CÔNG TRÌNH VĂN HÓA- DIỆP PHÁT MAJEH REUP

Page 1

1. Giới thiệu

 Giới thiệu công trình, kts, quy mô diện tích

 Ý nghĩa và đặc điểm của công trình thư viện

2. Nội dung

A. Ý tưởng thiết kế

 Ý tưởng thiết kế - Quan điểm thiết kế

 Đánh giá ý tưởng

B. Không gian

B.1 Tầng trệt

a. Sảnh

b. Khu tập leo núi

c. Quẩy tổng hợp, phòng nhân viên

d. Sấn khấu

e. Phòng đọc cho trẻ em

f. Phòng cho em bé bú sữa

g. Phòng tư vấn chắm sóc trẻ em

h. Khu café , giải trí

i. Khu nhà vệ sinh

j. Phòng giám độc, phòng nhân viên

B.2 Tầng 2

a. Khu đọc lửng

b. Khu đọc tổng hợp

c. Khu đọc máy tính- bàn học

d. Khu đọc chuyên ngành

e. Khu đọc nhóm- giải trí

C. Dây chuyền

 C.1 Tầng trệt

C.2 Tầng 2

D. Hình thức thẩm mỹ, vỏ bao che, chiếu sáng, thông gió

1. Vỏ bao che

2. Chiếu sáng (tự nhiện + nhân tạo)

3. Thông gió

E. Vật liệu, màu sắc

F. Kết cấu

I. Phần kết cấu chịu lực chính

II. Phần kết cấu chịu lực phụ

 Chi tiết lắp ghép kết cấu gỗ

 Chi tiết cấu tạo tấm ốp mặt đứng

 Kết cấu đỡ mái

G. Nội thất

3. Kết luận

1 | Trang Mục lục

1. Giới thiệu

Thư viện Yusuhara

 Kiến trúc sư : Kengo Kuma

 Thư viện nằm ở Takaoka, tỉnh Kochi.

 Được ví như “Thư viện trên mây”

Mở cửa vào tháng 5 năm 2018 và các sản phẩm của ModuleX đã được chọn.

 Diện tích khu đất: 6421 m2

 Diện tích xây dựng: 2558.8m2

 Mật độ xây dựng: 39.8%

 Khu dân cư tập trung đông đúc.

M CỦA THƯ VIỆN

- Là công trình công cộng nằm trong khu cum dân - Là một thư viện với những yếu tố thuần

Cư của thị trấn Yusuhara. Là nơi lưu trữ những tác túy như ánh sáng, phân khu chức năng phẩm đem lại cơ hội mở mang tri thức cho cư dân dây chuyền sử dụng, hình khối, màu sắc trong thị trấn nói riêng và những người đến đây nói nội thất, thư viện yusuhara đã đạt được chung. Công trình có ý nghĩa quan trọng với dân cư điều đó trong cách thể hiện kiến trúc của

tại đây vì có thể gọi thị trấn nơi đây là một nơi kts. Kengo kuma và quá trình sử dụng của

“ hẻo lánh” cơ hội tiếp xúc với những cơ sở công người dân nơi đây thời gian qua. Tạo

cộng của Nhật ở những thành phố lớn thấp nên đối được sự thỏa mái và hiệu quả nhất khi

với thư viện tại nơi đây giúp cho thị trấn trở thành tiếp thu kiến thức đó là sự thành công

một thành phố thu nhỏ và đặt biệt con người được với kiến trúc nhẹ nhàng mang âm hưởng

tiếp thu được nhiều kiến thức góp phần cải tiến tri cảu kiến trúc truyền thống Nhật đã giúp

thức, mang tính biểu tượng cho con người, cho nơi đây trở nên gần gũi với con người cũng

tri thức và sự quan tâm với tri thức của người Nhật. như thiên nhiên.

2 | Trang
THƯ VIỆN ĐẶC ĐIỂ
Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH

- Vị trí nằm ở 1212-2 Yusuhara, takaoka district kochi 785-0610 jappan

- Thư viện nằm ở thị trấn nhỏ Yusuhara,91% trong số đó được bao phủ bởi rừng.

- Xung quanh là một cụm công trình của kiến trúc sư Kengo kuma.

- Dân cư trong thị trấn đông đúc, hướng tiếp cận ra thành phố xa.

- Nằm trong một khuôn viên rộng. hướng tiếp cận dễ dang từ đường lớn và là khu trung tâm của thị trấn nên dễ cho người dân tiếp cận

CHÚ THÍCH sông gió

Dãy núi

Đường

Khu đất xd

Vi trí đắc địa:lưng dựa núi mặt hướng sông có các dãy núi làm bình phong và hậu trẫm để chắn các luồn gió lạnh khô.

Khí hậu vùng: gió thổi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vì cách xa biển nên hơi ẩm dần mất, tạo nên vùng gió lạnh và khô.

Dân chứ tập trung phía đông sông Yusuhara River nhờ có sông mà khu dân cư và công trình được bổ sung hơi nước làm không khí dễ chịu hơn.

Giao thông: được kết nối với giao thông chính của thị trấn cho nên rất thuận tiện.

3 | Trang

2. Nội dung:

A Ý tưởng thiết kế

CHÚ THÍCH

sông

Dãy núi

Đường

Khu đất xd

Thiết kế dựa vào cảnh quang và khí hậu

bảng địa:

Với cảnh quang đồi núi bao quanh. Có

địa hình triền dốc về phía tây

với phía đông giáp công trình y tế yusuhara phía tây giáp đường tiếp cận chính và khu dân cư, phía nam giáp

đường giao thông và khu dân cư, phía đông giáp khu dân cư và phía xa là đồi núi cao.

Dựa trên cảnh quang trên thì thích hợp cho một thư viện và một công trình y tế hay nghỉ dưỡng, bởi vậy vị trí được chọn là hợp lý.

Kiến trúc lân cận: với lối kiến trúc bản địa, với nhà được xây dựng bởi gỗ và đá tự nhiên.

Nhận định về cảnh quang: Với cảnh quang và kiến trúc bản địa nơi đây rất hài hòa, và địa hình đồi núi tạo thú vị về mặt không gian cảnh quang, và cả kiến trúc.

Khí hậu:

Nhiệt độ: biên dộ nhiệt cao nhiệt độ thấp nhất -5 đến -10 độ C, cao nhất 30-32 độ c.

4 | Trang
Khu dân cư phí Nam Khu dân cư phía Tây

Lượng mưa 200-600mm tb/ năm

Thời tiết tại nơi này có tuyết dày vào mùa

đông

Số giờ nắng 1350-1400 giờ 1 năm

Bức xạ mặt trời: 3.3-4,1 kwh/m2

Bởi vậy thời tiết có biên độ nhiệt cao và

lượng mưa cao, có cả tuyết cho nên thình

thức mái là mái dốc để giảm thiểu lực tác

động đến kết cấu mái.

Ý tưởng thiết kế:

Địa hình đồi núi nên thiết kế trở nên đa dạng về mặt cao độ Tạo sự mới mẻ trong không gian.

Thư viện yusuhara sử dụng chung khu đất với trung tâm y tế yusuhara và có chung

hình thái kiến trúc, nhưnglà côngtrình thư viện cho nên phần mái và không giang

được cách điệu giật cấp tạo hình hơn.

Với đá, nước, gỗ và khí hậu mát mẻ tuy có biên dộ nhiệt cao sự giãn nở về vật liệu cho nên vật liệu được chọn trong công trình là vật liệu bản địa là hợp lý.

Với ý tưởng giật cấp tầng – tầng ở mái tạo nên sự ăn nhập với chên lệch cao độ của núi rừng xung quanh.

Phần lam được thiết kế các tổ hợp không đồng nhất, tạo sự mới mẻ nó cũng giống như sự không đồng nhất của các vật thể của mối trường tự nhiên, làm cho tầm mắt con người hài hòa hơn.

5 | Trang

 Quan điểm thiết kế: Với quan điểm thiết kế bản địa và cách điệu tạo nên sự mới mẻ nhưng vẫn gắn kết chắc chẽ giữa con người và thiên nhiên

 Đánh giá ý tưởng thư viện:

 Thuận lơi: giải pháp vật liệu tự nhiên và tạo hình theo cách tự nhiên là hợp lý, công trình hòa hợp với thiên nhiên và cảnh quang công trình xung quanh khách thích thị giác và thẩm mỹ.

 Khó khăn: Thiết kế gỗ đặc biệt được sử dụng trong dự án này khiến việc đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều trong thiết kế chiếu sáng là một thách thức lớn đối với công trình này, và nhất là khu đọc.Tính toán về độ ồn khi không gian đông người ra vào có thể gây tiếng ồn, và các phần lam, các phần cấu kiện gỗ phức tạp tạo làm cho nguồn âm bị vang nếu thiết kế tính toán không kỹ. Khó khăng về chế tạo, thi công, tuy là vật liệu bản địa dễ kiếm nhưng tạo hình trần, vỏ bao che phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật thi công phải cao, và phải tính toán về hiệu quả kinh tế của thư viện , giá trị thư viện mang lại.

6 | Trang

B. Không gian

B.1 . Tầng trệt

a) Sảnh

Khi bước vào sảnh, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với các nội thất tại thư viện này mang một màu sắc mới lạ: gỗ. Một không gian khắp nơi đều là gỗ, từ sàn nhà, giá sách, trần nhà, bàn làm việc, ghế, cầu thang… tất cả đều là gỗ. Với không gian toàn là gỗ, sẽ khiến cho ta có cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng. Bước vào thư viện, ta sẽ bắt gặp một sân khấu nhỏ thiết kế theo hình ảnh ruộng bậc thang, tạo cảm giác thân thuộc về vùng quê yên bình, trong lành. Nếu tại đây có tổ chức các sự

kiện nhỏ hay một talkshow thì bạn cũng có

thể ngồi nghe thư giãn. Nếu thư viện không

có sự kiện gì bạn cũng có thể tận dụng sân

khấu đó làm chỗ để đọc sách. Kề bên đó là

giá sách được chia làm nhiều khung, vừa có

thể để sách vừa trangtrí cho thưviện. Ở trần nhà, các thanh gỗ được xếp bắt chéo nhau

tạo điểm nhấn cho thư viện, đây cũng được

xem là điểm nổi bật, là đặc trưng riêng của thư viện này.

 Đánh giá: Một không gian mở, rộng rãi, tích hợp được cả sảnh, làm hội trường nghe nhạc giao hưởng hay cả ngồi nghe thuyết trình đều được.

b) Khu tập leo núi (Bouldering)

Một khu vực thể thao nho nhỏ dành cho các bạn đam mê thích leo trèo. Việc bố trí một khu như vậy trong thư viện cũng hợp lí, vì thư viện được xây dựng và thiết kế tại khu đất xung quanh là núi. Chưa kể, cách tạo hình thư viện như sự nhấp nhô của các vách núi vậy, việc có một khu tập leo núi như thế không thể nào tuyệt hơn.

Thiết kế khu vực tập màu đen cho nền leo, trang bị các vách leo đầy màu sắc cá tính, thích hợp các bạn trẻ thích đam mê mạo hiểm. Dường như điều đó có thể được thực hiện nếu bạn là học sinh tiểu học trở lên.

 Đánh giá:

Là một không gian thú vị được tích hợp ngay trong thư viện nhỏ này.

7 | Trang

c) Quầy tổng hợp + phòng nhân viên

Khu phòng nhân viên để ngay gần sảnh, tiện lợi cho việc giám sát khách. Ngoài ra có thể tư vấn cho khách có yêu cầu gì đó.

d) Sân khấu Ngoài ra còn có sân khấu nhỏ, nó có chức năng vừa là không gian

để sách, vừa là bậc thang, khu đọc , khu ngồi cho khách.

 Đánh giá:

Không gian sân khấu đa chức năng tiện lợi.

e) Phòng đọc cho trẻ em

Một khu vực thú vị nhất của thư viện đó là có cả nơi cho trẻ em nhỏ vào đọc, nơi nghỉ ngơi, giải trí nho nhỏ. Màu sắc hài hòa của phòng đọc nhẹ nhàng. Màu sắc tại không gian này không màu mè, nó bộc lên sự sang cho trẻ nhỏ. Kengo không sử dụng màu mè để thu hút trẻ nhỏ mà ông lại cho trẻ em được thưởng thức sự sang chảnh như bao người lớn. Một phòng đọc có ghế lười, có gối nằm, có ghế ngồi,v…v… đầy đủ tiện nghi cho nơi đọc sách. Còn hàng sách được

để trên những chiếc không quá cao, vừa tầm với trẻ nhỏ. Tại đây các cuốn sách đa phần là sách tranh ảnh nhiều, và có bố trí những bộ bàn nhỏ xinh xắn. Không gian tại đây vẫn sử dụng vật liệu gỗ để cùng style với công trình .

 Đánh giá

Khu vực này xtạo điều kiện cho trẻ em thích đến thư viện hơn. Vì trẻ nhỏ có thể đến giải trí và học tập theo ý thích của mình.

f) Phòng cho em bé bú sữa

Kế không gian đọc cho trẻ emlà phòng cho các bà mẹ cho con cái bú sữa. Tại đây có các trang thiết bị cho phép bạn cho em bé bú một cách nhẹ nhàng và yên tâm.

 Đánh giá:

Một thư viện với không gian không ngờ đến, có cả phòng cho em bé bú sữa, nhân văn, hay ho. Giúp cho các bà mẹ dẫn con cái, trẻ nhỏ đến thư viện nhiều hơn.

8 | Trang

g) Phòng tư vấn chăm sóc trẻ

Ở khu tư vấn chăm sóc trẻ thì sẽ mang màu sắc nhẹ nhàng hơn: màu kem xám và màu gỗ. Nơi đây đa phần sẽ phục vụ cho các phụ nữ chuẩn bị hoặc có em bé mà chưa có kinh nghiệm chăm trẻ nên sẽ

được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em cho họ. Một không gian khá kín đáo nên trông có vẻ khá chật và bí hơi nhưng vẫn tạo được không gian riêng tư cho người tư vấn và người được tư vấn.

 Đánh giá:

Tuy không theo dây truyền thư viện thông thường, nhưng kiến trúc sư đã thêm thắt không gian mới này vào (tưởng chừng chỉ có công trình y tế có). Tạo điều kiện cho các bà mẹ có thể

vừa đến thư viện và vừa có thể biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ.

h) Khu café, giải trí Ở khu café, ta sẽ thấy một gam màu mới và khác biệt so với các khu khác: màu nâu đen xám. Tuy bàn

ghế vẫn là gỗ kết hợp với màu đen nâu xám của tường sẽ biến khu café trở nên trầm tính hơn. Là nơi

để khách nghỉ ngơi, giải khát, ăn nhẹ sau khi đọc sách mỏi mắt. Nếu ở khu đọc có nhiều ánh sáng làm mắt ta dễ mỏi khi đọc sách thì ở khu café, gam màu trầm tính hơn, giúp mắt điều tiết tốt lại, giảm căng thẳng và cảm thấy nhẹ nhàng sau khi tập trung đọc sách trong thời gian dài. Với cả giá cả hợp lí, đồ ăn thức uống bắt mắt nên khu này cũng sẽ thu bút khách hàng rất nhiều.

 Đánh giá:

Không ít thư viện hay công trình hiện nay có khu vực bán café, tuy Yusuhara nhỏ nhưng thư viện vẫn cung cấp cho chúng ta đầy đủ thứ cần thiết.

i) Khu nhà vệ sinh Vệ sinh nam

Khu vệ sinh được thiết kế màu sắc sáng, trắng, tạo ra sự sang trọng cho khu vệ sinh.

Khu vệ sinh được thiết kế điện tự động, khi khách vào thì đèn sẽ tự mở, khách giải quyết yêu cầu cá nhân xong đi ra ngoài thì WC sẽ tự tắt.

Vệ sinh khuyết tật- trẻ em

Còn đối với vệ sinh khuyết tật cũng như khu vệ sinh nam.

Đèn điện tự động mở, đỡ thiết kế công tắc đèn.

 Đánh giá:

Tuy chỉ là khu vệ sinh nhưng kiến trúc sư vẫn cho người dùng một cảm giác thoải mái , sang trọng, hiện đại.

9 | Trang

j) Phòng giám đốc + phòng nhân viên

 Đánh giá:

Là khu vực nội bộ của thư viện, các văn phòng đây đều để riêng ra khu đọc của thư viện.

B.2 . Tầng 2:

a. Khu đọc lửng Khu vực ở trên sân khấu, nơi các trẻ em, bạn trẻ có thể đến đây nằm ngồi đọc ở khu vực treo lưới. Không gian nhìn vào là ta thấy ngay sự nhộn nhịp, vui tươi.

 Đánh giá: Nơi thư giản, yên tĩnh tại thư viện.

b. Khu đọc tổng hợp

Khu đọc tổng hợp được bố trí ngay tầng 2, phía trên các tủ sách là những thanh gỗ lắp ghép xịn ở trần nhà. Không gian đây được lấy ánh sáng từ mái- trần nhà nên khi khách đến lựa sách sẽ thích thú.

Đồng bộ chất liệu, tủ gỗ, sàn gỗ, … mọi thứ đều mang màu sắc ấm của gỗ

 Đánh giá: Việc bố trí khu đọc tại tầng này hợp lí.

10 | Trang

c. Khu đọc máy tính- bàn đọc

Khu vực đọc sách chuyên ngành toát lên vẻ ấm cúng, các ngăn sách được xếp ngay ngắn, gọn gang.

Đánh giá:

Nơi thích hợp dành các bạn thích học theo đôi

d. Khu đọc chuyên ngành

Khu vực đọc sách chuyên ngành toát lên vẻ ấm cúng, các ngăn sách được xếp ngay ngắn, gọn gang. Mỗi phòng chuyên ngành đều có ghế giữa phòng cho khách có thể ngồi tại chỗ theo dõi.

 Đánh giá:

Vẫn như các không gian khác, vẫn được thiết kế theo phong cách gỗ, màu sắc ấm.

e. Khu đọc nhóm- giải trí

Khu đọc đây được thiết kế như khu đọc nghiên cứu, xung quanh phòng đều là các tủ sách. Màu sắc của phòng tối , chỉ để ánh đèn chiếu vào bàn đọc.

 Đánh giá:

Theo quan điểm nhóm, tuy thiết kế giống một phòng nghiên cứu nhưng đây sẽ là phòng nhiều khách vào nhất. Do phòng yên tĩnh, có ghế nệm ngồi thoải mái, dễ tập trung đọc sách hơn.

11 | Trang

C. Dây chuyền

C.1 Tầng 1:

1. Dây chuyền:

mặt bằng dây chuyền tầng 1

 Rõ ràng, độc giả dễ dàng định hướng được không gian của thư viện để dễ dàng tiếp cận từ sảnh

 Lối nội bộ phù hợp cho nhân viên

 Có 2 lối tiếp cận thư viện chính cho người đọc ( 1 lối tiếp cận trực tiếp vào sảnh và reception, lối còn lại tiếp cận vào khu vực giải lao café trước sau đó mới tới khu vực sảnh)

 Các khu vực đọc được bố trí xung quanh các mặt ngoài của thư viện -> đảm bảo yêu cầu về mặt thông thoáng chiếu sáng của một thư viện

 Từ sảnh có thể dễ dàng tiếp cận các khu vực xung quanh (quầy tổng hợp, khu leo núi, góc trao đổi thông tin, khu giải lao,..)

 Tuy nhiên dây chuyền khu nội bộ còn nhiều chỗ chưa hợp lý về mặt giao thông di chuyển giữa các phòng với nhau

 Không thấy kho thư viện. Có thể là nhập sách trực tiếp vào.

2. Đánh giá công năng:

- Mặt bằng tầng 1 chủ yếu là không gian công cộng, vui chơi và nội bộ

- Vị trí phòng giám đốc chưa thật sự phù hợp về mặt công năng, không có sự liên kết với các phòng còn lại, giao thông di chuyển xuyên phòng phức tạp

12 | Trang
KHÁCH NHÂN VIỆN

- Các không gian động được bố trí tập trung với nhau xung quanh sân khấu chính, tách biệt hoàn toàn với không gian tĩnh của thư viện

- Khu đọc trẻ em được bố trí ngay giữa mặt bằng tầng 1 gần với các phòng nghỉ và tư vấn chăm sóc trẻ em, việc bố trí khu vực trẻ em tập trung hết ở tầng 1 là hợp lý vì thuận tiện cho việc di chuyển và quản lý trẻ tránh làm ồn cho các khu tĩnh.

- Khu wc được đặt ở giữa xung quanh các phòng chức năng -> thiếu sự thông thoáng tự nhiên.

- Các phòng của nội bộ (phòng làm viễ nhân viên, phòng họp) được bố trí hợ lý tuy nhiên giao thông lại chưa hợp lý vì nếu đi từ lối nội bộ phải đi xuyên qua phòng thảo luận -> bất tiện

Vị trí các phòng nội bộ ban đầu

Vị trí các phòng nội bộ đề xuất ( mở lối đi khác cho nhân viên thay vì đi lối cũ, để tránh việc phải đi xuyên nhiều phòng)

3. Thông thoáng chiếu sáng:

- 4 mặt xung quanh được ốp kính, tận dụng ưu điểm giữ nhiệt của kính để tạo nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính giúp giữ nhiệt cho toàn khu đọc

- Hệ trần của thư viện giúp khuyết tán ánh sáng trực tiếp từ cửa sổ mái chiếu vào, tránh gây chói mắt

4. Giao thông thoát hiểm:

- Giao thông đứng quá nhiều gây khó khăn cho người già và trẻ nhỏ

13 | Trang

C.2 Tầng 2:

1. Dây chuyền:

- Dễ sử dụng, độc giả dễ dàng định hướng được không gian của thư viện để dễ dàng tiếp cận từ sảnh

- Từ sảnh có thể dễ dàng thấy được khu vực quầy thông tin, khu tra cứu bằng máy tính, khu đọc tổng hợp, khu đọc chuyên ngành, khu vực wc mà không bị che tầm quan sát

- Không gian được giải phóng tối đa, chỉ có tường ngăn ở khu vực đọc chuyên ngành, còn các khu còn lại được ngăn chia bằng kệ sách.

14 | Trang

2. Đánh giá về công năng

- Phòng đọc nhóm + giải trí được bố trí cao hơn tầng 2 1 cote sàn (xét về công năng thì phòng đọc nhóm và giải trí là khu vực động cần tách riêng hoặc đặt xa khu vực tĩnh như

phòng đọc tổng hợp và khu đọc chuyên ngành -> việc bố trí các khu vực động và tĩnh trên MB là hợp lý)

- Khu vực đọc chuyên ngành được ngăn chia thành các phòng nhỏ với nhau bằng hành lang bên trong xuyên suốt 4 phòng + ưu điểm:

.thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm sách giữa các ngành khác nhau mà không cần phải di chuyển ra khỏi phòng để đi qua phòng bên cạnh

. Tạo điều kiện gặp gỡ trao đổi giữa các độc giả cùng ngành

. tạo không gian rộng hơn, tránh tình trạng chật chội, bí bách cho độc giả khi ở trong một

không gian nhỏ

. thông gió giữa các phòng tốt hơn

+ nhược điểm: phải đi xuyên qua khu đọc tổng hợp mới đến được vị trí khu đọc chuyên ngành

- Khu vực wc được bố trí gần sảnh tầng, xét về mặt khoảng cách thì được bố trí ngay trung tâm của các khu đọc -> đảm bảo khaorng cách từ các khu đọc đến wc không quá xa

- Khu lửng có lưới nằm được bố trí ở sảnh như một không gian trang trí, nghỉ ngơi, tạo điểm nhấn cho tầng 2. Khu vực này được bố trí trên khu đọc cho trẻ em cho tầng 1 -> tạo cảm giác thích thú và thu hút trẻ em lên tầng phía trên để quan sát

Mb khu đọc trẻ em tầng 1 mb khu lửng có lưới nằm

- Khu đọc tổng hợp được bố trí ở trung tâm tầng 2 ( dễ dàng nhận thấy được khu đọc). tuy nhiên về việc bố trí ở khu vực trung tâm cũng có nhiều bất lợi: đầu tiên là về việc thông thoáng chiếu sáng tự nhiên, chỉ có 1 cạnh ngắn tiếp xúc được với bên ngoài, còn 3 mặt còn lại giáp với các khu khác

3.

15 | Trang
Thông thoáng, chiếu sáng:

- Sử dụng của sổ phòng và cửa sổ mái đển đón gió, ánh sáng tốt ( công trình chủ yếu sử dụng kính và gỗ, giúp giữ nhiệt cho bên trong khu đọc và mở view ra khu núi xung quanh)

- Thư viện khai thác được yếu tố thông thoáng chiếu sáng tự nhiên từ 2 mặt dài nhất, tuy nhiên bố cục sắp đặt phòng đọc chuyên ngành và phòng đọc tổng hợp chưa mấy phù hợp. cụ thể là phòng đọc chuyên ngành đón nhận hầu như 100% ánh sáng từ mặt bên mà bỏ qua nhu cầu của khu đọc tổng hợp.

Mặt cắt trích đoạn tầng 2

- Khu vực wc tuy cần thông thoáng nhưng không cần chiếm quá nhiều diện tích ở bề mặt nhận sáng nên có thể góp ý thay đổi bố cục trên mb bằng:

Vị trí khu đọc chuyên ngành, tổng hợp, wc ban đầu vị trí ưới đề xuất

4. Giao thông thoát hiểm

- Thư viện được bố trí rất nhiều thang (5 cái) nhiều hơn so với tiêu chuẩn thoát người yêu cầu đối với một công trình công cộng (TCVN 25m/ thang)

- Việc bố trí nhiều thang có ưu điểm về mặt thoát hiểm tuy nhiên lại có nhược điểm về mặt khó khăn cho người đọc khi di chuyển, và tốn diện tích nền cho thang, gây lãng phí về mặt không gian lẫn chi phí

Mặt bằng bố trí thang thoát hiểm tầng 2

16 | Trang

D. Hình thức thẩm mỹ, vỏ bao che, chiếu sáng

1. Vỏ bao che

1.Ý tưởng

Trong những năm qua, studio của Kengo Kuma đã phát triển một tổ hợp các tòa nhà ở đó, chẳng hạn như tòa thị chính và chợ cộng đồng, sáng tạo nhiều yếu tố dựa trên gỗ sugi, một loại cây tuyết tùng Nhật Bản có nhiều trong khu vực và được coi là là cây quốc gia, là một

điểm đặc trưng của những công trình của Kengo tại Yusuhara.

Ở đây, các dự án bao gồm một thư viện và một trung tâm phúc lợi nằm liền kề với nhau, có mặt đứng được ốp bằng hoa văn ca rô của loại gỗ độc đáo này.

2.Vật liệu

 Mặt đứng ngoài được làm bằng gỗ cây tuyết tùng, cũng là một loại gỗ địa phương.

 Kính lấy sáng

3.Mục đích

Kết cấu bằng gỗ ốp quanh mặt đứng như một yếu tố kiến trúc mạnh mẽ và mang ngôn ngữ

đặc biệt của tòa nhà. Vừa đảm bảo che chắn, tính thẩm mỹ, cũng như sự liên kết đối với các công trình lân cận của Kengo.

2. GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG

Chiếu sáng tự nhiên

Giải pháp khai thác và sử dụng ánh sáng tự nhiên

Công trình ứng dụng hình thức lấy sáng tự nhiên cả trên mái lẫn tường bên. Tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng: phòng đọc, sảnh, phòng triển lãm...

Hướnglấy sángchính Bắc – Nam. Côngtrình được lắp nhiều ở tầng trệt để lấy sáng vào sâu trong các không gian đọc.

Hệ lam trên trần nhà ngoài tác dụng trang trí, mang

hình ảnh rừng tuyết tùng – một loài cây địa phương tại nơi đây – vào trong không gian thư viện, hệ lam còn giúp khuếch tán ánh sáng vào bên trong không

17 | Trang

gian, tránh trường hợp ánh sáng quá gắt, gây chơi mắt.

Chiếu sáng qua cửa sổ mái: Phần mái của công trình được khoét những mảng rỗng làm bằng

vật liệu cách nhiệt và chống thấm nước. Các giếng trời được sắp đặt với khoảng cách đều nhau, khuếch tán bởi các tấm polycacbonat đa lớp, cho phép ánh nắng mặt trời đi qua.

Mục đích của giải pháp:

Thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại, bao bóc bởi tấm kinh chịu lực để thu hút

ánh sáng, đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ kết hợp với vật liệu chủ đạo là gỗ.

Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các tấm polycacbonat trên mái giúp ánh sáng vào sâu các phòng, độ rọi nhiều hơn, hạn chế bức xạ trực tiếp. Lượng ánh sáng vừa đủ, giúp không gian đọc sách trở nên ấm cúng.

Hệ thống lam gỗ treo trên trần là một điểm nhất trang trí đặc sắc, mang tinh thần, màu sắc bởi vật liệu địa phương. Ngoài ra, nó cũng góp phần khuếch tán ánh sáng ở những khoảng lấy sáng trên mái, các thanh gỗ như những thanh dẫn đường giúp ánh sáng đi theo nhiều hướng, đi sâu hơn vào trong không gian, và cũng cản trở bớt một phần bức xạ mặt trời làm ánh sáng trong không gian.

Chiếu sáng nhân tạo:

Côngtrình sửdụngloại đèn chủ yếutrongkhông gian thư viện là đèn downlight, hay còn gọi là

đèn rọi. Đây là loại đèn có cường độ ánh cao và

thường tỏa ra ánh sáng theo 1 hướng cố định

giúp người đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu, làm việc tại thư viện.

Thường tỏa ra ánh sáng theo một hướng cố định

nhưng không tỏa ra một vùng rộng lớn như đèn led ở loại khác.

Ưu điểm:

 Hình dạng đèn nhỏ, tinh tế, hòa hợp trong không gian.

 Ánh sáng phát ra có cường độ cao, màu sắc ấm cúng, thích hợp cho không gian đọc sách và nghiên cứu không chỉ vào ban đêm mà còn là ban ngày

 Ánh sáng tỏa ra một hướng cố định, giúp duy trì ánh sáng cho đọc giả trong suốt quá trình đọc sách.

 Đèn có thể điều chỉnh hướng chiếu sáng linh động, phù hợp với hệ thống lam gỗ treo trên trần có nhiều hướng dễ dàng bị khuất sáng

18 | Trang

Khuyết điểm:

 Đèn nhỏ, cần dùng số lượng nhiều để chiếu sáng đủ cho không gian đọc sách

 Đèn có thể điều chỉnh hướng chiếu sáng nên cần phải chiếu các hướng hợp lý để không gian đồng đều về ánh sáng.

3 Hệ thống thông gió

- Sử dụng hệ thống thông gió từ áp lực gió (Wind force): Là giải pháp mở cửa thoát gió nằm

ở hai mặt khác nhau của công trình, tốt nhất là ở mặt đối diện. Cách làm này cho phép gió đi xuyên qua các không gian, kết hợp với khí nóng rồi được đẩy ra ngoài qua cửa thoát. Thông gió từ áp lực gió khiến công trình được làm mát theo chiều ngang.

