o nhiem nuoc

Page 1

Ô NHIỄM NƯỚC MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Hiểu được vai trò của nước đối với sinh hoạt, sản xuất, đời sống của con người 2. Biết được các nguồn nước có trong thiên nhiên, nguồn gây ô nhiễm, các yếu tố gây ô nhiễm nước, các biện pháp bảo vệ nguồn nước và xử lý nước ô nhiễm. 3. Mô tả được các bệnh tật liên quan đến ô nhiễm nước. 4. Trình bày được các nội dung giám sát chất lượng nước ở Việt Nam hiện nay.

I. KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Nguồn nước trên toàn trái đất (theo Bách khoa toàn thư Nước, 1990) có tổng lượng 1.357,5 triệu km3; nước mặn đại dương là 1320 triệu km 3 chiếm 97,2%; băng vĩnh cửu là 29 triệu km 3 chiếm 2,15%; nước ngọt 8,5 triệu km3 chiếm 0,65%. Phần nước ngọt 8.502 ngàn km3, trong đó nước ngầm là 8.300 ngàn km3, chiếm 97,54%; hơi nước trong khí quyển 13.000 km 3, chiếm 0,16%; nước thấm trong đất 67.000 km3 chiếm 0,80%; sông hồ 126 km3, chiếm 1,50%. Con số này cho thấy nguồn nước ngọt thường được sử dụng từ sông hồ là rất hạn chế. Nguồn nước ngầm tuy lớn nhưng muốn khai thác được phải đầu tư khá lớn và công phu. Nước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để phát triển và tiếp diễn sự sống lâu bền. Con người, động thực vật sẽ không tồn tại được được nếu thiếu nước. Nước sạch là yếu tố tự nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống trên trái đất. Vì vậy giá trị của nước được xem như dòng máu nuôi cơ thể con người-dòng máu sinh học (Nhà bác học Lê Quý Ðôn từng nói: “Vạn vật không có nước không thể sống được. Mọi việc không có nước không thể thành được”). Nhưng nước cũng gây tai họa và tử vong cho con người khi bị nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Nhìn chung, cách sử dụng nước hiện nay trên thế giới còn lãng phí rất lớn. Nước bị xem như không có giá trị đáng kể và là nguồn vô tận. Mức sử dụng nước từ năm 1990 đến 1995 đã tăng lên 6 lần, gấp đôi so với số tăng về dân số trong cùng thời kỳ. Bước vào 3 thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, năm 2025 dân số thế giới ước tính là 8,3 tỉ người, tăng thêm gần 3 tỉ người so với hiện nay. Lúc đó mức sử dụng nước sẽ tăng gấp 4 lần so với tăng dân số do nhu cầu về nước sinh hoạt, nếu không có ý thức bảo vệ, tái tạo nguồn nước thì nguy cơ thiếu nước sẽ là tại họa lớn cho cuộc sống và sự phát triển kinh tế của con người. Hàng năm trên thế giới có 25 triệu người chết do thiếu nước sạch. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh cục bộ do vấn đề nước giữa các quốc gia vào đầu thế kỷ XXI sẽ nhiều hơn so với tranh chấp về dầu lửa. Theo dự báo của Viện Canh phòng thế giới, đến năm 2020 khoảng 40% nhân loại sẽ sống ở vùng thiếu nước. Thiếu nước sẽ trở thành hiểm họa của nhân loại. Nước ta có 2.360 con sông, 10 lưu vực sông có diện tích hơn 10.000 km2. Tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm là 880 tỉ m3. Tuy nhiên, do nằm ở cuối hạ lưu sông MêKông, sông Mã, sông Cả và sông Hồng, cho nên 62,5% lượng nước (khoảng 570 tỉ m3) là từ lãnh thổ các quốc gia khác ở thượng lưu chảy vào. Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 325 tỉ m3/năm,

1


chiếm 37,5%. Về nước ngầm, nước động thiên nhiên khoảng 50-60 tỉ m3 và trữ lượng có thể khai thác khoảng 10-12 tỉ m3/năm. Hiện chỉ khoảng 20% dự trữ nước ngầm đang được khai thác. Theo đánh giá của nhiều cơ quan và chuyên gia về nước, lượng nước mặt ở nước ta không thật dồi dào, đặc biệt là trong mùa khô, khi các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng nhiều nước; trữ lượng nước ngầm cũng ở mức trung bình so với các nước trên thế giới. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh, sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm các cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải.

Ngày Nước Thế Giới và những chủ đề Cách đây 19 năm kể từ 1993, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày Nước Thế Giới/World Water Day, do sáng kiến từ Hội nghị Môi Sinh và Phát Triển/United Nations Conference on Environment and Development/UNCED tại Rio de Janeiro, Brazil [1992]. Có thể nói, nước là biểu hiện của sự sống, vì thế mỗi khi tìm ra tín hiệu có nước trên một vì tinh tú xa xôi thì các nhà khoa học thiên văn đã lạc quan cho rằng có thể có sự sống và sinh vật ở trên đó. Trái đất này sẽ là một hành tinh chết nếu không có nước. Nhưng trước mắt, thì thiếu nước đang là một vấn nạn ngày càng trầm trọng của thế giới chúng ta đang sống hiện nay. Ngày Nước Thế Giới, như cơ hội để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước ngọt/freshwater và cùng nhau vận động hỗ trợ cho những phương cách quản lý bền vững các nguồn nước ấy. Mỗi năm Liên Hiệp Quốc đều chọn ra một “chủ đề” cho Ngày Nước Thế Giới để tập trung vận động qua những cuộc hội thảo, qua các phương tiện truyền thông và giáo dục xoay quanh mỗi chủ đề này. Điểm qua các chủ đề ấy theo thứ tự thời gian: 1994 Nước Nguồn Tài nguyên chúng ta cùng bảo vệ; 1995 Nước và Phụ nữ; 1996 Nước cho Các Đô thị thiếu khát; 1997 Nước Thế giới: Có đủ không? 1998 Nước Ngầm: Tài nguyên không thấy; 1999 Mọi Người sống Dưới nguồn; 2000 Nước cho Thế kỷ 21; 2001 Nước cho Sức khỏe; 2002 Nước cho Phát triển; 2003 Nước cho Tương lai; 2004 Nước và những Thảm họa; 2005 Nước cho Cuộc Sống; 2006 Nước và Văn Hóa; 2007 Nước Thiếu hụt trên Thế giới; 2008 Nước và Vệ sinh; 2009 Nước Xuyên các Quốc gia;

2


2010 Nước Sạch và Sức khỏe Thế giới; 2011 Nước cho các Đô thị… Ngày Nước Thế Giới Năm Nay 2012 Ngày Nước Thế Giới 2012 năm nay với chủ đề “Nước và An ninh Lương thực/Water & Food Security”, do Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc điều hợp [Food and Agriculture Organization of the UN]. Với nhận định: hiện có 7 tỉ người phải nuôi ăn trên hành tinh này; dự trù thêm 2 tỉ người nữa vào năm 2050. Mỗi chúng ta uống từ 2 tới 4 lít nước mỗi ngày; phần lớn lượng nước “uống” ấy nằm sẵn trong thực phẩm mà chúng ta ăn: để sản xuất 1 kg thịt bò cần tới 15,000 lít nước, trong khi 1 kg ngũ cốc cần 1,500 lít nước, 1 kg rau trái chỉ cần 1,000 lít nước nghĩa là 15 lần ít hơn. Hiện trạng trên thế giới đã có “một tỉ người đói kinh niên/chronic hunger” và nguồn tài nguyên nước thì co cụm lại khắp nơi. Để đương đầu với tình trạng nổ bùng dân số, bảo đảm an ninh lương thực cho mọi người thì cần tới những hành động cụ thể như: (1) Tiêu thụ sản phẩm cần ít nước; (2) Giảm phí phạm lương thực: 30% lượng thực phẩm không bao giờ ăn tới, có nghĩa là mất một lượng nước lớn để sản xuất; (3) Gia tăng lượng lương thực nhiều hơn, có phẩm chất hơn và tiêu thụ nước ít hơn; (4) Theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn, với ngũ cốc rau trái thay vì ăn nhiều thịt.

II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG Ở đâu có nước ở đó đã, đang có hoặc sẽ có sự sống. Nhưng ngược lại ở đâu có sự sống thì ở đấy tất yếu phải có nước. - Nước rất cần cho sản xuất nông nghiệp: Hiện nay ta đành phải dùng 80% nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp - Nước cho sản xuất công nghiệp: Làm lạnh động cơ, hơi nước gây áp lực quay turbine, làm dung môi hòa tan chất màu và các phản ứng hóa học. Người ta còn sử dụng nước với áp lực lớn để khai thác than. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi khu chế xuất, mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước khác nhau. Nước phải là trung tính không có tính chất ăn mòn. Nước cũng cần cho công nghiệp thực phẩm, chế biến lương thực, công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chế biến rượu, chế biến rau quả tổng hợp. - Nước cần cho giao thông vận tải: Giao thông vận tải bằng đường thủy thì nước bề mặt là yếu tố tất yếu. Các sông ngòi, kênh rạch, biển đại dương, hồ ao, hồ vịnh đều là những môi trường thuận lợi để giao thông vận tải. - Nước cho phát triển du lịch: Du lịch nếu không có nước thì không thể phát triển được. Nước không chỉ cung cấp cho sinh hoạt du lịch (ăn uống, tắm giặt) mà còn là môi trường để phát triển các dạng du lịch: du lịch trên sông Hương, du lịch trên kênh rạch miền Nam, du lịch trên sông Mê Kông, du lịch trên Hồ Tây, Trị An, Ba Bể, Chùa Hương…du lịch đường biển, bãi biển, bờ biển…. - Cung cấp nước đầy đủ và sạch là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khoẻ con người, thể hiện tính ưu việt của xã hội, trình độ tiến bộ của sản xuất. Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận, vì vậy mọi người dân đều phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch. 3


III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CON NGƯỜI Con người sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau. Theo ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước tại kỳ họp lần thứ nhất của Hội đồng Quốc gia Tài nguyên nước năm 2003 thì “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”. Theo Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 của Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước (2006) thì tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. - Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể: Con người mỗi ngày cần 1kg thức ăn. Riêng cho uống cần đến 1,83 lít nước/ngày. Nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người (65%) và cao hơn nữa với người còn trẻ. Trong cơ thể động vật 70% là nước. Khi mất đi từ 6-8% nước, con người có cảm giác mệt, nếu mất 12% sẽ hôn mê và có thể chết. - Nước giúp cho con người và động thực vật trao đổi, vận chuyển thức ăn tham gia vào các phản ứng sinh hóa học, các mối liên kết và cấu tạo vào cơ thể. - Nước cần cho tất cả vi sinh vật, động vật, thực vật và con người. Con người có thể nhịn ăn 15 ngày, nhưng nhịn uống chỉ 2-4 ngày là cùng. - Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prô-tê-in để duy trì sự sống. Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20 - 22% nước sẽ dẫn đến tử vong. - Nước để chữa bệnh: Người ta chữa một số bệnh bằng uống nhiều nước để quá trình phân giải chất độc, trao đổi chất mạnh hơn. Có một phương pháp khác là người tắm nước khoáng nóng ở các suối tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp, ngoài da, bệnh tim mạch thần kinh. - Nước đưa vào trong cơ thể những chất bổ hoà tan để duy trì sự sống: + Nước cung cấp cho cơ thể vi yếu tố cần thiết như: flo, canxi, mangan, kẽm, sắt các vitamin và acid amin… + Nước hoà tan các chất thải, các chất độc hoá học và thải ra ngoài cơ thể những chất cặn bã dưới dạng hoà tan và bán hoà tan. Nước rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng: - Nước rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng, cho bảo quản, chế biến thực phẩm và các hoạt động sản xuất của con người. Thiếu nước và dùng nước không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. - Nước là môi trường trung gian: + Nước cũng là môi trường trung gian làm lan truyền các bệnh dịch: thương hàn, tả, lỵ, viêm gan A, bại liệt… + Nước có thể đưa vào cơ thể những chất độc hại, những vi khuẩn gây bệnh khi nước không được trong sạch. Nước sạch là nhu cầu thiết yếu và quan trọng bậc nhất trong đới sống hằng ngày của con người, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và dung lượng nước sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Nhiều vụ dịch liên quan đến nước bị ô nhiễm như: bệnh tả, thương hàn, lỵ, tiêu chảy, viêm gan A… đã và đang xảy ra ở cả những nước phát triển và 4


đang phát triển. Thiếu nước cũng gây ảnh hưởng trầm trọng, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh truyền qua đường phân - miệng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước. Ước tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người có có nguy cơ bị mắc bệnh này. Các bệnh do nước lan truyền thường nguy hiểm và khó khống chế hoặc thanh toán. Theo AFP, các chuyên gia cho biết hiện thế giới có hơn 2,5 tỉ người cần nước sạch, gần 1/10 dân số thế giới vẫn chưa thể tiếp cận với nước sạch. Mỗi giây trên thế giới, các nông dân dùng khoảng 200 triệu lít nước. Vào giữa thế kỷ 21, dân số thế giới sẽ tăng từ 7 tỉ hiện nay lên 9 tỉ người. Nhu cầu về nước sẽ tăng cao do nhu cầu về thịt, xe hơi ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ bùng nổ.

