Spec a3booklet

Page 1

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

DỰ ÁN: TÁI TẠO NGUỒN NƯỚC KHU VỰC SÔNG KIM NGƯU


chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110 vấn đề nước

những dòng sông đen 1990 hệ thống sông - kênh dày đặc chất lượng nước tốt hơn

Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên nước. Hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long làm cho ngành nông nghiệp cùng nhiều ngành nghề khác phát triển thuận lợi. Hơn nữa, Việt Nam có mực nước mưa cao vào khoảng 1680mm hàng năm. Nguồn nước dồi dào mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng dẫn đến những mặt tiêu cực như sử dụng nước lãng phí, ô nhiễm nguồn nước và quan trọng hơn hết là sự thiếu hiểu biết của người dân với việc tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

2013 nhiều sông - kênh bị lấp chất lượng nước kém

VẤN ĐỀ NGUỒN NƯỚC Nước ngầm : - Chất lượng xuống cấp do bị ô nhiềm bởi nước thải rò rỉ - Lưu lượng giảm sút do xây dựng và ốp lát bề mặt tăng cao Nước mặt : - Chất lượng và lưu lượng không ổn định, tùy thuộc mùa khô hay mùa mưa - Bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải trực tiếp từ các hoạt động của con người - Đa dạng thủy sinh học dần bị phá hủy Nước mưa : - Ô nhiễm bởi khói bụi, rác thải - Khả năng thoát rất chậm vì hệ thống thoát nước không đầy đủ - Ít sử dụng bể chứa nước mưa, vì vậy nước mưa bị thải hết ra hệ thống và gây ra úng lụt nếu hệ thống quá tải VẤN ĐỀ HỆ THỐNG SỬ DỤNG NƯỚC - Hệ thống nước rất đơn giản và hạn chế: nguồn nước cấp chính là nước từ các nhà máy nước. Nước thải được xả trực tiếp ra các ống cống chính và đổ ra sông. Đường ống nước thường không đủ sức tải và bị hỏng, rò rỉ ở nhiều nơi. Nước thải rò rỉ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Chỉ cần một đường ống bị tắc cũng dễ dàng gây ra úng lụt trong thành phố. - Nước máy giá rẻ vì vậy không khuyến khích được người dân dùng bể chứa nước mưa. Vì vậy nhu cầu nước máy cao khiến cho các nhà máy nước quá tải dẫn đến chất lượng nước máy không được đảm bảo.

the typical site: Kim Nguu river and street Sông Kim Ngưu dọc con phố Kim Ngưu là một trong những sông chuyên chở nước thải chính. Nước thải trên sông chảy chậm, luôn có màu đen , khi có mưa tốc độ nước chảy nhanh hơn, thường xuyên bốc mùi khó chịu nhất là trong thời tiết năng nóng. Vị trí này có nhiều đặc điểm đặc trưng của thành phố : nhà ống - loại nhà điển hình của Hà Nội chạy dọc hai bên phố, sông nước thải chạy giữa phố. Vì vậy giải pháp cho nơi đây sẽ dễ dàng áp dụng cho nhiều nơi khác ở Hà Nội

MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT DỰA VÀO CHỈ SỐ WQI 91 - 100 Rất tốt, không bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm rất nhẹ. Đủ tốt để dùng trong gia đình và các mục đích bên dưới 71 - 90 Tốt, ô nhiễm nhẹ. Đủ tốt để dùng trong gia đình và các mục đích bên dưới nhưng cần xử lý phù hợp. 51 - 70 Ô nhiễm trung bình, có thể dùng để tưới tiêu và cho các mục đích bên dưới 26 - 50 Tệ, chỉ dùng để lưu thông tàu thuyền hoặc mục đích khác 0 - 25 Rất tệ, hầu như không thể sử dụng

