Chandungmaunuoc_ họa sĩ Nguyễn Thị Hà

Page 1


Sự soi chiếu qua những tấm gương…

Cô gái trong chiếc áo len xám
38cm x 56cm

LỜI GIỚI THIỆU

Triển lãm “Chân dung màu nước - Sự soi chiếu qua những tấm gương” nằm trong dự án hợp tác triển lãm tranh kéo dài 12 ngày giữa họa sĩ Nguyễn Thu Hà và TÁCH Spaces, tại số 20 đường Hai Bà Trưng, quận

Hoàn Kiếm, Hà Nội. Giám tuyển là Bác sĩ – Nhạc sĩ Trần Văn Phúc.

Triển lãm sử dụng 27 bức chân dung, như một điểm khởi đầu để phác thảo chân thực nhất những lát cắt trong câu chuyện cuộc đời của từng nhân vật khác nhau, từ đó xây dựng góc nhìn xuyên suốt đến một số tầng lớp trong xã hội. Nhân vật ngoài đời thực và chân dung trong bức tranh, đó là hai manh mối song song, như được phản chiếu qua tấm gương. Ngoài đời thực của triển lãm là 23 nhân vật được họa sĩ chọn làm nguyên mẫu, mỗi nhân vật đại diện cho sự phân chia về giới, về lứa tuổi và công việc họ theo đuổi... trong đó có cả người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong xã hội. Tuy vậy, họ đều là những con người bình dị, thậm chí có những số phận dường như bị lãng quên, họ đến với họa sĩ Nguyễn Thu Hà bằng tình yêu hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung. Với sự đan xen của những manh mối này, cùng với TÁCH Spaces, họa sỹ đã đưa ra nhiều khía cạnh diễn giải hơn cho chủ đề chính của triển lãm, mỗi khía cạnh là một câu chuyện cuộc đời trong thế giới hội họa.

Tiêu đề của triển lãm “Chân dung màu nước - Sự soi chiếu qua những tấm gương”, nghĩa đen là chân dung trong những tấm gương, với ý nghĩa những chiếc gương bao giờ cũng phản ánh sự tương đồng với những gì chúng ta trình bày trước chúng.

“Tôi nghĩ, mỗi con người có nhiều mặt khác nhau, đơn giản như lúc trang điểm hay lúc không trang điểm, kiểu tóc buông xoã, búi lên cao hoặc đội mũ, chưa kể tâm tư lúc vui lúc buồn, suy nghĩ lúc thế này lúc thế khác. Gương cũng vậy. Một tấm gương luôn chân thật, mỗi khi soi vào ở từng thời điểm, hoàn cảnh, sẽ cho hình ảnh phản chiếu khác nhau.

Họa sĩ Nguyễn Thu Hà

“Đặc trưng của màu nước là độ loang rất khó kiểm soát. Đó chính là những lí do khi đặt tiêu đề triển lãm, tôi đã chọn GƯƠNG là số nhiều và CHÂN DUNG là số ít, trong khi nội hàm của phép tu từ này hoàn toàn có thể hiểu ngược lại.” – Nguyễn Thu Hà bày tỏ.

Chân dung tồn tại như một loại hình nghệ thuật riêng biệt và độc lập, có nhiều con đường lịch sử khác nhau, nên có nhiều chủ đề và nhiều cách thể hiện khác nhau.

Mỗi tác phẩm trong phòng triển lãm đều có những câu chuyện trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Đồng thời, những câu chuyện này có nhiều thể loại. Mỗi tác phẩm kể một câu chuyện khác nhau. Quay lại khái niệm “gương”, mỗi người đứng trước gương, hình ảnh, cảnh vật phản chiếu qua gương cũng khác nhau.

Với 27 bức tranh vẽ chân dung 23 nhân vật, triển lãm đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Thu Hà sử dụng quan điểm nghệ thuật là mô tả chân thực nhằm tìm hiểu về các tầng lớp trong xã hội. Mỗi bức vẽ sẽ kể một câu chuyện có tính lát cắt về cuộc đời của một con người, thông qua số phận và hoàn cảnh sống của họ để phản ánh xã hội, phản ánh không gian họ đang sống.

Về màu sắc và hình ảnh, Nguyễn Thu Hà theo đuổi phong cách hiện thực cổ điển. Chân dung màu nước của họa sĩ luôn nhất quán một quan điểm là đơn giản và đẹp mắt. Trong các bức vẽ cổ điển đầu tiên ở thời kì Phục hưng, cũng do hạn chế về chất liệu và màu sắc, những bức chân dung thời kỳ đó chỉ sử dụng một số tông màu nhất định. Dần dần, khoa học, công nghệ phát triển rực rỡ, hỗ trợ tối đa cho các nghệ sỹ từ những công cụ cho đến việc phát minh ra những bảng màu phong phú, đa dạng, đưa đến rất nhiều phá cách cho tác phẩm.

Cậu Hin

38cm x 56cm

2023

Bé An

29cm x 41cm

2022

Cô gái Mông Cổ

54cm x 75cm

2023

Nguyễn Thu Hà không máy móc rập khuôn theo chủ nghĩa hội họa kinh điển, cũng không vội vã lao theo phong trào nghệ thuật đương đại, mà họa sĩ luôn có ý thức giữ lại các kĩ thuật vẽ tranh theo công thức cổ điển, đồng thời tự làm mới trong cách sử dụng cọ vẽ và màu sắc. Các hình thức được chú ý, thể hiện đủ và chi tiết, mang hơi hướng của một cấu trúc hình họa chắc chắn.

Dựa trên những kiến thức về hội họa cổ điển, Nguyễn Thu Hà đã biến những kĩ thuật vẽ chân dung thành chủ nghĩa tối giản trang nhã, bộc lộ vẻ đẹp và trật tự trong cách thể hiện mang tính cá nhân và đương đại, tạo nên một sức mạnh cảm xúc mới thông qua những nét hình và mảng màu trong trẻo, khơi dậy niềm tin sáng tạo mới.

Với nhân vật, Nguyễn Thu Hà tả tập trung vào phần ngũ quan, dáng điệu với độ bắt sáng rõ nét và khá tỉ mỉ, trong khi các tĩnh vật liên quan có tính vượt thời gian như bàn ghế, ấm chén, sẽ được bao quanh bởi một lượng lớn không gian âm, gợi lên tâm trạng yên bình hoặc trầm ngâm. Chính vì thế, tác phẩm của Nguyễn Thu Hà luôn truyền tải một vẻ đẹp tĩnh lặng mang tính thiền định, một quan điểm xuyên suốt mọi tác phẩm. Từ không gian thực, người họa sỹ với tư duy của mình đã biến đổi để nó trở thành một không gian tượng trưng với nhiều hàm ý. Ở giai đoạn hiện tại, Nguyễn Thu Hà vẫn tôn trọng chức năng chính và ban đầu của chân dung là trung thành với nguyên mẫu, vì thế mà họa sỹ chọn phong cách chân dung là

Nhìn về tương lai

54cm x 75cm

2024

Mẹ tôi

38cm x 56cm

2023

hình ảnh phản chiếu qua những tấm gương để tìm những manh mối cuộc sống và xã hội.

Gương chính là người họa sĩ luôn trung thành với nguyên mẫu, Nguyễn Thu Hà cũng vậy, chân dung cô vẽ phản ánh con người, phản ánh hiện thực cuộc sống và xã hội theo cách dễ hiểu nhất, tập trung vào kĩ năng nắm bắt thần thái, kĩ năng nắm bắt hình họa chắc chắn, thông qua màu nước - một chất liệu thanh thoát nhẹ nhàng và có tính ngẫu nhiên, tính dẫn dắt cao.

Hiện thực và tôn trọng mẫu khác với lối vẽ theo kiểu hiền, không chọn lọc chi tiết, bố cục, cũng như không thể sáng tạo những yếu tố giúp chuyển tải thông điệp và tư tưởng. Trong lịch sử hội họa, tranh chân dung là một chủ đề độc lập, có sức hấp dẫn lớn. Chân dung luôn phản ánh trực quan nhất về tư tưởng, triết học, quan niệm tôn giáo, niềm tin đạo đức, văn hóa và nghệ thuật, cùng với ý thức xã hội khác ở vào thời điểm đó, tranh chân dung luôn có giá trị nhận thức và ý nghĩa giáo dục to lớn.

Trước đây, chân dung là nghệ thuật cao quý nhất trong hội họa, đầu của những người nổi tiếng được khắc trên đồng tiền cổ như một huy hiệu, người bình thường không đủ tư cách xuất hiện trong các bức chân dung. Nhưng khi nhiếp ảnh ra đời thì mọi sự đã thay đổi. Ở thời đại mà việc chụp ảnh dễ như uống nước, tại sao mọi người phải mất hàng tháng trời, thậm chí hàng năm hoặc lâu hơn để chờ đợi một bức tranh chân dung? Một bức chân dung được tạo ra có gì đặc biệt? Thế nên, việc một họa sĩ thời nay quyết định quay về vẽ chân dung là một quyết định cực kì khó khăn, vẽ chân dung màu nước lại càng khó khăn hơn nữa. Nguyễn Thu Hà lại chọn chân dung như cuộc trở về với chính mình.

Tuổi dậy thì 1

54cm x 75cm

2024

Tuổi dậy thì 2

54cm x 75cm

2024

Tốt nghiệp Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2002 nhưng Nguyễn Thu Hà chỉ thực sự quay trở lại vẽ từ cuối năm 2021, họa sĩ lựa chọn thể loại chân dung chất liệu màu nước, một lĩnh vực tương đối khó, đòi hỏi sự kiên trì, không ngừng học hỏi về kiến thức đủ mọi lĩnh vực.

Vẽ chân dung khác hoàn toàn với nhiếp ảnh, bởi chân dung là hình ảnh của nhân vật trong những chiếc gương, người họa sĩ phải nhìn từ nhiều góc độ. Một bức tranh chân dung màu nước không thể hoàn thành chỉ trong một khoảnh khắc. Khi những hạt màu bắt đầu loang trên mặt giấy, hoà trộn tưởng như vô định, hoà sắc hình thành, rồi đường nét của nhân vật dần trở nên rõ ràng, như thể tâm thái của nhân vật được rút ra từ sự hỗn loạn, được họa sỹ tìm kiếm thông qua giao tiếp tâm hồn giữa họa sĩ và nhân vật, cần sự tập trung với rất nhiều tư duy phức tạp. Đối với chủ nhân của bức chân dung, quá trình làm mẫu để họa sĩ vẽ cũng là một quá trình tìm hiểu bản thân, nhân vật có thể khám phá nhiều góc khuất của chính mình, cảm nhận được hình ảnh của mình trong từng nét vẽ...

Trước triển lãm “Chân dung màu nước - Sự soi chiếu qua những tấm gương”, tháng 7 năm 2023, Nguyễn Thu Hà đã cùng 19 họa sĩ Việt Nam khác tham dự Triển lãm Hương Gió Phương Nam – Mỹ thuật Việt Nam ngày nay, tổ chức tại Ulan Bator, đây cũng là lần ra mắt đầu tiên của Mĩ thuật Việt Nam tại Mông Cổ. Cũng trong tháng 10 năm nay, 2024, cô cũng góp mặt trong triển lãm giao lưu quốc tế do Hiệp hội Mỹ Thuật Chuyên nghiệp Hàn Quốc xúc tiến.

Sự tao nhã của thời gian

38cm x 54cm

2024

Trong bức chân dung “Nữ sĩ cầm quạt bên hoa sen”, một cụ bà gần trăm tuổi mặc áo gấm vàng đang ngồi bên cạnh bình hoa sen, cầm một chiếc quạt tròn trong bàn tay ngọc mảnh khảnh, đôi mắt cụ đang chảy, dáng cụ vẫn giữ được nét duyên và mềm mại của thời tuổi trẻ.

Vào thế kỉ 16, những chiếc quạt gấp tinh tế và sang trọng du nhập vào châu Âu, kể từ đó trở đi quạt là đồ trang sức phổ biến không thể thiếu trong giới quý tộc cung đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, mỗi dịp khác nhau các quý bà sẽ sử dụng những kiểu quạt khác nhau. Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette sở hữu tới hơn 400 chiếc quạt tinh tế. Bước sang thế kỉ 20 cho đến nay, quạt gấp không chỉ dành riêng cho giới quý tộc, mà còn khẳng định địa vị của phụ nữ trong xã hội, như Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh, Nữ hoàng Letizia của Tây Ban Nha, Hoàng hậu Maxima của Hà Lan, ngôi sao nổi tiếng Hollywood Jacqueline Logan. Những năm gần đây, Angela Baby, Rihanna, Bella Hadid, Dior, Chương Tử Di, cùng nhiều ngôi sao nổi tiếng hay những người đẹp khác rất thích dùng quạt gấp làm phụ kiện thời trang. Hàng chục thế kỉ đã qua, các quý bà quý cô ở phương Tây và các nữ sĩ ở phương Đông đã sử dụng quạt gấp như một công cụ giao lưu, qua đó truyền tải tình cảm không tả xiết của mình đến với người thân, bạn bè hay công chúng. Việc đóng và mở quạt, vị trí cầm và cách sử dụng khác nhau, sẽ gửi đi các tín hiệu khác nhau.

Vào thế kỉ 19, sử dụng quạt gấp mang những quy ước như “mật mã” xã hội, được viết thành sách để giảng dạy cho giới quý tộc và nó vẫn giữ nguyên giá trị đến hôm nay. Ví dụ, một phụ nữ thanh lịch sẽ cầm quạt tay phải, bàn tay trái dùng để hỗ trợ mở hoặc đóng quạt. Động tác quạt vội vã thể hiện người thiếu kiên nhẫn. Quạt nhiều sẽ ảnh hưởng đến người bên cạnh. Quạt đúng cách là dùng cổ tay vẫy nhẹ nhàng. Một thiếu nữ dùng quạt che nửa dưới khuôn mặt để nói về tình cảm với người mình yêu. Quạt mở ra đóng vào để biểu hiện nỗi nhớ mong. Dùng quạt để trước ngực, phe phẩy nhẹ nhàng, ý nói mình vẫn đang trong tình trạng độc thân.

Ở bức chân dung “Nữ sĩ cầm quạt bên hoa sen”, họa sĩ

Nguyễn Thu Hà sử dụng hình ảnh chiếc quạt trên nền

tone màu vàng của áo gấm lụa nhằm thể hiện địa vị cao

quý của nguyên mẫu trong xã hội. Cụ bà trong bức vẽ

xuất thân là cháu ruột của một quan thượng thư trong

triều đình Huế, chiếc quạt cũng là một “đạo cụ” quen

thuộc với cụ trong những điệu múa.

Ở cụ hội tụ đủ các yếu tố “cầm kì thi họa” với tài năng, nhan sắc, cảm xúc và đam mê của người phụ nữ đầu

thế kỉ 20, nhưng cũng lại có đầy đủ phẩm chất hiện đại

của phụ nữ thế kỉ 21 khi cụ vẫn có thể bàn luận nhiều

vấn đề với bạn bè nước ngoài bằng tiếng Pháp. Phụ nữ

được ví đẹp như hoa sen, đó là người phụ nữ có khí

chất sang trọng, đẹp thanh nhã không son phấn cầu kỳ, ôn hoà và điềm tĩnh.

Trong quan niệm hội họa truyền thống phương Đông, các họa sĩ luôn thích thú với cách thể hiện bức chân

dung phụ nữ lớn tuổi ở tư thế đang ngồi, trang phục truyền thống cầu kỳ. Thủ pháp hội họa quen thuộc sẽ thể hiện một loại hình tu luyện đặc trưng, ví dụ để bàn

tay người phụ nữ cầm một cuốn sách, chuỗi tràng hạt

Phật giáo hay cây phất trần của Đạo giáo. Mọi thứ xung quanh người phụ nữ đều tinh xảo và đắt tiền. Có vài

cây mộc lan được trồng trong chậu hoa dưới chân, trên

chiếc bàn gần khuỷu tay là một lọ thuốc hít, một chiếc quạt lá đề. Giữa bàn có bình sứ cắm hoa mẫu đơn. Cả

mộc lan và mẫu đơn đều có ý nghĩa biểu tượng, ngoài

ám chỉ vẻ đẹp, còn khẳng định địa vị xã hội của người phụ nữ.

Thế nhưng, khi vẽ bức chân dung “Nữ sĩ cầm quạt bên hoa sen”, Nguyễn Thu Hà đã tạo ra một bố cục hoàn toàn khác! Cụ thể, Nguyễn Thu Hà mở rộng ra với bố cục vuông, dáng ngồi trực diện, ánh mắt nhìn thẳng về phía trước, khuôn mặt cương nghị mà kiêu sang. Bình hoa mẫu đơn được thay bằng hoa sen trắng. Chiếc quạt lá đề trên bàn được thay bằng quạt gấp tròn trên tay

phải cụ bà. Lọ thuốc hít thay bằng tách trà. Hình hài chiếc bàn đã bị chìm mờ vào nền, giúp bố cục rộng và

mạch lạc hơn, để có khoảng nghỉ, buông lơi cho không gian của hương sen tỏa ra quyện với hương chén trà đang ấm nóng. Sắc vàng từ chiếc áo hắt lên khuôn mặt

trắng hồng, lan tỏa vào không gian và hắt lên cả những cánh sen trắng thanh tao. Tông màu vàng ánh lên như mơ như thực, song hành với sắc nâu trầm để nhắc về những năm tháng cuộc đời đầy màu sắc, về những kí ức thanh xuân thăng trầm nhưng tao nhã. Họa sĩ đã sử dụng tất cả những điều này để làm nổi bật địa vị quý tộc của người phụ nữ trong tranh, thể hiện mối quan hệ dòng tộc của bà với quan thượng thư triều đình Huế.

Tâm giao tình cờ 2

54cm x 75cm

2024

Tâm giao tình cờ 1

38cm x 56cm

2024

Hoa

huệ có nhiều sắc thái, thơm và thanh lịch, có vẻ ngoài thanh nhã, thuần khiết, được người xưa coi là “nàng tiên trên mây”. Được hình thành bởi “nhân bách hợp”, nên người xưa coi hoa huệ là điềm lành của trăm năm đoàn viên tốt đẹp, trăm năm hòa hợp, gia đình êm ấm, tình yêu thương, mang ý nghĩa cầu phúc sâu sắc.

Nếu chỉ vẽ hoa huệ, họa sĩ cần phải đặc tả những bông hoa tinh tế và mượt mà, chắc chắn và ổn định, tráng lệ nhưng đầy khí chất.

Bức tranh “Tâm giao tình cờ”, chân dung một cô gái với hoà sắc như hiện thân của bông huệ trắng, cô gái đẹp mong manh với hai từ xăm trên ngực, một từ là “pure heart – chân tâm”, còn từ kia là “dirty mind – não tối”, càng nhấn mạnh thêm ý nghĩa thanh cao của loài hoa này. như một lời nhắc nhở, cho dù cuộc đời rất phức tạp, hỗn loạn, lòng tâm trong sáng sẽ là sức mạnh để chúng ta vượt qua tất cả.

Màu xanh

Một

trong những điều khiến công việc của người

họa sĩ vẽ tranh chân dung trở nên thú vị, đó là theo dõi những câu chuyện liên quan giữa nhân vật với ánh sáng, màu sắc, đồ vật cùng không gian và thời gian mà người đó đang sống.

Nhân vật trong bộ váy đen trầm nhưng ánh lên sắc xanh khá đặc biệt, “Màu xanh im lặng – quiet blue”đây cũng là tên của bức tranh. Đã có những nghiên cứu

chỉ ra rằng, sắc xanh này gắn liền với sự tin cậy, độ ổn

định, cũng như sự an toàn và bảo vệ. Trong cuộc sống, gam màu xanh này được coi là điềm tĩnh và thanh

thản, nhưng cũng lạnh lùng và hơi trầm, nếu gắn với

phụ nữ sẽ có tính cách mạnh mẽ, thông minh và sâu

sắc trong sự mềm mại.

Với bộ trang phục “quiet blue”, thị giác người xem tranh

bị hút vào dáng người mẫu ngồi đọc sách bên cạnh cửa

sổ, ánh nắng buổi sáng chiếu vào căn phòng vẫn còn

đậm hơi sương, mờ xanh như có khói, ánh xanh len lỏi trong không gian, biểu cảm trong những nếp gấp tự do

của bộ váy, tràn lên tóc và phảng phất qua khuôn mặt

tới ánh mắt. Hòa sắc ấm áp của khuôn mặt nhờ vậy

mềm mại hơn, thể hiện sự bình ổn bên ngoài nhưng

đầy nhiệt huyết, bản lĩnh và cá tính bên trong.

Tính chất loang ngẫu nhiên của màu nước, đưa ánh

xanh len lỏi với những gam màu ấm tạo nên bản giao hưởng tông màu, đầy đủ những cung bậc của thanh âm, giai điệu, có gì đó cũng rất gần với nhân vật, một nghệ sỹ biên đạo múa rất nổi tiếng, đạo diễn rất nhiều vở diễn sân khấu độc đáo và cuốn hút...

Để khắc họa thông tin về mẫu vẽ, bắt hình dáng đặc

điểm bên ngoài không hề khó. Từ kiểu dáng chiếc ghế mà nhân vật đang ngồi, cho đến cuốn sách “Nghệ thuật và Tài năng” trong tay, đã thể hiện đồ vật luôn có câu

chuyện hấp dẫn gắn với chính nhân vật, khắc họa rõ tính cách và niềm đam mê mạnh mẽ trong sự nghiệp. Nhưng thể hiện được tính cách bên trong mới khó.

Nhiệm vụ của người họa sĩ vẽ chân dung là phải mở được cánh cửa bí mật tâm hồn. Có thời gian tiếp xúc

lâu mới hiểu nhân vật là một nghệ sĩ nhưng ẩn chứa bên trong là sự chậm lại, bình thản và cho đi. Chúng ta luôn nhìn thấy thế giới bên ngoài như một cơn lốc, thế

giới của mạng xã hội, của những đủ đầy vật chất, thừa mứa mà vẫn không mang đến sự thỏa mãn.

Một cuộc sống có quá nhiều sự lựa chọn, đặc biệt một lối sống gấp gáp sẽ khiến con người không hạnh phúc. Nhưng ở chiều ngược lại, dường như mọi người lại cảm thấy cuộc sống trở nên tốt hơn khi nghe nhạc cổ điển, ăn thực dưỡng, thiền định và tập thể dục thường xuyên.

Với nhân vật trong bức vẽ là vậy, thế giới bên ngoài chưa bao giờ là bận rộn, cuộc sống đơn giản là chậm lại. Chậm lại như chuẩn bị một bữa cơm cho gia đình, cần vo gạo, đổ nước, cắm điện và chờ đợi. Cuộc sống cũng giống như việc chúng ta leo lên một con dốc, trên con đường thành công, nếu chỉ vì muốn leo nhanh lên

đỉnh núi mà sẵn sàng đẩy những người khác sang hai bên, thì khi gặp cơn lũ chúng ta sẽ bị kéo trôi xuống vực thẳm.

Từ sâu thẳm trong con người của nhân vật, toát lên khí chất bình lặng và chậm rãi, mặc dù cuộc sống bên ngoài của nhân vật rất bận rộn, là một người rất thành công. Đó là lí do trong bức vẽ này, họa sĩ Nguyễn Thu Hà đã thể hiện ánh xanh toát ra từ cuốn sách tâm đắc mới gấp lại, trên cuốn sách đó là một bàn tay bình thản của người nghệ sĩ đã rất từng trải với những năm tháng thăng trầm của cuộc đời.

Khi vẽ chân dung trẻ em, bất kì họa sĩ nào cũng sẽ thấy mình chưa hề trưởng thành, bản thân vẫn còn là một đứa trẻ. Thiên tài Baudelaire từng nói: “Không gì khác hơn là cố tình lấy lại tuổi thơ”. Picasso cũng nói: “Tôi mất 4 năm để học cách vẽ như Raphael, nhưng tôi phải mất cả đời để học cách vẽ như một đứa trẻ”. Với họa sĩ Nguyễn Thu Hà, trẻ em là biểu tượng của sự hồn nhiên, trong mát, đồng thời cũng là hình ảnh phản chiếu kí ức tuổi thơ của chính nữ họa sĩ, do đó, bút pháp miêu tả trong các bức vẽ chân dung về trẻ em thường mang cảm xúc dịu dàng và trìu mến.

Bức chân dung “Nhà em không nuôi chó” kể câu chuyện của một bé gái 7 tuổi, em có một thế giới tím của riêng mình, với nhân vật họat hình Kuromi đang rất nổi mang hai màu đen và tím. Tay em cầm sáp màu tông hồng và tím, chậu hoa tím mẹ em mới mua về treo ở ban công cho em. Tuổi thơ, thế giới của em là góc ban công này, nơi em ngồi nghe mẹ đọc sách, nơi em trò chuyện với hai chú vịt bằng gốm, mỗi đồ vật quanh em, đều là tình yêu của mẹ. Ở bức tranh này, Nguyễn Thu Hà đặt em bé vào một môi trường vừa quen vừa lạ, tạo nên bầu không khí giữa thực và mộng, khơi dậy sự tò mò và suy nghĩ của người xem về ý nghĩa đằng sau những bức tranh.

Nhà em không nuôi chó

90cm x 90cm

2024

Người phụ nữ có bàn tay úp

66cm x 86cm

2023

Nhân vật trong bức chân dung “Người phụ nữ có bàn tay úp” không chỉ toát lên khí chất rạng ngời và xinh

đẹp, mà còn là một người phụ nữ không để cuộc sống của mình buồn tẻ, luôn tạo ra những bất ngờ, cuộc sống đầy màu sắc, tươi đẹp và thú vị. Ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ ấy là lòng kiêu hãnh, sự cao thượng, nhưng lại xoá đi sự kiêu ngạo. Thay vì phải có vẻ ngoài lộng lẫy, chị giản dị và đáng yêu, đơn giản và chân thành, lòng bàn tay có xu hướng úp xuống. Khi người phụ nữ có bàn tay úp xuống, dù có xinh đẹp đến mấy thì khi đưa bàn tay ra, tiền bạc cũng sẽ chào thua, để nhường chỗ cho sự thiện lành phúc hậu. Người phụ nữ như thế, sẽ có những thứ người khác không cách nào lấy được, đó là tư duy, cá tính, kinh tế và lối sống độc lập.

Để vẽ bức chân dung này, nhân vật không mất công để chọn dáng, mọi thứ diễn ra rất tự nhiên như vốn đã có sẵn, cứ vậy mà thành, dáng ngồi tĩnh tại, mắt hướng xa hơi ngước lên, đôi bàn tay luôn có xu thế úp, khoan thai mềm mại. Dù là nghệ sĩ rất nổi tiếng, nhưng gu thời trang của chị rất trang nhã, đơn giản và vô cùng tinh tế, bộ trang phục toát lên sự cởi mở chân thành, vì thế mà các nét vẽ cũng hết sức tự nhiên vốn như con người chị vậy.

Cô đơn, 54cm x 75cm, 2024

Bức

chân dung “Cô đơn” được họa sĩ Nguyễn Thu

Hà vẽ đúng vào ngày Tết cổ truyền Oshougatsu, ngày tượng trưng cho “đoàn tụ gia đình” của người

Nhật, nhưng hai đứa trẻ sinh đôi với hai con chim nhỏ trong bức tranh sẽ không nói về phong tục, ẩm thực hay văn hoá, mà sẽ nói về “sự cô đơn”.

Hai bé theo bố mẹ sang Việt Nam từ lúc 7 tuổi.

Đây là lần thứ tư hai bé đón tết nước ngoài, Việt Nam

lại không có phong tục ăn tết dương lịch nên không

khí tết chẳng có gì đặc biệt.

Đúng chiều mùng 1 Tết, một thảm họa động đất lớn đã

xảy ra ở Nhật Bản, xem lại những cảnh về quê hương

trên truyền hình, đây là lần đầu tiên hai bé cùng với bố

mẹ đã khóc vào thời điểm đón Xuân. Tết thì ai cũng

nhớ nhà, người đang sống ở nước ngoài sẽ nhớ nhà hơn

rất nhiều, nhưng nỗi nhớ nhà trong một thảm họa thì

sự khác biệt là rất lớn.

Sự khác biệt ở đây là nỗi cô đơn.

Hai bé đã không thích nghi được với mọi thứ khi mới

ra nước ngoài. Đầu tiên là không biết chọn học trường

nào, các trường tiểu học ở Việt Nam không dành cho người nước ngoài, trường dành cho trẻ em Nhật Bản

thì quá xa, hàng chục cây số mà giao thông công cộng

ở thủ đô Hà Nội thì không thuận tiện. Hai bé gọi điện

thoại từ Việt Nam về Nhật Bản hàng tuần, chúng nhớ

bạn và kể với bạn về tất cả những cảm xúc không quen thuộc ở Việt Nam. Hai bé đã tự hỏi nhiều lần: Tại sao

phải ra nước ngoài?

Chúng đã rất háo hức để được khám phá một thành

phố mới, có bạn mới để tâm tình, được lang thang ở

phố nhộn nhịp hay làng quê yên tĩnh. Việc được ra nước ngoài là một niềm vui thích kì lạ. Nhưng khi thực sự trải nghiệm, hai bé mới phát hiện ra rằng đó là

một hành trình dài và cô đơn, niềm vui ban đầu nhanh chóng bị nhấn chìm trong nhiều điều nhỏ nhặt.

Bốn năm ở Việt Nam là một quá trình đối với hai bé, không ngừng vượt qua chính mình, quá trình định hình lại cách sống. Với thanh thiếu niên trưởng thành

hơn đã khó, với đứa trẻ tiểu học thì càng khó hơn gấp bội, mà khó khăn nhất vẫn là vượt qua được sự cô đơn. Bốn năm với hai đứa trẻ lớp 2, thì đó là một quãng thời gian dài kinh khủng. Nó dài đến nỗi, quê hương của hai

đứa trẻ đã trở thành một “nơi xa xôi” để trở về, nếu tiếp tục thì Nhật Bản sẽ trở thành quê hương thứ hai.

Ngôi trường mà hai đứa trẻ học ở phía nam thành phố, cách nơi ở gần 10 cây số, mùa đông rất gió và rất lạnh. Tan học thì trời cũng đã tối, bước lên xe buýt tuyến, đan xen trong dòng người đến và đi trong vội vã. Bên kia đường, vài người vô gia cư mỏi mệt ngồi trên vỉa hè của một toà nhà vừa đóng cửa. Vào khoảnh khắc đó, sự cô đơn tràn ngập, cô đơn làm cho hai đứa trẻ cảm thấy mình thuộc về thành phố này. Cái lạnh đặc trưng của Hà Nội vào mùa đông, rét lạnh thấu xương, tê tái và buốt. Ở đây, tất cả mọi người đều là người qua đường, bởi tất cả họ đều từ địa phương khác đến, ai cũng đều giống nhau. Xe buýt luôn chật chội và lắc lư, nhưng vẫn nhìn được ra ngoài cửa sổ, những chiếc xe

trên đường cao tốc vùn vụt đi qua, những khu chung cư hai bên đường và cạnh những cây cầu, tạo nên cảm giác

khó chịu. Cô đơn tạo nên cảm giác thân thuộc nhưng

cũng lại tạo nên cảm giác xa lạ, đôi khi là trống rỗng.

Hai đứa trẻ chỉ có hai con chim nhỏ làm bạn.

Một con chào mào và một con vẹt, hai con chim được nuôi

bằng tay, tức là chim được tách ra khỏi mẹ từ lúc mới sinh

nở và không sợ người. Để có bạn đồng hành, bớt đi sự cô

đơn, bố mẹ đã mua hai con chim ở ngoài chợ cho hai bé

chăm sóc. Vẹt không thể sống sót độc lập trong tự nhiên. Nhưng hai bé cũng huấn luyện cho con chào mào biết ra khỏi lồng, bay lên bụi cây trước nhà, tự kiếm thức ăn trong những lúc hai bé phải bận học hành. Tuy vậy, chừng đó không đủ để con chào mào có bản năng sống độc lập. Nếu thả nó ra ngoài tự nhiên, con chào mào sẽ không sống sót

được, nó vẫn cần phải có bàn tay con người chăm sóc.

Tranh chân dung khác với các thể loại nghệ thuật

khác ở cách chúng được tạo ra, bản chất của đồ

vật được thể hiện, cũng như chức năng của đồ vật

được sử dụng và trưng bày. Về mặt nguyên tắc, một

bức chân dung hầu như luôn cần có sự hiện diện của

một người cụ thể. Để vẽ một bức chân dung, đòi hỏi

sự tiếp xúc trực tiếp giữa nghệ sĩ và chủ thể trong quá

trình sáng tạo, cho dù là nhân vật trong tưởng tượng

hay truyền thuyết, các bậc thầy vẽ chân dung cổ điển

cũng luôn lấy một hình mẫu từ người thật. Tuy nhiên, cho dù tác phẩm của họ dựa trên việc ngồi mẫu trực họa hay làm hình mẫu cho một nhân vật tưởng tượng, thì việc thực hành vẽ chân dung vẫn gắn chặt với sự

hiện diện tiềm ẩn hay rõ ràng của đối tượng đó. Lúc

này, ngoài tấm gương thông thường theo nghĩa đen là nắm bắt đặc điểm bên ngoài, người họa sĩ cũng phải

tìm hiểu rất kĩ tính cách, nội tâm, sở thích và lối sống của nhân vật đó. Để cụ thể và sâu hơn, việc thêm vào những tĩnh vật liên quan đến người mẫu cũng góp phần không nhỏ vào tác phẩm chân dung đó.

Cuộc đời của người mẫu trong bức tranh "Ngọc" này

khá thú vị, có những lúc cô bị mắc kẹt bởi ham muốn, vì có quá nhiều điều cô muốn làm, quá nhiều thứ cô yêu thích. Làm thế nào để tập trung vào chỉ một việc suốt đời? Điều này quá khó! Vì thế, người phụ nữ đã lựa chọn hai cách trong đời mình, một là thực hành lối sống thiền định, hai là yêu hoa ly trắng.

Ngôn ngữ của loài hoa này là tình yêu thuần khiết, sự

thuần khiết quý phái đáng kinh ngạc, sự quyến rũ độc

lập mà không cần có sự đồng hành nào khác. Cánh hoa trắng như tuyết và nhị hoa vàng như ánh nắng, cả về

mặt thị giác lẫn cảm xúc, nó mang lại cho con người

cảm giác tươi mới và thuần khiết. Nếu một người phụ nữ đặc biệt thích hoa ly trắng, thì đó là một người có

trái tim vô cùng trong sáng, đầy tò mò và yêu thích

thế giới, đồng thời tràn đầy niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. Người phụ nữ như vậy có tính cách sôi nổi mà trầm lặng, quyết liệt mà dè dặt, ở nhà có đức hạnh

và ngoài đời có trắc ẩn, có tấm lòng bao dung trong sáng, chân thành với đời và với người, không quan tâm đến sự hơn thiệt bản thân và luôn hòa thuận với thế

giới xung quanh. Đó cũng là người có tính cách độc lập và tự do, sẵn sàng tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh và tận hưởng sự giao tiếp giữa bản thân và trái tim mình, có những hiểu biết sâu sắc và cách suy nghĩ độc đáo, luôn duy trì mức độ bình tĩnh và khách quan nhất định khi đối mặt với những khó khăn cuộc sống, đồng thời thể hiện bản thân một cách bình tĩnh và tự tin. Phụ nữ thích hoa ly trắng có nội hàm riêng, như loài hoa này, họ cũng luôn tỏa ra sức quyến rũ vô hạn ở mọi nơi.

Bức tranh "Ngọc" và "Cát" là hai bức chân dung họa sĩ Nguyễn Thu Hà vẽ cùng một nhân vật. Cô gái ấy là Ngọc. Nhưng Ngọc, hay Cát không đơn giản là những gì mà người xem có thể nhìn thấy ở bề ngoài tác phẩm, đó còn là những chiều kích khác nhau bên trong một con người và cả sự chi phối từ những yếu tố bên ngoài. Khi họa sĩ và nhân vật tiếp xúc đủ sâu để có những tâm giao, chân dung nhân vật cũng được hình thành một cách tự nhiên như nhiên.

Nếu ở "Ngọc" – Bức chân dung mang một màu xanh ngọc dìu dịu từ ánh sáng, tới sắc xanh của hoa và phối cảnh nền, muốn kể về hành trình tìm ra thứ ánh sáng mang đến bình an từ tận sâu bên trong của cô gái tên Ngọc… thì "Cát" lại hàm ý một thế giới vật chất tưởng như phù phiếm bao trùm lên nhân vật. Cát là hạt cát bé nhỏ, ngọc trai bắt đầu được hình thành từ đấy, Cát cũng là niềm vui, những món đồ trang sức vốn là vật ngoài thân nhưng lại có thể mang đến cho người ta những niềm vui tức thì, rất thực mà cũng mơ hồ. Vậy

phù phiếm có còn là phù phiếm, khi một hạt cát được đặt đúng chỗ có thể tạo ra giá trị, khi một niềm vui

khởi lên cũng đủ làm đẹp cho đời?

Đấy là muôn dáng vẻ của một con người, cũng là muôn mặt của cuộc đời.

Ngọc 90cm x 90cm
Cát, 54cm x 75cm , 2024

vẽ bức chân dung này, họa sĩ đã nhớ đến

những câu thơ của Stevenson, một nhà thơ

người Mỹ nổi tiếng, Stevenson đã mô tả cách để

nhận biết một con sáo đen mà họa sĩ rất thích.

Để nhận thấy một con sáo đen

hãy nhìn vào thứ duy nhất chuyển động

đó là đôi mắt

Đôi mắt quay tròn trong gió lạnh

Người đàn ông và con sáo là một

người đàn ông và quý cô và con sáo là một

Dòng sông đang chuyển động

Con sáo đen đang bay

Trời tối suốt buổi chiều

Mưa đang rơi

Và gió đang lạnh… Con

Các triết gia đã bàn luận rất nhiều về những câu thơ này, họ nói đây là bài thơ thể hiện cách nhìn về tĩnh vật, Stevenson viết trong lúc đang say, nghe có vẻ kì lạ. Thật khó để mô tả một cái gì đó bằng ngôn ngữ. Và khi ngôn ngữ nói bất lực, thì phải trông chờ vào hội họa, màu sắc sẽ giúp chuyển tải thông điệp.

Họa sĩ Nguyễn Thu Hà đã hoàn thành bức vẽ này vào buổi chiều Chủ nhật, khi Hà Nội đón nhận những trận gió mùa đông bắc cuối cùng, mang theo mưa nhỏ và gió lạnh. Trong bức vẽ, họa sĩ mô tả một quý cô trang nghiêm, đội chiếc khăn choàng lụa mịn xanh ngọc, ánh lam tràn ra nền hoà với tone trầm của màu.

Cũng giống như các bức vẽ chân dung trong hội họa cổ điển từ thế kỉ 16, chân dung quý cô bao giờ cũng là một cặp, trong đó quý cô sẽ được sắp đặt ở phía bên phải và quay mặt về hướng bên trái, phía được coi là của người đàn ông mà cô dành trọn trái tim. Ở bức vẽ này, vẻ trang nghiêm của cô được thể hiện qua ánh mắt trang nghiêm nhưng trìu mến, hướng về con sáo nhỏ đậu trên cành.

Con sáo đen và quý cô là một cặp.

Có lẽ quý cô ấy cũng đang hướng về tình yêu, giao đãi với nó, với điều gì đó giản dị nhỏ bé, dễ thương nhưng lại rất khôn ngoan như chú chim sáo nhỏ này...

Tác

phẩm sâu sắc và khó hiểu nhất trong toàn bộ triển lãm, thoát ly khỏi chân dung thuần tuý và giàu sức tưởng tượng

nhất, đó là tác phẩm “Khoảnh khắc yêu thích của bác sĩ”. Đây

là một tác phẩm ẩn dụ. Sau giờ làm việc, bác sĩ trong bộ quần áo

bụi bặm thường ngày, ngồi bệt xuống đất, khuôn mặt biểu hiện

sự mệt mỏi nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh nắng chiều như chao đảo

ập vào căn phòng nhỏ.

Trong bức chân dung này, sẽ chẳng tìm thấy bác sĩ đâu cả, không

thấy những hình ảnh quen thuộc như bác sĩ trong bộ áo choàng

trắng, đeo ống nghe, không thấy bệnh nhân và giường bệnh. Hình ảnh duy nhất về bác sĩ là chiếc áo blouse mệt mỏi treo vội trên khung cửa. Có sự xuất hiện của chiếc đồng hồ đeo tay.

Những con số chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây liên tục đập, không ngừng đập và không ngừng thay đổi, nhưng cũng lặp đi lặp lại rất nhàm chán. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể phản ánh một

ý nghĩa nào đó. Ví dụ: “5:00:00” là thời điểm yêu thích của bác sĩ. Không có gì đặc biệt cả, bác sĩ chỉ thích nó thôi, có thể đấy là thời điểm bác sĩ được trút bỏ sứ mệnh công việc, đặt sang một

bên sự nghiệp và trách nhiệm, để trở về với cuộc sống thực của

chính mình, với tình yêu, niềm đam mê, sở thích. Khung cửa sổ phòng làm việc có số lần mở hiếm hoi này là một sự kết nối giữa

mơ và thực, là khoảng sáng tự nhiên hiếm hoi trong căn phòng xây từ thời Pháp thuộc.

Với tư cách là khán giả, để hiểu bức tranh, thì khán giả phải đặt

mình vào tâm thế của bác sĩ ở trong căn phòng đó, đặt mình vào

địa vị họa sĩ, để trải nghiệm cảm giác của bác sĩ và họa sĩ đã trải qua, từ đó thấy được ý nghĩa đằng sau những con số trên chiếc

đồng hồ...

Khoảnh khắc yêu thích của bác sĩ

Chân dung là một thể loại nghệ thuật khổng lồ, cho phép họa sĩ cũng như người yêu tranh tập trung

vào các khía cạnh khác nhau của thực hành xã hội, tâm lí

và nghệ thuật. Vẽ chân dung, trên thực tế cũng giống như

“tấm gương” phản chiếu, nếu nhìn gương từ những góc

độ khác nhau, những gì nhìn thấy trong gương sẽ khác và

rất thay đổi. Truyền thuyết về những chiếc gương thần, có thể soi được bản chất và tâm can của con người đó. Gương như chiếc màn hình để nhận dạng khuôn mặt, yêu cầu người được nhận diện thực hiện một số hành

động (chớp mắt, quay đầu, cúi hay ngửa) để bổ sung

thông tin nhận dạng. Triển lãm “Chân dung màu nướcSự soi chiếu qua những tấm gương” cũng vậy.

Với tổng số 27 bức chân dung, họa sĩ Nguyễn Thu Hà đã kể nhiều những câu chuyện, qua đó nói về nhiều chủ đề

khác, như gia đình, tình yêu, hạnh phúc, thậm chí là sự cô đơn..., cho đến các vấn đề của đời sống xã hội ở những bối cảnh và điều kiện khác nhau.

Ở cuối phòng triển lãm là một cửa sổ có tấm kính trong suốt. Đó cũng như một chiếc gương tự nhiên. Toàn bộ cửa sổ là một tác phẩm. Tác phẩm này được trưng bày trong cùng một khung cảnh, đó là bức chân dung cuộc sống có thực, nó không thể bị làm cho méo mó. Bức chân dung người đàn ông già nua đội mũ len ở bên trái cửa sổ, đối diện là bức tranh người phụ nữ trẻ xinh đẹp ở cuối tường bên phải, như gợi nhớ lại tình yêu và cuộc sống cả trong quá khứ và tương lai, cũng như các mặt đối lập khác, đồng thời mang ý nghĩa kết nối cái trước và cái sau.

Bé Vy

38cm x 56cm

2024

Đại sứ thương hiệu

38cm x 56cm

2024

Nói chung, có thể nhìn nhận từng bước đi trên con đường thay đổi khác nhau của các bức chân dung, để thấy một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của một người phụ nữ tìm lại được chính mình trong hội họa. Những năm tháng tuổi trẻ cho họa sỹ sự trải nghiệm của cuộc đời, để giờ đây, cô bước vào giai đoạn chiêm nghiệm, mở lòng và ghi nhận lắng sâu hơn những cuộc đời khác thông qua những tác phẩm trong triển lãm.

Tuổi dậy thì 3 38cm x 56cm 2024
Trông em 54cm x 75cm

38cm x 54cm

x 41cm

x 41cm

Giai điệu xanh

Nội dung

Nhạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Phúc

Biên tập

Yên Khương

Trình bày

Huyền Đinh

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.