TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Thuyết minh tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.KTS. Nguyên Hạnh Nguyên SVTH: Phạm Quốc Huy MSSV: 165 1020 0926
Mục
c lục A
B C D E F
Giới thiệu
01. Lý do chọn đề tài a) Vấn đề của trẻ em hiện nay b) Vấn đề của đô thị Huế c) Bối cảnh khu đất 02. Từ vấn đề đến giải pháp 03. Mục tiêu thiết kế a) Đối với người dùng b) Đối với bối cảnh khu đất hiện hữu
Tr 8
10 14
Sự cần thiết của đề tài
01. Giá trị về sự sáng tạo của trẻ em trong tương lai 02. Sự cần thiết của đề tài
Đánh giá hiện trạng khu đất 01. Vị trí khu đất 02. Phân tích hiện trạng khu đất a) Giao thông b) Biểu đồ biểu kiến mặt trời c) Biểu đồ hoa gió d) Cây xanh - mặt nước e) Tầm nhìn 03. Giá trị của khu đất
22 26
32
Nhiệm vụ thiết kế 01. Cơ sở tính toán dữ liệu 02. Nhiệm vụ thiết kế
38 42
Ý tưởng thiết kế 01. Ngôn ngữ bối cảnh a) Tầng cao b) Màu sắc c) Đường nét 02. Mục tiêu thiết kế 03. Ý tưởng thiết kế “Trước rừng sau phố” 04. Từ ý tưởng đến giải pháp 05. Phân tích phương án chọn
46
Phương án thiết kế
61
47 48 50 54
Tr. 6 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
A Giới thiệu
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 7
01.
Lý do chọn đề tài
a) Vấn đề của trẻ em hiện nay Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số 4.0 giúp chúng ta tiếp cận thông tin và kiến thức một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, cũng chính vì sự phát triển quá nhanh đó mà trẻ em, những hạt giống của tương lai với sự phát triển chưa toàn diện về thể chất cũng như nhận thức tiếp cận công nghệ theo
hướng chưa đúng đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Và đáng nói nhất đó chính là sự kìm hãm sức sáng tạo của trẻ trong “màn hình điện thoại”. Bên cạnh đó, còn dẫn đến “sự mất kết nối” giữa: trẻ em với trẻ em, giữa trẻ em với môi trường tự nhiên, giữa trẻ em với gia đình và hơn hết là sự mất kết nối của cộng đồng.
Tr. 8 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
b)Vấn đề của đô thị Huế Huế hiện nay, đã và đang là một đô thị di sản, chú trọng hơn hẳn về bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch di sản. Chính vì vậy mà các công trình dành cho trẻ em bị thiếu hụt sự quan tâm. Tuy có nhiều mảng xanh nhưng với khí hậu và thời tiết tại Huế, dường như không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ em thành phố.
c) Bối cảnh khu đất 01. Vị trí khu đất hiện tại có sự xuất hiện của Nhà văn hóa thiếu nhi (xây dựng năm 1975), là một điểm đến quen thuộc của trẻ em thành phố trong bán kính 5km. 02. Bối cảnh cây xanh - măt nước hiện hữu tại khu vực, mảng xanh hai bên bờ Hương giang góp phần kích thích trẻ em hoạt động “bên ngoài chiếc điện thoại” nhiều hơn. 03. Vị trí khu đất là sự giao thoa của cũ - mới, lịch sử - tương lai. TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 9
02.
Từ vấn đề đến giải pháp Trẻ em ngày nay được tiếp cận với công nghệ khá sớm và từ đó sinh ra nhiều vấn đề mà các chuyên gia cũng như các bậc phụ huynh luôn phải tìm cách khắc phục. Trung tâm phát triển sáng tạo dành cho trẻ em là một trong những biện pháp có thể giúp trẻ em đẩy lùi quá trình tiến hóa ngược và phát triển toàn vẹn hơn về măt thể lực cũng như trí lực. Với xu hướng là một trung tâm văn hóa kiểu mới, đó là sự tích hợp của nhiều yếu tố công trình văn hóa khác như: bảo tàng, trung tâm khám phá, trung tâm nghiên cứu, thiên văn,... giúp trẻ em có được cái nhìn toàn vẹn về sự vật, sự việc; và từ đó giải quyết được một phần nào đó của thực trạng trẻ em thế hệ 4.0. Từ vấn đề trẻ em và công nghệ, có thể rút ra được những vấn đề như sau: • Sự mất kết nối giữa trẻ em với trẻ em • Sự mất kết nối giữa trẻ em với thiên nhiên • Sự mất kết nối giữa trẻ em với phụ huynh • Sự mất kết nối cộng đồng Và những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề.
Tr. 10 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Từ vấn đề 1:
Sự mất kết nối giữa trẻ em với trẻ em Công nghệ đã làm trẻ em kết bạn với chiếc màn hình phát sáng hơn là những bạn bè đồng trang lứa, từ đó sinh ra sự vô cảm, sự thiếu tương tác giữa trẻ và trẻ. Giải pháp được đề xuất chính là nếu các nhà văn hóa, cung thiếu nhi truyền thống chỉ tập trung dạy học và sinh hoạt văn hóa cơ bản như “chơi trò chơi vòng tròn” thì sẽ không đủ sức hấp dẫn trẻ em ở thời đại ngày nay. Sự ra đời của một trung tâm phát triển sáng tạo sẽ
phải vượt lên “truyền thống“: Tạo được sân chơi sáng tạo và đa dạng, kết hợp các tổ hợp vận động như: xích đu forest swing, lưới leo,.. Liên kết trẻ với trẻ bằng các hoạt động biểu diễn, tích hợp cùng công nghệ (điều mà trẻ em ngày nay đang được hấp dẫn): Trình diễn lịch sử dựa trên VR (thực tế ảo) đã đươc mô phỏng trước đó,..
Từ vấn đề 2:
Sự mất kết nối giữa trẻ em với thiên nhiên Mất kết nối với tự nhiên không còn là vấn đề của đô thị, việc rời xa mảng xanh hiện nay chính là thiếu sót lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Việc vui chơi cùng thiên nhiên theo nghiên cứu của Van den Bosch & Sang (2017) có tác động rất tích cực đến phát triển sức khỏe tâm thần của trẻ. Vì thế giải pháp được đưa ra
chính là tạo được một sân chơi, tận hưởng mảng xanh cây cối, kết hợp cùng các dụng cụ, nội thất sáng tạo và tạo ra các không gian liên tục đóng mở với mảng xanh để thu hút trẻ chứ không chỉ đơn thuần là trồng cây gây rừng.
Tr. 12 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Từ vấn đề 3:
Sự mất kết nối giữa trẻ em với phụ huynh Công nghệ nếu được sử dụng theo hướng tích cực và trẻ em được kiểm soát sử dụng công nghệ hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều không thể kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của trẻ, từ đó dẫn đến trẻ em tiếp cận với các nguồn thông tin tiêu cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân cách của trẻ. Liên kết của trẻ cùng công nghệ tiêu cực càng mạnh,
sự mất kết nối giữa trẻ với phụ huynh càng lớn. Chính vì thế, giải pháp được đưa ra chính là công trình phải tạo được không gian giao lưu giữa trẻ và phụ huynh (điều mà các trung tâm văn hóa đang thiếu). Các không gian đa phương tiện được hình thành, thư viện công nghệ mở để liên kết giữa phụ huynh và trẻ. Cùng nhau học, cùng nhau nghiên cứu và cùng nhau chơi là giải pháp mà công trình muốn hướng tới.
Từ vấn đề 4:
Sự mất kết nối cộng đồng Nếu ví 1 gia đình là một xã hội thu nhỏ thì sự mất kết nối trong gia đình chính là sự mất kết nối cộng đồng. Giữa trẻ với trẻ, các nhân tố có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhau thời gian dài đã khó kết nối bởi công nghệ thì tỉ lệ mất kết nối giữa các gia đình với nhau lại càng lớn hơn. Chính vì thế, công trình không chỉ chú trọng mỗi vào việc tăng sự tương tác giữa phụ huynh
và trẻ, mà còn phải tập trung vào việc đẩy mạnh sự giao lưu giữa cộng đồng với nhau. Sự ra đời của các không gian workshop, các không gian triễn lãm sản phẩm không chỉ giúp phụ huynh có thể tương tác với con cái, mà còn giúp các gia đình có sự tương tác với nhau.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 13
03.
Mục tiêu thiết kế a) Đối với người dùng Thế giới khoa học - nghệ thuật - công nghệ mang lại một sức hút riêng cho tất cả mọi người dù ở bất kì độ tuổi nào. Đối với trẻ em, được thay thế bằng việc vùi mình vào điện thoại sang trải nghiệm các hoạt động khoa học, khám phá vũ trụ và thế giới xung quanh là các không gian, môi trường mà các em chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến: • Cải thiện tình trạng nghiện công nghệ của trẻ em • Sử dụng công nghệ để giải quyết công nghệ giúp trẻ em phát triển theo hướng tích cực • Đảo ngược quá trình “tiến hoá ngược” do công nghệ • Kích thích khả năng phát triển, sáng tạo của trẻ trong thời 4.0 • Phát triển tư duy logic • Thúc đẩy sự tìm tòi, học hỏi thông qua công nghệ • Tương tác với nhau, với phụ huynh • Rèn luyện sức khoẻ và trí não • Giúp trẻ tự tin, năng động • Thay đổi cách nhìn về việc học của trẻ ở phụ huynh
Tr. 14 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
b) Đối với bối cảnh khu đất hiện hữu Huế là một đô thị di sản, việc xây dựng một công trình ngay tại trung tâm thành phố vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các kiến trúc sư có một cái nhìn, có một cách ứng sử đúng đắn với khu đất. Với mục tiêu “công trình phải được sinh ra từ khu đất”, đáp ứng và hòa hợp với bối cảnh, thiết kế phải đáp ứng được các tiêu chí: • Tôn trọng cảnh quan tự nhiên hiện hữu • Không phá vỡ bối cảnh hiện hữu (như tầng cao, đường nét kiến trúc) • Công trình mang nét hiện đại, không sao chép kiến trúc cũ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 15
B Sự cần thiết của đề tài
01.
Giá trị về sự sáng tạo của trẻ em trong tương lai 01. Những thay đổi nhanh chóng của thời đại hiện nay yêu cầu chúng ta rằng các vấn đề cần được giải quyết một cách sáng tạo. 02. Những gì giới trẻ đang học hỏi bây giờ chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời thời đại mà 75% nghề nghiệp hiện nay sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo trong tương lai. 03. Tất cả chúng ta đều liên tục học hỏi trong suốt cả cuộc đời, nhưng những kiến thức đó không đảm bảo rằng chúng ta sẽ giải quyết tốt các vấn đề sẽ gặp trong tương lai. 04. Chỉ có khả năng sáng tạo mạnh mẽ mới cung cấp được giải pháp phù hợp, tạo ra sự khác biệt giữa ta và thế hệ trí tuệ nhân tạo.