Ấn Độ là một trong các quốc gia có nhiều dân chưa tiếp cận được với nguồn nước vệ sinh cơ bản - Ảnh: China Daily Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế dự báo nhu cầu về nước vào năm 2050 sẽ tăng lên 55% so với hiện nay. Theo một nghiên cứu được đăng trên trên tạp chí PLoS One vào tháng 2-2012, khoảng 2,7 tỉ người thiếu nước tại 201 lưu vực sông trong ít nhất một tháng mỗi năm. “Nước ngọt là nguồn tài nguyên hiếm hoi.

5


Trong khi nhu cầu đang tăng lên thì nguồn cung lại bị hạn chế” - AFP dẫn lời giáo sư Arjen Hoekstra thuộc Đại học Twente (Hà Lan) nhận định. Theo giáo sư Hoekstra, rất nhiều nơi trên thế giới đang xảy ra tình trạng cạn kiệt nước, sông ngòi khô cạn và mực nước ngầm đang cạn khô. Nhu cầu về nước ngày càng tăng cũng là nguyên nhân gây căng thẳng, xung đột về quyền sở hữu nước giữa các quốc gia. Cứ trong bảy quốc gia thì có một quốc gia phụ thuộc 50% nguồn nước bên ngoài biên giới.

“Ông Nafeez Mosaddeq Ahmed, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển ở London (Anh), trích dẫn số liệu của nhật báo The Daily Star của Lebanon chỉ ra rằng 12 trong số 15 nước trên thế giới có nguy cơ khan hiếm nước, nhất là Algeria, Libya, Tunisia, Jordan, Qatar, Saudi Arabia, Yemen, Oman, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Kuwait, Bahrain, Israel và Palestine (đều thuộc Trung Đông). Tình trạng tồi tệ ở những nước này sẽ càng trầm trọng hơn sau 3 thập kỷ tới, thời gian được dự báo là sẽ có bùng nổ dân số ở Trung Đông. Mặc dù tỷ lệ sinh đang giảm nhưng 1/3 dân số Trung Đông vẫn ở độ tuổi dưới 15 và phần lớn lại là những phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh nở. Theo một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Anh, đến năm 2030, dân số ở Trung Đông sẽ tăng 132% so với hiện nay, tạo ra “độ phình” của tầng lớp thanh niên lớn chưa từng thấy trong phân bổ nhân khẩu học. Hệ quả của việc này là nguồn nước vốn đã thiếu sẽ cạn kiệt nhanh hơn” (Báo SGGP ngày 11/5/2012) .

IV. TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG: 1. Về mặt số lượng: Số lượng cần cung cấp đảm bảo cho các hoạt động của con người và xã hội bao gồm: Dùng cho ăn uống, cho vệ sinh cá nhân. Dùng cho vệ sinh công cộng và cho sản xuất. Căn cứ vào đó người ta tính số lượng cần thiết cho một người / 24 giờ. Hiện nay có thể chấp nhận được ở mức 30 lít/người/ngày ở nông thôn, 100 – 150 lít/người/ngày ở thành thị. Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010: 85% dân số nông thôn Việt Nam có điều kiện tiếp cận 60 lít nước sạch/người/ngày. Theo Bộ NN & PTNT Việt Nam, mục tiêu đến năm 2020: Đảm bảo 100% dân số trong cả nước được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 – 150 lít/người/ngày, ở Thành phố lớn là 180 – 200 lít/người/ngày. Đáp ứng đủ nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp và các dịch vụ xã hội khác. 2. Về mặt chất lượng: Nước phải có tính cảm quan tốt, phải trong, không có màu, không có mùi, không có vị gì đặc biệt để gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. Nước phải có thành phần hoá học không gây độc hại cho cơ thể con người, không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ… 6


-

Nước không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác, phải đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ học. 3. Những bất lợi sau đây cần đặc biệt quan tâm: a. Sắt và Mangan: Có trong nước giếng, làm cho nước có mùi tanh đặc trưng. Có thể gây biến màu thức ăn, làm hoen ố quần áo. Mức giới hạn của mỗi chất trong nước uống là 0,50 mg/l b. Asen (hay còn gọi là thạch tín) Có ở trong nước giếng dưới dạng hoà tan không màu, không mùi và không vị. Có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí dẫn tới ung thư. Mức giới hạn tối đa trong nước uống là 0,01 mg/l c. Ammoniac (NH4+) Có trong nước chứng tỏ chất hữu cơ bắt đầu thối rữa. Mức giới hạn trong nước uống là 1,50 mg/l d. Nitrite (NO2-) Có trong nước chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm phân hay nước tiểu của người, động vật. Nitrite được biết như một tác nhân gây ung thư. Mức giới hạn trong nước uống là 3 mg/l. e. Các vi khuẩn (Coliform tổng số, E.coli, Fecal coliform, Clostridium perfringens, Fecal streptococci, vi khuẩn hoại sinh…): Có trong nước chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất thải của người và động vật. Có thể gây nhiều bệnh đường ruột như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Mức giới hạn: không được phép có trong ăn uống. Theo kết quả “Điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn” của Cúc Y tế Dự phòng Việt Nam (2007), chỉ có 15,6% hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước ăn uống sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh cả về vi sinh và hoá lý theo Quyết định số 09/2005/BYT – QĐ ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả này cho thấy rằng ngoài việc tăng cường cung cấp nguồn nước sạch về số lượng cần phải quan tâm hơn tới chất lượng của nguồn nước.

7


Tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo nguồn nước:

70 60

65.2

50 %

40 30 20 10

27.3 13.8

15.5 7.7

7.3

0 Nước Nước Nước Giếng Giếng Chung máy mưa mặt khoan khơi

Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007) Nước máy là nguồn nước có tỷ lệ mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất so với các laọi nguồn nước sinh hoạt khác. Đây là nguồn nước an toàn nhất nhưng cũng khó tiếp cận nhất đối với các gia đình nông thôn. Nhưng trong điều tra trên chỉ có 11,7% dân số nông thôn có nước máy sử dụng. Vì vậy bên cạnh các biện pháp xử lý nước, cần có giải pháp tăng độ bao phủ nước máy cho vùng nông thôn. Hiện nay việc đánh giá chất lượng nước dựa vào Quy chuẩn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành (Xem phụ lục): - QCVN 01:2009/BYT: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG (National technical regulation on drinking water quality). Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm. - QCVN 02: 2009/BYT: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT (National technical regulation on domestic water quality). Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt). Trước đây (tháng 6/2009), Đánh giá chất lượng nước dựa vào Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo Quyết định số 1329/2002/BYT – QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tiêu chuẩn này qui định ngưỡng tối đa cho phép của 112 chỉ tiêu vật lý, hoá học, sinh học và Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo Quyết định số 09/2005/BYT – QĐ ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm 22 chỉ tiêu cảm quan, hoá học và vi sinh. V. CÁC NGUỒN NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN Trong thiên nhiên có 3 nguồn nước chính: Nước mưa 8


Nước bề mặt Nước ngầm 1. Nước mưa: Do hơi nước trên mặt đất như: nước biển, nước sông, ao, hồ… bốc hơi lên không trung, gặp gió và khí lạnh đọng lại và thành mưa. Về chất lượng hoá học và vi sinh thì nước mưa sạch nhất. Nhưng nhược điểm không đủ cung cấp nước dùng cho cả năm, cho những tập thể đông người, số lượng nước mưa phụ thuộc theo mùa trong năm, thông thường chỉ đủ dùng từ 4 đến 6 tháng, hàm lượng muối khoáng thấp, nó cũng bị nhiễm bẩn bởi không khí bị ô nhiễm, cách thu hứng chứa đựng không đảm bảo. Tuy nhiên, ở những vùng khan hiếm nước cần tận dụng nước mưa để ăn uống. Nhiều người sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tin rằng nước mưa là sạch nhất nên luôn tích trữ để sử dụng và còn gọi đó là “nước trời” hay “nước tiên”. Thật ra nước mưa không hề sạch. Nhìn lên bầu trời chúng ta chẳng thấy gì cả, nhưng thực tế trên đó luôn chứa đầy bụi bặm và một lượng lớn vi khuẩn. Lúc mưa rơi xuống, một phần bụi bặm và vi khuẩn sẽ bám vào nhứng hạt mưa. Gần những khu vực có nhà máy lớn, các chất khói độc hại thải ra và những chất khí có hại cho sức khỏe càng nhiều hơn, chắc chắn nước mưa ở những nơi này cũng dơ bẩn hơn. Thời gian gần đây do môi trường trên trái đất ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước mưa lại càng khó sạch. Trong không khí có nhiều N, cho nên trong nước mưa có nhiều NO2 và NO3. Hiện nay, nước mưa là nguồn cung cấp quan trọng cho các gia đình ở nông thôn Việt Nam, nó không những là nguồn nước ăn tốt mà còn là nguồn cung cấp đạm nitrat cho thực vật trong gieo trồng. 2. Nước bề mặt: Nước sông: Nước sông là nước mặt chủ yếu cung cấp nước tập trung cho các khu vực dân cư đông đúc. Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ, tốt cho sử dụng. Tuy nhiên, thường có hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi khuẩn lớn nên cần được xử lý về hoá học và vi sinh vật. Nước suối: Nước suối có thể bắt nguồn từ khu vực núi đá hoặc vùng đồi rừng. Vào mùa khô nước suối ít và trong, mùa mưa nước suối đem theo đất, phù sa nước rất đục, có nhiều cát sỏi, mức nước lên xuống đột biến, không ổn định. Nước suối thường có độ cứng cao nếu nguồn nước chảy từ các vùng có núi đá vôi, có khi hoà tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc. Nước hồ, đầm: Nước được tạo ra từ các suối và dòng sông, những vùng đất trũng thấp, thường được đắp đất bao xung quanh. Nguồn nước này ít lưu thông, do đó giữa hồ nước thường trong hơn khu vực gần bờ. Những hồ ao nhỏ (hay còn gọi là giếng làng) trước đây dân vẫn dùng, nay được cải tạo xây thành giếng, lắp bơm tay. Chất lượng nước tương đối tốt về hoá học. Nhưng lượng rêu, sinh vật, vi sinh tương đối cao. Ở một số thành phố các hồ được sử dụng là nơi thu nước thải của các khu vực dân cư. Ở nông thôn, các ao, hồ thường nhiễm bẩn nặng vì chứa nước thải của gia đình nuôi cá, nuôi bèo. 3. Nước ngầm: 9


-

Nước ngầm được tạo thành bởi nước mưa rơi trên mặt đất và được thấm qua các lớp đất nên được lọc sạch. Ngoài ra nước ngầm còn được tạo thành bởi các nguồn nước bề mặt thấm xuống và tạo thành các túi nước trong lòng đất. Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi khuẩn. Song nhược điểm của nó là có nhiễm sắt nên nước có màu vàng và mùi tanh của sắt. Vùng đồng bằng thường bị nhiễm sắt cao hơn vùng trung du và miền núi. Vùng ven biển thường bị nhiễm mặn hoặc đồng thời cả nhiễm sắt. Tuỳ theo vị trí và độ sâu của giếng đào hoặc giếng khoan mà ta thu được: + Nước ngầm nông: Có độ sâu 3 – 10 mét. Loại này thường bị nhiễm bẩn nhiều, trữ lượng ít và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. + Nước ngầm sâu: Thường là nước ngầm mạch sâu trên 20 mét, chất lượng tương đối phong phú. Mỗi gia đình cấn ít nhất một trong các nguồn nước sạch. Nếu chưa có thì cần hỏi ý kiến tư vấn của y tế địa phương để xây dựng cho mình một nguồn nước sạch thích hợp.

Chu trình nước trong thiên nhiên: Theo Cục Địa chất Mỹ (USGS 2007), vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa (giáng thủy). Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt chảy vào sông và theo các dòng sông chính chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt và nước thấm được tích lũy và được trữ trong những hồ nước ngọt, còn một lượng lớn nước thầm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt và đại dương dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” và lại bắt đầu (USGS 2007). Hình dưới đây trình bày vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên.

10


VI. Ô NHIỄM NƯỚC, NGUỒN Ô NHIỄM VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM NƯỚC: 1. Ô nhiễm nước: Định nghĩa về ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các tính chất lý, hoá, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở thành độc hại. Thay đổi về lý hoá: màu, mùi, vị, độ trong. Thay đổi thành phần hoá học: các chất hữu cơ. Thay đổi về sinh vật: làm tăng hoặc giảm các vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh, hoặc xuất hiện thêm các vi sinh vật mới. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” Sự ô nhiễm nước cũng liên quan đến ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất. Chúng có tác động qua lại lẫn nhau. 2. Nguồn gây ô nhiễm nước: Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi nhiều nguồn gốc khác nhau, mỗi nguồn gây ra ô nhiễm nước lại có nhiều tác nhân ô nhiễm. Thông thường nước bị ô nhiễm do các nguyên nhân: 2.1. Chất thải trong sinh hoạt hằng ngày: Nước dùng để tắm, rửa, giặt quần áo 11


Nước qua chế biến thức ăn, uống Nước lau cọ nhà cửa Nước tiểu, nước từ các hố xí tự hoại Rác bẩn trong nhà Phân người và gia súc Ở Việt Nam, hầu hết nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các nguồn tiếp nhận làm mức độ ô nhiễm tại các con sông trên toàn quốc đang ngày càng ở mức độ đáng báo động. 2.2. Chất thải trong công nghiệp: Nước thải công nghiệp do quá trình sử dụng nước trong sản xuất. Phần lớn nước thải công nghiệp là của ngành khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, ngành kim khí, ngành sản xuất giấy, ngành chế biến thực phẩm và ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Thành phần và tính chất nước thải của các ngành khác nhau là khác nhau và do đó cũng có tác động khác nhau tới chất lượng nước. Ví dụ, nước thải của ngành cơ khí - chế tạo máy chứa nhiều dầu mỡ và chất rắn lơ lửng, nước thải của ngành chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ, nước thải của ngành sản xuất dệt nhuộm chứa nhiều loại hoá chất như thuốc tẩy, phèn, phẩm màu… Rác thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, nhiều phế thải, rác thải đó được đưa vào môi trường xung quanh, trong đó có môi trường nước. 2.3. Chất thải của ngành nông nghiệp và chăn nuôi: Trong nông nghiệp người ta sử dụng nhiều loại phân bón để tăng năng suất cây trồng như: phân người, phân gia súc, phân xanh, phân hoá học. Để bảo vệ hoa màu người ta dùng nhiều loại hoá chất trừ sâu, diệt cỏ để tiêu diệt sâu bệnh và cỏ dại. Sự dư thừa của phân bón và hoá chất trừ sâu diệt cỏ là những tác nhân gây ô nhiễm nước. 2.4. Nước thải y tế: Nước thải y tế là loại nước thải nguy hiểm, cần phải được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có thì cũng ở quy mô nhỏ, công suất chưa đáp ứng với lượng nước thải ra hằng ngày. Phần lớn nước thải y tế đều được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt và đổ vào nguồn nước mặt trong lưu vực sông làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. 2.5. Các nguồn gây ô nhiễm khác: Ngoài các nguồn gây ô nhiễm kể trên, nước cũng bị ô nhiễm bởi các chất thải trong ngành giao thông. Các chất thải hằng ngày như phân, nước tiểu, rác, nước rửa sàn tàu, dẩu mỡ…. đều được đổ xuống sông, biển. Quá trình đốt cháy sản sinh ra bụi khói, các khí thải độc hại, tất cả đều bay lên không trung và làm bẩn bầu không khí cũng là nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước và ô nhiễm môi trường. Sự gia tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá….đều dẫn đến sự ô nhiễm nước. 3. Các yếu tố gây ô nhiễm nước: 3.1. Do các chất hữu cơ dễ phân huỷ: Các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật như: xác cây cỏ, hoa quả, các chất mùn. Nguyên tố cơ bản của chất bẩn là Carbon.

12


-

Các chất hữu cơ có nguồn gốc động vật như: nước chế biến thức ăn, nước tắm giặt, nước từ các nhà tiêu tự hoại, nước thải của các nhà máy chế biến thực phẩm, lò giết mổ, trại chăn nuôi…. Nguyên tố cơ bản trong chất bẩn là Nitơ.

Trong nước bị ô nhiễm ít, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước ở trên mức giới hạn cho phép, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy bởi các vi khuẩn hiếu khí để tạo thành các sản phẩm cuối cùng như nitrat sunphát, phốt phát, CO 2 .. Khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng và liên tục bởi các chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống còn rất thấp và quá trình phân hủy các chất hữu cơ do các vi khuẩn yếm khí đảm nhiệm và tạo thành các sản phẩm trung gian, làm cho nước có mùi hôi, màu đen, xuất hiện các khí thối như H 2 S, NH 3 , CH 4 và andehyt. Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn trong nước bởi các chất hữu cơ, người ta thường dung các chỉ số sau: - Nồng độ ôxy hòa tan trong nước - Nhu cầu ôxy về hóa học (COD) - Nhu cầu ôxy về hóa sinh học ( BOD) Trong đó: DO là lượng ôxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sống trong nước như cá, lưỡng cư, động thực vật thủy sinh, côn trùng..DO thường được tạo ra do sự hòa tan ôxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ ôxy hòa tan trong nước thường nằm trong khoảng 810 ppm. Tuy nhiên, nồng độ này thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất và sự quang hợp của tảo…Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật sống trong nước giảm hoạt động hoặc thậm chí có thể bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh gái sự ô nhiễm nước của các thủy vực. BOD ( Biological Oxygen Demand) là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng Vi khuẩn Chất hữu cơ + O 2

→ CO 2 + H 2 O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình ôxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật. COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để ôxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước, trong khi đó BOD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng ôxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ ôxy hòa tan trong nước (DO). Do đó, nếu nhu cầu ôxy hóa học và ôxy sinh học cao thì sẽ làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước, có hại cho sinh vật sống trong nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải sinh hoạt, nước

13


thải công nghiệp và nông nghiệp là các tác nhân làm gia tăng giá trị BOD và COD của môi trường nước.

3.2. Do các yếu tố sinh học: Các yếu tố sinh học làm ô nhiễm nước gồm có các loại: virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và các loại giun sán. Nước thải và chất thải sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và chăn nuôi là các nguồn chính gây ô nhiễm vi sinh vật. 3.3. Do các yếu tố hoá học: Các chất hoá học chủ yếu là do chất thải công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất, làm cho nước có màu sắc, mùi vị khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự làm sạch tự nhiên của nước, có hại đến hệ thống sinh vật sống trong nước, tiêu diệt hoặc làm giảm các nguồn thuỷ sản làm thức ăn cho con người và gia súc, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước ngầm và nước bề mặt. Nước còn bị ô nhiễm bởi các nguồn tự nhiên. Điển hình là ô nhiễm Asen trong nước ngầm. Tổ chức Y tế Thế giới mô tả thực trạng ô nhiễm Asen tại Bangladesh là “một thảm hoạ môi trường lớn nhất từ trước tới nay”. Ở quốc gia đứng đầu Châu Á về số lượng giếng khoan bơm tay này hiện đã có 35 đến 77 triệu người có nguy cơ bị nhiễm độc. Ở Việt Nam, qua khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại 3 xã Hoà Hậu, Vĩnh Trụ, Bồ Đề tại Hà Nam, đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc Asen ở giai đoạn sớm sau 5 –10 năm sử dụng nước giếng khoan. Ngoài ra tỷ lệ chết lưu, sảy thai ở vùng này cũng cao hơn so với các vùng khác. Theo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, cho biết kết quả qua 2 đợt nghiên cứu gần đây nhất cho thấy nhiễm độc Asen không còn là nguy cơ tiềm ẩn như đánh giá trước đây, mà nó thật sự là mối nguy hữu hiệu, đe doạ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng. Cách điều trị duy nhất hiện nay đối với nhiễm Asen là chấm dứt sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen. Ngoài các tác nhân ô nhiễm môi trường nêu trên nước còn bị ô nhiễm bởi nhiệt độ và các chất phóng xạ. VII. CÁC BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NƯỚC Các bệnh liên quan đến nước có thể chia làm các nhóm chính sau: 1. BỆNH LÂY LAN QUA NƯỚC UỐNG: Những căn bệnh này xảy ra do ăn uống nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. 1.1. Vi khuẩn gây bệnh đường ruột: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp… Những vi khuẩn gây bệnh đường ruột đặc biệt là nhóm Salmonella, phẩy khuẩn tả có thể tồn tại trong nước khá lâu. Thời gian sống trong nước của một số vi khuẩn đường ruột: Vi sinh vật

Thời gian sống (ngày) Nước máy

Nước sông

Nước giếng

Phẩy khuẩn tả

4 - 28

0,5 – 92

1 – 92

Lỵ trực khuẩn (Shigella)

15 - 26

19 - 92

14


Thương hàn (Samonella typhi)

2- 93

4 - 183

15 – 107

Leptospira

8 - 65

-

4 - 122

Phaâ n cuû a ngöôø i bònhieã m truø ng

Nöôù c

Thöïc phaå m

Ngöôø i bòcaû m nhieã m

1.2. Virus gây bệnh đường ruột: bại liệt, viêm gan A… Một số loại virus phát triển trong bộ máy tiêu hoá của người và chúng sẽ bị thải ra một số lượng lớn trong phân và có thể có trong nước thải sinh hoạt và nước bị ô nhiễm. Bệnh viêm gan A lây truyền từ người sang người theo đường phân - miệng do nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm hoặc thức ăn chưa được nấu chín. Virus viêm gan A có thể sống ở nước đá – 250C trong vòng 6 tháng, ở 1000C virus bị tiêu diệt trong vài phút. Bệnh viêm gan A còn có thể truyền qua sò, ốc, hến sống ở trong nước bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt nhiễm phân. * Cách phòng bệnh: - Giáo dục cho cộng đồng về việc giữ gìn tốt điều kiện vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. - Có hệ thống cung cấp nước sạch đã được xử lý thích hợp. Xử lý tốt hệ thống rác và nước thải. - Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. - Gây miễn dịch thụ động bằng tiêm vaccine. 1.3. Bệnh giun sán: giun đũa, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột… Loại nhiễm giun không có vật chủ trung gian: * Đường truyền:

15


Phaâ n ngöôø i beä nh

Ñaá t

Rau – thöïc phaå m

Ngöôø i caû m nhieã m

* Cách khống chế: Xử lý phân hợp vệ sinh để đất không bị ô nhiễm. Loại nhiễm sán do vật chủ trung gian sống trong nước (sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi): * Đường truyền:

