hoađàm THỨ SÁU, 31 tháng 1, 2014
WWW.HOADAMNEWS.COM
Bộ mới 2014. Số 12
Đạo phật với tuổi trẻ. Tranh màu nước của Họa sĩ NGUYỄN THỊ HỢP
TRAO CHO THỜI ÐẠI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT ẤN BẢN ÐẶC BIỆT
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ
2014
HÃY TRAO CHO THỜI ÐẠI – Huỳnh Ái Tông, tr.2 l XUÂN DI LẶC – Trịnh Gia Mỹ, tr.3 l CHỐN ẤY CÓ NỤ CƯỜI – Trịnh Thanh Thủy, tr.4 l PHẬT TỬ VIỆT NAM, HAI YẾU TÍNH, MỘT CUỘC ÐỜI – Huỳnh Kim Quang, tr.5 l TĂNG THÂN TRÊN MẠNG, TẠI SAO KHÔNG? – Làng Mai, tr5 l TRAO CHO THỜI ÐẠI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT – Thích Ðức Nhuận, tr.6 l ÐẠO BỤT TRONG DÂN GIAN – Ngô Nhân Dụng, tr.8 l TẾT Ở LITTLE SAIGON: NGƯỜI TRẺ HÁO HỨC, NGƯỜI LỚN SƠ SƠ – Ngọc Lan, tr.10 l PHẬT TỬ TRONG MẮT TÔI – Thiên An, tr.12 l HOA XUÂN – Vĩnh Hảo, tr. 23 l MŨI ÐINH NGƯỜI ÐÓNG NỐT XUỐNG TÔI ÐI – Du Tử Lê, tr.14 l AI ÐEM QUÁN TRỌ MÀ NGĂN NẺO VỀ – Lưu Tùng Quang, tr.16 l HÃY VUI LÒNG LIỀU LIỆU GIÚP CHO NHAU – Uyên Nguyên, tr.21 l GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT CỦA THIỀN ÐỊNH – Hồ Trung Tú, tr.22 l TUYỆT MỘNG / CUỐI NĂM – Nguyễn Tấn Cứ, tr.24 l TRONG NGÀY GIÁP TẾT – Văn Công Mỹ, tr24 l BƯỚC CHÂN KHÔNG BIẾT THỞ – Trịnh Thanh Thủy, tr.25 l CHUYỆN
1
HÃY TRAO CHO THỜI ĐẠI
MẤT CÒN / HIỂU / ÐỜI MÂY NHẸ / HỎI NGÃ VỀ ÐÂU? – Ngô Tịnh Yên, tr.25 l NGÀY XUÂN ÐỌC LẠI XỨ TRẦM HƯƠNG CỦA QUÁCH TẤN – Nguyễn Man Nhiên, tr.26 l VỀ QUÊ ĂN TẾT – Võ Ngàn Sông, tr.28 l TẾT MIỀN TÂY – Nguyễn Ðình Bổn, tr.30 l ÐUỔI
HUỲNH ÁI TÔNG
BẮT MỘT MÙI HƯƠNG – Phan Tấn Hải, tr.31 l MỘT ÐOẠN THƠ XUÔI
T
rong số chư Tăng ở chùa Giác Minh Sàigòn, tôi có hân hạnh được biết hầu hết các Ngài từ ngài Thanh Thái, Đức Nhuận, Thanh Kiểm, Quảng Độ, Thanh Cát, Chánh Tiến, Độ Lượng, Bình Minh… đến sư các bác Thanh Đạm, Trí Hiền… cho đến chú Cao. Vì bổn sư của tôi là Hòa Thượng Thích Thanh Thạnh, ngài cũng ở chùa này và nhất là tôi đi sinh hoạt GĐPT Giác Minh hàng tuần ở đây, khoảng bảy, tám năm. Về tu tập thì tôi được học với ngài Bình Minh, rồi sau này với ngài Quảng Độ, ngài là Giảng sư của Trường đào tạo Huynh Trưởng do tôi phụ trách điều hành. Về liên hệ với Ban trị sự Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại Miền Nam, tôi thường phải liên hệ với ngài Thanh Cát hay Chính Tiến. Về kinh sách, tôi được liên hệ với ngài Thanh Kiểm, Đức Nhuận. Năm 1962, Ngài Tâm Giác và Thanh Kiểm du học từ Nhật về, sau đó ngài Thanh Kiểm in Lich sử Phật Giáo Ấn Độ, rồi Lịch sử Phật Giáo Trung Hoa, ngài nhờ tôi trình bày bìa cho 2 tập sách này. Có lẽ do năm 1959, tôi chủ trương Đặc San Dũng cho Đoàn Thiếu Niên GĐPT Giác Minh, tôi đã nhờ họa sĩ Phạm Thăng trình bày cho tôi cái bìa, đem đến nhà in Cao Đàm gần ngã sáu Sàigòn, in “offset” hai màu, rất trang nhã. Có lẽ vì vậy mà ngài Thanh Kiểm nhờ tôi trình bày giúp bìa hai quyển sách, tôi lại phải nhờ họa sĩ Phạm Thăng, lúc đó tôi ở trọ nhà anh đi học.
TRÍCH TỪ 1990 – Lê Bi, tr.32 l HÀ NỘI, NHỮNG NGÀY GIÁO TẾT – Kao Nguyên, tr.33 l BUDDHIST REVELATIONS FOR THE MODERN WORLD – Duc Nhuân, tr.34 l BÁO TẾT VÀ VĂN HÓA TẾT – Nguyễn Hưng Quốc, tr.40 l VÀI DÁNG NGỰA TRONG NỀN MỸ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM – Huỳnh Hữu Ủy, tr.42 l DÁNG NGỰA QUA ÐIÊU KHẮC CỦA NGUYỄN VIẾT THẮNG – Nguyễn Viết Thắng, tr.46 l SỬA SANG – Hoàng Long, tr.49 SANG MÙA – Trịnh Gia Mỹ, tr.52 l MỜI EM NGỒI XUỐNG – Trần Vấn Lệ, tr.53 l
TÔN GIÁO LÀ TẤM LÒNG NHÂN
ÁI VỊ THA – Ðoàn Thanh Liêm, tr.57 l XUÂN MƯA TUYẾT TRÊN SIERRA – Tâm Thường Ðịnh, tr.63 l CHỨNG NGỘ / NHÂN DẠY THƠ LÝ TRẦN / GIÊNG NON / THÁNG GIÊNG HÁI LỘC – Nguyễn Lãm Thắng, tr.64 l MỘT HÔM NGỰA HÍ CHÁY KHAN MẶT TRỜI – Uyên Nguyên, tr.66 l NHỚ NHÀ RỪNG MAI – Lê Giang Trần, tr.66…
Tuyển tập Hoa Ðàm Xuân Giáp Ngọ, đặc biệt sử dụng một số tranh minh họa của cố họa sĩ Tự Tỉnh Nguyễn Nhật Tân (1926– 2002), như một cách bày tỏ sự trân trọng tài hoa và tưởng niệm Người đã để lại hồn quê qua nét vẽ…
Hình: PHÚC TRUNG HUỲNH ÁI TÔNG
Ngài Thanh Kiểm giữ một bản thảo tiểu thuyết của tôi, từ khi tuần san Đuốc Tuệ do ngài chủ trương, tác giả phóng sự Tôi kéo xe, nhà văn Tam Lang làm Thư ký tòa soạn, phát hành năm 1964, 1965 mãi đến khoảng năm 1980, ngài Thanh Kiểm mới trả lại tôi tập bản thảo, số phận bản thảo ấy lạ kỳ, ngài giữ nó qua cơn phong ba bão táp của phong trào “quét sạch văn hóa đồi trụy”, bản thảo trở về với tôi, khi gió yên sóng lặng thì nó lại bị vắng tăm mất tích. Trước 1975, từ học đường cho đến xã hội đang phổ biến, du nhập vào Việt Nam các triết thuyết Tây phương, nhất là triết học hiện sinh đương thời, cho nên vào thập niên 1960, ngài Đức Nhuận chủ trương nhà xuất bản Vạn Hạnh, ngài viết và phát hành Chuyển hiện Đạo Phật vào thời đại, rồi tiếp theo Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, trong khi đó ngài Nhất Hạnh viết Hiện đại hóa Đạo Phật. Về kinh sách của ngài Đức Nhuận, trên mấy kệ sách trong nhà, tôi có được năm, ba quyển, trong đó có quyển Phật Học Tinh Hoa và quyển thơ Sáng một niềm tin, có bút tích ngài ký tặng tôi, một quyển khi tôi đến thăm ngài, còn quyển kia từ bên nhà, ngài nhờ người mang sang gửi tặng tôi, có vài quyển sách khác nữa, nhưng quyển sách tôi muốn tìm đọc lại không thấy có. Đó là quyển Trao cho thời đại một nội dung Phật chất. Đành phải lên mạng tìm đọc, vì tôi không thích đọc trên máy vi tính. Có thể tóm tắc hai điểm chánh yếu ngài Đức Nhuận đề cập đến trong sách: Một là dùng Tam pháp ấn, để có nhận thức về tinh yếu của Đạo Phật: - Chư hành vô thường. - Chư pháp vô ngã. - Niết bàn tịch tĩnh. Hai là để đạt được cứu cánh của đạo Phật là giải thoát, nhất thiết phải thực hành Bát chánh đạo: - Chánh kiến. - Chánh tư duy. - Chánh ngữ. - Chánh nghiệp. - Chánh mạng. - Chánh tinh tấn. - Chánh niệm. - Chánh định. Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, có nghĩ là chúng ta đem đến cho xã hội một nhận thức đúng của kiếp nhân sinh này. Thế giới mà chúng ta đang hiện hữu, xã hội mà chúng ta có mặt, không phải chỉ là sinh tồn, uy quyền, hưởng thụ vật chất. Bởi vì mọi sự mọi vật không có thường hằng, nó luôn luôn biến chuyển, chỉ có sự tịch tĩnh mới miên viễn an lạc. Muốn đạt được sự an lạc ấy, người ta phải tu tập theo tám con đường chánh là thấy biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh, hành nghề chân chánh, đời sống chân chánh, luôn luôn tiến lên theo đường chân chánh, tưởng nhớ chân chánh và định tâm trong chân chánh. xem tiếp trang 5
2
Thư Pháp của THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
Nhóm Kết Tập HOA ÐÀM Liên lạc: NGUYÊN VIỆT 9741 Bolsa Ave Suite: 216 Westminster, California 92683 714.765.9844 Mọi kiến xây dựng, đóng góp bài vở, xin gởi về địa chỉ: hoadamnewsletter@yahoo.com
XUÂN DI LẶC TRỊNH GIA MỸ
T
ết, mọi người thường dành những lời thật đẹp để chúc nhau, thường dành những khuôn mặt tươi vui khi gặp nhau, thường tạo những nụ cười sảng khoái dành cho nhau… như một khởi đầu tốt đẹp cho một năm mới trọn vẹn may mắn, như ý cho người và mình. Tết, mọi vật chuyển mình. Cây lá đâm chồi nẩy nụ. Muôn hoa nở rộ, rực rỡ. Lòng người tự dưng cũng cảm thấy lâng lâng theo cái nhịp chuyển mình của tạo hóa. Bắt đầu…cái bắt đầu nào cũng đẹp, cũng trân trọng,
cũng được làm bằng sự chú ý tuyệt đối. Như trang giấy trắng tinh đang chờ ngòi bút đặt xuống, viết hàng chữ đầu tiên khai mở cho hàng hàng những trang chữ nối tiếp theo sau. Như lòng người mênh mông, đang mở ra để dâng hiến mọi điều cao đẹp nhất cho người, cho đời.
Tết, bắt tay nhau nồng nàn, nghe luồng máu của nhịp đập ấm áp từ buồng tim bạn truyền sang, chợt nghe tim mình cũng đập cùng nhịp như tim bạn, và cũng đập cùng nhịp như nhịp tim của vũ trụ, của vạn loài. Tết, mong người được mọi điều tốt đẹp. Mong người được mọi duyên may. Vui biết mấy. Tết, gặp nhau, nhìn bạn vui tươi, nhìn bạn chân thật, nhìn bạn gần gủi, nhìn bạn thương yêu… Hạnh phúc biết bao!
Tết, những ngày khởi đầu của mùa xuân. Vạn vật mới tinh. Mọi việc mới tinh. Lòng người mới tinh…Gặp nhau, cười bằng môi, cười bằng mắt. Nói với nhau những lời cao đẹp, chân tình tự đáy lòng, không nghĩ ngợi gì khác.
Tết, trong cái nhìn uyên nguyên trong suốt pha lê.
3
Cái nhìn chân nhất không gì pha trộn. Cái nhìn duy chỉ là cái nhìn, không gì khác. Cái nhìn từ vạn vật đến muôn người, rực rỡ, mới tinh, tràn đầy sức sống, nguyên vẹn tin yêu. Tết, khởi đầu cho mùa xuân, với cái nhìn trọn vẹn như thế, ngay đây, bây giờ. Là cái nhìn mang đến cho chúng ta mùa xuân, Xuân Di Lặc. January 25, 2014
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
M
ỗi khi nghĩ tới, nhắc đến, ghé thăm chốn ấy, lòng tôi lại ấm lên, nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Nghĩ tới, làm tôi thấy trước mặt mình hiển hiện lần lượt những nụ cười an nhiên nở trong giờ sinh hoạt, trong giờ hát ca, giờ thiền hành. Nhắc đến, tôi nghe gió núi lướt nhẹ qua vầng trán, mây trắng giăng giăng trên đầu và mùi sage dại thơm phảng phất lan vào không gian những bụi dứa gai nơi chân núi. Ghé thăm, tôi thêm được năng lực để bước những bước vững chãi trên đời sống mình mà trước kia tôi từng nghĩ mình sẽ bỏ cuộc. Chốn ấy là một nơi rất quen thuộc, nhưng mỗi lần ghé tôi lại phát giác ra nó mới. Mới trong một vẻ đẹp xưa của một tàng cổ thụ. Lạ ở nét cứng cỏi dũng cảm của những khối đá núi. Thú vị trong vẻ nhu mì óng ả của con suối băng ngang. Tôi cũng có thể gặp gỡ nhiều
người tốt và xấu nhưng đều mang những ưu và khuyết điểm như nhau. Nơi đó, tôi không thấy sự lạc lõng bơ vơ. Nơi ngồi xuống, tôi thấy an tâm và dễ chịu. Nơi đứng lên, tôi có thể tiếp nhận lời khen bằng lòng thanh thản, nhẹ nhàng mà cái ngã thôi lơ lửng ở trên mây. Nghe tiếng chê, tôi có thể mỉm một nụ cười dịu nhẹ, không lao xao, không phản ứng. Tôi được học những phương pháp đánh gục sự sợ hãi, tôi được yêu thương để đem thương yêu mình san sẻ với mọi người. Tôi tập tin tưởng để xoá đi nghi ngại bấy lâu dẫy đầy thành tường, thành vách, nơi van tim. Tôi cảm, tôi thương, tôi hoà mình, tôi đem hồn mình dựa nương êm ả vào chốn ấy. Chốn ấy là một tụ điểm hoà tan, không phân biệt ngôn ngữ, giới tính, màu da. Những ngày mùa đông, có các khuôn mặt rám nắng trên màu da vàng xếp nếp dấu chân chim ở đuôi mắt lặng ngắm vầng thái dương
lên. Những buổi mùa thu, những mái tóc vàng, vầng trán phẳng da trắng rực rỡ trong nét mũi cao thong thả chạy bộ lên xuống vài con dốc mỏi. Những đêm mùa hạ, giọng hát chơi vơi của nhiều ngôn ngữ nghe xôn xao trong gió và làn lửa ấm bừng sáng trong khu cắm trại. Những trưa mùa xuân, tiếng cười trẻ thơ nô đùa tíu tít trong manh áo mới, phong bao đỏ, và các miếng mứt ngọt ngào. Và cả bốn mùa vạn vật chan hoà âm ba từ ái của tiếng đại hồng chung. Chốn ấy có những con đường và những khoảng lặng.
rực rỡ nhưng thoảng man mác hương hoa tím, hoa sage, hoa cúc nở.
Những con đường mà các chiếc nón lá xinh xắn đơm chữ “thở”, mang tín hiệu của một nụ cười mỉm đi lững thững hành thiền trong im ắng buổi ban mai hồng. Nó có nhiều màu áo nâu thanh thản với cánh tay rộng mở, với ánh mắt long lanh sáng. Nó mang nhiều tiếng tim đập nhịp nhàng trong hiện tại, trong bình an. Nó không có hoa hồng, hoa tu-líp, hoa cẩm chướng
TRỊNH THANH THỦY
CHỐN ẤY CÓ NỤ CƯỜI 4
Và những khoảng lặng, không tranh đua, phê phán, tị hiềm được gói ghém trong những tấm khăn vuông, manh áo ấm đơn sơ, đôi dép nhựa bình dị, đôi guốc mộc thanh thoát. Những khoảng lặng không hoang mang, thao thức, ồn ã, tối ám, mờ mịt của vô minh. Chốn đó sự sống có mặt và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chị ơi, ngày mai đi cùng em, chúng ta cùng đến chốn ấy nhé.
PHẬT TỬ VIỆT NAM: HAI YẾU TÍNH, MỘT CUỘC ĐỜI HUỲNH KIM QUANG
Cố Hòa thượng THÍCH ÐỨC NHUẬN
tiếp theo trang 2
Ai cũng biết rằng nói thì rất dễ, nhưng làm cho được thật là không phải dễ. Tuy nhiên, như chư Tổ đã dạy: “Tu là ăn thật, nói thật làm thật”. Bởi vì những thấy biết, suy tư, tưởng nhớ và định tâm, những thứ đó không ai thấy được, người ta chỉ nghe qua lời nói, thấy qua hành động, nghề nghiệp và đời sống hàng ngày của hành giả. Cho nên muốn TRAO CHO XÃ HỘI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT, chẳng những chỉ lời nói, những bài viết, mà người Phật tử chúng ta cần phải chứng tỏ qua đời sống thật, từ lời nói cho đến việc làm, nêu tấm gương tốt từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Một bài viết hay, một câu chuyện nói hay làm cho người ta thích đọc, thích nghe nhưng tác giả không sống thật như bài viết, như câu chuyện đã nói sẽ khó thuyết phục người khác làm theo, thường thì ngược lại. Thời đại của những năm 1960, khác xa với thời đại hiện nay. Xã hội Việt Nam ngày nay nhiễu nhương gắp nhiều lần xã hội trước kia, mặc dù có nhiều chùa, chùa to, tượng Phật lớn, nhưng bậc chân tu khó tìm. Phật tử đến chùa tu Phước nhiều hơn tu huệ. Đạo Phật không phải nhằm mục đích cất chùa to, tô tượng lớn. Đó chỉ là hình tướng, là chư hành vô thường, chư pháp vô ngã. Đó dứt khoát chẳng phải là Niết bàn tịch tĩnh như lời Phật dạy. Lou. 15-1-2014 HUỲNH ÁI TÔNG
T
rước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam. Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩ và tại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cách và vai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta không thể không biết đến quyền và bổn phận của một công dân và hạnh nguyện của một Phật tử. Thực thể công dân luôn gắn liền với thực thể quốc gia. Công dân luôn có hai yếu tính: quyền và trách nhiệm của một con người sống trong một quốc gia. Quyền công dân mà Công Ước Quốc
Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc gọi là dân quyền, là quyền lợi mà một người dân phải có và phải được nhà nước bảo vệ. Đó là quyền sống và làm việc hợp pháp trong một quốc gia, là quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp, và tự do sinh hoạt chính trị. Bổn phận của một công dân nước Việt là làm một người dân tốt. Khái niệm này có vẻ rất mơ hồ và người ta có thể diễn giải theo nhiều cách tùy tầm nhìn và thế đứng, nhất là đối với các cơ chế chính trị điều hành đất nước. Thế nào là người công dân tốt? Chúng ta có thể hiểu nghĩa một người công dân tốt, trong quan điểm lịch sử chung của dân tộc trải dài từ mấy ngàn năm qua, mà không đứng trên một thể chế chính trị, một chủ nghĩa, một hệ thống lý thuyết, hay một ý thức hệ nào cá biệt, gồm hai yếu tố: Tốt đối với tự thân, và tốt đối với đất nước và dân tộc. Tốt đối với tự thân là gì? Là một người sống đạo đức, biết làm lành lánh
dữ, biết nhân quả nghiệp báo, biết nhân nghĩa lễ trí tín, có lòng nhân ái, làm tròn trọng trách đối với gia đình vợ chồng con cái, không làm ra những điều sai trái, tội lỗi gây phương hại đến bản thân, gia đình và xã hội. Tốt đối với đất nước là sao? Là biết đem tài đức của cá nhân để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển con người và xã hội, và biết tận sức để bảo vệ nền đạo đức và văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như biết hy sinh để giữ gìn biên cương lãnh thổ mà bao đời tiền nhân đã dày công kiến tạo. Mỗi người dân là thành tố cơ bản để hình thành cộng đồng dân tộc, giống như từng viên gạch trong một ngôi nhà. Mỗi người phải là một công dân tốt ngay chính trong tự thân họ thì dân tộc đó mới phát triển bền vững, giống như mỗi viên gạch phải là từng viên gạch nung chin bền chắc thì cơ đồ của ngôi nhà mới tồn tại lâu dài. Từng cá nhân tốt thì cộng đồng xã hội và dân tộc sẽ tốt. Từng cá nhân xấu thì cộng đồng xem tiếp trang 15
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
TĂNG THÂN TRÊN MẠNG, TẠI SAO KHÔNG? LÀNG MAI
BBT chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Together Online” ghi lại chia sẻ của Thuỷ Cù (Chân Trú Lạc) và Alipasha Razzghipour (Chân Lưu Lượng) do Mindfulness Bell thực hiện, số ra Đông Xuân 2013. BBT đặt tựa bằng tiếng Việt với mong ước rằng chia sẻ này sẽ đem hứng khởi đến cho các bạn trẻ để tìm cho mình một tăng thân cùng thực tập. Nếu tại địa phương của bạn không có tăng thân để gặp mặt, bạn có thể lên mạng để
5
cùng tu với những người bạn ở khắp mọi nơi, những người có chung nhu yếu thực tập với tăng thân. Hay hơn nữa, bạn có thể thành lập một tăng thân mạng để mời những người khác cùng tu chung với mình. Mong lắm thay. Chúc bạn may mắn. BBT
T
hủy: Con đã nảy ra ý xây dựng một tăng thân trên mạng khi con đến Làng Mai hồi tháng Tư năm 2011. Con đã may mắn có được 1 tiếng rưỡi tham vấn với
thầy Pháp Ứng trong thời gian con ở tại Xóm Thượng. Con đã chia sẻ với thầy về việc xây dựng tăng thân, về những vấn đề mà tăng thân chúng con đang gặp phải, và về việc làm sao mình có thể yểm trợ những người không đến thực tập được với tăng thân vì đường xá xa xôi hoặc vì hoàn cảnh gia đình. Thầy Pháp Ứng gợi ý con sử dụng mạng lưới Internet để đem tăng thân đến với người khác, xem tiếp trang 14
TRAO CHO THỜI ĐẠI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT THÍCH ÐỨC NHUẬN
6
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
S
ống giữa giai đoạn xã hội chuyển tiếp con người hôm nay đã và đang nếm trải mọi thử thách ác liệt do các ý thức hệ bạo hành gây ra; càng cố vùng vẫy, con người càng cảm thấy bất lực, sa lầy thêm sâu trong tình trạng mất hướng, mất tự tín. Những vết tàn phế của xã hội đang hằn lên nét mặt lo âu của mọi người; đang tuôn chảy vào tâm tư thế hệ hai mươi những vết đen dài băng hoại, đã hợp thành tiếng kêu cứu, trông chờ nơi những người trí thức sớm đưa thế cuộc ra khỏi ngã tối lịch sử. Ðể đưa lại cho đời ánh sáng, để gây tin tưởng cho mọi người cùng chung xây xã hội, điều cần là: ổn định nhận thức con người đã bị các nhà sử quan cận thị làm lạc hướng; khiến con người hăng hái tàn sát nhau, vì luôn luôn nghĩ rằng mình đi đúng đường lịch sử; ý thức hệ sẽ dẫn tới hạnh phúc, tới
chân lý cuộc đời. Trạng huống đau thương này còn được lái vào việc xây cao thêm địa vị cho một số lãnh đạo nhà nước, tiêu xài máu người trong những vụ tranh giành ảnh hường, mưu lợi cá nhân, đoàn thể, giai cấp, chủng tộc nữa. Ngày nào nhân loại chưa giác ngộ trút bỏ được tham vọng mê lầm thì ngày đó thân phận con người còn bi đát, xã hội còn bất công, lịch sử còn lạc hướng. Chưa lúc nào bằng lúc này, danh từ giác ngộ của đạo Phật được con người ưa dùng. Chưa lúc nào bằng lúc này, ý nghĩa sự giác ngộ cần được làm sáng tỏ. Vì con người đã lạm dụng từ “giác ngộ” một cách quá thường, quá bừa bãi: - Giác ngộ quyền lợi cá nhân - Giác ngộ quyền lợi giai cấp - Giác ngộ quyền lợi dân tộc
Và còn nhiều thứ giác ngộ ...khác nữa; mà chẳng ai thực sự giác ngộ thân phận, mối tương quan giữa mình với đời và nhiệm vụ của mình đối với mình, đối với xã hội, đối với vạn hữu cả. Có chăng chỉ là sự giác ngộ trong lời nói, trên sách báo. Còn thực chứng giác ngộ thì quả là chưa. Vẫn cứ chấp chặt lấy quyền lợi, địa vị, danh vọng thiển cận của mình. Muốn giải thoát cho đời khỏi khổ ải lầm than, trước hết hãy tự giải thoát cho mình khỏi vòng thành kiến, lợi danh đã. Mà muốn thực sự giải thoát cho mình trọn vẹn thì không thể không nghĩ tới và thực thi việc giải thoát cho đời; vì mình và đời gắn liền với nhau như hình với bóng. Không phóng tâm vươn tới giải thoát đời, thì công việc giải thoát mình chỉ mới tiến hành được một nửa, nếu không muốn nói là chưa được chi cả. Chỉ
7
biết mình tức là còn chấp chặt trong lớp vỏ cứng cá nhân, vô trách nhiệm, bỏ lỏng, buông trôi, trước sự bạo loạn của đời. Thái độ đó không phải là thái độ của người giác ngộ. Người giác ngộ chân chính là người thấu hiểu tất cả, làm tất cả, với một từ tâm, minh trí; không mưu lợi danh, không cầu thỏa chí, mà chỉ làm với một tâm nguyện, tận dụng khả năng góp phần thăng hóa con người, thắm tô cuộc đời, để tất cả chúng sinh đủ điều kiện tự chứng lấy ý nghĩa và cảnh tính “giải thoát sinh không” của mình. Cuộc đời của Ðức Như Lai đã thực chứng điều ấy. Là Phật tử, những người may mắn được thừa kế đức sáng, trí tuệ của đức Phật, chúng ta không thể làm ngơ trước những khổ đau của xã hội. Chúng ta cần Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, một nội dung Từ bi, trí tuệ, bình đẳng, vị tha để con người
nương vào đó ổn định tâm tư, ổn định cuộc sống và cùng xây dựng một xã hội vui ấm. Lịch sử nhân loại đang tiến vào thế tổng hợp lớn. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa đều đang vươn khỏi phạm vi quốc gia, chủng tộc tới lĩnh vực quốc tế nhân loại. Con người ngày nay cần phải có một nhận thức tổng hợp hòng gột bỏ mọi thành kiến tôn giáo, chủng tộc, giai cấp để xây dựng một xã hội trong đó: tự do vẫn tồn tại trong công lý; công lý không nhằm tiêu diệt tự do cá nhân, mà chính là bảo vệ mọi tự do của con người, tự do tư tưởng, tự do lựa chọn, tự do xây dựng cuộc sống, và tự do sáng tạo. Nhưng, như vậy, không có nghĩa là tự do quá trớn, tự do vô trách nhiệm, mà chính là phải ý thức được quyền tự do đó, phải có trách nhiệm về mọi hoạt động của xem tiếp trang 52
ĐẠO BỤT TRONG DÂN GIAN K
hi đạo Phật đã phát triển tại Giao Châu, có những quan cai trị người Hán tỏ ra biết hòa đồng, họ sử dụng ngay các nghi thức tôn giao địa phương để tự tăng thêm uy tín. Hán Sử kể Sĩ Nhiếp khi ra đường có các các vị sư người Trung Á hoặc Ấn Độ cầm bình hương khói cùng đi thành đoàn. Hình ảnh quan thứ sử làm như vậy trước công chúng đã bị các sử gia bên Tàu chê cười, cho rằng ông ta đã học theo phong tục man di. Lời phê phán đó cho thấy trong ba thế kỷ đầu Công Nguyên nhiều người có học ở bên Tầu vẫn nhìn Phật giáo như một tín ngưỡng hàng thấp, hình thức lễ nghi xa lạ, chỉ đáng cho các nhóm dân chưa khai hóa tin theo. Trong thời Bắc thuộc, người Việt không nổi lên chống lại các quan cai trị người Hán vì lý do tín ngưỡng, như ở Ái Nhĩ Lan, Ba Lan, hoặc Kosovo, Nam Sudan, những nơi tôn giáo là nguyên nhân mạnh nhất thúc đẩy phong dân tộc. Dân Ái Nhĩ Lan có thể bị đối xử bất công vì Anh hoàng đứng đầu Anh Quốc Giáo, chống Giáo Hội La Mã. Người Ba Lan theo Công Giáo cũng có thể bị người Đức theo đạo Tin Lành hoặc Giáo Hội Chính Thống của người Nga lấn áp. Tại Việt Nam, không ai nói các quan thứ sử hay thái thú ngăn cấm các tín ngưỡng của dân bản xứ. Người Việt không bị ép bỏ niềm tin cũ của họ để thờ các thần thánh của người Trung Hoa. Tuy không phải là nguyên nhân thúc đẩy dân Việt
nổi lên nhưng tín ngưỡng tạo thêm những mối dây nối kết dân Việt, quan trọng không kém các yếu tố chủng tộc và ngôn ngữ. Giáo lý đạo Phật có thể giúp người Việt cảm thấy họ đã “văn minh;” tự hào rằng các quy tắc đạo lý mình đang sống cũng tốt đẹp, và cao siêu hơn luân lý Khổng Mạnh mà các ông quan nhà Hán, nhà Ngô muốn truyền bá. Trong đời sống xã hội, nhờ sinh hoạt Phật Giáo mà nhiều người Việt được học, được biết chữ; một số người có dịp tập những thói quen tổ chức, lãnh đạo và chỉ huy. Họ sẽ có khả năng cầm đầu các cuộc khởi nghĩa từ mỗi làng xóm, mỗi ngôi chùa, nhiều người có tài năng nổi bật sau làm cố vấn cho các vị vua thời mới lập quốc. Phật giáo được truyền vào nước ta rất sớm, như những truyện cổ tích Chử Đồng Tử, An Tiêm cho thấy. Sự tích Một Mẹ Trăm Con chắc đã được các thương gia và tăng sĩ Ấn Độ kể cho người Việt nghe, rồi lan truyền rộng rãi trong dân gian, dần dần đã được chế biến, thành câu chuyện về nguồn gốc triều đại Hùng Vương. Nhiều sắc dân vùng Đông Nam Á cũng lưu truyền những truyện Mẹ Trăm Con như vậy, cho thấy cùng thời gian đó ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đã sâu đậm khắp vùng này.
triều phía Bắc gồm các giống dân Trung Á tới, cũng truyền bá đạo Phật để chứng tỏ họ có trình độ văn minh ngang hàng người Trung Hoa; khi cần so sánh với các triều đình phía Nam. Nhưng miền Nam Trung Quốc cũng tiếp nhận đạo Phật theo đường biển qua ngả Việt Nam. Vào thế kỷ thứ ba thời Tam Quốc, ở vùng Giang Tả của nước Ngô, Phật giáo vẫn chưa thịnh hành trong khi đã phát triển mạnh tại Việt Nam. Luy Lâu, thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ, được coi là một trung tâm Phật giáo đông đúc ngang với Bành Thành, Lạc Dương bên Tầu trong cùng thời gian đó. Sử Trung Hoa ghi rằng tại Luy Lâu đã có vài chục ngôi chùa, tăng sĩ năm trăm vị, đã dịch 15 quyển kinh. Thiền sư Khương Tăng Hội dịch Lục Độ Tập Kinh trước khi lên đường sang Đông Ngô giảng dậy. Vị “tăng” gốc người nước “Khương” này sinh ở Việt Nam, thân phụ người Khương từ Ấn Độ di cư sang sống ở miền sông Cái. Phật giáo ở nước ta lúc ban đầu chắc chắn đã tiếp xúc trực tiếp với Ấn Độ, với các tăng sĩ mang tên Ấn Độ như Maha Jivaka (Ma Ha Kỳ Vực) đến nước ta vào thế kỷ thứ 2. Khi người Hán sang cai trị thì Phật Giáo đã phổ biến ở nước ta, ảnh hưởng cả trong tín ngưỡng dân gian lẫn trong sinh hoạt trí thức, tư tưởng.
Phật Giáo đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ qua các nước Trung Á vào miền Bắc Trung Quốc, trên con đường sau này phát triển nhờ nghề buôn tơ lụa. Trong các thời kỳ Trung Quốc chia ra hai miền Nam Bắc, các vương
8
NGÔ NHÂN DỤNG Trích “ÐỨNG VỮNG NGÀN NĂM” Người Việt xuất bản, 2013
ÔNG BỤT Danh hiệu Phật Thích Ca gốc là chữ Hán. Người Trung Hoa phiên âm thì họ đọc gần giống âm chữ Phạn; khi người Việt đọc các các chữ Hán đó thì âm lại khác. Trước khi nghe những chữ Hán này, người Việt đã học đạo Phật qua các vị sư hay giáo sĩ Bà La Môn rồi. Họ đã phiên âm trực tiếp danh hiệu Buddha từ tiếng Pali hay Sanskrit. Trong danh xưng Buddha, gốc chính là động từ Budd, nghĩa là giác ngộ; người Việt đọc là Bụt. Ông Bụt là hình ảnh “địa phương hóa” của “Buddha,” biến ông thành một nhân vật sống giữa làng xóm với người Lạc Việt. Người Việt nói “Của Bụt mất một đền mười;” hoặc “Gần chùa gọi Bụt bằng anh.” Không ai dám “Gọi Phật bằng anh.” Phật một danh hiệu viết trong sách; nghiêm trang, kính cẩn. Danh hiệu này được dùng trễ hơn, sau khi có kinh sách viết bằng chữ Hán. Ông Bụt là một nhân vật rất gần gũi với người dân từ lâu đời. Tên gọi thân mật này khác với danh hiệu Đức Phật trong kinh chữ Hán, nghe trang trọng, uy nghiêm nhưng xa cách hơn. Trong các chuyện cổ tích như chuyện Tấm Cám, mỗi lần cô Tấm gặp khó khăn lại thấy Ông Bụt hiện ra giúp. Trong những câu hát bình dân, hình ảnh Ông Bụt xuất hiện rất thân mật, có khi còn xuồng xã. Thủa nhỏ tôi vẫn nghe câu hát ru con: “Cái Bống đi chợ Cầu Cần – Thấy ba Ông Bụt đang vần nồi cơm. Ông thì sới sới đơm đơm – Ông thì ứ hự nồi cơm chưa vần.” Người ta
đã biến Phật thành một bộ ba, giống như ba Ông Đồ Rau, tức Ông Táo, làm dụng cụ để bắc nồi thổi cơm! Động từ “Vần” nghĩa là xoay nồi cơm nhiều lần để cho sức nóng được tỏa đều, vào thời dân ta còn nấu cơm bằng rơm hay củi. Bài ca dao này có thể được đặt ra để khuyên người nấu cơm phải “vần” nồi cơm cho kỹ, cho cơm chín đều trước khi sới cơm! Thủa bé chúng ta thường nghe bài ca dao này song song với một bài hát ru khác, cũng kể chuyện bếp núc: “Cái Bống đi chợ Cầu Canh – Cái Tôm đi trước củ hành đi sau; Con cua lạch bạch theo hầu – Cái chầy rơi xuống vỡ đầu con cua.” Trong đầu óc đứa trẻ thơ, hai bài hát ru đó là những “sách dậy nấu ăn” truyền khẩu. Các nhân vật Ông Bụt, cái Bống, con tôm, củ hành, xuất hiện bên cạnh nhau, trong cuộc sống nông thôn tất cả các chúng sinh đều bình đẳng như vậy! Điều đặc biệt là khi hát ru con người ta không có cảm tưởng ông Bụt này là người ngoại quốc. Ông gần gũi, thân mật quá, như vẫn ngồi vần nồi cơm bên gốc tre bên chợ, đầu làng. Với một tín ngưỡng được dân gian hóa từ hai ngàn năm trước, dân Lạc Việt có thêm một vốn liếng tinh thần để dựa vào. Tôn giáo mới lại thêm những nghi thức lễ lạc, ma chay, cúng tuần, sóc vọng. Khi thực hành, tín ngưỡng đã nối kết mọi người vào trong cùng một cõi thiêng liêng, làm giầu cho cuộc sống, gọi là văn hóa. Người Lạc Việt đã được trang bị sẵn sàng nền tảng đạo lý và các lễ lạc như vậy, trước khi được thấy những khuôn phép, lễ nghi do các quan cai trị từ phương
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
Bắc đem vào. Nhờ vốn liếng tinh thần này, dân Lạc Việt có thể đối diện với nền văn minh Hoa Hạ mà không sợ. Khi tiếp nhận văn minh Hán tộc, người Việt vẫn tự tin, giữ được cách nhìn đối chiếu, phê phán, không chịu học theo một cách mù quáng. Đối với người dân bình thường thì trong lúc họ đang bị áp bức, bị khinh rẻ, đạo Bụt giúp họ có chỗ dựa vào. Đây là một tín ngưỡng sâu xa, đầy quyền phép; nhờ thế họ thấy mình không thua kém gì các quan cai trị và đám quân lính của họ. Tôn giáo giúp tinh thần phản kháng mạnh hơn; sinh hoạt tôn giáo còn trang bị người dân với những mạng lưới xã hội tăng sức mạnh của cuộc đề kháng lâu dài. Chúng ta phải tự hỏi trong các cuộc khởi nghĩa đòi độc lập suốt một ngàn năm làm cách nào người Việt có thể liên lạc, thông
tin, vận động và tổ chức với nhau? Dân Việt đã “sách động, tuyên truyền,” tụ họp, thành lập các đạo quân khởi nghĩa như thế nào? Những người “âm mưu nổi dậy” chắc phải dùng đền miếu, chùa chiền làm nơi gặp gỡ, hội họp. Trong xã hội thời xưa, chắc chỉ nơi đền chùa và các dịp cúng tế mới tạo cơ hội và địa điểm cho người dân tụ họp, nói chuyện với nhau thường xuyên. Các ngôi chùa trở thành những trung tâm thông tin.
Tản Viên, Sơn Tinh Thủy Tinh; có những chuyện hoàn toàn dân gian như Trầu Cau, Bánh dầy bánh chưng. Nhiều viên quan cai trị đời Tam Quốc, đời Đường cũng ghi lại những truyện cổ dân gian của nước ta mà họ được nghe kể lại. Chắc hẳn những truyện này đã được kể nhiều đời trước khi các viên quan lại đó tới; và đã phổ biến rộng rãi, ảnh hưởng sâu đậm trong dân đến mức các quan phải sưu tầm và ghi chép làm tài liệu.
Đền chùa còn là mạng lưới truyền tụng các thần thoại, cổ tích, vốn liếng tinh thần của dân tộc. Cuốn Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp xuất hiện vào cuối thế kỷ 15 là sách viết đầu tiên của người Việt Nam thuật lại các truyện cổ tích, kể từ thời Hồng Bàng, cách vài ngàn năm trước. Có những chuyện thần thánh như Phù Đổng Thiên Vương, Thần Núi
Nhưng trong một ngàn năm Bắc thuộc, người Việt đã truyền tụng các huyền thoại và cổ tích đó như thế nào? Việc truyền tụng không đứt đoạn suốt ngàn năm nên tới đời các ông Tiết Tổng hay Cao Biền họ còn được nghe, họ ghi chép, để sau này Trần Thế Pháp gom lại. Hệ thống văn chương truyền khẩu nào đã chuyên chở kho tàng các truyện cổ tích đó? Có lẽ địa điểm
9
tiện nhất để nghe các câu chuyện cổ là trong các gia đình. Nhưng không phải gia đình nào cũng đặt nặng công việc nhớ và kể đủ các câu chuyện cổ. Trung tâm tàng trữ và phổ biến chuyện cổ tại mỗi xóm làng chắc là các đền, các chùa. Những nơi đó mới có những người vừa đủ thời giờ vừa đủ trình độ hiểu biết để nghe, nhớ, tô điểm, rồi kể lại cho người khác nghe. Những người trông coi các đền, chùa cũng thấy ích lợi cho chính họ khi đóng vai trò thông tin, quảng bá này. Nếu họ biết nhiều chuyện và biết kể cho hay, thì đền, chùa sẽ thu hút được nhiều người tới nghe hơn. Chùa trở thành một “văn khố” giữ gìn các truyện cổ tích, các huyền thoại dựng nước, sự tích các vị anh hùng, liệt nữ. Khi kể chuyện, thế nào người ta cũng sáng tạo thêm, đời này qua đời khác, các vị anh hùng được thờ như thần thánh.
Một vị tướng của Hai Bà Trưng đã vào chùa là Bát Nàn Phu Nhân, đời sau vẫn còn được thờ phượng. Sử chép rằng sau khi quân Hai Bà thua trận bà Bát Nàn vào chùa trú ẩn. Nhưng có thể chính bà đã từng ở chùa trước khi tham gia khởi nghĩa, đến khi thất bại lại trở về sống ẩn trong chùa. Nên nhớ hầu hết các nữ tướng của Hai Bà đều ở tuổi trên dưới 20. Hình ảnh một cô gái vừa đi tu, vừa làm tướng, rồi được dân thờ phượng như một vị thần, cũng cho thấy hai ngàn năm trước địa vị người phụ nữ rất được tôn trọng, trong xã hội cũng như trong tôn giáo. Đó là một đặc tính của văn minh phương Nam từ thời tối cổ. Bát Nàn Phu Nhân có thể là một vị nữ thần đã được thờ phượng từ lâu, được đồng hóa với vong linh một nữ tướng của Hai Bà, rồi đưa cả vị thần và vong linh nữ tướng vào quy y xem tiếp trang 44
Hình: UYÊN NGUYÊN/HOA ÐÀM
W
ESTMINSTER, California (NV) - “Hôm nay đưa Ông Táo nghe bà con!” “Chuẩn bị đưa Ông Táo về trời thôi!” Kèm theo những câu trên là các bức hình chụp hoặc một mâm bánh mứt, hoa quả, hoặc chỉ một cái bánh chưng nho nhỏ kèm theo bình hoa loa kèn, hay thậm chí có cả những chai rượu, những phong bao lì xì xinh xắn, được đăng trên Facebook của một số người trẻ hiện đang sống tại Hoa Kỳ, như một kiểu “nhắc nhau” đừng quên một tục lệ của ông bà để lại từ ngàn xưa, khi Tết đã kề ngay trước ngõ. Không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán không chỉ phủ đầy trên các trang mạng, mà chỉ cần lạc bước đâu đó quanh khu vực Litlle Saigon hay các thành phố lân cận ở Quận Cam là đã thấy hương sắc ngày Xuân giăng đầy khắp ngả. Tuy nhiên, tâm trạng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Việt Nam trên đất Mỹ dường như có vẻ khác nhau rất nhiều trong lòng mỗi người, mỗi lứa tuổi.
MUA BÁN TẾT Gần hai tuần nay, dù muốn dù không, khi bước chân vào bất kỳ một ngôi chợ Việt Nam nào, người ta cũng nhận ra ngay sắc màu Mùa Xuân.
Từ chợ Thuận Phát, chợ Hòa Bình, chợ Á Đông, đến chợ Đà Lạt, chợ Mom’s, chợ Saigon City Marketplace, chợ ABC,... đến những tiệm bánh nổi tiếng như Đông Hưng Viên, Tân Hoàng Hương, Van’s Bakery,... chỗ nào cũng có một gian hàng riêng biệt chưng bày hàng Tết. Tại đây, người ta có thể tìm mua được từ cái bánh chưng bánh tét đủ các loại nhân chuối đậu, chay mặn, đến cái bánh tổ lớn nhỏ đủ cỡ cùng màu nâu dịu ngọt; rồi thèo lèo “cứt chuột,” mứt dừa, mứt bí, mứt gừng, mứt khoai; dưa món, củ kiệu, tôm khô, lạp xưởng; trà lài, trà sen, trà móc câu,... đến những túi quà gói sẵn bằng giấy bóng kiếng trông bắt mắt để ai đó mua tặng người thân quen... Cái gì cũng có, hay như người dân quanh đây thường nói, “Sài Gòn có món gì ăn Tết thì Little Saigon có món đó, không cần tìm kiếm đâu xa.” Những ai không thích mua đồ đóng gói, nấu sẵn thì củ kiệu tươi, củ cải trắng, củ cải đỏ, dưa sậy, hẹ bó, giá đậu xanh, rồi lá dong lá chuối, gạo nếp, thịt mỡ thịt đùi, đậu xanh cà vỏ,... đầy ra ở các chợ, cứ việc mua về để mà gói bánh, làm dưa, làm thịt đông... theo khẩu vị tùy thích. Tuy nhiên, như chị H. Nguyễn, cư dân thành phố Garden Grove, hiện đang làm thu ngân cho một chợ Việt Nam, cho biết, “Hôm nay là ngày đưa ông Táo rồi mà
thấy tình hình ở chợ cũng chậm lắm, người ta không có mua nhiều. Bánh chưng mấy hôm nay cũng không bán được nhiều, không thấy ai mua sắm gì hết trơn, thấy ế lắm!” Cũng theo chị H. thì năm nay nhiều chợ không nhận bánh chưng bánh tét từ bên ngoài gửi bán, do luật về vệ sinh thực phẩm ngày càng gắt gao hơn, nên “chợ tự gói bánh bán và số lượng gói không nhiều.” Bên cạnh đó, thời gian gần đây nhiều nhà thờ và chùa tổ chức gói bánh chưng bánh tét bánh gây quỹ nên các tín đồ Công Giáo hay Phật tử cũng có khuynh hướng mua các loại bánh này từ nơi mình đi lễ để “ủng hộ,” bản thân chị H. Nguyễn “cũng mua bánh ở nhà thờ để ủng hộ.” Dù vậy, theo kinh nghiệm của chị H. thì “cũng còn một tuần nữa mới tới Tết, nên có lẽ cuối tuần này người ta mới đi chợ đông, còn hôm nay ngày bình thường, người ta đi làm nên chợ vắng.” Nhận xét của chị H. Nguyễn cũng gần giống như nhận xét của cô Phương Mai, chủ nhân gian hàng hoa lan Phương Mai trước chợ Phước Lộc Thọ. “Năm nay bầu không khí Tết vẫn vui, người ta vẫn thích mua bông, cũng đi dạo đủ hết nhưng nếu rộn ràng thì phải chờ Thứ
TẾT Ở LITTLE SAIGON: NGƯỜI TRẺ HÁO HỨC, NGƯỜI LỚN SƠ SƠ
NGỌC LAN
www.nguoi-viet.com
10
Bảy, Chủ Nhật tới. Hiện giờ khách cũng đông nhưng mua thì chỉ lai rai thôi.” Cô Phương Mai vừa ngồi cắm chậu lan theo yêu cầu của một khách hàng, vừa cho biết. Nhưng theo kinh nghiệm 20 năm bán hoa Tết, cô Mai khẳng định: “Sức mua năm nay có thể được như năm ngoái hoặc hơn, vì theo phong tục của người Việt thì lúc nào cũng phải có bông hoa trong ngày Tết, nhưng ai cũng ngại không mua sớm, họ cứ từ từ nhưng đến giờ chót thì hoa cũng đầy nhà à.” Mà không chỉ có chợ Việt Nam mới có gian hàng Tết, ngay cả những nơi mua bán lớn của Mỹ như Costco hay Sam’s Club quanh khu Little Saigon cũng ngập tràn hương sắc ngày Xuân. Có lẽ người dân bản xứ nơi đây đã quen thuộc với hình ảnh cả rừng mai “Mỹ” vàng ươm, cúc đại đóa vàng rực, rồi quýt, tắc, bonsai, cây kim tiền, và vô số hoa lan được bày bán đặc nghẹt trong Costco vào những ngày này, chưa kể các hộp mứt đóng gói đẹp đẽ cũng có mặt nơi đây. Nhiều khách thích vào Costco hay Sam’s Club mua hoa vì được tự do chọn lựa thoải mái mà không sợ bị chủ nhân nhắc nhở hay phàn nàn như khi đi mua ở nơi người Việt bán. Nhưng cũng chính từ sự tự do này mà nhiều người trở nên quá “tàn nhẫn” mạnh tay với các chậu hoa mình không ưng ý.
SẮM SỬA TẾT, NGƯỜI HÁO HỨC, NGƯỜI LẤY LỆ Một trong những người háo hức với Tết Nguyên Đán là anh Trần Tường Huy, một thầy giáo dạy Toán ở trường Orangeview Junior High School thuộc Học Khu Anaheim. Thầy giáo này cho biết gia đình anh “chuẩn bị ăn Tết cũng tưng bừng lắm.” “Từ mấy tuần nay rồi, cứ cuối tuần thì vợ chồng con cái đi chợ hoa, mua hoa, chuẩn bị bánh trái mứt để cúng kiếng. Cũng bánh chưng bánh tét. Hai đứa nhỏ cũng được mẹ dẫn đi sắm áo dài khăn đóng để mặc ngày Mùng Một Tết đi chùa và đi
mừng tuổi ông bà nội ông bà ngoại.” Anh Huy kể. Anh tâm sự, “Mình sang Mỹ từ lúc còn nhỏ, nếu không có bố mẹ thì cũng không biết gì về phong tục tập quán ăn Tết của mình. Do sống gần bố mẹ mà ông bà rất trân trọng những ngày lễ Tết như thế này nên mình hiểu không khí, ý nghĩa của những ngày này. Giờ có con rồi thì mình cũng cố gắng làm sao cho có không khí Tết như hồi xưa ở Việt Nam vậy.” Thanh Tâm, xướng ngôn viên của đài Saigon TV, cũng cảm nhận được sự “rôm rả” của Tết từ việc chuẩn bị của ba mẹ trong nhà: “Mình thì đi làm suốt, nhưng mà ba mẹ nghỉ hưu ở nhà nên không có chuyện ăn Tết qua loa lấy lệ. Ba mẹ mình chuẩn bị Tết rôm rả lắm.” Theo cảm nhận của người xướng ngôn viên này thì “dường như mỗi năm cộng đồng mình ở Bolsa ăn Tết càng lớn hơn thì phải, chắc có lẽ do người Việt ở đây đông hơn hay do kinh tế khá hơn không biết.” Tuy nhiên, bên cạnh những người có tâm trạng chờ đợi Tết để “bồi hồi nhớ lại những ngày xưa,” thì cũng có những người “đã đi qua tuổi chờ Tết, chỉ cúng lấy lệ theo phong tục ông bà thôi.” Bà Thu Lê, một cư dân ở thành phố Westminster, cho biết, “Từ khi qua đây thì Tết không chuẩn bị gì nhiều, chỉ mua vài chậu lan, ít trái cây cúng ông bà chứ không để ý nhiều đến chuyện ăn Tết, vì tôi ăn uống cũng kiêng cữ, bánh chưng bánh tét không ăn, thịt thà cũng không có ăn. Cúng ông bà thì có bánh tét chay, khi hạ xuống thì cắt ra chiên ăn. Cũng không biết ngày nào đưa ông Táo hay rước ông Táo gì hết. Chỉ biết là ngày 30 Tết, Mùng Một, Mùng Hai, rồi Mùng Ba cúng ông bà là xong.” Sự đơn giản đó có nguyên nhân của nó, như nhận xét của bà Thu, “Tết Việt Nam nhằm ngày thường thì con cái đi làm hết nên cũng không có để ý lắm. Tết Tây và Noel được để ý nhiều hơn vì con cái nghỉ, bên này tụi nó cũng theo Mỹ nên thấy Tết Tây và Noel vui hơn Tết mình.” Bà Xuân Trần ở ngay Little Saigon cũng cho rằng: “Ở đây Tết
Một góc chợ Tết Phước Lộc Thọ 2014. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
11
con cái đi làm hết, không có ai đông nên cũng chuẩn bị sơ sơ để cúng rước ông bà thôi.” Tuy nhiên, cái “sơ sơ” của người phụ nữ này lại rất đa dạng và phong phú, nào là “mua thịt ba rọi, mua trứng về luộc để làm thịt kho trứng, có tôm khô củ kiệu ăn bánh tét, rồi mua vịt về nấu măng, mua thịt bò về xào... Cứ làm mỗi thứ một chút để cúng rước ông bà và cúng ba ngày Tết vậy mà.” Bởi theo bà Xuân thì dẫu có “sơ sơ” nhưng “cũng phải theo đúng tục lệ ông bà để lại xưa nay.” “Chiều 30 Tết cúng mâm cơm, rước ông bà, con cháu đi học đi làm về thì xúm lại, mặc đồ đẹp đứng chúc Tết, lãnh tiền lì xì, tới sáng Mùng Một sẽ đi chùa lạy Phật, xin xăm.” Bà Xuân cho biết kế hoạch ngày Tết của gia đình bà. Sống ở Mỹ 20 năm, bà Xuân Trần cảm nhận, “Noel và lễ Thanksgiving thì tổ chức ăn uống rầm rộ hơn vì con cái họp lại đông lắm. Còn Tết cổ truyền thì con cái đi làm, các cháu đi học hết trơn, thành thử chỉ làm cho có để cúng ông bà ba ngày Tết. Làm cho đủ vậy thôi chứ nói là rùm beng hay thịnh soạn thì không bằng ngày lễ Noel và Thanksgiving.” Trong khi đó, ông Tyler Diệp, uỷ viên Đặc Khu Vệ Sinh Midway City, một người trẻ lớn lên tại Mỹ, lại cho rằng, “đón Tết Nguyên Đán vui hơn và công phu hơn. Vì Tết Tây chỉ có một số bạn trẻ tụ tập lại với nhau trong đêm Giao Thừa và đi vui chơi thôi. Còn với Tết ta, Tết Âm Lịch thì trước đó phải chuẩn bị quà cáp, phải để ý một chút đến nội thất nhà mình, còn phải tốn tiền lì xì nữa, Tết Tây thì đi chơi thôi chứ đâu có lì xì cho ai đâu.” Dù háo hức hay chẳng nôn nao thì Tết đã gần đến trước hiên nhà. Và khi tiếng pháo đì đùng đâu đó vang lên, dù là người hờ hững nhất cũng sẽ không tránh khỏi trong lòng nỗi gì như “nhơ nhớ không khí Tết ngày xưa, nhớ nỗi nôn nao vì có được bộ quần áo mới và đôi dép mới...” như thầy giáo Huy bồi hồi. NGỌC LAN
PHẬT TỬ TRONG MẮT TÔI
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
Sổ tay ghi lại: THIÊN AN
Vì sao tôi trở thành phóng viên vào năm ngoái? Cho khỏi dài dòng, tôi tạm tóm gọn nó trong một chữ DUYÊN.
L
à con của một gia đình Thiên Chúa Giáo “đạo gốc,” tôi không biết nhiều về các tôn giáo khác, trừ một vài lý thuyết nhà Phật được hai, ba người bạn thân có lần kể nghe qua. Nghe tai này chạy qua tai khác, những gì tôi nhớ về Phật Giáo chẳng nhiều. Lần duy nhất tôi đến chùa là một lần tò mò theo bạn xin xăm. Quả xăm bắt được gì thì tôi đã quên, chỉ nhớ, trong khi bạn tôi nhắc tôi khấn vái cầu Phật để xăm “mới linh” thì bụng tôi đang bận “xin lỗi Chúa, con ham vui theo bạn đi chùa.” Lớn lên rồi, các khái niệm tôn giáo thay đổi nhiều so với lúc còn bé. Thay đổi cụ thể thế nào, tôi chẳng rõ. Hai mươi sáu tuổi, tôi vẫn còn đang lần mò tìm hiểu thế giới xung quanh. Nay trong đầu tôi, Thiên Chúa Giáo ngày càng trở nên mơ hồ, và Phật Giáo vẫn mãi là một khái niệm tôi mù mờ. Viết phóng sự, tôi vẫn không chịu dùng từ “tỳ kheo” mà anh bạn đồng nghiệp tại tòa soạn dạy cho để viết về các tăng ni Phật Giáo mà mình không rõ cấp bậc của họ. Tôi không xài, đơn giản là vì “em chẳng bao giờ nghe ai xài từ đó.” Vì sao tôi trở thành phóng viên vào năm ngoái? Cho khỏi dài dòng, tôi tạm tóm gọn nó trong một chữ “duyên.” (Các bạn Phật tử
có vẻ cũng hay nhắc đến “duyên”.) Công việc phóng viên cho tôi cơ hội được tiếp xúc với nhiều người tôi chưa từng gặp, đi nhiều nơi tôi chưa từng đến, và dự nhiều sự kiện mà nếu không có duyên làm phóng viên, tôi sẽ chẳng có duyên được dự. Và trong năm qua, năm đầu đời làm phóng viên, tôi có duyên gặp, nói, viết về Phật tử nhiều hơn 25 năm trước đó cộng lại. Tháng Hai, một ngày cận Tết, lần đầu tôi xem sư cô Trí Minh dạy làm bánh chưng chay “thực dưỡng.” Tôi đọc trên mục Sinh Hoạt Cộng Đồng rồi gọi, xin phép ghé Thiền Viện Hoa Lâm liền, để lấy tin. Sự vui vẻ của các Phật tử hôm đó khiến tôi cũng thấy thoải mái theo, quên đi phút e ngại ban đầu của một người chưa bao giờ dự sinh hoạt tương tự. Ngày hôm sau, một chú ghé vào tòa soạn, dúi tặng tôi một chiếc bánh chay họ gói hôm trước… Tháng Ba, sếp cử tôi đi viết bài “Thiện Hữu Phật Tử Huế tưởng niệm nạn nhân Mậu Thân” tại chùa Di Lạc. Khi trở về, viết xong bài và đã nộp, tôi thầm cảm kích một cô mặc áo xám tro trong sự kiện hôm đó. Cô chỉ đi dự, đứng phía cuối đám đông. Cô từ chối trả lời phỏng vấn vì “không muốn lên báo” nhưng lại kiên nhẫn giải thích tận tình các
nghi thức cầu siêu của nhà Phật mà một đứa ngoại đạo như tôi đang ngơ ngác, không dõi theo, ghi chép cho kịp… Tháng Tư, tôi được giao phụ trách tường thuật sự kiện “Học cắm hoa, nghe giảng thuyết tại chùa Bảo Quang” của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh. Sinh hoạt Phật giáo vậy là có khi nhẹ nhàng hơn tôi tưởng. Vị sư vừa pha trò, vừa bàn đạo chuyện nhỏ to như một người anh, người chú nói chuyện với con cháu mình. Đa số người tham dự là các vị cao niên, chỉ một số bạn trẻ ngồi tại những hàng ghế phía sau. Trong lúc ăn bánh chay, uống nước giải lao, tôi có dịp hỏi chuyện anh chàng ngồi cạnh. Anh lớn lên ở Mỹ,
nhưng thường xuyên dự các buổi tụng kinh tại chùa. Phong thái của anh từ tốn, rất trầm so với những người cùng lứa tuối, rất lạ… Tháng Sáu, tôi có nhiệm vụ phỏng vấn Đại Đức Thích Đạo Quảng và ban tổ chức Trại Tỉnh Thức cho giới trẻ ở Teresita Pines, Wrightwood, California. Trước đó tôi đã từng phỏng vấn các sư thầy, nhưng thường chỉ một vài câu hỏi ý kiến về một sự kiện nào đó. Lần này, tôi có nhiệm vụ tiếp phái đoàn sao thật trọn vẹn và phải có bài đầy đủ về đợt trại ba ngày đêm đó. Tôi lo lắm, từ việc chẳng biết xưng hô thế nào, sợ gọi sai chức vụ nhân vật, đến việc tìm hiểu xem một
trại của Phật tử có khác không so với các trại hè… Chỉ vài phút sau khi gặp vị đại đức, tôi hoàn toàn quên đi mọi nỗi lo trên. Thầy đưa ra vấn đề về sự bất an tinh thần của giới trẻ trước cuộc sống. Tôi như được bác sĩ kê đúng bệnh, tôi chăm chú nghe từng lời thầy giảng giải… Kết quả bài viết của tôi ra sao, tùy đánh giá người khác. Riêng tôi mừng cho bản thân đã có “duyên” được chuyện trò với phái đoàn hôm đó… Tháng Chín, một chị trong Giới Trẻ Mây Từ mời đến xem nhóm nấu súp cho người vô gia cư. Các bạn trẻ trong nhóm, trạc tuổi tôi, đến tụ họp tại địa điểm hẹn trước. Nhìn thấy các bạn cùng chia nhau
Phóng viên trẻ Thiên An phát biểu trong buổi lễ kỷ nệm 35 năm thành lập nhật báo Người Việt, tháng Giêng, 2014, tại Rose Center, Westminster, California (Hình: UYÊN NGUYÊN)
12
HOA XUÂN VĨNH HẢO
C
uối năm, người ta thường đúc kết những sự kiện, tin tức, những bài học về sự thành công hay thất bại, thu hoạch hay tổn thất, được và thua, còn và mất… trong suốt một năm, qua cuộc đời của từng cá nhân hay tập thể (danh tiếng hay vô danh), của các ngành nghệ thuật, nhân văn và khoa học, của tổ chức (tôn giáo, xã hội, quốc gia, cộng đồng nhân loại). Có những người nằm xuống mà lưu lại danh thơm muôn thuở; cũng có những người đang còn đó mà tiếng xấu đã đồn xa. Bia miệng và sử sách không thiên vị và khoan nhượng khi ghi lại những tác động và ảnh hưởng do chính chúng ta tạo nên, tốt hay xấu, lành hay dữ, trong đời sống. Lịch sử cũng không ghi lại những biến cố và sự kiện đã qua như là những tình cờ ngẫu nhiên của may/rủi, hên/xui (như câu chuyện của Tái Ông mất ngựa—cho rằng trong rủi có may, trong may có rủi), mà là sự vận hành của nhân/quả, của một chuỗi trùng trùng nhân duyên thuận/hợp, đồng/dị trong dòng tiến hóa bất tận. Thường khi, chúng ta dễ chạy theo danh vọng và địa vị mà đánh mất chí nguyện cao đẹp ban đầu của mình, làm tổn thương đến những người chung quanh. Người học đạo, hành đạo không bận lòng chuyện danh thơm hay tiếng xấu mà chỉ lưu tâm nơi ba nghiệp (hành động, lời nói, ý nghĩ) của mình trong từng giây phút, có mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước, nhân loại và chúng sinh nói chung hay không. Biết cái nhân đã gieo, đang gieo, sẽ gieo; và hiểu rõ được cái quả tất nhiên đã gặt, đang gặt và sẽ gặt—đó là thái độ và hành xử quang minh của người hiền trí. Bức tranh của thế giới và chúng sinh được
cắt rau, rửa chén, tôi quên luôn nhiệm vụ phóng viên phải đứng bên ngoài sự kiện mà bỏ máy chụp hình xuống, phụ làm. Phụ bỏ xong rau vào các bịch rồi, tôi trở lại với vai trò phóng viên. Trong lúc chờ đợi nước súp sôi, họ quây thành vòng tròn, tập hát các bài dân ca Việt Nam cho buổi thăm viện dưỡng lão tiếp theo. Tôi còn được biết thêm là Giới Trẻ Mây Từ còn cùng đạp xe dọc biển mỗi sáng Thứ Bảy. Sao làm Phật tử lại vui đến thế… Tháng Mười, tôi viết bài “Đông đảo Phật tử dự lễ khởi công xây chùa Bát Nhã” khi được thấy hàng trăm người đến sân chùa, mừng một ngôi chùa mới sắp được dựng lên. Đây không chỉ là một niềm vui cho những người thuộc tôn giáo này, mà còn cho cả cộng đồng, vì việc xin giấy phép xây dựng cũng trải qua ít nhiều khó khăn… Tháng Mười Một, tôi có dịp viết bài cho Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Tỉnh Thức (BYA) giúp tường thuật việc họ tổ chức tiệc gây quỹ mua lại khu trại- trường trên vùng núi cao của thành phố Valyermo mới mua cách đây hai năm. Nhìn các em thiếu nhi Phật tử quấn quit các anh chị, nhìn các anh chị đi theo các em từng bước một, chỉ dạy điều lớn điều nhỏ, tôi cảm nhận một tình thân có thật giữa những người xa lạ nhưng có “duyên” gặp gỡ nhờ
vẽ nên bởi sự hội tụ và kết hợp từ những mảng màu sắc của từng cá thể. Không có màu sắc nào độc lập và độc quyền hiển thị trong bức tranh ấy. Dù có một màu chủ điểm của bức tranh, chủ điểm kia cũng không là gì nếu chung quanh không có những sắc màu khác, hài hòa hay đối chọi, trắng hay đen, để làm nổi bật nó. Người ta thường cho rằng phải có sự mâu thuẫn, xung đột, cạnh tranh, mới làm đà cho sự tiến bộ trong mọi phương diện đời sống. Điều này đúng phần nào trên mặt hiện tượng, cụ thể là trong thương trường, chính trường. Nhưng đời sống toàn diện vốn không hạn cuộc trong những ván bài của mua bán, đổi chác, đua tranh, loại trừ nhau. Tột đỉnh của đời sống văn minh vật chất hay tinh thần, chính là sự hòa hợp, an tâm, giữa người với người, giữa lãnh đạo (tôn giáo, quốc gia) và người dưới, giữa người và vật, giữa người với thiên nhiên. Hãy đọc một đoạn trong bài “Hoa Cúc” (gồm 6 đoạn thơ, 24 câu thất ngôn) của Thiền sư Huyền Quang – Lý Đạo Tái (1254 – 1334) nói lên tâm cảnh và bức tranh xuân tuyệt đẹp này: “Hoa tại trung đình, nhân tại lâu Phần hương độc tọa tự vong ưu Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.” Trong khí xuân ấm áp, thắp hương ngồi một mình trên lầu, lặng lẽ ngắm hoa cúc nở dưới sân. Lòng vô ưu, quên hết bao phiền muộn. Người với hoa hồn nhiên không tranh cạnh. Trong các loài hoa, hoa cúc đứng hàng đầu. Nói hoa cúc đứng đầu trong các loài hoa không phải là cảm nhận chủ quan của thiền sư về mặt mỹ thuật. Ở đây, thiền sư chỉ muốn nói cái “hồn” của hoa, mà thực
sự là cái tâm của đạo nhân. Hoa cúc nở hồn nhiên, không cạnh tranh đua sắc khoe hương với các hoa khác. Đạo nhân cũng thế, sống hòa với người, với vật, với thiên nhiên. Không cạnh tranh nhưng không vì vậy mà hoa cúc không biểu lộ vẻ đẹp lặng lẽ, đặc dị của nó. Đạo nhân thực hành con đường trung đạo, chẳng nhàm chán cách ly cuộc đời, cũng chẳng đắm nhiễm tranh đua với người, mà vẫn thể hiện phẩm cách của bậc thượng sĩ xuất trần. Người và hoa như thế, khác gì nhau. Lòng không tranh thì tâm an. Hòa với người thì không còn âu lo, phiền lụy. Không tranh (vô tránh) là một môn thiền định (vô tránh tam muội). Vô tránh không phải chỉ là không tranh cãi, mà là một trạng thái, một tâm cảnh, ở đó hành giả có thể hòa nhập làm một với tổng thể vạn hữu; không còn sự ngăn cách giữa chủ thể và đối tượng, không còn vướng mắc vào tướng đối đãi, nhị nguyên, mâu thuẫn; vượt khỏi lằn ranh nhân/ngã, bỉ/ thử… Đây cũng gọi là cảnh giới bất nhị, vô phân biệt. Mùa xuân, nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, trước hết hãy giữ tâm bình, thân an. Tâm còn tham vọng, hận thù, tranh chấp thì không làm sao có được hòa bình. Thân còn bạo động hung tàn, miệng còn thô ác dối gian, sẽ không sao có được an lạc. Đốt trầm hương, ngồi tĩnh lặng bên chung trà nóng, lòng buông thư, nhẹ nhàng. Hoa nở ngoài sân. Hoa trong thư phòng. Hoa nơi bàn viết. Nhìn đâu cũng thấy hoa. Và đóa hoa tâm cũng bừng nở trong ngày đầu xuân khi ánh triêu dương rực rỡ ở hiên ngoài. Từ niềm bình an tịch lặng của tự tâm, cảm thương con người và cuộc đời; cất lời nguyện cầu cho trần gian vơi đi thống khổ, tất cả vui hưởng một mùa xuân bất diệt.
cùng chung tôn giáo và có “cái tâm” hướng thiện và hướng về nhau… Tháng Mười Hai, tôi được ban tổ chức Pháp Hội Di Đà tiếp đón tận tình, cung cấp mọi thông tin cần thiết để tôi có thể viết bài, mặc dù họ rất bận rộn và đã thấm mệt sau ba ngày pháp hội với khoảng 2,000 người tham dự. Chương trình diễn ra chu đáo, hoàn toàn miễn phí, tại một địa điểm sang trọng, rộng lớn dọc bờ biển Long Beach. Nhìn Phật tử đủ mọi lứa tuổi, thành phần, sắc dân cùng nhẹ nhàng đưa mình múa quyền theo hướng dẫn của sư cô, cộng thêm nắng nhẹ và gió biển tại đó đã mang lại một cảm giác khá thú vị cho một người ngoại đạo như tôi… Năm đầu làm phóng viên của tôi khép lại, dạy cho nhiều điều. Rồi tôi sẽ học được nhiều thêm trong những năm tiếp theo, có những điều sẽ đắp thêm vào suy nghĩ hiện tại, và có lẽ cũng sẽ có những điều đảo ngược chúng. Tôi đã sẵn sàng cho một năm tiếp theo, với nhiều mong ước và dự định. Hy vọng việc ghi danh tham gia từ ngày 26 sắp tới vào các sinh hoạt nấu súp cho người vô gia cư hay đi thăm các viện dưỡng lão cùng Giới Trẻ Mây sẽ là khởi đầu cho một năm vui vẻ, thật ý nghĩa… THIÊN AN 18/01/2014
13
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
MŨI ĐINH NGƯỜI ĐÓNG NỐT XUỐNG TÔI ĐI DU TỬ LÊ tiếp theo trang 5
TĂNG THÂN TRÊN MẠNG, TẠI SAO KHÔNG? thầy cũng nói thêm là trước đây đã có người làm như vậy rồi. Thế là một hạt giống đã được gieo xuống. Ali: Đầu năm 2011, mong muốn được thực tập trong con thật là mãnh liệt. Tăng thân địa phương của con chỉ gặp nhau mỗi tháng một lần, như vậy không đủ cho con. Con phát tâm tìm những tăng thân khác cũng thực tập theo truyền thống của Làng Mai. Thực tập trên mạng là một chọn lựa. Con cũng không chắc là trên mạng thì mình có thể chể tác ra năng lượng của tình huynh đệ hay không, nhưng con lại nghĩ biết đâu mình sẽ làm được. Thủy: Sáu tháng sau con gặp Ali trong một khóa tu ở Sydney. Chúng con đã quen nhau được vài năm rồi nhưng không liên lạc với nhau nhiều vì không cùng thực tập ở một tăng thân. Vào ngày cuối của khóa tu, Ali với con cùng đi dạo, chúng con ngồi trên một mỏm đá lớn trên đầu thác và cùng thưởng thức cảnh đẹp của cánh rừng trải dài phía dưới. Chúng con chia sẻ về kinh nghiệm khi thực tập trong Tăng thân, trao
đổi ý tưởng và ước mơ về một tăng thân lý tưởng. Chúng con cũng nói cho nhau biết là thực tập theo truyền thống Làng Mai có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân. Cuối cùng con được biết là Ali cũng có cùng thao thức về việc thành lập một tăng thân trên mạng như con. Ali: Khi con nói chuyện với Thủy trong khóa tu tháng Mười dạo đó, con thấy rất hào hứng. Con nghĩ, nếu có hai người nghĩ đến chuyện này thì chắc là thế nào cũng có những người khác cũng có cùng một mối quan tâm. Trong khi chờ đợi (để tìm ra những người có cùng thao thức), con đã lập nên một trang nhà có tên là peacefulpresent.org để yểm trợ cho những ai muốn thành lập một tăng thân tại địa phương của mình. Họ có thể sử dụng các tài liệu trên trang nhà này (bài hát, pháp thoại, thiền hướng dẫn …) để bắt đầu. Thủy: Ban đầu cũng khá khó khăn. Lần gặp đầu tiên trên mạng không khá lắm bởi vì đường truyền Skype không ổn định và không được trung thực lắm (âm thanh, hình ảnh …). Chúng con chuyển
qua dùng Google+ và cùng đề ra cho tăng thân một thời khóa trong đó có thiền toạ, hát thiền ca, nghe pháp thoại và pháp đàm. Ali: Sau vài lần làm thử con thấy rất được chuyển hóa, không khác gì mấy so với khi thực tập cùng tăng thân địa phương, tuy vậy không có nhiều người tham dự lắm. Khoảng chừng hơn hai chục người tham gia trên Google+ thôi, thế nhưng trên thực tế thì không có người nào thực tập thường xuyên hết. May mắn là Thủy trấn an con rằng nếu mình tiếp tục thực tập thì thế nào người khác cũng sẽ đến với mình. Thủy: Không lâu sau đó, Chị Tri và chú Les cùng gia nhập vào nhóm. Đột nhiên tăng thân trở thành hoàn chỉnh. Chúng con đã quen biết với các vị đó trước đây rồi vì đã cùng tham dự các khóa tu với nhau, tuy nhiên khi bắt đầu thiền tập chung trên mạng, tự dưng chúng con trở thành gắn bó với nhau hơn. Giờ thì chúng con giống như anh chị em một nhà, dù là đến từ nhiều nhánh khác nhau nhưng thật ra là cùng mọc trên một thân cây. Chúng con có thể ngồi thiền chung, nghe pháp thoại của Thầy, chia sẻ từ trái tim mình, thực tập địa xúc và cùng hát thiền ca với nhau. Chúng con cùng có những trận cười, những chia sẻ thật sâu sắc và cả những lúc thật ngây ngô nữa. Chúng con cảm thấy như mình đang cùng đi trên một con đường đúng đắn vì đã có được nhiều hạnh phúc và niềm vui
14
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
C
him đóng tiếp cây rừng quanh trái đất Mũi đinh người đóng nốt xuống tôi đi Thơ dtl Mỗi lần gặp thêm, những ghi nhận của tôi về An, một mạnh mẽ, đậm nét. Tôi không nhớ tôi bắt đầu nhìn khác về An, từ lúc nào? Khi An bắt đầu đi tu? Ăn chay? Khi An bảo, An sợ tôi đã rơi quá sâu trong màn u minh của ý nghiệp. An giải thích, người ta không chỉ qua những lần thực tập cùng nhau trên mạng. Đã có nhiều người khác đến tham dự với chúng con - như là các bạn ở tăng thân ở Blue Mountain (Úc), ở Paris (Pháp); các bạn khác từ Ba Lan và Đức. Hiện tại chúng con đã có được hai tăng thân trên mạng, Tăng thân Heart (Trái Tim) và Tăng thân Tĩnh Lặng (Stillness). Ali: Trong quá trình xây dựng tăng thân và thực tập trên mạng, con đã gặp được một tăng thân mạng thực tập theo truyền thống của Thầy, đó là tăng thân Plumline. Con có nói chuyện với Elaine, người đã sáng lập ra tăng thân này và nhận ra rằng tốt nhất mình nên kết hợp thực tập chung để được yểm trợ hơn là đi một mình. Khi chúng con mới gặp, gia đình Plumline chỉ có 2 nhóm, bây giờ thì đã có 9 nhóm rồi. Thủy: Ali đề nghị là chúng con nên tăng thời gian thiền tọa lên 30 phút mỗi ngày. Khi ngồi trong thiền đường cùng với đại chúng, trong tĩnh lặng mình có thể cảm được năng lượng tập thể của tăng thân đang yểm trợ mình. Trên mạng cũng vậy. Con đã không nhận ra điều đó cho đến khi Ali phải đi một chuyến công tác xa. Ngồi một mình thật là cô đơn. Thế nhưng bất cứ khi nào Ali tìm được một chút thời gian để tham dự, dù lúc đó là 3 giờ sáng ở Mỹ hay 3 giờ chiều ở London, con cũng đều cảm được sự có mặt và năng lượng mà anh ấy mang đến cho buổi tọa thiền.
bị khẩu nghiệp hay thân nghiệp. Người ta còn có thể bị ý nghiệp nữa. Tôi hiểu An muốn nói gì. (Đó là thời gian tôi lún trong mê đắm, hào hứng với những phóng bút châm chọc, lật tẩy kẻ khác, hoặc chính mình. Dường tôi mất hẳn tôi, sau khi tình cờ khám phá: Mình cũng ác độc, cay nghiệt chẳng thua ai! Tự biết này, làm tôi hưng phấn một thời gian, không ngắn!) Cũng có thể tôi đã nhìn An khác đi, sau cái chết Ali: Thực tập trên mạng sẽ không bao giờ có thể giống như thực tập bên ngoài, khi mình có thể gặp nhau. Tuy vậy cũng có những cái hay riêng của nó. Con hay đi đây đi đó cho nên tăng thân mạng cho phép con có thể duy trì sự thực tập cùng với mọi người. Hôm nay con ngồi với tăng thân khi đang ở London; tuần tới con lại có thể thực tập cùng tăng thân khi đang ở Hongkong. Chúng con vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của việc thực tập trên mạng. Biết đâu một ngày nào đó chúng con sẽ có thể cùng được ngồi thiền với chúng xuất sĩ vào buổi sáng và cả vào buổi tối. Thủy: Con thường hay nghĩ đến nhóm tăng thân trên mạng này. Ali sẽ chuyển đi London vào năm tới nên cũng không biết được là mọi chuyện sẽ như thế nào. Tuy vậy, con có nhiều hy vọng, con ý thức rằng đây là một cành nhỏ trên một cây mận lớn, và mỗi chúng con là một đóa hoa đang nở; khi nào đủ duyên thì trái mận sẽ thành hình. Kính tri ân Thầy, nhờ Thầy mà một nhành mận đã mọc lên trên mạng. Alipasha Razzaghipour (Chân Lưu Lượng) đồng sáng lập tăng thân Plumline Heart vào năm 2012 cùng Thủy Cù (Chân Trú Lạc). Chân Trú Lạc là một thành viên của tăng thân Sen Búp, Sydney, Australia từ năm 2001.
LÀNG MAI
của mẹ tôi (?) Cung cách ứng sử an nhiên, bình thản của An trước biến cố, khiến tôi vừa ngạc nhiên, vừa nể trọng. Sau ngày “mở cửa mả,” tôi hỏi An, một người sống lương thiện, tốt đẹp như bà, liệu có được siêu thoát? An đáp: “Sự thương tiếc của gia đình, người thân, sẽ khiến linh hồn người chết quyến luyến, bịn rịn cảnh đời họ vừa từ bỏ.” Theo An, người chết, trong vòng bốn mươi chín ngày, linh hồn còn quyến luyến thân xác. Dù họ biết, thân kia chỉ là bình đựng chứa linh hồn. Nó giả, tạm. Nó vô nghĩa. Dẫu sao, linh hồn cũng từng trú ngụ ở đấy, quá lâu. Thành thói quen. Chưa kể, linh hồn người mới chết nào, cũng được ma quỷ, những linh hồn vất vưởng, không siêu thoát, bu lại. Chúng dẫn dụ hồn mới không được, sẽ quay ra dọa nạt, khủng bố, “in hệt kiểu côn đồ lường gạt, dọa dẫm người lạ nước, lạ cái vậy. Nguy hiểm hơn, đáng lo ngại hơn, khi linh hồn người chết chưa chuẩn bị, không sẵn sàng đón nhận cái chết.” An nói Sự quyến luyến, bịn rịn thân xác, giống như ta bịn rịn, quyến luyến căn nhà ta được sinh ra, lớn lên… Vì thế, trong bốn mươi chín ngày, hồn người quá cố rất cần được nghe kinh. Những hồi kinh siêu độ giúp hồn bớt hoang mang, sợ hãi. Hồn sẽ bình tĩnh chấp nhận sự thực: Bỏ thân xác, bước vào cảnh giới mới. Đời sống mới. Kinh không ích gì, không
giúp hồn lìa xa xác thân, nếu cảnh tượng hồn ghi nhận, là đám con cháu, người thân yêu vây quanh, với những than khóc, tiếc thương, kêu đòi, níu kéo…Trong tình cảnh ấy, linh hồn đi sao nổi?!!! Những giải thích của An, không thỏa mãn tôi bao nhiêu! An cũng không trả lời thẳng vào câu hỏi: -Hồn mẹ tôi đi đâu, tới đâu, sau cái chết của thân xác? Vẫn theo An, sau bốn mươi chín ngày, hồn nào, dù tốt, xấu cũng bị dẫn tới một phán quan đặc biệt để xét xử công, tội. Không thể căn cứ vào những việc làm nhân đức lúc sống, mà, ta có thể kết luận, chắc chắn người đó sẽ lên niết bàn. Nhiều khi, sự tốt lành, nhân đức của họ, ở kiếp này, chỉ đủ trả những món nợ vay từ kiếp trước. Trường hợp đó, họ sẽ được đầu thai trở lại, làm người thêm một lần nữa. Cho tới khi hoàn toàn dứt nghiệp. Cũng có những trường hợp dứt nghiệp rồi, nhưng hồn quá quyến luyến, thương tiếc con cháu; hoặc sinh thời hồn có những nguyện ước, thề bồi sâu, nặng, chết rồi vẫn ấm ức, áy náy,…Họ cũng sẽ được đầu thai. “Tóm lại, tùy nghiệp duyên cũ, tùy nghiệp duyên mới, mà hồn sẽ được định đoạt,” An kết luận. Tuy không thỏa mãn, tôi vẫn cho giải thích cảu An, đáng tin cậy. Tôi nghĩ đã chọn đúng người, để nêu
vấn nạn của mình, dù An là cháu. Đứa cháu, sẽ gần tôi mãi, nếu không có biến cố Tháng Tư, Bảy lăm. Cách gì, mỗi chúng ta cũng chỉ như một mặt gỗ xốp, mà, những mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống. Tôi không biết nguyên ủy sâu xa nào, biến An từ một đứa trẻ hay dỗi, ưa tủi thân, dễ cáu gắt trở thành một người điềm đạm, chững chạc, bao quát một cách sâu sắc mọi vấn đề, như vậy. Lạ một điều, An trở thành người khiến tôi ưa lắng nghe, trong mỗi gặp gỡ; và, ra khỏi câu chuyện, tôi vẫn thấy nơi An, ắp đầy nét trẻ thơ, (đôi lúc ngây ngô) thuở nào. Hay An, chỉ là người khác, thí dụ, triết gia / tu sĩ thức ngộ/ hành giả ở những câu chuyện liên quan tới lẽ “chân, giả?) Tách lìa thế giới hư không kia, An lại trở về con người nguyên thủy, con người xã hội, con người hữu cơ? Lúc vui, lấp lánh hồn nhiên, dí dỏm. Lúc buồn, hằn khắc nhẫn nhịn, che dấu? Hay chính sự tìm thấy nơi thẳm sâu, kinh nghiệm khám phá bản thân, nỗ lực vượt qua đôi ba tầng giới hạn của cái “thức,” đã cho An những bình yên, thanh thản tới cả ngố? Là con trai lớn của anh chị Q. tôi, tính theo thứ tự, An là con thứ. Trước An, có Hương. Hồi nhỏ, Hương sớm phát lộ thông minh, cá tình, và, mức độ nhậy cảm đặc biệt với thế giới của những điều phức tạp, vô hình như văn chương, nghệ thuật…Trong lúc
An không hề. An hiện ra như một chú nhỏ bụ bẫm, chậm đụt, không cạnh sắc, không cá tính dự báo một xu hướng đặc thù nào, ngoài vẻ thật thà, đôn hậu. Ngay việc học, An cũng mờ nhạt trước chị. Hương giỏi bao nhiêu, An tầm tầm (có phần đuối) bấy nhiêu. Những năm phải thi trung học, tú tài…, gia đình chỉ băn khoăn không biết Hương đậu hạng nào? Ưu hay bình? Tuyệt không chút thắc mắc. An, trái ngược. Ai nấy canh cánh bên lòng mối lo, trĩu nặng.
Bước sâu hơn, trong kiếm tìm nguyên nhân đưa tới sự thi rớt của An, mẹ tôi còn cho rằng, thời gian học thi, An không được tẩm bổ đầy đủ…! Lậy Phật. Lòng thương cháu… đích tôn quá độ, vô hình chung, mang đến cho mẹ tôi cái nhìn đầy kỳ thị. Mẹ tôi bẵng quên, Hương cũng trải qua những kỳ thi như An. Hương cũng được nuôi dưỡng trong một khung cảnh, điều kiện như An. Chưa kể, Hương mới chính là đứa con không được hưởng những ngoại lệ như An.
An thi tú tài nhất, năm bảy ba. Luật tổng động viên đã ban hành. Nếu rớt, An sẽ bị bắt lính. Và, An trượt kỳ nhất. Mẹ tôi thấp thỏm, thở dài, từng đêm, không ngủ. Trong mắt nhìn của bà, với quan niệm cổ, An là đích tôn, là, giọt máu chính của dòng họ. Như thể, bất cứ một bất trắc, trục trặc nào, xẩy đến với An, thỉ, điều đó đồng nghĩa với sự không may mắn hay bất hạnh, sẽ ảnh hưởng đến nhiều đời nối tiếp! Gần nhất, nó sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới việc ma chay, cúng quẩy người quá cố…
Gì chứ, riêng phần mẹ tôi thôi, tôi dám quả quyết, sinh thời, cụ không bao giờ dấm dúi tiền cho Hương. Nhưng An, thì có. Nhiều nữa. Cũng như tôi và C., rất gần An. An là người bạn nhỏ, thân thiết của cả hai đứa. Sau này, không chỉ An, đám bạn An, cũng trở thành bạn tôi và C. (Hương gần chị Băng tôi hơn, có dễ vì cùng là đàn bà, con gái.) Bất cứ lúc nào, muốn đi uống cà phê, An hay nhóm bạn, đều có thể hỏi, hoặc rủ tôi đi, như một người bạn (có khả năng chi tiền hơn bạn khác.)
Vắng anh chị Q., qua những gặp gỡ riêng chúng tôi, mẹ tôi thường ca cẩm anh chị Q., không chú trọng, không thương yêu An bằng Hương. Vì thế mà, thằng bé chán ăn. Chán học.
Tôi nhớ, còn đâu hai tháng để chuẩn bị thi kỳ hai, An tới ở với chúng tôi, trên căn gác, đường Hai Bà Trưng, gần cầu Kiện. Lúc này, chúng tôi vừa trải qua một thảm kịch lớn. C. sinh đôi, thiếu tháng. Không giữ được. Có thể do hậu quả của việc chúng tôi bị mất cắp xe hơi. Tôi quyết định mua chiếc khác, dù C. không
“Nó bé bằng cái kẹo, có nhớn nhao gì đâu mà, lúc nào cũng hầm hè với nó, như quân thù quân hằn,” mẹ tôi than vãn.
xem tiếp trang 18
tiếp theo trang 5
PHẬT TỬ VIỆT NAM: HAI YẾU TÍNH, MỘT CUỘC ĐỜI xã hội và dân tộc sẽ xấu theo. Một người dân xấu sẽ ảnh hưởng xấu đến một số người dân khác. Một số người dân xấu khác đó rồi sẽ tác động xấu đến nhiều người dân khác xấu nữa. Đó là nguy cơ bất an của một cộng đồng xã hội và dân tộc. Đặc biệt, nếu cá nhân xấu mà đảm trách chức vụ lớn lao trong cơ chế chính trị điều hành đất nước thì tác hại của cái xấu còn rộng lớn và nguy hiểm gấp nhiều lần. Quan điểm về phương hại xã hội cũng cần phải được hiểu cho đúng. Điều cần phải phân biệt cho rõ là phạm trù xã hội. Xã hội là cộng đồng dân tộc gồm các cá nhân của từng người dân chứ không phải là một tập thể nhân sự của cơ chế chính trị, hay một đảng chính trị điều hành đất nước. Tập thể nhân sự của cơ chế chính trị, hay đảng chính trị đang điều hành đất nước không phải là toàn xã hội. Vì vậy, khi tập thể nhân sự của cơ chế chính trị, hay đảng chính trị điều hành đất nước không còn đóng
đúng vai trò lãnh đạo bởi dân, vì dân và cho dân thì người dân có quyền lên tiếng chống đối hay có quyền đòi hỏi bầu cử một chính quyền hợp pháp khác. Như thế, một người dân lên tiếng chống đối chính quyền hay đòi hỏi chính quyền phải thực thi những quyền lợi cho công dân của mình như quyền tự do, quyền làm người, các quyền chính trị và dân sự mà công ước quốc tế đã thừa nhận thì không có nghĩa là người dân đó xấu. Ngày nay, một số chính quyền trên thế giới thường viện dẫn lý do gây phương hại an ninh quốc gia để ngăn chận sự lên tiếng chống đối hay đòi hỏi chính quyền thi hành các quyền lợi công dân của họ. Nhưng thế nào là phương hại an ninh quốc gia? Trả lời cho câu hỏi này thì phải xem mục đích và phương thức lên tiếng và đòi hỏi quyền công dân của người dân. Nếu mục đích chống đối xem tiếp trang 16
15
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
AI ĐEM QUÁN TRỌ MÀ NGĂN NẺO VỀ? LƯU TƯỜNG QUANG
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về. Quán trọ là nơi tạm dung của người xa xứ. Hầu hết chúng ta là những người đang sống lưu vong và các quốc gia định cư, trong ý nghĩa nào đó cũng mang tính chất của một quán trọ bên đường. Tâm cảm nầy không phải duy nhất cho người Việt nam mà hầu hết di dân, nhất là người tị nạn khắp nơi trên thế giới đều chia sẻ trạng thái tâm lý nầy. Enrico Marsias, ca sĩ Pháp gốc Hi Lạp, đã mô tả tâm trạng nầy thật tuyệt vời qua bài hát Adieu Mon Pays: J’ai quitté mon pays J’ai quitté ma maison Ma vie, ma triste vie Se traine sans raison. Thế nhưng tại sao quán trọ lại ngăn nẻo về? Và bao giờ thì quán trọ hay nhà có thể trở thành tổ ấm Home, Sweet Home? Khác với các cộng đồng di dân, người Việt hải ngoại là cộng đồng tị nạn, tương tự như các cộng đồng Đông Âu trước khi chế độ Liên Sô sụp đổ. Sau 30 năm định cư, phần đông người Việt đã ổn định đời sống vật chất với nhà cao cửa rộng, nhưng tổ ấm theo nghĩa văn hóa tình
cảm Home, Sweet Home của thi sĩ Mỹ John Howard Payne (1791- 1852) rất phổ cập trong thời kỳ Chiến Tranh Nam Bắc Hoa Kỳ, thì mức độ thành công của chúng ta như thế nào? Tại các quốc gia di dân như Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi và New Zealand, nhận định qui ước là di dân hưởng được tinh túy của hai nền văn hóa - của đất nước cội nguồn mà họ mang theo và của quốc gia định cư mà họ tiếp cận. Qui luật nào cũng có những ngoại lệ, nhưng nhìn chung, tôi không nghĩ rằng nhận định nầy phản ánh đúng với thực tế của phần đông gia đình di dân và người tị nạn, cá biệt là gia đình người Việt nam. Theo nhận xét của tôi qua kinh nghiệm làm việc tại Bộ Di Trú và Văn Hóa Đa Nguyên liên bang trước kia và Hệ Thống Phát Thanh quốc gia SBS Radio hiện nay, Về Nguồn theo nghĩa duy trì truyền thống văn hóa là một khuynh hướng tự nhiên của tập thể người sinh đẻ ở nước ngoài. Về nguồn không nhất thiết chỉ đơn thuần là những chuyến đi thăm viếng du lịch quê xưa mà là hành-trình-tìnhcảm-tri-thức-tái-kết với nền văn hóa cũ. Với thế hệ thứ nhất, người Việt sống trong hoài niệm và nỗ lực tái tạo hình ảnh văn hóa cũ trong môi trường mới. Nơi nào có người Việt là nơi đó có Hội Chợ Tết; nơi nào có Phật tử là nơi đó có Chùa Việt nam và Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Trên bình diện cá nhân, người
Việt nào càng có nhiều phương tiện vật chất là tư gia của họ càng có nhiều sắc thái Việt nam về mặt biểu tượng bên ngoài cho đến những trang trí bên trong như bàn thờ ông bà, gia tiên, những bức họa sơn dầu, bức tranh sơn mài trên tường và bàn ghế phòng khách. Tiến sĩ Mandy Thomas, một nhà nhân chủng học Úc, đã nghiên cứu nhiều năm về cộng đồng Việt nam. Tôi cần nói là không phải lúc nào tôi cũng đồng ý với kết luận của tác giả, nhưng tôi chia sẻ nhận định sau đây: “Người Việt nam [tại Úc] liên tục đối diện với vấn đề biểu dương cộng đồng với nền văn hóa đa số chính mạch (the majority culture) và làm thế nào kết hợp với kẻ khác trong ‘cộng đồng lý tưởng mơ ước’ của họ (‘their imagined community’). Qua hội chợ Tết và những lễ hội nghi thức khác, các tổ chức cộng đồng hành xử như là người thương thuyết chính giữa cộng đồng và cơ cấu chính quyền địa phương. Những tổ chức cộng đồng nầy hướng dẫn sinh hoạt văn hóa và chính trị của cộng đồng và do đó có tác động sâu rộng trong việc hình thành liên tục của bản sắc Việt nam (Vietnamese identities) (1). Đó là về mặt tập thể. Còn về mặt cá nhân, qua nhiều cuộc tiếp xúc với người Việt định cư tại vùng Tây Sydney, Mandy Thomas nhận xét rằng đời sống quá khứ tại Việt nam của họ phản ánh sự
tiếp theo trang 15
PHẬT TỬ VIỆT NAM: HAI YẾU TÍNH, MỘT CUỘC ĐỜI chính quyền của người dân không nhắm đến việc lật đổ cơ chế chính trị cầm quyền bằng bạo lực thì hành động đó không thể bị kết tội là phương hại đến an ninh. Còn nữa, nếu người dân chỉ lên tiếng và đòi hỏi một cách ôn hòa qua phương thức bất bạo động những quyền lợi công dân chính đáng thì cũng không thể gọi đó là hành động phương hại an ninh. Tất nhiên, nếu vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia mà cơ chế chính trị điều hành đất nước lại sử dụng bạo lực hay vũ lực để trấn áp và giết hại người dân lên tiếng đòi hỏi các quyền công dân chính đáng của họ bằng phương thức bất bạo động, thì cũng cần phải đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc là chính quyền đó có còn đủ tư cách đại diện người dân để điều hành việc nước hay không. Các cuộc cách mạng tại những nước Bắc Phi và Trung Đông trong vài năm gần đây là một điển hình cụ thể về thái độ của người dân đối với các chế độ độc tài quân phiệt
bất chấp nguyện vọng, quyền lợi công dân, và tiếng nói chính đáng của dân tộc họ. Vậy còn hạnh nguyện của người Phật tử là gì? Người Phật tử, gồm những người xuất gia tu hành và những cư sĩ sống tại gia, là những người phát nguyện nương tựa vào Tam Bảo -- Phật, Pháp và Tăng -- để thực hành Chánh Pháp hướng đời mình đến mục tiêu giác ngộ vô minh và giải thoát khổ đau. Hạnh nguyện của người Phật tử cũng có hai lãnh vực: đối với tự thân và đối với tha nhân. Đối với tự thân thì người Phật tử nỗ lực thực hành lời Phật dạy qua ba phương cách: Giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, và phát huy trí tuệ. Cả ba phương pháp tu đều nhắm đến mục đích cuối cùng là giác ngộ vô minh để giải thoát đau khổ. Lãnh vực tự tu để đạt giác ngộ cho mình gọi là tự giác. Đối với tha nhân thì người Phật tử đem
kiến thức và kinh nghiệm tu tập Chánh Pháp của chính mình để giới thiệu đến cho người khác cùng thực hành, giống như sau khi nhờ lương y và thuốc hay chữa trị được bệnh tật có hiệu quả thì người bệnh nhân giới thiệu thầy thuốc và cách chữa bệnh này cho những người khác cùng được lợi lạc. Đó là lãnh vực giác tha, tức là giúp người khác giác ngộ. Việc giới thiệu Phật Pháp đến cho người khác, cho cộng đồng xã hội và dân tộc cùng tu tập gọi là hoằng pháp, tức là làm cho Chánh Pháp lan rộng ra khắp nơi. Tại sao phải thực hành lời Phật dạy? Vì để giải
16
khổ. Đời sống con người dù có giàu sang phú quý, hay khỏe mạnh thể chất đến đâu thì cũng không thể không có phiền não khổ đau. Khổ đau đến từ hai ngả: thân và tâm. Thân đau bệnh là khổ. Thân thiếu ăn đói khát là khổ. Thân ham muốn mà không có được thỏa mãn là khổ. Thân bị cô thế, bị hiếp đáp, bị hàm oan là khổ, v.v… Tâm lo lắng là khổ. Tâm suy nghĩ buồn bực là khổ. Tâm phiền não việc nhà, việc làm ăn, việc công, việc tư là khổ, v.v… Thân tâm làm việc quá độ, bế tắc, áp lực, căng thẳng là khổ, v.v… Nhiều chứng bệnh, nhiều đau khổ thuốc uống không hết, bác sĩ
trị không lành. Hơn nữa trạng huống tâm thức ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể vật chất. Trong những tình huống đó, thực hành Phật Pháp bằng việc quán sát sự vô thường của cuộc đời, thực chứng các pháp là vô ngã, là không có tự tánh cố định, tịnh tâm thiền định buông xả bớt những lo âu phiền não, tiết chế ba nghiệp thân, miệng, ý, làm nhiều việc thiện nguyện, để chuyển đổi nghiệp lực, v.v… giúp giảm thiểu hay tiêu trừ khổ đau. Tại sao phải hoẳng pháp? Tự thân chứng nghiệm được lợi ích lớn lao của Phật Pháp trong đời sống
chọn lựa nhà cửa tại Úc và nhà như là một ý niệm cũng như là vật thể trong đời sống gia đình và môi trường địa phương, là mối quan tâm chủ yếu của người Việt. “Đối với người Úc gốc Việt, nhà là một ý niệm gắn liền với quê nhà (homeland), ngôn ngữ và xã hội – tất cả đều phản ánh khúc xạ qua kinh nghiệm mất mát [trong quá khứ]....Đời sống được chuyển đổi từ Việt nam và sự mất mát khung trời văn hóa Việt đã khiến người Việt tái lập đời sống văn hóa Việt trong không gian Úc châu - (1) Tôi chưa tìm thấy một khảo sát nào về mức độ hài lòng của người Việt trên căn bản tổ ấm-sweet home, sau khi đã tạo dựng được nhà cửa tại Úc hay tại Bắc Mỹ. Ngoại trừ thành phần ông bà định cư theo diện đoàn tụ gia đình (2) và thành phần cha mẹ đoàn tụ với con cái sau khi con cái đã ổn định đời sống kinh tế, theo nhận xét của tôi, đa số người Việt định cư với tư cách tị nạn và lập nghiệp trở lại với hai bàn tay trắng, đều có cảm tưởng là họ đã tạo dựng được phần nào tổ ấm tại quê hương thứ hai. Tôi nói “phần nào” là vì theo ý tôi, chúng ta không bao giờ có thể tái tạo hoàn toàn đời sống văn hóa mà chúng ta đã mất hoặc đời sống văn hóa đương đại mà chúng ta không còn là thành phần tham dự. Vả lại, tổ ấm còn đòi hỏi một mức độ
hàng ngày thì lẽ tự nhiên là chúng ta muốn đem Phật Pháp giới thiệu cho người thân, bằng hữu, và người chung quanh để cùng được lợi lạc. Hơn nữa, Phật Pháp không chỉ giúp giải khổ cho cá nhân mà còn giúp xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội, dân tộc và đất nước. Chẳng hạn, một người dân là Phật tử biết nghe lời Phật dạy không trộm cắp tài của người thì không những bản thân người đó có được cuộc sống thanh liêm trong sạch được mọi người tin yêu kính mến mà còn làm gương tốt cho con cháu, anh em, gia đình, và giúp cộng đồng xã hội bớt đi tệ nạn trộm cắp, tham nhũng, hối lộ, làm động lực phát triển thịnh vượng quốc gia xã tắc. Một thí dụ khác, là một người công dân Phật tử biết giữ gìn lời Phật dạy không uống rượu say sưa thì không những bản thân người đó được khỏe mạnh, sáng suốt, tránh được nạn say rượu hành hung gia đình và lái xe gây nguy hiểm cho người khác, mà còn giúp cho cộng đồng xã hội giảm thiểu tệ nạn say rượu hành hung và uống rượu lái xe gây bất ổn xã hội. Thêm một ví dụ khác, một người công dân Phật tử làm theo lời Phật dạy không nói dối thì không những có được phẩm đức cương trực và mọi người tin tưởng mà còn giúp cộng đồng xã hội xây dựng và phát triển niềm tin yêu và quý trọng lẫn nhau. Làm sao ứng xử hài hòa giữa bổn phận của một công dân nước Việt và
hội nhập nào đó vào môi trường chính mạch mà nhiều người thuộc thế hệ thứ nhất có thể còn gặp trở ngại tại các quốc gia định cư. Sau những năm đầu định cư, người Việt được coi là thành công trong một cuộc thăm dò của Phân Khoa Xã Hội Học thuộc Viện Đại Học NSW, trên căn bản một định nghĩa tương đối về thành công như là sự hài lòng với chính mình. Theo định nghĩa nầy, thành phần ông bà cha mẹ đoàn tụ gia đình sau khi con cháu đã ổn định đời sống tị nạn về mặt kinh tế tài chánh, thường gặp nhiều khó khăn và không cảm thấy thoải mái với đời sống mới, vì tương quan chủ lực trong gia đình đã thay đổi và thứ bậc tình cảm theo truyền thống không còn được chấp nhận hoàn toàn như tại Việt nam trước kia. Cũng thay đổi là vai trò của phụ nữ trong xã hội mới mà tôi gọi là giữa hai dòng văn hóa và Mandy Thomas coi là trong tình trạng in limbo (1). Theo ý tôi, truyền thống văn hóa mà người Việt nỗ lực tái tạo cho tổ ấm-sweet home phải là truyền thống tốt, thích hợp với nguyên tắc nam nữ bình quyền và bình đẳng cơ hội (3). Vào mốc điểm 15 năm định cư ấy, tôi đã có nhận xét rằng “phụ nữ Việt nam ở nước ngoài có nhiều khả năng linh động và hội nhập thành công trong môi trường [bình đẳng] xã hội mới mà không bị vong bản”(3).
hạnh nguyện của một người Phật tử? Từ lý thuyết cho đến thực tế cả hai vai trò đều không có gì chống trái nhau. Tại sao? Bởi vì ước vọng của người công dân nước Việt là làm sao để trở thành một người dân tốt và có thể đem hết khả năng của mình ra để góp phần xây dựng và phát triển đất nước, trong khi nguyện vọng của người Phật tử Việt Nam cũng là mong muốn đem Chánh Pháp để giúp xây dựng và phát triển con người theo chiều hướng thăng hoa, hạnh phúc và an lạc, trong đó có chính mình, và cộng đồng dân tộc. Một người công dân tốt là người sống đạo đức, làm tròn bổn phận và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Một người Phật tử tốt cũng là người sống đạo đức, biết phục thiện, biết tu tập Chánh Pháp để giảm trừ tham sân si, biết từ bi thương yêu mọi người, và biết nỗ lực góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội. Trong Chánh Pháp của đức Phật, một người thành Phật là trước hết trở thành một con người toàn thiện cho tự thân và cho cộng đồng xã hội. Một người thành Phật chỉ đem lại lợi ích cho tha nhân và cộng đồng nhân loại chứ không bao giờ đem lại bất cứ điều gì thiệt hại cho con người. Bằng chứng cụ thể là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, chỉ đem lại lợi lạc to lớn cho đất nước và xã hội Ấn Độ chứ tuyệt
Sở dĩ tình trạng bạo hành còn xảy ra trong một số gia đình Việt nam hiện nay là do nguyên tắc bình đẳng nầy không được tôn trọng. Điểm đáng chú ý là trong cộng đồng Việt nam hải ngoại, còn một thành phần đặc biệt có khả năng bắc cầu giữa hai thế hệ – do dó tạo điều kiện cho thế hệ thứ hai về nguồn và thế hệ thứ nhất hội nhập, đó là thế hệ chuyển tiếp – thế hệ một rưỡi – sinh đẻ tại Việt nam và trưởng thành tại những quốc gia định cư của cha mẹ. “Tuy kinh nghiệm định cư của người Việt ở nước ngoài không thể nói là độc nhất vô nhị, thế nhưng tiến trình định cư nầy cũng không giống như tiến trình định cư mà nhiều cộng đồng khác đã trải qua – chẳng hạn như cộng đồng Hi Lạp hoặc
Italy. Trong một cách thế nào đó, cộng đồng Việt nam có thể nói là gần gu~i với cộng đồng Cuba tại Mỹ hơn là cộng đồng Trung Hoa tại Úc, bởi vì cộng đồng Việt nam và Cuba là cộng đồng tị nạn, chia sẻ cùng khát vọng tự do dân chủ cho đất nước
nhiên không gây ra một bất lợi nào. Lịch sử truyền bá Phật Giáo trên thế giới từ hai mươi lăm thế kỷ qua cũng thế, chỉ cho thấy sự lợi ích thiết thực khi Phật Giáo được truyền vào các dân tộc và chưa hề có sự chống trái nào giữa Phật Giáo và dân tộc bản địa ấy. Đặc biệt là tại Việt Nam, có thể nói là Phật Giáo truyền bá vào Việt Nam sớm hơn so với một số quốc gia Á Châu khác kể cả Trung Quốc, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, v.v… ít nhất là vào một hai thế kỷ trước Tây Lịch và trong suốt quá trình lịch sử có mặt tại Việt Nam cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Phật Giáo rất dễ bám rễ sâu trong lòng dân tộc vì có một giáo nghĩa rất phù hợp với đời sống con người ở mọi thời đại, mọi quốc độ, cũng như các Phật tử, xuất gia và tại gia, nhờ thấm nhuận giáo pháp Phật Đà mà có một phong thái sống rất uyển chuyển và dễ thích nghi với môi trường bản địa mới. Giáo pháp của Phật chỉ dạy cho con người biết rõ bản chất của cuộc sống là khổ, nguyên nhân gây khổ là vô minh và các hành tác của nghiệp lực bất thiện. Giáo pháp ấy cũng chỉ cách làm sao để con người có thể giải thoát khổ một cách cụ thể và hiệu quả. Giáo pháp ấy cũng nói đến kết quả an lạc, niết bàn, có được từ sự tu tập Chánh Pháp. Khổ thì ai cũng có, dân tộc nào cũng có, xã hội nào cũng có. Giải thoát khổ thì ai cũng muốn, dân tộc
nào cũng mong cầu, và xã hội nào cũng nhắm tới để thành đạt. Chính như thế mà Phật Giáo được người Việt Nam tiếp nhận một cách hoan hỷ ngay từ những năm tháng đầu mới truyền bá vào đất nước này.
17
Đó là nói về mặt cá nhân con người, còn mặt quốc gia dân tộc thì sao? Phật Giáo đóng góp được gì vào công cuộc xây dựng và phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam? Phật Giáo không chủ trương một thứ vương quốc toàn cầu nằm dưới sự thống trị của quyền lực tôn giáo để chi phối tất cả chính sách và hoạt động của những nước Phật Giáo thành viên khác trên thế giới. Chính đây là yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần vào việc để cho Phật Giáo đi vào lòng dân tộc của từng quốc gia mà Phật Giáo được truyền bá vào một cách trọn vẹn. Người Phật tử, Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử, là công dân của mỗi đất nước có quyền tự quyết hoàn toàn về các hoạt động của Phật Giáo trong mỗi quốc gia đó mà không phải lệ thuộc vào bất cứ quyền uy tôn giáo toàn cầu nào khác. Đó cũng là yếu tố then chốt làm cho người công dân Phật tử giữ vững được lập trường dân tộc tự quyết của mình trước mọi hoàn cảnh và sẵn sàng hy sinh cho sự sống còn của dân tộc bản địa. Lịch sử đóng góp của các Phật tử Việt Nam vào công cuộc bảo vệ nền văn hóa dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia mình trong suốt chiều dài
cội nguồn. Đây là một yếu tố quan trọng trong mối dây liên hệ giữa ba thế hệ trong cộng đồng người Việt.
trên hai ngàn năm qua là bằng chứng cụ thể. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ mưu cầu hay có hành động độc tôn tôn giáo. Vào thời cực thịnh của Phật Giáo trong các triều đại Lý, Trần, cũng chính những vị minh quân Phật tử là những người đi tiên phong và hậu thuẫn toàn diện cho việc truyền bá tư tưởng Khổng Giáo và học thuyết Nho Gia để làm nền tảng cho các chương trình giáo dục chính thức trong hệ thống học đường nhà nước hầu đào tạo nhân tài ra giúp nước. Khi Phật Giáo bị thế lực Khổng Nho trong giai cấp quan lại triều đình lấn lướt và tranh đoạt ảnh hưởng thì Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam âm thầm hoằng pháp trong nhân gian với việc xây dựng chùa chiền đình miếu tại thôn làng địa phương để bảo vệ văn hóa và Chánh Pháp trong lòng dân tộc. Đức Phật không dùng quyền lực chính trị để truyền bá Chánh Pháp hầu chuyển mê khai ngộ cho nhân sinh, vì Ngài biết rõ rằng các chủ thuyết chính trị, các quyền lực thế tục không thể là giải pháp cứu cánh đưa tới giác ngộ và giải thoát. Nhưng phong thái nhân cách siêu việt và phương thức khai mở trí tuệ của Ngài cho quần chúng đã ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp Sát đế lợi cầm quyền và mở đầu cho cuộc cách mạng xã xem tiếp trang 44
tiếp theo trang 19
MŨI ĐINH NGƯỜI ĐÓNG NỐT XUỐNG TÔI ĐI đồng ý. Tôi mong tôi sai, khi muốn ngăn ngừa việc gia đình tôi, có ấn tượng xấu, bất công về C. Tôi sợ mọi người cho rằng C. là đầu mối của các tai họa. Để dấu chuyên mất xe, tôi nói với gia đình, tôi đổi xe khác, rẻ hơn. Kế tiếp, không thể để C. tiếp tục sống giữa vùng ác mộng. Đêm nào C. cũng nằm mơ thấy hai con về. Chúng
dắt tay nhau đi dưới những hàng cây cao su… Khi chúng bảo “Mẹ ơi, tụi con lạnh.” Khi chúng nói, “tụi con không ở với mẹ được, tụi con đi đây.” Những giấc mơ đại loại, rút dần khỏi thân thể C., chút sinh khí, thoi thóp. Có đêm, C. giật mình vì những tiếng động tưởng tượng. Tựa bọn trộm xe, còn tiếc rẻ vật gì đó, trở
lại, rình rập để lấy nốt. Không chỉ C., ngay tôi, cũng sống trong nỗi kinh hoàng / ám ảnh/ thường trực / địa ngục. Tôi quyết định đổi chỗ. Trước khi An tới, C. vẫn sống những ngày lặng lẽ trong bóng tối và nước mắt. Có An giữa chúng tôi, nơi chỗ ở mới, C. vui hẳn lên. Tựa An là chiếc cầu nối C. với bờ kia, sự sống. Cách gì, mỗi chúng ta cũng chỉ như một mặt gỗ xốp, mà, những mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống. Dịp này, chúng tôi có cơ hội chia xẻ với nhau, nhiều điều. Ngoài những ly cà phê tại nhà, tôi và An còn có những cữ cà phê ở quán. Đa số, bên hông đường Nguyễn Du. Hồi đó, đường Nguyễn Du, đoạn gần Bưu Điện, trước trường Tabert, người ta bầy bàn và, những
18
chiếc ghế thấp, bán cà phê bít tất. Chúng tôi ngồi đó, uống những ly cà phê “xây chừng” với lá me quanh năm, như những hạt cốm xanh, nhẹ tưng, trong gió. Cả một dọc hàng cà phê, bánh cuốn,cơm tấm tựa lưng vào vách tường, dưới những tấm vải bạt nhỏ xíu, không tên, nên được gọi chung là “cà phê lá me.” Một thời, nơi đó là điểm hẹn, nơi gặp gỡ, của An với các bạn và, tôi với những người con gái mà, C. không biết. Trong tôi, bắt đầu nhen nhúm câu hỏi phải chăng, nơi An, đã hình thành những bất mãn, thất vọng về gia đình? Bố mẹ? Cảm nhận lớn dần, thành những câu hỏi, tuy chưa một lần tôi tâm sự với ai, ngoài C. Cảm nhận này, sở dĩ có, bởi tôi thấy An thật hạnh phúc, thật hân hoan, khi ra khỏi nhà, lúc ngồi với bạn? Giữa gia đình, chung quanh những người thân, tôi ít thấy được vẻ
hồn nhiên, nghe được tiếng cười trẻ thơ từ An. Những ngày ở tạm nơi tôi, An rất tự nhiên, thoải mái, không khép kín. Kỳ thi đó, An đậu. Hôm trở lại báo tin vui, tôi hỏi An muốn thưởng gì? An bảo, An muốn có một chuyến đi Huế. Tôi đồng ý ngay: “Thì Huế.” An muốn đi Huế, có thể, ngoài llý do chưa từng biết vùng đất mang tên Thần Kinh, địa danh những lăng tẩm; còn vì tò mò muốn biết người bạn gái tôi, thời đó. Hạnh. Hạnh đang học năm thứ hai, Đại Học Sư Phạm. An chỉ nghe tôi kể úp mở về nàng, với những quyến rũ mơ hồ một nơi chốn được văn chương nói tới nhiều nhất, sau Hà Nội…Sự kiện này, nung nấu thêm óc tò mò của cu cậu? Cùng An, tôi trải qua
Chuông báo chúng Xóm Thượng - Upper hamlet - Plum Village - LÀNG MAI
những ngày cuối cùng của một mùa hè, Huế. Cùng An, những đêm trăng, sân trước, tắm mình trong hương hoa chanh, khế, và tiếng vặn mình trên cao của những bẹ hoa cau, chưa đơm thành buống trái, tôi hãnh diện cho được An một chuyến viễn du (đúng nghĩa) với những lạ lẫm, kỳ thú ở tuổi niên thiếu. Và, tôi tin, An cũng nhìn tôi với tất cả cảm phục dành cho một người chú…giang hồ. Năm sau, An thi đậu tú tài toàn phần. Vẫn còn bị ám ảnh bởi luật tổng động viên, trong lúc chờ gia đình tìm đầu mối gửi đi học ở Canada. An ghi tên học khoa học. Lúc An bắt đầu có được cho mình chút niềm tin và, phấn khởi nào đó về tương lai, thì, cũng là lúc An phải chuẩn bị cho một chia ly: Gia đình, bạn hữu. Tôi không tin An thích hợp với những năm học, ở một đất nước xa lạ. Tôi cũng
không nghĩ, thâm tâm, An hài lòng với sắp xếp của gia đình. Tôi cảm tưởng, cùng lúc, An bất an, và hạnh phúc. Cùng lúc, An hớn hở và, muộn phiền. Nhiều buổi tối ngồi với tôi và Th., An tâm sự muốn thoát ly gia đình, sống một đời sống hoàn toàn tự lập. Th. Bào, ai khác thì được, An thì không, An hỏi tại sao? “Gió bão không phải là môi trường cho An vùng vẫy.” Th. Nói, nhắc nhở tôi lưu ý tới An nhiều hơn. Phần tôi, tôi không lo lắng lắm. Mơ ước của An, tựa chút lãng mạn bồng bột của tuổi trẻ. Nó sẽ tan nhanh như những dợn mây mù trong một sớm mai nhiều nắng. Hơn nữa, giấy tờ du học của An, đang được xúc tiến. Giữa lúc đó, tình hình chính trị, quân sự miền Nam có nhiều biến chuyển
lớn. Khởi đầu, cao nguyên triệt thoái. Sau tới Quảng Trỉ, Huế, Lộc Ninh…, hàng loạt thành phố miền Nam rơi vào tay Bắc quân. Như sự ngã đổ mặc nhiên của những quân cờ domino. Thời gian này, tôi ít gặp An.Th., về Vũng Tầu trước đó, như một bày tỏ dứt khoát, quyết tâm cắt đứt mọi liên hệ giữa tôi và nàng. Hạnh ở Pleiku, không tin tức. C. loay hoay tìm cách cho tôi giải ngũ. Tòa Đại Sứ Pháp trả lời, nếu tôi không thuộc diện quân đội hay công chức chính phủ, họ sẽ cho tôi di tản theo chương trình hồi hương Pháp kiều, với C. Giữa tháng Tư, tôi còn nhận lệnh đi làm phóng sự ở Nha Trang. Hy vọng tìm thấy Hạnh, trong đoàn người khốn khổ đầu tiên, về tới Tuy Hòa. Những đoàn tỵ nạn, như đám kiến bò quanh miệng chiếc chảo mỡ sôi sục của chính mình. Cách gì, mỗi chúng ta
19
cũng chỉ như một mặt gỗ xốp, mà, những mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống. Một tuần, trước ngày Ba mươi Tháng Tư, Hạnh về tới Sài Gòn. Từ đầu tới chân, là quần áo, giầy dép, mượn của vợ cậu. Gặp nhau giữa sân cục TLC., tôi ôm Hạnh trong tay, như ôm mới ân hận có thật. Hạnh hỏi An. Tôi bảo đã được gửi theo một gia đình lạ, đi Canada, hai ngày trước. Tuần kế, tới phiên tôi đi. Chuyến đi không định trước. Không một chút. Tôi, như hạt bụi trong bàn tay khổng lồ của định mệnh. Nhờ sự giúp đỡ của Lộc, hai năm sau, An được đoàn tụ với gia đình. Không thể xác định biến cố đất nước tan tác hay, những năm tháng thình lình, cắt lìa cuống rốn gia đình, trái tim bị đặt ngoài lồng ngực thương yêu,
bảo bọc, nên, An thành một người khác? Tôi ngửi được khá nhiều mùi bất thường, qua những lá thư An viết từ Canada và, những lần điện thoại viễn liên. Dường trong An, có những cánh cửa bất ngờ, bắt đầu hé mở. Những cánh cửa suy tư về con người / đời sống / vật chất / xã hội / tâm linh. Những cánh cửa thực tiễn, oán hận, phê phán, ở An, mở ra, hướng tới những nỗ lực tìm kiếm bản sắc, nhận diện chung quanh; cật vấn hiện hữu; đi tìm ý nghĩa trước tiên / sau cùng của hiện hữu đó. An kể những đêm trắng, tuyết, đứng rửa bát trong ngôi quán “toàn tây!” Những chuyến xe bus chiều, ngang qua những dãy phố, ngôi nhà ấm áp ngọn đèn vàng, tỏa xuống những bàn ăn, quây quần. An nói về xem tiếp trang 43
Bùi Giáng và Dê tím hoa cà sơn dầu trên giấy plast 20 x 22 in ĐINH CƯỜNG 6- 2013
MŨI ĐINH NGƯỜI ĐÓNG NỐT XUỐNG TÔI ĐI những sớm mai, trở dậy, nỗi hiu quạnh, niềm trống trải, muốn khóc. Tôi đọc những lá thư thưa thớt của An, như đọc những đoản văn, tùy bút đầu tay của người cháu, vốn được ghi nhận như một thành viên mờ nhạt, (không lộ tỏ một xu hướng, thời niên thiếu) Những đoản văn của An, không hề nhắc nhở những ngày tháng quê nhà, tuổi thơ nơi miếng sân trong, ngôi nhà đường Trần Hưng Đạo. Những buổi trưa tôi và An cùng trốn ngủ, lén xuống bếp nấu những soong bột hoàng tinh, trộn đường, thành những tảng bột trong veo như, những khối thủy tinh rung rinh, ướt nhão. Những buổi trưa nơi vuông sân sau này, tôi và An ngồi lọt thõm trong chiếc ghế da khổng lồ, gỡ từ chiếc xe nhà binh nào đó. An, khán giả đầu tiên, (duy nhất) nghe tôi tập thổi sáo, harmonica… Những tùy bút của An,
không hề nhắc tới những lọ cá đá, ngoài ban công, ngôi nhà ở Hòa Hưng. Thế giới riêng (đầy gió bão,) hư ảo, tưởng tượng của An? Những con cá bé xíu, xanh lè hay đen bóng, bất động như những thiền sư cô độc, neo thân xác (giả, tạm) giữa hư không. Những thiền sư (cá đá) cô độc lạnh nhạt, hờ hững trước mọi chăm sóc nồng nhiệt, chiêm ngượng tận tình của An… Thư của An, như những đoản văn, tùy bút đầu tay của một thời tuổi trẻ, cho thấy cố tình bôi xóa, đoạn lìa giữa An và quá khứ. Tôi không hiểu, có phải An đang bước vào thời kỳ trưởng thành “quá độ” hay, đời sống, những ngày hiu quạnh, đã dựng, đào trong An, những ngọn núi và, nhánh sông tân lập? Gặp lại An, ở đây, nơi tôi, là một gặp lại: Người cháu năm xưa cùng lúc,
người bạn mới, (tôi chưa có đủ thời gian thiết lập một tình thân thiết,) khác. Thời gian đó, C. và Du, Như cũng mới qua từ Pháp. Tôi làm việc bất kể ngày đêm, trong nỗ lực lấp đầy thiếu hụt trước một tái định cư và, thanh thỏa mọi vướng mắc / nợ nần / ân nghĩa tình cảm /…trước đấy. Điều kiện, môi trường sống mới không còn cho tô i/ An những sáng lá me, những chiều cà phê Hân, những tối Nguyễn Thiện Thuật…Cơm áo, an nguy tương lai, đe dọa ngày tới, đẩy chúng tôi, mỗi đứa lên một xa lộ mưu sinh mờ mịt. Lúc nào, chúng tôi cũng bị cảm giác ma đuổi sau lưng. An rất thực tế. Chân ướt chân ráo, tới Mỹ, An đi làm ngay. Việc tay chân, để giải quyết cái xe, trước khi ghi tiên học lại. Tôi nhớ việc sau cùng của An làm, là công nhân điện tử, do C. giới thiệu, cùng hãng. Tuy không có nhiều thời gian đàn đúm với nhau, nhưng trong những giờ phút trò chuyện ngắn ngủi, tôi ghi nhận được nhiều cay đắng, mỉa mai trong An, về gia đình, xã hội. Rồi An đi học lại. Học toàn giờ. Rất bất ngờ, thích thú cho tôi, khi được biết An trở thành sinh viên xuất sắc nhất của trường. An luôn có tên trong “Dean’s list,” bạn An, Phước kể vậy. An ra trường, có việc tốt. Những cuộc tình êm đềm của An, bên những đổ vỡ, đổi thay ghê gớm của tôi.
20
Giữa bình yên với những thành tựu tốt đẹp, giữa phẳng lặng với những đảm bảo, dư giả vật chất, giữa đinh ninh, An đang xây nốt cho mình, tầng lầu chót tòa nhà cá nhân phủ phê, thì, tôi được tin An hành thiền, trường chay, nhập định. Quyết định trường chay của An, là một bàng hoàng, đau xót vô ngần cho anh chị Q. Các em An, đứa hoảng hốt tìm hiểu. Đứa diễu cợt, cho là hành động bốc đồng, phản ánh một khủng hoảng (tâm lý / tình cảm) nhất thời. Phần riêng, An bình thản, tự tin. Đó là khoảng thời gian An tìm được nguồn nước hạnh phúc, trong lành nhất? Cách gì, mỗi chúng ta cũng chỉ như một mặt gỗ xốp, mà, những mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống. Không thể xác định, phải chăng tôi đã nhìn An cao quý, lớn lao từ sự kiện An từ bỏ đời sống đầy đủ, đuổi theo một tìm kiếm mơ hồ, một cật vấn hư ảo? Hay chính sự chay trường, ngồi thiền mỗi đêm của An (điều tôi không làm được, dẫu chỉ dăm ba ngày) làm tôi khâm phục, kính trọng? Tuy nhiên, dù chay trường/ tu thiền/ hành đạo mỗi ngày (theo cách riêng của mình,) An vẫn làm việc, sinh hoạt như một người thường. Đời sống, với chất nhựa, keo thúc bách, vẫn dính cứng chúng tôi trên dòng xa lộ cơm áo mù mịt. Đôi khi, xa lộ có điểm giao
nhau. Đôi khi, chúng băng băng, chạy tuốt luốt về hai hướng đối nghịch. Nhưng, lúc nào, An cũng ở trong tôi, như kẻ đồng hành, chứng nhân, nhỏ bé, một thời thơ dại và, sau rốt, một thiền giả, trẻ tuổi. Ở đâu, lúc nào, tôi cũng dõi theo bước chân của An, tuồng muốn được vui, buồn cùng lúc với người bạn thời thơ ấu của mình. Ngày An lập gia đình, có mặt ở đây, tôi mang theo ngỡ ngàng, kinh ngạc, tới dự. (Như lần đầu, nghi tin An tu thiền/ chay trường vậy.) Quyết định lập gia đình khá đột ngột của An, gây không biết bao câu hỏi, thắc mắc, xôn xao cho người thân. Những thắc mắc, nghi vấn nhiều năm sau, còn lẩn khuất đâu đó, trong phỏng đoán mỗi người. Nhiều nhất, nơi chị Băng tôi. Tôi không thể cho mình một kết luận, cũng không có ý đi tìm một kết luận, riêng. Kể từ ngày An nhắc nhở: “Coi chừng, chú vùi sâu trong ý nghiệp,” tôi tin, mọi quyết định của An, đều khởi tự những nỗ lực “phá chấp, xả ngã,” của An. Ghi nhận này, nơi tôi, không có nghĩa, tôi đã không thấy, sau hôn nhân, đâu đó trong mắt An, những giải sương mù, những vùng mưa tụ, những tâm bão thinh, lặng, thấp thấp. Cách gì, mỗi chúng ta cũng chỉ như một mặt gỗ xốp, mà, những mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống.
HÃY VUI LÒNG LIỀU LIỆU
GIÚP CHO NHAU... UYÊN NGUYÊN
M
ột lần tình cờ đọc giai phẩm Văn, số Xuân Ất Dậu 1985 của nhà văn Mai Thảo làm chủ nhiệm, có một bài thơ ngắn: Người càng ngày càng khôn của càng ngày càng khó con lớn lên vô cùng bỡ ngỡ trước những điều tư lự của cha ông (Vi Khuê – Bỡ Ngỡ)
người già đi, một đàn trẻ lớn lên, giữa hai thế hệ đó luôn có những xung đột. Sự xung đột có khi là chuyện cắt cớ, tình cờ.
Thời này hay thời nào cũng vậy, cũng một lớp
Một lớp người tư lự, một thế hệ bỡ ngỡ, và nhiều thế hệ tiếp nối cứ thế lầm lũi dắt díu nhau đi giữa cõi dâu bể hổn độn tồn sinh. Như ở một bài viết khác đăng cùng trong giai phẩm Văn này, Cụ Nghiêm Xuân Hồng viết về thi sĩ Bùi Giáng: “… mười năm là dài hay ngắn? Là mờ mờ nhân ảnh hay không còn nhân ảnh? Là song thoại hay độc thoại? Là quê hương
Không rõ bao năm, không rõ thời gian đã để lại trên mái tóc chúng tôi, bao nhiêu sợi tóc bạc và, các ngăn chứa trong ký ức An, chồng chất, đổi thay, những gì (?) Cuối cùng, chúng tôi gặp nhau.
vặn mình (trên cao) của những bẹ hoa cau, chưa kịp kết thành buồng trái. Tựa, cách gì, mỗi chúng ta cũng chỉ như một mặt gỗ xốp mà, những mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống.
Cuối cùng, chúng tôi có với nhau một buổi cơm tối, nơi ngôi quán, tôi hầu như đến hàng tuần và, An, đã lâu, quá lâu không trở lại.
Nhưng nhớ lại, ở An, với tôi là một không ngờ. An nhớ/ nhớ/ nhớ/ nhớ…như nhớ lại Ph, Nhớ người con gái đã cho An những giây phút nghe trái tim bóp thắt tựa người ta dùng hết sức mạnh của đôi tay, để xoắn, vắt chiếc áo cho kiệt cạn những giọt nước sót, trước khi máng lên giây phơi. Ph. đã cho An những đêm đau đớn, nhẩy dựng. Những sớm mai lộn, lăn từ giường, xuống đất. Ph. Cho An hiểu, rất nhiều, tình yêu là gì (?) Nhớ nhung là gì (?) Là gì? Nếu không ngoài nắm chắc: “Ngày mai, mở mắt biết mình vẫn con người đó, “An nói.
Khi đọc, bỗng mấy câu thơ này đã làm mình cảm thấy bâng khuâng…
Chúng tôi không chỉ có lại, buổi tối, chén bát. Chúng tôi còn có lại, những ngày cuối một mùa hè, Huế. Hơn hai mươi năm, cũ. Tôi không nghĩ, An vẫn nhớ những ngày cuối một mùa hè, Huế. Tôi không nghĩ, An vẫn còn nhớ ngôi nhà, như một ngạch chuột đào ruồng trong ngõ đất. Những đêm trăng, sân trước. Những người An chỉ gặp một lần. Đời sống An, sau này, tôi nghĩ, cần nhiều ngăn cho những chứa đựng khác hơn thời gian / kỷ niệm ngắn ngủi kia. Nhưng, gặp lại An, nơi Hạnh, (và gặp lại Hạnh nơi An) đã không là một gặp lại ngỡ ngàng, xa lạ. Phần Hạnh, tôi hiểu được. Tôi hiểu, trong một ngăn nhỏ bé, chất chứa kín bưng những kỷ niệm chiu chắt thời thiếu nữ, dong buồm ra khơi với tình yêu thứ nhất của Hạnh, An đã là một giây chão/ phần gió khơi/ một có mặt khoảnh khắc (xương thịt) của cuộc tình kia. Chúng tôi thường nhắc, nói về An, như nhắc, nhớ phần đời nhiều hương khế, tiếng
Ph. đã cho An hiểu, rất nhiều, tự ái là gì (?) Cái tôi là gì (?) Thân xác hay linh hồn (?) Sở hữu hay vuột mất (?) Những gì làm thành cái thức? Thức/ Thức/ Thức/…Biết/ Biết/ Biết/…Cái chén tôi đang cầm trên tay. Đôi đũa tôi được dậy từ ấu thơ để, gắp. Cái thìa để, múc. Thậm chí, những ý niệm. Những khát vọng trừu tượng. Niết bàn. Địa Ngục. Hạnh phúc. Khổ đau. Thành, bại. Được. Mất… Ta là ai (?) cái gì giữa thức và vô thức? Giữa những điều ta được dạy dỗ và không được dạy dỗ (?) Kẻ thứ ba? Khe hở đương nhiên của mọi đời
hay không còn quê hương? Là già cỗi muốn xụm xuống hay còn căng nhựa sống và muốn nảy mầm? Là diệt tận hay hồi sinh? Là bao nhiêu giây, bao nhiêu nhịp đập của con tim, bao nhiêu giọt máu trào lên rớt xuống, bao nhiêu tâm niệm phụt lên nhảy múa rồi phai mờ?… Như thế là thế nào? Là màu xanh hay màu đỏ, màu vàng hay tím xẫm? Hay là màu trắng? Hay chẳng có màu gì cả?… Hình như cứ phải đi, đi mãi đến gần cuối đường hầm… mới chợt NHẬN RA rằng cuộc đời chẳng có gì cả, và tâm thức con người cũng chỉ như một chiếc chong chóng, quay cuồng trống vắng… Chỉ có một chuỗi vui buồn, lo sợ hay khấp khởi, tiếp nối lẩm cẩm và chợt hiện chợt tan. Và những niềm vui cũng chẳng phải quyết định vui, còn nỗi buồn cũng chẳng quyết định buồn. Vui hay buồn chỉ là do cái tâm thức lắt lay chuyển hiện, khiến ta TƯỞNG là vậy thôi. Có lẽ cái bí ẩn lắt lay của kiếp sống là ở chỗ đó… ” (10 năm rạt rào lãng đãng.) Bây giờ, thỉnh thoảng ngồi trò chuyện với một hai người lớn, thấy đâu đó trăm điều họ còn tư lự. Và mấy khi nói chuyện với đôi ba người bạn trẻ, cũng thấy ở họ là vạn điều bỡ ngỡ như nhau. Song, trước những tư lự, bỡ ngỡ cuộc đời, cũng còn an ủi mấy lời thưa gởi của
sống? Vùng đất trũng, cho những mạch nước nhạy cảm, thực tiễn, chảy xuôi? Ph. đã cho An thấy, rất rõ, những người sống chung nhau, dưới một mái nhà, bao giờ cũng tạo thành một luồng tư tưởng chung. Dẫn dắt cho luồng tư tưởng đó, luôn là người chủ gia đình, con vật đầu đàn: “Ngay cả khi ta ngỡ mình, riêng mình tách thoát được, khỏi sức chi phối của dòng tư tưởng chung, đấy cũng chỉ là cảm tưởng.” “Cảm tưởng” An nói, với tất cả cố gắng cho tôi và Hạnh, hình dung được, một cách cụ thể hai chữ ấy. Ph, đã cho An, những ngày thấy rõ: “chết mới dễ hơn sống làm sao!” Ôi chao, “chết mới nhẹ nhàng, êm ái làm sao!” Và, khi ấy: “Cháu chỉ muốn chết,” An thú nhận. Những ngày nằm vắt mình ngang đường biên tử sinh, An chạm mặt đối diện với cái thức. Cuộc tranh chấp, thảo luận giữa hình / bóng lần hồi đi tới chỗ quyết liệt. Đòi hỏi một ngã ngũ rốt ráo. Và, An trực nhận: “Hạnh phúc là sự thoát khỏi cái lằn mức giới hạn của chính mình.” Tâm thức An được giải phóng. Tâm thức An cất cánh. Nhưng Ph. không chia xẻ được. (Hoặc sẽ, nhưng ở một ngày nào khác?) An nheo mắt nhìn Hạnh. Nét trẻ thơ, vẻ ngu ngơ, đôn hậu, tôi thấy,
21
Trung niên Thi sĩ họ Bùi: “… chỉ riêng cái hời hợt bên ngoài cuộc sống, cái nông cạn ở bề mặt cuộc đời là chia lìa, ly tán; chỉ riêng cái thực tại người lao xao lơ láo tớ thầy là có tuổi có tên, biểu chưng cái hổn độn vào sau ra trước. Thật ra, sự vật không có phân ly chia cắt. Và nghệ thuật của con người ngàn thu vẫn xoay quanh một đề tài duy nhất và tình yêu muôn thuở vẫn gửi gấm về riêng một lời ước hẹn với Hữu Thể Sơ Nguyên. Và hết thảy mọi cái chết mai mãi vẫn là tượng số siêu việt của duy nhất một hồn Xuân hồi sinh trong tàn phế… … Phải rồi. Lối về Vĩnh Viễn có xa chi mấy đâu… tôi cũng xin lựa lời thưa với cô bác: hãy vui lòng liều liệu giúp cho nhau…” (Thư Xuân) Nhà văn Mai Thảo, Cụ Nghiêm Xuân Hồng và nhà thơ Bùi Giáng, cả ba Cụ có bài cùng đăng trong một tuyển tập Văn cách đây đã hơn hai thập niên. Các Cụ đã trãi qua một thời bỡ ngỡ, một thời tư lự. Bỡ ngỡ và tư lự, để rút cuộc hé mở ra cánh cửa của cõi vô thức, để thấy cái bí ẩn lắt lay của kiếp sống, và chốn Hữu Thể Sơ Nguyên.
Nhà văn MAI THẢO (Hình: Internet)
chương bát ngát, là vầng trăng rạng rỡ trên vòm trời văn học Việt Nam. Rồi đây, vẫn có một hoặc nhiều thế hệ tư lự và bỡ ngỡ, như thể để “bảo tồn nhịp miên man chiêm nghiệm”, Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai*. Nên có gì hơn trước sự sự bí ẩn lắt lay của kiếp sống là, “hãy vui lòng liều liệu giúp cho nhau”…
Lý Bạch viết: “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai” 黃河之 水天上來 (nước sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống). Theo truyền thuyết, cứ năm trăm năm, nước sông Hoàng Hà trong lại một lần, có vua thánh ra đời, thiên hạ đại thịnh.
Cả ba Cụ, bây giờ không còn một ai tồn sinh trong cõi đời này, nhưng: Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa (Nguyễn Du) hoa trong vườn hoa văn
không chỉ nơi gương mặt, cả nơi những sợi tóc đã ngả mầu của An. “Cô nghe, như nghe chuyện một người điên, phải không?” An hỏi, Hạnh cười. Lắc đầu. Chúng tôi ngó xuống bát cơm của mình. Sự cất cánh, ngõ giải phóng An tìm thấy, cho chúng tôi cơ hội: Thở ra! Buổi tối đường sáng lên (dù dòng điện của những ngọn đèn không hề thay đổi.) Bao giờ, thảm kịch của tình yêu, cũng do nơi khựng, chậm nửa bước của kẻ kia hay, người này. Thiên đàng, địa ngục là một, nếu không có sợi tóc mỏng như một chớp mắt, ngăn đôi. Tiếp tục những hạt cơm còn lại, trước khi ra khỏi bữa ăn, An đưa tay lên đầu. An vỗ vỗ, phần sau ót: “Chỗ này. Tất cả ở chỗ này. Nhưng mà chú biết không, dẫu vậy, cháu vẫn thấy như còn một vướng víu, một vướng mắc nào đó.” Có thể An loay hoay tìm kiếm một thí dụ cụ thể, cho tôi hiểu. Hoặc An không muốn nói rõ hơn. Tôi bảo tôi hiểu, điều An muốn nói. Điều muốn nói sau cùng, nơi An, trong gặp lại, cuối đời, sau mọi bổn phận, mọi bổn phận với hiện hữu, An sẽ tìm gặp Ph. An sẽ gõ một cái “gõ trăm năm” xuống đầu (ngay chỗ An đã vỗ vỗ?”) để Ph. được như An . Cất cánh.
“Riêng việc sau cùng cháu làm, tên đó dùng cái thức để suy luận, nên không hiểu. Chứ thật ra, tên đó nhậy hơn cháu nhiều lắm. Sự kết hợp giữa hai người là, tạo nên những xung đột. Nhờ xung đột, một người sẽ vỡ ra. Kẻ thức ngộ bước trước kẻ kia, một bước và, không lâu, kẻ kia sẽ bắt kịp,” Lời nói của An, vẽ trong tôi hình ảnh theo nhau, lên cao mãi, của những con chim, biết được sinh ra, để sống với nhau. Hay đời sống chung, chỉ ý nghĩa khi, dành cho nhau, bắt kịp nhau thì, cũng vậy. Trước khi ra về, lúc bắt tay, tôi muốn mượn câu nói của An (trước đây,) để nhắc nhở An: “Người ta không chỉ mang khẩu nghiệp, thân nghiệp…Người ta còn có thể bị vướng mắc trong vòng ý nghiệp nữa…” Nhưng tôi im lặng. Tôi tự hỏi, có cần thiết? Cách gì, mỗi chúng ta cũng chỉ như một thân gỗ xốp, mà, mũi đinh đời sống, không ngớt, đóng xuống. Biết đâu chừng, trái tim thiền giả trẻ tuổi của tôi, lại chính là, một miếng gỗ xốp,… mềm hơn cả? DU TỬ LÊ * Trích trong “Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành,” Tủ sách Văn Học Nhân Chứng, California, XB, tháng 2-1995
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT CỦA
THIỀN ĐỊNH HỒ TRUNG TÚ
C
hưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter, các báo như News Week, Time đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ, qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ám thị hoặc tưởng tượng mà thành. Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina đã tuyên bố vào hôm thứ tư (May 21, 2003) rằng: “Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc”. Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não - hệt như trạng thái trước ngủ - trong khi
22
toàn não vẫn tỉnh táo. 7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian - thời gian. Bằng cách “tắt” thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ “trở thành một”. Cuộc nghiên cứu khác gần đây của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, gợi ý rằng thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh hạch (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi. Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác. Tuyến thượng thận, nơi tiết ra Adrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được các Thiền sư khống chế hoàn toàn. Ông tuyên bố trong một báo cáo trong tạp chí Nhà Khoa học mới (New Scientist) rằng: “Lập thuyết hữu lý nhất là có cái gì đó nơi hành thiền của Phật giáo đã dẫn đến một nguồn an lạc mà tất cả chúng ta đều mưu cầu”. Các nhà khoa học đều
tin chắc rằng Thiền định hoàn toàn có khả năng “rửa” lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc. Các trào lưu Thiền định ở Mỹ đều tin rằng Thiền định có thể chữa được được các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD và đã có trường hợp thay thế cho Viagra! Những điều này thật ra không phải quá cường điệu, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật xét ra cho cùng đều xuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Thử lý giải những điều này trên cơ sở những điều đã biết và dựa trên các kinh sách về Thiền định trong Phật giáo chúng ta thấy; bộ não con con người có 100 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh qua những đường dẫn truyền lại có quan hệ với 50 ngàn tế bào thần kinh khác. Điều này dễ để hiểu sự hoạt động phức tạp trong việc xử lý các khối lượng thông tin khổng lồ của bộ não. Thế nhưng điều này cũng cho chúng ta hiểu câu nói mà nhà Phật hay nói “ Một niệm mà sinh thì trùng trùng duyên khởi”. Một tế bào thần kinh hoạt động, tức khắc sự lan truyền diễn ra như trong phản ứng hạt nhân! Các ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ, sự tư duy hình thành. Các bạn hãy thử ngồi năm phút lúc rảnh rỗi và đếm xem trong chừng đó thời gian mình đã nghĩ về bao nhiêu
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
điều! Thường là không ít hơn 10 chuyện nghĩ khác nhau! Thật kỳ lạ, ngoài những lúc tập trung làm việc, thì ra chúng ta sử dụng bộ não rất nhiều vào những chuyện vớ vẫn không đầu không cuối một cách chẳng để làm gì. Tuy vậy đó là điều bình thường của người khỏe mạnh. Ở người bị bệnh tâm thần thì ý nghĩ của họ có thể chỉ có một nhưng họ không thể dừng nó lại được, nó cứ phát triển một cách bùng nổ và đến mức độ nào đó thì người bệnh sống với các ý nghĩ ấy, các ý nghĩ đều trở thành thật, và chúng ta gọi họ bị bịnh điên. Những người trong trạng thái stress, cũng không dứt ra được các tình cảm mà họ rơi vào. Điều này kéo dài sẽ đưa đến những hiệu ứng tiêu cực trên toàn cơ thể. Có người thì bị tim mạch, người thì đau dạ dày, người thì mất ngủ, suy nhược thần kinh, cơ thể... Như vậy là người khỏe mạnh bình thường đều đã biết rằng các ý nghĩ là không có thật và không nên theo. Chúng ta đều biết dừng lại sau khi “chạy” theo nó một đoạn. Điều này tuy bình thường nhưng các thiền sư thì bảo đó là vọng tưởng. Cách gọi này không phải là không có lý ở góc độ vô bổ, vô nghĩa. Các phương pháp thiền định đều tìm cách chặn các niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc. Có phương pháp thì hướng sự tập trung suy nghĩ vào chuyện khác như đếm hơi thở,
theo dõi cơ thể trên từng centimét vuông một, hoặc theo dõi một cách khách quan suy nghĩ của mình không lơi lỏng, nghĩ cái gì là biết mình đang nghĩ cái đó ; có phương pháp thì tập trung suy nghĩ vào một công án, tức một câu hỏi gần như không có lời đáp, ví dụ khuôn mặt ta khi cha mẹ chưa sinh ra là gì ; có phương pháp thì tập trung vào chuyện ngồi và biết mình đang ngồi, có phương pháp như của Thầy Nhất Hạnh ở Pháp thì luôn nhẩm“ Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười”; có phương pháp như của thầy Thanh Từ ở chùa Trúc Lâm Đà Lạt thì “Biết vọng không theo”, gọi tắt là Tri vọng ; có phương pháp thì niệm chú hoặc nhún nhảy nhẹ nhàng theo một vũ điệu nào đó... Tất thảy đều một mục đích làm sự hoạt động của bộ não con người lắng xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến sự rỗng không. Điều này hoàn toàn không dễ nếu không nói là vô cùng khó. Theo bản năng, bộ não chúng ta không chịu tĩnh lặng, ngay cả khi đang ngủ. Trong kinh Phật chúng ta đọc thấy câu “ Chư Phật ngủ không mơ bao giờ!”. Điều này cho thấy bậc giác ngộ đã hoàn toàn đạt đến một trạng thái hoạt động khác của bộ não và điều này thì rõ ràng khoa học chưa biết đến. Nhà Thiền có câu chuyện như sau: Hương Nghiêm
thông hiểu thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn là người chưa ngộ đạo. Một hôm Quy Sơn đến và nói: “Anh thật là thông minh tài trí nhưng hãy nói cho tôi biết, anh từ đâu mà có?”. Hương Nghiêm về lục tung hết tất cả sách vở để tìm câu trả lời. Đi đến cùng câu hỏi ấy là vũ trụ này từ đâu mà có. Không tự trả lời được ông tìm đến Quy Sơn và cầu khẩn: “ Xin hé mở cho tôi cái bí mật của lời nói này”. Quy Sơn bảo:” Nếu ta giải thích cho ngươi rõ ràng sau này ngươi sẽ oán ta”. Thế là Hương Nghiêm vứt bỏ tất cả để về quê cuốc đất. Một ngày kia sau mười năm, lúc đang dãy cỏ, ông cuốc đụng một miểng sành và nhặt lấy quăng vào một bụi trúc. Miểng sành chạm phải một cây trúc khô và ngân lên một tiếng ngân đặc biệt. Hương Nghiêm bừng ngộ. Ông hiểu được ông từ đâu mà có, vũ trụ này từ đâu mà cóï. Ông quỳ xuống, lạy về phía Quy Sơn và bảo:” Sư phụ, lòng tốt của thầy thật bao la. Nếu ngày ấy thầy giải thích thì hôm nay làm sao con có được kinh nghiệm kỳ diệu này”. Cũng như công án âm thanh của một bàn tay, công án “Ta từ đâu mà có” nếu xét về mặt kiến giải thì có thể xếp vào loại nhận thức một quy luật của tự nhiên. Triết học hiện đại gọi đó là quy luật vận động, vật chất là luôn vận động, vận động là một thuộc tính của vật chất. Triết học hiện đại,
23
triết học phương Tây thì tiếp cận các quy luật, các thuộc tính của vật chất, của vũ trụ của sự sống... thông qua các khái niệm. Triết học phương đông nói chung và Phật giáo nói riêng, không làm như vậy, các khái niệm luôn là vật cản, là tri chướng, không cho con người có thể mang cả trí tuệ cũng như thể xác của họ thâm nhập vào các quy luật có tính toàn vũ trụ. Khi giác ngộ thì mỗi tế bào cũng thấm đẫm cái quy luật được chứng đắc ấy. Tôn giáo nào cũng vậy, cái mục tiêu cuối cùng luôn là động lực khiến các tín đồ theo và phấn đấu. Ới Phật giáo đó là giác ngộ, là Niết Bàn. Thêm một kiến giải nữa về giác ngộ là thêm một hạt muối thả vào biển. Tuy vậy, vẫn không phải là không có cách. Chúng ta hãy thử giả định rằng chúng ta đã giác ngộ, chúng ta đã tuệ thông với nhiều phép thần thông tuyệt diệu, tai có thể nghe ngàn dặm, mắt có thể nhìn qua núi non biển cả, thân hình có thể đi mây về gió, tỏa sáng hào quang, tinh thần thông suốt không bị bất cứ một trở ngại nào, tạo hóa làm gì cũng có thể hiểu được, ông Thượng Đế, nếu có, thì ngồi uống trà với ổng mà không một chút e ngại v.v... thì, lúc ấy, cơ thể ta sẽ như thế nào? Bởi vì các phép thần thông ấy khó biết, khó giải bày, bởi vì cái đời sống tinh thần ấy hầu như không thể hiểu được, không thể kiểm
chứng, không thể xác nhận nên chúng ta sẽ tìm hiểu ở một góc độ khác là xem lúc ấy cơ thể ta sẽ như thế nào. Cái gì không biết chứ chắc chắn một điều rằng nó sẽ không giống với cái cơ thể ta trước đó. Cái gì không biết chứ chắc chắn một điều là ta sẽ chẳng có bệnh tật gì cả. Thật vô duyên khi một bậc giác ngộ mà bị huyết áp, lớn tim, ho lao hoặc ung thư. Có thể có một số bệnh ngoại khoa cấp tính như gãy xương, ruột thừa, hoặc bệnh kiết lỵ do ngộ độc nấm độc mà Đức Thế Tôn đã mắc phải... còn ngoài ra cơ thể ta là một sự khỏe mạnh đến trong suốt. Bệnh gì không biết chứ bệnh do tâm thần sinh ra như huyết áp, tim mạch, stress, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược, đau khớp, đái đường... sẽ không bao giờ mắc phải. Người đã mắc phải, thì nếu giác ngộ xong bệnh này cũng sẽ biến mất. Chắc chắn là như vậy rồi. Chúng ta hãy hình dung, những bệnh trên xuất hiện do căng thẳng, lo nghĩ mà có. Người giác ngộ thế nào không biết chứ chắc chắn đó là người không còn biết sợ, biết lo nữa. Cuộc sống của họ là một sự ân sủng của tạo hóa ban cho trong từng giây, từng phút, thì hỏi làm sao huyết áp tăng cho được? Bệnh huyết áp là bệnh tây y bảo không chữa được. Chúng ta chưa có bằng chứng nhưng với những gì biết được chúng ta có xem tiếp trang 24
NGUYỄN TẤN CỨ VĂN CÔNG MỸ
Tuyệt Mộng 1. Ngoài hiên mưa hoa nở Chim diệu âm mơ màng Rưng rưng hồng biếc nụ Bóng trăng gầy Thu Đông. 2. Ngoài sông mây đang mộng Bóng bóng người qua sông Khói sương choàng ảo mộng Trời xanh trời xanh… không
Trong Ngày Giáp Tết
3. Ngoài hiên một đóa buồn Không bao giờ nở muộn Trong cõi đời lồng lộng Buồn vui buồn như không.
Người ta chở mai đón xuân Tôi đèo em với tưng bừng phía sau Kể đi em những cơ cầu Chuyện đời năm cũ hai màu trắng đen
Cuối năm
Mười hai tháng ngỡ vô biên Đâu hay chớp mắt bóng nghiêng cuối ngày Có quê nhà ở chân mây Dư âm ngày nọ len dầy trong tim
Cuối năm ngồi chiếm thị phần Dựng bờm lên hí rần rần ngựa xe Cuối năm độc chiếm vỉa hè Ly beer sủi bọt lè nhè sương rơi Đời là một cuộc rong chơi Nan truy độc mã rụng rời hoàng hôn Cuối năm rạn vỡ linh hồn Cuối năm cười nụ đêm xuân huy hoàng...
tiếp theo trang 23
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT CỦA THIỀN ĐỊNH thể chắc chắn rằng người giác ngộ không bao giờ tăng huyết áp. Các bác sĩ tim mạch hẳn cũng đồng ý điều này. Và kể từ đó ta sẽ có những giấc ngủ luôn thật ngon, đặc biệt là không bao giờ mộng mị. Ngài A-nan khi kể về những giấc mơ của mình cho Phật nghe Phật cũng bảo rằng chư Phật ngủ chẳng mơ bao giờ. Không có bất cứ một giấc mơ nào dầu tốt hoặc xấu, dầu lành hoặc ác xuất hiện trong giấc ngủ người giác ngộ. Đây là cái phần nhô lên nhỏ nhoi của tảng băng trôi; cái phần lớn nhất, quan trọng nhất, tinh hoa nhất của nó vẫn chìm dưới nước chưa được biết đến. Chỉ với một chút có thể nhận thấy này chúng ta đã có thể tin rằng nó rất thật. *** Với giả định này chúng ta có thể tạm tin rằng người trong một chốc giác ngộ sẽ tự nhận thấy những chuyển biến kỳ lạ chưa từng biết đến xảy ra trong cơ thể mình. Nó rõ ràng như ngài Huệ Khả nói, “Nó thường biết rõ ràng, ngôn từ nói không tới!” Nó thấy được sờ sờ như ngài Huệ Năng nói “Ai dè...,” nó cũng tràn đầy xúc cảm như ngài Bạt Tụy đã đi không vững, húc đầu vào cột nhà mấy lần, về đến nhà khóc suốt ba
đêm ba ngày vì nó. Thiền sư Vô Môn Huệ Khai sau sáu năm miên mật, một ngày nọ khi nghe tiếng trống báo giờ cơm trưa sư hoát nhiên đại ngộ và ứng khẩu bài kệ sau:T rời quang mây tạnh sấm dậy vang lừng. Mọi vật trên đất, mắt bỗng thấy hết. Muôn hồng nghìn tía cúi đầu làm lễ. Núi Tu-di cũng nhảy múa vui mừng. Sư được Thiền Sư Nguyệt Lâm ấn chứng. Khi mà mô tả cái khác biệt của mình trong giây phút trước và giây phút sau bằng những hình ảnh như thế, sấm dậy vang lừng, núi Tu di cũng nhảy múa, thì ta biết đó là những cảm giác rất cụ thể rõ ràng như thấy trước mắt, sờ bằng tay, hoàn toàn không có một chút nào của tâm thức. Nó không giống như Archimede hoặc Newton reo lên sung sướng nhưng rất dễ đột tử vì vỡ tim hoặc tai biến mạch máu não, người giác ngộ thì khác hoàn toàn. Và ở cái trạng thái này thì sự vô minh hay giác ngộ, niết bàn hay địa ngục, thánh hay phàm, ma hay Phật, sân si hay buông xả, ngã hay vô ngã, thế giới vật chất là thường hay vô thường... nào có gì quan trọng! Mỗi phút giây là mỗi ân sủng mà tạo hóa đã ban cho. Các phép thần thông cũng đâu có gì là quan trọng bởi bản thân họ là một thần thông tuyệt diệu nhất. Trong trạng thái tĩnh lặng, yên vui ấy tai ta sẽ
Hai mươi năm đỏ mắt tìm Trong xô bồ phố ngóng chiền chiện kêu Sáng nay lòng nhớ rất nhiều Tôi và em bỗng chắt chiu chữ lời Xin giành nhau những tinh khôi Đỏ màu hoa, pháo giữa đời hỗn mang...
nghe tất cả âm thanh kỳ diệu của tạo hóa, từ tiếng chim hót đến điệu nhạc disco inh tai nhức óc, từ tiếng của chồi cây đang vươn lên đến âm thanh của các vì tinh tú xa xôi. Năm 761 vua Túc Tông nhà Đường thỉnh Huệ Trung đến kinh đô phong làm Quốc sư. Suốt trong lần yến kiến vua đã hỏi ông nhiều câu, tuy nhiên ông không hề nhìn vua lấy một lần. Vua giận mới bảo” Trẫm là Thiên Tử nước Đại Đường, sao thầy không một lần hạ cố nhìn đến trẫm?” Huệ Trung trả lời” Bệ hạ có nhìn thấy hư không trên kia chăng?” ”Có.” “Hư không có nháy mắt với bệ hạ không?” Cái tâm thế hoàn toàn không thuộc về ý thức nhưng biết rõ là mình đồng với vũ trụ, hòa với cỏ cây rất thật ấy, khoa học hiện đại, tâm lý học hiện đại hoàn toàn chưa biết đến.
ta xem phim khủng long! Tất cả dựa trên một ít “xương cốt” hóa thạch để lại chứ khủng long sống thế nào, kêu rống thế nào thì chẳng ai biết. Các nhà khoa học đang tìm cách tái sinh nó. Giác ngộ cũng vậy, các Phật tử đều đang chờ Như Lai xuất hiện mặc dầu tinh thần Phật giáo không xem điều đó làm trọng. Hình như đã đến lúc con người bắt đầu hiểu được giá trị của mặt bên kia trong hoạt động của bộ não, mặt tĩnh lặng, không hoạt động nhưng
lại vô cùng tỉnh thức. Con người đã nghĩ ra hằng trăm phương pháp thể dục cho cơ thể, thế nhưng một phương pháp thể dục cho tinh thần thì hầu như chưa ai nghĩ đến. May sao con người đã có phương pháp thiền định từ hơn 2500 năm trước, tuy bị lãng quên hoặc ngộ nhận nhiều điều nhưng cuối cùng chắc chắn nó sẽ có những đóng góp tích cực cho cuộc sống và văn minh nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba này. HỒ TRUNG TÚ
Có thật vậy không, không biết, chỉ có một điều chắc chắn là ta sẽ nghe rõ nhất những tiếng nói từ trong của cơ thể ta. Chính đây là bí ẩn của các bậc giác ngộ. Gần như tất cả đều biết giây phút mình ra đi và tất cả đều bình thản đón nhận. Nói như vậy là đã hơi xa cách, ở trạng thái này thì cái chết và cái sống không hề có phân biệt. Hay một điều là nó không cần đến một chút nào của ý thức để xác tín điều đó. Chúng ta, người đời vẫn hay nói về sự thanh thản khi chết, chuẩn bị cho cái chết, xem cái chết tựa lông hồng, thế nhưng xem cái chết như đang sống mà không cần đến một chút ý thức nào thì chỉ có ở người giác ngộ. Tóm lại, nói chung, đó vẫn là chuyện.. như là chúng
24
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
BƯỚC CHÂN KHÔNG BIẾT THỞ TRỊNH THANH THỦY
C
ó thiếu đi một phần nào thân thể của mình mới biết thượng đế kỳ diệu, sinh con người, lại ban tặng đầy đủ các cơ quan cần thiết hữu dụng trong mọi trường hợp. Đôi khi vì cuộc sống, vì mưu sinh tất bật mà chúng ta quên chăm sóc chính ta, lơ đãng với phần tinh thần, không biết chính cái phần ấy đã điều khiển mọi sinh hoạt sinh lý hằng ngày trên cơ thể ta. Từ ngày tôi đến với Phật Pháp, thọ ngũ giới và sinh hoạt với Xóm Dừa, một chi nhánh của Phật Giáo Làng Mai, tôi như được dọn sang căn nhà mới. Căn nhà có những cánh cửa kính thông suốt tôi có thể nhìn ra khắp bốn phương bằng những bước chân thiền học. Những buổi sáng để tâm bình yên theo nhịp thở. Tiếng chim hót líu lo bên muôn vàn tiếng động ngoài kia không làm tâm tôi rộn. Những ngày hè, nắng rực, tập cười trong thảnh thơi, tôi thấy mình như đứa bé không nghĩ ngợi, đắn đo, lo lắng, tâm trắng như tờ giấy. Bất chợt tôi ngây thơ, vô tội, hiền hoà. Tôi được học cười, thở, bước, đi, trở về trong an lạc. Trong căn nhà thương yêu ấy, lúc nào cũng rộn vang tiếng cười nói
ân cần, lời chia sẻ những kinh nghiệm tu tập quý báu. Tôi yêu nhất là giờ Pháp Thoại. Có mỗi bài học Chánh Niệm, tôi học hoài mà thực tập vẫn không thông. Thở ra, thở vào, dễ thế, mà đôi lúc trong cơn giận dữ tôi quên thở, để tạp niệm lấn chiếm tâm hồn. Học bước vững chãi mà lúc lái xe, thì không chú tâm lái xe, đầu óc ở đâu đâu. Mê đọc sách như một quán tính, đến nỗi vừa đi vừa đọc, ít chú tâm vào bước mình đi, quên phắt thiền hành. Và thế là bước chân thiếu chánh niệm xảy ra. Ngày đó đến, 22 tháng Tư, tôi té vì chân bước hụt một bậc cửa phía sau nhà khi mắt mải đậu trên cửa gara. Cú té khá nặng, tuy không gãy xương nhưng quẹo mắt cá chân, khiến tôi không thể đứng dậy sau 20 phút. Chỉ nội trong vài tiếng đồng hồ, bàn chân tôi đã sưng vù, chân trái tôi trở nên bất khiển dụng. Tôi chỉ còn biết nằm một chỗ đắp đá, đặt chân cao lên cho máu bớt dồn xuống, cho bớt sưng. Lần đầu tiên trong đời phải dùng nạng đi lại, thật khó khăn và bất tiện biết bao nhiêu. Khi ấy, mắt nhìn, đầu nghĩ, muốn lấy cái này, làm cái kia mà bất lực, mới biết bất cứ cái gì trên người mình cũng cần. Tôi
không còn đổ thừa cho điềm xui mà tự trách mình thiếu thực tập chánh niệm. Lời Sư Ông còn vang vất đâu đó “Bước vững chãi, đi trong chánh niệm”, làm tôi xấu hổ. Ngay đến nghĩa đen của sự bước, tôi còn chưa vững chãi nói gì đến nghĩa bóng. Ngày đó, 22 tháng Tư, ngày của Mẹ Đất, ngày chân tôi đặt lên Đất Mẹ một cách lơ là nên hụt hẫng. Cũng là ngày quốc tế dành cho Trái Đất (Earth Day). Ngày được dùng để truyền cảm hứng cho nhận thức và đánh giá cao môi trường tự nhiên của Mẹ Đất. Ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống. Ngày mùa đông vừa dứt chuyển sang xuân, cây cối nẩy chồi ra lá mới. Ngày mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường hoặc tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, sao cho môi trường sống xanh sạch đẹp.
Thật xấu hổ cho tôi Mẹ Đất cho tôi một chỗ đặt chân bằng an đến thế mà tôi cũng không đặt cho đúng chỗ. Bài Sám Pháp Địa Xúc tôi đọc mỗi lần họp mặt, đọc đó mà như không. Thiêng liêng là vậy, đẹp đẽ là vậy mỗi lần lạy xuống, tiếp xúc với Đất để tiếp nhận năng lượng vững chãi và vô úy của Đất mà như không. Thiêng liêng là vậy, đẹp đẽ là vậy, mỗi lần lạy xuống, tiếp xúc với Đất để tiếp nhận năng lượng vững chãi và vô úy của Đất. Đất ôm lấy mình và giúp mình chuyển hoá vô minh, khổ đau và tuyệt vọng thế mà tôi như không học. Sư ông đã dạy “Thở đi con”, “Tập thở vào, ý thức về cơ thể mình và nhìn sâu vào cơ thể để thấy rằng mình là Trái Đất, và tâm thức mình cũng là tâm thức của Trái Đất”. Có lẽ từ hôm nay, sau lần bước hụt, tôi phải tập đi, bước những bước vững chãi trong chánh niệm, những bước chân biết thở.
NGÔ TỊNH YÊN
Đôi vần thơ Thiền Chuyện mất còn Đời lắm lúc tưởng còn lại mất nhiều khi ngỡ mất hóa ra còn còn – mất, chẳng ai tồn tại mãi việc chi đau đớn chuyện mất còn.
Hỏi ngã về đâu?
Hiểu Đời không hiểu thì cần chi phải hiểu mây vẫn bay đâu cần biết về đâu… sông cứ trôi nào kể đến nông sâu trăng còn sáng - thế thôi là đã đủ.
Đời mây nhẹ
Đêm nằm mộng thấy nhân duyên trao trang định mệnh có huyền nhiệm đau chấm ở đâu… phẩy nơi nào? xô nhân gian lại ngả vào trần gian qua chùa ngả mũ hỏi han sao không tìm sắc gặp trăng lưỡi liềm? cuối đời nhẹ như cánh chim dù còn nghe nặng trái tim yêu người.
Hai mươi – tôi bước vào đời trái tim hăm hở hát lời bình minh
Loay hoay duyên đã cạn rồi
Ba mươi – tôi lạc vào tình trái tim khao khát dăm hình bóng qua
Loay hoay cũng hết ngày rồi mưu sinh cơm áo cợt cười gian nan
Bốn mươi – tôi chớm vào già trái tim mệt mỏi những hoa mộng buồn
Loay hoay mà nắng đã tàn biển sông cũng tận, đá vàng cũng phai
Năm mươi – tôi chạm vào hồn trái tim gượng gạo tưởng còn biết yêu
Loay hoay cũng hết đời này có khôn cũng vậy, dại hoài cũng xong
Sáu mươi – tôi rớt vào chiều trái tim thiền định những điều mỏng manh
Loay hoay thì cũng một vòng âm hay dương cũng vô thường thế thôi!
Bảy mươi – tôi trở về mình trái tim thương tích hồi sinh ấu thời.
Loay hoay duyên đã cạn rồi cho đất cũng hận, để trời cũng điên
Cuộc đời – cuộc hẹn – cuộc chơi trái trăm năm rụng cuộc cười vu vơ.
Độc thân, độc ẩm, độc huyền loay hoay tôi thấy tôi thiền... là sao?
(Trích thi tập “Thiền nhẹ vào đời”)
(Trích thi tập “Thiền nhẹ vào đời”)
25
Cõi chúng #1, 2004 - Tranh NGUYỄN MAN NHIÊN
NGÀY
XUÂN
S
ĐỌC LẠI
XỨ TRẦM (1) HƯƠNG CỦA
QUÁCH TẤN NGUYỄN MAN NHIÊN
Tên thật: NGUYỄN VIẾT TRUNG. Sinh năm 1956 tại Nha Trang, Khánh Hoà. Nhà thơ; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian; Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa; Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Hiện công tác tại tạp chí Nha Trang. Tác phẩm: THƠ KHÁNH HOÀ 1975 - 2000 (NXB Văn Học, 1999), đồng tác giả. TUYỂN TẬP THƠ KHÁNH HÒA 2000 - 2005 (Hội VHNT Khánh Hòa xuất bản, 2006), đồng tác giả. Văn hóa phi vật thể Khánh Hoà (NXB Văn hóa dân tộc, 1999), đồng tác giả. KHÁNH HOÀ - DIỆN MẠO VĂN HÓA MỘT VÙNG ĐẤT (7 tập, 1988 - 2006), đồng tác giả. NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở KHÁNH HOÀ (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản, 2001) ĐỊA CHÍ KHÁNH HOÀ (NXB Chính trị quốc gia, 2003), đồng tác giả Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hoà 350 năm (NXB Chính trị quốc gia, 2003), đồng tác giả. DIỆN MẠO VĂN HÓA KHÁNH HOÀ (NXB Chính trị quốc gia, 2003), đồng tác giả. ĐẤT VÀ NGƯỜI DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004), đồng tác giả. TỪ DINH THÁI KHANG ĐẾN TỈNH KHÁNH HÒA (Hội VHNT Khánh Hòa xuất bản, 2004), đồng tác giả. VĂN NGHỆ DÂN GIAN KHÁNH HÒA - TÁC GIẢ, TÁC PHẨM (Hội VHNT Khánh Hòa xuất bản, 2006), đồng tác giả
26
inh ra và lớn lên ở Bình Định, nhưng người thi sĩ của MỘT TẤM LÒNG, của MÙA CỔ ĐIỂN lại có hơn nửa đời người gắn bó với Nha Trang, Khánh Hòa, vùng đất mà ông “kính yêu như bà Nghĩa mẫu”(2), vùng đất mà ông đã trải tấm tình “thiết tha, thành thực”(3) trong rất nhiều sáng tác của mình. Và không chỉ trong thơ. Cái tên XỨ TRẦM HƯƠNG thi vị hóa từ nguồn lợi lâm sản nổi tiếng bao đời nay của Khánh Hòa còn là nhan đề một tập văn xuôi đặc sắc của ông, xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn năm 1969, đến nay đã hơn 40 năm vẫn được đông đảo bạn đọc xa gần mến mộ. Tuy nơi LỜI THƯA đầu sách, tác giả đã dè dặt minh xác rằng mình không có tham vọng viết một quyển địa phương chí, mà chỉ làm công việc “ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa”(4), nhưng suốt cả gần 500 trang giấy, ngòi bút tài hoa, lịch lãm của ông đã đóng trọn vai người hướng đạo nhiệt thành đưa ta đi thăm thú, tìm hiểu hầu khắp mọi mặt của địa phương, từ địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa đến phong tục, vật sản, các thắng cảnh cổ tích, các nhân vật hữu danh v.v... Như vậy, theo cách hiểu thông thường, vẫn có thể coi XỨ TRẦM
HƯƠNG là một quyển địa phương chí về đất nước, con người Khánh Hòa, nhưng ở đây còn với cái nhìn và bút pháp thể hiện của một nhà thơ giàu xúc cảm và tâm huyết. Giá trị của XỨ TRẦM HƯƠNG có lẽ không phải ở những tài liệu về dân số, về độ cao của núi non, chiều dài của sông suối, sản lượng khai thác các nguồn lợi kinh tế trong tỉnh... mặc dù tất cả những điều này đều được tác giả ghi chép công phu, cặn kẽ. Với ý đồ giữ gìn tư liệu truyền thống, ghi chép sự tích cha ông, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của quê hương, con người nghiên cứu của Quách Tấn dường như đã chọn cho mình một cách tiếp cận từ giác độ văn hóa dân gian. Ông tìm về những gì có thể chúng ta đã lãng quên, mất mát, những dấu tích, những vang bóng một thời. Mỗi trang sách như mở ra một đoạn đường, một mảnh đất, một khoảng trời quê hương tươi đẹp, nơi hiện thực và huyền thoại đan dệt vào nhau tưởng chừng, nói như một nhà văn, “chỗ nào ta cũng thấy phảng phất hình ảnh của người xưa, văng vẳng tiếng nói của người xưa”. Hãy đọc XỨ TRẦM HƯƠNG để được cùng thi sĩ lên tận thượng nguồn nghiêng mình trước vẻ đẹp trầm hùng, dữ dội của những thác Hòm, thác Võng, thác Dằng Xay, thác Nhét... rồi trở về xuôi theo dòng sông Nha Trang chảy thanh thản giữa đồng bằng xanh mát mà cái tên sông nhắc nhớ ta “xưa kia hai bên bờ ngút ngàn lau lách mọc đầy”(5). Hãy đọc XỨ TRẦM HƯƠNG để được cùng thi sĩ dạo khắp dãy quần sơn hiểm trở của Khánh Hòa, từ trên chon von đỉnh đèo Đại Lãnh nghe câu hát của khách đa tình buổi trước: “Bước chân lên đèo Cả/Trông sang Vạn Giã/ Ngó lại Tu Bông...”(6) đến vẻ thâm nghiêm, huyền bí của dãy Hòn Bà (tương truyền là nơi Hành cung
của nữ thần Thiên Y A Na) quanh năm chìm ngập trong biển mây trắng xóa (7). Hãy đọc XỨ TRẦM HƯƠNG để được cùng thi sĩ “đến Trường Bơi ăn cá, lên rượng mà ca rình xem voi, xuống hồ Đá Xẻ thưởng thức chà khé” (8), để được tận hưởng cái thú uống nước dừa mà theo tác giả “cũng giống như uống trà uống rượu, phải biết cách uống mới thưởng thức trọn vẹn chân vị chân hương” (9), để biết mở lòng ra đón cái “gió Khánh Hòa mùa nào cũng có hương trầm ẩn hiện. Người thức khuya thường hay bắt gặp lúc trời trong” (10), và cũng để đừng trở thành kẻ bàng quang, bất kính trước những đình đền am miếu, những cổ tự danh lam, với thời gian đang ngày càng thâm u, hoang phế! Hãy đọc XỨ TRẦM HƯƠNG để biết rằng ngay giữa lòng thành phố Nha Trang tòa ngang dãy dọc hiện giờ, xưa kia đã từng có một rừng mai Phước Hải, “mùa xuân hoa nở ánh cả vùng” (11), và bên cạnh rừng mai, còn có rừng dương liễu mơ màng buông lục để từ đấy Nha Trang còn nổi danh là một miền “thùy dương cát trắng” (12). Hãy đọc XỨ TRẦM HƯƠNG để hiểu thêm về cuộc đất đại địa của Nha Trang, nơi sông biển bốn bề bao bọc, và đây đó “bốn hòn núi tượng hình bốn con thú tự họp lại để giữ gìn anh khí” (13) cho cuộc sống con người. Hãy đọc XỨ TRẦM HƯƠNG để giữ mãi trong tâm tưởng một đêm giao thừa ở Tháp Bà, vào cái thời khắc đất trời giao cảm ấy “núi non trông biếc thêm, sông biển trông trong thêm. Và những chòm cây muồng hòe ở hai bên đường, những khóm lau khóm dứa ở nơi bãi vắng, đầy đặc cả đom đóm”, tựa hồ “bao nhiêu sao trên trời đều sa xuống đọng nơi cây cối” (14).
Quách Tấn giữ lại cho ta hình ảnh một Nha Trang “đồng hóa cùng lá cây và dính liền với làng quê đồng ruộng, những cao ốc biệt thự phố xá chỉ còn là những vết trắng, vệt xám, vệt đỏ thấp thoáng trong sắc xanh của cây của núi của trời” (15), một Nha Trang của “lá me, lá chành ruột lác đác bay. Chiều chiều chim én lượn từng bầy đớp chuồn chuồn trong sương mỏng” (16), Nha Trang của “những áo xiêm... lần lượt biến thành năm sắc mây bay chờn vờn trên ngàn cây cổ thụ” (17), Nha Trang của “mùi hương rừng bay theo gió, có đó rồi không” (18). Một dải non sông gấm vóc từ đèo Cả đến Cam Ranh, tưởng chừng nơi đâu cũng gặp những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, những di tích lịch sử, những dấu vết của một nền văn hóa xa xăm, những câu ca, điệu hò, chuyện kể dân gian đượm màu huyền hoặc, những ngóc ngách của con người, làng xóm, tập tục, sinh hoạt... tất cả, dưới ngòi bút tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đều hiện lên sinh động, tươi rói như một bức tranh khảm nhiều màu sắc.
Giữa bao nhiêu biến thiên, thay đổi của cuộc đời,
27
Cổ nhân từng phân biệt hai hình thức văn chương: văn chương trước thuật và văn chương cảm hứng. Văn chương trước thuật vốn là sở trường của nhà học giả, còn văn chương cảm hứng là của văn gia, thi sĩ. Lại thấy người ta thường nói, hễ làm thơ hay thì viết văn không hay. Điều này chắc là không đúng, lại càng không đúng với trường hợp Quách Tấn. Từ NƯỚC NON BÌNH ĐỊNH đến XỨ TRẦM HƯƠNG, hai tác phẩm có tính chất biên khảo này của một người lúc sinh thời từng được coi là “cây cổ thụ hiếm hoi còn lại trong cánh rừng đại ngàn thơ Việt” (19) đã chứng tỏ ông chẳng những có tài về thơ mà còn có tài về văn nữa. NGUYỄN MAN NHIÊN CHÚ THÍCH: (1) Quách Tấn, Xứ Trầm Hương, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, 2002. (2) Từ mục (2) đến mục (18) đều trích dẫn ở Xứ Trầm Hương, sách đã dẫn ở chú thích (1). (19) Thế Vũ, Con rùa vàng của thơ Việt hiện đại, tạp chí Văn hóa & Đời sống, tháng 9/1992, trang 58.
VỀ QUÊ ĂN TẾT VÕ NGÀN SÔNG
C
ứ vào độ năm tàn tháng tận, bốn tiếng giản dị trên đây rất dễ khiến tâm khảm con người Việt Nam xao xuyến. Người đang sống trong nước cũng vẫn cứ háo hức “về quê,” cho dù “quê quán”chẳng xa xôi gì. Còn người sống ở nước ngoài thì hai tiếng “về quê” dễ gợi cái cảm giác chẳng những háo hức hơn, lại còn lắm khi bồn chồn quay quắt. Mà “về quê ăn Tết” thì cái
28
cảm xúc còn rạo rực biết chừng nào. Tết! Một tiếng ngắn ngủn ấy thôi đối với tâm hồn Việt Nam là cả một thế giới mênh mông những niềm vui, những hoài niệm hòa quyện vào nhau trong một thứ sắc độ và cường độ tâm linh gần như thần bí. Thử nhớ lại xem, kể từ ngày ta có trí khôn, mỗi một lần Tết là thêm một
lần trong ký ức của ta lại đọng thêm một tình tự, một hoài niệm, một dự phóng mới. Mà những thứ đọng lại có khi suốt đời ta thì chẳng lớn lao gì đâu. Bộ quần áo mới năm nào đó cha mẹ sắm cho, mấy mươi năm sau nhớ lại vẫn nghe thơm mùi vải mới. Những bao lì xì Tết nào kia vẫn đỏ rực trong trí óc lúc tuổi về chiều. Phút giao thừa năm nào nín thở chờ nghe tiếng con vật nào ”ra đời.” Sáng mùng
một Tết nào đó có ngọn gió mùa xuân vờn nhẹ mái tóc người con gái đầu tiên ta yêu, có lời ta tỏ tình đầu ngượng nghịu lúng túng. Cái nắm tay người yêu lúc gĩa biệt ta ra chiến trận ngày Tết ấy.Những khóm mai vàng rực lả lơi trong nắng sớm. Tiếng pháo nổ ngòai vàm sông, xa trong thôn xóm… xưa lắm rồi, sao vẫn âm vang tận Tết này. Bữa cơm gia đình quây quần ấm áp, mâm cúng ông bà tổ tiên thiêng liêng, rồi gương
mặt nhăn nheo mà sáng rỡ nét cười của ông bà ta, của cha ta mẹ ta; những món ăn ngày Tết lần đầu ta biết thưởng thức cái hương vị ngon lành… Mỗi một con người Việt Nam đã từng sống Tết Việt đều có cả một kho tàng ký ức Tết .Trong cái kho tàng đó có những hình ảnh, âm sắc từa tựa nhau và vô vàn những hình sắc Tết riêng tư, độc nhất của một người mà thôi. Tôi nhớ về Tết không
giống như bạn nhớ Tết, nhưng chắc chắn bạn và tôi đều nhớ Tết Việt của chúng ta.
phố vắng vẻ đến độ hiu hắt tôi hay mủi lòng nhớ Tết và quay quắt muốn về quê ăn Tết.
Tết Việt với tất cả chất Tết truyền thống liệu có được ở ngoài nước Việt không? Nhiều năm tha hương, tôi vẫn không dám xác quyết một câu trả lời. Chỉ dám nói rằng những ngày Thanksgiving hay Christmas ở nơi này, sau những giờ phút ăn lễ vui vầy, tôi bước ra về, nhìn đường
Năm mới đã bắt đầu ở nơi này rôì, nhưng ở quê hương Việt Nam của tôi năm đang tàn tận đang rộn ràng cho Tết. Chắc thêm một lần nữa, tôi lại về quê ăn Tết đấy, bạn ơi!
29
VÕ NGÀN SÔNG (San Diego, tháng Chạp Quý Tỵ ( 2013)
TẾT MIỀN TÂY! NGUYỄN ĐÌNH BỔN
Hình: NGUYỄN ÐÌNH BỔN
K
hi những ngọn gió chướng thổi từ những cửa sông vào nhường dần cho gió bấc rì rào trên những tán lá dừa, đọt tre, mùa nước nổi đã dần xa, không khí bắt đầu se se lạnh, những luống hoa chờ Tết mơn mởn đâm nụ vàng, cũng là lúc không khí náo nức tràn ngập khắp các làng quê vùng đồng bằng Nam bộ. Lúa nếp đã “mần” xong, những ruộng dưa hấu trái tròn quay lấp ló đầu bờ, trước sân nhà, cây mai vàng xơ xác rụng lá giờ đã được bàn tay người tỉa sạch sau ngày rằm tháng chạp, chờ bung nụ đúng giao thừa. Đêm bắt đầu có tiếng thậm thịch khắp nơi. Đó là tiếng chày quết bánh phồng vang động trong khắp xóm làng. Đây là loại bánh đặc trưng của miền Tây nam bộ, bánh được làm từ nếp dẽo nấu chín bỏ vào cối đá, giã và quết cho thật nhuyễn, chung với nước cốt dừa, rồi ngắt từng viên cỡ nắm tay dùng ống tre cán mỏng ra thành hình tròn, đường kính cỡ 20cm, dày độ một ly. Kêu là bánh phồng, vì khi để trên lửa nướng nó phồng lên cả chiều dày lẫn vòng tròn và có mùi thơm, ngọt, béo… rất hấp dẫn, nhất là với trẻ con. Người miền Tây ăn Tết
dài ngày, 23 âm lịch cúng đưa ông Táo về trời thì pháo đã lai rai nổ, người đi làm ăn xa đã rục rịch về nhà, cùng gia đình trang hoàng nhà cửa, chùi lư hương, quét vôi tường hay ở quê thì tát đìa, tát mương bắt cá trộng lại chờ ăn tết. Hai chín hoặc ba mươi tết cúng tất niên thì phần đông gia đình đã đủ mặt con cháu về tụ hội. Trong mâm cúng ngày tết, trên bàn thờ tổ tiên ngoài mâm ngũ quả nhất thiết còn có những trái dưa hấu da xanh um, tròn to, càng to càng tốt, và người ta mua những miếng giấy đỏ chừng 2x2cm hình vuông, có chữ “phúc” hay chữ “tài”, chữ “lộc” dán lên.
thịt, cá, rượu và hoa trái cúng ông bà, cả nhà quay quần vui vẻ đợi đến giao thừa thì đốt pháo mừng xuân mới…
Mâm ngũ quả cũng khá là đặc biệt, bởi người miền Tây thường bày trong đó các món trái cây mà khi đọc lên âm của nó như một lời cầu chúc. Ngoài nải chuối, đó còn là các loại trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài hay trái sung. Có thể đọc thành “cầu dừa (vừa) đủ xài (trái xoài)”! Một phong tục ở miền Tây, mà ở các vùng khác không thấy, đó là chiều ba mươi Tết, người ta bơi ghe hoặc xuồng ra giữa sông, để múc được dòng nước sạch nhất đổ đầy vào những lu, khạp đựng nước, coi như một cầu mong năm mới thật đủ đầy, viên mãn…. Và sau mâm cơm tất niên đầy đủ các món thịnh soạn
Những dòng mô tả trên là nói về cái Tết ở miền Tây cách đây trên 30 năm và về trước. Ngày nay, cái âm thanh và hương vị tết đã khác xa và nhiều thứ đã mai một dần. Pháo đã cấm đốt, bánh phồng chẳng còn ai quết, nguồn nước đã ô nhiễm nặng nề nên không mấy ai còn uống nước sông. Nhưng chợ hoa vẫn còn, hoa rực rỡ trên khắp các bến sông, trên những chiếc ghe nhà vườn chở hoa ra chợ Tết. Và con cháu đi làm ăn xa cũng nườm nượp trở về, khiến quốc lộ từ Sài Gòn về miền Tây năm nào cũng kẹt cứng người xe.
Sáng mồng một tết cũng như mọi miền, người lớn ăn mặc đàng hoàng cúng ông bà, trẻ con khoe áo quần mới chờ nhận lì xì và đi chơi ở các nơi công cộng hoặc nhà cô dì chú bác chớ không đến nhà người lạ vì sợ họ kiêng cử. Và những ngày tiếp theo, các sòng bầu cua, bài cào, “xì dách” nơi nào cũng thấy, và nhiều nhất vẫn là những bàn nhậu, nơi cánh đàn ông, thanh niên mặc sức say xỉn đến… qua rằm!
Hình: NGUYỄN ÐÌNH BỔN
30
Đ
ôi khi bạn nghe một dòng nhạc, và những âm vang này có thể đi theo bạn tới cả đời. Nó lảng vảng trong trí nhớ, nơi đâu đó, có khi ẩn xuống và rồi một đêm nào đó, một buổi chiều nào đó, dòng nhạc đó lại hiện lên với những nốt nhạc làm toàn thân bạn rung động. Tôi đã trải qua những kinh nghiệm tương tự. Không hoàn toàn như thế. Không, không phải là nhạc. Tôi ưa thích nhạc, nhưng không giỏi về nhạc, cũng không say mê âm nhạc kiểu bỏ ăn bỏ ngủ. Ngay cả sau khi tôi đi dự một buổi hòa nhạc rất xuất sắc, với những nhạc sĩ tôi quý trọng, và những ca khúc của họ trình diễn bởi các ca sĩ tuyệt vời tôi ưa thích... những dòng nhạc đó có theo tôi thoang thoảng trong trí nhớ, và chỉ hôm sau là quên. Hệt như là, tôi đã đưa tay chụp bắt được những dòng nhạc chạy theo trong trí nhớ, và rồi ném ra xa thật mạnh, thế là cho quên biền biệt để còn có thì giờ làm chuyện khác. Trí nhớ là cái gì rất là bí hiểm. Có những cái chúng ta muốn lưu giữ, thì lại quên, và ngược lại. Nói chung, về âm nhạc, tôi chỉ là một kẻ i tờ, tuy rằng cũng biết thưởng thức – nói “thưởng thức” cũng là điều nên dè dặt. Vì chỉ biết có nhạc hay, có nhạc dở, có nhạc trung bình. Và thế thôi, không nhiều hơn, và cũng không giải thích nổi vì sao nhạc này hay,
ĐUỔI BẮT MỘT MÙI HƯƠNG
nhạc kia dở. Thế là, đành dựa cột mà nghe. Đôi khi đó cũng là điều tốt. Nên lắm. Vì có một lần, một anh bạn nhạc sĩ sáng tác nói với tôi rằng, anh từ sáng cho đến tối, cho tới cả trong giấc ngủ... lúc nào cũng nghe các dòng nhạc vang trong đầu. Tôi nghe và lo sợ. Vì đôi khi tôi làm thơ, đôi khi viết truyện... nhưng hễ nói ngưng, là thôi, tất cả các dòng thơ và ý truyện không quấy rối mình nữa. Tôi nghĩ, trong khi những dòng nhạc đuổi theo anh ta cả ngày đêm như thế, rủi đứng tim mà chết là sẽ bị dòng nhạc nâng chàng lên tức khắc, và đưa chàng tái sanh vào một gia đình cũng say mê âm nhạc; như thế, có khi cũng nên nếu chàng muốn thế, nhưng có khi chỉ lại bận rộn thêm một đời tương tự. Đó là, chỉ nghĩ linh tinh thôi, nhưng làm sao dám nói ra. Thêm nữa, nói những chuyện ngoài khoa học vật lý là cái gì nên dè dặt. Trong khi đó, tôi chỉ ngạc nhiên vì, thỉnh thoảng phảng phất quanh tôi là một mùi hương lạ, theo cả nhiều thập niên – nó thoang thoảng ở đâu đó, rồi có lúc ẩn, lúc hiện. Mùi hương lạ như tự trời xuống. Mùi hương lạ đấy, không phải mùi nước hoa đâu, cũng không phải kiểu văn chương mà người ta ưa nói là “mùi hương giai nhân” hay “mùi hương con gái” tuy rằng, đúng là có hình ảnh một cô bé nơi đây.
Nói đúng ra, có hai cảm giác chạy theo tôi nhiều thập niên. Nhưng tôi muốn nói mùi hương trước, vì như thế mới tinh tế. Và cảm giác kia là nằm ở bàn tay, khi một lần tôi chợt nắm tay một cô bạn gái, và tay tôi như điện giật tự nhiên rút về. Chính ngay lúc đó, tôi ngửi thâý một mùi hương từ cơn gió nhẹ trong sân chùa thoảng qua. Và hai cảm giác, mùi hương và cái nắm tay bất chợt đó đã theo tôi gần trọn cả đời. Không cố ý đâu. Bất chợt nắm tay thôi. Cả tôi và cô bé không biết gì hơn là một cái nắm tay. Đúng ra, có hình ảnh một đôi mắt nữa, có một bờ tóc, có một tà áo trắng, có lẽ, đôi khi trong mơ. * Nhưng tôi thích nói về mùi hương hơn. Vì mùi hương tinh tế hơn, còn cảm giác nắm tay lại có vẻ thô thô thế nào. Một lần, tôi kể cho tên bạn cùng ngồi học thi ở Chùa Xá Lợi, hắn cười lên hô hố... nói rằng mới chỉ nắm tay là còn dở lắm. Sau đó, tôi chỉ muốn nói về mùi hương thôi, cho nó có chất thơ hơn. Và cảm giác sờ chạm, nói ra là dễ bị hiểu nhầm. Năm đó, tôi 17 tuổi, vào ngồi sân Chùa Xá Lợi để học thi. Có một nhóm bạn cũng ưa vào đây ngồi lê la sân chùa, vì ngồi đây học thi là tuyệt vời. Tìm đâu ra bóng mát dưới những trưa nắng để ngồi học bài. Dĩ nhiên, là ngồi bệt xuống đất, tựa lưng vào tường... bởi vì thư viện
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
PHAN TẤN HẢI www.vietbao.com
31
chùa nhỏ lắm, không có chỗ, và thường là đóng cửa hoài. Đôi khi đói bụng, xuống bếp xin ăn chùa, nếu lúc đó đám bạn không ai còn dư tiền để từ bi ra mua thứ gì cho cả nhóm chia nhau ăn. Trong sân chùa có hai nhóm, nhóm trẻ là tụi tôi học thi; còn nhóm già hơn, là các anh hầu hết đã học xong đại học, đã ra đi làm. Trong nhóm lớn tuổi đó, có anh luật sư Lộc, bây giờ cũng ở Little Saigon, đã bỏ nghề luật để vào nghề báo. Đó là nói người gần thôi, còn các bạn bây giờ ở xa thì nhiều lắm, kể không hết. Cô bé lúc đó học Gia Long, sau tôi cỡ hai lớp -- hay một lớp, không nhớ rõ đâu. Giờ tan trường, cô bé đứng nơi hàng hiên bên hông chùa để chờ chị tới đón về nhà. Chỗ cửa tam quan cho người bộ hành vào, chứ không phải chỗ cửa cho xe hơi vào sân. Làm sao mà tôi quen được thì không nhớ nổi. Bởi vì tên nhóc khù khờ nhất trong nhóm là tôi thôi. Có thể quen vì mấy tên bạn giới thiệu. Mấy tên kia thì nhanh nhẹn, nói khéo; trong đó có tên đàn hay, hát giỏi, và vân vân. Trong khi tôi ngồi đâu là ngồi một chỗ, ưa lặng lẽ, một phần cũng vì thói quen tập thiền từ nhỏ -- lúc đó, đã tự mua sách về tập thôi, chưa theo thầy nào hay dòng phái nào hết; chỉ khi vào Đại học, mới theo bạn lên Chùa Tây Tạng Bình Dương. Bấy giờ mà kể chuyện nhớ tới một mùi hương ra hằn là bọn nó sẽ cười tới tắt thở, sẽ bảo là ngộ nhận rồi. Vì trong sân chùa có cây hoa ngọc lan. Có
những đêm, mấy đứa ngủ lại trong chùa, nằm dưới hàng hiên trên lầu, thường có thoảng dịu dàng mùi hoa hoa ngọc lan. Các sư cấm bọn học trò vào chùa ngủ, nhưng chúng tôi chờ tới khoảng 9 hay 10 giờ tối là trèo cổng bên hông vào chùa, lên hiên tầng chánh điện ngồi học bài, tới mệt mới ngủ. Hình ảnh ngồi học đêm ở hàng hiên nơi sân trên lầu, tầng chánh điện đẹp y hệt như ở cõi nào khác. Ánh sáng trắng từ đèn hàng hiên tỏa xuống, mấy tên ngồi học bài trong không khí thinh lặng, vắng vẻ. Chùa Xá Lợi chỉ có vài nhà sư, không nhiều. Đôi khi một thầy nửa đêm bước ra hiên, gặp, mới vào lấy mấy trái táo, trái cam ra cho bọn học trò. Nhưng rồi sư cũng dặn, trên nguyên tắc là cấm học trò vào ngủ đêm hiên chùa, vì như thế là phạm luật. * Để nói về mùi hương lạ. Một buổi chiều, lúc đó là chặp tối. Cô bé vẫn còn đứng chờ chị tới đón về. Có lẽ vì lý do gì, nên trễ lắm. Các nữ sinh khác đã về cả rồi. Không hiểu tại sao bọn học trò lúc đó chỉ có một mình tôi. Như tiền định, một mình tôi đứng, nói chuyện với cô bé. Chỉ có hai đứa thôi. Cô bé bảo, bây giờ chơi trò này nhé, nhìn vào mắt nhau anh nhé. Tôi nói, ừa thì nhìn vào mắt nhau. Trời ạ, bây giờ tóc đổi màu trắng phau rồi, mới nghĩ lại, thấy mình sao
khù khờ chi lạ. Đứng dưới cổng tam quan bên hông chùa lúc đó làm gì có bao nhiêu ánh sáng mà nhìn. Bóng tối nhiều hơn ánh đèn. Thêm nữa, con đường bên hông chùa tối lắm, chỉ có đèn đường nơi đầu một sở Mỹ sau chùa thôi. Tôi nhìn, chỉ thấy mắt nàng đen lánh, tóc xõa chấm vai... Bất chợt, không hiểu sao, tự nhiên tôi nắm tay cô bé. Bây giờ nhớ lại, tôi nghĩ, có thể lúc đó cô bé tự động nắm tay tôi trước. Tay tôi như điện chạy tê rần, hốt nhiên giật lại. Một mùi hương từ sân chùa theo gió bay ra. Tôi không nhớ chính xác rằng chị cô bé tới khi nào. Cũng không hiểu tại sao không nhớ. Vì chị cô bé đi xe Honda dame, hễ tới là mình phải thấy chớ. Khi nhìn lại, cô bé biến đi rồi. * Cảm giác từ bàn tay và mùi hương vẫn theo tôi về tận nhà đêm hôm đó. Giấc ngủ tôi bồng bềnh như bay. Sáng dậy, mùi hương vẫn thoang thoảng. Không phải hương hoa ngọc lan. Cũng không phải hương nước hoa hay gì hết, vì đây là hương từ sân chùa bay ra, tôi nghĩ, hẳn là hương trời. Nhưng, tại sao lại hương trời? Không hiểu nổi. Hôm sau, tôi vào sân chùa, đi khắp mọi nơi, từ sân chùa, tới chính điện, từ tháp thư viện cho tới nhà bếp, từ hàng hiên dưới cổng tam quan cho tới đứng trên cao, nơi đầu gió và cuối gió... để tìm xem mùi hương lạ đó ở đâu ra. Hoàn toàn không
MỘT ĐOẠN THƠ XUÔI TRÍCH TỪ 1990
hiểu được, hoàn toàn không có mùi hương nào như thế. Cũng lạ, từ hôm đó trở đi, cô bé không ra đứng ở hiên chùa nữa. Có thể là cô chị tới đón ngay trước cổng, đúng giờ hơn. Cũng có thể, cô chị rầy tại sao đứng nơi hàng hiên tối dưới cổng chùa... xã hội này bất trắc lắm. Và cũng có thể, cô bé không mong đợi là tôi khù khờ như thế. Nhiều thập niên sau, khi đã đọc nhiều và xem phim nhiều, tôi nghiệm ra rằng, theo đúng kịch bản ở truyện và phim, lúc đó là phải ôm hôn. Thế thì liều quá. Rồi tôi cũng tin rằng, hộ pháp đã không muốn tôi liều như thế, ai mà ôm hôn nơi cổng chùa nhỉ... Hay mùi hương lạ đó là một cách ngăn cản khéo léo, vì muốn làm tôi khựng lại? Ai mà biết được. * Liên tục hai kỳ thi hai bậc Tú Tài, tôi đều đậu dễ dàng. Ngồi làm bài thi, đôi khi tôi chợt thấy mùi hương lạ đó. Những lúc như thế, cứ bất chợt, tôi ngẩng đầu lên, như chờ đợi nhìn thấy đôi mắt của cô bé. Nhưng không, không phải. Và nghĩ tới bàn tay đã nắm tay cô bé, cảm xúc khi đó lại, mạnh như tươi mới. Trong các buổi ngồi thiền ban đêm hay rạng sáng, mùi hương đó vẫn thoang thoảng quanh tôi. Và khi nghĩ tới bàn tay, cảm giác vẫn đầy rung động. Tôi không biết làm sao để kết thúc những cảm xúc lãng đảng nơi mùi hương và bàn tay như thế. Ngườì khác có thể gọi mùi hương khi ngồi thiền là
mầu nhiệm, hay linh tinh gì khác. Nhưng tôi biết không phải. Mình phải chạy trốn mùi hương này chứ, tôi nghĩ thế. Tôi thuộc bài Bát Nhã Tâm Kinh, biết rõ rằng mùi hương và cảm giác bàn tay nắm bàn tay cũng nằm trong nhóm sắc thanh hương vị xúc pháp, và như thế cũng đều là không. Thế nhưng, tôi tự hỏi, tại sao với mình lại là có? Mà lại có như thật, như thiệt. Hễ nghĩ tới là hiện ra. Tôi cũng nhớ lời Kinh Phật dạy là đừng lưu luyến các cảm thọ quá khứ, và đừng có vẽ vời gì cho cảm thọ tương lai. Nhưng làm sao được, vì mùi hương vẫn bay quanh tôi, thoang thoảng. Liên tục hai mùa hè, tôi ngồi nơi ghế đá sân chùa. Cũng không thấy cô bé đâu hết. Tôi nghĩ, tuy là nghỉ hè, nhưng lẽ ra cô bé phải đi xe đạp tới thăm chùa, nơi cô bé phảỉ biết là có tôi đang ngồi chờ. Nhà cô bé cũng nào có xa đâu, chỉ loanh quanh trong xóm Bàn Cờ thôi. Hay là, tôi nghĩ, có thể ba mẹ bắt buộc cô bé đi học hè để luyện thi. Ai biết được. Có lúc ngồi ghế đá, thoảng thấy mùi hương lạ đó, tôi bất ngờ quay đầu lại để nhìn sau lưng. Không ai hết. Tôi hỏi thằng Thành đang ngồi kế bên, có thấy mùi hương gì không. Nó nói, không có gì cả, có thể là mùi hương trên chính điện bay xuống, hay mày nhầm với mùi dầu cù xem tiếp trang 45
15
năm sau. Bức thư nhà vẫn đầy ngập ngừng, lo sợ. Những dòng chữ gởi từ một thế giới đâu đâu. Cánh cửa Việt Nam của thời kỳ đổi mới trông giống những lá bài úp mở. Đóng kín chính trị nên người ta không còn nhớ tương lai. Mở cửa kinh tế nên người ta quay cuồng gian lận với hiện tại Chẳng còn mấy ai muốn nhắc đến đạn bom và những triệu xác người. Những hố bom chưa kịp trả lại màu xanh, thì rừng rậm Đông Dương cũng lần lượt biến mất cho nhịp điệu dân số, sự khai phá, lòng tham, củi đốt. Nửa thế kỷ mới đây, một nửa Việt Nam là rừng xanh nhiệt đới.
LÊ BI, Thế Kỷ 21, số 16, 1990
Năm 2000, Liên Hiệp Quốc tiên đoán, rừng Việt Nam sẽ hết. Quê hương còn màu xanh chăng? Con người còn hy vọng chăng? xem tiếp trang 24
32
KAO NGUYÊN
Suy tư chín nẫu
HÀ NỘI
NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT
Ba bài thơ Xuân Kao Nguyên Hư Không Là… Hư không là những môi hồng Của hoa đào ấy, bềnh bồng vào xuân Hư không là những phai tàn Của nhân gian ấy trôi dần cùng mây Hư không là những phút này Bàn tay ta nắm bàn tay của người Hư không khóe mắt môi cười Hư không là những cuộc đời hư không! Hư không ngồi lại hư không Rồi hư không với hư không chia lìa!
Suy tư chín nẫu Xuân thì vào hoa, mãi mê chơi khắp chốn Hương sắc phai tàn, vào quả, chín nẫu suy tư!
Thư Gửi Mẹ Cha
T
hời gian đang lặng lẽ nhích dần về Tết Nguyên Đán. Chẳng mấy chốc nữa là cả dân tộc bước sang thềm năm mới! Nhưng dường như, mọi cái đang chuyển động một cách mỏi mệt và chậm chạp. Không còn thấy cảnh tượng như năm ngoái, giờ này tầm này, người ta đã sục sôi ráo riết cho năm mới. Vội vàng lắm!
Hà Nội những ngày này, rét đậm, rét hại lại càng tăng thêm cái vẻ u ám quạnh hiu cho quanh cảnh những bậc thềm cuối cùng của năm cũ sắp đi qua.
Năm nay thì khác quá! Hình như chẳng mấy ai vội vàng nữa! Có lẽ họ hiểu, có vội vàng cũng chẳng kịp, nên thôi, lừ đừ vậy! Có cái gì mà vội vàng đâu cơ chứ! Vội vàng cũng chẳng để làm gì! Xuân năm nay dường như bị thờ ơ hắt hủi?
Như tiếng thở dài âu lo phập phồng cho một năm mới đang cận kề!
Một năm cũ qua đi, khép lại với quá nhiều chuyện, nhiều vấn đề mà báo chí truyền thông đã đăng tải thông tin. Một năm buồn, không thiếu lĩnh vực nào. Hệ lụy từ cơn bão khủng hoảng kinh tế chăng? Những gánh nặng, những áp lực đang đè nặng trên vai mỗi số phận con người.
Vẫn cầu mong và dè dặt hy vọng cho một năm mới, đừng như năm nay, toàn tin xấu!
Chưa thấy xuất hiện cảnh tượng tấp nập hàng hóa hai bên đường như mọi năm. Khung cảnh vẫn đìu hiu quạnh quẽ!
Ai biết sẽ tốt đẹp hơn hay như thế nào đó so với năm đất nước nhiều chuyện buồn này?
Mong vậy!
Mùa xuân đã đến nơi rồi Mà con thì vưỡn xa xôi thế này Đời con là chuỗi ngày say Rồi như sương khói, mây bay ngang trời Cuộc đời thỏa thích vui chơi Trần gian chỉ có một người như con Chơi cho sông cạn đá mòn Phong hoa tuyết nguyệt dập dồn quanh năm Mai sau thân xác muốn nằm Con về tạ lỗi ăn năn bu thầy! Nhìn trong khóe mắt đong đầy Trắng lau mái tóc vai gầy run run Con đà mối gỏi chồn chân Ngủ ngoan dưới đất âm thầm mẹ ru Thế là về cõi thiên thu Thầy bu vẫn gọi thằng cu thủa nào Gió xanh, cỏ ngọt vẫy chào Đứa con lạc lối năm nào về quê! Kao Nguyên qua ống kính nhiếp ảnh gia: IMICHAEL TRAN www. imichaelphoto.com
33
BUDDHIST REVELATIONS FOR THE MODERN WORLD
Letter to the World’s Intellectuals from Bhiksu DUC NHUAN Translated into English by Pham Kim Khai & final edit by Chris Dunk.
34
INTRODUCTION The Most Venerable Thich Duc Nhuan was a highly accomplished and respected Buddhist Monk, leader and scholar of International significance during the tumultuous changes experienced by Vietnamese Buddhism from the 1920’s and into the 21st century. His life was led to the background events of his country throwing off of the colonial domination of the French through its war of independence prior to and after WW2, the Japanese occupation during WW2, and the division of the country into North and South Vietnam in the 1950’s. He lived through the political turmoil and religious suppression during the Vietnam War era in the 1960’s and 70’s, and the re unification under the Communist Government since 1975. Since then the impact of political events globally and contemporary technology has impacted on once isolated countries world wide with far reaching consequences. His publication Buddhist Revelations for the Modern World is a work that was written around some thirty years ago but his ideas concerning contemporary life are still relevant and display his connection to contemporary life and internationalism. His realisations on the impact to traditional culture of technological change and multi-culturalism and its challenges to us, are written with the aim of enabling us to surmount those challenges using Buddhist philosophy and practice to further hu-
manise us into embracing this new contemporary culture. Most Venerable Thich Duc Nhuan was born in 1924 at Lac Chinh Village, Nam Dinh Province in the North of Vietnam. He left his family to become a Buddhist monk in 1937, and was trained at many Buddhist Institutions. In 1949 he began his work for a as the Deputy Chairperson of Nam Dinh Buddhist congregation. In 1954 he left the northern Vietnam for the south. From 1956-57 he was he worked as the Executive Officer of the Northern Sangha Buddhist Association in the South. In 1959 to 1961 he was the Commissioner for Culture of Vietnamese Buddhist Congregation. From 1960 to 1961 he was re-elected as the Executive Officer of the Northern Sangha Buddhist Association in the South. In 1962-63 he was the General Secretary of the Vietnamese Buddhist Sangha Congregation. In 1963 he was an member of the group Buddhist Monks that protested and was active in opposition to the Republic of South Vietnam Diem Government’s anti Buddhist policies and repression of the Buddhist Sangha. In 1964 to 1965 he was the Commissioner for the Censorship of Buddhist publications for the Vietnamese Buddhist Congregation. From 1955-66
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
35
he was the Chief Editor of the Van Hanh the monthly Buddhist research magazine This magazine was a collaboration by all scholars, professionals, poets artists and others, and was the primary publication developing culture and Buddhist philosophical discourse in Vietnam. In 1969 and 70 he was Professor at the Buddhist and Oriental Philosophy Department at Van Hanh Buddhist University. From 1967- 1973, he was the General secretary of the Sangaharaja Institute of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation. From 1969-1971 he rebuilt the Giac Minh Temple the central headquarters of the Northern Buddhist Sangha Association. From 1971 to 1972 he was the Chief Editor of Hoa Dao monthly magazine of the Dharma promotion department the Unified Vietnamese Buddhist Congregation. From 1975 to 1981 he was the Abbot of Giac Minh Temple. From 1985 to 1993 the Communist Government of Vietnam imprisoned him due to his perceived opposition to Government policies. He was released in 1993 and spent the remainder of his life at Giac Minh Temple where he continued his work and dedication to the future of Vietnamese Buddhism. In 1999 to 2002 he was invited to keep his position as Advisor to the Leadership Committee of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation which he retained to the time of his death that year.
At the end of 2001 The most Venerable Thich Duc Nhuan felt ill and his disciples took him to the Thong Nhat hospital in Saigon. He was given great care by the medical staff but his condition worsened due to his advanced age being now 79 years old and he passed away in peaceful circumstances at 4.55 on the 21st January 2002. Throughout his life from he was devoted to his country and the development of Buddhism. His life was an example of devotion strength and determination under adverse conditions. He promoted and published widely and his writings illuminated and provided explanations concerning Buddhist life, ideas and philosophy to many people in Vietnam and elsewhere. To this day, his legacy of work that he left us still provides a clear path to our own enlightenment. The most Venerable Thich Duc Nhuan published works includes: Spiritual wind (poem), Published by Van Hanh 1959 Essential Buddhism a combined doctrine. Published by Van Hanh 1960. Republished many times in Vietnam and the USA. Transformation of Buddhism for the Modern World. Published by Van Hanh 1967. Buddhist Revelations for the Modern World. Published by Van Hanh 1969. Republished 1995 in USA
and in 2002 in Australia. The Mission of Buddhist Followers for Nation and Buddhism. Published by Vietnamese and International Philosophical Institute California USA. 1995. Planning for Buddhist Civilisation Published by Vietnamese and International Philosophical Institute California USA. 1996. Buddhism and Vietnamese History. Published by Vietnamese and International Philosophical Institute California USA. 1996 republished Saigon 1997. Light of the Faith (poem), Published by Vietnamese and International Philosophical Institute California USA. 1999 The Forty two Chapter Sutra, Published by Giac Minh Temple, 1980 and republished in 1995 The Nirvana Sutra, Published by Giac Minh Temple, 1980 and republished in 1995 Philosophical concepts of the Avatamsaka Sutra, Published by Vietnamese and International Philosophical Institute California USA. 1999 Heading towards the Modern Age, Published by Vietnamese and International Philosophical Institute California USA. 2000 By THÍCH NGUYEN TANG Melbourne, Summer Retreat 2002
BUDDHIST REVELATIONS FOR THE MODERN WORLD W
e are all engaged in contemporary life with its increasing complexities particularly in these times of constant change. Also, due to the chaos of differing ideologies and dogmas that humankind has been entangled within from the very beginning of civilization we ourselves get caught up with conflicts we have all inherited through culture, race and political ideas. The more we struggle to survive, seek meaning in our lives and increase our efforts to keep up with the constant rate of change inherent on today’s life, the more exhausted and further depressed and disheartened we become, feeling more helpless and hopeless. All this contributes to greater loss of confidence in one’s self and the world. The effects of this contemporary social phenomena has left its imprints on all and every one of us,
and most deeply in the minds and hearts of those of our youth facing an uncertain future. At this difficult and challenging time in history, it is the intellectuals and others who are expected to lead us all out of this impasse of the culmination of time, they are expected to bring relief and lighten the load on the disheartened among us, to bring light into modern life to create significance, meaning and faith. It is essential then to reform our knowledge of, and understanding of this world and phenomena of life itself as it seems for I believe that our common understanding and prevalent views of life in this world is a deformed view created by historians and others that is a ‘one-eyed’ view restricted due to restricted consciousness. Buddhism on the other hand I am convinced is a supreme philosophy to lead men to happiness and meaning and truth within
36
contemporary life and will widen that view. Looking at our collective history we certainly have shared serious problems due to our debased nature and also due to being governed by those who have led us into insane, collective massacres of fellow human beings through political and economic conflicts. Often these events are motivated by the ill-will of a minority of powerful decision makers and for their own interests, they have bartered other peoples blood and life indifferently, causing human blood wasted in struggles for political power, financial gain and private interests exploiting class, race and cultural issues. Their need for their own survival over the greater good motivates their indifference to others. They seem not to feel what they cause, nor care.
I am convinced that it is not until man is enlightened in the Buddhist sense and has lost all those insane cravings within our narrowly perceived self and its needs, that we will remain imprisoned within that endless delusional struggle at the expense of others further increasing the social inequality and historical misdirection we have all inherited through time. The Buddhist idea, that of enlightenment is a concept more commonly heard of nowadays than ever before due to the spread of eastern philosophy world wide. It is however greatly misunderstood and poorly explained leading to a perverted view of what it actually means Commonly, enlightenment is thought to be being aware of individual or of class rights and other things of similar earthily meaning. Unfortunately nothing is said of enlightenment, that of being aware of one’s own human condition, our relationship with the world, and our responsibilities in society and for life at large and as a
whole. There are barely any spoken or written texts in publications or in other media that shed light on what enlightenment actually is. There are plenty of well-meant and well-considered information but still they seem to express views restricted through selfishness privilege, power and pride. Noble enlightenment, on the other hand as Tagore expresses it, is when blow upon blow, pang upon pang you are to be awakened by the spiritual call: “Atmaønam viddhi” Know thyself. (R. Tagore 1917) Prior to any possible personal freedom, one must first remove from themselves feelings of prejudice, pride and selfishness. One’s selfliberation must depend for its full realization, upon
the removal of this common cause of our suffering. Without this grand vision, we can only go halfway at most or be lost. Self-indulgence our great enemy naturally means one’s excessive attention to one’s self, indifferently shutting out all problems of others and of common life. Individual selfishness, self-indulgence and aloofness are not the signs of an enlightened person. Actually, an enlightened person who has the perfect knowledge, kindness and wisdom, pertaining to Buddhist dharma (law) must do all and everything for those living the common life, have must have an understanding of the causes of suffering and attempt to alleviate that burden through the right thoughts, motivation and action towards lifting that burden. A harmonious world must be founded upon self-understanding, of self-awareness and of our noble transformation through dharma of the Buddha. The life of Buddha, the enlightened one, reveals that his was the right path, due to
keep silent and motionless within Buddhism with such infinite problems facing the world of this life and the effects the planet and all its living things. We must act towards doing something about them. By their fruits shall ye know them. Through this Jewish/Christian biblical saying we can also apply it to Buddhism meaning the fruits of Buddhist thought, the spirit of realism, compassion, wisdom equality and altruism that has conferred many great benefits upon societies wherever it has gone. Buddhism has contributed greatly to persons recovering their inner peace, in resettling social disorder and in creating greater material and social prosperity. By its fruits then people have come to know Buddhism as a tree that bears great rewards for all. History and human culture today, is on the threshold of a great synthesis. Today through the impact of information and technological revolutions we live in a significantly shrunken world, isolatio is
and of his right speech, his right thought and his right conduct. His immense sacrifice to obtain what he achieved, his great renunciation of the restricted world of form and of deeply questioning suffering. The immaculate purity of his life left an indelible imprint upon the minds and hearts of generation after generation of Asian people. It became a message to the whole world, and as suggested by Gandhi “For Asia to be not for Asia but the whole world, it has to relearn the message of the Buddha and deliver it to the whole world” (Gandhi’s speech Harijan, 24.12.1938)
now impossible and problems once isolated over much of the globe and from various cultures are overwhelming national boundaries affecting us all. Contemporary people are required to have great personal insight and great tolerance to rid themselves and society at large, of religious, racial and class prejudices and to enable them to remake societies based on greater justice and freedom in a new world. Today many different ethnic groups live side by side in modern cities, and in multicultural nations, greater intercultural tolerance is essential.
As long as we are Buddhists then, and our lives owe such inspiration derived from his, we cannot
Personal freedom, that is to be free to be one’s self, is an essential life impulse and whose natural destiny
37
is to find right expression. However the spiritual force that is beyond one’s personal individualism, unites us all as a whole and permits the power of the universe, to be simultaneously manifested within all individuals as a whole. Every person has their right to think, ponder and choose how they wish to live, serve others, and in being creative. This idea, may seem to pave the way for an excess of individualism but really it means to be tolerant of others, in accepting others freedom of thought and expression within social bounds. We owe people as social beings the safety of a certain amount of diversity of thought and expression that naturally, does not deny others their own rights through being excessive. These rights needs to be an expression of tolerance and affection as the Indian poet Tagore, said in a letter to Gandhi in 1919:”Give me the, supreme courage of love, this is my prayer, the courage to speak, to do, to suffer at thy will, to leave all things or to be left alone”. This message
will that be. One being less makes the other nothing. Let this be born, and so will that, born. That this dies makes that ending’
of responsible tolerant individualism was revived through Radhakrishna’s inaugural address to the “unesco Tagore’s Centenary Celebrations in Paris”.’We must take our responsibility to help the coming generations build a new life rational, civilized, human, by destroying the springs of man’s actions, which lie deep in Ignorance, Hatred and Selfishness’.The Agamas Sutram said, of the forces of cause and effect acting on life;
right action. The glory and full bloom of humankinds transcendental self nature will then be experienced.
‘What we are longing for is supreme compassion in action. Upon such a basis can we maintain firm and lasting justice and social equilibrium? When social order is upset and freedom is violated, or vice versa: Let this be, and so
Buddhist teachings assert that life is a result of cause and effect, and that these are in keeping with nature’s universal laws. This supreme rule is what Buddhist must always keep in mind, and moreover, for the sake of a modern society where conflicts are stilled and harmony pervades, material needs, ownership, individual and family needs and visions need be in tune with national and international outcomes, as only then can nations live within international humanist ideals. Only then can war come to an end, when living conditions over the world become more level, as reduced class rivalries and conflict within communities and beyond is reduced. Once hostile feelings are negated, cravings gradually become calmed, then, it is only then, that the way to true freedom will be revealed to us as the true religion flowers, through all acting with
Buddhism has been known for its universal compassion, its humanity, its love, its self-perfection and self-understanding, and especially upon its emphasis upon individual experience, human energy and free will towards ones own self-realization. It’s concern with a grand vision of cultural synthesis and merging of ideas. Buddhism is adaptable, peace loving, earthy and practical as well as possessing an imaginative and speculative spirit. Buddhism then can and must bring forth to the modern world greater significance and happiness for all of us.
By the way, who are those lead us people to the blissful state? The first and foremost are Buddhists or “Buddha’sto-be”. Whether Buddhism can be useful and fruitful to contemporary times depends not upon some canonical scriptures or sutras, but mainly upon those intelligent intercessors that preach the Dharma law as it relates to contemporary times, and adapt themselves to today’s social circumstances. They have to emphasize how to make Buddhism up-to-date, they must help to enrich it and enliven it, conveying it to all persons of all walks of life intellectually and socially speaking. Buddhism today can only last if it is adaptable and works harmoniously with the essential demands of modern times. We have heard it that persons of ideological bias or laymen who interpret Buddhism as a religion or philosophy without sympathy as atheistic and nihilistic. Buddhists are described by such persons as standing aloof from secular society, and are there-
fore, reactionary and anti-humanistic. It is fair and right to question Buddhism but consider that Buddhism is not an arrogant dogma that attempts to induce people to believe in it as the only possible belief system. Buddhism must be understood then as the guide that leads people from blindness and desire towards the blissful state of supreme liberation within themselves. Man is to be the master of his own desire. This truly emphasizes one’s individual efforts for self-salvation of mastering our more debased self, emotions and desires. The survival and spread of Buddhism over Asia for more than two millennium and its lively adaptation into the Western World and contemporary technological society, provide conclusive evidence against the shallow criticism levelled at Buddhism by its critics, obviously there must be something in it that attracts people to it. Endowed with a deeper insight to human nature, we Buddhists believe we can reveal a greater truth to all, and must do our best to make the teachings understood and
inspire the world with the right-view and right-understanding of Buddhism and its harmonious relationship with most aspects of secular life. Buddhism would, certainly rejects extreme self-indulgence and certainly finds great problems and objections to this our saha-world. This realm of desires and sensual love, people are constantly disturbed from within and without by bodily desires, personal needs and are driven social influences towards further insatiable unrealisable struggles. This world, as the Buddha called it, the “world of desire”, namely Kamadhatu, that brings forth all suffering such as birth, existence, decay and death. Superior to this our saha-world is the “world of pure form” namely Rupadhatu a place of deities and fairies whose life rises above all desires to the sphere of interplaying motives of form. A yet higher world or existence exists, that of no-form or Arupadhatu a place which excludes all and every desire and form - but mind still exists, which is still subject to
38
redemption, within that sorrowful Samsara cycle of re-birth. It is not until one has been elevated from all these stages, will one attain the ‘blissful state of enlightenment’, that perfect purity free from all mortal spheres free from Samsara the cycle of rebirths; the realm of birth and death. In this “world of desire” in which we ordinarily live, the Buddha lived a life much same as ours, the difference is that during his lifetime he had undergone a long fight to counter his selfindulgence searching for the transcendental love he attained finally upon his enlightenment to emerge with compassion, wisdom and his all-giving nature for which he became famous during and beyond his life. His love was not the kind that we associate with being in love with an attractive woman, nor that of self-love, or that of ownership, or of wealth, or that of a filial relationship (love towards a parent). His, on the contrary, was a love extended and meant for all and was one aimed towards alleviating pain
in all sorrowful suffering being. His compassionate love emerged of his transcendental self. If not being such a devote person he might not have practiced self-restraint, nor renounced the world of luxury he had inherited, nor would he have he been so restlessly concerned with the suffering of the world and all in it. He was so concerned with this existence where people pursue their lust for life so indulgently and without concern for others and that they refuse to pay any attention to their approaching deaths as if they are going to live forever. It is through this man and through his true love we can find the true meaning of the transcendental self, that is of transcending ourselves to something greater than we normally perceive. To criticize Buddhism as atheistic is harsh and far from the truth. You may not find in any of the Buddhist realms an omnipotent god with the love and hatred that is associated and projected upon gods by the human imagination but, if you set on a search
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
for the ‘god’ as the eternal basis that governs all phenomena in the universe and is in all and every one of us you may be on to something. This Divine-omnipresence is the essence of the world and, though not openly expressed, is latent in all and everything, extant or not extant. It transcends all categories and limitations; however, it will only be revealed to those being free from the veil of illusory phenomena, those who fight and win pure love and wisdom over earthily desires obtain this inner-self to be one with that of the universal. Buddhism as such may somehow be conceived as theism whose Deities (or devas) are not far from man but as a nucleus latent in every living creature. They only come into being and in sight of those who have possessed a universal vision. All such Buddhist terms as “Buddha-hood” (the nature of Buddha) or “Such ness” or “Blissful State” or “Nibbana” are various names of the One Absolute Heart incarnate in all, even though each of us has no experience of
such an absolute experience trapped as we are in the Saha world of desire. Potentially, each of us is a Buddha and everyone, therefore, may attain Buddha hood through the arduous path of one’s selfrestraint, self-perfection and self-understanding. In principle, Buddhism thus gives way to a far higher human status and contributes nothing towards debasing to human dignity. All men are equal, on the way to the supreme perfection. A vast difference of value among beings however concerns their personal “burden of Karmic actions” or record of morality (past and present). People of course due to our reasoning and ability to reflect, are the most elevated creature in the sphere of “Samsara” (suffering), and possess the best faculties to enables us to free from this infinite cycle of re-birth and redemption. This complete, description and explanation of Buddhism conveys the true meaning its purpose in promoting “humanism”, to use a term in vogue today. It is Buddhism that has put consciousness for
most and utmost into practical life despite the tragic conditions of life as is generally experienced by us all. Buddhists has never given way to defeatism, neither praying for external aid from deities or gods, nor leaning upon other persons, heroes, and politicians and others etc to free us from the human condition. The true Buddhist tries their best to get rid themselves of selfbondage through their own efforts. Let us imagine a child sleeping by its mother and dreaming that a powerful lion is attacking it. Can the mother save her child from danger or kill the lion in that dream? No, she can’t; she cannot enter into it that dream nor do anything except wake it up from that dream. To be awakened, the child will be freed from the perception of being attacked by a lion. So such is it through enlightened awakening that the Buddhist frees himself instantly from ‘the sufferings arising from ignorance of the law of ceaseless change within the Six Realms’. Without self-realization,
39
one cannot understand such things as these statements. We can only save ourselves through our own effort, no one and nothing can help us not even a Buddha nor a god can deliver us. They may provide us with an example and inspiration but it is up to us to pay our dues to pursue and complete our self-perfection by our own efforts. Outside help, if any, cannot outrun the inner motives or wish of liberation within a person. (You can lead a horse to water but you cannot make it drink as the saying goes). It is this emphasis upon the subjective, that is of there being only deliverernce through of our own inner world and its the concern with self-liberation that has attracted critics of Buddhism as being selfish, individualistic or that Buddhist are irresponsible and aloof not concerned with the world beyond themselves. However providing Buddhism keeps promoting the personal initiatives of reflection, self effort, and self-mastering and self liberation it must be seen as positive and not pessimistic, nor a set of abstract intellectual philosophies far removed
from social life or the concerns of people in their daily lives, its just that it stresses that the effort towards positive social and self outcomes must come from within our on efforts. Buddhism has its own way of serving society and people and there is, for each one of us, an individual way to self-realization that is not devoid of the great compassionate heart but is in fact totally dependent on it. However, due its very adaptability and tolerance Buddhism has been subjected to criticism due to its all embracing loving kindness and forgiveness. The only thing a Buddhist can and must do is to do good on behalf of all beings. A Buddhist; in spite of his own “burden of karmic action and desires”, is supposed to make great effort to tame themselves and do the right thing, to reject wealth and pride, to remove lust from themselves to reject discrimination and to be ready to serve humanity in doing whatever possible for others. This supreme sacrifice has to be willingly made and such action causes the Buddhist to embrace loving kindness
BÁOvàTẾT VĂN HÓA
TẾT NGUYỄN HƯNG QUỐC www.voatiengviet.com
T
ừ thập niên 1930, bắt đầu với sáng kiến của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trên báo Phong Hoá, báo Tết đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của người Việt Nam. Bên cạnh những “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”; bên cạnh những “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”; Bên cạnh? Không phải. So với các món Tết cổ truyền vừa kể, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Ngày nay, cây nêu, câu đối đỏ hay dưa hành chỉ còn là những kỷ niệm, có khi thật xa vời, hun hút nằm ngoài trí nhớ của nhiều người Việt Nam. Riêng pháo thì, từ nhiều năm rồi, bị cấm; và thịt mỡ thì dần dần, cùng với đà phát triển của kinh tế, không còn là một giá trị điển hình cho ngày Tết nữa. Trong khi đó báo Tết không những không suy giảm mà càng ngày càng phát triển, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đâu đâu cũng có báo Tết. Báo chuyên nghiệp ra số Tết đã đành. Ngay cả các đặc san của các hội đoàn cũng chọn dịp Tết để ra báo như để cố góp vào cái rừng báo Tết vốn đã rậm rạp của người Việt bằng chút hương hoa địa phương. Tôi không biết ở các nước khác thế nào, chứ riêng tại các quốc gia nói tiếng Anh, rõ ràng là người ta không có thói quen làm báo Tết. Ngay cả đầu năm 2000 và đầu năm 2001, thời điểm kết thúc và mở đầu không những của một thế kỷ mà còn của cả một thiên niên kỷ, các tờ báo lớn tại Mỹ, Anh, Úc và Canada... cũng chỉ phát hành những phụ trương mong mỏng tổng kết những sự kiện và những nhân vật nổi bật nhất trong một số lãnh vực nào đó mà thôi. Hoàn toàn không có những số báo Tết hay những giai phẩm xuân như ở ta. Bởi vậy, trong chừng mực nào đó, một cách dè dặt, chúng ta cũng có thể nói báo Tết là một hiện tượng khá đặc thù của Việt Nam. Cái đặc
thù ấy không chừng xuất phát từ tham vọng làm... văn chương của những người làm báo. Nên lưu ý là báo Tết thường gắn liền với các nhật báo hoặc tuần báo. Các tạp chí ra hàng tháng hay nhiều tháng, nếu có số Tết, cũng chỉ là một cách gọi tên cho tiện và cho... vui; thực chất chúng cũng chỉ là một thứ giai phẩm khá bình thường, may lắm, thoáng chút hương xuân ở đôi bài tổng luận hay phỏng vấn. Những số báo Tết tiêu biểu nhất thường được tìm thấy ở những người làm báo thực sự. Có thể xem báo Tết như một thứ đại yến của những tờ báo tin tức và thời sự: đó là dịp để những người quanh năm tất bật với những tin vắn tin dài có thể ngồi xuống làm... thứ văn chương mà họ tin là nghiêm túc. Với bìa cứng và được bấm gáy cẩn thận, số báo Tết được xem như một sự hoá thân: từ báo, nó trở thành tạp chí; từ tin tức, nó trở thành nghệ thuật; từ giải trí, nó trở thành văn chương; từ việc đáp ứng những nhu cầu bức thiết nhưng rất phù du hàng ngày, nó trở thành một thứ tác phẩm có thể được lưu giữ lâu dài trên các giá sách. Những sự hoá thân ấy có tác động thăng cấp về tâm lý: với các số báo Tết, một nhà báo thích thú với chữ nghĩa có thể tự cảm thấy mình là một nhà văn hay một nhà thơ; một nhà báo khác say mê bình luận tin tức có thể tự cảm thấy mình là một nhà... bình luận chiến lược, hoặc thậm chí, một nhà chiến lược..
ra, hình ảnh in trên các bìa báo Tết thường khá giống nhau: hoặc hình thiếu nữ hoặc hình ông bà cụ già với cháu nhỏ trong y phục cổ truyền, hoặc hình một vật gì đó gắn liền với ngày Tết: hoa, cây nêu, pháo, bánh chưng, v.v... Đại khái thế. Rất ít có
Tuy nhiên, trên thực tế, ý nghĩa văn chương và nghệ thuật của các số báo Tết ấy rất mong manh. Trước đây, về phương diện nghệ thuật, các số báo Tết có một đặc điểm nổi bật là in màu nên trông rực rỡ hơn hẳn các số báo thường. Nhưng khi phần lớn các số báo thường cũng được in màu, ít nhất là ở cái bìa, thì vẻ rực rỡ không còn là một tín hiệu của Tết nữa. Đó là chưa kể, loại bỏ yếu tố màu sắc
40
sự thay đổi. Mà hình như người ta cũng ngại thay đổi: Tết đồng nghĩa với truyền thống. Văn chương của báo Tết cũng thế. Cũng ngại thay đổi. Ngại thay đổi từ đề tài trở đi: Bài vở khác nhau, các cây bút cộng
tác khác nhau, nhưng hầu như tờ báo Tết nào cũng có những phần mục y như nhau. Bao giờ cũng có phần tổng kết tình hình trong năm. Nghiêm túc thì người ta viết bài tổng kết ấy dưới hình thức tiểu luận. Nặng tinh thần giải trí thì người ta viết dưới
hình thức sớ Táo quân. Nhiều báo còn cụ thể hoá tình hình trong năm bằng cách chọn ra những thành tích xuất sắc và những gương mặt tiêu biểu nhất để biểu dương. Hơn nữa, người ta còn đi xa hơn trong việc tổng kết bằng cách nhìn lại toàn bộ những năm mang cùng tên con giáp trong suốt lịch sử, từ đó, có những bài như “Những năm Ngọ trong lịch sử”, “Những năm Thìn trong lịch sử”, v.v... Đi kèm với những bài như thế bao giờ cũng có những bài viết khác tìm hiểu những đặc điểm của những con vật được chọn đặt tên cho năm: chuột, trâu, cọp, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ... Với những đề tài như thế, người ta không thể tránh khỏi sự trùng lặp trong nội dung. Gắn liền với một con vật nào đó thường chỉ có một số chuyện nhất định, kiểu: con ngựa trong ca dao, tục ngữ; con ngựa trong hội hoạ; con ngựa trong văn chương; con ngựa trong thế giới sinh vật học, v.v... Một số không ít những bài viết ấy sẽ được in lại hoặc xào nấu lại trong một chu kỳ cố định: 12 năm. Bởi vậy, tuy năm nào chúng ta cũng có hàng trăm tờ báo Tết, những giai phẩm xuân dày cộm và lộng lẫy, số lượng những tác phẩm về Tết có giá trị, cả trong lãnh vực sáng tác lẫn lãnh vực nghiên cứu, rất hiếm, hiếm một cách rất đáng kinh ngạc. Khi nào cần tìm một bài thơ thật hay về mùa xuân ư? Thì chúng ta lại phải quay về với Vũ Đình Liên, với Đoàn Văn Cừ, với Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên những năm trước 45 xa xôi. Khi nào
cần tìm một số công trình nghiên cứu nghiêm túc và khả tín về phong tục tết nhất ư? Thì chúng ta lại phải quay về quá khứ, với Toan Ánh hay Vương Hồng Sển trước năm 1975, hay có khi xa hơn nữa, tận thời Phan Kế Bính, trước năm 1930. Biết thế, nhưng người Việt Nam nói chung vẫn cứ yêu báo Tết. Giới làm báo yêu báo Tết: Tết, không có số báo đặc biệt, họ cảm thấy như thiếu thiếu một cái gì. Giống như những người bình thường thiếu một chậu hoa, một gói bánh chưng hay một đòn bánh tét. Giới viết văn và làm thơ cũng yêu báo Tết: rất nhiều người quanh năm không viết lách được gì cũng cố góp mặt trên trang báo Tết một bài thơ hay một tiểu phẩm gì đó. Nhiều người chuẩn bị cho báo Tết khá kỹ: ngay từ giữa năm, lúc trời Úc đang còn trong mùa hạ hoặc mới vừa chớm thu, họ đã nắn nót những bài thơ nặng trĩu nỗi hoài hương và hoài cổ trong không khí giao thừa lạnh lẽo ở xứ lạ quê người. Một số người cẩn thận và cũng ngây thơ hơn, ghi chú dưới bài thơ dòng chữ đầy tính... hư cấu, kiểu “Viết giữa đêm giao thừa... 2002”, trong khi trên thực tế, bài thơ ấy đã được làm và gửi đến toà soạn từ giữa năm... 2001. Độc giả, cầm đọc bài thơ với câu ghi chú như thế cả một, hai tháng trước đêm giao thừa, cũng không lấy gì làm khó chịu. Người ta dễ dàng xem đó như một thứ nghi thức. Thật ra, với họ, ngay chính việc mua tờ báo Tết cũng gần như một nghi thức: tờ báo, giống
như một gói mứt; mua, chưa chắc đã ăn, nhưng không mua thì không an tâm. Mua báo Tết, có khi chỉ liếc sơ qua, nhưng nếu không mua, cứ e hương vị ngày Tết cứ nhạt đi một chút. Thành ra, có thể nói, với người Việt Nam, báo Tết là một hiện tượng văn hoá. Đó là thứ văn hoá hội hè. Đặc điểm đầu tiên của văn hoá hội hè là tính chất tập thể, ở đó, ngay sự hiện diện đã là một ý nghĩa. Không cần biết ai hiện diện, chỉ cần biết là nhiều người hiện diện. Bởi vậy số báo Tết nào người ta cũng cố lôi kéo thật nhiều người tham gia. Nếu không tham gia được với tư cách tác giả thì cũng tham gia với tư cách những người được phỏng vấn. Mà các cuộc phỏng vấn chỉ cần đa dạng chứ không cần chuyên sâu. Mỗi người thường được hỏi vài ba câu, thật ngắn. Trả lời sao cũng được, ở đây chất lượng không quan trọng: điều quan trọng nhất là mỗi người một giọng để tờ báo có không khí đình đám. Đình đám thì phải... vui. Hầu hết những người làm báo Tết đều ý thức rất rõ là tờ báo của mình được đọc trong không khí Tết, lúc mọi người chỉ muốn tận hưởng những gì thảnh thơi và may mắn nhất. Do đó, người ta thường né tránh những đề tài và những phong cách quá nặng nề. Hí hoạ, thơ, truyện cũng như những bài phóng sự hài hước và phóng sự ngắn được đặc biệt ưa chuộng. Nhưng đặc điểm nổi bật nhất ở các tờ báo Tết chính là nền văn hoá nhìn lại. Báo Tết, thực sự là báo Tết,
tiếp theo trang 17
AI ĐEM QUÁN TRỌ MÀ NGĂN NẺO VỀ? Thế hệ Một Rưỡi đã trải qua phần nào những năm tháng tạo dựng nhân cách ở Việt nam nên họ có khuynh hướng tìm hiểu chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ và kinh nghiệm đau thương của thế hệ đi trước...Ngược lại, thế hệ một rưỡi lại gần gũi với thế hệ thứ hai hơn là thế hệ thứ nhất có thể làm được. Trong đời sống con người bao giờ cũng có sự cách biệt giữa hai thế hệ nầy, bất kể là họ thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ nào, kể cả cộng đồng chính mạch.... Thế hệ thứ nhất đã “mất” một quê hương, nhưng chưa hẳn đã tìm được một quê hương mới, trong khi thế hệ thứ hai sinh đẻ ở nước ngoài và chỉ biết môi trường thổ sinh, hoặc ít nhất là thế hệ thứ hai không có những gắn bó tha thiết với đất nước cội nguồn của cha mẹ. Họ không có cảm giác đã “mất” một quê hương và không có nhu cầu tìm một quê hương mới. Thế hệ một rưỡi là thế hệ vừa “mất” một quê hương vừa tìm được một quê hương mới.” (4). Ông Jack Passaris, chủ tịch Hội Đồng Sắc Tộc NSW Ethnic Communities
Council, thường tự hào nói với tôi rằng con gái của ông thuộc thế hệ thứ tư sinh đẻ bên ngoài lãnh thổ Hi Lạp, nhưng cô ấy vẫn có đủ vốn liếng văn hóa và ngôn ngữ để theo học đại học tại Athens. Đây có thể là trường hợp ngoại lệ, nhưng tôi không nghĩ như vậy, vì tôi biết khá nhiều về cộng đồng Hi Lạp tại Úc. Cũøng như cộng đồng gốc Do Thái về phương diện tôn giáo, nhưng khác với cộng đồng Do Thái về mặt ngôn ngữ, người Úc gốc Hi Lạp và có lẽ người Mỹ gốc Hi Lạp cũng vậy, rất thành công trong việc duy trì tín ngưỡng, ngôn ngữ, và văn hóa của họ mà vẫn hội nhập thành công vào xã hội chính mạch tại các nước định cư. Đến năm 2035, tức là sau 60 năm định cư, thế hệ thứ ba và thứ tư của chúng ta có còn khả năng nói tiếng Việt và hiểu văn hóa Việt hay không? Tôi không lạc quan lắm, trừ phi thế hệ thứ hai trong cộng đồng hiện nay tích cực về nguồn như là thành tố chia sẻû đặc tính văn hóa của home, sweet home. Trong mỗi gia đình, chúng ta đều có những trăn trở như nhau về việc nầy. nhưng không phải ai cũng thành
công trong nỗ lực tìm một công thức dung hòa nhu cầu hội nhập dòng chính với nhu cầu duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt nam. Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang đã đề tặng tác phẩm mới nhất của mình cho các con sinh đẻ tại Mỹ là “thế hệ bảûo tồn Tiếng Việt Huyền Diệu nơi xứ người” (5). Thế hệ thứ hai tự họ cũng trải qua những trăn trở như vậy nên chủ đề của trại hè sinh viên Việt nam ở Adelaide, South Australia, đầu năm 2005 là “Ta Là Ai? Who Are We?” Nhiều công trình khảo cứu đã và đang đi tìm câu trả lời. Vicky Karaminas viết:” Nhà (home) là nơi chúng ta nhớ khi chúng ta đi xa và là nơi chúng ta trở lại sau cuộc hành trình. Nhưng đối với nhiều người, cuộc hành trình, tình trạng ngược xuôi không bao giờ chấm dứt. Nhà được liên tục tìm kiếm qua những lúc đến và lúc đi, lúc ra và lúc vào những địa điểm khác nhau – Home is what we yearn for when we are away, and what we return to after a journey. But for many, the journey, the displacement xem tiếp trang 55
41
trong cảm quan của cả người viết lẫn người đọc, bao giờ cũng là một sự nhìn lại, hoặc chủ yếu là một sự nhìn lại. Nhìn lại một năm. Nhìn lại một giáp. Nhìn lại một thế kỷ. Nhìn lại những thành công và những thất bại của một đất nước hoặc một lãnh vực nào đó. Nhìn lại những nếp cũ, những tục cũ. Nhìn lại những vang bóng một thời. Nhìn lại. Số báo Tết nào cũng thường nặng trĩu quá khứ và cũng man mác tâm sự u hoài. Thì cũng hay thôi. Mỗi số Tết là một dịp ôn bài. Ôn tập thể. Và thú vị. Như nhắp một hớp trà hay nhâm nhi một miếng mứt. Có lẽ phần lớn những kiến thức của chúng ta về phong tục tập quán của dân tộc cũng như những dấu mốc quan trọng trong lịch sử đất nước nếu không đến từ, thì cũng được củng cố bởi các dịp ôn bài như thế. Không có chúng, khó có thể tưởng tượng là đến hơn nửa cuộc đời, chúng ta vẫn nhớ đến những sự tích bánh chưng bánh dày hay những câu chuyện ngồ ngộ liên quan đến các giống vật được chọn đặt tên cho từng năm như chó, mèo, ngựa, khỉ, rắn, rồng, v.v... Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được nhiều người ghi nhớ hơn nhiều bài thơ khác có lẽ một phần lớn cũng là nhờ báo Tết. Tên tuổi của Đoàn Văn Cừ, một nhà thơ thời 1930-45, tác giả của một số bài thơ về Tết nổi tiếng, còn lại mãi có lẽ chủ yếu cũng nhờ báo Tết. Những việc “ôn bài” dưới hình thức báo Tết như thế không phải chỉ có ích lợi là giúp bồi bổ kiến thức
của mọi người. Quan trọng hơn, chúng còn giúp tạo nên một thứ ký ức tập thể chung cho cả dân tộc, khiến cho người Việt Nam thuộc bất cứ địa phương hay bất cứ thế hệ nào cũng đều có một số hình ảnh khá giống nhau và một số khái niệm khá giống nhau về đất nước. Chính những ký ức tập thể như thế đã góp phần hình thành nên những ý niệm về cái gọi là bản sắc văn hoá; và bản sắc văn hoá, đến lượt nó, lại điều kiện hoá cách suy nghĩ cũng như cách hành xử của từng cá nhân. Có thể nói, ở Việt Nam, ký ức có vai trò quan trọng hơn hẳn lịch sử. Thật ra, ở một góc độ nào đó, ký ức và lịch sử là một: lịch sử là thứ ký ức tập thể đã được gạn lọc và lưu giữ bằng một phương tiện vật lý nằm ngoài bộ nhớ của từng cá nhân. Đó là thứ ký ức được ghi lại. Lịch sử được viết theo phong cách hàn lâm (academic history), nói theo Lutz Niethammer, là thứ ký ức tập thể trong một thời đại khoa học (1). Tuy nhiên, chính việc ghi lại ấy đã làm cho lịch sử ít nhiều khác biệt với ký ức. Được ghi chép tức là được gạn lọc: lịch sử nào cũng ít nhiều chịu sự chi phối của các thế lực khác nhau trong xã hội, chủ yếu là các thế lực đang nắm vai trò thống trị, nói như ai đó, trong một câu nói đã thành châm ngôn: lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng. Hơn nữa, được ghi chép, lịch sử, một mặt, sẽ còn lại với thời gian, nhưng mặt xem tiếp trang 24
VÀI
DÁNG NGỰA
TRONG NỀN MỸ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM HUỲNH HỮU ỦY Trích “MỸ THUẬT VIỆT NAM NGÀY XƯA” Văn Mới xuất bản 2013
N
gựa là một hình tượng thân thuộc trong nền nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Khác với thế giới, từ thời tiền sử ngựa đã là đối tượng của những nghệ sĩ nguyên thủy, thì ở Việt Nam, bóng dáng ngựa xuất hiện có hơi muộn màng. Có lẽ phải đợi đến thời điểm đất nước tự chủ sau một ngàn năm
dài Bắc thuộc, ngựa mới có mặt. Sau những triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh Lý, Trần, Lê, hình tượng ngựa ngày càng càng trở nên phong phú, đa dạng về cả chất liệu, đề tài, bút pháp. Chạm khắc trên gỗ, đục đẽo trên đá, trên đồng, đồ gốm, đất nung, tranh mộc bản, và đến ngày nay đã trở thành một đề tài khá
tiếp theo trang 17
BÁO TẾT và VĂN HÓA TẾT khác, lại bị tách ra khỏi sự sống vẫn còn đang tiếp tục vận động. Những yếu tố này làm cho lịch sử trở thành một cái gì bất toàn và đầy nghi vấn. Theo Maurice Halbwachs, trong khi ký ức tập thể về quá khứ được chia sẻ trong cả cộng đồng, lịch sử chỉ là kết quả của những công trình nghiên cứu dành cho một thiểu số; trong khi ký ức tập thể vô cùng đa dạng, lịch sử chỉ có một(2). Nhưng cũng từ hiện tượng được ghi chép, lịch sử có một đặc điểm rất tích cực: được ghi chép là được có cơ hội xác minh và bổ sung, nhờ thế, có nhiều triển vọng để gần với sự thực hơn là những ký ức được lưu giữ trong từng cá nhân riêng lẻ và đầy chủ quan. Từ khoảng giữa thập niên 1970 trở lại đây, giới nghiên cứu không còn cố gắng tìm cách đối lập ký ức và lịch sử nữa mà họ xem ký ức như một hình thức bổ sung cho lịch sử. Bổ sung ngay trong ngành sử học: bên cạnh khái niệm lịch sử thành văn quen thuộc, xuất hiện khái niệm lịch sử truyền khẩu (oral history). Bổ sung trong lãnh vực xã hội, chính trị và văn hoá: từ những ký ức tập thể của dân chúng, giới nghiên cứu có thể khám phá ra cách thức con người diễn dịch và nhào nặn lại quá khứ, cách thức quá khứ tác động lên hiện tại và phần nào, cả tương lai nữa. Bổ sung. Dù được chú ý đến mấy, ký ức cũng chỉ
đóng vai trò bổ sung cho lịch sử mà thôi. Nó không thể thay thế lịch sử. Lịch sử có tính thiên vị? Đồng ý. Nhưng ký ức, dù là ký ức tập thể, cũng không công bình hơn chút nào. Đằng sau, có khi xa lắm đằng sau hành động nhớ và quên của một cộng đồng bao giờ cũng tiềm tàng một thái độ chính trị nhất định: người ta thường chỉ nhớ những gì họ muốn nhớ và quên những gì họ muốn quên. Hơn nữa, hình thức thành văn của lịch sử là điều kiện để phát triển tầm nhìn có tính tổng hợp và khái quát: Những khái niệm trừu tượng như phong kiến, tư bản, cộng sản, cách mạng, quân chủ, dân chủ, đa nguyên, v.v... chỉ có thể ra đời trên cơ sở của lịch sử. Ký ức, ngược lại, chỉ làm người ta quanh quẩn mãi trong những cái cụ thể gần gũi và nhí nhách. Ký ức tập thể, muốn tồn tại lâu dài, phải gắn liền với các câu chuyện kể. Một nền văn hoá được xây dựng chủ yếu trên nền tảng của ký ức nhất thiết là một nền văn hoá mang tính tự sự (narrative culture) (3). Văn hoá Việt Nam, cho đến nay, là một nền văn hoá như thế. Lịch sử, bất kể là lịch sử gì, với chúng ta, chỉ là một chuỗi chuyện kể liên miên theo trình tự thời gian. Sáng tác, bất cứ thuộc thể loại gì, từ văn xuôi đến văn vần, từ một thiên tiểu thuyết đến một bài thơ, với chúng ta, cũng
Ngựa đá, lăng Thiệu Trị, bản vễ trong L’Art à Huế của L. Cadiére.
trữ tình trong nền nghệ thuật mới, mà điển hình nhất có lẽ là dáng ngựa cực kỳ thơ mộng của Trịnh Cung nơi tác phẩm Trên vùng an nghĩ, đã in một dấu ấn sâu đậm giữa nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Công trình kiến trúc và tạo hình rất danh tiếng vào buổi đầu của thời nước
là một cách kể chuyện, hoặc những câu chuyện đầy biến cố liên quan đến đời sống chính trị, xã hội của các nhân vật, hoặc những câu chuyện ngăn ngắn, nho nhỏ, liên quan đến đời sống tâm tình, với những ước mơ và những thất vọng, những nhớ nhung và những khắc khoải, những đắng cay và những giận hờn... của chính người cầm bút. Phê bình, với chúng ta, cũng lại là một cách kể chuyện: kể lại câu chuyện xảy trong tác phẩm mình phê bình hoặc kể lại những gì mình cảm, mình nghĩ, mình liên tưởng nảy sinh từ tác phẩm ấy. Cả đến văn lý thuyết, với chúng ta, ở một mức độ nào đó, cũng là một cách kể chuyện: kể về một vấn đề, về những tranh luận chung quanh một vấn đề, về những chi tiết nhằm minh hoạ cho vấn đề ấy, ở đó có rất ít những sự phân tích. Càng ít hơn nữa những cách nhìn có sức tổng hợp với những khái niệm trừu tượng và mang tính khái quát cao. Đã đành dân tộc nào vào thuở sơ khai khi chưa có chữ viết hoặc chưa có điều kiện in ấn cũng đều yêu chuộng hình thức chuyện kể. Tuy nhiên, hình như ở Việt Nam, lòng yêu chuộng ấy sâu đậm một cách khá đặc biệt. Sâu đậm đến độ, với người Việt Nam, quá khứ không có gì khác hơn ngoài các câu chuyện kể. Chúng ta phá hoại không thương tiếc các di tích lịch sử; chúng ta hờ hững với những gì có khả năng trở thành di tích lịch sử; chúng ta chỉ yêu các câu chuyện kể. Chúng ta kể đi kể lại không biết mệt mỏi từ chuyện Lạc Long Quân lấy Ấu Cơ đến Trọng
42
nhà độc lập là chùa Phật Tích, bị tàn phá qua bao nhiêu đổi dời, ngày nay dù đã hoang phế, sụp đổ vẫn còn để lại nhiều vết tích, đánh dấu một thời kỳ phát triển nghệ thuật đầy tài năng và trí tuệ. Tài liệu thư tịch cùng những di vật cho ta thấy nhiều mặt của vấn đề. Năm 1937, 1940 và 1943, L Bezacier cũng đưa ra
nhiều tài liệu mới sau các cuộc khai quật tại chỗ (1). Trên công trình lớn này được xây dựng năm 1057 (thế kỷ XI), giữa nhiều vết tích chạm trỗ, đục đẽo rất hấp dẫn, kỳ lạ, ngay nơi bậc cửa bằng đá đi lên chùa, nơi rìa ngoài những bậc cửa, đăng đối nhau, chúng ta bắt gặp bóng dáng con ngựa giữa các lòai thú khác là sư tử, voi,
Thuỷ phản bội Mỵ Nương, chuyện Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, chuyện Trưng Trắc trả thù chồng, chuyện Triệu Trinh Nương vú dài ba thước, chuyện Trần Quốc Toản bóp nát trái cam trong tay, v.v... Không phải không có khía cạnh tích cực: Theo tôi, chính việc chia sẻ niềm tin và sự say mê đối với các câu chuyện kể ấy đã góp phần tạo nên sự thống nhất của dân tộc Việt Nam, để từ Nam chí Bắc, từ trong nước ra đến hải ngoại, từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân, ở đâu người Việt Nam cũng có một sự tưởng tượng chung, từ đó, ngỡ chừng như có một quá khứ chung, một cội nguồn chung. Nói một cách khái quát hơn, cái gọi là dân tộc Việt Nam, đặc biệt là cái gọi là dân tộc tính của Việt Nam, thực chất là một số câu chuyện kể chung. Đẩy vấn đề lên một tầm khái quát như vậy, chúng ta gặp một số lý thuyết gia hậu hiện đại, những người xem những khái niệm hết sức căn bản như tổ quốc, sắc tộc, bản sắc, v.v... không phải là những gì có sẵn mà chỉ là những gì được tạo ra, hơn nữa, không ngừng được tái tạo qua thời gian. Hay, nói như Werner Sollars sắc tộc chỉ là một chuỗi những sự hư cấu có tính tập thể (a set of collective fictions) (4); nói như Benedict Anderson, tổ quốc chỉ là một cộng đồng tưởng tượng (imagined community) (5); và như Homi Bhabha, tổ quốc là những gì được kể lại(6). Những gì được kể lại ấy hẳn đã thuộc về quá khứ. Tuy nhiên, qua việc kể, những di tích đầy huyễn tưởng của quá khứ ấy lại tác động lên việc hình thành những những giá trị văn hoá làm mẫu
số chung trong xã hội để căn cứ theo đó, mọi người đánh giá các hiện tượng chung quanh, và chọn lựa cho mình những cung cách hành xử được xem là đúng đắn nhất. Nói cách khác, cái được kể sẽ dần dần được nội tâm hoá và đến một lúc nào đó, trở thành khuôn thức để hình thành nhân cách và tính cách của chúng ta: từ những người kể chuyện, chúng ta bị biến thành những người được kể, thành các nhân vật. Đây mới chính là điều đáng ngại: ở tận đầu thế kỷ 21, thật chẳng có gì vui khi cứ phải tiếp tục làm những nhân vật dễ thương nhưng rất đơn giản, đơn giản đến độ ngây ngô, như trong các câu chuyện cổ tích ngày nào. Chính vì vậy, mỗi lần cầm các tờ báo Tết, tôi vừa mừng vừa cảm thấy có cái gì như là ngài ngại. NGUYỄN HƯNG QUỐC
1. Dẫn theo Cornelus Holtprf trong bài “History & Memory” trên trang web [ đọc bài ] 2. Như trên 3. Về khái niệm “văn hóa tự sự” hay “kiến thức tự sự”, có thể xem thêm bài “How Cultural Anthropology Contributes to Culture: The Scientific Method in Late Twentieth Century Cultural Anhtropology” của James W. Dow trên website [ đọc bài ] 4. Xem Werner Sollor (biên tập) (1989), In the Invention of Ethnicity, New York: Oxford University Press, tr. ix-xx. 5. Xem Benedict Anderson (1991), Imagined Communities: Reflectins on the Origins and Spread of Nationalism, New York: Verso 6. Xem Homi K. Bhabha (1994), The Location of Culture, London: Routledge.”
trâu, tê giác. Tất cả mười con thú này đều được đặt nằm trên tòa sen, cao xấp xỉ nhau là 1m20, riêng chiều dài hình dáng ngựa đo đúng 1m50. Con ngựa ấy chỉ là một bộ phận nhỏ hòa hợp giữa tòan bộ nền nghệ thuật Phật giáo rất thịnh đạt lúc bấy giờ. Sang đến đời Lê Sơ (1427 – 1527) là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền, Nho giáo là nền tảng và cương thường để trị nước. Điêu khắc thời kỳ này so với thời Lý – Trần trước đó đã có những bước phát triển mới vượt khỏi truyền thống Phật giáo, chủ yếu còn nhằm phục vụ những công trình gắn liền với giai cấp thống trị đương thời. Nơi các khu lăng mộ ở vùng Lam Kinh (Thanh Hóa) nơi phát tích của nhà Lê, các nhà nghiên cứu nghệ thuật tạo hình truyền thống đặc biệt chú ý đến những tác phẩm điêu khắc gồm các tượng người, thú, rùa đội bia. Các tượng này đều là dấu tích của những công trình kiến trúc đồng dạng, mô thức chung bao giờ cũng gồm phần mộ, hai dãy tượng đứng đối xứng nhau trên một trục đường thẳng vẫn thường được gọi là “thần đạo” và một cái bia đá (2). Nơi khu di chỉ này, như lăng Lê Thái Tổ (xây dựng năm 1433), lăng Lê Thánh Tông (1498), lăng bà Nguyễn Thị Ngọc Huyên (1505), lăng Lê Hiến Tông (1504), chúng ta còn gặp những con ngựa đá đứng chầu
hầu ở đây. Nhìn chung, những tượng đá ấy có kích thước không lớn, tượng người và thú đều chỉ cao khỏang 1m10 và 0m60 (3). Vào thời kỳ đầu, tượng ngựa ở Vĩnh Lăng (lăng Lê Thái Tổ) trông rất buồn cười, lùn tịt, ngô nghê, chỉ phảng phất một chút dáng ngựa như trong cách nhìn của trẻ con, đến những lăng mộ về sau ngày càng hoa mỹ hơn, vừa gần với hiện thực vừa mang tính cách điệu của nghệ thuật trang trí. Ngựa đá ở lăng mộ Lê Hiến Tông đã đạt được vẻ hòan chỉnh của một pho tượng trang trí ở một nơi tôn kính, với đủ yên cương, nai nịt hẳn hoi. Giòng nghệ thuật chính thống của nhà nước phong kiến tiếp tục di động đến thế kỷ 19; chúng ta sẽ gặp lại những con ngựa đá ấy trong quần thể kiến trúc đẹp đẽ và thơ mộng của mỹ thuật Huế. Nơi lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, giữa những cảnh trí rất hài hòa của thiên nhiên và kiến trúc, đôi lúc rất lặng lẽ, đôi lúc tỏa ra những nét tráng lệ, những tượng ngựa đá đặt trước sân bái đình, cạnh tượng voi và tượng các quan văn, quan võ lớn bằng người thật, đã góp phần hoàn tất cái đẹp nghiêm chỉnh và mẫu mực riêng biệt nơi đây. Thuộc mỹ thuật Huế, có lẽ chúng ta cũng nên nhắc đến bóng dáng ngựa giữa bao nhiêu hình ảnh tươi đẹp khác của tổ quốc, khắc chạm trên Cửu Đỉnh, đặt trước sân Thế
miếu trong Hoàng thành. Trên bộ Cửu đỉnh vĩ đại tượng trưng cho đế quyền, được đúc bằng đồng và hoàn chỉnh năm 1837 dưới triều Minh Mạng, chúng ta sẽ gặp thấy trên mỗi đỉnh là những hình chạm nổi vô cùng kỳ thú (4). Trên Anh đỉnh, con ngựa cũng được ghi nhận là một trong những con vật thân thiết và hữu ích ấy, dáng vẻ rất hiện thực và sống động. Và trên Huyền đỉnh, chúng ta sẽ thích thú thưởng lãm một cỗ xe tứ mã, hai con ngựa trước được trang bị đầy đủ mã cụ (harnais), được gắn sẵn sàng yên cương, lục lạc, hình ảnh cỗ xe này tuy đầy vẻ cổ kính nhưng cũng không kém phần linh họat.
khảo cứu trẻ tuổi Henri Oger có ghi chép hình ảnh một con ngựa gỗ trong một đền thờ thần nào đấy ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Pho tượng được kéo đi trong một đám rước thần, được ghi chép theo lối ký hoạ, khá hấp dẫn, ngày nay đã trở thành một kỷ niệm quý báu đối với chúng ta về mặt phong tục cũng như mỹ thuật.
Có dịp làm một cuộc kiểm kê di sản mỹ thuật của ông cha, chúng ta sẽ thấy phong cách ngựa đá nơi lăng mộ Lê Hiến Tông và các lăng tẩm triều Nguyễn được nhân rông và lập lại khắp nơi trên các miền đất nước, đặc biệt là ở Bắc bộ và Trung bộ, tạc bằng gỗ, đá, hoặc đắp bằng vôi vữa để thờ ở các đình miếu mà dường như làng nào cũng có, Có khi cao lớn bằng ngựa thực, cũng có khi thu nhỏ lại cho thích hợp với nơi thừa tự. chỉ với cơ bản ấy, nghệ nhân lúc đắp tạc, vẽ vời, cũng có thêm thắt, thay đổi đôi chút tùy vào cách chấm phá của riêng mình. Vào đầu thế kỷ XX, trong bộ Album Kỹ thuật của dân An Nam (Technique du Peuple Annamite,) nhà
Đúng là với dáng ngựa đó, tra khớp bạc, lục lạc đồng đen, kiều khấu được thêu thùa rực rỡ, chiếc yên mang dáng con chim phượng hoàng sãi cánh, chúng ta sẽ gặp lại vẻ đẹp gần gũi ấy nơi các tượng gốm nhỏ Bát Tràng, loại trang trí nội thất. Hoặc cũng gần như thế, nơi tranh vẽ Ngựa Hồng của mộc bản dân gian Đông Hồ, bốn vó trong thế chuyền động, tàn lọng đi theo, cờ phướn tung bay, những nõn bông ngũ sắc rạng rỡ. Cùng với không khí và phong cách ấy, trong trí nhớ của chúng ta về hình ảnh êm đềm của những phong tục thời quá vãng, cũng như trong trí nhớ của những nhà nghiên cứu nghệ thuật hẳn rằng vẫn còn lưu dấu vết tích về những con ngựa nơi những cửa hàng vàng mã, dễ dàng gặp thấy khắp nơi, đặc biệt là ở hai trung tâm cố đô Hà Nội và Huế vài bai mươi năm trước. Đỏ rực một màu rất tươi tắn, ấm áp, vui mắt, được tranh trí thêm những mảng giấy trỗ ngũ sắc và trang kim lấp lánh. Những
thức sinh hoạt dân chủ để mang lại thịnh vượng cho tập thể hay một quốc gia. Chính đó là chất liệu và động lực để cho người Phật tử Việt Nam luôn luôn tích cực góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng, tự do,
dân chủ và tôn trọng phẩm giá con người. Cuộc vận động nhân quyền và bình đẳng tôn giáo dưới chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963, cuộc vận động quốc hội lập hiến để thiết lập nền dân chủ vào năm
con ngựa giấy dán bồi trên nang tre ấy, đã một thời gian dài nằm bên cạnh những tiền giấy, vàng hương, nón giấy, hài giấy, thuyền giấy, áo mũ đại trào, ngày nay sắp mất dần hết dấu tích; các viện bảo tàng nghệ thuật và dân tộc học của chúng ta cũng nên kịp thời luư tâm gìn giữ lại, vớt vát được chút gì hay chút đó. Trong công trình nghiên cứu, ghi chép, thực hiện những phiên bản về điêu khắc dân gian thế kỷ XVI, XVII và XVIII của Viện Bảo Tàng và Viện Nghiên Cứu Nghê Thuật Hà Nội, tiến hành dưới sự chỉ đạo của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trước đây, chúng ta cũng đã từng có dịp thưởng thức những dáng ngựa rất thơ mộng, tươi mát và sinh động. Một ví dụ điển hình là ảnh tượng ngựa trên phù điêu Người, voi, ngựa ở Đình Chẩy, Nam Hà, thế kỷ XVII. Nét chạm rất chắc tay, tuôn trào một nguồn cảm hứng chân thật, nói như Nguyễn Đỗ Cung là “kết quả một quá trình hấp thụ, cố kết cao độ giữa tình cảm sâu xa với những hình thức biểu hiệu.” (5) Nhận xét này của Nguyễn Đỗ Cung là một phát biểu chung về điêu khắc dân gian Việt Nam ngày xưa, thuộc ba thế kỷ 16-17-18, tuy nhiên khi đứng trước phù điêu Người, voi, ngựa, chúng ta cũng sẽ nhận thấy là nhận xét ấy rất thích hợp với tác phẩm mỹ thuật xem tiếp trang 48
PHẬT TỬ VIỆT NAM: HAI YẾU TÍNH, MỘT CUỘC ĐỜI hội toàn diện đất nước Ấn Độ thời bấy giờ cũng như nhiều quốc gia khác về sau này. Nhờ tuệ giác siêu việt và thân chứng giải thoát cứu cánh của chính cá nhân, cũng như một phần thừa hưởng di sản văn hóa dân chủ của đất nước Ca Tì La Vệ, đức Phật thiết lập nề nếp sinh hoạt dân chủ hoàn hảo cho Tăng Đoàn ngay trong những năm đầu hóa đạo của Ngài. Đây có thể nói là một trong những sinh hoạt tập thể mang tính dân chủ đầu tiên của nhân loại được duy trì cho đến ngày nay trong Tăng Đoàn đệ tử Phật. Pháp Yết Ma (karman) của Tăng Già là một trong những phương thức thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳng và dân chủ nhất trong lịch sử loài người. Trong Pháp Yết Ma, sự đồng thuận của tập thể đạt đến mức tuyệt đối với mọi thành viên có mặt đều phải hoan hỷ tán đồng một Phật sự nào đó. Nếu có bất cứ sự bất đồng nào thì Yết Ma không thành và do đó phải bắt đầu lại tiến trình thảo luận để tìm giải pháp dung hòa. Lời đức Phật dạy tôn giả A Nan về bảy phương thức làm hưng thịnh quốc gia để gián tiếp can ngăn vua A Xà Thế (Ajatasattu) định xâm chiếm nước Bạc Kỳ
(Vajji) là một trong những chứng liệu hiếm hoi cho thấy tầm nhìn cao rộng và thích đáng của đức Phật đối với phép trị quốc an dân. Chính nhờ thừa hưởng truyền thống dân chủ lâu đời đó mà Phật Giáo luôn luôn tôn trọng sự tự giác và tinh thần dân chủ trong sinh hoạt tập thể. Hội Nghị Diên Hồng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam để tìm sự thống nhất ý chí toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của giặc Nguyên Mông được vị minh quân Phật tử Trần Thánh Tông tổ chức là bằng chứng cụ thể của tinh thần dân chủ Phật Giáo áp dụng trong sinh hoạt quốc gia đại sự. Tự do, dân chủ và nhân quyền là những giá trị phổ quát được nhân loại thừa nhận trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, và Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 16 tháng 12 năm 1966. Đối với Phật Giáo điều này không có gì mới lạ vì đức Phật đã công nhận từ lâu giá trị làm người và quyền bình đẳng trong xã hội, cũng như thể
43
1966 tại miền Nam, cuộc vận động hòa bình cho dân tộc vào những năm đầu thập niên 1970 tại miền Nam Việt Nam, và cuộc vận động nhân quyền từ sau năm 1975 dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam của Phật Giáo
tiếp theo trang 17
MỘT ĐOẠN THƠ XUÔI TRÍCH TỪ 1990 15 năm sau. Trận chiến Việt Nam vẫn là những đắng cay khó hiểu. Nhưng Thái Bình Dương tiếp tục là một thùng phiếu khổng lồ. Và, đốt đuốc giữa ban ngày, cũng không thể nào tìm thêm được một người Mỹ nào đích thân bảo trợ dân tị nạn Đông Dương. Con người vẫn còn quá sức nhỏ bé trước lịch sử. Như giọt nước mắt trước nước biển cả. Mặn và sâu. Giữa những màu xanh buồn bã. 15 năm sau. Bổn phận nhân đạo đã nhường chỗ cho lòng thương hại. Lòng thương hại kéo dài đã trở nên mệt mỏi. Bây giờ, những bản tin tị nạn Đông Dương là điều khó tin, nhàm chán. Một triệu người đã định cư. 250 ngàn ở trại tị nạn. 2,500 em bé mồ côi ở Hồng Kông. Làm sao đếm thêm được những xác người trong tay hải tặc Thái Lan? Và sóng dữ? No ấm ở Việt Nam phải là trách nhiệm của đám đông, vậy mà chúng ta cứ phải ra tiếp theo trang 9
ĐẠO BỤT TRONG DÂN GIAN cửa Phật, cho phù hợp với tín ngưỡng dân gian. Phật giáo trong những buổi đầu cũng được truyền bá tại các đền miếu có sẵn của tín ngưỡng cổ truyền; như đã thấy xuất hiện các vị Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây cũng là những vị thần thiên
nhiên mây, mưa, sấm, chớp đã được thờ từ nhiều đời trước; vì những người sống bằng nghề trồng lúa nước ở châu thổ sông Hồng chắc phải cầu khẩn mưa thuận, gió hòa. Riêng Phật Pháp Vân được thờ cúng rất nhiều đời, lễ rước Phật Pháp Vân còn tiếp tục ở Bắc Việt, cho tới đầu thế kỷ 20. Các nỗ lực trên
cho thấy người dân Việt đã địa phương hóa đạo Phật. Phật giáo tới nước ta đã thành một tín ngưỡng bình dân chú trọng tới “quyền năng,” như hình ảnh nhà sư Phật Quang trao cho Chử Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, giới thiệu đó là các bảo khí có quyền phép. Trong không khí tôn giáo đó, những nhân vật thần thoại có sẵn được đưa vào chùa thờ phượng. Nhiều vị sư đã thỏa hiệp đưa các vị thần thánh cổ truyền vào chùa vì nhu cầu của các tín đồ. Trong cuốn Thần, Người và Đất Việt, Tạ Chí Đại Trường nêu thí dụ một vị Thần Đá, Thạch Quang Phật nay vẫn còn thờ tại Chùa Dâu, Pháp Vân tự. Phật Giáo được địa phương hóa khi đến nước ta cũng nằm trong một truyền thống phổ biến. Các vị bà la môn đi truyền
“THE PATH TO WELLNESS” The mission of my pharmacy is to provide medication for the patients and the proper counseling and education to ensure proper usage of medicines. We highly emphasize on understanding of diseases and proper way to take medications.
đi xin xỏ người khác. Đã bao năm qua, tự do vẫn là điều không tưởng nên cái giá lìa bỏ quê hương đã phải đi đôi với niềm ô nhục. Có người bảo đất nước chúng ta may mắn có hàng triệu ông bà đại sứ. Có người bảo đó là hàng triệu du học sinh. Có người bảo đó chỉ là những kẻ đi kiếm bơ thừa sữa cặn. Có người bảo đó chỉ là đống rác mà Hà Nội lén đổ sang nhà hàng xóm. Một người bạn gửi cho tôi quyển “Nguyễn Trường Tộ, Con người và Di thảo” của Linh mục Trương Bá Cầu. Quyển sách đẹp, ngạc nhiên thay, xuất bản tại Việt Nam. Anh nói bằng một giọng tự tin lạ thường “Đất nước chúng ta đang có hàng ngàn Nguyễn Trường Tộ.” Tôi muốn ứa nước mắt. Nguyễn Trường Tộ! Những bản điều trần của ông hơn một trăm năm chưa nhiều người được đọc. Đất nước mình vẫn còn ở thế kỷ 19 chăng? Cả ngàn Nguyễn Trường Tộ? Tôi bá, Ấn Độ Giáo, ở trong lục địa Ấn Độ hay khi ra nước ngoài; vẫn theo tập tục đi tới đâu cũng nhận thêm các thần thánh địa phương vào đền thờ.
NÂNG CAO SINH HOẠT TRÍ THỨC Đưa các thành thánh cổ truyền lên hàng các vị Phật cũng vì một nhu cầu tự phát sinh. Người dân bị trị cần xây dựng một nền tảng tinh thần thiêng liêng có tính cách siêu việt, và có giáo lý vững chắc để cảm thấy tự tin hơn khi đối diện với những người “bụng đầy chữ nghĩa;” như các vị quan từ Tích Quang cho tới Sĩ Nhiếp, hay các người Việt muốn được đồng hóa như Lý Tiến đời Hán, Khương Công Phụ đời Đường. Đạo Phật ngay từ những thế kỷ đầu ở nước ta cũng phổ biến như một kho kiến
15 năm sau. Chữ Việt Nam bây giờ là nỗi đau thập tự. Vầng trán Việt Nam rướm máu bấy lâu. Mỗi người Việt Nam có thể là một truyện dài. Mỗi người Việt Nam có thể là một giọt nước mắt. Như người bạn già cùng sở, giờ nghĩ, tin hải tặc Thái Lan đã làm anh ngồi im như gỗ đá. Tuổi giá, áo cơm, từng trải. Nhưng cũng không thể giấu được những giọt nước mắt ứa trào ra. Anh không nói gì suốt buổi mà đau thương như đã thấm tận cùng. Tôi nghĩ. Sao anh không làm thơ. Mỗi người Việt Nam đều có thể là thi sĩ. Đánh đổi nỗi đau lấy những dòng thơ. Người già đã phải để giọt nước mắt lăn vào nỗi cô độc. Tôi nhớ Phùng Quán, kẻ làm thơ anh hùng, đã đem cả đời sống mình bênh vực sự thức, tư tưởng, lý luận; chứ không phải chỉ gồm các nghi lễ thờ phượng. Trong giới trí thức đã có những cuộc tranh luận hoàn toàn lý thuyết, ghi lại trong sách của Mâu Tử hoặc trong các lá thư của Đạo Cao, Pháp Minh với Lý Miễu đã được Lê Mạnh Thát thuật lại rất đầy đủ trong bộ Lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Khi các quan lại người Hán truyền dạy Luận Ngữ, Mạnh Tử, chắc hẳn dân Lạc Việt sẵn sàng tiếp nhận các đạo lý này. Nhưng đồng thời họ cũng biết suy nghĩ và có phản ứng. Lê Mạnh Thát đã trích dẫn rất nhiều ý kiến phê phán Nho Giáo trong Lục Độ Tập Kinh, hay trong Tạp Thí Dụ Kinh mà Thiền sư Khương Tăng Hội dịch, cũng như trong Lý Hoặc Luận của Mâu Tử xem tiếp trang 32
TAO
WELLNESS Pharmacy
16931 Bushard st. fountain Valley, Ca 92708
44
nghĩ, chưa đủ. Nó chỉ đủ khi nào tâm hồn Nguyễn Trường Tộ đã có ở mọi góc cạnh quê hương. Nguyễn Trường Tộ! Giá còn sống chắc bản điều trần của ông không cần gởi đến một vua Tự Đức, mà phải dâng lên tận mỗi lòng người. Đừng đổ hết cho phong kiến. Đừng đổ hết thực dân. Đừng đổ hết đế quốc. Đừng đổ hết cho các đám tay sai bản xứ. Đừng đổ hết cho những kẻ cửa quyền. Kẻ nào đã nói dân tộc nào lãnh tụ đó. Mấy năm qua tôi nuốt nhục nghe mà chưa thể tìm nổi lời biện bạch.
714-593-5654
thật từ thời Nhân văn Giai phẩm. Hơn 30 năm sau đọc thơ anh “Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.” Tôi nghĩ. Kẻ ngã xuống vì thơ và đứng dậy được cũng vì thơ, thì đời sống họ và thơ là một. 15 năm sau. Có người vừa về thăm quê hương. Trở lại nước Mỹ hơn một tuần nhưng cơn sốt tiêu chảy của Việt Nam vẫn còn âm ĩ. Trên da anh hoen đỏ những vết muỗi quê hương. Tôi nghĩ. Những đồng đô la cho gia đình, bà con, bè bạn chưa đủ. Phải để thêm những giọt máu hồng ở lại. 1990, năm du lịch. Năm của những giọt nước mắt mừng tủi. 15 năm thôi, hai thế giới. Ruồi, muỗi, xú uế, ăn bám, ăn cắp, ăn xin, ăn hối lộ. Đất nước của những cơn lốc tàn nhẫn. Con người đóng kín. Người nước ngoài về đã được rờ mó như chuyện thực hay mộng. Anh chép miệng. Cứ như tôi là kẻ trở lại từ thiên đường. 15 năm thôi, đất nước gầy ốm thảm thương. Dương Thu Hương năm ngoái đã tham luận, phân nửa thanh niên nghĩa vụ quân sự không nặng hơn 40 ký, không cao hơn thước rưỡi. Chị còn lạc quan. Những nhà kinh doanh, tư bản Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai đã lạnh lùng báo cáo, 90% người trưởng thành Việt Nam không đủ sức làm việc tám tiếng mỗi ngày. Sự thiếu dinh dưỡng
hết sức trầm trọng. 15 năm sau. Ai đi, ai ở, ai sống, ai chết. Ở thành phố cũ vẫn mưa vẫn nắng nhưng chẳng còn ai. Mặt báo trong nước toàn những khuôn mặt lạ. Ngôn ngữ ngày một khó hiểu. Khi giềng mối quê hương đã nát mục, thì những huyền thoại không thể còn chỗ ở. Hãy gởi huyền thoại về quá khứ và những kẻ muốn làm thầy pháp. Để chúng ta có thể lên đường với hai bàn tay không và đống gạch vụn. 15 năm sau. Hạn hán từng khuôn mặt. Những kẻ sống sót chìm lỉm giữa những ngày chạy gạo. Tôi nhớ. Những mặt người. Tôi nhớ. Những cơn mưa. Tôi nhớ. Vũ Hoàng Chương trước 1975 đã có thơ “Chúng ta mất hết chỉ còn nhau.” Bây giờ, Vũ đã chết. Và chúng ta mất cả nhau. 15 năm sau, một người anh bà con, sĩ quan cấp tá của quân đội cũ, đã đòan tụ gia đình sau hơn 10 năm cải tạo. Sự thù hận đã hết. Chỉ còn chút ngậm ngùi và mệt mỏi. “Anh nghĩ chế độ này, trước sau không thể tồn tại. Chỉ có vấn đề sớm hay muộn.” “Vậy tại sao ra đi?” Câu hỏi nghịch lý và tàn nhẫn. Nghịch lý với sự hiện diện của mình. Tàn nhẫn như phải đứng trước một sự thật trần truồng mà chính mình tự dối bấy lâu.
tiếp theo trang 32
ĐUỔI BẮT MỘT MÙI HƯƠNG là, tao có chai dầu trong túi áo... Tôi im lặng, biết là không phải. Tôi nghĩ, có thể tên này không có chiếc mũi nhạy cảm như mình. Nhưng không phải, nhiều thập niên sau, tên này vào làm ở Ty Cảnh Sát Dallas; nghĩa là, thể lực phải tốt lắm, làm sao mà hỏng mũi được. * Thế rồi năm 1975 tới. Tôi không nhớ tới cô bé nữa. Một đôi khi, tôi nghĩ những chuyện xưa như là cổ tích. Kể cả mùi hương và cái nắm tay. Lịch sử như một cuốn sách để giữa trời, và gió lật qua từng trang tàn khốc. Có trang lật qua nhẹ nhàng, khẽ khàng; có trang lật qua ào ạt, như trận gió giận dữ ào tới. Không ai níu kéo được thời gian. Đã có vài tên bạn của tôi từ biệt cõi đời này. Khoảng năm 1980, thỉnh thoảng tôi ghé thăm Thầy Đồng Nguyên ở Đại Tùng Lâm, khi có việc ra Vũng Tàu. Tuy cùng là học trò của Thầy Tịch Chiếu ở Bình Dương, nhưng tôi vẫn luôn xem Thầy Đồng Nguyên là nơi tôi cần học hỏi nhiều. Một đêm ngủ lại ở Đại Tùng Lâm, tôi bước ra sân. Thời đó, chùa này hoang sơ lắm, không lớn như bây giờ. Đêm trăng sáng, tôi và Thầy Đồng Nguyên đi dạo trong sân chùa. Bất chợt, mùi hương lạ năm cũ lại thoảng qua. Tôi hỏi Thầy
Đồng Nguyên có thấy mùi hương gì lạ không. Thầy nói, chỉ có gió rừng, hương hoa và lá rừng như mọi ngày thôi. Tôi nói rằng, có một mùi hương lạ theo tôi từ một buổi tôi nhìn vào mắt một cô bé. Tôi không kể thêm là khi nhìn vào mắt cô bé một chặp, bất chợt tôi đã nắm tay cô bé. Nếu kể ra, thấy có gì kỳ kỳ. Ai mà đi kể chuyện nắm tay, nhất là kể với thầy chùa. Dĩ nhiên, mắt làm sao mà có mùi hương được. Thầy Đồng Nguyên chậm rãi nói, như thế là em đang đuổi bắt một mùi hương, có phải không. Tôi không trả lời chỗ này, vì không chính xác như thế, nhưng cũng không biết giảỉ thích minh bạch ra sao. Thầy Đồng Nguyên nói, ngay khi em đuổi bắt một mùi hương, là ngay khi đó tâm em đã bị mùi hương đó chụp bắt rồi. Thầy nói tiếp, hiểu không. Tôi đáp, em thấy lờ mờ. Thầy nói, thí dụ, bây giờ em luyến nhớ tới một nụ hôn với cô ta... Thế đấy, tôi không có khiếu giải thích chuyện gì hết. Chỉ mới hỏi một câu, là anh ra ngay một thí dụ đầy ngộ nhận. Thầy Đồng Nguyên và tôi vẫn bước đi trong sân Chùa Đại Tùng Lâm, giữa tiếng gió rừng xô là xao xác, giữa những trận gió lịch sử khốc liệt đang thổi tung khắp đất nước.
Có phải sự ích kỷ có thể giải thích nhiều thứ. Những con người cùng khổ phải sống với những bản năng cơm áo. Những tên bạo chúa phải sống bằng bản năng quyền lực. Một đất nước chỉ còn sinh họat bản năng thì phải nằm kề vực thẳm. Có phải sự ích kỷ có thể giải thích chúng ta vẫn chẳng làm nổi điều gì? Dù rằng, không thiếu gì kẻ giàu có, không thiếu gì kẻ khoa bảng, không thiếu gì những kẻ thong minh, không thiếu gì những kẻ chăm chỉ. Xứ sở nghèo đói thì không thể không nghi ngờ những kẻ béo mập. Xứ sở độc đóan bất công thì không thể tin cậy được những kẻ cửa quyền. Xứ sở ngu dốt tối tăm thì không thể trông nhờ vào những tiến sĩ khoa bảng. 15 năm sau. Người Việt bắt đầu bị xua đuổi công khai. Những công nhân ở Tây Bá Lợi, ở Bảo Gia Lợi, ở Tiệp Khắc, ở Hung Gia Lợi, ở Đông Đức đã không còn khai thác được gì thêm ở tấm lòng vô sản quốc tế. Màu da vàng Việt Nam đâu đâu cũng đem tới những hoài nghi, những lạnh nhạt, những kỳ thị không cần giấu giếm. Nào khác những người Việt đánh cá ở Texas, những kẻ xếp hàng trong sở welfare ở California hay vất vưởng trong hàng rào của những trại tị nạn Hồng Kông. Sự Thầy nói tiếp, thế này nhé, khi em luyến nhớ một nụ hôn với cô ta, chính ngay lúc đó, tâm em đã bị nụ hôn đó chụp bắt. Tôi nói, vâng, hẳn là thế, nhưng thiệt sự em chưa từng hôn gì hết. Thầy cười và nói, chỉ là thí dụ mà. Trong bóng trăng lờ mờ, tôi đoán được kiểu cười của Thầy Đồng Nguyên, người sư huynh tuyệt vời của tôi. Thầy nói thêm, để anh nói cái này thì nó hàn lâm hơn. Thế này nhé. Sư Lâm Tế nói Tứ Liệu Giản, câu đầu nói là “Hữu thời đoạt nhân, bất đoạt cảnh.” Có nghĩa là, có khi đoạt nhân, không đoạt cảnh. Nhân đây là tâm, cảnh đây là đối tượng của tâm. Đoạt nhân là khi em chủ động được tâm mình. Thế nào là chủ động được tâm mình? Đó là khi tâm em vô trụ. Nghĩa là, không trụ vào bất cứ gì hết, kể cả trụ vào một mùi hương nào đó. Ngay khi em trụ vào một mùi hương nào, là em không còn ở thế đoạt nhân nữa, mà chính là tâm em đã bị mùi hương kia đoạt mất rồi. Đấy nhé, lúc đó mất tâm rồi nhé... Lúc đó, không phải là “đoạt nhân,” mà là “bị nhân đoạt” vậy. Thầy tiếp, hay nói thế này xem, rằng khi em giận dữ hay khi em thèm muốn gì đó, có nghĩa là tâm của em đã bị cái sân và cái tham đó chiếm đoạt rồi; đó là “nhân bị đoạt” chứ không phải là em đã “đoạt nhân,” đúng không. Tôi chỉ trầm ngâm. Lòng tôi rối bời bời. Lúc đó đất nước ngổn ngang, mình tu tập thiền định chẳng tới đâu, lại gặp ông sư huynh nói như thế. Tôi ngáp, nói thôi cho em vào ngủ.
45
ghét bỏ vượt qua ranh giới quốc cộng. Sự ghét bỏ vượt qua mọi điều lý tưởng, nhân nghĩa. Sự ghét bỏ đã đưa chúng ta tới chỗ phải nhìn lại mình, hai chữ Việt Nam thụ động trần truồng không cơm áo. 15 năm sau, Việt Nam vẫn là điều tôi yêu và không hiểu. Từ những dòng máu chảy ra từ Thiên An Môn cho tới nửa triệu ngọn nến ở Prague. Tin tức ở quê nhà mờ tỏ như những ngọn đèn hiu hắt, buồn thảm. Tôi muốn đọc ngay những tờ báo sau này ở nước Nga. Đểu hiểu thêm những bất hạnh của xứ sở mình. 15 năm sau, tôi vẫn mặc cảm mình trốn chạy và phản bội. Những đứa em ở quê nhà thân thể gầy ốm mà tôi nhìn ra sự kiêu hãnh ngấm ngầm. Giữa một đất nước vô tâm quá sức. Tôi vẫn là kẻ chẳng làm được gì. Như một tên bất lực. Nhưng làm sao có thể viết
Vị sư huynh này nói thêm, nhưng hễ chạy trốn mùi hương đó cũng là hỏng rồi đó, vì cả đuổi bắt và chạy trốn đều sai, đều trật. Giấc ngủ đêm hôm đó, mùi hương bay tràn ngập trong hồn tôi. Sáng ra, khi ngồi uống trà với Thầy Đồng Nguyên và gật gù, tôi tự nhủ, đúng vậy hồn mình đã bị mùi hương kia đoạt rồi, ngay khi mình đuổi bắt hay chạy trốn là mình đã bị chụp bắt rồi. Nhưng tôi không nói thêm với ông anh chuyện này nữa. * Mấy ngày trước khi vượt biên, tôi lên Bình Dương thăm Thầy Tịch Chiếu. Chùa lúc đó vắng lắm, không bao nhiêu người. Quê nhà khi đó đang vào một thời kỳ say men xã hội chủ nghĩa. Không có lời nào mô tả được thời kỳ này. Nhà nước sau này, gọi đó là thời bao cấp. Nói như thế chỉ là phiến diện. Nhưng dù gọi gì thì gọi, thời đó nhiều chuyện cực kỳ đau đớn hơn bây giờ nhiều. Khi tôi nói là tôi sắp rời nước ra đi, Thầy Tịch Chiếu nói tôi cùng đi dạo bước với thầy quanh chùa. Thầy dẫn tôi tới ngọn đồi sau chùa. Nơi đó, chim bay xao xác, nhiều loại chim. Tiếng chim kêu, hòa vào tiếng gió thổi. Thầy nói với giọng Huế của người đã vào Nam từ lâu, rằng tôi có nghe tiếng chim kêu với tiếng gió thổi xao xác không. Tôi nói, thưa Thầy, con nghe có tiếng chim kêu, tiếng gió thổi. Thầy nói, tâm con trước giờ vốn lặng lẽ, trước giờ vốn không tịch, trước giờ không có tướng mạo, như tấm gương trong trẻo vậy,
được ở đây cũng chẳng phải thiên đường. Đừng bao giờ có ảo tưởng về sự giàu có. Những đồng tiền ở đây gởi về cũng phải chảy qua tím bầm gan ruột. Đừng bao giờ có ảo tưởng về dân chủ. Nó có thể đưa đến mị dân và hỗn loạn. Đừng bao giờ có ảo tưởng về sự tự do. Tôi là con cá nước ngọt ao hồ. Làm sao vẫy vùng được giữa dòng nước mặn. 15 năm sau. Mỗi chúng ta đều già đi. Chắc chắn. Những dòng xe và dòng người tôi không quen. Việt Nam vẫn mưa và nắng. Có thể tôi tiếp tục sống trong sự bất lực của mình. Nhưng tôi muốn nói một lần. Cám ơn Việt Nam. Đã đẻ đau ra tôi trong những khổ đau, khắc khỏai và yêu thương kỳ vọng.
và bây giờ khi chim kêu thì tâm con mới khởi ra tiếng chim kêu, khi tiếng gió xao xác thì tâm con mới khởi ra tiếng gió thổi. Do vậy, tiếng chim kêu không hề lìa tánh không tịch. Các pháp đều không hề lìa tánh không tịch. Các pháp đều hiện trong tâm, dù là những gì con thấy hay nghe, những gì con cảm thọ vui hay buồn, những gì con tham hay sân, đều từ tánh không tịch khởi lên, trụ lại, rồi hoại đi và rồi mất dạng về không tịch. Hãy thấy như vậy, đừng để tâm mình trụ vào bất kỳ thứ gì. Tôi chỉ lờ mờ hiểu thôi. Nhưng tôi đoán rằng, cái gì lờ mờ đều là hỏng. Buổi chiều, trước khi rời chùa, tôi cũng kể cho thầy nghe về mùi hương lạ, vẫn thường khi phảng phất quanh tôi, trong cả mơ lẫn thực. Tôi hỏi, biết rằng các pháp sinh rồi sẽ diệt, sao mùi hương này như dường cứ còn hoài. Dĩ nhiên, tôi không kể cho Thầy nghe chuyện nắm tay làm chi. Tôi ngồi uống trà với Thầy. Chiếc bàn và chiếc ấm trà đều cũ kỹ, sứt mẽ. Ngôi chùa này hồi đó xiêu dột lắm. Trên mái, những viên ngói mọc rêu xanh, rêu đen như dường xưa cổ từ cả ngàn năm rồi. Ngôi chùa vắng, cửa trống để gió luồng vào từng đợt khắp chùa. Hình ảnh như dường đang tái diễn từ một giấc mơ nào đó, như dường Thầy và tôi đã ngồi uống trà từ nhiều ngàn năm rồi, và bây giờ gặp lại để cùng uống trà... Thầy cũng nói, khi con thấy có cảm thọ nào khởi lên, khi thấy có niệm tưởng nào khởi lên, hãy thấy rằng nó đang biến hiện, theo tuần tự thành trụ hoại không, rằng nó xem tiếp trang 48
DÁNG NGỰA
QUA ĐIÊU KHẮC CỦA
NGUYỄN VIẾT THẮNG
Họa sĩ điêu khắc NGUYỄN VIẾT THẮNG Bút danh: thangmdk Sinh ngày 15/10/1973 tại Hải Phòng Cử nhân Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành điêu khắc Hội viên Hội Mỹ thuật Hải Phòng
Con ngựa (1) - Gốm, H 80cm, 2013
46
Con ngựa (2), Gốm H45cm, 2013
Con ngựa (3), Gốm H55cm, 2014. Chưa nung, chụp khi đất vẫn còn ướt.
47
tiếp theo trang 43
VÀI DÁNG NGỰA TRONG NỀN MỸ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM dân gian này, biểu lộ một cái đẹp giản dị, tự nhiên, vượt qua những qui thức và ước lệ. Những hình tượng ngựa trong kho tàng nghệ thuật của đất nước không phải đều cách điệu (stylisé) như chúng ta vừa gặp. Cũng còn những dáng ngựa khác rất hiện thực. Như nơi bức Quang Trung (trang làng Hồ) vẽ nhà anh hùng áo vải, mặc áo võ tướng, tay cầm giáo, tướng mạo lẫm liệt, cỡi con ngựa chiến màu đỏ, oai phong. Con ngựa đã được khảo sát kỹ, gần như đã qua cả một cuộc khảo sát cơ thể học kỹ lưỡng, nên rất sinh động, dễ gợi nhớ đến những dáng ngựa rất mực tài tình của danh họa hàn Cán. Hoặc trên những tác phẩm điêu
Ngựa đá, lăng Thiệu Trị, bản vễ trong L’Art à Huế của L. Cadiére.
tiếp theo trang 45
ĐUỔI BẮT MỘT MÙI HƯƠNG khởi lên, rằng nó đang trụ, rằng nói đang biến dần, rằng nói đã biến mất. Hãy thấy trong tâm mình các pháp thành trụ hoại không như thế. Tôi nói, thế nhưng cái mùi hương lạ này, mùi hương theo con cả trong giấc ngủ nửa đêm. Thầy Tịch Chiếu đưa tay chỉ về hướng ngọn đồi hồi trưa, nơi những cây cổ thụ vươn cao với các bóng chim bay núi vắng. Thầy hỏi tôi, bây giờ nơi đó, cũng vẫn còn những cánh chim bay, vẫn còn những cây lá uốn mình theo gió... vậy thì, tiếng chim kêu ở đâu rồi, tiếng gió xao xác ở đâu rồi? Hãy nhìn vào tâm mình mà hỏi, mà xem, rằng ai nghe đó? Tôi ngần ngừ. Thầy lắc đầu dịu dàng. Đêm đó, tôi thấy được mùi hương bỗng nhiên hiện ra hình cánh chim, hình cây lá xao xác trước gió, và rồi mùi hương trở thành những tách trà trên bàn, nơi Thầy và tôi ngồi nói chuyện. * Vào năm 2006, tên Sơn từ Sài Gòn email sang cho tôi biết, rằng cô học trò Gia Long năm xưa ở xóm Bàn Cờ -- tức là cô bé đã từng thỉnh thoảng vào sân chùa Xá Lợi và thường ngồi nói chuyện với tôi, đúng ra là nói chuyện với cả nhóm chúng tôi – đã từ
trần vì bệnh ngặt. Hắn kể rằng cô ta thường tới sân Chùa Xá Lợi chơi, vài tháng trước khi cô ta biến mất trên đời này. Nói “cô ta” là theo thói quen, thực ra là cao niên cả rồi. Có khi cô ta tới một mình, có khi cùng đi với bà chị. Hai người thường ngồi nơi ghế đá chúng tôi ưa ngôì. Chùa lúc này khác lắm, không như ngày xưa. Tên Sơn lúc này chuyên dịch kinh sách Phật Giáo Tây Tạng từ các bản Anh ngữ sang Việt ngữ. Thường khi nhận được những bản kinh sách Anh ngữ tôi hay các bạn trong nhóm Viet Nalanda gửi về là Sơn cầm vào sân chùa ngồi đọc, nghiền ngẫm rồi một thời gian sau mới bắt đầu dịch. Chính những lần ngồi sân chùa như thế, Sơn mới gặp lại cô bé. Thế rỗi bẵng một thời gian, theo lời Sơn, bà chị cô ta gặp Sơn và nói rằng cô ta từ trần rồi. Không ngờ em lại ra đi trước chị. Chị kể với tên Sơn, rằng trong những ngày cuối đời, khi bệnh chưa tới lúc liệt giường, cô ta bảo bà chị thỉnh thoảng chở ra sân chùa ngồi. Khi chị hỏi chi vậy, cô ta trả lời là cô ta nhớ một mùi hương. Chị mới nói, muốn có mùi hương ngọc lan, chị sẽ chở tới một sân chùa khác, nơi có trồng nhiều cây ngọc lan hơn, thêm nữa Chùa Xá Lợi bây giờ không còn vắng vẻ để ngồi như
những ngaỳ thơ trẻ nữa. Cô ta lắc đầu, theo lời chị kể với tên bạn tôi. Khi đọc tới đó, tôi ngạc nhiên tự hỏi, sao cô nàng lại nhớ mùi hương, vì như thế, mùi hương kia là có thật... Tôi điện thoại về hỏi Sơn, thế bà chị kia có kể những gì nữa không. Tên này nói là không, không nghe kể gì nữa hết. Hình như có vẻ tôi hỏi kiểu tra vấn hơi nhiều. Tên bạn nói, thôi thì từ trần là chuyện bình thường, tuổi nào cũng có thể ra đi cả, Thầy Đồng Nguyên tịch rồi, rồi tên Hiển cũng chết rồi... sinh bệnh lão tử mà. Tôi lặng lẽ, không hỏi gì thêm. * Đêm đó, trong khi ngồi thiền, đôi mắt cô ta hiện ra, và bàn tay tôi rung động như đang nắm tay cô ta, và mùi hương lại bay thoàng quanh tôi. Tôi mở to mắt, nhìn vào bức tường trắng trước mặt, tôi có cảm giác như thấy được mùi hương. Thấy được mùi hương? Đúng vậy. Mùì hương này không phải là làn khói, không mang hình dạng gì hết... Tôi tự hỏi, tại sao lai có cảm giác thấy được bằng mắt. Nhưng đúng là thấy được, mùi hương hiện quanh mình, trong khi đàn chim từ ngọn núi Bình Dương về bay xao xác quanh tôi. Nhắm mắt cũng thấy chim bay, và cũng thấy mùi hương phảng phất. Tôi đứng dậy, vào bàn và nghĩ rằng mình phảỉ vẽ lại mùi hương trên giấy. Tôi đã từng học vẽ hai thập niên trước, nhưng bỏ lâu rồi, vì không có thì giờ. Mùi hương là vô hình
48
mà, tôi tự nhủ, nhưng sao mình lại có cảm giác là thấy mùi hương. Không phải vẽ làn tóc, không phải vẽ tà áo, không phải vẽ bất kỳ thứ gì khác mùi hương. Phải vẽ đúng mùi hương khi tôi nắm tay cô bé, tôi tự nhủ như thế. Ngay khi cầm cọ lên, tôi mới nhận ra rằng không có gì tự có trên đời này cả. Không có mùi hương nào là tự có cả. Tôi nhớ lời Thầy Tịch Chiếu nói năm xưa, rằng khi tôi trở về sân chùa ngồi và khi trên đồi vẫn còn chim kêu và vẫn còn gió thổi ào ạt, vậy thì tiếng chim kêu và tiếng gió bạt ở đâu. Tôi vẽ vòng tròn Thiền Tông lên giấy. Mực tàu loang trên giấy, và tôi thấy mình hiện ra trên đó, trên nét mực đó, có khuôn mặt của tôi, có khuôn mặt của nàng, có tiếng cười của mấy tên bạn đùa nghịch sân chùa Xá Lợi, có tiếng chim kêu trên núi Bình Dương, có tiếng Thầy Đồng Nguyên nói vọng lại từ Đại Tùng Lâm, có tiếng sóng biển Vũng Tàu, và trong nét mực trước mặt tôi đã tất cả những âm thanh của trần gian này... Tôi mỉm cười trước trang giấy với nét vẽ vòng tròn Thiền Tông. Vậy à, khi không có một ai đứng nơi đồi chim đó, những âm thanh đó ở đâu. Tôi nghe lại giọng từ tốn của Thầy Bình Dương, rằng khi không có một tâm nào nơi đó, cảnh kia ở đâu hiện ra. Vâng, thưa Thầy, con biết, sắc tức là không, và không tức là sắc. Buổi trưa hôm đó, khi tôi tới một ngôi chùa Quận Cam và nhờ một vị sư ghi tên cô ta vào danh sách cầu siêu trong 49 ngày. Lúc đó, tôi mới nhớ rằng
khắc kiệt xuất thế kỷ XVII ở chùa Bút Tháp (Hà Bắc), đặc biệt đáng kể là bức chạm khắc năm con ngựa trên lan can thành cầu đá ở trung tâm chùa, nối liền hai cụm kiến trúc Nhà Thượng Điện và Tòa Cửu Phẩm. Một bầy năm con ngựa đang cùng nhau đùa giỡn, có con thong dong nghỉ ngơi, có con nằm ngửa cọ lưng trên mặt đất bốn vó tung lên trời, có con đang tung chân sau lên đùa nghịch đá vào con khác. Điểm xuyết vào bức phù điêu là những lá cỏ hoang dại làm đầy đặn hết mọi chỗ trống. Chúng ta nên nhớ là những bức phù điêu này rất hiếm hoi giữa những công trình điêu khắc thế kỷ XVII, chính xem tiếp trang 54
mình đã quên tên cô ta rồi, điều rất lạ vì hôm qua khi viết email cho tên bạn, tôi còn ghi đầy đủ cả tên lẫn họ cô nàng, trong khi tên bạn chỉ nhớ mỗi tên cô ta thôi. Tôi lấy iPhone ra, mở email cũ xem lại. Tiếng tụng kinh không ngớt từ chính điện vọng ra, trong khi vị sư và tôi ngồi nơi bàn khách giữa hàng người đi tới đi lui. Một điều lạ nữa xảy ra: email tôi trả lời tên bạn về cô ta cũng biến mất, không còn nơi đâu cả, kể cả trong nơi lưu giữ các email đã xóa. Tôi nghĩ, bây giờ còn trong hạn 49 ngày vừa ra đi, hẳn là cô ta giấu email để giỡn với mình trước khi đi xa. Vị sư già hỏi lại, Phật tử đó họ gì. Tôi ghi xuống giấy một vòng chữ tròn, như hình vòng khuyên và đáp rằng con không biết cô này họ gì. Tôi nói thêm, lúc xướng họ tên cô ta, thầy chỉ cần gõ một một tiếng chuông nhỏ là đủ. Vị sư già mỉm cười. Bời vì cầu siêu thiếu tên họ là bình thường, vì đất nước đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh. Khi tôi bước ra cổng chùa, mùi hương lạ kia lại thoang thoảng. Nhưng tôi biết rồi, là hoàn toàn không có ai đuổi bắt mùi hương cả, và cũng không thực sự có mùi hương nào để được đuổi bắt hay chạy trốn cả. Và các pháp tự thân đã là vắng lặng, dù mùi hương có đến hay đi. Lúc đó, tôi chợt nhớ đôi mắt lấp lánh của cô nàng. Tiếng tụng kinh từ chùa vọng ra, sắc bất dị không, không bất dị sắc... PHAN TẤN HẢI
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
SỬA SANG
K
HOÀNG LONG
hi bất chợt nhận ra mình hay đối xử phũ phàng nhất với những nơi chốn, những người yêu thương mình nhất thì khi ấy con người ta đã già. Hay ít nhất cũng có ít nhiều sự từng trải. Như những tháng năm xưa, sau những đòn nghiệt ngã anh cứ thế lên xe tìm về Đà Lạt, một chốn bình yên cho tâm hồn mình để có thể dưỡng thương, để làm dịu mát cơn khát sa mạc. Và nơi đó cứ đón anh về, luôn luôn với tấm lòng mở rộng, lặng lẽ chăm sóc mà không hỏi han chi. Thật kinh ngạc cho anh và cũng thật ngu ngốc cho anh khi cứ xem đó là chuyện đương nhiên, không cần thắc mắc gì cả. Nhưng rồi anh cũng già và chẳng còn điều gì khao khát nữa. Cả những ước vọng ngày xưa khi đã tựu thành rồi anh cũng thấy nó chẳng đáng giá gì đến thế. Sự khâm phục của một vài người, sự ghen ghét của nhiều người không hề làm thêm hay bớt đi giá trị con người anh. Anh vẫn là anh thôi, vẫn đầy đủ mặt mũi như xưa đến giờ. Khi đó
49
anh mới nhận ra chốn xưa của mình đã tiều tụy đã rệu rã như thế nào và anh đã phũ phàng tàn bạo đến bao nhiêu. Anh đón xe trở về nhà. Con đường trở về dưới cái nhìn tỉnh thức thật đẹp, chỉ có điều xưa nay anh không hề để ý, đầu óc toàn ước mộng hão huyền nên không thấy một chút gì cả thôi. Những tán cây xanh mướt ven đường đi, làn khói trắng bay trong trời chiều. Bóng những cây dừa xa xăm, dòng sông êm đềm quá. Đi qua những bảng hiệu lấp lánh ánh đèn, những quán nhậu đêm khắp nơi với những em chân dài váy ngắn. Cuộc đời sao giống sự ngụy trang. Như những em gái khoác lên mình bộ váy ngắn, điệu bộ bỡn cợt để ngụy trang một cõi lòng rách bươm như tàu chuối trong gió chiều. Như những bảng hiệu xanh đỏ che giấu đi những miếng cơm manh áo; như dưới bộ mặt cười che giấu biết bao nhiêu gươm đao. Anh cũng ngụy trang bao nhiêu lâu với chính bản thân mình rồi? Sao anh không dám nhìn thẳng vào cõi lòng nhàu nát của anh sớm hơn và tìm cách chữa trị để đến nỗi gần như vô phương cứu chữa? May quá, anh còn biết tìm đường trở về. Chuyến xe đêm cứ đi hòa vào dòng đời trôi chảy. Khi lên một chiếc cầu cao, anh thấy dòng đèn xe ngược chiều cứ lấp lánh như những chiếc đèn đom đóm. Dòng thác ánh sáng ấy cứ như lùa cả vào người anh rợn ngợp. Và trời cao có sao, có cả trăng. Tuy chưa tròn lắm nhưng cũng rất sáng soi. Sao mà đường về đẹp quá. Rồi xe trôi êm đềm qua con đường quốc lộ. Thấy Đồng Nai lấp lánh ánh đèn chào mừng Giáng Sinh, anh cũng mong “bình an dưới thế”. Những chiếc hang làm bằng giấy bạc dựng cảnh Thiên Chúa Giáng sinh cũng êm đềm sáng soi những con ngõ nhỏ tối tăm. Hy vọng lòng người cũng sáng thêm một chút. Qua ngã ba Dầu Giây thì con đường chìm vào đêm tối, chiếc xe đi qua những
50
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
hàng cây cao su trải dài. Đêm vắng nhưng không trống trải. Anh nghe một khúc nhạc sưởi ấm tim mình. Qua đèo Bảo Lộc rồi Prenn quanh co khúc khuỷu, anh về nhà mình lúc ba giờ khuya. Một giấc ngủ bình yên chờ đợi. Anh dành một ngày để sắp xếp lại giá sách. Những quyển sách cũ theo anh bao nhiêu năm nằm lăn lóc buồn hiu được anh lau sạch và sắp lại trang trọng vào tủ sách. Chúng đã làm xong việc của mình và giờ xứng đáng được nghỉ ngơi một chỗ xứng đáng trong kệ sách nhà anh. Rồi đến những chiếc va ly cũ, chiếc máy ảnh hư, chiếc radio cũ nát anh đều lau sạch và cất cẩn thận vào nhà kho với lòng biết ơn và cảm tạ. Anh chợt nhận ra rằng khi mình lau chùi cẩn thận sạch sẽ một đồ vật gì đó, không nhất thiết phải gắn liền với kỷ niệm, tâm mình cũng sáng lên, vui tươi hơn nhiều. Buổi tối anh uống trà ngoài hiên ngắm trăng lặng lẽ. Anh lục lọi những điều quá khứ không muốn nhớ và cả những điều không thể quên ra từ từ “lau dọn” chúng bằng tâm tưởng. Chúng cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đã giúp anh trưởng thành như ngày hôm nay và xứng đáng được đặt vào vị trí trang trọng trong bảo tàng ký ức. Lần lượt anh lau chùi cẩn thận từng mảnh kỷ niệm sáng loáng như gương. Tâm thức anh mở ra bát ngát. Anh đã dọn dẹp quá khứ và giờ có thể tận tụy sống trong hiện tại, tận hưởng niềm vui hiện hữu mỗi ngày. Anh đã có thể nói với chính mình “I am awake”. SG, Ngày 23/12/2013
HOÀNG LONG
51
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
tiếp theo trang 7
TRAO CHO THỜI ĐẠI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT mình. Có thế mới duy trì nổi công lý, duy trì được sự quân bình xã hội. Vì nếu xã hội loạn thì lập tức tự do bị tước đoạt; hoặc tự do bị tước đoạt thì lập tức xã hội cũng loạn: _ “Cái này hiện hữu thì cái kia hiện hữu; _ “Cái này không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu. _ “Cái này sinh thành thì cái kia sinh thành; _ “Cái này hủy diệt thì cái kia hủy diệt [1] _ Kinh A Hàm Ðạo phật đã đoan chắc thế, thực tế đã quyết nhận thế, lẽ biến dịch sinh hóa của vạn vật là thế. Người Phật tử không thể quên được tiêu chuẩn đó của đạo Phật. Chúng ta cần thực thi nguyên tắc này trong cuộc sống, để cùng giải quyết những bế tắc hiện nay, để xây dựng một thế giới mà trong đó, tinh thần tư hữu, tổ chức gia đình vẫn tồn tại hòa hợp trong tổ chức quốc gia, vẫn tồn tại song hành trong tổ chức quốc tế và tinh thần nhân loại, để chấm dứt chiến tranh, điều hòa mức sống cho trên khắp mặt đất, điều hòa giai cấp trong xã hội, không còn thù hận đấu tranh. Một khi thù hận tan dần, lòng tham nhẹ bớt, thì mục tiêu giải thoát đã sáng tỏ trước bước đi của con người; và chiều hướng thượng của tôn giáo chân chính hẳn nhiên phải được con người thực hiện, để giải quyết sự vươn tới của tâm linh siêu thoát. Với một tình thương vô biên, tình người thắm thiết, với một căn bản tự do tư tưởng, với một phương pháp tự tu, tự
giác, tự chứng, đề cao năng lực và ý chí của con người. Với một nhận thức tổng hợp rộng lớn; một khả năng dung hóa tế nhị, một thái độ dung dị hiếu hòa, đạo Phật chắc chắn đủ điều kiện Trao cho thời đại một nội dung cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Nhưng ai là người trao nội dung đó vào đời? Hẳn nhiên là Phật tử. Ðạo Phật còn nở hoa kết trái hay không, không chỉ ở mấy tạng kinh điển mà chính ở những người hoằng pháp hôm nay có đủ đức, trí, tài, năng; có biết thích ứng với hoàn cảnh xã hội, để đưa đạo Phật vào thời đại, làm cho đạo Phật sống mạnh, sáng, đẹp, trên mọi nơi, trong mọi lúc, thích hợp với mọi người ở mọi trình độ trí thức, mọi giai cấp. Ðạo Phật còn trường tồn hay không là nhờ ở đó. Ðạo Phật có đáp ứng được đòi hỏi đương thời không, nhờ ở đó. Chúng ta hẳn đã có lần nghe thấy từ cửa miệng những người còn mang nặng thành kiến hệ phái, hoặc vì chưa hiểu thấu đạo Phật, cho đạo Phật là một tôn giáo không tình cảm, vô thần, yếm thế xa lìa cuộc đời, phản bội “nhân bản” làm cản đà tiến hóa của xã hội. Tất nhiên, họ có quyền tự do của họ, họ được hoài nghi, phê bình và lựa chọn. Vì, đạo Phật không phải là một tín lý. Ðạo Phật không võ đoán. Ðạo Phật không buộc ai phải tin theo rập khuôn như mình. Ðạo Phật chỉ là một lối hướng dẫn, hòng dắt con người từ trạng thái tham lam mê muội sang trạng thái trong trinh siêu thoát. Còn thực chứng
được hay không là do nơi những con người tiếp nhận đạo Phật có gắng công thăng hóa nghiệp lực của mình hay không. Ở đây, chúng ta không làm công việc thanh minh cho đạo Phật, vì sự tồn tại trên hai nghìn năm trăm năm nay, và đạo Phật đã dung hợp được với dân tộc tính các nước Á Ðông, đang rọi ánh sáng chân lý vào nếp sống cơ khí Tây phương, thừa đủ để nói rằng: Ðạo Phật không nông cạn như sự nông cạn của những người đứng ngoài, ngó phớt qua vào cái vỏ của đạo Phật, rồi chê bai, ngờ vực... (Tuy chúng ta không làm công việc thanh minh.) Nhưng chúng ta có bổn phận nói tiếng nói chân chính của người Phật tử, làm sáng ý sáng của đạo Phật, hòng bớt đi cho con người phần nào ngộ nhận; hòng khai quang cho nhãn thức của con người không những về đạo Phật, mà còn về mọi vấn đề khác nữa. Nếu hiểu “tình cảm” theo nghĩa cảm xúc đam mê vật dục thì đạo Phật không chủ trương duy trì thật, tuy không duy trì nhưng đạo Phật không chối rằng: ở thế giới chúng ta, một thế giới trong đó còn đầy rẫy dục vọng mê cuồng, còn những ham muốn thể chất. Tình cảm của con người thường nhuốm thêm sắc dục; tình cảm không thuần tuý biểu lộ tự tâm linh trong trinh, mà tình cảm còn pha lẫn tính chất sinh lý và bối cảnh xã hội nữa. Do đó, Ðức Thế Tôn đã mệnh danh cho cảnh giới chúng ta là “Dục giới” (Kàmadhàtuh) một thế giới mà sự sinh, trụ, dị, diệt còn tùy thuộc hoàn toàn vào vật dục, đam mê thể chất. Cao hơn cảnh giới chúng ta là cảnh “Sắc giới” (Rùpadhàtuh), thế giới của thần tiên, sinh, trụ, dị, diệt không bằng vật dục mà bằng sự rung ứng sắc tính. Cao hơn hai cảnh giới Dục, Sắc là cảnh “Vô sắc giới” (Árùpyadhàtuh), ở đây đời sống không bằng vật dục hay sắc tính mà bằng thức quan tương ứng, tương giao; nhưng vẫn còn trong vòng sinh
52
tử phiền não. Vượt khỏi ba cảnh giới này mối tới được trạng thái “sinh không siêu thoát”, trạng thái của các bậc đại giác, một cảnh trong trinh toàn triệt, không vương vòng sinh tử luân hồi. Ðức Phật cùng sống trong cảnh dục giới như ta, nhưng Ngài đã tự chiến đấu với mình để gạn lọc tình cảm vật dục đam mê, để phát khởi tình cảm tâm linh trong sạch, thể hiện qua đức từ bi, đại trí, hỉ xả. Tiønh cảm của Ngài không chịu buộc dưới sóng tóc người đàn bà, không chỉ yêu riêng mình, và những gì thuộc về mình, không chỉ biết tới cha mẹ, vợ con, quyền quí. Tình cảm của Ngài đã trào ra rung ứng với tất cả chúng sinh khổ đau. Tình cảm ấy đã phát xuất từ tâm thể từ bi. Nếu đạo Phật không có tình
cảm, thì đức Thích Ca đã chẳng bao giờ xuất gia, đã chẳng bao giờ quan tâm băn khoăn trước cảnh sinh tử, niềm thống thiết của thế nhân, trước cảnh tranh giành giết chóc giữa chúng sinh tham sống mà chẳng hay biết được rằng mình đang chết, và tất nhiên không có cảnh bồng con cừu non trên đường cát bụi... Tình cảm của siêu nhân là ở đó. Tình cảm của đạo Phật là ở đó; mà chỉ ở đó mới có được ý nghĩa chân thực của tình cảm, một thứ tình cảm tâm linh trong sạch. Bảo rằng đạo Phật “vô thần” thì quả là vội vàng, quả là chủ quan, không hiểu gì về đạo Phật cả. Nhưng, nếu tìm ở đạo Phật một vị thần có bản tính biết yêu ghét, có uy quyền, tức là được nhân -cách -hóa theo óc tưởng tượng của con người thì
Sang mùa Chừng như mùa mới đã sang Buổi sáng mù sương ẩm ướt Bước ra ngoài, trời gió ngược Hất tung mái tóc bời bời Nắng hiu hắt như không thở Vàng hoe chiếc lá vừa rơi Phất phơ nửa đời lưu lạc Xuống, lên mãi ở quê người Bến lạ, đôi chân hụt hẫng Tìm hoài con sóng xưa, xa Nỗi buồn ghé qua mấy bận Mắt sao mãi lạc quê nhà Lắng nghe ầm ầm gió hú Cười khà một tiếng mênh mông Nửa đời làm thân lữ thứ Buồn, vui có tựa bằng không Bâng khuâng thấy mình bỗng lạ Xòe tay, một nắm hư không Vốc ngược thời gian xa lắc Mù sương trôi dạt bềnh bồng Thở ra, nhìn trời, ngẩng mặt Quạnh hiu nhen nhúm cõi lòng Thấy ta từ trong tiền kiếp Vô thường một đóa thinh không. TRỊNH GIA MỸ
Mời Em Ngồi Xuống
H
TRẦN VẤN LỆ
ình như vừa nói với nhau: Chào Ngày Năm Mới, Mình Chào Tết Vui! Hình như câu đó muôn đời / đã thành nhật tụng khi trời vào Xuân? Hình như câu đó…bâng khuâng của người xa xứ mỗi lần ngó mây?
Ôi mây mây bay bay bay…phù vân ảo ảnh vẫn đây bốn mùa! Có mùa nào chẳng mùa Thơ, giở chồng sách cũ, người xưa…vẽ rồng! Buồn, vui không giấu trong lòng, thấy sao tả vậy, gửi cùng thế gian… Con cá gặp nước, hân hoan. Con rồng gặp đám mây vàng, lượn thôi! Gặp em, anh thốt nên lời, gặp anh em nở nụ cười…là duyên. Mùa Xuân, mùa của nhãn tiền, nhắm đôi mắt lại em hiền như mơ! Mùa Xuân mùa của nàng Thơ, có chàng gánh mộng đi mờ chân mây… Chàng đi Bắc, chàng đi Tây, đi Đông, Nam buộc vòng vây đời nàng…Thế mà, có đám mây tan, biết bao nhiêu ước mộng tàn theo trăng… Hình như vừa gặp cố nhân? Tha hương, cố quận, phân vân sớm chiều…Nhớ ai vai vắt khăn điều, nhớ xưa mình thả con diều giấy bay…Gặp em, gặp lại chân mày còn xa muôn dặm chân mây mịt mùng! Cỏ mùa Xuân, cỏ như nhung, mời em ngồi xuống mình cùng ngắm hoa…
nhất định không có ở đạo Phật. Nếu hiểu thần theo nghĩa tâm - thần -thường -hằng –trong –trinh -bản -thể -của -thực -hữu, một chân lý cao tột mà tâm thức con người luôn luôn vươn tới, để đạt được trạng thái trong trinh ấy, thì hẳn nhiên là có. Tâm thần là bản thể của thực hữu, nên có trong mọi loài, mọi vật, nhưng vì vọng niệm mê lầm, như những lớp sa mù che phủ, khiến tri thức con người không thấy được. Con người cần gạn lọc tình cảm trinh khiết, khai quang trí tuệ, đẩy lui tham vọng u muội, mới mong làm sáng được tâm thần tự tại, hòa được với tâm thần đại thể. Như thế đạo Phật không phải là Vô mà là Hữu thần. Thần không ở đâu xa, thần không ban phúc giáng họa mà thần ở trong mỗi người, mỗi vật, chỉ cần làm sáng tâm thần là đạt được chân lý cao nhất của cuộc đời. Ðạo Phật đã mệnh danh cho tâm thần nhiều tên gọi khác nhau như: Phật tính, Chân như, Tính cảnh, Niết Bàn... đều biểu hiện ý niệm trong trinh thường hằng của tâm thể, tất cả đều thu vào một chữ “Tâm” mà tâm thì ở mọi loài, mọi vật đều có thể tự tu, tự luyện tự giác, để tự chứng lấy cảnh giới trong sáng của tâm -thể. Bởi quan niệm Tâm là bản thể nội tại nơi mỗi người, mỗi vật, nên chẳng những đạo Phật không làm hèn con người mà chính lại làm cho giá trị, địa vị và khả năng con người thêm cao, thêm mạnh. Tuy đạo Phật dùng chung từ “chúng sinh” để chỉ những chủng loại hữu tình, nhưng vẫn có điểm khác nhau, là nơi nghiệp lực của mỗi vật, mỗi loài. Loài người ở vào cấp bậc cao nhất trong chúng sinh. Loài người là chặng cuối cùng của dục giới, có khả năng chứng ngộ để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Nếu dùng theo từ ngữ đương thời thì đạo Phật đã nói lên đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa Nhân bản nhất. Ðạo Phật đã mạnh bạo và thẳng thắn phóng trí tuệ vào thực tế đau khổ cuộc đời, không trốn tránh sự thật ê chề
của kiếp người, không ỷ lại, van xin, trông đợi ở sự bao bọc trợ giúp của bất cứ một ngoại lực nào, mà tự tìm chính nơi mình để tự giải thoát mình và giải phóng đời. Con người chỉ giải thoát được thân phận khi nào tự giác chứng thôi. Nếu tự mình không cứu mình thì không ai cứu mình nổi, mình phải hoàn tất trách nhiệm và công trình tu dưỡng của mình, không ai gánh đỡ cho mình cả. Có chăng, người khác chỉ tiếp tay cho mình, cùng lắm là hướng dẫn cho mình trong một phạm vi nào đó. Còn quyết định tối hậu vẫn do nơi mình. Ðó là điều tâm nguyện của người Phật tử đi theo hướng Phật. Ðã đề cao đức Tự chủ, tự do và tự tạo, thì nhất định đạo Phật không bao giờ yếm thế, không trốn tránh cuộc đời và trách nhiệm đối với con người. Ðạo Phật luôn luôn đáp ứng với nhu cầu trí thức và nghiệp lực của mỗi người, mỗi loài. Ở mỗi người, mỗi loài, đạo Phật đều có phương pháp hướng dẫn riêng để tự thân mỗi người, mỗi loài thăng hóa thân phận mình. Sở dĩ có sự ngộ nhận trên là do nơi đức từ bi, thái độ bao dung, khoan hòa của người Phật tử chân chính điển hình, luôn luôn chịu đựng phần thiệt, vui vẻ tha thứ nhiều hơn là cạnh tranh bồng bột. Như vậy là can đảm và khó khăn lắm mới giữ nổi thái độ dung dị trước những chướng tai gai mắt đó. Vì, người Phật tử dù sao cũng chỉ là một người vẫn còn nặng nhiều với cảnh tính dục giới, nhưng khác hơn người thường là biết làm chủ mình, làm chủ hành động của mình, không để cho những hành động đó thành xuẩn động. Tất cả Phật tử hiểu đạo pháp đều hiểu rằng: cạnh tranh, tham lam, chẳng những không đẹp đẽ gì mà chỉ làm tăng thêm đau khổ cho mình, cho đời thôi. Nên không lăn vào vòng lợi danh, nhưng với nghĩa vụ làm người, bổn phận đối với xã hội, Phật tử dù chịu xả thân cũng không than tiếc. Nếu không có sự hiểu biết đó, đạo Phật đã chẳng thể tồn tại trên
hai thiên niên kỷ và đạo Phật cũng chẳng đặt vấn đề hoằng-dương chính pháp làm chi nữa. Nếu cho rằng đạo Phật làm cản đà “tiến hóa” của nhân loại thì hãy xét lại đã. Những cuộc cách mạng xã hội hiện nay đã đến sau các phong trào giải phóng thân phận con người khỏi phong tỏa thần quyền với mục đích tìm lấy sự Tự chủ cho con người, Tự do cho tư tưởng và Tự tạo lấy cuộc sống văn minh, chính đã được đạo Phật thuyết minh ngay từ lúc đức Phật thành đạo. Như vậy là đi trước đà tiến hóa trên hai nghìn năm trăm năm chứ không phải là đi sau, hay cản bước lịch sử. Với một ý chí tự tạo, chưa hề bao
53
giờ đạo Phật kìm hãm sự tiến bộ của kỹ thuật khoa học mà chỉ phát tâm đem vào cho xã hội, cho những tiến bộ vật chất ấy một nội dung Phật-chất, để kỹ thuật khỏi quay lại tàn sát con người, phá tán xã hội. *** Lúc này hơn lúc nào hết, xã hội đang đòi hỏi một hướng tiến: Nghệ thuật, học thuật, kỹ thuật đang đòi hỏi một nội dung thương vui, minh mẫn và thực tế để cung ứng cho con người thời đại, đạo Phật có đủ mọi yếu tố đó. Thế nhưng từ trước đến nay con người thường chỉ tìm nơi đạo Phật một tôn giáo dưới hình thức cổ kính, thâm uyên, chìm
mình trong màu áo tiếng chuông, trong việc cúng Phật cầu siêu. Tin Phật như tin trời, thờ Chúa. Linh thiêng hóa đức Phật như một thượng đế toàn năng, có quyền ban phát ơn lành. Sự lầm lạc này không những hại cho công cuộc tu chứng của mình, mà chẳng làm vẻ vang gì cho đạo Phật cả; trái lại, còn thêm nhiều những tấm màn che khuất mất một nội dung đạo Phật sáng, đẹp, thực tiễn, khiến cho những người chưa hiểu, ngộ nhận nhiều điều đáng tiếc về đạo Phật. Nếu ta không cất bỏ được tấm màn hình thức dày đặc đang bao trùm đạo Phật thì tự ta, tự nơi ngộ tín của ta, ta đã xem tiếp trang 57
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
tiếp theo trang 48
VÀI DÁNG NGỰA TRONG NỀN MỸ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM là tiếp tục truyền thống đục đẽo, khắc tạc trên đá của mỹ thuật Đại Việt Lý – Trần, ngày này được các nhà nghiên cứu đánh giá cao vì đã tạo nên một vẻ đẹp rất sống động và độc đáo, rất sinh lực và hiện thực (6). Hoặc trên công trình kiến trúc đình làng Đình Bảng (thế kỷ XVIII,) trên hàng lan can ngay chính gian giữa, cạnh những chạm khắc Tùng Lộc và Sư tỉ hí cầu, bức chạm nổi tám con ngựa vẫn quen gọi là Bát mã quần phi là một tác phẩm hết sức đáng lưu ý. Tám con ngựa liên hoàn nối tiếp nhau, mỗi
con trong một thế riêng, con thì đang phi nước kiệu, con khác ở trong thế chồm mình lấy đà để lao về phía trước. Có con đang nghỉ ngơi, cúi xuống gặp cỏ, có con như đang ngẩng đầu lên nghe ngóng điều gì, và con khác nữa thì đang nhởn nhơ tung tăng thoải mái. Cả bầy ngựa đều rất đẹp, chắc khỏe, rắn rỏi, cơ bắp đầy đặn, thân hình cân đối, hài hòa, hiện ra trong những động thái tự nhiên, nghĩa là đã được xem xét, khảo sát, chọn lọc kỹ lưỡng qua một cảm quan thẩm mỹ vững chắc.
