Trần Thị Kim Thuý_ Tạp Chí Ẩm Thực

Page 1

November 2020

Xin Mời

Ngọtnhư

SỮA ĐÁ

CAFE

ĐEN ĐÁ

Chè

SườnCơm -BìTấm-Chả

Sài Gòn


Xin Mời

Bún đậu

mắm tôm

50%

OFF

ORDER NOW

0985467382 80 Hàm Nghi, phường 4, quận 1 Page 2

FREE DELIVERY


g n n ớ ú B nư t ị h T

Xin Mời

F F O 50%

UP TO

TED LIMIN

OFFER

FREE DELIVERY

ORDER NOW

0985467382

72 Nguyễn Trãi, phường 4, quận 1

Page 3


Xin Mời

Sườn-BÌ-Chả cơm tấm Sài Gòn

8

Bánh Mì

9

Cafe sữa đá, đen đá Page 4

XinTOD ME

11-

FWB- Friend Wi


Mời DAY ENU

-12

ith Bún bò Huế

Xin Mời

12-13 Chả Giò

14-15 Bò Kho

16-17

Ngọt như chè Page 5


Xin Mời

SườnCơm -BìTấm-Chả

Sài Gòn

Page 6


Xin Mời Sà vào quày cơm của bà Hai Cơm Tấm mua năm cắc cơm tấm cháy có trét lên miếng mỡ hành để tưởng tượng là bánh mì phết bơ con bò cười. Ngày hai buổi đã ăn cơm thiếu thức ăn ngon, mong buổi sáng được hưởng chút ít món quà sáng cho nó đã cái đầu lưỡi nhưng số kiếp không tiền cũng chỉ được ăn cơm thôi.

S

ở dĩ nói như vậy là tôi chỉ được ăn cơm tấm rất ư là căn bản, như một toa thuốc bắc cần lục vị rồi mới được thêm vào các vị thuốc trị bệnh khác. Đĩa cơm tấm nhà nghèo chỉ gồm cơm, mỡ hành và nước mắm. Được một cái là cơm tấm chan mỡ hành với nước mắm chua ngọt dầu sao vẫn ngon hơn tô cơm nguội cứng, khô còng... vét ở đáy nồi. Bởi vậy cũng có những hàng cơm tấm nghèo vì người bán ít vốn chuyên bán cho những người nghèo ít tiền chỉ ăn cơm tấm bì hay ngon lắm là bì, chả nào dám mơ miếng sườn mỡ nướng thơm nức mũi. Nếu nói phở là đặc sản của Hà Nội thì Sài Gòn cũng tự hào vì có món cơm tấm mà bây giờ người Việt đi khắp thế giới cũng mang theo để nhớ, để thèm.

C

hẳng có nhà thơ nào làm ‘Cơm tấm tụng’ như ‘Phở đức tụng’ của Tú Mỡ. Có phải vì cơm tấm không ngon, không đủ sức làm lay động tâm hồn thi sĩ mặc dù khi đói thi sĩ thì tìm đến cơm tấm để tụng vào cái bao tử đầy sôi réo của a-xít? Hay là, nói cao siêu hơn, như tính cách của người Sài Gòn, người miền nam vẫn nghĩ “hữu xạ tự nhiên hương”, la lối làm chi cho người ta ghét? Cơm tấm tự có mùi thơm của mỡ hành, thơm chả, thơm thịt nướng thì tự người sẽ biết, món ăn sẽ tồn tại từ đời này qua đời khác có gì mà phải la lối? Còn nếu dở thì cơm tấm sẽ tự biến mất giống như nhiều món ăn bây giờ đã không còn mà cũng chẳng ai biết nó là món gì. Chính vì không có văn chương ca ngợi nên hậu bối tra cứu tự điển Quốc âm tự vị, tự điển ăn uống, ngay cả hội ẩm thực có văn hóa của các vị trí thức hay chữ ham ăn ngon cũng vẫn chẳng biết năm sinh của cơm tấm.

Mừng là có một người Quảng Nam sống lâu niên ở Sài Gòn là bác Minh Hương cho biết là thấy cơm tấm đã xuất hiện trước năm 45. Như vậy cơm tấm cũng thuộc loại thức ăn đường phố có số dài dai dẳng mà chưa dứt…

Page 7


Xin Mời

Năm 1859, chiếc bánh làm từ bột lúa mì của phương Tây đã theo chân quân đội Pháp tràn vào thành Gia Định. Bánh mì ngày ấy vẫn còn “Tây” lắm, đặc ruột và vỏ chưa giòn như bây giờ. Mãi đến khi chính quyền quyết định cung cấp khẩu phần ăn tiêu chuẩn bao gồm bánh mì và sữa tới các trường tiểu học, bánh mì Việt Nam mới có bước thay đổi đầu tiên so với công thức nguyên mẫu. Bánh baguette – mẹ đẻ của bánh mì – thường được nướng bằng củi và mỗi mẻ chỉ có khoảng 7-10 cái, không đủ để cung cấp số lượng lớn cho các trường học. Và thế là năm 1970, những lò nướng bằng gạch cao ngất đã được nhập về từ Nhật, cho phép nướng một lúc hàng chục chiếc bánh mì. Đây cũng là loại lò mà hiện nay người ta vẫn thường dùng để nướng bánh.

Họ không thể ngờ rằng cũng từ pate, thịt nguội, bột mì quen thuộc, lại có thể làm nên món ăn đặc sắc đến thế. Toàn bộ nguyên liệu trong bánh mì đều kết hợp hài hòa với nhau và có ý nghĩa riêng của nó. Người ta không cho đồ chua, dưa leo, rau mùi vào để món ăn “có rau có dưa” một cách kiêng cưỡng, mà chính các loại rau thơm ấy lại đi kèm hoàn hảo với thịt xá xíu beo béo hay chà bông mằn mặn. Đơn giản mà hài hòa đến từng chi tiết, không thiếu cũng chả thừa, đó là đặc trưng của ẩm thực Việt Nam khiến người nước ngoài say mê. Đó có thể là những chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, hay đơn giản chỉ là một tay phượt bụi, nhưng tất cả đều công nhận bánh mì như món ăn đường phố số một của Việt Nam.

Page 8


SỮA ĐÁ Điều đầu tiên một du khách cần phải học khi đặt chân tới TPHCM, đó là biết cách qua đường. Đó là một thử thách hóc búa đòi hỏi cả sự liều lĩnh lẫn khả năng tính toán chính xác những chuyển động ngang dọc, nhanh chậm… Đối mặt với một dòng chảy bất tận những chiếc xe máy bon bon trên đường phố, những người cầm lái – tất cả đều đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang, hình ảnh này có thể khiến bất cứ người nào mới đặt chân tới TPHCM đều phải hoa mắt, chóng mặt. Sẽ mất một thời gian để người khách lạ phát hiện ra rằng đó là một dòng chảy điều hòa, rằng khi bạn bước lên một bước, dòng xe bằng cách nào đó sẽ tránh được bạn, không cần phải quá lo lắng và đứng chôn chân mãi ở một chỗ. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng của TPHCM. Đó là một thành phố mà những tòa nhà chọc trời vươn cao, chen lấn với những khu dân cư trung lưu – nơi những gia đình đưa cả sinh hoạt đời thường của nhà mình ra hè phố. Ở chân một tòa nhà cao tầng hiện đại, bạn có thể bắt gặp một cụ bà bán bún, phở bên chiếc xe đẩy nhỏ, như thể cuộc sống từ bao năm qua vẫn vậy, mới cũ đan xen như thế… Ở TPHCM, bạn sẽ được tận hưởng một sự cân bằng kỳ lạ giữa những thái cực, hãy ngồi trên ban công của một căn nhà được biến thành cửa hàng cà phê. Bằng cách này bạn sẽ có thể thoát ra khỏi những ồn ào, náo nhiệt, để ngồi tĩnh lặng nhìn xuống con phố đông đúc bên dưới. Nhấm nháp ly cà phê, bạn hiểu phần nào năng lượng mạnh mẽ của thành phố này đến từ đâu.

CAFE

ĐEN ĐÁ

Xin Mời

Ở TPHCM, món cà phê truyền thống nhất là cà phê sữa đá, thoạt tiên, vốn đã quen với ly cà phê đắng, tôi không thể thích nổi vị ngọt của cà phê sữa đá, nhưng chỉ cần 3 ngày sau, tôi đã bắt đầu “nghiện” vị ngọt mát rất sảng khoái đọng lại nơi đầu lưỡi. Càng uống tôi càng hiểu nó rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở nơi đây. Cà phê bắt đầu phổ biến tại Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19, về sau, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới. Kể từ đây, Việt Nam bắt đầu đưa cà phê lên một đẳng cấp mới, thành đỉnh cao ẩm thực. Bước vào nhiều quán cà phê, bạn sẽ thấy menu dài tới 5 trang với hàng chục cách pha chế cà phê khác nhau. Uống cà phê đã trở thành thói quen không thể thiếu hàng ngày của tôi khi lưu lại TPHCM. Ăn tối ở một quán phở bình dân không tên, tôi nhận ra rằng bất kể TPHCM có thêm bao nhiêu tòa nhà cao tầng, bất kể có thêm bao nhiêu xe máy, thì những hương vị truyền thống đem lại cảm nhận về quá khứ của Việt Nam vẫn hiện diện trong ẩm thực của đất nước này. Đó là phở, là cà phê, là chợ cóc, các loại gạo thơm, hay các loại thảo mộc. Người Việt Nam không tận dụng tủ lạnh triệt để, đơn giản bởi họ không thích đồ đông lạnh, ngày ngày họ đi chợ và mua những đồ ăn tươi mới. Ở đây, dù giàu hay nghèo, dù già hay trẻ, họ cũng đều tìm tới những quán ăn ven đường. Thật thú vị khi thấy những bạn trẻ, tai đeo headphones, tấp xe máy vào lề đường để ăn vội bữa sáng, bên cạnh là những ông bà cụ vừa thong dong đi tập thể dục về, đang từ từ tận hưởng một buổi sáng chậm rãi…

Page 9


Xin Mời

Page 10


Xin Mời

Ăn giữa đất Cố đô luôn, khi lần đầu ngu ngơ giữa Huế nghe các o các mệ bán hàng mà chẳng hiểu họ nói với mình điều gì. Ôi cái chợ đầu làng An Cựu thực đã biến mọi thứ hàng quà thành cao lương mỹ vị. Bún bò giờ heo không ngoại lệ. Tô bún không quá to để ngại ngần bưng lên rồi húp. Miếng huyết tím. Miếng chả cua. Sợi bún to như sợi spaghetti. Và nước lèo tuy không trong nhưng ngọt ngào đến...nghi ngờ. Bún bò ắt phải có bò, tái, gân, nhừ.., tuỳ khẩu vị. Khoanh giò, lúc đấy tôi cứ tưởng là giò lụa giò bò, hoá ra không phải, lại là một khoanh chân giò heo to tướng. Tất cả thơm mùi xả, mùi mắm ruốc, mùi dứa quyện với rau thơm được o bán hàng bốc một nhúm như bốc thuốc bắc. Đúng là miếng

ngon nhớ lâu. Sau này ra Hà Nội, mỗi khi nhớ Huế, tôi lại rủ con bạn ca sỹ gốc Huế đi ăn bún bò. Không thể nào sánh được với vị ngon ngọt của tô bún bò đầu đời. Con bạn tôi giờ lấy chồng định cư xứ người thỉnh thoảng nấu nồi bún cho đỡ nhớ nhà. Chả biết nồi bún của nó có vô tới Huế không nữa. Yên tao kể cho mà nghe. Mấy hàng bún bò từng biến đường Hùng Vương thành Đại lộ bún bò giờ dạt hết ra đường Hà Nội. Chắc tại thuê mặt bằng đắt quá, buôn bán không lại. Đi trên taxi thấy bà con ăn uống tấp nập lắm. Nhưng nhìn lên biển hiệu thì … ôi thôi Bún bò bà Mai, bún bò bà Hương. Không chơi. Đấy là kiểu lấy biển hiệu cho khách du lịch.

Điều khiến món ăn gây ấn tượng với thực khách phải kể đến là hương vị nước dùng. Người đầu bếp phải thật khéo léo trong công đoạn nêm gia vị để cho ra tô bún có vị ngọt từ thịt quyện với hơi cay nhẹ nhàng của sa tế, mùi thơm của sả, vị đậm đà nhờ mắm ruốc và sắc đỏ hạt điều quyến rũ. Ở Đà Lạt, sợi bún được dùng có độ to vừa phải, săn chắc. Khi ăn bạn vẫn cảm nhận được độ mượt và dẻo của nó mà không ngán. Thực khách nào từng nếm qua món bún bò Huế một lần sẽ khó mà cưỡng lại sức hấp dẫn của nó ở những lần kế tiếp. Món ăn sẽ ngon hơn khi được cho thêm lát chanh, vài miếng ớt tươi và kèm theo chút rau thơm, giá, rau chuối bào mỏng. Đặc biệt với tiết trời se lạnh của Đà Lạt thì tô bún sẽ nhanh nguội hơn, vì thế bạn phải thưởng thức món ăn nhanh hơn một chút. Có lẽ chính điều này cũng một phần làm nên điều khác lạ trong cách thưởng thức các món ăn ở vùng đất này. Quán này đã có hơn 3 năm thâm niên và được nhiều người đánh giá ngon khi thử. Vị ở đây nhạt hơn một chút so với nhiều nơi khác, nhưng thêm chút nước mắm ớt được pha chế theo cách riêng sẽ làm món ăn trở nên đậm đà hơn. Giá cho một tô bún bò Huế ở Đà Lạt dao động từ 30.000 đồng, tùy thuộc mỗi quán và sự yêu cầu của bạn.

Page 11


Xin Mời

B ún và phở cùng làm từ bột gạo tẻ nhưng có một số đặc điểm khác nhau như sau: Thứ nhất, rõ ràng nhất về mặt hình thức, bún sợi nhỏ, tiết diện tròn, màu trắng tinh, phở sợi to, dẹt, tiết diện hình chữ nhật, màu trắng đục. Thứ hai, bột gạo làm bún sau khi đẩy qua lỗ nhỏ thành sợi được thả ngay vào nồi nước sôi luộc khoảng một phút còn phở thì phải hấp, tráng như bánh cuốn rồi mới cắt sợi. Thứ ba, bột bún phải được lên men còn bột phở xay ra phải nấu ngay cho khỏi chua.

Page 12

Xoài đối với hệ tiêu hóa. Xoài chứa một nhóm các enzyme tiêu hóa được gọi là amylase. Enzyme tiêu hóa phá vỡ các phân tử thực phẩm lớn để chúng có thể dễ dàng được hấp thụ. Amylase phân hủy carbs phức thành đường, chẳng hạn như glucose và maltose. Các enzyme này hoạt động mạnh hơn trong xoài chín nên chúng ngọt hơn so với những quả chưa chín. Nhưng bạn có thể thưởng thức chúng theo nhiều cách khác nhau.

Tôm có nhiều protein, vitamin D và chứa ít calo, rất hiệu quả đối với những người đang muốn giảm cân. Mỗi 85,05g tôm chỉ cung cấp khoảng 102 calo mà thôi. Vì tôm có hàm lượng calo thấp nên bạn có thể đốt cháy lượng calo trong tôm tương đối dễ dàng thông qua tập thể dục hàng ngày. Mức kẽm cao cũng rất có lợi vì nó làm tăng mức leptin trong cơ thể. Leptin là một hormone rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng chất béo, sự thèm ăn và việc cơ thể sử dụng năng lượng tổng thể.


Xin Mời

Bắp cải tím là món ăn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch mà bạn không thể bỏ qua. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và các bệnh lý khác. Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng cần thiết để cơ thể chúng ta xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Dưỡng chất này kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, tạo thành tuyến phòng thủ đầu tiên cho hàng rào đề kháng. Nằm trong danh sách những thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất.

Cà rốt được trồng đầu tiên ở Afghanistan vào khoảng năm 900 sau Công nguyên. Nhiều người biết đến cà rốt với màu cam rực rỡ đặc trưng, nhưng thực tế thì loại củ này cũng có các màu sắc khác, chẳng hạn như tím hoặc vàng, đỏ và trắng. Loại củ phổ biến và đa năng này có thể mang hương vị hơi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước và nơi trồng. Đường trong cà rốt tạo ra vị ngọt nhẹ, nhưng đôi khi cũng có thể mang mùi đất hoặc hơi đắng.

Hành lá và các loại thực vật một lá mầm khác có thể ngăn chặn sự phát triển ung thư, đặc biệt là trong dạ dày. Theo kết quả của các nghiên cứu, hợp chất allicin - nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi tỏi, có tác dụng ngăn cản các tế bào khỏe mạnh bị ung thư hóa và làm chậm quá trình phát triển của khối u. Ngăn ngừa nhiễm trùng: Chiết xuất hành, tỏi và các loại cây họ Hành khác, từ lâu đã được sử dụng làm thuốc.

Page 13


Xin Mời

Page 14


K H Ò O B B

ò kho được tác giả Andrea Nguyễn miêu tả như một món ăn có mặt ở hầu hết các nơi tại Sài Gòn, từ các khu chợ trời đến các tiệm ăn và len lỏi đến tận bếp của mỗi nhà. Người Sài Gòn có thể ăn bò kho cả ba bữa với bánh mì, cơm hoặc mì sợi. “Khi còn là một cô bé 6 tuổi, tôi có một niềm yêu thích đặc biệt với món bò kho. Vị thơm ngon của thịt hầm luôn gợi cho tôi nhớ về món bò kho thật nhiều...”, Andrea viết. Nữ tác giả cho rằng, không ai có thể biết được chính xác nguồn gốc của món thịt bò, bởi đó dường như là sự pha trộn của một món ăn Việt với thành phần na ná như món thịt bò hầm của Pháp. Andrea đưa ra một sự so sánh khá thú vị: “Khi còn sống ở Việt Nam, chúng tôi thường dùng bò kho trong bữa ăn sáng. Song ở Mỹ, mẹ tôi thường nấu bò kho vào bữa tối, thời điểm cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Chúng tôi thường dùng bò kho với bánh mì Pháp, và hương vị của nó luôn gợi nhớ những món ăn nơi quê nhà…”.

Xin Mời

Là một đầu bếp cừ khôi, Andrea cũng chia sẻ bà thường nấu bò kho vào lúc tiết trời mát mẻ, như một cách để giúp những người bạn ở Mỹ của Andrea có cơ hội thưởng thức ẩm thực Việt, song lại không quen với kiểu ăn ở Việt Nam. Andrea cho biết: “Cũng như cách món ăn này đã dẫn lối tôi vào với ẩm thực Mỹ, bò kho là một cánh cổng hoàn hảo để dẫn lối vào hành trình khám phám các món ăn Việt Nam”. “Thỉnh thoảng, khi tôi nấu món bò kho, cả ngôi nhà đều dậy lên hương thơm tuyệt vời của món ăn này. Đôi lần, nếu tôi đã nấu từ trước, tôi sẽ để nguội qua đêm, để sáng hôm sau thức dậy và tận hưởng hương vị của một món ăn đặc trưng của Việt Nam trong căn bếp, một vị cay cay, thơm ngon và rất đỗi ngọt ngào. Và tôi biết rằng tôi vẫn đang ở trong căn nhà của chính mình…”, Andrea tâm sự.

Page 15


Ngọt Xin Mời

Chè như

T

ôi, Hương và Lan sống chung phòng trọ. Là sinh viên, tiền eo hẹp nên chúng tôi cố gắng tự nấu ăn mỗi ngày để vừa đảm bảo sức khỏe lại hợp vệ sinh. Chúng tôi chia nhau mỗi đứa đi chợ nấu ăn một ngày, riêng ngày cuối tuần thì bọn tôi hay nấu món gì ngon ngon để bồi bổ cơ thể. Và có lần, tôi đã trổ tài nấu chè chuối chưng cho tụi bạn ăn nên chúng nó nhớ mãi. Thực ra món chè chuối tôi học được từ khi sống chung với bà ngoại. Hồi đó, những buổi trưa buồn, tôi nằm đu đưa trên võng, ngó ra ngoài sân và nói với ngoại: “Giờ này mà có món gì ngọt ngọt ăn là ngon hén ngoại”. Như hiểu ý của đứa cháu gái, ngoại liền làm món chè chuối chưng cho tôi. Ngoại sai tôi nạo dừa, vắt lấy nước cốt trong khi ngoại đi hấp mấy củ khoai sọ. Ngoại nấu chè chuối chưng ngon lắm nha! Chuối sau khi lột vỏ, ngoại ướp đường và tí muối để cho chuối thấm khoảng nửa tiếng. Nước cốt dừa sau khi vắt xong, phần nước dảo ngoại biểu tôi cho vào nồi chuối và bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ. Trong lúc nấu chuối, ngoại và tôi tranh thủ lột vỏ mớ khoai sọ, cho vào tô. Khi chuối chín, ruột trong veo ngoại mới cho mớ bột

Page 16

khoai và cuối cùng là nước cốt dừa vào nồi. Ngoại nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng rồi mới tắt bếp. Khi ăn, ngoại múc chuối chưng ra chén và không quên rắc thêm đậu phộng giã nhuyễn. Bao giờ chén chè chuối chưng ngoại nấu cũng béo ngậy, thơm ngon bởi trái chuối mềm, ngọt cùng miếng khoai dẻo quẹo và đậu phộng bùi bùi. Khi ăn, tôi luôn cảm nhận đó là những chén chè thơm ngon, ngọt ngào nhất mà ngoại dành cho tôi. Cũng nhờ những ngày phụ ngoại nấu ăn mà tôi đã học lóm được món chè chuối chưng và giờ đây tôi có thể nấu đãi bạn bè. Khi tôi bưng nồi chè chuối còn nóng hổi ra khỏi bếp, nhỏ Hương và Lan đã quất liền mấy chén. Nhỏ Lan khen: “Chè nóng thơm ngon và béo gì đâu. Vân, mày không ăn là tao ăn hết đó”. Tôi chỉ biết cười, chọc tụi bạn: “Tụi bây ăn nhiều vô, mai mốt mập ù, bồ chê thì đừng có trách tao nha”. Nhỏ Lan và Hương nhìn nhau đồng thanh phán: “Kệ, mai tụi tao tập thể dục bù. Còn hôm nay phải ăn cho đã thèm”. Hai đứa nói xong, vét cả chén chè cuối cùng còn lại trong nồi mà chén sạch. Còn tôi chỉ biết lắc đầu, thán phục trước cái tính hảo ngọt của tụi bạn.


Xin Mời

X

ong phần cùi bưởi, bà tôi rửa sạch phần đậu xanh đã ngâm trước đó và mang đi hấp chín. Sau đó, bà bắc một nồi nước đường và nấu sôi, cho bột năng hòa với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều cho đến khi thấy nước đường bắt đầu sánh lại. Khi phần nước đường sánh lại, cho đậu xanh hấp chín và cùi bưởi vào, khuấy đều ở mức lửa nhỏ. Để nồi chè bưởi thêm hương vị, bà tôi cho ít tinh chất vani hoặc tinh dầu bưởi. Chè bưởi không thể ngon nếu thiếu nước cốt dừa nên bà tôi thường chọn những quả dừa già để làm nước cốt và nấu lại, nêm nếm thêm chút đường. Chè bưởi ăn

nóng hay lạnh đều có vị ngon riêng. Bưng chén chè bưởi trên tay, sẽ nghe mùi thơm thoang thoảng của hương bưởi đến khi ăn một miếng sẽ thưởng thức trọn vẹn được vị bùi bùi của đậu xanh, kết hợp với những viên cùi bưởi trắng trong suốt và nước cốt dừa béo ngậy. Chè bưởi là món ăn bổ lành và thanh tao, đã thử ăn món chè này một lần thì chẳng thể bao giờ cưỡng lại sức hút của nó.

Page 17


Xin Mời

3 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Page 18


Xin Mời

Flower Market Tea House 38 Nguyễn Công Trứ, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Page 19



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.