QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000 KHU VỰC VEN ĐẦM NẠI - HUYỆN NINH HẢI - TỈNH NINH THUẬN
Tháng 12 - 2016
MỤC LỤC I.
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VEN ĐẦM NẠI VÀ MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH ........... 2
II. BỐI CẢNH, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC ĐẦM NẠI....................................................................................................................................... 2
2.1 Khu vực Đầm Nại trong hệ sinh thái tổng thể của toàn tỉnh Ninh Thuận và các vùng lân cận ................................................................................................................................2 2.2 Khu vực Đầm Nại trong định hướng phát triển thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030 ...................................................................................................................3 2.3
Các điều kiện hiện trạng khu vực Đầm Nại .................................................................5
2.4 Hiện trạng môi trường cảnh quan sinh thái và hoạt động kinh tế khai thác mặt nước Đầm Nại .............................................................................................................................7 III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ......................................................................................................... 10
3.1
Các ý tưởng quy hoạch chính ......................................................................................10
3.2
Tổ chức không gian và khung thiết kế đô thị tổng thể ..............................................10
3.3
Hướng dẫn thiết kế đô thị cho các khu vực xây dựng đô thị....................................16
3.4
Quy hoạch không gian chiều cao và mật độ xây dựng ..............................................22
3.5
Quy hoạch sử dụng đất ................................................................................................22
3.6
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ........................................................................23
IV. CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................................. 30
4.1
Đánh giá mức độ phù hợp của đồ án đối với môi trường vùng ven đầm ................30
4.2
Giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường ................................................................30
V.
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 32
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
1
I.
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VEN ĐẦM NẠI VÀ MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH
Khu vực Đầm Nại nằm phía Bắc TP. Phan Rang – Tháp Chàm, là vùng cảnh quan đặc sắc. Quy hoạch chung Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030 đã định hướng mở rộng không gian phát triển của thành phố lên phía Bắc, gắn kết với các vùng cảnh quan sinh thái quanh Đầm Nại. Đây là vùng động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và vùng phụ cận cũng như của toàn tỉnh Ninh Thuận, với sản phẩm chính được dự kiến là những hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với không gian mặt nước Đầm Nại và cộng đồng dân cư hiện hữu, cũng như các khu vực đô thị và dịch vụ phát triển mới, hứa hẹn mang những giá trị bản sắc riêng.
II.
BỐI CẢNH, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC ĐẦM NẠI
2.1 Khu vực Đầm Nại trong hệ sinh thái tổng thể của toàn tỉnh Ninh Thuận và các vùng lân cận Việt Nam có dải bờ biển dài trên 3.000km, nhưng chỉ có 12 khu đầm lớn tương đương với Đầm Nại. Vì thế, vai trò của khu đầm này còn quan trọng hơn cả dải bờ biển. Trong bản đồ địa hình toàn tỉnh Ninh Thuận, khu Đầm Nại nổi bật là một vùng địa hình rất đặc biệt. Có thể nói đây là nơi giao thoa giữa biển, núi và đồng bằng. Về Logic địa hình, Đầm Nại nằm trong một khu vực riêng, tách biệt khỏi vùng trung tâm đô thị Phan Rang – Tháp Chàm.
Hình: Vị trí khu vực lập quy hoạch trong Quy hoạch chung tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030
Có thể hình dung toàn bộ vùng đồng bằng Ninh Thuận thành 3 khu vực, gồm: khu trung tâm dọc sông Dinh - là vùng đồng bằng lớn nhất, ngoài ra còn khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam. Đầm Nại có thể được coi là trọng tâm của khu phía Bắc.
Hình: Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
2
2.2
Khu vực Đầm Nại trong định hướng phát triển thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030
Theo quy hoạch chung tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030, khu vực Đầm Nại được định hướng là không gian phát triển đô thị của thành phố.
Mỗi khu vực xây dựng đô thị này có tiểu trung tâm nằm ven hồ (màu tím hồng) được nối với nhau bằng đường giao thông vòng quanh hồ. Trung tâm chính của vùng nằm bên trục quốc lộ 1A.
Về tổng thể, toàn khu vực này được coi là “trung tâm sản xuất thực phẩm hữu cơ” và “khu du lịch ven hồ”. Trong khu vực phía Bắc, khu Tân Hải được coi là trung tâm tiểu vùng.
Hình: Sơ đồ phân vùng chức năng quanh Đầm Nại – QHC tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030
Hình : Bản đồ phát triển cụm kinh tế - QH tổng thể vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận
Trong bản đồ phân khu chức năng chi tiết hơn, thì khu Tây Nam là khu đô thị mới, lớn nhất của các khu vực ven hồvà liên kết với toàn bộ vùng phía tây nam thành một dải đô thị lớn kết nối vào tận trung tâm thành phố.
Theo logic tổng thể của quy hoạch chung, khu vực Đầm Nại được xác định là một vòng tròn khép kín các sự kiện quanh hồ, tương đối biệt lập khỏi khu vực đô thị trung tâm.
Sự phân bố trung tâm đô thị trong bản đồ này có thể hơi khác so với bản vẽ trên, nhưng, nhìn chung, cấu trúc đô thị xen kẽ với mảng xanh, mặt nước tạo thành những “ngón tay” hình dải chạy hướng tâm vào mặt hồ là rõ ràng.
Có 3 liên kết đối ngoại chính: liên kết phía Bắc dọc theo QL1A; liên kết phía Bắc nối với tuyến du lịch rượu nho, trang trại; và liên kết phía đông nam nối với tuyến du lịch ven biển. Ngoài ra, có 2 liên kết phụ là phía nam, theo QL1A, nối với đô thị trung tâm và phía Đông Nam, nối với khu vực cửa biển.
Về logic phân vùng chức năng theo quy hoạch chung, khu vực Đầm Nại bao gồm các khu vực xây dựng đô thị xen kẽ với các khu cây xanh và có một khu cơ quan hành chính mới ở góc Tây Nam.
Hình : Bản đồ mạng lưới hệ sinh thái và du lịch - QH tổng thể vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận
Hình: Sơ đồ phân khu chức năng quanh Đầm Nại – QHC tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030
Theo bản đồ phân khu chức năng này, này có thể nhận định như sau: 1- Quy mô đô thị hóa quá lớn và dàn trải, không được luận chứng đầy đủ, khả năng hiện thực hóa không cao.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3
2- Cấu trúc đô thị tương tự như những phần khác trong thành phố, chưa cho thấy một sự đặc biệt nào, giúp khu Đầm Nại thành một vòng tròn khép kín đáng tham quan. 3- Những phần xanh còn lại quá ít và rải rác. Đặc biệt, đồ án quy hoạch chung định hướng bỏ toàn bộ đìa nuôi hải sản. Như vậy, nếu xác định đây là trung tâm cung cấp thực phẩm thì sẽ làm gì, dựa vào đâu? 4- Tuy xen kẽ mảng xanh và đô thị, nhưng logic phân bố những mảng xanh này không rõ logic và không thể hiện bản sắc sinh thái của vùng.
Trong vùng, yếu tố nước được thấy rõ là mối liên kết chính. Đầm Nại là một điểm tụ thủy của cả vùng lớn. Việc làm đường quốc lộ ảnh hưởng lớn tới hệ thống này. Những giải pháp quanh đầm cần đảm bảo giảm thiểu tác hại tiếp theo.
5- Điều đặc biệt cần lưu ý là dải đê bao phía bắc hồ đã được hoạch định ở đây và đang lập dự án để thực hiện, có phần đã triển khai. Dải đê này rất cần được bàn kỹ về tác động sinh thái, cũng như thực tế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đô thị hóa.
Hình: Vùng ảnh hưởng đến hệ sinh thái Khu vưc Đầm Nại Hình: Các tuyến giao thông chính quanh Đầm Nại – Quy hoạch chung tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030
Về tổ chức giao thông, đồ án Quy hoạch chung đề xuất những kết nối với giao thông đối ngoại chính. các tuyến đường này, cần phải có sự cân nhắc, đặc biệt là khi đã làm tuyến đường kết hợp đê đi sát mép đầm - là tuyến đường ngắn nhất và sẽ là tuyến đường hấp dẫn nhất vòng quanh đầm nước. Cần nhìn nhận vấn đề sinh thái là yếu tố hàng đầu trong quy hoạch khu vực Đầm Nại. Đầm Nại không phải một vùng khép kín, mà liên quan đến cả một vùng rộng lớn. Vì thế, để đảm bảo phục hồi và cân bằng sinh thái tại khu vực Đầm Nại, cần phải quan tâm tới các tác động sinh thái trong toàn vùng. Trong phạm vi đồ án, sẽ chỉ phân tích và đề xuất được giải pháp với khu vực Đầm Nại, nhưng những giải pháp này sẽ không đạt hiệu quả nếu những yếu tố sinh thái hoặc tác động sinh thái trong cả vùng không được lưu ý.
Hình: Các tuyến đường chặn ngang hướng tụ thủy về Đầm Nại
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
4
2.3 Các điều kiện hiện trạng khu vực Đầm Nại a) Điều kiện tự nhiên - Địa hình toàn khu vực nghiên cứu có dạng lòng chảo. Tuy nhiên tại khu vực quanh Đầm Nại lại tương đối bằng phẳng. Hướng dốc chính của địa hình từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Đầm Nại
Hình: Hiện trạng đìa nuôi thủy sản + Khu vực đồng muối : Khu vực ruộng muối thuộc xã Phương Hải khoảng 150 ha, cần duy trì vì đây đang là hoạt động kinh tế khá quan trọng trong khu vực này.