Phaâ n ngöôø i beä nh Nöôù c OÁ c Caù– Soø- Heá n Ngöôø i caû m nhieã m * Cách phòng bệnh: Không ăn sống các loại thuỷ sản nuôi trồng trong nước. Kiểm soát và xử lý tốt nguồn nước tại địa phương. Xử lý phân hợp vệ sinh để đất không bị ô nhiễm. Tẩy giun, sán theo hướng dẫn của thầy thuốc. 16


2. BỆNH DO TIẾP XÚC VỚI NƯỚC: Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Ví dụ như bệnh sán máng (Schistosomia). Có thể xảy ra ở những người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống. Các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước sẵn sang xuyên qua da khi người làm việc, bơi hoặc lội trong nước và gây viêm da mà đôi khi được gọi là “ghẻ của người bơi lội” * Cách phòng bệnh: 1. Cung cấp nước sạch. Tuyên truyền giáo dục người dân tránh tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn. 2. Thu gom và xử lý phân người và động vật hợp vệ sinh. 3. CÁC BỆNH DO CÔN TRÙNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC: Bệnh sốt rét, sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, giun chỉ…Côn trùng truyền bệnh trung gian là các loại muỗi, trong đó nước đóng vai trò là môi trường sống của các sinh vật truyền bệnh. Nhân dân ta có tập quán dự trữ nước trong bể chứa nước mưa, chum, vại ở nông thôn. Còn ở thành phố dù có nước máy nhưng vẫn dự trữ trong bể chứa, thùng chậu. trên mặt đất có nhiều vũng nước đọng, nhiều vật chứa nước lâu ngày, tất cả là những ổ sản sinh và phát triển của nhiều loại muỗi, trong đó có nhiều loại muỗi gây bệnh nguy hiểm cho người. - Muỗi gây bệnh sốt rét gồm 4 loại chính: Anophen minimus, Anophen dirus, Anophen sundaicus, Anophen subpictus. - Muỗi gây bệnh giun chỉ có tên là Tulex pipiens chúng sống trong ao tù nước đọng, các vũng nước bẩn lưu trữ lâu ngày. - Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tên gọi là Aedes aegypti còn gọi là muỗi vằn. Chúng đẻ trứng trong nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy lớn lên thành cung quăng, cung quăng thành muỗi, muỗi bay ra hút máu người để sống. Loại muỗi này đốt người và gây bệnh sốt xuất huyết. Chúng là vật chủ trung gian truyền bệnh theo đường máu rất nguy hiểm và khó phòng ngừa. Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện theo mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Trong mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi có nơi sinh sản, đặc biệt trên mặt đất có nhiều vũng nước đọng, nhiều nơi dự trữ nước trong các chum vại và bể chứa nước. Trẻ em hay bị mắc hơn người lớn. Vòng đời của muỗi Aedes aegypt truyền bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue. Muỗi trưởng thành Lăng quăng

Trứng Bọ gậy

*Cách phòng bệnh: - Làm mất nơi muỗi đẻ, nơi muỗi sinh sản bằng cách: dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy, thường xuyên thay rửa dụng cụ chứa nước ăn, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các nơi có nước tù đọng, làm khô những vũng nước tù đọng. 17


- Diệt ấu trùng muỗi: thả cá ăn bọ gậy, cung quăng trong bể chứa nước. - Ngủ màn chống muỗi đốt. Diệt muỗi bằng phun thuốc, hương diệt muỗi. 4. CÁC BỆNH DO THIẾU NƯỚC HOẶC SỬ DỤNG NƯỚC KHÔNG SẠCH TRONG VỆ SINH CÁ NHÂN: Các bệnh về ngoài da, mắt, phụ khoa: Hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp, viêm âm đạo… a. Cách lây truyền: Truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành mà nguyên nhân chính là do thiếu nước hoặc phải dùng nước không sạch để sử dụng trong vệ sinh cá nhân, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. b. Cách phòng bệnh: 3. Cung cấp đầy đủ nước sạch sử dụng hằng ngày. 4. Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức vệ sinh cá nhân. 5. BỆNH DO CÁC VI YẾU TỐ HOÁ HỌC VÀ CÁC CHẤT ĐỘC KHÁC CÓ TRONG NƯỚC: Bệnh do yếu tố vi lượng, hoặc các chất độc khác có trong nước hây ra cho người là do thừa hoặc thiếu chúng trong nước. Trong nhóm này có các bệnh sau: - Bệnh bướu cổ: Bệnh phát sinh ở những nơi mà trong đất, trong nước, trong thực phẩm quá thiếu iod, ví dụ vùng núi cao, vùng xa biển. Nhu cầu hằng ngày của cơ thể là 200 mcg Iod, nếu không đủ tuyến giáp phải làm việc nhiều và làm cho bướu cổ to ra. Tuy vậy, bệnh bướu cổ còn do các yếu tố khác như: giới tính, địa dư, di truyền, khả năng kinh tế và xã hội. - Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa fluor: Fluor cần thiết cho cơ thể để cấu tạo men răng và tổ chức của răng. Tiêu chuẩn cho phép trong nước ăn uống là 0,7 – 1,5 mg/l. Nếu fluor nhỏ hơn 0,7 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, nếu lớn hơn 1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về xương khớp. - Bệnh do Nitrite và Nitrate cao trong trong nước: Nitrite có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành Nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư (đã thấy rõ qua các thử nghiệm trên chuột). Nitrate là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của các chất hữu cơ trong tự nhiên. Nitrate cao trong nước còn do nước bị ô nhiễm nước thải. Trong nước có hàm lượng Nitrate trên 10 mg/l có thể gây bệnh tím tái (đặc biệt đối với trẻ em). - Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học gây ra: Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất độc hoá học dùng trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày, trong nước thải sản xuất công nghiệp như: kim loại nặng, các chất phóng xạ và các chất gây ung thư. Thí dụ: + Chì (Pb): Nước có các khí CO2 và O2 dưới dạng hoạt tính có thể hoà tan Chì ở ống dẫn nước, dụng cụ đựng…lượng Chì vượt quá 0,1 mg/l gây nguy hại cho sức khoẻ. + Đồng (Cu): Nước thải công nghệp là nguyên nhân của việc nước có kim loại Đồng. Lượng đồng vượt quá 1 mg/l gây ngộ độc cho con người. + Asen (As - thạch tín): Hàm lượng Asen quy định không vượt quá tiêu chuẩn 0,01 mg/l đối với nước ăn uống. Khi bị nhiễm độc Asen có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng thường gặp là: 18


Sừng hoá da, gai nhọn ở hai bàn tay và bàn chân, ấn vào thấy đau.

Xuất hiện các nốt màu sẫm hoặc mất màu trên da ở lưng và vùng bụng, những nơi ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sau 15 – 20 năm kể từ khi phát hiện, người bị nhiễm độc Asen sẽ chuyển sang ung thư và chết. Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện được. Vì vậy, cách duy nhất để biết được giếng khoan nhà mình có nhiễm hay không là làm xét nghiệm thực tế bằng bộ xét nghiệm nhanh tại hiện trường hoặc lấy mẫu nước gủi tới phòng thí nghiệm nào có thể xét nghiệm được Asen. + Ngoài ra trong nước bị ô nhiễm còn có thể nhiễm các chất độc khác như Cyanide, thuỷ ngân… Phòng ngừa các bệnh liên quan đến nước cần đặc biệt quan tâm việc giám sát chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh. VIII. BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC 1. Lưu ý chung: Để bảo vệ và cải thiện chất lượng nước cần phải tăng cường công tác giám sát việc cung cấp nước đầy đủ và nên biết rằng có nhiều tình huống có khả năng mang lại tác hại cho sức khỏe, trong đó có những tình huống phát triển rất nhanh. Có thể phòng tránh được nhiều trường hợp trên bằng cách: - Bảo vệ an toàn nguồn nước và hệ thống cung cấp nước, bảo quản và thanh tra trạm xử lý và mạng lưới phân phối nước, huấn - Huấn luyện những người quản lý và nhân viên nhà máy nước - Giáo dục người tiêu thụ - Định kỳ tái đánh giá sự vận hành hệ thống cung cấp nước - Ngay cả khi nước được cung cấp một cách đầy đủ hợp vệ sinh thì bể chứa nước hoặc đường ống ở gia đình cũng có thể là nguồn gốc ô nhiễm nếu không được lắp đặt, bảo trì hợp lý. Với lý do đó, nước có thể bị nhiễm bẩn tại nhà và đôi khi trở thành nguồn gốc ô nhiễm rất quan trọng về mặt vi sinh vật. Khi có hiện tượng dự trữ nước gia đình, nhân viên giám sát điều tra tìm nguy cơ ảnh hưởng đối với sức khỏe và đề xuất áp dụng các biện pháp khắc phục như giáo dục về cách sử dụng, bảo quản bể chứa nước. Cần nhấn mạnh rằng về chất lượng nước thì vi sinh vật gây bệnh hiện nay vẫn là mối nguy hiểm quan trọng nhất đối với các quốc gia đang phát triển lẫn quốc gia phát triển. 2. Lựa chọn và bảo vệ nguồn nước: Lựa chọn và bảo vệ nguồn nước thích đáng là biện pháp quan trọng đầu tiên đảm bảo cung cấp nước uống an toàn. Bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn bao giờ cũng tốt hơn so với xử lý nước đã bị nhiễm bẩn. Trước khi lựa chọn nguồn nước, điều quan trọng là phải bảo đảm rằng nguồn nước đó thỏa mãn hoặc xử lý được để phục vụ mục đích ăn uống, số lượng nước đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của cộng đồng, có tính đến sự dao động về khối lượng tiêu thụ hàng ngày và theo mùa và các dự án phát triển khác của cộng đồng. Lưu vực nguồn nước đó phải được bảo vệ khỏi các hoạt động của con người bao gồm sử dụng biện pháp cách ly và khống chế các hoạt động gây ô nhiễm trong khu vực, chẳng hạn như chôn lấp các chất thải độc hại, khai khoáng, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong cánh tác nông nghiệp, hạn chế và qui định các hoạt động giải trí (Lựa chọn nguồn nước thô để xử lý

19


sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt phải đáp ứng QCVN 08: 2008/BTNMT (đối với nước mặt) và QCVN 09: 2008/BTNMT(đối với nước ngầm)). Các biện pháp cụ thể: -Biện pháp hành chính: Dựa vào luật môi trường, các tiêu chuẩn Nhà nước về công nghệ sản xuất nước, các QCVN về nước để làm chuẩn mực trong công tác giám sát và kiểm tra. -Bằng chuyên môn kỹ thuật: Với sự phát hiện chất lượng nước qua các labo kiểm nghiệm tìm ra được các yếu tố ô nhiễm và tìm ra nguồn gốc gây ô nhiễm, từ đó các biện pháp tác động làm giảm bớt các nguy hại. Thiết lập các khu vực bảo vệ nguồn nước, các đường ống dẫn nước theo đúng hướng dẫn trong Thông tư số 15/2006/TT- BYT “Hướng dẫn về việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình” -Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ giữ gìn nguồn nước sạch: Không chăn gia súc và đổ rác gần nguồn nước. Không cho trâu bò tắm ở ao, hồ dùng để lấy nước vào giếng hào lọc. Không tắm rửa, giặt giũ, chế biến thức ăn gần nguồn nước công cộng. Không xây/sử dụng nhà vệ sinh, chuồng gia súc ở gần nguồn nước, ở vị trí cao hơn nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước. Không được súc rửa các dụng cụ làm nông (bình phun thuốc trừ sâu) tại các nguồn nước công cộng. Không vứt xác gia súc gia cầm, động vật chết xuống ao, hồ, sông, suối. Bảo quản thường xuyên máy bơm của giếng khoan. Nếu có hỏng hóc thì phải sửa chữa ngay. Đối với các nguồn cấp nước tập trung công cộng cần phân công trách nhiệm cho một nhóm chuyên trách để vận hành, bảo quản và sử dụng được lâu dài. Không xả nước thải chưa qua xử lý hợp vệ sinh ra môi trường bên ngoài. 3. Qui trình xử lý: Trong bất kỳ trường hợp riêng biệt nào, việc đưa ra một quy trình xử lý nước cũng phải tính đến chất lượng và bản chất của nguồn nước. Mức độ xử lý phụ thuộc vào độ nhiễm bẩng của nguồn nước. Đối với nguồn nước đã bị nhiễm bẩn, quy trình xử lý nước nhiều giai đoạn nhằm loại trừ vi sinh vật gây bệnh đóng một vài trò đặc biệt quan trọng. Mục đích cơ bản của xử lý nước là bảo vệ sức khỏe người tiêu thụ khỏi bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh và các chất bẩn có trong nước. Quy trình xử lý nước đô thị bao giờ cũng gồm: Lưu giữ nước hoặc khử trùng sơ bộ. Keo tụ hóa học, đông tụ và lắng nước. Lọc nước. Khử trùng nước. a/ Xử lý sơ bộ: Nước bề mặt có thể được lưu giữ trong bể chứa hoặc khử trùng sơ bộ. Trong quá trình lưu lại trong bể chứa hoặc trong hồ, chất lượng về mặt vi sinh vật được cải thiện một cách đáng kể nhờ có hiện tượng lắng, tác dụng khử khuẩn của ta cực tím đối với lớp nước gần bề mặt. Với thời gian lưu giữ là 3-4 tuần mức độ giám sát các vi sinh vật chỉ điểm phân, salmonella và enterovirus có thể đến 99%, cao nhất vào mùa hè. b/ Làm keo tụ hóa học, đông tụ và lắng nước: Làm keo tụ nước là quá trình sử dụng các hóa chất như nhôm sulphate, sắt II hoặc sắt III sulphate, sắt III clorur để trung hòa điện tích các phân tử lơ lửng để chúng có thể tụ tập lại trong giai đoạn khuấy chậm để đông tụ tiếp theo. Trong quá trình đó các hạt 20


bông tạo thành, kết tủa và hấp thụ các phân tử khoáng chất làm giảm đáng kể độ đục và số lượng các vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật trong nước. c/ Lọc nhanh và lọc chậm bằng cát: Vi sinh vật bắt đầu tập trung bao quanh hạt cát, đặc biệt là lớp trên của tầng lọc tạo thành các quần thể. Các quần thể đó bao gồm vi khuẩn, nguyên sinh động vật có lông tự do, amip, động vật giáp xác, ấu trùng của động vật không xương sống hoạt động trong chuỗi thực phẩm sinh ra trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ và biến amoniac thành nitrat. Trong quá trình đó, các vi khuẩn, virus gây bệnh, ký sinh trùng ở giai đoạn không hoạt động bị tiêu diệt bởi sụ hấp phụ và cạnh tranh. Trường hợp vận hành đúng, giai đoạn lọc chậm bằng cát sẽ nâng cao chất lượng nước rất đáng kể so với toàn bộ quy trình. Mức độ giảm vi khuẩn đạt từ 98 - 99,5% hoặc lớn hơn, E.coli giảm cả nghìn lần, lượng virus còn giảm nhiều hơn nữa. Quá trình lọc chậm bằng cát rất có hiệu quả trong việc loại trừ ký sinh trùng (giun, sán và nguyên sinh động vật). Ở điều kiện nước ấm, quá trình này tỏ ra hữu hiệu hơn. Tuy vậy, sau khi chảy qua tầng lọc, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình lọc và ở điều kiện nhiệt độ của nước thấp, nước vẫn có thể còn chứa một ít E. coli và virus. d/ Khử trùng: Khử trùng cuối cùng đối với nước máy là một biện pháp cực kỳ quan trọng và hầu như mang tính chất hoàn thiện vì nó được xem như là hàng rào chắn cuối cùng ngăn cản sự lan truyền của các bệnh do vi khuẩn và virus qua đường nước. Ngoài clo, hypoclorit là hóa chất thông dụng nhất, người ta cũng có thể sử dụng cloramin, dioxit clo, ozon và tia cực tím để khử trùng. Hiệu quả của quá trình khử trùng phụ thuộc vào mức độ làm sạch nước trong các quá trình trước đó vì các chất khử trùng có thể bị trung hòa bởi các chất hữu cơ hoặc các hợp chất dễ bị oxy hóa còn sót lại trong nước ở các quy mô khác nhau. Những vi sinh vật tập hợp lại với nhau hoặc được hấp phụ bởi các chất lơ lửng có khả năng được bảo vệ một phần khỏi tác dụng khử trùng. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy rằng hiệu quả khử trùng đối với các tác nhân gây bệnh và vi sinh vật có nguồn gốc từ phân bị suy giảm khi độ đục của nước hơn 5 NTU. Chính vì thế mà chất thiết phải làm trong nước trước khi khử trùng, độ đục trung vị không quá 1 NTU và đối với bất kỳ một mẫu nào cũng phải có độ đục không quá 5 NTU. Với điều kiện khử trùng bình thường (nồng độ clo thừa tự do từ 0,5 mg/l trở lên, thời gian tiếp xúc là 30 phút, pH<8 và độ đục của nước <1 NTU), hiệu quả loại trừ E.coli và các virus là 99% (không tính nang bào và tế bào phụ tạo noãn của nguyên sinh động vật). Lựa chọn quy trình xử lý: Tại những công trình nhỏ ở nông thôn có thể chỉ cần bảo vệ nguồn nước là đủ. Để thỏa mãn nhu cầu lớn về nước của những cộng đồng dân cư rộng lớn thường bắt buộc phải sử dụng tât cả các quy trình xử lý nhằm đảm bảo nước uống có chất lượng an toàn và tốt về phương diện cảm quan. Nước ngầm khai tác từ các tầng ngầm nước sâu, được bảo vệ tốt không chứa vi sinh vật gây bệnh. Nước ngầm không xử lý được đưa trực tiếp vào hệ thống xử lý là hình thức phổ biến tại nhiều nước đang phát triển. Điều này hàm ý nói rằng khu vực ảnh hưởng xung quanh nguồn nước được bảo vệ bằng các biện pháp thường xuyên hữu hiệu và hệ thống phân phối nước được bảo vệ đầy đủ phòng tránh ô nhiễm thứ phát. Nếu việc bảo vệ có tính chất liên tục kể từ nguồn nước cho đến điểm tiêu thụ không được bảo đảm thì việc duy trì nồng độ clo thừa được coi là biện pháp bắt buộc. Nước bề mặt luôn luôn đòi hỏi một quy trình xử lý hoàn thiện. Mức độ loại trừ vi sinh vật bởi quá trình động tụ, keo tụ, lắng nước và lọc nhanh trong trường hợp thiết kế và vân hành tốt tương đương với trong quá trình lọc chậm bằng cát.

21


Biện pháp xử lý bổ sung như ozon hóa và sau đó là xử lý bằng than hoạt tính sẽ giảm bớt lượng carbon hữu cơ có khả năng đồng hóa, giảm khả năng tái phát triển của các vi sinh vật gây khó chịu trong hệ thống phân phối nước. Ozon hóa cũng có thể có hiệu quả trong việc làm giảm bớt các tác nhân gây bệnh trong nước. Biện pháp khử trùng được coi là bắt buộc đối với tất cả hệ thống cung cấp nước máy sử dụng nguồn nước bề mặt, kể cả khi nguồn nước đó có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm, bởi lẽ để ngăn cản sự lan truyền của vi sinh vật gây bệnh qua đường cấp nước, một hàng rào vẫn chưa đủ. Đối với các hệ thống cấp nước qui mô và hoạt động hữu hiệu thì tiêu chuẩn bề sự vắng mặt của E.coli và coliform có thể đạt được với xác suẩt rất cao. Xu hướng hiện nay là sử dụng một các hữu hiệu nhất các hóa chất như clo, các chát làm keo tụ trong xử lý nước và phát triển các phương pháp xử lý sinh học, lý học nhằm giảm liều lượng đòi hỏi về hóa chất và như vậy sẽ giảm bớt các sản phẩm khử trùng trung gian. IX. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC 1. Định nghĩa: Giám sát chất lượng nước là một hành động điều tra được thực hiện để xác định và đánh giá các yếu tố nguy cơ đến sức khỏe liên quan đến nước uống. Giám sát nước uống góp phần bảo vệ sức khoể cộng đồng thông qua việc xúc tiến những cải thiện chất lượng, số lượng, tầm phục vụ, chi phí và tính liên tục của các hệ thống cấp nước. Nó cũng là sự phát triển phòng ngừa những nguy cơ để có hành động can thiệp trước khi xảy ra những bất lợi cho sức khỏe, xác định để khác phục những nguồn lây bùng phát bệnh do nước để có hành động can thiệp mau lẹ. Giám sát chất lượng nước là sự đánh giá, nhận xét thận trọng về độ an toàn và các chỉ tiêu chấp nhận được của việc cung cấp nước theo tiêu chuẩn đã ban hành. Để đảm bảo chất lượng nước phải đảm bảo từng công đoạn của quy trình sản xuất như xử lý nguồn, dự trữ và phân phối hoạt động không có nguy cơ trục trặc. Việc xử lý hoàn hảo sẽ không có ý nghĩa nếu hệ thống phân phối bị nhiễm bẩn do xây dựng và lắp đặt cẩu thả. Một hệ thống phân phối tuyệt đối cũng không bảo vệ được sức khoẻ cộng đồng nếu như nước không được xử lý tốt. 2. Các chỉ tiêu cơ bản để giám sát chất lượng nước: Thông thường để giám sát chất lượng nước về mặt vệ sinh người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu cơ bản sau: Các chỉ tiêu vật lý: pH, độ đục, chất rắn lơ lửng, tổng hàm lượng cặn. Các chỉ tiêu hoá học: độ oxy hoá, hàm lượng amoniac, hàm lượng nitrite, nitrate, clorua, sắt tổng số, sunfat, độ cứng toàn phần, asen. Các chỉ tiêu vi sinh: tổng số Coliform, Fecal Coliform hoặc E.coli, Fecal streptococci, vi khuẩn hiếu khí… 3. Những thiếu sót thông thường của giám sát chất lượng nước: Thiếu chính sách và thủ tục giám sát của cơ quan quản lý. Các cơ quan không thực hiện kiểm tra đầy đủ. Không lấy đủ mẫu nước, nước nguồn, nước bể chứa và nước cấp. Thiếu labo để làm xét nghiệm. 22


