4 minute read

1.1.3. Khái niệm ý thức bảo vệ môi trường

hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ MT trong lành. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường: - Bảo vệ MT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến độ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ MT quốc gia phải gắn với bảo vệ MT khu vực và toàn cầu. - Bảo vệ MT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt động ô nhiễm MT phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng. - Bảo vệ MT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Mỗi tổ chức, cá nhân, gia đình gây ô nhiễm MT phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Như vậy, bảo vệ môi trường là quá trình bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa và khắc phục những tác động bất lợi của sự suy thoái môi trường; gìn giữ môi trường sống nhằm đảm bảo sự phát triển của con người.

1.1.3. Khái niệm ý thức bảo vệ môi trường

Advertisement

Ý thức con người là một phạm trù rất rộng, là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều khoa học khác nhau như tâm lý học, triết học, luật học, văn học, kinh tế học, nghệ thuật học, đạo đức học,... Mọi trạng thái tâm lý, mọi hoạt động sống của con người đều là biểu hiện và bị chi phối bởi ý thức. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu làm rõ đặc trưng của ý thức tinh thần con người theo khía cạnh khac nhau. Cấu trúc của ý thức về cơ bản bao gồm: Tri thức, niềm tin, tình cảm, giá trị, ý chí. Vai trò của ý thức biểu hiện khi con người có nhu cầu, động cơ, mục tiêu, niềm tin, lý tưởng tích cực hình thành trên nền tảng nhận thức đúng đắn về thế giới, tạo động lực tinh thần từ bên trong thôi thúc ý chí sẵn sàng hành động tích cực. Bảo vệ môi trường là quá trình bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa và khắc phục những tác động bất lợi của sự suy

thoái MT; gìn giữ MT sống nhằm đảm bảo sự phát triển của con người. Từ vai trò quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người và xã hội loài người, nên tất yếu con người phải BVMT sống của chính mình. Điều 3 Luật bảo vệ môi trường khẳng định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp...”. Và để con người có thể BVMT, họ cần phải có YTBVMT, vậy YTBVMT là gì? YTBVMT là một bộ phận của ý thức con người, có cấu trúc phức tạp, đồng thời cũng gồm nhiều cấp độ phản ánh do phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách tiếp cận khái niệm khác nhau. Dựa vào phương thức tồn tại, YTBVMT gồm các yếu tố cơ bản: tri thức về các vấn đề MT; niềm tin vào khả năng thực tiễn trong bảo vệ MT; tình cảm với MT; hệ chuẩn mực về MT và ý chí trong hành độngbảo vệ MT. YTBVMT là một nội dung của ý thức, chịu sự quy định của những điều kiện MT nhất định. Nội hàm khái niệm YTBVMT chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể, nhưng rất gần với khái niệm “ý thức sinh thái”, “ý thức đạo đức MT” đã được làm rõ ở một số công trình nghiên cứu: Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, ý thức sinh thái là những quan điểm, quan niệm của con người về MT tự nhiên; về mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa con người (xã hội) với MT đó: về tình cảm, thái độ và trách nhiệm của con người trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững. Tác giả Phạm Văn Bông đưa ra cách hiểu về ý thức sinh thái: là hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái và ý thức về trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó. Tác giả Phạm Thành Nghị kế thừa quan niệm này khi bàn về “ý thức sinh thái cộng đồng”: Ý thức sinh thái cộng đồng có thể hiểu là những quan điểm, quan niệm của cộng đồng của MT; về mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa con người, cộng đồng và MT; thái độ và trách nhiệm của con người, cộng đồng trong giải quyết các vấn đề sinh thái. Như vậy, một số tác giả đã phân tích khái niệm ý thức sinh thái là khả năng phản ánh của con người trước thực trạng sinh thái MT, thể hiện qua hệ thống quan điểm, thái độ, tình cảm, trách nhiệm với MT sinh thái. Tuy nhiên, các tác giả làm

This article is from: