6 minute read

2.3.4. Tình hình nuôi cá trắng của Việt Nam

Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước 4 ´ 3 ´ 2 m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn 600 con/ bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ 1 kg/ con và đưa xuất khẩu. Tỷ lệ sống thường đạt 90%, hệ số thức ăn 1,7. Ngoài các nước trên, nuôi trắng còn phát triển ở các nước như Singapore (trong bè ngoài biển), Myanmar (bể nước ngọt).[10]

2.3.4. Tình hình nuôi cá trắng của Việt Nam

Advertisement

Ở Việt Nam có hai đối tượng cá nước lạnh được nuôi phổ biến là cá tầm và cá hồi. Ngoài ra, còn có đối tượng cá trắng hay còn gọi là cá hồi bạc (Coregonus lavaretus) do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA I) triển khai Dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá trắng” năm 2013 - 2015. Lào Cai là địa phương đầu tiên tiếp nhận trứng cá tầm, cá hồi do RIA I thực hiện. Đến nay, cá nước lạnh đã trở thành đối tượng nuôi khá phổ biến ở nhiều vùng, nhiều địa phương. Theo thống kê, có khoảng hơn 100 cơ sở tại 22 tỉnh, thành nuôi cá nước lạnh (theo Quy hoạch được phê duyệt sẽ có 24 tỉnh thành phát triển nuôi cá nước lạnh), sản lượng cá nuôi nhiều nhất tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, điển hình là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng, Bình Thuận… Tại Lào Cai, với độ cbể gần 2.000m so với mực nước biển, nhiều địa phương của huyện Bát Xát có điều kiện khí hậu, nguồn nước cũng như hệ sinh thái môi trường rất thuận lợi cho việc nuôi các loài cá nước lạnh, đặc biệt là cá hồi, cá tầm. Huyện Bát Xát có 19 cơ sở nuôi cá nước lạnh; trong đó có 8 cơ sở mang tính chất hàng hóa, 11 cơ sở nuôi thử nghiệm tập trung tại 4 xã vùng cbể như Y Tý, Dền Sáng, Nậm Pung, Sàng Ma Sáo.

Một trong những cơ sở nuôi có quy mô khá lớn là của gia đình ông Lưu Văn Quang, thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng với khoảng 15 bể nuôi cá hồi vân và cá tầm. Hiện cơ sở mỗi năm đã có thể thả nuôi gần 2 vạn con giống. Trong điều kiện thuận lợi, hàng năm cơ sở sản xuất bán ra thị trường khoảng 15 tấn cá thương phẩm, thu về gần 3 tỷ đồng. Theo ông Quang, điều kiện thuận lợi xây dựng mô hình nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Nuôi giống cá tầm có thể đạt tỷ lệ sống trên 90%; trong đó cá hồi đạt 70%. Năm 2017, cơ sở của ông bắt đầu hướng đến thực hiện nuôi cá nước lạnh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với hy vọng cá thương phẩm sẽ có thương hiệu, giá trị kinh tế cbể. Trang trại cá hồi nằm trên đèo Khau Phạ - huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) của vợ chồng chị Đoàn Thị Lan Thanh và anh Nguyễn Quang Huy có với hơn 20 bể nuôi. Cám cho cá ăn được nhập khẩu từ Phần Lan với giá dbể động 40.000-50.000 đồng/kg. Mỗi năm, trang trại tiêu thụ hết 20 tấn cám và vài tấn muối. Mỗi lứa, trang trại cá hồi Khau Phạ nuôi khoảng 10.000 cá giống. Tuy nhiên, đến khi thu hoạch chỉ được từ 5.000-6.000 con. Trung bình một năm trang trại nuôi từ 3-4 lứa, cung cấp ra thị trường khoảng 15.000-20.0000 con cá với khối lượng khi thu hoạch đạt 1,5- 2 kg/con, giá bán 250.000-300.000 đồng/kg, lợi nhuận khoảng hơn 1 tỷ đồng. (Lạng Sơn) đầu tư gần 1 tỉ đồng mở trang trại nuôi cá hồi. Ông mua giống cá con trên Sapa với giá 8.000 đồng/con. Cá nuôi khoảng 1kg là thu hoạch bán, con to nhất nặng khoảng 2,3kg. Cá nuôi lớn có nguồn tiêu thụ tốt, ngoài việc bán cho khách ăn ngay khi đến du lịch Mẫu Sơn, ông còn xuất đi các thành phố Lạng Sơn, Hà Nội với giá từ 400.000 - 500.000 đồng/kg nên thu nhập đem lại cho gia đình từ 4-5 tỉ đồng/năm. Anh Đỗ Đức Nhuận, tổ 2A, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình (Hòa Bình) đầu tư hàng chục tỷ đồng nuôi cá nước lạnh ở khu vực hạ lưu sông Đà thuộc bến phà Thia cũ- phường Tân Hòa. Anh có sáng kiến xây dựng hệ thống các lồng bè cá được giữ chặt và kết nối neo đậu bằng bê tông thả chìm và những sợi xích sắt cỡ

lớn, rào chắn các tổ hợp lồng cũng bằng sắt. Riêng hệ thống lồng bè anh đầu tư hơn 5 tỷ đồng. Để đạt trọng lượng thành phẩm bình quân từ 3 – 4kg/con, cá tầm đặc sản được anh áp dụng quy trình chăm sóc, phòng bệnh nghiêm ngặt, thời gian nuôi từ một năm rưỡi trở lên. Với số lượng 90 lồng nuôi, mô hình đạt trên 100 tấn cá tầm thương phẩm. Giá bán buôn cho khách hàng các tỉnh về nhập hàng tại chỗ 250.000 đồng/kg, năm 2017, doanh thu của mô hình đạt khoảng 25 tỷ đồng. Cơ sở nuôi cá tầm của HTX Phát triển nông nghiệp và thủy sản Đông Bắc ở bản Khe Tiền, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), rộng khoảng 3ha, được thiết kế xây dựng theo kiểu ruộng bậc thang với nhiều bể lớn nhỏ khác nhau, trên cùng là đập chứa nước rồi đến các bể lọc nước, bể nuôi… Trên mỗi bể có bạt che phủ 2/3 diện tích bể để tạo bóng râm, ngoài ra, còn có hệ thống lọc rác thải và hệ thống xả nước. Điều kiện khí hậu phù hợp đã giúp cá tầm sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện HTX đã nhập hơn 1 vạn con cá tầm Sibri với giá khoảng 8.000 đồng/con. Sau hơn 7 tháng nuôi, những con cá tầm đã tăng trưởng và phát triển mạnh, lứa cá đầu tăng trưởng bình quân 2,5 -3kg/con/tháng và đặc biệt là tỷ lệ sống đạt trên 90%. Giá cá tầm thương phẩm tại bể nuôi là 200.000 đồng/kg. Thức ăn cho cá tầm là loại cám đặc biệt sản xuất trong nước với công nghệ của Nga, cho ăn 3 bữa/ngày. Trang trại nuôi cá tầm của Nguyễn Văn Toản nằm trên khu đất rộng 3 ha, thuộc thôn Đạ Nghịt, xã Lat, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Hiện trang trại có 30 bể ươm cá giống và 82 bể nuôi cá thương phẩm trên diện tích khoảng 15.000 m2, sản lượng đạt trên 250 tấn. Trứng cá tầm được anh nhập khẩu từ Đức và Nga. Sau 16 - 18 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1,8 - 2 kg/con có thể thu hoạch xuất bán. Tại khu vực miền Trung – Tây nguyên, cá nước lạnh còn được nuôi tại một số tỉnh khác như Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Thuận, Bình Định. Một số tỉnh trong vùng cũng phát triển nuôi cá hồi, tầm, thát lát, bống tượng, chình... cho hiệu quả cbể. Hiện diện tích nuôi cá nước lạnh ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đạt hơn 55ha

This article is from: