khác tôn giáo. Tinh thần khoa học Phật giáo đang được các nhà thức giả phục hưng để giải quyết mâu thuẫn tư tưởng, cứu vớt loài người khỏi ngày tận thế đó.

Người theo Phật giáo sau khi nhận định rõ hai ngã đạo đời chỉ là một. Dù lẽ Ðời là một giai đoạn của lẽ Ðạo, hình thức sinh hoạt của tu sĩ theo Ðạo và hình thức sống của dân chúng vẫn không khác nhau, nhất là cái tinh thần không câu chấp của Phật giáo, đôi khi đã khiến các tu sĩ làm việc đời như những chiến sĩ khi lâm biến. Ðể giữ vững lập trường Ðạo để giúp việc Ðời, hai nhà cách mạng đạo đức Huỳnh Phú Sổ và Lý Ðông A cũng đã khơi nguồn từ lẽ Ðạo để nhập thế theo ngã đời, và sẽ xuất thế theo ngã Ðạo khi việc Ðời đã giải quyết xong. Vị lãnh tụ họ Huỳnh, người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo và Ðảng Dân Xã đã cương quyết vung bảo kiếm vào đời: “Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha đền xong nợ nước thù nhà Thiền môn trở gót Phật đà nam mô.”

Thể nghiệm trong đau thương và là nạn nhân của thời đại, Phật tử Việt quyết giơ cao đuốc tuệ soi đường giải thoát cho mình, cho người, tìm về chân lý. Lý tưởng Phật trong đời sống sẽ vạch ra một phương châm chính trị đúng đắng nhất. Tinh thần Phật sẽ giác ngộ con người sử dụng mọi phát minh khoa học phụng sự nhân sinh, chứ không phải để tiêu diệt nhân loại. Phật tính trong con người sẽ sống dậy, xua đuổi hết thú tính, và giải thoát hết mọi khổ não của tự nhiên cũng như tự thể của mỗi người. Phật giáo đã sống dậy bởi cái khổ cùng cực

Còn vị thủ lãnh họ Lý, người đã dựng lên học thuyết D.D thắng nghĩa cũng chủ trương tương tự như thủ lãnh họ Huỳnh, là: “Chèo sang một bến Cực lạc vớt lấy trăm bể trầm luân làm tròn giấc mộng tiền sinh ấy trở lại hang sâu nhập niết bàn” Những phương pháp tranh

6

đấu cao độ của các nhà lãnh tụ tôn giáo từ ngã Ðạo qua ngã Ðời, hoặc từ ngã Ðời sang ngã Ðạo chứng minh rõ Phật giáo như thế nào rồi. Riêng đối với những người đã giác ngộ hay chưa giác ngộ chủ trương của Phật giáo, cần lưu ý hành động của mình trước hai ngã Ðạo và Ðời. a. Khi lâm biến, việc Ðời phải lo trước việc Ðạo. Vì đời có thịnh Ðạo mới hưng. Xã hội có yên việc tu hành mới không bị phá hoại. b. Lúc bình thường, việc tu dưỡng đạo đức để nâng cao giá trị con người của mỗi người cũng rất cần thiết, dù người đó chỉ hành nghiệp của Bồ Tát mang thân mình ra phụng sự Ðời. Tại sao vậy? Vì: “Ðạo Phật là một phương pháp để giác ngộ con người tới chân lý.” Phương pháp đó có thể làm lợi cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ danh riêng cho các tu sĩ trong Phật giáo. Ðể kết luận, đặt ra vấn đề Minh danh Phật, là nhằm mục đích mở đường cho việc tìm hiểu “Tinh thần Nhân chủ xã hội Phật giáo,” tuy chưa đủ sáng tỏ đối với một giáo lý như giáo lý của Phật. Nhưng, với cái nhìn ở một góc cạnh chính trị về Phật giáo, tưởng cũng không phải là vô ích, đối với phong trào cách mạnh dân tộc hiện nay. THÍCH ÐỨC NHUẬN (kỳ tới: Tinh thần Nhân chủ)


Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

7


NGÔ NHÂN DỤNG

Trích ÐỨNG VỮNG NGÀN NĂM, Người Việt xuất bản tại Hoa Kỳ, 2013

TƯHÍ Ý CHÍ TỰ TƯ CHỦ

M

ột dân tộc sẽ tự lập thành quốc gia khi mọi người thấy họ có khả năng tách ra, tự quản lý xã hội của mình mà vẫn sống bình an, kinh tế no đủ. Tình trạng đế quốc Trung Hoa khi lên khi xuống, lúc hợp lúc tan tạo cơ hội cho người Việt nhiều lần thí nghiệm tự quản lý cuộc sống tập thể, ngay cả trong những thời gian đất Giao Châu vẫn là một bộ phận của Trung Quốc trên danh nghĩa. Nhờ các kinh nghiệm tự quản như thế, ý chí tự chủ đã được tôi luyện thêm vững vàng và sắc bén hơn. Các giai đoạn tự quản

thường diễn ra “nhân lúc bên Tàu có loạn,” Lâm Ngữ Đường nhận thấy trong lịch sử nước ông có những chu kỳ khoảng 800 năm. Nhà Chu kéo dài khoảng 800 năm (từ thế kỷ 11 TCN đến năm 221 TCN). Từ đời Tần đến nhà Tùy cũng khoảng 800 năm. Nhà Tùy đến nhà Minh cũng khoảng 800 năm. Từ đầu đời Minh đến thời Dân Quốc cũng dài cỡ đó. Lâm Ngữ Đường thấy các chu kỳ đó theo cùng một mô thức: “Bốn, năm trăm năm đầu là thái bình, hai ba trăm năm sau là loạn lạc, binh cách (vì hệ thống cai trị thành thối nát, kinh tế suy yếu, bệnh tật, giặc giã nổi lên).

Lúc đầu là nước Trung Hoa chia cắt, cuối cùng là ngoại tộc xâm nhập, sau đó tiếp được dòng máu mới, lại thống nhất, văn hóa lại phát triển.” Lâm Ngữ Đường không phân tích một quốc gia mà cả một lục địa, cả khối văn minh Hán tộc. Đó cũng là ý kiến nêu lên ngay đầu bộ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa: Thiên hạ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp.

Nhân lúc bên Tàu có loạn Học lịch sử Việt Nam trước đây 60 năm, thế hệ tôi đều nhớ thuộc lòng câu: “Nhân lúc bên Tàu có loạn, …

8

bèn nổi lên…” Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng đều “nhân lúc bên Tàu có loạn” mà khởi nghĩa. Thường các thầy, cô giáo không cho học sinh biết lúc đó bên Trung Quốc loạn như thế nào, và tại sao bên đó loạn ly mà lại tạo cơ hội cho dân ta nổi dậy. Các biến cố “bèn nổi lên” này chính là những lúc dân ta bắt đầu các thí nghiệm sống tự chủ. Cứ một, hai thế hệ, người Việt được cắt đứt mọi liên hệ với Trung Quốc, lập chính quyền riêng và tập thói quen sống tự trị, dù các biến cố đó do các thủ lãnh người Việt nổi lên hay các


Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

quan cai trị người Hoa tự tách khỏi triều đình Trung Quốc. Nhờ nhiều lần thí nghiệm như thế, dân Việt tăng niềm tự tin để nuôi ý chí tự chủ mạnh hơn. Trong mấy thế kỷ đầu tiên thời Bắc thuộc, giữa thời Hai Bà Trưng và bà Triệu, người Việt chắc còn thừa kế tinh thần tự chủ thời Hùng Vương để lại. Các chính quyền nhà Hán, nhà Ngô không đủ mạnh để áp chế và ràng buộc. Cho nên họ chưa xóa bỏ cơ cấu xã hội cổ truyền dựa trên quyền bính của các thủ lãnh địa phương, các lạc tướng. Hệ thống xã hội cũ vẫn còn; các nữ anh hùng đầu tiên là giòng

dõi của các lạc hầu, lạc tướng. Nền văn minh dân Lạc cũng chưa bị mất, vì chỉ có một số nhỏ tiếp xúc với chính quyền đô hộ có thể học lối sống mới. Sau cuộc chinh phạt và cuộc cải cách hành chánh của Mã Viện, hệ thống cai trị của người Hán được củng cố chặt chẽ. Mã Viện đã tàn sát các thủ lãnh địa phương, bắt những người còn lại về Tầu “để tránh hậu họa.” Sau cuộc tấn công tàn bạo này, sức đề kháng của người dân vùng đồng bằng sông Hồng chắc phải sa sút nhiều so với những đồng bào sống ở quận Cửu Chân, gồm các tỉnh miền Bắc Trung Việt ngày nay.

Thơ chống Tống thời Lý nước Đại Việt, VÂN TRAI TRẦN QUANG ĐỨC viết.

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ

9


Ý CHÍ TỰ CHỦ Ngọn lửa tranh đấu đã được nuôi dưỡng tại vùng này, cũng thuộc Bộ Cửu Chân của nước Văn Lang vào thời Hùng Vương. Biết lịch sử và địa dư của Cửu Chân sẽ hiểu biến cố này rõ hơn. Vùng Thanh Hóa là quê hương Bà Triệu Thị Trinh, người phất cờ khởi nghĩa vào thế kỷ thứ ba. Đây là một trung tâm văn minh Lạc Việt

đã phát triển từ vài ngàn năm trước, còn thấy dấu vết qua 20 địa điểm di chỉ khảo cổ, từ thời dùng đồ đá cho tới thời dùng kim loại, với chứng tích là văn minh Đông Sơn. Di chỉ Đông Khối đã có những dấu vết của một “xưởng” (workshopsite) có tuổi bốn ngàn năm trước. Di chỉ Xóm Rú, Thiệu Dương, Đông Sơn có niên đại cách đây gần 3,000

năm. Tầng văn hóa thứ hai được tìm thấy ở Thiệu Dương, Đông Sơn, Đồng Ngầm phát triển khoảng 2,700 năm trước, trong cùng thời gian với các di chỉ ở Đường Cổ, vùng sông Hồng. Miền này chịu ảnh hưởng văn minh Hán tộc trễ hơn miền sông Hồng, những di chỉ đời Hán chỉ có tuổi khoảng 2000 năm trước đây. Trong một bài nghiên cứu về đô thị cổ Dương Xá, một trung tâm kinh tế và văn hóa của Cửu Chân, sử gia Phạm Văn Kính đã trình bầy những điểm thuận lợi của vùng này để tự phát triển và liên kết được với các vùng khác trong nước Văn Lang (Đô Thị Cổ Việt Nam, Viện Sử

10

Học, 1989). Từ Ngã Ba Đầu, con sông Mã chảy xuôi qua Hàm Rồng rồi thông ra đến biển, ở đó có thể giao thông vào phía Nam. Ngược dòng Sông Mã lại có thể qua đường rừng lên phía Bắc, liên lạc được với Hòa Bình, tới tận Sơn La. Từ Ngã Ba Đầu đi lên Ngã Ba Bông, gặp sông Lèn là đường thủy đi ra cửa Thần Phù. Cũng từ Ngã Ba Đầu, ngược theo con sông Chu đưa lên miền cao có thể vào tới Nghệ Tĩnh. Trên bộ cũng là một mạng lưới đường giao thông, trong đó con đường đi ven biển vẫn còn tên gọi là đường Mã Viện, nối ra Phủ Nho Quan và Ninh Bình. Mã Viện, khi tấn công đạo quân của Hai Bà Trưng do tướng


Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

Đô Dương chỉ huy cố thủ ở đây, đã dùng cả đường bộ và đường thủy qua cửa Thần Phù. Quân Hán sau đó đóng đồn trong vùng Dương Xá, lập ngôi thành Tư Phố, phát triển thành một đô thị. Còn rất nhiều khu mộ cổ theo kiểu đời Hán trong vùng này, chứng tỏ số quan lại và hào phú người Hán ở đây khá đông. Số mộ cổ kiểu Hán tìm được có mật độ đông hơn ở quận Giao Chỉ. Phạm Văn Kính thấy căn bản kinh tế của đô thị Tư Phố đã được dân bản xứ xây dựng nên từ trước, trước khi quân Hán xây thành. Kinh tế phát triển nhờ đường giao thông thuận tiện và những tiến

bộ về kỹ thuật đồ đồng, đồ gốm, mỹ nghệ, đồ trang sức bằng đá và bằng đồng, tất cả còn để lại dấu tích. Thương mại đã phát triển trong vùng, vì cũng tìm được nhiều đồng tiền nhà Hán trong khu vực thành và trong các ngôi mộ. Trước khi bị quân Mã Viện tấn công, tướng Đô Dương đã đặt bản doanh ở Tư Phố. Khi Bà Triệu khởi nghĩa, cũng tấn công chiếm thành Tư Phố. Về sau, những gia đình có tiếng như Khương Công Phụ (thế kỷ thứ 8), Dương Diên Nghệ (thế kỷ thứ 10) đều lập nghiệp trong vùng này. Một viên thái thú mô tả dân Cửu Chân là “tính tình hung hãn, chiến đấu gan dạ; họ quen ở trên núi, dưới

nước, không quen ở đồng bằng.” Quận Cửu Chân đời xưa còn bao gồm cả vùng Nghệ Tĩnh bây giờ, trong đó còn có Vinh, Bến Thủy, với sông Lam, núi Hồng Lĩnh và núi Dũng Quyết, nơi sau này Quang Trung đã chọn lập Phượng Hoàng Trung Đô. Dân Cửu Chân sống ở cánh đồng sông Mã, sông Chu, bên núi, bên rừng, họ cũng sống với biển cả, quen tự do tự tại. Người nông dân và chài lưới không lệ thuộc các thành trì người Hán thiết lập. Sống xa biên giới Việt Hoa, và xa trung tâm chính quyền đô hộ, họ cũng không bị ảnh hưởng Hán hóa sâu đậm như

11

dân miền sông Hồng (xưa gọi là sông Cái). Với căn bản kinh tế trù phú và một nền văn hóa có từ lâu đời trước khi quân Hán đến, Cửu Chân đã trở thành một cái nôi của tinh thần quật khởi, nuôi dưỡng ý chí tự chủ của dân tộc Việt. Từ lúc đầu cho đến thế kỷ thứ 10 Cửu Chân vẫn là một trung tâm xuất phát nhiều cuộc kháng chiến chống quân Hán, từ Triệu Thị Trinh cho đến Mai Thúc Loan, Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền. Dân ta giữ mãi một thái độ đặc biệt cung kính về bà Triệu, sau này truyền tụng qua những câu hát ru con: Ru con con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa


bành ông voi Muốn coi, lên núi mà coi, Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng. Lại có bài đồng dao, tương truyền do một vị thần đá đọc lên: Có bà Triệu tướng – Vâng lệnh Trời ra – trị voi một ngà – Dựng cờ mở nước – Lệnh truyền sau trước – theo gót Bà Vương …” Câu ca nói Bà Triệu “vâng lệnh Trời” mà “dựng cờ mở nước,” cho thấy ý chí độc lập đã rõ ràng, coi thủ lãnh người Việt cũng chịu “mệnh trời” không kém vua Trung Quốc. Những danh hiệu Triệu Tướng, Bà Vương, do người dân Cửu Chân, vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh bây giờ, suy tôn bà và được cả nước công nhận. Sử chính thức ở Trung Hoa không viết về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Chắc vì họ coi dân Lạc Việt ở vùng Cửu Chân còn “kém văn minh,” các biến cố ở đó không đáng kể. Chỉ có một số dã sử sau này nói tới Bà Triệu, trong đó Nguyễn Đổng Chi thấy hai câu chứng tỏ người Trung Hoa đương thời rất sợ “Vua Bà.” Họ nhắc nhở: “Hoành mâu anh hổ dị; đối diện Bà Vương nan!” (Múa giáo bắt cọp thì dễ, đương đầu với Vua Bà thì khó). Nhiều dã sử kể lại theo truyền thuyết của người Việt. Họ thêm thắt những chi tiết như “vú dài ba thước,” có lẽ để chứng tỏ các phụ nũ “man di” ở đây vẫn chưa chịu mặc áo theo lối người Hán. Sau Bà Triệu, không thấy tên tuổi những thủ lãnh thuộc giới lãnh đạo cổ truyền của dân Lạc Việt đứng lên đòi tự trị, cho đến thế kỷ thứ sáu. Người ta có thể ngờ rằng trong ba thế kỷ liên tiếp đó dân

Việt đã hoàn toàn chịu khuất phục sống dưới quyền các quan đô hộ. Nhưng trong thời gian này vẫn có những nhân vật khác nổi lên, xuất thân trong cộng đồng những “người Việt mới!” Đó là các di dân người Hoa đã ở nước ta lâu đời, hoặc các người chỉ huy cấp thấp trong đám quân cai trị mà gốc gác là người Hoa. Khi chính quyền bên Tàu suy yếu, nhiều người trong đám này đã cùng quân sĩ cướp lấy chính quyền. Vào thế kỷ thứ sáu Lý Bôn khởi nghĩa và xưng đế, sau mấy năm ông đã thua quân nhà Lương. Nhưng người Việt lại may mắn, vì lúc đó bên Tàu đang rối loạn nên dân ta có cơ hội kéo dài cuộc sống tự chủ. Phía Bắc Trung Quốc bị người “Hồ” tràn vào chiếm, lập các vương quốc; lúc đầu có 16 triều thay phiên chia đất xưng hùng. Cùng một lúc, triều đình Đông Tấn còn cai trị phía Nam, bao gồm cả nước ta. Nhà Đông Tấn tan, Giao Châu thuộc vào các triều đại ở phía Nam thay phiên nhau là Tống, Tề, Lương, Trần. Các triều này thường chiếm cứ từ tỉnh Hà Nam, An Huy trở xuống; trong khi phía Bắc là nước Ngụy, sau chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, kế tiếp là nước Đông Tề và nước Chu. Thời gian từ 317 đến 580 đúng là lúc bên Tàu có loạn, tạo cơ hội cho người Việt nổi dậy nhiều phen! Tướng nhà Lương là Trần Bá Tiên đánh Lý Nam Đế xong thì rút ngay về để mưu đồ chiếm ngôi vua. Tiên mang theo các toán quân tinh nhuệ về Tàu cho nên đám quân Việt còn lại có thể tiếp tục kháng cự. Năm 557 Trần Bá Tiên

xưng đế, lập ra nhà Trần, nhưng vẫn còn nhiều tay hào kiệt khác tiếp tục nuôi mộng bá vương, không để yên. Việc kiểm soát ở Giao Châu vẫn lỏng lẻo, cho nên công cuộc kháng chiến của Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục đã kéo dài cuộc thí nghiệm tự chủ thêm được nửa thế kỷ nữa. Tuy những giai đoạn thí nghiệm này chỉ qua một, hai thế hệ, ảnh hưởng tâm lý chắc còn được giữ lâu bền, nuôi dưỡng lòng tự tin và ý chí tự lập của dân Việt.

Kinh nghiệm sống tự lập Mỗi lần “bên Tầu có loạn,” dù người Việt không nổi dậy thì nhiều viên quan cai trị ở Giao Châu cũng cắt đứt liên hệ với trung ương, biến nước ta thành một lãnh địa tự trị. Khi một triều đình cũ sụp đổ, bên Trung Quốc chưa có chủ, các quan cai trị Giao Châu thường phải chọn đứng về một phe nào trong các phe tranh chấp ở chính quốc. Phần lớn họ có thái độ “chờ, xem.” Khi ngôi vị ở trung nguyên chưa ngã ngũ ai thắng ai bại, thì họ đứng tự lập, giành lấy quyền hành động tương đối tự do. Sau đó, một triều đại thống nhất xuất hiện, thì họ lại quy phục. Có khi viên quan đứng đầu không đủ mạnh, thuộc hạ của họ cũng có thể nẩy sinh ý định ly khai. Nhiều người đã nổi lên đuổi cấp trên đi, tự xưng là thứ sử hay tiết độ sứ, hoàn toàn độc lập với các biến cố chính trị ở bên Tàu. Tiêu biểu trong số này là các ông Sĩ Nhiếp, Đào Hoàng, Đỗ Tuệ Độ. Họ thường là những quan cai

12

trị tử tế, được lòng dân. Khi triều đình bên Trung Hoa sụp đổ, họ vẫn nắm quyền ở đất Giao Châu. Có hai hoặc ba phe đang tranh chấp bên chính quốc, họ thấy phe nào mạnh thì xin theo mà xưng thần, khi phe khác lên thì lại đổi; vc phong nhậm cũng chỉ là hình thức bên ngoài. Ba vị “thuần quan” kể trên được tiếng là nhân đức, không tham ác. Đất Giao Châu được bình an; trong lúc bên Tàu rối loạn chắc nhiều người đã di cư sang nước ta. Kinh tế phát triển trong những khoảng thời gian đủ lâu dài để dân Giao Châu quen thấy nhiều lợi lạc khi được sống ngoài vòng kiểm soát của các triều đình Trung Quốc. Khi cắt đứt liên lạc với chính quyền phương Bắc, các quan lại cũng không phải lo cung phụng vua quan ở trên, do đó họ không cần phải bóc lột dân nhiều như trước. Cứ như vậy, dân Việt có kinh nghiệm mỗi khi tách ra khỏi Bắc triều thì bọn quan lại bớt tàn ác, đời sống dễ thở hơn! Những viên quan tự trị cần được người địa phương ủng hộ khi phải đối phó với các phe phái bên Tàu; cho nên họ phải tử tế với dân hơn trước. Hy vọng nuôi cơ nghiệp lâu dài, mong có thể truyền cho con cháu, các thứ sử hoặc tiết độ sứ tự lập phải tiến cử người địa phương có khả năng vào guồng máy cai trị hoặc trong hàng quân sĩ. Nhiều người Việt có cơ hội học các kỹ thuật quản trị, hành chánh và quân sự. Tổ tiên họ Sĩ từ vùng Sơn Đông, di cư xuống Thương


Ngô (Quảng Tây bây giờ) từ trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Gia đình này đã sống ở Giao Châu qua năm sáu thế hệ trước khi Sĩ Nhiếp ra đời. Người Việt sau này gọi ông là Sĩ Vương, mặc dù ông ta không bao giờ tự xưng vương, ông vẫn thờ vua Ngô (đời Tam Quốc) làm chủ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mô tả Sĩ Nhiếp: “Vương là người khoan hậu, khiêm tốn, …đáng gọi là người hiền.” Đến đời cháu nội ông thì bị tấn công và xin quy phục nhà Ngô, nhưng sau cùng vẫn bị giết. Chắc vua quan nhà Ngô cũng không tin được một gia đình “lý lịch xấu” từng “phản triều đình” mấy đời như vậy. Chuyện Sĩ Nhiếp cho thấy trong hai thế kỷ đầu ở vùng châu thổ sông Cái nước ta, nhiều gia đình người Việt gốc Hoa đã trở thành hào phú ở các địa phương, họ sống hòa đồng với dân bản xứ và được người chung quanh kính trọng; tiếng tốt còn để lại tới đời sau. Một gia đình họ Lý cũng di cư sang nước ta cùng thời với họ Sĩ; bốn trăm năm sau một người là Lý Bôn đứng về phía dân Việt phất cờ khởi nghĩa. Vào cuối đời Tam Quốc, nhà Ngô suy yếu bị quân Tấn đánh nhiều lần; thứ sử Đào Hoàng tự mình cai trị; trong thời gian tự lập đã giữ cho Giao Châu bình an và phồn thịnh trong 30 năm. Tấn Thư chép lời Đào Hoàng tâu vua Tấn, nói rằng dân Giao Châu “ít biết lễ nghĩa, thích gây họa loạn.” Chắc nói như vậy cũng cốt để các ông vua mới bên Tàu thấy nản, không nghĩ đến Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

13


chuyện can thiệp vào lãnh địa của mình! Ông có vẻ được lòng dân Việt. Tấn Thư kể rằng khi ông chết “dân đã khóc như mất một người trong gia tộc.” Lời sử gia Trung Hoa viết có thể đã thổi phồng xa hơn sự thật, nhưng cũng chứng tỏ người dân có thương tiếc. Không phải họ tiếc cá nhân một ông quan mà họ tiếc một giai đoạn cuộc sống bình an tử tế có thể sắp chấm dứt. Đầu thế kỷ thứ năm, một người Hoa sinh ở Chu Diên là Đỗ Viện từng được nhà Tấn công nhận làm thứ sử; con là Đỗ Tuệ Độ được đồng liêu cử lên nối nghiệp cha mà không cần xin ai phong nhậm vì nhà Tấn đang sụp đổ. Họ Đỗ cũng là di dân gốc Hoa, đã cư ngụ ở vùng Chu Diên từ bốn, năm đời trước. Chu Diên là một vùng giữ truyền thống Lạc Việt rất bền chặt, Phật giáo phát triển mạnh hơn các vùng khác, trong số tín đồ có nhiều gia đình hào phú, có học thức và có thế lực. Giòng họ Đỗ chắc đã hội nhập vào xã hội địa phương từ lâu, hai cha con Đỗ Viện, Đỗ Tuệ Độ đều có công bảo vệ an ninh biên giới phía Nam, từng cầm quân vào Cửu Chân ngăn chặn được các cuộc tấn công của người Champa từ nước Lâm Ấp đánh lên cướp bóc. Sĩ Nhiếp, thế kỷ thứ ba, Đỗ Tuệ Độ, thế kỷ thứ năm, cũng như Lý Bí vào thế kỷ thứ sáu, đều là những người Việt gốc Hoa. Cơ nghiệp các gia đình họ Sĩ, họ Đỗ không kéo dài quá vài đời, cho thấy thực lực của đất Giao Châu thời đó còn yếu, không đủ sức chống lại áp lực từ chính quốc. Lý Bí chiếm được

quyền hành xong đã xưng hoàng đế, dựng nền độc lập; còn trước đó những Sĩ Nhiếp và Đỗ Tuệ Độ đều chỉ nhận đóng vai thứ sử hay tiết độ sứ, vẫn giữ “quan hệ thần tử” với các triều đình bên Trung Quốc. Sau này, nhiều tay hào kiệt gốc người Việt sau khi chiếm được quyền hành cũng thường không sẵn sàng tuyên bố một quốc gia độc lập. Khi bên Trung Quốc có một triều đình mới, họ vẫn xin được phong làm một chức tiết độ sứ thôi, chứ không xưng vương, xưng đế, có thể vì thấy dân mình chưa đủ sức. Trong thời gian đó dân số Việt Nam chưa đông, thóc gạo chưa nhiều để nuôi quân; còn ở bên Tầu thì chính quyền nhà Ngô, Tấn, nhà Lưu Tống vẫn mạnh hơn nhiều, vì họ kiểm soát những vùng đất rộng và dân đông đúc hơn. Lý do quan trọng nhất là sức dân Việt chưa mạnh, lòng chưa nhất quyết muốn ly khai; nhất là chưa có những thủ lãnh thuộc giòng Lạc Việt cũ đứng lên lãnh đạo để dân tin tưởng và đông người theo hơn. Thế kỷ thứ 7, cuối đời Tùy sang đời Đường, thứ sử Khâu Hòa được cử sang cai trị Giao Châu, đã giữ cho vùng này được yên ổn trong lúc Trung Quốc đang đổi chủ. Khâu Hòa có vẻ được lòng dân, ông còn được người Lâm Ấp cống tiến “như một vương hầu.” Khi Lý Thế Dân thắng ở Trung Quốc lập ra nhà Đường (618), Khâu Hòa lại xin thần phục và được giữ nguyên chức vụ. Những viên quan cai trị của nhà Hán, nhà Đường dù đứng ra tự lập cũng không dám tự làm một

vương quốc độc lập. Nhưng họ đã giúp cho dân Việt thấy tập thể của mình có thể sống tự lập sau khi cắt đứt liên hệ với trung tâm của đế quốc. Họ lại thấy khi được sống tự chủ thì đời sống mọi người đều no đủ, bình an hơn.

sứ. Quyết định này dựa trên thực lực quân sự, tài nguyên kinh tế và mật độ dân số có đủ sức kháng cự hay không. Họ không chọn lựa trên căn bản “lập trường quốc gia hay quốc tế” như cách suy nghĩ bây giờ.

Khi nhìn lại những người nổi lên cướp chính quyền hoặc đứng ra tự trị, người đời sau có khi phân chia ra hai loại “lập trường.” Một bên là những người như Sĩ Nhiếp, Đỗ Tuệ Độ không dám ly khai, rồi sau là Lý Phật Tử, Khúc Thừa Mỹ cũng chịu đầu hàng Bắc triều. Ngay cả Dương Diên Nghệ khi chiếm được thủ phủ Giao Châu rồi cũng không xưng vương, chỉ tự nhận là một tiết độ sứ trong sáu năm. Những người không cắt đứt liên hệ với bên Tàu thường bị gắn cho nhãn hiệu “bảo thủ,” “trung thành,” hay nặng hơn, họ “khuất phục bá quyền.” Khác với họ, có những Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Khúc Hạo, Ngô Quyền, là những người sẵn sàng cắt đứt liên hệ với bên Tàu, được coi là có tinh thần độc lập, tự chủ, hay gắn cho nhãn hiệu “chống bá quyền.” Gán ghép các nhãn hiệu chính trị của thời nay cho các nhân vật sống trước đây 15, 17 thế kỷ thì quá gượng ép, có thể bất công. Khi phải đối diện với đoàn quân phương Bắc, mỗi người lãnh đạo ở Giao Châu, dù là một lãnh tụ khởi nghĩa hay một quan thứ sử, đều phải quyết định trong hoàn cảnh cụ thể. Họ có hai lựa chọn, hoặc chỉ giữ quyền tự trị, hoặc quyết định ly khai hẳn. Hoặc xưng vương, xưng đế, hoặc vẫn “thần phục” nhận chức tiết độ

Triệu Đà muốn xưng đế mấy lần, có phải vì ông ta “yêu nước Nam Việt” đâu! Con trai Sĩ Nhiếp là Huy đã từng phải sang làm con tin bên nhà Ngô, về sau dẫn cả năm anh em xin hàng rồi bị giết, cũng không phải vì họ yêu nước Ngô hơn nước Việt. Sang thế kỷ thứ sáu, khi các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam đều có người nổi lên chiếm

14


lĩnh một góc trời, trung tâm chính trị ở bên Tàu đã tan vỡ, các vương triều chia đôi Nam Bắc, Lý Bôn mới quyết định ly khai, lập quốc, và xưng đế. Lý Phật Tử sau này biết sức còn yếu, đành ra hàng nhà Lương, nhưng cũng không thể kết luận vì ông “không yêu nước” bằng Triệu Quang Phục, người chiến đấu đến cùng. Tất cả những người đã đứng ra tự lập ở Giao Châu một thời, với quyền tự trị tương đối, đều kích thích lòng tự tin, tinh thần tự chủ, tự lập của tổ tiên người Việt.

Việt gốc và di dân người Hoa đã liên kết với nhau. Hai người gốc Hoa từ nhiều đời là Lý Bí và Tinh Thiều được một thủ lãnh gốc Việt là Triệu Túc ủng hộ. Sau đó Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục có lúc đã xung đột, rồi lại giảng hòa. Vụ xung đột này có thể do khác biệt về gốc Việt và gốc Hoa; hay chỉ vì tranh chấp quyền lực? Chúng ta khó trả lời câu hỏi này. Sau đó, Triệu Quang Phục cắt đất chia cho Lý Phật Tử một vùng, cuộc xung đột đã được hòa giải.

Trong hơn nửa thế kỷ thời Nhà Tiền Lý, chúng ta thấy những người đóng vai lãnh đạo thuộc hai tập thể người

Những viên quan cai trị giữ quyền tự trị khi bên Tàu có loạn thường là những người tương đối tử tế, cho nên dân Giao Châu được sống yên. Các giai

đoạn tự trị này tạo ra những “tiền lệ” cho hành động “ly khai” sau này; vì người dân Việt đã chứng kiến, đã trải nghiệm trong đời sống, khiến tâm lý họ thay đổi. Người Việt nhận ra họ không cần phải liên hệ với trung tâm ở bên Tàu mà vẫn bình an, thịnh vượng. Ngược lại, họ thấy mình được sống dưới một bộ máy cai trị hiền lành, lương hảo hơn các quan lại Bắc triều trước đó. Họ Sĩ, họ Đỗ, Đào Hoàng và Khâu Hòa đã chứng tỏ khả năng Giao Châu có thể tự lập, mỗi giai đoạn đó kéo dài một hay hai thế hệ. Trong trí nhớ tập thể, người Việt ghi lại hình ảnh các giai đoạn sống no ấm và bình an đó. Cho nên sau này khi gặp các tham quan “khốc lại” đời Đường, người dân càng oán giận hơn và sinh quyết tâm chống đối.

quan tự trị như vậy, người Lạc Việt cũng rút ra những bài học làm mẫu cho một guồng máy cai trị, có thể áp dụng khi nước mình độc lập. Khi người dân theo các thủ lãnh nổi lên, họ cần hình dung được là nếu thành công thì xã hội sẽ thay đổi ra sao. Họ đã chứng kiến những chính quyền tử tế đặt trên nền tảng luân lý Nho Giáo, khi Giao Châu được tự trị, tự lập. Họ Sĩ, Đào Hoàng, và họ Đỗ là các ông quan không tham lam, tàn ác; họ cai trị theo các quy tắc Nho giáo. Sĩ Nhiếp được tiếng đã dậy người Việt học đọc, học viết chữ Hán, học luân lý đạo Nho. Hình ảnh của những cuộc thí nghiệm này có thể dùng làm mẫu để người Việt nuôi

Hơn nữa, qua các đời lương

15

Hình: NGUYỄN HOÀI NAM


hy vọng, khi đứng lên tranh đấu, biết mình sẽ tổ chức xã hội ra sao. Đồng thời, người Việt cũng thấy tư tưởng chính trị của Nho giáo có thể áp dụng được. Giới thủ lãnh trong các gia đình truyền thống dù không tham gia cai trị trực tiếp nhưng cũng học hỏi, thu nhận và gạn lọc các bài học của đạo Khổng. Việc tiếp nhận luân lý Nho học, thể hiện khi hòa hợp cùng niềm tin Phật giáo, đã góp phần xây dựng nền tảng tinh thần chuẩn bị cho nền tự chủ của dân Việt Nam sau này.

Thổ nhân “hạ tiện” cũng đứng lên Trong các xã hội bình thường, người dân không phải lúc nào cũng nghĩ đến những ước vọng lớn lao như độc lập, tự do. Người ta thường chỉ liều chết nổi lên tranh đấu khi họ “chịu không nổi” quan lại tham tàn. Trong thời Bắc thuộc, phần lớn dân Việt trong nhiều thế kỷ

chỉ ghi nhớ kinh nghiệm những viên quan tham ác. Những hành động của bọn “khốc lại” diễn ra hàng ngày là lý do thiết thực thúc đẩy người dân đòi tự chủ. Khi nhà Hán mới chiếm nước ta, trong một thế kỷ đầu họ chưa trực tiếp cai trị. Lúc họ bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn thì tinh thần đối kháng cũng bắt đầu lên cao. Óc phản kháng chắc đã lên rất mạnh ngay trong thế kỷ đầu Tây lịch, khi Hai Bà Trưng nổi dậy. Chính sách của quân Hán sau khi Hai Bà thất trận năm 43 thúc đẩy lòng thù hận cao hơn. Mã Viện viết sớ tâu vua nhà Hán kể công ông ta đã bắt hàng trăm “cừ soái” Lạc Việt, những thủ lãnh địa phương đã cùng nổi lên với Hai Bà. Mã Viện thi hành chính sách “chặt đầu” những mầm mống nổi loạn; tính xóa sạch dòng dõi các lạc hầu lạc tướng. Mã Viện cũng

đem “vài ngàn người thiện chiến” về Tàu; chính sách bắt lính này chắc còn tiếp tục các đời sau. Những hành động tàn ác như thế phải tạo ra nhiều khối người bất mãn, trong số thân thuộc và làng xóm của những người bị bắt lính, hay bị lưu đầy. Những gia đình này sống rải rác khắp nơi từ Giao Chỉ xuống tới Cửu Chân, họ nuôi dưỡng niềm uất hận chung của cả dân tộc. Một mặt triều đình Trung Quốc đưa các tội nhân bên nước họ lưu đầy sang Giao Chỉ làm lính; mặt khác, những người Giao Chỉ “bất đồng chính kiến” thì bị đầy sang Trung Quốc. Những quân lính người Hoa bị đầy sang Giao Châu; trong đó có những tội đồ bị lưu đầy, chính họ cũng dễ trở thành một lớp người bất mãn; sẵn sàng nổi dậy chống đám tham quan ô lại. Nhất là khi các viên quan mới ở bên Trung Quốc sang nhận chức

Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

16

không thuộc cùng một quê hương, cùng một sắc tộc với đám lính phương Bắc bị đầy. Vì vậy ngay trong hàng ngũ quan quân nhà Hán cũng xung đột thường xuyên. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, soạn vào đời Nguyễn, ghi lại bài sớ của Tiết Kinh, thái thú quận Hợp Phố trong thời Tam Quốc dâng lên vua Ngô, sau khi Lữ Đại tiêu diệt họ Sĩ và chinh phạt Cửu Chân được triệu về (năm 231). Tiết Kinh kể các hành động tương tàn của những viên chỉ huy địa phương tại Giao Châu . Một lý do khiến họ giết nhau dễ dàng là họ vốn gốc từ các miền khác nhau bên Trung Quốc. Thí dụ: Hoàng Cái người Nam Hải sang làm thái thú Nhật Nam, khi mới xuống xe thấy cách tiếp đón không được trọng thể, đánh chết người chủ bạ, nhưng sau Hoàng Cái cũng bị dân chúng đuổi đi. Đam Manh là thái thú


Cửu Chân đãi tiệc, một thuộc hạ đứng lên múa và mời Manh cùng múa; ép quá nổi giận cầm gậy đánh. Em của người bị đánh kéo người đến tấn công phủ trị, giết Manh. Chu Phù, từng làm thứ sử ở Cối Kê, bên Tàu, sang Giao Châu đem theo nhiều người đồng hương như bọn Ngưu Bao, Ngưu Ngạn, cùng nhau chiếm đoạt của cải, bắt dân đóng thuế nặng nề, “một con cá vàng thu thuế một hộc lúa.” Dân nổi lên, “Chu Phù chạy ra biển rồi trôi dạt mất tích.” Trương Tân người gốc quận Nam Dương, cũng bị khinh thường và bị giết. Hai người được Lưu Biểu cử sang thay là Lại Cung và Ngô Cự, hai người đó lại đánh nhau. Sau đó người mới là Bộ Chất vẫn bị dư đảng của Trương Tân chống lại. Tiết Kinh kể lại các vụ tương tàn đó

chứng tỏ đám quan quân nhà Hán, nhà Đông Ngô không những tham ác mà còn tàn sát lẫn nhau. Mục đích của ông ta là xin vua Đông Ngô cử người có khả năng như Lữ Đại sang Giao Châu, bảo vệ an ninh cho chính quận Hợp Phố của mình! Các quan lại được cử sang làm thứ sử, tiết độ sứ vào đời Hán, Đường đa số tàn ác và bóc lột dân, một lý do là vì phần lớn họ cũng là những viên quan thất sủng, bị đầy đi xa. Hoặc phe cánh của họ mất thế lực trong triều đình, cho nên họ mới bị “biếm” sang Giao Châu. Trong lịch sử văn học Trung Hoa còn nhiều bài thơ của các người bị đưa đi làm quan ở các địa phương, xa “nơi cửa khuyết.” Có khi họ chỉ bị đổi tới những tỉnh xa bên Trung Quốc như Hàng Châu, Thành Đô, hay Quảng Châu, dù vẫn gần gũi “trung tâm quyền lực,” nhưng bao người vẫn than thở. Vì thế, đa số đám quan lại được bổ tới Giao Châu chỉ mong sớm “chuộc tội,” chờ được vua ban ơn cho về gần “cửa khuyết.” Muốn “chuộc tội,” họ phải hối lộ những phe phái mạnh trong triều đình. Vì vậy, họ cần bóc lột tài nguyên đất Giao Châu; trước hết là để thâu hoạch đủ của cải nạp lên vua và quan trên, kiếm đường thăng quan tiến chức và hồi hương. Tất nhiên, các triều đình Trung Quốc đều thúc đẩy các quan lại địa phương phải nộp thuế má, cống phẩm theo “chỉ tiêu” họ đặt ra. Nhưng việc bổ nhiệm quan lại ở tiếp theo trang 34

17

Đức Sơn Đốt Kinh Suốt nửa bình sanh từng cưu mang San định giải bày lý Kim cang Hừng hực lửa lòng thôi thúc mãi Phương nam hối hả dẹp tà man Đường vô xa vắng Lão bà tiếp Nghẹn họng lối về tâm mất tâm Chợt tỉnh Long Đàm đêm thăm thẳm Kinh xưa còn lại khói phù vân PHỔ ÐỒNG


TRUNG CỘNG

KHÔNG ĐÁNG SỢ TRẦN TRUNG ÐẠO

H

ai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học: (1) Dù đứng trên quan điểm nào, các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh. (2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự. (3) Không phải chỉ nước

lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.

chiến thứ nhất: Suốt ba năm đầu của thế chiến thứ nhất, chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn còn bị chế ngự bởi tư tưởng cô lập kéo dài từ thời Tổng thống George Washington đến Woodrow Wilson.

Chiến tranh và quyền lợi quốc gia

Tháng Giêng 1917, Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gởi đại sứ Đức tại Mexico Heinrich von Eckhard qua ngã tòa đại sứ Đức tại Mỹ một bức điện tín, trong đó y chỉ thị Heinrich von Eckhard tiếp xúc chính phủ Mexico và yêu cầu quốc gia này tấn công Mỹ, và sau chiến tranh, các tiểu bang vốn thuộc của Mexico trước đây gồm Texas, New Mexico và Arizona sẽ được hoàn trả lại Mexico kèm theo một khoản tiền viện trợ lớn. Tổng thống

Thủ tướng Anh Lord Palmerston thời Nữ Hoàng Victoria phát biểu: “Nước Anh không có đồng minh bất diệt, kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là bất diệt và vĩnh viễn”. Câu nói đó trở thành thước đo cho chính sách đối ngoại của mọi quốc gia. Kinh nghiệm thành công của Mỹ khi tham gia thế

18

Mexico Venustiano Carranza tức khắc thành lập một ủy ban để nghiên cứu nội dung và khả năng thu hồi các lãnh thổ bị mất trong chiến tranh Mỹ-Mexico như được hứa trong điện tín. Bức điện tín bị tình báo Anh đọc được, giải mã và gởi cho chính phủ Mỹ. Dân chúng Mỹ công phẫn và chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi. Ngày 6 tháng 4, 1917 Mỹ tuyên chiến với Đức. Kinh nghiệm thất bại của Tiệp, Anh, Pháp khi tránh né thế chiến thứ hai: Các sử gia đã, đang và sẽ tiếp tục tranh luận về quyết định của Tổng thống Tiệp Khắc Edvard Benes khi chấp nhận các điều khoản của hiệp ước Munich dù không được mời tham dự hội nghị. Nếu Tiệp


Hình: HU ZI

Khắc đánh nhau với Đức thì Anh, Pháp, Ba Lan, Hungary, Rumani vì quyền lợi và an ninh quốc gia bị trực tiếp đe dọa cũng phải tham gia chiến đấu bên cạnh Tiệp. Đừng quên, hiệp ước bí mật giữa Hitler và Stalin chỉ được ký một tuần trước ngày Đức xâm lăng Ba Lan và trong thời gian hiệp ước Munich gần một năm trước đó, Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Tiệp Khắc. Trong thời điểm hiệp ước Munich, không tính 900 ngàn quân Pháp và 200 ngàn quân Anh, vào tuần lễ thứ ba của tháng Chín, 1938, Tiệp Khắc có một quân đội tiên tiến với một triệu quân bao gồm 34 sư đoàn trang bị tối tân. Tiệp có khoảng 1000 phi cơ chiến đấu đủ loại. Về

tăng, Tiệp có nhiều trăm tăng hạng nặng 38 tấn trang bị đại bác 75 li với hiệu năng chiến đấu vượt xa so với tăng của Đức. Khi chiếm Tiệp vào tháng Ba 1939, Đức tịch thu 469 tăng hạng nặng, 1500 phi cơ chiến đấu, 43,500 súng máy và trên một triệu súng trường. Cho đến đầu năm 1939, Đức mới bắt đầu sản xuất loại tăng Mark IV 23 tấn trang bị 75 mm và đến tháng 9, 1939, các đơn vị tăng của Đức mới chỉ có 300 tăng loại Mark III và Mark IV. Tiệp Khắc là quốc gia đã chuẩn bị cho chiến tranh. Từ tháng Ba 1938, Thủ tướng Tiệp Milan Hodza tuyên bố Tiệp sẽ đánh trả mọi sự can thiệp quân sự từ nước ngoài. Năm 1936, 12.5% GNP dành

cho quốc phòng so với 13% của Đức. Ngoài ra, các vùng núi non hiểm trở Bavarian, Saxon và Silesian dọc biên giới luôn là các phòng tuyến hữu hiệu ngăn chận bước tiến của đoàn quân Hitler. Sử gia Tiệp Jaroslav Hrbek kết luận “Việc Tiệp Khắc không đánh Đức ngay cả trong trường hợp đồng minh tây phương không ủng hộ, là một sai lầm”. Tuy kết quả khác nhau, việc Mỹ tham gia thế chiến thứ nhất hay Anh, Pháp tránh né thế chiến thứ hai đều bị chi phối bởi quyền lợi bức thiết của quốc gia họ.

tranh đánh Việt Nam trước cũng vì bảo vệ quyền lợi và quyền lực

Trung Cộng không dám đơn phương phát động chiến

Những lý do người viết đã trình bày trong loạt bài về hiểm họa Trung Cộng xin tóm tắt dưới đây:

19

Các lãnh đạo Trung Cộng từ những bài học chiến tranh thế giới nêu trên và những thất bại máu xương trong lịch sử Trung Quốc của thời bị tám nước phân thây sẽ không dám đơn phương phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam với một tầm mức quy mô như chúng đã làm vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Tại sao?


1. Hoàn cảnh chính trị Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung đã khác hẳn so với 35 năm trước. Chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam không còn là chiến tranh giữa hai nước mà là cuộc chiến tranh vùng và có khả năng cao lôi kéo cả Mỹ và Nhật vào. Kỹ thuật quân sự của Trung Cộng đã tiến khá xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam 1979 nhưng còn quá yếu so với Mỹ. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phân hóa và nội phản từ trong xương tủy. Là một nước lớn nhưng Trung Quốc thường không đủ khả năng bảo vệ chính mình. Đừng nói chi thời cuối đời nhà Thanh bị 8 nước Mỹ và Âu Châu cấu xé mà ngay thời nhà Tống vàng son của Trung Quốc cuối cùng rơi vào tay Mông Cổ, một nước rất nhỏ trên thảo nguyên phía Bắc. Và một lần nữa vào thế kỷ 17, khi nhà Minh, một triều đại rất mạnh về quân sự nhưng cũng không tránh bị tiêu diệt trong bàn tay của Mãn Thanh nhỏ bé. 2. Các điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 35 năm trước. Nếu có xung đột quân sự, các quốc gia dân chủ dù thắng hay bại vẫn có cơ hội phục hồi nhưng Trung Cộng sẽ tiêu vong. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Cộng biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Cộng hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 45 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời,

các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, hàng hóa của Trung Cộng xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng và đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại cũng như phương tiện nuôi dưỡng cho bộ máy chiến tranh ở tầm mức thế giới hay khu vực. 3. Trung Cộng một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị. Nhiều vùng tự trị chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập. Quân đội dù có đông đảo và tàn bạo bao nhiêu cũng không thể ngăn chận hơn một tỉ người cùng có một phản ứng tiêu cực giống nhau. Các cuộc biểu tình ở Tân Cương cho thấy không nhất thiết phải có một tổ chức quy mô nhưng chỉ cần một tin ngắn được phát ra đúng lúc và đúng chỗ cũng có thể tạo nên một biến cố lớn và khi đó, bom nguyên tử, hỏa tiễn, chiến hạm đều trở thành vô dụng. Với sự phân cách về địa lý và dị biệt về chủng tộc, sẽ không có một hình thức cách mạng nhung, cách mạng da cam, da vàng nào dành cho Trung Cộng mà chỉ là cách mạng máu. Cách giải quyết dùng xe tăng, đại pháo bắng thẳng vào những thanh niên tay trắng tại Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình

đối với phần lớn nhân loại là dã man nhưng lại phù hợp với truyền thống Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn đã qua hơn 25 năm nhưng vẫn là mối ám ảnh thường xuyên trong giấc ngủ của các lãnh đạo CSTQ bởi vì đảng chỉ dập tắt ngọn lửa trên quảng trường Thiên An Môn nhưng không dập tắt được ngọn lửa chống đối trong lòng người luôn âm ỉ. 4. Trung Cộng đang bị bao vây. Hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Cộng, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Vì lý do kinh tế, họ có thể hòa hoãn hay ngay cả thân thiện với Trung Cộng nhưng khi chiến tranh bùng nổ, không một quốc gia nào sẽ chọn đứng về phía Trung Cộng. Tuy phụ thuộc nhau vào nhau về mặt kinh tế không có nghĩa là các chính quyền Mỹ không xem Trung Cộng là đối thủ nguy hiểm trong tương lai gần và không có nghĩa Mỹ ngồi yên để nhìn bàn tay tham vọng của Trung Cộng vươn xa toàn thế giới. Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Cộng luôn chống đối mọi sự liên minh theo dạng “khối quân sự” ám chỉ sự liên kết giữa Mỹ và các nước Đông Á cũng như sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và mới đây tại Trung Á. Để đối phó lại các liên minh quân sự khối, Trung Cộng cố gắng phát triển mối quan hệ đa phương với Nga và các quốc gia nhỏ khác vùng Trung Á

20

như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tuy nhiên các liên minh này chưa phải là đối trọng của các khối thân Mỹ. 5. Chính sách của Trung Cộng đối với CSVN là vừa lấn chiếm, vừa đe dọa nhưng cũng vừa bảo vệ cơ chế CS. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Giới lãnh đạo CSVN không có vị trí độc lập về chính sách đối ngoại. Mọi chủ trương, chính sách trước khi đưa ra đều phải đo lường phản ứng từ phía Trung Cộng.

Chính sách đối ngoại kiểu chuột đồng của Trung Cộng hiện nay Trung Cộng theo đuổi chính sách đối ngoại như cách loài chuột đồng tàn phá mùa màng. Chúng tàn phá cả cánh đồng Việt Nam bằng cách gặm nhấm từng bụi lúa. Như


đã và đang áp dụng ngay từ khi chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt qua các sự kiện dời cột mốc biên giới, Trung Cộng không đánh chiếm mà chỉ từ từ gặm nhắm dần mòn lãnh thổ và lành hải Việt Nam. Một mặt chúng lớn tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định” nhưng mặt khác lấn chiếm từng thước đất, từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên biển Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam. Những hành vi ăn cắp vặt này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải đặt vấn đề và các biến cố do chúng gây ra không đủ tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm. Trung Cộng làm vậy, một phần vì chúng đi guốc trong bụng các lãnh đạo CSVN. Ngoài các tuyên ngôn, tuyên cáo mang nội dung giống hệt từ sau chiến tranh biên giới đến nay, lãnh đạo CSVN không có một hành động nào cụ thể để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Những lời phản đối rỗng của Lê Hải Bình không gây một tác hại gì và mũi khoan của

HD-981 vẫn tiếp tục ghim sâu vào lòng biển Việt Nam. Các thế hệ lãnh đạo CSVN che giấu sự phụ thuộc, sự sợ hãi chiến tranh với Trung Cộng, tham vọng quyền lực và quyền lợi trong khẩu hiệu “hòa bình và ổn định” mà quên một điều Trung Cộng ngại chiến tranh hơn bất cứ một quốc gia nào trong vùng.

Biển mộng 夢海. Viết vào rạng sáng ngày 6.5.2014

Đại đa số nhân loại không muốn chiến tranh, nhất là Việt Nam một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh lại càng không muốn chiến tranh. Thế nhưng, nếu chiến tranh phải đến lần nữa trên đất nước Việt Nam hãy đến càng sớm càng tốt, hãy đến khi Trung Cộng còn yếu, hãy đến khi quyền lợi các cường quốc bị va chạm và buộc phải tham gia can thiệp. Trung Cộng không có gì đáng sợ mà chỉ sợ lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam chưa đủ độ sục sôi. TRẦN TRUNG ĐẠO

Trăng tàn lạnh lẽo, gió đòi cơn Mối nghĩ như sâu, giấc chập chờn Muốn hỏi hồn trung đâu vắng cả Ngập ngừng lại khóc cựu giang sơn

隂風瑟瑟月光寒 百念如蟲入夢難 欲問忠魂何䖏去 躊躇竟泣舊江山 Âm phong sắt sắt nguyệt quang hàn Bách niệm như trùng nhập mộng nan Dục vấn trung hồn hà xứ khứ Trù trừ cánh khấp cựu giang san. Dịch nghĩa: Gió khuya se sắt, ánh trăng lạnh Trăm ý niệm như sâu bọ, khó chìm vào giấc mộng Muốn hỏi linh hồn trung liệt đã bỏ đi đâu Ngập ngừng suy nghĩ, rốt cuộc khóc vì núi sông xưa TRẦN QUANG ÐỨC

21

Hình: HU ZI


Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

22


VAI TRÒ

CỦA CÁC THIỀN SƯ

TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG DÂN TỘC THẾ KỶ THỨ IX NGUYỄN HIỀN ĐỨC

N

ếu hiểu tự chủ trong ý nghĩa sinh tồn của một dân tộc, là điều kiện tiên quyết, sống chết của một dân tộc và phải được trường kỳ tranh đấu trên mọi bình diện, trong điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử và địa lý... thì hơn ai hết, các Thiền sư Việt Nam đã phát khởi và tranh đấu cho ý thức tự chủ của Dân tộc. Thật ra, cuộc vận động cho ý thức tự chủ để mà sinh tồn của dân tộc đã thành hình từ lâu và thực sự có qui cũ vào thế kỷ thứ VII để rồi hoàn thành một cách tốt đẹp ở thế kỷ X và đầu thế kỷ XI với sự xuất hiện của các Thiền sư Khuông Việt và Vạn Hạnh. Hai Thiền sư này thuộc

hai hệ phái khác nhau, một bên gây được phong trào trong tầng lớp trí thức, bên kia có khuynh hướng, thần bí, giỏi phù sấm, đã gây được ảnh hưởng lớn lao đến tận hạ tầng cơ sở quần chúng. Nhưng đối tượng hoạt động dù có khác nhau, các Thiền sư đã thực sự phản ảnh dư luận của quần chúng, thực sự đại diện cho nguyện vọng chính đáng của quần chúng. Trường hợp Cao Biền chẳng hạn, đối với lịch sử Trung hoa, ông là người có công dẹp giặc Nam chiếu, xây thành Đại la, làm hải cảng Thiên uy và thiết lập những hải cảng chiến thuật... nên ông được sử Trung hoa và Việt Nam xem là công thần, nhưng đối với các Thiền sư Việt Nam, công

trình của Biền chỉ là sự đe dọa trầm trọng, một xí đồ nguy hiểm và chỉ là một thứ “trù yểm”. Sứ mệnh thứ hai của các Thiền sư, là vận động quần chúng trong mưu cầu tự tồn, tự quyết của dân tộc, cảnh giác quần chúng về mưu đồ của Bắc phương, và dự đoán sự thành hình của nhà Lý. Trường hợp Định Không là điển hình, trước nhà Lý đến hơn 200 năm mà đã có sấm ngôn về Lý Công Uẩn, đã có vụ mười khẩu chuông đồng, có tên làng Cổ pháp... Đây là giai đoạn các nhà Sư Việt Nam thực sự dấn thân và đã thể hiện một cách trọn vẹn tình tự yêu mến Quê hương Dân tộc.

23

Nhằm hỗ trợ hữu hiệu mục tiêu trên, các Thiền sư đã tham gia chính sự như trường hợp của Pháp Thuận và Khuông Việt, hai Ngài đã làm cố vấn cho vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và rất được Vua, Triều đình và dân chúng trọng vọng. Riêng về Pháp Thuận, Ngài làm việc cho cả hai triều Đinh Lê, và Ngài đã làm việc với một tinh thần tha thiết yêu mến Quê hương, Ngài đã không ngần ngại làm một người chèo đò tầm thường để đón sứ Tàu là Lý Giác và làm cho Lý Giác phải kính nể người Việt Nam... Tiếp tục công trình dựng nước của các Thiền sư tiên phong, Vạn Hạnh đã trực tiếp tham gia chính trị và sự thành tựu tuyệt hảo


nhất của Ngài trong lãnh vực này là đã xây dựng triều Lý - một triều đại huy hoàng nhất, sáng chói nhất, nhân đạo nhất trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta không thể chối cãi được cái tác động mạnh mẽ, cái ảnh hưởng thâm sâu và tốt lành của Phật giáo Việt Nam trên triều đại này. Do ảnh hưởng này mà triều đại nhà Lý đã có những vị vua tha thiết với quốc gia và dân tộc, tha thiết yêu mến dân chúng. Sự kiện này chỉ có thể giải thích được bằng tình Đạo và tình Quê. Vạn Hạnh đã dấn thân vào những hoạt động chính trị để đem lại những ảnh hưởng tốt đẹp cho nhà Lý. Và, tất cả những vàng son của Phật giáo Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam đều do những bàn tay của các Thiền sư. Tóm lại, qua hoạt động của các Thiền sư, nhà Lý đã bắt đầu một giai đoạn tự chủ dân tộc thực sự của lịch sử Việt Nam và Vạn Hạnh chính là người gây ý thức hệ dân tộc, đặt nền móng tâm linh của người Việt Nam, thể hiện sự ưu liệt của các tính và đặc chất của Phật giáo và Dân tộc Việt Nam. Nhưng có điều cần lưu tâm đặc biệt là, dù có dấn thân hay không dấn thân, dù có hoạt động chính trị hay không, các Thiền sư Việt Nam bao giờ cũng đem Đạo phụng sự cuộc đời, phụng sự Dân tộc và phụng sự Quốc gia... Lý, Trần là hai triều đại sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, đã chứng tỏ một cách hùng hồn thế nào là bản sắc của một dân tộc, ý nghĩa sinh tồn của một

quốc gia. Điều đó quá rõ ràng, rõ ràng đến nỗi hễ bất cứ ai còn có chút tình đối với quê hương tất phải cảm nghiệm được. Nơi đây, chúng tôi chỉ xét đến khía cạnh sự thành hình của văn hóa Việt Nam, công cuộc đặt nền móng tư thái cho người Việt Nam của hai triều đại này. Và điều tất nhiên là nền tảng của văn hóa Việt Nam là văn hóa Phật giáo. Tất cả đều bị ảnh hưởng của nền văn hóa này, và đây là niềm hãnh diện của Phật giáo Việt Nam vì đã cố gắng liên tục, kiên trì làm hậu thuẫn và tự mìh đóng góp một cách tích cực cho nền văn hóa đó. Tuy nhiên, phải đợi đến nhà Trần (1225-1258), Phật giáo Việt Nam mới biểu lộ được tinh thần tự chủ trong đời sống tâm linh của mình. Vị vua của triều đại nà là Trần Nhân Tôn đã thể hiện một cách tuyệt hảo, đã dung hòa một cách trọn vẹn cái tinh thần của một chiến sĩ, đạo sĩ và thi sĩ. Sau khi từ giã ngai vàng, Ngài xuất gia và tự lập một phái Thiền mới mang tên là Trúc Lâm An Tử, đây là một Thiền phái không có mối liên hệ truyền thừa nào với các Thiền phái Trung hoa hay Ấn độ, mà hoàn toàn có tính chất sáng tạo, có tính cách học thuật Việt Nam để dung hòa giữa sứ mệnh Quốc gia và Phật giáo. Thể hiện cho tinh thần sáng tạo, đặc chất của dân tộc và Phật giáo Việt Nam là quyển Khóa hư lục do chính nhà vua soạn thảo.

phải tranh đấu chính trị để sống còn - sống còn cho dân tộc và Đạo pháp - nhưng phải hành động thế nào để tránh những lầm lẫn, và do đó Khóa hư lục có đến 6 thời thay vì 1, và nhấn mạnh đến việc mỗi người phải luôn luôn suy tư mỗi mỗi hành động của mình. Về phương diện địa lý, nhân sinh và vũ trụ quan của Khóa hư lục theo thời tiết: bốn khổ thuận với bốn mùa, Sáu căn thuận với 6 thời. Thời tiết là cụ thể của thiên nhiên, do đó, Thiền Trúc Lâm An Tử đã khởi xướng một triết lý phấn đấu thiên nhiên để sống còn. Tóm lại, nhà Trần đã thụ hưởng một gia sản quý giá của nhà Lý để rồi khởi xướng Triết lý hành động và cụ thể của nó bao trùm trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tất cả đều ảnh hưởng của Phật giáo. Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng, với tinh thần từ bi và vô ngã của Phật giáo; với tinh thần Vô Úy và sự Hy Sinh lớn lao, Dân tộc Việt trong suốt dòng lịch sử hào hùng của mình đã ý thức thế nào là thích ứng để mà sống còn, thế nào là Quốc gia, Dân tộc, Đạo pháp và, chính vì ý thức đó mà trải qua bao lần, biết bao Phật tử Việt Nam đã chết trên quê hương khổ đau này. Họ chết cho sự tồn tại và sự lớn dậy của Quê hương... và những cái chết cao cả đó, quí giá đó gởi lại những gì cho những người còn sống...? NGUYỄN HIỀN ĐỨC

Đây là pháp môn tu tập dành riêng cho người Việt căn cứ trên phương diện lịch sử và địa lý. Về phương diện lịch sử thì

Hình: MINH HUYÊN NGUYỄN

24


LÁ THƯ HỒI ÂM TIỂU MY

B

ạn thân mến,

Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.

Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.

Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào

25

chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?” Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.


Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ. Đó là Tự Do, Dân Chủ.

Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau: “Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu Một trăm năm nô lệ giạc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày

26

Gia tài của mẹ để lại cho con Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả

Hình: MINH HUYÊN NGUYỄN


người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.

hiểu phần này trong lịch sử quân phiệt Nhật ở Việt Nam.

Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm nô lệ giặc Tây Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày Gia tài của mẹ, để lại cho con Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”

Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.

Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc. Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm hoi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ. Tại sao người Việt tham vặt. Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức. Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường. Tôi cũng xin nhắc cho bạn, năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm

Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí. Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.

Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bạc, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào . Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.

Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương. Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố. Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẫn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.

Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường. Đúng vậy. Nhưng Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.

Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.

Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình. Ngày trước Nước Việt là của Vua. Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản. Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.

Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.

Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giữ.

Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc

27

sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính. Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần. Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẫn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm. Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì : “Trải qua một cuộc bể dâu Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”. Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng. Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai. Thân ái. TIỂU MY


BÀI THƠ VẬN NƯỚC VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA THIỀN SƯ PHÁP THUẬN LÊ MẠNH THÁT Bài tham luận này được diễn đọc trong Ðại Hội Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTNHN-HK tổ chức ngày 4 tháng 1 năm 2003 tại San Diego, USA

28


Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

29


國祚 國祚如藤絡, 南天裏太平。 無為居殿閣, 處處息刀兵。

Quốc Tộ

Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh.

Vận nước

Vận nước như dây mây leo quấn quýt, Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình. Vô vi ở nơi cung điện, [Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

T

rong ba vị Thiền sư đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tranh năm 981 là Thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh và Pháp Thuận, thì hình như Thiền sư Pháp Thuận là người được vua Lê Ðại Hành tín nhiệm và kính trọng nhiều nhất. Sự tình này ta có thể thấy qua việc vua Lê Ðại Hành đã đem vận nước ngắn dài ra để trưng cầu ý kiến của Thiền sư Pháp Thuận. Phải nói rằng Thiền sư Pháp Thuận đã được tín nhiệm tới một mức độ nào đó, thì Lê Hoàn mới dám đem vấn đề ấy ra để hỏi. Khi nói đến vận nước, thực tế là nói đến vận mạng của một triều đại. Vua Lê Ðại Hành đã đem vận mạng của triều đại mình để hỏi, điều này cũng có nghĩa ông hoàn toàn tin tưởng Thiền sư Pháp Thuận. Sự thật, khi đặt câu hỏi như thế, vua Lê Ðại Hành đã nhìn Thiền sư Pháp Thuận không chỉ là một cố vấn thân tín, mà còn

là một cố vấn có đủ khả năng phân tích để có thể thấy đâu là sở trường, đâu là sở đoản của một triều đại. Có thể, vua Lê Ðại Hành đã đặt câu hỏi ấy vào một thời điểm mà triều đại nhà Lê do Lê Hoàn thiết lập đang đứng trước những khó khăn thách thức, có nguy cơ có thể bị sụp đổ. Thời điểm đầy nguy cơ ấy không đâu khác hơn là giai đoạn lúc Ðinh Tiên Hoàng bị Ðỗ Thích giết vào tháng 10 năm Kỷ Mão (979) và khi Hầu Nhân Bảo tiến quân vào nước ta vào mùa Xuân tháng 3 năm Tân Tỵ (981). Ðây là giai đoạn của thù trong giặc ngoài, mà nếu không có sự ủng hộ một lòng một dạ của dân thì Lê Hoàn đã không bao giờ thành công, đè bẹp và tiêu diệt đám thù trong giặc ngoài ấy. Quả vậy, bên trong đám Ðinh Ðiền, Nguyễn Bặc do quyền lợi cá nhân và dòng họ, đã không thấy nguy cơ xâm lược của kẻ thù đối với đất nước, nên đã kiên quyết chống lại Lê Hoàn. Còn bên ngoài, triều đình nhà Tống đang ráo riết đi sâu vào những khó khăn nội bộ của ta và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lăng Ðại Cồ Việt. Trong một tình huống như thế, nếu không có sự đoàn kết của toàn dân, vua Lê Ðại Hành đã không thể chiến thắng được thù trong giặc ngoài như vừa kể. Chính trong tình thế có nhiều nguy cơ thách thức như vậy, mà vua Lê Ðại Hành đã hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước dài hay ngắn. Và như thế câu trả lời của Thiền sư Pháp Thuận cũng ở vào thời điểm ấy. Ðể nhấn

mạnh đến vị thế xung yếu của sự đoàn kết, Thiền sư Pháp Thuận đã dùng hình ảnh vận nước như một bó mây cuốn lại với nhau: Vận nước như mây cuốn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các Xứ xứ hết đao binh Nói vậy tức cũng xác định bài thơ Vận Nước này ra đời vào trong khoảng những năm 979 - 981, khi đất nước đang trải qua những giờ phút nghiêm trọng. Nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia ngày đêm vẫn rình rập. Chính vào thời điểm này, những người lãnh đạo đất nước như Lê Hoàn với trực cảm bén nhạy của nhà chính trị thiên tài đã thấy vấn đề và tìm cách giải quyết. Câu trả lời của Thiền sư Pháp Thuận cũng thể hiện một trực cảm chính trị sắc bén không kém. Ông đã ý thức rất rõ mọi quyền lực phải từ dân mà ra và vận nước cũng thế. Vận nước ngắn dài nằm ở trong tay người dân. Người lãnh đạo biết nắm lấy dân, biết đoàn kết với dân thì vận mệnh của triều đại mình sẽ lâu dài. Ngược lại, thì sẽ nhào đổ một cách nhanh chóng. Quan điểm coi vận nước như một bó mây vừa tượng hình, dễ hiểu, lại vừa chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc. Ngày nay, chúng ta thường hay dùng hình ảnh bó đũa để chỉ cho sự đoàn kết. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được. Vào những ngày tháng của năm 980, một

30

nhận định và kêu gọi như thế về sức mạnh của đoàn kết thật đúng lúc. Thiền sư Pháp Thuận đã thể hiện tư cách tham mưu sắc bén của mình qua bài thơ ấy. Sự thật, với sức mạnh của đoàn kết, vị Thiền sư thấy đất nước mở ra một vận hội không những lâu dài mà còn thái bình. Quả vậy, chỉ khi đất nước thái bình thì vận nước mới lâu dài được. Mà một đất nước cứ chiến tranh liên miên thì làm sao mà thái bình cho được. Cứ chiến tranh, bao nhiêu nguồn tài nguyên nhân vật lực bị phung phí thì đời sống nhân dân càng ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đã kiệt quệ, thì làm sao vận nước được lâu dài. Cho nên, hơn ai hết, những người đã trực tiếp tham gia chỉ đạo cục kháng chiến của dân tộc như Thiền sư Pháp Thuận, chắc chắn có một mong ước thiết tha cho chiến tranh chóng chấm dứt. Và thật sự họ đã nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến tranh do kẻ thù áp đặt chỉ trong vòng ba tuần lễ. Bài thơ Vận Nước tuy thể hiện một tư tưởng chính trị, nhưng vẫn không đánh mất tính chất thời sự của nó. Dòng thơ thời sự Việt Nam bắt đầu với Thiền sư Ðịnh Không, bây giờ đến Thiền sư Pháp Thuận và Thiền sư Khuông Việt, rồi Thiền sư Vạn Hạnh đã trở thành dòng thơ chủ lưu của nền văn học Việt Nam. Ðây là một dòng thơ suy tưởng sâu đậm đến vận mạng của đất nước, đến cuộc sống của người dân. Với gần mấy chục bài thơ xoay quanh những vấn đề trọng đại như chủ quyền quốc gia, như đoàn kết toàn dân, như thái


bình của đất nước, nó đã chuẩn bị tiền đề tư tưởng và nhận thức cho mọi tầng lớp người dân và báo hiệu cho sự ra đời một quốc gia Ðại Việt hùng cường sắp tới. Ít có khi trong lịch sử văn học bất cứ dân tộc nào, mà một dòng văn học chủ lưu như dòng văn học thời sự Việt Nam trong các thế kỷ thứ tám cho đến thứ mười. Tính chất thời sự của dòng thơ chủ lưu này không còn xuất hiện trong những thế kỷ sau. Hoặc có đi nữa, thì nó cũng rất mờ nhạt, không có những nét đặc thù rõ rệt. Ðây là một thời đại văn học, mà mọi cây bút lớn đều tập trung vào những vấn đề trọng đại vừa nêu trên. Một đặc trưng ta cũng ít tìm thấy trong những giai đoạn văn học sau. Có thể nói mọi tinh lực của dân tộc đều đổ dồn vào công cuộc xây dựng chủ quyền quốc gia và kiến thiết một nền thái bình cho đất nước.

Cho nên, nó đã khai sinh ra nền văn học đậm đặc tính chất thời sự phục vụ cho nhu cầu xây dựng và kiến thiết như vừa nói. Ðây là một nền văn học mang lại cho ta những cảm thức hùng vĩ về đất nước, về con người. Nhiều người đã viết về lịch sử văn học Việt Nam và hầu hết họ đều đưa bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” lên làm bài thơ mở đầu cho giai đoạn văn học thời kỳ tự chủ. Người ta cố tình bỏ qua cả một dòng thơ thời sự tràn đầy tính chiến đấu cho chủ quyền của đất nước, bắt đầu từ Thiền sư Ðịnh Không (730 - 808) cho đến Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1025) qua những danh gia như La Quý, Khuông Việt, Ða Bảo và Pháp Thuận. Trong gần 300 năm tồn tại, dòng văn học thời sự này đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc vận động toàn dân đấu tranh giành độc lập và xây dựng nền

thái bình cho đất nước. Nó đã thể hiện được tinh thần hào hùng của một thời kỳ đầy biến động dồn dập. Sự thật, đọc bài thơ Vận Nước trên, ta không chỉ cảm thấy Thiền sư Pháp Thuận nói đến đòi hỏi về đoàn kết toàn dân cho một nền thái bình đang tới của trời Nam, mà còn thấy Thiền sư Pháp Thuận nói đến trách nhiệm của những người cầm quyền. Thiền sư Pháp Thuận đã nói thẳng với vua Lê Ðại Hành rằng để đất nước được thái bình “nơi nơi hết chiến tranh”, đòi hỏi người cầm quyền, cụ thể là nhà vua phải “vô vi”: Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh. Khi nói đến khái niệm vô vi, người ta thường nghĩ ngay đến phạm trù vô vi của triết học Lão Trang. Nhưng ở đây thực sự không phải như thế. Về phía Phật giáo, vô vi là một phạm trù lớn và

31

thường được coi là dịch từ chữ asamskrta của tiếng Phạn. Nội dung của vô vi theo hướng này thường được quy định trong giới hạn của bản thể luận và nhận thức luận. Song ảnh hưởng của kinh Lục Ðộ Tập đối với Phật giáo nước ta lúc ấy, ta thấy truyện 81 của kinh này có một định nghĩa của vô vi như sau: “Cẩn thận, không kiêu ngạo, là hạnh của học sĩ, bỏ lòng dơ ân ái, không lấm bụi bặm của sáu tình, không để các ái nhỏ như tóc tơ che dấu trong lòng mình thì các niệm lắng diệt, đó là vô vi”. Tư tưởng vô vi này của kinh Lục Ðộ Tập, tuy có ít nhiều nội dung xã hội và chính trị, vẫn chưa tỏ hết nội dung của vô vi trong bài thơ của Thiền sư Pháp Thuận. Thực vậy, một nghiên cứu sơ bộ đã cung cấp cho ta về quan điểm vô vi nhi trị của kinh điển nhà Nho. Vậy vô vi cũng là một phạm trù của

Hình: NGUYỄN HOÀI NAM


Hình: NGUYỄN HOÀI NAM

32


tư tưởng Nho giáo. Nhưng Khổng tử cho rằng đây là tư tưởng trị đạo của vua Thuấn, mà ông chỉ mô tả một cách vắn tắt bằng hai chữ cung kỷ (nghiêm túc với chính mình). Trị đạo của vua Thuấn được Khổng tử mô tả là một Trị Ðạo Vô Vi, và trong Luận ngữ ta chỉ được thấy mô tả bằng hai chữ cung kỷ mà không thấy nói gì thêm nữa. Chỉ trong thiên Trung Dung ta mới thấy hai lần Khổng tử mô tả lại Trị Ðạo Vô Vi của vua Thuấn gồm những yếu tố gì. Ðó là phải có trí và có hiếu. Có trí để xét đoán sử dụng sở trường của người mà quên đi những sở đoản của họ, giữa những quan điểm cực đoan biết chọn lấy một đường lối thích hợp để phục vụ cho người dân. Và có hiếu nhằm có đức lớn để có thể lãnh đạo được nhân dân. Vậy rõ ràng, khi nói đến vô vi trên điện các, Thiền sư Pháp Thuận đã muốn đề xuất một mẫu người lý tưởng cho vua Lê Ðại Hành trong việc trị vì đất nước, một mẫu người có trí, có đức. Người lãnh đạo phải sở hữu những phẩm chất tài và đức này thì đất nước mới thái bình thịnh trị, nơi nơi mới chấm dứt chiến tranh. Khi một đất nước đã thế, tất nhiên vận nước sẽ dài lâu, và vận mạng của triều đại cũng nhờ thế mà tồn tại với đất nước. Cho nên, tuy không trả lời trực tiếp cho câu hỏi vận nước ngắn dài của vua Lê Ðại Hành, nhưng ý nghĩa của bài thơ thì hết sức hiển nhiên, không cần phải bàn cãi đâu là yếu tố cấu thành nên vận nước.

Khi vua Lê Ðại Hành đặt câu hỏi vận nước dài lâu với Thiền sư Pháp Thuận, vua chắc chắn đã biết về khả năng “nói ra lời nào cũng hợp với sấm ngữ” của vị Thiền sư này. Tuy nhiên, đọc bài thơ vận nước, ta chẳng cần một thiên tài nào về sấm ngữ, cũng có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Ðó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Không có hai yếu tố này, mà thực sự chỉ có hai mặt của một thể thống-nhất là dân tộc, thì vận nước không bao giờ có thể bền vững được. Trong một bài thơ ngắn ngủi, chỉ đúng 20 chữ, Thiền sư Pháp Thuận đã biết cô đọng một cách chính xác cốt lõi của hệ thống tư tưởng chính trị bản thân vào thời đại của ông. Có người đã từng nói: “Không có tư tưởng cách mạng thì không có vận động cách mạng”. Cũng thế, đất nước ta vào những ngày tháng đấu tranh sống mái với kẻ thù để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, nếu không có một hệ thống tư tưởng chính trị chỉ đạo, thì không thể nào có những cuộc vận động chính trị thành công, đặc biệt là cuộc vận động chính trị để bảo vệ chủ quyền đất nước vào năm 980. Hệ thống tư tưởng chính trị của Thiền sư Pháp Thuận do thế phải nói là một cống hiến quý báu cho lịch sử chính trị và tư tưởng của dân tộc không những vào thời điểm ấy, mà còn vào những thế kỷ sau, thậm chí ngay cả hôm nay.

Ðúng thế, đất nước nào có thể tồn tại khi lòng dân ly tán và những người lãnh đạo lại thiếu tài, thiếu đức. Hai tính chất này đối với sự tồn tại của một đất nước, một triều đại, không bao giờ mất tính thời sự của nó. Trong lịch sử dân tộc, gặp những khi một sự việc như thế xảy ra, không biết bao nhiêu xương máu đã đổ ra để tìm cho được manh mối, nguyên do vì sao đất nước bị ngửa nghiêng, dân tình bị khốn khổ. Lời cảnh báo của Thiền sư Pháp Thuận về độ dài ngắn của vận nước, do thế, đã trở thành một lời huyền khải, một tuyên ngôn về tư tưởng dựng nước và giữ nước. Nó đã trở thành nền móng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền dân tộc. Vào thế kỷ thứ mười, lịch sử tư tưởng nước ta sau bao nhiêu năm thăng trầm đã hoàn tất được việc xây dựng một lý luận chính quyền với bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận. Chính quyền, hay nói rõ hơn, quyền lực của một nước nhà độc lập, xuất phát từ đâu và làm sao bảo vệ? Thiền sư Pháp Thuận trả lời rất rõ ràng là chính quyền xuất phát từ sự đoàn kết của toàn dân xung quanh những vị lãnh đạo có tài có đức và được bảo vệ bởi chính sự đoàn kết và lãnh đạo tài đức ấy. V ới một quan điểm lý luận chính quyền như thế, Thiền sư Pháp Thuận thực sự đã có một đóng góp hoàn toàn mới mẻ đối với chủ nghĩa địa linh của Thiền sư Ðịnh Không và La Quý. Thiền sư Ðịnh Không và

33

La Quý chỉ mới đặt ra yêu cầu làm chủ đất nước, vì đất nước có thể sản sinh ra những anh tài để làm chủ nó. Tuy nhiên, làm chủ bằng cách nào thì Thiền sư Ðịnh Không và La Quý chưa đề ra được những giải pháp thích hợp. Ðây rõ ràng thời đại của Thiền sư Ðịnh Không và La Quý chưa cho phép họ nhìn xa hơn. Họ thấy rất rõ đất Cổ Pháp có thể sinh ra những người làm chủ đất nước. Nhưng những người này làm chủ như thế nào, họ đã không bảo cho chúng ta biết. Thiền sư Pháp Thuận kế thừa sự nghiệp của Thiền sư La Quý đã trả lời cho câu hỏi ấy một cách dứt khoát là phải có sự đoàn kết của toàn dân và những người lãnh đạo có tài có đức. Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận từ đó, nếu kết hợp với bài thơ Thần Nước Nam Sông Núi, có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và Phật giáo Việt Nam. Nó đã thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Từ đó, nó giúp ta hiểu tổ tiên ta đã xây dựng chính quyền trên căn bản hệ thống tư tưởng chính trị nào, nhất là khi ta quan niệm lịch sử như một vận động có ý thức của con người. LÊ MẠNH THÁT


vũ lực, không thể ngồi yên. Khi viết lịch sử Việt Nam người ta thường bỏ qua không nói về các cuộc nổi dậy ngắn ngủi của các “thổ nhân hạ tiện,” khiến người đọc lầm tưởng rằng trong hai thế kỷ đó người Việt đã hoàn toàn bị khuất phục.

tiếp theo trang 17

Ý CHÍ TỰ CHỦ Giao Châu như một hình thức trừng phạt là nguyên nhân quan trọng đưa tới những chính sách sưu cao thuế nặng. Mỗi lần dân nổi dậy, dù do các thổ hào địa phương lãnh đạo hay chỉ do những người lính bất mãn, nguyên cớ quan trọng nhất là họ chống lại chính sách tàn ác của các thứ sử hay tiết độ sứ. Người dân bị bóc lột quá đáng, họ không cần chờ khi các vị thủ lãnh kêu gọi mới nổi dậy. Sử sách còn ghi lại các chính sách sưu cao thuế nặng ở Giao Châu mà chính người Trung Hoa biết đến cũng phải chỉ trích. Lê Mạnh Hùng cho biết sử Trung Hoa ghi các thứ thuế kỳ lạ vào đời Nam Bắc Triều. Chẳng hạn, “làm nhà lợp ngói, trồng cây dâu cao một thước là phải đóng thuế.” Đến nỗi, “Dân nghèo bán cả vợ, con, lấy tiền nộp thuế cũng không đủ.” Các chính sách bóc lột tàn ác thường ảnh hưởng tới dân thường trước khi đụng tới quyền lợi các nhà hào phú. Nhiều tay lãnh tụ xuất thân từ tầng lớp thấp nhất trong xã hội đã nổi lên. Họ là những “anh hùng áo vải” đầu tiên của nước ta.

Một nhân vật độc đáo là Lương Thạc, vào đầu thế kỷ thứ tư, cuối đời nhà Tấn. Theo Tấn Thư, Lương Thạc vốn là người “xuất thân hạ tiện!” Hạ tiện là chữ mô tả một người Việt bản xứ, hoặc một di dân người Hoa bị lưu đầy. Lương Thạc đã đi lính cho chính quyền đô hộ, đủ khôn ngoan để được lên cấp dần dần, leo tới vai trò chỉ huy. Tới một lúc Lương Thạc nắm cả quyền “phế, lập” một tay mình chọn người đặt lên chức thứ sử. Có thể vì biết mình “xuất thân nghèo hèn” cho nên Thạc không tự xưng là thứ sử; nhưng cũng có thể vì sợ lòng người không phục mình do mặc cảm “hạ tiện,” nên do dự. Một thế kỷ rưỡi sau, Lý Trường Nhân, một người gốc bản xứ khác đã chiếm lấy quyền hành, tự xưng là thứ sử (năm 468). Lý Trường Nhân được sử Trung Hoa gọi là một “thổ nhân,” tức là người địa phương. Như Lý Bôn sau đó một thế kỷ cũng được sử Trung Hoa gọi là một “thổ nhân.” Cả hai cuộc nổi loạn của Lương Thạc và Lý Trường Nhân đều ngắn ngủi; nhưng cũng chứng tỏ sau khi Bà Triệu thất bại chính quyền đô hộ, trong hai thế kỷ vẫn tiếp tục bị chống đối bằng

Chính sách đô hộ tàn khốc của hai triều đại Tùy (580 – 618), Đường (618 – 906) càng khiến cho dân Việt phẫn uất hơn. Năm 638 dân bản xứ ở vùng Thanh Nghệ bây giờ đã nổi loạn. Khi một quan đô hộ nhà Đường tăng thuế gấp đôi, nông dân không chỉ biểu tình “khiếu oan” mà đã cùng nhau đến chiếm thủ phủ, giết quan đô hộ, năm 687. Sử gia Lê Mạnh Hùng đoán các lãnh tụ hai cuộc khởi nghĩa này, Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, đều gốc là nông dân ; vì các cuốn sử Trung Hoa không nói gì đến tổ tiên, gia tộc của họ. Họ được Tân Đường Thư ghi là “lệ hộ,” là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội. Theo Lê Thành Khôi thì Lý Tự Tiên là một người thuộc sắc tộc Tầy. Tầy là tên chung nhiều sắc thiểu số trong vùng Đông Nam Á; đã tới nước ta trong nhiều đợt, cao nhất từ thế kỷ thứ 7. Hiện nay người Tầy là sắc tộc thiểu số đông nhất ở Việt Nam, gần một triệu hai trăm ngàn người. Nhưng trong thế kỷ thứ 7, chắc không ai phân biệt người Tầy, người Thái, với người Việt thuần túy. Tất cả xuất phát từ cùng một chủng tộc và đều chịu chung một số phận nô lệ. Chính sách tham tàn của quan lại Trung Hoa đã tạo ra mối đoàn kết giữa các sắc tộc ở nước ta. Mọi người đều thấy họ là nạn nhân của một chế độ tham tàn; muốn chấm

34

dứt phải chung sức đứng lên đòi quyền tự làm chủ lấy mình. Vào đầu thế kỷ thứ 8, một viên quan đô hộ quá độc ác bị chính thuộc hạ của ông ta giết chết. Trong tình trạng chính quyền rối loạn, người Việt càng nức lòng đòi tự chủ; không lâu sau, Mai Thúc Loan khởi nghĩa.

Nước Lâm Ấp ra đời Một biến cố lớn ở phía Nam từ thế kỷ thứ hai chắc chắn ảnh hưởng đến tâm lý dân ta, giúp nâng cao ý chí độc lập của người Việt. Đó là việc ra đời và phát triển của nước Lâm Ấp của dân tộc Champa. Theo Tấn Thư và Thủy Kinh Chú, vào cuối đời Hán (khoảng năm 190), người con của một viên quan nhỏ ở Tượng Lâm đã giết viên huyện lệnh rồi tự lập làm vua nước Lâm Ấp. Theo các di chỉ của nền văn minh Đông Sơn thì người dân vùng này cũng thuộc một chủng tộc cùng gốc với dân Văn Lang thời Hùng Vương. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, những tiếng “ngày,” “tháng” của người Việt Nam chắc cùng gốc với những tiếng của người Champa, « Hrei » và « Pi Lan » (La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, 1998, tập I, trang 929). Đến lúc lập quốc, chắc dân Champa còn giữ liên hệ mật thiết với những người Việt sống trong vùng từ Thanh Hóa trở vào. Vì sống ở phía Nam, người Lâm Ấp pha trộn với các sắc dân Khơ Me, Mã Lai, Nam Đảo. Cũng như các sắc dân ở lục địa Đông Nam Á từ Miến Điện tới Campuchia, họ nhận được nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Họ theo Ấn


Độ Giáo, thờ thần Siva và Visnhu, nhưng cũng theo đạo Phật. Sau khi lập quốc, đặt trung tâm ở vùng Trà Kiệu, Quảng Nam bây giờ, vua và dân Lâm Ấp đã tụ họp những đạo quân mạnh tấn công lên phía Bắc; đủ sức đối đầu với quân nhà Hán. Kinh tế nước này ngoài nông nghiệp còn làm nghề chài lưới, buôn bán; họ kiểm soát đường giao thương giữa đế quốc Hồi Giáo vùng Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc, có lúc họ cũng làm cướp biển. Các vua Lâm Ấp nhiều lần đem quân sang đánh phá “thuộc địa” của người Hán ở Cửu Chân, Nhật Nam; họ cũng từng gửi sứ giả giao thiệp thẳng với triều đình Đông Ngô. Có lúc quân Lâm Ấp đánh thắng,

chiếm được từ đèo Ải Vân cho tới Hoành Sơn bây giờ. Những cuộc tấn công mạnh nhất diễn ra vào thế kỷ thứ 5, thứ 6. Khi dân Việt đang nổi lên đòi tự chủ vào năm 543 vua Rudravarman lại tấn công, Lý Bôn trước khi xưng đế đã từng cầm quân đẩy lui quân Champa. Sang đời nhà Tùy, quân Tàu đánh thẳng tới kinh đô và chiếm đóng nước Lâm Ấp. Từ thế kỷ thứ bẩy, nước Lâm Ấp bành trướng về phía Nam, cho tới Khánh Hòa, Bình Thuận bây giờ. Từ thế kỷ thứ 8, sử sách Trung Hoa gọi tên nước này là Hoàn Vương. Thái độ của người Việt đối với Lâm Ấp đã thay đổi dần trong mấy thế kỷ. Năm 248, khi quân Lâm

Ấp tấn công Nhật Nam, dân Cửu Chân coi họ là các đồng minh, nên nhân cơ hội đó nổi lên đánh đuổi các quan lại nhà Ngô. Một thế kỷ sau, năm 348, quân Lâm Ấp lại tấn công; nhưng không được người Việt hưởng ứng. Chắc họ bắt đầu nhìn đạo quân phía Nam chuyên đến cướp phá như là thù nghịch. Nhưng sự phát triển của một quốc gia mới ngay biên giới phía Nam, do những người láng giềng mà hàng ngàn năm trước vốn cùng chung giòng máu, chắc chắn khuyến khích người Việt thấy hăng hái hơn trong khát vọng thành lập một nước độc lập như họ. Từ năm 192 đến năm 910, G. Maspero đã ghi nhận danh hiệu của 32 vị vua Lâm Ấp, Hoàn Vương và Chiêm Thành (Le Roy-

aume de Champa, Paris, 1928). Việc thành lập nước Lâm Ấp chắc chắn là một nguồn khích lệ rất lớn cho dân Việt nuôi ý chí đòi độc lập. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan tại Hoan Châu năm 722 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa người Việt với người Champa cùng các sắc dân Đông Nam Á. Trong Nhìn lại Sử Việt (tập 1) Lê Mạnh Hùng suy luận Mai Hắc Đế có thể là một người Việt gốc lai giống với người Champa hoặc Mã Lai; vì nước da đen nên được tôn là Hắc Đế. Cuộc khởi nghĩa tan rã nhanh chóng và không thấy dấu hiệu đã được dân các vùng sông Hồng hưởng ứng. Ông đã xây một bức thành dài hàng cây số trên bờ sông Lam, vùng Nghệ Tĩnh.

trong bóng tối chúng tôi là thân rễ trong bóng tối chúng tôi là thân rễ ngực trần mặt trăng trên biển những người sống sót rách rưới như cánh buồm của con tàu sẽ giải cứu họ giữa đám vây cá đông lạnh thở khò khè tôi đoán linh hồn có lối thoát bí mật sóng xô dạt lên cồn bài hát cổ xưa lịch sử được kể lại bởi làn gió nhiệt đới những hải trình lăn trên lưỡi chúng ta thủy triều trong ngôi mộ NGUYỄN MAN NHIÊN

35

Hình: NGUYỄN MAN NHIÊN


Đạo quân “400 ngàn” của ông quá đông nếu so với dân số trong vùng từ sông Lam trở vào. Có lẽ ông đã liên kết với người Lâm Ấp và Chân Lạp, có thể cả người Mã Lai, nếu không thì quân khó đông như vậy. Đám quân này chắc rất “ô hợp,” trong đó phải có những “quân tình nguyện” từ các nước chung quanh, và những người di dân từ phía Nam lên vì chiến tranh đang diễn ra trong nước họ. Có thể nhiều người tham dự cuộc chiến tranh chỉ tìm cơ hội phá thành, cướp của. Lê Mạnh Hùng nhìn lại các biến cố trong vùng Đông Nam Á vào thời đó, và thấy cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan cũng nằm trong lịch sử các cuộc chiến tranh đang diễn ra trên cả vùng Đông Nam Á trong thế kỷ đó.

