Kiến trúc môi trường - Phân tích đánh giá giải pháp kiến trúc công trình thân thiện môi trường

Page 1


PHẦN I INDUS LIBRARY | GIỚI THIỆU

CÔNG TRÌNH |


1. TRUNG TÂM HỌC LIỆU −

Trung tâm học liệu là công trình văn hóa phục vụ nhu cầu giải trí, học tập, nghiên cứu và truy cập thông tin.

Trung tâm học liệu thuộc thể loại thư viện chuyên ngành phục vụ cho sinh viên, giảng viên,giáo sư, nhà nghiên cứu v.v... thuộc các chuyên ngành của trường Đại Học Cần Thơ

2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH −

Công năng: Trung tâm học liệu đại học Cần Thơ

Địa điểm: Khuôn viên trường đại học Cần Thơ

Diện tích khu đất: 2400m2

Mật độ xây dựng: Yêu cầu <= 80%

Số tầng cao của công trình: Giới hạn không quá 3 tầng (Không hầm và bán hầm)

Họa đồ vị trí khu đất xây dựng:

PAGE 1


3. THUYẾT MINH CÔNG TRÌNH −

Trung tâm học liệu được thiết kế theo khái niệm mở (Phòng đọc được quan niệm là khosách mở có cổng từ để quản lý, các đầu sách được mã hóa, số hóa để tiện quản lý sách bằng công cụ và thiết bị điện tử).

Công trình được thiết kế theo chủ nghĩa công năng đề cao dây chuyền hoạt động trong thư viện mà quan trọng nhất đó là khối phòng đọc. Khối phòng đọc là ưu tiên lớn nhất trong việc bố trí các không gian chức năng để có thể tận dụng tối đa được việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên trong công trình, hạn chế việc tiêu thụ sử dụng năng lượng điện.

Công trình được nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu thiết kế mang tính văn hóa cao với việc sử dụng các vật liệu thông dụng có sẵn của địa phương như lam bằng gỗ, cửa lá sách, ngoài ra bê tông trần cũng là 1 vật liệu hiệu quả trong xây dựng thấp ở Việt Nam hiện tại và có đặc tính bền dưới khí hậu địa phương…

Với điều kiện khí hậu của thành phố Cần Thơ đó là nắng nóng và mưa nhiều thì việc bố trí hành lang và tường 2 lớp là không thể thiếu. Bên cạnh đó các khoảng thông tầng của phòng đọc giúp điều hóa không khí bên trong công trình đồng thời tạo nên khoảng không để giúp cho đọc giả thư giãn mắt khi đọc sách trong thời gian dài.

Do trường đại học Cần Thơ là một ngôi trường có lịch sử lâu đời do đó các mảng cây xanh và các hàng cây lâu năm có độ che phủ bóng mát lớn cho nên trong thiết kế tận dụng tối đa các mảng tường để khai thác view nhìn cảnh quan cho công trình.

PHỐI CẢNH CÔNG TRÌNH

PAGE 2


4. BẢN VẼ CÔNG TRÌNH

PAGE 3


PAGE 4


PHẦN II PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ||

PAGE 5


1. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC NHÓM 1: ĐỊA ĐIỂM BỀN VỮNG 1.1. Lựa chọn khu đất: −

Khu đất nằm thuộc khuôn viên trường đại học Cần Thơ và hiện trạng khu đất cũng là trung tâm học liệu của trường đại học Cần Thơ hiện hành. Để có thể đáp ứng nhu cầu đọc và tra cứu tài liệu của sinh viên và giảng viên của trường, trung tâm học liệu hiện tại sẽ được thiết kế mới lại với tiêu chí chí của một trung tâm học liệu mở hiện đại, đảm bảo được dây chuyền công năng phục vụ đối nội và đối ngoại và vừa phù hợp với yếu tố văn hóa bản địa của vùng sông nước Cần Thơ.

Bên ngoài khuôn viên trường, khu đất của trường đại học Cần Thơ tọa lạc tại đường 3/2 phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều Tp Cần Thơ. Đây được xem là khu vực có lịch sử lâu đời và là khu vực với nhịp sống năng động của Cần Thơ với trục đường lớn 3/2 được xem như là trục đường huyết mach với rất nhiều các trung tâm dịch vụ và giải trí cùng với các trung tâm công động y tế,.. Góp phần kết nối các cộng đồng dân cư của Cần Thơ có thể kể đến trong phạm vi 800m như: Chuỗi các quán cafe sinh viên và ăn uống như: The coffee house, Kichi Kichi, Các quán trà sữa,… Các cửa hàng thiết bị điện tử di động như: Thegioididong, viettel,.. Các cửa hàng tiện lợi như Vinmart, Bách hóa xanh,.. Và khu chợ Xuân Khánh với lịch sử lâu đời ở nội ô TP Cần Thơ. Các cây ATM và Ngân hàng lớn và Bưu điện tiện lợi cho việc giao dịch như Agribank, Sacombank,.. Các bệnh viện lớn như Bệnh viện tim mạch Cần Thơ, Bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ, và các cửa hàng thuốc tây trên trục đường 3/2 Công trình tôn giáo tin ngưỡng như Chùa Quang Đức, Chùa Bửu Trì, nhà thờ Tham Tướng. Hội trường Rùa trong khuôn viên trường đại học Cần Thơ nơi diễn ra các hoạt động truyền thống của trường.

Bên trong khuôn viên của trường, khu đất nằm ở vị trí thuận lợi cho đối tượng sử dụng là sinh viên và giảng viên của trường, với 3 mặt tiền và nằm gần với công ra vào II của trường đại học Cần Thơ và bãi xe sinh viên và giảng viên, cán bộ nhà trường điều này khiến cho việc thiết kế giao thông tiếp cận vào công trình rất dễ dàng.

PAGE 6


Công trình dịch vụ thiết yếu trong phạm vi 800m

1.2. Thiết kế khu đất: Phân tích khu đất: −

Khu đất có diện tích 2400m2

Mật độ xây dựng <= 80%

Khu đất hình chữ nhật có trục quay về hướng Đông Bắc – Tây Nam cũng đồng thời trùng với hướng gió chính của thành phố Cần Thơ

Khu đất có 3 mặt tiền phía Đông Bắc là cạnh ngắn khu đất gáp với trục đường nội bộ lớn dẫn từ công trường đại học Cần Thơ ngang 10m. với 2 hàng cây lớn tuổi chạy dọc con đường và có 1 mảng xanh lớn đó là vườn bàng của trường che bóng mát cho khối nhà của Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Phía Tây Nam cạnh ngắn còn lại của khu đất giáp với 1 con đường nội bộ nhỏ con đường này hiện tại được sử dụng để làm đường xuất và nhập các đầu sách vào trung tâm học liệu, gần đó là bãi xe giảng viên và cán bộ nhà trường. Cùng với đó là khối

PAGE 7


công trình nhà điều hành của trường và 2 khối nhà học D1 và D2 cao trên 6 tầng lầu góp 1 phần trong việc hạn chế ánh nắng hướng Tây vào khu đất. −

Phía Tây Bắc cạnh dài của khu đất là 1 công viên cây xây của trường nơi tập trung rất nhiều các hoạt động vui chơi và thể thao của sinh viên vào buổi chiều, được quy hoạch với các tiểu cảnh hòn non bộ, cây xanh, mặt nước rất đẹp

Phía Đông Nam giáp với 1 con đường nội bộ chạy song song với con đường 3/2 dẫn 1 vòng khuôn viên trường được ngăn cách với bãi xe sinh viên bằng 2 hàng cây lâu năm cùng với hàng cây trên vỉa hè trên đường 3/2 khiến cho công trình gần như tách biệt hoàn toàn với khói bụi ô nhiễm không khí và tiếng ồn bên ngoài,

Có thể thấy khu đất có rất nhiều hướng có thể khai thác về mặt hướng nhìn cùng với độ che phủ lớn của các cây lâu năm và công trình hiện hữu là 1 điều kiện thuận lợi để thiết kế 1 trung tâm học liệu mở, có thể dễ dàng tận dụng được thông gió và chiếu sáng tự nhiên trong thiết kế.

Khu đất có địa hình bằng phẳng được quy hoạch chung với quy hoạch của khuôn viên trường do đó phần diện tích bề mặt xi măng hóa còn ít đa số là các mảng cỏ xanh và cây cây xanh bóng mát.

Giao thông khu đất (Ảnh vệ tinh)

PAGE 8


1.3. Hiệu ứng đảo nhiệt: Phương án cũ

Mặt bằng mái

Mặt cái mái

Phương án cải tạo chống lại hiệu ứng đảo nhiệt và tăng Albedo cho phần mái nhà −

Sử dụng vật liệu làm phần mái bằng beetoong GGBS. Đây là một loại vật liệu mới được sản xuất để làm giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu.

Tích hợp thêm trồng cây trên mái tạo phần “mái xanh”. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, mái “xanh” mang lại rất nhiều lợi ích. Lớp cây trồng trên mái giúp bảo vệ mái nhà khỏi sức nóng mặt trời, tia cực tím... giảm thiểu tác động của sự thay đổi nhiệt độ giữa đêm và ngày tác động lên lớp chống thấm và do đó, giúp kéo dài tuổi thọ của mái. Mái “xanh” giúp giảm nhiệt lượng truyền từ mái vào bên trong công trình, giúp công trình mát mẻ hơn và do đó, giảm yêu cầu sử dụng máy lạnh trong công trình. Khi có mưa, lớp đất trồng sẽ hấp thu và giữ nước mưa, dùng nước mưa đó để giúp cây phát triển, giúp tiết kiệm nước tưới tiêu, đồng thời có thể tận dụng nước mưa mà không cần phải đầu tư nhiều vào hệ thống thu và lưu trữ nước mưa. Về mặt đô thị, mái nhà phủ cây xanh sẽ đem lại vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị, góp phần đưa thiên nhiên gần lại với con người. Các cây trồng trên mái giúp giảm nhiệt độ mái nhà, qua đó giảm nhiệt độ chung của thành phố. Các cây này còn có tác dụng làm trong sạch bầu không khí, hấp thu tiếng ồn, tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho cư dân đô thị.

Lắp đặt hệ thống các tấm panel sử dụng nguồn năng lượng mặt trời vừa giảm tác động của công trình đến môi trường vừa làm mát và bảo vệ hạ tầng của mái nhà.

Phương án sử dụng diện tích phần mái công trình:

PAGE 9


Kết cấu mái xanh: −

Mái phẳng đánh dốc 0-5o vào hệ thống máng thu nước mưa.

Xây thêm một lớp tường bao xung quanh cao 600mm mái để chặn đất

3 lớp cơ bản Lớp thảm thực vật, Lớp Chất trồng, Lớp thoát nước. Cụ thể gồm:

PAGE 10


Lớp beetoong mái nhà -> Lớp Waterproof chống thấm -> Lớp Protection bảo vệ -> Lớp VersiCell vỉ thoát nước & chống ngập úng mái sân vườn.Được làm bằng nhựa cứng, chịu tải trọng cao, có ngàm âm dương theo cả hai chiều ngang và đứng nên dễ dàng lắp trên bề mặt sàn và tường -> Lớp Geotextile: Lớp vải địa kỹ thuật là một loại chất liệu được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, có sức chịu kéo, độ dãn, độ bền cao, có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước, ngăn cho tầng đất, cát phía trên không rơi xuống các lỗ thoát nước của VersiCell gây nghẽn hệ thống thoát nước. -> Lớp Sand Lớp cát lọc lại phần đất sét, ngăn không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa giúp thoát nước tốt hơn. -> lớp đất trồng -> Lớp thảm cỏ.

Lắp đặt pin mặt trời: −

Chọn hướng lắp đặt pin mặt trời: Để có thể thu được nhiều năng lượng nhiệt nhất nên đặt tấm pin mặt trời theo hướng Tây.

Độ nghiêng: Nên đặt với góc nghiêng vuông góc với tia nắng.

