Đề cương tốt nghiệp - Trung tâm sinh hoạt Văn hóa người Hoa Chợ Lớn - TP.Hồ Chí Minh

Page 1

ĐỀ

CƯƠNG

CHỢ

LỚN

TỐT

NGHIỆP

TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA -

TP.

HỒ

CHÍ

MINH

SVTH: LẦU CÚN SÁNG MSSV: 12510205667 GVHD: THẦY HÀ ANH TUẤN


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1

2 3 4 4

MỤC LỤC 7 8 9 9 10 11 11 11 11 12 12 16 21 24 24 28 35 36 37 37 38 39 42 42 44 47 51 52 52 56 58 58 70 70 73 74 75 75 75 76 77

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khái niệm Văn hóa 1.2.2. Định nghĩa Trung tâm Văn hóa 1.3. Phân loại 1.3.1. Phân loại theo cấp quản lý 1.3.2. Phân loại theo đối tượng sử dụng 1.3.3. Phân loại theo quy mô, sức chứa khán phòng 1.4. Lược sử hình thành và phát triển của thể loại đề tài 1.4.1. Trên thế giới 1.4.2. Việt Nam 1.4.3. Với người Hoa ở Chợ Lớn 1.5. Các khu chức năng chính 1.5.1. Các khu chức năng chính 1.5.2. Các hạng mục chi tiết

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

2.1. Giới thiệu chung về Chợ Lớn 2.2. Đặc điểm và hiện trạng khu đất xây dựng 2.2.1. Vị trí khu đất 2.2.2. Lý do chọn khu đất 2.2.3. Khí hậu 2.2.4. Địa hình 2.2.5. Giao thông tiếp cận 2.2.6. Cơ sở hạ tầng 2.3. Đặc điểm con người

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

3.1. Cơ sở dữ liệu 3.1.1. Số liệu tính toán quy mô công trình 3.1.2. Các tiêu chuẩn, quy phạm dùng cho tính toán 3.2. Tính toán quy mô công trình & nhiệm vụ thiết kế 3.2.1. Tính toán các khu chức năng chi tiết 3.2.2. Thống kê diện tích các khu chức năng chính 3.2.3. Thống kê quy mô công trình

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

4.1. Hướng nghiên cứu chính 4.2. Ý tưởng chính về tổ chức không gian kiến trúc 4.2.1. Hình khối 4.2.2. Tổ hợp mặt bằng 4.2.3. Tổ chức các không gian chức năng 4.3. Hình thức tổ chức thiết kế


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

5 6

77 77 77

4.4. Giải pháp kiến trúc 4.4.1. Giải pháp thiết kế 4.4.2. Tiêu chí thiết kế

79

KẾT LUẬN

81

PHỤ LỤC

5



1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.1. Lý do chọn đề tài Văn hoá Việt Nam là kết tinh những tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc anh em trong quá trình tụ c­ư, hỗn cư­và hợp cư­- quá trình giao tiếp, chọn lọc và thẩm nhận những giá trị văn hoá giữa dân tộc này với dân tộc khác - tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Do những đặc thù về địa lý - lịch sử và địa lý - văn hoá, ng­ười Hoa và văn hoá Hoa ở Việt Nam có vị thế hết sức quan trọng. Ngư­ời Hoa là một trong số các dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở Việt Nam ( khoảng trên d­­ưới một triệu người) là Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ-me... Không giống như­hầu hết các dân tộc ít ng­ười khác ở n­ước ta, ngư­ời Hoa sống tập trung chủ yếu và đan xen với ngư­ời Việt ở các khu vực đồng bằng ven biển và các thành phố lớn là các trọng điểm kinh tế và th­ương mại. Mặt khác, ngư­ời Hoa là tộc ng­ười có trình độ phát triển cao về kinh tế và xã hội, lại có nhiều điểm tư­ơng đồng về văn hoá với ngư­ời Việt.

Những giá trị văn hoá truyền thống mà ngư­ời Hoa di cư­mang theo đã, đang và vẫn đ­ược ng­ười Hoa duy trì, bảo giữ, phát triển và làm phong phú thêm bởi những yếu tố mới do bản thân cộng đồng ng­ười Hoa sáng tạo ra trong quá trình thích ứng với những điều kiện tự nhiên và xã hội mới, đặc biệt là các quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội mới trong quá trình tụ cư­, hỗn cư­và hợp cư­ở vùng đất định cư­mới đư­ợc coi là quê h­ương của mình. Những phẩm chất và giá trị văn hoá truyền thống của ng­ười Hoa thực sự là những nét đẹp, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của cộng đồng ng­ời Hoa ở Việt Nam. Đồng thời, là những bằng chứng cụ thể và sinh động về tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, hành trang quý giá để b­ước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển tr­ước những thời cơ và thách thức mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng một trung tâm văn hoá ng­ời Hoa ở Việt Nam để tiếp tục duy trì và phát triển văn hóa của người Hoa là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

8

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.2. Một số khái niệm

1.2.1. Khái niệm Văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ tương ứng với văn hóa theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latincolere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt, cầu cúng. Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi văn hóa theo phương tây. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.

Hình vẽ của người nguyên thủy trong hang đá

Nghệ thuật Ai Cập cổ đại TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

9


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Đám cưới chuột (tranh dân gian Đông Hồ)

Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

1.2.2. Định nghĩa Trung tâm Văn hóa Trung tâm sinh hoạt văn hóa là một không gian công cộng, một tâm điểm thúc đẩy các hoạt động xã hội và cũng là nơi để gìn giữ những giá trị văn hóa đáng quý của vùng miền. Hoạt động giao lưu hiểu theo thuật ngữ của từ điển Tiếng Việt là hoạt động trao đổi tiếp xúc qua lại giữa hai luồng khác nhau. Là nơi trưng bày và là thư viện lưu trữ các sản phẩm của nhân loại là hoạt động bảo quản văn hóa. Các học giả thuyết trình trước công chúng đó là sự phân phối văn hóa, công chúng tham gia các buổi xem phim, đọc sách báo, xem triễn lãm, bảo tàng,... đó là sự tiêu dùng các giá trị văn hóa. Tham gia các cuộc thảo luận, trao đổi tọa đàm tại câu lạc bộ, hội trường tham gia lễ hội hay các cuộc thi đấu, cung cấp các thông tin là hoạt động trao đổi tiếp xúc. Tóm lại, trung tâm sinh hoạt văn hóa là nơi có đầy đủ những điều kiện về quy mô vật chất, đa dạng về loại hình đảm cho việc lưu trữ, tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, nghiên cứu, hội thảo, giao lưu…

Trung tâm văn hóa cho người Kanak Jean-Marie Tjibaou -Renzo Piano-

10

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.3. Phân loại

1.3.1. Phân loại theo cấp quản lý

Theo phân cấp quản lý nhà văn hóa được chia thành các loại sau: - Nhà văn hóa xã (phường) - Nhà văn hóa quận (huyện) - Nhà văn hóa tỉnh (thành phố) - Nhà văn hóa quốc gia ....

1.3.2. Phân loại theo đối tượng sử dụng

Theo từng đối tượng sử dụng cụ thể nhà văn hóa được phân loại như: - Nhà văn hóa thiếu nhi - Nhà văn hóa thanh niên - Nhà văn hóa phụ nữ - Câu lạc bộ dành cho người cao tuổi.....

1.3.3. Phân loại theo quy mô, sức chứa khán phòng

Phân loại theo quy mô sức chứa của phòng khán giả - Loại nhỏ và sức chứa từ 100-300 chỗ. - Loại vừa có sức chứa từ 300-600 chỗ. - Loại lớn có sức chứa từ 600-1200 chỗ. - Loại lớn hơn 1200 chỗ được xác định thuộc về Cung văn hóa.

Nhà văn hóa thiếu nhi Quận 10

Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội

Trung tâm văn hóa TP. Đà Nẵng TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

11


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.4. Lược sử hình thành và phát triển của thể loại đề tài 1.4.1. Trên thế giới a. Thời kỳ nguyên thủy Nền văn minh thời kì nguyên thủy bắt đầu vào thời điểm con người tìm ra lửa, người nguyên thủy tụ tập bên đống lửa, nghỉ ngơi, sưởi ấm, xua đuổi bóng đêm và thú dữ. Cảnh sinh hoạt quanh đống lửa có thể coi là hình thức sinh hoạt cộng đồng sơ khai nhất trên thế giới.

b. Thời kỳ cổ đại Khi xã hội loài người dần được hình thành các nền văn minh xuất hiện cùng với nó là những đặc trương văn hóa, tập tục nếp sống… Các nền văn minh lớn thời kỳ cổ đại như: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes. Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục, có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa. Nền văn minh có bản năng tự theo đuổi sự mở rộng, nhiều hơn, vươn xa, và phải có tiềm lực để đạt được những điều đó. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn một vài bộ lạc hoặc dân tộc vẫn chưa được văn

12

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

minh. Điều này được gọi chung là lạc hậu, hoang dã. Họ không có phân tầng xã hội và chính trị, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống chữ viết hoặc tiền tệ. Một trật tự về sự tín ngưỡng có thể có, ví dụ như, họ tôn trọng người cao tuổi, chỉ là quan hệ mà không đưa đến việc xác lập quyền lực, đúng ra là sự giao kèo về quan hệ. Sự thống trị thực sự không tồn tại, hoặc ở một mức tối thiểu kiểu văn minh cai trị giống thói quen trong mỗi gia đinh. Thế giới đã văn minh là sự phổ biến về nông nhiệp, chữ viết và tín ngưỡng đến các bộ lạc nguyên thủy, hoang dã. Một số bộ lạc có thể chấp nhận tiếp cận sự khai sáng. Nhưng văn minh luôn luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh: nếu một bộ lạc nào đó không chấp nhận sự truyền bá nông nghiệp hoặc từ chối tôn giáo-tín ngưỡng. Văn minh thường sử dụng tôn giáo như một cách biện minh cho hành động của mình, như là một hành động đi khai hóa cho người chưa văn minh, còn hoang dã hay có ý muốn cưỡng ép để truyền bá văn minh. Tuy nhiên, sự đa dạng một nền văn hóa kết hợp với văn minh luôn luôn có xu hướng mở rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi đồng hóa chúng vào với nền văn minh (một ví dụ kinh điển là với Nền văn minh Trung Hoa cổ xưa đã ảnh hưởng đến Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam). Trong thực tế có rất nhiều nền văn minh có tầm lan tỏa rất rộng ở nhiều quốc gia và lãnh thổ. Khi đời sống càng trở nên phong phú hơn, con người cần được bảo vệ khỏi những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã xây dựng những công trình văn hóa đầu tiên, đó là các vòng cung cổ đại, đền thờ Hi Lạp,…những công trình này mang chức năng phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng, là các hoạt động sinh hoạt văn hóa chính của người cổ đại. Vòng tròn đá Stonehenge

Đấu trường La Mã, Rome, Ý TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

13


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Nhà hát lộ thiên Epidaurus, kiệt tác kiến trúc Hy Lạp cổ đại

c. Thời kỳ Trung đại Thời kỳ này kiến trúc văn hóa nổi bật là các nhà thờ và nhà hát.

Nhà hát Palais Garnier, Paris

Nhà thờ Đức bà, Paris

14

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

d. Thời kỳ hiện đại Kiến trúc của một trung tâm văn hóa được hình thành rõ ràng với chức năng đa dạng, là nơi hoạt động văn hóa, trao đổi, biểu diễn nghệ thuật, hội thảo, lưu trữ, giáo dục…

Trung tâm Pompidou, Paris

Centre Pompidou-Metz, Paris

Trung tâm văn hóa Philippin TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

15


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.4.2. Việt Nam Không gian sinh hoạt cộng đồng trong xã hội Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu, đi cùng với sự phát triển của các lễ hội và nghệ thuật truyền thống. Các không gian sinh hoạt thường được hình thành trong các công trình có tính cộng đồng, giao lưu và tôn giáo, tín ngưỡng. Một số công trình kể đến như CHÙA, ĐÌNH LÀNG, NHÀ RÔNG... a. Đình làng Đình làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng: Tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quyện với nhau đến mức khó có thể phân biệt.

- Chức năng tín ngưỡng

Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng. Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũng giống như ở Trung Quốc…Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành Hoàng làng ở tỉnh và huyện. Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng, xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc. Như vây, tín nguỡng Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa Hán, hoặc hiện tượng Hán hóa khác bị cổng làng chặn lại thì nó lại tìm thấy các tín ngưỡng bản địa có tính tương đồng, nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín ngưỡng đa nguyên của Việt Nam.

- Chức năng hành chính

Đình làng thực sự là trụ sở hành chính - nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Với đặc điểm của tính tự trị và tính cộng đồng của làng xã, hoạt động hành chính và quản lí của làng xã được tiến hành có hiệu quả. Đình làng với tư cách là trụ sở hành chính đã trở thành biểu tượng của tính tự trị và sự cố kết cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Đình Chu Quyến Ba Vì, Hà Tây

- Chức năng văn hóa

Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đình làng gắn với đời sống của dân làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là:

16

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Phần lễ và phần hội: - Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng. - Hội là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Tóm lại, những nhân tố tự nhiên và xã hội đã hình thành nên làng, một cộng đồng làng, lối sống làng. Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.

Hội vật truyền thống tại sân đình Thủ Lễ

Khán đài đấu vật tại sân đình Thủ Lễ

Lễ hội tại đình Thượng Phúc TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

17


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

b. Chùa Theo câu tục ngữ Việt Nam “đất vua, chùa làng”, các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. “Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả. Chùa là nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, đồng thời chùa cũng là nơi giao lưu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thông qua các lễ hội. Nổi bật nhất là chùa Thầy, có hẳn các hạng mục dành cho việc biểu diễn nghệ thuật dân gian.

Sân chùa nơi diễn ra các lễ hội trong dịp lễ tết, mang hình ảnh của một quảng trường đa năng trong kiến trúc hiện đại.

Thủy đình điểm nhấn nổi bật giữa mặt hồ

18

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Mặt nước bao quanh lấy sân chùa không những mang ý nghĩa tạo cảnh trong cảnh quan kiến trúc mà còn hình thành một sân khấu biễu diễn các làn điệu quan họ dân gian trong dịp lễ tết. Sân chùa giờ trở thành không gian khán đài ngoài trời nơi người dân thưởng thức biểu diễn nghệ thuật.

Thủy đình trở thành sân khấu múa rối nước trong các dịp lễ hội.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

19


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

c. Nhà rông Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng người kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên, hoặc còn là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng. Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ. Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng. Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống... Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.

Lễ hội tại Nhà Rông

Bên trong một nhà Rông

20

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.4.3. Với người Hoa ở Chợ Lớn a. Chợ

Đối với người Hoa nói chung và người Hoa Chợ Lớn nói riêng thì dù đi đến bất cứ nơi đâu, việc đầu tiên họ sẽ làm đó là lập chợ. Người Hoa vốn là những người có “năng khiếu” trong việc kinh doanh. Nhờ vậy mà nền kinh tế của Sài Gòn ngày xưa chủ yếu là do người Hoa dẫn đầu.

Có đến 75% số ng­ời Hoa ở Việt Nam th­ường chọn chỗ sinh sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ. Nói gọn là họ sống gần chợ. Họ mở cửa hiệu, đẩy xe hàng, chèo thuyền chở hàng đi buôn bán khắp chốn cùng quê… ở tại vùng nông thôn, ng­ười Hoa cũng không cấy lúa n­ước như­người Việt, mà tập trung về vùng đất rẫy để làm màu, nhằm sản xuất nhanh hàng hóa. Kinh doanh buôn bán hầu như­đã quá quen thuộc đối với ng­ời Hoa ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới. Dù làm bất cứ nghề gì, ng­ười Hoa đều có ý thức siêng năng, cần cù. ý thức đó luôn đ­ược ngư­ời Hoa chú ý rèn luyện con em mình ngay từ bé. Do sớm có kinh nghiệm làm ăn trong buôn bán, ng­ời Hoa đã hình thành đ­ược một số phẩm chất cần thiết trên th­ương trư­ờng. Họ tạo lập đ­ược một mạng lư­ới tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài n­ước với nhiều mẫu mã mặt hàng thích hợp: hàng hóa cho phố ph­ường, hàng hóa cho xóm ấp, hàng hóa tiêu thụ trong nư­ớc và hàng hóa tiêu thụ ở nư­ớc ngoài. Họ sớm biết thu mua hạt gạo do ng­ười Việt làm ra, bố trí các nhành lúa… làm ra gạo bán ra với một tổ chức khá chặt chẽ.

Thương xá Đồng Khánh (hay chợ Soái Kình Lâm)

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

21


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

b. Hội quán - Chùa Hội quán —nơi sinh hoạt của các bang người Hoa, lập ra bệnh viện, trường học, nhà hát, nhà tang lễ, chăm lo vấn đề dân sinh và giúp đỡ hỗ trợ người trong bang— là nơi cho những ai muốn tìm hiểu tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Hoa. Trải qua năm tháng, các hội quán người Hoa vẫn duy trì kiến trúc xưa, mái nghiêng, ngói ống. Chùa sơn vàng, ngói đỏ, hàng rào sắt màu xanh cùng với vô số điêu khắc đá với hoạ tiết mang dáng dấp Trung Hoa cổ. Một số hội quán có lịch sử gần ba thế kỷ. • Hội quán Tuệ Thành – chùa Bà (ước chừng xây năm 1760) với giá trị lịch sử, văn hoá lâu đời, theo lời những người nước ngoài từng đến TP.HCM, là một trong những di sản hoàn mỹ nhất của TP.HCM. Hội quán này trước kia là đại gia đình của người Quảng Đông ở Việt Nam, giúp người Quảng Đông an cư lạc nghiệp. Những năm gần dây, hội quán triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo vào đại học, giúp đỡ người cao tuổi.

• Hội quán Nghĩa An – chùa Ông là kiến trúc mang màu sắc Trung Hoa cổ kính, có lịch sử trên 200 năm. Ngôi chùa này của người Triều Châu, gây chú ý bởi hình ảnh Quan Công chính khí ngời ngời và ngựa Xích Thố hùng dũng trong truyện Tam Quốc chí. Rằm tháng giêng, chùa chuẩn bị quýt (tiếng Hoa đọc là “cúc”, đồng âm với “cát”, nghĩa là may mắn) cùng với bao lì xì đỏ cho người đến viếng mượn về, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, làm ăn hưng thịnh, gia đình bình an. Cuối năm, người mượn mang quýt đến trả, như tạ ơn thần thánh đã phù hộ. Tập tục này của Triều Châu vẫn được giữ đến nay. Mùa xuân và tết nguyên tiêu, ngoài hoạt động cúng kiếng, chùa còn tổ chức hát Tiều, một loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống của người Triều Châu.

22

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

• Hội quán Nhị Phủ – chùa ông Bổn có lịch sử ước chừng 270 năm, là nơi tập họp của người Phúc Kiến. Ngôi chùa này là công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp điêu khắc gỗ và đá. Ngoài ra, hội quán Hải Nam cũng có lịch sử trên 200 năm, có nhiều đồ vật mang đậm giá trị lịch sử và văn hoá như tượng gốm, thư hoạ, điêu khắc. Hội quán trẻ nhất là Sùng Chính của người Hẹ cũng có lịch sử hơn 100 năm. Ngày nay, các hội quán vẫn tiếp tục hoạt động công ích, hỗ trợ sự nghiệp giáo dục và từ thiện. Bản sắc văn hoá dân tộc và truyền thống tương thân tương ái được lưu truyền đến đời sau.

• Hội quán Quỳnh Phủ - Miếu bà Hải Nam xây dựng cách nay gần 200 năm, nhưng các hiện vật có giá trị nghệ thuật và tính văn hoá cao trong chùa hầu như được bảo tồn nguyên vẹn. Đặc biệt có bức tranh sơn mài Lục Vân Tiên cùng các sắc chiếu của vua Duy Tân. Vào khoảng năm 1824, bà con Hải Nam cùng nhiều bà con người Hoa khác sinh sống lâu đời tại khu vực Sài Gòn Gia Định đã đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng chùa, làm nơi tổ chức lễ hội dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Theo các ghi chép trên các bia đá trong chùa thì trải qua hơn chục lần trùng tu mở rộng, trong đó có 6 lần trùng tu quy mô lớn, chùa mới có quy mô, diện mạo đẹp đẽ, hoành tráng như hôm nay.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

23


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.5. Các khu chức năng chính 1.5.1. Các khu chức năng chính

Theo quan điểm của người viết, nếu nói về các chức năng của thể loại công trình này thì nó gần giống như một trường Đại học, bao gồm: chức năng giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, chức năng học tập và chức năng phụ trợ, chức năng quản lý, hành chính. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản ở đây là chức năng sinh hoạt cộng đồng được xem trọng hơn so với trường đại học với việc sinh hoạt và giao lưu văn hóa là cốt lõi của công trình. Sở dĩ có sự khác nhau này là do công trình Trung tâm sinh hoạt văn hóa Người Hoa Chợ Lớn đứng ở vị trí kết nối tất cả cộng đồng người Hoa trong khu vực Chợ Lớn, các tổ chức đó có thể đến từ đơn vị hành chính như phường, quận,... để nó trở thành trung tâm của các đơn vị hội tụ về, đứng ra tổ chức các sự kiện giao lưu, đem lại sự bình đẳng chung cho các đối tượng tham gia. Do đó, chức năng giao lưu, sinh hoạt cộng đồng là trung tâm của công trình, có mối liên hệ với tất cả các chức năng khác, và phải có tính đa năng chứ không đặc thù cho một thể loại hình nghệ thuật hay công năng nào. Chức năng học tập cũng phải mang tính đa năng, không chuyên biệt như với các trường đại học đặc thù. Các phòng học được tổ chức theo hình thức Hội quán, câu lạc bộ (CLB) (CLB Võ thuật, CLB Lân - sư - rồng, CLB thư pháp,....) mà ở đó người tham gia chủ yếu là trao đổi kinh nghiệm giữa những người cùng chung sở thích trong CLB. “Không gian các phòng chức năng của nhà văn hóa - thể thao cần có tính thích ứng và tính linh hoạt cao về mặt sử dụng. Các phòng phải được bố trí sao cho tiện về mặt phân khu sử dụng và thống nhất quản lý” (TCVN 9365:2012 Nhà văn hóa thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế) Tóm lại, Trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa Chợ Lớn gồm các không gian chức năng sau: - Khối đón tiếp: Đại sảnh là vị trí tập trung đông người nhất là đầu mối giao thông để có thể định hướng đi đến những khối chức năng khác. - Khối biểu diễn: tổ chức ca múa nhạc, biểu diễn các loại hình nghệ thuật. - Không gian trưng bày, triển lãm: giới thiệu, trưng bày những giá trị văn hóa, lịch sử của người Hoa, đồng thời là nơi để mọi người hiểu được cách sống của người Hoa. - Khối Hội quán - CLB: với các hình thức hoạt động đa dạng, vừa vui chơi, giải trí vừa học tập rèn luyện - Khối học tập: tổ chức học tập tiếng địa phương của người Hoa, các phong tục của người Hoa. - Khu vực ẩm thực: nơi mọi người có thể đến và thưởng thức văn hóa ảm thực đặc sắc của người Hoa - Khối hành chính và điều hành: quản lý, điều hành các hoạt động cảu công trình, điều phối hoạt động văn hóa của khu vực. - Cảnh quan, quảng trường lễ hội: có chức năng làm tăng cường sự giao lưu giữa mọi người, là đầu mối tiếp cận đến các thành phần chức năng khác của trung tâm văn hóa, đồng thời là nơi diễn ra các lễ hội văn hóa và là nơi trưng bày các hiện vật ngoài trời.

24

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI CHỨC NĂNG KHỐI

HẠNG MỤC CHI TIẾT

GHI CHÚ

Đại sảnh Sân giao lưu trong nhà

ĐÓN TIẾP

Sân lế hội trung tâm

SÂN

Sân lễ hội nhỏ

LỄ HỘI

Sân khấu ngoài trời Khán phòng lớn Khán phòng đa năng Sảnh đón, sảnh giải lao Vệ sinh khán giả Sân khấu và các phòng phụ trợ Sân khấu chính Kho phông màn Kho nhạc cụ Kho ghế Kho phân loại Phòng nghỉ nhân viên Phòng thay đồ, hóa trang cá nhân Phòng thay đồ, hóa trang nam Phòng thay đồ, hóa trang nữ Phòng biên tập Phòng đạo diễn Phòng chuyên viên kỹ thuật Phòng quản lý nhà hát Phòng kỹ thuật điện Phòng điều hòa Phòng thiết bị PCCC Phòng kỹ thuật âm thanh Phòng kỹ thuật ánh sáng Phòng hành chính Phòng làm việc Vệ sinh diễn viên nam - nữ

KHỐI BIỂU DIỄN

Sảnh KHỐI TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM KHỐI

Gửi đồ Quầy lưu niệm Thuyết minh, giới thiệu Triển lãm theo chủ đề Phòng chiếu phim

TRƯNG BÀY,

Kho trung chuyển Kho tiếp nhận, phân loại

TRIỂN LÃM KHỐI KHO, NGHIỆP VỤ

Phòng lắp ráp Kho bảo quản hiện vật Phòng kỹ thuật nghiệp vụ Phòng thủ kho, quản lý kho Sảnh chuyển hàng TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

25


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI CHỨC NĂNG

HẠNG MỤC CHI TIẾT

GHI CHÚ

Quản lý học tập Phòng học tập các Nghi Lễ

KHỐI HỌC TẬP

Phòng học tiếng Hoa: - Nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến - Nhóm ngôn ngữ Triều Châu KHỐI HỌC TẬP - Nhóm ngôn ngữ Quảng Đông - Nhóm ngôn ngữ Hải Nam - Nhóm ngôn ngữ Hẹ - Tiêng Phổ thông Vệ sinh nam - nữ Thư viện nhỏ Khu tra cứu CD-ROM, Internet KHỐI THƯ VIỆN

Quầy thủ thư, giao dịch Kho sách Sảnh, Gửi đồ Vệ sinh nam, nữ Hội quán Ca - kịch - Phòng sinh hoạt - Phòng quản lý Hội quán - Khu trưng bày Hội quán Lân - Sư - Rồng - Sân luyện tập ngoài trời - Phòng luyện tập đa năng - Phòng quản lý, Hiệp hội Lân - Sư - Rồng - Khu vực trưng bày Võ đường - Sân luyện tập - Phòng luyện tập - Phòng quản lý võ đường

KHỐI HỘI QUÁN, CÂU LẠC BỘ

CLB thư pháp, tranh thủy mặc - Phòng sinh hoạt - Khu vực trưng bày - Phòng quản lý CLB CLB nghệ thuật truyền thống - Phòng sinh hoạt - Phòng điêu khắc - Khu vực trưng bày - Phòng quản lý CLB

- Làm lồng đèn truyền thống - Gốm sứ - Đồ gỗ - ....

CLB sinh vật cảnh - Sân sinh hoạt ngoài trời - Vườn sinh vật cảnh - Phòng quản lý

- Bon sai - Chim, thú cảnh - CLB hoa - ...

CLB thiền, khí công - Phòng sinh hoạt - Phòng quản lý CLB

Yêu cầu độ yên tĩnh cao

Khu biểu diễn ngoài trời

26

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Mỗi võ đường sẽ có một đội Lân - Sư - Rồng


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI CHỨC NĂNG KHU ẨM THỰC TRUNG HOA KHU CAFE,

HẠNG MỤC CHI TIẾT

GHI CHÚ

Các gian hàng ẩm thực (foodcourt) Khu bàn ăn tập trung Khu rửa tập trung Kho cho thuê Vệ sinh nam - nữ Khu bếp Khu chuẩn bị

ĂN UỐNG

Khu cafe ngoài trời KHU CAFE

Khu ẩm thực trong nhà Kho ẩm thực Rửa Vệ sinh nam - nữ Sảnh nội bộ

KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐIỀU HÀNH

Phòng làm việc hành chính Phòng tiếp khách, giám đốc Phòng phó giám đốc Phòng tổ chức sự kiện Phòng đại diện Hiệp hội người Việt gốc Hoa

KHÔNG GIAN CẢNH QUAN

Không gian cây xanh, cảnh quan Vườn thiền Vườn tre Bãi xe nhân viên Bãi xe khách Máy phát điện Điều hòa không khí trung tâm Bể nước sinh hoạt

KỸ THUẬT

Bể nước chữa cháy

PHỤ TRỢ

Bể xử lý nước thải Phòng máy bơm Bể tự hoại Phòng M&E Phòng tổng đài Kho

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

27


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.5.2. Các hạng mục chi tiết

1.5.2.1. Không gian trưng bày, triển lãm a. Lịch sử người Hoa di cư sang Việt Nam

Người Hoa, đặc biệt ở Chợ Lớn, ở nhiều tỉnh lỵ phía đồng bằng mà nay ta còn thấy dấu ấn phần lớn sang nước ta từ năm 1885 trở về sau, khi các cường quốc Tây phương đánh phá bờ biển niềm Nam Trung Hoa. Ban đầu người Hoa đến cư trú ở vùng Cù Lao Phố (Biên Hòa ngày nay) nhưng về sau bị quân Tây Sơn đánh, giành của cải nên dời về vùng Sài Gòn - Chợ Lớn (Quận 5 - 6 ngày nay). b. Các sản phẩm thủ công của người Hoa Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực và nghề in. Với bàn tay khéo léo và kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời kia, họ đã tạo nên những sản phẩm vô cùng đẹp và chất lượng. Chúng ta có thể điểm qua một số thương hiệu: gốm sứ Minh Long, giày Biti’s, dệt Thái Tuấn,… • Gốm sứ: Ở những ngôi chùa của người Hoa ở Chợ Lớn như chùa Bà Thiên Hậu, chùa ông, không khó để chúng ta có thể bắt gặp những bức tượng nhỏ (tiếu tượng, hí tượng), cầu kỳ và tinh tế, được làm từ một nghệ thuật làm gốm đã thất truyền, ngày nay khó có một nơi nào có thể làm được những bức tượng có chất lượng như vậy. • Đèn lồng: Mỗi năm vào dịp Trung thu, mọi người lại kéo nhau về Phố lồng đèn Lương Nhữ Học, Quận 5. Chỉ cách phố Lương Nhữ Học với những chiếc lồng đèn giá bình dân vài con đường, cũng có những chiếc lồng đèn có giá hàng trăm triệu đồng được các doanh nhân, đại gia người Việt gốc Hoa của Sài Gòn tranh nhau mua trong những phiên đấu giá quyết liệt. Đó là 9 chiếc lồng đèn (thánh đăng) mang tên các vị thần được thờ trong Nghĩa An hội quán (678 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TPHCM) như: Thiên địa phụ mẫu, Tướng quân mã đầu, Phước Đức chín thần, Thần Tài, Văn Xương tinh quân, Quan Bình thái tử, Châu Xương tướng quân, Thiên Hậu nguyên quân và Quan Thánh đế quân được ban quản trị hội quán này tổ chức đấu giá nhằm gây quỹ từ thiện và trùng tu hội quán hàng năm. c. Người Hoa sinh hoạt đời sống và văn hóa

28

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Chợ Bình Tây xưa

Sài Gòn - Chợ Lớn xưa TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

29


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.5.2.2. Khối học tập Trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa Chợ Lớn - Tp. Hồ Chí Minh sẽ bao gồm các lớp học về tiếng Hoa, học tập về các phong tục người Hoa. - Tiếng Hoa: Một trong những nét văn hóa đang bị mai một dần trong nền văn hóa của người Hoa đó là tiếng Hoa, dần dần người Hoa không còn nói tiếng Hoa nữa. Vì vậy việc tổ chức các lớp dạy nói, hát tiếng Hoa là một vấn đề hết sức quan trọng. Đối với người Hoa, tiếng hoa cực kỳ đa dạng về cách phát âm, có thể phân ra các nhóm ngôn ngữ cơ bản sau đây:

• Nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến

• Nhóm ngôn ngữ Triều Châu

• Nhóm ngôn ngữ Quảng Đông

• Nhóm ngôn ngữ Hải Nam

• Nhóm ngôn ngữ Hẹ

• Tiếng Phổ thông (tiếng Bắc Kinh)

- Phong tục của người Hoa: bản thân người viết là một người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hải Nam, dù vẫn sống theo phong tục của người Hoa nhưng đã dần không còn hiểu nhiều về phong tục của người Hoa nữa, người Hoa ngày càng bị Việt hóa, không còn nhớ nhiều về phong tục của người Hoa. Vì vậy việc tổ chức các lớp học để lưu giữ và đưa những kiến thức về phong tục đến thế hệ trẻ người Hoa sau này là việc hết sức cần thiết.

30

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.5.2.3. Khối sinh hoạt Câu lạc bộ Trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa Chợ Lớn - Tp. Hồ Chí Minh sẽ bao gồm các câu lạc bộ: - CLB ca - kịch (hát Tiều, hát Quảng) - CLB Lân - Sư - Rồng - CLB Võ thuật (Võ đường) - CLB thư pháp, tranh thủy mặc - CLB nghệ thuật truyền thống: Nặn đất sét, cắt dán giấy, làm lồng đèn, điêu khắc gỗ,... - CLB sinh vật cảnh: chim, cá, cây cảnh,... - CLB thiền, khí công, dưỡng sinh

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

31


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

1.5.2.4. Sinh hoạt cộng đồng Hầu hết các hình thức sinh hoạt nghệ thuật và các lễ hội truyền thống của người Hoa thường diễn ra trong không gian công cộng như đường phố, dễ đi vào lòng người. Những hoạt động nghệ thuật thường gắn liền với cuộc sống người dân nên sân khấu tương đối đơn giản. Các hình thức văn hóa được sân khấu hóa nhằm mục đích sinh hoạt đồng thời góp phần vào công việc bảo tồn nét văn hóa truyền thống cảu ông cha ta để lại, nhưng chủ yếu vẫn là dưới hình thức các câu lạc bộ. Do đó hình thức sân khấu ở đây là một hình thức sân khấu giao lưu theo kiến trúc truyền thống có khả năng giao lưu với khán gia cả 3 mặt. Do đó không gian giao lưu với khán giả cả 3 mặt. Vì vậy không gian giao lưu này sử dụng hình thức sân khấu mở là phù hợp nhất. Phù hợp với không gian truyền thống hơn.

32

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

33



2

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.1. Giới thiệu chung về Chợ Lớn Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Trước đây từng được coi là thủ đô lúa gạo của toàn Đông Dương. Vai trò của Chợ Lớn là cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Nam Kỳ xưa kia và ngay cả ngày nay. Sài Gòn thật ra là tên trước đây đặt cho khu Chợ Lớn và chính tên Sài Gòn có thể có nguồn gốc từ “Tai Ngon” hoặc ‘Tin-Gan” (Hán Việt là Đề Ngạn, chỉ thành phố gần đê dọc kênh tàu Hủ) mà người Quảng Đông đọc là “Thầy Ngòn” hay “Thì Ngòn”. Như vậy, Chợ Lớn chính là Quận 5 và Quận 6 ngày nay.

Bản đồ Chợ Lớn xưa

Diện tích: Quận 5: 4,27 km2; Quận 6: 7.14 km2. Dân số: Quận 5: 174.154 người; Quận 6: 252.811 người. Mật độ dân số: Quận 5: 40785.5 người/km2; Quận 6: 35407.7 người/km2 Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam)

36

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.2. Đặc điểm và hiện trạng khu đất xây dựng 2.2.1. Vị trí khu đất

Khu đất nằm ở Phường 14, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Khu đất tiếp giáp phía bắc với đường Nguyễn Trãi, phía Nam là đường Trần Hưng Đạo, phía đông là đường Phùng Hưng, phía Tây là đường Đỗ Ngọc Thạnh. Nằm trong khu vực kinh doanh của bà con người Hoa đó là chợ Soái Kính Lâm, với xung quanh là nhiều Hội quán, chùa, nhà thờ của người Hoa.

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

37


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.2.2. Lý do chọn khu đất Khu đất trong quy hoạch được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ. Nhưng tại sao lại chọn khu đất để làm một trung tâm sinh hoạt văn hóa?

Bản đồ quy hoạch khu đất đến năm 2020

Bất động sản có thể giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Muốn phát triển lâu dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể cạnh tranh được trên thế giới. Các vấn đề khi sử dụng khu đất: - Xây dựng chung cư cao tầng: o Tăng sức ép về dân số của khu vực o Làm mất tính lịch sử, văn hóa của địa điểm xây dựng o Các công trình chung cư xung quanh được xây dựng lên nhưng rất ít người ở, chủ yếu là người ở khu vực khác tới chứ không phải người tại khu vực chợ Lớn - Xây dựng một trung tâm văn hóa: o Giải quyết vấn đề về nơi sinh hoạt các hoạt động văn hóa của người dân địa phương o Tăng không gian xanh cho khu vực o Làm điểm nhấn văn hóa cho khu vực xây dựng o Tăng lượng khách du lịch đến tham quan và mua sắm tại khu vực xung quanh (chợ Soái Kình Lâm, hội quán,…) Lợi ích khi xây dựng một trung tâm văn hóa tại khu đất nhiều hơn so với xây dựng một chung cư cao tầng. Việc xây dựng một chung cư cao tầng chỉ có lợi về kinh tế trước mắt chứ không có lợi về lâu dài cho khu vực xây dựng, nên việc sử dụng khu đất để xây dựng một trung tâm văn hóa để giải quyết các vấn đề về sinh hoạt văn hóa, về những thứ mà người dân sinh sống xung quanh cần đến là việc hết sức cần thiết.

38

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.2.3. Khí hậu Khu vực thuôc khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa chính quanh năm: mùa khô nắng và mùa mưa.

+ Nhiệt độ không khí:

- Số giờ nắng trung bình/tháng 160 - 270 giờ. - Nhiệt độ không khí trung bình 27 độ. - Nhiệt độ cao tuyệt đối 40 độ, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 độ.

+ Độ ẩm bình quân:

Độ ẩm bình quân : 79,5% Độ ẩm cao tuyệt đối 100% (tháng 7,10,11,12) Độ ẩm tuyệt đối 20% (tháng 3) => lượng bốc hơi lớn trong năm 1350mm, trung bình 3,7mm/ngày

+ Lượng mưa:

Trung bình 1949mm trong 159 ngày Mùa mưa kéo dài 6 tháng (tháng 5 đến tháng 10)

+ Lượng sương:

- Số ngày có sương mù trong năm (10 - 15ngày) - Số tháng có sương mù ít nhất (tháng 10,11,12)

+ Bức xạ mặt trời:

Tổng lượng bức xạ trung bình: 3445cab/năm Tổng lượng bức xạ nhỏ nhất: 1324,8cab/năm Tổng lượng bức xạ lớn nhất: 3687,8cab/năm => Số giờ nắng trung bình 6,3giờ/ngày

Biểu đồ lượng nắng, bức xạ, nhiệt độ cả năm ở TP. Hồ Chí Minh

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

39


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Biểu kiến mặt trời tại khu đất

+ Hướng gió:

Mùa khô : Gió đông nam

Hoa gió TP. Hồ Chí Minh

Gió đông nam tốc độ gió 3m/s Mùa mưa: Gió tây nam, tây Tốc độ gió 3,5m/s Gió mạnh nhất (tháng 8) : tốc độ gió bình quân 4,5(m/s) Gió yếu nhất (tháng 12) : tốc độ gió bình quân 2,3(m/s)

40

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Hoa gió các tháng trong năm của TP. Hồ Chí Minh

Biểu đồ thống kê các chỉ số khí hậu trong cả năm PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

41


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.2.4. Địa hình Khu đất nằm trong khu vực TP. Hồ Chí Minh có địa hình bằng phẳng, với nền đất tương đối mềm. Cần chú ý khi xây dựng kết cấu cho công trình.

2.2.5. Giao thông tiếp cận Khu đất tiếp giáp với 4 đường: - Phía Bắc là đường Nguyễn Trãi (một chiều, lộ giới 12m) - Phía Nam là đường Trần Hưng Đạo (một chiều, lộ giới 12m) - Phía Đông là đương Phùng Hưng (hai chiều, lộ giới 12m) - Phía Tây là đường Đỗ Ngọc Thạnh (hai chiều, lộ giới 12m)

Giao thông xung quanh khu vực tương đối thấp, chủ yếu là khu vực đường Nguyễn Trãi vào các giờ cao điểm (6 giờ 30 đến 9 giờ; 16 giờ 30 đến 19 giờ) thường xảy ra ùn tắc do khu vực trường học tan học và các công sở tan làm. Ngoài ra vào các dịp lễ, rằm, tại khu vực các hội quán, nhà thờ, thương xá Đồng Khánh tương đối đông người. Không đủ chỗ đậu xe vào các dịp lễ. => Đề xuất mở rộng bãi đậu xe của công trình để phục vụ cho khu vực xung quanh.

42

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Khu đất nằm ở giữa của tuor tham quan Chợ Lớn với các điểm tham quan nổi bật như: - Chợ Bình Tây - Hội quán Nghĩa Nhuận - Hội quán Nhị Phủ - Nhà thờ Cha Tam - Hội quán Hà Chương - Hội quán Ôn Lăng - Hội quán Tuệ Thành - Hội quán Nghĩa An

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

43


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.2.6. Cơ sở hạ tầng Tại vị trí của khu đất phía đường Nguyễn Trãi có một loạt các trụ điện cao thế 15kV dạng khung thép, ngoài ra phía đường Trần Hưng Đạo và Đỗ Ngọc Thạnh cũng có nhiều trụ điện dân dụng.

Hình ảnh trụ điện trung thế 15kV trên đường Nguyễn Trãi

Trụ điện dân dụng

44

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

45


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

46

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

2.3. Đặc điểm con người Đối tượng phục vụ Việc xác định đối tượng phục vụ cho ta cái nhìn tổng quan về các hoạt động trong công trình trung tâm sinh hoạt văn hóa. Đồng thời trả lời các câu hỏi: công trình xây dựng để phục vụ cho ai? Họ đến công trình để làm gì? Họ muốn gì ở trong công trình? DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG: Là lực lượng đông đảo và thường xuyên nhất. Thường đến công trình vào các buổi tối, các ngày cuối tuần và các dịp lễ tết. Họ đến công trình chủ yếu để: - Xem các buổi biểu diễn nghệ thuật. - Thưởng thức ẩm thực. - Xem các buổi triễn lãm. - Đến thư viện. - Tham gia các câu lạc bộ. KHÁCH DU LỊCH Lượng khách du lịch đến chợ Lớn để tìm hiểu về văn hóa và trải niệm không gian văn hóa cũng khá đông. Họ đến công trình để: - Tìm hiểu về con người tại Chợ Lớn, về Chinatown của Việt Nam - Xem các buổi biểu diễn nghệ thuật. - Xem các tác phẩm trưng bày. - Thưởng thức ẩm thực đặc trưng. - Trải niệm không gian văn hóa đặc trưng. HỌC SINH SINH VIÊN Họ đến công trình để: - Tìm hiểu về con người tại Chợ Lớn, về Chinatown của Việt Nam - Xem các buổi biểu diễn nghệ thuật. - Xem các tác phẩm trưng bày. - Thưởng thức ẩm thực đặc trưng. - Tham gia các buổi dã ngoại hoạt động ngoại khóa. - Tham gia các câu lạc bộ. - Đến thư viện để học tập, thảo luận nhóm.

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

47


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN GIA Họ đến công trình để: - Tìm hiểu về con người tại Chợ Lớn, về Chinatown của Việt Nam - Xem các buổi biểu diễn nghệ thuật. - Xem các tác phẩm trưng bày. - Thưởng thức ẩm thực đặc trưng. - Đến thư viện để tìm các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu. CÁC ĐOÀN BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT Họ đến công trình để: - Biểu diễn nghệ thuật. - Giao lưu giữa các đoàn biểu diễn với nhau. - Tổ chức các buổi tọa đàm, các cuộc thi. NGHỆ NHÂN, NGHỆ SĨ Họ đến công trình để: - Biểu diễn nghệ thuật. - Giao lưu giữa các đoàn biểu diễn với nhau. - Tổ chức các buổi tọa đàm, các cuộc thi. - Trao đổi kinh nghiệm. - Tổ chức các buổi trò chuyện đàm thoại về ngành nghề. - Trưng bày giới thiệu các sản phẩm mà họ làm ra - Trao đổi giao lưu nghệ thuật. - Tổ chức các buổi trò chuyện đàm thoại về nghệ thuật. - Tổ chức các sự kiện trưng bày các tác thẩm nghệ thuật.

48

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

49



3

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở dữ liệu

3.1.1. Số liệu tính toán quy mô công trình Trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa có quy mô được xác định dựa trên: - Là công trình văn hóa của TP. Hồ Chí Minh - Công trình thuộc cấp thành phố. Xác định quy mô bằng cách dựa trên quy mô dân số khu vực Chợ Lớn và phục vụ xung quanh. - Đối tượng phục vụ là dân cư Chợ Lớn, người dân khu vực TP. Hồ Chí Minh và khách du lịch (tìm hiểu văn hóa, giao lưu, trao đổi, tham quan) Về cơ sở xác định qui mô của công trình thì cũng có 2 cách xác đinh như sau: + Xác định sức chứa hợp lý cho công trình bằng cách xác định nhu cầu phục vụ được thể hiện ở các chỉ tiêu số chỗ phục vụ cho 1000 dân (trong các tiêu chuẩn phục vụ làm qui hoạch đã có tính toán sẵn). - Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người) - Dân số khu vực Chợ Lớn hiện nay là: khoảng 426.965 người - Theo tiêu chuẩn quy hoạch đối với công trình văn hóa thì cứ 1000 người thì có 10 - 12 người đến, như vậy Trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa Chợ Lớn phục vụ khoảng 4.000 - 4.500 lượt người. - Căn cứ vào cấp độ và bán kính phục vụ, tầm ảnh hưởng của công trình, từ đó tính được tổng sức theo nhu cầu của loại hình phục vụ. + Sử dụng phương pháp nội suy bằng cách so sánh qui mô của một số công trình thực tế (tính bằng ha) từ đó suy ra được qui mô hợp lý cho công trình. 1. Auditorium and Congress Palace Infanta Doña Elena - Estudio Barozzi Veiga 2. Avelgem Cultural Center - Dierendonckblancke Architecten 3. Centre Pompidou-Metz - Shigeru Ban 4. Centre Pompidou - Piano+Rogers 5. Cultural and Congress Center - Jean Nouvel 6. Firstsite - Rafael Viñoly Architects 7. Gabriela Mistral Cultural Center - Cristian Fernandez Arquitectos, Lateral Arquitectura & Diseño 8. King Abdullah II House of Culture & Art - Zaha Hadid 9. Kodály Centre - Építész Stúdió 10. La Llotja de Lleida - Mecanoo + labb arquitectura 11. Marie Tjibaou Cultural Center New Caledonia - Renzo Piano 12. Paul klee center - Renzo Piano 13. Trung tâm văn hóa Kinh Bắc 14. Oscar Niemeyer International Cultural Centre

52

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

53


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

54

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Dựa vào số liệu từ các công trình thực tế, ta có thể xác định qui mô của trung tâm sinh hoạt văn hóa như sau:

Gross area < 1.5ha

Qui mô nhỏ (công trình cấp khu vực)

1.5ha < Gross area < 3ha

Qui mô lớn (công trình cấp tỉnh, thành phố)

Gross area > 3ha

Qui mô rất lớn (công trình cấp quốc gia)

KẾT LUẬN: Do không có tiêu chuẩn rõ ràng để xác định qui mô của một trung tâm văn hóa vì vậy bằng hai phương pháp tính như trên ta có thể xác định rõ ràng sức chứa hợp lý và qui mô của công trình. Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trước khi chúng ta bắt đầu thực hiện đồ án.

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

55


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

3.1.2. Các tiêu chuẩn, quy phạm dùng cho tính toán Các tiêu chuẩn chi tiết: KHỐI CHỨC NĂNG

KHỐI ĐÓN TIẾP

KHỐI BIỂU DIỄN KHỐI BIỂU DIỄN ĐA NĂNG, HỘI THẢO

ĐA NĂNG

HẠNG MỤC CHI TIẾT

GHI CHÚ

Sảnh

0,25 - 0,5 m2/người, chiều cao >3,6m

Kích thước cửa ra vào

1m cho 100 người vào

Gửi mũ áo

0,04 - 0,1 m2/chỗ

Sảnh phục vụ từ 800 người trở lên

10 m dài quầy gửi đồ trở lên

Diện tích phòng khán giả (không tính sân khấu)

1 - 1,2 m2/khán giả

Phòng họp cho chủ tịch đoàn (khi có biểu diễn làm phòng chuẩn bị, hóa trang)

< 48 m2

Hội trường trên 200 chỗ phải có phòng máy chiếu

Số liệu theo tiêu chuẩn chuyên ngành

Thời gian vào của khán giả

15 - 30 phút

Thời gian ra của khán giả

5 - 20 phút

Kích thước cửa ra vào

1m/100 người

Hành lang nghỉ

>4m

Khu vệ sinh

25 nam hoặc 25 nữ/1 xí, 1 tiểu

Thể tích phòng khán giả trung bình

8 m3/người

Thể tích phòng kịch nói

7,5 - 14 m3/người

Độ sâu phòng khán giả trung bình

20-25m

Khoảng cách thoát người

<20 - 25m

Thời gian thoát người ra khỏi công trình

4-6 phút

Thời gian thoát người ra khỏi phòng

2 phút

Độ dốc thoát người

≤ 10%

Quan hệ tỉ lệ 3 chiều (H:B:L)

1:2:3

Khoảng cách giữa lan can đế hàng đầu tiêu

900 - 1500 mm

Khoảng cách từ rèm chịu lửa đến hàng đầu tiên khi không có dàn nhạc

3m

Chiều sâu sân khấu từ rèm chịu lửa

> 3/4 chiều rộng sân khấu và >5 m

Vệ sinh (tính cho số chỗ ngồi)

KHỐI HỘI THẢO

56

- Nam

150 người/1xí, 2 tiểu; 4 xí có 1 chậu rửa

- Nữ

120 người/1xí; 4 xí có 1 chậu rửa

Diện tích phòng hội thảo

0,8 m2/người (không có bàn viết); 1,5 - 2 m2/người (có bàn viết)

Phòng phục vụ

9 - 12 m2

1 - 2 phòng dành cho đại biểu

< 24 m2/phòng

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH KHỐI CHỨC NĂNG KHỐI TRƯNG BÀY TRIỂN LÃM

KHU CAFE, ĂN UỐNG

HẠNG MỤC CHI TIẾT

GHI CHÚ

Triển lãm, trưng bày

1 m2/người

Phòng trưng bày bình thường (S = 24-36 m2)

Chiều cao phòng 4,5 m

Phòng trưng bày bình thường (S = 40 - 50 m2)

Chiều cao phòng 6-8 m

Ăn

1,5 -2,2 m2/người

Giải khát

1,2 - 1,4 m2/người

Kho

0,6 m2/chỗ ngồi

Gia công

0,8 m2/chỗ ngồi

Soạn

0,2 m2/chỗ ngồi

Quản lý

0,2 m2/chỗ ngồi

Đảm bảo 25 -40 người sử dụng đồng thời

THƯ VIỆN

KHỐI HỌC TẬP, CÂU LẠC BỘ

KHỐI CLB

KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐIỀU HÀNH

Chiều cao trung bình

4 - 4,5m

Diện tích người đọc

1,5 m2/chỗ ngồi

Diện tích cho nahan viên

5 m2/người

Kho sách

400 quyển/m2

Phòng cho mượn

10 - 20 m2 bố trí giữa phòng đọc và kho

Văn phòng thủ thư

20 m2

Khu vực giao nhận

10 -16 m2

Phòng photocopy

8 - 12 m2

Diện tích giới thiệu sách

20 - 40 sách/m2

Phòng sinh hoạt nhóm

24 - 80 m2/phòng, thông thủy 3,2 - 4,2 m

Các phòng kỹ thuật và xưởng

2 - 2,5 m2/chỗ

Phòng sinh hoạt có tính yên tĩnh

1,7 m2/chỗ

Phòng hội thảo nhóm, tiếp khách CLB

1,3 - 1,5 m2/chỗ

Các phòng nghiên cứu

4,5 m2/người

Phòng sinh hoạt S < 50 m2

Có thể làm 1 cửa ra 1 - 1,2m

Phòng sinh hoạt S > 60 m2

Có thể làm 2 cửa

Các phòng nói chuyện

0,75 m2/người

Các lớp học

1,15 - 1,5 m2/người

Các phòng máy

2 - 2,5 m2/người

Chiều cao thông thủy

2,8 - 3,2 m

Phòng làm việc

4 - 4,5 m2/người

Nghỉ nhân viên

0,75 m2/người

Phòng tiếp khách

18 - 24 m2

Phòng phục vụ

6- 9 m2

Phòng làm việc cá nhân (giám đốc, phó giám đốc, nhà nghiên cứu)

16 -24 m2

Phòng họp

36 - 48 m2

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

57


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH KHỐI CHỨC NĂNG

KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐIỀU HÀNH

TIÊU CHUẨN KHÁC

HẠNG MỤC CHI TIẾT

GHI CHÚ

Bảo vệ, phòng trực thường trực - Chỗ làm việc nhân viên - Phòng ngủ trực đêm (nếu có)

6 - 8 m2 9 - 12 m2

Phòng y tế - Phòng làm việc cán bộ - Ngăn khám bệnh - Nơi phát, tiêm thuốc

4 m2/y tá, hộ lý 4 - 6 m2/ngăn khám 4 - 6 m2/chỗ

Cầu thang

0,2 m2/người

Hành lang

15 -20% diện tích sử dụng

Diện tích 1 chỗ đỗ xe - Ô tô con - Xe máy - Xe đạp - Ô tô buýt - Ô tô tải

25 m2 3 m2 0,9 m2 40 m2 30 m2

Quảng trường (không tính vỉa hè)

0,25 m2/người

3.2. Tính toán quy mô công trình & nhiệm vụ thiết kế 3.2.1. Tính toán các khu chức năng chi tiết

Theo các chỉ tiêu trên ta tính toán các khu chức năng cụ thể như sau:

KHỐI ĐÓN TIẾP STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

1

Đại sảnh

Tính cho 2000 người (0,35m /người)

700

5-6m

2

Quầy hướng dẫn

2 nhân viên, 5m2/nhân viên

10

2,8 - 3 m

3

Khu giới thiệu chung

Đặt quảng cáo, giới thiệu

30

3m

4

Phòng truyền thống

30

3m

5

Vệ sinh

Nam: 3 xí; 3 tiểu; 3 rửa Nữ: 3 xí; 3 rửa

20 18

3m

TỔNG

808

58

2

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI BIỂU DIỄN ĐA NĂNG

Các chương trình biểu diễn: ca kịch, nhạc, trình diễn với quy mô lớn. Là nơi giao lưu văn hóa có tổ chức của người dân, khách tham quan từ các vùng miền, tỉnh thành trong cả nước và cả quốc tế trong các sự kiện lễ hội văn hóa truyền thống. Cho thuê, bán vé,... STT

PHÒNG

GHI CHÚ KHU KHÁN GIẢ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

1177

1

Sảnh chờ, giải lao

Bố trí sát bên ngoài khán phòng, không bao gồm diện tích quầy và giao thông (45-50% diện tích hội trường)

2

Quầy bán vé

Có thể tiếp cận trực tiếp từ bên ngoài

48

2,8 - 3 m

3

Giữ đồ

Gần lối vào chính, trong sảnh vào, tính cho 600 người; 0,04 m2/người

24

3m

4

Khán phòng

Khán phòng đa năng 600 chỗ, có khả năng thay đổi bố trí mặt bằng; khán đài có thể xếp lại (1 - 1.2m2/ chỗ)

720

-

5

Vệ sinh

Nam: 2 xí; 4 tiểu; 2 rửa Nữ: 4 xí; 3 rửa

30 30

3m

KHU SÂN KHẤU VÀ CÁC PHÒNG PHỤ TRỢ 1

Sân khấu chính

2

Sân khấu phụ

3

325

5-6m

1131 150

-

2 sân khấu phụ, mỗi sân khấu 50m2

100

-

Kho phông màn

Tiếp cận được sân khấu

60

3m

4

Kho nhạc cụ

Tiếp cận được sân khấu

60

3m

5

Kho ghế

Tiếp cận được sân khấu

100

3m

6

Phòng nghỉ diễn viên

Tiếp cận được sân khấu

80

3m

7

Phòng thay đồ, hóa trang tập thể

50 người, có phòng tắm riêng. Tiêu chuẩn 2m2/người, 2 phòng

200

3m

8

Phòng thay đồ, hóa trang cá nhân

2 phòng, mỗi phòng 50 m2

100

3m

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

59


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

9

Phòng biên tập

30

3m

10

Phòng đạo diễn

20

3m

11

Phòng chuyên viên kỹ thuật

20

3m

12

Phòng quản lý hội trường

20

3m

13

Phòng kỹ thuật điện

20

3m

14

Phòng điều hòa

20

3m

15

Điều khiển âm thanh

Quan sát được sân khấu, vị trí cuối khán phòng

20

3m

16

Phòng điều khiển ánh Quan sát được sân khấu, vị trí cuối sáng khán phòng

15

3m

17

Điều khiển Spotlight

20

3m

18

Phòng hành chính

20

3m

19

Phòng làm việc

2 phòng, mỗi phòng 20 m2

40

3m

20

Vệ sinh diễn viên

Nam riêng, nữ riêng

36

3m

Nằm 2 bên khán phòng, đối diện sân khấu

TỔNG

60

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

2308


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI HỘI THẢO STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

1

Sảnh

30% phòng hội thảo

90

5-6m

2

Phòng hội thảo

100 chỗ (tính cho 1,5 m2/người), 2 phòng

300

6m

3

Phòng diễn giả

2 phòng

30

3m

4

Phòng họp báo

50 chỗ (tính cho 1,2 m2/người)

60

3m

5

Phòng phục vụ

24

3m

6

Phòng kỹ thuật

24

3m

7

Phòng máy chiếu

20

3m

8

Phòng phiên dịch

10

3m

9

Kho

30

3m

10

Vệ sinh

Nam: 3 xí, 3 tiểu, 3 rửa Nữ: 3 xí, 3 rửa

20 18

3m

TỔNG

626 CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

61


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI TRƯNG BÀY & TRIỂN LÃM STT

PHÒNG

GHI CHÚ KHU ĐÓN TIẾP

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

422

1

Sảnh

Tính cho 1000 người

250

5-6m

2

Quầy vé

2 nhân viên, 5m2/nhân viên

10

2,8 - 3 m

3

Gửi đồ

Gần lối vào chính, trong sảnh vào, tính cho 600 người; 0,04 m2/người

24

3m

4

Cửa hàng quà lưu niệm

Phục vụ khách tham quan, người xem biểu diễn

100

3m

5

Vệ sinh

Nam: 3 xí, 3 tiểu, 3 rửa Nữ: 3 xí, 3 rửa

20 18

3m

KHU TRƯNG BÀY VÀ TRIỂN LÃM 1

Trưng bày ngắn hạn

1280 330

2

Trưng bày dài hạn

Trưng bày theo 3 chủ đề: - Lịch sử di cư của người Hoa - Sản phẩm thủ công truyền thống - Sinh hoạt đời sống và văn hóa

3

Trưng bày ngoài trời

Kiến trúc và điêu khắc của người Hoa

KHU VỰC KHO

150 500 300 -

-

-

1145

1

Kho trung chuyển

Lưu ý về vấn đề an toàn

50

3m

2

Kho tiếp nhận và phân loại

Đủ chỗ cho 2 xe tải lớn, tiếp cận với kho trung chuyển

220

3m

3

Kho triển lãm đa năng

300

3m

4

Kho bảo quản hiện vật trưng bày

200

3m

5

Phòng kỹ thuật nghiệp vụ

100

3m

6

Phòng lắp ráp

65

3m

62

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

7

Phòng thủ kho và quản lý kho

150

3m

8

Sảnh chuyển hàng

60

3m

TỔNG

2847

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

63


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHU ẨM THỰC & SHOP STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

1

Quầy hàng ẩm thực

Khu ẩm thực theo dạng foodcourt, với 15 quầy hàng

225

3m

2

Khu ăn uống

Bố trí cho 500 người

600

3m

3

Rửa

10

3m

4

Kho thực phẩm

50

3m

5

Kho cho thuê

200

3m

6

Cafe trong nhà

280

3m

7

Khu pha chế

20

3m

8

Kho đồ uống

30

3m

9

Phòng quản lý

15

3m

10

Y tế

24

3m

11

Shop

200

3m

12

Vệ sinh khách

Nam: 3 xí, 3 tiểu, 3 rửa Nữ: 3 xí, 3 rửa

20 18

3m

13

Vệ sinh nhân viên

Nam: 1 xí, 1 tiểu, 1 rửa Nữ: 1 xí, 1 rửa

8 8

3m

200 chỗ; 1,4 m2/chỗ

TỔNG

64

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

1708


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI HỌC TẬP, SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

STT

PHÒNG

GHI CHÚ KHỐI HỌC TẬP

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

262

1

Phòng học

4 phòng học tiếng Hoa và văn hóa người Hoa, mỗi phòng 50 m2

200

3m

2

Vệ sinh

Nam: 3 xí, 3 tiểu, 3 rửa Nữ: 3 xí, 3 rửa

20 18

3m

3

Kho, phụ trợ

24

3m

KHỐI SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ 8 phòng sinh hoạt CLB - CLB ca kịch - CLB Lân - Sư - Rồng - Võ đường - CLB thư pháp, tranh thủy mặc - CLB nghệ thuật truyền thống - CLB sinh vật cảnh - CLB thiền, khí công - CLB múa rối

3915 200 500 500 100 150 200 200 100

1

Câu lạc bộ

2

Sảnh giao lưu, trưng bày

250

3m

3

Không gian biểu diễn công cộng

500

-

4

Vệ sinh

20 18

3m

5

Vườn sinh vật cảnh, vườn thiền

500

-

Nam: 3 xí, 3 tiểu, 3 rửa Nữ: 3 xí, 3 rửa

-

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

65


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

STT

PHÒNG

GHI CHÚ THƯ VIỆN

1

Sảnh, gửi đồ

2

Giới thiệu sách

3

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

545 40

3m

40 sách/m2, 500 sách

15

6m

Phòng đọc

100 chỗ (2m2/chỗ)

200

6m

4

Tra cứu sách

3 chỗ tra cứu, 3m2/chỗ

12

3m

5

Photocopy

12

3m

6

Quầy thủ thư

24

3m

7

Kho sách

120

3m

8

Kho CD

9

3m

9

Xem CD

30

3m

10

Phòng nghiệp vụ

24

3m

11

Phòng thủ thư

24

3m

12

Vệ sinh khách

20 18

3m

Cho mượn, giao dịch

10 chỗ, 3m2/chỗ

Nam: 3 xí, 3 tiểu, 3 rửa Nữ: 3 xí, 3 rửa TỔNG

66

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

4722


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐIỀU HÀNH STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

1

Sảnh

50 nhân viên

100

3m

2

Tiếp tân

2 nhân viên, 5m2/nhân viên

10

3m

3

Phòng phục vụ

9

3m

4

Tiếp khách

24

3m

5

Phòng kế hoạch

30

3m

6

Phòng hành chính

24

3m

7

Phòng tài chính

24

3m

8

Phòng tổ chức sự kiện

40

3m

9

Phòng đại diện Hội người Hoa

24

3m

10

Phòng kỹ thuật

30

3m

11

Văn phòng

100

3m

12

Phòng họp báo

48

3m

13

Giám đốc

30

3m

14

Phó giám đốc

24

3m

15

Kho

24

3m

16

Vệ sinh

2 phòng, mỗi phòng 15 m2

30

3m

TỔNG

571

Gần lối vào chính, trong sảnh vào

Cho 20 nhân viên

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

67


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHU TDTT, CẢNH QUAN, QUÃNG TRƯỜNG STT

PHÒNG

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

500

-

-

-

1

Sân TDTT

2

Cảnh quan cây xanh

3

Quãng trường văn hóa

1200

-

4

Bãi xe khách

5000

-

5

Bãi xe nhân viên

500

-

TỔNG

68

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

7200


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

KHỐI KỸ THUẬT PHỤ TRỢ STT

PHÒNG

1

Phòng kiểm soát báo cháy trung tâm

2

Trạm biến thế

3

GHI CHÚ

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO

12

3m

16

-

Phòng máy phát điện dự phòng

36

3m

4

Điều khiển điện trung tâm

24

3m

5

Điều hòa không khí trung tâm

150

5-6m

6

Bể nước sinh hoạt

30

-

7

Bể nước chữa cháy

20

-

8

Bể thu nước thải

24

-

9

Bể xử lý nước thải

24

-

10

Hầm phân tự hoại

24

-

11

Phòng máy bơm

12

-

12

Khu thu, xử lý rác

36

3m

13

Phòng nhân viên M&E

12

3m

14

Phòng tổng đài thông tin liên lạc

12

3m

15

Phòng bảo vệ

12

3m

Bố trí bên ngoài công trình

TỔNG

444

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

69


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

3.2.2. Thống kê diện tích các khu chức năng chính STT

KHU CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (m2)

TỈ LỆ (%)

1

Khối đón tiếp

808

3.8

2

Khối biểu diễn đa năng

2308

10.9

3

Khối hội thảo

626

2.9

4

Khối trưng bày, triển lãm

2847

13.4

5

Khu vực ẩm thực & shop

1708

8.0

6

Khối học tập, sinh hoạt câu lạc bộ

4722

22.2

7

Khối hành chính, điều hành

571

2.7

8

Khu TDTT, cảnh quan, quãng trường

7200

33.9

9

Khối kỹ thuật phụ trợ

444

2.1

Tổng diện tích sử dụng (NET)

21234.0

100

Tổng diện tích sàn (GROSS)

32912.7

Đối với công trình nhà văn hóa, tỉ lệ diện tích GROSS/NET là 1,55 - 1,65

TỈ LỆ DIỆN TÍCH GIỮA CÁC KHU CHỨC NĂNG 2% 4%

KHỐI ĐÓN TIẾP

11%

3%

KHỐI BIỂU DIỄN ĐA NĂNG KHỐI HỘI THẢO

34% 13%

KHỐI TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM KHU VỰC ẨM THỰC & SHOP KHỐI HỌC TẬP, SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

8% 3%

KHỐI HÀNH CHÍNH, ĐIỀU HÀNH KHU TDTT, CẢNH QUAN, QUÃNG TRƯỜNG

22%

KHỐI KỸ THUẬT PHỤ TRỢ

3.2.3. Thống kê quy mô công trình STT

70

Thành phần

1

Quy mô chung

2

Diện tích khu đất

3

Tổng diện tích sàn xây dựng

4

Mật độ xây dựng

5

Số tầng cao

6

Hệ số sử dụng đất

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

Số liệu 4000 người 1.2 ha 32912.7 m2 50% 6 2.56


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

CƠ SỞ DỮ LIỆU & TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG TRÌNH

71



4

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

4.1. Hướng nghiên cứu chính Công trình được đặt tại khu vực Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo người Hoa nhất tại Việt Nam, thể hiện rõ nhất về Văn hóa của người Hoa. Điều sinh viên mong muốn là mang được cách sống, cách sinh hoạt văn hóa ấy vào trong các không gian của công trình, để mỗi người có thể cảm nhận được những nét chân thực nhất. Do tính chất đa dạng về nhiều hoạt động khác nhau của công trình và sự hạn chế về diện tích của khu đất, sinh viên đưa ra giải pháp khối cao tầng.

Trung tâm văn hóa Pompidou, Paris

Tìm hiểu các yếu tố cảnh quan khu vực, các công trình kiến trúc xung quanh khu đất xây dựng để thiết kế phát triển một công trình sinh hoạt cộng đồng đảm bảo tính định hướng tốt, giao thông thuận tiện, mang bản sắc của khu vực Chợ Lớn. Xây dựng một trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Hoa, phát huy tốt lợi thế nằm trong khu vực có tiềm năng về du lịch lịch sử để phát triển công trình trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa lớn, là một điểm du lịch trong tuyến du lịch thành phố.

74

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

4.2. Ý tưởng chính về tổ chức không gian kiến trúc 4.2.1. Hình khối

Xuất phát từ các đặc điểm đặc trưng trong kiến trúc, văn hóa người Hoa như: - Hình dáng, cách tổ chức không gian trong kiến trúc truyền thống của người Hoa (thiên tĩnh, tam hợp viên, tứ hợp viên,....) - Các không gian đảm bảo việc sinh hoạt các hoạt động văn hóa của người Hoa (các khoảng sân đủ rộng cho việc luyện tập, không gian tĩnh lặng cho việc thiền,... - Hình khối dù có hiện đại, khi nhìn vào phải nhận ra đó là một công trình của người Hoa, dành cho người Hoa.

Chongqing Guotai Arts Center

4.2.2. Tổ hợp mặt bằng Với vị trí khu đất như đã phân tích, ta thấy khu đất nằm tại khu vực với đất đai hạn chế, nằm trong khu vực dân cư đông đúc, với địa hình bằng phẳng, nên mặt bằng bố trí dạng hợp khối, cao tầng là hợp lý cho việc tổ chức trung tâm sinh hoạt văn hóa người Hoa Chợ Lớn. Tuy nhiên, cách tổ hợp này gặp phải nhiều thách thức mà sinh viên bắt buộc phải giải quyết: ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

75


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

- Dù là khối cao tầng nhưng vẫn đảm bảo khi người khác nhìn vào sẽ nhận ra đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Hoa. - Hình khối hiện đại nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa của người Hoa. - Không gian kiến trúc linh hoạt, đảm bảo việc sinh hoạt văn hóa của người dân. - Có sự tương tác cụ thể đối với các công trình kiến trúc lịch sử xung quanh công trình. - Hạn chế về mặt landscape, cần tăng các khoảng không gian xanh bên trong công trình. -...

4.2.3. Tổ chức các không gian chức năng Các khu chức năng được bố trí thuận lợi, phù hợp về vị trí, linh hoạt về không gian. Khu giao lưu sinh hoạt cộng đồng mang tính chất ồn ào, nhộn nhịp sẽ được bố trí ở các tầng thấp, để thu hút và dễ dàng tập trung du khách tham gia. Càng lên cao, các không gian chức năng sẽ được tổ chức giảm dần về sự ồn ào, bố trí các không gian cần sự yên tĩnh như không gian thư viện, thiền, khí công, thư pháp,....

76

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

4.3. Hình thức tổ chức thiết kế Đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa và là nơi giao lưu để truyền bá, bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Là một nơi trưng bày, lưu trữ nền văn hóa cộng đồng làm sống dậy những hoạt động văn hóa, đời sống của người Hoa. Nơi luôn diễn ra các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Hoa. Mặt khác các lễ hội văn hóa diễn ra như một bảo tàng sống cần thiết cho nét tinh hoa của đời sống người Hoa. Là nơi giáo dục truyềm thống, đạo đức, văn hóa, nhằm giúp con cháu đời sau có thể gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp cho mai sau. Là vị trí du lịch ấn tượng thu hút du khách đến đây để tìm hiểu, vui chơi, đồng thời là nơi quảng bá du lịch văn hóa người Hoa.

4.4. Giải pháp kiến trúc 4.4.1. Giải pháp thiết kế

- Đây là công trình mang tính chất văn hóa dân tộc do đó những ý tưởng được lấy xuất phát từ hình ảnh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người Hoa. - Vật liệu và chi tiết kết cấu bao che công trình cần xuất phát từ đặc điểm văn hóa, nếu có thể sẽ sử dụng vật liệu địa phương để công trình mang tính bền vững. - Do tính chất đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau của công trình, ta đưa ra giải pháp hình khối cao tầng, tùy theo tính chất và chức năng của từng khu vực. - Đây là công trình có hoạt động giải trí, sinh hoạt, nghiên cứu cần tạo ra những không gian thư giản sảng khoái với cây xanh và ánh sáng.

4.4.2. Tiêu chí thiết kế - Là hình ảnh tiêu biểu cho khu vực Chợ Lớn và văn hóa người Hoa nên tạo hình công trình cần có hình tượng, mang bản sắc văn hóa riêng của người Hoa. - Công trình mang tính chất văn hóa người Hoa, cần thể hiện rõ nét nhất những gì gần gũi nhất giữa con người với văn hóa, con người với thiên nhiên và con người với con người. - Công trình phải có sự gắn kết với hiện trạng xung quanh, tạo cảm giác thân thuộc, có thể dựa vào các hình thức kiến trúc của người Hoa, với không gian lao động, sinh hoạt, giải trí dân dã hàng ngày của người Hoa. - Công trình mang tình chất hiện đại, phù hợp với đặc điểm khu vực. - Công trình mang tính mở để tăng tính giao lưu. - Tạo một công trình nổi bật so với các công trình khác của người Hoa, thu hút sự quan tâm của khách, tránh nhàm chán.

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

77



5

KẾT LUẬN


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

Thông qua việc tham khảo kinh nghiệm trong việc tổ chức không gian kiến trúc thể loại trung tâm văn hóa của Việt Nam và một số nước trên thế giới, ta rút ra được một số kết luận như sau: - Không gian sinh hoạt cộng đồng là không gian quan trọng nhất, quyết định tính hiệu quả của công trình đối với con người, bao gồm cả thỏa mãn nhu cầu sử dụng và đáp ứng nhu cầu tinh thần. - Tổ chức không gian bên trong và bên ngoài cần có sự liên hệ hài hòa với nhau và cả trong tổng thể công trình. - Trong xu hướng mới, cần chú ý đến một số nguyên tắc:

+ Hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

+ Đảm bảo tính linh hoạt khả thi.

+ Đảm bảo tính đa dạng trong hoạt động giao lưu, sinh hoạt.

+ Thể hiện được bản sắc địa phương và giá trị hiện đại.

+ Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Sự thăng trầm của người Hoa ở Chợ Lớn trực tiếp gắn liền với lịch sử Việt Nam trong các thế kỷ đã qua. Chủ yếu là trung tâm thương mại, không có quyền lực và ảnh hưởng chính trị, người Hoa ở Chợ Lớn không được đánh giá đúng mức về tiềm lực văn hóa, kinh tế trong các nỗ lực ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở xứng đáng với tầm vóc của thành phố này, cũng như phát triển văn hóa và bảo tồn các đặc trưng mà con người, trong đó người Hoa và Minh Hương là chủ đạo, đã góp phần tạo thành đặc tính con người văn hóa Nam bộ. Trung tâm sinh hoạt văn hóa (TTSHVH) có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và sinh hoạt chính trị của đồng bào người Hoa ở Chợ Lớn. TTSHVH của người Hoa ở Chợ Lớn sẽ là nơi lưu giữ và phát huy truyền thống và văn hóa của người Hoa, nơi mà mọi người có thể đến và cảm nhận văn hóa của người Hoa, nơi những Hội quán đơn lẽ sẽ giao lưu với nhau và làm cho văn hóa của người Hoa ở Chợ Lớn không bị mai một và ngày càng phát triển hơn. Một khu vực có đời sống văn hóa tinh thần ra sao được thể hiện khá đậm nét ở TTSHVH. Vì thế, những năm gần đây, các quận khu vực Chợ Lớn đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng TTSHVH tuy nhiên, do còn nhiều bất cập từ khâu thiết kế, xây dựng cho đến chất lượng công trình và không phù hợp với phong tục tập quán mà phần lớn TTSHVH ở Chợ Lớn sau khi đầu tư xây dựng đã không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí lớn,... Với mong muốn tạo dựng không gian sinh hoạt văn hóa tinh thần cho cộng đồng người Hoa, phù hợp tâm tư nguyện vọng của mọi người, đồ án kiến trúc này như đóng góp vào kho tàng kiến trúc Việt Nam một nét văn hóa người Hoa đặc sắc, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Hoa, khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

80

KẾT LUẬN


6

PHỤ LỤC


ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP | TRUNG TÂM SINH HOẠT VĂN HÓA NGƯỜI HOA CHỢ LỚN - TP. HỒ CHÍ MINH

+ Các tiêu chuẩn quy chuẩn

TCXDVN 9365:2012 Nhà văn hóa thể thao – nguyên tắc cơ bản để thiết kế. TCXDVN 9369:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – Phòng khán giả - yêu cầu kỹ thuật. TCXDVN 5577:2012 Rạp chiếu phim - Tiêu chuẩn thiết kế QCVN 10:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. TCXDVN 4511:1988. Studio Âm thanh. Yêu cầu kĩ thuật về âm thanh kiến trúc.

+ Sổ tay kiến trúc

Architects’ Data (third edition), Enrst and Peter Neufert. The Architects’ Handbook, edited by Quentin Pickard RIBA. Dữ liệu kiến trúc sư: Neufert.

+ Sách tham khảo

Nguyên lý thiết kế nhà hát – Hoàng Đạo Cung. Nguyên lý thiết kế bảo tàng – Tạ Trường Xuân.

+ Các trang web tham khảo

www.archdaily.com www.kienviet.net ashui.com en.wikipedia.org

82

PHỤ LỤC


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.