9 minute read
Tiếp sức cùng OSPEDALE SACCO
Tiếp sức cùng OSPEDALE SACCO trong cuộc chiến chống lại vi-rút Covid-19
Advertisement
Tại Ý, vi-rút lan nhanh từ các thị trấn nhỏ đến thành phố Milan sầm uất. Ý đã trở thành quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất trong chưa đầy một tháng ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tất cả các bệnh viện ở phía bắc hoạt động hết công suất đến mức quá tải. OSPEDALE SACCO ở Milan là một trong những bệnh viện tuyến đầu trong giai đoạn khẩn cấp này. Để hỗ trợ bệnh viện bằng các thiết bị chăm sóc y tế, sản phẩm ý tế, mặt nạ v.v, cộng đồng người Ý tại Việt Nam mong muốn hỗ trợ hệ thống ý tế công của Ý trong cuộc chiến chống lại Covid-19 thông qua hoạt động gây quỹ. Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM) đã cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để phục vụ cho hoạt động này. Chúng tôi rất vui mừng khi được thông báo rằng ICHAM đã nhận được 6500 Euro dành cho Ospedale Sacco di Milano ở Italy. Thay mặt cho cộng đồng người Ý tại Việt Nam, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với những cá nhân/tổ chức tham gia gây quỹ. Cùng nhau, chúng ta sẽ tạo nên sự khác biệt!
Vào ngày 7 tháng 4, Công ty luật D’Andrea & Partners đã phối hợp với ICHAM Việt Nam tổ chức thành công hội thảo online webinar với chủ đề “Chống lại COVID-19: Chia sẻ kinh nghiệm từ Việt Nam, Ý và Trung Quốc”. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Sự bùng phát của đại dịch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chuỗi cung ứng, logistic và các kế hoạch dự phòng của doanh nghiệp trên toàn cầu. Một số hãng hàng không đã hủy tất cả các chuyến bay và lệnh cấm du lịch đã được ban hành ở nhiều quốc gia, điều này đã ảnh hưởng lớn đến thương mại cũng như việc đi lại giữa các nước. Đồng thời, việc đóng cửa các cảng biển và trì hoãn các chuyến hàng đã và sẽ tiếp tục tác động nghiêm trọng đến các đối tác thương mại, doanh nghiệp tại Trung Quốc. Tình hình đại dịch đã mở ra những thử thách cho các doanh nghiệp bởi ngày càng có nhiều quy định được ban hành bởi các cấp của cơ quan hành chính. Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều trở ngại do ảnh hưởng của việc đóng cửa để có thể tiếp tục sản xuất và đáp ứng nhu cầu của các đối tác thương mại toàn cầu. Nhiều nhà cung cấp đã chuyển sang các điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng để trì hoãn và thậm
chí hủy bỏ nghĩa vụ hợp động của họ. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh. Các ngành liên quan đến du lịch, bán lẻ, giáo dục, sản xuất và chuỗi cung ứng đã phải chịu các tác động tiêu cực. Có thể nói ngành du lịch Việt Nam là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đó là các nhà máy sản xuất phải đối mặt với các vấn đề từ nhà cung cấp Trung Quốc. Vào ngày 1 tháng 4, thực hiện cách ly toàn xã hội đã được áp dụng nhằm hạn chế tụ tập, khuyến khích người dân ở nhà, đóng của các biên giới và thực hiện các chính sách kiểm dịch. Việt Nam đã bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi đông người như sân bay, bến xe, siêu thị và trên các phương tiện giao thông công cộng. Đóng cửa các cơ sở kinh doanh như quán bar, câu lạc bộ đêm, rạp chiếu phim và câu lạc bộ karaoke đến ngày 4 tháng 5. Bên cạnh đó, chính phủ cũng ban hành lệnh cấm đối với các hoạt động tụ tập trên 10 người bên ngoài văn phòng, trường học và bệnh viện. Các biên giới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia tạm thời đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Dịch vụ giao thông công cộng đã bị đình chỉ. Các cửa hàng cung cấp các nhu yếu phẩm như thực phẩm, thuốc và nhiên liệu được phép duy
trì mở cửa nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về sức khỏe. Tất cả các du khách đến Hồ Chí Minh tại các sân bay, ga tàu, bến xe và bằng phương tiện cá nhân đều yêu cầu kiểm tra COVID-19. Đình chỉ các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng sẽ bắt đầu làm việc tại nhà. Đại dịch đã gây ra một số ảnh lớn đến các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong đại dịch. Tại ý, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp quan trọng để đối phó với các tình trạng khẩn cấp hiện nay đồng thời hỗ trợ cơ cấu sản xuất của đất nước.
Trongcuốn sách “Thiên Nga Đen”, tác giả Nassim Taleb giải thích lí do đặttên mộtsựkiện là thiên nga đen. Một thiên nga đen là sự kiện không lường trước được, tình huống vượt quá mức mà con người dự kiến và để lại hậu quả nghiêm trọng. Do những sự kiện này không thể dự đoán trước và chỉ có thể đề phòng bằng cách xây dựng các hệ thống kiên cố, thiên nga đen có thể gây tổn thất trầm trọng đối với nền kinh tế. Ví dụ, khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một trong số những sựkiện thiên nga đen nổi tiếng nhất, cùng với đó là bong bóng dotcom 2001, khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và các vụ khủng bố 9/11. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố COVID-19 là bệnh dịch toàn cầu. Đây là thời kỳ bất ổn với nhiều yếu tố không xác định, vi-rút COVID-19 tiếp tục gây ra náo động nghiệm trọng đến sự phát triển của các doanh nghiệp và có thể gọi là một thiên nga đen. Ngày 23 tháng 4, trong buổi tọa đàm trực tuyến do ICHAM tổ chức, ông Giuseppe Lamele (Đồng sáng lập VinAxia, Axia hrm Group) đã có một phiên thảo luận về “Thiên Nga Đen, Cách để trở nên mạnh hơn trong tình hình bất ổn”. Hầu hết các doanh nghiệp và ngành công nghiệp đã và đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch vi-rút Corona trong đó bao gồm ngành sản xuất, bán lẻ, chăm sóc y tế và ngân hàng. Nhiều công ty có nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào Trung Quốc là nhóm dễ bị tổn thương nhất do hoạt động của họ bị ngưng trệ. Hơn nữa, các biện pháp giãn cách xã hội hiện nay khiến cho các công ty phải chật vật chuyển sang nền tảng trực tuyến để áp dụng chính sách làm việc tại nhà và đảm bảo tính liên tục của quy trình làm việc. Nền kinh tế toàn cầu sẽ cần một thời gian đáng kể để hồi phục. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp vượt qua được đợt khủng hoảng này? Trước tiên, các công ty nên liên tục giám sát và giám sát một cách khác nhau về hiệu suất, dòng tiền, động lực và văn hóa trong năng suất làm việc. Nhiên viên của bạn chính là tải sản giá trị nhất của bạn. Trong giai đoạn khủng hoảng, các công ty có trách nhiệm phải hành động vì lợi ích cao nhất của nhân viên và khách hàng của mình. Các tổ chức nên thực hiện các bước để thúc đẩy các nhân viên, làm việc cùng nhân viên về số giờ làm việc tối thiểu mà họ có thể thực hiện vì cắt giảm giờ lao động thường tốt hơn là cắt giảm nhân sự. Một khi bạn đã có các số liệu này, hãy cố gắng tái cơ cấu lịch làm việc để cân bằng giữa nhu cầu của nhân viên và năng suất làm việc. Tiền là vua, do vậy các công phải chú ý tới vấn đề tài chính, làm việc cùng chuyên gia tài chính để hiểu sâu hơn và, đồng thời, xây dựng quỹ tiền dự trữ khẩn cấp và duy trì quỹ hết mức có thể. Thứ hai, trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp nên cập nhật thông tin từ cả bên ngoài và bên trong ngành công nghiệp của họ cũng như từ những doanh nghiệp có cùng hoàn cảnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của nhân viên của mình để có cái nhìn đa dạng về vấn đề. Các tổ chức có thể tìm kiếm lời khuyên từ những người đáng tin và sau đó suy xét mọi thứ thật cẩn thận. Đồng thời, điều quan trọng là biện pháp doanh nghiệp phải liên quan đến các đối tác và nhân viên của bạn. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Thứ ba, xác định đội làm việc trong bối cảnh đại dịch cũng là điều nên làm. Để hoạt động hiệu quả bằng cách sử dụng các nguồn lực hạn chế, một công ty phải sử dụng các tài nguyên mà nó đã có trong tay: nguồn nhân lực, và cách tốt nhất để làm điều đó là áp dụng cơ cấu tổ chức nằm ngang. Bạn cần đảm bảo nhân viên của bạn làm việc, trao đổi ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành một nhóm kết nối để đảm bảo làm việc trơn tru, không bị gián đoạn. Bạn cũng không muốn công ty của mình có “quá nhiều đầu bếp trong bếp”. Cuối cùng, các doanh nghiệp có thểxây dựngphươngpháp thích nghi của riêng họ. Truyền thông là tất cả. Để lãnh đạo một đội vượt qua thời điểm khó khăn này, người lãnh đạo phải truyền đạt được ý tưởng, tầm nhìn cũng như thông điệp bằng cách sử dụng phương hướng rõ ràng, chính xác. Cách hiệu quả nhất là thông qua giao tiếp 1-1 để thiết lập một cách tư duy thống nhất.