Và rất gần gũi với chúng ta, nơi ngôi chùa Nghĩa Nhuận Hội Quán thờ Quan Võ Đế ở quận 5 Sài Gòn, pho tượng ngựa thờ ở đây quả đã mang lại nhiều thích thú cho người thưởng ngoạn; cái đẹp ở đây chính là cái thực, là cái thực nhưng đã biết tô chuốc thêm lên. Người tạc tượng là một nghệ nhân chuyên về điêu khắc gỗ dân gian, nhưng rõ ràng đây cũng là một nghệ sĩ rất nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật, rất chắc tay trong tạo dáng, đạt đến tính điển hình cao, và hẳn nhiên là có nhiều hiểu biết sâu sắc về cơ thể học. Chẳng lạ gì khi chúng ta nghe ông Vương Hồng Sển trầm trồ: “Tượng Xích-thố-mã bằng gỗ sơn mài, trông y như thiệt, không chùa nào có tượng khéo hơn, lạ là thời nay còn nghệ sĩ có biệt tài như vầy nên cũng mừng.” (7)
Duyệt lại toàn bộ những bóng dáng, phong cách về ngựa trong nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam, cả hai giòng chính thống và dân gian, chúng ta thấy rõ ràng ở giòng thứ hai thuộc về nhân dân, khi gặp mùa nở rộ (đặc biệt ở thế kỷ XVI, XVII, XVIII) đã tuôn trào một âm điệu rộn ràng, vui tươi, bay nhẩy, phóng khoáng, đầy sức sống chân thực, vô cùng tươi mát và sinh động. có thể dẫn thêm ở đây một chút tỉ dụ điển hình là hình ngựa trên gạch nung chùa Đậu (Thường Tín, Hà Sơn Bình, thế kỷ XVI,) hay dáng ngựa nhẹ nhàng uyển chuyển giữa hoa cỏ trên bia đá chùa Linh Quang (Hải Phòng) chạm khắc năm 1709, tỏ rõ một sự phóng khoáng bay bổng giữa tình cảm sâu xa, rồi phát lộ bởi một hình thức biểu hiện vững vàng, chắc nịch mà thực rất thanh nhã.
Tất nhiên, rất nhiều nơi khó mà có một sự phân biệt rạch ròi giữa hai giòng nghệ thuật ấy, nhưng dù thế nào người nghệ sĩ dân gian từ hơi thở nồng nàn của cuộc sống đã bước vào tác phẩm nghệ thuật một cách rất tự nhiên, nên đã htoát khỏi những qui cách hẹp hòi cổ hữu. Ngày nay, đối với chúng ta, cả hai giòng nghệ thuật ấy đều đã tập hợp thành một trong lòng một nền văn hóa thống nhất, cho nên tất cả những dáng ngựa ấy dù ở nơi đâu, đều có chỗ đứng đẹp đẽ trong ký ức dân tộc, không những là vốn liếng của hôm nay mà còn là một phần hành trang tài bồi cho cả ngày mai. HUỲNH HỮU ỦY Trích “MỸ THUẬT VIỆT NAM NGÀY XƯA” Văn Mới xuất bản 2013
Ngựa đá, lăng Thiệu Trị, bản vễ trong L’Art à Huế của L. Cadiére.
tiếp theo trang 43
Vì quyền lợi của người dân và vì xây dựng và phát triển đất nước. Quyền lợi gì của người dân? Quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền mà mọi người dân đều đáng phải được có, và các chính quyền tự nhận là “cộng hòa,” “dân chủ” phải có trách nhiệm thực thi các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền cho mọi công dân. Khi những quyền phải có này của người dân không được thực thi hay bị chà đạp thì người Phật tử với tư cách là những công dân có quyền đứng lên vận động và đòi hỏi các chính quyền phải nghiêm chỉnh thi hành.
có nội lực dân tộc vững chắc để bảo vệ quyền tự quyết dân tộc, đủ sức chống lại các cuộc xâm lăng của ngoại bang, và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ thì dân tộc trong đất nước ấy phải có tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền. Các cuộc vận động nhân quyền, tự do và dân chủ từ 50 năm qua tại Việt Nam của Phật Giáo không ngoài mục đích giúp xây dựng nội lực dân tộc để chống lại các cuộc xăm lăng của ngoại bang, gồm có các cuộc xăm lăng văn hóa, ý thức hệ và quân sự. Cũng như khi lãnh thổ của đất nước Việt Nam bị xâm lăng thì người Phật tử Việt Nam phải có bổn phận và trách nhiệm bằng cách này hay cách khác để bảo vệ. Các Phật tử Việt Nam như minh quân Trần Nhân Tông, danh tướng Lý Thường Kiệt, danh tướng Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, danh tướng Trần Hưng Đạo, hiền thần Nguyễn Trãi, v.v… đã đóng góp xứng đáng công lao cho công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều gương sáng của những người cư sĩ Phật tử tham gia vào công việc điều hành quốc sự đã là những minh quân, hiền thần, danh tướng, và chính khách đạo đức biết hy sinh cho đại sự quốc gia dân tộc. Người cư sĩ Phật tử được khuyến khích tham chính để đem tài đức của mình ra xây dựng và phát triển đất nước.
Xây dựng và phát triển đất nước như thế nào? Một đất nước muốn văn minh, tiến bộ, giàu mạnh,
Nhiều người nghĩ rằng tham chính là làm chính trị là trái với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật.
PHẬT TỬ VIỆT NAM: HAI YẾU TÍNH, MỘT CUỘC ĐỜI Việt Nam nói chung và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng là thể hiện tinh thần khai phóng, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng phẩm giá con người trong truyền thống Phật Giáo. Tăng sĩ Phật Giáo không làm chính trị. Hãy nhìn vào thực tế lịch sử để thấy rằng các vị Tăng sĩ Phật Giáo chỉ vận động cho tự do, bình đẳng, dân chủ, và nhân quyền cho người dân mà không mưu cầu hay đòi hỏi quyền lợi hay địa vị chính trị nào. Không có vị giáo phẩm lãnh đạo nào sau các cuộc vận động nói trên ra ứng cử hay đảm nhận chức vụ này địa vị kia trong chính quyền. Điều cần lưu ý là trong tất cả mọi cuộc vận động nói trên của Phật Giáo Việt Nam từ năm 1963 đến nay, Phật Giáo không bao giờ chủ trương lật đổ bất cứ chế độ nào. Phật Giáo chỉ đòi hỏi chính quyền nào chà đạp quyền tự do, bình đẳng, dân chủ và nhân quyền thì hãy trả lại cho người dân những quyền căn bản phải có đó mà thôi. Một điều nữa cũng cần thấy rõ là Phật Giáo không chủ
trương chống đối với tâm thù hận và hành động bạo lực đối với bất cứ cá nhân, chính quyền, tôn giáo, đảng phái hay chủ nghiã nào trong suốt các cuộc vận động nói trên. Vậy tại sao Phật Giáo phải vận động?
54
Có lẽ quan niệm này bắt nguồn từ sự chứng kiến những thủ đoạn, ác tâm, dã tâm, vị kỷ, đảng phái, chủ nghĩa cá nhân và ý thức hệ trong chính trường đã và đang xảy ra mỗi ngày trên thế giới và ngay trên đất nước Việt Nam. Nhưng, điều đó không có nghĩa rằng tự thân chính trị là xấu, và tất cả những người làm chính trị đều xấu. Chính trị là quyền căn bản mà mọi người dân đều phải có và các chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ quyền ấy cho mọi công dân, theo Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc. Như thế, làm chính trị không phải là xấu mà là cái quyền của người dân để giúp dân giúp nước. Đối với hàng ngũ cư sĩ Phật tử việc tham chính được khuyến khích vì để đem ra thi hành tinh thần từ bi trí tuệ và lợi tha xây dựng và phát triển xã hội. Nhiều nhà chính trị nổi danh hiện nay được cả thế giới kính nể vì hành xử trong sạch và tấm lòng vì dân vì nước thực sự của họ, như Cố Tống Thồng Nam Phi Nelson Mandela vừa từ trần đầu tháng 12 năm 2013, như nữ Dân Biểu Miến Điện Aung San Suu Kyi là một Phật Tử làm rạng danh dân tộc Miến Điện của bà. Tuy nhiên, tất cả những thứ tự do, dân chủ và nhân quyền bên ngoài xã hội đều tương đối và giới hạn. Có nhiều người suốt đời vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng lại bị trói buộc trong cái vỏ ốc của vị kỷ nhỏ hẹp và bị nô lệ
bởi lòng tham lam, thù hận và si mê để đến nỗi chỉ biết có thứ tự do, dân chủ và nhân quyền của cá nhân mình mà quên mất tự do, dân chủ, và nhân quyền của người khác. Khi chính con người chưa tự giải thoát ra khỏi xiềng xích vô minh, vị ngã, chưa tự làm chủ được thân tâm trước những thao túng của tham, sân, si và chưa thăng hoa đời mình lên giá trị nhân bản thực sự, thì không thể có được sự tự do, dân chủ, và nhân quyền đích thực cho chính họ cũng như cho những gì họ làm với người khác. Thực hành Chánh Pháp giác ngộ và giải thoát của đức Phật có hiệu quả sẽ giúp người Phật tử đạt được tự do thực sự trong chính mình đối với tất cả mọi trói buộc của lòng vị ngã, tham lam, thù hận và si mê. Thực hành Chánh Pháp trí tuệ và từ bi của đức Phật, người Phật tử sẽ biết lắng nghe và tôn trọng ước nguyện và phẩm giá của người khác. Đó chính là những yếu tính cơ bản từ trong nội thể của một người để có thể thể hiện ra bên ngoài lối sống tự do, dân chủ và tôn trọng nhân phẩm của người khác. Như thế, bằng phẩm đức của người Phật tử có tu tập và đạt được lợi lạc trong Phật Pháp, người Phật tử Việt Nam sẽ sống có ý nghĩa và góp phần xứng đáng trong vai trò và bổn phận của một người công dân nước Việt.
tiếp theo trang 43
AI ĐEM QUÁN TRỌ MÀ NGĂN NẺO VỀ? never ends: the search for home is a contant flux of arrivals and departures, exits and entries from various locations” (6). Tài liệu vừa được trích dẫn là một nghiên cứu về giới trẻ cư ngụ ở vùng Tây Sydney thuộc nguồn gốc Trung Đông và Châu Á, kể cả Việt nam. Trong một cuộc nghiên cứu khác, do SBS Corporation bảo trợ, giới trẻ gốc Việt đã có phản ứng rất tích cực và rõ rệt về bảo tồn văn hóa (80% +), về thưởng thức nhạc Việt nam (80% +), về am hiểu nguồn gốc văn hóa gia đình (80% +) và coi Úc Đại Lợi là ‘nhà – home’ (60% +) (7). Tuy nhiên, phản ứng tích cực ấy có vẻ như không được cụ thể hóa bằng hành động tương xứng. Tại Úc, tiếng Việt không được coi là ngôn ngữ chiến lược (như trường hợp tiếng Quan Thoại, tiếng Nhật, tiếng Bahasha Indonesia...), nên rất ít người không thuộc nguồn gốc Việt nam theo học. Còn sinh viên học sinh gốc Việt cũng không chọn học các môn Việt ngữ, Việt văn, ở mức độ đông đảo cần thiết, đến nỗi các
khoa Việt Học tại nhiều Viện Đại Học Úc đã phải đóng cửa từ nhiều năm qua. Hiện nay, Victoria University ở Melbourne là viện đại học duy nhất còn giảng dạy môn Việt học. Tình trạng nầy cũng không khác gì ở Mỹ. Theo giáo sư Trần Chấn Trí, việc giảng dạy Việt ngữ tại University of California at Irvine đang gặp nhiều trở ngại lớn. Ngoài vấn đề cắt giảm ngân sách, thay đổi học kỳ, tiếng Việt hay văn hóa Việt dường như chưa đủ sức hấp dẫn sinh viên không phải là người Việt. (8). Nói tóm lại, trong 30 năm qua, cộng đồng Việt nam ở nước ngoài đã vượt qua rất nhiều trở ngại vật chất và tinh thần để gặt hái được thành công trong hầu hết mọi lãnh vực sinh hoạt – và thử thách văn hóa lớn lao trước mặt là nỗ lực về nguồn của thế hệ thứ hai và những thế hệ kế tiếp. Nếu con cháu chúng ta còn quan tâm tìm câu trả lời “home away from home, but is it still sweet home? thì chúng ta có thể lạc quan được.
tiếp theo trang 44
ĐẠO BỤT TRONG DÂN GIAN khi ông qua sống ở nước ta. Các ý kiến nêu lên cho thấy vào thế kỷ thứ hai, thứ ba tại Giao Chỉ đã có nhiều người thảo luận và phê bình Khổng Mạnh một cách có ý thức và có hệ thống. Lục Độ Tập Kinh có những cố gắng đối chiếu, tổng hợp luân lý chính trị Nho giáo với đạo lý nhà Phật. Trong Kinh đã bình luận các quy tắc luân lý Nho giáo với chi tiết cụ thể, bàn thẳng các đề tài quan thiết nhất trong Nho giáo, như chữ Hiếu, chữ Nhân. Lê Mạnh Thát suy luận rằng cuốn kinh này không thể xuất phát từ Ấn Độ. Bởi vì các triết gia Ấn Độ chắc không quen thuộc với những khái niệm của luân lý Nho giáo như thế. Chỉ những người sống ở nước ta vào thế kỷ thứ hai, thứ ba, mới biết đến và quan tâm đến chữ Hiếu, chữ Nhân trong Nho Giáo, do đó muốn thảo luận về cách áp dụng đạo Hiếu như thế nào, trong khi dùng thế giới quan, nhân sinh quan đạo Phật. Nếu không được sáng tác ở địa phương, Lục Độ Tập Kinh it nhất cũng có nhiều đoạn do các tăng sĩ sống tại Giao châu viết thêm vào. Việc san nhuận, hiệu đính này cho thấy giới trí
thức người Việt thời đó muốn tiếp thu Nho giáo với tinh thần độc lập, phê phán, nhờ họ có sẵn vốn liếng tư tưởng học từ Phật Giáo. Giới trí thức Giao Châu đã diễn tả các quy tắc luân lý Khổng Mạnh theo tinh thần Phật Giáo; và ngược lại cũng trình bầy giáo lý đạo Bụt trong khung cảnh văn hóa Nho Giáo, mà một đặc điểm là rất chú trọng đến các vấn đề xã hội, chính trị. Thí dụ, Lục Độ Tập Kinh nói về bổn phận của các vị Bồ Tát là “cứu dân ra khỏi nạn đồ than.” Nói đến cứu dân, là những con người cụ thể, thay vì lối nói về tất cả các chúng sinh. Việc cứu độ có tình cách tập thể, không còn thuần túy nhắm giải thoát riêng mỗi người. Kinh điển Đại Thừa khi nói đến Bồ tát chỉ đề cao việc cứu nhân độ thế chung cho mọi chúng sinh, không dùng ngôn ngữ như “cứu dân,” với ý hướng dấn thân cụ thể như vậy. Lục Độ Tập Kinh trình bầy các phương pháp tu tập của người Phật tử như “ngũ giới, thập thiện,” trong một bối cảnh khác với văn hóa Ấn Độ thời xưa. Trong Phật Giáo nguyên thủy, các quy tắc này áp dụng cho phần
Và bài nầy xin được kết thúc với mấy vần thơ sau đây của John Howard Payne: “An exile from home splendor dazzles in vain; Oh, give me my lovely thatch’d cottage again! The birds singing gaily that came at my call; Give me them with the peace of mind clearer than all. Home, sweet home”. Xin trân trọng cảm ơn quí vị và xin cầu chúc Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Tự Do Kỳ 5 tại Sydney thành công. (Sydney, 28 tháng 12 năm 2004) LS LƯU TƯỜNG QUANG
song ngữ Xuân Canh Ngọ, Sydney, 1990, No.2 (Hội Phụ Nữ Việt nam NSW): Phụ Nữ Việt Nam Giữa Hai Dòng Văn Hóa – Vietnamese Women Between Two Cultures by Lưu Tường Quang. (trang 4) (4) Casula Powerhouse Arts Centre, In-Between 1.5 Generation Viet-Aust, Sydney 2002 – Lost and Found – A New Homeland: The Role and Characteristics of the 1.5 Generation by Lưu Tường Quang/ Chiều Chiều Ra Đứng Ngõ Sau: Vai Trò và Đặc Tính của Thế Hệ Một Rưỡi, Ngọc Hân chuyển ngữ.
(6) Nguyễn Xuân Quang, Tiếng Việt Huyền Diệu, Hừng Việt, Anaheim Ca., 2004. (7) Ang, Ien Professor & others, Living Diversity – Australia’s Multicultural Future, Sydney, 2002. (8) Nguyệt san Khởi Hành, Santa Ana, CA, số 98, tháng 12 năm 2004.
(5) Migration Heritage Centre and Centre for Cultural Research, Generate: Mapping Youth Culture and Migration Heritage in Western Sydney, Sydney 2000. (trang 17)
AO, là Giám Đốc SBS Radio, cơ quan truyền thanh quốc gia văn hóa đa nguyên của Liên Bang Australia. Notes: (1) Mandy Thomas, Dreams in the Shadows – VietnameseAustralian Lives in transition, Allen & Unwin, Sydney, 1999. (trang 122, 62, 154) (2) Thomas T. Professor and M. Balnaves, New Land, Last Home: The Vietnamese Elderly and the Family Migration Program, Bureau of Immigration Research, Canberra, 1993. (3) Ngọc Hân (ed.) Đặc San
tu tập trong đời sống cá nhân. Lời lẽ trong bản kinh này đem áp dụng vào đời sống chính trị, như các bổn phận người cai trị. Thí dụ: “Dùng năm giới, mười hạnh làm Quốc chính;” hoặc “làm Minh pháp,” “làm Trị pháp” hay “Trị chính.” Những ngôn ngữ nhuốm mầu chính trị này thường không thấy trong các kinh điển Phật giáo thông hành ở Ấn Độ cũng như sau này tại Trung Hoa. Lối nhìn mới này có thể coi là do ảnh hưởng của tinh thần thực tế và xã hội trong Nho Giáo. Nhưng cũng có thể coi là một phản ứng, để chứng tỏ Phật Giáo cũng đáp ứng nhu cầu chính trị, không phải chỉ có Nho Giáo mới mang thái độ nhập thế. Những người nhuận sắc Lục Độ Tập Kinh ở nước ta đã cố ý đưa các quy tắc trong đạo đức Phật Giáo thành những phương pháp trị quốc, vượt lên trên đời sống tu tập của mỗi người. Tinh thần “nhập thế” đã được thể hiện trong Phật Giáo Việt Nam ngay từ thế kỷ thứ hai, thứ ba như vậy. Lê Mạnh Thát đưa giả thiết là chính các sư tăng người Việt viết kinh trên, bằng chữ Việt trước khi dịch sang chữ Hán. Liệu có thể tin vào thời đó người Việt đã có chữ viết riêng để viết một bộ kinh hay không? Giả thuyết táo bạo này sẽ được xét nghiệm trên sự kiện người Việt thời đó đã dùng chữ viết hay chưa. Nguyễn Đổng Chi, trong Việt Nam Cổ Văn Học Sử dẫn chứng một số chữ viết của đồng bào Mường ở Thanh Hóa, với 35 “chữ cái” (giống như ABC), các mẫu tự này đã dùng từ nhiều đời. Ông tự hỏi: Lẽ nào người Việt lại không có chữ viết, khi
55
xuất phát từ chung một tổ với người Mường. Có thể Thiền sư Khương Tăng Hội đã dùng các thí dụ có sẵn trong các kinh sách bằng chữ Phạn, nhưng ông đã bổ túc, sáng tác thêm, để hoàn thành tập Kinh Lục Độ này từ đầu tới cuối. Dù giả thiết trên chưa thể vững chắc nhưng có thể tin rằng những ý kiến và khái niệm mới mẻ trong Lục Độ Tập Kinh là do các vị sư người Việt thêm vào. Có thể do chủ ý của họ muốn chứng tỏ Phật giáo có địa vị cao hơn, hay ít nhất cũng ngang tầm với Khổng Mạnh. Vì Phật Giáo mang đầy đủ những mối quan tâm về xã hội không khác gì Nho giáo. Mà các quy tắc đạo lý này lại bắt nguồn từ các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh có bề rộng và chiều sâu hơn các lời dậy của Khổng, Mạnh. Các vị sư ở nước ta nêu các vấn đề “cứu đời” hay “quốc chính,” cũng vì nhu cầu đề kháng với các tư tưởng chính trị trong văn minh Hoa Hạ, lúc đó đang được người Hán quảng bá ở nước ta. Trong Lý Hoặc Luận, Mâu Tử viết sau khi sang sống và học Phật Giáo ở Giao Châu, ông đã phê phán Nho giáo một cách trực tiếp, với những lý luận chặt chẽ. Chắc trong giới tăng sĩ ở nước ta thời đó đang diễn ra một cuộc tranh luận về cả ba trào lưu tư tưởng Phật, Khổng và Lão, nên đã ảnh hưởng đến Mâu Tử. Đó là phản ứng chung của người Lạc Việt trước các công trình “khai hóa văn minh” của các quan cai trị người Hán. Những lời phê bình Khổng, Mạnh cũng như
lối giải thích Phật giáo theo quan điểm nhập thế, ngay từ các thế kỷ 2 và 3, cho thấy giới trí thức người Việt đã ý thức họ đang đứng trước một làn sóng văn hóa mạnh mẽ, phong phú của người Hán nên đã phản ứng. Có thể tin rằng các cố gắng phê phán trên đây không hoàn toàn chỉ do nhu cầu trí thức, lý thuyết; mà còn do động cơ cần tự xác nhận tính chất riêng của cả tập thể, trước mối nguy có thể bị đồng hóa. Mọi người đều góp phần vào phong trào bảo vệ nền tự chủ trong khả năng của mình. Người dân thường khi cần đến thì tiếp tay trong các cuộc nổi dậy. Còn giới có học thức thì đóng góp những lời bình luận về luân lý, chính trị, so sánh đạo Nho và đạo Phật. Họ muốn chứng tỏ dân Lạc Việt đã có sẵn những nền nếp đạo lý và chính trị mà không cần được người Hán dậy dỗ. Trong cả ngàn năm Bắc thuộc, những người “học thức,” biết chữ, có khả năng đọc sách, lại sống gần kề dân chúng, chính là các tăng sĩ trong chùa chiền. Họ tự thấy trách nhiệm “độ thế, cứu dân;” nên giảng dậy đạo Phật với ý khuyến khích, bảo vệ tinh thần tự lập của dân tộc. Phật Giáo giúp cho dân Việt được trang bị thêm bằng một tôn giáo với đủ các nghi thức thực hành và một hệ thống tư tưởng có bề sâu và có tầm vóc quốc tế. Nhờ thế, họ nuôi dưỡng lòng tự tin, tự hào, khi đương đầu với làn sóng văn hóa của nhà Hán, nhà Đường. Một điều may mắn là tự bản chất Phật giáo không phân biệt, kỳ thị các tín ngưỡng hay trào lưu tư tưởng khác. Cho nên, dựa trên xem tiếp trang 56
tiếp theo trang 55
ĐẠO BỤT TRONG DÂN GIAN căn bản này người Việt cũng vẫn sẵn sàng đón nhận thêm nhiều hoa trái của nền văn minh Hán tộc. Nhờ đó người Việt có khả năng dung nhập và chuyển hóa các truyền thống tinh thần và trào lưu tư tưởng khác nhau. Nhiều quan lại người Hán đã học theo tín ngưỡng và phong tục dân Lạc Việt. Ngoài Sĩ Nhiếp, một thứ sử Giao Châu khác là Chu Phù, từng ở dưới quyền Sĩ Nhiếp, còn tình nguyện theo tín ngưỡng và phong tục bản xứ một cách triệt để hơn, khiến ông ta bị các sử gia người Hán tố cáo là “vứt bỏ điển huấn của thánh hiền đời trước, bỏ mất pháp luật của Hán gia, mặc áo đỏ, bịt đầu, đánh đàn, đốt hương, đọc sách của đạo tà tục …” Một ông quan người Hán mà “thay đổi mầu áo, bỏ cả mũ, đốt hương, đọc kinh Phật,” nói theo đời nay, đúng là “mất lập trường!” Tình trạng này chứng tỏ Phật giáo ở nước ta trong mấy thế kỷ đầu đã rất mạnh nên mới thu hút được cả những người cầm quyền có học thức từ bên Tầu sang. Người Việt Nam lúc đó có thể tự hào mình đã đạt tới một trình độ văn minh không thua kém người Hán.
TINH THẦN DUNG HÓA Nhờ lòng tự tin đó, dân Lạc Việt không lo bị khuất phục mà cũng không cần bác bỏ một cách không suy xét những cống hiến của văn minh Hán tộc. Phải rất tin vào chính mình và có đức bao dung rất cao dân tộc Việt mới có khả năng hấp thụ, tổng hợp và chuyển hóa các trào lưu tư tưởng Tam Giáo, ngay từ thời Bắc thuộc cho nên mới thể hiện rõ ràng trong thời đầu lập quốc. Đạo Phật đã đóng góp tư tưởng chính trị cho thời lập quốc Lý, Trần; cũng như sự có mặt của các vị quốc sư trong triều. Trần Thái
Tông đã trình bầy quy tắc trị quốc theo Phật giáo khi kể lời dậy của sư phụ tại chùa Trúc Lâm Yên Tử: “Người làm vua phải biết lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình.” Đây là một phương châm cho các nhà chính trị ở khắp nơi, bất cứ thời đại nào. Đời xưa, ông vua phải thăm dò ý dân, phải suy ngẫm, để biết tâm thiên hạ ra sao. (Ngày nay, người ta có những phương pháp nghiên cứu tâm lý dân chúng một cách khoa học. Nhưng cách tiện nhất để giúp các chính trị gia biết cái “tâm thiên hạ” như thế nào vẫn là tổ chức bầu cử tự do để dân dùng lá phiếu quyết định). Muốn áp dụng châm ngôn “lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình,” trong thực tế, Trần Thái Tông còn nói, một ông vua cũng phải sử dụng các phương pháp chính trị cụ thể của các “thánh,” tức là Khổng Mạnh. Luân lý chính trị Đạo Khổng không trái với niềm tin Phật Giáo; cho nên việc tổng hợp không khó khăn. Năm 1292, vua Trần Nhân Tông viết thư (gọi là biểu) gửi vua nhà Nguyên để, một lần nữa, từ chối không chịu thân hành sang Tàu diện kiến “thánh nhan” theo lời mời của “thiên tử.” An Nam Chí Lược chép tờ biểu này, trong có một câu biểu lộ căn bản Phật giáo cùng Nho giáo trong việc trị quốc: “Than ôi! Người ở thế gian mà được gặp mặt thánh nhân, sách Phật cho là đại phước, sách Nho gọi là cuộc gặp gỡ ngàn năm mới có một lần.” Vua Trần nói đến cả hai nguồn đạo lý, nhưng đặt đạo Phật trước đạo Nho, cho thấy ngài coi bên nào quan trọng hơn. Chúng ta biết vào thời đó các đại hãn Mông Cổ chưa theo đạo Phật. Tới đời nhà Thanh họ mới khuyến khíc truyền bá Phật giáo Tây Tạng ở Mông Cổ (với mục đích “ru ngủ” dân để triều đình
Hình: Facebook SÓNG NHA TRANG
Đại Thanh được yên ổn). Những lời lẽ của Nhân Tông đặt Phật trước Nho có thể rất “trái tai” các vị quan người Hán trong triều đình vua Nguyên. Năm 1295 vua Trần lại dâng biểu lần nữa xin vua nhà Nguyên cung cấp 15,000 quyển trong Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán, “để cứu ức triệu nhân dân khốn khổ.” Lá thư nhún nhường nói “chúng tôi ăn chay, tắm gội, tự tay viết” các lời chúc vạn thọ; lại viết, “lạy trăm lạy tâu rằng,” vân vân. Có lẽ nhờ lời lẽ đó nên thư thỉnh cầu đã được vua Nguyên đáp ứng. Mấy tờ biểu này ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Chúng ta biết rằng ở bên Trung Quốc đã có những người nêu lên ý tưởng tổng hợp Nho Giáo và Phật Giáo. Nhưng ít thấy những ông vua thực hành việc tổng hợp như vậy ngay trong việc trị quốc và biết trình bầy một cách rõ ràng, mạch lạc như hai vị vua nhà Trần kể trên. Về sau, vào đời Tống và đời Minh ở Trung Quốc có những nhà tư tưởng đã đi xa hơn một bước, tổng hợp hai nguồn tư tưởng trong phạm vi triết lý, siêu hình; như Chu Hi, Vương Dương Minh. Nhìn kỹ vào các lý thuyết của hai bậc Đại Nho này thì thấy đó cũng là phản ứng của giới
56
trí thức Trung Hoa muốn nâng cao Nho Giáo lên cho tương xứng với các tư tưởng siêu hình mà Phật Giáo cống hiến. Họ “tự vệ” bằng cách đưa vào Nho Giáo những khái niệm tương tự như trong Phật Giáo; còn đem vào Nho Giáo cả những phương pháp tu tập của đạo Phật, chẳng hạn phép tĩnh tọa, giống như ngồi thiền. Người Việt Nam không thấy có khuynh hướng lý thuyết như vậy, cho nên việc tổng hợp Nho và Phật được chứng tỏ trong hành động, như các vị vua Trần đã thể hiện. Hơn nữa, những trước tác của các nhà Nho có thể theo hướng lý thuyết, như Chu An, Hồ Quý Ly, thì đã bị giặc Minh thiêu hủy hết cả. Nhưng chúng ta có thể thấy ngay từ thế kỷ thứ ba Phật Giáo đã tạo ra nền tảng tri thức đất Giao Châu, cho nên mới có cảnh giao lưu trong giới trí thức ở địa phương và ở bên Trung Quốc. Khương Tăng Hội thì từ Giao Châu sang Kiến Nghiệp dậy đạo. Mâu Tử thì tìm tới Giao Châu để trao đổi và suy nghĩ, rồi trước tác. Giao Châu phải có một môi trường học vấn đủ rộng và sâu cho nên mới nuôi dưỡng được những cuộc thảo luận, so sánh cả ba nguồn tư tưởng, Phật, Lão và Nho. Văn hóa một dân tộc
không phải là một thực thể tĩnh và cố định, mà là một quá trình luôn luôn chuyển hóa. Dân Lạc Việt đã giữ được một bản sắc lưu truyền từ đời trước, thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng mà người Lạc Việt chia sẻ với nhiều sắc dân Đông Nam Á. Căn bản văn hóa đó ngay từ đầu đã khiến dân Việt tự thấy mình khác người Hán. Sau đó lại được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa Ấn Độ trước khi tiếp xúc, học hỏi nền văn minh Hoa Hạ, nền tảng càng vững chắc hơn. Sau khi độc lập, người Việt Nam vẫn viết chữ Hán, đọc các sách Khổng Mạnh, chấp nhận các quy tắc đạo đức và chính trị của các thánh hiền phương Bắc, mà không lo mình sẽ biến thành người Hán. Tinh thần bao dung, tổng hợp và chuyển hóa là phương châm phát triển của nền văn hóa Việt Nam từ hai ngàn năm trước tới nay. Bản tính bao dung, tổng hợp của tổ tiên chúng ta đã có sẵn nhờ sống ở ngã ba của châu Á, có cơ hội mở rộng tầm mắt hơn nhiều đám dân khác sống sâu trong đại lục. NGÔ NHÂN DỤNG
tiếp theo trang 53
TRAO CHO THỜI ĐẠI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT thoái hóa Phật giáo, đạo Phật đáng lẽ hướng dẫn ta trên đường giải thoát, trong thực tế xây dựng cuộc sống no lành, lại hóa ta một thứ cùm xích làm chậm sự chứng ngộ của ta, của đời. Ở một thạch động thanh tịnh thâm u, nơi tu luyện và đào tạo tăng tài của một vị Thiền sư chứng ngộ, ngài đã hướng dẫn cho rất nhiều tăng sĩ chứng đạo. Nhưng trong số đó có một đệ tử ngoan ngoãn thuần thành, hết lòng tin Phật, yêu thầy, thương bạn. Không bao giờ phạm một lỗi nhỏ, không bao giờ làm trái ý thầy. Thế mà hết mùa tuyết này tan tới mùa băng kia đóng, hết lớp bạn này tới lớp bạn khác ngộ đạo, xuống núi hoằng dương, người đệ tử này vẫn không chứng nổi phép mầu. Vị Thiền sư sau nhiều
năm tìm hiểu, ngài đã thấy được căn nguyên của sự chậm ngộ đạo đó. Mùa tuyết năm nay đã về, đem theo một trận bão lớn. Thạch động toát ra một sức lạnh ghê người. Ngài hiểu rằng đã đến lúc phải ra tay để giúp sức cho người đệ tử yêu chứng ngộ. Sau khi thăm khắp nơi trong thạch động, ngài về ngồi trên bồ đoàn, cạnh bồ đoàn là một lò sưởi sắp tàn. Ngài gọi người đệ tử đến và dạy: _ Con hãy thêm củi vào lò sưởi cho ấm. Người học trò vâng lệnh ra đi, nhưng tuyết xuống mấy ngày liền, củi dự trữ đã hết, mà nhìn ra trời thì tuyết phủ trắng xóa không thể tìm được đường xuống núi. Sau nhiều cố gắng vô ích, người học trò buồn rầu trở vào lạy thầy: _Bạch Thầy, củi trong động đã hết, mà ngoài
trời bão tuyết quá lớn. Con xin về đây chịu lỗi với Thầy. Vị thiền sư khoan dung dạy người đồ đệ rằng: _ Con hãy cố tìm xem trong động, có thứ gì bằng gỗ thì đem ra cho thầy. Người đệ tử ngoan ngoãn trở vào trong, lục lọi khắp nơi. Nhưng tất cả mọi vật dụng đều toàn bằng đá, không có thứ nào bằng gỗ cả. Ðành trở ra thưa lại với thầy: _ Thưa Thầy trong động không có thứ chi bằng gỗ cả. Vị Thiền sư nhân từ dạy thêm: _ Con cố tìm lại xem, thầy chắc thế nào trong động cũng có vật bằng gỗ đấy. Lần này người đệ tử quá sức lo sợ, tìm kiếm khắp nơi nhưng vô hiệu, vào cả trong điện Phật, cũng không có chi bằng gỗ cả! Người đệ tử quỳ trước Phật điện cầu xin Ðức Thế tôn khai sáng cho mình. Rồi lại tiếp tục soát không trừ chỗ nào; tính nhẩm lại tất cả thì chỉ trừ pho tượng Phật bằng gỗ, ngoài ra toàn bằng sắt và đá cả. Thất vọng hoàn toàn. Người đệ tử run sợ ra thưa lại với Thầy: _ Lạy thầy, trong động, ngoài pho tượng Ðức Thế Tôn, không còn thứ gì bằng gỗ cả. Vị Thiền sư mất hẳn vẻ trầm tĩnh thường nhật, ông lớn tiếng: _ Ta đã bảo lấy bất cứ vật gì bằng gỗ ra đây, ngươi
còn hỏi chi nữa, đi ngay. Người đệ tử run sợ đi vào trong điện. Ðầu dao động lên biết bao ý nghĩ, bao câu hỏi, nhưng đều không có câu trả lời. Sau khi lạy Ðức Thế Tôn, người đệ tử ôm pho tượng xuống đưa ra trước mặt thầy. Vẻ bình tĩnh nhân từ đã trở lại trên mặt và tia nhìn của vị Thiền sư, ngài khoan thai cầm cây búa bên cạnh lò sưởi, giơ lên bổ thẳng xuống pho tượng thếp vàng long lanh. Pho tượng vỡ ra làm đôi, rồi làm nhiều mảnh. Như tâm tư nát vụn của người đệ tử. Toàn thân người đệ tử run lên, nước mắt tràn trề, trong lúc đó vị Thiền sư chậm rãi cầm từng miếng cốt tượng quăng vào lửa, ngọn lửa bừng sáng, tỏa khắp thạch động mờ mờ tối đục. Tâm thức người đệ tử cũng bừng sáng và từ sát-na đó chứng ngộ đạo pháp của Ðức Thế Tôn. Ðã tới lúc chúng ta cần vén màn hình thức để tìm vào nội dung chân lý của đạo Phật, hòng Trao cho thời đại trí thức hôm nay một đạo Phật linh động, thực tế, thích ứng với như cầu tinh thần của nhân loại, để mọi người tìm nơi đạo Phật một nền văn hóa rực rỡ, hợp với lịch sử tiến bộ xã hội, một hướng thoát cho tâm linh con người. Ðạo Phật là kết tinh của các hệ phái tư tưởng thâm sâu Ấn độ cổ xưa. Ðạo Phật ra đời để tổng hợp
mọi khuynh hướng thần học, đạo học, triết học của văn minh Vệ đà. Ðạo Phật là tiếng nói trọn vẹn, là một hệ thống tư tưởng vững mạnh và cao rộng nhất trong các hệ thống tư tưởng cổ kim đông tây. Tìm trong đạo Phật ta thấy mọi vấn đề từ đại thể tới chi tiết của sự việc đã và đang biến diễn trong vũ trụ đều được đặt ra và đều có phương pháp giải quyết. Nhưng, vì từ ngữ, vì hình thức của người xưa khác với ngày nay, nên ta khó lĩnh hội mau chóng, thấu đáo được đạo Phật. Bổn phận của người hoàng pháp hôm nay, là làm điểm sáng của nội dung Phật chất, đem vào những hình thức kỹ thuật, nghệ thuật, học thuật hiện đại một tinh thần sáng động toàn diện của đạo Phật. Một đạo Phật tổng hợp giữa những anh hoa của cuộc đời, giữa những phát kiến truyền tiếp của một dân tộc sống giữa núi rừng trùng điệp; tư tưởng luôn luôn vươn lên rọi vào những bí ẩn hầu như ảo diễn của vũ trụ vô biên; vì họ luôn luôn cảm thấy mình như bị giam cầm trong một khung cảnh tối tăm nếu từ buổi bình minh của tư tưởng con người đã nhận rằng minh nằm trong trò ảo hóa của Brahma, một vị thượng đế, để thành hình một tôn giáo Brahxem tiếp trang 58
Hình: IMICHAEL TRAN
T
ôi sinh trưởng trong một gia đình nông dân bên bờ đê sông Hồng thuộc miền đồng bằng Bắc Việt, trong tỉnh Nam Định. Dòng họ nội ngọai nhà tôi đều đã nhiều đời theo đạo công giáo. Mà ông nội tôi lại là một ông thầy đồ dậy chữ nho, nên trong gia đình chúng tôi vẫn còn giữ được cái truyền thống “gia phong gia đạo” do ông bà để lại. Cha tôi là con trưởng, mà mẹ tôi cũng là trưởng nữ của ông bà ngọai, cho nên hai ông bà đều chú tâm đến công việc của cả đại gia đình, của dòng họ, chứ không phải chỉ chăm lo riêng cho gia đình nhỏ bé của mình. Vì ông nội tôi mất khi
tôi mới được 5-6 tuổi, nên tôi chẳng hề được học một câu chữ nho nào của cụ. Tuy vậy, tôi vẫn thấy trong gia đình chúng tôi, thì ai nấy vẫn thường được cha mẹ rèn cặp chỉ bảo theo đường lối lễ giáo đã ăn rễ sâu trong nhiều thế hệ các gia đình ở miền thôn quê từ thuở xa xưa. Tôi vẫn còn nhớ lời cha mẹ hay nhắc nhủ lũ anh chị em chúng tôi đại khái như : “Giấy rách thì phải giữ lấy lề”, “ Trai thì trung hiếu làm đầu, Gái thì tiết hạnh làm câu sửa mình”, “Đói cho sạch, rách cho thơm,” ” Thà chịu nghèo chứ không chịu hèn “, “ Thương người như thể thương thân” v.v… Nói chung thì cuộc sống tại
miền quê hồi trước năm 1945 thường là êm đềm, lương hảo, bà con thân tộc cũng như người cùng trong lối xóm luôn đày tình nghĩa tương thân tương ái, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau. Làng Cát xuyên chúng tôi hồi đó có chừng 100 gia đình vừa theo đạo công giáo cũng như theo đạo Phật, nên có cả nhà thờ, có cả chùa. Đặc biệt lại còn có cả một ngôi đình làng nữa. Mẹ tôi chẳng biết đọc, chẳng biết viết chữ quốc ngữ. Nhưng bà lại có trí nhớ rất tốt, bà thuộc làu kinh sách và nhất là ca dao tục ngữ. Bà thường dậy các con theo lối “truyền khẩu” như trong
57
TÔN GIÁO
LÀ TẤM LÒNG NHÂN ÁI VỊ THA ÐOÀN THANH LIÊM
TÔN GIÁO
LÀ TẤM LÒNG NHÂN ÁI VỊ THA
tiếp theo trang 57
TRAO CHO THỜI ĐẠI MỘT NỘI DUNG PHẬT CHẤT man, với một quan niệm luân hồi miên tục truyền kiếp và sự phân hóa xã hội tới cùng cực đã sản sinh ra không biết bao nhiêu giai cấp. Triết phái Upanishad xuất hiện, tuy chưa hẳn là chối bỏ hết quyền lực của Brahma nhưng đã tỏ dấu hoài nghi tột độ về những trò ảo diễn phi lý vô ích của vũ trụ. Từ tư tưởng hoài nghi này đã mở lối cho những triết phái khác ra đời. Phái Vedanta đã đưa gần Brahma lại với con người, đưa ngay vào trong con người, để chủ trương tìm về nguồn bình đẳng của vũ trụ. Quá khích hợp, phái Vaisesika hoàn toàn đứng trên quan điểm cực vi duy vật để thành lập hệ thống triết học của mình. Ði tới trạng thái ôn hòa, triết học Samkhya ra đời, chủ trương vũ trụ có thầnngã và tự- tính; mong cầu của thần ngã thông với tự tính thành ra những hiện tượng ảo hóa. Nếu dẹp bỏ mong cầu thì ảo hóa sẽ tan, chỉ còn tự tính tồn tại trong thần ngã mà thôi. Sau trên hai ngàn năm trăm năm, Ðức Phật ra đời đã dung hóa tất cả mọi khuynh hướng tư tưởng cổ xưa để xây dựng thành một hệ thống đạo Phật hết sức rộng lớn căn cứ trên đức Từ bi, khả năng Giác ngộ của tâm thức,
trên tinh thần Tự chủ, Tự do, Tự tạo, đức Phật trao cho đời một nội dung cuộc sống toàn diện cả về tâm linh, luận chứng lẫn phương pháp giác ngộ. Ngài đã nhìn thẳng vào sự vật, vào cuộc đời mà dạy rằng: “Vạn hữu là thế đó”, chân lý không ở đâu xa mà ở ngay trong vạn pháp. Ngài đã trao cho nhân loại một nhận thức quan về vạn pháp: _ Các hành vô thường _ Các pháp vô ngã _ Bản thể chân như Ðể con người dùng làm chìa khóa tự mở lấy kho tàng vô biên của trí tuệ, khám phá những bí mật của vũ trụ, đau khổ của cuộc đời. Rồi nương vào đó con người sẽ cởi lần chấp mê u tối, trở lại với bản thể trong trinh của mình. Vũ trụ kết tụ bởi những hệ thống nhân duyên, con người muốn tham hóa, thấu triệt vũ trụ thì cần nương vào thuyết nhânduyên-quả- sinh để mà tìm hiểu, để sống hợp với lẽ tiến hoá của vũ trụ. Rồi dựa vào nguyên tắc đó, con người tự thăng hóa nghiệp lực của mình, bằng cách gây nhiều nhân tốt.
Thân phận con người chìm đắm trong cảnh khổ đau, sinh tử luân hồi. Sự khổ đau vốn do dục vọng đam mê nơi mỗi người phát sinh, rồi tăng trưởng thêm mãi. Chẳng những con người không hạn chế lòng tham mà mỗi ngày lại huân tập thêm giữ làm tư kiến, khiến cho khổ đau chồng chất đầy rẫy lên thân phận con người. Ðể chặn đứng khổ đau, con người cần tận diệt dục vọng, khai quang trí tuệ, để thăng hóa nghiệp lực trên con đường giải thoát. Ðược vậy con người cần thực thi Tám Con Ðường Chính (Aryastaniga Màrganmàni) [2] của Ðạo Giải Thoát bằng phương pháp Tự tu, Tự giác, Tự chứng để đạt tới cảnh “sinh không viên mãn”. Ðạo Phật đã lấy khởi điểm từ tâm linh, qua thực tế, để hướng tâm linh lên đường giải thoát, nhằm cất đi những gánh nặng khổ đau của con người. Nhưng đạo Phật vẫn chưa nhận đấy là chân lý tuyệt đối, mà đấy chỉ là phương tiện giúp con người tự chứng lấy chân lý thôi. Tức là đạo Phật đã đề cao khả năng, địa vị con người và sự tự do tuyệt đối về tư tưởng. Nhờ vậy đã mở lối cho người hậu thế được góp sức xây dựng đạo Phật mỗi ngày một giàu đẹp thêm hơn. Cũng chính vì tôn trọng tự do con người nên khi truyền đạo đã không gặp một cuộc xung đột nào và được mọi người tiếp nhận như chính tiếp nhận sự phát minh của trí thức mình vậy. *** Trên hai thiên niên kỷ tồn tại hợp nhất với nếp sống con người hiếu hòa đông phưong, Ðạo Phật
58
lối giáo dục ngàn xưa của cha ông chúng ta. Nhưng quan trọng nhất là cả hai bố mẹ chúng tôi đã để lại tấm gương trong sáng của sự lương thiện và tấm lòng nhân ái đối với bà con thân tộc, cũng như với mọi người trong xóm làng. Thật đúng như lời nhắc nhủ “ Dĩ thân nhi giáo”, tức là đem cái nhân cách, cái gương sống động của chính bản thân mình ra mà truyền lại cho con cháu, hơn là chỉ dùng lời nói suông. Cụ thể như là cứ vào dịp Mùa Chay trước Lễ Phục sinh, thì mẹ tôi năm nào cũng tổ chức kêu gọi bà con nghèo túng trong làng tới để nhận lãnh mỗi gia đình một vài ký gạo, vì vào lúc đó thì phần đông đã cạn hết thực phẩm. Mẹ tôi dặn là : Các con phải tần tiện, nhịn ăn nhịn tiêu để còn dành dụm chia sớt cho bà con đang túng thiếu; có như vậy thì mới đúng là “nhường cơm sẻ áo” giúp bà con gần gũi với mình. Nhà tôi có cái rủi, mà
sau này lại thành cái may. Đó là trường hợp xảy đến cho bà chị cả chúng tôi; chị bị tật nguyền thành người câm điếc ngay sau một cơn sốt nặng hồi mới lên ba tuổi. Khỏi phải nói là cha mẹ tôi rất buồn phiền vì cái tai nạn đối với người con gái đầu lòng như vậy. Nhưng may mà chị tôi lại được nhận vào trại người câm điếc tại thị xã Thái bình do mấy nữ tu thuộc nhà dòng Saint Vincent de Paul đảm trách. Và chính tôi vào lúc 9-10 tuổi, thì cũng được gửi vào sinh sống tại cơ sở này mà hồi đó có tên là “Asile Saint Joseph”; tôi ở chung trong khu nam giới với mấy anh câm điếc.. Tại cơ sở này, ngòai ngưới câm điếc nam nữ ra, lại có cả các con lai mà người cha là lính trong quân đội Pháp, kể cả người gốc Phi châu da đen, và mẹ là người Việt nữa. Phần đông các anh chị này lại bị cha mẹ bỏ mặc cho mấy ma soeur chăm sóc, chứ ít khi có ai trong gia
mỗi ngày một thêm phong phú, kho tàng văn hóa mỗi ngày một thêm tươi đẹp.
ngành của nghệ thuật như Văn, Thơ, Lễ, Nhạc, Họa, Khắc, Kiến trúc, Kịch, Ảnh đã nảy nở toàn vẹn trong một truyền thống Từ-bi, Trí- tuệ nhưng không khép kín mà luôn luôn mang những hình thức, sắc thái của mỗi dân tộc đã được đạo Phật truyền đến. Nhờ có nội dung chuyên nhất đó, nên càng nhiều sắc thái, nền nghệ thuật đạo Phật càng thêm sáng, đẹp, giàu có, và nội dung đạo Phật càng thấm sâu vào tâm thức con người, càng thăng hóa thêm đẹp các nền văn hóa dân tộc của mỗi nước đã tiếp nhận đạo Phật.
Về nghệ thật: phải nói rằng đạo Phật ngay khi phát từ kim ngôn đức Thế Tôn đã được lồng dưới hình thức nghệ thuật rồi. Những lời Ngài giảng dạy môn đệ đều tiềm ẩn bên trong những câu chuyện sống động hợp với trình độ và khả năng thưởng thức của mọi người. Những câu chuyện đó được các đệ tử ghi lại qua kinh “Bách Dụ”. Xét về nội dung của các câu chuyện thì mỗi chuyện đều mang một tính chất truyền phổ tư tưởng của đạo Giải thoát, hoặc miêu tả những khổ đau của con người và nguyên nhân phát sinh khổ đau, đồng thời có một phương pháp giải quyết tùy theo hoàn cảnh, trường hợp và nghiệp lực của mỗi nhân vật được Ngài dựng lên trong câu chuyện. Nhờ vậy đệ tử mau hiểu và dễ sống theo những nhân vật trong truyện. Cách sống khoan hòa và trang nghiêm của Ðức Phật đã thành hình ngay một cung thức lễ nghi cho đạo Phật. Giọng giảng đều đều và có mãnh lực thu hút tư tưởng của con người đã mở lối cho những vần điệu âm thanh của câu kinh, bài kệ, tiếng chuông, nhịp mõ sau này. Văn, Lễ, Thi, Nhạc của đạo Phật mở đầu ngay từ ngày đức Phật chưa nhập diệt. Hình ảnh của Ngài đã được ghi lại qua nét Họa, Khắc và được Phật tử thành lập Phật-tự để kính, thờ. Họa, Khắc và Kiến trúc của Phật giáo ra đời. Rồi sau đấy sự tích đức Phật, những câu chuyện của Ngài đã được dựng thành Kịch, quay thành phim để phổ biến trong quần chúng. Như vậy mọi
Về học thuật: Với một nhận thức tổng hợp rộng lớn, với một căn bản tự do tư tưởng, đạo Phật đã phát triển và được sự đóng góp của người trí thức cổ kim để thành lập một nền văn học vĩ đại. Phải nói rằng đó là rừng kinh biển chữ. Kinh điển Phật giáo chia làm ba loại chính là: Kinh, Luật, Luận. Kinh tạng (Sùtrạm): gồm tất cả Giáo, Lý, Hành, Quả do Ðức Thế Tôn nói ra được các đệ tử kết tập lại trong năm đại bộ: Hoa Nghiêm, Phương đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn. Luật tạng (Vinayah): tập hợp tất cả giới luật của đạo Phật trong sự hướng dẫn tu trì các bậc xuất gia cũng như tại gia, để giữ cho hệ thống đạo Phật được bền chặt. Luận tạng (Abhidharmah): bao hàm những tác phẩm nghị luận, với mục đích diễn giải rộng ý nghĩa kinh tạng, Kho tàng Luận-tạng rất lớn, đó là sự đóng góp miên tục của các Phật tử qua từng thời đại.
đình đến thăm viếng hay tiếp tế cho. Thành ra ngay từ hồi còn nhỏ tuổi, tôi đã đích thân được chứng kiến sự chăm sóc của các nữ tu này đối với những con người tật nguyền hay mồ côi bị gia đình ruồng bỏ như thế. Đây rõ rệt là sự biểu lộ của tình nhân ái, lòng xót thương trắc ẩn đối với đồng lọai theo đúng như giáo huấn của giáo hội công giáo là : “ Mến Chúa thì phải Yêu Người”. Rồi khi đến tuổi trưởng thành, thì tôi đã dấn thân vào các lọai công tác xã hội, cụ thể như cùng với nhiều bạn hữu khác tham gia vào công cuộc cải thiện nếp sống của tầng lớp người kém may mắn tại khu vực các quận 6,7,8 ngọai ô thành phố Saigon từ năm 1965, lúc tôi bắt đầu vào cái tuổi “tam thập nhi lập” trở đi. Trong mấy năm làm việc tại chương trình phát triển ở địa phương này, tôi được dịp cộng tác với các vị giới chức, tu sĩ và tín đồ bên Phật giáo, Công giáo cũng như Tin lành. Tất cả đều hết lòng ra tay giúp đỡ những nạn nhân chiến cuộc, đặc biệt là những gia đình bị mất nhà cửa trong vụ tấn công hồi Tết Mậu thân 1968. Điển hình như Thầy Thích Tắc Thành tại chùa Đông Phước, phường Bình Đông quận 7, Linh mục Nguyễn Huy Chương tại nhà thờ Rạch Cát quận 7,
Sau khi Thế tôn nhập diệt, đại đệ tử Ca Diếp triệu tập đại hội kết tập những lời Phật dạy và định giới luật, ngăn ngừa những ngụy thuyết và những hành động si mê của tăng sĩ. Ðây là lần kết tập thứ nhất gồm trên dưới 500 đệ tử Phật, họp tại thành Vương xá. Tạng kinh mãi về sau mới được biên chép thành hai thứ chữ Pali và Sanskrit. Kinh do Ðại đức A-Nan đọc. Luật do Ðại đức Ưu -Ba- li đọc. Còn Luận thì thuộc phần hậu thế diễn giải theo kinh. Kinh điển được kết tập lần thứ nhất này là kinh A-hàm và luật Bát -thập-tụng. Khoảng một thế kỷ sau, cuộc kết tập thứ hai được tổ chức tại thành Tỳ-XáLy, nhằm kiểm soát lại kinh điển và giáo luật, đồng thời xét về các dị thuyết hiện lưu hành trong đạo. Ký kết tập này manh nha cho cuộc phân phái sau này. Theo truyền thuyết thì ngài Ðại-Thiên (Mahadeva) đề ra năm điều tân thuyết [3] thổi lên một phong trào Tự do tư tưởng trong đạo Phật: chia đạo Phật làm hai phái, phái bảo thủ truyền thống là Thượng tọa bộ, phái cấp tiến tự do là Ðại chúng bộ. Lần lần Thượng tọa bộ còn phân thành nhiều bộ khác như: Nhất thiết hữu bộ, Ðộc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền vị bộ, Chính lượng bộ, Mật lâm sơn bộ, Hóa địa bộ, Pháp tặng bộ, Ẩm quang bộ và Kinh lượng bộ. Rồi Ðại chúng bộ cũng lại phân tán thành tám bộ: Nhất thuyết bộ. Thuyết xuất thế bộ, Kế dậng bộ, Ða văn bộ, Tây sơn trụ bộ, Chế đa sơn bộ, Thuyết giả bộ và Bắc sơn trụ bộ. Thật là một quang cảnh náo nhiệt. Do những cuộc
Linh mục Hòang Quỳnh tại nhà thờ Bình An quận 8, Sư Bà Thích Như Thanh chùa Huê Lâm quận 6, Mục sư Lương Văn Sấm quận 6, Thầy Thích Tâm Quang ở Phú Lâm, Soeur Nicole trường Nữ Vương Hòa Bình quận 3 v.v… Các tu sĩ này đặc biệt chăm lo việc mở phòng khám bệnh, phát thuốc, mở các lớp học, lớp dậy nghề cho các học viên nam, nữ tại địa phương; đồng thời cũng giúp vận động bà con tham gia công việc chỉnh trang tái thiết tại các xóm hẻm như đặt đường cống thóat nước, xây cất cầu bắc qua các kinh rạch, và nhất là xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy tại 20 khu tái thiết trong cả 3 quận ven biên này vốn bị tàn phá nặng nề, vì là cửa ngõ cho sự xâm nhập của quân đội cộng sản vào thành phố qua ngả Long An, Rạch Kiến, Cần Giuộc… Về phía cơ quan từ thiện xã hội ngọai quốc mà hay yểm trợ cho công tác phát triển và xây dựng nói trên, thì phải kể đến cơ quan CARE, tổ chức Xã Hội Tin Lành Việt Nam (VNCS Vietnam Christian Service), tổ chức Xã Hội Tin Lành Á châu (ACS Asian Christian Service), cơ quan Cứu Trợ Công giáo Mỹ ( CRS Catholic Relief Service), Tổ chức Quaker Mỹ và Anh, Adenauer Foundation của Đức v.v… Như vậy là phần
phân bộ này mà kho tàng đạo Phật trở thành rộng lớn mung lung tới độ khiến người học Phật hiện nay thường bị lạc mất hướng chính. Ðấy cũng là một trong những điểm quan trọng mà người hoằng pháp hôm nay phải lưu tâm, phải gạn lọc tinh lý Phật, trước khi trứ tác Phật điển. Vì không những qua sự phồn tạp gần như trái ngược giữa các bộ phái, kể từ đời vua Ca-Nhị-SắcCa vào thế kỷ thứ hai, đạo Phật dứt khoát chia làm hai ngành. Bắc phương Ðại chúng bộ, Nam hương Thượng tọa bộ để thi đua quang tỏa Phật pháp ra thế giới nữa: Bắc phương Phật giáo lấy Népal làm cứ điểm xuất phát Tây Tạng Trung Hoa rồi phân tán ra Mông cổ, Mãn Châu, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam. Nam phương Phật giáo đặt khởi điểm chính tại Tích Lan truyền sang Miến điện, Thái Lan, Cao miên và Lào. Ði đến đâu dung hợp tới đó, nên đạo Phật càng thêm nhiều đặc tính mới. Hiện nay các nhà Phật học và các đại biểu chính thức của mỗi quốc gia đạo Phật đang cố gắng thực hiện cuộc thống nhất đạo Phật hầu cung ứng cho nhân loại một sức mạnh tinh thần để bảo vệ hòa bình và hạnh phúc cho con người trên toàn thế giới. Như thế có nghĩa trên hai nghìn năm phân hóa, lịch sử đạo Phật đang chuyển dần vào thế tổng hợp. Một chứng minh cụ thể là cuộc thống nhất tông phái Nam Bắc tông, trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã thể hiện vào mùa xuân năm 1964. Cuộc thống nhất này mở đầu cho cuộc thống nhất đạo Phật thế giới ngày mai. Muốn đẩy mạnh cuộc
lớn các cơ quan từ thiện nhân đạo này cũng đều xuất phát từ các tổ chức tôn giáo. Vì chương trình phát triển chúng tôi là một tổ chức tự nguyện của giới thanh niên, sinh viên Việt nam, hòan tòan độc lập chứ không lệ thuộc vào chính quyền hay một tổ chức chính trị hay tôn giáo nào, nên anh chị em chúng tôi cứ thỏai mái tiếp xúc và hợp tác với bất kỳ cơ quan, tổ chức đòan thể hiệp hội nào, dù là bản xứ hay ngọai quốc, kể cả cơ quan viện trợ cùa chánh phủ Mỹ USAID. Xuyên qua các họat động nhiều năm tại Saigon như vậy, mà tôi được Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới (WCC World Council of Churches) tại Geneva chú ý đến và mời tham gia cộng tác với họ vào các năm 1972-74 trong chức vụ Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu và Liên lạc tại Saigon ( Saigon Research & Liaison Office). Trong cương vị này, tôi có điều kiện thấu hiểu cặn kẽ hơn về sự dấn thân nhập cuộc của tôn giáo trong các sinh họat đa dạng và phức tạp của xã hội hiện đại trong bối cảnh của cuộc chiến trạnh lạnh giữa hai khối cộng sản và tư bản. Tôi sẽ có dịp viết chi tiết hơn về cái kinh nghiệm này vào một dịp khác. Riêng trong bài này, tôi muốn trình bày xem tiếp trang 66
thống nhất đi đến thành công, Phật tử cần đập tan mọi vỏ cứng, mở tung mọi cửa lòng để đón gió ngàn phương, đồng thời tìm sâu vào nội dung căn bản của đạo Phật, của Ðức giáo chủ duy nhất. Về kỹ thuật- Với căn bản đạo Phật tuy không đủ điều kiện nhân lực, vật lực để thành lập một ngành kỹ thuật cơ giới, nhưng đạo Phật đã nói lên nguyên tắc căn bản của khoa học rồi vậy. Mà khoa học kỹ thuật vốn là kết quả của công cuộc suy tư thực nghiệm của con người. Nên trước khi có được nền khoa học cơ giới văn minh như ngày nay, lý thuyết khoa học phải có trước để dẫn lối cho công cuộc thực chứng của con người. Ngày nay khoa học càng tiến, càng đi sâu vào thế giới hạch tâm, vào lĩnh vực không gian thì càng thấy gần đạo Phật; tuy không xây dựng trên vật chất cực vi, nhưng với tâm linh giác ngộ, đạo Phật giải thích vũ trụ một cách rất khoa học. Khi khoa học tìm được năng lực nguyên tử tiềm ẩn trong vật chất thì cũng chính là lúc nhà trí thức quan tâm nhiều tới luận chứng của đạo Phật. Vì Phật đã quyết nhận trong mỗi loài, mỗi vật của vạn hữu đều có phần năng lực là Phật tính. Và, khi các nhà thiên văn học xác nhận ngoài thế giới chúng ta còn rất nhiều thế giới có sinh vật khác nữa, trong vũ trụ, thì trước đó hai thiên niên kỷ, sau khi rời cội bồ đề, đức Phật đã dạy rằng trong vũ trụ có tam thiên đại thiên thế giới, [4] ngoài thế giới chúng ta. Thật là hoang đường viễn vông đối với nhận thức nhân loại đương thời của Ngài. Nhưng, tới nay, khoa học của thế giới văn minh chúng ta đã xác nhận.
59
Sơ lược mấy nét đại cương, ta thấy đạo Phật không chỉ là một Triết học, Ðạo học mà còn là một cơ bản của Khoa học. Ðạo Phật, ngoài công cuộc giải thoát tâm thức con người còn là một hệ thuyết thực tế có đủ khả năng, đủ điều kiện trở thành một nền Văn hóa toàn triệt gồm đầy đủ các yếu tố nghệ thuật, học thuật và kỹ thuật nữa. Nhưng vì chú trọng nhiều về tâm linh hơn, nên đạo Phật mang nhiều màu sắc tôn giáo, để rồi nhân loại quên mất những khía cạnh khác của đạo Phật. Ðã đến lúc những người thừa kế đức sáng của đức Phật cần phải cụ thể hóa những nét tươi sáng của đạo Phật ra bằng hành động, để làm Ðẹp, làm Sáng, làm Lành cho con người và cuộc đời, để đạo Phật mãi mãi thích ứng với hoàn cảnh xã hội, đáp ứng được mọi nhu cầu của nhân loại trí thức thời đại. Nói tới văn hóa đạo Phật một nền văn hóa tổn hợp đã truyền đời trên hai nghìn năm trăm năm nay là vượt sức một người, nhất là đem cô đọng trong một bài thì không thể tránh được những thiếu sót ngoài ý muốn. Nên, ở đây, chúng tôi chỉ sơ lược trình bày mấy nét chính mà thôi. Và xin tóm tắt: Nét thứ nhất trình bày về Thời đại chúng ta và lối giải quyết của đạo Phật trong thực tế. Nét thứ hai trình bày những Ngộ nhận của con người về đạo Phật. Nét thứ ba trình bày những Nguyên tắc căn bản của đạo Phật. Nét thứ tư trình bày về nền Văn hóa đạo Phật.
Tất cả với mục đích góp phần cùng Phật tử và độc giả bốn phương một vài ý kiến trong công cuộc hoằng pháp hiện nay. Ánh sáng Từ Bi đến với chúng ta. THÍCH ÐỨC NHUẬN [1] (*Nguyên văn chữ Hán: “Thử Hữu tắc bỉ Hữu Thử Vô tắc bỉ Vô Thử Sinh tắc bỉ Sinh Thử Diệt tắc bỉ Diệt [2] Chính kiến: thấy biết chân chính Chính tư duy: suy nghĩ chân chính Chính ngữ: Lời nói chân chính Chính nghiệp: Việc làm chân chính Chính mệnh: đời sống chân chính Chính tinh tiến: siêng năng chân chính Chính niệm: tưởng niệm chân tính Chính định: định tâm chân chính [3] 5 điều của Ngài Ðại Thiên đề ra: 1.Lahán vẫn còn bị ma chướng khiến cho lậu thất trong giấc mộng 2. Lahán cũng vẫn còn bất nhiễm ô vô tri, nghĩa là cái học sai lầm về chính pháp 3. Lahán vẫn có những hoài nghi chưa giải quyết được 4. Lahán đắc quả không thể tự biết mà nhờ bậc Cao minh cho hay. 5. Lahán có thể liễu đạo là do âm thanh mà giác ngộ. [4] Tiếng Phạn: Trisàharasramahàsàhasre lokadhàtuh
trates this point.
BUDDHIST REVELATIONS FOR THE MODERN WORLD and forgiveness due to that sacrifice towards a greater good and personal liberation. To criticize Buddhism as has been done, saying it is an obstacle to the course of historical evolution, is to say that the Buddhist ideals which were first preached over two millenniums ago, and that are still fresh today should not have survived the test
purpose, the compassionate initiatives born of such human endeavours and our creative power for coping with life as a whole. Buddhist philosophy and culture stresses those responsible applications of human creativity and endevour. To a great many people, Buddhism is an ancient religion of an age old cults, of Buddhist icons,
There once was an enlightened, Most Venerable Monk, an Abbot, living in a serene life in a cave monastery. He lived with his disciples many of whom had attained Buddha-hood by his revelations. One of the Junior Monks was a most excellent man, known to the whole monastery for his good behaviour, faithfulness and kindness to his teacher and his fellow monks, but unfortunately was still far from ultimate success in become an enlightened one. Year after year the disciples one after another had reached supreme knowledge and left the monastery for their Buddhist propagation trips into the world, but noth-
His disciple obeyed and left, but he knew the wood storeclose by was already empty. Heavy snow now had blocked all the ways down to the lower forest where he could get more wood and he had tried his best in vain searching the cave for fuel before he returned with empty handed. Sadly, he said, ‘I am sorry, sir; but there is not a single piece of wood around and the storm outside is so strong that I can’t can go out and get more’. The Venerable Monk replied kindly “But how about searching all over the inside, first. If you see anything made of wood or other inflammable material and bring it here, will you?” The younger monk obediently bowed and went on searching but found nothing that could
The junior monk replied “Yes master the statue is made of wood, but it is our Lord Buddha!’ Initially, the master seemed to loose his temper and scolded loudly:”You ignoramus! Why don’t you just shut up all your non-sense and bring it here, that wooden thing immediately understand!” Startled, filled with doubt and bewilderment, he went to the Buddha statue and prostrated himself before it expressing his utmost respect and fear to the statue in disturbing it from its high place in the meditation hall and then lowering it down from its high throne carried it back to the Abbot An expression of compassion and calmness, then, reappeared on the of the enlightened Abbots face and in his eyes, as he picked up an axe,
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
of time. Since the Buddha’s first sermon the earliest call of liberation for an assessment and improvement of personal values and for self-realization, especially for the intellect to be freed from the sociotheocratic bounds of early India, Buddhism has been closely associated with the evolution of personal and social freedom. In Buddhism, deeply lies the nucleus of all recent revolutions of modern societies towards greater human outcomes, for individual freedom and humanism. The Buddhist revelation to the modern world involves the rediscovery of a coherent view of life, of a quality of life that prevents the materialistic civilization from ending in disaster. Societies now are at the door of an end game, and have come to a climax of cultural change and transition as never before experienced in human history. The progressive quality of modern philosophy science art, technology and information depends on the application of such towards human outcomes in the
carried out and promoted by those half-dreaming monks devoted to dozy, monotonous praying for salvation from suffering and the human condition. They see believe in the Buddha in the same way as in other religions such as like that of the Jewish god Jehovah or the Hindu god Brahma. They worship the Lord Buddha as the Almighty and beg him for blessings, salvation, and other earthily favours. This misunderstanding has created a veil of religious myths and fictions that conceal the real nature and spirit of Buddhism and its true law. It is this reason why Buddhism has been conceived as “a religion both profound mid profane” We Buddhists must take the responsibility to reveal what is profound in Buddhist teaching otherwise Buddhism will become a yoke preventing followers attaining spiritual freedom, social prosperity, self realization and preventing the achievement of world salvation through its message. The following story illus-
ing was happening to the long trained obedient and righteous disciple despite his qualities. The teacher, after a very long time of studying the situation, came to realize, when a sudden snowstorm ushered in winter to the area, that the mind of his student had reached a point when “One More Step” or one final thrust is required to attain enlightenment. The cave was filled with winters freezing cold at that moment when the teacher’s heart warmed up at the thought that it was possibly that the right moment for his disciple to be awakened within himself. After a walk around the monastery, the venerable returned to his patriarchal teaching seat; there which was the only fireplace in the cave with so dim a fire that it seemed to be nearly extinct. The need for a warming fire was was urgent and he called that disciple to him and gave him an order: “It’s necessary now to find some wood to keep the fire going it’s so cold. Go and see if you can get some my son.”
60
be burned within the rocky cave. He presented himself to the teacher at last and exclaimed desperately, ‘I can’t find anything to burn, sir!’ The Venerable Monk then said, “Oh, worthy one! I believe you will find one thing made of wood which is right inside this cave but only if you look carefully”. In spite of the Junior Monks overwhelming disbelief and despondency, he made a decisive exertion to survey all and every corner of the monastery and go as far as the main shrine of the Buddha. Under the throne of the statue, he knelt down and prayed for his revelation before going on a last search. Despite looking everywhere, there were no wooden things except the Buddha statue itself; everything else was unburnable. He came to the very climax of dejection and finally was found kneeling before the Venerable Abbot with fear and trembling from head to toe. He said: “Oh, sir, there is nothing of wood at all except the Buddha’s statue! “ The Abbot said “Well, its wood isn’t it?’
raising above his head and with all his strength, chopped down at the glittering gold-plated Buddha statue into pieces, just as the mental cataclysm of the faithful disciple broke as he witnessed such a seemingly sacrilegious event preformed by the Abbot. Sweat streamed down from every pore of the junior monk, his body trembling, his eyes streaming tears, he watched in shock as his master quietly threw the broken wooden statue piece after piece into the fire. It was then, as the flames grew, the rocky hall was so brightened with warmth and light the vision effected the junior monk’s consciousness, and as a mind-flower blooming immediately within him, he experienced enlightenment. It was such a blissful moment, as the monk made the connection and his mind awakened from the dream of what we normally take for reality. His attachment to the trappings of Buddhism, the ceremonial, the statues, the ritual had prevented
him from his own realisation of the spirit of Buddhism within. Enlightenment then is that inter connective ness that completeness beyond the divisions created by the mind and as Russian physiologist Pavlov, announced in a famous essay on Esprit Scientifique Russell (p.55), that; “We have now come to the point where we are obliged to consider the spirit, the soul and the physical form as an indivisible unit.” It is then time for us to make the Buddhist beholder forsake all illusory manifestations of the Buddhist religion so that the essential reality is revealed to all. Only in this sense will Buddhism become the most active and realistic, enabling the intelligentsia and the general public to find satisfactory answers to all spiritual needs they require within Buddhism. They will, re-discover therein the powerful motivation for the growth to a golden civilization with the accompanying physical and material progress that will be in harmony with transcendental humanism. Buddhism has been formed as a crystallization of various schools of thought from the philosophies of ancient India. Buddhism came to life to bring forth a great synthesis all the former theological, religious and ideological tendencies of Vedic tradition. His Noble Way is a complete expression of the human philosophical science ever known to history. In Buddhism are included all fundamental problems of existence, great and small. That Buddhism has not been conceived as such, as being misunderstood so badly is often due to ambiguous translations in varying languages and ethnocentric cultural conventions that are imposed onto Buddhism as a result of preconceived or ongoing biased ideas often influenced by ethnocentric ideas. As modern exponents of Buddhism, we have the task of revealing the real essence of Buddhist
thought to take its place within this contemporary world of technology, science art and learning, to unite with the supreme unity of all realities, the physical and spiritual. Our human tragedies due to our limited conciousness, war and conflict, of our uninformed vision of life we normally behold, our inability in not seeing an interconnected whole in its reality as as an indivisible unity, must end. We must agree with professor NguyeãnÑaêng-Thuïc’s note of this noble unifying vision of life: “that human society is now experiencing a terrible moral and physical crisis can be explained by the lack of the moral conditions for this unification... the present phase will be one of control of the inner self’. In the magazine, Asian Culture, Vol. III, No.2, it was stated that ‘Experimental science, with its democratic character and with the experience of religions of the East will help the average man master his desires”. Buddhism, due to its adaptability to meeting the needs of men of diverse mental cultural and racial backgrounds, will contribute enormously to social progress and spiritual freedom of people everywhere. This great synthesis was originally expressed by the Buddha the highest human creative spirit against the backdrop of the lofty Himalayan Mountains and in the forests of India over 2000 years ago. His thought ceaselessly probed into mysteries of the Hindu religion seeking enlightenment, an explanation to the origin and deliverance from suffering. The belief of Indians then was that of Brahma, a God of a religion filled with superstition and magic. They had established Brahmanism with the basic concept of reincarnation namely that of Samsara, the transmigration of souls or “metempsychosis” that created the social system known as the caste system. Later, the Upanishad school of thought appeared to promote almost
an ultimate negation of the powerful deity Brahma and did raise doubt on nonsense and of useless magic ritual within the religion. This inquiring spirit was the source of all the following religious philosophies. Vedantism drew Brahma down into every personal being and championed the cause of human equality. The materialistic philosophy of Vaisesika also provided vigorous opposition to former theologies. An eclectic (diverse) tendency opened the way of Samkhyaku, proposing the dual existence of both a transcendental self and an individual self; the transcendental self the “Own will of the Absolute One” to become one with all and every individual soul, explained Samkhya philosophy, and had created this world of illusion. Should this “Will” be nullified, all illusion would consequently cease, and there is revealed the Identity of Atman and Brahma. More than two thousand five hundred years after these philosophical events, the Buddha was born, reconciliation of all former lasting philosophies into that of Buddhism founded on compassion and the belief in the potential of human enlightenment, spiritual liberty, independence and self realization. The Buddha revealed to the world a realistic and attainable means to a perfect life concerning both the spiritual and practical aspects of means to attain enlightenment. The Great Master had a profound look at everything in existence as it really is, finding at its core the phenomena, which he described within his threefold principle that describes all things: 1. Every phenomenon is impermanent. 2. Every existence is selfless. 3. Such is eternity. This is the nature of all things, “An-sich-sein” or “Nomos” (a-b) to use Heidegger’s language and is the key for humans
as it is the threshold of the immense treasure of universal secrets, the very original source of this world and existence. This understanding of thing in itself assists us to unload our ignorant attachments one by one, and get closer to our transcendental self. The world of phenomena is a component of the system of universal causation. Those who make the effort to probe into the deep mysteries of life and universal evolution must know this noble law, that of “cause-and-effect”. They in making their supreme effort to turn the Wheel towards finer moral status, to create the conditions for human salvation will be triumphant eventually. One’s own Karmic record of life makes us suffer in life, sufferings, originate from sensual cravings that never cease to increase day by day. It is only by following the Noble Eightfold Path (Ariastaniga Margama-ni, namely: Right view. Right thought, Right speech. Right action, Right Livelihood, Right effort, Right mindfulness and Right concentration) can one realize that blissful state of Nirvana. Buddhism starts from its spiritual point of view to make its way through the six-realms (the six existences) towards the ultimate liberation from human bondage. However the point of departure, i.e. Buddhism, is not the absolute truth, but only a means, provisional and non-real, like the “finger that points to the moon” a symbol of the true reality. The most emphasized in Buddhist concepts are the personal value and the freedom of thought that help it be developed and embellished by generations one after another. The freedom of thinking is the most essentials of all and no wonder Buddhism has been widespread and welcomed all over the world as it should be noted that no wars have been fought throughout the history of its religious propagation anywhere. German historian Dietrich, Seckel, p.18-19 in his “The
art of Buddhism” expresses his convictions as such when he writes: “It will be appreciated that this was not the foundation upon which one could establish an obligatory dogma. Hence Buddhism could easily adapt itself to alien ways of thinking, doctrines and cultural conditions, without sacrificing its basic concepts. This of course meant that it had to renounce the lives and thoughts of the people under its sway... It was presumably this modesty in its claims that enabled it to spread peacefully into such vast areas, where the cultural pattern was so different”. Over two millenniums of its existence with peaceloving peoples in the eastern world, Buddhism never ceases to develop, its ideological culture opening up new dimensions of spiritual life, thoughts and feeling. Since his enlightenment through the art of literature the Buddha’s first speech, was artistically expressed. His eloquent teachings were highly appreciated and have lent themselves to artistic expression throughout the world. His metaphors delivered to his disciples were recorded in the “Sutras of one hundred examples” each skilfully conveyed the deep meaning of his message of salvation. It provides various good descriptions of sufferings of humanity, the cause of sufferings, and also presents a moral conclusion for each story to suggest to every one of its characters a definite outlet according to every particular circumstance. This enables religious beholders to understand and, as a result, carry the good examples out in their practical life. The Buddha’s attitudes and noble behaviour provided the foundation founded the very Buddhist rituals and conventions still with us today. His solemn voice in preaching was the prototype of later rhythmic praying and such art forms within Buddhism as religious prose
Hình: LÀNG MAI / www.langmai.org
61
and poetry, ritual and music. The fine arts produced thousands of stupas, pagodas and icons of Buddhism for the sake of religious contemplation as well as the means of propagation of the Dharma. Some hundred years before Christ, Buddhist painting and sculpture had gradually developed, but were not fully in bloom until the first century after the birth of Christ. This literature, the sacred writings, music, painting, sculpture and architecture, and drama are more accessible to more people due to modern communications, cinema and television being available almost everywhere and the message of Dharma Law of the Compassion and Wisdom of Buddhism and the Buddhist service to humanity, is more readily propagated. Buddhism’s adaptability onto the native arts in countries where it has spread, has adopted native embodiments of its concepts and metaphors as it has done since it first moved beyond India. Elaborate, wealthy forms and expressions have appeared in places where the standard of living is high and persons have contributed money to these forms of expression moved by buddhist motivation. As a rule Buddhism, when it penetrated into the soul of a community, serves to raise its culture and civilization to the higher horizons of the Buddhist world-view. In many instances it was only with the coming of Buddhism, and only through the stimulus it provided, and the aspirations it awakened, that art forms associated with
it could fully develop and reach the high standards that it reached throughout Asia. Thanks to Buddhism the various art traditions, which until then had been largely regional, were able to establish contact elsewhee at the international level. Moving along the trade routes the exchange of ideas and cross fertilizing of the arts and cultural matters across the huge areas, were influenced by Buddhist thought due to its social merit. Concerning the greatest of contributions Buddhism have made to the arts of Asia, Professor Seckel writes: “Buddhism succeeded in solving one of the major problems of Asian art: the problem of rendering the sacred in a human form of universal validity and appeal”. It is in the third century B.C. that Buddhist art as an art form in itself first appears. Buddhist literature records Buddhist knowledge and its fusion and freedom of thinking developed within its philosophy evolving, through participation of generations of intellectuals, into a magnificent treasury of sacred books which has been described as “Oceans of letters, forests of bibles”. The sacred books are divided into three main sources, namely; The Buddhist Bible or “Sutram”, The Law “Vinayah” and The Philosophy “Abhidharma”. The source of Sutram includes all spoken teachings by the Buddha as reported by his disciples in, the five Great Sacred Books.The source of Vi-
nayah, is the system of essential disciplines that are to be exercised, by both the Sangha (Buddhist Monks and Nuns) and the Buddhist believers. It serves as the substratum of the Buddhist order. The source of Abbidharma, are philosophical essays that explains and develops the essential meaning of the original Sutram. This great treasury of literature owed its due to successive generations of Buddhist authors. After the Master’s Parinirvana, the first council of the Sangha was organized to gather his original teachings and basic religious laws as the cornerstone, of the Buddhist order. This was the meeting of about 500 disciples or so, taken place at Raøjagriha city. The Bibles were written both in Pali, and Sancrit under Ananda’s dictation, and the Books of Law under Upali. The Essays or Abhidharma were later written as the further development from the former bibles. Two books, namely Agamas sutra and Eighty-Gatha Vinaya hence came into being as the output of this gathering. A century later, a second meeting was organized at Vesali aimed at a general review over the former bibles and law; and in the mean time, to clear out all elements of strange conceptions and evils scattered inside the Buddhist community. This was also conceived as a turn of the ideology toward divergences into a variety of schools. It has been said that Master Mahadeva with
62
his fivefold revolutionary manifesto had launched the first blow of a movement that split the early Buddhism into two schools namely the conservative of Hinasanghika school and the more liberal ‘Mahasanghika school. Both still under went many further sub-divisions (2). These complex events manifested into an interesting wealth of Buddhist literature on the one hand, but otherwise such literature may lead learners into a world of letters, with their great variety of confusing and contradictory views. It is up to the more contemporary writings based on these older written treasures to clear up such confusions. Buddhism in India was geographically divided into the Northern school of Mahayana Buddhism and that of the Southern school of Therevada Buddhism before spreading abroad. The Northern, Buddhism left metropolitan Gandhara as point of departure and travelled north then eastward into China through Central Asia, known as the Silk Road also as the Highway of Buddhism. From China, Buddhism moved in various directions to Mongolia, Manchuria, Korea, Japan and Vietnam. The Southern school on the other hand, spread out from Ceylon to reach Burma, Thailand, Cambodia and Laos and touched on parts of western Vietnam. On its travels, Buddhism adapted itself to native belief systems incorporating them into its metaphors and symbols. Buddhist intellectuals all
over the world and the representatives of Buddhist nations are now engaged in their best for the efforts towards greater unity within Buddhist schools of thought towards the common cause of world peace and happiness. After the past two millenniums of polarization, Buddhism today is at the very threshold of the long-fought reunification and synthesis as has been the case within Vietnam’s Unified Buddhist Church that came into existence in 1963. We expect this reconciliation of the Northern and Southern Buddhist groups in Vietnam will contribute towards to unification of the various Buddhist schools of thought through out the world. Towards building and achieving great harmony within the Buddhist world, the followers of the Buddha are encouraged have an open mind and welcome change towards greater understanding and realization of the Buddha’s ideals while gaining deeper insight into the noble content of the Great Master’s teachings. Buddhism and Science It is impossible for Buddhism to answer satisfactorily all the problems faced by humans due to the rapid development of technology and its impact on traditional life. Concerns such as maintaining material wealth and productivity,and our power to organize a technological system that does not threaten social order due to rapid change and social breakdown needs to be balanced. We
Hình: : Facebk IMICHAEL TRAN www. imichaelphoto.com
need to look deeply within ourselves as to being responsible in the application of these forces, inventions and economic events to preserve human dignity and prevent social breakdown. On the other hand, Buddhism has a realistic attitude towards essential usefulness and principles of science. Science should be perceived as the very output of man’s thought and consciousness over the experimental and practical problems culminated over time. Scientific theories provide the substratum of the civilization within the world today. But as Indian scholar Kantilya, said: “Philosophy is the lamp of all sciences, the means of performing all”. In other words we need to be guided by philosophies that lead sciences to positive human and social outcomes. It is interesting that the further science is proceeds into and beyond the atomic age and into macro world of space and the universe, and into the micro world of atomic and sub atomic particles, the closer science expresses ideas, theories and thoughts related to Buddhist concepts. The Buddhist viewpoint of the existence of phenomena seems to on good terms with modern scientific explanations of existence. Hundreds of years before the modern astronomers discovered the existence of the multitude of other worlds in outer space, the Buddha had, from beneath his Boddhi tree of Enlightenment, taught of the Trisaharasramahasahasro lokadhatu or of another three thousand worlds that exist in the universe beyond our world. It was quite impossible for such a radical concept to be acknowledged by his contemporaries and it has been only recently through sciences such as astronomy that such ideas have reaffirmed by modern science.
There is no question that the philosophical questions and concepts of early Buddhism are some of the most original “ideas” which the history of philosophy can hark back to. In its fundamental ideas and essential spirit Buddhism relates remarkably to the advanced scientific thought of the nineteenth century onward. The modernist so called pessimistic philosophies of the German nationals Schopenhauer and Hartmann, seem only a revised version of ancient Buddhism and Indian Philosopher, S Radharkrishnan described Buddhism as a means to reconcile religion and science “As far as the dynamic conception of reality is concerned, Buddhism is a prophecy of the creative evolutionism of Bergson. Early Buddhism suggests the outline of a philosophy suited to the practical wants of present day and helpful in reconciling the conflict between faith and science”. Buddhism then is thus not only as a philosophy or a spiritual philosophy religion and movement, is also has a functional relationship and basis in the sciences. Besides a way of salvation, Buddhism still expresses itself as the realistic ideology that is capable of evolving into a complete development of modern culture due to its ability to accommodate the arts, learning, science and technology. These times are right for Buddhists endowed with the heritage of wisdom from our Lord Buddha to put His Noble Truth into action. Let’s transcend human conditions and establish a finer better living in a harmonious secular yet religious system on this planet. To those ends Buddhism will adapt to the variety of intellectual ideas of these times.
essay, its history, it’s of its ability to merge with other cultures ideas and ways of life through over two millenniums, as a general survey I have provided but a short and inadequate description. The most essentials I covered areas follows. First, we coincided the modern world, contemporary life and its challenges, the problems of
our situation at this flux of civilization, this blending of technological and cultural change, and its deliverance by the Buddhist insight, motivation and conscious action. Secondly we dealt with the misunderstandings that people and critics have levelled against Buddhism. Thirdly, we dealt the fundamental principles of Buddhist teachings.
TÂM THƯỜNG ĐỊNH Xuân Mưa Tuyết Trên Sierra Triệu cánh én tha hương lây lất Xuân xứ người nhớ pháo nổ quê hương Bao thịnh suy lợi danh tất bật Giấc mơ nào trầy trụa những xót thương? Mưa tuyết đổ chập chờn ngọn lửa Tự do này dầy đoạ nỗi đau Con én nhỏ bay xa mỏi cánh Em về đâu hạt sương mỏng mong manh Ra biển lớn dòng sông trôi chảy Triệu hạt sương triệu vẻ đẹp nhiệm mầu Xuân viễn xứ trữ tình tờ lịch cũ Chuông chiều ngân! tâm vàng lá nhẹ buông
As to dealing with Buddhist culture here in this
63
Last but not least we dealt with the of Buddhist culture and ideas or Buddhist consciousness in relation to science and technology and as a force that should be brought into our lives toward the good of all and the propagation of Dharma Law. May the Light of Compassion be with us all. THICH DUC NHUAN
NGUYỄN LÃM THẮNG Chứng Ngộ
Giêng Non
An nhiên như vầng trăng Sáng ngần trong gió bụi Mênh mang cõi vĩnh hằng Là đức tin không tuổi
Ta cắn mùa xuân thơm nức môi em Giêng non lắm, đất trời non nả lắm Mai vàng áo, má hồng đào thắm Tuổi hồn nhiên như cỏ ngắt xanh đồi
Vượt trên đỉnh hư không Giữ tâm mình tự tại Giới thuyết như dòng sông Gập ghềnh và chảy mãi
Ta trói tình yêu bằng hương sắc tơ trời Bằng sóng mắt, bằng tóc trầm óng ả Run nhịp thở giục máu tim hối hả Khúc dương cầm của hai trái tim yêu
Khép mình là ẩn dật Lá rơi là vô thường Đời khóc - cười - hư - thực Tâm niệm là sắc không
Giữa mênh mông ta không biết nói nhiều Em cũng thế, chỉ biết mùa... xuân lắm Dòng sông yêu báo tin ngày rất ngắn Và âm thanh là tiếng nói của hương
Đây bến bờ chứng ngộ Lạc quan trong mắt người Hãy quên niềm lao khổ Hãy dung hòa nỗi vui.
Từng ngón tay đan nghe máu chảy vô thường Thiên nhiên vẽ bức tranh mùa tuyệt tác Ta chơi giữa ngày xuân uống say từng cốc nhạc Lảo đảo hồn lại hát khúc giêng non.
Nhân Dạy Thơ Lý Trần
Tháng Giêng Hái Lộc
Trên giảng đường hôm nay Tôi cùng em đến với những bài thơ Thiền của một thời hưng quốc Những bài kệ bàn về vận nước Quy luật tử sinh, vạn vật vô thường...
(Cho Lê Trà Linh) Tháng giêng hiền như môi em son Gió tóc xanh và nắng mắt tròn Lòng vui hơn phố bừng hương sắc Lộc biếc ngọt ngào bàn tay non
Vì cuộc đời như thể “hạt sương” “Hãy gánh vác xin đừng nên sợ hãi” Hãy vô ưu trao nụ cười bác ái Cho vĩnh hằng đẹp mãi nét chân như
Tháng giêng áo mới choàng vai gió Tay nắm bàn tay chạm phố dài Bước nhỏ em gieo vần hạnh phúc Lòng anh vướng víu gót liêu trai
Tự răn mình thoát khỏi chốn mê u Dòng như nguyện vẫn xuôi về biển cả Đỉnh chứng ngộ là viên toàn Bát Nhã Ngẫm từng câu mới thấy lẽ uyên nguyên
Tháng giêng hái lộc trong hơi thở Trong tiếng cười vui trong ý thơ Thơm nức nụ hôn say bất tận Đất trời lúng liếng chợt buông tơ...
Cũng tự tâm mà chuốt lấy khổ phiền Cũng tự tâm mà nhẹ tênh tục luỵ Thì cứ ngẫm: Úm tô rô, tô rô tất lỵ Đối diện cuộc đời phải xác tín lạc quan Bao thế kỷ qua chân lý vẫn rỡ ràng Ta học được những gì trong cõi vô vi ấy? Đất nước đang cần những bàn tay và khối óc Những trái tim mang khát vọng dựng xây Những bài thơ Thiền trên bục giảng hôm nay Em hãy thuộc như một lời tâm niệm Để ngày mai trong phút giây chiêm nghiệm Lẽ vô thường là lẽ tự nhiên...
64
UYEN PHUONG and BERKLEE jazz band’s
Concert I
t’s official now, please mark your calendar! . You are cordially invited to join me and BERKLEE JAZZ BAND from Boston, MA at Lac Cam Lounge in OC on Friday, February 28, 8.30pm. Guest singers are VAN QUYNH, JENNY SWOISH and VU with special appearance of cellist LASZLO MEZO. This show promises lots of new songs with new arranging. Please come to enjoy a night of jazz, funk and contemporary music with us. Tickets will be on pre-sale only: $50 VIP and $40 regular (max seating capacity 110 only) Hope to see you all there on February 28th!
VAN QUYNH
VU
JENNY
LAC CAM 15041 MORAN STREET #103, WESTMINSTER, CALIFORNIA 92683 (714) 891-8885
65
tiếp theo trang 59
TÔN GIÁO LÀ TẤM LÒNG NHÂN ÁI VỊ THA về khía cạnh nhân ái vị tha của các tôn giáo mà tôi có dịp tham gia cộng tác với các tu sĩ cũng như tín đồ, trong suốt trên 40 năm họat động xã hội sôi nổi, miệt mài của tôi ở Việt nam giữa thời chiến tranh tàn khốc, cũng như tại nước Mỹ thanh bình mà tôi đã đến định cư từ trên 10 năm nay. Xin ghi lại một số kỷ niệm vui buồn với anh chị em học viên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội tại Khu Chùa Lá, Phú Thọ Hòa Gia Định. Đây là cơ sở đào tạo cán sự xã hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Học viên là các tu sĩ và Phật tử, cả nam lẫn nữ. Vào giữa năm 1967, tôi có dẫn một vị giáo sư người Hoa từ Hongkong qua thăm cơ sở này, thì gặp đúng lúc trường đang ủ rũ đau buồn vì cái tang tóc xảy ra mấy bữa trước do kẻ lạ mặt thảy lựu đạn vào phòng học của các học viên vào ban đêm, khiến cho một cô giáo và một học viên bị sát hại và nhiều người khác bị thương. Thầy Thích Thanh Văn, Giám Đốc của trường với gịong trầm buồn nói với chúng tôi là mọi người tại đây đang quá xúc động trước tai nạn thảm khốc này, nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi việc học tập để sau này có thể phục vụ xã hội tốt đẹp hơn. Và sau này, tôi đã có dịp hợp tác với các học viên này tại nhiều
nơi, đặc biệt là ở vùng Quảng Trị, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh trong nhiều năm cho đến 1975 khi trường bị giải thể. Ngay giữa thời chiến tranh mà vẫn có những người trẻ tuổi hăng say với công tác xã hội,tận tâm tận lực chăm sóc cho các nạn nhân chiến cuộc, ngay tại các vùng mất an ninh. Và họ đã bị nhiều lần bị sát hại, mà chỉ sau năm 1975, thì người ta mới có thể biết rõ kẻ chủ mưu là ai. Ngòai bên Công giáo và Phật giáo ra, tôi cũng còn có nhiều cơ hôi gặp gỡ và sát cánh với các giới chức và tín đồ thuộc các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo. Nói chung, thì tôn giáo nào cũng tham gia cụ thể vào các họat động nhân đạo từ thiện ngay từ cấp hạ tầng cơ sở tại miền quê hẻo lánh, cũng như tại các xóm hẻm lầy lội nơi các thành phố. Cụ thể như tại miệt Long Xuyên nơi thánh địa của Phật Giáo Hòa Hảo, vào cuối năm 1966, tôi có dịp tới tham gia với anh em sinh viên trong việc giúp làm nhà cho các gia đình nạn nhân vụ lũ lụt tại Cù lao Ông Chưởng, thì chúng tôi được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các giới chức và tín đồ tại đây. Nhờ vậy mà công tác cứu trợ được hòan thành tốt đẹp.Rồi khi ở trong tù tại Hàm Tân vào năm 1994-95, tôi cũng gặp một số tù nhân chính
trị là tín đồ Hòa Hảo như các Anh Võ Thành Sắc, Nguyễn Văn Sâm, ai nấy đều tỏ ra là người có nhân cách đàng hòang, chững chạc. Về phía bên Cao Đài cũng vậy, tôi cũng gặp nhiều chức sắc và tín đồ rất ngoan đạo và hăng say với chuyện xã hội từ thiện, mà điển hình như Ông Muời Thơ ở phường Hưng Phú, quận 8, Cô Sáu (là em của nhà bác học Nguyễn Ngọc Bích) tại Thánh Thất Cao Đài đường Hậu Giang, quận 6 Saigon. Cả hai vị này đều rất tích cực trong việc đời cũng như việc đạo tại địa phương. Và tại nhà tù Hàm Tân, thì tôi cũng rất gần gũi với các Anh Phan Văn Phần gốc ở Long Hoa, Tây Ninh, Nguyễn Văn Bá từ Sadec, tất cả đều là tín đồ Cao Đài thuần thành, mà là tù nhân chính trị lâu năm. Anh em tù nhân chính trị chúng tôi ở Hàm Tân hồi đó thì rất gắn bó, tương thân tương trợ với nhau, không hề có sự phân biệt về địa phương, phe phái hay về tôn giáo nào cả. Thật là một kỷ niệm sâu đậm ngay trong thời gian còn ở trong nhà tù cộng sản ở Việt nam. Trước 1975, tôi cũng có dịp đến thăm Viện Đại Học Cao Đài ở Tây Ninh và cũng đang tìm cách giới thiệu móc nối Đại học này với một vài Đại học ngọai quốc. Nhưng tiếc thay, việc chưa kịp làm, thì đã đến 1975 đưa đến việc cơ sở này bị giải thể, cũng như bao nhiêu cơ sở giáo dục của các tôn giáo khác nữa. Theo truyền thống văn hóa đạo đức Á đông của cha ông ta, thì người quân tử phải có đày đủ ba tính
cách, đó là Nhân, Trí và Dũng. Tức là phải có lòng Nhân ái, biết yêu mến quý trọng đối với mọi người trong nhân quần xã hội. Rồi phải có sự trau dồi trí tuệ, học hỏi cho nắm vững được cái vốn liếng hiểu biết khoa học kỹ thuật, hầu có thể theo kịp được với sự tiến bộ của thời đại. Và hơn nữa, lại phải có sự dũng cảm, nhẫn nại bền chí để tranh đấu cho công lý và lẽ phải, để còn bênh vực cho những người bị kẻ có quyền thế chèn ép hiếp đáp. Mà qua các sự việc cụ thể đã trình bày ở trên, thì ta thấy rõ ràng là : Tôn giáo đã và còn tiếp tục thể hiện được tinh thần nhân ái, bao dung đối với con người trong xã hội hiện đại. Và tôn giáo cũng luôn nhẫn nại bền chí trong công cuộc phục vụ nhân sinh, tôn trọng phẩm giá và bênh vực nhân quyền của mọi người : đó là tính cách dũng cảm, sự đảm lược của người sĩ phu quân tử vậy. Còn về phần trí tuệ, thì như ta có thể thấy được ngay bên Âu Mỹ này, hiện có biết bao nhiêu cơ sở đại hoc và viện nghiên cứu, các bệnh viện mà đều xuất phát từ các tổ chức tôn giáo. Nói vắn tắt lại, thì trong một thể chế dân chủ đa nguyên như ở tại các quốc gia Âu Mỹ hiện nay, thì các tổ chức tôn giáo được tự do nhập cuộc với các tổ chức văn hóa xã hội khác, được thỏai mái sinh họat và phát triển trong khuôn khổ của lãnh vực Xã hội Dân sự. Và do đó mà có thể đóng góp lớn lao cho sự an vui, hạnh phúc của mọi người trong cộng đồng xã hội. Điển hình như tại nước Mỹ hiện nay, thì các tôn
giáo đã chiếm đến 60% trong số cả triệu các tổ chức phi chánh phủ, bất vụ lợi (non-governmental, non-profit organizations), cũng như trong số trên 3 triệu các nhóm nhỏ (small groups). Và họ hoạt động rất hiệu quả trong các chương trình xã hội được gọi là “Faith-based Social Action” (Họat động xã hội dựa trên cơ sở của niềm tin). Hơn thế nữa, tôn giáo lại còn kết hợp với giới hàn lâm đại học trong các việc đào tạo huấn luyện và nghiên cứu ở mức độ chuyên môn cao, được coi như sự “Hợp tác giữa Tôn giáo và Đại học” (Cooperation between Churches and Academy). Một bên có Tâm hồn, có Lòng Nhân Ái, có sự Bền chí Hy sinh. Còn một bên có sự thông tuệ, sự tìm kiếm miệt mài, sâu sắc về các ngành khoa học kỹ thuật. Mà hai bên kết hợp chân thành và chặt chẽ với nhau, thì chắc chắn là sẽ thành công vững bền trong sứ mệnh phục vụ nhân quần xã hội ngày nay vậy. Bởi lẽ sự kết hợp đó sẽ thực hiện được cả 3 vế của cái phương trình: “ Think globally + Act locally + Love totally” ( Suy nghĩ tòan cục + Họat động cụ thể trong tầm tay + Yêu thương trọn vẹn) = Collective Happiness” (Hạnh Phúc Tập Thể). Sự kết hợp nhuần nhuyễn như vậy mà có cơ được thực hiện tại quê hương đất nước chúng ta, thì chắc chắn sẽ là niềm hy vọng tươi sáng chứa chan cho dân tộc Việt nam trong một tương lai sắp đến vậy. California, Tháng Tư 2009 ĐÒAN THANH LIÊM
LÊ GIANG TRẦN
UYÊN NGUYÊN
Nhớ Nhà Rừng Mai
Một hôm ngựa hí cháy khan mặt trời
nhà khi ở thôn vắng vào xuân bông bạt ngàn mai rừng sương lốm đốm chích chòe sáng kêu vang.
1. Mỗi người đèo một cõi riêng cõi yêu, cõi mộng, cõi ưu phiền trầm luân tôi vào cõi nhớ từ ngày em quay bước. Dở dang!
5. Cõi tôi trăng dọi trên đầu lơ thơ tóc sợi đổi màu thời gian cõi tôi chết sững, ngỡ ngàng là khi tôi đối diện tôi những lần
2. Cõi tôi lay lắt, dặt dìu cõi tôi khuất bóng, cõi gần, xa cõi tôi hạn hữu, bao la cõi tôi ngắn ngủi chờ giờ vong thân
6. Cõi tôi trống vắng, buồn tênh cõi tôi lơ lửng giữa triền ưu tư cõi tôi thật, cõi tôi hư cõi tôi có, cũng là cõi không
3. Cõi tôi trùng, lấp nghiệt oan trăm năm vay trả một lần bước ra cõi tôi ân, oán, chánh, tà cõi tôi vọng động, cõi trầm mặc tôi
7. Cõi băn khoăn, cõi lần khân cõi tôi ủ rủ bước chân đi, về cõi tôi tỉnh, cõi tôi mê cõi tôi đày đọa tôi lần này thôi
4. Cõi tôi giữa cõi tôi ngồi gầy hao ngày tháng mừng chào Nguyên Xuân “Xin chào nhau giữa con đường mùa Xuân phía trước miên trường phía sau”*
8. Cõi tôi ngựa vừa dừng chân giữa vùng sa mạc rưng rưng biển hồ cõi tôi phiêu hốt bềnh bồng một hôm ngựa hí cháy khan mặt trời.
* Hai câu thơ của Thi sĩ Bùi Giáng trong bài ‘Chào Nguyên Xuân‘ - Mưa Nguồn, Sơ Khai xb 1962
66
nhẫn nha chung trà đậm viết vài thiệp chúc xuân gốc tùng ngoài hiên nắng cong mình chào xuân sang. mâm cơm cuối năm cúng rưới rượu kính đất rừng xá hương bái thiên địa đốt vàng mời vong hoang. đầu năm chốn hiu quạnh vào xông đất rừng bên bạn ới nhậu đã đến rượu tẩy trần say nhanh. đêm thơm thủy tiên tàn nhạc dương cầm ngất tuôn hôm sau mai rừng rụng bay vàng nhìn miên man. rằm tháng giêng mất ngủ trăng sáng trắng trên đầu rừng im sương lạnh tỏa lòng cạn như hồ sâu. lại lui về thị tứ xuân nhớ nhà rừng mai thương bạn bè quá cố buồn bâng quơ tương lai.
NGƯỜI VIỆT SHOP
www.nguoivietshop.com
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Ð
ây là cuốn sách đầy đủ nhất về phương pháp dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc cũng như cho trẻ em Việt Nam ở hải ngoại. Nội dung bao gồm các vấn đề chính: Các lý thuyết, phương pháp và nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ. Cách thức dạy tiếng Việt, từ việc dạy nói đến việc dạy đọc, dạy viết và dạy từ vựng. Cách thức dạy học một cách sinh động để học sinh thấy hứng thú khi học tiếng Việt. Ở bất cứ lãnh vực nào, tác giả cũng đi từ lý thuyết đến thực hành. Về lý thuyết, bao gồm những quan điểm mới nhất; về thực hành, bao gồm những bài làm và bài tập rất cụ thể cho từng nội dung giảng dạy. Cuốn sách hữu ích không những cho các thầy cô giáo dạy tiếng Việt mà còn cho cả phụ huynh - những người tự dạy tiếng Việt cho con cái ở nhà – cũng như cho những người yêu thích tiếng Việt nói chung.
S
ống trên cái gạch nối giữa Việt và Úc, tôi không phải là kẻ rời bỏ quê hương: Tôi chỉ rời bỏ một mảnh đất và mang cả quê hương theo với mình: Cái quê hương ấy, với tôi, như vậy, là một quê hương bị giải lãnh thổ hoá (deterritorialised): Nó không có tính địa lý. Nó chỉ còn là một ký ức, nhưng, nghịch lý thay, đó lại là một thứ ký ức có tính địa lý, có thể được gọi là địa dư ký ức (geography of memory). Khi được hình dung như một thứ địa dư, ký ức bỗng có kích thước thật và mênh mông hơn hẳn: Nó trở thành một thứ quê hương khác của tôi.[20] Hệ quả là: Không phải tôi sống với ký ức. Mà là sống trong ký ức. Ký ức không ở trong tôi. Ký ức bao trùm lấy tôi. Ký ức rộng hơn bản thân tôi. Ký ức, với người khác, có tính trừu tượng, với tôi, có tính vật thể; với người khác, là quá khứ, với tôi, vẫn là hiện tại: Tôi sống trong tình trạng xuyên thời gian (transtemporarity) và xuyên lịch sử (transhistory) liên tục. Với Việt Nam, trong địa dư ký ức và trong tình trạng xuyên thời gian và xuyên lịch sử như thế, tôi vẫn giữ được cái hồn. Nhưng lại không có đất...
67
H
ãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người. Trong thơ của ông, ông phát ngôn như một sinh vật lạ lùng hiện ra trùng điệp trên những tấm bố vẽ của ông, đó là “con chim di cư”. Ông gieo những hạt mầm từ Việt Nam lên lãnh thổ của chúng ta. Ngôn ngữ của ông tạo nên một sự giao thoa giữa hai quê hương khi ông mở một lộ trình giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là lối hành văn chín muồi và đầy trực cảm của một nghệ sĩ đã bám chặt vào nghiệp viết. Ngôn từ và hình ảnh, ngôn từ và động thái, không lúc nào ngừng di chuyển. Những bài thơ cụ thể vượt ra khỏi thể loại của chúng bởi vì những hình thái mà chúng tạo ra không chỉ đứng yên một chỗ mà lại khiến cho ngôn ngữ chuyển động, xoay mòng.
XÂY NHÀ, NHÀ HÀNG, PHÒNG MẠCH BÁC SĨ, NHA SĨ, VĂN PHÒNG, REMODEL VÀ CỘNG THÊM PHÒNG ... HUY LE Lic.#877698
714.209.8180
GREAT TIME FOR SELLING AND BUYING
I CAN HELP!
Just sold in your neighborhood for 97% of listing price. Homes are in high demand. Thinking of Selling and Buying. I can help! If you want the most money for your home call me, Brandon at BRANDON LUU Real Estate Specialist Lic#0151771
68
714.585.2268 1Brandonluu@Gmail.Com
DR. D. DENTAL DANIEL DZUNG TRAN, D.D.S.
COSMETIC & GENERAL DENTISTRY
10451 Bolsa Ave., Ste. 110. Westminster, CA 92683 (Trong khu Nhà Hàng Đồng Khánh)
714.839.3636 714.839.3837
69
70