11 minute read
2.2.3 Một số biện pháp, công nghệ xử lý nước thải y tế
from Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Quảng Ninh và đề xuất công nghệ xử lý
nước thải. Sự có mặt của các chất này là nguyên nhân chính làm giảm ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới cuộc sống của động, thực vật thủy sinh. - Các chất dinh dưỡng: như N, P… là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng cho nguồn nước tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh. - Các chất rắn lơ lửng: gây ra độ đục của nước, đồng thời trong quá trình vận chuyển, sự lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn làm tắc nghẽn đường cống, ống dẫn. -Nước thải bệnh viện làm nhiễm bẩn nguồn nước và là một trong những con đường chủ yếu lan truyền các dịch bệnh truyền nhiễm như thương hàn,tả,lỵ…ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
2.2.3 Một số biện pháp, công nghệ xử lý nước thải y tế :
Advertisement
2.2.3.1 Biện pháp quản lý nước thải y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý nước thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại nước thải này. Các hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả nước thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận chuyển các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng, cả với chất thải y tế. Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ các quốc gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt.
Xử lý nước thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại nước thải nguy hại này.
Ở Mỹ, Quốc hội thông qua đạo luật theo dõi Chất Thải Y Tế vào năm 1988, trong đó yêu cầu Cục Bảo Vệ Môi Trường (EPA) triển khai chương trình theo dõi trong hai năm. Sau đó, các bang và cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn quản lý chất thải y tế. Hầu hết 50 bang đã ban hành quy định riêng về quản lý chất thải y tế. Các cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm ban hành các hướng dẫn kỹ thuật như Tiêu chuẩn phơi nhiễm nghề nghiệp với vi sinh vật gây bệnh qua đường máu của Cục Sức Khỏe Và An Toàn Nghề Nghiệp. Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh của EPA.
Các nước có thu nhập cao ở châu Âu và châu Á quản lý nước thải y tế theo nguyên tắc lồng ghép. Ở Anh, khung chính sách bao gồm Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 1990 và quy định quản lý chất thải nguy hại năm 2005. Ở Đức, quản lý chất thải nói chung được thực hiện theo Luật Quản lý chất thải; vận chuyển chất thải nguy hại phải theo Quy định về hàng hóa nguy hiểm, còn thiêu đốt chất thải phải tuân thủ Luật Kiểm Soát Ô Nhiễm Không Khí. Liên minh châu Âu không có văn bản pháp quy riêng về quản lý nước thải y tế nhưng có nhiều Nghị quyết, quyết định hướng dẫn quy trình và thiết bị cho các loại nước thải nguy hại khác nhau. Ở Nhật Bản, quy định đầu tiên về quản lý chất thải lây nhiễm được ban hành năm 1992, bổ sung thêm vào Luật Tiêu Hủy Chất Thải có từ năm 1970. Ở Hàn Quốc, Quốc hội sửa đổi Luật Quản Lý Chất Thải năm 1999 để kiểm soát tốt hơn nước thải y tế từ nơi phát sinh. Bên cạnh Luật, các nước còn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật như Hướng Dẫn Quản Lý An Toàn Chất Thải Y Tế (Anh), các quy định về Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Và An Toàn Nghề Nghiệp (Đức), Hướng Dẫn Quản Lý Chất Thải Lây Nhiễm (Nhật Bản), Hướng Dẫn Quản Lý Chất Thải Y Tế (Hàn Quốc).
2.2.3.2 Biện pháp quản lý nước thải y tế tại Việt Nam
Nước thải y tế đã và đang trở thành mối quan tâm của công chúng và các nhà lập chính sách ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Chính phủ, Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường đã và đang có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường chính sách, bao gồm Nghị định, Thông tư liên tịch và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý nước thải y tế. Đồng thời, Chính phủ ban hành các chiến lược và kế hoạch quốc gia xử lý nước thải y tế cùng với cam kết tài chính mạnh mẽ. Hiện nay các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung đang rất quan tâm đến các vấn đề môi trường trong đó việc xử lý nước thải y tế được chú trọng nhất. Trong các biện pháp xử lý nước thải y tế hiện nay có thể kể đến một số biện pháp, công nghệ xử lý nước thải đem lại hiệu quả cao được nhiều bệnh viện áp dụng như hệ thống xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt, xử lý bằng bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí, xử lý theo nguyên tắc hiếu khí – thiếu khí trong các công trình hợp khối, xử lý theo nguyên tắc AAO, xử lý bằng hồ sinh học ổn định, xử lý bằng bãi lọc trồng cây (dòng chảy ngang, dòng chảy đứng) kết hợp bể lọc yếm khí… các công nghệ này đều mang lại hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm diện tích, có ý nghĩa rất lớn với môi trường hiện nay. 2.2.3.3. Các công nghệ xử lý nước thải trên Thế Giới và Việt Nam
*Trên thế giới:
Trên thế giới vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện đang là vấn để được sự quan tâm của nhiều tổ chức và Quốc gia. Hiện nay có nhiều công nghệ xử lý đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trên Thế giới. Một số nước trên thế giới như: Nhật bản, Trung Quốc, Hy Lạp nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được xử lý ngay tại chỗ.
Trong khi một số nước như Thụy Sỹ nước thải bênh viện được dấn đến các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. Việc xử lý nước thải tại bệnh viện
ngay tại nguồn có ưu điểm tránh được sự pha loãng do sự hòa trộn với nước thải đô thị đồng thời tránh sự rò rỉ nước thải do quá trình truyển dẫn.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã hướng dẫn cho nhiều bệnh viện trên Thế giới xử lý nước thải bệnh viện với hiệu suất cao hơn khả năng xử lý của các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. WHO đã kêu gọi các bệnh viện thiết lập một cơ sở xử lý nước thải riêng biệt từ khâu phát sinh, xử lý và giám sát toàn bộ hệ thống. Nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được thu gom xử lý về mặt hóa chất và yêu cầu an toàn sinh học.
Tại Đức: Công nghệ xử lý nước thải được xem là hiệu quả nhất là xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR (phản ứng màng sinh hộ). Công nghệ MBR có thể xử lý 95% các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Tại Trung Quốc: theo cuộc điều tra của cơ quan quản lý môi trường Trung Quốc năm 2010. Trung quốc có hơn 50% trong số 8515 cơ sở y tế với 133309 giường bệnh gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện. Lượng nước thải ra ước tính khoảng 8234000 m³.
Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng miền mà số lượng các cơ sở y tế có hệ thống xử lý khác nhau. Các bệnh viện huyện thuộc khu vực phía Đông có tới 90% các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý nước thải. Trong khi các cơ sở y tế phía Tây có hệ thống xử lý nước thải chỉ là 10 – 30%.
Ở Nhật Bản: Các bệnh viện, phòng khám đều có hệ thống xử lý nước thải. Có hai phương án thiết kế sử dụng bể Aerotank và ASBC (dạng aerotank cải tiến). Nhưng hiện Nhật Bản đang áp dụng phương án sử dụng bùn hoạt tính và màng lọc MBR. Sử dụng phương án này rõ ràng chi phí vận hành tốt hơn, ít chiếm diện tích và hiệu quả cao hơn.
Việc xử lý nước thải tại các bệnh viện được WHO đưa ra các yêu cầu cụ thể, với quy trình bao gồm: xử lý chính, xử lý sinh học, khử trùng và xử lý công nghệ cao. Bùn thải sau khi xử lý chứa nhiều vi khuẩn và trứng ký sinh trùng nên được xử lý kỵ khí hay sấy khô rồi đốt với chất thải rắn y tế.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường Thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1200mg/l, trong đó
chất rắn lơ lửng là 350mg/l, tổng lượng cacbon hữu cơ 290 mg/l, tổng photpho ( tính theo P) là 15 mg/l và tổng Nito là 85 mg/l.
Tại Srilanka, mỗi bệnh viện có lượng nước thải y tế trong ngày khoảng 175000 – 250000 l/ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng độc trong nước gây các bệnh như ung thư, nội tiết. Nước thải bệnh viện chứa một lượng đáng kể về dược phẩm độc hại khoảng 1 mg/l của kháng sinh và 0,01 – 0,1 mg/l của các loại thuốc gây độc tế bào.
Đối với nước thải ở Chile và Peru có những nghi ngờ về việc thải nước thải bệnh viện ra cống một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả ( Nguồn: Hoàng Thị Liên, 2009).[7]
*Tại Việt Nam:
Công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh học (MBR), bể phản ứng theo mẻ (SBR) là công nghệ phổ biến cho xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam.
Tại Hà Nội hệ thống các bệnh viện đã được xây dựng hệ thống XLNT tại các bệnh viện lớn nhưng do không có kinh phí vận hành, kinh phí tu sửa lượng quá tải cao dẫn đến công tác xử lý không đảm bảo yêu cầu, vẫn còn tình trạng nước thải xả thẳng trực tiếp ra hệ thống xả nước (Tổng cục Môi Trường, 2013).
Trên là địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh có số lượng bệnh viện tập trung nhiều nhất thành phố, gồm 9 bệnh viện, 1 trung tâm y tế. Thế nhưng có đến 6 bệnh viện chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, 1 bệnh viện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng đã hư hỏng hoàn toàn (Tổng cục Môi Trường, 2013).
Các công nghệ xử lý NTBV tại Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam Loại Tên công nghệ Mô tả công nghệ
Loại I Hệ thống sục khí thông thường
Nước thải – thu gom – chắn rác –lắng (có hoặc không có keo tụ) – bể sục khí bùn hoạt tính – lắng – khử trùng – thải bùn, quay vòng bùn Gom nước thải – chắn rác – lắng – lọc sinh học nhỏ giọt – lọc – khửtrùng
Loại II
Loại III Màng sinh học (MBR) các vật liệu lọc khác nhau
Loại IV
Loại V Lò phản ứng sinh học với CN - 2000
Tiền xử lý đơn gian –kỵ khí/ tự hoại – xử lý hóa lý
Công nghệ tiên tiến AAO, SBR, lọc than hoạt tính Nước thải – chắn rác – bể điều hòa –tiền xử lý – bể xử lý sinh học xử lý kết hợp thiết bị CN2000 – lắng – khử trùng – xả Nước thải – chán rác – bể điều hòa –bể xử lý sinh học – màng sinh học (MBR) – lắng – khử trùng Nước thải – thu gom – bể lắng và bể kỵ khí – keo tụ/hóa chất – khử trùng (Cl, UV, O3) Nước thải – lắng – tiền xử lý với công nghệAAO: bể xửlý kỵkhí – bể thiếu khí – bể oxy hóa – lọc – khử trùng – xả. Thiết bị Kobuta, Jokushu. Xử lý sục khí – lắng – lọc bằng cacbon hoạt tính SBR công nghệ phản ứng (Nguồn: Võ Thi Minh Anh, 2012)[14]