9 minute read
1.1.4.2. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
Trên cơ sở phân tích những đặc trưng về tâm lý, trình độ, năng lực. Phẩm chất của sinh viên đại học, nhóm tác giả đề tài khẳng định: sinh viên là bộ phận xã hội có nhiều ưu điểm với sức trẻ và bầu nhiệt huyết, trình độ nhận thức cao hơn nhiều bộ phận xã hội khác, song đồng thời họ cũng có những hạn chế nhất định. Do vậy, họ rất cần được định hướng giáo dục phù hợp với những đặc trưng đó, nhằm phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế, để trở thành bộ phận xã hội có đóng góp tích cực cho xã hội, đồng thời là lực lượng kế cận đáng tin cậy trong tương lai gánh vác nhiều trọng trách của dân tộc. “Sinh viên là lực lượng đông đảo trong xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chăm lo giáo dục, đào tạo để trở thành những người lao động giỏi, cán bộ tốt, chủ nhân của xã hội tương lai. Nhưng sinh viên có huy độngđược năng lực tiềm ẩn của mình hay không, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng, sự rèn luyện, tu dưỡng của cá nhân họ ngoài ra còn phụ thuộc vào sự giáo dục nói chung…”. 1.1.4.2. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên - Giáo dục Theo tác giả Phạm Viết Vượng, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên”. Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này được thực hiện bằng các con đường quan trọng. Giáo dục thông qua dạy học, giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng, giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể, giáo dục thông qua quá trình tự tu dưỡng. Trong đó, giáo dục thông qua con đường tự tu dưỡng hay là quá trình tự giáo dục biểu hiện tính tích cực cao nhất của con người. Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, không chỉ là sản phẩm của đời sống con người mà trở thành nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. “Xem xét dưới góc độ triết học, chúng ta thấy rằng: Giáo dục là một quá trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, là sự tác động từ bên
ngoài vào đối tượng giáo dục.Giai đoạn thứ hai, là thông qua sự tác động này làm cho đối tượng giáo dục tự biến đổi, tự hoàn thiện bản thân”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhấn mạnh vai trò của tự giáo dục ở mỗi cá nhân (trong tác phẩm Đường Cách Mệnh). Sự tự giáo dục chính là sự tự ý thức về nhân cách, tự rèn luyện, tự thể hiện, tự kiểm soát để tạo nên “cái tôi” nhân phẩm.Quá trình tự giáo dục là quá trình thể hiện tính năng động, chủ động, tích cực, tự giác của ý thức, tạo nên sức mạnh thôi thúc từ bên trong tinh thần của mỗi người. Trước hết, con người ý thức được cái cần phải làm để tránh sự trừng phạt của thiết chế xã hội.Sau đó, con người ý thức được điều cần làm để tránh phải xấu hổ trước người khác, tránh dư luận xấu của xã hội.Cao hơn cả, con người ý thức điều cần làm để tránh xấu hổ với bản thân.Như vậy, giáo dục phải thúc đẩy mặt năng động của ý thức, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, nhân văn cao thượng, hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách. Hành vi của con người từ đó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người, như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”. GDYTBVMT cho sinh viên có những điểm khác biệt so với giáo dục cho học sinh phổ thông và các bộ phận xã hội khác. GDYTBVMT cho sinh viên khác với giao dục về môi trường nói chung. GDYTBVMT cho sinh viên vừa có sự khác biệt với giáo dục thế giới, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ trong công tác tư tưởng. - Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên GDYTBVMT là quá trình tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, động cơ, ý chí, từ đó thay đổi hành vi trong ứng xử với MT theo hướng phù hợp, góp phần cải tạo thực tiễn. Với mỗi bộ phận xã hội khác nhau, GDYTBVMT có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện khác nhau để sao cho quá trình thúc đẩy sự phát triển YTBVMT của nhân dân đạt hiệu quả cao.
