Giải Kiến trúc Quốc gia 2014: Nhà lá mái - Kiến trúc sinh thái

Page 1

BẢN THUYẾT MINH DỰ THI

Loại kiến trúc: A.Kiến Trúc Nhà ở, A1.Nhà ở Nông Thôn


NHÀ LÁ MÁI - KIẾN TRÚC SINH THÁI (DÀNH CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VÙNG CÓ THIÊN TAI LÀ DÔNG LỐC,GIÓ BÃO) Ý TƯỞNG BAN ĐẦU:Với số tiền nhỏ và TÔI muốn xây dựng một ngôi nhà ở tại vùng núi đồi .Nơi khó khăn về vật liệu xây dựng mới như xi măng,gạch,tôn, ngói ,gạch men, sắt ,nhôm,kính…(phải chuyển từ thành phố lên)nhưng dễ dàng khai thác nguồn vật liệụ tại chỗ với tre,gỗ vườn,đất , rơm rạ,lá lơp nhà…Và như vậy tôi đã cố gắng học hỏi cách làm nhà của người xưa để dựng cho mình ngôi nhà với vật liệu và nhân công tại chỗ với giá thành thấp nhưng quan trọng nhất là THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG (vật liệu khi gia công và khi thải ra không ảnh hưởng đến môi trường mà làm môi trường tốt hơn)(*) ,ÍT TIÊU TỐN NĂNG LƯỢNG(điện,nhiệt)VÀ AN SINH TRONG MỌI THỜI TIẾT(đông ấm ,hè mát,tránh gió bão hữu hiệu ).Đồng thời là muốn bảo tồn MỘT KIẾN TRÚC ĐÃ MẤT(**) (nay chỉ còn có một ngôi nhà duy nhất có mái lợp tranh ở thị trấn Sông Cầu .Phú Yên – nhà cụ Trần Hiệp,xem ảnh phụ chú)


PHỎNG DỰNG KIỂU KẾT CẤU NHÀ LÁ MÁI:Là nhà nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam -chuyên nghiên cứu những ngôi nhà ở truyền thống của người Việt ở miền Trung.Tôi mạnh dạng thiết kế ngôi nhà cho mình ở theo kết cấu NHÀ LÁ MÁI.Vậy nhà lá mái là loại nhà có kết cấu như thế naò?


Qua thực tế đi khảo sát thực tế các kiến trúc dân gian là nhà ở từ Quảng Trị đến Phú Yên tức là từ vùng BắcTrung bộ đến Nam Trung bộ(nhấn mạnh chữ bộ là vùng ven biển nên luôn luôn có gió bão hàng năm). Cộng với tài liệu nghiên cứu nhà ở của nhà địa lý người Pháp ,ông PIERRE GOUROU(***) tôi tạm giaỉ thích tóm tắt như sau:là loại nhà chiụ lực trên có cột (tre hoặc gỗ),là nhà rội (cột chôn xuống đất) và nhà rường(cột kê trên đá tán)nhưng có đến hai tầng mái .Mái dưới hay trần được cấu tạo bằng hỗn hợp đất ruộng(dẽo hoặc đất sét)với rơm,cỏ(thân của cây lúa sau khi gặt hoặc loại cỏ ở địa phương)đắp cẩn thận trên mặt gỗ hay tre đan theo độ nghiêng hoặc không nghiêng theo đà tre ,đà gỗ ở bên dưới.Phần mái trên cùng là nơi tiếp xúc với mưa nắng thì lợp bằng rơm,lá ( tranh,lá dừa..).


Độ dốc mái trên hơn độ dốc mái bằng đất bên dưới và khoảng cách hai mái khác nhau tùy vùng (Quảng Trị khoảng 40cm,Bình Định 130cm.).Ngôi nhà thường là của người giàu cỏ nhiều của cải, được thiết kế mục địch chống cháy (vì xa nguồn sản xuất gạch ngói),cả chống nóng và chống bão hữu hiệu(lớp đất nặng giữ chặt khung nhà,có nơi mà tôi đã điều tra đã đo được lớp đất đắp ở trần dày 30cm ở huyện Phù Mỹ ,Bình Định .Nhà ở đảo Lý Sơn,Quảng Ngãi đã chịu được nhiều cơn bão hàng chục năm nay vẫn còn mái đất và khung nhà).


THỰC TẾ PHỎNG DỰNG: - Chủ nhân: họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ. - Thiết kế: họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ(vẽ tay),kiến trúc sư Nguyễn Thượng Vũ, kỹ sư Văn Khanh (vẽ máy) -Địa điểm: thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam(gần khu di tích THÁP CHÀM CỔ, DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI). Diện tích khu vườn đồi là gần 1000 mét vuông có mặt chính xây về hướng đông nam. -Vật liệu tại chỗ(trong làng và bìa rừng): 300 cây tre ngâm (tre gai đốn tháng 12 ngâm ao đến tháng 5 vớt lên); Tranh lợp mái hơn 70m2, loại tranh bình thường người địa phương gọi là tranh đế dài chỉ 60cm (tranh săng là loại tốt lá nhỏ và dài đến 120cm) mọc nhiều ở chân núi MỸ SƠN(Hòn Đền) .;Đất sét,(loại đất lấy ở đáy ao có độ dẽo)lấy ở ao trước nhà.Rơm là thân cây lúa( xin người dân vì vừa xong vụ mùa thu hoạch). Các loại đây cột thực vật như dây mây,lạt tre…mua của người đi rừng về. Cát Sõi mua của người dân khai thác ở lòng suối quanh làng.; Gạch mua từ lò gạch trong xã(cách nơi ở 2km).


-Vật liệu mua từ phố (vật liệu mới): Xi măng 1tấn; Sắt tupe, mạ kền chống gĩ sét ,đường kính lớn hơn 5cm ,5cây dài 6met.các thiết bị vệ sinh,ống nước,vòi nước ….vật liệu linh tinh khác như đinh ,dây kẽm,ốc vít bù loong.. THỢ THI CÔNG: chủ yếu là thợ tre ở trong làng(thợ bình thường biết chẻ tre,đan và cột buột), hai thợ hồ để xây dựng nền nhà và công trình vệ sinh,hồ nước.. THỜI GIAN THI CÔNG: PHẦN TRE CHỈ 15 NGÀY.(xây dựng vào tháng 5 năm 2012) GIÁ CẢ SAU KHI HOÀN THÀNH: về kết cấu tre không quá 30 triệu vnđ,Các chi phí như thiết bị vệ sinh và ao nước bao chung quanh ,,, Tổng cộng tất cả hai mục là không quá 92 triệu vnđ THỬ THÁCH: đã qua mùa bão giữ dội –bão NARI năm 2013 ,là nơi trú bão của người hàng xóm khi nhà của họ bị tốc mái toàn bộ vì lợp tôn kẽm,dẫn đến tường sập.


QUI MÔ THIẾT KẾ NGÔI NHÀ Ở (XEM BẢN VÈ VÀ ẢNH CHỤP): +Mặt bằng sinh hoạt :Lấy kết cấu là nhà lá mái hiện nay còn bắt gặp ở Bình Định(chỉ còn mái đất,tức là trần bên dưới).Nhà có hai mái, mái tranh và mái đất với loại nhà có qui mô nhỏ của người nghèo nông thôn xưa là loại NHÀ 1 GIAN 2 CHÁI nhưng có cải biên.Là gian giữa có đầu rộng 2.210, đuôi hẹp 1540 dùng đi lại từ trước ra sau;hai chái dành cho khách (bên tay trái nhìn ra) và chủ nhà (bên tay phải nhìn ra) có nhà vệ sinh ở trong nhà và bếp ở kế cận của phần sau của gian giữa .Bản vẽ thực tế:có diện tích bên trong lòng nhà 4000x6.800mm;phần hiên bên ngoài bao quanh nhà rộng 700 (mặt trước),1000(mặt sau);Phần mái tranh (giọt gianh)chống mưa hắt đưa ra khỏi thân nhà lớn hơn 1500 .So với bản vẽ ban đầu thực tế có những số đo như sau nền nhà (code 0.000) đến đòn đông của mái đất là 3.240;từ mái đất đến mái tranh là 1.200 nên nhà có độ dốc thoát nước của mái tranh lớn đến gần 40độ.Ngồi bên trong nhà có thể nhìn ra ngoài sân rộng thoáng với cánh cửa rộng, chống lên có kích thước hết cả một gian(những nhà ở hiện đại bây giờ vẫn hạn chế góc nhìn ở các cánh cửa chính do của kính và khung đỡ?)


+Bộ khung đỡ mái cả hai mái chủ yếu là cột bằng tre ,gồm 16 cột .Để tăng phần đỡ sức nặng của mái đất cùng việc chống mối mọt ,côn trùng làm hủy hoại các chất liệu thảo mộc nên tôi đã gia cường ở 8 cậy cột ở gian giữa là có lõi sắt tupe chống gĩ sét bên trong.Để dễ thi công ta lựa cây tre thẳng có đường kính lớn đủ để cho lõi sắt vào.Chỉ cần chẻ đôi cây tre ,dùng đục cong (đục thủm)lấy phần mắt bên trong rồi kẹp đúng hai mãnh vào cột xong dùng dây mây cột chặt vừa trang trí bên ngoài . Để tạo thêm phần thẫm mỹ của ngôn ngữ của tre là uốn được,chủ nhân đã hướng dẫn người thợ tre tạo nên các vòm cuốn cong như gần gủi với ngôn ngữ tạo vòm cuốn của khu tháp CHÀM DI SẢN KIẾN TRÚC CỦA NHÂN LOẠI gần đó. +Vách nhà chủ yếu là vách đất bao quanh ba cạnh ,còn mặt trước là tre chẻ nhỏ đan trang trí kiểu lòng hai.


+Trần đất là là mái tre đan thành tấm gồm hai tấm cho mái trước sau của gian giữa;3 tấm cho mỗi bên chái.Trên mái tre phủ lớp bao xi măng (bao xi măng sau khi sử dụng tháo rời ra che đậy trên mặt tre)để chống nước bùn lỏng khi đắp lớp đất trên khỏi nhễu xuống.Đất nầy lấy từ lòng đáy ao nên sẽ không có ấu trùng của loại mối mọt và được trộn với thân cây lúa đã phơi khô cắt nhỏ (khi trộn thì phải đào lỗ và dẫm lên cho rơm ăn đều với bùn đất) .Trần đất nầy có độ dốc vừa phải đủ để nước mưa (do mái tranh có thể bị thủng do chuột cắn phá,hoặc do thời gian mưa nắng gây nên giột nước xuống mái đất )chảy ra phần mái hiên bên dưới .Vì vậy phần mái đất nầy được thiết kế nhô ra khỏi thân nhà đến 700 và thực tế trong quá trình làm nhà phần mái che bằng bạt nhựa cho người thợ thi công chủ nhà đã dung tấm bạt nầy phủ luôn mặt trên của nền đất nầy dự phòng mùa mưa nếu có chỗ mái tranh bị thủng (do chuột cắn) nước mưa vào nhưng đã không làm bên trong bị ướt.


+Nền nhà: với chổ nghỉ dùng tre chẻ nhỏ liên kết bằng dây mây, đặt trên nền xi măng nâng cao hơn nền nhà+ 300 có lớp nhựa trắng pôly cách ẩm.Với chổ đi lại và tiếp khách và nấu nướng ở gian giũa là nền đất làm theo kỹ thuật truyền thống gồm hỗn hợp đất bùn+cát+muối +tro (đốt từ rơm cho tro mịn) xáo với nước rồi nện chặt. +Mái nhà: sau khi lợp tranh 1mét vuông/5 tấm cở 600x1200 (có thể lợp dày hơn đến 10 tấm/1m2 để kéo dài thời giansử dụng của mái lợp bằng lá), nên có thêm khung tre dan thành ô vuông 400x400 phủ che lên mái cùng các thanh giằng bờ nóc để chống gió .Khi biết bão lớn thì nên THÊM NHỮNG GIA CƯỜNG bằng những thành giằng chữ A (khoảng 4 khung) neo giũ ở nóc hai mái có dây cáp chằng giữ chôn bên dưới .


+Phần chung quanh: Bao quanh nhà là hồ nước ,xây bằng gạch và tô xi măng, đáy bằng bê tông.Việc xây hồ CÓ TỐN KÉM KINH PHÍ nhưng là giải quyết cho môi trường và không khí chung nhà diụ mát vào mùa hạ, thêm phần thi vị cho không gian thư giản với hoa bèo, hoa súng hoa sen…Đồng thời lớp đất đào chung quanh là đắp cho nền nhà cao khỏi bị nước khi mưa to ở vùng núi .


HIỆN TRẠNG: NGÔI NHÀ VẪN ĐANG SỬ DỤNG VÀ CHỦ NHÂN ĐÃ ĐÓN NHIỀU KHÁCH (HỌA SĨ ,KIẾN TRÚC SƯ,NHÀ NHIẾP ẢNH (tổ chức trại sáng tác mỹ thuật và là nơi để các tay săn ảnh lưu trú qua đêm để chụp ảnh MỸ SƠN ĐÊM VÀ SÁNG SỚM… TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC... Đài truyền hình ở địa phương và Tp. HỒ CHÍ MINH đã ghi hình.) NHỮNG ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU CỦA KHÁCH: _Giữ được nét cơ bản truyền thống của kiến trúc người Việt như nhà 1gian 2 chái;không bắt khách phải để giày dép bên ngoài;duyên dáng với các cử a chính ,của sổ chống lên. _Thuận tiện khi sinh hoạt như không phải đi vệ sinh ra khỏi nhà ;chổ bếp nấu và chế biến thực phẩm thuận lợi và mát mẽ nhờ phần hiên và phần hồ nước ở sau.Việc PHƠI PHÓNG dưới mái hiên có mái che bên trên rộng thoáng nên chónh khô và không bị mưa làm ướt.


- Khách ở lại khá tiện nghi và quan trọng nhất giúp mọi người nhất là trẻ em vui trong học là tìm hiểu được các sinh vật (thủy sinh)sống ở hồ nước bao quanh nhàcả ngày và đêm .Môi trường xanh,không khí trong lành thiên nhiên, không bị các hóa chất từ vật liêụ xây dựng làm bẩn. - Khách thường rất thú vị từ phố về vào mùa trăng để thư giản. - An sinh : TẠO GIẤC NGỦ NGON TRONG MỌI THỜI TIẾT (đông ấm, hè mát, không tạo âm thanh lớn trên mái tranh khi mưa lớn, bão đến ngồi trong nhà yên ã ). - Việc sửa mái, thay các cấu kiện thảo mộc không làm ô nhiễm môi trường nhưng làm đất trồng thêm phần phì nhiêu khi bị hủy,hoai. -Về kích thước có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của công năng sử dụng nên có khách đã tham khảo thiết kế nầy để xây dựng khu RESORT lớn ở Nha Trang VÌ KINH PHÍ NHỎ VÀ PHÙ HỢP VỚI KHÍ HẬU (một chủ nhân của khách sạn ở NHA TRANG ĐẪ ĐẾN NGỦ LẠI VÀ XIN BẢN VẼ).


Chú thích (*)Trong nhiều định nghĩa về kiến trúc sinh thái ,nhà sinh thái (ECOLOGICAL HOUSE),kiến trúc xanh(GREEN ARCHITECTURE) mà nhiều nhà nghiên cứu về kiến trúc và khí hậu đã có nhiều ý kiến và đã tổ chức nhiều hội thảo.Theo tôi có thể tóm tắt ý chính là việc gia công các vật liệu để xây dựng .không quá tốn các chất dẫn nhiệt để đốt ,nung nhất là các chất cỏ gốc là hóa thạch như than đá tạo ra khí CO2 làm ảnh hưởng đến tầng khí quyền, tạo nên hiệu ứng nhà kính và như vậy gạch,kính ,sắt.,nhôm phải cần rất nhiều chất đốt là than đá.Và các vật liệu xây dựng ấy khi thải ra là không làm ảnh hưởng môi trường sống chung quanh. Như vậy tre ,lá loài thảo mộc cả đất nếu thải ra là làm môi trường tốt cho cây sinh trưởng (phân bón khi hoai). Khi làm nhà bằng tre dẫu ngâm bên dưới nước để làm giảm chất đường celulo trong phần thân cây tre để loài mối không đến ăn.Tuy có tạo mùi hôi ban đầu nhưng qua vài nắng hong khô thì sẽ mất mùi.Nhà ở quê vườn rộng dễ dàng phơi phóng và nếu nhà bị cháy cũng không ảnh hưởng như nhà liền kề ở phố .Tuy nhiên đây là kiến trúc chống cháy mà người xưa đã ứng dụng(đọc bài NHÀ LÁ MÁI Ở ĐẢO LÝ SƠN-KIẾN TRÚC SINH THÁI trong bài dự thi TÌM HIỂU KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM do BỘ XÂY DỰNG,VIỆN KIẾN TRÚC QUI HOẠCH ĐÔ THI VÀ NÔNG THÔN tổ chức năm 2010(GIẢI KHUYẾN KHÍCH)của Nguyễn Thượng Hỷ).


(**)Trong những năm 30 của thế kỷ XX, tiến sĩ Văn khoa Pierre Gourou- Ủy viên thông tấn Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp – đã đi khảo sát các ngôi nhà ở Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định để tìm ra những điểm khác nhau của những ngôi nhà của mỗi vùng, ông đã nhấn mạnh sự khác nhau hai loại kiến trúc ở Bắc sông Gianh và phía Nam sông Gianh, và loại nhà lá mái này chỉ xuất hiện ở Quảng Trị - làng Liêm Công Tây ở vùng đất bazan của cửa Tùng. Loại nhà này ông cũng thấy xuất hiện ở Bình Định; và những năm gần đây, chúng tôi còn thấy xuất hiện xa hơn từ Phú Yên vào Ninh Thuận (nhà của người Chăm-Thang Lâm-); ở Quảng Nam (vùng trung du huyện Tiên Phước’ huyện Quế Sơn...) và ở Quảng Ngãi (Sơn Tịnh, Đức Phổ, nhiều nhất là ở huyện đảo Lý Sơn tức Cù Lao Ré).Tuy nhiên hiện nay kiến trúc nầy chỉ còn tồn tại hiếm hoi hầu như mái nhà đã thay đổi vật liệu mới nhưng cũng chỉ có thể đếm đầu ngón tay Nhưng ở Phú Yên,thị trấn Sông Cầu còn giữ hầu như nguyên gốc (còn mái lợp lá dừa) ít nhất một ngôi nhà loại đặc biệt nầy.Đồng thời việc sử dụng vật liệu khai thác tại chỗ và thân thiện môi trường như là một kiến trúc xanh cần được bảo tồn và phát huy.. Tên gọi Ở các vùng miền: - Ở Quảng Trị gọi là nhà mái xông. - Ở Quảng Nam gọi là là nhà bỏ đất hay trần bích. - Ở đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi gọi là nhà đắp. - Ở Bình Định và Phú Yên gọi là nhà lá mái.


(***). Pierre Gourou, Phác thảo nghiên cứu về nhà miền Trung Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định (Esquisse d’une étude de l’habitation annamite, dans L’Annam septentrional et central du Thanh Hoa au Binh Dinh), NXB Nghệ thuật & Lịch sử Paris, bản dịch của Đào Hùng, tạp chí Nghiên cứu phát triển, Thừa Thiên- Huế số 4 (34), 2001.


HÌNH ẢNH MINH HỌA HÌNH ẢNH BẢN VẼ THIẾT KẾ




HÌNH ẢNH XÂY DỰNG HOÀN THÀNH





HÌNH ẢNH KIẾN TRÚC THAM KHẢO




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.