1.4. Nước mưa chảy tràn: −

Các phần diện tích bề mặt không thấm nước: Phần đất trồng cỏ - Phần sàn lát gạch hở - Phần mái xanh

PAGE 11


Thảm cỏ - Gạch lát hỏ - Mái xanh _________________________________________________________

NHÓM 2: NĂNG LƯỢNG 2.1. Thiết kế thụ động: Mặt đứng hướng Đông và Tây −

Diện tích mặt đứng hướng Tây ≈ 390m2

Diện tích mặt đứng hướng Đông ≈ 406m2

Tổng diện tích mặt đứng ≈ 2000m2

Ta có (ST+SĐ)SCT = (390 + 406)/2000 ≈ 0.398

Vậy tổng diện tích mặt đứng hướng Đông và mặt đứng hướng Tây chiếm gần 40% tổng diện tích mặt đứng toàn công trình.

Giải pháp đơn giản nhất để có thể cải thiện thiết kế : Xoay hướng công trình sao cho trục Đông Tây gần với trục chính của công trình nhất nhưng tối đa cũng chỉ được 35%.

Tỷ số diện tích cửa sổ và tường: - Tỷ số diện tích cửa sổ và tường hướng Tây 50% Tuy nhiên trong thiết kế có sử dụng hành lang và lớp lam che nắng nên tỷ số diện tích giảm lại còn 25% - Tỷ số diện tích cửa sổ và tường hướng Đông 15%

PAGE 12


Kết cấu che nắng: −

Để có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên nên mặt đứng hướng Bắc và hướng Nam của công trình không dùng quá nhiều các thiết kế trong việc che nắng, để có thể tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên vào trong khối đọc nhiều nhất có thể. Tuy nhiên biện pháp xử lý tường và kính răng cưa giúp giảm diện tích bề mặt tiếp xúc và góc tới của tia sáng mặt trời cùng với đó là hàng ovan chạy theo các ô cửa kính 1 phần nào đó giảm tác động của thiên nhiên như nước mưa và ánh nắng vào mặt đứng công trình.

Thiết kế chú trọng nhiều vào phần xử lý nắng hướng Tây với kết cấu tường 2 lớp, lớp vỏ bao che bên ngoài sử dụng lam ngăn cách với tường bên trong bởi phần hành lang tạo nên 2 lớp bảo vệ cho khối đọc bên trong

Phần mặt đứng hướng Đông do chủ yếu bao gồm các không gian kho sách, không gian phụ nên không chú trọng nhiều lắm vào việc thiết kế bao che mặt đứng. Các cửa sổ mở được thiết kế tối giản để có thấy lấy vừa đủ lượng ánh sáng tự nhiên. Phần lối vào nhập hàng được khoét vào trong để tạo bóng mát.

Tường 2 lớp – Tường kính răn cưa – Ô cửa sổ hướng Đông

PAGE 13


2.2. Vỏ công trình Truyền nhiệt tường và mái Các giải pháp sử dụng bên trong công trình: −

Tường ngoài cách nhiệt

Lớp lam chắn nắng ở phía Tây được tạo hình dựa trên ý tưởng các bụi tre của thành phố Cần Thơ

Phần mái xanh vừa chống nhiệt vừa tạo vẻ mỹ quan khi nhìn từ trên cao

Bức xạ mặt trời qua cửa sổ −

Sử dụng kết cấu kính hộp cách nhiệt LowE có hệ số bức xạ thấp.

Công dụng của kính cách nhiệt LowE: •

Khả năng khống chế nhiệt lượng, giúp giảm giá thành làm lạnh đặc biệt khi sử dụng kết hợp cho kính hộp. Lớp phủ Low-E phản xạ nhiệt trở lại nguồn của nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông.

Khả năng làm cân bằng ánh sáng mặt trời chiếu vào trong nhà. Điều này sẽ bảo vệ sức khỏe đôi mắt của chúng ta tốt hơn.

PAGE 14


Không gây chói mắt khi nhìn từ ngoài vào như kính phản quang nên hiệu quả thẩm mỹ cao

Nó giúp bảo vệ chống lại tia UV sự phai màu đồ nội thất.

Ngăn ngừa đọng sương trên bề mặt: kính hộp cách âm cách nhiệt bơm khí trơ hoàn toàn có thể tránh được khả năng ngưng tụ sương khi có sự chênh lệch cao về nhiệt độ, tạo độ thông thoáng và cải thiện tầm nhìn.

____________________________________________________

NHÓM 3: VẬT LIỆU BỀN VỮNG 3. Các vật liệu bền vững được sử dụng trong công trình Gạch không nung Xu hướng công trình kiến trúc xanh đang lan tỏa mạnh trên thế giới và cả ở Việt Nam. Điều này cũng lý giải phần nào cho việc tại sao người ta lại chuộng sử dụng các vật liệu xanh trong xây dựng. Những vật liệu xanh, trong đó có gạch không nung, vừa góp phần kiến tạo nên những công trình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường, lại vừa mang đến những lợi ích thiết thực. Gạch không nung ứng dụng trong công trình có thể đem đến các tác dụng như: −

Cách âm tốt

Cách nhiệt tốt, giảm tiêu thụ điện: Gạch block có hệ số dẫn nhiệt nhỏ nên cách nhiệt rất tốt và độ rỗng cao. Ngôi nhà của bạn sẽ tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện cho điều hòa vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông. Khi có cháy, tường xây bằng gạch block có thể chịu nhiệt tới 1.200 độ. Trong suốt 4 giờ đồng hồ tường nhà bạn sẽ được an toàn.

Độ bền cao: Gạch block có ưu điểm nổi trội là độ bền cao. Gạch cốt liệu có kết cấu bê tông có khả năng chịu lực lớn nhất trong các loại vật liệu không nung. Viên gạch xi măng cốt liệu thành phẩm có thể đạt cường độ nén hơn 20 Mpa.

PAGE 15


Tiết kiệm chi phí: So với gạch đỏ nung cùng kích thước, gạch không nung đang được bán với giá rất phải chăng.

Thân thiện với môi trường: Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của gạch không nung so với gạch đỏ. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung là: đá mạt xi măng và cát, tro bay, xỉ nhiệt điện đều là vật liệu thân thiện với môi trường.

Gỗ dán nhiều lớp đúc sẵn Được coi là loại gỗ của tương lai, vật liệu này có khả năng chịu nước tốt hơn và chắc chắn hơn các loại gỗ tự nhiên thông thường. Gỗ dán nhiều lớp đúc sẵn được sử dụng để hỗ trợ xây dựng các tòa nhà chọc trời và giúp giảm lượng khí thải carbon. Việc sử dụng nhiều hơn các sản phẩm từ gỗ và kết cấu bằng gỗ sẽ là một phần quan trọng trong định hướng lâu dài này. Ngày nay, gỗ công nghiệp cũng đang phát triển ngày càng đa dạng và được cải tiến không ngừng về chất lượng cũng như thẩm mỹ để trở thành giải pháp hoàn hảo thay thế gỗ tự nhiên hay nhiều vật liệu khác. Chính vì thế, sử dụng loại gỗ này không chỉ làm giảm tình trạng phá rừng mà còn khuyến khích trồng rừng, vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại lợi ích kinh tế. Gỗ là vật liệu bền vững trong xây dựng nói chung và thiết kế nội thất nói riêng. Hầu hết các hạng mục nội thất trong mọi không gian từ nhà ở đến văn phòng, các công trình công cộng,… đều có thể ứng dụng loại vật liệu này như: bàn, ghế, tủ, giá kệ…

PAGE 16


Trong tương lai, gỗ công nghiệp sẽ được sử dụng rộng rãi hơn nữa khi các loại cốt vật liệu an toàn cho sức khỏe được phát triển (có thể kể đến ván E0, E1) với các tính năng chống ẩm, chống cháy,… cùng nhiều loại bề mặt đa dạng như melamine, HPL, V Số, SGP,…

_______________________________________

NHÓM 4: NƯỚC 4.1. Tái sử dụng nước mưa Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm mưa nhiều, tài nguyên nước mưa dồi dàu vì thế trong thiết kế việc có thể tận dụng nguồn tài nguyên này đang là 1 xu thế của các công trình hiện nay, đem đến tác động tích cực cho môi trường sống. Mặt khác việc tái sử dụng nước mưa cũng đơn giản hơn rất nhiều so với việc khai thác các nguồn nước mặt hoặc nước ngầm. Mô hình tái sử dụng nước mưa trong công trình : −

Nước mưa qua bề mặt thấm nước trên mái sẽ được các lớp đất lọc 1 phần bụi bẩn sau đó qua hệ thống ống nước dẫn xuống bể chứa phía dưới công trình. Đồng thời nước mưa được lắng từ phần sân cảnh quan xung quanh công trình cũng được dẫn vào bồn chứa này.