Hà Nội có 4 con sông thoát nước chính: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét. Hệ thống sông và kênh này giúp luân chuyển nước trong suốt thành phố. Ngày nay, vì sự phát triển nhanh chóng của đô thị, các dòng sông- kênh này đang bị thu hẹp dần và bị lấp để xây dựng đường xá, những dòng sông còn được giữ thì bị ô nhiễm nặng nề và hoàn toàn không còn hệ thủy sinh để tự làm sạch dòng nước, nước không còn được lưu thông và tù đọng chúng trở thành những con sông đen chết chóc - những đường cống mở


chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110 cây thủy sinh

mục đích thiết kế

Phương pháp xử lý nước được lựa chọn là xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Hệ thống rất đơn giản: Nước được chảy vào bồn trồng cây thủy sinh, nước chảy qua các lớp rễ, đất, đá , sỏi, cát làm giữ lại các cặn bẩn có trong nước, các chất hữu cơ (COD, BOD) được khử. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulite…

Nước thải được xử lý qua nhiều giai đoạn, khi nước thải được dẫn tới con sông Kim Ngưu cũng là lúc nước đạt một độ sạch nhất định, đủ sạch để có hệ sinh thái thủy sinh và để người dân có thể tiếp cận mặt nước

Lợi ích của xử lý nước bằng cây thủy sinh: • Giảm lượng nước chảy, giảm tốc độ chảy và nhiệt độ • Bổ sung lượng nước thấm -> làm dồi dào nguồn nước ngầm • Tăng chất lượng nước mặt • Thúc đẩy đa dạng sinh học • Phong phú cảnh quan và tốn ít diện tích • Linh hoạt sử dụng trong nhiều quy mô, kích thước và hình thức • Chi phí thấp, dễ vận hành • Thân thiện với môi trường

giải pháp ‘3 giai đoạn’ Những vấn đề về nước được liệt kê ở trên có nguyên do chính từ việc sử dụng nước kém hiệu quả và việc thải nước trực tiếp ra hệ thống sông ngòi. Để cải thiện tình hình, nước thải phải được xử lý ngay tại nguồn sinh ra nước thải đó là các công trình, các hộ gia đình, việc áp dụng xử lý nước thải tại ngay các hộ dân cũng giúp quản lý dễ hơn và vận hành đơn giản hơn Giới thiệu một mô hình hoàn toàn mới cho các hộ gia đình sẽ rất khó khăn, đắt đỏ và khó có hiệu quả bởi vì thành phố đã được xây kín bằng mô hình cũ, vì vậy, cải tạo lại mô hình cũ sẽ là giải pháp rẻ tiền và mang lại hiệu quả cao hơn. Vì thế giải pháp thiết kế là xử lý nước qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: công trình; Giai đoạn 2: Khu dân cư; Giai đoạn 3: Thành phố

0

50

100

150

200

GIAI ĐOẠN 1: Xử lý nước trong công trình Nước thải xám là loại nước thải từ các hoạt động tắm giặt, không quá ô nhiễm và có thể được xử lý và tái sử dụng tại chỗ. Giai đoạn này tập trung sử dụng nước mưa và tái sử dụng nước thải xám để giảm lượng nước cấp cho công trình. Nước thải đen sẽ được dẫn ra khỏi nhà tới giai đoạn 2

0

50

100

150

200

GIAI ĐOẠN 2: Xử lý nước trong khu ở Ở giai đoạn này, nước thải đen và nước thải xám dư thừa từ các căn hộ sẽ được đưa ra sau nhà để xử lý lần thứ 2. Khu vực xử lý nước thải của các hộ dân được kết hợp với không gian sinh hoạt chung của khu phố

0

50

100

150

GIAI ĐOẠN 3: Xử lý nước trong thành phố Trước khi nước thải từ nhiều khu dân cư chảy đến hệ thống sôngkênh rạch chính của thành phố, nước được đi qua lần sàng lọc thứ 3. Sau lần sàng lọc này, nước đủ sạch cho các sinh vật sinh sống như cá, thủy sinh, v.v

200


GIAI ĐOẠN 1: CÔNG TRÌNH

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

giải pháp giai đoạn 1

ngôi nhà ống điển hình

tính toán kích thước bể nước PHÂN TÍCH ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA CỦA NƯỚC Tính toán trên ngôi nhà số 145 Kim Ngưu - nhà ống điển hình - 4 người ở - 60 m2 diện tích mái - rộng 3.5m , sâu 18m - 3 nhà vệ sinh, 2 tắm đứng , không có bồn tắm , 1 bể tự hoại - Sử dụng nước kiểu truyền thống: Nước cấp từ nhà máy nước. Không phân loại nước thải, nước thải được thải trực tiếp ra hệ thống cống chung - Mặt đứng sát với đường, khoảng lùi vỉa hè hẹp - Ít tiết diện tiếp xúc với môi trường bên ngoài - Cửa và cửa sổ hầu như đóng để bảo vệ khỏi tiếng ồn, khói bụi - Ban công nhỏ phía trước nhưng hiếm khi sử dụng -> Ngôi nhà có sự giao tiếp hạn chế với môi trường bên ngoài

Mục đích chính của giai đoạn 1 - cấp độ nhỏ nhất của xử lý nước là giảm nhu cầu sử dụng nước và làm sạch một phần nước thải trước khi đưa vào hệ thống chung. Ở gia đoạn này Nước xám (nước giặt, nước tắm ....)được tập trung xử lý vì loại nước thải này không quá bẩn và hoàn toàn có thể được làm sạch trong nhà. Nước xám đã xử lý được tái sử dụng cho một số mục đích không cần nước quá sạch (rửa xe, tưới tiêu, giật toilet). Việc xử lý nước ‘không quá bẩn‘ và tái sử dụng cho những việc chỉ cần ‘nước không quá sạch‘ này sẽ một công đôi việc: giảm nhu cầu dùng nước của hộ dân và nước thừa thải ra hệ thống luôn đã được lọc sạch hơn 1 mức. Ở giai đoạn này, nước mưa cũng được sử dụng để thay thế một phần nước máy

KÍCH THƯỚC BỂ CHỨA NƯỚC MƯA

KÍCH THƯỚC BỂ CHỬA NƯỚC XÁM

Nước mưa được lọc sạch và thanh trùng - Diện tích thu nước hiệu quả: 60m2 - Hiệu suất thu nước cho mái bằng: 0.8 - Hiệu suất lọc giả định: 90% - Lưu lượng nước mưa trung bình trong khu vực: 1680mm/ năm -> Kích thước bể chứa = 60 x 0.8 x 0.9 x 1680 x 0.05 = 3628.8 lít - > cần khoảng 4m3 bể chứa Tuy nhiên lượng nước mưa này sẽ được lưu thông sử dụng thường xuyên trong gia đình, vì vậy kích thước bể có thể nhỏ hơn. Bể được đặt trên mái để hạn chế sử dụng bơm

Nước xám cần được ở trong hệ thống lọc ít nhất 1 tuần để đạt được hiệu quả lọc cần thiết, vì vậy, bể nước xám cần được thiết kế đủ lớn để tích trữ nước xám cho 7 ngày - Mức sử dụng nước trung bình của một người: 160 lít - Tỷ lệ nước xám sản xuất ra: khoảng 70% -> Kích thước bể chứa = 160 x 4 x 70% x 7 = 3136 lít -> cần khoảng 3m3 bể chứa - Average water use daily by 1 person: 160 litres - Tuy nhiên lượng nước xám này sẽ được lưu thông tái sử dụng thường xuyên trong gia đình, vì vậy kích thước có thể nhỏ hơn. Bể được đặt trên mái để hạn chế sử dụng bơm

reduce water demand and improve eicient usage Litres per day Litres per day

Litres per day

800 700 600 ước cầu n u h n 500 400 300 nước máy 200 100 0 Jan Feb Mar Apr May Jun Jul 100 200 300 nước thải 400 500 600 700 800

800 700 600 ước cầu n u h n 500 400 nước máy 300 200 100 0 Jan Feb Mar Apr May 100 200 300 400 500 600 700 800

SỬ DỤNG NƯỚC TRUYỀN THỐNG - Nhu cầu nước máy cao - Không phân tách nước thải - Nước thải ra hệ thống chung không qua xử lý

