ONETEL PANORAMA Hồi sinh phố cũ...
OTP 01
Hồi sinh phố cũ
REVIVAL of Saigon Old Town...
SÀI GÒN XƯA Nhắc tới Sài Gòn xưa, người ta sẽ nhớ tới một đô thị hoa lệ bậc nhất Đông Nam Á và từng được ví như “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trải qua hon 300 năm tồn tại và phát triển, Sài Gòn mang trong mình những dấu ấn văn hóa riêng mà không một đô thị nào trên thế giới có được: . Đô thị của sông nước. . Nơi giao lưu giữa các luồng văn hóa Việt, Hoa, Khmer, Ấn giáo, Hồi giáo,... . Đô thị còn giữ được nét kiến trúc Pháp khi vào Đông Dương.
SÀI GÒN NGÀY NAY Sài Gòn ngày nay tuy không còn là “Hòn ngọc Viễn Đông” nhưng vẫn là một trong những thành phố sôi động, hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Giữa lòng thành phố với những công trình cao tầng hiện đại như Bitexco, Landmark 8, Times Square,... vẫn tồn tại khoảng
475
chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 từng là mô hình của đô thị, đã cứu cánh cho hàng vạn
người có nhà ở, trong giai đoạn đất nước còn khó khăn. Những căn chung cư này qua thời gian còn đóng góp cho thành phố một màu sắc mới, cũ kỹ nhưng thân thuộc, len lỏi trong không gian đô thị mới hiện đại khiến Sài Gòn trở thành một điểm đến hấp dẫn bởi lẽ đó là nơi tuyệt vời để trải nghiệm cùng lúc không gian hiện đại lẫn xưa cũ...
VỊ TRÍ KHU ĐẤT
VẺ ĐẸP của THỜI GIAN trong những
chung cư cũ ở Sài Gòn...
VẺ ĐẸP THEO THỜI GIAN
NHU CẦU HÔM NAY
Là một trong những đô thị có quy mô dân số lớn nhất cả nước, TPHCM ngay từ trước năm 1975 đã xây dựng khá nhiều khu chung cư có quy mô và chất lượng khác nhau. Từ những khu có quy mô khá lớn như Khu cư xá Thanh Đa được quy hoạch xây dựng mới trên khu đất rộng đến những khu cư xá có quy mô nhỏ hơn nằm ở nhiều khu vực nội thành như các khu chung cư: Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Gia Tự, Nguyễn Kim, Lý Thường Kiệt…; Đặc biệt có rất nhiều tòa nhà chung cư được xây dựng đơn lẻ nằm rải khắp đô thị, thậm chí ở cả trong những nơi“hang cùng ngõ hẻm”.
Với quy mô khác nhau, song các khu chung cư đều được xây dựng với chất lượng khá tốt vì phần lớn các tòa nhà nếu được xây dựng cao tầng đều dùng hệ khung – cột bê tông cốt thép.
Thời gian sử dụng đã mang lại cho công trình vẻ đẹp mà ta không thể thấy được trong các công trình mới. Bức tường rêu phong, cầu thang cũ kỹ hay những ô cửa sổ bụi bặm đều trở thành nguồn cảm hứng cho bất kỳ ai đặt chân tới nơi này.
Tuy công trình vẫn còn đủ khả năng chịu lực về kết cấu nhưng đã xuống cấp về điều kiện sinh hoạt thì nó trở thành một bất động sản không lời nhưng vẫn tồn tại rất lâu trong đô thị. Với những trường hợp này thì ta thường có những giải pháp tái sử dụng công trình, kết hợp với những vẻ đẹp theo thời gian của nó để tạo nên những không gian đặc biệt, thu hút và ấn tượng. Cách thức kết hợp bảo tồn, tôn tạo và chuyển đổi chức năng nhiều khi chuyên thành những hướng đi tuyệt vời cho một khu đất. Đã từng có rất nhiều bài học kinh nghiệm thành công trên thế giới như ở Đức, Anh, Singapore,...
DI SẢN
bên trong những chung cư cũ không chỉ là những thực thể, là kiến trúc đặc trưng của một thời kỳ. Chính lối sống, cách ứng xử, phong tục, văn hóa của cư dân chung cư
GIÁ TRỊ PHI VẬT THỂ r
đã hình thành nên ất đặc trưng cho bản thân di sản, cho một Sài Gòn vừa cổ kính vừa hiện đại...
NHỊP SỐNG
trong lòng những những chung cư cũ...
“HỒN NƠI CHỐN”
TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM
Chung cư xưa mang đầy đủ những dáng dấp, giá trị nhất định của thời đại tạo ra nó. Tuy đã khá “già cỗi” nhưng nó vẫn nhũng giá trị rất riêng về “hồn nơi chốn”.