Hình : Bản đồ địa hình khu vực Đầm Nại + Về mặt nước Đầm Nại : do việc phá hủy rừng đầu nguồn và khu vực rừng ngập mặn dẫn đến bồi tụ phù sa nhanh chóng trong khu vực đầm gây nên nguy cơ nông dần của toàn bộ đầm. Hiện trạng ô nhiễm của hàng ngàn ha nuôi tôm và sự giảm sút đáng kể tài nguyên thiên nhiên. + Khu vực đìa tôm : diện tích khoảng 900 ha ( nếu tính cả các kênh mương đi kèm, thì toàn bộ diện tích vùng nuôi trồng thủy sản là khoảng 1.050 ha), đa số đã bị bỏ hoang từ năm 2003. Nếu được khôi phục sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của khu vực
Hình : Hiện trạng đồng muối -
Về điều kiện khí hậu khu vực : Khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nên mát mẻ, ôn hoà trong cả năm. Nhiệt độ trung bình năm 26 – 270C, mùa hè nóng nhiều nhưng không oi bức, mùa đông có mưa nhưng không lạnh, rất thích hợp cho du lịch và nghỉ dưỡng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
5
b) Về đặc điểm địa chất + Địa chất thủy văn: Mực nước ngầm thay đổi theo mùa. Mùa mưa một số nơi mực nước bằng mực nước mặt, nước ngầm màu hơi vàng và hơi lợ vì chịu ảnh hưởng của nước biển. + Địa chất công trình: khu vực trũng thấp đang là đầm nuôi thủy sản, có cường độ chịu tải kém, phải gia cố móng khi xây dựng công trình, khu vực đồi núi có nền đất chịu tải tốt, nhưng nếu khai thác xây dựng phải san mặt bằng và kè mái đòi hỏi chi phí xây dựng lớn. + Địa chất vật lý: theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 5, vì vậy, khi xây dựng các công trình quan trọng và cao tầng cần phải có giải pháp kết cấu và nền móng đảm bảo an toàn cho công trình nằm trong vùng dự báo có cấp động đất nêu trên Đặc điểm thủy, hải văn + Thuỷ văn:. Lưu vực đổ vào Đầm Nại rất lớn - gần 556 km2, quá trình lũ từ các sông suối đổ vào Đầm Nại rất phức tạp. + Hải văn: Đặc trưng chế độ thủy triều trong Đầm Nại là nhật triều không đều, hàng tháng có khoảng 18- 20 ngày nhật triều. Số liệu triều theo trạm triều biển Quy Nhơn c) Hiện trạng dân số, lao động , đất đai và hiện trạng công trình xây dựng -
Trong khu vực nghiên cứu thiết kế hiện có khoảng 6.292 hộ dân - với khoảng 25.170 người. Mật độ dân cư bruttô khoảng 110 người/ha đất khu dân cư; mật độ dân cư nettoo khoảng 90 người/ha đất ở
-
Về lao động, việc làm: cuộc sống của người dân ở đây hiện gặp nhiều khó khăn, một số ít hộ duy trì nuôi tôm, nuôi các loại thủy hải sản khác, làm muối hoặc làm cho xí nghiệp muối Phương Hải.Một số khác đi làm việc ở nơi khác.
-
Về hiện trạng đất đai : tổng diện tích khu vực nghiên cứu gồm : 1.684,65 ha.Trong đó đất nông nghiệp ( đất nuôi trồng thủy sản) chiếm diện tích lớn nhất toàn khu ( chiểm 50.1% diện tích toàn khu vực 100%) Hình: Hiện trạng sử dụng đất -
Về hiện trạng công trình xây dựng : Các công trình xây dựng trong khu vực chủ yếu là nhà ở thấp tầng và các công trình công cộng phục vụ khu dân cư chất lượng còn thấp. Các công trình công cộng cần được tiếp tục nâng cấp, cải tạo.Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất như: xí nghiệp muối, một số cơ sở sản xuất nhỏ trong khu dân cư.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
6
2.4 Hiện trạng môi trường cảnh quan sinh thái và hoạt động kinh tế khai thác mặt nước Đầm Nại
Hình: Hiện trạng phân bố công trình xây dựng d) Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật -
Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước đô thị hoàn chỉnh
-
Có 3 tuyến đường đối ngoại trong khu vực nghiên cứu ( QL1A, ĐT 704, ĐT 702), tạo điều kiện dễ dàng kết nối với các khu vực lân cận. Tuy nhiên kết nối giữa các xã trong khu vực nghiên cứu còn chưa được thuận tiện.Hệ thống đường trong từng thôn tương đối mạch lạc, nhưng mặt cắt còn nhỏ, nhiều tuyến đường vẫn chưa được bê tông hóa
-
Trạm biến áp phân phối trong khu vực có công suất tương đối nhỏ, mạng lưới điện hạ thế có chất lượng kém. Lưới điện trung thế trong khu vực không đảm bảo cho việc vận hành lưới điện lâu dài.
Hình: Ảnh vệ tinh khu vực Đầm Nại năm 1990
Hình: Ảnh vệ tinh khu vực Đầm Nại năm 2000
So sánh ảnh vệ tinh giữa năm 1990 và 2010 cho thấy tác động mạnh của con người vào môi trường trong hai chục năm qua. Một điều đặc biệt quan trọng cần phải xác minh lại là nguy cơ nông dần của toàn bộ đầm, có thể là do việc phá hủy rừng đầu nguồn và các khu vực rừng ngập mặn, dẫn đến bồi tụ phù sa nhanh chóng trong khu vực đầm. Hiện trạng ô nhiễm của hàng ngàn ha nuôi tôm và sự giảm sút đáng kể tài nguyên thiên nhiên dẫn đến câu hỏi bất khả kháng: làm thế nào khôi phục hệ sinh thái?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
7
*) Trước năm 2000:
bị tàn phá; phương pháp và kỹ thuật nuôi chưa tuân thủ theo quy định của ngành chức năng
Đầm Nại có hệ sinh thái khá giàu có, là một tặng phẩm của thiên nhiên đã ban cho vùng đất khô hạn Ninh Thuận, với một số giá trị chính như:
…3 •
Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên rất phong phú: thực vật nổi 125 loài, động vật nổi 22 loài, rong biển 40 loài, động vật đáy 61 loài, cá biển 42 loài và có khoảng 300ha rừng ngập mặn.1
Sản lượng nuôi trồng thủy sản không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân nên người dân phải đi làm thuê trên đồng ruộng hoặc di kiếm việc làm ở nơi khác.
Đầm Nại từng là “lá phổi” làm sạch môi trường sinh sống của dân cư quanh đầm và Khu du lịch Ninh Chữ. “Trước kia, vùng này toàn là rừng sác. Cây đước, cây mắm mọc dày đặc, không thấy ánh nắng mặt trời. Con tôm, con ghẹ theo nước triều lên, vào làm ổ đẻ trong đìa. Cứ nửa tháng xổ đìa một lần là người dân có nguồn thu nhập đáng kể, giúp cuộc sống khá no đủ. Con tôm, con cá lớn thì bắt bán; con nhỏ thả lại vào đìa nuôi tiếp. Tôm sú nuôi tự nhiên to bằng ngón chân cái – khoảng 20 con một ký lô. Tôm cá Đầm Nại béo ngậy, thịt thơm lừng được khắp nơi ưa chuộng. Dân làm đìa ở thôn Hòn Thiên dựa vào đìa cũng đủ ăn, đủ mặc.” 2
Hình: Một đầm tôm còn hoạt động tại xã Tri Hải
Hình: Đa số đìa tôm đã bị bỏ hoang
*) Một số nỗ lực cải tạo giai đoạn năm 2002 - 2010: •
Hình: Thủy sản Đầm Nại đã từng là nguồn sống tốt cho cư dân nơi đây
cơ sở khoa học và thực tiễn để mở rộng diện tích trồng rừng ra diện rộng. 4 Nhưng, về lượng như vậy là quá ít. Mặt khác, do trồng ở vùng ngoài đầm, là khu vực không ai quản lý, người dân đi đánh bắt hải sản thường xuyên, nên cây lại bị phá, (như tình trạng đã và đang diễn ra).
*) Sau năm 2000: •
•
Trong thời kỳ ăn nên làm ra với con tôm sú, người dân địa phương đã phá gần hết 300ha rừng sác tự nhiên ven đầm để mở rộng ao đìa, đưa diện tích nuôi tôm sú lên 900 ha, với sản lượng trung bình đạt 2.400 tấn (toàn tỉnh có 1.370 ha, sản lượng 4.000 tấn).
•
Do rừng mất, nên thế cân bằng sinh thái bị phá vỡ, kéo theo nghề nuôi tôm rơi vào cảnh lao đao! Mấy năm đầu nuôi tôm còn cho hiệu quả khá, trang trải hết nợ nần đầu tư làm đìa, thì còn dư chút đỉnh. Từ năm 2000 đến nay, môi trường ô nhiễm nặng, dịch bệnh hoành hành, dân nuôi tôm liên tục thất bại thảm hại. Tôm thả nuôi chết hàng loạt. Nguyên nhân dẫn tới thất bại trong nghề nuôi tôm sú của nông dân Đầm Nại là do: phát triển ao đìa mang tính tự phát; sử dụng hoá chất bừa bãi; mầm bệnh chưa được xử lý triệt để; rừng ngập mặn ven đầm
Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Đầm Nại - Đôi điều suy nghĩ - Đỗ Phước Vinh – baoninhthuan.com.vn;
Từ năm 2002, Sở Thuỷ sản Ninh Thuận thực hiện Đề án khôi phục rừng ngập mặn Đầm Nại với diện tích 5ha, mật độ trồng 6.000 cây/ha. Trong đó, có 2ha cây đước và 3ha cây mắm trồng bãi bồi thuộc địa bàn hai xã Hộ Hải và Phương Hải, với kinh phí đầu tư 51,5 triệu đồng. Hiện nay, Sở Thuỷ sản tiếp tục trồng mới 10ha và trồng bổ sung diện tích bị chết với nguồn vốn đầu tư 65,7 triệu đồng. Mục tiêu của đề án: Khôi phục môi trường sinh thái; cải thiện chất lượng nguồn nước phục vụ nuôi tôm sú và các loài thuỷ hải sản sống ven bờ; tạo
Bên cạnh tôm sú và tôm thẻ, đầm Nại đã được ngành chức năng tập trung chỉ đạo và triển khai nuôi đa đối tượng trên diện tích hiện có như: Rong sụn, tôm hùm, vẹm xanh, ốc hương,…, nhằm từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu nghề nuôi, tạo thêm thu nhập gắn với giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng ven đầm. Ước tính quanh khu vực đầm Nại hiện có 40-50 ha ao đìa nuôi cua ghẹ, khoảng 10 ha nuôi hàu, 10-15 ha nuôi ốc hương, một ít diện tích thực hiện chương trình thử nghiệm nuôi cá chim vàng và nuôi thử nghiệm hải sâm. Nhiều hộ khác đã tận dụng diện tích không thích hợp nuôi tôm chuyển sang nuôi cá mú, cá bống tượng, vừa cải tạo môi trường, vừa tăng thu nhập vì đây là loại hải sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.
1
2
Ninh Thuận : Cứu rừng ngập mặn Đầm Nại. Thái Sơn Ngọc. Vietbao.vn..
3
Ninh Thuận : Cứu rừng ngập mặn Đầm Nại. Thái Sơn Ngọc. Vietbao.vn..
4
Ninh Thuận : Cứu rừng ngập mặn Đầm Nại. Thái Sơn Ngọc. Vietbao.vn..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
8
Quan điểm tương đối thống nhất là hệ sinh thái Đầm Nại rất có liên quan đến rừng ngập mặn, và muốn khôi phục hệ sinh thái thì việc đầu tiên phải nghĩ đến là khôi phục rừng ngập mặn. Câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu diện tích rừng ngập mặn và ở đâu? Từ các số liệu thống kê trước đây cho thấy, ít nhất phải phục hồi khoảng 300ha rừng ngập mặn thì mới đạt được diện tích như trước năm 2000. Đây có thể nói là diện tích tối thiểu, vì sau này môi trường còn chịu tải nhiều hơn, có thể cần diện tích ngập mặn còn lớn hơn nhiều. Về vấn đề đìa tôm, nên giảm bớt, nhưng không thể bỏ, vì đây là nguồn sinh sống quá quan trọng và đặc trưng của người dân địa phương. Nếu nuôi tôm hiện nay không hợp lý thì thứ nhất cần cải tiến kỹ thuật, thứ hai là thay đổi vật nuôi, xen canh v.v. Hiện nay đồ án quy hoạch chung gần như bỏ hoàn toàn diện tích đìa tôm, chủ yếu để đô thị hóa, như vậy sẽ dẫn đến biến động quá lớn về kinh tế xã hội và ít khả thi. Ảnh vệ tinh năm 1990: cho thấy rừng ngập mặn tập trung phía Bắc, Tây Bắc và phía Đông đầm, có nghĩa là ở khu vực nguồn nước ngọt đổ vào đầm. Đây là khu vực quan trọng nhất để phục hồi sinh thái.
Đặc biệt quan trọng là những đường nước đổ vào đầm. Trong phạm vi nghiên cứu, những khu vực có mạch nước đổ vào này là những khu vực quan trọng nhất. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh là sinh thái trong hồ không chỉ phụ thuộc vào giải pháp vòng quanh hồ, mà chủ yếu vào chất lượng của các nguồn nước này, nghĩa là phụ thuộc vào việc bảo vệ môi trường sinh thái trong toàn lưu vực của các lạch nước này.
Vì thế, muốn phục hồi và bảo tồn sinh thái khu hồ, cần quan tâm rộng hơn ra toàn bộ lưu vực các kênh nước, ít nhất là dọc theo các kênh nước đó. Nếu nguồn nước từ trên bị ô nhiễm do phá rừng và hóa chất thì sinh thái trong hồ không thể cứu vãn, kể cả có rừng ngập mặn hay không. Đồ án này chỉ có thể tập trung vào các giải pháp trong phạm vi nghiên cứu.
Khu vực này có độ mặn thấp, thường xuyên có bổ sung nguồn nước ngọt mới từ các lạch nước nên vừa thích hợp cho cây phát triển, vừa là môi trường đặc biệt quan trọng cho các hải sản non.
Hình: Ảnh vệ tinh khu vực Đầm Nại năm 1990 – Các khu vực có rừng ngập mặn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
9
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
III.
Trong các mối liên hệ sinh thái vùng, có thể nhận thấy có 4 khu vực có liên hệ đặc biệt với xung quanh:
3.1 Các ý tưởng quy hoạch chính 1- Phục hồi khu sinh thái ngập mặn chính ở các khu vực đã và đang trồng rừng ngập mặn theo dự án và khu vực theo quy hoạch của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn. Các khu vực rừng ngập mặn này cần được kết nối, trao đổi nước trực tiếp với Đầm Nại. vực phía bờ Đông của Đầm Nại: khu vực phía Nam xã Hộ Hải, phía Tây xã Phương Hải, phía Bắc xã Tri Hải.
- Khu 1, 2 phía đông bắc, tây bắc có mối liên hệ với vùng xanh bên ngoài, dọc theo các kênh nước.
2- Khu vực nuôi trồng thủy sản được duy trì và cải tạo nâng cao hiệu quả Trong đó, khu vực giáp đường ven đầm đến khoảng cách 500m so với đường ven đầm, thực hiện nuôi trồng bán thâm canh đan xen trong rừng ngập mặn, góp phần đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái; Tại các khu vực còn lại , có thể nuôi tập trung. Trong khu vực nuôi trồng thủy sản bán thâm canh, cần tổ chức các lõi sinh thái – là rừng ngập mặn, chạy dọc theo các trục nước.
- Khu 3 có liên hệ với vùng nông nghiệp rau, lúa, cây ăn quả phía tây nam.
3- Khu vực ruộng muối giữ nguyên vị trí hiện nay. 4- Khu đô thị vườn, kết hợp ở với trồng cây ăn quả, rau sạch, liên kết với vùng nông nghiệp ở phía Tây Nam đầm, bao gồm, khu vực nhà vườn sản xuất và đô thị vườn.
- Khu số 4 có liên quan tới vùng sản xuất muối. Hình: Các khu vực có môi liên hệ chặt chẽ về sinh thái với các khu vực ngoài phạm vi lập quy hoạch
Trong ảnh vệ tinh năm 1990, có thể thấy rõ địa hình tự nhiên gồm những cấu trúc ngang, tạo thành những vòng đồng tâm như vòng sóng từ hồ ra, và những tia dọc hướng vào mặt hồ. Hai cấu trúc cơ bản này có thể được lấy làm hai yếu tố tạo hình cơ bản của cấu trúc quy hoạch không gian khu vực quanh Đầm Nại này. Hình: Nhận diện cấu trúc địa hình tự nhiên
5- Bốn khu đô thị khác với mật độ cao hơn, được bố trí ở những khu vực đã có dân cư hiện trạng khá tập trung. Trong đó, các khu đô thị nhỏ phía Tây Nam, Đông Nam và Tây Bắc chủ yếu là nâng cấp cải tạọ từ các khu dân cư hiện trạng và mở rộng chút ít để hoàn thiện không gian và các chức năng dịch vụ đô thị. Khu đô thị nằm phía Đông Nam QL1A ra đến ven Đầm Nại là trọng tâm và là vùng phát triển lớn nhất. Trong khu đô thị này, lấy những giá trị cảnh quan sinh thái ngập mặn và cảnh quan mặt nước đầm làm giá trị đặc trưng. 3.2 Tổ chức không gian và khung thiết kế đô thị tổng thể 3.2.1 Hệ thống không gian mở công cộng và cây xanh mặt nước sinh thái Phục hồi, tôn tạo và kết nối hệ thống mặt nước và rừng ngập mặn, mang đến giá trị bản sắc sinh thái – cảnh quan cho đô thị ven mặt nước, tăng sức hấp dẫn cho đô thị du lịch. Hoạt động phục hồi hệ sinh thái đặc biệt với mục tiêu gắn với đô thị du lịch và cung cấp thực phẩm cho khu trung tâm.được xác đinh là định hướng chiến lược quan trọng nhất và phải được ưu tiên tối đa. Hệ sinh thái được phục hồi và tôn tạo gồm các yếu tố chính như: -
Các vùng rừng ngập mặn với các kênh rạch đan xenCác vùng rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thủy sản bán thâm canh.
