Alan phan khởi nghiệp

Page 1

KHỞI NGHIỆP FROM ZERO TO HERO

Alan Phan


KHỞI NGHIỆP

NỘI DUNG PHẦN I: THẮP LỬA KINH DOANH ................................................................................................ 2 KHỞI NGHIỆP HAY ĐI LÀM CÔNG? ......................................................................................... 2 THẾ HỆ 9X: LÀM ĂN HAY LÀM QUAN ? ................................................................................... 6 KIẾM MỘT TRIỆU ĐÔ TRONG 5 NĂM ...................................................................................... 9 VẪN CHƢA KIẾM ĐƢỢC 1 TRIỆU ĐÔ SAU 5 NĂM ? ......................................................... 13 PHẦN II: BẮT ĐẦU TỪ ZERO ........................................................................................................ 17 BÀI 1: QUY TRÌNH CĂN BẢN.................................................................................................... 17 BÀI 2: ĐIỂM ĐẾN VÀ MỤC TIÊU ............................................................................................. 21 BÀI 3: BẢN ĐỒ CHO HÀNH TRÌNH (Road Map) ................................................................ 26 KẾ HOẠCH KINH DOANH (Business Plan) .......................................................................... 32 PHẦN III: KỸ NĂNG QUẢN TRỊ ................................................................................................... 34 TỪ BỎ QUỐC TỊCH ....................................................................................................................... 34 CON ĐƢỜNG VỀ LA MÃ .............................................................................................................. 37 LỜI NHẮN CỦA TÔN TỬ ............................................................................................................. 41 ĐÃI CÁT TÌM VÀNG ..................................................................................................................... 45 THẾ GIỚI MỚI CỦA CÁC THƢỢNG ĐẾ .................................................................................. 49 CỔ GIA THỌ: NGƢỜI THẦY VỀ QUẢN TRỊ........................................................................... 54 PHẦN IV: TRÒ CHUYỆN CÙNG ALAN ......................................................................................... 58 KIẾM TIỀN NHIỀU HAY KHÔNG LÀ Ở Ý TƢỞNG! .............................................................. 58 DÀNH CHO DOANH NHÂN TRẺ ................................................................................................ 63 NĂM THÓI QUEN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ ................................................................................ 65 TIỀN ƠI! XIN CHÀO MI… .......................................................................................................... 68 QUA CƠN THÀNH BẠI MẤT CÒN ............................................................................................. 72

Tri Ân TS. Alan Phan

1


KHỞI NGHIỆP PHẦN I: THẮP LỬA KINH DOANH KHỞI NGHIỆP HAY ĐI LÀM CÔNG? Cuối tuần rồi , một nhóm quản lý trẻ và sinh viên Trung Quốc tại California tổ chức một buổi networking và mời 3 vị “mentors” (ngƣời hƣớng dẫn) để thảo luận về 3 đề tài khác nhau. Họ để tôi bắt đầu với câu hỏi về sự khác biệt giữa việc “tự khởi nghiệp hay đi làm công”? Không có thì giờ chuẩn bị cho bài nói chuyện, nên tôi phải moi móc suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân, và phải thƣa trƣớc với diễn đàn là tổng kết của tôi có thể mang nhiều thiếu sót. Thực sự, cốt lõi của bài toán là “mục tiêu cá nhân” và “sự phù hợp với cá tính” của từng ngƣời.Nếu việc kiếm tiền là điều quan trọng nhất trong quan niệm sống thì phải nhớ là cả hai con đƣờng đều có thể mang đến sự giàu có mà bạn không hình dung nổi nếu thành công nhƣ mong muốn. Cái khác biệt chính yếu là sự tự do. Có ngƣời sẽ thích một chuyến lữ hành êm đẹp, lƣời biếng…nhƣ đi du lịch qua tours. Không gì ngạc nhiên quấy rầy chƣơng trình đã định. Có ngƣời thì thích tự lên lịch để khám phá các con đƣờng ít ai đi và để „hên xui” làm ngƣời dẫn đƣờng. Cuối cùng, luôn luôn có ngƣời thoả mãn với quyết định của mình và có ngƣời cho là mình đã sai trái với lựa chọn. Một chiến lƣợc mang thành công cho nhiều ngƣời là đi làm công trong một thời gian để học kỹ năng, tạo mạng lƣới quan hệ, lấy uy tín…rồi ra khởi nghiệp. Do đó, khi bắt đầu hành trình, phải biết rõ mục tiêu và cá tính của mình hơn cũng nhƣ phải sẵn sàng trả giá cho những đòi hỏi khác nhau, từ vật chất đến tinh thần. Không ai có thể tƣ vấn chính xác cho mình về câu hỏi này. Và không ai có thể minh định là bạn sẽ thành công hay thất bại ở cuối chặng đƣờng. Nhƣng chuẩn bị là yếu tố quan trọng khi gặp đƣợc cơ hội. Sau khi đã quyết định về phần căn bản, bạn sẽ đối diện với những thử thách và chi tiết thực hiện, đôi khi trái ngƣợc hẳn với những dự đoán và tình

Tri Ân TS. Alan Phan

2


KHỞI NGHIỆP huống thông thƣờng. Việc tìm giải pháp và khả năng xử lý sẽ quyết định kết quả tối hậu. Những vấn nạn thƣờng gặp khi làm chủ một doanh nghiệp thay vì đi làm công có thể tóm lƣợc nhƣ sau: -

Doanh nghiệp phải tự điều hành

Theo định nghĩa của tôi, một doanh nghiệp đúng nghĩa và lý tƣởng là một tổ chức tự điều hành, tự tăng trƣởng, tự sinh lợi mà không cần đến chủ. Sau một thời gian khởi nghiệp và nuôi dƣỡng, ngƣời sáng lập doanh nghiệp có thể rời bỏ tổ chức mà không phƣơng hại đến hoạt động. Nhƣ vậy mới là đạt đƣợc mục tiêu tối hậu: sự tự do. Nếu phải ôm lấy công ty suốt ngày dù không còn động lực hay ý thích, thì thực ra bạn đã tạo cho mình một “công việc”, không phải một “doanh nghiệp”. Do đó, bạn phải cố gắng từ ngày đầu, tạo một tổ chức, từ nhân sự đến cơ sở và phƣơng thức quản trị, sao cho vai trò điều hành trực tiếp của bạn càng ngày càng trở nên không cần thiết. Bạn phải làm sao để sản phẩm công ty tự tiếp thị bằng thƣơng hiệu, công nghệ hay hệ thống. Khi Microsoft tự điều hành, Bill Gates mới có “tự do” để đi làm từ thiện nhƣ đam mê sau này. Hãy nhớ câu nói của một doanh nhân nổi tiếng,” Công ty bạn không thể vĩ đại trừ khi nó tự vĩ đại mà không cần bạn – Your company can‟t be great unless it‟s great without you.” -

Luôn luôn phải lên kế hoạch

Khi bạn làm việc cho một công ty, phần lớn họ đã có sẵn một kế hoạch kinh doanh tổng thể và đã tạo đƣợc những cơ chế vận hành hữu hiệu. Ở những công ty lớn đa quốc, kế hoạch là nhóm chuyên gia làm nghiên khảo về đủ mọi vấn đề và đề nghị giải pháp lên cấp trên. Ngƣời chủ doanh nghiệp thƣờng vấp ngã và làm những quyết định kém cỏi vì thiếu thì giờ cũng nhƣ chuyên viên để lên kế hoạch. Tầm nhìn bị giới hạn tạo ra những lạc quan vô lối vì thiếu sót một kế hoạch kinh doanh bài bản khi khởi nghiệp. Họ thƣờng đổ lỗi cho việc thiếu tiền để đốt ngắn nhu cầu tối ƣu này.

Tri Ân TS. Alan Phan

3


KHỞI NGHIỆP Sau khi bắt tay vào việc, chủ doanh nghiệp nhỏ thƣờng không có nguồn lực để điều nghiên các công nghệ đột phá, cách làm sáng tạo của những đối thủ, sự thay đổi về ý thích của ngƣời tiêu dùng…nên kế hoạch điều chỉnh các hoạt động của công ty gần nhƣ không có. Dựa vào thành công của những chiến thuật trong quá khứ không bảo đảm cho hiệu năng bền vững sau này. Sự tụt hậu sẽ lần hồi lan toả. Jim Rohn có phán, ”Nếu bạn không thiết lập kế hoạch cho mình, bạn sẽ

làm theo kế hoạch của ngƣời khác. Và đoán thử kế hoạch đó nhƣ thế nào: KHÔNG CÓ GÌ CẢ– If you don‟t design your own plan, chances are you‟ll fall into someone else‟s plan. And guess what they have planned for you? Nothing.” -

Luôn luôn phải chăm chú vào mục tiêu

Mỗi ngày, khi ngồi vào bàn làm việc, bạn phải bỏ hết thì giờ làm cho xong những việc đã giao phó, với mục tiêu đã định rõ từ ngƣời chủ. Ngay cả CEO của một công ty đại chúng lớn cũng phải chăm chú vào mục tiêu sao cho lợi nhuận quý này, năm này đạt chuẩn để cổ phiếu không tụt giá và ban quản lý bị cho thôi việc. Áp lực “focus” này sẽ không đè nặng trên vai ngƣời chủ doanh nghiệp, nhất là khi ông bà ta đã kiếm đƣợc một chút positive cash flow (dòng tiền lƣu chuyển dƣơng). Đây là thời điểm mà quản lý doanh nghiêp hay thả nổi và chạy theo những bầy đàn của lợi nhuận siêu tốc, vài sĩ diện hảo và các đầu cơ mạo hiểm. Tóm lại, khi công ty sẽ đối mặt với nhiều rủ ro nhất trong nguy cơ tụt hậu. Để tránh tình huống nguy hiểm này, chủ doanh nghiệp phải chăm chú vào những chuyện có thể là nhàm chán trong hoạt động hàng ngày: xây dựng thƣơng hiệu, gia tăng giá trị của sản phẩm, tìm kênh tiếp thị mới, cải tiến cơ chế, sàng lọc nhân tài hay gây thêm quỹ vốn, tạo sức mạnh mới cho tài chánh… Khi có chút thành công, chủ doanh nghiệp không thiếu những cám dỗ từ cơ hội mới hay bạn bè mới. Nhƣng nếu xao lãng các nhiệm vụ phải làm cho mục tiêu chính yếu ban đầu của công ty, ngƣời chủ có thể mất cả chì lẫn chài.

Tri Ân TS. Alan Phan

4


KHỞI NGHIỆP -

Thất bại không thể là một lựa chọn

Một ngƣời làm công với đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm có thể bỏ việc ngang và tìm cơ hội khác. Có thể họ chỉ mất vài tháng không lƣơng và lại tiếp tục mọi phúc lộc đang đƣợc hƣởng thụ. Nhƣng ngƣời chủ doanh nghiệp không may mắn đến vậy. Khi bỏ cuộc, ngoài chuyện mất hết tài sản đã ký cóp xây đắp bao nhiêu năm, họ còn đánh mất mọi danh dự và tự trọng trong mắt rất nhiều ngƣời thân: từ gia đình bạn bè đến nhân viên đối tác hay khách hàng. Nặng nề nhất là trách nhiệm với những “skateholders” đã đầu tƣ nhiều công sức và tiền bạc vào doanh nghiệp. Tinh thần “không thể thua” khi khởi nghiệp là một động lực tốt; nhƣng nó cũng là một áp lực quá lớn sẵn sàng huỷ diệt hạnh phúc gia đình, sức khoẻ cá nhân, tâm thần an bình và làm thay đổi nhiều cá tính đáng yêu. Nhƣ trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo,” Tốt gì khi chúng ta có thể chiếm đoạt thế giới, nhƣng phải trao đổi bằng linh hồn mình?” -

Phải biết sống cô đơn và tự tạo động lực

Mặc cho những tiếng cƣời thâu đêm trong các dạ tiệc, mặc cho những hào nhoáng vật chất khoác lên thân mình 24/7, mặc cho những chiêu PR bao quanh hàng ngày…không ai cô đơn nhiều hơn một doanh nhân, khi thành công hay khi thất bại. Tôi chia sẻ nhiều lần với các bạn doanh nhân trẻ là đừng bao giờ than vãn hay khoe khoang với bất cứ ai, dù “bạn bè”. Nếu mình thua, họ sẽ hể hả trong lòng; nếu mình thắng, họ sẽ ghen tị. Hollywood có câu nói, “đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đổ mồ hôi (don‟t let them see you sweat)”. Tổng Thống Truman thì thực tế hơn,”nếu bạn cần một ngƣời bạn, hãy nuôi một con chó”. Trong cái cô đơn trên đỉnh hay dƣới đáy đó, bạn phải tự tạo một động lực cho mình để tiếp tục đi tới hay đứng dậy. Đây là điều khó khăn nhất ngƣời chủ doanh nghiệp phải đối diện. Tôi chỉ biết lập lại lời khuyên của bà hoàng hậu White Queen với Alice,” Khi bạn bƣớc ra ngoài để trực diện quái thú đó…bạn phải bƣớc đi một mình –

Tri Ân TS. Alan Phan

5


KHỞI NGHIỆP When you step out to face that creature….. you must step out alone – Alice in Wonderland” ***** Tôi không có kết luận gì cho bài nói chuyện của mình. Mỗi ngƣời trong chúng ta phải tìm đáp số riêng cho bài toán về khởi nghiệp hay làm công. Không có đúng sai trong lời giải. Tuy nhiên, tôi có đƣa ra một suy nghĩ cho các bạn Trung Quốc. Trong những năm sắp tới, Trung Quốc chắc vẫn còn theo đuổi xã hội chủ nghĩa, ít nhất là trên hình thức. Một ngành nghề cực thịnh suốt hơn 30 năm qua là “nghề làm quan”. Khi bạn chạy chọt đƣợc để làm đầy tớ cho đồng bào yêu dấu của bạn, bạn sẽ hƣởng thụ mọi trái quả của một doanh nhân thành công và một nhà quản lý đáng khâm phục. Bạn không cần làm việc, không nên bận tâm với kế hoạch, không cần phải focus, không bao giờ sợ thất bại (trừ khi quá tham mà không chia chác sòng phẳng). Trên hết, bạn sẽ không bao giờ cô đơn vì có đảng quang vinh đồng hành; và bạn đƣợc ăn nhậu suốt ngày với những “ngƣời em kết nghĩa” đếm không hết.

THẾ HỆ 9X: LÀM ĂN HAY LÀM QUAN ?

Cuối tuần qua, tôi đƣợc mời đến Đại Học Ngân Hàng ở Thủ Đức để tản mạn cùng các bạn sinh viên trẻ về cơ hội khởi nghiệp trong năm Thìn mà nhiều kinh tế gia thế giới dự đoán là năm của biến động và suy thoái. Nhóm tổ chức hội thảo gồm 6 đại học liên đới có tổng cộng 45 ngàn sinh viên. Chỉ khoảng 100 ngƣời hiện diện, dù sáng Thứ Bẩy 19/11 là một ngày đẹp trời. Tôi nhớ buổi nói chuyện, cũng miễn phí và cùng đề tài, ở đại học Fudan, Thƣợng Hải 10 năm về trƣớc. Có đến hơn 2,000 sinh viên chen nhau trong mƣa, ban tổ chức phải dời địa diểm đến nơi lớn hơn. Máu kinh doanh? Có lẽ các bạn trẻ Việt không hứng thú nhiều đến chuyện làm ăn nhƣ chúng ta đã lầm tƣởng? Hay là vì ngày hôm đó, một bạn trẻ giải thích, các sinh viên đều muốn nghỉ ngơi để lấy sức tối nay đi bão. Trận bóng đá với Tri Ân TS. Alan Phan

6


KHỞI NGHIỆP Indonesia để vào chung kết giải SEA games là một chờ đợi từ hai năm nay và rất quan trọng cho niềm tự hào dân tộc. Nhƣng dù thế nào, đơn giản đây chỉ là một buổi nói chuyện không lấy gì làm thú vị cho các sinh viên ngành kinh tế và ngân hàng. Hay tại hai diễn giả, tôi và T/S Nguyễn Mạnh Hùng, không đủ kỹ năng và kinh nghiệm? Trong cái quan sát phiến diện của tôi qua nhiều quốc gia, những dân tộc thích làm ăn thƣờng có mức sống và thu nhâp khả quan hơn các bạn láng giềng. Phi thƣơng bất phú mà? Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác liên quan và ảnh hƣởng, nhƣ môi trƣờng văn hóa, cơ chế chánh phủ, thời cơ thuận lợi hay tài nguyên dồi dào. Tuy nhiên, nếu giữ các mẫu số chung khác đồng đều, thì tựu trung, một ngƣời Mỹ vẫn thích kinh doanh hơn một ngƣời Mexican, ngƣời Tàu thích buôn bán hơn ngƣời Mã Lai, ngƣời Đức thích làm ăn hơn ngƣời Tây Ban Nha? Máu làm quan? Riêng về chúng ta, một ông Pháp nào đó có câu phê bình là trong mỗi ngƣời Việt Nam đều hiện diện một ông quan nhỏ (un petit mandarin). Qua bao thời đại, mộng ƣớc của phần lớn thanh niên Việt là học giỏi để đỗ cao và làm quan. Bài thơ “Trăng Sáng Vƣờn Chè” là một thể hiện của giấc mơ Việt. Lấy đƣợc công chúa để làm phò mã là trúng số độc đắc. Gần đây, sau khi một số đại gia mua máy bay riêng, biểu diễn siêu xe và cặp kè chân dài, giới doanh nhân mới đƣợc để ý và tạo vài ấn tƣợng đến các bạn trẻ. Tuy nhiên, lấy tiền của bố mẹ để khoe khoang thì vẫn thỏai mái hơn là đầu tƣ vài chục năm công sức vào một dự án kinh doanh. Lý tƣởng tuyệt vời nhất là dùng thế lực “con cháu” để đƣợc bổ nhiệm làm quản lý một tập đoàn quốc doanh. Vừa có tiền vừa có quyền. Con đƣờng vất vả Trong buổi hội thảo, tôi nói về 6 yếu tố căn bản của mọi thành công bền vững trên thƣơng trƣờng: động lực, sức khỏe, thời gian, hành động, kiến thức và may mắn. Tôi nói thêm về những thất bại sẽ đến, ý chí để tiếp tục giữ lửa, và những sáng tạo liên tục để duy trì lợi thế cạnh tranh. Sau đó, một bạn trẻ phê bình là sao quy trình thành công của chú mệt mỏi quá vậy? Chú chỉ cho

Tri Ân TS. Alan Phan

7


KHỞI NGHIỆP cháu “một con đƣờng tắt để đón đầu” đi. Tôi trả lời là nghe nói ở đây, đƣờng tắt cũng vất vả, sao cháu không thử gõ cửa sau của căn nhà cháu muốn đến? Tôi cũng nói về mặt trái của kinh doanh: những áp lực hàng ngày từ mọi phía, những trách nhiêm với nhân viên, cộng đồng và những chuẩn mực đạo đức để tạo một thƣơng hiệu lâu dài. Đây là những gánh nặng có thể làm suy sụp sức khỏe cá nhân, hạnh phúc gia đình và mục tiêu đời sống. Do đó, tôi hoàn toàn thông cảm với lựa chọn của bạn trẻ về một con đƣớng an nhàn hơn khi ra trƣờng; việc tốt nhất là chạy chọt đƣợc một chỗ trong các công sở nhiều bổng lộc. Con đƣờng mơ ƣớc Sau 5 ngàn năm tiến hóa của nhân loại, định luật Darwin không ứng dụng ờ Viêt Nam. Một anh trƣởng thôn hay trƣởng xã vẩn oai quyền và sống sung túc nhƣ thời phong kiến hơn trăm năm trƣớc. Có lẽ vì văn hóa và truyền thống, ngƣời dân vẫn phải co rúm nhƣ một con sâu khi đối diện với một ông quan, dù là quan làng. Khác với tƣ duy cùa các dân tộc Âu Mỹ: lƣơng anh chị lấy từ tiền thuế của tôi thì tôi là ngƣời chủ, trả lƣơng cho anh chị để đƣợc phuc vụ. Vào năm 2007, tôi có dịp đến Sở Kế Hoạch Thành Phố để ký vào một văn kiện gì đó trong việc xin giấy phép kinh doanh. Buổi trƣa trời nóng nhƣ thiêu đốt và tôi muốn đi bộ sau bữa ăn no cho tiêu cơm. Chiếc quần ngắn và cái áo thun là một giải pháp hợp lý. Khi đến cổng, hai ông bảo vệ không cho tôi vào. Tôi hỏi lý do và đƣợc biết là lối ăn mặc của tôi “tỏ thái độ vô lễ” với các ông công bộc đang ngồi trong phòng lạnh. Sau một biện luận chừng 5 phút, tôi phải rút lui vì phản hồi của hai ông bảo vệ rất logic và vững vàng. Thuyết phục nhất là lời đe dọa sẽ “nhốt tôi” nếu còn cãi bậy. Thế giới chúng ta Cũng trong buổi mạn đàm, tôi nói về một chuyến xe buýt buổi sáng ở Copenhagen năm 1966. Tôi đứng cạnh ông Otto, Thủ Tƣớng Đan Mạch, vì xe đông ngƣời không còn chỗ ngồi. Ông ta đang trên đƣờng đi làm hàng ngày và dù chào hỏi nhau thân mật, không hành khách nào có ý định nhƣờng chỗ cho ông quan lớn. Sau khi nghe chuyện, một cô sinh viên nói là cô nghe nhƣ

Tri Ân TS. Alan Phan

8


KHỞI NGHIỆP chuyện khoa học giả tƣởng. Cô hỏi tôi cái thế giới ngoài kia đã vào thế kỷ 21 rồi phải không thầy? Vì chúng ta còn sống trong quá khứ, tôi hiểu ra là thế hệ “trí thức” tiếp nối của Việt Nam vẫn coi chuyện làm quan là con đƣờng của lựa chọn. Làm doanh nhân vất vả và mất nhiều thời gian quá. Chỉ có một ít anh chị ngu và liều hay nghèo và cô đơn mới đi vào đƣờng này. Tôi ra về, buổi trƣa nắng gắt, nhƣng ở chân trời, những đám mây đen đã mù mịt. Trời sẽ mƣa to chiều nay. Một bài hát xƣa cũ bổng vang vọng… “Lòng trần còn tơ vƣơng khanh tƣớng, thì đƣờng trần mƣa bay gió cuốn…còn nhiều em ơi…”

KIẾM MỘT TRIỆU ĐÔ TRONG 5 NĂM

Bài nói chuyện của tôi ở buổi Siêu Hội Thảo về Đầu Tƣ và Kinh Doanh 16/2 không chắc có gây một ấn tƣợng gì sâu đậm trong tƣ duy các khán thính giả; nhƣng một công thức rất đơn giản về tài chánh lại tạo một phản hồi ồn ào (hơn 200 Emails trong 3 ngày), nhất là với các bạn trẻ đang khát khao làm giàu. Một công thức kiếm tiền đơn giản Nguyên văn phần phát biểu, “Tôi tin rằng một doanh nhân trẻ, tìm ra một mô hình kinh doanh sáng tạo và dồn hết tâm trí nội lực của mình liên tục trong 5 năm, sẽ nhất định trở thành một triệu phú đô la. Quên chuyện ăn nhậu, quên chuyện thất tình trai gái, quên chuyện bạn bè bàn ra tán vào, quên chuyện sĩ diện…chỉ biết một mục đích duy nhất là công việc của mình, không bỏ cuộc hay thất vọng, không phân tán tài lực với những hoạt động ngoài luồng, không suy nghĩ xa xôi hay lầm lạc. Chỉ đơn giản có thế. Tôi sẵn sàng ký một khế ƣớc với bạn: nếu bạn đã làm tất cả việc này thật nghiêm túc và không kiếm đƣợc 1 triệu đô la vào 2017, tôi sẽ tịnh khẩu và ngƣng hết viết lách trong phần đời còn lại.” Tƣ duy của thế hệ 8X, 9X vẫn coi chuyện làm quan là con đƣờng lý tƣởng nhất để đạt mộng ƣớc về giàu có (rồi đồng tiền, dù cách kiếm chác có nhƣ thế Tri Ân TS. Alan Phan

9


KHỞI NGHIỆP nào, vẫn sẽ đƣa ta đến những tài sản mà xã hội Việt nam coi trọng: phú quý, sĩ diện, quyền lực, trí thức). Con đƣờng này dĩ nhiên cũng vất vả, nhiều cạnh tranh và chuyện “đội trên đạp dƣới” là một hành xử bắt buộc. Nó cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm nếu trong quá trình, ta lỡ đụng chạm quyền lợi với một kẻ thù mạnh hơn. Do đó, qua công thức kinh doanh tôi đề xƣớng, các bạn trẻ tham vọng lại thấy mình có một lối đi khác, nhiều tiền không kém các quan, mà khỏi phải cúi đầu hoài, mỏi lƣng. Chả trách các bạn muốn tìm biết thêm chi tiết để lên kế hoạch. Nhƣng vì không có bữa ăn nào miễn phí, nên tôi đã phải nói nhiều về cái giá phải trả cũng nhƣ về những điều kiện cần và đủ nếu muốn theo đuổi chƣơng trình triệu phú đô la này. Trƣớc hết là những món hấp dẫn về điều kiện tham dự.

Quá dễ để tham dự Bạn không cần một bằng cấp hay học vị nào, thực hay rởm, từ bất cứ một đại học nào. Bạn sẽ cần kiến thức, nhƣng đó là loại trí thức đƣợc trau dồi thu nhập hàng ngày qua những trải nghiệm thực tế và sai trái. Bạn sẽ phải nghiên cứu, phân tích mỗi ngày đủ loại dữ kiện về công nghệ, quản lý, tài chánh, tiếp thị…nhiều gấp 3, 4 lần số giờ học tập của một sinh viên MBA chính quy. Sẽ không có thi tuyển, thi sát hạch hay nhờ ngƣời thi dùm; nhƣng mỗi lần bạn sơ hở, quên làm bài và “thi trƣợt”, thì kết quả sẽ hiện thực bằng một cái giá vô cùng đau đớn. Bạn không cần một lý lịch tốt, là con cháu của các bác, cần tìm một thế lực chống lƣng hay giới thiệu. Bạn cũng không cần một dự án kiểu sao chép, với đủ loại dấu xanh dấu đỏ phê chuẩn. Bạn chỉ cần một sản phẩm đặc thù sáng tạo, đủ khả năng để cạnh tranh trên bất cứ thị trƣờng nào và một kế họach kinh doanh bài bản làm các nhà đầu tƣ sửng sốt khi đọc. Bạn có thể ở vào lứa tuổi 20 hay 30 hay 60 hay 70. Tuổi tác không quan trọng, nhƣng sức khỏe, lòng đam mê và ý chí vƣợt bão phải thật đầy đủ.

5 điều kiện mấu chốt Tôi đã nói nhiều về những điều kiện cần có để tạo lực đẩy cho mọi hành trình kinh doanh. Tôi xin vắn tắt lập lại: Tri Ân TS. Alan Phan

10


KHỞI NGHIỆP 1. Động lực, lòng tham và ngọn lửa trong ngƣời. Yếu tố này quan trọng nhất vì nó định đoạt vận mệnh của doanh nghiệp. Đi đến đích hay bỏ cuộc là do ngọn lửa trong ngƣời. Khi khởi nghiệp thì ai cũng đầy ý tƣởng tốt, sáng tạo và đặc thù. Nhƣng để ý tƣởng trở thành hiện thực, doanh nhân phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn, tình thế tuyệt vọng và nếu không còn động lực, việc bỏ cuộc đầu hàng sẽ là lựa chọn đầu tiên. 2. Lợi thế cạnh tranh: Sản phẩm kinh doanh phải mang tính sáng tạo, độc đáo và tạo một lợi thế cạnh tranh chắc chắn. Nó có thể là một dịch vụ mới lạ chƣa có trên thị trƣờng, một công nghệ mũi nhọn hơn các địch thủ, một sản phẩm có thƣơng hiệu lâu đời hay một hệ thống tiếp liệu phân phối hiệu quả nhiều ứng dụng. Dĩ nhiên, nhu cầu thị trƣờng cũng phải hiện hữu ở tầm mức đủ lớn để tạo doanh thu và lợi nhuận mong muốn. 3. Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công sức đòi hỏi. Những áp lực và lời khen tiếng chê từ gia đình, đối tác, cổ đông, nhà tài trợ, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ và ngay cả trong xã hội luôn đè nặng trên vai doanh nhân. Nếu không có một thân thể khỏe mạnh để giữ tinh thần sáng suốt bình tĩnh thì không thể hoàn tất công việc quản trị. Ngoài áp lực, sức khỏe là một yếu tố mấu chốt vì thiên tài đầy tham vọng mà không chịu đổ mồ hôi thì cũng chỉ là một ngƣời thất bại, khó tạo dựng đƣợc gì bền vững. Tôi chƣa thấy một doanh nhân thành công nào chỉ làm 40 giờ đồng hồ trong tuần. Công thức áp dụng cho họ là 24/7, vì một doanh nhân ngủ cũng mơ thấy công việc làm ăn. 4. Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro. Chỉ cần một sai lầm nhỏ thì đã có thể giết chết một đại công ty nhƣ Arthur Anderson, Lehman Brothers hay suy yếu quằn quại nhƣ BP. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh quá cao. Nếu một ngƣời giỏi về toán và thống kê thì họ sẽ không làm doanh nhân. Tôi nói đùa những doanh nhân là những ngƣời…dốt toán nhất, và sự ngu dốt này chỉ vƣợt qua đƣợc với tính lạc quan phi lý, lối xử lý liều lĩnh ngang ngƣợc. Chỉ nghĩ đến hình ảnh khi làm ăn thất bại, có thể sẽ mất tất cả từ gia đình, bạn bè đến tài sản, tiếng tăm… là nhiều ngƣời bình thƣờng phải chùn chân. 5. Kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức. Nếu chƣa có những yếu tố này thì phải lo tạo dựng cho đầy đủ trƣớc khi ra trận mạc. Kiến thức có thể thu thập Tri Ân TS. Alan Phan

11


KHỞI NGHIỆP nhanh chóng nếu chịu khó bỏ ra 2 tháng, suốt ngày đọc các bài viết về ngành nghề mình chọn (Google và Internet là một nguồn thông tin không thể thiếu). Sau đó, phải tạo dựng những quan hệ với bất cứ cá nhân nào có liên quan ít nhiều đến lĩnh vực kinh doanh mình muốn. Những nhân vật này thực sự là những thiên thần có thể truyền lại những kinh nghiệm mình thiếu sót. Với 5 yếu tố mấu chốt ở trên, bất cứ một hành trình kinh doanh nào cũng sẽ đến đích, không sớm thì muộn, tùy vào tầm cỡ của dự án. Tôi dùng công thức 5 năm cho một tài sản khoảng 1 triệu đô la vì tôi dựa trên một tỷ lệ P/E (giá/lợi nhuận) trung bình là 7; hay một dòng tiền lợi nhuận hàng năm khoảng $150 ngàn. Trong ngành phân phối hay sản xuất hàng tiêu dùng, doanh nghiệp bạn phải bán ra khoảng 1.5 triệu đô la để đạt chỉ tiêu này. Nó không dễ, nhƣng chắc chắn đây không phải là một hành trình kiểu Vạn Lý Trƣờng Chinh của Mao. Trong những ngành nghề hiện đại hơn nhƣ IT hay tài chánh, các tỷ lệ P/E thƣờng rất cao; nên mục tiêu càng dễ đạt.

Các rào cản và thử thách Nhƣng trên hết, một doanh nhân đầy đủ cá tính với một sản phẩm sáng tạo và một kế hoạch kinh doanh ấn tƣợng cũng không thể đi xa nếu việc quản lý hằng ngày không đủ nghiêm túc và tập trung. Những doanh nhân Việt thƣờng vấp phải các lỗi lầm phổ thông nhƣ đầu tƣ dàn trải (vì cơ hội làm ăn rất nhiều); để sĩ diện và bạn bè gia đình lôi cuốn vào những hoạt động không hiệu quả; hay che giấu những thất bại lầm lỡ; không có kỷ luật nghiêm minh về vấn đề chi tiêu tài chánh; thiếu đạo đức và kiên nhẫn trong việc xây dựng thƣơng hiệu và kỹ cƣơng công ty; không tôn trọng khách hàng hay đối tác hay cổ đông hay địch thủ; xử dụng ngƣời theo tình cảm gia đình hay phe nhóm. Vƣợt qua các rào cản này là bạn đã đi xa hơn 90% các đối thủ cạnh tranh và có ít nhất là 80% để đạt mục tiêu hay tiến xa hơn nữa.

Xác xuất thành công Tôi ƣớc tính là chánh phủ Việt Nam sẽ tiêu xài khoảng 400 tỷ USD (ngân sách và nợ công) trong 5 năm tới, kể cả những đầu tƣ vào doanh nghiệp nhà nƣớc. Nếu thất thoát và lãng phí trung bình là 14% nhƣ hiện nay, thì tài sản riêng của các quan chức chiếm khoảng 56 tỷ USD. Đây là một số tiền khá lớn

Tri Ân TS. Alan Phan

12


KHỞI NGHIỆP nhƣng số lƣợng ngƣời cạnh tranh cũng rất khủng khiếp vì sự hấp dẫn của “free money” (tiền chùa). Gần 4 triệu công chức và cán bộ tham dự cuộc chơi nên bạn phải nằm trong top five (5% đỉnh) để xí phần đáng kể. Trong khi đó, lãnh vực tƣ nhân sẽ chiếm khoảng 540 tỷ USD; và tài sản lƣu giữ có thể lên đến hơn 100 tỷ USD. Với hơn 1 triệu doanh nhân thi đấu, cơ hội thắng 1 triệu đô la sẽ tốt hơn chuyện làm quan nhiều. Nhƣng trên tất cả các thành quả và khó nhọc của cuộc chơi, phần thƣởng lớn nhất cho các doanh nhân trẻ sẽ là một lòng tự trọng và hãnh diện vì sự đóng góp chân chính của bản thân cho xã hội. Mỗi sáng, khi soi gƣơng, bạn sẽ không phải cúi đầu tự hổ thẹn cho mình hay gia đình.

VẪN CHƢA KIẾM ĐƢỢC 1 TRIỆU ĐÔ SAU 5 NĂM ? Bài viết của tôi về công thức kiếm 1 triệu đô la trong 5 năm tạo ra nhiều phản biện, ngay cả lúc này, gần một năm sau khi xuất bản. Một số không ít nghĩ đây là chuyện không tƣởng, nhất là khi ứng dụng vào môi trƣờng làm ăn tại Việt Nam (Một bài viết của báo Ngƣời Đƣa Tin trích dƣới đây là một thí dụ). Thực ra, để gia tăng giá trị của doanh nghiệp lên 1 triệu đô la trong 5 năm là điều quá dễ. Dùng chỉ số P/E của một công ty dịch vụ khỏang 18 thì lợi nhuận chỉ cần gia tăng 60 ngàn đô la một năm là chúng ta đã đạt mục tiêu trên. Đây thực sự không phải là một nhiệm vụ…bất khả thi dù con số 1 triệu đô la vẫn còn làm choáng nhiều doanh nhân Việt. Tuy nhiên, tôi đồng ý là phần lớn độc giả sẽ không thành công nhƣ mong muốn. Lý do thất bại của họ không phải là do công thức sai, hay xa rời thực tế, mà do những nguyên nhân rất thông thƣờng. Nhiều ƣớc mơ trong đời sống cũng hay gẫy đổ nhƣ vậy khi lối tƣ duy và cách thực hiện kế hoạch phạm vào những rào cản sau đây. 1. Tính lƣời biếng cẩu thả Khi điều hành quỹ đầu tƣ Viasa, tôi hay ngạc nhiên vì đến hơn 90% các kế hoạch kinh doanh gởi xin tài trợ hoàn toàn thiếu chuẩn mực và công sức. Một ngƣời trẻ muốn đầu tƣ vài ba năm của đời sống cho sự nghiệp không thể đi xa Tri Ân TS. Alan Phan

13


KHỞI NGHIỆP nếu không chịu bỏ vài tháng tập trung thu thập dữ liệu, nghiên cứu, phân tích, tìm phản biện, xây dựng quan hệ và networking một cách nghiêm túc và khách quan. Một kế hoạch vài chục trang giấy, phần lớn là copy và paste, không gì sáng tạo hay tỉ mỉ, nói lên sự lƣời biếng ngay từ trong trứng nƣớc. Các định giá về sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh cũng rất sơ sài, thiển cận…nói lên sự cẩu thả sau này trong việc điều hành. Mỗi tuần, tôi nhận hơn chục Emails của các bạn trẻ bầy tỏ sự tha thiết với nhu cầu kinh doanh và nhờ tôi làm tƣ vấn “không công” để tạo nghiệp lớn cho mình. Kèm theo là khoảng 100 chữ mô tả kế hoạch và dự án (đa số có thể gọi là wet dreams) cùng các câu hỏi ngớ ngẩn có thể truy tìm từ Google trong 30 giây. Đây là thể hiện tột cùng của tính lƣời biếng và cẩu thả nói trên. 2. Lối bắt chƣớc nghèo nàn Một trong những yếu tố quan trọng nhất của dự án kinh doanh là một sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo, đặc thù, mang nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là một thực thi rất khó khăn mà chính những doanh nhân nhiều kinh nghiệm hay nhiều trí tuệ cũng phải thiếu sót. Ngay cả với những sản phẩm mới mẻ, sự thu hút khách hàng trên thị trƣờng cũng chƣa phải là điều chắc chắn. Do đó, việc bắt chƣớc bầy đàn khá thông dụng trong phần lớn mô hình kinh doanh. Hiểu rõ thực tế nhƣ vậy nhƣng khi làm một phó bản, chúng ta phải có ít nhất một phó bản độc đáo và khởi sắc, nếu không hơn nguyên bản thì cũng phải mang nhiều chất lƣợng tƣơng tự, và chắc chắn phải hơn hẳn các phó bản cạnh tranh đang chào bán trên khắp thị trƣờng. Cái nghèo nàn về ý tƣởng và điều hành quản lý thƣờng là nguyên nhân làm trì trệ mọi mục tiêu và gây mệt mỏi, chán nản cho doanh nhân cũng nhƣ khách hàng. 3. Niềm đam mê hời hợt Trong hành trình kinh doanh, khó khăn và thử thách là một hiện hữu thƣờng trực, mỗi giờ mỗi ngày. Không có sự say mê vào sản phẩm, việc làm; cũng nhƣ những sự ủng hộ trân trọng của ngƣời thân và đội ngũ đồng hành, doanh nhân thƣờng bỏ cuộc và tìm một lối thoát dễ dãi hơn. Một mô hình kinh

Tri Ân TS. Alan Phan

14


KHỞI NGHIỆP doanh chỉ dựa vào mục đích “kiếm tiền” hay “sĩ diện” thƣờng bỏ quên chiều sâu và tính chất lâu dài của sản phẩm, thƣơng hiệu, nhân viên hay cơ sở. Nhìn vào kinh nghiệm thành công của tất cả những doanh nhân nổi danh trên thế giới, chúng ta sẽ nhận rõ một điểm tƣơng đồng: dù họ có thể khởi nghiệp qua một tình cờ hay may mắn, nhƣng khi đã vào nghiệp lớn, họ đều có chung thái độ gọi là “sinh nghề tử nghiệp”. Không có nghiệp dƣ hay “làm chơi ăn thiệt” trong sân chơi nghiêm túc của nghề kinh doanh. 4. Mất tập trung vì sợ hãi Một rào cản tâm lý khá lớn với đa số doanh nhân cũng nhƣ mọi ngƣời bình thƣờng là nỗi sợ hãi. Không những chúng ta sợ thất bại, thua lỗ, mất mặt, nghèo khó, đau khổ…chúng ta còn sợ ngay cả thành công, may mắn, danh tiếng, cô đơn… Khi tinh thần bị ám ảnh bởi sợ hãi, sự sáng tạo của trí tuệ cũng nhƣ sự bình tĩnh trong phản ứng đối đầu biến mất và doanh nhân trở nên hoảng loạn và lạc lối. Các chiến thuật, dự phóng…từ những kế hoạch làm ăn ngắn hay dài hạn bị xóa bỏ, nhƣờng chỗ cho những hành động phản xạ theo tình thế hàng ngày và sự thôi thúc của các yếu tố và nhân viên hay ngƣời thân bao quanh. Đây là thời điểm của “đi tắt đón đầu”, “lấy ngắn nuôi dài”, “đầu tƣ dàn trải”, “lợi nhuận ngắn hạn”, “thay đổi mục tiêu”… 5. Đổ thừa cho ngoại vi Những yếu tố kinh tế vĩ mô hay môi trƣờng kinh doanh luôn luôn có tác động đến kết quả công việc. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của chúng không sâu rộng nhƣ chúng ta hay tƣởng tƣợng. Nhiều bạn bè tôi đã từng kinh doanh tại những thị trƣờng khét tiếng là tàn nhẫn nhƣ nam lục địa Phi Châu hay Trung Đông. So với Ấn Độ hay Turkmenistan, tôi nghĩ Việt Nam là một thiên đƣờng của dân làm ăn. Trong quá khứ, tôi kiếm tiền khá tốt ngay sau sự cố Thiên An Môn ở Trung Quốc khi các nhà đầu tƣ ngoại bỏ chạy nhƣ vịt. Dĩ nhiên, trong một môi trƣờng kinh doanh khác lạ, chúng ta phải điều chỉnh tƣ duy và hành xử. Cứng ngắc trong một công thức không hợp thời, hợp cảnh, hợp nhân tình…là tự đem đến cho mình những thất vọng. Trong mọi trƣờng hợp, hãy chăm chú tập trung vào sự cải thiện của sản phẩm, nhu cầu Tri Ân TS. Alan Phan

15


KHỞI NGHIỆP thực tế của khách hàng, cách xây dựng quản lý công ty theo chiều sâu và đƣờng dài. Tôi lập đi lập lại 5 yếu tố quan trọng nhất trong bài viết cũ: động

lực nội tại, lợi thế cạnh tranh, kiến thức và quan hệ, chấp nhận rủi ro và sức khỏe đầy đủ. Trên hết, một tập trung cao độ, không để cho một ảnh hƣởng vớ vẩn nào xâm nhập vào trận đấu. Thiếu bất cứ yếu tố nào trên đây là tạo một mất cân bằng cho công thức. Vào 2007, quỹ đầu tƣ của chúng tôi đã giải ngân cho một doanh nghiệp Việt (Vinabull) hơn 1 triệu đô la và đã thất bại hoàn toàn. Lý do là tôi đã không “làm” nhƣ mình “nói” trong bài viết này. Ngoài những yếu tố chính nhƣ động lực (với ban quản lý làm thuê thì đây là OPM), lợi thế cạnh tranh (sản phẩm bắt chƣớc không chút sáng tạo), kiến thức và quan hệ (không đầy đủ, không khai triển)…ban quản lý của chúng tôi còn mang thêm các bệnh lƣời biếng cẩu thả, không chút đam mê trong ngành nghề và luôn đổ thừa cho tình trạng suy sụp của thị trƣờng chứng khoán. Thất bại là một kết quả có thể nhận ra trƣớc khi bắt đầu. Tôi đang suy nghĩ không biết mình có nên chọn ra 5 dự án với 5 đội ngũ doanh nhân trẻ và chứng minh là họ có thừa sức để kiếm 1 triệu đô la trong 5 năm? Có lẽ không cần thiết vì tôi đã gặp và trò chuyện với cả trăm doanh nhân trẻ đang làm ăn tại Việt Nam, trong các ngành nghề từ IT đến nông nghiệp, từ dịch vụ thƣơng mại đến quán hàng bán lẻ. Họ có chung một mẫu số: kiếm đƣợc cả triệu đô la hay nhiều hơn trong thời gian vài năm, dù phải đối diện với hệ thống quan chức và luật rừng, con ông cháu cha hay xã hội đen, bất ổn xã hội hay suy thoái kinh tế. Họ là những minh chứng hùng hồn nhất cho sự năng động của lớp doanh nhân mới của Việt Nam và hy vọng sau này, của thế giới.

Tri Ân TS. Alan Phan

16


KHỞI NGHIỆP PHẦN II: BẮT ĐẦU TỪ ZERO BÀI 1: QUY TRÌNH CĂN BẢN (Quản trị theo mục tiêu sẽ khả dụng – nếu bạn biết mục tiêu. Chín mƣơi phần trăm thời điểm, bạn không biết – Management by objective works – if you know the objectives. Ninety percent of the time, you don‟t – Peter Drucker) Trong 45 năm làm ăn của tôi, có đến ít nhất 6 lần tôi phải bắt đầu lại từ zero. Khi khởi nghiệp năm 24 tuổi, khi biến động bể dâu năm 1975, khi trắng tay với bất động sản năm 1982, …và vài lần nữa tôi không muốn nhớ. Dù nhiều lúc mệt mỏi với tình thế và thử thách, nhƣng lúc nào trong thâm tâm, tôi cũng hào hứng, năng động. Và luôn tự nhủ,” lần này sẽ khác, mình lại có cơ hội làm tốt hơn, sự nghiệp sẽ vững vàng hơn…và nhƣ lúc đi hẹn hò với một ngƣời bạn gái mới, đây là „điều‟ mình luôn tìm kiếm…” Hàng ngày, tôi vẫn nhận nhiều emails từ các bạn trẻ với những cảm giác và câu hỏi tƣơng tự, nhất là khi họ bắt đầu tất cả từ zero: cháu có phiêu lƣu lắm không khi bỏ việc làm đi kinh doanh, cháu nên làm gì; sản phẩm phải ra sao để có đặc thù và sáng tạo ; chú nghĩ ý tƣởng kinh doanh này (mô tả trong vài paragraphs) có khả thi không; chú tài trợ cháu hay giới thiệu dùm các nhà đầu tƣ; tìm cho cháu đối tác tại Âu Mỹ..v.v… Dĩ nhiên, sau vài lần thất vọng, các bạn trẻ này sẽ bớt chút ngây thơ, tự tìm cho mình những câu trả lời chính xác hơn; và tôi hy vọng, sẽ giữ vững niềm tin vào mình, vào Ơn Trên, vào sự đam mê và kiên nhẫn cần thiết. Trong việc kinh doanh, cũng nhƣ khi kiến tạo một sự nghiệp cá nhân khi đi làm công; và trên một bình diện bao quát hơn, nhƣ việc điều hành, quản trị một quốc gia, đều trải qua một quy trình căn bản của luật thiên nhiên: thụ thai, sinh đẻ, lớn khôn và ra bƣơn chải với đời. Rất đơn giản và phức tạp, rất gập ghềnh qua thời gian, nhƣng lại chóng qua nhƣ một hơi thở dài. Ba câu hỏi chính cho quy trình này: -

Bạn biết mình thực sự “muốn” gì không?

Tri Ân TS. Alan Phan

17


KHỞI NGHIỆP Bạn đã bỏ thì giờ nghiên khảo và lập ra kế hoạch chi tiết để đạt mục tiêu chƣa? tất?

Bạn đã sẵn sàng bắt tay vào việc, từ khởi hành cho đến khi hoàn

Khi giải mã những thất bại của mình, tôi nhận xét là mình đã vi phạm không ít thì nhiều, một hay cả ba, nguyên tắc căn bản nói trên. Không biết mục tiêu cốt lõi Không có kế hoạch đầy đủ Không thực hành đến nơi đến chốn Và đây chỉ là những đòi hỏi căn bản. Tôi chắc là ai cũng hiểu nhiều yếu tố và thử thách khác nữa luôn đi kèm với quy trình: một mạng lƣới yểm trợ của gia đình, bạn bè, thầy cô, đối tác…một nguồn tài chánh nhỏ để mồi lửa cho dự án…một ý chí cƣơng định để kiên nhẫn theo đuổi đam mê…một tinh thần khiêm nhƣợng và cẩn trọng để kiểm soát rủi ro và biết thay đổi…một chút may mắn về thời điểm, về cơ hội… 1. Mục Tiêu: Phần lớn chúng ta đều biết rõ điểm đến và mục đích của vài tuần du lịch, nhƣng lại phân vân trƣớc câu hỏi điểm đến và mục đích của đời mình là gì? Bởi vì câu hỏi này đòi hỏi nhiều tƣ duy, cảm nhận cá nhân; phƣơng thức giải mã tình thế và dự đoán; rồi những đụng chạm đến tự ái, truyền thống, liên hệ phức tạp với gia đình, xã hội, văn hóa…hay những tình huống môi trƣờng trói buộc. Khi đối diện với tính chất phức tạp của vấn đề, chúng ta thƣờng có xu thế trì hoãn, lƣời biếng và thụ động; dù đây là câu hỏi mấu chốt của cả một đời ngƣời. Nhƣng bất cứ cuộc hành trình nào do mình chủ động đều đòi hỏi một mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu luôn đa dạng, khác biệt với trải nghiệm và ý thích của mỗi cá nhân, cũng nhƣ thay đổi theo lứa tuổi, kinh nghiệm và những xô đẩy của lực chuyển, của văn hóa. Không có mục tiêu nào sai cả; chỉ có sai lầm khi chúng ta không có mục tiêu và để dòng đời cuốn trôi nhƣ chiếc lá nhẹ hẫng. Ngay cả những biến động không do mình tạo ra, có thể làm lạc hƣớng điểm

Tri Ân TS. Alan Phan

18


KHỞI NGHIỆP đến, nhƣng với một ý chí cƣơng kiền và một mục tiêu rõ ràng, chúng ta vẫn có thể tìm những “detour” (đƣờng vòng) để đạt đích, dù chậm. Tôi sẽ nói nhiều hơn về cách xác định mục tiêu trong bài tới vì đây là một yếu tố quan trọng trong quy trình. Nhƣ Lewis Carroll nói,” nếu bạn không biết mình định đi đâu, thì con đƣờng nào cũng dẫn đến đích cả”. 2. Kế hoạch Xác định đƣợc mục tiêu rồi, chuyện nghiên khảo những tài liệu, dữ kiện, ý kiến…liên quan đến đề tài trở thành một công tác không khó khăn, nhƣng sẽ tốn rất nhiều thời gian và tƣ duy phân tích để hoàn tất một kế hoạch đầy đủ. Những thành phần chính: -

Phân tích SWOT (điểm mạnh-điểm yếu- cơ hội-rủi ro) của dự án về sản phẩm, thị trƣờng, công nghệ, cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính dự phóng… Tóm lƣợc các lợi thế cạnh tranh của dự án trên những góc cạnh quan trọng: khả năng tăng trƣởng, ứng dụng liên hoàn, hấp dẫn với nhà đầu tƣ và ngƣời tiêu dùng, đồi thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng… Những chỉ số quyết định: ROI (return on investment- tỷ lệ hoàn vốn); IRR (internal rate of return-tỷ số hoàn trái nội tình); leverage ratio (debt to equity- nợ trên vốn); profit margin (mức lợi nhuận) ; valuation ratio (tỷ số định giá); liquidity ratio (thanh khoản)… Phải hiểu rằng kế hoạch sẽ chỉ là bản thảo để khơi thông hành động; không thể là văn bản bất biến nhƣ Kinh Thánh hay Cƣơng Lĩnh Đảng. Thời gian, tình thế và con ngƣời sẽ thay đổi nhiều dự đoán, chƣơng trình…trong kế hoạch. Liệt kê đƣợc càng nhiều “contingency” (dự phòng) , càng cho phép chúng ta uyển chuyển trong việc thực hiện và không bị rối trí để lạc hƣớng. 3. Thực hành Kế hoạch dù hoàn hảo đến đâu, cũng vô giá trị nếu không ai thực hiện. Hành động là nhân tố bắt buộc cho mọi dự án, thành công hay thất bại. Vài yếu tố cần suy xét trƣớc khi hành động: -

Mồ hôi và sáng tạo

Tri Ân TS. Alan Phan

19


KHỞI NGHIỆP Kẻ thù lớn nhất của hành động là sự lƣời biếng; và hậu quả của lƣời biếng là thụ động và phản xạ. Khi để lực đẩy bên ngoài nhƣ tình thế, con ngƣời, cơ chế…kiểm soát mọi hành động thì sáng tạo sẽ biến mất. Tôi vẫn nhớ lời dặn của một thầy giáo,” khi con cá sấu đang bám sát đít ta, thì ai cũng quên công việc chính của mình là tháo cạn hồ nƣớc”. Tập làm quen với 2 ngƣời bạn đồng hành trong chuỗi phiêu lƣu của bạn: mồ hôi và nƣớc mắt. -

Phản ứng phụ

Nhƣ viên thuốc trị bệnh, hiệu quả tốt đẹp đến đâu cũng mang theo các phản ứng phụ, nhiều khi bất cập và khó chịu. Hành động để giải quyết một vấn đề, dù đúng, vẫn có thể mang lại cả chục vấn đề khác, đôi khi khó khăn hơn. Do đó, bạn cần phân tích kỹ, trƣớc khi xuống tay kiếm, những tình huống ngắn hạn và lâu dài, cũng nhƣ những phản ứng từ khách hàng, nhân viên, đối tác…Kiên nhẫn, không vội vã và đừng để áp lực tạm thời làm sai hƣớng đi của quyết đoán. -

Thay đổi của thế trận

Nhƣ trên chiến trƣờng, trận địa luôn thay đổi theo chiến thuật của đối thủ, theo thời điểm phù hợp, theo sức mạnh nội tại của mỗi phe, theo xu hƣớng thua thắng của tình hình…Bạn phải có đầu óc của một viên tƣớng, dù với sự nghiệp cá nhân, chỉ có mình bạn giữa trận mạc. Lùi một bƣớc để tiến hai bƣớc là một chiến thuật rất thành công của những du kích quân thời chiến tranh. -

Đừng trả giá quá đắt

Bất cứ hành động nào cũng kèm theo một đầu tƣ về tiền bạc, công sức, thời gian, cơ hội… Đôi khi bạn phải biết nói KHÔNG với những hành động mà lợi ích không xứng đáng với đầu tƣ. Đừng để sĩ diện, hào khí hay “sunk cost” (tiền đã lỡ châm vào)…ngăn bạn ngừng cuộc chơi, hãy biết walk away nhƣ bọn tƣ bản vẫn làm. Nên nhớ là trong cuộc đời thực, cơ hội đến với mỗi ngƣời liên tục, không phải nhƣ các tay thích nổ là “once in a lifetime” (cả đời chỉ có một lần). -

Kiểm soát liên tục

Mỗi kế hoạch phải có những điểm chốt (benchmarks) để bạn đánh giá tình thế về hƣớng đi cũng nhƣ tốc độ. Phải ngừng lại để phân tích đúng-sai, mạnhTri Ân TS. Alan Phan

20


KHỞI NGHIỆP yếu…và có cơ hội điều chỉnh kịp thời. Đây là lúc phải xét lại các tỷ số tài chánh, vì bottom line (bài toán sau cùng) luôn luôn là doanh nghiệp phải có doanh thu và lợi nhuận xứng đáng với số tiền đầu tƣ. Current ratio (tỷ số hiện tại= liquid assets over current debts); cũng nhƣ cash flow (dòng tiền) là 2 cách đo lƣờng khá chính xác sự ổn định của doanh nghiệp. Sau cùng, ở những công ty mà chi phí nhân viên và ban giám đốc khá lớn, việc theo sát các chi tiêu cũng nhƣ hiệu năng của họ là tối ƣu cho hội đồng quản trị hay ngƣời chủ. ***** Nhƣ đã nói, cuộc hành trình nào cũng cần một đích đến (mục tiêu) một road map- bản đồ (kế hoạch) và việc di chuyển (hành động). Quá đơn giản; nhƣng nhiều bạn trẻ đã vấp ngã vì thiếu sửa soạn, dù cho một dự án nhỏ hay lớn. Lƣời biếng, cẩu thả và “đại khái chủ nghĩa” là quán tính phổ thông của mọi ngƣời, đôi khi cả những vĩ nhân. Gần nhƣ ai cũng đều “biết” quy trình căn bản này trên lý thuyết, nhƣng chuyện thực thi lại có một tỷ lệ rất nhỏ. Có lẽ đây là một cuộc tranh đấu trong nội lực của từng cá nhân. Bạn khao khát thành công cho đam mê mộng ƣớc của mình, thì đừng bỏ sót những điều “hiển nhiên” trong quy trình.

BÀI 2: ĐIỂM ĐẾN VÀ MỤC TIÊU Trong bài trƣớc, chúng ta đã hiểu rõ 3 nguyên tắc thiết yếu cho quy trình căn bản của bất cứ dự án, hành trình, sự nghiệp nào: mục tiêu, kế hoạch và thực hiện. Phần lớn chúng ta nghĩ rằng bƣớc đầu tiên có lẽ đơn giản vì ai mà chẳng biết ý muốn của mình. Tuy vậy, các bạn trẻ thƣờng lúng túng, vì xác định điểm đến và mục tiêu của cá nhân tùy thuộc khá nhiều vào những tác động khác, không chỉ là ham muốn của riêng mình. Trƣớc hết, chúng ta nên phân biệt giữa đích đến và mục tiêu. Ví dụ, tôi và bạn cùng có một điểm đi là Saigon và điểm đến là Hà Nội. Chúng ta có thể cùng sử dụng nhƣ nhau một phƣơng thức di chuyển: máy bay, đƣờng bộ, Tri Ân TS. Alan Phan

21


KHỞI NGHIỆP đƣờng thủy, xe lửa…nhƣng mục tiêu hai đứa lại khác biệt và có thể đối nghịch. Tôi đi công tác bàn thảo hợp đồng cho một dự án kinh doanh; bạn đi Hà Nội để …thăm lăng Bác và những ngƣời bạn cũ gần đất xa trời? Trong khi điểm đến nói về một vị trí cụ thể (WHERE) ; mục tiêu mới là quan trọng vì đây là cái tại sao (WHY) của hành trình. Biết WHERE mà chƣa biết WHY thì dễ bị ảnh hƣởng và sức ép của lực đẩy bên ngoài (gia đình, xã hội, văn hóa, hoàn cảnh, vĩ mô…). 1.

Điểm đến (Where?)

Dù mỗi cá nhân là một thế giới khác biệt, riêng lẻ và đa nguyên, sự lựa chọn điểm đến của những bạn trẻ thƣờng có nhiều mẫu số chung, thể hiện tâm lý bầy đàn của môi trƣờng sống. Khảo sát các bạn sinh viên sắp ra trƣờng cho thấy điểm đến mà họ nghĩ sẽ làm họ hạnh phúc và thỏa mãn thƣờng quay quanh đề tài tiền bạc, quyền lực hay danh tiếng. Đa số muốn có nhiều tiền nhƣ các đại gia, bao quanh bởi siêu xe và chân dài nên mơ làm business; khá đông các bạn khác muốn sống ổn định thoải mái và mong tìm một job thật ngon. Họ cần một số lƣơng ổn định để giúp gia đình nghèo khó hay lấy đƣợc vợ đảm đang. Nhiều sinh viên lại năng động và tham vọng hơn: họ cho rằng quyền lực và quan hệ mới là chìa khóa vàng của kho báu (nhất là ở Việt Nam). Họ đăng ký gia nhập Đảng, học cách nói của vẹt, biết đủ trò ăn chơi nhậu nhẹt để chiêu đãi, thấm nhuần thủ thuật đội trên đạp dƣới…Vài anh chị lại bị hấp dẫn bởi tiếng tăm của ca nghệ sĩ, ngƣời mẫu hay diễn viên. Một số sinh viên khác thì muốn sống cho lý tƣởng xã hội, tìm niềm vui trong những phục vụ thiện nguyện, ngày đêm suy tƣ về giải pháp xóa đói giảm nghèo hay cải tổ giáo dục. Một thiểu số nhỏ lại quay về với tâm linh, với tôn giáo…cho rằng cứu cánh của mọi vấn nạn con ngƣời là niềm tin vào các Ơn Trên. Dĩ nhiên, tất cả những điểm đến mơ ƣớc thƣờng đi kèm với nhiều rào cản: nội tại nhƣ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, sức khỏe, ý chí, tự ái, kiên nhẫn…ngoại lực nhƣ gia đình, chế độ, hoàn cảnh, cơ hội, may rủi…Biết rõ khả năng đối phó của mình với những rào cản này cần một nghiên khảo và phê phán trung thực, vì nếu không, chúng ta có thể lãng phí rất nhiều ngƣồn lực,

Tri Ân TS. Alan Phan

22


KHỞI NGHIỆP cho những dự án nửa vời, dễ tạo ra một thói quen tiêu cực và thất vọng trong tƣơng lai. Nên bỏ chút thì giờ, ngồi ghi lại những giới hạn và lợi thế cạnh tranh của mình khi xác định điểm đến. Nếu suốt đời đã thâm nhuần tƣ tƣởng Mác-LêMao qua sách vở, thì việc trở thành một giáo sƣ rao giảng về kinh tế thị trƣờng sẽ làm trò cƣời (sau lƣng thôi) cho các đồng nghiệp. Nếu ngƣời thấp lùn dƣới 1.4 mét thì giấc mộng làm “siêu sao” bóng rổ khó thành hiện thực; còn ngƣời cao quá 2 mét thì đừng nên cố gắng làm nài ngựa đua. Quay qua hoàn cảnh và môi trƣờng bao quanh, một sinh viên thích độc lập, sáng tạo và năng động, thì nên quên chuyện trở thành một “đầy tớ” của XHCN; nếu gia đình không thuộc thành phần COCC thì hay nhất là lo tìm sự nghiệp ở một công ty đa quốc, ngoài biên giới. Một điều cần luu ý nữa là điểm đến phải đơn giản và cụ thể. Một chuyên gia mà đích đến quá phức tạp, nhiều định hƣớng (đôi khi mâu thuẫn nhau) phải là một thiên tài hay sẽ chỉ là một anh nghiệp dƣ , know nothing because he/she knows everything (không biết gì vì gì cũng biết). Cụ thể nghĩa là biết nhắm tới cái chuyên biệt rõ ràng (specific). Chẳng hạn, muốn thành đại gia, bạn nên đặt một đích đến là năm 40 tuổi bạn sẽ có một tài sản dƣ hơn 5 triệu đô la hay 500 triệu đô la (sau khi trừ ra nợ nần). Đừng nghĩ chung chung là bạn sẽ có rất nhiều tiền; vì không ai thiết lập đƣợc một kế hoạch khả thi dựa trên tổng quan. Một phƣơng thức thông dụng trong việc xác định điểm đến là bắt đầu với một danh sách dài dựa trên đam mê, ham thích và “thời trang”, rồi thu ngắn lần lƣợt với những rào cản, giới hạn…cho đến khi chỉ còn khoảng 5, 10 lựa chọn. Sàng lọc kế tiếp sẽ là một tập trung vào những con số specific để có kết quả sau cùng là lựa chọn “tối ƣu” trong tình trạng hiện tại. Dĩ nhiên, đích đến , cũng nhƣ mục tiêu trong quy trình này, có thể thay đổi theo thời gian, sức khỏe, hoàn cảnh hay gia đình. Mỗi 6 tháng, bạn nên khởi sự lại bƣớc đầu tiên để điều chỉnh nếu cần. Trong trƣờng hợp bất khả kháng, nên có can đảm “xóa bài làm lại”. Thói quen “bỏ thì thƣơng, vƣơng thì tội” đã làm khốn đốn bao nhiêu tài năng không quyết đoán. Tri Ân TS. Alan Phan

23


KHỞI NGHIỆP 2.

Mục Tiêu (WHY)

Một hành trình dài thƣờng vƣớng mắc nhiều rào cản ngoài dự đoán; và những tình huống bất ngờ (những con thiên nga đen) luôn tạo những biến động gọi là game-changers (xấu hoặc tốt). Nếu không chắc chắn lắm về cái WHY của cuộc chơi, bạn sẽ có xu hƣớng bỏ cuộc dễ dàng, không muốn bám trụ để qua thời đoạn khó. Cái WHY cũng sẽ đáp ứng những thôi thúc, đam mê trong nội lực và việc tranh đấu để biểu hiện con ngƣời thật của mình là một hạnh phúc tinh thần rất cấn thiết cho sự phát triển thực sự. Cũng nhƣ khi xác định đích đến, bạn phải ghi rõ hết mọi chi tiết về những “thứ” mình nghĩ là quan trọng cho cuộc sống hàng ngày, và đồng thời làm mình vui thích. Đây là một danh sách đầy kín những hoạt động trong công việc hay trong buổi chơi nghỉ; gồm những món đồ tiêu dùng hay trang sức nhƣ siêu xe hay chân dài; từ những kiến thức suy tƣ về nghệ thuât, kinh tế đến những giải pháp sáng tạo cho công nghệ, xã hội; từ những cống hiến đóng góp cho gia đình hay ngƣời yêu đến những giây phút thiền định bên Chúa, Phật…Sau đó, là xếp đặt thứ tự ƣu tiên cho từng “món” trong “thực đơn đời”. Quan trọng hơn hết là phải bắt đầu mỗi “thứ” bằng câu hỏi “tại sao?”. Vì một trải nghiệm đã qua, vì một khung kiến thức mới, vì bạn bè đang háo hức với tình huống và cơ hội, vì đó cũng là lựa chọn của thần tƣơng, vì các mạng truyền thông đang cổ vũ (không phải trò cƣớp hiếp giết), vì ngài Tổng Bí Thƣ hay cha mẹ vừa đọc diễn văn???? Đợt sàng lọc đầu tiên cho danh sách dài này là loại bỏ những thứ có ƣu tiên thấp nhƣng lại mâu thuẫn với thứ có ƣu tiên cao hơn. Và phải hỏi lại (trong nghiêm túc của những giây phút tĩnh lặng) : đây có thực sự là “thứ” mình muốn theo đuổi trong một thời gian dài, có thể là vài chục năm trong đời mình. Nên nhớ là tiền bạc mất đi có thể tìm lại đƣợc, nhƣng thời gian thì không bao giờ. Sau khi gói gọn danh sách còn chừng 10 “thứ”, bạn nên so sánh những lựa chọn với sự phù hợp của kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực (hiện tại và tiềm năng), áp lực hoàn cảnh, lợi thế giữa môi trƣờng chung quanh, chuẩn mực đạo đức, tâm linh hƣớng thƣợng hay tình yêu thƣơng tha nhân. Tri Ân TS. Alan Phan

24


KHỞI NGHIỆP Nếu bạn đã nghiên khảo cẩn thận về mọi yếu tố, bạn sẽ thấy mục tiêu thƣờng hòa hợp tƣơng đồng với đích đến. Nếu không, hãy bắt đầu lại từ đầu và tiếp tục giải mã con ngƣời và ƣớc nguyện sâu kín của mình. Cách hay nhất là hình dung ra con ngƣời bạn 10 năm, 20 năm sắp tới. Có phải đây là mẫu hình tƣợng mà bạn đang tìm kiếm? Cá nhân tôi, mỗi khi tôi muốn thẩm định lại đích đến và mục tiêu của phần đời còn lại, tôi hay tìm đến một nơi thật yên tĩnh, không đụng đến điện thoại hay Internet, không ai có thể liên lạc với mình trong vài ngày. Xóa bỏ hết mọi định kiến trong tƣ duy và tập trung vào một con ngƣời mà mình nghĩ là cái “ego” đích thực của mình, với tất cả xấu tốt, thành bại, khả năng hay giới hạn. Gân đây nhất, tôi vẫn cho rằng một đời thanh bình phải gom đủ 6 bình diện: sức khỏe, tâm linh, tinh thần, gia đình xã hội, kiến thức và tiền bạc. Sáu góc cạnh này tôi đã xác định cả 20 năm vừa qua, không gì thay đổi. Nhƣng theo tuổi tác và nhu cầu của môi trƣờng mới, tôi đã điều chỉnh đổi thứ tự ƣu tiên. Sức khỏe từ hạng 4 đã vƣợt lên hàng đầu, tiền bạc từ hàng 3 đã xuống hàng cuối. Trong tƣơng lai, những thứ tự ƣu tiên này có thể đổi ngôi vài lần nữa và các yếu tố mới có thể xuất hiện. Khi “đích đến và mục tiêu” đƣợc định vị rõ ràng và chuyên biệt, “kế hoạch” dựng nên sẽ có một nền tảng bền vững và chính xác. Sau cùng, bƣớc “hành động” sẽ không có mầu sắc của thụ động, lè phè, vô định và dễ xao động theo ý thích và lực đẩy nhất thời. Con đƣờng trƣớc mặt sẽ hoàn toàn quyết đoán, kiên trì và đầy đủ niềm tin. (Bạn phải chấp nhận thất bại nhƣ một kết quả có thể xẩy ra cho vài thử nghiệm. Nếu không có thất bại, có nghĩa là bạn chƣa thử thách ranh giới của mục tiêu – You accept failure as a possible outcome of some of the experiments. If you don‟t get failures, you‟re not pushing hard enough on the objectives – John Poindexter)

Tri Ân TS. Alan Phan

25


KHỞI NGHIỆP BÀI 3: BẢN ĐỒ CHO HÀNH TRÌNH (Road Map)

Hồi gia đình tôi qua Mỹ lần thứ hai năm 1975, sau khi chạy khỏi Saigon, chúng tôi rất thích đi chơi cuối tuần với gia đình anh Khang. Không nhƣ tôi, anh là dân tỵ nạn chính cống, sang California lần đầu; đầu tắt mặt tối với chuyện đi học nghề, chuyện xin việc, chuyện lái xe cho vợ con mua sắm…Tuy vậy, mỗi tối, anh bỏ ra nhiều thì giờ, tra cứu các địa điểm giải trí cho cuộc đi chơi cuối tuần. Hồi đó chƣa có Internet hay điện thoại di động, nên anh thƣờng vào thƣ viện 5, 10 tiếng mỗi tuần mới tìm ra hết dữ liệu. Tuy vậy, khi đi với anh, mọi ngƣời yên tâm vì ngoài các bản đồ đi đến, anh còn có cả những chi tiết về thời tiết, giờ giấc và tiết mục giải trí, phí vào cửa, chỗ đậu xe, nơi đổ thêm xăng dọc đƣờng, thời điểm nào ít khách (để khỏi chen lấn), các khuyến mãi cho học sinh, sinh viên… Ngƣợc lại, anh lại cẩu thả, lƣời biếng trong công việc kiếm cơm của anh và gia đình. Thích bầy đàn theo bạn bè và cộng đồng chung quanh, anh thay đổi việc làm ít nhất là 8 lần trong 10 năm đầu, khởi nghiệp 2 lần bị thua lỗ hết (rồi nợ nần…). Mỗi lần gặp, câu nói đầu tiên là …sao lúc này vận đen quá. Lúc đó, tôi hơi thành công, nên không dám khuyên anh điều gì… vì anh rất tự ái với những ngƣời đi trƣớc mình…nhƣng tôi có nói qua cùng bạn bè là nếu anh biết nghiên khảo và đặt kế hoạch tỉ mỉ cho công việc làm ăn nhƣ khi đi chơi cuối tuần, thì anh sẽ gặt hái thành quả tốt đẹp hơn rất nhiều ngƣời. Lý do: anh chịu khó, nhẫn nại, biết tập trung, cẩn thận với chi tiết và khá sáng tạo. Phân Đoạn Làm Kế Hoạch Phần thứ hai cho quy trình căn bản của việc khởi nghiệp, dù bằng tay trắng hay đã có vài triệu đô, cũng phải đi qua công đoạn này. Kiến tạo một bản đồ cho hành trình hay kế hoạch kinh doanh là chuyện tất yếu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào muốn đạt đến đích (đã nói ở Bài 2) với một xác suất cao. Một kế hoạch kinh doanh luôn là tập hồ sơ gối đầu giƣờng của mọi doanh nhân, ngay từ khi bắt đầu ý tƣởng kinh doanh, hay đã vững chãi trên thƣơng trƣờng,. Việc tìm kiếm nhà tài trợ, nguồn huy động vốn, hay bỏ công khai thác Tri Ân TS. Alan Phan

26


KHỞI NGHIỆP đƣợc những khách hàng mục tiêu cho dự án tƣơng lai của bạn, rất quan trọng, nhƣng quan trọng hơn thế nữa, là bạn hãy dành thời gian và suy ngẫm nghiêm túc về ý tƣởng của mình, vạch ra một kế hoạch tổng thể, chi tiết. Tại những quỹ đầu tƣ mạo hiểm (venture capital), kế hoạch kinh doanh là một đòi hỏi đầu tiên và không miễn trừ. Một công ty không nộp văn kiện này, sẽ đƣợc coi nhƣ những ngƣời nghiệp dƣ, không có một ý muốn thực sự mạnh mẽ trong việc làm ăn. Chi tiết bao gồm trong một kế hoạch kinh doanh (nhƣ liệt kê ở phần dƣới) phải đầy đủ để nói lên sự am hiểu thị trƣờng và điểm mạnh – yếu của công ty mình. Trong kế hoạch kinh doanh, ngƣời quản trị cũng nên có những kế hoạch và chiến thuật để đối phó với những tình huống bất ngờ. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ cũng giúp cho các nhà quản trị cũng nhƣ các nhà đầu tƣ định giá về rủi ro một cách chính xác. Với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp và chƣa từng thiết lập một kế hoạch cụ thể, các bạn có thể xem lại cuốn sách “Niêm yết sàn Mỹ” (tác giả: Alan Phan – NXB Thái Hà); trong đó, phần Phụ Lục C có giới thiệu “Bản mẫu của một kế hoạch kinh doanh” khá chi tiết, rõ ràng. Quý bạn cũng có thể lên Google, đánh vào chữ Business Plan, bạn sẽ có rất nhiều chỉ dẫn về cách làm kế hoạch thật bài bản. Tại văn phòng tôi, mọi nhân viên có software gọi là Business Plan Pro rất dễ theo. Dĩ nhiên, các phần mềm ứng dụng về kế hoạch kinh doanh cũng bán đầy trên mạng. Và xin nhắc lại một điều mà các bạn cần nhớ: Chỉ khi nào bạn thật sự ngồi xuống, dành thời gian suy ngẫm ý tƣởng của mình, xây dựng một kế hoạch thật sự cụ thể thay vì phác thảo ý tƣởng trong vài ba trang giấy, thì khi đó bạn mới có cơ hội khởi nghiệp kinh doanh mà không phải quá lo lắng về các vấn đề tài trợ, quản trị hay xử lý phát sinh.

Những trình tự cần hoàn tất Những yếu tố chính cho việc hoàn tất bản đồ gồm:

Tri Ân TS. Alan Phan

27


KHỞI NGHIỆP Thu nhặt đầy đủ dữ liệu và thông tin để biết chính xác về thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh; cũng nhƣ đặc thù của sản phẩm mà mình và tổ chức cần có; Hoàn tất một nghiên cứu về SWOT ( strength-thế mạnh; weakness-thế yếu; opportunities-cơ hội; threats-rủi ro) về tình thế kinh doanh hay công việc. Trong khi S và W dựa trên thẩm định về nội lực; O và T nói về các ảnh hƣởng từ ngoài môi trƣờng; -

Truy tìm mọi nguồn lực cần thiết cho một mạng lƣới nhân sự gồm các tƣ vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình muốn kích hoạt, những mentors (ngƣời đỡ đầu), những đối tác và nhà tài trợ tiềm năng, những cộng tác viên để cùng phát triển…; Sáng tạo và thiết kế một kịch bản và đoạn kết phù hợp với mục tiêu mà mình đã xác định ở Bài 2; Tốt nhất là tự viết ra (nếu thấy thiếu khả năng thì nên nhờ hay thuê tƣ vấn) một bản tóm lƣợc gồm những phần chính yếu của bản đồ hành trình hay kế hoạch kinh doanh (xem phần dƣới); Trình bày ý tƣởng và kế hoạch của mình cho những ngƣời quan tâm, theo thứ tự của mạng lƣới xã hội đã nêu trên. Lƣu ý là không nên tiết lộ cho những ngƣời hoàn toàn không có kiến thức chuyên môn gì về kế hoạch của mình, nhƣ đem dự án IT hỏi ý kiến một giáo viên dậy sử hay dự án chứng khoán với một anh nông dân Trung Quốc. Điều chỉnh lại bản kế hoạch vài lần cho hoàn thiện tối đa và bắt tay hành động. Tất cả những công đoạn trên tƣơng đối dễ dàng; nhƣng rất tốn kém thời gian. Đừng hấp tấp, vì nếu ý tƣởng về kinh doanh hay sự nghiệp của bạn thực sự có giá trị, một hay vài tháng kéo dài thêm sẽ chỉ làm bản đồ hoàn thiện hơn. Một điểm nên lƣu ý là KISS (keep it simple, stupid – giữ thật đơn giản). Bạn phải giả định là bạn viết kế hoạch này cho những ngƣời có kiến thức sơ đẳng về đề tài, sản phẩm hay dịch vụ bạn muốn làm; không phải cho các chuyên gia cao cấp hay các giáo sƣ đại học. Đừng vòng vo Tam Quốc, hay Tri Ân TS. Alan Phan

28


KHỞI NGHIỆP chêm vào những sáo ngữ rỗng tuếch, hay “nổ” bậy về những gì mình không biết sâu rộng. Tóm lại, đầy đủ dữ liệu để ngƣời đọc có thể thẩm định tổng quan; xói thẳng vào vấn đề trong chân thực và chính xác, không rƣờm rà, phức tạp để họ mất thì giờ và bỏ cuộc.

Bố cục của kế hoạch Những thành phần cần yếu cho kế hoạch (theo thứ tự cấu trúc):

1.

Trang Mở Đầu (Cover Page)

Tất cả chi tiết về ngƣời sáng lập, các nhà đầu tƣ và địa chỉ liên hệ

2.

Tóm Lƣợc Dự Án (Executive Summary)

Đây là một phân đoạn rất quan trọng vì nếu ngƣời đọc không “ấn tƣợng và ƣa thích” những gì mô tả nơi đây, họ sẽ không đọc tiếp hay quan tâm. Trên hết, bạn phải tóm lƣợc trong vài câu “nhu cầu thị trƣờng mà dự án muốn cung ứng” cùng 3 hay 5 “lợi thế cạnh tranh” của sản phẩm, quản lý hay công nghệ đã khiến bạn tin tƣởng vào sự thành công. Nêu rõ dự đoán tài chánh, số tiền cần tài trợ, sự đóng góp hiện có và các chỉ số quan trọng, nhất là ROI (return on investment- tỷ lệ hoàn vốn). Cũng nên tóm lƣợc các yếu tố khác về thị trƣờng, ban quản lý, cơ sở và mức độ cạnh tranh.

3.

Tổng Quan Công Ty (Company Overview)

Tên và nơi đăng ký kinh doanh, thời gian hoạt động, tƣ cách pháp lý và những nhân vật chủ thể. Nếu có, nên tiết lộ số vốn đã góp vào từ quản lý và các nhà đầu tƣ khác.

4.

Đặc Diểm Sản Phẩm hay Dịch Vụ (Product Characteristics)

Mô tả trong vài phân đoạn chi tiết kỹ thuật của sản phẩm hay dịch vụ, nhấn mạnh đến sự khác biệt và sáng tạo của nó so với địch thủ. Ƣớc định giá bán và nhu cầu trên thị trƣờng, hiện tại hay tiềm năng.

5.

Công Nghệ Cốt Lõi (Core Technology)

Tri Ân TS. Alan Phan

29


KHỞI NGHIỆP Dù đây là công nghệ do mình hay nhóm sáng tạo và cải tiến; hay chỉ là một sao chép lại từ các công nghệ đang phổ biến và thuộc lĩnh vực công; bạn phải xác định ngay từ đầu để các nhà đầu tƣ thẩm định chính xác về thị giá.

6.

Phân Tích Phân Khúc Kinh Doanh (Industry Analysis)

Phân khúc kinh doanh bao gồm tất cả lĩnh vực sản xuất hay thị trƣờng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến mô hình kinh doanh của bạn. Bạn phải xác minh những số liệu dùng làm cơ sở, nhƣ tổng giá trị của phân khúc, mức độ phát triển, xu thế thời thƣợng, và những yếu tố ảnh hƣởng từ các lực chuyển sẽ xẩy ra.

7.

Phân Tích Khách Hàng (Customer Analysis)

Bạn nên cung ứng con số và nét chính của khách hàng tiềm năng, khuynh hƣớng tiêu dùng và những nhu cầu quan trọng mà sản phẩm bạn sẽ tìm cách thỏa mãn.

8.

Phân Tích Cạnh Tranh (Competitive Analysis)

Bạn phải liệt kê những đối thủ cạnh tranh cùng các điểm mạnh yếu căn bản của họ. Quan trọng hơn cả là việc giải trình các lợi thế cạnh tranh của dự án và xác suất thành công khi tranh giành thị trƣờng.

9.

Chƣơng Trình Tiếp Thị (Marketing Plan)

Trƣớc hết, bạn sơ lƣợc về tổng quan chiến lƣợc và chiến thuật sẽ sử dụng để thâu tóm thị phần, theo từng cột mốc thời gian hay tiến bộ. Nói về cốt lõi của chƣơng trình 4P (product-sản phẩm; price-giá; place- vị thế; và promotion-khuyến mãi). Place còn đƣợc hiểu là hệ thống distribution và logistics (phân phối). Promotion (khuyến mãi) cần một giải thích về chiến thuật xâm nhập lúc khởi sự nhƣ quảng cáo, giáo dục, mạng xã hội, PR….

10. Kế Hoạch Điều Hành (Operations Plan) Trong việc sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, ban quản lý cần thiết lập một quy trình hay hệ thống làm việc để mọi nhân viên thông hiểu về nhiệm vụ của mình. Tổ chức lớn thì cần cả một tập hồ sơ dầy gọi là “cẩm nang hành động” (standard operational procedure); tổ chức nhỏ chỉ cần vài trang giấy. Tri Ân TS. Alan Phan

30


KHỞI NGHIỆP Bạn không cần dài dòng, nhƣng với một phân đoạn ngắn, nên mô tả quy trình hay hệ thống điều hành nay. Ngoài ra, cũng cần nêu rõ mục tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm về dung lƣợng, khả năng và hiệu ứng (capacity, capabilities, efficiency) của bộ máy. Những cột mốc của mục tiêu cũng nên đƣợc xác định.

11. Cơ Sở Vật Chất ( Facilities Requirements) Liệt kê những đầu tƣ cho tài sản cố định cần có, nhƣ cơ xƣởng, văn phòng, cơ sở tiện ich, máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu khởi công, xe tải, ….Nói rõ số lƣợng, chất lƣợng và ƣớc tính giá mua.

12. Ban Quản Lý (Management Team) Bạn phải có một phân đoạn nhỏ tóm lƣợc kinh nghiệm, học vấn và những thành quả ấn tƣợng cho mỗi chức vụ nhƣ Chủ Tịch, CEO (Tổng Giám Đốc), CFO (Giám Đốc Tài Chánh), COO (Giám Đốc Điều Hành), Chuyên gia Công Nghệ, Giám Đốc Tiếp thị… Nên nhấn mạnh những trải nghiệm có liên quan nhiều đến sản phẩm và việc điều hành dự án.

13. Kế Hoạch Tài Chánh (Financial Plan) Đây sẽ là phần quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh vì đa số các nhà đầu tƣ hay đối tác đều coi chuyện “lấy lại vốn và lời khi exit” là chuyện hệ trọng nhất trong các yếu tố quyêt định. Khi làm dự đoán cho báo cáo tài chánh, bạn cần liệt kê những giả thiết (assumptions) và minh chứng (justification); nhất là cách thu hút doanh thu. Nếu bạn dùng kế hoạch này để gây vốn cho dự án, bạn nên tổng lƣợc các chi phí ban đầu, vổn dự trù và sự đóng góp hiện tại và tƣơng lai của bạn cho dự án. Cách sử dụng tiền góp vốn (use of proceeds) cho những khoản đầu tƣ phải đƣợc hiển thị. Sau cùng, ngoài một tổng quan về số liệu tài chánh, nên bao gồm các tỷ lệ tài chánh và đầu tƣ cần yếu cho ngƣời góp vốn.

14. Phụ Lục (Appendix) Phần phụ lục sẽ dùng để đính kèm những tài liệu quan trọng mà bạn cần xác minh thêm về những yếu tố trong phần kế hoạch. Bằng sáng chế, bản Tri Ân TS. Alan Phan

31


KHỞI NGHIỆP quyền trí tuệ, thƣơng hiệu, các bài viết trên mạng truyền thông về công ty mình, giấy phép đặc biệt….là những văn kiện đƣợc ƣa chuộng. ***** Bạn cũng phải hiểu rằng kế hoạch sẽ chỉ là bản thảo để khơi thông hành động; không thể là văn bản bất biến nhƣ Kinh Thánh hay Cƣơng Lĩnh Đảng. Thời gian, tình thế và con ngƣời sẽ thay đổi nhiều dự đoán, chƣơng trình…trong kế hoạch. Liệt kê đƣợc càng nhiều “contingency” (dự phòng), càng cho phép chúng ta uyển chuyển trong việc thực hiện và không bị rối trí để lạc hƣớng. Kế hoạch kinh doanh hay bản đồ cho hành trình (nếu mục tiêu của bạn không phải là làm ăn) sẽ hiển thị cái khác biệt giữa một ngƣời có mục tiêu và ý nghĩa trong đời sống, so với một bạn lững lờ theo hiện tại và tƣơng lai. Mất vài tháng để nghiên khảo cẩn thận về đề tài và giải pháp sẽ tiết kiệm cho bạn vài năm vất vả với ý định và đam mê. Tuyệt đối không nên bắt tay khởi động dự án nào quan trọng nếu bạn chƣa hoàn tất một bản đồ cho hành trình.

KẾ HOẠCH KINH DOANH (Business Plan) TS Alan Phan: Làm thế nào để có thể triển khai một ý tƣởng, một dự án kinh doanh? Làm sao để tìm đƣợc nhà tài trợ vốn cho một dự án? Những câu hỏi từ chung, đến riêng nhƣ vậy, đều có thể giải quyết ngay từ ban đầu, khi bạn thiết lập một kế hoạch kinh doanh (business plan). Ngay từ khi bắt đầu ý tƣởng kinh doanh, hay đã vững chãi trên thƣơng trƣờng, một kế hoạch kinh doanh luôn là tập hồ sơ gối đầu giƣờng của mọi doanh nhân. Việc tìm kiếm nhà tài trợ, nguồn huy động vốn, hay bỏ công khai thác đƣợc những khách hàng mục tiêu cho dự án tƣơng lai của bạn, rất quan trọng, nhƣng quan trọng hơn thế nữa, là bạn hãy dành thời gian và suy ngẫm nghiêm túc về ý tƣởng của mình, vạch ra một kế hoạch tổng thể, chi tiết. Tại quỹ đầu tƣ Viasa của tôi, nếu một công ty không nộp một kế hoạch kinh

Tri Ân TS. Alan Phan

32


KHỞI NGHIỆP doanh đầy đủ, chúng tôi coi nhƣ họ không có một ý muốn thực sự mạnh mẽ trong việc làm ăn. Đây là một đòi hỏi đầu tiên và không miễn trừ. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ phải gồm những phần chính nhƣ: căn bản về công ty (mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ), phân tích thị trƣờng (nhu cầu của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh), và phân tích tài chính và dự toán tài chính, SWOT analysis. Đây là những tiết mục tối thiểu cần có cho kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch càng nhiều chi tiết càng nói lên sự am hiểu thị trƣờng và điểm mạnh – yếu của công ty mình. Trong kế hoạch kinh doanh, ngƣời quản trị cũng nên có những kế hoạch và chiến thuật để đối phó với những tình huống bất ngờ. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ cũng giúp cho các nhà quản trị cũng nhƣ các nhà đầu tƣ định giá về rủi ro một cách chính xác. Với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp và chƣa từng thiết lập một kế hoạch cụ thể, các bạn có thể trao đổi với ngƣời trợ lý của tôi qua gocnhinalan.com, qua email, hoặc xem thêm cuốn sách mà tôi đã xuất bản cách đây chừng 2 năm, cuốn “Niêm yết sàn Mỹ”, (NXB Phụ Nữ / 2009-2010). Trang 133 của cuốn sách , phụ lục C có giới thiệu “Bản mẫu của một kế hoạch kinh doanh” khá chi tiết, rõ ràng. Quý bạn cũng có thể lên Google, đánh vào chữ Business Plan, bạn sẽ có rất nhiều chỉ dẫn về cách làm kế hoạch thật bài bản. Văn phòng tôi, nhân viên có software gọi là Business Plan Pro rất dễ theo. Và xin nhắc lại một điều mà các bạn cần nhớ: Chỉ khi nào bạn thật sự ngồi xuống, dành thời gian suy ngẫm ý tƣởng của mình, xây dựng một kế hoạch thật sự cụ thể thay vì phác thảo ý tƣởng trong vài ba trang giấy, thì khi đó bạn mới có cơ hội khởi nghiệp kinh doanh mà không phải quá lo lắng về các vấn đề tài trợ, quản trị hay xử lý phát sinh. Chúc các bạn thành công!

Tri Ân TS. Alan Phan

33


KHỞI NGHIỆP PHẦN III: KỸ NĂNG QUẢN TRỊ TỪ BỎ QUỐC TỊCH

Thay đổi tƣ duy của bạn và bạn sẽ thay đổi thế giới của bạn (Change your thoughts and you change your world) Norman Vincent Peale Tôi xin nói ngay để tránh những suy đoán lầm lẫn là bài này đụng chạm đến lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc hay 4 ngàn năm văn hiến, văn hóa…của cá nhân ngƣời Việt. Đây thực ra là một giải pháp khách quan và tích cực về khả năng sáng tạo cùng đổi mới của các doanh nghiệp để vƣợt qua suy thoái và nâng tầm cạnh tranh của mình. Bối cảnh toàn cầu Nền kinh tế thế giới trong 3 thập niên qua đã rẽ vào một con đƣờng lạ mà đầu tàu là công nghệ thông tin (IT) và tƣ duy toàn cầu trong việc vận hành chánh sách quốc gia cũng nhƣ doanh nghiệp. Sự sụp đổ của Liên Xô và đồng minh, sự hình thành các khối mậu dịch tự do (free trade agreements) nhƣ Liên Âu (EU) và sự biến thiên cơ chế tại Trung Quốc có thể truy nguồn vào 2 nhân tố nói trên. Mọi doanh nghiệp từ Âu Mỹ đến Phi Á bắt đầu một hành trình đổi mới với một quốc tịch mới. Dù vẫn mang bản sắc của Mỹ, hiện nay McDonald, Boeing, Apple, Walmart… có doanh số từ nƣớc ngoài cao hơn so với doanh số tại Mỹ. Ngay cả phim ảnh và TV từ Hollywood đã niêm yết số thu (box office receipt) của thế giới, chuyện mà các nhà sản xuất tại đây chƣa bao giờ tính đến khi dự trù ngân sách chỉ 20 năm trƣớc. Các tập đoàn đa quốc gia hình thành nhƣ nấm sau cơn mƣa và ngày nay, 100 công ty lớn nhất thế giới theo Forbes đều có quốc tịch “đa quốc” (trụ sở phần lớn đặt tại các quốc gia nhỏ, không thuế, nhƣ Cayman Island, Bermuda, Isle of Man…). Thƣơng hiệu quốc gia Mặc dù nhiều sản phẩm và dịch vụ vẫn mang bản sắc quốc gia nhƣng chúng thƣờng gắn liền với chất lƣợng và danh tiếng của ngành nghề. Xe hơi

Tri Ân TS. Alan Phan

34


KHỞI NGHIỆP Nhật hay điện tử tiêu dùng Nhật là những thƣơng hiệu tuyệt vời (Toyota, Nissan, Sony, Hitachi…), nhƣng không ai mua sản phẩm vì chúng là hàng Nhật (phần lớn Made in China). Đồng hồ Thụy Sĩ, mỹ phẩm Pháp, thiết kế Ý, công nghệ IT Mỹ, bóng đá Brasil, và gần đây, điện thoại Samsung, xe hơi Huyndai…đem Hàn Quốc lên vị trí sao mới nổi, nhƣng ngƣời tiêu dùng thế giới không vì một vài ngành nghề mà cho rằng tất cả mọi loại hàng xuất xứ từ một quốc gia đều hƣởng vị trí tối ƣu khi lựa chọn. Chỉ một trƣờng hợp ngƣợc lại là thực phẩm từ Trung Quốc mang một nhãn hiệu tồi tệ là “độc hại” khủng khiếp, tạo sự tẩy chay ngay cả với ngƣời tiêu dùng Trung Quốc. Thƣơng hiệu Việt Do đó, khi các doanh nghiệp Việt lobby chánh phủ bỏ tiền hổ trợ quảng bá một “thƣơng hiệu Việt”, tôi luôn nhăn mặt. Đây là một lối “gánh vàng đi đổ sông Ngô”, chỉ lợi cho các công ty quảng cáo và các quan chức điều hành chƣơng trình. Khẩu hiệu “ngƣời Việt dùng hàng Việt” thì có thể chấp nhận đƣợc vì đây chỉ là một chiêu tiếp thị khích động lòng yêu nƣớc, nhƣng về lâu dài, hiệu quả cũng chẳng bao nhiêu. Một sản phẩm hay dịch vụ có chất lƣợng cao bền vững và một chƣơng trình hậu mãi tốt vẫn là một cố gắng rất “cá nhân” của từng doanh nghiệp và đòi hỏi một thời gian dài để tạo thƣơng hiệu. Gốm sứ Minh Long, bút bi Thiên Long, thép Pomina, sữa Vinamilk…có thể trở thành những thƣơng hiệu quốc tế, nhƣng tiến trình sẽ mất nhiều thập kỷ và nếu thành công, họ sẽ mang lại vài hãnh diện cho Việt Nam, nhƣng họ sẽ không giúp gì cho các sản phẩm khác ở những ngành nghề khác. Lợi ích của quốc tịch mới Khi ngƣời chủ cũng nhƣ đội ngũ quản lý bắt đầu tƣ duy theo bản sắc mới, tầm nhìn và chiến lƣợc sẽ phải thay đổi để phù hợp hơn với mục tiêu xa rộng hơn, cũng nhƣ lâu dài hơn.

Tri Ân TS. Alan Phan

35


KHỞI NGHIỆP Công ty phải hoạt động theo những nguyên tắc và hạn chế xuyên quốc gia trên mọi bình diện. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ nâng cao kỹ năng và trải nghiệm của doanh nghiệp và đội ngũ quản lý để khắc phục những yếu kém nội tại và khủng hoảng vĩ mô đang làm trì trệ tăng trƣởng. Về thị trƣờng, sản phẩm phải đáp ứng với nhu cầu của một số lƣợng ngƣời tiêu dùng lớn hơn và đa dạng hơn, dù rằng một sản phẩm có chất lƣợng thỏa mãn khách hàng Việt phần lớn cũng sẽ thỏa mãn những khách hàng tại Asean hay Trung Nam Mỹ. Dù lớn về tầm cỡ, nhƣng chúng ta cũng phải chú trọng đến phân khúc nhỏ và thị trƣờng ngách khi chƣa đủ khả năng cạnh tranh để đối đầu các anh cả. Về công nghệ và thiết kế, sáng tạo và đặc thù vẫn phải là chỉ nam. Ban quản lý phải sẵn sàng tiếp cận và sử dụng hữu hiệu các nhân viên bản xứ. Về pháp lý và xã hội, tƣ vấn địa phƣơng rất cần thiết để vƣợt qua các rào cản và hòa đồng với nhiều dân tộc trên căn bản tôn kính. Về tài chánh, các nguồn vốn sẽ dồi dào hơn vì các nhà đầu tƣ luôn luôn ƣa thích những công ty tiềm năng có thị phần và sản phẩm chất lƣợng quốc tế. Một công ty niêm yết trên Nasdaq luôn có một giá trị và uy tín cao hơn một công ty niêm yết ở HOSE hay ngay cả Singapore, Hong Kong. Sự suy thoái kinh tế của một hay vài quốc gia sẽ không ảnh hƣởng nhiều trên doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp đa quốc. Khó khăn và thử thách Dĩ nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cho đây là chuyện không tƣởng. Phần lớn sẽ mặc định là khi mình không đủ sức thành công trên sân nhà, thật khó mà chiến thắng ở sân lạ, trong một môi trƣờng với nhiều đối thủ nặng ký hơn. Tôi cho rằng tất cả chỉ là tƣ duy. Nếu doanh nhân chỉ nghĩ rằng một tiệm tạp hóa tại một làng nhỏ là mơ ƣớc tối hậu thì đây sẽ là đích đến và không xa hơn. Nhƣng nếu ngƣời chủ tiệm biết rằng bao nhiêu ngƣời trẻ đã bỏ làng lên Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng…và họ đã thành công vƣợt bực, trở thành những doanh nhân thành đạt, hạnh phúc…chỉ vì họ dám tƣ duy khác hơn và xa hơn lũy tre làng. Dĩ nhiên, cũng Tri Ân TS. Alan Phan

36


KHỞI NGHIỆP không ít các doanh nhân thất bại và bỏ cuộc; nhƣng đấy là thƣơng trƣờng: không bao giờ có tỷ lệ thắng hay thua 100%. Tầm nhìn là cốt lõi Một doanh nhân Mỹ, ông Henry Ford có nói rằng,” Nếu bạn nghĩ là bạn làm đƣợc hay bạn không làm đƣợc; cà hai trƣờng hợp, bạn đều đúng (“If you think you can, or if you think you can‟t , either way, you„re right.) Từ một tƣ duy đa quốc, chúng ta mới có đƣợc một tầm nhìn xa rộng. Tầm nhìn này sẽ cấu trúc mục tiêu dài hạn, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, tầm cỡ thị trƣờng và cách quản lý tài chánh. Chỉ những công ty có tầm nhìn nhƣ vậy mới đủ kiên trì để xây dựng một thƣơng hiệu bền vững và bám trụ qua nhiều thế hệ. Ngoài ngành IT còn quá mới, tất cả những thƣơng hiệu hàng đầu trên thế giới đều do các công ty trên 100 tuổi tạo dựng lên. Có thể nhiều doanh nghiệp sẽ chƣa sẵn sàng với cơ hội, nhƣng ít nhất họ phải biết là cơ hội vẫn chờ đợi ngoài khung cửa.

CON ĐƢỜNG VỀ LA MÃ

Có rất nhiều con đƣờng dẫn về La Mã. Trong kinh doanh, con đƣờng an toàn và chắc chắn nhất là tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ thật sáng tạo (innovation) và đặc thù (differentiation), đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong phân khúc lựa chọn. Định vị cốt lõi Nhƣ đã nói ở bài trƣớc, tầm nhìn và tƣ duy của ngƣời sáng lập là khởi điểm để tạo dựng một doanh nghiệp thành công và bền vững. Tuy nhiên, cốt lõi của doanh nghiệp luôn luôn là sản phẩm hay dịch vụ bán ra thị trƣờng; không phải con ngƣời, tập thể, tổ chức hay bất cứ chánh phủ nào. Ngƣời ta biết đến Microsoft qua Windows OS, đến Boeing qua các máy bay 747, 757, 777, biết đến Apple qua IPhone, biết đến LV qua các túi xách thời trang, biết đến Hilton qua các khách sạn…Albert Einstein có thể là một thiên tài nhƣng ông không tạo ra sản phẩm nào nên không có một di sản nào về Tri Ân TS. Alan Phan

37


KHỞI NGHIỆP kinh doanh; trong khi đó, dù nhiều ngƣời không biết ai là Thomas Edison, nhƣng mỗi tháng công ty Edison vẫn thu tiền điện của hơn 60% gia cƣ Mỹ. Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững và tuổi thọ cho doanh nghiệp bằng thị phần và thƣơng hiệu. Để thỏa mãn 2 điều kiện này, sản phẩm hay dịch vụ phải thật đặc thù và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, ít nhất trong thời điểm khởi động và liên tục cải tiến sau đó. Quá trình tạo dựng một thƣơng hiệu quốc tế thƣờng kéo dài cả trăm năm. Ngành IT còn quá mới và năng động để chúng ta có thể kiểm nhận định luật này, nhƣng Microsoft, Intel, IBM…đang làm ngạc nhiên nhiều nhà phân tích với mức độ bền bỉ của thƣơng hiệu. Dĩ nhiên, dù không có góc cạnh nào sáng tạo hay đặc thù, một sản phẩm vẫn có thể làm ngƣời chủ doanh nghiệp thành công trong việc chiếm thị phần và kiếm tiền thoải mái cho gia đình họ. Chúng ta không bàn chuyện “kiếm tiền” ở đây, mà là phân tích các tố chất cần và đủ để tạo một công ty tầm cỡ theo chuẩn mực quốc tế. Trƣớc hết, hãy duyệt qua các loại sản phẩm đang đƣợc mời chào trên thị trƣờng. Sản phẩm nguyên liệu Một sản phẩm đƣợc coi nhƣ là “nguyên liệu” khi nó không có gì để phân biệt với các sản phẩm đồng loại khác. Công nghệ, thƣơng hiệu hay chất lƣợng trở thành một mặt bằng không ai hơn ai. Lợi thế cạnh tranh cho loại sản phẩm này là giá cả và hệ thống phân phối. Phần lớn sản phẩm và dịch vụ bầy bán trên thị trƣờng đều nằm dƣới hình thức “nguyên liệu” và dù đây là một thị trƣờng dễ xâm nhập, cƣờng độ cạnh tranh rất cao và mức lời gần nhƣ không có nhiều. Các dƣợc phẩm khi hết sự bảo vệ của bằng sáng chế thƣờng rớt xuống giá “nguyên liệu” khiến những hãng đã kiếm lời khủng khi độc quyền các mặt hàng nhƣ Aspirin, Vaseline, Zocor…đều ngƣng sản xuất vì mức lời không còn. Gạo, cà phê, đồ plastic…là những sản phẩm nguyên liệu khi không có thƣơng hiệu hay đặc thù nên dù Việt Nam giữ vị trí số 1 trên thị phần quốc tế vẫn không đem một lợi tức đáng kể nào cho những ngƣời kinh doanh. Sản phẩm cóp nhặt Tri Ân TS. Alan Phan

38


KHỞI NGHIỆP Dĩ nhiên, một sản phẩm bắt chƣớc và dựa trên các sản phẩm đang ăn khách vẫn có thể sinh lợi cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nhân thế giới đã trở nên thành đạt bằng việc sao chép sản phẩm, kinh doanh bầy đàn theo đám đông hay chỉ thuần túy dựa trên các mối liên hệ để mua qua bán lại. Các doanh nghiệp Hoa Kiều đã chiếm giữ vị thế điều khiển các thị trƣờng hàng hóa của tƣ nhân tại Đông Á dựa trên mậu dịch và liên hệ trong bang họ. Tuy nhiên, những lợi thế cạnh tranh này đang bị bào mòn bởi các công ty đa quốc và sự vận hành dễ dàng qua Internet và E-commerce (thƣơng mại điện tử). Loại sản phẩm này chỉ bùng lên một thời điểm nào đó rồi chìm lắng nếu không có cố gắng để thay đổi và cải tiến. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã kiềm tiền khá nhiều khi copy điện thoại IPhone, máy cày Caterpillar, xe hơi Chevrolet, khí cụ công nghiệp…nhƣng nếu không có sáng tạo gì khác hơn, đây sẽ chỉ là một tìm bắt thị phần qua giá cả. Cạnh tranh luôn khốc liệt và mệt mỏi khi mọi đối thủ phải liên tục bán với giá thấp nhất. Sản phẩm của thế hệ kế tiếp Nhiều sản phẩm đi tiên phong trong việc khám phá thị trƣờng mới và thành công trong việc giáo dục, tạo nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu ngƣời chủ sản phẩm không có một kế hoạch kinh doanh bài bản, hổ trợ bởi nguồn vốn dồi dào và một chiến lƣợc tiếp thị thông minh cùng một đội ngũ quản lý tài năng và kiên nhẫn, họ sẽ bị đối thủ qua mặt. Microsoft OS không phải là hệ điều hành PC đầu tiên, mà là OS viết bởi Dr. Gary Kildall. Facebook ra đời sau MySpace 6 năm nhƣng khống chế thị trƣờng mạng xã hội hiện nay. Trong khi đó, kẹo gum Wrigley hay máy lạnh Carrier là một thƣơng hiệu bền vững ngay từ khởi động hơn 100 năm trƣớc và vẫn chiếm vị trí số 1 trên thị trƣờng. Hiểu rõ vị trí của sản phẩm của mình trong chuỗi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng là có đƣợc một chiến thuật hợp lý để tối ƣu hóa các lợi thế cạnh tranh của minh Chiến thuật tạo sản phẩm đặc thù Thực ra rất khó để có đƣợc một sản phẩm hoàn toàn mới lạ có thể ứng dụng trên toàn cầu. Chúng ta cần những đầu óc siêu việt nhƣ Edison hay Bell;

Tri Ân TS. Alan Phan

39


KHỞI NGHIỆP và phần lớn nhân loại (kể cả tác giả) đều không có khả năng hay may mắn. Tuy nhiên, các doanh nhân vô danh và trung bình về mọi phƣơng diện cũng đã kiếm cà chục triệu đô la khi nghĩ ra pet rock (đá nuôi), hay dây thun đeo tay cho các nữ sinh.. (dĩ nhiên chỉ là một loại sản phẩm thời trang – fad). Có vài ba phƣơng cách để đạt đến mục tiêu này: Việc hay nhứt là cải biến một sản phẩm thông dụng qua thiết kế, công nghệ, bao bì hay lối sắp xếp…Nike là ví dụ tiêu biểu khi Phil Knight đem đôi giày chạy bộ bình thƣờng và biến nó thành một biểu tƣợng vừa thoải mái vừa phong cách cho phần lớn dân số không nghĩ đến môn thể thao chạy bộ. Hay Starbuck và mô hình biến quán cà phê thành “trung tâm thƣơng vụ”. CocaCola đã chiếm lĩnh thị trƣờng vững chắc hơn sau khi thiết kế lại tay cầm lõm vào trong cho các chai uống. Khi Ponomareva xếp túi trà xanh Nhật Bản thành hình những con chim origami, doanh thu gia tăng đột biến. Một anh bạn cũ của tôi ở New Jersey tăng thƣơng vụ lên gần 700% mỗi năm sau khi phát hành sản phẩm World‟s Best Beer bao gồm 12 lon bia ngon nhất thế giới (tự anh ta xếp hạng) đến từ 12 quốc gia khác nhau. Một cách thức khá phổ biến khác là nhắm sản phẩm hiện có vào một thị trƣờng ngách chƣa ai phục vụ. Cũng là nƣớc uống đóng chai nhƣng Evian, Perrier…khôn ngoan chọn mục tiêu là các khách hàng trí thức, nghệ sĩ, giới thƣợng lƣu…Xe ô tô Porsche tạo danh tiếng với những loại xe thể thao cho giới trẻ giàu có, trong khi Volvo thì nhắm vào giới quản lý trung niên lấy an toàn làm ƣu tiên. Sau cùng, một chiến thuật tiếp thị đặc biệt có thể tạo ra cảm giác mới cho ngƣời tiêu dùng. Cô Sara Blakely đã thành tỷ phú với các trang phục đồ lót (underwear) cho phụ nữ khi táo bạo làm một màn biểu diễn thời trang (không đƣợc phép) ngay trong cửa hàng danh tiếng Bloomingdale ở New York. Thƣơng hiệu Spanx cất cánh cùng với các mẫu tin trên các mạng truyền thông. Nhờ những cách tiếp thị độc đáo, Richard Branson và thƣơng hiệu Virgin đạt đỉnh cao trong nhiều lãnh vực, từ hàng không, âm nhạc đến điện thoại, ngân hàng.

Tri Ân TS. Alan Phan

40


KHỞI NGHIỆP Khi bạn cố gắng ngồi đọc chừng 10 cuốn sách bán chạy nhất về nghệ thuật tiếp thị, khối óc sáng tạo của bạn sẽ thăng hoa bất ngờ và nhiều ý tƣởng bạc triệu sẽ liên tục xâm chiếm tƣ duy. Đòi hỏi căn bản về sáng tạo Dù doanh nghiệp chuyên về loại sản phầm “nguyên liệu”, cóp nhặt hay cải biến, sáng tạo và đặc thù vẫn là yếu tố quyết định sự thành công. Muốn có đƣợc yếu tố này, ngƣời chủ doanh nghiệp cần một “đam mê” cá nhân về sản phẩm. Có đam mê và coi công việc nhƣ một trò tiêu khiển (hobby), doanh nhân mời đủ kiên nhẫn và ý chí để vƣợt qua những thất vọng luôn hiện diện trong hành trình mỗi ngày. Nhƣ Steve Jobs (Apple) đã nhận xét,”Chúng tôi tin rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục đặt để những sản phẩm tốt hơn trƣớc mặt các khách hàng, họ sẽ tiếp tục mở ví tiền” ( Our belief was that if we kept putting better products in front of customers, they would continue to open their wallets.) . Các doanh nhân Việt có thừa khả năng; nhƣng liệu họ có đủ tƣ duy và kiên nhẫn để trở thành những Steve Jobs của quê hƣơng?

LỜI NHẮN CỦA TÔN TỬ Sau khi doanh nhân đã có một tầm nhìn chiến lƣợc dài hạn và tìm ra một sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo, bƣớc kế tiếp là hoạch định một kế hoạch bài bản để thực hiện ý tƣởng mình. Hai yếu tố cốt lõi trong quy trình này (a) nghiên cứu và vẽ ra một sơ đồ cho hành trình sắp đến, càng chi tiết càng tốt và (b) biết rõ lợi thế cạnh tranh của mình để tìm nguồn lực đang thiếu cho dự án theo đuổi. Bản đồ cho hành trình Với tƣ cách một nhà đầu tƣ hay dù chỉ là một nhà tƣ vấn độc lập, tôi luôn đòi hỏi mọi đối tác hay khách hàng làm một kế hoạch kinh doanh (business plan) bài bản và xúc tích. Bạn đồng hành nào muốn tôi leo lên chiếc xe đi từ Los Angeles đến New York phải có một bản đồ rõ ràng (bây giờ là máy định vị GPS). Nếu không, tôi sẽ từ chối không đi. Tri Ân TS. Alan Phan

41


KHỞI NGHIỆP Lái xe qua những đêm khuya, dƣới cơn bão tố, mà không biết trƣớc từng con đƣờng từng bƣớc ngoặt, thì hậu quả nhỏ nhất cũng là những cuộc đi lạc mất nhiều thì giờ. Cuộc đời (làm ăn) thì quá ngắn, lo đối phó với những đột xuất bất ngờ đã mệt cầm hơi, không ai còn tâm trí sức khỏe đâu để lo giải quyết những vấn đề bình thƣờng có thể lên kế hoạch trƣớc. Một kế hoạch kinh doanh do đó là cuốn chỉ nam phải tham khảo hàng tuần cho các doanh nhân khởi nghiệp và phải đƣợc điều chỉnh mỗi ba tháng hoặc khi có những sự cố làm thay đổi con đƣờng trƣớc mặt. Với một doanh nghiệp đang hoạt động, đội ngũ quản lý cũng rất cần một cuốn chỉ nam nhƣ vậy để cập nhật hóa những tiến bộ thành quả; cũng nhƣ những sai trật cần điều chỉnh. Kế hoạch cho một doanh nghiệp đã hoạt động thƣờng phải chi tiết hơn với những trải nghiệm thực tế và những kết quả rõ ràng về tài chánh hay thị trƣờng. Dù ở vị trí nào, đang vững mạnh, đang cầm cự, đang đuối sức hay đang bắt đầu, kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho mọi doanh nghiệp “định vị” mình trong biển lớn; và giúp duy trì hay cải tạo tầm nhìn chiến lƣợc trong trận chiến, thƣờng hay bị nhiễu sóng vì số lƣợng thông tin và những vấn nạn hàng ngày trong điều hành. Sức mạnh của kế hoạch Tôi còn nhớ khoảng 1998, tôi đƣợc một nhóm bạn Mỹ gốc Hoa mời đi theo để tƣ vấn khi công ty mới lập của họ, Hello Asia, đi gặp một quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Tôi không có chút kỳ vọng gì vì tất cả tài sản của công ty (chƣa hoạt động) chỉ là một bản kế hoạch kinh doanh. Nào ngờ trong cái môi trƣờng bong bóng của hiện tƣợng dotcom, quỹ đầu tƣ đã đồng ý góp 10 triệu USD cho một ý tƣởng trên 100 trang giấy. Sản phẩm đầu tiên của họ là một hệ thống Email miễn phí, gọi asiamail. Đây là một cóp nhặt từ hotmail.com (Microsoft vừa mua lại) và đang triển khai rất mạnh trên thị trƣờng (yahoo chƣa tham dự và google chƣa chào đời). Chúng tôi đùa nhau là mỗi trang giấy các anh viết trị giá 100 ngàn đô, hơn tác giả của bất cứ cuốn sách best seller nào.

Tri Ân TS. Alan Phan

42


KHỞI NGHIỆP Kế hoạch phải chi tiết nhƣng khoa học Một kế hoạch kinh doanh thƣờng không đòi hỏi nhiều thời gian hay nguồn lực nhƣ phần lớn doanh nhân giả định. Dĩ nhiên, trong những trƣờng hợp khởi nghiệp với sự eo hẹp về kiến thức trong ngành nghề, các doanh nhân cần một thời gian dài để nghiên cứu (ít nhất là 3 tháng trên Net và thƣ viện, qua các buổi hội họp với tƣ vấn hay đồng nghiệp, các cơ quan chánh phủ hay viện đại học…). Còn khi đã hoạt động hay đã nắm vững nhiều kiến thức trong nghề, các doanh nhân khác chỉ cần mất hơn vài tuần là đã có những dữ kiện, thông tin…chính xác để kết cấu thành những phân tích về sản phẩm, về thị trƣờng, về công nghệ, về tài chánh… Bản kế hoạch kinh doanh thƣờng chia ra thành 5 phần chính: sản phẩm hay dịch vụ, thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh, công nghệ hay quy trình sản xuất cùng nhu cầu về cơ sở, thiết bị, ban quản lý và nhân lực. Sau cùng là phân tích sâu rộng về thực trạng tài chánh cũng nhƣ nhu cầu và dự phóng của dòng tiền. Chúng ta có thể dò tìm trên Google về kế hoạch kinh doanh tiêu biểu cho bất cứ ngành nào, bất cứ tầm cỡ nào…để làm một khuôn mẫu. Quỹ đầu tƣ của tôi thì dùng phần mềm Business Plan Pro…rất dễ sử dụng, mua chỉ có hơn 400 đô la. Cả trăm phần mềm khác, rẻ hay đắt hơn, chào bán đầy trên Amazon.com (đây là nhà bán lẻ qua mạng thâu tiền của cá nhân tôi nhiều nhất). Còn nếu dị ứng (hay lƣời) với các cách thức trên, doanh nhân có thể thuê một công ty tƣ vấn để hoàn tất. Ứng dụng vào thực tại Có kế hoạch kinh doanh rồi, chúng ta mới có đủ dữ kiện khách quan để tiến hành một quy trình vô cùng quan trọng: đó là một phân tích SWOT. Viết tắt của bốn chữ, STRENGTH (điểm mạnh) WEAKNESS (điểm yếu) OPPORTUNITIES (cơ hội) THREATS (đe dọa rủi ro), SWOT cho ta một góc nhìn tổng thể về vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Hai yếu tố strength và weakness là nội tại; và hai yếu tố opportunities và threats là những tác động từ bên ngoài.

Tri Ân TS. Alan Phan

43


KHỞI NGHIỆP Khi làm SWOT một cách chân thực và minh bạch là khi ta biết nghe lời nhắn của Tôn Tử: “biết ngƣời biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bài học lớn nhất rút ra từ SWOT là chúng ta có “lợi thế cạnh tranh” gì? Làm thế nào để tối ƣu hóa điểm mạnh? Làm thế nào để tăng lực và khắc phục điểm yếu? Làm thế nào để lợi dụng những cơ hội mới hay cũ? Làm thế nào để phản ứng và trung hòa các rủi ro? Khi ban quản lý của doanh nghiệp nắm vững các câu trả lời, họ sẽ có những giải pháp cho phần lớn các vấn đề mà không cần phải bỏ số tiền lớn mời chuyên gia hay tƣ vấn. Hơn ai hết, họ là những ngƣời biết và sống thực với các vấn đề này hàng ngày, hàng tuần…có khi cả một đời ngƣời. Những thí dụ điển hình Hãng Skoda của Cộng Hòa Czech sản xuất xe đạp từ 1895. Trải qua bao biến cố từ 2 thế chiến, vài cuộc khủng hoảng quốc gia và toàn cầu, bị Liên Xô hóa, Skoda vẫn âm thầm phát triển. Khi CS Đông Âu sụp đổ vào 1989, Skoda là một thƣơng hiệu nổi tiếng và nắm vị trí số 1 ở Đông Âu. Tuy nhiên, khi đem những chiếc xe mộc mạc của XHCN mà cạnh tranh với xe Đức, xe Nhật, xe Mỹ…thì xe Skoda trở thành một trò cƣời. Trực diện với khủng hoảng, Skoda thuê hãng tƣ vấn McKinsey làm một phân tích SWOT để định vị và tìm giải pháp. Một liên doanh thành công với Volkswagen sau đó, rồi công nghệ và thiết kế mới, cùng một ban quản trị chấp nhận cởi mở và kinh tế thị trƣờng, đã giúp Skoda hồi phục và phát triển. Hiện nay, Skoda có 8 nhà máy khắp thế giới tại những thị trƣờng mới nổi nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nga…với một doanh thu hơn 13 tỷ USD. Hãng bán thức ăn nhanh của Mỹ, KFC, ngày xƣa có tên gọi là Kentucky Fried Chicken. Sau khi hãng thuốc lá RJR bán cho PepsiCo, KFC đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, vì nhiều lý do, từ sản phẩm đến ban quản lý, từ sự thua mất thị phần đến thiếu vốn khi PepsiCo bán lại cho nhóm tƣ nhân nhỏ. Dựa trên SWOT, ban quản lý tái cấu trúc toàn diện: thay đổi tên hiệu, cải tiến sản phẩm và đem KFC ra biển lớn, nhất là xâm nhập thật sớm vào Trung Quốc. Ngày nay, với 37 ngàn cửa tiệm, chuỗi KFC đã vƣợt qua McDonald để dẫn đầu ngành fast foods trên thế giới.

Tri Ân TS. Alan Phan

44


KHỞI NGHIỆP Một lời nữa từ Tôn Tử Biết mình và biết ngƣời qua kế hoạch kinh doanh và SWOT là một định vị thiết yếu để sinh tồn và thăng hoa trên thƣơng trƣờng. Các nhà tỷ phú thế giới nhƣ Lý Gia Thành hay Donald Trump lập đi lập lại lời của Tôn Tử về ta và địch, về lấy yếu của ta biến thành mạnh và ngƣợc lại. Tuy nhiên, tôi lại suy ngẫm và đắc ý nhiều hơn về một câu nói khác,” Cơ hội để giúp ta tránh thất bại nằm trong tay ta; nhƣng cơ hội để chiến thắng đối thủ lại nằm trong tay họ”.

ĐÃI CÁT TÌM VÀNG

Chúng ta không chỉ gia tăng vốn liếng của một quốc gia, mà phải làm sao để phần lớn số vốn này đạt năng động và hiệu quả; và qua các quỹ, các ngân hàng gia tăng giá trị của hiệu năng kỹ nghệ (It is not by augmenting the capital of the country, but by rendering a greater part of that capital active and productive than would otherwise be so, that the most judicious operations of banking can increase the industry of the country) Adam Smith Tôi nhớ một lần theo đám bạn đi chơi dã ngoại ở California, chúng tôi đi vào khu đãi vàng của vài chục cƣ dân, đang cặm cụi sàng lọc nƣớc ở một dòng suối nhánh của sông Sacramento để tìm những mảnh kim loại lóng lánh. ….Nhìn họ, tôi ngẫm nghĩ đến công ty vừa bắt đầu của mình, đang vào thời điểm đi tìm vốn. Nhƣ vàng, việc tìm vốn cho một doanh nghiệp khởi động sao chắt chiu khổ sở và đòi hỏi ngƣời chủ một kiên nhẫn vô biên. Tôi biết nhiều doanh nhân bức xức nhất về vấn nạn này. Tiền để khởi nghiệp, tiền để giữ hoạt động của công ty êm suốt, tiền để phát triển, tiền để phòng thủ, tiền để cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình, rồi tiền thuế, tiền trả nợ, tiền lƣơng, tiền …phong bì. Áp lực của tiền gần nhƣ không ngƣng nghỉ trong suốt đời làm ăn. Các vị nghiên cứu về kinh doanh trên tháp ngà hay các vị quản lý quen tiêu tiền ngƣời khác (OPM) không bao giờ có thể đồng cảm với cái khó khăn tột bực này.

Tri Ân TS. Alan Phan

45


KHỞI NGHIỆP Mƣời năm đầu trong hành trình làm ăn, có thể nói tôi bỏ ra khoảng 60% thì giờ chạy quanh và 100% thì giờ lo âu về kết quả cho việc tìm vốn. Đó là tốt hơn nhiều ngƣời khác vì trƣớc đó tôi cũng đã làm tƣ vấn khách hàng cho vài ngân hàng đầu tƣ ở Wall Street với nhiều quan hệ làm ăn và chút kinh nghiệm. Sau cùng, tôi cũng tìm ra một phƣơng thức khá hiệu quả để giúp tôi và các bạn bè đối tác thu ngắn và đơn giản hóa hành trình tìm vốn. Cốt lõi của nguyên lý tìm vốn Mọi chuyện bắt đầu bằng tƣ duy: hãy coi việc tìm vốn nhƣ một phi vụ

kinh doanh, công ty của bạn là sản phẩm và các nhà đầu tƣ là khách hàng. Sau đó, chúng ta quay lại với a,b,c…của các nguyên tắc và giải pháp kinh doanh nhƣ đã học ở các trƣờng lớp quản trị hay trên sách và mạng. Về sản phẩm, bạn cần chất lƣợng, sáng tạo và đặc thù. Về tiếp thị, bạn phải định vị rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu, nhu cầu thực sự của họ, chiến lƣợc tiếp cận và bán hàng của bạn, cùng các đối thủ cạnh tranh. Trên mọi khía cạnh, khách hàng phải thỏa mãn trƣớc khi mua và sau khi mua. Hãy nghĩ kỹ lại những gì mình vừa minh định. Sản phẩm chất lƣợng, sáng tạo và đặc thù có nghĩa là mô hình kinh doanh của công ty bạn có gì khác biệt và thông minh hơn những công ty cùng loại trên thƣơng trƣờng không? Công ty bạn có một kế hoạch kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp? Ban quản lý của công ty bạn có chất lƣợng không? (vâng, kỹ năng, uy tín, kinh nghiệm trong ngành nghề ?) Khi đi gây vốn, công ty bạn đã biết rõ ai là những nhà đầu tƣ mục tiêu, thƣờng hay lựa chọn những mô hình kinh doanh hay ngành nghề nhƣ công ty bạn? Số vốn bạn đang tìm kiếm có nằm trong vùng phủ sóng của quỹ hay nhà đầu tƣ (nhỏ quá hay lớn quá đều không thích hợp)? Mức lời dự phóng (return on investment-ROI) có hợp lý với thực tại? Khi tiếp cận, bạn có tìm đƣợc sự giới thiệu cá nhân của những ngƣời uy tín trong mạng lƣới kinh doanh? Khi trình bày trong những cuộc họp, dù ít hay nhiều ngƣời tham dự, công ty bạn có những vị quản lý chuyên nghiệp với kỹ năng thuyết phục về giao tiếp? Trên hết, sản phẩm (công ty bạn) có sức hấp dẫn tạo thú vị cho những nhà đầu tƣ (khách hàng)?

Tri Ân TS. Alan Phan

46


KHỞI NGHIỆP Nếu bạn nói YES với phần lớn những câu hỏi trên, bạn đã sẵn sàng. Nếu không, hãy đợi chờ và hoàn thiện sản phẩm hay nắm rõ khách hàng trƣớc khi khởi động. Một ấn tƣợng xấu sẽ đóng cánh cửa của cơ hội lại vĩnh viễn. Thà là đợi. Tiền nhiều hơn ý tƣởng Trƣớc khi đi xa hơn, tôi xin bạn tin vào một sự kiện làm ngạc nhiên nhiều doanh nhân: số lƣợng nhà đầu tƣ khắp thế giới nhiều hơn là các dự án kinh doanh và sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trƣờng vốn không phải là tiền mà là ý tƣởng. Theo báo cáo của McKinsey, dù đã giảm 40% so với thời cực thịnh của 2007, tổng tài sản các công cụ tài chánh toàn cầu vẫn đạt 225 ngàn tỷ USD vào cuối 2012. Trong vũ trụ tiền vốn, ngay cả 1 tỷ USD cũng chỉ là muối bỏ biển. Nhƣng dù tiền thì rất nhiều, nhƣng nhà đầu tƣ nào cũng đòi hỏi hai điều kiện: một mức lời ROI tốt đi kèm với một hệ số rủi ro thấp (risk factors). Tuy nhiên, may mắn cho doanh nhân, định nghĩa của ROI và risk factors thƣờng khác nhau giữa các nhà đầu tƣ. Những ngƣời bảo thủ nhất chấp nhận ROI khoảng 2% mỗi năm để mua công phiếu của chánh phủ Mỹ (risk gần nhƣ không có). Những quỹ đầu tƣ trung bình thƣờng thỏa mãn với 6 đến 10% mua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty lớn. Những ngƣời có lòng tham cao hơn thì đòi 14 đến 18% khi đầu tƣ vào các công ty nhỏ bé với đủ loại risk factors. Biết đối tƣợng mình cần gì và bán cho họ những thứ họ cần vẫn là một sách lƣợc kinh doanh khôn ngoan nhất. Các kênh tìm vốn Khi khởi nghiệp, không ít thì nhiều, các doanh nhân cũng có một khái niệm là phải đi đến đâu để tìm vốn. Trƣớc hết là vét sạch túi tiền của vợ hay chồng, rồi đến bạn bè bà con. Sau đó là thuyết phục ông bà sui gia cho mƣợn sổ đỏ ra nhà băng cầm. Tệ quá thì chơi vài cái hụi, tệ hơn nữa thì quay sang các tay xã hội đen đỏ. Sau khi làm ăn một thời gian, quan hệ và kiến thức gia tăng, các doanh nhân bắt đầu lƣu tâm đến việc vay mƣợn hay kêu gọi tiền góp vốn từ các đại gia, các quỹ đầu tƣ, các đối tác nƣớc ngoài, các nhà cung cấp, các

Tri Ân TS. Alan Phan

47


KHỞI NGHIỆP khách hàng…. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện, việc niêm yết trên HOSE hay HNX là một giải pháp bắt buộc để phát triển. Một giải pháp tôi cho là hiệu quả hơn là việc niêm yết sàn Mỹ (đọc cuốn sách cùng tên tôi đã xuất bản). Ở nhiều quốc gia, việc gõ cửa các cơ quan tín dụng của chánh phủ, trung ƣơng hay địa phƣơng, lớn hay nhỏ, rất hữu hiệu (dĩ nhiên phải biết các quan chức cần gì). Tiền của dân, dù lỡ có mất, nhƣng hệ thống hành chánh cũng đủ phức tạp để tránh trách nhiệm, nên các vị quản lý tiền OPM này rất thoải mái và rộng lƣợng. Tôi đọc ở đâu đó là 26% tiền ODA của Nhật cho các quốc gia nghèo khó là nợ xấu. Từ khi hội nhập với toàn cầu qua WTO, doanh nghiệp Việt cũng tiếp cận với các loại hình gây vốn mới lạ hơn nhƣ đầu tƣ mạo hiểm, đầu tƣ thiên thần, trái phiếu quốc tế, đầu tƣ đám đông (crowd funding), ngân hàng siêu nhỏ (micro banks) hay tín dụng xã hội từ các NGO. Thông tin và cách thức hoạt động của các loại vốn mới này đều có thể nghiên cứu và phân tích qua mạng. Sáng tạo về nhu cầu “vốn” Tuy nhiên, một tƣ duy rất quan trọng trong việc tìm vốn là “suy nghĩ ngoài cái hộp”. Tôi nghiệm là phần lớn doanh nhân thƣờng cứng ngắc trong việc thực hiện dự án. Nếu họ sản xuất một sản phẩm gì, việc đầu tiên là họ mua đất, rồi xây xƣởng và tìm các thiết bị phù hợp. Đây là một chu kỳ từ 2 đến 4 năm và lãi suất vay có thể làm kiệt quệ nhà máy trƣớc khi khởi động. Nếu vƣợt qua đƣợc, họ phải lo lắng về vốn luân chuyển để sản xuất hàng tồn kho và bắt đầu tạo dựng kênh phân phối và chiến lƣợc tiếp thị. Tôi luôn luôn nói với họ về hãng Nike hiện nắm giữ thị phần lớn nhất trong trang phục thể thao và sở hữu một thƣơng hiệu có giá trị không dƣới 15 tỷ USD. Nike có nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển khắp thế giới cùng một mạng lƣới phân phối khủng; nhƣng Nike không làm chủ bất cứ một nhà máy nào. Sau khi thiết kế, các món hàng Nike đều đƣợc “outsourced” (gia công) cho các nhà thầu Đài Loan hay Hàn Quốc. Các nhà máy gia công này gần nhƣ là của Nike vì tất cả phải làm độc quyền cho Nike, và dƣới sự kiểm phẩm cũng nhƣ thanh tra chặt chẽ về điều hành của Nike. Cho nên, dù không bỏ tiền đầu tƣ, Nike vẫn có gần 800 nhà máy khắp thế giới, với hơn 1 triệu nhân viên, phục vụ cho ông chủ duy nhất (Nike). Tri Ân TS. Alan Phan

48


KHỞI NGHIỆP Phần lớn doanh nghiệp Việt không đủ tầm cỡ và danh tiếng để làm theo mô hình Nike. Nhƣng chúng ta cũng có thể cải biến, sáng tạo theo từng phân khúc. Chúng ta có thể thuê một nhà máy hoặc một phần nhà máy thay vì tự xây dựng; chúng ta có thể outsource việc thiết kế hoặc sản xuất món hàng với nhiều nhà thầu và theo nhiều giai đoạn; chúng ta có thể mƣợn vốn qua các hợp đồng mua thiết bị, mua nguyên liệu hay bán sản phẩm trƣớc của mình (các nhà đầu tƣ BDS rất giỏi về cách tìm vốn này, nên nhờ họ tƣ vấn); chúng ta cũng tiết kiệm đƣợc khá nhiều tiền mặt khi dùng cổ phiếu để trả lƣơng cho tƣ vấn hay các nhân viên ban giám đốc… Nói tóm lại, chuyện tìm vốn cho doanh nghiệp dù nằm trong tình trạng khởi nghiệp hay đã hoạt động tốt đều đơn giản và theo một quy trình rõ ràng, trong đó lợi ích của nhà đầu tƣ (ROI) phải đƣợc trân trọng. Các đồng nghiệp làm quỹ đầu tƣ vẫn bảo tôi,” họ bực nhất là những doanh nhân khi trình bày dự án chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình và phe nhóm mình, không ai khác…”. Mặt khác, để thông cảm cho những khó khăn các nhà đầu tƣ phải trực diện dù có tiền, tôi nghĩ đến câu chuyện trong một hài kịch của Seinfeld. Anh đƣợc một ngƣời bạn khuyên là phải để đồng tiền nhàn rỗi làm việc cật lực, tìm lãi cao để anh có một tài chánh vững vàng cho tƣơng lai. Anh suy nghĩ rồi trả lời,” lỡ đồng tiền nó chán nó mệt, nó quit job rồi tôi tính sao? Chƣa kể chuyện cho nó đi làm, nó nghe lời dụ dỗ của các cô gái đẹp, bỏ đi xa…bị bà già bỏ bùa lấy cắp hay bị bọn côn đồ bắt cóc? Nguy hiểm quá…” Khi quay về Việt Nam gần đây, tôi thấy Seinfeld có lý vô cùng…

THẾ GIỚI MỚI CỦA CÁC THƢỢNG ĐẾ

Chƣơng trình tiếp thị phải hiểu rằng ngƣời mua hàng cần cảm giác là họ khôn ngoan khi lựa chọn hàng của bạn. Thƣơng hiệu sẽ tồi tệ đi nếu khách hàng nghĩ là mình đang bị lừa. (What marketers need to do is realise that the shopper needs to feel that she is making smart choices. It does not help the brand if she feels that she is being taken for a ride. Bindu Serthi)

Tri Ân TS. Alan Phan

49


KHỞI NGHIỆP Một điều rất hiển nhiên trên nền kinh tế thị trƣờng là doanh nghiệp phải bán đƣợc hàng. Không có doanh thu thì chƣa gọi là một doanh nghiệp: chỉ là một phòng thí nghiệm cho R&D (nghiên cứu và phát triển) hay một hình thức hoang phí OPM của các quan chức hay đại gia. Muốn bán đƣợc hàng thì phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, với giá họ thuận mua; cho dù nhu cầu có thể ảo hay giá có thể trên trời. Cho nên “tiếp thị” là cái cỗ xe hay bất cứ phƣơng tiện vận chuyển nào để đƣa doanh nghiệp về La Mã. Thị trƣờng hiện diện ngay cả khi “ngăn sông cấm chợ” Một đại gia trong top ten giàu nhất của Việt Nam kể lại cho tôi nghe về một khúc ngoặc của đời anh. Vào 1976, nhƣ nhiều ngƣời trẻ bị kẹt lại miền Nam trong thời bao cấp, anh suốt ngày la cà quanh cà phê vỉa hè để tìm thông tin và cách vƣợt biên. Một ngày đẹp trời, tình cờ anh mua đƣợc một cuốn tiểu thuyết ấn hành hồi chế độ cũ (tất cả sách cũ đã bị đốt hay thiêu huỷ sau giải phóng). Đó là bản dịch cuốn The Godfather của Mario Puzo (Bố Già), một câu chuyện về xã hội đen của Mỹ. Xe đạp bị bể bánh, anh quên cả chuyện vá xe, dắt tay đi bộ từ Chợ Cũ Quận 1 về Chơ Lớn Quận 5, vì quá say mê tình tiết của sách. Đến đoạn tay trùm nấu rƣợu lậu, Vito Carleone (the Don = bố già), lo lắng về việc chánh phủ liên bang Mỹ sửa soạn bỏ đạo luật cấm rƣợu (Prohibition), đã thúc hối đàn em tìm cách hối lộ các nghị sĩ, dân biểu…tìm cách giữ lại lệnh cấm, vì khi thị trƣờng mở rộng thì đế chế nấu và bán rƣợu lậu của Carleone coi nhƣ hết thời. Anh bạn tôi chợt thức tỉnh và có một khoảnh khắc Eureka giống nhƣ khi trái táo rơi vào đầu của Newton. Anh suy luận là nếu “bố già” phải vất vả tìm cách giữ luật cấm để hƣởng lợi; trong khi đó, ở Việt nam “cái gì cũng cấm” thì cơ hội thực ra là cùng khắp và cạnh tranh gần nhƣ không có. Anh bỏ mọi ý định vƣợt biên và quyết liệt xây dựng XHCN bằng những món hàng cấm khan hiếm nhất. Từ những chiếp dép râu làm bằng vỏ xe cũ đến những dụng cụ nhà bếp làm bằng phế liệu chiến tranh, anh đã tạo một tài sản kếch xù vì lợi nhuận, ngay cả sau các phong bì, vẫn còn quá lớn. Những quan hệ làm ăn sau đó

Tri Ân TS. Alan Phan

50


KHỞI NGHIỆP giúp anh khuếch trƣơng doanh nghiệp vững bền hơn và chính sách đổi mới lại một lần nữa đem đến anh nhiều cơ hội tuyệt vời để kiếm tiền. Đây là một trải nghiệm kinh điển về thị trƣờng. Đánh bắt đúng chỗ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng với một giá cả họ sẵn lòng chi trả là nguyên lý số một của bất cứ doanh nghiệp nào, dù nằm trong kinh tế thị trƣờng hay XHCN. Những nguyên lý căn bản từ tháp ngà Những nguyên tắc tiếp thị hay chiến lƣợc và trải nghiệm (case studies) có đầy trên mạng. Đánh chữ “tiếp thị” vào google sẽ có hơn 7 triệu bài căn bản nhất để chọn. Điều tôi muốn trình bày trong bài này là những “tƣ duy tiếp thị” sáng tạo, đặc thù và hiệu quả nhất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khủng hoảng địa phƣơng. Dĩ nhiên, những ai muốn có kiến thức chiều sâu về tiếp thị, nên đọc cuốn The Principles of Marketing của Philip Kotler hay tìm một MBA mới ra trƣờng và nghe bạn ta tóm lƣợc. Trong sách vở, căn bản của tiếp thị là biết rõ tầm cỡ thị trƣờng, cách tiếp cận khách hàng mục tiêu, khảo sát và định vị giá cả cho phù hợp và sau cùng, một dịch vụ hậu mãi tuyệt vời để tạo thƣơng hiệu. Chiến thuật 4P: product, place, price, promotion …là một công thức phải ghi nhớ để ứng dụng vào bất cứ thời điểm nào. Các tƣ duy cần thiết cho doanh nhân Việt Ngoài những kiến thức nêu trên, tôi xin các doanh nhân Việt lƣu ý về những khác biệt dựa trên tình cảnh đặc thù của nền kinh tế “định hƣớng lung tung” và thói quen làm ăn còn hoang dã của các doanh nghiệp nơi quan hệ là chính chủ. 1. 1.

Kiểm định các số liệu cẩn thận

Vất vào sọt rác các thống kê chính thức về vĩ mô. Trong công việc hàng ngày, các bạn đã tiếp cận với rất nhiều đối tƣợng từ làm ăn đến giao hƣởng. Bức tranh các bạn tổng hợp về sự tăng trƣởng, nạn lạm phát, tỷ giá, khuynh hƣớng đầu cơ và cơ hội chụp giật khá phong phú và chính xác hơn nhiều những thống kê tô hồng vì lý do chính trị.

Tri Ân TS. Alan Phan

51


KHỞI NGHIỆP Tuy nhiên, riêng trong các hiệp hội của ngành nghề, nhiều chuyên gia đã soạn thảo rất công phu những thống kê và dữ liệu. Đọc kỹ, kiểm định và sử dụng các con số này cho kế hoạch tiếp thị. Yếu điểm của nhiều doanh nhân là các minh chứng cho chƣơng trình tiếp thị khá tổng quát và không thuyết phục về số liệu đƣa ra. 1. 2.

Đặt một kế hoạch thực tế cho chƣơng trình tiếp thị

Nhƣ tất cả mọi bƣớc trong hành trình kinh doanh, một lộ trình rõ ràng là đòi hỏi số 1. Kế hoạch tiếp thị nằm trong kế hoạch kinh doanh lớn phải có đầy đủ chi tiết về tầm cỡ thị trƣờng, về khách hàng mục tiêu, về chiến thuật giá cả và thực trạng cạnh tranh. Phải biết rõ những bƣớc sắp tới nếu dự đoán đƣợc là thị phần sẽ tăng trƣởng hay co cúm. Dữ liệu về nhu cầu và sở thích của khách hàng, phản ứng của đối thủ, cũng nhƣ các chƣơng trình hậu mãi, phải đƣợc phân tích sâu rộng and phỏng tính. Dĩ nhiên, mọi kế hoạch phải có ngân sách để kiểm định về khả thi kinh tế. Số tiền chi ra phải thu về gấp 5 lần qua doanh thu, lợi nhuận hay thị phần. 1. 3.

Tƣ duy toàn cầu dù chỉ nằm trong thị trƣờng ngách

Dù chỉ tạm thời phân phối trong nội địa hay chỉ chuyên chú vào một thị trƣờng ngách nhỏ, mọi doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm cơ hội tại thị trƣờng thế giới. Khởi đầu có thể chỉ là Lào, Kampuchia, Miến Điện…nhƣng phải lƣu tâm đến các quốc gia Asean khác, rồi đến 4 thị trƣờng lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Liên Âu và Nhật Bản. Chánh phủ Việt thƣờng tổ chức những chuyến thăm viếng làm ăn các quốc gia trong chính sách giúp doanh nghiệp tìm thị trƣờng. Các doanh nhân hay lợi dụng những chuyến đi này để tạo thêm quan hệ với các quan lớn. Thay vào đó, nếu các bạn thực sự muốn tìm đối tác và các mắt xích trong hệ thống phân phối, hãy chăm chú vào mục đích thực sự của các viếng thăm: tìm thị trƣờng. 1. 4.

Lợi thế của cộng đồng Việt kiều

Hơn 4 triệu Việt kiều khắp thế giới là một dân số gần bằng với Singapore (5 triệu) và có thu nhập cao xấp xỉ dân Singapore. Với GDP của Singapore là 240 tỷ USD mỗi năm; GDP của khối Việt kiều ít nhất là 160 tỷ USD. Đây là một Tri Ân TS. Alan Phan

52


KHỞI NGHIỆP thị trƣờng các doanh nghiệp Việt có nhiều lợi thế cạnh tranh vì chung ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống và tình quê hƣơng. Thêm vào đó, nhiều doanh gia Việt kiều sẽ là đối tác, đầu mối và tƣ vấn về đủ mọi ngành nghề, rất dễ tiếp cận. Khắp thế giới, 42 triệu Hoa kiều đã góp phần không nhỏ vào hệ thống tiếp thị của hàng hoá Trung Quốc toàn cầu; so với tỷ số 1/10 dân số, Việt kiều cò thể gây những tác dụng tƣơng tự cho hàng Việt Nam. 1. 5.

Dùng đòn bẫy tối đa

Nguyên tắc sử dụng đòn bẫy tạo một thành công lớn lao gấp nhiều lần thực lực; nhƣng cũng tạo nhiều rủi ro ngang tầm. Tuy vậy, nếu để vấn đề tài chánh qua một bên, sự sử dụng đòn bẫy trong mọi lãnh vực khác gây ra nhiều lợi thế hơn là yếu kém. Những lãnh vực quan trọng phải dùng đòn bẫy là “mạng lƣới đối tác, khách hàng cũng nhƣ nhà cung cấp”, các nhà tƣ vấn, các hiệp hội, các trƣờng đại học, các cơ quan chính phủ và các công đoàn. Tôi đã có cơ hội thấy một giới thiệu sơ đẳng giữa vài nhân vật biến thành một doanh nghiệp vài trăm triệu USD. Một ngƣời bạn từ Mexico mua lại một thƣơng hiệu chết của Mỹ (YES jeans) với giá rẻ mạt ($10,000 trong một cuộc đấu giá) và biến nó thành một chuỗi cửa hàng tại khắp Nam Mỹ vào những thập niên 70‟s. 1. 6.

Chiến thuật du kích

Ngay cả một công ty hàng đầu của Việt nam khi xâm nhập thị trƣờng Mỹ cũng chỉ có năng lực của một công ty nhỏ và vừa (SME) tại Mỹ. Do đó, chuyện đối đầu trực diện và áp dụng chiến thuật tiếp thị tƣơng tự nhƣ các đại công ty Mỹ là một việc gần nhƣ tự sát. Tôi không nhìn thấy bất cứ một thƣơng hiệu Việt nào có đủ tài chánh, hệ thống phân phối, sản phẩm đặc thù sáng tạo và bộ máy hạ tầng để cạnh tranh hữu hiệu trên thị trƣờng Mỹ. Khi không thể trực diện, thì các bạn phải quay về với tiếp thị du kích (guerilla marketing). Thực ra, do quán tính lịch sử gần đây, có thể bản tính của doanh nhân Việt thích hợp thể hình chiến đấu này hơn. Để hiểu sâu rộng nhiều khía cạnh của guerilla marketing, các bạn phải tìm các bài viết và sách vở trên các trang tìm kiếm của mạng hay thƣ viện. Tri Ân TS. Alan Phan

53


KHỞI NGHIỆP 1. 7.

Tiếp thị trong thế giới số

Tại các quốc gia Âu Mỹ Úc, số tiền chi ra để quảng cáo trên các mạng truyền thông cũ nhƣ TV, báo giấy, thƣ mời, billboard…càng ngày càng giảm dần. Tiền quảng cáo và tiếp thị đang chuyển qua các mạng của thế giới số (digital world) từ trang tin, trò chơi, video đến đủ loại mạng xã hội, hệ thống truy tìm (search engines) sử dụng PC, máy tình bảng và điện thoại di động. Chiến thuật tiếp cận trong thế giới số cũng khác xa những phƣơng thức tiếp thị cũ. Nếu không đủ kỹ năng và kinh nghiệm, nên tìm một tƣ vấn hay các công ty dịch vụ về online marketing. Để kết luận, thế giới mới của các thƣợng đế đa dạng và thay đổi thƣờng trực. Nhƣ trong mọi lãnh vực, bộ óc của nhóm lãnh đạo phải sắc bén, năng động và sáng tạo để liên tục giữ vững lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, cách thức đã tạo hiệu quả trong quá khứ và cho tƣơng lai sẽ vẫn là đi nhiều, đọc nhiều, học nhiều, thử nhiều và làm nhiều. Đôi khi chúng ta sẽ may mắn và tìm đƣợc một đột phá bất ngờ; nhƣng mồ hôi và nƣớc mắt vẫn là những tác nhân chính của thành công. Thực ra, ai cũng hiểu cách chinh phục các thƣợng đế vì chính chúng ta cũng là những thƣợng đế của ngƣời khác.

CỔ GIA THỌ: NGƢỜI THẦY VỀ QUẢN TRỊ Nếu bạn không có thì giờ để làm cho đúng, bao giờ bạn mới có thì giờ để làm lại?( If you don‟t have time to do it right, when will you have time to do it over?) John Wooden Trong những lần đầu đến Việt Nam, khoảng 1993 gì đó, tôi gặp anh Cổ Gia Thọ. Trẻ, hiền lành bề ngoài…nhƣng ai cũng thấy bên trong là một doanh nhân sắc sảo, cần cù và quyết tâm. Vị trí của chúng tôi trên thƣơng trƣờng có rất nhiều cách biệt: tôi là Chủ Tịch Công Ty Hartcourt Pen, vừa hoàn tất một nhà máy sản xuất đủ loại bút viết và văn phòng phẩm ở Quảng Đông với kinh phí 12 triệu USD, trang thiết bị từ Mỹ, Thụy Sĩ và Đức. Anh có một xƣởng làm Tri Ân TS. Alan Phan

54


KHỞI NGHIỆP viết ở Chợ Lớn, phần lớn là dây chuyền thủ công nội hóa, doanh thu chắc cũng khiêm tốn nhƣ mẫu mã của sản phẩm anh đƣa chúng tôi coi. Tôi đoán trong lòng anh lúc đó, anh chỉ ao ƣớc công ty gia đình Thiên Long một ngày nào đó, lớn bằng nửa Hartcourt Pen. Đến 2003, 10 năm sau, thì vị trí trên thƣơng trƣờng của 2 công ty cũng rất khác biệt. Hartcourt Pen gặp khó khăn về nợ xấu và thị trƣờng xuất khẩu, bị ngân hàng tịch thâu và phát mãi. Thiên Long phát triển ngoạn mục và sửa soạn niêm yết trên sàn. Khi tôi đọc về Thiên Long trên các báo cáo của quỹ, tôi tiếc thầm là sao mình không có một Cổ Gia Thọ để lãnh đạo Hartcourt Pen? Tôi không quen thân với anh Thọ để biết nhiều hơn về anh, ngoài những gì đọc và nghe qua mạng công chúng. Tôi không biết là anh có bằng MBA hay kinh tế gì không, nhƣng Thiên Long là một trƣờng hợp kinh điển của một doanh nghiệp hoạt động bài bản, theo đúng mọi quy luật để thành công trên thƣơng trƣờng. Anh Thọ là một lãnh đạo đúng nghĩa để chúng ta ghi nhận và bắt chƣớc. Với các doanh nhân trẻ, tôi hy vọng là bài học của Cổ Gia Thọ sẽ ấn tƣợng sâu đậm vào tƣ duy và hành động trong mọi lựa chọn hàng ngày. Góc nhìn của tôi về cá tính kinh doanh của anh Thọ (có thể là phiến diện vì chỉ mới gặp lại anh sau gần 20 năm) là nhƣ thế này: Chuyên sâu và tập trung: Nhƣ ngọn laser, anh dồn tất cả nguồn lực vào việc phát triển Thiên Long suốt 30 năm qua. Không bầy đàn, không chạy theo những sở đoản thời thƣợng nhƣ BDS, chứng khoán, khoáng sản hay phá rừng làm thủy điện…Tôi chắc là anh đã không thiếu cơ hội; nhƣng anh vẫn tha thiết với sản phẩm cốt lõi của công ty. Anh liên tục xây dựng kiến thức về ngành nghề qua học hỏi, tìm tòi cũng nhƣ kinh nghiệm, thắng và thua. 2.

Tầm nhìn đa quốc:

Ngay trong lần gặp đầu, anh đã rất thú vị khi hỏi tôi về thị trƣờng viết bút ở Mỹ và Trung Quốc. Anh có nói về ao ƣớc đem sản phẩm Thiên Long xuất khẩu, qua các thị trƣờng nhỏ khác. Anh biết là biên giới quốc gia không nghĩa lý gì trên một thƣơng trƣờng toàn diện. 3.

Kỹ năng vƣợt khó:

Tri Ân TS. Alan Phan

55


KHỞI NGHIỆP Tôi tin chắc là trong 30 năm qua, Thiên Long đã phải vƣợt qua nhiều trận bão ở nhiều cấp độ khác nhau. Cái khôn ngoan cùng may mắn, thấu hiểu cái cơ trong nguy, cái kiên nhẫn đợi thời…phải là một đặc tính, nếu không bẩm sinh, thì chắc đã đƣợc tôi luyện rất vững vàng trong con ngƣời anh Thọ. 4.

Sáng tạo:

Để phát triển một công ty nhƣ Thiên Long, kiên nhẫn và chịu đựng chƣa đủ. Sự phát triển bền vững để xây thƣơng hiệu và thị phần, cũng nhƣ mạng lƣới đại lý, đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo của toàn thể nhân viên. Muốn vậy, ngƣời lãnh đạo phải luôn làm một tấm gƣơng sáng và truyền đạt sự đam mê của mình, ít nhất là cho nhóm quản trị. 5.

Biết mình biết ngƣời:

Tôi nghĩ là anh phải thuộc nằm lòng chiến thuật của Tôn Tử. Đối diện với bao đối thủ cạnh tranh trong nƣớc, cũng nhƣ hàng nhập khẩu, sản phẩm Thiên Long vẫn chiếm lĩnh đƣợc 60% thị trƣờng bút viết tại Việt Nam. Anh còn đủ bản lãnh để đem chuông đi đánh xứ ngƣời, đặc biệt là Trung Quốc, với thế trận khá phức tạp cho mọi tay chơi. 6.

Quản lý rủi ro:

Trong suy thoái hiện tại của thị trƣờng chính ở nội địa, Thiên Long vẫn có một lợi nhuận ấn tƣợng là 111 tỷ VN đồng với 300 tỷ doanh thu. Mọi nhà đầu tƣ chuyên nghiệp đều nhìn vào báo cáo tài chánh hàng quý hàng năm để đánh giá kỹ năng quản lý rủi ro của ban quản trị. Đánh giá của các phụ tá của tôi về Thiên Long là khá ổn định. 7.

Lui lại khi cần:

Khi giao lại chức Tổng Giám Đốc cho ngƣời mới, anh Thọ đã biết sửa soạn một kế nghiệp lâu dài và bền vững cho Thiên Long. Đó là sự khiêm tốn cần thiết của ngƣời lãnh đạo, biết lùi để một dòng máu mới thay đổi và tiến bộ. Không nghĩ mình là đỉnh cao phải ôm quyền hành và quyền lợi đến khi tắt thở, anh Thọ đã kéo dài tuổi thọ của Thiên Long thêm nhiều thế hệ. Một doanh nhân trẻ hỏi tôi tại một hội thảo là tôi có tiếc nuối điều gì trong sự nghiệp kinh doanh. Tôi nhắc anh một câu nói của Michael LaBoeuf,” Waste

Tri Ân TS. Alan Phan

56


KHỞI NGHIỆP your money and you‟re only out of money, but waste your time and you‟ve lost a part of your life” (Phung phí tiền bạc thì chỉ mất tiền; nhƣng phung phí thời gian thì bạn đã mất một phần đời). Vì muốn kiếm tiền nhanh, chúng ta sẵn sàng đốt giai đoạn bằng cách tìm những con đƣờng tắt. Nhƣng qua trải nghiệm của Cổ Gia Thọ, chúng ta cần một thời gian rất dài, có khi cả một đời ngƣời, để hoàn tất một sự nghiệp, một thƣơng hiệu, một tác phẩm, một di sản…Thời gian mà chúng ta tƣởng đã “đốt” đƣợc lại là những phung phí trên bình diện khác. Tôi đã mất rất nhiều cơ hội (thực sự, là thời gian) vì những con đƣờng tắt lƣời biếng này. ..

Tri Ân TS. Alan Phan

57


KHỞI NGHIỆP PHẦN IV: TRÕ CHUYỆN CÙNG ALAN KIẾM TIỀN NHIỀU HAY KHÔNG LÀ Ở Ý TƢỞNG! “Nếu có quyền, tôi sẽ bắt mọi học giả thi lại các kiến thức mỗi 5 năm, nếu không thì mất bằng, kể cả các bậc Tiến Sĩ, Giáo Sƣ. Theo đúng luật chơi này, cá nhân tôi chắc đã mất hết các bằng cấp lâu rồi.” (Alan Phan) …………..

1. Tiến sĩ có thể đƣa quan điểm của mình về tiền? Có thể hiểu hay nghĩ về nó nhƣ thế nào để “điều khiển” nó một cách nhẹ nhàng? Nó chỉ là 1 phƣơng tiện, tùy ngƣời và tùy mục đích sử dụng. Vấn đề chính là đừng nên đặt nặng vai trò của tiền mà hãy tập trung tƣ duy về mục tiêu sử dụng. Tất nhiên không thể phủ nhận dù yêu hay ghét tiền thì ai cũng cần tiền để thỏa mãn ham muốn – mà tôi gọi là dùng để mua “đồ chơi”. Nhƣng nếu muốn mọi chuyện “nhẹ nhàng”, hãy nghĩ về mục tiêu – nó thực tế hơn.

2. Chúng ta nên học cách dùng tiền từ bao giờ? Nếu không có một “môn học”, hay thậm chí không đƣợc quan tâm dạy dỗ từ phía gia đình, làm thế nào để học cách dùng tiền? Kinh nghiệm của Tiến sĩ trong chuyện này? Thực tế là kể cả bên Mĩ thì thanh niên cũng không đƣợc học nhiều về tiền. Các thấy cô, kể cả ở đại học cũng không chắc là hiểu nhiều về tiền, cũng nhƣ trong gia đình. Vì vậy, học cách quản trị đồng tiền – trƣớc hết để không bị mất tiền – chỉ có tự học. Các bạn trẻ bây giờ có internet nên kiến thức không thiếu, chỉ sợ lƣời không tìm đọc mà thôi. Hãy search những bài viết về tiền, ở nhiều góc độ, chứ đừng chỉ tìm những bài viết có cùng quan điểm cá nhân. Về mọi thứ kể cả tiền, chúng ta sẽ học đầy đủ hơn nếu nhìn từ nhiều góc cạnh. Biết đâu khi suy ngẫm một quan điểm khác, bạn sẽ học đƣợc cái đúng nhất? Thời mới lớn của tôi là những thập niên cuối 50, đầu 60 và dĩ nhiên là tôi cũng đƣợc “hấp thụ” tƣ tƣởng bình đẳng xã hội của các triết gia phe tả. Tuy nhiên sau này, khi đã trải nghiệm lâu trên thƣơng trƣờng thì tôi nghiệm ra không có xã hội bình đẳng – “xã hội phẳng” – mà chỉ có xã hội công bằng.

Tri Ân TS. Alan Phan

58


KHỞI NGHIỆP Tức là trong một cuộc chơi, sẽ có ngƣời thắng và kẻ thua chứ không có cả 2 đội cùng thắng. Nhƣng xã hội công bằng sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng – và kết quả là sự thể hiện chính xác của khả năng và may mắn. Còn sự bình đẳng của xã hội – nơi mà ai cũng giống ai, không có kẻ thắng và ngƣời thua thì chẳng có cạnh tranh, không có cơ hội và theo lẽ thƣờng là không thể phát triển. Đó chỉ là sự mơ mộng hoang tƣởng của một số ngƣời.

3. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay – dù đi học đƣợc gia đình chu cấp hay làm thêm thì luôn cảm thấy thiếu thốn đồng tiền. Tiến sĩ cũng từng nói: “Không ai cảm thấy có đủ tiền, kể cả ngƣời giàu nhất thế giới nhƣ Carlos Slim.”. Tiến sĩ có thể nói rõ hơn quan điểm này cũng nhƣ đƣa ra chia sẻ hay lời khuyên nào cho việc này? Lòng tham là vô đáy, tôi chỉ có thể nói rằng hãy hiểu rõ mục đích và nhu cầu của mình thì sẽ quản trị đƣợc đồng tiền và khiến bản thân “dễ thở” hơn thôi.

4. Với một bạn trẻ không có đủ tiền học thì Tiến sĩ có gợi ý, lời khuyên gì để kiếm tiền – cách thuyết phục phụ huynh, nhà đầu tƣ khác hay những hình thức tự kiếm tiền? Tôi nhớ có một cô bé đã từng xin tôi đầu tƣ 1 năm 25.000 đô la Mĩ để học Đại học bên đó, vì gia đình chỉ có thể lo 5.000$ đô la. Trong khi đó, với những chƣơng trình học online cũng rất tốt mà tôi đƣợc biết thì chỉ cần bỏ ra 1/10 số tiền. Cái chính ở đây là sự quyết tâm và ý chí. Dù qua bên Mĩ hay ở Việt Nam thì cũng cần những cái đó để thành công. Chuyện này cũng thấy rằng các bạn trẻ đang nhìn mọi thứ rất thiếu sáng tạo. Tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ Việt hiện nay đang đi theo một “lối mòn” – tức là nhìn và giải quyết sự việc quá cứng nhắc theo quy tắc giống nhƣ các bậc cha ông. Nhƣ ví dụ trên, không cần học bổng, cô bé có thể học với số tiền rất rẻ ngay tại đây cũng với chừng đó kiến thức. Còn nếu cứ đâm đầu sang Mĩ, khó khăn sẽ gấp bội, và sự bỏ cuộc giữa chừng dễ xẩy ra hơn nhiều. Một doanh nhân thiếu sáng tạo khi khởi nghiệp sẽ cực nguy hiểm, vì anh ta chỉ chỉ đâm đầu đi tìm đúng số tiền mình nghĩ là cần, chứ không nhìn đƣợc những giải pháp khác, hay những cách làm hiệu quả khác để tạo vốn.

Tri Ân TS. Alan Phan

59


KHỞI NGHIỆP Trong câu hỏi của bạn, chúng ta có thể nghĩ rộng ra nhiều hƣớng khác chăng?

5. Có một tỉ phú đã nói rằng: “Không có trƣờng dạy kinh doanh, chỉ có trƣờng đời.”. Tiến sĩ nghĩ sao về câu nói này? Tôi nghĩ nó cũng hơi quá đáng, thực ra thì học ở đâu cũng là học cả, tự học, đọc sách vở, internet, đến trƣờng, v…v… Nhƣng thực ra kiến thức thì bao quát, nên quan trọng là hiểu rõ mục tiêu để có giải pháp tƣơng ứng.

6. Có nguyên tắc trong đầu tƣ là “rủi ro tỉ lệ thuận với lợi nhuận”. Thực tế là rất nhiều ngƣời thành công nhƣ Steve Jobs, Bill Gates hay Mark Zukerberg đều bỏ ngang trƣờng đại học và là động lực cũng nhƣ thần tƣợng của nhiều bạn trẻ. Nhƣng đồng thời cũng có ý kiến: tiền tạo ra tiền. Quan điểm số đông cũng là: trở thành một ngƣời “danh giá” và giàu có, hơn là một doanh nhân không bằng cấp. Tiến sĩ có thể chia sẻ suy nghĩ, khi chính ông cũng từng nói: “Hãy hiểu thật rõ về niềm đam mê của mình thì bạn sẽ kiếm đƣợc tiền.”? Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của các bạn trẻ là không biết mình muốn gì. Khi con thứ nhất của tôi học đại học, nó hỏi: “Cha muốn con làm gì?”. Tôi nói cha muốn con thành công và hạnh phúc. Hãy tự quyết định cuộc đời con – bắt đầu từ thứ con đam mê nhất. Vì con sẽ phải sống và làm việc đến 2/3 cuộc đời còn lại nên đừng biến nó thành công việc mà hãy biến nó thành sở thích. Tôi khuyên con viết tất cả mọi thứ con quan tâm ra tờ giấy trắng và lựa chọn 1 sở thích duy nhất. Con thứ hai của tôi thì ngƣợc lại. Nó có quá nhiều sở thích. Tôi cho nó ít tiền và bảo đi tắm biển, bỏ hết đồ công nghệ, điện tử ở nhà đi – vì tôi muốn nó tĩnh tâm hoàn toàn. Sau đó, nó viết ra giấy mọi thứ nó muốn và thích làm, rồi cũng lựa chọn. Tiếp tục với câu hỏi này, tôi thấy nhiều bạn đang lầm lẫn kiến thức với bằng cấp – hai thứ hoàn toàn khác nhau. Theo tôi, sinh viên đi học xong 4, 5 năm thì nên vứt luôn tấm bằng đi. Kiến thức hiện nay phát triển rất nhanh, nếu bạn không học, không cập nhật mỗi ngày, thì bạn sẽ tụt hậu thảm hại về kiến thức. Các bằng cấp tôi có đều là từ chục năm trƣớc. Tôi đã quên tất cả kiến thức đã đem đến cho tôi các bằng cấp đó. Nếu có quyền, tôi sẽ bắt mọi

Tri Ân TS. Alan Phan

60


KHỞI NGHIỆP học giả thi lại các kiến thức mỗi 5 năm, nếu không thì mất bằng, kể cả các bậc Tiến Sĩ, Giáo Sƣ. Theo đúng luật chơi này, cá nhân tôi chắc đã mất hết các bằng cấp lâu rồi. Tôi đánh giá cao sự đóng góp của giáo dục, nhƣng kiến thức hàn lâm không ứng dụng nhiều vào kinh doanh thực tế đƣợc. Vì vậy mà bên Mĩ họ có 1 câu: “Nếu làm không đƣợc thì đi dạy”. Tức là bằng cấp học thuật sẽ giúp bạn phát triển khi bạn nghiên cứu, giảng dạy, còn trong kinh doanh thì không.

7. Những ngƣời thành công đang trẻ dần là xu hƣớng chung của thế giới không ngoại trừ Việt Nam, và lƣợng các bạn trẻ thử sức khởi nghiệp sớm không còn hiếm. Vậy Tiến sĩ có lời khuyên hay chỉ dẫn gì? Quan trọng là hãy nhìn xem mình đã đủ quyết tâm, ý chí và kiên nhẫn chƣa. Có kế hoạch kinh doanh rõ rang bài bản chƣa? Nếu có, bạn sẽ có một lợi thế cạnh tranh rất tốt vì hiện nay, nhiều bạn trẻ đang thiếu sáng tạo, lƣời suy nghĩ, thích ăn nhậu, hƣởng thụ và ham chơi. Toàn đối thủ nhƣ vậy thì quá tốt cho cơ hội của bạn, đúng không? Hãy tìm những lợi thế cạnh tranh của mình, và phát huy nó tối đa. Thế thôi.

8. Có một số ý kiến cho rằng: các bạn trẻ Việt Nam đang thích làm chủ quá sớm trƣớc khi bỏ thời gian làm thuê đề chà xát, học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy mà các doanh nghiệp nhỏ thì quá nhiều mà thƣơng hiệu quốc tế thì không có do chẳng ai thích làm thuê. Mỗi ngƣời một sở thích, nhƣng điều tôi lƣu ý là nếu bạn chỉ làm nhỏ thì bạn sẽ khó có cơ hội phát triển ra biển lớn. Trải nghiệm bạn thu thập sau khi làm việc với một doanh nghiệp lớn là điểm xuất phát khi khởi nghiệp sẽ có quy mô tầm cỡ lớn hơn.

9. Một bất lợi của tuổi trẻ là…trẻ tuổi. Lời khuyên của Tiến sĩ cho các bạn để có thể đƣợc xem nhƣ một “doanh nhân” nghiêm túc khi làm việc? Điều này ai cũng phải vƣợt qua cả, tôi cũng thế. Vấn đề là hãy xem hiệu năng (hiệu quả và năng suất – PV) công việc của mình. Bạn đã làm nhanh, làm tốt hơn ngƣời khác chƣa?

Tri Ân TS. Alan Phan

61


KHỞI NGHIỆP 10. Cách khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng hoặc số vốn rất thấp? Làm thế nào để xoay vốn hay tìm những nhà đầu tƣ phù hợp? Tiến sĩ có thể chia sẻ những tổ chức/trang web/cộng đồng hữu ích cho bạn trẻ khởi nghiệp? Có quá nhiều sách, tƣ liệu về đề tài này, hãy tìm đọc hết thì bạn sẽ biết. Tuy nhiên, đừng nói thiếu tiền, vì thực sự, trên thƣơng trƣờng chỉ thiếu ý tƣởng mà thôi. Trên thế giới mỗi ngày có 400 đến 500 ngản tỉ đô la lƣu thông, các quỹ đầu tƣ lớn ở Việt Nam vẫn loay hoay lo giải ngân cả vài trăm triệu đô. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt đang hoạt động thì thiếu minh bạch theo chuẩn mực quốc tế và các dự án mới thì khá nghèo nàn về ý tƣởng sáng tạo với những quản lý không có kinh nghiệm, Nếu bạn thấy cà phê Highlands thành công, bạn muốn làm một chuỗi tiệm tƣơng tự, vậy sao tôi phải đầu tƣ cho bạn? Tôi thà rót tiền vào Highlands, vì họ đã có kinh nghiệm và vị trí sẵn. Nếu muốn tìm, hãy search chữ “venture capital” và đọc. Nếu muốn có tiền, bạn phải chắc chắn là sản phẩm/dịch vụ của bạn phải thật sáng tạo và hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Làm một dự án bài bản. Tôi gợi ý phần mềm Business Plan Pro, bạn có thể tìm mua trên mạng với giá rất ổn. Phần mềm này có đầy đủ những gì bạn cần và rất dễ sử dụng. Bản thân bạn trẻ cũng có thể tìm những ngƣời đã có kinh nghiệm nhất định để mời họ cùng nằm trong ban điều hành và chia cổ phần cho họ. Điều này sẽ tạo niềm tin nhiều hơn cho các nhà đầu tƣ.

11. Cái gì tạo ra tiền? Ý tƣởng.

12. Sai lầm khi kiếm tiền và dùng tiền khi trẻ là… Nghĩ quá nhiều về tiền chứ không phải cái tạo ra tiền. Hormone – tiêu tiền theo “ý kiến” của nó.

13. Một thói quen để trở nên giàu có?

Tri Ân TS. Alan Phan

62


KHỞI NGHIỆP Làm việc và chấp nhận thất bại.

14. Ngƣời trẻ đầu tƣ cái gì để có lời nhất? Chính bản thân mình, từ phần đầu trở lên là cả triệu tỉ. Bạn chỉ kiếm đƣợc tối đa mƣời mấy đô/giờ với phần từ cằm trở xuống.

15. Cuốn sách phải có? Không có. Tôi đọc quá nhiều. Bạn cũng nên nhƣ vậy.

16. Việc đầu tiên phải làm khi có dƣ tiền? Làm thứ mình thích nhất.

17. Bài học đầu tiên để khởi nghiệp thành công? Thất bại. Nó là bạn tốt nhất.

Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ và chúc Tiến sĩ mọi điều tốt đẹp nhất!

DÀNH CHO DOANH NHÂN TRẺ

Gặp gỡ và Đối thoại thứ Năm tuần, này, Tuần Việt Nam giới thiệu cuộc phỏng vấn chớp nhoáng của tờ Young Entrepreneur, đại học Pennsylvania với TS. Alan Phan. 1. Young Entrepreneur: Lời khuyên ông muốn chia sẻ với các doanh nhân mới? Tiến sĩ Alan Phan: Kiểm tra sức khỏe: cả thể chất và tâm thần.

2. Điều gì mỗi doanh nhân cần phải luôn nhớ? Không bao giờ để cho cạn tiền.

3. Kẻ thù tồi tệ nhất của doanh nhân? Bản thân anh ta. Không ai có thể phá hoại chuyện làm ăn nhanh hơn chính bản thân mình.

4. Một kinh nghiệm mà mỗi doanh nhân cần phải biết? Thất bại.

Tri Ân TS. Alan Phan

63


KHỞI NGHIỆP 5. Lời khuyên dành cho những ngƣời mới giàu? Mọi thứ đều thay đổi.

6. Còn lời khuyên dành cho những ngƣời đã giàu? Cảm tạ thƣợng đế.

7. Làm thế nào để giữ đƣợc bầu nhiệt huyết? Thay đổi suy nghĩ. Hành động.

8. Chiến lƣợc tốt nhất trong cạnh tranh? Luôn tạo sự bất ngờ.

9. Lời cuối cho một doanh nhân đang gặp khó khăn? Giữ niềm tin. Đã đi ắt sẽ đến. 10. Trở ngại lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu? Các Chính phủ. 11. Những cá tính dẫn tới thành công cho ông? Tính kiên trì.

12. Thần tƣợng của ông là ai, và tại sao? Hugh Hefner, ngƣời theo đuổi triết lý sống của bản thân và cho dù đã cực kì giàu có thì ông vẫn là chính mình. (Hefner là sáng lập viên tạp chí Playboy vào 1960 và đƣợc coi là ông tổ của cuộc cách mạng sex tại Mỹ và Âu châu)

13. Điều ngu ngốc nhất mà ông đã làm? Mua một đồn điền cà phê ở Costa Rica vì tôi thích cà phê và Costa Rica? À, không, có lẽ là việc kết hôn.

14. Điểm không lƣờng trƣớc đƣợc của sự thành công? Chịu trách nhiệm cho rất nhiều ngƣời.

15. Lúc này ông đầu tƣ tiền ở đâu? Vàng.

16. Tài sản quý giá nhất của ông? Tri Ân TS. Alan Phan

64


KHỞI NGHIỆP Những đứa con trai.

17. Cách trả thù hay nhất? Sống khỏe mạnh và giàu có hơn đối thủ.

18. Điều gì khiến ông dị ứng nhất? Sự ngu xuẩn.

19. Và ông muốn ghi gì trên bia mộ? Tên “khốn khiếp” này tồn tại lâu hơn hết.

NĂM THÓI QUEN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ Trong khi bị bao vây bởi cả trăm sinh viên sau buổi nói chuyện ở Hà Nội, để thoát thân, tôi phải hứa với một bạn sinh viên là sẽ chia sẻ 5 thói quen làm việc hiệu quả nhất của tôi trong 20 năm vừa qua. Suy nghĩ lại, tôi thấy một thói quen cần hơn cả 5 thói quen dƣới đây là tập nói “NO”, vì nếu không, vợ con sẽ mắng mỏ, thân thể sẽ la rầy và ngày nghỉ lễ trên bãi biển thơ mộng sẽ thành một ngày trên máy tính cho BCA. 1. Viết ra điều phải làm Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra 10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trƣớc và những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chƣa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút. Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chƣa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tƣơng tự. Thời này, tôi nghe ngƣời ta nói đây là việc “tự phê và tự tha thứ”. 15 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy lanh quanh vì lạc hƣớng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu. Tri Ân TS. Alan Phan

65


KHỞI NGHIỆP 2. Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trƣờng đời. Tôi đã lầm tƣởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm ngƣời đối diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký ở chỗ nào? Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trƣớc 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát (escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh. Nhiều bạn làm ăn thƣờng tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”. Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi. 3. Đã làm thì đừng sợ Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay tìm cách đổ lỗi cho ngƣời khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trƣớc bất cứ áp lực gì. Mở rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhƣng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay ganh tị. Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sƣa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhƣng cũng đừng bay cao quá mà hoang tƣởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.

Tri Ân TS. Alan Phan

66


KHỞI NGHIỆP Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phƣơng thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực. Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi. 4. Giữ lời hứa Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì ngăn chận, tôi luôn điện thoại trƣớc 10 phút để thông báo và xin lỗi. Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không có khả năng thực hiện, trƣớc khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay. Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mƣơi năm qua, tôi không vay mƣợn một đồng nào, kể cả tiền ứng trƣớc của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt OPM (tiền ngƣời khác) ở vị trí ƣu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để ngƣời ngoài tiếp tục tin cậy và làm ăn với mình. 5. Giữ niềm tin Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm ngƣời khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn. Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹt. Nhƣng ngay cả các quan, cũng thƣờng xuyên đối diện với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục giữ lửa cho hành trình. Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự thành công sau cùng của dự án, của lý tƣởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chƣa bỏ cuộc. Tri Ân TS. Alan Phan

67


KHỞI NGHIỆP Quan trọng nhƣ vậy, nên niềm tin không thể đƣợc tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách, thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giƣờng của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi ngƣời bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy và không nhìn lại. P/S: Không biết vì lúc này mƣa nhiều hay vì trời đã sang thu, nên biển Long Hải vắng hẳn đi dù cuối tuần. Ngay cả những con chim, có lẽ vì vừa đọc bài “một quốc gia mỏi mệt” của tôi, nên cũng lƣời biếng và lơ đãng. Nhƣng dù sao, tôi cũng vẫn yên bình trong góc nhỏ này của biển lớn. Đằng sau tôi, các bạn chuyên gia và doanh nhân cùng quan chức đang đăng đàn bàn luận về “giải pháp cứu bất động sản” và “hiện tƣợng bỏ đi của các nhà đầu tƣ FDI”. Các đề nghị đa dạng nhƣng cốt lõi thì vần là “xin-và-cho”. Ngƣời xin và ngƣời cho đều rỗng túi. Tôi nghĩ các con chim ngoài bãi cát thông minh hơn nhiều.

TIỀN ƠI! XIN CHÀO MI…

Kinh Thánh cũng khẳng định là “ ngƣời giàu vào thiên đƣờng khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim”. Có thể nói là tôi không ƣa tiền, nếu không phải là thù ghét…. Tôi lớn lên trong một gia đình trung bình, không nhiều tiền bạc, nhƣng có một tuổi thơ tƣơng đối êm đềm dịu ngọt. Sàigòn những thập niên 50‟s, 60‟s trong các khu phố quanh vƣờn Tao Đàn là những chuỗi ngày của bƣớm hoa và chim chóc. Rồi 3 năm trên những đối thông vắng lạnh quanh Yersin Đà Lạt cũng là những hồi ức của nô đùa, khám phá đầy tiếng cƣời. Bạn bè chúng tôi chỉ có một món đồ chơi duy nhất là quả bóng cao su trúng đƣợc từ một giải thƣởng ở trƣờng. Tất cả đồ chơi còn lại đều do tài sáng tạo của chúng tôi bằng các vật dụng lƣợm lặt quanh nhà. Tôi hoa mắt khi dẫn con nhỏ lần đầu vào Toys”R”Us để hắn chọn quà. Tri Ân TS. Alan Phan

68


KHỞI NGHIỆP Tƣ duy về tiền bạc Bƣớc vào đại học, tôi say mê với những văn phẩm nghệ thuật mang mầu sắc đấu tranh xã hội và hiện sinh từ Kafka, Camus, Kierkegaard ..Tôi có một thái độ rất thịnh hành ngày đó là coi thƣờng những doanh gia (gọi là trọc phú) và tiền bạc (nhƣ thầy giảng, không có đồng tiền nào mà không dính đến tội ác). Rồi Kinh Thánh cũng khẳng định là “ ngƣời giàu vào thiên đƣờng khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim”. Có thể nói là tôi không ƣa tiền, nếu không phải là thù ghét. Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều: tất cả những gì hay những ngƣời tôi yêu thƣơng đều “cần” và “yêu” tiền. Một lần tôi bày tỏ hăng say với một cô bạn gái,” có những thứ mà đồng tiền không mua đƣợc”. Cô cƣời,” vậy là anh không biết shop (mua sắm)”. Tôi cũng cảm nhận là sau những lần thất bại trên thƣơng trƣờng, tôi vẫn đƣợc thỏai mái hơn khi còn chút tiền. Thật đúng nhƣ cô đào Zsa Zsa Gabor nói, “ Khóc đâu cũng là khóc, nhƣng tôi thích khóc trong chiếc xe Rolls Royce”. Quyến rũ của tiền bạc Tôi bắt đầu đi vào một thái cực khác, có lẽ là “dark side” (phần đen) nhƣ truyện Star War. Tôi bắt đầu say đắm ngƣời vợ (tiền) mà mình đã không biết yêu khi cƣới. Tôi yêu tiền nhƣ một đứa bé lần đầu bƣớc vào tiệm kẹo. Trong các lớp tâm lý sơ đẳng, sách vở dạy rằng con ngƣời bị chi phối và thúc đẩy bởi bốn động lực chính: quyền lực, danh vọng, tiền bạc và “hóc môn” (hormones). Hóc môn là ăn, nhậu, sex và thuốc. Mỗi ngƣời một kiểu, ngƣời thích món này hơn món khác, ngƣời thích vài món, những anh chị mê cả bốn món thƣờng vào tù rất sớm. Tôi thì chỉ thích tiền. Suốt thời trung niên, từ năm 30 tuổi đến gần đây, tôi thấy đồng tiền là tất cả. Nó cho tôi những tác phẩm tuyệt vời nhƣ chiếc xe Lamborghini vàng tôi mua tặng mình năm sinh nhật 33 tuổi; nhƣ chiếc đồng hồ Oris Artelier vợ tôi mua cho hai đứa (his and her) trong một phút ngẫu hứng tại Monte Carlo; nhƣ chiếc du thuyền Feretti tôi chia sở hữu (share ownership) với 3 ngƣời bạn khác ở Miami; nhƣ cái condo nhỏ bé dễ thƣơng cạnh bờ biển Puerto Viejo của Costa Tri Ân TS. Alan Phan

69


KHỞI NGHIỆP Rica; nhƣ những bộ viết máy mang các tên huyền thọai nhƣ Mont Blanc, Cartier, Montegrappa, Visconti…tôi dã tốn công sƣu tập suốt 25 năm. Đồng tiền cũng cho tôi những trải nghiệm khó quên nhƣ chuyến du hành lạ lùng vào Tây Tạng huyền bí vào năm 1979 (rất ít ngƣời đƣợc phép thăm); nhƣ chuyến leo núi ở Cerro Castor phía nam Argentina đầy mạo hiểm (súyt bị môt trận bão tuyết chôn vùi); nhƣ lần đi dã ngọai safari ở Kenya nóng bức với một ngƣời tình Rawandan đen hơn than đá. Tôi quên mất những mặt trái của đồng tiền để chỉ còn say đắm với lợi ích. Tôi cho rằng ba lợi ích lớn nhất của đồng tiền nhìn từ góc cạnh trí thức là tự do, thì giờ và nhân tính. Những ngƣời thực sự giàu ít khi phải làm những gì họ không muốn. Họ cũng không bị buộc phải sống ở một nơi nào, với những ngƣời họ không thích hay chịu đựng những áp đặt ngƣợc đời. Họ cũng có nhiều thì giờ hơn để chăm chú vào trọng điểm công việc vì đã có nhiều nhân viên phụ làm các việc lặt vặt. Nhờ vậy, họ có thời gian để thƣởng thức văn hóa nghệ thuật nhiều hơn. Nhờ đồng tiền, những ngƣời giàu có thƣờng rộng luợng quyên tặng cho những nạn nhân kém may mắn của xã hội. Họ cũng không bị những mặc cảm thua kém chi phối, nên nhân cách họ thƣờng cởi mở và dễ thích hợp. Giới hạn của tiền bạc Nhƣng thực tế thƣờng phức tạp và nhiều thách thức hơn lý thuyết. Tôi tin rằng có rất nhiều ngƣời giàu đạt đƣợc những tự do, thì giờ và nhân cách do đồng tiền mang lại. Warren Buffett và Bill Gates là hai thí dụ điển hình. Tuy vậy, phần lớn những ngƣời giàu tôi quen biết, cũng nhƣ chính cái “tôi” đáng ghét lúc xƣa, phải loay hoay trong cái bẫy của nghịch lý. Trƣớc hết, hành xử hàng ngày cùa chúng tôi bị giới hạn vào trách nhiệm phải có với cổ đông, với nhân viên, với khách hàng, với quyền lợi và thƣơng hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung quanh. Chúng tôi không thể nói hay làm những gì có thể gây hại đến những đối tác này. Bản thân chúng tôi cũng không có quyền bị bệnh nữa. Tuy không nhƣ Steve Jobs đã làm cổ phiếu Apple giảm 8% khi tin ông bị ung thƣ loan truyền, tôi và ban quản lý cũng Tri Ân TS. Alan Phan

70


KHỞI NGHIỆP phải dấu chuyện tôi phải mổ tim (heart attack) vào năm 1999 để tránh ảnh hƣởng xấu trên cổ phiếu của công ty Hartcourt bé xíu. Chúng tôi cũng bận rộn khủng khiếp khi giàu có. Với những báo cáo, tin tức, Emails và điện thọai thƣờng xuyên, chúng tôi may mắn lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500 trang. Những tiệc tùng lễ hội liên tiếp không cho chúng tôi thời gian để thƣ giãn với gia đình bạn bè. Bao nhiêu liên hệ thân tình sâu xa đã bị sự giàu có chia cắt. Rồi đến những họat động xã hội thiện nguyện. Dù rộng lƣợng, nhiều ngƣời trong chúng tôi cũng không muốn danh nghĩa hay tiền bạc bị lạm dụng cho những mục tiêu đen tối. Hơn nữa, khi mở lòng giúp với vài trăm dollars nghe thật dễ dàng; vấn đề trở nên phức tạp khi số tiền lên đến cả triệu dollar. Bộ phận kế tóan, thuế vụ, pháp lý và PR phải nhẩy vào để khán duyệt và chỉ dẫn. Những phúc lộc không tiền Tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc hay đau khổ, đồng tiền vẫn là ngƣời vợ, ngƣời tình và ngƣời bạn tuyệt vời. Nhƣng tôi cũng không bao giờ quên những phúc lộc không cần có tiền, không cần mua hay thâu tóm. Chẳng hạn cuốn truyện The Catcher On The Rye và Dr. Zhivago tôi tình cờ đọc lại sau 40 năm, vào một buổi chiều đi lạc vào thƣ viện ở New Delhi. Tiếng cƣời trong trẻo của đứa con trai ở phòng cạnh bên khi hắn thì thầm với bạn gái qua điện thọai về chuyến đi chơi của hai cha con ở New York. Khuôn mặt rực rỡ của một ngƣời con gái tóc vàng trong một buổi sáng mùa thu qua công viên Luxembourg nhìn lá vàng. Tôi hiểu lời của Sartre rằng,” Chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu” (We are possessed by what we possess). Và tôi vẫn xin đƣợc nói với tiền nhƣ một bài nhạc tình nào đó của Trịnh Công Sơn,” Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn ngƣời, tạ ơn đời, tạ ơn ai…đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ƣớc.. .”

Tri Ân TS. Alan Phan

71


KHỞI NGHIỆP QUA CƠN THÀNH BẠI MẤT CÕN Mỗi năm tôi thƣờng về lại Mỹ vài lần. Ngoài chuyện thăm gia đình bạn hữu, gặp các đối tác làm ăn, tôi dùng cơ hội này để nâng cấp phần mềm (download the updates) cho đầu óc vì trí tuệ Mỹ vẫn đi trƣớc thiên hạ về tƣ duy, trào lƣu, thay đổi và sáng tạo. Đứng từ xa, nhìn lại môi trƣờng sống của Á Châu, Việt Nam và những công việc đang làm mỗi ngày bên đó cũng cho tôi một định vị chính xác hơn về thực tại. Nhiều bạn BCA nói sao lúc này bác tiêu cực quá vậy khi nói về Việt Nam. Các bạn hay lầm giữa nhận định và thái độ. Một tƣ duy khoa học không cho phép doanh nhân hay nhà phân tích đƣợc tiêu cực hay tích cực trong phán đoán. Biết rõ thực tại rất cần thiết cho thái độ hành xử sau đó, dù tích hay tiêu cực. Nếu các bạn thấy nhƣ vậy, thì có lẽ thực tại ở Việt nam đang xấu đi chăng? Tuy nhiên, dù thực tại có tệ hại đến đâu đi nữa, tin mừng cho mọi ngƣời là nó có thể đƣợc thay đổi, cải thiện và tạo cơ hội mới. Nghèo khổ hay khó khăn không bao giờ là bản án chung thân, trừ khi ngƣời nhận bằng lòng. Nhƣng không hành động mà đợi chờ một thay đổi gì xẩy đến để cuộc sống tƣơi đẹp hơn thì đây là thái độ tích cực của ngƣời tâm thần. Tôi về Việt Nam năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Sau 7 năm vất vả, tôi tạo đƣợc một tài sản khá lớn vào thời đó. Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ khóc sƣớt mƣớt vì mất mát, tôi vẫn hƣng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan. Đầu óc còn sáng tạo, thân thể còn mạnh khỏe, tinh thần còn nghị lực và tâm linh còn trong suốt thì tất cả tài sản vừa mất sẽ đƣợc tái tạo mấy hồi. Trong khi đó, một ngƣời em và nhiều ngƣời bạn đã bị tình thế chôn vùi vì sự suy sụp trong tƣ duy và thái độ sống. Một điều nữa, mỗi lần tôi mất tài sản, tôi lại kiếm đƣợc nhiều gấp trăm lần, vào dịp kế tiếp; đến độ một bạn làm ăn diễu “ mày nên mất thêm vài chục triệu, rồi vài trăm triệu, thì mày có thể bắt kịp Bill Gates đó.”

Tri Ân TS. Alan Phan

72


KHỞI NGHIỆP Mấy năm vừa qua tôi lại hay về Việt Nam. Lần này công ty tôi dầu tƣ đang thua lỗ, nhƣng đây không phải là điều tôi quan tâm. Tiền hay tài sản, dù quan trọng, vẫn là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là mục đích truyền đạt cái tƣ duy và kinh nghiệm sau 43 năm giang hồ. Tôi hy vọng là các bạn trẻ và các quan chức sẽ có can đảm và ý chí để thay đổi, để vƣợt biển lớn, để tung bay tranh đấu cùng thế giới. Tuy nhiên, tôi cũng không mấy thành công. Phần lớn các tƣ vấn và các buổi thuyêt giảng miễn phí đã không tạo đƣợc lực đẩy nào đang kể ngoài vài cái gật đầu lịch sự. Nhƣng tôi cho rằng có lẽ tại mình thiếu kỹ năng truyền đạt? Dù không có ảo vọng về bất cứ thành quả gì, tôi cũng ngạc nhiên với sự hững hờ này. Tôi chỉ hy vọng một điều vào lúc này. Là các bạn trẻ hãy giữ vững niềm tin và hiểu rằng mọi tình thế ngoài kia, tốt hay xấu, sẽ có ảnh hƣởng rất ít trong định mệnh mỗi ngƣời. Những gì tôi viết ra có thể là những tiên đoán về tƣơng lai; nhƣng tôi muốn mọi ngƣời phải hiểu là chúng ta thực sự đang tạo dựng tƣơng lai bằng hành động mỗi ngày. Sự thành công hay thua kém sau này do chính chúng ta quyết định ngày hôm nay. Doanh nhân, chiến sĩ, anh hùng, triết gia, nghệ sĩ…đến rồi đi. Vài ngƣời có thể để lại dấu ấn. Họ có thể làm cuộc sống phong phú hơn (hay khổ cực hơn nếu họ đem đến những tƣ tƣởng và cơ chế rác rƣởi). Nhƣng về lâu về dài, qua những cơn thành bại, qua những thứ mất còn, chúng ta vẫn là chúng ta. Một con ngƣời dù đối diện với bao trải nghiệm hỉ nộ ái ố…vẫn là một con ngƣời phản ảnh đúng nghĩa theo suy tƣởng tự do của mình. Đừng để ai cƣớp đi điều đó. **************************************************************** * * * * *

Mọi bản quyền bài viết thuộc tác giả TS: Alan Phan Các bài viết đƣợc sƣu tầm trên: Góc Nhìn Alan Website: http://www.gocnhinalan.com/ Facebook: https://www.facebook.com/gocnhinalan Ngƣời Chia Sẻ: BCA- Phạm Ngọc Ánh - Facebook

* * * * *

****************************************************************

Tri Ân TS. Alan Phan

73


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.