10 minute read

Quảng Ninh

Cần phải xử lý triệt để nước thải y tế để đạt tiêu chuẩn xả thải ra ngoài môi trường, nước thải sau xử lý cần phải khử trùng triệt để vi sinh vật để tránh lây lan mầm bệnh ra ngoài môi trường. Như vậy, Thông qua kết quả khảo sát và quan trắc hiện trạng môi trường nước thải cho thấy cần có biện pháp xử lý để đưa các chỉ số ô nhiễm trong nước thải xuống dưới tiêu chuẩn cho phép.

4.2.2.Quy trình thu gom và xử lý nước thải y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh

Advertisement

4.2.2.1 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải hiện tại của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh

*Sơ đồ phương pháp công nghệ Lý – Hóa – Sinh học

Chế phẩm DW97

Nước tuần hoàn Bể chứa bùn

Bùn tuần hoàn

Hóa chất Ca(ClO)2

Bể gom Bể điều hòa

Bể hiếu khí Bể keo tụ

Chế phẩm PACN Nén khí 95 Bể lắng Bể sinh học Bể khử trùng

Bể hiếu khí

Không khí

Hình 4.10 Sơ đồ phương pháp công nghệ Lý - Hóa-Sinh học

*Sơ đồ thuyết minh quy trình công nghệ: Hệ thống xử lý nước thải

Bể tự hoại yếm khí Bể điều hòa Bể hiếu khí I Bể hiếu khí II Bể keo tụ, lắng Bể khử trùng

Thùng chứa bùn thải

Hình 4.11 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải

4.2.2.2 Nguyên lý vận hành Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của bệnh viện tỉnh là cống thoát nước chung của khu vực. Lượng nước thải phát sinh hiện tại trung bình là 200 m3/ngđ.[4] Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh có công suất thiết kế: 285,6 m3/ngđ, được xây dựng và đưa vào vận hành năm 2005 do Ban Quản lý Dự án II (Nay là Ban Quản lý Dự án Trọng điểm tỉnh) làm chủ đầu tư. Với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải này, ngày 19 tháng 12 năm 2008 Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh đã được Sở Tài Nguyên và Môi Trường chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 381/QĐ-TNMT ngày 17/12/2008. Nguyên lý vận hành của hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống được xây dựng và vận hành theo nguyên lý hợp khối và nguyên lý Modul: +Nguyên lý hợp khối: có sử dụngcác chế phẩm trợ giúp PACN-95, DW97 cho phép giảm chi phí xây dựng và vận hành, tiết kiệm năng lượng (thực hiện nhiều quá trình trong một thể tích riêng với năng suất cao) đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nước thải.

+Nguyên lý Modul: Cho phép vận hành các thiết bị một cách tối ưu tùy theo lưu lượng và chất lượng nước thải, nhằm giảm thể tích bể điều hòa và chi phí vận hành thiết bị hợp lý trong các thời gian: lúc cao điểm thải và những thời gian thải bình thường. *Thuyết minh công nghệ và quy trình vận hành của hệ thống: Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh gồm 01 bể chứa ngầm có thể tích V=100 m3 và trên đó đặt 03 container xử lý, mỗi container có công suất 120 m3/ngđ. Công nghệ xử lý nước thải của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh là công nghệ hiện đại, bao gồm đầy đủ các quy trình xử lý: lý–hóa-sinh học. Các thiết bị được chế tạo theo mô hình khác nhau. Cụ thể: +Dùng các thiết bị ôxy hóa sinh học hợp khối có tỷ trọng cao: Các thiết bị này được thiết kế theo phương án cùng một lúc thực hiện nhiều nguyên lý thiết bị vi sinh hiếu khí như: Biofin, Biofo, Aeroten. Việc kết hợp này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện ôxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. +Dùng thiết bị hợp khối lắng có bản mỏng (Lamen) và tiệt trùng bằng Cl2: thiết bị hợp khối này sẽ cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra công đoạn lắng có sử dụng chất keo tụ cao PACN-95 để giảm kích thướcthiết bị lắng một cách đáng kể. Ngoài ra công nghệ này còn sử dụng một chế phẩm đặc hiệu DW97 nhằm nâng cao hiệu suất xử lý của các công đoạn, tăng năng suất thiết bị. Chế phẩm DW97 là chế phẩm phân hủy (thủy phân) nhanh các chất hữu cơ từ trong các bể phốt của bệnh viện, tạo điều kiện phân giải thủy phân khá triệt để các chất hữu cơ phức tạp trước khi bắt đầu quá trình ôxy hóa trong thiết bị xử lý sinh học. Do đó quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong thiết bị ôxy hoá sinh học diễn ra nhanh hơn (khi sử dụng chế phẩm DW97, tốc độ phân hủy tăng lên 7-9 lần) nhờ vậy giảm được sự quá tải của các bể phốt, giảm kích

thước thiết bị xử lý, tiết kiệm chi phí chế tạo, chi phí vận hành cũng như diện tích mặt bằng cho hệ thống xử lý.

*Quy trình vận hành:

Nước thải từ các khoa, phòng được thu vào hệ thốngđường ống chảy vào các bể gom, các bể này được xây dựng tại những vị trí thuận lợi cho việc gom nước thải của toàn bệnh viện. Tại đây tất cả các rác thô có kích thước lớn như giấy, bao nylon, que, gỗ... được giữ lại ở hố tách bằng lưới INOX ϕ5 và được đưa tới điểm tập trung rác của bệnh viện. Từ bể thu gom, nước thải được đưa về bể điều hòa có dung tích 100 m3 tại khu xử lý để làm cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đồng thời thực hiện quá trình làm thoáng sơ bộ.

Để nâng cao tính đồng đều hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải, tránh lắng cặn và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, ở trong bể điều hòa được lắp đặt hệ thống sục khí. Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên container với lưu lượng ổn định không thay đổi, trước tiên đi vào ngăn xử lý vi sinh. Ngăn này được thiết kế theo phương án kết hợp một lúc nhiều nguyên lý thiết bị Biofin, Biofo,Aeroten. Việc kết hợp này giúp tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm. Với bề mặt tiếp xúc lớn giữa nước thải và không khí, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt hơn nên quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng , hiệu quả và triệt để. Để tăng cường quá trình xử lý một phần bùn hoạt hóa sau khi qua container được bơm tuần hoàn trở lại, hòa trộn với nước thải từ bể điều hòa hoặc vào từng ngăn của modul nhằm tăng cường tối đa hiệu ứng của bùn hoạt hóa cho quá trình xử lý. Việc cung cấp ôxy được thực hiện nhờ máy thổi khí cưỡng bức trong mỗi container. Hiệu quả xử lý BOD của thiết bị đạt 90 – 95%. Quá trình tách bùn hoạt hóa và cặn lơ lửng hữu cơ khác trong nước được thực hiện ở ngăn lắng trong cùng thiết bị này. Ngăn lắng được thiết kế

theo kiểu ngăn lắng bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PACN - 95 có tác dụng tạo bông cặn to, tăng tốc độ lắng, giúp cho quá trình tách bùn diễn ra nhanh chóng và giảm kích thước thiết bị. Nước thải đã qua xử lý sinh học và được lắng trong nhưng vẫn còn chứa một lượng lớn vi khuẩn nhất là vi khuẩn gây bệnh do đó cần được dẫn sang ngăn khử trùng để được diệt trừ vi khuẩn trước khi xả ra môi trường. Hiệu quả và triệt để nhất là khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Dung dịch được sử dụng ở đây là Ca(ClO)2 dạng bột sẵn có trên thị trường, được hòa trong thiết bị khuấy trộn. Nồng độ Clo hoạt tính sử dụng để khử trùng phụ thuộc vào số lượng và loại tế bào vi sinh vật , thành phần các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải. Lượng Clo hoạt tích cần thiết cho khử trùng được điều chỉnh nhờ các thiết bị trộn, thiết bị pha Cl2 và các bơm định lượng Cl2 lắp đồng bộ trong container. Nước thải sau khi được khử trùng sẽ chảy về bể chứa và chảy ra rãnh thoát nước chung của thành phố. Bùn cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được bơm về bể chứa. Tại đây dưới tác dụng của quá trình lên men hiếu khí, phần lớn cặn sẽ được khoáng hóa cùng với sự hòa tan thành một số sản phẩm phụ của quá trình lên men hiếu khí: CH4, NH3, H2S, H2O…làm cho thể tích của bùn cặn giảm một cách đáng kể. Mặt khác tại đây men DW97 cũng được bổ sung nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy (thủy phân) bùn và diệt trừ các trứng giun, sán cũng như các vi khuẩn gây bệnh chứa trong bùn trước khi thải ra môi trường. Bùn sau khi xử lý được định kỳ hút đi bằng xe vệ sinh. Phần nước tách ra từ bùn qua vách ngăn sẽ được bơm trở lại để tiếp tục xử lý. Các bể thu, điều hòa và bể chứa bùn được xây dựng hợp khối, không chiếm nhiều diện tích của khu xử lý để tăng cường hiệu quả sử dụng.

4.2.2.3 Hiện trạng nước thải sau xử lý Để kiểm tra hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, em đã tiến hành phân tích nước thải sau xử lý. Kết quả phân tích các thông số thu được như sau:

Bảng 4.3 Kết quả phân tích nước thải bệnh viện sau khi xử lý

TT Chỉ tiêu Ngày Lấy Mẫu 6/8 28/8 20/9 12/10 04/11 26/11 18/12 10/01 QCVN 28/2010

1 BOD5 34,3 35,2 41,1 54,2 24,8 31,6 110 35,6 50 2 TSS 80,1 78,4 66,5 87,2 93,6 87,7 35,0 77,1 100 3 COD 80,4 77,8 89,5 90,3 91,2 86,5 200 73,4 100 4 Tổng N 9,3 7,5 8,1 12,4 8,1 6,9 17,3 7,7 10 5 Tổng P 7,4 8,3 9,0 8,6 7,2 8,6 18,8 7,9 10 6 coliform 120 200 180 110 170 330 450 130 5000

Theo kết quả khảo sát đánh giá: Trạm xử lý nước thải của bệnh viện thuộc loại công nghệ tiên tiến, hoạt động theo nguyên lý hợp khối và nguyên lý Modul. Tại thời điểm khảo sát, trạm xử lý nước thải của bệnh viện đang hoạt động bình thường.

Tuy nhiên chất lượng nước thải đầu ra ngày 12/10/2018 và ngày 18/12/2018 có hàm lượng BOD5, COD và tổng nitơ, tổng phốt pho chưa đạt yêu cầu theo Quy Chuẩn Việt Nam 28/2010/BTNMT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Nước Thải Y Tế.Để đảm bảo tính lâu dài với quy mô tăng dần công suất của Trạm xử lý, dự kiến lưu lượng xả thải hàng ngày sẽ tăng lên 1,5 lần so với thời điểm hiện tại do quy mô giường bệnh tăng đến năm 2020 và an toàn cho công tác xả thải cần phải lắp đặt nghiên cứu cải tiến dây chuyền công nghệ xử lý nước thải với công nghệ sinh học hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên và nâng cao hiệu quả xử lý triệt để.

This article is from: