3 minute read

Ta còn lại gì ngoài màn sương mờ ảo?

- Đoàn Xuân Tặng -

Mang trong mình niềm khắc khoải về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong công cuộc hiện đại hoá, hoạ sĩ Đoàn Xuân Tặng đã đi tìm những vẻ đẹp hoang sơ còn sót lại của vùng đất ấy để rồi khám phá ra một màu “vàng” đặc biệtmàu của “Vàng Sương”.

Advertisement

Với người nghệ sĩ sáng tác, mạch nguồn cảm hứng không phải lúc nào cũng tuôn trào bất tận. Trong những khoảng ấy, anh đã làm gì để đưa cảm hứng trở lại?

Đúng là không chỉ cá nhân tôi mà hầu hết các hoạ sĩ không thể lúc nào cũng tràn đầy cảm hứng sáng tác được. Đó là cái đặc thù của nghề sáng tạo. Sẽ luôn có những khoảng mà nghệ sĩ cảm thấy bế tắc. Việc cố gắng sáng tác trong những khoảng đó sẽ chỉ tạo ra những tác phẩm không ưng ý mà thôi. Với tôi, quá trình tạo ra một bức vẽ hay phải là khi ta đầy ắp tinh thần và tình cảm, là khi nó diễn ra một cách tự nhiên nhất không cần ép buộc. Chính vì vậy mỗi lúc cần khơi gợi nguồn cảm hứng, tôi sẽ đi, giải phóng mình khỏi môi trường quen thuộc để tìm về những miền đất mới.

Có hình ảnh nào đặc biệt, luôn ám ảnh tâm trí anh xuyên suốt trong hành trình khám phá và vẽ những bức họa sẽ xuất hiện trong triển lãm “Vàng Sương” sắp tới hay không?

Được bao bọc bởi màn sương mờ ảo, Tây Bắc luôn mang đến cho tôi những khám phá bất ngờ với vẻ đẹp nguyên sơ, ma mị, và lẩn khuất của vùng đất ấy. Nhưng dường như dưới sự tác động không ngừng của công cuộc hiện đại hoá, vẻ đẹp hoang sơ ấy đang dần đổi thay giống như tấm vải thổ cẩm phai nhạt màu sắc qua thời gian. Đứng trước tình cảnh đó, tôi tự hỏi còn sót lại những gì ngoài màn sương trắng đục. Trong quá trình hồi đáp những tự vấn ấy, tôi đã tìm thấy những khoảng trời còn lại, những thân cây nham nhở vết tích, những con người xoắn xuýt chuyển động để bấu víu giữa sống chết trên chính mảnh đất quê hương của họ. Họ vô định, chơi vơi trong nhịp sống hiện đại. Tôi nghĩ những điều ấy liệu có phải cái “vàng” trong “Vàng Sương” mà mình đang tìm kiếm. Đó là màu vàng của hoài niệm, ám ảnh và đầy tiếc nuối. Đặc biệt trong bức tranh khổ lớn mang tên “Ta còn lại gì?”, tôi sử dụng màu nâu vàng để gợi tả sự hoang tàn của những khoảng đất, những ruộng bậc thang. Mà trong màu vàng ngả nâu đó, tôi lại thấy len lỏi mảng xanh của sự hồi sinh như hình bóng những con người còn bám trụ lại Tây Bắc. Đó là chuỗi hình ảnh đã để lại trong tôi nỗi ám ảnh, niềm khắc khoải với miền núi và tôi muốn người xem khi đối diện với tác phẩm sẽ có những suy tư, mộng mị cho riêng mình.

It’s been four years since your previous solo show in 2019, how has your creative style or form of expression altered with this return?

This time, I’ve made a lot of changes to the creative style and arrangement of the pieces in the exhibition. For my artwork, I continue to focus mostly on using materials and drawing inspiration from the people and landscape of the North. Regarding my own introspection, I believe that the difference may lie in the fact that I have a strong yearning for the way of life and the scenery that can be found in the North. I concentrated on expressing my inner thoughts about life, death, love, and my attachment to that land in the context of an increasingly urbanized society. Because of this, the paintings in the “Golden Mist” show are more abstract and expressive than in previous shows.

How are the exhibited artworks chosen?

There are about 30 paintings with mainly oil and acrylic on canvas selected for this exhibition. They are mostly new works of mine in the last few years. There are works created in 2019 but they all carry the story that I want to convey in “Golden Mist”.

Have you ever felt that you have thoroughly exploited this topic or considered exploring another source of inspiration for your works after being with the Northern land for a long time?

The Northern area has always been an endless source of inspiration for me up to this point. I very much appreciate the destiny and connection with that land in the process of discovering and practicing my art. I believe that the predestined relationship has not ended because there are places where I have not been and interesting things I have not discovered in the North.

This article is from: