QH đô thi - công viên - trung tâm HC Khánh Hòa

Page 1


Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 2 1.1.

Mục tiêu nghiên cứu: ................................ Error! Bookmark not defined.

1.2.

Căn cứ nghiên cứu thiết kế:..................... Error! Bookmark not defined.

1.3.

Quy mô, phạm vi - ranh giới thiết kế: ........................................................ 2

1.4.

Tính chất khu vực nghiên cứu: ................................................................. 2

PHẦN II: BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN, CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG ....................................................................................... 3 2.1.

Vị thế của khu vực nghiên cứu trong thành phố Nha Trang ..................... 3

2.2.

Các dự án có liên quan lân cận và trong phạm vi thiết kế ......................... 8

2.3.

Đặc điểm tự nhiên và các điều kiện hiện trạng.......................................... 9

PHẦN III: TẦM NHÌN - Ý TƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN ......................................................................................... 11 3.1.

Các ý tưởng quy hoạch chính................................................................. 11

3.2.

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất .......................................................... 25

3.3.

Hướng dẫn thiết kế đô thị cho từng khu chức năng ............................... 26

PHẦN IV: QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...................... 34 4.1.

Quy hoạch hệ thống giao thông .............................................................. 35

4.2.

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật .................................................................. 36

4.3.

Quy hoạch cấp nước: ............................................................................. 37

4.4.

Quy hoạch cấp điện: ............................................................................... 38

4.5.

Quy hoạch thoát nước thải – quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: ....... 39

4.6.

Quy hoạch hệ thống bưu chính – viễn thông:......................................... 40

PHẦN V: KINH TẾ XÂY DỰNG ................................................................. 41 5.1.

Khái toán kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và cây xanh: ....................................................................................................... 41

5.2.

Tổng hợp kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng: ...................................... 41

PHẦN VI: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN ......... 41 PHẦN VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 42 MỤC LỤC 1


PHẦN I:

MỞ ĐẦU

Thành phố Nha Trang là một trung tâm du lịch biển quan trọng của tỉnh Khánh Hòa và của cả nước. Để thực hiện các mục tiêu phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, việc khai thác và phát huy một cách hợp lý các điều kiện tự nhiên độc đáo của thành phố để phát triển đô thị và du lịch, tạo khả năng hấp dẫn và thu hút du khách là hết sức cần thiết. Một trong những định hướng chính của quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025 là ưu tiên tối đa không gian ven Vịnh Nha Trang cho các hoạt động của đô thị du lịch, trong đó có giải pháp di chuyển các công trình hành chính nằm trong khu đô thị ven biển về phía Tây, để chuyển đổi các quỹ đất này sang đất dịch vụ du lịch. Bên cạnh các giá trị nổi trội như Vịnh Nha trang, sông Cái Nha Trang và các ngọn núi bao quanh khu vực nội thành, khu vực đồng trũng tại khu vực sông Quán Trường và sông Đồng Bò với những cấu trúc tự nhiên và nhân tạo rất đẹp ngay trong lòng thành phố là một yếu tố hết sức thuận lợi, mang tính chiến lược để tạo ra một Nha Trang có bản sắc và hấp dẫn du khách. Do có địa thế đặc biệt trong mối quan hệ với núi, hệ thống nước và khu trung tâm thành phố, nên Tỉnh Khánh Hòa đã lực chọn quỹ đất nằm phía Bắc khu đồng trũng để xây dựng khu trung tâm hành chính mới của tỉnh.

Hình ảnh tổng thể mà đồ án muốn hướng đến là sự tương phản, đan xen đầy hấp dẫn của không gian xây dựng mật độ tương đối cao với những vùng cây xanh, mặt nước mềm mại, còn trong mỗi khu vực xây dựng đô thị, lại là sự bố cục thân thiện, sinh động của không gian công cộng và các khu đất xây dựng công trình, trong đó, sự đa dạng của không gian cũng như chức năng và yếu tố tỷ lệ thân thiện đóng vai trò vô cùng quan trọng, từ tỷ lệ đặc – rỗng của không gian xây dựng và không gian mở, kích thước và cấu trúc của đường giao thông, hình dáng và kích thước cũng như sự dẫn dắt của các quảng trường công cộngq

1.1.

Quy mô, phạm vi - ranh giới thiết kế: Khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 700 ha nằm phía Tây đường Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang và có ranh giới như sau:

-

Phía Bắc: giáp đường Phong Châu

-

Phía Đông: giáp sông Quán Trường

-

Phía Tây: giáp sông Tắc

-

Phía Nam giáp sông Đồng Bò.

Việt nam có hơn 3.000 km bờ biển với nhiều vùng cửa sông, đầm phá, nhưng lại chưa có một khu vực nào khai thác được yếu tố nước một cách sâu sắc, để tạo dựng nên các khu đô thị mang cấu trúc đặc trưng riêng – “các khu đô thị nước”. Việc tôn tạo, phát huy các cấu trúc tự nhiên để xây dựng một khu đô thị “nước”, trong đó có sự kết hợp hài hòa và làm nổi bật lẫn nhau của không gian xây dựng, không gian cây xanh (bao gồm cây xanh ngập mặn và cây xanh sinh thái núi) và hệ thống mặt nước sinh thái sẽ có thể tạo nên những khu đô thị hiện đại, có giá trị cao về kinh tế, môi trường và xã hội. Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2025 cũng đã xác định đây là khu vực mang ý nghĩa chiến lược, có thể tạo ra những hình ảnh và giá trị mới trong tương lai phát triển của Thành phố. Trong những điều kiện như vậy, khu vực đồng trũng tại sông Quán Trường và sông Đồng Bò được định hướng quy hoạch xây dựng khu trung tâm hành chính mới của tỉnh, khu đô thị và công viên sinh thái nước. Ý tưởng chính của đồ án là khai thác, nhấn mạnh và làm sắc nét hơn cấu trúc của hệ thống mặt nước hiện trạng, đan cài các không gian xây dựng vào không gian sinh thái ở tỷ lệ phù hợp, để tạo nên một khu đô thị có bản sắc, có giá trị cao về du lịch, thông qua các giao diện của đô thị với mặt nước, trong đó có tỷ lệ phù hợp – chiếm đa số - của các không gian công cộng gắn với các trung tâm hoạt động của đô thị và một phần là các không gian tiếp xúc trực tiếp của các dịch vụ tư nhân để tạo nên những không gian dịch vụ chất lượng cao của thành phố du lịch ven biển, cửa sông. Mặt khác, đồ án chú trọng đến việc tạo ra cấu trúc đô thị thân thiện, đa dạng thông qua việc kết hợp giữa các cấu trúc phân lô đa dạng, linh hoạt nhưng lại được định dạng bởi mạng lưới đường và các quảng trường công cộng đa dạng, phong phú với những đường biên sắc nét, kết nối, dẫn dắt từ các không gian xây dựng đến không gian mặt nước , trong đó, các điểm nhấn chính và không gian quan trọng đều nằm ven mặt nước.

1.2. -

Tính chất khu vực nghiên cứu: Là khu trung tâm hành chính mới của Tỉnh, khu đô thị và công viên sinh thái nước.

2


PHẦN II: 2.1.

BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN, CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

Vị thế của khu vực nghiên cứu trong thành phố Nha Trang

Ấn tượng là thành phố biển của Nha Trang là khá đậm nét. Nhưng, Nha Trang không chỉ có biển, mà là cả một vùng sơn thủy hữu tình. Phía tây, bắc, nam là ba mặt có núi vây quanh, trong vùng núi lại có sông nước, đầm phá, ruộng nước. Phía đông là biển, giữa biển lại có những đảo núi đa dạng. Vì vậy núi và nước cũng là những nguyên tố chính của cảnh quan Nha trang. 3


Thế mạnh của núi, của nước đã được chú trọng phát huy trong Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2025. Đồ án đã khai thác các vùng cảnh quan dọc theo sông Cái, sông Quán trường, kết nối Đông Tây, đưa yếu tố biển vào sâu trong đất liền, cũng như kết nối những vùng phía Tây ra biển. Tầm nhìn cho thành phố trong tương lai sẽ là những khu đô thị phát triển theo logic cảnh quan sơn thủy chứ không chỉ đơn thuần tập trung ven biển. 4


Trong định hướng cấu trúc chiến lược cho Nha Trang, khu vực đồng trũng sông Tắc, sông Quán Trường được xác định là một trong những dự án chiến lược đóng vai trò xác định bản sắc cho thành phố.

Về mặt phong thủy cũng như cảnh quan, khu đồng trũng này có vị thế hết sức đặc biệt. Các dãy núi ôm quanh như móng ngựa, sông chảy thành vòng, ba luồng nước uốn lượn thành hình thủy long 3 đầu. Đây là nơi khí tụ lại, đất quý nhất trong vùng.

5


Khu vực đồng trũng là một điểm đặc biệt (trọng yếu) về phong thủy cũng như sinh thái cảnh quan của Nha Trang, là nơi hội tụ được cả hai yếu tố sơn thủy, nằm rất gần trung tâm đô thị và biển, đồng thời lại nằm ở lớp sau, rất thuận lợi cho việc tránh những rủi ro do thiên tai trực tiếp từ phía biển. Cảnh quan đầm trũng, rừng ngập mặn ở đây là một trong những bản sắc của sinh thái Nha Trang, rất cần được khôi phục, bảo tồn và sử dụng một cách thông minh. Dù phát triển thế nào thì yếu tố nước cũng như kết nối dòng chảy phải được đảm bảo và phát huy.

6


Hiện nay, các khu cơ quan hành chính của tỉnh và thành phố hiện nằm rải rác ở khu vực đô thị trung tâm, chủ yếu dọc bờ biển và các trục giao thông chính hướng biển. Đây là những khu có giá trị thương mại rất cao nhưng lại không tạo được một bộ mặt hành chính đủ độ hoành tráng và bản sắc để đại diện cho thành phố và tỉnh trong tương lai. Về chức năng, việc phân tán các cơ quan hành chính trong khu trung tâm cũng có nhiều bất cập, chưa kể đến thực tế là về lâu dài, quỹ đất hiện trạng sẽ không đủ cho nhu cầu hành chính trong tương lai. Việc Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Nha Trang kiến nghị di chuyển các trung tâm hành chính về phía Tây, nhưng ở một địa điểm không quá xa là phù hợp. Như vậy, vừa có thể tận dụng quỹ đất có giá trị thương phẩm ven biển cho những mục đích kinh tế, vừa có thể xây dựng một trung tâm hành chính hiện đại, có bản sắc. Trong các vị trí gần đô thị ở phía tây, có lẽ không có điểm nào thích hợp hơn là khu vực phía Bắc khu đồng trũng, xét trên tất cả các phương diện địa điểm, kết nối, phong thủy cũng như cảnh quan.

Vị trí khu vực đồng trũng trong tổng thể cảnh quan thành phố Nha Trang

7


2.2.

Các dự án có liên quan lân cận và trong phạm vi thiết kế

Liên quan trực tiếp đến khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có các dự án như: •

Phía Bắc có khu đô thị Vĩnh Thái

Phía Tây có khu dân cư Đất Lành và cụm công nghiệp Khatoco

Phía Đông có khu đô thị mới Hà Quang, khu đô thị TAMEXCO và Khu đô thị Lâm Thái

Phía Nam có khu trường dạy nghề Khatoco và Khu dân cư Hòn Rớ.

Với vị trí nằm giữa những dự án đô thị mới, khu vực lập quy hoạch càng có tiềm năng để trở thành khu trung tâm mới của TP. Nha Trang.

Ngoài ra, tiếp giáp với khu vực nghiên cứu lập quy hoạch còn có dự án kè và chỉnh trị Sông Tắc, Sông Quán Trường.

8


2.3.

Đặc điểm tự nhiên và các điều kiện hiện trạng

2.3.1.

Khí hậu:

2.3.3.

Khu vực lập dự án thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

Khu vực khảo sát có cấu tạo địa địa chất phức tạp, nhiều lớp đất mềm yếu nằm gần mặt đất, diện phân bố hẹp, xuất hiện nhiều lớp kẹp mỏng. Nhìn chung địa chất khu vực dự án không thuận lợi để xây dựng nhà cao tầng.

• Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm

: 26,5oC.

+ Nhiệt độ cao nhất trong năm

: 39,5oC.

+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm

: 4,6oC.

2.3.4.

Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tíhc đất trong phạm vi thiết kế là 700,4 ha – chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản (436 ha – 62%); sông và mặt nước chưa sử dụng (178 ha – 25,4%); đất trồng lúa 1 vụ, trồng cói và trồng màu (54ha – 7,1%). Ngoài ra là một số loại đất khác với tỷ lệ rất nhỏ, trong đó, đất ở chỉ có khoảng 14,1 ha – chiếm tỷ lệ khoảng 2%.

• Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình 80,5% (cao nhất 83,9%; thấp nhất 78,6%). • Vận tốc gió trung bình năm: 2,9m/s; mạnh nhất: 3,4m/s; yếu nhất 2,5m/s. • Lượng mưa trung bình năm: 1359,7mm; cao nhất (tháng 11): 359,3mm; thấp nhất 17,9mm (tháng 2). Lượng mưa cực đại (60 foot) 615mm.

Bảng: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất TT

• Bão: ít chịu ảnh hưởng của bão, bão xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12, có tầng suất thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do thời tiết có nhiều biến đổi nên thường có mưa lớn và lũ lụt trong phạm vi toàn tỉnh.

2.3.2.

Địa chất công trình

Loại đất

2,01

Đất xây dưng

1,44

0,21

3

Đất chuyên dùng khác

0,24

0,03

4

Đất trồng cây ăn quả

0,89

0,13

5

Đất trồng lúa

27,79

3,97

6

Đất trồng cói

21,00

3,00

7

Đất trồng rau màu

4,40

0,63

8

Đất rừng trồng sản xuất

1,30

0,19

9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

0,97

0,14

10

Đất chưa sử dụng

2,73

0,39

+ Chế độ dòng chảy: Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng nước chiếm 75% lượng nước cả năm, mùa kiệt từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm.

11

Mặt nước nuôi trồng thủy sản

436,44

62,31

12

Sông

168,09

24,00

+ Lũ lớn chủ yếu là do mưa bão, lũ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Tỷ trọng lượng lũ hai sông Tắc - Quán Trường là 65% - 35%.

13

Mặt nước chưa sử dụng

10,18

1,45

14

Đất giao thông

10,81

1,54

700,38

100,00

• Là khu vực chịu ảnh hưởng nước sông Quán Trường và Sông Tắc từ Diên Khánh đổ về. • Sông Quán Trường có lưu vực 53km2, chiều dài dòng chảy 7km, chảy qua vùng ruộng lúa của huyện Diên Khánh và TP Nha Trang gây ngập lụt hằng năm. Những năm gần đây việc xây dựng nhà cửa và công trình phát triển mạnh, dòng chảy do đó bị thu hẹp, nước không thoát kịp khi có mưa lớn dài ngày, thường gây lụt nặng khu vực thượng và hạ lưu thuộc xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp và các cánh đồng xã Vĩnh Thái, phường Phước Hải (Hiện nay dự án chỉnh trị Sông Tắc và Sông Quán Trường đang được triển khai). • Một số đặc điểm cơ bản thủy văn dòng chảy:

+ Lũ sông Quán Trường thoát ra biển tại Cửa Bé. + Thủy triều Cửa Bé tác động trực tiếp đến chế độ chảy ở hạ lưu sông Quán Trường. Triều Cửa Bé thuộc dạng nhật triều không đều (trung bình 18 ÷ 20 ngày là nhật triều trong 1 tháng). Mực nước triều cao nhất: Hmax = 1,03m; thấp nhất: Hmin = -1,37m; biên độ triều trung bình kỳ triều cường H = 1,20 ÷ 2,00m; với kỳ triều kém là 0,50 m. + MNLũ max năm 1978

: + 2,300 m (tại cống 19/5).

+ MNLũ năm 2003

: + 2,200 m.

+ MN triều cường

: + 0,430 m.

Đất ở

2

Tỷ lệ %

14,09

Thủy hải văn

1

Diện tích (ha)

Tổng

2.3.5.

Hiện trạng dân cư Trong phạm vi thiết kế có khoảng 155 hộ dân, chủ yếu nằm ở khu vực giáp sông Quán Trường và nằm trong phạm vi chỉnh trị sông Quán Trường.

9


2.3.6.

2.3.9.

Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

+ Hệ thống thoát nước thải:

a/ Nền: -

Hiện trạng thoát nước thải – vệ sinh môi trường:

Hầu hết khu dự kiến nằm trong vùng đìa nuôi tôm, có nền rất trũng thấp, cao độ trung bình khoảng 0,2m. Rải rác có một số công trình nhà ở của dân, được xây dựng ở cao độ trung bình +1,30m.

-

Các đường hiện có qua khu quy hoạch có cao độ nền trung bình 0,5m.

-

Cao độ đê theo dự án chỉnh trị sông Tắc, sông Quán Trường trong ranh giới nghiên cứu cụ thể như sau: Đê hữu sông Quán Trường và đê tả sông Tắc có cao độ cao nhất là +3,50m, thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và cao độ thấp nhất +2,73m.

b/ Hiện trạng thoát nước đô thị: Trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch hiện chưa có hệ thống thoát nước đô thị. Nước mưa tự chảy theo địa hình xuống các đìa tôm, sau đó ra sông Tắc và sông Quán Trường. 3/ Nhận xét hiện trạng CBKT:

-

Khu vực nghiên cứu là khu vực xây dựng mới, chưa có hệ thống thoát nước tập trung.

-

Hiện thành phố Nha Trang đang thực hiện Dự án VSMT thành phố Nha Trang trong đó có nội dung sẽ xây dựng trạm XLNT tập trung cho khu vực phía nam thành phố. Vị trí dự kiến của trạm XLNT tập trung đặt tại phía nam khu vực nghiên cứu quy hoạch.

+ Thu gom chất thải rắn: Khu vực nghiên cứu hiện chưa có hệ thống thu gom và xử lý CTR. + Quản lý nghĩa trang: Khu vực nghiên cứu không có nghĩa địa hiện trạng.

2.3.10. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc: a. Viễn thông - Chuyển mạch

-

Đây là khu vực thuận lợi cho đền bù và giải phóng mắt bằng.

Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm trong hệ thống chuyển mạch Tp Nha Trang. Điều khiển tín hiệu toàn thành phố hiện đang sử dụng tổng đài Host FETEX với dung lượng 16.000 lines - đặt tại đường Lê Lợi. Và Host Bình Tân EWSD dung lượng lắp đặt 10.900 lines.

-

Thuận lợi để xây dựng theo ý tưởng thiết kế.

Hiện trạng Chuyển mạch khu vực thành phố Nha Trang gồm có:

-

Thuận lợi để thực hiện hoàn chỉnh, hiện đại và đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Trong hệ thống trên, cấp tín hiệu trực tiếp cho khu vực nghiên cứu thiết kế là điểm chuyển mạch Lê Hồng Phong.

Thuận lợi:

Hạn chế:

-

-

Đầu tư vào công tác nền khá tốn kém do đây là khu vực trũng thấp.

-

Khu vực dự án là hạ lưu của một lưu vực chính thoát nước mưa của Thành phố Nha Trang cần chú trọng tăng khả năng thoát nước mưa cho thành phố.

-

Trong khu vực thiết kế hầu như chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, ngoài một số tuyến đường đất trong khu dân cư và trong khu vực đồng trũng.

Truyền dẫn: Khu vực nghiên cứu đang sử dụng tuyến sau:

TT 1

Tên trạm KV. Lê H.Phong

-

Hiện trạng cấp nước: Khu vực nghiên cứu hiện hiện chưa có hệ thống cấp nước sạch. Tuy nhiên theo quy hoạch chung thành phố Nha Trang xác định có đường ống cấp nước sạch

∅400mm trên

đường Phong Châu từ nhà máy nước Suối Dầu chạy qua. Đây sẽ là nguồn cung cấp nước cho khu vực nghiên cứu.

2.3.8.

Hiện trạng cấp điện: Khu vực nghiên cứu thiết kế chủ yếu là đầm nước chưa có nhu cầu điện.

Các công trình điện liên quan: Trạm biến áp 110KV Bình Tân nằm cách ranh giới nghiên cứu thiết kế khoảng 1,5Km dự kiến sẽ là nguồn cấp điện chủ yếu cho khu vực nghiên cứu thiết kế, công suất hiện tại 1x40MVA.

-

Bình Tân

Loại truyền dẫn FLX-600A(Quang)

DL. lắp đặt 42

DL. Sử dụng 28

Mạng ngoại vi Hiện tại chỉ có cáp

2.3.7.

Hướng đấu nối

400x2 đi ngang qua khu vực thiết kế

Mạng thông tin di động

Khu nghiên cứu quy hoạch hiên có 5 nhà cung cấp mạng điện thoại di động Vinaphone, Viettel, Mobile phone, EVN telecom, Sfone. Trong phạm vi nghiên cứu đã được phủ sóng của các nhà cung cấp trên. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín hiệu di động trong khu vực. -

Mạng Internet

Khu vực nghiên cứu đã có tín hiệu internet đi qua,nhưng chưa có thuê bao sử dụng b. Bưu chính -

Mạng bưu cục, điểm phục vụ, mạng vận chuyển bưu chính

Mạng Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh cũng như trong phạm vi nghiên cứu, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ bưu chính cơ bản. Khi dự án được hình thành sẽ có điểm phục vụ bưu chính tại đây.

10


PHẦN III:

TẦM NHÌN - Ý TƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN

Tầm nhìn của các hoạt động xây dựng, phát triển trong khu đô thị - công viên – trung tâm hành chính mới của Tỉnh là Xây dựng một khu đô thị sầm uất, lấy cảnh quan thiên nhiên làm trung tâm đồng thời làm phông nền, lấy kiến trúc xanh làm chủ đạo, tạo dựng những khu đất có giá trị cao, gắn với không gian công cộng chất lượng cao.

3.1.

Các ý tưởng quy hoạch chính

1- Kết nối không gian xanh và mặt nước, tạo cấu trúc phát triển bền vững

2- Kết nối các không gian xây dựng đô thị, tạo thế hội tụ về trung tâm

11


3- Cân bằng đào đắp, tạo khu đô thị nước, hạn chế lấy đất nơi khác về đắp nền:

Trước hết, yếu tố nước cần được tôn tạo. Những tuyến nước chính của sông Tắc, sông Quán Trường, sông Đồng Bò cần được giữ và nạo vét, mở rộng. Phá bỏ các bờ đìa tôm để tạo ra những mặt nước rộng lớn, những hồ cảnh quan đô thị thật hoành tráng. Hơn hẳn những hồ thông thường, hồ nước này có hai con sông tiếp nước và lại nối liền ra biển. Trên vùng nước sẽ có những đảo cây xanh, vừa có tác dụng cảnh quan, vừa có thể là những dải sinh thái ngập trũng cho các loài sinh vật nước có chỗ đẻ trứng. Trên những đảo này cũng có thể bố trí những tiện ích vui chơi giải trí, tạo thành những dải công viên sinh thái trên mặt nước. Đa số các đảo sẽ được tiếp cận bằng thuyền, tạo ra một dịch vụ và nét văn hóa mới cho Nha Trang. Tổng diện tích khu vực cây xanh mặt nước sẽ chiếm khoảng 360 ha, tức là khoảng 52% tổng diện tích lập quy hoạch (chưa kể 60 ha đất cây xanh trong các khu vực xây dựng đô thị). Tổng diện tích các đảo đô thị khoảng 338ha – chiếm khoảng 48%. Với tỷ lệ mặt nước và đô thị như vậy, có thể đảm bảo cấu trúc chiến lược về sinh thái tổng thể cho TP. Nha Trang, đồng thời đảm bảo tính bền vững cũng như bản sắc đặc biệt cho khu vực quy hoạch. Các đảo đô thị gồm 5 phần, tạo thành hình cánh cung ôm lấy một mặt nước rộng ở giữa. Vùng nước trung tâm này trong tương lai có thể trở thành biểu tượng cho triết lý quy hoạch sinh thái ở Nha trang, lấy thiên nhiên, cảnh quan làm lõi trung tâm.

12


4- Quy hoạch một hệ thống giao thông, quảng trường hợp lý, làm khung cấu trúc lâu dài cho đô thị:

Xây dựng tuyến đường trục chính theo hướng Bắc – Nam, kết nối khu đô thị và trung tâm hành chính mới với đường Nguyễn Tất Thành – đi sân bay Cam Ranh. Tuyến đường này cũng có ý nghĩa là tuyến đường trục chính đô thị phục vụ toàn bộ khu vực phía Tây Thành phố. Trong nội bộ khu vực khu xây dựng đô thị, đất giao thông - quảng trường chiếm khoảng 41%. Đây là một tỷ lệ rất tốt, theo kinh nghiệm thế giới, đảm bảo cho đô thị có độ thông thoáng cũng như mạng lưới đường đủ cho giao thông thuận tiện. Các trục đường chính có hướng Đông –Tây, Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam, đều là những hướng ra phía biển, đảm bảo cho việc thông gió đô thị được tối ưu nhất. Trong khi đó, các lô nhà sẽ được chia sao cho tỷ lệ che bóng tự nhiên của các nhà là tối đa. Hạn chế tối đa những mặt tiền có hướng trực diện phía đông, phía tây để tránh nắng. Tuy nhiên, trong đô thị vẫn cần một số nhà có hướng này, vì khách hang có thể muốn chọn hướng này vì lý do phong thủy. Đặc biệt quan trọng là hệ thống quảng trường, bên trong các khu đô thị cũng như ở ven mặt nước. Những quảng trường này sẽ là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi diễn ra những lễ hội, khiến cho nơi đây thực sự trở thành một trung tâm đô thị sầm uất. Hiện nay, thành phố Nha Trang cũng như rất nhiều thành phố khác đang thiếu một trung tâm đô thị thực thụ với những không gian công cộng đảm bảo cho những sinh hoạt cộng đồng này. Các trục đường chính kết nối hai mặt nước phía đông và phía tây, và kết thúc tại các quảng trường. Những vị trí quảng trường ven sông này đồng thời cũng là các điểm bến tàu thuyền du lịch hoặc là thuyền cá nhân.

13


Sơ đồ kết nối không gian khu vực thiết kế với các khu vực lân cận Riêng Khu vực dự án TAMEXCO nằm trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được điều chỉnh phương án tổ chức không gian, để đảm yêu cầu bảo tổ chức không gian của khu trung tâm hành chính mới của Tỉnh.

14


5- Tôn tạo, nâng cấp, khai thác các giá trị cảnh quan mặt nước và cây xanh tự nhiên, kết hợp với cây xanh cảnh quan đô thị, tạo khung cảnh quan làm ấn tượng chủ đạo của khu đô thị sinh thái:

Hệ thống không gian mở công cộng bao gồm: -

Hệ thống mặt nước, các khu cây xanh sinh thái ngập mặn được tôn tạo, bổ sung

-

Các khu quảng trường đô thị và cây xanh ven mặt nước;

-

Các quảng trường và vườn hoa lớn, nhỏ trong lòng đô thị;

-

Các tuyến phố được phủ cây bóng mát.

15


6- Tạo bản sắc đô thị và tăng giá trị quỹ đất thông qua việc tăng tỷ lệ không gian mặt tiền gắn với hệ thống không gian mở công cộng:

Những khu vực đánh dấu đỏ trong sơ đồ bên là những khu đất có giá trị thương mại, cảnh quan cao, cũng chính là những khu có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và bản sắc đô thị. Những lô đất này cần phải được lưu ý đặc biệt trong quá trình quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế công trình. Mục tiêu là phải thiết kế được bộ mặt đô thị hiện đại, có bản sắc, nhưng đồng thời không quá hạn chế sự linh động trong sử dụng và thiết kế của mỗi nhà, để đảm bảo giữ nguyên được giá trị bất động sản.

16


7- Lô gic phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất:

Về chức năng, đồ án chủ trương tạo ra những khu đô thị sầm uất, trở thành trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của TP. Nha Trang, thậm chí của vùng Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên. Do đó, định hướng đô thị nén, mật độ sử dụng cao, đa dạng về chức năng. Các khu đất, trừ một số khu hành chính, công trình phúc lợi công cộng, nhìn chung đều cho phép sử dụng cho nhiều mục đích. Lý tưởng là tạo ra những khu đô thị mà mọi tiện ích đều có thể tiếp cận trong bán kính đi bộ. Tuy nhiên, để gợi ý cho bước quy hoạch tỷ lệ 1/500 tiếp theo – khi các mục tiêu đầu tư và sử dụng đất đã cụ thể hơn, đồ án gợi ý một cấu trúc phân bố các chức năng đô thị chính. Theo đó thì những công trình lớn, bao gồm các công trình dịch vụ đô thị, thương mại, văn phòng v.v. nên ở dọc ven hồ trung tâm. Những công trình này nên có khối tích tương đối lớn và một số công trình có thể lên cao tầng. Tuy nhiên, do nền đất tương đối yếu, đồ án khuyến nghị nên giữ độ cao dưới 5 tầng trên toàn bộ dự án. Chỉ riêng một số cao ốc có giá trị điểm nhấn thì nên cao trên 20 tầng. Những nhà từ 5-20 tầng nhìn chung là không kinh tế, vì vậy không nên xây dựng. Các khu ở đô thị được bố trí thành nhiều khu vực, với độ biệt lập khác nhau. Càng biệt lập thì càng cao cấp, nhưng đồng thời mật độ cũng càng thấp. Hai đảo đô thị lớn ở chính giữa nên có mật độ càng cao càng tốt. Khu vực đô thị phía Bắc dành cho mục đích hành chính. Ở khu vực này cũng đủ diện tích để bố trí tái định cư cũng như một khu đô thị mới. Ngoài ra, đồ án bố trí một trường học và bệnh viện quốc tế, nhằm tăng thêm độ hấp dẫn cho toàn khu vực. Khu vực quy hoạch có thể chia thành 2 đơn vị ở là: Khu đô thị hành chính và các khu vực còn lại. Những công trình công cộng trong đơn vị ở như ủy ban phường, công an phường, PCCC, nhà văn hóa, trường học v.v. được bố trí trong mỗi đơn vị ở.

Sơ đồ: gợi ý chia lô sử dụng đất.

17


Để đảm bảo sự linh hoạt trong việc sử dụng đất và phù hợp với các quy định hiện hành về quy hoạch xây dựng, quỹ đất sẽ được quản lý sử dụng theo từng ô phố xác định bởi đường phân khu vực.

18


8- Quy mô các khu đất xây dựng công trình được xác định đảm bảo tính chất chính của khu vực quy hoạch và đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng:

Việc phân lô như trong hình bên mang tính chất gợi ý. Nhìn chung, các lô đất quan trọng, được định hướng sử dụng cho những công trình lớn thì không nên xé lẻ thành các lô nhỏ, tránh tình trạnh manh mún, sau này rất khó sửa đổi. Còn những khu vực xác định là khu ở thì nên chia càng nhỏ càng tốt, để phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng, mọi đối tượng. Có như vậy mới có thể tăng mật độ lên tối đa, khiến cho khu đô thị trở nên sầm uất. Hiện nay, các lô đất được chia theo một số mô-đun. Tuy nhiên, có thể bán theo nhu cầu về bề rộng mặt tiền để đảm bảo sự linh hoạt và phong phú trong không gian đô thị. Ngay cả việc chia nhỏ một lô thành nhiều lô theo chiều ngang hoặc dọc đều có thể cho phép.

19


9- Cấu trúc xây dựng công trình hướng tới mật độ cao và linh hoạt, khai thác các điểm nhấn ven không gian mở:

Những cấu trúc công trình trong bản vẽ có tính chất minh hoạ. Về cơ bản, dự án hướng tới mật độ xây dựng cao tới mức tối đa cho phép đối với những khu đô thị trung tâm. Đối với những khu biệt thự, do đặc điểm của các lô đất và tính chất công trình, tự khắc sẽ có mật độ thấp hơn. Không cần quy định chặt chẽ về mật độ và hình thức kiến trúc đối với các biệt thự, để chủ sở hữu có thể tự do sáng tạo không gian sinh hoạt của mình. Đối với khu vực ven sông, nên có một vài điểm nhấn bằng công trình cao tầng. Tuy nhiên, tầng cao và vị trí cụ thể của những công trình này cũng không nhất thiết phải khống chế.

20


21


Phối cảnh minh họa Khu vực lập quy hoạch trong toàn thành phố Nha Trang

22


Phối cảnh minh họa tổng thể Khu vực lập quy hoạch

23


Phối cảnh minh họa cảnh quan ban đêm - góc nhìn từ quảng trường văn hóa sang khu trung tâm thương mại dịch vụ

24


3.2.

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Khu vực thiết kế có tổng diện tích 700,4 ha, được quy hoạch bao gồm các loại đất chính như sau:

Đất các khu cây xanh, mặt nước sinh thái công cộng: 362,48 ha – chiếm khoảng 52%. Nếu tính cả diện tích cây xanh – quảng trường công cộng trong các khu đô thị, tổng diện tích cây xanh, mặt nước công cộng là 422,7 ha – chiếm khoảng 60,3% (chưa bao gồm cây xanh, sân chơi công cộng trong các nhóm nhà ở và trong các tổ hợp công trình).

-

Tổng diện tich đất các khu đất có thể khai thác kinh doanh là 151,6 ha, bao gồm: -

Đất các khu trung tâm dịch vụ thương mại (có thể kết hợp nhà ở): 29,3 ha;

-

Đất các nhóm nhà ở (có thể linh hoạt sử dụng cho các chức năng khác): 122,3 ha.

Đất các khu vực xây dựng đô thị: 337,9 ha – chiếm 48,2%. Trong đó bao gồm các lọai đất:

-

+

Đất trung tâm hành chính và cơ quan đối ngoại;

+

Đất các trung tâm dịch vụ thương mại và công trình dịch vụ công cộng cấp đô thị - có bao gồm một phần diện tích đất hoặc sàn công trình sử dụng cho mục đích ở;

+

Đất các công trình dịch vụ trong đơn vị ở;

+

Đất nhóm nhà ở (giới hạn bởi đường phân khu vực) – có thể linh hoạt sử dụng cho các chức năng đô thị khác, nhưng phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;

+

Đất cây xanh, quảng trường công cộng trong các khu vưc xây dựng đô thị;

+

Đất giao thông.

Trừ đi khoảng 15% diện tích đất giao thông nội bộ trong các khu đất khai thác kinh doanh, diện tích đất nettô tối thiểu có thể khai thác kinh doanh là 130ha – chiếm khoảng 38% tổng diện tích đất xây dựng đô thị.

Bảng: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất TT

Loại đất

I

Đất xây dựng đô thị

1

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

m2/ người

337.90

100

Đất trung tâm hành chính cơ quan tỉnh và cơ quan đối ngoại

32.42

9.59

23.3

2

Đất trung tâm thương mại, đa năng

29.28

8.67

21.0

3

Đất công trình công cộng cấp đô thị

6.48

1.92

4.6

4

Đất công trình công cộng trong đơn vị ở

7.21

2.13

5.2

5

122.33

36.20

87.8

6

Đất nhóm nhà ở - có thể sử dụng đa chức năng Đất cây xanh, quảng trường công cộng gắn với các khu xây dựng đô thị

60.18

17.81

43.2

8

Đất giao thông và bãi đỗ xe nổi

80.00

23.68

57.4

II

Đất cây xanh, mặt nước sinh thái

362.48

- Đất cây xanh sinh thái

50.23

36.0

- Đất mặt nước sinh thái

312.25

224.0

700.38

242.4

Tổng (I+II)

25


3.3.

Hướng dẫn thiết kế đô thị cho từng khu chức năng

3.3.1.

Hệ thống không gian mở

Hệ thống không gian mở công cộng bao gồm: -

Hệ thống mặt nước, các khu cây xanh sinh thái ngập mặn được tôn tạo, bổ sung

-

Các khu quảng trường đô thị và cây xanh ven mặt nước;

-

Các quảng trường và vườn hoa lớn, nhỏ trong lòng đô thị;

-

Các tuyến được phủ bóng mát.

phố cây

Trong đó: • Hệ thống mặt nước được cải tạo và mở rộng trên cơ sở các dòng sông hiện hữu. Trồng bổ sung các khu rừng ngập mặn để duy trì và làm phong phú thêm môi trường sống cho các loại động vật bản địa. Bổ sung các tiện ích (đường dạo, điểm dừng chân) để các khu rừng ngập mặn được khai thác như công viên sinh thái

• Khi cải tạo hệ thống mặt nước, chú trọng tạo một số khu vực quảng trường nước lớn gắn với các khu vực trung tâm đô thị. Riêng quảng trường nước chính trong khu trung tâm là điểm hội tụ cảnh quan, tầm nhìn của toàn khu vực thiết kế và các khu vực lân cận. Tại đây có thể tổ chức các hoạt động lễ hội trên mặt nước, bắn pháo hoa, tạo cảnh quan điểm nhấnq Hình minh họa: Tạo điểm nhấn cảnh quan trên mặt nước

• Quanh quảng trường nước trung tâm, bố trí quảng trường thương mại gắn với khu trung tâm thương mại, quảng trường văn hóa gắn với khu trung tâm văn hóa. Một số điểm của các quảng trường này được đua ra xa để tạo thuận lợi về điểm ngắm cảnh, chụp ảnh, chiêm ngưỡng không gian cho du khách. • Xây dựng nhiều âu thuyền với kích thước đa dạng. Tạo giá trị và ấn tượng rõ nét của một khu đô thị gắn với cấu trúc mặt nước. • Khu vực quảng trường trước khu Tỉnh ủy – HĐND – UBND được thiết kế đa chức năng, là quảng trường lớn, mang tính chất hoành tráng, nơi có nhiều hoạt động lễ hội, giao lưu, lấy chủ đề chính là các đài phun nước. Tỷ lệ và bố cục công trình cần đảm bảo khang trang nhưng không làm mất đi sự hấp dẫn và thân thiện. Các đài phun nước cần được thiết kế chênh cốt rất ít với không gian xung quanh, để đảm bảo không chia cắt không gian và hấp dẫn đối với các đối tượng khác nhau.


• Quảng trường nhỏ phía Tây khu trung tâm hành chính là không gian thuận lợi để gắn với các dịch vụ văn hóa ẩm thực, vừa phục vụ du khách, vừa phục vụ cán bộ, nhân viên làm việc quanh khu vực này. Có thể cho phép sử dụng một phần không gian quảng trường để tổ chức các dịch vụ, nhưng phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo cảnh quan, sự công bằng và hấp dẫn chung.

• Việc trồng cây bóng mát được chú trọng ở tất cả các không gian công cộng. Các chủng loại cây có thể tham khảo để trồng ở nơi công cộng bao gồm cả các loại cây ăn quả có khả năng chịu mặn như: xoài, nhãn, bưởiq, tạo ấn tượng về cuộc sống sung túc, thanh bình.

Hình: Cây xanh sinh thái tự nhiên ven các đảo và dọc theo sông

Hình minh họa: không gian công viên cây xanh công cộng

27


3.3.2.

-

Khu trung tâm hành chính

-

Các công trình nằm phía Tây của hai khu đất trên có thể xây dựng cao tầng, nhưng các khu đất nằm phía Đông của hai khu vực này thì chỉ được xây dựng tối đa là 5 tầng.

-

Các khu văn phòng đối ngoại hoặc các lãnh sự quán (nếu có), nên bố trí quanh quảng trường phía trước Ủy ban nhân dân tỉnh, hoặc phía Tây giáp không gian mặt nước và nhìn sang khu trung tâm thương mại.

-

Quảng trường trước trung tâm hành chính là không gian giao lưu, tạo sự thân thiện gần gũi với cộng đồng.

Khu trung tâm hành chính và các cơ quan đối ngoại có tổng diện tích 32,4 ha - được bố trí tương đối tập trung, nhưng vẫn có mức độ đan xen nhất định với một số chức năng khác để đảm bảo sự sống động.

- Khu vực đài truyền hình nằm phía sau khu vực trung tâm hành chính có thể là một điểm nhấn cảnh quan về chiều cao tốt, có tính dẫn hướng trong toàn khu vực. Bảng: Quy hoạch đất cơ quan Ký hiệu

-

Khu vực dự kiến bố trí Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, HĐND tỉnh và Tỉnh ủy nằm đối diện với quảng trường trung tâm, quay hướng Đông – Bắc.

-

Về bố cục công trình, các cụm công trình Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, HĐND tỉnh cần có khoảng lùi tối thiểu 20m. Về hình thức kiến trúc, nên hướng tới hình thức kiến trúc hiện đại, điển hình là kiến trúc xanh, kiến trúc phù hợp với điều kiện khí hậu trong thành phố.

Hạng mục

Đất cơ quan hành chính cấp tỉnh và cơ quan đối ngoại Q1 Cơ quan Q2 Cơ quan Q3 Đài truyền hình + cơ quan Q4 Cơ quan Q5 Tỉnh ủy + cơ quan Q6 UBND tỉnh + cơ quan Q7 Cơ quan Q8 Cơ quan đối ngoại Q9 Cơ quan đối ngoại Q10 Cơ quan

Diện tích (ha)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

32,42

2,40 3,06 5,26 1,90 4,52 4,77 2,26 1,85 3,06 3,34

15 15 kkc kkc kkc kkc kkc 5 5 kkc 28


3.3.3.

Khu trung tâm thương mại:

-

Khu trung tâm thương mại được bố trí trải dài theo khu vực mặt nước trung tâm, nằm phía Đông đường chính Bắc – Nam, là điểm hội tụ về cảnh quan và các luồng hoạt động đô thị trong toàn khu vực.

-

Trong các khu đô thị khác cũng có thể đan xen một số cụm công trình dịch vụ đô thị để làm tăng sức sống cho mỗi khu vực.

-

Trong khu vực trung tâm thương mại, không khống chế chiều cao xây dựng. Nhưng do nền đất yếu, nên lựa chon công trình không quá 5 tầng hoặc >20 tầng. Hoặc có thể là sự kết hợp cả 2 loại hình này. Đồ án đã minh họa phương án tổ chức các dãy phố dịch vụ, khách sạn và ẩm thực quy mô nhỏ ở lớp công trình thứ nhất ven quảng trường. Lớp công trình thứ hai là các công trình cao tầng có ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, thiết kết heo các tiêu chí kiến trúc xanh. Về hình phối cảnh từ xa, khá giống khu vực trung tâm ven mặt nước của khu vực Gold Coast của Australia, nhưng hy vọng chất lượng đô thị tổng thể cao hơn do được gắn với hệ thống quảng trường và không gian mở công cộng ven mặt nước.

Hình minh họa: một khu trung tâm bao gồm lớp công trình thấp tầng ven mặt nước và các công trình cao tầng phía sau, nhưng thiếu không gian công cộng ven mặt nước

Hình minh họa: Các khu đất xây dựng công trình trong khu trung tâm tiếp cận trực tiếp mặt nước, thiếu không gian công cộng

29


- Tổ chức dãy phố đi bộ dọc quảng trường thương mại, với hình thức và tỷ lệ công trình thân thiện.

30


3.3.4.

Khu trung tâm và quảng trường văn hóa:

-

Khu trung tâm và quảng trường văn hóa là điểm nhấn quan trọng của thành phố trong tương lai, bao gồm quảng trường ven mặt nước, bến thuyền du lịch, bảng tàng (ở phía Đông) nhà hát, trung tâm dịch vụ văn hóa (chiếu phimq) - ở trung tâm và một cụm khách sạn cao cấp ở phía Tây.

-

Công trình kiến trúc trong khu vực này phải có hình thức và ngôn ngữ kiến trúc hiện đại.

-

Quảng trường được phối kết hợp lý giữa khu vực có cây bóng mát và các khoảng trống, tạo các khu vực chênh cốt, kết nối linh hoạt, thú vị.

-

Các cụm công trình ở đây phải được thi tuyển thiết kế công phu, đảm bảo xứng đáng với vị thế của khu vực này trong tương lai của thành phố.

Hình ảnh minh họa: Các công trình văn hóa

31


3.3.5.

Các khu nhà ở - có thể sử dụng đa chức năng:

Các khu đô thị được quy hoạch để tạo ra những quỹ đất có giá trị cao, đồng thời có những quỹ đất có thể tạo ra sự sầm uất. Trong đó, các quỹ đất có giá trị cao được dành cho không gian công cộng và dành cho các đối tượng sử dụng có khả năng chi trả cao. Như đã trình bày trong phần ý tưởng tổng thể, các khu đô thị lấy cảnh quan ven mặt nước làm giá trị chính, được chia lô đảm bảo phát huy được tính linh hoạt và những ưu điểm của đô thị mật độ cao đan xen với không gian mở công cộng (có hình thức phong phú, đa dạng) trong lõi, tạo sự cân bằng âm – dương, đặc rỗng. Tỷ lệ đặc – rỗng hợp lý sẽ làm tăng giá trị đô thị thông qua sự tôn vinh, tương tác tự nhiên giữa các khu vực đặc – rỗng này.Các giá trị bền vững được hướng tới bao gồm: mật độ cao, đa dạng đối tượng sử dụng, đa dạng và linh hoạt về chức năng, đa dạng về hình thức và khối tích công trình.

Các loại hình nhà ở có thể bao gồm: biệt thự quy mô lớn và rất lớn ven mặt nước; nhà ở liên kế ven mặt nước; nhà ở biệt thự và liên kế trong các khu đô thị; Một số khu vực có thể là những lô đất có chiều sâu khá lớn, đủ để xây dựng công trình theo 2 – 3 lớp, trong đó, lớp ngoài là không gian hoạt động kinh tế, gắn với mặt đường; lớp trong (thường ngăn cách với lớp ngoài bằng sân nội bộ) là không gian ở và sinh hoạt, đảm bảo người dân vẫn được hưởng sự thuận tiện của cuộc sống có giao thông thuận lợi mà vẫn yên tĩnh và có chất lượng môi trường sống cao.

Khuyến khích người dân tự xây dựng công trình để đảm bảo sự đa dạng – hấp dẫn của đô thị.

Nhà ở liên kế ven mặt nước

Nhà ở biệt thự ven mặt nước

Biệt thự quy mô lớn ven mặt nước

Sử dụng hình thức kè kết hợp tạo cảnh quan

32


Khu đô thị phía Bắc Khu trung tâm hành chính: Lấy bố cục theo hướng Bắc – nam làm chủ đạo; Tạo các không gian cây xanh – sân chơi nội bộ; Bố trí công trình dịch vụ công cộng trong đơn vị ở đủ phục vụ cho 1 phường.

3.3.6.

Khu đô thị nước: tạo các khu đất có một mặt tiếp giap với mặt nước, một mặt tiếp giáp đường giao thông nội bộ. Đây là những khu vực đắt giá nhất trong toàn khu vực thiết kế. Quy mô lô đất linh hoạt đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bố trí một vài cụm công trình dịch vụ.

Các công trình công cộng: Các công trình dịch vụ công cộng gồm: o

o

Các công trình dịch vụ trong đơn vị ở, đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn xây dựng Việt nam về quy hoạch xây dựng như: trung tâm hành chính, trường THCS, tiểu học, trường mầm non, chợ dân sinhq Ngoài các công trình đồ án đã xác định, đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy chuẩn, có thể bố trí thêm các công trình vào các khu đất đa chức năng khi có nhu cầu. Để tăng sức hấp dẫn của khu vực, khuyến khích xây dựng trường học quốc tế và bệnh viện quốc tế.

Minh họa tổ chức không gian trường mầm non

Bảng: Quy hoạch các công trình công cộng Ký hiệu

Hạng mục Đất công trình công cộng

Diện tích (ha)

Chiều cao xây dựng tối đa (tầng)

Dự báo Đơn vị

Quy mô

13,69

C1

Trường mầm non

0,60

3

cháu

300

C2

Trường THCS

1,00

5

học sinh

350

C3

UBND+Công an+Y tế

0,30

5

m2 sàn

C4

Trường Tiểu học

1,00

4

học sinh

C5

Chợ

0,59

5

m2 sàn

4130

C6

Nhà hát, cung văn hóa

1,42

5

m2 sàn

12760

C7

Bảo tàng

5,06

5

m2 sàn

25310

C8

Trường THCS

1,07

5

học sinh

C9

UBND+Công an+Y tế

0,49

5

m2 sàn

C10

Trường mầm non

0,77

3

cháu

C11

Chợ

0,35

5

m2 sàn

C12

Trường Tiểu học

1,04

4

học sinh

2700 400

400 4420 370 2420 470


PHẦN IV:

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

34


4.1.

Quy hoạch hệ thống giao thông

* Tổ chức mạng lưới đường: - Tổ chức mạng lưới các tuyến đường chính kết nối với tuyến trục chính Bắc Nam mới (nối khu vực đô thị Vĩnh Thái ở phía Bắc với khu vực TL 3, đường Nguyễn Tất Thành ở phía Nam). - Tổ chức mạng lưới đường khu vực hành chính trên căn bản là mạng ô cờ, các khu vực khác được tổ chức đấu nối trên cơ sở các tuyến nhánh, kết nối thuận lợi với trục đường chính của khu vực. * Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: + Diện tích đất giao thông: 80,0 ha. Trong đó, diện tích bãi đỗ xe trên mặt đất là: 1,6 ha. Ngoài ra, diện tích bãi đỗ xe ngầm và cao tầng là khoảng 13,8 ha – được xây dựng theo từng giao đoạn phù hợp với nhu cầu. + Tỷ lệ đất giao thông và bãi đỗ xe: 23,7 % đất xây dựng đô thị (tính đến đường phân khu vực).

35


4.2.

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

1/ San nền: Căn cứ vào đồ án điều chỉnh QHCXD thành phố Nha Trang và dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông Quán Trường, lựa chọn cao độ xây dựng khống chế cho từng khu vực cụ thể như sau: + Đảo lớn phía Bắc (đảo 1) : chọn cao độ xây dựng là +3,50m. + Hai đảo lớn ở giữa (đảo 2 và 3): chọn cao độ xây dựng là +3,30m. + Hai đảo nhỏ phía Nam (đảo 4 và 5): chọn cao độ xây dựng là +2,80m. Giải pháp san nền: + Từng lô được san dốc về 4 trục đường, độ dốc nền tối thiểu 0,4%. + Độ dốc đường chủ yếu là 0.0 2/Thoát nước mưa đô thị: -

Hệ thống thoát nước mưa riêng, hoàn chỉnh và đồng bộ.

-

Nguyên tắc hoạt động của mạng lưới: tự chảy.

-

Hướng thoát chính của đô thị: thoát ra sông Tắc và sông Quán Trường.

-

Lưu vực: toàn bộ đô thị có 5 đảo và cũng là 5 lưu vực thoát nước mưa riêng.

3/ Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác: -

Kiến nghị đê sông Tắc sông Quán Trường qua khu vực nghiên cứu chỉ làm kè về phía các khu đô thị lân cận, không kè cứng liên tục về phía tiếp giáp với các khu đất xây dựng cũng như các khu công viên, mặt nước thuộc khu vực thiết kế.

-

Để giữ được mặt nước cho đô thị đề xuất xây dựng một số phai đóng mở. Các phai này sẽ hoạt động trên nguyên lý: mùa lũ mở để khai thông dòng chảy lũ. Khi mực nước từng đoạn ( Hmn<cao độ nền 0,5m) đạt theo thiết kế sẽ đóng các phai lại, giữ nước tạo cảnh quan, cải thiện vi khí hậu và môi trường cho đô thị.

-

Kè hai bờ kênh chảy qua đô thị. Lựa chọn kết cấu kè thân thiện với môi trường, nên sử dụng vật liệu địa phương và phù hợp với khí hậu của Tp Nha Trang.


4.3.

-

Quy hoạch cấp nước:

Nhu cầu dùng nước của khu vực: 4.000 m3/ngđ

- Nguồn nước : Khu vực nghiên cứu dự kiến đấu nối với hệ thống cấp nước thành phố qua tuyến ∅400mm trên đường Phong Châu.


4.4.

Quy hoạch cấp điện:

-

Phụ tải điện yêu cầu thanh cái 22KV của trạm 110KV là 23,9 MW tương đương 28,1MVA

-

Nguồn điện: khu vực nghiên cứu thiết kế sẽ được cấp nguồn từ trạm 110/35/22KV – Bình Tân, hiện tại có công suất 1x40MVA, tương lai sẽ được nâng cấp lên thành 2x40MVA, trạm cách ranh giới nghiên cứu thiết kế khoản 1,5km.

-

Lưới điện: đi ngầm.

38


4.5.

Quy hoạch thoát nước thải – quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:

4.5.1.

Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

-

Tổng lượng nước thải dự kiến: 3.700 m3/ngđ.

-

Xử lý nước thải tập trung. Nước thải tại mỗi khu vực chia tách sẽ được chuyển qua sông sau đó tự chảy vào vào lưu vực tiếp theo. Có thể sử dụng 2 cách chuyển nước thải là dùng ống có áp chạy bám dưới thành cầu hoặc dùng ống luồn (điuke) chạy dưới lòng sông. Cả hai cách này đều phải dùng bơm chuyển tiếp, trong đó cách thứ nhất tiết kiệm chi phí nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỹ quan, cách thứ 2 không ảnh hưởng tới mỹ quan nhưng chi phí lớn, khó khăn trong thi công và quản lý. Ống có áp bám theo thành cầu. Có thể tạo các hộp kỹ thuật có hình thức đẹp bên thành cầu để bảo vệ hệ thống kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, thoát nước) và hạn chế ảnh hưởng đến cảnh quan.

-

Khu vực dân cư phía đông nam, lưu lượng nước thải nhỏ (70 m3/ngđ), lựa chọn phương án xử lý cục bộ tại chỗ bằng bể tự hoại.

-

Sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

4.5.2.

Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR):

-

Tổng luợng chất thải rắn phát sinh: 25 tấn/ngày.đêm

-

Chất thải rắn sinh hoạt: phân loại tại nguồn thành 2 loại : Chất thải rắn vô cơ được định kì thu gom; Chất thải rắn hữu cơ được thu gom hàng ngày.

-

Tại các cơ quan, công trình công cộng: bố trí các thùng rác công cộng ở trong khuôn viên công trình.

-

Bố trí các thùng thu gom rác nhỏ ven các đường đi dạo với khoảng cách 100m một thùng để thu gom rác vụn....

-

Tổ chức thu gom CTR tối thiểu một ngày 1 lần.

-

CTR thu gom theo hình thức không tiếp đất.

-

CTR sau khi thu gom chuyển đến khu xử lý CTR theo quy hoạch chung của thành phố.

4.5.3.

-

Quy hoạch nghĩa trang: Khu vực nghiên cứu sử dụng nghĩa trang theo quy hoạch chung của thành phố.


4.6.

Quy hoạch hệ thống bưu chính – viễn thông:

-

Tổng nhu cầu thuê bao: mạng viễn thông: 24.400 thuê bao.

-

Mạng ngoại vi: +

Xây dựng hệ thống cống bể theo nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi và có khả năng cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác sử dụng cống bể để phát triển dịch vụ; Hạ ngầm tất cả các loại cáp xuống cống bể để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan đô thị. Và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác để tiết kiệm chi phí khi thi công.

+

Sử dụng các thiết bị vật tư đồng bộ với hệ chuyển mạch EWSD và trạm Lê Hồng Phong.

+

Vị trí và khoảng cách bể cáp cách nhau 150 – 300m.

+

Các tuyến cống, cáp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.

-

Mạng di động: Lắp đặt mới 1 trạm thu phát sóng (quy mô 100-200m2) phía Đông Nam khu vực nghiên cứu, nhằm nâng cao tính ổn định thông tin di động trong khu đô thị.

-

Mạng Internet: Xây dựng những đường DSLAM đến khu vực nghiên cứu, nhằm phục vụ nhu cầu thuê bao tại đây.

40


PHẦN V: 5.1.

KINH TẾ XÂY DỰNG

PHẦN VI:

Khái toán kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và cây xanh:

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN

Bảng: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính đạt được của đồ án Hạng mục

Bảng: Khái toán kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và cây xanh TT I

Loại công trình

Đơn vị tính

Suất đầu tư (1000 đ)

Khối lượng (ha)

Công trình phúc lợi công cộng

Thành tiền (tỷ đồng) 161,97

Đơn vị

Chỉ tiêu quy hoạch

Dân số Dân số trong khu vực thiết kế

người người/ha đất xây dựng đô thị

15.000

1.1

Trường mẫu giáo mới

cháu

30.000

670

20,10

Mật độ dân số

1.2

Trường tiểu học mới

học sinh

30.000

870

26,10

Chỉ tiêu sử dụng đất

1.3

Trường THCS

học sinh

25.000

750

18,75

1.4

Chợ

m2 sàn

7.000

6.540

45,78

Đất nhóm nhà ở - có thể sử dụng linh hoạt cho các mục đích khác - không gây ô nhiễm môi trường

m2/người

109

1.5

Công trình dịch vụ khác

m2 sàn

7.000

7.320

51,24

Công trình dịch vụ công cộng trong đơn vị ở

m2/người

4.9

60,59

Cây xanh, mặt nước công cộng

m2/người

43

60,59

Giao thông, bãi đỗ xe công cộng

m2/người

57

cháu/1000dân

50

II 2.1

Cây xanh công cộng Cây xanh công cộng

ha

1.000.000

Tổng

60,59

222,56

Hạ tầng xã hội Nhà trẻ, mẫu giáo

m2 đất/chỗ học

5.2.

Trường tiểu học

Tổng hợp kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng:

Bảng: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội TT

Loại công trình

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

Công trình phúc lợi và cây xanh công cộng

II

Hạ tầng kỹ thuật

1.644,6

2.1

CBKT

1.087,6

2.2

Giao thông

2.3

Cấp điện

2.4

Cấp nước

2.5

Thoát nước VS đô thị

2.6

Thông tin liên lạc

III

Chi phí khác 30% Tổng

m2 đất/chỗ học Trường THCS

222,6

hs/1000dân

15 - 30 65 15 - 25 55 15 - 25

Hạ tầng kỹ thuật đô thị Tỷ lệ đất giao thông

% đất xây dựng đô thị

Cấp nước sinh hoạt

l/ng-ngđ

180.0

630,0

Cấp nước trường học

l/ng-ngđ

25 - 100

379,6

Cấp nước cơ quan, CTCC

%Q sinh hoạt

25,5

15.0

Thoát nước sinh hoạt

l/ng-ngđ

180.0

33,5

Thoát nước trường học

l/ng-ngđ

25 - 100

32,0

Thoát nước cơ quan, CTCC

7,4

717,4 3.108,7

Suất đầu tư hạ tầng trung bình là: 9,2 tỷ đồng/ha; Trong đó suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cây xanh công cộng là: 8,6 tỷ đồng/ha; Suất đầu tư hạ tầng xã hội cơ bản là: 11 triệu đồng/người dân.

%Q sinh hoạt

15.0

CTR sinh hoạt

kg/ng-ngđ

CTR công cộng

% CTR sinh hoạt

10.0

KW/hộ

2-4

Cấp điện sinh hoạt

-

hs/1000dân

m2 đất/chỗ học

I

21

Cấp điện trường học Cấp điện cơ quan, CTCC Chiếu sáng đường phố

W/hs W/m2 sàn W/m2

1.2

120 - 150 20 - 40 2.0

41


PHẦN VII:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị - công viên – trung tâm hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quy hoạch để xây dựng một khu công viên - đô thị hiện đại, đồng bộ, khai thác được các đặc điểm tự nhiên nổi trội của khu vực, góp phần hình thành những bản sắc và giá trị mới của thành phố trong tương lai, đáp ứng nhu cầu hình thành các khu chức năng mới của thành phố, đặc biệt là yêu cầu xây dựng khu trung tâm hành chính mới của Tỉnh Khánh Hòa và yêu cầu xây dựng một khu công viên sinh thái, đóng góp vào các hoạt động du lịch của Tỉnh cũng như của vùng.

42


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.