Giải thưởng KT QG 2014: Điều chỉnh QH chung xây dựng tp. Nam Định đến năm 2020

Page 1

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG TP. NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 - Xây dựng Nam Định trở thành đô thị Trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng


THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG TP. NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 Xây dựng Nam Định trở thành đô thị Trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

2


MỤC LỤC Trang I.

MỞ ĐẦU 1

4.5.

Quy hoạch hệ thống trung tâm: .........................................................................42

4.6.

Quy hoạch không gian chiều cao và mật độ xây dựng: ..........................................43

4.7.

Hướng dẫn thiết kế đô thị cho các cấu trúc đô thị trọng tâm: ..................................43

4.8.

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng và hình thái xây dựng .......53

1.1.

Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch ........................................................... 1

1.2.

Các căn cứ lập quy hoạch ................................................................................... 1

1.3.

Mục tiêu lập quy hoạch....................................................................................... 1

5.1.

Định hướng quy hoạch giao thông ......................................................................53

1.4.

Phạm vi và ranh giới nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch ............................................ 1

5.2.

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật: ............................................................................54

5.3.

Quy hoạch cấp nước: ........................................................................................54

5.4.

Quy hoạch cấp điện: .........................................................................................54

5.5.

Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải: ...............................................................55

5.6.

Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR): .................................................55

5.7.

Quy hoạch nghĩa trang nhân dân: ......................................................................55

5.8.

Quy hoạch thông tin – liên lạc: ..........................................................................55

II.

ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG .................................................. 1

2.1.

Điều kiện tự nhiên tòan tỉnh Nam Định ................................................................. 1

2.2.

Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................. 2

2.3.

Hiện trạng kinh tế - xã hội: ................................................................................. 5

2.4.

Hiện trạng hệ thống di tích – danh lam thắng cảnh tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định: ...................................................................................................... 8

2.5.

Hiện trạng sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan ....................................... 10

1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ..................................................................... 22 2.6. III.

Đánh giá tình hình thực hiện đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung được duyệt năm 2001 ............................................................................................................ 32

DỰ BÁO NHU CẦU - QUY MÔ PHÁT TRIỂN ................................................................. 33

3.1.

Bối cảnh và tiềm năng phát triển đô thị Nam Định ................................................ 33

3.2.

Dự báo quy mô dân số: .................................................................................... 34

3.3.

Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai ........................................................................ 36

IV.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ ................................... 38

4.1.

Các chiến lược phát triển kinh tế - tạo động lực phát triển đô thị: ........................... 38

4.2.

Các chiến lược phát triển về văn hóa xã hội ......................................................... 38

4.3.

Các chiến lược phát triển cảnh quan môi trường (CQMT): ...................................... 39

4.4.

Chiến lược phát triển đô thị và vùng ngoại thành – Cấu trúc đô thị tổng thể ............ 40

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ......................................... 53

V.

VI.

PHÂN ĐỢT ĐẦU TƯ VÀ CÁC DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC (ƯU TIÊN ĐẦU TƯ).......................... 56

6.1.

Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015 ........................................................56

6.2.

Các dự án chiến lược ........................................................................................56

VII. KINH TẾ XÂY DỰNG .................................................................................................... 56 7.1.

Khái toán nhu cầu vốn xây dựng các công trình kiến trúc .......................................56

7.2.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư ..................................................................................57

7.3.

Suất vốn đầu tư trung bình................................................................................57

7.4.

Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị ..........................................................57

VIII. KHUNG TIÊU CHÍ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ .................................................... 57 IX.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 58


I. 1.1.

MỞ ĐẦU Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch

1.3.

Mục tiêu lập quy hoạch

Tỉnh Nam Định là một tỉnh nằm trong vùng Duyên Hải Bắc bộ, có tiềm năng và cơ hội đóng góp đáng kể vào việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt nam.

-

Mục tiêu chung: Xây dựng Nam Định trở thành đô thị trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 cũng như Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 đều định hướng phát triển thành phố Nam Định thành đô thị trung tâm vùng Nam đồng bằng Sông Hồng.

-

Mục tiêu cụ thể: Đảm bảo đô thị phát triển bền vững, có bản sắc, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế.

-

Đảm bảo an toàn xã hội, quốc phòng và an ninh.

Nam Định nằm tại vị trí trung tâm của tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 4.625 ha; dân số hiện trạng năm 2009 là 244.017 người, trong đó dân số nội thành là 194.905 người. Thành phố có QL10 đi qua và kết nối thuận lợi với hành lang phát triển ven biển dọc theo vùng Duyên Hải Bắc bộ. Nam Định có vị trí trung tâm của chùm đô thị gồm các thành phố, thị xã trung tâm tỉnh lỵ của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình, có truyền thống là trung tâm giáo dục chuyên nghiệp và dịch vụ phục vụ chung cho cả tiểu vùng. Sự hình thành của QL10 đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là về công nghiệp và dịch vụ cho thành phố trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Các định hướng về phát triển hạ tầng kỹ thuật quốc gia, đặc biệt là giao thông có liên quan đến Nam Định cũng góp phần khẳng định vị thế và vai trò của thành phố đối với chùm đô thị động lực phía Nam đồng bằng Sông Hồng.

1.4.

Phạm vi và ranh giới nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu lập Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam định đến năm 2025 được xác định theo Nhiệm vụ thiết kế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 156/QĐTTg ngày 09/02/2009, cũng đồng thời phù hợp với chủ trương mở rộng địa giới hành chính thành phố. Cụ thể, bao gồm: toàn bộ Thành phố Nam Định hiện nay (diện tích 46,25km2); Huyện Mỹ Lộc (73,69km2); 3 xã Đại An, Thành Lợi và Tân Thành của huyện Vụ Bản (24,3km2) và 5 xã Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Điền Xá và Nghĩa An của huyện Nam Trực (40,1km2), với tổng diện tích xác định theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2009 là 184,45km2.

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 31/2001/QĐ-TTg ngày 12/3/2001. Từ đó đến nay, đồ án đã là cơ sở quan trọng để Thành phố Nam Định triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư phát triển đô thị, tạo nền tảng cho những tiến bộ về kinh tế – xã hội của Thành phố nói riêng và cả tỉnh Nam Định nói chung. Sau 08 năm thực hiện quy hoạch, đến nay, bối cảnh phát triển của Thành phố đã có nhiều thay đổi đặt ra nhu cầu rà soát và điều chỉnh một số nội dung của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2001 cho phù hợp hơn với thực tế cũng như yêu cầu phát triển thành phố trong giai đoạn mới. 1.2.

Các căn cứ lập quy hoạch

-

Các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng;

-

Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nam Định đến năm 2025 được phê duyệt;

-

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Thành phố Nam Định trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Nam đồng bằng sông Hồng;

-

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020;

-

Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

-

Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/10.000 lập và bổ sung năm 2008 - 2009;

-

Các đồ án quy hoạch ngành, các dự án đầu tư xây dựng, các tài liệu và số liệu có liên quan. Sơ đồ ranh giới nghiên cứu quy hoạch

1


II. 2.1.

ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG Điều kiện tự nhiên tòan tỉnh Nam Định

Từ xưa, vùng Nam sông Hồng vốn là một khái niệm mang nhiều ý nghĩa về phong thủy, cảnh quan, phong tục, văn hóa, sản vật. Ranh giới thừa tuyên Nam Sơn thời Lê Thánh Tông (1469) đúng theo ý nghĩa vùng này, phía Bắc giáp vùng Hà Nội, phía Đông bắc là sông Hồng, phía Đông Nam và Nam là biển và phía Tây là núi, giáp Thanh hóa. Ranh giới này gần tương đương với ranh giới tỉnh Hà Nam Ninh sau năm 1975. Theo ý nghĩa truyền thống, vùng này là một vùng lúa nước quan trọng nhất về cả sản lượng lẫn văn hóa của Đồng bằng Bắc bộ và Nam Định là trung tâm địa lý cũng như văn hóa truyền thống của khu vực Nam sông Hồng này, cho dù ranh giới các tỉnh có sát nhập hay chia tách.

Vận chuyển phù sa của sông Nam Định cũng gần tương đương với sông Hồng. Lưu lượng của sông Đáy là 5 tỷ m3. Sông Ninh Cơ đổ 7 tỷ m3 nước ra cửa Lạch Giang.

Hình: Bản đồ Thừa tuyên Nam Sơn thời Hồng Đức Hệ thống sông nước là yếu tố chính tạo nên khung lập địa cũng như đánh dấu ranh giới và các vùng sinh thái tỉnh Nam định. Hệ thống sông hồ này như mạng mạch máu của phổi, dẫn nước và thóat nước tới từng vùng nhỏ. Trong đó không chỉ những sông chính mà tòan bộ các song, lạch nhỏ cũng rất quan trọng, tạo nên một tổng thể thủy lợi rất hòan chỉnh. Các sông lớn có đê bao bọc nên mức nước vào mùa lũ thường cao hơn mặt bằng chung và các sông con, do đó phải bơm nước từ sông con vào sông lớn. Mùa khô thì lại cần tháo nước từ sông chính vào các nhánh để tưới nước. Nếu hệ thống sông con không liên thông hoặc bị tắc nghẽn thì sẽ rất dễ xảy ra úng nội đồng vào mùa mưa. Trong hệ thống sông, sông Nam định có vai trò gần tương đương với sông Hồng đọan qua Nam định. Hàng năm sông Hồng đổ ra cửa Ba lạt 35 tỷ m3 nước, chia cho sông Nam định 25 tỷ m3.

Hình: Bản đồ tỉnh Nam Định thời Nguyễn Đồng Khánh

1


Phía Đông Bắc và Tây Nam, tỉnh Nam định được giới hạn bởi sông Hồng và sông Đáy. Địa hình tỉnh cũng được coi là một vùng đất giữa hai đứt gãy địa chất lớn là đứt gãy sông Đáy và đứt gãy sông Hồng. Sự phân bố địa hình này có ảnh hưởng đến yếu tố vi khí hậu của tỉnh, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Dãy núi phía Tây Nam tạo cho tòan bộ vùng này một tiểu khí hậu riêng biệt, với lượng mưa cao hơn, số ngày rét ít hơn những nơi khác. Trong nội bộ phần này thì lại có thể chia làm 3 vùng chính: -

Vùng giữa sông Đào Nam Định và sông Ninh Cơ là vùng đồng bằng phù sa tương đối trẻ, nền cao ráo, màu mỡ mà ít ngập úng, là vùng nông nghiệp quan trọng nhất của tỉnh.

-

Vùng Bắc sông Đào Nam Định là vùng phù sa cổ hơn, thấp trũng hơn và ít màu mỡ hơn, ít có giá trị về nông nghiệp.

-

Ngay cả những điều kiện như lượng nắng trong năm cũng phân bố tương tự theo cấu trúc này. Từ đó dẫn đến những môi trường sinh thái tự nhiên và nông nghiệp khác nhau cũng như những bản sắc văn hóa, ngành nghề khác nhau ở 3 vùng.

Phân vùng địa chất tỉnh Nam Định

Phân vùng địa hình cảnh quan tỉnh Nam Định

Phân vùng thổ nhưỡng tỉnh Nam Định

Phân vùng theo năng suất nông nghiệp

Ngay cả những điều kiện như lượng nắng trong năm cũng phân bố tương tự theo cấu trúc này. Từ đó dẫn đến những môi trường sinh thái tự nhiên và nông nghiệp khác nhau cũng như những bản sắc văn hóa, ngành nghề khác nhau ở 3 vùng. Định hướng quy họach chung cho tòan tỉnh Nam định cần lưu ý đến sự khác nhau cơ bản giữa 3 vùng này để đề xuất những chiến lược khác nhau cho từng vùng. Những phân tích chi tiết hơn về địa hình, thổ nhưỡng, địa chất công trình v.v. sẽ cho phép định hướng chi tiết hơn trong công tác quy họach.

2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.2.1. Các điều kiện tự nhiên của khu vực nội thành và vùng ven đô Các đặc điểm lập địa của khu vực nghiên cứu như địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thực bì v.v. có liên quan mật thiết với nhau. Nói chung phần phía Bắc và phía Nam sông Đào có nhiều đặc điểm về điều kiện tự nhiên khác nhau. a) Địa chất công trình: Phân vùng nắng tỉnh Nam Định

Phân vùng nhiệt tỉnh Nam Định

Về đặc điểm địa chất công trình, nói chung, khu vực quy hoạch thuộc thềm đất bồi tương đối yếu, mức nước ngầm cao, không thực sự thuận lợi cho việc xây dựng công trình cao tầng, đặc biệt là khu vực phía Tây của vùng nghiên cứu nằm trong vùng trầm tích đầm lầy gốc sông. Tuy nhiên, đây cũng không phải là những trở ngại không thể vượt qua. Căn cứ vào 125 lỗ khoan phân bố 2


không đều trong thành phố cho thấy cột địa tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét – Lớp sét pha – Lớp bùn sét pha – Lớp cát và lớp bùn sét pha. Cường độ chịu lực của đất yếu ≤1kg/cm2.

khi đó phía Bắc, ở những khu vực không làm nhà cửa thì chỉ trồng lúa. Vùng này có năng suất lúa thấp nhất tỉnh Nam định, vì thổ nhưỡng thuộc lớp phù sa cổ glây hóa mạnh. Có thể nói giá trị nông nghiệp khu vực phía Bắc sông không cao. Riêng những dải bãi bồi ngoài sông có đất phù sa bồi mới hàng năm, là khu vực đặc biệt hấp dẫn cho việc trồng hoa, màu, tuy diện tích không lớn.

Đặc điểm địa chất khu vực tp Nam Định

Địa hình khu vực tp Nam Định

Thổ nhưỡng khu vực tp Nam Định Sản lượng nông nghịêp khu vực tp Nam Định (Ghi chú: Chú thích cho các sơ đồ trên xem các sơ đồ phân tích cùng nội dung cho toàn tỉnh ở trang trước). b) Địa hình: Về địa hình, nhìn chung, khu vực quy họach là vùng phù sa sông, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ từ 0,3 ÷ 5,7m. Thềm phía Nam sông Đào thuộc một địa hình bãi bồi cao, trong khi phần phía Bắc sông thuộc địa hình bãi bồi thấp, có niên đại cổ hơn. Thành phố Nam Định có hướng dốc địa hình từ Tây sang Đông. Tuy cùng là gốc phù sa, nhưng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác hơn hẳn khu vực phía Bắc. Phía Nam là khu vực những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng xã Nam Điền, xen lẫn với ruộng lúa. Đất ở đây thuộc lọai phù sa ít chua, ít glây, tốt nhất của tỉnh Nam Định. Trong

Hình: Sơ đồ phân bố quỹ đất nông nghiệp c) Thủy văn: Trong các yếu tố tự nhiên, hệ thống nước và đi kèm với nó là diện tích đất nông nghiệp là những yếu 3


tố quan trọng nhất trong vùng quy họach. Hệ thống nước là khung cấu trúc quan trọng nhất của địa hình thành phố, trong đó quan trọng nhất là sông Hồng và nhánh sông Đào của nó. Ngoài ra, còn có sông Vĩnh Giang và sông Châu Giang là hai con sông nhỏ nhưng rất quan trọng đi qua địa phận quy họach. Phía Đông và Bắc của vùng quy họach được định giới rõ ràng bởi sông Hồng và sông Châu Giang. Riêng sông Đào đi chéo qua địa giới thành phố, có thể hiểu như một yếu tố nằm giữa đô thị hay một ranh giới không nên vượt qua. Sông Đào là con sông nối liền sông Hồng với sông Đáy nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 con sông này. Thành phố Nam Định còn nằm trong vùng đồng bằng thấp Bắc Nam Hà nên có đê sông Hồng, sông Đáy, sông Đào ngăn lũ và các trạm bơm tiêu khi mực nước sông cao hơn nước nội đồng. * Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Nam Định, chế độ thủy văn sông Đào tại Nam Định như sau: -

* Ngoài những con sông, hệ thống nước mặt của thành phố Nam định còn bao gồm 3 yếu tố chính: Các hồ nước, hệ thống kênh rạch và rất nhiều những ao nhỏ trong các khu làng.

Chế độ mực nước: + Mực nước trung bình năm: 1,52m + Mực nước cao nhất: 5,77m + Mực nước thấp nhất: -0.4m

-

Lưu lượng: + Trung bình: 896m3/s + Lớn nhất: 6.650m3/s + Nhỏ nhất: 0m3/s (nước ngừng chảy).

-

Độ dốc trung bình sông: 0,0012.

-

Cao độ đáy sông: -0,6m đến -0,8m.

-

Mực nước báo động theo các cấp trên sông Đào: + Cấp I:

+3,2m

+ Cấp II: +3,9m + Cấp III: +4,4m. * Mực nước báo động theo các cấp trên sông Hồng đoạn qua Nam Định: + Cấp I:

+3,8m

Mực nước trong kênh, hồ ngoại thành phụ thuộc vào chế độ tưới tiêu trong vùng Bắc Nam Hà. Trong mùa mưa, các trạm bơm tiêu có nhiệm vụ khống chế mực nước ngập không quá +1,4m. Trong thực tế, mực nước kênh từ ngoại thành hàng năm ngập lớn hơn +1,4m. Các hồ trong nội thị bị ngập cao. Trong phạm vi thành phố có 3 hồ lớn: + Hồ Truyền Thống:

Hđáy = +0,8m

+ Cấp II: +4,8m

Hbờ = +2,2m

+ Cấp III: +5,8m. Theo quan điểm quy hoạch năm 1998, sông Đào được xác định như là một con sông nội thị, chảy qua giữa hai nửa đô thị tương đối cân xứng. Tuy nhiên, thực tế phát triển đô thị Nam định trong 10 năm qua, cộng với bản chất thổ nhưỡng, lập địa và giá trị nông nghiệp khác nhau giữa hai nửa cho thấy nên cân nhắc lại chiến lược này. Thực tế sông Đào có lưu lượng nước và phù sa gần tương đương với nhánh chính của sông Hồng. Hai bên sông Đào lại có đê cao hơn mặt bằng thành phố 2 - 4 mét. Đối với một đô thị quy mô vừa và tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế như Nam Định, việc ôm lấy con sông này vào giữa lòng thành phố sẽ đặt ra nhu cầu đầu tư rất lớn, cần cân nhắc kỹ nhu cầu phát triển sang phía Nam sông. Nên định hướng phát triển đô thị tập trung về phía Bắc sông Đào để hạn chế nhu cầu giao thông qua lại hai bên sông.

Hmax = +1,8m

F = 15,32ha. + Hồ Vị Xuyên:

Hmax = +2,0m Hđáy = +0,8m Hbờ = +2,5m F = 6,95ha.

+ Hồ Năng Tĩnh:

Hmax = +2,0m Hđáy = +0,78m Hbờ = +2,2m

F = 4,96ha. Hệ thống hồ ao dày đặc tạo ra một kiểu địa hình như một miếng bọt biển, có tác dụng trữ nước và chống úng rất hữu hiệu vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô. Đây cũng là những yếu tố cảnh quan đặc trưng, tạo ra thế mạnh cảnh quan của thành phố Nam định sau này. Hệ thống kênh rạch nối với nhau thành một mạng lưới, có thể thu nước bơm ra sông vào mùa mưa và cấp nước từ

4


sông vào mùa khô. Hệ thống tuyến và điểm nước dày đặc này là nét đặc trưng của thiên nhiên vùng đồng trũng, vừa có chức năng trữ nước vừa có tác dụng cảnh quan. Mặt bằng hiện trạng hệ thống nước cho thấy yếu tố này trong quá khứ gần như không được lưu ý trong quá trình đô thị hóa, do đó tại khu vực đô thị hóa, mạng nước bị san lấp, hệ thống bị đứt gãy. Theo lý thuyết, khi một khu vực chuyển từ chức năng nông nghiệp sang xây dựng đô thị thì hệ số thoát nước mặt sẽ tăng lên 3-5 lần, yêu cầu đáp ứng lưu lượng thoát nước mặt cũng phải tăng tương ứng. Tất nhiên nhu cầu này có thể được giải quyết bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhưng sẽ đòi hỏi kinh phí và không linh họat cho việc thay đổi, xử lý, lại mất đi bản sắc cảnh quan. Với quy mô một đô thị như Nam định, có thể yếu tố kỹ thuật thoát nước chưa phải là bài toán sống còn, nhưng sự kém hiệu quả về cảnh quan thì đã thể hiện rất rõ, trên cả bản đồ hiện trạng lẫn thực tế đô thị.

2.3.

Hiện trạng kinh tế - xã hội:

1.1.1. Vị thế của Nam Định trong mối quan hệ liên vùng và mục tiêu phát triển chung

Trong tương lai xa, với tầm nhìn về nguy cơ nước biển dâng cao, đồng bằng Bắc bộ, trong đó có vùng Nam định, rất có thể phải chịu ảnh hưởng lớn. Khi đó tình trạng nước sông thường trực ở trên mặt bằng đô thị sẽ là phổ biến và việc thoát úng sẽ luôn đi kèm với chi phí cho bơm nước. Vì vậy, những giải pháp lưu trữ nước mặt dưới dạng một hệ thống ao hồ kênh rạch dày đặc, thậm chí có tác dụng phục vụ sản xuất và tái xử lý nước thải sẽ ngày càng trở nên cần thiết. d. Địa chấn: Theo tài liệu rà soát tai biến địa chất, Nam Định nằm trong vùng động đất cấp VIII (theo tài liệu của viện Vật lý Địa cầu Quốc gia), khi xây dựng các công trình cao tầng, các công trình quan trọng cần phải tính toán với cấp động đất được cảnh báo. e. Khí hậu: Thành phố Nam Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các số liệu về khí hậu đo tại trạm khí tượng Nam Định, thời gian quan trắc 45 năm (1960 – 2005). + Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình năm: 23,50C - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39,50C (tháng 5/1994) - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 5,10C (tháng 12/1975). + Nắng: - Số giờ nắng trung bình năm: 1586 giờ - Số giờ nắng cao nhất năm: 1984 giờ (năm 1987) - Số giờ nắng nhỏ nhất năm: 1234 giờ (năm 1995). + Mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 70 – 75% lượng mưa cả năm - Lượng mưa trung bình năm: 1.717mm - Lượng mưa cao nhất/năm : 2.989mm (năm 1994) - Lượng mưa thấp nhất/năm: 985mm (năm 1988). + Độ ẩm không khí: - Độ ẩm trung bình: 86% - Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối: 28%. + Gió: - Tốc độ gió lớn nhất: 48m/s - Tốc độ gió trung bình: 2,4m/s - Hướng gió chủ đạo: Mùa hè: gió Đông Nam; Mùa Đông: gió Bắc.

Về vị trí địa lý, Nam Định nằm ở trung tâm của vùng Nam đồng bằng Sông Hồng, bao gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình. Các mối liên kết nội vùng đã được tổ chức khá tốt, đặc biệt là thông qua quốc lộ 10 và quốc lộ 21. Hiện trạng và các định hướng phát triển, đặc biệt là về hạ tầng kỹ thuật cho thấy Nam Định đang và sẽ được bổ sung các hạ tầng giao thông quan trọng để kết nối tốt hơn với Thủ đô Hà nội, với hành lang kinh tế ven biển Bắc Bộ cũng như với trục đông lực phát triển Bắc – Nam của toàn quốc. Mục tiêu về kinh tế xã hội của Thành phố Nam định là trở thành trung tâm của vùng Nam Sông Hồng. Tiêu chí lớn nhất có thể đặt ra là Nam định tạo thành thế chân vạc với trục phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Hạ Long phía Bắc. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chí này trong tương lai, cần có những chiến lược kinh tế rất rõ ràng, tập trung vào một số ngành mũi nhọn, có khả năng khuếch tán cao, không đầu tư dàn trải. Để trở thành một điểm trong thế chân vạc, Nam định cần có định hướng trao đổi với Hà nội, Hải phòng chứ không định hướng khép kín như một trung tâm tổng hợp đa ngành. Như vậy, vai trò của cảng Thịnh Long cần được cân nhắc kỹ, vì cảng biển này 5


không thể cạnh tranh với Hải phòng, Quảng Ninh. Nếu thực sự khu vực Nam sông Hồng cần phải xuất khẩu hàng qua đường biển thì nên tận dụng đường giao thông nối với Hải Phòng. Trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh, dải ven biển tất nhiên có vai trò quan trọng. Vì vậy, cần có sự nối kết chặt chẽ giữa thành phố và khu vực ven biển. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ khai thác khu vực ven biển này như thế nào, cho mục đích gì và nối TP. Nam Định với điểm nào ven biển.

hữu cơ của vùng kinh tế Hà nội. Có nghĩa là chiến lược phát triển theo ngành dọc, khai thác những phân khúc thị trường của vùng Hà nội kết hợp với vai trò là một trung tâm phục vụ cho một số nhu cầu nội bộ của vùng phía Nam sông Hồng. Đối với các tỉnh, thành phố lân cận, Nam định chỉ cần chiếm ưu thế tiên phong, không cần vai trò trung tâm. Chiến lược như vậy sẽ hiệu quả và an tòan hơn, vì không có gì đảm bảo các thành phố kia sẽ chấp nhận vai trò trung tâm của Nam định. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ trực tiếp thì theo quy luật phân bố của Christaller, Nam định có thể đóng vai trò trung tâm nhờ vị trí địa lý ở trung tâm của mình.

1.1.2. Hiện trạng Dân số - Lao động – Kinh tế:

b) Mật độ dân cư:

a) Hiện trạng dân số:

Mật độ dân cư nội thành đạt được mức độ rất tốt là trung bình khỏang 200-300 người/ha. Mật độ dân cư này là tối ưu để có thể đạt được sự sầm uất đô thị mà chưa bị quá tải về giao thông và hạ tầng, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả tích hợp giữa các hoạt động đô thị.

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số toàn thành phố Nam định là 244.017 người, trong đó dân số khu vực nội thành là 194.905 người – tăng 26.300 người so với năm 1999 – tỷ lệ tăng trung bình trong giai đoạn 1999 - 2009 là 1,46%/năm – chỉ đạt khoảng 30% so với mức tăng trưởng dự báo của đồ án năm 2001 (dự báo giai đoạn 1999 – 2010 tăng 101.000 người). Nếu tính cả dân số trong phạm vi dự kiến mở rộng ranh giới hành chính toàn thành phố, tổng quy mô dân số hiện trạng là khoảng 370.000 người (số liệu năm 2009). Việc mở rộng ranh giới hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc định hướng phát triển không gian đô thị. Tuy nhiên, quy mô dân số nội thành không tăng tỷ lệ thuận với ranh giới hành chính, mà phụ thuộc chủ yếu vào thực tế khả năng thu hút đầu tư, tạo việc làm trong đô thị. Bảng: Hiện trạng dân số và đô thị hoá Hạng mục

Dân số (1000 người)

Tỷ lệ (%)

1999

2009

1999

2009

Tổng dân số

230

244

100

100

Dân số thành thị

169

195

73

80

Dân số nông thôn

61

49

27

20

Tỷ lệ đô thị hóa

73

80

Tốc độ tăng trưởng dân số đô thị TB (%/năm)

1,46

Với dân số hiện trạng xấp xỉ 250 ngàn người, Nam định vẫn còn là một thành phố nhỏ. Tương quan dân số giữa Nam định và Hà nội đã thay đổi một cách cơ bản giữa thời Pháp thuộc và hiện tại. Trước đây, cả hai đều là thành phố nhỏ, tuy có chênh nhau đôi chút. Ngày nay, Hà nội mở rộng đã là một đô thị lớn, tiềm năng hàng chục triệu dân, tuân theo những quy luật kinh tế - xã hội hòan tòan khác. Theo thống kê của vài chục năm vừa qua, cũng như những suy đóan logic về chiến lược kinh tế, Nam định sẽ không thể đột phá phát triển lên thành đại đô thị hàng triệu dân, tuy nhiên về quy mô vẫn có thể lớn hơn các đô thị khác trong vùng. Để giữ được vị thế đi đầu về kinh tế ở vùng Nam sông Hồng có lẽ không khó, vì các nơi khác không có tiềm thể thực sự lấn át Nam định, nhưng để trở thành trung tâm vùng thì vấn đề không phải là trở thành lớn nhất, mà là có vai trò đi đầu và tác động thúc đẩy trong toàn vùng. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò này cần được khẳng định bằng những hoạt động thực sự nổi trội, có sức thuyết phục đối với các thị trường khác trong vùng. Nền kinh tế thế giới hiện nay đang đi theo hướng luân chuyển quốc tế. Nguồn đầu tư chủ yếu dồn vào các điểm thị trường lớn, thường là những vùng đô thị đông dân, trong khi đó các thành phố nhỏ ngày càng khó thu hút đầu tư. Vì Nam định không có định hướng trở thành một đại đô thị thứ 2 bên cạnh Hà nội, nên có lẽ chiến lược hiệu quả nhất là trở thành một bộ phận

c) Hiện trạng phát triển kinh tế và lao động: Cơ cấu ngành nghề của thành phố Nam định hiện nay cho thấy vai trò của công nghiệp đã không còn chiếm vị trí độc tôn như trước đây. Thay vào đó là xu hướng chuyển dần sang dịch vụ. Trong công nghiệp, nhìn chung, vẫn tập trung nhiều nhất vào hai ngành truyền thống là dệt may và đồ uống. Tuy nhiên, dịch vụ ở Nam định chưa phải lọai dịch vụ thời kỳ hậu công nghiệp mà mới là lọai dịch vụ đô thị dựa trên tái phân phối hàng hóa là chính, do đó, tiềm năng tăng trưởng không cao. Trong thập kỷ vừa qua, nhu cầu lao động của khối dịch vụ đã chững lại, trong khi nhu cầu của khối 6


công nghiệp có tăng nhẹ do những dự án đầu tư gần đây. Với cơ cấu ngành nghề như vậy, Nam định chưa thực sự được chuẩn bị cho khả năng cạnh tranh để phát triển kinh tế trong tương lai.

Hiện trạng lao động một số ngành chính phân theo ngành nghề 32505

35000

80%

15000

47,5

50,0

Dịch vụ

33,8

39,3

16,2

13,2

2000

2006

10120

10000 5000

Công nghiệp, xây dựng

20% 0%

17519

20000

60% 40%

22650

25000

4878

2217

1812

5434

7891

5284

0 SX thực phẩm và đồ uống

Nông, lâm nghiệp và thủ ả

SX sản phẩm dệt

SX trang phục

Khác

Tổng

Năm 2000 Năm 2006

Hiện trạng cơ cấu số lượng và lao động các doanh nghiệp

Cơ cấu GDP năm 2008 2%

18

100% 80% 60%

85

53

14

29

40%

43%

20%

1

0%

55%

Cá thể

Tỷ trọng về số doanh Tỷ trọng về số lao động nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Quy mô lao động TB

GDP năm 2008 (tỷ đồng) 2286

2500 2000

1265

1500

984

1000 500

37

0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Tổng cộng

53,90

50,00

500 400 300 200

76

100

23,99

20,00

Doanh nghiệp nhà nước

40%

23,33 24,28

15,01 8,00

20%

6,82

SX thực phẩm và đồ uống

SX sản phẩm dệt

0% SX trang phục

Khác

4

0 Doanh nghiệp tư nhân

7,56 14,00

60%

30,00

0,00

600

80%

44,68

40,00

10,00

630

700

Cá thể

Lao động sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế 100%

Tỷ trọng lao động một số ngành chính phân theo ngành nghề 60,00

Lao động/doanh nghiệp

100%

30000

Hiện trạng cơ cấu lao động

Năm 2000 Năm 2006

Nhà nước Tư nhân

32,51

3,86

22,65

5,96

14,93 3,73

4,98

0,14 Đầu tư nước ngoài

Khác

Tổng số Năm2006 Năm 2000

7


Số liệu thống kê cho thấy tuy khối kinh tế tư nhân, cá thể đang trong quá trình phát triển và chiếm số lượng doanh nghiệp rất đông, nhưng kinh tế Nam định vẫn bị chi phối bởi một số ít doanh nghiệp lớn nhà nước. Chỉ vài công ty nhà nước sử dụng tới 1/3 tổng lao động tòan thành phố. Mức độ tập trung cũng khá cao, chỉ riêng 10 doanh nghiệp lớn nhất sử dụng tới 86% tổng lao động và cho ra 57% sản phẩm. Tương tự, trong khối dịch vụ, những cơ sở tương đối lớn đa số đều của nhà nước. Gần đây có một số dự án đầu tư nước ngòai, nhưng vai trò đối với thị trường lao động cũng như thu nhập quốc dân của tỉnh còn chưa đáng kể. Với cấu trúc kinh tế như vậy, nền kinh tế thành phố Nam định còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và độ rủi ro còn rất cao. Ngoài các hoạt động kinh tế tập trung tại thành phố Nam Định, trong toàn tỉnh Nam Định có 52 làng nghề và 48 điểm công nghiệp – TTCN gắn với các khu dân cư nông thôn, phân bố chủ yếu ở các huyện phía Nam TP. Nam Định. Các làng nghề rất phong phú đa dạng, bao gồm các ngành nghề gắn với cế biến sản vật nông nghiệp, trồng dâu - nuôi tằm - dệt vải, thủ công mỹ nghệ, gia công cơ khí phục vụ sản xuất và dân sinh, đặc biệt là các làng nghề trồng hoa – cây cảnh. Đây là những thành phần kinh tế cần được quan tâm đầu tư, nâng cao công nghệ và giá trị sản xuất, phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn, đóng góp tích cực hơn và tăng tính bền vững cho nền kinh tế của toàn tỉnh. Nam Định cần có định hướng phát triển khai thác vai trò là trung tâm giao lưu của mạng lưới rộng lớn này.

Hình: Sơ đồ phân bố các làng nghề tỉnh Nam Định

Hình: Các làng hoa – cây cảnh nổi tiếng phía Nam sông Đào của thành phố Nam Định

Hình ảnh cảnh quan làng hoa – cây cảnh nổi tiếng của Nam Định 2.4.

Hiện trạng hệ thống di tích – danh lam thắng cảnh tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định:

Nam Định là một vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính... Trên địa bàn Tỉnh có 1.655 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 135 di tích đã được Nhà nước xếp hạng bao gồm: đình, chùa, đền, phủ… Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ du lịch tiêu biểu như: quần thể di tích văn hóa lịch 8


sử triều Trần, quần thể di tích Phủ Giầy, chùa Cổ lễ, chùa Keo Hành Thiện, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh, ngôi nhà số 7 Bến Ngự - một địa chỉ văn hóa quan trọng ở Nam Định. Các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đặc điệt tại Nam Định các di tích văn hóa lịch sử đều gắn liền với các lễ hội. Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, Nam Định có nền văn hóa dân gian phong phú. Nền văn hóa này bắt nguồn từ đời sống của nhân dân và được phát triển với nhiều hình thức sinh họat văn hóa đa dạng với các lọai hình nghệ thuật như hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm… với những hội làng truyền thống như vạt võ, bơi trải, rước kiệu… Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Nam Định diễn ra trên 40 lễ hội truyền thống. Các lễ hội truyền thống trong Tỉnh thu hút nhiều người tham dự như: lễ hội Đền Trần, lễ hội Phủ Giầy, lễ hội chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ…

Lễ hội Phủ Giầy

Lễ hội Đền Trần

Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện

Hội chợ Viềng

Chùa Phổ Minh

Chùa Cổ Lễ

Hệ thống các công trình di tích lịch sử - tôn giáo này nếu được bảo tồn, tôn tạo đúng cách sẽ là những yếu tố quan trọng góp phần góp phần làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Nam Định, tạo bản sắc văn hóa với nhiều nét đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ và cũng đồng thời có nhiều giá trị đặc trưng riêng của Nam Định. Trong lòng thành phố Nam Định cũng như các khu vực kề cận tập trung rất nhiều công trình di tích, tôn giáo. Đây cũng là yếu tố cần được quan tâm trong quá trình phát triển và mở rộng đô thị để không những không làm tổn hại mà còn phát huy các giá trị này trong tổng thể chung của Thành phố.

Nhà thờ Khoái Đồng Nhà thờ Lớn – Nam Định Hình: Hệ thống các công trình di tích – danh lam thắng cảnh tiêu biểu tỉnh Nam định 9


Bên cạnh các giá trị di tích lịch sử văn hóa, Nam Định còn có truyền thống là đất học. Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một trong ba thành phố lớn nhất cả nước cùng Hà Nội và kinh đô Huế. Thời đó Nam Định còn có trường thi hương, thi hội, có cả Văn Miếu giống Hà Nội. Ngày nay, chức năng của công trình này đã được chuyển đổi thành trường học phổ thông, không gian cảnh quan của trường cũng đã thay đổi nhiều, tuy nhiên, công trình kiến trúc chính thì vẫn giữ được những hình thức cơ bản. Truyền thống đất học của Nam Định đã được phát huy trong suốt lịch sử phát triển của thành phố. Đến năm 2010, tại thành phố có 12 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và là một trong những yếu tố khiến cho Nam Định vẫn duy trì được vai trò trung tâm giáo dục đào tạo của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Khi chưa xuất hiện cảng Hải Phòng thì Nam Định nằm bên sông Hồng, cảng sông Vị - bến Đò Quan là cảng sông quan trọng bậc nhất phía Bắc, có thời kỳ phát triển hưng thịnh " trên bến dưới thuyền" nhộn nhịp và không gian ven sông đã từng là không gian mặt tiền quan trọng nhất của thành phố mang lại cho cảnh quan đô thị những giá trị riêng. Bến Đò Quan ngày nay đã được thay thế bởi cầu Đò Quan, nhưng giá trị của sông Đào đối với thành phố Nam Định vẫn rất lớn và cần được phát huy trong tổ chức không gian đô thị.

Hình: Cảng sông Nam Định Hình: trường đại học Nam Định thời Nguyễn Cùng với thủ đô Hà Nội, Huế, Thành phố Nam Định là một trong ba nơi trên cả nước đặt cột cờ Việt Nam, thể hiện niềm tự hào và kiêu hãnh của Tổ quốc và vai trò của thành phố Nam Định nói riêng. Cột cờ Nam Định cũng là một trong những công trình di tích tiêu biểu cần được chú trọng trong tổ chức không gian điểm nhấn của thành phố.

2.5.

Hiện trạng sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan

1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất: Năm 2009, diện tích đất tòan thành phố Nam định là 4.625 ha, trong đó có 1.850 ha đất nội thành. Trong tổng số khoảng 4.625 ha đất toàn thành phố, có khoảng: -

2.525 ha đất xây dựng, bao gồm: Đất xây dựng đô thị trong nội thành là 1.433 ha và đất xây dựng ở ngoại thành là khoảng 1.093 ha; khoảng 1.608 ha đất nông nghiệp, còn lại khoảng 490 ha các loại đất khác.

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị nội thành năm 2009 trung bình là 70,7m2/người. Nếu tính cả diện tích đất xây dựng các khu chức năng ở vùng ven trên dân số nội thành, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị hiện trạng là khoảng 133m2/người. Trong giai đoạn 2000 – 2009, diện tích đất xây dựng tăng từ 1.800 ha lên gần 2.600 ha, nhưng trong đó, khoảng 100 ha đất đã giao đất lập dự án nhưng chưa triển khai xây dựng và khoảng 800 ha đất các dự án đang trong quá trình xây dựng chưa hoàn thiện (kể cả dự án khu du lịch văn hóa Trần). Trong đất xây dựng đô thị, đất nhà ở chiếm tỷ lệ lớn, chỉ tiêu đất công trình công cộng cũng như cây xanh chỉ đạt tương ứng là 1,1 và 1,3 m2/người (tiêu chuẩn đối với đô thị loại I là 7m2/người).

10


Bảng: Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Nam Định năm 2009 Nội thành TT

Danh mục

Ngọai thành

Diện Tỷ lệ M2/ Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) tích (ha) (%) người (ha) (%)

Tổng diện tích nội thành 1849,6 A

Tổng diện tích đất xây dựng

I Đất dân dụng 1 Đất đơn vị ở/khu dân cư 2 Đất công trình công cộng cấp đô thị

Toàn thành phố

2775,41

4625,02

1433,3 100,0 70,7 1092,59 100,0 2525,90 100,0 1066,6

74,4 52,6

666,41

776,7

54,2

36,2

522,80

21,6

1,5

1,1

24,57

61,0 1733,05

68,6

47,8 1299,51 51,45 2,2

46,15

1,83

3 Cơ quan, trường chuyên nghiệp

77,95

3,8

44,34

122,29

4 Đất cây xanh_TDTT

25,40

1,3

6,70

32,10

8,1

68,00

6,2

233,00

9,22

39,0

792,85

31,4

5 Đất giao thông nôi thị

165

II Đất ngoài dân dụng

366,67

25,6 18,1

426,18

1 Đất giao thông đối ngoại

52

2,6

57,00

109,00

2 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông

5

7,00

12,00

298,66

349,91

648,57

11,01

12,27

23,28

416,29

1682,82

2099,11

1 Đât sông suối, mặt nước chuyên dùng

172,53

214,77

387,30

2 Đất an ninh quốc phòng

11,36

16,04

27,40

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

18,85

27,04

45,89

4 Đất thuỷ lợi

0,933

17,022

17,96

208,37

1398,72

1607,09

122,13

1179,12

1301,25

Đất trồng cây lâu năm

26,56

95,54

122,10

Nuôi thuỷ sản

58,49

124,02

182,51

Đất nông nghiệp khác

1,19

0,04

1,23

6 Đất chưa sử dụng (đất gò đồi)

4,25

9,23

13,48

3 Đất công nghiệp và sản xuất kinh doanh 4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng B Đất khác

5 Đất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm

11,5

Hiện trạng đất xây dựng

Từ năm 2000 - 2009, thành phố đã chuyển khoảng 800 ha đất nông nghiệp thành đất xây dựng. Tuy so với tổng diện tích thành phố, đây là con số vẫn chưa đến mức báo động, nhưng phần tăng thêm này tương đương với 50% tòan bộ diện tích đô thị hiện hữu. Thực tế đô thị hóa trong thời kỳ hiện đại vốn là không thể dự báo chính xác, nhưng nếu so với sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế thực tế thì cho thấy bước tiến đô thị hóa như vậy vẫn là quá nhanh so với tốc độ gia tăng thực tế của tiềm lực phát triển về mọi mặt.

11


Trong khi Thành phố được mở rộng ra khu vực ven đô, trong khu vực nội thành vẫn còn nhiều quỹ đất thuộc quyền sử dụng đất nhà nước, có thể được sử dụng một cách hợp lý hơn, nổi trội nhất là khu vực nhà máy dệt ở ngay trung tâm và khu vực cảng sông, nhà máy đóng tàu. Mặt khác, việc tồn tại những khỏang đất sở hữu công cộng nằm rải rác khắp nơi trong nội thị này cũng là một cơ hội mà nếu tái tổ chức tốt, Nam định có thể trở thành một đô thị có hệ thống tiện ích công cộng rất tốt.

-

Không gian đô thị hóa hai bên QL10;

-

Khu vực quanh hồ Truyền Thống;

-

Khu vực phía Nam sông Đào.

Sơ đồ phân bố đất có quyền sử dụng thuộc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoặc đất công cộng

Hiện nay, thành phố đã được dự định mở rộng ranh giới thêm khoảng 15.000 ha. Việc mở rộng ranh giới hành chính sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển đô thị, nhưng tốc độ đô thị hóa không đi song song với việc mở rộng ranh giới hành chính này, quy mô và phạm vi phát triển khu vực nội thành sẽ được định hướng trên cơ sở khai thác tiềm năng hợp lý và đảm bảo tốt các mối liên kết đô thị, nông thôn (xem sơ đồ ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch – trang 7).

Hình: Hiện trạng các cấu trúc đô thị đặc trưng

b) Hiện trạng kiến trúc – cảnh quan khu đô thị trung tâm hiện hữu: 1.1.4. Hiện trạng không gian kiến trúc - cảnh quan đô thị: a) Nhận diện các giá trị và cấu trúc cảnh quan đặc trưng: Về không gian đô thị, nhìn chung, khu nội thành đã phát triển dày đặc, mật độ xây dựng cao và thấp tầng - là hình thái phát triển phù hợp với đô thị quy mô như Nam Định. Thành phố Nam Định là một thành phố có bề dày lịch sử khá lâu đời (khoảng 750 năm). Do đó, kiến trúc - cảnh quan đô thị cũng có nhiều giá trị đặc trưng cần được tôn tạo và khai thác trong phát triển đô thị. Mặt bằng đô thị gồm nhiều khu vực với những cấu trúc khác nhau, như: -

Khu phố cổ, phố cũ - khu đô thị trung tâm hiện hữu;

-

Các khu đô thị mới đan xen với cấu trúc làng xóm, đất nông nghiệp hiện trạng;

Khu đô thị trung tâm hiện hữu là không gian đô thị quan trọng nhất của thành phố Nam Định, bao gồm các khu vực phố cổ, và các khu vực đô thị hình thành từ thời Pháp thuộc và tiếp tục được cải tạo, nâng cấp trong những năm vừa qua, được giới hạn bởi đường Trường Chinh (về phía Bắc), ga đường sắt về phía Tây, sông Đào về phía Nam và đê hữu sông Đào (đoạn qua đền Hữu và trạm bơm) về phía Đông. Nếu như Hà Nội xưa có phố phường nào thì TP Nam Định cũng hầu như có những phố cổ đó. Những con phố nhỏ nằm ven bờ sông Đào mang dáng vẻ riêng gắn liền với gần 750 năm phát triển của TP Nam Định. Những phố cổ của Nam Định cũng như Hà Nội đa phần là các phố nghề như Hàng Vàng, Hàng Bát, Hàng Nâu, Vải Màn v.v... Hiện nay, những con phố đa phần không còn giữ lại được tên cổ như ở Hà Nội, và cũng không còn

12


buôn bán những mặt hàng truyền thống, tuy nhiên vẫn còn phần nào giữ được dáng vẻ cổ kính, không gian ấm cúng, thân thiện. Hiện tại ở TP Nam Định còn một số phố mang tên gọi cổ là Hàng Tiện, Hàng Cấp, Bắc Ninh, Hàng Thao, Hàng Đồng, Hàng Sắt, ... còn lại phần lớn đã được đổi tên như Hai Bà Trưng, Hoàng Văn Thụ, Trần Hưng Đạo.

Nhà Văn hóa

Hồ Tỉnh ủy

Đường phố chính trong khu trung tâm

Các phố cổ hiện nay ở Nam Định nơi buôn bán sầm uất nhất nhất và là một phần quan trọng tại trung tâm thành phố Nam Định.

Bên cạnh khu phố cổ, khu vực đô thị hình thành và phát triển từ thời Pháp thuộc đến nay đã tạo ra những không gian đô thị chính của thành phố, như: các quỹ đất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt; Các khu phố tương đối khang trang, bề rộng đủ để đáp ứng khả năng giao lưu mà không quá rộng đến mức phá vỡ cảnh quan đô thị, là nơi chứa đựng các chức năng chính của thành phố (hành chính, tôn giáo, thương mại, văn hóa…) với mật độ đường khá cao; Khu trung tâm hành chính của tỉnh tại khu vực hồ Tỉnh ủy; Khu trung tâm văn hóa, du lịch tại khu vực hồ Vị Xuyên; cảng sông Đào…

Trong khu vực này, có một số vấn đề tồn tại cần được giải quyết để nâng cao giá trị đô thị như: -

Do cấu trúc giao thông của khu phố cổ là cấu trúc giao thông phục vụ cho đi bộ và xe thô sơ là chủ yếu nên với tỷ lệ xe cơ giới như hiện nay (dù tỷ lệ sử dụng ô tô cá nhân của Nam Định chưa cao) đôi khi tạo cảm giác chật chội, giao lưu khó khăn trong khu phố cổ. Đặc biệt là vỉa hè không được quản lý tốt nên nhiều khu vực đã bị lấn chiếm, chất lượng không gian đô thị nhiều nơi rất thấp.

13


Hình: Các công trình kiến trúc cổ đang xuống cấp của tp. Nam Định

Hình: Vỉa hè nhỏ (và đang tiếp tục bị cắt nhỏ đi để dành không gian cho phương tiện giao thông) khiến chất lượng không gian đô thị bị suy giảm.

-

Phố cổ Nam Định đa phần khác với phổ cổ Hà nội ở chỗ chiều sâu của các lô đất không lớn, mật độ dân số không quá cao nên đã rất dễ dàng chuyển đổi thành các dãy dãy phố thương mại hiện đại mà không gặp phải những vấn đề môi trường và xã hội như ở phố cổ Hà nội. Vấn đề lớn nhất đối với khu phố cổ Nam định là mặt cắt các tuyến đường giao thông nhỏ, cần có những biện pháp tổ chức riêng – phù hợp về giao thông đô thị để nâng cao giá trị giao lưu của khu vực này.

-

Riêng về công trình kiến trúc, các công trình cổ nói chung không còn nhiều, đa số đã bị thay thế hoặc chen lấn bởi các công trình xây dựng mới. Cần có các chương trình/dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ trong khu vực này, nhưng phải đảm bảo phát huy được các giá trị của các công trình này trong các hoạt động đô thị ngày nay và trong tương lai và đảm bảo đời sống sinh hoạt cho các chủ sở hữu, chứ không đơn thuần biến các công trình này thành di vật bảo tàng, thì giá trị văn hóa – nhân văn và du lịch của khu vực này sẽ đóng góp đáng kể vào giá trị chung của thành phố. Mặt khác, cần nhìn nhận giá trị chính của khu phố cổ nằm ở trong cấu trúc mạng lưới đường dày đặc, các ô phố và lô đất có kích thước khá nhỏ, tạo khả năng chứa đựng các chức năng cũng như đối tượng sử dụng đa dạng với mật độ cao, đồng thời lại có thể linh hoạt chuyển đổi chức năng cũng như hình thức xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và đây chính là những giá trị làm cho các khu phố cổ của Việt nam có giá trị kinh tế tổng thể rất cao, trong đó du lịch – dịch vụ thường là yếu tố nổi trội.

-

Tuy toàn khu đô thị trung tâm hiện hữu đóng vai trò trung tâm của thành phố, nhưng thành phố vẫn không có được một khu trung tâm rõ nét và đủ mạnh. Khu trung tâm văn hóa ở khu vực hồ Vị Xuyên với tượng đài Trần quốc Tuấn cũng là một khu vực quan trọng trong hoạt động cũng như tạo dựng hình ảnh của thành phố. Tuy nhiên, trong khu vực này còn một số bất cập như: Công viên hồ Vị Xuyên bị hàng rào cứng vây quanh, chia cắt công viên với các khu vực lân cận cùng với việc tổ chức cây xanh – thảm cỏ chưa hợp lý trong công viên làm cho giá trị của công viên trong vai trò nơi giao lưu của người dân đô thị bị giảm đi nhiều;

Hình: Khu vực ranh giới công viên không có hàng rào được sử dụng nhiều hơn

14


những công trình kiến trúc tiêu biểu, tạo hình ảnh riêng cho thành phố Nam Định, tuy bắt đầu được quan tâm cải tạo, nâng cấp, nhưng hàng rào của khu vực nhà thờ và các công trình lân cận về phía hồ cũng tạo sự chia cắt, góp phần làm suy giảm giá trị cảnh quan chung của khu vực. Trong quá trình cải tạo khu vực này, sự kết nối về không gian mở của khu vực nhà thờ với khu công viên quanh hồ Vị Xuyên cũng cần được chú trọng, để nâng cao giá trị tổng thể của toàn khu vực.

Khu vực hàng rào quanh công viên thành nơi chứa rác

Khu vực thảm có phủ đầy câu bóng mát, nhưng do điều kiện khí hậu (thường là ẩm ướt) và văn hóa – xã hội (không tạo tâm lý yên tâm khi đi trên thảm cỏ) nên ít khi được sử dụng, chỉ có giá trị cảnh quan và cải tạo vi khí hậu. Cần có giải pháp sân lát kết hợp trồng cỏ hoặc các giải pháp phù hợp hơn để tăng giá trị sử dụng.

Hình: Hàng rào các công trình khu vực nhà thờ Khoái Đồng đối diện với công viên hồ Vị Xuyên

-

Các quỹ đất công nghiệp trong khu vực này đều đã có niên hạn sử dụng khá lâu, hầu hết đều có nhu cầu chuyển đổi công nghệ, ngành nghề, hiện đang làm suy giảm chất lượng cảnh quan đô thị. Đây là cơ hội rất tốt để chuyển đổi chức năng và bổ sung quỹ đất cho các chức năng cần thiết cho vai trò khu trung tâm của thành phố đô thị trung tâm vùng.

Người dân chủ yếu sử dụng diện tích rất nhỏ của khu vực có sân lát cho hoạt động thể thao và vui chơi

-

Nhà hát trung tâm đối diện Hồ Vị Xuyên có quy mô khá lớn nhưng lại không có khoảng lùi hoặc tối thiểu là vịnh dừng xe:

-

Xung quanh hồ Vị Xuyên hiện có nhiều công trình hành chính, mật độ thưa thớt, không đủ sức hấp dẫn; Nhà thờ Khoái Đồng là một trong 15


-

Trên các tuyến phố trung tâm, đã xuất hiện một số công trình xây dựng với chiều cao lớn hơn, hình thức hiện đại hơn, chức năng phong phú và đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Đây là một xu hướng tốt, có thể đóng góp tích cực cho hoạt động kinh tế - xã hội cũng như kiến trúc cảnh quan của toàn thành phố, phát huy vai trò của khu trung tâm. Tuy nhiên cần căn cứ vào khả năng của hệ thống hạ tầng để có các quy định phù hợp về quy mô công trình.

-

Sông Đào là một giá trị cảnh quan rất quan trọng của thành phố nhưng mối liên kết giữa đô thị với sông Đào, gần như chưa được tạo dựng và sử dụng trong hoạt động đô thị. Như đã phân tích ở trên, trong lịch sử hình thành của thành phố Nam Định, sông Đào đóng một vai trò quan trọng, do trong quá khứ, giao thông thủy là loại hình quan trọng nhất trong đồng bằng Bắc bộ và có một điểm đáng chú ý là khi chưa xuất hiện cảnh Hải Phòng thì cảng sông Nam Định (trên sông Đào) là cảng quan trọng bậc nhất của Bắc Bộ. Hiện nay, vai trò của cảng trong hoạt động giao thông không còn như trước đây, nhưng việc khai thác cảnh quan sông trong tổ chức không gian đô thị vẫn là một nội dung rất quan trọng để tạo dựng bản sắc và chất lượng cảnh quan của thành phố. Tuyến đường đê hữu sông Đào đã được xây dựng khá khang trang, nhưng hàng rào ven đê giống như một bức tường chia cắt tuyến phố phía trong với mặt đê khiến cho việc tiếp cận với không gian sông gặp khó khăn.

Đường trên mặt đê – hiệu quả sử dụng rất thấp

Khu vực cảng sông Đào hiện nay hầu như không được sử dụng, nếu được đầu tư hợp lý sẽ đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng trở thành một điểm nhấn cảnh quan và giúp kết nối thành phố với không gian ven sông.

Hình: Nhận diện các vấn đề chính của Khu vực trung tâm

Đường trong đê, chất lượng tốt nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Tuyến phố dọc sông vắng vẻ - không khai thác được giá trị cảnh quan ven sông.

16


c) Hiện trạng kiến trúc cảnh quan Khu vực hồ Truyền Thống: -

d) Hiện trạng kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới và làng đô thị hóa ven đô:

Khu vực hồ Truyền Thống có quy mô khá lớn và là vùng đất rất đẹp, nằm kề cận về phía Bắc trung tâm thành phố, có tiềm năng rất lớn trong tổng thể chung của đô thị, hiện đang bị các khu dân cư vây kín khắp xung quanh, hầu hết không có đường tiếp cận, tuy có một phần được kè và xây đường dạo nhưng cũng không thuận lợi tiếp cận nên hầu như không phát huy được giá trị trong đô thị.

Các khu đô thị mới đa số được phát triển ra vùng ven đô, đan xen với các khu làng xóm hoặc dân cư hiện hữu. Về hình thức kiến trúc, chủ yếu vẫn là dạng nhà liên kế phố, phù hợp với quy mô của thành phố Nam Định. Quá trình phát triển các khu đô thị mới trong 10 năm vừa qua tại TP. Nam Định đã tạo ra không gian hoạt động và những hình ảnh kiến trúc - cảnh quan mới cho đô thị.

Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho quá trình đô thị hóa trong những năm qua, các khu đô thị mới và tình hình đô thị hóa ở vùng ven nói chung còn một số điểm bất cập sau: -

Mặc dù mô hình nhà ở liên kế phố là mô hình phù hợp với TP. Nam Định, nhưng các khu đô thị mới có cấu trúc ô phố chia lô quá đơn điệu, không tạo được các không gian điểm nhấn, cũng như không gian giao lưu trong khu đô thị. Trong quy hoạch hầu hết là chức năng nhà ở và trong thực tế cũng rất khó sử dụng cho các chức năng khác, đặc biệt là dịch vụ.

-

Đa số các khu đô thị mới không được quy hoạch kết nối với các khu dân cư hiện hữu một cách thỏa đáng để có thể tạo ra giao diện hợp lý về không gian cũng như hoạt động của người dân đô thị giữa khu cũ và khu mới. Các khu làng xóm ven đô, mặc dù nằm cạnh các khu đô thị mới, nhưng hầu hết đều trong tình trạng hạ tầng và cảnh quan kém.

Hình: Mặt bằng hiện trạng Khu vực Hồ Truyền Thống

Hình: Cấu trúc chia lô đơn điệu của khu đô thị mới; Không gian giao diện giữa khu cũ và khu mới hầu như không được quan tâm Hiện trạng cảnh quan khu vực Hồ Truyền Thống

17


Mặc dù các khu dân cư hiện hữu có cấu trúc tự nhiên rất phong phú, nhưng trong đa số các đồ án quy hoạch chi tiết, cấu trúc hiện trạng bị xóa bỏ, thay thế bởi cấu trúc mới, trong đó, rất nhiều công trình và quỹ đất bị chia cắt một cách bất hợp lý, dẫn đến quy mô đền bù giải tỏa rất lớn. Các đồ án này cũng thường ít chú trọng đến việc tạo ra các không gian công cộng mới, đặc biệt là sân chơi – vườn hoa cho khu dân cư hiện hữu.

Hình: Cấu trúc xây dựng một khu vực hiện trạng thuộc phường Hạ Long

Các tuyến phố trong khu đô thị mới khang trang nhưng vắng vẻ

Giao diện giữa khu đô thị mới và các khu vực lân cận không được xử lý thỏa đáng

Tuyến phố mới khang trang kết thúc tại ranh giới giáp khu vực hiện hữu

Hạ tầng trong các khu dân cư hiện hữu không được nâng cấp

Hạ tầng xã hội trong các khu hiện hữu rất thiếu, nhưng không được bổ sung trong quỹ đất khu đô thị mới liền kề

Hình: Phương án quy hoạch xóa bỏ cấu trúc hiện trạng, gây ra nhiều bất hợp lý không cần thiết đối với các khu đất và công trình hiện trạng với quy mô phá dỡ rất lớn

Trong mỗi khu đô thị mới đều có những trục đường đôi, với dải phân cách cứng ở giữa, làm ảnh hưởng không tốt đến cảnh quan đô thị và về chức năng giao thông cũng không phù hợp, vì nhiều đoạn không phải là đường chính. Cần cân nhắc lại xu hướng coi trục đường đôi là trục cảnh quan, thực chất trục đường đôi là để ưu tiên cho giao thông, chính vì vậy tạo sự chia cắt đối với hoạt động đô thị hai bên đường và hiệu quả cảnh quan của dải phân cách giữa, nếu theo hình thức phổ biến là cây cảnh như hiện nay, thì cũng sẽ rất hạn chế, đồng thời tạo ra những bất cập về vấn đề tỷ lệ giữa đường giao thông và quy mô công trình hai bên đường trong điều kiện đô thị quy mô như Nam Định.

18


e) Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan hai bên đường QL10. Quốc lộ 10 là trục giao thông đối ngoại quan trọng, nối Nam Định với hành lang duyên hải Bắc Bộ và với Ninh Bình. Tuy nhiên lưu lượng giao thông không quá lớn, với giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tốt, tuyến đường này có thể kết hợp phcụ vụ giao thông thành phố với vai trò là trục giao thông chính. Mặc dù Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố được phê duyệt năm 2001 chỉ định hướng không gian phát triển đô thị nằm phía trong trục đường này, nhưng thực tế từ khi đồ án được phê duyệt đến nay, có rất nhiều khu chức năng đô thị, đặc biệt là các khu công nghiệp đã phát triển vượt ra ngoài tuyến đường này. Hình: Các tuyến đường đôi chưa phù hợp, đặc biệt là về chức năng giao thông và tỷ lệ cảnh quan trong các khu đô thị mới Tại một số điểm trong các khu đô thị mới, có chú trọng bố trí vườn hoa công cộng, nhưng đáng tiếc, vị trí được lựa chọn bố trí lại đều ở các góc đường giao với đường Đông A, là tuyến đường nối với đường đối ngoại chính đi Hà nội trong tương lai và hiện nay cũng đã được quy hoạch là đường đôi, quy mô lớn. Như vậy, giá trị của vườn hoa lúc này chỉ là cảnh quan, không thuận lợi để làm không gian giao lưu, vui chơi cho người dân đô thị.

Chức năng sử dụng đất chủ yếu dọc hai bên QL10 là đan xen giữa các khu công nghiệp và các khu đô thị mới, trung tâm thương mại dịch vụ... mang tính chất đối ngoại – là xu hướng rất phù hợp với tính chất của tuyến đường này.

Dọc theo các tuyến đường chính, chức năng sử dụng đất linh hoạt hơn bởi tổ chức các công trình dịch vụ xen kẽ với các công trình nhà ở.

Các quỹ đất nông nghiệp còn trong nội thành là một trong những quỹ đất quý giá cần được khai thác hiệu quả và linh hoạt để tăng sức sống và sức hấp dẫn cho đô thị, đặc biệt là để bổ sung các công trình công cộng và không gian mở cho khu dân cư hiện hữu.

Về nguyên tắc, việc bố trí đan xen các chức năng hai bên đường QL10 là có thể chấp nhận được, thậm chí là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp thành các chức năng đô thị khác trong tương lai, khi hoạt động công nghiệp tỏ ra kém hiệu quả hơn các loại hình kinh tế khác. Có thể lường trước việc chuyển đổi chức năng từ đô thị sang công nghiệp và ngược lại, tùy theo nhu cầu thực sự của thành phố. Cần khẳng định rằng công nghiệp sẽ không phải giải pháp lâu dài và cũng không thực sự có thể giúp thành phố tạo ra những đột phá trong tiến trình phát triển, cũng như không thể giúp khẳng định vị thế trong vùng. Nên giữ một cấu trúc tổng thể, không phụ thuộc vào chức năng cho những khu mới này để đảm bảo được sự năng động, linh hoạt trong sự phát triển chung của cả đô thị trong tương lai.

19


f) Khu vực phía Nam sông Đào: Khu vực phía Nam sông Đào hiện là vùng đất giàu giá trị cảnh quan sinh thái nông nghiệp, với giá trị nổi trội là các khu làng trồng hoa – cây cảnh nằm đan xen với các vùng trồng lúa có hệ thống kênh mương khá dày đặc và vùng đất bồi ven sông màu mỡ, trù phú.

Ngoài các làng hoa – cây cảnh, một đặc điểm cảnh quan nổi trội cần khai thác của khu vực này là hệ thông kênh mương và rất nhiều ao hồ nhỏ. Cấu trúc xây dựng hiện trạng của các khu dân cư nông thôn cũng rất gắn bó với mặt nước. Về công trình kiên trúc, trong khu vực này không có những giá trị đặc biệt nổi trội của công trình, nhưng lại có một tổng thể chung rất đẹp của sự kết hợp giữa nhà, vườn, ruông và ao hồ, kênh mương.

Mặc dù cảnh quan sinh thái là bản sắc đặc trựng của khu vực này, nhưng đồ án được phê duyệt năm 2001 đã định hướng đô thị hóa toàn bộ khu vực này theo hình thức đô thị tập trung, mạng đường kẻ ca rô, hoàn toàn thay đổi cấu trục đường xá, kênh mương và làng xóm hiện hữu. Thành phố Nam Định hiện nay đang có những nét đặc trưng rất nổi trội, điển hình là cấu trúc đô thị chặt chẽ, mật độ cao phía Bắc sông Đào và cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú phía Nam sông Đào. Hai hình thái này tôn vinh lẫn nhau cả về ý nghĩa cảnh quan lẫn hoạt động kinh tế.

20


Ngoài nghề trồng hoa – cây cảnh, các khu dân cư ở đây còn có đời sông khá cao nhờ các hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống với nhiều mặt hàng phục vụ cho đời sống hàng ngày. Các hoạt động của các làng nghề truyền thống vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa mang đến các giá trị cảnh quan có thể khai thác phục vụ du lịch.

Bảng : Danh mục các dự án và quy hoạch chi tiết trong phạm vi thành phố mở rộng Tiến độ thực hiện TT

Đã giao Đã XD Đang XD đất xong chưa XD

Danh mục

Thành phố Nam Định

298,8

799,6

Đã QHCT chưa giao đất

Mới có chủ trương

Ghi

0

182,0

1197,7

99,3

1 Khu đô thị mới Mỹ Trung

191,5

QHCT Bắc QL10

2 Khu CN Mỹ Trung

150,7

Đang xây dựng hạ tầng, một số nhà máy đã họat động

7 Khu đô thị mới Thống Nhất

63,8

1.1.5. Đánh giá chung tình hình thực hiện các dự án phát triển đô thị

8 Khu văn hóa Trần

103,7

Trong khoảng 800 ha đất các dự án đang xây dựng hoặc đang chuẩn bị đầu tư, có các chức năng góp phần tạo động lực phát triển đô thị như: công nghiệp, giáo dục chuyên nghiệp, dịch vụ. Nhưng đa số vẫn là các khu ở. Để tạo sự cân bằng các chức năng trong đô thị và tạo sự năng động thích nghi với nhu cầu của đô thị, cần cho phép linh hoạt chuyển đổi các chức năng từ nhà ở sang các hạng mục khác như: giáo dục, dịch vụ, TTCN hoặc công nghiệp nhỏ và sạch. Trong các khu ở cũng đã quy hoạch đầy đủ hệ thống các công trình hạ tầng xã hội theo quy định, tuy nhiên tiến độ xây dựng các công trình này rất chậm so với với tiến độ phát triển nhà ở.

9 Trường Đại học, cao đẳng

52,79

10 Trung tâm thể thao 11 Khu đô thị mớ 12 Đài truyền

Hòa Vượng

hình Tỉnh

Ban QL dự án Tỉnh

6,4

63,3

Hạ tầng cơ bản đã xong

2

14 Khu táI định cư Hòa Xá

5,21

15 Đất cơ quan, doanh nghiệp

54,5 285

17 Trường ĐHKTKTCN 1

46,7

28,2

16 Khu CN Hòa Xá

22

Khu CN An Xá

51,88

Đang àm PA mở rộng (đã có QH

19 Khu CN Thành An

75,5 Đang lập Quy hoạch

20 Khu dự trữ át triển đô thị xã Tân Thành và Lộc An, H. Vụ Bản

52,6

21 TĐC Tân Thành

1,39

25 TĐC Đồng Quýt

15,89

29 Đô thị mới Nam Vân 30 Viện nghiên cứu nôn

70 nghiệp

Phần mở rộng thành phố

36,54 0

3 Khu thương mại Cty 5 sao

241,4

79,5

4

9,8

229,28

19,45

27 Khu Đô thị mới

460,52

28 Khu CN Nghĩa An

Sơ đồ đánh giá tình hình phát triển đất đô thị

chú

202,28

5 QHCT trong QL10 khu phía Bắc (ĐT Mỹ Trung)

79,

22 Khu dự trữ phát triển đô thị xã Tân Thành và Lộc An, H. Vụ Bản 23

QHCT 1/2000 đường S2 gđoạn 2 Thuộc Lộc Hà

39,3 27

24

221,9 Tổng cộng

299

1041

79

500

411

21


1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 1.2.1. Hiện trạng giao thông: Đánh giá hiện trạng và quá trình thực hiện Điều chỉnh quy hoạch chung đã được duyệt theo QĐ 31/2001/QĐ-TTg: a. Giao thông đối ngoại: * Đường bộ: Hệ thống đường hướng tâm, đường vành đai đã được nâng cấp, cải tạo. Cụ thể: - QL 21 có vai trò chiến lược, nối trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh. Tuyến đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, nền rộng 12m tuy nhiên khả năng thông xe trên đoạn Nam Định - Phủ Lý đã bị quá tải, gây ùn tắc giao thông. - QL 10 có vai trò giao thông liên tỉnh, chạy dọc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Quốc lộ 10 mới được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (Bn = 12m), đoạn tuyến tránh qua TP. Nam Định có mặt cắt ngang nền rộng 19m, mặt rộng 14m.

* Đường vành đai: - Đọan 1: Nền đường 19m, mặt đường 14m, đáp ứng nhu cầu giao thông tuy nhiên chưa có hệ thống đường gom nên các đấu nối trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên QL10. - Đọan 2: Có đường gom, an toàn về giao thông, có tổ chức đấu nối, gom các điểm giao cắt với QL 10.

- Ngoài ra là hệ thống đường tỉnh có dạng hướng tâm (ĐT 486, 487, 488, 490, 490B, 490C) hướng đi các huyện, quy mô đạt cấp IV – II đồng bằng.

22


hóa và hành khách của tỉnh đến thủ đô Hà Nội, các tỉnh Miền Trung, miền Nam và kết nối với với các tuyến đường sắt khác, khổ đường sắt 1m. * Đường sông: Trong khu vực nghiên cứu có tuyến vận tải chính qua hệ thống sông Đào: tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình. Cảng Nam Định có công suất thiết kế cảng là 1 triệu tấn/năm nhưng chưa bao giờ đạt được 40% công suất thiết kế, việc xây dựng cầu cứng mới qua hạ nguồn sông Đào đã làm cho cảng hàng hoá Nam Định hiện nay bị hạn chế nhiều trong việc lưu thông bằng đường sông (do cảng nằm giữa 2 cầu Đò Quan và cầu cứng mới). b. Giao thông đô thị: Không gian đô thị được phân thành 3 khu vực có cấu trúc giao thông khu vực khác nhau: * Khu vực trung tâm thành phố: - Cấu trúc mạng đường ô cờ, mặt cắt chủ yếu có bề rộng < 20m. * Khu vực làng xóm:

* Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam chạy qua TP Nam Định hiện đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh đến thủ đô Hà Nội, các tỉnh Miền Trung, miền Nam và kết nối với với các tuyến đường sắt khác, khổ đường sắt 1m. Đoạn qua khu vực nghiên cứu có ga Nam Định là ga kết hợp hành khách và hàng hóa với 9 đường ray, diện tích sân ga 4292 m2. * Đường sông: Trong khu vực nghiên cứu có tuyến vận tải chính qua hệ thống sông Đào: tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình. Cảng Nam Định có công suất thiết kế cảng là 1 triệu tấn/năm nhưng chưa bao giờ đạt được 40% công suất thiết kế, việc xây dựng cầu cứng mới qua hạ nguồn sông Đào đã làm cho cảng hàng hoá Nam Định hiện nay bị hạn chế nhiều trong việc lưu thông bằng đường sông (do cảng nằm giữa 2 cầu Đò Quan và cầu cứng mới).

- Cấu trúc mạng đường tự do, ngoài hệ thống đường chính là QL 21B, đường tỉnh 490 và đường S2 thì chủ yếu là đường bê tông và đường cấp phối, đường đất có mặt cắt nhỏ từ 24m. * Khu vực đô thị mới, khu công nghiệp: - Cấu trúc mạng đường ô cờ, các trục song song với trục đường chính, phát triển bám theo trục đường vành đai (QL 10, QL 21, đường S2). (Chi tiết mặt cắt đường hiện trạng xem phần Phụ lục giao thông).

Kết luận về giao thông liên vùng:

* Công trình giao thông:

Nam định có 3 tuyến chính là QL 21 đi từ Phủ lý tới Hải hậu, QL 10 nối Nam Định với Ninh Bình Thái Bình - Hải Phòng và ĐT 490C (TL 55) đi Nghĩa Hưng. Trong 3 tuyến này, QL 10 là tuyến mới và cũng là quan trọng nhất, các thông số kỹ thuật tạm thời đáp ứng nhu cầu sử dụng .

- Bến xe: Hiện nay tại thành phố Nam Định đã có 2 bến xe trung tâm, một bến ở trung tâm Thành phố Nam Định, diện tích 4000 m2 và một bến ở phía Đông cầu Đò Quan, diện tích 3800 m2. Hai bến xe hiện nay đều nằm trong phạm vi thành phố, diện tích nhỏ, trong tương lai khi thành phố được mở rộng sẽ không đảm bảo an toàn cũng như không thuận lợi cho việc tổ chức giao thông.

QL 21 đọan từ Phủ Lý tới Nam định rất nhỏ (B nền khoảng 12m), mật độ giao thông cao, điểm rẽ từ Phủ Lý cũng như điểm tiếp cận vào Nam Định đều chưa thuận tiện, rất cần được nâng cấp. Bên cạnh đó, để kết nối với tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang được xây dựng, cần thiết phải nghiên cứu tuyến đường đối ngoại mới nối Nam Định với tuyến đường này, đảm bảo kết nối đồng bộ, thống nhất về cấp hạng cũng như quy mô, tạo điều kiện khai thác hiệu quả trong tương lai.

- Cầu cống: Hệ thống cầu đã nâng cấp, đầu tư xây dựng mới qua các sông lớn trên các quốc lộ đạt tiêu chuẩn H30 - XB80 như: Tân Đệ qua sông Hồng; cầu Đò Quan và cầu Nam Định qua sông Đào.

Tuyến đường đi Hải Hậu, Nghĩa Hưng hiện tạm thời đáp ứng nhu cầu. Sau này cần nâng cấp những tuyến này để đạt độ liên thông tốt hơn giữa TP. Nam định và dải ven biển. * Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam chạy qua TP Nam Định hiện đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng 23


Đánh giá hiện trạng giao thông: - Nam Định có 3 tuyến chính là QL 21 đi từ Phủ lý tới Hải hậu, QL 10 nối Nam Định với Ninh Bình Thái Bình - Hải Phòng và ĐT 490C (TL 55) đi Nghĩa Hưng. Trong 3 tuyến này, QL 10 là tuyến mới và cũng là quan trọng nhất, các thông số kỹ thuật tạm thời đáp ứng nhu cầu sử dụng. QL 21 đọan từ Phủ lý tới Nam định rất nhỏ (B nền khoảng 12m), mật độ giao thông cao, rất cần được nâng cấp. Tuyến đường đi Hải Hậu, Nghĩa Hưng hiện tạm thời đáp ứng nhu cầu. Sau này cần nâng cấp những tuyến này để đạt độ liên thông tốt hơn giữa TP. Nam định và dải ven biển.

c. Phân tích về giao thông trong các dự án và quy hoạch chi tiết: Hệ thống giao thông trong các dự án, quy hoạch chi tiết được chia theo từng khu vực như hình sau:

- Giao thông nội đô của TP.Nam định nhìn chung là đảm bảo về mật độ, kích thước đường nhỏ, nhiều cây xanh và mật độ đường dày tạo không gian đô thị truyền thống trù phú. Tuy nhiên mạng giao thông không có chính phụ rõ ràng, một số đường vòng vèo, đổi hướng làm mất phương hướng của phương tiện giao thông. Một số nút giao thông không được thuận tiện, mạch lạc. Tại các khu đô thị mới, hệ thống giao thông phần lớn không được quy họach đồng bộ với tòan thành phố nên hệ thống đường tại nhiều khu vực có mặt cắt lớn, không cân xứng với vai trò, hoặc hướng tuyến tùy tiện, làm mất tỷ lệ, bản sắc chung của cấu trúc đô thị. Cụ thể: - Khu vực trung tâm: + Ưu điểm: Mạng giao thông mạch lạc, mật độ lớn. + Nhược điểm: Mặt cắt nhỏ, các nút giao cắt chưa hợp lý, cụ thể là tạo nhiều nút ngã ba, các tuyến không thông nhau. - Khu vực làng xóm: + Ưu điểm: Liên kết thuận lợi hệ thống các xã, thôn xóm. + Nhược điểm: Mặt cắt nhỏ, chất lượng giao thông kém. - Khu vực đô thị mới, khu công nghiệp: + Ưu điểm: Giao thông mạch lạc, mặt cắt đường đảm bảo về bề rộng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật. + Nhược điểm: Các trục giao thông chính có hướng tự do, thiếu gắn kết giữa các khu vực, mặt cắt 1 số trục đường chính quá lớn. Hệ thống giao thông phần lớn xây dựng mới, it tôn trọng các tuyến giao thông hiện trạng. - Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mạng lưới đường: + Tổng diện tích đất giao thông:

165 ha

+ Tỉ lệ đất giao thông:

11,5 %

+ Mật độ mạng lưới đường:

4,9 km/km2

* Đánh giá hệ thống giao thông của các dự án và quy hoạch chi tiết: -

Khu vực trung tâm, các phường: Do 1 số tuyến giao thông chưa thông suốt, mặt cắt 1 số tuyến chính còn nhỏ nên phần giao thông dự án chủ yếu là các dự án kéo dài, đấu nối các tuyến giao thông tạo thành mạng giao thông mạch lạc, thông suốt (nối đường Hùng Vương – đường Ng. Đức Thuận, kéo dài đường Trần Tế Xương đến đường Trần Nhân Tông…), nâng cấp, mở rộng 1 số tuyến trục chính (đường Trường Chinh, Thái Bình, Cù Chính Lan). Tuy nhiên việc xây dựng mới chưa tính đến không gian chung, chỉ nghiên cứu cục bộ, các tuyến chính chưa có hướng thông suốt.

-

Khu vực các đô thị mới, khu công nghiệp: Hệ thống giao thông mới chỉ đáp ứng trong từng khu vực, chưa gắn kết giữa các khu với nhau, chưa gắn kết mạch lạc với hệ thống trung tâm, mặt cắt ngang đường 1 số khu quá lớn, không đồng bộ khi đấu nối với các trục chính ngoài khu vực.

(tính đến đường khu vực).

24


Một số vấn đề chưa hợp lý trong hệ thống giao thông – Giải pháp điều chỉnh:

Vị trí

Hạng mục

1

Đường trục chính khu ĐT Thống Nhất

2

Khu vực phường Trần Tế Xương

3

4

5

6

Khu vực nút giao đường Phạm Ngũ Lão kéo dài và đường L. Thế Vinh Khu vực giữa 2 ĐT: Phía Tây và Phía Nam QHCT bên trong QL 10 Mạng đường khu CN An Xá Đường trục chính khu ĐT Mỹ Trung

Vấn đề cụ thể Mặt cắt lớn Giải tỏa nhiều Các trục chính không liên thông Thiếu liên kết với mạng đường trung tâm Thiếu các tuyến liên kết mạch lạc giữa 2 khu Cấu trúc giao thông tự do, không ăn nhập với cấu trúc tổng thể Không thông suốt, gắn kết với giao thông phía Bắc

7

Khu vực đô thị dọc trục S2

Phát triển đô thị với quy mô quá lớn

8

Đường nối khu phía Tây với khu Thống Nhất, Mỹ Trung

Thiếu kết nối ngang (khoảng cách từ QL 10 đến đường Trường Chinh quá lớn).

Giải pháp Bố trí kết hợp các yếu tố cảnh quan, cây xanh trên phần mặt cắt không sử dụng Hạn chế mở đường mới qua khu vực dân cư tập trung Ưu tiên nối kết các hướng giao thông chính Mở mới đoạn nối vào đường Nguyễn Hiền

Chọn 1 số hướng chính dựa trên các tuyến hiện trạng và các tuyến mở mới để đấu nối thông suốt Điều chỉnh 1 số tuyến chính đồng bộ, gắn kết với mạng giao thông chính, hài hòa với yếu tố tự nhiên Điềuchỉnh hướng tuyến Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường hiện trạng gắn kết đồng bộ với các trục đường chính đã có Xây dựng mới kết hợp với 1 phần tuyến hiện trạng qua khu vực hồ Truyền Thống đảm bảo khoảng cách hợp lý.

Hình: Các ịv trí có vấn đề giao thông cần điều chỉnh

25


1.2.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật a/ Hiện trạng các công trình thuỷ lợi: • Hiện trạng đê:

• Hiện trạng cống qua đê: Thành phố Nam Định có 9 cống qua đê

Hệ thống đê thành phố Nam Định dài 13,078km. Trong đó, đê Hữu Hồng dài 3,684 km từ K163+610 đến K167+294. Đê Tả Đào dài 4,351 km từ K0 đến K4+351. Đê Hữu Đào dài 5,043km từ K0 đến K5+043. Nhiều đoạn địa chất thân đê, nền đê yếu khi lũ cao (Báo động II) xuất hiện thẩm lậu rò rỉ qua thân đê tại tuyến đê Hữu Hồng từ K166 đến K166+950 thuộc địa phận xã Nam Phong và tại K4 đến K5 thuộc địa phận phường Trần Quang Khải.

gồm: 2 cống qua đê tả sông Đào -

cống Quán Chuột (2500x2500)

-

cống Kênh Gia (1500x1500)

và 6 cống qua đê hữu sông Đào -

cống Cốc Thành

-

cống An Lá 1 (1000x2500)

-

cống An Lá 2 (1000x4000)

-

cống Đồng Lựu (1200x4500)

-

cống Vạn Diệp trong (2000x6000)

-

cống Vạn Diệp ngoài (2000x6000) và 1 cống qua đê sông Hồng

cống Ngô Xá (11000x7000).

• Hiện trạng kè: Thành phố Nam Định có trên 8km kè sông Đào và sông Hồng (trong đó có 4,2km tường kè sông Đào từ K0 đến K4+200) gồm kè Tân Cốc, kè Óng Bò, kè Vạn Hà, kè Phù Long, kè sông Đào, Ngô Xá, Tam Phủ. Do nhiều năm không được duy tu nên nhiều đoạn mái kè, chân kè bị sạt lở đặc biệt là kè Ngô Xá, Óng Bò… Kè Tân Cốc từ K7+100 đến K8+200 hiện đã bị huỷ liệt do xây dựng từ thời Pháp lâu nay không được tu bổ.

• Hiện trạng trạm bơm: Thành phố Nam Định có 3 trạm bơm Tả sông Đào và 1 trạm bơm Hữu sông Đào Trạm bơm Quán Chuột đã phá bỏ chuẩn bị nâng cấp lên công suất 59.000m3/h đáp ứng việc tiêu thoát nước chủ động cho nửa phía Đông Bắc thành phố Nam Định với lưu vực khoảng 800ha. - Trạm bơm Kênh Gia công suất lớn 43.000m3/h đáp ứng việc tiêu thoát nước cho nhưng do trước bể hút không có hồ điều hoà nên không phát huy được hết hiệu quả khi có mưa lớn. - Trạm bơm An Lá 5máyx4000 đang hoạt động tốt là trạm bơm tưới tiêu kết hợp với Ftiêu = 2309ha. Trạm bơm Cốc Thành 7máyx32000 hoạt động tốt đảm bảo việc tiêu thoát nước cho 24.817ha phía Nam sông Vĩnh Giang. -

26


b/ Hiện trạng nền:

c/ Hiện trạng thoát nước mưa:

Thành phố Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình thấp và bằng phẳng, cao độ từ 0,3 ÷ 5,7m.

Thành phố Nam Định hiện đang sử dụng hệ thống thoát nước chung song chưa hoàn chỉnh mới chỉ có tại khu vực trung tâm thành phố. Nước mưa ở khu vực này được tập trung vào một số tuyến cống ngầm chảy theo hướng ngược dốc với địa hình tự nhiên (từ phía Đông sang phía Tây) rồi ra hệ thống kênh mương thoát trong khu vực. Các khu vực phía ngoại đô chủ yếu thoát tự nhiên theo hướng địa hình, nước mưa tập trung vào hệ thống kênh mương tự nhiên trong khu vực sau đó thoát tự nhiên hoặc qua hệ thống cống hiện trạng, trạm bơm cưỡng bức ra sông Hồng và sông Đào.

-

Khu vực thành phố cũ, cao độ nền xây dựng từ 2,0 ÷ 4,8m

-

Khu vực làng xóm có cao độ nền xây dựng từ 2,0 ÷ 2,9m

-

Cao độ Quốc lộ 21 từ 2,2 ÷ 4,6m

-

Cao độ Quốc lộ 21B từ 2,2 ÷ 2,9m

-

Cao độ Quốc lộ 10 từ 2,4 ÷ 6,9m

-

Cầu Đò Quan có cao độ 11,9m

-

Cầu Nam Định có cao độ từ 17,4 ÷ 17,8m

-

Ruộng lúa và rau màu có cao độ từ 0,3 ÷ 1,2m

Hệ thống thoát nước thành phố Nam Định có kết cấu hỗn hợp trong đó có 48,5km đường cống bê tông cốt thép với kích thước từ 300 ÷ 2000m; 22km mương hở (mương xây và mương đất) và 45ha hồ ao.

Đê Hữu sông Đào bảo vệ thành phố chống lũ có cao độ từ 5,1 ÷ 5,7m. Đê Tả sông Đào có cao độ từ 5,5 ÷ 6,2m. Đê Hữu sông Hồng có cao độ từ 5,7 ÷ 6,6m. Trong mùa lũ, cao độ mực nước sông thường xuyên cao hơn cao độ của đô thị. Những vùng cao độ < 1,4m thường xuyên ngập úng hàng năm, dùng làm đất trồng lúa nước. Với địa hình như vậy, các khu vực dự kiến phát triển đô thị đều cần phải tôn nền tới cao độ chọn, tuy vậy cần được tính toán cẩn thận , hài hòa và tránh gây ngập úng khu trung tâm đô thị hiện hữu. c/ Đánh giá đất: Theo yếu tố địa hình tự nhiên và các yếu tố thuỷ văn, sơ bộ phân chia đất xây dựng thành phố Nam Định như sau: + Đất mặt nước: có diện tích 6.555,19ha, chiếm 34,14% tổng diện tích đất tự nhiên. + Loại 1: Đất xây dựng thuận lợi: bờ Tả sông Đào cao độ nền H ≥ 2,0m; bờ Hữu sông Đào cao độ nền H ≥ 2,3m có diện tích 7.688,33ha, chiếm 40,05% tổng diện tích đất tự nhiên. + Loại 2: Đất xây dựng ít thuận lợi do ngập úng: cao độ nền 1,0m < H < 2,0m với bờ tả sông Đào và cao độ nền 1,3m < H < 2,3m với bờ hữu sông Đào có diện tích 3.437,4ha, chiếm 17,9% tổng diện tích đất tự nhiên. + Loại 3: Đất xây dựng không thuận lợi do ngập úng: cao độ nền H ≤ 1,0m với bờ tả sông Đào và cao độ nền H ≤ 1,3m với bờ hữu sông Đào có diện tích 1.519,08ha, chiếm 7,91% tổng diện tích đất tự nhiên.Trong đó: Khu vực Khu 1 Khu 2 Khu 3 Tổng

Tổng diện tích

Đất mặt nước Diện Tỷ lệ tích (%) (ha)

Đất loại 1 Diện Tỷ lệ tích (%) (ha)

Đất loại 2 Diện Tỷ lệ tích (%) (ha)

Đất Loại 3 Diện Tỷ lệ tích (%) (ha)

3240

570

18

1978

61

249

8

443

14

9096

4221

46

2682

29

1160

13

1032

13

6864 19200

1764 6555

26 34

3028 7688

44 40

2028 3437

30 18

44 1519

1 8

Hệ thống thoát nước thành phố Nam Định được chia theo 2 lưu vực thoát nước chính Tả sôgn Đào và Hứu song Đào: * Lưu vực Tả sông Đào: -Lưu vực phía Tây Nam thành phố: công tác tiêu thoát nước tương đối tốt. Nước mưa và nước thải qua hệ thống cống, mương tiêu chảy về trạm bơm Kênh Gia và được bơm ra sông Đào. Tuy nhiên, một số tuyến cống chính chưa đủ tiết diện như cống Hàng Thao, Máy Tơ (300x250mm), Trần Hưng Đạo (D400mm). Trạm bơm Kênh Gia có công suất lớn (công suất 43000m3/h) nhưng do trước bể hút không có hồ điều hòa nên khi mưa lớn chưa phát huy được hết hiệu quả gây ngập úng. - Lưu vực phía Đông Bắc thành phố: đang trong quá trình xây dựng, kiên cố hóa kênh mương, việc tiêu thoát nước hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi trạm bơm Quán Chuột đạt công suất thiết kế 59000m3/h và hệ thống mương bao hoàn thành sẽ cơ bản thoát nước cho lưu vực này. * Lưu vực Hữu sông Đào: chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa thoát theo địa hình tự nhiên về trạm bơm An Lá ( công suất 5 máy 4000). d/ Đánh giá hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: * Thuỷ lợi: - Cao trình đê không đáp ứng được với việc mực nước sông dâng cao do biến đổi khí hậu. - Trước bể hút các trạm bơm không có hồ điều hoà nên chưa phát huy được hết hiệu quả - Các cống qua đê hoạt động tốt * Nền: - Nền đất thấp nên đầu tư vào nền tốn kém - Quỹ đất đăp gặp khó khăn do phải vận chuyển từ xa - Mật độ thoát nước nước thấp - Hệ thống cống cũ không đảm bảo tiết diện và xuống cấp nghiêm trọng cần thay thế - Hồ ao bị san lấp lấn chiếm nhiều.

27


1.2.3. Hiện trạng cấp điện

sông Nhuệ - Đáy, Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – 2009)

Hiện tại với trạm nguồn 220KV Nam Định đủ cấp điện cho khu vực trong giai đoạn sắp tới, nhưng các trạm 110/22KV cần phải xây dựng thêm và nâng cấp các trạm hiện có để cấp điện cho các trạm phân phối trong khu vực

- Thành phố chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải được xả trực tiếp ra sông Đào gây ô nhiễm nguồn nước. Hệ thống thoát nước thành phố chịu sự chi phối của hệ thống thuỷ lợi. Hệ thống thoát nước có thể tự chảy ra sông Đào vào mùa khô, còn mùa mưa dẫn về các trạm bơm tiêu bơm ra sông Đào.

Hiện tại lưới điện trung thế trong Thành phố Nam Định còn tồn tại 2 cấp điện áp gây khó khăn cho công tác quản lý và vận hành lưới điện.Trong thời gian tới cần có kế hoạch vận hành toàn bộ lưới 35KV ở điện áp chuẩn 22KV và hạ ngầm toàn bộ tuyến trung thế 22KV trong nội thành thành phố Nam Định. Trong vài năm gần đây, lưới điện hạ thế trong thành phố đã được đầu tư cải tạo từng bước nên chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, còn một vài xã ngoại thành lưới điện hạ thế do dân tự xây dựng chưa đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật, do vậy cần thiết phải quy hoạch cải tạo lại để đảm bảo nhu cầu phát triển và an toàn cấp điện của các hộ phụ tải. Trong tương lai, khi điều kiện kinh tế cho phép nên tiến hành thay thế và hạ ngầm các tuyến đường dây trên thành cáp ngầm với tiết diện tương đương để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn vận hành lưới điện. Trong thành phố Nam Định còn tồn tại nhiều TBA treo không đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn điện, về lâu dài cần thay kết cấu trạm treo thành trạm kiêu kín, xây, kios hoặc trạm 1 cột.

- Bệnh viện đa khoa tỉnh đã xây dựng trạm XLNT, công suất 700 m3/ngđ. * Các dự án XLNT đang triển khai: + KCN Hoà Xá xây dựng trạm XLNT, công suất giai đoạn 1 khoảng 2000 m3/ngđ. + Cụm CN An Xá xây dựng trạm XLNT công suất 3000 m3/ngđ. b/ Hiện trạng quản lý chất thải rắn: - CTR sinh hoạt và công nghiệp không độc hại trên địa bàn thành phố hiện do Công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định tổ chức thu gom và xử lý. - Công ty thu gom trung bình 156 tấn/ngày, đạt tỷ lệ khoảng 80% CTR phát sinh trên toàn thành phố. - Khu xử lý CTR diện tích 23 ha (20 ha dành cho chôn lấp hợp vệ sinh) đặt tại cánh đồng làng Man – Xã Lộc Hoà. - Khu xử lý được xây dựng khá hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn của BXD và Bộ Khoa học Công nghệ. - Khu xử lý CTR đã sử dụng hết 14 ha, dự kiến đủ dung tích phục vụ đến hết năm 2015 với quy mô đô thị hiện nay. Còn khả năng mở rộng.

1.2.4. Hiện trạng cấp nước a/ Khu vực nội thành:

- CTR y tế: Bệnh viện đa khoa tỉnh được trang bị lò đốt HOVAL, công suất 60-80 kg/mẻ 3

- Hiện nay thành phố Nam Định đã có nhà máy nước công suất 75.000 m /nđ, dùng nguồn nước sông Đào. - Mạng lưới đường ống có tổng chiều dài 98.570m với đường kính từ 50mm đến ∅600mm trong đó: ∅<100mm : 20.340m ; ∅100mm : 7.890m ; ∅125mm: 9.030m; ∅150mm : 7.980m ; ∅200mm : 14.140m ; ∅250mm : 12.350m ; ∅300mm : 6.820m ; ∅400mm : 8.820m ; ∅500mm : 2.270m ; ∅600mm : 8.930m. - Tỷ lệ thất thoát nước khoảng 25%

đốt. - CTR công nghiệp nguy hại: Hiện thành phố chưa có khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại. CTR nguy hại hợp đồng với Công ty môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) chuyển về Hà Nội xử lý tập trung. 1.2.6. Hiện trạng quản lý nghĩa trang: - Hiện nay thành phố đang quản lý 2 nghĩa trang lớn bao gồm:

Nhìn chung hệ thống cấp nước thành phố Nam Định tương đối tốt. b/ Khu vực ngoại thành: - Xã Nam Vân: 3

Đã có nhà máy nước công suất 1.000 m /ngđ, dùng nguồn nước sông Đào, phục vụ khoảng 7.600 người. - Xã Nam Phong: Đã có nhà máy nước công suất 1.400 m3/ngđ, dùng nguồn nước sông Đào, phục vụ khoảng 12.000 người.

+ Nghĩa trang Cầu Họ: là nghĩa trang hung táng, quy mô 4,5 ha cách trung tâm thành phố 13 km về phía Tây, ven đường quốc lộ 21A đi Phủ Lý. Hiện nay diện tích thực tế sử dụng của nghĩa trang này chỉ chiếm khoảng 30%. + Nghĩa trang Cánh Phượng: là nghĩa trang cát táng, quy mô 3,6 ha, hiện đã sử dụng 60% diện tích. Đường vào nhỏ, không thuận lợi. Nghĩa trang còn khả năng mở rộng. - Ngoài ra còn rất nhiều nghĩa trang làng xã, thuộc quyền quản lý của các xã. Các nghĩa trang này hầu như chỉ phục vụ nhân dân trong xã, tổ chức không theo quy hoạch, không có hệ thống xử lý môi trường, phục vụ mai táng, thăm viếng. - Tổng diện tích đất nghĩa trang khu vực nghiên cứu: ~ 46 ha.

1.2.5. Hiện trạng thoát nước thải vệ sinh môi trường a/ Hiện trạng thoát nước thải: - Hệ thống thoát nước thành phố là hệ thống thoát nước chung. Tổng lượng nước thải của thành phố khoảng 23.774 m3/ngđ (Quy hoạch thoát nước và XLNT các tỉnh, thành phố lưu vực 28


1.2.7. Hiện trạng môi trường a) Hiện trạng môi trường kinh tế - xã hội:

Thông số bụi lơ lửng hầu hết các vị trí gần đường quốc lộ có các phương tiện giao thông tham gia nhiều như cổng bến xe ô tô, ngã ba đường đi Thái Bình, ngã ba quốc lộ 10 và quốc lộ 21 đều cho giá trị cao hơn giá trị cho phép theo QCVN 05-2009 từ 1,1 đến 1,8 lần.

- Hiện trạng về kinh tế: Cơ cấu ngành nghề chính của thành phố Nam Định gồm: Dịch vụ, Công nghiệp và xây dựng, Nông lâm thủy sản. Với chiến lược kinh tế đưa thành phố Nam Định trở thành Trung tâm công nghệ nông

Bảng: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực TP Nam Định (mùa hè)

nghiệp, công nghệ sinh học; trung tâm chế biến thực phẩm, dệt may; trung tâm du lịch; trung

T T

Thông số

Đơn vị

tâm đào tạo một số ngành nghề, thì tỷ lệ cơ cấu ngành nghề trong tương lai của thành phố Nam

1

Tốc độ gió

m/s

Định sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ, sẽ có sự giảm bớt của công nghiệp và đẩy mạnh tỷ trọng ngành dịch vụ, đồng thời cũng sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. -

Hiện trạng về xã hội: Nam Định là một vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Trên địa

bàn Tỉnh có 1.655 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 135 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây, đặc biệt tại Nam Định, các di tích văn hóa lịch sử đều gắn liền với các lễ hội. Nam Định với công viên Vị Xuyên là điểm nhấn văn hoá lịch sử, nằm giữa trung tâm đóng vai trò là lá phổi xanh của thành phố, công viên Vị Xuyên là một trong những công viên lâu đời và

2

Nhiệt độ

3

o

Kết quả

QCVN 05-2009

K1

-

K2

K3

K4

0,5-0,7 0,7 0,6-0,8 0,4-0,9

K5

K6

0,6

1-1,4

C

-

30

30

29

33

28

29

Độ ẩm

%

-

64

65

69

56

66

70

4

Bụi lơ lửng

mg/m3

0,30

0,38

0,34

0,41

0,56

0,48

0,46

5

CO

mg/m3

40

3,45

3,45

4,6

4,6

2,3

5,72

6

CO2

%

0,04

7

NO2

mg/m3

0,4

0,072 0,068 0,090

0,095

SO2

3

0,5

0,158 0,143 0,210

0,236 0,176 0,320

3

0,005

8 9

Pb

mg/m

mg/m

0,037

0,035 0,038

Kphđ

Kphđ Kphđ

0,032 0,035 0,038 0,08

0,11

0.0008 0,0006 0,001

đẹp ở miền Bắc, cần được bảo vệ và giữ gìn trước những biến đổi của quá trình đô thị hóa.

chèo, cải lương, 4 rạp chiếu phim (trong đó có rạp Kim Đồng dành cho thiếu nhi), Bảo tàng Nam

Bảng: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Nam Định (mùa đông)

Định xây mới, thư viện Tỉnh… Nam Định cũng là cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của các bộ,

T

ngành như: Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Kinh tế

T

Thành phố Nam Định còn là trung tâm văn hoá lớn của đồng bằng sông Hồng, với Nhà Hát

Thông số

Đơn vị

1

Tốc độ gió

m/s

2

Nhiệt độ

b) Hiện trạng môi trường ( 1):

3

b1) Hiện trạng môi trường không khí: Các báo cáo cho biết 80% doanh nghiệp của tỉnh Nam Định có quy mô sản xuất từ trung

Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Lương Thế Vinh… Khi triển khai dự án các công trình này sẽ thu hút được lượng người lớn về đây và cũng sẽ có những tác động tích cực lẫn tiêu cực lên các công trình này.

bình đến lớn, tập trung ở thành phố Nam Định. Các khu cụm công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng như: Công ty dệt Nam Định, Công ty dệt lụa Nam Định, Công ty Youngone. Trên một số tuyến đường giao thông, tuy chưa có số liệu quan trắc đầy đủ các thông số song bằng cảm quan cũng có thể thấy rằng đã xuất hiện sự ô nhiễm bởi bụi, khí thải động cơ đốt

Kết quả

QCVN 052009

K1

K2

K3

K4

K5

K6

-

0,9

0,8

0,7

0,9

0,8

2,2

C

-

31

31

31

31

30

33

Độ ẩm

%

-

52

54

52

57

65

50

4

Bụi lơ lửng

mg/m3

0,30

0,25

0,25

0,29

0,46

0,39

0,33

5

CO

mg/m3

40

5,75

4,60

6,9

6,9

4,6

8,9

6

CO2

%

0,04

0,035 0,040

0,040

0,040

0,040

0,038

7

NO2

mg/m3

0,4

0,086 0,075

0,095

0,128

0,092

0,105

8

SO2

mg/m3

0,5

0,213 0,200

0,248

0,330

0,235

0,294

9

Pb

mg/m3

0,005

Kphđ

Kphđ

o

xăng, dầu đặc biệt là trên các tuyến đường vào thành phố, các tuyến đường vận chuyển nguyên

Ghi chú: Kphđ: không phát hiện được;

vật liệu vào các khu công nghiệp đang xây dựng và trên tuyến đường quốc lộ 10.

- Vị trí lấy mẫu:

Kphđ

0.0009 0,0007 0,0007

“-” Không quy định

K1: Ngã sáu khu dân cư phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định K2: Khu Văn Miếu, thành phố Nam Định 1

Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2005-Sở Tài nguyên và Môi trường 29


K3: Khu vực công ty dệt, thành phố Nam Định

Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đào:

K4: Cổng bến xe ô tô, thành phố Nam Định K5: Ngã ba đường đi Thái Bình (cạnh nhà máy bia Nada) K6: Cầu Đò Quan, thành phố Nam Định

Bảng: Kết quả phân tích tiếng ồn của một số tuyến đường và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Nam Định STT

Thời điểm

Đơn vị

Kết quả

QCVN 052009

K1

K2

K3

K4

K5

K6

1

Mùa hè

dBA

70

75-81 73-80 76-86

70-84

70-78

79-91

2

Mùa đông

dBA

70

74-80 63-84 72-86

70-86

70-82

73-89

STT

Thời điểm

Đơn vị

QCVN 052009

K7

K8

K9

K10

K11

1

Mùa hè

dBA

70

68-80

65-75

70-80

68-81

55-58

2

Mùa đông

dBA

70

54-70

65-74

70-85

69-80

50-54

Kết quả

Chú thích: K1: Ngã sáu khu dân cư phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định K2: Khu Văn Miếu, thành phố Nam Định K3: Khu vực công ty dệt, thành phố Nam Định K4: Cổng bến xe ô tô, thành phố Nam Định K5: Ngã ba đường đi Thái Bình (cạnh nhà máy bia Nada), TP Nam Định K6: Cầu Đò Quan, thành phố Nam Định K7: Khu công nghiệp Hoà Xá, thành phố Nam Định K8: Km số 0 đường 38A, thành phố Nam Định K9: Ngã ba quốc lộ 10 và quốc lộ 21 thành phố Nam Định K10: Chợ Đồng Tháp Mười, thành phố Nam Định K11: Cuối hướng gió bãi rác Lương Xá, xã Lộc Hoà, thành phố Nam Định Như vậy đa số các điểm phân tích tiếng ồn nêu ở trên đều cho thấy vượt mức cho phép tuy nhiên ở mức không lớn. b2) Hiện trạng môi trường nước: - Nước mặt: Hiện nay nước thải thành phố Nam Định (nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp và nước mưa) được thoát chung một hệ thống và xả trực tiếp ra sông Đào qua trạm bơm Kênh Gia ở phía Tây Nam và trạm bơm Quán Chuột ở phía Đông thành phố. Với lượng nước thải 60.000 m3/ngày đêm chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra sông làm ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp tại khu vực dân cư sử dụng nước sông Đào ở hạ nguồn.

Chất lượng nước sông Đào một số chỉ tiêu như BOD, COD, SS đã vượt quá TCCP quy định ở cột B, chứng tỏ sông Đào đã bị ô nhiễm bởi các chất có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ, đặc biệt là khu vực trung lưu do phải tiếp nhận lượng nước thải của Thành phố qua trạm bơm Kênh Gia. Hàm lượng cặn của sông rất cao vượt quá TCCP từ 5,4 ÷ 6,8 lần do sông có nhiều phù sa. Bảng: Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Truyền Thống – TP Nam Định TT

Thông số

1

PH

2

COD

3

Kết quả đo

Đơn vị

6/02

12/02

6/03

12/03

QCVN08-2008 7/04

A

B

C

8

7,9

7,9

7,4

7,41

6 ÷9 5,5÷9 5 ÷9

mg/l

70

74

67

66

78

50

100

400

BOD

mg/l

48

55

48

48

52

20

50

100

4

SS

mg/l

122

116

185

111

74

50

100

200

5

P tổng số

mg/l

2,35

3,18

2,68

2,91

2,13

4,0

6,0

8,0

6

N tổng số

mg/l

44

48

49

47

16,35 30

60

60

7

Dầu mỡ

mg/l

0,12

0,05

0,08

0,02

0,01

Kphđ 1,0

5,0

Bảng: Kết quả phân tích chất lượng nước hồ Vị Xuyên – TP Nam Định: TT

Thông số

1

PH

2

COD

3

Đơn vị

Kết quả đo 6/02

12/02

6/03

12/03

QCVN08-2008 7/04

A

B

C

7

7

7

7,2

7,15

6 ÷9

5,5÷9

5 ÷9

mg/l

82

85

60

69

55

50

100

400

BOD

mg/l

65

68

40

50

31

20

50

100

4

SS

mg/l

106

101

101

140

66,3

50

100

200

5

P tổng số

mg/l

3,5

3,7

3

3

1,22

4,0

6,0

8,0

6

N tổng số

mg/l

68

66

42

50

15,66

30

60

60

7

Dầu mỡ

mg/l

0,15

0,1

0,01

0,05

_

Kphđ 1,0

5,0

30


Qua bảng phân tích chất lượng nước hồ Truyền Thống và hồ Vị Xuyên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn so với TCCP qui định ở cột B. Các chỉ tiêu phân tích năm 2004 đều giảm so với năm 2003 và 2002. Nhìn chung nước hồ Vị Xuyên mức độ ô nhiễm có tăng cao hơn so với nước hồ Truyền Thống. - Nước ngầm: Nước ngầm khu vực thành phố Nam Định đã bị ô nhiễm kim loại nặng, hàm lượng Fe vượt từ 3,4-5,5 lần; hàm lượng Mn từ 6,8-46 lần. Đặc biệt hàm lượng Coliform từ 2,6-25,6 lần; đây là dấu hiệu cho thấy nước ngầm thành phố Nam Định bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt. Bảng: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực TP. Nam Định Kết quả đo T T

Thông số

Đơn vị

6/02

12/02

6/03

12/03

7/04 M2

QCVN 08 2008

M1

M2

M1

M2

M1

M2

M1

M2

M1

7,08

7

7,9

7

6,5

6,9

7

6,9

6,68

6,97

6,5÷8,5

1

PH

2

Độ cứng (CaCO3)

mg/l

385

412

428

420

224

400

22

39

400

250

300÷500

3

Cl-

mg/l

430

51,5

430

52

179

235

171

246

232

116

200÷600

4

SO42-

mg/l

100

85

100

86

67,8

87,8

62,3

78,5

87

88,9

200÷400

5

NO3-

mg/l

2,6

4,0

2,1

3,8

2,2

22,4

2,7

23,6

2,87

0,91

45

6

Fe

mg/l

27,5

11,8

21,4

17

24,9

17,4

25,7

19,7

15,7

4,23

1÷5

7

Mn

mg/l

3,8

8,1

3,4

7,4

13,9

9,75

11,8

10,1

13,6

23,0

0,1÷0,5

Coliform

MNP/ 100 ml

40

50

50

70

77

8

3

8

b3) Hiện trạng môi trường đất: Trong thời gian gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh đặc biệt là thành phố Nam Định và các thị trấn dẫn đến việc mở rộng đất ở, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích: thương mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội ... cũng phát triển theo. Các khu cụm công nghiệp đã và đang được hình thành như: khu công nghiệp Hòa Xá, khu công nghiệp Mỹ Trung, cụm công nghiệp Xuân Tiến – Xuân Trường, cụm công nghiệp An Xá - TP. Nam Định, cụm công nghiệp Tống Xá – Ý Yên... Các thị trấn mới thành lập, các khu đô thị mới cũng đã và đang được hình thành.

- Đất ô nhiễm do nước thải công nghiệp: Đây là một vấn đề hết sức bức xúc và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa xử lý được. Các vùng đất bị ô nhiễm phần lớn tập trung tại các làng nghề và các khu vực có nhà máy sản xuất lớn. Đất bị ô nhiễm chủ yếu do các cơ sở sản xuất: Dệt, nhuộm, mạ, cơ khí, chế biến thực phẩm... Kết quả phân tích nước thải tại các khu vực cho thấy: pH, Cl-, BOD, TSS, Fe.... đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, trong khi đó mô hình sản xuất chủ yếu là chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải... nên gây ô nhiễm trực tiếp tới đất. - Đất ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV sai quy cách: tập trung ở các xã nông nghiệp ngoại thành. Hiện tại, hầu hết các xí nghiệp trong thành phố đều đã được xây dựng cách đây vài chục năm - chiếm khoảng 80% - với công nghệ cũ và lạc hậu, năng suất thấp, trang thiết bị không được cải tạo, đổi mới, tu bổ thường xuyên, không có hệ thống xử lý tận dụng các chất thải nên các chất thải khi thải ra môi trường đều mang độc tính cao, gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi rộng. Điển hình như KCN Hoà Xá. Đối với các khu công nghiệp tập trung mới được xây dựng trong thời gian gần đây, mặc dù các biện pháp bảo vệ môi trường đã được chú trọng ngay từ đầu, tuy nhiên quản lý các chất thải vẫn còn yếu kém. Hệ thống cấp, thoát nước mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo nhưng nhiều khu vực trong thành phố dân cư chưa được sử dụng nước sạch, về mùa mưa hiện tượng ngập lụt vẫn xảy ra. Việc sử dụng các phương tiện giao thông dùng nhiên liệu với nhiều chủng loại và chất lượng máy cũ vẫn chiếm tỷ lệ cao, số lượng các phương tiện cũng tăng lên đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thành phố.

1.2.8. Hiện trạng thông tin liên lạc a. Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin viễn thông Hiện nay trên địa bàn thành phố Nam Định có 3 nhà khai thác dịch vụ viễn thông chính gồm Tổng công ty Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông quân đội (Vietel) và Công ty viễn thông điện lực (EVN); Cơ sở hạ tầng viễn thông chủ yếu do VNPT xây dựng và quản lý. Công ty Viễn thông quân đội Vietel cũng đã xây dựng được phần lớn hạ tầng riêng. Còn lại các nhà cung cấp khác đều thuê lại hạ tầng viễn thông của VNPT Dịch vụ truyền hình được cung cấp quảng bá, miễn phí từ Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Nam Định. Ngoài ra, 2 đài truyền hình trên cung cấp tín hiệu cáp có tính phí. Bên cạnh đó còn có các đài truyền hình các tỉnh lân cận Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam... b.

Các dịch vụ viễn thông được triển khai hiện nay chủ yếu là dịch vụ cơ bản, gồm: - Thoại truyền thống và Fax (POST)

Sức ép của công nghiệp hóa và hiện đại hóa lên việc sử dụng đất là rất lớn và theo xu thế ngày càng tăng.

- Điện thoại di động (GSM và 3G) - Truy nhập Internet (Dial up và XDSL)

Tình hình ô nhiễm đất trong khu vực dự án: - Các vùng đất ô nhiễm chua: thường tập trung tại các huyện phía Bắc sông Đào như Ý yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, TP. Nam Định và một số xã phía Bắc huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Xuân Trường với tổng diện tích là 43.748,5 ha có pH< 4,5, 41.882,2 ha có pH từ 4,5 – 5,5. Đất chua làm chậm và hạn chế quá trình sinh trưởng của cây, làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân cũng như làm thay đổi khả năng cân bằng sinh thái có thể ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.

Các dịch vụ kinh doanh chính

- Mạng số liệu. c. Hạ tầng viễn thông •

Mạng chuyển mạch:

Mạng chuyển mạch khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong hệ thống chuyển mạch điều khiển (Host) tỉnh Nam Định bao gồm: 3 tổng đài trung tâm của viễn thông Nam Định (2 tổng đài 31


Alcatel 1000E10 và 1 tổng đài STAREX – VKX) và 1 tổng đài trung tâm của Viettel đặt tại thành phố Nam Định. TT

Tên trạm

1

Host I: Hà Huy Tập

2

Host II: VK Khu 8

3

Host III: E10 Giải Phóng

2.6.

a) Đánh giá chung:

Loại tổng đài

Dung lượng hiện có (lines)

Dung lượng đã sử dụng (lines)

Phương thức truyền dẫn

Các kết quả cơ bản đạt được trong quá trình phát triển đô thị giai đoạn 2001 – 2009 có thể tổng kết như sau:

1000 E10

27,008

24,212

Quang

STAREX - VKX

14,848

14,127

Quang

1. Về kinh tế - xã hội, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục của Thành phố, nhưng vẫn chưa tạo được bước đột phá mạnh.

1000 E10

11,520

11,159

Quang

Nguồn: Thống kê từ doanh nghiệp

2. Về quy mô: +

Quy mô dân số: Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số toàn thành phố Nam định là 244.017 người, trong đó khu vực nội thành là 194.905 người – tăng 26.300 người so với năm 1999 – chỉ đạt khoảng 26% so với mức tăng trưởng dự báo của đồ án năm 2001 (dự báo giai đoạn 1999 – 2010 tăng 101.000 người) – tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 1999 - 2009 là 1,46%/năm, trong đó tăng cơ học chỉ là 0,2 – 0,3%/năm. Tỷ lệ tăng cơ học cho thấy, sức hút đô thị của Nam Định không cao và không đạt được như quy hoạch năm 2001 dự báo.

+

Quy mô đất xây dựng đô thị: quy mô đất xây dựng nội thành đã tăng từ 690ha năm 1999 lên 1.500ha năm 2009; Tổng diện tích đã và đang xây dựng hoặc đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu chức năng đô thị là khoảng 2.600ha. Quy mô đất xây dựng đô thị tăng 3-3,5 lần, trong khi quy mô dân số chỉ tăng khoảng 25%, và quỹ đất đã chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng đô thị nhưng còn đang trong quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư còn tương đối lớn là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết để đảm bảo hiệu quả phát triển đô thị.

Với dung lượng lắp đặt là 53.376 đường, đã khai thác được gần 49.498 đường. Xung quanh các host này là các trạm vệ tinh phục vụ trực tiếp cho thuê bao. Trong giai đoạn tới, vẫn giữ nguyên cấu hình Host và các trạm vệ tinh nhưng mở rộng dung lượng và nâng cấp thiết bị. •

Mạng truyền dẫn: -

Tại Nam Định, VPNT đã đầu tư xây dựng 2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh trong đó 1 tuyến truyền dẫn viba, 1 tuyến truyền dẫn cáp quang. Cáp quang liên tỉnh nằm trong 2 mạch vòng dọc theo các tuyến đường quốc lộ QL1A, QL21, QL10: + Ring 1: Hà Nội - Ninh Bình – Thanh Hoá – Vinh – Thanh Hoá - Nam Định - Hà Nội dung lượng 40 Gbps. + Ring 2: Hà Nội - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội dung lượng 2,5Gbps.

-

Đánh giá tình hình thực hiện đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung được duyệt năm 2001

Bên cạnh đó thành phố Nam Định đang sử dụng các vòng ring nội tỉnh sau: Tuyến 1: TP. Nam Định - Vụ Bản - Ý Yên - Vụ Bản - Thành phố Nam Định. Tuyến 2: TP. Nam Định - Ý Yên - Mỹ Lộc - Vụ Bản - Thành phố Nam Định. Tuyến 3: TP. Nam Định - Nghĩa Hưng - Trực Ninh - Thành phố Nam Định. Tuyến 4: TP. Nam Định - Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Xuân Trường – TP. Nam Định Tuyến 5: TP. Nam Định - Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Trực Ninh - Nam Trực – TP. Nam Định. Tuyến 6: TP. Nam Định - Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Giao Thủy - Xuân Trường - Thành phố Nam Định. Tuyến 7: TP. Nam Định - Nam Trực - Hải Hậu - Giao Thủy - Xuân Trường - Thành phố Nam Định.

Mạng ngoại vi: VNPT và Viettel xây dựng mạng ngoại vi trong các khu vực đông dân cư, gồm các hệ thông cống bể (trên các trục đường chính) và cột treo cáp (trên các đường nhánh). Cáp gốc sẽ được đi trong hệ thống cống bể. Mạng cáp phân bố đến thuê bao được treo trên các hệ thống cột thông tin. Mạng ngoại vi hiện tại đang sử dụng loại cáp từ 10 đôi dây đến 1.000 đôi dây.

Mạng di động: Đã được phủ kín sóng cho toàn bộ khu vực này. Hiện tại mạng di động đang sử dụng công nghệ GSM và cuối năm 2009 đã đưa công nghệ 3G vào khai thác.

3. Nhiều hạng mục công trình, đặc biệt là hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp dọc QL10, các công trình dịch vụ công cộng cấp vùng như: Trung tâm TDTT; Hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề… Khu du lịch Đền Trần Chùa Tháp đã được quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển đô thị. Tuy nhiên, để thực sự khẳng định vị thế của đô thị trung tâm vùng Nam đồng bằng Sông Hồng – là vùng nông nghiệp chính của cả vùng đồng bằng sông Hồng, Nam định cần có những định hướng đầu tư rõ nét hơn có những hạng mục công trình mang ý nghĩa vùng nhiều hơn. Các hạng mục xây dựng nằm phía Bắc và phía Tây đường QL10 là những hạng mục khác với đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt, nhưng đây cũng là những động thái hợp lý, khai thác tiềm năng của QL10 trong phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của thành phố. 4. Về hạ tầng đô thị, TP. Nam định là một trong những thành phố có hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh, mật độ đường giao thông cao, hệ thống cây xanh, chiếu sáng đô thị được quan tâm đầu tư, tạo hình ảnh đô thị khang trang. 5. Về không gian kiến trúc và bộ mặt đô thị: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống người dân được nâng cao, người dân và các thành phần kinh tế trong xã hội đã đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các công trình nhà ở, cơ sở dịch vụ, văn phòng, cải thiện rõ rệt bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị, đặc biệt là dọc theo các tuyến đường chính đô thị. Một số không gian công cộng trong thành phố đã được đầu tư, đặc biệt là khu vực quanh hồ Vị Xuyên, quanh khu vực sân vận động và quanh khu trung tâm hành chính Tỉnh, tạo cảnh quan và không gian giao lưu cho người dân đô thị. Đây là những không gian có ý nghĩa rất quan trọng, bước đầu đã tạo nên được những hình ảnh mang nét đặc trưng riêng của thành phố. Ngoài ra, một số khu đô thị mới của Thành phố cũng đã được triển khai, với hệ số lấp đầy khá cao, tạo hình ảnh đô thị phát triển khá sầm uất.

32


6. Tuy nhiên việc phát triển các khu đô thị mới còn một số vấn đề bất cập:

III. DỰ BÁO NHU CẦU - QUY MÔ PHÁT TRIỂN

-

Không gian trong các khu đô thị mới chưa tạo được những hình ảnh riêng của Nam định góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho thành phố.

-

Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đầy đủ theo quy hoạch và chưa kịp thời với tiến độ phát triển nhà ở.

-

Mô hình nhà ở chưa quan tâm thỏa đáng đến các thành phần khác nhau trong xã hội.

-

Tiến độ thực hiện nhiều khu còn chậm;

kinh tế thương mại. Trong tương lai, luồng vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ thay đổi, có xu

-

Quy mô giao đất cho nhiều dự án quá lớn (>100 ha) khiến thời gian xây dựng kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa và môi trường đô thị chung của cả thành phố. Diện tích đất đang triển khai dự án chiếm tỷ lệ lớn trong đất xây dựng đô thị.

hướng không ổn định. Nam định cần có cấu trúc không gian đô thị tạo thuận lợi cho việc

3.1.

Bối cảnh và tiềm năng phát triển đô thị Nam Định Quy hoạch xây dựng đô thị cần có các giải pháp thích ứng với các dự báo về bối cảnh phát

triển tương lai như: 1. Tái cấu trúc kinh tế toàn cầu và cụ thể là các dự báo về đầu tư nước ngoài và phát triển

thu hút nguồn vốn trong nước, trong nhân dân. Cụ thể, là cần các giải pháp quy hoạch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại nông nghiệp có định hướng chế biến gắn với các hộ gia đình, các cấu trúc đô thị theo dạng phố phường thuận lợi kinh

Chi tiết đánh giá tình hình thực hiện Đồ án được duyệt năm 2001 xem phụ lục số 1.

doanh thương mại với các quy mô khác nhau. b) Một số nội dung cần được điều chỉnh, bổ sung trong đồ án quy hoạch chung

2. Giá năng lượng, đặc biệt là xăng dầu sẽ tăng cao. Mạng đường giao thông cần được quy hoạch tối ưu, phân cấp, định hướng rõ ràng. Mật độ dân cư cần đạt trung bình >150

Rà soát nội dung của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. được phê duyệt năm 2001 và xem xét thực tế quá trình phát triển đô thị trong thời gian qua cho thấy, một số nội dung cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới như sau: -

Cần xác định rõ tiềm lực kinh tế chính của TP. Nam Định và tiềm năng để có thể trở thành trung tâm vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng.

-

Cần phát huy và gây dựng bản sắc cho thành phố trong tương lai.

-

Cần phân tích kỹ nhu cầu đất xây dựng đô thị và nghiên cứu điều chỉnh lại diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2015 và định hướng cho năm 2025 một cách phù hợp, đảm bảo đô thị phát triển hiệu quả.

-

Một số quy đất trong khu vực nội thành, đặc biệt là khu vực trung tâm TP cần được sử dụng hiệu quả hơn;

-

Chiến lược phát triển đô thị về phía Nam sông Đào cần đề ra giải pháp mang tính khả thi và hiệu quả cao hơn về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và cảnh quan. Cần khai thác các thế mạnh về làng nghề và văn hoá truyền thống của vùng phía Nam sông Đào trong tổ chức không gian đô thị, chú trọng tôn tạo cấu trúc không gian sinh thái nông nghiệp để các không gian này có thể hỗ trợ và gắn kết tốt hơn với khu đô thị trung tâm;

-

-

-

Không gian đô thị dọc theo sông Đào cần được khai thác sử dụng hiệu quả hơn vì đây là các khu vực có tiềm năng và giá trị rất cao của TP.;

người/ha đất khu đô thị. Bố trí sử dụng đất đa chức năng hợp lý ở mọi cấp độ một cách tối đa để giảm thiểu nhu cầu đi lại. Tăng cường giao thông công cộng. 3. Giá lương thực tăng cao và nguy cơ khủng hoảng thiếu lương thực trên thế giới cũng như các quy định về vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác của Việt nam. Việc quy hoạch mở rộng đất xây dựng đô thị cần được cân nhắc, giao đất cho các dự án với quy mô hợp lý, đảm bảo lộ trình thực hiện chặt chẽ để đảm bảo không lãng phí quỹ đất. Các tiềm năng chính của Nam Định để phát triển đô thị trong giai đoạn đến năm 2025 bao gồm: -

-

Cần quy hoạch hệ thống giao thông có sự phân cấp rõ ràng trên cơ sở dự báo nhu cầu và đánh giá tính khả thi của việc điều chỉnh hệ thống giao thông hiện trạng, đặc biệt là khu vực trung tâm.

Nam Định là thành phố giàu giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn có thể phát huy để phát triển du lịch, có những giá trị đặc trưng của vùng văn minh nông nghiệp lúa nước và các làng nghề truyền thống với cảnh quan sinh thái nông nghiệp đặc trưng;

-

Phát huy lợi thế trong việc đang có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, Nam định có thể tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho việc nâng cao năng

Chiến lược phát triển cho khu vực đô thị mới phía Bắc khu trung tâm (đến đường QL10) cần được nghiên cứu điều chỉnh đảm bảo phát triển linh hoạt, bền vững và tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm lực và tiềm năng của TP. Nam Định; Cần quy hoạch hệ thống trung tâm tương xứng với quy mô và tầm cỡ của TP. trung tâm vùng Nam đồng bằng Sông Hồng. Cần có các giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn cho khu vực xung quanh hồ Truyền Thống;

Sản xuất công nghiệp với trọng tâm là các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tận dụng lợi thế về giao thông và lực lượng lao động;

suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp. Nếu Nam định có thể trở thành một trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp thì ý nghĩa trung tâm vùng của Nam Định có thể sẽ được khẳng định; -

Mặt khác, Nam Định có cảnh quan sông Đào và sông Hồng có thể khai thác nâng cao giá trị cảnh quan và giá trị du lịch, dịch vụ của thành phố, trở thành không gian kết nối giữa các khu vực xây dựng đô thị hiện đại với các không gian sinh thái nông nghiệp đặc trưng ở phía Nam Thành phố.

33


3.2. -

Bảng: Hiện trạng và dự báo dân số - Phương án 1

Dự báo quy mô dân số:

Hiện trạng: ngày 01/4/2009, dân số toàn thành phố Nam định là 244.017 người, trong đó khu vực nội thành là 194.905 người – tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 1999 - 2009 là

TT

Hạng mục

1,46%/năm. Nếu tính cả dân số trong phạm vi dự kiến mở rộng ranh giới hành chính toàn thành phố, tổng quy mô dân số năm 2009 là khoảng 370.000 người.

I

Các phương án dự báo quy mô dân số: -

Phương án 1 – Quy mô dân số đô thị tăng trưởng theo tốc độ tương đương tốc độ tăng trưởng dân số trong giai đoạn 1999 – 2007. Quy mô dân số tòan thành phố đến năm 2015 là

-

Dân số toàn thành phố kể cả dân số khác (1000 người)

1.1 Dân số toàn đô thị (1000 người)

khoảng 470.000 người, trong đó dân số nội thành là khoảng 278.000 người; Đến năm 2025 là

Hiện trạng 1999

230,1

Hiện trạng2 005

Hiện trạng2 006

243,0

245,6

243,0

245,6

Hiện trạng2 009

370,8( *)

Quy hoạch duyệt 2001 dự báo

Quy hoạch điều chỉnh dự báo

2005

2010

2020

2015

2025

290

317

375

470

530

290

317

375

440

490

- Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm

0,91

1,05

1,7

1,8

1,7

1,05

1,05

khoảng 530.000 người, trong đó dân số nội thành là khoảng 338.000 người. Phương án 2 – Phương án tăng trưởng tích cực, quy mô dân số tăng ở tốc độ tương đương

- Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm

0,85

0,90

1,0

0,9

0,7

0,8

0,6

- Tỷ lệ tăng cơ học, %/năm

0,06

0,15

0,7

0,9

1,0

0,3

0,5

30

40

tốc độ tăng trưởng của các đô thị trong giai đoạn công nghiệp hóa nhanh – khoảng 3%/năm. Trong đó, giai đoạn đến năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng dự báo ở mức 2,0%/năm và giai đoạn đến 2025 ở mức 3,2%/năm. Kết quả dự báo dân số theo phương án 2 là: +

Dân số toàn thành phố đến năm 2015 là khoảng 490.000 người, trong đó dân số nội thành là khoảng 300.000 người, sát nhập các khu vực Lộc Hòa, Mỹ Xá, Lộc An vào nội thành.

+

Dân số toàn thành phố đến năm 2025 là khoảng 620.000 người, trong đó dân số nội thành là khoảng 440.000 người, sát nhập các xã Nam Vân Nam Phong vào khu vực nội thành. Phương án 2b: Không sát nhập các xã Nam Vân, Nam Phong vào khu vực nội thành, quy mô dân số nội thành là khoảng 410.000 người.

Quy mô dân số lựa chọn dự báo cho tòan thành phố là phương án 3 – phương án trung gian giữa hai phương án trên. Cụ thể là: đến năm 2015, dân số toàn thành phố là khoảng 450.000 người (bao gồm cả các thành phần dân số khác như: sinh viên nội trú, lực lượng vũ trang, khách vãng lai...). Trong đó: dân số chính thức nội thành là khoảng 260.000 người; đến năm 2025 dân số toàn thành phố là khoảng 570.000 người, trong đó dân số chính thức nội thành là khoảng 340.000 người. Cụ thể như sau:

1.2 Dân số tạm trú quy đổi (Sinh viên nội trú,lực lượng vũ trang, khách vãng lai v.v. 1 - 10% dân số toàn thành phố) II

Dân số thành thị kể cả dân số khác (1000 người)

208,0

210,4

240

270

330

278

338

198,1

200,4

194,9

240

270

330

252

304

81,5

81,6

52,6

83

85

88

57,4

62,1

2,7

1,2

2,1

2,0

1,9

1,20

1,20

+ tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm

0,9

0,9

1,0

0,9

0,7

0,8

0,6

+ tỷ lệ tăng cơ học do nhập cư, %/năm

1,9

0,3

1,1

1,1

1,2

0,4

0,6

- Dân số được đô thị hoá từ các xã lân cận (1000 người)

20,0

29

20

25

33

2.1 Dân số nội thành (1000 người) - Tỷ lệ % so toàn đô thị - Tỷ lệ tăng dân số trung bình, %/năm

2.2 Dân số khác (Sinh viên nội trú,lực lượng vũ trang, khách vãng lai v.v. - 10% dân số nội thành)

168,6

9,9

10,0

34


Bảng : Dự báo dân số - phương án 2

TT

Hiện trạng 2005

Hiện trạng 2006

243,0

245,6

243,0

245,6

- Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm

0,91

- Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm - Tỷ lệ tăng cơ học, %/năm

Hạng mục

I

Dân số toàn thành phố kể cả dân số khác (1000 người)

1.1

Dân số toàn đô thị (1000 người)

1.2

II

Hiện trạng 1999

230,1

Dân số nội thành 1000 người

- Tỷ lệ % so toàn đô thị - Tỷ lệ tăng dân số trung bình, %/năm

Quy hoạch duyệt 2001 dự báo

Hạng mục

Hiện trạng

Hiện trạng

1999

2005

2006

243,0

245,6

243,0

245,6

2020

2015

2025

290

317

375

490

620

290

317

375

457

559

1,05

1,7

1,8

1,7

1,5

2,0

- Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm

0,91

1,05

0,85

0,90

1,0

0,9

0,7

0,8

0,6

- Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm

0,85

0,06

0,15

0,7

0,9

1,0

0,7

1,4

0,06

33

62

198,1

370,8 (*)

210,4

200,4

81,5

81,6

2,7

1,2

0,9

+ tỷ lệ tăng cơ học do nhập cư, %/năm

1,9

Dân số khác (Sinh viên nội trú,lực lượng vũ trang, khách vãng lai v.v. 10% dân số nội thành)

TT

Hiện trạng

2010

208,0

168,6

Quy hoạch điều chỉnh dự báo

2005

+ tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm

- Dân số được đô thị hoá từ các xã lân cận (1000 người) 2.2

Hiện trạng 2009

Dân số tạm trú quy đổi (Sinh viên nội trú,lực lượng vũ trang, khách vãng lai v.v. 1 - 10% dân số toàn thành phố) Dân số thành thị kể cả dân số khác (1000 người)

2.1

Bảng: Dự báo dân số - phương án 3 – Phương án chọn

0,9

0,3

240

194,9

52,6

240

270

270

330

330

300

270

440

390

83

85

88

59,0

69,9

2,1

2,0

1,9

2,0

3,2

1,0

1,1

0,9

1,1

0,7

1,2

0,8

1,2

I

1.1 Dân số toàn đô thị (1000 230,1 người)

- Tỷ lệ tăng cơ học, %/năm

9,9

29

II Dân số thành thị kể cả dân số khác (1000 người) 2.1 Dân số nội thành 1000 người -

Tỷ lệ % so toàn đô thị

-

0,6

2,6

10,0

30

20

50

Quy hoạch duyệt 2001 Quy hoạch điều dự báo chỉnh dự báo 2005

2010

2020

168,6

2015

2025

290

317

375

480

570

290

317

375

447

530

1,7

1,8

1,7

1,3

1,7

0,90

1,0

0,9

0,7

0,8

0,6

0,15

0,7

0,9

1,0

0,5

1,1

33

40

370,8 (*)

1.2 Dân số tạm trú quy đổi (Sinh viên nội trú,lực lượng vũ trang, khách vãng lai v.v. 1 - 10% dân số toàn thành phố)

20,0

Dân số toàn thành phố kể cả dân số khác (1000 người)

Hiện trạng 2009

208,0

210,4

240

270

330

290

375

198,1

200,4 194,9

240

270

330

260

340

83

85

88

58,1

69,3

81,5

81,6

Tỷ lệ tăng dân số trung bình, %/năm

2,7

1,2

2,1

2,0

1,9

2,0

2,1

+ tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm

0,9

0,9

1,0

0,9

0,7

0,8

0,6

+ tỷ lệ tăng cơ học do nhập cư, %/năm

1,9

0,3

1,1

1,1

1,2

1,2

1,5

19

20

30

35

Dân số được đô thị hoá từ các xã lân cận (1000 người)

2.2 Dân số khác (Sinh viên nội trú,lực lượng vũ trang, khách vãng lai v.v. - 10% dân số nội thành)

20,0

9,9

10,0

52,6

Ghi chú: (*) - Bao gồm dân số trong phạm vi dự kiến mở rộng địa giới hành chính (Xem phụ lục hiện trạng dân số và dân số trong khu vực dự kiến mở rộng nội thành).

35


3.3. -

Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai

Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thành của thành phố Nam Định hiện nay là 1.433 ha – chỉ tiêu 71 m2/người, trong đó chưa bao gồm khoảng 1.100 ha đất xây dựng các khu chức năng đô thị nằm ở vùng ven đô. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị hiện nay của thành phố Nam Định là khoảng 2.600 ha – chỉ tiêu tính trên dân số nội thành là khoảng 133m2/người.

-

Định hướng quy hoạch đối với Nam Định trong giai đoạn đến năm 2015 là đẩy mạnh quá trình nâng cấp các khu đô thị hiện hữu và hoàn thiện các dự án phát triển đô thị đang triển khai xây dựng, chỉ phát triển mới khoảng 200 ha đất xây dựng các dự án mang tính chất tạo động lực phát triển đô thị, các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, không phát triển thêm dự án xây dựng khu dân cư đô thị. Như vậy, đến năm 2015, quy mô đất xây dựng đô thị của Nam định là khoảng 2.800 ha - chỉ tiêu đất xây dựng đô thị khoảng 108 m2/người.

-

Trong giai đoạn đến năm 2025, định hướng phát triển đô thị là tập trung phát triển đô thị phía Bắc sông Đào đến sông Vĩnh Giang và phía Nam sông Đào với quy mô đất xây dựng đô thị là khoảng 4.100ha, bao gồm cả một số diện tích đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho những năm tiếp theo và khoảng 400 ha đất làng xóm đô thị hóa trong phạm vi mở rộng nội thành. Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị tính toán trên dân số dự báo của thời điểm 2025 là khoảng 120m2/người.

-

Ngoài ra, để đảm bảo tính năng động trong khả năng thu hút đầu tư, đồ án xác định khoảng 1.000 ha đất dự trữ phát triển, bao gồm khoảng 700 ha về phía Bắc sông Vĩnh Giang và 300 ha phía Nam sông Đào. Trong các quỹ đất này, ưu tiên bố trí các khu chức năng có tính chất tạo động lực phát triển đô thị như: công nghiệp, TTCN, giáo dục chuyên nghiệp – dạy nghề, dịch vụ, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển nông nghiệp chất lượng cao…, có thể bố trí các khu tái định cư, nhưng hạn chế bố trí các khu đô thị mới.

-

Hàng năm, Chính quyền Thành phố cần rà sóat hiện trạng sử dụng đất trong khu vực nội thành cũng như đối với các dự án phát triển mới, điều chỉnh lại chức năng sử dụng đất để đảm bảo cơ cấu sử dụng đất đa chức năng một cách hợp lý và hiệu quả.

Nhu cầu đất xây dựng đô thị cụ thể theo các khu chức năng được dự báo như sau:

36


Bảng: Hiện trạng và dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị QH được duyệt 2001

Hiện trạng 2008 TT

Danh mục

Tổng diện tích tòan thành phố Tổng diện tích nội thành A I

Đất xây dựng đô thị khu vực nội thành

m2/ Diện người tích (ha)

Tỷ lệ (%)

m2/ Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) người

2015 m2/ người

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2025 m2/ người

18.445

1849,6

1740,8

3000,5 100,0

1066,6

74,4

52,6 1100,0

776,7

54,2

38,3

2 Đất công trình công cộng cấp đô thị

21,6

1,5

1,1

3 Cơ quan, trường chuyên nghiệp 4 Đất cây xanh_TDTT

Đất dân dụng

Quy hoạch lập 2010 2020

4625,0

70,7 1465,5

77,5

75,1

45,8 2042,0

79,8

590,0

40,3

24,6

1.000,0

45,0

3,1

1,9

78,0

70,0

4,8

25,4

218,0

Tỷ lệ (%)

m2/ người

18.445

4.625

62,5 2557,5 100,0

Diện tích (ha)

7.000

2.806 100,0 108,0

4.100 100,0

120,7

61,9

2.064

73,6

79,4

3.135

76,5

92,3

39,1

30,3

1.245

44,4

47,9

1.866

45,5

54,9

100,0

3,9

3,0

78

2,8

3,0

136

3,3

4,0

2,9

120,0

4,7

3,6

137

4,9

5,3

270

6,6

7,9

14,9

9,1

372,0

14,5

11,3

188

6,7

7,3

322

7,9

9,5

5 Đất giao thông nôi thị

165,0

11,5

8,1

177,0

12,1

7,4

450,0

17,6

13,6

415

14,8

16,0

541

13,2

15,9

Đất ngoài dân dụng

366,7

25,6

18,1

365,5

24,9

15,2

515,5

20,2

15,6

742

26,4

28,6

965

23,5

28,4

165,0

11,3

165,0

6,5

12

0,4

52

1,3

10

0,3

14

0,3

0,4

700

24,9

868

21,2

25,6

401

14,3

474

11,6

0,7

31

0,8

3 Đất giao thông đối ngoại

52,0

4 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông

5,0

5 Đất công nghiệp và sản xuất kinh doanh

298,7

trong đó khu CN tập trung 6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng B

Tỷ lệ (%)

1433,3 100,0

1 Đất đơn vị ở/khu dân cư

II

Diện tích (ha)

2005

Đất khác

200,0

13,6

350,0

13,7

200,0

13,6

350,0

13,7

11,0

0,5

0,5

21

416,3

275,3

443,0

1.819

1 Đât sông suối, mặt nước chuyên dùng

172,5

2 Đất an ninh quốc phòng

11,4

7,0

7,0

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

18,9

28,3

36,0

4 Đất thuỷ lợi 5 Đất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm

0,9 208,4 122,1

Đất trồng cây lâu năm

26,6

Nuôi thuỷ sản

58,5

Đất nông nghiệp khác 6 Đất chưa sử dụng (đất gò đồi)

2.900

1,2 4,3

37


IV. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ 4.1.

Các chiến lược phát triển kinh tế - tạo động lực phát triển đô thị:

a) Ưu tiên phát triển trung tâm công nghệ nông nghiệp, công nghệ sinh học Trong lịch sử phong kiến, nền kinh tế Nam định dựa chủ yếu trên nông ngư nghiệp, xen lẫn một số họat động thủ công, thương mại, vận tải, nhất là đường sông, đường biển. Đặc biệt, do có nhiều tiểu vùng địa chất, sinh thái khác nhau nên qua hàng ngàn năm lịch sử đã tạo ra một bức tranh tương đối đa dạng về sản phẩm, văn hóa. Nông ngư nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng hàng đầu của tỉnh Nam định, kể cả trong tương lai, và ngay cả khi đóng góp của nó vào tổng sản lượng quốc dân không phải hàng đầu. Đây là vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Nam định không thể chỉ coi là khu vực kinh tế thuần túy. Tuy nhiên, nếu chỉ vì an ninh lương thực mà giữ quy mô và phương thức nông nghiệp như hiện trạng thì sẽ dẫn đến chênh lệch năng suất lao động lớn giữa nông nghiệp và các ngành nghề hiện đại, từ đó dẫn đến mất cân bằng xã hội giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Vì thế, nhất thiết phải có áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Ngòai ra, còn có định hướng về chất lượng, tiêu chuẩn sạch đối với sản phẩm nông nghịêp. Đồng thời còn phải giữ được tính đa dạng, bản sắc địa phương v.v. Tất cả đều cần đến công nghệ tiên tiến. Nông nghiệp công nghệ cao muốn thực hiện cần có những trung tâm nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm, sản xuất công cụ, thiết bị. Trong bối cảnh hiện nay của Vùng nam đồng bằng sông Hồng, các hoạt động này cần được thực hiện ở thành phố. Lĩnh vực công nghệ sinh học là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính ảnh hưởng rộng và tầm phát triển bền vững. Để khẳng định vai trò trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, thành phố Nam định cần có định hướng chiến lược vươn lên chiếm lĩnh và khẳng định vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực này.

trong lĩnh vực này. Sẽ rất hiệu quả nếu có thể biến tòan bộ thành phố và cả tỉnh thành một vùng du lịch đa dạng. Khi đó, kể cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, các lọai dịch vụ khác đều góp phần phục vụ du lịch. Du lịch Nam định có thể được quảng bá, tổ chức theo rất nhiều tiêu chí khác nhau: theo hệ thống di tích lịch sử, theo các vùng cảnh quan sinh thái, theo các vùng văn hóa, làng nghề, ẩm thực, trong các cấu trúc đô thị thân thiện với con người v.v.. Đặc biệt, Nam Định là vùng đất lịch sử có truyền thống lâu đời vì thế có thể phát huy giá trị lịch sử thành thương hiệu như văn hóa đền Trần, chợ Viềng và các phủ, đền.... Mặt khác, gây dựng một thương hiệu đô thị sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng và bền vững, có thể tạo sức hấp dẫn cũng như giữ chân giới trẻ năng động, để từ đó tạo ra những lợi thế thực sự về kinh tế. d) Phát triển thành trung tâm đào tạo một số ngành nghề Nam định vốn có truyền thống đất học, đầu tư cho giáo dục đào tạo của tỉnh và thành phố luôn ở mức cao. Có thể biến đây thành một thế mạnh của thành phố. Tuy nhiên, cần xét đến thực tế là đa số nguồn lực về đào tạo đại học của nước ta hiện nay đang tập trung ở các thành phố lớn mà chất lượng đào tạo cũng chưa cao, số lượng trường đại học lại tăng ồ ạt trong những năm qua ở hầu hết các tỉnh (trung bình mỗi năm tăng thêm trên 30 trường đại học). Trong bối cảnh nguồn lực lao động của cả nước đang rất thiếu công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo. Nếu tập trung đầu tư vào dạy nghề chất lượng cao, Nam định có cơ hội cung cấp dịch vụ không chỉ cho vùng Nam sông Hồng, mà cho cả khu vực Hà nội. 4.2.

Các chiến lược phát triển về văn hóa xã hội

Nam định là vùng đất có lịch sử và truyền thống lâu đời, có khả năng xây dựng một bệ đỡ văn hóa xã hội vững vàng cho quá trình phát triển lâu dài

b) Tiếp tục khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may Trong thời Pháp thuộc, Nam định đã từng có chiến lược vượt khỏi tầm trung tâm tiểu vùng nam sông Hồng này, trở thành trung tâm kỹ nghệ của Bắc bộ, hợp với trung tâm thương mại Hà nội, Cảng Hải phòng thành thế chân vạc phát triển kinh tế. Vị thế công nghệ của Nam định khi đó đứng đầu Đông dương và có thể coi là một điểm đỏ trên bản đồ công nghệ khu vực. Thành phố phát triển nhờ hai ngành chính là bông vải và rượu. Hai ngành này đều lấy nguyên liệu từ trong tỉnh, do đó thành phố có thể coi là động lực phát triển của cả tỉnh. Cho đến nay, hai khối ngành này vẫn đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp Nam Định nói riêng và kinh tế Nam định nói chung. Trong tương lai, tỉnh Nam định vẫn sẽ phải là vùng nông nghiệp nên việc hỗ trợ bằng công nghiệp chế biến, dệt may là cần thiết và hiệu quả. Tuy nhiên phải thấy rõ là ngành Bông Vải và Rượu đã từng là hạt nhân kỹ nghệ của Nam Định trong 100 năm qua, nhưng không thể giữ được vị thế cho Nam Định trong 100 năm tới. Nhìn chung, công nghiệp không thể là ngành mũi nhọn trong thế kỷ của công nghệ thông tin và tri thức được nữa. Vì vậy việc phát triển hai ngành công nghiệp này, tuy có thể giữ được tốc độ tăng trưởng chung của Nam Định, nhưng không thể đảm bảo vai trò chiến lược của thành phố này trong tam giác tăng trưởng Bắc bộ, lại càng không thể tạo cho Nam định một vị thế trên thế giới hay khu vực. Những ngành công nghiệp khác như lắp ráp, điện tử, sản xuất xe hơi v.v. không có vai trò chiến lược, vì không liên quan đến một lợi thế thực sự của Nam định và không có hệ số nhân rộng lớn.

a) Phát huy giá trị lịch sử thành thương hiệu Hiện nay, Nam định đã bước đầu phát huy những giá trị văn hóa truyền thống như khu đền Trần và lễ hội đầu năm, khu Chợ Viềng và các phủ, đền lân cận, hiện đang có những dự án khôi phục, cải tạo và xây mới cho khu vực hồ Truyền Thống và khu công viên văn hóa Trần. Ngòai ra, Nam định đang xây dựng bảo tàng tỉnh, nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu lịch sử thành phố. Đó là những bước đi đúng đắn ban đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là cách tôn tạo, khai thác, phát huy các giá trị văn hóa này để không làm lu mờ ý nghĩa và không làm suy giảm giá trị gốc của di tích và hoạt động văn hóa. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và khai thác di sản cần được nghiên cứu và đề xuất phù hợp với từng công trình, khu vực cụ thể. Đồng thời, cần có những đầu tư nghiên cứu để biến tòan bộ hệ thống di sản vật thể và phi vật thể thành một thương hiệu đồng nhất. Sự cộng hưởng của nhiều giải pháp nhỏ theo cùng một định hướng mới thực sự trở thành sức mạnh. Đặc biệt yếu tố gia tộc là một nét văn hóa có tính ảnh hưởng lớn của Nam định, có thể phát huy. b) Gây dựng thương hiệu đô thị sáng tạo Nam định không thể chỉ sống bằng di sản, lịch sử. Muốn có một tương lai thực sự hấp dẫn, nhất là đối với lớp trẻ, cần phải tạo được thương hịêu là một đô thị có sức sống mới. Theo kinh nghiệm thế giới, đối với một thành phố quy mô như Nam Định, ở gần một đô thị lớn như Hà nội thì hiệu quả nhất là nên gây dựng một thương hiệu đô thị sáng tạo. Một không khí sôi động, sáng tạo là điều thuận lợi để giữ chân giới trẻ năng động, từ đó tạo ra những lợi thế thực sự về kinh tế.

c) Phát triển trung tâm du lịch văn hóa – xã hội Trong thời đại mới, du lịch, dịch vụ, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ thông tin mới là những lĩnh vực kinh tế bền vững, vì chúng không có giới hạn tăng trưởng vật chất và lại không hạn chế lao động. Nam định muốn có chỗ đứng thực sự lâu dài cần phải xác định được chiến lược của mình

38


4.3.

Các chiến lược phát triển cảnh quan môi trường (CQMT):

a) Tạo bản sắc đô thị gắn với hệ thống cấu trúc mặt nước:

Nhấn mạnh vào hệ thống sông

Tôn tạo, phát triển mọi ưu thế gắn với hệ thống sông, bao gồm những bãi bồi, công viên, bến thuyền, đường dạo ven sông, du lịch trên sông v.v. Tạo ấn tượng về một thành phố sông nước – tuy nhiên không phải là thành phố hai bên sông.

Nối kết hệ thống kênh rạch, sử dụng làm cảnh quan và thoát nước: Liên kết tất cả các kênh rạch thành một mạng liên thông, kết nối với sông, vừa có tác dụng tưới tiêu, thoát nước, vừa làm cảnh quan. Mạng lưới kênh rạch này không nhất thiết phải luôn là nước mặt. Ở một số nơi có thể kết nối ngầm. Khi là nước mặt, chú ý sử dụng kết hợp làm cảnh quan đô thị, làm kè mềm, trồng cây thủy sinh, làm đường đi dạo v.v. Không chỉ đơn thuần làm một hệ thống cống lộ thiên trên tòan đô thị. Một trong những bản sắc cảnh quan đô thị của TP. Nam Định là hệ thống giao thông đi ven kênh mương và ven hồ. Ngoài khu vực nội thành cũ và một số điểm dọc đường QL10, các khu trung tâm mới đều được quy hoạch gắn với không gian mặt nước.

b) Xây dựng đô thị công viên và công viên đô thị

Phát triển những hồ lớn làm điểm nhấn, bản sắc đô thị: Tôn tạo, đào thêm những hồ lớn làm điểm nhấn đô thị. Tối ưu hóa khả năng tiếp cận và sử dụng không gian nước này. Hồ Gươm ở Hà nội có thể được coi là một ví dụ tốt. Đặc biệt khu hồ Vị Xuyên và hồ Truyền Thống cần có sự cải tổ cơ bản để góp phần tốt hơn vào đời sống đô thị.

Duy trì và phát triển hệ thống ao đầm, biến tòan bộ khu vực đô thị mở rộng thành một miếng bọt biển giữ nước: Phát huy tính xốp của địa hình nhờ vô số điểm ao, đầm nhỏ. Hệ thống này vừa có tác dụng giữ nước, cải tạo vi khí hậu, đồng thời tạo một bản sắc riêng cho dạng nhà vườn Nam định ở phía nam sông Đào và vùng ngọai ô.

-

Xen lẫn các mảng, tuyến xanh hài hòa vào cấu trúc đô thị, tạo ấn tượng cả đô thị là một công viên lớn. Tránh làm những công viên có tường bao. Dỡ bỏ tất cả những tường bao công viên cũ, tìm cách tổ chức các cấu trúc đô thị có hướng mở và kết nối tối đa với các không gian mở.

39


c) Duy trì và tiếp tục nâng cao giá trị các vùng đặc sản trên nền lúa

4.4.

Chiến lược phát triển đô thị và vùng ngoại thành – Cấu trúc đô thị tổng thể

Khu vực ngọai ô thành phố là một nền nông nghiệp lúa nước. Trên nền đó nổi lên những vùng cảnh quan đặc sản như làng hoa, làng cây cảnh, cây ăn quả, chim cá cảnh, các làng nghề v.v. với ranh giới và bản sắc cảnh quan đa dạng, hấp dẫn, được chỉ rõ trên bản đồ du lịch. Quy mô của các làng này có thể không quá lớn - chỉ là dạng mô hình thu nhỏ, đại diện cho rất nhiều các làng nghề trong tỉnh cũng như vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là nơi giới thiệu sản phẩm, giao lưu trao đổi hàng hóa, công nghệ kết hợp với không gian du lịch sinh thái.

Hình: Mô hình phát triển trong các khu vực sinh thái nông nghiệp

Hình: Sơ đồ ý tưởng – Cấu trúc tổng thể phát triển đô thị

a) Tập trung phát triển đô thị phía Bắc sông Đào tới sông Vĩnh Giang, trong đó, chú trọng cải tạo, khai thác giá trị của khu đô thị trung tâm hiện hữu; Phát triển một số khu chức năng đô thị tập trung đan xen trong không gian đô thị sinh thái phía Nam sông Đào Từ các phân tích về điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu phát triển đô thị, chiến lược điều chỉnh phát triển đô thị tập trung ở phía Bắc sông Đào đến Nam sông Vĩnh Giang. Khu vực này có diện tích khoảng 3.200 ha, gấp đôi tổng diện tích nội thành Nam Định hiện nay. Trong vòng 15 năm tới, quản lý tốt và phát triển đồng bộ toàn bộ khu vực này là cần thiết, để đảm bảo tạo hình ảnh một thành phố Nam Định có bản sắc, giàu giá trị truyền thống, đồng thời đảm bảo tính hiện đại, hiệu quả. Về phía Nam sông Đào, ưu tiên cải tạo và phát triển các làng nghề sinh thái gắn với các diện tích đất nông nghiệp được quy hoạch giữ lại, đặc biệt là các làng ven sông, ven đê, có thể đón tầm nhìn từ trên đê. Phía Tây Nam đường S2 có thể bố trí các dự án có quy mô tương đối tập trung và có thể khép kín (công nghiệp, giáo dục chuyên nghiệp, dịch vụ,…). Trong khu trung tâm có thể phát triển một khu đô thị tương đối tập trung với các chức năng được ưu tiên như: các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ gắn với nông nghiệp, các khu nghỉ dưỡng và một số khu ở mật độ cao, nhưng theo cấu trúc đô thị, không khép kín trong hàng rào riêng từng khu. Xung quanh khu trung tâm là các làng đô thị hóa, xen cấy với các chức năng đô thị mới. Lấy cấu trúc kênh mương làm xương sống để tổ chức hệ thống giao thông đô thị.

40


b) Tập trung phát triển công nghiệp và các hoạt động kinh tế có tính chất hướng ngoại hai bên đường QL10, cho phép linh hoạt chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ đât công nghiệp sang các chức năng khác. Có thể phát triển các khu chức năng tạo động lực phát triển đô thị hai bên đường nối Nam Định – Phủ Lý Thống nhất với quan điểm với các dự án và quy họach chi tiết hiện tại là phát triển công nghịêp dọc hai bên đường QL10. Tuy nhiên, cần xác định những khu công nghiệp này chỉ là hiện tượng nhất thời, không đảm bảo được sự phát triển bền vững cho thành phố. Do đó, có thể tính đến khả năng chuyển đổi mục đích các khu này thành khu đô thị, cao ốc văn phòng, thương mại v.v. Không nên khẳng định bắt buộc là chức năng công nghiệp. Đối với các khu dự trữ phát triển hai bên đường nối Nam Đinh – Phủ Lý, phía Tây Bắc sông Vĩnh Giang, ưu tiên phát triển các khu chức năng tạo động lực phát triển đô thị như: công nghiệp, giáo dục chuyên nghiệp, dịch vụ - phải đạt tối thiểu 80% quỹ đất.

c) Phát triển đô thị đa tâm kết nối bởi các trục động lực phát triển Hiện nay hệ thống trung tâm (nơi tập trung các hoạt động đô thị với hiệu quả kinh tế cao) chưa đủ mạnh và chưa tương xứng với mục tiêu phát triển thành trung tâm vùng. Cần quy hoạch một khu vực phù hợp, tốt nhất là khu vực nhà máy dệt và nhà máy dệt lụa cũ, để làm một khu trung tâm hiện đại của thành phố. Trung tâm này nên có những khu thương mại, cao ốc văn phòng, quảng trường, tiện ích công cộng v.v. Nói chung là sử dụng với mật độ rất cao. Không nên dành riêng khu này cho những mục tích thuần túy công cộng phi lợi nhuận, vì sẽ không đủ sức chi trả và không hấp dẫn, nhưng cũng không nên tư hữu hóa hòan tòan. Có thể kết hợp bố trí một số diện tích ở trong khu vực này, nhưng với tỷ lệ rất nhỏ. Tối đa hóa khả năng kết nối các trục đường chính đô thị với khu trung tâm này, tạo tính hướng tâm rõ nét. Tuy nhiên, với quy mô đất hiện hữu, khu này khó có thể đảm đương vai trò trung tâm cho cả vùng đô thị lớn. Do đó cần bổ xung một số điểm nhấn khác, có thể ven hồ Truyền Thống, trong khu đô thị phía Nam sông Đào hoặc trên những trục giao thông chính, tạo thành một mô hình đô thị đa tâm. Các trục đô thị kết nối khu trung tâm chính với các khu trung tâm khác sẽ là các trục động lực phát triển đô thị. Tại các khu vực trung tâm và dọc theo trục động lực khuyến khích phát triển với hệ số sử dụng đất cao.

Hình: Sơ đồ cấu trúc giao thông

e) Tối ưu hóa hệ thống giao thông Phân cấp hệ thống giao thông mạch lạc, đảm bảo mặt cắt và mật độ phù hợp cho từng cấp. Tránh tình trạng đường quan trọng thì tắc nghẽn cũng như đường không quan trọng thì quá to. Hình ảnh chung của khung giao thông chính là những tia nan quạt hướng tâm và những đường vòng cung đồng tâm.

d) Cải tạo và phát triển đô thị gồm nhiều cấu trúc hình thái đô thị với bản sắc khác nhau Nam định vốn có những khu vực đô thị với mặt bằng, chức năng và bản sắc rất khác nhau. Cần nhấn mạnh vào sự khác nhau này, tạo bản sắc đậm nét trong nội bộ từng khu vực và nhấn mạnh ranh giới giữa các khu vực. Như vậy sẽ tạo được một bức tranh đô thị có tổ chức mà lại đa dạng về bản sắc, tránh ấn tượng của một đô thị chắp vá, thiếu tính đồng bộ.

41


4.5.

Quy hoạch hệ thống trung tâm:

Hình: Sơ đồ tổ chức hệ thống trung tâm Hệ thống trung tâm đô thị được quy hoạch bao gồm: a) Các trung tâm đa năng:

e) Phát triển khu vực ngoại thành đạt tiêu chí Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới: Cung cấp giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến các khu dân cư nông thôn trong vùng ven đô; Tại khu vực thuận lợi về giao thông, bố trí một số khu chức năng phi nông nghiệp, là trung tâm dịch vụ cho các khu vực ngoại thành; Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái; Quy hoạch và xây dựng vùng ven đô và ngoại thành theo tiêu chí nông thôn mới.

-

Khu trung tâm mới trong lòng đô thị cũ: tại vị trí nhà máy dệt, nhà máy dệt lụa gắn với trục Trần Hưng Đạo;

-

Khu trung tâm mới quanh hồ Truyền thống;

-

Khu trung tâm ven sông: dọc tuyến phố ven sông, kết nối với đường dạo trên đê và quảng trường công cộng ven sông tại vị trí cảng hiện hữu;

-

Các khu trung tâm có tính chất hướng ngoại dọc theo đường QL10;

-

Khu trung tâm phía Nam sông Đào. b) Các trung tâm chuyên ngành:

-

Trung tâm hành chính cấp tỉnh: cải tạo, nâng cấp trên cơ sở hiện trạng;

-

Trung tâm hành chính mới của thành phố - quy mô khoảng 1,5 – 2,0 ha: Bố trí kết hợp trong khu trung tâm đô thị mới tại vị trí nhà máy dệt lụa cũ.

-

Trung tâm văn hóa: Khu văn hóa Trần, quanh hồ Vị Xuyên và quanh hồ Truyền Thống;

-

Trung tâm TDTT: phía Đông hồ Tỉnh Ủy và phía Bắc hồ Truyền thống;

42


-

Trung tâm y tế: trung tâm y tế cấp vùng quy mô 700 giường tại khu đô thị mới Mỹ Trung; nâng cấp bệnh viện tỉnh hiện nay đảm bảo yêu cầu phục vụ;

-

Trung tâm thương mại: nằm trong các khu trung tâm đa năng và dọc theo các tuyến trục chính đô thị; Trung tâm thương mại tài chính tại khu vực nhà máy dệt, dệt lụa cũ; Chợ đầu mối quy mô 5 ha trên đường S2, phía Nam sông Đào; Trung tâm hội chợ, triển lãm quy mô 5,5ha trên đường S2.

-

Hệ thống trường chuyên nghiệp: bao gồm các trường hiện hữu cải tạo nâng cấp; bố trí các khu đất phát triển các dự án giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề phía Nam sông Đào;

-

Có thể linh hoạt bố trí các công trình dịch vụ đô thị theo nhu cầu trong các khu đô thị đa năng, cần đảm bảo phù hợp với cấu trúc về hình thái kiến trúc tại mỗi khu vực, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên ngành và không gây ô nhiễm môi trường.

4.7.

Hướng dẫn thiết kế đô thị cho các cấu trúc đô thị trọng tâm:

Các cấu trúc đô thị trọng tâm, có tiềm năng đóng góp lớn cho hoạt động đô thị và quá trình phát triển đô thị, cũng như góp phần tạo hình ảnh/ấn tượng đô thị bao gồm: -

Khu phố cổ - phố cũ – trung tâm đô thị hiện hữu;

-

Khu trung tâm đô thị mới tại khu vực nhà máy dệt, nhà máy dệt lụa cũ;

-

Không gian quanh hồ Truyền thống;

-

Khu vực hai bên sông, bao gồm cảnh sông hiện nay và vùng đất ngoài đê phía Nam sông;

-

Khu trung tâm phía Nam sông Đào;

-

Các khu làng – nhà vườn sinh thái ven đô.

Ngoài ra, có 2 cấu trúc cần quan tâm định hướng phát triển để đảm bảo hiệu quả phát triển đô thị, bao gồm: -

Các khu đô thị mới phát triển đan xen với các khu dân cư nông nghiệp hiện hữu phía Nam QL10;

a) Không gian chiều cao:

-

Các khu dân cư làng đô thị hóa, đan xen các công trình chức năng đô thị phía Nam sông Đào.

Không gian chiều cao được quy định phù hợp với các chiến lược phát triển đô thị, phù hợp với yêu cầu tạo nên các diện đặc trưng trong đô thị.

a) Khu phố cổ - phố cũ – trung tâm đô thị hiện hữu:

4.6.

Quy hoạch không gian chiều cao và mật độ xây dựng:

Cụ thể quy định như sau: -

Đối với khu trung tâm mới tại khu vực nhà máy dệt lụa cũ: không hạn chế chiều cao xây dựng;

-

Đối với khu đô thị mật độ cao – trung tâm đô thị hiện hữu: Tầng cao xây dựng tối đa cho phép ở khu vực này là 15 tầng và khuyến khích giới hạn ở mức 6 tầng. Riêng các khu vực trong các khu phố cũ, có mặt tiền tiếp giáp với các tuyến đường có bề rộng chỉ giới đường đỏ <16m, chiều cao xây dựng công trình tối đa cho phép là 9 tầng và các khu vực có mặt tiền tiếp giáp với các tuyến phố cũ có bề rộng chỉ giới đường đỏ <10m, chiều cao xây dựng công trình tối đa cho phép là 6 tầng. Riêng khu vực quanh hồ Vị Xuyên, chiều cao xây dựng tối đa cho phép như sau: dọc theo đường Hùng Vương – 9 tầng; dọc theo đường Nguyễn Du, Phùng Chí Kiên và Lê Hồng Phong – 6 tầng;

-

Đối với khu trung tâm mới quanh hồ Truyền thống và trung tâm đô thị mới phía Nam sông Đào: tầng cao xây dựng không quá 25 tầng;

-

Đối với các khu vực phát triển đô thị mới phía Bắc khu trung tâm hiện hữu và hai bên đường QL10: tầng cao xây dựng không quá 35 tầng;

-

Đối với các khu vực làng đô thị hóa và các công trình xen cấy trong các khu làng đô thị hóa: tầng cao xây dựng không quá 5 tầng;

-

Đối với các khu vực chức năng đô thị mới trong khu đô thị giáp khu trung tâm phía Nam sông Đào: Tầng cao xây dựng không quá 15 tầng.

b) Mật độ xây dựng: Ngoại trừ các khu vực sinh thái nông nghiệp, trong các khu vực còn lại khuyến khích xây dựng mật độ cao để tăng hiệu quả sử dụng đất đô thị nhưng phải đảm bảo quy định về mật độ xây dựng tối đa cho phép tương ứng với chiều cao xây dựng quy định trong Quy chuẩn xây dựng Việt nam về Quy hoạch xây dựng.

Khu phố cổ - phố Pháp – phố cũ trong trung tâm:

-

Lập dự án rà soát, đánh giá các công trình kiến trúc cổ và kiến trúc Pháp thuộc địa có giá trị còn lại và tìm kiếm các giải pháp bảo tồn, tôn tạo. Các biện pháp có thể tham khảo là: Dùng vốn ngân sách hoặc kêu gọi các nguồn tài trợ mua lại các công trình đó để bảo tồn và chuyển đổi thành công trình phúc lợi công cộng hoặc dịch vụ du lịch; Kêu gọi, khuyến khích và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để chủ sử dụng bảo tồn, nâng cấp các công trình này, đảm bảo đạt được sự đồng thuận của chủ sử dụng và đồng thời vẫn sử dụng các công trình này cho các chức năng phù hợp, đảm bảo đời sống của chủ sử dụng, góp phần nâng cao giá trị di sản chung của toàn thành phố.

-

Trong Khu phố Cổ: không thu hẹp vỉa hè để mở rộng phần xe chạy, ngược lại cần mở rộng vỉa hè để đảm bảo không gian đi bộ, chỉ để phần xe chạy ở mức độ tối thiểu, kết hợp với các giải pháp giảm thiểu tác động xấu của giao thông đến chất lượng đô thị khu phố cổ, như: hạn chế tốc độ, chỉ cho phép xe cơ giới lưu thông một chiều hoặc chỉ cho phép xe cơ giới lưu thông vào những thời gian nhất định, ưu tiên cho đi bộ và đi xe đạp…. Để thực hiện được mục tiêu biến khu phố cổ thành khu phố đi bộ trong những thời gian nhất định, các quỹ đất có thể chuyển đổi chức năng trong khu vực lận cận (bán kính 300m đến khu phố cổ) cần ưu tiên tối đa để xây dựng bãi đỗ xe – chú trọng giải pháp xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng.

-

Chuyển đổi chức năng các khu đất sử dụng chưa hiệu quả, đặc biệt là các khu đất công sang các chức năng phù hợp hơn. Cụ thể, đối với các khu vực không thiếu công trình công cộng, hoặc có thể bổ sung công trình công cộng trong bán kính phù hợp, thì có thể chuyển đổi sang các chức năng kinh doanh dịch vụ

-

Đối với các khu vực không có giá trị bảo tồn công trình kiến trúc, khống chế chiều cao xây dựng không quá 9 tầng đối với các tuyến đường chính và không quá 6 tầng đối với các tuyến đường còn lại, bảo vệ tỷ lệ và ấn tượng thân thiện của đô thị.

-

Kết nối và cải tạo các điểm có nguy cơ ách tắc giao thông.

-

Cải tạo không gian cồng viên hồ Vị Xuyên: dỡ bỏ hàng rào; thay đại bộ phận các thảm cỏ bằng sân lát bê tông đục lỗ kết hợp trồng cỏ, thuận lợi cho giao lưu công cộng, biến khu vực này thành hồ trung tâm của khu phố Pháp, kề cận phố Cổ. Giá trị của hồ lúc này có thể so sánh với vai trò của Hồ Hoàn Kiếm đối với Hà nội.

43


-

Đối với các khu dân cư cũ nằm trong khu trung tâm hiện hữu, chú trọng nâng cấp và bổ sung hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội, theo nguyên tắc tận dụng tối đa các điều kiện hiện trạng, hạn chế giải tỏa và di dời dân cư. Áp dụng phương pháp điều chỉnh đất đai giữa các hộ sử dụng trong 1 khu vực để đạt được giá trị tổng thể cao nhất; Kêu gọi nhà nước và nhân dân cùng tham gia nâng cấp điều kiện sống trong khu dân cư.

b) Khu trung tâm đô thị mới tại khu vực nhà máy dệt, nhà máy dệt lụa cũ: Tổ chức tại đây một khu trung tâm mới ngay trong trung tâm đô thị, khai thác được giá trị rất lớn của quỹ đất này với dạng tổ hợp công trình quy mô lớn kết hợp không gian quảng trường công cộng, tạo một trung tâm động lực phát triển mới trong khu đô thị cũ; Giữ lại một số chi tiết mang dấu ấn lịch sử của khu vực trong thời kỳ là trung tâm công nghiệp dệt. Chức năng sử dụng đa dạng, ưu tiên cho hoạt động thương mại, tài chính. Có thể dành qũy đất thích hợp để bố trí trung tâm hành chính mới của thành phố và nhà ở trong khu vực này.

Hình: Minh họa giải pháp quy hoạch khu trung tâm tại khu vực nhà máy dệt, nhà máy dệt lụa cũ, tạo khối tích công trình lớn hơn và nhiều không gian trống công cộng hơn

c) Không gian quanh hồ Truyền Thống:

Hình: Không chế chiều cao xây dựng trong khu đô thị trung tâm hiện hữu

-

Tăng cường kết nối giao thông theo hướng Đông – Tây qua khu vực đất bằng nằm giữa hai phần hồ chính.

-

Không gian mặt nước hồ Truyền Thống có ý nghĩa rất lớn trong tổng thể không gian toàn thành phố. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện trạng các khu dân cư đã bám sát mặt nước hồ, không có điều kiện tổ chức các không gian công cộng quanh hồ để có thể tạo không gian giao lưu công cộng, khai thác đúng giá trị của hồ Truyền thống. Mặt khác, với quy mô của Thành phố Nam định, diện tích hồ cũng là khá lớn để trở thành một hồ trung tâm đô thị, lựa chọn giải pháp sử dụng một phần nhỏ diện tích hồ để làm đường giao thông cấp khu vực đi quanh hồ, kết hợp với một số không gian quảng trường nhỏ về phía hồ và một dãy phố mới (có thể bao gồm cả các công trình dạng liên kế quy mô từ 100-500 m2/lô), thuận lợi để tổ chức các hoạt động dịch vụ về phía giáp khu dân cư hiện hữu. Quỹ đất mới quanh hồ cần được bán đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn vốn đầu tư hạ tầng, đảm bảo tính khá thi của dự án. Tổng diện tích hồ hiện trạng là 47 ha, sau khi quy hoạch cải tạo còn khoảng 33ha (diện tích giảm đi là khoảng 14ha). Bên cạnh đó, nạo vét hồ để tăng khả năng điều hòa nước mưa, hiện nay, hồ đã bị bồi lắng với cao độ đáy nước đã lên đến cao độ từ 0,2 đến 0,5m, trong khi cao độ nền khu

44


vực xung quanh là từ 2,1m đến 2,5m. Tăng cường tối đa các kết nối từ các khu vực lân cận và từ các tuyến đường chính ra hồ. -

Đối với các khu đất dân cư lân cận, quy hoạch chi tiết để tạo điều kiện cả tạo nâng cấp môi trường sống. Khuyến khích hợp khối xây dựng công trình, theo nguyên tắc có sự đồng thuận giữa chủ đầu tư và các chủ sử dụng đất hiện hữu, bổ sung các công trình dịch vụ đô thị, dành ra các không gian trống công cộng. Trong các dự án cải tạo, chuyển đổi chức năng hoặc thay đổi hình thái kiến trúc các khu vực này, có diện tích đất từ 1.000 m2 trở lên, yêu cầu phải dành tối thiểu 10% diện tích đất cho vườn hoa – quảng trường công cộng.

Hình: Minh họa giải pháp cải tạo, khai thác không gian quanh hồ Truyền Thống thành khu trung tâm mới của đô thị Phối cảnh minh họa

45


Hiện trạng

Gợi ý cơ cấu sử dụng đất

Minh họa cấu trúc xây dựng

46


d) Khu vực cảng sông hiện nay, khu đô thị ven sông: Tổ chức khu vực cảng sông hiện nay thành khu quảng trường công cộng kết hợp dịch vụ nhỏ. Trong điều kiện Thành phố bị đê bao bọc, đây là khu vực thuận lợi để khai thác cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đây là quỹ đất khá mỏng, ngoài đê, nên lựa chọn cấu trúc mở, chỉ xây dựng một vài công trình dịch vụ quy mô nhỏ kết nối trực tiếp với tuyến đường ven sông, dành nhiều khoảng trống, tạo quảng trường liên tục sát mặt nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng quảng trường sử dụng công cộng ở cốt tầng 2 kết nối các công trình dọc tuyến phố ven sông với mặt đê tả sông Đào. Theo Luật bảo vệ đê điều, được phép xây dựng công trình giao thông công cộng trong hành lang bảo vệ đê. Việc xây dựng quảng trường dạng đường vượt kết nối với mặt đê sẽ khiến cho việc sử dụng mặt đê làm quảng trường công cộng thuận lợi hơn, đồng thời kết nối được với các công trình dịch vụ phía trong, chứ không chỉ đơn thuần là một tuyến đường đi bộ trên đê khó tiếp cận như hiện nay. Nếu làm được như vậy, tuyến phố này mới thực sự khai thác được giá trị của tuyến phố ven sông, là một giá trị cảnh quan quan trọng chưa được khai thác của thành phố.

Hình: Minh họa tổ chức không gian quảng trường và dịch vụ tại vị trí cảng hiện nay e) Khu vực ngoài đê phía Nam sông Đào: Hiện nay Tỉnh đã có chủ trương kè bờ Nam sông Đào và khai thác quỹ đất ven sông. Giải pháp kè cần đảm bảo không tạo ấn tượng bê tông hóa bờ Nam sông, giữ lại được màu xanh tự nhiên, cảnh quan sinh thái phía Nam sông. Nếu khai thác quỹ đất ngoài đê phía Nam sông, cần theo một số định hướng xét từ Tây Nam lên Đông Bắc như sau:

Hình: Minh họa giải pháp cải tạo khu vực cảng – ven sông

+

Ấn tượng chung của toàn khu vực vẫn là cảnh quan sinh thái với trọng tâm là các làng hoa, cây cảnh, có thể kết hợp khai thác dịch vụ du lịch;

+

Các tuyến đường từ đê xuống ven sông là đường đi bộ và đi xe đạp.

+

Tổ chức thêm tuyến đường chính kết nối theo hướng Tây Nam – Đông Bắc phía trong đê, đi song song với đê, quy mô 20m, 4 làn xe, có vỉa hè 5m phía tiếp giáp với công trình xây dựng. Đường đê là đường ưu tiên cho xe đạp, ngắm cảnh và thực tế là có cao độ cao hơn các khu vực xung quanh và rất khó cải tạo, mở rộng để thành tuyến giao thông chính.

+

Khu vực dải đất phía Nam cầu mới qua sông gồm 2 phần, đoạn rất mỏng, giữ lại là không gian cây xanh (theo ngôn ngữ tự nhiên, có thể vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp) và đoạn sát chân cầu, trên nền cảnh quan gồm những mảng màu khác nhau tạo bởi các loại cây trồng khác nhau, xây dựng điểm xuyết một số công trình dịch vụ, hướng bố trí có thể song song với luồng nước chảy, xây dựng trên cột, để trống tầng một làm không gian trống công cộng, kết nối thông suốt toàn khu vực.


+

+

Khu vực làng xóm và khu du lịch sinh thái hiện hữu phía Bắc cầu mới: Cải tạo, nâng cấp chất lượng hạ tầng và cảnh quan các khu làng; không tăng quy mô và mật độ các khu dân cư hiện hữu; Duy trì không gian mặt nước các ao, hồ hiện hữu, đặc biệt là các ao hồ gần đê; có thể phát triển thêm một số khu trang trại, du lịch sinh thái nhưng nhưng chiều dài mỗi cạnh của khu đất khép kín không quá 250m; Tạo không giản cây xanh công cộng chung giữa các khu trang trại và đảm bảo hướng tiếp cận công cộng ra không gian ven sông.

Hình: Cấu trúc tổ chức không gian khu vực ven sông Đào (bờ Nam, ngoài đê)

Khu vực phía Bắc, hiện đang là khu vực đất nông nghiệp, không có dân cư sinh sống, tương tự như khu vực phía Nam cầu mới, duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên nền cảnh quan gồm những mảng màu khác nhau tạo bởi các loại cây trồng khác nhau, xây dựng điểm xuyết một số công trình dịch vụ, hướng bố trí kết nối với đê, xây dựng trên cột, để trống tầng một làm không gian trống công cộng, kết nối thông suốt qua các công trình xây dựng bằng tuyến đường dạo.

48


f) Khu trung tâm phía Nam sông Đào:

Hiện trạng khu vực quy hoạch khu trung tâm phía Nam sông Đào

Hình: Minh họa tổ chức không gian du lịch sinh thái nông nghiệp ven song

Tổ chức khu trung tâm quanh khu vực hồ nước và tại vị trí hội tụ của các tuyến đường giao thông chính khu vực. Cấu trúc đô thị khu vực này có thể linh hoạt, dạng sinh thái mật độ thấp, cũng có thể có hình thức hiện đại, tập trung mật độ cao để hình thành nên khu trung tâm mới cho khu vực phía Nam sông Đào, tạo điểm nhấn phát triển giữa vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp. Khuyến khích các khu vực lân cận nâng cao mật độ xây dựng và quy mô công trình nhưng vẫn giữ nét đặc trưng là hệ thống ao, hồ trong mỗi khu vực.

49


Hình: Minh họa cấu trúc không gian khu trung tâm phía Nam sông Đào

g) Các khu dân cư hiện trạng cải tạo theo hướng đô thị sinh thái phía Nam sông Đào: -

Các khu làng hiện đang có cảnh quan rất đẹp. Cần giữ lại một số không gian trồng hoa, cây cảnh, đồng thời, cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường sống các khu dân cư hiện hữu theo hướng đô thị sinh thái. Tiếp tục phát huy và nâng cao giá trị cảnh quan của các khu vực này, đặc biệt là khu vực ven đê. Duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái.

-

Hạn chế mở rộng diện tích đất ở, chỉ cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu của dân số tăng tự nhiên. Khi mở rộng các khu dân cư hiện hữu, cần đảm bảo giữ được những đường nét ranh giới mềm mại của làng bằng cách xây các tuyến đường bao quanh khu vực phát triển mới, trồng cây xanh và chỉ xây dựng trong giới hạn từ đường vào đến khu vực làng hiện hữu, giữ lại không gian sinh thái ở một phía.

-

Tôn tạo cảnh quan dọc theo kênh mương để làm rõ nét hơn giá trị cảnh quan sinh thái của khu vực. Sử dụng trồng hoa kinh doanh hoặc hoa dại công cộng theo ngôn ngữ tự nhiên.

Hình: Minh họa tổ chức không gian khu vực sinh thái nông nghiệp kết hợp khai thác du lịch

h) Các khu làng đô thị hóa, đan xen chức năng đô thị mới phía Nam sông Đào: -

Các khu làng hiện hữu lân cận khu trung tâm đô thị và các khu trường chuyên nghiệp phía Nam sông Đào sẽ có nhu cầu đô thị hóa cao và được khuyến khích cải tạo trên cơ sở cấu trúc đường giao thông hiện trạng, xen cấy một số chức năng đô thị mới và giữ lại các mặt nước chính trong mỗi khu vực. Yêu cầu quan trọng nhất đối với các khu vực này là không di dời giải tỏa ồ ạt, tạo điều kiện tối đa để nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, bổ sung không gian cây xanh công cộng và công trình dịch vụ trong khu dân cư hiện hữu, giữ lại cấu trúc mặt nước làm trung tâm cho mỗi khu vực.

50


i) Khu vực nằm giữa khu đô thị trung tâm hiện hữu và QL10 (không kể khu vực hồ Truyền Thống): -

Đây là khu vực phát triển các khu đô thị mới đan xen với các khu dân cư hiện hữu mật độ thấp và chất lượng hạ tầng thấp.

-

Các khu vực này hầu hết đã được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 và phần lớn đã được giao đất thực hiện dự án phát triển đô thị. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn chậm, tỷ lệ lấp đầy và đưa vào khai thác sử dụng thấp. Các nội dung quy hoạch của các khu vực này chưa tạo được những cấu trúc không gian thực sự gắn bó với đặc trưng của thành phố Nam Định, chưa tạo được những nét đặc trưng riêng, bố cục quy hoạch của mỗi khu vực chưa gắn kết với tổng thể chung. Nếu có thể, với các khu vực này nên có một số điều chỉnh như sau: o

Cần thúc đẩy thực hiện các dự án đã giao. Nhìn chung, quy mô giao đất thực hiện dự án phát triển đô thị mới nên giới hạn ở mức 30 ha/dự án và không nên lớn hơn 50 ha/dự án. Tối ưu nhất là nhà nước xây dựng hạ tầng, bán đấu giá quyền sử dụng đất các ô phố đã có hạ tầng, giá trị đất đai chênh lệch được thu về cho ngân sách để đầu tư xây dựng các hạng mục tiện ích công cộng, phục vụ chung cho toàn đô thị.

o

Về chức năng sử dụng đất, ngoại trừ những dự án có nhu cầu đầu tư với chức năng rõ ràng, nên điều chỉnh theo hướng có thể linh hoạt sử dụng cho các mục đích khác nhau để thuận lợi thu hút đầu tư vì đa số chủ đầu tư không phải là chủ sử dụng nên nếu xác định chức năng quá cứng nhắc và quá thiên về nhà ở sẽ hạn chế tính khả thi và không đảm bảo cân bằng giữa các chức năng tạo việc làm và chức năng nhà ở trong đô thị. Nhưng cần đảm bảo không mâu thuẫn với chiến lược chung và không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo xây dựng các công trình hạ tầng xã hội đạt quy mô phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm trong mỗi khu vực.

o

Về tổ chức không gian và quy mô các tuyến đường cần được xác định phù hợp với tính chất tuyến đường và nhu cầu giao thông. Chỉ bố trí đường đôi có giải phân cách tại các tuyến đường cần ưu tiên cho giao thông. Với quy mô như thành phố Nam Định, việc bố trí quá nhiều các trục đường đôi không những không làm tăng giá trị cảnh quan mà phá vỡ cảnh quan, làm loãng không gian đô thị, làm mất đi ấn tượng của một thành phố thân thiện, sầm uất. Hiện nay nhiều dự án ở các khu vực ven đô có bố trí các trục đường đôi có hướng kết nối không rõ ràng, nên điều chỉnh. Về cấu trúc hình thái xây dựng công trình, nên điều chỉnh để tạo ra những hình ảnh đô thị rõ nét trên nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đô thị (tạo ra các tuyến, diện, điểm đẹp, rõ nét). Và đặc biệt, các cấu trúc đô thị mới cần kết nối tốt với các cấu trúc làng xóm hiện hữu.

o

Cần quan tâm đến việc cải tạo các khu vực hiện hữu và tạo ra những không gian phục vụ chung cho cả khu cũ và khu mới (khả năng xen cấy các hạng mục dịch vụ vào các khu hiện hữu không cao). Nên tạo ra các không gian mở làm khoảng đệm giữa khu cũ và khu mới, cũng đồng thời giữ lại và làm rõ nét ranh giới của các khu làng xóm hiện hữu.

o

Đối với các khu đô thị mới, trong quá trình lập hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và lập dự án đầu tư, dù loại hình nhà ở liên kế làm chủ đạo là phù hợp, nhưng tổ chức không gian đô thị cần đảm bảo phong phú, có sự kết hợp hợp lý giữa các không gian chính – phụ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các hoạt động đô thị đa dạng, không chỉ đơn thuần là nhà ở.

Hình: Các ví dụ minh họa quy hoạch phân lô xây dựng nhà liên kế tạo được không gian phong phú, hợp lý giữa không gian chính và phụ; giữa không gian xây dựng và không gian mở; Tạo các khu đất xây dựng với giá trị khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau trong cùng một khu vực (một trong những tiêu chí phát triển bền vững quan trọng).

Hình: Các hình ảnh minh hoạ các giải pháp quy hoạch cải tạo nâng cấp các khu dân cư hiện hữu với mật độ khác nhau - chú trọng khai thác cấu trúc hiện trạng; Tận dụng quỹ đất có thể chuyển đổi chức năng để tố chức không gian mở công cộng và bổ sung các công trình hạ tầng xã hội còn thiếu; Chú trọng giải pháp kết nối giữa khu vực xây dựng mới và khu hiện hữu.

51


-

Quỹ đất nông nghiệp hai bên đường Ql21 hiện hữu và hai bên đường mới nối Nam Định với Phủ Lý được quy hoạch dự trữ phát triển các khu chức năng tạo động lực phát triển đô thị hạn chế phát triển thêm các khu nhà ở trong các khu vực này – tối thiểu 80% diện tích xây dựng các khu chức năng là các chức năng ngoài nhà ở. Quy mô phát triển thêm các khu chức năng ngoài nhà ở trong các khu vực này phụ thuộc vào thực tế thu hút đầu tư, cần đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, tránh lãng phí vì đây là những quỹ đất nông nghiệp chất lượng tốt, lúa 2 vụ. Cần đảm bảo trên toàn thành phố, 70% diện tích đã giao lập dự án của các chức năng tương tự được đưa vào khai thác sử dụng thì mới giao đất cho các dự án tiếp theo và có giải pháp xử lý thỏa đáng những dự án không thực hiện đúng tiến độ.

k) Các khu di tích văn hóa – lịch sử:

Hình: Các hình ảnh minh hoạ các giải pháp quy hoạch cải tạo nâng cấp các khu dân cư hiện hữu (tiếp theo)

-

Tiến hành nghiên cứu, đánh giá và lập chương trình bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa cũng như các khu vực có giá trị về kiến trúc cảnh quan, đặc biệt là các khu vực như: Khu di tích lịch sử Đền Trần – Chùa Tháp, khu vực cột cờ, khu vực nhà thờ lớn, nhà thờ Khoái Đồng.

-

Điều quan trọng ở đây là cách tôn tạo, khai thác, phát huy các giá trị văn hóa này để không làm lu mờ ý nghĩa và không làm suy giảm giá trị gốc của di tích và hoạt động văn hóa. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và khai thác di sản cần được nghiên cứu và đề xuất phù hợp với từng công trình, khu vực cụ thể. Đồng thời, cần có những đầu tư nghiên cứu để biến tòan bộ hệ thống di sản vật thể và phi vật thể thành một thương hiệu đồng nhất.

-

Riêng khu di tích văn hóa Trần, đã có quy hoạch chung và dự án đã được phê duyệt. Tuy nhiên, nếu có điều kiện nên cân nhắc lại các giải pháp kiến trúc cũng như tổ chức hoạt động, đảm bảo tôn vinh, không làm lu mờ giá trị của Đền Trần.

j) Các khu chức năng mới, xen cấy trong không gian sinh thái nông nghiệp phía Bắc sông Vĩnh Giang: -

Về phía Bắc sông Vĩnh Giang, tại khu vực thuận lợi về giao thông, có thể bố trí một số khu chức năng phi nông nghiệp. Cần đảm bảo các dự án có quy mô không quá lớn, có khoảng lùi tối thiểu 5m, trong khoảng lùi trồng cây bóng mát với tỷ lệ che phủ cao, để đảm bảo hài hòa với không gian sinh thái nông nghiệp.

Hình: Ví dụ minh họa mô hình cải tạo và phát triển các khu dân cư nông thôn trên nền cảnh quan nông nghiệp: Tôn trọng cấu trúc hiện trạng; Xen xấy hợp lý các khu chức năng mới; Duy trì và tạo ranh giới xây dựng đẹp, hài hòa với cấu trúc chung

Việc xây dựng các trục hành lễ hoành tráng gắn với các công trình xây dựng mới và bố cục không gian cũng như vấn đề tỷ lệ trong mối liên kết với Đền Trần – Chùa Tháp cần được cân nhắc thận trọng, để không lấn át, biến Đền Trần thành công trình thứ yếu trong quần thể này.

Hình: Tổng mặt bằng dự án đã được phê duyệt – nên xem xét lại Việc sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí và phong cách tổ chức không gian tương tự như ở những khu công viên khác cũng có nguy cơ làm lu mờ giá trị và ấn tượng rất riêng của Đền Trần hiện nay.

52


4.8.

V.

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng và hình thái xây dựng

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.1. Bên cạnh các quy định về chiều cao, hình thái, cấu trúc xây dựng và các quy định khác có liên quan được đề xuất trong phần thiết kế đô thị, để đảm bảo linh hoạt đáp ứng các chiến lược phát triển đô thị, quỹ đất xây dựng đô thị được hoạch định theo một số nhóm chức năng như sau:

a) Giao thông đối ngoại: -

Đường bộ: Tiếp tục nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới các tuyến: QL21, QL10; ĐT 486 (TL 12 cũ), ĐT 487 (TL 38 cũ), ĐT 488, ĐT 490C (TL 55 cũ) đạt tiêu chuẩn cấp III-II đồng bằng; Nâng cấp, cải tạo vành đai 1 đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị; Xây dựng mới tuyến Nam Định – Phủ Lý, tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; Xây dựng mới đường tỉnh 490B, tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới 1 số đọan tuyến tạo thành đường vành đai 2 thông suốt, tiêu chuẩn đường phố chính đô thị; Xây dựng đường vành đai 3 trên cơ sở đường tỉnh lộ 486B (56 cũ), kết nối các trục hướng tâm và hầu hết trung tâm các huyện trong tỉnh, quy mô đạt tiêu chuẩn cấp II.

-

Đường sông: Nâng cấp, cải tạo luồng lạch tuyến trên sông Đào; Xây dựng cảng mới tại vị trí điểm cuối tuyến S2 kéo dài (xã Nam Phong).

-

Đường sắt: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Thống Nhất; Khôi phục ga hàng hoá và cải tạo quảng trường trước ga Nam Định. Sau năm 2020, điều chỉnh tuyến và ga đường sắt ra phía Tây thành phố (ga Trình Xuyên) đồng thời xây dựng mới tuyến đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng, quy mô đường đơn cấp I, khổ 1.435mm và tuyến đường sắt Nam Định – Thịnh Long.

Bảng: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Ký hiệu trong bản vẽ quy hoạch sử dụng đất

Nhóm chức năng

Diện tích đất (ha)

A

Trung tâm chính đô thị và công trình cấp vùng

208

B

Trung tâm khu vực

210

C

Đất giáo dục chuyên nghiệp, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đô thị đại học

345

D

Đô thị đa chức năng

E

Làng xóm đô thị hóa và xen cấy các chức năng đô thị mới

F

Làng sinh tháI

H

Đất công nghiệp

557

I

Đất các dự án công nghiệp hoặc giáo dục chuyên nghiệp hoặc đô thị - có thể khép kín

280

X

Đất xây xanh mặt nước công cộng đô thị

327

Đất giao thông chính đô thị

593

1.270 245 65

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thành

4.100

Đất dự trữ phát triển các khu chức năng ngoài nhà ở - tạo động lực phát triển đô thị

1.000

Định hướng quy hoạch giao thông

b) Giao thông nội thị: -

Khu vực phía Bắc sông Vĩnh Giang: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường chính kết nối khu vực ngoại thành với khu vực trung tâm.

-

Khu vực đô thị cũ: Với những tuyến đường đã ổn định, cơ bản giữ nguyên quy mô đường hiện trạng, cấp mặt đường, hè phố, kết nối các tuyến đường chính, mở rộng các nút giao ra vào thành phố và các nút giao có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

-

Khu vực đô thị mới và các khu công nghiệp: +

Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới các tuyến đường trục chính và đường khu vực, kết nối liên hoàn và đồng bộ với các khu vực hiện trạng.

+

Trục ngang: Kết nối các trục đường: Đường Trần Nhân Tông kéo dài đến đường Thái Bình (phường Trần Tế Xương); Đường Trường Thi kéo dài đến đường Trần Nhân Tông tạo mạch khép kín.

+

Trục dọc: Kết nối trục đường Phạm Ngũ Lão kéo dài đến phía Bắc ga và nối với đường Lương Thế Vinh, nối thông khu vực trung tâm đô thị cũ với cửa ngõ phía Tây; Kết nối trục đường nối đường Đông A với đường Trần Hưng Đạo; Xây dựng mới trục đường chính (khu vực khu đô thị Thống Nhất) nối cửa ngõ phía Đông Bắc từ QL 10 tới khu vực trung tâm, điều chỉnh bổ sung phần đường dành cho xe thô sơ và mở rộng vỉa hè hai bên thành trục cảnh quan (cây xanh, không gian đi bộ...). Khu vực phía Nam:

+

Nâng cấp, cải tạo QL21, đường tỉnh 490C đọan qua khu vực đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

+

Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường cơ bản dựa trên các tuyến hiện trạng đã có, xây dựng bổ sung các tuyến đường mới, kết nối với khu vực nội thị qua QL21 (qua cầu Đò Quan), cầu xây dựng mới (nối đường Trần Nhân Tông).

53


+ + + c) •

Xây dựng mới tuyến S2 kéo dài đến đê sông Hồng và cảng sông mới, tuyến Đông Nam nối QL10 – QL21. Xây dựng mới trục đường nối đường Trần Nhân Tông (qua cầu mới qua sông Đào) với khu vực trung tâm phía Nam sông Đào. Xây dựng mới đường song song đê sông Hồng, sông Đào – phía trong đê, nằm trong hệ thống trục chính, kết nối đồng bộ các khu vực.

b) Quy hoạch thoát nước mưa: -

Khu vực đô thị cũ sử dụng hệ thống cống chung hiện trạng kết hợp với xây mới một số tuyến cống riêng.Khu xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng.

-

Khu vực mở rộng của thành phố về phía Bắc thoát nước theo hệ thống kênh mương thủy lợi ra sông Châu Giang và thoát ra sông Hồng.

-

Khu vực trung tâm thành phố cũ và vùng lân cận thoát nước theo hệ thống cống, mương thủy lợi, thoát ra sông Đào và sông Hồng theo hệ thống các cống qua đê và các trạm bơm Quán Chuột, kênh Gia, Cốc Thành.

-

Khu vực đô thị mới phía Tây sông Đào thoát nước theo hệ thống cống và kênh mương thủy lợi và trạm bơm An Lá, các cống qua đê như Đồng Lựu, Ngô Xá, Vạn Diệp… rồi đổ ra sông Đào và sông Hồng.

Các công trình giao thông

Bến xe: -

Xây dựng bến xe mới phía Bắc, tại vị trí cầu Vượt QL10, diện tích khoảng 4ha kết hợp với trạm trung chuyển cho các tuyến xe buýt.

-

Xây dựng Bến xe phía Nam thành phố tại khu vực giao cắt giữa đường S2 và ĐT490, diện tích khoảng 5ha, kết hợp với trạm trung chuyển xe buýt.

-

Trung tâm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ được chuyển ra khu đô thị mới, vị trí hiện nay được xây dựng thành bãi đỗ xe cao tầng.

-

Bến xe phía Bắc (Điện Biên) được chuyển về bến xe mới trên QL10, tại vị trí hiện nay xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ cao tầng.

Bãi đỗ xe: Hệ thống các bãi đỗ xe công cộng được bố trí phù hợp tại khu vực trung tâm chính đô thị, trung tâm khu vực, các trung tâm chuyên ngành. Quy mô đảm bảo tiêu chuẩn và nhu cầu về bãi đỗ xe.

Cầu, cống: -

Tiếp tục thực hiện theo quy hoạch chung đã được phê duyệt.

-

Xây dựng 2 cầu mới qua sông Đào: cầu Tân Phong ở phía Bắc và cầu nối đường Trần Nhân Tông với khu phía Nam.

-

Xây dựng hệ thống cầu cứng BTCT trên các trục giao thông qua sông Vĩnh Giang, qua hệ thống kênh rạch, sông mở rộng ở phía Nam sông Đào.

d)

a) Các giải pháp kỹ thuật khác: -

Mở rộng, khơi thông hệ thống kênh mương thủy lợi chính.

-

Xây dựng mới các hồ điều hòa với dung tích lớn.

-

Xây mới, nâng cấp các trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu.

-

Kè bờ kết hợp với các giải pháp thiết kế đô thị các kênh mương, sông, hồ….

-

Quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng, phát triển, đảm bảo không làm ảnh hưởng tới hệ thống tưới tiêu.

5.3. -

Nguồn nước: sông Đào và sông Hồng.

-

Công trình đầu mối: + Giai đoạn đầu: sử dụng nhà máy nước hiện có công suất 75.000m3/ngđ. Đồng thời xây dựng trạm bơm nước thô, nhà máy nước phía Bắc sông Đào thuộc xã Mỹ Trung công suất dự kiến 25.000 m3/ngđ và xây dựng trạm bơm nước thô, nhà máy nước Nam sông Đào thuộc xã Nam Phong công suất dự kiến 20.000 m3/ngđ phục vụ cho khu vực phía Nam.

Giao thông công cộng:

+ Giai đoạn dài hạn: tiếp tục sử dụng nhà máy nước hiện có công suất 75.000m3/ngđ, nâng công suất trạm bơm, nhà máy nước phía Bắc từ 25.000 m3/ngđ lên 55.000 m3/ngđ và nâng công suất trạm bơm, nhà máy nước phía Nam từ 20.000 m3/ngđ lên 50.000m3/ngđ.

Dự kiến bố trí 9 tuyến: 3 tuyến vòng và 6 tuyến tiếp cận. Vị trí trạm đầu cuối của tuyến có thể kết hợp với bến xe đối ngoại, đầu mối giao thông đối ngoại, quảng trường nhà ga đường sắt… 5.2.

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

a) Quy hoạch san nền: -

-

Mạng lưới đường ống cấp nước: đảm bảo cấp nước toàn thành phố.

5.4.

Quy hoạch cấp điện:

Cao độ xây dựng được khống chế như sau:

+ Khu vực thành phố hiện trạng và khu vực phía Bắc sông Đào: Cao độ nền xây dựng ≥ +2,5m;

Nguồn điện: Dự kiến nâng công suất trạm biến áp 220KV Nam Định từ 2x125MVA lên thành 2x250MVA.

Trạm biến thế 110KV:

+ Khu vực phía Nam sông Đào: Cao độ nền xây dựng ≥ +2,8m. -

Quy hoạch cấp nước:

Đối với khu vực nội thành cũ, khu dân cư ngoại thị, các làng xóm có cao độ nền ≥2,0m giữ nguyên địa hình tự nhiên, khi cải tạo và xen cấy công trình mới chỉ san lấp cục bộ, cao độ nền phải đảm bảo phối kết với cao độ nền xung quanh và không được ảnh hưởng tới tiêu thoát nước chung.

+

Cải tạo nâng công suất trạm 110/22kV Nam Định (E.37) và trạm 110/22kV Mỹ Xá (E.39).

+

Trạm 110KV Phi Trường được cải tạo áp dụng công nghệ tiến tiến, không nâng công suất.

+

Xây dựng mới các trạm: 110/22K Mỹ Lộc; 110/22KV Nam Điền; 110KV Nam Định 2 (phía Nam thanh phố).

54


Lưới điện: +

Các tuyến đường dây 220KV, 110KV được giữ nguyên, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.

+

Ngầm hóa lưới điện trung thế, hạ thế trong khu vực nội thị.

+

Lưới điện trung thế phải đảm bảo tính dự phòng bằng các mạch vòng vận hành hở, hạn chế các trạm biến áp đấu bằng các nhánh cụt.

Xử lý nước thải: +

Cấm xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra nguồn tiếp nhận.

+

Nước thải từ các hộ gia đình, các cơ quan, công trình công cộng phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại hợp quy cách trước khi thải ra hệ thống cống thu gom.

+

Nước thải sinh hoạt phải xử lý đạt loại B của tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra nguồn.

+

Nước thải các xí nghiệp công nghiệp phân tán phải xử lý riêng ngay tại xí nghiệp đạt loại C của tiêu chuẩn hiện hành.

+

Nước thải khu công nghiệp tập trung phải xử lý tại trạm xử lý nước thải công nghiệp đạt loại B theo tiêu chuẩn hiện hành.

Trạm biến thế: +

Cần đảm bảo bán kính cấp điện không lớn hơn 300m trong nội thị và không lớn hơn 500m tại khu vực ngoại thị.

+

Cải tạo các trạm hạ thế kiểu treo thành kiểu kín, lựa chọn vị trí đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Lưới điện chiếu sáng:

5.6.

Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR):

CTR sinh hoạt được thu gom tập trung.

Mở rộng diện tích khu xử lý CTR Lộc Hòa lên 40 ha, công nghệ tiên tiến.

+

Xây dựng lưới điện chiếu sáng chung, hài hòa với cảnh quan xung quanh và đảm bảo tiết kiệm năng lượng. Chỉ tiêu kỹ thuật tuân thủ theo tiêu chuẩn hiện hành.

Xây dựng mới một khu xử lý chất thải rắn quy mô 15ha, phục vụ cho khu vực phía Nam sông Đào.

+

Lưới điện chiếu sáng cảnh quan đảm bảo xây dựng có trọng tâm trong các khu công viên, vườn hoa tập trung, khu quảng trường, điểm nhấn kiến trúc, cửa ngõ thành phố...

5.7.

5.5.

Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải:

Tiêu chuẩn thoát nước lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước.

Tỷ lệ thu gom nước thải: 85-95% khối lượng phát sinh.

Hệ thống thoát nước hỗn hợp: +

+ −

Khu vực nội thị đã có hệ thống thoát nước chung tương đối hoàn thiện: sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, xây dựng tuyến cống bao thu gom nước thải đưa về trạm xử lý tập trung. Khu vực phát triển mới: sử dụng hệ thống thoát nước riêng.

Mở rộng và xây dựng nghĩa trang Cầu Họ thành công viên nghĩa trang, trong đó bao gồm: Nhà tang lễ và khu hỏa táng phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận; Diện tích sử dụng làm nghĩa trang hung táng là 15ha, phục vụ cho thành phố.

Sử dụng nghĩa trang Cánh Phượng đến hết công suất. Cải tạo cảnh quan quanh khu vực nghĩa trang.

5.8.

o

o

Lưu vực phía Đông Bắc đường sắt hiện trạng: hệ thống thoát nước hỗn hợp. Nước thải sau khi thu gom được chuyển về trạm XLNT số 1, đặt tại cánh đồng xã Hồng Phúc (gần trạm bơm Quán Chuột), công suất dài hạn 40.000 m3/ngđ, công suất đợt đầu 22.000 m3/ngđ. Lưu vực phía Nam và Tây đường sắt hiện trạng: sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước thải sau khi thu gom chuyển về trạm XLNT số 2, đặt tại cánh đồng thôn Lương Xá , công suất dài hạn 20.000 m3/ngđ, công suất đợt đầu 11.000 m3/ngđ. Trạm XLNT số 2. Trong giai đoạn đầu, khi vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung có thể sử dụng trạm XLNT tại khu vực trạm bơm Kênh Gia. Khi cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng, sử dụng trạm bơm cục bộ đưa nước thải về trạm XLNT số 2.

+ Lưu vực phía Nam sông Đào: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, nước thải được thu gom về trạm XLNT số 3, đặt tại khu ruộng xã Nam Toàn, công suất dài hạn 8.700 m3/ngđ, công suất đợt đầu 5.500 m3/ngđ.

Quy hoạch thông tin – liên lạc:

Mạng thông tin đảm bảo chức năng thoại, truyền số liệu và truy nhập Internet và mạng truyền thanh, truyền hình.

Mạng điện thoại được cung cấp từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Giữ nguyên cấu hình mạng trong giai đoạn đến năm 2015. Sau giai đoạn này dần chuyển sang công nghệ thế hệ sau.

Mạng truyền hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền hình cho tại thành phố cũng như trong tỉnh qua mạng cáp truyền hình hoặc Anten thu sóng.

Mạng truyền hình và truyền thanh nội bộ: Sử dụng thiết bị thu/phát vô tuyến; Lắp đặt thiết bị thu/phát vô tuyến của mạng phát thanh tại mỗi đơn vị phường, xã và những nơi tập trung đông dân cư.

Mạng ngoại vi:

+

Gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp chạy ngầm trên vỉa hè. Các thiết bị và kết cấu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

+

Các tủ, hộp cáp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lý.

+

Dịch vụ điện thoại di động sẽ được cung cấp bởi mạng điện thoại di động riêng của các nhà cung cấp dịch vụ.

Hệ thống thoát nước thải: + Lưu vực phía bắc sông Đào: chia làm 2 lưu vực thoát nước nhỏ:

Quy hoạch nghĩa trang nhân dân:

+ Các khu công nghiệp: hệ thống thoát nước riêng.

55


VI. PHÂN ĐỢT ĐẦU TƯ VÀ CÁC DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC (ƯU TIÊN ĐẦU TƯ)

VII. KINH TẾ XÂY DỰNG

6.1.

7.1.

Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015

Hiện nay quỹ đất đã giao thực hiện các dự án phát triển đô thị như chưa hoàn thiện của thành phố là khá lớn. Giải pháp thực hiện quy hoạch đến năm 2015 là tập trung hoàn thiện các khu vực đã giao đất thực hiện dự án và tập trung cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện hữu.

TT I

Đối với các khu đô thị hiện hữu có mật độ xây dựng chưa quá cao, áp dụng biện pháp “điều chỉnh đất đai” kết hợp với hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” để cải tạo khu đô thị mà không phải di dời giải tỏa lớn và hạn chế kinh phí đầu tư. Ngoài hai nội dung trên, có thể xác định một số nội dung có tính chiến lược đối với viêc phát triển thành phố, thực hiện thông qua các dự án chiến lược (ưu tiên đầu tư). 6.2.

II

7. Xây dựng trung tâm hành chính mới của thành phố; 8. Xây dựng hai bến xe đối ngoại; 9. Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường hướng tâm kết nối với các tuyến đối ngoại và đường vành đai; 10. Cải tạo các nút giao thông trong nội thành, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn;

ha

1.700

ha

1.107

Giai đoạn 2011-2015

- Tầng cao xây dựng trung bình (dự báo) - Quy mô diện tích sàn xây dựng mới - Suất đầu tư trung bình - Tổng nhu cầu vốn xây dựng các công trình kiến trúc giai đoạn 2011-2015

2. Xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;

6. Xây dựng trung tâm triển lãm hội chợ cấp vùng;

- Diện tích đất xây dựng đô thị hiện hữu đã xây dựng công trình chức năng

- Mật độ xây dựng trung bình (dự báo)

1. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải;

III

Giá trị

Hiện trạng

- Tỷ lệ đất xây dựng công trình trong tổng diện tích đất xây dựng đô thị

Các dự án chiến lược nhằm thực hiện các chiến lược quy hoạch TP. Nam Định có thể đề xuất bao gồm:

5. Cải tạo và xây dựng khu vực hồ Truyền Thống thành không gian trung tâm mới của đô thị;

Đơn vị

- Hệ số lấp đầy

Các dự án chiến lược (các dự án ưu tiên đầu tư) là các dự án quan trọng, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các dự án khác. Các dự án này cần được thực hiện để đảm bảo khả năng triển khai thực hiện quy hoạch theo các chiến lược phát triển đô thị chính.

4. Điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo hướng đa dạng, linh hoạt và khuyến khích xây dựng đô thị mật độ cao tại các dự án phát triển đô thị phía Nam đường QL10;

Hạng mục

- Diện tích đất xây dựng tăng thêm giai đoạn 2010 - 2015

Các dự án chiến lược

3. Xây dựng khu trung tâm đô thị mới trong lòng đô thị cũ, tại khu vực nhà máy dệt, nhà máy dệt lụa;

Khái toán nhu cầu vốn xây dựng các công trình kiến trúc

0,7 %

50

%

50

tầng m2

3 5.813.346

triệu đồng/ m2 sàn tỷ đồng

7 40.693

Giai đoạn 2016 - 2025 - Diện tích đất xây dựng tăng thêm giai đoạn 2016-2025

ha

- Hệ số lấp đầy - Tỷ lệ đất xây dựng công trình trong tổng diện tích đất xây dựng đô thị - Mật độ xây dựng trung bình (dự báo) - Tầng cao xây dựng trung bình (dự báo) - Quy mô diện tích sàn xây dựng mới - Suất đầu tư trung bình

1.584 0,7

%

50

%

50

tầng m2

3 8.315.801

triệu đồng/ m2 sàn

- Tổng nhu cầu vốn xây dựng các công trình kiến trúc giai đoạn 2016 - 2025

tỷ đồng

Tổng nhu cầu vốn xây dựng các công trình kiến trúc

tỷ đồng

8 66.526 107.220

11. Xây dựng tuyến đường đi song song chân đê phía Nam sông Đào 12. Kè bờ Nam sông Đào.

56


7.2.

VIII. KHUNG TIÊU CHÍ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

TT

Loại công trình

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

I

Công trình kiến trúc

II

Hạ tầng kỹ thuật

2.1

CBKT

2.710

2.2

Giao thông

2.132

2.3

Cấp điện

938

2.4

Cấp nước

534

2.5

Thoát nước VS đô thị

2.6

Thông tin - liên lạc

III

Chi phí khác - 30% Tổng

7.3.

107.220 7.606

Các tiêu chí kiểm soát, đánh giá tình hình phát triển được chính quyền đô thị sử dụng để hàng năm rà soát tình hình phát triển đô thị và đưa ra các quyết định thích hợp về quản lý và phát triển đô thị. -

-

1.220 72

-

34.448 149.273

-

Suất vốn đầu tư trung bình

Tốc độ tăng trưởng dân số đô thị hàng năm: +

Giai đoạn đến 2015: toàn thành phố: 1,3%/năm, trong đó tăng cơ học do nhập cư là 0,5%/năm;

+

Giai đoạn 2016 - 2025: 1,7%/năm, trong đó tăng cơ học do nhập cư là 1,1%/năm.

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị (kể cả các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư): +

Đến 2015: 108 m2/người;

+

Đến năm 2025: 120 m2/người.

Chỉ tiêu Đất đơn vị ở: +

Đến năm 2015: 48m2/người;

+

Đến năm 2025: 55m2/người.

Chỉ tiêu Đất cây xanh công cộng đô thị: +

Đến năm 2015: 7,3m2/người;

+

Đến năm 2025: 9,5m2/người.

-

Suất vốn đầu tư xây dựng trung bình là khoảng: 36,8 tỷ đồng/ha đất xây dựng đô thị;

-

Tỷ lệ diện tích bãi đỗ xe công cộng: 2% tổng diện tích đất xây dựng đô thị;

-

Trong đó riêng suất vốn đầu tư xâyd ựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trung bình là: 2,4 tỷ đồng/ha đất xâyd ựng đô thị.

-

Tỷ lệ diện tích đất giao thông (tính đến đường chính khu vực): 15% tổng diện tích đất xây dựng đô thị;

-

Mật độ mạng lưới đường chính: 4 – 6 km/km2;

-

Chỉ tiêu cấp nước sạch

7.4.

Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị

Nguồn vốn để xây dựng và phát triển đô thị được huy động từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước. -

-

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được tập trung đầu tư cho các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khung, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố hoặc các công trình phúc lợi công cộng thiết yếu;

-

Tranh thủ các nguồn vốn ODA, các nguồn tài trợ từ nước ngoài để đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật quan trọng; Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các khu chức năng đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên nguyên tắc thị trường; Huy động nguồn vốn từ trong dân cư để đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư. Khuyến khích hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm và “Điều chỉnh đất đai” trong nội bộ khu dân cư. Khuyến khích người dân tự xây dựng nhà ở để nâng cấp môi trường sống, giảm giá thành xây dựng và tăng sự đa dạng, phong phú trong cảnh quan đô thị.

-

-

+

Đến năm 2015: 100-120 lít/người.ngày – 85% dân số được cấp nước sạch;

+

Đến năm 2025: 120-150 lít/người.ngày – 95% dân số được cấp nước sạch.

Tỷ lệ thu gom nước thải: +

Đến năm 2015: 85% lượng nước cấp;

+

Đến năm 2025: 95% lượng nước cấp.

Chỉ tiêu thu gom CTR: +

Đến năm 2015: 1 kg/người/ngày – Tỷ lệ CTR được thu gom là 90%;

+

Đến năm 2025: 1,2 kg/người/ngày - Tỷ lệ CTR được thu gom là 100%.

Mật độ cống: 100% đường giao thông có cống thoát nước.

57


IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 31/2001/QĐ-TTg. Trong 10 năm qua, Đồ án đã là cơ sở để quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, góp phần quan trọng trong những thành tích về kinh tế - xã hội cũng như cảnh quan môi trường mà thành phố đã đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch, đã nảy sinh một số vấn đề như: Phạm vi phát triển đô thị của Thành phố được thực hiện vượt ra ngoài ranh giới quy hoạch trước đây, nhưng lại là một xu thế hợp lý, khai thác được tiềm năng của QL10 trong phát triển đô thị, tuy nhiên cần có những giải pháp kỹ thuật triệt để hơn để đảm bảo an toàn giao thông và cho phép sử dụng đất linh hoạt hơn để sử dụng không gian hai bên đường QL10 một cách hiệu quả nhất.

-

-

Nhiều dự án phát triển đô thị mới được triển khai, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhưng cũng còn nhiều bất cập cần được điều chỉnh hoặc tránh lặp lại ở các khu vực khác.

-

Đô thị tuy phát triển về chiều rộng, nhưng chưa khai thác và phát huy được các giá trị bản sắc riêng như: các cấu trúc đô thị cổ, đô thị cũ, không gian sinh thái cảnh quan phía Nam sông Đào và cảnh quan ven sông, ven hồ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tuy có nhiều mặt nổi trội như: hệ thống cấp nước, độ che phủ của cây xanh đường phố nhưng còn nhiều mặt hạn chế như: cồn thiếu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Hệ thống giao thông còn nhiều điểm bất hợp lý (còn một số điểm có nguy cơ ách tắc giao thông; một số tuyến đường trong khu trung tâm, được quy hoạch trước đây dự kiến mở rộng nhưng không khả thi và có thể có các giải pháp thay thế; nhiều tuyến đường đang bị thu hẹp vỉa hè để mở rộng phần đường cho xe chạy; nhiều tuyến đường có quy mô mặt cắt quá lớn, không tỷ lệ với quy mô phục vụ và không phù hợp về vị trí gây phá vỡ cảnh quan đô thị…)

-

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025 này đã rà soát quá trình thực hiện phát triển đô thị theo đồ án được phê duyệt năm 2001, đánh giá tổng hợp các vấn đề hiện trạng và tiềm năng phát triển của Thành phố, xây dựng các chiến lược phát triển đô thị hướng tới mục tiêu phát huy lợi thế cạnh tranh, đáp ứng linh hoạt các yêu cầu phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường, xây dựng Nam Định thành trung tâm Vùng Nam đồng bằng Sông Hồng. Các chiến lược được đề xuất cũng đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển đô thị hài hòa, bền vững, quan tâm đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường trong phát triển đô thị. Trong đó, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy các lợi thế và tạo thế mạnh riêng cho Nam Định, lấy đó làm cơ sở để đề xuất các chiến lược về cảnh quan và phát triển đô thị. Cụ thể, bao gồm: •

Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: -

Gắn kết vào vùng Hà nội.

-

Phát triển trung tâm công nghệ nông nghiệp, công nghệ sinh học

-

Tiếp tục đẩy mạnh vai trò trung tâm chế biến thực phẩm, dệt may.

Phát triển thành trung tâm du lịch văn hóa xã hội.

-

Nâng cao vai trò trung tâm đào tạo một số ngành nghề.

Các chiến lược về cảnh quan môi trường: -

Tạo bản sắc đô thị gắn với hệ thống cấu trúc mặt nước

-

Xây dựng đô thị công viên và công viên đô thị

-

Phát triển các vùng đặc sản trên nền lúa.

Các chiến lược phát triển đô thị:

Thực tế quy mô dân số đô thị của thành phố trong 10 năm chỉ tăng lên 12.000 người – khoảng 7%, trong khi đó, quy mô đất xây dựng đô thị tăng gần 2.000 ha – gấp hơn 2 lần hiện trạng năm 1999. Trong đó, khoảng 1.000 ha còn đang trong gia đoạn chuẩn bị đầu tư, khiến cho hiệu quả sử dụng đất không đảm bảo.

-

-

-

Tập trung phát triển đô thị phía Bắc sông Đào tới sông Vĩnh Giang, trong đó chú trọng cải tạo, khai thác giá trị của khu đô thị trung tâm hiện hữu; Phát triển một số khu chức năng đô thị tập trung đan xen trong không gian đô thị sinh thái phía Nam sông Đào

-

Khuyến khích phát triển công nghiệp và các chức năng có tính chất hướng ngoại hai bên đường QL10

-

Quy hoạch các khu đất dự trữ phát triển các chức năng tạo động lực phát triển đô thị dọc hai bên đường nối Nam Định – Phủ Lý

-

Phát triển đô thị đa tâm kết nối bởi các trục động lực phát triển

-

Phát triển đô thị đa bản sắc

-

Tối ưu hóa hệ thống giao thông.

Để thực hiện các chiến lược phát triển đô thị, đồ án đã đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian (thiết kế đô thị), bao gồm: •

Hệ thống trung tâm: Hệ thống trung tâm được quy hoạch bao gồm các trung tâm đa năng và trung tâm chuyên ngành, đảm bảo các chức năng cơ bản của hệ thống trung tâm, đặc biệt là các công trình trung tâm chuyên ngành cấp vùng và đảm bảo sự sầm uất, năng động cho các trung tâm đa năng.

Hướng dẫn thiết kế đô thị cho các cấu trúc đô thị chính: Đồ án đã nhận diện các cấu trúc (diện/mảng) chính của đô thị, đưa ra các quy định và hướng dẫn cơ bản, nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề đô thị nổi cộm, bảo vệ, phát huy được các giá trị của đô thị, tạo ra các cấu trúc mang đặc trưng riêng của Nam Định. Các cấu trúc này bao gồm: -

Khu phố cổ - phố cũ – trung tâm đô thị hiện hữu;

-

Khu trung tâm đô thị mới tại khu vực nhà máy dệt, nhà máy dệt lụa cũ;

-

Không gian quanh hồ Truyền thống;

-

Khu vực hai bên sông, bao gồm cảnh sông hiện nay và vùng đất ngoài đê phía Nam sông;

-

Khu trung tâm phía Nam sông Đào;

-

Các khu đô thị mới phát triển đan xen với các khu dân cư hiện hữu nằm giữa QL10 và khu trung tâm hiện hữu;

-

Các khu làng – nhà vườn sinh thái ven đô;

-

Các khu dân cư làng đô thị hóa, đan xen các công trình chức năng đô thị phía Nam sông Đào.

58


Quy hoạch chiều cao: Đồ án đã đề xuất các chỉ tiêu khống chế đối với chiều cao xây dựng phù hợp với cấu trúc không gian quy hoạch của các khu vực khác nhau của thành phố. Trong đó:

-

Hạn chế chiều cao xây dựng của khu vực phố Cổ - phố cũ nhằm bảo vệ ấn tượng và tỷ lệ thân thiện của đô thị truyền thống. Tuy nhiện dọc theo một số tuyến đường lớn, có vai trò là trung tâm đô thị, cho phép xây dựng đến 9 tầng;

-

Hạn chế chiều cao xây dựng trong các khu vực đô thị sinh thái nông nghiệp;

-

Đối với các khu trung tâm đa năng mới: khuyến khích nâng chiều cao xây dựng và hệ số sử dụng đất;

-

Đối với các khu vực ngoài khu đô thị trung tâm hiện hữu và không thuộc các trung tâm đa năng mới, khuyến khích nâng chiều cao xây dựng và hệ số sử dụng đất, nhưng hạn chế không quá 15 tầng.

Quy định về mật độ xây dựng: Ngoại trừ các khu vực sinh thái nông nghiệp, trong các khu vực còn lại khuyến khích xây dựng mật độ cao để tăng hiệu quả sử dụng đất đô thị nhưng phải đảm bảo quy định về mật độ xây dựng tối đa cho phép tương ứng với chiều cao xây dựng quy định trong Quy chuẩn xây dựng Việt nam về Quy hoạch xây dựng.

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất: Bên cạnh các quy định về chiều cao, hình thái, cấu trúc xây dựng và các quy định khác có liên quan được đề xuất trong phần thiết kế đô thị, quỹ đất xây dựng đô thị được hoạch định theo một số nhóm chức năng, để làm cơ sở kiểm soát phát triển đô thị, đồng thời đảm bảo sự linh hoạt đáp ứng yêu cầu xã hội của đô thị. Quy mô đất xây dựng đô thị đã tính đến nhu cầu bố trí nhà ở xã hội và nhà ở sinh viên, trong các dự án phát triển các khu đô thị mới, cần bố trí quỹ đất cho các mục đích này theo từng cụm công trình đan xen trong các khu đô thị.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Đồ án đã nghiên cứu quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ việc thực hiện các chiến lược và giải pháp quy hoạch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các giải pháp nâng cấp và kết nối hệ thống giao thông, hoàn thiện hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn và xây dựng công viên nghĩa trang kết hợp lò hỏa táng.

Đánh giá môi trường chiến lược: Đồ án đã thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phù hợp với các quy định hiện hành, rà soát các giải phá quy hoạch từ góc độ môi trường, đưa ra các khuyến nghị về quan trắc để đảm bảo chất lượng môi trường đô thị.

Nhìn chung, đồ án đã áp dụng phương pháp quy hoạch cấu trúc chiến lược để đề xuất các chiến lược phát triển và cấu trúc không gian cơ bản của thành phố Nam Định đến năm 2025. Bên cạnh đó, để phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Xây dựng về quy hoạch đô thị, đồ án đã quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của đô thị, trong đó, vẫn đảm bảo sự linh hoạt và những trọng tâm cần thiết cho vai trò của một đô thị trung tâm vùng Nam Đồng bằng Sông Hồng. Để quá trình phát triển đô thị hiệu quả, hài hòa về mặt xã hội, kiến nghị chính quyền các cấp, hàng năm rà soát hiện trạng phát triển đô thị theo Khung tiêu chí kiểm soát phát triển đô thị mà đồ án đã đề xuất, đồng thời chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết một số khu vực còn chưa hợp lý như đồ án đã phân tích trong phần hiện trạng và triển khai các dự án chiến lược – ưu tiên đầu tư như đồ án đã đề xuất, tạo động lực phát triển cho thành phố. Kính đề nghị Hội đồng xem xét đánh giá.

59


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.