- Cửa hút gió vào công trình được đặt ở vị trí đầu gió và tại phía chân tường. Kèm theo đó, cửa để gió thoát ra ngoài được đặt ở vị trí cuối hướng gió và ở điểm cao hơn (cao hơn tạo điều kiện khí nóng nhẹ hơn dễ thoát ra). Ngoài ra,kích thước cửa hút nhỏ hơn cửa thoát gió, giúp lưu lượng và tốc độ gió tăng lên rất nhiều.

19 | Trang

Kengo Kuma nổi tiếng với phong cách thiết kế hòa hợp với thiên nhiên, sử dụng chủ yếu các vật liệu tự nhiên và địa phương, đặc biệt là gỗ. Công trình sử dụng tông màu chủ đạo là vàng nâu của gỗ và màu xám đậm. Khi nhìn vào bức tranh phong cảnh của công trình này, ta thấy công trình rất hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, không những về hình khối mà còn về màu sắc và chất liệu. Màu sắc của công trình và những màu rất tự nhiên hòa trộn với cảnh sắc, màu vàng nâu của cây gỗ địa phương và các công trình lân cận cũng sử dụng màu gỗ này, màu xám đậm của những ngọn núi xung quanh.

Với cách thiết kế đan xen kẽ giữa 2 màu xám và vàng nâu, giúp công trình có tính đồng nhất và hài hòa hơn giữa hai màu có tính tương phản và sắc độ khác nhau, giúp tông màu trở nên nhuần nhuyễn hơn. Nội thất bên trong công trình cũng sử dụng hai màu này, chúng giúp cho không gian có cảm giác ấm áp hơn, màu vàng sẽ giúp cho mắt dễ chịu hơn khi đọc sách trong thời gian dài mà không gây mỏi mắt như ánh sáng trắng hay màu khác. Bên trong 2 màu này không có sự đan xen nhiều để tránh gây nhiễu loạn cho thị giác khi đọc sách, chủ yếu là nền xám của tường và cột với chi tiết nội thất gỗ vàng.

So với các công trình gỗ khác của Kengo Kuma, việc sử dụng màu xám cho công trình này rất thông minh, không chỉ là về ngôn ngữ màu sắc cảnh quan, màu xám này giúp cân bằng lại sự chói sáng của gỗ và ánh sáng vàng, khi nhìn vào công trình cả ngoại thất và nội thất, công trình hiện lên một vẻ đẹp hài hòa và cân bằng, dù là hai màu tương phản mạnh nhưng trông không hề gay gắt, mà ngược lại rất nhẹ nhàng, bình dị và vẫn có tính thu hút, đặc sắc.

Vì ý tưởng của công trình là tạo một khu rừng trong không gian đọc cho nên những cây cột thép được ốp xen kẽ các thanh gỗ vàng gây ấn tượng như những thân cây lớn, một mặt màu xám giúp gây ấn tượng với kết cấu thép lộ ra ngoài. Sàn công trình cũng ốp gỗ cùng tông màu để mang cảm giác gần gũi và ấmáp hơn với con người vì các hoạt động đọc và sinh hoạt diễn ra trên bề mặt sàn.

Vì các màu sắc này gắn liền với màu đặc trưng của vật liệu, việc sử dụng chất liệu trong công trình này là sự kết hợp tuyệt vời giữa vật liệu địa phương và ý tưởng thiết kế. Công trình sử dụng ba vật liệu chính là gỗ, thép và kính.

Chất liệu gỗ là điểm đặc sắc nhất của công trình này, cho thấy sự tài hoa trong việc sử dụng gỗ của Kengo Kuma. Gỗ ở đây không chỉ là phong cách thiết kế của kiến trúc sư mà nó còn rất thích hợp cho công trình thư viện này vì gỗ là chất liệu mang tính chất ấm áp, tự nhiên và gần gũi, màu sắc của gỗ tạo sự êm dịu cho thị giác, tạo cảm giác đọc thoải mái hơn. Gỗ mang

20 | Trang E
. Vật liệu, màu sắc

tính “mềm”, tuy là vật liệu rắn như bê tông, gạch hay kim loại nhưng ta không có cảm giác thoải mái khi ngồi lên hay sử dụng những vật liệu này, gỗ lại có thể vì tính chất “mềm” này cho cấu trúc sợi xơ của nó, vì vậy gỗ thường sử dụng để làm nội thất.

Công trình sử dụng gỗ Sugi từ cây Sugi (bách Nhật Bản), cây Sugi là biểu tượng cho gỗ Nhật. Sugi là cây gỗ lớn thường xanh, thân thường mọc thẳng. Màu của gỗ lõi và gỗ giác có sự khác biệt rõ ràng, màu của gỗ sớm gần trắng, màu của gỗ muộn trải rộng từ gam màu hoa đào cho đến màu nâu đỏ sẫm. Sự thay đổi từ gỗ sớm

đến gỗ muộn thì rất rõ mãnh liệt. Vòng năm rất rõ ràng, vân thớ đẹp, cảm nhận được sự ấm áp, và có bề mặt gỗ rất mịn. Gỗ của Sugi có mùi thơm đặc biệt, đây là loại vật liệu đang được ưa chuộng vì rất tốt cho sức khỏe. Ở tường ngoại thất, các tấm gỗ của lớp vỏ bao che đặt xen kẽ được lấy ý tưởng từ vân gỗ của gỗ Sugi được cách điệu hóa. Tường ngoại thất cũng là gỗ được xử lý bằng cách khò thành màu đen, để lâu ngày sẽ bay màu dần thành màu xám đậm. Có phần lớp vỏ bao che gỗ được đặt ngoài nền xám của tường, có phần nó được đặt ngoài nền trong suốt của kính mang lại những cảm xúc khác nhau về chất liệu. Kính cũng điểm sáng của tường ngoại thất để lấy lượng ánh sáng vừa đủ vào công trình. Vào ban đêm tường kính cũng làm công trình sáng lên nhờ ánh sáng nội thất bên trong. Mái của công trình được lợp bởi vỏ cây vì vậy ta thấy được vân gỗ từ trên mái, chi tiết này được xử lý tinh vi gây cảm xúc ấn tượng khi ta nhìn lên mái, điều này chứng tỏ chỉ với một chất liệu là gỗ nhưng ta có thể tạo ra nhiều hình thức, chi tiết sáng tạo với những cảm giác khác nhau.

Bên trong gỗ được sử dụng cho toàn bộ nội thất và trang trí, đặc biệt là hệ thống trần với những thanh gỗ, gỗ là vật liệu có khối lượng nên rất dễ có thể thực hiện được mọi ý tưởng và dễ dàng xây dựng với cấu tạo đơn giản.

Như đã nói trên, sàn công trình được lót gỗ mang cảm giác ấm áp và gần gũi với con người vì con người tương tác các hoạt động gần với sàn, với những đoạn thớ gỗ ngắn tạo sự nhộn nhịp, gắn kết và gần gũi ngay trên bề mặt sàn giúp kết nối con người, các thớ gỗ còn đem lại tính định hướng, ứng dụng cho việc chỉ dẫn lối đi và ngăn chia không gian trên sàn cho công trình.

21 | Trang

Thép cũng là vật liệu quan trọng của công trình, không chỉ là kết cấu, thép còn được phô ra để tạo thẩm mỹ cho công trình thông qua các hệ cột và dầm, kèo mái, cầu thang và các chi tiết nội thất. Các chi tiết đều giữ màu xám đặc trưng của thép. Cột thép dùng thép hộp để dễ dàng lắp đặt các chi tiết trang trí, làm hình ảnh thân cây. Các dầm kèo mái, cầu thanh sử dụng thép chữ I, lan can dùng lưới thép. Tuy nhiên việc dùng lưới thép cho lan can không an toàn cho trẻ em vì dễ leo trèo. Sự kết hợp hiện đại giữa thép và gỗ tương phản cả về màu sắc lẫn chất cảm, giữa “cứng” và “mềm” nhưng hài hòa và không lấn át nhau.

Nhìn chung công trình thành công về mặt chất liệu và màu sắc từ ý tưởng đến thi công, đây là những loại vật liệu có xúc cảm cao và được người Nhật sử dụng trong xây dựng từ lâu đời nay nhất là gỗ. Công trình đã khai thác tốt những tính chất đặc trưng của các vật liệu cho việc tạo nên những công năng và thẩm mỹ đặc thù mà mỗi chất liệu đem lại.

F. KẾT CẤU

I.PHẦN KẾT CẤU CHỊU LỰC CHÍNH.

-Tòa nhà sử dụng giải pháp kết cấu chính: dầm,sàn, cột bê tông cốt thép kết hợp với gỗ.

-và những vật liệu như thép và gỗ trong công trình đều được khai thác từ địa phương ở đó.

-Phần hầm công trình được đổ bằng bê tông cốt thép chắc chắn, còn phần phía trên mặt đất sử dụng giải pháp kết cấu nhẹ nhàng hơn, bằng cách tạo nên 1 hệ khung bê tông và thép đơn giản. và sau đó ghép ( đặt) những phần nội thất vào trong những không gian đó một cách nhẹ nhàng.

22 | Trang

II.PHẦN CHỊU LỰC PHỤ.

-Thư viện phía trên những đám mây là Thư viện Cộng đồng Yusuhara. Bức tường bên ngoài tương tự như YURURI Yusuhara. Phía trong có một nỗ lực mới trong không gian cộng đồng, và thay vì một sàn phẳng, sàn được làm giống với mặt đất nhấp nhô trong rừng.

Phần đất rừng được nâng cao cũng được sử dụng như một sân khấu và được sử dụng cho các sự kiện khác nhau như hội đàm và hòa nhạc.

Trong thư viện, mọi người đều đi chân trần và có thể

cảm nhận được sự ấm áp của sàn gỗ làm từ tuyết tùng

nén.Bạn thậm chí có thể nằm xuống một nơi yêu thích

của bạn và đọc một cuốn sách. Hình ảnh chi tiết của nhóm địa ngục là ngang và dọc.

Đó là một kỹ thuật được truyền lại cho những người thợ thủ công để xây dựng cây. Như bạn có thể thấy từ cái

tên Hell Gumi 9

23 | Trang

Đó là một khung gỗ với cái gọi là sẽ không bao giờ bung ra. Từ một cái cây, một cây cột trong không gian bên trong của thư viện

Các cành cây bao phủ trần nhà như thể chúng được phân nhánh, tạo hiệu ứng hình ảnh như đang ở trong rừng.

-CHI TIẾT LẮP GHÉP PHẦN KẾT CẤU GỖ

+ gỗ Sugi được xẻ ra thành những thanh có kích thước 120x120mm và độ dài khác nhau.

Sau đó được liên kết lại bằng các khớp nối, tạo tành từng nhóm như nhánh cây.

-những cấu trúc gỗ đó được liên kết vào cột và dầm của khung

Kết cấu chịu lực chính, nó góp phần hỗ trợ về mặt chịu lực cho công trình và cũng tạo ra được một không gian nội thất ấm áp và có mùi hương của gỗ tự nhiên.

Cách liên kết những cấu trúc gỗ

24 | Trang

các lớp liên kết của 1 cấu trúc kết cấu gỗ

-CHI TIẾT CẤU TẠO TẤM ỐP MẶT ĐỨNG

PHẦN KHUNG KẾT CẤU ĐỠ MÁI:

-Ở phần khung kết cấu đỡ mái là một hệ khung cột bê tông

Và dầm thép I cơ bản, với sự tang cường, gia cố thêm

của những thanh dầm phụ ngắn được đỡ bởi những

cấu trúc gỗ ở phía dưới. Hệ cấu trúc gỗ vừa có tác

dụng tăng cường sự chắc chắn cho khung chịu lức của công trình, vừa tạo ra được một không gian nội thất

với hệ trần xuyên sáng được.

-Mái lớp ngói Asphalt và cửa sổ mái lợp tấm Composite lấy sáng,

25 | Trang

Đánh giá: Đánh giá chung về hệ kết cấu của công trình thư viện Yusuhara của Kengo Kuma là ông sử dụng một hệ kết cấu khung bê tông và thép đơn giản, tạo ra những không gian thoải mái và vững chắc. sau đó ông cấy ghép vào hệ kết cấu chính đó những cấu trúc được làm từ gỗ Sugi là gỗ ở địa phương gần đó, nó tạo thành hệ nhánh như những tán cây góp phần vào ý tưởng thiết kế nội thất cho công trình của ông.

Và những cấu trúc sàn với nhiều cao độ khác nha được hoàn thiện bằng gỗ được liên tưởng như địa hình đồi núi ở đó…

H. Nội thất

Đặc điểm đặc biệt TRẦN NHÀ

- Về thẩm mỹ :

+ Có cấu trúc các thanh được kết nối với nhau tạo thành một khu rừng theo ý

tưởng của kts Kengo kuma

+ Tạo ấn tượng

- Về công năng

+ Cấu trúc này lặp đi lặp lại nhiều lần để ánh sáng trực tiếp của mặt trời không xuyên qua được làm ảnh hưởng đến thư viện vì thư viện chỉ cần ánh sáng khuyết tán

+ Hướng xoay của các cấu trúc này được trải rộng theo hướng nhận ánh sáng mặt trời từ mái nên nhận được nhiều ánh sáng và tạo nên càng nhiều ánh sáng khuyết tán.

+ Hệ số phản xạ của gỗ từ 0.1-0.4 vì ở đây kts. Kengo kuma sử dụng gỗ thông thô và màu sáng nên giả định hệ só phản xạ ánh sáng là 0,3 thì ánh sáng khuyết tán nhận được và khoảng 250-400 lux => cấu trúc gỗ phù hợp cho không gian đọc sách của thư viện này.

+ Mặt cắt ngang thư viện cho thấy được kết cấu gỗ chứng minh mặt đón nắng sẽ ít thanh liên kết tạo cho ánh sáng bên ngoài vào bên trong nhiều sau đó khuyết tán ra không gian bên trong.

26 | Trang

Đánh giá:

- Vật liệu gỗ sử dụng cho công trình là hợp lí

- Cấu trúc của các thanh gỗ lắp ghép với nhau tạo vẻ đẹp thẩm mĩ và xử lí ánh sáng tốt

KHÔNG GIAN ĐỌC CHÍNH

27 | Trang

- Không gian đọc thiết kế nhấp nhô

như địa hình tạo nhiều không gian thú vị cho mỗi trải nghiệm ngồi đọc ở mỗi nơi hoặc là nơi gặp nhau của các sự kiện .

- Không gian đọc lớn hướng ngoại nhiều có thể đó sẽ phù hợp với con người Nhật và cũng thấy được là không gian chảu chuyên gia thì lại rất riêng tư => kts. Kengo ku ma

nghiên cứu tâm lí con người rất nhiều trong thiết kế

- Không gian đọc trẻ em trở nên linh hoạt và tự do tạo sự thích thú phù hợp với lứa tuổi.

- Kệ sách được bố trí sát tường và tại bậc cấp ngồi tạo không gian đọc lớn và tiết kiệm.

- Vì đây là không gian mở nên nội thất gỗ là hợp lí vì độ hấp thụ nhiệt thấp.

3. Kết luận

Sau bài phân tích đánh giá thư viện Yusuhara của Kengo Kuma, nhóm em rút ra thêm được các tổ chức dây chuyền trong thư viện, các tổ chức không gian sao cho đặc sắc, thú vị. Ngoài ra, nhóm cũng được biết thêm thư viện không chỉ là nơi đọc sách, mà nó còn là nơi giao lưu, vui chơi, giải trí cho mọi lứa tuổi.

Tuy thư viên Yusuhara theo nhóm em đánh giá vẫn có một vài chỗ chưa đúng nguyên lí nhưng bù lại nó có sự đột phá, có những không gian chức năng không ngờ đến nó có thể có tại thư viện.

Đây là toàn bộ những gì chúng em học tập từ môn này, có cách hiểu tổng quát hơn về thư viện, và biết thư viện còn là một công trình văn hóa đúng nghĩa .

28 | Trang

ĐÁNH

GIÁ

THÀNH VIÊN NHÓM 2:

STT Thành viên Công việc Đánh giá

Bài thuyết trình Bài tiểu luận

1 Lài Diệp Phát (NT)

 Chuẩn bị dàn ý

 Làm powerpoint

 Thuyết trình

 Làm dàn bài cho kết

cấu, vật liệu.

 Làm phần chiếu sáng công trình.

2 Hứa Ngọc Loan  Photoshop mặt bằng các không gian, làm phần giới thiệu

 Góp ý xây dựng bài

3 Trần Thiên Mẫn Làm phần giới thiệu, liệt kê không gian

4 Lương Quang Trí Làm dàn bài cho kết cấu, vật liệu.

5 Lê Thanh Nguyên Làm dàn bài cho kết cấu, vật liệu.

6 Võ Hà Vy Làm dàn bài cho kết cấu, vật liệu.

7 Đinh Trung Kiên  Làm cảnh quan diện tích, photoshop mặt cắt công trình

 Góp ý xây dựng bài

8 Nguyễn Thị Thùy Vân Làm cảnh quan diện tích, phân tích thêm không gian bên trong

9 Nguyễn Quang Minh  Làm ý tưởng, quan điểm của tác giả

 Góp ý xây dựng bài

10 Trần Quốc Doanh Làm phần giới thiệu, liệt kê không gian

11 Trần Trương Quang Tìm đặc điểm đặc biệt trong công trình

Tìm hình ảnh thông tin cho bài.

 Lập lại dàn bài, mục lục

 Tổng hợp bài ý tiểu luận

 Phân tích không gian

 Chỉnh sửa ý cho bài, cho gọn

Tích cựctốt

 Phân tích không gian

 Xây dựng bài Tích cựctốt

 Phân tích không gian

 Xây dựng bài

Tốt

Phân tích hình thức bao che, thẩm mỹ, chiếu sáng Tốt

Phân tích hình thức bao che, thẩm mỹ, chiếu sáng Tốt

Phân tích hình thức bao che, thẩm mỹ, chiếu sáng Tốt

 Phân tích kết cấu công trình.

 Bổ sung ý

 Phân tích kết cấu công trình.

 Bổ sung ý

Tốt

Tốt

Phân tích vật liệu, nội thất Tích cựcTốt

Làm giới thiệu công trình, vị trí công trình, khí hậu, ý

tưởng

 Tích cực tìm thông tin

 Phân tích không gian

đặc biệt, trần nhà

 Phân tích ý tưởng , mbtt

Tốt

Tích cựctốt

29 | Trang BẢNG

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.