1
2
9
Voi châu á
10
Sự khác nhau của loài
10
Đời sống của hươu cao cổ.
10
Gia đình tê giác
21
Tê Giác Ấn Độ
24
Tê Giác Trắng
31
Tê Giác Đen
38
Cọp Đông Dương
3
4
5
6
7
VOI CHÂU Á Asian Elephant Tên khoa học: ELEPHAS MAXIMUS INDICUS Chiều cao: 2 - 4 m (7–12 ft). Cân nặng: 3.000-5.000 kg
(6.500-11.000 pound)
Sinh cảnh: Vùng rừng đất thấp Chu kỳ mang thai: 22 tháng. Chân: 4 móng Thức ăn: cỏ, vỏ cây, rễ, lá, chuối, lúa, mía. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(nguy cấp) 8
V
oi là một biểu tượng văn hoá quan trọng đối với người châu Á. Theo thần thoại Ấn Độ, các vị thần (deva) và quỷ dữ (asura) đã khuấy đảo các đại dương để tìm ra thuốc trường sinh khiến họ trở thành bất tử. Khi làm vậy, chín báu vật đã nổi lên và một trong số đó là voi. Trong đạo Hindu, vị thần được vinh danh trước tất cả các vị thần trong các nghi lễ tôn giáo đó là thần đầu voi Ganesha, người được coi là vị thần Loại bỏ các Trở ngại. Voi châu Á đặc biệt sống theo bầy đàn và chúng rất hoà đồng, hình thành các nhóm gồm 6-7 voi cái, do một voi cái lớn tuổi nhất dẫn dầu. Cũng giống voi châu Phi, các nhóm này thi thoảng nhập đàn cùng với các nhóm khác để tạo thành một bầy lớn. Tuy nhiên, các bầy lớn này chỉ hình thành tạm thời.
Khoảng hai phần ba ngày, voi dành để ăn cỏ, vỏ cây, rễ, lá và các cành nhỏ. Các loại hoa màu khác như chuối, lúa, mía cũng là thức ăn yêu thích của loài này. Voi cũng thường sống gần các nguồn nước ngọt do chúng cần uống nước ít nhất một lần trong ngày. CÁC MỐI ĐE DOẠ CHÍNH Sinh cảnh sống bị thu hẹp đã đẩy voi phải sống gần khu vực có dân cư sinh sống. Do nhu cầu tìm kiếm thức ăn, voi có thể phá hoại hoa màu của nông dân tạo nên mâu thuẫn giữa người và voi. Nhu cầu của con người về ngà voi làm đồ trang sức ngày càng cao dẫn đến việc săn bắt trái phép diễn ra hàng loạt, nhiều cá thể voi đực đã bị giết hại để lấy ngà. Điều này còn dẫn tới nguy cơ mất mát về nguồn gen quý. Việc khai thác voi hoang dã để phục vụ du lịch hay cung cấp sức lao động cũng là một trong những mối đe doạ nghiêm trọng tới quần thể loài.
9
10
SINH SẢN Tập tính sinh sản của voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia nhập đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm. Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất. Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg (265 pound). Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được. Chúng thường sinh vào mùa xuân. Sau khi voi con ra đời, chúng được những voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi nó đủ cứng cáp để có thể đi được. Cũng như các loài thú có tuổi thọ dài khác, voi dành rất nhiều năm để chăm sóc con. Voi trưởng thành quá to lớn nên không có mấy kẻ thù, nhưng voi con có nguy cơ bị tấn công. Voi con bú sữa mẹ trong vòng 5 năm và voi đực rời đàn khi đủ 13 tuổi. Voi lớn lên rất chậm và chúng có thể sống được 50 năm hoặc thậm chí 82 năm.
VÒI VOI
Chiếc vòi là sự kết hợp độc đáo giữa mũi và môi trên, tạo thành một bộ phận linh hoạt và quan trọng nhất của loài voi. Chiếc vòi voi vừa đủ khéo léo để nhặt một cọng cỏ lại vừa mạnh mẽ để bẻ gãy cành cây. Chiếc vòi thường được voi sử dụng để uống nước. Voi sẽ hút nước vào vòi (khoảng 14 lít nước/ lần) sau đó phun nước vào miệng để uống. Nó cũng có công dụng như một chiếc vòi hoa sen khi voi tắm rửa. Vào những ngày nắng nóng, voi lại dùng vòi phủ thân mình bằng bụi và bùn khô để tạo thành một lớp bảo vệ có tác dụng như kem chống nắng mà chúng ta hay sử dụng vậy. Còn khi bơi, chiếc vòi đóng vai trò là một ống thở tuyệt vời vô cùng hữu hiệu.
11
Tai: Lớn, tai hình châu phi Đầu: đầu 1 khối u Cao: 2.7 – 4 m Nặng: 3.000 – 5.000 kg Chân: 3 móng Vòi: Hai “ngón tay” để nắm bắt
Africa Elephant/VOI CHÂU PHI
12
Tai: Nhỏ, tròn Đầu: đầu 2 khối u Cao: 2 – 3.5 m Nặng: 3.000 – 5.000 kg. Chân: 4 móng Vòi: Một “ngón tay” để nắm bắt
VOI CHÂU Á/Asian Elephant
13
HƯƠU CAO CỔ Giraffe Tên khoa học: GIRAFFA CAMELOPARDALIS Chiều cao: 4,8 - 5,5m (16 – 18 ft). Cân nặng: 1.300 - 2000kg
(3.000 - 4.400 pound)
Sinh cảnh: xavan, đồng cỏ và rừng thưa. Chu kỳ mang thai: 13 - 15 tháng. Chân: bộ guốc chẵn Thức ăn: cây keo. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(Ít nguy cấp) 14
T
oàn thân được bao phủ bởi những đốm không đều nhau trên lớp lông vàng đến đen phân chia bởi màu trắng, trắng nhờ, vàng nâu. Giống cái thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn giống đực một chút, vào khoảng 828 kg. Hươu cao cổ là loài động vật thuộc giống hươu và bò, nhưng lại được phân nhóm họ khác với các loài kia, đó là họ Hươu cao cổ, họ này bao gồm hươu cao cổ và một loài họ gần nhất, là hươu đùi vằn. Phạm vi sinh sống của hươu cao cổ trải dài từ Tchad cho tới Nam Phi.
Hươu cao cổ có thể sinh sống được tại các thảo nguyên, đồng cỏ hoặc rừng núi. Tuy nhiên, khi thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ đánh bạo đi vào vùng có cây cối rậm rạp hơn. Chúng thường ưu cư ngụ tại các vùng đất có nhiều cây keo. Loài này thường uống một lượng lớn nước trong một lần và có thể giữ nước lâu ở trong cơ thể, nên chúng có thể sống tại những nơi khô cằn trong một thời gian dài. Hươu cao cổ biết chạy nhanh và trong trường hợp khẩn cấp có thể đạt tới tốc độ nước đại là 55 km/h, có nghĩa là ở khoảng cách ngắn chúng có thể đuổi kịp ngựa đua.
15
HƯƠU CAO CỔ THỂ PHI NƯỚC ĐẠI Mặc dù có vẻ bề ngoài khá vụng về, nhưng tốc độ của loài động vật này rất đáng kinh ngạc. Hươu cao cổ có hai chế độ vận động nhanh và cực nhanh, hay các nhà khoa học còn gọi là đi bộ và phi nước đại. Mỗi bước đi của hươu cao cổ khi đi bộ có thể dài 4,5 m, điều đó có nghĩa là khi đi bộ, tốc độ mà chúng đạt được là khoảng 16 km/giờ. Khi phi nước đại, một con hươu cao cổ có thể đạt tốc độ 56 km/giờ.
UỐNG NƯỚC VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC Uống nước là một vấn đề nghiêm trọng với hươu cao cổ. Để uống nước, chúng cần dang rộng hai chân trước và cúi cổ xuống khá vụng về, một vị trí khiến chúng dễ bị các loài động vật ăn thịt như cá sấu tấn công. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của hươu có thể hấp thu được gần như tất cả các loại nước cần thiết từ các loại cây mà chúng ăn. Những con hươu còn non dễ bị tổn thương có thể áp dụng cách này khá hiệu quả. Loài hươu không bao giờ thoát mồ hôi hoặc thở mạnh để làm mát cơ thể. Thay vào đó, chúng cho phép nhiệt độ cơ thể dao động theo nhiệt độ xung quanh đêt tiết kiệm nước.
HƯƠU CAO CỔ NGỦ NHƯ THẾ NÀO? NẰM, NGỒI, HAY ĐỨNG?
Trước đây, khi các nhà khoa học quan sát thói quen sinh hoạt của hươu cao cổ hoang dã và trong vườn bách thú đã phát hiện ra rằng, chúng có hai cách ngủ: ngủ nông và ngủ sâu. Khi ngủ nông, tuy cơ thể nằm ngang, nhưng chiếc cổ dài lại vẫn cao thẳng đứng, một phần đại não vẫn nằm ở trạng thái hưng phấn, làm cho người ta có cảm giác nó “vẫn chưa ngủ”. Chỉ có khi ngủ sâu, hươu cao cổ mới để đầu đặt nằm lên phần đuôi, tuy nhiên thời gian không quá 20 phút. Các nhà khoa học căn cứ vào khảo sát thực địa đối với hành vi của hươu cao cổ đã giải thích rằng, do sư tử là kẻ thù chính, thường tấn công đột ngột hươu cao cổ, nên hươu cao cổ trong thời gian dài đấu tranh sinh tồn đã dùng bí quyết “vươn cổ khi ngủ”, kết hợp với “ngủ sâu trong thời gian ngắn”, để đề phòng kẻ thù. Làm như vậy, chúng vừa đạt được mục đích vừa an toàn, vừa có thể nghỉ ngơi thích hợp.
16
17
18
19
20
TÊ GIÁC ẤN ĐỘ
GREATER ONE-HORNED RHINO Tên khoa học: RHINOCEROS UNICORNIS Con đực: Chiều cao vai: 1,7 - 1,86m (5,58 – 6,1ft). Chiều dài cơ thể: 3 ,68 - 3,8m (12,07 - 12,47ft). Cân nặng: 2.200 kg (4.900 lb) Con cái: Chiều cao vai: 1,48 - 1,73m (4,86 – 5,68ft). Chiều dài cơ thể: 3 ,1 - 3,4m (10,2 - 11,2ft). Cân nặng: 1.600 kg (3.500 lb) Sinh cảnh: khu vực đồng cỏ cao và rừng dưới chân núi của dãy núi Himalaya. Chu kỳ mang thai: 16 tháng. Chân: bộ guốc lẻ
Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn, được tìm thấy ở Nepal và Assam thuộc Ấn Độ. Chúng sinh sống trong khu vực đồng cỏ cao và rừngdưới chân núi của dãy núi Himalaya. Tê giác Ấn Độ là những động vật bơi lội giỏi. Chúng có thể chạy với tốc độ 55 km/h trong một thời gian ngắn. Chúng có cơ quan thính giác và khứu giác tốt nhưng thị giác thì lại kém. Loài tê giác nhìn thấy từ thời tiền sử này có lớp da dày màu nâu ánh bạc tạo ra nhiều lớp trên toàn bộ cơ thể chúng. Các chân trước và vai được che phủ bằng các bướu giống như mụn cơm và chúng có rất ít lông. Con đực trưởng thành to lớn hơn con cái một cách rõ nét, nó cao tới 1,8 mét và cân nặng tới 2.270 kg và dài tới 3,6 mét. Tê giác một sừng lớn có một sừng; sừng này có ở cả con đực và con cái, nhưng không có ở con non mới sinh. Sừng, giống như tóc ở người, là keratin tinh khiết và bắt đầu mọc ở con non sau khoảng 1 năm. Sừng có thể dài từ 20 đến 61 cm. Con đực có thể bắt đầu khả năng sinh dục ở độ tuổi 9 năm và ở con
cái là 5 năm và chúng sinh con đầu tiên khi con cái ở độ tuổi từ 6 đến 8 năm. Con cái phát ra tiếng kêu trong mùa giao phối để các con đực biết khi con cái sẵn sàng cho công việc này. Chu kỳ mang thai kéo dài khoảng 16 tháng. Mỗi lần chúng chỉ sinh một con non duy nhất và khoảng thời gian giữa các lần sinh đẻ là khoảng 3 năm. Tê giác mẹ là người chăm sóc và bảo vệ con, con non sẽ sống với mẹ trong vài năm. Tê giác mẹ và các con của nó thường đi cùng với nhau nhưng con bố thì thường đi một mình và nó là chủ lãnh thổ của gia đình. Tê giác Ấn Độ có thể sống tới 45 năm. Tê giác Ấn Độ hay bị săn bắn trộm để lấy sừng, do trong một số nền văn hóa Đông Á người ta cho rằng sừng tê giác có các tác động tốt đối với sức khỏe và khả năng sinh dục. Hiện nay chỉ còn ít hơn 2.500 cá thể của loài tê giác này trong tự nhiên, và loài này là một loài đang ở tình trạng nguy cấp. Nhiều công việc lớn để bảo vệ chúng đã được chính phủ các nước Ấn Độ và Nepal thực thi với sự trợ giúp của Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF). Vườn quốc gia Kaziranga và vườn quốc gia Manas ở Assam và Vườn hoàng gia Chitwan ở Nepal là nơi cư ngụ cho loài động vật đang nguy cấp này.
Thức ăn: cỏ, lá cây, hoa quả. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(bị đe dọa) 21
Bao bọc bởi một lớp da cứng, gấp nếp như một bộ áo giáp.
Ngay khi vừa ra đời, tê giác con nặng gần 55 kg
Tê giác một sừng lớn có một sừng; sừng này có ở cả con đực và con cái, nhưng không có ở con non mới sinh. Sừng, giống như tóc ở người, là keratin tinh khiết và bắt đầu mọc ở con non sau khoảng 1 năm. Sừng có thể dài từ 20 đến 61 cm. 22
Các chân trước, chân sau và vai được che phủ bằng các bướu giống như mụn cơm và chúng có rất ít lông
VƯỜN QUỐC GIA KAZIRANGA nằm ở huyện Golaghat và Nagaon của bang Assam, Ấn Độ. Vườn quốc gia được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, nơi đây là khu vực cư trú của hai phần ba số lượng loài tê giác một sừng trên thế giới. Kaziranga tự hào là vườn quốc gia có mật độ hổ lớn nhất trên thế giới và được công nhận là khu bảo tồn hổ trong năm 2006. Ngoài ra, nơi đây còn có số lượng lớn các loài voi, trâu rừng, và hươu đầm lầy. Kaziranga cũng được công nhận là một vùng chim quan trọng bởi Birdlife International cho bảo tồn các loài chim khu vực. So với các khu bảo tồn khác ở Ấn Độ, Kaziranga đã đạt được thành công đáng kể trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã. Nằm trên cạnh của Đông Himalaya khiến nơi đây trở thành điểm nóng về đa dạng sinh học, kết hợp đa dạng loài cao. Kaziranga có diện tích lớn cỏ voi, vùng đầm lầy và dày đặc khu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, chằng chịt bởi bốn con sông lớn, trong đó có sông Brahmaputra và rất nhiều các con lạch nhỏ. Kaziranga đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách, bài hát và phim tài liệu. Vườn quốc gia kỷ niệm 100 năm vào năm 2005 sau khi nó thành lập vào năm 1905 như một khu rừng dự trữ. 23
TÊ GIÁC TRẮNG hay TÊ GIÁC MÔI VUÔNG là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin (không phải xương như ở gạc hươu, nai). Tê giác trắng khác với tê giác đen ở hình dạng miệng của chúng – ở tê giác trắng thì miệng của chúng rộng hơn để gặm được nhiều cỏ; theo một giả thuyết thì thuật ngữ “White” (trắng) trong tiếng Anh thực sự có nguồn gốc từ tiếng Afrikaan “weit”, có nghĩa là ‘rộng’. Da của tê giác trắng có màu hoàn toàn tương tự như của tê giác đen. Tê giác trắng cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của nó để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng đôi khi được gọi là tê giác môi vuông do môi lỗi ra
của chúng để hỗ trợ việc gặm các loại cỏ ngắn ở các vùng xavan. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống. Có hai phân loài tê giác trắng; vào thời điểm năm 2005, Cộng hòa Nam Phi có tê giác trắng miền nam (Ceratotherium simum simum) với quần thể khoảng 20.000 con, làm cho chúng là phân loài tê giác phổ biến nhất trên thế giới. Tê giác trắng miền bắc (Ceratotherium simum cottoni), trước đây tìm thấy ở một số quốc gia Đông Phi và Trung Phi, hiện nay được coi là chỉ còn tồn tại ở ba khu vực: • Công viên quốc gia Garamba ở Cộng hòa dân chủ Congo; • Vườn thú Dvur Králové ở Cộng hòa Czech, tại đây có 6 con tê giác trắng; và • Công viên động vật hoang dã San Diego, có 3 con. Tê giác trắng rất ít sinh sản khi bị giam cầm; kể từ năm 1995, chỉ có một con tê giác cái được sinh ra ở Dvur Králové.