Thủy và Lục Chân Lạp.

Hai vương quốc lớn đã ra đời ở các đảo thuộc Indonesia bây giờ, ít nhất từ cuối thế kỷ thứ 7. Vương quốc Srivijaya ở đảo Sumatra kiểm soát eo biển Malacca nên mạnh về thương mại, đã chiếm bán đảo Mã Lai và cả đảo Java vào giữa thế kỷ thứ 8. Nhà sư du hành Nghĩa Tĩnh, năm 671 ghi nhận nước này là một trung tâm Phật Giáo rất thịnh. Vương quốc Sailendra trên đảo Java đã xây dựng khu tháp Phật Giáo Borobudur và những đền thờ Ấn Độ Giáo ở Jogjakarta. Từ giữa thế kỷ thứ 8, quân Sailendra đã tấn công các đảo khác, theo đường biển tiến tới cả Giao Châu (767), Chiêm Thành (774). Họ chiếm đóng Thủy Chân Lạp, tức là Campuchia và Nam Việt bây giờ, cho tới khi đế quốc Khmer ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9, thống nhất hai miền

Nam Chiếu ở vùng Vân Nam bây giờ, vào đầu thế kỷ thứ tám họ hùng mạnh, bành trướng và nhòm ngó muốn chiếm cả Giao Châu. Nước này gồm những bộ lạc người Thái sống trong tỉnh Vân Nam, trước đó vẫn dựng lên những lãnh thổ tự trị gọi là Chiếu. Việt Nam Sử Lược viết: “Trong khoảng năm Khai Nguyên (713742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, (thủ lãnh) Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà năm chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan tiết độ sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 Chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho… Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên…” Năm 757 và 764, quân Nam Chiếu tấn công miền Bắc xứ Miến Điện, bắt vương quốc Pyu phải thần phục. Năm 832,

Nam Chiếu bành trướng Sau việc thành lập nước Lâm Ấp ở phía Nam, một vương quốc khác ở phía Bắc nước ta ra đời trễ hơn nhưng cũng trở thành một tấm gương khích lệ người Việt đòi tự chủ. Nước Nam Chiếu thành hình trong thời kỳ nước Tàu bị loạn lạc đưa tới cảnh phân liệt dài gần trăm năm, từ loạn Hoàng Sào (875), qua thời Ngũ Đại Thập Quốc (906 – 960). Thời gian này cũng cho dân Giao Châu được sống ngoài vòng ảnh hưởng các triều đình Trung Hoa. Đó là cơ hội cho Phùng Hưng, Dương Thanh, gia đình họ Khúc, rồi Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền nổi lên trong gần một trăm năm.

lại tấn công tàn sát và bắt ba ngàn người Miến đưa về vùng Vân Nam bây giờ, vương quốc Pyu bị tiêu diệt. Nước Nam Chiếu mở rộng thêm về phía Nam, bao gồm cả vùng Bắc nước Ai Lao và phía Tây Bắc Việt bây giờ, họ chỉ dừng lại năm 835 khi bị các vương quốc gốc Môn thuộc đế quốc Phù Nam kháng cự. Cuộc xâm lăng của quân Nam Chiếu vào Giao Châu bắt đầu năm 862, vua Đường cho Thái Tập đem 30,000 quân sang phòng giữ. Năm sau Nam Chiếu đưa 50,000 quân sang đánh, phá phủ thành, Thái Tập phải tự sát. Hai lần chiếm thành, quân Nam Chiếu đã tàn sát “150,000 người Giao Châu;” một con số quá lớn, được sử sách ghi nhưng không biết chính xác hay không. Cuộc chiến kéo dài trên mười năm cho đến khi Cao Biền đem quân sang dẹp mới yên. Việc quân Nam Chiếu tấn công là một bằng chứng cho người dân Việt thấy quân đội của nhà Đường không phải là vô địch. Hơn thế nữa, họ còn thấy quan quân nhà Đường không đủ sức bảo vệ an ninh cho chính người dân mà họ vẫn bóc lột. Do đó, người dân phải tự lo bảo vệ cho chính mình. Cả những di dân người Hoa ở nước ta lâu đời đã thành người bản xứ, cũng phải thấy sống ở đất này cũng không được an ninh. Phản ứng của cả người bản xứ và các di dân là họ phải đứng ra cùng nhau tự lo lấy cho mình thì mới được yên ổn. Trong hoàn cảnh như vậy,

36

đặt mình vào địa vị tổ tiên đời trước, chúng ta phải tự hỏi có người Việt nào lại không ước mong lập nền tự chủ? Có vị thủ lãnh địa phương nào không nghĩ đến cơ hội chính mình lấp vào khoảng trống quyền hành nhân lúc bên Trung Quốc loạn ly? Nếu người Champa tại Lâm Ấp và người Thái ở Vân Nam đều nổi lên lập quốc, thì tại sao dân Việt mình không làm được? Một quốc gia mới đã phôi thai từ thời Tiền Lý vào thế kỷ thứ 6. Người dân vẫn còn lưu giữ trong ký ức tập thể trong việc thờ phượng, cúng tế các anh hùng liệt nữ từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, tới Lý Bôn, Triệu Quang Phục. Sau hai thế kỷ, ký ức đó đang sẵn sàng sống lại, khi người Việt đứng lên tự cai trị.

Thử thách khả năng tự quản trị Những giai đoạn Giao Châu tự lập cũng là những cơ hội cho người Việt rút kinh nghiệm tổ chức quản trị một quốc gia nhỏ. Nhiều lần như vậy, mỗi lần kéo dài hơn một thế hệ, đủ cho dân Việt thấy mình có khả năng lập một chính quyền tự chủ, tách khỏi đế quốc Trung Hoa. Lần sau cùng, để lại nhiều dấu vết lâu dài, là cuộc cải tổ hành chánh của họ Khúc. Qua hai thế hệ, các thủ lãnh người Việt đã cải tổ việc cai trị cho phù hợp với phong tục truyền thống. Khi nhà Đường suy yếu sau loạn An Lộc Sơn (757), quân Tây Tạng và Hồi Hột (Uighur) nhân dịp đó lại tấn công vào trung nguyên, vua Đường phải rút bớt quân ở Giao Châu đem về đối phó. Từ cuối


thế kỷ thứ 8 bên Tàu nội chiến không ngừng, đại loạn suốt nửa thế kỷ. Tại Quảng Tây và phía Tây Quảng Đông giáp phía Bắc nước ta, các hào kiệt địa phương đã nổi lên chiếm thành, cắt đất xưng hùng, có tới bẩy người đã xưng vương, lập quốc. Giao thông gián đoạn, uy quyền chính thống ở trung ương bên Trung Quốc không có mặt; các viên quan cấp dưới ở Giao Châu cũng nổi lên vào những năm 803, 819, 841. Những người lính gốc Việt trong đội quân địa phương nổi lên theo, nhiều lần đuổi quan đô hộ đi. Trong những năm 803, 819, 828, 843, 860, và 863, các tiết độ sứ hoặc bị giết, hoặc phải bỏ chạy về Tàu, tổng cộng sáu lần trong 60 năm. Các cuộc nổi loạn kể trên không dẫn tới những chính quyền tự chủ đủ lâu dài, có lẽ vì phần lớn đó là những “xung đột nội bộ” giữa các quan chức và quân lính. Nhiều quan tiết độ sứ bỏ thành chạy về nước rất nhanh. Chính họ cũng không thiết tha ôm giữ quyền hành trong lúc không biết triều đại nào sắp lên làm chủ Trung Quốc. Tình cảnh này chắc chắn ảnh hưởng đến tâm lý dân địa phương. Họ đã hết sợ, sẵn sàng nổi lên giành quyền tự chủ. Vào nửa đầu thế kỷ thứ chín uy quyền của quan lại nhà Đường đã tan rã. Năm 803 tiết độ sứ Bùi Thái sai lính đắp thành, binh sĩ đã nổi lên chống lệnh. Sau đó 40 năm, quân lính bị sai đắp La Thành, họ làm loạn một lần nữa. Hai biến cố liên tiếp cho thấy những người lính và cấp chỉ huy địa

phương không còn nghe lệnh các quan đô hộ nữa. Nhiều viên tiết độ sứ phải tìm cách hối lộ loạn quân, mua đường trở về quê quán. Nhiều lần cái ghế tiết độ sứ hoàn toàn bỏ trống. Cuối thế kỷ thứ chín, nhà Đường đang còn kiểm soát được chính lãnh thổ của họ, dân tình ở Giao Châu đã sôi sục. Dân và lính nổi lên, quan đô hộ Tăng Cổn bỏ chạy; trong hơn mười năm đất Giao Châu sống trong tình trạng không có chính quyền. Dân chúng đã tự động lấp vào khoảng trống chính trị đó, đưa những thủ lãnh người địa phương lên cầm đầu. Một nhà hào phú vùng Hải Dương là Khúc Thừa Dụ được dân suy cử làm tiết độ sứ. Qua hai thế hệ, họ Khúc đã thí nghiệm những cải tổ hành chánh, đặt một cái khung làm mẫu cho guồng máy nhà nước tự chủ sau này. Tăng Cổn từng làm tùy tướng cho Cao Biền, đã sống ở nước ta trên 20 năm, được tiếng là một ông quan đô hộ giỏi văn thơ và tính hiền lành, cho nên được dân gọi là “Tăng thượng thư.” Nhưng dưới sức ép của dân, chắc có quân lính hùa theo, ông cũng phải bỏ về Tàu. Một ông quan đô hộ được kính nể cũng không thể ngồi yên cai trị được, chứng tỏ tình hình chung quanh rất náo động, không ai có thể kiểm soát. Cho nên Tăng Cổn dùng kế thỏa hiệp rút lui để sống sót về nước, làm thơ trong quãng đời còn lại. Chúng ta có thể đoán một cuộc vận động trong dân chúng đã trào lên, họ đòi thay thế một tiết độ sứ người Trung Hoa,

dù đó là một ông quan hiền lành, bằng các lãnh tụ địa phương. Biến cố này chứng tỏ ý chí người Việt muốn tự mình cai trị mình đã lên rất mạnh trong lòng mọi người; và một tầng lớp lãnh đạo đã thành hình được dân ủng hộ; cho nên việc chuyển giao quyền hành diễn ra không đổ máu. Trong nước Trung Hoa đang rối loạn, vùng Quảng Đông nhiều người đã cướp chính quyền, đứng ra tự lập. Sau triều đại Lương, Trần, đến nước Nam Hán, họ đều tự coi vẫn thừa kế gia tài của nhà Đường, trong đó có xứ Giao Châu. Nhưng vì họ chưa đủ sức can thiệp trực tiếp nên chính quyền ở Giao Châu coi như bỏ trống. Họ Khúc đứng lên lấp vào khoảng trống đó. Khúc Thừa Dụ được sử sách nước ta mô tả thuộc một gia đình hào phú, tính nhân từ, được người chung quanh kính nể. Đại Việt Sử Ký viết: “Khi Tăng Cổn bỏ thành, Thừa Dụ tự xưng tiết độ sứ.” Tăng Cổn bỏ về Tàu năm 892; sau đó vua Đường đã cử các tiết độ sứ khác qua thay thế. Nhưng vì ở bên Tàu loạn lạc, cũng vì phong trào chống đối ở nước ta lên mạnh, không viên quan nào đến được Giao Châu để làm việc. Từ đó đến năm 905 ghế đô hộ coi như bỏ trống. Khúc Thừa Dũ nắm chính quyền từ năm 906, cho đến năm 930 cháu ông mới bị bắt. Tuy Giao Châu chưa ly khai khỏi Trung Quốc, thời gian khá dài này có ảnh hưởng quyết định. Trong ba đời cai trị dân Việt, Họ Khúc đã cải tổ hệ thống hành chánh

37

từ lộ, phủ, châu, xuống đến xã, trong đó có việc đổi đơn vị “hương” thành giáp (theo An Nam Chí Nguyên), và cử người thu thuế theo hệ thống đó. Đơn vị “giáp” được đặt ra từ thời này; về sau còn dấu tích ở các làng miền Bắc. Trong các làng còn có những tổ chức gọi là “giáp,” hay “hàng giáp,” với mục đích tương tế và thờ cúng thành hoàng. Khúc Hạo cũng bãi bỏ chế độ bắt dân làm phu dịch của nhà Đường, đặt ra các thứ thuế mới, và làm sổ hộ khẩu mới. Họ Khúc đã thay thế hệ cấp cai trị do nhà Đường bằng một cơ chế phù hợp với xã hội nước ta, đặt những nền móng dọn đường cho tương lai. Một phần tư thế kỷ dưới thời họ Khúc, tổ tiên người Việt Nam đủ tự tin. Họ được sống trong một guồng máy hành chánh đã được người mình cải tổ và áp dụng, chuẩn bị mô thức làm mẫu cho sau này khi giành được độc lập. Có thể nói, dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng. Triều đại Lý Bôn, Triệu Quang Phục đánh dấu sự hợp tác giữa các thủ lãnh cổ truyền của dân Lạc Việt với các người gốc Hoa định cư lâu đời. Nhưng trong các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, các thủ lãnh gốc Việt đóng vai trò chính; không còn thấy người gốc Hoa nào nổi bật. Họ báo hiệu một giai đoạn mới trong công cuộc giành quyền tự chủ. Mai Hắc Đế chiêu mộ cả các binh lính vùng Đông Nam Á; còn Bố Cái Đại Vương khi khởi nghĩa đã bắt đầu với việc “tập hợp các xóm làng.” Sau cuộc thí nghiệm tự trị của


Khúc Hạo, với những cải tổ hành chánh nhằm theo sát với phong tục tập quán của người Việt, giới lãnh đạo bản xứ sau đó càng tự tin để cầm đầu các cuộc nổi dậy. Vì “bên Tàu có loạn” trong đầu thế kỷ thứ mười, rất nhiều “anh hùng áo vải” nổi lên cùng một lúc. Sau đó đám hào kiệt này còn tranh quyền gay gắt, không ai chịu ai; kể từ khi Ngô Quyền tạ thế cho đến lúc Đinh Bộ Lĩnh thu về một mối. Thời tao loạn này cho thấy có một phong trào toàn dân sôi nổi, ở khắp nơi ai có sức cũng muốn vùng lên nắm quyền lãnh đạo. Quyết định tách khỏi đế quốc Trung Hoa cuối cùng đã tới trong thế kỷ thứ 10, lúc đó xã hội Lạc Việt đã thay đổi rất nhiều sau hơn một ngàn năm kể từ khi mất nước. Dân tộc Việt đã lớn lên như một thanh niên trưởng thành nhờ từng trải. Trong một ngàn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được hồn tính, với những căn bản từ thời Hùng Vương để lại; trong phần sau sẽ thấy rõ hơn. Nhưng tiếp xúc với Hán tộc tạo cơ duyên cho văn hóa dân Việt thêm phong phú. Người Việt vẫn bảo vệ tiếng nói, phong tục, phát triển tôn giáo, đồng thời lại được học thêm một nền văn minh lớn ở Á Đông. Người ta dễ hiểu lầm, nghĩ rằng sở dĩ người Việt Nam sau này chịu ảnh hưởng Trung Hoa rất nhiều là do kết quả của ngàn năm Bắc thuộc. Thực ra, các nước Á Đông khác cũng chịu ảnh hưởng Trung Hoa không khác gì dân Việt mặc dù họ không bao giờ bị người Hán đô hộ, như Nhật Bản; hoặc chỉ

bị chiếm đóng trong hai lần ngắn ngủi, như Hàn Quốc. Cả Đài Loan, bây giờ coi như một tỉnh của Trung Quốc, cũng chỉ bắt đầu bị chiếm đóng vào đời Thanh. Ảnh hưởng văn minh Trung Hoa trên các nước đó cho thấy tự nó có sức mạnh thu hút các dân tộc khác. Nếu nước Việt Nam không bao giờ bị người Hán đánh chiếm thì sẽ có lúc người Việt tự đi tìm học văn minh Trung Hoa, như người Nhật đã làm. Chúng ta phải nhìn vào toàn cảnh các dân tộc ở Á Đông để thấy tất cả đã cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa. Do đó, cũng hiểu rõ sức mạnh của nền văn minh này, được phát triển song song với tham vọng đế quốc của các triều đình Trung Quốc. Bắt nguồn từ vùng sông Hoàng, sông Hoài, đế quốc này đã tràn xuống phía Nam và đồng hóa tất cả các sắc dân khác ở miền Hoa Nam bây giờ. Họ chỉ chịu dừng bước khi chạm tới đám dân gọi là Lạc Việt. Khi thấy rõ những sức mạnh của họ, chúng ta càng kinh ngạc hơn về sức đề kháng bền bỉ của dân mình; càng thắc mắc muốn tìm hiểu những cơ duyên đã khiến tổ tiên của người Việt Nam bảo vệ được hồn tính rồi xây dựng lại nền độc lập. NGÔ NHÂN DỤNG Trích ÐỨNG VỮNG NGÀN NĂM, Người Việt xuất bản tại Hoa Kỳ, 2013

THỰC VI VĂN HIẾN CHI BANG NGÔ NHÂN DỤNG

C

uối tháng trước ban hợp xướng Ngàn Khơi làm một đêm văn nghệ chủ đề “Việt Nam Minh Châu Trời Đông,” dùng nhan đề một bài hát thời 1945 của Hùng Lân, khi nhà nhạc sĩ tuyên bố người Việt Nam sẽ “đem vinh quang sáng soi bên Thái Bình Dương.” Ban hợp xướng cũng hát “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nguyễn Đức Quang, được sáng tác khoảng 20 năm sau đó, nhạc sĩ vẫn tự hào về dân tộc “triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng!” Và tất nhiên mọi người đã cùng nhau hát bài “Việt Nam! Việt Nam!” của Phạm Duy, với những lời ca ngợi dân tộc Việt như, “ Việt Nam trên đường tương lai, lửa thiêng soi toàn thế giới! Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời.” Phải công nhận người Việt Nam có một đức tính, là rất tin tưởng ở dân tộc, ở giòng giống của mình. Nhiều người Việt sẽ cảm thấy đức khiêm tốn của mình bị xúc phạm khi nghe những lời ngợi ca đó. Có thật sự dân tộc mình đáng tự hào như vậy

38

hay không? Nguyễn Trãi viết rằng “Nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến.” Lâu ngày chúng ta không nhớ nền nếp văn hiến đó như thế nào, tôi xin dẫn lời một nhân chứng người ngoại quốc. Ông này không hề chịu ảnh hưởng những lời “quảng cáo” của các nhạc sĩ Hùng Lân, Phạm Duy hay Nguyễn Đức Quang. Vì ông ta sống ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Nhà truyền giáo De La Bissachère hồi đầu thế kỷ 19 viết cuốn sách nhan đề là État Actuel du Tunkin, de la Cochinchine, et des Royaumes de Cambodge, Laos, et Lac Tho,” (Tình trạng đương thời ở xứ Đàng ngoài, Đàng trong, và các vương quốc Cam Bốt, Lào, Lạc Thổ [là miền Thượng du Việt Nam]). Sách in năm 1812 ở Paris tuy nhiên đã được in ở Luân Đôn từ năm trước. De La Bissachère viết cuốn này sau 18 năm sinh sống ở các xứ này, sau khi Gia Long đã xưng hoàng đế, tuy nhiên ông vẫn dùng các tên cũ: Tunkin (sic) và Cochinchine quen


thuộc đối với người Tây phương thời đó để gọi Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ông trình bầy về đời sống, phong tục, cách ăn mặc, nhà cửa, làng xóm, tổ chức chính quyền, tôn giáo, đạo đức, giáo dục, ngôn ngữ, v.v., một báo cáo đủ mọi phương diện. Hãy nghe nhân chứng De La Bissachère nói về người Việt như thế nào. “Người tunkinois (nguyên văn) được phú một đức tính trung trực bẩm sinh (rectitude naturelle) trong tình cảm cũng như trong tư tưởng; hướng về tất cả những gì có tính chất khôn ngoan, công bằng, lương hảo (sage, juste, bon).” (Câu này trích từ tập II, trang 36) Tiếp sau đó tác giả nói đến quyền tư hữu, ông thấy nạn trộm cướp, vi phạm tài sản của người khác, là những thói xấu thông thường ở khắp nơi, nhưng ông thấy “ở Tunkin ít hơn ở phần lớn các nước Á châu khác.” (tác giả đặc biệt nhắc đến tên một nước Á châu nhưng chúng tôi không ghi ở đây để khỏi xúc phạm người dân nước khác.) De La Bissachère không thiên vị mà có khi cũng chê người Việt: “Trong các giao thiệp về thương mại giữa những dân cư ở Lac Tho (miền Thượng du Trung phần ngày nay), Lào, với những người dân ở Tunkin (Đằng Ngoài) và ở Cochinchine (Đằng Trong) cũng có vài vụ lừa đảo, thường là do người các xứ sau gây ra (tức là người Việt mình!)” Nhưng sau đó ông lại khen người Việt Nam nói

chung còn tốt hơn người xứ khác, ông viết “Tuy nhiên người ta không hề thấy ở các dân tộc này (Đằng Trong và Đằng Ngoài) cái tính lừa đảo mà người ta vẫn chê trách người dân xứ ... (xin dấu tên) ..., (họ) kết ước rồi không giữ lời, làm hàng hóa giả mạo, cân gian lận bằng cách dùng hai cán cân, một cái cân để bán, một cái để mua, coi thường tính chung thủy, bán quá giá, v.v..” De La Bissachère cũng nói đến một đặc tính của người Việt Nam là không thích đổ máu và rất ghét chuyện giết người. Ông viết “... khi những người bình dân cãi cọ mà đánh nhau thì họ cũng tránh không đánh những đòn có thể làm người ta chết.” (trang 39). Một đức tính chúng ta có thể hãnh diện là tính thương người, ông kể là người Việt “với tâm hồn mẫn cảm, không những không muốn làm hại người khác mà khi thấy ai đau đớn, khổ sở thì không thể dửng dưng được. Người đau khổ có thể tin là thế nào cũng có người cứu giúp, mà việc cứu giúp được coi như là một hành động do tính công bằng mà ra.” “Cái tính giúp người và rộng lượng đó thể hiện ngay ở lớp người mà gia sản nghèo khó khiến họ không thể thực hành đức tính đó được. Người nghèo nhất mà khi đi câu hay đi săn được thứ gì cũng không hưởng thụ trọn vẹn nếu không đem chia sẻ với người khác.” Một nền tảng của nền đạo lý dân tộc ở Việt Nam là đạo hiếu, thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên. De

39

Hình: NGUYỄN MAN NHIÊN

dưới rặng san hô bị chôn vùi, tôi nhìn thấy biển khi tôi suy nghĩ về những rắc rối của thế giới, tôi tìm thấy những cây bút chì màu và bắt đầu phác thảo một ngôi nhà tuyệt đẹp tôi dùng màu xanh để vẽ đám mây và bầu trời, màu vàng để vẽ cây cối, màu trắng để vẽ khuôn mặt các vị thánh bất tử giữa va-li trống, họ mặc những bộ quần áo cũ của người đã mất từ cổ họng vẫn còn nghẹn tắc nỗi sợ hãi, họ hát vang như thủy thủ và chạy qua các rào cản như một con lăn trên đường mù và điếc khi tôi suy nghĩ về những rắc rối của thế giới, tôi lắng nghe các vị thần trong chai nơi thẳm sâu lưu giữ các thảm họa, tôi nhìn thấy cái bóng tối mịt của con tàu đắm dưới rạn san hô bị chôn vùi, nó bất lực nằm im như một linh hồn vĩnh viễn neo đậu ai biết được bao lâu, chỉ khi tôi chọn biển, nó đã quá muộn, như dễ dàng thổi tắt ngọn lửa leo lét trên cây nến khi tôi suy nghĩ về những rắc rối của thế giới, tôi nhận ra sức mạnh vạm vỡ của các ngón tay đông cứng như rễ cây gân guốc, tượng đài lớn nhất của tôi là những cột mốc đóng sâu vào lòng đất trên những hòn đảo và dãy núi xa xăm, người con trai của cá Ông gởi đến tôi chút muối của hy vọng ngoài kia những cơn sóng thổi trắng thủy triều bên dưới rặng dương già như một lão ngư buồn thiu, tôi nhìn thấy biển NGUYỄN MAN NHIÊN


La Bissachère ghi nhận người Việt Nam thờ cúng tổ tiên và “coi họ như những người ở trên trời, những thần linh bậc nhì còn săn sóc và bảo vệ gia đình họ,” và tin rằng “tổ tiên lúc sống càng thánh thiện bao nhiêu thì lúc chết càng có sức mạnh linh thiêng bấy nhiêu.” Có lẽ đây là một cách diễn tả niềm tin về “phúc đức ông bà” của người Việt. De La Bissachère viết, “Người già cả được tôn kính với thái độ giống như trong tôn giáo.” Ông nhận xét rằng ngoài chính sách cấm đạo của vua chúa thì đây là một trở ngại cho việc truyền đạo Thiên chúa ở Việt Nam, “tục thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng có vẻ ngoài như một tín ngưỡng. Các vị thừa sai thuộc dòng Tên đã chấp nhận phong tục này, mà họ thấy không thể cắt lìa phong tục đó khỏi các dân tộc này được; ... mà trong các bổn phận đối với tổ tiên đó, tất cả chỉ là để tỏ tình thương và lòng tôn kính, nhưng Rome không thể chấp thuận ý tưởng khoan dung đó.” Một tác giả khác người Anh, trong cuốn hồi ký ra đời 100 năm sau cuốn sách của De La Bissachère, cũng viết về các tín ngưỡng bình dân ở Việt Nam, mà bà cho là việc thờ cúng chư thần “có địa vị thấp so với tục thờ cúng tổ tiên, đó là điểm tập trung của tất cả niềm tin nhiệt thành của người dân. Tục thờ cúng này là nền tảng của mọi quy tắc đạo lý và phong tục, và nó quy định tất cả đời sống xã hội và gia đình.” Tác giả những lời trên là bà Gabrielle M. Vassal, theo chồng là một bác sĩ người Pháp đến làm việc ở Nha

Trang (cùng Bác sĩ Yersin) vào đầu thế kỷ 20, bà viết cuốn On & Off Duty in Annam, do William Heinemann xuất bản ở London năm 1910. Bà Vassal nhận xét tục thờ cúng tổ tiên “May mắn có ảnh hưởng hoàn toàn tốt. Một giáo điều chính là săn sóc, kính trọng đối với những người lớn tuổi trong gia đình. Người chủ gia đình dù già cả và yếu ớt đến đâu cũng cai quản gia đình với cây roi sắt. Ngay cả người phụ nữ, khi thành một bà già (chữ Việt trong nguyên văn) thì có uy quyền nhiều hơn lúc còn trẻ. Một người đàn ông theo lời mẹ nhiều hơn lời vợ.” Bà còn thấy ảnh hưởng của đạo hiếu đến đời sống xã hội, “Một hệ quả khác của tục thờ cúng tổ tiên là tình yêu dành cho trẻ em. Người An Nam (sic) là những bậc cha mẹ tận tụy bậc nhất, và nếu họ không dốt nát về các phép vệ sinh thì họ đã là những người cha và người mẹ kiểu mẫu.” Lòng hiếu thảo cũng được De La Bissachère coi là đức tính căn bản của người Việt. Ông viết: “Chúng ta biết (người Đàng Ngoài) coi tổ tiên như các vị thần; mà, người cha là một vị thần sống. Nhờ sự hướng dẫn của người cha, các người trẻ tuổi có sự kiềm chế chống lại những đam mê, những chứng xấu trong đạo đức mà thường tuổi trẻ nào cũng vướng mắc.” Ông cũng viết “Mặt khác, đức Hiếu của con cái được khơi dậy do đức Từ của người cha (Tập II, trang 41) Đó là những lời chứng của một người Pháp đã sống ở các xứ Việt Nam, Lào, Cam Bốt trong 18

năm. Không biết ông có thiên vị đối với người Việt hay không? Nhưng trong cuốn sách này nhà truyền giáo cũng nói đến những vụ cấm đạo và cảnh giết chóc các giáo sĩ và giáo dân. Như vậy khó nói rằng ông lúc nào cũng thấy người Việt tử tế cả. Cho nên chúng ta có thể tin ở những nhận xét của ông. Như vậy thì các nhạc sĩ ca tụng dân tộc Việt Nam chắc cũng có chứng cớ! Một dân tộc có nhiều đức tính như vậy cũng xứng đáng coi là một hòn ngọc minh châu! Một dân tộc gồm những người sống lương hảo, thuận thảo và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, riêng điều đó cũng đủ cho chúng ta hãnh diện!

NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC Trong phần cuối tập 2 của cuốn sách, De La Bissachère tổng kết: “Dân tộc này, nếu phán xét dựa trên phong tục của họ, rất đáng chú ý và đáng kính trọng. Người ta thấy nơi họ rất nhiều đức tính xã hội, lòng nhân hậu, hòa nhã, trọng bổn phận, lương thiện trong các giao dịch, ghê sợ sự đổ máu, thương xót người đau khổ, rộng lượng khi cứu giúp họ.” ( Tập II, trang 220.) Tác giả đã sống ở nước ta trong thời gian cuối của cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn, qua nội chiến giữa nhà Tây Sơn với Nguyễn Ánh, nhưng ông nhận xét: “Mặc dù có lúc sống trong tình trạng cuồng nhiệt và kinh hoàng vì các tranh chấp chính trị (khiến) dân tộc này bị vấy nhơ bẩn vì rất nhiều cảnh tàn bạo, ngoài những

40

lúc mê muội đó, thì tính lương thiện và tình nhân đạo lúc nào cũng thể hiện ở các xứ này một cách hoàn toàn, đặc biệt là ở một số tổng mà các xã có đội tuần canh hoạt động (cùng trang 220). De La Bissachère đi truyền đạo, tất nhiên không nghĩ rằng các tôn giáo dân gian đang thịnh hành ở Việt Nam là đúng, nhưng ông vẫn công nhận, “Nền đạo đức này được xác định bởi tôn giáo dân tộc mà, mặc dù rất phi lý, giúp xóa bỏ các tính xấu và củng cố các đức tính.” Một đặc tính khác được De La Bissachère nhấn mạnh là phong tục thuần hậu của người dân Việt. Ở những làng có tuần canh tự vệ, “với những luật lệ khôn ngoan (sage), kiểm soát và thi hành một cách cẩn mật, cho nên, trong phạm vi trách nhiệm của họ có một trật tự rất cao; một người đàn ông không dám bước vào nhà một phụ nữ khi chồng của bà ta vắng mặt, không dám bước vào nhà bất cứ ai trước khi được cho phép. Tất cả các tài sản đều được bảo vệ, người ta không đụng tới những trái cây trồng ở ngoài đường cũng như những cây trồng trong vườn.” “Trước khi xẩy ra những cuộc nội chiến làm thay đổi phong tục khiến người ta quen thói bạo lực và tội ác, rất hiếm khi thấy họ phạm tội trộm cắp đáng kể, lại càng hiếm có chuyện giết người. Ngay cả bây giờ ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài có những tổng mà bao nhiêu năm người dân không ai phạm một tội nặng nào; người ta ước lượng rằng trong toàn xứ Đàng Ngoài


vào lúc bình thường mỗi năm chỉ có nhiều nhất là 20 đến 30 người bị đem ra xử về tội hình.” (Tập I, trang 293) Bản tính thuần hậu đó không có nghĩa là người Việt Nam yếu đuối. De La Bissachère nhận xét rằng người Đàng Ngoài (tức là từ sông Gianh, tỉnh Quảng Bình ra ngoài bắc) tính tình rất dũng cảm và chiến đấu rất giỏi. Ông khen ngợi chiến lược của vua Quang Trung khi đem quân ra Bắc là phi thường (très-extraordinaire). Bà Grabielle Vassal kể một câu chuyện dân một làng ở gần Nha Trang, nơi chồng bà làm việc, đã bảo vệ các cô gái bị bắt cóc. Lâu lâu bà theo chồng vào nhà tù thăm người bệnh nên biết ông lý trưởng làng này. Một buổi tối có một người Âu châu đậu thuyền bên làng này để đi tìm muối. Những thủy thủ người bản xứ đã bắt cóc mấy cô gái đem lên thuyền. Dân làng xông tới giải cứu. Trong cuộc đánh lộn, người Âu Tây cũng tham dự, hắn ta bị bắt, bị trói lại. Nhưng vì một người Âu châu (chắc là người Pháp) bị làm nhục cho nên tội đổ lên đầu ông lý trưởng, và ông ta bị bỏ tù! Bà Vassal tỏ ra rất kính trọng vị lý trưởng này, “mặc dù đeo gông gỗ trên cổ, ông ta vẫn có tư cách và bề ngoài đặc biệt” khiến bà nhận ra ngay trong đám tù tội.” (On & Off Duty in Annam, trang 149.) Mặc dù người Việt bất khuất trước bạo lực nhưng tình cảm dịu dàng được De La Bissachère coi là tính bẩm sinh của dân Việt. Ông sống ở Đàng Ngoài nhiều hơn, nhận

xét “Người Đàng Ngoài (tunkinois) biết nhu cầu những tình cảm êm dịu, nhu cầu yêu và được yêu; không phải chỉ là tình yêu nẩy ra giữa hai tính phái nhưng là tình cảm nối kết những tâm hồn độc lập đối với các giác quan, một tình thân mật thuần khiết, ... Xứ Tunkin là tổ quốc của tình bằng hữu; nơi đó tình bạn được biểu lộ với những dấu hiệu cao quý nhất, thể hiện bằng những cách rộng lượng nhất; sự khác biệt về địa vị được xóa nhòa, sự phân biệt về tài sản cũng biến đi...” (Tập II trang 40).

đối với một dân tộc, để được người nước khác nhìn vào và kính trọng thì chúng ta cần một xã hội bình thường “đi ra ngõ là gặp người lương hảo.” Đó mới là một điều khó thực hiện, vì cần thời gian. Và đó cũng là điều cho ta một niềm tự hào về quê hương bền bỉ, lâu dài. Xây dựng một xã hội có những người cha, người con lương hảo, một xã hội mà người lạ

Người ta có thể coi những đức tính mà De La Bissachère nêu ra có tính chất mềm yếu, không giống như những tính quật cường, bất khuất mà nhiều người Việt Nam vẫn lấy làm tự hào về tổ tiên mình. Nhưng chúng ta không quên rằng De La Bissachère khi ở Việt Nam đã chứng kiến các cuộc nội chiến, suốt mấy chục năm. Nhưng sau bao nhiêu năm mà người Việt đã trải qua những nạn đói ghê gớm và chiến tranh không ngừng, điều mà nhà truyền giáo này thấy đáng nêu lên nhất lại là những đức tính dịu dàng, lương thiện, thân hữu, thương người và sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn, như các tính chất nổi bật của tổ tiên chúng ta. Ngày nay, hơn một phần tư thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt chúng ta thấy các đức tính đó vẫn còn hiếm hoi.

mặt gặp nhau ở ngoài đường ai cũng có thể tin tưởng, sẵn sàng giúp đỡ nhau - thay vì lo lắng bị trấn lột hoặc bị lừa đảo. Được như vậy chúng ta mới xứng đáng là con cháu của những người Việt mà De La Bissachère đã gặp trước đây hơn 200 năm! NGÔ NHÂN DỤNG (2002)

Ðồi mây Chập chùng đồi núi mây vô ngại Thênh thang trang giấy nốt nhạc trầm Bùn sen ngan ngan trăng đại hải Cánh cửa xuân thì đương mưa râm. Ào ào lau sậy đàn theo gió Máu tim say mãi cuộc sum vầy Người về đâu đó sương lan tỏa Bồng bềnh vạn pháp trắng đồi mây. Người bơi qua biển, bơi qua lửa Bờ bến như lai gió xạc xào Bát cơm ai thổi thơm từng bữa Sóng bủa nghe ra cũng ngọt ngào. Em ạ! Chiều nay mưa rơi nhẹ Mình về thắp lại ngọn đèn xưa Dưới ánh trăng khuya màu quạnh quẽ Tấc dạ chìm theo với gió lùa. LÝ THỪA NGHIỆP

Gần đây nhiều người chỉ đề cao tinh thần chiến đấu kiên cường của người Việt. Có người viết rằng Việt Nam là nơi “đi ra ngõ là gặp anh hùng.” Nhưng

41

Hình: KHANG DƯƠNG


TRONG VÀ NGOÀI

CHIẾN TRANH C

hiến tranh kết thúc rồi thì, nhìn từ văn chương, bên này hay bên kia, cũng có cái gì đó “kết thúc” theo. Trong cuộc chiến chúng ta nhìn khác. Bước ra ngoài lại nhìn thấy khác. Cứ như là xoay đi nửa vòng lượng giác một trăm tám mươi độ, đó đây, lại thấp thoáng bóng dáng của những kẻ chiến bại anh hùng và những người chiến thắng ngại ngùng. Kẻ bại, cơ hồ, nhiệt tình và khí thế hơn xưa trong khi kẻ thắng thì, cứ là, rụt rè và ngượng nghịu hơn xưa.

NGUYỄN HOÀNG VĂN trích “Ngôn Ngữ và Quyền Lực”, Người Việt xuất bản, 2014

Rụt rè, ngượng nghịu như một Chế Lan Viên. Nhà thơ của thời bình không còn là nhà thơ thời chiến, cái thời ngất ngây hào khí chiến đấu, quyết giành chiến thắng nữa. Từ những vần thơ như được ướp men say, ướt đẫm ước mơ và tràn trề dự phóng, tưởng chừng đã đạt đến cực điểm vinh quang, đạt đến “đỉnh cao của lịch sử”: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm Tổ quốc ta có bao giờ đẹp như thế này chăng Chưa đâu trong những ngày đẹp nhất Khi Quang Trung cưỡi voi vào cửa Bắc Và Hưng Đạo Vương dẹp quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng... (Chế Lan Viên -- “Tổ quốc ta có bao giờ đẹp như thế này chăng”)

42

đến những ám ảnh, những trăn trở ngậm ngùi: Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng Chỉ một đêm còn sống có 30 Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó? Tôi! Tôi, người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi lúc xung phong Một trong 30 người kia trở về sau mười năm Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ Quán treo huân chương đầy mọi cỡ Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi! Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời Tôi ú ớ Người ấy nhắc những câu


A

nh tiếp tục cái truyền thống các danh sĩ Quãng Nam: suy tưởng và biện luận thật tinh tường, lời lẽ sắc sảo... Anh lý luận thì cặn kẽ, phát biểu thẳng thừng, sát phạt. Mà khi thưởng thức sáng tác thì khoan hòa, rộng rãi và đậm đà tình nghĩa - VÕ PHIẾN, trích thư riêng

thơ tôi làm Mà tôi xấu hổ! Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ Giữa buồn tủi chua cay Tôi có thể cười.... (Chế Lan Viên — “Ai?Tôi?”) thì cái cuộc chiến vĩ đại, hoành tráng và chất ngất lý tưởng kia, trong hồi ức, chỉ còn là cái gì đó phi lý và vô nghĩa. Và buồn. Cuộc chiến của bên kia thì thế. Cuộc chiến của bên này lại, thoạt đầu, chỉ là một thứ “tai trời ách nước”, một trò đánh nhau không mục đích: Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình Ăn muối đá và say sưa

chiến đấu Ta hiền khô, ta là lính cậu Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo Mang trong mình những ý nghĩ trong veo Xem cuộc chiến là tai trời ách nước Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí Lũ chúng ta sống cuộc đời vô vị Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau.... (Nguyễn Bắc Sơn - “Chiến tranh Việt Nam và tôi”), Chiến tranh, như thế, chỉ là một phần số, một chọn lựa chẳng đặng đừng. Nó đến tiếp theo trang 52

43


TƯƠNG QUAN

L

ối thoát ra mọi sự rắc rối bao giờ giờ cũng đòi hỏi sự quyết liệt bạo tàn. Sẽ đến lúc ai cũng nhận thấy mình đã ngu ngốc đủ rồi và khát khao thay đổi. Sự nhận thức này đến sớm hay muộn tùy người và nó đến với anh khá trễ. Khi anh vung dao dao lên cắt đứt một loạt những vướng mắc, người ta có chút ngỡ ngàng rồi nhận ra mình phải đi tìm những con mồi khác. Thế là anh được bình yên. Anh lại đi qua từng con đường nhỏ, ngắm tán lá xanh hay cụm hoa điệp vàng đã nở và lặng lẽ sống với chính mình mỗi ngày. Từ khi chú tâm quan sát, anh thấy mỗi ngày đều có những vẻ đẹp đáng cho ta ngắm nhìn vui thích. Khi thì một chiếc lá vàng nằm kín giữa tàn lá xanh như chơi trò cút bắt; có lúc ánh nắng loang loáng trên đường nhựa tuy chói gắt nhưng vàng ươm. Và nhờ ánh nắng gắt như vậy mà tàn lá xanh có vẻ xanh hơn, làn da trắng của người con gái dường như trắng hơn. Tất cả tương quan với nhau thật đều đặn hài hòa. Thành phố không còn như một mê cung như khi trước mà đã trở thành một kỳ quan. Luôn luôn có những điểm nhấn sống động cho bức tranh toàn cảnh. Khi thì một căn nhà mới được xây lên, lúc thì một con đường mới được mở ra hay thậm chí một con chó chạy lang thang trên vỉa hè rồi một em tươi mát nõn nà chạy xe ngang qua trước mặt. Những điểm nhấn tươi vui như thế làm thay đổi tiết tấu của một bản nhạc quen thuộc, khiến ta có thể nghe ra những điều mới lạ không chán mỗi ngày. Trong sự tương quan bát ngát đó, anh nhận ra rằng không chỉ mình là một phần của bức tranh mà thành phố còn trở thành một cơ thể nối dài của mình, phập phồng những nhịp thở. Anh chạy xe lang thang dưới những cơn mưa đầu mùa của Sài Gòn, người ướt đẫm những niềm vui. Cứ lặng lẽ sống thật chú tâm, đi tìm những điểm nhấn trong thành phố, vui thích nhận biết sự tương quan...Anh cố gắng tập luyện như vậy thành một thói quen tình thức, để đảm bảo rằng trong mọi thời điểm mình luôn có mặt một cách trọn vẹn hoàn toàn. - Sài Gòn, ngày 22/4/2014 HOÀNG LONG

44


Hình: IMICHAEL TRAN

45


theo mây đi cùng mây về Ký Sự Du Tăng của MẶC PHƯƠNG TỬ

46

Hình: KHANG DƯƠNG


Hình: KHANG DƯƠNG

Tiếp theo kỳ trước BÀN ĂN CỦA QUÍ THẦY Từ điểm dừng chân tại bờ biển Cà Ná, còn nằm trong địa phận tỉnh Bình ThuậnNinh Thuận, sau khi dùng sáng xong, đoàn tiếp tục cuộc hành trình hướng về Tp.Nha Trang, bấy giờ đã hơn 8g sáng. Tuy đã sáng rồi, nhưng suốt đêm qua mọi người hãy còn chập chờn trong giấc ngủ, nên xe chạy được một khoảng đường, phía sau nghe im lặng, thỉnh thoảng nghe tiếng ngái của một vài người có sức ngủ tốt. Thành phố Nha Trang bây giờ sầm uất hơn xưa nhiều, có những công ty như vừa mới hoàn thành xong công trình, hoặc đã đi vào sinh hoat, những qui hoạch khu dân cư có nơi còn đang thi công, những con đường mới tráng nhựa thẳng tắp, quán xá người mua bán lao xao.v.v…

Đoàn xe thẳng đến quán chay trong khuôn viên chùa Long Sơn (Thích Ca Phật Đài, Nha Trang), nơi đây có tượng Phật an tọa uy nghi từ trên đồi cao nhìn xuống thành phố, như để quan sát, lắng nghe sự sinh hoạt của muôn người bằng một nguồn từ tâm bất tận, “cụ nhất thiết công đức, từ nhãn thị chúng sanh…” (Người có đầy đủ những công đức lành, nên thường lấy con mắt từ bi mà nhìn chúng sanh…) Trời đã đứng bóng, chúng tôi bước nhanh vào quán, thấy bàn giữa phía trong như đã tươm tất hình thức, nên không ngần ngại ngồi vào, tất cả 9 vị thầy, chợt một cô từ bàn điều hành bước đến và nói với chúng tôi rằng; thưa quí thầy, bàn nầy là bàn ăn của quí thầy ở Saigon đã đặt trước, nghe vậy, nên cả chúng tôi phải vời qua bàn ở bên. Liền theo đó, vị thầy trong đoàn đã liên hệ trước đây với chủ quán, bước vào và xác định đây là quí thầy từ Long Xuyên đã đặt cách đây mấy hôm, bấy giờ chúng tôi lại phải vời qua trở lại.

47

Ngồi dùng bửa cơm trưa, mà thầm nghĩ rằng : nơi đây và bây giờ là “bàn ăn của quí thầy”, nhưng khi chúng tôi rời khỏi chỗ nầy, nếu có quí cô, quí ni ở đâu đó cũng có liên hệ đặt bàn, thì khi ấy nó sẽ là bàn ăn của của quí cô, quí ni, rồi đến lượt quí ông, quí bà hay một nhóm người nào đó cũng liên hệ như thế, thì bàn ăn ấy sẽ là của… như thế !... Cứ như vậy mà “của” từng chập thời gian đi tới, và rồi sẽ qua đi, như để đánh dấu cột móc vô thường tạm bợ, của từng khoảnh khắc cuốn trôi lặng lẽ theo dòng đời, “của” nó không dừng lại cho ai, và cũng không bất cứ một ai luôn được dành riêng cho mình một hình thức sở hữu (danh hay sắc) tồn tại mãi bao giờ ! Như hình ảnh “bàn ăn của quí thầy” vậy thôi…! (còn tiếp) MẶC PHƯƠNG TỬ


ÐỜN CA TÀI TỬ

PHÁT SINH TỪ MIỀN NAM NGÀNH MAI trích “100 NĂM CẢI LƯƠNG VIỆT NAM”, Người Việt xuất bản, 2014

N

hạc đờn ca tài tử khác với nhạc cải lương Nhạc tài tử được xem như một nét đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, và người ta có thể nói rằng mỗi địa phương ở miền Nam đều có nhạc tài tử căn cội của người xưa, được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ðờn ca tài tử xuất hiện bất cứ nơi nào, ở gốc cây, sân nhà, bờ sông, chòi ruộng, trên ghe... Nhưng khi chơi là rất nhiệt tình, vô điều kiện, tài tử giai nhân đã nhập cuộc thì dường như quên cả sự đời. Những ca sĩ tài tử tuy không qua trường lớp chuyên nghiệp

nào, nhưng rất vững vàng nhịp điệu. Nhiều năm nay trước hiện tình kiệt quệ của cải lương, một số người cho rằng rồi đây nhạc tài tử cũng thế, có nghĩa là cũng chết theo luôn. Nhưng không! Dù rằng cải lương có chết thiệt thọ đi nữa thì nhạc tài tử, đờn ca tài tử vẫn sống, mà còn sống mạnh nữa là đằng khác. Trước hiện tình hoạt động cải lương và đờn ca tài tử hiện nay ở trong nước đã cho người ta cái nhìn thấu đáo như vậy, bởi trong khi rạp cải lương thưa dần khán giả, mà các nhóm đờn ca tài tử thì ngày một nhiều hơn. Hiện nay phong trào đờn ca tài tử ở trong nước lớn mạnh, lan rộng đều khắp từ thành

thị đến nông thôn với một lực lượng hùng hậu, mà trong đó phải kể luôn những nghệ sĩ cải lương về chiều, hoặc còn đang hành nghề. Thế do đâu mà có sự trái ngược giữa cải lương và đờn ca tài tử? Theo như khán giả sành điệu thì cải lương bây giờ không hay như trước, vấn đề cơ bản vẫn là tuồng tích không đáp ứng yêu cầu thưởng thức nghệ thuật. Nguồn lực soạn giả giỏi cạn kiệt thì đâu có kịch bản hay như ngày xưa, do đó mà khán giả ít dần, cải lương thu hẹp dần rồi đưa tới chỗ tàn tạ. Có gì đâu, hát thì dở mà giá vé lại không phù hợp với túi tiền của đại đa số

48

khán giả bình dân. Trong khi đó thì đờn ca tài tử hoàn toàn miễn phí, nếu có chăng chỉ là tốn tiền ly cà phê. Bà con nông dân ở đồng quê rất mê cải lương, nhưng họ là những người kiếm đồng tiền rất khó, thay vì đến rạp, họ ngồi nhà hoặc ở tiệm cà phê coi cải lương trên truyền hình thoải mái hơn mà lại không tốn tiền. Và một điều nữa là nhạc tài tử khác xa với nhạc cải lương, và đã không ít người họ chỉ muốn nghe nhạc tài tử mà thôi, chớ hiếm khi vào rạp để rồi phải nghe nhạc cải lương, mà theo họ thì nó đã biến thể về phong cách lẫn âm điệu. Nếu như không đi sâu vào sinh hoạt hoạt đờn ca tài


Một ban nhạc đờn ca tài tử trình diễn ở Marseille (Pháp) năm 1906 - Hình: Internet

tử, mà chỉ nhìn vào những nhạc cụ, những cây đờn cùng bài bản ca cổ nhạc thì người ta rất dễ nhầm lẫn cho rằng nhạc tài tử là nhạc cải lương, hay là ngược lại. Vậy nhạc tài tử và nhạc cải lương khác nhau ở điểm nào? Từ lâu nay đa số những người hâm mộ cổ nhạc, thích nghe ca vọng cổ, đã vô tình hiểu rằng đờn ca tài tử và hát cải lương giống nhau. Thật vậy, khi người ta đi coi cải lương, nghe đào kép ca vọng cổ (vì bản vọng cổ không thể thiếu trong tuồng cải lương), ít ai chú ý rằng ca vọng cổ trong tuồng khác với ca vọng cổ ở các nhóm đờn ca tài tử. Tuy rằng giữa nhạc tài tử

và nhạc cải lương có mối tương quan mật thiết với nhau, bởi nhạc cải lương thoát ra từ nhạc tài tử, rồi biến thể biến âm theo kịch tính. Chẳng hạn như bài vọng cổ mà ca đúng điệu nhạc tài tử thì đờn phải rao mùi cho người ca lấy hơi bắt giọng, đồng thời cũng để lôi cuốn người nghe. Nghe tiếng đờn rồi tùy theo bài ca dài hay ngắn đã được phân nhịp, người ca sĩ đưa bài ca rơi đúng vào chữ hò và tiếp tục đi luôn cho đến khi dứt bản. Ngược lại bài vọng cổ trong cải lương thì trước khi diễn viên vô vọng cổ, giàn đờn im lặng cho đến lúc diễn viên ca dồn một hơi dài (có khi dừng lại rồi ca tiếp) để xuống hò, thì

giàn đờn cũng canh kỹ để đánh chữ hò cho ăn với lời ca và tiếp tục đờn luôn để người ca theo dõi nhịp. Cũng thời một bài bản cổ nhạc, nhưng lúc còn ở trong phạm vi đờn ca tài tử thì người nghe thưởng thức được từng lời ca, hòa với âm hưởng âm điệu của tiếng đờn. Nhưng cũng bản nhạc ấy mà đưa lên sân khấu thì nó biến thể, nói lên hành động và hỗ trợ cho diễn xuất của diễn viên. Cũng cần nói thêm về cách vô vọng cổ thì sau 1975, không biết tay nào đó đã chế ra cách vô vọng cổ cho đào kép ca một loạt hàng trăm chữ mới xuống hò. Rất nhiều người đã lắc đầu chán ngán với

49

lối ca kỳ quặc này. Cũng rất may đó chỉ là con số nhỏ, chớ bằng không thì dân chơi đờn ca tài tử trở thành hề hết ráo! Nói một cách rõ ràng hơn, phong cách đờn ca tài tử mang tính cách nhạc thính phòng, là lối chơi tao nhã, người tham gia đờn cũng như ca đều tập trung vào âm điệu trầm bổng nhặt khoan. Ca tài tử là ca cho đồng hội đồng thuyền, là tri âm tri kỷ, giao cảm với người nghe. Người nhập cuộc với tâm hồn hòa nhập, hiểu nhau, thích nhau, do đó mà có những buổi đờn ca tài tử kéo dài thâu đêm suốt sáng. Còn phong cách ca cải lương thể hiện kịch tính, đi đôi với hành động, phục vụ cho diễn xuất, do đó hai


phong cách hoàn toàn khác nhau. Xưa nay người đờn ca tài tử không hề phân biệt người này ca hay, người kia đờn giỏi, không phân biệt thành phần đẳng cấp trong xã hội, cũng không phân biệt nam, phụ, lão, ấu hay sang hèn. Người ta có thể nói rằng đờn ca tài tử được đa số công chúng mến mộ hơn cải lương, và nơi đâu có người dân miền Nam sinh sống, ở đó có đờn ca tài tử. Ðể dẫn chứng cho nhận định trên tôi xin nêu lên một sự thể mà tôi biết rõ.

Ðờn ca tài tử đi khắp nơi Số là ở Ban Mê Thuột vùng Cao Nguyên Trung Phần, là vùng đất mà

thời xa xưa chỉ có người Thượng Ra Ðê. Ðến thời Pháp thuộc thì vùng này được mệnh danh là “Hoàng Triều Cương Thổ”, phần lớn người Kinh đến đây lập nghiệp là người Huế và người các tỉnh miền Trung, rất hiếm người miền Nam. Vào thời này ở Ban Mê Thuột không có đờn ca tài tử. Sang thời Ðệ Nhứt Cộng Hòa mới có nhiều người miền Nam lên đây làm ăn sinh sống. Những người thợ mộc ở Long Xuyên, Mỹ Luông lên đây đã mang theo đờn và thường sinh hoạt đờn ca tài tử ở trại mộc Tư Cần ngay góc đường Y-Jut và Phan Bội Châu. Dần dần những người miền Nam gốc ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Gia Ðịnh, Bình Dương... cũng đến đây tham gia sinh hoạt đờn ca (trong số ấy có tôi).

Sách có thể mua trên mạng www.nguoivietshop.com hoặc tại tòa soạn nhật báo Người Việt. 14771 Moran Street Westminster, CA 92683 Ðiện thoại: 714-892-9414

Ðến khoảng 1960 - 1961, nhóm tài tử này khá đông. Gặp lúc Ty Thông Tin lập sân khấu tổ chức văn nghệ mỗi tối Thứ Bảy, nhóm đờn ca tài tử trại mộc Tư Cần tham gia phần cổ nhạc. Trên đây là một điển hình, chớ còn rất nhiều nơi khác nữa như Pleiku, Quảng Ðức cũng có sinh hoạt đờn ca tài tử do những người miền Nam đến đây, nhưng với tầm vóc nhỏ hơn. Do bản chất người tài tử là tri âm tri kỷ, rất dễ gần gũi với công chúng, ai có năng khiếu, tinh thần đến với đờn ca tài tử là được. Ðờn ca tài tử không đòi hỏi phải có tiền bạc mới tham gia, tiệc trà hay rượu ai có gì cứ mang ra thưởng thức chung, không bắt buộc ai cả. Các ban đờn ca tài tử được mời đờn ca giúp vui cho đám cưới, không hề ra giá, gia chủ muốn thưởng bao nhiêu tùy ý, mà không có cũng chẳng sao, không ai phàn nàn. Còn ca cải lương thì phân biệt hẳn hòi, đào nhì kép ba không thể ngang hàng với đào kép chánh. Ca cải lương thì người nghe, tức khán giả phải mua vé, người ca trong cải lương thì phải ra tiền họ mới ca, và phải trả đúng số tiền mà họ ra giá. Tóm lại tuy cũng xuất thân từ đờn ca tài tử, nhưng sang qua cải lương thì biến thể, biến chất từ phong cách, lời ca cho đến cách phục vụ. Người chơi đờn ca tài tử càng lớn tuổi càng lâu năm thì càng được lớp đàn em kính trọng, nể vì, xem như thầy, như anh, như chị. Còn ca cải lương thì lúc đương thời được

50

người ta trọng vọng, xem là thần tượng, nhưng đến khi luống tuổi đã về chiều, ca diễn không còn hấp dẫn, thì hầu như bị thiên hạ xa lánh, bạn bè thân hữu chẳng thấy, và cuối cùng càng về già thì đa số lâm vào hoàn cảnh vô cùng túng thiếu, bệnh hoạn, và chết trong cảnh nghèo. Khi xưa vào khoảng các năm 1948 - 1949 cho đến mấy năm đầu của thập niên 1950, người Pháp thành lập Ðài phát thanh Pháp Á, trụ sở ở đường Boulevard de La Somme (đường Hàm Nghi sau này). Hằng ngày người ta nghe tiếng nói trong trẻo của cô xướng ngôn viên Mai Dung giới thiệu chương trình ca độc chiếc đờn ca tài tử, và thính giả rất thích nghe. Những nhà có radio ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh họ thường mở Ðài phát thanh Pháp Á nghe chương trình này. Nhưng đến khi có Ðài phát thanh Quốc Gia thì đài Pháp Á ngưng hoạt động, và từ đó về sau người ta không còn được nghe những giọng ca tài tử mùi rệu nữa, mà thay vào bằng giọng ca cải lương, thưởng thức tuồng cải lương. Tuy vậy nhạc tài tử vẫn có chỗ đứng khác, qua các nhóm đờn ca tài tử ở các địa phương, và đâu đâu cũng có. Ðể kết luận, người ta có thể nói rằng đờn ca tài tử là nghệ thuật dân gian, muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại với nhân gian. Và người miền Nam còn, thì còn đờn ca tài tử vậy. NGÀNH MAI


Hình: KHANG DƯƠNG

tiếp theo trang 2

tượng, biểu tượng, ngẫu tượng, đối tượng… nào, dù là nô lệ thân xác hay nô lệ tín lý, nô lệ tri thức.

TRÊN ĐỈNH CÔ PHONG Những tâm thức cạn cợt và luôn tùng phục thì không bao giờ có tư tưởng độc lập, sáng tạo. Họ sẽ tiếp tục dẫm trên những lối đi đã mòn nhẵn dấu chân người đi trước. Nhưng cái vô tận thì không có con đường, không có vết tích. Chỉ có Người, độc nhất Người, phủ nhận tất cả uy quyền, thẩm quyền của vương quốc thổ ngơi và ngay cả vương quốc tâm linh, khích lệ những kẻ sùng bái tôn thờ mình hãy vượt qua vầng hào quang chói sáng của chính bậc đạo sư, vượt qua tất cả những vướng mắc của đức tin và kiến giải, để từ đó tri nghiệm và chứng thực chân lý:

Đoạn kinh dẫn trên trở thành chìa khóa của tư tưởng tự do, là bước đầu cho tiến trình hướng về giải thoát, niết-bàn. Không có tư tưởng tự do (và tự do tư tưởng), sẽ không bao giờ có giải thoát, niết-bàn. Lý này thật căn bản, ít ra là trên trình tự của nhân quả: nhân tự do mới có thể dẫn đến quả giải thoát.

“Đừng tin vì nghe truyền khẩu; đừng tin vì đó là truyền thống; đừng tin vì nghe đồn đãi; đừng tin vì điều đó được ghi trong kinh điển; đừng tin vì lý luận, suy diễn; đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ; đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc; đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền; đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.” (Kinh Kalama – Tăng Chi III. 65) Không có nghĩa là “không tin gì cả,” mà là: đừng vội tin, đừng vội kết luận, xác quyết bất cứ điều gì trước khi tự thân chứng nghiệm sự thực. Có nghĩa là phải vượt khỏi những đấng uy quyền, vượt khỏi những bậc thầy, không dính mắc, nô lệ vào bất cứ thần

Thiền phái Lâm Tế đã dùng cách nói quyết liệt và ấn tượng hơn: “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ,” nghĩa là hãy vượt qua Phật, vượt qua Tổ. Nói thế nào thì cũng không ngoài tư tưởng tự do, vượt thoát. Tất cả những giáo lý siêu đẳng thượng thừa nào khác từ sau thời kỳ của Phật, cũng đều suy diễn từ đoạn kinh quan trọng trên. Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật.

51

Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả. Lối đi ấy ai cũng có thể cất bước, chung bước, nhưng khi chạm đến ngút ngàn đỉnh cao thì không còn con đường, và tất cả mọi thứ đều trở nên tịch mịch, cô liêu, sâu lắng. Những kẻ đồng hành, đồng nguyện, đều tan biến. Không còn ai. Không còn Đức Phật, không còn đạo sư, không còn thần tượng. Kẻ lên đường chỉ một mình, trên đỉnh cô phong hiu hắt. Nghĩ gì, nói gì, đều trở thành vô nghĩa. Có một nguồn hứng cảm vô tận cho những kẻ lữ hành đi qua cuộc đời bằng tâm thức tự do. Nhờ đó, từ đỉnh cao hay vực sâu, từ biển lửa hay ngục tù, từ nơi thôn dã hay chỗ phồn hoa, đều có thể cất lên được tiếng hét, hay chỉ một nụ cười, hay chỉ là sự im lặng, làm rung chuyển cả ba ngàn thế giới. VĨNH HẢO


tiếp theo trang 43

TRONG VÀ NGOÀI

CHIẾN TRANH rồi nó đi, bình thường, tựï nhiên và... bất đắc dĩ như bao điều khác: Mỗi ngày ta đến lớp Mỗi năm một số con gái lấy chồng Mỗi năm một số con trai ra trận Mỗi năm ta ho vào những ngày đông Những bữa cơm trưa nghe máy bay rền rĩ Những chiều mưa dầm nghe tiếng nhà ai khóc than i ỉ Những đêm lặng im nghe tiếng thở dài của ta Những sáng mai hồng nghe tiếng xe hồng thập tự từ xa Nhà nhà được tin: mùa xuân sắp chết Một tiếng súng vu vơ: một tiếng than dài “chấm hết” (Đỗ Tấn - “Thời gian”) Dù dữ dội và khốc liệt cách mấy đu nữa, chiến tranh cũng chỉ rề rà tồn tại như cái gì đó bên lề. Thờ ơ và, hầu như, vô cảm xúc. Có gay gắt, có trừng trừng đối diện bằng thái độ nhập cuộc thì cũng dễ dàng đi đến một sự sụp đổ trong linh hồn như Phan

Nhật Nam sau những dấu chân nám lửa, trải dài cả tiền tuyến lẫn hậu phương: “Chúng tôi rời Sài Gòn trong hơi thở nhẹ nhõm, một tháng ở thủ đô đủ để tạo thành sụp đổ tan hoang trong linh hồn, đủ để thấy rõ sự phản bội của hậu phương, một hậu phương lừa đảo trên máu và nước mắt của người lính...” (Phan Nhật Nam Dấu Binh Lửa) Cứ thế, từ kẻ thờ phào rời xa ánh sáng đô thành để tìm về rừng sâu núi cả đánh nhau cho đến kẻ lăn lộn mật khu nôn nao ngày về thành phá phách: Mai này đụng trận ta còn sống Về ghé sông Mao phá phách chơi Chia bớt nỗi sầu cùng gái điếm Đốt tiền mua vội một ngày vui (Nguyễn Bắc Sơn - “Trong mật khu Lê Hồng Phong”) cuộc chiến hiếm khi hiện lên ra như thực là nó. Dữ dội ác liệt thì xem nhẹ, hư

vô hoá, như thể chuyện đùa; trái ngang và phản trắc thì quên hậu phương tìm về tiền tuyến, quên trong những trận đánh say sưa, rúng động cả rừng sâu núi cả. Phải đợi đến khi cắt ngang cái rụp thì những ý nghĩ xem cuộc chiến một “trò chơi”, với số đông, mới là cái gì đó trái đạo. Bây giờ cuộc chiến mới được thực sự khoác vào những sắc áo lý tưởng và trở thành trận sống mái giữa tự do và ngục tù, giữa quê hương và lưu đày, giữa sống và chết, giữa nhân phẩm và nô lệ v.v... Nó không còn là những cuộc hành quân vô vị tiếp nối với những cuộc vui vội vàng, có men cay, có gái điếm, và có những màn rong chơi, phá phách. Cái tư thế “hiền khô”, “lính cậu” ngày nào đã lùi bước khi một Mai Thảo – “vua vũ trường”, tác giả của những câu chuyện ái tình ngòn ngọt thời tao loạn -- cũng hăm hở xắn tay áo lấy bút mực làm vũ khí: “Tâm thức hợp nhập trường kỳ vào đại thể của quê hương. Vào vận hạn của đất nước. Theo tôi lâu dài và duy nhất là đối tượng lớn lao và vinh hiển nhất phải hướng về của văn học Việt Nam hải ngoại, không có hướng nào khác...” “Vua vũ trường” mà còn hăm hở là thế thì nói gì đến người khác? Cứ như là những thế hệ từng, trong những ngày hiệp định Geneve chưa ráo mực, hùng hục đem những “pho thơ” và “biển nhạc” ra để hành hạ và đòi “lấp” cho kỳ đầy con sông Bến Hải; bây giờ văn chương bên này cũng rôm rả ý thức và hì hục trách nhiệm như thế.Một thứ

52

văn chương “xâm mình”. Cái ồn ào của kiểu văn chương “phục quốc”, văn chương hùng hục đòi lấp cạn biển Đông này, nhìn từ một góc độ rất xa, cũng chẳng khác gì cái ồn ào của Tố Hữu khi nhà thơ “cho đảng phần nhiều” này lăng xăng bày ra những sứ mạng gần, xa: Ta vì ta, ba chục triệu người Cũng vì ba ngàn triệu trên đời hay xoành xoạch lôi kéo tổ tiên ra trận: Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận Có đảng ta đây, có bác Hồ... (Tố Hữu - “Ra Trận”) Chúng ta, như thế, có giáp mặt với cuộc chiến, cũng chỉ giáp mặt một cách... xâm mình. Chúng ta rềnh rang khí thế cho cuộc chiến lằng nhằng những ràng buộc ý thức hệ và lý tưởng khó mà có thực hay xốc nổi rùm beng cho cuộc chiến không bao giờ lập lại y nguyên, từ cuộc chiến hồ đồ thu gom cả “bốn mươi thế kỷ” cho đến cái cuộc chiến rùm beng “trường kỳ vào đại thể của quê hương”. Nhược tiểu hầu như về mọi mặt, chúng ta cũng thiếu sẵn sàng cũng ở mọi mặt, và như thế, khi đến với chiến tranh, chúng ta cũng đến một cách dễ dàng nhưng lại từ giã cuộc chiến ấy trong những cung cách không thể nói là dễ dàng, những cuộc chiến quá tải về ý thứ hệ và lý tưởng. Chính vì thế mà, nếu không lăng xăng thể hiện những vai chiến bại anh hùng chúng ta cũng lấn ca lấn cấn và khổ sở trong vai trò của những kẻ chiến thắngngượng ngùng. Và cũng chính vì thế mà, dường như, chiến tranh


Guernica, c.1937 by PABLO PICASSO

lại tạo nên một thứ mẫu số chung văn chương, cái mẫu số chung cho những anh lính “hiền khô”, cho những chàng “lính cậu”, những người lính với khẩu súng bất đắc dĩ hay khẩu súng thật thà trên tay và những “ý nghĩ trong veo” trong đầu. Trong những tác phẩm xuất sắc nhất của mảng văn học chiến tranh, bao giờ cũng có mặt những tác phẩm nhìn về cuộc chiến bằng con mắt hồn nhiên, khinh khoát và đại lượng như thế; từ cái hồn nhiên của người nông dân trẻ áo lính “Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa”: Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ thuở một,

hai Súng bắn chưa quen Quân sự mươi bài Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không đi lùng giặc đánh Ba năm rồi gởi lại quê hương (“Nhớ” - Hồng Nguyên) đến nét lãng mạn của người lính, phảng phất một dáng dấp thư sinh: Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa nay đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây Một dãy núi mà hai màu mây

Bên nắng bên mưa khí trời cũng khác Như anh với em, như nam với bắc Như đông với tây, một dải rừng liền (“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” Phạm Tiến Duật) hay vẻ bất cần và bạt mạng của người lính mang phong cách tay chơi thị thành: Ngày vui đời lính vô cùng ngắn Mặt trời đã thoắt ở phương tây Nếu ta lỡ chết vì say rượu Linh hồn ta chắc sẽ thành mây bay... (Nguyễn Bắc Sơn - “Trong mật khu Lê Hồng Phong” ) hoặc cái cười khinh mạn mà chua xót, bỉ thử mà trong veo, đầy độ lượng của một Cao Tần:

53

Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa Ông anh hùng ông cứu được quê hương Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo Lùa cả nước vào học tập yêu thương Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm Bồ bịch hết không đứa nào là Ngụy Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng. (Cao Tần - “Mai mốt anh về”) Không “xâm mình”,cuộc chiến còn là một tiếng vọng xa xa nữa, cái tiếng vọng băng qua những khoảng cách nào đó, không gian hay thời gian. Từ chốn rừng sâu núi cả


chiến tranh dội về thành phố qua những tiếng đại bác ì oàng đêm đêm. Rồi từ một quá khứ xa xăm nhưng tưởng như rất gần, chiến tranh lại vọng về hiện tại như một ám ảnh quay quắt khôn nguôi. Ngày nào, nếu những nhân vật của Nhã Ca cảm nhận cuộc chiến qua từng Đêm nghe tiếng đại bác như những mối lo âu thì nay, khi những tràng pháo đã ngưng, những nhân vật của Bảo Ninh lại nghe thấy tiếng dội ấy như một ám ảnh quá khứ, như một nỗi buồn. Nỗi buồn chiến tranh. Thì, những tràng đạn pháo đã ngưng mà tiếng dội của nó, đâu đây, tưởng chừng vẫn ì oàng vọng về , tưởng chừng vẫn còn mối lo âu, vẫn còng những nhức nhối. Xoa dịu những vết thương xưa, nghĩ cho cùng, cũng là tìm kiếm những mẫu số chung như thế. Mẫu số chung của những “ý nghĩ trong veo”. Mẫu số chung của những cái nhìn khinh khoát, đại lượng: Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước. Và, hẳn nhiên, cái mẫu số chung ở đó quá khứ xung đột chỉ là một thứ tiếng vọng của thời gian: nó đã qua rồi và sẽ không bao giờ lập lại... NGUYỄN HOÀNG VĂN trích “Ngôn Ngữ và Quyền Lực”, Người Việt xuất bản, 2014 Sách có thể mua trên mạng www.nguoivietshop.com hoặc tại tòa soạn nhật báo Người Việt. 14771 Moran Street Westminster, CA 92683 Ðiện thoại: 714-892-9414

GỬI NGƯỜI YÊU VÀ TIN Đ

ấy không chỉ là câu chuyện đàn ông hay phụ nữ, dù rằng em viết như thế này có thể khiến anh lầm tưởng em có thành kiến gì với đàn ông xứ anh. Nhưng về căn bản, xã hội nơi anh đang sống vẫn là một xã hội của đàn ông, nơi tính chất gia trưởng vẫn còn là nền tảng của quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, nơi phụ nữ vẫn luôn thuộc hàng thứ yếu, vẫn luôn bị coi là một thứ đồ trang sức, cái gì đó thêm vào. Nhưng nam tính thì… thôi em không dám nói đến cái gọi là nam tính của xã hội các anh.

54


G

ửi anh,

Em có thể hiểu những gì anh đang phải trải qua. Một vài kỳ nghỉ cùng với anh ở đó cũng giúp em cảm nhận một số điều. Thư của anh hơi ướt át, mà em thì, anh biết đấy, ướt át là cái gì không nằm trong văn phong của em. Đôi khi em tự hỏi tại sao anh không muốn qua đây với em. Em không thể sống với anh ở đó. Em không đủ năng lượng để chống chọi lại tất cả những gì anh đang phải chống chọi. Anh còn nhớ có lần mình cùng nhau đọc cuốn “Đôi mắt nhìn xuống” của Tahar Ben Jelloun trên bãi biển Vũng Thuyền? Đang đọc em mỏi mắt nhìn sang một nhóm người ngồi nhậu cách chúng ta không quá xa. Khi mắt em vô tình gặp đôi mắt của một người đàn ông, có lẽ ông ta nhìn em được một lúc khá lâu rồi, mắt ông ấy cụp xuống rất nhanh. Em cảm thấy buồn cười. Một đôi mắt nhìn xuống. Trong truyện của Tahar Ben Jelloun đôi mắt nhìn xuống dĩ nhiên là của người phụ nữ. Sau đó, em ngạc nhiên phát hiện ra rằng đàn ông

ở xứ anh phần lớn đều có cặp mắt nhìn xuống. Ngay cả lúc nói chuyện với người đối diện, mắt họ cũng thường nhìn xuống, và ngay cả khi họ nhìn vào mắt em, em cũng thấy rằng đó là một ánh nhìn xuống. Nó không có sự thẳng thắn, nó không có khả năng đương đầu, đối diện. Con ngươi nhìn thẳng, nhưng ánh nhìn lại hướng xuống dưới. Thật phức tạp, nhưng đấy là điều em cảm thấy. Cứ như thể họ biết rằng người ta không tin vào lời nói của họ, và người ta sẽ tìm sự xác nhận trong mắt họ, họ phải giấu ánh nhìn đi để người ta không thể tìm thấy sự xác nhận đó. Điều này có lẽ liên quan đến cái quan niệm phổ biến trong xã hội của anh. Người ta có thể làm mọi điều tệ hại, miễn là, hoặc là làm sao cho người khác đừng biết đến. Người ta có thể đồi bại, nhưng một khi người khác chưa biết đến sự đồi bại đó thì họ vẫn đáng trọng như thường. Không phải chỉ là đáng trọng trong mắt người khác, mà đáng trọng trong mắt chính họ. Những đôi mắt nhìn xuống ấy. Cái chuyện ám ảnh phong bì của anh đó. Em biết vì sao anh bị ám ảnh. Anh từng kể với em, anh đã chứng kiến những vị giáo sư đức cao vọng trọng điềm nhiên bỏ phong bì vào túi một cách hào hoa phong nhã như thế nào. Thậm chí còn trừng phạt sinh viên của mình nếu sinh viên đó không biết đến cái thao tác phong bì. Anh còn bị một giáo sư trách móc rằng anh đã xúc phạm đồng nghiệp khi trả lại phong bì cho học sinh. Thì đấy, nếu vị giáo sư đó bị lôi lên báo vì

chuyện phong bì hẳn ông ta không dám quở trách anh, nhưng mọi chuyện diễn ra trong bóng tối (ý em là không ai biết) nên ông thấy đạo đức của ông vẫn ngời ngời lắm. Và ông lại lên báo để khuyên nhủ thiên hạ phải sống có đạo đức, ông lại lên lớp để giảng cho sinh viên thế nào là đạo đức. Vậy đó, em muốn nói rằng, cái mà em nhìn thấy, đúng như anh nói, sự giả dối được che đậy dưới một lớp vỏ rất dày. Lớp vỏ này còn tác dụng chừng nào chưa bị cái nhìn của người khác soi vào. Hoặc giả, đúng hơn, chưa bị phơi bày ra trước công luận. Bị nhìn thấy cũng được, nhưng đừng bị phơi ra trước công luận. Anh ráng đọc cái văn phong lạnh lùng của em, em vốn vậy, khó mà viết khác được. Em không biết nên vui hay buồn khi bác sĩ chữa lành bệnh cho anh. Em không rõ em có đúng không khi nhìn cuộc chữa trị này của anh giống như một cuộc mặc cả. Mặc cả với chính con người anh. Tệ hơn, em thấy anh đang đánh mất mình. Anh có thể cho rằng em lẩm cẩm như một thiếu phụ ở độ tuổi hồi xuân, lỡ cỡ và khó tính và ưa cằn nhằn. Cũng có thể anh sẽ cảm thấy bị tổn thương. Mà có phải tổn thương là điều anh đang muốn? Đàn ông xứ anh nhiều người lưng còng. Lưng còng ngay cả khi họ còn rất trẻ. Có cảm tưởng họ khó khăn khi đi lại, họ phải hết sức cẩn thận nếu không sẽ bị vấp ngã, con đường thăng tiến không cho phép họ vấp ngã, họ phải còng lưng, còng càng sớm càng tốt.

55

Em có dịp tiếp xúc với vài chức sắc có địa vị trong xã hội. Những người đó quả hết sức cẩn thận, mọi thứ: ngôn ngữ, cử chỉ, bước đi, dáng điệu… Mắt họ càng nhìn xuống tợn. Chữ “tợn” này do một cậu nhóc dạy cho em. Cậu ấy bảo em: “Chị táo tợn, còn gã kia kìa, đeo cà vạt bóc- đô ấy, chị thấy không, gã ấy láo tợn. Và cái bác ngồi một cục tròn vìn góc phố, bác ấy béo tợn. Nói chung chị có thể ghép tợn vào bất cứ thứ gì chị muốn”. Suy nghĩ tiếp về những gì anh viết trong thư, em thấy rằng ở xứ anh, người ta sẽ lần lượt đi trên một chu trình, có sự chuyển hóa từ giai đoạn này qua giai đoạn kia, nhưng là một chu trình khép kín: bị lừa dối – tự lừa dối – lừa dối người khác. Trong đó sẽ có một pha lúc người ta tự nguyện bị lừa. Nhìn chung cái pha tự nguyện bị lừa dối này là một trạng thái triền miên. Cho đến lúc nào họ không còn cảm thấy mình bị lừa nữa. Em nghĩ, để cho bộ máy xã hội có thể vận hành như hiện nay, cần nhất là mọi người tham gia trong đó phải tự nguyện bị lừa. Không, không hẳn em muốn nói như vậy. Có lẽ đúng hơn phải thế này: Lúc đầu người ta bị lừa dối. Người ta có thể biết hoặc không biết mình bị lừa. Giống như trong câu chuyện của anh, đứa trẻ được cung cấp một giấc mơ dối trá, hay buộc phải mơ cái giấc mơ dối trá đó, lúc ấy nó không biết nó bị lừa. Nhưng rồi đến lúc người ta biết mình bị lừa. Chẳng hạn như lời hứa hẹn về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Người ta sống


mãi mà chẳng thấy thiên đường đâu. Người ta học mười năm, thậm chí hai mươi năm để nhận một đồng lương chết đói của thời kỳ quá độ lên thiên đường. Trong khi những kẻ chẳng học hành gì, bỏ ra một ít tiền mua các loại bằng tại chức thì lại lên sếp và có đủ mọi vật chất của thiên đường trên mặt đất. Lúc đó dĩ nhiên người ta biết rằng đã bị lừa, nhưng rồi sao? Chẳng sao, sau một hồi đắn đo, người ta tình nguyện tiếp tục để bị lừa. Dù sao bên cạnh đồng lương chết đói người ta vẫn có thể xoay xở để tồn tại, mà đôi khi, sự xoay xở được thực hiện trên các chiêu lừa. Đối với những người nắm quyền lực, chẳng có gì tuyệt hơn tình thế đó. Tình thế là tất cả nhân viên chấp thuận bị lừa, để cho ông ta toàn quyền quyết định mọi thứ. Chỉ cần có chút chức vụ thôi đã có thể có… siêu thu nhập. Kẻ có quyền khoái chí trước sự im lặng của nhân viên, có lẽ ngang với việc nhân viên tự khoái chí về sự im lặng của mình, như ông bác sĩ của anh phân tích. Nếu nhân viên im lặng khinh bỉ lãnh đạo, và lãnh đạo có biết cũng bất cần: mày cứ khinh bỉ đi, nhưng im lặng là được, im lặng để tao hưởng mọi thứ. Sự im lặng của mày cho phép tao có tất cả, mày khinh bỉ thế chứ khinh bỉ nữa tao cũng cóc cần, tao chỉ cần mày im lặng.

cảm nhận đầy đủ quyền lực khinh bỉ của mình, còn gì bằng! Còn kẻ nắm quyền lại cảm nhận sự im lặng đó như thái độ phục tùng, thái độ chịu khuất phục trước quyền lực của mình. Chẳng phải cả hai bên đều cảm thấy rất tuyệt ư!

Một trò chơi thỏa thuận: sếp hưởng mọi thứ quyền lợi nhờ sự phục tùng của nhân viên, nhân viên tự thỏa mãn sự kiêu hãnh tưởng tượng của mình nhờ sự khinh bỉ thể hiện trong im lặng, bằng im lặng. Nhân viên im lặng mà vẫn

Rồi anh đọc cho em nghe bài thơ này, em đã chép lại và còn giữ trong sổ tay:

Em thấy vậy đó, ở chỗ này, bị lừa, để bị lừa, trộn lẫn vào nhau thành thứ cháo sệt của sự tự lừa dối. Nhưng em chỉ dựa vào các biểu hiện bề ngoài, em không thể hiểu một cách sâu sắc như anh về sự tự lừa dối này. Anh sẽ viết cho em vào một lúc nào đó nhé. Lúc mà cái đầu của anh còn chưa biến mất ấy. Em nhớ có lần anh than van về chuyện phụ nữ xứ anh. Chúng ta đọc lại câu chuyện về cuộc chiến tranh thành Troie kéo dài trong mười năm. Một cuộc chiến mười năm chỉ vì một người phụ nữ. Phụ nữ là danh dự của đàn ông. Pouchkine chẳng phải đã chết vì một người phụ nữ ư? Còn đàn ông xứ anh, trong khi bao nhiêu phụ nữ phải đi làm nô lệ tình dục xứ người, vẫn có thể hoan hỉ nơi bàn nhậu. Trong các cuộc nhậu, các ông ca tụng nhau lên tận mây xanh mà phụ nữ không thoát khỏi bị sỉ nhục. Anh uống và nói: “không biết còn thứ gì là danh dự của đàn ông ở đây?”

mang mùi thuốc súng Gió không che nổi thân thể lõa lồ của những người phụ nữ dùng sự trinh trắng và nỗi hổ thẹn của mình để bảo vệ đất Gió làm trắng thêm màu khăn trên trán những nữ nông phu để tang cho đất Gió phát tán mùi máu của người nông dân không có cách nào đòi công lý ngoài việc bắn vào những kẻ ăn cướp rồi tự bắn vào chính mình trả máu mình về với đất Gió truyền đi nỗi oan ức và cơn thịnh nộ của những người đàn ông và những người đàn bà chịu cực hình sau song sắt để bảo vệ tình yêu và công lý

nữ, dù rằng em viết như thế này có thể khiến anh lầm tưởng em có thành kiến gì với đàn ông xứ anh. Nhưng về căn bản, xã hội nơi anh đang sống vẫn là một xã hội của đàn ông, nơi tính chất gia trưởng vẫn còn là nền tảng của quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, nơi phụ nữ vẫn luôn thuộc hàng thứ yếu, vẫn luôn bị coi là một thứ đồ trang sức, cái gì đó thêm vào. Nhưng nam tính thì… thôi em không dám nói đến cái gọi là nam tính của xã hội các anh.

Gió thốc nỗi nhục nhã thẳng vào mặt những kẻ đàn ông chỉ biết cướp và bán, rồi lại bán và cướp

Em không thể làm gì cho anh, em chỉ có thể chờ xem anh sẽ trở thành như thế nào, với các liệu pháp anh đang tiến hành. Rồi một ngày nếu ta gặp lại nhau anh có nhìn em bằng đôi mắt nhìn xuống? Dù thế nào em cũng mong chờ tin anh.

Gió

Gió thốc nỗi nhục thẳng vào mặt những kẻ xây nhà trên máu của đồng bào họ Chúng hân hoan như là gió đang vuốt ve chúng Chúng nhận làn gió mà không nhận thấy nỗi nhục Gió tạt một nắm nhục vào những diễn ngôn long lanh của những người đàn ông thành đạt, những diễn ngôn được đọc từ diễn đàn này sang diễn đàn khác Đến lúc nào người ta mới cảm thấy nỗi nhục nhã đang đè lên toàn bộ đất nước này? Đến khi nào thì những người thành đạt ở xứ này cảm nhận được sức nặng của nỗi nhục đó?

Gió trên những cánh đồng không chiến tranh vẫn

Đấy không chỉ là câu chuyện đàn ông hay phụ

56

Hôm nay em chỉ viết đến đây thôi, nghĩ tới chuyện của anh em cũng thấy đầu mình muốn nổ tung, huống hồ là anh.

Một ngày như mọi ngày, ở một thời như mọi thời. NGUYỄN THỊ TỪ HUY trích trọng lá thư thứ 2 trong tác phẩm GỬI NGƯỜI YÊU VÀ TIN Người Việt xuất bản, 2014. Sách có thể mua trên mạng www.nguoivietshop.com hoặc tại tòa soạn nhật báo Người Việt. 14771 Moran Street Westminster, CA 92683 Ðiện thoại: 714-892-9414


Đông Phương Và Vách Đá Nói với em, giấy mòn, con chữ nhạt Đông phương ơi! Cây lá, giọt sương buồn Không gian xám, khí trời không đủ thở Hốc khe cùn, nước vẫn chảy từ non Ước mộng đi em, đời quàng hoa nguyệt quế Con số tính toan hiện bảy sắc cầu vồng Mây du tử đã bao đời hoạn nạn Khi trở về xa lạ một dòng sông Rồi xa cả dung nhan, diện mục Lớp lớp bên ngoài diêm dúa điểm trang thêm Nhìn cố quận đã mù tăm quan ải Giữa phố người lây lất nỗi sầu miên Nói với em đèn trăng không đủ sáng Điện soi nhoà, chấp choá ngữ nguyên xưa Vuốt ý nghĩa, vuốt tâm hồn hư mục Bụi rơi đầy, mệt mỏi giọt ngàn mưa

N

ếu tất cả xã hội đồng ý đổi “hệ thống điều hành” cũ của lương tâm, kể từ nay tất cả cùng theo “hệ thống điều hành” mới, hoàn toàn dối trá, thì chỉ cần tập luyện một thời gian ai cũng sẽ quen. Giống như đang dùng Microsofts với máy PC mà đổi sang dùng máy Mac cả Apple vậy. Người ta đùa ông Bill Gates, kể câu chuyện ông Steve Jobs sau khi chết có lần trở lại trần gian, gặp đối thủ của mình trên thương trường máy vi tính. Gates hỏi thăm Jobs, sống ở thế giới bên kia thấy gì. Jobs bảo: “Tuyệt vời. Ở đó không ai cần ở trong nhà, cũng chẳng cần có cái vườn, cái sân nào cả!” Như vậy thì có gì mà tuyệt vời? “Tuyệt chứ! Tự nhiên, không ai cần đến Cổng, cũng không cần Cửa Sổ!”

Tìm đối diện, em đông phương sầu tủi Mẹ ca dao lủi thủi nhặt bèo rong Nhạc cuồng quay, len hàng cau, bụi trúc Rụng rơi dài, lả tả đoá nhân văn.

Đức Phật ngồi cao, thế gian nghi ngút khói Lời kinh huy hoàng rơi giữa sóng mù tăm Chợt tiếng khóc, lưng mây đồng vọng mãi Vỗ vào bờ, vách đá chẳng vang âm! MINH ÐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Am Mây Tía Mùa mưa lũ Ất Dậu.

No Gate! No Window! Ông Gates lên cơ nghiệp nhờ bán hệ điều hành Windows cho các máy PC, rồi bán các nhu liệu chạy với hệ thống đó! Nhưng ông cũng biết, chẳng cần sang thế giới bên kia, ngay ở cõi trần gian này nhiều máy vi tính không dùng hệ thống Windows mà vẫn chạy ngon lành! Nhưng xã hội loài người có thể thay đổi “hệ thống điều hành” của lương tâm rồi vẫn chạy được như thường hay không? Đây là đề tài mà tác giả Gửi Người Yêu và Tin đem ra phân tích. trích LỜI NHÀ XUẤT BẢN, NGƯỜI VIỆT BOOK, 2014

57


BÀI HỌC

A

nh nhìn cái cây đang đứng trầm mặc lặng lẽ trong chiều. Cành cây đã dài ra, gốc cây đã lớn lên, vỏ xù xì nâu xám hơn qua bao nhiêu năm. Nhưng những lá xanh đung đưa, mầm non nhú ra, lá vàng rụng xuống vẫn không hề thay đổi. Vậy mà đến một ngày mùa xuân anh giật mình nhìn thấy những bông hoa màu hồng nhạt bung cánh rực rỡ một góc sân trường. Bao nhiêu năm anh vẫn luôn giật mình vì hoa nở như bất ngờ không chờ đợi. Luôn luôn nhẹ nhàng, âm thầm và bình thản, cây cứ nuôi dưỡng và bung hoa đúng hạn kỳ, không cần bất cứ một ai quan tâm, không cần người nào công nhận. Nhiều lần anh thấy cảnh hoa nở lặng lẽ nơi góc khuất sao mà hiu hắt. Nhưng rồi anh nhận ra rằng người hiu hắt chính là anh thôi. Hoa không cần biết gì điều đó. Với cây, với hoa tất cả đều bình thường diễn tiến theo đúng chu kỳ, theo như vòng quay sinh diệt của trời đất. Không cưỡng kháng, không mong cầu, chỉ nhất tâm thuận theo tự nhiên như lá vẫy theo gió ngàn. Cái thái độ sống đó mới

thật là dũng cảm và chan hòa. Bởi thế từ cây luôn toát ra một vẻ quyền uy im lặng. Một sự hùng tráng không lời. Anh thấy mình như gục xuống. Ra đi tận chân trời góc biển, sống trải bao nhiêu cảnh đời, nếm đủ vinh hoa mặn ngọt rồi mà chưa sống được quả cảm hết mình như cây hoa anh đào nơi góc sân trường của quê nhà Đà Lạt. Bậc thầy chân thật luôn luôn lặng im. Vì “kẻ nói thì không biết, kẻ biết thì không nói” nên anh nhận được bài học từ sư phụ cây rất trễ tràng về sau cho đến khi anh đã biết câm miệng để suy tư trong im lặng, biết lắng nghe lời vô thanh, biết đọc nơi khoảng trắng giữa hai dòng chữ. Nhưng anh sẽ cố gắng, luôn luôn cố gắng, để có thể sống hiên ngang, tịch tĩnh, tự lập mà chan hòa với trời đất. Như cây.

58

Sài Gòn, ngày 12/5/2014 HOÀNG LONG


Hình: KHANG DƯƠNG

59


hoađàm

9741 Bolsa Ave. Suite: 216. Westminster, CA 92683. 714.765.9844 hoadamnewsl@gmail.com

KÍNH GỞI:

60


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.