Advertisement
Với sinh viên đại học, việc GDYTBVMT là hoạt động tập trung và khía cạnh tác động đến mặt ý thức tư tưởng của sinh viên về bảo vệ MT, góp phần thôi thúc sự phấn đấu không ngừng của sinh viên trong điều kiện MT sống đang có nhiều diễn biến bất lợi. GDYTBVMT cho sinh viên là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục với nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện phù hợp, nhằm trang bị tri thức khoa học, định hướng tình cảm, niềm tin, giá trị và ý chí sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng văn hóa môi trường trong sinh viên. GDYTBVMT phải là quá trình thường xuyên, qua đó, sinh viên đại học lĩnh hội được tri thức đúng đắn, xây dựng những giá trị chuẩn mực trong ứng xử với MT, được trải nghiệm để có kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề MT hiện tại và tương lai. Cũng như bất kỳ quá trình giáo dục nào khác, GDYTBVMT cho sinh viên là quá trình không ngừng phát huy năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân người sinh viên. Năng lực tự giáo dục bản thân làm sinh viên tăng cường khả năng tự nghiên cứu, tự kiểm tra, tự giác hoạt động, giúp họ phát triển hoạt động sáng tạo độc lập, phát triển các thói quen lành mạnh và phương pháp làm việc độc lập. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng tri thức của mỗi sinh viên, làm tăng khả năng vận dụng những tri thức và biến nó thành cái của mình. Yếu tố này cần được kích thích từ nhu cầu, lợi ích thiết thực và đúng đắn khi tham gia hoạt động bảo vệ MT. Việc tự giáo dục luôn phù hợp với sinh viên đại học. - Đặc trưng của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên Thứ nhất, GDYTBVMT cho sinh viên có những điểm khác biệt so với giáo dục cho học sinh phổ thông và các bộ phận xã hội khác.GDYTBVMT cần được thực hiện cho mọi đối tượng, dưới mọi hình thức. Trong cuộc đời mỗi người, việc GDYTBVMT luôn là cần thiết, thường xuyên, suốt đời, nhưng ở mỗi giai đoạn, với mỗi tầng lớp xã hội thì có mục tiêu và cách thức giáo dục khác nhau. Đối với lứa tuổi nhỏ, còn là học sinh thì việc giáo dục với mục tiêu hình thành “con người giác ngộ về môi trường", với sinh viên và lứa tuổi trưởng thành nhằm tạo dựng “mẫu
người công dân có trách nhiệm với môi trường", với người lao động ở các lĩnh vực nghề nghiệp thì hình thành “những nhà chuyên môn hoặc những doanh nhân thấu hiểu môi trường”,… Hơn nữa, GDYTBVMT cho sinh viên có sự kế thừa từ quá trình giáo dục MT cho học sinh phổ thông, nhưng nâng lên một trình độ cao hơn với tầm nhận thức khái quát, sâu sắc hơn và thúc đẩy khả năng hiện thực hóa trong hành động với quy mô lớn. Học sinh phổ thông cũng đã được GDYTBVMT, song do đặc điểm nhận thức của lứa tuổi cũng như khả năng tham gia hoạt động thực tiễn của học sinh phổ thông hạn chế nên việc giáo dục có nội dung cụ thể, độ khái quát chưa cao. Ngoài ra, GDYTBVMT cho sinh viên là bộ phận xã hội có trình độ học vấn tương đối cao nên thuận lợi hơn so với việc giáo dục cho người dân trình độ còn thấp (chẳng hạn, một bộ phận nông dân, ngư dân, tiểu thương... có trình độ thấp). Khác với những người lao động trong các lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, hoạt động chủ yếu của họ là học tập, nghiên cứu trong trường đại học, phần lớn chưa bị chi phối hoặc cám dỗ nhiều bởi lợi ích vật chất, quỹ thời gian lớn, tinh thần nhiệt tình, hăng hái, thích hòa mình vào các phong trào thực tiễn nên họ luôn ủng hộ nhiệt thành các hoạt động phong trào vì MT sống xanh cho cộng đồng. Thứ hai, GDYTBVMT cho sinh viên vừa có điểm chung vừa có sự khác biệt với giáo dục thế giới quan, giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ trong công tác tư tưởng. Các hoạt động giáo dục đều tác động đến mặt tư tưởng của con người, giữa chúng có sự ảnh hưởng hỗ trợ lẫn nhau để đạt mục tiêu nâng cao trình độ nhận thức, phát huy tính tự giác, sáng tạo đóng góp của con người. Tuy nhiên, với nội dung giáo dục khác nhau, cách thức tiến hành sẽ phải có tính chất đặc thù. GDYTBVMT cho sinh viên xét ở khía cạnh nhất định nội dung phản ánh một lĩnh vực cụ thể, phạm vi eo hẹp hơn so với giáo dục thế giới quan, nhưng theo góc độ tiếp cận khác thì nó có nội dung mang tính chất đa ngành. Theo đó, để đạt mục tiêu của GDYTBVMT cho sinh viên thì yêu cầu đặt ra phải đạt mục tiêu của giáo dục thế giới quan, giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục pháp luật, đạo đức,... Như vậy, GDYTBVMT cho sinh