Nếp cũ dường như không thay đổi. Cộng đồng dân cư có nếp sinh hoạt riêng, hoạt động kết nối người già, trẻ em, tình làng nghĩa xóm trong ngôi nhà chung vẫn còn nguyên. Đây là những giá trị mà nhiều đô thị với cách sống hiện đại đã không còn giữ được.
Đây là nơi còn lưu giữ lại dấu ấn thời gian của đô thị thông qua các cấu trúc không gian, chi tiết kiến trúc và cả lối sống của những người dân từng sinh ra và lớn lên trong lòng phố.
Nét đẹp này cần phải được nhân lên thông qua những không gian kiến trúc mới hiện đại nhưng vẫn giữ được nét gì đó thân thuộc với cộng đồng dân cư.
Cuộc sống bình dị đầy tình làng nghĩa xóm trong những chung cư cũ...
KHUNG CẢNH CŨ Khu chung cư tại 35 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, TP.HCM nhà ra đời từ năm 1964, nó đã chứng kiến Sài Gòn bao đổi thay: từ thời kỳ Mỹ chiếm đóng, chiến tranh, rồi Hòa bình.... Trải qua hơn nửa thế kỷ (từ Sài Gòn đến TP. Hồ Chí Minh) những con người sinh sống ở đây vẫn vậy, vẫn nếp sống xưa, cảnh sinh hoạt trên ngôi nhà chung cư dường như đã ĐÓNG BĂNG từ quá khứ và trở thành 1 nét đặc trưng mà chúng ta có thể tự hào nói rằng: đó là một phần giá trị làm nên Sài Gòn. Tuy nhiên vì công trình chung cư này không phải là 1 di tích kiến trúc nên cho dù nó hơn 50 năm tuổi nhưng chưa có chính sách nào bảo vệ, không được duy tu, sửa chữa và ngày càng trở nên xuống cấp. Bản thân kiến trúc xuống cấp cũng kéo theo sự ứng xử của người dân ở đây với môi trường kiến trúc nơi mình ở cũng thật sự không coi trọng nữa... Chính họ cũng ĐÓNG BĂNG trong nếp nghĩ :” Chẳng việc gì phải thay đổi, khu chung đó không phải của mình” (chủ nghĩa NYBY).
KIẾN TRÚC cũ, CON NGƯỜI cũ.... CON NGƯỜI CŨ Người dân trong chung cư chủ yếu là người có thu nhập thấp. Vì điều kiện kinh tế không cho phép hoặc tư tưởng lười xê dịch, cư dân chung cư dường như không nghĩ tới việc thay đổi vì một môi trường sống tốt đẹp hơn. Bộ mặt của chung cư như hành lang, bãi xe hay sân thượng không được
quan tâm. Người dân đóng kín cửa trong ngôi nhà của chính mình.
KIẾN TRÚC CŨ Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, hiện trạng công trình đã xuống cấp. Nhưng thực trạng tối tàn của chung cư ngày nay không đến từ sự tàn phá của thời gian mà do ý thức của chính những con người sống tại đó.
NIMBY
Tư tưởng (not in my back yard)... thường được các Nhà Quy hoạch ám chỉ sự không quan tâm đến những gì bên ngoài khu nhà của mình ( khu chung, sân trong, giao thông, không gian công cộng của tòa nhà,...)
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ??? Đô thị Bền vững trước hết là đô thị được điều hành, vận hành bởi những con người có “Tư duy Bền vững”. Thiết kế Kiến trúc theo cách chúng ta đang tư duy hiện nay, chủ yếu chú trọng đên việc tác động một chiều đến thực thể vật lý, đó là các công trình kiến trúc. Nhưng thực tế, vai trò của Kiến trúc sư còn có thể lớn hơn thế, đó là sự đóng
góp cho việc thay đổi nhận thức của cộng đồng, cùng ứng xử tốt với môi trường sống của mình và lớn hơn là của Đô thị. Bằng cách này hay cách khác, khi có sự thay đổi nhận thức, chính những người dân sẽ tác động lại kiến trúc, họ sẽ ý thức hơn trong việc bảo vệ không gian kiến trúc. Đây chính là sự bền vững thực sự, bền vững từ người dân.
SỰ THAY ĐỔI VAI TRÒ CỦA KIẾN TRÚC SƯ
QUÁ KHỨ & HIỆN TẠI
KIẾN TRÚC
tác động một chiều
HƯỚNG ĐẾN
CƠ THỂ VẬT LÝ
KIẾN TRÚC
tác động hai chiều
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CON NGƯỜI
CÔNG TRÌNH
tác động tích cực trở lại
THAY ĐỔI NHẬN THỨC
THAY ĐỔI NHẬN THỨC THAY ĐỔI CON NGƯỜI
VỊ TRÍ KHU ĐẤT
“CẤY”
Idea TẠO RA 2 CÁCH ĐỂ THAY ĐỔI
HOẠT ĐỘNG ĐƯƠNG ĐẠI Trung tâm Quận Nhất của Sài Gòn, quanh khu phố Bùi Viện, Chợ Bến Thành...nơi hàng ngày chứng kiến hàng ngàn khách du lịch nước ngoài đến mong tìm kiếm một cơ hội trải nghiệm, khám phá vùng đất Phương Nam, đặc biệt là khám phá đô thị xưa cũ đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Những trải nghiệm của du khách từ Ẩm thực, Nghệ thuật, Lịch sử... đến trải nghiệm Văn hóa. Trong đó trải nghiệm chính cuộc sống thực, con người thực (LIVE EXPLORING) ở đây là trải nghiệm hấp dẫn nhất với họ.
HỘP Ở - LIVING BOX
BỐI CẢNH KIẾN TRÚC CŨ
THÊM CHỨC NĂNG MỚI
TRẢI NGHIỆM PHONG CÁCH SỐNG
GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA DỰ ÁN Ý tưởng “CẤY” vào đây những “CHIẾC HỘP Ở” (LIVING BOX) là các phòng chất lượng tốt cho khách du lịch thuê để tạo ra 1 mô hình Hostel độc đáo:
HOSTEL TRONG LÒNG CHUNG CƯ CŨ, TẠO RA TƯƠNG TÁC ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN.
Giá trị cốt lõi của dự án này là sử dụng thuật Tích hợp để đạt được cùng lúc 3 yếu tố: . TÍNH TƯƠNG TÁC: trải nghiệm văn hóa cộng đồng. . TÍNH BỀN VỮNG: Kéo dài tuổi sử dụng của công trình cũ. . YẾU TỐ XANH: tạo môi trường cảnh quan mới từ thay đổi thói quen của cộng đồng, cùng giữ gìn không gian sống xanh và thân thiện. Dự án với tên gọi “Onetel Panorama”, một dự án đơn giản nhưng chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về Kiến trúc - Con người - Môi trường.
QUÁ TRÌNH CẤY “CHIẾC HỘP Ở”
Người làm kiến trúc có thể tham gia vào quá trình thay đổi cách ứng xử của cộng đồng dân cư đới với khu ở của họ. Và hơn thế nữa, có thể tác động làm sống lại từng không gian xưa cũ với một hơi thở mới của thời đại.
6
bước tác động để một khu chung cư cũ 35 Nguyễn Văn Tráng trở thành một không gian sống động sẽ là nguồn cảm hứng cho các Kiến trúc sư hành động, làm sống dậy 475 chung cư cũ của thành phố.
BƯỚC 1
DORM 302 Không gian ở
MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG P. 302 _ TL: 1/100
MẶT BẰNG CẢI TẠO P. DORM 302 _ TL: 1/100
BƯỚC 2
APARTMENT 801Không gian ở
MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG P. 801 TL: 1/100
MẶT BẰNG CẢI TẠO P. DORM 801 TL: 1/100
MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG P.901 &ROOFTOP TL: 1/100
BƯỚC 4
BƯỚC 3
DORM 901Không gian ở
ROOFTOP KG công cộng & KG xanh
MẶT BẰNG CẢI TẠO P.901 &ROOFTOP TL: 1/100
Không gian xanh bình yên, tĩnh lặng giữa lòng thành phố hiện đại, bận rộn và hối hả...
BƯỚC 5
GALLERY&CAFE
GALLERY & CAFE
Không gian công cộng
MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG
TL: 1/100
MẶT BẰNG CẢI TẠO TL: 1/100
Gallery trong suốt sử dụng vật liệu hiện đại bứng sáng lên và tương phản với toàn bộ tuyến phố xưa cũ.
BƯỚC 6
ONEZONE
ENGLISH
ONEZONE ENGLISH KG Giáo dục & Thư viện
MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG P. 201 TL: 1/100
MẶT BẰNG CẢI TẠO P. 201 TL: 1/100
Onezone English OZE: Không gian học Tiếng Anh kiểu TƯƠNG TÁC, giáo viên là khách du lịch nước ngoài hoặc Startup nước ngoài muốn tìm hiểu văn hóa Việt, học viên là trẻ em trong chung cư và các khu lân cận. Người học đồng thời là người truyền tải văn hóa thành phố tới khách du lịch. Đây còn là nơi giao lưu các hoạt động cộng đồng, nơi đọc sách. Trong Onezone English có một thư viện dành cho tất cả mọi người, người dân chung cư lẫn khách du lịch.
ONETEL PANORAMA khiến chung cư 35 Nguyễn Văn Tráng thay đổi như thế nào?
6 bước tiến hành của dự án ONETEL PANORAMA khiến bộ mặt chung cư dân thay đổi, mảng xanh dần dần lan rộng ra toàn bộ mặt đứng và len lỏi trong các không gian làm sống dậy những không gian chung từng bị bỏ quên. Hoạt động như một cơ sở lưu trú với khách hàng chủ yếu là người trẻ năng động giúp đem lại một nguồn năng lượng mới cho toàn thể chung cư... Không gian chung trở thành nơi tương tác giữa người cư dân chung cư với nhau, giữa du khách và người dân. ONETEL PANORAMA góp phần làm thay đổi cách ứng xử của cộng đồng dân cư với khu ở của chính họ.
VẬT LIỆU
GỖ PALLET TÁI CHẾ
GẠCH XÂY CŨ SƠN TRẮNG KHÔNG TRÁT VỮA
GẠCH BÔNG
ĐỒ NỘI THẤT
VẬT DỤNG TỰ CHẾ LÀM TỪ GỖ PALLET
ĐÈN HÌNH THỨC XƯA CŨ
KỆ SÁCH VẬT LIỆU RẺ TIỀN
ĐỒ NỘI THẤT TIẾT KIỆM KHÔNG GIAN
BỂ NƯỚC
B
A
MẶT BẰNG GHẾ NGỒI _ TL:1/50
MẶT ĐỨNG A KHU GHẾ NGỒI _ TL:1/50
GHẾ NGỒI TẦNG ROOFTOP Ghế ngồi tầng ROOFTOP được làm từ gỗ Pallet tái chế giúp tiết kiệm chi phí. Bậc ngồi phía bên trong là những tủ kho nhằm tiết kiệm không gian nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng.
TỦ KHO DƯỚI BẬC NGỒI BỂ NƯỚC
MẶT ĐỨNG B KHU GHẾ NGỒI _ TL:1/50
MẶT CẮT KHU GHẾ NGỒI _ TL:1/50
TỦ LOCKER ÂM TƯỜNG Tủ locker âm tường được thiết kế nhằm tạo ra không gian gọn gàng, ấn tượng cho khu reception, gallery & cafe mà vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng.
MẶT ĐỨNG KHU RECEPTION TL:1/100
ONETEL PANORAMA, một không gian trải nghiêm lới sống của người dân Sài Gòn thông qua những tương tác trực tiếp với chính họ.
BEFORE
AFTER
TÍNH TƯƠNG TÁC
YẾU TỐ XANH
Mảng xanh dần dần xuất hiện trên mặt đứng và len lỏi trong toàn bộ tòa nhà tạo nên những không gian nghỉ ngơi, thư giãn thú vị.
TÍNH BỀN VỮNG Dự án ONETEL PANORAMA như một hồi chuông làm sống dậy khu chung cư 35 Nguyễn Văn Tráng, khiến cho khu chung cư từ một bất động sản không sinh lời chuyển thành một không gian xanh thu hút và hấp dẫn. Công trình làm cho người dân nơi đây cảm thấy yêu ngôi nhà của chính mình hơn, từ đó, chính họ cũng sẽ là người tham gia vào quá trình thiết kế nên không gian ở của chính mình. Chính điều này đã góp phần vào việc kéo dài tuổi thọ của công trình.
Khu chung cư tại 35 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, TP.HCM_ ROOFTOP VỀ ĐÊM
HỒI SINH PHỐ CŨ.
REVIVAL of Sai Gon old town.
THÔNG TIN DỰ ÁN OTP 01 . Tên công trình: ONETEL PANORAMA . Chủ đầu tư: Công ty CP ĐT BĐS Nhất Việt. . Năm thiết kế và xây dựng: 2016 - 2018. . Địa chỉ xây dựng: 35 Nguyễn Văn Tráng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, tp Hồ Chí Minh. . Diện tích xây dựng: 487.6 m2 . Công nghệ chính trong thiết kế và thi công: Nhà thầu địa phương, sử dụng vật liệu phổ thông. . Vật liệu chính: sơn nước trắng, gỗ Pallet tái chế, xi-măng thô, gạch bông. . Đặc điểm nổi trội khác của công trình: HOSTEL TRONG LÒNG CHUNG CƯ CŨ.
THANK YOU
ONETEL PANORAMA
OTP 01