Tr. 18 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
02.
Sự cần thiết của đề tài Ken Robinson, chuyên gia sáng tạo người Anh, người phát biểu về lối tư duy “Đường thẳng” (Linearity) - Theo đó, mọi thứ trong cuộc sống diễn ra theo một trình tự định sẵn và cuối con đường sẽ là một kết cục trọn vẹn, yên ổn - ông cho đó là một nỗi ảm ảnh kìm hãm. Thực tế, cuộc sống này không phải đường thẳng- “Cuộc
sống mang tính hữu cơ (Organic)”- Nghĩa là cuộc sống và con người cần được phát triển theo đúng bản chất tự nhiên của nó. Vì vậy, để tạo ra một nơi mà đứa trẻ có thể hiểu được rằng bản thân nó là trung tâm còn không gian, công trình,… mang tính “cố vấn”, định hướng để trẻ tự do vui chơi hoạt động. Đó cũng là yếu tố cần thiết và cần được giải quyết ở các thực trạng đã nêu trên: • Trẻ con cần được vui chơi, tìm hiểu tự do những gì chúng thích, để thấy được chạy nhảy vui hơn cầm chiếc điện thoại. • Kiến tạo một không gian chơi thực sự phù hợp với nhu cầu giải trí, ngoại khoá. • Tạo ra không gian “chơi” mà học, học mà “chơi” giúp trẻ phát triễn những kĩ năng cần thiết.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 19
C
Đánh giá hiện trạng khu đất
01.
Vị trí khu đất a) Vị trí khu đất trong phường Vĩnh Ninh - Tp. Huế
Tr. 22 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Khu đất nằm trong phường Vĩnh Ninh - thành phố Huế, là tổng phân khu giáo dục của thành phố, nơi tập trung chủ yếu các hoạt động giáo dục và văn hoá. Nơi mà các viện, các trường hoạt động mạnh mẽ, tạo ra không khí giáo dục sôi nổi, tuy nhiên lại có phần áp lực do hiện trạng giáo dục hiện nay. Châm ngôn học mà chơi - chơi mà học lại không được chú trọng nhiều. Tổng phân khu giáo dục đang thiếu các công trình, các địa điểm vui chơi dành cho trẻ em trong khi đó cần thông qua việc vui chơi để phát triển trẻ nhỏ. Không chỉ ở khu vực này mà hầu như toàn thành phố đang thiếu các công trình dành cho trẻ em, điều này cho thấy việc phát triển dành cho lứa tuổi nhi đồng chưa được chú trọng. Hơn nữa, tại đây tập trung một số lượng trẻ em khá đông của khu vực, nơi đây còn là nền đất của “Cung thiếu nhi cũ”. • • - -
Diện tích khu đất: 50.000 m2 Vị trí: Phía Tây Bắc: giáp với đường Lê Lợi và bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế. Phía Đông Bắc: giáp với đường Phan Bội Châu và Trường THPT chuyên Quốc Học Huế. - Phía Nam: giáp với đường Nguyễn Huệ.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 23
b) Liên hệ vùng
Tr. 24 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Công trình văn hóa Công trình thương mại và các thể loại khác
c) Mật độ công trình văn hóa trong khu vực
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 25
02.
Phân tích hiện trạng khu đất a) Giao thông • Hệ thống giao thông không quá phát triển, phương tiện di chuyển chủ yếu tại đây là xe hai bánh. • Có thể tiếp cận khu đất từ trục đường chính là Lê Lợi và Nguyễn Huệ. • Tuy nhiên trục đường Ngô Quyền tiếp cận khu đất lại là trục đường tập trung nhiều trường tiểu học nhất (đối tượng chính sử dụng công trình), có thể đề xuất tiếp cận từ trục đường này. • Để kết nối với khu đất với Bờ Bắc (khu kinh thành huế, phố cổ,...) có thể tiếp cận bằng cầu Phú Xuân và Cầu Trường Tiền để đi vào đường Lê Lợi và Ngô Quyền. Trục đường có thể tiếp cận Các hướng tiếp cận khác và kết nối
Tr. 26 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
b) Biểu đồ biểu kiến mặt trời
Nhiệt lượng thấp <300 W/m2 Nhiệt lượng trung bình 300 - 600 W/m2 Nhiệt lượng cao >600 W/m2
• Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán cầu, lại mang tính chất cận xích đạo nên thành phố Huế được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ngày quyết định. • Mặt trời lên thiên đỉnh tại Huế là ngày 10/4 và ngày 31/8 làm cho nền nhiệt lượng khá phong phú. Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước (>130 kcal/cm2/năm). • Nhiệt độ bình quân cao quanh năm từ 25,8 độ C - 26,3 độ C, biên độ nhiệt thấp từ 3-5 độ C, số giờ nắng từ 25802610 giờ/năm. Thời kì có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 (đạt 300- 400 cal/cm2/ngày). TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 27
c) Biểu đồ hoa gió • Hoàn lưu khí áp ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế thay đổi theo từng thời kỳ trong năm, đã tạo nên chế độ gió phân hóa cho 2 mùa khá rõ rệt: - Mùa đông, trung tâm áp cao lục địa Châu Á tác động chủ yếu gây gió Đông Bắc. - Mùa hè, áp thấp có tâm ở lãnh thổ Iran phối hợp với rãnh nội chí tuyến, đã tác động một sức hút mạnh mẽ đối với không khí từ các đại dương phía Nam và phía Đông. Không khí thổi vào trung tâm hút gió, tạo nên một xoáy thuận lớn với hướng gió Tây Nam trên Ấn Độ Dương và phía Nam Châu Á. Đó là gió mùa Châu Á; ở Nam và Đông Nam Châu Á, gió mùa mùa hè thường còn được gọi là gió mùa Tây Nam (gọi theo hướng chính của gió). • Chế độ gió chịu tác động mạnh bởi địa hình. Ảnh hưởng quan trọng nhất của địa hình đến khí hậu Thừa Thiên Huế là tác dụng chắn gió mùa Đông Bắc và Tây Nam của các dãy núi phía Tây và phía Nam. Đối với gió mùa Đông Bắc, các dãy núi đã làm lệch hướng gió Đông Bắc thành gió Bắc hoặc Tây Bắc. Đối với gió mùa Tây Nam, các dãy núi cũng đã làm lệch hướng gió Tây Nam và tác dụng của hiệu ứng Phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn về mùa hạ, nên ở Thừa Thiên Huế đã xuất hiện thời tiết khô nóng rất khó chịu. • Tóm lại, địa hình phức tạp và không đồng nhất ở các nơi thuộc Thừa Thiên Huế, đã ít nhiều làm thay đổi hướng và tốc độ gió so với hướng của cơ chế hoàn lưu, tạo ra chế độ gió khác nhau ở các địa phương trong tỉnh.
Tr. 28 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
d) Cây xanh - mặt nước • Các mảng xanh nằm rải rác khắp thành phố, không có không gian tập trung tại 1 địa điểm. Đây chính là chất liệu để phát triển ý tưởng. • Với điều kiện khu đất của cung văn hoá hiện hữu, việc tập hợp các yếu tố mảng xanh này lại là chuyện hết sức cần thiết.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 29
e) Tầm nhìn Khu đất xây dựng có tầm nhìn khá tốt, hầu hết các tầm nhìn đều không bị hạn chế do công trình cao tầng. Tuy nhiên, do lộ giới xung quanh khá hẹp (6m) nên tầm nhìn từ khu đất ra bên ngoài bị thu hẹp. Hướng nhìn tại trục đường Lê lợi là hướng nhìn tốt nhất, Từ bên trong nhìn ra trục Lê Lợi chính là công viên Lê Lợi và sông Hương, tầm nhìn có cảnh quan đẹp. Hường nhìn từ trong ra ngoài tại trục đường Nguyễn Huệ là hướng nhìn không đẹp vì hầu hết là khu dân cư, thiếu mảng xanh cũng như “ kiến trúc đô thị hóa “ . Nhưng bên cạnh đó do lộ giới của trục đường Nguyễn Huệ lớn (14m) nên có thể phát triển tầm nhìn từ bên ngoài vào khu đất. Bên cạnh hai trục đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Góc nhìn từ điểm giao hai trục đường này mang một giá trị quan trọng. Vì đây vừa là nút giao cảnh quan, vừa là nút giao của lớp nền thời gian.
Tr. 30 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 31
03.
Giá trị của khu đất a) Giá trị cốt lõi của khu đất Khu đất xây dựng tọa lạc tại vị trí khá đặc biệt, là điểm giao của 3 trục kiến trúc đặc trưng tại đô thị Huế: trục kiến trúc cổ, trục kiến trúc thuộc địa và trục kiến trúc đương đại. Trục kiến trúc cổ, với điểm bắt đầu là Kinh thành Huế và điểm kết là đàn Nam Giao đã hình thành nên đường nét đặc trưng của trục này: những mái cong vút với mái đao trạm trổ “Long hồi đầu” đặc trưng kiến trúc Việt Nam. Trục kiến trúc thực dân nằm trên đại lộ Lê Lợi dọc bờ Hương Giang với đặc trưng của kiến trúc đương thời, tỉ lệ công trình được chia một cách rõ nét, những mái dốc của Quốc Học Huế, của trường Hai bà Trưng và của Đại Học Sư Phạm Huế cũng góp phần làm rõ nét bối cảnh kiến trúc tại trục này. Trục kiến trúc đương đại, với hình dáng đa dạng, lô xô của các nhà dân, shop house, tạo nên sự nhộn nhịp
vốn có của một đô thị đang trên đà phát triển. Không những là trục đường mang đậm nét kiến trúc một thời, mà cả ba trục này còn đảm đương nhiệm vụ kết nối đô thị. Trục kiến trúc cổ kết nối văn hóa bản địa với các công trình tập trung chủ đạo là chùa chiền và tế đàn. Trục kiến trúc thực dân lại kết nối trực tiếp về phố cổ Bao Vinh, nối kết giữa đô thị Xưa cũ và đô thị hiện đại bậc nhất thế kỉ 20. Và trục đương đại lại dẫn thẳng đến khu quy hoạch mới của thành phố. Cả 3 trục này góp phần tạo nên một đô thị Nam sông Hương đầy màu sắc, sự hòa trộn của Tây và Ta, của mới và cũ, của Lịch sử và tương lai. Chính vì thế, công trình thiếu nhi được xây trên khu đất này sẽ phải có một cách ứng xử văn minh, góp phần tôn tạo đô thị và quan trọng hơn hết là làm sáng được giá trị của khu đất.