-
Kênh nước chính và hồ trung tâm kết hợp với mạng lưới các kênh rạch dạng cành nhánh, đan xen với các dải đô thị và các khu vực nuôi trồng thủy sản trong khu vực đô thị phía Đông Nam QL1A, giáp phía Tây Bắc Đầm Nại.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Quy hoạch một hệ thống giao thông, quảng trường hợp lý, làm khung cấu trúc lâu dài cho đô thị:
Hình: Phục hồi và tôn tạo hệ thống sinh thái làm khung định dạng và tạo dựng giá trị cảnh quan cho không gian xây dựng
Hình: Cấu trúc giao thông và quảng trường/vườn hoa công cộng Tổ chức các tuyến đường chính kết nối tốt với các tuyến đường đối ngoại trong khu vực và tạo kết nối thuận lợi giữa các khu vực phát triển đô thị, đồng thời đảm bảo ưu tiên tối đa cho mục tiêu phục hồi hệ sinh thái tại Đầm Nại. Hình: Các khu đất xây dựng đô thị được định dạng bởi không gian sinh thái, có bản sắc cảnh quan
Tổ chức mạng lưới đường giao thông với mật độ khá cao, bề rộng mặt cắt đường không quá lớn Tổ chức không gian đô thị lấy mặt nước làm trung tâm, với mạng lưới đường hội tụ về không gian mặt nước và kết nối với nhiều quảng trường công cộng ven mặt nước. Đặc biệt quan trọng là hệ thống quảng trường bên trong các khu đô thị cũng như ở ven mặt nước. Hệ thống không gian mở công cộng bao gồm: Hệ thống mặt nước, các khu cây xanh sinh thái ngập mặn được bổ sung; Các khu quảng trường đô thị và cây xanh ven mặt nước; Các quảng trường và vườn hoa lớn, nhỏ trong lòng các khu đô thị;
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------11 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Những lô đất (đánh dấu đỏ trong sơ đồ trên) được tạo dựng với nhiều góc cạnh để tăng tỷ lệ các khu đất tiếp giáp với mặt nước cần phải được lưu ý đặc biệt trong quá trình quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế công trình.Mục tiêu là phải thiết kế được bộ mặt đô thị hiện đại, có bản sắc, nhưng đồng thời, không quá hạn chế sự linh hoạt trong sử dụng và thiết kế của mỗi công trình, để đảm bảo không làm hạn chế giá trị bất động sản.
Các tuyến phố được phủ cây bóng mát.
3.2.3 Tổ chức hệ thống trung tâm gắn với không gian mặt nước – nhấn mạnh bản sắc và phát huy giá trị đô thị gắn với cấu trúc nước Tại mỗi khu vực xây dựng đô thị, khu vực tiếp giáp mặt nước là khu vực có giá trị lớn nhất. Hệ thống trung tâm được tổ chức kề cận với các quảng trường, không gian công cộng ven mặt nước, nơi hội tụ của các luồng giao thông đô thị, thuận lợi về giao thông nhưng không bị giao thông chính đô thị chia cắt. Đặc biệt, những tuyến đường tiếp giáp với các quảng trường công cộng cần có giải pháp hạn chế tốc độ. Hình: Hệ thống quảng trường công cộng ven mặt nước
3.2.2 Tạo bản sắc đô thị và tăng giá trị quỹ đất thông qua việc tăng tỷ lệ không gian mặt tiền gắn với hệ thống không gian mở công cộng
Hình: Các khu đất tiếp giáp với không gian cảnh quan sinh thái có giá trị thương mại dịch vụ cao
Hình: Các không gian trung tâm đô thị gắn với không gian mở công cộng ven mặt nước
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------12 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Hình: Minh họa tổ chức không gian các khu trung tâm đô thị ven mặt nước
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------13 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Hình: Tổ chức không gian tổng thể khu vực lập quy hoạch
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------14 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.2.4 Quy hoạch sử dụng đất khuyến khích các hoạt động kinh tế, tạo động lực phát triển đô thị
Do đó, định hướng phát triển các khu đô thị với mật độ sử dụng tương đối cao, đa dạng về chức năng. Điều kiện lý tưởng là tạo ra những khu đô thị mà mọi tiện ích đều có thể tiếp cận trong bán kính đi bộ. Tuy nhiên, để gợi ý cho bước quy hoạch tỷ lệ 1/500 tiếp theo – khi các mục tiêu đầu tư và sử dụng đất đã cụ thể hơn, đồ án đề xuất một cấu trúc phân bố các chức năng đô thị chính. Trong đó: -
Những công trình lớn được quy hoạch tại các vị trí ven mặt nước. Dọc theo tuyến đường ven Đầm Nại, cần có sự đan xen nhất định giữa các khu vực dự án khách sạn và dịch vụ lớn với một vài tuyến phố dịch vụ để tăng sức hấp dẫn chung. Đặc biệt, phía đối diện với quảng trường chính ven phía Tây Bắc Đầm, cần tổ chức khu phố dịch vụ với mật độ khá cao.
-
Các quỹ đất phát triển mới dọc QL1A có quy mô từ 1 ha trở lên, chủ yếu dành cho các dự án phát triển công nghiệp sạch, dịch vụ hoặc giáo dục chuyên nghiệp, tạo việc làm. Các quỹ đất nhỏ hơn, đan xen với khu dân cư, thì có thể phục vụ cho mục đích tách hộ hoặc tái định cư hoặc các công trình phục vụ khu dân cư.
-
Mỗi khu vực đều được quy hoạch với hệ thống các công trình phúc lợi công cộng căn bản như: chợ dân sinh, trường học, trung tâm hành chính, y tế, TDTT, văn hóa... phù hợp với nhu cầu (có xem xét đến mối liên hệ với các khu dân cư tiếp giáp hoặc lân cận).
-
Các khu dân cư hiện trạng cải tạo được phép phát triển đan xen các hoạt động dịch vụ và sản xuất công nghiệp – TTCN sạch.
-
Các qũy đất xây dựng các khu chức năng đô thị mới có thể linh hoạt bố trí các chức năng khác nhau, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và được định hướng theo các khu vực như: mật độ cao (để đảm bảo sự sầm uất trong khu trung tâm); mật độ thấp (để đảm bảo sự cao cấp theo cách biệt lập cho một số khu vực) và mật độ linh hoạt tại các khu vực trung gian.
Hình: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất Về logic phân khu chức năng, cần tạo ra những khu đô thị sầm uất, phối hợp hài hòa giữa các khu mật độ cao và các khu mật độ thấp. Trong mỗi khu đô thị, cần có các khu vực trung tâm, khu vực yên tĩnh, bố trí sao cho giá trị của mỗi khu được phát huy cao nhất và mục đích sử dụng được đảm bảo tốt nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển đô thị du lịch, mà không tạo nên những khu đô thị mật độ thấp buồn tẻ, tràn lan.. Độ đa dạng, phong phú với những giá trị riêng biệt là vô cùng cần thiết đối với sự thành công của đô thị du lịch. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------15 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.3 Hướng dẫn thiết kế đô thị cho các khu vực xây dựng đô thị
3.3.1 Khu đô thị mới ven bờ Tây Bắc của Đầm Nại và Khu đô thị ven QL1A Là khu vực phát triển đô thị xung quanh các thôn Gò Đền (xã Tân Hải); Hộ Diêm và Hòn Thiên (xã Hộ Hải).
Hình: Hiện trạng khu vực phía Đông Nam QL1A và Tây Bắc Đầm Nại
Hình: Sơ đồ phân vùng cảnh quan Các vùng cảnh quan đặc trưng bao gồm: 1- Khu đô thị mới ven bờ Tây Bắc của Đầm Nại; 2- Khu đô thị ven QL1A – cải tạo và bổ sung các khu chức năng; 3- Khu đô thị ven QL1A – cải tạo, nâng cấp; 4- Khu đô thị vườn phát triển mới phía Tây Nam Đầm Nại; 5- Khu nhà vườn – trồng cây ăn quả; 6- Khu dân cư hiện trạng cải tạo ven đầm (phía Đông); 7- Khu ruộng muối; 8- Khu vực nuôi trồng thủy sản 9- Khu vực rừng ngập mặn; 10- Khu nuôi trồng thủy sản bán thâm canh kết hợp rừng ngập mặn 11- Khu vực trồng cây ăn quả.
Hình: Quy hoạch hệ thống không gian mở công cộng tạo bản sắc và sức hấp dẫn cho đô thị du lịch
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------16 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Đây là khu đô thị mang nhiều giá trị đặc trưng nhất của đô thị du lịch ven mặt nước.
Hình: Cấu trúc đô thị bao gồm các dải và “đảo” đô thị đan xen với không gian sinh thái ngập mặn hoặc mặt nước công cộng
-
Kết nối hệ thống kênh rạch và các hồ lớn nhỏ với đường nét mạch lạc, tạo đặc trưng cảnh quan đô thị “nước” hiện đại. Trong đó, hồ lớn nằm ở vị trí trung tâm sẽ đồng thời là không gian hội tụ các khu trung tâm của khu đô thị ven đầm cũng như khu đô thị ven QL1A;
-
Quy hoạch một số khu vực trồng rừng ngập mặn, khai thác cảnh quan sinh thái ngập mặn, tạo sự tương phản, tương hỗ giá trị giữa các khu sinh thái tự nhiên và không gian xây dựng;
-
Tổ chức các quảng trường ven mặt nước làm không gian giao lưu và hội tụ các hoạt động du lịch và nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng ngoạn cảnh quan. Tiếp giáp với các quảng trường là các công trình dịch vụ du lịch và các tuyến phố thương mại du lịch, tạo thành hệ thống trung tâm gắn với cảnh quan mặt nước – lấy mặt nước làm trung tâm. Đặc biệt, tổ chức một quảng trường vươn ra phía Đầm Nại, nằm ngoài đường kè ven đầm, tạo điểm ngắm cảnh về phía khu đô thị và tổ chức các bền thuyền du lịch cũng như bến thuyền cá nhân. Trong cụm công trình đối diện quảng trường này, tổ chức một tuyến phố đi bộ với công trình thấp tầng. Trong khu đất phía sau tuyến phố đi bộ này, có thể xây dựng công trình cao tầng để khai thác tầm nhìn về phía đầm. Về phía khu đô thị ven QL1A, tại khu đất giáp góc Tây Nam hồ trung tâm, tổ chức công trình trung tâm văn hóa – nghệ thuật và các công trình thương mại, dịch vụ ven hồ.
