3 minute read
Việt Nam
(chiếm 85% cả nước), năng suất bình quân 19,27 tấn/ha và sản lượng nuôi năm 2017 đạt trên 1.000 tấn, chiếm khoảng 70% sản lượng cá nước lạnh cả nước. Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh đạt 700 ha và 900.000 m3 nuôi trong bể ở 4 vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; trong đó, 40 - 50% diện tích nuôi theo hướng thâm canh. Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh. Đồng thời, phấn đấu 100% con giống đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng; 60 - 70% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước… Để phát triển mô hình nuôi cá nước lạnh tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cbể, thời gian tới, cần có các giải pháp hỗ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư nuôi cá nước lạnh về đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các mô hình nuôi cá nước lạnh với quy mô lớn, góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, nâng cbể thu nhập cho người dân.
2.3.5. Một số nghiên cứu về môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Advertisement
Đề tài: “Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi Tôm Cần Giờ” của tác giả Lê Mạnh Tân trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM với nội dung nghiên cứu như sau: Tóm tắt: Việc phát triển nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ, đặc biệt là nghề nuôi tôm xuất khẩu trong những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cbể đời sống cho rất nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm nước lợ đã và đang bộc lộ các tác động tiêu cực tới sinh thái vùng ven biển. Hiện tượng nuôi tôm hàng loạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không tuân thủ theo các biện pháp kĩ thuật cũng như tính cộng đồng của bà con chưa được đồng bộ đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng tới sản lượng cũng như đời sống của người dân. Trước thực trạng đó,
nghiên cứu này sẽ đánh giá tổng thể các tác động nội vi và ngoại vi ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng nuôi tôm Cần Giờ, mở ra khả năng trong việc cải thiện môi trường nước trong khu vực[8]. Đề tài: “Đánh giá chất lượng nước một số bể nuôi thủy sản nhằm
đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên để tối ưu hóa bể nuôi và bảo vệ
môi trường” chủ nhiệm đề tài là Th.S Lê Quốc Tuấn với nội dung nghiên cứu như sau: Tóm tắt: Xuất phát từ thực trạng nuôi trồng thủy sản của khu vực nông thôn nước ta mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá chất lượng nước. Đối tượng nghiên cứu là một số bể nuôi ở Quận 9 - Tp.HCM, nước ở các bể nuôi được theo dõi và phân tích trong vòng thời gian 6 tháng (8/20012/2002). Chúng tôi tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu như: nhiệt độ, oxy hòa tan, ph, BOD, N_NH3, P_P2O5, coliform. Thông qua kết quả phân tích cho thấy các thành phần gây ô nhiễm nước trong các bể nuôi trồng thủy sản được nghiên cứu đều vượt quá mức cho phép của TCVN về chất lượng nước dung cho nuôi trồng thủy sản. Nước thải từ các bể nuôi vào môi trường tiếp nhận không đảm bảo được về mặt chất lượng, gây nên ô nhiễm môi trường nước và các nguy cơ cbể về bệnh dịch trong các vùng nông trại tập trung. Với các phương pháp xử lý nước thải tự nhiên (đã được kiểm chứng trong mô hình thí nghiệm) có thể ứng dụng được trong vùng thí nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường sinh thái nói chung, đồng thời đảm bảo được sự phát triển bền vững trong các vùng nông trại hiện nay ở nước ta[8].