Tr. 32 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 33
b) Trục kết nối đô thị Trục kết nối đô thị xưa (Trục đường Lê Lợi) : trục đường Lê Lợi có thể nói là Trục đường có lịch sử lâu đời nhất tại bờ Nam sông Hương. Trục đường này từ xưa chính là con đường kết nối phố cổ Bao Vinh (Phố cổ xưa nhất tại Huế) và khu trung tâm thành phố Huế. Trục đường kết nối văn hóa bản địa (Trục đường Điện Biên Phủ) : Trục Điện Biên Phủ hay còn gọi là Trục Hoàng đạo của thành phố Huế. Đây là trục đường kết nối giữa Điện Thái Hòa ở Tử Cấm Thành và Đàn Nam Giao ( Đàn tế trời ) và dọc trục Điện Biên Phủ, chính là văn hóa tín ngưỡng bản địa của Việt Nam ( Phật Giáo) với hầu hết các chùa cổ và đại cổ tự có thể kể đến như : Chùa Từ Đàm, chùa Báo Quốc,... Trục kết nối đô thị mới ( Trục đường Nguyễn Huệ) : Đây chính là Trục đường kết nối đô thị cũ ( Trung tâm thành phố Huế ) với khu quy hoạch mới tại bờ nam sông Hương.
Tr. 34 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
c) Giá trị kết nối về thời gian Khu đất xây dựng nằm trên lớp nền thời gian khu trung tâm kiến trúc thuộc địa một thời. Tại đây tập hợp hầu hết các kiến trúc thuộc địa đặc sắc, nhất là trên trục đường Lê Lợi. Tuy Nhiên không những nằm ở khu trung tâm kiến trúc thuộc địa xưa, mà tầm nhìn của khu đất còn đối diện trức tiếp với kinh thành huế Khu trung tâm kiến trúc cổ, cố kinh của Việt Nam.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 35
D Nhiệm vụ thiết kế
01.
Cơ sở tính toán dữ liệu a) Số liệu tổng quát công trình SẢNH 1
Sảnh chính
0,4 - 0,5m2/người lớn 0,2 - 0,3m2/trẻ em
2
Sảnh trưng bày triễn lãm
1m2/người lớn 0,4 - 0,5m2/trẻ em
3
Sảnh phụ
0,4 - 0,5m2/người lớn 0,1m2/trẻ em
4
Vệ sinh
1 xí, 1 rửa/500 người 1 tiểu/100 người
5
Trưng bày
≥65m2 KHU TRIỄN LÃM
1
Sảnh
0,6m2/người
2
Phòng tham quan
5m2/người
3
Diện tích khu trưng bày
Phụ thuộc vào kích thước và khối lượng vật phẩm
4
Diện tích khu xưởng
20 - 30% diện tích trưng bày
5
Diện tích giao thông
10% diện tích
6
Thời gian vào của khách
15 - 30 phút
7
Thời gian ra của khách
2 - 20 phút
8
Kích thước cửa vào
1m/100 người KHỐI BIỂU DIỄN
1
Phòng khán giả
0,8 -1,2m2/người
2
Sảnh
0,15 - 0,18m2/người
3
Sảnh nghỉ
0,3m2/người
4
Phòng kỹ thuật
2m2/người
5
Vệ sinh nam
1 xí/100 người 1 tiểu/30 người
6
Vệ sinh nữ
1 xí/50 người 1 - 3 xí/1 rửa
Tr. 38 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
KHỐI HỌC TẬP 1
Các lớp học cơ bản
1 - 1,125m2/trẻ
2
Các phòng máy
2 - 2,25m2/trẻ
3
Phòng thực hành máy móc
72m2
4
Phòng thí nghiệm
1,375 - 1,65m2/trẻ
5
Các xưởng học vẽ, điêu khắc
2m2/chỗ
6
Các phòng trò chơi
2m2/chỗ
7
Phòng sinh hoạt nhóm
5 - 60m2
8
Kho chứa đồ các lớp
18 - 24m2
9
Vệ sinh nam
1 xí/100 người 1 tiểu/35 người
10
Vệ sinh nữ
1 tiểu/35 người 1 - 3 xí/1 rửa KHỐI VUI CHƠI VẬN ĐỘNG
Khu TDTT ngoài trời và sân vườn, cảnh quan bố trí thành khu vực, cụm, v.v... xen kẽ với các khu chức năng để tạo nên một tổng thể hài hòa, đẹp và hấp dẫn. 1
Sân bóng rổ
28 x 18m
2
Sân cầu lông
9 x 15m (đơn)
3
Phòng thay quần áo
0.85/1,25m h = 3m
4
Kho dụng cụ
12 - 24m2 h = 3m KHỐI HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ
1
Phòng giám đốc
16 - 24m2
2
Phòng phó giám đốc
16 - 24m2
3
Phòng họp giao ban
16 - 24m2
4
Phòng tiếp khách
24 - 30m2
5
Phòng y tế
8 - 12m2
6
Phòng truyền thống
48 - 72m2
7
Phòng làm việc
3,5 - 6,5m2/bàn
8
Phòng hành chính - quản lý
48m2
9
Phòng kế toán
18 - 20m2
10
Văn phòng
9 - 12m2
11
Phòng nghỉ nhân viên
1 - 1,2m2/người
12
Vệ sinh (nam, nữ)
2 x 2,4m2 1 xí, 1 rửa cho 25 GV GIAO THÔNG
1
Cầu thang, sảnh tập trung
0,2m2/người
2
Vế thang đối với tầng có trên 200 trẻ em
2,1m
3
Cầu thang phụ ở các tầng
1,2m
4
Chiều rộng hành lang
≥1,8m
5
Nhà xe và bãi đỗ xe
Xe đạp: 0,9 - 1,5m2/xe; Xe máy: 3m2/xe; Ô tô: 25m2/xe TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 39
b) Cơ sở xác định quy mô công trình BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT SƠ BỘ Stt
Chỉ tiêu
Tính toán
Diện tích
1
Diện tích khu đất xây dựng
100%
4,3ha
2
MĐXD công trình kiến trúc
35%
15.000m2
3
Diện tích cây xanh - mặt nước