-
Đa số các khu đất có quy mô tương đối lớn ven QL1A ưu tiên cho các chức năng tạo cơ sở kinh tế đô thị như: sản xuất công nghiệp sạch, dịch vụ, giáo dục chuyên nghiệp.
-
Nâng cấp và hoàn thiện các khu dân cư hiện hữu: nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bổ sung các công trình công cộng thiết yếu và sân chơi công cộng.
-
Ngoại trừ các khu đất công trình công cộng và cây xanh công cộng, các khu vực còn lại đa số là có chức năng linh hoạt đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đô thị, nhưng cần đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
-
Tại một số quảng trường ven mặt nước, tổ chức các điểm bến tàu thuyền du lịch hoặc là thuyền cá nhân. Các khu phố với đa số các lô đất tiếp cận được với mặt nước và thuận lợi sử dụng phương tiện giao thông thủy cá nhân sẽ mang đến giá trị cao cấp.
Hình: Minh họa tổ chức không gian khu đô thị mới ven Tây bắc Đầm Nại và Đông Nam QL1A Hình: Minh họa không gian đô thị đan xen Hình: Minh họa không gian quảng trường với cấu trúc nước, thuận lợi cho sử dụng công cộng và đô thị ven mặt nước – tạo ấn phương tiện giao thông thủy tượng thân thiện, hấp dẫn đối với du lịch ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------17 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.3.3 Các khu dân cư hiện trạng cải tạo khác Trên cơ cở các khu dân cư hiện hữu cải tạo và nâng cấp thành các khu dân cư có môi trường sống tốt, là không gian hấp dẫn du lịch cộng đồng. Chính các cấu trúc đường giao thông nông thôn hiện trạng được nâng cấp, kết nối hoàn thiện, kết hợp với hệ thống quảng trường ven đầm và các không gian công cộng trong khu dân cư sẽ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho mỗi khu. Mạng lưới đường bao gồm nhiều tuyến đường hội tụ về khu vực quảng trường chính. Nguyên tắc chung là khuyến khích phát triển dịch vụ và mật độ xây dựng khá cao quanh các quảng trường công cộng, để tạo ra các khu trung tâm rõ nét trong mỗi khu. Tại các khu vực tương đối biệt lập, ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất hoặc dịch vụ, tạo việc làm trong khu dân cư. Cụ thể đối với từng khu vực như sau: a) Khu vực thôn Lương Cách:
Hình: Minh họa không gian trung tâm đô thị du lịch ven mặt nước
-
Tổ chức quảng trường chính nằm phía Đông Bắc, ven kênh nước, hướng về khu vực sinh thái ngập mặn;
-
Khu vực phát triển mới phía Đông Nam (giáp khu vực nuôi thủy sản) ưu tiên cho các dự án tạo việc làm, đảm bảo môi trường.
Hình: Minh họa hoạt động dịch vụ trên quảng trường của đô thị du lịch
3.3.2 Khu đô thị vườn phía Tây Nam đầm Nại -
Phát triển trên cơ sở quỹ đất trồng cây ăn quả hiện có, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng khu vườn và nhà vườn gắn với trồng cây ăn quả, đồng thời kết nối với không gian sản xuất nông nghiệp phía Nam khu vực thiết kế.
-
Tại quỹ đất trống và đìa tôm không hiệu quả tại khu vực ven đầm, phát triển một khu đô thị vườn. Nguyên tắc tạo hình của khu đô thị vườn này tuân theo những nguyên lý cơ bản của hệ thống đô thị vườn được công nhận. Khuyến khích xây dựng mật độ cao và phát triển dịch vụ ven các quảng trường công cộng và dọc theo trục chính đồng và giảm dần mật độ xây dựng ra xung quanh. Cần giữ lại các khu nhà vườn trồng cây ăn quả quy mô lớn ở khu vực phía Tây và phía Nam.
Hình: Hiện trạng cấu trúc giao thông và không Hình: Minh họa tổ chức không gian khu vực thôn Lương Cách mở rộng gian xây dựng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------18 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Hình: Quy hoạch mạng lưới đường và quảng trường/sân chơi công cộng Hình: Quy hoạch mạng lưới đường và quảng trường/sân chơi công cộng
b) Khu vực thôn Phương Cựu và thôn Phương Hải (xã Phương Hải):
Hình: Minh họa tổ chức không gian khu vực thôn Phương Cựu và thôn Phương Hải
Hình: Hiện trạng cấu trúc giao thông và không gian xây dựng
Tổ chức chuỗi quảng trường công cộng là các vỉa hè rộng, kích thước thay đổi, tạo không gian đóng – mở đa dạng, hội tụ về quảng trường chính nằm phía Tây, hướng ra Đầm Nại. Các khu vực phát triển mới phía Bắc và phía Tây có thể linh hoạt đáp ứng các chức năng khác nhau theo nhu cầu của khu vực này, ưu tiên bố trí các công trình công cộng thiết yếu và các chức năng có khả năng tạo việc làm, không gây ô nhiễm môi trường.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------19 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
c) Khu vực thôn Tri Thủy và thôn Tân An (xã Tri Hải): Tổ chức đường giao thông mới ven đầm. Bố trí một số dải quảng trường trên cơ sở các vỉa hè rộng , kết hợp với một số dải quảng trường và bến thuyền sát mặt nước tạo không gian giao lưu công cộng ven đầm.
3.3.4 Các khu sinh thái ngập mặn Công trình xây dựng trong các khu rừng sinh thái ngập mặn chỉ là những cụm công trình quy mô nhỏ, bố trí tại các điểm dừng chân kết nối với các tuyến đường dạo hoặc du lịch đường thủy. Các công trình này cần tạo cảm giác thân thiện, hòa quyện vào không gian sinh thái tự nhiên. Các khu vực trồng rừng ngập mặn gồm 2 loại: - Các khu vực lớn, tạo giá trị cảnh quan sinh thái gần với tự nhiên, tạo không gian cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái. - Các dải hoặc cụm cây ngập mặn đan xen trong các khu vực nuôi tôm bán tự nhiên; hoặc trong các khu vực xây dựng đô thị.
Hình: Hiện trạng cấu trúc giao thông và không gian xây dựng
Hình: Quy hoạch mạng lưới đường và quảng trường/sân chơi công cộng
Hình ảnh minh họa cảnh quan sinh thái các khu rừng ngập mặn có sức hấp dẫn du lịch lớn
Hình: Minh họa tổ chức không gian Khu vực thôn Tri Thủy và thôn Tân An
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------20 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Hình: Tổ chức không gian khu vực rừng ngập mặn phía Đông Đầm Nại thuộc xã Phương Hải và xã Tri Hải: Các tuyến đường dạo, điểm dừng chân và tiện ích du lịch được đan xen trong rừng; 1 hồ nước lớn có thể là tụ điểm của các hoạt động du lịch trên mặt nước
Đối với khu vực nuôi thủy sản thâm canh cũng như bán thâm canh đan xen trong các khu rừng ngập mặn, cần tuân thủ một số nguyên tắc nêu trong phụ lục số 1a. Hình: Minh họa tổ chức không gian khu vực nuôi thủy sản đan xen trong rừng ngập mặn phía Bắc Đầm Nại giáp thôn Gò Đền và thôn Phương Cựu
Hình: Các đìa nuôi trồng thủy sản tiếp giáp với khu dân cư ven QL1A cần được quy hoạch theo mô hình đảm bảo chất lượng nuôi và không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời được trồng cây ngập mặn xung quanh để đảm bảo cảnh quan
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------21 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.3.5 Hệ thống các công trình công cộng cơ bản
3.4 Quy hoạch không gian chiều cao và mật độ xây dựng Mật độ xây dựng trong các khu đất xây dựng công trình tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt nam về Quy hoạch Xây dựng, tương ứng với chiều cao công trình và kích thước lô đất, cũng như các quy định đối với công trình công cộng. Chiều cao công trình xây dựng trong các khu vực được khống chế như sau: -
Khu trung tâm của khu đô thị ven phía Tây Bắc Đầm Nại: không hạn chế chiều cao xây dựng. Cần tạo nên ở đây, hình ảnh khu đô thị du lịch hiện đại, mật độ khá cao.
-
Các khu trung tâm đô thị ven các quảng trường công cộng và dọc các tuyến phố chính: tầng cao xây dựng ≤ 7 tầng.
-
Các khu đất phát triển các cơ sở kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ tạo động lực phát triển đô thị (gần QL1A): tầng cao xây dựng ≤ 7 tầng.
-
Các khu dân cư hiện hữu cải tạo nâng cấp: tầng cao xây dựng ≤ 5 tầng.
-
Các công trình công cộng: tầng cao xây dựng tuân theo tiêu chuẩn chuyên ngành.
3.5 Quy hoạch sử dụng đất Bảng :Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Tổng TT
I 1.1
Hệ thống công trình công cộng cơ bản được quy hoạch ở hai cấp độ: - Cấp khu vực (liên đơn vị ở) và - Cấp đơn vị ở (tương đương với cấp phường). Các công trình công cộng trong đơn vị ở được quy hoạch ở từng khu vực phù hợp với quy mô dân số của khu vực đó và các khu vực lân cận trong phạm vi phục vụ, có tính đến các công trình công cộng hiện có trong các khu vực lân cận.
Loại đất
Diện tích (ha)
Tổng
1.684,65
Đất xây dựng Đất các khu đa chức năng
803,65
Tỷ lệ (%)
100,0
Chỉ tiêu (m2/người)
169,6
511,69
63,7
108,0
-
Đất trung tâm đô thị, đa chức năng
52,46
6,5
11,1
-
Đất dịch vụ thương mại, du lịch
18,54
2,3
3,9
-
Đất dân cư hiện trạng cải tạo, có thể sử dụng đa chức năng
176,65
22,0
37,3
-
Đất xây dựng mới đa chức năng, mật độ thấp
57,98
7,2
12,2
-
Đất xây dựng mới đa chức năng, mật độ linh hoạt
83,91
10,4
17,7
-
Đất ở kết hợp vườn cây ăn quả
122,15
15,2
25,8
Đất công trình công cộng
36,2
4,5
7,6
- Đất cơ quan hành chính
2,91
0,4
0,6
19,78
2,5
4,2
1,77
0,2
0,4
11,73
1,5
2,5
1.2
- Đất trường học - Đất trung tâm y tế - Đất chợ và dịch vụ công cộng khác
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------22 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
Tổng Loại đất
TT 1.3
Đất sản xuất, dịch vụ, giáo dục chuyên nghiệp
1.4
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
3.6 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật Chỉ tiêu (m2/người)
14,32
1,8
3,0
Đất tôn giáo
5,05
0,6
1,1
1.5
Đất công nghiệp
0,32
0,0
0,1
1.6
Đất hạ tầng kỹ thuật (trạm xử lý nước sinh hoạt)
0,4
0,0
0,1
1.7
Đất quảng trường cây xanh, cảnh quan đô thị
1.8
Đất giao thông - Giao thông đối ngoại đi qua các khu vực xây dựng đô thị - Giao thông khu vực - Bãi đỗ xe
3.6.1 Quy hoạch giao thông: * Tổ chức mạng lưới đường: - Mạng lưới đường quy hoạch đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng trong đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị và các tiêu chuẩn về kinh tế, kỹ thuật. Tận dụng tối đa hướng các tuyến đường hiện trạng đã có. *
Xác định quy mô phân cấp các tuyến đường:
-
Khu vực hiện trạng cải tạo xã Hộ Hải :
60,11
7,5
12,7
+ Nâng cấp, cải tạo QL 1A đọan qua khu vực.
175,57
21,8
37,1
+ Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống đường chính khu vực song song và vuông góc với QL 1A. Quy mô mặt cắt dự kiến 16-20m.
21,1
4,5
150,74
31,8
3,7
0,8
II
Đất khác
2.1
Đất giao thông đối ngoại và liên khu vực nằm ngoài các khu vực xây dựng đô thị
2.2
Đất quốc phòng
2.3
Đất phục vụ sản xuất nông nghiệp - thủy sản và dự trữ phát triển đô thị
11,17
2.4
Đất trồng cây ăn quả
20,75
2.5
Đất nuôi trồng thủy sản
168,44
2.6
Đất nuôi trồng thủy sản bán thâm canh kết hợp trồng rừng ngập mặn
241,79
2.7
Đất rừng ngập mặn
116,16
2.8
Đất diêm nghiệp
114,97
2.9
Đất nghĩa trang
17,82
2.10
Đất cây xanh sinh thái núi
13,84
2.11
Mặt nước hồ trong khu vực xây dựng đô thị và kênh mương
+ Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường khu vực theo dạng ô bàn cờ, đảm bảo tính liên thông giữa các khu vực. Quy mô mặt cắt dự kiến 10,5-13m.
881,00 14,77
-
+ Nâng cấp, cải tạo kết hợp chỉnh trang hệ thống đường nội bộ, đường trong khu dân cư, hạn chế tối đa việc giải tỏa. Quy mô mặt cắt dự kiến 4-6m. Khu vực xây dựng mới xã Hộ Hải : + Xây dựng mới tuyến đường trục chính kết hợp kè bao quanh khu vực đô thị mới, đồng thời đây cũng là tuyến đường chính kết nối với các khu vực quanh Đầm Nại. Quy mô mặt cắt dự kiến 20m.
2,32
+ Xây dựng mới tuyến đường trục chính có quy mô mặt cắt 20m theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. + Xây dựng mới hệ thống đường khu vực. Bố trí các điểm quay xe tại những quảng trường giao thông hướng ra phía mặt nước cải tạo. Quy mô mặt cắt dự kiến 13-16m. -
Khu vực thuộc thị trấn Khánh Hải : + Nâng cấp, cải tạo tuyến đường tỉnh 704 đọan qua khu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn đường đô thị 16m + Xây dựng mới các tuyến đường chính khu vực kết nối từ ĐT 704 với quy mô mặt cắt 13m, đối với những tuyến chạy dọc mương nước chỉ bố trí vỉa hè 1 bên. + Xây dựng mới hệ thống đường khu vực với mặt cắt 10,5m kết hợp với các tuyến đường chính khu vực tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh.
158,97
-
Khu vực xã Tri Hải : + Nâng cấp, cải tạo tuyến đường Phương Cựu và đường tỉnh 702 với quy mô mặt cắt 13m. Đây là 2 tuyến đường mang tính chất trục xương sống của khu vực vừa mang tính chất đối ngoại.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------23 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
+ Nâng cấp, cải tạo tuyến đường bê tông ven đầm kết hợp kè và hệ thống cây xanh tạo cảnh quan. Quy mô mặt cắt dự kiến 11,5m. + Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống đường khu vực, kết nối với đường Phương Cựu và ĐT 702 tạo thành mạng giao thông dạng xương cá. + Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường nội bộ các khu dân cư với quy mô 6m. Hạn chế tối đa giải tỏa. -
Khu vực xã Phương Hải : + Nâng cấp, cải tạo tuyến huyện lộ 6 thành đường chính khu vực, quy mô mặt cắt dự kiến 13m. + Nâng cấp, cải tạo tuyến đường đất chạy dọc phía Đông khu vực nghiên cứu quy mô mặt cắt 13m, điểm giao cắt với huyện lộ 6 nằm ngoài khu vực phát triển đô thị. + Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dưng mới hệ thống đường chính khu vực với quy mô mặt cắt 13-16m. + Nâng cấp cải tạo tuyến đường ven đầm kết hợp kè với quy mô mặt cắt 12m. + Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường khu vực với quy mô mặt cắt 10,5m có hướng song song và vuông góc với các tuyến đường chính.
-
Giao thông thủy: + Xây dựng các công trình bảo vệ bờ, khơi thông luồng lạch các tuyến kênh mương để đảm bảo kích thước dòng chảy có chiểu rộng >10m và độ sâu >2m. + Hệ thống cầu qua các kênh mương kết hợp luồng giao thông thủy phải đảm bảo chiều cao tĩnh không >4m.
* Công trình phục vụ giao thôngt: -
Bến xe: xây dựng bãi đỗ xe tập trung tại các khu vực tổ hợp dịch vụ, không gian công cộng, khu công viên cây xanh, quy mô tùy theo quy mô các công trình.
-
Cầu, cống : Xây dựng cầu, cống phù hợp theo cấp hạng các tuyến đường.
-
Xây dựng các quảng trường giao thông kết hợp với không gian mặt nước và cây xanh tạo cảnh quan đô thị.
Xậy dựng hệ thống cầu tầu phục vụ nhu cầu neo đỗ của các phương tiện giao thông đường thủy tại khu vực phát triển mới xã Hộ Hải
Hình : Sơ đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------24 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.6.2 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật -
-
-
a) San nền: Đối với khu đô thị tại thôn Hòn Thiên: khu vực xây dựng mới với cao độ khống chế ≥+3,5m khu vực dân cư hiện hữu với cao độ ≥+1,5m, vì vậy để hài hòa giữa khu vực này giải pháp có thể tạo ra vùng đệm cây xanh giữ hai khu vực và bố trí mương thoát nước mưa cho khu dân cư thôn Hòn Thiên đảm bảo thoát nước cho khu vực. Khi có điều kiện khuyến khích tôn nền lên cao đô khống chế +3,5m. Các lưu vực N1( xã Phương Cựu), N2 (xã Tân Hải), N3(xã Hộ Hải) và Tri Thủy - theo lưu vực của dự án “ Đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại’’ chọn cao độ xây dựng khống chế ≥+3,5m. + Khu vực quy hoạch trên địa hình có cao độ >+3,5m chỉ cần san gạt tạo mặt bằng xây dựng và độ dốc nền thuận lợi cho công tác thoát nước mưa. + Khu vực quy hoạch trên địa hình có cao độ< +3,5m cần phải tôn nền tới cao độ ≥+3,5m. Khu vực thuộc thị trấn Khánh Hải: lựa chọn cao độ xây dựng cho khu vực Khánh Hải ≥+2,5m. Tại các cụm dân cư hiện có do không thể cải tạo nền toàn khu, nên các công trình hiện trạng khi có điều kiện nên nâng sàn tới cao độ khống chế của khu vực. Khi khai thác ven các kênh, cần bảo đảm hành lang thoát lũ và cách xa bờ kênh tối thiểu 30m.
mặn phục hồi và bổ sung mới; đồng thời kiến nghị cao trình đê nâng tới +3,5m (theo dự án là +3,2m). - Mở rộng mặt cắt và nạo vét các kênh tiêu chính. - Kè sông suối kênh mương. Tại các khu vực ao tôm sử dụng bờ đất có thể trồng cỏ vetiver để chống sói mòn,sạt lở.
Cao độ nền toàn khu vực thiết kế được khống chế bởi hệ thống cao độ tại các điểm giao nhau của mạng lưới đường. b) Giải pháp thoát nước mưa: + Đối với các khu vực dân cư làng xóm cũ: sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng; tại các cửa xả có cống bao đưa nước thải về trạm xử lý tập trung. + Đối với khu vực xây dựng mới: chọn hệ thống thoát nước mưa riêng, thiết kế hoàn chỉnh và đồng bộ. + Khu vực nuôi thủy sản: xây dựng hệ thống kênh cấp nước và tiêu nước đảm bảo vệ sinh môi trường và hiệu quả nuôi thủy sản. Dọc các trục đường chính sẽ xây dựng các trục tiêu chính như là kênh tiêu lũ hỗ trợ các trục kênh tiêu hiện có, tiêu thẳng ra Đầm Nại. + Hướng thoát chính: thoát ra các trục kênh tiêu cấp I, ra Đầm Nại.
- Lựa chọn kết cấu: Khu vực hệ thống thoát nước nửa riêng sử dụng cống tròn bê tông cốt thép. Khu vực xây mới sử dụng mương xây có nắp đan. -
Các tuyến đường có độ dốc dọc bằng 0, thiết kế rãnh răng cưa tạo độ dốc rãnh tối thiểu 0,004 để thu nước (trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật). c) Các giải pháp kỹ thuật khác:
- Thực hiện dự án đường kết hợp đê bao ven Đầm Nại với những điều chỉnh phù hợp. Để đảm bảo hệ sinh thái được trao đổi tự nhiên giữa khu vực đầm chính và các vùng sinh thái ngập
Hình : Sơ đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------25 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.6.3 Quy hoạch cấp nước: a) Nguồn nước: -
Khu vực xã Tri Hải sử dụng nước từ hệ thống cấp nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
-
Khu vực xã Hộ Hải sử dụng nước từ nhà máy nước xã Hộ Hải
-
Khu vực ven đường quốc lộ (xã Tân Hải) sử dụng nước từ nhà máy nước Gò Đền qua đường ống 110mm. b) Mạng lưới đường ống:
-
Thiết kế mạng lưới đường ống dạng mạng vòng kết hợp mạng nhánh.
-
Các tuyến ống phân phối tạo thành mạng vòng có đường kính 100mm.
-
Đường kính ống dự kiến có kích thước từ 40mm đến 200mm. c) Chữa cháy:
-
Chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m.
-
Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống 100mm trở lên.
-
Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150m.
-
Khoảng cách tối thiểu giữa họng cứu hỏa và tường các ngôi nhà là 5m.
-
Khoảng cách tối đa giữa các họng và mép đường (trong trường hợp họng bố trí ở bên đường, không nằm dưới lòng đường) là 2,5m.
Hình : Sơ đồ quy hoạch cấp nước
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------26 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.6.4 Quy hoạch cấp điện 3.6.5 Nguồn điện: Khu vực nghiên cứu thiết kế sẽ được cấp từ trạm biến áp 110/22KV Ninh Hải, công suất 1x25MVA, dự kiến sẽ nâng công suất trạm nên thành 2x25MVA trong những năm tới. a) Lưới điện: Nâng cấp tuyến đường dây 22KV hiện có. Các đoạn đường dây 22KV không phù hợp với kiến trúc cảnh quan và giao thông quy hoạch sẽ cải tạo nắn tuyến cho phù hợp. Xây dựng mới các tuyến đường dây 22KV rẽ nhánh từ trục chính cấp đến các trạm biến áp khu vực. * Lưới điện hạ thế: -
Lưới điện hạ thế 0.4KV trong khu vực sẽ được đi nổi, dùng cáp vặn xoắn ABC. Tiết diện các đường dây trục chính là ABC (4x120mm2).
-
Bán kính phục vụ của mạng lưới điện hạ thế đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 300m. Kết cấu lưới hạ thế theo mạng hình tia.
* Lưới điện chiếu sáng: Mạng lưới chiếu sáng trong khu vực sẽ được đi kết hợp với tuyến hạ thế 0,4KV cấp điện cho sinh hoạt. Sử dụng cáp vặn xoắn ABC tiết diện không nhỏ hơn 6mm2. Đèn chiếu sáng dùng các loại đèn có mẫu mã, hình dáng đẹp, hài hòa với cảnh quan chung. * Trạm biến thế: Các trạm biến áp 22/0,4KV hiện có, nằm trong ranh giới nghiên cứu thiết kế sẽ vẫn được sử dụng, nhưng sẽ được xem xét cải tạo, nâng công suất cho phù hợp với phụ tải tính toán. Cấp điện áp của trạm hạ thế xây dựng mới là 22/0,4KV. Vị trí các trạm hạ thế được lựa chọn gần trung tâm phụ tải dùng điện với bán kính phục vụ nhỏ hơn hoặc bằng 300m và gần đường giao thông để tiện thi công. Trạm hạ thế sử dụng loại trạm xây và trạm hợp bộ kiểu Kiot.
Hình : Sơ đồ quy hoạch cấp điện
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------27 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.6.6 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: a) Quy hoạch thoát nước thải: - Hệ thống thoát nước thải dự kiến là hệ thống thoát nước hỗn hợp với cống bao và giếng tách nước thải tại các khu vực xây dựng hiện trạng cải tạo và hệ thống riêng hoàn toàn tại các khu vực xây dựng mới. - Nước thải từ các hộ gia đình, cơ quan, công trình công cộng ..., đều phải có bể tự hoại ba ngăn hợp quy cách. Nước thải được thu gom từ các công trình công cộng, các cụm nhà ở sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sẽ được thu vào hệ thống cống thoát nước thải chung của khu vực. - Nước thải tự chảy theo các tuyến cống đường phố về trạm xử lý tập trung của khu vực. Chiều sâu chôn cống tối thiểu là 0,7m, tối đa là 5m tính tới đỉnh cống. Tại các vị trí có chiều sâu chôn cống lớn bố trí trạm bơm chuyển tiếp. - Hệ thống đường cống thoát nước bao gồm các cỡ đường kính D300 – D400 bằng BTCT, độ dốc tối thiểu i = 1/d. - Trạm bơm chuyển tiếp sử dụng máy bơm nhúng chìm kiểu ướt, phần nhà trạm xây chìm và có thể kết hợp với giếng thăm để tiết kiệm tích đất và đảm bảo mỹ quan đô thị. - Tuyến cống bao đưa nước thải về xử lý trong các bể xử lý nước thải quy mô nhỏ và đơn giản như các loại bể tự hoại cải tiến có dòng chảy ngược và ngăn lọc (BASTAF). Nước thải đầu ra đổ trực tiếp hoặc thoát theo hệ thống thoát nước chung ra các ao, hồ, mương thoát nước sẵn có để tiếp tục xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. - Các bể BASTAF có thể xây dựng linh hoạt với rất nhiều công suất khác nhau từ 5-100 m3/ngđ. Mỗi bể có 1 ngăn lắng, 3 ngăn phản ứng kỵ khí và 1 ngăn lọc kỵ khí với lớp vật liệu lọc bằng xỉ than. Chất lượng nước thải đầu ra về các chỉ tiêu ô nhiễm chính như SS và BOD5 tương đương với QCVN 14-2008 cột B. - Khu vực nghiên cứu được phân chia thành 5 lưu vực. Cụ thể như sau:
-
b) Quy hoạch thu gom và xử lý CTR: -
+ Lưu vực 3: (Khu vực xã Phương Hải) dùng hệ thống cống bao và giếng tách nước thải dẫn về trạm XLNT cục bộ, công suất sử dụng trong phạm vi thiết kế là 600 m3/ngđ.
Chất thải rắn sinh hoạt: phân loại tại nguồn phát sinh thành 2 loại: + Chất thải rắn vô cơ: kim loại, giấy, thuỷ tinh v.v... được định kỳ thu gom. + Chất thải rắn hữu cơ: thực phẩm, rau quả củ phế thải, lá cây... được thu gom hàng ngày và được vận chuyển đến nơi xử lý tập trung. + Tại các cơ quan, trường học, công trình công cộng... đều được bố trí các thùng rác công cộng ở trong khuôn viên các công trình này. Tại khu công viên cây xanh bố trí các thùng rác công cộng có nắp đậy tại các điểm vui chơi giải trí. Bố trí các thùng thu gom rác nhỏ ven các đường đi dạo với khoảng cách 100m một thùng để thu gom rác vụn... Thùng thu gom được để cạnh đường đi để tiện cho việc thu gom của công nhân.
-
+ Lưu vực 1: (Khu vực ven QL1A - Lương Cách) dùng hệ thống cống bao và giếng tách nước thải dẫn về trạm XLNT cục bộ, công suất sử dụng trong phạm vi thiết kế là 500 m3/ngđ. + Lưu vực 2: (Khu vực thuộc xã Tân Hải và xã Hộ Hải) dùng hệ thống cống hỗn hợp, khu dân cư hiện trạng ven đường quốc lộ dùng cống bao và giếng tách, khu đô thị mới ven đầm dùng hệ thống cống riêng hoàn toàn. Nước thải của khu vực này được thu trực tiếp về trạm XLNT tập trung, công suất sử dụng trong phạm vi thiết kế là 2.000 m3/ngđ.
Hải, công suất giai đoạn đầu 2.000 m3/ngđ. Phần công suất sử dụng trong phạm vi thiết kế là 800 m3/ngđ. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt tiêu chuẩn B theo TCVN 7222- 2002, tiêu chuẩn thải sau trạm xử lý. Nước thải y tế phải được xử lý đạt QCVN 28/2010/BTNMT trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung. Nước thải từ khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tùy theo tính chất từng loại khác nhau cần được xử lý đạt tiêu chuẩn C – QCVN 24-2009 sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung. Kiến nghị: Do lưu vực thoát nước các xã Tri Hải, Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải đổ về Đầm Nại lớn hơn diện tích nghiên cứu quy hoạch, cần có những nghiên cứu tổng thể hơn về lưu vực và phương án thu gom, xử lý nước thải, đảm bảo môi trường lâu dài cho khu vực Đầm Nại.
-
Theo quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã được phê duyệt thì CTR của huyện Ninh Hải sẽ được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý CTR đặt tại eo núi Hòn Ngang-Hòn Nhọn, xã Nhơn Hải, quy mô 10ha. Tuy nhiên, các trung tâm xã có thể kết hợp sử dụng khu xử lý CTR Nam Thành nếu thấy hợp lý về khoảng cách vận chuyển, thu gom.. c) Quy hoạch quản lý nghĩa trang nhân dân: Các nghĩa trang hiện có trong phạm vi nghiên cứu tại trị trấn Khánh Hải, xã Tân Hải, trồng cây xanh cách ly, cải tạo chỉnh trang, không mở rộng. Dự kiến không quy hoạch nghĩa trang mới trong khu vực nghiên cứu. Khi có nhu cầu, cần an táng tại nghĩa trang tập trung của huyện.
+ Lưu vực 4: (Khu vực xã Tri Hải) dùng hệ thống cống bao và giếng tách nước thải dẫn về trạm XLNT cục bộ, công suất sử dụng trong phạm vi thiết kế là 700 m3/ngđ. + Lưu vực 5: (Khu đô thị mới ven đầm - trị trấn Khánh Hải) dùng hệ thống cống thoát nước riêng. Nước thải được thu trực tiếp về trạm xử lý tập trung đặt tại phía Tây thị trấn Khánh
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------28 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
3.6.7 Quy hoạch thông tin liên lạc: -
-
-
Hệ thống chuyển mạch trong khu vực được thay thế dần công nghệ cũ để xây dựng hệ thống mới (NGN) đồ ng bô ̣ với hê ̣ thố ng toàn tin̉ h, nhằm đáp ứng được nhu cầu trong pha ̣m vi nghiên cứu và khu vực lân câ ̣n. Mạng truyền dẫn trong khu nghiên cứu được cải tạo, nâng cấp là cáp quang tạo thành mạch vòng (ring), nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin một cách cao nhất, đồng thời, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ Mạng ngoại vi : + Hạ ngầm các loại cáp trên đường phố xuống cống bể để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho thành phố và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác nhằm tiết kiệm chi phí khi thi công. + Cáp trong mạng nội bộ của khu vực thiết kế chủ yếu sử dụng loại cáp cống có dầu chống ẩm đi trong ống bể (ngầm) có tiết điện lõi dây 0,5mm. + Các bể cáp sử dụng loại bể đổ bê tông từ 1 đến 3 nắp đan với khoảng cách giữa các bể cáp là 60 – 80m. + Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lý sau này.
-
Mạng di động trong khu vực được bổ sung thêm trạm thu phát sóng di động (BTS) dùng chung giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
Hình : Sơ đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------29 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
IV.
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1 Đánh giá mức độ phù hợp của đồ án đối với môi trường vùng ven đầm -
-
Theo Đồ án quy hoạch khu ven Đầm Nại, về kinh tế khu vực sau này sẽ phát triển du lịch, du lịch sinh thái – loại hình du lịch được khuyến khích có lợi cho môi trường. Hệ thống cây xanh kết hợp mặt nước, giúp cải tạo điều kiện vi khí hậu, cảnh quan của khu vực, cải thiện dòng nước cho Đầm Nại bằng cách xây dựng bờ kè và trồng cây xanh cách ly. Diện tích phủ xanh ven Đầm Nại tăng lên rất nhiều giúp dọn sạch môi trường ven Đầm mà trước đây do sinh hoạt và sản xuất không giữ vệ sinh tốt, tạo cảnh quan đẹp cho khu vực. Diện tích đìa tôm và ruộng muối được cải tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Một phần được cải tạo trồng rừng ngập mặn và làm diện tích du lịch, thương mại du lịch. Tuy khu vực sẽ giảm đất sử dụng cho kinh tế nông nghiệp nhưng điều này không ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư vì thu nhập do sản xuất nông nghiệp không cao và thường bất ổn định do tôm bệnh hay do khí hậu thay đổi, trong khi thu nhập do các ngành nghề dịch vụ du lịch mang lại khá cao. Hơn nữa diện tích nuôi tôm và ruộng muối giảm sẽ giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước Đầm cũng như ô nhiễm môi trường khu vực dân cư sinh sống.
4.2 Giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường Hiện chất lượng môi trường tại khu vực Vĩnh Hy còn ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Tuy nhiên, trong tương lai, khi đẩy mạnh phát triển kin tế - xã hội và phát triển du lịch, có thể gia tăng ảnh hưởng bởi bụi thải, khí thải, nước thải và chất thải rắn... Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, giảm thiểu các tác động môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại Vĩnh Hy, cần áp dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường sau: a) Đối với môi trường đất: -
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý triệt để nước thải, chất thải rắn phát sinh gây ô nhiễm môi trường đất.
-
Đối với các khu vực nuôi trồng thủy sản và diêm nghiệp cần quản lý tốt để hạn chế việc phát thải chất thải rắn gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
-
Cần tính toán lượng đất đào đắp hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường đất. b) Đối với môi trường không khí, tiếng ồn:
Hình : Sơ đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc -
Hoạt động sinh hoạt: Khuyến khích dùng khí tự nhiên hay dùng điện thay cho việc sử dụng nhiên liệu than dầu, trong các công trình dịch vụ ăn uống.
-
Phương tiện giao thông công cộng hoạt động trong khu vực ưu tiên sử dụng xe điện hoặc xe sử dụng nhiên liệu là khí hoá lỏng (CNG) hoặc khí thiên nhiên (NG) thay nhiên liệu là xăng hay dầu diesel.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------30 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
-
Trồng cây xanh cách ly và bảo tồn mặt nước. Đặc biệt là tại các vùng đệm của các nguồn phát sinh các chất ô nhiễm (khu nuôi trồng thủy sản, điểm thu gom chất thải rắn, trạm bơm nước thải, khu xử lý nước thải, trạm phát điện…).
-
Trồng cây xanh hai bên các tuyến đường để hạn chế bụi và tiếng ồn. c) Đối với môi trường nước:
-
Cấm xả nước thải chưa xử lý trực tiếp ra môi trường.
-
Thực hiện xử lý sơ bộ nước thải phát sinh theo từng khu chức năng.
-
Sau khi xử lý tại mỗi khu, nước thải đưa ra hệ thống cống thu gom chung và đưa về các bể xử lý nước thải cục bộ trong khu vực. d) Đối với chất rắn:
-
Chất thải rắn từ các khu chức năng phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, cụ thể chất thải rắn sinh hoạt phân thành 3 loại: chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn có thể tái chế.
-
Chất thải sinh hoạt của các hộ dân cần được thu gom và xử lý tại bãi rác tập trung, hạn chế tối đa việc đốt và chôn lấp tại gia đình.
-
Bố trí các thùng đựng rác công cộng hợp lý và vận chuyển đến bãi rác tập trung thường xuyên để hạn chế tối đa ô nhiễm.
Hình : Sơ đồ phân vùng bảo vệ môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------31 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận
V.
KẾT LUẬN
Đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại đã nghiên cứu, phân tích các yếu tố vị trí địa lý, sinh thái và hiện trạng phát triển trong khu vực, làm cơ sở đề xuất các giải pháp quy hoạch phù hợp, phát triển Khu vực Đầm Nại trở thành một khu vực phát triển đa dạng, cung cấp thực phẩm và không gian du lịch mang bản sắc riêng của các khu đô thị ven mặt nước, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các định hướng phát triển tổng thể của cả thành phố. Các giải pháp quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và thân thiện với môi trường; Chú trọng tôn tạo và khai thác các giá trị cảnh quan mặt nước và sinh thái ngập mặn, tạo nên bản sắc riêng hấp dẫn khách du lịch. Đồng thời, các giải pháp quy hoạch đảm bảo từng bước thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế một cách hiệu quả, tạo động lực phát triển toàn diện cho Khu vực ven Đầm Nại.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------32 Quy hoạch phân khu Khu vực ven Đầm Nại - huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận