3 minute read

What do we have left but the hazy mist?

- Doan Xuan Tang -

With his yearning for the nature and people of the Northern area in the process of industrialization, painter Doan Xuan Tang traveled to search for the remaining undisturbed beauty of that land and discovered a special “golden” colorthe color of the “Golden Mist”.

Advertisement

The source of inspiration for the creative artist does not always flow indefinitely. What did you do to re-inspire yourself at those times?

It is true that not only me but most artists cannot always be full of inspiration. That is the nature of the creative profession. There will always be intervals where the artist feels stuck. Trying to compose within those ranges will only produce unsatisfactory works. For me, the process of creating a good drawing is when we are full of spirit and emotion, when it happens in the most natural way without forcing. That’s why every time I need inspiration, I will go, freeing myself from the familiar environment to find new lands.

Is there any special image that always haunts your mind throughout the journey of discovering and painting the artworks that will appear in the upcoming “Golden Mist” exhibition?

Surrounded by the hazy mist, the Northern land always brings me unexpected discoveries with the pristine, magical, and hidden beauty of that land. But it seems that under the constant impact of modernization, that wild beauty is gradually changing like a brocade cloth fading over time. Faced with that situation, I wondered what was left but the mist. In the process of answering those questions, I found the remaining sky, the tree trunks filled with remnants, and the twisted people moving to cling between life and death in their own homeland. They are aimless, lonely in the rhythm of modern life. I think these are the “gold” in “Golden Mist” that I am looking for. It is the yellow color of nostalgia, obsession, and regret. Especially in the largeformat painting titled “What do we have left?”, I used fawn color to describe the desolation of the land and terraced fields. And in that shade of brownish-yellow, I see the green patch of revival like silhouettes of people still clinging to the Northwest. It is a series of images that have left me with an immense obsession and anxiety. I want the viewers to have their own thoughts and perceptions when facing the artworks.

Tây Bắc luôn mang đến cho tôi những khám phá bất ngờ với vẻ đẹp nguyên sơ, ma mị, và lẩn khuất...

The Northern land always brings me unexpected discoveries with the pristine, magical, and hidden beauty...

Tôi biết Đoàn Xuân Tặng vốn là người kiệm lời, trung thành với đề tài miền núi và ít dùng mỹ từ để nói về tác phẩm của mình.

Thế nên khi Tặng gọi tên triển lãm là “Vàng Sương” tôi không khỏi ngạc nhiên, dẫn đến tò mò và hăm hở đi tìm màu của “Vàng Sương”.

Thoạt đầu Tặng cho tôi cái nhìn trực diện về chân dung người Tây

Bắc bằng những lát cắt từ hình hài của núi, của cây, điểm tô bằng chính màu chàm – tím – đỏ từ trang phục rồi đặt họ trong khung cảnh mơ màng của mùa hoa mơ, hoa mận lớt phớt trong mưa sáng mùa xuân.

Tôi chẳng tìm được màu vàng của sương!

Xa hơn một chút, Tặng hướng mắt tôi nhìn lên đỉnh núi, và kìa tôi không còn thấy những thân phận lẻ loi qua loạt tác phẩm chân dung. Ở đó tôi lại thấy những cuộn mây trắng, mây hồng, mây vàng hay nói đúng hơn mây bảy sắc cầu vồng cuốn vào nhau, cuốn đi cả những đôi chân trần nhuốm màu đất núi. Có khi chính họ, những cư dân hàng trăm năm tuổi bị đẩy ra khỏi làng đã hóa xanh biếc để lại vệt tím thẫm buổi chiều tàn.

Tôi đâu thấy được màu của vàng của sương!

Tôi lại thấy những đêm dài trong thời kỳ đại dịch, Tặng thức rất khuya để giãi bày những ám ảnh bám víu anh với những vệt màu trầm trĩu nặng, tím đen, đặc quánh, đôi chỗ phơn phớt ánh trắng xanh của những linh hồn lạc lối giữa nghìn trùng.

Tôi vẫn không chạm được màu vàng của sương!

Gần đây nhất Tặng dồn tâm cho “Vàng Sương” bằng những bức tranh khổ lớn và một tác phẩm sắp đặt. Trong loạt tác phẩm này tôi thấy Tặng đang quan sát, mô tả miền núi và nhận thức riêng của mình bằng góc nhìn bao quát của loài chim. Có lẽ vì thế mà tính trừu tượng và tượng hình cân bằng hơn, hòa sắc mạnh mẽ kịch tính hơn nhưng tôi vẫn chỉ thấy màu ruộng bậc thang cháy vàng khô trụi, màu của ngày và đêm xoáy trong lớp lớp bụi công trường với mái xanh mái đỏ chông chênh, xung đột với màu thôn bản nguyên sơ.

Tôi chưa thể ngộ ra màu vàng của sương!

Có lẽ chỉ với lòng chung thủy như Tặng mới thấu nổi cảm giác nhớ thương day dứt khi thấy cảnh người tình miền núi mỗi ngày tàn phai nhan sắc. Khi lớp sương này chồng lên lớp sương kia, qua tia nắng thời gian, ký ức xưa cũ bật thành niềm day dứt: tất cả vàng son xưa “ta còn lại gì?” hay chỉ còn là ký ức “Vàng Sương”.

Tôi buông cái nhìn thị giác để nó rơi vào tâm thức, chợt bắt được màu Vàng của Sương – màu hoài niệm, ám ảnh và đầy tiếc nuối!

Sài Gòn 09/02/2023

Vương Bắc Đẩu

This article is from: