6 minute read

Họp báo dự án “True Italian Taste 2020

Vào ngày 1 tháng 6, tại Hà Nội, Phòng Thương Mại Ý tại Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Ý tại Việt Nam tổ chức cuộc họp báo giới thiệu về Chương trình “True Italian Taste 2020”. Chương trình “True Italian Taste” là một dự án ẩm thực quốc gia được chính phủ Ý thực hiện trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 2018 đến nay. Nằm trong 4 chuỗi hoạt động chính của dự án năm nay ở Việt Nam, sự kiện “True Italian Taste” cung cấp giới food-bloggers và những người yêu ẩm thực Ý những kiến thức đầy đủ nhất về món mì nổi tiếng của Ý. Qua sự kiện lần này, các nhà nhập khẩu và phân phối thực phẩm, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh ăn uống và khách hàng sẽ có học được cách phân biệt giữa các món mì Ý chính gốc và những món giống mì Ý. “Thông qua sự kiện lần này, khách hàng có thể đưa ra lựa chọn hợp lý và sử dụng sản phẩm chính gốc Ý, tránh rơi vào bẫy “Italian sounding” - hiện tượng các nhà sản xuất nước ngoài lợi dụng những từ giống tiếng Ý để đặt tên cho thương hiệu, gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng để nâng cao doanh số sản phẩm bán ra” - Ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc điều hành ICHAM chia sẻ. Ngài Đại sứ Ý tại Việt Nam Antonio Alessandro chia sẻ thêm “Pasta là một loại thức ăn đặc trưng của Ý nhưng đã được thưởng thức trên mọi vùng miền của thế giới, và trở thành món ăn được yếu thích trên toàn thế giới (theo khảo sát của tổ chức Oxfam). Tuy nhiên, thông tin chính thống về món ăn nổi tiếng này lại không phải lúc nào cũng đến được với thực khách.” Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ý đạt 914,4 triệu USD trong khi nhập khẩu 505 triệu USD, theo cục Hải quan Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Ý và Việt Nam đạt tổng cộng 5,34 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Ý đạt 3,44 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 1,9 tỷ USD.

Advertisement

Vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, sự kiện “True Italian Taste - Pasta Master Class” đã diễn ra ở khách sạn Caravelle Sài Gòn đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và giới yêu thích ẩm thực. Sự kiện này được tổ chức bởi Phòngthươngmại Ýtại Việt Nam phối hợp cùng Tổng lãnh sự quán Ý tại thành phố Hồ Chí Minh. Là chương trình đầu tiên trong những dựán True Italian Taste năm 2020 ở Việt Nam, sự kiện lần này đã thu hút nhiều sự yêu mến và đánh giá cao của các vị khách. Chương trình mở đầu bằng lời phát biểu giới thiệu “True Italian Taste 2020” của ông Michele D’Ercole - Chủ tịch ICHAM Việt Nam. “True Italian Taste” là dự án được thúc đẩy và tài trợ bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và Hợp tác Quốc tế Ý phối hợp với các Phòng Thương Mại Ý tại nước ngoài nhằm để tăng cường và bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp chính thống của Ý. True Italian Taste là một phần của chương trình “The Extraordinary Italian taste” với mục đích nhằm tăng mức tiêu thụ có ý thức các sản phẩm nông

nghiệp xuất xứ hoàn toàn từ Ý bằng cách mang đến cho người tiêu dùng những thông tin và kiến thức về đặc tính cụ thểcủa sản phẩm bao gồm nguồn gốc xuất xứ, khía cạnh dinh dưỡng và các chứng nhận PDO-PGI. Tính đến nay dự án đã thu hút 36 Phòng Thương Mại Ý tại 23 quốc gia ở Mỹ , Châu u, Châu Á và Úc. Dự án đã đạt những kết quả đang mong đợi vào những năm trước. Cụ thể giai đoạn 2016-2018, sự kiện đã thu hút gần 10 người mua, 45 Master

class, 5 tour du lịch giáo dục và 162 sự kiện ở nước ngoài. Còn trong giai đoạn 2019-2020, có đến 53 Masterclass cùng với 31 Authentic Italian Table và 50 sự kiện ở nước ngoài Tiếp đó là sự phát biểu của Ngài Tổng lãnh sự - Dante Brandi về các chỉ dẫn địa lý ở Ý nhằm cung cách cho các vị khách có thể nhận biết các sản phẩm chính thống của Ý.

Các chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để xác định một sản phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ của một quốc gia, khu vực hoặc địa phương cụ thể nơi mà chất lượng của sản phẩm, thương hiệu hoặc các đặc điểm khác có liên kết với xuất xứ địa lý của nó. Ở các nước thuộc khối Liên minh châu u, thường thì các sản phẩm có các chỉ dẫn địa lý sẽ được bán với giá cao gấp 2.23 lần so với các sản phẩm thông thường.Các chỉ dẫn địa lý bao gồm PGI hoặc IGP tại ý, PDO/DOP và TSG/STG. Trong Liên minh châu u, Ý là quốc gia có số lượng sản phẩm GI cao nhất và chắc chắn mì ống là một trong số đó. Với hương vị tinh tế và xuất xứ đặc biệt, mì Ý đã tăng 50% trong xuất khẩu toàn cầu với 10% doanh thu của các côngtyđược đầu tưvào nghiên cứu về các thành phần nguyên liệu. Mỗi năm Ý sản xuất 3.3 triệu tấn mì và 2.2 triệu tấn trong đó đã được xuất khẩu đóng góp một khoảng doanh thu khổng lồ 4.7 tỷ euro. Tiếp theo chương trình là ôngIvan Barone - Bếp trưởng khách sạn Caravelle đã chia sẻ về lịch sử của mì chính thống

Ý cũng như các đặc điểm phân loại những loại mì này. Tùy mỗi vùng miền mà sẽ có các loại mì khác nhau cũng như cách chế biến, cách kết hợp các loại nước sốt, … từ đó tạo ra một nền văn hóa mì ống phong phú và đa dạng tại Ý. Mì ống được chia thành 3 loại khác nhau: mì

ốngdài, mì ngắn và mì ốngđầy. Ngoài ra, các thành phần để làm nên mì ống cũng tạo nên hương vị khác nhau; chúng ta có mì ống tươi và mì ống khô. Bên cạnh đó, có những cách khác nhau để phân phối tỷ lệ thích hợp của mì ốngví dụ như kích thước quả bóng tennis, ⅓ quy tắc của một nắm tay … Sự kiện kết thúc với chương trình nấu ăn của ba vị đầu bếp Ýđến từcác khách sạn nổi tiếng. Họ đã trình bày cách các món mì Ý truyền thống đặc trưng của quê hương mình.

This article is from: