CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ
LỚN
-
TP.
HỒ
CHÍ
MINH
SVTH: LẦU CÚN SÁNG MSSV: 12510205667 GVHD: THẦY NHAN QUỐC TRƯỜNG
MỤC LỤC
1
2 3 4
5 6 7 7 8 9 9 9 9 10 10 14 20
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Một số khái niệm a. Khái niệm Văn hóa b. Định nghĩa Trung tâm văn hóa 1.3. Phân loại a. Phân loại theo cấp quản lý b. Phân loại theo đối tượng sử dụng c. Phân loại theo quy mô sức chứa phòng khán giả 1.4. Lược sử hình thành và phát triển của Trung tâm sinh hoạt văn hóa a. Trên thế giới b. Việt Nam c. Với người Hoa ở Chợ Lớn
25 26 26 30 37 37 50 52 52 56 60
CƠ SỞ THIẾT KẾ 2.1. Cơ sở tính toán thiết kế 2.2. Cơ sở xác định quy mô công trình 2.3. Các dạng tổ hợp mặt bằng 2.4. Văn hóa người Hoa ảnh hưởng đến đặc điểm kiến trúc a. Nghệ thuật truyền thống b. Lễ hội tiêu biểu c. Âm nhạc d. Ẩm thực e. Kiến trúc đặc trưng của người Hoa f. Những nét văn hóa đang bị mai một
63 64 64 65 74 74 75 75 77 77
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG 3.1. Đặc điểm về tổ chức công năng a. Giới thiệu các không gian chức năng chính b. Sơ đồ, dây chuyền tổ chức công năng 3.2. Dây chuyền công năng a. Khối biểu diễn b. Khối trưng bày, triển lãm c. Khối học tập c. Khối hành chính và điều hành d. Liên hệ các khu chức năng
79 80 125 133 137 138
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ 4.1. Khán phòng biểu diễn 4.2. Khối trưng bày, triển lãm 4.3. Phòng chiếu phim 4.4. Sân lễ hội 4.5. Thư viện
5
6 7 8 9
140 144 145 145 147 148
4.4. Khối sinh hoạt các câu lạc bộ 4.6. Khu thể dục - thể thao 4.7. Các không gian chức năng khác a. Khối học tập b. Khối quản lý c. Bãi đậu xe
149 150 150 152 156 156 159 164 171 172 172 173 178
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH 5.1. Chiếu sáng a. Chiếu sáng tự nhiên b. Chiếu sáng nhân tạo 5.2. Thông gió và điều hòa không khí a. Thông gió tự nhiên b. Thông gió nhân tạo, điều hòa không khí 5.3. Âm thanh 5.4. Kỹ thuật điện, điện nhẹ 5.5. Cấp, thoát nước thiết bị vệ sinh 5.6. Phòng cháy chữa cháy 5.7. Đảm bảo việc sử dụng của người khuyết tật 5.8. Yêu cầu về công tác hoàn thiện
179 180 180 181 182 183 184
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC 6.1. Hình khối a. Hình khối cơ bản b. Hình khối tự do 6.2. Hình thức mặt đứng 6.3. Màu sắc 6.4. Vật liệu
185 186 192
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO 7.1. Asia Society Hong Kong Center 7.2. Chickasaw Cultural Center
195
KẾT LUẬN
197
PHỤ LỤC
1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.1. Lý do chọn đề tài
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Văn hoá Việt Nam là kết tinh những tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc anh em trong quá trình tụ cư, hỗn cưvà hợp cư- quá trình giao tiếp, chọn lọc và thẩm nhận những giá trị văn hoá giữa dân tộc này với dân tộc khác - tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Do những đặc thù về địa lý - lịch sử và địa lý - văn hoá, người Hoa và văn hoá Hoa ở Việt Nam có vị thế hết sức quan trọng. Người Hoa là một trong số các dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở Việt Nam ( khoảng trên dưới một triệu người) là Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me... Không giống nhưhầu hết các dân tộc ít người khác ở nước ta, người Hoa sống tập trung chủ yếu và đan xen với người Việt ở các khu vực đồng bằng ven biển và các thành phố lớn là các trọng điểm kinh tế và thương mại. Mặt khác, người Hoa là tộc người có trình độ phát triển cao về kinh tế và xã hội, lại có nhiều điểm tương đồng về văn hoá với người Việt.
Những giá trị văn hoá truyền thống mà người Hoa di cưmang theo đã, đang và vẫn được người Hoa duy trì, bảo giữ, phát triển và làm phong phú thêm bởi những yếu tố mới do bản thân cộng đồng người Hoa sáng tạo ra trong quá trình thích ứng với những điều kiện tự nhiên và xã hội mới, đặc biệt là các quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội mới trong quá trình tụ cư, hỗn cưvà hợp cư ở vùng đất định cưmới được coi là quê hương của mình. Những phẩm chất và giá trị văn hoá truyền thống của người Hoa thực sự là những nét đẹp, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của cộng đồng ngời Hoa ở Việt Nam. Đồng thời, là những bằng chứng cụ thể và sinh động về tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, hành trang quý giá để bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển trước những thời cơ và thách thức mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng một trung tâm văn hoá ngời Hoa ở Việt Nam để tiếp tục duy trì và phát triển văn hóa của người Hoa là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
6
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
1.2. Một số khái niệm a. Khái niệm Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ tương ứng với văn hóa theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latincolere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt, cầu cúng. Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi văn hóa theo phương tây. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
Hình vẽ của người nguyên thủy trong hang đá
Nghệ thuật Ai Cập cổ đại TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
7
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Đám cưới chuột (tranh dân gian Đông Hồ)
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
b. Định nghĩa Trung tâm văn hóa Trung tâm sinh hoạt văn hóa là một không gian công cộng, một tâm điểm thúc đẩy các hoạt động xã hội và cũng là nơi để gìn giữ những giá trị văn hóa đáng quý của vùng miền. Hoạt động giao lưu hiểu theo thuật ngữ của từ điển Tiếng Việt là hoạt động trao đổi tiếp xúc qua lại giữa hai luồng khác nhau. Là nơi trưng bày và là thư viện lưu trữ các sản phẩm của nhân loại là hoạt động bảo quản văn hóa. Các học giả thuyết trình trước công chúng đó là sự phân phối văn hóa, công chúng tham gia các buổi xem phim, đọc sách báo, xem triễn lãm, bảo tàng,... đó là sự tiêu dùng các giá trị văn hóa. Tham gia các cuộc thảo luận, trao đổi tọa đàm tại câu lạc bộ, hội trường tham gia lễ hội hay các cuộc thi đấu, cung cấp các thông tin là hoạt động trao đổi tiếp xúc. Tóm lại, trung tâm sinh hoạt văn hóa là nơi có đầy đủ những điều kiện về quy mô vật chất, đa dạng về loại hình đảm cho việc lưu trữ, tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, nghiên cứu, hội thảo, giao lưu…
Trung tâm văn hóa cho người Kanak Jean-Marie Tjibaou -Renzo Piano-
8
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1.3. Phân loại
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
a. Phân loại theo cấp quản lý Theo phân cấp quản lý nhà văn hóa được chia thành các loại sau: - Nhà văn hóa xã (phường) - Nhà văn hóa quận (huyện) - Nhà văn hóa tỉnh (thành phố) - Nhà văn hóa quốc gia ....
b. Phân loại theo đối tượng sử dụng
Theo từng đối tượng sử dụng cụ thể nhà văn hóa được phân loại như: - Nhà văn hóa thiếu nhi - Nhà văn hóa thanh niên - Nhà văn hóa phụ nữ - Câu lạc bộ dành cho người cao tuổi.....
c. Phân loại theo quy mô sức chứa phòng khán giả
Phân loại theo quy mô sức chứa của phòng khán giả - Loại nhỏ và sức chứa từ 100-300 chỗ. - Loại vừa có sức chứa từ 300-600 chỗ. - Loại lớn có sức chứa từ 600-1200 chỗ. - Loại lớn hơn 1200 chỗ được xác định thuộc về Cung văn hóa.
Nhà văn hóa thiếu nhi Quận 10
Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội
Trung tâm văn hóa TP. Đà Nẵng TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
9
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
1.4. Lược sử hình thành và phát triển của Trung tâm sinh hoạt văn hóa a. Trên thế giới
+ THỜI KỲ NGUYÊN THỦY
Nền văn minh thời kì nguyên thủy bắt đầu vào thời điểm con người tìm ra lửa, người nguyên thủy tụ tập bên đống lửa, nghỉ ngơi, sưởi ấm, xua đuổi bóng đêm và thú dữ. Cảnh sinh hoạt quanh đống lửa có thể coi là hình thức sinh hoạt cộng đồng sơ khai nhất trên thế giới.
+ THỜI KỲ CỔ ĐẠI
Khi xã hội loài người dần được hình thành các nền văn minh xuất hiện cùng với nó là những đặc trương văn hóa, tập tục nếp sống… Các nền văn minh lớn thời kỳ cổ đại như: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes. Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục, có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa. Nền văn minh có bản năng tự theo đuổi sự mở rộng, nhiều hơn, vươn xa, và phải có tiềm lực để đạt được những điều đó.
10
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn một vài bộ lạc hoặc dân tộc vẫn chưa được văn minh. Điều này được gọi chung là lạc hậu, hoang dã. Họ không có phân tầng xã hội và chính trị, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống chữ viết hoặc tiền tệ. Một trật tự về sự tín ngưỡng có thể có, ví dụ như, họ tôn trọng người cao tuổi, chỉ là quan hệ mà không đưa đến việc xác lập quyền lực, đúng ra là sự giao kèo về quan hệ. Sự thống trị thực sự không tồn tại, hoặc ở một mức tối thiểu kiểu văn minh cai trị giống thói quen trong mỗi gia đinh. Thế giới đã văn minh là sự phổ biến về nông nhiệp, chữ viết và tín ngưỡng đến các bộ lạc nguyên thủy, hoang dã. Một số bộ lạc có thể chấp nhận tiếp cận sự khai sáng. Nhưng văn minh luôn luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh: nếu một bộ lạc nào đó không chấp nhận sự truyền bá nông nghiệp hoặc từ chối tôn giáo-tín ngưỡng. Văn minh thường sử dụng tôn giáo như một cách biện minh cho hành động của mình, như là một hành động đi khai hóa cho người chưa văn minh, còn hoang dã hay có ý muốn cưỡng ép để truyền bá văn minh. Tuy nhiên, sự đa dạng một nền văn hóa kết hợp với văn minh luôn luôn có xu hướng mở rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi đồng hóa chúng vào với nền văn minh (một ví dụ kinh điển là với Nền văn minh Trung Hoa cổ xưa đã ảnh hưởng đến Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam). Trong thực tế có rất nhiều nền văn minh có tầm lan tỏa rất rộng ở nhiều quốc gia và lãnh thổ. Khi đời sống càng trở nên phong phú hơn, con người cần được bảo vệ khỏi những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã xây dựng những công trình văn hóa đầu tiên, đó là các vòng cung cổ đại, đền thờ Hi Lạp,…những công trình này mang chức năng phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng, là các hoạt động sinh hoạt văn hóa chính của người cổ đại. Vòng tròn đá Stonehenge
Đấu trường La Mã, Rome, Ý TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
11
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Nhà hát lộ thiên Epidaurus, kiệt tác kiến trúc Hy Lạp cổ đại
+ THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
Thời kỳ này kiến trúc văn hóa nổi bật là các nhà thờ và nhà hát.
Nhà hát Palais Garnier, Paris
Nhà thờ Đức bà, Paris
12
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
Kiến trúc của một trung tâm văn hóa được hình thành rõ ràng với chức năng đa dạng, là nơi hoạt động văn hóa, trao đổi, biểu diễn nghệ thuật, hội thảo, lưu trữ, giáo dục…
Trung tâm Pompidou, Paris
Centre Pompidou-Metz, Paris
Trung tâm văn hóa Philippin TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
13
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
b. Việt Nam
Không gian sinh hoạt cộng đồng trong xã hội Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu, đi cùng với sự phát triển của các lễ hội và nghệ thuật truyền thống. Các không gian sinh hoạt thường được hình thành trong các công trình có tính cộng đồng, giao lưu và tôn giáo, tín ngưỡng. Một số công trình kể đến như CHÙA, ĐÌNH LÀNG, NHÀ RÔNG...
+ ĐÌNH LÀNG
Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng: Tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quyện với nhau đến mức khó có thể phân biệt. - Chức năng tín ngưỡng Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũng giống như ở Trung Quốc…Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành Hoàng làng ở tỉnh và huyện. Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng, xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc. Như vây, tín nguỡng Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa Hán, hoặc hiện tượng Hán hóa khác bị cổng làng chặn lại thì nó lại tìm thấy các tín ngưỡng bản địa có tính tương đồng, nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín ngưỡng đa nguyên của Việt Nam. - Chức năng hành chính Đình làng thực sự là trụ sở hành chính - nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Với đặc điểm của tính tự trị và tính cộng đồng của làng xã, hoạt động hành chính và quản lí của làng xã được tiến hành có hiệu quả. Đình làng với tư cách là trụ sở hành chính đã trở thành biểu tượng của tính tự trị và sự cố kết cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
Đình Chu Quyến Ba Vì, Hà Tây
- Chức năng văn hóa Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đình làng gắn với đời sống của dân làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là: Phần lễ và phần hội: - Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng. - Hội là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Nhưng
14
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
trong một số trò chơi hội làng cũng có ý nghĩa tâm linh, gắn với mục đích cầu mưa, cầu mùa. Lễ hội ở làng diễn ra “xuân thu, nhị kì” vào các dịp nông nhàn. Lễ hội phần lớn vào tháng Giêng, có nơi vào thành hai, tháng ba âm lịch. Lễ hội thu thường vào tháng bẩy, tháng tám. Đó là hai lễ hội lớn, còn trong năm người ta cúng lễ Thành Hoàng làng. Tóm lại, những nhân tố tự nhiên và xã hội đã hình thành nên làng, một cộng đồng làng, lối sống làng. Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.
Hội vật truyền thống tại sân đình Thủ Lễ
Khán đài đấu vật tại sân đình Thủ Lễ
Lễ hội tại đình Thượng Phúc TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
15
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ CHÙA
Theo câu tục ngữ Việt Nam “đất vua, chùa làng”, các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. “Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả. Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của “công đức”. Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài. Chùa là nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, đồng thời chùa cũng là nơi giao lưu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thông qua các lễ hội. Nổi bật nhất là chùa Thầy, có hẳn các hạng mục dành cho việc biểu diễn nghệ thuật dân gian. Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích. Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa tHạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Thầy
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông. Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà
16
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa. Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.
Sân chùa nơi diễn ra các lễ hội trong dịp lễ tết, mang hình ảnh của một quảng trường đa năng trong kiến trúc hiện đại.
Mặt nước bao quanh lấy sân chùa không những mang ý nghĩa tạo cảnh trong cảnh quan kiến trúc mà còn hình thành một sân khấu biễu diễn các làn điệu quan họ dân gian trong dịp lễ tết. Sân chùa giờ trở thành không gian khán đài ngoài trời nơi người dân thưởng thức biểu diễn nghệ thuật. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
17
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Thủy đình trở thành sân khấu múa rối nước trong các dịp lễ hội.
Thủy đình điểm nhấn nổi bật giữa mặt hồ
18
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ NHÀ RÔNG
Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng người kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên, hoặc còn là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng. Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ. Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng. Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống... Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.
Lễ hội tại Nhà Rông
Bên trong một nhà Rông TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
19
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
c. Với người Hoa ở Chợ Lớn + Chợ Đối với người Hoa nói chung và người Hoa Chợ Lớn nói riêng thì dù đi đến bất cứ nơi đâu, việc đầu tiên họ sẽ làm đó là lập chợ. Người Hoa vốn là những người có “năng khiếu” trong việc kinh doanh. Nhờ vậy mà nền kinh tế của Sài Gòn ngày xưa chủ yếu là do người Hoa dẫn đầu.
Có đến 75% số ngời Hoa ở Việt Nam thường chọn chỗ sinh sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ. Nói gọn là họ sống gần chợ. Họ mở cửa hiệu, đẩy xe hàng, chèo thuyền chở hàng đi buôn bán khắp chốn cùng quê… ở tại vùng nông thôn, người Hoa cũng không cấy lúa nước như người Việt, mà tập trung về vùng đất rẫy để làm màu, nhằm sản xuất nhanh hàng hóa. Kinh doanh buôn bán hầu nhưđã quá quen thuộc đối với ngời Hoa ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới. Dù làm bất cứ nghề gì, người Hoa đều có ý thức siêng năng, cần cù. ý thức đó luôn được người Hoa chú ý rèn luyện con em mình ngay từ bé. Do sớm có kinh nghiệm làm ăn trong buôn bán, ngời Hoa đã hình thành được một số phẩm chất cần thiết trên thương trường. Họ tạo lập được một mạng lưới tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài nước với nhiều mẫu mã mặt hàng thích hợp: hàng hóa cho phố phường, hàng hóa cho xóm ấp, hàng hóa tiêu thụ trong nước và hàng hóa tiêu thụ ở nước ngoài. Họ sớm biết thu mua hạt gạo do người Việt làm ra, bố trí các nhành lúa… làm ra gạo bán ra với một tổ chức khá chặt chẽ.
20
Thương xá Đồng Khánh (hay chợ Soái Kình Lâm) TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Hội quán - Chùa Hội quán —nơi sinh hoạt của các bang người Hoa, lập ra bệnh viện, trường học, nhà hát, nhà tang lễ, chăm lo vấn đề dân sinh và giúp đỡ hỗ trợ người trong bang— là nơi cho những ai muốn tìm hiểu tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Hoa. Trải qua năm tháng, các hội quán người Hoa vẫn duy trì kiến trúc xưa, mái nghiêng, ngói ống. Chùa sơn vàng, ngói đỏ, hàng rào sắt màu xanh cùng với vô số điêu khắc đá với hoạ tiết mang dáng dấp Trung Hoa cổ. Một số hội quán có lịch sử gần ba thế kỷ. • Hội quán Tuệ Thành – chùa Bà (ước chừng xây năm 1760) với giá trị lịch sử, văn hoá lâu đời, theo lời những người nước ngoài từng đến TP.HCM, là một trong những di sản hoàn mỹ nhất của TP.HCM. Hội quán này trước kia là đại gia đình của người Quảng Đông ở Việt Nam, giúp người Quảng Đông an cư lạc nghiệp. Những năm gần dây, hội quán triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo vào đại học, giúp đỡ người cao tuổi.
• Hội quán Nghĩa An – chùa Ông là kiến trúc mang màu sắc Trung Hoa cổ kính, có lịch sử trên 200 năm. Ngôi chùa này của người Triều Châu, gây chú ý bởi hình ảnh Quan Công chính khí ngời ngời và ngựa Xích Thố hùng dũng trong truyện Tam Quốc chí. Rằm tháng giêng, chùa chuẩn bị quýt (tiếng Hoa đọc là “cúc”, đồng âm với “cát”, nghĩa là may mắn) cùng với bao lì xì đỏ cho người đến viếng mượn về, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, làm ăn hưng thịnh, gia đình bình an. Cuối năm, người mượn mang quýt đến trả, như tạ ơn thần thánh đã phù hộ. Tập tục này của Triều Châu vẫn được giữ đến nay. Mùa xuân và tết nguyên tiêu, ngoài hoạt động cúng kiếng, chùa còn tổ chức hát Tiều, một loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của người Triều Châu.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
21
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
• Hội quán Nhị Phủ – chùa ông Bổn có lịch sử ước chừng 270 năm, là nơi tập họp của người Phúc Kiến. Ngôi chùa này là công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp điêu khắc gỗ và đá. Ngoài ra, hội quán Hải Nam cũng có lịch sử trên 200 năm, có nhiều đồ vật mang đậm giá trị lịch sử và văn hoá như tượng gốm, thư hoạ, điêu khắc. Hội quán trẻ nhất là Sùng Chính của người Hẹ cũng có lịch sử hơn 100 năm. Ngày nay, các hội quán vẫn tiếp tục hoạt động công ích, hỗ trợ sự nghiệp giáo dục và từ thiện. Bản sắc văn hoá dân tộc và truyền thống tương thân tương ái được lưu truyền đến đời sau.
• Hội quán Quỳnh Phủ - Miếu bà Hải Nam xây dựng cách nay gần 200 năm, nhưng các hiện vật có giá trị nghệ thuật và tính văn hoá cao trong chùa hầu như được bảo tồn nguyên vẹn. Đặc biệt có bức tranh sơn mài Lục Vân Tiên cùng các sắc chiếu của vua Duy Tân. Vào khoảng năm 1824, bà con Hải Nam cùng nhiều bà con người Hoa khác sinh sống lâu đời tại khu vực Sài Gòn Gia Định đã đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng chùa, làm nơi tổ chức lễ hội dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Theo các ghi chép trên các bia đá trong chùa thì trải qua hơn chục lần trùng tu mở rộng, trong đó có 6 lần trùng tu quy mô lớn, chùa mới có quy mô, diện mạo đẹp đẽ, hoành tráng như hôm nay.
22
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Một số địa chỉ hội quán: 1 - Hội quán Tuệ Thành – chùa Bà: 710 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, TP.HCM 2 - Hội quán Nghĩa An – chùa Ông: 676-678 Nguyễn Trãi, P.5, Q.5, TP.HCM 3 - Hội quán Nhị Phủ - chùa Ông Bổn: 264 Hải Thượng Lãn Ông P.14, Q.5, TP.HCM 4 - Hội quán Hải Nam: 276 Trần Hưng Đạo B, P.11, Q.5, TP.HCM 5 - Hội quán Sùng Chính: 676 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, TP.HCM 6 - Hội quán Ôn Lăng: 12 Lão Tử, P.11, Q.5, TP.HCM
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
23
2
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Cơ sở tính toán thiết kế
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, IV – 1997.TV - Nguyên lý thiết kế kiến trúc (KTS Tạ Trường Xuân NXB Xây Dựng – 1999) - Tổ chức không gian kiến trúc các loại nhà công cộng (TS. KTS Vũ Duy Cừ – NXB Xây Dựng – 2003). - Dữ liệu KTS – Neufert. - Các tài liệu, số liệu tham khảo khác (xem phần phụ lục).
2.2. Cơ sở xác định quy mô công trình Trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa có quy mô được xác định dựa trên: - Là công trình văn hóa của TP. Hồ Chí Minh - Công trình thuộc cấp thành phố. Xác định quy mô bằng cách dựa trên quy mô dân số khu vực Chợ Lớn và phục vụ xung quanh. - Đối tượng phục vụ là dân cư Chợ Lớn, người dân khu vực TP. Hồ Chí Minh và khách du lịch (tìm hiểu văn hóa, giao lưu, trao đổi, tham quan) Về cơ sở xác định qui mô của công trình thì cũng có 2 cách xác đinh như sau: + Xác định sức chứa hợp lý cho công trình bằng cách xác định nhu cầu phục vụ được thể hiện ở các chỉ tiêu số chỗ phục vụ cho 1000 dân (trong các tiêu chuẩn phục vụ làm qui hoạch đã có tính toán sẵn). - Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người) - Dân số khu vực Chợ Lớn hiện nay là: khoảng 462.811 người - Dân số hiện nay của Quận 6 là 252.811 người - Dân số hiện nay của Quận 5 là khoảng 210.000 người - Theo tiêu chuẩn quy hoạch đối với công trình văn hóa thì cứ 1000 người thì có 10 - 12 người đến, như vậy Trung tâm sinh hoạt văn hóa các dân tộc Tây Nguyên phục vụ khoảng 4.600 5.550 lượt người. - Căn cứ vào cấp độ và bán kính phục vụ, tầm ảnh hưởng của công trình, từ đó tính được tổng sức theo nhu cầu của loại hình phục vụ. + Sử dụng phương pháp nội suy bằng cách so sánh qui mô của một số công trình thực tế (tính bằng ha) từ đó suy ra được qui mô hợp lý cho công trình. 1. Auditorium and Congress Palace Infanta Doña Elena - Estudio Barozzi Veiga 2. Avelgem Cultural Center - Dierendonckblancke Architecten 3. Centre Pompidou-Metz - Shigeru Ban 4. Centre Pompidou - Piano+Rogers 5. Cultural and Congress Center - Jean Nouvel 6. Firstsite - Rafael Viñoly Architects 7. Gabriela Mistral Cultural Center - Cristian Fernandez Arquitectos, Lateral Arquitectura & Diseño 8. King Abdullah II House of Culture & Art - Zaha Hadid
26
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
9. Kodály Centre - Építész Stúdió 10. La Llotja de Lleida - Mecanoo + labb arquitectura 11. Marie Tjibaou Cultural Center New Caledonia - Renzo Piano 12. Paul klee center - Renzo Piano 13. Trung tâm văn hóa Kinh Bắc 14. Oscar Niemeyer International Cultural Centre
CƠ SỞ THIẾT KẾ
27
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
28
CƠ SỞ THIẾT KẾ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THIẾT KẾ
29
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Dựa vào số liệu từ các công trình thực tế, ta có thể xác định qui mô của trung tâm sinh hoạt văn hóa như sau:
Gross area < 1.5ha 1.5ha < Gross area < 3ha Gross area > 3ha
Qui mô nhỏ (công trình cấp khu vực) Qui mô lớn (công trình cấp tỉnh, thành phố) Qui mô rất lớn (công trình cấp quốc gia)
KẾT LUẬN: Do không có tiêu chuẩn rõ ràng để xác định qui mô của một trung tâm văn hóa vì vậy bằng hai phương pháp tính như trên ta có thể xác định rõ ràng sức chứa hợp lý và qui mô của công trình. Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trước khi chúng ta bắt đầu thực hiện đồ án.
2.3. Các dạng tổ hợp mặt bằng
Nguyên tắc bố cục chung của các trung tâm – nhà văn hoá phải tách riêng khối giao lưu ra khỏi khối học tập để tránh ảnh hưởng tiếng ồn nhưng đồng thời về mặt kiến trúc phải tạo thành một tổng thể thống nhất giữa các khối với cảnh quan bên ngoài. Từ đó ta có kiểu các kiểu bố cục sau: + Bố cục mặt bằng tập trung (hay hợp khối) Là toàn bộ các khu, các phòng với yêu cầu sử dụng khác nhau, hình dáng, kích thước khác nhau, yêu cầu kỹ thuật khác nhau được gom lại thành một khối duy nhất và thống nhất.
King Abdulaziz Center for World Culture
Ưu điểm:
- Mặt bằng gọn, giảm diện tích giao thông, rút ngắn dây chuyền phục vụ quản lý. - Tạo công trình thành một khối cô động, dứt khoát (hướng đi của kiến trúc đương đại – tinh giản) mang vẻ quy mô, hoành tráng, gây cảm xúc mạnh với mọi người. - Không gian tạo ra trong công trình được tích hợp và đan xen lớn - nhỏ, có khả năng tạo thành tầng bậc không gian giúp làm sinh động nội thất. - Tiết kiệm diện tích xây dựng, giảm mật độ xây dựng. - Các hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông hơi) ngắn, tiết kiệm. - Dễ quản lí, bảo vệ công trình.
30
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Nhược điểm:
- Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình nhiều loại không gian, hình dáng kích thước khác nhau. - Khối tích công trình khá lớn, việc thông thoáng và lấy sáng tự nhiên giảm hiệu quả. - Dễ gây ồn ào vì ảnh hưởng của công trình xung quanh và ngay trong các phòng của chính công trình đó. - Thi công xây dựng khó do phải dung nhiều biện pháp xử lý ở những chỗ tiếp giáp các không gian thay đổi. - Khó phân đợt xây dựng. - Gò bó trong một diện tích hẹp không đáp ứng được tính chất của công trình. - Khó khăn trong phân luồng giao thông, phòng chống cháy nổ. - Có thể quy mô công trình làm lấn át cảnh quan. Phạm vi ứng dụng: Bố cục mặt bằng dạng tập trung thường phân bố ở trung tâm thành phố. Và do yêu cầu về hình khối cần đồ sộ, hoành tráng nhằm đóng góp cho thẩm mỹ của đường phố. Cần lưu ý kỹ thuật chống ồn và đưa ra giải pháp kỹ thuật chiếu sáng, thông gió tự nhiên hợp lý khi áp dụng vào điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam.
Badajoz Conference Center & Auditorium CƠ SỞ THIẾT KẾ
31
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO ĐỒ ÁN - Mặt bằng cung tròn với hình thức tổ hợp công năng như vậy, trung tâm sinh hoạt văn hóa sẽ tạo được không gian sinh động. Sự tiếp cận các không gian chức năng liên hoàn giúp người tham quan dễ dàng tham gia nhiều hoạt động khác nhau trong công trình. - Chưa tận dụng được các yếu tố thiên nhiên vốn có của địa phương do hình khối tổ hợp khép kín. + Bố cục mặt bằng dạng phân tán Là các khu, các phòng có chức năng sử dụng tương đối giống nhau được sắp xếp vào cùng khối, tạo thành nhiều khối công trình khác nhau bố trí trên một trục kiến trúc thống nhất trong một tổng thể và được liên kết với nhau qua hệ thống giao thông (hành lang, cầu nối, đường lộ thiên,...)
Ưu điểm: - Các khối chức năng được phân chia rõ ràng, tương đối độc lập, giao thông mạch lạc. - Phân khu chức năng rõ ràng dễ phòng cháy cho công trình. - Nền móng dễ xử lý. - Thông thoáng và lấy sáng tự nhiên rất tốt do khối tích các cụm chức năng không quá to, mặt tiếp xúc lớn, có thể xen kẽ sân, vườn cảnh vào các khu sử dụng nên tạo hình dễ hoà nhập với cảnh quan thiên nhiên xung quanh. - Tạo được hình khối sinh động với nhiều khối chức năng. - Có cảm giác gần gũi quen thuộc với quan điểm về cái nhìn của người Việt Nam. Nhược điểm: - Mặt bằng dàn trải, chiếm nhiều diện tích đất xây dựng. - Giao thông liên hệ giữa các khu chức năng dài, tốn diện tích phụ gây trở ngại cho quản lý và phục vụ trong công trình. - Tốn thêm diện tích cho phần hành lang và cầu nối. - Tốn kém trong việc lắp đặt các đường ống kỹ thuật. - Hình khối, mặt đứng bị kéo dài nên phải xử lý mặt đứng, hình khối để hài hòa giữa các khối hay của công trình đơn vị trong tổng thể. - Khu đất và không gian trong công trình bị chia cắt nhỏ ra. Phạm vi ứng dụng: Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi, các vùng ngoại ô, thành phố hay các đô thị đang mở rộng. Phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các vùng có địa hình phức tạp, miền núi, trung du,...
32
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
The Paul Klee Museum in Bern - Switzland
CƠ SỞ THIẾT KẾ
33
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO ĐỒ ÁN - Mặt bằng bố trí phân tán là hình thức hợp lý cho việc tổ chức trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa. - Các khối phân tán dễ dàng cho việc tào hình vận dụng các hình thức kiến trúc phù hợp với kiến trúc địa phương. - Thiên nhiên sử dụng hiệu quả vào công trình, người tham quan tiếp xúc tối đa với điều kiện thiên nhiên xung quanh. - Landscape trở thành điểm mạnh của đồ án để tổ chức được những sân chơi ngoài trời cho các trò chơi dân gian, lễ hội,...
+ Bố cục mặt bằng dạng liên hợp
Là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với cái giải pháp phân tán hợp lý với khối, phòng chức năng có tính độc lập tương đồi hoặc quan hệ không thường xuyên với các khối khác. Ưu điểm: - Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi. - Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn diện tích phụ, đường ống. - Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong tạo vi khí hậu, phù hợp với khí hậu nhiệt đời nóng ẩm ở nước ta. - Mặt đứng, hình khối thẩm mỹ sinh động, dễ bố trí hình khối chính, phụ. - Tận dụng diện tích khu đất, giảm mật độ xây dựng, tạo không gian thông thoáng tạo được cảnh quan, giữ nguyên cảnh quan hiện trạng sông nước. - Dễ hài hoà với thiên nhiên xung quanh, tạo được cảnh quan hấp dẫn cho công trình. Nhược điểm: - Giải quyết nền móng, kết cấu công trình phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp các phần công trình lớn nhỏ khác nhau. - Chú ý tổ hợp khối để tạo sự hài hòa, tránh sự chắp vá.
34
Phạm vi ứng dụng: Áp dụng rộng rãi ở mọi loại địa hình và khí hậu. CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ELS Colors’ Nursery Children’s Centre
CƠ SỞ THIẾT KẾ
35
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO ĐỒ ÁN - Việc sử dụng bố cục liên hợp tạo ra sự thuận tiện cho công tác quản lý các nhóm đối tượng khác nhau trong trưng tâm sinh hoạt văn hóa. Đồng thời tạo ra các khu độc lập cho các đối tượng với các nhu cầu khác nhau. - Các không gian vuông vức nhưng việc sử dụng kính có hiệu quả, quay mặt vảo sân chung tạo ra sự đa dạng cho view nhìn cũng như sự quản lý và phục vụ các hoạt động sinh hoạt ngoài trời.
36
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
2.4. Văn hóa người Hoa ảnh hưởng đến đặc điểm kiến trúc a. Nghệ thuật truyền thống
+ Nghệ thuật hát Tiều (hát Triều Châu), hát Quảng Hát tiều là ca kịch của đồng bào người Hoa gốc Triều Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thường biểu diễn ở các chùa trong những ngày lễ hội. Xuất hiện tại Nam Bộ những năm đầu thế kỷ 20 do những đoàn triều kịch lưu diễn từ các tỉnh Nam Trung Quốc rồi vào Chợ Lớn và đi khắp đồng bằng Nam Bộ rồi kéo lên Nam Vang Phnôm Pênh. Hằng năm, cứ đến mùa lễ hội ca kịch ở mỗi chùa vài đêm, lần lượt từ chùa này đến chùa khác kéo dài một vài tháng.
Hát tiều thực tế là tên gọi của thể loại ca kịch của người Triều Châu, người dân ở miền Tây Nam Bộ phát âm chữ “r” rất khó khăn, nên người Triều Châu thì họ gọi là người Tiều, đoàn ca kịch Triều Châu cũng được gọi đó là gánh hát Tiều. Cũng nên biết Trung Quốc có ba dòng kịch chính, phong cách trình diễn, điệu bộ, hóa trang tương đối giống nhau nhưng tiếng nói và giọng hát hoàn toàn khác vì khác địa phương: 1- Kinh Kịch (hay Bình Kịch) loại sân khấu của Bắc kinh, hát tiếng Quan Thoại (nay là phổ thông ngữ).
Sân khấu truyền thống Bắc Kinh CƠ SỞ THIẾT KẾ
37
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
2- Việt Kịch, loại sân khấu của nước Việt xưa gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, hát tiếng Quảng, hai tỉnh Triết Giang và Thượng Hải, hát tiếng Thượng Hải. 3- Triều Kịch, sân khấu của Triều Châu, hát tiếng Tiều.
Sân khấu của nước Việt và sân khấu của Triều Châu tương đối giống nhau, vì đây đều là loại kịch bình dân biểu diễn cho dân chúng xem, nên thường không cầu kỳ, tráng lệ như thể loại Kinh Kịch Bắc Kinh. Không gian biểu diễn không cần lớn, vì chủ yếu là hát. Sân khấu hát Tiều, hát Quảng ở Việt Nam tương tự như sân khấu của thể loại Cải lương, tuy nhiên không có bối cảnh cụ thể. phông nền chỉ cần là một tấm vải, sân khấu được chia làm 3 - 4 ngăn bằng các tấm màn, tượng trưng cho các không gian biểu diễn. ngăn trong cùng tượng trưng cho không gian phía sau căn phòng, khi diễn viên bước ra từ 2 phía cánh gà như là đang bước từ không gian phía sau gian phòng ra. Tương tự cho ngăn giữa là không gian kế bên gian phòng, và ngăn ngoài cùng là từ ngoài bước vào gian phòng.
Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Miền Nam Việt Nam, đa số Hoa Kiều là người Quảng Đông và Triều Châu, họ không thích xem Kinh Kịch vì không nghe được tiếng Quan Thoại. Số thanh niên có học cũng không thích vì Kinh Kịch được sáng tác với lời thoại theo lối văn cổ phong, diễn xuất ước lệ, tượng trưng giống như loại hình Hát Bội của Việt Nam, âm nhạc quá ồn ào, tiết tấu kịch lại quá chậm. Suốt nửa thế kỷ 20, không có đoàn Kinh Kịch nào biểu diễn ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang.
38
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng
Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông... Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-SưRồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau. - Lân Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng. Lân không sừng giống hổ, mới là biểu tượng của tháng giêng. Ðầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ , viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen, loại lân này hiện tại không còn phổ biến như lân có sừng. Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, được sử dụng để múa nhiều nhất. Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Còn Sư thì phải chế tạo cả con. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi trình diễn.
Múa lân trên thế giời đặc sắc nhất đó là múa lân với mai hoa thung. Các tổ chức trên thế giới thường sử dụng điệu múa lân với Mai Hoa Thung để thi đấu trong các kỳ Sea Games,... Mai hoa thung hay Mai hoa trang hay gọi chính xác hơn là Mai hoa thung pháp (phép tập trên cọc gỗ mai hoa) thực chất là một công phu tập luyện võ thuật nổi tiếng của võ thuật Trung Hoa, nhằm luyện cho thân thể cùng bộ pháp linh động, chính xác trên các cọc cây (thung). Mai hoa thung pháp rất có thể xuất xứ ban đầu từ Thiếu Lâm tự và/hoặc Ngũ Mai lão ni. CƠ SỞ THIẾT KẾ
39
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Về sau, người ta vận dụng các thế võ, kỹ thuật của Mai Hoa Trung Pháp vào trong múa Lân, và biến nó trở thành thứ đặc trưng không thể thiếu đối với mỗi đội múa lân. “Múa lân là phải có múa trên Mai Hoa Thung mới hay!”
Mai Hoa Thung chuẩn quốc tế bao gồm 21 cọc có độ cao tăng dần từ cọc số 1 đến cọc số 21, cao nhất là cọc số 21 với chiều cao là 2,5m. Mai hoa thung gồm 3 phầm đó là khung (là phần dưới cố định vị trí các cọc), thân cọc (thường là thép hoặc gỗ hình tròn có đường kính thường khoảng 20cm, và đỉnh là các mâm tròn. Các mân tròn có đường kính 380mm cho mâm đơn (hàng nằm chính giữa), đường kính 320mm cho mâm đôi ( 2 hàng 2 bên)
40
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Đội trống của đội Lân thường gồm 1 trống, 1-4 xập xèng và 1 chiêng
- Sư Sư không đa dạng về màu sắc và chủng loại như Lân, Sư được chế tạo nguyên con chứ không tách các phần ra như Lân, khi biểu diễn Sư không thể thay người vì người biểu phải đeo dây trên bộ đồ vào người để tránh bụ tụt. Sư thường được phân biệt bằng màu sắc dây ruy băng được cột trên đầu. Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.
CƠ SỞ THIẾT KẾ
41
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Rồng Múa rồng của người Hoa xuất hiện muộn hơn múa lân và muá sư. Trước khi có điệu múa rồng còn có điệu múa loan hoàng và phượng hoàng nhưng ít phổ biến bằng (loan là mái, phượng là trống). Lúc đầu múa Rồng chỉ xuất hiện trong tết Nguyên Tiêu và các dịp lễ hội sau vụ thu hoạch mùa thu. Múa Rồng xuất hiện trong người Hoa ở Việt Nam vào khoảng những năm 1944-1945 do ông Trần Bồi, một chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc, vốn là nguồn gốc Phước Châu (Phúc Kiến), nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông. Múa rồng có rất nhiều điệu khác nhau, người ta cho rằng có đến hơn 30 điệu. Rồng được chia thành ba loại: * Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa, * Rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, * Rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.
Múa lân, sư, rồng thì phải có Ông Ðịa, hiện thân của Ðức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Một truyền thuyết cho rằng Ðức Di Lặc đã hóa thân thành một người chế ngự được một quái vật từ dưới biển lên bờ, tìm các sinh vật ăn sống, nuốt tươi gây kinh hoàng cho mọi người. Ðức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Ðịa, lấy linh chi thảo trên núi cho quái thú ăn và hàng phục được nó, biến nó từ quái thú ắn thịt sống thành con thú ăn bắp cải và hoa quả.
42
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. Thủy là nước, mặc là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy (thường là giấy xuyến chỉ) hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người... và thường kèm theo thơ chữ Hán. đó là một phong cách cổ điển của người phương Đông. và học mang theo một tâm trạng buồn bã ưu tư hay sâu lắng về một cuộc đời, một phong cách sống trong mỗi chế độ khác nhau. Thật ra, đây là nền nghệ thuật có phong cách riêng, là sự tổng hợp giữa thơ, thư, họa và dấu ấn, là một sự tổng hợp giữa nội dung ý nghĩa, kiến thức và tâm hồn, làm xao xuyến biết bao thế hệ người mê tranh.
Tranh thủy mặc đồng hành với “thơ, thư, họa, ấn”, tác giả phải biết lúc nào chỗ nào nên có thơ bên cạnh, điểm xuyến thêm dòng thư pháp, đóng một dấu gây ấn tượng. “Thơ là ý của tranh, thư pháp là cốt của tranh”, qua thơ, thư và dấu ấn, tác giả bày tỏ hài bảo qua kỹ thuật nhuần nhuyễn, gửi gắm lý tưởng cao cả qua tranh, thổi hồn vào tranh, đó chính là những giá trị nghệ thuật của tranh thủy mặc.
Câu lạc bộ vẽ tranh thủy mặc quận 5 CƠ SỞ THIẾT KẾ
43
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Thể theo lối vẽ và phong cách hội họa, chia tranh thủy mặc Trung Quốc làm 2 dạng: tranh màu tả thực và tranh thủy mặc ngụ ý với những nét chấm phá truyền thần. - Tranh tả thực (Tề tất họa), tức lối vẽ hết sức chi tiết sát với cảnh thực, ở Việt Nam gọi là công bút. Bút pháp này tế nhị gọn ghẽ với những đường nét giàu sức thể hiện, phác họa nên giàn khung của cảnh vật, trong quá trình này họa sĩ hết sức chú trọng từng bộ phận chi tiết của cảnh vật sau đó tiến hành tô màu. Phẩm màu tươi đậm dùng cho lối hội họa này phần nhiều là các loại chất khoáng vì thế mà qua nhiều năm bảo tồn, màu sắc vẫn tươi rói. Loại tranh này đẹp mắt, hào hoa, có giá trị trang trí, bề thế, nên trong lịch sử Trung Quốc, nhiều họa sĩ cung đình đều áp dụng lối vẽ này để thể hiện sự quý phái của triều đình.
- Tranh thủy mặc ngụ ý (Thô tất họa), đường nét giản đơn, phác họa nên chất liệu và ngụ ý của cảnh vật. Thường vẽ phong cách này là họa sĩ Tề Bạch Thạch (thế kỷ 19), vẽ tôm, cá, cực siêu, sống động và họa sĩ Từ Bi Hồng (thế kỷ 20) với những bức vẽ về ngựa trình độ bậc thầy “thiên hạ vô địch”. Cả hai ông đều có bảo tàng cá nhân ở Thủ đô Bắc Kinh.
44
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Nghệ thuật làm lồng đèn truyền thống Đèn lồng giấy là loại đèn quen thuộc đối với nền văn hóa Á Đông, thường xuất hiện trong các dịp tết, lễ hội. Cùng với thời gian, thú chơi đèn lồng đã lan rộng khắp thế giới. Với công nghệ tiên tiến, tư duy sáng tạo, hiện nay đèn lồng ngày càng đẹp, hiện đại và được đông đảo người dân ở nhiều quốc gia ưa chuộng. Theo thời gian, cùng với quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, một số loại đèn lồng giấy truyền thống có xu hướng được thay bằng nhiều hình dạng, kích thước, cách thức chế tạo, chất liệu khác nhau. Đèn lồng loại đơn giản nhất được làm bằng khung tre, dán giấy bóng kính, gắn nến bên trong. Còn loại phức tạp hơn có khung gỗ hoặc kim loại, với nilon, vải, hoặc lụa căng bao phía ngoài. Ngoài đèn lồng thắp nến, nay đã xuất hiện loại thắp điện. Ngoài đèn lồng treo, cầm tay, để bàn, ốp tường, thả lên không trung (đèn trời), còn có dạng thả xuống nước (hoa đăng) trong các lễ cầu siêu. Đèn lồng Trung Quốc ra đời cách đây đã hơn 2.000 năm và trở thành nét văn hóa độc đáo. Người Hoa quan niệm đèn lồng xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên, hạnh phúc, nên dùng nó thay lời cầu chúc cho cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, tương lai tốt đẹp. Đèn lồng của người Hoa đa dạng về mẫu mã, nhưng đặc trưng nhất vẫn là loại hình trái bí, thường là màu đỏ, treo trước cổng nhà, thắp về đêm và tắt khi người nhà đi ngủ. Nếu có tang, trước nhà sẽ thay đèn lồng đỏ thành màu trắng. Là vật thiết thân trong sinh hoạt hàng ngày, thời xưa, người dân ra đường vào buổi đêm thường
cầm theo chiếc đèn lồng giấy. Đèn lồng thường được dùng thay thế biển hiệu buôn bán cho những quán rượu, hoặc treo hai bên biển hiệu và trong nội thất. Một trong những hoạt động sôi nổi nhất dịp đầu năm của người Hoa vào rằm tháng giêng là lễ hội đèn lồng, có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Tại lễ hội, đèn lồng được trưng bày với đủ các kiểu dáng, kích thước, màu sắc. Ngoài ra còn có những màn trình diễn đèn lồng, hoạt động múa rồng và biểu diễn kinh kịch. Đây là sự kiện được chờ đợi nhất trong dịp đầu năm âm lịch của người Hoa, đánh dấu ngày cuối cùng của mùa lễ hội mừng năm mới. Đèn lồng là biểu trưng cho các khu buôn bán, sinh sống của người Hoa không chỉ ở chính quốc mà còn trên toàn thế giới. Ở các phố có đông người Hoa sinh sống, đèn lồng được treo bên ngoài các công ty, cửa hàng…
CƠ SỞ THIẾT KẾ
45
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Lễ hội đèn lồng diễn ra vào rằm tháng giêng hàng năm ở Nhà văn hóa Quận 5
Đặc biệt là vào mùa trung thu hằng năm, tại con phố Lương Nhữ Học được coi là phố lồng đèn sôi nổi và thu hút du khách nhất Sài Gòn.
Nghệ thuật làm lồng đèn truyền thống đang ngày càng bị mai một, thay vào đó là các loại lồng đèn điện tử, lồng đèn sản xuất công nghiệp với nhiều mẩu mã, màu sắc đã khiến cho loại lồng đèn truyền thống không còn được ưa chuộng như trước đây. Vì vậy, cần có biện pháp nhằm tránh sự mai một, thất truyền để lưu giữ và truyền dạy lại nghề làm lồng đèn thủ công cho thế hệ sau này.
46
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Võ thuật cổ truyền
Võ thuật truyền thống của người Hoa ở Việt Nam cũng chính là các môn võ thuật truyền thống của Trung Quốc như: Thái Cực quyền, Vịnh Xuân Quyền, võ thuật Thiếu Lâm tự,.... - Thái Cực quyền Thái cực quyền (Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.
Tên gọi Thái cực quyền xuất phát từ tư tưởng Thái cực trong Chu dịch và học thuyết Âm Dương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng (hai chân, hai tay), Tứ tượng sinh Bát quái (tám tiết đoạn của tay chân gập duỗi được), Bát quái biến 64 quẻ... “Thái” ở đây nghĩa là to lớn, “cực” nghĩa là điểm bắt đầu. Thái Cực Đồ nói rằng: “Vô cực mà thái cực”. Dùng lối thở bụng của Đạo gia, Thái cực quyền khiến người tập hô hấp thâm trường không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học. Các động tác của bài quyền uyển chuyển và mềm mại, trong nhu có cương, dung hợp với học thuyết kinh mạch âm dương. Thái cực quyền đã trở thành một phương pháp tập luyện trong ngoài tương ứng, hình thức và tâm ý kết hợp. Ai cũng có thể học được Thái Cực quyền. Từ người già, đến trẻ nhỏ.
o Dưỡng sinh: Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô). Khi tập, thái cực quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. CƠ SỞ THIẾT KẾ
47
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
o Tự vệ: Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý “tá lực đả lực” (mượn sức đánh sức), “tứ lạng bát thiên cân” (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. - Vịnh Xuân quyền Môn phái đã du nhập đến các quốc gia lân cận và phương Tây trong thời hiện đại, sau khi sự thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới. Vịnh Xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất, với hàng triệu đệ tử và hàng chục chi phái trên toàn thế giới. Vịnh Xuân quyền có rất nhiều bài quyền với tay không hoặc binh khí. Thường thấy nhất đó là luyện tập với Mộc nhân.
Tuy nhiên Vịnh Xuân quyền ở Việt Nam không thực sự được nhiều người biết đến.
48
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Võ thuật Thiếu Lâm Thiếu Lâm tự là một môn phái rất lớn được phát triển tích hợp từ các dòng quyền thuật Trung Hoa cổ điển bắt đầu từ giữa đời nhà Đường trở đi sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân ban tặng cho Thiếu Lâm tự Tung Sơn danh hiệu bất hủ “Thiếu Lâm Thiên Hạ Đệ Nhất Tự” để ghi nhớ công lao của vị Thiền Tăng là Đàm Tông dẫn đầu 12 vị tăng nhân ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn giúp Lý Thế Dân dẹp loạn Vương Thế Sung:) Nói đếu võ thuật Thiếu Lâm người ta sẽ nghĩ ngay đến các vị sư đầu trọc đang luyện công ở trong chùa, trong rừng. Nhưng hiện tại võ thuật Thiếu Lâm đã được truyền bá rộng rãi hơn, người bình thường cũng có thể học được. Ở Việt Nam có rất nhiều môn phái khác nhau như Thiếu Lâm Hồng Gia quyền, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn, Thiếu Lâm Nội Gia Quyền, Thiếu Lâm Bắc Phái Mai Hãn, Thiếu Lâm Tự (võ), Thiếu Lâm Sơn Đông,....
Thiếu Lâm Hồng Gia quyền TP,HCM
+ Nghệ thuật làm đồ thủ công Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực và nghề in. Với bàn tay khéo léo và kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời kia, họ đã tạo nên những sản phẩm vô cùng đẹp và chất lượng. Chúng ta có thể điểm qua một số thương hiệu: gốm sứ Minh Long, giày Biti’s, dệt Thái Tuấn,…
CƠ SỞ THIẾT KẾ
49
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
b. Lễ hội tiêu biểu
+ Tết Nguyên Tiêu
Là một ngày rằm lớn của người Hoa (vào tháng giêng âm lịch). Vào ngày này, người ta ăn chay, lên chùa tụng kinh, niệm phật để cầu cho một năm mới tốt đẹp và may mắn. Ở quận 5, tết Nguyên Tiêu hằng năm vẫn thường tổ chức diễu hành trên phố hết sức đặc sắc. Bên cạnh đó, người ta cũng ăn món BÁNH TRÔI NƯỚC và chơi “HỘI HOA ĐĂNG”.
Diễu hành tết Nguyên tiêu ở Quận 5, TP.HCM
Diễu hành tết Nguyên tiêu ở Quận 5, TP.HCM
Sự tích về Bát tiên được tái hiện
+ Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sau khi họ ngủ dậy. Ngoài ra còn có món cơm rượu (cơm được lên men). Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
Món bánh tro thường được ăn trong dịp tết Đoan Ngọ
50
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Thanh minh
Đây là dịp để nhắc nhớ mọi người về ý nghĩa cội nguồn, hướng về quê cha đất tổ.Thường thì Thanh Minh thường rơi vào đầu tháng Ba âm lịch. Vào ngày này, người ta thường đi tảo mộ, sửa sang, thắp hương kính nhớ ông bà tổ tiên. Ngoài tục lệ trên, người Hoa còn làm bánh trôi, bánh chay để cả gia đình quây quần thưởng thức.
+ Lễ Vía Bà Thiên Hậu
Vào ngày này, bà con người Hoa, người Việt đến cúng lễ rất đông. Ngay từ đêm hôm trước tại chùa đã cử hành Lễ tắm Bà.Sáng ngày 23, mọi người lại tổ chức Lễ rước Bà: Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp đẽ diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa gồm: múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn vừa múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa…
+ Lễ Tả Tài Phán (lễ cầu an)
Đây là lễ hội của cộng đồng người Hoa đến sinh sống từ sau năm 1954. Tên gọi Lễ Tả Tài Phán cho đến nay chưa thể dịch sát nghĩa qua tiếng Việt, nôm na có thể hiểu là Lễ Đại Phan. Lễ hội này có tính chất cầu an và có nghi thức tấn phong (lên chức) của thầy cúng ở các bậc Tài Phán Xí. Mục đích của lễ hội Tả Tài Phán là cầu an, cầu siêu thể hiện qua các kinh câu do thầy cúng đảm nhiệm, thực hiện trong các nghi thức bắt buộc; thể hiện sự tấn phong cho thầy cúng và những thứ bậc cho đệ tử qua công tác tổ chức và thực hiện nghi lễ. Thường tổ chức kéo dài 1 tuần.
CƠ SỞ THIẾT KẾ
51
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Từ trước đến giờ đời sống tâm linh của người Hoa rất phong phú. Họ thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Về nhân thần có những thánh nhân được tôn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ như Ngọc Hoàng – Thượng Đế, Thổ Công – Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc… Và cùng với hệ thống thần linh, các công trình kiến trúc tâm linh được xây dựng cùng các nghi lễ, nghi thức cưới hỏi, đám tang, làm giỗ, đầy tháng,… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Có người cho rằng: Thông qua hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các tục lệ, lễ thức nhân cách và tâm lý người Hoa được hình thành, góp phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những ước vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững.
c. Âm nhạc Nhớ lại về người bà của mình, ngày xưa mỗi lần ru tôi ngủ hay ngồi ngẫm nghĩ về cuộc đời bà lại ngồi hát lại những câu hát dân ca tiếng Hoa, giai điệu nhẹ nhàng, dễ nghe. Người Hoa rất thích hát dân ca hay còn gọi là sơn ca (“sán cố” trong tiếng hoa). Cũng như thể loại dân ca của Việt Nam, sơn ca gồm các chủ đề khá phong phú như tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh... Văn nghệ của người dân tộc Hoa thường có sinh hoạt văn hoá truyền thống với nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... Họ sử dụng nhiều loại nhạc cụ như tiêu, sáo, các đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, chập choã... Hát “sơn ca” (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các “nhạc xã”. Không có bài viết nào nói nhiều về sơn ca, có lẽ sơn ca đang ngày càng bị mai một, cần có một số biện pháp để lưu giữ lại thể loại âm nhạc truyền thống của người Hoa này.
d. Ẩm thực Đương nhiên, nhắc đến văn hóa của người Hoa, chúng ta không thể nào không nhớ tới ẩm thực của họ. Đó là những tô hủ tiếu, sủi cảo, hoành thánh nóng hổi cùng nước lèo ngọt ngào, đậm đà. Đó là những món vịt tiềm, gà tiềm thơm ngon bổ dưỡng. Là những dĩa đồ xào, là những ly chè với công thức gia truyền của người Hoa… Nếu có dịp được đến với khu người Hoa ở Chợ Lớn, các bạn nên dành thời gian để trải nghiệm các món ăn này. + Hủ tíu Hồ Hủ tiếu Hồ là một món ăn gốc Tiều (Triều Châu) . Món này khá đặc biệt và cũng không phải phổ biến ở Chợ Lớn. Bánh hủ tiếu là những miếng bột gạo mỏng như bánh ướt, cắt vuông cỡ 6x6cm. Được ăn kèm với lòng heo, lưỡi heo và cải chua, có chỗ còn cho thêm huyết, thịt nạc cắt mỏng. Hủ tiếu hồ của tiệm ở đường Gò Công, phường 13, quận 5
52
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Quay lại chuyện về Hủ tiếu hồ. Tên gốc của món này là Quẩy chạp (Kway chap) . Là món của người Tiều nên nó cũng có thể tìm thấy ở các cộng đồng người Hoa gốc Tiều Châu tại nhiều nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó có tên “Hủ tiếu hồ” là vì ngày xưa theo nguyên bản người Tiều sẽ chuẩn bị một cái nồi nước nóng, cho hủ tiếu vô rồi thêm chút bột năng để có độ sệt như hồ, khi ăn thì múc ra tô, thêm các thành phần khác rồi chan nước lèo lên. Làm cách này nếu để lâu hủ tiếu sẽ bị bở nên các quán ở Chợ Lớn dần dần bỏ qua kiểu chuẩn bị hủ tiếu này, đổi thành dùng hủ tiếu tươi luôn. + Há cảo Há cảo hay còn gọi là hoành thánh chiên là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu và được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng trong món “điểm sấm”. Món bánh này có thể tự làm vừa nhanh lại vừa dễ dàng, cũng có thể dùng làm món khai vị, ăn chay hay ăn mặn đều hợp. Há cảo dễ chế biến và không gây nặng bụng, nó còn là món ăn lý tưởng để làm mồi nhậu. Với lớp vỏ trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm hấp dẫn. Ở Viêt Nam há cảo được chế biến khá đa dạng nhưng chủ yếu là 2 loại hấp và chiên. + Sủi cảo Sủi cảo (còn gọi là bánh chẻo) được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Quốc. Cả gia đình cùng ăn món ăn truyền thống sẽ tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Người nước ngoài sẽ bị coi là chưa từng đến Trung Quốc, nếu chưa thưởng thức món này. đây là loại thức ăn vỏ bột mỳ gói nhân rồi nấu ăn. Trước kia, sủi cảo chủ yếu là món ăn trong ngày tết, nhất là trong đêm giao thừa. Dần dần nó mới trở thành món ăn thường nhật của người dân. Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều rất cầu kỳ. Há cảo, sủi cảo thực chất chính là Vằn thắn, hay hoành thánh. Há cảo là vằn thắn nhân tôm (Há theo tiếng Hoa nghĩa là tôm). Sủi cảo là vằn thắn ăn với nước (sủi theo tiếng Hoa nghĩa là nước) vì ngày trước người ta thường nấu vằn thắn với nước dùng, sau được gọi là sủi cảo.
CƠ SỞ THIẾT KẾ
53
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Mì trường thọ Sinh nhật là thời khắc vô cùng quan trọng trong đời người. Trước đây, người Hoa không ăn bánh gato sinh nhật, mà ăn một bát mì trường thọ. Do sợi mì vừa dài vừa mảnh, phát âm giống với trường thọ, nên được gọi là mì trường thọ, ý nghĩa chính là hy vọng người đón sinh nhật có thể sống lâu trăm tuổi. Người Hoa thường thêm một quả trứng gà vào mì trường thọ, vì trứng gà có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn. Cũng có người nói, trứng gà tượng trưng cho sinh mạng. Ở những vùng khác nhau, phương pháp cụ thể làm mì trường thọ cũng không giống nhau. Mì trường thọ và mì thường không giống nhau lắm, thường tương đối dài. Khi ăn mì trường thọ, phải ăn một hơi hết cả sợi mì. Trước khi đưa mì vào miệng, không được cắn đứt sợi mì.
+ Bánh tổ Tập tục ăn bánh tổ đã có lịch sử hơn 3000 năm. Bánh Tổ trong tiếng Hoa phát âm như “Bánh Cao”, ý nghĩa mong ngày một phát triển. Trước đây bánh chủ yếu dùng để cúng tổ tiên đêm giao thừa, sau này bánh được dùng phổ biến như một món ăn truyền thống ngày tết.
+ Khâu nhục Khâu nhục còn gọi là Nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dùng trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi. Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ, thịt được luộc chín, sau đó dùng nĩa đâm đều lên phần da của thịt để sau khi chiên thịt giòn và thấm gia vị. Sau khi dâm, quét một lớp hỗn hợp muối và nước tương lên thịt, sau đó đem chiên ngập dầu cho giòn, sắt lát xếp vào tô, đổ hỗn hợp nước sốt đặc biệt lên trên, để qua đêm sau đó hấp lên ăn dần. Món ăn chế biến hết sức cầu kỳ, mặc dù chế biến bằng thịt khá nhìu mỡ nhưng món ăn không béo, mà rất thanh và ngọt.
54
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Cháo Tiều Cháo Tiều nguồn gốc từ người Triều Châu gần giống với món cháo lòng của người Việt với các thành phần như: tim, gan, phèo, cật… ngoài ra còn có thêm nấm rơm, mực tươi và đặc biệt là cho rất nhiều hành lá, gừng thái sợi nên đây là món ăn thích hợp trong ngày se lạnh hoặc với những người bị bệnh cảm.
+ Mì vịt tiềm Mì vịt tiềm ở Sài Gòn không giữ nguyên bản với nơi xuất xứ, mà được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Nước dùng ngọt mà không béo, thịt vịt giòn, mềm mà không tanh. Ngoài ra, món ăn còn hấp dẫn với những sợi mì tươi được làm từ trứng, màu vàng rất bắt mắt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sợi mì mềm, dai rất ngon miệng, bên cạnh đó là những cọng cải ngọt giòn giòn. + Chè trà hột gà Chè trứng gà trà Tàu là một món ăn rất nổi tiếng của người Hoa, giúp an thận bổ phổi, đẹp da, thanh giọng. Chè hột gà trà Tàu chỉ đơn giản là hột gà hầm với nước trà tàu, chế thêm đường thật ngọt nhưng có hương vị rất hấp dẫn. Nước trà sóng sánh màu có vị ngọt đậm, vị đắng, hương thơm thoang thoảng, uống đến đâu mát đến đó. Còn trứng gà, nhìn có vẻ lạc điệu với trà nhưng không những không tanh mà còn thơm ngon với hương trà ủ bên ngoài. + Nước sâm Nước sâm là một trong những thức giải khát yêu thích nhất của người Sài Gòn nhất là vào mùa nắng bởi giá cả bình dân và cách thưởng thức nhanh, gọn. Quan trọng là nước sâm giúp giải nhiệt cơ thể, nên nhiều người cũng tìm đến. Để nói hết về văn hóa ẩm thực của người Hoa có lẽ sẽ không bao giờ được, bởi vì ăm thực Hoa là một nền ẩm thực đồ sộ về số lượng món ăn, và mỗi món ăn ở mỗi địa phương lại được chế biến khác nhau. Trên đây chỉ là một vài món ăn đặc trưng của người Hoa, ngoài ra còn rất rất nhiều món ăn khác từ món chính đến món phụ, từ mặn đến ngọt, từ món ăn đến thức uống.... CƠ SỞ THIẾT KẾ
55
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
e. Kiến trúc đặc trưng của người Hoa Kiến trúc xây dựng của người Hoa ở TPHCM, đặc biệt là ở khu Chợ Lớn. Nổi bật và cụ thể hơn hết đó là kiến trúc chùa, miếu của người Hoa. Kiến trúc chùa Hoa thường dùng nhiều màu đỏ hay màu hồng trong mọi hình thể trang trí; đây là màu của sức sống vươn lên, niềm tin, may mắn. Bố cục của quần thể chùa thường theo dạng chữ “ Tam” hay “Nội công ngoại quốc”. Mái và cổng Tam quan của chùa Hoa có dạng cao vút lên, nét cong ở các đầu đao. Mái cổng dựng hai lớp trở lên, một dạng “trùng thiềm điệp ốc” để mở rộng diện tích. Cũng là mái cong nhưng những viên ngói trong kiến trúc Phật giáo của người Hoa thường hình trụ và màu xám. Cách bài trí bên trong cũng không hề giống với các ngôi chùa của người Việt xây dựng: trần cao hơn, cột trụ to hơn và sàn và tường được lát bằng đá. Những mẫu hình trang trí của chùa Hoa khá phức tạp: hình rồng, phượng, lưỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vật là mô hình phổ biến nhất. Hai bên sân chùa có xây la thành, điểm thêm cặp lân trong tư thế chầu chực.
Kiến trúc cổ của người Hoa luôn có nguyên tắc chung đó là “Từ hợp viện”. Phía trước có tiền điện, chánh điện phía sau, hai bên là hai dãy nhà gian là Tả phụ và Hữu phụ, tạo thành một kiến trúc kín với trung tâm là sân trong. Từ hợp viện là cơ cấu chính nhưng lại có sân trước hướng ra phố.
56
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Kiến trúc người Hoa quan trọng không kém đó là trang trí. Việc trang trí phải có liên hệ giữa các đơn nguyên trong quần thể, nguyên tắc chủ đạo đó là chú trọng trung tâm hơn ngoại biên và xu hướng cơ bản là đăng đối, đối xứng.
+ Chùa Bà Thiên Hậu Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM. Chùa được xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa. Đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau, 3 dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng và có chỗ thoát khói hương. Một nét đặc sắc của chùa Bà Thiên Hậu là các phù điêu bằng gốm được trang trí dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… Các sản phẩm này do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa ở Trung Quốc sản xuất vào năm 1908. Nhà sử học Vương Hồng Sển khen ngợi: “Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu… thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa”. CƠ SỞ THIẾT KẾ
57
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Chùa Ông (Miến Quan Đế) Có kiến trúc tổng thể hình chữ khẩu hay chữ quốc với các dãy nhà khép kín vuông góc, vẫn tuân thủ theo cơ cấu Tứ Hợp Viện. Ngôi chùa mặc dù mới được tu sửa nhưng vẫn mang màu sắc Trung Hoa cổ kính, có lịch sử trên 200 năm. Kiến trúc và trang khí ở chùa thể hiện rõ nét phong cách Trung Hoa qua thiết kế, qua các tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược (Thùy Hoa môn), tượng kỳ lân, diềm gỗ, trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm.
58
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Hẻm Đi vào các con hẻm mới thấy rõ nét đặc trưng của người Hoa, do kiến trúc hẻm ít thay đổi hơn kiến trúc mặt tiền, thường bị dỡ bỏ để làm đường, xây chung cư. Mỗi con hẻm là một câu chuyện, những con hẻm ngày càng thay đổi, người ta phá bỏ đi những căn nhà cũ, để xây dựng lên những căn nhà mới hơn, tiện nghi hơn thì dần dần những câu chuyện của con hẻm đó cũng dần mất đi
Đây là một trong số những con hẻm được gọi tên theo ngành nghề của cư dân sinh sống tại đó. Ông chủ tiệm hủ tiếu ngay đầu hẻm cho biết ngày xưa từ thời ba ông về trước hẻm này là nơi chuyên sửa xe ngựa nên mọi người gọi luôn là hẻm xe ngựa. Đó là chuyện của thời xe ngựa vẫn còn phổ biến ở Chợ Lớn, cũng phải hơn 60 năm trước. Sau này, khi chung cư phía trước được xây lên người dân vẫn tiếp tục giữ gìn tên gọi này để hôm nay chúng ta được biết tới qua bảng tên treo ở cầu thang ngay đầu hẻm. Kiến trúc người Hoa hiện tại có lẽ nổi bật hơn hết đó là kiến trúc chùa chiền, với những ngôi chùa trang trí cầu kỳ, với lịch sử hơn 200 năm, kiến trúc ở đâu cũng dần mai một đi và kiến trúc người Hoa ở Chợ Lớn cũng vậy. Thay những căn nhà cũ, với nhiều hồi ức bằng những căn nhà hiện đại khang trang hơn.
CƠ SỞ THIẾT KẾ
59
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
f. Những nét văn hóa đang bị mai một + Hội hoa đăng Bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, trước đây người Hoa thường dựng cây nêu và trưng đèn lồng trước nhà. Ngoài ra, họ còn đốt đèn, rước đèn ngũ sắc đi dạo phố, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.Khi đèn được đốt lên mọi người tin rằng sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xui sẻo trong năm và mang lại hạnh phúc, may mắn cho mọi người nên ngoài việc tham gia lễ hội đèn lồng thì người dân việt gốc Hoa cũng không quên xin lộc và đèn nhà treo. Hiện nay, người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn giữ phong tục này.Tuy nhiên, Hội Đèn Hoa chỉ được tổ chức với quy mô không lớn, không rộng rãi như trước đây. Ta ít thấy những mô hình lồng đèn khổng lồ xuất hiện ở các đường phố. Và điều dễ thấy nhất là dường như đã không còn nhà nào dựng cây nêu trước cổng vào ngày lễ này nữa.Đó quả là một điều đáng tiếc bởi vì nét văn hóa đẹp đẽ như vậy nhưng hiện nay đã không còn phổ biến rộng rãi như trước nữa.
+ Tết Trùng Cửu Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu.Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên.Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc – gọi là thưởng Tết Trùng dương. Nhưng vì cuộc sống thay đổi,ngày càng hiện đại hoá nên tết này ở thành phố hồ chí minh ngày càng ít người đón và biết đến,chỉ có những người gốc hoa trung niên hoặc những cụ già người hoa còn nhớ đến nó,nhưng cũng vì cuộc sống bận rộn nên nó dần ít phổ biến và hầu như không còn ai đón cái tết này nữa. + Hội đua thuyền rồng Hoạt động náo nhiệt nhất trong ngày tết Đoan Ngọ chính là đua thuyền rồng, đây cũng chính là hoạt động liên quan đến Khuất Nguyên, tương truyền sau khi nghe tin ông nhảy sông tự vẫn, người dân đã đua nhau chèo thuyền ra sông để vớt xác ông nhưng không thể vớt được. Và từ đó về sau nó đã dần trở thành một hoạt động vui chơi thú vị trong ngày tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, do việc di cư sang đây từ khá lâu, người Hoa buộc phải thay đổi một số phong tục của họ để phù hợp với nếp sống và văn hóa người Việt. Chính vì thế, hội đua thuyền rồng đã không
60
CƠ SỞ THIẾT KẾ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, một phần vì điều kiện cơ sở hạ tầng không đủ để phục vụ cho lễ hội này.
Hội đua thuyền ở Cát Bà
+ Tiếng Hoa Chắc hẳn chúng ta khá ngạc nhiên khi biết được một trong những nét văn hóa đang bị phai nhạt theo thời gian lại chính là ngôn ngữ của họ.Chúng ta hãy cùng phân tích xem nguyên nhân vì đâu mà tiếng Hoa lại dần dần bị mai một. Người Hoa sống ở TPHCM có nguồn gốc từ các vùng Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến,… Vì vậy mà ngôn ngữ người Hoa từng rất đa dạng. Trước đây khi người Hoa vừa di cư sang, họ giao tiếp với nhau bằng tiếng Hoa. Thế nhưng, theo thời gian, khi họ chung sống với người Việt, họ buộc phải học tiếng Việt, phải sử dụng tiếng Việt thường xuyên hơn để học tập và làm việc. Và như vậy, dần dần việc trao đổi với nhau bằng tiếng Hoa ít dần đi, thậm chí nhiều bạn trẻ gốc Hoa không biết hoặc chỉ biết nói rất ít tiếng Hoa. Đây là một thực trạng đáng buồn. Tuy nhiên, một điều may mắn là hiện nay vẫn còn một bộ phận đồng bào người Hoa vẫn còn sử dụng rất thành thạo ngôn ngữ này. Chính vì lí do đó, việc bảo vệ và phát huy nét truyền thống này là một việc làm cấp bách và cần thiết.
CƠ SỞ THIẾT KẾ
61
3
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Đặc điểm về tổ chức công năng a. Giới thiệu các không gian chức năng chính
Nhà văn hoá- thể thao bao gồm các khối chức năng chính sau đây:
- Khối sinh hoạt cộng đồng; - Khối học tập; - Khối công tác chuyên môn; - Khối quản lý hành chính.
Chỉ tiêu diện tích xây dựng của các khối chức năng chính trong nhà văn hoá - thể thao được quy định như sau: - Khối sinh hoạt cộng đồng 60% - Khối học tập 30% - Khối công tác chuyên môn 5% - Khối quản lý hành chính 5% Nội dung của khối sinh hoạt cộng đồng gồm các phòng chính sau:
- Phòng khán giả; - Phòng vui chơi giải trí; - Phòng giao tiếp; - Phòng triển lãm (phòng trưng bày, phòng truyền thống); - Phòng đọc sách, thư viện; - Phòng sinh hoạt các câu lạc bộ
Nội dung của khối học tập gồm các phòng: phòng luyện tập tổng hợp, phòng tập thể thao, sân tập thể thao, phòng học nhỏ, phòng học lớn, phòng dạy mỹ thuật. Vị trí của khối học tập cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hoá- thể thao (trừ phòng luyện tập tổng hợp, phòng tập thể thao, sân thể thao). Nội dung của khối công tác chuyên môn gồm: phòng làm công tác văn hoá văn nghệ, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch, nhiếp ảnh, ghi âm - hình .v.v..., lãnh đạo các phòng ban, ban chỉ huy thiếu niên nhi đồng, ban nghiên cứu văn hoá quần chúng. Nội dung của khối quản lý hành chính gồm: các phòng giám đốc, phòng làm việc, phòng văn thư đánh máy, phòng kế toán, phòng lễ tân, phòng trực ban. Vị trí của khối nên bố trí sao cho liên hệ với bên ngoài và quản lý bên trong thuận tiện.
64
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
b. Sơ đồ, dây chuyền tổ chức công năng
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
65
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
66
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CHÍNH KHỐI CHỨC NĂNG
HẠNG MỤC CHI TIẾT
GHI CHÚ
Đại sảnh
KHỐI ĐÓN TIẾP
Sân giao lưu trong nhà Sân lế hội trung tâm
SÂN LỄ HỘI
Sân lễ hội nhỏ Sân khấu ngoài trời Khán phòng lớn Khán phòng đa năng Sảnh đón, sảnh giải lao Vệ sinh khán giả Sân khấu và các phòng phụ trợ Sân khấu chính Kho phông màn Kho nhạc cụ Kho ghế Kho phân loại Phòng nghỉ nhân viên Phòng thay đồ, hóa trang cá nhân Phòng thay đồ, hóa trang nam Phòng thay đồ, hóa trang nữ Phòng biên tập Phòng đạo diễn Phòng chuyên viên kỹ thuật Phòng quản lý nhà hát Phòng kỹ thuật điện Phòng điều hòa Phòng thiết bị PCCC Phòng kỹ thuật âm thanh Phòng kỹ thuật ánh sáng Phòng hành chính Phòng làm việc Vệ sinh diễn viên nam - nữ
KHỐI BIỂU DIỄN
Sảnh KHỐI TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM
Gửi đồ Quầy lưu niệm Thuyết minh, giới thiệu Triển lãm theo chủ đề Phòng chiếu phim
KHỐI TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM
Kho trung chuyển Kho tiếp nhận, phân loại KHỐI KHO, NGHIỆP VỤ
Phòng lắp ráp Kho bảo quản hiện vật Phòng kỹ thuật nghiệp vụ Phòng thủ kho, quản lý kho Sảnh chuyển hàng TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
67
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
KHỐI CHỨC NĂNG
HẠNG MỤC CHI TIẾT
GHI CHÚ
Quản lý học tập Phòng học tập các Nghi Lễ
KHỐI HỌC TẬP
Phòng học tiếng Hoa: - Nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến - Nhóm ngôn ngữ Triều Châu KHỐI HỌC TẬP - Nhóm ngôn ngữ Quảng Đông - Nhóm ngôn ngữ Hải Nam - Nhóm ngôn ngữ Hẹ - Tiêng Phổ thông Vệ sinh nam - nữ Thư viện nhỏ Khu tra cứu CD-ROM, Internet KHỐI THƯ VIỆN
Quầy thủ thư, giao dịch Kho sách Sảnh, Gửi đồ Vệ sinh nam, nữ Hội quán Ca - kịch - Phòng sinh hoạt - Phòng quản lý Hội quán - Khu trưng bày Hội quán Lân - Sư - Rồng - Sân luyện tập ngoài trời - Phòng luyện tập đa năng - Phòng quản lý, Hiệp hội Lân - Sư - Rồng - Khu vực trưng bày Võ đường - Sân luyện tập - Phòng luyện tập - Phòng quản lý võ đường
KHỐI HỘI QUÁN, CÂU LẠC BỘ
CLB thư pháp, tranh thủy mặc - Phòng sinh hoạt - Khu vực trưng bày - Phòng quản lý CLB CLB nghệ thuật truyền thống - Phòng sinh hoạt - Phòng điêu khắc - Khu vực trưng bày - Phòng quản lý CLB
- Làm lồng đèn truyền thống - Gốm sứ - Đồ gỗ - Cắt dán giấy - ...
CLB sinh vật cảnh - Sân sinh hoạt ngoài trời - Vườn sinh vật cảnh - Phòng quản lý
- Bon sai - Chim, thú cảnh - CLB hoa - ...
CLB thiền, khí công - Phòng sinh hoạt - Phòng quản lý CLB - Vườn thiền
Yêu cầu độ yên tĩnh cao
Vệ sinh nam - nữ Khu biểu diễn ngoài trời
68
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
Mỗi võ đường sẽ có một đội Lân - Sư - Rồng
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
KHỐI CHỨC NĂNG
HẠNG MỤC CHI TIẾT
GHI CHÚ
Các gian hàng ẩm thực (foodcourt) KHU ẨM THỰC TRUNG HOA
Khu bàn ăn tập trung Khu rửa tập trung Kho cho thuê Vệ sinh nam - nữ Khu bếp
KHU CAFE, ĂN UỐNG
Khu chuẩn bị Khu cafe ngoài trời KHU CAFE
Khu ẩm thực trong nhà Kho ẩm thực Rửa Vệ sinh nam - nữ Sảnh nội bộ
KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐIỀU HÀNH
Phòng làm việc hành chính Phòng tiếp khách, giám đốc Phòng phó giám đốc Phòng tổ chức sự kiện Phòng đại diện Hiệp hội người Việt gốc Hoa
KHÔNG GIAN CẢNH QUAN
Không gian cây xanh, cảnh quan Vườn thiền Vườn tre Bãi xe nhân viên Bãi xe khách Máy phát điện Điều hòa không khí trung tâm Bể nước sinh hoạt
KỸ THUẬT PHỤ TRỢ
Bể nước chữa cháy Bể xử lý nước thải Phòng máy bơm Bể tự hoại Phòng M&E Phòng tổng đài Kho
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
69
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CÁC KHỐI CHỨC NĂNG
BÃI XE
KỸ THUẬT
LỐI TIẾP CẬN
KHU NGHIÊN CỨU
GIẢNG DẠY
QUẢN LÝ HỘI THẢO
SẢNH HỘI THẢO
TRƯNG BÀY TRONG NHÀ
KHU BIỂU DIỄN NGOÀI TRỜI SÂN KHẤU TRONG NHÀ
SẢNH TRUNG TÂM TRƯNG BÀY, TIẾP TÂN
SẢNH SÂN KHẤU
LỐI VÀO CHÍNH
LỐI TIẾP CẬN
NHÀ HÀNG, CAFE BÃI XE
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THAM KHẢO VỀ CÁCH TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
+ Công trình: Plassen Cultural Center.
KTS: 3XN Architects. - Công trình tổ chức theo bố cục tập trung. Các không gian xen kẻ nhau theo tầng cao công trình hình thành khu sinh hoạt ngoài trời giật cấp trải dài từ sảnh lên đến mái của công trình. - Cách tổ chức này phù hợp với khu đô thị và khí hậu ôn đới. - Tạo được sự liên kết của công trình và đường phố. Các không gian ngoài trời tự do cởi mở đón ánh nắng mặt trời.
70
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
71
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Công trình: Tjibaou cultural center
KTS: Renzo Piano - Công trình có bố cục công năng phân tán. - Các không gian chức năng được liên kết bởi một hành lang giao thông chính. - Các yếu tố sân vườn cảnh quan được xen kẽ vào công trình. - Hình khối dàn trải trên khu dất phù hợp với nơi xây dựng có quỹ đất lớn. - Các yếu tố vi khí hậu được khai thác triệt để.
72
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
73
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
3.2. Dây chuyền công năng a. Khối biểu diễn
Sơ đồ tổ chức không gian biểu diễn và các khu phụ trợ: KHO NHẠC CỤ VÀ XƯỞNG
PHÒNG HỘI THẢO, ĐÀO TẠO, CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
CÁC TIỆN ÍCH KHÁC:
- PHÒNG ĐÀO TẠO - KHU VỰC THỦ CÔNG MỸ THUẬT, KHO - XƯỞNG NHIẾP ẢNH - PHÒNG THU ÂM - PHÒNG DIỄN TẬP CÁCH ÂM VÀ KHU VỰC KHO - ÂM THANH ÁNH SÁNG VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG - CĂN TIN NHÂN VIÊN - SẢNH - TẠP VỤ VÀ WC
XƯỞNG HẬU CẢNH/ PHỤC TRANG, KHO
KHU VỰC XƯỞNG VÀ SÂN KHẤU THU ÂM/ THỬ NGHIỆM
SÂN KHẤU NHỎ KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM Ở SẢNH CHỜ HAY TRONG KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY RIÊNG BIỆT
NHỮNG DỊCH VỤ KHÁC: -
VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH
KHÔNG GIAN BIỂU DIỄN
PHÒNG BÁN VÉ
QUẦY RƯỢU, CAFÉ, NHÀ HÀNG THÔNG TIN DU LỊCH CỦA HÀNG BẢO TÀNG
PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN THUẬN TIỆN: CẦU THANG, THANG MÁY, THÔNG TẦNG, LỐI VÀO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
SẢNH CHỜ Do mỗi loại hình nghệ thuật có các nguyên tắc biểu diễn khác nhau, do vậy các không gian phục vụ biểu diễn cho từng loại nghệ thuật cũng khác nhau, mỗi khán phòng phục vụ cho một số lượng các loại hình biểu diễn. Sau đây là một số loại khán phòng biểu diễn thường thấy. Ta có các kiểu bố trí sân khấu như sau:
74
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Trong đó, có lẽ loại hình sân khấu khung tranh là phù hợp nhất, đáp ứng được tất cả các thể loại trình diễn trong một mức độ nhất định.
b. Khối trưng bày, triển lãm
Trưng bày triển lãm là hoạt động không thể thiếu trong các trung tâm văn hóa hiện đại, đóng vai trò như một khu giao lưu, đồng thời là nơi cung cấp các thông tin, hiểu biết cho thanh niên về cuộc sống bên ngoài và một phần là nguồn thu nhập duy trì hoạt động của trung tâm.
c. Khối học tập
Một số dạng trưng bày
+ Thư viện: Các thành phần chức năng chủ yếu:
- Khu vực làm việc nhân viên: thủ thư, khu làm việc chung, khu nhập sách, kho sách, phòng quản lý điều hành mạng, quầy nhận-trả sách. - Khu dành cho đọc giả: phòng tra cứu trên mạng, phòng đọc trung tâm, quầy tra cứu danh mục, khu trưng bày, khu “sách nói”-nghe nhạc, phòng vệ sinh, một số không gian đặc biệt (hội họp, thảo luận nhóm...)
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
75
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
76
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Khối sinh hoạt các câu lạc bộ
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
c. Khối hành chính và điều hành
- Các phòng làm việc hành chính cho giám đốc, phó giám đốc, nhân viên, phòng họp, phòng khách cạnh phòng giám đốc, phòng kỹ thuật… - Các phòng cho các chuyên gia, giáo viên, các nhà nghiên cứu phục vụ đào tạo. - Các phòng phục vụ ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, bảo vệ.
d. Liên hệ các khu chức năng
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
77
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Các khu chức năng đều có thể được liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau và được tổ chức, bố cục một cách hợp lý, thuận tiện cho quá trình hoạt động và phục vụ.
Khu triễn lãm, trưng bày, giao lưu và biễu diễn là thành phần trung tâm trong tổng thể công trình. Các khu chức năng khác đóng vai trò hỗ trợ, phục vụ cho khu trung tâm này.
78
TỔ CHỨC CÔNG NĂNG
4
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
4.1. Khán phòng biểu diễn
Đây là chức năng cốt lõi phục vụ nhu cầu trình diễn – giao lưu chính của công trình. Khán phòng cần đáp ứng chức năng về biểu diễn đa năng: âm nhạc, múa, kịch… đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu trình diễn từ các chức năng khác như: câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ hiphop…ngoài ra cũng là nơi trình diễn giao lưu giữa các đơn vị với nhau. Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 9369 - 2012 “Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả - Yêu cầu kỹ thuật” & TCVN 5577 - 2012. Rạp chiếu phim - Tiêu chuẩn thiết kế.
- Phòng khán giả gồm: sảnh, phòng khán giả, sân khấu, phòng máy chiếu; - Diện tích của phòng khán giả được tính cho một chỗ ngồi là 0,7m - 1 m2/chỗ ngồi.
Chú thích: Khi quy mô phòng khán giả lớn hơn 300 chỗ: việc thiết kế tia nhìn, bố trí ghế, lối đi lại, thiết kế âm thanh, phòng máy chiếu phải tuân theo TCVN 5577- 2012. Rạp chiếu phim - Tiêu chuẩn thiết kế. Khi quy mô phòng khán giả từ 300 chỗ trở xuống có thể thiết kế thành phòng hoạt động đa năng với nền phẳng. Cốt cao độ của sân khấu có thể bằng cốt cao độ của phòng khán giả. Yêu cầu về chất lượng âm thanh phải đảm bảo về độ rõ của lời nói. Quy mô số chỗ ngồi được xác định thông qua vị trí đặt công trình, tuy nhiên cách xác định này chỉ mang tính chất tham khảo. Để xác định chính xác quy mô cho từng thể loại công trình cần cân nhắc các yếu tố kinh tế, nhu cầu của xã hội và yếu tố văn hoá khu vực. VỊ TRÍ, KHU VỰC Trung tâm đô thị
Khu ngoại biên
LOẠI PHÒNG
Hòa nhạc
Hòa nhạc nhỏ
Khu dân cư
1500 - 2000 600 - 800
Ngoài trời
> 2000
Hòa nhạc
1200 - 1700
Hòa nhạc đa năng
900 - 1400
Ngoài trời Vùng ngoại ô
SỨC CHỨA ĐỀ NGHỊ (chỗ)
> 2000
Nhà hát cộng đồng
150 - 350
Trung tâm nghệ thuật
150 - 350
Khán phòng đa năng
150 - 350
Tuy nhiên không như những công trình thương mại như văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, việc xác định được số khán giả chỉ cho ta biết về sức chứa của khán phòng biểu diễn, không cho ta biết quy mô và diện tích của các khu vực khác. Nguyên nhân là do các yếu tố kinh tế, kĩ thuật . Ứng dụng mỗi sân khấu khác nhau có một hệ thống kĩ thuật với diện tích đặc trưng đi kèm, điều này tuỳ theo quy mô đầu tư chẳng hạn cùng với kiểu sân khấu hộp, ta có thể đầu tư có hoặc không có thiên kiều, cũng như diện tích các sân khấu phụ là ko cụ thể. Với phần sảnh trước công trình, tuỳ vào chức năng và ý đồ của chủ đầu tư cho việc sử dụng sau này, diện tích phần sảnh trước có thể thay đổi. Tỉ lệ tương đối giữa các thành phần có thể nằm
80
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
trong các khoảng sau:
- Sảnh khán giả: 20 – 30 % - Khán phòng: 20 – 35 % - Kĩ thuật phụ trợ sân khấu: 20 % - Các khu hỗ trợ nhân sự: 10 – 15 %
Đặc điểm của phòng khán giả loại nhỏ thường được bố trí ghế ngồi xem trên sàn phẳng giật cấp từng đoạn cho 5-6 hàng ghế xếp theo ngang nhà. Loại vừa và lớn thì bố trí trên nền giật cấp cho từng hàng ghế sao cho độ chênh lệch đầu người là 12cm để nhìn rõ. Sân khấu có độ sâu lớn từ 6 - 12m thường có miệng sân khấu. Cùng với sự gia tăng sức chứa của phòng khán giả thì thành phần, cấu trúc của sân khấu và những trang thiết bị phục vụ cũng tăng lên. Phông màn cần được treo về phía sâu của sân khấu phù hợp với chức năng ca nhạc, múa hát, kịch… để có thể quan sát được rõ. Không gian trình diễn đó có thể là trong nhà, hoặc ngoài trời, hoặc tuỳ thuộc vào khả năng khoa học kỹ thuật mà nó có thể biến đổi, từ là không gian trong nhà, mở ra để tăng số chổ ngồi cũng như phù hợp với không khí sự kiện và đặc thù biểu diễn riêng.
Hình trên biểu diễn cho tính cơ động của không gian biểu diễn, bằng việc xoay khu ngồi khán giả ta có thể chuyển chức năng từ biểu diễn (ảnh trái) sang lớp học (ảnh phải). Hoặc có thể phát triển thêm là từ không gian biểu diễn trong nhà sang biểu diễn ngoài nhà
Hoặc một ví dụ khác, Trung tâm văn hoá thanh niên Gehua, khi mở phần phông che phía sau sẽ cho ta khả năng mở rộng khu vực khán giả, từ sân khấu kín một chiều, biến đổi thành sân khấu mở - thưởng thức từ hai chiều:
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
81
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
82
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Chi tiết các không gian chức năng trong khán phòng biểu diễn Dây chuyền sử dụng của một trung tâm biểu diễn nói chung gồm 3 bộ phận chính - Sảnh công cộng - Khán phòng biểu diễn - Khu vực hậu đài sân khấu + Sảnh công cộng - Bao gồm toàn bộ không gian phía trước khán phòng biểu diễn, phục vụ cho nhu cầu của khán giả. Không gian này tích hợp nhiều chức năng như bar, nhà hàng, triễn lãm, vệ sinh,… nhằm phục vụ các nhu cầu của khán giả trong quá trình chờ biểu diễn hoặc kết thúc biểu diễn. Khu sảnh công cộng cần được thiết kế với tính linh hoạt cao, đồng thời bố trí các luồng giao thông di chuyển rõ ràng, thuận tiện và dễ dàng tiếp cận từ bên ngoài. - Khu vực sảnh nhà hát là các không gian giao thông mở, dẫn tới khán phòng, nơi mà khán giả chờ trước giờ diễn. Tất cả các chức năng công cộng phục vụ đều được mở tại sảnh. Việc tổ chức hệ thống giao thông rõ ràng giữa các chức năng giúp cho quá trình sử dụng thuận tiện, đồng thời tạo cảm giác thân thiện cho người tham gia sử dụng. - Sảnh chờ nhà hát cần cân nhắc đến vấn đề cách âm nhằm tránh ảnh hưởng vào trong khán phòng cũng như gây ồn ào cho các công trình lân cận xung quanh. Yếu tố thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên nên được cân nhắc nhằm giảm thiểu năng lượng sử dụng cho công trình nhất là vào ban ngày. - Tiêu chuẩn diện tích sảnh trước nhà hát trung bình (không tính giao thông, vệ sinh và các chức năng khác): 0.8 – 1.2 m2/khán giả. - Tiêu chuẩn diện tích chi tiết cho các bộ phận phục vụ khác DIỆN TÍCH ỨNG VỚI MỘT KHÁN GIẢ (m2)
STT
BỘ PHẬN
1
Phòng khán giả (bao gồm cả các diện tích tầng gác, ban công, các lô)
2
Phòng bán vé
3
Sảnh vào
4
Nơi gửi mũ áo
0,03
5
Hành lang phân phối khách
0,2
6
Sảnh nghỉ
0,3
7
Khu vệ sinh
0,03
8
Phòng y tế - cấp cứu
0,03
9
Căn tin, giải khát cho khán giả
0,1
10 Phòng chuẩn bị căn tin
0,8 - 1,2 0,05 0,15 - 0,18
0,03
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
83
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Thiết bị
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Tiêu chuẩn
Xí nam
Tối thiểu 2 cho 500 nam, thêm 1 cho 500 khán giả tiếp theo
Tiểu nam
Tối thiểu 2 cho 100 nam, thêm 1 cho 100 khán giả tiếp theo
Bồn rửa nam
Cứ 1 xí có 1 bồn rửa và 5 tiểu có 1 bồn rửa
Xí nữ
Tối thiểu 2 cho 75 nữ, thêm 1 cho cứ 50 khán giả nữ tiếp theo
Bồn rửa nữ
Cứ 1 xí có 1 bồn rửa
Ngoài ra, phải bố trí phòng vệ sinh riêng cho người tàn tật với 1 thiết bị, 1 bồn rửa cho một phòng
- Một số hình ảnh không gian sảnh nhà hát
- Quầy vé: thường được bố trí gần lối ra vào và có thể tiếp cận được cả khi phần còn lại của công trình đã đóng cửa. Phía sau quầy vé có phòng quản lý bán vé, thuận tiện cho việc kiểm soát khu vực.
84
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Quầy gửi đồ: Nên bố trí gần lối ra vào chính. Cần phải tính toán không gian cho việc sắp hàng, cũng như cởi áo mũ. - Shop: Thường được đặt ở các vị trí đắc địa trong sảnh nhà hát nhưng đồng thời phải đảm bảo chúng không gây cản trở giao thông từ lối vào đến khán phòng biểu diễn. Cần phải bố trí các kho phục vụ cho các shop cũng như các văn phòng quản lý gần khu vực này. Khi đặt các shop vào trong sảnh nhà hát cần phải cân nhắc về yếu tố trưng bày cũng như quản lý các mặt hàng được bán. - Khu chờ khán giả: Không gian này cho phép người sử dụng tiếp cận được với mọi góc của khán phòng biểu diễn. Tại khu chờ, người sử dung có thể đứng, ngồi, trò chuyện, gặp gỡ bạn bè. Hình dáng không gian này tuỳ thuộc vào khu đất, lối tiếp cận cũng như hình dạng khán phòng. Yếu tố góc nhìn cần đuợc cân nhắc ở khu vực này. - Khu quầy bar: Cung cấp nước uống phục vụ khán giả trong thời gian chờ biểu diễn. Quầy thường được bố trí ở mỗi tầng sảnh chờ trước khán phòng, dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận trong quá trình xếp hàng mua. Các quầy bar không nên bố trí cạnh tường của khán phòng nhằm tránh các ảnh hưởng của các thiết bị quầy với không gian biểu diễn. Các quầy bar nên chia thành các module từ 1,5 – 1,8 m tuỳ theo kích thước các thiết bị. Tại mỗi quầy bar nên bố trí kho riêng. - Triễn lãm: Các không gian triễn lãm có thể tích hợp với khu vực sảnh chính hoặc được đưa vào một không gian riêng biệt. Các triễn lãm ở đây mang tính tạm thời và thay đổi theo thời gian trong năm. Khi thiết kế khu triễn lãm, cần bố trí kho riêng phục vụ cho hoạt động này. Ngoài ra có một số tác phẩm nghệ thuật cố định được đặt tại sảnh chính công trình, đóng vai trò như các điểm nhấn cho không gian nội thất. - Phòng hội họp: Dành cho các câu lạc bộ, hoặc các nhà tài trợ chương trình diễn, ngoài ra các không gian này có thể sử dụng để cho thuê, thu thêm lợi nhuận cho công trình. - Không gian biểu diễn: Các biểu diễn diễn ra ở sảnh bao gồm các giàn nhạc nhỏ, đọc thơ, múa. Cần cân nhắc các yếu tố về sân khấu, ánh sáng, âm thanh bổ trợ, cũng như kho phụ trợ đi kèm không gian này. CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
85
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Khán phòng biểu diễn - Nơi tác phẩm được biểu diễn và là trung tâm của cả công trình. Đây là nơi diễn viên và khán giả gặp nhau, cùng tham gia vào quá trình biểu diễn. Mối quan hệ giữa diễn viên và khán giả là một yếu tố quan trong cho sự thành công của chương trình biểu diễn. Khán phòng biểu diễn cần phải chú ý các yếu tố về tầm nhìn cũng như yêu cầu kĩ thuật về âm thanh. Khán phòng biểu diễn đòi hỏi kĩ thuật trang âm cao, do vậy cần cân nhắc yếu tố về âm học ngay từ bước đầu thiết kế. Khu vực này còn là nơi tập trung các thiết bị kĩ thuật phức tạp nhằm phục vụ cho các yêu cầu biểu diễn. - Phân loại:
+ Sân khấu khung tranh
Đây là cách bố trí phổ biến nhất cho đến nay. Sân khấu được bố trí ở một mặt của phần khán giả. Diễn xuất nằm trong một khung, như một bức tranh hay bức phù điêu. Khung tranh có thể làm một ô cửa lớn tưởng tượng. Diễn xuất ờ mộ bên và người thưởng thức ở một bên. Quan hệ giữa hai bên là tuyến tính. Diễn xuất có thể phát triển theo mọi chiều nhưng khán giả chỉ cảm nhận diễn xuất từ một chiều duy nhất, giống như xem một bức tranh phẳng hay một bức phù điêu.
86
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Sân khấu kiểu đấu trường
Sân khấu nằm giữa phần khán giả, như một đấu trường. Khán giả bao bọc sân khấu ở mọi phía và thưởng thức diễn xuất với không gian ba chiều. Diễn viên có thể thực hiện diễn xuất trên mọi hường trong phạm vi sân khấu, không có phía trước, phía sau. Kiểu bố trí này cũng có những ý kiến trái ngược nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng sự hào hứng của khán giả được tăng lên khi khán giả được nhìn thấy sự hưởng ứng của khán giả khác với từng tình huống của vở diễn. Ý kiến khác cho rằng không thú vị gì khi nhìn qua các nhân vật trong vở diễn lại thấp thoáng thấy những người đời thường. Nhược điểm này được khắc phục khi có thiết kế chiếu sáng tốt, tập trung vào diễn viên, khán giả phía đối diện chìm trong bóng tối và trở nên mờ ảo. Nhược điểm này hoàn toàn mất đi khi vở diễn có đông nhân vật và nhất là khi vở diễn hấp dẫn, tâm trí khán giả hoàn toàn tập trung vào đó và họ quên đi ngoại cảnh. Nhược điểm lớn nhất của kiểu này là trong những tình huống diễn xuất độc thoại, có khi diễn viên chỉ thể hiện bằng nét mặt, khóe miệng, ánh mắt thì chỉ có khán giả ở một phía được thưởng thức. Kiểu bố trí sân khấu đấu trường này lại rất phù hợp với một số loại hình sân khấu phương Đông, nhất là Việt Nam (Ví dụ: Chèo, hát bội, bài chòi…) vì nó tăng cường sự giao tiếp giữa người diễn người xem và không có yêu cầu bài trí cầu kỳ.
+ Sân khấu khung tranh có đua ra
Về cơ bản, kiểu bố trí này giống như sân khấu khung tranh, nhưng có thêm diện tích đua ra ở trước và hai bên phía trước, ba phía bao bọc bởi khán giả, ở đó có thể tổ chức các diễn xuất kết hợp rất sinh động với sân khấu chính bằng các động thái đi động (diễn xuất theo kiểu lập thể), độc thoại. Ở các phần này có thể tiếp tục biểu diễn khi đang thay cảnh ở sân khấu chính. Sân khấu khung tranh có đua ra CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
87
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Sân khấu vòng khuyên
Đây là một kiểu bố trí ngược lại với kiểu sân khấu đấu trường. Sân khấu tạo thành vòng tròn bao bọc xung quanh người xem. Phần khán giả nằm lọt vào giữa. Khán giả có thể thấy toàn bộ cảnh diễn xuất ở tất cả mọi hướng xung quanh mình. Diễn xuất rất tự do, được giải phóng về không gian, về mặt bằng, Kiểu này phát huy tối đa tác dụng khi có thể lợi dụng cảnh quan nền ở xung quanh như công viên, vườn cây, con đường, đồi núi, hang động, thác nước… đưa vào trong kịch bản, đạo diễn và diễn xuất. Kiểu này khá đặc biệt, được thiết kế trong những điều kiện đặc biệt. Toàn bộ diễn xuất được thể hiện trên không gian rộng lớn gần như thật ở xung quanh, với thiết kế chiếu sáng và ân thanh tối ưu sẽ tạo cho khán giả cảm giác hoành tráng và cảm xúc nghệ thuật hoàn hảo. Khán giả được sắp xếp ngồi ở giữa, thường là trên một sàn dốc có thiết bị cơ khí rất mạnh để xoay toàn bộ sàn tương ứng với cảnh diễn.
+ Sân khấu tự do
Đối với kiểu này, sân khấu có thể bố trí thành nhiều mảng rải rác trong và giữa phần khán giả. Cách bố trí này cho phép tổ chức những kịch bản phức tạp và hết sức linh động. Điều này có ý nghĩa nhất là nó cho phép tăng cường đến tối đa mối quan hệ hai chiều diễn viên - khán giả và khán giả - diễn viên. Mối quan hệ hai chiều này đem lại sự sống động cho vở diễn, đặc biệt là những thể loại có bao hàm yếu tố tùy hứng, ngẫu hứng, đối đáp rất phổ biến ở sân khấu truyền thống Đông phương và Việt Nam.
88
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Hậu đài sân khấu Nơi diễn viên và các yếu tố kĩ thuật hỗ trợ sân khấu chuẩn bị. Khu vực này thường được giấu kín khỏi mắt khán giả với lối đi riêng biệt nhằm thuận tiện cho diễn viên cũng như việc nhập xuất các trang bị kĩ thuật. Khu vực này bao gồm các phòng thay đồ của diễn viên, các kho trữ và các khu vực xuất nhập hàng. Ngoài ra, công trình biểu diễn còn có các không gian phụ khác như khu vực quản lý, các phòng tập cho nghệ sĩ, các không gian linh hoạt nhằm tổ chức các sự kiện đi kèm,… + Khu phục vụ nghệ sĩ - Đây là các không gian hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị trước khi diễn của nghệ sĩ và là nơi nghỉ ngơi lấy lại sức của họ sau khi diễn hoặc luyện tập. Khu chức năng này cần được bố trí gần với khu vực sân khấu chính để thuận tiện cho các nghệ sĩ biểu diễn. Khu vực này cần có lối tiếp cận riêng, được bảo vệ và kiể soát an ninh kĩ càng. + Phòng thay đồ hóa trang - Cung cấp không gian cho phép các diễn viên hoá trang, thay trang phục và chuẩn bị trước khi lên sân khấu. Có nhiều loại phòng chuẩn bị khác nhau, trong đó số người trong một phòng cho thấy vai trò của nghệ sĩ đó trong buổi diễn. - Trong các phòng thay đồ cần trang bị đầy đủ tủ, mắc áo, gương và bàn hoá trang lớn, giường nghỉ tạm thời, và các phòng tắm, vệ sinh phục vụ riêng cho phòng hoá trang nhất là các diễn viên chính. - Yếu tố chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên cho khu vực này là cần thiết. Các phòng hoá trang chung có thể kết hợp với nhau tạo thành không gian luyện tập cho nghệ sĩ khi không có biểu diễn
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
89
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Phòng sinh hoạt - Đây là không gian chung của các nghệ sĩ để nghỉ ngơi, giải trí, nơi mà đồ ăn nhẹ và nước uống được phục vụ cho họ. Không gian này được sử dụng trong suốt quá trình luyện tập cũng như quá trình diễn. Đây còn có thể được sử dụng như phòng tập hợp toàn nhóm, hoặc phòng tập của các nghệ sĩ. - Phòng sinh hoạt này cần phải được thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, có các yếu tố về tầm nhìn phục vụ các nghệ sĩ. - Đi kèm với không gian này có các kho phụ trợ, bếp nấu và canteen phục vụ, thậm chí có cả phòng ăn riêng giành cho chỉ huy hay diễn viên chính. + Phòng khởi động trước khi diễn - Đây là không gian cho các nghệ sĩ lên dây nhạc cụ, hoặc khởi động trước khi lên sân khấu. Trong không gian này có hổ trợ cách âm, gương,… và được bố trí gần sân khấu chính. + Phòng tập hợp ban nhạc - Nơi tập hợp ban nhạc trước khi diễn, không gian này nên bố trí gần lối vào của hố nhạc. + Các không gian phụ trợ khác - Ngoài các bộ phân trên, còn có các bộ phận hỗ trợ khác như phòng vật lý trị liệu, phòng chuyên gia trang điểm,…
90
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Sơ đồ các không gian chức năng khu hậu đài
+ Khu kĩ thuật - Bao gồm các khu nhập xuất các đạo cụ sân khấu, phông màn, các kho bãi và các phòng kĩ thuật về âm thanh ánh sáng. Các khu vực này hỗ trợ cho các hiệu ứng được diễn ra trên sân khấu lúc biểu diễn. + Khu vực nhập hàng - Đây là khu vực cần được cân nhắc kĩ nhất trong quá trình thiết kế bởi nó có thể ảnh hưởng đến vị trí bố trí sân khấu và khán phòng biểu diễn. Khu vực nhập hàng phải có mặt tiếp xúc từ phía đường lớn, chiếm một diện tích đáng kể trong công trình do các kích thước rất lớn của phông màn đem tới. - Về lý tưởng, ta nên bố trí khu vực nhập hàng cùng tầng với sân khấu. Tuy nhiên vẫn phải cần sự hỗ trợ của các thiết bị như xe folklift, các ramp và các sàn nâng hạ để thuận tiện cho việc nhập hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sân khấu được đặt ở vị trí cao hơn tầng nhập hàng, khi CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
91
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
đó cần phải thiết kế thang máy kích thước lớn để di chuyển phông màn lên sân khấu. - Cửa ra vào nhập hàng nên rộng ít nhất 3m và cao 4m để cho các vật dụng có thể đem vào bên trong dễ dàng. Khu vực nhập phông màn không nên tiếp cận trực tiếp với sân khấu mà nên thông qua kho phông màn nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sân khấu trong quá trình nhập. + Các phòng kĩ thuật điều khiển - Bao gồm các phòng quan sát, phòng điều khiển ánh sáng, âm thanh hỗ trợ trực tiếp trong quá trình biểu diễn Các phòng này thường được bố trí ở vị trí chính giữa rìa khán phòng, nhằm có được tầm quan sát không bị cản trở đối với sân khấu. Các phòng này phải được đóng kín và cách âm.
+ Các kho phụ trợ - Công trình biểu diễn cần một hệ thống các kho lớn phục vụ cho quá trình hoạt động của công trình. Các kho này dùng để chứa phông màn, đạo cụ, ánh sáng, nhạc cụ, thiết bị, trang phục,… - Các kho nhạc cụ cần phải có khả năng tiếp cận trực tiếp với không gian biểu diễn cụ thể là hố nhạc. Không gian này có thể tiếp cận ra bên ngoài nhằm thuận tiện cho việc lưu diễn của các giàn nhạc khác nhau. - Kho phông màn cần tiếp cận trực tiếp với thiên kiều, các kho đạo cụ hỗ trợ nên đặt gần vị trí sân khấu để thuận tiện cho việc biểu diễn. Đi kèm với các kho này là các phòng sửa chửa đạo cụ, thiết bị và phông màn. + Khu quản lý - Cung cấp không gian làm việc cho các nhân viên tham gia vào quá trình hoạt động của nhà hát. Khu vực này bao gồm nhiều văn phòng làm việc khác nhau, được đặt gần ở các vị trí chịu trách nhiệm chính của các bộ phận đó. - Bộ phận quản lý chung của toàn nhà nên tổ chức gọn lại thành một nhóm và có thể tiếp cận được với cả khu sảnh trước khán phòng lẫn khu hậu đài sân khấu. Các văn phòng này nên tiếp xúc bên ngoài, tận dụng thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.
92
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Sơ đồ không gian chức năng phần kỹ thuật hậu trường
+ Khu tập luyện - Đây là không gian được sử dụng trong quá trình luyện tập tác phẩm trước khi trình diễn. Không gian này có thể kèm theo trong nhà hát, hoặc được các đoàn nghệ sĩ thuê bên ngoài. + Phòng tổng duyệt - Dành cho việc biểu diễn thử của toàn bộ tác phẩm Đối với opera và kịch, không gian tập luyện nên có kích thước bằng với sân khấu chính. - Riêng đối với phòng tập luyện cho múa cần thiết kế trần cao và bố trí các gương và gọng đỡ. Phòng tổng duyệt chương trình có thể được sử dụng với cho các giàn nhạc biểu diễn. Do đó, cần phải có các thiết bị kĩ thuật về âm thanh, ánh sáng hỗ trợ. - Phòng tổng duyệt cần được bố trí gần phòng thay đồ, và khu quản lý sân khấu, và nên được bố trí cùng tầng với sân khấu để thuận tiện cho việc di chuyển nhạc cụ và các yếu tố đạo cụ sân khấu. Cần bố trí kho phục vụ trực tiếp cho phòng tổng duyệt. - Phòng tổng duyệt cần được cách âm để không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Không gian này có thể được chiếu sáng tự nhiên, tuy nhiên các cửa sổ có thể khép lại được nếu như cần hiệu ứng ánh sáng nhân tạo. + Phòng tập luyện - Dành cho các nhóm luyện tập nhỏ, và có thể được sử dụng làm phòng thay đồ khi có biểu diễn. Khu vực này được bố trí sao cho các nghệ sĩ dễ tiếp cận, Một số công trình biểu diễn cho phép công chúng và các cơ sở giáo dục sử dụng khu vực này như là nơi để luyện tập.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
93
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
TIÊU CHUẨN VỀ DIỆN TÍCH KHU HẬU TRƯỜNG KHU PHỤC VỤ DIỄN VIÊN STT
Bộ phận
Tiêu chuẩn
1
Phòng hóa trang cá nhân (1-2 người/phòng)
5-10 phòng, 15 m2/phòng
2
Phòng hóa trang diễn viên thường (4 người/phòng) 18m2/phòng
3
Phòng hóa trang chung (16-20 người/phòng)
2-3m2/người
4
Phòng nghỉ diễn viên
60% diễn viên,1.2-1.4m2/người
5
Căn tin phục vụ
50% diễn viên, 0.4m2/người
6
Phòng khởi động trước diễn
15-100 m2
7
Phòng tập hợp giàn nhạc
1 m2/người
8
Phòng chờ diễn
30 m2/phòng
9
Phòng gửi trẻ
10% diễn viên, 3 m2/trẻ
10 Phòng massage, trị liệu
15 m2
11 Phòng chuyên gia hóa trang
10-30 m2
Các kho phụ trợ: - Kho trang phục 12 - Kho nhạc cụ - Kho bản nhạc
0.2m2/bộ, đủ cho 3 vở 50 m2 20-30m2
13 Phòng giặt ủi
20-30m2
KHU KỸ THUẬT PHỤ TRỢ SÂN KHẤU STT
Bộ phận
Tiêu chuẩn (m2)
1
Phòng điều khiển chiếu sáng sân khấu
15 - 20
2
Phòng điều khiển âm thanh
3
Kho bài trí vở diễn
100 - 200
4
Kho thường xuyên
200 - 300
5
Kho bàn ghế
30 - 40
6
Kho đèn
15 - 20
7
Kho đạo cụ
30 - 50
8
Kho phông màn cuộn
25 - 60
9
Tổng kho bài trí
15 - 20
200 - 500
10 Tổng kho đạo cụ
50 - 100
11 Tổng kho bàn ghế
150 - 300
12 Tổng kho trang phục
150 - 300
94
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
KHU QUẢN LÝ STT
Bộ phận
Tiêu chuẩn (m2)
1
Phòng đạo diễn
20
2
Đạo diễn phụ
15 - 20
3
Chỉ huy buổi diễn
10 - 20
4
Nhạc trưởng
20
5
Chỉ huy vũ đạo
20
6
Trưởng đoàn biểu diễn
15 - 20
7
Tác giả kịch bản
15 - 20
8
Báo chí, truyền thông
15 - 20
9
Giám đốc nhà hát
25 - 30
10
Phó giám đốc
10 - 20
11
Phòng họp
40 - 60
12
Phòng nghệ thuật
12 - 15
13
Hành chính
12 - 15
14
Thư viện
30 - 40
15
Lưu trữ
20
16
Phòng nhân viên kỹ thuật
30
17
Bảo vệ
15
KHU DIỄN TẬP STT
Bộ phận
Tiêu chuẩn
1
Phòng diễn tập
Bằng với điện tích sân khấu
2
Phòng tập thoại
3
Phòng tập cho ban nhạc (30-80 nhạc công)
1.2m2/người, 5-6m3/người
4
Phòng tập cho dàn đồng ca (30-200 người)
0,8m2/người, 4-6m3/người
5
Phòng tập múa
Bằng sân khấu, cao 4.5m
6
Phòng tập độc tấu
30 m2
3-6 phòng, 20m2/phòng
VỆ SINH Thiết bị
Xí nam
25 người/bộ
Tiểu nam
25 người/bộ
Bồn rửa nam
Cứ 1 xí có 1 bồn rửa
Tắm nam
20 người/phòng
Xí nữ
20 người/bộ
Bồn rửa nữ
Cứ 1 xí có 1 bồn rửa
Tắm nữ
20 người/phòng
Tiêu chuẩn
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
95
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Thiết kế sân khấu và khán phòng SÂN KHẤU VÀ CÁC BỘ PHẬN KẾ CẬN - Miệng sân khấu: Khán giả thưởng thức biểu diễn nghệ thuật chủ yếu thông qua miệng sân khấu. Bình thường, miệng sân khấu là một hình chữ nhật. Kích thước của hình chữ nhật này là một thông số được xác định bởi số lượng chỗ ngồi khán giả. Thông số này được xác định theo biểu đồ sau. Từ kích thước miệng sân khấu sau đó sẽ suy dẫn ra các kích thước khác của sân khấu.
Biểu đồ xác định miệng sân khấu
- Khung sân khấu: Phía sau miệng sân khấu là một hệ thống dàn thép hình chữ nhật nơi gắn hệ thống treo màn chính sân khấu và một số thiết bị đèn chiếu sáng âm thanh. Dàn thép đó gọi là khung sân khấu, thường nằm phía sau, cách miệng sân khấu khoảng 1,2 m. Kích thước của khung sân khấu thường bằng kích thước miệng sân khấu.
96
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Trong một số thiết kế tiên tiến, miệng sân khấu cũng như khung sân khấu có thể mở rộng, thu hẹp, nâng cao, hạ thấp trong một phạm vi nhất định. Hai kết cấu thẳng đứng gọi là tháp khung. Kết cấu nằm ngang (trên miệng sân khấu) gọi là cầu khung. Trên cầu khung có hành lang đi lại, rộng ít nhất 0,6 m, tại vị trí có lắp đèn pha hành lang rộng ít nhất 1,2 m. Chiều cao thông thủy đi lại ít nhất 2,1 m. Sàn hành lang trên cầu khung phải làm bằng vật liệu không cháy, nên dùng thép bản, trên có phủ vật liệu êm. Hai bên mép phải có riềm cao hơn sàn hành lang là 10 cm để phòng dao búa bị đá rơi xuống. Tải trọng động tính toán cho mặt sàn cầu khung là 250 Kg/m2, hệ số vượt tải 1,3. Nếu cầu khung thiết kế nâng hạ được thì thiết kế cho khả năng hạ tới độ cao 1,5 m trên mặt sàn sân khấu để thao tác lắp đặt thiết bị và phông màn chính. Tốc độ chuyển động không vượt quá 0,3 m/s. - Sàn diễn: Sàn diễn là phần chủ yếu của mặt sàn sân khấu, nơi diễn ra các diễn xuất để khán giả xem. Sàn diễn nằm sau màn chính sân khấu, có chiều rộng bằng chiều rộng miệng sân khấu, cộng thêm mỗi bên một dải rộng 85 cm. Chiều sâu của sàn diễn tính từ màn chính sân khấu tới màn đáy sân khấu (phông trời) lấy bằng 3/4 chiều rộng của sàn diễn. Nếu lấy cao độ sàn trước hàng ghế đầu tiên là ± 0.000 thì cao độ sàn diễn là + 0,950 đến + 1,05.
Kích thước miệng sân khấu, khung sân khấu, sàn diễn và không gian phụ trợ CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
97
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Hai bên sàn diễn phải có dải không gian tự do (phụ trợ) ít nhất 4 m để đặt giá đèn, đặt các ca bin thay áo nhanh, để dồn tạm đạo cụ ra, vào, để diễn viên đi lại và phối hợp diễn xuất. Phía sau sàn diễn (sau màn đáy sân khấu) cũng phải có không gian tự do ít nhất 0,6 m để diễn viên chạy qua chạy lại hai bên. Về cấu tạo, mặt sàn diễn phải là sàn gỗ phẳng, không gồ ghề, không có khe hở. Sàn làm bằng ván gỗ dày 4 cm, có sức đàn hồi (tốt nhất là cấu tạo sàn đòn gánh), kết cấu chịu lực bên dưới bằng vật liệu không cháy (thép, bê tông). Tải trọng tính toán cho toàn bộ mặt sàn diễn là 500 Kg/ m2. Hệ số vượt tải 1,3. Trong trường hợp mặt sàn diễn phải có khe hở để chuyển động mâm quay, sàn trượt, sàn nâng hạ… thì khe hở không được lớn hơn 1cm, hai bên mép khe phải cao bằng nhau. - Đường đỏ sân khấu: Đường đỏ sân khấu là giao tuyến giữa màn chính và mặt sàn sân khấu. Nó cũng là ranh giới giữa mặt sàn diễn của sân khấu chính với lưỡi sân khấu (tiền đài). - Lưỡi sân khấu: Lưỡi sân khấu là phần tiếp tục của sàn diễn vượt ra ngoài màn chính sân khấu, vươn về phía khán giả. Lưỡi sân khấu (còn gọi là tiền đài) là một bộ phận rất quan trọng trong không gian biểu diễn. Nó đưa diễn viên tới gần với khán giả, tăng cường mối quan hệ diễn viên – khán giả, nó đưa sân khấu khung tranh ra gần với sân khấu ba mặt, nó cho phép vở diễn tiếp tục ở phía trước màn chính sân khấu đã khép lại , trong khi phía sau thay đổi bài trí cho cảnh tiếp theo. Lưỡi sân khấu thường đưa ra và che khuất một phần phía trên hố nhạc. Phần đưa ra này không được quá 1/3 chiều rộng miệng hố nhạc (nếu là nhà hát kịch nói, ca kịch), không được quá 1/4 chiều rộng miệng hố nhạc (nếu là nhà hát nhạc kịch, vũ kịch, opera, pa lê). Có thể thiết kế hố nhạc có sàn nâng hạ lên cao tới mặt sàn diễn, hoặc lắp ghép sàn để mở rộng lưỡi sân khấu trong trường hợp biểu diễn không cần hố nhạc. Khi đó, sân khấu gần như trở thành sân khấu ba mặt, và dàn nhạc ngồi ngay trên sân khấu (rất thích hợp với sân khấu Á Đông và Việt Nam). Mặt sàn lưỡi sân khấu yêu cầu như mặt sàn diễn, bằng gỗ, bằng phẳng, không gồ ghề, không có khe. Mặt sàn đàn hồi, tải trọng tính toán 400 Kg/m2, hệ số vượt tải 1,3. - Hố nhạc: Hố nhạc là nơi để dàn nhạc ngồi biểu diễn. Diện tích đáy hố nhạc tính cho mỗi nhạc công 1,2 m2. Riêng cho piano lấy 4,5 m2. Hố nhạc thường kéo dài suốt mặt trước sân khấu. Chiều rộng hố nhạc (theo trục phòng khán giả) không nhỏ hơn 3 m đối với nhà hát kịch nói, ca kịch, không nhỏ hơn 4 m đối với nhà hát vũ kịch, nhạc kịch. Chiều cao thông thủy trong hố nhạc 2,1-2,4 m. Nếu mặt sàn hố nhạc có tạo bậc thì mỗi bậc rộng 1,3-1,6 m, cao 0,2 m. Phần lưỡi
98
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
sân khấu che lấp miệng hố nhạc không quá 1/3 đối với nhà hát kịch nó, ca kịch; không quá 1/4 đối với nhà hát nhạc kịch vũ kịch.
- Các sân khấu phụ Một sân khấu đầy đủ nhất phải bao gồm quanh nó có 5 không gian phụ trợ tương đương với sân khấu chính ở bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái và đằng sau. Đó là các sân khấu phụ, phục vụ trực tiếp cho diễn xuất và thay đổi bài trí.
+ Hai sân khấu phụ ở hai bên phải và trái sân khấu chính. Diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính. Chiều cao đủ để chuyển dịch ngang tất cả mọi bài trí từ sân khấu sang hai bên, tức là không được có hành lang thao tác hay bất kỳ một kết cấu cố định, một đường dây cáp nào cản trở trên suốt độ cao. Chiều cao dự kiến của bài trí cao nhất là bằng chiều cao sân CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
99
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
khấu chính cộng thêm 1-2 m. Chiều cao đó cộng thêm ít nhất 0,4 m là chiều cao sân khấu phụ, cũng là chiều cao thông thủy không bị ngăn cản từ sân khấu chính sang sân khấu phụ. + Sân khấu sau cũng có kích thước diện tích tương sân khấu chính. Chiều cao thông thủy cũng như hai sân khấu phụ hai bên, để đảm bảo đẩy lùi bài trí cao nhất từ sân khấu chính ra phía sau (còn gọi là hậu đài). - Gầm sân khấu nằm ngay dưới không gian sàn sân khấu chính, là nơi đặt các thiết bị vận động cho sàn sân khấu như mâm quay, sàn trượt, sàn nâng hạ… nơi đặt cabin cho người nhắc vở trước đây, làm lối đi cho nhạc công ra hố nhạc, nơi hạ và cất các phông màn bài trí dạng cuộn. Nếu gầm sân khấu có thiết bị mâm quay, sàn trượt, bàn nâng hạ thì chiều cao gầm sân khấu phụ thuộc thiết kế cụ thể của thiết bị đó. Nếu gầm sân khấu để hạ và cất giữ các phông màn dạng cuộn thì bố trí các giá xích động với chiều dài bằng bề rộng sàn diễn. Phía trên là phần nắp, tức là sàn sân khấu. Nắp phải mở được suốt bề rộng sàn diễn để hạ các phông màn dạng cuộn xuống gầm sân khấu. Nếu gầm sân khấu chỉ để cất trữ phông màn dạng cuộn và bố trí lối đi cho nhạc công ra hố nhạc mà không có thiết bị mâm quay, sàn trượt, bàn nâng hạ thì chiều cao thông thủy ít nhất phải là 2,1 m. Các lối đi lại phải có lan can hai bên. Phải có ít nhất hai lối ra vào gầm sân khấu ở hai phía đối diện nhau, rộng ít nhất 1,2m. Các vị trí thao tác không được nằm ở vị trí mà trên đó là các đối trọng của các tời trên sân khấu. Sàn và gầm sân khấu phải đảm bảo hoàn toàn ngăn nước ngầm tràn vào. Tất cả mọi dây điện dưới ngầm phải là cáp chì hay cáp cao su tuyệt đối an toàn, cách nước, cách ẩm và không bị côn trùng chuột bọ phá hủy. Các thiết bị có điện, các đầu nối,… phải tính tới trường hợp bị ngập nước.
100
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Khoang treo còn gọi là thiên kiều: Khoang treo là phần không gian nằm trên không gian của sân khấu chính, dùng để treo các bài trí, phông màn, hạ xuống sân khấu để diễn, kéo lên để thay cảnh và thực hiện các động tác bay, đu, treo trong diễn xuất.
Chiều cao của khung treo phải bảo đảm kéo lên và dấu kín trước tầm mắt khán giả các phông màn mà không phải gấp, xếp lại. Như vậy, muốn thiết kế chiều cao khoang treo trước hết phải dự kiến chiều phông màn cao nhất dự kiến. Điểm dưới của phông đó là mặt sàn sân khấu (A). Điểm trên cùng của phông đó (B) là điểm cuối cùng khán giả nhìn thấy. Chiều cao AB = h. Chiều cao khoang treo tính từ mặt sân khấu lên là H= 2h + 0,5 m + chiều cao kết cấu dàn thưa + 2,1m. Trong đó: - 0,5 m là độ cao tính từ điểm tới của B khi kéo lên cao cho tới đáy dàn thưa. Khoảng cách 0,5 m này dùng để treo mắc các cáp, tời, puli… - 2,1 m là chiều cao thông thủy từ mặt dàn thưa tới kết cấu khoang treo, dành cho người đi lại thao tác. - Chiều cao kết cấu dàn thưa tính đáy dầm đến mặt dàn thưa. - Cầu thang phải có hệ thống cầu thang ở hai phía sân khấu nối từ hành lang cao nhất tới hành lang thấp nhất và tới độ cao sàn sân khấu. Chiều rộng thang ít nhất 0,6 m. Ở nhà hát hạng C trở lên bậc thang phải làm bằng bản thép có vân chống trơn. Hạng D trở xuống có thể làm bằng thép tròn. Nếu thang dốc trên 600 thì từ độ cao 3 m trở lên phải có lồng sắt an toàn bao quanh thang. Nếu thang thoải hơn phải có lan can tay vịn. - Cửa sổ thông hơi để đảm bảo không bị ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài, toàn bộ tường bao quanh sân khấu và khoang treo, tường bao các sân khấu phụ... không Sơ đồ mặt cắt thiên kiều được thiết kế cửa sổ. Chỉ được thiết kế các ô cửa sổ trên tường khoang treo, nằm ở độ cao trên dàn thưa và dưới mái khoang treo. Các ô cửa sổ này để thoát hơi nóng, khói, khí độc khi có cháy nổ. Tổng diện tích các ô cửa này không nhỏ hơn 1/20 – 1/30 diện tích sân khấu chính.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
101
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ KHÁN PHÒNG (PHÒNG KHÁN GIẢ) Phòng khán giả là thành phần chính của nhà hát, nó cũng là thành phần chính của bộ phận khán giả. Kích thước , hình dạng phòng khán giả được lựa chọn trên cơ sở sức chứa, chỉ tiêu diện tích, khối tích riêng, yêu cầu nhìn rõ, nghe rõ, thẩm mỹ, kinh tế, kết cấu và kỹ thuật thi công. - Hình dạng mặt bằng phòng khán giả Trải qua hàng trăm năm phát triển nhà hát, các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu âm học kiến trúc đã đi tới một kết luận rằng “ không có một hình dạng mặt bằng lý tưởng xét về mặt chất lượng âm cho các phòng khán giả “. Kết luận này tạo điều kiện cho kiến trúc sư tìm tòi sáng tạo trong quá trình thiết kế nhà hát nhằm có được những không gian nội thất phòng khán giả mang tính thẩm mỹ cao. Quá trình phát triển của nhà hát cho thấy hình dạng mặt bằng phòng khán giả đã đi từ những hình hình học đơn giản như hình chữ nhật, hình quạt đến những hình phức tạp như hình lục lăng, hình tròn, bầu dục, móng ngựa...
Một số hình dạng phòng khán giả cơ bản
102
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
103
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Mặt bằng hình chữ nhật có ưu điểm: kết cấu, thi công đơn giản, dễ phối hợp với không gian nhỏ bao quanh. Nhưng nó có nhược điểm rất cơ bản: sức chứa không có lợi về âm thanh và tầm nhìn hạn chế, thường dưới 600 chỗ ngồi, nếu trên 600 chỗ sẽ tăng khối tích riêng của phòng, chất lượng âm thanh kém. Để khắc phục nhược điểm này người ta hay làm thêm hệ tường chéo ở hai góc phòng giáp sân khấu.
Quan hệ tỉ lệ 3 chiều: chiều cao H, chiều rộng B và chiều dài L ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh của phòng khán giả hình chữ nhật. Thông thường nhà hát có mặt bằng hình chữ nhật thì quan hệ này được thực hiện như sau: H:B:L=1:2:3 Chiều dài L phụ thuộc vào tính chất biểu diễn và khả năng khuếch đại âm thanh: - Nhà hát kịch nói L: 22-27 m - Nhà hát ca vũ kịch L: 35m - Không có khếch đại âm thanh L < 25 m - Có khếch đại âm thanh L = 25 – 50 m + Kích thước, thông số đối với phòng khán giả sân khấu hộp STT
CHỈ TIÊU
THÔNG SỐ
CHÚ THÍCH
1
Chiều sâu phòng khán giả a - Đối với nhà hát kịch nói, ca kịch b - Đối với nhà hát nhạc kịch, vũ kịch
≤ 27m ≤ 30m
Là khoảng cách từ đường đỏ sân khấu tới tường cuối phòng khán giả sau hàng ghế xa nhất
2
Góc mở trên mặt bằng (y), (°)
< 30o
Góc mở (y) lấy theo hình dưới
3
Góc nhìn của khán giả ngồi ở giữa hàng ghế đầu (β)
≤ 110o
Góc nhìn (β) lấy theo hình dưới
4
Góc nhìn của khán giả ngồi ở giữa hàng ghế cuối (α)
≥ 30o
Góc nhìn (α) lấy theo hình dưới
5
Góc lệch của tia nhìn a- Đối với khán giả ngồi trên trục phòng khán giả b- Đối với các lô ở trên gác, vị trí gần sân khấu nhất
6
Khoảng cách từ hàng ghế đầu đến lan can hố nhạc không được nhỏ hơn
7
Độ cao sàn sân khấu
8
Độ cao thông thủy thấp nhất trong phòng khán giả
104
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
≤ 26
o
≤ 40o 2,6m
Là góc tạo bởi mặt phẳng nằm ngang với đường thẳng kéo từ mắt khán giả tới trung điểm đường đỏ sân khấu Nếu bố trí chỗ ngồi cho xe lăn phải để 3,2m
Là độ cao đường đỏ sân khấu 0,9-1,15m so với sàn phòng khán giả ở hàng ghế đầu ≥ 2,6m
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CHÚ DẪN: α ≥ 30° và β ≤ 110°
- Khán phòng được thiết kế tốt cho phép việc vào và ra thoải mái và tránh gây phiền toái cho không gian bên trong. Thiết kế phải tuân thủ các yêu cầu về các vấn đề như độ rộng lối đi, khoảng cách đến lối đi và lối thoát hiểm, khoảng cách giữa các hàng ghế ngồi, và lối cho người khuyết tật. Người thiết kế nên lưu tâm cân nhắc ảnh hưởng của tiền sảnh hoặc hành lang không gian, vị trí cửa, chiều dài hàng ghế ngồi, và cách tiếp cận của người đến muộn. - Hệ thống các cửa cần phải được thiết kế để thời gian giải phóng mặt bằng tối đa là 5 phút để chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả giữa các buổi thuyết trình và có ít nhất một cửa ở phía sau của sân khấu cho những người đến muộn. Hàng ghế đầu của ghế ngồi ở mức sàn tương tự như cửa ra vào liền kề cho người khuyết tật tiếp cận dễ dàng. Không gian xe lăn phải được đặt hướng về hàng trung tâm phía trước chứ không phải gần bên. Theo TCXDVN 9369:2012, phải bố trí ít nhất 1/3 số ghế hàng đầu có thể tháo rời ra được để cho người tàn tật ngồi xe lăn, hoặc chừa khoảng cách ít nhất 3,2m từ hàng ghế đầu tới lan can sân khấu để sắp xếp chỗ ngồi cho người đi xe lăn. + Số ghế tối đa trong một hàng ghế liên tục Có lối đi từ cả hai đầu hàng ghế
Có lối đi từ một đầu hàng ghế
Chiều rộng khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế (cm)
40
45
50
55
60
40
45
50
55
60
Số ghế tối đa được bố trí trong một hàng ghế
28
34
40
46
52
14
16
16
16
16
+ Độ dốc sàn phòng khán giả: phải bảo đảm để tia nhìn của khán giả ngồi hàng ghế sau không bị đầu khán giả ngồi hàng ghế trước che khuất. Yêu cầu nâng độ nâng cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế tối thiểu là 12 - 15cm. - P là điểm thấp nhất trên sân khấu mà bất kì khán giả nào cũng thấy. - D là khoảng cách từ hàng đầu tiên tới sân khấu. - HD khỏang cách theo phương ngang của mắt 2 khán giả cùng dãy. - E khoảng cách từ mắt tới đỉnh đầu. - EH Chiều cao từ bậc ngồi tới mắt. CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
105
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
106
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Trong thiết kế mặt bằng phòng khán giả thì tầm nhìn là vấn đề cơ bản. Yêu cầu được đặt ra là khi có một cảnh diễn viên ra sân khấu thì mọi khán giả phải quan sát được từ 80% trở lên diện tích khu vực diễn chính của sân khấu (vừa trên mặt phẳng nằm ngang, vừa trên mặt phẳng thẳng đứng). Yêu cầu này được thỏa mãn nếu tất cả chỗ ngồi ở mặt bằng phòng khán giả được bố trí sao cho nằm trong phạm vi một góc mà cạnh của nó tiếp giáp với hai mép miệng sân khấu và đỉnh của góc nằm trong một khoảng cách tối thiểu gấp đôi chiều rộng miệng sân khấu (tính từ màn che sân khấu).
Xác định góc mở phòng khán giả
Xác định khoảng cách giữa hai hàng ghế
Cấu tạo nền dốc bậc
Ghế không có đệm
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
107
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Ghế có đệm
- Ban công Khi sức chứa 600 chỗ trở lên, để đảm bảo nhìn rõ và bố trí được nhiều chỗ ngồi, thì cần phải làm nền dốc và ban công cho phòng khán giả. Nhà hát có thể có một tầng ban công hay nhiều tầng ban công; ban công có thể chỉ được bố trí ở một phía của nhà hát hoặc ở cả ba phía. Khi nhà hát có ban công sẽ có sức chứa lớn hơn, tiết kiệm không gian và diện tích, không gian nội thất phòng khán giả sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên kết cấu trở nên phức tạp hơn, một số vị trí chỗ ngồi nghe và nhìn chưa tốt. Những ban công mà phía dưới có bố trí các phòng phụ (như phòng giải lao, phòng kỹ thuật, phòng vệ sinh...) thì gọi là ban công sâu. Ban công sâu có chỗ ngồi tốt nhiều, kết cấu làm việc hợp lý, chất lượng nghe và nhìn tốt hơn, hình thức phòng cũng trở nên sinh động phong phú hơn.
- Hình dạng trần Phòng khán giả của nhà hát thường không có cửa sổ để lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên. Việc lấy ánh, thông gió, điều tiết khí hậu được giải quyết bằng biện pháp nhân tạo. Vì vậy hình thức trần và các mặt tường bao che phòng khán giả chủ yếu do yêu cầu kỹ thuật âm thanh và nghệ thuật trang trí nội thất quyết định. Ghế có đệm Hình dạng trần có 2 loại chủ yếu: trần phẳng và trần gấp nếp. Những phòng khán giả có sức chứa dưới 600 chỗ nên làm trần phẳng.
108
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
109
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Vùng trước sân khấu
Vùng trước sân khấu thể hiện sự phân chia không gian giữa phòng khán giả và sân khấu. Mối quan hệ hữu cơ giữa phòng khán giả và sân khấu phải nhận được ở bộ phận này một biểu đạt kiến trúc đầy ấn tượng. Điều này được thực hiện qua nghệ thuật chiếu sáng sân khấu, qua việc sử dụng linh hoạt vùng trước sân khấu. Trong diễn kịch thông thường vùng trước sân khấu là một hố nhạc. Có khi vùng trước sân khấu là vùng mở rộng của diện tích biểu diễn. Nhiều trường hợp vùng trước sân khấu là vùng mở rộng của phòng khán giả. Những khả năng biến đổi của khu vực trước sân khấu nói trên được thực hiện bằng hệ thống kích thủy lực nâng và hạ sàn. Khả năng biến đổi của vùng trước sân khấu: - Vùng trước sân khấu là hố nhạc (a). - Vùng trước sân khấu là vùng mở rộng của diện tích biểu diễn (b). - Vùng trước sân khấu là vùng mở rộng của phòng khán giả (c).
- Vùng tường hậu phòng khán giả
Vùng tường hậu phòng khán giả, nơi có tầm nhìn tốt tới sân khấu nên bố trí các phòng hoạt động nỏ như phòng điều khiển chiếu sáng, phòng đạo diễn, phòng đạo diễn âm thanh. Các thiết bị điều khiển chiếu sáng đặt ở phòng sát tường hậu phòng khán giả, vì từ đó có thể nhìn thấy toàn bộ hiệu quả chung của việc chiếu sáng sân khấu. Phòng điều khiển âm tahnh rộng 20m2, phải bố trí sao cho từ đó nhìn thấy được sân khấu một cách dễ dàng.
1. Phòng điều khiển ánh sáng. 2. Phòng tổ chức buổi diễn. 3. Phòng đạo diễn vỡ diễn. 4. Phòng đạo diễn âm thanh.
110
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Thiết kế màu sắc, trần, tường khán phòng - Màu sắc khán phòng nên được lựa chọn cho phù hợp với tính chất của không gian. Màu sắc ánh sáng cần thiết kế cẩn thận để tránh ánh sáng chói trên bảng trắng và màn hình chiếu. - Thảm được yêu cầu trong tất cả các không gian giảng dạy vì lý do âm thanh và thẩm mỹ. - Bề mặt tường nên có độ bền cao và dễ lau chùi. Phần dưới của bức tường nên được lót bằng vật liệu cứng bền, khả năng chống bị trầy như gỗ. - Thiết kế trang âm sẽ xác định hình dạng của trần cho phù hợp với yêu cầu âm thanh đặc biệt. Một số tùy chọn thích hợp có sẵn trong các lựa chọn vật liệu cho trần nhà. + Thiết kế các không gian công cộng phục vụ khán phòng - Các khu vực này có thể được tìm thấy cần thiết cho khu vực trước hoặc sau khán phòng. Thiết kế bao gồm việc cung cấp không gian thư giãn phục vụ nước uống, thức ăn nhanh. - Khu vực vệ sinh Tính toán số lượng thiết bị vệ sinh: cho 100% khán giả, trong đó 50% là nam, 50% là nữ. 100 người một xí
Vệ sinh nam
35 người một tiểu 1-3 xí có một bồn rửa tay
50 người một xí
Vệ sinh nữ
300 người một phòng rửa 1-3 xí có một bồn rửa tay
Khu vệ sinh ở gần khu vực chỗ ngồi cho người khuyết tật đi xe lăn cần bố trí ít nhất 1 thiết bị vệ sinh đặc biệt cho người khuyết tật.
+ Các vấn đề kỹ thuật trong khán phòng
- Trang âm cho phòng hội nghị
+ Tỉ lệ hình phòng Hình dạng phòng: Hình dạng phòng tốt nếu phòng tạo được sự phân bố đều đặn năng lượng âm có đủ năng lượng phản xạ để nghe rõ.
Phản xạ âm ở mặt bằng hình chữ nhật
Phản xạ âm ở mặt bằng hình thang
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
111
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC TỈ LỆ PHÒNG THƯỜNG GẶP Tỉ lệ H:B:L (chiều cao:chiều rộng:chiều dài)
Tên gọi hoặc tác giả
16 : 3 : 4 1 : 1,88 : 2,5
V.O. Knudsen
3:5:8 1 : 1,67 : 2,67
Tỉ lệ châu Âu
1 : 1,6 : 2,5
J.T. Volkmann
2:3:5 1 : 1,5 : 2,5
P.E. Sabine
1 : 1,62 : 2,62 1,236 : 2 : 3,236
Tỉ lệ vàng
1:2:3
Tỉ lệ hài hòa
1 : 1,202 : 1,435 1 : 1,404 : 1,863 H
B 2
3 - 3,5
1
2,5
3,5 - 4
1
1,6
2,3
2
3
5
1
L
+ Hình phòng và chất lượng âm - (1) Khoảng cách giữa nguồn âm và người nghe nhỏ nhất. - (2) Góc bao giữa nguồn âm và các chỗ ngồi 2 bên nhỏ. - (3) Các tường gần nguồn âm phải tạo được các phản xạ âm có lợi cho thính giả. - (4) Tránh cách mặt cong lõm tạo nên hội tụ âm ở chỗ ngồi thính giả. - (5) Khử các tiếng dội phản xạ nhiều lần của 2 tường song song.
112
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Vật liệu trang âm Ba tính chất quan trọng của vật liệu trang âm là: - Phản xạ âm. - Tán xạ âm. - Hút âm. Phản xạ âm Nhiệm vụ của vật liệu phản xạ âm là: - Tăng cường âm phản xạ cho những chỗ ngồi xa để bổ sung cho âm bị tắt dần quá nhanh theo khoảng cách tới nguồn. - Đảm bảo năng lượng âm phân bố đều trên toàn vùng chỗ ngồi. - Cấu trúc âm phản xạ có ích tốt nhất phù hợp với âm nhạc và lời nói. Vật liệu phản xạ âm: thường là các vật liệu phẳng, nhẵn bóng, cứng,… có tính phản xạ cao.
Vị trí sử dụng vật liệu phản xạ âm
Tán xạ âm - Vật liệu tán xạ âm được bố trí để đưa âm bổ sung cho âm phản xạ và trực tiếp. Tạo đủ âm cho khu vực xa sân khấu và tránh âm quá khô ở khu vực gần sân khấu. - Vật liệu tán xạ âm giống phản xạ âm nhưng phản xạ theo nhiều hướng, thường là các vật liệu phản xạ có độ nhám hoặc gờ.
Vị trí sử dụng vật liệu tán xạ âm
Hút âm - Vật liệu hút âm dùng giảm thiểu dư thừa âm để tránh các hiện tượng âm vang hay tiếng dội. Mang lại chất lượng âm cao hơn, rõ hơn. - Sóng âm tới bề mặt kết cấu sẽ gây ra một áp lực, cưỡng bức kết cấu dao động uốn cong, chuyển năng lượng âm thành năng lượng cơ. - Bố trí vật liệu hút âm phân tán sẽ làm cho âm khuếch tán tốt hơn bố trí tập trung. - Vật liệu hút âm gồm các loại: o Xốp rỗng. CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
113
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
o Bản mỏng dao động cộng hưởng hút âm. o Lọ không khí, bản đục lỗ, không khí dao động cộng hưởng hút âm. o Kết cấu hút âm hỗn hợp: kết hợp 3 loại trên, phạm vi hút âm được mở rộng. - Kết quả hút âm còn phụ thuộc vào các yếu tố: o Lượng hút âm của ghế. o Lượng hút âm của khán giả. o Lượng hút âm của các trang thiết bị.
Vị trí sử dụng vật liệu hút âm
+ Hệ thống điện thanh
Gồm 3 bộ phận: thu, khuếch đại, phát và thiết bị kéo dài thời gian. - Trường hợp sử dụng: o Âm của nguồn âm tự nhiên không đủ to, có chỗ quá xa (lớn hơn 24m). o Khi chất lượng âm của phòng không có lợi với âm tự nhiên do hình dáng phòng. o Phòng biểu diễn có thể tích lớn hơn 20.000 m3. o Phòng có thể tích nhỏ nhưng xử lí kiến trúc không tốt. - Yêu cầu: o Âm cung cấp đủ rõ, năng lượng âm phân bố đều. o Phạm vi ảnh hưởng tần số đủ rộng, âm sắc không bị méo. o Đảm bảo cảm giác thật về âm thanh. o Phối hợp chặt chẽ với xử lí chất lượng âm kiến trúc. - Nguyên tắc bố trí loa: o Loa phát âm luôn luôn ở phía trước người nghe trừ trường hợp sắp xếp khán giả tự do. o Âm trực tiếp đến người nghe không vượt qua chướng ngại, không vượt qua đầu khán giả, không lan truyền song song với mặt hút âm. o Khi bố trí 2 bên tường, trục âm của loa nhìn ra sau, hợp với tường góc 30 đến 60o. Không bố trí vuông góc nếu tường song song. o Cố gắng rút nhỏ hốc đặt loa, bố trí hợp lí vật liệu hút âm bên trong và xung quanh hốc. o Áp dụng biện pháp cố định loa, chống rung loa. o Khi bố trí loa trên miệng sân khấu, trục âm của loa rơi đúng trên hàng ghế cuối cùng hoặc 2/3 chiều dài vùng chỗ ngồi. o Nếu cần che hốc loa, dùng sản phẩm dệt đặc biệt có sức cản bé và treo tự do. o Tạo điều kiện dễ dàng sửa chữa hoặc điều chỉnh. o Bố trí loa trên trần, trục âm của loa nghiêng với mặt trần và hướng ra sau.
114
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Các cách bố trí loa điện thanh
+ Thoát người cho khán phòng
+ Số lượng người phải thoát: - Cho phần khán giả là 100% số ghế khán giả. Cho phần sân khấu là 1 người/2m2 diện tích sàn sân khấu. - Trong giai đoạn thiết kế cơ sở (dự án đầu tư xây dựng) tính toán cho 100 khán giả 120 cm cửa thoát. Số lẻ tới 50 khán giả tính thêm 60 cm, số lẻ từ 50 tới 100 khán giả tính thêm 120 cm. Số cửa thoát phải quy cho từng khu vực thoát người trên nguyên tắc chạy rời xa phía sân khấu tới cửa gần nhất. + Thời gian thoát người chậm nhất cho phép: - Thoát ra khỏi sân khấu: 1,5 phút. - Thoát ra khỏi phòng khán giả: 2 phút. - Thoát ra khỏi công trình nhà hát: 6 phút. + Tính toán thời gian chạy thoát theo các điều kiện sau: - Tốc độ dòng người giữa hai hàng ghế: 16 m/phút. - Tốc độ dòng người theo phương ngang trong phòng khán giả sau khi ra khỏi hàng ghế: 16 m/phút. - Tốc độ dòng người theo cầu thang: 10 m/phút. (Chiều dài cầu thang, kể cả chiếu nghỉ tính bằng 2,5 lần chiều cao cầu thang). - Tốc độ dòng người sau khi đã ra khỏi phòng khán giả: 24 m/phút. - Khả năng lọt người tối đa qua cửa hoặc lối đi rộng từ 150 cm trở xuống là 50 người/phút. Khả năng lọt người tối đa qua cửa hoặc lối đi rộng trên 150 cm là 60 người/phút. - Từ sân khấu hoặc từ mỗi khu vực khán giả phải có ít nhất 2 lối thoát, 2 cửa, 2 cầu thang. - Các thang máy, thang tải động, các cửa thường xuyên khoá không được tính toán như lối thoát người.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
115
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Mặt bằng, mặt cắt Harbin Opera house
116
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
117
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
118
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
119
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
120
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
121
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
122
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
123
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Les Quinconces Cultural Center
124
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
4.2. Khối trưng bày, triển lãm
+ Khái niệm Trưng bày triển lãm có vai trò không thể thiếu trong các trung tâm văn hóa hiện đại, đó là nơi giao lưu, đồng thời là nơi cung cấp các thông tin, hiểu biết cho thanh niên về cuộc sống bên ngoài và một phần là nguồn thu nhập duy trì hoạt động của trung tâm. Việc trưng bày triễn lãm ở Trung tâm nghệ thuật dân gian Nam bộ càng có ý nghĩa đặc biệt hơn, vì đây là một không gian đặc thù, phục vụ nhu cầu “trưng bày vật chất” của những nghệ thuật dân gian đang ngày càng bị mai một trong đời sống toàn diện của người dân Nam bộ ngày nay (tùy theo số lượng hiện vật, tư liệu… sưu tầm được). + Phân loại không gian trưng bày - Trưng bày thường xuyên: là trưng bày hiện vật, hình ảnh đặc trưng, chuyên sâu về nhiều đề tài khác nhau cùng một lúc, trong thời gian dài và thường được trình bày tiểu biểu, khái quát, dễ hiểu, chính sác, bắt mắt... - Trưng bày mở: các bộ mẫu vật gốm, đá của một số vắn hóa tiền và cơ sở. - Trưng bày chuyên đề: là trưng bày hiện vật, hình ảnh đặc trưng, chuyên sâu vể một đề tài nào đó trong một thời gian ngắn. Thường được tổ chức vào những dịp quan trọng như kỉ niệm, hay tưởng nhớ... nhằm giới thiệu và phát huy giá trị của các bộ sưu tầm hiện vật đang lưu trữ tại Bảo tàng Nhân học, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo,... - Trưng bày ngoài trời: Trưng bày ngoài trời là một phần quan trọng được các bảo tàng nghiên cứu và trưng bày với mục đích bổ sung nội dung và tăng cường không gian trưng bày chính. Phần trưng bày ngoài trời cần có diện tích lớn dể trưng bày những vật thể khối lớn như công trình kiến trúc thu nhỏ của các nền văn hóa hay các hiện vật có khối tích lớn. - Trưng bày lưu động: phục vụ cho các lễ hội. + Các dạng cấu trúc của không gian trưng bày
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
125
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Bố cục có hành lang, các phòng nối tiếp nhau, song có tính độc lập được nối tiếp bằng hành lang.
- Bố cục mặt bằng theo kiểu xuyên phòng không có hành lang: có 2 cách.
- Bố cục loại mặt bằng trưng bày các tượng tròn, vật phẩm có khối, người xem cảm thụ được theo dây chuyền một chiều.
- Loại bố cục mặt bằng nhiều cạnh (đa giác). Kết hợp trưng bày vật phẩm có khối (các loại tượng tròn, các loại tủ) với vật phẩm mặt phẳng.
- Loại bố cục mặt bằng hình tròn: Có 2 cách o Bố cục các phòng rộng liên tục. o Bố trí các phòng tương đối độc lập. Khối các góc trưng bày không tốt bằng cách bố trí các loại kho phụ, hay các phòng nghỉ cho người xem hoặc nhân viên phục vụ, thuyết minh…
126
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Loại bố cục mặt bằng tự do
+ Các vật phẩm trưng bày - Vật phẩm trưng bày là mặt phẳng: như các loại tranh, ảnh, pano, biểu băng: + Chất liệu: giấy các loại vải lụa các loại gỗ, phẳng, đá và kim loại, các chất liệu khác như: nhựa, nilon. Mỗi loại chất liệu lại có độ cả quang nhất định và đem lại cảm xúc khác nhau cho người xem. + Kích thước: loại nhỏ có thể từ vài phân vuông như con tem cổ, tiền giấy cổ, trang di cảo (viết tay) bản gốc của các doanh nhân. Loại lớn từ vài met vuông đến hang chục, hàng tram mét vuông như các bức tranh cổ, các bức toàn cảnh (panorama). + Hình dáng: hình chữ nhật, hình vuông thông dụng nhất, ngoài ra còn có các dạng hình khác như hình đa giác hình chữ nhật cắt góc, hình tròn, hình elip, hay các hình dạng khắc tùy theo chủ đề diễn tả của bức tranh đó. Có loại tranh liên hoàn cong lồi, hoặc cong lõm, hoặc các mặt cầu lồi lõm rất linh hoạt. - Vật trưng bày có nền phẳng trên đó có hình lồi lõm: như tranh điêu khác, trạm, gò kim loại, hoặc trạm lộng bẳng gỗ hay phù điêu thạch cao, xi măng… + Chất liệu: Khắc trên đá, khắc trên gỗ, chạm nổi, chạm lộng, gò, đúc đồng công kim loại khác nhau. Đúc bằng các vật liệu khác nhau: vôi trộn nhựa cây, thạch cao, xi măng, gốm nung, sứ, thủy tinh và cách khoáng sản khác như than đá, đất trộn trấu, ceramic… (tranh ghép gốm). + Kích thước: loại nhỏ như tiền xu đúc, cúc áo, đồ trang sức. Loại lớn giống như tranh vẽ, phụ thuộc vào chủ đề. + Hình dáng: Một số tranh khắc, chạm khảm được gắn trên kiến trúc cột, xà, bảng của công trình tôn giáo tín ngưỡng, các ngôi nhà cổ, kiến trúc dân gian truyền thống, đồ tranh trang trí nội thất: hoàng phi, câu đối cổ, bàn thờ, bàn ghế, giường tủ… cho nên hình dáng của nó rất đa dạng, kích thước cũng lệ thuộc vào kích thước của chi tiết kiến trúc hoặc là đồ dùng nội thất. - Vật phẩm trưng bày có khối: gồm các tượng tròn, tượng chân dung, khối nghệ thuật, các hiện vật gốc( Trống đồng Ngọc Lũ, tượng phật, tượng danh nhân,..) các loại mô hình theo tỷ lệ khác nhau (mô hình một cái nhà, một khu phố, một đô thị…). + Chất liệu: Gốm, sứ, thạch cao, đá các loại, kim loại ( đồng, sắt, hợp kim), gỗ tre, nứa, lá cây…và các chất liệu khác như: xi măng, cát trộn keo, đất nâu, đất trộn tre rơm, nhựa polymere, giấy cốt nan tre, gỗ ghép, thú nhồi, xương động vật, khủng long, ma mút, xương người cổ. + Hình dáng: khối rất đa dạng vì thế kích thước của chúng cũng khác nhau có vật nhỏ từng ly mét khối, con kiến, con ông,…cho đến những con vật to hàng chục đến hàng tram mét khối và thường gặp ở các bảo tàng tự nhiên, hay bảo tàng cổ sinh vật học. - Loại vật phẩm, hiện vật trưng bày theo thức tổng hợp (kết hợp): Những loại vật phẩm hay hiện vật trưng bày trong các loại bảo tàng có chương trình (kịch bản) trưng bày theo CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
127
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
chủ đề, theo giai đoạn lịch sử, hay theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao về mặt cảm thụ thực tế (trung thực) đối với người xem. Người ta kết hợp các loại vật phẩm hay hiện vật trưng bày trong một không gian kiến trúc: + Mô hình kết hợp với tranh. + Tượng tròn kết hợp với tranh vẽ, tranh khắc, chạm nổi, chạm lộng. + Tủ, hầm, giá đỡ kết hợp với các vật phẩm và hiện vật trưng bày. + Không gian kiến trúc với các loại vật phẩm trưng bày như: tranh, tượng tròn, mô hình (maquette)... không gian kiến trúc cũng như bộ phận góp phần đáng kể vào vật phẩm trưng bày. + Các dạng trưng bày vật phẩm-hiện vật - Trưng bày theo dạng khối: dạng này được bố trí rải rác rất tốn về diện tích nhưng hiệu quả thẩm mỹ cao. - Trưng bày theo dạng vách: Lối bố trí này dẫn dắt cảm xúc chiêm ngưỡng xuyên suốt mạch lạc nhẹ nhàng, khách tham quan có thể di chuyển một cách tự nhiên và chuyển đổi cảm giác một cách rất nhẹ nhàng, tinh tế. - Trưng bày theo dạng treo: dạng này sử dụng cách tương tác tạo cho khách tham quan cảm giác được chiêm ngưỡng chân thật như bản thân họ đến một rạp chiếu phim mà nó đang trình chiếu…hoặc phản ánh đúng sự việc hiện tượng xã hội. + Phương pháp trưng bày về hiện vật, khoảng cách, độ cao Khi trưng bày hiện vật cần đảm bảo tính trung thực của tranh ta phải nghiên cứu góc nhìn và tia nhìn chủ đạo của người quan sát: Góc nhìn thích hợp cho người quan sát là 27 độ: α: góc nhìn trên mặt bằng B: chiều rộng của tranh L: khoảng các tốt từ người nhìn tới bức tranh trưng bày.
Mặt cắt phòng trưng bày loại trung bình hoặc loại nhỏ ở một phía: H: chiều cao tranh L: khoảng cách từ người xem đến tranh a: khoảng cách từ dòng người tới tường a ≥ 1m.
128
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Mặt bằng phòng trưng bày có hai dòng người xem, trưng bày qua ở hai phía tường: i: dòng người có điểm nhìn tốt. l: dòng người có điểm nhìn tốt. n: điểm dừng khi treo tranh không liên hoàn.
Mặt cắt phòng trưng bày loại lớn, trưng bày ba dãy vật phẩm: h: độ cao vật phẩm. L: khoảng cách giữa vật phẩm và người xem a: khoảng cách giữa hai dòng người a ≥ 45 cm Mặt cắt dòng người di chuyển xem vật phẩm từ độ cao khác nhau kiểu bậc thang. Độ cao, rộng các bậc tùy theo vật trưng bày và hiệu quả trải niệm của người xem.
Mặt cắt dòng người xem ở các độ cao khác nhau. Vật trưng bày là loại có kích thước lớn.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
129
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Mặt cắt phòng trưng bày kết hợp các loại: T: tủ trưng bày các vật nhỏ. Tr: tranh, tranh khắc. P: tranh panorama. M: mô hình n: ánh sáng tự nhiên a: đèn có hộp hay máng đèn hỗ trợ chiếu sáng. + Khu kho và kỹ thuật (1) Nhập vật phẩm (2) Để tạm vật phẩm. Một số công trình có sân để tạm vật phẩm, hiện vật khá lớn có mái di động hoặc không che từng yêu cầu vật phẩm khác nhau. (3) Đăng ký phân loại vật phẩm. (4) Kiểm tra, đánh giá chất lượng vật phẩm, hiện vật và sau đó đề ra các yêu cầu phục chế hay bảo quản (5) Các xưởng trang phục chế riêng cho từng loại vật phẩm. (6) Các loại kho vật liệu, kho dụng cụ để chế tác hoặc phục hồi, trang phục chế vật phẩm và hiện vật. (7) Các loại kho: kho vô cơ, kho vật phẩm và hiện vật hữu cơ kho tổng hợp tùy theo quy mô tính chất trưng bày. (8) Khu kỹ thuật: các máy móc, thiết bị thông thường hoặc chuyên dụng, thường phân ra các loại thiết bị ngành, hoặc công nghệ gia công. + Vấn đề chiếu sáng trong không gian trưng bày - Chiếu sáng tự nhiên + Có 3 cách đưa ánh sáng tự nhiên vào không gian trưng bày: o Ánh sáng bên: cửa sổ bên. o Ánh sáng mái: cửa sổ mái, cửa sổ trên cao (clerestory). o Kỹ thuật phản chiếu ánh sáng: lightshelf… - Tỷ lê diện tích cửa sổ / diện tích sàn của phòng trưng bày là 1/5. - Hệ số chiếu sáng tự nhiên: o Ánh sáng từ trên xuống: = 5 ( hoặc 10 đối với phòng hội họa). o Ánh sáng từ hai bên sườn = 3.5.
130
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Sơ đồ dây chuyền khu kho và kỹ thuật
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Chiếu sáng bên - Chiếu sáng bên thích hợp với những không gian trưng bày tượng điêu khắc.Ánh sáng bên tác động lên tượng cho kết quả tương phản về hình khối, làm rõ nội dung tượng điêu khắc chân thực hơn cách chiều sáng trên hoặc dùng đèn chiếu. - Đối với cách chiều sáng bên, trưng bày các hiện vật 2D, điển hình là tranh, gặp bất lợi về bóng cửa sổ phản chiếu vào khung kính của tranh, vì vậy thường phải đặt tranh nghiêng để tránh tình trạng này gây khó khăn cho khách tham quan.
+ Chiếu sáng bằng cửa sổ mái - Khuyết điểm của cách chiếu sáng này là khối cửa sổ mái sáng mạnh, phần không gian còn lại cường độ sáng giảm dần, ít có hiệu quả chiếu sáng, không gian tối. - Khi sửa dụng hình thức này cần sử dụng đèn chiếu tranh cả vào ban ngày. + Chiếu sáng bằng giếng trời giữa phòng - Áp dụng cho những không gian chỉ trưng bày tranh. - Nếu tỉ lệ giữa chiều cao phòng với chiều rộng của phòng quá thấp thì tranh sẽ bị lóe sáng ở phía trên, nếu tỉ lệ quá cao thì phần sáng nhất trong phòng sẽ là sàn và phía trên của tường. Phía dưới tường tức là vị trí treo tranh bị tối.
+ Chiếu sáng cả trần - Toàn bộ trần thay bằng hệ thống nhận sáng, thường bao gồm một hệ thống kỹ thuật phức tạp phía trên phần trần nhận sáng.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
131
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Chiếu sáng nhân tạo
+ Chiếu sáng nhân tạo mục đích chính là để thể hiện rõ hiện vật trưng bày có 3 phương pháp chiếu đèn chính, bao gồm: - Hệ thống chiếu sáng chung. - Hệ thống chiếu sáng cục bộ. - Chiếu sáng nghệ thuật, chiếu rọi. + Ngày nay người ta tăng cường chiếu sáng nhân tạo vì anh sáng tự nhiên không ổn định. Khi sử dụng ánh sámg nhân tạo cần có các thiết bị phụ trợ không cho lóa mắt người xem. Phải tạo được ánh sáng dịu cho cả phòng, đồng thời phải có ánh sáng hướng đến từng hiện vật hay nhóm hiện vật. Tiêu chuẩn 150 lux cho phòng trưng bày và 75 lux cho phòng thường khi dùng bóng tr.n, bóng compact. Tiêu chuẩn 200-300 lux cho phòng trưng bày và 150 lux cho phòng thường khi dùng bóng neon. + Kỹ thuật chiếu sáng và sử dụng màu sắc: - Do yêu cầu làm nổi bật hiện vật, nên việc chọn phông, nền sao cho đạt là do: chất liệu, màu sắc, khả năng phản chiếu, phản xạ… của nền và phông. - Từ phòng này sang phòng khác không nên có sự biệt lập quá lớn giữa các màu sắc và ánh sáng. - Màu sắc cơ bản của các gian trung bày nên dịu, sáng. Tường nên có màu trung tính. - Nên kết hợp sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, chú ý phối hợp giữa bóng nêon, compact và bóng sợi đốt. - Giải quyết vấn đề ánh sáng hay chọn nguồn sáng phần lớn phụ thuộc vào thành phần của các sưu tập bảo tàng. - Hiện vật cứng, bền, tượng, phù điêu,… Dùng ánh sáng tự nhiên. - Hiện vật khảo cổ, lịch sử, nên dùng ánh sáng nhân tạo, xương động vật thường bị phân hủy dưới ánh sang mặt trời. - Đối với các tranh hội họa: người ta có xu hướng cố gắng trưng bày nó trong điều kiên ánh sáng mà họa sĩ vẽ ra nó, mà vẫn bảo quản được tốt. Tốt hơn nữa có thể mỗi một nhóm tranh bày trong một phòng hoặc liên phòng và mỗi bức tranh được trưng bày trên một bức tường riêng cho nó.
132
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
4.3. Phòng chiếu phim
Diện tích phòng khán giả (kể cả sân khấu nhỏ, ban công, lối đi lại) tính 0,8 m2 đến 1,0 m2 cho 1 chỗ ngồi và khối tích từ 4,5 m3 đến 6,0 m3 cho 1 chỗ ngồi.
Mặt cắt phòng khán giả
Mặt bằng phòng khán giả CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
133
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
134
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
135
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Phòng máy chiếu Phòng máy phải được bố trí ở phía chính diện với màn ảnh. Trong trường hợp phòng khán giả có ban công, phòng máy được bố trí dưới hoặc trên ban công theo trục chính của phòng khán giả. Tường ngăn cách giữa phòng máy và phòng khán giả phải được thiết kế cách âm. Cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Chất liệu của cửa sổ phòng chiếu phải là chất liệu không ảnh hưởng tới chất lượng ống kính hay chất lượng chiếu; - Để tránh hiện tượng dội âm qua cửa sổ chiếu hoặc cửa sổ quan sát phải bố trí loa đặt lệch một góc từ 7° đến 10° và không gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh; - Kích thước cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đảm bảo 0,4 m x 0,25 m để ánh sáng trong phòng chiếu không lọt ra ngoài phòng khán giả. Cửa phòng máy chiếu phải mở ra ngoài. Kích thước cửa phòng phải bảo đảm không được nhỏ hơn 2,00 m x 0,85 m. Khi cao độ sàn phòng máy cao hơn cao độ sàn phòng khán giả, kích thước bậc thang vào phòng máy phải có chiều cao bậc không được lớn hơn 0,18 m chiều rộng bậc không được nhỏ hơn 0,28 m.
136
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
4.4. Sân lễ hội
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Lễ Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng. Ðồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải tạo. + Hội Hội là một hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng. Hội là để vui chơi, chơi thỏa thích, thoải mái. Nó không bị ràng buộc bởi lễ nghi, tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác . + Lễ hội Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa. Đối với người Hoa, việc tổ chức các lễ hội hết sức quan trọng. Nó thể hiện cách sinh hoạt văn hóa, cách sinh hoạt về mặt tinh thần của người Hoa. Mỗi lễ hội đều có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với người Hoa. + Sân lễ hội Sân lễ hội là nơi diễn ra lễ hội, nơi mà mọi thứ sẽ được diễn ra từ phần Lễ (hành hương, diễu hành,...) đến phần Hội (trưng bày, vui chơi, ca múa nhạc,... Sân lễ hội yêu cầu phải đủ lớn để tổ chức các hoạt động về tâm linh, hoạt động vui chơi, trưng bày, sinh hoạt văn hóa của người Hoa trong các mùa lễ hội, như: Hội hoa đăng vào tết Nguyên tiêu, tết Trung thu, biểu diễn múa lân - sư - rồng Sân lễ hội phải có khu vực sân khấu để biểu diễn các tiết mục văn nghệ, ca - nhạc - kịch. Đối với các tiết mục văn nghệ của người Hoa (trừ phần Lân - Sư - Rồng) không cần sân khấu quá lớn.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
137
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
4.5. Thư viện
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Quy mô Phòng đọc cần đảm bảo có đủ chỗ cho 25 – 40 người sử dụng đồng thời. • Chiều cao trung bình phòng đọc 4m – 4.5m. • Diện tích cho người đọc: 1.5m2/người. • Diện tích cho nhân viên: 5m2/người.
Kho sách được thiết kế cứ 400 quyển được một diện tích kho là 1m2. Phòng cho mượn thường được thiết kế 10 – 20 m2 bố trí giữa phòng đọc và kho. Văn phòng thủ thư 20m2. Khu vực giao nhận 10m2 đến 16m2. Phòng photocopy 8m2 đến 12m2. Diện tích giới thiệu sách 20 - 40 sách/m2.
138
+ Chi tiết không gian CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
• Phòng đọc sách cần đặt ở nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng. Cần tránh ánh sáng loá và ánh sáng chiếu thẳng. Cửa sổ lấy ánh sáng nên có thiết bị che nắng. Khi quy mô của phòng đọc sách lớn hơn 50m2 nên tách phòng đọc trẻ em riêng.” (Trích dẫn từ tiêu chuẩn TCXDVN 9365:2012 Nhà văn hoá thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế) • Yêu cầu: đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin đa dạng không chỉ giới hạn trong các đầu sách mà qua phim ảnh, âm nhạc và cả trên internet. Phục vụ nhu cầu tìm hiểu, thảo luận và giải trí của thanh niên. • Các thành phần chức năng chủ yếu: - Khu vực làm việc nhân viên: thủ thư, khu làm việc chung, khu nhập sách , kho sách, phòng quản lý điều hành mạng, quầy nhận - trả sách. - Khu dành cho đọc giả: phòng tra cứu trên mạng, phòng đọc trung tâm, quầy tra cứu danh mục, khu trưng bày, khu “sách nói”-nghe nhạc, phòng vệ sinh, một số không gian đặc biệt (hôi họp, thảo luận nhóm...)
Không gian thư viện tại trung tâm văn hóa Tjibaou – Renzo Piano
DIỆN TÍCH CÁC PHÒNG TRONG THƯ VIỆN (TCXDVN 3981:1985 Trường đại học) Tên phòng
Chỉ số tính toán
Đơn vị
Diện tích chỗ cho mượn sách về nhà - Cho người đọc - Cho nhân viên công tác ở thư viện
Cho 1 người đọc Cho 1 nhân viên
Diện tích cho mượn sách ở phòng đọc - Cho người đọc - Cho nhân viên công tác ở thư viện
Cho 1 người đọc Cho 1 nhân viên
Phòng trưng bày sách
Cho 1 người đọc
0,5
Cho 1 tủ mục lục (2 vạn phiếu) Cho 1 nhân viên
3,5
Mục lục sách đọc giả -Diện tích để mục lục -Diện tích cho nhân viên
20% số chỗ phòng đọc
Diện tích (m2)
15% số chỗ phòng đọc
1,8 5,0 1,5 5,0
4,0
Bộ phận tra cứu thông tin cho người đọc
Cho 1 người đọc
40% số chỗ phòng đọc
0,1
Các phòng đọc dành cho các nhóm
Cho 1 người đọc
80% số chõ phòng đọc
2,4
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
139
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Tên phòng
Chỉ số tính toán
Các phòng đọc dành cho nghiên cứu khoa học Trong đó có phòng đọc riêng, phòng đọc tài liệu khổ lớn và sách kín Kho sách - Bảo quản chính - Bảo quản kín - Báo quản hở dễ lấy - Diện tich cho nhân viên phục vụ
Đơn vị 8% số chỗ phòng đọc cho nghiên cứu KH
Cho 1000 đơn vị sách 70% tổng số sách 20% Cho 1 nhân viên 10% Cho 1 nhân viên
Diện tích (m2) 3,0 5,0
2,5 1,25 5,0 4,0
Chỗ cho mượn sách chung của các thư Cho 1 tủ mục lục viện (4 vạn phiếu)
6,0
Các bộ phận bổ sung, chỉnh lý và mục lục sách
Cho 1 vạn cuốn
2,0
Các phòng thu, chụp micro, phim in lại, bảo quản, đóng sách và phục chế
Cho 1 vạn phiếu
2,0
Các phòng phục vụ sản xuất
Cho 1 người đọc
2,0
Phỏng gửi cặp, túi sách Phòng chủ nhiệm thư viện
0,04 Cho 1 chủ nhiệm
0,18
4.4. Khối sinh hoạt các câu lạc bộ
+ Khái niệm Câu lạc bộ có thể hiểu là một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích, từ mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động cho phù hợp khả năng và thời gian của các thành viên. Khối học tập và sinh hoạt câu lạc bộ nhằm tạo môi trường hợp tác, giao lưu, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở với các tổ chức, cá nhân. + Phân loại Các câu lạc bộ được tổ chức thành 2 loại: Lớp học nhỏ và lớp học lớn :Số người của mỗi lớp học nhỏ nên lấy khoảng 40 người. Lớp học lớn khoảng 80 người. Chỉ tiêu tính toán diện tích sử dụng của lớp học được tính 1,4m2/người. Yêu cầu thiết kế lớp học phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông hiện hành..
140
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Quy mô Các phòng sinh hoạt nhóm có diện tích trung bình từ 24 – 80m2. Chiều cao thông thủy là 3,2 – 4,2 m tùy theo diện tích và tính chất hoạt động. Một số chỉ tiêu diện tích: • Các phòng sinh hoạt có tính chất yên tĩnh: 1,7m2/chỗ • Các phòng kỹ thuật và xưởng: 2m2/chỗ • Phòng hội thảo nhóm, tiếp khách câu lạc bộ: 1,5 – 2m2/chỗ • Phòng giải khát câu lạc bộ: 1,3 – 1,5 m2/chỗ + Chi tiết không gian chức năng • Lớp dạy mỹ thuật - Diện tích sử dụng của lớp học mỹ thuật được tính 2,8m2/người. Mỗi lớp không nên quá 30 người; - Lớp mỹ thuật nên lấy ánh sáng từ cửa sổ phía Bắc; - Ngoài các thiết bị dùng cho học tập, trong lớp cần đặt chậu rửa ở bốn góc phòng. Trên tường có bố trí ổ cắm điện.
• Phòng mỹ thuật nên đặt hệ dây treo tường (treo tranh ảnh), thiết bị che ánh sáng, chậu rửa. Diện tích sử dụng từ 24m2 đến 32m2.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
141
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
• Phòng âm nhạc cần bố trí từ 1 đến 2 phòng đàn. Mỗi phòng có diện tích sử dụng từ 16m2 đến 32m2 và phải tính đến yêu cầu chất lượng âm thanh trong phòng và cách âm.
• Phòng nhiếp ảnh cần bố trí phòng chụp ảnh và buồng tối in tráng phim. - Buồng tối cần có thiết bị che ánh sáng và thông gió, trao đổi khí, bàn làm việc, chậu rửa; - Cần bố trí gian thực hành trong phòng nhiếp ảnh. Căn cứ vào quy mô có thể bố trí từ 2 đến 4 gian, mỗi gian có diện tích không nhỏ hơn 4m2.
• Phòng ghi âm, ghi hình cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hoá - thể thao. Yêu cầu thiết kế phòng ghi âm, ghi hình phải áp dụng những quy định trong TCVN 5577 - 1991. Rạp chiếu bóng. Tiêu chuẩn thiết kế. - Trang trí nội thất của phòng ghi âm, ghi hình và phòng điều khiển cần đảm bảo chất lượng âm thanh trong phòng.
142
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Trên tường ngăn giữa phòng ghi âm với phòng điều khiển cần có cửa quan sát cách âm.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
143
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
4.6. Khu thể dục - thể thao
Trong một công trình phức hợp như Trung tâm văn hóa, việc bố trí không gian Thể dục thể thao phải bao gồm 2 thành phần: không gian trong nhà và ngoài nhà. Lối tiếp cận chính cần phải rõ ràng, tách biệt với các khu chức năng khác để đảm bảo hoạt động độc lập nhưng vẫn có thể liên hệ với các thành phần khác thông qua các không gian đệm, không gian phụ. Tính chất của khu thể thao là ồn ào, náo nhiệt, do đó cần có sự ngăn cách với các khối học tập. Khu thể thao cung cấp các chương trình tập luyện đa dạng phục vụ thanh niên. Có thểchia thành 4 loại bài tập: làm nóng, giảm trọng lượng, tuần hoàn máu, tim mạch. Mỗi khu vực tập luyện có các tranh thiết bị riêng cũng như một không gian phù hợp. Một yếu tốquan trọng khác là vật liệu bề mặt phải đảm bảo, tính linh hoạt của không gian (đa năng) và kiểm soát tiếng ồn. Với điều kiện tại Việt Nam, nên có thiết kế linh hoạt khu vực sân tập thể thao trong nhà, sử dụng loại sân tập đa năng và có khả năng thay đổi linh hoạt. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các khoảng sân trong nhà này để tổ chức các sự kiện, triển lãm cũng như sinh hoạt câu lạc bộ đội nhóm định kỳ. • Phòng luyện tập tổng hợp (Trích dẫn từ tiêu chuẩn TCXDVN 9365:2012 Nhà văn hoá thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế). - Phòng luyện tập tổng hợp cần ở vị trí hợp lý để không làm ảnh hưởng đến các phòng lân cận; - Cần bố trí khu vệ sinh, nhà tắm cho người đến tập; - Khi cần phải thiết kế các gian, kho; - Trong phòng tập các môn như: múa, thể dục thẩm mỹ, thể hình, thể dục nghệ thuật, dọc theo tường cần bố trí tay vịn, lan can để tập luyện. Trên mặt tường không bố trí cửa cần đặt gương soi toàn thân; - Tiêu chuẩn diện tích sử dụng của phòng luyện tập tổng hợp là 6m2/người. Số người luyện tập không nên lớn hơn 25 người; - Chiều cao phòng cần được xác định hợp lý dựa trên yêu cầu sử dụng, nhưng không được thấp hơn 3,6m; - Nền của phòng luyện tập tổng hợp nên làm bằng gỗ pắc kê; - Cửa ra vào nên làm bằng cửa cách âm. • Chú thích : Đối với phòng thể thao, chiều cao phòng cần phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế các công trình thể thao hiện hành. Một số môn thể thao nên đưa vào nội dung hoạt động của nhà văn hoá - thể thao như: cầu lông, bóng bàn, vật cổ điển, vật tự do, thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ.
144
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
4.7. Các không gian chức năng khác a. Khối học tập
+ Không gian học tập Theo nghiên cứu của Chism and Bickford trong tài liệu Learning Space có đưa ra một số định kiến dẫn đến việc “cố định” các không gian học thông thường: - Hoạt động học tập chỉ xảy ra trong lớp - không gian hẹp cố định. - Học tập là một hoạt động cá nhân. - Diễn biến bên trong lớp học là không thay đổi từ ngày này qua ngày ngày khác. - Học tập có nhu cầu về sự kín đáo, tránh sự phiền nhiễu từ bên ngoài. Và một số lo ngại như: CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
145
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Học viên có thể phá hủy hoặc ăn cắp các đồ nội thất đắt tiền. - Học viên cần phải được giới hạn phạm vi hoạt động ở 2 bên tay vịn ghế Đây cũng là một điểm chung tồn tại trong các lớp học tại các trường học và trung tâm văn hóa tại Việt Nam. Thực tế từ cuộc nghiên cứu cho thấy, với tinh thần và nhu cầu tâm sinh lý thay đổi như hiện nay, việc học tập chú trọng vào tính giao lưu, đối thoại đa chiều giữa người hướng dẫn-giáo viên và các thành viên trong lớp với nhau hơn là truyền đạt một chiều thầy-trò. Với sự tiếp xúc với công nghệ internet, một xu hướng tổ chức lớp học hiện đại phải đóng vai trò như một trang mạng xã hội (facebook, twitter...) với các luồn ý kiến được ra nhiều chiều, nhiều khía cạnh và cùng nhau thảo luận giải đáp. Đặc biệt là trong các trung tâm văn hóa hiện đại phục vụ cho “thế hệ kết nối” (Net Generation). Với những tìm hiểu chuyên sâu về tâm sinh lý, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp để xây dựng một không gian học linh hoạt hơn, ứng dụng cho thời đại ngày nay. Học tập theo những nhóm nhỏ: - Tiếp cận, đối thoại với giảng viên trong không gian học tập - Bàn rộng có nhiều chỗ để dụng cụ học tập như laptop... - Không gian linh hoạt, tích hợp nhiều chức năng. - Tính công nghệ thể hiện qua trang thiết bị âm thanh, máy chiếu, hệ thống net... - Có khả năng truy cập vào các dịch vụ tiện ích cộng đồng, sử dụng được đầy đủ chức năng của hệ thống cơ sở vật chất - Tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc nhóm Như vậy, một không gian lớp học về mặt kiến trúc, phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Tính linh hoạt, chuyển đổi (đa năng). - Tiện nghi, thoải mái (về mặt không gian, bố trí thiết bị). - Kích thích được các giác quan. - Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ. - Tính “mở” trong không gian, không bị giới hạn bởi các bức tường đóng kín (ngăn chia ước lệ hoặc mở không gian lớp học). Tính hệ thống, liền mạch giữa các không gian bổ trợ như thư viện, phòng Lab...
146
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
b. Khối quản lý + Khối quản lý gồm • Các phòng điều hành - Các phòng lãnh đạo, chỉ đạo theo ngành dọc. - Trung tâm điều hành. - Trung tâm thông tin tư liệu trong nước và quốc tế. • Các phòng quản lý - Các bộ phận quản lý chuyên môn, con người. - Kế hoạch tài chính, kế toán. - Quản lý vật tư, thiết bị, trang bị. - Quản lý năng lượng, nhiên liệu, vệ sinh an toàn môi trường. - Trung tâm thông tin theo dõi điều hành quản lý hoạt động chung, riêng trong trung tâm văn hóa. - Quản lý các trang thiết bị bảo đảm an toàn. • Chi tiết không gian chức năng Chỉ tiêu diện tích các phòng chức năng: - Phòng làm việc lấy từ 4.0 - 4.5m2/người - Phòng nghỉ nhân viên tiêu chuẩn diện tích 0.75m2. - Phòng tiếp khách lấy từ 18,0 đến 24,0m2. - Phòng phục vụ diện tích từ 6,0 đến 9,0m2. - Phòng họp diện tích từ 36,0 đến 48,0m2. - Phòng làm việc cá nhân của giám đốc, phó giám đốc, nhà nghiên cứu: 16 – 24m2. Phòng thường trực, bảo vệ được thiết kế: - Nơi làm việc của nhân viên, diện tích từ 6m2 đến 8m2 - Nếu có yêu cầu trực đêm cho nhân viên bảo vệ cơ quan, được phép thiết kế Phòng ngủ có diện tích từ 9m2 đến 12 m2 Phòng y tế phải thiết kế chỗ làm việc cho cán bộ và chỗ khám với tiêu chuẩn diện tích: - 4m2/y tá hộ lý. - 4m2 đến 6m2/ngăn khám bệnh. - 4m2 đến 6m2/nơi phát thuốc tiêm.
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
147
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
c. Bãi đậu xe Chỗ đỗ xe: các công trình phải có số chỗ đỗ xe tối thiểu 100m2 sàn sử dụng/1 chỗ. Bãi đỗ xe: diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của một số phương tiện giao thông được quy định cụ thể dưới đây. - Xe ô-tô con: 25m2 - Xe máy: 3m2 - Xe đạp: 0,9m2 - Ô-tô buýt: 40m2 - Ô-tô tải: 30m2
Giao thông: + Đường giao thông khu vực xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang, phải bảo đảm: - Chiều rộng thông thủy, không nhỏ hơn 3,5m - Chiều cao thông thủy, không nhỏ hơn 4,25m + Đường cho xe chữa cháy bên ngoài phải bảo đảm: - Chạy dọc theo một phía nhà khi chiều rộng nhà nhỏ hơn 18m - Chạy đọc theo hai phía nhà, khi chiều rộng nhà bằng hay lớn hơn 18m + Đường giao thông cho xe chữa cháy phải bảo đảm: rộng không nhỏ hơn 3,5m + Khoảng cách từ tường nhà tới mép đường cho xe chữa cháy không lớn hơn 25m.
148
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
5
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
5.1. Chiếu sáng
a. Chiếu sáng tự nhiên
Cần tận dụng triệt để chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng : phòng tập thể thao, phòng học, phòng triển lãm v.v... Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng nói trên cần áp dụng các hình thức chiếu sáng sau : - Chiếu sáng bên qua cửa sổ các tường bao che; - Chiếu sáng bên qua mái, cửa mái qua lỗ lấy sáng ở mái và các lỗ sáng ở vị trí cao của nhà; - Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng bên và chiếu sáng bên). Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng phải đảm bảo độ đồng đều nhỏ nhất 0,7 cho chiếu sáng bên và 21 cho chiếu sáng hỗn hợp (tỷ số giữa độ rọi lớn nhất và nhỏ nhất).
150
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Ví dụ không gian hàng hiên giảm bức xạ mặt trời
Ví dụ lấy sáng tự nhiên cho không gian hoạt động nhóm
Ví dụ lấy sáng tự nhiên cho không gian thư viện
Ví dụ lấy sáng tự nhiên cho không gian luyện tập thể thao
Ví dụ lấy sáng tự nhiên cho không gian trưng bày, triễn lãm
Các phòng có chức năng chính trong nhà văn hoá- thể thao cần được ưu tiên chiếu sáng tự nhiên. Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích sàn của phòng đó không được nhỏ hơn quy định trong bảng 1.
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
151
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
BẢNG 1: TỶ LỆ DIỆN TÍCH CỬA SỔ VỚI DIỆN TIÍCH SÀN ĐỂ TÍNH CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN Loại phòng
- Phòng triển lãm - Phòng đọc sách - Phòng mỹ thuật
- Phòng vui chơi giải trí, giao tiếp - Phòng văn nghệ, âm nhạc, múa, kịch - Phòng học - Phòng luyện tập tổng hợp
Tỷ lệ DT cửa sổ/DT sàn 1/3
1/5
Cần có biện pháp và thiết bị làm giảm chói hoặc không bị chói loá do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu khi có mặt trời.
Các biện pháp giảm chói do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
b. Chiếu sáng nhân tạo Có các phương pháp chiếu sáng chính là: - Chiếu sáng cục bộ hướng ánh sáng đến vật cần nhận sáng thường áp dụng cho không gian triễn lãm, không gian ăn uống cần sự riêng tư, không gian biểu diễn, sân khấu… - Chiếu sáng đều cho ánh sáng phân tán đều ra trong không gian phòng thường sử dụng trong các không gian làm việc, phòng học, thư viện… - Chiếu sáng hỗn hợp bao gồm cả hai phương pháp trên thường áp dụng trong các không gian cần điểm nhấn và định hướng như không gian triển lãm, không gian sảnh…
Mặt cắt thể hiện việc bố trí ánh sáng nhân tạo cho từng không gian khác nhau trong công trình
152
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Chiếu sáng nhân tạo phân tán
Chiếu sáng nhân tạo cục bộ
Chiếu sáng nhân tạo hỗn hợp
Chiếu sáng nhân tạo cục bộ
Không gian biểu diễn sử dung 100% chiếu sáng nhân tạo
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
153
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Chiếu sáng khu vực sân khấu, hội trường:
Có 3 hệ thống chiếu sáng: + Chiếu sáng bình thường để làm việc - Đèn phòng làm việc, hành lang, cầu thang. - Đèn gương, đèn bàn cho mỗi bàn hóa trang. - Đèn pha, đèn dọi, đèn màu phục vụ cho các phòng tập. + Chiếu sáng phục vụ biểu diễn: đèn chiếu sáng trung tính, hệ thống đèn chân, đèn bên, các máng đèn trên cầu khung và các sào, các đèn gắn trên các hành lang thao tác chiếu sang, đèn chiếu phông trời, các đèn ở hai buồng đèn hai bên phòng khan giả, các đèn màu, đèn quay, đèn dọi đặc tả, đèn chớp…
+ Chiếu sáng để thoát người khi có sự cố.
Chiếu sáng khu vực khán giả:
+ Chiếu sáng bình thường phải đảm bảo để khán giả đi lại, hoạt động, giao lưu, đọc chương trình, đèn chiếu sáng cho từngbậc ở lối đi có bậc. + Chiếu sáng trang trí: - Đèn chùm trong phòng khán giả. - Đèn trong sảnh. - Đèn chiếu tranh tường, tranh trần, các tranh tượng và các tác phẩm nghệ thuật bầy trong nhà hát. Một số cách bố trí kết hợp chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ. - Hệ thống đèn trong phòng khán giả sẽ tắt đi khi vở diễn bắt đầu, nhưng phải tối dần chứ không tắt đột ngột, cũng như sáng dần khi hết vở. - Chiếu sáng để thoát người khi có sự cố: đèn dẫn đường ở lối đi, đèn hướng dẫn lối thoát hiểm… Phương tiện chiếu sáng: Hệ thống điều khiển ánh sáng kết hợp các đèn được điều khiển bằng kĩ thuật số cho phép người ta có thể điều khiển từng đèn riêng hoặc từng nhóm mà không bị phụ thuộc vào công tắc của hệ thống cung cấp điện. + Đèn Downlight: Đèn Downlight chiếu trực tiếp trực tiếp ánh sáng xuống phía dưới. Loại đèn này thường được gắn âm trên trần nhà. Nghĩa là chúng hầu như không được nhìn thấy và chỉ hiện diện thông qua ánh sáng chúng phát ra.
154
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Đèn Uplight: Trái ngược với downlight, upligvht phát ra ánh sáng hắt lên trên. Do đó, nó có thể được sử dụng để chiếu sáng trần nhà, hay chiếu sáng gián tiếp vật phẩm bằng ánh sáng phản xạ từ trần nhà. Uplight có thể được gắn vào sàn hoặc vào tường.
+ Đèn Louver: Đèn Louvred được thiết kế cho nguồn ánh sáng tuyến tính như đèn huỳnh quang hoặc đèn huỳnh quang compact. Tên của chúng xuất phát từ những thành phần kèm theo. Những thành phần này có thể là lam chống chói, thiết bị phản xạ điều khiển ánh sáng hay là những lăng trụ khuếch tán. Đèn Louvred chủ yếu được sử dụng chiếu sáng cho khu vực rộng.
+ Spotlight: Đèn spotlight là hình thức phổ biến nhất trong các loại thiết bị chiếu sáng di động. Chúng không được sử dụng để chiếu sáng đa hướng khuếch tán mà chủ yếu là để chiếu sáng nhấn tập trung một khu vực có giới hạn. Chúng có khả năng thay đổi vị trí lắp và thay đổi hướng ánh sáng rất linh hoạt, nên hoàn toàn có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thay đổi. + Wallwasher: Đèn Wallwasher di động có thể cung cấp ánh sáng tạm thời hoặc cố định trên các bề mặt thẳng đứng. Nó thường được trang bị đèn halogen với điện áp lớn, đèn halogen kim loại hoặc đèn huỳnh quang (loại compact).
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
155
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Tất cả các bộ phận trong nhà văn hoá- thể thao phải được thiết kế chiếu sáng nhân tạo. Độ chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng tính toán quy ước được quy định trong bảng 2. BẢNG 2 . ĐỘ RỌI CHIẾU SÁNG NHỎ NHẤT TRÊN MẶT PHẲNG TÍNH TOÁN Tên phòng Các phòng biểu diễn Phòng giải trí
- Phòng khán giả - Phòng hóa trang - Sân khấu - Máy chiếu
Độ chiếu sáng bình quân (lux) 75 ~ 150 50 ~ 100 50 ~ 100 20 ~ 50
Ghi chú Sân khấu cần có chiếu sáng làm việc
Phòng giải trí
50 ~ 100
Phòng giao tiếp
Phòng khiêu vũ, phòng trà
50 ~ 100
Phòng triển lãm
Phòng triển lãm, hành lang
75 ~ 150
Nên đặt chiếu sáng cục bộ
Các phòng đọc
75 ~ 150
Nên đặt chiếu sáng hỗn hợp
Phòng đọc
- Phòng làm việc mỹ thuật Các phòng làm - Phòng chụp ảnh việc chuyên môn - Phòng ghi âm - Các phòng khác
75 ~ 150
- Phòng luyện tập tổng hợp Các phòng học - Lớp học thường tập - Lớp học lớn - Lớp học mỹ thuật
75 ~ 150
50 ~ 100 50 ~ 100 50 ~ 100
Cần có chiếu sáng cục bộ
75 ~ 150 75 ~ 150 ~ 200
Mặt phẳng tính toán quy ước để thiết kế chiếu sáng là mặt phẳng cách sàn 0,8m. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho nhà văn hoá -thể thao ngoài những quy định trên còn phải tuân theo TCXD 16 - 1986. Chiếu sáng nhân tạo cho công trình dân dụng. (TCXD VN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ)
5.2. Thông gió và điều hòa không khí a. Thông gió tự nhiên
Có 2 phương pháp thông gió tự nhiên là:
• Thông gió ngang: - Thông gió ngang xảy ra khi một tòa nhà được thiết kế để sử dụng gió tự nhiên thổi vào từ một bân của tòa nhà và tham gia vào việc làm mát không khí trong tòa nhà. - Các diện tích thông gió được phân phối có một sự khác biệt áp lực giữa khoảng mở để hướng không khí vào, tức là nhiều khoảng mở nhỏ là tốt hơn so với một khoảng mở lớn. - Nếu cửa sổ được sử dụng, cần phải xem xét khả năng kiểm soát của chúng, thiết kế tiện dụng và hiệu quả của các luồng không khí cho những người sinh hoạt trong không gian đó. - Đối với thông gió xuyên phòng, lưu ý rằng không gian cuối gió sẽ có không khí đã nhận
156
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
nhiệt, ô nhiễm từ không gian đầu gió. Điều này có thể giới hạn chiều sâu của phương án thông gió xuyên phòng.
Thông gió ngang dựa trên sự chênh lệch áp suất tạo ra bởi lực tới của gió. Khi gió thổi vào công trình, một vùng áp suất cao hơn được tạo ra trên khắp các phía của công trình đối diện với gió (phía đầu gió) trong khi áp lực giảm về phía cuối hương gió, và các bức tường bên hay trên mái đều giảm. Điều này tạo ra sự chênh lệch áp suất theo hướng của gió thổi. Luồng không khí đi qua công trình từ các lỗ đễ hở giữa hai khu vực có áp suất cao và vùng áp suất thấp.
Mối quan hệ này có thể được hiểu bằng cách nhìn vào một hệ thống gồm các lỗ hở chỉ bên đón gió và khuất gió: Q = KAV - Q = tỷ lệ lưu lượng không khí (m3/h) - A = diện tích mở lỗ nhỏ hơn (m2) - V = tốc độ gió ngoài trời (m/h) - K = hệ số hiệu quả phụ thuộc vào hướng gió so với tỷ lệ diện tích mở của hai lỗ. • Thông gió đứng: - Thông gió đứng là sự di chuyển của khối không khí vào ra tòa nhà theo hiệu ứng ống khói dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí. - Thông thường thông gió đứng có hiệu lực khá yếu, các khoảng thông gió phải lớn để giảm thiểu ma sát - Trong các không gian cao nhiệt độ không khí có thể nóng hơn ở khu vực phía trên. Điều này gọi là sự phân tầng của không khí theo nhiệt độ, không khí có nhiệt độ cao hướng lên trên không khí có nhiệt độ thấp ở dưới. Vì vậy cần bố trí lối thoát hay quạt hút để đưa không khí nóng ra ngoài. Từ đó sinh ra lực đối lưu hút không khí mát từ bên ngoài đưa vào làm mát không gian bên trong công trình. KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
157
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Hiệu quả cùa thông gió đứng phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa khối không khí trên cao và dưới thấp. Tốc độ gió trong tòa nhà mong muốn từ 0,53 đến 3.04 m / s và 0.28 m / s là tối thiểu.
Vận tốc dòng không khí gây ra bởi lực từ lượng nhiệt này được đưa ra bởi phương trình: V = 0.117A [h (ti - ta)] 1/2 - V = tốc độ gió (m3/s) - A = diện tích khoảng mở cửa cho không khí vào (m2) - h = khoảng cách thẳng đứng giữa đầu vào và đầu ra (m) - ti = nhiệt độ không khí trong nhà trung bình (oC) - ta = nhiệt độ không khí xung quanh trung bình (oC).
Sơ đồ mặt cắt thể hiện quá trình đối lưu của dòng không khí
158
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Một số hình thức ống thông khí và bẫy gió
b. Thông gió nhân tạo, điều hòa không khí + Hệ thống thông gió cưỡng bức • Đối lưu cưỡng bức Để dòng khí lưu thông dọc trong nhà, ta có thể tối ưu hóa việc đối lưu cưỡng bức. Với những thời tiết nóng hơn, đối lưu tự nhiên không thể luân chuyển đủ lượng khí dọc trong nhà để làm mát ban đêm để dời lượng nhiệt ban ngày đi. Đối lưu cưỡng bức có thể cung cấp dòng khí liên tục làm cho nhà mát hơn, ngày và đêm, với quạt thường, quạt tổng và/hoặc thiết bị bay hơi làm lạnh. • Quạt thường Quạt thường bao gồm quạt trần, quạt bànm quạt sàn, quạt cửa sổ và quạt gắn trên tường hay góc nhà. Những loại quạt này tạo ra hiệu ứng làm lạnh có thể làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, mặc dù nếu đã được làm mát bằng đối lưu tự nhiên hay bằng máy điều hòa.
• Quạt trần Với thời tiết nóng hay trong những ngày lạnh trung bình, quạt trần có thể giúp tránh việc sự dụng tất cả các máy điều hòa. Lắp quạt trong mỗi phòng cần làm mát trong mùa nóng. Quạt hoạt động tốt nhất khi cánh khoảng 17.5 đến 22.5cm cách sàn và 25 đến 30cm cách trần. Quạt nên được lắp sao cho cánh không ít hơn 20cm cách trần và 45cm cách tường. KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
159
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Quạt càng lớn thì có thể chuyển lượng khí lơn hơn. Quạt đường kính 90–110cm sẽ làm mát cho phòng 20.9m2 trong khi quạt 120cm và hơn có thể sử dụng trong các phòng lớn hơn. Sử dụng nhiều quạt có thể hoạt động tốt trong những phòng dài hơn 5.4m. Cánh càng lớn sẽ làm mát – tại vận tốc nhỏ hơn, một lượng tương đương với loại có cánh nhỏ hơn. Điều này khá quan trọng trong những không gian có nhiều giấy tờ hay những vật dụngcó thể bị tác động xấu bởi gió mạnh. Quạt còn phải phù hợp với nét thẩm mĩ của gian phòng. • Quạt cục bộ Quạt cục bộ có thể thay thế máy điều hòa trong hầu hết các khoảng thời gian trong năm. Quạt này có thể kết hợp với quạt trần và các loại quạt nhỏ làm mát cho nhiều hộ gia đình, thậm chí trong cả mùa nóng. Quạt cục bộ có thể hút lượng khí từ cửa sổ mở và xả ra gác mái và mái. Giúp đối lưu trên gác mái tốt thêm vào việc đối lưu cục bộ. Có thể kiểm soát việc làm mát này đơn giản bằng cách đóng các cửa sổ trong khu vực không sử dụng và mở cửa sổ rộng với những khu vực sử dụng. • Thiết bị làm lạnh bay hơi Thiết bị làm lạnh bay hơi khá thông dụng và là một lựa chọn làm mát hiệu quả trong thởi tiết khô. Khí nóng bên ngoài bay vào thiết bị làm lạnh bay hơi. Khí này bay qua tấm nước bão hòa và nước bay hơi vào không khí. Năng lượng sử dụng để lấy nhiệt từ không khí. Dòng khí 15-400 sau đó được đưa vào nhà và đẩy khí nóng hơn ra khỏi cửa sổ.
+ Hệ thống điều hòa không khí
Hiện nay các hệ thống ĐHKK rất đa dạng, tuỳ vào các yêu cầu cụ thể mà nhà thiết kế có thể lựa chọn hệ thống ĐHKK để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tính kinh tế về vốn đầu tư và các chi phí vận hành. Dưới đây chúng ta xem xét các hệ thống điều hoà không khí cơ bản: - Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Split air conditionner). - Hệ thống điều hoà không khí trung tâm làm lạnh nước (hệ Water cooled water chiller) - Hệ thống điều hoà không khí trung tâm kiểu VRV sử dụng biến tần (Variable Refrigeration Volume)
160
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
• Hệ thống ĐHKK cục bộ Hệ thống này gồm các máy cục bộ đơn chiếc được lắp đặt cho các khu vực điều hoà đơn lẻ. Máy cục bộ gồm 2 khối là : - Khối nóng (OUTDOOR) đặt ngoài khu vực điều hoà. - Khối lạnh (INDOOR) là phần phát lạnh được đặt trong khu vực điều hoà.
• Hệ thống ĐHKK trung tâm Hệ thống này gồm một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà. Hệ thống điều hoà trung tâm sử dụng nước làm tác nhân lạnh thông qua hệ thống đường ống dẫn nước vào các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí. Hệ thống máy lạnh trung tâm bao gồm các phần chính : - Máy lạnh trung tâm (CHILLER): Là thiết bị sản xuất ra nước lạnh qua hệ thống đường ống dẫn cung cấp cho các dàn trao đổi nhiệt lắp đặt trong các không gian điều hoà để làm lạnh không khí. - Các dàn trao đổi nhiệt (FAN COIL UNITs – FCUs): Là các thiết bị đặt tại các khu vực cần điều hoà (công suất các dàn trao đổi nhiệt được chọn dựa vào công suất lạnh yêu cầu của phòng mà lắp các loại khác nhau), tại đây nước lạnh từ máy lạnh đi qua dàn lạnh để trao đổi nhiệt với không khí trong phòng và thực hiện chức năng làm lạnh. - Tháp giải nhiệt và bơm nước: thực hiện chức năng giải phóng năng lượng nhiệt của bình ngưng (máy lạnh) sau khi máy lạnh thực hiện công làm lạnh nước trong bình bay hơi. - Hệ thống đường ống và bơm nước cấp lạnh: Là hệ thống phân phối nước lạnh từ máy lạnh trung tâm đến các dàn trao đổi nhiệt FCU. - Hệ thống đường ống phân phối không khí lạnh: Là hệ thống phân phối không khí lạnh từ các FCU qua các miệng thổi tới các khu vực cần điều hoà. - Hệ thống điện điều khiển: Là hệ thống điều khiển khống chế liên động các thiết bị trong hệ thống (Máy lạnh, FCU, Bơm nước và tháp giải nhiệt)
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
161
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Hiện nay, trong lĩnh vực điều hoà không khí có khá nhiều hệ thống được sử dụng cho các công trình có mục đích sử dụng khác nhau và đặc điểm kiến trúc khác nhau. Có thể phân biệt các hệ thống này thông qua một số đặc điểm. Tuy nhiên có thể khái quát thành một số hệ thống cơ bản: • Hệ thống làm lạnh bằng nước: Bao gồm: - Hệ thống làm lạnh bằng nước, giải nhiệt dàn ngưng bằng nước. - Hệ thống làm lạnh bằng nước, giải nhiệt dàn ngưng bằng gió. - Trong hệ thống này bao gồm các thiết bị chính như: máy lạnh trung tâm, các dàn trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt dàn ngưng, các bơm nước,... - Nước lạnh sản xuất ra tại các máy lạnh trung tâm được cấp tới các dàn trao đổi nhiệt đặt tại các không gian điều hoà. Tại đây, nước đóng vai trò là tác nhân trao đổi nhiệt, thực hiện quá trình nhận nhiệt từ môi trường trong phòng, làm giảm (tăng) nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Sau khi thực hiện xong quá trình này, nước lại tuần hoàn về máy lạnh trung tâm và tiếp tục một chu trình mới. - Hệ thống này phù hợp với những yêu cầu điều hoà cho các không gian khác nhau có chế độ nhiệt độ - độ ẩm khác nhau.( ở mỗi không gian riêng biệt ta có thể lựa chọn một nhiệt độ - độ ẩm tuỳ thích, tuỳ thuộc vào cách khống chế tại không gian đó) Yêu cầu về không gian lắp đặt cho hệ thống này không cao lắm. Khoảng cách giữa trần giả và đáy dầm khoảng từ 100 - 200 mm là có thể thực hiện được. • Hệ thống làm lạnh bằng gió: Bao gồm : - Hệ thống làm lạnh bằng gió, giải nhiệt dàn ngưng bằng nước. - Hệ thống làm lạnh bằng gió, giải nhiệt dàn ngưng bằng gió. - Trong hệ thống này bao gồm các thiết bị chính như : máy lạnh trung tâm, các kênh dẫn gió và phân phối gió lạnh, thiết bị giải nhiệt dàn ngưng ....... - Khác với hệ thứ nhất, ở hệ này, máy lạnh trung tâm sản xuất ra gió lạnh và cấp tới các không gian điều hoà qua các kênh dẫn gió. Tại đây, gió lạnh đóng vai trò là tác nhân trao đổi nhiệt, thực hiện quá trình nhận nhiệt từ môi trường trong phòng, làm giảm (tăng) nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Sau khi thực hiện xong quá trình này, gió lạnh lại tuần hoàn về máy lạnh trung tâm qua một kênh dẫn gió khác (hoặc hồi trực tiếp về buồng máy) và tiếp tục một chu trình mới. • Hệ thống điều hoà không khí biến tần (VRV) - Hệ thống điều hoà không khí biến tần được cấu thành bởi một hoặc nhiều hệ thống nhỏ hơn, mỗi hệ thống nhỏ đó bao gồm 1 outdoor unit nối với nhiều indoor unit thông qua một tuyến đường ống gas và hệ thống điều khiển. Hệ thống điều hoà biến tần khác với hệ thống điều hoà một mẹ nhiều con ở chỗ: ở máy điều hoà một mẹ nhiều con, mỗi indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến ống gas riêng biệt; ở máy điều hoà biến tần, các indoor unit nối với outdoor unit bằng một tuyến đường ống gas chung. Sử dụng hệ thống điều hoà biến tần khi công trình có hệ số sử dụng không đồng thời lớn, hệ thống điều hoà biến tần sẽ tiết kiệm được điện năng
162
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
tiêu thụ do có khả năng điều chỉnh dải công suất lớn (10% - 100%). - Mức độ hiện đại hoá, tiện nghi, tính linh động cao. Có thể vừa điều khiển cục bộ tạo từng phòng vừa điều khiển trung tâm. Hệ thống có thể kết nối vào hệ thống điều khiển chung của toà nhà thông qua máy tính. - Thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn. - Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị khác và ít ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. - Tuy nhiên, hệ thống cũng có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các hệ thống khác nhưng độ tin cậy, hiệu quả và tính tiện dụng lại tăng lên rất nhiều. Máy điều hoà hệ VRV có 3 kiểu giàn nóng: loại 1 chiều, loại 2 chiều bơm nhiệt và loại 2 thu hồi nhiệt. Các giàn lạnh gồm có 9 loại với năng suất lạnh khác nhau: + Loại âm trần cassette 4 hướng thổi + Loại âm trần cassette 2 hướng thổi. + Loại âm trần cassette 1 hướng thổi. + Loại âm trần nối ống gió áp suất tĩnh + Loại âm trần nối ống gió áp suất cao + Loại âm trần nối ống gió dạng mỏng + Loại áp trần + Loại đặt sàn. + Loại treo tường. • Trong nhà văn hoá- thể thao phải thiết kế hệ thống thông gió và điều hoà không khí cho những phòng có số lượng người tập trung đông như: phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí lớn v.v... để đảm bảo yêu cầu vệ sinh và chống nóng về mùa hè. BẢNG NHIỆT ĐỘ TÍNH TOÁN TRONG MỘT SỐ PHÒNG CỦA NHÀ VĂN HÓA - THỂ THAO
Tên phòng
- Phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng đọc sáchm lớp học, nhà làm việc chuyên môn -Phòng giải trí
Nhiệt độ trong phòng (oC) Từ 20 đến 25
Phòng thể thao
Từ 18 đến 20
Phòng luyện tập tổng hợp
Từ 22 đến 25
Các phòng khán giả dưới 400 chỗ và tất cả các phòng học, làm việc phải thiết kế thông gió tự nhiên và có hệ thống quạt trần. Các khu vệ sinh cần có thiết bị thông gió, thải khí độc lâọ (TCXDVN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ)
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
163
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
5.3. Âm thanh
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CẤP TIẾNG ỒN CHO PHÉP TRONG NHÀ VĂN HOÁ-THỂ THAO Tên các phòng
Cấp tiếng ồn cho phép (dB)
- Phòng âm nhạc (phòng có yêu cầu yên tĩnh cao) 30 - Phòng học, phòng đọc sách... 50 - Phòng vui chơi giải trí 55 (TCXD VN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ)
+ Kỹ thuật trang âm trong phòng khán giả: Yêu cầu về nghe rõ nghe hay là một trong yêu cầu quan trọng nhất, có tính chất quyết định thành công của một không gian biểu diễn. Song, kỹ thuật âm thanh lại là một kỹ thuật tinh vi, đỏi hỏi các phép tính chuẩn xác mà còn chiều dày kinh nghiệm của người thiết kế. Vì vậy, để đảm bảo thành công của công trình, nhất thiết khi thiết kế không gian biểu diễn phải cá sự tham gia của các chuyên gia âm học có kinh nghiệm, nếu không xác xuất thất bại là rất cao. Tuy nhiên trong bước lập dự án và thiết kế sơ bộ, người kiến trúc sư có thể tuân theo các hướng dẫn sau đây để đảm bảo công tác thiết kế âm học sau đó được thuận lợi, thành công và không quá tốn kém về kinh phí: • Chọn quy mô Nếu không có các yêu cầu đặc biệt thì không thiết kế nhà hát hạng A và ngoại hạng (tức là trên 1200 chỗ ngồi khán giả). Yêu cầu này cũng phù hợp với yêu cầu nhìn rõ cho những hàng ghế ngồi xa nhất. • Chọn khối tích phòng khán giả hợp lý Về mặt âm học, khối tích phòng khán giả ảnh hưởng tới thời gian âm van của phòng khán giả qua đó, ảnh hưởng tới số lượng vật liệu hút âm (thường có giá thành khá cao) phải bố trí trong phòng. Sơ bộ có thể chọn thể tích phòng khán giả như sau: - Cho nhà hát kịch nói: 4 – 6 m3/ khán giả. - Cho nhà hát kịch, âm nhạc, hòa nhạc: 6 – 8 m3/ khán giả. Việc chọn khối tích hợp lý cho phòng khán giả cũng như phủ hợp với yêu cầu kinh tế của chủ đầu tư và vận hành hệ thống diều hòa không khí. • Chọn tương quan hợp lý giữa ba kích thước của phòng khán giả Chiều cao H
Chiều rộng L
Chiều dài P
1
1,6
2,6
2
3
5
1,2
2,5
3,5
Đây cũng là tỷ lệ làm cho phòng khán giả trông hợp mắt về kiến trúc. • Thiết kế hình học hợp lý Việc chọn tương quan ba kích thước như trên là bước đầu bảo đảm phòng khán giả c1 hình thể tường đối hợp lý, không tạo thành hình bất lợi về âm thanh. Sau đó phải chú ý: - Không tạo các gầm tầng ban công quá sâu. Chiều cao của vùng miệng gầm ban công so với chiều sâu của gầm ban công không nhỏ hơn 1/1,5. Chiều cao chỗ thấp nhất của gầm
164
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ban công không nhỏ hơn 3m. - Cố gắng tránh các đường cong lõm. Các đường cong lõm rất dễ tạo ra các phản xạ âm hội tụ tại tiêu đểm âm. Tiêu điểm âm nếu nằm ở vùng khán giả là rất bất lợi cho những khán giả ngồi ở đó. Tiêu điểm âm nếu nằm ở sân khấu lại càng bất lợi hơn vì nó ảnh hưởng rất xấu tới diễn viên. - Nếu bắt buộc phải có đường cong lõm thì nên phân chia thành các lô, thành các bức tướng nhỏ có hướng khác nhau hoặc bố trí các vật liễu hút âm toàn diện (vật liệu hút âm dải tần rộng). - Rất nên bố trí các đường cong lồi vì tia âm phản xạ từ đường cong lồi sẽ khuếch tán đều đặn ra các hướng. - Nên bố trí các mặt vật liệu cứng, nặng để phản xạ âm ở các vùng trần, tường bên gần miệng sân khấu. - Đặc biệt chú ý các mặt vật liệu ở khá xa nguồn âm (như lan can ban công) có thể gây hiện tượng tiếng vọng (âm thanh phản xạ đến chậm sau 1/20 sec), hiện tượng larsen (âm thanh phản xạ trở lại micro). Nói chung, các mặt tường nên thiết kế chia thành các mảng hướng về các phía khác nhau hoặc bố trí vật liệu hút âm toàn diện (vật liệu hút âm dải tầng rộng). • Tính toán âm học Sau khi có thiết kế sơ bộ hợp lý, quan tâm đầy đủ tới các vấn đề nếu trên thì bắt tay vào tính toán và thiết kế âm học phòng khán giả với các bước sau: - Chọn thời gian âm vang tốt nhất (TTN) cho các tần số từ 500 Hz đến 2000 Hz ứng với số lượng khán giả ngồi hết 75% số ghế, theo biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: Chọn thời gian âm vang tốt nhất (TTN) cho các tần số từ 500 Hz trở lên. 1-Các phòng organ; 2-Phòng hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng; 3-Nhà hát kịch nói; 4-Phòng hòa nhạc thính phòng; 5-Cho rạp chiếu phim; 6-Cho giảng đương, hội trường.
- Chọn thời gian âm vang tốt nhất trong các tầng số thấp hơn 500 Hz bằng cách lấy TTN của 500 Hz nhân với hệ số k trong biểu đồ 2, trong đó giới hạn trên giành cho các phòng hòa chạc, giới hạn dưới giành cho các phòng nghe lời nói. - Tính toán bố trí vật liệu hút âm theo các tần số để đảm bảo thời gina âm vang của phòng gần sát với các thời gian âm vang tốt nhất TTN nói trên. (Không chênh lệch quá 10%).
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
165
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Biểu đồ 2: Chọn thời gian âm vang tốt nhất (TTN) cho các tần số thấp hơn 500 Hz.
• Khả năng nghe âm thanh thông qua điện thanh Nhà hát sinh ra vốn là được chiếu sáng bằng đèn, nến, đuốc và nghe âm thanh trực tiếp. Trong các nhà hát cổ Hy Lạp, La Mã, việc nghe rõ cho hàng vạn người là một câu hỏi lớn. Người ta đã giải quyết tuyệt vời bằng các bức phản xạ âm như sàn đá, tường hậu đá, mái sân khấu bằng đá để dồn năng lượng âm về phía khán giả. Khán giả ngồi vòng quanh theo những đường cung tròn hướng về tâm điểm trên sân khấu, tiếp cận tối đa nguồn âm. Với các thành tựu về kỹ thuật âm học điện tử, điện thanh, ngày nay, tất cả các nhà hát, các đoàn nghệ thuật đều trang bị những dàn âm thanh diện tử chất lượng cao, và việc nghe âm thanh trực tiếp đôi khi bị lãng quên. Nhưng không được quên rằng, không có thiết bị nào bảo đảm được 100% chất lượng, tính truyền cảm của âm thanh thực. Vì vậy, người thiết kế nhà hát không thể bỏ qua việc này, nhất là đối với các nhà hát dành cho hòa nhạc, giao hưởng, hợp xướng, nhạc thính phòng. Tóm lại, để có khả năng nghe âm thanh trực tiếp cần quan tâm đến các giải pháp: - Hạn chế độ xa. Khán giả ngồi xa nhất không nên cách sân khấu quá 20 – 25 m. Nấu cần chỗ cho nhiều khán giả, có thể tăng thêm số tầng để không tăng độ xa. - Tính toán lượng hút âm hợp lý, không để âm vang quá dài do vật liệu hút âm quá ít, hoặc âm vang qua ngắn do vật liệu hút âm quá nhiều. Nên nhớ các bài toán thiết kế âm hình học và âm vang trình bày ở trên chủ yếu là dùng cho phòng nghe âm thanh trực tiếp. - Tận dụng các mặt phản xạ âm ở quanh sân khấu và ở trong phòng khán giả nhưng gần miệng sân khấu. - Bảo đảm nền ồn thấp. Ở đây cũng cần nhắc tới một đặc điểm của Tiếng Việt. Như một số ngôn ngữ Á Đông khác, Tiếng Việt là tiếng đơn âm. Tức là mỗi từ chỉ có một âm được phát ra, người nghe phải nắm bắt được từ thông qua mộ tín hiệu âm thanh duy nhất. Do đó, để nhận biết được các từ và qua đó hiểu được cả câu nói, chất lượng âm thanh đòi hỏi càng cao hơn. • Nền ồn của nhà hát Ai cũng biết rằng trong nhà hát càng yên tĩnh càng tốt. Tuy nhiên thường chỉ cá các phòng bá âm với nhiều lớp cách ly, nhiều giải pháp đặc biệt mới đảm bảo yên lăng một cách tuyệt đối. Nguồn gây ồn cho nhà hát gồm có: - Tiếng ồn giao thông đường phố và không gian thành phố, truyền qua không khí và truyền qua kết cấu.
166
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Tiếng bước chân người đi lại trên các hành lang và cầu thang, truyền qua không khí và kết cấu. - Tiếng ồn do sự bất cẩn trong hoạt động hậu đài - Tiếng ồn do các thiết bị năng lượng gây ra (Máy phát điện, tủ điện, chấn lưu...). - Tiếng ồn do các thiết bị thông gió điều hòa không khí gây ra (Quạt hút, quạt thổi, tiếng ồn truyền qua đường thông gió, tiếng gió thổi qua miệng gió, tiếng máy điều hòa trung tâm truyền qua kết cấu,....) - Tiếng ồn do khán giả gây ra. Trong khi lắng nghe các âm thanh rất tinh tế cùa nhạc thính phòng, của các nhạc cụ độc tấu thì tiến cắn hạt dưa vang lên như một sự “phản đối nghệ thuật”. Để hạn chế tối đa các độ ồn do các nguyên nhân nói trên, phải chú ý: - Trước tiên là công tác quy hoạch. Chọn vị trí thích hợp cho nhà hát, tốt nhất là ở khu vực yên tĩnh, xa cách nhà máy, đường giao thông lớn cá các phương tiện vận tải nặng. - Giảm bớt sự truyền ồn bằng các bức tường, các cửa cách âm, các phòng trung gian cách ly bao bọc xung quanh phòng khán giả. Việc này kiến trúc sư thiết kế tự làm. - Phải tính toán cách âm không khí và cách âm va chạm truyền qua kết cấu. Đây là những phép tính phức tạp cần có chuyên gia tính toán và kiểm tra. - Các phòng gây ồn như phòng tủ điện, thang máy, máy điều hòa khí hậu, phòng vệ sinh... không được đặt liền kề ở phía trên, dưới, hay mặt bên, sau phòng khán giả. - Các thiết bị cơ giới như máy phát điện, máy điều hòa không khí, quạt thông gió, máy bơm nước... phải cá roong đệm tránh truyền ôn rung. Các máy có tiến ồn lớn phải đặt trong phòng cách ly hoàn toàn bằng các lớp roong, đệm, sàn nổi để chống truyến âm qua kết cấu. Tường, cửa phải có chất lượng cách âm cao. Nếu cấn thiết, trong các phòng đó nên bố trí vật liệu hút âm mạnh. Tốt nhất là bố trí các bộ phận đó tách rời khỏi bộ phận nhà hát. - Nên phủ các diện tích sàn phòng khán giả, sảnh nghỉ, hành lang, cầu thang bằng thảm êm. - Phần tiếng ồn do khán giả gây ra phụ thuộc vào ý thức trình độ văn hóa của khán gải cũng như công tác quản lý của nha hát. Yêu cầu mức ồn cho phép trong phòng khán giả: - Đối với nhà hát chủ yếu dùng âm tahnh tự nhiên, không qua diện thanh là không quá 30dbA. - Đối với nhà hát dùng điện thanh không quá 40dbA. + Kỹ thuật âm sân khấu ngoài trời Đặc điểm âm thanh cơ bản của nhà hát ngoài trời là sự lan truyền âm trong không gian tự do, chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên: sự biến thiên nhiệt độ, gió, sự hút âm của không khí, sương mù,… và không có các bề mặt giới hạn phản xạ âm. • Truyền âm trong môi trường có gió - Khi truyền âm xuôi chiều gió, mặt song úp dần xuống, tia sóng có xu hướng áp sát mặt đất. ngược lại, khi truyền âm ngược chiều gió, mặt sóng ngửa dần, phương truyền sóng rời xa mặt đất. - Như vậy khi định vị sân khấu ngoài trời thuận tiện chiều gió chủ đạo từ sân khấu đến khán giả, khi đó khoảng cách truyền âm lớn hơn trường hợp ngược lại. Khúc xạ sóng khi truyền trong môi trường có gió
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
167
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
• Truyền âm trong trường nhiệt độ biến thiên - Trong điều kiện có bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí giảm theo chiều cao cách mặt đất. Ban đêm ngược lại, nhiệt độ tăng theo chiều cao cách mặt đất, do tính chất hấp thu và tản nhiệt của mặt đất. Đặc điểm này dẫn tới hiện tượng khúc xạ sóng.
Khúc xạ sóng khi truyền âm trong trường nhiệt độ biến thiên
• Sự hút âm của không khí - Truyền âm trong khí quyển, năng lượng âm bị hấp thu do tính nhớt (độ ẩm) tính dẫn nhiệt của không khí, do bức xạ và khuếch tán năng lượng sóng. - Khi nghiên cứu tiểu khí hậu trong khí quyển, thấy rõ hiện tượng chảy rối rất lớn, đặc biệt là những vùng đất thấp thu nhiều năng lượng bức xạ mặt trời. Ở đó nhiệt độ thay đổi ≥ 0,550C/giây, gió cũng thường xuyên biến đổi do các tác dụng của các đối lưu, kết quả làm cho không khí luôn trong trạng thái kích động, sóng âm tần số thấp bị ảnh hưởng không nhiều, nhưng âm tần số cao ảnh hưởng rất lớn, thăng giáng mạnh. Khúc xạ sóng khi truyền âm trong trường nhiệt độ biến thiên
Sự hút âm của không khí
• Tóm lại: Khi chọn địa điểm xây dựng nhà hát ngoài trời, phải tìm giải pháp hợp lý để xử lý khắc phục những hiện tượng sau: - Hiện tượng âm bị méo do âm vang, tiếng dội, tiêu điểm âm… - Sự xâ nhập của các nguồn ồn bên ngoài, đảm bảo mức ồn khu vực khán giả < 40 dB. - Tránh hướng gió thổi từ khán giả đến sân khấu, bảo đảm tốc độ gió trên ku vực khán giả ≤ 4 m/s. - Trong hoặc lân cận nhà hát không có vùng đất bị bức xạ mặt trời nung nóng quá mạnh gây hiện tượng âm thăng giáng. Nhà hát ngoài trời, thực tế là công trình đa năng, để biểu diễn ca nhạc, ca vũ kịch, đại hội quần chúng… Sức chứa có thể từ 600-5000 người. Nếu để biểu diễn kịch nói khoảng cách nhìn yêu cầu không quá 30m, vì thế sức chứa thường khoảng 1500-2000 người. Nếu bảo vệ nhà hát khỏi tiếng ồn bên ngoài, chắn được gió, đồng thời áp dụng mặt phản xạ âm, khoảng cách trên có thể tăng lên.
168
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Thiết kế nhà hát ngoài trời gồm có các bước sau: - Lựa chọn địa điểm phù hợp với những điều kiện nghe âm ngoài trời. - Lựa chọn mặt bằng và độ dốc bậc ngồi. - Thiết kế hộp sân khấu. - Thiết kế mặt phản xạ âm sân khấu. - Thiết kế hệ thống điện thanh. Thường tăng âm cho những khán giả ngoài phạm vi quy định (600 khán giả) đến phía sau. Có thể sử dụng hệ thống điện thanh lập thể theo công năng biểu diễn là chính.
Mặt bằng nhà hát ngoài trời đặt trong đường cong A = 80%
• Lựa chọn địa điểm, tổ chức mặt bằng bật ngồi - Địa điểm phù hợp với các đặc điểm truyền âm ngoài trời, tiểu khí hậu, địa hình, mức độ ô nhiễm tiếng ồn,… trong đó mức độ ô nhiễm tiếng ồn là quan trọng hơn cả. - Có thể lợi dụng sườn dốc tự nhiên để tạo bậc ngồi, chung quanh mặt bằng nhà hát trồng cây xanh để cách ly bên ngoài và chắn gió. - Xác định mức ồn trên toàn bộ khu vực xây dựng, xác định mức ồn lớn nhất và bé nhất, mức ồn trung bình, tần số và thời gian xuất hiện, đảm bảo tiếng ồn trong nhà hát ≤ 40dB. Không cho phép mức ồn quá lớn và ngẫu nhiên xâm nhập vào khu vực nhà hát. Nếu mức ồn ngẫu nhiên ≥ 60dB xuất hiện ba lần trong một giờ, mặt bằng đó không đạt yêu cầu, khi các giải pháp khả thi được sử dụng. Để mọi chỗ đều nhận đủ âm trực tiếp, độ dốc bậc ngồi ≥ 120. Độ nghiêng của tường và mái phản xạ âm xác định theo nguyên lý âm hình học, đảm bảo phân bố đều năng lượng âm trên toàn vùng chỗ ngồi.
Mức áp suất phân bố trên khu vực
Nhà hát ngoài trời Holly Wood Bowl
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
169
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Mỗi thính giả nhận được cường độ âm tổng hợp trực tiếp từ nguồn và các nguồn ảo của mái, của tường bên, tường hậu đồng đều nhau. Nhà hát ngoải trời dùng để biểu diễn kịch nói, không có thiết bị tăng âm, muốn cho khán giả nghe được thoải mái, diễn viên không nhọc sức, sức chứa chỉ nên trong khoảng 600 người, tương ứng với cự ly 24m, chiều rộng tối đa của mặt bằng nên 27m. Nếu sức chứa lớn hơn, số khán giả ngoài 600 chỗ ngồi không nghe rõ. Nhà hát ngoài trời biểu diễn ca nhạc, sức chứa có thể lớn hơn, vì công suất của âm nhạc cụ lớn hơn công suất âm của diễn viên. Có thể dùng gạch atphan mỏng lát lối đi hoặc sử dụng vật liệu mềm nào đó để giảm nhỏ tiếng ồn đi lại. • Thiết kế hộp sân khấu phản xạ Mục đích : - Đưa âm phản xạ bổ sung cho âm trực tiếp ở những chỗ ngồi xa, đảm bảo trường âm phân bố đều trên toàn vùng chỗ ngồi. - Để nhạc công, diễn viên nghe âm của nhau, phối hợp hòa âm. - Tổ chức chiếu sáng sân khấu, định vị hệ thống điện thanh… Mặt phản xạ âm sân khấu đơn giản nhất, chỉ dựng một mặt tường cao phía sau sân khấu. Nhờ mặt phản xạ này có thể tăng gấp đôi cường độ âm cho thính giả. Mặt phản xạ này có nhiều ưu điểm: không tạo nên tính định hướng hẹp, âm phản xạ ra phía trước phân bố đều, không sinh ra tiếng dội liên tục, không có hiện tượng hội tụ âm. Nếu thiết kế hai tường bên để tăng cường âm phản xạ tới khán giả, không nên thiết kế song song nhau, để tránh hiện tượng phản xạ qua lại nhiều lần giữa hai mặt tường này, tạo nên tiếng dội liên tục trên sân khấu, nên xử lý thành những mặt cong lồi để tăng khả năng khuếch tán âm. • Yêu cầu đối với mặt phản xạ sân khấu + Về kích thước - Lớn hơn chiều dài bước sóng của sóng âm phản xạ. - Phù hợp với diện tích cung cấp âm phản xạ. + Về vật liệu và cấu tạo - Có khả năng phản xạ âm cao đối với mọi tần số và mọi góc tới. - Đủ độ cứng trên mặt cắt - Tần số dao động riêng thấp - Toàn bộ kết cấu chắc chắn, ổn định không bị gió và nguồn âm kích động.
170
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
a. Giải pháp thiết kế hộp sân khấu; b. Nhà hát ngoài trời có chất lượng âm tốt
5.4. Kỹ thuật điện, điện nhẹ Thiết bị phân phối điện cần bố trí ở nơi dễ quản lý, đường ra vào thuận tiện. Thiết kế điện trong các phòng nhà văn hoá- thể thao cần tính đến khả năng các phòng hoạt động đa chức năng và tăng thêm nội dung thiết bị. Đường dây phân phối điện cần bố trí phù hợp với các thiết bị sử dụng điện khác nhau. Đường dây trong các phòng cần đi ngầm. Việc lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện cần tuân theo những quy định trong “TCXD 25-1991. Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế và TCXD 27- 1991 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế”. (TCXD VN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ).
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
171
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
5.5. Cấp, thoát nước thiết bị vệ sinh
Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh cho nhà văn hoá- thể thao phải tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn “TCVN 4513-1988- Cấp nước bên trong nhà và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 4474-1987- Thoát nước bên trong nhà và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế”. Nước cấp cho nhà văn hoá- thể thao phải được lấy từ hệ thống cấp nước chung. Trường hợp ở những nơi không có hệ thống cấp nước đô thị, cho phép tận dụng các nguồn nước tự nhiên để sử dụng nhưng phải được xử lý bằng các biện pháp lắng, lọc đơn giản. Khi thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước bên trong phải tính theo tổng lưu lượng dùng nước lớn nhất của mọi yêu cầu sử dụng. Cho phép thiết kế hệ thống cấp nước nóng cục bộ cho các phòng có nhu cầu cần thiết phục vụ học tập. (TCXD VN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ).
5.6. Phòng cháy chữa cháy Thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho nhà văn hoá- thể thao phải tuân theo các quy định trong “TCVN 2622- 1995. Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”. Bậc chịu lửa của nhà văn hoá - thể thao được quy định trong bảng: BẬC CHỊU LỬA CỦA NHÀ VĂN HOÁ- THỂ THAO Số tầng cao
Bậc chịu lửa
Lớn hơn hoặc bằng 3 tầng
Lớn hơn hoặc bằng bậc II
Nhỏ hơn 3 tầng
bậc III
Các phòng biểu diễn, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí ... nên bố trí tại tầng 1 và có lối ra vào trực tiếp an toàn. Chiều rộng thông thuỷ nhỏ nhất của hành lang trong nhà văn hoá- thể thao không được nhỏ hơn quy định trong bảng: CHIỀU RỘNG THÔNG THUỶ NHỎ NHẤT CỦA HÀNH LANG TRONG NHÀ VĂN HOÁTHỂ THAO Hành lang giữa, phòng đặt Hành lang bên, phòng đặt Bộ phận ở 2 bên (m) ở 1 bên (m) Khối sinh hoạt cộng đồng Khối học tập Khối công tác chuyên môn
2,1 1,8 1,5
1,8 1,5 1,2
Bộ phận Hành lang giữa phòng đặt ở 2 bên (m) Hành lang bên phòng đặt ở 1 bên (m) Khối hoạt động quần chúng Khối học tập Khối công tác chuyên môn 2,1 1,8 1,5 1,8 1,5 1,2 Tất cả các cửa trên lối thoát người đều phải mở ra ngoài hành lang. Không được dùng cửa quay, cửa xếp, cửa đẩy. Chiều rộng cửa ra vào chính của phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng vui chơi giải trí lớn không được nhỏ hơn 1,5m. Những nơi tập trung đông người ở sảnh, cầu thang, đường thoát người cần bố trí đèn chiếu sáng sự cố và bảng hiệu chỉ dẫn phân tán. (TCXD VN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ).
172
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
5.7. Đảm bảo việc sử dụng của người khuyết tật
+ Bãi đỗ xe Trong bãi đỗ xe công cộng và bãi đỗ xe trong các tòa nhà phải có chỗ đỗ xe của người khuyết tật. Số lượng tính toán chỗ đỗ xe của người khuyết tật không được thấp hơn quy định trong bảng: SỐ LƯỢNG CHỖ ĐỖ XE CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG BÃI ĐỖ XE Tổng số chỗ để xe
Số lượng tối thiểu
Từ 51 đến 100
2
Từ 101 đến 150
3
Từ 151 đến 200
4
Trên 300
5+1 chỗ cho mỗi lần thêm 100 xe
Từ 5 đến 50
1
Chú thích: 1. Chỗ đỗ xe của người khuyết tật bao gồm chỗ đỗ xe oto, xe máy, xe đạp, xe lăn. 2. Nếu bãi đỗ xe có không quá 5 chỗ thì không cần thiết kế chỗ để xe của người khuyết tật. 3. Đối với nhà chung cư cần dành ít nhất 2% chỗ để xe cho người khuyết tật Vị trí chỗ đỗ xe của người khuyết tật phải được bố trí gần lối vào công trình. Đối với các bãi đỗ xe công cộng thì chỗ để xe của người khuyết tật phải gần với đường dành cho người đi bộ. Nếu các công trình có nhiều bãi đỗ xe, nhiều lối vào, thì vị trí chỗ đỗ xe của người khuyết tật phải gần lối ra vào. Tại khu vực dành cho người khuyết tật phải có biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết. + Đường vào công trình Trong một khuôn viên, công trình hoặc hạng mục công trình ít nhất phải có một đường vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Khi có sự thay đổi cao độ đột ngột trên đường vào của công trình thì phải có đường dốc và tuân theo các quy định sau: - Độ dốc: không lớn hơn 1/12; - Chiều rộng đường dốc: không nhỏ hơn 1200 mm; - Chiều dài đường dốc: không lớn hơn 9000 mm; - Tại điểm bắt đầu và kết thúc đường dốc phải có khoảng không gian không nhỏ hơn 1.400mm để xe lăn có thể di chuyển được;
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
173
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Bề mặt đường dốc phải cứng, không được ghồ ghề và không trơn trượt; - Bố trí tay vịn liên tục ở hai bên đường dốc; - Tay vịn được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 900 mm so với mặt sàn. Ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, tay vịn phải được kéo dài thêm 300 mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40 mm. + Lối vào Công trình hoặc một hạng mục công trình ít nhất phải có một lối vào đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Lối vào cho người khuyết tật phải dẫn thẳng đến quầy lễ tân và các không gian chính của công trình. Đối với lối vào có bậc phải tuân theo các quy định sau: - Chiều cao bậc: không được lớn hơn 150 mm; - Bề rộng mặt bậc: không nhỏ hơn 300 mm; - Không dùng bậc thang hở; - Nếu lối vào có nhiều hơn 3 bậc thì phải bố trí tay vịn hai bên. Lối vào cho người khuyết tật có cửa không được làm ngưỡng cửa. Tại lối vào phải lắp đặt biển báo và tấm lát có dấu hiệu chỉ hướng tiếp cận đến thang máy dành cho người khuyết tật. Đối với những công trình do yêu cầu bảo tồn nếu lối vào không tiếp cận được đối với người khuyết tật thì phải bố trí các thang nâng hoặc đường dốc di động. + Cửa Chiều rộng thông thủy của cửa ngoài không được nhỏ hơn 900 mm. Đối với cửa bên trong các phòng không được nhỏ hơn 800 mm. Khoảng không gian thông thuỷ ở phía trước và phía sau cửa đi không được nhỏ hơn 1.400mm x 1.400 mm. Không được dùng cửa quay tại lối vào dành cho người khuyết tật.
+ Thang máy Kích thước thông thuỷ của cửa thang máy sau khi mở không được nhỏ hơn 900 mm. Diện tích không gian đợi trước thang máy không được nhỏ hơn 1.400 mm x 1.400 mm. Cửa thang máy phải được lắp đặt thiết bị tự đóng mở. Thời gian đóng mở phải lớn hơn 20 giây để đảm bảo an toàn cho người khuyết tật. Trong thang máy phải bố trí tay vịn. Bảng điều khiển trong buồng thang máy được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 1.200 mm và
174
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
không thấp hơn 900 mm tính từ mặt sàn thang máy đến tâm nút điều khiển cao nhất. Trên các nút điều khiển nên có các ký tự hoặc tín hiệu cảm nhận được và hệ thống chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn. Biển báo hiển thị số tầng tương ứng với vị trí thang được bật sáng hoặc có hệ thống thông báo bằng âm thanh bên ngoài và bên trong thang máy. Cạnh cửa ra thang máy tại mỗi tầng phải bố trí chữ nổi để trợ giúp cho người khuyết tật nhìn nhận biết điểm đến và điểm dừng của thang. + Các không gian công cộng trong công trình • Quầy lễ tân và sảnh đón - Tại các khu vực như nơi ngồi chờ, chỗ xếp hàng để làm thủ tục đăng ký hay thanh toán, quầy bán hàng, nơi đổi tiền, rút tiền, trạm điện thoại công cộng, khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống hoặc tại các bề mặt làm việc trong các công trình công cộng phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. - Phải có ít nhất một quầy lễ tân hoặc nơi đón tiếp dành cho người khuyết tật ứng với mỗi một loại dịch vụ. - Tại các quầy lễ tân, nơi đón tiếp dành cho người khuyết tật phải có các biển báo, bảng chỉ dẫn bằng các ký hiệu, biểu tượng hoặc bằng âm thanh theo quy ước quốc tế. • Chỗ ngồi - Trong các công trình có phòng khán giả, lớp học, phòng hội thảo, cửa hàng, phải bố trí chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật. Số chỗ ngồi không nhỏ hơn 5 % tổng số chỗ ngồi trong công trình nhưng không ít hơn 1. - Số lượng chỗ dành tối thiểu cho người khuyết tật đi xe lăn được quy định trong bảng: SỐ CHỖ DÀNH CHO XE LĂN Số lượng chỗ ngồi trong phòng khán giả, Số lượng chỗ tối thiểu dành cho người đi phòng hội thảo, lớp học (chỗ) xe lăn (chỗ) Từ 5 đến 30
1
Từ 31 đến 50
2
Từ 51 đến 100
3
Từ 101 đến 300
5
Từ 301 đến 600
6
Trên 600
6+1 cho mỗi lần thêm 200 chỗ ngồi
Vị trí chỗ ngồi dành cho người khuyết tật phải ở gần lối ra vào. • Khu vệ sinh, phòng tắm - Trong các công trình công cộng, tỷ lệ phòng vệ sinh cho người khuyết tật không nhỏ hơn 5 % tổng số phòng vệ sinh nhưng không được ít hơn 1. Đối với nhà vệ sinh công cộng tối thiểu phải có 1 phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật. - Tối thiểu 6 tiểu treo phải có 01 tiểu dành cho người khuyết tật. - Trong khu vực phòng vệ sinh, phòng tắm phải đảm bảo khoảng không gian thông thuỷ tối thiểu 1 400 mm x 1 400 mm để di chuyển xe lăn. KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
175
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
- Chiều rộng thông thủy của cửa phòng vệ sinh, phòng tắm, phòng thay đồ không nhỏ hơn 800 mm, được mở ra ngoài nhưng không cản trở lối thoát hiểm. - Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh tính từ mặt sàn được quy định như sau: + Bệ xí (bồn cầu): không được lớn hơn 450 mm; + Chậu rửa: không được lớn hơn 750 mm; + Tiểu treo: không được lớn hơn 400 mm. - Chiều cao lắp đặt tay vịn trong khu vực lắp đặt bệ xí không được lớn hơn 900 mm; đối với tiểu treo không được lớn hơn 800 mm. - Bề mặt sàn khu vệ sinh không được trơn trượt. - Khu vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo và biển chỉ dẫn ký hiệu theo quy ước quốc tế. + Thoát hiểm • Hệ thống báo động - Biển báo, biển chỉ dẫn của hệ thống báo động dùng để thông báo và chỉ dẫn về các khu vực chờ cứu hộ và lối thoát hiểm cho người khuyết tật phải bằng cả âm thanh và hình ảnh để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. - Hệ thống báo động phải được bố trí tại các khu vực như phòng ở, phòng họp, phòng khán giả, lối đi, sảnh, hành lang và các không gian sử dụng công cộng khác. • Khu vực chờ cứu hộ - Phải bố trí khu vực chờ cứu hộ trên lối thoát nạn. Khu vực chờ cứu hộ phải đạt các yêu cầu về an toàn cháy theo quy định trong QCVN 06: 2010/BXD. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện là 45 min. - Khu vực chờ cứu hộ phải có lối ra trực tiếp tới cầu thang thoát hiểm và phải có biển báo, biển chỉ dẫn và hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh. - Tổng số chỗ trong khu vực cứu hộ được tính toán trên tỉ lệ 1 : 200 tổng số người phục vụ, nhưng không ít hơn. • Lối thoát nạn - Trên lối thoát nạn phải có các biển báo và biển chỉ dẫn về sự trợ giúp người khuyết tật và hướng thoát nạn được ký hiệu theo quy ước quốc tế. - Lối thoát nạn phải dẫn đến cầu thang thoát hiểm. Chiều cao thông thủy lối thoát nạn không nhỏ hơn 2 000 mm; chiều rộng tối thiểu là 1 200 mm. Ở những nơi tập trung đông người tối thiểu phải rộng 1 800 mm.
176
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
• Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết bao gồm các tấm lát nổi hoặc các vạch dấu có màu sắc tương phản. Các tất lát nổi nhằm mục đích trợ giúp người khuyết tật nhìn trong việc dẫn hướng, cảnh báo và định vị tại nơi giao cắt, khi phía trước hướng đi có nguy hiểm, khi có sự chuyển hướng di chuyển và dừng bước nơi có các tiện nghi phục vụ công cộng. Vị trí lắp đặt các tấm lát nổi được quy định như sau: - Tấm lát cảnh báo giao cắt được bố trí tại nơi giao cắt (có và không có chênh lệch cao độ) giữa lối đi bộ và đường dành cho các phương tiện giao thông; - Tấm lát cảnh báo giới hạn được bố trí tại điểm đầu và điểm cuối của cầu thang; điểm đầu và điểm cuối đường dốc, nơi có các vật cản; lối đi bộ sang đường; - Tấm lát dẫn hướng được dùng để hướng dẫn người khuyết tật nhìn đến các khu vực quầy lễ tân, quầy bán vé, cửa kiểm sóat vé, nơi rút tiền và tránh các vật cản khi di chuyển tại những nơi không có thông tin hoặc các chỉ dẫn khác...; - Tấm lát định vị được bố trí ở phía trước trạm điện thoại, hòm thư, quầy lễ tân, quầy bán vé, bảng thông tin (bằng chữ nổi hoặc âm thanh), máy thanh toán tự động, máy rút tiền tự động, khu vệ sinh, phòng chờ và trước lối vào các công trình... • Biển báo, biển chỉ dẫn Chữ và ký hiệu trên biểu tượng quy ước phải tương phản với màu nền. Không dùng chất liệu nền nhẵn bóng, phản quang mạnh để người đọc không bị lóa. Biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết phải sử dụng các ký hiệu, biểu tượng và chữ nổi phù hợp với thông lệ quốc tế.
Biểu tượng có hỗ trợ cho người khuyết tật nhìn
(QCVN 10:2014/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG) KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
177
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
5.8. Yêu cầu về công tác hoàn thiện
Công tác hoàn thiện cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn “TCVN 5674- 1992. Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Tiêu chuẩn thi công nghiệm thu” và phải đảm bảo yêu cầu thích dụng, bền vững và mỹ thuật. Sàn của phòng khán giả phải chống trơn, trượt và quét dọn dễ dàng. Trong các phòng kỹ thuật thì đường và mặt sàn phải ốp và lát bằng vật liệu không cháy. Các phòng hoạt động quần chúng cần sử dụng vật liệu lát nền dễ cọ rửa, lau chùi, chịu mài mòn. Phòng hoạt động của trẻ và người già cần sử dụng sàn gỗ để có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tường và sàn trong khu vệ sinh phải có lớp chống thấm. Chiều cao lớp chống thấm của tầng tính từ mặt nền hoặc sàn từ 0,1m đến 1,2m cho các phòng khu vệ sinh và 1,5m cho phòng tắm. Cánh cửa vào phòng khán giả, phòng khiêu vũ, phòng ghi âm ở khe cửa phải có đệm cách âm. Cửa của khối hoạt động quần chúng, khối học tập của nhà văn hoá - thể thao không được làm ngưỡng cửa. Công tác hoàn thiện công trình gồm các việc: sơn, lát, trát, ốp... phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và sử dụng. Cần kết hợp đồng bộ trang trí nội thất, ngoại thất, đường xá, cây cảnh, sân vườn. Khi mái của nhà văn hoá- thể thao được sử dụng làm nơi hoạt động ngoài trời thì chiều cao lan can bảo vệ không được nhỏ hơn 1,2m. Khi làm lan can bằng kim loại thì các chi tiết của lan can không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của người sử dụng. (TCXD VN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ).
178
KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
6
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
6.1. Hình khối
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Với nền kiến trúc đương đại, hình khối kiến trúc của thể loại công trình vô cùng phong phú và đa dạng, từ các hình khối cơ bản nhất đến tự do nhất. Mỗi hình khối lại tạo ra một hiệu quả khác nhau, tuỳ thuộc vào dụng ý thiết kế mà chọn hình khối cho phù hợp
a. Hình khối cơ bản Khối cơ bản cho ta cảm giác về sự chắc gọn và cô động, dứt khoát. Có chút gì thân thuộc, dễ nhìn, dễ hiểu. Nó cũng là một xu hướng mạnh trong kiến trúc đương đại. Có thể gây ra được hình khối động (khối tròn, ellipse, tam giác với cách đặt khối theo kiểu không ổn định) hoặc phần lớn là sử dụng khối hộp tạo cảm giác ổn định và tĩnh tại. Từ hình khối cơ bản, có nhiều cách biến tấu tạo hình cho khối kiến trúc thêm sinh động bằng cách cắt khối, giao khối, đục lõm, nổ khối … Các cách tạo hình này dễ gây ấn tượng mạnh đến tâm lý con người.
Trung tâm văn hoá Oscar Niemeyer (trái) và Trung tâm phát triển cộng đồng của Dierendonck Blancke (phải)
Trung tâm biểu diễn Đài Bắc
Paula Souza Center
180
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC
Cultural Centre Ieper
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
b. Hình khối tự do Cũng là một trường phái mạnh khác trong nền kiến trúc đương đại. Tạo hình bằng các đường xéo hoặc các đường cong mịn. Cách đường cong tự do và vạt xéo này mang tính dẫn dất rất cao, dễ dàng thu hút chú ý của con người. Đặc thù của hình khối này là tính động, công trình như những luồng khí hay những dòng nước mịn màn trơn mượt gây cảm giác nhẹ nhàng; hoặc xoắn cuộng mạnh mẽ như một cơn bão; hoặc gãy gọn, góc cạnh tạo cảm giác một chút nhứt nhói, một chút thích thú…
Trung tâm văn hoá Haydar Aliyev (trên) và Trung tâm Pompidou-Metz (dưới)
Fondation Louis Vuitton
Verbania Cultural Center and Theater
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC
181
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
6.2. Hình thức mặt đứng
Mặt đứng công trình được xử lý với rất nhiều thủ pháp: chia đố kính và các cửa sổ, sử dụng lam trang trí – che nắng, sử dụng mặt đứng hi-tech, đèn led, đục lỗ cửa và cửa sổ theo một hình thức nhất định trên một khối đặc, sử dụng hoa văn (pattern) trên mãng lớn, sử dụng các tấm ốp đặc (nhôm gỗ) … Có rất rất nhiều cách xử lý mặt đứng như thế, việc ta cần nghiên cứu là sử dụng sao cho công trình hoà hợp với bao cảnh xung quanh và gây hấp dẫn cho người sử dụng….
182
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
6.3. Màu sắc
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Không sử dụng màu tối gây cảm giác nặng nề. Tông màu thường được dùng là màu trung tính, tương đồng, hài hoà hoặc các màu rực rỡ, tương phải, ấn tượng mạnh. Màu trung tính (trắng, xám, vàng kem…) được sử dụng rộng rãi cho tất cả các thể loại công trình văn hoá, tạo cảm giác dễ chịu, thư thái. Các màu được sử dụng hài hoà với nhau và hài hoà với cảnh quan xung quanh.
Busan opera house
Các màu rực rỡ, màu nóng hoặc màu đậm được sử dụng nhằm mục đích tạo sự nổi bật, ấn tượng cho công trình, cho cảm giác năng động. Tuy nhiên, người thiết kế phải lưu ý khi sử dụng cách dùng màu này, tránh gây cảm giác ức chế cho người sử dụng. Các này thường áp dụng cho các công trình văn hoá cho thiếu nhi, thanh niên.
Hầu hết các trung tâm văn hóa hiện nay trên thế giới đều sử dụng màu sắc trung tính, trừ các công trình có tính địa phương sử dụng màu sắc nổi bật để làm nổi bật lên văn hóa của khu vực như tại Trung Quốc sử dụng các màu nổi bật như đỏ, vàng; tại các quốc gia sử dụng vật liệu địa phương như nâu đỏ của đất nung, vàng, xanh của tre,...
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC
183
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
6.4. Vật liệu
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Vật liệu nói đến ở đây là vật liệu hoàn thiện và bao che cho bề mặt công trình. Có rất nhiều và từng ngày đang tăng thêm mẫu mã kiểu dáng, một số vật liệu được sử dụng nhiều như: gỗ, kính, nhôm, thép – lưới thép, bê tông, đá, gạch….
184
HÌNH THỨC KIẾN TRÚC
7
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
7.1. Asia Society Hong Kong Center Asia Society ược thành lập vào năm 1956 bởi John D. Rockefeller III tại New York, Hiệp hội Châu Á là một tổ chức giáo dục dành riêng cho việc thúc đẩy sự hiểu biết về các quốc gia và nền văn hóa của châu Á, soi sáng vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng đến tất cả các vùng. Trung tâm tại Hồng Kông của Hiệp hội Châu Á được thành lập vào năm 1990 và cơ sở mới được khánh thành vào năm 2011. Trung tâm mới được xây dựng trên một địa hình đồi núi tại trại lính Victoria cũ và trụ sở cũ của tạp chí Former Explosives. Thông qua sự kết hợp giữa bảo tồn, tái sử dụng, và xây dựng mới, các công trình cũ trước đây đã được chuyển thành một trung tâm văn hóa sôi động. Dự án nằm trong một khu rừng nhiệp đới và bao quanh bởi các tòa nhà chọc trời. Công trình kéo dài qua hai khu địa hình được ngăn cách bởi một con sông nhỏ. Công trình là sự kết hợp của hai di sản chính của thành phố đó là công trình trại lính, kho đạn dược cũ và khu rừng nhiệt đới xanh tốt của thành phố.
186
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Công trình được xâu dựng trong một khu rừng nhiệt đới, kết hợp với việc bảo tồn các công trình cũ thay vì phá bỏ công trình cũ, kiến trúc sư đã sử dụng cầu nối để liên kết công trình cũ và công trình mới và tận dụng hết không gian cây xanh xung quanh
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
187
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
188
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
189
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
190
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
191
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
7.2. Chickasaw Cultural Center
Ngày nay tại Mỹ, văn hóa của người da đỏ đang ngày càng mai một đi, và sau 20 năm lên ý tưởng thì Trung tâm văn hóa của người da đỏ đã được xây dựng. Trung tâm văn hóa là nơi lưu giữ, bảo tồn, phát huy và truyền bá nền văn hóa của người da đỏ tại Mỹ.
Trung tâm văn hóa được xây dựng trong khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Chickasaw, khu vực còn sót lại của các hoạt động văn hóa của người da đỏ. Với các công trình bảo tồn và triển lãm về các hoạt động văn hóa của người da đỏ. Công trình bao gồm khu trưng bày, rạp hát, khu tái hiện các công trình kiến trúc của người da đỏ, khu cắm trại.
192
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Chickasaw
E X P E R I E N C E SERVICE ENTRANCE
Parking
Walk the Sky Bridge for a birds-eye view of the Village and grounds below.
5 4 ChikasHA poya
Welcome center & Souvenir Shop
CEREMONIAL MOUND
STICKBALL FIELD
6 “The Arrival”
1 Our 109-acre campus combines architecture, gardens, history and culture.
7
GIFT SHOP
BUS PAVILION
SKY BRIDGE
Aaittafama’ Room
SCULPTURE
3
2
LEANING POLE
AMPHITHEATer
SPIRAL GARDENS
COUNCIL HOUSE
9
Aapisa’ art gallery
8 traditional VILLAGE
10
Anoli’ Theater
HONOR GARDEN
WATER PAVILION
13
12 Holisso
Tour Village structures inside and out. Enjoy live demonstrations daily.
Aaimpa’ Cafe
11
CHICKASAW
The Honor Garden pays tribute to Chickasaw Hall of Fame inductees.
1 Welcome Center & Souvenir Shop • Helpful directions and maps • Souvenirs and collectable items
2 Aapisa' Art Gallery
• View fine art and exhibit displays
3 Sculpture: “The Warrior” • 9-ft. bronze by Kelly Haney
4 Chikasha Poya Exhibit Center
• Council House Theater Replica of an 18th-century meeting place • Spirit Forest Experience one-of-a-kind technology as you learn about the ancient Chickasaw world
ChickasawCulturalCenter.com
Chickasaw.TV/CulturalCenter C U LT U R A L C E N T E R
• Exhibits Gallery Interactive exhibits, artifacts and historical objects • Removal Corridor Portrays the Removal journey • Stomp Dance Gallery Larger-than-life hologram dancers
5 Aaittafama' Room
• View display of themed exhibits • Meeting/conference space
6 Sculpture: “The Arrival”
• Monumental Mike Larsen work depicts generations of a Chickasaw family as they arrive in Indian Territory
7 Sky Bridge
• Overlooks the Village
8 Traditional Village
• Historically accurate replica of a Chickasaw Village in the Homelands
9 Amphitheater
• 320-person performance area hosts plays, storytelling, lectures, ceremonies and stomp dances
10 Aaimpa' Cafe
• Chickasaw and American menus
11 Anoli' Theater
CORN CRIB
• 4-story large-format screen and digital surround sound 2 SUMMER HOUSES
12 Holisso
• The Center for Study of Chickasaw History and Culture • Rotating exhibits of artifacts and photos
13 Honor Garden
2 WINTER HOUSES
COUNCIL HOUSE
• Plaza with central fountain; features Chickasaw Hall of Fame inductees
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
193
8
KẾT LUẬN
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
Thông qua việc tham khảo kinh nghiệm trong việc tổ chức không gian kiến trúc thể loại trung tâm văn hóa của Việt Nam và một số nước trên thế giới, ta rút ra được một số kết luận như sau: - Không gian sinh hoạt cộng đồng là không gian quan trọng nhất, quyết định tính hiệu quả của công trình đối với con người, bao gồm cả thỏa mãn nhu cầu sử dụng và đáp ứng nhu cầu tinh thần. - Tổ chức không gian bên trong và bên ngoài cần có sự liên hệ hài hòa với nhau và cả trong tổng thể công trình. - Trong xu hướng mới, cần chú ý đến một số nguyên tắc: - Hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. - Đảm bảo tính linh hoạt khả thi. - Đảm bảo tính đa dạng trong hoạt động giao lưu, sinh hoạt. - Thể hiện được bản sắc địa phương và giá trị hiện đại. - Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Sự thăng trầm của người Hoa ở Chợ Lớn trực tiếp gắn liền với lịch sử Việt Nam trong các thế kỷ đã qua. Chủ yếu là trung tâm thương mại, không có quyền lực và ảnh hưởng chính trị, người Hoa ở Chợ Lớn không được đánh giá đúng mức về tiềm lực văn hóa, kinh tế trong các nỗ lực ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở xứng đáng với tầm vóc của thành phố này, cũng như phát triển văn hóa và bảo tồn các đặc trưng mà con người, trong đó người Hoa và Minh Hương là chủ đạo, đã góp phần tạo thành đặc tính con người văn hóa Nam bộ. Trung tâm sinh hoạt văn hóa (TTSHVH) có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và sinh hoạt chính trị của đồng bào người Hoa ở Chợ Lớn. TTSHVH của người Hoa ở Chợ Lớn sẽ là nơi lưu giữ và phát huy truyền thống và văn hóa của người Hoa, nơi mà mọi người có thể đến và cảm nhận văn hóa của người Hoa, nơi những Hội quán đơn lẽ sẽ giao lưu với nhau và làm cho văn hóa của người Hoa ở Chợ Lớn không bị mai một và ngày càng phát triển hơn. Một khu vực có đời sống văn hóa tinh thần ra sao được thể hiện khá đậm nét ở TTSHVH. Vì thế, những năm gần đây, các quận khu vực Chợ Lớn đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng TTSHVH tuy nhiên, do còn nhiều bất cập từ khâu thiết kế, xây dựng cho đến chất lượng công trình và không phù hợp với phong tục tập quán mà phần lớn TTSHVH ở Chợ Lớn sau khi đầu tư xây dựng đã không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí lớn,... Với mong muốn tạo dựng không gian sinh hoạt văn hóa tinh thần cho cộng đồng người Hoa, phù hợp tâm tư nguyện vọng của mọi người, đồ án kiến trúc này như đóng góp vào kho tàng kiến trúc Việt Nam một nét văn hóa người Hoa đặc sắc, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Hoa, khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
196
KẾT LUẬN
9
PHỤ LỤC
ĐỒ ÁN CHUYỀN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH
+ Các tiêu chuẩn quy chuẩn TCXDVN 9365:2012 Nhà văn hóa thể thao – nguyên tắc cơ bản để thiết kế. TCXDVN 9369:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – Phòng khán giả - yêu cầu kỹ thuật. TCXDVN 5577:2012 Rạp chiếu phim - Tiêu chuẩn thiết kế QCVN 10:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. TCXDVN 4511:1988. Studio Âm thanh. Yêu cầu kĩ thuật về âm thanh kiến trúc. + Sổ tay kiến trúc Architects’ Data (third edition), Enrst and Peter Neufert. The Architects’ Handbook, edited by Quentin Pickard RIBA. Dữ liệu kiến trúc sư: Neufert. + Sách tham khảo Nguyên lý thiết kế nhà hát – Hoàng Đạo Cung. Nguyên lý thiết kế bảo tàng – Tạ Trường Xuân. + Các trang web tham khảo www.archdaily.com www.kienviet.net ashui.com en.wikipedia.org
198
PHỤ LỤC