10 - 20%
4.300-8.600 m2
4
Diện tích sân bãi
dưới 20%
dưới 8.600 m2
5
Giao thông trong công trình
10 - 15% DTXD
1.500 -2.250 m2
BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ CÔNG TRÌNH Stt Chỉ tiêu
Tính toán
1
Diện tích khu đất xây dựng
4,3ha
2
MĐXD công trình kiến trúc
35%
3
Hệ số sử dụng đất
0,6
4
Tầng cao trung bình
2 - 4 tầng
5
Số trẻ em tiếp cận
931
6
Số nhân viên
100 NV BẢNG SỐ LIỆU VÀ QUY MÔ TỔNG QUÁT
Phường Vĩnh Ninh
Dân số
100%
8.582
Trẻ em
10%
858
100%
563.397
10%
56.340
Các phường bán kính Dân số phục vụ 5km Trẻ em
Số trẻ em các phường lân cận 15%
8.451
Tổng số trẻ em
25%
9.309
Phục vụ
10%
931
Phụ huynh
10%
93
Tổng người Hoạt động tối đa
1.024 100%
1.024
40%
410
Tr. 40 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HẠNG MỤC TRONG CÔNG TRÌNH Stt
Hạng mục
Tỷ lệ
Diện tích
1
Khối sinh hoạt công cộng
50%
7.500m
2
Khối học tập
30%
4.500m2
3
Khối phục vụ
12%
1.800m2
4
Khối kỹ thuật
3%
450m2
5
Khối hành chính - quản lý
5%
750m2
2
TCXDVN 9365-2012 - Nhà văn hoá thể thao - Nguyên tắc cơ bản thiết kế. QCVN 03:2009/BXD - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kĩ thuật đô thị. Số liệu thống kê năm 2015. - Là công trình cấp I, cao 15 - 28m, thể loại công trình giáo dục - văn hoá (thiếu nhi) - Bán kính phục vự từ 3.5 - 5km. - Số người phục vụ tính 25% tổng trẻ em/ Trẻ từ 5-12 tuổi chiếm 10% dân số, có phụ huynh đi kèm - 100% trẻ em phường Vĩnh Ninh - 15 % trẻ vãng lai từ các phường lân cận như: Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa, Tây Lộc, Phú Hậu, Phú Thuận, Phú Bình, Phú Cát, Kim Long, Phú Hiệp, Phú Hòa, An Cựu, Phường Đúc, Xuân Phú, Phước Vĩnh, Trường An, Phú Hội, Phú Nhuận, Vỹ Dạ, An Hòa, Hương Sơ, An Đông, An Tây và các xã: Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân.
Tr. 41
02.
Nhiệm vụ thiết kế Các hạng mục
Tiêu chuẩn
Diện tích(m2)
Chiều cao (m)
700
5-10
1/3 số người sử dụng
45
3.6
0.3 m2/người
30
3.6
Triễn Lãm, lưu niệm
100
2.7
WC
40
2.7
KHỐI ĐÓN TIẾP Ra vào ồ ạt 0.3-0.5m2/ người Ra vào đều 0.2-2.25m2/ người
Quảng trường Quầy hướng dẫn Quầy bán vé
1000 KHỐI TRẢI NGHIỆM TƯƠNG TÁC KHOA HỌC - NGHỆ THUẬT Khu tương tác âm thanh- ánh sáng
3m2/trẻ
1164
4.5
Khu trưng bày kĩ thuật số
2m2/trẻ
640
4.5
Triễn lãm nghệ thuật sắp đặt
1.25 m2/trẻ
200
4
Khu tổ hợp vận động
2.5m2/trẻ
230
6
Không gian thiên văn
500
6
Không gian giả lập môi trường
500
4.5
Không gian thực tế ảo
1200
5
4500 RẠP CHIẾU PHIM IMAX Rạp chiếu IMAX Sảnh, khu chờ
30 chỗ
100
6
0.4m2/người
200
5-7
60
4
Quầy vé Quầy dịch vụ
1.3m2/người
200
4
Phòng kĩ thuật chiếu
160m2/phòng
480
4
1m2/người
75
3.6
Kho
24
3.6
Sảnh nhập
95
3.6
150
3.6
16
3.6
Quản lý
WC khách WC nhân viên
Nam: 100ng/xí, 35ng/tiểu Nữ : 50ng/xí, 30ng/tiểu
1500 XƯỞNG THỰC HÀNH Khu phát triển cảm giác
300
4.5-6
Xưởng thực hành điện tử
300
4.5-6
Xưởng thực hành truyền thông
300
4.5-6
Workshop ngắn hạn
6m2/người
500
4.5-6
Các khu workshop
Chia theo bộ môn
600
4.5-6
Tr. 42 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Quầy hướng dẫn
30
3.6
WC
100
3.6
100
3.6
12
3.6
Kho
Phân tán
Sảnh nhập
2242 KHỐI NGHIÊN CỨU HỌC THUẬT Sảnh
100
6
1.5m2/người
800
5
400 quyển/m2
100
4-4.5
1.4 m2/người
120
4-4.5
Phòng hội thảo 200 chỗ
400
6
Sảnh giải lao
80
5
WC
50
3.6
Kho phụ trợ
10
3.6
Phục vụ
10
3.6
480
3.6
Kho lớn
500
4
P.ĐKKT
20
3.6
P. Máy phát điện
20
3.6
P.ĐHKK
48
3.6
Xưởng bảo trì
100
Trạm biến thế
10
P. Máy bơm
80
Bể nước SH
100
Bể nước PCCC
200
P. Xử lý rác
50
Sảnh nhập hàng
50
Bãi xe nhân viên
400
Thư viện Kho sách, nghiệp vụ Các phòng nghiên cứu
Các lớp học
48m2/lớp KHỐI KĨ THUẬT
5-8
1500 KHỐI QUẢN LÝ Sảnh nội bộ
60
5
P. Giám đốc
30
3.6
16m2/phòng
32
3.6
5m2/chỗ ngồi
60
3.6
15
3.6
60
4.5
Kho
16
3.6
WC
35
3.6
P.P Giám đốc Không gian làm việc chung P. Tiếp khách P. Họp
0.75m2/người
300 FOODCOURT 200-400 Chỗ, bố trí nhiều quầy, gian hàng bán đồ ăn uống riêng biệt, sắp xếp liên tục, có bếp nấu tại từng quầy, khu ngồi chung, trả tiền từng quầy
1500
4-4.5
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 43
E Ý tưởng thiết kế
01.
Ngôn ngữ bối cảnh a) Tầng cao
Phố
Trường Hai Bà Trưng
Trường Quốc học Huế
Cung thiếu nhi
Công viên
b) Màu sắc
Xanh lá (Mảng xanh công viên)
Xanh dương (sông Hương)
Đỏ (Quốc học Huế)
Xám (Phố)
c) Đường nét
Nét của trường Hai Bà Trưng, Quốc học Huế và Cung thiếu nhi
Nét cong của công viên - sông Hương
Tr. 46 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Nét giật cấp của phố
02.
Tiêu chí thiết kế - Giữ nhà văn hóa thiếu nhi (1995) - Giữ cảnh quan hai bên sông - Kết nối khu A - B - C - Tạo tương phản giữa cũ và mới
MẢNG XANH
NHÀ VĂN HÓA
KHU ĐẤT XÂY DỰNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 47
03.
Ý tưởng thiết kế “Trước rừng sau phố”
Rừng (đồi Thiên An) Trong tiềm thức của những đứa trẻ con ở Huế, việc cuối tuần được ba mẹ đưa lên đồi Thiên An chơi, lụm lặt những trái thông khô đem về đã trở thành một trong những kí ức không thể quên của những đứa trẻ tại cố kinh, hay những chiều mùa hè theo các tổ chức hướng đạo lên Thiên An cắm trại luôn là niềm vui sướng và thích thú. Chính vì thế Thiên An, dường như là một người bạn, một người đồng hành trong kí ức trẻ thơ của những con người lớn lên nơi đây. Chính vì
thế RỪNG trong ý tưởng thiết kế chính là hóa thân bé nhỏ của đồi Thiên An rộng lớn. Tuy Thiên An vẫn ở đó, nhưng số hóa 4.0 đã làm cho trẻ con xa cách với “Rừng”. Đưa RỪNG vào trung tâm phát triển sáng tạo, vừa giúp trẻ em nơi đây “tái nhập” với thiên nhiên, vừa tạo nguồn cảm hứng cho trẻ con có thể đến gần hơn với Thiên An rộng lớn, thay vì chiếc màn hình phát sáng kia.
Tr. 48 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Phố (phố cổ Bao Vinh) Nhắc tới Huế, người ta không thể không nhắc tới những con phố cổ chạy dọc hai bên bờ sông Hương, những mái dốc lợp ngói lô xô cùng ánh đèn vàng đầy trữ tình lúc về đêm. Nhắc đến phố cổ, lại càng không thể không nhắc đến phố Chi Lăng chạy dài từ Chợ Đông Ba về đến cồn Hến. Và, thật thiếu sót khi không nói về Bao Vinh. Hình ảnh những đứa trẻ chạy dọc con phố cổ, ghé ngang vào tiệm tạp hóa nhỏ giữa trưa hè
oi bức để mua một bịch “da-ua” lại càng làm con phố trở nên trữ tính hơn bao giờ hết. Đó chính là sự kết hợp giữa quá khứ và tương lai, giữa những cái đã cũ và những mầm non mới đâm chồi. Phố lô xô luôn là điểm thú vị của một đô thị. Đưa PHỐ vào ý tưởng, vừa làm hòa hợp bối cảnh, vừa kích thích sự tò mò của trẻ con và vừa tôn tạo đô thị Huế giữa sự “ra đời” không có kiểm soát của kiến trúc tự phát.
TRƯỚC RỪNG
SAU PHỐ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 49
04.