Nơi sản xuất chưa làm hết việc tiệt trùng nước. Cơ quan giám sát thiếu kinh phí và nhân lực, thiếu cán bộ đào tạo về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Việc giám sát không chỉ đơn thuần là phát hiện sự việc đúng hay sai mà còn bao gồm cả các biện pháp xử lý nhằm hạn chế hoặc thanh toán các yếu tố độc hại và hướng dẫn giúp đỡ khuyến khích cải tạo khi có điều kiện. 4. Giám sát chất lượng nước: Nhà nước và Bộ Y tế Việt Nam đã quan tâm đúng mức tới vấn đề cung cấp nước sạch cho cộng đồng dân cư. Do vậy một mặt khuyến khích mọi nguồn lực tham gia cung cấp đảm bảo nhu cầu nước sạch, mặt khác không ngừng thường xuyên giám sát chất lượng vệ sinh nước ăn uống cũng như chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt. Về văn bản pháp qui phục vụ cho công tác giám sát chất lượng nước: - Năm 1992, Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn vệ sinh tạm thời đối với nước ăn uống và sinh hoạt kèm theo Quyết định 505/QĐ – BYT – 1992. - Ngày 18/4/2002, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành về: Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo Quyết định số 1329/2002/BYT – QĐ về giám sát chất lượng nước cho ăn uống và sinh hoạt. Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng tối đa cho phép của 112 chỉ tiêu vật lý, hoá học và sinh học. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng chủ yếu là đối với đô thị, công trình cấp nước tập trung cho 500 người trở lên. - Ngày 11/3/2005, Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo Quyết định số 09/2005/BYT – QĐ. Gồm 22 chỉ tiêu cảm quan, hoá học và vi sinh. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước tập trung phục vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước sạch khác. Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn này chỉ là nước dung cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. - Năm 2006, Bộ Y tế tiếp tục ra Thông tư số 15/2006/TT- BYT “Hướng dẫn về việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình” (Hiện nay đây là văn bản pháp quy đang được sử dụng trong việc giám sát chất lượng nước và nhà tiêu do Bộ Y tế ban hành để các cơ sở y tế thực hiện các báo cáo theo định kỳ). Thông tư này hướng dẫn về việc kiểm tra nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình bao gồm: chế độ kiểm tra, nội dung kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo về vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. Đối tượng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc sử dụng nước sạch, nước ăn uống và các hộ sử dụng nhà tiêu. - Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành: + QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước ăn uống). Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên. + QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Quy chuẩn này áp dụng đối với: (1)Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ 23


gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước). (2)Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Công tác tổ chức thực hiện được thiết lập một mạng lưới từ Trung ương đến địa phương nhằm kiểm tra, giám sát chất lượng nước. * Cục Y tế dự phòng Việt Nam chịu trách nhiệm: Chỉ đạo, đôn dốc, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động vệ sinh nước sạch, nước ăn uống hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Tổng hợp báo cáo công tác kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống hộ gia đình của các địa phương hằng năm để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế. * Các Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm: Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình vệ sinh nước sạch, nước ăn uống hộ gia đình của các tỉnh trên địa bàn phụ trách để có kế hoạch hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong công tác kiểm tra và đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nước. Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn, kỹ thuật. Thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch , nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu. * Sở Y tế chịu trách nhiệm: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện và bảo đảm nhân lực, trang thiết bị, kinh phí cho việc thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tình, thành phố. * Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm: Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các nhà máy nước, các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên trên địa bàn tỉnh, thành phố. Phối hợp với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện kiểm tra đột xuất, lấy mẫu nước xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các nhà máy nước, các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người, các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra. * Phòng Y tế huyện chịu trách nhiệm: Chỉ đạo các Trạm y tế xã thực hiện kiểm tra tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn mình quản lý. * Trung tâm Y tế dự phòng huyện chịu trách nhiệm: - Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm hoặc gửi mẫu lên tuyến tỉnh để làm xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người, các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý. - Hằng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra.

24


* Trạm Y tế chịu trách nhiệm: Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra. * Nhà máy nước, trạm cấp nước chịu trách nhiệm: - Bảo đảm cung cấp nước sạch, nước ăn uống đạt tiêu chuẩn theo các quy định. - Tự kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ hàng tuần để bảo đảm nước cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Thực tế tại các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có labo xét nghiệm thực hiện việc giám sát chất lượng các nguồn nước cấp trên địa bàn tỉnh. Hàng tháng cán bộ trung tâm đến các cơ sở cấp nước lấy mẫu và tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay năng lực xét nghiệm labo của các Trung tâm Y tế dự phòng có thể xét nghiệm được khoảng 10 – 15 chỉ tiêu giám sát nhóm A. Hầu hết các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chưa đủ phương tiện và khả năng tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu giám sát nhóm B, C. Đối với các chỉ tiêu này, khi có yêu cầu hoặc chỉ định, các mẫu nước được Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh lấy và gửi lên kiểm nghiệm tại Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, hoặc các Viện Trung ương có hệ thống labo xét nghiệm hiện đại. Ở tuyến huyện có Phòng y tế huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng nước trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tuyến huyện chưa đủ năng lực và trang thiết bị cho công tác xét nghiệm nước mà chỉ kiểm tra nguồn nước và lấy mẫu nước xét nghiệm theo yêu cầu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Ở tuyến xã, cán bộ chỉ phối hợp tham gia lấy mẫu và kiểm tra nguồn nước khi có yêu cầu chứ chưa đủ năng lực và phương tiện để xét nghiệm nước.

Kết luận: Nước sạch là một nhu cầu rất cơ bản trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Nước sạch là sản phẩm hàng hóa đặc biệt không chỉ ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống con người mà còn tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Nước sạch lại là một trong tám mục tiêu của Chương trình thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Giải quyết tốt vấn đề nước sạch và VSMT sẽ kiểm soát được khá nhiều loại bệnh tật có liên quan ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Giữa, Vệ sinh môi trường nước, Vệ sinh-Môi trường-Dịch tễ tập I, Bộ môn Vệ sinh-Môi trường-Dịch tễ, trường Ðại học y Hà Nội, Nhà xuất bản y học, 1997, trang 31-73. 2. Lê Huy Bá, Sơ lược về môi trường nước-nước cấp, nước thải thành phố, nước sạch nông thôn, Môi trường, Nhà xuất bản Ðại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2000, trang 117-159. 3. Lê Huy Bá, Ðộc học môi trường nước, Ðộc học môi trường, Nhà xuất bản Ðại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2000, trang 109-139.

25


4. Gordon A. McFeter, Tropical source water, Drinking Water Microbiology-Progress and Recent Developments, 1990, p.32-33. 5. Richard B. Philp, Water Pollution, Environmental Hazards & Human Health, 1995, p.67-85. 6. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ðức Lương, Nguyễn Thế Truyền, Nông nghiệp và tài nguyên nước, Nông nghiệp và môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, 1999, trang 87-88. 7. Tổ chức y tế thế giới, Hướng dẫn chất lượng nước uống, tái bản lần II, tập 1 và tập 3, 1993. 8. Nguyễn Ðức Khiển, Cơ chế tác động của môi trường bị ô nhiễm lên sức khỏe, Môi trường và sức khỏe, Nhà xuất bản Lao động, 2002, trang 174-175. 9. Nguyễn Ðức Khiển, Hiện trạng chất thải nguy hại ở Việt Nam, Quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản xây dựng, 2003, trang 104-169. 10. Thông tin bảo vệ môi trường trong ngành y tế (tài liệu lưu hành nội bộ), Bộ Y tế, năm 2003. 11. Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Ðức Vũ, Ðàm Nguyễn Thùy Dương, Một số khái niệm cơ bản về môi trường, Giáo dục môi trường, Nhà xuất bản giáo dục, 2001, trang 27. 12. Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn (Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25/8/2000 theo QÐ số 104/2000QÐ-Ttg). 13. Environmental health, Water, 2002, p25-40, World Health Organization. 14. Sức khỏe môi trường, Nước và vệ sinh nước, 2010, trang 150-176, Trường Đại học y tế công cộng. 15. David J. Briggs, Michael jolie, Paul Elliott, Impact of environmental pollution on healthBalancing risk, contaminants in drinking water, A British Medical Bulletin series of Expert reviews, 2003. 16. Guidelines for Drinking-water Quality, third edition, volume 1 Recommendations, WHO, 2004 17. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Huy Nga, Một số vấn đề sức khỏe môi trường và cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 2007. 18. QCVN 01: 2009/BYT, QCVN 02: 2009/BYT, QCVN 08: 2008/BTNMT, QCVN 09: 2008/BTNMT. 19. Thông tư số 15/2006/TT- BYT “Hướng dẫn về việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình”.

CÂU HỎI THẢO LUẬN TRÊN LỚP 1. Hiện nay một số vùng ngoại thành TP.HCM hoặc tại một số vùng nông thôn của các tỉnh chưa có đủ nước máy cung cấp cho người dân, nhiều hộ gia đình phải sử dụng nước giếng khoan. Vậy những gia đình này sử dụng nước giếng khoan có khả năng bị ô nhiễm hay không? Nếu có/không thì tại sao? Nếu có thì do nguyên nhân gì? Thử đề xuất hướng giải quyết? 2. Ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL chưa có nước máy. Vào mùa khô thường thiếu nước ăn uống, sinh hoạt; người dân phải sử dụng nước sông, kênh… Chúng ta có hướng dẫn xử lý như thế nào để bà con có nước sạch? 3. Đối với nước ăn uống, sinh hoạt, chúng ta thường gặp gặp các loại ô nhiễm gì hiện nay?

26


4. Gia đình bạn hiện nay đang sử dụng nguồn nước gì để ăn uống, sinh hoạt. Về chất lượng nước, bạn có gặp vấn đề gì không? 5. Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam. Hãy cho biết vấn đề đó cỏ ảnh hưởng gì tới ô nhiễm nguồn nước?. Dước góc độ người làm công tác y tế công cộng, Anh/Chị có ý kiến gì để giảm thiểu, phòng ngừa tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương đang công tác.

PHỤ LỤC QCVN 01:2009/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG (National technical regulation on drinking water quality) Lời nói đầu: QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009. PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG I. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước ăn uống). II. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước). III. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người. 2. AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Association of Official Analytical Chemists có nghĩa là Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống. 3. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải. 4. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. 5. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc. 6. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục. 7. pCi/l là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Picocuri per litre có nghĩa là đơn vị đo phóng xạ.

27


PHẦN II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng:

STT

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

TCU

15

TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120

A

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

A

TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B

A

TCVN 6492:1999 SMEWW 4500 - H+

A

Đơn vị

I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ Màu sắc(*)

2.

Mùi vị(*)

-

Không có mùi, vị lạ

3.

Độ đục(*)

NTU

2

-

Trong khoảng 6,5-8,5

(*)

hoặc

4.

pH

5.

Độ cứng, tính theo CaCO3(*)

mg/l

300

TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C

A

6.

Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*)

mg/l

1000

SMEWW 2540 C

B

7.

Hàm lượng Nhôm(*)

mg/l

0,2

TCVN 6657 : 2000 (ISO 12020 :1997)

B

8.

Hàm lượng Amoni(*)

mg/l

3

SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D

B

9.

Hàm lượng Antimon

mg/l

0,005

US EPA 200.7

C

10.

Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,01

TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B

B

11.

Hàm lượng Bari

mg/l

0,7

US EPA 200.7

C

12.

Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric

mg/l

0,3

TCVN 6635: 2000 (ISO 9390: 1990) hoặc SMEWW 3500 B

C

13.

Hàm lượng Cadimi

mg/l

0,003

TCVN6197 - 1996 (ISO 5961 - 1994) hoặc SMEWW 3500 Cd

C

14.

Hàm lượng Clorua(*)

mg/l

250 300(**)

TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D

A

15.

Hàm lượng Crom tổng số

mg/l

0,05

TCVN 6222 - 1996 (ISO 9174 - 1990) hoặc SMEWW 3500 - Cr -

C

16.

Hàm lượng Đồng tổng số(*)

mg/l

1

TCVN 6193 - 1996 (ISO 8288 1986) hoặc SMEWW 3500 - Cu

C

28


17.

Hàm lượng Xianua

mg/l

0,07

TCVN 6181 - 1996 (ISO 6703/1 - 1984) hoặc SMEWW 4500 - CN-

C

18.

Hàm lượng Florua

mg/l

1,5

TCVN 6195 - 1996 (ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-

B

19.

Hàm lượng Hydro sunfur(*)

mg/l

0,05

SMEWW 4500 - S2-

B

20.

Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)

mg/l

0,3

TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe

A

B

21.

Hàm lượng Chì

mg/l

0,01

TCVN 6193 - 1996 (ISO 8286 - 1986) SMEWW 3500 - Pb A

22.

Hàm lượng Mangan tổng số

mg/l

0,3

TCVN 6002 - 1995 (ISO 6333 - 1986)

23.

Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số

mg/l

0,001

TCVN 5991 - 1995 (ISO 5666/1-1983 - ISO 5666/3 -1983)

B

24.

Hàm lượng Molybden

mg/l

0,07

US EPA 200.7

C

25.

Hàm lượng Niken

mg/l

0,02

TCVN 6180 (ISO8288 -1986) SMEWW 3500 - Ni

26.

Hàm lượng Nitrat

mg/l

50

TCVN 6180 - 1996 (ISO 7890 -1988)

A

27.

Hàm lượng Nitrit

mg/l

3

TCVN 6178 - 1996 (ISO 6777-1984)

A

28.

Hàm lượng Selen

mg/l

0,01

TCVN 6183-1996 9964-1-1993)

C

29.

Hàm lượng Natri

mg/l

200

TCVN 6196 - 1996 (ISO 9964/1 - 1993)

B

30.

Hàm lượng Sunphát (*)

mg/l

250

TCVN 6200 - 1996 (ISO9280 - 1990)

A

31.

Hàm lượng Kẽm(*)

mg/l

3

TCVN 6193 (ISO8288 - 1989)

1996

32.

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

2

TCVN 6186:1996 ISO 8467:1993 (E)

hoặc

A

-1996 C

(ISO

C A

II. Hàm lượng của các chất hữu cơ a. Nhóm Alkan clo hoá 33.

Cacbontetraclorua

µg/l

2

US EPA 524.2

C

34.

Diclorometan

µg/l

20

US EPA 524.2

C

35.

1,2 Dicloroetan

µg/l

30

US EPA 524.2

C

36.

1,1,1 - Tricloroetan

µg/l

2000

US EPA 524.2

C

37.

Vinyl clorua

µg/l

5

US EPA 524.2

C

38.

1,2 Dicloroeten

µg/l

50

US EPA 524.2

C

39.

Tricloroeten

µg/l

70

US EPA 524.2

C

29


40.

Tetracloroeten

µg/l

40

US EPA 524.2

C

b. Hydrocacbua Thơm 41.

Phenol và dẫn xuất của Phenol

µg/l

1

SMEWW 6420 B

B

42.

Benzen

µg/l

10

US EPA 524.2

B

43.

Toluen

µg/l

700

US EPA 524.2

C

44.

Xylen

µg/l

500

US EPA 524.2

C

45.

Etylbenzen

µg/l

300

US EPA 524.2

C

46.

Styren

µg/l

20

US EPA 524.2

C

47.

Benzo(a)pyren

µg/l

0,7

US EPA 524.2

B

c. Nhóm Benzen Clo hoá 48.

Monoclorobenzen

µg/l

300

US EPA 524.2

B

49.

1,2 - Diclorobenzen

µg/l

1000

US EPA 524.2

C

50.

1,4 - Diclorobenzen

µg/l

300

US EPA 524.2

C

51.

Triclorobenzen

µg/l

20

US EPA 524.2

C

d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp 52.

Di (2 - etylhexyl) adipate

µg/l

80

US EPA 525.2

C

53.

Di (2 - etylhexyl) phtalat

µg/l

8

US EPA 525.2

C

54.

Acrylamide

µg/l

0,5

US EPA 8032A

C

55.

Epiclohydrin

µg/l

0,4

US EPA 8260A

C

56.

Hexacloro butadien

µg/l

0,6

US EPA 524.2

C

III. Hoá chất bảo vệ thực vật 57.

Alachlor

µg/l

20

US EPA 525.2

C

58.

Aldicarb

µg/l

10

US EPA 531.2

C

59.

Aldrin/Dieldrin

µg/l

0,03

US EPA 525.2

C

60.

Atrazine

µg/l

2

US EPA 525.2

C

61.

Bentazone

µg/l

30

US EPA 515.4

C

62.

Carbofuran

µg/l

5

US EPA 531.2

C

63.

Clodane

µg/l

0,2

US EPA 525.2

C

64.

Clorotoluron

µg/l

30

US EPA 525.2

C

65.

DDT

µg/l

2

SMEWW 6410B, SMEWW 6630 C

66.

1,2 Dibromo Cloropropan

µg/l

1

US EPA 524.2

C

67.

2,4 - D

µg/l

30

US EPA 515.4

C

68.

1,2 - Dicloropropan

µg/l

20

US EPA 524.2

C

69.

1,3 - Dichloropropen

µg/l

20

US EPA 524.2

C

70.

Heptaclo và heptaclo epoxit

µg/l

0,03

SMEWW 6440C

C

71.

Hexaclorobenzen

µg/l

1

US EPA 8270 - D

C

-

3

hoặc

C

30


72.

Isoproturon

µg/l

9

US EPA 525.2

C

73.

Lindane

µg/l

2

US EPA 8270 - D

C

74.

MCPA

µg/l

2

US EPA 555

C

75.

Methoxychlor

µg/l

20

US EPA 525.2

C

76.

Methachlor

µg/l

10

US EPA 524.2

C

77.

Molinate

µg/l

6

US EPA 525.2

C

78.

Pendimetalin

µg/l

20

US EPA 507, US EPA 8091

C

79.

Pentaclorophenol

µg/l

9

US EPA 525.2

C

80.

Permethrin

µg/l

20

US EPA 1699

C

81.

Propanil

µg/l

20

US EPA 532

C

82.

Simazine

µg/l

20

US EPA 525.2

C

83.

Trifuralin

µg/l

20

US EPA 525.2

C

84.

2,4 DB

µg/l

90

US EPA 515.4

C

85.

Dichloprop

µg/l

100

US EPA 515.4

C

86.

Fenoprop

µg/l

9

US EPA 515.4

C

87.

Mecoprop

µg/l

10

US EPA 555

C

88.

2,4,5 - T

µg/l

9

US EPA 555

C

IV. Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ 89.

Monocloramin

µg/l

3

90.

Clo dư

mg/l

Trong khoảng 0,3 - 0,5

91.

Bromat

µg/l

92.

Clorit

93.

SMEWW 4500 - Cl G

B

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

A

25

US EPA 300.1

C

µg/l

200

SMEWW 4500 Cl hoặc US EPA 300.1

C

2,4,6 Triclorophenol

µg/l

200

SMEWW 6200 hoặc US EPA 8270 - D

C

94.

Focmaldehyt

µg/l

900

SMEWW EPA 556

C

95.

Bromofoc

µg/l

100

SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2

C

96.

Dibromoclorometan

µg/l

100

SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2

C

97.

Bromodiclorometan

µg/l

60

SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2

C

98.

Clorofoc

µg/l

200

SMEWW 6200

C

99.

Axit dicloroaxetic

µg/l

50

SMEWW 6251 hoặc US EPA 552.2

C

100.

Axit tricloroaxetic

µg/l

100

SMEWW 6251 hoặc US EPA 552.2

C

101.

Cloral (tricloroaxetaldehyt)

µg/l

10

SMEWW 6252 hoặc US EPA 8260 - B

C

hydrat

6252 hoặc US

31


102.

Dicloroaxetonitril

µg/l

90

SMEWW 6251 hoặc US EPA 551.1

C

103.

Dibromoaxetonitril

µg/l

100

SMEWW 6251 hoặc US EPA 551.1

C

104.

Tricloroaxetonitril

µg/l

1

SMEWW 6251 hoặc US EPA 551.1

C

105.

Xyano clorit (tính theo CN-)

µg/l

70

SMEWW 4500J

C

106. Tổng hoạt độ α

pCi/l

3

SMEWW 7110 B

B

107. Tổng hoạt độ β

pCi/l

30

SMEWW 7110 B

B

Vi khuẩn/ 100ml

0

TCVN 6187 - 1,2 :1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222

A

Vi khuẩn/ 100ml

0

TCVN6187 - 1,2 : 1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222

A

V. Mức nhiễm xạ

VI. Vi sinh vật 108. Coliform tổng số

109.

E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan.

- (**) Áp dụng đối với vùng ven biển và hải đảo. - Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methaemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước ăn uống thì tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau: Cnitrat/GHTĐ nitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit < 1

PHẦN III. CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng - Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B, C do cơ sở cung cấp nước thực hiện. II. Giám sát định kỳ 1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. 2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. 3. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. III. Giám sát đột xuất 1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:

32


a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác. PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước: 1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này. 2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. II. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích ăn uống trên địa bàn tỉnh, thành phố. III. Trách nhiệm của Bộ Y tế Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này. IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưở

QCVN 02: 2009/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT (National technical regulation on domestic water quality) Lời nói đầu: QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT (National technical regulation on domestic water quality) PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG I. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt). II. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với:

33


1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước). 2. Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. III. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người. 2. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải. 3. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. 4. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc. 5. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục. PHẦN II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

1

Màu sắc(*)

TCU

2

Mùi vị(*)

-

3

Độ đục(*)

NTU

4

Clo dư

mg/l

5

pH(*)

-

6

Hàm lượng Amoni(*) Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) Chỉ số Pecmang anat Độ cứng tính theo CaCO3(*) Hàm lượng Clorua(*) Hàm lượng

7

8 9 10 11

Giới hạn tối đa cho phép I II 15 15

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

A

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+

A

SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe

A

Không có mùi vị lạ 5

Không có mùi vị lạ 5 -

mg/l

Trong khoảng 0,3-0,5 Trong khoảng 6,0 - 8,5 3

mg/l

0,5

0,5

mg/l

4

4

TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)

A

mg/l

350

-

TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C

B

mg/l

300

-

A

mg/l

1.5

-

TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D TCVN 6195 - 1996 (ISO10359 - 1 - 1992)

Trong khoảng 6,0 - 8,5 3

A A A

B

B

34


12

13

Florua Hàm lượng Asen tổng số Coliform tổng số

mg/l

0,01

0,05

Vi khuẩn/ 100ml

50

150

14

hoặc SMEWW 4500 - FTCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B TCVN 6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 TCVN6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222

B

A

E. coli Vi khuẩn/ 0 20 A hoặc 100ml Coliform chịu nhiệt Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước. - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy). PHẦN III. CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng - Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện. II. Giám sát định kỳ 1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau: - Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; - Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. 2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau: - Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; - Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. III. Giám sát đột xuất 1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất: a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác. 2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. IV. Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. PHẦN IV.

35


TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước 1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này. 2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. II. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, thành phố. III. Trách nhiệm của Bộ Y tế Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này. IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

BỘ Y TẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:15/2006/TT-BYT Hà Nội,ngày 30 tháng 11 năm 2006

THÔNG TƯ Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình _________________ Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế; Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch; Căn cứ Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống; Căn cứ Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu; Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình như sau: I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Đối tượng kiểm tra Thông tư này hướng dẫn về việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình bao gồm: chế độ kiểm tra, nội dung kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo về vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc sử dụng nước sạch, nước ăn uống và các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu.

36


II. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA 1. Kiểm tra định kỳ 1.1. Kiểm tra định kỳ hàng tháng đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên. 1.2. Kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần đối với: a) Các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người; b) Các hình thức cấp nước hộ gia đình; c) Nhà tiêu hộ gia đình. 2. Kiểm tra đột xuất Kiểm tra đột xuất được thực hiện trong những trường hợp sau: 2.1. Khi bắt đầu khai thác, sử dụng nguồn nước; 2.2. Khi nguồn nước được khai thác có nguy cơ ô nhiễm; 2.3. Khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng. 3. Phạm vi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm 3.1. Kiểm tra định kỳ: a) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung 100% số nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung , các hình thức cấp nước hộ gia đình và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn; b) Lấy mẫu nước làm xét nghiệm 100% số nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung. Tỷ lệ lấy mẫu nước làm xét nghiệm đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình dựa vào kế hoạch và điều kiện thực tế của từng địa phương. 3.2. Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung và lấy mẫu nước làm xét nghiệm của nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung hoặc các hình thức cấp nước hộ gia đình được kiểm tra. 4. Thẩm quyền kiểm tra: Theo quy định tại các khoản 2, 4, 6, 7 và 8 phần V của Thông tư này. III. NỘI DUNG KIỂM TRA VỆ SINH NƯỚC SẠCH, NƯỚC ĂN UỐNG VÀ NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH A. Đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung 1. Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung nguồn nước nguyên liệu 1.1. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm: a) Giới hạn kiểm tra: Trong bán kính 330m đối với các giếng khoan ở nơi có tầng chứa nước đã được bảo vệ tốt và 350m đối với các giếng khoan ở nơi có tầng chứa nước không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt tính từ giếng khai thác (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD-33: 1995). b) Nội dung kiểm tra: - Tường rào bảo vệ xung quanh giếng khoan; - Các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước); - Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải chạy qua; - Gia súc, gia cầm hoặc các loại vật nuôi khác; - Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật. c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

37


1.2. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước sử dụng nguồn nước sông: a) Giới hạn kiểm tra: Trong bán kính 200m từ điểm lấy nước lên thượng nguồn, 100m từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn và 100m về phía hai bên bờ sông tính từ mực nước cao nhất (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD-33: 1995). b) Nội dung kiểm tra: - Biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước; - Bộ phận chắn rác; - Các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước); - Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống sông; - Bến đò, bến phà hoặc thuyền bè neo đậu trên sông; - Các hoạt động tắm giặt, sản xuất, khai thác tài nguyên của con người; - Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản; - Gia súc, gia cầm hoặc loại vật nuôi khác đến tắm, uống nước; - Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật. c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 1.3. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước: a) Giới hạn kiểm tra: Trong bán kính 300m từ điểm lấy nước. b) Nội dung kiểm tra: - Biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước; - Bộ phận chắn rác; - Các công trình xây dựng (kể cả công trình của nhà máy nước); - Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải xuống hồ chứa; - Thuyền bè neo đậu trên hồ chứa; - Các hoạt động tắm giặt của con người, hoạt động du lịch; - Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản; - Gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác đến tắm, uống nước; - Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật. c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Kiểm tra quy trình xử lý nước bao gồm: 2.1. Bể, hồ chứa nước ban đầu; 2.2. Bộ phận khử sắt, mangan; 2.3. Bể keo tụ và lắng; 2.4. Bể lọc; 2.5. Hệ thống (bể) khử trùng; 2.6. Bể chứa sau xử lý;

38


2.7. Hoá chất để xử lý nước (loại, tên, nguồn gốc, tình hình bảo quản, hạn sử dụng, cách sử dụng, số lượng dự trữ); 2.8. Bộ phận pha chế hoá chất xử lý; 2.9. Kho hoá chất xử lý; 2.10. Thiết bị phòng hộ khi có sự cố (đối với các nhà máy nước); 2.11. Bộ phận kiểm soát chất lượng nước; 2.12. Kiểm tra các kết quả xét nghiệm chất lượng nước của nhà máy trong khoảng thời gian từ lần kiểm tra trước đến thời điểm hiện tại và các hồ sơ lưu trữ liên quan đến chất lượng nước.

3. Kiểm tra chất lượng nước 3.1. Đối với các nhà máy nước và trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên: a) Số lượng mẫu xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: Thực hiện theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. b) Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992-1995. c) Các chỉ tiêu lý học, hóa học, vi sinh vật được kiểm tra và đánh giá theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3.2. Đối với các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người: a) Số lượng mẫu xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: Lấy ít nhất 02 mẫu nước để xét nghiệm (mỗi mẫu xét nghiệm gồm các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh) tại các vị trí: - 01 mẫu nước sau xử lý tại trạm cấp nước; - 01 mẫu nước ngẫu nhiên ở vòi nước của 01 hộ gia đình ở cuối hệ thống đường ống cấp nước; b) Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992-1995; c) Các chỉ tiêu lý học, hóa học, vi sinh vật được kiểm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. B. Đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình 1. Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung 1.1. Đối với nước máng lần, nước tự chảy: a) Giới hạn kiểm tra: Trong khoảng cách 100m từ nơi lấy nước lên thượng nguồn. b) Nội dung kiểm tra: - Các hoạt động tắm giặt, sản xuất khai thác tài nguyên của con người; - Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải; - Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản; - Gia súc, gia cầm hoặcloại vật nuôi khác đến tắm, uống nước; - Rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật; - Dụng cụ dẫn nước; - Dụng cụ chứa nước, múc nước. c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

39


1.2. Đối với giếng đào: a) Giới hạn kiểm tra: Trong khoảng cách 10m tính từ tâm giếng. b) Nội dung kiểm tra: - Nắp đậy; - Thành giếng; - Vách giếng (thân giếng); - Sân giếng; - Dụng cụ lấy nước; - Rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải; - Nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi; - Bãi rác và các nguồn gây ô nhiễm khác. c) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

1.3. Đối với giếng khoan có độ sâu mực nước từ đủ 25m trở lên: a) Nội dung kiểm tra gồm: - Cổ giếng; - Sân giếng; - Dụng cụ lấy nước. b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

1.4. Đối với giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 25m: a) Nội dung kiểm tra gồm: - Cổ giếng; - Sân giếng; - Dụng cụ lấy nước; - Rãnh thoát nước thải ra khỏi giếng và điểm đổ nước thải. b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

1.5. Đối với bể chứa nước mưa: a) Nội dung kiểm tra gồm: - Bề mặt hứng nước và máng dẫn nước; - Hộp hoặc ga ngăn rác; - Nắp đậy bể; - Thành bể;

40


- Dụng cụ lấy nước. b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

1.6. Đối với các hình thức cung cấp nước khác như bể, chum, vại chứa nước: a) Nội dung kiểm tra gồm: - Nắp đậy; - Dụng cụ chứa nước; - Tình trạng vệ sinh bên trong dụng cụ chứa. b) Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp chấm điểm nguy cơ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kiểm tra chất lượng nước 2.1. Số lượng mẫu xét nghiệm và vị trí lấy mẫu: Lấy 01 mẫu nước để xét nghiệm tại vị trí: a) Đối với giếng đào: lấy ở trong giếng; b) Đối với giếng khoan: lấy ở vòi ra của bơm hoặc vòi ra của bể chứa nước (nếu có); c) Đối với bể chứa nước mưa: lấy ở vòi ra của bể chứa hoặc trong bể nếu không có vòi; d) Đối với các dụng cụ chứa nước khác: lấy ở trong dụng cụ chứa; các hộ gia đình có hệ thống xử lý nước thì lấy nước sau xử lý;

2.2. Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992-1995. Phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu lý học, hóa học, vi sinh vật được kiểm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Kiểm tra tình trạng vệ sinh khu vực xử lý nước (nếu có) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung khu vực xử lý nước hiện có của các hộ gia đình như: giàn mưa; bể lọc; vật liệu trong bể lọc; dụng cụ chứa nước và lấy nước sau xử lý.

C. Đối với nhà tiêu hộ gia đình 1. Nội dung kiểm tra gồm: 1.1. Vị trí xây dựng nhà tiêu; 1.2. Vệ sinh xung quanh nhà tiêu; 1.3. Số lượng bể xử lý phân, tình trạng của bể xử lý phân, phần tiếp giáp giữa nắp miệng bể xử lý phân với thành bể đối với nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước hoặc ngăn chứa phân đối với nhà tiêu hai ngăn; 1.4. Nước chảy ra từ bể xử lý phân đối với nhà tiêu tự hoại hoặc cửa lấy phân đối với nhà tiêu hai ngăn; 1.5. Mặt sàn nhà tiêu; 1.6. Bệ xí, nút nước của bệ xí đối với nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước; nắp đậy lỗ tiêu đối với nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu chìm có ống thông hơi;

41


1.7. Nước dội, dụng cụ chứa nước dội; 1.8. Chất độn đối với nhà tiêu hai ngăn và nhà tiêu chìm có ống thông hơi; 1.9. Dụng cụ chứa giấy bẩn; 1.10. Ống thông hơi; 1.11. Ruồi, côn trùng trong nhà tiêu; 1.12. Mùi hôi thối; 1.13. Phần che chắn của nhà tiêu. 2. Phương pháp đánh giá: Theo phương pháp bảng kiểm quy định tại các Mẫu số 1, 2, 3, 4 của Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO 1.Chế độ thông tin 1.1. Kết quả kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình được thông báo cho: a) Đối tượng được kiểm tra; b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; 1.2. Kết quả tự kiểm tra vệ sinh nước ăn uống của các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên phải thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm y tế dự phòng tỉnh), nơi nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đặt trụ sở. 1.3. Kết quả tự kiểm tra vệ sinh nước sạch của các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người phải thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm y tế dự phòng huyện), nơi trạm cấp nước tập trung đặt trụ sở. 2. Chế độ báo cáo 2.1. Thời gian khoá sổ: Số liệu báo cáo được tính đến hết ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, cụ thể như sau: a) Báo cáo hàng tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng; b) Báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm; c) Báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. 2.2. Thời hạn gửi báo cáo: a) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ hàng tháng: - Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam), đồng thời gửi một bản cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh), một bản cho Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo. b) Thời hạn gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, báo cáo năm: - Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm y tế xã) gửi báo cáo định kỳ về Trung tâm y tế dự phòng huyện, đồng thời gửi một bản cho Phòng y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Phòng y tế huyện) để báo cáo; - Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trung tâm y tế dự phòng huyện gửi báo cáo về Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, đồng thời gửi một bản cho Phòng y tế huyện để báo cáo; - Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam), đồng thời gửi một bản cho Sở Y tế tỉnh, một bản cho Viện chuyên ngành phụ trách khu vực để báo cáo;

42


- Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày khoá sổ, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam).

c) Thời gian gửi báo cáo đột xuất: Báo cáo bằng điện thoại trong vòng 24 giờ và bằng văn bản trong vòng 72 giờ kể từ khi có vấn đề đột xuất xảy ra. Trường hợp báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, thực hiện theo đúng thời gian mà cấp trên yêu cầu phải báo cáo;

2.3. Nội dung báo cáo: a) Trạm y tế xã thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Trung tâm y tế dự phòng huyện thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 3, 4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; d) Các Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo theo các nội dung quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cục Y tế dự phòng Việt Nam chịu trách nhiệm: 1.1. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc. 1.2. Tổ chức xây dựng, sửa đổi, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. 1.3. Tổng hợp báo cáo công tác kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình của các địa phương hàng năm để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

2. Các Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm: 2.1. Tổng hợp, phân tích và báo cáo tình hình vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình của các tỉnh trong địa bàn phụ trách để có kế hoạch hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật. 2.2. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong công tác kiểm tra nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình; các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình. 2.3. Hướng dẫn các địa phương về chuyên môn kỹ thuật kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. 2.4. Thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc khi có yêu cầu.

3. Sở Y tế tỉnh chịu trách nhiệm:

43


3.1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố. 3.2. Bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hàng năm) cho cho việc thực hiện kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố. 4. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm: 4.1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các nhà máy nước, các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên trên địa bàn tỉnh, thành phố. 4.2. Phối hợp với các Trung tâm y tế dự phòng huyện kiểm tra đột xuất về vệ sinh, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người, các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố. 4.3. Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm cho việc thực hiện các hoạt động kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Phòng Y tế huyện chịu trách nhiệm: Chỉ đạo các Trạm y tế xã thực hiện kiểm tra tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn quản lý.

6. Trung tâm y tế dự phòng huyện chịu trách nhiệm: 6.1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung, lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm hoặc gửi mẫu lên tuyến tỉnh để làm xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người. 6.2. Định kỳ lấy mẫu nước, tiến hành xét nghiệm hoặc gửi mẫu lên tuyến trên để làm xét nghiệm và đánh giá kết quả đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý. 6.3. Phối hợp với các Trạm y tế xã kiểm tra đột xuất về vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn quản lý. 6.4. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra vệ sinh nước sạch và nhà tiêu hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 7. Trạm y tế xã chịu trách nhiệm: 7.1. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình trên địa bàn quản lý. 7.2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình trạng vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn xã, phường, thị trấn. 7.3. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra tình trạng vệ sinh chung đối với các hình thức cấp nước và nhà tiêu hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Nhà máy nước, trạm cấp nước chịu trách nhiệm: 8.1. Bảo đảm cung cấp nước sạch, nước ăn uống đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch và Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. 8.2. Tự kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ hàng tuần để bảo đảm nước cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

44


VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam) để xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Trịnh Quân Huấn

45


46


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.