TÊ GIÁC TRẮNG TÊ GIÁC MÕM VUÔNG
WHITE RHINO Tên khoa học: CERATOTHERIUM SIMUM Tê giác trắng miền Bắc: C.s contoni; Tê giác trắng miền Nam: C.s simum. Chiều cao vai: 1,77 - 2,00m Chiều dài cơ thể: 3 ,4 - 4,2 m Cân nặng: 1.440 - 3.600 kg Sinh cảnh: Nhiệt đới và cận nhiệt đới đồng cỏ, thảo nguyên và vùng cây bụi. Chu kỳ mang thai: 16 tháng. Chân: bộ guốc lẻ Thức ăn: cỏ, lá cây, hoa quả. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(gần bị đe dọa) 24
25
26
Tai lớn có thể xoay để định hướng nguồn âm thanh.
Tê giác trắng có thị lực kém song thính giác và khứu giác rất tốt.
Tê giác trắng có 2 sừng, được sử dụng để phòng thủ và đe dọa.
Tê giác trắng có mõm rộng để gặm cỏ ngắn và rậm rạp, đặc điểm này đễ nhận biết và phân biệt với Tê giác đen (mõm nhọn).
Chân có 3 ngón, lòng bàn chân của chúng là lớp đệm dày để hấp thụ các loại sốc.
27
28
Hình ảnh của tê giác Sudan, được bao quanh bởi các vệ sĩ có vũ trang , bảo vệ Sudan khỏi những kẻ săn trộm 29
30
TÊ GIÁC ĐEN TÊ GIÁC MÕM NHỌN
BLACK RHINO Tên khoa học: DICEROS BICORNIS Tê giác đen miền Tây Nam D. b. bicornis; Tê giác đen miền Trung Nam D. b. minor; Tê giác đen miền Đông D. b. michaeli; Tê giác đen Tây Phi D.b. longpipes Chiều cao vai: 1,40 - 1,8m Chiều dài cơ thể: 3 ,4 - 4,2 m Cân nặng: 850 - 1.400 kg Sinh cảnh: Nhiệt đới và cận nhiệt đới đồng cỏ, thảo nguyên, sa mạc và vùng cây bụi. Chu kỳ mang thai: 16 tháng. Chân: bộ guốc lẻ Thức ăn: cỏ, lá cây, hoa quả. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(Cực kỳ nguy cấp)
TÊ GIÁC ĐEN (Diceros bicornis) sinh sống tại các khu vực miền đông và trung Châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe. Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia). Ngược lại với ý kiến phổ biển cho rằng người ta dùng nó nhiều để làm thuốc kích thích tình dục, trên thực tế chỉ có một lượng nhỏ sừng tê giác đen được sử dụng như vậy. Màu da của chúng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện đất đai khu vực sinh sống và thói quen đầm mình dưới nước của chúng hơn bất kỳ các điều khác, vì thế nhiều tê giác đen trên thực tế không có màu da đen Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn có thể cầm nắm được, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Cũng có thể phân biệt tê giác đen với tê giác trắng theo kích thước hộp sọ. Hộp sọ, tai của tê giác đen nhỏ hơn và phần trán của chúng là rõ nét hơn. Tê giác đen cũng không có bướu trên vai dễ phân biệt như tê giác trắng. Các cá thể trưởng thành thường sống riêng lẻ trong tự nhiên nhưng sẽ cặp đôi trong mùa giao phối, với con cái đi cùng với con của nó trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Đôi khi, các con mẹ và các con (con cái) của chúng có thể tạo ra các nhóm nhỏ. SỰ THÍCH NGHI Các lớp da dày bảo vệ chúng khỏi gai và các loại cỏ, lá cây sắc. Bàn chân của chúng là lớp đệm dày để hấp thụ các loại sốc.
Môi trên được thích ứng với việc nắm giữ và túm lấy các vật thể nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm lá cây và các loại thức ăn khác. Tai lớn có thể xoay để định hướng nguồn âm thanh. Mũi to và khứu giác tốt giúp chúng phát hiện ra các kẻ thù. Hai chiếc sừng ghê gớm được sử dụng để phòng thủ và đe dọa. THỨC ĂN VÀ SINH SẢN Tê giác đen là một loài động vật ăn cỏ chuyên ăn các loại lá cây, cành và chồi non, hoa quả và các loại cây bụi có gai. Thức ăn này của chúng góp phần làm giảm các loại cây thân gỗ và kết quả là tạo ra nhiều không gian cho các loại cỏ phát triển, đem lại lợi ích cho các động vật khác. Da của chúng là nơi sinh sống và ẩn náu của nhiều loại động vật ký sinhlà thức ăn của các loài chim như diệc bạch, là loài chim sống cùng với tê giác. Con cái trưởng thành đạt độ tuổi sinh sản từ 4 đến 6 năm trong khi con đực mất nhiều thời gian hơn một chút, từ 7 đến 9 năm. Sự sinh sản không thấy có kiểu theo mùa rõ ràng nhưng tỷ lệ sinh con non còn sống cao có xu hướng diễn ra vào cuối mùa mưa ở các môi trường khô cằn hơn. Con non mới sinh cân nặng khoảng 38 kg (85 lb) sau 15-16 tháng mang thai, và chúng có thể chạy theo mẹ chỉ sau khoảng 3 ngày. Con non là mục tiêu săn tìm của linh cẩu và sư tử. Nói chung, khoảng thời gian giữa các lần sinh đẻ của con cái là từ 2 đến 3 năm. Tê giác đen sống từ 25 đến 40 năm nhưng trong điều kiện bị giam cầm có thể sống tới 50 năm.
31
SỐ LƯỢNG TÊ GIÁC ĐEN TRONG THIÊN NHIÊN.
32
TÊ GIÁC ĐEN TÂY NAM Diceros bicornis bicornis Số lượng: 1957
Cực kỳ nguy cấp
TÊ GIÁC ĐEN TÂY PHI Diceros bicornis longipes Số lượng: 0
Niger Char Nigeria Cameroon
Central African Republic
Tuyệt chủng
TÊ GIÁC ĐEN ĐÔNG PHI Diceros bicornis michaeli
South Sudan
Ethiopia Kenya
Số lượng: 799
Somalia
Tanzania
Cực kỳ nguy cấp
TÊ GIÁC ĐEN TRUNG NAM Diceros bicornis minor Số lượng: 2.299
Cực kỳ nguy cấp
Tanzania
Zambia
Malawi
Zimbabwe
Mozambique
South Africa
33
TÊ GIÁC SUMATRA (tên khoa học là Dicerorhinus sumatrensis) là phân loài có kích thước nhỏ nhất, cao khoảng 1.3m và nặng 1.000 kg. Tê giác Sumatra có hai sừng. Loài động vật nhút nhát chuyên sống trong rừng này từng hiện hữu ở 11 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Phân loài này hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng và chỉ còn có hơn 100 cá thể sinh sống rải rác ở Indonesia. loài này trước đây phân bố ở 10 quốc gia ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2010, chú tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam đã bị giết để lấy
sừng. Tê giác Java có chiều cao vào khoảng 1.7m và nặng khoảng 2.000 kg. Đã từng có thời chúng phổ biến rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 100 cá thể. Chúng là loài đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp do săn bắn trộm, và các cố gắng nhằm phục hồi số lượng của chúng bằng cách nhân giống trong tình trạng bị giam cầm đã gặp rất nhiều khó khăn. Một trong số rất ít cố gắng đã đem lại thành công gần đây là một con tê giác cái đã được sinh ra vào ngày 30 tháng 7 năm 2004 tại vườn thú Cincinnati
TÊ GIÁC SUMATRA TÊ GIÁC LÔNG, HAY TÊ GIÁC 2 SỪNG CHÂU Á
SUMATRA RHINO
Tên khoa học: DICERORHINUS SUMATRENSIS Chiều cao vai: 1,12 - 1,45m Chiều dài cơ thể: 2 ,36 - 3,18 m Cân nặng: 500 - 1.000 kg Sinh cảnh: rừng nhiệt đới, đầm lầy và rừng mây ở Ấn Độ Chu kỳ mang thai: 16 tháng. Chân: bộ guốc lẻ Thức ăn: cỏ, lá cây, hoa quả. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(Cực kỳ nguy cấp) 34
35
TÊ GIÁC HAI SỪNG SUMATRA ĐÃ TUYỆT CHỦNG TRONG TỰ NHIÊN Ở MALAYSIA. Kết luận đáng buồn này vừa được nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Sinh thái học vĩ mô, Tiến hóa và Khí hậu (Center for Macroecology, Evolution and Climate) thuộc trường Đại học Copenhagen công bố trên Tạp chí bảo tồn Oryx. Các nhà khoa học cho biết đã không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự tồn tại của loài Sumatra trong tự nhiên ở Malaysia từ năm 2007 ngoài hai cá thể tê giác cái được đưa về trong các chương trình nuôi nhốt để nhân giống vào năm 2011 và 2014. Tê giác Sumatra từng được tìm thấy ở nhiều nước thuộc 36
khu vực Đông Nam Á, nhưng hiện nay quần thể loài này chỉ còn khoảng 100 cá thể sống trong các khu rừng ở Indonesia và 9 cá thể sống trong điều kiện nuôi nhốt ở Indonesisa, Malaysia và Hoa Kỳ. Trong đó, vườn thú Cincinnati Hoa Kỳ có một cá thể, 3 cá thể sống trong khu bảo tồn bang Sabbah ở Malaysia và 5 cá thể còn lại sống ở khu bảo tồn tê giác Sumatra của Indonesia. Tê giác Sumatra tuyệt chủng ở Malaysia là tín hiệu ảm đạm cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Các nhà bảo tồn đang hy vọng có thể nhân giống tê giác Sumatra ở Sabbah bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Cá thể tê giác ở Vườn thú Cincinnati Hoa Kỳ cũng sẽ sớm được chuyển tới Indonesia để phối giống. Tê giác mẹ Ratu và tê giác con bốn ngày tuổi Andatu tại Khu bảo tồn Tế giác Sumatra ở Indonesia năm
2009, Indonesia và Malaysia từng hợp tác nghiên cứu để phối giống hai phân loài tê giác Bornean và Sumatra bằng cách để hai loài này sống với nhau. Tuy nhiên,sáng kiến này đã vấp phải nhiều trở ngại khi các cá thể tê giác Bornean sống khá tách biệt các đối tác Sumatra của chúng. Trọng tâm công tác bảo tồn được chuyển sang bảo vệ các cá thể tê giác còn lại trong tự nhiên. Các chuyên gia đưa ra một số gợi ý để cải thiện tình hình loài tê giác theo thời gian như là tạo ra các “vùng quản lý” – khu vực bảo vệ nghiêm ngặt mà tê giác có thể di chuyển trong đó. Thành viên nhóm nghiên cứu, ông Rasmus Gren Havmoller, thuộc Trung tâm Sinh thái học vĩ mô, Tiến hóa và Khí hậu, khẳng định việc tạo ra các “vùng quản lý” rất quan trọng cho sự sống còn của loài tê giác Sumatra. Tất cả tê giác Sumatran còn lại, bao gồm cả các cá thể đang được nuôi nhốt sẽ được đưa vào quản lý trong một chương trình duy nhất, xuyên biên giới nhằm tối đa hóa tỷ lệ sinh sản tổng thể. Như vậy, các cá thể tê giác Sumatra sẽ được xem như một quần thể sinh vật chia tách nhau bởi không gian và các thành viên có thể tương tác ở một mức độ nào đó. Đồng tác giả nghiên cứu, ông Widodo Ramono, Giám đốc Quỹ Bảo tồn Tê giác Indonesia cho rằng chính phủ Indonesia cần có những nỗ lực nghiêm túc để tăng cường bảo tồn tê giác bằng cách thành lập các Khu bảo vệ nghiêm
ngặt (Intensive Protection Zone), nghiên cứu kỹ môi trường sống hiện tại, các biện pháp quản lý sinh cảnh và các phương pháp gây nuôi sinh sản; đồng thời, huy động các nguồn lực quốc gia và hỗ trợ của chính quyền địa phương, các bên liên quan trong công tác bảo tồn tê giác. Mặc dù cần những nỗ lực quốc gia và quốc tế trong dài hạn, nhưng việc phục hồi loài tê giác Sumatra là có thể thực hiện được. Tiến sĩ Christy Williams, điều phối viên Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) châu Á và Chiến dịch hành động Bảo tồn voi và Tê giác, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh các quốc gia khác cũng phải hợp tác với Indonesia để quản lý để bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
26/06/2012 - tại khu bảo tồn Way Kambas, Indonesia, Bé tê giác mới sinh được đặt tên là Andatu, được ghép từ tên rút gọn của tê giác mẹ Ratu và tê giác bố Andalas, theo tiếng Bahasa của Indonesia có nghĩa là “Món quà của Thượng đế” (A Gift from God)
37
MÔI TRƯỜNG SINH SỐNG Hổ Đông Dương sống ẩn dật trong rừng với địa hình đồi núi, phần lớn trong số đó nằm dọc theo biên giới giữa các quốc gia. Lối vào các khu vực này thường xuyên bị hạn chế cũng như ít nhà sinh vật học được cho phép vào để nghiên cứu thực địa. Vì lý do này, người ta biết tương đối ít về tình trạng của phân loài hổ này trong tự nhiên. Vườn quốc gia Pùmat ở Việt Nam hiện có 17 cá thể hổ Đông Dương. SỐ LƯỢNG VÀ CÁC ĐE DỌA Người ta ước tính quần thể hổ Đông Dương có khoảng 1.2271.785 con, nhưng có lẽ nằm ở nửa dưới của khoảng này. Quần thể lớn nhất có tại Malaysia, là nơi mà việc săn bắn trộm đã bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể khác còn lại hiện đang ở tình trạng cực kỳ rủi ro do bị phân mảng (cô lập) môi trường sống cũng như do giao phối đồng huyết. Tại Việt Nam, gần như ¾ số hổ bị giết đều là nguồn cung cấp một số vị thuốc cho y học cổ
truyền như cao hổ cốt. Từ 2005 đến 2010, đã có 105 vụ vi phạm pháp luật về bảo tồn hổ bị phát hiện, trong đó có 1 con hổ sống, 17 con hổ đông lạnh, còn lại là da xương và các bộ phận khác. Số lượng hổ sẽ rất khó gia tăng trừ khi dân cư có thể nhận thấy một con hổ còn sống có giá trị cao hơn một con hổ đã chết. Một số tổ chức và cá nhân đã bắt đầu thực hiện ý tưởng này và hy vọng sử dụng hổ như là con vật có sức hấp dẫn trong du lịch sinh thái. Tại khu vực tỉnh Bình Dương, Việt Nam, tính đến tháng 3 năm 2007 có khoảng 41 con hổ do một số tư nhân, tổ chức nuôi nhốt. Hiện tại, số hổ này vẫn tạm thời được giao cho các cá nhân và tổ chức này nuôi, tuy nhiên, giá trị bảo tồn của chúng không cao do khó xác định nguồn gốc và cũng không thể thả chúng trở lại vào rừng. Vào thời điểm cuối năm 2010 Trung tâm Giáo dục về Thiên nhiên với trụ sở tại Hà Nội ước tính số hổ rừng tại Việt Nam đã xuống còn ít hơn 30 con.
CỌP ĐÔNG DƯƠNG INDOCHINESE TIGER Tên khoa học: PANTHERA TIGRIS CORBETTI Con đực: Chiều dài cơ thể: 2 ,55 - 2,85 m. Cân nặng: 180 - 250 kg. Con cái: Chiều dài cơ thể: 2 ,30 - 2,55 m. Cân nặng: 100 - 130 kg Sinh cảnh: Rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng khô Thức ăn: nai, gia súc, heo mọi. Dấu chân:
Tình trạng bảo tồn:(Nguy cấp) 38
39
40