Aug

Sep

Oct

Nov

VÀO Dec RA

nước mưa Jun

Jul

Aug

Sep

nước thải

BƯỚC 1: NƯỚC MƯA THAY THẾ MỘT PHẦN NƯỚC MÁY - Giảm một phần nhu cầu nước máy - Vẫn cần sử dụng nước máy trong mùa khô - Không phân tách nước thải - Nước thải ra hệ thống chung không qua xử lý

Oct

Nov

VÀO Dec RA

cần bể chứa

1000 900 ế nước mưa thay thay th 800 thế dư thừa 700 600 ớc ầu nư c u h n 500 400 300 nước thải xám đã xử lý 200 100 VÀO 0 Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec RA 100 nước thải đen 200 300 400 500 600 700 800

BƯỚC 2: NƯỚC XÁM ĐÃ XỬ LÝ THAY THẾ MỘT PHẦN NƯỚC MÁY - Không cần đến nước máy trong suốt năm nếu vận hành lý tưởng - Giảm lượng nước thải ra hệ thống chung - Nước thải xám dư thừa thải ra hệ thống chung đã được lọc -> tăng độ sạch của nước thải


GIAI ĐOẠN 1: CÔNG TRÌNH đa dạng sinh học trong nhà

Dòng nước chảy lộ trong nhà sẽ mang nước gần tới mọi người hơn. Nước làm giảm nhiệt độ, mang đến môi trường khỏe mạnh, trong lành và thoải mái cho con người. Các bồn cây thủy sinh làm thúc đẩy đa dạng sinh học trong nhà, tạo môi trường thuận lợi và có thể nuôi một số loại sinh vật cảnh như cá, rùa ... -> giảm stress và đưa con người gần gũi thiên nhiên hơn. Dòng nước chảy qua các tầng và sự thay đổi chất lượng nước qua các tầng lọc đều dễ dàng nhìn thấy. Vì vậy con người nhất là trẻ em, được theo dõi quá trình sử dụng và tái sử dụng nước sẽ học được cách sử dụng nước, trân trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Quá trình giáo dục này không tới từ sách vở mà tới từ thực tế, hoàn toàn tự nhiên và giúp dần thay đổi ý thức của người dân và xã hội Việc đưa nước vào khoảng sân giữa nhà cũng là một cách nhắc lại ngôi nhà truyền thống. Ngôi nhà đã có mối liên hệ kém với môi người bên ngoài vì phải đóng kín để tránh khói bụi, vì vậy nhà cần được thở từ bên trong. Không gian bên trong nhờ có nước và thực vật sẽ là một nơi tốt để nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động. Hình thức này rất linh hoạt và có thể dễ dàng áp dụng trong nhiều kiểu thiết kế của các kiến trúc sư. Việc sử dụng nước xám và nước mưa làm công trình hoàn toàn có khả năng tự lập, tự sản xuất và chống chọi với tiết trời khô hạn hay các tai ương biến đổi khí hậu

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110 hệ thống sử dụng nước trong nhà

Giếng trời lấy sáng và gió tự nhiên trong nhà

Bể thu nước mưa

Bộ lọc và thanh trùng nước mưa

Nước mưa đã được xử lý

Nước xám đã được xử lý

Thông gió tự nhiên

Nước máy dùng khi cần thiết

Máy bơm Nước xám đã xử lý dư thừa

3500

Nước xám đã xử lý

Bể lắng

Nước thải đen đã qua xử lý sơ bộ đi tới hệ thống nước chung của khu vực Bể tự hoại 3 ngăn

nước mưa đã xử lý nước xám đã xử lý nước máy nước thải đen nước thải xám điểm sử dụng nước máy bơm


GIAI ĐOẠN 1: CÔNG TRÌNH

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

hệ thống lọc nước thải xám Xử lý nước thải xám bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Trong hệ thống, nước thải chưa xử lý được khuấy trộn tuần hoàn và đi vào các bể lọc nhỏ để dành cho hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí. Sau đó được phân hủy trong bể lắng hạn chế không khí vào. Điều kiện này tốt cho vi khuẩn kỵ khí hoạt động, nước trong đi ra và bùn được lắng xuống đáy. Sau khi xử lý sinh học, nước thải có thể giảm được 90 ÷ 98% BOD nhưng tổng N chỉ giảm được 30 ÷ 40% và khoảng 30% lượng P, hàm lương N và P vượt quá ngưỡng cho phép thì cần xử lý bổ sung bằng phương pháp hiếu khí cuối cùng trước khi đi vào bể chứa

sàn tầng GIẢM NHU CẦU DÙNG NƯỚC, SỬ DỤNG NƯỚC HIỆU QUẢ VÀ TĂNG ĐỘ SẠCH CỦA NƯỚC THẢI Phương pháp lọc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành, dễ theo dõi và tốn ít diện tích. Nước mưa đã xử lý sẽ đạt đủ sạch để dùng trong nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ. Nước xám đã xử lý có thể dùng trong giặt giữ, xả toilet, tưới tiêu. Nước thải xám sẽ là nước thải từ bồn rửa mặt, tắm đứng, máy giặt. Nước thải đen sẽ là nước thải từ bếp và toilet.

1. BỂ LỌC THẲNG ĐỨNG VÀ BỂ LỌC NGANG: XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ Nước xám thải ra từ các thiết bị chảy đến bể lọc. Phía dưới lớp rễ là các lớp cát sỏi. Nước thải được chảy qua nhiều bể nhỏ và được cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật hiếu khí. Khi nước thải chảy qua lớp vật liệu lọc, vi khuẩn tạo thành màng vi sinh vật . Chất hữu cơ khi tiếp xúc với màng vsv sẽ bị hấp thụ và phân hủy. Bùn cặn được giữ lại trong khe rỗng của lớp lọc. Vi khuẩn hiếu khí chuyển đổi chất có hại ammonium (NH4+) thành nitrat (NO3-) Sau 4-5 tháng làm việc vệ sinh bể lọc

Bếp 18%

2. BỂ LẮNG: XỬ LÝ SINH HỌC KỴ KHÍ Nước sau quá trình lọc hiếu khí được đưa vào bể lắng. Những cặn nhỏ lắng xuống đáy. Oxy được giữ ở mức thấp. Ở tầng trên quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước xảy ra nhờ tảo quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng. Ở tầng dưới các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí chuyển hóa nitrat (NO3-) được sản xuất từ giai đoạn trên thành khí nito (N2) vô hại và tan vào không khí. Nước cần được giữ trong bể này trong khoảng 1 tuần

3. BỂ LỌC NGANG: XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ GIAI ĐOẠN CUỐI Nước chảy từ bể lắng đến bể lọc ngang cuối cùng, trước khi đưa vào bể chứa. Nước di chuyển chậm qua các lớp rễ giữ lại các cặn lơ lửng mới, đồng thời lấy đi các chất dinh dưỡng còn sót lại. Nước chảy xuống bể chứa là nước đã đạt yêu cầu cho nhiều mục đích sinh hoạt.

Tắm đứng 32%

Bồn rửa mặt 14%

Toilet 20%

Máy giặt 16%

HƯỜNG DẪN SỬ DỤNG Treated rainwater could be used for drinking, cooking, shower, hand basin and other activities. Treated greywater can be used indoors in your laundry and toilet

máy bơm

bể nước thải xám đã xử lý

nước mưa đã xử lý nước xám đã xử lý nước máy nước thải đen nước thải xám điểm sử dụng nước máy bơm


GIAI ĐOẠN 2: KHU DÂN CƯ

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

hiện trạng khu vực Đường ống nước thải thường nằm ngay dưới mặt đường của phố hoặc ngõ ngách. Những đường ống ngầm này phức tạp và được quản lý kém. Khi đường ống bị hỏng, rò rỉ hay nứt vỡ, việc khám xem đường ống hỏng vị trí nào là rất khó khăn và thường phải đào xới nhiều để thi công, việc này ảnh hưởng lớn đến giao thông trong khu vực.

không gian vui chơi an toàn cho trẻ em và người lớn tuổi

giải pháp giai đoạn 2 Mục đích chính của giai đoạn này là tạo ra một không gian nghỉ ngơi vui chơi cho người dân trong khu vực và kết hợp xử lý nước lần thứ 2 Khoảng không gian đằng sau những căn nhà ống là gần như vô dụng và thường bị lấn chiếm triệt để, vì vậy ánh sáng và môi trường ở đây rất hạn chế và thường mất vệ sinh do cống rãnh và chuột. Giải pháp đưa ra là tận dụng không gian này, những ngôi nhà ống cần có một yêu cầu khoảng lùi tiêu chuẩn. Không gian này sẽ được sử dụng cho người đi bộ, không cho xe lưu thông. Ở đây các đường ống nước thải của khu phố sẽ được đặt phía dưới, phía trên là không gian nghỉ ngơi thư giãn xen kẽ với các loại cây thủy sinh để lọc nước. Nước thải từ các căn hộ chảy ra sẽ được đưa vào bãi lọc rồi dẫn xuống ống bên dưới để đi đến kênh thoát nước thành phố Ở đây, lưu lượng nước thải và chất lượng nước thải dễ được quản lý. Nước sẽ dễ dàng được kiểm tra tại các điểm để theo dõi khả năng làm sạch của hệ thống trong khu. Khi chất lượng nước thải ô nhiễm nặng hơn, dễ dàng kiểm tra được hệ thống lọc có lỗi ở đâu để bảo dưỡng và thay thế, khi lưu lượng nước thải giảm, cũng dễ dàng kiểm tra được đường ống nào bị rò rỉ và cứu chữa kịp thời. Hơn nữa, các hoạt động kiểm tra và nâng cấp đường ống cũng sẽ không ảnh hưởng đến giao thông của khu vực.

? ? ? ? ??

HỆ THỐNG LỌC Nước thải được đưa ra phía sau nhà và chảy vào bãi lọc trồng cây. Ở đây nước thải được xử lý theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Nước chảy tràn bãi lọc và chảy xuống ống đục lỗ - đường ống dẫn nước thải chính dẫn đến kênh nước thải chung của thành phố.

điểm kiểm tra


GIAI ĐOẠN 2: KHU DÂN CƯ

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

Pistia stratiotes Bèo tây

Hydrilla verticillata Rong đuôi chó

Eichhornia crassipes Bèo tây

Cyperus alternifolius Thủy trúc

Typha spp cỏ đuôi mèo

Phragmites australis Sậy

THỰC VẬT THỦY SINH Nhiều loại thực vật thủy sinh rất dễ trồng, dễ sống và rẻ tiền, tuy nhiên, chúng lại có hiệu quả rất tốt trong việc làm sạch nước. Các loại cây, cùng với môi trường sống của chúng có thể thúc đẩy đa dạng sinh học cho môi trường nước . Hơn nữa chúng còn có giá trị về mặt thẩm mỹ, cảnh quan, làm mát và làm đẹp cho khu vực. Dễ dàng được sử dụng từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn và dễ dàng kết hợp với trồng trọt nông nghiệp trong đô thị.

kết hợp trồng trọt

Đá dăm

Sỏi

Cát

VẬT LIỆU LỌC Các vật liệu lọc cũng rẻ tiền và có sẵn ở địa phương như cát, sỏi cuội. Chúng dễ thi công, dễ sử dụng và thay thế. Chúng cũng bền vững với thời gian.

đường đi bộ bãi lọc trồng sậy và hoa

Gỗ

nước thải từ các căn hộ thành bê tông tránh rò rỉ nước thải làm ô nhiễm nước ngầm ống đục lỗ ngấm và dẫn nước thải đã qua xử lý dòng nước thải đã qua xử lý đi đến kênh nước thải chính của thành phố

Tre nứa

Bê tông nhẹ

VẬT LIỆU XÂY DỰNG Vật liệu xây dựng các bể lọc, bãi lọc nên là vật liệu nhẹ nhưng chịu lực tốt vì chúng phải chống chọi với sức nặng của nước và các vật liệu lọc. gỗ và tre có thể dùng để phủ bề mặt, làm đường đi lại cho người dân vì các vật liệu này có tính ‘thở‘ tốt, không hạn chế oxy cho các bể lọc.


GIAI ĐOẠN 3: THÀNH PHỐ

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

giải pháp giai đoạn 3 Mục đích chính của giai đoạn này là tái tạo đa dạng sinh học cho bai bên bờ sông và làm sạch nước thải lần thứ 3 trước khi đưa vào sông. Các bể lọc được thiết kế thành nhiều tầng để nước được luân chuyển giữa các tầng, tạo điều kiện cho oxy hòa tan và vi khuẩn hiếu khí hoạt động. Các tầng lọc được bố trí xen kẽ với các bể trồng rau xanh phục vụ cho chính người dân, đây cũng là nơi đi bộ , thư giãn giải trí cho người dân trên phố.

TẦNG 1: Bể trồng hoa tươi TẦNG 2: Bể lọc và bể trồng rau Bể lọc nhận nước đã qua xử lý trong khu dân cư. Bể trồng rau được bố trí thấp hơn để nhận nước tự nhiên từ bể lọc TẦNG 3: Bể lọc và bể trồng rau Bể lọc nhận nước từ tầng 2 và xử lý thêm lần nữa trước khi cho nước chảy xuống sông Bèo tây xử lý nước trên mặt sông, đây là bước xử lý cuối cùng

Nước thải từ các khu dân cư Nước thải được chia vào nhiều ống nhỏ và đi tới các bể lọc Nước thải đã được xử lý tiếp tục chảy xuống bể dưới để xử lý lần 2 Nước thải đã xử lý được dùng để tưới rau Nước thải đã xử lý chảy xuống sông

phao ngăn sự phát triển quá đà của bèo tây


GIAI ĐOẠN 3: THÀNH PHỐ

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110

TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG NỔI CỦA BỂ LỌC Khối lượng riêng của cát: 2000 kg/m3 Khối lượng riêng của đá răm: 1600 kg/m3 Khối lượng riêng của sỏi: 1300 kg/m3 Kích thước bể phủ bì: 2m x 2m x1m = 4m3 1.8m x 1.8m x 0.9m = 2.916m3 Kích thước bể chứa: 0.3 m Độ dày lớp vật liệu: Trọng lượng: Lực đẩy Ác xi mét:

0.3 x 1.8 x 1.8 x (2000+1300+1600) = 4763 kg => 47630 N 4 x 10000 = 40000 N

Lực đẩy Ác xi mét cần thêm: 47630 – 40000 = 7630 N Khối tích phao cần thêm: 7630/10000 = 0.763m3

Loại 1: Các loại hoa

Loại 2: Cỏ

Loại 3: Các loại rau

Loại 4: Cây thủy sinh

Bể lọc được thiết kế để có khả năng di chuyển lên xuống thẳng đứng phù hợp theo mùa. Trong mùa mưa, bể lọc có thể di chuyển lên trên theo mực nước dân, vì vậy không ảnh hưởng đến cây trồng trong bể lọc. Các tầng bể lọc tạo ra một không gian thú vị, linh hoạt, dễ vận hành và bền vững với tự nhiên. Với hệ thống này, nước trên sông sẽ được làm sạch đủ để các vi sinh vật, các loài cá và sinh vật khác sống, người dân có thể chạm tay vào nước sông

Vì vậy mỗi bể lọc cần khoảng 0,8m3 không khí bên dưới để có thể nổi. Điều này có thể đạt được bằng cách đóng thêm các chai rỗng vào dưới bể bê tông nhẹ.


GIAI ĐOẠN 3: THÀNH PHỐ

KẾT LUẬN Nước thải chảy từ nguồn sử dụng tới kênh thoát nước thải đều đã trải qua nhiều giai đoạn lọc, ở mỗi giai đoạn, bể lọc không chỉ đóng vai trò lọc nước mà còn góp phần làm phong phú không gian sống của con người. Người dân hoàn toàn có thể theo dõi nước qua nhiều giai đoạn và hiểu được cách bảo vệ, trân trọng và giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá này

chạm đến dòng sông đen_ MS: 2110


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.