
3 minute read
KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Advertisement
Luis Barragan (1902 –1988)
“Tôi không phân chia kiến trúc, cảnh quan và làm vườn. Đối với tôi, chúng là một”. - Luis Barragan.
KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, ...) nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi - giải tri, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trưởng, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tổ thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Đô thị hóa phát triển kéo theo sự gia tang đất xây dựng, đẩy dần thiên nhiên xa rời con người, gây nên sự rối loạn sinh thái, ô nhiễm môi trường. Bởi vậy kiến trúc sư cảnh quan nghiên cứu tổng thể từ phạm vi vùng, miền đến giới hạn nhỏ hẹp của môi trường bao quanh con người có lợi cho sự sống, phù hợp sinh thái phát triển (eco-development) mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa thiên nhiên – con người – kiến trúc.
ĐÔI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Đối tượng của kiến trúc cảnh quan:

Môi trường sống của con người luôn luôn bị biến đổi trong quá trình phát triển của xã hội với sự tác động tương hố của hai nhóm thành phần nhân tạo và thiên nhiên, của nhân tạo với nhân tạo, của thiên nhiên với thiên nhiên. Mối quan hệ có thể hòa hợp hay không hòa hợp, mâu thuẫn hay không mâu thuẫn.
Môi trường sống cần được tổ chức hợp lý, thỏa mãn các yêu cầu sử dụng, sự trong lành của môi sinh và thẩm mỹ, đáp ứng sự phát triển đa dạng và phong phú của cuộc sống con người. Nhiệm vụ của kiến trúc cảnh quan:
Mục tiêu của kiến trúc cảnh quan là xây dựng môi cảnh vững bền, thỏa mãn các nhu cầu và hoạt động sống của con người trong môi trường trong lành, hài hòa và tiện nghi.
Để đạt được mục tiêu này, kiến trúc cảnh quan có các nhiệm vụ sau đây:
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và di tích cảnh quan trong môi trường nhân tạo hóa và vùng bao quanh.
Cảnh quan là một cơ thể luôn phát triển và biến đổi theo mùa, vì vậy các thành phần hình thành và tạo dựng cảnh quan còn nằm trong một tổng thể có mối quan hệ khắng khít nhưng biến đổi theo thời gian. Kiến trúc cảnh quan cần phân tích, tổng hợp các mối quan hệ ấy để xây dựng môi cảnh bền vững, gần với quy hoạch không gian (vùng, đô thị và nông thôn) với thiết kế kiến trúc công trình để bỏ khuyết cho quy hoạch không gian và thiết kế công trình. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, thu hẹp do các hoạt động kinh tế của con người, đặc biệt công nghiệp hóa và đô thị hóa. Vì vậy việc bảo vệ gìn giữ "ngân quỹ" thiên nhiên là rất cấp bách. Kiến trúc cảnh quan có nhiệm vụ lập những biện pháp dự báo và sử dụng thiên nhiên có giá trị cho các hoạt động nghỉ ngơi - giải trí, phối hợp với các ngành chuyên môn khác để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, đặc biệt tổ chức bảo vệ và khai thác các di tích cảnh quan góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa và phục vụ du lịch văn hóa.

Giữ gìn và nhân giá trị của cảnh quan thiên nhiên trong các điểm dân cư, đặc biệt là điểm dân cư đô thị. Tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí, môi trường thẩm mỹ và môi trường trong sạch.