Từ bồn chứa này nước được dẫn qua 1 bể lắng kế bên nước lúc này sau khi lắng đã tương đối sạch có thể dùng máy bơm để dẫn lên sử dụng cho các hoạt động tưới tiêu vệ sinh,.. cho công trình và phần sân cảnh quan.

PAGE 17


Để có thể tái chế thành nước sạch sinh hoạt thì cần thêm hệ thống máy lọc và 1 bể chứa được bố trí tại phòng kỹ thuật nước và theo hệ thống đường ống dẫn vào các thiết bị

Mô hình tái sử dụng nước mưa trong công trình

PAGE 18


4.2. Cảnh quan sân vườn Thiết kế Kiến trúc cảnh quan rất quan trọng đối với môi trường bởi nhiều lý do. Kiến trúc cảnh quan tập trung vào mối quan hệ giữa con người và môi trường. Các vấn đề về môi trường hiện nay đều có thể được giải quyết bằng việc trồng cây do đó việc thiết kế 1 sân vườn vừa có tác động tốt với môi trường vừa đem đến mỹ quan cho cho công trình và cộng đồng do đó việc thiết kế cảnh quan là vô cùng cần thiết. Giải pháp thiết kế cảnh quan đối với công trình:

PAGE 19


Các loại cây trồng được đề xuất sử dụng: −

Cây che bóng – Cây phủ nền – Cây trang trí

Cây bóng mát: Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng đẹp, chúng thường được trồng đơn, trồng thành khóm hay từng mảng phối hợp rất đẹp với các công trình kiến trúc đường phố, nhà ở.. như thông, lát hoa, đài loan tương tư, bàng, tếch…

Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu trưng bày trong nhà, trồng dàn leo…

Cỏ phủ nền. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh. Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm. Ở nước ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một số loại được nhập về trồng tại các sân thể thao. Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia vào việc giảm nhiệt độ tới 30C giữa nơi có trồng cỏ và đất trống.

__________________________________________

NHÓM 5: CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ 5.1. Thông gió tự nhiên Các giải pháp thông gió tự nhiên được áp dụng chủ yếu ở khối đọc bao gồm thông gió xuyên phòng nhờ cửa sổ và khoảng thông tầng tạo thông gió đối lưu. Phương án cải tạo đã thêm vào 1 lớp mái để tạo thông gió đối lưu.

PAGE 20


Thông gió trong công trình 5.2. Hạn chế phát thải VOC VOC là cụm từ viết tắt của Volatile organic compounds. Nó là các chất hữu cơ ở dạng rắn hoặc lỏng có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường. Theo báo cáo của Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association), VOC ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp, làm các cơ bị yếu đi. Khi ở mức cao hơn mức phơi nhiễm nhất định, một số VOC có thể gây ung thư và tổn thương hệ sinh sản. Một số hóa chất được tìm thấy trong những dòng sơn không tốt đã gây tác hại xấu đến thai nhi. Đề xuất để giảm thiểu phát thải VOC trong công trình Nước sơn: Nồng độ VOC được cho là an toàn trong sơn nhà:

Hàm lượng VOCs thấp Không chứa VOCs

Sơn gốc nước

Sơn gốc dầu và các loại sơn khác

<250g/L <5g/L

<350g/L

Ngoài ra, trong mùi sơn nhà tồn tại hơi chì và thủy ngân. Chì và thủy ngân là hai kim loại nằm trong danh sách các chất độc cực mạnh và nguy hiểm. Nó có trong sơn nhà có tác dụng làm mịn và lâu phai. Càng những màu sơn nóng gần về gam màu đỏ và vàng thì nồng độ chì và thủy ngân càng cao. Đề xuất các hãng nước sơn: Dòng sơn không mùi nội ngoại thất Nippon Odour-less cao cấp của Nhật Bản, Dòng sơn không mùi Dulux đạt nhãn xanh Singapore

PAGE 21


Sơn chống thấm: Sơn chống thấm có nhiệm vụ quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ ngôi nhà nhưng cũng như nước sơn khác trong thành phần của sơn chống thấm cũng chứa các chất gây hại cho đời sống con người vì thế cần lựa chọn loại sơn có nguồn gốc và đạt chuẩn chất lượng để đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Ở công trình này đề xuất sử dụng loại sơn chống thấm DOCONU. Là sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Được cấu tạo từ những thành phần không độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Hơn nữa, sơn chống thấm DOCONU còn sở hữu nhiều tính năng ưu việt và nổi trội 5.3. Chiếu sáng tự nhiên Các giải pháp chiếu sáng tự nhiên ở khối đọc công trình bao gồm : Chiếu sáng nhờ cửa sổ, khoảng thông tầng. Diện tích khu vực được chiếu sáng tự nhiên là tổng diện tích của khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ và giếng trời Lý thuyết cách tính

Khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ - Khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua thông tầng

PAGE 22


Tính diện tích chiếu sáng qua cửa sổ: Hwindow = 2600mm -> Chiều sâu ánh sáng vào trong công trình = 2600x2=5200mm -> Diện tích khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua cửa sổ là: 310m2

Tính diện tích chiếu sáng qua giếng trời: HCH = 3100mm -> Độ mở rộng của chùm sáng về các cạnh = 3100x0.7 = 2170mm −

Diện tích khu vực CSTN qua thông tầng lớn là: 96m2.

Diện tích khu vực CSTN qua thông tầng nhỏ là : 86m2

-> Diện tích khu vực được chiếu sáng tự nhiên qua thông tầng là: 182m2

PAGE 23


Tỷ lệ không gian sinh hoạt được chiếu sáng tự nhiên so với diện tích sàn là : (476/758)100 ≈ 63%

2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH Đánh giá qua các hạng mục: −

Nhóm 1: Lựa chọn khu đất : 8đ

Nhóm 2: Năng lượng : 8đ

Nhóm 3 : Vật liệu bền vứng: 4đ

Nhóm 4 : Nước : 2đ

Nhóm 5 : Chất lượng môi trường trong nhà : 3đ

Tổng điểm đánh giá: 25đ

________________________________________

PAGE 24


PHẦN III KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM ||

PAGE 25


Trước tiên là lời cảm ơn của em đối với thầy Trương Nguyễn Hoàng Long đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu về môn học cũng như cách để bọn em có thể vận dụng những kiến thức này vào thực tế. Qua môn học giúp em biết được tại sao phải cần thiết kế bền vững? thế nào là phát triển bền vững, và làm thế nào để có thể tạo nên 1 thiết kế bền vững trong công trình kiến trúc cùng với các tiêu chỉ để đánh giá một công trình kiến trúc bền vững. Qua các kiến thức kể trên giúp em có thêm những điều mà mình cần quan tâm trước khi bắt tay vào thiết kế một công trình. Người kiến trúc sư sau khi thiết kế xong công trình của mình không đơn giản là ân đoạn nghĩa tuyệt tất cả mọi thứ mà trong quá trình thiết kế chính công trình của mình đã đang và sẽ tạo ra các tác động đối với môi trường xung quanh có thể tiêu cực hoặc tích cực tất cả đều là ở cái tâm của người thiết kế. Cần phải biết quan sát thực tế và tôn trọng môi trường sống của mình vì sau tất cả chỉ có môi trường là tồn tại vĩnh viễn. Các kiến trúc hướng về môi trường không phải chỉ vừa mới xuất hiện gần dây mà nó đã bắt đầu từ trước bởi các kiến trúc sư nổi tiếng chính vì thế việc nghiên cứu thiết kế kiến trúc bền vững không chỉ là thái độ tôn trọng đối với môi trường sống mà còn là để không bị tuột hậu lại so với thời gian. Lời chân thành cảm ơn vì mọi thứ.

PAGE 26



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.