Hoa dam so 5, 2013

Page 1

hoađàm WWW.HOADAMNEWS.COM

Thứ Sáu, 22 tháng11, 2013

“Không phải chúng ta chỉ nghĩ đến đào tạo các em trở thành những Phật tử chân chính mà còn đào tạo các em thành những người Việt Nam, những con dân đất Việt đúng với truyền thống dân tộc: tự lập, tự cường, không vọng ngoại và biết giữ lấy lề dù cho giấy có rách. Cái ý chí ấy đã bao lần cứu được quê hương khỏi những cuộc xâm lăng tàn bạo nhất của thế giới... Nếu không nuôi dưỡng và phát huy cái ý chí ấy thì hoạt động Gia Ðình Phật Tử chúng ta cũng sẽ chỉ là múa may quay cuồng có tính cách giải trí vô bổ mà thôi...”

Bộ mới 2013. Số 5

SỰ Ô TRỌC Ở VIỆT NAM LAN CẢ VÀO NHÀ CHÙA

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ-TRẦN

SONG CHI www.nguoi-viet.com

com

TRONG QUAN HỆ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC VÀ THỜI ÐẠI

Ở Việt Nam, trừ những người chính thức theo một tôn giáo nào đó như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo,... phần đông người dân vẫn tự cho mình là những người không có tín ngưỡng, trong bản khai lý lịch phần tôn giáo họ cũng thường trả lời “Không,” mặc dù mỗi năm cũng có vài lần đi đến các địa điểm tôn giáo như nhà thờ, chùa...

H

ọc và hành theo Hạnh Bồ Tát bao giờ cũng là điều thao thức và tâm nguyện của anh chị em Áo Lam. Chúng ta hẳn không bao giờ quên Cố huynhh trưởng Như Tâm Nguyễn Khắc Từ đã nói những lời thâm thiết, cũng là tiếng nói chung của mỗi chúng ta: “Gia Ðình Phật Tử sẽ đóng góp được gì cho quê hương, xứ sở, cho dân tộc, cho cả chính

xem tiếp trang 5

ÐOÀN THỊ THU VÂN

Trích “KHẢO SÁT MỘT SỐ ÐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA THƠ THIỀN Việt Nam THẾ KỶ XI-THẾ KỶXIV,” luận án Khoa Học Ngữ Văn

PHẬT GIÁO VIỆT NAM, BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU 1975-2009 (3) VPII/VH Ð - tr.5 SỐNG TỰ DO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH Lê Giang Trần - tr.5 VAI TRÒ CỦA CÁC

ENGLISH SECTION THE REAL BIG BROTHER OF TODAY Trần Trung Ðạo - tr.

Nước phương Bắc đến nay còn kinh sợ trận mưa giận dữ Phương Nam từ xưa luôn mong ngóng đám mây lành xem ttrang 2

NGÔN NGỮ TỪ ÁI CHÂN VĂN ÐỖ QUÝ TOÀN

N

gười ta biết rằng các gia đình quý tộc bên Anh chú ý đến việc rèn luyện con em về phong cách quý phái, từ cách ăn mặc, cử chỉ, cho đến việc luyện giọng nói cho sang. Nhưng nền giáo dục gia đình thuần hậu bao giờ cũng chú ý đến ái ngữ. Ngày xưa khi dạy con, tổ tiên chúng ta rèn tập cử

chỉ, dáng điệu và lời nói. Chúng ta có châm ngôn “Học Ăn, Học Nói.” Cử chỉ dáng điệu khi ăn uống bày tỏ tư cách con người. Lời nói, các từ ngữ đem dùng, giọng nói nhanh hay châm, đều cho thấy giá trị người nói. Trường học ở đây có những cố gắng dạy trẻ em về đạo lý, nhưng nhiều khi nền văn hóa thiên về

cạnh tranh, thi đua, đến mức căng thẳng và kịch liệt, khiến người ta không chú ý đến ngôn ngữ từ ái nữa. Thử nghe câu chuyện “chiến dịch tấn công” hãng Gillette mà nhiều học sinh các trường tiểu học ở Mỹ đã được cách thầy cô khuyến khích. Tại sao hãng Gillette bị

Đang ngồi trong nhà, bổng thấy có một thanh niên lúi cúi phía ngoài rất kỳ hoặc, khi đến sát cửa để nhìn, tôi thấy có một thanh sắt bắt ngang, xỏ vào một lỗ trống của cột điện, trên thanh sắt có treo một bọc đen. Không hiểu chuyện gì, nên tôi chỉ nghĩ chắc họ để đồ tạm ở đó. Một lát sau, tôi nghe rất nhiều tiếng chim tụ tập lại, thì hiểu vấn đề. Nên tôi vội vàng mở ổ khóa tiến ra xua chim bay đi, có một con xui xẻo bị vắt

xem tiếp trang 2

LỐI NHÌN PHÂN TOÁI

xem tiếp trang 8

Hình: MASHABLE / http://mashable.com/

THIỀN SƯ TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG DÂN TỘC THẾ KỶ THỨ 9 Nguyễn Hiền Ðức - tr.6 PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC Nguyễn Ðăng Thục- tr.6 PHƯƠNG PHÁP KẾT NỐI THÂM TÌNH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI Trịnh Thanh Thủy tr.7 SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP Thích Ðức Nhuận - tr.10 VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM Nguyên Siêu tr.11 MỘ GIÓ CỦA LOÀI CÔN TRÙNG CÁNH CAM Hoàng Long – tr.13 LƯỢC SỬ GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM (4) Tâm Lạc - tr.30 GÂY QUỸ GIÚP NẠN NHÂN BÃO TẠI PHILIPPINES Trần Trung Ðạo - tr.26

LÂM ÁNH NGỌC

BẮC QUỐC CHÍ KIM KINH NỢ VŨ NAM PHƯƠNG TỰ CỔ VỌNG TƯỜNG VÂN

xem tiếp trang 4

Cùng trong số này

NÓI RA THIỆT... ĐAU LÒNG!

HỒNG DƯƠNG Nguyễn Văn Hai

T

rong Tựa Nhận thức và tánh Không, Thầy Tuệ Sỹ viết: “Phục Hy phát hiện khái niệm nhị phân bằng hai hào. Ông chồng ba bit-hào thành một quẻ; thu hoạch được tám quẻ. Rồi chồng nữa, ông có bộ nhớ 6 xem tiếp trang 3

THE WORLD IN ACTION WHAT IF YOUR SELFIE WAS UNSELFISH?

How the unselfies for Haiyan idea got started - page 8

1


Hình: UYÊN NGUYÊN / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

tiếp theo trang 1

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ-TRẦN

TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC VÀ THỜI ÐẠI

P

hật giáo Thiền tông Lý Trần và văn hóa văn nghệ dân gian:

Từ xưa, chùa chiền Việt Nam là nơi diễn ra nhiều lễ hội dân gian và là nơi bảo lưu văn hóa truyền thống. Các công trình kiến thức nổi tiếng trong mấy thế kỷ đầu kỷ nguyên tự

chủ, tiêu biểu cho nền nghệ thuật thời đại và trở thành những danh thắng, hầu hết đều là chùa chiền. Ở đó, không chỉ có những nghi thức tôn giáo mà còn có những sinh hoạt đậm đà màu sắc dân dã với những tập tục lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ở đó, có sự giao lưu

tiếp theo trang 2

NGÔN NGỮ TỪ ÁI các thiếu nhi tấn công? Hãng này dùng thú vật trong phòng thí nghiệm của họ để thử chất độc của các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Hãng này nổi tiếng với sản phẩm tiêu dùng như bọt cạo râu, thuốc gội đầu, bút và nhiều món hàng bán chạy cho đại chúng. Năm 1994 họ đã sử dụng 2,311 con chuột và 53 con thỏ trong việc thí nghiệm. Năm 1990 họ dùng 2,320 con chuột để thử các sản phẩm. Chẳng hạn họ nhỏ mực vào mắt con thỏ để xem chất độc tác dụng ra sao, và sửa chữa cách nào. Học cũng thử chất nước xóa mực trên giấy, nhồi vào bao tử chuộc để xem tác dụng và tìm cách chữa (Hãng Gillette sản xuất bút bi Paper Mate.) Việc sử dụng xúc vật trong phòng thí nghiệm y khoa đã từng bị nhiều người phản đối, vì lòng nhân từ. Nhưng các nhà thương và các trường đại học y khoa có lý do cưỡng lại chiến dịch chống đối. Vì muốn thử thuốc để cứu người họ phải hy sinh một số thú vật. Nhưng dúng thú vật để thí nghiệm cho việc sản xuất các sản phẩm tiêu thụ, như thuốc gội đầu, kem bôi mặt,

mực bút máy, thì khó bào chữa. Lý do duy nhất của nhà sản xuất là muốn tránh bị kiện thưa, đòi bồi thường. Thử tưởng tượng một thư ký bị mực bút làm mù mắt, hay một em bé lỡ uống lọ thuốc tẩy trên giấy (Liquid Paper,) nhà sản xuất sẽ tốn bạc triệu. Họ có cách nào khác để nhà sản xuất tránh các vụ kiện đó chăng? Nhưng trước hết, “Hội đối xử nhân đạo với loài vật” - PETA, tức People for the Ethical Treatment of Animals – đã cung cấp cho các trường học ở Mỹ tài liệu về những vụ đối xửa dã man đối với loài vật trong các phòng thí nghiệm. Sau đó, các thầy và cô giáo từ Pennsylvania, California, đến Florida, v.v... khuyến khích các trẻ em 12, 13 tuổi viết thư phản đối. Mùa hè năm ngoái hãng Gillette đã nhận được hàng ngàn lá thư phản đối từ khắp nước Mỹ. Các em học sinh lớp sáu, lớp bảy đã động lòng trắc ẩn, lên tiếng kêu gọi công ty này ngưng các hành động tàn ác đối với súc vật. Giáo dục lòng trắc ẩn cho trẻ em, đó là một điều đáng ca ngợi. Lòng

giữa Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian hay nói khác, Phật giáo đã bị những tín ngưỡng dân gian làm biến thể đi rất nhiều. Truyền thuyết về Man Nương, về Chữ Đồng Tử và Tiên Dung, về Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không trong Lĩnh nam chích quái, truyền

thuyết về thần Phù Đổng ở Việt điện u linh đều cho thấy rõ sự thâm nhập lẫn nhau giữa Phật giáo và những tín ngưỡng cũng như văn hóa dân gian. Phật Tứ pháp trong truyện Man Nương giống như các vị phúc thần của cả dân vùng lúa nước giúp dân được mưa thuận, gió

hòa mùa màng phong túc. Chữ Đồng Tử và Tiên Dung quy y Phật pháp được ban vật linh thiên là cây gậy và chiếc nón lá có phép lạ để biểu thị quyền lực; khi từ giã cõi trần lại hiển linh thành thần giúp Triệu Quang Phục giữ nước. Từ Đạo Hạnh

trắc ẩn đối với loài vật sẽ tập cho trẻ em khởi sinh tình yêu thương đồng loại. Nhiều người nghĩ rằng các sinh vật cũng có quyền sống an lành, không khác loài người. Triết gia Emmanuel Kant không tin như vậy, ông cho rằng loài vật không có giá trị nào khác hơn là những phương tiện để phục vụ loài người. Nhưng chính Kant cũng khuyên người ta không nên hành hạ thú vật, “Kẻ nào tàn ác với thú vật thì cũng sẽ trở nên tàn nhẫn khi đối xử với người.” (Bài giảng về Đạo Đức Học, 1779)

phẫu thuật gia bất nhân, tàn ác, lạnh lùng, không thể tưởng tượng nổi.” Em này được cô giáo cho điểm A+, cao nhất. Cô giáo em cũng thấy những chữ “cold-blooded, insensitive, cruel, unthinkable vivisectors” là rất nặng nề, nhưng cô cho rằng phải để cho các học trò cô nghĩ sao nói vậy.

được tập nuôi dưỡng các đức từ bi, bác ái. Người ta không thể ngăn ngừa việc bạo hành bằng các ngôn từ cũng đầy tính chất bạo hành. “Một lời là một vận vào khó nghe.” Tập nói những lời từ ái là tập sống với lòng nhân. Đó là kinh nghiệm giáo dục mà tổ tiên chúng ta đã truyền lại.

Đây là một điều chúng ta khác với cô giáo này trong việc dạy trẻ em. Trẻ em có các cảm xúc, nhưng cũng phải tập tự làm chủ các cảm xúc của mình. Cảm xúc tự chủ được sẽ biểu lộ bằng sự kiềm chế trong ngôn từ. Trẻ em chúng ta cần biết động lòng trắc ẩn trước việc hành hạ súc vật, nhưng sẽ được khuyên không nên nói những lời có tính bạo động, như “cạo lông, đốt da,” giống như lời nguyền rủa người khác. Không nghĩ đến, nói đến sự bất hạnh của người khác để hả cơn giận dữ của mình. Đó là đức tự chủ, mà biểu lộ dễ dàng nhất là trong cách sử dụng ngôn ngữ. Ông cha chúng ta dạy “học ăn, học nói” chính là tập luyện tinh thần tự chủ để nâng cao tư cách con người.

Người Hoa Kỳ có thể khác chúng ta. Trước những lời lẽ có tính bạo hành, các cô giáo không thấy cần phải giúp học sinh sửa chữa ngay. Một bà hiệu trưởng ở Philadelphia chỉ tỏ ý tiếc rằng một học trò lớp sáu của bà đã dọa đặt bom nổ tại hãng Gillette. Em bé đó viết: “Tôi cảnh cáo các ông. Nếu các ông còn hành hạ thêm một con vật nữa, và nếu tôi khám phá ra, trong vòng một tháng sau lá thư này, tôi sẽ đặt bom nổ công ty các ông. Tái bút: Hãy coi chừng bị bắn từ phía sau lưng!” Em bé này chắc đã coi tivi nhiều phim bạo động lắm.

Những thầy giáo, cô giáo ở Mỹ khuyến khích học sinh, cho bài làm ở nhà với đề tài viết thư phản đối một xí nghiệp hành hạ thú vật, đó là một hành động giáo dục tốt. Nhưng khi chúng ta đọc các lá thư đó, được trích đăng trên một tờ báo thì cảm tưởng tốt đó không còn nguyên vẹn. Hãy đọc một em bé 12 tuổi, ở trường trung học Aprende, Arizona, viết cho ban giáo đốc hãng Gillette “Các ông bà sẽ cảm thấy thế nào nếu chính quý vị bị cạo lông, đốt da, bị làm mù mắt, và bị giết?” (như các con vật đem làm thí nghiệm.) Một học sinh 12 tuổi khác ở Niles, Illinois, viết: “Những người như các ông là bọn

2

Nhưng tập nói những lời từ ái c4ung là tập lòng nhân. Chúng ta chỉ có thể thực hành đạo từ bi, bác ái nếu trong lòng trẻ em

xem tiếp trang 7

Chúng ta không muốn trẻ em trong gia đình chúng ta sử dụng lối ăn nói đó. Nếu có thì rất đáng lo ngại. Chúng ta cần cho các em nghe những lời từ ái, để tập nói những lời từ ái. CHÂN VĂN ÐỖ QUÝ TOÀN


tiếp theo trang 2

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ-TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC VÀ THỜI ÐẠI và Nguyễn Minh Không là thiền sư nhưng lại qui y cửa Phật, vừa ứng kệ ca ngợi Phật pháp lại vừa hiển linh phù trợ nhân dân, đất nước. Ở truyện Hai Bà Trưng linh phu nhân họ Trưng, Truyện Hậu thổ phu nhân trong Việt Điện u linh đều có dấu vết sự cảm ứng giữa các thần và các thiền sư – đệ tử nhà Phật. Trong những sinh hoạt văn hóa dân gian thì có ngày hội tắm Phật vào mồng bốn tháng 4 (âm lịch) hàng năm. Đây không chỉ là một ngày lễ hội hoàn toàn có tính chất nghi thức tôn giáo mà theo truyện Man Nương, đó là “ ngày nam nữ bốn phương tụ hội ở chùa này mà vui chơi ca múa.” Chính sử thời phong kiến như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, cũng cho biết vua Lý Nhân Tông vào năm 1118 có mở hội Thiên Phật cho sứ Chiêm Thành xem nhân dịp khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ. Văn bia tháp sùng Thiện Diên Linh do Nguyễn Công Bật viết năm 1121 thì cho biết vua Lý Nhân Tông hàng năm vào mùa xuân đến chùa Diên Hựu tổ chức lễ cầu phúc và tắm Phật. Trong lễ này cũng như các lễ hội khác tổ chức ở các chùa có vua ngự đến, đều có múa hát vui chơi, những điệu nhảy múa này có cả sư tăng và các Phật tử tham gia. Qua bài văn

bia này cũng thấy nhà chùa và các lễ hội Phật giáo có liên quan hay nói khác đi là nguồn động lực thúc đẩy sự hình thành các công trình thủ công tinh xảo thời bấy giờ như rùa máy thả trên sông Lô trong dịp lễ hội (rùa đội 3 ngọn núi như là một sân khấu nhỏ trên đó có người tấu nhạc, kẻ ca múa, chim chóc hoạt động – một hình thức của múa rối nước,) bộ máy chú tiểu biết giơ vồ đánh chuông và cúi đầu chào vua đặt trong bảo điện. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời Đinh, Tiền, Lê, Lý Trần chưa có một lại nhạc cung đình riêng biệt với tính chất trang trọng như đời Hậu Lê về sau. Mỗi khi có yến tiệc, vua quan sau khi ăn uống thường múa hát theo những cách điệu dân gian: đứng lên thành vòng tròn, tay người nọ đặt lên vai người kia, chân người nọ dẫm lên chân người kia... Hình ảnh từng bị sử gia đời Lê phê phán này đã cho thấy tinh thần cởi mở, bình đẳng, không phân biệt của con người thời đại. Và cái này hẳn là hệ quả của sự kết hợp tự nhiên giữa tinh thần dân chủ truyền thống vốn có nơi người Việt từ xa xưa với tinh thần bình đẳng, phá chấp của Phật giáo Thiền tông. Sự giao lưu mật thiết giữa Phật giáo và văn hóa

tiếp theo trang 1

LỐI NHÌN PHÂN TOÁI bit-hào, nhận được 64 ký tự-quẻ, nói đủ để ghi tất cả mọi hiện tượng, từ thiên nhiên, xã hội, con người. Ghi bất cứ cái gì mà con người có thể suy nghĩ và tưởng tượng. Nhưng phát hiện của Phục Hy được thấy là hữu ích cho việc bói toán hơn là hỗ trợ bộ óc của con người, như vi tính ngày nay. Tại sao? Người học Phật chỉ có thể nói: căn, cảnh, thức; ba sự hòa hiệp xúc. Duyên xúc phát sinh thọ. Xúc dị biệt nên cảm thọ dị biệt. Không cùng môi trường “thức ăn” thì không thể nhìn giống nhau được. Hai bờ sông Ngân có hai chòm sao. Từ Đông hay Tây, nhìn lên đều thấy. Ở bên này Thái bình dương nhìn lên, đó là Ngưu lang, người chăn bò, và Chức nữ, cô gái dệt lụa. Và một thiên tình sử não lòng. Còn bên kia Đại tây dương nhìn lên, đó là con thiên ưng và cây đàn bảy dây. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ con chim đang cố vượt sông Ngân để sang bờ bên kia nghe đàn, mà được thấy là đang đi tìm trái tim của vị thần ăn cắp lửa. Cách nhìn khác nhau vạch ra định hướng lịch sử khác nhau, và tạo dựng những nền văn minh khác nhau.” Quả vậy, cách nhận thức thực tại ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành động của con người, đúng như ngài Pháp Xứng nói ngay đầu sách Chánh lý nhất

trích luận (Nyàya – bindu): “Mọi hành động thành công là nhờ trước đó nhận thức đúng.” Từ trước đến nay cách nhìn ấy như thế nào mà hiện nay phát sinh vô số vấn đề nguy hại hoàn cầu phải đương đầu cần giải quyết cấp bách mới mong cứu nguy kịp thời sinh quyển và đời sống nhân loại. Trên thế giới hiện nay, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, và mọi công trình nhân loại nói chung đều bị phân chia thành nhiều lãnh vực chuyên khoa riêng biệt khác nhau về bản chất. Đến lúc thấy sự phân chia như vậy đem đến lắm trở ngại, thời mới nghĩ cách thiết lập thêm những bộ môn tổng hợp, nhưng tựu trung chỉ làm sự phân tán càng thêm phân tán. Xã hội bị chia cắt thành những quốc gia biệt lập, thành nhiều nhóm sai biệt về mặt tôn giáo, chính trị, kinh tế, chủng tộc,... cạnh tranh kình chống lẫn nhau. Môi trường sống của con người cũng bị khu biệt thành nhiều giới vực để dễ bề chia chác giữa những nhóm quyền lợi khác nhau. Cũng vậy, con người chịu chung một lối nhìn. Chẳng những con người bị ly cách ra khỏi chính nó, khỏi đồng loại, và khỏi thiên nhiên, mà tư tưởng của nó được coi là hữu lý cũng bị tách khỏi tình cảm, tự bản tính, vốn xem như phi lý. Cái con người “tôi” bị chẻ ra thành một trí năng, cấu thành cái ngã của tôi, và

dân gian còn thấy được qua nhiều mặt sinh hoạt trong cuộc sống từ việc chữa bệnh, trừ tà, cầu mưa, cầu gió, cầu an đến những chuyện lớn lao như cầu giúp sức đánh thắng ngoại xâm... Phật đã thành Bụt trong truyện cổ dân gian tuy ở cõi khác nhưng không cao xa mà rất gần gũi với cuộc sống con người, luôn nghe thấy tiếng kêu cầu, nỗi đau khổ mà có mặt đúng lúc để cứu giúp. Trên lý thuyết có vẻ như không có gì chung giữa Phật giáo dân gian này và Phật giáo Thiền tông với tư cách là một hệ tư tưởng triết học của giới trí thức phong kiến. Nhưng trên thực tế những thiền sư nổi tiếng về sự uyên bác và đạo hạnh cũng là những người theo truyền thuyết có những phép thần thông, biết phép thuật chữa bệnh, thu phục dã thú, có thể làm mưa, làm gió giúp dân,... nói tóm lại cũng là con người của quần chúng, những mẫu mực được quần chúng ưa thích. Những thiền sư nổi tiếng này đồng thời cũng là những người có cung cách sống giản dị; lời kệ, lời giảng pháp của họ có khi uẩn súc, nhưng có khi cũng rất mộc mạc tùy đối tượng đến tham vấn. Phải chăng chính cái tân hồn nhiên, cởi mở, bình đẳng, vị tha của các thiền sư theo đúng tôn chỉ nhà Phật đã xóa đi những sự

nó phải kiểm soát tôi cũng như nó phải kiểm soát thiên nhiên. Mục tiêu tối thượng của đời sống là sử dụng trí năng kiểm soát thiên nhiên và sự sản xuất càng ngày càng nhiều phẩm vật tiêu thụ. Với một lối nhìn như vậy, con người đã làm ô nhiễm môi sinh đến mức tai hại diệt phá đời sống trên mặt đất và tự biến mình thành một bộ máy sản xuất, đời sống bị lệ thuộc vào tài sản, bị chi phối bởi “có.” Ba độc tham, sân, si hoành hành, gậy âu lo, chán nản, và tuyệt vọng, dần dần phá hủy hoàn toàn đời sống con người mà nó không hề hay biết. Cuộc sống trong sự hối hả, lo âu, tâm thần mệt mỏi, vì thần kinh luôn luôn bị kích thích căng thẳng, nguyên nhân của những chứng bệnh hiểm nghèo như đau tim, ung thư, thần kinh, mất ngủ, tất cả là do lối nhìn phân toái gây ra. Đó là một lối nhìn điên đảo, dẫn đến xung đột và sai lầm, vì tìm cách phân chia một toàn thể vị phân hóa, cái thực tại không thể phân chia, nhằm thực hiện những mục đích riêng tư và hạnh định. Hơn nữa, điều tai hại là cho rằng các mảnh phần chia chẻ có bản ngã chân thực và tự tính thường hằng.

khác biệt tưởng như có thể hình thành và đây cũng là chỗ gặp gỡ với cá tính của con người Việt – lạc quan, cởi mở, hào hiệp, nhân ái – để làm cho Phật giáo Việt Nam mang màu sắc chung là dung dị, đại chúng.

Phật giáo Thiền tông với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước:

Phật giáo Việt Nam vốn có truyền thống gắn bó giữa đạo và đời, tham gia tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc. Người công dân yêu nước và kẻ tu hành không phải là hai cực đối lập mà lắm lúc hòa lẫn, không tách bạch, vì thế, có hiện tượng độc đáo: trong nhiều ngôi chùa, bên cạnh tượng Phật trang nghiêm, từ bi, còn có tượng thờ những anh hùng dân tộc có công đánh đuổi ngoại xâm, hay những danh nhân văn hóa có công với đất nước. Trong chùa Bộc (Sùng Phúc tự) ở gò Đống Đa, có thờ tượng “Đức Ông” tức vua Quang Trung. Chùa Bối Khê thì bên cạnh tòa sen của Đức Phật lại có bia thờ Nguyễn Trực, trạng nguyên đời Lê, người nổi tiếng về tài văn chương và tiết tháo cương trực. Trong số hơn một trăm năm mươi pho tượng thờ trong chùa Trăm Gian ở ngoại thành Hà Nội, có cả tượng “Quan Đô” tức Đô đốc Đặc Tiếng Đông, một vị tướng tài của vua Quang Trung đã tham dự vào chiến dịch Đống Đa lịch sử mùa xuân năm 1789. Chùa còn lưu giữ câu đối cổ được chạm trên gỗ ghi lại hào khí chiến

thắng và lòng yêu hòa bình của dân tộc Việt: “Bắc quốc chí Kim kinh nợ vũ / Nam phương tự cổ vọng tường vân” (Nước phương Bắc đến nay còn kinh sợ trận mưa giận dữ / Phương Nam từ xưa luôn mong ngóng đám mây lành) Suốt dọc ngàn năm lịch sử, từ thế kỷ X, XI cho đến thế kỷ XX, chùa đã từng là nơi họp bàn việc nước, nơi ẩn trú của nghĩa quân, cơ sở của lực lượng quần chúng cách mạng. Sự gắn bó mật thiết này giữa đạo Phật và dân tộc đã nảy nở tự nhiên trên một đất nước mà mỗi người dân đều có ý thức đặt sinh mệnh dân tộc lên hàng đầu. Thời Lý Trần, tất nhiên, không nằm ngoài dòng chảy truyền thống đó. Thời kỳ này Phật giáo Thiền tông nảy nở trong điều kiện tích cực, chống ngoại xâm và xây dựng nền tự chủ. Tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Phật giáo đương thời. Do vậy, Phật giáo đã có được vai trò và những đóng góp đáng kể. Có thể đơn cử, giáo dục là một mặt quan trọng trong đời sống xã hội. Trước khi trường Quốc Tử Giám được thành lập ở kinh đô vào thời Lý và ngay cả trong khi đã có trường đại học dành cho con em các quan ấy, việc giáo dục ở nông thôn ở những cấp thấp hơn hầu như do nhà chùa đảm trách. Mặt khác Phật giáo dưới thời Lý Trần không xem tiếp trang 4

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

D

TRẦN VẤN LỆ

ạo bước vườn Thiền – Vườn Thiền Bước Dạo – Hôm nào hôm nào tôi dạo vườn Thiền, không phải vườn Tiên mà là vườn Phật...

Cái hư cái thật không thấy ở đây. Cái kia cái này không ai sở hữu. Con chim đứng ngủ, con người thì đi. Đi quanh lại về rồi đi đi nữa... Tôi mệt ngồi tựa một tảng đá to, nghe Di Lặc ho, chắc Ngài bị cảm? Pho tượng màu xám, khói ám mà nên? Pho tượng để yên mà ai ho nhỉ? Mỏi bước ngồi nghỉ, cái đầu lại đi. Tam Phật tam thì, thì Tương Lai bỏ? Niềm vui hớn hở ở Di Lặc kìa, sao ngồi ngoài lề ngôi chùa tráng lệ? Ngày mai có gì, hãy đừng nghỉ tới. Không ai còn nói trong giấc ngủ dài. Tuyệt nhiên không ai trở mình khi chết... Dạo bước tôi mệt. Di Lặc cười khan. Tiếng cười khô ran, âm thanh không có. Tiến gho là gió hồi nãy tôi nghe... Tôi bừng cơn mê: “Ồ tôi bên Phật!” ông Phật Di Lặc bị bỏ ngoài vườn. Vười Thiền ai dạo? Tương Lai là Áo – Áo Khoác Mù Sương! Tôi thấy tôi thương chỉ một ông Phật – ông đang cười ngất Thiên Hồ Đế Hồ!

Thực ra, những lúc giải quyết một vấn đề, đầu óc suy luận cũng cần chia cắt sự vật ra từng phần nhỏ để tiện bề xét đoán. Trong chiều hướng nào đó sự tạo ra những môn khảo sát riêng biệt và sự xem tiếp trang 5

3

Hình: MAI CHUNG / https://www.facebook.com/chung.mai.fb


hoađàm Chứng minh Ðạo tràng: THÍCH PHỔ HÒA* TÂM HUỆ CAO CHÁNH HỰU* TÂM LẠC NGUYỄN VĂN THỤC* TÂM HÒA NGÔ MẠNH THU* NGUYÊN HIỀN NGUYỄN TỨ ÐẠI* MINH TÍN ÐỖ VĂN PHỐ* ÐỨC CHÂU VŨ NGỌC KHUÊ* THÍCH TỪ LỰC NGUYÊN MẪN LÊ VIẾT LÂM

Hình: Uyên Nguyên / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

Nhất tâm: TRỊNH THANH THỦY l LÊ GIANG TRẦN l ÐÌNH NGUYÊN l HOÀNG LONG l TÂM TRÍ NGUYỄN QUANG VUI l TÂM ÐĂNG NGUYỄN VĂN PHÁP l ÐỒNG TRÚC THÁI VĂN BÁ l TÂM NGHĨA NGÔ VĂN QUY l THỊ NGHĨA TRẦN TRUNG ÐẠO l TÂM THƯỜNG ÐỊNH BẠCH XUÂN PHẺ l NGUYÊN TÚC NGUYỄN SUNG l HUỆ THÔNG NGUYỄN THANH TÂM l DIỆU NGUYỆT NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG l QUẢNG HOÀNG LÊ HỮU MINH HUY l DIỆU PHÚC NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM l TỪ HUỆ VŨ MỸ HẠNH l HUỆ TRÍ NGUYỄN GIA HẢI l MINH HẢI LÊ PHAN THIÊN SƠN l BỬU THÀNH PHAN THÀNH CHINH l NGUYÊN HƯƠNG NGUYỄN NGHIÊM UYÊN TRANG l THIỆN TÂM NGUYỄN HỮU TUẤN l NHẬT HUẤN NGUYỄN LÊ GIA l NGUYÊN NHÂN NGUYỄN HỮU TRUNG HIẾU l TÂM ÐỊNH NGUYỄN HIỆP l NGUYÊN CHƠN NGUYỄN THÀNH TÂM l DIỆU NGHIÊM TRẦN THỊ THỦY TIÊN l NGUYÊN MẬT l NGUYỄN PHÚ XUÂN l QUẢNG PHÁP TRẦN MINH TRIẾT... Nhóm Kết Tập: HOA ÐÀM Liên lạc: NGUYÊN VIỆT 714.765.9844 Mọi kiến xây dựng, đóng góp bài vở, xin gởi về địa chỉ: hoadamnewsletter@yahoo.com tiếp theo trang 1 tiếp theo trang 3

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ-TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TƯ TƯỞNG DÂN TỘC VÀ THỜI ÐẠI hoàn toàn được nhìn nhận và vận dụng như một tôn giáo, đặc biệt là giới trí thức, mặc dù về hình thức bên ngoài nó đích thực là một tôn giáo. Những nhà trí thức, mà bấy giờ là giới cầm quyền, đã đối xử với nó như một hệ tư tưởng – triết học mà họ tìm thấy từ đó những yếu tố cần thiết để góp phần xây dựng một con người phù hợp với thời đại: nhân ái, bao dung, cởi mở và tự tin. Quan điểm “Phật tại tâm,” “mỗi chúng sanh đều có Phật tính” của Thiền tông với chủ trương mỗi người phải tự quay về thắp lên ngọn đuốc của chính mình, không tìm cầu bên ngoài (mà ảnh hưởng sâu sắc trong dân gian có thể thấy qua câu tục ngữ “Bụt nhà không cầu đi cầu Thích Ca ngoài đường”) đã tạo nên cho con người thời đại một bản lĩnh tự tin đặc biệt. Bảnh lĩnh này là đỉnh cao của tinh thần nhân văn thời đại. Con người được nâng lên ngang tầm với Phật – một thế lực siêu nhiên đầy quyền năng (“Rốt cuộc đừng tìm kiếm ở bên ngoài vô ích; lỗ mũi phập phồng thuở xưa nay đều như nhau,” “Phật và chúng sinh vốn cùng một bộ mặt; lông mày ngang, sống mũi dọc mà thôi.” Con người tin vào sự trong sáng thuần khiết vô biên vốn có của mình và từ đó khả năng vô hạn của mình. Con người chẳng cần cầu lụy, lệ thuộc vào

cái gì bên ngoài, chẳng thấy phải khiếp sợ cái gì. Đây thực tình chẳng phải là tinh thần của tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Nhờ bản lĩnh tự tin này mà con người Đại Việt thời đó đã không sợ địch, dù địch lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần và có bề dày chinh phục Á, Âu đáng nể sợ; cũng như không mặc cảm về một đất nước nhỏ mới thoát khỏi vòng nô lệ, mà vững chãi đường hoàng xây dựng đất nước tự chủ tự cường của mình. Nếu tin tưởng vào quyền năng của một đấng chí tôn như Trời, Phật, Chúa hay một vị thánh nào đó theo đúng tinh thần tôn giáo, hẳn con người không dám lấy sức mình để sống mà phải cầu viện và chờ đợi vào sự bảo trợ của những thế lực thiêng liêng. Mặt khắc, tư tưởng dân chủ, nhân đạo truyền thống đã bắt gặp người bạn cùng chí hướng của nó là tinh thần bác ái trên cơ sở cái nhìn bình đẳng vô sai biệt đối với vạn vật và tinh thần “vô ngã” của Phật giáo Thiền tông. Có “vô ngã” mới thực hiện được vị tha để thương dân như con mình như Lý Thánh Tông, có thể “lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình” như Trần Thái Tông, dễ dàng từ bỏ ngai vàng để nhường ngôi lại cho người em con dòng đích khi người này tới tuổi lớn khôn như Trần Minh Tông, hay có những ứng xử hợp nghĩa và cao

thượng với người khác như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Bảo Từ Thái Hậu... Tinh thần vô ngã của Phật giáo Thiền tông quả đã đem lại phẩm chất thanh cao cho con người thời đại – làm việc tận tụy hết mình vì dân, vì nước nhưng vô cầu, coi công danh phú quý tựa phù vân... Chỉ có thể đạt tới trình độ này khi người ta quan niệm được cuộc sống trong đó có cái “tôi” là vô thường, hữu hạn, khi cần có thể buông bỏ để vươn tới những giá trị làm người đích thực, cũng là cái chân tâm trong sáng, vĩnh hằng, nhìn từ góc độ nhà Phật. Tinh thần dân chủ truyền thống của Đại Việt trong môi trường tinh thần của thời đại như vậy đã gặp mảnh đất thuận lợi để nảy nở, phát triển. Cũng với tinh thần truyền thống này nhưng ở những giai đoạn sau của chế độ phong kiến nó không phát huy được, trở nên mòn mỏi dần, phải chăng do tư tưởng phong kiến và Nho giáo ở phần tiêu cực, suy thoái của nó đã làm cho con người, nhất là những người cầm quyền “ chấp ngã” đến mức độc tài, độc đoán, không làm sao có thể lấy ý dân làm ý mình được nữa. ÐOÀN THỊ THU VÂN

4

chúng ta trước hoàn cảnh đặc biệt của đất nước mình hiện tại, nếu trong mỗi buổi họp chỉ bày cho các em năm ba cái gút, một vài cách băng bó, lập lại những bài Phật pháp khô khan? Những Ðặng Văn Công, Quách Thị Trang, Phan Duy Trinh; Yến Phi; những Nguyễn Ðại Thức, Nguyễn Thị Vân, Ðào Thị Tuyết không còn với chúng ta nữa, nhưng những cái chết anh dũng ấy là những động lực nung nấu tâm can chúng ta, thúc dục chúng ta những lúc chúng ta chùn bước chồn chân. Ánh mắt của những người bạn ấy như luôn chiếu rọi vào chúng ta, làm ớn lạnh chúng ta mỗi lần có những tư tưởng lệch lạc... Những đóng góp ấy quả thật là những đóng góp vĩ đại cho Ðạo Pháp và Dân Tộc, nhuận sắc, gây hương vào sức sống của Gia Ðình Phật Tử chúng ta... “... Hoạt động của Gia Ðình Phật Tử không tách rời khỏi tình tự dân tộc. Những đau thương của

dân tộc chính là những đau thương của bản thân chúng ta. Không phải chúng ta chỉ nghĩ đến đào tạo các em trở thành những Phật tử chân chính mà còn đào tạo các em thành những người Việt Nam, những con dân đất Việt đúng với truyền thống dân tộc: tự lập, tự cường, không vọng ngoại và biết giữ lấy lề dù cho giấy có rách. Cái ý chí ấy đã bao lần cứu được quê hương khỏi những cuộc xâm lăng tàn bạo nhất của thế giới... Nếu không nuôi dưỡng và phát huy cái ý chí ấy thì hoạt động Gia Ðình Phật Tử chúng ta cũng sẽ chỉ là múa may quay cuồng có tính cách giải trí vô bổ mà thôi...” Và Hoa Ðàm cũng xin đóng lại Lời Ngỏ này bằng câu tiếp theo và cuối tập Gia Trưởng của người Anh Trưởng Như Tâm như lời dặn dò sắc son và đầy Dũng khí cuối “... Con đường của chúng ta đã được vạch ra. Con đường tuy đầy chông gai nhưng sáng chói...” HOA ÐÀM

HỘP THƯ HOA ÐÀM Nhà thơ NGÔ TỊNH YÊN: Hoa Ðàm đã nhận được bài đóng góp của Chị cho báo Xuân. Mong nhận được sự cộng tác thường xuyên mỗi kỳ. H.Tr LƯU TIẾN DŨNG và SANI HẠNH PHẠM: Ðã nhận được nội dung quảng cáo “Brandon Luu Real Estate” và “Tao Wellness Parmarcy,” sẽ đăng vào số tới. Ðộc giả có nhu cầu thông tin, chúc mừng, phân ưu và quảng cáo miễn phí, xin gởi về địa chỉ email: hoadamnewsletter@yahoo.com. Vì điều kiện chưa cho phép nên mục quảng cáo giới hạn, chỉ nhằm giới thiệu các cơ sở thương mại do anh chị em Gia đình Phật tử điều hành mà thôi. Mong độc giả lượng tâm hoan hỷ.


tiếp theo trang 3

LỐI NHÌN PHÂN TOÁI phân công thực hiện là một tiến bộ đáng kể. Ngay thuở sơ khai khi con người nhận ra mình không đồng nhất với thiên nhiên thời ý thức khác biệt đó làm nảy sinh một tư tưởng tự do độc lập. Từ đó, trước tiên do trí tưởng tượng và cuối cùng do hoạt động thực hành con người vượt hẳn ra khỏi một số giới hạn ràng buộc tức thì của thiên nhiên. Tuy nhiên, khả năng của con người tự xô mình ra biệt lập với môi trường sống và khả năng suy tư chia cắt sự vật thành mảnh nhỏ đã dẫn đến những kết quả rất nguy hại, tại vì mọi tiến trình phân toái chỉ hữu hiệu trong một giới hạn nào đó mà thôi. Thật vậy, tiến trình phân toái là một lối nhìn, một phương thức suy tự về sự vật rất tiện lợi, thường được thực hiện trong những cảnh giới hoạt động có tính cách thực dụng và chuyên môn. Chẳng hạn như trường hợp chia một diện tích đất thành vùng, mỗi vùng trồng một thứ cây trái. Nhưng nếu áp dụng phương thức suy tư ấy để nhận thức về mình và toàn thể thế giới thời con người rất dễ quên mọi phân toái đều là phương tiện do vọng suy, mà trái lại, lại đinh ninh lầm tưởng chính mình và toàn thể thế giới gồm toàn những thành phần vụn vặt riêng biệt. Từ quan niệm phân toái như vậy, con người hành động tìm cách chia cắt mình và thế giới thành mảnh nhỏ, tự gây ra cái ý thức mọi chuyện xảy đến phù hợp với đường lối đó

lôi cuốn theo những hành động nhằm biện minh cho quan điểm phân toái mê lầm ấy. Phân toái thật ra là cái nhìn mơ hồ lầm lẫn không phân biệt được hai tướng đồng và dị của các pháp: phân chia sai biệt cái vô sai biệt và thống hợp những cái không thể kết hợp. Nhận thức đúng vấn đề đồng dị là tối cần thiết để giải trừ mọi phiền não suốt quá trình cuộc sống. Không nhận định và xác định được cái gì sai khác hay không sai khác thời tất nhiên nhận thức điên đảo sai lầm hết thảy mọi sự vật. Tất cả những cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện đang xảy ra cho cá nhân và xã hội bắt nguồn từ đó mà phát sinh. Thực tại là một toàn thể vị phân hóa không thể chia cắt. Thế mà vì mục đích riêng tư hẹp hòi nó bị đem chia chẻ thành những sai biệt, rồi sau đó có những cố gắng liên hợp lại những thành phần bất khả kết. Hãy lấy trường hợp chia đoàn phân nhóm theo những tiêu chuẩn tôn giáo, kinh tế, chính trị,... ra làm thí dụ. Hành động thành lập đoàn nhóm tạo nên tư tưởng phân toái phân cách theo tôn chỉ khác biệt và tách ly các nhóm đoàn viên ra khỏi thế giới cộng đồng. Nhưng trên thực tế đâu có thể phân cách và tách ly được bởi tại bất cứ đoàn viên nào cũng tương quan liên hệ toàn thể thế giới cộng đồng và sự liên hệ ấy sai khác tùy theo từng mỗi cá nhân, cho nên không xem tiếp trang 10

SỐNG TỰ DO CHO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH LÊ GIANG TRẦN Tiếp theo kỳ II III. Tương truyền khởi nguyên của đạo Thiền ở Ấn Độ diễn ra trên núi Kên Kên (Linh Thứu), đức Phật cầm một cành hoa do một cư sĩ mới dâng cúng và im lặng đưa lên trước pháp hội, không nói một lời. Không ai hiểu ý đức Phật ra sao, chỉ trừ tôn giả Ca Diếp lặng lẽ mỉm cười như ngầm thâm ngộ ý nghĩa của lời dạy im lặng nhưng hùng hồn ấy của đức Thế Tôn. Phật bèn bảo ngài Ca Diếp: “Ta có kho tàng quý nhất, tâm linh siêu việt, nay ta trao cho ông, tôn giả Ca Diếp”. Câu chuyện trên không có một sử liệu nào trong khối văn khố Phật giáo Ấn Độ hiện còn lưu trữ, nhưng lại đặc biệt được nêu lên lần đầu tiên trong một bộ Thiền sử Trung Hoa gọi là “Quảng Đăng Lục” vào năm 1029, với nguyên tác hán văn được việt dịch là: “Ta có kho tàng con mắt của chánh pháp, tâm huyền diệu của niết bàn, cửa pháp vi diệu, thực tướng vô tướng, nay đem trao lại cho Đại-Ca-Diếp”.

Truyền thuyết này được gọi là “niêm hoa vi tiếu”, nghĩa là Phật giơ lên cành hoa và Ca Diếp mỉm cười. Tâm ấn Thiền phát sinh từ đó và truyền từ đệ nhất Tổ Ca Diếp đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ Thiền Trung Hoa. Thiền truyền ở Ấn Độ gọi là “Như Lai Thiền”, còn Thiền truyền ở Trung Hoa gọi là “Tổ Sư Thiền”. Ấy là do sự bất đồng giữa hai phương pháp khai thị ở Ấn và Trung, mà điển cố có chép khi Ngưỡng Sơn Huệ Tịch được người sư đệ là Hương Nghiêm trình lên bài kệ với ý tứ nghèo nàn, đã phán rằng “Sư đệ chỉ được Như Lai Thiền, chưa được Tổ Sư Thiền”. Hoặc tích chép có người hỏi ngài Mục Châu “Thiền Như Lai với Thiền Tổ Sư khác nhau, giống nhau, thế nào?” Mục Châu đáp “Núi xanh là núi xanh, Tuyết trắng là tuyết trắng”. “Tâm địa” là Pháp môn Thiền tông truyền ở Ấn, ở hội Linh Thứu sơn Phật truyền cho ngài Ca Diếp pháp môn Tâm Địa này, xem tiếp trang 20

PHẬT GIÁO VIỆT NAM BIẾN CỐ và TƯ LIỆU (1975-1995)

Bài đăng nhiều kỳ, trích tư liệu của Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, 1996 [ Tiếp theo kỳ trước ] 09.12.1977: Viện Hóa Ðạo lên tiếng về việc 19 tu sĩ bị bắt:

19 Tăng sĩ Phật giáo ở các cấp thuộc nhiều tỉnh khác nhau đã bị Nhà nước giam cầm không lý do chính đáng. Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, đã gởi Văn thư số 0031/VHÐ/VP đến Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, yêu cầu chính phủ cứu xét việc giam giữ 19 vị tu sĩ này và cho họ được trả tự do vào Tết Ðinh Tỵ. Ông Ðồng không trả lời và yêu cầu của Giáo hội đã không được Nhà nước đáp ứng. Phụ bản:

HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ÐẠO Số: 0031-VHÐ/VP TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 02 năm 1977 Kính gởi: Ông Phạm Văn Ðồng, Thủ tướng Chính Phủ nước CHXHCNVN Kính thưa Thủ Tướng, Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, một số tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi bị các cơ quan chính quyền địa phương bắt giữ (danh sách đính kèm) và cho đến nay vẫn chưa được trả tự do hay đưa ra toà xét xử, nên chúng tôi không hiểu các đương sự đã phạm những tội trạng gì? Nhân dịp Xuân Ðinh Tỵ sắp tới, Giáo Hội chúng tôi xin Thủ Tướng hoan hỷ chỉ thị cho các cơ quan hữu trách địa phương tạm thời cho các đương sự được trở về sum họp với Giáo Hội trong ba ngày Tết, sau đó xin cứu xét từng trường hợp một, nếu có tội thì xin được xét xử sớm, nếu không thì xin trả tự do cho họ được trở về đời sống bình thường để góp phần xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện tại. Trân trọng cám ơn và kính chào Thủ Tướng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoà Thượng THÍCH TRÍ THỦ (Ấn ký)

tiếp theo trang 1

SỰ Ô TRỌC Ở VIỆT NAM LAN CẢ VÀO NHÀ CHÙA Song nếu xét trên tổng thể thì số người có khuynh hướng nghiêng về Phật Giáo vẫn chiếm đa số. Nghĩa là đầu năm, ngày rằm Tháng Giêng, Tháng Tư, Tháng Bảy đều có đi chùa, cúng bái, thỉnh thoảng ăn chay niệm Phật. Vụ Ðại Ðức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” mang theo côn đồ hành hung người đi đường khiến dư luận phẫn nộ. (Hình: Baomoi.com) Ngay trong đám đông những người siêng năng đi chùa, thì số người thực sự vì nhu cầu tôn giáo, thực sự am hiểu những tư tưởng triết học sâu sắc, cao đẹp của Phật Giáo chắc chắn sẽ ít hơn số người vì những lý do thực dụng như cầu an, cầu may... Thậm chí, không hiếm kẻ ăn ở ác, làm giàu bằng những con đường bất chính hoặc trên đường hoạn lộ tay dính máu người, cũng thường tìm đến cửa chùa như một hình thức sám hối, hoặc chí ít, để lương tâm được tạm yên ổn. Xã hội ngày càng bất ổn, kinh tế khủng hoảng, tội phạm gia tăng thì số người tìm đến đình, chùa cúng bái ngày càng nhiều. Tôn giáo bị biến tướng thành đủ kiểu mê tín dị đoan. Xã hội ngày càng trở nên ô trọc, cái ô trọc ngoài đời khiến người tu hành cũng khó mà tĩnh tâm tu

5

cho được. Không thiếu những cảnh tượng khó coi như ngay trước cửa một ngôi chùa, mọc lên những quán bán thịt cầy, cảnh nấu nướng ăn nhậu nhem nhuốc diễn ra ngay đó, hoặc quán karaoke, thậm chí quán café chiếu phim sex (“Quán café gần chùa chiếu phim sex giữa ban ngày,” Tâm Ðiểm). Có khi bên ngoài cửa chùa, ban đêm là các cô gái ăn sương đứng đợi khách, v.v... Sự sa sút, xuống cấp về mọi mặt của xã hội Việt Nam hiện tại, dường như cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cửa chùa và một số người tu hành. Ðôi khi chúng ta lại phải đọc, xem, nghe thấy những thông tin về sự lố lăng, trần tục của những người tưởng như đã thoát khỏi hỉ nộ ái ố tham sân si của cuộc đời. Một số người đã xuất gia tu hành nhưng vẫn rất tự nhiên tham gia những hoạt động của người đời. Khi thì một nhà sư, thật ra mới là chú tiểu, đang tu học ở chùa Huỳnh Kim (Gò Vấp, Sài Gòn) ham vui đi theo trang điểm cho các người đẹp thi Hoa Hậu Việt Nam 2012, và còn chụp hình chung với các người đẹp. Trước sức ép của dư luận chú tiểu đã phải quyết định cởi áo về đời để được làm công việc mình yêu thích. Khi thì một ni cô đang tu ở một ngôi chùa ở Quảng Ninh, đi thi Việt Nam Idol 2012. Khi thì một số ni cô hóa trang mặc quân phục lên sân khấu tham

gia một chương trình văn nghệ tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, ngay trong mùa an cư kiết hạ. (“Xung quanh vụ việc “Ni cô mặc quân phục biểu diễn nghệ,” báo Giác Ngộ). Trên mạng còn lan truyền một video clip của một nhà sư đứng trước đám đông hát nhạc chế tâm sự về đời sống của những người đi tu, chế từ bài “Ðời tôi cô đơn” thành “Ðời tôi đi tu nên tôi đây phải ăn chay, đời tôi đi tu nên tôi đây phải cạo đầu, đời tôi đu tu nên tôi đây mặc áo nâu, tôi không mặc áo màu và cằm tôi không để râu...”! Không chỉ xuề xòa, thiếu đi sự nghiêm cẩn, oai nghi, một số nhà sư còn có những hành vi rất không phù hợp với người đã tu hành. Khi Ðại Ðức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” xuyên Việt trong 4 năm (từ 2009-2013), hàng chục đệ tử, các tiểu sư thầy đi theo “tháp tùng” đã có những hành vi khiến người dân nhiều lúc... ngỡ ngàng. Như phi thân tung chưởng, ném mũ cối, thổi còi dẹp đường, làm ác tắc giao thông, thậm chí xô xát với người dân hiếu kỳ đổ ra đường xem (“Bất ngờ với cảnh tiểu sư thầy ném mũ cối trên phố,” Dân Trí). Một trong những scandal ầm ỹ của ca sĩ họ Ðàm trong thời gian qua là vụ xem tiếp trang 9


PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC

GS. NGUYỄN ÐĂNG THỤC (1909-1999)

Hình: Uyên Nguyên / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

Ð

cổ học trường Viễn Ðông Bắc Cổ có viết trong “Phật Giáo ở Annam” (Le Bouddbisme en Annam).

Trần Văn Giáp, nhà khảo

“Vào khoảng thế kỷ XI, Phật giáo hết sức thịnh ở Việt Nam. Tín đồ gồm những thường dân mà cả các quan trong triều và chính vua chúa nữa. Các người này muốn lập ra một tông phái mới. Nhưng đáng lẽ liên hệ vào tổ Bodhidharma, họ lại chọn một thiền sư Tàu gọi là Thảo Ðường thiền sư từ Chiêm Thành đến mà ông ta đã từng ở đấy lâu năm. Họ theo giáo lý của thiền sư này mà tu tập. Thời kỳ thứ tư này là thời kỳ thiền học Việt Nam” (tr. 66 – Le

ể kỷ niệm ngày Phật Ðản kỳ 2509, tại thủ đô miền Nam Việt Nam. Chúng tôi xin phép trình bày công trình xây dựng của Phật giáo vào cái ý thức dân tộc từ bước đầu khi dân tộc Việt Nam mới thoát ly khỏi sự đô hộ ngoại lai để trưởng thành và bảo vệ nền tự chủ của mình suốt khoảng ngót một ngàn năm và đồng thời thực hiện được cuộc Nam tiến từ Nam Quan đến Cà Mâu, từ Vịnh Bắc Kỳ đến Vịnh Xiêm La, dọc theo sườn Ðông dẫy núi Trường Sơn “nhất đải vạn đại dung thân”.

Bonddhisme en Annam Trần Văn Giáo EFEO). Cái khuynh hướng thiền học Việt Nam có phái Thảo Ðường là Lý Thánh Tông đứng đầu ấy như thế nào, khác với hai phái Tì Nia và Vô Ngôn Thông hay Bích quán như thế nào, thật khó lòng tìm được tài liệu để nghiên cứu. Chúng ta ngày nay chỉ đóan biết đại khái bằng vào những tài liệu hiếm hoi và gián tiếp. Lấy Lý Thánh Tông đứng đầu thì Thánh Tông không có để lại văn thơ gì để khảo cứu, có chăng chỉ biết qua Việt Sử lược, Sử ký toàn thư hay Việt Sử tiêu án là những tài liệu chính xác.

Nhưng ở đây lại cũng ít nói đến tư tưởng của nhà vua, chỉ chuyên nói về sự nghiệp chính trị thôi. Qua những tài liệu đã kể trên chúng ta chỉ biết Thánh Tông chuộng võ công được huấn luyện từ nhỏ để làm con nhà tướng. Tuy nhiên, ngoài chiến công, nhà vua còn tỏ ra biết thương yêu nhân dân như con đẻ, nhân từ với những đau khổ, tối ngày Vua thần đi cày, tịch điển hàng năm để làm gương cho dân. Ngoài ra sử còn chép: “Năm Bích Thần, hiệu Long Thụy thái bình năm thứ III (1056) xây chùa Sùng Khánh bảo thiên; phát câu đồng trong kho

vua đúc chuông đặt ở chùa đó; vua thần làm bái minh văn.” (Việt sử lược). Nhưng chuông ấy với minh văn còn đâu? Năm Mậu Tuất, hiệu Long thụy thái bình năm thứ V (1500), tháng sáu, Tây điện Linh Quang, bên trái dựng điện Kiến Lễ, bên phải dựng điện Sùng Nghi. Phía trước điện dựng lầu chuông, một cột, sân cạnh hồ sen (dọc trụ lục giác liên hoa chung lâu). Năm Tân hợi; hiệu Thần Vũ, năm thứ 3 (1071) mùa xuân; tháng giêng, vua ngự viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước. (Việt Sử lược). xem tiếp trang 7

VAI TRÒ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG DÂN TỘC THẾ KỶ THỨ 9

NGUYỄN HIỀN ÐỨC

(Trích chương II, III trong bài Phật giáo Việt Nam của tác giả Nguyễn Hiền Đức, đăng trong nguyệt san Tư Tưởng số 3, tháng 5 năm 1973, do Viện đại học Vạn Hạnh chủ trương)

N

ếu hiểu tự chủ trong ý nghĩa sinh tồn của một dân tộc, là điều kiện tiên quyết, sống chết của một dân tộc và phải được trường kỳ tranh đấu trên mọi bình diện, trong điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử và địa lý... thì hơn ai hết, các Thiền sư Việt Nam đã phát khởi và tranh đấu cho ý thức tự chủ của Dân tộc. Thật ra, cuộc vận động cho ý thức tự chủ để mà sinh tồn của dân tộc đã thành hình từ lâu và thực sự có qui cũ vào thế kỷ thứ VII để rồi hoàn thành một cách tốt đẹp ở thế kỷ

X và đầu thế kỷ XI với sự xuất hiện của các Thiền sư Khuông Việt và Vạn Hạnh. Hai Thiền sư này thuộc hai hệ phái khác nhau, một bên gây được phong trào trong tầng lớp trí thức, bên kia có khuynh hướng, thần bí, giỏi phù sấm, đã gây được ảnh hưởng lớn lao đến tận hạ tầng cơ sở quần chúng. Nhưng đối tượng hoạt động dù có khác nhau, các Thiền sư đã thực sự phản ảnh dư luận của quần chúng, thực sự đại diện cho nguyện vọng chính đáng của quần chúng. Trường hợp Cao Biền chẳng hạn, đối với lịch sử Trung hoa, ông là người có công dẹp giặc Nam chiếu, xây thành Đại la, làm hải cảng Thiên uy và thiết lập những hải cảng chiến thuật... nên ông được sử Trung hoa và Việt Nam xem là công thần, nhưng đối với các

Thiền sư Việt Nam, công trình của Biền chỉ là sự đe dọa trầm trọng , một xí đồ nguy hiểm và chỉ là một thứ “trù yễm”. Sứ mệnh thứ hai của các Thiền sư, là vận động quần chúng trong mưu cầu tự tồn, tự quyết của dân tộc, cảnh giác quần chúng về mưu đồ của Bắc phương, và dự đoán sự thành hình của nhà Lý. Trường hợp Định Không là điển hình, trước nhà Lý đến hơn 200 năm mà đã có sấm ngôn về Lý Công Uẩn, đã có vụ mười khẩu chuông đồng, có tên làng Cổ pháp... Đây là giai đoạn các nhà Sư Việt Nam thực sự dấn thân và đã thể hiện một cách trọn vẹn tình tự yêu mến Quê hương Dân tộc. Nhằm hỗ trợ hữu hiệu mục tiêu trên, các Thiền sư đã tham gia chính sự

6

như trường hợp của Pháp Thuận và Khuông Việt, hai Ngài đã làm cố vấn cho vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và rất được Vua, Triều đình và dân chúng trọng vọng. Riêng về Pháp Thuận, Ngài làm việc cho cả hai triều Đinh Lê, và Ngài đã làm việc với một tinh thần tha thiết yêu mến Quê hương, Ngài đã không ngần ngại làm một người chèo đò tầm thường để đón sứ Tàu là Lý Giác và làm cho Lý Giác phải kính nể người Việt Nam... Tiếp tục công trình dựng nước của các Thiền sư tiên phong, Vạn Hạnh đã trực tiếp tham gia chính trị và sự thành tựu tuyệt hảo nhất của Ngài trong lãnh vực này là đã xây dựng triều Lý - một triều đại huy hoàng nhất, sáng chói nhất, nhân đạo nhất trong lịch sử Việt Nam. Chúng

ta không thể chối cãi được cái tác động mạnh mẽ, cái ảnh hưởng thâm sâu và tốt lành của Phật giáo Việt Nam trên triều đại này. Do ảnh hưởng này mà triều đại nhà Lý đã có những vị vua tha thiết với quốc gia và dân tộc, tha thiết yêu mến dân chúng. Sự kiện này chỉ có thể giải thích được bằng tình Đạo và tình Quê. Vạn Hạnh đã dấn thân vào những hoạt động chính trị để đem lại những ảnh hưởng tốt đẹp cho nhà Lý. Và, tất cả những vàng son của Phật giáo Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam đều do những bàn tay của các Thiền sư. Tóm lại, qua hoạt động của các Thiền sư, nhà Lý đã bắt đầu một giai đoạn tự chủ dân tộc thực sự của xem tiếp trang 21


tiếp theo trang 6

PHƯƠNG PHÁP KẾT NỐI THÂM TÌNH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI

PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC Tất cả có còn gì di tích? Chỉ biết Lý Thánh Tông sau khi ở Chiêm Thành về, không mãn nguyện với hai phái thiền học cũ, nên gặp Thảo Ðường học đạo ở Chiêm Thành hắn có đem vào Phật giáo một khuynh hướng mới, chắc là khuynh hướng Bà La Môn, tông giáo chính thống của nhân dân Chiêm Thành. Bà La Môn giáo có khuynh hướng hữu thần hay vạn hữu thần, sở tướng về khoa Yoga nguyên thủy tức là khoa pháp thuật thần thông. Bởi vậy mà Thảo Ðường đã sửa chữa tập Ngữ lục của một vị Tăng lục Việt Nam tại triều bây giờ. Chẳng biết nhân vật Thảo Ðường có thật hay không hay chỉ là cái tên đặc cho một môn phái thiền học sáng lập ở Việt Nam để thỏa mãn sự đòi hỏi của nhà vua cũng như sĩ phu và thường dân bây giờ đang phát triển về ý thức dân tộc muốn độc lập tự dương, chống cả với nhà Tống phía bắc, Ðại lịch ở phía Tây và Chiêm Thành ở phía nam? Cuộc thức tỉnh bồng bột ấy có vẻ đang hăng hái khích động toàn dân như đọan sử này đủ chứng minh. Sách Toàn thư của Ngô Sĩ Liên cho biết cái không khí tinh thần tập thể lúc bây giờ như sau: Vua thân chinh Chiêm Thành, bắt được chúa họ là Che Cù và năm vạn người... Vua đánh Chiêm Thành lâu không thắng, quay trở về đến châu Lư Liên, nghe tin bà nguyên phi (Ý Lan) coi nội trị, dập tâm hòa hiệp, trong nước yên ổn, tông sùng Phật Giáo, tục gọi là Quan Âm Nữ, Vua nói: Kẻ kia là đàn bà còn được như vậy ta là ông lại tầm thường thế này sao? Vua quay trở lại đánh thắng được. (q. 3, 6b, 7a) Ðại việt sử ký bản. So việc trên đây với việc dựng chùa một cột (1049), Tháp Bảo Thiên (1056) một trong tứ quý Việt Nam, xây Văn miếu thờ

Khổng Tử, Chu Công, Thất thập nhị hiền, cho hoàng tử ra đây học (1070), viết chữ Phật cao 1 trượng 6 thước (1071) chúng ta ngày nay có thể mường tượng được tinh thần bồng bột trưởng thành của thời đại. Như thế có chi lạ trong sĩ phu lãnh đạo chẳng muốn đề cao một môn phái tư tưởng đặc biệt cho dân tộc sau khi chinh phục được Chiêm Thành, một nước có nền văn minh cổ kính của Ấn Ðộ, từng trực tiếp ảnh hưởng sâu rộng vào đất Giao Châu từ xưa. Hãy thử tập trung lại những yếu tố tinh thần bàng bạc trong không khí của thời đại trước khi tám tổ hợp thành khuynh hướng riêng biệt của phái thiền học Thảo Ðường. Trước hết, chúng ta vẫn có hai dòng thiền học đang phát triển là dòng Tì Ni đa lưu chi với dòng Bích quán Vô Ngôn Thông. Hai dòng thiền học ấy đang tìm cách dung hợp với Lão học và Dịch học để ứng dụng vào điều kiện chính trị quốc gia. Kế đấy là chùa Một cột sùng tín hình ảnh phụ nữ Ðức Mẹ ở Phật Bà Quan Âm (Avalokitecvava) và Văn Miếu thờ Thánh Khổng với công cuộc mở mang Nho học. Mới nhìn qua chúng ta đã thấy ngay hai khuynh hướng tư tưởng chính yếu của thời đại là thiền học với Dịch và Lão học thuộc về xuất thế, Quan Âm Bồ Tát với Khổng Nho thuộc về nhập thế. Vấn đề đặt ra cho trí thức lãnh đạo dân tộc lập phái giải quyết những mâu thuẫn trên đây vào một tổng hợp phong phú và hữu hiệu. Trí thức lãnh đạo hẳn đã ý thức trách nhiệm của mình. Huống chi họ là những thiền sư thâm hiểu Nho học, từng tham gia vào chính trị quốc gia nay là những Nho sĩ không mãn

nguyện với Khổng, Mặc và Lão Trang đàng thì chấp hữu, đàng thì chấp vô. Họ đang kỳ vọng vào một phái thiền học mới để giải quyết vấn đề cứu cánh của nhân loại và vấn đề “liên sanh tử”. Vậy sứ mệnh của Thảo Ðường coi như một học phái mới là dung hợp các khuynh hướng mâu thuẩn sai khác bây giờ vào một cơ bản chung đồng nhất sáng tạo mà giới tri thức lãnh đạo dân tộc đang mong đợi tìm kiếm. Thanh Long đem Thảo Đường từ Chiêm Thành về suy tôn làm Quốc Sư và Tổ Sư cho phái thiền học mới của Ông. Mặc dầu có thuyết cho Thảo Đường là một Thiền sư Tàu sang học đạo ở Chiêm Thành. Nhưng lịch sử thiền học Việt Nam không thiếu gì thiền sư người Chiêm Thành như Ma Kha Ma Gia chẳng hạn. Lịch sử Chiêm Thành bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ III sau Thiên Chúa, bây giờ dân Chiêm đã Ấn Độ hóa rồi. Triều đại Chiêm giòng dõi chinh thần. Danh hiệu phạm người Tàu phiên âm An Ngữ “Varman” hay là tại Ấn Độ. Trong các vị vua CHIÊM, Gangaraja (415?) đã đi hành hương sang đại thanh Hàng hà. Một vị vua nữa, Indravarman III (959) tự hào vùng vẫy trong những làn sóng mỹ lệ của sáu quan điểm triệt (darcana) là quan điểm Di mạn Tác (mimansa). Tôn giáo chính thống là đạo Caya được thờ ở danh hiệu Mahacvara và Parameavara. Bảy mươi bảy kiến trúc của trung tâm Mi Sơn tại tỉnh Quảng Nam bây giờ là những điện thờ và chùa tháp phụ thuộc. Đền cổ nhất, thờ Linga Shadrecvara đã dựng nên khoảng 400 thời vua Bhadravorman. Một ngôi đền Chàm nữa là Po Nagar ở Nha Trang, thờ sinh lực của Ci va. Nhưng Phật Giáo cũng được tôn trọng tuy vào bàng thứ; vua xem tiếp trang 21

ất cả chúng ta ai cũng biết mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là mối liên hệ quan trọng nhất trong một gia đình. Bổn phận của cha mẹ ngoài nuôi dạy con cái còn phải dạy dỗ chúng nên người. Ngày nay, thế giới toàn cầu hoá, kỹ thuật tân tiến, văn hoá Phương Tây hoà trộn vào nếp sống Phương Đông. Xã hội càng tiến bộ, con người càng phức tạp, công việc giáo dục con cái bỗng trở nên khó khăn gấp bội. Có nhiều bậc phụ huynh không thích ứng được với đà tiến hoá quá nhanh của các em. Trong khi ngược lại, họ mỗi ngày lại thụt lùi vào nếp văn hoá cũ, đã lỡ làm mất đi sự thông hiểu các em, khiến tình thân gia đình bị sứt mẻ, đổ vỡ. Trong việc xây dựng cây cầu nối lại thâm tình, các phụ huynh cần nỗ lực nhiều hơn trong vai trò cha mẹ này. Đây là một số đề nghị đơn giản có thể thực hiện mà tôi nghĩ tất cả chúng ta ai cũng có thể làm được: - Nói lời yêu thương với các em thường xuyên mỗi ngày bất kể các em còn nhỏ hay đã trưởng thành. Lại gần các em, nói “I love you” hay “Ba, Mẹ thương con”. Cho các em biết mình thương các em, dù các em có làm lỗi hay không. Người Việt mình ít biểu lộ tình cảm ra ngoài như người Tây Phương, nhưng nói lời yêu thương là một văn hoá đẹp, sao chúng ta không bắt chước để làm bền chắc hơn mối giao tình giữa cha mẹ và con cái.

- Nếu chúng ta có một tôn giáo, dạy các em các niềm tin tôn giáo. Dẫn các em đi sinh hoạt tôn giáo thường xuyên. Cho các em hỏi câu hỏi, cắt nghĩa và giải đáp những thắc mắc của các em tường tận. - Hãy để các em giúp cha mẹ làm việc nhà, như việc mang các túi thực phẩm vào nhà sau khi mẹ đi chợ về chẳng hạn. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể làm việc này, nhỏ thì mang túi nhỏ, lớn thì mang túi nặng. Ra thời khoá biểu cho các em phụ giúp các việc như cắt cỏ, quét nhà, đổ rác, tập cho các em biết nhớ và có trách nhiệm với công việc mình làm. - Đặt cho các em một danh hiệu đặc biệt hoặc những cái tên “cúng cơm” dí dỏm, dễ thương chỉ để dùng trong gia đình. Tỷ như “cún con”, “con chó cưng của mẹ” v…v.. Hoặc tạo ra những tiếng lóng, mật ngữ, chỉ để dùng riêng trong gia đình hay hai người hiểu với nhau thôi. Những điều này xem ra rất nhỏ nhặt nhưng lại làm tăng tình thân rất nhiều. Sau này các em sẽ mang những cái tên nghộ nghĩnh này trong ký ức suốt đời, mỗi khi nhớ tới danh hiệu lại nhớ tới hai bậc sinh thành. - Tạo cơ hội nói chuyện với con cái vào giờ giấc thuận tiện trong ngày hay trong tuần, ghi vào thời khoá biểu họp gia đình. Tỷ như mỗi thứ tư, xem tiếp trang 20

Hình: Uyên Nguyên / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

7

T

TRỊNH THANH THỦY


Hình: Uyên Nguyên / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

CHIM SẺ và CHIỀN CHIỆN

C

ó người nói với tôi chim Sơn ca và chim Chiền chiện là một, chỉ khác vùng đất nó đứng hát véo von mà người ta gọi tên nó khác nhau. Nhưng thật sự không phải thế, tiếng Sơn ca nghe véo von mê hoặc và điệu bay của Sơn ca uốn lượn, trong khi đó tiếng chim Chiền chiện nghe thật thà không làm dáng và đường bay chẳng có gì là kiểu cách, mặc dù cả hai cùng thuộc về bộ Sẻ. Chim Chiền chiện lớn hơn chim Sẻ và có phần lông phía dưới bụng màu vàng, có một hình chữ “V” đen trên ức và cánh trắng có sọc đen. Phần phía trên hầu như màu nâu nhưng cũng có sọc đen. Loài chim này có mỏ dài nhọn và đầu chúng có sọc đen và nâu nhạt.

Chim Sơn ca có mầu lông giống chim Sẻ và tôi thường nhầm chúng với nhau. Tuy nhiên tôi biết chim Sẻ nhỏ hơn và mầu nâu ngả sang sắc vàng, chim Sơn ca lại có mào trong khi đó chim Sẻ thì cái đầu tròn vo. Hồi còn ở Sài Gòn đi ra Chợ Cũ người bán chim chỉ cho tôi biết một loại chim nữa gọi là chim Bách linh, giống hệt Sơn ca nhưng to gấp rưỡi, tiếng hót lại không hay bằng Sơn ca. Người Trung Hoa tin là linh hồn người chết sẽ trở về trong tiếng hát của chim Bách linh, nên nhiều người vẫn nuôi chim này làm cảnh. Tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại thích Chiền chiện và chim Sẻ hơn Sơn ca, có lẽ cái tên của chúng nghe dân dã, nghe có vẻ quê nhà nhất, cái tên đọc lên

tiếp theo trang 1

NÓI RA THIỆT... ÐAU LÒNG! chân trên thanh sắt không bay được (vì nó có keo dính) Đây là cách bẫy chim của 2 thanh niên trẻ đậu xe “honda” gần đó, thanh sắt quấn keo và một bọc đen đựng chiếc máy phát ra tiếng chim kêu gọi bầy, thật xót xa khi nhìn cảnh tượng ấy... - Xin hai anh đừng bẫy chim, rất tội nghiệp nó... Anh ta vừa rứt chân của chú chim dính trên thanh sắt ra trong tiếng kêu chíp chíp của chim như bị bàn tay anh kéo không thương xót, nhìn tôi, anh nói: - Tội gì chị ơi! Không bắt thì lấy gì người ta mua phóng sanh??? - Đó là những người chưa thấy cảnh này! Xin anh không bẫy chim ở nơi này...!!!

Khi nghe câu nói của anh, tôi đau đáu, nói anh là một chuyện nhưng phần còn lại khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều... Nếu như chúng ta dứt khoát nói KHÔNG với việc mua chim ở cổng chùa để thả thì điều này sẽ không trở thành một dịch vụ phát triển như hiện nay. Không ai mua thì sẽ hạn chế bớt việc bắt đem về bán cho người thả, rồi dần dần không ai bán chim mạnh dạn ở trước cửa chùa... Mua thả như vậy khác nào chúng ta trực tiếp thúc đẩy mọi người bắt về nhiều nữa... Có chùa quản lý được việc buôn bán này, nhưng tiếc là có chùa thì… Không biết nói sao nữa.. Tôi nhớ khi được nghe quý Thầy giảng có nhấn mạnh

nghe như một nỗi ngậm ngùi. Chim Sẻ hay chọn bụi tre tụ tập đậu lại ca hát, và chúng cũng làm tổ, nuôi con trong bụi tre nữa. Còn chim Chiền chiện sanh đẻ làm tổ không ở trên cây mà trong những lùm cỏ dưới đất. Thấy Chiền chiện, thấy chim Sẻ là nghĩ đến nhà nghèo, xóm nghèo, làng nghèo, lan man nghĩ đến nước nghèo (Mà nước mình hồi đó kìa, chứ không phải bây giờ đâu). Sơn ca cũng làm tổ và sanh sản trên mặt đất như Chiền chiện, nhưng nhờ cái tên quý phái của nó và tiếng hót ngọt ngào véo von, nó bị bắt đem nhốt vào lồng son mang giọng hát cho người đời mua vui, giải sầu, chứ không bị ăn thịt như chim Sẻ và Chiền chiện. Chim Chiền chiện bây giờ không có rất nhiều, yêu thương con vật và muốn phóng sanh nó không phải đến đặt ở chợ mấy kí lô về thả là đúng hay đặc biệt là mua ở trước cửa chùa – nơi bao nhiêu con bị bắt sẵn chủ yếu để chờ đợi bán cho người đi chùa ấy là tốt đẹp .. Đối với cá, tôm, gà... v.v chúng ta không mua thì người ta vẫn bắt về bán nhiều vì còn nhiều nhu cầu người ăn lắm. Nhưng đối với chim se sẻ, yếu tố quan trọng hơn hết để họ bắt về bây giờ là để bán phóng sanh!? Chúng ta nghĩ gì!? Như vậy việc bắt chim tăng cao là do nhu cầu mua phóng sanh của nhiều người thúc đẩy, nhưng thả theo cách này thì có đúng, tốt hay không…!? Chỉ thấy tội cho các chú chim, bẫy về đã bị thương, lại bị nhốt trong chiếc lồng chật chội, đến khi thả ra, có chú bay được

8

TRẦN MỘNG TÚ www.diendantheky.net

đất sống nữa vì những vùng đất chúng cư ngụ đã được người ta xây lên trên đó những nhà máy, hay những cao ốc. Cùng chung số phận với nó là những con chim Sẻ. Những con chim nâu nâu, bé nhỏ hiền lành đó bây giờ cũng bặt tiếng hát. Khi nói đến chim Sẻ là nói đến những bụi tre, đến làng, đến xóm. Chim Sẻ thường xuất hiện từng đàn, và chúng đang bị người ta tìm mọi cách bắt ráo riết cho những quá ăn nhậu. Hôm tháng 7 vừa qua tôi đọc một bài tường thuật của Đài Á Châu Tự Do (RFA) về cách bắt chim Sẻ cung cấp cho nhà hàng tôi thấy thương những con Sẻ quá. Người săn chim bắt đầu còn bắt một con chim mồi, bằng cách khâu mắt cho nó mù, thả vào trong một cái lồng bẫy bằng lưới, con chim mù đập cánh, bay qua bay lại chiêm chiếp kêu tìm lối ra, đàn Sẻ bên ngoài thương bạn bay xà vào cứu thế là họ bắt được vài mươi con một lúc. Thấy có tội không! Sao có người nỡ khâu hai con mắt bé tí long lanh của nó lại như thế. Ác quá! Sau này người thợ săn Sẻ lại nghĩ ra một cách bắt chim Sẻ hữu hiệu hơn. Họ dùng một cành tre khô, bôi lên một lớp keo bẫy chuột, cắm vào bụi tre hay có chim Sẻ tụ tập. Bên dưới họ đặt một cái máy phát ra tiếng chim hót của Trung Quốc. Bầy Sẻ nghe

tiếng bạn gọi, bay đến đậu vào cành tre đó, dính chặt chân vào keo bẫy chuột, họ chỉ việc đến gỡ ra. Với cách bắt này, một ngày họ có thể bắt cả mấy trăm con. Bắt cho đến chỉ còn vài con sợ hãi hoảng loạn bay thật là xa. Cứ nghĩ đến lúc người ta gỡ những con chim bé nhỏ ra khỏi cái cành tre khô có dán keo bẫy chuột đó mà xót xa. Keo đó dính chặt lắm, con chuột to tướng dính vào đó là dính luôn, không xoay thoát vào đâu được. Con chim bé như thế khi người ta gỡ nó ra có khi xé toạc cả bụng hay mất luôn cả chân vào cành tre đó. Chim chắc là đau lắm! Bây giờ không phải chỉ Sài Gòn mới vắng tiếng chim kêu mà ngay các tỉnh miền Tây tiếng chim cũng thưa thớt hẳn đi.Tội nghiệp những con chim bé nhỏ hiền lành, chúng là bạn của các trẻ em, nhất là trẻ em ở tỉnh nhỏ, ở thôn quê. Không biết hình ảnh một em bé trên lưng trâu, nghêu ngao hát bài đồng dao có còn không? Con chim se sẻ Nó ăn gạo tẻ Nó hót líu lo Nó ăn hạt ngô Nó kêu lép nhép Nó ăn gạo nếp Nó vãi ra sân Ơ láng giềng gần Xua con chim sẻ. (Đồng DaoVN)

xem tiếp trang 9

một chút bị bắt lại, có chú lão đão bị mèo vồ, có chú đuối sức rớt xuống đường bị xe cán…

nhu cầu mua không phát triển…

Nếu không ai mua, có lẻ những chú chim đó sẽ phải hy sinh sống trong lồng, nhưng hết đợt ấy rồi sẽ ít có thêm đợt mới vì

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...!

Nói ra, thiệt là đau lòng!!!

LÂM ÁNH NGỌC


xem tiếp trang 68

CHIM SẺ và CHIỀN CHIỆN Không phải chỉ có chim Sẻ bị tuyệt chủng mà những con Chiền chiện cũng mất hút tăm hơi, chim Quốc gọi hè và Sơn ca cũng bị người ta săn lùng triệt để. Nuôi chim làm cảnh và ăn thịt chim đang là cái mốt thời thượng nhất ở Việt Nam. Người ta quảng cáo là ăn thịt chim sẻ có cả trăm thứ bổ, uống huyết chim còn bổ hơn thế nữa, nhất là cho phái nam. (Chắc là họ uống hết máu rắn rồi bây giờ nghĩ đến máu chim). Thế là các nhà hàng, quán ăn, từ sang trọng đến bình dân đua nhau bán thịt chim quay, bán huyết chim pha vào rượu. Có “Cầu” thì phải có “Cung”. Nhà hàng muốn có huyết chim pha rượu cho khách thì sẽ có người đi bắt chim và mang đến tận nơi. Họ cần bao nhiêu con chim Sẻ để có đủ số huyết cho vào ly rượu? Có nhà hàng còn có sẵn rượu

đóng chai (Mỗi chai rượu huyết chim 50ml có giá năm mươi ngàn).Không phải chỉ chim Sẻ, có cả chim chỉ để làm cảnh như Sơn Ca hay chim Cú, chim Đỗ Quyên, chim Đại Bàng một vài quán nhậu đều có bán. “Có tiền mua tiên cũng được,” xá gì ba cái con chim tầm thường này. Khốn khổ thay các con chim cứ đưa mình vào những cái bẫy. Trước năm 1975, ở Sài Gòn thỉnh thoảng cũng thấy có những quán ăn bình dân bán chim Sẻ quay, nhưng số chim bị bẫy chẳng có nhiều đến nỗi trở thành một mối quan tâm cho những ai muốn bảo vệ muông thú. Khi người ta đói thì người ta phải kiếm thức ăn, như các quân nhân VNCH đi tù cải tạo về kể chuyện,

hay nói: “Con gì nhúc nhích là ăn”. Đó là một điều tự nhiên dễ hiểu của sinh tồn. Nhưng cái kiểu ăn óc khỉ, ăn nai bao tử, uống máu rắn, uống mật gấu và bây giờ lại đến cả máu chim là điều do trí tưởng tượng của kẻ dư thừa thức ăn, nghĩ ra để thỏa mãn chính mình và người buôn bán nghĩ thêm, khuyến khích cho sự thỏa mãn đó để kiếm sống. Chuyện bảo vệ chim muông, thú vật là chuyện của người khác.

Đọc tin tức ngày trước, ở Trung Hoa ông Mao Trạch Đông phát hiện ra phong trào diệt chim Sẻ vì tin là nó phá hoại mùa màng, ăn hạt thóc, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Mọi người dân điều đi phá ổ chim, đập vỡ trứng, giết chim con còn trong tổ.

năm trước vì không còn chim Sẻ, nhưng họ quên đi một sự thật là chim Sẻ ăn châu chấu nhiều hơn ăn hạt thóc. Châu chấu tràn ngập miền quê sau đó phá nát mùa màng và kéo theo một nạn đói xẩy ra tại Trung Quốc. Khi Mao Trạch Đông ra lệnh ngưng diệt chim Sẻ thì quá trễ, vì số lượng châu chấu bùng nổ ngoài tầm kiểm soát. Từ năm 19591961 ước lượng có đến 30 triệu người chết đói trong “Nạn đói lớn ở Trung Quốc.”(Wikipedia) Bây giờ có giết hết chim Sẻ, chim Chiền chiện ở Việt Nam chắc cũng chẳng đến nỗi gây ra nạn đói trầm trọng như ở bên Trung Quốc hồi đó. Nhưng cứ tưởng tượng ra từ thành đến tỉnh, trên những sợi giây điện thành phố, trên những bụi tre miền quê vắng mất những đàn chim Sẻ, những con Chiền chiện và đặc biệt là không còn dư âm của tiếng chim kêu thì buồn lắm!

Mùa vụ năm sau khá hơn

Ôi con chim Chiền chiện

và ngoài khu vực châu Á, tôi thấy tình hình an ninh, chính trị ở ta rất ổn định, an toàn. Rõ ràng, đời sống kinh tế, vật chất của ta còn những khó khăn nhưng an ninh quốc gia đảm bảo, chính trị ổn định, ngay người nước ngoài đến Việt Nam cũng vậy, họ rất yên tâm, không phải lo ngại việc này, việc kia...

trong hành động, vi phạm những giới luật, vi phạm pháp luật của xã hội, điều nào đáng buồn hơn?

Chim Sẻ ăn côn trùng, nên ở đâu có nhiều chim Sẻ thì mùa màng đỡ bị phá hoại.

Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay hứng về (Thanh Hải) Sau vườn nhà tôi có nhiều loại chim khác nhau tìm tới, có con mầu xanh biếc, có con mầu vàng, mầu xám, mầu nâu đỏ, hoặc có con mang những bộ lông hai ba mầu. Chúng thoáng bay đến bay đi. Vườn tôi không có Chiền chiện nhưng buổi sáng có rất nhiều chim Sẻ bay đến từng đàn nhỏ, năm bẩy con một lúc, tôi phải treo lồng thức ăn, đặt cóng uống nước cho chúng. Coi chim chóc như bạn tới nhà mình, mình nên mời ăn mời uống. Vì bạn cũng cho mình lời chào hỏi chiêm chiếp trên những cành cây suốt ngày. TRẦN MỘNG TÚ Tháng 9/2013

Hình: Uyên Nguyên / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

tiếp theo trang 57

SỰ Ô TRỌC Ở VIỆT NAM LAN CẢ VÀO NHÀ CHÙA hôn tay một nhà sư và hôn môi nhà sư khác trong một chương trình ca nhạc từ thiện. Trong khi ca sĩ họ Ðàm chỉ bị phạt 5 triệu thì cả hai nhà sư đã bị các chư tăng phạt “biệt chúng,” không cho ra khỏi phòng tiếp xúc với người bên ngoài, trong thời gian 3 tháng. Không những thế, nhà sư nhận nụ hôn môi của ca sĩ họ Ðàm đã bị dằn vặt nội tâm nặng nề đến độ muốn tìm quên trong giấc ngủ, may có người phát hiện đưa đi cấp cứu, sau đó nhà sư đã trả tam y tỳ kheo và bình bát lại cho nhà chùa, xin hoàn tục. Dù sao nhà sư này cũng có lòng tự trọng hơn rất nhiều người thường, quan chức, làm sai nhưng cương quyết không từ bỏ chức vụ, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi đang có! Ðáng buồn hơn, một số nhà sư đã không vượt qua được những ham muốn tầm thường, trần tục, phạm vào giới luật của đạo Phật và luật pháp của xã hội. Một nhà sư vay mượn tiền tỷ của nhiều phật tử, cầm sổ đỏ của nhà chùa, gây thiệt hại tổng cộng hơn 3 tỷ đồng, cuối cùng bị trục xuất khỏi nhà chùa sau hơn 50 năm tu hành tại đây (“Trục xuất sư thầy nợ hơn 3 tỷ đồng của phật tử,” báo Người Ðưa Tin). Một vị sư trụ trì chùa Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, đánh người, dời tượng cổ, thay tượng Phật cổ bằng bức tượng giống mình (“Phẫn nộ vụ sư đánh người, đúc mình làm tượng thờ ở Hà Nội,” Ðời Sống và Pháp Luật). Kinh hoàng hơn, một nhà sư còn giết bạn gái rồi giấu xác trong khuôn viên chùa, yểm bùa, trồng cây lên để phi tang (“Nhà tu hành sát hại người tình giấu xác,” VietNamNet)... Xã hội đến hồi suy đồi, mạt vận đến mức hiệu

trưởng mua dâm học trò, thầy giáo cưỡng bức học trò, công an, điều tra viên dùng nhục hình tra tấn để bức cung người vô tội thành có tội, bác sĩ làm chết người xong vứt xác nạn nhân xuống sông, nay đến nhà sư bồ bịch, giết người! Một số nhà sư thì tham gia chính trị, trở thành chính khách, đại biểu Quốc Hội, kể cả được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh... Thật ra chuyện người tu hành tham gia chính trị không có gì đáng phê phán, trái lại là khác, nhưng ở Việt Nam, chúng ta biết, nhà nước cộng sản luôn luôn muốn kiềm chế, kiểm soát, “chính trị hóa” tôn giáo. Do đó những người tu hành một khi đã tham gia vào bộ máy của đảng và nhà nước cộng sản, cũng khó mà giữ nguyên sự khách quan, độc lập trong quan điểm, chính kiến, khó mà cất lời nói thật, nếu như muốn đường quan lộ được êm ả! Hãy nghe những lời phát biểu của một trong những vị tu hành nay là đại biểu Quốc hội, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, trả lời phỏng vấn báo Công An Nhân Dân về tình hình trật tự trị an, nhân quyền của VN: “Tôi đã đi nhiều nước, kể cả những nước lớn trong

... Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ, nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia.” Vị hòa thượng này còn gọi công an là “đồng chí” và hết lời khen ngợi ngành công an! (“Ðại biểu Quốc Hội Thượng Tọa Thích Thanh Quyết: Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,” báo CAND.) Không biết, giữa sự suy đồi về mặt tinh thần, không nhìn thấy sự thật, khen ngợi một chế độ luôn luôn đứng trên luật pháp, có “thành tích” đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền trầm trọng, với sự suy đồi

9

Tin rằng những hiện tượng trên chỉ là số ít, là những người tu chưa trót, làm ảnh hưởng đến uy tín,

đạo đức, phẩm hạnh của những bậc chân tu thật sự, vẫn chiếm đa số, trong môi trường Phật Giáo Việt Nam. SONG CHI

www.nguoi-viet.com

BUỒN Buồn như ngọn cỏ xa sương sớm Lạc mất bình minh gọi lối mòn Vụt thoắt mông lung còn hiu quạnh Buổi chiều ngồi nhớ sáng môi hôn Ngày đêm ngược dốc đời ta mỏi Cháy bỏng cơn mơ rát thịt da Cội nguồn xao xát ngày xa tít Gọi em như gọi một quê nhà Thường trở giấc khuya ta mộng mị Chập chờn em hụt hẫng yêu thương Thảng thốt gọi tên như để nhắc Chờ nhau như chờ một quê hương Vòng xoay quả đất phù du lạ Như gió như sương chiều khói bay Vẫn nghe nhịp thờ gần nhau quá Trăm năm nỗi nhớ chợt dâng đầy Dấu tích âm thầm quay quắt đợi Xô người rơi xuống vực trông mong Tay hụt xa tầm không đủ với Bóng đổ thời gian rã nát lòng ÐÌNH NGUYÊN


THÍCH ÐỨC NHUẬN (1924-2002)

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP

V

ới đề tài Sứ Mệnh Của Người Phật Tử Ðối Với Dân Tộc Và Ðạo Pháp mà tôi trình bày hôm nay, thật ra không phải là một đề tài mới mẽ xa lạ, đề tài này đã có nhiều người nói, và chính các bạn nếu thiết tha với vận mệnh tổ quốc và đạo pháp, thì ít nữa, đã hơn một lần, chúng ta suy nghĩ tới và chính chúng ta đã góp sức và chịu những hy sinh để thể hiện ý nghĩa cao cả đó. Nhưng, xuyên qua những sinh hoạt và những cuộc vận động cam go của chúng ta, của Phật giáo trong những ngày trước đây, ít nhiều đã đòi hỏi tâm thức chúng ta phải làm một cuộc duyệt xét toàn bộ bản chất chung của đạo Phật của dân tộc, của chính chúng ta và của giáo hội để phát hiện lấy một thế cách và tiêu chuẩn tương đối đúng hơn, thích hợp với nhu cầu thực tại của dân tộc và chiều hướng đi tới của lịch sử, để chúng ta đóng góp trong tinh thần vô ngã, vô úy của truyền thống Phật giáo đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trước những đòi hỏi cấp bách của tình thế đất nước, do tinh thần phụng sự dân tộc và đạo pháp quá nhiệt thành của toàn

thể Phật tử Việt Nam, giáo hội chúng ta đã phải đứng ra làm một cuộc vận động lịch sử dân tộc hết sức quyết liệt, có nhiều kháng lực nguy hiểm. Trong khi đó những nhà lãnh đạo giáo hội cũng hiểu rằng, với sự chưa kịp chuẩn bị thật chu toàn tiềm lực Phật tử, giáo hội sẽ gặp nhiều thất bại hơn là thành công. Tuy nhiên, đấy cũng là một kinh nghiệm thật quý giá cho những người quyết tâm phụng sự dân tộc và thể hiện đạo pháp, và đấy cũng là một gạn lọc lịch sử để chúng ta phát hiện được khả năng phục vụ của chúng ta và những người cùng lý tưởng với chúng ta, đồng thời tìm đúng thế cách mà giáo hội phải cung ứng đối với nhu cầu dân tộc. Bởi đó những người của hôm nay và ngày mai đang và sẽ phải nắm một vai trò hết sức trọng đại của dân tộc và đạo pháp hãy nên tỉnh trí quyết nhẫn vượt thoát những mặc cảm tự tôn đối với những thành công, hoặc mặc cảm tự ty đối với những thất bại nhất thời của chúng ta, của giáo hội, để chuẩn bị thật đầy đủ hành trang cần thiết, đi lên xây dựng cuộc sống và lịch sử dân tộc, bằng tinh thần của người Phật tử đã thấm nhuần

đạo pháp từ bi, trí tuệ, dũng cảm. Ðạo pháp chỉ có giá trị thực, khi những người Phật tử nhận chân được đạo để thể hiện đạo tính ra bằng cuộc sống của mình. Chừng nào chúng ta thể chứng được đạo pháp ngay trong ta để thể hiện ra cuộc sống của ta và cuộc sống chung của chúng ta, thì đương nhiên chúng ta đã làm cho đạo sống động tiến hóa không ngừng rồi vậy. Cũng chính do tinh thần đó, tinh thần căn bản của đạo Phật đó, mà tiền nhân chúng ta đã phục vụ dân tộc một cách hiệu nghiệm, đồng thời làm cho đạo Phật sống động trường cữu giữa lòng dân tộc ta, dù cho giữa những thời được gọi là thịnh hoặc suy của Phật giáo. Hai chữ thịnh và suy chỉ được coi là hình thái của giáo hội mà thôi. Ðích thực, tinh thần Phật giáo không bao giờ suy giảm ở trong tâm tư và dòng sống của dân tộc Việt Nam, kể từ ngày Việt Nam đón nhận đạo Phật. Câu nói có thể là vu khoát, nhưng cũng rất thật, dù cho những người không phải là Phật tử, không nhận là người theo đạo Phật, mà sống đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam thì ít nhiều trong

họ cũng tàng chứa phần nào giáo pháp của đạo Phật rồi. Truyền thống dân tộc này là tinh thần bao dung, vô ngã, không chấp trước, không thiên kiến, không chật hẹp; luôn luôn mở rộng để đón nhận, gạn lọc những chất liệu tốt đẹp bất cứ từ đâu đến để chuyển hóa dân tộc. Ðó cũng là đặc tính đích thực của đạo Phật. Cũng bắt nguồn từ khởi điểm ấy, mà chúng ta có thể nói là truyền thống của dân tộc và đạo pháp chỉ là một thể duy nhất, phối hợp hòa điệu duy nhất cũng vậy. Nói như thế, lại cũng không có nghĩa là chúng ta, những người nhận mình là con Phật đã có được tinh thần truyền thống tốt đẹp cả đâu. Chúng ta đã học đạo, chúng ta đã hiểu thế nào là phá chấp, điều căn bản của sự giải thoát, nhưng thực tế khó lắm, thân nghiệp chúng ta vốn nặng nề, tôi và các bạn chắc hẳn cũng còn nhiều điều chấp giữ hoặc hữu ý, hoặc vô ý, nếu không thì cũng do tha nhân phân loại chúng ta. Chúng ta đang sống trong cõi sống phân loại, hiển nhiên chúng ta không thể thoát được thông lệ muốn phân loại, hoặc bị phân loại. Chúng ta phải chấp

nhận sự thực bi đát đó. Chúng ta vẫn là những Phật tử, giáo hội chúng ta vẫn là một giáo hội khác với các giáo hội của tôn giáo khác. Và trước lối nhìn của những người không phải là đạo Phật, Phật giáo vẫn là một thực thể khác với thực thể dân tộc này. Chúng ta không chối cãi điều đó. Nhưng điều quan trọng đối với người Phật tử chân chính là sự cố gắng thể hiện đức vô ngã bao dung ra ngay trong cảnh giới và cuộc sống của mình. Với ý hướng và nỗ lực đó, không sớm thì muộn, chúng ta cũng vượt thoát được những chấp trước tự thân để tự giải thoát và phục vụ dân tộc một cách hiệu nghiệm như tiền nhân ta đã từng làm đối với dân tộc. Như ta đã thấy, con người có thể không hiểu gì về Phật giáo mà vẫn sống theo tinh thần đạo Phật một cách chân thành. Ðó là đại nguyện của chư Phật, và đó cũng là đại nguyện của những người đi theo con đường Phật. Khi chúng ta đã tỉnh trí quyết tâm như trên, chúng ta có thể vui vẻ sống giữa cuộc sống phân loại khổ đau này, với những gì chúng ta đang có trong ta, đang bị xem tiếp trang 7

tiếp theo trang 5

THIỀN SƯ Sáng nay nhìn hạ sương đậu trên cành lá biếc trưa mất dấu sớm mai mới biết đời đã ngô thật ra đời vẫn có Buổi chiều mới bắt đầu Hiển linh như nghiêp báo Bóng tối đã chìm sâu Nầy con chim giải oan hót một lần tỉnh ngô nầy một giọt sương đêm sáng mai thôi đã trễ Có một cành hoa Xuân vô danh như đời sống hoa chỉ có một đời xuân chỉ trong một chốc … Ta... Thiền sư buồn chi lạ

HẠT BỤI TRONG TA Ta nhìn ta trong phút giây Phút giây để thấy tội giăng đầy Phút giây để thấy ta là bụi hạt bụi nào sao vướng mắt cay

GÌN GIỮ PHÁP CHÂN NHƯ Ta chuyển đến em Lời Chân Như Em ơi xin giữ lấy bóng từ Pháp là ánh sáng nơi đường Tuệ Giới định Không là những ảo hư NGÔ VĂN QUY

LỐI NHÌN PHÂN TOÁI chóng thời chầy, mỗi đoàn viên tự thấy mình dị biệt đối với những đoàn viên khác trong cùng một nhóm. Do đó phát sinh những quan điểm bất đồng giữa những người cùng nhóm gây nên sự tan vỡ tất nhiên của nhóm. Điều này cũng xảy đến cho bất cứ ai vì lý do chuyên nghiệp tìm cách tách ly mình với tha nhân hay ra khỏi một phương diện nào đó của thiên nhiên. Tự thân cá nhân ấy sẽ gặp phải những trạng huống phân tán đầy mâu thuẫn, tổng biệt, đồng dị, thành hoại, rất khó nhận định và xác định. Vậy có cách gì để đoạn tận lối nhìn phân toái? Đó là câu hỏi rất khó trả lời bởi vì trước tiên phải thông hiểu tiến trình suy tư và nội dung tư tưởng mà tiến trình ấy tạo ra tương quan liên hệ như thế nào? Một nguyên nhân của phân toái là lầm tưởng rằng tiến trình suy tư và nội dung tư tưởng xuất hiện trong sự phân ly chủ thể khác thể. Lý do là hiểu lầm rằng có riêng biệt và độc lập đối với nhau thời quá trình suy luận mới diễn tiến một cách có đường lối, có trật tự, và hợp lý, nhờ đó mới có thể thẩm định tính cách sai đúng, hợp lý hay phi lý, phân toái hay toàn diện,... của nội dung tư tưởng. Quan niệm phân toái về chính mình và thiên nhiên biểu lộ không những trong nội dung tư tưởng, ví như vọng tưởng suy luận chẳng hạn. Thật ra thành quả suy tư và tiến trình suy tư luôn luôn xuất hiện

10

đồng thời trong cùng một dòng hiện tượng tâm lý liên tục chuyển biến. Bởi thế cho nên muốn đoạn tận lối nhìn phân toái thời cần phải cùng một lúc đoạn tận cả nội dung tư tưởng phân toái lẫn tiến trình suy tư phân toái. Như vậy, để dứt trừ lối nhìn phân toái, trước hết phải hiểu đúng lý “nhị không” (ngã không, pháp không,) theo đó không một khách thể nội dung tư tưởng nào lại không có chủ thể suy tư và ngược lại, không có một chủ thể suy tư nào lại không có khách thể nội dung tư tưởng. Cả hai đồng thời xuất phát từ “thức,” một sự hữu toàn diện, một hậu trường tiềm ẩn. Nói theo thuật ngữ Duy thức, hậu trường ấy là a lại da thức, là “tâm sanh diệt,” nghĩa là chơn (không sanh diệt) vọng (sanh diệt) hòa hiệp, không phải một, không phải khác. Thức này tóm thâu tất cả các pháp và xuất sanh tất cả các pháp. Thuyết lượng tử xác định không thể phân chia chủ thể quan sát gồm có người và dụng cụ đo lường cách biệt với đối tượng được quan sát và đo lường. Tất cả tương quan nhiếp nhập trong một toàn thể vị phân hóa không thể dùng suy luận mà phân tích được. Cả hai thuyết ám chỉ sự cần thiết nhận thức hết thảy mọi phần tử của vũ trụ hỗ tức hỗ nhập theo một lưu động vũ trụ (universal flux.) Lưu động vũ trụ này có thể xem như

đã được đề cập trong Khế kinh: “ Vô bất tùng thử pháp giới lưu, mạc bất hoàn quy thử pháp giới” (Dịch: Không có một pháp nào chẳng từ Pháp giới này mà lưu xuất, và cũng không có một pháp nào chẳng trở về Pháp giới này.) Nếu hiểu mọi lý thuyết khoa học đều là những phép quán chiếu thời vấn đề sai đúng của một lý thuyết không còn có ý nghĩa nữa. Ta chỉ có thể bảo thuyết này chiếu soi rõ ràng trong những cảnh giới này, và không chiếu soi rõ ràng khi đem quảng diễn ra ngoài những cảnh giới ấy. Lý thuyết quyết định cách tổ chức các dữ kiện do trí năng và hành động mang lại. Quả vậy, do cách ta suy tư về sự vật mà phát sinh những phạm trù không gian, thời gian, vật chất, thực thể, duyên khởi, cọng hữu, đặc thù,... là những hình thức căn bản của lượng đoán (Judgment.) Muốn trí năng và tư tưởng được sáng sủa, thời phải thông hiểu sự quán chiếu tức phương cách nhận thức thực tại đã tác dụng như thế nào để uốn nắn kinh nghiệm thấy biết theo khuôn khổ các phạm trù do đường lối suy tư thiết định. Cần lưu ý cụm từ “kinh nghiệm thấy biết” được sử dụng để nói lên kinh nghiệm và trí năng là hai mặt của cùng một tiến trình hỗ tương giao thiệp giữa thực tại với trí giác và cảm giác. Thấy biết không phải là thấy biết về một thứ kinh nghiệm nào đó. Kinh nghiệm thấy xem tiếp trang 23


Hình: ANHDAO DO / AD Photography / www.inspirationsalongtheway.com

tiếp theo trang 10

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP tha nhân quy định chúng ta, sống trong sự phát triển của giáo hội chúng ta, sống trong nỗ lực đi tới của dân tộc giữa trào lưu thế giới mở rộng, để thể hiện đặc tính của đạo pháp. Vì một điều dễ hiểu là mỗi người chúng ta, tập thể chúng ta, các tập thể khác, dân tộc của chúng

ta, các dân tộc khác đều sống trong tinh thần bao dung và nỗ lực vận động lịch sử tiến đến tốt đẹp, thì chung cuộc tất cả sẽ gặp nhau trong sứ mệnh với một hòa điệu nhiệm mầu của lẽ sống. Chúng ta chỉ có thể tìm nổi một nền hòa bình, một cuộc sống tiến bộ đích thực

trong chiều hướng đó. Vậy, nói đến việc chuẩn bị đầy đủ hành trang để lên đường phục vụ của mỗi người, của giáo hội đối với dân tộc và nhân loại, trong một môi trường sinh hoạt cộng đồng, theo tinh thần Phật giáo, hiển nhiên chúng ta không làm công việc xây dựng tư thế

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM

M

ở đầu cuốn “Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1”, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: “Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng”. Lịch sử hơn bốn ngàn năm Văn hiến của dân tộc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng không ít về các điều kiện phát triển thiên nhiên, cùng hoàn cảnh sinh sống của dân tộc, vì thế Văn hóa Việt Nam cũng theo tiến trình Lịch sử đã tạo nên một nền văn

THÍCH NGUYÊN SIÊU hóa có một sắc thái rất đặc thù. Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v. v. . . Sự phát triển đời sống xã hội của nhân loại nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng đều chịu ảnh hưởng một phần không nhỏ vào điều kiện phát triển đời sống vật chất và tâm linh của từng địa phương. Do ở một vị thế địa lý đặc biệt trên giao lộ quốc tế, Nước Việt Nam là nơi gặp gỡ giữa các nền văn minh Ấn-Hoa lẫn văn minh Hy-La. Người Việt Nam đã tiếp xúc và hấp thụ được từ các nguồn

tư tưởng sâu sắc, tốt đẹp nhất. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có khả năng tiếp nhận và Việt hóa những tinh hoa các trào lưu văn hóa Ðông Tây, gạt bỏ những điều không thích hợp với lối sống dân tộc để trở thành một nền văn hóa dân tộc với những đặc tính tự chủ, nhân bản, bất khuất. Tinh hoa của nền văn minh Ấn Hoa đã được người Việt Nam gạn lọc, đồng hóa để trở thành nền văn hóa cổ truyền, thấm nhuần vào nếp sống Việt Nam. Ðạo Khổng và đạo Lão được đưa vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc bởi các quan lại Trung Hoa với mục đích tổ chức cai trị, người Việt Nam khéo léo dung hợp để đề cao tinh thần dân tộc và tính đoàn kết. Dân

11

cho cá nhân chúng ta hay một cá nhân nào đó, hoặc cho riêng tôn giáo chúng ta, mà chúng ta phải xem cá nhân chúng ta như một thực thể phải có, bỏ đi cũng không được,và tập thể chúng ta như một môi trường kết hợp những người cùng chung một ý hướng, để tạo cơ duyên mạnh mẽ cho công trình phục vụ xứ sở và đồng bào. Khi bản thân đã trên đà tiến hóa tốt đẹp theo tiêu chuẩn của đạo pháp,

giáo hội là một tập thể kết hợp Bởi những người thấm nhuần đạo lý đó, thì thật sự đã taọ nổi một sức đi lên vĩ đại cho dân tộc rồi vậy.

tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng một phần văn hóa và phong tục Trung Hoa sau hơn một ngàn năm bị họ đô hộ, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của mình với một nền văn hóa riêng biệt. Người Việt Nam dùng chữ Hán trong văn tự, nhưng nhất định không đọc theo giọng Tàu, cũng như không nói tiếng Tàu.

một sức phấn đấu để tự thực hiện và xây dựng một sự sống an lành cho chính mình và cho nhân loại, vì thế tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần trong tâm khảm của mỗi người, được nuôi dưỡng bởi mọi người, và cũng đang tồn tại vì cuộc đời.

Một nền văn hóa có giá trị được định nghĩa là một nền văn hóa nhân bản, phụng sự con người và nâng cao giá trị con người. Văn hóa dân tộc Việt Nam qua bao thăng trầm đều nhằm mục đích phụng sự quốc gia, dân tộc. Thừa hưởng giá trị của nền văn hóa dân tộc đó, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một lòng yêu nước thâm sâu, một tình cảm bao dung, độ lượng và một đức tính hy sinh vô bờ bến. Song hành với tự tình quốc gia, dân tộc, Ðạo Phật đãụ hướng dẫn con người có một nhận định, một niềm tin hầu tạo nên

Ở đây, hôm nay, tôi không muốn làm công việc mời các bạn duyệt xét lại chính bản thân mình và những giáo lý căn bản của đạo Phật, để xem đạo Phật có thích hợp với xem tiếp trang 22

Ðạo Phật có khả năng dung hòa rất mạnh mẽ. Bằng nguyên lý căn bản của Phật Pháp, bằng giá trị tu tập, Ðạo Phật đi đến đâu đều thích nghi ngay với văn hóa, chính trị ở nơi đó mà hoằng dươn g phát triển. Có thể nói Trí tuệ Thực chứng là dẫn đạo cốt yếu cho mọi sinh hoạt Phật sự, sẽ hoàn thành một cách linh động mọi căn cơ, phương tiện. Do vậy, Phật Giáo đã được dân tộc Việt Nam trang trọng đón nhận và trân quý giữ gìn. Ở đây, chúng ta thử nhìn vào sự ảnh hưởng và tính hỗ tương giữa Văn Hóa Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ thời mở nước xem tiếp trang 22


12


Hình: MAI CHUNG / https://www.facebook.com/chung.mai.fb

MỘ GIÓ

CỦA LOÀI CÔN TRÙNG CÁNH CAM HOÀNG LONG viết riêng cho Hoa Ðàm

C

hung cư tôi cư ngụ nằm nơi ngoại ô, trên tầng tám gió thổi mát rượi. Nhìn từ cửa sổ, trung tâm thành phố cách một dòng sông với một hàng dừa. Tôi hay nằm trên võng sát lan can mà ngắm mây trời, suy ngẫm và viết lách. Ban đêm thành phố lên đèn như một chốn huyền ảo diệu vợi lung linh đằng xa. Khi tôi nằm võng đung đưa xem tiếp trang 14

13


tiếp theo trang 13

và uống trà, cửa lan can vẫn để mở đón gió, rèm cửa khép về hai bên, thì nghe tiếng bay rì rào và tiếng va đập vào trần nhà “bạch, bạch”. Thì ra là một côn trùng cánh cam. Đã lâu mới nhìn thấy kể từ khi còn nhỏ nên dĩ nhiên tôi vô cùng chào đón. Cái màu xanh biếc từ đầu đến chân trông đẹp tuyệt, chưa kể tiếng rì rì quyến rũ khi vỗ cánh. Chú bay xung quanh cái đèn điện, rồi muốn lượn cao hơn nên mới đập vào trần nhà như vậy. Cuối cùng chú đậu yên nơi chiếc rèm vải nghỉ ngơi. Tôi ngừng quan sát chú và trở lại việc đọc sách, uống trà. Tôi đi ngủ mà vẫn để cửa mở. Sáng hôm sau tôi kinh ngạc khi thấy xung quanh chỗ võng nằm đêm qua, cơ man nào là xác thiêu thân nhỏ bé. Còn chú cánh cam kia đã chết tự bao giờ. Tôi quét nhà, thu dọn xác thiêu thân và chú cánh cam vào bịch rác rồi mang đi đổ. Không ngờ một không gian nhỏ hẹp nơi phòng khách lại là một pháp giới mênh mông cho các loài côn trùng nhiệt đới. Khi lên đèn vào buổi tối, tôi để tâm quan sát và thấy lũ thiêu thân bay vào đậu kín mấy bóng đèn điện từ bao giờ. Lại một chú cánh cam bay vào nhà với tiếng kêu rì rì và “bạch bạch”. Và rồi chuyện tái diễn như đêm qua. Mỗi một ngày đêm lại chuyển hóa bao nhiêu là sinh mệnh vậy mà vũ trụ vẫn an nhiên với nắng lên chào ngày mới. Mình cũng chỉ là thiêu thân và cả thành phố cũng chỉ là cái phòng khách trong vũ trụ bao la đang phiêu bạt này thôi. Trầm trọng mọi việc mà làm gì. Tôi pha một tách cà phê, ra lan can đón nắng mới, ngắm mây trời bay qua, thấy vạn sự cũng chỉ là… SG, ngày 18/11/2013

HOÀNG LONG

14


HĂŹnh: MAI CHUNG / https://www.facebook.com/chung.mai.fb

15


ENGLISH SECTION

Hình: GÐPT MIỀN QUẢNG ÐỨC / / https://www.facebook.com/groups/466790663391517/

THE REAL BIG BROTHER OF TODAY “...Oi than yeu bong chua Tu Dam, noi Bac Nam noi lien mot nha,tay trong tay quyet vi loai nguoi, doi lam than...” (Oh my sweet silhouette of the Tu Dam pagoda, where the North and the South would be abridged into a united home, hand in hand determined for the humanity, what a poor and lamentable life). If not a thousand, it would be hundred times that I were listening to this tune, the Tu Dam my sweet home; for my desktop at my working place stores this as an only song. When not so busy, I listen to this song. Again and again. Every time it brings my mind back to Hue, reminds me of the historical Tu Dam Pagoda of the Vietnam Buddhism. In Hue city, there’s a space located at 1B Nguyen Hoang St. In this very room, the Directory Section for the Pho Hoa Buddhist Family was formally established. The first bricks. youthful and effervescent were laid down in the full course of 60 years dotted with fierce ups and downs of the Viet Nam Buddhist Family. By very venerables, the first members were pinned with the Lotus emblems on their traditional grey shirts, showing kindness and honesty, very spiritual symbols of the Vietnam Buddhism. From this day on, generation after generation of senior brothers and members have been succeeded, and waves of young toddlers had washed their life in the Grey River of Compassion, Wisdom, Strength. Those small boys and girls of the deep past,

though deceased or alive, still remain in the rang or defected ‘cause of individual choice, I believe the Grey color of the shirt still sticks to their mind, heart, and blood of every members, every big brothers and sisters. Not mentioning the supremely finest and wonderful teachings that Buddha, the Loving Father, had entrusted into Three Forms of Holy Book, it would be an admirable hard work to improve good qualities as we had learned from Five Guides of the Buddhist Family. Although cherishing and longing for Hue, I was not born in Hue nor grew up in it. I come from Quang Nam. I had not ever set foot on premises of Tu Dam Pagoda in several visits of the city. I did not crossed over the doorsill of the 1B Nguyen Hoang St. I did learn of those famous sites through works of the Vietnamese Buddhism. On the high school graduation day, my father advised me to continue my education in Hue and would get help from his adopted sisters and brothers. I did not follow his words. Hue was a so calm, and so serene and quiet corner; it didn’t suit my character of adventure. Therefore, the young of Quang province must say goodbye to two old banyan trees, and left the Vien Giac pagoda, and the Quang Nam Buddhist Directive Committee to go down on to real life bearing on his back his treasure of Compassion, Wisdom and Courage. Nowadays, in this foreign land, whenever listening to the female voice, partic-

ularly endowed with special accent to Hue people, of the singer whose name is still unknown to me in the song “Que huong toi mien Trung” (My sweet Central homeland), I feel deeply blue, thoughtful of Hue, of merits of venerable Sangha, of senior sisters and brothers; they all, from that impose ancestor leaders’ Court or founding ancestors temple, a modest room in the beloved city, had raised a restoration movement for the Viet Buddhism after many years of mistreatment, oppression in Monarchial rule and Colonial times. The simultaneous appearance of the Restoration movement and the Buddhist Family organization was merely a natural response or reaction of an oppressed religion whose fate and live activities have been going in pair with the fate and history of the Nation. Thousands of years ago, since the ancient ancestor venerable monks shed lights of Compassion upon arriving on this land of Kings Hung, Buddhist teachings were not only teachings of Buddhism, but they set up a truly Buddhism of Vietnam. Vietnam Buddhism, as a religion, had not only brought in to citizenry well disposed means to reach liberation, happiness, but, by harmonious integration and transcendalism, it has been assimilated into the heart of the Nation, and does contribute its important part in establishing the cultural, ethical base for the Vietnamese Nation as a whole. Buddhism came to Vietnam not as beautiful indiscriminately

16

THI NGHIA TRAN TRUNG DAO

and unintentionally flying yellow seeds of pine trees or as parasite strings but as the suave latex that dissolves and nurtures the old tree of four thousand year Vietnam. If Buddhism were taken out of the Vietnamese Nation, the living force would be sucked out and away from the old tree. Buddhism and the Nation is glued together so that once the famous thinker and writer and activist Phan Chu Trinh said: “Every time Buddhism is weak, the Nation goes down with it”. Back to the Vietnamese History, after, in nearly three hundred years, enclosed into the Chinese Confucianism era of Four Books Five Litanies or the Chinese Cynic reign and the North and South separatist situation, the Vietnamese Nation has declined backwards, lost its vision to future, distanced itself from the national identity and almost thrown into exhaustion.. Our ancestors were amazed and blazed of mechanical strength of the Colonialism. Thousands and thousands and even ten thousands Vietnamese were cut down as rice thaws in front of firearms of the Invaders. Throughout the second half of the 17th century and in the beginning of the 18th, the Dark Invasion was tightly covered the whole country. Slavery. Chains and jail times. New Guinea. Reunion. White bones of poor and unfortunate Vietnamese labor workers were fertilizers to the roots of rubber trees. The guillotine was never dried off the red blood

of Vietnamese patriots. However, the confidence in Independence, SelfDetermination, Openness rooted in Van Lang Nation Building time, nurtured alive in every Viet heart in general, in every Viet Buddhist in particular, is always burning. Struggles for Independence were stirred up everywhere and under assorted forms. In cadence with The World Buddhist Restoration Movement, and in pair with the patriot movements, in particular, the Duy Tan Movement, the highest ranking and most venerable ancestor Monks as Giac Nguyen, Khanh Anh, Giac Tien, Giac Nhien, Tinh Hanh, Tu Quang, Phuoc Hue, To Lien, Tri Hai... they also left their remote and discrete Zen room to go along with the Nation, securely leaning on their bamboo sticks. They were taking great care of the national sufferings, waking up patriotism, knocking at the door of the awareness house of Independence and SelfDetermination in every Viet heart; they hoped to restore the spirit of the Nation through education and the ability of change of the Buddhism against the negative forces. Wake up, Vietnam! The call of Lac Viet Ancestors seems to make echo from Phong Hoa, Me Linh, Nhu Nguyet, Bach Dang. To restore the Buddhism in that direction and sense should be regarded as a great pilgrim of the whole nation in search of the return point to the continued on page 17


continued from page 16

very original and ancient primitive source that had brought out the Vietnamese Nation. The Buddhist Family Organization, a loyal son of the Vietnamese Buddhist Pan-Association, precursor of the Unified Vietnamese Buddhist Organization, has grown up from the light of the efforts of Buddhist restoration movement. The Organization ceased to be merely comprised of a band of young gals learners and practitioners of Buddhist teachings under the leadership of The Senior scholars Tam Minh Le Dinh Tham or the respectable elder Ton That Tung in Hue city, but it did regroup hundred thousands of ardent and efficient activist members in all three parts of the land. It no longer becomes a mob of lonely travelers through a deserted path, but a movement that integrates active youth and stands up and explore every bit of land of the country. From active and developed cities till remote hamlets, from the old respected capital Thang Long till the recently exploited wet land of Ca mau, one can pinpoint the same grey color uniform, expecting to find a kind and nice, and generous souls that would put behind his or her back everything except the solidarity spirit ending up in loving each other and always ready to help. They dig water ditches, build roads, set up levees, and Viet classrooms for illiterate general populace. I would be amazing

of Buddhist reorganization and restoration era on their shoulders are voluntarily determined to take the road. With load of Compassion, Wisdom and Courage, Viet Buddhist Family took an important role in carrying out projects of expanding teachings and protecting living things or sentient beings of the Church. Viet Buddhist Family are the vanguard forces in the efforts to bring in Peace on the land, in the struggle for religious equal rights and justice and in the advocate for democracy that the Church has called for in sixty years. Of course, there won’t be any success or achievements without sacrifice. Under the great achievements in 60 years of growth the Buddhist Family Organization has enjoyed, there had been a mount of sufferings generations and generations of its members had to endure, in oppression, jail time and tortures. These tragic scenes had never faded out of the mind of the Buddhist Family leaders. And, on the land impregnated with bones and blood of the senior leaders, there was blossoming many finest religious flowers. They sacrificed themselves in order to let our present generation, our children and there offspring in the future continue to live in love, peace and happiness. The senior leaders had used their bones and blood, their skin and flesh to make segments for the long Kind and intimate

pieces, helping toddlers practicing singing songs with a very old and used guitar in a culture and arts program celebrating the Great Birthday of Buddha on a pagoda yard after 1975, anyone wouldn’t feel sorry and pity for him. Tomorrow, he could have to sit down lonely in a corner to write down a long self-examination report of tens of pages and it would be very likely he could be found in any jail anywhere. But he is not afraid. It is the ideal of a leader has help him to stand up and continue his trip. Despite of great storms and heavy rains, leaders and members of the Family are always flying wings, loyal and pitiful; they are trying to fly back to their old nest, and always raise their thin wings to protect their teachers and safeguard their teams or groups. The event of April 30, 1975 had pushed out of their nest millions of Vietnamese, among them thousands of members of the Buddhist Family organization . Fortunately, although they had to leave, members of all level of the Family had never forgotten their solemn oath when registering in the organization. Where one can find a Family leader, one can be assured to see Buddhist Family activities. From refugee camps till resettlement in different 3rd countries, senior brothers and sisters always tried their best to re-set up the organization. Where one could find a pagoda, Family would be

Why? Who’s at fault? I read many accounts, essays, assembly minutes explaining why the Organization was in decadence. On many occasions of making greeting bows to venerables, I listened to their concerns to the future of the Organization. I had many chances to exchange ideas and opinions with man and woman leaders of all ladder in the NorthEast of America and overseas, about the situation of the Organization we could evaluate as weaker and weaker. Hundreds of reasons, objective and subjective, active and passive were put forwarded and based on to assess the actual situation of the Overseas Vietnamese Buddhist Family. Every reasons seem rightful, every references logical, any argument fully orato-

to take part in making better the society in the spirit of Buddhism has to change? Of course, the aim to educate them to be truly Buddhists doesn’t change, but objects of this formation have completely changed. Likewise the purpose of educate the society in the Buddhist spirit doesn’t change, but social objects the Buddhist like to educate are changing by hour and by minute. Universe is a river that never stops flowing and changing in every split of a second of the consciousness; it is no need to mention so many changes in 6o years. In view of Buddhism, there is not anything that could last eternally, and exist alone and independently. Society in present time is not the society of 60 year before. Thoughts, concerns, anxiety, expectations, inclinations of the present young generation are fully different from the ones of the 60 years before. Objects of education change, so methods, means do follow accordingly.

ENGLISH SECTION

THE REAL BIG BROTHER OF TODAY

admit that the reality won’t be like they had expected. Time after time the Buddhist Family becomes weaker and weaker. In 1980 there were hundreds of accounted Buddhist Families, nowadays the number of units and names could remain as before, but strength could wear out a lot. Leaving are numerous, newcomers scarce and who remain look much tired out. At this moment, as a member of 40 years of the Vietnamese Buddhist Family and also as a diligent watcher of their activities throughout 10 years, I would tell you that if we would not be courageous to carry out changes, basic and immediate, in a very short span of time, the Overseas Vietnamese Buddhist Family could cease to exist.

In a word, will the aim of educate the young to be truly Buddhists and participate in ameliorate the society of the Overseas Vietnamese Buddhist Family be reached and even the Organization can survive or not depend on what we would choose between 2 following alternatives: Do we want the Vietnamese Overseas Buddhist Family Organization to be an organ undivided and inseparable from the one in the country, with a leadership based on pyramid hierarchy, limitation continued on pageof14

Leaving are numerous, newcomers scarce and who remain look much tired out. At this moment, as a member of 40 years of the Vietnamese Buddhist Family and also as a diligent watcher of their activities throughout 10 years, I would tell you that if we would not be courageous to carry out changes, basic and immediate, in a very short span of time, the Overseas Vietnamese Buddhist Family could cease to exist. continued from page 12

Reviewing many changes, ups and downs in life, many “laic Buddhist shangha” had left, refused the past; they seem indifferent when witnessing the boat of Church, Karma nearly in distress and sinking; they no longer care about the life and security of the venerable rank that once had educated them, protected them. Away from them, members of the Family behave differently. Among six Services under the direct leadership of the General Service for the Youth, the only one survive is the Buddhist Family Service; it’s the only one that would and could resist against oppressions and crackdowns, even in times when the fate of the country and the Church would be critical. Looking at a leader in his traditional grey shirt, mended with tens of small cloth

active in there. If there are no pagoda at all, Family could move their activities to the public park, in schools and even in the church yard of other faiths. Through many sweats and tears, they all believe that, with a beautiful ideal, great tradition, disciplinary formation, the Vietnamese Buddhist Family would survive and expand overseas. After 28 years, with a lot of efforts and sacrifices, it would be detrimental to

17

ry. Nevertheless, there’s a question I didn’t hear anyone raise, or satisfactorily answered that what is the right direction the Overseas Vietnamese Buddhist Family should go. At first glance, the above question seems naive and expendable. Did we wander around in the jungle in 28 years? Does the aim of the Buddhist Family that is to educate the adolescents, teens and children and form them to be real and formal Buddhists and

power and responsibilities distributed on standardized levels Tap, Tin, Tan, Dung; ranks of Buddhist knowledge and talents of leadership for members should be based on camp trips (Loc Uyen, A duc, Huyen Trang, Van Hanh); patriarchal manners in internal relationships should be kept, with love but stern, sacrifice and obedience, respect and follow orders from seniors, study documents, teachcontinued on page 18

Hình: GÐPT MIỀN QUẢNG ÐỨC / / https://www.facebook.com/groups/466790663391517/

to hear patriot Vietnamese songs everywhere in the country, that could be raised up unexpectedly on boat trip along the banks of Hong river, and on the famous river of Parfums, Huong river, and Thu Bon, Vam Co; or from fragile bikes on rice ditches of Can Tho, Soc Trang; or on almost all bus lines that draw their traces along the length of the land. French songs very popular among the youth at that time like La Vie est belle, Chanson d’adieu etc.. were replaced by Day Than Ai, Ve Ben Ngu, Tram Huong Dot (Lovely relationships, Return to Royal Dock, Incense offerings) suggested by senior leaders Le Lung, Buu Bac. Flares from campsites start to send out signs proving confidence among the Viet youth still very alive; and whistle and horn blows woke up the young generation off the terribly bad dreams they were being subjected to. Children of Buddha, leaders with their burden of big brothers and sisters

Relationships Thread. At this moment, let us keep one minute silence to remember beloved male and female deceased leaders of our Viet Buddhist Family.


ENGLISH SECTION

continued from page 17

THE REAL BIG BROTHER OF TODAY ing works in Vietnamese designed and written from decades before, and enclosed in forms, organizational charts inclined to centralism? Or do we want a Buddhist Family, though originated within the country from the Vietnamese Buddhist Family, that would make progress accordingly to new environment within an open society? It would respect principles of democracy and equality and within internal affairs, all sworn members would have equal rights and equal responsibilities upon the fate of the organization, including vote for leaders at all level of leadership; it expands recruit membership into high schools, colleges and into specialists and experts rank in public and private sectors, it will promote Buddhism Study movement among the Youth in Universities; it will set up united network between Youth for Buddhism Study and local Buddhist groups, organizations in countries where we are resettled; Buddhist catechism lessons taught in pagoda and summer bi-linguist Buddhist Study conferences directed by venerable teachers will replace training camps; it encourages members to engage in Buddhist studies taught in universities; it organizes special conferences on education, culture, science and technology to form members finest specialists, with diversity on specialties as well as on leadership; volunteer into cultural and social activities for the benefits of local areas where members are dwelling instead of going around in perimeter of our team headquarters dedicated only to children’s songs; simplify procedures and formal appear-

ances including uniforms, rejuvenate and make activities more excited. We do not need much profound reasoning or analyzing, we are prompt to recognize that the latter proceedings are necessary and appropriate to the pace of progress of nowadays human society. In 28 years, we have been going on the old path of the past while still thinking or deceiving ourselves that we are looking forward to the future; in 28 years we had gone counterclockwise with our era but are still convicting ourselves we are heading to new horizon. There’s no future nor new horizon. The most part of our overseas group activities in 28 years, from our mind to character, from concepts to action, are linking segments of Hue, Saigon, Can Tho, Dalat, they do not belong to actual active land of Santa Ana, Boston, London, or Victoria. Indeed, nearly all of senior leaders, men and women, in Overseas Vietnam Buddhist Family central committee belong to the leaders promotion in the period from formal foundation day in 1951 to 1964 assembly, after religious oppression season 1963. At that time, they were a little bit beyond 20 year old. Half a century had gone. The tamarind row in front of Gia Long High School, the formal 1964 Buddhist Family assembly site, had gone through 40 burgeoning seasons. When setting foot on America land many, leaders were at downhill age, after many long years in jail, in chains, starvation and disease. The Grey Color is not fading away, the ideal is still intact, but strength is not going in pair with

willingness. The bloody war had inflicted deep wounds on their body and even in their mind; they won’t go away easily. The passive results of those wounds are showing themselves in every sayings, every acts and in every solutions they are trying to adopt. They have also to face the new society, in which almost every daily activities are like automatic instincts and standardized. They have to lead groups and teams of most youngsters born and raised overseas. They could be born on a freighter, a battleship, in refugee camp, on the first days of resettlement; now they are almost 30 year old. Their food are hamburgers and language English; they did not enter this world in folk ballads, but by computer games, animation. Their mother tongue are not Vietnamese, but English, German, French. While listening to the original Vietnamese culture impulses and going to pagoda to study Buddhism, at the same time they are feeling lonely, lost, stranger to even their organization. Many of them are medical doctors, engineers, economists or financial specialists. They could play very important roles in American companies, in American society, however in Family group they are treated as toddlers learning how to walk. The reason is that they are not accustomed to Buddhist Family artisan activities, and moreover they could not speak fluently Vietnamese. They have to abandon the Family. In present day, the most part of our Family members are children at pre school, school age, and teens, although the Buddhist Family is not only for children and not

merely a performing arts group. Many of them are patient enough to overcome language barrier by learning Vietnamese at home, in pagodas, at Vietnamese centers. Despite of all their terrific efforts, their Vietnamese capital are only big enough to order their food in restaurant, greet people on streets; how can they fathom Buddhist teachings. How could any Vietnamese center help explaining Four Graces, Six Harmonious, and nearly impossibly Eight Righteous Paths, Four Finest Concepts. No one could refute the loving willingness of our leaders, men as well as women, toward organization and generations of members. Proofs of this kind are plenty enough in our Family history; if death were necessary, so be it to let the organization survive, children grow, they had never hesitated to sacrifice. The Buddhist Family is their breath, their very first life of all, it would be more important than their private family life. The Buddhist Family would be their starting point as well as their return destination from this in-corporation, incarnation . Here’s the right moment we have to grant occasion for younger generation to engage the new challenge in our Family history. Give them the key Compassion, Knowledge, Courage and let them start their trip, don’t put on their back burden of the past and the sadness of the generation you all dear leaders are bearing. We often hear of and read on phenomenon of disaccord, disputes in Buddhist Family and in Vietnamese communities. These rupture in reality do not come out from any special deeply important causes, objective or subjective. But it is simply because we do not know really true aims

of the organization and its capability to respond to these requirements. In a larger sense, in countrywide, if everybody has his farther vision for the future of the country, knows his or her own position and responding capability to the country needs, the path of our country history should not be entangled in the present insurmountable fiasco. We are inclined to act beyond our capability, accept responsibility out of our talent and resource and most of all try to occupy position not fitting us. Water always comes back to its source; and blood to its heart; and leaves to their branches. Yes they will do. But first of all, blood must circulate, water flows to ocean and leaves live their green cycle. We are away from the original 60 year tradition establishments and even traditions must also go through changes and adjustments to environment, if not, what is regarded as tradition would be merely backward and inappropriate habits. Noble traditions of the Vietnamese Buddhist Family will not die out, if we know how to preserve and expand. When transplanted to Garden Grove a longan of Hue city should not be expected to grow, blossom and bear fruits, and taste like when it remain at its natural natal place. Buddhist essence is the only one but individuality in every person is different. Enlightenment seeds in every heart take their birth from Animisalocana; it’s where The Great Teacher of all times had thanked the old tree for its shade, cover from rains and fierce sunlight; however, not for that same reason, boh in Berlin, Sydney would grow into the same silhouette as the old one in Animisalocana. If, in the era of 1930 Budcontinued on page 19

THE WORLD IN ACTION

Want to Help Typhoon Haiyan Victims? Post an ‘Unselfie’ What if your selfie was unselfish? Thousands are helping the victims of Super Typhoon #Haiyan by posting an #unselfie with donate links to UNICEF and other aid organizations. We loved the idea so thought we’d do our own. Why not create yours to spread the word and help our vital work for children in the Philippines! How the unselfies for Haiyan idea got started, via Mashable: http:// uni.cf/HQGf97

Photo: Masable

18


Hình: GÐPT MIỀN QUẢNG ÐỨC / / https://www.facebook.com/groups/466790663391517/

continued from page 18

dhist Restoration, we have great leaders, men and women, who had played their role of pioneers, preparing roads, so in the present time, in order to continue its existence and progress in new lands, the Overseas Vietnamese Buddhist Family should have newer leaders, new big brothers and sisters, seniors who would bear in their mind knowledge of the era, and would be capable to cope with the needs of new whole world times. The new big brothers and sisters of the era, or to adopt the term 21st century of master Tu Luc, religious alias Tam Minh, will bring forward lights of Compassion-WisdomCourage, beautiful motto of the Vietnamese Buddhist Family into the people hearts with a young zealot audacity, with means suitable to the time and language that fits their actual generation. Kindness does not stop at Compassion, giveaways of material things but, it’s an offer of overflowing energy of twentieth to noble purposes aiming at bring forth joyful things to human neighbors where seniors, older brothers and sisters, limited with their age and health and tiresome psychology could not implement. In Western societies where prevail wrestle with living, struggle, killing because of low desires and illusionary temptations, the Compassion and Serene Calmness bell sounds of Buddhism will be expected with joy and acceptance. Members of the Buddhist Family will be called for writing letters True Love in the expected vacuum in the hearts of those aimless and uninteresting materialistic people. The Big Brother or leader in our present time would be birds that fly high into blue sphere to embrace the whole mankind. Youth is the ocean ready for unselfishness, nonprofitable, transparent and holy. Therefore, Youth is opened to Knowledge, sensible to decipher and

receive true meaning in words, teachings of the Holy Kind Father. Light of Wisdom will be the torch of the lighthouse leading to Enlightenment, away from dark inclinations and helpful to nil all undesirable Ignorance and troubling delusions. Knowledge, like a chariot, rather light, less baggage, becomes rather faster. Youth is exactly lighter, bearing less baggage and mostly not haunted by the past. A leader of the new era, with that kind of spirit of unselfishness and transparency, would be overflowed with Strength and Courage to win over challenges and difficulties, would fly high over stagnant wetlands and water bodies of disbeliefs, assorted complex of repressed emotions of the past and to head into a future of openness, tolerance, and truly human, not only for the Buddhist Family, the Youth, but also for the country, or for the mankind of the future in a larger scope. They could be wrong, subjected to falls and breakdowns multitude of times, but at the end they could recognize courageously their shortcomings, stand up and continue their travel and their operations. A leader of the new era contribute or take part effectively in strives to lighten up the Scientific Buddhism beyond limits of scientific knowledge. Buddhist religion is not a asylum for psychologically distorted minds, leaning to self safety, favors, passiveness, anti-society, prone to hitch beliefs, fortuneteller readings, but the active living path the whole world is needing. Buddhism is for humans. Buddhism is stressing on humans not otherwise as the center of the world, the universe; it’s man not whoever or power, should be the master of his own fate. Buddhism is religion of Love. In its 2600 plus years of its history, not a single drop of blood of the humanity would have streamed out among plenty of wars that had caused

a lot of bones and blood based on supernatural powers. The great English historian, H.G. Well had a chance to thank Buddhism through his words: “Buddhism has waked up, cleansed and made serene, and also played an important role in directing, leading human destiny“ (from Vietnamese version). Because Buddhism is the religion for the Youth, the Spring for human thinking, the ideal for youth education of the Vietnamese Buddhist Family; it is needed, not solely for Vietnamese Youth but also for the youngsters of the world. Methods to introduce the ideal of the Vietnamese Buddhist Family to young hearts of Vietnamese young generations, to young hearts of the local or native youth, of course, would be very complicated and challengeable. It should be

wise to start with a small handful of members and it needs many years to witness desirable results. The path in front of the eyes of a leader or a big brother of today is a difficult, but also a hopeful one. I have a tiny dream; some day on my return home to the country, I will pay visit to Tu Dam Pagoda. I would be sitting totally in deep silence on the pagoda steps, in order to seize in litanies, in bell resonance blows, from earth center, advices , recommends, and recognize the steps of plenty of Buddhist clergy and elder leaders resonate in my thoughtful small heart. In the same manner, I believe there’ll be a day, young ones, great children members of the Buddhist Family, who are recently born, or would be born and grow up in the States, Germany, France, United Eng-

land, Australia… would return. Like myself, they would sit down on steps of Tu Dam and could talk among themselves in Vietnamese without accent: “It is here, from here, one hundred, two hundred, three hundred years ago, there were real leaders of the Vietnamese Buddhist Family in Grey shirts like ours and with the same motto KindnessKnowledge-Courage like ours, had started the journey of educating the Adolescents, Teens, small children into truly Buddhists and taking part in making the society better according to the spirit of the Buddhism, and therefore here we are today”. And, among those young generation, there would be some who would sing lightly but soundly the “ Que huong toi la day…” (This is here my country). By THI NGHIA TRAN TRUNG DAO

Best Teaching Practices: A Supporting Guide for New Teachers, 2013. To buy books to support charity work or to support publishing upcoming books, please send a check or money order to: (Nếu quý vị muốn có sách lưu niệm hay ủng hộ ấn phí cho những cuốn sách tiếp, xin gởi ngân phiếu đến)

PHE X. BACH: 1836 North Bend Dr. Sacramento, CA 92835 - U.S.A. All the fund generated from these books will be divided into different charities. Tất cả lợi nhuận từ những cuốn sách này sẽ được tặng vào các quỹ từ thiện. Free shipping on domestic orders. Outside U.S.A. please add $4 USD postage fee per book. (Nội địa Hoa Kỳ miễn cước phí. Ngoài Hoa Kỳ xin thêm $4 Mỹ kim cho mỗi cuốn sách)

19


tiếp theo trang 5

SỐNG TỰ DO CHO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH là pháp môn tu ngộ thẳng nơi bản tâm của chính mình. Tâm được ví như tấm gương của tâm, địa được coi là miếng đất của ý thức, khi mà tâm địa chừng như được lắng sạch đến không còn mảy bụi, nói theo luận điệu các thiền sư, khi tâm (năng tri) với đối tượng của tâm (sở tri) dung thông nhau và đồng nhất mật thiết đến đỗi cả cái biết đồng nhất ấy cũng bặt nốt, để tất cả chỉ còn là một tấm gương phản chiếu một tấm gương, đó là lúc hành giả có cảm tưởng sống trong một cung điện pha lê, đâu cũng trong suốt, cũng tươi mát, cũng nhẹ bồng và hư linh. Tuy vậy đó chưa phải là cứu cánh, chỉ mới là cơ duyên chuẩn bị để hoàn tất cái gọi là Ngộ. Trạng thái chuẩn bị ấy, thuật ngữ của thiền gọi là “đại nghi”, còn gọi là nghi tình, nghi niệm, nghi đoàn. Thiền tông đặt ‘nghi tình’ làm một trong ba điều kiện thiết yếu để tham công án, đó là: đại ý chí, đại tín tâm, đại nghi tình. Nghi tình là nguồn kích động, thúc đẩy hành giả từng giây từng phút nhảy sấn vào hư vô, nó quan trọng đến đỗi thiền sư Huệ Khai, trong Vô Môn Quan, nói: “Hãy đem hết ba ngàn sáu trăm khớp xương, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, đúc thành khối nghi tình công

phá vào chữ ‘VÔ’ ấy của Triệu Châu. Ngươi hãy như người nuốt phải viên sắt nóng, trạo trực ói tới ói lui vẫn không mửa ra được, có thế mới gội sạch hết kiến thức chồng chất bấy lâu, để rồi nổ bùng lên như trời long đất lở, chừng như ngươi vừa đoạt được cây thanh long đao của Quan Công cầm trong tay qua ải, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, được tự tại ngay tại đầu bờ sanh tử, dạo nỗi vui du hí qua sáu nẻo luân hồi, bốn đường sanh hóa”. Xin mở ngoặc ở đây để giải thích cho các độc giả chưa quen với ngôn ngữ Phật giáo: a. Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ: Thiền sư Lâm Tế nổi tiếng với câu: “Nếu thấy Phật trên đường ngươi đi, giết ngay!” Câu nói ấy trở thành thành ngữ trứ danh “Phùng Phật sát Phật”. Nguyên câu trong kinh Phật là “Phùng Phật sát Phật, phùng ma sát ma”. Câu này liên quan đến thiền tông, là một bí quyết dùng để khống chế vọng tưởng khi muốn tập trung tâm trí vào định. Trong hoàn cảnh hành giả đi tìm chân lý, gặp những huyễn tướng hiện ra thì buông bỏ các huyễn tướng đó, dù Phật, dù Tổ hiện ra cũng buông bỏ hết. Phùng cái gì nữa cũng sát luôn, sát cho đến

khi không còn cái gì làm trở ngại tâm mình, lúc đó tâm trống trơn như gương soi không còn gì phản chiếu trong nó nữa. b. Sáu nẻo luân hồi: Nhà Phật gọi là “Lục đạo”, là sáu đường tái sanh, chỉ các dạng đời sống trong luân hồi trong vòng sanh tử, được phân biệt ba “thiện đạo” và ba “ác đạo”. Ba thiện đạo gồm có cõi Người, Trời và A Tu La; Ba ác đạo gồm Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sinh. Sáu cõi này nằm trong ba thế giới gồm có dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Được sinh làm người được xem là hiếm hoi, là cơ hội quý báu để giác ngộ. c. Bốn đường sanh hóa: còn gọi là bốn cách sinh của sáu loài hữu tình: 1. Sinh con (thụ thai) 2. Sinh trứng (noãn sinh) 3. Sinh nơi ẩm ướt (thấp sinh) 4. Hóa sinh, không do cha mẹ sinh, do nghiệp lực sinh. Như thế, trạng thái ‘đại nghi’ chuẩn bị ấy cũng phải đổ vỡ tan tành và nổ bùng trong giai đoạn tiếp theo, tức “Thấy Tánh” hay “Khai Ngộ, Mở Ngộ “, mà nói bằng ngôn ngữ thời nay, giống như hiện tượng một cục đá ném xuống mặt hồ phẳng lặng là cơn chấn động liền lan rộng khắp mặt hồ; giống vậy, một tiếng động chạm

tiếp theo trang 7

PHƯƠNG PHÁP KẾT NỐI THÂM TÌNH GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI vào lúc 6 giờ chiều sẽ có buổi họp gia đình. Vào giờ đó sẽ là giờ dạy hay khuyên bảo các con. Chúng cũng có quyền đem những thắc mắc về cuộc sống, gia đình hay bất cứ gì cần hỏi để hỏi cha mẹ. Nếu có thể thân mật hơn thì đi dạo với từng em một, trò chuyện như hai người lớn đem những thắc mắc riêng tư thầm kín chia sẻ với nhau. - Biết lắng nghe. Kiên nhẫn lắng nghe các em nói để có thể hiểu và thông cảm các em. Tôn trọng chọn lựa của các em. Các em có thể có những chọn lựa trái ngược với ý thích của cha mẹ. Những sở thích cá nhân, hình ảnh treo tường, màu sắc có thể phản nghệ thuật nhưng đó là ý thích của tuổi trẻ. Hãy tôn trọng các chọn lựa của các em miễn là đừng có thái quá. Xem các em như một người lớn, các bà mẹ có thể hỏi con gái trong việc chọn giày, quần áo hay màu son cho mình. Sự tương tác này khiến sợi giây tình cảm như bạn bè đằm thắm hơn. Để các em tập tự mình quyết định những việc nho nhỏ, giúp đỡ và hướng dẫn các em cách giải quyết những vấn đề khó khăn như hàn gắn liên hệ bạn bè của các em lỡ đổ vỡ. Chia sẻ những kinh nghiệm về cuộc sống nếu có thể. - Đối với các trẻ lớn, tránh

những mâu thuẫn nếu có thể giữa hai phía. Trò chuyện với các em như một đứa trẻ thông minh, một người lớn. Đừng bác bỏ tất cả những ý kiến các em nêu ra, xem thường như ý kiến trẻ con. Khi có chuyện cãi cọ xảy ra vì mâu thuẫn, một phía nên thối lui và phía kia sẽ không thể tiếp tục. Tìm lúc khác bàn lại, nếu mâu thuẫn cứ tiếp tục xảy ra, tìm một giải pháp thích nghi khác để giải quyết. Tránh dùng quyền lực, doạ nạt hay cưỡng bách. - Tỏ cho chúng biết rằng địa vị của các em rất quan trọng trong lòng cha mẹ. Các em là ưu tiên số một, quý hơn tất cả mọi thứ trên đời. Các em có thể buồn, và cảm thấy đầy áp lực nếu bị cha mẹ bỏ bê hay không ngó ngàng tới, mà sinh ra các bệnh tự kỷ, trầm cảm hay tự rút lui vào thế giới ảo hay kết bạn với bạn bè xấu. Hãy bỏ thêm thì giờ cho các em, đừng để đến khi lỗi lầm của sự việc xảy ra nghiêm trọng, có hối hận thì cũng đã muộn. - Chơi với con, là một việc quan trọng mà nhiều bậc cha mẹ Việt Nam thế hệ xưa ít làm. Họ nghĩ rằng làm thế sẽ mất đi sự kính trọng, bị con cái coi thường hay chúng xem cùng vai vế và sẽ khó dạy dỗ khi chúng sai lầm. Do đó các em có phụ huynh theo lối giáo dục con kiểu cổ thường

sợ cha mẹ và ít lại gần. Lại thêm cha mẹ mà bận rộn ít ngó ngàng tới con cái, mối giao tình ấy sẽ không thua gì bát nước lạnh ngày càng đông đá. Với các trẻ nhỏ chúng ta có thể chơi banh, búp bê, Ipad, những game có tính học hỏi hay ca hát chung với các em, hoặc bất cứ trò chơi nào lành mạnh và sinh động. Hãy cùng nhau tận hưởng thú vui của các em mang lại dù có lúc người lớn thấy kỳ cục khi phải chơi trò trẻ con. Có sao đâu, cứ để các em thấy sự ngây ngô của mình, khi cúi xuống thấp cho bằng các em chúng ta sẽ trẻ lại bằng cả trái tim. Với các em lớn hơn có thể chơi video game cùng các em nhưng lựa các game lành mạnh. Tìm hiểu những tiếng lóng thế hệ các em dùng, nói chuyện, hay tiếp xúc với bạn của các em để tìm hiểu chúng đang chơi với loại người nào. Nếu có thể nghe thử nhạc của các em đang nghe, để hiểu và tiến gần các em hơn. Dạy và chơi những trò chơi thể thao cùng các em như vũ cầu, tennis, food ball, soft ball. Dẫn các em đi xem phim, các buổi hoà nhạc, viện bảo tàng, du ngoạn, du lịch xa. - Dù bận rộn thế nào cũng nên có một bữa ăn

20

vào cửa tâm thức khép kín là loan truyền ngay qua toàn thể cá nhân, và cá nhân tỉnh giấc, thức tỉnh theo nghĩa mạnh nhất của danh từ. Chính cái “mổ cò” ấy của bộ máy tâm, hoặc sự mở thông ấy, các Thiền sư gọi là Ngộ, và đặc biệt nêu lên làm mục tiêu hành thiền. Để xứng đáng với danh từ ‘ngộ’, cuộc cách mạng nội tâm phải cùng tuyệt thế nào khiến ta có cảm giác như thực sự vừa thử qua một cuộc rửa tội trong lửa cho tâm trí. “Một trí óc tinh nhuệ có thể không xô nổi cánh cửa huyền vi của đạo Thiền, nhưng một bản lãnh uy hùng uống ngay được ngọn nước đầu nguồn, là dòng đào nguyên mới lạ, một mạch nước ngầm vừa khai xong là ngộn nước, chưa bao giờ chứng thấy”. Đó là luận ngữ của ngài Suziki trong bộ “Thiền Luận” diễn tả lúc hành giả tự chứng ngộ Thiền. Thiền tông ở Trung quốc có hai pháp môn: Đốn và Tiệm. “Đốn” chỉ Nam tông, chỉ Thiền đốn giáo của Lục Tổ Huệ Năng, Đốn chỉ thẳng nơi tâm mình có bản tánh bất sanh bất diệt, y nơi đó khởi tu. “Tiệm” chỉ Bắc tông chủ trương tiệm tu do ngài Thần Tú truyền bá Thiền ở Bắc phương. Tiệm là có thứ lớp, như ‘Lục Diệu Pháp Môn’: Sổ tức, tùy tức, chỉ, quán, hoàn và tịnh. Tiệm là tu xong pháp này rồi tới pháp kia, qua nhiều tầng bậc mới xong việc. Cuốn sử Thiền mở đầu với Bồ Đề Đạt Ma sang Trung quốc vào năm 520 sau Tây lịch, mang theo một thông điệp thù thắng, được tóm tắt bằng mười sáu chữ này: Chẳng lập văn tự Truyền riêng ngoài giáo Trỏ thẳng tâm người Thấy tánh thành Phật. “Trỏ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật” chính là pháp “Thiền Đốn Ngộ” được đại sư Tông Mật lưu ý các thiền giả là “chỗ truyền của Tổ Đạt Ma đốn đồng với Phật thể, khác xa các môn cho nên người tập thiền tông khó đạt được ý chỉ. Đạt được tức thành Thánh chóng chứng Bồ Đề; không đạt tức thành tà, mau vào địa ngục tro than”. Lục Tổ Huệ Năng sau này chung cùng gia đình, ít nhất là một buổi như buổi tối. Tôi thấy có những gia đình ly dị, chỉ có hai người, cha con hay mẹ con, thế là mỗi người một tô cơm miệng ăn, mắt dán vào TV hay máy điện toán, mạnh ai nấy ăn, nấy xem. Nhớ ra luật cấm dùng bất cứ sản phẩm điện tử nào trong giờ ăn, kể cả cha mẹ cũng vậy. Tìm những câu chuyện vui hay thời sự bàn bạc trò chuyện vui vẻ, tránh những chuyện buồn khiến cơm không ngon, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá. Kỵ nhất là dạy con trong bữa cơm. Nhiều phụ huynh suốt ngày không gặp con, tới giờ cơm mới thấy mặt chúng và bắt đầu lên tiếng khuyên bảo, răn dạy. Bữa cơm bỗng nhiên biến thành bãi chiến trường tan hoang giữa

cũng như sơ Tổ, Thiền là “Thấy Tánh”. “Tánh” theo Huệ Năng, là Phật tánh, vốn sẵn đủ ở bất cứ người nào. Tổ Khuê Phong Tông Mật là cháu đời thứ năm của Lục Tổ Huệ Năng, luận giảng trong quyển “Nguồn Thiền” rằng: “Người đốn ngộ, tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẵn tự đầy đủ, tâm này tức là Phật, cứu cánh không khác, y đây mà tu là tối thượng thừa, cũng gọi là thiền Như Lai thanh tịnh, cũng gọi là Nhất hạnh tam muội. Nếu người hay niệm niệm tu tập tự nhiên dần dần được trăm ngàn tam muội. Môn đệ Tổ Bồ Đề Đạt Ma lần lượt truyền nhau là Thiền này”. Một chi tiết đáng tiếc được Tổ Khuê Phong kể vào thời của ngài có nhiều vị tu thiền mà không chịu học kinh nên không hiểu lý kinh, do đó những vị thông kinh cho những kẻ tu thiền dốt ấy là “Thiền hông ngực”, chỉ vì họ dốt nên nghe nói “tức tâm là Phật” bèn cho đó thuộc về thiền tập ở hông ngực bụng. Ngài Khuê Phong than rằng ngài sống vào thời này không thể không lên tiếng, nên mới chủ trương dùng kinh để hiểu thiền và dùng thiền làm sáng tỏ ý kinh. Ngài nói “Kinh như dây mực để quy định ngay hay cong, không phải do dây mực khéo, mà do thợ khéo phải lấy dây mực làm bằng cứ. Kinh luận không phải là thiền mà người truyền thiền phải lấy kinh luận làm tiêu chuẩn”. Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng rằng: “kinh điển là chân lý chết, thiền là chân lý sống, chỉ nên nương vào nơi chân lý đang là hình thức bất động của những chữ mực giấy đó để thấy được ‘tâm’ mình là cái sống động”. Hòa Thượng Thanh Từ giảng về “giáo ngoại biệt truyền”: có người cho rằng ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền riêng ngoài kinh điển. Nhưng chủ ý của Tổ là muốn phá kiến chấp sai lầm của người cho rằng thông kinh hiểu nghĩa là ngộ đạo, giống như cho ngón tay là mặt trăng. Ngón tay dụ cho giáo là kinh, mặt trăng dụ cho xem tiếp trang 21

gia đình. Có việc cần dạy, nên dằn lòng tìm một thời gian khác thích hợp hơn hãy nói. Tình thân giữa cha mẹ và con cái là sợi dây thắt xã hội lâu bền nhất trong những mối quan hệ của con người. Sợi giây này thông thường rất thắm thiết nhưng cũng có lúc rất căng thẳng, mâu thuẫn và chịu đầy áp lực. Với những đề nghị được đưa ra trong bài này, tôi ước mong giúp được các bậc phụ huynh cải thiện và thắt chặt được mối quan hệ với con cái do sự lãnh đạm thời thế mang lại. Gia đình có hạnh phúc, cuộc sống mới tốt đẹp và tinh thần chúng ta mới an vui phải không các bạn? TRỊNH THANH THỦY


tiếp theo trang 20

tiếp theo trang 6

SỐNG TỰ DO CHÍNH MÌNH QUA HÀNH TRÌNH THIỀN ĐỊNH thiền hay tâm. Muốn thấy mặt trăng thật thì nhìn mặt trăng, sao có thể nhìn ngón tay mà ngộ được? Cũng vậy, muốn đạt tự tâm, nương nơi kinh Phật để ngộ, chứ kinh giáo không phải là tâm. Như vậy, Tổ Đạt Ma nói ‘ngoài giáo’ không có lỗi, mà do chủ đích của ngài muốn cho người tu phải tự ngộ tự tâm chứ đừng kẹt trên chữ nghĩa. Khi truyền pháp cho ngài Huệ Khả, Tổ Bồ Đề Đạt Ma trao bốn quyển kinh Lăng Già để làm tâm ấn, và Tổ còn khen ngợi kinh Kim Cang, kinh Lăng Già: “hai kinh này là tâm yếu của ta”. Kinh Lăng Già về sau được các thiền sư đặc biệt nghiên cứu, nhưng dù sao thì kinh này khó tiêu hóa cho đại chúng nên tự nhiên lần hồi Lăng Già nhường bước cho Kim Cương theo nhịp phát huy của đạo Thiền ngày càng thêm uy thế và ảnh hưởng. Nên biết, sáu trăm năm trước khi Bồ Đề Đạt Ma tới Trung quốc, triết lý và tôn giáo của Phật Gautam đã đến quốc gia này, trong 600 năm đó hằng nghìn học giả Phật tử đã tới và đã làm biến đổi toàn bộ Trung quốc sang Phật giáo. Họ đơn giản chỉ cần chuyển đổi vị hoàng đế, thế rồi toàn thể triều đình

và triều đại của hoàng đế ấy được chuyển đổi theo. Mặc dầu Trung quốc đã trở thành nước theo Phật giáo, nhưng đây không đúng là thông điệp của Phật Gautam nên Phật vẫn chưa xuất hiện. Vị thầy của Bồ Đề Đạt Ma lúc tiễn người học trò lên đường, bà dặn dò: “Các học giả đã chuẩn bị con đường, nay con hãy đi. Con rất cần ở đó”. Đạo sư Osho cho rằng may mắn thay, Bồ Đề Đạt Ma đã đem thông điệp của Phật sang Trung quốc, đó là bầu không khí khác. Đạo đã là bầu không khí ở Trung Hoa, và Đạo rất khẳng định cuộc sống, cho nên ở Trung quốc đã xảy ra một sự phát triển mới: sự gặp gỡ của Bồ Đề Đạt Ma và Đạo, một khái niệm hoàn toàn mới. Thiền là ngã tư đường giữa cái sáng suốt của Phật Gautam và sự thấu hiểu của Lão tử. Sự gặp gỡ của cách tiếp cận của Phật, Thiền định của ngài và cái tự nhiên của Lảo tử. Đặc biệt kinh Kim Cương là một bộ kinh thuộc hệ thống Bát Nhã, có phần tương ứng với tư tưởng Lão Tử về lẽ “Không” và “Vô Vi”. LÊ GIANG TRẦN www.legiangtran.com

VAI TRÒ CỦA CÁC THIỀN SƯ TRONG THỜI KỲ VẬN ĐỘNG DÂN TỘC THẾ KỶ THỨ 9 lịch sử Việt Nam và Vạn Hạnh chính là người gây ý thức hệ dân tộc, đặt nền móng tâm linh của người Việt Nam, thể hiện sự ưu liệt của các tính và đặc chất của Phật giáo và Dân tộc Việt Nam. Nhưng có điều cần lưu tâm đặc biệt là, dù có dấn thân hay không dấn thân, dù có hoạt động chính trị hay không, các Thiền sư Việt Nam bao giờ cũng đem Đạo phụng sự cuộc đời, phụng sự Dân tộc và phụng sự Quốc gia... Lý, Trần là hai triều đại sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, đã chứng tỏ một cách hùng hồn thế nào là bản sắc của một dân tộc, ý nghĩa sinh tồn của một quốc gia. Điều đó quá rõ ràng, rõ ràng đến nỗi hễ bất cứ ai còn có chút tình đối với quê hương tất phải cảm nghiệm được. Nơi đây, chúng tôi chỉ xét đến khía cạnh sự thành hình của văn hóa Việt Nam, công cuộc đặt nền móng tư thái cho người Việt Nam của hai triều đại này. Và điều tất nhiên là nền tảng của văn hóa Việt Nam là văn hóa Phật giáo. Tất cả đều bị ảnh hưởng của nền văn hóa này, và đây là niềm hãnh diện của Phật giáo Việt Nam vì đã cố gắng liên tục, kiên trì làm hậu thuẫn và tự mìh đóng góp một cách tích cực cho nền văn hóa đó.

tiếp theo trang 7

PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC Indrovarman II, hiệu là Paramahdhaloxa thiết lập năm 875 ở Đông dương tại tỉnh Quảng Nam, một ngôi chùa Phật thờ Bồ Tát Quan Âm. René Grouseset Histoire de Extrême Orient (tr. 551, II). Và Mircea Eliade cũng viết: Bắt đầu kỷ nguyên Thiên Chúa, ở Phật giáo Ấn Độ xuất hiện hai vị thần linh phụ nữ ấy là Prajna Paramita Bát nhã Ba La Mật đa, sáng tác của nhà siêu hình học và khổ hạnh để biểu thị trí tuệ tối cao và Tara (Đà la) đức mẫu hiền linh của Ấn Độ bản xứ. Trong Ấn Độ giáo Cakli, “ sinh lực vũ trụ” được nâng lên hàng thánh mẫu để bảo vệ thế giới và chúng sinh cùng vô số biểu hiện của Thần linh. (Mircea, Eliade Le Yoga Payot p. 207) Chúng ta không nên quên địa vị ưu tiên của Nguyên Lý Sinh Thành dưỡng dục hay sinh hóa ở khu vực, xã hội nông nghiệp thảo mộc Đông-Nam Á Châu, và được sùng bái như thần linh phổ thông bình dân. Nguyên lý ấy đã được Ấn Độ giáo và Phật giáo thâu nhận vào siêu hình học của mình trên con đường Nam tiến ở hình thức (Tautrisme) hay là Mật giáo, Phù chú giáo. Tantrisme do chữ tautra có nghĩa là dài lâu nối tiếp, chính là ý nghĩa “Diệu Hạnh” đặt cho chùa Một Cột, một kết tinh tổng hợp của văn hóa triều Lý như đã giải thích. Chùa ấy thờ Bồ Tát Quan

Âm, đem lại sự sống lâu cho nhà vua Thái Tông “Quan Âm Nữ” cũng là mỹ tự nhân dân và vua Thánh Tông xưng tụng “Thần phi Ỷ Lan” có tài nội trị trong khi ngài đi đánh Chiêm Thành: “Kẻ kia là đàn bà còn được như vậy, ta là đàn ông lại tầm thường như thế sao?”. Đấy là hình ảnh của Ỷ Lan Thần Phi hay nguyên phi được nhân dân trong nước mệnh danh cho là “Quán Âm Nữ” đã hiện ra trong tích thần Thánh Tông, khi dẫm chân trên đất Chiêm Thành sùng bái Nữ Thần PuNagara hay Thiên Y a-an, đức mẫu của cả dân tộc Chiêm Thành. Qua nguyên lý sáng tạo vĩnh cửu của nữ tích linh thiêng, của đức Mẫu hay Phật bà Quan Âm. Thánh tâm đã tìm thấy cái đạo của Thảo Đường đi qua xuất thế vào nhập thể là con đường mới cho thiền học Việt Nam, hợp hóa với Khổng học để cứu thế bằng đức tín trí huệ Bát Nhã ý chí hành động. Vì nguyên lý Mẫu có thể vào đời để cứu đời khỏi sinh diệt, tự ràng buộc để giải thoát, vì tình yêu Mẫu tử bất diệt, dài lâu, “Diệu hựu”, như nước trong nguồn chảy ra “không bao giờ cạn. Và đây cũng là cái tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam đang mong đợi vào cái sức mầu nhiệm của khả năng “cứu khổ cứu nạn: của Phật Bà Quan Âm, tập trung cả vào một lời cầu nguyện nhiệt thành: “Nam mô A Di Đà Phật”.

Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niềm đầu chữ Nhân Hiếu là độ được đấng thân, Nhân là vớt khỏi trầm luân muôn loài. Tình thông ngàn mắt ngàn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra. Xem trong biển nước Nam ta Phổ môn có đức Phật Bà Quan Âm. Niệm Ngài thường niệm tại Tâm. Đây là tín ngưỡng Phật giáo bình dân Việt Nam đặt lý tưởng tối cao vào tha thực của Phật Bà Quan Âm để sang Tỉnh Thổ Tây Thiên sau khi chết. Bình dân không học thức để tìm trí tuệ giải thoát bằng tự lực của con đường Thiền. Với con đường Bồ Tát Quan Âm, bình dân chỉ cần một đức tin chí thành vào đất Phật hay Tỉnh Thổ, cũng chính là Phật A Di Đà tượng trưng cho: Đản thể, Chân Như, Quán thời không lam thế, Trí huệ, Tuyệt đối. A Di Đà Phật là tuyệt đối Thế giới Tây Thiên của Ngài cũng tuyệt đối muốn vào đó thì tất cả phương tiện tương đối chúng ta đều bất lực cho nên chỉ phải có ân huệ của Ngài ban cho khi nào hết sức thành kính gọi đến danh Ngài. Niệm Ngài thì niệm tại Tâm. Vậy phương tiện duy nhất

21

Tuy nhiên, phải đợi đến nhà Trần (1225-1258), Phật giáo Việt Nam mới biểu lộ được tinh thần tự chủ trong đời sống tâm linh của mình. Vị vua của triều đại nà là Trần Nhân Tôn đã thể hiện một cách tuyệt hảo, đã dung hòa một cách trọn vẹn cái tinh thần của một chiến sĩ, đạo sĩ và thi sĩ. Sau khi từ giã ngai vàng, Ngài xuất gia và tự lập một phái Thiền mới mang tên là Trúc Lâm An Tử, đây là một Thiền phái không có mối liên hệ truyền thừa nào với các Thiền phái Trung hoa hay Ấn độ, mà hoàn toàn có tính chất sáng tạo, có tính cách học thuật Việt Nam để dung hòa giữa sứ mệnh Quốc gia và Phật giáo. Thể hiện cho tinh thần sáng tạo, đặc chất của dân tộc và Phật giáo Việt Nam là quyển Khóa hư lục do chính nhà vua soạn thảo. Đây là pháp môn tu tập dành riêng cho người Việt căn cứ trên phương diện lịch sử và địa lý. Về phương diện lịch sử thì phải tranh đấu chính trị để sống còn - sống còn cho dân tộc và Đạo pháp - nhưng phải hành động thế nào để tránh những lầm lẫn, và do đó Khóa hư lục có đến 6 thời thay vì 1, và nhấn mạnh đến việc mỗi người phải luôn luôn suy tư mỗi mỗi hành động

để giải thoát của đại chúng không phảI do trí lực thông minh mà là do đức tin và Tâm thành. Pháp nhiên (Ho-nen) một vị Tổng dòng tịnh độ Nhật Bản, thế kỷ XII, có để lại tờ di chúc như sau: Tham thiền là phương pháp tu luyện của bậc hiền triết xưa không phải còn là phương pháp thời nay. Khoa học và hiền trí là tưởng của hiền triết đời xưa không phải là tư tưởng của chúng ta ngày nay. Tin tưởng vào đức Phật mà chúng ta gợi lên sẽ mở cửa cho chúng ta vào Cực lạc. Đấy là điều ta tin chắc vào sự cứu vớt sắp đến. Điều ta dạy lại là mọi người tin vào đức Phật sẽ đưa chúng ta vào Tịnh thổ. Trong hàng đệ tử kẻ nào bác học thấu hiểu lời dạy của Thích Ca phải tự coi mình như ngu si. Chúng ta đều bình đẳng nhờ hiệu lực của lòng tin chung, tin vào ơn huệ của Phật A Di Đà. Ta hãy chung cùng với những kẻkhông biết gì về giáo lý, ta không nên nghĩ đến các phương pháp của bậc hiền triết, hãy để hết tâm vào sự thực hành niệm danh hiệu A Di Đà Phật. (E. Steinilber-Oberlin và Kuni Matsno / (Les Sectes houddhiques japonaisesG; Cres-P. 206) Chính con đường sùng tín của ngành Tịnh Thổ thờ Phật Bà Quan Âm mà tôn chỉ đã được toát yếu vào đoạn mở đầu quyển kinh phổ thông NAM HẢI QUAN ÂM Lý Thánh Tông từ thế kỷ XI, sau khi đã đi đảnh Chiêm thành, mang cái ấn tượng Quan Âm

của mình. Về phương diện địa lý, nhân sinh và vũ trụ quan của Khóa hư lục theo thời tiết: bốn khổ thuận với bốn mùa, Sáu căn thuận với 6 thời. Thời tiết là cụ thể của thiên nhiên, do đó, Thiền Trúc lâm An tử đã khởi xướng một triết lý phấn đấu thiên nhiên để sống còn. Tóm lại, nhà Trần đã thụ hưởng một gia sản quý giá của nhà Lý để rồi khởi xướng Triết lý hành động và cụ thể của nó bao trùm trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tất cả đều ảnh hưởng của Phật giáo. Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng, với tinh thần từ bi và vô ngã của Phật giáo; với tinh thần Vô Úy và sự Hy Sinh lớn lao, Dân tộc Việt trong suốt dòng lịch sử hào hùng của mình đã ý thức thế nào là thích ứng để mà sống còn, thế nào là Quốc gia, Dân tộc, Đạo pháp và, chính vì ý thức đó mà trải qua bao lần, biết bao Phật tử Việt Nam đã chết trên quê hương khổ đau này. Họ chết cho sự tồn tại và sự lớn dậy của Quê hương... và những cái chết cao cả đó, quí giá đó gởi lại những gì cho những người còn sống...? NGUYỄN HIỀN ĐỨC

về. Nhân thấy Quốc dân suy tôn Nguyễn Y Lan, là Quan Âm nữ cho nên đã tìm dung hòa nhành tỉnh độ nhân dân đang đòi hỏi với hai ngành Thiền của Tổ Tì Ni, và Vô ngôn Thông vốn có từ trước vào ngành Thiền thứ III là phái Thiền thuần tuý Việt Nam tức phái Thảo Đường vậy. Đức tin của dân tộc Việt Nam thời nhà Lý là lúc dân tộc bắt đầu tự ý thức để quật cường, để tự giải phóng khỏi vòng nô lệ ngoại lai là Phật giáo Thảo Đường hợp nhất ngành Tịnh với Thiền, Tỉnh yên tế độ, với hiểu biết trực giác tuyệt đối trên cơ bản tín ngưỡng tâm linh, thực nghiệm. Chỉ có tâm linh thực nghiệm mới thỏa mãn được giới trí thức lẫn giới bình dân để vượt lên trên chủ trương chấp có và chấp không, nhập thế và xuất thế từng chi phối tư tưởng Việt Nam như Thiền sư. Cứu chỉ thời bấy giờ đã kết luận: KhổNg, Mặc thì chấp vào thế giới có thật, Trang, Lão thì cho là không có thật, kinh sách tục thế không phải phương pháp để giải thoát. Chỉ có Phật giáo không nhận Có không mới có thể giải quyết được vấn đề Sống Chết. Nhưng phải giữ giới luật cho tinh tiến lại phải cầu bậc thiện trí thức ấn chứng mới được. (Truyền Đăng Lập Lục) Câu nói khác triết trên đây của Thiền Sư Cứu chỉ đã diễn minh yếu lý của triết học Tôn giáo là cơ sở tinh thần truyền thống của xem tiếp trang 24


tiếp theo trang 11

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM và dựng nước của dân tộc. Nước Việt Nam lập quốc từ họ Hồng Bàng, khởi đầu là Kinh Dương Vương và 18 đời vua Hùng Vương (khoảng 2897 năm trước Tây lịch), quốc hiệu là Văn Lang. Qua nhiều thời đại, quốc hiệu thay đổi nhiều lần. Chúng ta tạm chia các giai đoạn Lịch sử theo bài viết này các thời kỳ như sau: 1. Thời Kỳ Lập Quốc và Bắc thuộc. 2. Thời Kỳ Tự Chủ và Cận Ðại. 3. Thời Kỳ Hiện Ðại. 4. Thời Kỳ Hải Ngoại.

I. Thời Kỳ Lập Quốc và Bắc Thuộc: Vua

Hùng Vương là Quốc Tổ của dân tộc Việt, đã đặt nên nền móng căn bản cho xã hội Việt Nam thời thượng cổ. Truyền thuyết “Một Bọc Trăm Trứng” được truyền tụng từ đời này qua đời khác, biểu tượng nòi giống Rồng Tiên đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt, như một nhắc nhở thiêng liêng về huyết thống, cội nguồn của dân tộc. Vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, đặt ra các quan chức Lạc Hầu, Lạc tướng, lấy các việc

thuần hậu, đạo đức làm căn bản để trị dân. Các Vua Hùng truyền ngôi được tất cả 18 đời, đều cùng lấy hiệu là Hùng Vương. Thời kỳ này đã có nhiều đặc điểm truyền thống tinh thần của dân tộc qua các chuyện cổ tích còn được lưu truyền đến ngày nay như chuyện Phù Ðổng Thiên Vương phá giặc Ân, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, chuyện Trầu Cau, chuyện Bánh Dầy Bánh Chưng, chuyện Chử Ðồng Tử v. v. . . Nổi bật nhất có lẽ là chuyện Thành Cổ Loa và An Dương Vương. Thành Cổ Loa, cho đến nay vẫn còn vết tích chứng minh nền văn minh trống đồng của dân tộc Việt. Tuy ởụ thời kỳ thượng cổ, văn hóa còn sơ khai, nhưng ý nghĩa của những chuyện cổ tích thời đó đã hàm chứa rất nhiều đặc tính văn hóa của dân tộc mà chúng ta còn thừa hưởng được cho đến ngày nay như chuyện Bánh Dầy, Bánh Chưng nói lên ý nghĩa cao quý của nguồn gốc nhân bản dân tộc, đồng thời cũng nêu cao ý nghĩa thờ cúng Tổ Tiên, tỏ lòng biết ơn cha mẹ, nhớ đến cội nguồn. Ý thức này là nền tảng cho

gia đình, dân tộc trong đời sống văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó, tinh thần gia đình và phong tục ở chuyện Trầu Cau, lòng ái quốc thương nòi qua hình ảnh Phù Ðổng Thiên Vương được in sâu vào lòng người dân Việt. Nhìn chung, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa tự chủ, có dân tộc tính, có khả năng sinh tồn và không bị đồng hóa bởi các nền văn hóa khác mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục Trung Hoa, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của người Việt với một nền văn hóa cá biệt. Dân tộc Việt Nam đã khéo léo biết dung hợp những cái tinh túy của văn hóa người và thay đổi cho thích hợp để tạo thành bản chất riêng biệt Việt Nam. Vì thế, mặc dù dân tộc Việt Nam bị người Trung Hoa đô hộ trên một ngàn năm, bản chất văn hóa dân tộc không những vẫn tồn tại mà còn được phát triển tốt đẹp hơn bằng cách Việt Nam hóa những tinh túy của văn minh Trung Hoa. Trong khoảng hơn một ngàn năm này, các triều đại bên Tàu liên tiếp xua quân xâm chiếm nước ta,

tiếp theo trang 11

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP tâm tư con người thời đại hay không, vì rằng, tôi và các bạn đã là tăng, tín đồ Phật giáo, đang sống trong một tập thể mang nhiều ý nghĩa tri thức của giáo hội, tối thiểu chúng ta đã nhiều lần tự tìm chính chúng ta và tìm hiểu đạo của chúng ta theo. Bởi đấy, trên một căn bản nào đó,chúng ta đã thấy được rằng, trên con đường giác ngộ giải thoát mà chúng ta chung bước và chúng ta thấy rằng chúng ta có thể vững tâm đi trên con đường đó. Ðiều cần nói ở đây là, chúng ta phải ứng dụng phương cách nào để chuyển hiện đạo Phật của chúng ta vào cuộc sống hiện đại của dân tộc, một cuộc sống vô cùng phức tạp, không những đối riêng với những người dấn thân phục vụ mà còn đối chung cả với dân tộc quá nhiều bất hạnh khổ đau này. phải nhìn một sự thật, dù hết sức phũ phàng, là dân chúng hiện nay đã đau khổ, đã bị lường gạt quá nhiều rồi, Bởi đó những công trình dù mang một nội dung và ý nghĩa tốt đẹp tới mấy, cũng không thể một lúc mà có thể thuyết phục nổi dân chúng Việt Nam đầy chán chường và hoài nghi này được. phải kể rằng: phong trào vận động của Phật giáo Việt Nam là một dấu hiệu của sự bừng lên mãnh liệt của dân tộc mấy trăm năm bị dồn nén. Có thể nói được đấy là một thành công vĩ đại nhất của dân tộc và của Phật giáo, thành công không phải là ở chỗ lật đổ một chế độ, mà thành công ở chỗ những ngọn lửa vô úy, vô ngã của Phật

giáo và dân tộc đã có sức mạnh mầu nhiệm làm rung động đến tận cùng tâm thức toàn thể nhân loại. Nhân loại dù đang sinh sống trong một thời đại mà giá trị vật chất hầu như tràn lấn giá trị tinh thần, thì cũng bàng hoàng sực tỉnh trước sức mạnh vô biên của tinh thần Phật giáo và Việt Nam. Kể từ đó giá trị tinh thần đích thực của nhân loại được biểu lộ một cách vẻ vang. Như trên tôi đã trình bày, vì chúng ta chưa kịp chuẩn bị chu đáo cho một cuộc chuyển hóa toàn diện vận mệnh dân tộc và nhân loại, nên chúng ta đã bị các thế lực vô minh hoặc vì không hiểu gì về bản chất cố hữu của đạo Phật, nhất là đạo Phật Việt Nam, đã coi chúng ta như một lực lượng có thể làm phương hại đến quyền lợi của họ. Bởi đấy những âm mưu hết đợt này đến đợt khác được giăng ra để quyết liệt “triệt hạ” Phật giáo Việt Nam, cộng với những yếu tố khách quan đó, chúng ta lại cũng còn nhiều sơ hở do nơi phong trào bị bức bách phát khởi đột ngột, hàng ngũ giáo hội chưa được đãi lọc và tổ chức chu đáo cần thiết, nên dễ dẫn tới tình trạng phân hóa, phát sinh vì những quan niệm đối nghịch về sự ứng thân vào thời đại của giáo hội. Thật tình chúng ta đã thành công về cả mặt thực tế, nhưng thành công với cả một sự bỡ ngỡ, bỡ ngỡ đến độ mang nặng tính cách thỏa mãn, đôi khi tạo ra những ngộ nhận với dân chúng, để cho người dân không cùng tôn giáo có thể ngờ rằng một sớm một chiều đạo Phật sẽ tiến

lên chiếm ngôi vị quốc giáo. Sự thật thì đạo Phật Việt Nam không hề có những mưu đồ về quyền lực, dù chỉ là quyền lực tôn giáo. Ðạo Phật Việt Nam trong thời thịnh cũng như lúc suy về mặt nổi vẫn là một đạo Phật nhịn nhục phục vụ cho nhân thế, giúp nhân thế chuyển hóa nghiệp lực để cùng sống một cuộc sống giải thoát. Sự tồn tại của Phật giáo trong trường kỳ lịch sử Việt Nam đã là một chứng minh hùng hồn cho tinh thần phụng sự vô úy, vô chấp của người Phật tử chân chính. Thịnh thời đối với Phật giáo cũng không phải là một điều kiêu hãnh, suy vi đối với Phật giáo cũng không phải là một lo âu. Ðiều đáng lo của Phật giáo trước sau vẫn chỉ là: lo không làm sáng được Phật tính trong chính mỗi người và cuộc sống chung quanh mà thôi. Không có một thế lực nào, dù mạnh tới đâu, cũng có thể tiêu diệt nổi đạo Phật. Chỉ trừ khi chính tư tưởng của đạo Phật bị tư tưởng của chúng sinh vượt bỏ. Mà điều này các bạn có thể tin chắc rằng: Tư tưởng đạo Phật không bao giờ bị vượt bỏ. Tư tưởng đạo Phật có tính cách toàn diện, đa ứng. Phật giáo đã ứng dụng được ở những thời mà tư tưởng con người còn mang nặng đầu óc đa thần. Phật giáo cũng đã thích ứng với thời đại độc thần. Và dù hiện nay tư tưởng duy thần không còn đất đứng trong nhân thế nữa thì Phật giáo vẫn tồn tại một cách vẻ vang. Vì, đạo Phật là đạo của Con Người Giác Ngộ.

22

đặt dân Việt Nam dưới ách đô hộ của họ, bắt đầu từụ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Lương, nhà Ðường và chấm dứt khi quân nhà Ðông Hán bị Ngô Vương Quyền đánh tan trên sông Bạch Ðằng. Lúc đầu, tuy có tiếp xúc trực tiếp với Ấn Ðộ, nhưng sự phát triển của Phật giáo hết sức phôi thai. Các vị sư như Mâu Bác, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Chương Lương được sử sách chép là những vị đầu tiên truyền bá Phật Giáo vào Việt Nam. Sang đến các triều đại Tùy, Ðường bên Trung Hoa, đạo Phật được phát triển tại Việt Nam tương đối vững vàng hơn nhờ ở sự hiện diện khá nhiều của các Tăng sĩ Trung Hoa sang Việt Nam lánh nạn vì tình trạng loạn lạc bất ổn trong các triều đại ở Trung Hoa. Trong thời gian này, Phật Giáo phát triển đã có hệ thống như ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Ấn Ðộ qua Việt Nam truyền pháp làm tổ thứ nhất của phái Thiền Tông Tỳ-ni-đa-lưu- chi tại chùa Pháp Vân, tỉnh Bắc Ninh, sau lại có Vô-Ngôn-Thông lập ra phái Vô-NgônThông ở chùa Kiến Sơ cũng ở Bắc Ninh, sau đến các phái như Thảo Ðường, Tào Ðộng, Lâm Tế v. v. . . điển hình nhất là những kinh sách được dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán

Còn con người là còn đạo Phật. Con người còn khổ đau, phương pháp giải thoát của đạo Phật lại cần viện cầu tới. Cho đến khi nào chúng sinh hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, thì chừng đó đạo Phật hết sứ mệnh đối với nhân thế. Trước sau gì thì đạo Phật vẫn chỉ là chiếc bè đưa chúng sinh qua sông đau khổ. Ðại nguyện của chư Phật là sớm thấy được chúng sinh quẳng chiếc bè ở bờ giải thoát. Ngày ấy đối với thế giới chúng ta là ngày nào? Khó mà biết được. Bởi đấy đạo Phật vẫn còn công dụng là một chiếc bè, từng kiếp từng kiếp, từng thời từng thời, đưa người vượt qua bể khổ, bến mê. Nói riêng về dân tộc Việt Nam thì đạo Phật đã thể nhập vào dòng sống của dân tộc này không thể tách rời ra được nữa. Phật giáo đã đến với dân tộc Việt Nam trong tư thế của một người bạn để cùng dân tộc Việt Nam chung chịu mọi bất hạnh của một nước nhiều lần bị lệ thuộc, và chung vinh quang mỗi khi dân tộc quật cường. Người bạn chí thiết lâu đời đó đã không còn là hai như thuở ban đầu nữa, mà trở nên một thể duy nhất. Dù có muốn tách biệt cũng không còn biết đầu mối ở đâu mà tách biệt, đừng nói tới những khách bàng quan muốn dùng thủ thuật nhất thời để tách Phật giáo ra khỏi dân tộc này. Việt Nam còn, Phật giáo còn. Phật giáo còn, dân tộc còn. Nói như vậy không có nghĩa: Phật giáo là loại tầm gửi của cây cổ thụ Việt Nam. Vì rằng, chính Phật giáo là chất liệu cho cây Việt Nam trường thọ xanh tươi. Quả vậy, một dân tộc không thể bị biến mất bằng những cuộc thống trị chính trị, quân sự, kinh

qua sự thông ngôn của người bản xứ. Theo đó, sự phát sinh một nền văn hóa Việt Hán là do nỗ lực truyền bá cưỡng bách, nghiệt ngã của các quan lại người Tàu, cùng với sự hấp thụ tự nhiên của người bản xứ sau hơn mười thế kỷ bị thống trị, đồng thời cũng do sự nỗ lực của các sư người Tàu như Vô-Ngôn-hông, Thảo Ðường trong việc truyền bá Phật Giáo vào Việt Nam.

II. Thời Kỳ Tự Chủ Và Cận Ðại: Thời kỳ

này bắt đầu từ năm 939, sau khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng, mở đầu một kỷ nguyên mới cho một quốc gia Việt Nam độc lập. Ðến đời nhà Ðinh, nhà Tiền Lê thì các Tăng sĩ lỗi lạc đều được triệu về giúp Vua lo cho dân cho nước. Phật Giáo được triều đình công nhận từ đấy. Cho đến đời Lý Thái Tổ thì Phật Giáo được cực kỳ trọng vọng. Chùa chiền được xây cất và trùng tu rất nhiều. Nổi tiếng nhất phải kể đến Vạn Hạnh Thiền Sư, người có công giúp Lý Thái Tổ lập nên nhà Lý. Chúng ta đọc lịch sử Phật giáo thế giới, chưa thấy có vị Vua nào từ bỏ ngai vàng để đi tu, nhưng dưới triều đại nhà xem tiếp trang 23

tế, một dân tộc chỉ có thể đồng hóa và biến mất đặc tính, khi bị văn hóa của các nước lớn khống chế, mà không có vũ khí văn hóa để vừa chống trả vừa thâu thái để vun đắp cho lâu đài văn hóa cho dân tộc mình. Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam được coi như một thứ vũ khí tinh thần hiệu nghiệm nhất để vừa đối kháng với nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa, vừa thâu thái những tinh hoa của nền văn hóa đó, rồi dung hòa cả hai nền văn hóa Ấn Ðộ - Trung Hoa với tinh thần phải chăng của dân tộc, làm thành một nền văn hóa Việt Nam sống động trong tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc. * Về Mặt Cách Mạng, đích thực dưới những thời bị Bắc thuộc xa xưa, đạo Phật đã là chất men của cách mạng: đạo Phật đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần tự chủ của con người và, do đó, đưa đến sự đòi hỏi một nền văn hóa đã có cá tính khác biệt với nền văn hóa của đế quốc, thì công việc đấu tranh giành tự chủ chỉ là công việc của thời gian mà thôi. Ðạo Phật đã tạo ra những nơi qui tụ cho các chiến sĩ của dân tộc. Ðạo Phật đã tạo ra những tập thể tín đồ phụng sự cho đại nghĩa dân tộc. Dân tộc Việt Nam không một e ngại nào đối với đạo Phật, vì, đạo Phật xuất phát từ một nước không bao giờ có thể trở thành đế quốc đối với Việt Nam. Ðạo Phật lại cũng không phải là một thức đế quốc tư tưởng, vì đạo Phật không hề có giáo quyền quốc tế trung ương. Ðạo Phật chỉ là đạo của Con Người Giác Ngộ và hết mình phục vụ cho xứ sở mà đạo Phật đang có mặt. Chính vì vậy mà trước kia, xem tiếp trang 23


tiếp theo trang 22

tiếp theo trang 10

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP trong lịch sử, đạo Phật đã cùng với dân tộc Việt Nam phấn đấu cho một nền tự chủ vẻ vang của dân tộc. Và, trong hiện tại, đạo Phật đã hơn một lần thể chứng điều đó một cách cụ thể. bản chất của đạo Phật là bản chất của một đạo cách mạng toàn triệt. Cách mạng trên ý nghĩa đúng và toàn thiện. Vì rằng cuộc cách mạng đó đã bắt đầu trong sứ mệnh thường xuyên chuyển biệt nghiệp của cá nhân và bằng mọi nỗ lực chuyển cộng nghiệp của tập thể. Ðạo Phật là đạo của cách mạng, một cuộc cách mạng rốt ráo, liên tục, trường kỳ. Những người theo đạo Phật đúng đắn, đương nhiên đã tự đặt mình trong một cuộc cách mạng lớn lao rồi vậy. Chữ cách mạng chúng ta dùng ở đây là một danh từ thật chính xác, không mang một mưu đồ xảo trá nào. Vì, nếu đã hiểu đạo Phật một cách thật đến nơi đến chốn, thì chúng ta sẽ phát hiện được tính chất cách mạng chân chính của đạo Phật. Cách mạng bản thân để tiến lên cách mạng xã hội. Một cuộc cách mạng xã hội dù được trang bị với bất cứ lý thuyết và danh từ tốt đẹp nào, cũng sẽ bị thoái hóa; nếu bản thân những người làm cách mạng và những ngươi tham dự cách mạng không triệt để cách mạng chính mình. Về bản thân cách mạng, đạo Phật đã nói lên thật đầy đủ và trọn vẹn, tất cả kinh điển đạo Phật và sự tu dưỡng theo đạo Phật là một công trình nhằm hướng con người tới một cuộc tự cách mạng để giải thoát ra khỏi những mê lầm chấp giữ. Một con người khi phá bỏ được sự chấp hữu cá nhân, không còn tự kiêu, thiên kiến, không còn tham chấp vật dục, lòng rộng mênh

mông, trí sáng trong lành, và lại quyết tâm phụng sự nhân thế thì thưS hỏi còn gì tốt đẹp cho bằng. Một cuộc cách mạng do những người như vậy thể hiện mới thực là một cuộc cách mạng chân chính, không mang một âm mưu đen tối nào hết. * Về Mặt Chính Trị, khi chúng ta đã đặt mình trong một cuộc sống tập thể tôn giáo, tập thể xã hội hay quốc gia, đương nhiên chúng ta đã phải tham dự vào đời sống chính trị rồi. Ðạo Phật không xa lánh cuộc đời. Vì đạo Phật, ngoài phần tự giải thoát bản thân, còn phải giải thoát cho nhân thế, cho chúng sinh nữa. Thế nên đạo Phật không phải là một tôn giáo yếm thế. Ðạo Phật luôn luôn nhập cuộc để tham dự những chuyển đổi xã hội. Ðạo Phật không làm chính trị với những âm mưu thủ đoạn, theo quan niệm thế tục của những người chỉ biết lợi dụng con đường chính trị để mưu tìm địa vị quyền lợi. Ðạo Phật làm chính trị như một cuộc vận động giải thoát xã hội khỏi cảnh tối tăm bức chế. Ðạo Phật không đòi địa vị trong chính quyền, cũng không chủ trương đem tôn giáo mình lên hàng quốc giáo, để đàn áp các tôn giáo khác, các tư tưởng, ý hệ không đồng quan điểm. Nếu bất đắc dĩ như dưới thời nhà Lý, đạo Phật được vua, quan và dân chúng tôn lên địa vị quốc giáo thì như đã thấy, văn miếu thờ các vị thánh Nho và điện thờ tiên Lão cũng được dựng lên tại kinh đô và khắp các làng xã. Ðạo Phật không có chủ trương hẹp hòi chia rẽ tôn giáo và nhất là không mang tính cách tiêu diệt tôn giáo. Ðạo Phật là đạo từ xem tiếp trang 24

LỐI NHÌN PHÂN TOÁI biết nói ở đây là những hỗ tương tác dụng giữa người với thiên nhiên và giữa người với tha nhân đồng hữu. Theo luật tác dụng và phản tác dụng (law of action and reaction) thời thiên nhiên hay tha nhân luôn luôn phản ứng tùy thuận lý thuyết về hỗ tương giao thiệp. Nghĩa là khi tiếp xúc với một người mà thành kiến cho là thù nghịch thời mọi hành động của ta đều hướng về phòng ngự và phía kia, người mà ta tiếp xúc cũng có phản ứng tương tợ. Thiên nhiên cũng thế, phân tán thành mảnh phần riêng biệt để phản ứng tùy thuận lối nhìn phân toái của con người. Như Heisenberg đã nói: “Cái ta quan sát không phải là thực tại mà là cái thực tại biểu lộ ứng với cách ta đặt vấn đề.” Ta lầm tưởng như thế là kinh nghiệm đã xác chứng lý thuyết tức cách nhận thức của ta. Sở dĩ chấp giữ không chịu đổi thay cách nhận thức phân toái là vì đinh ninh lối nhìn như vậy nhận thức đúng thực tại như thật. Và thực tại như thật ấy bất biến cho nên cách nhìn không cần phải thay đổi. Trên thực tế, mỗi cách quán chiếu đều soi thấy rõ những khác biệt và phân biệt thu nhiếp trong cảnh giới riêng của nó. Chẳng hạn, trong lối nhìn sự vật chuyển động ngày xưa, có sự phân biệt vật thể trên trời và vật thể dưới đất. Trong thuyết Newton, thời có sự phân biệt những tâm điểm khác nhau nơi hướng đến của mọi chất rơi. Những khác biệt và phân biệt ấy chỉ là một lối nhìn, một cách suy tư nhằm hướng dẫn trí giác và cảm giác nhận thức thực tại. Nhưng nếu cho rằng các lý thuyết đề xướng là trực tiếp miêu tả cái đương thể của sự vật, thời dĩ nhiên, quan điểm đó xác nhận các khác biệt và phân biệt là

tiếp theo trang 22

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM Trần đã có các vị Vua xem ngai vàng điện ngọc như đôi dép rách, không màng danh lợi, luyến tiếc ngôi báu, xem vinh hoa phú quý nhẹ tợ mây trời. Có nhà Vua đã từng từ bỏ cung điện trốn vào núi xin xuất gia, sống đời Tăng sỹ. Chừng ấy đủ biết nền văn hóa Phật giáo - Phật pháp đã ăn sâu mọc rễ trong quảng đại quần chúng, giá trị thực tu, thực chứng, bằng lý tưởng Bồ Tát đạo, lý tưởng giác ngộ giải thoát đã được người dân tiếp nhận một cách sâu xa và thấm đượm hương giải thoát thuần nhất. Thời đại tự chủ này, nền văn hóa đạo Phật đã đóng góp một cách tích cực cho quốc gia dân tộc. Một mặt thì lo tô bồi nền văn học, mở trường giáo dục, thuyết giảng Phật pháp, chỉnh đốn chính trị, thể chế quốc gia hầu kiện toàn một nền tự chủ, độc lập. Một mặt lo chống giữ sơn hà, dẹp tan quân xâm

lăng nhà Nguyên đem lại cho nước nhà được thanh bình thịnh trị. Từ tiếng nói đoàn kết của toàn dân qua tinh thần nhất quán của Hội Nghị Diên Hồng, đã tỏ rõ tinh thần yêu nước, từ Vua quan đến dân chúng, đã biểu lộ và nêu cao gương hòa hợp thống nhất: “Hội họp trong tinh thần đoàn kết, bàn luận trong tinh thần đoàn kết và giải tán trong tinh thần đoàn kết” mà Ðức Phật đã dạy. Ðây là những điểm son của lịch sử nước nhà. Người học đạo, hiểu đạo và biết áp dụng cái học, cái hiểu của mình để xây dựng, làm những điều ích nước lợi dân. Trên chặng đường lịch sử này, ngoài xã hội, con dân thì lưu xuất các bậc anh tài, tuấn kiệt, các anh hùng dân tộc như Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Khánh

Dư . . . đánh đuổi xâm lăng giữ yên bờ cõi nước nhà, một thời được thanh bình thịnh trị. Trong đạo giáo thì thánh sanh chư vị Long Tượng, Thạch Trụ, Thiền Gia, chư vị Tổ Sư Thiền Môn Pháp phái mà tự thân của chư vị minh quân tài đức đã thể đạt tu chứng. Vua Trần Thánh Tôn lên ngôi Thái Thượng Hoàng năm Mậu Dần (1278), truyền ngôi lại cho con là Thái Tử Khâm tức Vua Trần Nhân Tôn, người đã có một trí tuệ ưu việt, thông minh đĩnh đạt, làu thông kinh điển. Lúc quốc gia thanh bình, dân chúng ấm no lạc nghiệp nhà Vua chong đèn đọc sách dịch kinh, chuyên cần tu tỉnh. Lúc nước nhà bị giày xéo xâm lăng, thì nhà Vua cầm quân, cưỡi ngựa xông pha ngoài trận mạc, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên sơn hà xã tắc. Nhà Vua tu đạo Bồ Tát, phụng hành hạnh vị tha, thỉnh cầu Tuệ Trung

23

những phân chia thật sự, tức là xác quyết những mảnh phần sai biệt căn bản đề cập trong lý thuyết quả thật hiện hữu. Đó là nguyên nhân gây sự nhận lầm thế giới là tập hợp các mảnh phần tách ly và cách nhìn sai lạc quán sát thế giới. Đó là một hình thái nhận thức, một lối suy tư về thực tại. Thí dụ thời xưa, có thuyết phân biệt chuyển động của những vật thể trên trời khác với chuyển động của những vật thể dưới đất. Vật thể dưới đất thời rơi rụng, còn vật thể trên trời như mặt trăng thời mãi mãi lơ lửng trong không trung. Đến thời đại khoa học, không còn sự phân biệt hai loại chuyển động như thế nữa. Nghĩa là người ta nhìn nhận vật thể trên trời cũng rơi rụng như vật thể dưới đất. Newton trong một chớp quán chiếu thấy quả táo mà rơi thời mặt trăng, và tất cả vật thể khác cũng rơi như vậy. Do đó, ông đề xướng thuyết hấp dẫn vạn vật (theory of universal gravitation) theo đó mọi vật thể đều thấy như rơi về hướng các tâm điểm khác nhau. Thí dụ, mặt trăng rơi về hướng quả đất, quả đất về hướng mặt trời,... Lối nhìn mới này cho thấy có thể diễn tả mọi chuyển động của vật thể trên trời hay dưới đất giống nhau bằng gia tốc rơi hướng về những tâm điểm riêng của chúng. Nhiều thế kỷ sau, vào khoảng năm 1900, thuyết Newton không còn công dụng giải thích rõ ràng các chuyển động khi đem áp dụng vào những cảnh giới mới nên nhiều lối nhìn khác được khai triển, dẫn đến thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Theo thuyết tương đối, thế giới không thể chia chẻ tận cùng thành những khối kiến trúc (buiding blocks) bất khả phân vì

Thượng Sỹ chỉ dạy pháp tu, chuyên tinh thiền định để rồi chứng đắc Sơ Tổ Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử. Tổ Trúc Lâm trước khi thị tịch, nói kệ chứng đắc: Nhất thiết Pháp bất sanh, Nhất thiết Pháp bất diệt, Nhược năng như thị giải, Chư Phật thường hiện tiền, Hà khứ lai chi hữu. Và Tôn hiệu của Ngài là Ðại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Ðầu Ðà Tĩnh Huệ Giác Hoàng Ðiều Ngự Tổ Phật. Chư Vị Tổ Ðức Pháp Loa Tôn Sư, Huyền Quang Tôn Sư. . . trước khi thị tịch cũng như bao nhiêu Tổ Sư trước, Pháp Loa Tôn Sư đã đề kệ: Trần duyên rũ sạch từ xưa, Bốn mươi năm lẻ, bây giờ là tiên, Hỏi chi thêm bận, thêm phiền, Trăng thanh gió mát là miền tiêu dao. Và Huyền Quang Tôn Sư cũng vậy, nhà Vua đã ban cho Ngài tự hiệu: “Trúc Lâm Ðệ Tam Ðại Tự Pháp Huyền Quang Tôn Giả.” Như sợi chỉ tơ lung linh trước gió, khi thẳng khi

những cấu phần căn bản như vậy bắt buộc phải là vật thể cứng rắn (rigid body.) Nhưng vì vật thể cứng rắn được định nghĩa là vật thể có tính chất tín hiệu giao thông giữa hai điểm bất kỳ của nó truyền dẫn tức thời, nghĩa là nhanh hơn vận tốc truyền dẫn của ánh sáng, nên vật thể cứng rắn không thể hiện hữu. Ngoài ra, phải thường xuyên tỉnh thức để thấy biết rõ ràng hoạt dụng của suy tư là một hình thái nhận thức, một phép quán chiếu, chứ không nhằm sao lục trung thực thực tại “như thị.” Trong thực tế, mọi lối nhìn đều là những cái nhìn phương diện (profile.) Vấn đề ở đây không phải là tìm cách thống hợp hết thảy mọi cái nhìn phương diện để tạo ra một cái nhìn toàn diện, vì nhất thể tính (unity) tạo ra như vậy cũng chỉ là một mảnh phần mới khác áp đặt thêm vào tập hợp các cái nhìn phương diện. Mỗi cái nhìn phương diện chiếu soi rõ ràng và đầy đủ một cảnh giới nào đó. Có thể xem đó là một quan điểm riêng về một sự vật. Mỗi quan điểm riêng cho thấy sắc tướng của sự vật dưới một góc độ nào đó. Ý nghĩa toàn diện của sự vật tuy không thể nắm bắt được với bất cứ quan điểm riêng nào nhưng được hàm chứa trong hết thảy mọi cái nhìn phương diện về sự vật ấy. Hiểu như thế thời tất nhiên không còn hiểu lầm lý thuyết là trực tiếp miêu tả thực tại đúng như thể cách hiện hữu như thị của nó và không sa vào cái thói quen suy tư và hành động một cách phân toái đối với thiên nhiên và tha nhân. GS HỒNG DƯƠNG NGUYỄN VĂN HAI

chùng đã xuyên suốt một dòng lịch sử, nền văn hóa dân tộc có lúc thật thiết tha tình tự, nhưng cũng có lúc phôi pha, nghiệt ngã bởi những văn hóa ngoại lai xâm nhập, hay tình tự dân tộc bị xói mòn theo tính tùy tiện. Do vậy, dòng sinh mệnh Phật giáo chảy dài suốt chặng đường lịch sử dân tộc cho đến thời kỳ cận đại và hiện đại cũng bị ảnh hưởng sự suy sụp đó không ít. Nói chung, khi đất nước được thanh bình phồn thịnh, dân chúng được tự do, hạnh phúc, thì đạo Phật cũng được tự do hành đạo. Còn lúc gặp thời nghiệt ngã, đất nước điêu linh, thì đạo Phật cũng phải uốn mình chảy qua các thác ghềnh thời đại, để cùng chia xẻ nỗi đau chung của dân tộc.

III. Thời Kỳ Hiện Ðại: Nền văn hóa dân

tộc Việt ngày nay đã bị lật ngược dưới thể chế nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa từ giáo dục, học thuật, tín ngưỡng, xã hội, từ thiện, đạo đức. . . cả một truyền thống văn hóa tốt đẹp bị lung lay tận gốc rễ. Hòa xem tiếp trang 28


tiếp theo trang 21

PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC dân tộc, do Thiền học kết tinh. Khi nào tinh thần ấy được phát triển thì quốc gia thịnh vượng hùng cường, khi nào bị lu mờ thì quốc gia vong bại. Một học gia Pháp thông thạo văn hóa Á Đông Giáo sư M. Duran trong bài diễn văn cho sĩ quan Việt Nam năm 1952 ở Sài Gòn, cũng đã nhận thấy: Một điều đã thành điển hình mà nói rằng tâm hồn Việt Nam do một tổng hợp ảnh hưởng của Tam giáo Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo. Điều ấy có đúng về phương diện, nhưng cũng phải phân định về tâm lý học, các hình diện ý thức khác nhau. Người ta có thể xếp loại những độ khác nhau và xác định những phản ứng tùy theo mỗi bình diện ý thức, cố phản chiếu thành một động cơ hoặc Khổng giáo, hoặc Phật giáo, hoặc Lão giáo. Theo như tôi đã hiểu ở đây thì trên bình diện xã hội chẳng hạn những phản ứng thường thuộc về Phật giáo. Còn Lão giáo nếu ta hiểu ở đây là những tục lệ Lão giáo hơn là triết lý Lão học chỉ một số ít trí thức hiểu được

thôi, thì có tất cả biểu hiệu vô điều tiết của tâm hồn Việt Nam, di tích những tín ngưỡng và lo sợ cổ sơ nguyên thủy. Ðấy là lược đồ truyền thống. Nhưng chúng ta cũng không quên được rằng với sự tiếp xúc của văn minh Âu Tây, đã có nhiều biến đổi thâm trầm gia nhập vào trong cái vũ trụ tâm linh của nhân dân Việt”. (Bulletin Etudes Indochinoises 1953). Cả ba bình diện ý thức Phật Nho Đạo trên đây đã được Trần Thát Tông, ông vua khai sáng triều đại, oanh liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thực hiện vào cuộc đời nhập thế và xuất thế, tại gia và xuất gia của Ngài. Đây là câu chuyện lịch sử của một nhà vui đi tìm ý nghĩa của sự sống, giải thoát đau khổ, theo gương Thế Tôn và đã thành đạt theo một lối khác Thế Tôn, lối Việt Nam như hoàn cảnh địa lý lịch sử đã qui định). Đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính Thân, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình (1245) Trẫm liền ăn mặc

giả làm người thường, lẻn ra cửa cung và bảo kẻ tả hữu rằng: Ta muốn đi chơi ngoài cung điện để ngầm nghe dư luận của dân, đó tìm nguyện vọng của dân để cảm thông sự khó nhọc của họ. Lúc ấy, đi theo bên cạnh Trẫm chỉ độ bảy, tám người. Đêm ấy vào chừng giờ Hợi, Trẫm lấy một con ngựa cất lẻn ra đi. Khi đã băng qua sông (Nhị Hà) bèn hướng về phía Đông mà đi; Trẫm mới bảo thật cho bọn tả hữu đi theo. Bọn họ kinh ngạc, ai đều ứa nước mắt mà khóc (vì thấy Trẫm bỏ đi vào núi tầm Phật). Giờ Mão hôm sau, đi đến bên đó Phải lại thuộc làng Đại Than Trẫm sợ ban ngày có kẻ nhận ra, mới phải lấy vạt áo chùm mặt mà qua sông. Rồi theo con đường tắt lên thẳng núi. Đến tối vào nghỉ trong chùa Giác Hành đợi cho đến sáng mới lại đi. Chật vật trèo núi hiểm lội suối sâu, sức ngựa đã mệt không thể lên núi được nữa, Trẫm phải bỏ ngựa lại vịn đá mà leo. Đến giờ Mùi tới chân núi Yên Tử, sáng bữa sau mới leo thẳng lên đỉnh núi, tìm ra

tiếp theo trang 23

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP bi, trí tuệ, bao dung, luôn luôn chủ trương tự do tín ngưỡng, tự do phát triển các ngành: nghệ thuật, học thuật và kỹ thuật. Chính vì chưa hiểu được bản chất của đạo Phật, nhất là đạo Phật Việt Nam, nên những người theo đạo Phật một cách hời hợt, và những người đứng ngoài Phật giáo, thường có những ngộ nhận về hành vi được coi như chính trị đầy bí hiểm thời đại, cho là Phật giáo muốn khuynh loát chính quyền, muốn mưu đoạt chính quyền, muốn có lợi lộc khi nắm được những ưu thế chính trị. Ðiều đó hoàn toàn không đúng. Ðạo Phật, trước sau chỉ có một đại nguyện, là làm tốt đẹp thêm cho nhân thế mà thôi. Sự chống đối của đạo Phật, nếu có, là sự chống đối minh bạch đối với những âm mưu chính trị đen tối, muốn làm sa đọa dân tộc này nói riêng, và thế giới nói chung. Ðạo Phật không chấp nhận bất cứ sự bất công nào đối với con người. Ðạo Phật lại càng không chấp nhận một chế độ

độc tài hoặc phi nhân làm mất quyền tự chủ của con người và dân tộc. Những âm mưu nô lệ hóa con người và dân tộc đều chẳng những không được Phật giáo hỗ trợ mà, ngược lại, còn bị Phật giáo quyết liệt đối kháng, cho tới khi nào các chế độ như vậy phải tự chuyển đổi đường lối chính sách, lấy con người làm cứu cánh cho chính trị vì không thể áp dụng một đường lối chính trị không phù hợp với bản tính con người. Con người là cứu cánh của chính trị - nói theo nghĩa hẹp Ðó là tiêu chuẩn chính trị của Phật giáo. Ngược lại đường lối ấy, dù người Phật tử cầm chính quyền hay bất cứ nhân vật nào, cũng bị Phật giáo chối bỏ. Làm đúng tiêu chuẩn của người Phật giáo thì Phật giáo tích cực xaS thân để hỗ trợ, dù người cầm quyền thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng vậy. Nói là tiêu chuẩn của người Phật giáo cho dễ hiểu mà thôi, vì thật ra ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ thời đại nào, con người cũng khát vọng tiêu chuẩn chính trị như

đã nói. Vậy, đừng lo về tư kiến của Phật giáo, vì Phật giáo không có tư kiến. Hãy lo đáp ứng nguyện vọng chân chính của Ðạo Phật là một đạo mang đặc tính văn hóa và cách mạng, đạo Phật có sinh hoạt chính trị là sinh hoạt trên căn bản đó. Sinh hoạt văn hóa của đạo Phật không chỉ thu gọn trong lĩnh vực truyền bá giáo lý bằng phương tiện sách báo và giảng giải. Phật giáo là một nguồn văn hóa sinh động, trực tiếp đi vào cuộc sống con người, để con người tự thân chuyển hóa và khai triển những đặc phẩm văn hóa từng chứa trong chính mình, rồi biểu hiện ngay trong cuộc sống qua những công trình sáng tác nhân văn, qua những hành vi chính trị chân chính, qua những cuộc chuyển đổi xã hội tốt đẹp, qua nếp sống, lối sống và cách sống mỗi ngày thêm tươi sáng. Với tiêu chuẩn trên, Phật giáo cũng không phủ nhận những tiến bộ của kỹ thuật khoa học phục vụ đời sống con người, nhưng Phật giáo

24

mắt Quốc sư Trúc Lâm, vị Ðại sa môn chùa ấy (danh hiệu là Phù Vân).” Xem như thế đã thấy lòng nhiệt tâm cầu Đạo của nhà vua, bỏ ngai vàng như trút giày rách, gian nan lặn lội từ kinh đô Thăng Long tìm lên núi Yên tử đặng gặp thầy vấn Đạo. Nhưng gặp Quốc sư; nhà sư chưa tin có phải vì Đạo mà bỏ ngôi vua, cho nên Thái Tông phải ứa nước mắt mà bạch rằng: Trẫm còn thơ ấu, vội mất cha mẹ, trơ vơ đứng trên sĩ dân, không biết nương tựa vào đâu. Vả lại Trẫm nghĩ sự nghiệp đế vương đời trước hưng vong bất thường, ở đời chẳng có chi vĩnh cửu. Nên Trẫm muốn vào núi cầu làm Phật không còn cần gì khác nữa! Thấy chí của vua đã nhất quyết, Quốc sư mới giảng giải thế nào là Phật chân chính: Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong lòng người ta. Hễ tâm yên lặng rong suốt mà thấy biết ấy là Phật thật. Này nếu nhà vua giác ngộ được tâm ấy tức thì thành Phật, không phải khốn khổ cầu tìm bên ngoài. Rồi thấy quân thần cùng người trong nước tìm đến tha thiết kêu nài nhà vua trở về, Quốc sư mới ân cần cầm tay nhà vua khuyên nhủ:

đừng phút nào xao lãng cả. Với lời chỉ giáo ấy của Quốc sư, nhà vua quay trở vào đời làm tròn trách nhiệm “lấy thân mình làm người đưa đường cho thiên hạ”. Ròng rã mười năm nào tổ chức nội trị, nào chống đánh ngoại xâm, thừa cơ nhân rỗi lại tìm hỏi đạo lý, suy nghĩ kinh Phật cũng như kinh Nho và Đạo, để một ngày kia bừng btỉnh mà sáng tỏ rằng tuy phân ra đạo này đạo khác, lối xuất gia hay lối tại gia, kỳ trung chỉ cốt sao đạt được cái tâm không chấp, không phân biệt ngã nhân với tha nhân, mình với người, Nam với Bắc Ngài viết: Động vật còn hay tiếp nhận sự giác ngộ, huống chi người ta sao chẳng hồi tâm? Có kẻ vùi đầu ăn uống sống uổng một đời. Có kẻ lầm lối tu hành không hiểu ý Phật. Nhận thức tính Giác Bồ Đề ai nấy toàn vẹn, hay biết căn thiện Bát nhã, người người đầy đủ. Chớ hỏi bậc nầy Đại ẩn hay Tiểu ẩn, mà cònphân ra kẻ tại gia kẻ xuất gia. Không nệ vào tăng hay tục, chỉ cốt phân biện cái tâm. Tâm vốn không có Nam hay Nữ, sao còn chấp vào hình tướng. Người chưa sáng tỏ lầm phân ra tam giáo, hiểu đến nơi thì cùng giác ngộ một tâm. (Phổ khuyến phát Bồ Đề tâm).

Hễ là làm đấng nhân quân thì khải lấy ý muốn của nhân dân trong nước làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Bây giờ thiên hạ muốn nhà vua về cung, nhà vua không theo sao được? Nhưng có điều công việc nghiên cứu nội điển về tâm linh Phật giáo, dám xin nhà vua

Tuy ở hình thức thì có tam giáo mà về nội dung chỉ có một tâm là cái tâm đại đồng mầu nhiệm biến hóa tùy theo hoàn cảnh thực tế để tế độ chúng sanh. (Tịnh thông ngàn mắt ngày tay).

không thể làm ngơ trước các thế lực vật chất sử dụng các phương tiện vật chất để khống chế con người, biến con người thành thứ nô lệ vật chất. Nỗi băn khoăn nhất của thức giaS thời đại là đang phải chứng kiến đà phát triển vĩ đại của kỷ thuật, trong khi đó, các lĩnh vực tư tưởng không theo kịp với sự phát triển đó, khiến cho con người mất hướng, phải cắm đầu chạy theo những phương tiện vật chất, biến mình thành những công cụ cho các thế lực vật chất. Thế giới đang đánh giá nhau bằng những hỏa lực cuốn hút hủy hoại môi trường sống của con người, nhất là

sinh hoạt chính trị. Mạng sống con người được sử dụng như phương tiện trao đổi lấy một số quyền lợi vật chất. Nếu phải nói tới mục tiêu tối hậu của Phật giáo đối với thời đại thì mục tiêu đó là làm sao cho con người thoát khỏi cảnh lệ thuộc vật chất để tiến lên, hướng những tiến bộ kỹ thuật vào việc phục vụ con người. Mà đích thực con người mới là cứu cánh của kinh tế. Chứ không phải “Kinh tế quyết định tất cả” như chủ nghĩa Duy Vật hằng chủ trương. Chỉ như vậy, thế giới mới có hòa bình, xã hội mới hết bất công, sinh hoạt chính trị mới không

Và Trần Thái Tông đã đem Đạo vào Đời, vào xem tiếp trang 28

xem tiếp trang 25


Hình: ÐINH QUANG ANH THÁI / Người Việt / www.nguoi-viet.com

TRẬN BÃO THẾ KỶ

M

ấy hôm nay, tôi đang ngất ngư với “Cúm”. Khi bị cảm cúm tôi hay có cảm tưởng như có bão đi vào nhà, rồi len lỏi vào trong cơ thể mình. Bão thổi tung cái bộ xương bé nhỏ của tôi bay đi mỗi nơi một cái.

Cái đầu thì bay lên tận trần nhà, chân tay, cái xuống bếp, cái bay ra cửa sổ. Văn chương thơ phú cũng xào xạc như lá cuối thu trong vườn. Tôi bị cúm đúng lúc trận bão Haiyan tấn công vào

tiếp theo trang 24

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP lầy lội trong vòng tội lỗi, kỹ thuật khoa học mới không quay lại tiêu diệt nhân loại; các nước lớn mới không coi các nước nhỏ là món hàng trao đổi quyền lợi; các nước nhỏ mới không coi các nước lớn là đế quốc; cuộc sống tiến bộ đích thực mới đến với thế giới loài người. Tới đây, hẳn nhiên, các bạn đã thấy sứ mạng vô cùng trọng đại của Phật giáo và các tổ chức, các tôn giáo mang tính chất văn hóa đến mức độ nào rồi. Ðến đây, hẳn nhiên các bạn cũng đã thấy sứ mệnh của chính mình, và những công việc chúng ta phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sứ mệnh càng trọng đại càng nhiều kháng lực lớn lao. phải tìm cho ra những kháng lực đó để chế cản và đi lên, đó là phần còn lại trong buổi thaSo luận hôm nay của chúng ta. Tất nhiên chúng ta không thể tìm tới hết thaSy mọi vướng mắc được. Bởi đó chúng ta chỉ bàn tới những nét đại cương, và chuẩn bị sẳn sàng đón nhận kháng lực bất cứ từ đâu tới trên bước đường phục vụ của chúng ta. Có như vậy gặp thất bại mới không làm ta ngạc nhiên và nản lòng; làm được việc gì có hiệu Quả mới không tự kiêu, tự mãn. Vì kiêu mạn và thoái chí

đều là những tai hại như nhau. Kháng lực khó vượt qua nhất phải kể là kháng lực phát sinh tự chính bản thân. Sự tham lam, lười biếng, mặc cảm, đố kỳ, thiếu sáng suốt...là những kháng lực lớn nhất trong hành trình phục vụ của chúng ta. Bởi đấy, chúng ta phải tạo được cho mình một tâm bình đẳng, một trí minh mẫn, một đức nhẫn nhục, tức là quyết tâm thể hiện đạo pháp từ bi, trí tuệ và hùng lực để đi lên, không một mặc cảm, không một manh tâm thủ lợi, không một đố kỳ phân ly, có nghĩa là chúng ta phải tự giải thoát chúng ta khỏi cái “ta” hẹp hòi vị kỷ, ngu tối và lười biếng. Khi chúng ta đã thoát được những kháng lực tự thân thì chúng ta mới không biến chúng ta thành những kháng lực của đại cuộc. Những người đồng hành của chúng ta không bao giờ sợ chúng ta có những âm mưu lợi dụng đen tối. Ðồng hành thực sự trở thành đồng tâm nhất trí và quyết tiến tới thì lo gì không hoàn thành sứ mệnh đối với dân tộc và nhân thế. Với những kháng lực, thực ra nhiều lắm, không một việc gì ta làm mà không có kháng lực. Kháng lực do những người thương ta mà không hiểu ta. Kháng lực do những người thù ta vì sợ ta làm thiệt hại tới quyền

TRẦN MỘNG TÚ www.diendantheky.net

miền trung đất nước Phi Luật Tân. Là người Việt, ngay từ khi mới lớn tôi đã thuộc lòng câu hát về miền Trung nước tôi: “Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời hành, Trời làm cơn lụt mỗi năm khiến đau thương lan tràn….”- PĐC Lụt bão ở miền Trung nước Việt vào tháng 11 tháng 12 là chuyện xẩy ra hằng năm không sao tránh được. Sau trận bão là những mất mát, đói, bệnh tật tiếp theo, khiến dân miền trung Việt đã nghèo khó lại nghèo khó thêm. Giống như người dân miền trung Việt Nam, người dân đảo Phi Luật Tân họ trưởng thành và

lợi của họ... Kháng lực về những thiên kiến, bảo thủ của các tập thể cùng sống trong xã hội. Kháng lực của thiên kiến về điều kiện không gian, thời gian mà ta muốn phục vụ... Phương pháp đối trị với những kháng lực đó, nhất thiết đạo Phật không dùng tới biện pháp tiêu diệt đối tượng sanh ra kháng lực, mà là giác ngộ những thế lực đó để họ không còn là kháng lực nữa. Ðối với thiên nhiên là một kháng lực vĩ đại với kiếp sống của mỗi con người, thì chúng ta phải làm sao cho công trình chúng ta theo đuổi có những người tiếp tục trường kỳ. * Về Vấn đề Giác Ngộ, đối với tha nhân và các tập thể khác, người Phật tử không thể dùng phương pháp cao áp mà, từ xưa, người Phật tử chân chính đã lấy chính bản thân và cuộc sống mình để thuyết phục giác ngộ người. Hãy sống một cuộc sống giác ngộ, chúng ta sẽ dễ dàng cảm hóa được tha nhân tự giác. Chính chư Phật

25

sống chung với gió bão. Nhưng trận bão Hayan ở niềm trung nước Phi Luật Tân trong tháng 11 năm nay thì đúng là một “Trận Bão Thế Kỷ” Những ngôi nhà tan ra như những chiếc lá bị tuốt khỏi cành. Cả thành phố biến thành bình địa. Bão đã cày bằng phẳng nhà cửa, thánh đường, trường học, cao ốc như lưỡi cầy đi qua cánh đồng, không để lại một gốc rạ. Mắt bão đi qua thành phố, kéo theo bao sinh mạng con người. Làm sao tìm ra con, làm sao tìm ra mẹ, cha già đâu rồi? Vợ chồng bị lôi mỗi người một ngả thật xa, ra hai đầu thành phố, hay hai góc biển. Ai sống sót hay tất cả đều chết? Những phóng viên tường trình lại: xác người la liệt

cũng chỉ là gương giác ngộ cho chúng ta. Còn sự giác ngộ phải phát xuất từ tâm thức chúng ta. Nói cho người ta nghe, nhưng đừng cho đó đã thuyết phục được người. Chúng ta chỉ thuyết phục được người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Lời nói và chữ nghĩa phải phát xuất tự chính cuộc sống đó, chúng ta mới mong tạo nổi niềm tin yêu nhận biết của người khác. Các bạn, tôi muốn nói với các bạn là, bất cứ công việc gì bạn làm để góp sức xây dựng và làm tốt đẹp cho cuộc sống, bạn đều có thể nên làm, cần làm, miễn rằng chính bạn phải trở nên tốt lành, và những hành vi bạn làm trong lĩnh vực và nghề nghiệp của bạn đem lại lợi ích cho tha nhân, cho cuộc sống. Hãy thể hiện đạo pháp ra trong cuộc sống riêng cũng như chung của bạn. Dân tộc Việt Nam đang đòi hỏi bạn phải sống một cuộc sống giác ngộ và quyết tâm thay đổi vận mệnh của xứ sở đã quá đau thương này.

trong thành phố, hay bên dưới những ngôi nhà đổ nát. Những con người sống sót, thất thểu, kinh hoàng đi như những thây ma trong phim ảnh. Thành phố trống toác, không một bóng cây còn lại, trống đến có thể nhìn thấy cả núi từ thật xa. Trông kinh hoàng hơn cả một thành phố vừa bị dội bom. Mắt bão, cái danh từ thật lạ lùng. Con ngươi của mắt bão là một khoảng trời trống, bọc một lớp mây dầy chung quanh nó, làm con mắt trông càng kinh sợ. Con mắt này do nước biển bốc hơi và không khí chung quanh tụ lại, rồi trái đất quay tròn mang nó tới. Khi nó xem tiếp trang 27

Ðạo Phật Việt Nam không phải nằm trong các nơi cổ tự, trong các tu viện, thư viện, mà kho tàng Phật giáo Việt Nam đang tàng chứa trong tâm thức người dân Việt Nam, nhất là nơi người nông dân chất phác muôn đời với ruộng đồng cần mẫn. Bạn hãy đến đó để làm bừng lên cuộc sống của đạo pháp, và đấy cũng là tinh thần truyền thống của dân tộc ta. Tinh thần tự chủ của dân tộc cũng là tinh thần tự chủ của Phật giáo, cần phải được viện cầu tới để đưa dân tộc ta ra khỏi cảnhtủi nhục hiện nay. Tinh thần dung hòa đối với các nước bạn cũng là tinh thần truyền thống của dân tộc và của đạo Phật đại đồng, các bạn hãy lấy đó làm thế cách sinh hoạt giữa thế giới mở rộng hiện nay. Tinh thần bao dung đối với các tôn giáo khác của dân tộc cũng chính là của đạo Phật, các bạn hãy lấy đó xem tiếp trang 30


K

ính gởi quý cộng đồng, tổ chức, đoàn thể và đồng hương Việt Nam trong vùng New England Kính thưa quý vị Như chúng ta đều biết, cơn bão Haiyan đã tàn phá các đảo miền trung Phi Luật Tân và gây nên thiệt hại nhân mạng cũng như tài sản cao chưa từng có trong lịch sử quốc gia này. Theo ước lượng của chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Việt Nam và Phi Luật Tân có nhiều hoàn cảnh giống nhau. Đời sống người dân trên các đảo miền trung Phi cũng không khác gì nhiều so với đời sống đồng bào các tỉnh miền trung nước Việt, mỗi năm cứ đến tháng mười lại phải lo chống bão. Đa số dân Phi ở đó cũng nghèo như đồng bào miền Trung chúng ta. Và đặc biệt, cả hai đều nặng lòng gắn bó với quê hương, dù chỉ bằng chiếc ghe nhỏ, hàng dừa khô và mảnh ruộng phèn, qua bao thế hệ vẫn cố bám lấy mảnh đất của ông cha để lại. Hơn thế nữa, trong phần tư cuối của thế kỷ 20, Phi Luật Tân là nước đã cưu mang hàng trăm ngàn đồng bào tỵ nạn CS. Phi Luật Tân là quốc gia đã

đối xử với đồng bào tỵ nạn tốt nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Người dân các đảo Phi đã nhường từng chén cơm, từng manh áo cho đồng bào tỵ nạn trong khi bản thân họ cũng chẳng no ấm gì hơn. Ngoài Bataan, nơi dừng chân của hàng trăm ngàn đồng bào tỵ nạn, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt. Trong suốt những năm từ sau 1975, hàng trăm ghe tỵ nạn bị chết máy trôi lênh đênh trên biển nhiều tuần trong đói khát, tuyệt vọng, nếu không có những chiếc thuyền đánh cá người Phi dừng lại, không có tàu Cap Anamur chờ ngoài vùng biển Philip-

26

pines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila hay tàu hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, thân xác của đồng bào chúng ta hẳn đã bị chôn vùi trong mộ nước biển Đông sâu thẳm. Và trong khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, thì mãi cho đến năm 2012, vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước Phi Luật Tân đầy bao dung đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Như một người Việt Nam, dù ở trại tỵ nạn Phi hay không, chúng ta đã nợ đất nước Phi một nón nợ vô cùng to lớn.

Kính thưa quý vị. Cây tình thương thường mọc lên từ nỗi khổ đau, cứu giúp nạn nhân bão Haiyan Phi Luật Tân, vì thế, không chỉ là nghĩa cử thể hiện lòng nhân ái giữa những người cùng cảnh ngộ truyền thống của dân tộc Việt Nam mà còn là một cơ hội để trả ơn đất nước đã dang rộng vòng tay đón đồng bào chúng ta trên bãi biển. Đối với quý đồng hương từng là những thuyền nhân tỵ nạn, đây là một cơ hội để chính phủ Phi biết rằng dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm, chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn. Góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan còn là cơ hội để chúng ta vơi


tiếp theo trang 25

TRẬN BÃO THẾ KỶ xuất hiện, coi bộ hiền lành lắm, người ta chưa thấy gì cả, lúc nó đi qua mưa gió mới nổi lên. Mắt bão càng rõ rệt thì mưa gió càng mạnh. Những người sống ở gần biển vùng nhiệt đới có nhiều kinh nghiệm với con mắt này. Thường khi bão thổi vào đất liền là giảm xuống cơn thịnh nộ. Nhưng cái quê hương của những người dân hiền lành này lại là một nước quần đảo. Nên bão cứ len lỏi ra biển, vào bờ, đi hoành hành hết đảo này sang đảo khác và hình như mỗi lần chuyển đảo cơn bão lại tăng sức mạnh lên. Khốn khổ thay những nạn nhân của bão. Họ chạy được vào trung tâm tạm trú thì lại bị bão đuổi theo. Sức gió mạnh như sức của máy bay phản lực cất cánh có thể quét bằng cả những ngôi nhà gạch bê tông cốt sắt, nên họ lại bị nạn lần thứ hai nặng hơn ngay ở nơi trú nạn này. Cả miền trung nước Phi Luật Tân hầu như bị san bằng. Những xác tầu khổng lồ nằm chênh vênh giữa lòng thành phố, trong khi thành phố không còn lại một nóc nhà hay

một cọng cỏ. Gió bão mạnh đến nỗi, những đứa bé bị gió bão lôi ra khỏi tay cha, lôi ra khỏi lòng mẹ. Hai mảnh thân xác bị kéo ra giữa hai đầu cơn gió. Con số người chết có thể trên 10,000 người. Đó mới là ước đoán sơ khởi của Red Cross. Có nhiều ngôi làng hoàn toàn bị hủy diệt trong bão chưa thể kiểm chứng vì không liên lạc được. Trên đài VOA, trong mục Thế Giới Qua Ảnh mở ra ngày 12 tháng 11 là một tấm hình làm người xem phải ứa nước mắt. Thành phố Tacloban là nơi bị bão Haiyan nặng nhất, thuộc miền trung Phi Luật Tân. Hình chụp trên một bãi đất trống sát biển, cây cối đều gục ngã, cành thì trơ xương, không thấy một nóc nhà nào sót lại, nước còn loang đến mắt cá chân của bốn người đàn ông mặc quần áo trắng đang lom khom làm công việc cho xác các nạn nhân vào những chiếc túi đen. Tôi đếm qua trên hình, thấy gần hai trăm cái túi xếp cạnh nhau làm thành hai dẫy vòng cung lớn, thêm ba hàng nữa trong vòng. Hình chụp trong ánh mờ mờ sương không biết là sáng hay chiều. Nhưng trong cái ánh sáng yếu ớt đó, nước còn lênh láng dưới mặt đất soi bóng một thân cây gẫy ngang,

xa xa một người đàn ông nữa đang đi về phía biển. Ở bên phải tấm hình, có những cái thanh sắt, rơi ngang, rớt dọc của một cái lều nào đó trông như vừa dựng lên lại bị gió bão kéo giật đổ xuống. Tấm hình nói lên tất cả cái đau thương của một trận bão kinh hoàng. Tôi ngâm ngùi tự hỏi: Không biết có trọn một gia đình nào: vợ chồng, con cháu, ông bà, được xếp nằm cạnh nhau? Những người sống sót sau bão đang lâm vào một tình trạng bi thảm nhất. Bệnh viện không còn, không thuốc men, không nước. Các bác sĩ thiện nguyện nói: Người ta không thể sống sau bốn ngày không có nước uống. Trẻ em và người già bị háo nước (Dehydrated), chết mau hơn nữa. Không có nước sạch uống, dễ sinh ra tiêu chảy và mất nước (Diarrhea và Dehydration), thêm vào đó, nước đọng và sống chen chúc trong tình trạng thiếu vệ sinh, sinh sản thêm ruồi muỗi dễ dàng và những bệnh sốt rét (Malaria), dịch tả (Cholera) sẽ đến theo. Thành phố sau cơn bão, không nước sạch, không thực phẩm, thuốc men, người sống ở chung với các xác chết dưới những đổ nát, chưa kịp mang đi. Có người kêu lên: “Tồi tệ

hơn địa ngục.” Cứu trợ đổ xuống phi trường nhưng có nơi vì một trở ngại nào đó, đồ tiếp viện không thể chuyển tới ngay được. Tôi không phải là thuyền nhân, nhưng được nghe kể lại về cái tâm của người Phi: Dân Phi ở những đảo nhỏ hiền lành và nghèo khó, sống trong những căn nhà lụp xụp, thiếu thốn. Khi thuyền nhân Việt trôi giạt vào đó, đã được người địa phương này che chở san xẻ lương thực và bao bọc. Người Việt thuyền nhân không ai không mang ơn những người dân biển nghèo nhưng chất phác hiền hòa này. Dân chài Phi luôn luôn đối diện với bão. Khi bão tới họ không có gì còn lại. Không điện, không thức ăn, không thuốc men và không cả cứu trợ. Bão đi qua, họ lại tự hồi sinh lấy. Những con người khó nghèo đó họ đã mở lòng ra cưu mang người Việt Nam trong cảnh hoạn nạn không một chút do dự. Luật Sư Trịnh Hội đã ghi xuống trong Blog của anh: Nước Philippine là nơi đã cưu mang, bảo bọc gần 500,000 người tỵ nạn từ Đông Dương trong đó phần lớn đến từ Việt Nam, chuyển tiếp ở hai trại tỵ nạn Bataan và Palawan

trong suốt gần 3 thập niên. Từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990. Và có gần 3,000 thuyền nhân Việt Nam cuối cùng đã không bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam, được ở lại tạm trú cho đến lúc họ được các nước Úc, Mỹ, Na Uy và Canada nhận định cư chỉ cách đây vài năm về trước. Luật Sư Trịnh Hội (*) và một số tình nguyện viên Việt-Phi sẽ sang Phi cứu trợ, đi vào những vùng xa vùng sâu nơi không phải là trung tâm bão nhưng mức tàn phá cũng rất nặng nề. Trận bão Haiyan làm 921,200 người không còn chốn dung thân và ảnh hưởng tới gần 12 triệu người dân Phi. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những nạn nhân đã qua đời và cùng nhau giúp đỡ những người sống sót trong khả năng vật chất và sự xúc động của chính trái tim mình. Cơn bão cảm cúm của tôi bây giờ chỉ là một hạt cát trong sa mạc Sahara. Có lý nào tôi than vãn nữa. TRẦN MỘNG TÚ 14/11/2013 Nguồn: CNN, VOA, Người-Việt, Blog Trịnh Hội.

Hình: BALTIMORE SUN / http://www.baltimoresun.com

đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng. Với tâm tình đó, chúng tôi trân trọng kính mời quý tổ chức cộng đồng, đoàn thể và đồng hương vùng New England tham dự bữa cơm gây quỹ giúp nạn nhân bão Haiyan Phi Luật Tân sẽ được tổ chức vào lúc 6 giờ chiều đến 11:00 giờ tối ngày Thứ Bảy 7 tháng 12, 2013 tại nhà hàng China Pearl Restaurant 237 Quincy Ave, Quincy, MA 02169 (617) 773-9838 Giá vé $50.00. Chương trình, ngoài bữa cơm tối, phần chiếu dương ảnh các trại tỵ nạn tại Phi và cơn bão Haiyan tàn phá Phi, còn có một chương trình văn nghệ chọn lọc với những tiếng hát nồng nàn tình cảm của vùng New England. Đặc biệt, buổi gây quỹ còn có sự tham dự của đại

diện Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Philippines tại Massachusetts. Nếu phải vì bất cứ lý do riêng không thể tham dự được xin quý vị cũng vui lòng đóng góp để công việc nhân đạo của chúng ta thêm phần ý nghĩa. Toàn bộ số thu sau khi khấu trừ chi phí sẽ được gởi cho các cơ quan từ thiện trong đó có USPhilippines Society để trực tiếp giúp nạn nhân tại các vùng bị ảnh hưởng. Tất cả kế toán chi thu và kết quả bữa cơm gây quỹ sẽ được công bố trên các cơ quan truyền thông báo chí. Mọi chi tiết xin liên lạc đại diện ban tổ chức theo thông tin dưới đây. Trân trọng kính mời. T.M. Ban Tổ Chức TRẦN TRUNG ĐẠO

LIÊN LẠC BAN TỔ CHỨC: Ô. Trần Trung Đạo Ô. Thân Vĩnh Bảo Toàn Ô. Trần Doãn Nho (Worcester) Ô. Hàng Văn Bé (Worcester) B. Minh Xuân B. Lộc Tưởng Ô. Trần Thu Miên

781-424-6811 / Email: trantrungdao@gmail.com 617-901-6262 / Email: ythh02@yahoo.com 508-904-9012 508-308-6570 617-953-9893 617-645-7752 617- 552-2539

CÁCH ĐÓNG GÓP: Check xin ghi trả cho Hội Thương Gia Việt Nam Massachusetts (Vietnamese American Small Business Association of Mass) (Xin ghi trong phần memo của check “Vietnamese for Philippines Fund”):

VASBAM. 100 Newmarket Sq. Boston, MA 02118 Đối với các bạn trên Facebook muốn đóng góp nhưng không thể tham dự, check vẫn ghi trả cho VASBAM nhưng gởi về địa chỉ:

Trần Trung Đạo. 774 Granite Street. Braintree, MA 02184 Tôi sẽ tổng kết các đóng góp từ cộng đồng Facebook vào trao cho Ban Tổ Chức vào đêm gây quỹ cho tăng phần ý nghĩa của cộng đồng mạng.

27


tiếp theo trang 23

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM Thượng Huyền Quang cũng đã nói: “Ðảng CS Việt Nam là đàn cháu chắt, là kẻ hậu sinh ăn trái rồi bẻ cành, nhổ gốc đập nát, uống nước đầu nguồn rồi quấy phá tanh hôi.”

đàn áp, bắt bớ tù đày những người đấu tranh vì dân, vì nước. Từ những sự suy sụp trầm trọng của ngôi nhà tâm linh, đạo đức, đã kéo theo luôn nền văn hóa, văn học nước nhà lún xuống vực sâu.

Tất cả những gia sản quý báu mang tính cách lịch sử, những cái hay, cái đẹp của đất nước đã bị nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa phá hủy, đập bỏ, hầu hết những đồ cổ của các Bảo Tàng Viện đã không cánh mà bay ra nước ngoài chỉ vì những lợi nhuận cá nhân. Ðây chỉ là một phần nhỏ của lãnh vực nghệ thuật điêu khắc hội họa. Dưới sự lãnh đạo của những “đỉnh cao trí tuệ bần nông” nền giáo dục, đạo đức, lễ nghi, hiếu kính đã bị đẩy sâu xuống bến bờ vực thẳm để tạo nên nạn thất học, trẻ em bị tung ra ngoài xã hội bươi móc từng đống rác nhặt giấy rách, ve chai để phụ giúp cho sinh kế gia đình; nạn trà dư tửu hậu của những người quyền thế lấn áp quần chúng nghèo khó tạo nên những tệ nạn xã hội và nạn quan liêu tham nhũng đã làm ung thối đất nước. Còn tôn giáo, từ thiện thì sao? Tín ngưỡng không còn được tôn trọng, họ đã chà đạp,

Lương dân bị bức hại, nhân quyền bị chà đạp, vận mệnh quốc gia dân tộc là trọng mà nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa còn không quan tâm xây dựng hà huống gì là tôn giáo? Do vậy, cùng chung số phận với đất nước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị bức tử để nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa thành lập Giáo Hội Nhà Nước, là một bộ phận cơ chế đảng CSVN. Vậy thì nói đến nền văn hóa dân tộc Việt và dòng sinh mệnh Phật giáo vào thời hiện đại, chúng ta phải nói cái gì? Nói cái bất công và nô lệ? Nói cái tệ trạng xã hội: sự nghèo đói, bão lụt, nhà trôi mất của? Nói đến sự ngu dốt, bần cùng mà nhà nước quan liêu đã không chấn chỉnh vực dậy những gì đã sa sút? Nói đến tín ngưỡng bị chà đạp và đảng phái hóa nhân sự Giáo Hội Nhà Nước? Nói đến sự lũng đoạn, thao túng cài người làm tình báo công an? Văn hóa

là sự trong sáng và sáng tạo của con người, là nếp sống với tập tục thanh cao, là những lời hay ý đẹp của một con người, là đời sống có nhân, có nghĩa, biết trên biết dưới, tình người thuần hậu nhân bản. Văn hóa là nền tảng của đất nước được thành tựu bởi từng cá nhân đóng góp bằng tình cảm thương yêu, bằng lời nói nhã nhặn lịch sự, bằng cử chỉ lễ độ, bằng tấm lòng lịch nghiệm bao dung, bằng tư cách phong thái đạo đức thiện mỹ. Từ đó, nền văn hóa dân tộc được đượm nhuần tươi mát, và trưởng thành sức sống thực, sống đẹp, sống tinh khôi. Do vậy, thế hệ người hiện tại phải ý thức sự tồn vong của nền văn hóa cổ truyền nước nhà để bảo tồn và xây dựng những cái hay cái đẹp. Sử gia Trần Trọng Kim, trong Việt Nam Sử Lược, quyển 2, trang 353, đã nói: “Mặc dù nước Việt Nam hiện nay hoàn toàn độc lập, nhưng sự hay dở tương lai chưa biết ra thế nào? Song người bản quốc phải biết rằng, phàm sự sinh tồn của một nước, là ở cái chí nguyện, sự nhẫn nại và sự cố gắng của người trong nước, vậy ta phải hết sức mà học tập, mà giữ cái tâm trí cho

tiếp theo trang 24

PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC cuộc đời hành động phụng sự dân tộc mà tìm thấy Phật ở tại nơi tâm “lắng trong mà biết” (tâm tịch nhi tri) của mình chứ không phải ở trong rừng trong núi thâm sơn cùng cốc. Theo sử gia “Ngô thời Sĩ” Ngài “có làm ra sách” Khóa hư lục “mến cảnh sơ lầm, coi sinh tử như nhau tuy ý hơi giống đạo Phật không hư, nhưng mà chí thì khoáng đạt, sâu xa cho nên bỏ ngôi báu coi như trút giày rách” (Việt Sử tiên ân). Đấy là tinh thần Phật giáo Việt Nam do một nhà vua đã thực hiện, hợp nhất cả phương diện quốc tế Đại đồng lẫn quốc gia riêng biệt như Thái Tông đã kết luận hết sức rõ ràng minh bạch: Trẫm nghĩ Phật không có phương Nam phương Bắc, ai cũng có thể tu tỉnh cầu tìm. Tình người có người sáng, người tối, đều phải nhờ vào tâm giác ngộ. Bởi thế cho nên giáo lý chính yêu của Đức Phật là phương tiện dạy cho quần chúng ngu mê con đường tắt soi tỏ lẽ sống chết. Còn trách nhiệm lớn của Thánh Nho là để lại mực thước cho đời sau, vạch lối gương mẫu cho tương lai vậy. Cho nên Lục Tổ (Huệ Năng) có nói “Các bậc Thánh Nho với các vị Thiền Sư, không khác nhau” đủ biết giáo lý của Đức Phật lại phải mượng tay Thánh Nho để truyền bá vào đời. Trẫm sao có thể không lấy trách nhiệm của Thánh Nho làm trách nhiệm của mình, giáo lý Đức Phật làm giáo lý của mình được. (Thiền tông Chỉ Nam Tự). Đấy là tinh thần hợp nhất Đạo với Đời mà Thái Tông đã chứng nghiệm ở bản

thân làm cơ bản cho một ý thức hệ quốc gia dân tộc của cả một triều đại nhà Trần. Thành quả như thế nào có lịch sử chứng minh về nhân sự; cũng như về quốc thể đối với các nước chung quanh thời bấy giờ, tưởng như không cần dài dòng chi nữa. Có một điều là cái tinh thần hội nghị Diên Hồng, biểu dương sự đoàn kết của toàn dân, ciá sức mạnh quật cường của cả một dân tộc vùng dậy trăm người như một, triệu người như một để bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, bất phân giai cấp, cùng tuổi tác, cái sức mạnh ấy không phải do một tín ngưỡng tâm linh cương cướng sâu rộng thì do đâu mà có được? Một Đạo sĩ Ấn có viết: Trong tất cả những năng lực đã hành động hay còn đang hành động để khuôn đúc vận mệnh nhân loại, chắc chắn không có năng lực mạnh hơn là cái năng lực biểu hiện gọi là tôn giáo. Tất cả tổ chức xã hội đều có nền móng ở những hành động của cái năng lực, tâm linh đặc biệt ấy, và cái động cơ cấu kết lớn nhật từng liên kết các phần tử nhân loại đều đã do các năng lực tín ngưỡng ấy mà xuất phát ra vậy. (Vivekannanda The necessity of Religion) Chắc hẳn cái thế lực hùng mạnh của dân tộc Việt Nam ở thời Lý, thời Trần cũng đã do cái năng lực tín ngưỡng tâm linh của Thiền học Việt Nam, từ Thảo Đường với Lý Thánh Tông đến Trúc Lâm Tam Tổ, đã hành động khuôn đúc vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bước sang triều đại nhà

Lê, thế kỷ thứ XV, cái ý thức hệ “Tam giáo nhất tâm” không được chính quyền bảo vệ và củng cố. Trái lại, triều đình bỏ lê thì Tam giáo độc tôn. Nho giáo, kết quả là giới Nho sĩ lãnh đạo vói nhân dân bị lãnh đạo xa cách nhau bởi cái hố “nôm na là cha mách quẻ” nghĩa là cái hố chữ nghĩa và mùa chữ, cái hố Vạn dân nô lệ cường quyền hạ Bát cổ văn chương tùy mộng trung. như cụ Phan Tây Hồ mới đây nhắc lại cho Nho sĩ Việt Nam thời Pháp thuộc. Nhưng muốn có được một ý niệm chính xác về hậu quả đối với nhân sự cũng như đối với quốc thể sau khi bỏ tinh thần Tam giáo kể từ triều Lê, chúng ta chỉ cần đọc lại đoạn văn của nhà Nho chân chính Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã nhận định: Tôi đã từng tổng luận cả một thời Tiền Lê, đại khái sĩ phong có ba lần biến đổi: Ban đầu, sau giai đoạn nhiểu nhương trong nước thì dòng Nho sĩ còn thưa thớt vắng vẻ, kẻ đem thân ra giúp nước như Nguyễn Thiên Tích. Bùi Cầm Hổ, Nguyễn thời Trung, có khí phách anh hùng dám nói: “Người quên đời trong chốn làm tuyên như Lý tử Cấu, Nguyễn thời Trung thì ấp ủ tâm hồn trong sạch; không muốn nghĩ đến phú quý công danh. Đây là một thời vậy. Đến thời Hồng Đức (147097) trong nước mở rộng khoa mục, kén nhiều nhân tài, thi sĩ phong chỉ hùa theo văn tự, thêu vẽ, từ chương đề, cầu chức trọng

28

bền vững thì chắc chắn tương lai còn có nhiều hy vọng. Nước Việt Nam ta đã có cái văn hóa chẳng thua kém gì ai, và lại có một lịch sử vẻ vang, nếu ta biết lợi dụng cái tiềm lực cố hữu và cái tính thông minh hiếu học của ta để theo thời mà tiến hóa, thì sao ta lại không có ngày nối được cái chí của ông cha mà dệt thêm một đoạn lịch sử mỹ lệ hơn trước?” Ðây là ước vọng chung của con dân Việt Nam, hãy cùng nhau dệt nên tấm thảm văn hóa nhiều màu sắc, trân quý cho quê hương dân tộc, mà không là tiếp tay với những ai vong thân, vọng ngoại để đánh mất nền văn hóa giống nòi. “Sự góp phần những giọt nước để tạo thành những giòng sông văn hóa do tất cả mọi người đều thực hiện, không miễn trừ một ai, chỉ khác nhau là kẻ nhận thức ra hay kẻ không nhận thức ra. Và dĩ nhiên những phần đóng góp này cũng khác nhau, góp nước trong và góp nước đục lẫn cả đất bùn rác rến, bẩn thỉu tanh hôi. Nhận thức ra sự góp phần này, chúng ta ai cũng biết là nên góp phần nước trong, không nên góp phần nước đục, thì giòng sông sẽ trong, nhiều người góp phần nước đục thì giòng sông sẽ đục.

Hơn nữa, giòng sông luôn luôn chảy, không có giòng sông nào hoàn toàn trong hay hoàn toàn đục. Cũng không có sự trong hay đục nào thường hằng vĩnh cửu, sự gạn đục khơi trong là sự kiện trong tầm tay của tất cả con dân đất nước, đạt được hay không chỉ là vấn đề thời gian và mọi người cùng có ý thức, cùng nhiệt tâm bắt tay bảo nhau cùng làm hay không? Ðó là nghĩa vụ phải làm, Nghĩa Vụ Văn Hóa, con dân đất nước phải lo làm tròn đối với dân tộc.” - (Văn Hóa Việt Nam - Duyên Hạc Lê Thái Ất - trang 464, Ðốc Sự 17 Quốc Gia Hành Chánh xuất bản năm 1999. ) Ba thập niên ở miền Bắc và hơn hai thập niên ở miền Nam, nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã làm giòng sông văn hóa dân tộc bị vẩn đục và ô nhiễm. Lý do, là vì họ góp quá nhiều nước đục từ tư tưởng ngoại lai Maxism-Léninism. Chủ trương đấu tố, giết hại thành phần địa chủ rập khuôn theo Trung quốc đã làm cho đất nước dân tộc điêu linh, thống khổ, thì làm gì có cái đẹp, cái hay, cái trong sáng trong chủ nghĩa tàn độc đó. Vì thế, trong trách nhiệm và bổn phận của con dân nước Việt, chúng ta hãy cùng góp phần chấn chỉnh lại nề nếp gia phong để tạo xem tiếp trang 29

quyền cao, cái khí tiết khảng khai của nhân sĩ đã thấy sút kém. Nhưng vì đường vinh dự đã mở rộng cách thức dạy dỗ con cẩn thận, người điềm tỉnh thì được thăng dùng, kẻ kiêu hãnh thì bị bãi bỏ, cho nên người ở địa vị còn ít cầu cạnh mà thiên hạ còn biết quý danh nghĩa. Đấy lại là một thời. Từ năm Đoạn Khánh (1504) về sau, nghị luận đồi bại những người làm quan ít giữ thái độ liêm chính nhịn nhuờng trong triều đình không nghe thấy câu can gian thẳng thắn, gặp việc gì cũng mềm nhũn để tránh tai vạ, thấy nguy thì bán nước cầu toàn lấy thân, những người gọi là Danh Nho đều là hạng người ngồi yên để nhận lấy vinh dự bất nghĩa, Thơ ca đi lại tăng bốc lẫn nhau, sĩ phong bại hoại không lúc nào quá tệ hơn lúc này. Cái tệ của lần biến đổi này không thể nói hết được. Xét quốc sử trên dưới hơn một trăm năm để tìm lấy người đáng gọi được là kẻ sĩ chỉ được có Lý Tử Cấu vài người nữa, thật đáng thương cho khí tiếng hiếm thấy vậy. (Lê Quý Đôn Tái phẩm trong kiến văn tiểu lục). Đây là cái bại của sự độc tôn Nho giáo, một hệ thống tư tưởng theo sự nhận xét của chính một nho sĩ chân chính lỗi lạc như Lê Quý Đôn, bởi vì như thế đã phản lại với tư tưởng truyền thống của dân tộc là tín ngưỡng tâm linh thực nghiệm Phật giáo Việt Nam. Và chỉ tín ngưỡng tâm linh thực nghiệm mới đem lại tinh thần đoàn kết làm sức mạnh cho một tổ chức quốc gia xã hội mở cửa như các xã hội Đông nam Á Châu, xưa nay vẫn là nơi gặp gỡ các trào lưu

văn hóa mâu thuẩn xung đột. Bởi thế mà Lê Quý Đôn đã sớm ý thức trở về với truyền thống Lý Trần, đồng thời đi đến kết luận đương nhiên là vược quá giới hạn tam giáo đến nguyên lý “Đồng quy nhi thù đồ” (đường lối khác nhau cùng về một đích). Ông viết: “Lời dạy của Phật hiểu gốc ở nghĩ chữ Trung Dung (hay Trung Đạo). Giềng mối triết lý cường thường, chế độ lễ nhạc hình pháp chính trị do trời đất thiết dựng vào chúa làm cho sáng tỏ, noi theo Tính Trời đ tu sửa đạo lý xưa nay đều nhất trí. Thánh nhân giảng học để làm cho sáng tỏ nguyên lý trời đất, làm cho lòng người ngay thẳng. Còn như tìm kiếm điều lạ, thuyết lý kỷ thì chẳng phải công việc thông thường vậy. Cho nên chỉ ban đạo lý phổ thông không làm cho kẻ đi học thêm lòng ngờ vực. Lời dạy của đạo Phật, đạo Lão thanh tĩnh hư vô, siêu việt lặng lẽ không thuộc về sự vật hữu hình đều là giáo lý cao minh khiến cho thân mình lương thiện lấy mình mà bàn đến đạo đức uyên thâm, luận về tinh thần vật chất thì chỗ nào cũng có ý nghĩ huyền diệu. Các nhà Nho cố chấp vào ý kiến bỉ thử thiên lệch gặp điều gì cũng đem ra biện bác, như thế có nên không Y Trang Chủ bảo rằng trong giới hạn thế gian thì còn bàn luận nhưng không quyết nghị, ngoài giới hạn của thế gian thì giữ lấy trong lòng mà không bàn luận, lời nói ấy thật chính xác” (Thiền Dật Lê Quý Đôn). Từ Lê Quý Đôn về sau từ Bắc chí Nam phàm các Nho sĩ có tinh thần đạt đạo, như Nguyễn cư Trinh, như Ôn Như Hầu, như xem tiếp trang 29


Hình: Uyên Nguyên / Hoa Ðàm / www.hoadamnews.com

tiếp theo trang 28

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM thành sinh lực và tác động văn hóa vào lòng quê hương, cứu vãn lại nền văn hóa cổ truyền tốt đẹp của cha ông đã dần dần băng hoại, giữa lúc cả thế giới ngày càng lớn mạnh. Thế hệ người Việt chúng ta hôm nay, nếu không kịp thời thức tỉnh để tạo dựng và tựu thành nền văn hóa tiến bộ cho nước nhà thì chắc hẳn rằng quê hương sẽ đắm chìm trôi chảy trong giòng văn hóa suy đồi của chủ nghĩa ngoại lai, để rồi nền văn hiến hơn 4000 năm của cha ông để lại sẽ không còn, mà văn hiến không còn thì văn minh cũng không có và văn minh không có thì văn hóa chỉ là cái xác không hồn, tinh hoa văn hóa bị hủy diệt. Tóm lại, nền văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam trong gai đoạn lịch sử hiện tại từ năm 1975 đến nay vô cùng đen tối, đạo pháp và quê hương đang gánh chịu một đại thảm họa chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.

IV. Thời Kỳ Hải Ngoại: Kể từ sau biến

cố 1975, làn sóng người Việt tị nạn lưu lạc trên khắp thế giới, bằng mọi phương tiện vượt biên, vượt biển đã mang theo tinh hoa đất nước bay đi khắp nơi, từ những người dân cần cù lam lũ, đến những thành phần khoa bảng trí thức, các giới văn nghệ sĩ, các thành phần quân, cán, chính của quốc gia cho đến các chư Tăng Ni cũng có mặt trong đoàn người tha hương này. Những con tàu vượt biển này đã lao lung cùng bão tố, sóng to biển cả, có chuyến may mắn được đến bến bờ bình an, có chuyến cũng đắm mình chìm sâu dưới lòng đại dương. Luân lưu trên quê hương thứ hai nơi các trại tị nạn, người dân Việt và Phật Giáo vẫn tiếp tục giữ gìn truyền thống văn hóa giống nòi, chùa chiền được tạo dựng để tiếp tục những sinh hoạt tôn giáo. Các Tăng Ni đã xây dựng những ngôi chùa bằng những phương tiện eo hẹp để giữ nếp sinh hoạt của chốn Thiền môn, sớm công phu, chiều bái sám, thuyết giảng và tổ chức những buổi lễ truyền thọ

tam quy, ngũ giới, hướng dẫn người Phật tử tu tập và giữ đúng nếp Phật sự như ở quê nhà. Ngay cả các tổ chức Gia Ðình Phật Tử cũng tiếp tục sinh hoạt theo phương hướng và nội quy của tổ chức như trước kia. Các em vẫn tự khép mình theo quy chế và tạo được những sinh hoạt phong phú cho đời sống trong trại tị nạn chứ không bị sa sút, gò bó, áp bức trong ách thống trị như tại quê nhà. Ðây là một giá trị đặc thù mà tưởng như hai chữ văn hóa đã luôn sống và tuôn chảy trong huyết quản của từng người dân Việt, dù bất cứ hoàn cảnh và môi trường nào. Qua những ngày lễ hội Phật Ðản, Vu Lan, Tết Nguyên Ðán là những thời gian làm sống dậy lễ nghi, tinh thần hiếu thảo và những tự tính của người dân Việt Nam. Dẫu biết rằng đời sống ở trại tỵ nạn thiếu thốn về mọi mặt, nhưng người dân Việt không thiếu thốn đời sống tâm linh hay nếp sống của nền văn hóa xa xưa tốt đẹp mà tổ tiên

tiếp theo trang 28

PHẬT GIÁO VỚI Ý THỨC DÂN TỘC Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiễu; hầu hết đều trở về truyền thống dân tộc, nghĩa là lấy “Tâm thành làm căn bản dung hòa các giáo lý khác nhau như Nguyễn cư Trinh đã tuyên bố: Thành ư trung vị đắc hòa bình, Hình tại ngoại bất năng trinh tiết. Thành thực trong lòng chưa đạt tới chỗ hòa diệu, bình an thì biểu hiện ra ngoài không có thể đúng điều tiết trật tự. Đấy là cái nguyên lý căn bản để hợp Đạo ở trong với Đời ở ngoài, cốt ở một tâm thành, vì thiếu cái lòng thành thật để tín ngưỡng thì chẳng có Đạo nào hết. “Bất thành vô vật” cho nên

thành thật là cái gốc của tự do tín ngưỡng trong một xã hội mở cửa để cho các khuynh hướng văn hóa khác nhau biết tôn trọng lẫn nhau mà cùng nhau hợp tác, cảm thông, như cụ Đỗ Chiếu đã mong cầu. Đạo nào làm phải mặt tĩnh rấp theo, Đây là Nho sĩ đã trở về với tinh thần truyền thống của dân tộc là tín ngưỡng tâm linh vượt ra ngoài hình thức tương đối, do tâm Thiền của Phật giáo Việt Nam kết tinh như Nguyễn Du đã giác ngộ: Thử tâm thường Định, bất lý Thiền (để Tam Thanh động) “Tâm này luôn luôn tập trung, không dời đổi khỏi thiền định.

Cái tín ngưỡng tâm linh thực nghiệm ấy đã là tín ngưỡng truyền thống sâu rộng của dân tộc cho nền nhân dân miền Nam Việt Nam, trong thời Pháp thuộc đã bộc lộ ra ở Phật giáo, Hòa hảo, cũng như ở Cao Đài, Đại Đạo. Sự đòi hỏi thống thiết tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc, hoặc ở hình thức lo tròn hiếu nghĩa bằng sự làm tròn bốn ân: Tổ tiên, Tam Bảo, đất nước, Ðồng bào nhân loại, hoặc ở hình thức “Tam giáo” mở rộng. Tóm lại, bất cứ ở hình thức nào, nông dân Việt Nam trải qua các triều đại dù Bắc, dù Nam, vẫn là tầng lớp nhân dân trung thành với tín ngưỡng truyền thống đã được các Thiền sư Việt Nam và giới lãnh

29

cha ông đã gây dựng tự lâu đời, để đàn con cháu dù tha hương đến góc bể chân trời nào vẫn tự nhớ lấy cội nguồn mà thi thiết theo hoàn cảnh, theo khả năng hiện có. Ba ngày Tết đến cũng thấy có cây nêu, phong pháo, phướng đỏ dựng trước sân, cũng có bánh chưng, bánh tét, trái cây dưa hấu, mâm cơm trên bàn thờ gia tiên để nhớ đến công đức tiền nhân; cũng có những bao lì xì tươi thắm; cũng háo hức lễ chùa cúng Phật đầu năm; cũng tíu tít chúc mừng nhau phước thọ tăng long, sống lâu trăm tuổi; cũng xin xăm, hái lộc đoán vận mệnh công danh. . . Và cũng trong những ngày lễ hội Vu Lan - Mùa Báo Hiếu - đàn con cháu tề tựu quây quần thể hiện tinh thần hiếu kính chúc thọ các bậc sinh thành, ông bà nội ngoại không khác gì đời sống quê nhà trước năm 75. Và để rồi tâm tư được gợi nhớ lại những người bạn láng giềng bên hàng dậu thưa, bên lũy tre xanh, mời nhau miếng bánh mới làm, miếng trầu mới têm. Nói chung, và cũng thiết nghĩ rằng, dù chỉ là cuộc sống tạm cư, nhưng người Việt đã không đánh đạo thời Lý, thời Trần thực hiện đáp ứng cho ý thức quốc gia dân tộc đã một thời hùng mạnh độc lập, tự cường. Ngày nay Việt Nam không những phải mở cửa giao dịch với khu vực Đông Nam Á mà còn với tất cả thế giới, vì thế giới khoa học hiện nay là một thế giới liên hệ tương quan, không dùng cho một địa phương nào, một nhóm người nào đóng cửa cô lập một mình. Tín ngưỡng Phật giáo Thảo đường hợp nhất Thiền với Tịnh, giải thoát bằng tự lực và bằng tha lực, cả đức sáng và linh yếu, khoa học với đạo đức, chính là cái ý thức cởi mở khai phóng vì là một tổng hợp căn cứ vào tâm linh thực nghiệm, không có sự xung đột giữa lý trí và tín ngưỡng, vượt lên trên hình thức khác nhau tỏ ra rất thích hợp để thâu hóa tinh hoa quốc tế vào

mất hay lãng quên đời sống văn hóa tốt đẹp như câu tục ngữ: “Cây có cội, nước có nguồn, chim có Tổ, người có Tông.” Bằng sự phát triển và tiếp nối dòng sinh mệnh đó, đạo Phật Việt đã hòa nhập vào nếp sống người dân theo mỗi hoàn cảnh, tùy duyên hóa độ, bất biến để giữ bản hoài cửu tế chúng sinh. Trong hoàn cảnh đó, người Tăng sĩ phải biết hòa nhập vào dòng đời để thể hiện lý tưởng “Thượng Cầu Hạ Hóa”, theo bước chân người tị nạn. Từ giá trị đó, chúng ta có thể hiểu, nơi nào có sự sống của người dân Việt, nơi đó có mặt của đạo Phật Việt, hay nơi nào có đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam, thì nơi đó có nền văn hóa đạo Phật Việt Nam. Ðể tài bồi mạch nguồn sự sống, và nối dài đôi tay tạo dựng của một giống nòi, dân tộc Việt Nam đã dừng chân đứng lại trên các quốc gia định cư, và nơi đây, giống dân Lạc Việt đã thể hiện nền văn hóa sống, có thể tạm ghi qua mười tiểu mục: 1. Cộng đồng người Việt Nam quy tụ sống chung với nhau.

xem tiếp trang 30

Nhà tư tưởng Nguyễn Ðăng Thục (1908-1999). (Nguồn: điển Văn Học Thế Giới)

tinh thần truyền thống đã phong phú của dân tộc càng thêm phần phong phú khả năng sáng tạo. Đấy là tương lai văn hóa Việt Nam hướng về Tự do, Độc lập. Kỷ niệm Phật Đản, 2509 Sài Gòn, ngày 15-5-1965 NGUYỄN ĐĂNG THỤC


[ tiếp theo kỳ trước ]

LƯỢC SỬ GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM 1.2. KHỞI NGUYÊN CỦA PHONG TRÀO ĐƯỢC GỌI LÀ BAN ĐỒNG ẤU: (Phần bối cảnh chính trị, xã hội, văn hóa đương thời, cũng như những sinh hoạt của Phật Giáo trong giai đoạn “Chấn Hưng Phật Giáo” có liên quan đến phong trào “Ban Đồng Ấu” thì được phỏng theo bộ sách 3 tập “Việt Nam PHẬT GIÁO SỬ LUẬN” - Tập 3 - Nguyễn Lang - Lá Bối xuất bản, in lần thứ nhất, Paris, 1985) Vào khoảng 1920, tình hình Phật Giáo ở 3 miền đất Việt không được sáng sủa lắm. Dân Việt chúng ta, dưới thời kỳ Pháp thuộc, rất lo vâu và sợ, dân tộc, quần chúng, sống dưới sự bảo hộ của ngoại bang pháp (người Tây phương) sẽ đánh mất cá tánh và linh hồn Việt của mình nên phong trào học “Quốc Ngữ” (gọi là Quốc Học) và sự phục

hưng Phật Học đã được sự hỗ trợ nồng nhiệt của toàn dân. Trong Phật Giáo thì có các thiền sư lãnh đạo và số đông các cư sĩ nhiều tâm đạo tiếp tay. Miền Bắc thì có các vị Thiền sư như Thiền sư Thanh Hạnh, chủ trì đạo tràng Vĩnh Nghiêm; thiền sư Đỗ Văn Hỷ(?) chủ trương khắc bản in, in thêm kinh sách; _ Miền Trung, có Thiền sư Tuệ Pháp, chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái, chủ trì đạo tràng Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân, đạo tràng Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh, đạo tràng Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ, chùa Thập Tháp, Bình Định v.v.; _ Miền Nam có Thiền sư Từ Phong, đạo tràng Giáo Hải, Chợ Lớn; Thiền sư Khánh Hòa, chùa Tiên Linh, Bến Tre; Thiền sư Chí Thành, chùa Phi Lai, Châu Đốc; Thiền sư Huệ Quang, chùa Long Hòa,

Trà Vinh; Thiền sư Khánh Anh, chùa Long An v.v... Mặc dù một số những đạo tràng kể trên cùng các vị Thiền sư và rất nhiều vị cao tăng khác, chưa được xem là nhiều và chưa có thể tạo nên cho Phật giáo, thời lúc bấy giờ một khuôn mặt sáng sủa nhưng ít nhất cũng đã đủ sức để làm nền tảng cho một cuộc chấn hưng Phật học sau này. 1.3. CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO (PHẬT HỌC): Đầu năm 1928, các Thiền sư Khánh Hòa, Huệ Quang, thiện Niệm, v.v bắt đầu tổ chức ở Sài Gòn, Thích Học Đường và Phật Học Thư Xá tại chùa Linh Sơn – Sài Gòn. Cũng tại chùa Linh Sơn, quý Thầy thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, năm 1930; Hội đã cho xuất bản tạp chí Từ Bi Âm, số 1 ra mắt ngày 01.03.1932, do Thiền sư

tiếp theo trang 29

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ DÒNG SINH MỆNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM 2. Sinh hoạt chung với cộng đồng người dân bản xứ. 3. Người Việt Nam đã góp mặt trong những cơ chế chính quyền. 4. Một số học sinh Việt Nam xuất sắc - thần đồng - trong các trường văn hóa và quân đội nổi tiếng của Hoa Kỳ. 5. Mở trường dạy Việt ngữ để bảo lưu nền văn hóa, giữ gìn ngôn ngữ Việt Nam. 6. Các cơ quan truyền thông, báo chí được thành lập và cập nhập. 7. Cộng đồng Phật tử giữ vững niềm tin Tam Bảo và hộ pháp một cách đắc lực. 8. Xây dựng cơ sở giáo dục, đời sống tâm linh: Tự Viện, Tu Viện trong từng địa hạt người Việt Nam cư ngụ. 9. Tổ chức những khóa tu học Phật pháp, trau dồi kiến thức Phật pháp và thăng hoa giá trị sống thánh thiện. 10. Người dân Việt Nam luôn nhớ về cội nguồn - quê Cha, đất Tổ - Việt Nam Một Ngày Về - Ý Thức Dân Tộc. Nói chung, về mọi phương diện, cộng đồng người Việt tỵ nạn đã tương đối thành tựu từ văn hóa, chính trị, thương mại hay giáo dục, tôn giáo, xã hội. . . đã có một bước tiến khá dài trên quê hương định cư này. Ðiểm qua một vài lãnh vực nổi bật mà người Việt Nam thể đạt một cách rực rỡ, đã làm người dân bản xứ nghiêng mình thán phục, tài năng và trí thông minh hiếm có trong lãnh vực giáo dục, khoa học kỹ thuật, tác giả Duyên Hạc Lê Thái Ất trong “Văn Hóa Việt Nam” (trang 206, xuất bản năm 1999), đã nêu lên một vài thí dụ điển hình: “Giới trẻ đi học chiếm tỉ lệ khá cao, số tốt nghiệp đại học càng ngày càng

đông, một số nổi tiếng là thần đồng, tại các trường danh tiếng Hoa Kỳ. Trường hợp đặc biệt là Nguyễn Tuệ đã đậu trong 7 năm liền 7 bằng cấp, gồm 6 cử nhân và 1 tiến sĩ, phá kỷ lục tại trường MIT (Massachusettes Institute of Technology) trường Ðại Học Kỹ Thuật danh tiếng nhất Hoa Kỳ. Nguyễn Tuệ sinh năm 1962, thanh niên tị nạn đến Hoa Kỳ năm 16 tuổi, sau 10 năm học tập đã đạt thành kết quả vượt bực, được giới báo chí vinh danh là “siêu học giả”. - Khoa học gia không gian Nguyễn Xuân Vinh đã lập ra lý thuyết quỹ đạo tối ưu, nghĩa là tìm ra đường gần nhất từ địa cầu đến mặt trăng, có tác phẩm giá trị về không gian học Optimal Trajectories in Atmospheric Flight xuất bản năm 1981 (tạm dịch: Những Quỹ Ðạo Tối Ưu Cho Ðường Bay Không Gian. - Phi hành gia không gian Eugene H. Trịnh đã bay nhiều lần, lần đầu tiên năm 1991, để nghiên cứu sự rơi của chất lỏng trong chân không. - Tiến sĩ Hóa học phóng xạ Phan Viết Phùng tức Peter Phùng đã góp công vào việc nghiên cứu áp dụng nguyên tử năng vào kỹ nghệ và y khoa. - Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương, năm 1975, đã thành công sáng chế được một hệ thống quang tuyến X, mang tên Xuong’s Machine, dùng để khảo sát tinh thể protéin ở cả 3 chiều, có khả năng phóng to lên 100 triệu lần. Máy đã được Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ công nhận và được coi là máy tiến bộ

nhất thế giới hiện này, rất hữu ích trong việc điều trị hai bệnh nan y là ung thư và liệt kháng (AIDS). - Khoa học gia Hóa học Trương Kế An tại Pháp đã thành công với 38 bằng sáng chế, đặc biệt là xăng đặc, được đánh giá như mở đầu cho một thời đại mới của văn minh nhân loại, sau các thời đại nguyên tử, hỏa tiễn và điện toán.” Song song với sự thành đạt của xã hội bên ngoài, về lãnh vực tôn giáo, Phật giáo một phần nào nhịp nhàng phát triển đáp ứng được với nhu cầu đời sống tâm linh, về phương diện cơ sở, các ngôi tự viện được xây dựng hầu như khắp các địa bàn hoạt động của các quốc gia, nơi có sự hiện diện của cộng đồng người Việt, đều có hình bóng của các mái chùa đủ tầm cỡ để chuyên chở nền văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo Việt Nam - và cũng dưới những mái chùa này đã vực đứng lên bao tâm hồn đau khổ, bi thương, vỡ nát niềm tin và những khủng hoảng tinh thần vì kinh qua các biến cố thời đại của người dân mất nước. Về phương diện tư duy, thực nghiệm thì những Tự Viện là nơi hoằng pháp lợi sanh, là chốn bảo trì nền văn hóa Việt. Ở đấy, thế hệ tuổi già có nơi niệm Phật, làm công quả để vun trồng công đức cho nếp sống tâm linh, và cũng ở đấy, là nơi cho các em cùng trau dồi tiếng Việt, cùng tìm hiểu văn học sử nước nhà, cũng là nơi gặp gỡ chung của mọi tầng lớp, mọi thế hệ. Tóm lại, nền văn hóa của dân tộc và giòng lịch sử của Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền với nhau trên lẽ sống còn thịnh suy.

30

Khánh Hòa đứng làm chủ nhiệm.

được ra mắt đồng bào Phật tử.

Ở Huế, Thiền sư Giác Tiên, tập họp được một số cư sĩ như Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (người chủ xướng thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, sau này vào năm 1940) - (Xin xem B.S. LÊ ĐÌNH THÁM và ĐOÀN THANH NIÊN PHẬT HỌC ĐỨC DỤC ở chương sau); Thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám, cư sĩ Nguyễn Khoa Tân v.v... đã thành lập được HỘI VIÊN ÂM, số 1 ra ngày 01.12.1933 (PL. 2477)

Như vậy, trong Nam, HỘI NAM KỲ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC (1930), với tạp chí TỪ BI ÂM (1932), ở Trung, HỘI AN NAM PHẬT HỌC (1932), với tạp chí VIÊN ÂM (1933), ở ngoài Bắc, HỘI PHẬT GIÁO BẮC KỲ (1934), với tạp chí ĐUỐC TUỆ (1935) là 3 HỘI PHẬT GIÁO, và 3 tạp chí đầu tiên ở 3 miền – Bắc – Trung – Nam, làm cơ sở và phương tiện cho cuộc chấn hưng Phật Học, bắt đầu từ đây. Các CHI HỘI của 3 Hội Mẹ ở trên, lần lượt được thành lập ở các Tỉnh thuộc 3 miền.

Ngoài Bắc, Thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo, cùng các cư sĩ Lê Dư, Nguyễn Hữu Kha, Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ thành lập HỘI PHẬT GIÁO BẮC KỲ (1934) tại chùa Quán Sứ – Hà Nội; Hội cho xuất bản KỶ YẾU, số 1 ra ngày 01.05.1935, và sau đó ít lâu thì tạp chí ĐUỐC TUỆ

Suốt một chiều dài lịch sử đó, dân tộc Việt cũng có lúc thăng trầm, quê hương có khi thanh bình, có lúc loạn lạc, nhưng chưa có lúc nào người dân Việt Nam đánh mất nền văn hóa của mình để bị lệ thuộc hay bị đồng hóa bởi văn hóa ngoại lai kể cả thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc, hơn 100 năm bị người phương Tây đô hộ, cũng không làm cho nền văn hóa Việt bị suy giảm, hao mòn; mà lắm khi còn làm nổi bật ý thức: “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức tôi trung” để nền văn hóa nước nhà càng có thêm bề dày và chiều sâu vững chắc. Hôm nay, tầng lớp người

Tài liệu sơ khảo của TÂM LẠC NGUYỄN VĂN HỤC nguyên Ủy Viên Nội Vụ Ban Hướng Dẫn Trung Ương GÐPT Việt Nam. Còn tiếp

đang sống nơi Hải ngoại có quan tâm đến giới trẻ của chúng ta? Những thế hệ được sinh ra và trưởng thành trong nền văn hóa này: Nền văn hóa Tây Phương tiến bộ về Cơ khí Vật chất, nền văn hóa Khoa học Thực nghiệm. Nếu chúng ta không có mục tiêu dẫn khởi và tập chú cho giới trẻ, thì có e rằng họ sẽ bị nền văn hóa bản xứ xâm chiếm trọn tâm tư và cuốn họ hướng về một phương trời nào khác, và từ đó họ sẽ đánh mất cội nguồn, văn hóa dân tộc nơi chính họ. Ðây có thể là một vấn đề nghiêm trọng để chúng ta suy tư về những thế hệ tương lai.

tiếp theo trang 25

SỨ MỆNH NGƯỜI PHẬT TỬ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VÀ ÐẠO PHÁP làm phương châm xử thế đối với các tập thể khác để vận động một cuộc đại đoàn kết dân tộc. Tinh thần tha thứ cho kẻ thù địch khi thất thế của dân tộc và của đạo từ bi, các bạn hãy lấy đó làm tiêu chuẩn đãi ngộ, với các thế lực vô minh, muốn nhận chìm dân tộc của các bạn mãi mãi xuống vùng tối tăm. Từng quan tâm tới việc xây chùa và cơ sở Phật giáo cũng như gây thanh thế cho Phật giáo. Ðiều đó không cần. Những thứ đó có thể phá hủy đi được. Miễn là các bạn và toàn thể dân tộc cũng như nhân loại sống trong tinh thần của đạo pháp. Dù cho đạo pháp đó có mang tên gì cũng được. Từng quan tâm tới từ ngữ. Chỉ nên xét tới nội dung của đạo pháp đó có phải là phương pháp giải thoát cho tự thể và cho cuộc sống chung một cách hiệu nghiệm hay không mà thôi. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi đã

khích lệ cho sự vọng động của tâm tư. Nói như vậy, là tôi muốn nói tới tiếng nói đích thực của đạo Phật. Còn đối với chúng ta đang sinh sống trong nghiệp lực chưa thực sự thoát đạt, chúng ta cần phải tiến lên từng bước rất vững chắc, từ sự tu chứng bản thân theo đạo pháp tới việc phục vụ dân tộc và nhân loại. Và như tôi đã trình bày ở trên, môi trường của người Phật tử hiện nay là giáo hội, chúng ta phải làm cho môi trường đó trở nên có tổ chức tốt đẹp và bền chắc để làm thành đại lực cho sự đi lên của dân tộc và thế giới, trong chiều hướng thoát cảnh khổ đau tranh chấp, bất công và nô lệ vật chất. Một cuộc sống giải thoát biểu hiện nơi chúng ta. THÍCH ÐỨC NHUẬN


31


www.nguoivietshop.com PRINT ON DEMAND - IN THEO YÊU CẦU: http://www.voatiengviet.com/content/in-theo-yeu-cau/1787961.html

32


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.