Từ ý tưởng đến giải pháp
Tr. 50 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Phương án 1 A B C D1 D2 E F G H
Mảng xanh - Vui chơi cùng thiên nhiên Forum - Lõi Triển lãm / Biểu diễn ngoài trời Học thuật / Studio / Thư viện Xưởng thực hành Xưởng trải nghiệm công nghệ Sân chơi vận động sáng tạo Khối biểu diễn đa năng Hội trường / Rạp phim Khối quản lý Rạp phim Omini Max - Điểm nhấn
Không gian rỗng Không gian đặc Không gian chuyển tiếp
Trục giao thông chính (đối ngoại) Trục giao thông đối nội Kết nối giao thông
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
- Sử dụng tốt được giao thông đối ngoại - Kết nối mảng xanh của cảnh quan hai bên sông, công năng và sân nhà văn hóa cũ với công trình mới - Tạo được forum tập trung để vừa làm sân chơi, vừa là nút giao thông chính - Phân vùng được hình thành dựa trên cảnh quan, công năng và người dùng
- Khó xác định lối vào chính - Giao thông giữa khối nghiên cứu và khối sáng tạo không liên kết - Chưa tạo được tương phản với khối nhà văn hóa
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 51
Phương án 2 A B C D1 D2 E F G H
Mảng xanh - Vui chơi cùng thiên nhiên Forum - Lõi Triển lãm / Biểu diễn ngoài trời Học thuật / Studio / Thư viện Xưởng thực hành Xưởng trải nghiệm công nghệ Sân chơi vận động sáng tạo Khối biểu diễn đa năng Hội trường / Rạp phim Khối quản lý Rạp phim Omini Max - Điểm nhấn
Không gian rỗng Không gian đặc Không gian chuyển tiếp
Trục giao thông chính (đối ngoại) Trục giao thông đối nội Kết nối giao thông
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
- Sử dụng tốt được giao thông đối ngoại - Kết nối mảng xanh của cảnh quan hai bên sông ,công năng và sân chơi của nhà văn hóa cũ với công trình mới - Tạo ra không giang tương đồng, cho cảm giác liên kết về khối của công trình mới - Tạo được tương phản mạnh so với khối nhà văn hóa cũ
- Khó xác định lối vào chính - Giao thông giữa khối nghiên cứu và khối sáng tạo không liên kết - Kiến trúc không phù hợp với bối cảnh
Tr. 52 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
Phương án 3 A B C D1 D2 E F G H
Mảng xanh - Vui chơi cùng thiên nhiên Forum - Lõi Triển lãm / Biểu diễn ngoài trời Học thuật / Studio / Thư viện Xưởng thực hành Xưởng trải nghiệm công nghệ Sân chơi vận động sáng tạo Khối biểu diễn đa năng Hội trường / Rạp phim Khối quản lý Rạp phim Omini Max - Điểm nhấn
Không gian rỗng Không gian đặc Không gian chuyển tiếp
Trục giao thông chính (đối ngoại) Trục giao thông đối nội Kết nối giao thông
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
- Đường nét tương phản mạnh, liên kết rõ nét với ý tưởng - Tạo được sự thay đổi liên tục trên trục đường. - Kết nối khu đất làm 1 dựa trên phân tích quy hoạch để định vị rõ lối vào chính, phụ - Tạo được không gian đóng mở liên tục với khối nhà văn hóa cũ
- Công trình trải dài, không có khối nhấn
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 53
05.
Phân tích phương án chọn
Tr. 54 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
1. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH
Khu đất lựa chọn để thiết kế “Trung tâm phát triển sáng tạo” được chia làm 2 phần bởi đường Trần Thúc Nhẫn gây khó khăn trong việc định hướng giao thông và lối vào cho công trình. Vì thế, dựa trên nghiên cứu về mật độ giao thông cũng như lưu lượng xe lưu thông vào đường Trần Thúc Nhẫn, có thể đề xuất cắt giảm bớt một đoạn đường này từ đường Nguyễn Huệ đến đường Lê Lợi. Chuyển hướng giao thông tiếp cận từ Trần Thúc Nhẫn vào Lê Lợi sang Điện Biên Phủ và Phan Bội Châu như hình trên. Đề xuất cắt giảm đoạn đường Trần Thúc Nhẫn dựa vào các yếu tố sau: 01. Lưu lượng xe lưu thông vào đường Trần Thúc Nhẫn đoạn từ Nguyễn Huệ đến Lê Lợi khá ít, kể cả giờ cao điểm. 02. Lộ giới đường Trần Thúc Nhẫn là 5m. 03. Điểm cuối của đường Trần Thúc Nhẫn là công viên Lê Lợi, nên không gây cản trở về mặt giao thông (so với các tuyến đường giao nhau). TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 55
2. HƯỚNG VÀ TRỤC CÔNG TRÌNH
Khu đất với trục của Nhà văn hóa hiện hữu
Tổ chức trục chính theo chiều dài của khu đất
Tổ chức trục kết nối với Nhà văn hóa cũ vuông góc với
Phát triển trục của Nhà văn hóa để kết nối với công trình
trục chính của công trình
Tạo trục cảnh quan tương phản ngăn chia khối cũ và mới
Hệ lưới phát triển theo trục của công trình
Tr. 56 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
3. BỐ CỤC KHỐI CÔNG TRÌNH
Hình thành khối công trình dựa trên trục chính
Áp dụng hệ lưới được phân tích từ trục công trình
Đưa đường nét của phố vào hệ lưới để hòa hợp với bối
Kết hợp cùng đường nét của rừng để tạo sự tương phản
cảnh
Giao nhau giữa rừng và phố để hình thành công trình
Hiệu chỉnh đường nét của rừng và phố để hoàn thành phương án tổng mặt bằng
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 57
4. SO SÁNH PHƯƠNG ÁN MÁI
PHƯƠNG ÁN CHỌN
PHƯƠNG ÁN 2
TIỂU CẢNH PHƯƠNG ÁN CHỌN
Tr. 58 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 59
Tr. 60 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
F
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 61
Tr. 62 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 63
Tr. 64 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 65
Tr. 66 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 67
Tr. 68 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 69
Tr. 70 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 71
Tr. 72 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 73
Tr. 74 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 75
Tr. 76 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 77
Tr. 78 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 79
Tr. 80 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 81
Tr. 82 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 83
Tr. 84 | TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO DÀNH CHO TRẺ EM THÀNH PHỐ HUẾ | Tr. 85