4 minute read

Những năm tháng không thể quên

Những mũi nhọn bứt phá

25 năm trôi qua, đôi khi tôi quên đi một vài ký ức, nhưng điều tôi luôn ghi nhớ là từng bài học về những thử thách mà mình và cộng sự đã vượt qua. Đặc biệt nhớ nhất là những lần khó khăn đến mức có thể nói là chẳng khác gì… phá sản, nhớ về việc chúng ta đã cùng nhau tự đứng lên và làm lại từ đầu như thế nào? Những bài học đó khiến tôi luôn tự nhắc chúng ta phải rất cẩn trọng, không vội vàng trong mọi quyết định kinh doanh, không đầu tư tràn lan mà phải có nghiên cứu thị trường kỹ càng. Cùng với đó là việc coi trọng công tác quản trị rủi ro, tôn trọng những ý kiến đóng góp của bộ phận tham mưu. Cũng bởi vậy, TNG Holdings Vietnam là một trong rất ít những tập đoàn tư nhân có bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt. Đó cũng là điều tôi muốn chúng ta luôn cùng nhau ghi nhớ để giữ gìn những thành quả đã có và tìm kiếm những chân trời thành công mới, cao rộng hơn.

Advertisement

Trong những năm tháng tới đây, sẽ không còn là một TNG Holdings Vietnam với mục tiêu như hiện tại nữa. Với sự cẩn trọng trong đầu tư, trước mắt có thể chúng ta chưa mở rộng thêm lĩnh vực mới. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như bất động sản, dịch vụ khách sạn - nghỉ dưỡng, năng lượng tái tạo, từ vị trí top 5, top 10 trên thị trường, TNG Holdings Vietnam đặt mục tiêu vươn lên dẫn đầu, phát triển trở thành mũi nhọn để bứt phá.

Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tạo nên những kỳ tích mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho Tổ quốc - điều tôi đã nghĩ trên chuyến bay về quê hương gần 30 năm trước và đến nay vẫn luôn đau đáu từng ngày.

* Những lĩnh vực mũi nhọn tại TNG Holdings Vietnam

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường Chủ tịch HĐQT TNG Holdings Vietnam Từ nền đất ẩm, chúng tôi bắt đầu gieo những hạt giống đầu tiên ươm mầm cho Tập đoàn TNG Holdings Vietnam cách đây 25 năm. Không vươn vai trong chốc lát trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng, hành trình hơn hai thập kỷ qua là sự vun vén, là tâm huyết và trách nhiệm để cùng xây dựng một Tập đoàn đa ngành phát triển bền vững, hướng đến sự thuận ích cho xã hội.

Bài học đầu đời nơi xứ người

Đối với thế hệ thanh niên những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, nước Nga trong ký ức chúng tôi là tuyết phủ trắng trời, là giai điệu réo rắt của những bản nhạc Nga: “Đôi bờ”, “Cây bạch dương”, là người dân Nga phóng khoáng, nhiệt thành.

Thời điểm mới đặt chân đến xứ sở bạch dương, du học sinh chúng tôi chỉ có một ước mơ duy nhất đó là khi trở về được biên chế vào làm việc cho một cơ quan nhà nước hay được giảng dạy ở trường Đại học, bắt đầu cuộc sống bình dị như bao người khác. Chẳng ai trong số đó có tham vọng theo đuổi công việc kinh doanh.

Nhưng đến năm 1991, khi bức tường Berlin sụp đổ, trong phút chốc, nền kinh tế Nga xoay chuyển. Nhiều người dân Nga chỉ sau một đêm rơi vào cảnh vô cùng khó khăn, thu nhập không đủ sống. Còn với du học sinh chúng tôi, số tiền học bổng được cấp mỗi tháng, giờ chỉ đủ tiêu trong một nửa thời gian. Lựa chọn ở lại để tiếp tục học tập và tốt nghiệp tại Nga đồng nghĩa với việc chúng tôi phải tìm cách để tự kiếm tiền, trang trải cuộc sống.

Có một điều may mắn, đó là nhờ tình hữu nghị giữa 2 quốc gia luôn bền chặt, nước Nga vẫn tạo điều kiện cho nhiều người Việt Nam sang lao động, học tập, làm việc ở đầu những năm 90. Một cộng đồng người Việt được hình thành tại Matxcova và không ít người đã tìm thấy cơ hội kinh doanh khi tại đây xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, lương thực, hàng hóa… trầm trọng.

Nhìn thấy cơ hội, xin được giấy phép hoạt động từ chính quyền, chúng tôi bắt tay đầu tư chuyển đổi một sân vận động tại Matxcova thành một khu chợ, với mong muốn để người Việt tại Nga đến kinh doanh tập trung. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi không lường trước được trong những đêm dài lội tuyết trên công trường giá rét, đó là làm cách nào để thu hút tiểu thương đến chợ kinh doanh. Tuần đầu tiên chợ khai trương, vắng tanh không một bóng người. Không nghĩ ngợi quá lâu, tôi quyết định trực tiếp đi kêu gọi từng cá nhân, cứ mỗi người đến chợ buôn bán, sẽ được tặng thêm vài chục USD, kể cả không bán được hàng. Chỉ một tháng sau, tiểu thương bao gồm cả người Việt, người Nga đã thay nhau xếp hàng mua vé vào chợ.

Kỷ niệm khởi nghiệp tại Nga trong giai đoạn gian khó giúp tôi hiểu rằng khi bước chân ra khỏi gia đình, bài học đầu tiên học được đó là sự chủ động, linh hoạt trong cuộc sống bởi có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân mỗi người. Và hơn hết, đó là bản lĩnh, có lòng tin vào chính mình, tin vào những ước mơ để nhìn thấy hào quang phía trước.

This article is from: