x ử LÝ NƯỚC THẢI CHI PHÍ THẤP (Tái bản)
c . s . TS. DIM1TRI. X A N T H O U L IS Đại học N õ n u nu h i ệp G e m b l o u x ( F U S A G x ) 2. Passage d c s D é p o r t c s B - 5 0 3 0 G e m b l o u x , Bi TS. J E A N T I L L Y ( F U S AG x ) TS. N A T H A L I K K O N D E K ( H US A Gx ) TS. M A R C \ V A U T H E L E T ( R I S A G x ) TS. P H I L I P P E B E R G E R O N ( F U S A G x )
TS. L Ề U THỌ BÁCH Đại h ọ c Xú y d ự n g ( H U C E ) V i ệ n Kh o a h ọ c và K ỹ thuật M ô i trườnu (I ES E) 55, Đưừnii Giái p h ỏ n g , Mà Nộ i , Vi ệ t N a m
( ;s . TS. TRẤN HIỂU NHUỆ (HUCE)
PGS. TS. TRẤN ĐÚC HẠ (HUCE) GS. TS. YVANG C H E N G D U A N Đ ạ i lìoc Khoa học ( ' ỏ n g n g h ệ Tây N a m (SVVUST) Kh o a Tài iìiiuycn Môi trường, M i d i L ) u u iìl'. (->2 i( ) l < ) , l i n h
ỉ'ư X u y e i h
lr u im Q u o c
(ÍS. TS. Z I Ỉ A N< ; / H I G U I ( S WU S T ) (ỈS. TS. X I I A N G Q I N ( Ỉ D ( ) N ( Ì ( S WUS T ) TS. x ỉ a n í ; y ĩ n g i ĩ o n g ( S WU S T )
( Ỉ S .T S . H A N S BRIX Dại lì ọ c Aa r h u s ( A U ) Khoa Kh o a học Sinh học , O l c W o m i s Allc. B u i l di n g l 135, 8 0 0 0 Ảrlius, c , Đ a n M ạ c h
rw C A R L O S A R I A S ( A U )
NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2 0 1 0
Tập th ể các tác giả xin g íứ tới chương trinh E U A sm -Link, Uy ban Châu Au lời cảm ơn sâu sắc về sự tài trỢquy báu trong quá trình thực hiện dự án ‘Xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo bậc cạo học về xử lý nước thải chi phí thấp ” V N /A sia - L in k /1 2 (113128). D ự án đã được thực hiện thành công nhờ sự hợp tác gắn bó, hiệu quả và đầy nhiệt tình của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường từ các nước Bỉ, V iệtN am , TrungQuôc uàĐanM ạch,
LỜI NÓI ĐẨU Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam , tuy nhiên , các hệ thống cấp thoát nước tại các đô thị và các vừng lân cận còn đang trong tinh trạng lạc hậu , không đồng bộ và thiếu các phương tiện cần thiết cho việc xử lý nước thải. Với nhu cầu khai thác tài nguyên nước ngày càng gia tăng, có thể thấy rằng việc phát triển và phô biến ứng dụng các phương pháp xử lý nước thải tiêu thụ ít năng lượng và có chi phí vận hành thấp sẽ đem lại hiệu quả cao trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các đô thị đang trong tiến trình mở rộng và tại các khu vực ngoại thành. Hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực vệ sinh môi trường tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang thiếu trầm trọng, nhu cầu về kỹ sư oà kỹ thuật viên xử lý nước thải sẽ ngày càng tăng trong những năm tới. Hợp tác trao đổi khoa học công nghệ và biên soạn tài liệu phổ biến các khái niệm mới về vệ sinh bền vững, các công nghệ xử lý nước thải đang được ứng dụng tại các nước trên thế giói là việc làm thỉêí thực nhằm góp phần cải thiện năng lực chuyên môn trong lĩnh vực xử lý nước thải tại các đô thị và các vừng nông thôn đang phát triển mạnh ờ Việt Nam. Cuôh sách này là sản phẩm từ dự án hợp tác Quốc tếgiữắ cúc trường Đại Học Nông Nghiệp Gembloux (Bỉ), Đại Học Xây Dựng (Việt Nam), Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Tây Nam (Trung Quốc) và Đại Học Aarhus (Đan Mạch), do chương trình Asia-Link, ủy ban Châu Au tài trợ. Giáo trinh đào tạo này giới thiệu các phương pháp xử lý nước thải chi p h í thấp khác nhau đang được áp dụng tại các nước thành viên và tập trung vào trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các công nghệ xử lý nước thải được phát triền và ứng dụng thành công bởi các đơn vị thành viên. Các công nghệ này sử dụng các kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp đ ể xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải sau xử lý phục vụ mục đích nông nghiệp hoặc hạn chế mầm bệnh và nguồn gảy ô nhiễm. Cuôh sách được biên soạn bằng 4 ngôn ngữ: Pháp, Việt, Trung và Anh để phục vụ công tác đào tạo tại các trường đại học thành viên và phố biến tại các khu vực. Phiên bản tiếng Pháp do GS.TS Dimitri Xanthouỉis chủ biên, phiên bản tiếng Việt do TS. Lều Thọ Bách chủ biên, tiếng Trung do GS.TS. Wang Chengduan chủ biên, tiếng Anh do GS. TS. Hans Brix chủ biên. Các nội dung trong cuôn sách được tô chức biên soạn với sự tham gia: GS.TS . Dimitri Xanthoulis biên soạn chương L 2 , 5, và các mục 8.1 - 8.4; TS. Jean Tilly biên soạn chương 10 và ĩ ĩ. TS. Nathalie Fonder tham gia biên soạn chương 3, các mục 4. ĩ và 5.1; TS. Marc Wauthelet biên soạn các mục 4.3 và 5.2; TS. Phỉỉippe Bergeron biên soạn chương 12 và 13; TS. Lều Thọ Bách biên soạn lời nói đầu , mục 4.5, tham gia biên soạn chương 1, 3 và 10; GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ biên soạn chương 6; PGS.TS. Trần Đức Hạ biên soạn mục 4.1; GS.TS Wang Chengduan và GS.TS Zhang Zhigui biên soạn mục 8.6; GS.TS. Zhang Qỉngdong tham gia biên soạn chương 11; TS . Xmng Yinghong tham gia biên soạn mục 4.5; GS. TS. Hans Brix biên soạn mục 4.2, chương 7 và 9 ; TS. Carlos Arias biên soạn mục 4.3. Đối tượng phục vụ của sách là các cán bộ khoa học, tư vấn và quản lý, các giảng viên đại học và sinh viên thuộc các hệ đào tạo cao đắng, đại học và sau đại học trong lĩnh vực môi trường. Đây là cuốn sách viết về các công nghệ và các vấn đề liên quan tới xử lý nước thải chi p h í thấp đầu tiên xuất bản ở Việt Nam, nên khó tránh khỏi các khiếm khuyết, rất mong nhận được các nhận xét góp ý của các độc giả. Các tác giả 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÉT TẮT K ý hiệu
AF BCĐ BGN BHGN BOD CPTTB COD CWs DDV DO ĐCLM ĐTM ĐVĐ EC FOG HLR HRT KMD KSM LCGĐ
Tiềng Việt
Lọc kỵ khí
A naerobic Piltcr
Bùn chuyển động
Bùn giãn nỏ' bùn hạt giàn nở N hu cầu ôxi sinh hóa
Bioloụical Oxygen Demand
C hi p hí tăn g th êm trung bình N hu cầu ôxi hóa hóa học
C hem ical O x y een D em and
Băi lọc ntìập nước nhân tạo
C onstructed W etlands
D ò n g dinh dường vĩnh cửu
Ôxi hòa tan Đánh giá chiến lược môi trường
Dissolved Oxygcn
Đ á n h giá tác đ ộ n g môi trường Đánh giá vòng đời
Độ dẫn điện Chất béo, dầu, mỡ Tài lượng thủy lực
Electrical Conductivity Fats, O il, Greasc
Thời gian lưu nước
Hydraulic Retention Time
H ydraulic L oading Ratc
Kỷ thuật m àng dinh dườnu
LKKX
Khảo sát sơ bộ môi trường Lọc cát gián đoạn Lọc kỵ khí dòng chảy ngược Lọc kỵ khí dòng chảy xuôi
M SH
M àng sinh học
O&M
V ận hành và bảo dường
Q LM
Quàn lý môi trường
LKKN
Tiêng Anh
Operational and Maintenance
QNTM
Q uy hoạch nưỏc thài mờ
SAR
T ỷ iệ hấp thụ natri
Sodium Absorption Ratio
SAT
X ử lý bằng đắt
S oil “ A q u iícr Treatment
SR T
T hời gian lưu bùn
S lu d ge R etention T im e
ss
Chất lơ lửng
S uspended Solid
TDS
T ổn g chất rắn hòa tan
T olal D isso lv ed S olid
TKN
T ổn g nitơ Kjekiahl
Total K jeldahl N itrogen
TXLNT
Trạm xử lý nước thải
Ư ASB
Be xử lý sinh học dòng chảy ngược qua
Upflow Anacrobic Sludgc Blanket
tầng bùn kỵ khí VIP
Hố xí hai ngăn cài tiến có thông hơi Hố xí đào chìm cài tiến cỏ thông hơi
vsv
V i sinh vật
XLBHNT
Xìr lý bốc hơi mrớc thải
XLNT
X ử lý nước thài
XLÔĐ
X ử lý ổn định
V ID P
4
Ventilated Improved Double Pit Ventilated Improved Pit
TỔNG QUAN VỂ NƯỚC THẢI - HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1. KHÁI NIỆM VỂ NƯỚC THẢI Quá trình hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại cấc đô thị làm phát sinh các chất thải dưới các dạng rắn, lỏng và khí. Chất thải dạng lỏng, hay nước thải, sau khi qua các khâu xử lý làm sạch, sẽ là một nguồn nước cấp quan trọng cho các đô thị (Hình 1.1). Nước thải là nước sau quá trình sử dụng trong các hoạt động của con người, có thành phần bị biến đổi, chứa các chất ô nhiễm. Theo nguồn gốc, nước thải có thể là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có chứa các chất thải từ các hộ gia đình, trường học, khu thương mại hay cồng nghiệp với nguồn nước ngầm, nước mặt hoặc nước mưa [Metcalí và Eddy, 2003].
Hình 1.1. Nguồn gốc và hệ thống quản lý nước thái 5
Có nhiều loại nước thải với thành phần, tính chất khác nhau và cũng có nhiều loại hình công nghệ và kỹ thuật xử lý làm giảm tác động tiêu cực của nưóe thải tới môi trường tiếp nhận. Theo nguồn gốc phát sinh, nước thải có thể được phân loại theo bốn loại hình như sau: • Nước thải sinh hoạt; • Nước thải thương mại; • Nước thải công nghiệp; • Nước mưa chảy bề mặt. Nước thải sinh hoạt: Nước thải phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, khu văn phòng, trường học, và những nguồn tương tự, được gọi là nước thải vệ sinh hoặc nước thải sinh hoạt. Nó có thể bao gồm nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp trong trường hợp nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được thu gom chung trong một hệ thống thoát nước chung của đô thị. Nước thải thương mại: Nước thải k h ô n g chứa các chất độc tố, chất nguy hại từ các khu thương mại, có thành phần chính tương tự như nước thải sinh hoạt, tuy nhiên cũng có thể có một hoặc một sô' chất có nồng độ lớn hơn so với trong nước thải sinh hoạt điển hình. Loại hình nước thải này cũng bao gồm nước thải phát sinh từ các cơ sở dịch vụ ãn uống, cơ sở giặt là có trang bị không quá bốn máy giặt, cơ sở nuôi gia súc, gia cầm (chuồng trại, trạm thú y, cơ sở chăn nuôi), dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, với điều kiện là không chứa các chất độc tố, chất nguy hại và chất thải công nghiệp. Nước thải công nghiệp: Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, thương mại, khai khoáng, các hoạt động tại khu lâm nghiệp, bao gồm cả nước chảy bề mật và nước rỉ từ các khu tiếp nhận rác thải và các kho lưu trữ hàng thương mại, công nghiệp và tất cả các loại nước thải khác, nếu không được định nghĩa là nưóe thải sinh hoạt. Nước mưa chảy tràn bé mật: Nước chảy tràn có nguồn gốc từ nước mua, tuyết tan, nước mưa thoát trên hè đường phố, w ...; đây là phần nước không thấm qua đất và chảy tràn trên mặt đường, đất, và được thu gom vào các hệ thống thoát nước thành phô hoặc chảy vào các nguồn nước mặt. 1.2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI Thành phần của nước thải rất đa dạng; ngoài ra còn chứa các vi khuẩn gày bệnh hoặc không gây bộnh, các hợp chất hữu cơ tan hoặc không tan, hợp chất vô cơ tan hoặc không tan, xác động thực vật, khí sinh học. chất độc, vv... 1.2.1. Đặc điểm về lưu lượng Lưu lượng nước thải là một thông số quan trọng trong việc thiết kế lựa chọn quy mô và loại hình công nghệ xử lý, thậm chí cả việc lựa chọn hệ thống thoát nước chung hay riêng. Lưu lượng nước thải có thể được biểu thị bằng lưu lượng đạc trưng, là lưu lượng 6
trong một ngày đêm, lun lượng tới hạn (cực đại và cưc tiểu), các hệ số về sự dao động của lưu lượng nước thải theo ngày, tháng, và năm. Đối với hệ thống thoát nước chung (kết hợp thoát nước thải và nước mưa), các thông số được khuyến cáo sử dụng như sau [theo Weber. Vandevenne và Edeline, 2002]: • Q m - lưu lượng đặc trưng trong mùa khô: Qđt = — (lương nước thải trong một ngày đêm), [mVh]; • Q uị - lưu lượng ban ngày trong mùa khô: Q,g = — (lượng nước thải trong một ngày đêm), [m 3/hj; 18
- Qix thường được sử dụng đối với trạm xử lý nước thải có quy mô phục vụ trên 20 000 dân số tương đương. Đối với các trạm xử lý có quy mô nhỏ hơn, lượng nước thải ít vào thời điểm ban đêm, có thể sử dụng Q N. • 3Q /H - lưu lượng dòng chảy cực đại vể mùa khô [m 3/h]; - Thông số này được xét đến trong thiết kế công trình xử lý sinh học (đặc biệt với những đô thị có các hoạt động theo mùa). • Qmax - lưu lượng dòng chảy cực đại về mùa mưa Ịm-Vh]: 3Qifị<Qmax<5Qi,s hoặc Qmax= (2 -H4) Q m đối với Việt Nam; - Khi thiết kế các công trình xử lý sơ bộ cần sử dụng thông số tính toán 5Q l/t; - Khi thiết kế các công trình xử lý nước thải thu gom từ hệ thống cống thoát nước chung, cần sử dung thông số tính toán ốQịịì hoặc 7QỈH. Có thê giới hạn lưu lượng dòng chảy bằng cách sử dụng máng/giếng tách nước chảy tràn (Hình 1.2).
Dòng chảy trần ra sông hoăc hổ chứa nước mưa
Hình 1.2. Máng tách nước xá tràn và giới hạn dòng chảy 1.2.2. Thành phần và chất lượng nước thải C ác thông sô vật lý Cặn lơ lửng (SS) - các phần tử chất rắn không tan, tồn tại dưới dạng nổi trên mặt nước hoặc lơ lửng trong nước, có thể loại bỏ bằng phương pháp lọc. Các chất lơ lửng làm nước có đô đuc. 7
Cặn lắng — cắc phần tử cận lơ lửng có thể lắng, tách khỏi phần lơ lửng bởi trọng lực trong điều kiện tĩnh. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) - các chất rắn hữu cơ hoặc vô cơ, dạng tan nhưng không loại bỏ được bằng phương pháp lọc. TDS bao gồm các anion, cation, phân tử và các phân tử keo có kích thước nhỏ bé. Các chất rắn hoà tan làm cho nước có khả năng dẫn điện. Độ đục —thông số biểu thị trạng thái vẩn đục của nước, gây ra bời các phần tử dạng lơ lửng. Độ màu —Màu (nâu nhạt, xám, đen, w ...) là thông số có thể nhận biết được bằng mắt. Độ màu liên quan trực tiếp tới độ pH và chỉ số DO (hàm lượng ôxy hoà tan) trong nưóe và cho phép đánh giá tình trạng ô nhiễm của nước thải (sạch hay bị nhiễm bẩn từ bể tự hoại). Nhiệt độ (°c hoặc °F) - thông số quan trọng sử dụng trong thiết kế trạm xử lý nước thải bởi nó có ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học, hoá sinh diễn ra trong nước. Nhiệt độ của nước thải thay đổi tuỳ thuộc các khoảng thời gian khác nhau trong năm và địa điểm. Độ dẫn điện (EC) —độ dẫn điện đánh giá khả năng nước truyền dẫn các dòng điện và có liên quan trực tiếp tới hàm lượng tổng chất rắn hoà tan. Các thông s ố hoá học Tổng N i tơ (TN) —thông số đại diện cho tất cả các dạng tồn tại của Nitơ trong nước, bao gồm hàm lượng ammonia tự dó (NH4+), nitơ hữu cơ (Org-N), nitrit (NO 2 ) và nitrat (NO3'); tổng nitơ Kjeldahl (TKN) là tổng hàm lượng nitơ hữu cơ và ammoni tự do. Tổng Phôtpho (TP) - thông số đại diện cho tất cả các dạng Phôtpho tồn tại trong nước; là tổng của hàm lượng phôtpho hữu cơ vắ phôtpho vô cơ. Độ pH —thông số đánh giá tính axìt hay kiềm của dung dịch với dung môi là nước. Độ kiềm —thông số biểu thị sự có mặt của các ion bicarbonat, carbonat và hydroxit có trong thành phần của nước. Clorua ịCl') —thông số đánh giá khả năng tái sử dụng nước thải trong nòng nghiệp. Sunfat (S 0 4) - thông số đánh giá khả năng phát sinh khí (chủ yếu là khí H2S, có mùi trứng thối) và có thể ảnh hưởng tới công đoạn xử lý bùn cặn hình thành trong quá trình xử lý nước thải. Các nguyên tố kim loại —ví dụ như As, Cd, Ca, Cr, Co, Cu, Pb, Mg, Hg, Mo, Ni, Se, Na, và Zn được đo để đánh giá khả năng tái sử dụng nước thải và ảnh hưởng của các kim loại nặng trong quá trình xử lý. Thành phần vi lượng của các nguyên tố kim loại có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý sinh học nước thải. Khí - các thành phần khí được sinh ra do các quá trình phân huỷ các hợp chất có trong nước thải hoặc tồn tại trong bản thân nước thải, ví dụ như 0 2, C 0 2, H2S, NH3, và CH4. BOD ị —thồng số biểu thị nhu cầu ôxy sinh hoá trong 5 ngày, đặc trưng bởi lượng ôxy cần thiết cho các vi khuẩn ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học có trong một đom vị thể tích nước thải trong thời gian 5 ngày ở điều kiện 20°c. BOD5 được 8
biểu thị bằng đơn vị mg/L, và được sử dụng phổ biến như một thông số đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hĩru cơ, hay hàm lượng chất hữu cơ dễ bị ôxy hóa sinh hóa trong nước thải. COD —nhu cầu ôxy hóa học, đặc trưng cho lượng ôxy cần thiết (tính bằng mg/L) để ôxy hóa hóa học các chất hữu cơ có trong nước thải bằng đichromat (chất ôxy hóa mạnh) trong môi trường axit. Thực tế cho thấy, một trong những ưu điểm của việc ứng dụng thông số này là thí nghiệm đo COD có thê tiến hành nhanh trong thời gian khoảng 2,5h (ở nhiệt độ 140°C). BODx —thông số đặc trưng cho tổng lượng ôxy hòa tan trong nước thải, cần thiết để vi khuẩn thực hiện quá trình ôxy hóa sinh hóa các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học tính cho một đơn vị thể tích nước thải, cho đến khi quá trình hô hấp kết thúc. Nó thể hiện tổng lượng chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học trong nước thải. BODco/COD - tỷ lệ BODoo/COD thể hiện khả năng phân huỷ sinh học của các chất hữu cơ trong mẫu nước thải (hay khả năng ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải). Khi tỷ lệ này giảm, có nghĩa là hàm lượng các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học tăng lên trong mẫu nước thải (ví dụ như: xenlulô, linhin, tanin, bụi thô, w ...) [Weber, Vandevenrie và Edline, 2002]. Giá trị BODoo/COD của một số loại hình nước thải: - Nước thải sản xuất đường: 0,82. - Nước thải lò mổ gia súc, gia cầm: 0,67. - Nước thải sinh hoạt: 0,5. - Nước thải giặt là: 0,38. Dầu, mỡ — thường xuất hiện nhiều trong nước thải, bao gồm các chất béo, các loại dầu, các chất sáp và các hợp chất tương tự khác. Thuât ngữ chất béo, dầu và mỡ (FOGfats, oil, grease) trước đây thường được sử dụng trong các tài liệu, hiện nay được thay bằng dầu, mỡ. Các thành phần chất độc —trong nước thải có thể chứa một số các hợp chất độc gây ảnh hưởng tới quá trình sống của các vi sinh vật. Các ch ỉ tiêu vi sinh vật Faecal Coỉiform - các vi khuẩn sống trong đường ruột củacác loại động
vật thuộc
nhóm máu nóng. Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ nhiễmbẩn bởi các loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ phân. Các vi khuẩn Coliíorm không phải là dạng vi khuẩn gây bệnh điển hình. Các vi sinh vật khác - vi khuẩn, động vật nguyên sinh, giun sán, và các loại virut có trong các chất thải, thể hiện mức độ ô nhiễm hay nhiễm bẩn độc tố của nước thải. Cần phải lưu ý đến các vi sinh vật này bởi chúng là nguồn gốc phát sinh dịch bệnh. Một vài chủng loại có khả năng hình thành bào tử và các túi nang, có khả năng tồn tại trong các 9
điều kiện bật lợi và sống lâu, thậm chí có thể sinh sống trong cơ thể người. Tùy thuộc vào công nghệ và mức độ xử lý, các vi sinh vật này có thể được xử lý triệt để hoặc không triệt để. Các chỉ tiêu này cần được kiểm soát trong nước thải sau xử lý, theo các mục đích: xả ra nguồn, tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp và lựa chọn các loại cây trồng và phương pháp tưới tiêu. 1.2.3. Đậc điểm của các loại nước thải Nước thải sinh hoạt — có nguồn gốc phát sinh từ các hộ gia đình, công trình công cộng và khu công sở. Thành phần điển hình của nước thải sinh hoạt có thể tham khảo trong Bảng 1.1. Tại các khu vực không có hệ thống thoát nước, bể tự hoại là một công trình được sử dụng phổ biến. Bể tự hoại sẽ giữ lại các các chất cặn lắng trong nước thải và trong quá trình phân hủy kị khí xảy ra trong bể. Một phần bùn cặn sẽ được hút khỏi bể hàng năm để đảm bảo duy trì hiệu quả xử lý của bể. Thành phần các chất ô nhiễm đặc trưng có trong bùn cặn bể tự hoại, được hút và vận chuyển tới trạm xử lý nước thải được nêu trong Bảng 1.2. Nước thải công nghiệp - tính chất của. nước thải công nghiệp rất đa dạng do thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm rất khác nhau. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực phẩm, bia rượu và hóa chất thường có hàm lượng các hợp chất hữu cơ lớn, chỉ số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao; độ pH, mùi và các hợp chất sunfua thường biến đổi (Bảng 1.3). Nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa nhiều các hợp chất độc hại (như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phenol, w ...) có hại đối với các vi sinh vật trong nước, ngay cả khi các loại chất độc này tồn tại với nồng độ nhỏ trong nước. Bảng 1.1. Các Thành phán đặc trumg của nước thải sinh hoạt chưa xử lý Nồng độ Chất ô nhiểm
Đơn vị Thấp
Trung bình
Cao
Tổng lượng chất rắn (TS)
mg/L
350
720
1.200
Tổng lượng chất rắn hoà tan (TDS)
mg/L
250
500
850
Chất lơ lửng (SS)
mg/L
100
220
350
Cặn lắng được
ml/L
5
10
20
BOD5, 20°c
mg/L
110
220
400
COD
mg/L
250
500
1.000
Nitơ (tổng N)
mg/L
20
40
85
Hữu cơ
mg/L
8
15
35
Amônia
mg/L
12
25
50
10
Bảng 1.1. (tiếp theo)
Nồng độ
Đơn vị Thấp
Trung bình
Cao
Nitrat
mg/L
0
0
0
mg/L
4
8
15
Hữu cơ
mg/L
1
3
5
Vô cơ
mg/L
3
5
10
Clorua
mg/L
30
50
100
Sulíat
mg/L
20
30
50
Độ kiềm (theo CaC03)
mg/L
50
100
200
Dầu và mỡ
mg/L
50
100
150
MPN/lOOmL
106- I07
Phôtpho (tổng P)
Tổng Coliíorm
1
0
0
0
©00
0
1
mg/L
0
Nitrit
©00
Chất ô nhiễm
Nguồn: Weber, Vandevenne và Edline, 2002 Bảpg 1.2. Thành phần các chất ô nhiễm điển hình trong bùn cặn bể tự hoại 10.000 + 25.000 mg/L
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Nhu cầu ôxy sinh hóa trong 5 ngày đầu tiên (BOD5)
3.000 + 5.000 mg/L
Nhu cầu ôxy hóa học (COD)
25.000- 4.000 mg/L
Tổng N (TN)
200 + 700 mg/L
Tổng p (TP)
100 + 300 mg/L
Dầu và mỡ
2.500 + 7.500 mg/L
Nguồn: UNEP, 1998 Bảng 1.3. Thành phân các chất ô nhiễm điển hình trong nước thải công nghiệp Hợp chất dể Chất hữu cơ bay hơi khó phân (mg/L) huỷ (mg/L)
Ngành công nghiệp
BOD
TSS
Dầu và Mỡ
(mg/L)
(mg/L)
(mg/L)
Kim loại nặng (mg/L)
Hóa dẩu
100 + 300
100-250
200 + 3.000
Asen, Sắt
Sulfit
50 + 850
Crom 300+1.000
Amonia Sulfit 100 + 200
Thuộc da
1.000 + 3.000 4.000-6.000
Sản xuất chai lọ
200 + 6.000 :
Phenol 0 -2 7 0
0 + 3.500
11
Bảng ỉ . 3 (tiếp theo)
Dầu và Mỡ (mg/L)
Kim loại nặng (mg/L)
Hợp chất dễ bay hơi (mg/L)
Chất hữu cơ khó phân huỷ (mg/L)
Ngành công nghiệp
BOD (mg/L)
TSS (mg/L)
Chưng cất rượu, đường
600 + 32.000
200 + 30.000
Chế biến thực phẩm
100 -í- 7.000
30 + 7.000
Giấy
250-15.000
500 + 100.000
Selen, Kẽm
Phenol 0 -8 0 0
Hoá chất
500 + 20.000
1.000+'170.000 0 + 2.000
Asen, Canxi, Bari
Phenol 0 + 5.000
Amônia 5 -4 0 0
Nguồn: UNEP, 1998 1.3. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI 1.3.1. Hệ thống thoát nước chung Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả các loại nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt và/hoặc nước thải sản xuất và nước mưa được thu gom, vận chuyển trong cùng một hệ thống thoát nước. 1.3.2. Hệ thống thoát nước riêng Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống trong đó nước thải sinh hoạt và/hoặc nước thải sản xuất được thu gom, vận chuyển trong một hệ thống riêng với hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và/hoặc nước thải sản xuất thường được gọi là hệ thống thoát nước thải vệ sinh; hệ thống thu gom nước mưa được gọi là hệ thống thoát nước mưa. 1.4. VAI TRÒ CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.4.1. Đối với môi trường Trong điều kiện kỵ khí, quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải chưa được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng mất vệ sinh như sản sinh ra các mùi hôi thối, gây khó chịu. Tất cả các động thực vật sống trong nừớc đều cần phải có một lượng ôxy hòa tan nhất định phục vụ cho quá trình sống của chúng. Một trong những mục đích chính của việc xử lý nước thải (XLNT) là hạn chế việc xả thải các hợp chất hữu cơ "có tiêu thụ ôxy" đến mức có thể vào nguồn tiếp nhận. Mặt khác, khi nước thải có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, sẽ kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh của các loại cây
12
trồng trong nước, dẫn tới sự suy giam lượne ôxv có irong nước và gây hiện tượng phú dưỡng trong nguồn nước. Vì vậy, loại bỏ các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải trước khi xá ra nguồn, là mục đích đầu ticn nhăm tiên tới một mói trường bền vững, giữ c h o m ô i trư ờng tr o n g sạ ch c h o cá c thê hệ hôm nay và trong tương lai.
1.4.2. Đỏi vói sức khoẻ Nước thải không được xử lý chứa rất nhiéti các vi sinh vật gây bệnh. Tồn tại rất nhiều loại bệnh dịch có nguồn gốc từ các hoạt độns thiếu vệ sinh như việc tắm rửa hay bơi lội trong nước bị nhiễm hán, hoặc việc tiêu thụ các loại động thực vật thủy sinh sống trong c á c n g u ồ n n ư ớ c bị ô n h iễm bởi nước thái, như: bệnh ngứa n e o à i d a, v iê m da, n h iễ m
khuẩn vết thương hay viêm dạ dày ruột, viêm gan do virút, tá, lỵ. thương hàn. Hơn nữa,
trong nước thải còn chứa các chất độc hại, có khá năns làm biến đổi gen hay gây ung thư. Vì những lý do trên, việc loại bó các vi sinh vật sây bệnh là rất cần thiết đế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.4.3. Về khía cạnh kinh tê Việc tái sử dụng nước thài sau xử lý cho nông nshiộp không chỉ có ý nghĩa về mặt mòi trường mà còn là độne lực phát triến cho các mục ticu quốc gia, tạo ra một nền nông nghiệp phát triển bền vững trong khi báo vệ được nguồn nước đang ngày càng khan hiếm. Một ưu điêm của việc SỪ dụng mrớc thãi đã qua xử lý đê tưới tiêu trong nông nghiệp là giám mức độ xử lý Iìirớc thái, đổng nghĩa với việc làm giảm đáng kê’ chi phí cho quá trình xử lý nước thái, nhờ vào vài trò của đất và cây trồng như một dạng công trình lọc sinh học tự nhiên. Ncoài ra, việc tận dụng các chất dinh dưỡng có sẵn trong nước thải còn giúp cắt giam chi phí phân bón cho cây trổng. Nước có vai trò rất quan trọng đối với con nsười. Nước góp phần làm tăng giá trị về cánh quan, tạo điểu kiện vui chơi và íỉiái trí cho con người. Do đó nhiều người lựa chọn nơi sinh sống gần nguồn nưức tự nhiên irong sạch.
1.5. XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHƯ THÊ NÀO Có nhiều phương pháp làm sạch nước thái, luỳ thuộc vào từng loại nước thải và mức độ nhiỗm bấn của chúng. Việc lựa chọn các loại hình công nghộ XLNT được tiến hành dựa trên đối tượng nước thái và mục đích xứ lý. T ạ i các vùng nông thôn, đặc biệt là ở các nước có kh í hậu khò, nguồn nước khan
hiếm, mục tiêu chính là tái sử dụng nước tliài phục vụ tưới tiêu trong nóng nghiệp. Vì thế, quá trình X L N T tập trim s vào việc loại bò các tác nhân gây bệnh (giảm thiểu nguy
cơ gày hại cho sức khỏe) và lượng bùn cặn có trone nước thải (hạn chế nguyên nhân dễ gây bít tắc đường ống trong mạng lưới phân phối nước tưới tiêu), có thể sử dụng quá trình lọc kỵ khí bằng bê lọc cát. Đối với các vùng đô thị và các khu dàn cư cấn thiết phải xả nước thải ra sông hoặc vào đất, việc XLNT cần tiến hành nhằm [oại bỏ các hợp chất hữu cơ và bùn cặn, để tránh 13
việc xả thải quá mức lượng chất hữu cơ (gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình dinh dưỡng) vào nguồn tiếp nhận, là sông hoặc nguồn nước ngầm. Đối với các hộ gia đình, biện pháp XLNT phổ biến nhất là bể tự hoại. Trong các thành phố, một trong những phương pháp xử lý hiếu khí hiệu quả nhất là quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính, nhờ vào việc duy trì và tái tuần hoàn hỗn hợp sinh khối được hình thành bởi các vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nưốc thải. Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí cũng được sử dụng rộng rãi để XLNT công nghiệp và bùn cặn. Tùy theo phạm vi phục vụ, XLNT có thể tiến hành đơn lẻ (cục bộ) trong tùmg đối tượng thải nước (nhà dân, công sở) hoặc tiến hành xử lý chung cho một số hộ dân được kết nối bằng hệ thống thoát nước. Trong một số trường hợp, xử lý cục bộ cũng có thể ứng dụng hoặc kết hợp trong hệ thống xử lý nước thải chung. Ở Châu Âu, xử lý đơn lẻ bằng bể tự hoại thường được tiến hành sơ bộ trước khi xả nước thải vào hệ thống cống thoát nước chung. Trong một vài trường hợp cần thiết hoặc cho phép sử dụng các công nghệ XLNT khác với cách tiếp cận mới là nhằm tái sản xuất trong tự nhiên như cánh đồng ngập nước nhân tạo, các hồ sinh học ổn định nước thải. Những công nghệ và công trình đơn giản này trong nhiều trường hợp lại tỏ ra phù hợp hơn những quy trình xử lý hiện đại đòi hỏi chi phí cao. Một số hệ thống XLNT hiện đại có khả năng làm sạch triệt để nước thải, ví dụ như hệ thống vi lọc, công nghệ màng; tuy nhiên mức độ thích hợp của các loại công nghệ này phụ thuộc mục đích của quá trình xử lý nước thải. Ví dụ như: nước thải sau xử lý được tái sử dụng để khôi phục lại tầng chứa nước hay trong nông nghiệp, trong nuôi trồng thuỷ sản. 1.6. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP x ử LÝ NƯỚC THẢI Việc thiết kế các quy trình XLNT có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn phát sinh nước thải. Nói chung, các trạm XLNT nhỏ lẻ được sử dụng khi các trạm xử lý quy mô công suất lớn không thực hiện được do không phù hợp hoặc do điều kiện khả thi về mặt kinh tế bị hạn chế. Trong thực tế, không chỉ quy mô của khu dân cư mà còn có rất nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới việc lựa chọn quy trình xử lý. Khí hậu, địa hình, khoảng cách li tới các khu dân cư, tỷ lệ bao phủ của mạng lưới thoát nước và chính sách kinh tế, chính trị cũng cần được xem xét trong việc lựa chọn một trạm XLNT độc lập. Ngoài ra, định hướng phát triển trong tương lai và mục tiêu sử dụng nước thải sau xử lý cũng cần được cân nhắc. Đôi khi, các khu dân cư hoặc các khu công nghiệp được trang bị các công trình hoặc thiết bị tiền xử lý, nhằm giảm tải lượng chất bẩn nước thải trước khi được thu gom và vận chuyển tới trạm xử lý. Tất cả các khía cạnh ẻrên cần được xem xét một cách tổng quát khi lựa chọn phương pháp XLNT. 14
Hấu hét các hộ gia dinh vá khu công sò có trang bị hệ thống ống nước hay khổng?
ị
Có
Tại đó có sãn hệ (hống thu gom nước thải hay khổng?
Có
ể tự hoại va bãi thoẵ và bốc hơi nước
Có
Khí hàu 0ỏ khô hay khỏng? Không
Không
Liệu đất có thấm nước hay khống? , Có
Độ dốc mật đất có lớn hay không? Có
ỉể chứa nước thả?
Có
Mức nước ngẩm theo* mùa có Cc 0 khỏng?
Mật độ dân cư và xây dựng cỏ quấ thấp hay không?
Đội ngú nhàn sự có chuyên mỗn va kỹ nâng quản lý cókhổng?
Có săn đắt đai có giá trị kinh tế thấp hay không?
Nguón điện cao thế sử dụng có chi phí quả đẩt hay khỗng?
Khồng Bể tự hoại và lè thống tiêu nước,
Có thể xả ra biển, mà khổng gây ảnh hưởng xấu tới mồi trường và hệ sinh thải ven biển hoặc cảng, vịnh gán đố hay không?
Liệu đất có thấm nước hay không?
Mức nước ngám theo mùa có cao hay khổng?
,CÓ thể xả ra nguốn tiếp nhân (hổ nước, sồng, vỉa san hổ, w...) là môi trường nhay cảm với các nguyên tố đinh dưỡng hay khồng? Cỏ oại bò các nguyên' tố dinh dưỡng
Dóng nước thải sau xử lý có tiếp xúc trực tiép với con người hay không? __________ Không
(xử iý nước, thai) trong đất
Hình 1.3. Quy trình lựa chọn phương pháp XLNT sinh hoạt.
Dỏng nước thải sau xử lý có có khả năng tái sử dụng hay khồng?
Việc XLNT cho các khu vực dân cư nhỏ thực tế không đơn gián hơn các khu dân cư lớn, do sự dao động lớn về lưu lượng và thành phần, tính chất nirớc thải, có thế dẫn tới những bất lợi nhất định. Dòng nước thải từ các khu vực ít dân cư thường phải xét đến các trường hợp bất lợi nhất về lưu lượng (lưu lượng cực đại và cực tiểu) cũng như sự biến đổi lớn về tải lượng chất bẩn trong dòng thải như hàm lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phôtpho, vv... Trên hình 1.3 minh hoạ các bước tiến hành irong việc lựa chọn công nghệ thích hợp và các tiêu chuẩn liên quan trong quy trình thiết kế. Các yếu tố chính trong việc xem xét, lựa chọn công nghệ XLNT sinh hoạt là hiện trạng nguồn nước, hiện trạng mạng lưới thu gom nước thải, mật độ nhà hay dân cư, kỹ năng quản lý và vận hành, điểu kiện sẩn có của đất đai, chi phí điện năng, đặc điểm nguồn tiếp nhận và khả nâng tự làm sạch của nó, các điều kiện thuỷ văn, khí hậu và khả năng tái sử dụng dòng nước thải sau xử lý [UNEP, 19981. 1.7. MỨC Đ ộ XỬ LÝ NƯỚC THẨI Trong XLNT, cần lựa chọn ứng dụng các phương pháp xử lý riêng phù hợp đối với từng thành phần chất ồ nhiêm trong nước thải. Các phương pháp có thê được phân loại theo các mức độ xử lý khác nhau như nêu trong bảng 1.4. Bảng 1.4. Các mức độ XLNT và các cóng trình M ức độ xử lý
M ục đích
Các cô n g trình
Xử lý sơ bộ
Bước đầu tiên cúa xử Ịý sơ bộ nước thái là loại
Song chắn rác, bể lang cát,
bỏ các tạp chất lớn, dầu m ỡ và các tạp chất khác
m áy nghiền rác, bế tách
c ó thể gây phá huý hoặc ánh hướng đến hoại
dầu m ở vv...
đ ộng cua các cô n g trình xử lý tiếp theo. X ử lý bậc một
Xử lý bạc hai
Loại bỏ m ột phán các cạn lắng được hoặc nổi
Bế lắng bậc m ột, bế tự
trẽn mặt nước và m ột phần chất hữu cơ trong
hoại, hồ sinh học ổn định
nước thai.
kỵ khí vv.„
Loại bỏ cá c chốt hữu c ơ có thể phân hủy sinh
Hổ sinh học ổn định tuỳ tiện,
h ọc, các cặn lơ lửng chủ yếu bằng phương pháp
bô lọc sinh học, các công
sinh học. X ử lý bậc hai còn được gọi là xử lý
trình xử lý sinh học kỵ khí.
sinh học.
bùn hoạt tính, cánh đống ngập nước nhõn tạo, vv...
X ử lý bậc ba
Loại bỏ các chất tan và lơ lửng còn tổn tại trong
H ổ sinh học hiếu khí, bế
nước để nang ca o chất lượng dòng sau xử lý,
lọc cát, làm bốc hơi, vv...
chủ yếu là loại bỏ các mầm bệnh (khử trùng nước thái) và cá c chất dinh dưởiìg như N itơ và Phỏtpho.
Nguồn: Crites và T ch ob an oglou s (1 9 9 8 ), W eber và cộn g sự (2 0 0 2 ).
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO . CRITES, R., and TCHOBANOGLOUS, G., 1998. Small and Decentralized Wastewater Management Systems. 4* edition, McGraw-Hill, New York, N.Y. 1064 p. • METCALF and EDDY., 2003. Wastewater Engineering - Treatment and Reuse. 4,h edillon. New York: McGraw-Hill, 1819 p. • UNEP, 1998. Appropriate Technology fo r Sewage Pollution Control in the Wider Caribbean Region. CEP Technicaỉ Report No. 40. UNEP Caribbean Environment Programme, Kingston, Jamaica. . WEBER, R., VANDEVENNE,
L„ and EDELINE, F„
2002.
Traitement
biologique et physico-chimique des eaux usées. Lecture notes.
17
KHÁI NIỆM VỂ HỆ THỐNG x ử LÝ NƯỚC THẢI CHI PHÍ THẤP
2.1. ĐỊNH NGHĨA HỆ THỐNG x ử LÝ NƯỚC THẢI CHI PHÍ THẤP Hệ thống XLNT thông thường bao gồm các công trình tại đó nước thải được xử lý bằng các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học, để loại bỏ các chất rắn, các chất hữu cơ và đôi khi cả các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Nước thải được tiến hành làm sạch theo trình tự tăng mức độ xử lý từ xử lý sơ bộ, xử lý sơ cấp (bậc một), thứ cấp (bậc hai), triệt để (bậc ba) và có thể có thêm các công đoạn xử lý đặc biệt khác. Tại một số nước, công đoạn khử trùng các vi khuẩn, mầm bệnh thường là bước xử lý cuối cùng. Hệ thống XLNT chi phí thấp là các hệ thống xử lý sinh học tự nhiên tải lượng thấp, có thể xử lý các loại nước thải hữu cơ như nước thải sinh hoạt. Các hệ thống này có cấu tạo đơn giản, có chi phí đầu tư thấp đáng kể, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp. Mặc dù các hệ thống XLNT chi phí thấp đòi hỏi diện tích đất sử dụng nhiều hơn so với các hệ thống xử lý sinh học nhàn tạo tải lượng cao, nhưng chúng có hiệu quả hơn và đáng tin cậy trong việc xử lý các vi khuẩn, mầm bệnh, nếu được thiết kế một cách hợp lý và không bị quá tải. Tất cả các quá trình quản lý và XLNT phụ thuộc vào nhiều yếu tô' và điều kiện tự nhiên như tải lượng thủy lực đối với bể lắng và có hoặc không có các yếu tô' tự nhiên như vi sinh vật. Tuy nhiên trong các công trình XLNT điển hình, các quá trình tự nhiên này được hỗ trợ bằng một loạt các thiết bị máy móc cơ khí phức tạp tiêu thụ điện năng cao (các máy bơm, máy sục khí v.v...). Trong nội dung cuốn sách này các hộ thống XLNT chi phí thấp được mô tả bằng các quá trình và các công trình xử lý nước thải được vận hành trong các điểu kiện gần tự nhiên hoặc phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố tự nhiên. Hệ thống XLNT chi phí thấp có thể được trang bị các máy bơm và đường ống phân phối, thu nước thải, nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện năng bên ngoài để duy trì khả năng xử lý [Reed và cs. 1995]. Hệ thống XLNT chi phí thấp được coi là công nghệ xử lý tự nhiên, gần tự nhiên hay trên cơ sở tự nhiên do thực tế là bản chất của các quá trình xử lý các chất ô nhiễm diễn ra trong các hệ thống này đều dựa trên cơ sở các quá trình và chu trình chuyển hóa tự nhiên (như các yếu tố sinh học, cơ học hay nãng lượng mặt trời và các yếu tố tự nhiên khác). Hệ thống xử lý chi phí thấp cũng có thể được xem là hộ thống có các đặc tính: 18
- Đạt được mức độ xử lý có thể chấp nhận; - Vốn đầu tư thấp; - Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp; - Yêu cầu kỹ năng vận hành không cao so với các công nghệ thông thường khác; - Tuổi thọ dài hơn so với tuổi thọ các công nghệ xử lý có sử dụng các thiết bị điện - cơ khí; - ít phụ thuộc vào các yếu tố như công tác xây dựng, các thiết bị điện, cơ khí; - Công nghệ/quá trình xử lý đơn giản hiệu quả xử lý ổn định và lâu dài; - Nhu cầu bảo dưỡng và vận hành ít;
- Có khả năng vận hành độc lập; - Có khả năng tuần hoàn, tái sử dụng tối đa nước sau xử lý và các sản phẩm có ích từ các chất gây ô nhiễm; - Đ áp ứng được nhu cầu phục vụ đối với người dàn có thu nhập thấp và trung bình
vùng ngoại thành; - Có thiết kế đơn giản, phổ biến với bất cứ quy mô nào từ nhỏ đến lớn. Trong thực tế, một số các hệ thống XLNT truyền thống (sử dụng bùn hoạt tính) cũng ứng dụng công nghệ dựa trên cơ sờ các quá trình phân hủy và chuyển hóa tự nhiên (các công đoạn xử lý sinh học), Tuy nhiên các hệ thống này không được coi là "hệ thống XLNT chi phí thấp" vì có nhu cầu sử dụng điện năng liên tục và lớn dẫn đến chi phí vận hành và bảo dưỡng cao. Hệ thống XLNT chi phí thấp có thêm những ưu điếm là giám thiểu các tác động đến môi trường và ít ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, có khá nâng ứng dụng tốt trong các điều kiện môi trường nước, đất và đất ngập nước X ử lý trong môi trường nước Hồ sinh học tùy tiện là dạng còng trình xử lý trong nước dược ứng dụng phổ biến nhất. Điều kiện hiếu khí được hình thành tại các tầng nước gần bể mật, trong khi tại khu vực đáy với sự có mặt của lớp bùn lảng tích tụ tạo nên vùng kỵ khí. Tại các tầng nước giữa tồn tại hỗn hợp các vùng hiếu khí phần phía trên và kỵ khí phần phía đáy. Các hồ hiếu khí thường nhỏ và nông hơn các hồ tùy tiện. Hồ hiếu khí thường được bố trí sau các hồ kỵ khí hoặc hồ tùy tiện nhằm tăng cường làm thoáng và thoát khí hoặc mùi phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ. X ử lý tron g m ôi trường đất Bao gồm các hệ thống dòng chảy chậm trên bề mặt đất, dòng thấm chậm và thấm
nhanh ngầm dưới mặt đất. Ngoài khá năng XLNT với chi phí bảo dưỡng thấp, các hệ thống này còn có thêm các khả nãng ưu việt khác như cung cấp nước bổ sung cho nguồn nước ngầm, cho tái trồng rùng, cho nông nghiệp và hoặc cho đồng cỏ nuôi súc vật. Hiệu quả xử lý của các hệ thống này phụ thuộc vào các phản ứng sinh học, hóa học, vật lý
19
diễn ra trên và trong lòng đất. Hệ thống dòng chảy bề mặt cần được cấy trồng thực vật để hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như các chất ô nhiễm đồng thời làm tăng thời gian lưu nước trong hệ thống và khả năng tiếp xúc giữa các chất ô nhiém với đất/ hộ thực vật. Các hộ thống thấm chậm và thấm nhanh ngám dưới mặt đất là các hộ thống "không xả" các dòng chảy ra rất hiếm khi xả trực tiếp ra suối hoặc các thủy vực nước mặt khác. Mỗi hệ thống có khả năng lưu giữ nước/dòng chảy khác nhau phụ thuộc đặc tính thấm của đất. X ử lý trong môi trường đất ngập nước Các vùng đất hoặc bãi đất nhân tạo mà tậi đó đắt được duy trì thường xuyên trong trạng thái bão hòa nước và có cấy trồng các loại thực vật có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm là môi trường tốt được ứiig dụng để XLNT. Có hai dạng bãi lọc ngập nước được ứng dụng trong XLNT: Hệ thống bãi lọc dòng chảy bề mặt và hệ thống bãi lọc dòng chảy ngầm. Cả hai hệ thống đều sử dụng rễ cây trổng làm nơi lưu giữ và phát triển của các loài vi sinh vật, đồng thời luân chuyển ôxi từ không khí cung cấp cho vi sinh vật sử dụng trong quá trình phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải. Vi khuẩn đóng vai trò lớn trong cơ chế xử lý nước thải của các hệ thống này, mặc dù một phần các chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho và natri cũng được cây cối hấp thụ. Hệ thống bãi lọc dòng chảy bề mặt về cơ bản gần giống như các đầm lầy tự nhiên. Cấu trúc điển hình của loại hệ thống này thường được thiết kế với bề rộng hẹp, chiều dài lớn và có độ sâu nhỏ hơn lm , có cấy trồng các loại thực vật nước. Các hệ thống bãi lọc dòng chảy ngầm thường sử dụng sỏi hoặc cát dễ thấm làm vật liệu cố định rễ thực vật nước và lọc dòng nước thải chảy qua. 2.2. u u ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XLNT CHI PHÍ THẤP 2 . 2 . 1 . Ưu điểm
Các hệ thống XLNT chi phí thấp được xây dựng một cách hợp lý, có thiết kế phù hợp với các đặc điểm địa hình khu vực sẽ có những ưu điểm sau: Đảm bảo hiệu suất xử lý cao và ổn định Hệ thống XLNT chi phí thấp được thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, và quản lý một cách hợp lý có thể đảm bảo duy trì hiệu suất xử lý nước thải cao và ổn định. Các kết quả thực nghiệm cho thấy phôtpho, nitrat, nitrit, amônia, BOD5, và các chất rắn lơ lửng có thể được xử lý đạt tới mức có thể chấp nhận. Nhìn chung, hiệu suất xử lý các thành phần BOD, TSS, COD, các kim loại, và chất hữu cơ bền vững trong nước thải sinh hoạt có thể đạt mức cao với thời gian lưu nước hợp lý. Với thời gian lưu nước lâu hơn đáng kể, nitơ và phốtpho cũng có thể được xử lý triệt để. Các hệ thống XLNT tự nhiên chi phí thấp áp dụng cho xử lý bậc hai có thể được vận hành quanh năm ngoại trừ khi thời tiết lạnh nhất. Đối với xử lý bậc ba hoặc xử lý đặc biệt có thể vận hành quanh năm đối với các khu vực có điều kiện thời tiết ấm. 20
C hỉ p h í đầu tư xây dựng tháp Đối với những khu vực có quỹ đất với giá đất có thê chấp nhân được, việc đầu tư xây dựng hệ thống XLNT chi phí thấp sẽ kinh tế hơn so với các hệ thống XLNT thông thường có sử dụng các thiết bị cơ khí. Không sử đụng các thiết bị xử lý phức tạp góp phần làm giảm đáng kể giá thành đầu tư. Khi thiết kế hệ thống XLNT chi phí thấp cần quan tâm tới các đặc điểm tại vị trí xây dựng như địa hình, địa chất, nguồn cấp nước, loại đất, loại nước thải được xử lý v.v... Lựa chọn vị trí với các đặc điểm thích hợp sẽ làm giảm được giá thành xây dựng. C hi p h í vận hành thếp Hệ thống XLNT chi phí thấp thường có chi phí vận hành thấp, giảm thiểu các chi phí sử dụng điện năng và các thiết bị, không cần sử dụng hóa chất. Các bãi lọc thường được thiết kế đảm bảo khá năng tự chày của nước trong hệ thống. Nếu địa hình không thuận lợi, không đảm bảo khả năng tự chảy của nước trong hệ thống thì sẽ cần đến bơm và làm tảng giá thành vận hành. Hệ thống XLNT tự nhiên nếu được thiết kế và xây dựng hợp lý có khá năng tự duy trì và bảo dưỡng trong thời gian lâu dài. Nhìn chung, mặc dù hệ thống xử lý nước thải tự nhiên thường chỉ duy trì được hiệu suất xử lý một cách thụ động nhưng giảm thiêu được các nhu cầu về thiết bị cơ khí, điện năng, và các yểu cầu cao về kỹ năng của người vận hành. G iấm và hạn c h ế tối thiểu mùi khó chịu Phát sinh mùi khó chịu là một trong những vấn đề cần quan tâm khi lưu giữ và xử lý nước thái, đặc biệt nếu vị trí của trạm XLNT dược đặt gần nhà dân. Các bãi lọc thường ít hoặc không phát sinh mùi khó chịu. D uy trì được khả năng XLNT vói tải lượng ô nhiễm không ổn định Hệ thống XLNT chi phí thấp được thiết kế một cách hợp lý có khả năng tự điều tiết và duy trì hiệu suất xử lý đối với các loại lải lượng ô nhiễm khác nhau của nước thải. Đây là ưu điểm nổi bật của hệ thống XLNT chi phí thấp vì các thành phần ô nhiễm trong nước thải rất đa dạng và chế độ thải nước không đều, các điểu kiện thời tiết thay đổi, sự phát triên của dân cư trong lưu vực hay sự thay đổi quan lý các hoạt động thương mại trong lưu vực làm thay đổi đáng kể tái lượng ô nhiễm. G iảm diện tích đát cấn thiết khi tái sử dụng nước thải Hệ thống XLNT chi phí thấp có khả năng xử lý triệt để các chất ô nhiễm. Vì vậy, diện tích đất cần thiết cho việc tái sử dụng nước sau xử lý từ các bãi lọc nhân tạo ít hơn diện tích đất cần thiết khi trực tiếp sử dụng nước thải. G iảm khôi lượng chất phát sinh trong quá trinh x ử lý Hệ thống XLNT chi phí thấp có thế giảm tối thiểu khối lượng các chất bị loại và phát sinh trong quá trình xử lý. Lượng bùn/sinh khối dư phát sinh ít hơn nhiều so với các quá 21
trình xử lý thứ cấp khác. Rất nhiều hệ thống XLNT chi phí thấp không làm phát sinh bùn dư đòi hỏi phải xử lý tiếp theo hay tiêu hủy. Tạo cảnh quan Tùy thuộc vào thiết kế, vị trí, và chủng loại thực vật, các hệ thống XLNT chi phí thấp đặc biệt là các bãi lọc ngập nước nhân tạo có thể làm nổi bật phong cảnh với màu sắc, bố cục và sự đa dạng của các loài cây. Hệ thống XLNT chi phí thấp có thể tãng cường không gian, diện tích cây xanh trong đô thị và kết hợp cả các chức năng giải trí công cộng. Tăng cường đa dạng sinh học Hệ thống XLNT chi phí thấp có khả năng kiến tạo môi trường tốt thu hút một số loài động vật hoang dã đến sinh sống và phát triển và làm tăng thêm lợi ích, sự hấp dẫn về du lịch cho khu vực. 2.2.2. Nhược điềm Ngay cả khi được thiết kế tối ưu nhất, hệ thống XLNT chi phí thấp vẫn tồn tại những hạn chế: Hạn c h ế trong việc loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh Hệ thống XLNT chi phí thấp có thể loại bỏ phần lớn các vi khuẩn gây bệnh từ nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, khả năng xử lý này cũng có thể chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn xả cho phép và cần thiết phải thực hiện thêm công đoạn khử trùng. Nguyên nhân cơ bản là do các loài chim và các loài thú hoang dã khác sinh sống trong và tại khu vực hệ thống xử lý có thế’ là nguồn phát sinh và lan truyền các vi khuẩn gây bệnh. Yêu cầu vệ sinh định kỳ lớp bùn lắng Bùn lắng và các chất trơ cần phải định kỳ được lấy đi. Hệ thống XLNT chi phí thấp có thể bị lấp đầy bởi bùn và các chất rắn làm tắc dòng chảy trong hệ thống nếu khi thiết kế không tính đến việc loại bỏ rác và các chất rắn trước khi nước thải vào hệ thống. Tổng lượng bùn phát sinh sẽ cao hơn tại các giai đoạn vận hành trong điều kiện thời tiết lạnh do nhiệt độ thấp gây ức chế các hoạt động của vi sinh vật (VSV). Vì vậy cần định kỳ hàng năm làm sạch lượng bùn tích tụ và các chất hữu cơ trên bề mặt của hệ thống. Giá thành xây dựng Với điều kiện địa hình thuận lợi và các đặc điểm tự nhiên khác như loại đất phù hợp sẽ giảm được chi phí đầu tư xây dựng của hộ thống XLNT chi phí thấp. Chi phí xây dựng sẽ tăng trong trường hợp xây dựng hệ thống tại các khu vực có điều kiện không thuận lợi. Thực tế cho thấy đối với các bãi lọc ngập nước nhân tạo được xây dựng tại các khu vực có điều kiện mặt bằng, địa hình thay đổi, cần bổ sung hoặc thay thế đất, bố trí các vật liệu lót chống thấm, cần hoạt động kết hợp với máy bơm, v.v... có thể làm cho giá thành xây dựng tăng đáng kể. 22
Ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết Sự thay đổi thời tiết theo mùa như lạnh, hạn hán làm giảm hiệu suất xử lý của hệ thống. Các số liệu về sự biến đổi của thời tiết trong nãrn rất quan trọng cần được đề cập tới trong thiết kế và vận hành hệ thống. Khá năng xử lý BOD, COD, và nitơ của hệ thống vể bản chất là dựa trên các quá trình sinh học nên về cơ bản có thê được phục hồi liên tục. Phôtpho, các kim loại, và một số hợp chất hữu cơ bền vững được xử lý trong hệ thống bởi các quá trình lắng đọng, tích tụ theo thời gian. Điều kiện khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp vào mùa đông làm giảm tốc độ xử lý BOD và các phản ứng sinh học nitrat hóa và khử nitrat. Tãng thời gian lưu nước trong hệ thống có thế nâng được hiệu suất xử lý, nhưng đồng thời sẽ làm tăng diện tích công tác cần thiết của các bãi lọc dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh tế hoặc tính khả thi về mặt kỹ thuật của hệ thống. Các vấn đ ề về m ùi Hệ thống XLNT chi phí thấp thường sử dụng các công đoạn xử lý kỵ khí có phát sinh mùi khó chịu, làm tăng ảnh hưởng tới các khu dân cư lân cận đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng. Vì vậy khi thiết kế cần để cập tới khoảng cách li an toàn tới các khu dân cư. Có th ể m ất kh ả năng x ử lý do sự quá tải về chất rắn hoặc am ônia Trong hệ thống XLNT chi phí thấp, aniỏnia là thành phần khó kiểm soát và dự đoán trước được trong nước đầu ra. Tinh trạng nồng độ amônia cao tồn tại trong thời gian dài cũng có thể gây ức chế sự phát triển của thực vật trong hệ thống XLNT chi phí thấp. H ạn chê tái sử dụng chất dinh dưỡng đối với cây trồng Một vài chất dinh dưỡng được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp không tái sử dụng được đối với đất và các sản phẩm cây trồng. Sự có m ặt của các động vật và côn trùng không m ong muốn Muỗi và các sinh vật, côn trùng lây nhiễm có thể là một trở ngại nếu không kiểm soát đưực sự phát triển của các loại thực vật. Các động vật đào bới cũng có thể là một trở ngại. Sự gia tăng về số lượng của các loài chim trong hệ thống XLNT chi phí thấp có thể có tác động bất lợi nếu có sân bay gần đó. Diện tích đất yêu cẩu tính theo dán số tương đương có thê lớn Diện tích đất cần thiết cho hệ thống XLNT chi phí thấp có thể lớn, đặc biệt nếu phải xử lý Iiitơ hay phôtpho. Các hệ thống xử lý cơ khí thông thường (ví dụ bùn hoạt tính, các hệ thống lọc nhỏ giọt hay tiếp xúc sinh học quay) thường có ưu thế và khả thi hơn hệ thống XLNT chi phí thấp trong điều kiện giới hạn vể diện tích đất sử dụng 0,5 -lrrr/người (dân số tương đương), so sánh với các hệ thống xử lý tự nhiên 5 - lOrrr/người. Mặt khác, khả năng ứng dựng các hệ thống XLNT thông thường còn tùy thuộc vào tiềm năng kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO . REED, S.C., CRITES R .w ., and MIDDLEBROOKS E.J. 1995. Natural systems fo r waste management and treatment. Second Edition, McGraw-HilI, Inc., 433 pp. 23
3
x ử LÝ S ơ BỘ NƯỚC THẢI
3.1. TỔNG QUAN Xử lý sơ bộ là loại bỏ các tạp chất rắn thô và các tạp chất khác có kích thướclớn, thường có trong nước thải. Việc loại bỏ các tạp chất này nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình vận hành, bảo dưỡng tại các công trình xử lý tiếp theo. Xử lý sơ bộ được tiến hành bao gồm: chắn rác, loại bỏ các tạp chất thô, lắng cát, đất và có thể trang bị thêm máy nghiền rác hoặc các tạp chất có kích thước lớn. Trong khoang đặt thiêt bị chắn rác, vận tốc dòng chảy của nước thải cần được duy trì đủ lớn đế tránh hiện tượng lắng cặn hữu cơ và trong nhiều trường hợp có thể tiến hành sục khí để chống lắng cặn. Có thể bố trí thêm các máy nghiền rác bên cạnh các song chắn rác thô, nhàm giảm kích thước của các loại rác lớn, như vậy, chúng có thể được loại bỏ khỏi nước thải dưới dạng bùn cặn tại các công trình xử lý tiếp theo. Trong dây chuyền xử lý sơ bộ có thể bố trí các thiết bị đo lưu lượng dòng chảy, thường là các máng đo dòng chảy [FAO. 1992]. Tùy theo nhu cầu, các thiết bị xừ lý sơ bộ nước thải trình bày dưới đây, có thể được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, trừ các trạm công suất nhò có quy mô phục vụ nhỏ hơn 500-1000 dân sổ tương đương. Đối với hệ thống thoát nước công nghiệp hoặc trong một số trường họp nước thải sinh hoạt, cần bố trí các thiết bị hớt váng dầu hoặc hút dầu mỡ trước khi xả vào cống dẫn nước thải. 3.2. THIẾT BỊ CHẮN RÁC (C ơ CÂU THANH VÀ SONG CHẮN) Song chắn rác thô sẽ loại bỏ các tạp chất thô (đá, que gậy, lá cây, gạch v ỡ ...) có thể gây ảnh hưởng xấu cho máy bom và các thiết bị khác trong quá trình vận hành trạm xử lý. Kích thước khe hở giữa các thanh chắn trong song chẩn rác quy định chức năng của thiết bị song chắn rác (Hình 3.1).
Hình 3.1. Các dạng song chắn rác sứ dụng trong XLNT. SCR - song chắn rác; TBCR - thiết bị chắn rác; TBVR - thiết bị VỚI rúc. Nguồn: Crites và Tchobanoglous (1998)
24
(c)
(à)
Hình 3.2. Các thiết bị chắn rác sử dụng trong XLNT. (a) Song chắn có dạng đường cong hình ném; b) Thanh chắn thăng; (c) Thiết bị chcm dạng cuộn tròn quay; (d) Song chắn rác vớt rác cơ giới. CÓ nhiều kiểu thiết bị song chắn, có thể phân loại theo song chắn thô, song chắn tinh và vận hành thủ công hoặc cơ giới (Hình 3.2). Các chất chất thải được loại khỏi nước nhờ sự phân loại kích thước vật lý, nếu các vật thể có kích thước nhỏ hem thì chúng sẽ trôi lọt qua song chắn và nếu lớn hơn, chúng sẽ bị chặn, mắc lại trên song. Đe xừ lý nước thải ứng với lưu lượng lớn nhất
(ủ ,n a x ),
song chắn rác cần được đặt
nghiêng theo chiều dòng chảv (hoặc dạng cong hay cuộn tròn). Tổng diện tích bề mặt song chắn rác (As) được xác định như sau [Weber và cs., 2002]: (3.1)
v*R R x(l-F Ịáf.) Trong đó: V - vận tốc trung bình của nước thải chảy qua song (m/s);
• thông thường bàng 0,6 m/s (cho tới 1 m/s tại Việt Nam); • nếu
V
> 0,7 m/s: các chất thải rắn có thề bị lực ép, lọt qua song;
• nếu
V
< 0,6 m/s: xảy ra hiện tượng lắng cặn trước song chắn.
F,ắc - hệ số tẳc dòng chảy, F,ẳc = 0,4*0,5 đối với thiết bị cơ giới; 0,1 -í-0,3 đối với thiết bị thủ công; 25
R r - tỷ sổ diện tích song chắn,
R r = Au, /A s
(3.2)
Aki, - tổng diện tích khe hở.
3.3. THIẾT BỊ NGHIỂN RÁC Các tạp chất có trong nước thải như vải vụn, giấy vệ sinh, khăn giấy, và các chất rắn khác thường có nhiều trong nước thải. Chắn rác hay làm giảm kích thước của các tạp chất rẳn đó trong nước thải là một khâu rất cần thiết, nhằm hạn chế sự cố gây bít, tắc, có hại cho máy bơm và các trang thiết bị khác trong các khâu xử lý tiếp sau. Đe giải quyết các vấn đề liên quan tới việc thu gom, loại bỏ, lưu chứa và tạm dừng hoạt động để vệ sinh song chắn rác, có thể bố trí các thiết bị hỗ trợ hoạt động liên tục, giúp xé nhỏ, nghiền vụn các tạp chất có kích thước lớn, rác nổi trên mặt nước trong dòng nước thải. Những thiết bị cắt, nghiền đó được gọi là máy nghiền rác (Hình 3.3). Động cơ
Hình 3.3. Máv nghiền rác điền hình. Máy nghiền rác được sự dụng phổ biến khi việc thu gom và vận chuyển các tạp chất rắn thô không khả thi hoặc không kinh tế do thiếu các phương tiện thu gom. Thậm chí với thiết bị chắn rác cũng không thể tránh được các hiện tượng một số tạp chất thô vẫn lọt qua khe chắn, vì vậy, máy nghiền rác có thể được sừ dụng như một thiết bị hỗ trợ. Ngoài ra, việc nghiền nhỏ các tạp chất rác thô giúp quá trình vận hành trạm xử lý dễ dàng và có hiệu quả tốt hơn, và vì vậy, có thể bố trí các thiết bị thực hiện cắt xén nhỏ kích thước của các tạp chất mà không cần song chắn rác nữa. 3.4. HỆ THỐNG TÁCH CÁT Cát là các phần tử trơ, có tỷ trọng nặng hơn so với nước và không bị phân hủy trong các quá trình xử lý. Các phần tử cát có đường kính lớn hơn 0,2mm sẽ được giữ lại trong hệ thống để tránh gây cản trở cho quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ tại các 26
công trình xử lý tiếp theo. Các thiết bị loại bỏ cát có thể được đặt sau song chắn rác và máy nghiền rác, trước trạm bơm nước thải. Be lắn g cát với dòng chảy theo phư ơng ngang Tại các hệ thống có công suất nhỏ, cát được tách ra nhờ một đoạn mương mở rộng dẫn nước thải nhằm giảm vận tốc trưng bình của dòng chảy tới khoảng 0 ,3 m/s. Việc giảm vận tốc dòng chảy sẽ làm cho cát lắng xuống tại mương hoặc đáy bê, mà vẫn đảm bảo duy trì trạng thải lơ lừng của các phần tử hữu cơ khác. Cát sẽ lắng xuống rãnh thu tại đáy bể và chảy về hố tập trung cát ở phía đầu bể. Việc thu gom và xả cát có thể được thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới, bằng thiếi bị cào cát (có lưỡi đặc biệt) có hình dáng phù họp với kết cầu của mương. B ể lắng cát tiếp tuyến Bê lắng cát theo phương tiếp tuyến là thiết bị hinh trụ. đáy hình phễu, có đường kính từ 3m đến 8 m, và chiều cao mực nước từ 3m đến 5m. Nước thải được đưa vào trong thiết bị theo phương tiếp tuyến (Hình 3.4), nhàm tạo ra chuyển động xoáy với vận tốc dòng chảy đủ đảm bảo kể cả trong các thời điếm có lun lượng nước thải thấp. Dưới tác dụng của dòng chảy xoáy, lực ly tâm sẽ đẩy các hạt cát và các tạp chất có trọng lượng riêng lớn về phía thành bể, rơi xuống phần đáy bể. Cát lắng sẽ được đưa ra ngoài bằng bơm ly tâm hoặc nhờ hệ thống áp lực khí nén đẩy vào bể hoặc trực tiếp vào trong thiết bị tách cát. Nước thải sau khi tách cát, được thu tại máng thoát bố trí ở phía trên máng dẫn dòng vào bể. Kênh dân nước vào (theo phương pháp tiếp tuyến)
Đ áy bể dang phễu
Cần gạt cát (ở đáy bể)
Kênh dẫn nước ra
Hình 3.4. Bê ì ắng cát tiếp tuyến. 27
Hình 3.5. Bê lắng cát thôi khí.
Hình 3.6. Thiết bị lắng cát chuyến động vòng (Xiclon).
B ể lắng cát thổi k h í Be lắng cát thổi khí hay mương láng cát thổi khí, có dạng hình chừ nhật trên mặt bằng, được áp dụng phổ biến tại các trạm có công suất lớn. Mương có chiều dài lớn, chiều rộng hẹp, và khá sâu. Không khí được cấp vào một bên thành bể dưới dạng các bọt khí lớn tạo chuyển động quay vuông góc với phương dòng chảy trong bể. Các hạt cát, nhờ dòng chuyển động xoáy, sẽ được tách, rửa khỏi các họp chất hữu cơ dính bám vào chúng, lắng xuống rãnh thu cát (Hình 3.5) và chảy về hố tập trung ở cuối hệ thống. Trong bể hay mương, có thể lắp đặt thêm hệ thống cào cặn đế cát dễ dàng trượt xuống rãnh thu. Bế lắng cát thổi khí còn có công dụng làm thoáng sơ bộ và loại bỏ dầu mỡ. Thiết bị xicloit Thiết bị xiclon là một dạng công trình lắng cát có chuyển động vòng và được sử dụng khá phổ biến trong xử lý nước thài công nghiệp (Hình 3.6). 3.5. XỬ LÝ TÁCH DẦU, MỠ Xử lý tách dầu. mỡ là quá trình thu lại các sản phẩm váng dầu, mỡ đã được phân tách thành lóp, nối trên bề mặt nước thải do chúng có trọng lượng riêng nhỏ hơn của nước. Quá trình tách dầu, mỡ có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo trong một bể chứa lớn. Mỡ ở đây được coi là các chất không tan trong nước hoặc các hợp chất, có thể hóa rấn do đông tụ, được hình thành từ nguồn động thực vật và đôi khi, chúng có thế dính kết, đông tụ cả các chất rắn lơ lừng khác trong nước thải. Vi vậy, cần phá vỡ quá trình động tụ, để giải phóng ra hợp chất mỡ và có thể thu lại nhờ biện pháp thu chất nổi trên bề mặt nước thải. Kỹ thuật phân tách này bao gồm việc thu gom mỡ cùng với các tạp chất nổi khác như thức ăn thừa, xà phòng, bọt, váng dầu, chất tẩy rửa tổng họp, chất dẻo, v .v ... Dầu là các chất lỏng như dầu thực vật, dầu mỏ, và các họp chất hydrocacbon nhẹ khác. 28
Nguyên tắc vận hành Kỹ thuật thu hồi mỡ có thể được vận hành thủ công như trên hình 3.7. Trên hình 3.8 mô tả hệ thống thu hồi mờ phức tạp hơn, có kết hợp thổi khí và khuấy trộn cơ học.
Hình 3 .7. Hệ thống tách và thu dầu mờ điển hình.
Khi nén
Dộng cơ cánh khuấy
Thiết bị hót váng và chất nổi
Máng thu dầu mỡ
Nước thải sau khi qua song chắn rác; 1 đi vào bế
Nước thải sau xủ lý
Hình 3.8. Hệ thống tách dầu mỡ kết hợp với thổi khí và khuấy trộn cơ học. Đối với bể tách dầu, việc
Nước thải đi ra
bố trí hệ thống vách lắng lamen bao gồm các tấm chất dẻo được xếp song song với nhau và đặt nghiêng một góc thích
họrp so
với
phương
thẳng đứng, sẽ làm tăng hiệu quả xừ lý và giảm thời gian lưu nước đáng kể trong bể (Hình 3.9). Nước thải đi vào Hình 3.9. Hệ thống lắng lamen tách dầu. 29
Tính toán công trình tách dầu mỡ Vận tốc tịnh tiến theo phương ngang của các phần tử được xác định theo công thức v„ = Q/h.l. Theo dòng chảy hướng lên giữa các tấm vách nghiêng, vận tốc của các phần tử có phương thẳng đứng, hướng lên và biến đổi dần do tác động của các vách nghiêng. Vì tấm chắn kế tiếp sẽ làm dừng chuyển động của phần tử, nên thời gian tđđể phần tử đi được một đoạn h sẽ bằng thời gian tn để đi được một khoảng cách L giữa hai tấm chẩn: L.h.l
1H~td Vcl
vn
,_C_Q
Q
o, ~~
vd
Trong đó: L - khoảng cách giữa các tấm vách nghiêng [m]; s - diện tích mặt thoáng [m2]; h - vị trí phần tử dầu tại độ sâu (h) tính
từ tấm chắn thứ nhất [m];
h.l - mặt cẳt ngang dòng chảy [m2]; tđ - thời gian cần thiết để phần tử đi được một đoạn h theo phương đứng [s]; t„ - thời gian cần thiết để phần tử đi được một quãng đường L theo phương ngang [s]; vđ- vận tốc theo phương đứng, hướng lên của phần tử dầu trong khối chất lỏng [m/s]; Q - lưu lượng nước thải cần xử lý [m3/s]. Để xử lý dòng nước thải có lưu lượng là Q, bể phân tách cần một diện tích mặt thoáng tối thiểu s bằng tỷ số của lưu lượng Q với vận tốc Vđ theo phương thẳng đứng của phần tử dầu trong khối chất lỏng. Đại lượng vận tốc dòng hướng lên Vđ sử dụng trong tính toán được áp dụng với phần tử có vận tốc nhỏ nhất trong tập hợp cácphần tử cần thu hồi. Độ sâu h dưới tấm chắn và các giá trị liên quan L và / (kích thước hình khối) không ảnh hưởng nhiều tới quá trình tách dầu mỡ. Vỉ dụ tính toán Bảng 3.1 nêu các số liệu tính toán từ một trạm rửa xe ô tô, với kích thước các phần tử có đường kính lớn hon 0,25 mm. Bảng 3.1. Thành phần các chất ô nhiễm điển hình trong nước thải công nghiệp
Các chất
Trọng lượng (kg/L)
Vận tốc dòng hướng 'lên (m/h)
thoáng đơn vị S’ (m2)
Thời gian lưu nước trong bể phân tách (phút)
Diện tích mặt
Xăng (Gasoline)
0,75
22,5
0,16
2
Dầu (Petrol)
0,80
18,0
0,20
2
Dầu Diesel
0,85
13,5
0,27
3
Dầu bôi trơn
0,90
9,0
0,40
4
30
„
=
Diện tích mặt thoáng đơn vị 5 ’ là diện tích của bề cho phép xừ lý tương ứng với lưu lượng nước thải là 1 L/s (10 '3 m3/s). Lấy ví dụ thu hồi xăng:
vd
\'j
(3.4)
. 22,5
Diện tích mặt thoáng đơn vị đối với cặn dầu xấp xi bằng 0,1 m2. Diện tích mặt thoáng của bể lắng cặn dầu lớn hơn so với bể phân tách, vì vậy, đạt yêu cầu về thời gian lắng cần thiết của các phần tử cặn trong bể. Bảng 3.2. Thành phán các chất ỏ nhiễm điển hình trong nước thải từ một trạm rửa xe Tính cho một xe ô tô
Tính cho một xe buýt, xe tải, xe kéo...
Thể tích dầu (L )
1
2
Thể tích cặn dầu (L )
10
20
Trạm rửa xe có tổng diện tích 60 m: và có 4 nguồn cấp nước: 2 vòi 0 2 0 min (mỗi vòi 0,6 L/s); 1vòi 0 1 2mm (0,4L/s); 1 bơm nước rửa với 4 vòi phun (mỗi vòi 0,5L/s)). Trạm phục vụ cho 400 xe ô tô và 30 xe tài mỗi tháng. Dung tích dự trữ, đổi với bể tách dầu được tính là 100L. Lưu lượng nước thài lớn nhất: • Nước mưa : 60 X 0,02 = 1,2 L/s ; • 2 vòi X 02Omm : 2 X 0,6 = 1,2 L/s; • 1 vòi X 012m m : 0,4 L/s; • Bơm rửa : 4 X 0,5 = 2 L/s; • Tổng cộng : Q = 4,8 L/s. Tính toán, thiết kế bể phân tách: Be tách dầu được thiết kế tính cho phần tử có vận tốc dòng hướng lên nhỏ nhất (dầu bôi trơn). . S = S ’ x Q = 0 ,4 x 4 ,8 = 1,92 m2; . Thể tích = 4,8 X 240 = 1152 L hay 1,152 IĨ13; • Già sử, bế có kích thước: chiều dài bể l,9m, chiều rộng lm và khoảng cách giữa đáy 2 tấm chẩn là 0,26m; • h’ = 1,152/1,92 = 0,6m; • Chiều cao tổng cộng = 0,6 + (0,26/2) = 0,73m. Tính toán thiết kế máng thu dầu • Dung tích dự trừ = 100L; . 400 xe ô tô = 1 X 400 = 400L; • 30 xe tải = 2 X 30 = 60L; • Tổng dung tích dầu = 560L; 31
• Chiều cao máng thu = 0,560/(1 X 1,9) = 0,3m. Tính toán, thiết kế hổ chứa bùn cặn: • 400 xe ô tô = 10 X 400 = 4000L; • 30 xe tải = 30 X 20 = 600L; • Tổng dung tích = 4,6m3; • Chiều cao: Nếu mương dẫn nước vào và ra khỏi bể có chiều rộng 0,15 m (diện tích công tác 2,3m2), thì chiều của hố chứa bùn sẽ được tính bằng 2 m (4,6/2,3). Vì vậy, nên thiết kế bể tách bùn cặn riêng và đặt trước bể tách dầu mỡ, đồng thời thiết kế phần cặn lắng trong bể tách dầu có chiều cao là 0,15 m. Vậy tổng chiều cao của bể tách dầu mỡ là 1,18 m (0,73 + 0,3 + 0,15). 3.6. ĐIỂU HÒA NƯỚC THẢI Các chất thải phát sinh từ hoạt động của con người thường không ổn định về lượng và chất. Lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp luôn luôn thay đổi. Quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là đối với phương pháp xử lý sinh học sẽ không thu được hiệu quả trong điều kiện có sự dao động lớn về lượng và chất của nước thải đầu vào. Các quá trình xử lý sẽ hoạt động tốt nhất trong điều kiện liên tục, ổn định và đồng nhất. Sự thay đổi, đột biến về nồng độ các chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng lớn hoặc phá hủy hệ vi sinh vật và các quá trình sinh học trong các công trình xừ lý. Hơn nữa, nếu nồng độ ô nhiễm hoặc lưu lượng nước thải dao động lớn, thì liều lượng các hoá chất cần cho quá trình xừ lý cũng sẽ liên tục phải điều chỉnh theo. Trong các trạm xử lý nước thải nói chung cần thực hiện điều hòa và ổn địnhlưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm hoặc cả hai yếu tố trên, nhằm: • Tránh các biến đổi đột ngột về nồng độ các chất dinh dưỡng trong hệ thốngxừ lý sinh học; • Tạo vùng đệm, ổn định nồng độ các chất ô nhiễm trong nước và tiết kiệm liều lượng hóa chất cần thiết cho quá trình xử lý; • Đảm bảo chế độ vận hành liên tục và ổn định cho trạm, ngay cả khi lưu lượng nước thải ban đầu rất nhỏ; • Tránh hiện tượng quá tải về lưu lượng đối với các công trình xử lý trong các thời điểm mưa lớn; • Tạo sự ổn định cho dòng sau xử lý xả vào môi trường tiếp nhận và giảm nguy cơ vượt quá tiêu chuẩn xả thải cho phép. Có hai dạng bể điều hòa: • Điều hòa lưu lượng. • Điều hòa nồng độ.
32
3.6.1. Điều hòa lưu lượng Đó là quá trình tích lũy nước thải tronu bể chứa và dẫn nước thải từ bể chứa tới các công trinh xử lý phía sau bàng máy bơm hoạt động với lưu lượng công tác không đôi. Lun lượng không đổi của bơm được xác định bằng tỷ số giữa tổng lượng nước tích trữ trong một chu kì làm đầy bể (thường là 24 giờ hoặc 1 tuần) và khoảng thời gian làm đầy bể. Ta có thể minh họa bằng biểu đồ như trôn hình 3.10. Đồ thị đặc trưng cho lưu lượng máy bơm được xây dựng bằng cách nối hai điểm giới hạn cùa đồ thị tích lũy nước thải (thể tích nước tích lũy theo thời gian). Độ dốc cùa đường thẳng này biểu thị lưu lượng cần thiết của máy bơm. Đường thảng này cũng thể hiện quá trình tháo nước trong bê chứa; vì vậy, nó luôn luôn phải nằm dưới đường tích lũy nước thải để tránh trường họp bể điều hòa bị tháo cạn, bơm hút hết nước. V i' Đồ thị tích lũy nước thải
" X L ưu lượng V " bơm
0 ^
24
Hình 3.10. Đồ thị xác định dung lích bê diều hòa. Tịnh tiến đường thẳng này theo phương ngang tới điểm thấp nhất của đồ thị tích lũy (Hình 3.10, đồ thị biều diễn tương ứng với đường nét đứt). Thể tích của bể điều hòa được xác định là khoảng cách lớn nhất trèn trục tung giữa hai đồ thị trên. 3.6.2. Điều hoà nồng độ Trên hình 3.11 thể hiện nguyên tác điều hòa nồng độ: Sự thay đổi độ pH trong nước thải tới trạm xử lý có thể được ổn định bàng cách “tự trung hòa” của nước thải (quá trình trung hòa giữa các chất trong nước thài hay các chất tự trung hòa lẫn nhau) diễn ra
Hình 3.11. Điều hòa nồng độ. 33
trong bể điều hòa. Tuy nhiên, trong nhiềi trường hợp, độ pH được theo dõi bằng máy đo pH và được trung hòa trong bể điều hòa nhờ các chất hóa học thích hợp (natri hydroxit, kali cacbonat, canxi hydroxit, a:it, v.v...). Những hệ thống như vậy được áp dụng phổ biến trong xừ lý nước thải công Ìghiệp. 3.7. CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG Lưu lượng nước thải là một trong nhữig thông số vận hành quan trọng đối với trạm xử lý nước thải. Vì vậy, cần phải trang bị hiết bị đo lưu lượng nước thải trong các trạm xừ lý nước thải. Việc đo lưu lượng cần điợc tiến hành tối thiểu với các dòng nước thải đầu vào và đầu ra của trạm xử lý. Tuy nhitn, cũng nên thực hiện đo lưu lượng trong các trường hợp như có tiến hành điều hòa ổn lịnh dòng sau xử lý, dòng tuần hoàn, có các bước xử lý bên ngoài hay quá trình xả, hú bùn cặn từ các công trình trong dây chuyền xử lý. Các thiết bị đo lưu lượng thông thườngđược sử dụng trong các trạm xử lý nước thải bao gồm: máng Parsan, máng Palmer-Bovlus, ống Venturi, đặc biệt là các đập tràn và tấm chắn dạng kênh mở, đồng hồ cảm ứng từ, v.v... Các đập tràn và máng được sử dụng phổ biến bởi chúng có cấu tạo và nguyên 1; đo đơn giản. Đập tràn hình chữ nhật: Lưu lượng ((, m 3/s) khi chảy qua đập tràn hình chữ nhật (Hình 3.12) được xác định theo chiều ;ao lớp nước (h, m) theo công thức của Kindsvater-Carter [ISO, 1980]: ’
I—
"
(b + K h) ( h + K ,,)2
(3.5)
Trong đó: Q - lưu lượng chày qua [m3/s]; c e- hệ số lưu lượng [m2|; g - gia tốc trọng trường [m/s2]; b - chiều rộng khe [m]; h - chiều cao lórp nước [m]; Kb và K/, - các thòng số hiệu chỉnh
1^_____________ B_____________J
do độ nhớt và sức căng bề mặt. Hình 3.12. Đập tràn hình chữ nhật. Tổng b + Kb là chiều rộng công tác và ting h + Kh là chiều cao công tác của đập tràn hình chữ nhật. Hệ số lưu lượng (Cp) l;à Mn số của b/B và h/p. Chiều cao lớp nước (h) được đo tại phía thượng 1ưu của mámg, tách máng một khoảng tối thiểu bằng 4 lần chiều cao lớp nước đó. Bề mặt phía Síaui Iĩána cần có cấu tạo bằng vật liệu không dính nước. Theo tiêu chuẩn ISO (1980), chũều ‘ộne khe (b) và bề rộng của mương (B) phải 34
bằng hoặc lớn hơn 0,15 m; tỷ số b/B, tỷ số h/p phải nằm trong khoảng từ 0 đến 2,5; và chiều cao p được đo từ đáv của máng phía thượng lưu tới khe, phải bằng hoặc lớn hớn 0,1 m.
Đập tràn hình tam giác: Lưu lượng (ộ , in3/s) chảy qua đập tràn hình tam giác (Hình 3.13) được xác định theo chiều cao lớp nước (h, m) như sau: a
Q = a * yp \ Q = I ,3 2 ^ tg - x h 2^7.
(3.6) (3.7)
Trong công thức 3.7, a = 1,32 tg(a/2) và b = 2,47. ỉằ công thức đã được đơn giản hóa và được áp dụng phổ biến để xác định lưu lượng theo đập tràn hình tam giác. Trên thực tế, cách tốt nhất lá tiến hành kiểm tra đập tràn một vài lần để xác định chính xác a và b trong các điều kiện thực tế [Laborde, 2000]. Máng Parsan: Máng Parsan (Hình 3.14) tạo ra một dòng thủy lực cơ bản, thiết lập mối quan hệ tươngứng giữa lưu lượng ( 0 và chiều cao mức nước (h) và chỉ phụ thuộc kích thước hình học của máng.
Hình 3.14. Máng Parsan. Dòng thủy lực cơ bản được tạo ra bằng cách thu hẹp dòng chảy hoặc tăng chiều sâu hoặc thực hiện đồng thời cà hai cách trên (ờ phần giữa của máng hay họng máng). Các kích thước của máng Parsan là hàm của bề rộng họng máng (L): A = 0 J 9 L + 1,194;
(3.8)
B = 1.196L + 0,479;
(3.9)
35
C = L + 0,305.
(3.10)
Trong đó: A, B, c, và L được đo bằng đơn vị m. Q = 0,372 L.(3,28h)x ■ Lưu lượng ( Q , m 3/s) là hàm của bề rộng họng máng (L) và chiều sâu lớp nước {hy. Q = 0,372 1 .(3 ,2 8 h)x ■
(3.11)
Trong đó, giá trị số mũ (x) phụ thuộc chiều rộng họng máng: L [m] .V
0,2
0,6
0,8
1,0
2,6
1,506
1,548
1,560
1,569
1,609
Trong thực tế, các công thức trên thường được hiệu chỉnh vì lý thuyết có thể khác với điều kiện thực tế [Laborde, 2000].
3.8. PHÂN PHỐI DÒNG Gầu tự lật (Hình 3.15) được sử dụng để phân phối đều lưu lượng. Gầu có cấu tạo gồm hai khoang cân bàng và có thể tự lật sang trái và sang phải khi được làm đầy nước thải. Gầu nước khi lật sang sẽ chứa đúng một lượng nước chính xác theo yêu cầu. Gầu tự lật còn được áp dụng để đo lưu lượng dòng chảy nhỏ, bằng cách đếm số lần gầu được làm cạn, xả hết nước trong khoảng thời gian tính toán. 3.9. BỂ CHỨA NƯỚC MƯA Trong hệ thống thoát nước kết hợp. bể chứa nước mưa có nhiệm vụ chứa lượng nước dư thừa khi có các trận mưa lớn, đồng thời bể có chức năng xử lý sơ bộ nước thải (chủ yếu là lắng), trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Thông thường, trong suốt thời gian mưa. lượng nước thải quá tải đối với trạm xừ lý được đưa tới một bề chứa nước mưa và trong 36
trường hợp bể đã đầv hoàn toàn và khôníỉ còn đủ sức chứa nữa thì nước thải sẽ chảy tràn ra nguồn tiếp nhận. Sau trận mưa. nước trừ trong bể được bơm dần vào trạm xử lý nước thải. 3.10. BƠM NƯỚC THẢI Nước thải thường xuyên phái được bơm từ điểm thài nước có cao trình thấp tới các công trình xử lý. Có rất nhiều loại bơm và hệ thống các bom để bom nước thải như bơm chìm, bơm trục đứng, bơm Acximet dạne chân vịt v.v... Hệ thống bơm được thiết kế phái đáp ứng các điều kiện thay đôi cột áp máv bơm bởi sự thay đổi mức nước và các tồn thất áp lực tại các ống dẫn. Tôn thất áp lực tại các ống dẫn, phụ thuộc vào sự thay đồi lun lượng dòng chảy trong suốt chu kì bơm, bao gồm tổn thất do ma sát thành ống, tổn thất cục bộ tại các điềm vào. ra. tại các van, khóa, các thiết bị đo lưu lượng, chỗ thu hẹp dòng chảy, khớp, chỗ ngoặt, và tại bất kỳ vị trí nào có sự thay đổi hướng dòng chảy [EPA, 1977]. TÀI LIỆU THAM KHẢO . CRITES, R., and TCHOBANOGLOƯS, G„ 1998. Small and Decentralized Wastewater Management Systems. 4th edition, McGraw-Hill, New York, N.Y. 1064 p. • EPA, 1977. Process Design Manual Wastewater íreatm ent/acilities fo r sexvered smcill communities. EPA-625/1-77-009. Ohio, Cincinnati. U.S. EPA, Offíce o f Technology and Transfer. • FAO, 1992. Wastewater treutmcnt and use in agriculture. M.B. Pescod. Irrigation and drainage paper 47. FAO, Rome. 125 p. • ISO (1980). International Organization of Standards. ISO 1438/1-1980(E).
Water
flow measurement in open chunnels using weirs and venturi/liimes - Part 1: Thin plate weirs. 1980. • LABORDE, J-P., 2000. Eléments dhydrologie de surface. Université de Nice Sophia Antipolis. 204 p. .
WEBER,
R., VANDEVENNE, L., and EDELINE, F„ 2002.
b i o lo g i q u e e t p h v s ic o - c h i m iq u e cles e a u x u s é e s .
Traitement
Lecture notes.
37
4
x ử LÝ TẬP TRUNG NƯỚC THẢI
4.1. HỔ SINH HỌC ỔN ĐỊNH NƯỚC THẢI Hệ thống hồ sinh học ổn định nước thải (thường gọi là hồ sinh học) là các hồ nhân tạo lớn, không sâu, thường là hình chữ nhật dùng để xử lý nước thải. Các hồ này được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và Nam Mỹ, là loại công trình xử lý nước thải phù hợp với các nước đang phát triển ờ vùng khí hậu nóng. Các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ cao và giàu ánh sáng mặt trời có khả năng thúc đẩy sự phát triển nhanh của các loại vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn và vi tảo), có khả năng xử lý các chất hữu cơ trong nước thải, đặc trưng bằng BOD, theo cả hai cách hiếu khí và kỵ khí. Các quá trình chuyển hóa sinh học diễn ra trong hồ là các chu trình tự nhiên và liên tục. Quá trình xử lý nước thải thường được diễn ra trong hai hoặc nhiều hồ. Sự sắp xếp về kích thước và độ sâu hồ có thể tạo ra các điều kiện hiếu khí ở hồ này hoặc kỵ khí ờ hồ khác. Trong quá trình xử lý kế tiếp, từng hồ có chức năng riêng và chúng được thiết kế phù hợp với mục đích hoặc thành phần ô nhiễm cần được tách ra khỏi nước thải. Dòng nước thải ra khỏi hồ thường giàu dinh dưỡng do nồng độ tảo lớn nhưng số lượng các vi sinh vật gây bệnh và các sinh vật nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt giảm đáng kể [Mara v à cs., 1992; Mara và Pearson, 1987; U.S. EPA, 1977a]. Hệ thống 'hồ sinh học ổn định nước thải dễ xây dựng, giá thành thấp, tính đệm lớn và hiệu quà xử lý cao. - D ẽ xây dựng : Đào đất là công việc chủ yếu (các hoạt động xây dựng khác rất hạn chế). Sau khi đào, các công việc xây dựng hồ tiếp theo là hoàn thiện hố đào, xây dựng cống dẫn nước thải vào và ra khỏi hồ, kè bờ bảo vệ hồ và nếu cần thiết, lót chống thấm hồ. Ngoài ra cũng có thể tận dụng các ao hồ tự nhiên phù hợp để làm hồ sinh học. - Chỉ ph í thấp: Do cấu tạo đơn giản, hồ ổn định nước thải là loại công trình rẻ nhất so với các công trình xử lý nước thải khác. Hồ không cần có các thiết bị cơ điện đắt tiền và không sử dụng nhiều điện năng. Không yêu cầu nhân lực có trình độ cao trong vận hành và duy tu các hồ ổn định nước thải. Giá đất và yêu cầu sử dụng đất có thể là yếu tố trở ngại chính đối với kỹ thuật hồ sinh học ổn định nước thải. - Tính đệm: Hồ sinh học ổn định nước thải có thể chịu được hàm lượng kim loại nặng cao (đến khoảng 30 mg/L). Hồ còn có thể tự điều tiết được các hiện tượng sốc hữu cơ hoặc tải thủy lực không ổn định của dòng nước thải đầu vào [Mara & Pearson, 1986]. - Hiệu quả cao: Các hệ thống hồ được thiết kế đúng có thể đạt hiệu suất xử lý theo BOD trên 90%, theo nitơ từ 70^-90% và theo phôtpho là 30h-50%. 38
Đặc biệt, hồ sinh học ổn định nước thài có khá năng xử lý các loại sinh vật gây bệnh cao mà không cần sử dụng các biện pháp xừ lý bậc ba khác như clo hóa, ozon hóa, u v , . .. Thực tế, các hồ sinh học được thiết kế đúng có thể diệt được 1o 5 số vi khuẩn gây bệnh và có thể đáp ứng được các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với chất lượng nước tưới cây [Mara và cs., 1992; WHO, 2006; WHO, 1989]. Tuy nhiên, hiệu quá xử lv chất lơ lửng của hồ sinh học thấp hơn các công trình xử lý nước thải khác do sự xuất hiện tào trong dòrm nước thài ra khỏi hồ. Mặc dù không đến mức báo động, nhưng hàm lượng các chất lơ lừng trong nước thải ra khỏi hồ cao hơn so với các công trình xử lý thứ cấp truyền thổniỉ. Thời gian lưu thùy lực lâu đi đôi với thê tích hồ lớn để xử lý nước thải có thế là yếu tố hạn chế đối với quá trình này do yêu cầu diện tích và chi phí đất sử đụrm cao. 4.1.1. Các loại hồ sinh học và co chế xử lý Có ba loại hồ sinh học: • Hồ kỵ khí; • Hồ tùv tiện; • Hồ xử lý triệt để / hồ hiếu khí. Chức năng của hồ kỵ khí và hồ tùy tiện là xử lý BOD và hồ xử lý triệt để là tiêu diệt các loại vi khuẩn gâv bệnh (chi tiêu tầecal colilbrm thường được sử dụng để chỉ thị cho quá trình xử lý). Tất nhiên, quá trình XU' lý BOD vần tiếp tục diễn ra trong hồ xử lý triệt đế và quá trình xử lý vi khuân gây bệnh và các chất dinh dưỡng vẫn được thực hiện trong các hồ kỵ khí và hồ tùy tiện. Hồ sinh học kỵ khí có ưu diêm chinh là xứ lv được nước thải ô nhiễm hữu cơ cao có hàm lượng chất lơ lửng lớn. Trong hồ khóng có ôxy hòa tan và không chứa hoặc chứa một lượng rất nhỏ vi tảo. Hồ sinh học tùy tiện và hồ sinh học xử lý triệt để có quần thể tảo lớn. Tảo đóng .vai trò chủ yểu trong quá trình ổn định nước thải. Các hồ này đôi khi còn được gọi là hồ
sinh học quang hợp hay là hồ sinh học làm thoáng tự nhiên. Có một số phương án bố trí các dạng hồ. Ví dụ, hồ tùy tiện có thố chia thành hồ tùy tiện sơ cấp và hồ tùy tiện thứ cấp, trong đó chúng tiếp nhận nước thái mới và đã lắng, tách biệt (thường là dòng ra từ các hồ kỵ khí). Hồ xừ lý triệt để dôi khi được sử dụng để tăng cường hiệu quả xử lý bằng vi sinh vật đối với dòng ra từ các hệ thốnu xử lý nước thài truyền thống. Cũng vì vậy các loại hồ này còn được eọi là hồ xứ lv bậc cuối. Ba loại hồ sinh học chính thườnu được bố trí thành các chuỗi hồ nối tiếp hoặc song song theo cách bố trí một hồ tùy tiện sơ cấp kế tiếp một hoặc một số hồ xử lý triệt để; một hồ kỵ khí theo sau là một hoặc một số hồ xử lý triệt để; hoặc một hồ kỵ khí tiếp 39
theo là hồ tùy tiện thứ cấp và một hay nhiều hồ xử lý triệt để (Hình 4.1). Mỗi loại chuỗi hồ đều có những tính ưu việt khác nhau, phụ thuộc vào chức năng cũng như yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra [Mara & Pearson, 1987].
H ìn h 4.1. B ổ t r í c á c h ồ s in h h ọ c thà n h c h u ỗ i (v í dụ) A - H ồ sin h h ọ c kỵ k h í; P F - H ồ sin h h ọ c tùy tiện s ơ c ấ p ;
SF - Hổ sinh học tùy tiện thứ cấp; M -hồ xứ lý triệt đê. Các cơ chế xử lý nước thải chỉnh của hồ sinh học [Arthur, 1983]: • Sức chứa của hồ cho phép hồ hấp phụ được cả độ sốc tải lượng hữu cơ lẫn tải lượng thủy lực của nước thải đầu vào; • Lắng sơ bộ nước thải, theo đó các chất lơ lửng sẽ trầm tích xuống đáy hồ; • Xử lý các chất hữu cơ trong nước thải bằng các vi khuẩn ôxy hóa hiếu khí (trong điều kiện có ôxy tự do) và lên men kỵ khí (trong điều kiện không có ôxy). Các quá trình lên men kỵ khí và ôxy hóa hiểu khí: • Lên men kỵ khí gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là sự thối rữa chất hữu cơ, tại đây vi khuẩn sẽ lên men để tạo thành sinh khối mới và hình thành các sản phẩm trung gian khác là axit hữu cơ. Chất hữu cơ
tế bào vi khuẩn mới +
vi khuẩn
hỗn hợp axit hữu cơ
Giai đoạn thứ hai là phân hủy các chất hữu cơ hình thành từ giai đoạn một nhờ các loại vi khuẩn tạo mêtan thành khí mêtan và các sản phẩm đơn giản khác. Hồn họp axit hữu cơ
vi khuẩn ^
^ bà° vi khuẩn mới + CH 4 + CO 2 + H2 O + NH 3 , v.v...
Ôxy hóa hiếu khí có thể biểu diễn bằng các quá trình đơn giản như sau: ., ,
Chất hữu cơ + O 2
ỉ
vi khuân
tế bào vi khuẩn mới + H2O + CO 2 3+ PO 4 + N H 3,v .v ,...
Một lượng lớn ôxy được cung cấp nhờ quá trình quang hợp của tảo: H20 + CO;
40
tảo+ánh sáng
tế bào tảo mới + H2 O + O 2
H ồ sinh học kỵ k h í Hồ sinh học kỵ khí thường sâu từ 2 đến 5 m. Hồ tiếp nhận nước thải thô có tải lượng hữu cơ cao (>100g BO D 5/m 3ngđ), vận hành trong điều kiện không có ôxy hòa tan [Mara và cs., 1992]. Hồ được sử dụng như một bế tự hoại hở để xử lý sơ cấp nước thải ô nhiễm hữu cơ nặng. Các loại cặn trong nước thải lắng xuống đáy hồ tạo thành lớp bùn cặn, tại đây quá trình lên men kỵ khí nhờ các loại vi khuẩn tạo axit, vi khuẩn tạo axetat và vi khuẩn tạo mêtan thực hiện trong điều kiện nhiệt độ trên 15°c (xem hình 4.2). Hồ sinh học kỵ khí hoạt động rất tốt đối với các vùng khí hậu ấm. BOD được xừ lý đạt hiệu suất cao, từ khoảng 40% ở 10°c hoặc thấp hơn cho đến trên 60% ở 20°c và trên đó. Các lớp váng thường được hình thành trên bề mặt. Tuy không cần phải lấy đi, nhưng các loại ruồi muồi có thể phát triển trên bề mặt trong mùa hè. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý thích hợp như phun nước sạch, nước sau xử lý hoặc trong một số trường hợp đặc biệt có thể phun các loại hóa chất diệt muồi phù họp, dễ phân hủy sinh học [Mara và Pearson, 1986; 1987].
Hình 4.2. Phăn hủy cúc chát hữu vơ trong hồ sinh học kỵ khí.
,
Nyụòn' theo Ruihong 200Ị.
Sự xuất hiện mùi (phần lớn là hydrô sunfua) là một trong những nhược điểm chính của hồ sinh học kỵ khí. Vì vậy, trước đây các nhà tư vấn thiết kế thường ít thiện cảm khi chọn hồ sinh học kỵ khí để xử lý nước thải [Mara và cs., 1992]. Trong hồ sinh học kỵ khí, các loại vi khuẩn khử sunfat như
D e s u lfo v ib rio
khử sunfat thành hydro sunfua
có mùi khó chịu như mùi trứng thối. Một phần hydrô suníua hòa tan trong nước sẽ tham gia vào một loạt các phản ứng hóa học. Đó là các phản ứng phân ly phân tử H2S thành ion bisuníua (HS') và phân ly ion bisuníua thành ion suníua (S2")- Sự phân bố hàm lượng H 2S, HS' và s 2‘ trong nước phụ thuộc vào pH. Ở pH 7,5, trong giá trị bình thường đối với hồ sinh học kỵ khí, 75% sunfua tồn tại dưới dạng bisuníua không mùi. Do đó, đối với các trạng thái của sunfua, pH trong hồ sinh học kỵ khí cao sẽ làm giảm mức độ bốc mùi hôi thối.
Mùi sinh ra không phải là vấn đề lớn nếu như thông số thiết kế theo tải lượng BOD cho phép được chọn đúng và nồng độ SO42" trong nước thải đầu vào không vượt quá 41
500 mg/L [Mara và cs., 1992]. Đôi khi trong hồ sinh học kỵ khí xuất hiện các vẩn bùn màu đỏ sẫm hoặc đỏ tía. Đây là các dạng vi khuẩn quang hợp ôxy hóa suníua kỵ khí. Sự xuất hiện của chúng có lợi và có thể phòng ngừa được sự tạo mùi hydrô sunfua [Mara & Pearson, 1987]. Đối với hồ sinh học kỵ khí kín phủ bề mặt bằng các tấm PVC, có thể trang bị bể thu khí biogas hình thành trong quá trình lên men chất hữu cơ từ nước thải (Hình 4.3). Trong thành phần biogas ngoài CH4 và CO 2 còn có một lượng nhỏ hơi H 2O, N2, O2, H2S và các hợp phần khác. Hộp kỹ thuật
T ám n on
ông thu khí
Hình 4.3. Thu hồi b io g a s - mặt cắ t ngang. Nguồn: theo Driouache và cộng sự. (1997). Tại Ben Sergao (Maroc), hồ sinh học kỵ khí thể tích 1.500 m 3 được phủ bề mặt bằng các tấm nhựa PVC. Nước thải đầu vào có lượng bùn lắng được là 2,5 L/m 3 (đo bằng phương pháp ống lắng). Trạm có công suất xử lý 750 m3/ngđ (tương đương cho 10.000 dân). Vì vậy hồ sinh học kỵ khí tiếp nhận khoảng 1.875 m 3 bùn mỗi ngày. Trong 750 m 3 nước thải chứa 800 kg COD thì 380 kg được xử lý bằng hồ sinh học kỵ khí và 420 kg lắng đọng thành bùn đáy. Sau 15 tháng, COD của bùn được giảm đến 80%. Như vậy, từ 336 kg COD thu được 172 m 3 khí biogas mỗi ngày, tương đương 6,3 m 3 biogas cho mỗi người trong một năm (Hình 4.4). Biogas sau đó được sử dụng để chạy máy phát điện cho các mục đích khác nhau [Driouache và cs., 1997]. Có thể xem thêm các thông tin chi tiết về quá trình xử lý sinh học kỵ khí trong mục 4.5,
HĐ sinh học tùy tiện Có hai dạng hồ sinh học tùy tiện: hồ sinh học tùy tiện sơ cấp thu nhận trực tiếp nước thải từ mạng lưới thoát nước và hồ sinh học tùy tiện thứ cấp thu nhận nước thải sau khi được xử lý một phần (thường là sau hồ sinh học kỵ khí, bể tự hoại, hồ sinh học tùy tiện 42
sơ cấp và hệ thống kênh mương thoát nước). Các hồ sinh học tùy tiện thường có độ sâu 1,5 m, tuy nhiên, hồ có độ sâu từ 1 đến 2 m cũng được sừ dụng. Các vực nước có độ sâu nhỏ hơn 0,9 m không nên sử dụng vì rễ thực vật phát triển mạnh hạn chế dung tích chứa nước của hồ cũng như bóng tối do lá cây tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Hồ sinh học tùy tiện hoạt động với tải lượng hữu cơ thấp hơn so với hồ sinh học kỵ khí. 172 m /ngđ khí sinh học
3
161Nm /ngđ khí sinh học 336 kg/ngđ COD
Bùn lên men 84 kg/ngày COD H ì n h 4 .4 . Thu h ồ i b io g a s - cân b a n g C O D và sả n p h ẩ m b io g a s
Nguồn: theo Driouache và cs., 1997.
Đối với hồ sinh học tùy tiện sơ cấp (tiếp nhận nước thải chưa xử lý) có hai cơ chế xử lý BOD như sau [Mara và Pearson, 1987]: • Lắng cặn và tiếp theo đó là lên men kỵ khí bùn cặn lắng; đến 30% lượng BOD trong nước thải đầu vào có thể chuyển thành khí mêtan. • Vi khuẩn hiếu khí ôxy hóa các hợp phần hữu cơ không lắng được trong nước thải cũng như sản phẩm của quá trình lên men kỵ khí. Lượng ôxy cần thiết cho quá trình này một phần được cấp từ quá trình khuếch tán tự nhiên bề mặt. Tuy nhiên phần chính là lượng ôxy được tạo thành từ quá trình quang hợp của vi tảo. Chúng phát triển mạnh và làm cho hồ có màu xanh thẫm. Tảo hấp thụ được phần lớn cacbon điôxit là sản phẩm trao đổi chất cuối cùng cùa vi khuẩn (Hình 4.5). Trong hồ sinh học tùy tiện thứ cấp (tiếp nhận nước thải sau khi xử lý một phần trong hồ sinh học kỵ khí), cơ chế xử lý BOD thứ nhất diễn ra không rõ ràng. Các hợp phần hữu cơ theo BOD còn lại không lắng được ôxy hóa bời các loại vi khuẩn dị dưỡng (Pseudomonas, Flavobacterium, Archromobacter và A ỉcaỉigenes...). Lượng ôxy cần thiết cho quá trình xử lý BOD do hoạt động quang hợp của vi tảo trong hồ sinh học tùy tiện cung cấp. Gió có tác động quan trọng trong hoạt động cùa hồ sinh học tùy tiện vì nó làm tăng sự khuếch tán ôxy không khí vào nước và xáo trộn các tầng nước trong hồ. Sự xáo trộn 43
này tạo điều kiện phân bố đồng nhất BOD, ôxy hòa tan, vi khuẩn, tảo và làm tăng cường độ ổn định chất thải. Hồ sinh học tùy tiện được thiết kế để xử lý BOD theo tải lượng bề mặt tương đối nhô (100 -í- 400 kg BOD/ha.ngđ) nhàm thúc đẩy sự phát triển của tảo. Lượng ôxy hòa tan cung cấp cho các loại vi khuẩn trong hồ để xử lý BOD do các hoạt động quang hợp cùa tảo cung cấp. Như vậy hoạt động của hồ sinh học tùy tiện dựa vào sự phát triển tự nhiên của tảo. Hồ sinh học tùy tiện thường có màu lam thầm do mật độ đậm đặc của tảo. Trong hồ sinh học tùy tiện, các loại tảo lam (Chỉamydomonas và Euglena) chiếm ưu thế hơn so với tảo lục ( Chlorella).
2 c> >
•3
£•
cn
Hình 4.5. Các quá trình xừỉỷ
B O D tro n g h ồ
sinh học tùy tiện.
Nguôn: theo Ruihong, 2001.
Do quá trình hoạt động quang hợp của tảo trong hồ, nên lượng ôxy hòa tan trong nước hồ luôn dao động trong ngày. Sau khi mặt trời mọc, hàm lượng ôxy hòa tan trong hồ tăng lên và đạt giá trị lớn nhất vào đầu giờ buổi chiều và sau đó giảm xuống mức thấp nhất vào nửa đêm, khi quá trình quang hợp ngừng và quá trình hô hấp tiêu thụ nhiều ôxy. Khi tảo hoạt động ở mức đinh điểm, các ion carbonat và bicarbonat thực hiện các phản ứng cung cấp nhiều dioxit carbon cho tảo, do đó nhiều ion hydrôxyl được giải phóng. Kết quả là pH của nước có thể tăng lên đến gần 9,4 [Mara, 2005]. Vi khuẩn faecal không bị diệt do tăng pH nhưng thực tế số lượng của chúng lại giảm rõ rệt trong hồ ổn định nước thải [Curtis và cs., 1992]. Thực ra quá trình quang hợp làm pH tăng đi đôi với cường độ bức xạ trong hồ lớn. Đây chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển của vi 44
khuẩn gây bệnh [Mara, 2005]. Nước xáo trộn tốt, thường do gió thổi trên tầng mặt tạo nên sự phân bố đồng nhất BOD, ôxy hòa tan, vi khuẩn và tảo. Đó là các yếu tố chính làm tăng mức độ ổn định chất thải trong hồ [Mara và Pearson, 1987]. Hồ sinh học x ử lý triệt để Hồ sinh học xử lý triệt để thường sâu từ 1 đến 1,5 m. Hồ tiếp nhận nước thải từ hồ sinh học tùy tiện. Chức năng đầu tiên của hồ là diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù xừ lý BOD ờ mức thấp nhưng hồ có thể tách được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng ra khỏi nước. Hiện tượng phân tầng sinh học và phân tầng hóa lý ở hồ sinh học xử lý triệt đế thường ở mức thấp và ôxy luôn được khuếch tán vào nước suốt ngày đêm. Quần thể tảo trong hồ sinh học xử lý triệt để phong phủ hơn nhiều so với hồ sinh học tùy tiện, trong đó các loại tảo phù du chiếm đa số. Sự đa dạng của tảo nói chung tăng dần từ hồ này đến hồ kia theo thứ tự trong chuỗi. Nói một cách khác, sự đa dạng loài tăng lên khi tải lượng hữu cơ trong các hồ giảm xuống [Mara và Pearson, 1986]. Mặc dù một phần vi khuẩn faecal được xử lỷ trong hồ sinh học tùy tiện nhưng kích thước và số lượng hồ sinh học xử lý triệt để vẫn được tính toán xác định theo số lượng của chúng ở đầu ra khỏi chuỗi hồ. Khi thiết kế hồ sinh học theo chí tiêu feacal coliíòrm cũng phải tính đến lượng vi khuẩn lắng đọng cùng bùn cặn trong hồ sinh học kỵ khí. Cơ chế chính của quá trình khử khuẩn feacal coliíbrms trong hồ sinh học tùy tiện và hồ sinh học xử lý triệt để như sau: • Thời gian và nhiệt độ; • pH cao (> 9) cùng với ánh sáng mặt trời; • Cường độ bức xạ ánh sáng lớn kết họp với nồng độ ôxy hòa tan cao. Giá trị pH cao (khoảng 9) trong nước hồ do quá trình quang hợp của tảo diễn ra mạnh, đó là sự tiêu thụ CO 2 nhanh hơn so với sự hình thành từ quá trình hô hấp của vi khuân. Ket quả là các ion carbonat và bicarbonat được phân ly theo các phản ứng sau đây: 2 H C O ] -> C O j~ + H 20 + C 0 2 c o ỳ
4- H 20 - » 2 0 H ~ + C 0 2
(4 . 1 ) (4 .2)
Sự cố định CO 2 của tảo và tích lũy ion hydrôxyl trong nước thường làm cho giá trị pH tăng lên đến 9. Trong hồ sinh học ổn định nước thải, vi khuẩn faecal (với trường hợp cá biệt là vi khuẩn tả Vibrio choỉeraè) chết rất nhanh khi pH lớn hơn 9 [Pearson và cs., 1987]. Diệt vi khuân g â y bệnh Các yếu tốchính tác động đến quá trình diệt khuẩn gây bệnh trong hồlà cường độ ánh sáng,nhiệt độ,pH và thời gian lưu nước. Mức độ diệt khuẩn tăng lên trong điều 45
kiện nhiệt độ cao, pH lớn (phần lớn vi khuẩn bị chết rất nhanh khi pH >9), thời gian lưu nước lâu và cường độ bức xạ ánh sáng mạnh [Mara và cs., 1992]. Năng lượng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các loại vi khuẩn gây bệnh. Nó giữ ấm cho hồ và cung cấp đầy đủ năng lượng để thúc đẩy quá trình quang hợp của tảo, tạo điều kiện tăng pH và hình thành ôxy với nồng độ lớn cần thiết thúc đẩv để tăng cường và bù đắp cho sự ôxy hóa quang hóa. Quá trình lắng đọng bùn cặn kéo theo các loài động vật nguyên sinh và trứng giun sán xuống đáy hồ. Với thời gian nước lưu lại trong chuồi hồ trên 11 ngày hầu như không có các loài động vật phù du gây bệnh và trứng giun sán trong nước thải đầu ra. Xứ lý các chất dinh dưỡng Các hợp chất nitơ hữu cơ đầu tiên được khoáng hóa thành amôni trong hồ sinh học kỵ khí hoặc trong bùn cặn của hồ sinh học tùy tiện. Do quá trình amôn hóa ( khoáng hóa) các hợp chất nitơ hữu cơ, nồng độ amôni trong nước hồ sinh học kỵ khí thường cao hơn trong nước cống. Quá trình xử lý amôni chủ yếu diễn ra trong hồ sinh học xử lý triệt để. Việc xử lý amôni liên quan chặt chẽ với pH và nhiệt độ bề mặt. Quá trình này diễn ra ở mùa hè manh hom mùa đông. Có ba cơ chế xử lý amôni trong hồ là: bay hơi amôniac, nitrat hóa do các loại vi khuẩn nitrosomonas và nitrobacter, sau đó là quá trình khử nitrat, và tổng hợp nitơ trong sinh khối tảo. Cơ chế chính xử lý amoni là sự bay hơi. Quá trình khoáng hóa tốt trong hồ sinh học kỵ khí đã chuyển nitơ hữu cơ thành amôni. Và sau đó trong hồ sinh học tùy tiện khi pH cao, amôniac hình thành và bay khỏi nước. Xử lý amôni nhờ nitrat hóa xáy ra chậm. Tuy thế, hiệu quả xử lý nitơ trong các hồ ổn định nước thải có thể đạt tới 80% [Mara và cs. 1992]. Trên hình 4.6 mô tả chu trình nitơ và sự biến đổi của nó trong hồ sinh học ổn định nước thài. Phôtpho được loại bỏ khỏi nước trong hồ ổn định bằng cách hấp thụ vào sinh khối của tảo, hô hấp và lắng đọng [Mara và Pearson, 1986]. Houng và Glovna (1984) giả thiết: biện pháp tốt nhất để loại bỏ phôtpho trong nước thải bằng hồ ổn định là tăng số lượng hồ sinh học xử lý triệt để trong chuỗi hồ, như vậy sẽ làm cho các loại phôtpho hoạt tính hom trên lớp mặt bùn cặn đáy hồ được ôxy hóa. Tuy nhiên, cả nitơ lẫn phôtpho phải được loại bỏ khỏi nước để chống hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý. Thực tế cho thấy hồ sinh học ổn định được tính toán thiết kế trên cơ sở loại bỏ BOD và coliíòrms mà không tính đến quá trình xử lý chất dinh dưỡng.
Hồ làm thoáng nhăn tạo Trong điều kiện đất đai hạn chế và yêu cầu kiểm soát mùi nghiêm ngặt thì có thể cấp ôxy cho hồ sinh học bằng máy khuấy bề mặt hoặc bằng hệ thống phân phối khí nén. Lượng ôxy cấp vào phải phù hợp tối thiểu ờ mức cao hon một bậc so với cường độ ôxy 46
do hệ vi tảo cung cấp. Hồ sinh học làm thoáng nhân tạo có thể là xáo trộn hiếu khí hoàn toàn, xáo trộn một phần đế có các vùng lẳng hoặc các vùng phân hủy kỵ khí, phụ thuộc vào kích thước, chủng loại và sự bố trí các thiết bị cấp khí.
/
Khửnitrat
/
Hình 4.6. Quá trình chuyến hóa và loại bỏ nitơ trong hồ sinh học. Đường đậm nét chi mối quan hệ định lượng chính của quá trình chuyển hóa nitơ, đường đứt nét chi cơ chê loại bô khối lượng còn lại cùa Iiitơ ra khỏi nươc thài. Nguồn: Mara và Pearson, 1986.
Quá trình khuấy trộn bằng sục khí sẽ làm tăng độ đục và nó sẽ cản trờ sự xâm nhập ánh sáng vào nước, hạn chế các hoạt động của tảo. Do thời gian lưu nước ngắn, quần thể sinh vật trong hồ làm thoáng nhân tạo không thể phong phú được như trong hồ sinh' học tùy tiện. Vi khuẩn là thành phần chủ yếu trong số các loài vi sinh vật có trong hồ. 4.1.2. Tính toán thủy lực và thiết kê hồ sinh học Tính toán thiết kế các thông số vật lý hồ sinh học ổn định nước thải phải được thực hiện cẩn thận vì đây là một khâu quan trọng trong quá trình thiết kế kỹ thuật và có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả xử lý của công trình.
Điều kiện chung Hồ sinh học nên được bố trí cuối hướng gió, cách khu dân cư tối thiểu là 200 m (tốt nhất là 500 m) và có dự phòng đối với sự phát triển trong tương lai. Trong khu vực xây 47
dựng hồ sinh học cần hạn chế người qua lại cũng như bảo đảm an toàn và ngăn cấm trẻ nhỏ đén đó. Mùi từ hồ, nhất là mùi từ hồ kỵ khí, rất khó chịu và là một vấn đề cần phải tính đến để thiết kế đúng và quản lý vận hành hợp lý. Cộng đồng cũng cần được đảm bảo là trong giai đoạn quy hoạch đã chọn được vị trí xây dựng hồ có khoảng cách ly tối thiểu là 200 m. Các hồ cũng phải được bố trí tại nơi có thể đến được một cách bình thường và theo nguyên tắc, vị trí xây dựng hồ phải bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ để giảm được khối lượng công tác đất. Hồ sinh học không được đặt trong phạm vi 2 km cách sân bay vì các loài chim bay về hồ có thể gây sự cố hàng không.
Điều kiên « đìa í kỹ / thuât » Các yếu tố địa kỹ thuật rất quan trọng trong việc thiết kế hồ sinh học. Mục đích chính của việc khảo sát địa kỹ thuật là để có cơ sở chắc chắn cho việc thiết kế đào đắp đất và xác định đất có thấm nước hay không để đặt lớp lót. Mực nước ngầm cao nhất trong khu vực hồ cần được xác định và các đặc tính sau đây của đất phải được phân tích: • Phân bố kích thước hạt (thành phần cơ giới của hạt); • Tỷ trọng khô tối đa và độ ẩm tối ưu (thử tổng biến ẩm); • Đặc tính đất tự nhiên (giới hạn Atterberg); • Hàm lượng hữu cơ; • Hệ số thấm. Tối thiểu phải thực hiện 4 mẫu khoan có tính đại diện cho 1 ha. Lỗ khoan phải thể hiện rõ cấu trúc của lóp đất sâu dưới 1 m so với đáy hồ. Các loại đất hữu cơ (ví dụ như than bùn,...) hoặc đất dẻo hay cát hạt trung bình - thô không phù họp cho việc đắp bờ. Nếu đất tại chồ không dùng được, ít nhất là phải đồ bàng lõi đất chắc, ổn định và không thấm, sau đó vận chuyển đất phù họp từ nơi khác đến. Đất tại chỗ chỉ dùng để tạo dốc. Các loại đất sét đen (đất màu tối gốc canxi vùng nhiệt đới thường dẻo khi ướt và dòn khi khô) là loại đất không thấm nước và rất phù hợp với hồ. Các loại đất đỏ nâu dễ thấm nước nên yêu cầu phải có lớp lót đáy hồ. Nên có bờ hồ và mương thoát nước xung quanh để ngăn nước mưa và chổng xói mòn. Cân bằng thủy lực Để duy trì mức nước trong hồ, lưu lượng dòng vào tối thiểu phải lớn hơn độ bay hơi và độ thấm ra xung quanh trong toàn bộ thời gian hoạt động. Có nghĩa là: Qi > 0,001 A(E+S) Trong đó: Qi - lưu lượng nước thải vào hồ đầu tiên [m 3/ngđ]; A - tổng diện tích hồ [m2];
48
(4.3)
£ - độ bay hơi thực [mm/ngđ]; S - độ thấm [mni/ngđ]. v ề nguyên tắc để giữ mức nước trong hồ, lượng nước thấm phải nhỏ hom lượng nước thải vào hồ trừ đi lượng nước bốc hơi thực. Độ thấm nước lớn nhất của lớp đất làm đáy hồ có thể được xác định theo định luật Darcy: k=— —— —
(4.4)
86400Ađ Ah
Trong đó: k - hệ số thấm tối đa có thể chấp nhận được [m/s]; Qs - lưu lượng nước thấm tối đa (= Qi - 0,001 AđE) [m3/ngđ]; Ađ - diện tích đáy hồ [m2]; Aì - độ sâu lóp đất tính từ đáy hồ đến tầng đất chứa nước hoặc đến lớp đất thấm nước [m]; A h - k p lực thủy tĩnh (= chiều sâu hồ + A /) [m]. Neu như độ thấm nước của đất lớn hơn giá trị tối đa cho phép, hồ cần phải được lót. Có nhiều loại vật liệu lót khác nhau với giá thành hợp lý có thể được xem xét để sử dụng. Các loại vật liệu lót có thể đàm bảo yêu cầu là xi măng portland (CMIEB - 32,5h- 8 kg/m2), màng chất dẻo và lóp đất có độ thấm nước nhỏ, dày 150 mm. Theo hướng dẫn chung, mức độ chống thấm cho hồ phụ thuộc vào hệ sổ thấm đo tại hiện trường như sau [Mara và Pearson, 1987]: > 10 '6 m/s - Đất thấm nước và hồ cần phải lót đáy; > 10'7 m/s - Một vài lỗ rỉ nước xuất hiện nhưng khồng đủ dể làm hồ cạn nước; < 10'8 m/s - Có thể dùng hồ tự nhiên; < 10‘ 9 m/s - Không có nguy cơ ô nhiễm nước ngầm (nếu k > 10'9 m/s và nước ngẩm được sử dụng làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt thì cần thiết phải khảo sát kỹ lượng điều kiện địa chất thủỵ văn khu vực).
Hình thái hồ Cấu tạo hình học của hồ rất quan trọng; hình dạng của hồ và vị trí cống dẫn nước vào, cống dẫn nước ra phải được thiết kế để hạn chế đến mức tối thiểu lượng nước chảy tắt ngang qua hồ. Nói chung, hồ sinh học kỵ khí và hồ sinh học tùy tiện sơ cấp nên có dạng hình chữ nhật với tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng từ 3 đến 1 để tránh lắng và tích tụ bùn cặn gần đường ống dẫn nước thài vào. Hồ sinh học tùy tiện thứ cấp và hồ xử lý triệt để, nếu có thể nên đàm bảo tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lớn (từ 10 đến 2 0 ) để đảm bảo cho hoạt động của hồ gần với điều kiện bể phản ứng đẩy. 49
Không nên chọn các hồ có dạng không đều làm hồ sinh học vì thường có nhiều vùng chết và tảo hay tích tụ ở góc hồ nên khi chết sẽ gây nên mùi khó chịu. Hồ không cần thiết hoàn toàn là hình chữ nhật, các góc nên được uốn cong để tạo cảnh quan. Để tận dụng gió làm xáo trộn các lớp nước trong hồ, hồ cần được bố trí sao cho kích thước lớn nhất của hồ (đường chéo) nằm trùng với hướng gió chủ đạo của địa phương. Đường ống dẫn nước vào cũng được bố trí trực diện với hướng gió để cho dòng nước thải và gió được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Diện tích hồ xác định theo quy trình thiết kế là diện tích ở một phần hai độ sâu hồ; nó được làm cơ sở để điều chinh độ dốc bờ hồ như thể hiện trên hình 4.7. L+ n(D + 2F)
L-nD „____________ L____________ _ Hình 4.7. Tinh toán các kích thước mặt và đáy hồ sinh học. Nguồn: M ara và Pearson, ĩ 987,
Có thể sử dụng phương pháp chính xác hơn để tính toán hồ sinh học kỵ khí (vì hồ này tương đối nhỏ): Va =[(LW) + (L-2sD)(W -2sD) + 4 (L -sD )(W -sD )ị—
(4.5)
Trong đó:
va - thể tích hồ sinh học kỵ khí [m3]; L - chiều dài tính toán của hồ [m]; w - chiều rộng tính toán của hồ [m]; .V- độ dốc theo phương nằm ngang;
D - chiều sâu lớp nước trong hồ [m]. Thay thế L bằng nW, dựa trên tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là n, biểu thức (4.5) sẽ trở thành phương trình bậc hai đon giản của w. Các kích thước và mức nước mà người xây dựng cần biết là các giá trị tại đáy và bề mặt bờ hồ; tất nhiên bờ hồ bao gồm cả đường đi lại tự do. Chiều cao tối thiểu của bờ hồ phải ngăn được sóng tràn tạo nên do gió thổi. Đối với hồ bé (diện tích dưới 1 ha) bờ hồ phải được tôn cao 0,5 m. Đối với hồ diện tích từ 1 đến 3 ha, bờ hồ nên tôn cao từ 0,5 50
đến 1,0 m, phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể tại khu vực. Đối với hồ lớn, chiều cao bờ hồ được tính như sau [Oswald, 1975]: F= y/ĩgÃ-1
(4.6)
Trong đó: F - chiều cao bờ hồ [m]; A - diện tích hồ ở mực nước bề mặt (MNCN) [m2].
Cửa dẫn nước vào, cửa xả và đường nước quẩn Thông thường hồ được thiết kế với một đường dẫn nước vào và một đường dẫn nước ra vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của hồ. Việc thiết kế chính xác các đường nước vào và ra không đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sự sắp xếp không hợp lý vị trí đường ống dẫn nước vào và ra sẽ gây ra hiện tượng thủy động học như nước quẩn, giảm dung tích vùng xử ỉý có hiệu quả cũng như thời gian lưu nước trung bình. Đe tránh hiện tượng trên, vị trí nước vào và ra khỏi hồ sinh học cần được bo trí ở hai góc đối diện nhau theo phương chéo của hồ (Hình 4.8). Cũng có thể lắp đặt các vách ngăn để đảm bảo tận dụng tối đa tiết diện ướt của hồ và kiểm soát hiện tượng nước quẩn.
c)
d)
Hình 4.8. Đường dẫn nước vào, nước ra và bố trí vách ngăn. (a) nước vào và ra theo đưỏvig chéo; (b) nhiều đường dan nước vào và hai đường dân nước ra với các ngăn chia có dạng xi-phông; (c) nhiều đường dân nước vào và ta (đập tràn thành mỏng); (d) hệ thông với nhiều vách ngăn. Ngiiồn: EPA 1977 Nên xả ngập để tránh nước quẩn và giảm đến mức tối thiểu lượng váng bọt (tảo lục và các chất nổi khác tích tụ và nổi trên bề mặt hồ). Nếu xả trên bề mặt hồ sinh học kỵ khí và hồ sinh học tùy tiện thì cần lắp đặt thêm hố thu váng (Hình 4.9). 51
J—
l ----------------------------- = 1 -
////////
\
Hộp chắn váng ỵ*
Hình 4.9. Cẩu tạo cửa vào hồ sinh học kỵ khí và hồ sinh học tùy tiện sơ cấp. Các đường dẫn nước ra cần được gia cố bằng tấm chắn để ngăn váng bọt không bị xả ra ngoài. Độ sâu tấm chắn kiểm soát mực nước xả ra và có ảnh hưởng quan trọng đến BOD đầu ra. Mức nước xả ra nên nằm gần mặt hồ (phía trên lớp bùn đối với hồ sinh học kỵ khí và phía dưới lớp tảo đối với hồ sinh học tùy tiện). Chiều sâu mực nước xả cần được điều chỉnh hợp lý trong quá trình hoạt động của chuồi hồ sinh học [Mara và cs., 1992]. Theo [Mara và cs., 1992], chiều sâu mực nước xả được đề xuất là: • Hồ sinh học kỵ k h í: 30cm; • Hồ sinh học tùy tiện: 60cm; • Hồ sinh học xử lý triệt để : 5cm. Cấu tạo của đường dẫn nước ra thông thường gồm đập chắn kết hợp với hộp thu váng. Đập chắn thường thuận lợi hon vì chúng có khả năng đo được chiều sâu lóp nước ở đầu ra (Xem mục 3.7- Các thiết bị đo lưu lượng). Dựa vào mối liên hệ giữa chiều sâu lớp nước và lưu lượng, ta có thể dễ dàng xác định được chiều cao cần thiết của đập chắn. Theo lý thuyết, ứng với lưu lượng nhất định của dòng chảy ra, với một con đập đã biết kích thước và hình dạng, chỉ có một chiều sâu lóp nước duy nhất. Sau khi ra khỏi hồ cuối cùng trong chuỗi hồ sinh học, nước thải nên được dẫn qua các thiết bị đo lưu lượng đơn giản như đập tràn thành mỏng hình tam giác hoặc hình chữ nhật. Do lưu lượng đầu vào đă được đo khi nước thải được dẫn vào hồ sinh học đầu tiên, ta xác định được tỉ lệ nước bay hơi cũng như nước thấm xuống, hoặc chỉ lượng nước thấm xuống đất nếu nước bay hơi được đo riêng.
X ử lý sơ bộ Tất cả các công trình có công suất nhỏ (phục vụ dưới 1000 người) cần phải có song chắn rác và thiết bị lắng cát. Thậm chí đối với hệ thống có công suất nhỏ cũng cần lắp đặt song chắn có kích thước khe hở 50mm để chặn các chất rắn lớn đi vào hệ thống gây cản trở luồng nước chuyển động. 52
Bảo đảm an toàn khí sử dụng Hồ sinh học, nếu được bảo dưỡng tốt, trông giống như bể bơi hoặc ao cá. cần lưu ý: hồ sinh học là công trình xử lý nước thải, không phải là địa điểm vui choi giải trí nên tại khu vực hồ có thể xảy ra các sự cố như tai nạn (ví dụ: ngã xuống hồ) và khó tránh khỏi các hiểm họa vệ sinh. Một số biện pháp bảo vệ công trình: • Dựng hàng rào quanh hồ và khóa lối vào; • Chi cho phép những ai có phận sự được vào khu vực công trình; • Dựng bảng thông báo trước lối vào. Các biện pháp đon giản trên cho phép hạn chế hoặc giảm thiểu mức độ của các rủi ro có thể xảy ra. 4.1.3. Q uy trình thiết k ế hồ sinh học [Mara và cộng sự, 1992] H ồ sinh học kỵ k h í Hồ sinh học kỵ khí có thể được thiết kế dựa vào tải lượng BOD (Ẳ v ,g/m 3.ngđ) theo công thức sau: K =—
V..s
-
(4.7)
Trong đó: L i - BOD đầu vào [mg/L hoặc g/m3]; Q - lưu lượng nước thải [m3/ngđ] ; v s - thể tích hồ [m1].
Các giá trị của Ẵv (tính theo tải lượng BOD) theo nhiệt độ được liệt kê trong bảng 4.1. Giá trị của Avcũng như hàm lượng BOD 5 tiêu thụ tăng theo nhiệt độ nước hồ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ các dữ liệu cần thiết để thiết lập mối quan hệ toán học giữa Ằv, lượng BOD 5 tiêu thụ và nhiệt độ. Giả sử thời gian lưu nước trung bình trong hồ (6S, ngđ) là:
Ta có:
0=^.
(4.8)
X=^~.
(4.9)
Qs
Trong bảng 4.1 là giá trị của Ẳv giới hạn trong khoảng 100-f300 g/m 3.ngđ. Với những giá trị nhỏ hơn thì không duy trì được môi trường yếm khí cần thiết còn với những giá 53
trị / v,>400 g/m3.ngđ thì sẽ thải ra các khí có mùi khó chịu (Tuy nhiên, khi hàm lượng Sunfat cao hon 500mg/L, các khí trên vẫn bị thải ra với các giá trị
X.V <400
g/m 3.n g đ ).
N h iệt độ trung bình trong
T ải lượng BOD5 theo thể tích
H iệu suất xử lý B O D 5
tháng (T , °C )
(xv, g/m 3.ngđ)
(%)
10
100
40
0 •1* N> 0
B n g 4 . 1 . T i l ng B OD th eo d un gt ích h và 1 ngBODstiêuth trongh s i n h h c k khí
20T - 1 0 0
2T + 20
30 0
60
<
>2 0
Trên lý thuyết, không có giới hạn nào cho chiều sâu của hồ sinh học kỵ khí. Nhìn chung, chiều sâu thích hợp cho hồ thường là 3m. H ồ sinh học tùy tiện Có nhiều phương pháp khác nhau để thiết kế hồ sinh học tùy tiện. Ở đây đề xuất dùng giá trị thiết kế chấp nhận được là tải lượng BOD bề mặt
kg/ha. ngđ):
lOLịQ
(4.10)
Trong đó: A f - diện tích hồ sinh học tùy tiện [m2]. Tải lượng BOD bề mặt Ầs tăng theo nhiệt độ. Để xác định Ảs, trong tài liệu [Mara và cs. 1992] đề xuất công thức thiết kế tổng quát như sau: XS=350(J,107-0,002T)7'25
(4.11)
Trong đó: T -n h iệ t độ [°C]. Do bùn không có mặt trong hồ sinh học tùy tiện thứ cấp (hồ này được dùng để xử lý tiếp 30% lượng BOD sau hồ sinh học tùy tiện sơ cấp), như vậy giá trị tải lượng tính toán có thể chọn giảm 30% so với hồ sinh học tùy tiện sơ cấp. Sau khi tính Ằs và Af, thời gian lưu nước (ớ/, ngđ) được xác định như sau: AfD (4.12) f
Q,n
Trong đó: D - chiều sâu [m]; Qm - lưu lượng trung bình [m 3/ngđ] . Lưu lượng trung bình được lấy bằng trung bình cộng của lun lượng nước đầu vào (Qi) và đầu ra (Qe). Do đó: 54
0f =r T
Af D
— (ỡ ,+ & )
(4.13)
- J~
Vì ộe = ộ / - 0,00 1AjE (giả thiết lượng nước thấm, rò ri không đáng kể và E là tốc độ bay hơi nước cùa hồ [mm/ngđ]), nên thời gian lưu nước trong hồ sẽ là: Af D AịD 0 / = 7---------------------------------------------------------- — -----— (4.14)
[ĩQi - 0,001 Af E)
Lượng BOD tiêu thụ ở hồ sinh học tùy tiện sơ cấp nằm trong khoảng 7 0 -ỉ-80% với mẫu nước thải không lọc và 90% đối với mẫu nước thải sau lọc. Ở hồ sinh học tùy tiện thứ cấp, lượng BOD tiêu thụ nhỏ hơn nhưng hiệu suất xử lý BOD của hồ sinh học kỵ khí kết họp với hồ sinh học tùy tiện thứ cấp tương đương (thậm chí còn cao hơn) hiệu suất của hồ sinh học tùy tiện sơ cấp.
Chuỗi hồ sình học x ử ỉỷ triệt để Tài lượng BOD và tiêu thụ Giá trị tải lượng BOD bề mặt ở hồ sinh học xử lý triệt để phải bé hơn 75% so với giá trị tải lượng ở hồ sinh học tùy tiện. Do các hồ phía trước đã loại bỏ hết 70% hàm lượng BOD, tải lượng trong hồ sinh học xử lý triệt để sơ cấp được tính như sau: IO(O.ỈL,)Q ^smỉ
. Am
WịO..ÌLi )D A
Diện tích hồ sinh học xử lý triệt để sơ cấp: A
-----^
-----
(4.16)
2D4O.OƠ/E0,,,
Hiệu suất xử lý BOD thường đạt khoảng 25% ở mỗi cấp hồ sinh học xử lý triệt để. K h ử mầ m bệnh
Hồ sinh học xừ lý triệt để thường được thiết kế với mục đích tiêu diệt mầm bệnh. Do vi khuẩn Faecal được sử dụng làm chỉ tiêu an toàn vệ sinh, các hồ sinh học xử lý triệt để có nhiệm vụ làm giảm số lượng coliĩorms đến mức độ nhất định. Kích thước cũng như số lượng hồ quyết định chất lượng nước đầu ra cuối cùng của chuỗi hồ sinh học. Trong thiết kế có thể coi quá trình diệt khuẩn như là phản ứng động học bậc m ộ t: B = -— 5 —
( 4. 17)
Trong đó: Be - tổng số Coliíbrms trong lOOml nước thải dòng ra [FC/100ml]; Bị - tổng sổ Coliíbrms trong lOOml nước thài dòng vào [FC/100ml]; 55
K ỵ - hằng số tốc độ diệt khuẩn bậc lở T °c [ngđ ']; 6m - thời gian lưu nước trong hồ xử lý sinh học triệt để [ngđ]. Đối với chuỗi hồ sinh học kỵ khí, hồ sinh học tùy tiện và n hồ xử lý sinh học triệt để, công thức trên có dạng: B. = -------------- 7------------;---------- - --------------------------------------- ■ ụ + K A ,)Ụ + K T ® /)ụ + K A » I
......... ụ
(4.18)
+ K A „ „ )
Giá trị của K r ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau là: KT= 2,6(1 ,Ỉ9 )T 20
(4.19)
Be lấy bằng giá trị quy định theo tiêu chuẩn đối với chất lượng nước sau xử lý. Bị có thể được đo từ nước thải trong nước thải sinh hoạt giá trị và Bị thường khoảng 1X1 o 8 trong lOOmL. Để thiết kế chuỗi hồ sinh học, số lượng hồ sinh học xừ lý triệt để và thời gian lưu nước được xác định dựa vào phương pháp thử và hiệu chỉnh. Giá trị 6,n nhỏ nhất được đề xuất là 3 ngày để tránh hiện tượng nước quẩn. ỡ„, cũng cần phải nhỏ hơn 6f. số lượng hồ xử lý sinh học triệt để càng lớn, thòi gian lưu nước trong các hồ càng ngắn. Khi đó, diện tích đất cần thiết để xây dựng hồ sẽ được giảm đến mức tối thiểu [Mara và cs., 1992]. Khử trứng giun sán Trứng giun sán thường được loại bỏ nhờ quá trình lắng đọng trong hồ sinh học kỵ khí và hồ sinh học tùy tiện sơ cấp. Nếu nước thải sau xừ lý được sử dụng để tưới, phải đảm bảo sốlượng trứng giun sán trong nước thải không được lớn hơn 1 trứng trong 1 lít nước. Ket quả phân tích thực nghiệm về khả năng tiêu diệt mầm bệnh trong hệ thống hồ cho thấy mối quan hệ định lượng sau [Ayres và cs., 1992]. R = 100[l-0,14exp(-0,388)].
(4.20)
Trong đó R là phần trăm (%) trứng giun sán bị tiêu diệt và 6 là thời gian lưu nước (ngđ). Để loại bỏ dưới 95% số lượng trứng giun sán, áp dụng công thức sau: R = 10 0 [ỉ-0 ,4 ỉex p (-0 ,4 9 ỡ + 0 ,0 0 8 5 ỡ 2 i ị .
(4.21)
Khừ Nitơ Hệ thống hồ sinh học có thể khử được 80% Nitơ hoặc hơn. Quá trình này chịu sự tác động của pH, nhiệt độ, thời gian lưu nước trung bình. Công thức tính toán khả năng khử Nitơ sau được áp dụng phổ biến ở Bắc Mỹ nhưng có thể sẽ không cho kết quả chính xác ở các khu vực khác. Tổng Nitơ được tiêu thụ trong chuỗi hồ [Reed, 1985] là: N e = Nịexp{-[k(l,039)T-20 ] } .ịd + 60,6(pH -6,6)J Trong đó: Ne - tổng Nitơ trong nước thải dòng ra cuối cùng [mg/L]; Nj - tổng Nitơ trong nước thải dòng vào [mg/L]; 56
(4.22)
k - hằng số tốc độ tiêu thụ tổng Ni tơ bậc 1 [= 0,0064 ngđ'1]; 9 - thời gian lưu nước trung bình trong chuỗi hồ [ngđ]; 7 - nhiệt độ [°C]. Lượng N -N H 4 được tiêu thụ trong chuỗi hồ xác định theo các công thức sau [Pano & Middlebrooks, 1982]: * Với nhiệt độ < 20°C:
c -
(4.23)
\( a \ 7+ ] -
.(0,0038+0,000lỉ4T )xexp[(l,041+0,044T).(pH-6,6)\
[VQ j
* Với nhiệt độ > 20°C: (4.24)
Trong đó:
c e - hàm lượng N-NH 4 trong nước đầu ra [mg/L]; Cị - hàm lượng N-NH 4 trong nước đầu vào [mg/L]; A - diện tích chuỗi hồ [m2]; Q - lưu lượng nước thải đầu vào [m3/ngđ]; T - nhiệt độ [°C]. Giá trị p H được xác định theo công thức sau: p l ỉ = 7 ,3í'X[) (0,0005A l k ) .
(4.25)
Trong đó: Aỉk - độ kiềm trong nước thái đầu vào, mg CaCOí/L. 4.1.4. Vận hành và bảo dưỡng hồ
Làm đầy nước hồ Khởi động công trình, hay nói cách khác, làm đầy hồ, cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu nước được dẫn vào hồ quá muộn, các loại thực vật ven hồ sẽ phát triển nhanh chóng, làm mất tính ồn định của vùng bờ hồ cũng như làm giảm khả năng thấm nước của loại đất quanh hồ. Lưu lượng nước thải đầu vào thường không đủ để làm đầy hồ ngay.Bên cạnh
đó,
dùng nước sạch làm đầy hồ sinh học tùy tiện và hồ sinh học xử lý triệtđể rấtthích họp để thiết lập sự tồn tại cộng sinh giữa tảo và quần thể vi sinh vật [BCEOM, 1990]. Hồ sinh học kỵ khí và hồ sinh học tùy tiện sơ cấp thường được làm đầy với một nửa thể tích là nước sạch và tăng dần lượng nước thải thô vào hồ (nước thải này có thể được bổ sung 57
thêm bùn từ các công trình xử lý khác). Tuy nhiên, biện pháp này tốn kém về thời gian và chi phí nên thường ít được sừ dụng.
Bảo dưỡng hàng ngày • Bảo dưỡng các thiết bị xử lý sơ cấp: Đây là công việc bắt buộc phải tiến hành thường nhật. Các tạp chất sót lại ở các công trình xử lý sơ cấp phải được loại bỏ hàng ngày. Công việc này thường chi cần dụng cụ cào gạt đơn giản. Các mảnh vụn vỡ sẽ được thu gom và chuyển đến bãi rác công cộng hoặc chôn lấp ở sân phơi. • Làm quang bờ: với nguyên tắc cơ bản là kiểm soát chặt chẽ các loài thực vật ven bờ. Xung quanh hồ không được có các loài cây bụi [U.S. EPA, 1977a]. c ỏ phải được di chuyển đi ngay sau khi cắt gặt để tránh rcri xuống hồ. Các bộ phận ngập dưới nước cùa thực vật là nơi ẩn náu lý tưởng cho bọ gậy. Phần thực vật nổi trên nước là “đường băng cất cánh” cho muồi trưởng thành [BCEOM, 1990]. Làm quang bờ có thể được tiến hành thủ công hoặc cơ giới hóa nhưng tránh dùng thuốc diệt cỏ (vì loại hóa chất này sẽ tác động xấu hoặc tiêu diệt quần thể tảo cũng như phá hoại cơ chế xử lý sinh học trong nước hồ). • Làm sạch đường dẫn nước vào và ra khỏi hồ: váng, các chất nổi và các tạp chất khác phải được làm sạch khỏi đường dẫn nước vào và ra khỏi hồ. • Thu gom các hợp chất nổi và thực vật nổi có kích thước lớn: cầ n thu gom và loại bỏ các chất nổi, thực vật nổi dạng lớn (hoặc bất kỳ vật thể nào tạo ra bóng râm trên mặt hồ và gây xáo trộn quá trình quang hợp của tảo) ra khỏi hồ sinh học tùy tiện và hồ sinh học xử lỷ triệt để. Tuy nhiên, cần giữ lại các chất trên trong hồ sinh học kỵ khí vì chúng giúp duy trì môi trường yếm khí của hồ và giảm đến mức tối thiểu mùi hôi [U.S. EPA, 1977a]. • Sửa chữa các hư hại ở bờ hồ, hàng rào, cử a...
Tổ chức đội ngũ cản bộ công nhân viên Đ ể thực hiện công tác vận hành và bảo dưỡng thường nhật, chuỗi hồ sinh học cần có một dội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ. Trình độ nhân viên phụ thuộc vào loại công việc và thiết bị cần được bảo dưỡng (ví dụ, với song chắn và thiết bị gạt cặn cơ giới, cần có kỹ sư cơ khí, nhưng không cần với song chắn và thiết bị gạt cặn thủ công), cũng như mức độ hiện đại của phòng thí nghiệm đặt trong khu vực trạm xử lý và cách cắt xén cỏ (thủ công hay dùng máy xén). Trong bảng 4.2 đề xuất tổ chức cán bộ công nhân viên cho hệ thống chuỗi hồ sinh học phục vụ số dân tính toán đến 250000 người. Với hệ thống lớn hơn, số lượng cán bộ công nhân viên có thể tăng theo tỷ lệ. 58
Bảng 4.2. Đe xuất tổ chức cán bộ công nhân viên cho hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học Dân số tính toán Người quản lý/giám sát
10 000
25 000
50 000
100 000
250 000
1
1
1
•
-
-
Kỹ sư cơ khí*2
-
-
-
1
1
Nhân viên thí nghiệm^
-
1
1
1
2
Trợ lý quản lý
-
1
2
2
2
Sô công nhân
2
4
6
10
Lái xef
1 -
1
1
1
2
Người lau rửad
1
1
3
5
5
Tổng cộng
2
6
10
15
23
a
Phụ thuộc số thiết bị sử dung.
b
Phụ thuộc mức độ hiện đại cùa phòng thí nghiệm. c
Phụ thuộc loại máy xén cỏ được sử dụng.
,
ả
Phụ thuộc vị trí và số lượng thiết bị được sử dụng. Nguồn:
Arthur, 1983.
Hút bùn Sau một đến ba năm, bùn cần được hút ra khỏi hồ sinh học kỵ khí để đảm bảo dung tích thiết kế của hồ. Khi lượng bùn chiếm 1/3 dung tích hồ, cần tiến hành hút bùn. Trong tài liệu [Mara và cs., 1992] đưa ra công thức tính toán chu kỳ hút bùn (hút bùn sau khoảng thời gian n năm) như sau:
H- ầ
( 4
' 2
6
)
Trong đó: V - thể tích hồ sinh học kỵ khí [m3|; p - dân số tính toán; s - lượng bùn tích tụ bình quân [thường bằng 0,04m3/người.năm]. Khi hút bùn, không nên hút tất cà bùn trong hồ. Một lượng nhỏ bùn cần được giữ lại trong hồ để cung cấp số lượng vi sinh vật cần thiết cho quá trình lên men kỵ khí sau đó. Chiều dày lórp bùn trong hồ sinh học kỵ khí và hồ sinh học tùy tiện có thể được lấy theo phương pháp “chiếc gậy cuốn khăn trắng”. Một chiếc gậy cuốn khăn trắng được buộc bám vào cây sào và dòng theo phương thẳng đứng xuống hồ cho đến khi chạm đáy rồi được rút lên từ từ. Dựa vào vị trí của những bông bùn bám trên gậy, ta có thể dễ dàng xác định được chiều dày lớp bùn trong hồ. Ta có thể tiến hành hút bùn thường xuyên từ phía rìa của hồ nhờ bơm. Nếu không được hút đều đặn, bùn sẽ tích tụ dần và nén lại dưới đáy hồ. Lớp bùn cũ bị nén chặt này 59
Bảng 4.3. Mẩu bảng ghi chép bảo dưỡng và kiểm tra BẢNG GHI CHÉP BẢO DƯỠNG VÀ KIỂM TRA CÔNG TRÌNH THỜI GIAN (giờ, ngày, tháng, năm):
N HIÊT Đồ:
ĐIẺU K1ẼN THÒI TIẺT :
Tram bơm (nếu 00 ): Thời gian hoạt động: Bơm số 1:................................................ Bơm số 2:............................. Chì số điện tiêu thụ: ................................................................................................................ Các vấn đề khác: (quá tải, . . . ) ................................................................................................. Đường đi lai: tình trạng (thực vật, sự c ố ,...); các hoạt động bảo dưỡng và vận hành được thực hiện....................................................................................................................................
Khu vưc xung quanh hồ: tình trạng; các hoạt động bảo dưỡng và vận hành được thực hiện
Công trình xử lý sơ bô: tình trạng; các hoạt động bảo dưỡng và vận hành được thực hiện Song chắn rác:......................................................................................................................... Hệ thống tách dầu m ỡ:............................................................................................................ TÌNH TRẠNG HỔ
Hồ số
1
2
3
Ghi chú
Màu nước Xanh Nâu-xám Đỏ- hồng Đục/trong Mùi Vât nổi. bot. váne Thưc vât nổi Trane thái bờ (xói lở, hang chuột, cỏ...) Tình trane cống dẫn và cốne xả (tắc cống) Mưc nước
(bình thường, quá cao, quá thấp)
CÁC HIỆN TƯỢNG KHÁC: các hoạt động bảo dưỡng và vận hành được thực hiện ....
Nguồn: CEMAGREF, 1985
60
rất khó bơm hút lên và phải dùng xẻng xúc lên. Việc này có thể làm mất khả năng giữ nước của hồ. Nếu bùn không được hút bò đi, thể tích hữu ích cũng như hiệu quả xử lý sẽ bị giảm và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, Quan trắc và đảnh giá hiệu quả hoạt động của hồ Ngay sau khi xây dựng chuỗi hồ xử lý sinh học, cần lắp đặt hệ thống quan trẳc cũng như tiến hành các biện pháp tương ứng kiểm soát quy trình xử lý (đầu vào, chuỗi hồ, đầu ra).Việc kiểm tra định kỳ hàng tháng (nếu có thể, kiểm tra hàng tuần) quy trình xử lý là cần thiết để đánh giá được hiệu quả xử lý của hồ cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của địa phương. Mầu nước thải phải đại diện được cho chất lượng nước thài trong công trình. Do chất lượng nước đầu vào thay đổi theo thời gian trong ngày nên cần thiết phải lấy nước thải tại nhiều thời điểm khác nhau. Bời vậy, cần phải thiết lập một quy trình lấy mẫu thống nhất. Chất lượng nước trong hệ thống chuồi hồ sinh học phải được đánh giá tối thiểu dựa vào các chi tiêu theo yêu cầu của chính quvền địa phương. Neu có điều kiện, cần phân tích cả tải lượng thủy lực vì chỉ tiêu này đặc trưng cho năng lực hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Các thông số chủ yếu thường dùng là nhiệt độ, lưu lượng, pH, Ôxy hòa tan, BOD5, hàm lượng chất lơ lửng, chỉ số Coliíbrms, Nitơ và màu nước.
Vi dụ về thiết kế hồ sinh học Hồ sinh học phục vụ dân số 100.000 người; tải lượng BOD5: 40g/ng.ngđ; lưu lượng nước thải ỈOOL/ng.ngđ; nhiệt độ nước thải: 26°c. Nồng độ Feacal Coliíòrms trong nước thải đầu ra: 1000/1 OOml. Nước thải được xử lý nhờ chuỗi hồ sinh học bao gồm hồ sinh học kỵ khí, hồ sinh học tùy tiện và các bậc hồ xừ lý triệt để. Hồ sinh học kỵ khí Lưu lượng: Q = 1 0 0x l0 '?x 100.000 = 10.000 m /ngđ. BOD 5 đầu vào: L ị - 40x1 o3/ 100 = 400 mg/L. Theo bảng 4.1, tải lượng BOD 5 tính toán Ẳv~- 350 g/m 3.ngđ. Thể tích V: ,,
y -
L:Q
l— -
400 x10000
______ _______
(4.27)
350
Với chiều sâu 3 m, diện tích vùng làm việc của hồ là 0,38 ha. Thời gian lưu nước thủy lực V/Q, là 1,14 ngày, và hiệu suất khử BOD 5 là 60%. Nạo vét bùn phải được tiến hành sau khoảng thời gian n năm, được tính theo công thức sau:
n
vỉ3
11430/3
Px0,0 4
100000x0,04
-0,95 ~ 1 nQm
(4.28)
61
Lượng bùn tích tụ lại trong hồ sinh học kỵ khí là 0,04m 3/ người.năm và phải hút bùn khi lượng bùn chiếm 1 phần 3 dung tích hồ. H ồ s i n h h ọ c t ù y t iệ n
Tải lượng tính toán được xác định theo công thức (4.11) Ẫ s = 3 5 0 ( 1 ,1 0 7 - 0 ,0 0 2 T ) T 2 ỉ
=
3 5 0 f l , ] 0 7 - ( 0 , 0 0 2 . 2 6 ) J 26 25 = 3 6 9 k g / h a .n g đ .
D iện tích của hồ xác định theo công thức (4.10) _
10LQ
_
1 0 x ( 4 0 0 x 0 , 4 ) x 10000 = 43360 m 2 .
A f~
369
Ằs
Thời gian lưu nước tín h theo công thức (4.14):
T rong đó,
E
là tốc độ bay hơi nước trong chuỗi hồ
(E = 6
m m /ngđ). V ới hồ có chiều
sâu 2 m , tính được thời gian lưu nước trong hồ là:
2x43360x2
_
f ~ 2x10000-0,001 * 4 3 3 6 0 x 6 ~
8,78
n g đ
Lưu lượng nước đầu ra:
Qe = Qi -
0 ,0 0 1 A j E = ỉ 0 0 0 0
-
( 0 ,0 0 1 X 4 3 3 6 0 X 6 )
= 9 7 3 9 ,8
m 3/ n g đ .
H ồ x ử lý s in h h ọ c t r iệ t đ ể
Ở nhiệt độ
26°c, K ỵ được tính theo (4.19): K t = 2 , 6 ( ỉ , 1 9 ) 26' 20
=
7 ,3 8
ngđ ■'
C ông thức (4.17) hoặc (4.18) có thể được biểu diễn lại như sau: ìì
10s
103[ỉ+(7,38xl,ỉ4)].[ỉ+ợ,38 x
8 ,7 8 ) ]
7 ,3 8
K ết quả:
0m = 2 1 ,9 9m
=
1 ,7 2
V ới n = 2, có thể lấy
ngày với n = 1;
ngày với n = 2. 6m
= 2 ngđ.
K iểm tra tải lượng trong hồ theo công thức (4.15):
= 900 kg/ha.ngđ.
62
Kết quả trên cao hom 75% so vói tải lượng trong hồ sinh học tùy tiện (= 0,75x369 = 276,75 kg/ha.ngđ). Do đó, -
Ảsmi
được lấy bằng 277 kg/ha.ngđ và
_ 1 0 x 0 ,3LịD _ mì
=—
; ' Kni
ỡm/ được
10x0,3 *4 00 *1 ,5
=
^
-
tính như sau:
.
---------- = ố ^ n gày
T hời gian lưu nước trong hồ x ừ lý triệt để kế tiếp được tính như sau: 108 1 0 S [ ỉ + ( 7 , 3 8 x ỉ , ] 4 ) ị [ ỉ + ( 7 ,3 8 x 8 , 7 8 ) ị [ ỉ + ( 7 , 3 8 x 6 , 5 ) ]
= 7,38
K ết quả:
<9„, = ỡm
=
0 ,4 5
ngày với n = 1; ngày với n = 2.
0 ,2 5
N ếu hồ có độ sâu 1,5 m, diện tích hồ xừ lý sinh học triệt để sơ cấp có thể được tính theo công thức (4.16):
2Qfim A mi
-
2 D + 0 ,0 0 1 E d m
2*9739,8x6,5
( 2 * 1 , 5 ) + ( 0 ,0 0 ] X 6
= 41,664m2 .
6,5)
X
L ưu lượng nước thải đầu ra: Q e = Q i - 0 ,0 0 1 A mlE = 9 7 3 9 ,8 - ( 0 , 0 0 1 x 4 1 , 6 6 4 x 6 )
=
9 4 8 9 ,8 m 3/ n g à y
Đ ối với hồ sinh học x ử lý triệt để thứ cấp: 2 * 9 4 8 9 ,8 * 0 ,4 5 m2
2844m 2
( 2 * 1 , 5 ) + ( 0 , 0 0 1 x 6 * 0 ,4 5 )
và Qe = Q i - 0 ,0 0 1 A mỉE = 9 4 8 9 ,8 - ( 0 ,0 0 1 x 2 8 4 4 x 6 ) = 9 4 7 3 m 3/ n g đ
L o ạ i bỏ B O D Sau khi được loại bỏ 90% BO D trong hồ sinh học kỵ khí, hồ sinh học tùy tiện và 25% trong m ồi bậc hồ sinh học xử lý triệt để, nước thải đầu ra có hàm lượng BO D sau lọc (không còn tảo) là:
4 0 0 X 0 ,1 X 0 ,7 5 X 0 ,7 5 = 2 2 ,5
mg/L, thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định.
Tóm tắt * H ồ sinh học kỵ khí:
• Thể tích: • Thời gian lưu nước:
* H ồ (chuỗi hồ) sinh học tùy tiện: • D iện tích tính toán: • D iện tích m ặt nước với L: • Thời gian lưu nước:
11 4 3 0 m 3 1,14 ngđ 43 360 m 2
w = 10: 1 54 200 m 2 8,78 ngđ
63
41 664 m 2
* Hồ (chuỗi hồ) sinh học sơ cấp: • D iện tích tính toán: • D iện tích tính toán với L:
w = 10: 1 52 080 m 2
• T hời gian lưu nước:
6,5 ngày. 2844 m 2
* H ồ (chuỗi hồ) sinh học thứ cấp: • D iện tích tính toán: • D iện tích m ặt nước với L:
w=10:1
3555 m 2 0,45 ngđ
• T hời gian lưu nước: 4.2. BÃI L Ọ C N G Ậ P NƯỚC 4.2.1. K h á i n iệm B ã i lọ c n g ậ p n ư ớ c
(W etlands) là hệ sinh thái ngậm nước với mực nước nông hoặc
xấp xi bề m ặt đất, và được cấy trồng các loại thực vật trong điều kiện đất ẩm. T hực vật sử dụng năng lượng m ặt trời để hấp thụ cacbon từ khí quyển và chuyển hóa thành các chất hữu cơ là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống và phát triển củ a các vi khuẩn dị dưỡng (động vật, vi khuẩn và nấm ). Bãi lọc ngập nước có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ và các chất khác. Với khả năng đó, bãi lọc ngập nước nhân tạo được sử dụng để làm sạch nước (xử lý nước thải đô thị, nông nghiệp, công nghiệp và nước mưa). Bãi lọc ngập nước được coi
như “quả thận của tạo hóa" với những đặc tính về thủy học và các chu trình hóa học, là nơi chứa các chất thải từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo [M itsch và Gosselink, 1993]. N goài m ục đích dùng để x ử lý nước, bãi lọc ngập nước còn có những lợi ích khác như tạo cảnh quan và m ôi trường sống cho con người và các loài thú. Có thể coi bãi lọc ngập nước như các
“ s iê u th ị s in h h ọ c ”
bời tính đa dạng sinh học cùa nó. N h iều loài
m uông thú (chim , bò sát, các động vật lưỡng cư, cá v.v...) sống v à phát triển trong môi trường bãi lọc ngập nước hoặc sử dụng cánh đồng ngập nước làm nơi cư trú định kỳ với m ột khoảng thời gian nhất định tro n g chu trình sổng v à phát triển [H am m er, 1992]. Bãi
lọc ngập nước còn có các giá trị cao về thẩm mỹ. 4.2.2. C á c đ ịn h n g h ĩa và th u ậ t n g ữ về b ã i lọc n g ậ p nước Bãi lọc ngập nước là hệ sinh thái ngậm nước với m ực nước nông hoặc xấp xỉ bề mặt đất, và được cấy trồng các loại thực vật có k h ả năng phát triển trong điều kiện đ ất ẩm. B ã i lọ c n g ậ p n ư ớ c n h â n tạ o
(C onstructed w etlands - C W s) được xây dựng để xử lý
nước thải hoặc nước m ưa, tuy nhiên về bản chất, việc phát triển các bãi lọc ngập nước là nhằm tạo ra và thúc đẩy m ôi trường sống tự nhiên [H am m er, 1992]. Trong những năm 80 của thế kỷ X X, thuật ngữ bãi lọc ngập nước nhân tạo bằng tiếng A nh w e tla n d s ”
64
thường được sử dụng thay vì “ constructed
w e tla n d s "
hoặc
“ a r tific ia l “ tre a tm e n t
w e tla n d s ” w e tla n d s "
tro n g các các tài liệu khoa học. Ngày nay các thuật n g ữ hoặc
" t r e a t m e n t x v e t la n d s ”
l ọ c n g ậ p n ư ớ c ( r e s t o r e ả w e t lc m d s
“ c o n stru c te d
được dùng phổ biến hơn. T huật ngữ
c ả i tạ o b ã i
” thường được dùng để biểu thị sự cải tạo hay khôi
phục các bãi lọc ngập nước đã bị suy thoái hoặc bị thay đổi về thủy học. T huật ngữ p h ụ c h ồ i b ã i l ọ c n g ậ p n ư ớ c ( M i t ì g a ỉ i o n \ v e t la n d s )
được sử dụng tro n g trư ờng hợp biểu thị các
bãi lọc ngập nư ớ c được cải tạo nhàm phục hồi các chức năng bị m ất do các dự án phát triển như x ây dự ng đường cao tốc, phát triển các khu đô thị, thươ ng mại. 4.2.3. T h ủ y h ọc và th ủ y lực tro n g bãi lọc n g ập nước C ác đ iều kiện thủy học trong bãi lọc ngập nước có ảnh hưởng tới chất lượng đất, sự phát triển củ a các dạng động vật và thực vật. Đặc tính củ a dòng chảy và khả năng giữ nước trong bãi lọc ngập nước xác định thời gian lưu nước và các chất dinh dưỡng trong hệ thống, khả năng tiếp xúc tương tác lẫn nhau giữa các th àn h phần trong hệ sinh thái. Hình thức cấu tạo, tốc độ dòng chảy, chất lượng đất và dạng cây trồng xác định các điều kiện thủy lực trong hệ thống. N ước có thể xâm nhập vào bãi lọc ngập nước dưới dạng dòng chảy vào, nước m ưa, tuyết, nước tràn bề mặt và có thể là nước ngầm . M ặt khác, nước ra khỏi hệ thống có thể thông qua dòng chảv ra, bốc hơi và thấm xuống đất. Cân bằng nước giữ a các dòng vèo và ra, và các đặc tính vật lý củ a bãi lọc ngập nước sẽ xác định chế độ thủy lực của hệ thống. K hả năng giữ nước biểu thị (. ác đặc tính thùy lực cơ bản của bãi lọc ngập nước. Đối với bãi lọc ngập nước nhân tạo
' C W s ),
dòng chảy chính được coi là dòng vào. D òng
chảy thấm thư ờ ng bị hạn chế bơi các quy định về xả nước thải do cơ quan quản lý địa p hư ơ ng ban hành. C ác thành phần dòng chảy khác phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu. K hả năng g iữ nước của bãi lọc ngập nước được m ỏ tả dưới dạng p hư ơ ng trình sau: Q v - Qr + Qtr - Q,h + Quu, + ( M - B H - T ) A = ^
.
( 4 .2 9 )
dt
T rong đó:
Q v-
lưu lượng dòng vào (m 3/ngd);
Qr -
lưu lượng dòng ra (m 3/ngđ);
Q tr- lưu lượng nước tràn bề mặt (m3/ngđ); Q th
-
lưu lượng nước thấm bờ (m 3/ngđ);
Qian - lưu lượng nước tan từ băng, tuyết (m3/ngđ); - lun lượng nước m ưa (m 3/ngđ);
M
BH T
lượng bốc hơi (m 3/ngđ);
- lượng nước thấm (m 3/ngđ);
A -
diện tích (m 2);
t - thời gian (1/ngđ); V - thể tích (m 3).
65
về lý thuyết, nước trong bãi lọc ngập nước được coi là luôn chuyển động. T uy nhiên, do các nguyên nhân: đặc tính bề m ặt đáy, hệ thống phân phối và thu nước, khả năng phân phối đều nước, v à các yếu tố khác có thể hình thành các vùng ứ đọng nước bên trong bãi lọc ngập nước. C ác “vùng chết” này không tham gia vào quá trình xử lý các chất ô nhiễm và làm giảm diện tích công tác hữu ích của bãi lọc ngập nước. Vì vậy cần tối ưu hóa các phương án thiết kể cấu tạo bãi lọc ngập nước để tránh các hiện tượng ứ đọng có
thể xảy ra. 4.2.4.
C á c d ạ n g b ã i lọc n g ậ p nư ớ c
n h â n tạ o Bãi lọc ngập nước nhân tạo có thể được phân loại theo hình thức nuôi trồng điển hình của các loại thực vật như:
hệ
thống thực vật nổi, hệ thống rễ chùm nổi và hệ thống thực v ật chìm
[B rix và
Schierup, 1989]. H ầu hết các hệ th ố n g đều
Hình 4.10.
H ệ th ố n g X L N T s ử d ụ n g th ự c vật n ổ i.
a ) H ệ t h ố n g d ỏ n g c h ả y b ề m ặ t, d ạ n g h ồ ;
sử dụng các loại cây rễ chùm, tuy nhiên
b )H ệ th ố n g d ò n g c h ả y n gầm n gan g ,
có thể phân loại theo dạng vật liệu sử
d ạ n g b ã i lọ c c h ổ n g th ấ m ; c ) H ệ t h ố n g d ò n g
dụng và chế độ dòng chảy trong hệ thống
c h ả y n g ầ m đ ú n g , d ạ n g b ã i l ọ c c h ố n g th â m . N g u ồ n : theo B rix , ỉ 993.
(H ình 4.10). H ệ th ốn g dòn g ch ảy bề m ặt H ệ th o n g d ò n g c h ả y b ể m ặ t
không khí. T rong
hệ
là hệ thống được thiết kế có lớp nước bề m ặt tiếp xúc với
thống d ò n g
ch ảy ngầm ,
m ực nước được cố định thấp hom so với bề
m ặt vật liệu. Đ ối với hệ thống d òn g chảy ngầm ngang, lớp vật liệu luôn được giữ trong trạng thái bão hòa nước; đối với hệ thống dòng chảy đứng, lớp vật liệu không ở trạng thái bão hòa vì nước được cấp khôn g liên tục m à theo các khoảng thời gian nhất định và được thấm qua lớp vật liệu (tương tự n h ư tro n g h ệ thống lọc cát gián đoạn). Tất cả các dạng bãi lọc ngập nư ớ c đều được cấy trồng ít n h ất là m ộ t loại thực vật có rễ trong m ột loại vật liệu nào đó (th ư ờ n g là đất, sỏi hoặc cát). C ác ch ất ô nhiễm được khử nhờ sự phối họp của các quá trìn h h ó a học, lý học, sinh học, lắng, kết tủa và hấp thụ vào đất, quá trình đồng hóa bởi thực vật và các sự chuyển hóa bởi các vi khuẩn [Brix, 1993; V ym azal và cs., 1998]. 66
B ãi lọc ngập nướ c tự nhiên có diện tích từ nhỏ hơn 1 ha cho tới hơn 1000 ha; khoảng 50% có diện tích trong khoảng 10 đến 100 ha. Bãi lọc ngập nước nhân tạo dòng chảy bề m ặt thường có diện tích nhỏ hơn: khoảng 60 % có diện tích nhỏ hơn 10 ha. Thông thường, tải lượng thủy lực trong các bãi lọc tự nhiên thường nhỏ hơn so với các bãi lọc nhân tạo do không được thiết kế cho mục đích xư lý nước thải [K adlec và K night, 1996]. C ác hệ th ố n g được thiết kế cho mục đích xử lý nước thải có nồng độ nitơ và phôtpho thấp (hoặc lưu giữ hoàn toàn) thường có tài lượng bề m ặt rất thấp, ngược lại đối với các hệ thống được thiết kế để xử lý các chất hữu cơ (B O D ) v à chất lơ lửng thường có tải lượng bề m ặt cao hơn. Chiều sâu mực nước trong hệ thống khoảng 5 đến 90 cm , thông thư ờ ng là 30 đến 40 cm. Hệ thống dòng chảy bề m ặt thường được sử dụng để x ử lý bổ sung và được bố trí sau các loại hồ sinh học tùy tiện hoặc hồ hiếu khí trong dâv chuyền x ử lý nước thải. H ệ th ố n g d ò n g ch ảy ngầm Ờ châu  u, các hệ thống bãi lọc dòng chảy ngầm qua đất và sỏi đ ã được ứng dụng và xây dựng rất phổ biến. Sậy
( P h r a g m ừ e s c m s t r a lis )
là loại thực vật được cấy trồng phổ
biến nhất tro n g hầu hết các hệ thống, một số hệ thống có trồng thêm các loại thực vật khác. Đ ất hoặc sỏi thường được dùng làm vật liệu trong các bãi lọc vì chúng có khả năng duy trì dòng chảy ngầm . Các hệ thống sử dụng đất thường gập các vấn đề về dòng
chảy tràn bề mặt, đối với các hệ thống sử dụng sôi thường gập các hiện tượng tắc dòng. H ệ thống dòng chảy ngầm thường có diện tích bề m ặt nhỏ (< 0,5 ha) và tải lượng thủy lực lớn hơ n so với hệ thống dòng chảy bề mặt. Ở châu  u, các hệ thống dòng chảy ngầm thường được sử dụng để xử lý bậc hai đối với nước thải sinh hoạt từ các khu vực nông thôn có dân số khoảng 4400 dân. Ở Bắc M ỹ, hệ th ố n g này được sử dụng đế xử lý bậc ba đối với nước thải sinh hoạt từ các khu vực có dân sổ lớn hơn. 4.2.5. C ơ ch ế x ử lý tro n g b ãi lọc ngập n u ó c n h ân tạo C ơ chế x ử lý chính đối với các thành phần nitơ trong bãi lọc. ngập nước nhân tạo là các quá trình nitrat hóa và khừ nitrat [Gersberg và G oldm an, 1983; R eddy và các cs., 1989]. Tại các v ù n g hiếu khí, các vi khuẩn niirat hóa ôxy hóa am ôni thành nitrat, tại các vùng thiếu khí các vi khuẩn khù nitrat chuyển hóa nitrat thành khí n itơ (N 2). Ô xy cần thiết cho quá trình nitrat hóa được cung cấp từ không khí và từ hệ rễ thực vật. Trong hệ thống d ò n g chảy ngầm đứng với hình thức tưới gián đoạn, khả năng ôxy hóa cao hơn nên hiệu q u ả nitrat hóa đạt cao hơn nhiều so với hệ thống đất bão hoà nước. C ây trồng hấp thụ n itơ và tổng hợp thành sinh khối. Tuy nhiên sự hấp thụ n itơ bởi cây trồng thường có tốc độ thấp hơn so với quá trình khử nitrat. N goài ra, sự phân hủy các chất ô nhiễm cũng được thực hiện bởi các quá trình khác. Các vùng kỵ khí cũng thường được hình thành trong bãi lọc ngập nước nhân tạo, và các
67
chất ô nhiễm cũng được khử trong điều kiện kỵ khí tại các v ù n g này. C ác vi k h u ẩn kỵ khí có thể phân hủy các hợp chất hữu cơ và khử nitrat. Q uá trình khử n itrat chỉ có thề xảy ra trong điều kiện không có ôxy và giàu cacbon hữu c ơ (nguồn dinh dư ỡ n g cho các vi khuẩn khử nitrat). Q uá trình khử phôtpho trong bãi lọc ngập nước xảy ra chủ yếu bởi các p h ả n ứ ng hấp thụ và kết tủa cùng các nguyên tố khoáng chất như nhôm (A l), sắt (Fe), canxi (C a), và m ùn sét trong đất trầm tích [R ichardson, 1985]. Các trạng thái đất ẩm và khô trong các giai đoạn luân phiên làm tăng khả năng cố định phôtpho trong lớp trầm tích [B ayley và cs., 1985; Sah và M ikkelsen, 1986]. Sự hấp thụ phôtpho bởi thực vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống có tải lượng bề m ặt thấp [R eddy và D e B usk, 1985; B reen, 1990]. Các virus, m ầm bệnh được khử trong bãi lọc ngập nước bằn g các q u á trìn h lắng, lọc và tiêu hủy tự nhiên trong m ôi trư ờng không thuận lợi [L ance v à cs., 1976; G ersb erg và cs., 1987; W atson và cs., 1989]. N goài ra, các vi khuẩn cũng bị ảnh h ư ở n g bởi các chất kháng sinh tiết ra từ hệ thống rễ th ự c vật [Seidel v à cs., 1978]. B ức x ạ tử ngoại cũng đóng vai trò lớn trong quá trình khử trùng đối với hệ thống có lớp nước bề m ặt. Bảng 4.4. Các cơ chế xử lý ô nhiễm trong bãi lọc ngập nước. Thành phần Chất lơ lừng BOD
Cơ chệ xử lý Lắng/ lọc và phân hùy. Phân hủy bằng các vi khuẩn (hiếu khí và kỵ khí). Lắng (tích đọng các thành phần hữu cơ/ bùn trên bề mặt trầm tích).
Nitơ
Amôn hóa tiếp theo nitrat hóa và khử nitrat bằng vi khuẩn. Hấp thụ bằng thực vật. Làm bay hơi amôniac.
Phôtpho
Hấp thụ (phản ứng hấp thụ - kết tủa cùng các khoáng chất: nhôm, sắt, canxi, và mùn sét trong đất). Hấp thụ bời cây trồng.
Vi trùng
Lắng/ lọc. Tiêu hủy tự nhiên. Bức xạ tử ngoại. Chiết suất kháng sinh từ rễ thực vật.
M ột phần nhỏ các nguyên tố kim loại cũng được hấp th ụ v à k ết hợp cù n g các khoáng chất hữu cơ và được tích tụ trong bãi lọc ngập nước dưới d ạn g trầm tích. S ự hấp thụ bởi thực vật và chuyển hóa bởi các vi khuẩn cũng có thể đỏng vai trò quan trọ n g tro n g x ử lý kim loại [W atson và cs., 1989]. C ơ chế của các quá trình khử các chất ô nhiễm trong bãi lọc ngập n ư ớ c nhân tạo được nêu trong bảng 4.4.
68
4.2.6. Khả năng xử lý T ất cả các dạng bãi lọc ngập nước đều có khá năng k h ử chất lơ lửng với hiệu quả cao. N ồng độ chất lơ lửng trong nước sau xử lý trung bình nhỏ hơn 20 m g/L và thường dưới 10 m g/L. Đ ối với hệ thống dòng chảy bề mặt có diện tích m ặt nước tiếp xúc với không khí lớn, hiệu quả xử lý chất lơ lửng thường thấp hon do k h ả năng phát triển của các loại rong, tảo. C ác bãi lọc loại này cần được thiết kế có độ sâu m ực nước thấp, cấy trồng các loại thực vật nổi với m ật độ lớn tại khu vực thu nước để loại bỏ tảo trước khi xà nước ra nguồn tiếp nhận. Thực vật nổi trồng trên bề m ặt nước sẽ hạn chế khả năng phát triển tảo do ngăn cản quá trình quansỉ họp của các loài thực vật sống trong nước. Bãi lọc ngập nước có khả năng xử lv BOD cao. nồng độ B O D tro n g nước sau xử lý thường nhỏ hơ n 20 m g/L. Trong tất cả các dạng bãi lọc đều có chu trình tuần hoàn cacbon riên g sản sinh lượng BO D thấp (1 h-3 mg/1), vì vậy B O D trong nước sau xử lý thường trong m ức giới hạn thấp [Kadlec và Knight, 1996]. Thậm chí đối với những khu vực có điều kiện khí hậu thấp hoặc có khả năng đóng băng vào m ùa đông, BOD trong nước sau xử lý vẫn đạt ở m ức thấp [Brix, 1998]. K hả năng k h ừ n itơ và phôtpho của bãi lọc ngập nước nhân tạo có thể không ổn định và phụ thuộc vào các đặc tính thiết kế và tái lượng chất bẩn. Sự gia tăng lượng sinh khối dư và các kho áng chất là cơ sở bền vừ n s cho quá trình khử phôtpho trong bãi lọc ngập nước. Đ ể đạt đư ợ c hiệu quá xử lý phôtpho íhường phải m ất m ột thời gian lâu. Bãi lọc dùng trong m ục đích x ử lý phôtpho thường lớn và tiếp nhận nước thải loãng hoặc nước thải đã được x ử lý sơ bộ. Bãi lọc ngập nước có khả năng x ử lý niíơ dễ hơn so với phôtpho. C ác h ợ p chất n itơ được các vi khuân chuyển hóa thành khí n itơ và thoát ra khí quyển. Q uá trình ôxy hóa thường giới hạn khả năng khử nitơ, vì vậy cấu tạo của bãi lọc
và thành phần các chất ô nhiễm trơng Iiưưc thải cỏ ảnh hường lớn tới khả năng khử nitơ. Các hệ thống d òng chảy ngầm thường đạt hiệu quả khử nitơ ở m ức 30+40% ; đối với hệ dòng chảy bề m ặt có tải trọng bề mặt thấp hơn và thường có hiệu quả khử nitơ đạt cao hơn 50%. Bãi lọc ngập nước có khả năng lưu giữ tốt một số kim loại nặng. Tuy nhiên khả năng lưu giữ kim loại của bãi lọc thường có giới hạn nhất định, trong trường hợp quá tải, nồng độ kim loại có thể đạt ngưỡng gây độc cho hệ thực vật trong hệ thống. Vì vậy không nên sử dụng bãi lọc ngập nước đế xử lý các loại nước thải có nồng độ kim loại nặng cao. Bãi lọc ngập nước nhân tạo có khả năng khử vi trùng thông qua các quá trình tiêu hủy tự nhiên, nhiệt độ thấp, bức xạ tứ ngoại, thức ăn cùa các loại động vật trong hệ thống, lắng đọng. T hông thường thời gian lưu giữ nước trong bãi lọc lâu nên khả năng khử khuẩn cao đặc biệt là đổi với hệ thống bãi lọc ngập nước trồng câỵ. C ác loại thực vật trồng trong bãi lọc thường có năng suất phát triển cao vì thế nhu cầu hấp th ụ các chất din h dưỡng cũng đáng kể. K hả năng hấp thụ của thực vật có thể
69
khử các chất dinh dư ỡ ng trong nước thải, chuyển h ó a thành sinh khối và được định kỳ thu hoạch ra khỏi hệ thống. T uy nhiên, bãi lọc ngập nước nhân tạo được sử dụng với m ục đích x ử lý nước thải, lượng chất đinh dưỡng được khử do th u hoạch cây trồ n g thường không đáng kể so với tải lượng dinh dưỡng cần loại bỏ từ nư ớ c thải (xem cụ thể tại phần chức năng của thực vật). 4.2.7. L ợi ích c ủ a b ã i lọc n g ậ p nư ớ c n h á n tạ o T ất cả các dạng bãi lọc tự nhiên hay nhân tạo đều góp phần p h át triển đa d ạng sinh học của các loài động vật và thực vật và có giá trị thẩm m ỹ đối với cộ n g đồng. S ự p h á i triển của h ệ sinh vật và c h u ỗ i dinh dư ỡn g tro n g b ã i lọ c n g ậ p nư ớc Các dạng thực vật phát triển v à chuồi dinh dưỡng củ a ch ú n g phụ thuộc vào m ôi trường vật lý tro n g bãi lọc. C ác bãi lọc ngập nước tự nhiên là n h ữ n g hệ sinh thái có năng suất phát triển cao do sự phong phú về nước và các ch ất d in h d ư ỡ n g có tro ng tầ n g đất bề m ặt của trái đất [M itsch v à G osselink, 1993]. V í dụ, tro n g hệ th ố n g bãi lọc ngập nước bề m ặt có m ực nước nông, các thực vật nổi sẽ hạn chế sự p h át triển của tảo tro n g nước do khả năng tạo bóng ngăn cản quá trình quang hợp củ a các loại thực vật trong nước như rong, tảo. N ếu sự phát triển củ a tảo là cần thiết nhằm tă n g cư ờng chuỗi th ứ c ăn cho các loài thủy sinh (như cá, tôm , c u a ...), thì hệ thống cần đư ợ c thiết kế với m ực nước sâu và có không gian m ặt nước. N gư ợc lại, để phục vụ cho m ụ c đ ích xử lý chất lơ lửng và tảo, bãi lọc ngập nước cần có m ực nước bề m ặt nông và cấy trồ n g các loại thực vật nổi đặc biệt là tại khu vực th u nước ra khỏi hệ thống nhằm n g ăn cản sự p h át triển của tảo. Trong m ột số trư ờng hợp, ngoài m ục đích làm sạch và nâng cao chất lượng nước, bãi lọc ngập nước nhân tạo còn có công dụng nuôi trồ n g các sản phẩm đ ịa phương như nuôi trai nước sạch hoặc tạo điều kiện giải trí như c âu c á ... Tuy nhiên cần có sự quan tâm chặt chẽ tới các cô n g tác quản lý v à vận h àn h đối với các loại bãi lọc ngập nước dùng cho m ục đích nuôi tôm hoặc các dạng thùy sản khác đặc biệt là ảnh hường của vi khuẩn v à m ầm bệnh. M ô i trư ờ n g sổ n g của các lo à i ch im và đ ộn g vật h o a n g dã M ột trong những lợi ích của bãi lọc ngập nước nhân tạo là k h ả n ăn g tạo m ôi trư ờng sống và làm phong phú các loài chim . T ăng cường sự đ a d ạn g c ủ a các yếu tố vật lý trong băi lọc ngập nước sẽ làm tăng tính đa dạng sinh học tro n g hệ thống. V í dụ, số lượng các loài chim nước sẽ tăng nếu m ặt bằng bãi lọc được th iết kế xen kẽ các phần không gian m ặt thoáng nước m ặt phủ thực vật nổi và tạo các khu vực đất nổi. C ác loài chim lội như cò, sếu ưa sống tại các khu vực có m ực nước nông, có các loại thực vật thưa, các vùng đầm ven biển và các khu vực tiếp giáp g iữa các v ù n g nước sâu và đất khô có m ôi trư ờng thuận lợi cho việc sinh sàn củ a các loài cá là n g u ồ n th ứ c ăn củ a các loài chim lặn và lội. C ác bãi lọc ngập nước rộng có khả năng c u n g cấp nguồn thức ăn và m ôi trư ờng sống tốt cho các loài chim ăn thịt như chim ưng, d iều hâu. N ếu cùng tồn
70
'tại các loại cây sống và chết trong bãi lọc sẽ tạo điều kiện cho các loài chim xây tổ và sinh sống lâu dài. C ác loại động vật có vú như các loài chuột, cũng có thể sống và tồn tại trong các bãi lọc nhân tạo. Để có được các lợi ích như thu hút sự phát triển của các loài chim , các bãi lọc nhân tạo cần được đầu tư, có chi phí vận hành và sự chấp nhận, ủng hộ của cộng đồng. L ợ i ích đ ố i vớ i con n g ư ờ i C on người có thể sử dụng bãi lọc nhân tạo cho các m ục đích tạo cảnh quan và giải trí. C ác bãi lọc ngập nước lớn có thể sử dụng cho mục đích câu cá hoặc săn bắn và gieo trồng các loại cây ăn q uả như đậu h ạ t ... C ác bãi lọc ngập nước nhân tạo cần được thiết kế kết họp sử dỊing cho các m ục đích giải trí như tập thể dục buổi sáng, đi bộ. chạy, đi xe đạp và ngắm các loài th ú hoang dã. M ột số bãi lọc nhân tạo lớn có thể được thiết kế kết họp thành các công viên sinh thái phục vụ cho các m ục đích giải trí của cộng đồng. Việc dạo chơi trên các đườ ng m òn và ngắm phong cảnh giúp cho công chúng có được thời gian thư giăn đồng th ò i cảm nhận được sự đa dạng của cuộc sống tự nhiên trong các bãi lọc. Mục đích phục vụ giải trí sẽ giúp cho cộng đ ồng hòa nhập với tự nhiên và chấp nhận sự có m ặt của các bãi lọc nhân tạo bên cạnh các đô thị. Đ ây là yếu tố quan trọng nhằm ỉôi cuốn sự ủng hộ của công chúng trong các công tác xây dựng, bảo vệ và duy trì hoạt động của các bãi lọc. 4.2.8. T h iế t k ế b ã i lọc n g ậ p n ư ớ c n h â n tạo Các bãi lọc ngập nước nhân tạo phục vụ mục đích xử lý nước thải có thể được phân loại theo hình thức phân phối nước và hướng của dòng chảy. Các đặc tính thủy lực của dòng chảy tro n g hệ thống có ý nghĩa quan trọng tới còng tác thiết kế, vận hành và bảo dưỡng. Vì vậy các loại hệ thống dòng chảy ngang và dòng chây đứng sẽ có những đặc điểm khác nhau cơ bản về thiết kế. B ã i lọc n gập n ư ớ c nhân tạo dòng chảy ngang T hiết kế bãi lọc ngập nước nhân lạo bao gồm: tính toán thủy lực hệ thống; tính toán thiết kế theo số dân cần phục vụ; thiết kế cắu tạo và lựa chọn các thiết bị, vật liệu. X á c đ ịn h q u y m ô , k í c h t h ư ớ c v à q u y h o ạ c h m ặ t b ả n ịĩ
Q uy m ô kích thước và các đặc tính vật lý của hệ thống phụ thuộc vào đ ịa hình, địa chất và tính chất của đất nền tại khu vực thiết kế. Đẻ xác định được quy m ô và các
thành phần trong hệ thống bãi lọc ngập nước nhân tạo cần tiến hành thiết kế thủy lực và tính toán m ức độ xử lý cần thiết đàm bảo làm sạch các chất ô nhiễm . T hiết kế thủy lực hệ thống bãi lọc ngập nước nhân tạo cần đề cập tới một số yếu tố: bãi lọc ngập nước nhân tạo không phải là hệ thống tĩnh; sự biến đổi theo thời gian của các đặc tính vật lý và các điều kiện m ôi trư ờ ng hình thành làm thay đổi chế độ thủy lực trong hệ thống. C ác phươ ng pháp tính toán thủy lực truyền thống đối với hệ thống dòng chảy ngầm
71
được thực hiện theo định luật D arcy, đối với hệ dòng chảy bề m ặt th ư ờ n g áp dụng các công thức tính toán m ương hở. H iện nay, do sự phát triển của tin học, nhiều m ô hình tính toán cũng đã được thiết lập và ứng dụng. C ông thức D arcy: (4.30)
Trong đó: Q -
lưu lượng trung bình của dòng chảy qua
bãi lọc (m 3/ngđ);
Ả: - hệ sổ dẫn thủy lực (m/ngđ); Ac-
diện tích m ặt cắt ngang của bãi lọc (m 2);
s w- độ dốc thủy lực (m/m). C ác yếu tố cần đề cập tới trong tính toán thủv lực bao gồm : độ dốc k h u vực; độ dốc m ực nước; lực cản m a sát do các thành phần thực vật, m àng sinh học; v ậ t liệu; độ sâu m ực nước; chu kỳ cấp nước và làm khô; khả năng tắc dòng trong hệ thống. N goài ra còn có thêm các yếu tố như cường độ mưa, lượng m ưa lớn nhất và thấp nhất tại khu vực. Bãi lọc cần được cấp nước bằng hệ thống cống phân phổi và hệ thống quản lý m ực nước. K hả năng xử lý các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên các m ô h ìn h tính toán tốc độ phân hủy các chất ô nhiễm theo phương trình vi phân cấp m ột. K ết q u ả tính toán cho phép xác định diện tích cần th iết củ a bãi lọc nhằm đáp ứng m ức độ làm sạch các chất ô nhiễm trong nước thải, hoặc lưu lượng nước thải có thể xử lý được. P h ư ơ n g pháp tính được ứng dụng nhiều nhất là phư ơ ng pháp đề cập tới nồng độ nền củ a chất ô nhiễm (k-C *), là nồng độ chất ô nhiễm sẵn có hoặc được tạo thành bời bản th ân bãi lọc ngập nước nhân tạo [K adlec và K night, 1996]. (4.31)
(4.32) Trong đó: q
- tải lượng thủy lực (m /ngđ);
Ả: - hệ số tốc độ phần hủy bậc nhất (m /ngđ);
c v- nồng độ chất ô nhiễm đầu vào (m g/L); Cr - nồng độ chất ô nhiễm sau x ử lý (m g/L);
c*~ nồng độ nền của chất ô nhiễm trong hệ thống (m g/L). Phương pháp này cho phép tín h diện tích cần thiết để xử lý chất ô nhiễm :
72
(4.33)
A =Q
k l Cr-C )
Trong đó: Q - Lưu lượng (m3/ngđ);
Giá trị c * phụ thuộc vào dạng hệ thống, dạng thực vật, dạng và nồng độ chất ô nhiễm củ a nước thải được xử lý [Kadlec và Knight, 1996]. G iá trị nồng độ nền (C*) điển hình đối với các dạng chất ô nhiễm có thê lấy như sau: TSS 2-Ỉ-5 m g/L, B O D l-ỉ-5 m g/L, tổng -N < 1,5 m g/L, tổng-P < 0,02 mg/L, và ĩaecal coliíòrm s < 300 mg/L. Hệ sổ tốc độ phân hủy bậc nhất phụ thuộc vào thành phần chất ô nhiễm và dạng bãi lọc. Đối với m ột số chất ô nhiễm , giá trị của hệ sổ nàv còn phụ thuộc vào điểu kiện nhiệt độ.
(4.34)
k ,= k ,J T'2iì) Trong đỏ: k t-
giá trị của hệ số tốc độ phân hủy bậc nhất tại nhiệt độ
k 20 ~
T
(m /năm );
giá trị của hệ số tốc độ phân hủy bậc nhất tại nhiệt độ 20 ° c (m /năm );
9 -
hệ số điều chỉnh nhiệt độ;
T -
nhiệt độ (°C).
Trên bảng 4.5 nêu giá trị của các thông số cơ bủn dùng trong tính toán thiết kế bãi lọc ngập nước dòng chảy ngang. P hâ n đơ n nguyên
Bãi lọc ngập nước nhân tạo cần được thiết kế có sổ đơn nguyên ít nhất là 2, các đon
nguyên được vận hành song song, số đơn nguyèn có thể nhiều hơn 2, tuy nhiên cần xem xét tới các yếu tố kinh tế, địa lý, yèu câu vè chầt lượng nưưc sau xừ lý. T ăng số đơn nguyên sẽ làm tăng diện tích, số lượng hệ thống phán phối và thu nước nên tăng chi phí đầu tư của hệ thống. Bảng 4.5. Các thông số thiết kế Ctf bản đối vói bãi lọc ngập nước nhân tạo dòng chảy ngang. D òng chày bề mặt
D ò n g chảy ngầm
Chất ô nhiễm k 20 (m /năm) BO D s TSS T ô n g -N
0
k20 (m /năm )
0
34
1,00
180
1,00
1000*
1,00 1,05
3000* 27
1,00 1,05
1,00
12
1,00
1,00
95
1,00
T ông-P
22 12
F aecal C o liíòrm s
75
*: Giá trị ước tính Nguồn:
Kadlec và Knight, 1996
73
H ình dạng của các đơn nguyên và bờ đắp phân cách cũng là các yếu tố quan trọng. Tạo ra các vùng sâu tro n g các đ ơ n nguyên sẽ có ích cho quá trình x ử lý. T hiết kế bãi lọc với hình dạng bất quy tắc sẽ làm tăng khả năng quản lý về thủy lực và phân phối nước, làm giảm khả năng x u ất hiện dòng chày tắt trong hệ thống và làm tăn g chất lượng nước sau xử lý. Tỷ lệ g iữa các kích thước (chiêu dài/ chiều rộng) của bãi lọc đ ư ợ c xác định dựa trên các đặc tính thủy lực của hệ thống và cần xem xét tới các yếu tố n h ư đ ịa hình khu vực, diện tích xây dự ng có thể và các tác động của hệ thống tới m ôi trư ờ n g xung quanh. T hông thường, tỷ lệ giữ a chiều dài và chiều rộng của bãi lọc thư ờ ng được lấy lớn hơn hoặc tối thiểu bằng 4.
Hình 4.11.
C á c p h ư ơ n g á n p h â n p h ố i v à th u n ư ớ c ,
a ) D ò n g c h á y b ề m ặ t ; b ) H ệ th ố n g th u n ư ớ c b ã i l ọ c n h â n tạ o d ò n g c h à y n g a n g - n g ầ m ; c ) H ệ t h ố n g p h â n p h ố i n ư ớ c b ã i l ọ c n h â n tạ o d ò n g c h á y n g ầ m .
74
c ẩ u t r ú c h ệ th ổ n g p h â n p h ổ i n ư ớ c v à th u n ư ớ c
Hệ thống phân phối và thu nước là các thành phần chính của bãi lọc. c ấ u trúc của hệ thống phân phối nước có ảnh hường lớn tới hiệu quả xử lý cùa bãi lọc ngập nước. Hệ thống phân phối và thu nước cần được thiết kế đảm bảo phòng chống được các sự cô, có khả năng điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, đơn giản, thụận tiện trong vận hành và bảo dưỡng. Hệ thống phân phối và thu nước thường được trang bị các thành phần như ống, van khóa, hổ van, giếng phân dòng, rãnh, mương. Đối với các khu vực có khí hậu lạnh, băng tuyết vào m ùa đông, hệ thống phân phối nước cần được bố trí ngầm và có các biện pháp ngăn ngừa đóng băng nước trong đường ống như bọc cách nhiệt hoặc trang bị các thiết bụnhiệt. Hệ thống thu nước cần được thiết kế đảm bảo khả năng thu hồi, đ iều chỉnh được m ực nước trong bãi lọc đồng thời có thể thoát toàn bộ nước khỏi hệ thống khi cần thiết. Trên hình 4.11 m ô tả các phương án cấu tạo hệ thống phân phối và thu nước.
H ì n h 4 .1 2 . B iế u đ ồ x ú c đ ịn h lo ạ i vợ t liệ u và k íc h c ỡ h ạ t s ừ d ụ n g c h o bãi lọ c nhân tạo d ò n g ch à y ngang.
ủ y ban C hâu  u cũng ban hành tài liệu hướng dẫn thiết kế xây dựng hệ thống x ử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên ( 2001 ), trong đó có hạng mục riêng về bãi lọc nhân tạo. T heo tài liệu hướ ng dẫn này, diện tích công tác của bãi lọc được lựa chọn theo dạng và m ức độ ô nhiễm của nước thải. Đối với các yếu tố vật lý và các kích thước của hệ thống, tài liệu có hư ớ ng dẫn lựa chọn số đơn nguyên, độ dốc, vật liệu, cây trồng. N goài ra các yếu tố về điều kiện địa hình, vận hành, các ưu điểm và hạn chế về kỹ thuật cũng được đề cập tới.
75
B ã i lọc nhân tạo dòn g chảy đứ n g Trong bãi lọc nhân tạo dòng chảy ngang thường c ó những vùng đ ấ t bão hoà nước, tại đó hàm lượng ôxy thấp, khả năng nitrat hóa tại những vùng này bị hạn c h ế nên bãi lọc thường đòi hỏi có diện tích lớn. Đ ể tăng k h ả năng truyền dẫn ôxy đến các tầng đất, m ột
dạng bãi lọc khác được áp dụng với thiết kế dòng chảy đứng và sử dụng các vật liệu không bão hòa nước như cát hoặc đá sỏi. V ì những vật liệu này không bão hoà nước nên những hệ thống dòng chảy đứng có khả năng truyền dẫn ôxy cao hơn. N hững bãi lọc nhân tạo dòng chảy đứng đòi hỏi diện tích nhỏ hơn, có k h ả năng nitrat hóa cao hơn và vì vậy được áp dụng phổ biến hơn ở những nơi có các quy định chặt chẽ về chất thải. M ột vài các nước châu  u như Áo, Đ an M ạch, Pháp, và Đ ức đã ban hành các tài liệu hướng dẫn chính thức về thiết k ế và xây dựng bãi lọc nhân tạo dòng chảy đứng. Thành phần cơ bản của bãi lọc nhân tạo dòng chảy đứng bao. gồm phần xử lý sơ bộ; hệ thống bom ; lớp cát lọc; m ột hệ thống phân phối nước trên bề m ặt và hệ thống ống thu nước dưới đáy để thu nước sau xử lý. Nước thải bắt buộc phải được xử lý sơ bộ trước khi phân phối lên bề m ặt bãi lọc dòng chảy đứng để giảm thiểu nguy cơ tắc trong hệ thống ống và lớp vật liệu lọc đứng. Tuy nhiên cũng có những hộ thống hoạt động với công đoạn xử lý sơ bộ nước thải chỉ hạn c h ế loại bỏ những vật lớn có
i>
Xử lý sơ bộ
1 i 1
i
thống này đòi hỏi phải có diện tích bãi lọc
í
!
lớn hơn và hoạt động cũng khác các hệ
kích thước hơn 2m m , nhưng những hệ
y
thống truyền thống.
1
1
1 1
1 l
1 - .....“ 1 L,---------^ S ---T Í
1 1
1 1 1 1 1
............ n
1 1 Li----------
1----------p 3-------
H ì n h 4 .1 3 . S ơ đ ồ c ấ u tạ o b ã i lọ c n h â n tạ o
Nước thải đã xử lý sơ bộ được phân phối
dòn g ch áy đứng.
trên bể m ặt của bãi lọc có cấy trồng thực vật (hình 4.13). Các chất ô nhiễm được xử lý bởi các v s v phát triển trong lớp cát lọc và các chùm rễ cây. Đ iều quan trọng là lớp vật liệu lọc không được bão hoà hoặc ngập nưóe để đấm bảo khả năng duy trì mức độ ôxy cao trong lớp vật liệu lọc [Brix và Schierup, 1990]. Lau sậy
( P h r a g m ite s a u s t r a lis )
là thực v ật thường được dùng để gieo trồng, tuy nhiên
các loại thực vật khác có khả năng chịu được m ôi trường nước thải cũng có thể được sử dụng. Chức năng chính của thực vật là không làm hệ thống bãi lọc bị tắc. N ếu như hệ thống bãi lọc được xây dựng ở các vùng ôn đới thì sự có m ặt của thực vật cũng giúp cho hệ thống không bị đóng băng vào m ù a đông [Brix, 1994, 1997]. Sau khi thấm qua hệ thống lọc, nước thải đã xử lý được thu bởi hệ thống ống thoát có thông k h í b ố trí ở dưới đáy lớp vật liệu lọc. Đ ể tăng cường k hả năng xử lý nitơ, nước sau xử lý có thể được tuần hoàn lại công đoạn xử lý ban đầu hoặc về giếng bơm để tăng cường khả năng k h ử nitrat và ổn định hoạt động của hệ thống.
76
Độ sâu thông thường của hệ thống lọc tối thiểu là l,4 m bao gồm tầng thu nước tối thiểu 0,2 m gia cố bằng đá cuội, sỏi thô; lớp vải địa kỹ thuật; l , 0 m cát lọc, và trên cùng là m ột lớp phủ bề m ặt 0,2 m. Thêm vào đó, phần bờ bao xung quanh cao 0 ,2 m để ngăn nước tràn từ khu vực xung quanh vào bãi lọc. Tại đáy bãi lọc phải được ló t bằng m àng chống thấm dày ít nhất 0,5m m . M àng chống thấm đựơc bảo vệ bởi hai lớp vải địa kỹ thuật trên và dưới. Tầng thu nước có bô trí hệ thống ống thu nước được gia cố phía trên bằng sỏi thô (Ộ8 -ỉ-16 m m ). Các ống thu nước được nối m ột đầu với ống thoát nước chính để thoát nước từ đáy bãi lọc ra giếng thu bên ngoài. Các ống đứng thông hơi cho hệ thống thu nước được bố trí cao hơn bề mặt bãi lọc khoảng 0,3 m (hình 4.14) để thông
khí cho hệ thống thu nước và lớp vật liệu lọc.
Bọc chống thấm H ì n h 4 .1 4 . M ặ t c ắ t đ ứ n g b ã i lọ c d ò n g c h ả y đ ứ n g .
H ì n h 4 .1 5 . Đ ồ th ị c ỡ h ạt d ù n g lự a c h ọ n vậ t liệ u b ã i lọ c n h â n t ạ o d ò n g c h ả y đ ứ n g .
V ật liệu lọc có thể là cát với d |0 từ 0,25 đến 1,2 m m ,
từ 1 đến 4 m m , và hộ số
đồng nhất (U = d 60/d |0) cần nhỏ hơn 3,5 (hình 4.15). Tỷ lệ tạp chất trong vật liệu lọc như các thành phần đất sét và phù sa (cỡ hạt nhỏ hon 0,125m m ) phải thấp hơn 0,5% . Trong thực tế, chỉ sử dụng cát đã được rửa. Chiều sâu công tác tối thiểu là l,0 m , và bể m ặt bãi lọc cần san phẳng. Để cát lọc không trôi xuống tầng thu nước, cần b ố trí lót ngăn cách
77
giữa hai tầng bằng m ột lớp vải địa kỹ thuật m ở hoặc bằng m ột lớp cuội sỏi đ ể ngăn không cho cát lọt qua và làm tắc tầng thoát nước. Chú ý không nên nén chặt cát trong quá trình thi công và vì vậy không nên dùng m áy m óc hạng nặng trên nền bãi lọc trong quá trình thi công xây dựng. Nước thải được phân phối đều trên bề m ặt bãi lọc bởi hộ thống ống phân phối có áp. Các ống này nên có đường kính thích hợp để có thể dẫn nước và không bị tắc và cần có lỗ đặt ở đáy ống với khoảng cách lỗ là 0,4 4- 0,7m. Đ iều quan trọng là toàn bộ hệ thống hoạt động dưới áp lực trong m ột khoảng thời gian đủ dài để đảm bảo sự phân phối đều nước trên toàn bộ bề m ặt bãi lọc. Trong thực tế, lưu lượng bơm ít nhất phải lớn gấp 3 lần lưu lượng của hệ thống phân phối để đảm bảo cho nước luôn bao phủ bề mặt. Tần suất bơm hoạt động thông thường vào khoảng 8 -r 12 lần m ột ngày
và khi nưóe được
tuần hoàn lại trong hệ
thống thì tần suất có thể tăng đến 16 -ỉ- 24 lần m ột ngày. Nếu cần thì hệ thống ống phân phối có thể được chống băng giá bằng m ột lớp vỏ bào gỗ hoặc vỏ sò đặt trên bề m ặt (hình 4.16). Tác độ n g m ôi trường Trong bảng 4.6 trình bày tóm tắt những điều cần chú ý để giảm thiểu các tác động của bãi lọc. Các kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ có thể lưu lại trong hệ sinh vật
Lớp đá phủ
Lớp vỏ bào gỗ hoặc vỏ sò
Cát lọc
thông a u a quá trình tích tụ sinh học và cuối cùng đạt ngưỡng độc hại không nên thải ra ngoài m ôi trường. C ác chất
Tầng thu nước với hệ thống ống thoát
rắn lơ lửng và BO D trong nước thải cần được xử lý sơ bộ nhằm đảm bảo mức độ ôxy hoà tan thích hợp trong các bãi lọc. Các chất ô nhiễm có nhu cầu tiêu thụ ôxy cao trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra các điều kiện kỵ k h í không tốt
Vải địa kỹ thuât Mảng chống thấm Vải địa kỹ thuật
H ì n h 4 .1 6 . C h i tiết c á c tầng lọ c tro n g b ã i lọ c d ò n g c h ả y đứng.
cho đời sống thủy sinh. V iệc tạo ra các bãi nổi trong hệ thống cũng làm tăng sự đa dạng về các loài chim . 'N hững vùng nước sâu sẽ làm tăng thời gian lưu nưóc và khả năng xử lý nước củ a hệ thống, đồng thời cũng sẽ cung cấp m ôi trường sống tốt cho cá. C ác vùng nước h ở không nên kết nối với nhau theo m ạch của dòng chảy m à nên b ố trí xen kẽ với những vùng nước nông được trồng cây dày đặc. Sự đa dạng của các loài thực vật trong bãi lọc cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng của các loài động vật và vì vậy ảnh hưởng đến đời sống hoang dã của bãi lọc. K hông nên thực hiện các biện pháp quản lý m ang tính can thiệp nhân tạo để loại bỏ m ột số loài thú có hại. Nên thực hiện các biện pháp tự nhiên có hiệu quả như nuôi cá bắt m uỗi để diệt m uỗi. Sự tiếp cận của con người với bãi lọc và sự chuẩn bị cũng như cung cấp thông tin là rất quan trọng để đảm bảo công chúng có hiểu b iết về bãi lọc và tác dụng củ a chúng.
78
C ác vấn đ ể có th ể nảy sinh C hất lượng nước và môi trường sống ở bãi lọc nên phù hợp với m ột số sinh vật có thể kiểm soát trứng m uỗi m ột cách tự nhiên như cá và các côn trùng khác. N gãn ngừa khả năng tiếp cận đến những vùng có các loài bò sát độc như rắn độc và cá sấu. Các sự cố
ngoài m ong muốn (chết đuối) cũng là một vấn đề có thể xảy ra ở những vùng nước sâu. C hính vì vậy m à các lối đi trên vùng nước sâu ncn có lan can bảo vệ. K hông nên tiêu thụ cá và động vật hoang dã từ các bãi lọc. 4.2.9. T h ự c v ậ t tro n g bãi lọc Phần lớn thực vật thủy sinh ở các bãi lọc là các loại thực vật vĩ m ô (m acrophytes) bao gồm các loại cây sống dưới nước như thực vạt hạt kín, bèo, rêu nước và m ột số loại tảo lớn. Thực vật sử dụng năng lượng mặt trời để đồng hoá các bon vô cơ từ không khí và sản sinh vật chất hữu cơ, những chất này cung cấp năng lượng cho động vật, vi khuẩn và nấm. C húng cũng có khả năng phân hủy và chuyển đổi các chất hữu cơ và các chất khác. Thực vật cũng có vai trò nhất định trong xử lý nước thải. Có ba loại thực vật điển hình thường được dùng trong các bãi lọc (hình 4.17), được phân loại theo hình thức sống và phát triển [Brix và Schierup, 1989; Cronk và Fennessy, 2001; W etzel, 2001]: Bảng 4.6. Các vấn đé cần lưu ý nhầm giảm thiểu ảnh hưởng của bãi lọc tói mỏi trường xung quanh
Lưu ý về chất lượng nước: • X ử lý s ơ bộ các c-hất hữu cơ và kim loại
=> Tránh ảnh hưởng đ ộc hại lên hệ sinh vật;
đ ộc hại;
• X ử lý sơ bộ nước thải có nồng độ BOD cao;
=> Tránh tình trạng thiếu hụt ô x y lớn trong hệ thông;
• D uy trì ô x y hoà tan (lớn hơn không).
=> Cung cấp điều kiện sống tốt cho hệ sinh vật.
Lư u ý về môỉ trường sóng: • Tạo ra sự đa dạng về các yếu tố vật lý;
=> Tăng cường sự đa dạng về m ôi trường;
• K ết hợp b ố trí các vùng nước sãu;
=> Tăng cường xáo trộn, tăng thời gian lưu nước và cung cấp m ôi trường sốn g lâu dài c h o cá;
• Kiểm soát mực nước;
=> Kiểm soát sự tăng trưởng của thưc vật;
• Bố trí các vùng đất nổi trên diện tích
:=> Cung cấp nơi ẩn náu ch o cá c loài chim và
mặt nước;
bò sát;
• Tạo ra các khu vực có thể làm tổ;
=> Tăng số lượng nơi c ó thể làm tổ;
• Cần trồng các loại thực vật da dạng;
=> Tạo khả năng thích nghi tối ưu hơn ch o các loài động vật;
• Kết hợp các kết cấu đứng (như cỏ, bụi câ y và câ y cao);
=> Tạo sự da dạng về m ôi trường sống, trú ngụ và làm tổ;
• Kết hợp sự đa dạng theo chiều ngang như cá c vùng đất khô, nước nông và sâu;
=> Tạo sự đa dạng về m ôi trường sống;
• Kiến tạo các dải bờ đắp đa dạng, không
=> Cung cấp sự che phủ và ch iều dài d ọc theo bờ dài hơn.
định hình.
79
Lưu ý về công chúng: • Bố trí nơi đỗ xe và các chỉ dẫn cách tiếp cận an toàn đến khu vực bãi lọc; • Tạo những đoạn đường đi bộ và những điểm quan sát;
• Kết hợp với những khu trưng bày; • Công bố các khu vực bãi lọc; • Khuyên khích và lập danh sác tuyên dương các hoạt động tình nguyện; • Bố trí các điểm monitoring có thể tiếp cận được; • Tạo những điểm nghiên cứu đời sống hoang dã; • Duy trì các tài liệu kiểm soát.
N guồn:
Thu hút công chúng;
=> Tạo cho công chúng tiếp cận với môi trường đẩm lầy, bãi lọc; => Giới thiệu cho công chúng biết về môi trường bãi lọc cũng như công dụng của nó; => Tạo sự chấp nhận và ủng hộ của cộngđồng; Nâng cao sự làm chủ để tạo sự ủng hộ của công chúng; Công bố các số liệu vể chất lượng nước chức năng của vùng đầm lầy; => Quan sát hoạt động sống của các loài thú hoang dã mà không ảnh hưởng đến chúng; => Cho công chúng biết về hoạt động của hệ thống.
Knight, 1997.
1. Thực vật nôí trên mặt nước
2. Thực vặt sống tròi nổi trẻn mặt nước
H ì n h 4 .1 7 . C á c lo à i th ự c v ậ t n ư ớ c đ iể n h ìn h , ( a ) c â y s ậ y ; ( b ) c â y l a u ; ( c ) c ỏ n ế n c ó lá r ộ n g ; (d ) c â y h o a sú n g ; (e ) c ỏ n ư ớ c n g ọ t; ( f ) r a u m á ; ( g ) b è o lụ c b ìn h ; ( h ) b è o tấ m ; ( i ) c ổ lá q u ă n ; ( j ) c ỏ m ộ t h o a . N g u ồ n : B r i x v à S c l ĩ ie r u p , 1 9 8 9 .
3. Thực vật sống chìm dưới mặt nước 1 i)>
80
ỉ)
ỉ . T h ự c v ậ t n ổ i trê n m ặ t n ư ớ c :
là loại phổ biến ở vùng đầm lầy, m ọc khoảng 50 cm
dưới m ặt đ ấ t và tới độ sâu của nước khoảng 150 cm hoặc lớn hon. Nói chung, chúng có thân và lá m ọc trên m ặt nước và có bộ thân rễ dài. Loại này có thể sống ở những vùng ngập nước vì thường là các loài thực vật thân rỗng hoặc có những lỗ lớn bên trong làm tãng khả năng vận chuyển ôxy xuống hệ rễ. 2. T h ự c v ậ t s ố n g t r ô i n ổ i trê n m ặ t n ư ớ c : bao gồm các loài có rễ mọc ả tầng đáy nông
và những loài sống trôi nổi trên m ặt nước. 3 . T h ự c v ậ t s ố n g c h im d ư ớ i n ư ớ c :
có các m ô quang hợp hoàn toàn chìm dưới nước
nhưng thường có hoa nổi trên m ặt nước. 4.2.10. V a i tr ò củ a th ự c v ậ t tro n g bãi lọc Vai trò quan trọng nhất của thực vật trong chức năng X LN T của bãi lọc là dựa trên
các đặc tính vật lý của các mô thực vật như kiểm soát sói mòn, lọc nước, tạo nơi sống và hoạt động cho các v s v . Sự trao đổi chất của thực vật (sự hấp thu, thải k h í ô x y ,v .v ...) ảnh hưởng đến việc xử lý nước theo những cấp độ khác nhau tuỳ theo thiết kế. Thực vật còn có vai trò đáng quý khác như tạo cảnh quan, m ôi trường sống cho các loài thú hoang dã. Bảng 4.7 tóm tắt các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc nhân tạo: Bảng 4.7. Các vai trò cơ bản của thực vật trong bãi lọc nhân tạo Các bộ phận của thực vật N hững m ô nổi trên mặt nước
Vai trò trong xử lý • Giảm ánh sáng —►giảm sự phát triển của các phiêu sinh vật; • Ảnh hưởng đến khí hậu tại khu vực —> cách nhiệt về m ùa đông; • Giảm sức g ió —* giám nguy cơ xáo trộn; • Tạo cảnh quan đẹp; • Tích tụ chất dinh dưỡng.
N hững m ô chìm dưới nước
• Có tác dụng lọc —> lọc các vật thể trong dòng nước thải; • Giảm tốc độ dòng chảy —> íãng tốc độ lắng đọng, giảm nguy cơ xáo trộn; • Cung cấp bề mặt dính bám ch o các m àng sinh học; • N hả khí ô x y thông qua quá trình quang hợp —►tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí; • Tiêu thụ chất dinh dưỡng.
R ễ và thân rễ
trong lớp bùn
• G ia c ố bề mặt lớp bùn lắng đọng —*■ít sói mòn; • Chống tắc nghẽn trong hệ thống dòng chảy đứng; • Nhả khí ôxy làm tăng cường quá trình phân hủy hiếu khí và nitrat hoá; • T iêu thụ chất dinh dưỡng; • Làm phát sinh các chất kháng sinh.
Nguồn: Brix, 1997
81
Đ ặc tính vật lý Sự có mặt của thực vật trong các bãi lọc làm giảm tốc độ dòng chảy [Pettecrevv và Kalff, 1992; Somes và cs., 1996], tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình lắng đọng các chất rắn, giảm nguy cơ sói m òn và xáo trộn, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và thực vật. Trong các hệ thống dòng chảy đứng, thực vật với các chức năng hoạt động của hệ rễ làm giảm nguy cơ tắc nghẽn dòng chảy trong lớp vật liệu lọc [Bahlo và W ach, 1990]. Thực vật bao phủ bãi lọc giống như tấm m àng sinh học ngăn giữa không khí và đất ẩm hoặc bề m ặt nước tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa của nhiều thông số m ôi trường. Giảm tốc độ gió gần m ặt đất hoặc m ặt nước làm giảm sự xáo trộn của các chất lắng, vì vậy có thể loại bỏ các chất rắn khỏi nước thải bởi quá trình lắng đọng. Tuy nhiên nhược điểm của việc giảm tốc độ gió gần bề m ặt nước là giảm khả năng làm thoáng trong nước. Các tán lá thực vật ngăn khả năng truyền ánh sáng m ặt trời, làm cho quá trình sinh sôi của tảo dưới tán cây bị chậm lại. Đ ối với các vùng khí hậu ôn đới, cây cỏ có thể giữ cho đất khỏi bị đóng băng khi có tuyết bao phủ vào m ùa đông. C ác tác độn g đến k h ả n ăn g tru yền dẫn th ủ y lực tro n g đ ất Khi tính toán các thông số thủy lực trong bãi lọc dòng chảy ngầm không nên giả thiết rằng khả năng truyền dẫn thủy lực tăng là đo sự phát triển của rễ cây và thân rễ. Tuy nhiên, sự có m ặt của thực vật có thể ngăn ngừa hiện tượng tắc dòng chảy trong bãi lọc dòng chảy đứng và những bãi ổn định bùn cặn (hình 4.18). Sự phát triển của rễ cây và sự chuyển động của thân cây dưới tác dụ n g của gió làm tăng khả năng thấm nước của đất.
Hình 4.18. Bãi ổn định bùn cặn dòng cliảy đứng.
82
Tạo bê mặt cho các vi sinh vật phát triển Thân và lá cây cũng như rễ và thân rễ của thực vật đóng vai trò như vật liệu lưu giữ tạo bề m ặt dính bám cho sự phát triển của màng sinh học (M SH) cấu thành từ các loài tảo quang hợp và các v s v . Những MSH này và các MSH bám trên bề m ặt các vật liệu khác trong bãi lọc bao gồm cả các m ô thực vật đã chết, là nơi diễn ra hầu hết các quá trình xử lý sinh học trong bãi lọc. S ự hấp thụ chất dinh dưỡng Thực vật trong bãi lọc cần có chất dinh dưỡng để
sống và phát triển và chúng hấp thu
chất dinh dưỡng chủ yếu qua bộ rễ. M ột vài loài hấp thụ qua thân cây m ọc dưới nước và lá từ m ôi trường nước xung quanh. Vì các thực vật trong bãi lọc thường phát triển rất tốt nên có m ột lượng đáng kể các chất dinh dưỡng trong phần sinh khối m ới tạo thành. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của thực vật lớn và vì vậy lượng chất dinh dưỡng có thể thu được (nếu như thu hoạch lượng sinh khối mới đó) vào khoảng 30 đến 150 K gP/ha.năm 200 đến 2500K gN /ha.năm [Brix và Schierup, 1989; G um bricht, 1993, B rix; 1994]. N ếu như không được thu hoạch thì lượng dinh dưỡng trong thực vật sẽ phân hủy và trở về với nước. C u n g cấp ôxy qua r ễ cây Thực vật trong bãi lọc thải ôxy qua bộ rễ (hình 4.19). Các loài thực vật thân rỗng với hệ thống khí đối lưu bên trong có nồng độ ô xy tích tụ bên trong thân và rỗ cây cao hơn các loài chí dựa vào sự trao đổi ôxy
khuếch tán [A rm strong và A nnstrong, 1990]. D òng khí đối lưu làm tăng dáng kể độ dài có khả năng làm thoáng của rỗ so với độ dài làm thoáng theo cơ ch ế khuếch tán [Brix, 1994]. Vì vậy thực vật thán rỗng với cơ c h ế dòng khí đối lưu có tiềm năng giải phóng ra nhiều ôxy từ rễ hơn là các loài không có cơ ch ế này. Ô xy được giải phóng ra từ đầu rẻ có tác dụng ôxy hóa và khử độc các chất có hại có trong hệ thân rễ. N goài ôxy ra, rễ cây cũng thải
ra các chất khác như các chất kháng sinh, các hợp chất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài khác, các hợp chất hữu cơ như cacbon hữu cơ).
H ìn h 4.19. ô x y thoát ra từ r ễ câ y lau. C h ỉ thị m àu xanh m eth yì xung quanh biểu thị s ự p h á t th ả i ô x y từ r ễ cây.
83
H ì n h 4 .2 0 . B ã i lọ c trồ ng c â y d o ng riề n g (ca n n a lilies)
C ác vai trò khác Thực vật trong những hệ thống bãi lọc lớn làm phong phú và đa dạng hóa các loài động vật hoang dã như chim hoặc bò sát. Thực vật cũng có vai trò quan trọng đối với m ôi trường và có giá trị kinh tế như là hoa quả, thực vật năng lượng sinh học, thức ăn gia súc và thẩm m ỹ (hình 4.20). Vì các bãi lọc nhân tạo sử dụng cho m ục đ ích làm sạch và
tăng cường chất lượng nước thường yêu cầu sử dụng diện tích mặt bằng lớn, nên ở một số vùng có thể dùng hệ thống này để nuôi trồng các loại cây có giá về trị kinh tế, năng lượng hoặc thực phẩm . V iệc lựa chọn nuôi trồng loại cây nào có thể m ang lại giá trị lợi nhuận còn phụ thuộc vào các yếu tô' như chất lượng nước, điều kiện sức khoẻ, k h í hậu và giá trị kinh tế. 4.2.11. T rồ n g cây Phần này chỉ giới thiệu về các loài cây lau, sậy là các loại thực vật được dùng phổ biến nhất trong các bãi lọc ở châu Âu. Các kỹ thuật và lưu ý có thể áp dụng tương tự cho các loại cây khác. C ác thông tin sau được trích từ các kết quả thực nghiêm ở A nh [Cooper và cs., 1996], từ các tài liệu [H aslam , 1971, R odew ald-R udescu, 1974; V éber, 1978; W eisner và E kstam , 1993] và từ các nghiên cứu khoa học đ ã thực hiện tại Đ an M ạch và các nước châu  u khác. Có thể cấy trồng lau sậy trong các bãi lọc theo bốn cách sau: ỉ . T r ồ n g th â n c â y :
C ác đoạn thân cây đứng hoặc nằm hoặc cụm thân cây được cấy
trồng thành luống theo m ột kiểu nhất định (kĩ thuật cấy thân). 2. C ắ t th â n :
Sử dụng để tạo các loại cây giống thân rễ trong nhà kính phục vụ cấy
trồng, hoặc cắt thân cây trực tiếp tại luống. Đ ây là kỹ thuật cắt tỉa thân cây để phát triển hệ rễ trong đất.
84
3 . ư ơ m h ạ t:
ươm hạt trong nhà kính và sau đó cấy trồng sang các bãi lọc.
4 . G ie o h ạ t:
gieo trực tiếp xuống đất tại các bãi lọc.
L ấ y h ạ t g iố n g từ tự nhiên V iệc lấy hạt giống từ tự nhiên phụ thuộc vào từng vùng. Hạt dùng để nhân giống có thể được thu lượm từ cuối tháng mười đến tháng ba năm sau hoặc m uộn hơn. Tuy nhiên, hạt thường rụng trong suốt m ùa đông nên thời gian thu lượm hạt tốt nhất là vào cuối tháng m ười m ột. H ạt giống có thể được lưu giữ tại nơi khô mát trong vài năm m à không bị thoái hoá. S ự n ảy m ầm của h ạt cây lau sậy Số hạt có thể nảy mầm dao động từ khoảng 2 đến 96% [Haslam, 1973]. H ạt tươi cần được làm lạnh và cất giữ trong điểu kiện nhiệt độ
5°c trong vài tháng để tăng cường khả năng nảy
m ầm . Hạt nảy mầm tốt nhất trên đất bùn hoặc giấy lọc ẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm, với nhiệt độ ban ngày và đêm là 30°c/20°c [Haslam, 1973; Cooper và cs., 1996]. T rồn g từ th ân rễ T hân rễ đứng hoặc nằm có ít nhất m ột chồi có thể được trồng trực tiếp tại luống. Kỹ thuật này có thành công hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của chồi và m ức độ bị hại trong quá trình lấy giống và cấy trồng [Véber, 1978]. T rồn g từ th án cây cắ t ra C ác đoạn cắt từ thân cây cũng có thể được trồng trực tiếp tại bãi lọc trong điều kiện đất bão hòa nước vào khoảng giữa tháng 5 với tỷ lệ sống sót là 35% . C ách này tránh được chi phí ươm trong nhà kính và giảm thiểu được các công đoạn phải m ang cây đi cấy trồng. Các đoạn cắt từ thân cây phải dài ít nhất hai đốt nhưng không nên lấy đốt non để trồng. V iệc tỉa lá trên thân cây cũng làm tăng tỷ lệ thành công. T rồ n g cây đ ã ươm C ây ươm dễ trồng hơn cấy thân rễ, không bị chết, tất cà các cây ươm đều ra rễ trong m ùa đầu tiên và lớn nhanh hơn. Hiện nay trồng cây ươm là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi n hất ở Bắc  u. M ật độ cấy trồng thường là 4 cây /rrr (hình 4.21).
Hình 4.21. Trồnq cáy ươm trên bãi lọc ổn định bùn cặn. 85
G ieo h ạ t trực tiếp Trên lý thuyết thì các bãi lau, sậy có thể được trồng trực tiếp từ hạt với diộn tích rộng là phương pháp khả thi nhất. Tốc độ phát triển của cây trồng từ hạt cũng nhanh tương đương so với trồng từ cây ươm hoặc cấy thân rễ. H ạt có thể nảy m ầm trên cánh đồng vào khoảng giữa tháng năm và tới m ù a thu m ỗi cây có thể m ọc dài 140 cm . Trên thực tế, việc trồng từ hạt sẽ kh ó hơn nếu như kh ô n g có sự chuẩn bị đ ất và chăm sóc tốt sau đó. L uống đất phải được giữ ẩm và nếu có thể thì phải được che phủ bằng tấm nilông hoặc nhựa trong để hạt có th ể nảy m ầm và phát triển tốt hơn. V iệc cung cấp nước và chất dinh dưỡng đủ trong suốt quá trình trồng cây là rất cần thiết vì m ầm cây dễ bị ảnh hưởng bời các điều kiện đất khô và thiếu chất dinh dưỡng. C húng cũng không chịu được lũ, sương, độ m ặn cao, bóng râm và đ ất khôn g thoáng k h í [H aslam , 1971; H aslam , 1973; W eisner và cs., 1993; W eisner và E kstam , 1993; C ooper và cs., 1996]. S ự chăm sóc và q u ả n lý Bón phân:
cây cần được bó n phân ngay khi được trồng trên vật liệu sỏi, cát nếu nước
thải chưa được cấp ngay vào hệ thống.
H ì n h 4 .2 2 . C h e sư ơ n g b ằ ng v ỏ b à o tro n g b ã i lọ c d ò n g c h ả y đứng. Làm hàng l à o :
đặc biệt ở những vùng nông thôn thiếu các bãi cỏ xanh thì vào mùa
xuân lau sậy non là thức ăn ưa thích cho dê và thỏ. V ì vậy cần thiết phải làm hàng rào bảo vệ cho cây. Làm cỏ:
cỏ phải được nhổ sạch thường xuyên trong hai năm đầu (xem phần sau)
C h e sư ơ n g :
sương có thể làm chết rất nhiểu chồi non. Đ ể tránh hư hại do sương việc
trồng thân rễ hoặc cây ươm nên b ắt đầu vào cuối th án g năm hoặc đầu tháng sáu. Đ ối vớ. các bãi lọc dòng chảy đứng nên b ố trí hệ thống phân phối nước k ế t hợp che sương (hình 4.22).
86
V ận h à n h và bảo dưỡng K h ở i đ ộ n g hệ thốn g C ũng giống các hệ thống sinh học khác, các thành phần trong bãi lọc cần phải thích nghi trước khi có thể X LN T đạt hiộu suất cao và ổn định. Khi hệ thống đ ã được xây dựng xong, việc đầu tiên là phải kiểm tra các bộ phận điểu phối nước như là bơm (nếu có), hệ thống phân phối và các van. Bước tiếp theo là bắt đầu nạp tải từng bước cho hệ thống; cũng nên áp dụng quy trình tương tự cho việc nạp tải các chất ô nhiễm để cho các sinh vật sống quen dần với sự thay đổi điều kiện hóa học khắc nghiệt trong hộ thống do nước thải gây nên. Đ iều này có thể ảnh hưởng đến thực vật và sự phát triển của m àng sinh vật. Làm cỏ Trong nhũng năm đầu trồng cây, cỏ có thể mọc rất nhiều đặc biệt là trên những luống đất. Phương pháp làm cỏ hiệu quả nhất là tưới ngập nước. Tuy nhiên lau sậy không chịu được quá nhiều nước đặc biệt trong giai đoạn đầu [W eisner và cs., 1993]. V ì vậy, các luống cây nên phẳng hoặc gần phẳng, để sao cho khi cao độ nước dâng khoảng 30cm thì có thể tràn luống. V ấn đề về cỏ dại có thể được hạn chế trong giai đoạn ban đầu nếu trồng cây trên sỏi. B ảo dư ỡng thư ờng xuyên K iể m s o á t m ự c n ư ớ c :
như đã giải thích tại phần trên, không nên để các cây non bị ngập
nước quá sâu [W eisner và cs., 1993]. Tuy nhiên nếu để cho đất khô thì sẽ kìm hãm sự phát triển và có thể làm chết cây. Nếu như rễ và thân cây được thông khí qua những thân đứng thì việc để nước ngập vừa phải có thể tạo ra lớp bùn, làm cho cây có thể phát triển sớm hơn là ở những luống không ngập nước. Lớp bùn này còn có tác dụng cách nhiệt. Chi p h í Bãi lọc nhân tạo thưòng có chi phí thấp vì công nghệ đơn giản dễ làm và có thể sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương. Tổng chi phí để xAy dựng và vận hành chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế địa phương và yêu cầu thiết kế. Chi phí xây dựng chủ yếu bao gồm: • Đ ất. • Đ ào đất. • Be bờ và chống thấm . • T rổng cây. • V ật liệu và đất trồng. • H ệ thống kiểm soát thủy lực (phân phối và thu). • C ác chi phí khác (làm hàng rào, làm đường vào, biển báo .. .)• • C ác vấn đề chi tiết về chi phí sẽ được giới thiệu trong chương 10. C h ì p h í đầu tư Chi ph í đầu tư bao gồm các chi phí thiết kế, xây dựng và mua tất cả các nguyên liệu phục vụ cho việc xây dựng bãi lọc nhân tạo. Nên dùng giá tại địa phương.
87
Chi p h í vận hành và bảo dưỡng G iống như chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế địa phương. Chi phí vận hành bao gồm chi phí kiểm soát chất lượng và dòng chảy. Bảo dưỡng bao gồm bảo dưỡng bơm và hệ thống thủy lực, làm cỏ, chống d ịch bệnh, cắt tỉa cây, tạo thẩm m ỹ, biển báo, làm hàng rào. ứ ng dụng Bãi lọc nhân tạo có thể xử lý m ột số loại nước thải, bao gồm : • Nước thải sinh hoạt; • Nước thải nông nghiệp; • Nước từ m ỏ axit; • Nước thải công nghiệp; • Nước m ưa và; • Nước từ mỏ. Thông dụng nhất là dùng để xử lý nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và nước thải đô thị. Với các loại nước thải khác bãi lọc nhân tạo chủ yếu được thiết k ế để xử lý theo thành phần chất ô nhiễm và tiêu chuẩn thải cụ thể. C hính vì vậy m à việc thiết k ế hệ thống thường phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể củ a khu vực và đối tượng cần xử lý. M ộ t sô n g h iê n cứ u đ iể n h ìn h X ử lý nước th ả i sinh h o ạ t tạ i U ggerhalne (Đ an M ạch) M ô tả :
là m ột trong số những bãi lọc trồng sậy dòng chảy ngang đầu tiên được xây
dựng tại Đ an M ạch sau khi phương pháp "vùng-rễ" được công b ố vào đầu những năm 80 [Brix, 1994]. T hiết k ế chủ yếu dựa vào ý tưởng củ a người Đ ức [K ickuth, 1981]: sử dụng hệ thống rễ của cây sậy làm tăng sự truyền dẫn thủy lực của đất để nạp tải thủy lực trong ba năm ; đất có chứa tối thiểu 20% thành phần sét có thể loại bỏ phôtpho rất tốt. Đ ại lý của K ickuth ở Đ an M ạch đã thiết k ế hệ thống này. Bãi lọc trồng sậy đ ã được xây dựng tại U ggerhalne, phục vụ m ột khu dân cư nhỏ ở Bắc A alborg, Đ an M ạch. Tại khu vực chí
có những cơ sở công nghiệp nhỏ như chứa, nạp bình khí đốt ... nối với hệ thống thoát nước chung tiếp nhận nước m ưa và nước thải sinh hoạt. H ệ thống được thiết k ế để xử lý bậc hai nước thải với quy m ô phục vụ 400 dân (dân số tương đương). Bảng 4.8. C hất lượng nước sau bãi lọc nhân tạo U ggerhalne. Thông số i Lưu lượng dòng chảy: Trong mùa khô Trong mùa mưa Nhiệt độ pH ' BOD5 (đã điều chỉnh) Bùn lắng được (2 giờ) I TSS 88
Ba năm đẩu
Sau ba năm
< 150 m /ngđ < 15,5 m3/giờ < 10 L/giây < 30°c 6,5 - 8,5 40 mg/L 0,5 mL/L 30 mg/L
< 150 m3/ngđ < 15,5 m3/giờ < 10 L/giây < 30 c 6,5 - 8,5 10 mg/L 0,5 mL/L 15 mg/L
T h ờ i g ia n x â y d ự n g : H o ạ t đ ộ n g : th ả n g C h ỉ p h í:
tháng 8- 11 năm 1985;
11 nãin 1985-2001.
khoảng 1 triệu DKr (1985) tương đương u s $ 150.000 (U S$375/người)
M ỏ tả q u á t r ì n h :
nước thải được xử lý sơ bộ trong bể lắng và sau đó được bơm lên
mương phân phối h ở dài 80m. Sau khi chảy qua bãi lọc trồng sậy, nước được thu qua
mương sỏi, thoát ra bằng ống đặt dưới đáy mương và xả ra nguồn tiếp nhận. K íc h th ư ớ c :
hệ thống bãi lọc bao gồm một đơn nguyên dài 33m , rộng 80m , diện tích
m ặt bằng 2.640m2 (tương ứng với 6,6 nr/ngư ời), chiều sâu của bãi là 0,60 H- 0,65 m; độ dốc là 1,2 %. Bảng 4.9. Sô liệu trung bình hàng năm về hoạt động của bãi lọc Uggerhalne. Năm 1986 ỉ 987 198 8 1989 1990 1991 1992 1993 1994 199 5 1996 ỉ997 1998* 1999 2000 2001
n
Vào
Ra
35
1 10
3 8 ,4
207
113 89 127
12,9 13,1 7 ,4 8,(S
245
10 12 10 8
42 53 34 46 33
244
100 70
9 7
50 27
7 8
90 39
6
52 39
13 11
10 4 7
39 66
5 5
42 66
lì
1986 198 7 1988
13 11 10
1989 1990
12 10
1991 19 9 2 19 9 3
8
19 9 9
200Ơ 2001
BOD,
|m m /n g đ |
Năm
1994 19 9 5 1996 19 9 7 1998*
COD
TSS
q
9 7
103 179 219 165
7,1 6 ,0 5 ,9
232 125 148 ISO 158
5,1 6,1 6 ,8 5,3
Vào
Vào
Ra
78
89
3 3 ,8
110
99 99
16 ,2
Ra
314 215 140
46 30
450
24
403
77
408 377
164 120 224
10,1
159 225 193
3 ,3 4,8
176 150 18 4
3 ,9 9 ,5
77 135
6.4 7 ,7
330 1X6
93 65 63 47
16,2
MI
72
11 5 82 106
151
2 3 ,4
292
75
111
Tổng-N
q
14,2
NH ,-N
5 ,9 5 ,0
7 ,0
4 ,5 6,0 3,1 7 ,0 5 ,2 T ổng-P
|m m /n g đ |
Vào
Ra
35
2 7 ,9 28,3 2 6 ,8
2 3,2 2 0,3 2 0 ,X
9,1 8,8
3 7,2 29,1
2 0.3 18,6
27 ,0
1.5,0
12,1 6,7
7,1 7 ,8 4,0
2 4 ,0
14.0
12,0 3 3 ,2
3 ,7
2,1
9 4 .0
31 ,0
2 8 .6
18,2 12,6 14,2
9 ,0
7,0
42 53 34 46 33 50 27
Vào
7 8 6 10
90 39 52
3 5 ,6
2 3 ,0
39
38,7
4 7 5 5
39 66 42 66
20.2
2 2 ,5
16 8
16,1
11,5
13,5 2 0 .9 2 4 ,9 28,1 17,3 9 ,7
30,0 25,0
20.3
21.2
18,4
16,7
Ra
Vào
Ra
7,3
6 ,2 6 ,5
13,6
11,6 15,6
8 ,3
7,1
13*6
9,8
12,5 8,5 14,0 12,5
4,8
6,6 4,8 3,2 5,5
3,3 6,6 4,9
4,3
n: số lượng mẫu; q: tải lượng thùy lực; tất cả các nồng độ được tính bằng mg/L; * Tháng một -ỉ- tháng bảy.
89
V ậ t liê u :
như nhà thiết k ế m ô tả, vật liệu là đ ất nhập khẩu với 20% đất sét và đất hữu
cơ trộn với tỷ lệ 2:1. Tuy nhiên việc phân tích đất thực tại bãi cho thấy có 25% phù sa và 75% cát [Schierup và cs., 1990]. T hành phần hữu cơ của đất là 5,9% ; thành phần (khô) của nitơ (total-N ) là l,7 1 m g /g ; phôtpho (total-P) 0,34 m g/g, sắt (Fe) 8,6 m g/g, canxi (Ca) 2,9 m g/g, và nhôm (AI) 9,4 m g/g. Cây:
sậy nhập khẩu từ Đ ức, được trồng vào tháng 11, 1985
C h ố n g th ấ m :
2-m m H D PE
M ương phân ph ối nước vào: M ư ơ n g th u n ư ớ c r a : T iê u ch u ẩ n x ả :
m ương h ở có sỏi dưới đáy.
m ương có đầy sỏi với ống thoát PV C 145 m m .
hệ thống bãi lọc không đáp ứng tiêu chuẩn xả tro n g thời gian vận
hành ba năm đầu (1986-1988), vì đó là thời gian cần thiết cho cây m ọc (B ảng 4.8). H oạt động:
hoạt động của hệ thống được kiểm tra 6 -ỉ- 12 lần m ột năm , các m ẫu nước
đầu vào và ra được lấy m ẫu 24 giờ. M ẫu đầu vào được lấy sau khi để lắng; C ác số liệu nêu tại bảng 4.9 chỉ bao gồm các số liệu chất lượng nước từ bãi lọc sau khi sậy đã phát triển ổn định. Các số liệu nêu ở bảng 4.8 cho thấy chất lượng nước sau b ãi lọc luôn đạt tiêu chuẩn xả trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên hiệu suất xử lý N và p còn thấp (khoảng 30% ) và nước sau xử lý không được nitrat hoá. H ệ th ố n g b ã i lọc nhân tạ o d ỏ n g ch ả y đ ứ n g cho m ộ t h ộ gia đ ìn h : M o seh u set (Đ an M ạch) M ô tả :
hệ thông bãi lọc nhân tạo dòng chảy đứng được sử dụng bao gồm hệ thống xử
lý sơ bộ (m ột bể lắng 2 m 3), tầng lọc cát sỏi sâu lm được trồng lau sậy. H ệ thống còn có các giếng bơm công suất hộ gia đình, g iến g bơm tuần hoàn vận hành tro n g m ộ t vài năm đầu, có thêm m ột giếng lọc phôtpho bằng vật liệu kho án g canxi. Sau đ ó do hiệu suất khử p không đạt yêu cầu nên m ột hệ thống định lượng hoá chất được lắp thêm . Hộ thống bơm nước tuần hoàn nhằm tăng cường k h ả năng xử lý hoàn toàn n itơ thông qua quá trình khử nitrat và nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm thường có trong nước thải sinh hoạt gia đình khi không được pha loãng bởi nước m ưa. H ơn nữa việc sử d ụ n g các dụng cụ tiết kiệm nước trở n ên phổ biến làm nồng độ các chất ô nhiễm tro n g nước thải khá cao. D iện tích m ặt bằng cần thiết tính th eo đầu người đối với hệ thống loại này khá nhỏ, theo công b ố của m ột số tác giả thì vào khoảng 1-2 m 2 [Cooper, 2001; C ooper, 2003; Brix, 2003; A rias và cs. 2003]. D iện tích m ặt bằng tính theo tỷ lệ nêu trên đủ để giảm BO D tới nồng độ thích hợp, và nitrat hoá, thậm c h í giảm tổng n itơ đáng kể (hình 4.23). Thời gian xây dựng: tháng 5 năm 2002. H oạt động : từ tháng 5 năm 2002. Chi p h í : khoảng 30.000 K r Đ an M ạch, khoảng u s $ 4 .000 (2002), u s $ 800/người. M ô tả quá trình: sau khi đựơc xử lý sơ bộ, nước thải được cấp theo ch u kỳ lên bề m ặt của bãi lọc vuông sâu lm . Bãi lọc được thông k h í bằng ống <ị)50mm nối với hệ thống thu
90
nước ở dưới đáy. Bãi lọc được cách nhiệt bằng m ộ t lớp vỏ bào dày 15cm phủ trên ống phân phối. Nước thải ngấm qua tầng vật liệu không bão hoà, tại đây các ch ất hữu cơ được xử lý bởi quá trình phân hủy sinh học hiếu khí, am ônia được nitrat hoá. Nước được thu hồi vào các ống thu b ố trí tại đáy bãi lọc và được tuần hoàn (với tỷ lệ 1/ 2 ) trở lại bể lắng để tăng cường quá trình khử nitrat. N ước sau xử lý được xả vào hồ chứa nhân tạo xây dựng cùng với hệ thống bãi lọc [Johansen, và cs. 2002]. Trên hình 4.24 IĨ1Ô tả chi tiết
H ìn h 4 .2 3 . B ã i lọ c trồ n g s ậ y d ò n g c h ả y đ ứ n g sa u th ờ i g ia n v ậ n h à n h m ộ t th á n g . P h ía x a là h ồ c h ứ a n ư ớ c t ìĩả i s a u x ử lý .
mặt bằng hệ thống bãi lọc. V ì nồng độ phôtpho trong nước sau lọc không đáp ứng tiêu
ch u ẩn cho phép, nên vào cuối năm 2004, hệ thống bơm định lượng hóa chất trợ lắng
được lắp đặt thêm vào bể lắng để tạo phản ứng kết tủa phôtpho. K íc h th ư ớ c : V ậ t liệ u :
15 m 2 nền, khoảng 3m 2/người.
c át sỏi được rửa sạch với' đường kính < 4 mm.
H ì n h 4 .2 4 . C h i tiế t m ặ t b ằ n g h ệ th ố n g b ã i lọ c d ò n g c h ả y đ ứ n g M o s e h u s e t . ị 1 ) N ư ớ c th ả i t ừ h ộ g ia đ ìn h ; ( 2 ) B ể lắ n g 3 n g ă n 2 m s ; ( 3 ) G iế n g b ơ m ; ( 4 ) H ệ th ố n g p h â n p h ố i n ư ớ c ; ( 5 ) B ã i lọ c trổ n g c â y ; ( 6 ) H ệ th ố n g th u n ư ớ c ; ( 7 ) L ọ c P ; ( 8 ) G i ê n g b ơ m tu ầ n h o à n ; (9 ) ô n g đ ư a n ư ớ c q u a y t r ỏ lạ i b ể lắ n g ; ( 1 0 ) N ư ớ c sa u k h i x ử lý đ ư ợ c x ả r a h ồ n h â n tạ o .
91
C â y trồ n g :
bãi lọc được cấy trồng cây sậy 1 năm tuổi với mật độ khoảng 4 cây/m 2.
H ệ th ố n g p h â n p h ố i n ư ớ c v à o :
bơm áp lực vận hành theo chu kỳ nối với hệ thống ống
dẫn được bô' trí trên bề m ặt bãi lọc để đảm bảo nước được phân phối đều trên bề m ặt bãi lọc. H ệ t h ố n g th u n ư ớ c : ở
đáy bãi lọc có một hệ thống ống thu để thu nước và đồng thời
thông khí bằng những ống đứng thông hơi nổi trên bề m ặt bãi lọc. H ệ thống có b ộ phận tuẩn hoàn đưa m ột phần nước đ ã xử lý quay trở lại bể lắng để tăng q u á trình k h ử nitrat (hình 4.25). T iê u ch u ẩ n n ư ớ c s a u k h i x ử lý :
Q uy định về nước thải sau xử lý từ những nguồn thải
nhỏ ở nông thôn được ban hành bao gồm 4 mức độ tuỳ theo tính ch ất của nguồn tiếp nhận [Bộ m ôi trường và năng lượng, 1997]. Từng tiêu chuẩn có yêu cầu riêng về m ức độ xử lý: SOP yêu cầu phải x ử lý các chất hữu cơ, nitrat hoá và xử lý phôtpho. s o yêu cầu xử lý chất hữu cơ và nitrat hoá. O P yêu cầu xử lý chất hữu cơ và phốt pho. p yêu cầu chỉ xử lý chất hữu cơ (Bảng 4.10).
H ì n h 4 .2 5 . H ệ th ố n g ố n g tu ầ n h o à n . 1 ) n ư ớ c r a t ừ b ã i ỉ ọ c ; ( 2 ) n ư ớ c tu ầ n h o à n v ề b ể lắ n g ; ( 3 ) n ư ớ c t ớ i b ộ p h ậ n lọ c P ; ( 4 ) n ư ớ c s a u lọ c P ; ( 5 ) n ư ớ c d ẫ n v ề b ể lắ n g ; ( 6 ) v ậ t liệ u l ọ c p .
Bảng 4.10. Các quy định của Đ an M ạch về xả nước thải áp dụng đôi với vùng nông thôn.
92
Loại
C hất hữu cơ Hiệu suất xử lý BOD 5 (%)
N itrat hóa Hiệu suất xử lý n h 4n (%)
Tổng Phốt pho Hiệu suất xử lý (%)
SO P
95
90
90
SO
95
90
OP
90
o
90
90
H oạt động:
hệ thống được vận hành có và không có tuần hoàn, nhưng sau năm 2005
thì vận hành liên tục c h ế độ tuần hoàn. Hệ thống lọc đạt tiêu chuẩn SO P trong 6 tháng đầu vận hành, do bộ phận lọc phôtpho hoạt động tốt. Sau 6 tháng, vật liệu lọc phôtpho có dấu hiệu bị bão h ò a và cần phải thay thế vật liệu. Tuy nhiên khả năng tìm kiếm vật liệu thay th ế tại thời điểm đó không khả thi. Vì vậy, hệ thống định lượng hoá chất trợ lắng được lắp vào bể lắng để thay thế vào năm 2004. Hệ thống luôn được quan trắc và theo dõi trong suốt thời gian hoạt động. Trong thời gian đầu, ngoài phôtpho, các số liệu
về hiệu suất xử lý B O D 5 và N H ỊN đểu thoả mãn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sau khi lắp hệ
thống bơm định lượng hoá chất thì nồng độ phôtpho trong nước thải giảm đạt tiêu chuẩn địa phương (Bảng 4.11). Bảng 4.11. C ác thông số vận hành hệ théng bãi lọc dòng chảy đứng M osehuset xử lý nước thải sinh hoạt từ một hộ gia đình (số liệu trung bình năm) Nàm
TSS
q
n
[m m /n g đ ]
Vào
ô x y bão h o à (% )
R a (H iệ u quả)
b o d
Vào
Ra
Vào
5
R a ( H iệ u quà)
2002
17
25
83
6,2
(93% )
1
10
227
1 7 ,2
(9 2 % )
2003
11
25
121
11,1
(9 1 % )
>1
33
267
1 0 ,8
(9 6 % )
2004
12
25
66
12 ,7
(8 1 % )
12
48
243
7,6
(97% )
2005*
7
25
92
5,1
(9 4 % )
7
50
230
9 ,5
(96% )
2006
5
25
86
7 ,7
(91% )
10
51
228
8,4
(9 6 % )
N ăm
T ổng-N
q
n
[m m /n g đ ]
Vào
R a (H iệ u quả)
nh
4n
Vào
T ồn g-P Ra
Vào
R a ( H i ệ u quả)
2002
17
25
1 09
35
(68% )
91
19,2
(7 9 % )
1 4 ,4
1,5
(90% )
2003
11
25
118
63
(4 7 % )
92
1 1,7
(8 7 % )
26
22
(15% )
2004
12
25
107
56
(5 1 % )
60
2 ,9
(9 5 % )
1 8,7
15*
(22% )
2005**
7
25
139
65
(53% )
59
3 ,8
(9 4 % )
11 ,3
2 ,8
(75% )
2006
5
25
94
54
(4 3 % )
57
3,3
(9 4 % )
1 0 ,4
2,1
(80% )
n: Số lượng mẫu; q: Tải lượng thủy lực; Các giá trị nồng độ được tính bằng mg/L; * Phôtpho được bổ sung thêm từ tháng 10 năm 2004. Giá trị trung bình của nồng độ Phôtpho sau xử lý ở mức 2,95 mg/L; ** Thời gian bắt đầu vận hành hệ thống theo hình thức tuần hoàn nước sau xử lý. 4.3. H Ệ T H Ố N G L Ọ C C Á T G IÁ N ĐOẠN 4 .3.1. M ô tả c h u n g T heo tốc độ lọc có thể phân thành hai loại hệ thống lọc cát gián đoạn (L C G Đ ) là hệ thống
lọ c ch ậ m
và
lọ c n h a n h .
Loại LCG Đ dạng lọc chậm được ứng dụng đầu tiên tại
A nh vào những năm đầu của thế kỷ X IX và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sau m ột thời gian, loại LC G Đ dạng lọc nhanh đã được phát triển để xử lý nước sông có độ đục cao của các con sông chính ở M ỹ [M cGhee, 1991]. Loại L C G Đ dạng lọc nhanh (với tải lượng thủy lực bề m ặt từ 5 đến 15 m 3/m 2.h) có công suất lọc cao gấp 50 lần so
93
với loại LCGĐ dạng lọc chậm (0,1 đến 0,4 m 3/m 2.h). H ệ thống L C G Đ dạng lọc nhanh thông thường bao gồm các công đoạn: làm keo tụ; kết bông; lắng; lọc và khử trùng [Thonart, 2006; M cG hee, 1991]. V ật liệu lọc trong hệ thống lọc dạng chậm (kích thướ c hạt trung bình từ 0,15 đến 0,3 m m ) thường nhỏ v à m ịn hom so v ớ i d ạng lọc nhanh (kích thước hạt trung bình từ 0,6 đến 2 mm). Phương pháp rửa lọc đối với hai hệ thống n ày được thực hiện khác nhau. Hệ thống lọc nhanh yêu cầu phải rử a lọc thường xuyên, thông thường chu kỳ rử a lọc là 2 ngày/lần. B iện pháp rử a lọc là sử dụng dòng chảy ngược qua lớp vật liệu lọc (rửa lọc ngược). H ệ th ố n g lọc chậm giảm đượ c tối đa tần suất làm sạch (thông thư ờ ng sau từ hai đến ba tháng) bằng cách loại bỏ m ột phần (vài cm ) lớp vật liệu lọc phía trên [Thonart, 2006]. T rong phần này chỉ đề cập tới hệ thống LC G Đ dạng lọc chậm là công trình có khả năng ứng dụng thích hợp trong X LN T. C ơ chế xử lý trong hệ thống lọc chậm là d ự a trên các q u á trình: phân hủy sinh học hiếu khí diễn ra trong lớp cát lọc; lọc vật lý các chất rắn và hấp thụ; d ín h bám các ch ất hữu cơ làm hình thành lớp m àng gelatin gọi là m àng sinh học (M S H ) phủ trên bề m ặt của lóp vật liệu lọc [M cG hee, 1991]. Theo các nghiên cứu đượ c công bố bởi A C T E , 1981, lớp M SH này được hình thành do sự phát triển củ a các v s v dính bám trên bề m ặt của lớp cát lọc trong các hệ thống lọc chậm hoặc lọc nhỏ giọt. L ớp M SH này được cấu thành bởi tập hợp các loại vi khuẩn, tảo sợi, tảo cát, động vật nguyên sinh, giun nhỏ và các sinh vật khác. M SH có khả năng giữ và ôxy hóa các chất h ữ u cơ, vi khuẩn và k h ử xác các loại tảo chết có trong nước thải. M SH cũng được hình thành và bao phủ trên bề m ặt của từng h ạt cát lọc. Lóp M SH này phân hủy các chất đã được hấp phụ trên bề m ặt và trong M SH cũng diễn ra q u á trình cạnh tranh sinh tồn giữa các loài v s v [T honart, 2006]. K ết q uả là lượng thức ăn sẵn có cho v s v bị giảm đi và sự cạnh tranh của các vi sinh vật tăn g lên theo chiều sâu của lớp vật liệu lọc. T rong nước sau lọc chỉ chứ a các loại m uối vô c ơ thông thường không gây hại, nồng độ ôxy hòa tan thường thấp và trong nước tồ n tại m ột lượng nhỏ C Ơ 2. Tuy nhiên, bằng các quá trình làm thoáng tiếp theo (ví dụ bằng đập tràn khi xả ra nguồn) sẽ giải quyết được các vấn đề này. Sự tích tụ các chất bẩn được loại bỏ từ nước thải trong vật liệu lọc sẽ làm giảm khả năng thấm lọc ban đầu của hệ thống. K hả năng thấm lọc có thể đ ư ợ c phục hồi bằng cách sục khí làm thoáng cho hệ thống trong thời gian g iữ a các thời điểm kết thúc chu kỳ lọc (khi không tiếp nhận nước thải) và trước khi diễn ra chu kỳ lọc tiếp theo. T rong trường họp hệ thống LC G Đ được thiết kế cho m ục đ ích sử dụ n g nước sau xử lý để bổ sung cho nguồn nước ngầm thì phần đáy của bãi lọc sẽ đ ư ợ c lót bằng lớp đất có khả năng thấm tạo điều cho nước thấm xuống tầng chứ a nước ngầm . C ác bãi lọc đó đôi khi được gọi là bãi lọc cát không đáy. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp thì đáy của hệ thống lọc cát được bố trí chống thấm (lót chống thấm hoặc bê tô n g hóa) và nước thải sau khi thấm qua lớp cát lọc được thu bàng hệ thống ống th u nước dẫn tới đầu ra của bãi lọc.
94
ổng thông khí (nối ven từng ống trụ)
H ì n h 4 .2 6 . M ặ t c ắ t h ệ th ố n g lọ c c á t th ô n g th ư ờ n g l o ạ i l ọ c c h ậ m đ ư ợ c x á ỳ d ự n g tạ i B e n S e rg a o , M a r ô c . N g u ồ n : D r io u a c h e v à c s . 1 9 9 7 . Ổng thoát nước
óng thu nước
C á c h ệ th ố n g đ ặ c trư n g
Trên hình 4 .26 giới thiệu mặt cắt hệ thống lọc cát loại lọc chậm thông thường. Trên hìn h 4.27 giới thiệu hệ thống LCGĐ cài tiến có bổ sung thêm hệ thống ống sục khí. Cac ống sục khí được bố trí trong lớp cát lọc tại tầng đáy của hệ thống với m ục đích làm thoáng v à tái tạo khả năng thấm của vật liệu cát lọc. Ổng đục lỗ phía ừén ổng phàn phối PVC
Nước thái từ bé tự hoại
ông thoát PVC
Ổng cấp khí
Óng phân phối ^ đặt trong lớp đả cuội Cát lọc
óng thoảt
H ì n h 4 .2 7. H ệ th ò n g lọ c c á t c ó s ụ c k h í. a ) Mặt ban g; n) mặt cắt dọc.
95
4 .3 .2 . P h ạ m v i ứ n g d ụ n g v à v ậ n h à n h P h ạm vi ứ ng dụ n g H ệ thống LC G Đ thường được sử dụng cho các đô thị nhỏ có số dân dưới 10.000 người [X anthoulis, 1998]. T uy nhiên, LC G Đ cũng có thể ứng dụng cho các đô thị lớn, ví dụ, tại A gadir, M arôc, đã xây dựng m ột bãi LC G Đ để phục vụ cho 400.000 người. Bãi lọc cát thông thường được sử dụng để xử lý nước thải sau bể tự hoại trước khi đưa tới trạm X L N T tập trung. N goài ra nó có thể được sử dụng để x ử lý bổ sung v à nitrat hóa nước thải sau xử lý bậc hai, và X L N T sau các hồ sinh học [C rites và Tchobanoglous, 1998]. Ờ T unisia và M arôc, nước thải sau xừ lý bằng LC G Đ đượ c sử dụng cho việc tưới các loại cây nông nghiệp hoặc được sử dụng để bổ sung nguồn nuớc ngầm [X anthoulis, 1998]. Vận hành ĩ Để vận hành tốt hệ thống LC G Đ cần tuân th ủ theo các hướng dẫn dưới dây [X anthoulis, 1998]: • Hệ thống LC G Đ cần được vận hành gián đoạn theo chu kỳ. • Giai đoạn làm ngập nước trong bãi lọc cần phải tiến hành trong thời gian ngắn nhất có thể để tạo được thời gian làm khô đủ dài tạo điều kiện cho q u á trình khôi phục lượng ô xy cần thiết trong ỉớp vật liệu lọc. • N ước xử lý cần phải được tưới đều trên bề m ặt bãi thấm v à nhanh chóng làm ngập đều trên toàn bộ diện tích bề m ặt của bãi lọc.
• Cần thay đổi quy trình vận hành tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể tại khu vực N ếu được thiết kế đúng kỹ thuật, hệ thống LCGĐ sẽ có hiệu suất xử lý cao (Bảng 4.12). Bảng 4.12. Chất lượng nưóc thải sau hệ thống LCGĐ được xây dựng tại Boone Chì tiêu
Bể tự hoại
LCGĐ
BOD (mg/L)
297
3
99,0
TSS (mg/L)
44
3
93,2
37
0,48
98,7
0,07
27
384,71
'4,56 105
73
99,9
N H ỊN (mg/L) ■ NƠ 3-N (mg/L) Faecal coliíòrms (MPN/100 mL) N guồn:
-
Hiệu suất
°Á
LCGĐ tại tinh Boone (Missouri, USA) được xây dựng năm 1995 và được quan t‘ắc
ừong suốt 15 tháng [EPA, 1999] Trong bảng 4.13 nêu các số liệu vận hành hệ thống L C G Đ th ử nghiệm được >ây dựng ở B en Sergao, M arôc, năm 1986 với công suất 750 mVngđ (công suất 10.000 cUn) [D riouache và cộng sự, 1997].
96
Bảng 4.13. Chất luọìig nước thải sau từng công đoạn xử lý của hệ thống LCGĐ Ben Sergao N ư ó c thải
N ư ớc thải sau lắng
N ư ớ c sau xử lý
H iệu suất
T S S [m g/L ]
431
139
2,8
99%
C O D [m g/L ]
1189
505
52
96%
B O D s [m g/L ]
374
190
10
97%
T K N [m g N /L ]
116
99
17
85%
Nitrat [m g N /L ]
0
-
5 6 ,7
-
N Tota| [m g N /L ]
116
—
7 3 ,7
36%
P tou,i [m g/L ]
26
24,5
15,8
39%
K [mg/L]
37
-
37
-
C a [mg/L].
143
—
238
—
6 .1 5 6 .1 0 6
4 ,9 6 .106
327
100%
214
47
0
100%
Chi tiêu
F aecal co iifo rm s
[FC/100ml] Trứng giun [khuẩn/L] N guồn:
Driouache và cộng sự, 1997
4 .3 .3 .T iè u c h u ẩ n th i ế t k ê v à v ậ t liệ u Vật liệu lọc (cát) V ới chức năng là vật liệu lọc, cát là vật liệu quan trọng n h ất củ a hệ 'thống. T hành phần, kích cỡ hạt trung bình và đặc tính của cát là các thông số cơ bản của hệ thống LCG Đ . Bề dày của lóp cát lọc (chiều sâu lớp cát lọc) thay đổi tùy thuộc từng bãi lọc cụ thể và thường trong khoảng từ 0,5 đến 2 m [C rites và T chobanoglous, 1998; M cG hee, 1991; X anthoulis, 1998]. Tuy nhiên, các hệ lliốiig LC G Đ cỏ chiều sâu lm thường được sử dụng nhất [M cG hee, 1991]. M ột và i bãi lọc cát đã được xây dự ng có chiều sâu lớp cát lọc lớn hơn vì lớp cát phía trên khoảng từ 2 tới 5 cm sẽ được lấy đi định kỳ. Chiều sâu tối thiểu của bãi lọc cát được đề xuất vào khoảng 0,5m; những bãi lọc có chiều dày lóp cát lọc nhỏ hơn 0,5 m có thể đạt hiệu quả xử lý BOD và hàm lượng cặn lơ lửng cao song khả năng nitrat hóa đạt hiệu suất thấp. [Crites và Tchobanoglous, 1998; M cG hee, 1991]. V iệc phân bố kích thước hạt trong lóp vật liệu lọc cần được thực hiện sao cho đảm bào khả năng giữ lại cặn lơ lửng có trong nước thải, dễ dàng hình thành m àng sinh học
trên bề mặt vật liệu, đảm bảo vận tốc dòng chày thấm chuyển động trong bãi lọc sao cho ôxy có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ thống theo dòng chảy đồng thời đảm bảo hiệu suất lọc cặn. Sự ph ân bố kích cỡ hạt cần đảm bảo tính đồng nhất và đáp ứng các đề xuất sau' (vì cát lọc với các cờ hạt khác cũng có thể được sử dụng): • d90% = 2 m m • d50% = 800 Ịim
97
• dlO % = 330 um
• uc = d60/dl0 < 3 Hệ số đồng nhất (Ư C) tính bàng tỷ lệ giữa cỡ hạt chiếm 60% v à cỡ hạt chiếm 10% sẽ biểu thị tính đồng nhất về kích cỡ cát lọc. Sử dụng cát lọc k h ô n g đ ồ n g nhất về kích cỡ
hạt sẽ không cho hiệu quả lọc cao. c ầ n sử dụng cát có độ bền cơ học tốt, sạch, không lẫn bụi, bùn, m ùn sét, chất hữu cơ và cặn vôi vì các ch ất này là n g u y ên nhân gây hiện tượng tắc lọc. D iện tích bãi lọc và s ố đơn nguyên D iện tích công tác của hệ thống LCG Đ thường đư ợ c tính tro n g khoảng từ 0,4 đến 4 m 2 /người và tùy thuộc vào từng loại nước thải, lưu lượng nước th ải, kích cỡ hạt cát lọc, chiều cao lớp cát lọc, điều kiện khí hậu và điều kiện bảo dư ỡ ng và vận hành v .v ...[X a n th o u lis, 1998]. D iện tích lọc (A ) được tính bằng [Thonart, 2006]: (4.35)
A = 0-
T rong đó:
- diện tích bãi lọc (m 2);
A
Q
- lưu lượng nước thải lớn nhất vào bãi lọc (m 3/ngđ);
ve-
tốc độ lọc (m /ngđ).
V ận tốc lọc (ve) có thể được tính toán sơ bộ theo công thức củ a H azen (4.36) áp dụng để tính vận tốc dòng chảy của lớp vật liệu xốp trong điều kiện vật liệu đ ã bão hòa nước [M cG hee, 1991]. f T + 10°N
(4.36)
60 T rong đó:
v e- t ố
c
c độ lọc (m /ngđ);
- hệ số độ chặt của lớp vật liệu lọc (lấy từ 700 đ ến 1000 đối với cát m ới và từ 500 đến 700 đối với cát lọc đã sử d ụ n g m ộ t vài năm );
d /o -
kích cỡ hiệu quả của hạt vật liệu lọc (m m );
h
- tổn thất áp lực (m );
L
- chiều sâu của lớp vật liệu lọc (m );
T -
nhiệt độ (°C).
H ệ thống LC G Đ cần được thiết kế phân thành các đơn n g u y ên (số đơn nguyên tối thiểu là 2 ) nhằm đảm bào khả năng vận hành liên tục củ a hệ th ố n g tro n g thời gian bảo dưỡng (thời gian bảo dưỡng từ 1 đến 2 ngày) và phát triển M S H trên bề m ặt vật liệu lọc (từ 6 giờ tới 30 ngày) [Thonart, 2006; M cG hee, 1991]. D iện tích của m ỗi đơn nguyên nên lấy trong kho ản g từ 100 m 2 tới 5.000 m 2. So lượng đơn nguyên có thể xác định theo công thức gần đúng sau [T honart, 2006]:
98
(4.37)
Đ ộ th ấm th ủ y lự c và tốc độ s ử dụn g nước Để tính toán thiết kế hệ thống LCG Đ cần tính toán theo lưu lượng nước thải lớn nhất do hiệu suất x ử lý của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải cần x ử lý. T ốc độ thấm thủy lực (LV1.) của bãi lọc thông thư ờ ng được lấy trong khoảng từ 40 đến 80 m m /ngày, với tốc độ thấm thủy lực lớn hơn có thể gây tắc bãi lọc khi sử dụng cát m ịn. N goài ra, tốc độ sử dụng nước (hydraulic application rate - H A R ) cũng là thông số kỹ thuật thường được sử dụng để biểu thị k h ả năng hoạt động của LC G Đ [C rites v à T chobanoglous, 1998]: HAR
=4 ^
(4.38)
D F
T rong đó:
L w
H AR -
tốc độ sử dụng nước (m m /lần);
L w -
độ thấm thủy lực (m m /ngđ);
D F -
tần suất lọc (lần/ngđ).
có thể biểu thị như tải lượng bề m ặt được tính bằng tỷ lệ giữa lưu lượng nước thải
(m 3/h hoặc m 3/ngđ) và diện tích bãi lọc (m 2). Do đó tải lượng bề m ặt có đơn vị là m /h hoặc m /ngđ. Tải lư ợ n g h ữ u c ơ Tải lượng hữu c ơ của hệ thống LCG Đ là lượng chất hữu c ơ tính theo BO D hoặc C O D hàng ngày được cấp trên toàn bộ bề m ặt cúa hệ thống. Tải lượng hữu cơ được biểu thị bằng kg-B O D /m 2.ngđ và thường được lấy trong khoảng từ 0,0025 đến 0,01 kg-B O D / m 2.ngđ [C rites và Tchobanoglous, 1998]. N hìn chung, đổi với cùng m ột loại vật liệu lọc, nếu tăng tải lượng hữu cơ sẽ làm giảm chất lượng của nước sau xử lý [EPA, 1999]. Tần su ấ t cấp n ư ớ c thải T hay vì lư ợ ng nước thải cần xử lý được cấp đều và liên tục lên bề m ặt bãi lọc cát, ta cần tưới nước thải vào bãi lọc theo từng đợt. T heo C rites và T chơbanoglous (1998), đối
với nước thải sau bể tự hoại thông thường thì nên cấp theo tần suất tối thiểu là 18 lần/ngđ, và 24 lần/ngđ đối với nước thải có hàm lượng B O D lớn. Tần suất cấp nước thích hợp cần được xác định cụ thể trong quá trình vận hành. Hai giai đoạn hoạt động của bãi lọc đượ c phân cách bằng giai đoạn bổ sung ôxy hay giai đoạn làm khô, giai đoạn hoạt động thư ờ ng kéo dài từ 2 đến 3 ngày. H ệ th ố n g th u g o m nư ớc sau x ử lý Để bổ sung ôxy trong lớp vật liệu lọc (nhằm duy trì điều kiện hiếu khí), điều quan trọng là phải làm thoát nước sau xử lý ra khỏi bãi lọc càng nhanh càng tốt. H ệ thống
99
ống thu gom và thoát nước sau xử lý ra khỏi bãi lọc cần được lắp đặt ở đáy bãi lọc v à mỗi ống th u phải được nối với m ột ống thông khí. C ác ống thu gom nước phải được đ ặ t trên lớp sỏi không lẫn đ á vôi với chiều dày từ 10 đến 25 cm v à được phủ bởi m ộ t lớp sỏi không lẫn đá vôi khác dày 25 cm . Ồ ng th o át chính phải được bố trí ở tru n g tâm của bãi lọc [X anthoulis, 1998]. H ệ th ốn g p h â n p h ố i và định lư ợng Hệ thống phân phối nước được yêu cầu phải phân phối đều nước thải trên toàn bộ diện tích bãi lọc. Phương pháp phổ biến là sử dụng hệ thống ống tưới có đục lỗ ở phía trên. 4.3.4. V ậ n h à n h v à b ả o d ư õ ìig N hiệm vụ chính khi vận hành và bảo dưỡng bãi lọc là quan trắc chất lượng nước thải sau x ừ lý (B O D , C O D , s s , N H 4 N , NO 3-N và F C /100m l), kiểm tra thiết bị phân phối nước thải (đầu vào v à đầu ra bãi lọc, hệ thống ống phân phối đục lỗ, các bơm v .v ...) v à bảo dưỡng bề m ặt của bãi lọc [EPA ,1999]. V iệc bảo dườ ng bề m ặt bãi lọc bao gồm làm khô bề m ặt sau đó loại bỏ lớp cát lọc phía trên (thường được lấy đi khoảng 2 đến 5 cm [Thonart, 2006; X anthoulis, 1998]) tối thiểu là 4 tháng m ột lần. Thiết bị phục vụ cho công tác bảo dưỡng này rất đơn giản ví dụ như: cào có lưỡi m ỏng và rộng, bàng xẻng và vận chuyển bằng xe đẩy. C ông nhân vận hành bảo dưỡng cần được trang bị ủng và găng tay. 4.3.5. C hi phí đầu tư Bãi lọc cát được xây dự ng và lắp đặt đơn giản. C át lọc có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng ngay loại sẵn có tại địa phương với giá thành h ợ p lý. V ì vậy chi phí đầu tư xây dựng LC G Đ thườ ng thấp. Tuy nhiên, tùy theo điều k iện cụ thể củ a từ ng đ ịa phươ ng về
giá thành vật liệu và nhân công sẽ có những tác động tới tổng chi phí đầu tư xây dựng bãi lọc. G iá thành của m ộ t bãi lọc cát phục vụ cho m ộ t hộ gia đình ở M ỹ vào khoảng 10.000U SD [EPA , 1999]. Ở châu  u, chi phí để xây dự ng m ột bãi lọc cát phục vụ cho hơn 100 người vào khoảng 1.000 €/người. 4.3.6. N h â n công V iệc xây dựng bãi lọc không đòi hỏi người công nhân có trình độ cao, thời gian vận hành và bảo dưỡng bãi lọc chỉ khoảng 2 giờ m ỗi ngày v à có thể được tiến hành bằng lao động phổ thông [EPA , 1999]. 4.3.7. T á c đ ộ n g tớ i m ô i tn ù m g C ác ưu điểm : • N ước thải sau x ử lý bằng L C G Đ có thể tái sừ dụng với n h iều m ục đích khác nhau ví dụ như bổ sung cho nguồn nước ngầm , sừ dụng để tưới cho nông nghiệp. N ếu chất lượng nước sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn m ôi trường thì có thể xả vào nguồn tiếp nhận; • K hông sử dụng hóa chất; • Thân thiện với m ôi trường.
100
C ác hạn chế: • M ùi phát sinh từ bãi lọc có thể ảnh hưởng tới dân cư sinh sống xung quanh bãi lọc • C ó thể xảy ra các hiện tượng tắc dòng troníỉ quá trình vận hành. • M ột số vấn đề có thề xảy ra vào m ùa đông do hiện tượng đóng băng trên bề m ặt của bãi lọc;
4.4. HỆ THỐNG x ử LÝ B ố c HƠI NƯỚC BẰNG THựC VẬT H ệ thống xử ỉý nước thải bàng kỳ thuật sử dụng khả năng làm bốc hơi nước của cây liễu đ ã được triển khai ứng dụng ở các nước trên bán đảo X căngđinavi. Các đồn điền liễu nông nghiệp được nuôi trồng với mục đích kết họp để xử lý nước thải và khai thác gỗ phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng. Các đồn điền nàv được trồng các loại cây thân gỗ có sức tăng trư ởng nhanh. Sự tăng trưởng của cây thường bị hạn chế do thiếu nước trong các thời điểm hạn hán vào m ùa hè; điều này đã làm nảy sinh ra ý tưở ng sử dụng nước thải để tưới cho các đồn điền. Do nước thải đô thị có chứa hàm lượng nitơ và phôtpho
cao với tỷ lệ phù hợp cho sự tăng trưởng của cây, việc tưới tiêu bằng nước thải sẽ cung cấp cả nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của cây. Thực tế cho thấy lượng nước m ất đi do bốc hơi nước từ các hệ thống trồng liễu rất cao. Vì vậy có thể thiết kế hệ thống xử lý không phát thải, làm bốc hơi hoàn toàn nước thải bang cây liễu. H iện nay hệ thống xử lý bốc hơi nước thải bàng liễu đà được áp dụng phổ biến ở tất cả các nước trên bán đảo X căngđinavi, các nước ở vùng biển Ban T ích, B a Lan, A i Len và A nh. C ác công tác chuấn bị ban đầu cho việc ứng dụng hệ thống này cũng đã được tiến hành ở Pháp và Hy Lạp. Hệ thống xử lý bốc hơi nước thải có thể được sử dụng ở nh ữ ng nơi thiếu nguồn cấp nước cho các loại cây có năng suất bốc hơi nước cao. Các hệ thống xử lý bốc hơi nước thái có thê được thiềt kế VỚI điều kiện lượng nước m ất đi từ các hệ thống nhiều gấp hơn hai lần tổc độ bốc hơi nước tự nhiên được tính toán theo các tham số khí tượng. 4.4.1. Đ ịn h nghĩa X ử lý bốc hơi nước thải (X L B H N T) là phương pháp xử lý nước thải tại chỗ có thể thay thế cho các hệ thống hấp thụ qua đất thông thường, đặc biệt là đối với các khu vực có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt các nííuồn nước m ặt và nước ngầm hoặc tại những khu vực có điều kiện đất không thấm nước. X L B H N T là sự kết hợp hai q u á trình riêng biệt là b ố c hơi nước từ m ặt đất. và thoát hơi nước từ thực vật. Hệ thống X L B H N T có tính ưu việt nhờ khả năng làm bay hơi nước thải vào không khí m à không x ả ra nguồn tiếp nhận n h ư nước m ặt hoặc nước ngầm. Tuy nhiên, trong m ột số trư ờng hợp, hệ thống X L B H N T cũng có thể hoạt động kết hợp quá trình thấm nước và bay hơi làm phương pháp thay thế. 101
Q uá trình bốc h ơ i Q uá trình bốc hơi chuyển nước ở trạng thái lỏng sang hơi n ư ớ c (h ó a hơi) và rút hơi nước ra khỏi bề m ặt bay hơi (thải hơi). N ước bốc hơi từ các bề m ặt k h ác nhau n h ư sông, hồ, m ặt đường, đất và thực vật ẩm. Đ ể thực hiện được quá trìn h này, cần có năng lượng để chuyển trạng thái của các phân tử nước từ dạng lỏng sang d ạn g hơi. B ức xạ m ặt trời trực tiếp v à ở m ức độ thấp hơn, chênh lệch về nhiệt độ m ôi trư ờ n g x u n g quanh sẽ cung cấp năng lượng này. Đ ộng lực để tách hơi nước là sự chênh lệch g iữ a áp suất ho i nước tại bề m ặt bay hơi v à áp suất hơi nước củ a khí quyển. K hi q u á trìn h bay hơi d iễn ra, không khí ở m ôi trư ờng xung quanh sẽ bão h o à dần và tốc độ bay hơi sẽ chậm hơn và có thể dừng hẳn nếu như không khí ẩm không được chuyển vào m ôi trư ờ n g xung quanh. V iệc thay thế không khí đ ã bão ho à bằng không khí khô h ơ n p h ụ th u ộ c chủ yếu vào tốc độ gió. D o vậy, bức xạ m ặt trời, nhiệt độ không khí, độ ẩm kh ô n g khí và tốc độ gió là những thông số khí hậu cần xem xét để đánh giá quá trình b a y hơi nước. Q uả trình th oát h ơ i Q uá trình thoát hơi làm hóa hơi nước ờ trạng thái lỏng tro n g các m ô của thực vật và thoát hơi nước vào m ôi trư ờng xung quanh. T hực vật m ất nước ch ủ y ế u là qua các lỗ khí khổng là những lỗ hở nhỏ trên lá cây m à hơi nước và các ch ất khí th o át qua. R ễ cây nhận nước cùng với các chất dinh dưỡng v à truyền đi khắp thân cây. Q u á trình h ó a hơi diễn ra tại lá cây, tại các khoang gian bào, và khẩu độ của các lỗ khí sẽ kiểm soát quá trình trao đổi hơi. G ần nh ư toàn bộ lượng nước được nhận vào bị m ất đi qua q u á trình thoát hơi và chỉ m ột lượng nhỏ được sử dụng bên trong cây. Thoát - bốc h ơ i nư ớc C ác quá trình bốc hơi v à thoát hơi xảy ra đồng thời và không có p h ư ơ n g p háp nào có thể phân biệt giữa hai quá trình. N goài lượng nước sẵn có tro n g lớ p đ ấ t bề m ặt, quá trình bay hơi từ đất trồng phụ thuộc chủ yếu vào lượng bức xạ m ặt trời chiếu lên bề m ặt đất. Lượng bức xạ này giảm dần trong suốt quá trình cây p h át triển vì bóng của cây sẽ ngày càng che phủ nhiều diện tích đất hơn. K hi cây còn nhỏ, nư ớ c ch ủ yếu là m ất qua quá trình bốc hơi từ m ặt đất; khi cây đã trư ởng thành và hoàn to àn p h ủ kín m ặt đất, thoát hơi trở thành quá trình chính. Tốc độ bốc hơi nước là lượ ng n ư ớ c m ấ t đi từ cây và đất trên m ột bề m ặt có cây trồng theo đơn vị độ sâu củ a nư ớ c v à th ư ờ n g được tín h theo m ilim et (m m ) trên đơn vị thời gian là giờ, ngày, tuần (m ười ngày), tháng, thậm chí cả giai đoạn tăng trư ởng hay cả m ột năm. 4.4.2. C ác th ô n g số về k h í h ậ u v à đ ịa h ìn h C ác yếu tố khí tượng có vai trò quyết định đổi với quá trình th o át - bốc hơi nước là các thông số về thời tiết có khả năng cung cấp năng lượng cho q u á trìn h hóa hơi và rút hơi nước khỏi bề m ặt bay hơi. C ác thông số thời tiết chính cần x em x é t sẽ được trình bày trong phần sau đây. 102
B ứ c x aỊ m ă• t trờ i Lượng năng lượng sẵn có để chuyển hoá hơi nước là yếu tố quyết định quá trình th o át - bốc hơi nước. N ăng lượng m ặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên lớn nhất có thể c h uyển hóa khối lượng lớn nước thành hơi nước. Lượng bức xạ tự nhiên có thể chiếu lên b ề m ặt bay hơi được xác định bởi vị trí và thời gian trong năm . D o vị trí tương đối g iữ a m ặt trời v à trái đất luôn thay đổi, cường độ bức xạ tự nhiên cũng dao động ở các vĩ đ ộ khác nhau v à vào các m ùa khác nhau. C ường độ bức xạ thực tế có thể chiếu tới bề m ặt bay hơi p hụ thuộc vào độ trong của của khí quyển v à sự có m ặt củ a các đám m ây có khả năng phản xạ và hấp thụ phần lớn lượng bức xạ. K hông phải tất cả năng lượng tự n hiên đều được sử dụng làm hóa hơi nước, m ột phần năng lượng m ặt trời sẽ được dùng để làm ấm không khí và đất. N h iệ t đ ộ k h ô n g k h í B ức x ạ m ặt trời được hấp thụ bởi bầu khí quyển và hơi nóng tỏa ra từ trái đất làm tăng n h iệt độ không khí. N hiệí cảm nhận được từ m ôi trường xung quanh truyền nàng lư ợ ng tới thực vật và tạo ra ảnh hưởng có tính kiểm soát đối với tốc độ thoát - bốc hơi nước. T rong đ iều kiện thời tiết nắng, ấm m ức độ tiêu thụ nước do th o át - bốc hơi sẽ n h iều h ơ n khi thời tiết m át mè, nhiều mây. Đ ộ ẩm không kh í T ro n g khi nguồn cung cấp năng lượng từ m ặt trời và m ôi trường xung quanh là động lực ch ín h làm hóa hơi nước, sự chênh lệch giữa áp suất hơi nước tại bề m ặt bay hơi và áp suất hơi nước của khí quyển là yếu tố quyết định cho quá trình thoát hơi. C ây được tướ i đủ nước ở các khu vực khô, nóng thường tiêu thụ lượng nước lớn do sự dồi dào về n ăng lượng và khả năng làm khô của bầu khí quyển. Ở khu vực nhiệt đới ẩm ướt, mặc dù có m ức năng lượng đầu vào cao, dọ ẩm khỏng khí cao sỗ làm giảm tốc độ thoát - bốc hơi nước. rry
Ặ_
-* /*
_ • f
Tôc độ g ió Q uá trình thoát hơi nước phụ thuộc vào gió và các chuyển động xáo trộn của không khí làm tăng khả năng di chuyển lượng lớn không khí trên bề m ặt bay hoi. K hi làm hóa hơi nướ c, không khí trên bề m ặt bav hơi sẽ dần dần bị bão hòa bởi hơi nước. N eu không khí đ ã b ăo hò a không được thay thế liên tục bằng không khí khô hon, khả năng thoát hơi và tố c độ thoát - bốc hơi sẽ bị suy giảm. 4.4.3. C ác yếu tố liên quan đến thực vật Loại cây, sự đ a dạng, và giai đoạn phát triển của cây là những yếu tố cần được cân nhắc khi đánh giá quá trình thoát - bốc hơi nước từ các cánh đồng trồ n g cây. C hiều cao c ủ a cây, độ xù xì của thân và vòm cây, độ phản xạ, lóp phủ trên m ặt đất và đặc tính của
rễ cây sẽ tạo ra sự khác biệt về khả năng thoát - bốc hơi nước của các loại cây khác nhau
103
trong cùng m ột điều kiện m ôi trườn[f. T hoát - bốc hơi nước bằng thực vật tro n g điều kiện chuẩn là nhu cầu bốc hơi của thực vật được trồng trên những cánh đồng lớn dưới điều kiện m ôi trư ờng tối ưu về nguồn nước ngầm và các biện pháp quản lý tốt. Đ iều kiện m ô i trư ờ n g và quản lý Các yếu tố như độ m ặn của đất, độ phì nhiêu của đất, sự tồn tại của các tầng đất đá rắn hoặc không thể xuyên qua được, sự thiếu kiểm soát các loại sâu bệnh và k h âu quản lý kém có thể hạn chế quá trình tăng trư ởng và làm giảm khả năng thoát - bốc hơi nước của cây. C ác nhân tố khác cần được xem xét khi đánh giá quá trình thoát - bốc hơi nước là lớp phủ m ặt đất, m ật độ cây, trữ lượng nước ngầm . Ả nh hưởng củ a nước n g ầm đối
với quá trình thoát - bốc hơi nước tuỳ thuộc trước tiên vào mức độ thiếu nước và loại đất. Q uá nhiều nước sẽ dẫn đến hiện tượ ng úng nước có khả năng làm hư hại rễ và hạn chế quá trình hấp thụ nước qua rễ do kìm hãm hô hấp. C ác hệ thống thoát - b ố c hơi nước thường sử dụng loại cây có khả năng chịu úng nước lâu dài. Đ ịa * điểm Độ cao so với m ặt biển (m ) và vĩ độ (độ bấc hoặc nam ) của địa điểm có ảnh hưởng đến quá trình thoát - bốc hơi nước vì áp suất khí quyển (hàm của độ cao so với m ực nước biển trung bình), bức xạ ngoài khí quyển. T rong m ột vài trư ờng hợp, số g iờ có ánh sáng ban ngày cũng chịu ảnh hường của độ cao v à v ĩ độ. 4.4.4. Ư ớc tính th oát - bốc h o i nuó‘c nh ư thế nào? M ức độ thoát - bốc hơi nước có thể được đo trực tiếp tại hiện trư ờng, tuy nhiên những tính toán chính xác đòi hỏi sử dụng các thiết bị tinh vi và các phươ ng pháp đo tổ hợp. C ác công tác đo đạc này thư ờ ng khó khăn, tốn kém và đòi hỏi cán bộ kỹ th uật có trình độ cao. Do vậy các phương pháp đo trực tiếp này hầu như chỉ được sử dụng để hiệu chinh độ chính xác của các phươ ng pháp gián tiếp. Phư ơng pháp sử dụng để đo m ức thoát - bổc hơi nước dựa trên việc đo m ức bốc hơi có những điều chỉnh để giải thích ảnh hưởng của đất và thực vật. M ức độ th o át - bốc hơi nước thường được đo gián tiếp, dựa trên các yếu tố khí hậu, nhưng đôi khi cũng phụ thuộc vào loại đất, tìn h trạng nước trong đất và thực vật. G iá trị của m ức độ thoát - bốc hơi nước tự nhiên thường được tính toán tại m ột trạm khí tượ ng gần nhất trên m ột bề m ặt chuẩn có trồng cỏ ngắn thông thường. G iá trị này được gọi là m ức thoát - bốc hơi nước chuẩn, và thườ ng được chuyển thành m ức thoát - bốc hơi nước thực bàng cách nhân với hệ số bề mặt. K hoảng chênh lệch giữa m ức thoát - bốc hơi nước và lượng m ưa được sử dụng trong việc lập kế hoạch tưới nước. Liên hiệp quốc đ ã thông qua tố chức FA O (Tổ chức nông nghiệp và lương thực) phát triển phần m ềm C R O P W A T làm công cụ để tín h toán m ức thoát - bốc hơi nước chuẩn, nhu cầu nước của cây trồng, và nhu cầu tưới nước của cây trồng. C ác tính toán được thực hiện dựa trên m ột chương trình phối hợp giữa thông tin về khí hậu địa phương (m ột cơ sở dữ liệu có chứa thông tin về trên 140 quốc gia) với nhu cầu nước khác nhau
104
của cây trồng. Phần m ềm này được đăng miễn phí trên m ạng có thể tìm v à tải về từ địa chỉ http://w w w .fao.org/ag/A G L /adw /cro p w at.stm . 4.4.5. C ác d ạn g hệ thống thoát - bốc hoi nuóc và các đặc tính Có nhiều loại hệ thống thoát - bốc hơi nước khác nhau trên thế giới. T hực tế cho thấy, các cánh đồng trồng liễu có khả năng tiếp nhận và x ử lý thành công nước thải dô thị. nước
ri
từ
bãi
chôn
lấp
rác
[R osenqvist và cs., 1997; Hassclgren, 1998; H asselgren, 1999; Venturi và cs., 1999]. Các k ĩ thuật này sử dụng nước và chất dinh dưỡng để sản suất sinh khối; nước và chất dinh dưỡng dư thừa được thải ra các nguồn tiếp nhận.
H ìn h 4.28. H ệ th ố n g thoát - b ố c h ơ i n ư ớ c đ iếu hình
Đ an M ạch đã triển khai hệ thống
ch o một h ộ g ia đinh tạ i Đ a n M ạ ch .
thoát - bốc hơi nướ c sử dụng câv liều đề xử lý nước thải và tái sinh các chất dinh dưỡng cho các hộ gia đình (H ình 4.28) ở
những nơi m à các tiêu chuẩn nước thải rất nghiêm ngặt và việc làm ngấm nước vào đất là không thể thực hiện [G regersen và Brix, 2000, 2001; Brix và G regersen, 2002]. Hệ thống thoát - bốc hơi nước bằng cây liễu là hệ thống xử lý không xả nước (do thoát bốc hơi) và m ột phần các chất dinh dưỡng có thê được tái sinh qua sinh khối liễu. H ơn nữa, sinh khối được thu hoạch có thổ dùng làm nguồn năng lượng sinh học. H ệ th ố n g th o á t - bốc h ơ i n ư ớc s ử dụ n g cây liễu dạn g kín T rong hệ th ố n g kín có sử dụng cày liễu không xà nước thài, bãi trồ n g liễu được lót m àng chống thấm do vậy không có hiện tượng ngấm nước thải vào nguồn nước ngầm . Tất cả nước thải được dẫn vào hệ thống và nước mưa trút lên hệ thống đều được thoát bốc hơi vào khô n g khí. H ệ th ố n g th o á t - bốc h ơ i nư ớc s ử (lụng cây liễu dạng thẩm H ệ th o n g trồ n g cây liễu trên nền đất không chống thấm , cho phép ngấm m ột phần nước qua đất [M inistry o f Environm cnt and Energy, 2003b]. Hệ thống có thấm thường được thiết kế trên nền đất sét có mức thấm thấp. 4.4.5. T h iế t k ế v à x ác đ ịn h kích thướ c L ự a c h ọ n lo ạ i c â y v à k h ù n ă n g th o á t h ơ i
C ây đượ c sử dụng trong hệ thống thoát - bốc hơi cần có các đặc tính sau: •
Tốc độ thoát hơi cao; các cây trồim trên nền đất ẩm ướt hoặc đầm lầy thường có tốc
độ thoát hơi nhanh vì chúng thường có xu hướntĩ đố h ở các lồ thoát khí quanh năm.
105
• Phát triển trong đất úng ngập nước; thự c vật vùng đầm lầy có th ể sống trong v ùng
đất úng ngập nhờ hệ thống kẽ hở chứa khí bên trong rễ cây và các m ầm chồi mang ôxy 1A Ạ đen rê. f
**
• H ình thái phát triển cần tối đa hoá khả năng thoát nước, có nghĩa là sử dụng hiệu ứng "dây phoi", nơi m à chiều cao của cây lớn hơn chiều cao của m ôi trường xung quanh. • C ó khả năng hấp thụ các chất dinh d ư ỡ ng cao v à có k h ả n ă n g tích luỹ chất dinh
dường và kim loại nặng trong phần thân cây có thể thu hoạch được trên m ặt đất. • C ó khả năng hấp thụ m uối tích lũy tro n g hệ thống theo thờ i gian. C á c y ế u t ổ c ó t h ế là m t ố i đ a h o á m ứ c n ư ớ c b ố c h ơ i .
• M ức năng lượng đầu vào cao (bức x ạ m ặt trời); • N hiệt độ không khí cao; • Đ ộ ẩm tương đối trong không khí thấp; • S ự trao đổi không khí (gió); • K hả năng duy trì, phát triển tán, vòm cây; • K hả năng duy trì và phát triển các lỗ khí khổng trên thân cây; • Chỉ số diện tích lá; • Các yếu tố như hiệu ứng oasis (nơi m àu mỡ), nơi m à không khí khô và ấm hơn cân bằng
vói vùng khô thổi qua một khu thực vật trong điều kiện dư thừa nước [Rosenberg, 1969]. T rong quá trình làm thoát - bốc hơi nước, thực vật sử d ụ n g n h iệt từ không khí và năng lượng bức xạ, và vì vậy không khí được làm m át bởi q u á trìn h này. H iệu ứng "dây
phơi", nơi m à chiều cao của cây lớn hơn chiều cao các vật thể khác tại môi trường xung quanh (độ xù xì khác nhau) có thể làm tăng lượng nước được bốc hơi [Allen và cs., 1998]. Hiện tượng này xảy ra khi các dòng đối lưu nhiệt vào các vòm cây và dòng di chuyển hơi nước ra khỏi vòm cây được gia tăng dưới tác dụng của luồng gió thổi theo phương nằm ngang vào các khóm cây. Do vậy, m ức thoát - bốc hơi nước thực lể tại các dải đất rộng cô lập tính theo đơn vị diện tích bề mặt có thể cao hom nhiều so với mức thoát - bốc hơi
được tính toán. M ột số ví dụ của hiệu ứng "dây phơi" và "nơi màu mỡ" có thể được mô tà qua quá trình thoát bốc hơi nước từ một hàng cây được bao quanh bởi thực vật thấp hoặc một cánh đồng khô không có hoa m àu, hoặc quá trình thoát - bốc hơi nước từ một dải cây cattail (cây sống trong
đất ngập
nước có lá nhỏ, dài dùng làm thảm, đệm ghế) dọc theo dòng suối. Ví dụ, m ột hàng cây được trồng
106
N
Hình 4.29. Hiệu ứng "dâyphơi".
vuông góc với hướng gió chủ đạo sẽ làm tăng lượng nước bốc hơi vì cây sử dụng nhiệt từ không khí để làm bay hơi nước và gió làm cuốn hơi nước ra khỏi cây (xem hình 4.29). Cân b ằ n g n ư ớ c và th u ỷ học M ột
trong
nh ữ n g
khía
cạnh
Nước mưa
quan trọng nhất của hệ thống thoát
Nước thoát bốc hơi
- bốc hơi nước bằng cây liễu là khả n ăng làm thoát - bốc hơi hết lượng
Nước thải (Q)
nư ớ c thải v à nư ớ c m ư a dẫn tới hệ
-----
thống. L ư ợng nước thoát - bốc hơi (B H ) hàng năm b ằn g lượng nước thài (Q) dẫn tói hệ thống cộng
m n){ 4 Ì 0 c in bằrig nước lrong hệ lhéng :hoứl.
lượng nước m ư a (M ) trên bê m ặt hệ thống (xem hình 4.30). T rên
boc hơi nước
thực tế, m ức
th o át - bốc hơi nước và lượng m ưa dao động trong Răm trcn g khi lượng
nước thải dẫn tới hệ thống lại khá ổn định. Vì vậy, sự biến động theo m ùa về lượng nước m ưa v à m ức thoát - bốc hơi nước cũng cần được xem xét sao cho hệ thống có đủ thể tích (độ sâu) để có thể d ự trừ nước thải và nước m ưa vào m ù a đông. K ích th ư ớ c và cẩ u tạ o củ a h ệ th ốn g H ệ thống X L B H N T sử d ụng cây liễu thường được xây dựng trên m ộ t m ảnh đất với độ sâu 1,5 m , được lót chống thấm bàng vật liệu polyethylene, và trồng liễu. D iện tích bề m ặt của hệ th ố n g p h ụ thuộc vào khối lượng và chất lượng nước thải cần xử lý và lượng m ưa h àn g năm tại đ ịa phương. D iện tích cần thiết để X L N T từ m ột hộ gia đình ờ Đ an M ạch thư ờ ng cần từ 120 đến 300 m 2. Lượng m ưa hàng năm tại địa điểm xây dựng là m ột th ông số q u an trọng để xác địn h kích thước của hệ thống. N ư ớc thải được cấp vào hệ thống b ằn g áp lực và dược phân phối bằng hệ thống ống ngầm dưới m ặt đất. T hân cây liễu đự ơ c định kỳ cắt tỉa nhằm kích thích sự phát triển củ a cây v à loại bỏ bớt ch ất dinh dư ỡ ng v à kim loại nặng. C á c đ ặ c t ín h c ơ b ả n c ù a h ệ i h ổ n g s ử d ụ n g c â y l i ễ u :
• Đối với hệ thống phục vụ m ột hộ gia đinh (5 người), nước thải cần được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại hoặc bể lắng có thể tích tối thiểu là 2 m 3, trước khi được cấp vào hệ thống. • Hệ thống kín sử dụng cây liễu thường được xây dựng với chiều rộng 8 m, chiều sâu tối thiểu 1,5 m v à độ dốc be bờ 45°. • Đ áy đư ợ c lót bàng m àng chống thấm và nước thải được phân phối dưới lòng đất bên trong hệ th ống bằng hệ thống bom tự động quản lý theo m ực nước. • Ố ng thoát nư ớ c ở đáy hệ thống có thể được dùng đề x ả hết nước trong hệ thống trong trư ờng h ợ p có m uối tích tụ sau vài năm. • M ột nử a hoặc m ộ t phần ba số cây liễu được thu hoạch hàng năm để giúp cây luôn đ ư ợ c trẻ, khoẻ v à có tốc độ thoát hơi nhanh.
107
Đ ối với hệ thống X L B H N T kết hợp thấm , các kích thước cơ bản cũng được th iết kế giống như hệ thống kín. Cây liễu sẽ làm bốc hơi nước thải trong m ù a phát triển; vào m ùa đông, m ột phần nước thải sẽ được ngấm vào đất. 4.4.7. Đ ịa điểm và xây dựng X á c định địa ỉ Ị điểm Đ ể đạt m ức thoát - bốc hơi tối đa, hệ thống cần được đặt ở khoảng đất trống cách các toà nhà và cây cối m ột khoảng cách tươ ng đối. Đ ảm bảo hệ thống không bị che bóng bởi cây hoặc các to à nhà và hàng cây phải được trồng vuông góc với hướng gió chủ đạo. C ần thiết kế có lối đi thuận tiện cho việc sử dụng m áy m óc tro n g quá trình xây dựng và thu hoạch liễu. T h iết k ế và x â y dự n g N ước thải cần được xử lý sơ bộ, ví dụ bằng bể lắng trước khi cấp vào hệ thống. N ước thải được phân phối trong nền đất bằng bơm và các ống phân phối áp lực được đặt ở giữa lòng hệ thống. Ố ng phân phối được đặt trong lóp sỏi đường k ín h 15 h-32 m m hoặc vật liệu khác có độ xốp cao. Đ ầu cuối của ống phân phối được đặt tro n g giếng thăm và quan trắc (xem hình 4.31). M ức nước trong đất có thể được quan trắc tại giếng thăm nơi có thể bơm hút nước bị m ặn ra khỏi hệ thống khi cần thiết.
H ì n h 4.31 . H ệ thố n g x ử lý b ố c h ơ i n ư ớ c thài s ử d ụ n g c â y liễu.
Ố ng bảo dưỡ ng được đặí trong lớp sỏi tại đáy. Ố ng này được sử dụng để tháo nước ra khỏi hệ thống khi cần thiết. Đ ất trồng được sử dụng tại chỗ. H ệ thống được be bờ xung quanh cao 0,3 m để tránh nước chảy tràn từ khu vưc xung quanh v à giữ nước vào m ùa đông (xem hình 4.32). M ột hệ thống chuẩn thường có bề rộng 8 m , độ sâu 1,5 m và
108
chiều dài phụ thuộc d iện tích cần thiết. Các hệ thống sâu hon, có sườn dốc hơn thường có lợi thế hơn.
0,3m
1,5m
5m
Hình
4 3 2 . M ặ t c ắ t h ệ th ố n g X L B H N T s ừ d ụ n g c â y liễ u . N g u ồ n : G r e g e r s e ìì và c s ., 2 0 0 3 a
Đấỉ phủ bề mặỉ 0,6rn Ổng phản phối
1111111111111 ilMÍịpi ỉiíiiìlinrn
phân phối [ Lớp vật liệu phâ . ị dày toi thiểu 0,225m
\-— :— I Rộng tối thiểu 0,25m
Đất phủ bể mặt
Vải địa kỹ thuặt
niiiinniin
òng phản phối I Lớp vặt liệu phân phối ^ d à y tối thiểu 0,25m
Rộng tối thiểu 0,25im
H ì n h 4 .3 3 . C h i tiế t hệ th o n g p h â n p h ố i n ư ớ c th à i.
109
ớp vật liệu phân phối Irrv - r^ - ố n g dẫn bảo dưỡng ■" > * ' — ' ^ r^ - v ả i địa kỹ thuật Màng chống thấm Lớp cát dày 0,5m
Hình
4 .3 4 . M ặ t c ắ t h ệ th ố n g X L B H N T k í n .
Trồng cày và g â y g iố n g Hệ thống thoát - bốc hoi sừ dụng cây liễu cần x ây d ự n g vào m ùa xuân. C ác vật liệu trồng cây cần được chuẩn bị b ờ i các ch u y ên gia gây giống, c ầ n sử dụng các vật liệu chiết cây vô tính thuộc loại có khả n ăn g p h át triển n h an h để cấy trồ n g n h ằm tạo ra sinh khối ở m ức cao nhất. Liễu phát triển tự n h iên sẽ k h ô n g sử d ụ n g được. L iễu thư ờ ng có khả năng phát triển nhanh trong năm đầu, có thể đ ạ t ch iều cao 4 m. V ào m ù a đông sau khi trồng, cần tiến hành cắt tỉa các m ầm chồi tại vị trí sát đ ất nhàm k ích th ích cây nảy nhiều m ầm , tạo khóm . T hông thư ờ ng, liễu có thể th u h o ạch đư ợ c sau b a năm (cũng vào m ùa đông) tính từ lần cắt tỉa ban đầu. C ây liễu th ư ờ n g p h át triển rất tố t tro n g điều kiện có đủ độ ẩm trong vùng đất sâu k h o ản g 1 m tín h từ bề m ặt. L iễu có th ể chịu được úng lụt theo m ùa như ng không sống được tro n g úng n g ập lâu dài. K iểm soát cỏ dại là công tác quan
re .
trọng trong việc trồng liễu, c ầ n nhổ sạch tất cả các loại cỏ sống dai trước khi trồng liễu và trong suốt hai m ùa tăng trưởng đầu tiên. T rong hai năm đầu cần lập hàng rào bảo vệ liễu để tránh bị phá hại do thỏ hay các động vật ăn lá khác có thể gây nên. N ên trồng các loại liễu cho năng suất cao, được gây giống đặc biệt để sử dụng nh ư loài cây năng ỉượng luân canh ngắn hạn (xem hình 4.35). C ác
Hình 4.35.
P h á n l o ạ i c á c g iố n g li ễ u ih e o m ã m àu. N gu ồn : D E F R A , 2002.
giống liễu này đã được tiến hành lai giống để có năng suất cao, dáng cây th ẳn g v à có k h ả n ăn g ch ố n g chịu sâu bệnh. Trồng 110
xen kẽ các loại giống liễu khác nhau để tạo khả năng đề kháng các loại bệnh do nấm
gây nên là phư ơ ng pháp lý tư ở ng nhât.
1m
1m
Liễu được cấy trồng dưới dạng
1m
._ 1,5m
1m ^
các đoạn cắt dài 20-f30cm từ thân cây m ột năm tuổi thu hoạch trong
T ’ rô o
c n c 'C O X
• c o
T -
1 ‘cũ1 o
! ‘ rô ! o
’ õõ_ o
,
< N j"
■co "
ơ> c 1 'C O
! c n ‘ c 1 ,0 3
ơ> cz '0 3
1 X
X
CN
1
X
;
khoảng thời gian từ tháng 12 đên
■
tháng 3 khi cây đ an g trong thời kỳ
!
ngủ đông. C ác đoạn cắt cần được
!
trồng ngay hoặc giữ ở nhiệt độ
;
-2°c đến -4 °c vì chúng có thể
■
sống được vài tuần ở nhiệt độ này. Các đoạn cắt nên được vận chuyển
<5*
o LO
:o
từ nơi giữ lạnh đến khu vực cấy
' ot
trồng ngay trong buổi sáng thực
'ír
hiện trồng các đoạn cắt đó. Neu
H ì n h 4 .3 6 . S ơ đ ô t r ô n g x e n k ẽ b a lo a i liê u k h á c n h a u .
gián đoạn,
các đoan cắt đươc giữ ở nhiêt đô „ __ . . . , trên 0 c , giai đ o ạn ngu đông sẽ bị
rễ bất địn h sẽ phát triển và m ầm có thể nảy m ạnh. H iện tượ ng này sẽ làm
giảm thành phần nước,
chất dinh dư ỡ ng
và do đó khả năng sống cù a cây cũng suy giảm.
C ây đư ợ c trồ n g sau đợ t sư ơng giá cuối cùng trong năm là lý tườ ng nhất, nhưng cũng có thể trồng sớm vào tháng hai nếu điều kiện đất cho phép. V iệc trồng cây m uộn vào tháng sáu vần có thể thành công như ng nên tránh trồng m uộn vì m ùa tăng trư ởng đầu tiên càng dài thì cây càng có thể sống khoẻ hơn vào m ùa đông. L iễu nên được trồ n g thành hàng cách nhau khoảng 1 m và các nhóm gồm ba hàng m ột cách nhau khoảng 1,5 m. C ác cây trong hàng nên cách nhau khoảng 0,4-ỉ-0,5m. Từ m ỗi đoạn cắt 1H-3 chồi cây sẽ nảy lên và đạt chiều cao tới 4m vào cuối m ùa phát triển đ ầu tiên. Đ e giảm thiểu các thiệt hại do sâu bệnh, ba giống liễu khác nhau nên được trồng thành các h àn g xen kẽ (xem hình 4.36). C ây liễu cần được chăm sóc cẩn thận nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, cỏ dại để đảm bảo cho liễu p hát triển tốt trong năm đầu. C ô dại nên được nhổ bằng m áy. V ào m ùa đông đầu tiên sau khi được trồng, cây liễu thườ ng được cắt ngắn cách m ặt đất dưới 20 cm nhàm k ích thích phát triển thành khóm có nhiều m ầm . C ông việc này nên đựơc thực hiện vào cuối m ùa đông, như ng trước thời kỳ nảy m ầm , thường vào cuối tháng hai. Sau khi cắt liễu có thể tiến hành phun thuốc diệt cỏ nhằm loại bỏ cỏ dại m ọc trong năm đầu. N ên sử d ụng thuốc diệt cỏ trước khi liễu nảy m ầm tạo khóm để chánh ảnh hưởng của th u ốc làm hỏng cây. T ừ m ỗi gốc cắt sẽ m ọc khoảng 5 đến 20 chồi cây tùy thuộc vào g iống liễu. T rong v òng b a tháng kể từ khi cắt liễu, nên làm m ái che hạn chế ánh sáng trên m ặ t đ ất để diệt cỏ m ột cách tự nhiên.
111
V iệc thu hoạch liễu thường tiến hành theo chu kỳ hai hoặe b a năm m ộ t lần. T ùy theo chu kỳ lưa chọn, m ột nửa hoặc m ột p h ần ba thửa liễu sẽ được cắt m ỗi năm . C ông việc rtày được tiến hành vào m ùa đông, sau khi lá rụng và trước khi nảy m ầm , thườ ng vào khoảng giữa tháng m ười đến đầu tháng ba. X á c định kích th ư ớ c và q u y hoạch h ệ th ốn g D iện tích bề m ặt của hệ thống phụ thuộc khối lượng, ch ất lượng nư ớ c thải cần x ử lý và lượng m ư a hàng năm tại địa phương. L ư ợng m ư a hàng năm tạị địa điểm xây dựng hệ thống và lượng thoát - bốc hoi là các thông số quan trọng để xác định kích thước. T ổng lượng nước thoát - bốc hơi hàng năm từ các hệ thống sừ dụng cây liễu tại Đ an M ạch tính theo các thông số khí hậu được cho là cao gấp 2,5 lần m ức thoát - bốc hơi tự nhiên tại khu vực. C ác yếu tô này cần được kiểm tra khi áp dụng đối với các khu vực khác trên thế giới. Lượng thoát - bốc hơi có thể được xác định qua các số liệu về khí tượng. V iệc tính toán m ức thoát - bốc hơi dựa trên d ữ liệu khí tượng yêu cầu các thông số về vật lý và khí hậú khác nhau. Sô liệu về thời tiết có thể dùng để tính to án ứớc lượng m ột số số liệu khác; các thông sổ còn lại thư ờ ng liên quan đến các số liệu được đo trực tiếp và có thể được tính toán bằng các công thức thực nghiệm . C ác số liệu này cho phép tín h toán lượng nước (tính bàng m m /năm ) có thể bị thất thoát từ hệ thống b ở i quá trình thoát - bốc hơi. D iện tích bề m ặt cần thiết củ a hệ thống sau đó được xác đ ịn h dựa vào lượng nước thải, lượng nước m ưa trung bìn h , và lượng nước thoát - bốc hơi tại vị trí xây dựng hệ thống. Các số liệu về sự thay đổi lượng m ưa v à lượng bay hơi theo m ù a cũng là các yếu tố quan trọng. Các quy luật về sự thay đổi lượng m ư a và lượng thoát - bốc hơi h àn g năm (có thể dùng theo tháng) có thể được áp dụng làm m ô hình tính toán biến động theo m ùa trong cân bằng nước của hệ thống v à dùng để tính lượ ng nước cần dự trữ vào m ùa đông. K inh nghiệm vận hành các hệ thống thực tế tại Đ an M ạch, cho thấy nhu c ầu về lượng nước dự trữ vào m ùa đông thường lớn hơn lượng nước thoát - bốc hơi và có vai trò quyết định trong tính toán diện tích bề m ặt củ a hệ thống. X á c định quy m ô h ệ th ốn g th o á t - b ố c h ơ i n ư ớ c b ằn g liễu ở Đ an M ạch Các tài liệu hướng dẫn của Đ an M ạch cung cấp các chi dẫn chi tiết về thiết kế, xây dựng và xác định kích cỡ của hệ th ố n g [G re g e rsen v à cs., 20 0 3 ]. D o lượng m ưa (và ở m ức độ thấp hon là lượng thoát - bốc hơi) biến đổi theo vùng, việc xác định quy m ô của hệ thống ở Đan M ạch cũng dao động với hệ số lớn hơn hai. Đẻ đảm bảo thoát - bốc hơi nước công suất 100 m 3/năm, diện tích cần thiết của hệ thống là 124 m 2 đối với khu vực có lượng m ưa thấp nhất, và cần diện tích bề m ặt là 293 m 2 đối với khu vực có lượng nước m ư a cao nhất (xem hình 4.37). Vì vậy, cần phải khảo sát kỹ điều kiện khí hậu địa phương trước khi thiết kế m ột hệ thống thoát - bốc hơi nước.
112
169
181
16« /
175 / 166
181
1^7
170 15«
U1
<*
2
2» > 24» • * *
1ề
í 1 tí
» ìl i'1
£
I ,1W
íT _
33*
265
233
.1«
17«
p*
2«4
271
210
V " ả ----
240
291
252
ĨU
277^ à 273
2Í3
17
TTx f»À
l íhí :
174
V
SÃ'
283
233
20S .
<
207' 23? ^ I ^ _L "77' 233 iẾ IM ,
220
151
1#5
1»,
261
2ũậ
243
217
V7 ^ 242 238
130
>N ; \ .
130
140
1»
IM
ISA ' t n K.
161
12?
•\ 'K 8 oC
ti7\
Ị33
nu
140
/y 13«; 13*
197
MO
ì 1 2 6 \ 132 . 137 \ H9 15? _ s f c . ■fi>ị' 1 ^ +■ UI' 133 12«
ề ị
137
£
!S*
-
1 v>
iỉg ĩẾ & X \' / & 12« ỳ s I 12® -
135 147
.127
129 12« V
.142*1s . w
í 174 r
132
126.
134
152
138*1
Ế
207
2»
-7
} 150
.ụ /
H T c;, 210 .154, ỳ \
149 U2 / ^ N. 1
AW
tì
163 T!__ 17»
IM
1ÔO
14«
tạ
174 1^47
228
100m3/năm nước thải
144
179 •1** \
m
Diện tich cần thiết (m2) làm bốc hơi
17Í
■rr—
Ỉ5 » svr, _ J^ V í r• j? 13ị 071“L,1M 441 \ / 134 134
12«
I2r
'ă 124
125
M
125
ĩl ìn h 4 3 7 Bán đồ phân ximq theo nhu cầu diện tích bề mặi cùa hệ íhóỉìg sử tỉimq ìieu đè XLBĨỈN T công suất Ỉ00n//nùm .
V iệc xác định quy m ô cùa hệ thống thoái - bốc hơi có thắm nước cũng được thực hiện như hệ thống kín. Trong mùa phát triển, cây liễu sẽ làm bay hơi toàn bộ lượng nước thải, nhưng vào m ùa đông m ột phàn nước thãi sẽ ngấm vào đất. N hìn chung, các hệ thống thoát - bốc hơi có thấm nước cho phép độ linh hoạt cao hơn trong việc xác định quy m ô vì lượng nước không thoát - bốc hơi được sẽ thấm vào đất. 4.4.8. V ận h à n h và b ả o d ư ỡ ng tXr ***&&■<* ^
K h ở i đ ộ n g h ệ th ố n g
T rong giai đoạn khởi động hệ thống, công việc chính là thực hiện sao cho cây trồng phát triển nhanh, có m ật độ lớn để có thể thoát hơi nước. Vì vậy, trong năm đầu cần quan tâm tới việc cấy trồng cây. T hời gian và khoảng thời gian khởi động hệ
.
Hình 4.38 Gốc liễu sau khi cái.
113
thống thông thường tốt nhất là vào đầu m ù a xuân. K hi cây đã đ ư ợ c trồng, lư ợ ng nước thải cấp vào hệ thống cần được kiểm soát th eo n h u cầu củ a cây (ít n h ất là k h ô n g làm kìm hãm sự phát triển của cây), c ỏ dại cần được n hổ sạch tro n g m ù a p h á t triển đ ầ u tiên vì chúng có thể làm giảm khả n ăn g phát triển c ủ a cây. M ứ c n ư ớ c tro n g hệ th ố n g cần được kiểm tra thư ờ ng xuyên trong suốt n ăm đầu. D o tốc độ th o át - b ố c hơi còn thấp trong năm đầu khi cây còn nhỏ, m ứ c nư ớ c có thể d ân g lên b ằn g với m ặt đất vào cuối m ùa thu; nếu hiện tượng này xảy ra, cần tiến hành bơm nước ra khỏi hệ thống. C ông việc này có thể phải duy trì cho đến m ùa xuân tiếp sau khi tốc độ thoát - bốc hơi đã tăng. B ảo dư ỡ n g và c ắ t tỉa định kỳ Sau năm đầu tiên, việc bảo dưỡ ng cần được th ự c hiện đ ịn h kỳ với các công tác hút bùn cặn (hàng năm ) từ bể tự hoại hoặc bể lắng, k iểm tra h o ạt độn g củ a bơm v à cắt tỉa m ột nửa hoặc m ột ph ần ba số cây đối với hệ th ố n g sử d ụ n g cây liễu. V iệc cắt b ớ t cây (H ình 4.38) được tiến hành vào m ù a đông, sau khi lá rụ n g v à trư ớ c khi nảy m ầm , thường vào khoảng giữ a tháng m ười đến đ ầu th án g ba. c ắ t tỉa cây là cần thiết nhằm giúp cho cây phát triển khoẻ m ạnh v à có k h ả n ăn g th o át hơi cao. V iệc cắt cây cũ n g có ích và phù hợp nhất trư ớ c khi cây q u á to. 4.4.9. C hi phí đầu tư và vận hành C h i p h í đầu tư Chi phí đầu tư cho hệ thống thoát - bốc hơi n ư ớ c d ao đ ộ n g lớn tù y thuộc nhu cầu xây dựng và điều kiện thực tế của khu vực. C hi p h í cho v iệc x ử lý sơ bộ, th ư ờ n g bao gồm bể tự hoại hoặc bể lắng và hệ thống bơm nước th ải đ ế n hệ th ố n g có thể đ ư ợ c tính to án m ột cách tương đối chính xác theo định m ức xây dự ng; n h ư n g chi phí ch o hệ thống thoát bốc hơi nước lại phụ thuộc vào yêu cầu có m àn g c h ố n g th ấm , khối lượng đất cần vận chuyển v .v ... Theo kết quả khảo sát 34 hệ thố n g th o át - b ố c hơi nước sử dụng cây liễu cho riêng từng hộ gia đình ở Đ an M ạch (hệ thống kín có m àn g ch ố n g thấm ), chi phí vốn dao động trong khoảng từ € 2.000 đến € 1 2 .0 0 0 [G regersen v à cs., 2003]. Chi phí đầu tư trung bình cho m ột hệ thống kín sử dụn g cây liễu, bao gồm x ử lý sơ bộ v à bơm , ở Đạn M ạch là khoảng € 8.000. Do vậy, cần tính to án chi p h í vố n cho m ỗi hệ thống riên g lẻ vì chi phí này phần lớn phụ thuộc nhu cầu đào đ ất v à m àn g lót c h ố n g thấm . C h i p h í vận hành Chi phí vận hành c ủ a hệ thồng th o át - b ố c hơi n ư ớ c th ư ờ n g rấ t th ấp v à giới h ạn ờ chi phí cho việc hút bùn bể tự hoại hoặc bể lắng v à b ơ m n ư ớ c thải đ ến hệ thống. V iệc cắt cây cần th ự c hiện m ột n ăm m ộ t lần, n hìn ch u n g đò i hỏi rất ít công sức. Đối với hệ thống sử dụng cây liễu dành riên g cho hộ gia đ ìn h , v iệc cắt cây th ư ờ n g đ ư ợ c thực hiện tron g vài giờ do chính chủ nhà. N ăm đ ầu sau khi gây trồ n g v ư ờ n liễu, cỏ cần được nhổ sạch và công việc này cũng đòi hỏi rất ít công sức. C hi ph í v ận h àn h hệ thố n g sử dụng cây liễú dành riêng cho m ột hộ gia đìn h ở Đ an M ạch, bao gồ m cả chi phí cho việc hút bùn bể tự hoại (lần/năm ), thường m ất k h o ản g € 300/năm .
114
M ột yếu tố q uan trọng khi so sánh chi phí là hệ thống thoát - bốc hơi nước làm giảm lượng nước thải đượ c xả ra từ hệ thống. Trên thực tế, trong trư ờng hợp sử dụng hệ thố ng kín, tu y ệt đối k h ô n g có nước thải xả ra. Ở Đan M ạch, người xả nước thải phải trả m ứ c phí khoảng € 5 /m 3; n h ư vậy m ột hộ gia đình xà 100 m 3/năm sẽ phải trả € 500/năm . T rong hệ thống th o át - bốc hơi kín, không có nước thải xà ra, các hộ không phài trả k h oản phí nào. V ì vậy, k hoản tiền tiết kiệm € 500/năm cao hơn so với khoản chi phí vận hành € 300/năm . 4.4.10. ứ n g d ụ n g H ệ thống thoát - bốc hơi nước chủ yếu được sử dụng để xử lý nước thải tại chỗ đặc b iệ t dành cho các k h u vự c có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn nước m ặt và nước ngầm hoặc n h ữ ng nơi m à việc làm thấm nước vào đất không thực hiện được. Ở Đan M ạch, hệ thống thoát - bốc hơi nước sử dụng cây liễu được áp dụng ở vùng nông thôn nơi có tiêu ch u ẩn về nướ c thải rất ng ặt nghèo và nơi nước không thể ngấm ra đất, hoặc do phải bảo vệ nguồn nước ngầm hoặc do đất sét hay mực nước ngầm cao. H ệ thống được xây đựng tại từng hộ gia đình hoặc sử dụng cho nhóm gồm vài hộ gia đình. Hệ thống sử dụng cây liễu có thấm nước vào đất chủ yếu dành cho từng hộ gia đình riêng lẻ. M ộ t s ố kin h n g h iệm về h ệ th ố n g X L B H N T khôn g p h á t th ải tạ i Đ an M ạch H iện tại, hơn 100 hệ thống x ử lý không phát thải sử dụng cây liễu đang hoạt động tại Đ an M ạch, chủ yếu phục vụ các hộ gia đình ờ vùng nông thôn. Phần này sẽ tóm lược sáu hệ thống đượ c x â y dự n g vào năm 1997 [G regersen và Brix, 2000; 2001]. Sáu hệ th ố n g này tiếp n hận nư ớ c thải từ các hộ gia đình đon lẻ và có diện tích bề m ặt từ 150 đ ến 500 m 2, tuỳ th u ộ c vào số lượng người, m ức tiêu thụ nước của họ và lượng m ưa tại đ ịa phương. B a loại liễu
( S a lix v im in a lis )
gồm "B jốm ", "Tora" và "Jorr" được trồng ở
dạng các đoạn cắt dài 20cm và nhô trên mặt đất 5cm. N ước thải xả vào hệ thống, lượng m ư a cũng như m ức nướ c bên trong vư ờ n liễu luôn được kiểm tra cẩn thận. Cân bằng nước
M ộ t trong số n h ữ ng ý n g h ĩa quan trọng nhất của hệ thống làm sạch nước thải sử d ụ n g liễu là khả n ăn g th o át - b ốc hơi toàn bộ nước thải và nước m ưa trút lên hệ thống. T ro n g b ảng 4.14 nêu các số liệu về lượng thoát - bốc hơi nước từ sáu hệ thống được ước tính trong hai năm ho ạt động đầu tiên [G regersen và B rix, 2001]. L ư ợng nư ớ c thải x ả vào hệ thống là 450 đến 600 m m /năm . Trong năm thứ hai, lượng nướ c m ư a cao hơn m ức trung bình của 30 năm (1.150 m m ) gần 400 mm. ở hệ thống 1 v à 5, sức tăn g trư ở ng của cây liễu tư ơ ng đối kém do có cỏ m ọc nhiều trong vườn liễu. H ệ thống 6 có nướ c m ặt chảy vào hệ thống do lỗi xây dựng. M ức nước m ư a cao trong n ăm th ứ hai dẫn đến tình trạng bão hòa hoàn toàn (nước đọng trên m ặt vườn) ở m ột số hệ thống; do vậy, các hệ thố n g này bị quá tải thuỷ lực. V iệc loại bỏ nư ớ c khỏi hệ thống diễn ra nhờ quá trình bay hơi từ m ặt đất, thự c vật và q u á trình th o át hơi.
115
Bảng 4.14. Lượng thoát - bốc hoi nưóc (mm/năm) của sáu hệ thống sử dụng liễu ở Đan Mạch N ăm 1
N ăm 2
(tháng tư 1997- tháng ba 1998)
(tháng tir 1998 - tháng ba 1999)
1
980
1.470
2
1.270
2 .0 9 0
3
1.140
1.650
4
1.130
1.690
5
980
1.660
6
1.020
1 .880
H ệ thống
Nguồn: Gregersen và Brix, 2001 T h u h o ạ c h v à s ả n s u ấ t s in h k h ố i
Số liệu về năng suất sinh khối và hàm lượng dinh dưỡng cũ n g n hư kim loại nặng trong thân và lá các cây liễu m ột và hai năm tuổi được xác định tro n g hệ thống 4. Tại hệ thống này vườn liễu bao gồm ba hàng thuộc loại "Jorr", hai h àn g loại "B jom " và hai hàng loại "Tora". Đ iều đáng tiếc là k h ông đo được chính xác lư ợ n g chất dinh dưỡng và kim loại nặng được xả vào hệ thống. V ới hàm lượng thông thư ờ ng trong nước thải từ hộ gia đình: 30 m g/L tổng-nitơ (N), lO m g/L tổng-phôtpho (P) [H enze, 1982], và 30m g/L kali (K ), lượng nitơ, phôtpho và kali trong sinh khối thu hoạch được gần bằng với lượng được xả vào hệ thống theo nước thải. R iêng với phôtpho, lượng được thải vào hệ thống cao gần 30% so với lượng trong sinh khối có thể thu hoạch được. T u y nhiên, việc cân bằng phôtpho phụ thuộc vào m ức độ sử dụng chất tẩy rừa có ch ứ a p h ô tp h at tại m ỗi hộ gia đình cụ thể. Đối với kim loại nặng, thường k h ông thể dựa vào số liệu có sẵn để tính toán m ức cân bằng khối lượng. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đ ìn h thư ờ ng chứa ít kim loại nặng. N ồng độ trung bình của các kim loại nặng trong nước thải sinh hoạt thường ở m ức: cadim i (Cd): 2 I-Ig/L, chì (Pb): 40 |J.g/L; kẽm (Zn) 130 (Ig/L; đồng (Cu) 40 |ig/L ; niken (N i) và crôm (C r) 15 |ig /L ; thuỷ ngân (H g) 12 |ig /L [H enze, 1982]. N eu các số liệu này được sừ dụng cho việc tính toán cân bàng khối lượng íhì có thể xem là một phần kim loại nặng đã tích tụ trong hệ thống trong suốt khoảng thời gian hoạt động của hệ thống. T uy nhiên, việc cây liễu hấp thụ kim loại nặng còn tu ỳ thuộc vào m ức kim loại có trong đất và giống cây liễu [L andberg và G reger, 1994, 1996; G reger, 2000] và vì vậy lượng kim loại nặng được loại bỏ qua thu hoạch có thể cao hơn m ức được ghi lại trong số liệu hiện có. Đối với trư ờng hợp xấu nhất, dự a trên số liệu về hiệu q u ả xử lý hiện có và các m ức nồng độ kể trên, cho thấy sau 25 năm hoạt đ ộng m ức kim loại nặng trong đất không vượ t quá chuẩn cho phép hiện hành về sử d ụng đ ất cho nông nghiệp (Cd: 0.5 m g/kg đất khô; Pb: 40 m g/kg đất khô; Zn: 100 m g/kg đ ất khô; Cu: 40 m g/kg đất khô; Ni: 15 m g/kg đất khô; Cr: 30 m g/kg đất khô).
116
T í c h tụ m u ố i
H àm lượng m uối trong hệ thống có xu hướng tăng dần theo thời gian, nhưng tốc độ tăng k h ô n g xác định được và còn tuỳ thuộc vào lượng m uối có tro n g nước thải và do đó p h ụ thuộc vào thói quen của người xả thải. Nếu lượng m uối tro n g nước thải tăng quá m ức cho phép, cần x ả hết nước có chứa m uối ra khỏi hệ thống vào giai đoạn sau của q u á trình hoạt động. K i n h n g h iệ m
K inh nghiệm đầu tiên ở Đan M ạch cho thấy điều quan trọng là phải giữ cho vườn liễu m ới được gây trồng không bị cỏ m ọc trong suốt năm đầu. c ỏ m ọc nhiều sẽ làm giảm đ án g kể việc sản sinh các nhánh liễu trong năm đầu. T h ông thư ờ ng thân liễu được cắt trong năm đầu nhằm tăng số nhánh từ mỗi cây, nhưng nếu cây liễu m ọc với số nhánh ít trong năm đầu thì cũng sẽ m ọc ít nhánh vào năm thứ hai và các năm tiếp theo. D o vậy, năng suất tăng trư ởng sinh khối cũng sẽ thấp hơn và quá trình thoát - bốc hoi cũng n h ư hấp thụ chất din h dưỡng sẽ bị ảiih hưởng. T ừ năm thứ hai liễu sẽ m ọc vượt cỏ n ếu được làm sạch cỏ trong năm đầu. C ác thông số quan trọng khi thiết kế hệ thống làm sạch nước thải sử dụng cây liễu b ao gồm : • K hối lượng nước thải chính xác trong năm vận hành đầu tiên; • L ư ợng nước m ư a tại khu vực xây dụng; • K hả năng chọn giống liễu cỏ thể thoát - bốc hơi nước và tíc h luỹ chất dinh dưỡng và kim loại nặng trong lượng sinh khối có thể thu hoạch được trên m ặt đất. Ví dụ, tại m ột khu vực có lượng m ưa trung bình hàng năm là 700 m m ; giả thiết là c ây liễu làm thoát - bốc hơi 1.200 m m m ồi năm. C hênh lệch g iữa lượng nước m ưa (700 m m ) và lượng bốc-thoát hơi nước (1.200) là 500 m ra hay 500 L /m 2, m ức này bằng với lượng nước thải xả vào hệ thống mỗi năm . Giả sử m ức xả nước thải là 100 lít m ột người m ột ngày hay 36.500 lít m ột người m ột năm , diện tích bề m ặt cần có để thoát - bốc hơi lượng nư ớ c thải đó bằng 365.500 L/năm chia cho 500 L/m 2.năm b ằn g 73m 2/người. c ầ n tính đến các biến đổi theo m ùa trong lượng nước m ưa và m ức th o át - bốc hơi nước sao cho hệ thống cỏ đủ thể tích (độ sâu) để chứa nước thải và nước m ưa trong m ùa đông. H ơn nữa, lượng chất dinh dưỡng được xả vào hệ thống phải bằng với lượng được lấy đi q u a việc thu hoạch sinh khối trên m ặt đất. Số liệu cho thấy khi sức tăng trưởng của cây liễu đạt m ức tối ưu vào năm hoạt động đ ầu tiên, lượng thoát - bốc hơi của hệ thống có thể tăng ít nhất 300 m m (trong điều kiện Đ an M ạch) vào năm tiếp theo, có nghĩa là từ 1.200 đến 1.500 m m /năm . D o vậy, trong nhữ ng năm tiếp theo các hệ thống làm sạch nước thải giành cho 2-Ỉ-3 người có thể tiếp nhận đư ợ c m ức nước thải cao hơn so với m ức thiết kế. T u y nhiên, vẫn chưa chắc chắn về khả năng hoạt động lâu dài của hệ thổng, đặc biệt là lượng m uối tích tụ và khả năng phát triển ổn định của cây liễu.
117
4.5. CÁC PH Ư Ơ N G PHÁP x ử LÝ KỴ KHÍ NƯ Ớ C THẢI 4.5.1. T ổn g quan Các quá trình kỵ khí có thể xử lý nướ c thải có nồng độ các chất h ữ u cơ cao. T ro n g điều kiện không có ôxy, các vi khuẩn kỵ khí sẽ phân hủy và chuyển hóa các h ợ p chất hữu cơ thành cacbon điôxyt và m êtan (khí sinh học). T rước đây, quá trình kỵ khí đượ c áp dụng để xử lý bùn cặn, các chất thải hữu cơ, và nước thải có nồng độ chất h ữ u cơ cao. T rong các trạm xử lý nước thải đô thị thường có các công trình phân hủy (bể m êtan) để xử lý kỵ khí bùn cặn. v ấ n đề thiếu năng lượng trong những năm 70 đ ã thúc đẩy việc phát triển và áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý kỵ khí phát sinh năng lượng. Sau đó, đã có nhiều nghiên cứu thự c nghiệm và nghiên cứu ứng dụng được tiến hành, các kỹ thuật xử lý kỵ khí nước thải ngày càng được cải tiến và kết quả là làm giảm đáng kể thời gian lưu bùn trong các công trìn h x ử lý kỵ khí. N g ày nay, x ử lý sinh học kỵ khí còn được áp dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữ u cơ tru n g bình và thấp n hư nước thải sinh hoạt. 4.5.2. L ịch sử ph át triển T rước những năm cuối của thế kỷ X IX , m êtan đã được biết tới là khí được sản sinh từ quá trình sinh-hóa. V ào năm 1896 việc ứng dụng quá trình phân hủy kỵ khí đ ã được thực hiện đầu tiên tại nước A nh để sản xuất ra khí m êtan thắp sáng đường phố. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, công nghệ xừ lý kỵ khí đã phát triển rất nhanh, giữ a năm 1950, bể phản ứng tiếp xúc kỵ khí xuất hiện. P h át m inh quan trọng này trong xử lý kỵ khí cho phép kéo dài thời gian lưu b ùn (SR T ) hơn thời gian lưu nước (H R T) trong bể phản ứng. C uối những năm 1960, Y ong và M cM arty đã phát m in h ra bể lọc kỵ khí (A F). V ào cuối những năm 1970, L ettin g a v à các đồng nghiệp của ông tại trư ờng đại học nông nghiệp H à Lan đã phát m in h ra bể x ử lý sinh học dòng chảy ngược q u a tầng bùn kỵ khí (U pflow A naerobic Sludge B lanket - U A SB ), công nghệ xử lý kỵ khí nước thải này đang được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. C ông nghệ x ử lý bằng A F và U A SB đã thúc đẩy sự phát triển củ a các kỹ thuật x ử lý kỵ khí tốc độ cao, xây dựng lý thuyểt về phát triển làm giàu vi sinh vật trong bùn nhằm m ục đích tăng cường hiệu quả hòa trộn và tiếp xúc giữa nước thải và bùn. Bể phản ứng kỵ khí tuần hoàn và tầng bùn hạt giãn nở (E G SB ) là những ví dụ điển h ìn h nhất. 4.5.3. C ơ chế lên m en ky khí Sự chuyển hóa các hợp chất cao phân tử thành khí sinh học đòi hỏi sự tác đ ộng của m ột vài nhóm vi sinh vật. Q uá trình phân hủy kỵ khí được tiến hành q u a các bước khác nhau như phân hủy kỵ khí các chất đạm , hydrat cacbon, chất béo. Q uá trình chuyển hóa toàn phần bao gồm bổn giai đoạn chính (xem hình 4.39):
118
C Á C H Ợ P CH AT H ữ u c ơ ĐẠM, H Y D R À T CACBO N , CH ÁT b é o T H Ủ Y PHÂN
A X IT HÓA C Ả C SẢN phAm t r u n g g ia n P R O P IO N IC , B U T Y R IC v.v... A X E T A T HÓA
M ÊTAN HÓA
100% COD
H ì n h 4 .3 9 . Q u á trìn h p h á t sin h mê tan từ c á c hợ p c h ấ t c a o p h â n từ. C á c c h ừ s ố th ể h iệ n p h ầ n tră m ( % ) th e o C O D ; lư ợ n g C O 2 p h á t s in h k h ô n g đ ư ợ c đ ề c ậ p ở đ â y .
Nguồn: Gujer và Zehnder (1983) Thủy p h â n Q uá trình này chuyển hóa các chất rắn phức tạp thành các hợp chất hòa tan với trọng lượng phân tử nhẹ hơn. Q uá trình này đòi hỏi sự tác động của các enzim ngoại bào tiết ra từ các vi khuẩn gây m en. C ác chất đạm được phân hủy thông qua các chuỗi thành các axit am in, hydrat cacbon được chuyển hóa thành các chất đườ ng có thể hòa tan và các chất béo được chuyển thành chuỗi các axít béo và glycerin. T rên thực tế, tốc độ thủy phân có thể gây ức chế tốc độ phân hủy kỵ khí. Đặc biệt, tốc độ chuyển chuyển hóa các chất béo sẽ xảy ra rất chậm trong điều kiện duới 20°c. A x ỉt hóa T rong quá trình axit hóa, các chất hòa tan được tạo thành từ quá trình thủy phân dưới tác dụng của các vi khuẩn lên m en được chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ đơn giản (axít béo dễ bay hơi, cồn, axít lactic) và các chất khoáng (carbon dioxit, hydro, am ônia và khí hyđro sulfat). Q uá trình lên men axit được thực hiện bởi nhiều loài vi khuẩn khác nhau, nhưng phần lớn chúng là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. Tuy nhiên, cũng có thể có m ột số loại vi khuẩn lưỡng tính có thể chuyển hóa các chất hữu cơ qua con đường ôxy hóa. Đ iều này rất quan trọng trong x ừ lý nước thải kỵ khí, vì ôxy h ò a tan có thể gây ảnh h ưởng xấu cho các vi khuẩn kỵ khí và các vi khuẩn m êtan hóa. A x e ta t hóa Các hợp chất tạo thành từ quá trình axit hóa được chuyển hóa thành các sản phẩm cuối để sinh khí m êtan: axetat, hydrô, và cacbon dioxit. N h ư m ô tả trên hình 4.39, khoảng 70% CO D trong nước thải đầu vào được chuyển thành axít axetic và phần còn
119
lại được tập trung làm nguồn cấp đ iện tử trong phản ứng tạo khí hydrô. Tùy thuộc v ảo thế năng ôxy hóa của các chất hữu cơ ban đầu, quá trình axetat h ó a có thể diễn ra cùng với sự tạo thành cacbon dioxit hoặc hydrô. M ê ta n h ó a
M êtan hóa thường là giai đoạn chiếm tỉ lệ hạn chế trong toàn bộ quá trình phân hủy, m ặc dù tại nhiệt độ thấp nó có thể thủy phân. M êtan được tạo thành từ quá trình p h ân hủy axetat hoặc từ phản ứng khử dioxit cacbon bàng hydrô, tương ứng, bởi các vi k huẩn lên m en giấm và vi khuẩn hydrô. T ổ n g h ợ p m ê t a n t ừ v i k h u ẩ n lê n m e n g i ấ m
C H ìC O O H - > C H 4 + C O 2
(4.39)
T ổ n g h ợ p m ê ta n t ừ v ỉ k h u ẩ n h y d r o 4H2
+
C O 2 -» C H 4 + 2 H 20
(4.40)
C ác vi khuẩn tổng h ọp m êtan từ hydro v à dioxit cacbon p h át triển nhanh hom các vi khuẩn sử dụng axetat [H enzen và H aư em o es 1983], vì vậy quá trình tổng họp m êtan bởi các vi khuẩn lên m en giấm thường chiếm tỉ lệ giới hạn trong suốt quá trình chuyển h ó a các hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong nước thài thành khí sinh học. C ác nhóm vi khuẩn khác nhau tham gia trong quá trình chuyển hóa các chất hữu c ơ đều có khả năng đồng hóa và dị hóa. V ì vậy, song song với q u á trình giải phóng ra các sàn phẩm lên m en khác nhau, lượng sinh khối m ới cũng được tạo thành trong bốn giai đoạn chuyển hóa được m ô tả trên. Đ ể th u ận tiện, ba quá trình đầu tiên đôi khi được gộp lại với nhau và được gọi là quá trình lên m en axit, và quá trình th ứ tư được gọi là q uá trình m êtan hóa. Q uá trình lên m en axit có khuynh h ư ớ n g làm giảm pH do làm phát sinh các axit béo dễ bay hơi và các chất trung gian dễ phân ly. Vì quá trình m êtan hóa chỉ tiến triển tốt trong điều kiện pH trung tính, nên vì lý do nào đó, phản ứ ng có thể trở nên không ổn định do tốc độ khử axit trong quá trìn h m êtan h ó a giảm so với tốc độ phát sinh axit, tổng lượng axit còn lại sẽ làm giảm pH , v à vì vậy gây ức chế k h ả năng phát triển hoạt động của các vi khuẩn m êtan hóa. T rên thực tế, hiện tượng này, được gọi là “ch u a” trong các bể phản ứ ng kỵ khí, và cũ n g là sự cố rất thường gặp trong vận hành các hệ thống xử lý kỵ khí. Đ ể tránh hiện tượng “ chua” , cần duy trì cân bằng giữa các quá trình lên m en axit và m êtan hóa. 4.5.4. L ư ọn g hóa trong các quá trình lên m en ky k h í và ôxy hóa M ột số giới hạn các chất hữu cơ đượ c sử dụng bởi các vi khuẩn m êtan hóa và các phản ứng tạo thành C Ơ 2, các phản ứ ng loại nhóm m ethyl được nêu dưới đây [M adigan và cs. 2000 ], tư ơ ng ứng, liên quan đ ến các phản ứng ôxy hóa hydrô, axit íòrm ic, ôxit cacbon, m êtan, m êtylam in, và axêtat. 4H 2
120
+
CO2
-»
C H 4
+2H
20
(4.41)
4H C00-
+4H
->
4 C 0 + 2 H 20 4 C H 3O H
+
->
CH 4
+3C
(4.42)
0 2 + 2 H 20
(4.43)
C H 4 + 3CO2
-> 3C//< + c ơ 2 + 2 H
4 ( C H Ị ) 3 N + H 20
20
(4.44)
-> 9 0 / , + 3C Ơ 2 + 6 H 20 +
(4.45) (4.46)
C H ịC O O H -> C H 4 + C 0 2
T rong p hản ứng m êtan hóa (4.46), axetat được tách thành m êtan và cacbon diôxit. C O D bị loại bò trong bể phản ứng được tính toán theo sản phẩm m êtan. C O D của m êtan là tổng lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa cacbon diôxit và nước. CH 4
+ 2 0 2 ->
C 02
T ừ (4.47), lượng C O D /m ole m êtan là
+
(4.47)
2 H 20
2 X 2 X
16= 64 g C V m ole C H 4. Thể tích m ột
m ol m êtan trong điều kiện tiêu chuẩn (0°c và 1 atm ) là 22,414 L, nên C H 4 tương đương với C O D được chuyển đổi dưới các điều kiện kỵ khí là 22,414/64 =0,35 L
CH4 /g COD.
4 .5 .5 . Đ ộn g ỉực học của quá trình phân hủy kỵ khí C ác q u y luật động lực học về phát triển sinh học đều dựa trên hai m ối quan hệ cơ bản: tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn và tốc độ tiêu thụ chất nền. Ả nh hưởng của nồng độ chất nền (ví dụ chất dinh dưỡng) tới tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đã được mô p h ỏng bằng các m ô hình toán học khác nhau [M onod, 1949; M oser, 1958; C ontois, 1959; G rau và cs., 1975]. Hô hấp nội bào, thông thường được định n ghĩa như quá trình tự p h ân hủy sinh khối, duy trì tế bào, sự ăn, chết tế bào và tiêu hủy là quá trình dẫn đến sự suy giảm khối lượng tế bào. Các quá trình này quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là các hệ thống kỵ khí, vì chúng thường vận hành trong điều kiện tốc độ sinh trư ờng thấp. Để tính toán ảnh hưởng của các quá trình này tới tốc độ sinh trưởng, tốc độ tiê u hủy của vi sinh vật được sử dụng để thay cho tốc độ sinh trưởng. Đ ộng lực học của quá trình trao đổi chất của vi sinh vật có thể biểu thị bàng hai ph ư ơ ng trình cơ bản do M onod đề xuất. (1) T ốc độ sinh trưởng của vi sinh vật, tỉ lệ thuận với tốc độ tiêu thụ chất nền (đường). (4.48)
= Y
V dt / g
(S + K s
dí
(2) T ốc độ tiêu hủy của vi sinh vật, có thể diễn giải theo phương trình bậc n h ấ t : đX^
'f
-X b
.
(4.49)
dt
T rong đó: X -
nồng độ vi sinh vật (m g V SS/L);
s - nồng độ chất nền (m g COD/L); 121
Y- hệ số tăng sinh khổi (mg v s s /m g COD); /X -
tốc độ sinh trư ởng đặc trư ng của vi sinh vật (n g đ '1) (tỉ lệ tăng sinh khối trê n 1 đơn vị thời gian);
/An - tốc độ sinh trư ởng đặc trư ng lớn nhất (n g đ '1); b - hệ số tốc độ chết (ngđ'1); K s
- hàng số M onod (nừ a bão hòa) (m g C O D /L).
C ác k ý tự g, u và d, biểu thị, tươ ng ứng với các quá trìn h sinh trưởng, tiêu thụ và tiêu hủy. (d x / d t)g -
đại lượng biểu thị tốc độ sinh trư ờng của vi sinh vật theo thời gian;
( d S / d t )u
- đại lượng biểu thị tốc độ tiêu thụ chất nền (đường) theo thời gian;
(d X / d t)d
- đại lượng biểu thị tốc độ tiêu hủy các vi sinh vật theo thời gian;
(d x / d t)
- đại lượng biểu thị khối lượng thực củ a vi sinh vật theo thời gian.
Phư ơng trình (4.48) cho thấy, với giá trị nồng độ chất nền cao, tỉ lệ M onod S/(S +
K sJ
tiến tới đồng nhất và tốc độ sinh trư ởng độc lập với nồng độ chất nền và tuân theo quy luật phươ ng trình bậc không. N ếu nồng độ chất n ền thấp, tỉ lệ M onod tương đương
S/K s
v à tốc độ sinh trư ờng tỷ lệ thuận với nồng độ ch ất nền, v à tuân theo quy luật phư ơ ng trình bậc nhất. Đ ối với các nồng độ tru n g gian, tốc độ sinh trư ở n g sẽ tươ ng thích g iữa các qu y luật phươ ng trình bậc nhất v à bậc không tương ứng với nồng độ chất nền. T rên hình 4.40 biểu thị m ối quan hệ g iữa tốc độ sinh trư ởng v à nồng độ chất nền đối với hai loại vi khuẩn m êtan hóa:
M e th a n o tr ix
và
M e th a n o s a r c in a .
Các giá trị tốc độ
tăng trư ởng đặc trư ng lớn nhất củ a các loại vi sinh vật tiêu thụ axetat này, tương ứng là /An = 0,1 và 0 ,3 (n g đ ''). Tốc độ sinh trư ờ n g đặc trư ng bằng m ột nửa giá trị lớn nhất củ a nó khi nồng độ chất nền bàng hệ số hấp dẫn. Đ ối với
M e th a n o tr ix
và
K s,
được gọi là hằng số n ử a bão hòa hay hằng số
M e th a n o s a r c in a
giá trị
K s,
tương ứng, bằng 200 v à 30
m g/L axetat. H ình 4.40 cho thấy các giá trị của hằng sổ có thể phản ánh tình trạng của hệ thống: với nồng độ axetat thấp (< 55m g/L ) tốc độ sinh trưởng đặc trưng cùa M e th a n o tr ix
cao hơn
M e th a n o s a r c in a
và sẽ là loài v s v m êtan hóa điển hình trong hệ
thống. N gược lại, khi nồng độ axetat v ư ợ t quá 55m g/L , m ạnh hơn, chiếm ưu thế hơn so với
M e th a n o tr ix
M e th a n o s a r c in a
sẽ phát triển
và trở thành v s v tiêu thụ axetat chính
trong hệ thống. Lượng sinh khối thực củ a các v s v tro n g hệ thống xử lý được xác định bàng chênh lệch giữa giá trị sinh trư ởng v à tiêu hủy củ a các v s v trong hệ thống. Sau m ột khoảng thời gian dài, lượng sinh khối thực của v s v cò n lại sẽ tăng lên. Vì vậy, để duy trì m ột lượng sinh khối nhất định với tải ỉượng không đổi, cần duy trì m ột nồng độ chất nền tối thiểu, có thể tính toán được bằng cách quy giá trị tốc độ sinh trư ờng bằng không. Mms m , min \d t
122
)
K s + s m,n
X
hay 5
=A £ .
(4.50)
Vm-b
iSmin là giá trị thấp nhất cho phép của nồng độ chất nền trong hệ thống xử lý. Trong x ử lý kỵ khí nước thài, việc chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành khí sinh học được tiến hành th ông qua chuỗi các quá trình liến tiếp. Vì vậy, nồng độ chất nền tối thiểu sẽ bàng tổng các g iá trị nồng độ nhỏ nhất tại các quá trình khác nhau. 0,25
T = 33 °c 0,20
O) c ? V 3
y/M eth a n o sa rcin a
0,15
'
Mm= 0,3/r.gđ Ks= 200 mg/L
.c
■§
Ịjm=
0,10
ề"
Methanotríx
■ũ
H
0,05
0
pm= 0,1/ngđ Ks= 30 mg/L
-
ỉ 't 'í
0 30
//Ỉ /|/|
4 .4 0 .
0,1/ngđ
g « a /7 h ệ
55
t
ì
200 400 Nồng độ axêtat (mg/L)
g iữ a tố c đ ộ s in h t r ư ờ n g
600
vsv v à n ồ n g đ ộ
a x ê ía t.
T rong thực tế, nồng độ chất nền sẽ không thể đạt được m ức tối thiểu, vì nhu cầu kéo dài hơn về thời gian lưu nước trong hệ thống sẽ làm tăng thể tích của các công trình. N ếu nồng độ chất nền lớn hơn m ức tối thiểu, sẽ tồn tại m ột lượng tăng sinh khối thực của các v s v trong hệ thống. Trên thực tế, không thể duy trì sự tăng trưởng liên tục của các v s v trong hệ thống: sau m ột thời gian vận hành, hệ thống sẽ bị đầy và các v s v sẽ bị cuốn trôi khỏi hệ thống nên sự hao hụt sinh khối của các v s v sẽ không tránh khỏi. N ếu giả thiết rằng lượng v s v được sản sinh trong hệ thống x ử lý khuấy trộn hoàn toàn, được lấy liên tục ra khỏi hệ thống với tốc độ không đổi, tốc độ này sẽ bằng tốc độ sản sinh thự c tế. T rong trường hợp này, m ột lượng v s v không đổi và nồng độ tương thích với tải lượng hữ u cơ đưa vào hệ thống, sẽ tự thiết lập. Tốc độ lấy sinh khối ra khỏi hệ thống bằng giá trị nghịch đảo với tuổi của bùn, biểu thị thời gian lưu bùn trung bình trong hệ thống. Vì vậy, đối với hệ thống ổn định (không tích lũy vi sinh vât):
123
'd X \ \ dt yw
íd X ) (d X ' — + V dt )
Hoặc (4.51) Trong đó: R - Tuổi bùn (ngày); (dx/dt)w - Tốc độ lấy vsv ra khỏi hệ thống. Thay thế n trong phương trình (4.48), ta tính được nồng độ chất nền đầu ra:
s=
K. b + R V
(4.52)
\ b + ~ỉ ' R; 400
300 -
O) Ẽ 200 -
100
Hình 4.41. Quan hệ giữa nồng độ chất nền và tuổi bùn đối với các loài vi khuẩn Methanoírix và Methanosarcina. Nguồn: Gujer and Zehnder (1982).
-
0
20
40
60
80
100
Tuối bùn (ngđ)
Phương trình (4.52) cho thấy nồng độ đầu ra phụ thuộc vào ba hằng số (Ks, ụ m và b) và một chu tình biến đổi: tuổi bùn R. Hình 4.41 cho thấy nồng độ chất nền là hàm số của tuổi bùn, có một giá trị tuổi bùn tối thiểu cho quá trình chuyển hóa trong hệ thống. Đối với các giá trị tuổi bùn thấp hơn giá trị tối thiểu, lượng vsv mất đi do xả bùn và vsv chết sẽ lớn hơn lượng sinh trưởng tối đa và vì vậy số lượng vsv không thể duy trì liên tục. Giá trị tuổi bùn tối thiểu có thể tính toán từ phương trình (4.52) với giả thiết là không diễn ra quá trình chuyển hóa trong hệ thống, tức là nồng độ chất nền s bằng nồng độ đầu vào sv. »
(4.53)
R.
7 + —* V
124
-b
Thông thường, nồng độ chất nền đầu vào lớn hơn nhiều so với hàng sô nừa-băo hòa (nếu không đúng như vậy, việc loại bỏ chất hữu cơ sỗ khó khăn). Trong trường hợp này, phương trình (4.52) có dạng đơn giản hơn: =- L-
■
(4.53a)
P‘m - b
Trong đó: Rsm - tuổi bùn tối thiểu (ngày). Thông số động lực học quan trọng khác là hàng số tốc độ tiêu thụ chất nền đặc trưng. Hằng số này biểu thị lượng chất nền lớn nhất có thể chuyển hóa trên khối lượng đơn vị vi khuẩn trong một đơn thời gian. Thông số này có thể được tính toán từ tốc độ sinh trưởng đặc trưng lớn nhất lớn nhất và hệ số tăng sinh khối như sau: (4.54)
Trong đó: Km - tốc độ tiêu thụ chất nền đặc trưng (kg COD/ kg vss.ngđ);. Trên bảng 4.15 nêu giá trị các thông số động lực học quan trọng nhất đối với các quá trình lên men axit và mêtan hóa. Bảng 4.15. Các thông số động lực học của các hệ vi khuẩn kỵ khí Hệ vi khuẩn
Mĩn
Y
Km
(ngđ1) (mg vss/m g COD) (mg COD/mg vss.ngđ)
Ks (mg COD/L)
Vi khuẩn axit hóa
2,0
0,15
13
200
Vi khuẩn mẻtan hóa
0,4
0,03
13
50
Hỗn hợp
0,4
0,18
2
-
Nguồn: Henzen và Harremoes (1983).
Giả thiết rằng trong quá trình nuôi cấy các vi khuẩn thuần khiết dạng axit hóa hay mêtan hóa, cả hai trường hợp đều đạt tốc độ chuyển hóa lớn nhất khoảng 13 mg COD/mg vss.n gđ . Vi khuẩn axit hóa tăng trưởng 0,15 kg v ss /k g COD chất nền là hợp chất hữu cơ, vi khuẩn mêtan hóa tăng trưởng chỉ 0,03 kg vss/kg COD chất nền là các họp chất tổng hợp mêtan. Như vậy, lượng sinh khối bùn 0,15+ 0,03= 0,18 kg vss sẽ được sản sinh ra khi 1kg COD hỗn hợp chất hữu cơ được tiêu thụ trong điều kiện kỵ khí. Vì vậy, trong hệ nuôi cấy kết hợp các dạng vi khuẩn axit hóa và mêtan hóa sử dụng hỗn hợp chất nền hữu cơ, sẽ gồm: lượng vi khuẩn mêtan hóa chiếm 0,03/(0,03+ 0,15) = 1/6 và vi khuẩn axit hóa chiếm 5/6. .Trong phép ước lượng này chưa kể đến hai yếu tố: ( 1) trên thực tế sản phẩm mêtan sẽ ít hơn vì một phần chất hữu cơ trong nước đầu vào được đồng hóa bời các vi khuẩn axit hóa sẽ không sử dụng được cho quá trình tổng họp mêtan. ( 2 ) yếu tố phân hủy chưa được tính đến. 125
Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ, nên ti lệ lớn nhất của sản phẩm mêtan trên một đơn vị sinh khối của hỗn hợp vi khuẩn sẽ chi bằng khoảng 1/6 lượng mêtan thu được trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn mêtan hóa thuần khiết, ví dụ 13/6 = 2 mg COD/mg vss.ngđ. 4.5.6. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình phân hủy ky khí
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí nước thải gồm nhiệt độ, pH, các thành phần dinh dưỡng chính và các hợp chất độc hại trong nước đầu vào. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường ba yếu tố cuối không cần phải cân nhắc. Điều kiện pH thích hợp và ổn định trong nước thải sinh hoạt thường được tạo nên nhờ sự có mặt của các hợp chất axit cacbonic và không cần sử dụng hóa chất nào để hiệu chỉnh pH. Các chất dinh duỡng (cả các chất dinh dưỡng vĩ mô, nitơ và phốt pho và dinh dưỡng vi mô) có rất nhiều trong nước thải. Các hợp chất có tính độc rõ rệt đối với các vi khuẩn nhìn chung không có trong nước thải sinh hoạt. Ảnh hưởng độc hại của sunfua không nghiêm trọng và ảnh hường của ôxy hòa tan chỉ có thể xuất hiện khi hệ thống xử lý kỵ khí có thiết kế không hợp lý. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình phân hủy kỵ kh í Đối với các loại nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, nhiệt độ vận hành đối với một quy mô công suất nào đó có thể được xem như một quá trình có thể điều chỉnh hệ thống xử lý kỵ khí, vì trong giới hạn cho phép, nó có thể được kiểm soát bằng việc sừ dụng mêtan sinh ra để làm ấm nước thải. Hình thức này không áp dụng được cho trường hợp các loại nước thải nồng độ thấp như nước thải sinh hoạt vì năng lượng thu được từ mêtan sinh ra không đủ để làm tăng nhiệt độ của hệ thống. Nhiệt lượng lớn nhất được sinh ra từ sự đốt cháy mêtan thu được từ quá trình phân hủy 500 mg/L COD (giá trị điển hình cho nước thải thô) là 1,5 kcal/L. về lý thuyết việc làm tăng nhiệt độ lên l,5°c là có thể thực hiện được, nhưng giá trị tối đa này chi có thể đạt được khi các chất ô nhiễm được chuyển hóa hoàn toàn thành mêtan-COD và nhiệt lượng chứa trong mêtan được khai thác toàn bộ. Vì thế, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý tại nhiệt độ nó đạt được khi vào hệ thống, nhiệt độ này luôn thấp hơn nhiệt độ tối ưu cho quá trình phân hủy kỵ khí. Cũng như các quá trình sinh học khác, hiệu suất phân hủy kỵ khí phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Tốc độ chuyển hóa của các quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra nhanh nhất với các điều kiện “mesophilic” trong khoảng từ 35 đến 40°c và “thermophilic” kho ảng 55°c. Đối với xử lý nước thải sinh hoạt chỉ Hên quan đến phân hủy mesophilic. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất phân hủy kỵ khí trong điều kiện mesophilic được mô tả qua biểu đồ trên hình 4.42. Từ hình 4.42 có thể suy ra các kết luận như sau: (1) Khoảng nhiệt độ tối ưu nhất là giữa 30 và 40°c. (2) Đối với các mức nhiệt độ thấp hơn khoảng tối ưu, hiệu suất phân hủy giảm khoảng 11% khi giảm l° c , hoặc theo phương trình Arrhenius 126
r, = r3„ (l,ll)(T-MI
(4.55)
Trong đó: T - nhiệt độ (°C); rh Kỵ) - hiệu suất phân hủy tại các mức nhiệt độ tương ứng T và 30°c. Trên cơ sở hiệu suất phân hủy tại 30°c, sử dụng phương trình (4.55) có thể tính được hiệu suất phân hủy tại 20 và 10°c tương ứng là 35 và 12%. + De Man (1990) « Van den Berg (1976) X Kennedy vàcs. (1981) ▼ stander (1967) ▲ Van den Berg (1977) ■ Lettinga (1978)
_
100
g
80
V
§ọ
2 5 o.
50 40 30
Ề
20
'«05 •Q Ị-
X 10 5
Hệ số Arrtienius = 1.11 / 0
20
°c
40 Nhiệt độ(°C)
60
Hình 4.42. Anh hưởng cùa nhiệt độ tới hiệu suất phân hủy kỵ khí (rong điều kiện Mesophilic. Nguồn: Henzen và Harremoes (1983). Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình phân hủy kỵ khí không bị hạn chế khi thay đổi tốc độ của quá trình. Các quá trình phân hủy kỵ khí kéo dài cũng bị ảnh hưởng. Hình 4.43 mô tả quan hệ giữa hiệu suất phân hủy bùn lắng (bùn sơ cấp) và thời gian phân hủy tại các nhiệt độ khác nhau [ 0 ’Rourke, 1968]. Biểu đồ này biểu thị rõ sự phụ thuộc nhiệt độ của quá trình phân hủy chất rắn. Sự biến đổi thành các phần nhỏ của chất hữu cơ bị phân hủy có thể được cho là do hiệu suất thủy phân thấp. Trong điều kiện thực tế, điều đó có nghĩa là các hợp chất hữu cơ lơ lửng có thể được tách khỏi nước ở nhiệt độ thấp, thậm chí có khi không bị
Thời gian (ngày)
Hình 4.43. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình phân hủy kỵ khí bùn sơ cấp. Nguồn: 0'Rourke (1968). 127
chuyển hóa, vì có thể bị giữ lại trong lóp bùn đáy và góp phần làm tăng sinh khối bùn trong hệ thống xử lý. Sau khi trở thành một phần của bùn, nó có thể được thải ra dưới dạng bùn dư. Bùn dư có thể được xử lý trong công trình phân hủy khác trong điều kiện nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước thải. Với tất cả các quy mô công suất, khả năng áp dụng quá trình phân hủy kỵ khí tại các khu vực'có điều kiện khí hậu nhiệt đới (nhiệt đ ộ nước thải trên 20°C) và cận nhiệt đới (nhiệt độ nước thải trên 15°C) thường khả thi hơn so với các vùng khí hậu ôn đới và lạnh (nhiệt độ trên 10°C). Ảnh hưởng của p H Giá trị và độ ổn định của pH trong bể phản ứng kỵ khí là yếu tố quan trọng vì quá trình mêtan hóa chỉ đạt hiệu suất cao trong điều kiện pH được duy trì ở mức trung tính. Khi giá trị pH thấp hơn 6,3 hoặc cao hơn 7,8, hiệu suất của quá trình mêtan hóa giảm. Các vi khuẩn lên men axit ít nhạy cảm với các giá trị pH cao hay thấp, vì vậy quá trình lên men axit sẽ chiếm ưu thế hơn mêtan hóa, điều đó có thể gây nên hiện tượng làm “chua” các thành phần trong bể phản ứng. Giá trị pH trong bể phản ứng được thiết lập sau khi đạt được mức cân bàng ion trong các thành phần gốc axit khác nhau có mặt trong hệ thống. Các thành phần gốc axit yếu có ảnh hưởng lớn và đặc biệt là các hợp chất của axit cacbonic thường là yếu tố quyết định, vì nồng độ của chúng nhìn chung thường vượt quá mức cơ bản so với các hợp chất khác như phôtphat, amonia, hoặc sunphat. Ảnh hưởng của các chất độc hại Ngoài nồng độ ion hydrô, một số các thành phần khác cũng ảnh hưởng đến hiệu suất phân hủy kỵ khí, thậm chí với nồng độ rất thấp, như các kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ - axit. Tuy nhiên, sự có mặt của các hợp chất này với nồng độ gây hại thường hiếm xảy ra trong nước thải. Các hợp chất có thể gây ảnh hưởng xấu thường là ôxy và sunphít. Khả năng xâm nhập của ôxy có thể xảy ra thông qua hệ thống phân phối nước thải, nhưng sẽ được tiêu thụ cho sự chuyển hóa ôxy hóa trong quá trình lên men axit. Vì vậy thường không có ôxy hòa tan trong bể phản ứng kỵ khí, mặc dù không khí có thể xâm nhập vào cùng nước thải đầu vào, vì vậy sự xâm nhập của nó sẽ không gây ảnh hưởng đối với hoạt động của bể phản ứng. Sunphít có thể được tạo thành trong quá trình từ phản ứng khử sunphát. Tuy nhiên, theo công bố của Rinzema (1989) nồng độ sunphít có trong hệ thống xử lý kỵ khí nước thải đô thị (tới 50mg/l) thấp hon nhiều so với giá trị nồng độ tối thiểu có thể gây tác hại đối với hệ thống. Vì vậy, tác hại của các độc tố thường không phải ià vấn đề cần lưu tâm đổi với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. 4.5.7. ứ n g dụng và hoạt động
Ưu điểm của quá trình kỵ khí Các quá trình kỵ khí yêu cầu ít năng lượng, phát sinh ít bùn dư, yêu cầu chất dinh dưỡng ít, và có thể chịu được tải lượng thể tích lớn: 128
Phát sinh năng lượng mới: quá trình xử lý kỵ khí làm phát sinh năng lượng mới tương đương 10.4* 106 kJ/ngđ, trong khi các quá trình hiếu khí lại yêu cầu sử dụng năng lượng - 1.9 x l 06 kJ/ngđ (xem bảng 4.16). Sản lượng sinh khối thấp hơn: quá trình kỵ khí làm giảm lượng sinh khối dư với hệ số 6 đến 8 , và điều này sẽ làm giảm chi phí cho công đoạn xử lý bùn cặn. Nhu cầu các chất dinh dưỡng thấp hơn\ Đối với các quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính, tỷ lệ thích hợp giữa BOD và các chất dinh dưỡng có trong nước thải là BOD: N: p = 100: 5: 1. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý kỵ khí, nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng ít hơn theo tỷ lệ BOD: N: p = 35CK500: 5: 1. Nước thải có đủ nitơ và phốtpho và các thành phần vi lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng trong xử lý kỵ khí. Ngược lại, đối với các quá trình xử lý hiếu khí thường cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Tải lượng thể tích cao hơn: quá trình kỵ khí thường đạt được tải lượng hữu cơ cao hơn so với quá trình hiếu khí (tải lượng hữu cơ là 3,2-5-32 kg COD/m3.ngđ đối với quá tình kỵ khí cao hơn nhiều so với mức 0,5^3,2 COD/m3.ngđ đối với quá trình hiếu khí) [Speece, 1996]. Lượng chất hữu cơ được loại bỏ nhiều hon trên đơn vị thể tích công trình. Nhược điểm của quá trình kỵ kh í Trái lại, xừ lý kỵ khí đòi hỏi thời gian khởi động lâu hơn, bổ sung thêm các chất kiềm, xừ lý nước thải và vi khuẩn kỵ khí thường rất nhạy cảm với các chất độc. • Thời gian khởi động lâu hơn: tốc độ phát triển của các vi khuẩn kỵ khí thường chậm hơn vì vậy đòi hỏi thời gian khởi động hệ thống lâu hơn, thường từ 8 đến 12 tuần. • Yêu cầu bổ sung kiềm: cần đảm bảo nồng độ kiềm ở mức từ 2.000 đến 3.000 mg/L (theo CaCƠ3) để trung hòa lượng khí CƠ2 và các axit hữu cơ dễ bay hơi phát sinh từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ và duy tri độ pH thích hợp với sự phát triển của các vi khuẩn. Nếu lượng kiềm này không có sẵn trong nước thải hoặc không được tạo ra bời quá trình phân hủy các chất đạm hay axit aminô, nhu cầu bổ sung thêm các chất kiềm sẽ làm tăng chi phí hóa chất đáng kể. • Yêu cầu xử lý bổ sung: khả năng chịu tải lượng hữu cơ cao hom, lượng chất hữu cơ được xử lý nhiều hơn, và thông thường nồng độ 'hữu cơ trong nước thải đầu vào cao hơn nên nước thải sau quá trình xử lý kỵ khí thường còn dư nhiều chất hữu cơ hơn so với nước sau xử lý hiếu khí và cần được xử lý bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng xả. Một chuỗi các bể phản ứng kết hợp các quá trình kỵ khí và hiếu khí có thể được ứng dụng trong xử lý nước thải đô thị ở những vùng có khí hậu ấm, nhằm làm giảm bói nhu cầu sử dụng năng lượng và giảm lượng bùn thải phát sinh [Goncalves và Avaujo, 1999; Garuti và cs., 1992]. 129
Bảng 4.16. So sánh nhu cầu năng Iưọng trong các hệ thống xử lý ky khí và hiếu khí Năng lượng*
Giá trị (kJ/ngđ) K ỵ khí
Làm thoánga-b
Hiếu khí -1,9.10 6
Mêtan được tạo r a c,d
12,5.10 6
Ổn định nhiệt độ 30°c
-2 , 1.10 6
Năng lượng thực, kJ/ngày
10.4.106
-1,9.10 6
* Năng lượng cần thiết để xử lý 100 m3/ngày nước thải với nồng độ hữu cơ 10 kg/m3 và nhiệt độ 20°C;
aNhu cầu tiêu thụ ôxy = 0,8 kg 0 2/kg COD được xử lý; bHiệu suất làm thoáng = 1,52 kg 0 2/kW.h (3600 kJ = 1 kWh); c Hiệu suất phát sinh mêtan = 0,35 m3/kg COD được xử lý;
dHiệu suất năng lượng của.mêtan = 35846 kJ/m3 (ở 0°c và 1 atm). 4.5.8. Các quá trình xử lý ky khí nước thải
H ệ thống
x
ử
lý kỵ khí cổ điển
Những ứng dụng đầu tiên ứng dụng đầu tiên của quá trình phân hủy kỵ khí để xử lý nước thải được tiến hành trong bể kín khí được Mouras triển khai tại Pháp vào cuối thể kỷ trước. Vào khoảng đầu thế kỷ XX, một số hệ thống xử lý kỵ khí mới đã được triển khai ví dụ như bể tự hoại của Cameron ở Anh, bể lắng hai vỏ của Imhoff ở Đức. Trong cả hai hệ thống này, nước thải chảy qua phần trên của hệ thống, bùn cặn lắng xuống tạo ra vùng kỵ khí ở đáy bể. Các thành phần chất rắn lắng được có trong nước thải sẽ lắng xuống vùng đáy và được phân hủy trong điều kiện kỵ khí. Trong bể tự hoại, hiệu suất lưu giữ các chất rắn lắng được có thể bị ảnh hưởng bởi các chất trồi nổi dâng lên từ đáy, hoặc do sự kết dính các chất rắn bởi các bọt khí sinh học tạo thành hỗn hợp váng. Điều này không xảy ra trong bể lắng hai vỏ do các chất rắn được lắng xuống khoang phân hủy riêng và bọt khí phát sinh dâng lên từ đáy không vào được khoang lắng. Trong thời gian sau, xuất hiện các bể lắng hai vỏ cải tiến. Tại các bể này, các chất rắn tích tụ trong khoang phân hủy được gia tăng nhiệt, vì vậy làm tăng tốc độ phân hủy kỵ khí. Thời gian lưu nước trong bể tự hoại và bể lắng hai vỏ là một đến hai ngày, đủ để loại bỏ các chất rắn lắng được. Do vậy, các hệ thống này trên thực tế là các hệ thống xử lý sơ cấp kết hợp xử lý sinh học các chất rắn lắng được. Trong các hệ thống xử lý kỵ khí thời đầu, việc xử lý được tiến hành trên cơ sở quá trình lắng các chất hữu cơ lơ lửng. Do chỉ một phần các chất hữu cơ chảy vào là có thể lắng được (một phần ba tới một nửa), nên hiệu suất xử lý tối đa của các hệ thống này chỉ 130
đạt 30-ỉ-50% tính theo chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và phụ thuộc nhiều vào tính chất của nước thải và khả năng lắng cặn, Hiệu quả xử lý thấp của các hệ thống sơ cấp có thể được cho là do thiết kế chưa hợp lý. Do khả năng tiếp xúc kém giữa các vsv kỵ khí trong hệ thống và các thành phần chất hữu cơ không lắng được trong nước thải đầu vào, phần lớn chất hữu cơ hoà tan hoặc đã được thủy phân không được chuyển hoá bị cu ốn trôi theo dòng thải ra khỏi hệ thống. Tại thời điểm đó, các khái niệm và ý nghĩa của việc tạo khả năng tiếp xúc tốt giữa chất hữu cơ và quần thể vi khuẩn chưa được nhận thức đầy đủ. Khả năng hoạt động kém của hệ thống kỵ khí đã phát sinh các thành kiến cho ràng khả năng xử lý của các hệ thống này kém hơn so với các hệ thống hiếu khí, các thành kiến này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, từ các kết quả nghiên cứu được triển khai trong thực tế đã cho thấy rằng hệ thống xừ lý kỵ khí hiện đại được thiết kế hợp lý có thể đạt hiệu suất xử lý cao đối với các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học. thậm chí với thời gian lưu nước rất ngắn. Hồ sinh học kỵ khí Hồ sinh học kỵ khí về cơ bản không khác biệt với các hệ thống xử lý kỵ khí thời đầu được mô tả trong phần trên. Chúng cũng là các hệ thống lun chuyển với cặn lắng kỵ khí được tích tụ ở phần đáy. Các hồ kỵ khí có khối tích lớn hơn các hệ thống xử lý bước đầu rất nhiều, và thường không được che đậy. Việc khuấy trộn nước trong hệ thống (độ sâu 2+5 m) có thể xảy ra nhờ chuyển động dâng lên của các bọt khí sinh học, cũng do tác động của gió và ánh nắng mặt trời (khuấy trộn cơ học và khuấy trộn nhiệt). Hồ kỵ khí thường chỉ dùng riêng cho xử lý nước thải, đặc biệt là được sử dụng như bước tiền xử lý trong một chuỗi các hồ làm ổn định nước thải. Thời gian lưu nước thải trong các hồ kỵ khí (thông thường từ hai đến năm ngày) thường lâu hơn trong các hệ thống xử lý bước đầu và do đỏ hiệu suất xử lý chất hữu cơ cũng cao hơn. Với thời gian lưu nước từ một đến năm ngày, hồ kỵ khí có thể xử lý BOD trong nước thải sinh hoạt đạt hiệu suất 50+ 70% [Mara, 1976]. Trên hình 4.44 biểu thị kết quả một số nghiên cứu về quan hệ hàm số giữa hiệu suất xử lý BOD và thời gian lưu nước. Trong bảng 4.17 tóm tắt các điều kiện vận hành hồ kỵ khí thực hiện tại các nghiên cứu khác nhau. Mặc dù các số liệu thí nghiệm có dải tương đối rộng, nhưng có thể thấy rõ là hiệu suất có xu hướng tăng khi tăng thời gian lưu nước. Từ các kết quả thí nghiệm có thể xây dựng công thức thực nghiệm xác định quan hệ giữa hiệu suất xừ lý và thời gian lưu (hydraulic retention time - HRT). Quan hệ tuyến tính của đồ thị logarit trên hình 4.44 sẽ là: 24 E = ỉ -----(4.56) H R T°Ỉ° Trong đó: E - hiệu suất xử lý chất hữu cơ (%). 131
Bảng 4.17. Các điều kiện vận hành hồ kỵ khí trong xử lý nước thải sinh hoạt
Tham khảo
Tải lượng hữu cơ (kg/m3.ngđ)
Nhiệt độ
0,03 + 0,05 0,06 + 0,12
23 32
0,75
0,23
19
3,0 1,0 -í-2,0 1,0 + 2,0
0,06 0,053 0,053 0,25 0,23 0,023 0,40
19 25 30 19 19 19
0,68
HRT (ngđ)
.1 Gloyna (1971) 2 Gloyna và Aguiưa (1972)
4,5 + 5,5 1/“T •1*
3 Marais và Shaw (1961) 4 Lakshminarayana (1972)
1,0
5 Parker (1959) 6 Parker (1970) 7 Lakshminarayana (1972) 8 Meiring và cs. (1968) 9 McGarry và Pescod (1970)
5,0 10,0
0,5 1,0 -í-2,0
10 Sastry và Mohanras (1976) 11 Collazos (1990)
(°C)
1,0 + 2,0
0,26
30 30
2,0 + 7,0 0,4 - 0,9
0,80 Hr0,33 0,46 + 0,25
26
90
O m *
70
X
4 -t
p
50
«QJ.
^
30
Ũ.5
1
2
5
1D
20
Thời gian lưu nước (ngđ) Hình 4.44. Quan hệ hàm sổ giữa hiệu suất xử ỉý BOD và thời gian lưu nước trong hồ sinh học kỵ khí. Để đạt hiệu suất xử lý BOD trên 80%, cần thời gian lưu nước lâu xấp xỉ sáu ngày. Với tải lượng hữu cơ dưới 1.000 kg BOD/ha.ngđ hay 0,1 kg BOD/m 2.ngđ, chức năng )ử lý của hồ sẽ có xu hướng tùy tiện (tức là có điều kiện hiếu khí tại lớp nước bề mặt) hen là kỵ khí. Với các giá trị điển hình về độ sâu (2-Ỉ-3 m) và BOD đầu vào (250 mg/L híy 0,25 kg/m3), hồ có thể đạt được mức tải 0,1 kg-BOD/m2.ngđ với thời gian lưu bằig 0,25 X (2*3) / 0,1= (5 +7) ngày. Vì vậy, cần có thời gian lưu ít hơn sáu ngày nhằm đản bào điều kiện kỵ khí trong hồ. 132
Các hệ thống x ử lý kỵ khí tốc độ cao Trên hình 4.45 mô tả sơ đồ nguyên lý hoạt động của các hệ thống xử lý kỵ khí tốc độ cao. về cơ bản, có hai cơ chế lưu bùn được sử dụng: (1) Cố định bùn: sử dụng vật liệu lưu giữ bùn. Loại này bao gồm bể lọc kỵ khí dòng chảy xuôi hoặc dòng chảy ngược (hình 4.45a và 4.45b) và các bể phản ứng có tầng bùn đáy hoạt động theo cơ chế dòng tuần hoàn (hình 4.45c) hoặc cơ chế tạo lớp bùn lơ lửng (hình 4.45d). Khí sinh học Khí sinh học (a)
(b)
Nước sau xừ lý
Nước thải
►
Vật liệu lọc
Tuần hoàn (tuỳ chọn) Nước thải
Nước sau xử lý
Khỉ sinh học
Khí sinh học
(d) Nước sau xừ lý
Nước sau xử lý
■>
Nước thải
Nước thài
Khí sinh học
Khi sinh học
(e)
Nước sau xử lý Nước sau xử lý T—►
Lớp bùn
Nước thải (g)
Khí sinh học Nưởc sau xử lý -#
Lớp bùn Nước thài
Hình 4.45. Sơ đồ nguyên lỷ hoạt động cùa các hệ thống xừ lý kỵ khỉ tốc độ cao. (a) Lọc kỵ khí dòng chảy ngược (LKKN); (b) Lọc kỵ khí dòng chày xuôi (LKKX); (c) Tầng bùn đáy chuyển động (BCĐ); (d) Tầng bùn đáy giãn nở (BGN); (e) Quá trình tiếp xúc; (f) ƯASB; (g) Be kỵ khí dòng chày ngược (h) Tầng bùn hạt giãn nở (BHGN). 133
(2) Tách lỏng - rắn và tuần hoàn chất rắn đă được tách. Loại này bao gồm quá trình tiếp xúc, quá trình kỵ khí giống như quá trình bùn hoạt tính (hình 4.45e) có dùng thêm bể lắng riêng biệt và bể UASB (hình 4.45g). Các loại hệ thống xử lý kỵ khí khác nhau đã được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải của nhiều loại hình công nghiệp, nhưng cho đến nay quá trình xự lý kỵ khí hiếm khi được sử dụng trong xừ lý nước thải sinh hoạt, vì vậy các thông tin thực nghiệm còn rất hạn chế. Trên thực tế, kinh nghiệm vận hành các hệ thống xử lý kỵ khí tốc độ cao mới chỉ hạn chế ở việc sử dụng các công trình: bể lọc kỵ khí, bể kỵ khí với lớp bùn chuyển động và giãn nở, bể UASB có hoặc không có thiết bị tách pha lỏng - rắn. Do vậy, trong phần này chỉ tập trung thảo luận về những quá trình này. Bể lọc kỵ khí Bể lọc kỵ khí (LKK) chủ yếu được sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp, mặc dù còn ở mức độ tương đối hạn chế. Bể LKK có thể hoạt động tốt với tải lượng hữu cơ 10 -ỉ- 20 kg COD/m3.ngđ khi có nồng độ và tính chất của các thành phần hữu cơ trong nước thải không có tính độc hại. Nhược điểm lớn của hệ thống LKK là giá thành của các loại vật liệu lọc cao, thậm chí có thể ngang bằng với giá thành xây dựng công trình. Các hệ thống LKK thường được dùng để xử lý nước thải từ các loại ngành công nghiệp khác nhau, nhưng đối với nước thải sinh hoạt, hệ thống này còn ít được áp dụng với quy mô công suất lớn. Các số liệu biểu thị khả năng hoạt động của một số hệ thống LKK (dòng chảy ngược có vật liệu lọc dạng rời và dạng cố định theo mô-đun) vận hành trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong thực tế được tổng kết bàng biểu đồ lôgarit thể hiện mối quan hệ giữa hiệu suất xử lý COD và thời gian lưu nước (hình 4.46a). Quan hệ giữa các thông số này có thể được biểu thị bằng phương trình: ( s '
log —
= -CjlogHRT + c2
\ s v
hay
(4.57)
Trong đó:
s - nồng độ
chất nền (mg COD/L), V và
r tương ứng với trước và sau xử
lý;
E - hiệu suất xử lý chất nền (%); Cị,C2 - hằng số thực nghiệm; H R T - thòi gian lưu nước (ngđ). Từ biểu đồ nêu trên hình 4.46a, ta thấy: C\= 0,5 và C2 = 0,87, do đó công thức (4.57) được viết thành: E = 1 - 0,87 (HRT)-°-5 134
(4.58)
Các hệ thống có lớp bùn đáy chuyển động và giãn nở Trong hệ thống có lớp bùn đáy chuyển động (hình 4.45 c), vật liệu lưu giữ bùn có dạng hạt được giữ ở trạng thái luôn chuyển động do lực cản ma sát của dòng chảy ngược gây nên. Vật liệu lưu giữ bùn sử dụng trong hệ thống BCĐ cần có tỷ trọng thấp như chất dẻo hoặc antraxít nhằm giảm vận tốc cần thiết của dòng chất lỏng chảy ngược, do đó giảm chi phí vận hành máy bơm. Quá trình BCĐ đòi hỏi đường kính của hạt vật liệu nhỏ hơn 3 mm và vận tốc dòng chảy ngược khoảng 20 m/h. Nước thải sau xử lý được tuần hoàn để đảm bảo duy trì độ ổn định của vận tổc dòng chảy ngược. Độ sâu của bể dao động từ 4 đến 6 m. Với diện tích tiếp xúc bề mặt lớn của các hạt vật liệu trong tầng bùn chuyển động sẽ đảm bảo khả năng lưu giữ được lượng sinh khối lớn trong hệ thống. Quá trình BCĐ rất khả thi trong XLNT hữu cơ với các mức nồng độ đa dạng; ở nhiệt độ (a)
(b) 90
90
Mô-đun vật liệụ_ __
["'Ịjeres vàcs (1985) ^>Yodavầ C5 (1985)
[""Ịprgtorius □ QE 1-(HRT7°'55 '' ^^Genuno -vàcs /□ung (1990^ OKobayađìivàcs ■
E Q 80
O o
ỉ
0 Otuens(1087)
□
p
^Oliveir?
o
Vật liệu hạt ròi
70
E = 1 -(H R 7 y M
X
Schui ítz enb aum/Je uie H
70 X
‘tra Young (1990)
•'§ 50
Ư)
w
50
Z3
<aỊ 30
X
80 ^ Jew ell/Schtti rtz enbaum
E= 1- Ũ,B7(HRT) 10
20
tạ> X 30
0,5
30
50
E= 1- Ũ,56(HRT) 10
0.5
HRT (h)
HRT (h)
(c)
1""] PadQS do pedregal Haskoning (1080) Q Vieira/Souỉa (1080)
Ĩ __ -0,66 ^ 1 E= 1- Ũ,B8(HRT) 3
HRT (h)
5
Scheí1inkhoưt(10B5) Bart)0S3/Sant'Aina Nobre/Guimaraes SchillinknoưtiCollazÉ5 HìskQning£ur»conỉutt
10
20
HRT (h)
Hình 4.46: Quan hệ hàm số giữa hiệu suất xử lý COD và thời gian lỉm nước trong một số công trình xử lý kỵ khí tốc độ\cao (a) Bể lọc kỵ khi (b) Tầng BCĐ hoặc BGN. (c) Kỵ khí dòng chày ngược, (d) UASB 135
dưới 3 5 °c, tải lượng hữu cơ 10-Ỉ-40 kg COD/m 3.ngđ, hệ thống BCĐ có thể đạt hiệu suất xử lý COD trên 90%. Bể BCĐ có thể duy trì được nồng độ sinh khối cao, chịu được tải lượng hữu cơ lớn. Do được vận hành theo chế độ tuần hoàn nước sau xử lý nên bể BCĐ có khả năng tự điều chỉnh (pha loãng nồng độ hữu cơ đầu vào bàng dòng tuần hoàn), tránh được các hiện tượng gây sốc đột ngột có thể xảy ra do các dao động lớn về nồng độ chất hữu cơ trong nước thải đầu vào. Các bể này cũng không đòi hỏi nhiều diện tích xây dựng. Quá trình BCĐ phù hợp nhất với nước thải chứa các thành phần ô nhiễm ở dạng hòa tan vì hệ thống không có khả năng giữ lại các chất rắn. Các cửa vào và ra của bể cần được thiết kế đảm bảo sự phân bố dòng chảy tốt. Nhược điểm của hệ thống BCĐ bao gồm nhu cầu điện năng vận hành bơm nhằm duy trì trạng thái chuyển động của vật liệu và bùn trong hệ thống, chi phí vật liệu lưu giữ bùn cao, cần kiểm soát và duy trì sự ổn định của chiều cao tầng bùn chuyển động trong hệ thống, kiểm soát xả bùn dư, thời gian khởi động lâu. Quá trình xử lý kỵ khí với tầng bùn đáy giãn nở (BGN) (hình 4.45 d) khác với khái niệm BCĐ bởi vận tốc dòng chảy ngược được áp dụng thấp hơn nhiều. Đe giữ cho lóp vật liệu đệm có thể giãn nở, một phần nước sau xử lý được tuần hoàn bằng bơm nhằm tăng vận tốc dòng chảy ngược. Tỷ lệ giãn nở tầng bùn đáy nên dao động trong khoảng 10%-ỉ-20%, chiều cao sau giãn nở khoảng 50% chiều cao hiệu dụng của bể, và vận tốc dòng chảy ngược khoảng 2 m/h. Những điều kiện này sẽ tạo sự va chạm giữa các phần tử hạt và làm bong lóp màng sinh học bám trên bề mặt hạt nhanh hơn. Vật liệu đệm thường sử dụng là cát thạch anh có đường kính 0,2+0,5 mm. Than hoạt tính dạng hạt, gốm, zeolit cũng có thể là vật liệu phù họp. Trên hình 4.46b thể hiện các kết quả quan trắc hiệu suất xử lý và thời gian lưu nước trong quá trình vận hành một số hệ thống BCĐ và BGN. Mối quan hệ giữa các thông số này có thể được thể hiện theo công thức sau: E = 1 - 0 , 5 6 ( H R T ) 06
(4.59)
Bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khỉ Bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí (UASB) (xem hình 4.45Í) được Lettinga và các đồng nghiệp triển khai vào những năm 1970 tại Đại học Wageningen, Hà Lan. Bể UASB là hệ thống kỵ khí tốc độ cao được sử dụng rộng rãi nhất trong xử lý kỵ khí chất thải. Sơ đồ cấu tạo bể USAB được mô tả trên hình 4.47. Thiết bị đặc thù nhất của bể UASB là bộ phận tách pha rắn-lỏng-khí. Thiết bị này được bố trí ở phần trên của bể và chia bể thành hai phần: phần dưới là vùng phân hủy, và phần trên là vùng lắng. Nước thải được phân phối đều vào tại vùng đáy, chảy ngược qua lớp bùn và vào vùng lắng thông qua các kẽ hở giữa các bộ tách pha. Do bộ tách pha có cấu tạo thành nghiêng dốc, diện tích phần .nước trong vùng lắng tăng dần theo chiều dâng của dòng chảy, nên vận tốc dòng chảy ngược giảm dần khi chất lỏng chảy về phía điểm xả. Do vận tốc chất lỏng giảm dần, phần bùn bị cuốn theo 136
dòng chảy vào vùng lắng có thể kết tụ và lắng xuống. Tới một thời điểm nào đó, khi trọng lượng của lớp bùn kết tụ trên bộ tách pha sẽ vượt quá lực ma sát có thể giữ nó trên bề mặt nghiêng dốc, bùn sẽ trượt xuống khoang phân hủy phía dưới và lại tham gia vào sinh khối bùn có vai trò phân hủy chất hữu cơ trong nước thải đầu vào. Như vậy, vùng lắng ở phía trên giúp cho hệ thống có thể giữ được khối lượng bùn lớn trong bể UASB đồng thời hạn chế được tối thiểu nồng độ chất lơ lửng trong nước sau xừ lý. Các bọt khí sinh học phát sinh từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ trong lớp bùn đáy nổi lên theo chiều dòng chày tới bề mặt phân giới các pha lỏng - khí bên trong thiết bị tách pha. Cao trình bề mặt phân giới này có thể ngang bằng với cao trình mặt phân giới nước - khí trong vùng lắng, hoặc có thể ở mức thấp hơn nếu sử dụng van thủy lực để tăng áp suất của khí sinh học (xem hình 4.47). Các bông bùn dính trên hoặc bị cuốn theo bọt khí có thể nổi lên mặt phân giới phía trong thiết bị tách khí, nhưng sau đó sẽ lắng xuống khi các bọt khí thoát vào pha khí từ mặt phân giới. Các vách ngăn được bố trí bên dưới các khe hở giữa các thiết bị gom khí có tác dụng hướng dòng, ngăn không cho bọt khí lọt vào vùng lắng phía trên nhằm hạn chế khả năng tạo dòng chảy rối làm cản trở quá trình lắng của các hạt bùn. Khí sinh học
Vùng lắng và xả nước sau xử lý Vùng chuyển tiếp Vùng phân hủy
Hình 4.4 7. Sơ đồ cẩu tạo bể xử lý sinh học dòng cháy ngược qua lớp bùn kỵ khí (UASB). Một đặc tính quan trọng của quá trình UASB là khả năng tạo bùn dạng hạt (đường kính 1 -ỉ- 5 mm) trong hệ thống. Các hạt bùn hình thành trong bể UASB có độ bền cơ học và tỷ trọng cao, khả năng lắng tốt và độ hoạt tính tạo mêtan cao. Bùn dạng hạt được hình thành chủ yếu trong quá trình xử lý các loại nước thải chứa các chất hòa tan. Khả năng tạo bùn hạt liên quan đến các điều kiện vận hành bể UASB và đặc tính của nước thải cần xử lý. Cho tới nay, chưa thấy có hiện tượng tạo hạt nào trong các loại bể UASB xử lý nước thải thô. Trong tất cả các. trường hợp, chỉ có các bông bùn được hình thành trong các bể UASB xử lý nước thải thô. Tuy nhiên, hiệu suất xử lý BOD và TSS 137
đạt được vẫn ở mức cao, điều này chứng tỏ việc tạo bùn hạt không phải là điều kiện nhất thiết cho việc xừ lý thành công nước thải trong bể UASB. Để giảm chi phí xây dựng, bể xử lý kỵ khí dòng chảy ngược (hình 4.45g), một dạng ƯASB đã đơn giản hoá cũng thường được áp dụng. Hệ thống này không có thiết bị tách pha, nhưng có bố trí khoang lắng nhỏ gắn liền bên trong. Bộ tách pha là thiết bị thiết yếu của bể UASB, do vậy hệ thống này sẽ được xem xét riêng; tương tự như hồ kỵ khí dòng chảy ngược. Trên hình 4.46c và 4.46d mô phỏng kết quà vận hành các mô hình bể kỵ khí dòng chảy ngược và bể UASB. Từ các biểu đồ này có thể xây dựng được các công thức kinh nghiệm sau: * Đối với bể kỵ khí dòng chảy ngược: E = 1 - 1,53 (HRT)'0 64 * Đối với bể UASB:
E = \ - 0,68 (H R T f M
(4.60) (4.61)
Bể xử lý kỵ khí với tầng bùn hạt giãn nở Bể xử lý kỵ khí với tầng bùn hạt giãn nở (BHGN) (hình 4.45h) do Van der Last (1991) phát triển, có đặc điểm là lớp bùn dạng hạt hoạt động theo phương thức giãn nở nhờ tốc độ dòng chảy ngược cao hom, tức là từ 6 +1 2 m/h (vận tốc này chỉ ở mức 1+2 m/h trong bể UASB). Bể BHGN có hiệu suất xử lý chất hữu cơ hòa tan tương đối cao thậm chí trong điềụ kiện nhiệt độ thấp, do tạo được điều kiện tiếp xúc tốt giữa chất hữu cơ và các hạt bùn. Hệ thống BHGN đặc biệt hữu ích trong điều kiện nhiệt độ thấp, nước có nồng độ hữu cơ thấp, khả năng sinh khí, và, do đó, mức độ xáo trộn do bọt khí tạo ra thấp. Trong các điều kiện này, mức động năng cao hom của dòng chảy vào và chiều cao tăng hom của lớp bùn hạt đã giãn nở sẽ giúp hệ thống hoạt động tốt hơn so với bể UASB thông thường.
Thời gian lưu (h)
Hình 4.48. Quan hệ giữa hiệu suất xử lý chất hữu cơ và thời gian lưu nước. 138
Bể phản ứng BHGN không xử lý được các chất hữu cơ không hòa tan do vận tốc dòng chảy ngược cao. Chất rắn lơ lửng chảy vào được đẩy qua tầng bùn hạt và theo dòng thải rời khỏi hệ thổng. Mặt khác, các chất dạng keo có thể được xử lý một phần do được hấp thụ vào các bông bùn. So sánh hoạt động của các phương pháp x ử lỷ kỵ khí nước thải Từ hình 4.48 kết hợp với các số liệu từ hình 4.44 (hồ kỵ khí), 4.46a (bể lọc kỵ khí), 4.46b (BCĐ và BGN), 4.47c (kỵ khí dòng chảy ngược) và 4.47d (UASB) ta thấy: các số liệu có mối quan hệ tuyến tính giữa lôgarít của hiệu suất xừ lý và thời gian lưu trong tất cả các hệ thống xử lý kỵ khí và có thể được biểu thị bàng phương trinh sau: (4.62)
E = 1 -C ị(H R T )-c2 ,
Trong đó hằng số Cj và C2 thể hiện đặc tính của các quá trình xử lý kỵ khí khác nhau có giá trị được liệt kê trong bảng 4.18. Có thể thấy rằng trong bất kỳ hệ thống nào, hiệu suất thực cũng chênh lệch đáng kể so với giá trị dự đoán. Mặc dù vậy, số liệu cho thấy: • Đối với nhiệt độ trên 20°c, hiệu suất xử lý của các quá trình đã xem xét có thể đạt trên 80%, nhưng thời gian lưu cần thiết dao động đáng kể tuỳ theo loại hệ thống; • Khả năng xử lý của các loại bể UASB và bể BCĐ hoặc BGN có xu hướng giống nhau khi có thời gian lưu giống nhau; • Khả năng xử lý của hệ thống UASB (với thiết kế chuẩn) thường cao hom so với bể xử lý kỵ khí dòng chảy ngược không có thiết bị tách pha, và bể lọc kỵ khí khi hoạt động với cùng một thời gian lưu nước nhu nhau. Để so sánh thời gian lưu nước hay khối tích cần thiết của các hệ thống xử lý khác nhau, ta biến đổi công thức (4.62) về dạng phù hợp hơn như sau: HRT =
(1-E)™
(4.63)
Giá trị thòi gian lưu cần thiết để đạt được hiệu suất xử lý hữu cơ 80% trong các hệ thống khác nhau được nêu trong bảng 4.18 và hình 4.48. Bảng 4.18. Giá trị của các hằng sổ thực nghiệm và thòi gian lưu nước cần thiết nhằm đảm bảo hiệu suất xử lý COD trên 80% đối với các hệ thống kỵ khí khác nhau (nhiệt độ > 20°C) Hệ thống UASB BCĐ hoặc BGN Bể lọc kỵ khí Kỵ khí dòng chảy ngược Hồ kỵ khí *
C|
c2
HRT (h)
. 0,68 0,56 0,87 1,53
0,68
0,60 0,50 0,64
5,5 5,5
2,4
0,5
20
24 144 (=6 .ngày)
* Hiệu suất xử lý theo BOD 139
Trên thực tế, tính khả thi của một hệ thống không chỉ được xác định dựa trên khối tích cần thiết của công trình. Các ưu điểm và nhược điểm của mỗi hệ thống xử lý cũng cần được xem xét. Bể tự hoại và bể lắng hai vỏ thường ít hấp dẫn vì hiệu suất xử lý thấp và thời gian lưu cần thiết tương đối lâu. Hồ kỵ khí có hiệu suất xử lý hữu cơ cao hơn và có ưu điểm là xây dựng đơn giản hơn. Tuy nhiên, diện tích cần thiết cho hồ lại tương đối lớn và do vậy việc ứng dụng sẽ không có tính thực tế trong các khu vực đông dân và có giá thành đất cao. Bể lọc kỵ khí có nhược điểm là chi phí xây dựng cao, và đặc biệt là những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động do bị tắc. Từ bảng 4.18 có thể kết luận là: để có hiệu suất xử lý như nhau, bể xừ lý kỵ khí dòng chảy ngược cần có thời gian lưu nước lớn hơn bể ƯASB từ bốn đến năm lần. Do đó, việc bố trí thiết bị tách pha trong các hệ thống có lớp bùn đáy là cần thiết. Chi phí cho thiết bị tách pha sẽ được bù lại do nhờ có các thiết bị này sẽ làm giảm được khối tích cần thiết của công trình. Khi so sánh bể UASB với bể BCĐ hoặc BGN, có thể thấy rõ rằng hai hệ thống sau có nhược điểm lớn là cần sử dụng hệ thống bơm tuần hoàn. Ngược lại, nếu có điều kiện địa hình thích hợp, bể ƯASB có thể không cần sử dụng bom. Hơn nữa, bể BCĐ thường có nhiều hạn chế trong xử lý nước thải sinh hoạt như hiệu suất khử các chất rắn lơ lửng thấp, khả năng lưu giữ và duy trì sinh khối trong bể rất hạn chế. Vì vậy, hệ thống UASB có thể được coi là lựa chọn phù hợp nhất trong số các hệ thống kỵ khí sử dụng cho việc xử lý nước thải sinh hoạt. 4.5.9. Thiết kế bể UASB
Cẩu tạo và kích cỡ • Trên hình 4.49a mô tả hình dáng cơ bản của bể UASB, trong đó diện tích bề mặt khoang lắng phía trên lớn hơn diện tích bề mặt của khoang phân hủy phía dưới. Khoang lắng lớn hơn sẽ thuận lợi cho việc lưu bùn; điều này rất quan trọng đối với nước thải có nồng độ hữu cơ thấp. Ngược lại, đối với nước thải có nồng độ hữu cơ cao, tải lượng hĩm cơ là yếu tố quan trọng hơn so với tải lượng thủy lực, vì vậy, không cần thiết phải thiết kế diện tích bề mặt rộng hơn trong khoang lắng. Thực tế cho thấy trong điều kiện tải lượng hữu cơ lớn, thiết kế diện tích bề mặt khoang phần hủy lớn hơn so với khoang lắng là phù họp (hình 4.49b). Trên thực tế, hầu hết các bể ƯASB đang được xây dựng hoặc đã đi vào hoạt động đều có diện tích bề mặt như nhau trong khoang phân hủy và khoang lắng hình (hình 4.49c). Kinh nghiệm cho thấy xây dựng bể có thành thẳng đứng dễ thi công hơn các loại bể có thành nghiêng và khu vực lắng lớn hơn. Vì vậy, trong phần này chỉ đề cập tới bể UASB có cấu hình thành thẳng. Đối với nước thải có nồng độ thấp và trung bình như nước thải sinh hoạt, tải lượng thủy lực là tham số quan trọng quyết định hình dáng và kích cờ bể UASB. Do vậy, việc thiết kế bể UASB trên cơ sở tải lượng thủy lực sau đó kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống đối với tải lượng hữu cơ tính toán sẽ thiết thực hơn. Thông số quan trọng trong thiết kế bể UASB là thời gian lưu nước. Thông số này không tính toán chính xác được bằng các nghiên cứu mang tính lý thuyết, nhưng các két 140
quả thực nghiệm cho thấy khoảng thời gian lưu nước trung bình sáu giờ là phù hợp đối với các điều kiện trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (T > 18°C). Ket quả thí nghiệm thu được trong điều kiện khí hậu ôn đới cho thấy thời gian lưu nước trong các hệ thống
> Nước thải vào
Nước thải vào
<
Nước thải vào
Hĩnh 4.49. Các cấu hình cơ bàn cùa bế UASB. thông thường cần được tăng lên mức 12 -ỉ- 14 giờ đối với nhiệt độ 10 +
12°c [De Man,
1990; Van der Last, 1991]. Dựa trên thời gian lưu nước cần thiết, thể tích bể phản ứiig có thể được xác định theo công thức sau:
vb= Q x H R T
(4.64)
Trong đó: Vb - thể tích bể (m3); Q - lưu lượng nước thải trung bình (m3/h); H R T - thời gian lưu nước (h). Để thuận lợi cho công tác thi công xây dựng, khi dung tích tính toán của bể vượt quá 1000 m 3 cần thiết kể thành các đom nguyên. Điều này không những làm giảm chi phí xây dựng mà còn tăng khả năng linh hoạt trong vận hành, vì với cấu trúc như vậy cho phép dừng hoạt động của một đơn nguyên nào đó để sửa chữa hoặc bảo dưỡng, trong khi các đơn nguyên còn lại vẫn hoạt động bình thường. Thông số thiết kế tiếp theo là chiều cao của bể. Việc lựa chọn chiều cao phù hợp phụ thuộc các yếu tố khả năng hoạt động cần thiết và về kinh tế. Chi phí cho việc xây dựng hoặc đào đất sẽ tăng theo chiều cao hoặc độ sâu của bể, nhimg yêu cầu diện tích đất sẽ giảm. Điều kiện kinh tế tối ưu cho chiều cao (độ sâu) của bể UASB là 4-5-6 m và trong hầu hết các trường hợp đây cũng là khoảng dao động về chiều cao phù hợp nhất cho hoạt động của hệ thống. Một yếu tố quan trọng nữa trong thiết kế là cao trình đáy bể so VỒÍ mặt đất. Cao trình của các công trình trong hệ thống nên được thiết kế nhàm đảm bảo khả năng tự chảy của nước thải. Nếu địa hình khu vực cho phép, thiết kể bể nửa chìm nửa nổi sẽ làm giảm đáng kể chi phí xây dựng. Trong tất cả mọi trường hợp cần chú trọng vấn đề chống đẩy nổi do áp lực nước ngầm tạo nên vào thời điểm bể rỗng khi thực hiện công tác bảo dưỡng. 141
Chiều cao của bể có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu suất xử lý chất hữu cơ. Vận tốc dòng chảy ngược trong bể có liên quan trực tiếp đến chiều cao của bể. Vận tốc dòng chảy ngược không được vượt quá một giá trị nhất định để có thể lưu giữ một lượng bùn vừa đủ, và vì vậy chiều cao của bể cũng có giới hạn nhất định. Mặt khác, vận tốc dòng chảy cao sẽ làm tăng khả năng tạo dòng chảy rối trong bể tại khu vực cửa vào và do vậy làm tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn sinh học và nước thải. Mối tương quan giữa vận tốc dòng chảy ngược và chiều cao của bể UASB được thể hiện như sau: V = £ L -----JVl-----=
1
A
AxHRT
( 4 .6 5 )
HRT
Trong đó: V/ - vận tốc dòng chất lỏng ■thảy ngược (m/h); A - diện tích bề mặt bể UASB (m2); H - Chiều cao bể UASB (m). Đối với xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống UASB, thông thường, giá trị V/ trung bình trong ngày không nên vượt quá 1 m/h. Vì vậy, với thời gian lưu nước sáu giờ, chiều cao của bể cần thiết kế nhỏ hơn 6 m. Thậm chí, khi thời gian lưu nước theo thiết kế vượt quá sáu giờ, chiều cao của bể vẫn thường lấy trong khoảng 4+6 m và vận tốc dòng chảy ngược sẽ thấp đi theo tỷ lệ thuận. Một vấn đề khác cần cân nhắc là khả năng hòa tan của cacbon điôxyt có liên quan đến ảnh hưởng của độ sâu đối với hiệu suất phân hủy kỵ khí. Khả năng hòa tan của cacbon điôxyt được xem như là hàm số của độ sâu dưới mặt nước. Theo định luật Henry, nồng độ bão hòa tăng theo áp suất riêng phần của cacbon điôxyt trong khí sinh học. Trên thực tế, áp suất riêng phần sẽ tăng khi tổng áp suất tăng, do độ sâu lớn hơn. Bể càng sâu, nồng độ cacbon điôxyt được hoà tan càng cao và làm giảm pH trong hệ thống. Vì vậy, nếu thiết kế bể có độ sâu lớn sẽ hạn chế hiệu suất phân hủy kỵ khí: pH có thể ở mức thấp hơn so với giá trị tối ưu do có nồng độ cacbon điôxyt cao. Tuy nhiên, vấn đề này thường không quan trọng đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt vì nồng độ cacbon điôxyt thường thấp do nồng độ COD trong nước thải sinh hoạt tương đối thấp và phần lớn cacbon điôxyt được tạo ra sẽ lưu lại trong dung dịch, ngay cả khi áp suất khí sinh học phát sinh trong hệ thống bằng áp suất khí quyển (giá trị thấp nhất có thể). Vì vậy, đối với trường hợp xừ lý nước thải sinh hoạt, áp suất khí sinh học tăng không gây ảnh hưởng lớn tới nồng độ cacbon điôxyt và pH của hỗn hợp chất lỏng trong hệ thống. Trên mặt bằng, bể UASB thường được thiết kế theo hai loại dạng cơ bản: hình vuông/chữ nhật và hình tròn (xem hình 4.50). Dạng tròn có ưu điểm là độ ổn định kết cấu cao hom, nhưng xây dựng thiết bị tách pha hịnh tròn thường khó hơn so với hình vuông hoặc hình chữ nhật. Vì lý do này, các bể UASB nhỏ thường được xây dựng theo dáng hình trụ tròn và bể lớn hơn sẽ có dáng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Trên thực tế cả hai dạng này đều đã được áp dụng. Cũng có thể thiết kế theo kiểu kết hợp, ví dụ, bể 142
hình tròn ghép với thiết bị tách pha hình chữ nhật. Khi hệ thống gồm nhiều đom nguyên, thiết kế theo dạng hình chữ nhật là tối ưu nhất.
V v " V /
Đối với các bể có dạng hình vuông hoặc chữ nhật trên mặt bàng, sau khi tính toán /\ A thể tích và chiều cao của bể, cần xác định > < cụ thể các giá trị chiều dài và chiều ngang. Để giảm tối thiểu chi phí xây dựng nên Hình 4.50. Các dạng cơ bàn cùa bế UASB. thiết kế bể hình vuông vì chu vi của hình vuông nhỏ hơn chu vi hình chữ nhật khi có cùng diện tích. Diện tích của các thành bể hình chữ nhật lớn hon so với diện tích thành bể hình vuông, do đó sẽ đòi hỏi nhiều vật liệu xây dựng hơn. Trên hình 4.51 cho thấy mức tăng tương đối của diện tích bề mặt các thành là hàm số của tỷ lệ chiều dài/chiều rộng. Mức tăng tương đối trong diện tích của hệ thống hình chữ nhật sẽ tăng đáng kể với tỷ lệ dài/rộng lớn hơn 4:1.
Hình 4.51. Quan hệ giữa diện tích tương đối cùa thành bế với tỳ lệ các chiều dài/rộng cùa bể UASB dạng hịnh chữ nhật trên mặt bằng.
Trên hình 4.51 cũng cho thấy hệ thống hình tròn có chu vi ngắn hơn hệ thống hình vuông khoảng 12 %. Ưu điểm này của hệ thống hình tròn chỉ trở nên quan ừọng nếu như thiết kế bể hoạt động với một đơn nguyên. Khi xây dựng hệ thống có hai hoặc ba đơn nguyên (áp dụng nhiều trên thực tế), các bể hình chữ nhật thường được xây dựng họp khối có tường chung nhau. Hệ thống tách pha Hệ thống tách pha là bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất trong bể UASB. Bộ phận này có bốn chức năng: * Thu gom khí sinh học thoát ra từ pha chất lỏng; 143
a)
Pksh=Pkk+Ph
b)
Thiết bị hướng dòng
\
c)
Thiết bị hướng dòng
Hình 4.52. Các ví dụ thiết kế hệ thống tách pha KLR trong bé UASB. a) Hệ thống tách pha bố trí chìm; b) Hệ thống tách khi cân bằng áp suất khỉ quyển; c) Hệ thống tách pha lắp ghép có khả năng tháo dỡ trong quá trình bào dưỡng. 144
* Tạo điều kiện lắng các chất lơ lửng trong phần trên của bể phía trên thiết bị tách pha; * Làm giảm tối thiểu nồng độ chất lơ lửng trong nước thải sau xử lý; * Tạo khoảng không phía trên thiết bị tách pha cho phép lớp bùn đáy có thể giãn nở trong trường hợp tải lượng thủy lực tăng đột ngột. Hệ thống tách pha làm nhiệm vụ tách ba pha có trong bể UASB: Khí (K), chất lỏng (L) và chất rắn (R). Đe hệ thống tách KLR hoạt động đúng chức năng, khí sinh học phát sinh trong khoang phân hủy không được cuốn theo dòng chảy sang vùng lắng. Neu không đạt được điều kiện này, dòng chảy rối do bọt khí gây ra sẽ làm giảm hiệu suất lắng dẫn tới hiện tượng cuốn trôi bùn và tiêu hao lượng khí sinh học được sản sinh. Vì những lý do này, hệ thống tách pha KLR cần có các bộ phận: các thiết bị thu gom khí bố trí tại đỉnh bể và một tầng gồm các thiết bị định hướng dòng nằm dưới các khe hở giữa các thiết bị thu gom khí ga này (xem hình 4.52). Vận tốc dòng chảy ngược thay đổi theo chiều cao của bể và sẽ đạt giá trị tối đa khi diện tích sẵn có cho dòng chảy bị thu hẹp ở mức tối thiểu. Hiện tượng này xảy ra tại cao độ cốt các khe hở giữa các thiết bị thu gom khí. Từ điểm đó tới điểm xả nước thải, tiết diện ngang của dòng chất lỏng sẽ tăng và do đó vận tốc dòng chảy sẽ giảm, về nguyên lý, chỉ những phần từ bùn có tốc độ lắng chậm hơn vận tốc tối đa của chất lỏng sẽ bị cuốn vào khu vực lắng phía trên thiết bị KLR. Trong khoang lắng, chỉ những phần tử bùn có vận tốc lắng vượt quá vận tốc tối thiểu của chất lỏng tại điểm xả nước thải sẽ được lưu giữ lại. Những phần từ này sẽ lắng trên các vách nghiêng của hệ thống tách KLR. Cho tới khi khối lượng bùn kết tụ ở đó đủ lớn thắng được lực ma sát và sẽ trượt trở lại vùng phân hủy. Vì vậy, các vận tốc quan trọng của chất lỏng là: (4.66) và (4.67) Trong đó: Vi, V2, V/ - tương ứng là các vận tốc dòng chảy ngược của chất lỏng tại đáy thiết bị
tách KLR, tại điểm xả nước thải và vận tốc tính toán của dòng chảy ngược trong bể UASB; A\, Ẩ 2 , A - tương ứng là các tiết diện ngang của dòng chất lỏng tại các điểm nêu trên và diện tích bề mặt của bể UASB. Cần lưu ý là ngay cả với những phần tử bùn có vận tốc nhỏ hơn V2 vẫn có thể được giữ lại bể nhờ khả năng kết tụ của các phần từ này. Trên hình 4.53 trình bày các thiết bị định hướng dòng khí che các khe hở. Điều này là rất cần thiết vì bong bóng khí sinh học dâng lên có xu hướng dao động. Khoảng che lấp xấp xỉ 100 mm là vừa đủ đối với bể có tổng chiều sâu 4+6 m. Với giá trị lớn hơn sẽ 145
không hiệu quả vì sẽ làm giảm tiết diện ngang của dòng chất lỏng chảy qua các khe hở và như vậy sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy ngược tại cao trình này. Việc sử dụng hệ thống tách KLR nhiều hơn hai tầng như trình bày trong hình 4.53 có thể là một biện pháp hay nhằm tăng tiết diện dòng chảy qua các khe hở. Từ hình vẽ 4.53a, có thể thấy rõ tỷ lệ tối đa giữa tiết diện ngang của các khe hở và diện tích mặt cắt ngang của bể (kh ô n g tính đến diện tích che lấp) là (N- 1)/N trong đó N là số tầng thiết bị tách pha. Trên hình 4.53b là biểu đồ thể hiện mức tăng tương đối của tỷ lệ tiết diện ngang của các khe hở diện tích bề mặt bể khi tăng số tầng KLR. Ưu điểm của biện pháp này cần được cân nhắc cùng với chi phí cao cho việc xây dựng hệ thống tách KLR nhiều tầng như vậy. cần lun ý là về nguyên lý, diện tích tại cốt xả nước thải sau xử lý (chứ không phải tại cốt các khe hở) sẽ quyết định tốc độ lắng tối thiểu của các phần tử bùn được lun giữ lại trong bể. Tuy nhiên, khi lắp đặt hệ thống tách KLR nhiều tầng, dòng chảy sẽ đều hơn và khả năng kết tụ các phần tử bùn nhỏ di chuyển qua các lỗ hổng cũng sẽ được tăng cường. Các yếu tố cơ bản trong việc thiết kế hệ thống KLR bao gồm: (1) T ỷ lệ tiết diện ngang của dòng chất lỏng tại cao trình các khe hở và tại cao trình xả nước sau xử lý. Như đã đề cập ở phần trên, các tiết diện này gián tiếp quyết định vận tốc lắng của những phần từ bùn cuốn vào khoang lắng và những phần tử bùn sẽ được giữ lại. (2) Vị trí của thiết bị tách KLR liên quan tới cao trình mặt nước của bể. Vị trí của thiết bị tách pha trong bể sẽ quyết định tỷ lệ thể tích bể dành cho khoang phân hủy (phần dưới) và khoang lắng (phần trên). Trong hầu hết các bể UASB, thể tích của khoang lang thường chiếm 15^-20% tổng thể tích bể. 1
'TO-
E •-Q 'Cp
<cD '-o <<1>
Hình 4.53. Sơ đồ bố trí hệ thống tách pha KLR nhiều tầng và quan hệ giữa tỷ lệ tiết diện dòng cháy qua khe hở/tiết diện bê và số tầng trong hệ thống tách pha. 146
(3) Độ nghiêng cụa các thiết bị tách pha. Độ nghiêng này sẽ quyết định diện tích bề mặt nơi các chất rắn lắng đọng và trượt trờ lại khoang phân hủy. Độ nghiêng quyết định chiều cao của các thiết bị tách pha và lượng vật liệu cần thiết để xây dựng các thiết bị này. Độ nghiêng càng dốc càng cần nhiều vật liệu, nhưng mặt khác các chất đã lang đọng rơi trờ lại vùng phân hủy dễ dàng hơn. Trên thực tế, góc nghiêng giữa vách của thiết bị tách KLR với phương nằm ngang thường dao động trong khoảng 45° và 60°. (4) Diện tích bề mặt phân giới các pha lỏng - khí trong thiết bị tách pha quyết định tốc độ thoát khí trên diện tích đơn vị của mặt phân giới. Khi tốc độ thoát khí giảm sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành lóp váng trôi nổi che phủ bề mặt phân giới các pha. Lớp váng này, theo thời gian, sẽ ngày càng trở nên dày và cứng (đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ thấp) và sẽ gây cản trở nghiêm trọng đổi với việc thoát khí tại mặt phân giới. Tốc độ phát sinh khí sinh học càng cao càng làm tăng khả năng hình thành váng bọt tại bề mặt phân giới, đặc biệt là đối với nước thải có chứa nhiều đạm. Hiện tượng phát sinh váng bọt trên bề mặt phân giới khí - nước !à nguyên nhân gây tắc đường ống thoát khí. Kinh nghiệm vận hành các hệ thống đang hoạt động cho thấy, tốc độ thoát khí từ bề mặt phân giới nên dao động trong khoảng 1+3 m3/m2.h [Souza, 1986], nhưng có thể sẽ không đạt được tốc độ này khi áp dụng với loại nước thải có hòa tan các chất thải như nước thải sinh hoạt. Như mô tả trên hình 4.52a và b, về cơ bản có hai cách để tạo ra mặt phân giới lỏng khí bên trong thiết bị tách pha KLR: 1. Đối với bộ tách KLR bố trí chìm, (hình 4.52a hoặc 4.53a), cần sử dụng van thủy lực bên trong (hình 4.53a) hoặc bên ngoài (hình 4.52a) nhằm tạo đủ áp suất bên trong thiết bị tách pha để duy trì mặt phân giới; 2. Khi phần đỉnh của bộ tách pha được đặt ở phía trèn của bề mặt nước, áp suất khí ga có thể bằng áp suất khí quyồn và không cần đến van thủy lực. Ưu điểm của phương án một bao gồm: • Khi thiết bị được chế tạo bằng thép, việc bố trí các thiết bị chìm dưới mặt nước sẽ làm giảm khả năng ăn mòn thép (han gỉ), vấn đề han gi thường xảy ra tại khu vực mặt phân giới lỏng - khí. • Các chất ran có thể lắng trên toàn bộ diện tích bế. vì vậy sẽ làm tăng tối đa khả năng lưu giữ bùn trong hệ thống. • Khí sinh học được xả bằng áp suất dư giúp cho việc cấp khí đến điểm sử dụng dễ dàng hơn. • Khi gập sự cố rò rỉ, cháy trên đường ống dẫn khí sinh học, thiết bị van thủy lực bên ngoài có chức năng như một thiết bị an toàn giúp ngăn chặn khả năng gây nổ bên trong thiết bị tách pha KLR. Ưu điém của phương án hai (không có van thủy lực) là dễ tiếp cận bộ tách pha để kiểm tra, 3ẩo dưỡng hoặc sửa chữa. 147
Các sự cố về thủy lực có thể xảy ra khi có hiện tượng tắc ống thoát khí. Do khí sinh học tích tụ bên dưới thiết bị tách pha làm tăng áp lực đẩy hướng lên và có thể gây hư hại kết cấu gắn cố định thiết bị tách pha vào thành bể, hoặc thậm chí cả kết cấu của bản thân bể cũng có thể bị hư hỏng. Mặt khác, cũng có thể xuất hiện trạng thái chân không không hoàn toàn, do vận hành không đúng, nước thải sau xử lý được xả ra quá nhanh. Khi không được trang bị các thiết bị xả chân không, lực hút chân không được tạo ra bên dưới bộ tách pha có thể gây ra hiện tượng nổ bên trong. Mặt khác, nếu có trang bị thiết bị xả chân không, có thể dẫn đến hiện tượng lọt không khí vào khoang chứa khí và làm phát sinh hỗn hợp khí có tính gây nổ. Trên hình 4.52c (bên trái) mô tả phương án thiết kế lắp ghép nhằm khắc phục được các nhược điểm của phương án nêu trong hình 4.52a và b. Bằng việc tạo kết cấu hở tại cao trình dưới mặt phân giới lỏng - khí thường được xác định, một "van an toàn" tự động sẽ kích hoạt nếu ống xả khí bị tắc nghẽn. Khí sinh học sẽ tích tụ dần và mặt phân giới chất lỏng -chất khí sẽ hạ thấp dần bằng mức tại chỗ hở, nơi mà khí sinh học được xả ra. Bong bóng khí thoát ra sẽ cảnh báo cho người vận hành biết là một ống dẫn khí đã bị tắc. Hệ thống tách pha này có thể được xây tách thành hai phần: thành nghiêng dốc hướng ngang chỉ có nhiệm vụ hướng bọt khí sinh học tới máng thu gom trung tâm, và do vậy không cần thiết phải xây chắc chắn bộ phận này. Các thành này có thể làm bằng các tấm vật liệu không gỉ như gỗ cứng, xi măng amiăng, bê tông hoặc nhựa. Phần chính ở dạng một chiếc máng ngược để thu gom khí sinh học. Phần này có thể đựơc xây bằng bê tông, với độ dầy sao cho đảm bảo khả năng cân bằng giữa lực đẩy Acximet tối đa của khí thế chỗ phần nước trong máng và trọng lượng của máng, nhằm tránh hiện tượng máng bị nổi. Một ưu điểm quan trọng nữa của thiết kế trên hình 4.52c là có thể tiếp cận mặt phân giới lỏng - khí để thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, lấy đi các chất váng nổi gây cản trở cho việc thoát khí qua bề mặt phân giới. Do máng ngược có khả năng tự định vị bời chính trọng lượng bản thân, nên sẽ không cần xây cố định máng vào kết cấu của bể phản ứng; máng có thê được đờ băng dâm bê tông đê dê dàng tháo gỡ và lăp đặt lại trong quá trình thực hiện bảo dưỡng. Việc loại bò các chất rắn kết dính trên thành thiết bị tách pha sẽ rất phức tạp nếu thiết bị được xây dựng ở dạng liền khối, như trong hình 4.52a. Nhược điểm lớn của thiết kế trên hình 4.52c (bên trái) là các bọt khí có thể bị cuốn theo dòng chảy qua các khe hở nằm giữa máng và thành nghiêng làm xuất hiện dòng chảy rối trong phần lắng và làm cho quá trình lắng kém hiệu quả. Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách bố trí các tấm nhựa mềm tại các khe hở giữa máng ngược và các vách nghiêng của các thiết bị tách pha như được minh hoạ trên hình 4.52c (bên phải). Với biện pháp kết nối linh hoạt bằng vật liệu mềm giữa các phần trên và phần dưới của thiết bị tách pha này sẽ ngăn chặn không làm xuất hiện dòng đối lưu trong hệ thống. Trong phương án thiết kế này, các khe hở vẫn có nhiệm vụ như van an toàn và có thể được sử dụng để rửa sạch mặt phân giới. 148
Thiết bị phân phổi dòng chày vào Để có sự phân bổ đều dòng chảy theo tiết diện bể ƯASB, cần bố trí hệ thống phân dòng vào từ vài điểm tại đáy bể. Diện tích phục vụ tối đa của một điểm cấp nước thải vào nhàm đảm bảo khả năng hoạt động tốt của bể ƯASB trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau đã được nghiên cứu bằng thực nghiệm. Trong điều kiện nhiệt độ trên 20°c có thể lấy khoảng 2 và 4 m 2 cho mỗi điểm cấp nước vào [Haskoning, 1989]. Ở nhiệt độ thấp hơn 20 ° c thể tích khí sinh học thoát ra sẽ thấp hơn và quá trình trộn lẫn bùn với dòng chảy vào cũng kém hiệu quả hơn. De Man (1990) và Van der Last (1991) đề xuất mức 1+2 m 2 trên một điểm cấp nước vào. Đe đảm bảo khả năng phân phối đều dòng chày vào, thiết bị phân phối dòng cần được thiết kế sao cho: • Lưu lượng dòng chảy tới mồi điểm cấp nước vào được ổn định theo một tỷ lệ phù họp của tổng dòng chảy đến điểm đó; • Dễ dàng phát h iệ n các hiện tượng tắc dò ng tại điểm cao nước vào; • Dễ dàng khắc phục sự cố tắc dòng khi xác định được vị trí bị tắc. Đe đảm bảo chia đều dòng chảy tới các điểm cấp vào khác nhau, mỗi đường ống dẫn nước vào cần được nối với một khoang riêng của hệ thống phân phối dòng và chỉ cấp cho một điểm vào của hệ thống. Đối với hệ thống phân phối dòng mà trong đó các điểm cấp nước vào được nối với một ống cấp nước chính, ví dụ, bằng việc sử dụng một ống nằm ngang có các lỗ hở, đặt trên đáy bể, theo thời gian, không thể tránh khỏi hiện tượng một số lỗ hở sẽ bị tắc và nước chảy tới các điểm này sẽ được phân bổ đến các điểm còn lại, điều này dẫn tới việc phân bổ không đồng đều nước chày vào trên diện tích đáy bể. b)
/
Máng phân phối chính
Thùng phân phối
A';
Tới các điểmcấp nước vào bể , Đập tràn
MặtcắtA-A*
Ống dẫn nước vào bể
Hình 4.54. Hệ thống phân phối nước thài vào bể UASB. 149
Tới các điểm cấp
nước vào bể Hĩnh 4.55. Sơ đồ cấu tạo thùng phân phối Để đảm bảo mỗi điểm đầu vào được nhận đúng phần nước theo tỷ lệ cần cấp, nên sử dụng hệ thống phân phối tự chảy có cao trình mực nước cao hơn mức nước trong bể. Việc cấp nước có thể thực hiện bằng biện pháp tạo dòng tự chảy như mô tả trên hình 4.55. Trong hệ thống này các thùng phân phối nhỏ được nối với giếng hoặc kênh phân phối và mồi điểm cấp vào được nối với một thùng phân phổi. Áp suất trong thùng bằng áp suất khí quyển nên có thể bố trí hở và dễ dàng kiểm tra tình trạng hoạt động tại mồi thùng bằng mắt. Nếu cần thiết, có thể bố trí nắp đậy bằng vật liệu nhẹ lên các thùng để tránh ảnh hưởng của mùi hôi hoặc ruồi nhặng. Có thể lắp đặt thiết bị kiểm soát đơn giản bằng thiết bị cảm ứng, ví dụ như phao đỉện. Điều quan trọng là mỗi thùng phân phối phải nhận được phần nước chảy vào như nhau. Việc này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách lắp đặt các cửa phai dạng đập tràn hình tam giác giữa giếng hoặc máng phân phối chính và các thùng phân phối như minh họa trên hình 4.54. Sau khi điều chỉnh ngang mức các đập tràn tại mồi thùng, dòng chảy sẽ được phân chia đều. Tổn thất áp lực qua đập tràn có thế được tính toán như sau. Khi diện tích phục vụ của mỗi điểm cấp nước vào'bể là 3*4 m 2 (nhiệt độ > 20°C) và vận tốc dòng chảy ngược trung bình là 0,5+1 m/h, lưu lượng chảy vào mỗi thùng là 2+4 m 3/h. Bằng cách sử dụng công thức thủy lực đối với đập hình tam giác (có góc vuông), tổn thất áp lực lớn nhất tính được là 58 mm (tương ứng với 4 m 3/h) và thấp nhất là 44 mm (2 m3/h), có nghĩa là mức nước trong giếng hoặc máng phân phối chính sẽ cao hơn cốt tối thiểu của đập tam giác khoảng 44-Í-58 mm. Nếu dòng chảy tối đa đôi khi vượt quá sáu lần dòng chảy trung bình theo thiết kế (tức là gần hai lần dòng chảy trong mùa mưa), cần tính toán dự phòng 150
với tổn thất áp lực 119 (24 m 3/h) và 90 mm (12 m:7h). Các giá trị này đủ nhỏ để cho phép xây dựng các thùng phân phổi nhỏ với óhi phí không đáng kể, nhưng cũng đủ lớn để có thể kiểm soát việc phân phối dòng chảy vào một cách hiệu quả. Trong cấu trúc được mô tả trên hình 4.55, có bố trí đoạn ổng thoát khí. Đoạn ống này rất quan trọng vì nó cho phép các bọt khí bị cuốn trong dòng chảy có thể thoát ra và như vậy hệ thống phân phối sẽ hoạt động tốt. Ống thông khí này cũng rất hữu ích trong trường họp có sự cố tắc dòng xảy ra. Nếu phần nằm ngang cùa ống dẫn giữa thùng phân phối và ống thông khí bị tắc, mức nước trong ống sẽ hạ xuống bằng với mức trong bể UASB. Nếu hiện tượng tắc xảy ra phía ngoài lỗ thông khí, mức nước trong ống sẽ dâng lên bàng với mức trong thùng và kênh phân phối. Như vậy, khi có biểu hiện tắc dòng trong hệ thống phân phối, bằng quan sát mức nước trong ống tho,át khí sẽ xác định được vị trí bị tắc. Vì hệ thống phân phối nước vào được bố trí cao hơn mực nước trong bể phản ứng, các ống dẫn nước vào hoặc được uốn theo vách nghiêng của thiết bị tách pha hoặc được bố trí xuyên qua bộ tách KLR để đến đáy bể. Giái pháp cho ống đi xuyên qua thành bể thường gây phức tạp trong thi công và cả trong quá trình bảo dưỡng. Nhược điểm của ống uốn cong là việc thông tắc sẽ tiến hành khó hơn so với khi các ống dẫn vào chạy xuyên qua các lỗ hở trong thiết bị tách pha. Nếu các ống dẫn vào chạy xuyên qua thiết bị tách pha KLR tại mức thấp hơn mặt phân giới lỏng - khí thì việc đục các lỗ thủng trên vách nghiêng của thiết bị tách pha sẽ không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của thiết bị tách pha, thậm chí còn là một ưu điểm vì các lỗ thủng này sẽ là lối thoát khẩn cấp cho các bọt khí trong trường hợp ống thu khí bị tắc (xem hình 4.56). Nếu ống dẫn nước vào chạy qua thiết bị tách pha tại vị trí cao hơn mặt phân giới lỏng - khí thì cần bố trí ống lồng dẫn xuống thấp hơn mặt phân giới như mô tả trên hình 4'.56 (bên phải), cần chú ý lắp đặt ống lồng sao cho không làm khí sinh học thoát ra ngoài. Tuy nhiên, hiện tượng han gỉ đường ống thường xảy ra, khả năng rò rí làm thoát khí là khó tránh khỏi. Vì vậy, nên hạn chế cho ống dẫn nước vào đi xuyên qua thiết bị tách pha KLR tại vị trí phía trên mặt phân giới lỏng-khí. Nếu mực nước trong các thùng phân phối và mực nước trong- bể chênh lệch không nhiều (ví dụ, dưới 10 cm), hiện tượng tắc nghẽn sẽ xảy ra thường xuyên hơn vì áp lực nước được hình thành không đảm bảo đủ lớn để chống các hiện tượng tắc dòng. Tuy nhiên, các sự cố tắc ống này có thể được xử lý một cách dễ dàng bàng cách nâng ống dẫn nước vào lên và ngay lập tức thả xuống. Khi mức chênh lệchjỊÌữa nước trong thùng phân phối (miệng đập tràn) và trong bể phản ứng > 30cm, hiện tượng tắc nghẽn sẽ hiếm xảy ra hơn. Những vật lớn có trong nước thải (mẩu gỗ, chai nhựa ...) cũng có thể làm tắc ống dẫn vào. Các sự cố tắc ống dạng này có thể được xừ lý bằng cách dùng gậy đẩy các vật gây tắc dọc theo ống dẫn. Để làm được điều này, đoạn ống ngang nối từ thùng phân phối tới ống thông khí phải được bố trí thẳng và ống thông khí phải được lắp đặt tại vị trí ngay 151
trên điểm dẫn nước vào như trên hình 4.55. Khả năng tắc dòng thường hay xảy ra trên đoạn ống nằm ngang nối từ thùng phân phối đến ống thông khí. Để thông tắc trên đoạn ống này cần lắp đặt ống kiểm tra như mô tả trên hình 4.55: cần bố trí theo hình chữ thập tại vị trí giao nhau giữa các ống dẫn ngang, ống thông khí, ống dẫn vào bể và ống kiểm tra. Đầu ống kiểm tra có nắp bịt có thể mở được khi cần thiết. Với cấu tạo như mô tả trên hình 4.55 có thêm ưu điểm nữa là dễ dàng thay thế bất kể bộ phận nào trong hệ thống ống dẫn vào khi bị hỏng do ảnh hưởng của các tác động cơ học hoặc ăn mòn. Ở chừng mực nào đó, các bọt khí có thể bị cuốn trong dòng nước thải khi đi qua đập tràn. Một phần ôxy sẽ hoà tan vào chất lỏng nhưng điều này không gây ảnh hưởng đáng kể đối với các vsv trong hệ thống. Nếu một lượng lớn không khí được đưa vào sẽ làm cho nguồn khí sinh học phát sinh từ hệ thống có khả năng gây nổ cao. Khi các bọt khí sinh học có đường kính trên 2 mm dâng lên với tốc độ 0,2-i-0,3 m/s trong nước, vận tốc của chất lỏng trong phần ống dẫn có phương thẳng đứng (hoặc ít nhất là phần phía trên của ống) cần phải thấp hơn giá trị này. Giả thiết rằng dòng chảy tối đa qua ống là 3 m3/h, đường kính tối thiểu cần thiết của ống D với vận tốc chất lỏng V = 0,2 m /s; lưu lượng Q = 3/3600 = 8 X 10‘ 4 m3/s có thể được tính như sau:
A-LỈÍEL.ẹỊ.Mm.o.Mrt. 4
V
0,2
( 4 .6 8 )
D = 0,072 m = 72 mm
hoặc
Trong đó: A = diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn vào. Phân giới
í
ỉ
Hình 4.56. Các phương án lắp đặt ổng đi qua thiết bị tách pha KLR. Như vậy, trong những điều kiện nêu trên, bố trí ống dẫn có đường kính bên trong bằng 75 mm là đủ để ngăn chặn không cho bọt khí có đường kính lớn hơn 2 mm lọt vào bể UASB. 152
Việc sử dụng ống dẫn có đường kính nhỏ hơn ở đáy bể có thể sẽ có lợi hơn vì sẽ làm tăng vận tốc dòng chất lỏng, dòng chảy rối cũng lớn hem và làm tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn và nước thải cấp vào. Để đạt được điều này, đường kính của ống dẫn phía trên thiết bị tách pha KLR cần phải lớn hơn phần ở dưới bể. Như vậy, tốc độ dòng chảy chậm ở phía trên tạo khả năng thoát bọt khí tốt hơn, và tốc độ cao ở phía đáy bể có thể làm tăng dòng chảy rối nhàm tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn và nước chảy vào. Đê tăng cường khả năng tiêp xúc giữa bùn và nước thải và làm giảm tân suât tăc dòng, các đầu ống cấp nước vào cần bố trí cao hơn đáy bể 100h-200 mm. Với dòng chảy 3 m3/h tại mỗi ống dẫn vào, đường kính bên trong tại khu vực đáy bể là 40 mm, vận tốc dòng thoát ra sẽ là : (4.69) 4 Giá trị vận tốc này gấp đôi vận tốc theo thiết kế cho bể lấng cát, vì vậy sẽ tránh được hiện tượng tích tụ các chất rắn có thể lắng được ở gần diểm cấp nước vào, do đó cũng giảm bớt tần suất tắc dòng. Hệ thống thu gom nước thải sau xử lý Hệ thống thu gom nước sau xử lý được bố trí tại cao trình cao nhất của bể UASB và cần có cấu tạo sao cho nước sau xừ lý được thu gom càng đều càng tốt. Hầu hết các bể ƯASB đều sử dụng hệ thống máng thu ngang giống như hệ thống máng thu thường được sử dụng trong các bể lắng trọng lực. Trên hình 4.57 mô tả hệ thống máng thu ngang, thành máng có cấu tạo gồm các cửa thu hình chữ V cách đều nhau. Vói cấu trúc máng thu này kết hợp cùng vách chắn váng sẽ hạn chế tối đa khả năng cuốn trôi váng bọt và các chất rắn trôi nổi.
V
V
V
V
V
V
ống xả nước sau xử lý Hình 4.5 7. Mảng chữ V dùng để thu nước sau xử lý từ đinh bể ƯASB. Vấn đề thường xảy ra trong hệ thống thu gom nước sau xử lý là hiện tượng tắc dòng cục bộ trong máng dẫn nước bởi các chất rắn trôi nổi, thậm chí ngay cả khi có bố trí 153
vách ngăn bọt váng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thu đều nước của hệ thống. Để ngăn ngừa hoặc ít nhất là giảm bớt các hiện tượng này, cột áp mực nước tại đập tràn cần được điều chỉnh phù hợp, có thể là không dưới 25 mm. Với cột áp mực nước dưới 25 mm, khó có thể điều khiển cao trình máng sao cho nước được thu gom một cách đồng đều. Sừ dụng công thức thủy lực đối với đập tràn hình tam giác có góc vuông để tính với cột áp mực nước 25mm. Q25 = 1,3 4 X (0,025)5/2 = 0,44 m 3/h. Bằng công thức này có thể tính toán so sánh: lun lượng dòng chảy với cột áp mực nước 25mm cao hơn 75% so với trong trường hợp có cột áp mực nước 20 mm. Như vậy, chỉ với một khác biệt nhỏ 5 mm của cốt mực nước trên mép đập tràn (điều này rất có thể xảy ra trong thực tế, ví dụ như do sự thoát khí tích tụ trong bùn xảy ra đột ngột), cũng có thể dẫn đến khác biệt lớn tới 75% lưu lượng nước xả khỏi hệ thống. Với cột áp mực nước nhò hơn sẽ gây ra sai số lớn khi cao trình cừa đập không được cố định chính xác, và các sự cố trong quá trình vận hành như tắc tại các miệng chừ V của máng thu do chất rắn trôi nổi gây nên sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Do vận tốc dòng chất lỏng chảy ngược trong bể phản ứng UASB thường dao động trong khoảng 0,5+1 m/h, số lượng miệng thu chữ V cần có (0,5*1)70,5 hoặc 1+2 miệng trên một mét vuông. a)
Ống điéu chỉnh mực nước
b)
Mực nước cố định bởi ống xi-phông Thành bể
Máng thu nước
Mực nước cố định bởi đập tràn Máng thu nước
ống xi-phông thoát nước
Thành be
Ống thoát
Hình 4.58. Các phương án thu gom nước sau xử lý. a) Quàn lý mực nước cục bộ; b) Quản lý mực nước hệ thống bằng đập tràn 154
Trên hình 4.58 mô tả các phương án thiết kế hệ thống thu nước đơn giản và có chi phí thấp. Trong trường hợp này không cần dùng máng chữ V, nhưng hệ thống thu nước sau xử lý bao gồm một số ống nhựa PVC có khả năng thu nước tại cao trình dưới bề mặt nước của bể. Mức nước đầu ra có thể đặt riêng cho từng ống như trên hình 4.58a, hoặc có thể chấp nhận một mức xả duy nhất cho tất cả các ống dẫn như trên hình 4.58b. Phương án một phức tạp hơn vì phải điều chinh từng ống riêng lẻ, nhưng có ưu điểm là có thể nhìn thấy việc xả trong ống và phát hiện chỗ tắc một cách dễ dàng. Neu sử dụng cùng một mức xả cho tất cả các ống dẫn, tất cả các ống này cùng xả ra một kênh xả thải có lấp đặt đập ngăn nước. Cửa đập ngăn nước này quyết định mức nước trong máng thu và gián tiếp quyết định mức nước trong bể. Máng thu có thể được định kỳ xả sạch bằng cách tháo cửa đập đột ngột: việc hạ thấp mức nước trong máng tạm thời gây ra dòng chảy rất mạnh qua tất cả các ống thu, như vậy tất cả các chất rắn đã lắng xuống có thể được xả sạch, cần lưu ý là làm giảm mức nước đột ngột trong máng thu thì tiếp theo là trong bể có thể tạo ra trạng thái chân không không hoàn toàn tại các thiết bị tách pha. Điều này có thể dẫn đến khả năng phá hủy thiết bị tách pha KLR nếu không lắp đặt van xả áp suất chân không. Cũng như ống dẫn đầu vào, chi phí cho ống dẫn đầu ra khá thấp vì chi cần vài centimet ống (đường kinh bên trong 25 mm) tính bình quân cho mỗi người. Các thiết bị đặc biệt Điểm lấy mẫu bùn ở các độ sâu khác nhau: Việc lấy mẫu các dung dịch trong bể phản ứng để có các thông tin về sự phân bổ nồng độ bùn và độ hoạt tính của bùn theo chiều sâu của bể có thể được thực hiện một cách dễ dàng khi sử dụng các cửa lấy mẫu bố trí trên đỉnh các thiết bị tách pha KLR như mô tả trên hình 4.59a. Thiết bị lấy mẫu được đưa qua cửa và các mẫu có thể được hút ra từ tất cả các mức độ sâu cần thiết. Thông thường cần phải dùng bơm để lấy mẫu bùn đại diện trong trường hợp lấy mẫu tại vị trí có mật độ bùiì cao. Hoặc có thể lấy mẫu bằng phương pháp xả dưới áp lực thủy tĩnh như trong hình 4.59b. Không cần dùng đến bơm khi có áp lực thủy tĩnh > 1 m và khi đường kính của ổng lấy mẫu > 25 mm. Thông thường các mẫu bùn được lấy để đánh giá sự phân bố nồng độ bùn theo chiều sâu, và các đặc tính về vật lý, hóa học hoặc sinh học của bùn. Thiết bị xả bùn: v ề nguyên lý, chất lượng nước sau xử lý sẽ tốt hơn khi khối lượng bùn trong bể tăng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng ngoài độ cao nhất định của lớp bùn, khả năng lưu giữ của hệ thống đối với chất rắn lơ lửng sẽ giảm đáng kể. Tất cả lượng bùn được tạo ra trong bể sau khi đạt độ cao tối đa này sẽ bị cuốn theo nước sau xử lý ra khỏi hệ thống. Sự xuất hiện lượng bùn dư này sẽ làm giảm chất lượng nước sau xử lý. Vì lý do này, bùn cần được tiến hành xả định kỳ khi lớp bùn trong bể vượt quá mức tối đa theo thiết kế. Việc này cần được thực hiện nghiêm túc đặc biệt là khi sau hệ thống xử lý kỵ khí không có các bước xử lý bổ sung như hồ sinh học hoặc bể lắng. 155
Trạng thái bùn trong bể có thể được tiến hành đánh giá tốt nhất là bằng thực nghiệm vì các đặc tính của bùn phụ thuộc vào thành phần của nước thải. Hơn nữa, khối lượng bùn tối đa có thể được xả ra sau mỗi lần hoạt động mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý cũng như tần suất xả bùn có thể được xác định qua các thí nghiệm. Nhìn chung việc xả bùn cần được thực hiện đều theo chu kỳ (ví dụ, hàng tuần) một lượng bùn nhất định sẽ được xả đi, bằng với lượng bùn được hình thành trong khoảng thời gian đó. Tần suất xả bùn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi công suất xử lý của các bãi làm khô bùn hoặc các thiêt bị xử lý bùn cặn. Vê nguyên lý, có hai phương pháp xả bùn: (1) xả trực tiếp từ cao trình cố định (hình 4.59b); (2) bơm bùn từ bể qua các cửa lấy mẫu trên các thiết bị tách pha KLR (hình 4.59a). Liên quan tới vị trí xả bùn, điều quan trọng là phải “bỏ phí” phần bùn có hoạt tính thấp nhằm giữ lại phần bùn tốt nhất trong bể phản ứng. Đối với đối tượng xử lý là nước thải sinh hoạt, nhìn chung bùn trong bể thường được phân bổ với lớp đáy dày hơn và lớp bùn kết tụ phía trên mòng hơn. Bùn dư cần được xả từ phần trên của lớp bùn. Neu bùn “nặng” ở phần đáy bể có hoạt tính trờ nên kém hơn do sỏi sạn và cát mịn tích tụ, thì nên xả bùn từ đáy bể. Biện pháp xả này có thể tránh được, hoặc ít nhất là giảm bớt hiện tượng tích đọng cát ở đáy bể. Thiết bị thu gom khí sinh học: Thiết bị thu gom khí sinh học cho phép xả khí tích tụ trong buồng khí một cách an toàn trong khi vẫn giữ được mức ổn định tại mặt phân giới lỏng - khí. Mặc dù khí sinh học được phát sinh trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt thường thấp (dưới 1OOL/m3 nước thải), đường kính ống dẫn khí cần đủ lớn để tránh hiện tượng tắc do váng bùn được đẩy theo bọt khí vào ống dẫn. Điều quan trọng là phải lắp đặt thiết bị xả khí bổ sung cho phép khí thoát ra trong trường hợp tắc nghẽn, và tránh được áp lực dồn lên bộ tách pha KLR. Nếu mặt phân giới lỏng - khí thấp hơn mặt nước trong bể ƯASB, khí sinh học được thu qua thiết bị thủy lực vói một áp suất khí nén được cố định bởi chiều cao cột nước. Kinh 156
nghiệm vận hành cho thấy nước ngưng tụ sẽ tích lại trong hệ thống thủy lực nên cần có biện pháp xả nước ngưng tụ nhằm duy trì mức nước cần thiết trong thiết bị thủy lực. Việc tránh khả năng tạo thành trạng thái chân không không hoàn toàn trong thiết bị tách pha là vô cùng quan trọng vì điều này có thể dẫn tới hiện tượng nổ bên trong. Hiện tượng này có thể xảy ra do vận hành không đúng, ví dụ như khi lun lượng xả bùn vượt quá lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống trong quá trình xả bùn dư. Trong trường hợp này, mức nước trong bể UASB sẽ hạ thấp xuống và như vậy, áp suất trong buồng khí sẽ giảm đi. Để tránh gây hư hỏng tới các thiết bị tách pha K-LR, hệ thống nên được trang bị thiết bị xả áp suất chân không. Các cửa lấy mẫu và xả bùn cũng có thể được dùng cho mục đích này, như minh họa trên hình 4.59a. Vật liệu xây dựng Việc lựa chọn vật liệu xây dựng đúng cách rất quan trọng, có liên quan tới độ bền của bể UASB. Vì quá trình phân hủy kỵ khí tạo ra môi trường có tính ăn mòn cao, cần hạn chế sử dụng các vật liệu bằng kim loại. Ngay cá nhửng kim loại quý như đồng và thép không gỉ cũng bị ăn mòn rất mạnh trong các bể kỵ khí và thậm chí sơn hoặc lớp mạ cũng chi bảo vệ được một phần. Nhìn chung bê tông hoặc gạch bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng phù hợp nhất để xây thành bể. Với các thiết bị cụ thể mà việc sử dụng bê tông không thực sự phù hợp, nên sử dụng những vật liệu không han gi như nhựa PVC cho ổng dẫn đầu vào và đầu ra, tấm gỗ cứng hoặc íĩbro ximăng cho một số bộ phận của hệ thống tách pha KLR hoặc vách ngăn giữ bọt váng và compôsit cốt sợi thủy tirỊh đối với các thùng phân phối đầu vào. 4.5.10. Kiểm tra khả năng vận hành ổn định của bể UASB
Sau khi hoàn thành việc xây bể UASB, nên kiểm tra tình trạng hoạt động của các bộ phận khác nhau trong hệ thống như thiết bị đầu vào và đầu ra, có nghĩa là kiểm tra khả năng phần phối đều nước vào trên đáy bể và thu đều nước từ phía trên đỉnh bể. Nếu có thể nên tiến hành kiểm tra thủy lực bằng nước sạch, không dùng nước thải. Bước tiếp theo là kiểm tra chất lượng của thiết bị thu gom khí. Việc này có thể thực hiện bằng cách nén không khí vào buồng khí bên trong thiết bị tách pha KLN. Nếu buồng khí được bố trí chìm hoàn toàn, có thể dễ dàng phát hiện ra chỗ rò rỉ tại vị trí có bọt khí nổi lên. Với các thiết bị tách pha được bố trí chìm một phần, việc phát hiện ra chỗ rò ri sẽ khó khăn hon. Trong trường họp này, nên tăng áp suất trong các buồng khí và chờ một khoảng thời gian đủ lâu để kỉểm tra xem áp suất không khí có bị giảm không. Khi áp suất không khí bị giảm, có thể tỉm thấy các chỗ rò ri bằng dung dịch xà phòng. Việc kiểm tra khả năng vận hành ổn định của hệ thống tách pha để phát hiện chỗ tắc trong thiết bị thu gom khí là rất quan trọng. Việc này có thể thực hiện bằng cách đóng cửa thoát khí ra và thổi không khí vào vùng dưới thiết bị tách pha cho đến khi đạt mức 157
thoát khí khẩn cấp. Việc xây dựng hệ thống tách pha cần đảm bảo các bộ phận không bị hỏng và được gắn chặt vào thành bể UASB. 4.5.11. Chi phí đầu tư
Chi phí xử lý nước thải phụ thuộc vào: • Quy mô của hệ thống xử lý nước thải; • Chi phí
lao
động và vật liệu theo giá tại địa phương;
• Độ phức tạp của quá trình cần thiết, quyết định bởi chất lượng nước thải, tiêu chuẩn xả tại địa phương, các yêu cầu bảo hộ lao động và mức độ tự động hóa; • Chi phí năng lượng; • Chi phí đất. Trên bảng 4.19 và bảng 4.20 nêu các số liệu so sánh về chi phí của ba hệ thống xử lý nước thải. Xét về khía cạnh kỹ thuật đơn giản và dung tích yêu cầu nhỏ, UASB là hệ thống có chi phí thấp. Bảng 4.19. So sánh chi phí đầu tư của ba hệ thống xử lý nước thải Chi phí Chi phí đầu tư
Hồ hiếu khí z,
z2
UASB+ hồ hiếu khí z,
Bùn hoạt tính (bao gồm xử iý bùn) z,
z2
z2
369
276
950
766
1.026
951
Kỹ thuật và cơ sờ vật chất Đất Tổng Chi phí đầu tư USD/người Bào dưỡng hàng năm Vận hành hàng năm
25 2.125 2.519 50
48 625 1.623 32 154,1 82,3
45 175 986
74,8
21 1.300 1.597 32 135,6 67,6
98,8 74,1
506 500 1.957 39 212,4 203,8
Tồng chi phí hàng năm
286,6
203,1
236,4
172,8
585 525 2.136 43 233,8 220,0 453,8
416,2
USD/m3
0,098
0,070
0,081
0,059
0,155
0,143
Xây đựng
211,8
20
Giả sử: • Quy mô thiết kế: 50000 dân. • Chuẩn xả thải: BODs(Zi) :20mg/L ; BODs(Z2) : 50mg/L • Giá đất: $25/m2. • Giá điện: $0,1/kWh. • Thời hạn sử dụng: 20 năm. • Lãi suất: 8 %.
158
Bảng 4.20. So sánh chi phí đầu tư của ba hệ thống xử lý nước thải có tính đến năng lượng phát sinh Hồ hiếu khí
UASB+hồ hiếu khí
Chi phí
z,
Bùn hoạt tính (bao gồm xử lý bùn)
z,
z2
z,
z2
211, 8
135,6
154,1
98,8
233,8
212,4
74,8
67,6
82,3
74,1
220,0
203,8
0
0
-11
-11
-27
-23
Tổng chi phí hàng năm
286,6
203,1
224,9
161,5
42,0
393,2
USD /m3
0,098
0,070
0,077
0,055
0,146
0,135
Chi phí đầu tư Chi phí xây dựng Năng lượng phát sinh (tiêu hao)
4.5.12. Nhân lực quản lý Tùy thuộc quy mô, mức độ tự động hóa và khả năng hoạt động, hệ thống xử lý kỵ khí cần từ 5-H0 nhân viên, bao gồm một cán bộ quản lý có bằng cử nhân chịu trách nhiệm quản lý và điều khiển hệ thống xử lý nước thải. Hai đến ba vị trí dành cho nhân viên kiểm tra chất lượng, những người này thực hiện kiểm tra và phân tích thường xuyên chất lượng nước thải nhằm đảm bảo hiệu suất xử lý. Một vị trí dành cho thợ điện. 4.5.13. Tác động m ôi trường Xử lý kỵ khí có tác động tích cực đối với môi trường: mức tiêu thụ năng lượng thấp, tạo ra năng lượng (mêtan), và ít bùn dư hơn. Cần tiến hành xử lý bổ sung trước khi xả; vi khuấn không được xừ lý triệt để và cần tiến hành khử trùng nước thải sau xử lý. Xử lý kỵ khí cũng tạo ra NH 3 và H2S, gây tác động xấu đến môi trường làm việc. TÀI LIỆU TH AM KHẢO
. ADRIANUS c . VAN HAANDEL AND GATZE LETTINGA, 1994. Anaerobic Sewarage Treatment, a practical guicỉe fo r regỉons with a hot cỉimate, John ‘ Wiley& Sons • ALLEN, L.H.J., 1997. Mechanisms and rates o f 0 2 transfer to and through submerged rhizomes and roots vía aerenchyma. Soil and Crop Science Society of Florida Proceedings, 56, 41-54. . ALLEN, R.G., PEREIRA, L.S., RAES, D„ and SMITH, M„ 1998. Crop evapotranspiration. Guidelines fo r computìng crop water requirements. . ARIAS, C.A., BRIX H„ JOHANSEN, N.H., 2003. phosphorus removal from municipaỉ wastewater in an experimental two-stage vertical flo w constructed wetland system with calciíeỹilter. Wat Sci. Tech. 48(5), 51-58
159
ARMSTRONG, J., and ARMSTRONG, w ., 1990. Light-enhanced convective throughflow increases oxygenation in rhizomes and rhizosphere o f Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steud. New Phytol., 114, 121-128. ARTHUR, J.p., 1983. Notes on the Design and Operation o f Waste Stabilizaíion Ponds in Warm Cỉimates ofD eveloping Countries. Urban Development, Technical Paper 7. Washington D.C., The World Bank. 106 p. AYRES, R.M., ALABASTER, G.P., MARA, D.D., and LEE, D.L., 1992. A desỉgn equation fo r Human Intestinal Nematode Egg Removal Irt Waste Stabilỉzation Ponds. Wat. Res., 26, 863-865. BAYLEY, S.E., ZOLTEK, J., JR„ HERMANN, A.J„ DOLAN, T.J., and TORTORA, L., 1985. Experimental manipulation o f nutrients and water in a freshwater marsh: Effects on biomass, decomposition, and nutrient accumulation. Limnol. Oceanogr. 30, 500-512XXER BCEOM, 1990. Application du procédẻ de ỉagunage naturel au traitement des eaux usées domestỉques des collectivitẻs de petite à moyenne importance: memento technique. Côte d’Ivoire, Abidịan : BCEOM. 36 p. BREEN, P.F., 1990. A mass balance method fo r assessing the potential o f artifìcial wetlands fo r wastewater treatment. Wat. Res., 24, 689-697. BRIX, H., and SCHIERUP, H.-H., 1989. The use o f aquatic macrophytes in water-pollution controỉ. Ambio 18, 100-107. BRIX, H., and SCHIERUP, H.-H., 1990. Soil oxygenation in constructed reed beds: The role o f macrophyte and soil atmosphere interface oxygen transport. In: Cooper, P.F., Findlater, B .c. (Eds.), Constructed Wetlands in Water Pollution Control. Pergamon Press, London, 53-66. BRIX, H., 1990. Gas exchange through the soiỉ-atmosphere interphưse and through dead culms o f Phragmites australis in a constructed reed bed receiving domestic sewage. Wat. Res., 24, 259-266. BRIX, H., 1993. Macrophyte-mediated oxygen transfer in wetỉands: transport mechanisms and rates. In: Moshiri, G.A. (Ed.), Constructed wetlands for water quality improvement. Lewis Publishers, Boca Raton, Ann Arbor, London, Tokyo, page 391-398. BRIX, H., 1994. Functions o f macrophytes ỉn constructed wetlands. Wat. Sci. Tech. 29, 71-78. BRIX, H., 1997. D o macrophytes play a role in constructed treatment wetlands? Wat. Sci. Tech., 35,11-17. BRIX, H., 1998. Denmark. In: Vymazal, J., Brix, H., Cooper, P.F., Green, M.B., Haberl, R. (Eds.), Constructed wetlands fo r wastewater treatment in Europe. Backhuys Publishers, Leiden, The Netherlands, 123-152.
• B R IX , H., and G R E G E R S E N , p., 2002. Water halance o f willow dominated
consỉructed wetlands. Proceedings of the 8 th International Conference on Wetland Systems for Water Pollution Control, Arusha, Tanzania 16-19 September 2002, Vol. 1., 669-670. Dar es Salam, Tanzania. • B R IX , H., 2003. Danish experiences with wastewater treatment in constrcuted
\vetlands in proceedings o f the r' International Seminar on the Use of Aquatic Macrophaytes for Wastewater Treatment in Constructed Wetlands (editted V. Diaz, J. Vymazal) Lisboa, Portugal PAC • CEMAGREF, 1985. L ’exploitation des lagunages naturels : guide technique à l'usage depetites collectivités. France, Lyon : Division Qualité des Eaux, Pêche et Pisciculture du CEMAGREF, groupement de Lyon. 68 p. • COLLAZOS, C.J., 1990. Operation o f the La Rosita pilot plant 2nd stage. Report for the Defence Co-operation o f the Bucaramanga Catchment Area, Bucaramanga, Colombia. . COLLINS, A.G., THEIS, T.L., ÍCILAMBI, s„ HE, L„ and PAULOSTATHIS, S.G., 1998. Anaerobic Treatment o f Low Strength Domestic Wastewater Using and Anaerobic Expanded Bed Reactor. Joumal Environmental Engineering 124(7), 652-655. • COOPER, P.F., JOB, G.D., GREEN, M.B., and SHUTES, R.B.E., 1996. Reecl beds and constructed wetlands fo r wastewater treatment. WRc Swindon, Svvindon. • COOPER P.F 2001. Nitrification and denitrification in hybrid constructed wetland system s in T ransform ation o f nuỉrienỉs in natural a n d co n stru cted w etla n d s feditor
J. Vymazal), Backhuys Publishers, Leiden, The Netherlands. • COOPER P.F 2003. UK experiences wiíh reed heds and conslructed \vetlands from ỉ 985 to 2003 in proceedings of the l st International Seminar on the Use of Aquatic Macrophaytes for Wastewater Treatment in Constructed Wetlands (editted V. Diaz, J. Vymazal) Lisboa, Portugal PAC • CRITES, R., and TCHOBANOGLOUS, G., 1998. Small and Decentralized Wastewater Management Systems. 4th edition, McGraw-Hill, New York, N. Y. 1064 p. . CRONK, J.K., and FENNESSY, M.S., 2001. Wetland Plants. Biologỵ and Ecology. Lewis Publishers, Boca Raton, FloridDRIOUACHE, A., SIMONIS, p., WAUTHELET, M„ HAHN, H.H., and HOFFMANN, E„ 1997. Utiiisation du biogaz à la station de Ben Sergao (Maroc) - Mẻthodes et résultats. Deutsche Gesellschaít fur Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH. 55p. . CURTIS, T. p„ MARA, D. D„ and SILVA, s. A„ 1992. ỉn/ỉuence ofpH, oxygen, and humic substances on abiỉity o f sunlight to damage faecal coliforms in waste stabilization pond water. Appl. Environ. Microbioi., 58, 1335-1343.
161
DAGUE, R.R., McKINNEY, R.E., PFEFFER, J.T., 1970. Soỉids retention in anaerobic waste treatment systems. Joumal o f the Water Pollution Control Federation, 42(2):29-46. DEFRA, 2002. Growing short rotation coppice - best practice guidelines fo r applications to DEFRA's Energy Crop Scheme, 1-30. DRIOUACHE, A., SIMONIS, p„ WAUTHELET, M„ HAHN, H.H., and HOFFMANN, E., 1997. Utilisation du biogaz à la station de Ben Sergao (Maroc) - Méthodes et résultaís. Deutsche Gesellschaữ fur Technische Zusammenairbeit (GTZ) GmbH. 55p. EPA, 1977a. Operàtion Manual Stabilization Ponds, Zickefoose, c . and H.ayes R.B., Washington D .c. U.S. EPA, Office o f Water Program Operations. EPA, 1977b. Process Design M anual Wastewater treatm ent/acilities fo r sewered small communities. EPA-625/1-77-009. Ohio, Cincinnati. U.S. EPA, Office o f Technology and Transfer. EPA, 1999. Wastewater íechnology fa c t sheet - Intermittent sandýìỉíers. EPA 832F-99-067. Office o f water, Washington D .c. GENUNG, R.K., DONALDSON, T.L. AND REED, G.D., 1985. Pilot scale development o f anaerobic filter technology fo r municipal waste water treatment. In: Schwitzenbaum, M.s. (ed), Proceedings o f the Seminar Anaerobic Treatment o f Sewage, University of Massachusetts, Amherst. GERSBERG, R.M., and GOLDMAN, C.R., 1983. N itrogen removal in artifìcial wetlands. Wat. Res. 17, 1009-1014. GERSBERG, R.M., LYON, S.R., BRENNER, R., and ELKINS, B.V., 1987. Fate ofViruses in Artifìcial Wetlands. Appl. Environ. Microb., 53, 731-736. GLOYNA, E.F., 1971. ỈVaste Stabilization Ponds. WHO Monograph Series, WHO, Geneva. GLOYNA, E.F. AND AGUIRRA, J., 1972. New experimental pond data. In: McKinney, R.E. (ed.), 2nd International Symposium on Waste Treatment Lagoons, University o f Kansas, Laxvrence. Goncalves, R.F., and de Avaụịo, V.L., 1999. Combining Upflow Anaerobic Sluidge Blanket (UASB) Reactors and Submerged Aerated Bioíìlters for Secondary GREGER, M., 2000. Willow as phytoremediator o f heavy metal contaminated soil. Obieg Pierwiastkow w Przyrodzie, 167-172. GREGERSEN, p. and BRIX, H., 2000. Treatment and recycling o f nutrients/rom household wastewater in willow wastewater cỉeaning /acilities with no outflow. Proceedings o f the 7th International Conference on Wetland Systems for Water
Pollution Control, Vol. 2, page 1071-1076. University oí' Florida, Lake Buena Vista, Florida. • GREGERSEN, p., and BRIX, H., 2001. Zero-discharge o f nutrients and water in a willow dominated constructed wetland. Wat. Sci, and Tech., 44, 407-412. . GREGERSEN, p„ GABRIEL, s., BRIX.H., and FALDAGER,I„ 2003. Retningslinier fo r etablering a f pileanlccg op til 30 PE. 0kologisk Byíbmyelse og Spildevandsrensning 25, 1-49. The Ministry of Environment, Denmark (in Danish) • GRIES, c ., KAPPEN, L., and LOSCH, R., 1990. Mechanism o f flood tolerance in reed, Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steudel. New Phytol., 114, 589-594. • GUJER, w ., and Zehnder, A.J.B., 1983. Conversion processes in anaerobic digestion. Wat. Sc. and Tech. 15, 127-167. • GUMBRICHT, T., 1993. Nutrient removal processes in freshwater submersed macrophvte svstems. Ecol. Eng., 2, 1-30. • Domestic Wastewater Treatment. Wat. Sc. and Tech. 40(8), 79. • H A B E R L , R ., and P E R P L E R , R ., 1990. Seven years o f research work and
experience wỉth wastewater treatment by a reed becỉ system. In: Cooper, P.F., Findlater, B .c. (Eds.), Constructed wetlands in water pollution control. Pergamon Press, Oxford, 205-214. • HAMMER, D.A., 1992. Creating freshwater wetlands. Lewis Publishers, Inc., Chelsea, MI. • HASLAM, S.M., 1971. The Development and Establishment o f Young Plants o f Phragmites communis Trin. Ann. Bot., 35, 1059-1072. • HASLAM, S.M., 1972. Biological ílora o f the British Isles. J. Ecol., 60, 585-610. • HASSELGREN, K., 1998. Use o f municipal waste Products in energy /orestry: Highlights from 15 years o f experience. Biomass and Bioenergy 15, 71-74. • HASSELGREN, K., 1999. Utilizaíion o f sewage sludge in short-rotation energy /oresíry: a pilot study. Waste Management & Research 17, 251-262. • HENZE, M., 1982. Husspildevands sammenscetìúng. Stads- og havneingenioren 12, 386-387. • HENZEN, M., and HARREMOES, p., 1983. Anaerobic treatment o f wastewater inỹixedfìlm reactors— a literature review. Wat. Sc. and Tech. 15, 1. • HOUNG, H.J.S. and GLOYNA, E.F., 1984. Phosphorus models for waste stabilization ponds. Joumal o f Environmental engineering, vol.110, n°3. Virginia, Reston: ASCE. 550-561. • HULSHOF POL, L.w . AND LETTINGA, G„ 1986. New technologies fo r anaerobic wastewater treatment. Water Science and Technology, 18, 41. 163
KADLEC, R.H., and K.NIGHT, R.L., 1996. Treatmenl Publishers, Boca Raton, New York, London, Tokyo. K.EM P, W.M., and M U R R A Y , L.,
wetlands.
Levvis
1986. Oxygen release /rom rools o f the
submersed macrophyíe Potamogeton perfoliatus L.: Reguỉating /actors and ecological implications. Aquat. Bot., 26, 271-283. K.ICKUTH, R., 1981. Abwasserreinigung in mosaikmatrizen aus aeroben und anaeroben teilbezirken. In: Moser, F. (Ed.), Grundlagen đer Abwasserreinigung, 639-665. K.NIGHT, R.L., 1997. Wildlife habitat and public use beneỹỉts o f íreatment wetlands. Wat. Sci. Tech., 35, 35-43. LAKSHMINARAYANA, J.s.s., 1972. Prevention o f sewage pollution by stabilization ponds. Environmental Letters, 8 , 121. LANCE, J.c„ GERBA, C.P., and MELNICK, J.L„ 1976. Virus Movement m Soil Columns Flooded with Secondary Sewage Effluent. Appl. Environ. Microb., 32, 520-526. LANDBERG, T., and GREGER, M., 1996. Differences in uptake and tolerance lo heavy melals in Salix/rom unpolluted and polluted areas. Applied Geochemistry 11, 175-180. LANDBERG, T., and GREGER, M., 1994. Can heavy metaỉ toỉerant clones o f Saiix be used as vegetation filters on heavy metal contaminaled ỉanđì ỉn: Aronsson, p., Perttu, K. (Eds.), Willow vegetation íĩlters for municipal wastewaters and sludges. A biological puriíĩcation system. Sxvedish University of Agricultural Sciences, Uppsala, page 133-144. LETTINGA, G., and V1NKEN, J.N., 1980. Feasibility o f the upflow anaerobic sludge blankeí (UASB) Process fo r the Treatment o f low-strength wasíes. Proceedings of the 35th Industrial Waste Coníerence, Purdue University, 1980. LETTINGA, G„ and HULSHOFF POL, L.w„ 1991. UASB-Process Designs fo r Various Types o f wasíewơters. Wat. Sc. and Tech. 24(8), 87-107. MADIGAN, M.T., MARTINKO, J.M., and PARKER, J., 2000. Brock Biology o f Microoganisms, 9th ed., Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ. MALINA, J.F., and PHHLAND, F.G., 1992. Design o f Anaerobic Processes fo r the Trecitment o f Industrial and Municipal Wastes. Water Quality Management Library, vol. 7, Technomic Publishing Co., Lancaster, PA. MARA, D.D., and PEARSON, 1986. Artificial freshw ater environmení: Waste stabilization ponds. Biotechnology, 8 , 177-206. VCH Verlagsgesellschaít : Weinheim.
• MARA, D.D., and SILVA, S.A., 1986. Removal o f intestinal nematode eggs in tro p ic a l w a ste s ta b iliza tio n p o n d s. Joum al o f tropical m ed icin e and h ygien e,
89(2), 71-74. • MARA, D.D., and PEARSON, 1987. Waste stabilimtion ponds: Design manuaì fo r Mediterranean Europe, Copenhagen, Denmark: World Health Organization, Regional Office for Europe. 53 p. . MARA, D.D., ALABASTER, G.P., PEARSON, H.w„ and MILLS, s .w ., 1992. Waste Stabilization Ponds: A Design Manuaì fo r Eastern Africa. Lagoon Technology International. Leeds, England. • MARA D.D., 2005. Pond process design - a pratical guide. In: A. SHILTON (Ed.) : pp. 168-187. Pond Treatment Technologỵ. London : IWA Publishing. • MARAIS, G.V.R. AND SHAW, V.A., 1961. Rational theory fo r design o f waste stabilisation ponds in South Afrìca. Transactions of the South Aírican Institute of Civil Engineers, 3, 205. • McGARRY, M.G. AND PESCOD, M.B., 1970. Slabilisution pond design criteria fo r tropicaì Asia. In: McKinney, R.E. (ed.) 2nd International Symposium on Waste Treatment Lagoons, University of Kansas, Lawrence • MCGHEE, T.J., 1991. Water Supply and Sewerage. 6 th Edition, McGraw - Hill Inc., 602 p.
. MINISTRY OF ENVIRONMENT AND ENERGY, 1997 Rodzoneanlaig Act No 325 o f 14 1997 on wastewater treatment in rural areas (In danish), Denmark . MINISTRY OF ENVIRONMENT AND ENERGY, 2003. Guidelines fo r willow systems up to 30 PE (in Danish). 0kologisk Byíomyelse og Spildevandsrensning No. 25. No. 26.
• MITSCH, W.J., GOSSELINK, J.G., 1993. Wetlands. Van Nostrand Reinhold, New York. • 0 ’R0URKE JT (1968) Kinetics o f Anaerobic Treatment at Reduced Temperature. PhD Thesis, Staníbrd Univ., Stanford, Cal., USA. • OSWALD, W.J., 1975. Waste Pond. Fundamentals. Washington, DC: The World Bank. • PANO, A., and MIDDLEBROOKS, E.J., 1982. Amnionia nitrogen removal in /acultative wustewater stabiỉiialion ponds. Journal of the Water Polluíion Control Federation, 54(4), 344-351. • PARKER, C.D., 1959. Per/ormance o f large sewage lagoons at Meiboưrne, Australia. Sewage and Industrial Wastes, 31, 133. • PARKER, C.D., 1970. Experiences with anaerobic lagoons in Australia. In: McKinney, R.E. (ed.) 2nd International Symposium 011 Waste Treatment Lagoons, University o f Kansas, Lavvrence. 165
PEARSON, H .w „ MARA, D.D., SMALLMAN, D.J„ and MILLS, s„ 1987. Physicochemical parameters in/ỉuencing /aecal ColiỊorm survival in waste stabilization ponds. Wat. Sc. and Tech., 19(12), 145-152. PERDOMO, s., FUJITA, M., and FURUKAWA, K„ 1996. Oxygen transport through Pistia stratioíes L. Proceedings o f the 5th International Conference on Wetland Systems for Water Pollution Control, Universitãt fìir Bodenkultur Wien, Vienna, Austria. PETTECREW, E.L., and KALFF, J., 1992. Water flo w and clay retention in submerged macrophyte beds. Can. J. Fish. Aquat. Sci., 49, 2483-2489. PRETORIUS, W.A., 1971. Anaerobic digestion o f raw sewage. Water Research, 5,681. REDDY, K.R., an(ị DE BUSK, W.F., 1985. Nutrient Removal Poíential o f Selected Aquatic Macrophytes. J. Environ. Quai., 14, 459-462. REDDY, K.R., PATRICK, W.H„ JR„ and LINDAU, c .w „ 1989. NitrificationdenitriỊĩcation at the plant root-sediment interface in wetlands. Limnol. Oceanogr. 34,1004-1013-1004-1013. REED, S.C., 1985. Nitrogen removal in wastewater stabiỉization ponds. Joumal of the Water Pollution Control Federation, 57(1), 39-45. RICHARDSON, C.J., 1985. Mechanisms Controlling Phosphorus Retention Capacity Freshwater ĨVetlands. Science, 228, 1424-1427. RODEWALD-RUDESCU, L., 1974. Das Schiỉfrohr. E. Schweizerbartsche Verlagsbuchhandlung, Stuttgart. ROSENBERG, N.J., 1969. Advective contribution o f energy utiiised in evapotranspiration by alfalfa in (he East Central Great Plains. Agricultural Meteorology 6 , 179-184. ROSENQVIST, H., ARONSSON, p., HASSELGREN, K., and PERTTU, K., 1997. Economics o f using municipal wastewater irrigation o f willow coppice crops. Biomass and Bioenergy 12, 1-8. RUIHONG, z ., 2001. Biology and Engineerỉng o f Animal Wastewater Lagoons. Caliíòmia, Davis : University o f Caliíòmia, Biological and Agricultural Engineering Department. 9 p. SAH, R.N., and MIKKELSEN, D.S., 1986. Transformations o f Inorganic Phosphorus durỉngthe Floodingand Draining Cycles ofSoil. Soil Sci. Am., J. 50,62-67. SASTRY, CA. AND MOHANRAS, G.J., 1976. Waste stabỉlization pond design and experience in India. In: Ponds as a Waste Water Treatment Altemative, Water Resources Symposium No. 9, University o f Texas, Austin.
. SCHIERUP, H.-H., BRIX, and H„ LORENZEN, B., 1990. Wastewater treatment in constructed reed beds in Denmark - State o f the art. In: Cooper, P.F., Findlater, B .c. (Eds.), Constructed Wetlands in Water Pollution Control. Pergamon Press, London, 495-504. • SEIDEL, K., HAPPEL, H., and GRAUE, G., 1978. Contributions to revitalisation o f waters. Stiíìung Limnologische Arbeitsgmppe Dr. Seidel e.v., Krefeld (Germany). . SOMES, N.L.G., BREEN, P.F„ and WONG, T.H.F„ 1996. Integrated hydrologic and botanical design o f stormwater control wetlands. Proceedings o f the 5th International Conference on Wetland Systems for Water Pollution Control, ưniversitãt fur Bodenkultur Wien, Vienna, Austria. • SPEECE, R.E., 1996. Anaerobic Biotechnology for Industrial Wastewaters, Archae Press, Nashville, TN. . SWITZENBAƯM, M .s. AND JEWELL, W.J., 1980. Anaerobic attached film expanded bed reactor treatment. Joumal o f the Water Pollution Control Federation, 52, 1953. • THONART, p., 2006. Opẻratỉons unitaires du traỉtement des eaivc industrielles. Faculté universitaire des Sciences agronomiques de Gembloux - Lecture notes. • TORNBJERG, T., BENDIX, M., And BRIX, H., 1994. Internal gas transport in Typha latifolia L and Typha angustifolia L .2. Convecíive throughflow pathways and ecological significance. Aquat. Bot., 49, 91-105. • TRAN DUC HA, 2006. Domestic Wastewater Treatment Planís small scale. Science and Technique, Ha Noi, Vietnam. • VAN DER LAST, A.R.M., 1991. Anaerobic treatment o f settled sewage with the EGSB and the FB processes. Report Agricultural ưniversity o f Wageningen, Department o f Water Pollution Controỉ. . VENTURI, p„ GIGLER, J.K., and HUISMAN, w ., 1999. Economic andtechnical comparison between herbaceous (Miscanthus X giganteus) and woody energy crops (Salix viminalis). Renewable Energy 16, 1023-1026. • VÉBER, K., 1978. Propagation, Cultivation and Exploitation o f Common Reed in Czechoslovakia. In: Dykyjová, D., Kvet, J. (Eds.), Ecological Studies, Vol. 28. Springer-Verlag, Berlin Heidelberg, 416-425. . VIETNAMESE CONSTRUCTION DESIGN STANDARDS TCXDVN 51:2006. . VIETNAMESE ENYIRONMENTAL STANDARDS TCVN 5945:2005. . VYMAZAL, J., BRIX, H., COOPER, P.F., HABERL, R., PERFLER, R., and LABER, J., 1998. Removaỉ mechanisms and types o f constructed wetlands. In:
167
Vymazal, J., Brix, H., Cooper, P.F., Green, M.B., Haberl, R. (Eds.), Constructed wetlands for wastewater treatment in Europe. Backhuys Publisher, Leiden, The Netherlands, 17-66. WATSON, J.T„ REED, S.C., KADLEC, R.H., K.NIGHT, R.L., and WHITEHOUSE, A.E., 1989. Performance expectaíions and loading raíes fo r constructed wetlands. In: Hammer, D.A. (Ed.), Constructed wetlands for wastewater treatment. Municipal, industrial and agricultural. Lewis Publishers, Inc., Chelsea, MI, 319-351. WEISNER, S.-E.B., and EKSTAM, B., 1993. ỉnfluence o f germinalion time on juvenile per/ormartce o f Phragmites australis on temporarily exposed bottoms: ỉmplications fo r the colonization o fla ke beds. Aquat. Bot., 45, 107-118. WEISNER, S.-E.B., GRANELI, w „ and EKSTAM, B„ 1993. Influence o f submergence on growth o f seedlings o f Scirpus lacustris and Phragmites australìs. Freshwater Biol., 29, 371-375. WETZEL, R.G., 2001. Limnology. Lake and River Ecosystems. Academic Press, San Diego. WHO, 1989. Health guidelines fo r the use o f wastewater in agriculture and aquaculture. Technical Report No. 778, WHO, Geneva, 74 p. WHO, 2006. Guideỉines fo r safe use wastewater, excreta and grey water. Policy and Regulatory aspects vol.l, WHO, Geneva, 100 p. WORRALL, p., PEBERDY, K.J., and MILLETT, M.C., 1996. Constructed wetlands and nature conservation. Wat. Sci. Tech. 35, 2051-2139. XANTHOULIS, D., 1998. Epuration par basins d ’infiltration au Cap Vert (tractebel devclopment engineering) YODA, M., HATTORI, M. AND MIJAJI, Y., 1985. Trecỉtment o f municipaỉ waste water by anaerobic j,ìuidised bed: behaviour o f organic suspended solids in anerobic reactor. In: Schwitzenbaum, M .s. (ed.), Proceedings of the Seminar Anaerobic Treatment of Sewage, University o f Massachusetts, Amherst. YOƯNG, J.c.,1990. Summary o f design and operating/actors fo r upflow anaerobic ỹủters. Proceedings of the International Workshop on Anaerobic Treatment Technology for Municipal and Industrial Wastewater, Valladolid, Spain.
x ử LÝ ỔN ĐỊNH NƯỚC THẢI
5.1. XỬ LÝ ỔN ĐỊNH NƯỚC THẢI BẰNG THỰC VẬT 5.1.1. Khái niêm *
Hiện nay, các vấn đề liên quan tới nguồn nước và đặc biệt là nước thải đang trở nên ngày càng quan trọng. Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước bời nitrat và phôtphat. Nhiều nơi thường gặp các vấn đề thiếu nước và có nhu cầu về nước sạch hơn cho mục đích sử dụng cùa con người (nước uống) và cho mục đích nông nghiệp (tưới tiêu). Các định nghĩa Xử lý ổn định theo tiếng Pháp là Epuvalisation, từ viết tẩt của hai từ: épuration - làm sạch; và valorisation - làm ổn định; quá trình này sử dụng thực vật để làm sạch nước thải và đã được áp dụng thành công ở nhiều nước thuộc vùng Địa Trung Hải và ở Bi. Quá trình xử lý ổn định (XLÔĐ) nước thải được phát triển từ sáng chế đầu tiên “Quá trình xử lý chất thải hữu cơ dạng lỏng” thực hiện năm 1985 và sáng chế thứ hai “Quá trình xử lý liên tục các chất thải có thể chuyển hóa thành mêtan” được phối hợp nghiên cứu giữa Viện Công nghiệp Huy (ISI, Bỉ ) và Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Strée (CTA, Bỉ). XLÔĐ có nguồn gốc từ kỹ thuật trồng cây trong nước. Tuy nhiên, XLÔĐ khác với kỹ thuật trồng cây thông thường, cây được trồng không cần đến đất và được chăm bón bàng dung dịch chất dinh dưỡng để sản xuất rau và/hoặc các loại cây trang trí, XLÔĐ sừ dụng các nhu cầu và đặc điểm vật lý của cây để loại bỏ các hợp chất gây tác hại đến môi trường. Nước thải chảy qua các kênh trong đó có bố trí trồng các loại cây rễ trần. Hệ thống này có thể được áp dụng theo các sơ đồ dòng thẳng (nước chảy theo một chiều) hoặc dòng tuần hoàn. Các kênh có chiều rộng 50 cm và chiều dài phụ thuộc vào chất lượng nước thài. Cây hấp thụ nitrat và phôtpho cho quá trình tăng trưởng, và rễ cây có tác dụng lọc các chất lơ lửng đồng thời là nơi lưu giữ các vi khuẩn có ích cho quả trình làm sạch nước thải. Vì vậy, hệ thống cũng có thể hoạt động như một hệ thống lọc ngập nước. Hệ thống XLÔĐ nước được triển khai để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho những khu dân cư có quy mô nhỏ, tuy nhiên mục đích có thể thay đổi tùy thuộc điều kiện sử 169
dụng. Tại các nước thuộc vùng Địa Trung Hải, XLÔĐ được áp dụng với mục đích xử lý và tái sử dụng nước thải để tưới trồng trong nông nghiệp; tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới khô, trọng tâm là tăng năng suất cây trồng; tại các khu vực có khí hậu ôn hòa, chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ nitrat và phôtpho là nguyên nhân của các hiện tượng phú dưỡng trong nguồn nước. Với cấu tạo đơn giản và có chi phí đầu tư thấp nên phương pháp này có tính ứng dụng cao, phù hợp với các quốc gia có điều kiện thiếu nguồn cấp nước và có các vấn đề về an toàn vệ sinh do sử dụng nước thải thô bừa bãi. Những khái niệm cơ bản và “K ỹ thuật sử dụng thực vật” trong XLN T Qua nhiều thế kỷ, “khả năng làm sạch” của các loại thực vật thủy sinh và đầm lầy tự nhiên đã được biết đến thông qua việc lọc, hấp thụ các hợp chất hóa học nitơ và phôtpho cũng như khả năng lưu giữ các chất gây ô nhiễm khác trong bùn và bằng tổ hợp các quá trình sinh học diễn ra trong “hệ thống cây-nước”. Hệ thống làm sạch bằng thực vật thủy sinh là một trong những lựa chọn thích họp phục vụ cho mục đích khôi phục và tái sử dụng nước thải. Hệ thống này làm ổn định chất'thải và xử lý các chất dinh dưỡng. Cơ chế xử lý chủ yếu là thông qua các quá trình lắng cơ học và hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn giống như các quá trình diễn ra trong các hệ thống xử lý thông thường bằng bùn hoạt tính hoặc bể lọc sinh học [ƯSEPA, 1991]. Bằng cơ chế xử lý khác, trong đó sừ dụng thực vật hấp thụ các chất dinh dưỡng và sau đó được thu hoạch, cũng là một biện pháp loại bỏ các chất gây ô nhiễm có hiệu quả. Ngoài các loại thực vật như cây sậy, cỏ nến, và các thực vật thủy sinh tương tự khác thường được dùng trong các bãi lọc ngập nước nhân tạo, còn nhiều loài thực vật khác cũng có thể được sử dụng cho mục đích xử lý nước thải. Những loài cây này được sừ dụng không chỉ cho mục đích làm sạch nước mà còn phục vụ cho các mục đích sử dụng khác của con người. Sau đây là một số ví dụ: Hệ thống xử lý nước thải sừ dụng cãy lan dạ hương nước (Eichhornia crassipes) thường được ứng dụng tại các khu vực nhiệt đới. Các hệ thống này có khả năng hoạt động trong điều kiện tải lượng chất ô nhiễm cao và sản phẩm của nó có thể được sử dụng làm chất phủ hoặc phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp. Cuống lá khô của cây lan dạ hương nước có thể được đan dệt thành rổ rá và các sản phẩm thương mại khác [Polprasert, 1996]. Cây sen, một loài cây rìổi có rễ bám, là cây trồng để thu hoa lợi phổ biến và quan trọng ở nhiều nước châu Á. Cây sen có nhiều tác dụng: ngó sen và củ sen làm rau tươi; hạt làm món tráng miệng và là một vị thuốc; hoa sen là loại cây trang trí có ý nghĩa tôn giáo; một số bộ phận làm vật liệu thô để sản suất mỹ phẩm [Yi, Lin yà Diana, 2002]. Cây le (Hydrilla), một loài thực vật sống chìm dưới nước quanh năm, được sử dụng làm lớp phủ, thức ăn gia súc, và trang trí bể cá [Polprasert, 1996]. Cây này có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện thay đổi khác nhau của môi trường nước và có thể phát 170
triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Một số nghiên cứu cho ràng cây le và một số cây sống ngập nước khác có vai trò chính trong việc hấp thụ nitơ và phôtpho [Vincent, 2001]. 5.1.2. Kỹ thuật xử lý ổn định nước thải bằng thực vật X ử lý
Bản thân kỹ thuật rất đơn giản, bao gồm thực vật được trồng trong các “kênh” không có đất (rễ trần). Nước thải chảy trong các kênh qua hệ thống rễ cây (Hình 5.1 và 5.2). Ban đầu, phương pháp này sử dụng Kỹ thuật Màng Dinh dưỡng (KMD), nhưng sau đó được phát triển thành Dòng Dinh dường Vĩnh cửu (DDV). Khác với việc sừ dụng lớp màng dinh dưỡng hình thành trong điều kiện mực nước nông, trong kỹ thuật DDV luôn có lượng nước liên tục sâu hơn và có thể điều chỉnh được.
/ / y y q k y ____y \ _ .. s y —
Hình 5.1. Kỹ thuật xừlỷ ổn định nước bằng thực vật.
Hình 5.2. Xử ỉý ổn định nước bằng thịCC vật với dòng tuần hoàn. Phương pháp DDV được ứng dụng phổ biến hơn vì một số lý do: • Trong trường hợp gập sự cố, chiều sâu mực nước trong các kênh đủ đảm bảo cho cây không bị thiếu nước; • Đối với các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, kỹ thuật DDV có thể tạo điều kiện tiếp xúc tốt hơn và lâu hơn giữa nước thải với rễ cây nơi mà hệ vi khuẩn phong phú đã phát triển. Hệ thống lọc ngập nước này hoạt động như một lóp vật liệu cố định các vi khuẩn sống và luôn phát triển. Nước sau xử lý ổn định được sừ dụng như nguồn dinh dưỡng riêng và hệ thống có thể hoạt động theo các sơ đồ dòng thẳng hoặc dòng tuần hoàn. Trong sơ đồ dòng thẳng, nước thải cần xử lý chỉ chảy một lần dọc theo một kênh dẫn dài; phương pháp này thường được dùng để xừ lý bậc ba đối với nước xả ra từ các trạm XLNT. Độ dài của các kênh giao động tùy thuộc vào chất lượng nước thải và mức độ xử lý cần thiết (thường
171
trong khoảng 20 đến 50 m). Sơ đồ dòng tuần hoàn phù hợp với nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn. Hình thức dòng tuần hoàn sẽ làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm, do được pha loãng trước trước khi vào hệ thống nên có thể giảm được chiều dài của kênh từ 10 đến 15 m cũng đủ đảm bảo hiệu suất xử lý. Hệ thống X L Ô Đ nước thải bàng thực vật hoạt động theo ba phương thức chính:
1. Rễ cây có công dụng như một hệ thống lọc cơ học. 2. Hệ thống rễ là nơi phát triển của các vi khuẩn. Sự phát triển về mật độ các vi khuẩn dính bám lên rễ cây hình thành lớp vi khuẩn sống đóng vai trò lớn trong quá trình phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải. Tất cả các bề mặt của kênh và các thiết bị có tiếp xúc với chất lỏng cũng được sử dụng như vật liệu dính bám các vi khuẩn.
3. Cây hấp thụ - chất dinh dưỡng (cây hấp thụ các chất đã được khoáng hóa bởi vi sinh vật- nitrat, phôtphat) hay bất kể hợp chất nào khác được coilà “chất gây ônhiễm” .
Có ba điểm khác biệt giữa hệ thống XLÔĐ bằng thực vật và hồ ổn định nước thải [Henrard, 1994]: 1. Thời gian lưu nước trong kênh rất ngắn, thường không quá 1
2 giờ trong khi thời
gian lưu trong hồ sinh học thường kéo dài hàng tuần;
2. Không yêu cầu nhiều diện tích sử dụng, có thể bố trí trong nhà kính để chống bị đóng băng nhờ hơi nóng của ánh sáng. Phương pháp này có thể được sử dụng quanh năm trong vùng khí hậu lạnh;
3. Sự tăng trưởng của rễ và sự tích tụ các chất lơ lửng xung quanh rễ dẫn đến hiện tượng bùn lắng đầy kênh và chảy tràn. Cây cần được thay sau ba đến bốn tháng phát
triến, tùy thuộc vào lượng chất lỏng cần xử lý. Các loài cây được lựa chọn theo nhiều tiêu chí cụ thể:
• Khả năng thích nghi và khả năng phát triển trong nước; • Cây phải thuộc loài rễ “chùm” không có rễ cái; • Khả năng dễ nhân giống bằng gieo hạt, đoạn cẳt, mọc chồi...nhằm đảm bảoviệc thay thế cây. Cây đứợc chọn nhàm đàm bảo khả năng làm sạch tối ưu cần được nuôi trồng trong điều kiện đặc biệt. Cây trồng cần được cố định trong các kênh bàng các tấm lưới hoặc các loại giá thể. Hệ thống X L Ô Đ bằng thực vật thường đạt hiệu suất làm sạch tốt, nhiên khả năng duy trì ổn định hiệu suất xử lý phụ thuộc vào một số yếu tố:
• Sự thay đồi về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải; • Tốc độ dòng chảy trong kênh; • Trạng thái thực vật của cây; • Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, K ỹ thuật X L Ô Đ bàng thực vật có thể được áp dụng trong các công đoạn xử lý:
172
tuy
Hóa - Lý: xử lý nitơ và phôtpho - nguyên nhân cùa hiện tượng phú dưỡng trong nguôn nước, chất rắn lơ lửng, COD, BOD5, kim loại nặng; Vi sinh vật: giảm bớt vi khuẩn gây bệnh (trực khuẩn tà, khuẩn liên cầu, trứng giun sán); Phạm vi ứng dụng: • Xử lý bố sung nước thải đô thị: Bằng 30 m kênh (gồm 6 đoạn, mỗi đoạn 5 m) trung bình có thể xử lý 500 lít nước thải trong một ngày, tương đương với 12 m3/ngđ tương đương với lượng nước thải từ 70 80 người (theo tiêu chuẩn Bẳc Âu); xử lý bậc ba cho nước thải sinh hoạt; • Xừ lý phân/bùn; • Xừ lý nước rò ri từ bài chôn lấp rác; • N ư ớc thải côn g nghiệp dầu ôliu.
Ôn định Bên cạch khả năng làm sạch, hệ thống còn có thề tạo ra hai sản phẩm “có giá trị”: 1. Nuớc: sau xử lý bổ sung có thành phần ổn định và có thể tái sừ dụng cho mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp. 2. Thực vật: • Sản xuất các loại thục vật “có giá trị” (trang trí. sinh khối,...); • Sản xuất hạt giống; • Sản xuất thức ăn cho người và động vật trong điểu kiện an toàn vệ sinh liên quan tới các chất độc hại nhu kim loại nặng hay bất kể chất gì có ảnh hưởng xấu tới chuỗi dinh dưỡng. Vật liệu Vật liệu cần thiết gồm các thiết bị lẩp đặt kênh dẫn dễ vận chuyển, những thiết bị này thường nhẹ, có kích thước phù họp với khả năng vận chuyến và lắp đặt thủ công. Loại phố biến nhất thường được làm từ thép tấm sơn phủ êpôxi có khả năng chống xâm thực, chế tạo theo hình máng có chiều rộng 50 cm, sâu 9 cm. Chiều dài chuẩn của mỗi đoạn máng là 5 m. Khi lắp ghép nối tiếp nhau, có thể tạo ra các kênh có chiều dài theo mong muốn. Nước thải cần được xứ lý chảy trong kênh theo hình thức tự chảy dọc theo chiều dài kênh có chứa thực vật. Lưu ỷ: Thông thường, khả năng làm sạch cao nhất thường xảy ra trong 20 m đầu của kènh. Tăng chiều dài kênh (lên khoảng 50m) sẽ làm tàng hiệu suất xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, chiều dài kênh lớn sẽ làm tăng nhu cầu gia cố nền đất, vì nền đất cần phải xoài dốc để tránh nâng thiết bị lên quá cao. Kênh quá dài sẽ gây thất thoát nước do bốc hơi có thề ảnh hưởng tới khả năng phát triển của thực vật trong hệ thống. Trên hình 5.3 và 5.4 minh họa các đặc tính đơn gián và “chi phí thấp” cùa hệ thống XLÔD nước thải bàng thực vật. 173
Hình 5.3. Hệ thống XLÔĐ nước thài bằng cây cảnh.
Hình 5.4. Hệ thống kênh dẫn
Khả năng tăng trưởng của thực vật Mức độ tăng trưởng và phát triển của thực vật trong hệ thống trong quá trình hoạt động là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hiệu suất xử lý của hệ thống. Trong điều kiện khí hậu ôn đới, hệ thống XLÔĐ nước thải bằng thực vật chi có thể hoạt động ngoài trời từ giữa tháng năm đến cuối tháng mười do có sương giá. Hệ thốĩỊg có thể hoạt động quanh năm nếu được bố trí trong nhà kính. Những loài thực vật cho hiệu suất xử lý cao gồm: cần tây, củ ấu, cải xoong và cây irit. Bốn loài thực vật này có khấ năng làm sạch tốt, nhưng khả năng lưu bùn của chúng khác nhau: cây irit có thể phát triển tốt và đảm bảo hiệu suất xử lý trong điều kiện bùn phủ kín rễ; cải xoong phát triển tốt hon nhiều khi nước thải không chứa quá nhiều bùn. Khả năng phát triển tốt của cải xoong và cần tây đã được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực hiện tại Bỉ, Pháp và Bồ Đào Nha (xem bảng 5.1). Trên bảng 5.2 nêu kết quả quan trấc khả năng phát triển của một số loài cây cảnh thực hiện tại Bỉ. cần lưu ý là để đánh giá đúng hiệu suất làm sạch liên quan tới khả năng phát triển của cây cần tiến hành bằng thực nghiệm, tuy nhiên cây có tốc độ phát triển tốt trong hệ thống có thể được xem là có khả năng làm sạch tốt. Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của các loài thực vật, việc sử dụng lần lượt các loài khác nhau để tăng hiệu suất toàn diện sẽ rất có ích. Như vậy, có thể sử dụng một loài duy nhất hoặc một chuỗi các loài khác nhau trong cùng một hệ thống. Hiệu suẩt làm sạch về mặt hóa - lỷ Nhìn chung hiệu suất xử lý khi hệ thống được vận hành theo sơ đồ dòng tuần hoàn tốt hơn so với sơ đồ dòng thẳng. Do trong sơ đồ tuần hoàn, thời gian lưu chất lỏng trong các kênh thường lâu hơn. Thời gian tiếp xúc giữa các chất thải với rễ cây lâu cho phép vi khuẩn tiến hành quá trình nitrat hóa toàn diện hơn và phân hùy nhiều COD hơn [Xanthoulis, 1997]. 174
Bảng 5.1. Khả năng phát triển và mức độ làm sạch của một sô loài thực vật.
Khả năng làm sạch
Thuốc lá
Tăng trường Kém
Cà chua
Trung bình
Trung bình
Cây phát triển tốt, nhưng khó tạo chùm rễ phát trien tốt Hệ thống rễ bị thoái hóa sau hai tháng phát triển
Chuối hoa Cải xoong
Tốt Tốt
Trung bình Trung bình
Cây phát triển quá nhanh do nảy nhiều mầm Phát triển tốt nhưng có xu hướng tích tụ bùn
Cù ấu Cần tây
Tốt Tốt
Tốt Tốt
Loài thực vật
Các quan sát
Chùm rễ rất dày và nảy nhiều mầm Rễ rất dày nhưng có xu hướng thoái hóa vào cuối chu kỳ
Bảng 5.2. Khả năng phát triển của một sô' loài cây cảnh Khả năng phát triển *
Cây
Khả năng phát triển *
Physalis perevianum
100
Lobelia cardinaỉis
80
Iresine sp.
20
Myosotis palustris
100
Impatiens sp.
100
Acorus gramineus
10
Ageratum mexicanum
100
Juncus sp.
10
Mimulus luteus or guttatus
100
Polygonum sp.
20
Cây
* Khả năng phát triển cùa thực vật trong hệ thống so với trong điều kiện phát triển thông thường (trong đất) tính theo phần trăm trọng lượng. Mức độ xử lý các chất ô nhiễm hóa - lý được thể hiện qua các chi tiêu ss, BOD5, COD, NO3', N H /, PƠ43'. Hiệu suất xử lý của hệ thống thường dao động tùy thuộc chất lượng của nước thải cần được xử lý và tùy thuộc chế độ của dòng chảy trong hệ thống. Cần cân nhắc khi lựa chọn sử dụng các loài thực vật cũng như việc bố trí bổ sung các khoang lắng trung gian giữa các đoạn kênh dẫn hoặc tại cuối dòng chảy của hệ thống. S ơ đồ dòng chảy thẳng Nước thải sinh hoạt: trên bảng 5.3 nêu các số liệu về hiệu suất xử lý từ các hệ thống XLÔĐ nước thải sinh hoạt bằng thực vật (xử lý cấp ba - ở Bỉ và Xênêgan) và từ hồ kỵ khí (xừ lý bậc hai - ở Marôc). Bảng 5.3. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của một số hệ thống xử lý đó được vận hành trong thực tế Thông số
Bi * %
g/m.ngđ **
Xênêgan
Marôc*
%
% >60
ss
COD
48,2
10,31
2060
>40
175
Bảng 5.3 (tiếp theo) Bỉ *
Thông số
g/m.ngđ **
%
Xênêgan
Marôc*
%
%
30-63
>40
bod5
55,0
N IV
36,6
1,27
25-40
>60
no3
45,3
11,55
25-40
>60
P 0 43
30,9
1,71
50-85
* giá trị trung bình ** kết quả tính theo gam được xử lý trên mét kênh trên ngày
Lưu ỷ: Biểu thị kết quả theo số gam được xử lý trên mét kênh và trên ngày (g/m.ngđ) là rất hữu ích cho công tác thiết kế các hệ thống XLÔĐ nước thải bàng thực vật tương tự. Các kết quả thực nghiệm cũng cho thấy tốc độ xử lý các chất ô nhiễm diễn ra nhanh trong 20 đến 30 m đầu tiên của kênh dẫn. Bảng 5.4 nêu các số liệu về hiệu suất xử lý đạt được trong 20 m đầu của hệ thống kênh có tổng chiều dài 40 m, tính theo tỷ lộ phần trăm cùa hiệu suất xử lý toàn phần (sau 40 m). B ả n g 5.4. H iệu su ấ t xử lý đạt được trong 20m đáu của hệ thông kênh có tổng ch iéu d ài 40m .
Chi tiêu
Kênh DDV
Kênh KMD
COD
89% "
83 %
NH/
79%
76 %
NO,
82%
78 %
PO41
72%
69%
DDV: Dòng Dinh dưỡng Vĩnh cứu (chiều sâu chất lóng: vài crn) TMD: Kỹ thuật Màng Dinh dường (chiều sâu chất lỏng: vài mm) 1*: 89% lượng COD được xử lý đạt được sau 20 m trong kênh dài 40 m.
Nước rò ri từ bãi chôn lấp rác: kỹ thuật này đã được thừ nghiệm để xử lý bậc ba sau xử lý bậc hai bằng bùn hoạt tính với nước rỉ từ bãi chôn lấp rác thải đô thị, có chứa nhiều chất hữu cơ và chất khoáng (xem bảng 5.5). B ản g 5.5. T ả i lượng cá c ch ấ t ô n hiễm trong nước rỉ từ bãi chôn lấp rác được xử lý ứng với cá c loại thực vật k h á c n h au .
N-NH4 g/m.ngđ *
N-NO3 g/m.ngđ *
P-P0 4 g/m.ngđ *
Cần tây
1,357
43,648
0,230
Sậy
0,883
23,600
0,148
Cói
0,765
16,674
0,148
Thực vật
* kết quả tính theo gam được xừ lý trên mét kênh trên ngày.
176
Phân/bùn đề xứ lý bổ sung các dòng thải như phân bò (ở Bỉ) và phân lợn (ở Bồ Đào Nha) đã được pha loãng và xử lý trước, thời gian lưu nước cần thiết dao động trong khoảng 1 đến 7 ngày (xem Bảng 5.6). Kết quà cho thấy hiệu suất xử lý đạt được cao hơn so với trường hợp áp dụng sơ đồ dòng thẳng, tuy nhiên, sơ dồ tuần hoàn chỉ có thể áp dụng được đối với công suất nhỏ (tùy thuộc vào kích cỡ của hệ thống, từ vài trăm lít tới mức tối đa là một mét khối). Việc vận hành hệ thống theo sơ đồ tuần hoàn đòi hỏi sự có mặt của cán bộ vận hành để theo dõi thường xuyên hơn do chế độ thải nước thường dao động lớn trong ngày (từ 2-K3 đến 7 lần/ngày, theo yêu cầu). Bảng 5.6. Xử lý nước thải phân bò (Bỉ) và phân lợi (Bồ Đào Nha) Thông số
Bi (theo %) *
Bồ Đào Nha (theo %)
COD
64,8
35,9-95,3
N RT
74,3
33,7 - 98,7
N 03
88,7 33,9-92,1
Niông P 0 43
66, 2
* giá trị trung bình
Kim loại nặng Việc kiểm soát kim loại nặng có vai trò rất quan trọng đối với quá trình XLÔĐ nước thải bằng thực vật vì kim loại có thể xâm nhập vào chuỗi dinh dưỡng và gây tác hại với mọi cấp độ và ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người. Hầu hết các loại cây được sử dụng trong hệ thống XLÔĐ nước thải bằng thực vật đều có khả năng hấp thụ và lưu trữ kim loại. Do một phần lợi ích cùa quá trình XLÔĐ nước thải bang thực vật là giá trị sử dụng do thực vật mang lại; trong một số trường họp nhất định, cần hạn chế việc sử dụng các loại cây phát triển trong các hệ thống XLÔĐ nước thải bàng thực vật này. Tuy nhiên, mặc dù vấn đề về kim loại nặng cần được kiểm soát chặt chẽ, nhưng phương pháp XLÔĐ nước thải bàng thực vật có tính ứng dụng cao vì quá trình này đã được chứng minh là có khả năng loại các chất độc hại ra khởi nước một cách rất hiệu quả. Trên bàng 5.7 nêu các kết quả nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng của hệ thống XLÔĐ nước thải bàng thực vật tiến hành tại Bi. Nghiên cứu được thực hiện trên sơ đồ dòng thẳng, chiều dài kênh 23 m, nước thải được cấp từ bồn phân phối có công dụng kết họp như bể lắng đợt một, nước sau xử lý được lắng qua bể lắng đợt hai. Các kết quả nêu trong bàng 5.7 biểu thị tỷ lệ phần trăm kim loại nặng được loại bỏ khỏi nước. 35% lượng kim loại nặng được lưu giữ lại trong bùn lắng tại các bể phân phổi và bể lắng đợt hai. 58,6% được lưu lại trong lóp bùn bám trên hệ thống rề của thực vật. Chi có 6,5% được thực vật hấp thụ (3,8% trong rễ + 2,7% trong thân và lá). Các kết quả thực nghiệm 177
cho thấy lượng kim loại được loại bỏ bằng quá trình hấp thụ và lắng đọng trong bùn lắng lớn hơn nhiều so với lượng được thực vật hấp thụ. Hiệu suất xử lý đạt cao nhất đối với cađimi (Cd) và chì (Pb) là 99,8%. Trong bảng 5.8 nêu các kết quả nghiên cứu khả năng loại bỏ Cd và Pb của hệ thống XLÔĐ nước thải bằng thực vật vận hành theo sơ đồ tuần hoàn. Nghiên cứu được thực hiện tại Bồ Đào Nha, các số liệu biểu thị hiệu suất loại bỏ các kim loại nặng trong nước thải. Các thí nghiệm này cũng cho thấy hầu hết các kim loại nặng được lưu lại trong bùn và lượng kim loại được thực vật hấp thụ không vượt quá 10 %. B ả n g 5.7. H iệ u su ấ t xử iý k im m loại nặng tại cá c công đoạn trong hệ thống X L Ô Đ nước th ải b àn g thực v ật được thự c h iện tại B ỉ.
Thực vật và kênh Kim loại Zn Cr Ni Cu Cd Pb
Lọc qua rễ ' (%) 53 62
Hấp thụ trong rễ (%) 4
Hấp thụ trong thân cây (%) 3
1,2
62,6 65,5 63,3
1,4 0,9 15 0,7
0,8 1
58,6
3,8
45
Tất cả kim loại nặng
Công trình bổ sung
Tổng cộng
Bể phân phối (%) 27 23
13 13 13 14
22
0,9
19
10
20
0,5
22,2
10 13,3
2,7
2 2, 2
12,7
65%
B ả n g 5 .8. K ế t q u ả
Bể lắng đợt hai (%)
35%
nghiên cứ u
k h ả n ăn g x ử lý
Cd v à
Pb củ a
hệ t hống X L Ô Đ nước th ả i b ằn g thự c vật vận h à n h theo sơ đồ tu ầ n h o à n , B ồ Đ à o N h a.
Kim loại Cd Pb
Thí Ĩ1|ghiệm 1
2
3
4
100,0
99,8 99,8
85,7
-
-
78,4
99,8
Vỉ sinh vật Vi khuẩn và các mầm bệnh là yếu tố quan trọng khi cân nhắc khả năng tái sử dụng nước thải sau xử lý phục vụ cho nông nghiệp hoặc cho các mục đích khác có tính nhạy cảm tới môi trường. Bảng 5.9 nêu các kết quả khử vi khuẩn của hệ thống XLÔĐ nước thải bằng thực vật vận hành theo sơ đồ dòng thẳng (xử lý bậc 3) và của hồ sinh học hiếu khí (xừ lý bậc 2). Hầu như chất lượng nước sau xử lý xét về phương diện vi trùng xấp xỉ mức tiêu chuẩn xả vào các nguồn nước có mục đích phục vụ vui chơi giải trí và đáp ứng được các tiêu chuẩn đối với nước dùng để tưới tiêu, điều này làm cho nhu cầu về khử trùng nước thải sau xử lý bằng clo trở nên không cần thiết. 178
Bảng 5.9. Hiệu suất khử các loại vi khuẩn gây bệnh của hệ thống XLÔĐ nước thải bằng thực vật Bi* (%)
Xênêgan (%)
Marôc (theo %)*
Paecal Coliforms
84,3
80- 100
> 90 %
Tông Coliforms
79,3
Faecal streptococci
88,8
1
o Õ -í- •1o o o
oo oo
1
Thông số
> 90 % > 90 %
* giá trị trung bình
Lim ỷ: các thử nghiệm trên thực vật và trái cây sinh trưởng trong hệ thống X LÔ Đ nước thải bàng thực vật cho thấy không có hiện tượng nhiễm khuẩn trong trái cây, trong các phần thân và lá cây vì không có sự tiếp xúc giữa nước thài và các bộ phận này của cây.
5.1.3. Các trường hợp ứng dụng và loại hình xử lý
Xử lý bậc ba: hệ thống XLÔĐ nước thải bàng thực vật có thể xử lý triệt để các chất dinh dưỡng như nitơ và phôtpho trong nước thải từ các trạm XLNT đô thị, đảm bảo ngăn chặn khả năng gây phú dưỡng các nguồn nước. Hệ thốne XLÔĐ nước thải bằng thực vật cũng có thể loại bỏ kim loại nặng cũng như vi sinh vật đảm bảo duy trì chất lượng nước sau xử lý phù hợp với các tiêu chuẩn phục vụ mục đích tưới tiêu, tắm rửa, hay cấp nước sinh hoạt. Xử lý bậc hai: có thể áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu dần cư nhỏ với điều kiện nước thải được cung cấp đầy đủ và ổn định cho một kênh riêng lẻ (4 đến 10 m3/ngđ). Trong trường họp này, cần tiến hành xử lý sơ bộ nước thải gồm các công đoạn chắn rác, lắng cát, khử dầu, mỡ, và sẽ làm tăng chi phí đầu tư của hệ thống. 5.1.4. Thiết kế Hiện nay chưa có công thức toán học nào được áp dụng trong tính toán thiết kế và xác định kích thước của hệ thống XLÔĐ nước thải bàng tlụrc vật đảm bảo tất cả các thông số: tải lượng thủy lực và hữu cơ, bốc hơi nước, bức xạ, hình thức dòng chảy, loại nước thải cần xử lý v.v... Thông thường các kênh được thiết kế và định cờ tùy thuộc vào diện tích đất sẵn có. Trị số hướng dẫn Các kênh có chiều dài 30 đến 50 m (gồm 6 đến 10 đoạn nhỏ, mỗi đoạn 5 m), chiều rộng 50 cm, và chiều sâu 9 cm (xem hình 5.5). Mỗi kênh có thể xử lý 4 đến 10m3 nước thải loãng mỗi ngày, số lượng kênh phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng, thành phần nước thải thải và tốc độ dòng chảy của nước thải. Hệ thống hoạt động theo chế độ dòng tự chảy nên kênh cần được thiết kế có độ dốc tối thiểu là 2 đến 3%. Mật độ thực vật phụ thuộc vào loại thực vật được sử dụng: 21 cây /m 2 đối với cây cần tây, 14 cây/m 2 đối với cây cà chua là phù hợp. 179
50cm
3cm
Hình 5.5. Thiết kế điên hình một đoạn kênh trong hệ thống XLOĐ nước thài bằng thực vật 5.1.5. Vận hành và bảo dưõng Điều chỉnh dòng chảy vào: Tốc độ dòng chảy vào trong kênh được chọn lựa tùy thuộc vào mức độ phát triển cúa cây. Do vậy dòng chảy cần được điều chỉnh; chẳng hạn cần giảm tốc độ khi cây còn non được đặt vào trong kênh để đảm bảo cây không bị cuốn theo dòng chảy; sau đó cần điều chỉnh tốc độ dòng chảy tăng dần lên. Quan trắc và phân tích: Cần tiến hành quan trắc và phân tích thường xuyên các chỉ tiêu như lưu lượng dòng chảy, BOD, COD, chất rắn lơ lửng nitơ amôn, nitrat, phôtpho và coliíòrms nhàm theo dõi khả năng hoạt động của hệ thống và kiểm soát chất lượng nước theo các tiêu chuẩn. Dòng chảy cần được điều chỉnh theo sự phát triển của rễ và lượng bùn lắng tích lũy xung quanh rễ. Tần suất phân tích kiểm soát dao động tùy thuộc các quốc gia và cần phù hợp với các tiêu chuẩn của địa phương. Thay thể cây: Thông thường, cây được thay thế ba tháng một lần; tần suất thay thế tùy thuộc loại cây. Cần tiến hành thay thế cây luân phiên trong từng đoạn kênh 5 m một để tránh cho toàn bộ kênh phải ngừng hoạt động trong thời gian thay thế và bắt đầu phát triển của cây. 5.1.6. Kết luận và minh họa Kỹ thuật XLÔĐ nước thải bằng thực vật đã được cải tiến sau nhiều năm qua việc đúc kết các kinh nghiệm từ nhiều thí nghiệm tiến hành theo các sơ đồ dòng thẳng và dòng tuần hoàn và chọn lựa loại cây thích họp nhằm đảm bảo hiệu suất xử lý. Ket quà thực nghiệm cho thấy rõ khả năng ứng dụng hệ thống trong xử lý bậc ba, đảm bảo xử lý triệt để các thành phần hóa-lý và vi sinh trong nước thải. Với kỹ thuật này, nước thải sau xử lý có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cho nước tưới tiêu. Tuy nhiên, kỹ thuật xử lý và kích cỡ của hệ thống cần được điều chinh theo chất lượng nước thải và diện tích sừ dụng sẵn có. Ket quả thử nghiệm trên sơ đồ dòng thẳng cho phép định lượng hóa khả năng xử lý của hệ thống theo lượng chất ô nhiễm có thể xừ lý tính trên mồi mét kênh trên ngày; đối với sơ đồ dòng tuần hoàn, thông số thiết kế 180
cơ bản là thời gian lưu chất lỏng cần thiết trong kênh nhàm đáp ứng yêu cầu về mức độ cần xử lý. Các kết quả này có thể được sừ dụng để thiết kế các hệ thống XLÔĐ nước thài bằng thực vật. Việc lưa chọn sơ đồ vận hành hệ thống theo dòng thẳng hay dòng tuần hoàn phụ thuộc vào khoảng không sẵn có và chất lượng của nước thải cần được xử lý. Mặc dù sơ đồ dòng tuần hoàn là lựa chọn phù hợp trong điều kiện bị hạn chế về . khoảng không gian sử dụng, tuy nhiên, phương pháp này thường yêu cầu thi công lắp đặt và vận hành phức tạp hơn. Hơn nữa, loại hình hoạt động này phù họp hon đối với các đối tượng nước thải có thành phần ô nhiễm cao và khi chi cần công suất nhỏ. Nhược điểm chính của kỹ thuật XLÔĐ nước thải bàng thực vật là thường xuyên phải thay thế cây; năng lượng cần thiết cho bơm (trong sơ đồ tuần hoàn) và chi phí xây dựng nhà kính nếu hệ thống được áp dụng trong vùng khí hậu ôn đới. Trong bối cảnh hiện nay, việc lựa chọn các kỳ thuật xử lý ô nhiễm môi trường có liên quan đến chi phí xử lý nước thải và lượng nước sẵn có ở các quốc gia đang phát triển, kỹ thuật XLÔĐ nước thải bàng thực vật là một trong những giải pháp khả thi phù họp với các khu dân cư nhỏ. Trên thực tế, phương pháp này rất dễ sử dụng, chi phí thấp, linh hoạt, và có hiệu suất xừ lý cao. 5.2. LỌC CÁT
Đôi khi chất lượng nước sau xừ lý từ các trạm XLNT không đàm bảo thường xuyên đạt các tiêu chuẩn xả. Các trạm xử lý thường sử dụng hệ thống lọc cát nhanh để xừ lý bổ sung tăng cường hiệu suất xử lý các chất hữu cơ BOD, cặn lơ lửng và trứng giun sán. Ví dụ như hệ thống xử lý bằng hồ sinh học thường có hiệu suất xử lý cặn không cao. Thông thường thì nước sau xử lý từ các hệ thống hồ sinh học thường chứa nhiều tảo. Do đó việc sừ dụng hệ thống lọc cát nhanh để xử lý bổ sung tiếp sau sẽ nâng cao chất lượng của dòng thải xả ra nguồn [Critcs và Tchobanoglous, 1998]. Loại bỏ tào là một vấn đề lớn để nâng cao chất lượng nước sau xử lý từ hệ thống hồ sinh học vì nó có thể gây tắc các hệ thống lọc cát thông thường. Middelbrooks và cộng sự, (2005) cũng đã đề xuất việc sử dụng các bãi lọc cát tốc độ chậm với chế độ vận hành gián đoạn có thê nâng cao chất lượng dòng thải sau hồ sinh học (xem mục 4.3: Hệ thống lọc cát gián đoạn). 5.2.1. Các loại hệ thống lọc cát nhanh
Có hai dạng hệ thống lọc cát nhanh (Hình 5.6): dòng chảy xuôi (hướng xuống) và dòng chảy ngược (hướng lên). Quá trình lọc trong hệ thống lọc xuôi thực hiện thông qua lớp vật liệu lọc với sự phân bố cỡ hạt theo chiều ‘sâu từ cát mịn tới cát hạt thô. Chiều sâu của lớp cát lọc đối với loại này trong khoảng từ 0,7 đến 1m. Hệ thống lọc cát dòng chảy ngược được ứng dụng lần đầu tiên ở châu Âu. Nước cần xử lý được cấp ngược từ dưới lên trên qua các tầng cát thô tới cát mịn bằng máy bơm có áp lực đảm bảo thắng được tổn thất áp lực qua lóp cát 181
lọc. Đề tránh hiện tượng cuốn trôi cát lọc, cần bố trí lưới chắn phía trên bề mặt cùa hệ thống. Chiều sâu trung bình của lớp cát lọc trong hệ thống lọc ngược là 1,8 m. Nước cán xử lý Lưới chản cát
I
C á t mịn
|1,8m
C át mịn 0 ,7
đến
1m Hệ thống thu nước
i1
.V"-
Hình 5.6. C ác loại hệ thống lọc cát nhanh, a) Lọc xuôi; b) Lọc ngược.
5.2.2. Thiết kế Kích thước vật tiêu lọc Đối với hệ thống lọc cát nhanh, đường kính hạt vật liệu lọc trong khoảng 0,6-^2 mm (có thể tới 3 mm). Đối với hệ thống lọc tốc độ chậm có thể tham khảo mục 4.3, hệ thống lọc cát gián đoạn. Tải lượng thủy lực Tải lượng thùy lực (Hydraulic Loading Rate - HLR) có ảnh hưởng lớn đối với chế độ vận hành của hệ thống lọc. Tải lượng thủy lực tăng sê làm giám hiệu suất lọc và dễ gây tắc dòng trong lóp vật liệu lọc. Neu bãi lọc được sử dụng để xử lý bổ sung nước thải từ các công trình xử lý sinh học có hiệu suất xừ lý thấp (có các bông bùn và hàm lượng cặn lơ lửng lớn) thì hiệu suất lọc sẽ không đảm bảo khi vận hành với tải lượng thủy lực lớn hơn 12 m3/m2.h [EPA, 1975]. Để đảm bảo hiệu suất xử lý tảo thì hệ thống lọc cát nhanh cần được thiết kế với HLR dưới 5 m3/m2.h [Crites và Tchobanoglous, 2005]. Hệ thống lọc tốc độ chậm cần được vận hành với HLR dưới 0.03 m3/m2.h để tránh gây tấc trong quá trình hoạt động [Middelbrooks và cs., 2005]. Diện tích lọc yêu cầu
Trong đó: A - diện tích bãi lọc (m2); Q - lưu lượng nước cần xử lý (m3/h); HLR - tải lượng thủy lực (m 3/m 2.h). 182
Thời gian lọc
Khoảng thời gian vận hành cùa một chu kv lọc phụ thuộc vào tốc độ lọc, hàm lượng cặn lơ lửng ss, kích thước vật liệu lọc, tồn thất áp lực và yêu cầu về chất lượng nước sau lọc [EPA. 1977]. Khi hệ thống lọc đã được thiết kế và đưa vào vận hành thì tốc độ lọc và tổn thất áp lực sẽ quyết định khoảng thời gian cúa chu kỳ lọc. Thường thì chu kỳ lọc sẽ kết thúc khi tổn thất áp lực trong hệ thống tăng tới một giá trị ấn định trước (Hình 5.7). Đổi với hệ thống lọc trọng lực thì tổn thất áp lực cần tính toán trong Tải lượng thủy lực (m /m .h) khoảng từ 1,8 đến 3m. Áp lực trong hệ thống lọc cần đảm bảo cao hơn tổn thất áp lực. Neu Hình 5 .7. Quan hệ giữa thời gian lọc sử dụng vật liệu lọc đồng nhất là cát thô, thi tồn và tốc ổộ lọc ím g với các giá trị tôn thất áp lực khác nhau. thất áp lực có thể sẽ không phải là yếu tố quyết Nguồn: theo EPA, 1973 định. Hàm lượng cặn lơ lửng và sự xuất hiện các hạt cá: trong nước sau lọc là các chi thị báo hiệu kết thúc chu kỳ lọc [EPA, 1977]. Thông thường, cần thực hiện các nghiên cứu trên mô hình thựcnghiệm để xácđịnh sự thayđổi về tổn thát áp lực theo thời gian ứng với các tốc độ lọc khácnhau với hàmlượng cặn lơ lửng xác định [EPA, 1975]. 5.2.3. Rửa lọc Do trong nước cần xứ lý thường có các thành phần cặn lơ lừng vô cơ và các bông bùn hữu cơ nên hệ thống lọc sẽ nhanh chóng bị tắc. Hệ thống lọc nhanh cần được thực hiện rửa lọc bàng dòng nước chảy ngược để rứa trôi cặn bẩn khỏi cát lọc. Việc rửa lọc được :iến hành giữa các chu kỳ lọc và được gọi là quá trình rửa ngược. Nếu lớp cát lọc có chưa lượng cặn quá lớn và có rác bám chặt thì cẩn bồ sung các biện pháp tăng cường hiệu sưẩt rửa lọc. Ví dụ như, tiến hành sục khí và nước để tách cặn bẩn trước khi thực hiện ria ngược, [EPA, 1977]. 5.2.4. Khả năng hoạt động Vó: kích cỡ vật liệu lọc trong khoảng 1 3 mm và HLR khoảng 2,5 8 m3/m2.h, hệ thống lọc cá: có thể đạt hiệu suất xử lý s s từ 50 75% (Bàng 5.10). Theo M iddlebrooks và các cs. (2005), khả năng khừ tảo trong nước sau xừ lý từ các hồ sinh học của hệ thống lọc cát nhanh thường thấp; có thể nâng hiệu suất lọc của hệ thống bằng biện pháp bổ sung hóa chất trước <hi lọc hoặc xử lý sơ bộ nước thải bàng keo tụ và kết tủa. Hiệu suất khử tảo của hệ thống lọc cát nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố: mức độ xử lý của các công trình phía trước;
HLR; thời gian vận hành trong năm; kích thước vật liệu lọc; kích thước của các loại tào; liều lượng hóa chất keo tụ. Hiệu suất khừ tảo thông thường có thể dao động lớn từ dưới 20 đến hơn 70% [Trites và Tchobanoglous,1998]. Nếu không sử dụng hóa chất keo tụ, với kích thước nhỏ, khả nàng dính bám lên các phần tử cát thấp, tảo sẽ dễ bị cuốn trôi theo nước sau lọc. 183
Bảng 5.10. Các thông sô' vận hành của các hệ thống lọc cát xử lý bổ sung nước thải sau xử lý sinh học bậc hai. Hình thức lọc Loại nước thải cần xừ lý
Đặc tính của hệ thống Vật liệu
Chất la lừng HLR Cờ hạt Chiều sâu (m3/m2.h) Trước lọc Sau lọc Hiêu suất (mm) (m) (mg/L) (mg/L) (%)
Áp lực, dòng ngược
Bùn hoạt tính
Cát
1 -2
Trọng lực dòng xuôi
Bùn hoạt tính
Cát
0,5- 2,5
Trọng lực dòng xuôi
Lọc sinh học
Cát
Trọng lực dòng xuôi
Lọc sinh học
Dòng ngược
Lọc sinh học kết hợp keo tụ
8
17
7
60
-
2,9+- 5,9
12
5
58
1,1
-
2,5-^ 7,3
20
5
75
Cát
1,5-3
-
3,9- 7,8
21
5
75
Cát
-
7,3
40
21
48
1,5
-
Nguồn: theo EPA, 1973 TÀI LIỆU THAM KHẢO
. CRITES, R., and TCHOBANOGLOUS, G., 1998. Small and Decentralized Wastewater Management Systems. 4* edition, McGraw-Hill, New York, N.Y. 1064 p. • EPA, 1991. Constructed Wetỉands and Aquaíic Plant Systems fo r Municipal Wastewater Treatment. U.S. Government Printing Office. • EPA, 1975. Process Design Manual For Suspended Solids Removal. EPA-625/175-003a. Ohio, Cincinnati. U.S. EPA, Office o f Technology and Transfer. • EPA, 1977. Process Design Manual Wastewater treatment/acilities fo r sewered small communities. EPA-625/1-77-009. Ohio, Cincirmati. U.S. EPA, Offíce o f Technology and Transfer. • HENRARD, G., 1994. Epuration par ẻpuvalisation. Ateliers de 1'Eau, Cebedoc édition, 247-225. . MIDDLEBROOKS, J., ADAMS, D„ BILBY, s„ and SHILTON, A., 2005. Solids removal and other upgrading techniques. In: A. SHILTON (Ed.): 218249. Pond Treatment Technology. London : IWA Publishing POLPRASERT, c ., 1996. Organic Waste Recycling: Technology and Management. 2nd ed., John Wiley & Sons, Chichester. • VINCENT, W.J., 2001. Nutrient paríitioning in the upper Canning River, Western Australia, and impỉications fo r the control o f cyanobacteriaỉ blooms using salinity. J. Eco. Eng., 16: 359-371. • XANTHOULIS, D., 1997. Epuration et valorisatỉon des eaux usées par ẻpuvalisatỉon. Rapport đe synthèse, prọịet STD3, DGXII. • YI, Y., LIN, C.K. and DIANA, J.s., 2002. Recỵcling pond mud nutrients in integrated lotus-fish culture. J. Aquaculture, 212: 213-226. 184
6
CÁC QUÁ TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ x ử LÝ NƯỚC THẢI TẠI CHỖ
6.1. GIỚI THIỆU Các công trình xử lý nước thải tại chỗ thường là phương án đươc ưu tiên lựa chọn khi lập các dự án thoát nước. Gần đây, trên thế giói đã hình thành một phương thức tiếp cận mới trong vệ sinh môi trường, đảm bảo sự cân bằng và phù hợp giữa nhu cầu và khả năng, dựa trên sự phát huy tối đa vai trò của người sử dụng dịch vụ vệ sinh, bao gồm cả thoát nước, xử lý nước thải. Đó là chiến lược "Vệ sinh môi trường với gia đình là trung tâm". Tiếp cận chiến lược này, dựa trên lý thuyết cơ bản là cần phải đặt con người và chất lượng cuộc sống của họ vào trọng tâm của bất kỳ một hệ thống vệ sinh môi trường nào và dựa trên hai nguyên tắc: • Giảm tối thiểu đầu vào của nguồn phát sinh chất thải (nước, chất phế thải,...) và giảm thiểu chất thải đầu ra (nước thải, chất thải rắn ...); • Giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường càng gần nguồn thải càng tốt. Các ưu điểm của mô hình: • Sự cân bằng giữa nhu cầu nhân lực và môi trường là bền vững hơn bất kỳ mô hình hiện hành nào. • Phương thức có thể ứng dụng với bất kể hệ thống chính trị nào, nhưng với mục đích thể hiện sự phù hợp với cơ cấu phân tán và tham dự của cộng đồng. • Khái niệm và phương thức cơ bản của mô hình có thể áp dụng ờ những nước công nghiệp phát triển cũng như ở những nước đang phát triển. Phương thức này có thể dùng ở mọi nơi, độc lập với điều kiện kinh tế, quy mô dân số và đặc điểm môi trường, ở cấp vi mô hay vĩ mô. Tất nhiên điều này không có nghĩalà những giải pháp cụ thể và dịch vụ sẽ như nhau ờ mọi nơi. Những điều kiện khác nhau sẽ dẫn tới những giải pháp khác nhau cả khi áp dụng những nguyên tắc giống nhau. • Việc áp dụng mô hình "gia đình là trung tâm" là khả thi, đòi hỏi cộng đồng suy xét lại những chính sách và thực tế của họ. Đặc biệt, vị trí trung tâm là hộ gia đình của mô hình yêu cầu một công nghệ phù họp với nhu cầu mọi người hơn là việc thay đổi thái độ của họ để phù hợp với công nghệ. Theo mô hình này, các phương án thoát nước và xử lý nước thải có thể thuộc một trong ba nhóm chính sau hoặc kết họp: • Hệ thống xử lý tại chỗ: chất thải được xử lý ngay tại nơi phát sinh; 185
* Hệ thống phân tán hay bán tập trung, nước thải được làm sạch tại các trạm xứ Iý nhỏ, phân tán, đặt gần nơi phát sinh nước thải, và sau đó nước thải, chất thải thu được sau xử lý được sử dụng lại hay xả vào nguồn nước mặt hoặc hệ thống thoát nước mưa mà không đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống thoát nước lớn, tốn kém; * Hệ thống xử lý tập trung, sử dụng hệ thống thoát nước rẻ tiền và đơn giản. Cách tiếp cận này, xuất phát từ quan điểm phát triển bền vững, đảm bào sự cân bằng giữa nhu cầu của con người với môi trường, với những dịch vụ vệ sinh không tốn kém, phù hợp với khả năng của người tiêu dùng có thu nhập thấp, có thể được coi như một công cụ định hướng chiến lược cho quy hoạch, cải thiện các dịch vụ vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, ở mỗi nước, mồi khu vực, lại phải có những nghiên cứu cụ thể, nhằm đưa ra được những giải pháp phù hợp. Hon thế nữa, ngày nay ở nhiều quốc gia đang đẩy mạnh và phổ biến việc sử dụng các công trình vệ sinh sinh thái với nhiều ưu điểm nhàm hướng tới giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vừng. 6.1.1. Định nghĩa Hệ thống xừ lý/ thu gom nước thải tại chỗ là công trình xử lý nước thải cho một hộ gia đình riêng lẻ hoặc một nhóm các hộ gia đình cùng sử dụng chung hệ thống vệ sinh và thoát nước thải. Công trình này thường được biết đến là hố xí tự hoại. Một hệ thống thông thường bao gồm một bể tự hoại để xử lý cục bộ và một đường ống thoát nước để thoát nước thải. Tuy nhiên, mồi hệ thống cần được thiết kế dựa trên các điều kiện đặc trưng của từng vùng để đảm bảo có một hệ thống xử lý phù hợp. Ở Việt Nam hoặc những nước đang phát triển, ngoài bể tự hoại, còn có nhiều dạng công trình vệ sinh khác cũng thường được sử dụng như hố xí đào chìm (pit latrine), hố xí đào chìm cải tiến có ống thông hơi (ventilated improved pit, VIP), hố xí hai ngăn ủ phân (Double Vault latrine) và hố xí hai ngăn cài tiến có ống thông hơi (Ventilated Improved Double Pit, VIDP) (Bảng 6.1). Đối với công suất nước thải nhỏ hơn 15 m3 /ngđ, có thể sử dụng các công trình sau: • Hào lọc và bãi lọc ngầm; • B ã i lọ c n g ậ p n ư ớ c tự n h iê n v à n h â n tạ o ;
• Bể lọc; • Hồ sinh học hoặc kênh ôxy hóa; • Lọc sinh học; • Giếng thấm đối với các công trinh có công suất nhỏ hơn 1 m 3 nước thải/ngày. 6.1.2. Các loai hổ xí khô
Hổ x í đào chìm Từ cuối thế kỷ 19, các khu đô thị ở những nước đang phát triển đã sử dụng các hố xí đào chìm. Khi đó, nước được khai thác từ các nguồn nước mặt hoặc nước giếng mạch 186
nông nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước rất cao. Các hố xí đào chìm là loại đơn giản nhất trong các loại hố xí khô, trên mặt bằng có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Phần chứa phân là hố đào chìm đặt dưới đất, với nơi đất yếu có thể được kè bằng tre, gồ. Phần nổi có sàn đỡ chắc chắn, đặt ở trên và che kín miệng hố, lỗ đi vệ sinh có nắp đậy. Xung quanh được quây kín bằng các vật liệu đơn giản (không xây), có thể không có mái che hoặc có mái che. Tro, đất bột là chất độn được thả xuống phủ lên phân sau mỗi iần đi vệ sinh. Khi hố đầy phải lấp đất kỹ và phải làm hố mới, có thể chuyển toàn bộ phần nổi đã có lắp cho hố đào mới.
Hổ x í dào chìm cải tiến có ống thông hơi (VIP) Sự thay đổi đáng kể đầu tiên về van đề vệ sinh đô thị ở các nước đang phát triển diễn ra vào đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của loại xí thùng. Vào thập kỷ 60-70, vấn đề ô nhiễm nước và vệ sinh không phải là mối quan tâm chính ở các khu đô thị. Sau đó, các loại hố xí đào chìm cải tiến có ống thông hơi, hố xí hai ngăn và hố xí hai ngăn ủ phân cải tiến có ống thông hơi mới được biết đến. Loại hố xí giới thiệu trên hình 6 .1 là loại hố xí đào khô, chìm song được cải tiến bằng cách cấu tạo thêm ống thông hơi cao có tác dụng làm giảm mùi hôi thối bên trong công trình, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong bể phân và ngăn chặn ruồi nhặng. Bảng 6.1. Các mô hình vệ sinh tại chỗ được lựa chọn sử dụng ở Việt Nam Loại
Hố xí
T ê n gọi
P h ạ m vi á p d ụ n g
G h i ch ú
Ho xí đào chìm và hố xí thùng
T h ư ờ n g d ù n g ở k h u v ự c m iề n núi, tr u n g d u nơi đ ấ t rộ n g , h iế m n ư ớ c , v ù n g c ó m ự c n ư ớ c n g ầ m thấp.
K hông dùng ờ những nơi bị n g ậ p lụt h o ặ c gần n g u ồ n n ư ớc.
Hố xí đào cài tiến có ông thông hơi (VỈP)
T h í c h h ợ p c h o c á c h ộ g ia đ ìn h m iề n núi, tr u n g d u h iế m n ư ớ c v à th u n h ậ p th ấ p , bả o đ ả m vệ sin h h ơ n h ố xí đào.
C ó th ể d ù n g c h o tr ư ờ n g h ọ c nh ỏ v ù n g cao.
Hố xí một ngân
D ù n g c h o các h ộ g ia đ ìn h có đ iề u kiện c h ậ t h ẹ p , ít đấí, th iế u n ư ớ c . T h ư ờ n g làm ờ v ù n g c ó m ự c n ư ớ c n g ầ m cao.
C ó th ô n g hơi n h ư hố xí đ à o cải tiến.
S ử d ụ n g c h o c ác v ù n g d â n c ư có n h u c ầu d ù n g p h â n b ó n ru ộ n g .
C ó th ể d ù n g c h o các hộ tậ p thể.
S ử d ụ n g ở nơi c ó đ ấ t th ấ m n ư ớ c tốt, th ư a d â n c ư , ít n g u y c a g â y ô n h iễ m n ư ớ c n g ầ m , m ứ c s ố n g k há. K h ô n g d ù n g p h â n b ó n ru ộ n g .
C ó thể d ù n g c h o trạm xá, tr ư ờ n g học, v ù n g có n g u ồ n n ư ớ c dồi dào.
S ử d ụ n g ở nơi c ó n g u ồ n n ư ớ c dồi d ào , m ứ c s ố n g k h á ( t h ư ờ n g là thị trấn , thị tứ).
C ỏ th ể d ù n g c h o cá c hộ tậ p thể. N ư ớ c xả ra có thê t ự th â m h oặc chảy v à o h ệ th ố n g c ố n g n ư ớ c chung.
khô
Hô xí hai ngân cài tiến có ong thông hơi (VIDP) Hô xí thắm dội nước (Suỉab) Hố xí ướt
Hô xi bán tự hoại (không ngân lọc) Hô xi tự hoại (có ngàn lọc hiếu khí hoặc kỵ khí) H ầ m khí b iô g a
S ử d ụ n g ở nơi c ó n g u ồ n n ư ớ c dồi d ào, m ứ c s ố n g k há, c ó đ ủ d iệ n tích, c ó điều k iệ n q u ả n lý tốt. S ử d ụ n g ở nơi d â n c ư c ó m ứ c s ổ n g k há, có c h ã n nuô i p h á t triển.
187
Lưới chắn ruổi
Nắp đậy
ống thông hơi
Nắp đậy
E2Z
HỐ chửa phân
Hình 6.1. Hố xí chìm cài tiến có ổng thông hơi (VIP).
Hố x í đào chìm cải tiến có ẳng thông hơi và tách riêng nước tiểu Hố xí VIP tách riêng nước tiểu là loại không cho nước tiểu chảy vào ngăn chứa phân. Nước tiểu được thu tách riêng và phân được ủ khoảng 6 tháng trước khi được sử dụng để bón ruộng (Hình 6.2).
ống thụng hơi
ss s s
Sơ đồ không gian của hố xí VIP
Mặt băn9 bệ
Hình 6.2. Hổ xí đào chìm cài tiến có ống thông hơi và tách riêng nước tiểu. 188
Thùng chứa nước tiểu
p -n ^ n -
/S S 7 Hố xi VIDP dạng bể tròn HỐ xí VIDP dạng bể vuông
Hĩnh 6.3. Hố xí hai ngàn cài tiến cỏ ống thông hơi (VIDP). Hố xí hai ngăn cải tiến có ống thông hơi (VIDP) Hố xí VIDP (Hình 6.3) gần giống với hố xí VIP nhưng có hai ngăn riêng biệt; một ngăn sứ dụng và một ngăn ù phân. Để công trình hoạt động tốt, phần chứa phân phải khô ráo, sạch sẽ, không có ruồi muỗi. Đây là loại hố xí khô đặc biệt, vừa sử dụng vừa ù phân tai chỗ. Loại công trình này được sử dụng từng ngăn một. Khi ngăn chứa phân thứ nhất đầy, phân ở ngăn thứ nhất được ủ kỹ trong thời gian khoảng 6 tháng sau đó được đưa đi bón ruộng. 6.1.3. Các
lo ạ i
hố xí ướt
Hố x í thấm dội nước Đây là loại hố xí sử dụng nước ở dạng đơn giàn nhất, được sừ dụng đầu tiên ở Àn Độ và còn được gọi là sulab (Hình 6.4); thường dội nước thù công, phân được chứa ở trong hố chìm, nước từ hố chứa phân sẽ tự thấm vào trong đất. Hố chứa phân được đào chìm dưới đất, xây xung quanh (hoặc gia cố bàng tre hoặc gỗ), có nắp đậy kín và có ống thông hơi. Thành và đáy hố có các lỗ thấm để nước tự thấm vào đất. Phần nổi của các loại hố xí thấm dội nước đều có cấu tạo như nhau: bệ xí và xiphông (đặt trên sàn bêtông) dẫn phân vào bể chứa.
Phần
nổi có
th ề
đặt trên phía trên hố chứa
phân. Xiphông có tác dụng ngăn mùi thoát ra từ hố chứa phân. Saư khi đi vệ sinh sẽ dội nước, phân được giữ lại trong hố, phần nước trong bể sẽ thấm dần xuống đất. 189
Hình 6.4. Cấu tạo hổ xi thấm dội nước. 1. N hà vệ sinh; 2, 3. Các bể c hứ a phân; 4. K h u vực d ự trữ nước dội.
HỐ x í bán tự hoại hay bể tự hoại klìông có ngăn ỉọc Hổ xí tự hoại truyền thống Đây là loại hố xí dội nước. Phân trong bể được xử lý nhờ tác dụng của vi sinh vật. Bùn cặn được giữ lại và lên men trong bể chứa, phần nước theo các ngăn và chảy ra ngoài. Loại bể này được gọi là bán tự hoại vì quá trình xử lý chưa triệt để, chỉ giữ lại, lên men và phân hủy phần bùn cặn không tan dễ lắng. Bể chứa phân được đào chìm dưới đất, có thể chia thành hai đến ba ngăn thông nhau, xây kín xung quanh thành bể và đáy, không cho nước thấm vào đất. Ống thông hơi được đưa lên cao trên mái nhà vệ sinh. Bể chứa phân được xây bằng gạch, đá hoặc bêtông, có thể dùng vật liệu dẻo composit khi dung tích bể chứa nhỏ. Sau khi đi vệ sinh sẽ dội nước, phân cặn được tích lũy trong bể, lắng xuống, đồng thời ở đó sẽ diễn ra quá trình lên men phân hủy cặn lắng. Phần nước sẽ chảy dần qua các ngăn lắng và qua giếng thấm. Nếu không có giếng thấm sau bể tự hoại thì nước xả ra sẽ qua rãnh thấm hoặc vào hệ thống cống thoát nước chung (Hình 6.5 b và c). 190
Nhà vệ sinh ft
Bể tự hoại
Giếng thấm
b) Nhà vẻ sinh
Bể ĩự hoại
Cống thoát nước
c) Hình 6.5. Bể tự hoại không ngcm lọc. a) Có giếng thấm; b) Nỉvớcxả ra qua rãnh thắm; c) Niỉớc xả ra hệ thống cống thoát nước chung
Hình 6.6. Be tự hoại hai vò (loại I).
a) Loại một đơỉĩ nguyên; b) Loại hai đơn nguyên 1- N găn lắng; 2- C ử a th ô n g nước; 3- Ó n g thử bùn nén/xả bùn; 4- Ó n g kiểm tra; 5- O n g thô ng hơi; 6. N gãn lẽn men; 7- Vách ngãn; 8- Ống dẫn nước đà lắng trong; 9- Ố n g dẫn nước thài vào bể.
191
B ê tự h o ạ i h a i vỏ
Bể tự hoại hai vỏ hay còn gọi là bể Ịmhoft (tên bể được lấy theo tên của nhà sáng chế người Đức), loại bể này có khả năng ngăn không cho bọt khí tiếp xúc với nước đã lang, do đó nâng cao được chất lượng nước sau xừ lý. Trên hình 6 .6 , 6.7, 6.8 thể hiện ba dạng bể tự hoại hai vỏ. b)
3)
a)
b)
3 H
L2 . 13 ....................=
L
f
n
r
1H .
r«
ĩ
t
i
7
r6
ì dẵ
3Ị
1F
♦4
1
^
1*-.
Hình 6.7. Bế tự hoại hai vó c ỏ đáy hình nón (loại II). a) Một đơn nguyên; b) Hai đơn nguyên;
Hình 6.8. Bê tự hoại hai vó có đáy hình chcp (loại III). a) Một đơn nguyên; b) Hai đơn nguyên.
I- N găn lắng; 2- Cửa thông nước ;
I- Ngăn lắng; 2- C ử a thông nước ;
3- Ô ng kiểm tra; 4- Ố ng thừ bùn nén/xả bùn;
3- Ô ng kiểm tra; 4- Ố n g thứ bùn nén/xà bùn.
5- Ngăn lên men; 6. Vách ngăn;
5- Ngăn lên men; 6. Vách ngăn; 7- Ỏ n g dẫn nưcc
7- Ố n g dẫn nước đã lăng trong;
đà lắng trong; 8- Ố n g dẫn nước thái vào bè
8- Ô ng dẫn nước thải vào bề.
Bể tự hoại với ngăn lọc hiếu khí và kỵ khí Đây là loại hố xí dội nước tối ưu nhất, là bể tự hoại (ngăn chứa, ngãn lắng và ngin lên men phân hủy cặn) được cấu tạo thêm ngăn lọc. Vật liệu trong ngăn lọc bao gồn: than, đá dăm, gạch vỡ, sỏi và các vật liệu xốp..., ngăn lọc có thể là lọc hiếu khí (Hhh 6.9) hay lọc kỵ khí (Hình 6 .10). Nước, phân vào bể tự hoại, sau đó được lắng xuống ồi qua lọc và ch ảy ra n goài.
Phải bảo dư ỡ n g và thay vật liệu lọ c định kỳ là v iệ c làm hết SIC
khó khăn. Đây là lý do tại sao bể tự hoại không ngăn lọc được sử dụng nhiều hơn bể tự hoại có ngăn lọc hiếu khí. Bể tự hoại với ngăn lọc kỵ khí được áp dụng để đạt được yìu cầu cốt đáy ống xả nước từ bể tự hoại cao hơn so với ngoài đường phố (Hình 6 .10).
192
X . Vật liệu iọc
Hình 6,9. De tự hoại với ngân lọc hiếu khí. B -B
Xirt
" 1 J tt
Hình 6.11. Bê tự hoại nhiêu vách ngăn với ngcm lọc kỵ khí. 1. Ố ng dẫn nước vào; 2. Ố ng dẫn nước ra; 3. C ử a thu cặn; 4. C ử a thông nước; 5. V ật liệu lọc; 6. Ngăn chứa; 7, 8. Ngăn láng; 9, 10. N găn lọc 1,2; 11. Cừa thông hơi; 12. Sàn B T C T đ ỡ vật liệu lọc
Trên hình 6 .11 thể hiện bể tự hoại nhiều vách ngăn với ngăn lọc kỵ khí (BASTAF).
Sử dụng và vận hành Hổ xí đào chìm cái tiến cỏ ống thông hơi (VIP): Nói chung, diện tích một công trình khoảng 0,8+1,0 m2, sâu 1,(H1,2 m, như được mô tả tại mục 6 .1.2. Sàn bêtông cốt thép đỡ bệ ngồi và ống thông hơi được đưa cao lên mái nhà vệ sinh. Neu có điều kiện địa chất tốt, hố nên đặt chìm dưới đất; nếu không, phải đặt nổi hố trên mặt đất. Thành hổ được xây bằng gạch, thành phía sau hố chứa phân có 193
một cửa để hút cặn đã lên men. Như đã đề cập ở trên, vào thập kỷ 60, hố xí đào chìm cải tiến có ống thông hơi tách riêng nước tiểu đă bắt đầu được sử dụng. Hố x í hai ngăn cải tiến có ổng thông hơi (VIDP): Diện tích lớn hơn hố xí VIP (1,2-5-1,4 m2), độ sâu bằng hố xí VIP.
Các quả trình xử lý nước thải trong bể tự hoại Trong bể tự hoại diễn ra các quá trình xử lý nước thải cơ bản như lấng cặn, lên men bùn cặn và ổn định nước thải. Các loại nước thải và chất thải đưa vào bể chủ yếu có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt và được thu gom từ các nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc nhà bếp. Do thời gian nước lưu lại trong bể lớn và vận tốc dòng chảy nhỏ, phần lớn các loại bùn cặn được giữ lại trong bể. Hiệu quả lắng nước thải có thể đạt tới 55-^60%. Sau một thời gian lưu giữ, các chất hữu cơ trong bùn cặn sẽ lên men trong điều kiện kỵ khí. Do bể làm việc không ổn định và bùn cặn không được xáo trộn, quá trình lên men trong bể chủ yếu là lên men axit và hình thành lượng khí không hòa tan như CH4 hoặc hòa tan ít như H2S. Các khí này nổi lên kéo theo cặn lơ lừng cùng một số các thành phần dầu mỡ có trong nước thải làm tạo thành lớp váng nổi trên bề mặt nước. Lớp váng này ngày càng dày và có thể gây nhiễm bẩn trở lại nước thải. 6.2. CÁC CHỈ TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN
t h iế t k ê
6.2.1. Be tự hoại
Bế tự hoại truyền thống Bể tự hoại truyền thống dùng để xử lý nước thải sinh hoạt cho một hoặc nhiều hộ gia đình. Nước sau khi qua bể tự hoại có thể qua ngăn lọc hiếu khí với lớp cát thấm lọc, giếng thấm, hồ sinh học,... Bể tự hoại truyền thống có thể tích 1,5+25 hoặc thậm chí đến 50m3; Đường kính ống vào bể tối thiểu là 100 mm với độ dốc tối thiểu 0,03. Đường kính ống thông hơi là 75-H00 mm. số ngăn trong bể tự hoại truyền thống có thể lấy như sau: ■ Một ngăn khi lưu lượng nước thải sinh hoạt (Q) nhỏ hom 1 m 3/n gđ ; * Hai ngăn khi lưu lượng nước thải sinh hoạt (Q) nhỏ hơn 10 m3/ngđ (ngăn thứ nhất có dung tích bằng 75% tổng dung tích bể, ngăn thứ hai có dung tích bằng 25% tổng dung tích bể); ■ Ba ngăn khi lưu lượng nước thải sinh hoạt (Q) nhỏ hơn 25 m3/ngày (ngăn thứ nhất có dung tích bằng 50% tổng dung tích bể, ngăn thứ hai và ngăn thứ ba có dung tích mỗi ngăn bằng 25% tổng dung tích bể). Trên bảng 6.2 nêu các giá trị dung tích bể tự hoại truyền thống dựa trên số hộ gia đình. 194
Bảng 6.2. Dung tích bể tự hoại truyền thống D u n g t í c h tố i t h i ể u ( m 3)
SỐ h ộ g i a . đ ì n h 1 hoặc 2
3 ,0
5 hoặc 6
5,5
N h iề u h ộ g ia đ ìn h
7,5 + 13
Bể tự hoại thường được xây bằng gạch, bêtông cốt thép, composit... có mặt bằng dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn. Bẻ thường chia thành hai hoặc ba ngăn. Ngăn đầu tiên có chiều rộng tối thiểu 0,9 m, chiều dài tối thiểu 1,5 m. Chiều sâu của bể từ 1,2 đến 1,8 m. Be tự hoại được thiết kế đảm bảo các yêu cầu như: dễ hút cặn, dễ kiểm tra thông tắc, có cửa thông hơi cho các ngăn và ống thông hơi cho toàn bể. Dung tích bể tự hoại có thể xác định như sau: ■ Khi lưu lượng nước thải nhỏ hơn 5 m3/ngày thì dung tích bể w sẽ là:
w= 1,5 Q
(6.1)
■ Khi lưu lượng nước thải lớn hơn 5 m3/ngày thì dung tích bể w sẽ là: w = 0,75 Q + 4,25
(6.2)
Dung tích ngăn chứa cặn ( wc) được xác định theo công thức sau: =
\a.T.(100-P ,).b.c.N } J. 1 (1 0 0 -p2). 1000]
(6.3)
Trong đó: a -
lượng cặn trung b ìn h củ a m ột n g ư ờ i thải ra m ộ t n g à y , c ó th ể lấy: a = 0,5 + 0,8 L/ng. ngđ;
b - hệ số kể đến sự giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%), b = 0,7; c - hệ số kể đến việc cần lưu lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn nhằm giữ lại vi sinh vật giúp cho quá trình lên men cặn được nhanh chóng, dễ dàng, (để lại 2 0 %), c = 1 ,2 ; T —thời gian giữa hai lần hút cặn, T = 360
720 ngày;
P i , P j - Độ ẩm cặn tươi và cặn đã lên men, tương ứng là 95% và 90%; N - Số người sử dụng bể. Các công trình xử lý nước thải tiếp theo của bể tự hoại có thể là ngăn lọc hiếu khí, kị khí, giếng thấm, bãi lọc ngầm, hồ sinh học, kênh oxy hóa tuần hoàn... Nước thải sau bể có lưu lượng ổn định nên lưu lượng tính toán của các công trình tiếp theo thông thường là lưu lượng trung bình. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, sau ba tháng bùn đã được lên men. Vì vậy từ 3 đến 6 tháng nên hút bùn cặn khỏi bể tự hoại. Lượng bùn cặn giữ lại sau mỗi lần hút là 2 0 % tổng thể tích bùn cặn. 195
Bảng 6.3. Các thông số kỹ thuật và kích thước của bể tự hoại hai vỏ (loại 1) Lưu lượng trung bình ngđ Q (m 3)
D un g tích m á n g lắng w lini, ( m 3)
Dung tích ngăn lẽn men bùn cặn W |ẽ n men
)
D ung tích lớp m à n g chất nồi W K, (m 3)
T ổ n g thể tích hữu ích w „ (m 3)
Kích thước ghi trên hìn
HRT (ngđ)
SỐ ngăn (n K)
L
//
h
Bể tự hoại hai vò loại một đom nguyên 0,75
1,5
0,375
0,563
2,81
3,75
]
1,0
-
-
4,5
9,0
2,10
3,2
16,40
3,64
3
5,6
2,8
1,4
3
3,7
1,7
1,0
j
7,4
3,7
1,85
3
9,4
4,7 .
2,35
Bề tự hoại hai vỏ loại hai đơn nguyên 6,0
12,0
2,76
4,12
21,64
3,62
1 2 ,0
24,0
5,55
8,35
43,45
3,62
15,0
30,0
7,10
10,6
54,80
3,65
-1
V acilenco A.I.
Bảng 6.4. Các thông sô kỹ thuật và kích thước của bể tự hoại hai vỏ (loạỉ 2)
ưu lượng N T D u ng tích m á n g lắng tru ng bình W lảJ ( m 3) ngđ Q (m 3)
D u ng tích ngăn lên m en bùn cặn W|ẻn men (m )
D ung tích lớp m à n g chất nổi W K, (m 3)
T ổ n g thề tích hữu ích Wị, ( m 3)
HRT (ngđ)
Số ngăn (ntT)
Kích th ư ớc ghi trên (m)
L
U
h
Bể tự hoại hai vỏ loại một đơn nguyên 0,75
1,265
0,147
0,715
2,397
3,2
4,5
7,65
2,42
4,30
14,37
3,2
-
1,1
-
3
6,6
3,3
3,07
3
5,2
2,6
1,
-í
•*»
1,6
Bể tự hoại hai vò loại hai đ ơ n nguyên 6,0
12,0
2,76
3,64
18,40
12,0
24,0
5,50
8,40
37,90
3,15
3
10,4
5,2
2,6
15,0
30,0
6,8
10,4
47,2
3,15
3
12,8
6,4
3,2
V acilenco A.I.
Bảng 6.5. Các ỉhỏng sô kỹ thuật và kích thước của bẻ tự hoại hai vỏ (loại 3) L ư u lư ợ n g
D u n g tích
D u n g tích n g á n
N T tru n g
m á n g lắng
binh n g đ Q ( m 3)
D u n g tích
T ổ n g thể
lên m e n b ùn c ặ n
lớp m à n g
tích h ữ u
HRT
W|cn men (m )
c h ấ t nổi W K,
w„
(n g đ )
ích
( m 3)
( n r 1)
Số ngăn
K íc h th ư ớ c ghi trên h ì (m )
(ntT)
L
(m-1)
//
h
B e tự hoại hai vò loại m ộ t đ ơ n n g u y ê n 0,75
1,23
0,41
0,81
2,4 5
3,23
1
0,9
0,9
4,5
7,45
2,4 5
4,9
14,8
3,28
3
5,45
2,25
1,1
-
B e t ự ho ại hai v ỏ loại hai đ ơ n n g u y ê n 6 ,0
14,4
2 ,7 6
6,05
23,21
3,88
3
5,2
2,6
1,3
12,0
2 8 ,6
5,53
12,3
4 6 ,4 3
3 ,8 6
3
10,4
5,2
2,6
15,0
3 5 ,7
6,9
15,2
57,8
3,8 6
3
13,0
6,5
3,25
V acilenco A.I.
Bảng 6 .6 . Dung tích của bể lọc kỵ khí và bể BASTAF theo số người bể phục vụ
L ư u lư ợ n g
r u n g b ìn h ( L /n g đ )
ọ
L ư u lư ợ n g
Dung
n ư ớ c thải từ
tích n£»ăn
k h u vệ sinh
lá n e V
Q w c (L /n g đ )
(L)
Số n g ă n kỵ khí
Tổng
Số
Tồng dung
d u n g tích
ngăn
tíc h n g ă n
n g ă n kỵ
lọc kỵ
lọc kỵ khí
k h í(L )
khí
(L )
T ồ n g d u n g tích Tổng dung
h ữ u ích kể c ả
tích h ữ u ích
d u n g tích các
wt ( m 3)
vách ngăn (m )
Vị
Du
bể t
một
(m V
600
160
4 27
4
427
2
213
1,07
1,49
0
1500
400
1067
4
1067
2
533
2 ,6 7
3,73
0
3000
8 00
1600
4
213 3
2
1067
4 ,8 0
6 ,7 2
15000
4000
5333
3
8000
2
53 3 3
18,67
2 6 ,1 3
Anh N . v , N h u e T.H
0
Be tự \ hoại « hai vỏ Bể tự hoại hai vỏ gồm hai phần riêng biệt được ngăn bởi đáy nghiêng: phần trên của bể là máng lắng, phần dưới của bể là ngăn chứa và lên men bùn cặn. Bùn cặn trong máng sẽ lắng xuống đáy nghiêng và roi xuống ngăn chứa và lên men bùn. Bể có một ống xả bùn đường kính 150-200 mm. Bố trí đáy nghiêng để tránh cho nước đã lắng khỏi bị nhiễm bẩn bởi các sản phẩm thối rữa nổi lên (cặn nổi, bọt khí) trong quá trình lên men. Be tự hoại hai vỏ có thể thiết kế như sau: ■ Dung tích hữu ích tối thiểu gấp 2,5 -ỉ- 3 lần lưu lượng nước thải trong một ngày. ■ Lượng bùn cặn đã lắng của một người trong một ngày: 1,2 + 2 L/người. Độ ẩm của bùn cặn tươi là 97,5%, của bùn cặn đã lên men là 9(H92%. ■ Hệ số tính đến lượng cặn giảm do lên men: khoảng 50%. Thể tích ngăn bùn t;nh cho một người trong một ngày: 0,1875 L. ■ Nhu cầu dùng nước cho một người trong một ngày: 150^-200 L/ngđ. ■ Số người sử d ụ n g bể : 5 -í- 100 người. ■ Thời gian lưu nước (HRT) trong máng lắng: 1,5^2,5 ngđ. ■ Thể tích tổng cộng của ngăn chứa và lên men bùn cặn: ớ,/5 7 J x ^ x 3 ốj _
------- m o --------(m >
(64)
Chiêu cao lớp bùn đã lên men: w F
(6 5)
Trong đó: F —diện tích mặt bằng của bể. ■ Thể tích của ngăn lắng được tính toán không nhỏ hơn hai lần lưu lượng nước thải trong một ngày. ■ Chiều cao hữu ích của bể: 2,2+2,5 m ■ Chiều rộng một bể: 1,5 m. Có ba loại bể tự hoại hai vỏ: <• Loại I (Bảng 6.3, hình 6 .6 ) với đáy bể phẳng và đáy máng lắng nghiêng 45° ( ỉ o với mặt phẳng nằm ngang) được sử dụng để xử lý nước thải chứa xà phòng. Loại II (Bảng 6.4, hình 6.7) với đáy bể nghiêng và đáy máng nghiêng, được ;ử dụng để xừ lý nước thải có thành phần xà phòng chiếm khoảng 50% tổng lượig nước thải. Loại này có thể sử dụng ở nơi có nền đất khô và ướt. -ộ- Loại III {Bảng 6.5, hình 6 .8 ) với đáy bể nghiêng và đáy máng nghiêng 60° (so vyi mặt phẳng nằm ngang), được sử dụng để xử lý nước thải có thành phần xà phòỉg chiếm khoảng 50% tổng lượng nước thải. Loại này có thể sử dụng ở nơi có nén đất khô và ướt. Loại III cũng có thể dùng để xử lý nước thải bệnh viện. 198
Khi lưu lượng nước thài nhỏ hơn 5 m3/ngđ, nên sừ dụng loại bể một đơn nguyên chia thành 1, 2 hoặc 3 ngăn dọc chiều dòng chảy. Khi lưu lượng nước thải từ 5 đến 15 m 3/ngđ, nên sử dụng loại bể hai đơn nguyên. Kích thước cùa bể và các sơ đồ công nghệ được giới hạn với bội số 10. Đe xây dựng nhanh chóng, nên sản xuất hàng loạt các bê bằng bêtông cốt thép đúc sẵn hoặc bằng vật liệu composite. Chiều dài của bể là thông số có thể thay đổi. 6.2.2. Be tự hoại có ngăn lọc hiếu khí Bể tự hoại có ngăn lọc hiếu khí gồm có ngăn chứa, lắng, ỉên men phân hủy cặn như đã giới thiệu trong phần bể tự hoại truyền thống ờ trên, và cấu tạo thêm ngăn lọc hiếu khí. Trong ngăn lọc hiếu khí gồm bốn lóp lọc có chiều dày tối thiểu 600 mm (mỗi lóp dày 150 mm). Các lóp vật liệu lọc là gạch đá vỡ, sỏi, than hoặc chất dẻo. Kích thước của các hạt vật liệu lọc như sau (lóp 1 là lớp dưới cùng đến lóp 4 là lóp trên cùng): Lóp 1 (50-Ỉ-30 mm), lớp 2 (35^-25 mm), lớp 3 (25-H5 mm) và lóp 4 (15+10 mm). 6.2.3. Bể tự hoại nhiều vách với ngăn lọc kỵ khí (BASTAF) Lọc kỵ khỉ: cấu tạo của các lóp lọc kỵ khí tương tự như lớp lọc hiếu khí. Chỉ khác nhau ở chỗ ống xả đặt cao hơn bề mặt các lớp vật liệu lọc. BASTAF: Tỷ lệ giữa lượng chất hữu cơ trong nước thải trên đơn vị sinh khối theo ngày (F/M) = 0,24 -í- 0,31 g COD/g v ss.n g đ và tảilượng chất hữu cơ (OLR) = 0 ,3 5 -ỉ0,92 gCOD/L.ngđ. Hiệu suất xử lý trung bình như sau: BOD 5(64,39%), COD (64,71%), và s s (78,84%). Các chỉ tiêu thiết kế bể BASTAF như sau: ■ Vận tốc dòng hướng lên trong các n găn lọc:
V
= 0,3 m/h;
■ HRT trong ngăn lắng: 12+24 h; ■ HRT trong các khoang có vách ngăn: 36^-48 h; ■ HRT trong ngăn lọc kỵ khí: 12+24 h. Trong bảng 6.6 nêu dung tích tính toán của bể BASTAF phụ thụộc vào số người sử dụng bể. Để xử lý nước đen từ nhà vệ sinh, kiến nghị sử dụng sơ đồ bể BASTAF sau: N g ă n ch ứ a và lăn g bùn cặn
,
\
“7
3 đến 4 ngăn kỵ khí
\
“7
2 n g ă n lọc k ỵ k h í d ù n g x i th a n
6.2.4. Giếng thấm Giếng thấm là công trình trong đó nước thải được xử lý bằng phương pháp lọc qua lóp cát, sỏi và phân hủy kị khí các chất hữu cơ được hấp phụ trên lóp cát sỏi đó. Nước thải sau khi xử lý được thấm vào đất. Do thời gian nước lưu lại trong đất lâu, các loại vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hầu hết. Đẻ đảm bảo cho giếng hoạt động bình thường, nước thải phải 199
được xừ lý bằng phương pháp lẳng trong bể tự hoại hoặc bể lắng hai vỏ. Giếng thấm cũng chỉ được sử dụng khi mực nước ngầm trong đất sâu hơn 1,5 m để đảm bảo được hiệu quá thấm lọc cũng như không gây ô nhiễm nước dưới đất. Các loại đất phải dễ thấm nước, từ 34 L/m2.ngđ đến 208 L/m2.ngđ. Trên hình 6.12 thể hiện sơ đồ cấu tạo giếng thấm dạng hình tròn trên mặt bằng, đường kính tối thiểu 1,2 m, được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông cốt thép. Giếng thấm cũng có thể được lắp đật bằng các đoạn ống bê tông. Thành giếng bê tông có bề dày tối thiểu 100 mm, móng được đổ bê tông vững chắc. Diện tích giếng thấm được xác định dựa vào loại đất và loại đối tượng thoát nước.
Diện tích thấm tính toán là tổng diện tích bề mặt thành giếng ở phần thấm nước và đáy giếng. Bảng 6.7 nêu tải lượng thủy lực trên mỗi đon vị diện tích thấm. Giếng thấm được lót sỏi, đá dăm... cỡ nhỏ dần từ dưới lên. Lớp trên cùng được đổ bàng cát mịn và sử dụng tấm chắn để chống xói nước. Xung quanh giếng đổ thêm sỏi để tăng khả năng thấm nước của giếng. Việc súc rửa giếng được thực hiện qua ống thoát nước hoặc dùng ống thông hơi riêng. Bảng 6.7. Khả năng thấm lọc của các loại vật liệu Loại đất
K h ả n ă n g t h ấ m lọ c ( L / m 2.n g đ )
Cát
80
C á t p h a sé t
40
6.2.5. Bãi lọc ngầm Nếu mực nước ngầm cao và không thể xây dựng giếng thấm thì có thể xây dựng bãi lọc ngầm. Nước thải cần được lắng sơ bộ bằng các công trình xử lý cơ học trước khi tới 200
bãi lọc ngầm. Khi nước thải tới băi lọc ngầm, các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ vào đất theo con đường thấm lọc, sau đó được ôxy hóa sinh hóa. Thông thường quá trình ôxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ diễn ra trong lớp đất ở trên và quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ diễn ra trong lóp đất phía dưới. Do lórp đất khá mỏng (từ 0,6 đến 0,9 m) nên rễ cây hấp thụ một lượng lớn nước thải và chỉ một lượng nhỏ nước thải thấm vào đất. Hoạt động cùa các loại cây cũng góp phần cung cấp ôxy cho đất. Trong bảng 6.8 nêu các thông số thiết kế của bãi lọc ngầm. Diện tích hữu ích của bãi lọc ngầm phụ thuộc vào từng loại đất. B ả n g 6.8. C á c thông sỏ thiết kẻ' bãi !ọ c ngầm G i á trị T h ô n g số th i ế t ké T ố i th iể u
Tối đa
S ố tu y ến ố n g p h â n phối nước
1
C h iề u dài m ỗ i tu y ế n ong, (m )
-
30
0 ,4 6
0 ,9
K h o ắ n g c á c h g i ữ a c á c t u y ế n ố n g , (m )
1,8
-
Đ ộ d à y l ớ p đ ấ t p h ù tr ê n ố n g , ( m m )
300
-
N gang bằng
25
Đ ộ d à y lớ p v ậ t liệu lọc d ư ớ i ố n g p h â n phối n ư ớ c , ( m m )
300
-
Đ ộ d à y lớ p v ậ t liệu lọc trê n ố n g p h â n phối n ư ớ c , ( m m )
50
-
C h iề u r ộ n g đ á y hào, (m )
Đ ộ d ố c các tu y ế n hào, (m m /m )
KOTnr Công suất 20m /h A -A Mương phân phối Bể tự hoại
Ar
WM
Ống thỏng hơi
nnrx
i
U -
Xiphông
Bể tự hoai iại [ Mương phân phối
■UL
Mạng lưới phân phối
oM°£õg°g°£°.
I I
ống thông hơi
Mang lưới phân phối
„ 0 - 0 - 0 : o^o^o
Si
Hình 6.13. Sơ đồ cấu tạo bãi lọc ngầm XLNT. Trên hình 6.13 mô tả cấu tạo hệ thống bãi lọc ngầm bao gồm hệ thống phân phối nước thải và hệ thống thu nước. Trên bãi lọc ngầm có bố trí ống thông hơi. Hệ thống phân phối bố trí trong hào và cao hơn mực nước ngầm tối thiểu 1 m. Hình 6.14 mô tả hệ thống xử lý nước thải tại chỗ gồm bể tự hoại và bãi lọc ngầm. 201
Hố ga phân
%
y il
lt'fT lS *
Bãi lọc ngầm
Độ dốc> 1%
^ Bể tư hoai
Hình ố-14. XLNT tại cho bằng hệ thống bể tự hoại và bõi lọc ngầm. 6.2.1. Bể bioga Tại các nước đang phát triển có nhiều chuồng trại chăn nuôi gia súc. Bể khí sinh học có thể xừ lý nước thải từ các ehuồng trại này (Hình 6.15).
Chuồng trại chăn nuôi
'1
ống dẫn khí tới bếp đun
Hố lọc ’
Van xả Bể biôgia bằng composite L = 3000mm, D = 1000mm MẶT BẰNG B Ể BIOGA
+ 2.10
Bề biổgia bằng composite L=3000 mm,D=1000 mm ống dẫn nước thải từ chuóng trại
♦0.40
T 2-2
ống dẵn khí tơid bếp đun
Hố lọc
Gạch xây Bể biCgia bằng composite L=3000 iìim,D=1000 mm MẬT CẮT B Ể BIOGA
Hình 6.15. Sơ đồ cấu tạo bể khỉ sinh học Biôga. 202
'Van xả
6.3. VỆ SINH SINH TH Á I
Vệ sinh sinh thái dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: - Ngăn ngừa ô nhiễm hơn là thực hiện xừ lý ô nhiễm sau khi đã xẩy ra; - Tách riêng nước tiểu và phân; - Sử dụng các sản phẩm một cách an toàn để phục vụ cho nông nghiệp, cây trồng. Nước tiểu và phân được tách riêng, chứa và xử lý riêng để loại bỏ những sinh vật gây bệnh, rồi sau đó đưa đi sử dụng. Các chất dinh dưỡng chứa trong phân và nước tiểu có thể xử lý hay tái chế và sử dụng trong nông nghiệp. Một bộ phận quan trọng của vệ sinh sinh thái là hố xí để phân chia và lưu giữ riêng nước tiểu và phân trước khi thu hồi và tái sử dụng. Thông thường phân có chứa các tác nhân gây bệnh nhiều hơn là nước tiểu. Vì vậy phân phải được xử lý bằng các phương pháp làm khô và phân hủy. Việc khử nước hay làm khô phân sẽ rất đơn giản nếu nó không bị trộn lẫn với nước tiểu và nước. Khi phân bị phân hủy hay ỉên men kỵ khí thì các tác nhân gây bệnh trong đó như virus (siêu vi khuẩn), vi khuẩn và trứng giun sỗ bị tiêu diệt. Chi sau khi phân hủy thì phân mới có thể tái sử dụng. Nước tiểu tương đối an toàn, chi cần chứa một thời gian ngắn thì có thể sử dụng trong nông nghiệp. Nước tiểu chứa một lượng đáng kể nitơ, phôtpho và kali là những chất bón rất quý cho cây trồng. Khái niệm vệ sinh sinh thái là một chu trình khép kín của các chất dinh dưỡng chứa trong nước thải với hoạt động nông nghiệp. Ngoài việc cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp, vệ sinh sinh thái còn góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm địa phương, một vấn đề rất quan trọng trong nhiều nước đang phát triển. Do đó, cách tiếp cận mới này được gọi là "vệ sinh sinh thái", viết tắt là "Eco-San". Nước tiểu và phân được tách riêng, lưu giữ và xử lý sư bộ, sau đó, nếu cần thiết, lại tiếp tục được xử lý tập trung cho đến khi không còn các vi khuẩn gây bệnh. Các chất dinh dưỡng còn lại trong phân bùn được tái chế và sử dụng trong nông nghiệp. Đặc điểm của vệ sinh sinh thái là tách riêng và lưu giữ các chất thải từ người (nước tiểu và phân) trước khi xử lý và tái sử dụng chúng. Phân người thường chứa nhiều tác nhân gây bệnh hơn so vói nước tiểu. Do đó, cần xử lý phân bằng các phương pháp khử nước và ủ phân. Hố xí đào chìm cải tiến có ống thông hơi và tách riêng nước tiểu (Hình 6.2) và hố xí hai ngăn cải tiến có ống thông hơi (VIDP) được sử dụng ở Việt Nam, sau đó là ở Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển khác là các ví dụ điển hình về vệ sinh sinh thái. Ờ các quốc gia phát triển, như Thuỵ Điển và các quốc gia vùng Bắc Âu, đã phát triển nhiều loại xí khác nhau có thể tách riêng nước tiểu, ủ phân và lưu giữ nước tiểu. Nếu nhận thức và thực hiện được vệ sinh sinh th ái, thì sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đối 203
với môi trường, nông nghiệp, các hộ gia đình và các khu đô thị. Trong mồi hệ thống vệ sinh sinh thái, cần thực hiện việc tách riêng và xử lý kỵ khí hiệu quả các loại chất thải này. Vì vậy, đây không chỉ là quá trình sản xuất năng lượng ở dạng khí sinh học. mà còn đảm bảo được quá trình tái sử dụng chất dinh dưỡng hợp vệ sinh, và hơn nữa là bào vệ tài nguyên nước. Phân bùn có thể phân hủy được trong bể phân hủy và tạo ra khí sinh học. Nước tiêu không tạo ra bất kỳ loại khí sinh học nào. Vì vậy việc tách riêng các chất thải có thể là một giải pháp có giá trị để nâng cấp các hệ thống vệ sinh. Không như các hệ thống vệ sinh truyền thống, các hệ thống vệ sinh sinh thái không chỉ kiểm soát trực tiếp các rủi ro về mặt vệ sinh đối với dân cư mà còn bảo vệ được mòi trường thiên nhiên. Trong quá trình hình thành các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng dồi dào cho nông nghiệp, bảo quản được phân bón và bảo đàn được vấn đề an toàn thực phẩm lâu dài. Trong thực tế, chiến lược vệ sinh sinh thái được áp dụng rộng rãi cho việc thu gom và xử lý riêng phân, nước tiểu và nước xám làm giảm thiểu mức độ tiêu thụ nước ãn uống sinh hoạt và có thể xử lý riêng nước thải với chi phí thấp để tái sử dụng trong viéc cải tạo đất, làm phân bón, làm nước tưới tiêu hoặc bổ cập nguồn nước ngầm. Các hệ thống vệ sinh sinh thái bền vững khôi phục đáng kể sự cân bằng tự nhiên giữa lượng chất dinh dưỡng bài tiết từ mỗi người trong một năm và nhu cầu tạo ra lương thực thực phẩm cho chính họ, vì vậy có thể hỗ trợ đáng kể trong việc bảo tồn các loại tài nguyên có thể cạn kiệt. Trong điều kiện lý tưởng, các hệ thống vệ sinh sinh thái bén vững có thể phục hồi các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng và năng lượng :ừ nước thải sinh hoạt và chất thải hữu cơ của các hộ gia đình và tái sử dụng sản phẩm cua chính họ trong nông nghiệp. Bằng cách này, có thể hồ trợ việc bảo quản phân bón 'à bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm lâu dài. Heinz-Peter Mang, người thực hiện dự án vệ sinh sinh thái ở Trung Quốc, đă chia sẻ một số kinh nghiệm bổ ích trong việc tách riêng các chất và đưa ra các ví dụ v ề CÍC thành phần vệ sinh sinh thái có thể áp dụng được (Hình 6.16). Ví dụ về một hệ thống vệ sinh sinh thái phù hợp bằng quá trình lên men klô [Heinz-Peter Mang]: Các hố xí không dội nước với việc tách riêng nước tiểu được lắp đặt trong các hộ ga đình và các khu công cộng. Phân nên được rắc với tro và thu vào các thùng hoặc túi (ó khả năng phân hủy sinh học. Trong mỗi trạm lưu giữ trung gian, các chất thải sinh họ;, phân và các chất có thể phân hủy sinh học khác từ các khu dân cư và các khu vực nôtg nghiệp cũng được lưu giữ ở đây, quá trình lưu giữ được kết hợp với quá trình lên mtn khô; quá trình phân hủy sơ bộ làm cho độ pH tăng và diễn ra quá trình làm khô. Nưcc tiểu được thu tách riêng trong các thùng chứa và được lun giữ lại. Các khu dân cư đô tiị có rất ít đất vườn và nhu cầu phân bón không nhiều, vì vậy việc kết hợp với các traig trại, các vườn trồng hoa, hoặc các công viên là khá phù hợp để tiêu thụ phân bón. CiC 204
đối tượng này có nhu cầu về phân bón và do đó không có vấn đề gì khi tận dụng các sản phẩm đã xừ lý sinh học: các chất hừu cơ để cải tạo đất và các chất dinh dưỡng nhằm phát triển cây trồng.
DÒNG
Tưới tái X Ử LÝ
Lưu giữ
ủ kỵ khí
sử dụng,
Lọc X L,
ủ phân hủy
hay
phai trộn
bổ sung
sinh học
kỵ khí
làm khô
với rác HC
nước ngắm
j
V Phân bón TÁI S ử DỤNG
khô hay ướt
V
V Tưới tái sừ dụng,
C ấp nước,
Khí sinh học, cải ỉao đất
bổ sung
nước ngắm
bổ sung
nước ngấm
Hình 6.16. Tách các dòng vật chất và các vi dụ về cảc
thành phần vệ sinh sinh thái có thể áp dụng [Heinz-Peter Mang]. Trong vận hành thực tiễn, phân được thu gom đã làm khô và phân hủy một phần được trộn với rác hữu cơ thích hợp khác để lên men khô (rác từ việc cắt cỏ, lá cây rụng, phân gia súc, rơm, chất thải sinh học, thức ăn thừa). Các chất hồ trợ lẫn nhau về chất lượng; qua đó các chất cùng phân hủy với nhau và diễn ra quá trình lên men tối ưu. Các chỉ tiêu quan trọng cho việc lên men khô như: chất hữu cơ khô, giá trị pH, tỉ lệ C/N, thế ôxy hoá khử, các axit béo dễ bay hơi, độ ẩm, độ axit và độ kiềm, cấu trúc các chất. Quá trình lên men khô, khi phần lõi của hệ thống được phân hủy, đồng nhất và tạo thành phân bón, được sử dụng để bón ruộng và vườn trong một vòng khép kín nhỏ cho các chất dinh dương và chất hữu cơ. Khí sinh học có thể sử dụng trực tiếp để đốt (nấu nướng, thắp sáng, đốt nóng, làm nguội) hoặc cùng sừ dụng trong các nhà máy điện và sản phẩm nung. Nước tiểu bổ sung được thu gom và lưu giữ trong 6 tháng và có thể làm nguồn phân bón bổ sung. 205
Các tác giả ở Trung Quốc cũng đã thực hiện nghiên cứu "Kinh nghiệm trong việc cài thiện giá trị phân ủ bằng cách làm giàu với nước tiểu" và dẫn đến các kết luận sau: Việc làm giàu phân ủ từ chất thải sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy sinh học hoặc từ chất thải của người sẽ cải thiện thành phần dinh dưỡng của phân ủ. Các công nghệ và kirứi nghiệm đã khẳng định thực tế này. Các kết quả tính toán của Trung Quốc đã chứng minh giá trị kinh tế của nước tiểu đã qua lưu giữ và xừ lý dùng làm phân bón. Tay nhiên, bên cạnh tính họp lý của việc kiểm soát và lưu giữ nước tiểu đã qua xử lý, sẽ nảy sinh các vấn đề về văn hoá - xà hội khi mọi người bắt đầu ủ phân và sử dụng nước tiếu làm phân bón. 6.4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG Việc vận hành và bảo dưỡng các công trình xử lý nước thải được trình bày trong bảng 6.9. Bảng 6.9. Vận hành và bảo dưỡng các công trình XLNT tại chỗ T ê n c á c c ô n g tr ìn h 1. H ố x í đ à o c h ì m
V ận hành và bảo dư ỡng P h ả i q u é t d ọ n t h ư ờ n g x u y ê n , đ i v ệ s in h x o n g p h ả i đ ậ y n ấ p . K h i h ố đ ầ y , lấp h ố k ỹ b ằ n g đ ấ t v à đ à o h ố k h á c đ ể ù p h â n . K i ể m tr a t h ư ờ n g x u y ê n đ ộ v ữ n g c h ắ c c ủ a s à n đ ỡ - b ệ n g ồ i t r á n h s ậ p đ ) sàn đờ. C hỉ sử d ụ n g phân cho bón ru ộ n g khi đã ù kỹ (từ 6 th á n g đến 1 năm ).
2. HỐ x í V I P : lo ại
P h ả i q u é t d ọ n t h ư ờ n g x u y ê n , đ i v ệ s in h x o n g p h ả i đ ậ y n ắ p .
không
K i ể m t r a t h ư ờ n g x u y ê n đ ộ v ừ n g c h ắ c c ủ a s à n đ ỡ , b ệ n g ồ i t r á n h sậ[,
tá c h
riên g
n ư ớ c tiể u
đổ sàn đỡ. K i ể m t r a đ ộ k ín k h ít g i ữ a s à n đ ờ v à h ố c h ử a p h â n . B à o d ư ỡ n g , k iể m
tra , là m v ệ s in h ố n g t h ô n g h ơ i v à lư ớ i c h ẳ i
ruồi m uỗi. K h i h ố đ ầ y , lấ p h ố k ỳ b ằ n g đ ấ t v à đ à o h ố k h á c . C hỉ sử d ụ n g phân cho bón ru ộ n g khi đã ủ kỹ (từ 6 th án g đến 1 năm ). 3. H ố XI V I P : lo ại không
tách
n ư ớ c tiể u
riêng
P h ả i q u é t d ọ n t h ư ờ n g x u y ê n , đi v ệ s in h x o n g p h ả i đ ậ y n ắ p . K i ể m t r a t h ư ờ n g x u y ê n đ ộ v ữ n g c h ắ c c ủ a s à n đ ỡ , b ệ n g ồ i t r á n h sậ |, đ ổ s à n đờ . K i ể m tr a đ ộ k ín k h ít g i ữ a s à n đ ỡ v à h ố c h ứ a p h â n . B ả o d ư ỡ n g , k i ể m tr a , là m v ệ s in h ố n g t h ô n g h ơ i v à lư ớ i c h ắ n riúi m u ỗ i. K h i h ố đ ầ y , lấ p h ố k ỹ b ằ n g đ ấ t v à đ à o h ố k h á c . C hỉ sử d ụ n g p h â n ch o b ó n ru ộ n g khi đã ù kỹ (từ 6 th á n g đến 1 năm ).
206
Bảng 6.9 (tiếp theo) V ận hành và bào d ư ờ n g
T ê n c á c c ô n g t r in h 4. H ố V IP : Loại tách
P h ả i q u é t d ọ n t h ư ờ n g x u y ê n , đi v ệ s in h x o n g p h ả i đ ậ y n ấ p .
r i ê n g n ư ớ c tiể u x â y
K i ề m t r a đ ộ k ín k h ít c ủ a h ố c h ứ a p h â n , b ịt k ín c á c c h ỗ n ứ t h ờ n ế u có.
b ăng gạch
K h i h ố đ ầ y , lấy to à n bộ p h â n r a đ e m ủ, p h ả i đ ậ y k ín c ử a lấ y p h â n p h ía s a u n g ă n c h ứ a rồi m ớ i t iế p t ụ c s ử d ụ n g . B ả o d ư ỡ n g , k i ể m tra , làm v ệ s in h ố n g t h ô n g h ơ i v à lưới c h ấ n ru ồi m uồi. C h i s ử d ụ n g phân cho bón ru ộ n g khi đ ã ủ kỹ (từ 6 th án g đến 1 năm ).
5. V I D P
P h ả i q u é t d ọn th ư ờ n g x u y ê n , c ọ rửa sàn, p h ải luôn đ ậ y nắp; C ó đ ủ c h ấ t đ ộ n ( tr o b ế p , m ù n c ư a , đ ấ t b ộ t...); K h ô n g s ử d ụ n g đ ồ n g th ờ i c ả h a i n g ă n ; K h ô n g c h o n ư ớ c tiể u v à o n g ă n c h ứ a p h â n ; P h ả i b ả o đ ả m th ờ i g ia n ủ p h â n là 6 th á n g .
6. H ổ x í t h ấ m d ộ i
P h ả i c h u ẩ n bị đ ủ n ư ớ c đ ề d ộ i,
nước
C h ă m s ó c , q u é t d ọ n t h ư ờ n g x u y ê n , b ả o đ ả m n ắ p b ệ lu ô n kín, B ả o v ệ x i p h ô n g th ậ t tốt: k h ô n g bị tắ c , bị t h ù n g , B e c h ứ a p h ả i lu ô n lu ô n kín.
7. B ể t ự h o ạ i t r u y ề n
P h ả i c h u ẩ n bị đ ù n ư ớ c đ ể d ộ i;
th ố n g
C h ă m sóc, q u ét dọn th ư ờ n g xuyên; B ả o v ệ x i p h ô n g th ậ t tố t k h ô n g tắ c , k h ô n g h ờ ; P h ả i h ú t x ả c ặ n đ ịn h kỳ; K h ô n g d ù n g g iấ y tu ỳ tiệ n g â y tắ c xi p h ô n g ; B ể c h ứ a p h ả i lu ô n lu ô n kín.
8. B ể t ự h o ạ i hai v ò
N h ư tr ê n
9. B ề t ự h o ạ i v ớ i n g ă n lọc h iế u k h í
N h ư tr ê n v à sú c r ử a v ậ t liệu lọ c đ ị n h k ỳ
10. B e t ự h o ạ i n h iề u n g ă n v ớ i lọc k ỵ k h í
N h ư trê n v à s ú c r ử a v ậ t liệu lọ c đ ịn h k ỳ
BASTAF
6.5. CHI PHÍ ĐÀU T ư Trong bảng 6.10 trình bày các chi phí đầu tư của các công trình XLNT tại chỗ.
207
Bảng 6.10. Suất đẩu tư của các công trình XLNT tại chỗ. S u ấ t đ ầ u tư
T u ồ i th ọ c ô n g
C h u kỳ hút
( Ư S D / m 3)
tr ìn h ( n ă m )
xả c ặ n (năm )
1 0 - 15
10-15
0 ,5
3 0 -6 0
20-30
0 ,5
3 2 -6 5
20 -3 0
0 ,5
V ID P
6 0 -9 0
20-30
0 ,5 -1
H ố xí th ấm dội nước
3 5 -6 0
1 5-20
B ể tự hoại tru y ền th ố n g
80 -1 2 0
3 0 v à lâ u h ơ n
0 ,5 -1
B ể t ự h o ạ i ha i v ỏ
9 0 -1 3 0
3 0 v à lâ u h ơ n
0 ,5 -1
B e t ự h o ạ i v ớ i n g ă n lọ c h iế u k h í
1 0 0 - 150
30 và lâu h ơ n
B ề t ự h o ạ i v ớ i n g ă n lọ c k ỵ k h í
110-160
3 0 v à lâ u h ơ n
C á c c ô n g tr ìn h x ử lý s in h h ọ c k h á c
9 0 -1 0 0
2 0 v à lâ u h ơ n
T ê n c ô n g tr ìn h H ố xí đ à o ch ìm H ố V I P , lo ạ i k h ô n g t á c h r iê n g n ư ớ c tiể u H ố V I P , lo ại tá c h r i ê n g n ư ớ c tiề u xây b ằn g gạch
1
S ủ c rử a vật liệ u lọc Súc rử a vật liệ u lọc
6.6. NHU CẦU NHÂN L ự c Trong bảng 6.11 trình bày mức độ nhu cầu về nhân lực. Bảng 6.11. Nhu cầu về nhân lực. Y êu cầu về kỹ năng
T ê n c ô n g trìn h
chuyên m ôn H ố xí đ à o ch im
Thấp
H ố V I P , lo ạ i k h ô n g tá c h r iê n g n ư ớ c tiể u
Thấp
H ố V I P , lo ạ i tá c h r i ê n g n ư ớ c tiể u x â y b ằ n g g ạ c h
Thấp
V ID P
Thấp
H ố xí th ấm dội nư ớ c S ulab
Thấp
B e tự hoại truyền th ố n g
Cao
B ể tự hoại hai vò
Cao
B e t ự h o ạ i v ớ i n g ă n lọ c h iế u k h í
Cao
B ể t ự h o ạ i vớ i n g ă n lọc k ỵ k h í
Cao
6.7. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (TÍCH
cực VÀ TIÊU CựC)
Trong bảng 6.12 nêu các tác động tích cực và tiêu cực của các công trình. 208
Bảng 6.12. Tác động mỏi trường. T ê n c ô n g trìn h 1. H ố x í đ à o c h ìm
N h ư ợ c đ iểm
Ư u đ iể m
■Chỉ có c h ứ c n ă n g c h ử a p h ân ,
• C ấ u tạ o rất đ ơ n giản;
c h ư a có c h ứ c n ă n g x ử lý;
■ D ễ x ây d ụ n g , chi phí thấp; ■ N g ư ờ i d â n c ó thể tự x ảy dự n g ;
■vẫn còn n g u y c ơ g â y b ệ n h cao;
■ K h ô n g cần
■ v ẫ n còn m ùi hôi thối v à ruồi
sử d ụ n g n ư ớ c , d ề thu gom
nhặ n g ;
p h â n , sú c v ậ t k h ó tiếp cận với phản...
■ T h ư ờ n g phải x ây d ự n g xa n h à ở, xa nguồn c ấ p n ư ớ c ; • C ó nguy c ơ g â y ô n h iễ m n g u ồ n nư ớ c và môi tr ư ờ n g đất; ■ N ếu xây k h ô n g c ẩn th ận sàn đ ỡ sập, đổ dề g ây tai nạn c h o người s ử dụng; ■Khi phân đ ầy hố phải lấp bỏ h o ặ c lấy p h ân ra x ử lý v à xây dự rm c ô n g trình mới. 2. H ố
V IP ,
loại k h ô n g tá ch
riê n g
n ư ớ c tiểu
■ N g ã n n g ừ a đ ư ợ c s ự tiếp cận c ù a súc vật,
■Chi có c h ứ c n ă n g c h ứ a p h â n , c h ư a có c h ứ c n ã n g x ử lý;
ru ồi n h ặ n g , g iả m đ ư ợ c m ùi hôi thối; ■C ấ u tạ o rất đ ơ n giả n , dễ xây d ự n g ;
• v ẫ n còn n g u y c ơ g â y b ệnh cao;
■Chi p h í th ấ p , ngư ời d â n có thể tự xây
■ v ẫ n còn m ùi hôi thối và ruồi nhặ n g ;
dựng;
■ T h ư ờ n g phải xây d ự n g x a n h à ở
■K h ô n g cầ n s ử d ụ n g nước; ■D ễ thu g o m p h â n , súc vật k hó tiếp cặn với
và xa ng u ồ n c ấ p nư ớc; ■ C ỏ nguy c ơ g â y ô n h iễ m n g u ồ n
phân; ■Tại n h ữ n g nơi có điều kiện phù hợp, khi
nư ớc và môi tr ư ờ n g đất;
cần c ó thể cài tiến loại này thành ho xí thấm dội nước. 3.
Hố
V IP ,
loại
tách
r iê n g n ư ớ c tiểu
xây
b ằn g gạch
■Cấu tạo đơn giản, chi phí thấp, người dân
■ K h ô n g tốn diện tích, h ạ p vói v ù n g đất chật hẹp; ■ C hắc
■ C h i có ch ứ c n ă n g c h ứ a p hân , ch ư a có c h ứ c n ă n g x ử ỉý;
có thể tự xây dự ng;
■ vẫn còn n g u y c ơ g â y b ệnh cao; -vẫn
chan,
an
toàn
cho
sử
dụng
và
quản lý; ■ K h ô n g g â y ô n h iềm môi trườne; đất, nước ngầm ; ■ K h ô n g phải làm m ới khi n e ă n c h ứ a đầy n ê n tuồi thọ c ô n g trình k éo dài;
còn m ùi hôi thối v à ruồi
nhặng;
■ Khi hố đ ầy phải x ử lý/ủ phân; ■Khi
sử d ụ n g
không đúng
kỹ
thuật, quản lý k h ô n g tốt, d ễ c ó nguy
cơ
gây
ô
n h iễm
m ôi
trường.
■ N e u q u ả n lý tốt, ít có mùi hôi thối; ■ N g ă n n g ừ a đư ợc sự tiếp cận củ a súc vật, ruồi n h ặ n g ■ P h ù h ợ p với nhu c ầu s ử d ụ n g p h â n bón.
209
Bảng 6.12 (tiếp theo) T ê n c ô n g trình 4.
V I D P xây b ằ n g gạch
N h ư ợ c đ iể m
Ư u đ iề m • C ấ u tạ o đ ơ n g ià n , chi p h í th ấp, n g ư ờ i d â n c ó thê tự x â y d ự n g ;
■ Đ ò i hỏi phải x â y d ự n g đ ú n g kỹ
■ K h ô n g tốn d iệ n tích, h ọ p với v ù n g đất c h ậ t hẹp;
■ P h ải có đ ủ c á c ch ất đ ộ n (tro, th an ...);
■ T h íc h h ợ p v à an to à n c h o v ù n g tr ũ n g h a y bị ú n g ngập;
■ P h ải đ ả m bào q u y trình s ử d ụ n g
■ C h ắ c ch á n , a n to à n c h o s ử d ụ n g v à q u ả n
■ N e u s ử d ụ n g và q u ả n lý k h ô n g đ ú n g kỹ thuật, n g u y c ơ ô n h iê m m ô i t r ư ờ n g cao.
lý; ■ K h ô ráo, sạch sẽ, ít mùi, ruồi muỗi và k h ô n g gây ô n h iễ m m ôi trư ờ n g khí, môi trư ờ n g đất, c ũ n g n h ư n guồ n nư ớ c ngầm ;
thuật (tá ch n ư ớ c tiêu riên g );
v à q uản lý đ ú n g kỹ thuật;
■ C ó th ể s ử d ụ n g liên tụ c n ê n tuồi th ọ c ô n g trìn h k é o dài; ■ N e u quản lý tốt, hiệu q u à x ử lý phân cao; ■ P h ù h ợ p với n h u c ầ u s ử d ụ n g p h â n bón. 5. HỘ th ấ m nư ớ c
xí dội
■ K h ô n g c ó ruồ i m u ỗ i, m ù i hôi thối; ■ Tiện lợi, sạch sẽ có thể xây bên trong nhà; ■ T ố n ít n ư ớ c khi s ừ d ụ n g ; ■ C h á c ch á n , an to à n c h o s ử d ụ n g v à q u ả n lý; ■ T u ổ i th ọ c ô n g trình dài; ■ N e u quản lý tốt, k h ô n g có m ùi hôi thối;
■ C ầ n có n ư ớ c để dội v à tá c h riê n g giấy vệ sinh; ■ C ó nguy cơ ô t r ư ờ n g nước, đất;
n h iễ m
môi
■ V iệ c x â y d ự n g n h à vệ sin h đ ò i h ỏ i p hải c ó c h u y ê n
m ô n tay
n g h ề cao; • K h ô n g tận d ụ n g đ ư ợ c n g u ồ n phân; » G iá th à n h tư ơ n g đối ca o, q u à n lý, b à o d ư ỡ n g p h ứ c tạp; ■ Không
áp d ụ n g được
ở các
v ù n g c ó nhu câ u d ù n g phân
b ó n ruộ ng . 6.
Bề ho ại truy ên th o n g
tự
■ T iệ n lợi, v ă n m in h , sạ c h sẽ c ó thể x â y bên tr o n g n hà;
■ C ạ n c ó n ư ớ c để dội và tá c h riê n g g iấ y v ệ sinh;
■ N ư ớ c thải đ ư ợ c x ử lý s ơ bộ;
■ V iệ c x â y d ự n g n h à vệ sinh đòi hỏi phải c ó c h u y ê n m ô n tay n ghê cao;
• K h ô n g có ruồ i m u ỗ i, m ù i hôi thối; ■ ít g â y ô n h iễm n g u ồ n n ư ớ c.
■ G iá th à n h tư ơ n g đối ca o , qu ản lý, b ả o d ư ờ n g p h ứ c tạp; ■ C ầ n h ú t x ả cặn đ ịn h kỳ. 7. B e tự hoại hai vỏ
N h ư trên
N h ư trên
N h ư trên
N h ư trên
N h ư trên
N h ư trên
N h ư trên
N h ư trên
8. B ẻ tự hoại với ngăn lọ c hiếu khí
9. B ể tự hoại với n g ă n lọc k ỵ khí 10.
210
Bề khí sinh h ọ c
TÀI LIỆU THAM KHẢO • Anh Nguyen Viet. Co-investigators: Tran Hieu Nhue, Tran Duc Ha, Do Hong Anh, Roland Schertenleib, Udo Heinss. Decentrulized Wasíe\vater Treatment and Reuse. Global Overview and New Concepts. CEETIA - EAWAG, 2001. • BACHMANN, A., BEARD, V.L., and McCARTY, P.L., 1985. Perfonnance
characteristics of the anaerobic baffled reactor.
W a t. R e s . 1 9 (1 ), 9 9 - 106.
• BARBER, w.p„ and STUCKEY, D.C., 2000a. Nitrogen Removal in CI Modiỹied Anaerobic Bciffled Reactor (ABR). 1: Denilriỹication. Wat. Res. 34(9), 2413 - 2422. . BARBER, w .p„ and STUCKEY, D.C., 2000b. Nitrogen Removal in a Modiỹied Anaerobic Baffled Reactor (ABR). 2: Niưification. Wat. Res. 34(9), 2423 - 2432. . BARBER, w .p ., and STUCKEY, D.C., 1999. The use o f the anaerobic baffled reactor (ABR) for wastewater treatment: A review. Wat. Res. 33(7), 1559-1578. • BLACKETT, I., 1994. Low-Cosi Urbcuì Sunilaìion in Lesotho UNDP-World Bank Water and sanitation Program, March, 1994.
DP number 10.
. CALVERT, p„ MORGAN, p. ROSEMARIN, A„ SAV/YER, R., XIAO, J., et al., 2004. Ecological Sanitation-Revised and Enlarged Edition. Uno Winblad, Mayling Simpson-He’bert. Stockholm Environment Institute. • El-GOHARY, F., 1998. DESAR treatment concepts for combined domestic wastewater in arid Mediíerranean rural areas. National Research Centre, Cairo, Egypt. . FONTES LIMA, F., ALVES PEREIRA FILHO, F., HAANDEL, A„ and ALMEIDA, s. A. s., 1996. High-Performancc Low-Cost Environmentaỉ and Sanitation Control Systems . Water Sc. & Tech. 33(3). • HAN, Q.Y., Fang, H.H.P., 2003. Acidogenesis o f gelalin-rich wasíewaíer in an upflow anaerobic reactor : influence o f pH and temperature. Wat. Res. 37, 55-66. . HOUSEHOLD-CENTERED ENVIRONMENTAL SANITATION, 1999. Report
of the Hilterfìngen workshop on Environmental Scmitation in the 21s' Century. Switzerlcmd. March, 1999. . JONSSON, H., RỈCHERT, A„ STINTZING, VINNERAS, B„ and SALOMON, E .,
2004.
Guidelines on the use of Urine and /aeces in Crop Production.
EcoSanRes Publications Series- Report 2004-2. . KVARNSTROM, E., and AF PETERSENS, E., 2004. Open Planning o f Sanitation Systems. EcoSanRes Publications Series, Report 2004-3. . LANGENHOFF, A.A.M., INTRACHANADRA, N„ and STUCKEY, D.C., 2000.
Treatment of dilute soluble and colỉoidal \vasiewater using an anaerobic baffled reactor: influence o f hydraulic retention time. Pergamon, Wat. Res. 34(4), 1037-1317.
211
MANG HEINZ-PETER, 2007. Energy Production and Nutrient Recovery from Toilets. Chinese Academy o f Agricultural Engineering (CAAE). China MARA, D.D., 2004-2005. Low-Cost Sanitation Technology. Lectures at CEETIA, Hanoi, 2004 and 2005: on-site Sanitation 1, on-site sanitation 2, Septic tanks, Sanitation Economics, etc. MARA, D.D., 1976b. Sewage Treatment in Hot Climaíes. John Wiley and Sons, London, UK, 127-141. MATTILO, H., 2003. Finland. Institutional and publỉc accepỉance (reluctance) aspects o f DESAR. Tampere University o f Technology, 2003. NHUE TRAN HIEU et a i, 2001. Rural Water Supply and Sanitation. Science and Technique Publisher. OTTERPOHL, R., 1997. Design and first experiences with source control and reuse in semi-centralised urban sanitation. Prof. Dr. Otterpohl, TUHH Technical University Hamburg, Germany. RIDDERSTOLP, p., 2004. Introduction to Greywater Management. EcoSanRes Publications Series, Report 2004-4. SASSE, L., 1998. DEWATS. Decentralised wastewater treatment in developmg countries. SCHONNING, c ., and STENSTROM, T.A., 2004. Guidelines on the use o flỉrm e and /aeces in Ecological Sanitation Systems. EcoSanRes Publications SeriesReport 2004-1. VACILENCO, A. I., 1974. Small sewage Treatment Faciỉities. Kiev, 1974. WHITTINGTON, D., T.LAURIA, D„ M.WRIGHT, A„ CHOE, K., HUGHES, J„ SWARNA, V. Household Demand fo r Improved Sanitation Service: A Case Study o f Kumasi, Ghana. Water and sanitation Report 3. WILDERER, p., 2000. Decentralised versus centralised wastewater treatment Proccedings from EURO Summer School, Wageningen, The Netherlands, Pof. Wilderer, Dr, University o f Munchen, Germany, June 2000.
7
KỸ THUẬT XỬ LÝ BÙN CẶN TRONG ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN
7.1. GIỚI THIỆU Bùn dư tạo thành từ các quá trình xử lý hóa học và sinh học nước thải cần được tiếp tục xừ lý trước khi chôn lấp hoặc tái sử dụng trong nông nghiệp. Các biện pháp xử lý bùn cặn truyền thống thường được áp dụng như khử nước làm giảm khối lượng bùn cặn, tăng thành phần khô của bùn và do đó giảm thiểu chi phí quản lý và vận chuyển. Các phương pháp này đều có khả năng xừ lý bùn tốt, nhưng cũng đòi hỏi cao về yêu cầu vận hành cũng như mức độ phức tạp về công nghệ, các yêu cầu về cơ sơ hạ tầng và kv năng vận hành. Bảng 7.1 nêu các phương pháp xử lý làm khô bùn cặn được ứng dụng nhiều trong thực tế. Ba hệ thống tách nước từ bùn nêu đầu tiên có khả năng tạo ra bùn cặn với hàm lượng chất khô tương tự nhau. Nói chung, các hệ thống này đêu yêu cầu bổ sung thêm các hóa chất (ví dụ: chất trợ keo tụ và/hoặc chất điện ly cao phân tử), nguồn nãng lượng cung cấp và cán bộ vận hành có chuyên môn. Hai hệ thống nêu sau được xem là các giải pháp c ô n g n gh ệ thấp vì tiêu thụ ít năng lư ợ n g và khá đơn íỉiản trong x â y dựng và vận
hành. Các bãi làm khô và bãi trồng cây dùng để xử lý v à t á c h nước từ bùn cũng có thể làm ổn định, thậm chí còn khoáng hóa bùn, và tạo ra sản phâm có thế chôn lấp hoặc sử dụng cho mục đích nông nghiệp một cách hợp vệ sinh. Hơn nữa. nước được tách khỏi bùn, thấm qua các lớp bùn đã khoáng hóa và thoát ra từ íiáy bãi lọc nên các hệ thống này có khả năng xử lý với hiệu suất khử COD và BOD cao đến 60%, nitrat hóa đến 80% và giảm các khuẩn đường ruột từ 2 đến 3 lần [Heinss và Koottatep, 1998]. B ả n g 7.1. K h ả năng tách nước củ a m ột sỏ hệ thống xứ lý bùn cặn Phư ơng pháp tá c h n ư ớ c % Chất khô
L ọc ép
M á y ly tâ m 23 ( 1 5 - 2 0 a)
b ã n g tải 2 4 ( 1 5 - 2 0 b)
L ọ c ép 32
Bài làm
B ã i t r ồ n g c â y tá c h
kh ô bùn
niró c bù n
10h
3 0 -4 0
a Giá trị th ông thườníí b Giá trị phụ thuộc vào thời gian xứ lý
Nguồn: trích
dẫn từ Nielsen, 2003
7.1.1. Các loại bùn và định nghĩa Bùn cặn là sản phẩm phụ nửa ran được tạo thành từ quá trình xử lý nước thải. Bùn cặn chứa các hợp chất được khử từ nước thải và những hợp chất được bổ sung trong quá 213
trình xử lý. Bùn cặn phát sinh từ các công đoạn trong dây chuyền xử lý nước thải bao gồm bùn sơ cấp và bùn thứ cấp. Hai loại bùn này có các đặc tính khác nhau do sự khác nhau về bản chất của các thành phần chất rắn trong bùn. Bùn sơ cấp tạo ra từ quá trình xử lý sơ cấp, ví dụ như từ bể lắng được thiết kế để oại bỏ các hạt vô cơ (cát hoặc đá vụn) cũng như một số các hạt keo và chất vô cơ đậm đặc có thể kết tủa từ nước thải chưa xừ lý. Hàm lượng và thành phần của bùn sơ cấp phụ thuộc vào công suất bể lắng, chế độ thủy lực và chất lượng nước thải đầu vào. Bùn thứ cấp tạo ra từ quá trình xừ lý thứ cấp (sinh học) và do sự chuyển hóa của các họp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng vào sinh khối và các vi sinh vật. Bùn thứ cấp cũng có thể chứa chất rắn không loại bỏ được trong quá trình xử lý sơ cấp. Hàm lương và tính chất của bùn thay đổi phụ thuộc quá trình được sử dụng, hiệu suất của quá trình xử lý sơ cấp và nồng độ các chất hữu cơ trong nước cũng như các điều kiện khí hậu địa phương. Nói chung, bùn thứ cấp có hàm lượng chất hữu cơ cao, tỷ trọng khá thấp do ;ác hạt kết bông và hàm lượng các chất rắn vô cơ thấp. Với các đặc điểm nêu trên bùn :hứ cấp thường khó xử lý hơn. Bùn kết hợp tạo ra từ hệ thống xử lý nước thải không sử dụng quá trình lắng sơ :ấp có đặc điểm kết hợp của bùn sơ cấp và bùn thứ cấp. Việc xử lý bùn kết hợp thường Lhó vì tính chất của bùn rất khác nhau, do đó không có quy chuẩn cho việc xử lý. Bùn hóa học là sản phẩm của các quá trình xử lý hóa học nước thải, chứa muối, chất điện ly đa phân từ và các chất hóa học sử dụng để tăng cường khả năng loại bỏ chất rắr và lắng các chất dinh dưỡng. Đặc điểm của bùn hóa học phụ thuộc thành phần các chất trợ teo dùng trong quá trình xử lý, chất lượng nước xử lý và các thông số vận hành của trạm. 7.1.2. Tính chất của bùn cặn
Các đặc tính cơ bản của bùn có thể được biểu thị theo các tính chất vật lý, hóa học và sinh học. Các tính chất vật lỷ bao gồm hàm lượng chất rắn, chất rắn dễ bay hơi và phân bố kích thước hạt. Hàm lượng chất rắn là trọng lượng khô của các chất rắn trên tổng trcng lượng của bùn. Chất rắn dễ bay hơi (volatile solid - VS) biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong bùn, được xác định bàng phương pháp phân tích trọng lượng, v s được xác đnh theo độ chênh lệch giữa trọng lượng khô của mẫu bùn với trọng lượng của mẫu sau chi nung ở nhiệt độ 550°c để làm bay hơi các chất hữu cơ. Phân bố kích thước hạt biểu :hị kích thước của các thành phần hạt trong bùn, thông sổ này liên quan tới khả năng tiữ nước của bùn. Các tính chất hóa học chủ yếu phụ thuộc vào nguồn gốc nước thải; các tính chất hóa học biểu thị sự có mặt của các họp chất hóa học trong bùn và khả năng tái sử dụng bin sau khi đã được ổn định. Các thông sổ chung được phân tích là mùi, hàm lượng clất 214
hữu cơ và kim loại. Nếu bùn được dùng cho mục đích tái sử dụng thì nên đánh giá thêm các thành phần nitơ, phốt pho, kim loại điển hình và chất độc hại có thể có để đảm bảo các sản phẩm cuối cùng phù họrp với các quy định của địa phương. Các tính chất sinh học biểu thị sự có mặt các vi khuẩn, mầm bệnh trong bùn. Quá trình xác định này rất tốn kém và khó thực hiện vì nó liên quan đến việc nhận dạng virut, vi khuẩn, sinh vật đon bào và giun sán có thể gây bệnh. Nếu bùn được dùng cho mục đích tái sử dụng thì việc đánh giá các mầm bệnh cần phải thực hiện. Việc xử lý bùn rất cần thiết cho sức khỏe, môi trường và kinh tế. Bùn có thể là mối nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe vì nó chứa rất nhiều mầm mệnh và các chất nguy hại có thể ảnh hưởng đến cộng đồng. Bùn chưa xử lý tạo ra mùi khó chịu và là nguồn gốc của các sinh vật gây bệnh. Do đó, cần phải khống chế các mầm bệnh và kiểm soát các thành phần ô nhiễm cỏ trong bùn. Làm giảm thể tích bùn là biện pháp cần thiết nhằm giảm chi phí và giúp cho việc tái sử dụng trở nên có hiệu quả kinh tế. 7.1.3. Các dạng trong tự• nhiên • o hệ• thong o xử iý V bùn cặn • o điều kiện •
Các mức độ xử lý có thể được biểu thị thông qua mức nồng độ chất rắn của bùn. Việc cô đặc bùn chủ yếu được tiến hành tại chỗ, thông thường bằng hệ thống kỳ thuật để loại bỏ một phần chất lỏng và tăng nồng độ chất rắn lên khoảng 5%; bùn vẫn giữ “tính chất của chất lỏng” của nó. Việc tách nước khỏi bùn cặn được thực hiện nhằm loại bỏ nước và tăng nồng độ chất rắn lên tối thiểu là 20%. Bùn khô có hàm lượng nước rất thấp, tùy theo phương pháp xử lý được chọn và đặc điểm bùn, có thể khừ được 100 % nước. Quá trình ổn định bùn cặn chuyển hóa sinh học các chất rắn thành các sản phẩm không chứa tế bào sống. Các hệ thống xử lý bùn tự nhiên có thể nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm các nhược điểm tiềm ẩn của bùn và tạo ra một thành phẩm có thể tái sử dụng an toàn. Các hệ thống này bao gồm: bãi làm khô; ủ phân; xử lý bàng đất; bãi trồng sậy; hồ làm khô bùn và ổn định bàng vôi.
Bãi làm khô bùn Các bãi làm khô bùn được xây dựng trên các lớp cát lọc đã được ứng dụng trong vài thập kỷ; dạng công trình này được coi là dễ áp dụng, thiết kế đơn giản và có thể tạo ra sản phẩm bùn khô ổn định [WEF, 2003]. Các bãi làm khô bùn được áp dụng cho những cơ sở nhỏ và có thể sử dụng trong hầu hết các điều kiện khí hậu. Mặc dù cần có diện tích lớn và nhiều lao động, nhưng bãi làm khô bùn rất kinh tế đối với những nơi có điều kiện đáp ứng về đất đai và lao động. Bùn chủ yếu được tách nước bằng thấm, thoát nước và bay hơi nước; nước được tách khỏi bùn bằng trọng lực, thấm qua cát xuống đáy hố, được thu gom và thoát ra khói bãi làm khô bằng hệ thống ống ngầm. Lượng nước không thấm được sẽ tạo thành lớp váng phủ trên bề mặt có thể được bay hơi. Bùn sẽ tích tụ tại lớp trên cùng của bãi làm khô với hàm lượng chất khô khoảng 10% [WEF, 2003], tùy theo thời gian của quá trình làm khô bùn. Trên hình 7.1 mô tả cấu tạo điển hình cùa bãi làm khô bùn. 215
Hình
7 .1.
Bãi làm khô bùn.
Thành bao quanh bãi làm khô bùn phải đảm báo có chiều cao dự trừ đủ lớn (0,5 0,9 m). Lóp đáy bao gồm sỏi thô (đường kính 3 25 mm), có độ dày từ 200 đến 500 mm, phủ trên hệ thống ống thu nước. Phía trên lóp sỏi được phủ một lớp vải địa kỹ thuật nhằm ngăn chặn khả năng trôi cát; tầng trên cùng là cát sạch, cứng, bền, dày từ 200 đến 500 mm, cỡ hạt từ 0,3 0,8 mm với hệ số đồng nhất nên lấy bàng khoảng 3,5 nhưng không lớn hơn 4.0. Hệ thống thoát nước gồm các ống (khoan lỗ) có đường kính nhỏ nhất là 110 mm bằng vật liệu trơ (sành, PVC, v.v.) và được đặt ngang qua hố với độ dốc tối thiểu là 1% để dễ dàng thu và tháo nước nhanh chóng. Bùn được bơm hoặc vận chuyền đến hố làm khô phải được phân phối đồng đều trên bề mặt và làm đầy bài. Một hệ thống bãi làm khô bùn điển hình thường được thiết kế thành các đơn nguyên. Bùn được cấp theo trình tự kế tiếp vào các đơn nguyên để tạo khoảng thời gian đảm bào cho việc tháo nước và làm khô bùn có hiệu quả. số lượng và kích thước bãi phụ thuộc vào công suất của hệ thống xử lý nước thải, đặc tính lý hóa của bùn và điều kiện khí hậu vùng. Trong quá trình tách nước, khi bùn được rài lên bê mặt bài và khi nước dược tháo cạn, độ ẩm trong bùn giảm làm chết các mầm bệnh trong bùn. Ket quả kiểm chứng tiến hành tại bãi làm khô bùn Ouarzazate, Morocco [Xanthoulis, 1996] với độ dày lóp bùn nén là 400 mm cho thấy trứng các loại sinh vật ký sinh hoàn toàn biến mất khỏi bùn sau 8 tháng (Hình 7.2).
Sản xuất phân bón Việc xử lý bùn thành phân bón là một quá trình hiếu khí mà các chất rắn hữu cơ bị phân húy sinh học thành cacbon điôxit và nước [IWA, 2006] và kết quả là tạo ra một nguyên liệu ổn định (phân bón) có thể được dùng làm chất bổ sung cho dất trồng phục vụ nông nghiệp. Phản ứng xảy ra trong quá trinh xử lý bùn thành phân bón sinh ra nhiệt tương đối cao. cần duy tri nhiệt độ này trong suốt quá trình ù nhằm đàm bảo chất lượng tốt cho sán phẩm phân bón. Sản xuất phân bón là một hinh thức xử lý ổn định bùn đồng thời tạo ra nguyên liệu hữu dụng và giám mầm bệnh. Sản xuất phân bón đòi hỏi một số công đoạn chuẩn bị và nhiều nhân công. Vì bùn có độ ẩm cao, nên trước khi quá trình xừ 216
lý thành phân bón được thực hiện cần tiến hành tách nước khỏi bùn và bảo quản băng cách thêm các phụ gia (phoi gỗ, rơm, chất thải hữu cơ rắn, v.v...) để tăng tỷ lệ chất rắn của bùn lên ít nhất 35% [Bộ môi trường và năng lượng, Đan Mạch 1996]. Quan hệ giữa số lượng trứng giun đũa và độ ẩm
Hình 7.2. Quan hệ về sự thay đổi giữa độ ầm và sổ lượng trimg giun đũa trong bùn. Phương pháp ủ phân bón phổ biến nhất là ủ hiếu khí theo luống cố định, đảo luống và hệ thống khép kín. Các luống hiếu khí cố định là những đống bùn có chiều cao 2,0 m và việc làm thoáng được tiến hành bằng cấp khí qua các ống đặt dưới đáy dọc theo luống. Việc ù phân bón yêu cầu các bước xử lý sơ bộ bùn, công trình và các thiết bị. Để duy trì độ xốp tốt và làm không khí lưu thông dễ dàng, cần phù một lớp phoi bào xốp giữa hệ thống thông gió và bùn. Không khí được thoi vào theo từng đợt để tránh làm giảm nhiệt độ bùn, ảnh hưởng đến hiệu quả ủ phân bón. Tương tự, đào luống là hình thức ủ bùn thành các luống có chiều cao từ 1,0 đến 2,0 m được bảo quản, nhưng việc làm thoáng được thực hiện bằng cách đảo trộn bùn trong luống [Crites và cs, Ỉ006]. Các phương pháp ủ này thường tạo ra mùi khó chịu. Hệ thống khép kín là những khoang ủ khép kín, được sử dụng để khấc phục các điều kiện khí hậu không thuận lợi và tối ưu hóa việc kiểm soát các thông số vận hành quá trình ù phân bón. Tùy theo điều kiện khí hậu cũng như các đặc tính của bùn và phương pháp ủ được áp dụng, quá trình này thường kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Sau khi bùn được ổn định, cầncó thời gian lưu trừ thêm để bùn đủ chín và khô. Thời gian lưu trữ có liên quan đến vấn đề kinh tế và công tác vận hành; thời gian lưu trừ càng lâu đòi hỏi diện tích đất sử dụng cho việc ủ phân bón càng lớn.
Xử lý bằng đẩí Xử lý bàng đất được thực hiện bằng cách phù bùn (lỏng, đã tách nước hoặc khô) trên b ề m ặt đất h o ặc ch ô n đ ể sử dụ n g tron g n ô n g n g h iệp và cho mục đích trồng h o ặ c khôi 217
phục rừng. Việc phủ bùn bề mặt thường được tiến hành bằng cách phun bùn lỏng dưcri áp lực trải lên bề mặt đất và thoát nước vào rãnh. Bùn đã tách nước có thể được chôn hoặc cày lấp trong đất. Bùn khô có thể đựng trong túi hoặc chất thành đống và trải lên bề mặt bàng máy hoặc bằng thủ công. Sử dụng bùn bón đất trong nông nghiệp có thể giảm lượng phân bón và nâng cao chất lượng đất trồng. Các địa phương thường đưa ra các điều luật quy định về việc s ử dụng bùn cho đất nông nghiệp; nhìn chung, các điều luật này thường giới hạn nồng đ ộ cho phép của các kim loại trong bùn và các mầm bệnh cũng như nồng độ chất hữu C 'ơ nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm. Đối với việc sử dụng bùn bón đất, vì nồng độ chất dinỉi dưỡng trong bùn đã tách nước và bùn khô thấp hơn nên nếu được phép, bùn lỏng có thể được sử dụng nhiều hơn.
Tách nước và khoáng hóa bùn bằng bãi trồng sậy Các bãi làm khô được trồng cây có thể được áp dụng như một công nghệ tách bùn nước, góp phần nâng cao hiệu quả tách nước trong bùn đồng thời tạo ra sản phẩm khoáng hóa có thể dùng để bổ sung cho đất và là nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho nông nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu ở một số quốc gia, một số giải pháp công nghệ cho hệ thống tách nước bằng cách trồng cây đã được đề xuất. Đặc điểm chung của các công nghệ này là sử dụng kết họp cây và các vật liệu cát sỏi để tách nước và ổn định bùn. Thông thường, loại cây được chọn cho hệ thống này là cây sậy (Phragmites australis), các thực vật đầm lầy khác cũng có thể được sử dụng. Các kinh nghiệm thu được tại Đức cho thấy việc sử dụng các bãi trồng cỏ được gọi là bãi mùn cũng đạt được hiệu quả tách nước và ổn định bùn cao [Pabsch, 2004]. Bãi trồng sậy tách nước và khoáng hóa bùn thường được thiết kế bao gồm các đơn nguyên rải sỏi, trồng thực vật, bùn được trải đều trên bề mặt. Thực vật, đất, năng lượng mặt trời và trọng lực tách các chất rắn và chất lỏng khỏi bùn. Tỷ lệ chất rắn của bùn giữ nguyên trên bề mặt bãi trong khi nước được thoát đi và thấm xuống qua lớp sỏi. Sau mỗi lần rải bùn là giai đoạn tách nước được thực hiện trước khi một lớp bùn mới được phủ tiếp trên lóp bùn đã tách nước. Các quá trình này tiếp tục được thực hiện tới khi lấp đầy bãi bằng bùn đã tách nước và được làm sạch bãi (sau khoảng 10 năm). Nước thoát từ bùn thấm qua cát và sỏi; điều kiện hiểu khí trong lớp lọc không bão hòa và khả năng lọc của các vật liệu làm giảm nồng độ chất ô nhiễm và nước được quay vòng xử lý tại trạm XLNT. Quá trình tách nước xảy ra khi nước thoát khỏi bùn bằng trọng lực. Quá trình tách nước tiếp theo liên quan đến việc thoát nước qua các mạch dẫn. Kết quả là khối lượng bùn giảm do mất nước (thoát nước và sự thoát-bốc hơi nước) và khoáng hóa của các chất hữu cơ trong bùn làm bùn trở thành nguyên liệu đồng nhất và an toàn. Quá trình tách nước của bùn được thực hiện tốt hơn khi có trồng thực vật. Sự phát triển liên tục 218
của cây sậy và tác động cơ học tổng thể của gió trên thân cây tạo các đường dẫn thoát nước mới, làm tăng khả năng thoát nước và hạn chế các hiện tượng bít kín (Hình 7.3). Thiết kế và biện pháp vận hành hệ thống phụ thuộc một số yếu tố bao gồm các đặc điểm và đặc tính lý, hóa, sinh học của bùn. Các yếu tố khác bao gồm điều kiện khí hậu trong vùng, khối lượng bùn cần xử lý, yêu cầu xả nước, mục đích sử dụng cuối cùng của bùn và các quy định trong vùng về những loại hệ thống này.
Hình 7.3. Tác dụng cùa thực vật trên bề mặt bãi trồng sậy và khoáng hóa bùn. Trên hình 7.4 mô tả cấu tạo hệ thống điển hình. Bãi được thiết kế có lót đáy chống thấm, thực vật và các lớp sỏi, cát và đất, hệ thống phân phối, hệ thống thoát nước và một hệ thống thông gió nhàm duy trì luồng khí dưới đáy nền và các lớp vật liệu. Các hệ thống càn được thiết kế thành các đơn nguyên (ít nhất là tám) để có thể thực hiện tải bùn luân phiên và có đủ thời gian giữa các lần tải nhằm đảm bảo cho các quá trình lý hóa và - sinh học có thể diễn ra, tránh bít kín. Mỗi đơn nguyên cần thực hiện giải phóng sau một thời gian hoạt động khoảng 10 năm, sau đỏ có thể được tải lại [Nielsen, 2003]. ổng phánphối bủn
Hình 7 .4 . C ẩ u tạ o h ệ t h ố n g b ã i t r ồ n g s ậ y k h o á n g h ó a b ù n . 219
Có ba giai đoạn vận hành hệ thống trồng sậy. Trong giai đoạn khởi động (khoảng hai năm), bùn nên được tải ít hơn so với thiết kế. Sau giai đoạn khởi động, thực vật phát triển đầy đù và có thể tải theo công suất thiết kế. Giai đoạn thứ ba (sau khoảng tám năm hoạt động), bùn đã tách nước được lấy đi khỏi bãi. Các đơn nguyên cần được lấy bun (có thể là hai năm cuối trong số tám năm) sẽ dừng tải bùn trong giai đoạn khô của mua hè nhằm tăng tối đa hàm lượng chất khô của bùn. Sau đó bùn được lấy lần lượt từ cac đơn nguyên; tùy theo nhu cầu và số lượng các đơn nguyên, giai đoạn này có thể kéo dài khoảng bốn năm. Khi bãi đã được dọn sạch bùn thì tiếp tục thực hiện giai đoạn khcri động mới (Hình 7.5). Việc xây dựng và hoạt động của các bãi trồng sậy không tốn kém và không đòi hỏi nhân lực có trình độ cao; bãi trồng sậy có thể xử lý được các loại bun với các đặc tính khác nhau.
Hình 7.5. Tài bùn vào bãi sậy trong giai đoạn khới động. P h í a s a u là m ộ t đ ơ n n g u y ê n đ ể t r ổ n g v à c á c đ ơ n n g u y ê n c ó c â y t r ồ n g đ ã p h á t tr iể n h o à n to à n
Những hệ thống trồng sậy này được sử dụng rộng rãi và thành công tại các khu vrc có khí hậu ôn hòa.Tuy nhiên, các ứng dụng trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khôtg phổ biến như vậy, do đó có rất ít thông tin. Những hệ thống này có khả năng đạt hiéu quả cao hơn trong thời tiết ấm, do nhiệt độ ổn định và ôn hòa có thể kích thích quá trìih sinh học và tránh những thay đổi ảnh hường đến những quá trình này.
Hồ làm khô bùn Trong hồ làm khô bùn, bùn từ quá trình xừ lý nước thải được lưu trữ đồng thời, tách nước và làm khô (Hình 7.6). Bằng lắng trọng lực, tách nước chảy tràn, các thành phin chất rắn trong bùn được lưu và nén trong hồ. Quá trình yêu cầu thời gian lưu trừ bin khá lâu. Các thành phần chất rắn đọng lại đáy hồ, phần nước trên bề mặt hồ được thoit 220
ra liên tục hoặc theo từng đợt. Nước thoát ra được đưa trở lại TXLNT để xử lý. Khi chiều cao lóp bùn lắng đọng đạt độ cao nhất định thì hồ được thoát, nước và chất rắn được làm khô [Peavy và các cs. 1986]. Bùn khô được lấy khởi hồ để tái sử dụng hoặc thải bỏ. Bùn cán xử lý
Tách nước bé mặt
Hình 7.6. Mặt cắt dọc hồ làm khô bùn. Hồ làm khô bùn cần được thiết kế chống thấm (nước thấm có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm), có thể lưu trữ lượng bùn lớn và có các điều kiện thủy lực đảm bảo bùn lắng được dễ dàng. Vì trong quá trình vận hành cần có giai đoạn dừng tải bùn để làm khô bùn đã lắng nên hồ làm khô bùn cần được được thiết kế theo nhiều đơn nguyên, số lượng và kích thước các đơn nguyên được xác định tuỳ theo đặc điểm, khối lượng bùn và điều kiện khí hậu tại khu vực xây dựng.
Ôn định bùn bằng vôi Sử dụng vôi để ổn định bùn sẽ kiểm soát được mùi và loại bò vi khuẩn. Hơn nữa, ổn định hóa học sẽ làm tăng khả năng tách nước và xử lý bùn hiệu quả hơn. Các chất kiềm (như vôi) được bổ sung để tăng độ pH nhàm vô hiệu hóa khả năng hoạt động của các vi sinh vật do đó hạn chế tạo mùi và ngăn cản sự phát triổn của các vi sinh vật truyền bệnh. Ngoài ra, vôi có thể đóng vai trò như một tác nhân keo tụ làm tăng cường khả năng tách nước của bùn. Một số lưu ý về thiết kế bao gồm đặc điểm và khối lượng bùn, thời gian tiếp xúc, độ pH, nhiệt độ, loại chất kiềm dùng cho quá trình ổn định, phương pháp pha trộn. Vôi có thể được bổ sung vào dưới dạng chất lỏng hoặc dùng vôi khô ở dạng viên, bột. Liều lượng chất hoá học phụ thuộc vào hệ thống nạp liệu, khối lượng và đặc điểm của vôi và chất lượng vôi theo yêu cầu. cần thực hiện công tác kiểm tra liên tục để xác định và điều chinh liều lượng vôi và tối ưu hoá chất lượng bùn. 7.1.4. Các lưu ý về điều kiện khí hậu và yêu cầu vận hành
Do hệ thống được vận hành theo nguyên tắc xừ lý bùn bằng quá trình kéo dài, kích thước bề mặt yêu cầu cho xử lý phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực thực hiện nên cần có các biện pháp vận hành phù hợp với điều kiện khí hậu để tối ưu hoá chất lượng của bùn sau xử lý. 221
7.2. CÁC LƯU Ý VỂ THIẾT KÊ HỆ THỐNG 7.2.1. C hất lượng và đặc tính của bùn
Thu gom và xử lý bùn là một trong những công tác tốn kém nhất trong xử lý nước thải. Hơn nữa, việc thu gom và tái sử dụng bùn trong các hoạt động nông nghiệp đang ngày càng bị hạn chế bởi các quy định và kiểm soát về loại bỏ và tái sừ dụng nguyên liệu sinh học. Do đó, cần phải xử lý và bảo quản bùn thích họp khi thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Bùn cặn phát sinh từ các công đoạn xử lý nước thải bao gồm chất rắn lơ lửng và các chất khác có trong nước thải, các thành phần có trong bùn phụ thuộc nguồn gốc nước thải. Ngoài các vi sinh vật được sử dụng trong quá trình xử lý sinh học (bùn hoạt tính), trong bùn còn có các chất hoá học được bổ sung trong các công đoạn xử lý nước thải. Việc tính toán lượng bùn phát sinh từ TXLNT cần được thực hiện theo nguyên tắc cân bằng khối lượng chất rắn trong tất cả các công đoạn vận hành của TXLNT. Cân bằng khối lượng phải bao gồm các biến đổi trong quá trình ảnh hưởng đến tổng lượng chẩt rắn. Các tham số cần tính toán bao gồm BOD 5, tổng lượng chất rắn lơ lửng, lưu lượng, các dòng tuần hoàn, cân bằng nitơ và phôtpho, các chất hoá học bổ sung trong quá trình xử lý. Rất khó tính toán cân bằng khối lượng bùn trong giai đoạn thiết kế và cần phải có điều chỉnh khi nhà máy bắt đầu hoạt động. Theo Spinosa L. và Vesilind p. A. (2002), lượng bùn phát sinh từ nước thải sinh hoạt được ước tính khoảng 0,25 kg/m3 nước thải đã xử lý. Có thể tham khảo thêm chi tiết các thành phần trong tài liệu [Metcalf và Eddy, 2002]. Đặc điểm của bùn thay đổi theo từng địa điểm. Lượng bùn phụ thuộc vị trí phát sinh trong dây chuyền XLNT (sơ cấp hoặc thứ cấp, xem bảng 7.2), công nghệ sử dụng cho việc xử lý và quy trình vận hành, loại nước thải (phần trăm nước thải công nghiệp), chất tạo kết tủa và chất làm keo tụ dùng trong quá trình xử lý, các điều kiện khí hậu vùng và chế độ vận hành thuỷ lực. Bảng 7.2. Các đặc tính của bùn sơ cấp và thứ cấp
N g u ồ n : từ WEF, 2003 222
Tính theo nồng độ chất khô 2,0 - 8,0 6 0 -8 0
Tính theo nồng độ chất khô
■I-
00 0
Tổng chất rắn (TS), % Tổng chất rắn bay hơi, % Dầu mỡ, % Phốt pho, % Chất đạm, % Xenluloza, % Nitơ, % pH
Bùn thứ cấp
0
Các chi tiêu
Bùn sơ cấp
0,8 - 2,8
2 0 -3 0 8 -1 5 1 ,5 -4 ,0 5,0 - 8,0
0 ,4 - 1,2 6 0 -8 5 5-12 1,5 ^ 3,0 3 2 -4 0 2,4 H- 7,0 6,5 - 8,0
Khối lượng phát sinh và đặc tính của bùn phụ thuộc cơ bản vào loại và hiệu suât của quá trình xử lý nước thải. Có thể ước tính lượng chất rắn dựa trên khối lượng khô đối với bùn sơ cấp theo công thức sau:
M sc =
£ X TSS X Q
(7 .1 )
Trong đó: Msc - tổng khối lượng chất khô trong bùn sơ cấp (kg/ngđ); £ - hiệu suất của quá trình xử lý sơ cấp; TSS - tổng lượng chất lơ lửng trong nước thải (kg/m3); Q - lưu lượng (m 3/ngđ). Lượng sinh khối phát sinh từ công đoạn xử lý bậc hai có thể được ước tính theo công thức:
M l c= y * B O D ỉ xQ
(7.2)
Trong đó: M lc - tổng khối lượng chất khô trong bùn thứ cấp (kg/ngđ); y - hệ kể tới lượng BOD 5 được chuyển hóa thành sinh khối (kg/kg); BOD ị - lượng BOD 5 được loại bỏ trong quá trình xử lý bậc hai (kg/m3); ộ - lưu lượng (m 3/ngđ). 7.2.2. Lựa chọn mức độ xử lý Hệ thống xử lý cần đảm bảo khả năng vận hành linh hoạt đáp ứng với khối lượng bùn phát sinh, đảm bảo xử lý được lượng bùn cao nhất có thể phát sinh và không thường xuyên sử dụng toàn bộ công suất. Hệ thống cần duy tri đuợc hiệu suất xử lý để bùn sau khi ổn định c ó giá trị sừ d ụ n g v à v iệ c thài bùn khồng g â y nèn các vấn đ ề liê n quan tới
kinh tế và môi trường. Phát sinh mùi là một trong những vấn đề thường gập, vì vậy, cần có các biện pháp kiểm soát hoặc cách ly trạm xử lý. Công nghệ xử lý bùn cần được lựa chọn theo mức độ xử lý cần thiết. 7.2.3. Lựa chọn địa điểm Các hệ thống xử lý bùn vì lý do môi trường và kinh tế thường nằm trong hoặc gần hệ thống xử lý nước thải. Một số hệ thống xử lý bùn được thiết kế để xử lý bùn tạo ra từ nhiều nhà máy xử lý nước thải và vị trí của chúng ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển bùn. 7.2.4. Tái sử dụng bùn Không được thải bùn chưa xử lý ra môi trường vì chúng có nguy cơ truyền bệnh từ các mầm bệnh có trong bùn. Ngay cả khi bùn đã được xử lý và ổn định sinh học cũng 223
cần tiến hàíih xử lý bổ sung trước khi bùn được tái sử dụng hoặc thải bỏ. Nếu có các thành phần kim loại và hợp chất độc hại thì bùn không thích họp để tái sử dụng, cũng không được chuyển đến các bãi thải (ví dụ: bãi chôn lấp, lò đốt rác). Việc xử lý triệt để bùn phụ thuộc vào các yêu cầu và quy định về xử lý chất thải, ứng dụng phổ biến nhất nhằm tái sừ dụng bùn là làm đất san lấp mặt bằng (thải bỏ vào đất) và sử dụng bùn đã xử lý để sản xuất phân bón (xem mục 7.1.3). Sừ dụng bùn bón đất phục vụ nông nghiệp là việc thải bùn với tỷ lệ có lợi cho cây trồng. Tỷ lệ bón bùn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của thực vật (trồng cỏ cho súc vật hoặc trồng rừng), đất đai và tác động có thể xảy ra đối với hệ sinh thái khu vực. Phân bón sản xuất từ bùn đã được ứng dụng thành công trong nông nghiệp, trồng vườn và quản lý rừng. Phân bón cung cấp dưỡng chất cho đất; do có thành phần các bon hữu cơ cao nên phân bón tốt cho cấu trúc đất nhờ tăng sự thông khí cho đất, tăng cường thấm nước và phát triển rễ cây. Trước khi sử dụng, phân bón được sản xuất từ bùn cần được phân tích để kiểm tra mầm bệnh có thể gây hại cho nông dân khi tiếp xúc với bùn; tuy nhiên phân bón được coi là đã loại trừ được nguy hại này. vấn đề cần quan tâm khi sử dụng bùn được xử lý thành phân bón là sự có mặt của kim loại và hợp chất độc hại. Các mục đích tái sử dụng khác là sử dụng bùn để cải thiện môi trường (ví dụ: hầm mỏ, xây dựng đường cao tốc và lóp phủ bãi chôn lấp). Nếu nồng độ kim loại hoặc hợp chất độc hại hạn chế việc tái sử dụng bùn thì bùn cìn được chôn lấp hoặc được thiêu hủy. Bùn thải ở bãi chôn lấp có thể có nồng độ kim lcại cao và cần lưu ý khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thiêu hủy bùn yêu cầu năng lượng nên gây tốn kém; nếu kim loại và họp chất độc hại có thể được bay hơi thi khí ;ừ lò-đốt phải được xử lý [Hammer M,J, 1995]. 7.2.5. Xử lý nước tách từ bùn Hàm lượng nước trong bùn thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào loại bùn và quy trình ; ử lý. Mọi quy trình xử lý bùn đều tạo ra nước dư thừa. Nguồn gốc và đặc điểm của bun quyết định chất lượng nước. Nước tách từ bùn có thể chứa nồng độ chất ô nhiễm CIO cần được thu gom và xừ lý. Nếu hệ thống xử lý bùn đặt trong TXLN, giải pháp lý tưỞầg có thể là thu và bơm nước dư thừa trở lại điểm khởi đầu của dây truyền XLNT và tròn nước dư thừa với nước thải chưa xử lý. Nếu hệ thống xử lý bùn không tập trung thì cản xây trạm xử lý để xử lý lượng nước thoát ra. 7.2.6. Kiểm soát mùi Bùn phát sinh từ nước thải có mùi đặc trưng tùy theo loại bùn, mức độ xử lý bùn 'à điều kiện khí hậu trong vùng. Các sinh vật kỵ khí hầu hết đều phát sinh mùi; đè tráih mùi khó chịu, bùn cần được duy trì trong điều kiện hiếu khí, điều đó có nghĩa là việc )ừ 224
lý b ù n k h ô n g đ ư ợ c q u á tả i. P h ư ơ n g p h á p t h ụ đ ộ n g k h á c đ ê g i ả m t h i ê u t á c đ ộ n g đ ế n c ộ n g đ ồ n g là b ố t r í v ù n g c á c h ly c ó t r ồ n g c â y x a n h .
7.3. VỊ TRÍ VÀ THIẾT LẬP 7.3.1. Kích thước và sơ đồ hệ thống D i ệ n t í c h b ề m ặ t c ầ n t h i ế t , k í c h t h ư ớ c v à s ơ đ ồ h ệ t h ố n g p h ụ t h u ộ c q u y t r ì n h x ứ lv b ù n đ ư ợ c c h ọ n , l ư ợ n g v à l o ạ i b ù n đ ư ợ c x ử lý v à c á c đ i ề u k i ệ n k h í h ậ u t r o n g v ù n g .
7.3.2. Tác động môi trưÒTig G i ố n g n h ư m ọ i d ự á n k h á c , v i ệ c x â y d ự n g c ơ s ở x ứ lý b ù n y ê u c ầ u p h ả i n g h i ê n c ứ u tá c đ ộ n g v ề m ô i tr ư ờ n g . Đ ặ c tín h c ù a q u y tr ìn h c ó th ể g â y ra sự p h á n đ ố i c ủ a c ộ n g đ ồ n g , d o đ ó , c ộ n g đ ồ n g n ê n t h a m g ia v à o v iệ c đ á n h g iá tá c đ ộ n g m ô i tr ư ờ n g .
7.4. CHI PHÍ Theo Peavey và các cộng sự (1986), việc xây dựng cơ sớ bãi thải có thế chiếm từ 40 đ ế n 6 0 % c h i p h í x â y d ự n g c ủ a h ệ t h ố n g x ử lý n ư ớ c t h ả i . C ù n g v ớ i c h i p h í đ ầ u t ư , c á c c h i p h í v ậ n h à n h v à q u á n lý b ù n c ó t h ể c h i ế m 5 0 % t ố n g c h i p h í v ậ n h à n h T X L N T d o đ ó . ch i p h í n à y p h ả i đ ư ợ c tín h v à o tổ n g ch i p h í v ậ n h àn h .
7.4.1. Chi phí đầu tư C h i p h í đ ầ u tư b a o g ồ m ch i p hí th iế t k ế h ệ th ố n g v à chi phí n g u y ê n v ật liệu s ứ d ụ n g đ ế x â y d ự n g h ệ th ố n g . Vì chi phí th a y đ ổ i tù y th e o từ n g đ ịa đ iê m n ê n s ứ d ụ n g đ ơ n g iá đ ịa p h ư ơ n g v à p h â n tích th ô n g kê chì
v iệ c tín h to á n phái
t i ẻ t c u a tà t c a p h ụ
phí p h á t sin h
c h o to à n b ộ q u y trìn h ; k h ô n g n ê n áp d ụ n g m ứ c chi phí và p h ụ phí c ú a c ô n g trìn h tư ơ n g t ự đ ư ợ c x â y d ự n g tạ i đ ị a đ i ể m k h á c đ ể l ậ p d ự trù .
7.4.2. Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) C hi phí O & M
c ũ n g p h ụ t h u ộ c v à o đ i ề u k i ệ n k i n h tế đ ị a p h ư a n g . H ầ u h ế t c h i p h í
O & M c h o q u á n lý b ù n là c h i p h í n h â n l ự c l i ê n q u a n v à p h ụ t h u ộ c v à o c h i p h í n h â n c ô n g tạ i đ ị a p h ư ơ n g . V i ệ c v ậ n h à n h b a o g ồ m q u a n t r ẳ c c h ấ t l ư ợ n g v à k i ế m s o á t l ư u l ư ợ n g . V i ệ c b ả o d ư ờ n g b a o g ồ m b ả o d ư ỡ n g c ơ c ấ u t h ú y lự c v à b ơ m , h ạ n c h ế c ỏ d ạ i , k i ể m s o á t sâ u b ọ , đ ả m b à o tín h th â m m ỹ , b à n g h iệ u v à rào ch an .
TÀI LIỆU THAM KHÁO . CRITES, R., MIDDLEBROOKS, E.J„ and REED, s„ 2006. Natural was(ewater treatment svstems. Taylor and Francis, 552 p., Nevv York, USA. 225
• HAMMER, M. J., 1995. Water and waste technology. Prentice Hall 3rd ed., 547 p., New Jersey, USA. . HEINSS, u ., and KOPOTTATEP, T., 1998. ưse o f reed beds fo r faecal sludge dewatering: A synopsis o f reviewed literature and interim results o f pilot investigations xvith septage treatment in Bangkok, Thailand. (EAWAG), (SANDEC) and (AIT). . INTERNATIONAL WATER ASSOCIATION, 2006. Municipal wastewater management in developing countries: principals and engineering ed. Ụịang z . & Hense M., IWA publishing, 334 p., London,UK • METCALF and EDDY, 2002, Wastewater engineering, trecitment and rense, ed. Tchobanoglous G, Burton F., and Stensel D., 4thed. McGraw-Hill, 1848 p., London, UK. . MINISTRY OF ENVIRONMENT AND ENERGY, 1996. Catalogue o f alternaíive fo r the removal methods o f wastewater sludge (in Danish Katalog over alternative bortskaffelsesmetoder fo r spildevandsslam..). The Ministry of Environment, Denmark (0kologisk Byíòmyelse og Spildevandsrensning) No. 3. • NIELSEN s, 2003. Sludge treatment in wetland systems in proceedings o f l st international seminar on the use o f aquatic macrophytes fo r wastewater trehtment in consíructed wetlands, Lisboa 8 -10 May 2003. Ed. Dias, V. & Vymazal J., 151193 pp, Lisbon, Portugal. . PEAVY, H.S., ROWE, D.R., and TCHOBANOGLOUS, G„ 1986. Environmeníal engineering. McGraw-Hill, 699 pp, Singapore. • PABSCH H, 2004. Batch Humiỹication o f Sewage Sludge in Grass Beds DBU Gốttingen, Technical University o f Hamburg, Hamburg. (Doktor-Ingenieur dissertation). • SPINOSA, L., and VESILIND, P.A., 2002. Sludge into solids Processing, disposal and utilization. IWA publishing, 334 p., London, UK. • WATER ENVIRONMENT FEDERATION, 2003. Wastewater treatment plant design, ecl. • XANTHOULIS D. 1996. - Rapport de synthèse: Réutilisaíion des eaux usées à des fin s agricoỉes, Ouarzazate, Maroc. PNUD, FAO, MARA - Maroc,
226
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI
8.1. TỔNG QUAN Việc thu hồi và tái sử dụng nước thải cho mục đích nông nghiệp (ví dụ như tưới tiêu), công nghiệp (làm nguội), sinh hoạt (xả xí, tiểu) hoặc cho đô thị (như việc tưới cây trong công viên) là cách tốt nhất cho việc bảo tồn và phát triển nguồn cấp nước, hình thức sử dụng nước này ngày càng được ứng dụng phổ biến trên thế giới (xem bảng 8 . 1). Mục đích chính của việc tái sử dụng nước thải là cung cấp thêm lượng nước cấp bằng cách kéo dài vòng tuần hoàn tự nhiên của nước để đảm bảo sự bền vững của chu trình nước trong tự nhiên và bảo vệ môi trường. Bảng 8.1. Các ứng dụng của việc tái sử dụng nước thải sau xử iý. P h ạ m vi tái s ử d ụ n g
Đ ô thị
N ô n g n g h iệp
C h o m ụ c đ íc h g iả i trí
Ví dụ ứng dụng
K h ô n g g ió i h ạ n p h ạ m vi s ử d ụ n g
T ư ớ i c â y t r o n g c ô n g v iê n , s â n c h ơ i th ê th a o , sâ n trư ờ n g , sân g ô n , n g h ĩa tra n g , k h u d ân cư , các v à n h đ a i x a n h , l à m t a n tu y ê t .
Hạn chẻ
T ư ớ i c h o c á c k h u v ự c v ớ i tâ n s u â t n h ò v à k h u v ự c c ó k i ề m soát.
M ụ c đ íc h k h á c
P hòng cháy chữa cháy, x ây d ự n g .
C h o cây n ô n g n g h iệp
T ư ớ i tiê u c h o c â y l ư ơ n g t h ự c v à c â y ă n q u ả .
C h o cây c ô n g n g h iệp v à c â y l ư ơ n g th ự c c h o g i a sú c
T ư ớ i c â y lư ơ n g t h ự c c h o g ia s ú c , c â y lấ y sợ i, h o a, g ie o m ầ m , c ò c h o g i a s ú c , v ư ờ n ư ơ m c â y g iố n g , đ ồ n g cò.
K h ô n g g iớ i h ạ n p h ạ m vi ứ n g d ụ n g
K h ô n g g iớ i h ạ n đ ỏ i v ớ i n h ữ n g m ụ c đ íc h c h o vui c h ơ i giải trí d ư ớ i n ư ớ c : a o h ồ p h ụ c v ụ m ụ c đ íc h b ơ i iội v à lư ớ t v á n .
H ạn chê
C â u c á , b ơ i t h u y ê n v à c á c h o ạ t đ ộ n g g iả i trí k h ô n g tiế p x ú c k h á c .
C ả i th iệ n m ô i trư ờ n g
C á c b ã i lọ c n h â n t ạ o , c á i t h i ệ n c á c bãi lọc tự n h i ê n , t ạ o th à n h c á c d ò n g c h à y .
B ô sung nguôn nước ngầm
B ô s u n g n g u ô n n ư ớ c n g â m đ ê c â p n ư ớ c c h o sin h h o ạ t, h ạ n c h ế s ự x â m n h ậ p c ủ a n ư ớ c m ặ n , k iể m so át h iện tư ợ n g su y g iả m m ự c n ư ớ c ngâm .
C ho công n g h iệp
C u n g c â p n ư ớ c c h o hệ th ô n g làm n g u ộ i, n ư ớ c câp c h o n ồ i h ơ i, c h o n h à v ệ s in h , c h o d ịc h v ụ g iặ t là, c h o h ệ t h ố n g đ iề u h ò a k h ô n g k hí.
C h o khu dân cư
P h ụ c v ụ c h o v iệ c c ọ r ử a , g i ặ t là, n h à v ệ s in h v à h ệ t h ố n g đ iề u h ò a k h ô n g k h í.
Tái
sử
dụng
H ò a trộ n v ớ i n ư ớ c c ấ p c h o s i n h h o ạ t.
làm nư ớ c c ấp
N g u ồ n : Asano và Levine, 1998
227
8.2. CÁC HÌNH THỨC TÁI s ử DỤNG
8.2.1. Tái sử dụng cho nông nghiệp Hình thức tái sử dụng chủ yếu của nước thải là phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước thải sau khi xử lý có khà năng sử dụng như phân bón do có chứa các chất như nitơ, phôtpho, kali, chất hữu cơ và một số các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Vì vậy, việc tái sứ dụng nước thải cho mục đích tưới tiêu trong nông ntỉhiệp sẽ cho mùa vụ thu hoạch tốt và dem lại lợi nhuận cho người canh tác [Xanthoulis, 1996].
Các thông số về chất lượng nước thải Các chi liêu anh hưởng tới sức khóe Có hai mối nguy hiểm gián tiếp và trực tiếp ánh hường tới sức khóe của con người khi sử dụng nước thải: 1. Sức khỏe và an toàn cúa người canh tác làm việc trên những cánh đồng hoặc cùa người dân sống quanh khu vực cánh đồng tiếp nhận nước thải đã xừ lý. 2. Nguy cơ từ những sản phẩm bị nhiễm bệnh do được trồng trên khu vực tiếp nhận nước thải tái sử dụng sau đó có thể làm cho con người hoặc vật nuôi bị nhiễm bệnh qua việc sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm đó; hoặc gây bệnh cho con người một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng thực phẩm từ vật nuôi được nuôi trên khu đất tiếp nhận nước thải tái sử dụng [WHO, 1989]. Hai dạng nhiễm bẩn đe dọa tới sức khỏe: 1. Khả năng tích tụ các chất độc (hữu cơ và vô cơ) cúa nước thài (ví dụ như: kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hợp chất nitrat và một số các chất độc hại khác) trong cây trồng và khả năng bị nhiễm các chất độc dó thông qua thực phẩm được tưới nước thải có chứa các chất độc đó [FAO,1992]. 2. Các loại vi rút gây bệnh, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán trong nước thài có khá năng tồn tại trong môi trường với thời gian lâu sẽ gây ánh hường tới sức khỏe của cộng đồng (xem bảng 8.2). Chi tiêu cơ bản nhất đề xác định sự tồn tại cùa các loại vi sinh vật trên trong nước thải tái sử dụng là các chỉ tiêu về
coliforms (Escherichia, Enterobacter, Klebsieila,
V.V..) v à c á c
lo ạ i t r ứ n g g i u n
sống trong ruột (Ascaris, Trichuris và giun móc).
Các chỉ tiêu có ý nghĩa trong nông nghiệp Đe đảm bảo chất lượng cùa cây trồng và mùa vụ, các đặc tính hóa lý của nước thái sau xử lý được tái sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu của FAO [FAO, 2000]. Đối với nước thải tái sử dụ n g trong n ôn g n g h iệp thì chỉ c ó m ột vài chỉ tiêu cần đ ư ợ c xem xét:
Độ dần điện (EC) EC được tính bằng mmSiemen/cm hoặc deciSiemen/m ớ nhiệt độ 25°c, chi tiêu độ dần điện biểu thị tổng lượng chất ran và định tính được mức độ nhiễm mặn cùa đất. Hàm lượng các loại muối lớn quá sẽ làm giảm sản lượng cùa cây trồng. Sự tích lũy-các loại muối khoáng trong đất phụ thuộc vào chất lượng cùa nước tưới. Có hai loại độ dần điện: ECn là độ dẫn điện của nước tưới và ECđ là độ dẫn điện cùa đất bão hòa. 228
Ty lệ hấp thụ natri (SAR) Hàm lượng natri lớn sẽ có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của đất và ảnh hưởng tới tỷ lệ nước thấm qua đất (giảm khả năng thẩm thấu). Sự ảnh hưởng của natri còn liên quan tới hàm lượng canxi và magiê. Khi natri ở trong đất tồn tại dưới dạng có thể trao đổi ion được thì nó sẽ thay thế các cation canxi, magiê và làm phân tán các phần tử sét trong đất. Sự có mặt cùa natri dưới dạng có thể trao đổi ion được trong đất là cần thiết nhằm duy trìchất lượng của đất. Tý lệ SAR biểu thị tương quan hàmlượng natri và lượng natri cótrể trao đổi được có trong nước tưới, và đượcxác định như sau: SAR =
, Na= = ị { Ca + M g )
(8.1)
Trong đó: hàm lượng Na, Ca, và Mg được tính bằng miligam đương lượng trên lit (mgđl/L). SAR cho biết hàm lượng ion Na+ trong nước tưới và có liên quan tói ESP (tỷ lệ phần trâm của natri có khá năng trao đổi được) từ dó cho biết hàm lượng ion Na+ có trong đất: »7>
(8 .2 )
* • ' '" * ! . > cations
Trong đó: Na - hàm lượng ion Na+ (mgđl/lOOg); ỵ c a tio n s - tổng nồng độ các cation kim loại (mgđl/lOOg). Bảng 8.2. Khả nầng tổn tại của các mầm bệnh ở nhỉệt độ 20 -ỉ- 30°c T h ờ i g ia n tồ n tại ( tí n h b à n g n g à y ) * Loại m ầm bệnh
T rong phân,
T ro n g nước
t r o n g đ ấ t b ù n , và
cấp và m ạng
tr o n g b ù n cặ n
lưới t h o á t n ư ớ c
T ro n g đất
T rên cây tr ồ n g
V iru t V iru t đ ư ờ n g ruột
< 100 (< 2 0 )
< 120 ( < 5 0 )
< 100 ( < 2 0 )
< 6 0 ( < 15)
Vi khuẩn C o li p h ân
< 9 0 (< 5 0 )
< 6 0 (< 30)
< 7 0 (< 2 0 )
< 3 0 ( < 15)
T h ư ơ n g hà n
< 6 0 (< 3 0 )
< 6 0 (< 30)
< 7 0 (< 2 0 )
< 3 0 (< 15)
Lị
< 3 0 (< 10)
< 3 0 (< 10)
-
< 10 ( < 5)
Tả
< 3 0 ( < 5)
< 3 0 (< 10)
< 2 0 ( < 10)
< 5 (< 2)
< 2 0 (<10)
< 10 (< 2 )
N h iề u th án g
< 6 0 (<30)
Đ ộ n g vật n g u y ê n sinh E n ta m o e b a histo ly tica cy sts
< 3 0 ( < 15)
< 3 0 (<1 5) G i u n sá n
A sc a ris lu m b rico id es eg g s
1 N h iề u th án g
N h iều tháng
* s ố liệu c h u n g v ề k h ả n ă n g tồ n tại c ù a m ầ m b ệ n h ; s ố liệu t r o n g n g o ặ c đ ơ n là k h o ả n g th ờ i g ia n tồ n tại t h ô n g t h ư ờ n g c ủ a m ầ m b ệ n h ;
N g u ồ n : Feachem và cs., 1983
229
Nitơ (NOị -N) Các hợp chất cùa nitơ với nồng độ cao có thể gây tác động làm giảm sàn lượng của cây trồng. Hầu hết sán lượng cùa vụ mùa không bị ảnh hưởng khi hàm lượng các hạp chất chứa nitơ trong đất nhỏ hơn 30 mg/L, tuy nhiên một số loại cây trồng chi có thể phát triển được trong điều kiện nồng độ của các hợp chất nitơ nhỏ hơn 5 mg/L.
Các ion độc đối với thực vật Các chất độc đối với thực vật thường có trong nước thải sau xử lý là các ion Bo (B ), clorua (CO, và natri (Na+). Ion Bo (B ) sẽ có tính độc khi nó tồn tại trong đất với hàm lượng quá cao. Một số loại cây trồng như cây chanh hoặc cây mâm xôi rất nhạy cảm với chất Bo và không thể phát triển được với hàm lượng vượt quá 0,5 mg/L. Ion Clorua (C1‘) được cây trồng hấp thu và tích tụ lại trong lá, nếu hàm lượng ion này quá cao sẽ làm cho lá cây bị khô hoặc bị cháy. ĐộpH Độ pH trung bình trong nước tưới phải nằm trong khoảng từ 6,5 đến 8,5. Neu nước tưới có độ pH nằm ngoài khoảng này thì không đạt tiêu chuẩn. Các nguvên tổ vi lượng và các kim loại nặng Các nguyên tố vi lượng là các chất hóa học mà hàm lượng cùa chúng trong nước tưới thông thường chi khoảng vài mg/L [FAO, 1992]. Các kim loại nặng thường là các thành phần vi lượng. Các kim loại nặng có tỷ trọng cao gấp bốn lần so với nước. Cơ thế sống đòi hỏi một lượng nhỏ các kim loại nặng nhưng với hàm lượng cao quá mức cho phép có thể gây hại và là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể. Do đó cần phải quan tâm nhiều tới y ế u tổ kim loại nặng vì đây là chất c ó khả năng tích tụ trong thức ăn và qua đ ó tích
tụ trong cơ thể con người. Hệ thống tưởi Hệ thống tưới cho cây trồng có thể được tổ chức theo năm loại khác nhau dựa trên phương pháp tưới như thế nào và tưới ở đâu: Tưới ngập: Đó là phương pháp tưới đơn giản và phổ biến nhất. Nước tưới được phân bố trên toàn bộ phạm vi cánh đồng, dòng nước tưới sẽ chảy dọc theo toàn bộ lớp dất trồng trọt và thấm vào đất (Hình 8.1).
Tưới theo rãnh: Các rãnh được bố trí dưới dạng các kênh được đặt song song vói nhau giữa các luống đất và vận chuyển nước tưới vào cánh đồng (Hình 8.2). Nước tưới được đưa vào các rãnh và sẽ tiếp xúc với rễ cây nhờ tính chất mao dẫn của đất. 230
Luống đất
R ã n h tưới
\
Hình 8.2. Tưới theo rãnh. 7V<7/ /}<7A 7# vò/ phun: Vòi tưới là vòi phun
f |g j p
áp lực phun nước dưới dạng tia trong không khí sau đó các hạt nước sẽ rơi xuống cánh đồng như các hạt mưa (Hình 8.3). Lượng nước tưới được tính toán sao cho cánh đồng có thể tiếp nhận mà không gây ngập. Hệ thống tưới bằng vòi phun có thể bao gồm một hoặc nhiều vòi phun được nối với một ống dẫn nước chính. Tưới bằng vòi phun có thể áp dụng rỗng rãi, tuy nhiên việc tưới theo cách này có thể có lượng nước thất thoát do bay hơi.
Ay,Wtí
Hình 8.3. Tưới băng vòi phun.
Tưới ngầm: nước tưới được đưa vào phía dưới của vùng rễ cây và dâng lên một cách tự nhiên bởi tính chất mao dẫn của đất (Hình 8.4). Hệ thống tưới ngầm có thể được lắp đặt bằng cách chôn các ống tưới trong đất phía dưới vùng rề cây. N ước tưới
Ịị Ịị ỉ'ị ịị ft ị,
MÈSÌÉậiẩấíÊẩ Hố ga thoát nước
Đập tràn cố đình mưc nước
Ề ± ± !ỷ jtft Vùng rẽ
‘í
H
1111 t r (ĩ H
Ống phân phối nước
Hình 8.4. Hệ ihống tưới ngầm Tưới lại cho: nước tưới được chuyền tới vị trí cúa cây và chi làm ẩm vùng rề cây. tránh cho quả và là cây tiếp xúc trực tiếp với nước tưới (Hình 8.5). Phương pháp tưới này cho phép giảm tối đa lượng nước thất thoát do thấm, chảy ra vị trí khác và bay hơi.
Lựa chọn loại cây trồng Kiêm soái độ mặn cùa đât Sự tích lũy muối trong đất làm giảm sán lượng cúa mùa vụ và có thể dẫn tới tình trạng không thê canh tác được trên vùng đât đó nêu không được kiêm soát. Có thê kiêm 231
Ống tướ
ống tưới chí
Hình 8.5. Hệ thống tưới nhò giọt (ỉuii hrợtig và áp lực tưới có thế điều chinh được). soát được lượng muối khoáng trong vùng rễ cây bằng hệ thống ống tưới thích hợp cùng với việc rửa trôi. Hệ thống tưới sẽ được thiết kế phụ thuộc vào khả năng loại bò lượng nước tưới dư thừa. Hệ thống tưới không hợp lý cùng với điều kiện khí hậu nóng sẽ làm cho đất bị nhiễm mặn. Khi mực nước ngầm nông thì nước ngầm có thể dâng lên vùng rễ cây bàng tính mao dẫn và đưa lượng muối khoáng lên vùng đất bề mặt. Các cánh đồng khi sử dụ n g n g u ồ n n ư ớ c đ ó v à khi n ư ớ c b ay h ơ i sẽ làm c h o lư ợ n g m u ố i k h o á n g trong đất ngày càng tăng. Một hệ thống tưới thích hợp có thể giải quyết vấn đề nhiễm mận bằng kiểm soát mực nước ngầm. Việc rửa trôi là quá trình loại bỏ muối khỏi vùng rễ cây và được đưa vào lớp đất phía dưới. Đôi khi, cần^hải tưới cho khoảng đất canh tác một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết. Lượng nước này sẽ ngập tràn vùng rễ câ) và loại bỏ bớt lượng muối đã tích tụ lại. Đối với mỗi loại cây trồng nhất định, việc nghiên ;iu khả năng chịu đựng của cây đối với độ mặn trong đất trồng và lượng muối khoáng có trong nước tưới là rất cần thiết để xác định các yêu cầu về rửa trôi [FAO, 1992]. Độ nhạy cảm đổi với hàm lượng muối và phạm vi chịu đựng của các loại cây trồng thường khác nhau. Các loại cây trồng được chia thành bốn nhóm khác nhau tùy theo dộ nhạy cảm và khả năng chịu đựng đối với độ mặn: 1. Loại nhạy cảm (đậu, cà rổt, hành,...); 2. Loại nhạy cảm vừa phải (cây lúa, mía, bắp cải, khoai tây, cà chua.. 3. Có thể chịu đựng ở mức độ vừa phải (cây đậu tương, atisô, lúa mì); 4. Có thể chịu đựng (cây măng tây, lúa mạch, củ cải đường, ...). Maas (1984) đã đưa ra mối quan hệ giữa sản lượng mùa vụ và độ dẫn điện của phản đất bão hòa đối với các mức nhạy cảm khác nhau của cây trồng (Hình 8 .6 ). Độ dẫn đién ECd được tính bằng 1,5 lần độ dẫn điện ECn và đó là mối quan hệ chuẩn của các loại đit đối với một hệ thống tưới thích hợp với quy trình tưới phù hợp. Nước tưới với độ dẫn điện ECn thấp hơn 0,7 ds/m là thích hợp với sự phát triển cia cây trồng và liên quan mật thiết tới sản lượng thu hoạch. Nước tưới có hàm lượrg khoáng vừa phải (0,7 + 3 ds/m) vẫn có thể cho 100% sản lượng bằng cách rửa trôi ui chỗ theo yêu cầu. Phương pháp rừa trôi cho phép giữ độ mặn của đất nằm trong giới hẹn 2 32
0
5
I— I— I—
ũ
I— I—
10
I— I— I— I—
5
15
20
I— I— I— I— I— I— I— I— I— I— I— I— I—
10
15
EC. I
I
20
Hình 8.6. Mức độ chịu mặn cùa các loại cây nông nghiệp. Nguồn: Mcias, 1984
chịu đựng của cây trồng. Nếu độ mặn ở mức cao (>3,0 ds/m) thì việc rửa trôi cần phải được thực hiện trên diện tích lớn mới có thể cung cấp lượng nước cần thiết đủ để rửa trôi theo yêu cầu [FAO, 1992]. Nếu nước tưới có hàm lượng muối cao thì nên được sử dụng đối với cây trồng có khả năng chịu mặn và trồng chúng tại những nơi đất có tính thấm cao. Lượng nước cần thiết để đạt được độ rứa trôi theo yêu cầu sẽ giảm khi khả năng thấm của đất lớn.
Kiểm soát các chẩt độc hại Các chất độc hại và muối là nguyên nhân làm giảm sản lượng và gây hại cho cây trồng nhưng lại tác động theo hai hướng khác nhau. Muối hạn chế khả nẳng hấp thụ nước của cây trồng trong khi các chất độc hại lại được hấp thu và tích tụ trong lá cây. Cũng như đối với muối, không phải tất cả các loại câv đều có độ nhạy cảm như nhau đối với các ion độc. Các chất độc hại chù yếu ở đây là Bo, Clo, và kim loại kiềm. Hệ thống tưới dạng vòi phun sương có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm độc bởi các nguyên tố kim loại kiềm và Clo có thể được hấp thụ trực tiếp bởi lá cây và đó là vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên tố vi lượng nói chung không thể là nguyên nhân gây nên bất cứ vấn đề đặc biệt nào vì hàm lượng của chúng trong nước thải quá thấp. T u y n h iên cá c kim loại nặn g, đặc b iệt tron g nước thài đô thị có thể tồn tại vớ i m ột lư ợn g
nhất định gây hại cho cây trồng và là nguyên nhân làm giảm sán lượng thu hoạch. Vì vậy, hàm lượng kim loại nặng cần được giới hạn ờ mức sao cho không tích tụ ở trong 233
đất hoặc trong các tế bào của cây trồng. Khi lập kế hoạch tái sừ dụng nước thải cho mục đích tưới trồng cần nghiên cứu kỹ các tác động bởi các chất độc hại tới đất canh tác và cày trồng [TAO, 1992]. Tác động tới sức khỏe con người Việc sử dụng nước tưới là nước thải đã xử lý có thể dẫn tới một sổ những nguv cơ về sức khỏe đối với người sử dụng sản phẩm nông nghiệp cũng như đối với những người canh tác và cộng đồng. Các mối nguy hại về sức khòe phụ thuộc vào đối tượng tiếp cận với các nông phẩm và cách sử dụng chúng (ăn trực tiếp hay đã qua chế biến). WHO (1989) đã phân loại các cây trồng theo các nhóm và phương thức tiêu thụ như sau: Nhóm A: ■ Nhóm tác động trực tiếp: người sử dụng, nông dân, và cộng đồng dân cư xung quanh. ■ Các loại cây trồng được sừ dụng trực tiếp không qua chế biến, các khu đất dành cho mục đích thể thao, công viên. Nhóm B: ■ Nhóm tác động trực tiếp: chi có người canh tác. ■ Các loại cây ngũ cốc, cây công nghiệp, cây lượng thực cho vật nuôi, bãi có và cây lấy gồ. ■ Các cây trồng không thể sử dụng trực tiếp mà phải qua quá trình chế biến trước khi sử dụng. ■ Các loại cây phát triển trên mặt đất và không bị nhiễm bẩn bởi hệ thống vòi tưới phun. Nhóm C: ■ Nhóm tác động trực tiếp: không có. ■ Các loại cây trồng đã được chỉ rõ trong nhóm B nếu không có những tác động xấu tới người canh tác và cộng đồng dân cư xung quanh (khu vực được bảo vệ). Đối với những loại cây trồng thuộc nhóm A nước tưới phải được xử lý đạt chất lư ợ n g tốt v ề vi trùng đ ặc biệt là đ ố i v ớ i n h ữ n g loại rau đ ư ợ c sử d ụ n g trực tiếp không
qua chế biến. Nước tưới có chất lượng thấp hon có thể được sử dụng để tưới cho cac cây trồng mà sản phẩm của nó chi được sử dụng sau khi chế biến. Đe bảo vệ người tiéu dùng, người canh tác và công đồng dân cư xung quanh, tổ chức y tế thế gởi [WHO, 1989] đã thiết lập các hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm cây trồng (xem: Các quy định và hướng dẫn về tái sừ dụng nước thài). Lựa chọn phương pháp tưới Việc lựa chọn hệ thống tưới dựa trên chất lượng cùa nước thải tái sử dụng, loại cày trồng được canh tác, cách tưới truyền thống, kỳ năng, và sức khỏe của người canh tác và cộng đồng nói chung. Bảng 8.3 nêu những đánh giá chung về phương pháp tưới phụ thuộc vào cách sừ dụng nước thải sau xử lý. 234
Bảng 8.3. Đánh giá các phương pháp tưới theo cách sứ dụng nước thải
1
C á c tiê u chí
T ư ớ i th eo
đ á n h g iá
lu ố n g
Làm
ẩm
lá,
Không
là m
Tưới xung quanh
M ột số nlì ừ n g
Không
t h ư ơ n g lá
tuy
tác
động
quá
nguy
tới
lá c ây
nhưng
cũng
thể
xuất
là m g i ả m s ả n lư ợ n g
dẫn
đen g iả m
sàn
lư ợ n g th u
t ổ n t h ư ơ n g lá
bị
lá c â y sê d ẫ n
khi cây đ ư ợ c
không
đ ế n sả n lư ợ n g
trồ n g
hiểm
nhừng
th ấ p
lu ố n g
T ư ớ i n h ò g iọ t
phun sương
Ở c u ố n g là c ó thể
các nguy c ơ ờ
trê n
T ư ớ i đạniì vòi
tá c
động
đất
xấu
làm
tổn
cỏ h iệ n
hoạch 2
Sự
tíc h
m uối
trong
vùng với
tụ
rề quá
M u ố i tíc h tụ tro n g
lu ố n g
cây
đất
có
th ể
trin h
gây
hại
cho
đ ư ợ c lặp đi lặp
c ây trồ n g
M uối
vận
chuyển
x u ố n g p h í a d ư ớ i và
chuyển
hầu
phía
như
không
vặn
M uối
xuống
xung
M uối dư ới
và
đ ư ợ c tí c h tụ tr o n g
hầu n h ư k h ô n g
v ù n g rề cây
được
tích
tụ
tro n g v ù n g r ề
lại
trò n
quanh,
chuyền
động
d ọ c th eo h ư ớ n g chuyển
động
c ù a nước. G iữ a các
cây
tò a
đ iể m
tư ớ i
hình thành lớp m uối đọng 3
K hả năng duy
C â y trồ n g có
C â y t r ồ n g c ó th ể bị
K hông có khả
Có
khả
năng
trì l ư ợ n g n ư ớ c
thê
t h iế u
th iếu
năng
duy
trì
lư ợ n g
tro n g
khoảng
nước
nước
tro n g
đất
đất
trong
suốt
th ờ i
t r o n g đất
bị
nước khoảng
th ờ i
nước thờ i
tr o n g g ia n
g i ừ a c á c lần tư ớ i
duy
lư ợng cao
tr o n g
trì
g ian g iữ a các
tro ng suốt q u á
kỳ
lầ n tư ớ i
trinh
v à l à m g i ả m tối
s in h
trư ờ n g
s in h
trư ờ ng
đ a c á c tá c đ ộ n g của m uối
4
Khả
C ó th ề ở m ứ c
C ó th ề ở m ứ c v ừ a
K hó
để
vừa
phải
p h ả i . Q u á t r i n h tư ớ i
điều
v iệ c
năng
th í c h
ứng
có
th ề
Ờ
m ứ c tố t đ ế n
c h in h .
rấ t tốt. H ầ u hết
độ
bằng
n ư ớ c v à tiê u n ư ớ c
Hầu hết lá c â y
các cây trồng cỏ
mặn cúa nước
quàn
tố t
đ ư ợ c t h ự c h i ệ n tốt
bị m ắ c b ệ n h v à
th ể p h á t triể n và
thài m à k h ô n g
v à ti ê u n ư ớ c ,
c ó th ể là m c h o sàn
sàn lư ợ n g th u
ít g â y g i ả m s à n
là m
sản
đây
lư ợ n g th u h o ạ c h ờ
hoạch th ấ p
lư ợ n g th u h o ạ c h
th u
có
đ iề u
c h ỉn h
g iả m
lư ợ n g hoạch
Nguồn:
lý là
cách
th ề
chấp
nhận được
mức
có
th ể
chấp
nhận được
K andiah, 1990
Hệ thống tưới bằng vòi phun, vòi phun siêu nhỏ. nhỏ giọt và hệ thống tưới dưới lớp bề mặt có thể bị tắc đọng. Trong hệ thống tưới bàng vòi phun, các vi khuẩn, các vi sinh vật dễ phát triển và các chất cặn khoáng tích tụ lại trong vòi phun, trong đường ống và trong !ồ phun, vấn đề tấc dòng thường hay xảy ra đối với hệ thống tưới nước nhó giọt, mặc dù hệ thống này được xem như hệ thống tưới an toàn, vệ sinh và ít gây nhiễm bẩn đến cây trồng. Việc sử dụng hệ thống tưới nhò giọt sẽ gập khó khăn nếu nước tưới có hàm lượng cặn lơ lửng lớn. 235
Nếu chất lượng nước thải sau xử lý không đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn c ủa WHO (1989), các biện pháp an toàn sau đây cần được thực hiện [Xanthoulis, 1996]: " Hệ thống tưới bằng vòi phun (vòi phun thông thường, vòi phun siêu nhỏ, V.V.. ) nên áp dụng đối với các loại cây trồng như lương thực cho gia súc, cây lấy sợi và c â) lấy hạt; ■ Hệ thống tưới cho bãi cỏ hoặc những khu vực có đường vào hạn chế có thể tiến hành vào ban đêm. * Hệ thống tưới bằng vòi phun được kiến nghị không nên sử dụng trong điều kiện thời tiết có gió nhiều. Gió có thể mang sương mù (thậm chí cả mầm bệnh) từ hệ thống tưới gây nguy hiểm về sức khòe cho người canh tác và dân cư lân cận. Phương pháp tưới bao quanh (còn gọi là tưới ngập tại chỗ) và tưới ngầm được thực hiện bàng cách làm ngập khu đất canh tác bởi nước thải và sự nhiễm bẩn của cây trồng sẽ phát triễn tại khu vực bề mặt hoặc trong lòng đất. Với phương pháp tưới này, người canh tác sẽ tiếp xúc trực tiếp với dòng nước tưới. Cách tưới này cũng chỉ nên áp dụng với cây lượng thực cho gia súc, cây ngũ cốc, hoặc cây lấy quả (nhóm B) và người canh tác cần tránh không tiếp xúc trực tiếp với nước thải trong quá trình tưới. Phương pháp tưới theo rãnh không làm ẩm phần bề mặt đất, từ đó có thể làm giảm khả năng gây ô nhiễm đối với cây trồng bởi vì cây được mọc trên luống đất tuy nhiên về an toàn vệ sinh nói chung không được đảm bảo. Bên cạnh những nguy cơ về an toàn vệ sinh do cặn lắng, thì việc tưới bề mặt cũng đem lại những nguy hiểm đối với đất trồng và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phương pháp tưới bằng vòi phun chỉ phù hợp với nước thải có độ khoáng thấp sau khi đã được xử lý bậc hai. Đe phòng ngừa có thể bổ sung các bộ phận hoặc điều chỉnh đường kính vòi phun thích họp. Cách tưới theo kiểu vòi phun có nguy cơ tắc ít hơn cách tưới nhỏ giọt song vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm cho cây trồng do gió có thể làm phân tán nước tưới. Phương pháp tưới này chỉ có thể được sử dụng đối với các loại cây công nghiệp và các cây mà sản phẩm của nó không sử dụng trực tiếp. Phương pháp tưới tại chỗ là ph ư ơ n g pháp thích h ợ p nhất d o ít c ó n gu y c ơ ảnh h ư ờ n g tới sức khỏe; phương pháp này yêu cầu nước thải phải được lọc tốt và thiết bị phải được bảo dứỡng thường xuyên để tránh tắc. Để hệ thống tưới hoạt động tốt và được quản lý hiệu quả thì nước thải sử dụng phải qua xử lý với chất lượng được duy trì tốt. Hệ thống tưới cần được trang bị màng lọc, lọc cát và van khóa v.v... Điều quan trọng là các bộ phận của hệ thống tưới phải được kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động tốt. cần thực hiện báo cáo thường xuyên về tình trạng thiết bị để ngăn ngừa và giảm thiểu các sự cố hoặc hỏng hóc.
Tác động tới sản lượng thu hoạch Các chất dinh dường trong nước thải Nước thải sau xử lý thường chứa một vi lượng các chất gây hại và mầm bệnh tuy nhiên nó cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi (các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng: 236
N, p. K, Ca, Mg,... các nguyên tố dinh dưỡng vi krợng: Fe, Zn, Cu, M n,...) tác động trực tiếp tới cây trồng. Việc tưới cây bằng nước thải được xem như là bón phân cùng với nước cho đất, đây là phương pháp rất kinh tế do giảm được chi phí về phân bón. Hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng trong nước thải có thể dẫn tới sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, các nguyên tố khoáng chất (N, p, K) trong nước thải thông thường cao hơn so với yêu cầu cùa cây trồng. Điều đó dẫn đến một số kết quả bất thường như cây trồng phát triển quá mức và làm cho chất lượng của nông phẩm bị thay đổi. Vì thế việc kiểm soát thường xuyên các yếu tố trong dòng nước tưới là rất cần thiết để giới hạn lượng các chất dinh dưỡng và tránh xảy ra những kết quả bất thường. Hợp chất niĩơ Họp chất ni tơ trong nước thải bao gồm ba dạng: nitơ hữu cơ, amonia và nitrat. Tỷ lệ cúa các họp chất đó trong nước thải phụ thuộc nguồn thải và phương pháp xử lý. Amonia (NH4) thường chiếm đa số và có hàm lượng nằm trong khoảng từ 5 đến 40 mg/L. Nitơ hữu cơ bao gồm các dạng hòa tan và không hòa tan chỉ chiếm một phần nhỏ. Tất cả các dạng nitơ hữu cơ đều có thể bị ôxy hóa thành amonia nhờ các vi sinh vật trong nước thải và trong dất. Hàm lượng nitrat có thể thay đổi từ 0 tới 30 mg/L. Nếu nước thải chứa amonia được đưa vào đất thường xuyên thì các vi khuẩn nitrat hóa sẽ gia tăng. Lượng nitơ dư thừa sẽ làm cho cây trồng phát triển quá mức, mức trưởng thành bị chậm và chất lượng cùa mùa vụ bị giảm sút. Tất nhiên lượng nitơ cần bón cho đất canh tác phải cao hơn lượng mà cây trồng tiêu thụ, ngăn chặn sự tích tụ và thấm sâu vào đất trồng. Neu nước tưới chứa quá ít nitơ thì cần bổ sung thêm nitơ để đạt được sán lượng mùa vụ tốt nhất. Ví dụ, bảng 8.4 nêu rõ tổng lượng họp chất nitơ từ nước thải của thành phô Ouarzazate (Marôc) cần bón cho vụ mùa trồng cây cà chua cao hơn so với yêu cầu. Bảng 8.4. Lượng NPK (kg/ha) từ nước tưới cà chua tính toán từ lưu lượng tưới 6500nr'/ha N ư ớ c thài đã
N ư ớ c th à i
q u a x ử lý
k h ô n g q u a x ừ lý
N
22 5
334
175
p
99
145
75
K
155
111
175
C á c n g u y ê n tố k h o á n g c h ấ t
Y ê u c ầ u th e o 'l ý th u y ê t
Nguồn: Xanthoulis, 1996 Hợp chất phôtpììo Cũng giống như nitơ, phôtpho là nguyên tố cần thiết đối với cây trồng. Hàm lượng phôtpho trong dòng nước thải đã qua xừ lý bậc hai nàm trong khoảng từ 6 đến 15mg/L (15 đến 35 mg P2O 5/L). Nước thải có nồng độ này có thể không đảm báo cho cây trồng tại thời điểm bắt đầu phát triển nhàm mang lại một sản lượng thu hoạch tốt. Các phản ứng cùa các hợp chất phôtpho trong đất rất phức tạp. Khả năng hấp phụ phôtpho vào đất phụ thuộc vào hàm lượng sằn có của nó, nước tưới chứa một lượng phôtpho cao hon mức cho phép cũng không gây ra bất cứ hậu quả nào. 237
Hợp chất chứa Kali Lượng kali trong nước thải tái sử dụng có thể không gây ra bất cứ một tác động có hại nào đối với cây trồng. Yếu tố dinh dưỡng vi lượng đó có tác động trực tiếp tới độ màu mỡ của đất, sản lượng và chất lượng mùa vụ. Hàm lượng hợp chất chứa kali trong nước thải sau xử lý bậc hai thay đổi trong khoảng từ 10 đến 30mg/L (tương đương với từ 12 đến 36 mg K2O/L). Việc xác định lượng phân bón cho mùa vụ cần phải tính toán sao cho đạt được thông sổ này. Độ mặn và sản lượng của mùa vụ Cây trồng có thể chịu đựng được độ mặn trong một khoảng giới hạn nhất định mà không tác động tới sản lượng mùa vụ. Trên đây là giá trị tới hạn về nồng độ muối đối với mỗi loại cây trồng, sản lượng sẽ giảm khi giá trị này tăng lên [FAO, 1985]. Giá trị tới hạn đó được gọi là điểm ngưỡng. Mass và Hoffman (1977) đã đưa ra công thức xác định mức độ giảm sản lượng thu hoạch khi lượng muối tăng: Y= lOO-b.(ECđ-a)
(8.3)
Trong đó: Y - sản lượng [%]; ECđ - nồng độ muối khoáng của đất bão hòa nước [dS/m]; a - ngưỡng giá trị nồng độ muối [dS/m]; b - p hần trăm sản lư ợ n g bị g iả m trên m ộ t đ ơ n v ị củ a h àm lư ợ n g m u ối
được tăng [%m/dS]. Phần trăm sản lượng bị giảm trên một đom vị của hàm lượng muối đuợc tăng (b) tỷ lệ với sự giảm sản lượng thu hoạch, được tính theo công thức sau: b-
‘ 00-______ ECđ0% ■ECđioo%
(8.4)
Trong đó: ECđ 0%- nồng độ muối trong đẩt bão hòa ở 0% sản lượng [dS/m]; ECd 100%- nồng độ muối trong đất bão hòa ở 100% sản lượng [dS/m]. ECứ 100%tương đương với ngưỡng giá trị nồng độ muối (a). Ví dụ, sản lượng có thể có của cây lúa (ECđ0%= 11 ds/m và a = ECăm% ~ 3 dS/m) phát triển trên cánh đồng được tưới bằng nước thải (ECn = 4 dS/m) sẽ là: Với khoảng từ 15+20% phần đất được lọc, lượng muối trong nước tưới (ECn) có thể được sử dụng để tính toán độ mặn của đất (ECđ) bằng công thức chung: ECđ = ],5 x EC„. ECđ có thể được ước tính bàng 6 dS/m (1,5 X 4 dS/m). Phần trăm sản lượng bị giảm trên một đơn vị của hàm lượng muối được tăng (b) sẽ bằng b = 122— = 12,5%.
11-3
Theo cách đó, Y = 100 - 12,5. (6 - 3) = 62,5%. 238
Như vậy, sản lượng thu hoạch của cánh đồng trồng lúa sẽ vào khoảng 62,5%.
Yêu cầu quan trắc Ba mục đích của việc quan trắc: 1. Phê chuẩn và xác nhận hệ thống tưới đă đáp ứng được những yêu cầu về thiết kế; 2. Quan trắc quá trình hoạt động hoặc xác nhận hệ thống làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế; 3. Thẩm tra hoặc chứng minh rằng sản phẩm cuối cùng đạt yêu cầu chất lượng và m ụ c tiê u v ề sứ c k h ỏ e.
Ba dạng quan trắc này sẽ được tiến hành ở các công đoạn khác nhau. Việc xem xét sẽ được tiến hành ngay từ đầu khi mà hệ thống vừa được lắp đặt xong để hệ thống có thể hoàn thiện đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Việc quan trắc quá trình hoạt động của hệ thống sẽ được thể hiện thông qua các biện pháp quan trắc thông thường và phân tích đánh giá các công trình trong hệ thống. Việc xem xét một cách định kỳ trên sản phẩm cuối cùng nhằm hoàn thiện hệ thống đạt được yêu cầu thiết kế. Việc quan írấc được tiến hành với tần suất lớn để nhanh chóng làm sáng tỏ các vấn đề phát sinh trong khi đó các số liệu quan trắc thu được trong thời gian dài và chỉ rõ hiệu suất toàn bộ và phương hướng của hệ thống [WHO, 2006]. Chương trình quan trắc phải được xác định rõ và phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau: ■ Xác định các thông số quan trắc; ■ Xác định rõ vị trí quan trắc; * Tần suất quan trắc. 8.2.2. Khôi phục nguồn nước ngầm Tầng nước ngầm có vị trí rất quan trọng do đó là nguồn cung cấp nước sạch cho các giếng khoan. Sự phục hồi nguồn nước ngầm với việc tái sử dụng nước hoặc nước thải sau xừ lý có thể dẫn đến: ■ Tránh cho nước mặn xâm nhập vào tầng nước ngầm tại vùng ven biển; ■ Tạo ra quá trình xử lý tăng cường cho việc tái sử dụng; ■ Cung cấp lượng nước phục hồi cho việc tái sử dụng trong tương lai; ■ Gia tăng trữ lượng cho các tầng nước ngầm có hoặc không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; ■ Kiểm soát và chống lại hiện tượng giảm mực nước ngầm.
X ử lý nước bằng các lớp đẩt (SA T) Các lớp đất có thể coi như là công trình xử lý tự nhiên để làm sạch bổ sung nước thải đã xử lý. Trong lưu vực thẩm thấu, nước thải sau xử lý sẽ được lọc qua lớp đất trước khi đi vào nguồn nước ngầm. Tầng đất không bão hòa đóng vai trò như bộ phận lọc tự 239
nhiên và có thể loại bỏ tiếp BOD, s s , Nitơ, Phôtpho, vi khuẩn, virút, các nguyên tô vi lượng Và một số chất khác. Hệ thống xử lý SAT về cơ bản bao gồm các lóp đất lọc mà lớp trên cùng là lớp chứa đầy nước thải đã xừ lý. Sau đó, nước thải này sẽ thâm thấu vào trong đất đi qua các tầng không bão hòa, thấm vào nguồn nước ngầm và lưu vực tiếp nhận. Cuối cùng nước được phục hồi từ hệ thống tưới, từ giếng (Hình 8.7). Hệ thống xử lý SAT được diễn ra với sự luân chuyển giữa giai đoạn ẩm và khô, thóng thường chu kỳ của một giai đoạn bao gồm 8 giờ làm khô, 16 giờ làm ngập và 2 tuần làm khô 2 tuần làm ngập [FAO, 1992]. Giai đoạn làm khô là rất quan trọng để tránh vít tắc các lớp đất và đảm bảo thời gian th o á n g khí dài p h ụ c vụ ch o quá trình nitrat hóa am onia
ở trong đất. Hệ thống xử lý SAT thường được xây dựng tại những vùng đất có khả năng thấm lớn và ít xảy ra sự b a y hơi. Các lớp đất không cần có độ t h ấ m quá lớn và phải có khá năng lọc tốt để tạo ra hiệu quả xử lý cần thiết.
Nước thải
N ước sau xử lý
Nước thải
Hình 8.7. Xử lý bằng các tầng đất và thu hồi nước từ giếng khoan
Các phương pháp phục hồi lượng nước Việc sử dụng các lưu vực thấm nước là biện pháp chù yếu đê phục hồi lại ngiồn nước ngầm. Có hai phương pháp đưa nước vào tầng bão hòa và tầng không bão tòa nước (xem hình 8 .8 ). Biện pháp sử dụng các lưu vực, hồ thấm nước có giá thành thấp song đòi hói dện tích lớn. Đưa nước trực tiếp xuống các tầng đất chì có thể bổ sung cho một số tầng dứ a nước nhưng lại đòi hỏi yêu cầu quá trình tiền xử lý với công nghệ cao. Đưa nước 'ào tầng không bão hòa là một biện pháp bao gồm những lợi thế của việc đưa nước vào và lọc qua các tầng đất [ƯNEP, 1999]. Tuy nhiên, việc đưa nước trực tiếp có giá thành cao hơn các công nghệ đơn giản khác (xem bảng 8.5). 240
Giếng khoan thấm nước
Hố thấrn nước
ÌTTTTTĨĨĨTÍ Tẩng không chứa nước (vùng không bão hòa)
Tầng đất chứa nước (vùng bão hòa)
Hình 8.8. Các phương pháp thường dùng để bô sung nước ngầm bằng nước thài đã qua xừỉý. Bảng 8.5. Các đặc điểm chính của các phương pháp phục hồi nguồn nước ngầm. Đ ặ c đ iểm
C á c lư u v ự c t h ấ m lọc
Loại tầ n g c h ứ a nước C ác y ê u cầu về m ứ c đ ộ t iề n x ử lý T ồ n g chi phí
C ác y êu cầu về báo dư ờ ng T u ổi thọ c ù a c ô n g tr ìn h C á c đ ịa tầ n g có k h ả n ă n g x ử lý nước
Nguồn: U N EP,
C á c g iến g khoan đư a
tầ n g k h ô n g bão hòa
n ư ớ c t r ự c t iế p K hông hoặc có chứa
K hông chứa nước
K hông chứa nước
C ô n g n g h ệ thấp
L o ạ i b ò c á c c h ắ t rắ n
C ông nghệ cao
H ệ th ố n g p h ân phối và
2 5 . 0 0 0 - 7 5 .0 0 0 U S D /g iến g
5 0 0 . 0 0 0 - 1 .5 0 0 .0 0 0
d iệ n t í c h đ ấ t
C ô n g suất
C á c g iến g kh o an ờ
nước
U S D /g iến g
1 0 0 0 -2 0 .0 0 0
1 0 0 0 - 3000
2000 - 6000
m 3/ h a . n g đ
r n V g iế n g .n g đ
m 3/ g i ế n g . n g đ
Làm khô và nạo vét
L à m k h ồ v à là m s ạ c h
> 100 năm
5
20 năm
T ầng không chứa nước
T ầng không chứa nước
v à tầ n g c h ứ a n ư ớ c
và tầng chứa nước
L à m sạch và đổi ch iều d ò n g ch ảy 25
50 năm
T ầng chứa nước
1999
Đối với các lun vực thấm lọc, các thông số cần thiết bao gồm tốc độ thấm, diện tích đất cần thiết và hệ thống vận chuyển nước thải đã qua xử lý vào lưu vực thấm lọc. Để xác định được tốc độ phân phối nước thì cần phải xác định được tốc độ lọc trung binh dựa trên sự hoạt động theo chu kỳ của hệ thống bao gồm cả giai đoạn ngập và giai đoạn làm khô. Tốc độ lọc thông thường nằm trong khoảng từ 15 tới 100 m/năm tùy thuộc vào loại đất, điều kiện khí hậu và chất lượng của nước thải (hàm lượng cặn lơ lửng) và chu kỳ làm sạch của lưu vực thấm nước [FAO, 1992]. 241
Vídụ như đối với dự án bổ cập nguồn nước ngầm bằng nước thải đã qua xử lý với công suất 10.000m3/ngđ và tốc độ thấm lọc là 50 m/năm đòi hỏi diện tíchđất thấm lọc là 7,3 ha.
r _ 10.000*365 _ „ nnn F = -----------------------------------------------;-= 73.000 m 2 = 7,3 ha 50 Nếu giá đất khoảng 20.000 USD/ha thì tổng giá thành cho diện tích cần thiết này là 150.000 USD. Giá thành này có thể tăng lên nhiều khi tính tới giá thành của hệ thống vận chuyển phân phối nước thải vào. Chính vì thế lưu vực đất thấm lọc nên được bổ trí gần với nguồn cấp nước vào. 8.2.3. Tái sử dụng cho công nghiệp Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường sử dụng nước cho việc làm nguội, giặt rửa, vận chuyển cũng như là dung môi và nước có thể tồn tại trong sản phẩm cuối cùng. Hai loại hình tiêu thụ nhiều nước là các nhà máy năng lượng nguyên tử và năng lượng nhiệt do cần một lượng nước lớn cho quá trình làm nguội. Các ngành công nghiệp có liên quan tới chế biến kim loại, công nghiệp hóa chất, các nhà máy tinh chế và các ngành công nghiệp khác có thể thu được lợi nhuận từ việc tái sử dụng nước cho việc làm nguội và cho các công đoạn công nghệ khác nhau. Thêm vào đó là các lợi ích về môi trường đă được đề cập ở các phần trước, việc tái sử dụng nước trong công nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau: ■ Khả năng giảm được chi phí sản xuất từ việc thu hồi nguyên liệu sản xuất trong n ư ớ c thải v à g iả m đ ư ợ c lư ợ n g n ư ớ c cần sử dụn g;
■ Thu hồi được nhiệt năng; ■ Khả năng giảm được chi phí xử lý nước thải và xả nước thải. Việc tái sừ dụng nước trong công nghiệp và phạm vi tái chế từ các công đoạn lau rửa nhà thông thường tới các quá trình công nghệ tiên tiến được trình bày trong bảng 8 .6 . Bảng 8 .6 . Các loại hình và các ví dụ về tải sử dụng nước trong công nghiệp. L o ạ i h ìn h tái s ử d ụ n g n ư ớ c
C á c ví d ụ v ề tá i s ử d ụ n g n ư ớ c N ư ớ c c h o th á p là m n g u ộ i.
T á i s ử d ụ n g n ư ớ c th à i s in h h o ạ t
L à m n g u ộ i m ộ t lần . Á p d ụ n g tro n g c ô n g nghệ. N ư ớ c c h o t h á p là m n g u ộ i . L à m n g u ộ i m ộ t lần v à tái s ử d ụ n g .
T á i c h ế n g a y tại n ơ i p h á t sin h v à s ử d ụ n g t h a y th ê c h o n ư ớ c c ô n g n g h ệ
T á i s ử d ụ n g n ư ớ c t r o n g g i ặ t là ( n ư ớ c , là m n ó n g , v à t h u h ồ i c h ấ t tẩ y ) . T á i s ử d ụ n g n ư ớ c g iặ t rửa. C ọ r ử a c ô n g t r ìn h .
C á c d ò n g th ả i c ô n g n g h iệp %
không
sử
d ụ n g tro n g
Nguôn: Asano và Levine, 1998 242
L à m n ó n g n ư ớ c c ủ a b ể b ơ i v à c á c t h ẩ m m ỹ v iệ n , ủ n g d ụ n g tro n g n ô n g nghiệp.
Nước làm mát Có hai loại hệ thống làm mát bằng nước: 1. Hệ thống làm mát một lần: nước đi qua bộ phận trao đổi nhiệt một lần sau đó quay trở lại nguồn chứa ban đầu. Không có sự bay hơi và do đó không có nước đọng trong hệ thống. 2. Hệ thống có khả năng làm bốc hơi nước, làm mát tuần hoàn: đây là loại hệ thống làm mát phổ biến. Tháp làm mát được sử dụng để hấp thụ nhiệt từ lò phản ứng hạt nhân bàng hơi nước. Nước làm mát tuần hoàn trở lại hệ thống và nước trong hệ thống được bổ sung thêm vào để thay thế lượng nước đã bốc hơi. Khi nước làm mát bị bay hơi thì hàm lượng chất rắn hòa tan liên tục tăng và có thể dẫn đến các vấn đề về ăn mòn. Do đó nước làm mát phài được thường xuyên loại ra khỏi hệ thống để tránh cho hàm lượng các chất rắn hòa tan trong nước tăng quá mức
Nước cấp cho nồi hơi Nước thu hồi có thể được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Chất lượng nước yêu cầu tăng lên cùng vói áp lực của nồi hơi. Nồi hơi tạo áp lực cao đòi hỏi nước có độ tinh khiết cao và cần được xử lý cao hơn ví dụ như là quá trình xử lý thẩm thấu ngược hoặc trao đổi ion. Độ cứng của nước cấp cho nồi hơi phải gần bàng không để tránh lắng đọng, đóng cặn hoặc ăn mòn thiết bị. Yêu cầu nghiêm ngặt về công nghệ xừ lý nước và một lượng nhỏ nước sau xử lý cần phải được tái sử dụng để cọ rửa nồi hơi và lượng nước này không thích hợp cho việc tái sử dụng nước thải.
Nước công mgìtệ trong công nghiệp Việc sử đụng nước thu hồi như là một loại nước công nghệ tùy thuộc vào những yêu cầu cụ thể cùa công nghệ và yêu cầu cũng như mục đích của từng loại hình sản xuất. Việc tái sử dụng nước cần đảm bảo không gây ảnh hưởng đối với chất lượng sản phẩm.
Các nguy cơ tiềm tàng Các vấn đề nêu trong bàng 8.7 có thể ảnh hưởng tới hiệu suất và chất lượng của sản phẩm nên cần được kiểm soát để việc tái sử dụng nước có thể được bền vững. B ả n g 8 .7 . T á i sử d ụ n g nước trong công nghiệp: C á c v á n dể liên q u a n , nguyên n hân và biện pháp x ử lý . C á c vấ n đề
N g u y ên nhân
B iệ n p h á p x ừ lý
C á c h ợ p c h â t v ô cơ, m u ôi
Đ ư a v à o n ư ớ c c á c c hất ứ c c h ế đ ỏ n g cặ n , hấ p thụ c a c b o n , trao đổi ion, lọc, kiê m soát tôc đ ộ c h iê t
S ự ăn m ò n
C á c c h â t tan v à c h â t ră n k h ô n g tan, m ât cân bàng pH
Đ ự a v à o các c h â t ức c h ê ăn m ò n , th ẩm thấu n g ư ợ c
S ự p h át triên c ủ a vi s in h v ật
T ồ n d ư c ù a c á c c h ấ t h ừ u cơ, a m o n ia, p h ôtpho
B iô x y t, các c h â t p h â n tá n , lọc
S ự tác n g h ẽ n
S ự p h á t triể n c ù a vi sin h v ậ t, các m u ối p h ô t p h á t, c á c c h ấ t ta n v à chất rắn k h ô n g ta n
K iể m soát s ự đ ó n g cặ n, ãn m ò n , s ự p h á t triển c ủ a vi sinh vật, lọc h ó a c h ấ t v à p h â n tá n v ậ t lý
S ự đ ó n g cặ n
N g u ồ n : Asano và Levine, 1998.
243
8.3. CÁC VẤN ĐỂ KỸ THUẬT TRONG VIỆC LẬP KÊ HOẠCH TÁI s ử DỤNG NƯỚC Để lập kế hoạch cho hệ thống tái sử dụng nước thì bước đầu cần khảo sát sơ bộ bằng cách xác định các khả năng có thể sử dụng nước tuần hoàn và kết thúc bằng việc đánh giá một cách chi tiết. 8.3.1. Khảo sát sơ bộ Việc kiểm tra khả năng tái sử dụng năng lượng tại mồi công đoạn của dự án cần thực hiện nhằm tránh được những giải pháp không thích hợp. Các vấn đề cần phải được giải quyết trong suốt quá trình khảo sát sơ bộ, bao gồm việc trả lời các câu hỏi sau: ■ Đâu là nguồn nước thải ? ■ Đâu là nơi có khả năng sử dụng nước đã qua xử lý ? ■ Những điều cần xem xét đối với sức khỏe cộng đồng có liên quan tới việc tái sử dụng nước thải và làm thế nào để kiểm soát được chúng ? ■ Khả năng tác động tới môi trường ? ■ Việc tái sử dụng nước thải sẽ được kết hợp với việc sử dụng các nguồn nước cấp khác n hư thế n ào ?
■ Giá thành hiện tại của nước sạch trong khu vực ? ■ Các tiêu chuẩn hiện tại về việc tái sử dụng nước ? ■ Cơ quan phê chuẩn họp lệ và tiến hành những công việc tiếp theo của dự án ? ■ Trách nhiệm giải trình hợp lệ của nhà cung cấp và người sử dụng nước tái chế ? ■ Vốn đầu tư sẵn có cho dự án ? Người sử dụng nước tái chế cần quan tâm tới chất lượng nước thải đã quaxử lý, dộ tin cậy trong quá trình sử dụng. Họ cần phải nhận thức rõ về các tiêuchuẩn táisử dụig nước thải của quốc gia hoặc của địa phương và các chi phí cho việc xử lý phát sinh :ó thể tác động tới khả năng sử dụng nước thải tái sử dụng. Thông thường chi phí xử lý nước thải chỉ liên quan tới chính quyền địa phương. Người canh tác thường được yìu cầu đầu tư mạng lưới tưới tiêu bắt đầu từ nguồn xả của trạm XLNT cho tới cánh đồig của họ. 8.3.1. Nhận biết
Các mục đích chính của giai đoạn nhận biết này là xác định những đối tượng có kiả năng tái sử dụng nước thải và so sánh giữa chi phí khi sử dụng nước sạch và nước thải tái sử dụng. Giá trị và lợi ích của việc sử dụng nước thải đã qua xử lý phụ thuộc vào: ■ Chất lượng nước cần thiết đối với người canh tác; ■ Trữ lượng nước; ■ Các tiêu chuẩn của quốc gia và của địa phương; • Giá thành hiện tại hoặc tương lai của nước. 2 44
Các nghiên cứu toàn diện cần được tiến hành để làm rõ và giải quyết những câu hỏi trên. 8.3.1. Đánh giá Trong quá trình đánh giá cần trả lời các câu hỏi sau: ■ Các yêu cầu cần thiết về chất lượng nước nhàm thỏa mãn cho từng đối tượng sử dụng, khoảng có thể chấp nhận được và giới hạn về chất lượng ? * Những rủi ro có liên quan tới chất lượng nước và làm thế nào đê hạn chê ? ■ Ngoài nước thì các yếu tố nào khác có thể bị nước thải mang đến ? ■ Biện pháp an toàn nào cần được tiến hành để tránh những rủi ro về ô nhiễm ? ■ Một hệ thống chứa nước có cần thiết hay không ? ■ Sử dụng bể chứa hay bơm là cách tốt nhất để đáp ứng được về lượng nước cần sử dụng ?
sự thay đổibất thường
■ Trường hợp cần xử lý bổ sung thì ai sẽ chi trả ? ■ Liệu việc sử dụng nước thải đã qua xử lý có buộc người canh tácphải thay đổi cách tưới thông thường của họ không ? Việc tái sử dụng nước thải có thể cung cấp một số kết quả nông học thú vị thực sự. Các mô hình tái sử dụng nước thải được định hình một cách đúng đắn có thể có tác động tốt tới môi trường và vệ sinh đồng thời làm tăng sản lượng mùa vụ. Tuy nhiên, v iệ c tái sử d ụn g nước thải tron g n ô n g n g h iệ p c ó thể c ó tác đ ộ n g xấu tớ i m ôi trường và
sức khỏe cộng đồng. Điều đó lý giải tại sao các hướng dẫn cụ thể và các tiêu chuẩn cần phải được chú ý một cách nghiêm túc. 8.3.1. Các tác động tói môi trưòug
Các thuận lợi đối với môi trường Nước thải được sừ dụng hợp lý và đúng cách cho việc tưới ticu trong nông nghiệp có thể cải thiện chất lượng môi trường như sau: • Tránh được việc xả chất thải vào nguồn nước mặt, ngăn chặn được tình trạng làm mất cảnh quan, các điều kiện yếm khí trong bất cứ nguồn nước nào và tránh được tình trạng phú dưỡng của nước hồ và các hồ chứa. ■ Bảo tồn được nguồn nước ngầm trong nhũng khu vực bị khai thác quá mức cho nông nghiệp nhàm tránh sự mất nước và tránh nước mặn xâm nhập vào tầng chứa nước. ■ Có khả năng bảo tồn chất lượng đất và tránh được sự rửa trôi của đất (sự bào mòn).
Các bất lợi tiềm tàng đối với môi trường Việc tái sử dụng nước thải trong tưới tiêu cũng có thể có tác động xấu tới môi trường và tới sức khỏe con người, ví dụ như: ■ Việc đưa vào một số các nguyên tố hóa học đôi khi có hàm lượng cao, hệ sinh thái bị thay đổi (chủ yếu là ở trong đất, nước và cây trồng). ■ Gây ô nhiễm và làm lan truyền các vi sinh vật gây bệnh. 245
Các tác động tới đất trồng Các tác động tới đất trồng thường rất quan trọng đối với người canh tác bởi vì chúng có thể làm giảm năng suất, giảm độ mầu mỡ cùa đất và giảm sản lượng cây trồng do: ■ Sự nhiễm mặn; ■ Sự kiềm hóa và làm giảm độ thẩm thấu của đất; ■ Sự tích lũy không cần thiết các nguyên tố độc hại; ■ Sự tích tụ của các chất dinh dưỡng.
Các tác động tới nước ngầm Trong một số trường họp thì các tác động tới nguồn nước ngầm còn quan trọng han cá c tác đ ộ n g tới đất trồn g do cá c thành phần tron g n ư ớ c thải c ó thể g â y ô n h iễm n g u ồ n
nước ngầm. Để giảm thiểu hoặc giải quyết vấn đề này, cần xem xét các biện pháp [Xanthoulis, 1996]: ■ Sử dụng lượng nước tưới dựa vào lượng nước yêu cầu của cây trồng với khả năng ngậm nước tối thiểu; ■ Thiết lập một chương trình quản lý hệ thống tưới tiêu dựa trên những yêu cầu cùa cây trồng, khả năng trữ nước của đất và số lượng nước thải; ■ Các loại cây trồng lựa chọn có thể hấp thụ các yếu tố độc hại trong nước thải; ■ Trong trường họp nước bị nhiễm mặn, cây trồng được lựa chọn có thể hấp thu muối; ■ Hạn chế lượng nước thải tưới để đưa chính xác lượng nitơ cần thiết vào trong đất và giảm nguy cơ nhiễm nitrat. Neu lượng nitơ vượt quá lượng cần thiết đối với cây trồng thì phải: - Lựa chọn loại cây trồng đòi hỏi lượng nitơ lớn; - Lựa chọn hệ thống tưới để có thể phân phối nước tưới đều; - Trộn lẫn nước thải và nước sạch; - Duy trì hệ thống tưới ở mức có thể chấp nhận được. Các yêu cầu trên được khuyến cáo để thiết lập sự cân bằng nitơ nhằm ngăn chặn việc nguồn nước ngầm bị nhiễm nitrat. Sự cân bàng về nitơ cho phép giữ cho hàm lượng nitrat trong nước dưới 50mg/L hoặc giữ bàng nồng độ nitơ hiện có nếu hàm lượng thực tế này cao hơn 50mg/L.
Các tác động tới nước mặt Với hàm lượng Nitơ và Phôtpho cao trong nước thải có thể dẫn tới hiện tượng gây phú dưỡng nguồn nước. Nitơ là yếu tố hạn chế đối với sự phát triển của tảo ở biển, nhưng Nitơ và Phôtpho là các yếu tố hạn chế trong hồ, trong lưu vực nước mặn và trong các đập nước nơi mà nước thải được lưu giữ trước khi tưới.
Các tác động tới cây trồng Bên cạnh tác động toàn diện của một số thành phần trong nước thải như nồng độ muối trong nước tưới thì nước thải có thể là yếu tố độc hại tiềm tàng do sự có mặt của 246
một số nguyên tố hóa học như Bo và một vài kim loại nặng với hàm lượng cao. Sự chết hoại xuất hiện trên lá của cây trồng nhạy cảm là dấu hiệu của sự nhiễm độc Bo. 8.4. CÁC QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN
v iệ c t á i s ử d ự n g n ư ớ c t h ả i
8.4.1. Các hưóng dẫn về chất lượng vi sinh vật Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, cần giảm thiểu những nguy cơ về mặt vệ sinh bằng a cách thiết lập các hướng dẫn về vi sinh vật và các tiêu chuẩn chuyên ngành cho từng loại hình tái sử dụng. WHO (1989) đã thiết lập các hướng dẫn về chất lượng vi sinh vật đối với nước thải sau xử lý sử dụng cho mục đích tưới tiêu (xem bảng 8 .8 ) trong “Các hướng dẫn về sức khỏe đối với việc sử dụng nước thải trong nông nghiệp và nuôi [rồng thủy sản". Bảng 8 .8 . Hướng dẫn về chất lượng nước thải sau xử lý sử dụng cho mục đích tưới tiêu N hỏm
A
N h ó m có
Đ i ề u k i ệ n tái sử dụng Tưới cây
cho
loại
trồ n g
được
sử dụng không qua c h ế b iế n , k h u th ể th a o , c ô n g v i ê n c B
Tưới
cho
G iu n s ố n g
nguy cơ
tr o n g r u ộ ta
tá c đ ộ n g
( số tr ứ n g /L )
dụng, cộng
đ ịn h đ ư ợ c thiết kế để < 1
< 1000
x ử lý t ư ơ n g đ ư ơ n g T h ờ i g i a n lư u n ư ớ c
Công nhân
< 1
K hông có tiê u c h u ẩ n
nêu
trong
ở hồ ổ n đ ịnh k h o ả n g t ừ 8 đ ế n 10 n g à y đ ể lo ạ i b ỏ t r ứ n g g iu n v à C o li p h â n
B i ệ n p h á p tư ớ i tại trồ n g
đ ạ t đ ư ợ c c h ấ t lư ợng vi sinh h o ặ c c ô n g trình
đồng
g ia s ú c , đ ồ n g c ò v à c â y ăn q u ả d
ch ỗ đối với các cây
c ầ u v ề vi sinh học H ệ th ố n g c á c h ồ ổn
C ông nhân, ngư ời sử
B iệ n p h á p X L N T n h ằ m đ ạ t đ ư ợ c c á c y êu
(số C oli/100 m L )
cây
ngũ cốc, c â y công n g h iệp , cây cho
c
C o li p h â n b
T iề n x ử ly t h e o y êu Không
K h ô n g th ể
K h ô n g thể
áp dụng
áp d ụ n g
m ục B
c ầ u v ề c ô n g n g h ệ tưới nhưng
tối th iể u
c ần
tiến h à n h lắ n g s ơ c ấ p
a / Ascaris lumbricoides,
Trichuris trichiura và giun móc.
b / T ro n g suốt giai đoạn tưới. c/ H ư ớ n g dẫn ng hiêm ngặt hơn (< 200 Coli phân/ 100 mL) sẽ thích hợp cho các bãi cỏ công cộng như bãi cò trong khách sạn m à con người có thể tiếp xúc trực tiếp, d / T ro n g trường h ọ p đối với cây ăn quà, việc tưới tiêu cần ngừng trước khi qu à được thu hoạch 2 tuần và k hông được lượm nhữ ng quà đã rơi xuống đất. Hệ thống tưới bằng vòi phun k h ôn g được sử dụng.
Nguồn: W H O ,
1989.
Một vài tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn quy định về tái sử dụng nước thải có thể được áp dụng trong khu vực hoặc quốc gia, ví dụ như Bang Caliíornia có quy định là việc tái sử dụng nước thải không thể uống được trong “Mục 22” của Bộ luật hành chính của bang Caliíòmia ra đời năm 1978. Ở những nước mà các tiêu chuẩn hiện hành đặc biệt khắt khe, thì cần thiết phải xử lý nước thải tới bậc hai và bậc ba. 247
Các hướng dẫn của WHO khuyến nghị đối với việc tưới tiêu tại các khu vực không hạn chế: ■ Hoàn toàn loại bỏ (hoặc gần như loại bỏ) lượng trứng giun với giá trị trung bình 1 trứng/L; ■ Loại bỏ lượng vi sinh vật gây bệnh với giá trị trung bình nhỏ hon 1000 UFC/100mL. Ở những nước chưa có các hướng dẫn chặt chẽ hơn thì nước thải sau xừ lý phải tuân theo các hướng dẫn của WHO đổi với việc tưới tiêu không hạn chế (Nhóm A) có thể được sử dụng cho bất kỳ loại cây trồng nào mà không cần bổ sung các biện pháp để bảo vệ sức khỏe [WHO,1989]. 8.4 .ỉ . Các quy định về hàm lượng các chất trong nước tưới Bảng 8.9 đưa ra các quy định chung về đặc điểm hóa học và vật lý (tổng lượng muối hòa tan, hàm lượng các họp chất chứa natri và các ion độc hại) của nước tưới. Các loại m uối Thông thường, nước cấp cho sinh hoạt luôn luôn có chất lượng tốt và thường chứa ít muối. Tuy nhiên, trong quá trình nước cung cấp bị thiếu thì hàm lượng các muối khoáng trong nước có thể tăng và điều đó có thể hạn chế việc sử dụng nước thải sử dụng cho nông nghiệp. Việc sử dụng nước trong sinh hoạt gia đình và đô thị có thể làm tăng lượng muối trong nước thải một lượng không đáng kể chỉ khoảng một vài mg/L. Một số vấn đề có thể xảy ra đối với việc tưới nước thải là do tổng hàm lượng muối trong nước tưới, loại muối khoáng hoặc hàm lượng quá lớn của một hay vài loại nguyên tố hóa học khác trong nước thải [FAO, 1985]. Bảng 8.9. Các quy định về chất lượng nước tưới1 M
N
h ư
n
g
v â n
đ ê
c ó
t h ê
x ả y
r a
Đ
ơ
n
E
C
( h
T
i
đ ộ
h ạ n
h
ô
n
c h ế
Y
ể u
t ớ i
v ừ
a
p h ả i
k h
i
s ử
d ụ n g
g
M
ạ n h
(các tác động tới nước tưới)2 ds/m
<
0
, 7
0
, 7
-
3 , 0
>
3
, 0
o ặ c )
D
S
m
t h ẩ m
-
6
3
- 1
1
2
-
2
0
- 4
<
4
5
0
4 5 0
-
2 0 0 0
.
E
>
0
, 7
>
1
, 2
1 , 2
2
>
1
, 9
1
2 0
>
2
, 9
>
5
, 0
3-^6
=
g / l
(tác động của tỷ lệ nước tưới vào đất Đánh giá cả ECn
t h ấ u
0
248
ố
n
S ự
SAR
u
c
v ị K
M
ứ
0
C
„
=
0
, 7
v à
2 0 0 0
SARỹ
0 , 2
<
0
, 2
- 0
, 3
<
0
, 3
- 0
, 5
<
0
, 5
2 , 9
+
1 , 3
<
1
, 3
5
- 2
, 9
<
2
, 9
, 9
, 0
-
>
.
Bảng 8.9 (tiếp theo) M
N
h ữ
n
g
v â n
đ ê
c ó
t h ê
x ả y
Đ
r a
ơ
n
N
ặ c
( N
a
) 4
T
ư
ớ
i
b ề
T
ư
ớ
i
b ằ n g
a t r i
C
l o
B
( C
o
m
đ ộ c
h ạ i
c ù a
i o n
r i ê n g
v ò i
p h u n
T
ư
ớ
i
b ề
T
ư
ớ
i
b ằ n g
m
ặ t
v ò
i
p h u n
A
h
ô
H
ợ
B
i c a c b
<
3
m
e /1
<
3
m
e / 1
<
4
m
e / 1
<
3
c h ấ t
o
á c
t á c
n i t ơ
n a t
đ ộ n g
( N
( H
C
0
3
0
-
h ỗ n
N
<
0
2
3
E C
„
là
đ ộ
b ă n g
đ ơ n
đ ư ợ c
đ o
S
A
R
là
c ù a
d ẫ n
v ị
m
lệ
t r ư ờ n g
đ iệ n ,
b ằ n g
t ỷ
Y
ế u
t ớ i
v ừ
a
p h ả i
í
s ử
d ụ n g
M
3
-
9
>
4
ạ n h
>
9
3
m
m
h o / c m
h ọ c
đ ịn h
.
1
, 7
0
, 7
>
0
1 0
3
+
>
3 , 0
3
, 0
) 5
m
g / 1
m
e / 1
<
5
5
-
3
>30
0
3)
đ ạ i
x á c
-
>
<
1
H
C ộ n g
b ằ n g
a i
đ ồ n g
lư ợ n g
đ ơ n
v ị
C
m
n à y
a l i ỉ ò m
u ố i
ỉ a
1 9 7 4
k h o á n g
t ư ơ n g
h
o
đ ư ợ c
t r o n g
đ ư ơ n g
1
, 5
K
v ấ n
k h
(các tác động mà cây trồng dễ bị mắc phài)
h ợ p
p H
t ư
c h ế
n g
R
mg/1
)
C
1 T h e o
h ạ n
(tác động tới cây trồng nhạy càm)
b iệ t
S
ặ t
đ ộ
l ) 4
( B
p
t ín h
c
v ị K
Đ
ứ
ả n
t r íc h
n ư ớ c ,
n h a u .
g
T D
- 8
t h ô n g
d ẫ n
đ ư ợ c
S
, 5
là
t h ư
ờ
n g
F A
O
,
b ở i
đ o
>
, 5
b ằ n g
t ô n g
h à m
6 , 5
- ỉ-
8
, 5
8 , 4
1 9 8 5 .
d s / m
ở
lư ợ n g
2
5 ° c
c h ấ t
h o ặ c
h ò a
t a n
g / L .
h ấ p
p h ụ
n a t r i.
S
A
T
đ ô i
k h i
c ó
t h ứ
n g u y ê n
là
R N
a .
giá
T ạ i
t r ị
S
A
R
đ ư a
r a
t h ì
t ỷ
lệ
t h ầ m
thấu tăng khi lượng muối trong nước tãng. Đẻ đánh giá những vấn đề có thề xày ra đối với quá trình t h ầ m
t h ấ u
t r íc h
d ẫ n
b ằ n g
b ở i
4 Đối với việc g iá
t r ị
v ề
n g u y ê n
đ ư ợ c
5 N
O
3
c ầ n
- N
là
đ ư ợ c
S
O
t ư ớ i
h à m
t ố
h ấ p
F A
A
R
,
1 9 8 5 .
k h i
n à y .
V
ớ
t ín h
đ ã
i
t h ô n g
h à m
b ị
t h a y
đ ổ i
b ờ i
E C
.
T h e o
R h o a d e &
bề mặt, thì hầu hết các cây ỉấy quà và lấy gỗ
lư ợ n g
t h u
n ó
h ệ
đ ế n
t h ố n g
q u a
lư ợ n g
k h i
đ ư ợ c
lá
n it ơ
c ủ a
-
n ư ớ c
n ê u
t r ê n .
t ư ớ i
c á c
n it r a t
t h ả i
H
d ạ n g
lo ạ i
đ ư ợ c
đ a n g
ầ u
h ế t
v ò i
c â y
c á c
p h u n
t r ồ n g
đ ư a
đ ư ợ c
r a
c â y
v à
t h ử
đ ộ
n h ạ y
d ư ớ i
t r ồ n g
d ạ n g
n g h iệ m
ẩ m
c ả m
1 9 7 7 ,
ộ t
t h ấ p
s lc r
v à
S c h r o e r
1 9 7 9
đ ư ợ c
cảm đối vởi natri và clo; với các
n h ạ y
m
O
n ă m
đ ề u
( d ư ớ i
k h ô n g
3 0 %
)
t h ì
n h ạ y
n a t r i
c ả m
v à
c lo
v ớ i
c á c
c ó
t h ề
.
n it ơ
c ơ
b ả n
( N
H
4
- N
v à
c h ấ t
h ữ u
c ơ
c h ứ a
N
) .
Bảng 8.10. Hàm lượng các nguyên tố vỉ lượng (mg/L) trong nước thải trước và sau xử lý N
g
u
y ê n
t ố
N
ư
ớ
c
t h ả i
t r ư
A
I
2 , 3
A
s
0 , 0 0 0 2
C
d
0 , 0 0 1 0
C
o
0 , 2 2
ớ c
x ử
l ý
N
ư
ớ
c
t h ả i
s a u
x ử
l ý
0 , 4 8
K
h
ô
n
g
t ìm
t h ấ y
0 , 0 0 0 1
0
, 0
7 7
249
Bảng 8.9 (tiếp theo) N
C
g u y ê n
t ố
N
ư
ớ
c
t h ả i
r
i
N
ư
ớ
c
t h à i
S e
, 7 0
1 , 4 5
0
, 3 3
X
a n
t h
o
u
l i s ,
l ý
0 , 0 4 4
, 1 3 5
2 , 2 6
0 , 9 6
0 , 0 0 2 5
0 , 0 0 1
0 , 1 0
0 , 0 1
1 , 2 8
0 , 2 4
u
x ử
0 , 0 0 2 5
0 , 0 0 1
B
Nguồn:
s a u
0 , 0 0 9 0
n
C
l ý
2
0
P b
Z
x ử
1 0 , 3 7
n
N
ớ c
0 , 0 1 2
F e
M
t r ư
1 9 9 6 .
Bảng 8.11. Các quy định đối với các thành phẩn vi lượng trong nước thải sau xử lý sử dụng cho mục đích tưới tiêu. H
à m
l ư
ợ
n g
t r o n g
n ư
ớ c H
T
h
à n h
p h ầ n
t h ả i
k h i
s ử
d ụ n g
l â u
à m
l ư
ợ
n g
t r o n g
n ư
g i a n ( m
N
h ô
A
r s e n
B
e
B
o
C
a d
C
r o
C
o
C
u p p e r
F
l o
g
m
r y l l i u
m
m
i
m
b
a n
h
L
i t h
0 , 1 0
2 , 0
0 , 1 0
0 , 5
0 , 7 5
2 , 0
0 , 0 1
0 , 0 5
0 , 1
1 , 0
0 , 0 5
5 , 0
0 , 2
5 , 0
1 , 0
1 5 , 0
5 , 0
2 0 , 0
5 , 0
1 0 , 0
2 , 5
2 , 5
0 , 2
1 0 , 0
0 , 0 1
0 , 0 5
0 , 2
2 , 0
0 , 0 2
0 , 0 2
0 , 1
1 , 0
2 , 0
1 0 , 0
i
a n g a n
M
o l y b
N
i c k e n
S
e l e n
V
a n a d
K
ẽ m
3
d
e n
i
N
ư
ớ
c
t h ả i
đ ư
ợ c
t ư
b N
ư
ớ
c
t h ả i
đ ư
ợ c
t ư ớ i
Nguồn: 250
đ ư
ợ
c
t r í c h
ớ i
t ừ
l i ê n
v ớ
H
ọ
i
c
k h
( m
i
g
s ử
/ L
d
ụ n g
t r o n g
)
)
2 0 , 0
ì
M
t h ả i
n g ấ n b
5 , 0
S ắ t
C
/ L
ớ c
d à i a
t ụ c
t h ờ
t r ê n
i
v i ệ n
g i a n
x â y
c á c
t ố i
d ự
l o ạ i
đ a
n g
đ ấ t .
l à
q
2 0
u ố
c
n ă m
g i a
t r ê n
( 1 9
7 3 )
đ ấ t
t r u n g
t ín h
h o ặ c
đ ấ t
k i ề m
.
t h ờ
i
C ác kim lo ạ i n ặ n g và cá c n g u yên tố vi lư ợ n g
Nước thải đô thị đôi khi có thể chứa một số chất hữu cơ độc hại (đặc biệt là các kim loại nặng) thậm chí ngay cả khi không có dòng thải
c ô
n
p h ả i được xử lý th ích hợp trước k h i đổ vào hệ thống
nước thải công nghiệp không được quan tâm thích
đ
nghiệp. Nước thải công nghiệp
g
t h o
á n g
á t
nước. K h i v iệ c kiểm soát
thì các kim loại nặng và các
nguyên tố vi lượng cần được lưu tâm. Trong nước thải được sử dụng làm nước tưới có chứa nhiều bùn cặn được hình thành trong quá trình XLNT. Bảng 8.10 nêu các ví dụ về thành phần của nước thải trước và sau khi xử lý bùn cặn. Khi nước thải có nguồn gốc từ đô thị thì việc xử lý bùn cặn có thể đáp ứng được các quy định đối với chất lượng nước tưới (xem bảng 8.11). 8.5. CÁC VÍ DỤ VỂ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TRÊN THẾ GIỚI H ệ thống tư ới nước thải sau x ử lý tại Tunisia [FAO, 1992] Việc sử dụng nước thải cho nông nghiệp đã được thực hiện ở Tunisia khoảng vài chục năm và giờ đây điều đó trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược dự trữ nguồn nước của quốc gia. Năm 1988, chỉ có 26 trạm xử lý nước thải chủ yếu nằm ở vùng duyên hải để ngăn chặn ô nhiễm biển đến năm 1996 đã có tới 54 trạm xử lý nước thải. Trong số đó có 16 trạm xử lý bàng phương pháp sinh học với bùn hoạt tính, 2 trạm xử lý với bể lọc sinh học, 5 hồ ổn định và 3 trạm sử dụng kênh ôxy hóa. Việc sử dụng nước thải sau xừ lý để tưới tiêu được sử dụng theo từng mùa (mùa xuân và mùa hè), nước thải thường được hòa trộn với nước ngầm trước khi tưới cho cây cam quýt và cây ôliu, cây cho gia súc, cây bông, sân gôn, và bãi cỏ. Việc tưới nước thải cho các loại rau hoặc các loại cây trồng sử dụng trực tiếp bị cấm bởi Luật nước quốc gia. Văn phòng phát triển nông nghiệp địa phương quản lý toàn bộ hệ thống phân phối nước tưới và yêu cầu tuân theo bộ luật về nước. Hiện nay, một diện tích khoảng 1.750 h
a
đ
ấ t
đ
ư
ợ
c
t ư
ớ
i
b
ằ n
g
n
ư
ớ
c
t h
ả i
đ
ã
q
u
a
x ử
l ý
.
N
h
i ề
u
d
ự
á n
m
ớ
i
đ
a n
g
đ
ư
ợ
c
t h
ự
c
h
i ệ
n
hoặc đang chuẩn bị tiến hành để tăng diện tích đất tưới bằng nước thải sau xử lý lên tới 6.700 ha, do đó có khoảng 95% nước thải được sử dụng cho nông nghiệp. Tại khu vực phát triển quan trọng nhất ở Tunisia nơi có tới 60% nước thải của quốc gia được tái sử dụng phục vụ 68% diện tích đất nông nghiệp tại nước này. K u w ait[F A O , 1992] Nước thải không qua xử lý đã được sử dụng để tưới cho những dự án trồng rừng ở những khu vực xa khu dân cư của Kuvvait trong nhiều năm qua. Sau khi có những nghiên cứu của ủ y ban về sức khỏe và khoa học cùng với các chuyên gia tư vấn và tổ chức quốc tế (WHO và FAO), chính phủ Kuwait bắt đầu chương trình xử lý nước thải và sử dụng dòng thải này. Năm 1987, có 4 trạm xử lý nước thải: Trạm xử lý Ardiyah công suất 150.000 m3/ngđ xử lý nước thải bậc hai bắt đầu hoạt động năm 1971; trạm xử lý cho các ngôi làng ở khu vực duyên hải công suất 65.000 m3/ngđ; trạm xử lý Jahra
251
công suất 65.000 m3/ngđ đi vào hoạt động năm 1984 và trạm xử lý với hồ ổn định với công suất 10.000 m3/ngđ cũng được xây dựng ở đảo Failaka. Nước thải sau trạm xử lý Ardiyah, trạm xừ lý cho các ngôi làng ở vùng duyên hài và trạm xử lý Jahra sử dụng bùn hoạt tính để xử lý nước thải được nâng cấp trong những năm 80 với xử lý bậc ba cùng với khử trùng, lọc cát nhanh trọng lực và cuối cùng là khử trùng bằng clo. Ban đầu nước thải sau xử lý bậc hai từ trạm xử lý Ardiyah được sử dụng để tưới cho cánh đồng thí nghiệm của Phòng nông nghiệp tại Omariyah. Việc thí nghiệm này được tiến hành trong những năm đầu của thập kỷ 70 để so sánh sản lượng thu hoạch từ việc tưới cây bằng nước sạch, nươc lợ và nước thải sau xử lý. Năm 1975, Liên minh công ty sản xuất nông nghiệp đã thiết lập một cánh đồng với diện tích 850 ha dưới sự cho phép của Chính phủ sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cho cây trồng. Các giám đốc của công ty cổ phần này là đại diện cho các tổ chức tư nhân có liên hệ với nông nghiệp Kuwait, đặc biệt là với nơi chế biến các sản phẩm sữa, gia cầm và gia súc. Năm 1975 chỉ một phần diện tích đất được trồng trọt; cây trồng chính là cây cho gia súc (cỏ linh lăng) cho công nghiệp sản xuất và chế biến sữa, sử dụng hệ thống tưới vòi phun dạng quay tròn. Tuy nhiên, các loại cây cà, hành, cây hạt tiêu và các loại cây trồng khác mọc trên khu vực thí nghiệm sử dụng hệ thống tưới dạng phun có thể di chuyển đư7c (bằng tay) cùng với cách tưới ngập và tưới theo rãnh. 8.6. TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SAU x ử LÝ TRONG NUÔI TRỚNG THỦY SẢN 8.6.1. Tổng quan N uôi trồng thủy sản và các loại nguồn nước Khái niệm về nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản là công tác nuôi dưỡng, phát triển và nhân giống các loài độig thực vật thủy sinh có giá trị kinh tế. Nuôi trồng thủy sản bao gồm phát triển các lcài thực vật thủy sinh, tảo, chăn nuôi các loài động vật nước, chế biến các sản phẩm thiy sinh và quản lý môi trường nước. Sinh vật thủy sinh Sinh vật thủy sinh là các cơ thể sống trong nước gồm thực vật, động vật và tc0 . Động vật thủy sinh gồm các loài động vật sống trong nước như cá, tôm, cua, trai, sò /à các động vật lưỡng cư. Các loài thực vật thủy sinh có thể được phân loại tùy theo hìih thức phát triển và chất lượng môi trường nước bao gồm các loại thực vật sống chm trong nước, trôi nổi và nổi trên mặt nước. Tầm quan trọng của nước trong nuôi trồng thủy sản Nước cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật tồn tại trên hành tinh. Thành phần nưrc trong các loài thực vật chiếm 6(H80% và chiếm tỷ lệ cao hcm nhiều trong cơ thể các l(ài động vật; ví dụ, thành phần nước chiếm 80+92% trong cơ thể các loài động vật thin
252
mềm, cá: 80+85%, chim: 70+75%. Nước còn là dung môi của các phản ứng sinh hóa. Với khả năng hòa tan các vật chất, nước có thể thủy phân và ion hóa nhiều họp chất và chuyển hóa chúng thành các dạng dễ hấp thụ bởi các sinh vật nước. Hơn nữa, nước đóng vai trò quan trọng trong qua trình quang họp. Ngoài ra nước còn là yếu tố thiết yếu đối với các
l o
à i
t h ự
c
v ậ t
n ư
ớ
c
d
o
có
k h
ả
n ă n
g
chuyền quang;
h
ò
a
t a n
ô
x y ,
các
chất
d
i n
h
d
ư
ỡ
n g
...
tạo ra và duy trì môi trường sống và trạng thái sinh lý thích hợp cho các cơ thể sống. Giới hạn nguồn nước đối với nuôi trong thủy sản Việc phát triển nuôi trồng thủy sản địa phương thường được quyết định bởi các điều kiện về nguồn nước tại khu vực. Đôi khi, các sản phẩm thủy sàn địa phương bị giới hạn bởi nguồn nước do thiếu về trữ lượng, sự phân bố không đều theo không gian và thời gian hoặc bị ô nhiễm. N ước thải sau x ử lý - nguồn nước khác Nguồn nước thải sau xừ lý Là lượng nước được sừ dụng trong các đô thị và khu công nghiệp và được thài ra môi trường sau khi đã được xử lý. Bảng 8.12 nêu nhu cầu sừ dụng nước ngày càng tăng trên toàn thế giới Bảng 8.12. Nhu cầu sử dụng nước hàng năm trên thế giới (km3). Hình thức sử dụng
1900
1940
1950
1960
1970
1985
2000
Sinh hoạt
20
40
60
80
120
350
. 440
Công nghiệp
30
120
190
310
510
1.100
1.900
Nông nghiệp
350
660
860
1.500
1.900
2.400
3.400
Tổng
400
820
1.110
1.890
2.530
3.850
5.740
Nguồn: Sổ tay tái sử dụng nước thải đô thị (Trung Quốc) biên tập bời Zhaofeng JIN và Jincheng x u , nhà xuất bản Hóa Công nghiệp (tháng một, 2004). Nếu được xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải sau xử lý sẽ là nguồn nước có thể sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và tạo cảnh quan. Các yêu cầu về nước trong nuôi trồng thủy sản Trong nuôi trồng thủy sản, trữ lượng nước, sự chênh lệch giữa lượng nước bổ sung và mất đi cần được duy trì ở mức cân bàng và ổn định về chất lượng nước. Nếu lượng nước bổ sung ít hơn so với lượng mất đi thì nguồn nước bị hao dần, không đảm bảo duy trì môi trường sống cho các sinh vật thủy sinh; làm giảm khả năng trao đổi chất trong nước, thiếu ôxy hòa tan, làm giảm chất lượng nước, kìm hãm sự phát triển của các loài sinh vật thủy sinh. Khi lượng nước bổ sung lớn hơn so với lượng nước mất đi, sẽ xảy ra hiện tượng cuốn trôi ảnh hưởng tới năng suất nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cần duy trì sự cân bàng giữa lượng nước bổ sung và thất thoát (xem hình 8.9).
253
N ư ớ c m ặl
N ư ớ c th ái sa u x ử lý
Hình 8.9. Cân bằng nước trong nuôi trồng thủy sản. Tải sử dụng nước thải sau xứ lỷ trong nuôi trồng ihủy sản Các tiêu chuẩn về xử lý nước thải thường khác nhau tùy theo từng địa phương Ở Trung Quốc, các chỉ dẫn chính về xử lý nước thải không nghiêm ngặt như các tiêu đối với chất lượng nước sử dụng ứong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng các loài thực sinh có thể làm sạch nước, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ nuôi trồng thủy sản. c h u ẩ n
v ậ t
t h ủ y
Nói chung, sử dụng nước thải sau xử lý để nuôi trồng thực vật thủy sinh có thể bại bỏ được các chất ô nhiễm trong nước thải, nuôi trồng được các loại thực vật có giá trị và cải thiện chất lượng nước thải sau xử lý, có khả năng áp dụng để nuôi cá và các bài đ
ộ
n
g
v ậ t
t h
ủ
y
s i n
h
c ó
g
i á
t r ị .
8.6.2. ứ n g dụng và hiệu quả Tái sử dụng nước thải sau xử lý phục vụ các mục đích sản xuất công nghiệp, ncng n
g
h
i ệ
p
,
t ạ o
c à n
h
q
u
a n
s ẽ
g
i ú
p
n
g
ă n
n
g
ừ
a
ô
n
h
i ễ
m
,
h
ạ n
c h
ế
k
h
a
i
t h
á c
t à i
n
g
u
y ê
n
n
ư
r c ,
duy trì chất lượng và trữ lượng của nguồn nước đồng thời tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế. Chất lượng nước thải sau x ử lý Trên thế giới, các tiêu chuẩn ban hành về chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản quy định rất nghiêm ngặt về giới hạn đối với các chất độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn, nitơ và phốtpho (Bảng 8.13). Nước thải sau xử lý không đáp ứng các tiêu chuẩn có thể làm giảm hiệu suất môi trồng thủy sản, làm suy thoái môi trường nước, thậm chí phá hủy toàn bộ hệ thốig. Nước được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cần chứa các sinh vật có ích, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh, và đảm bảo các yêu cầu chất lượng của các sản phẩm cá. Chỉ thi nước đạt các tiêu chuẩn thích hợp về độ pH, nhiệt độ, nồng độ ôxy hòa tan, nồng độ (ác chất hóa học có hại và vi khuẩn rất thấp mới có thể sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Đẻ sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, nước cần có các đặc tính sau:
254
Bảng 8.13. Tiêu chuẩn chất iượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản (WHO, 2006) C á c
c h i
t iê u
v i
k h u ẩ n
đ ố i
v ớ i
c h ấ t
t h ả i
s ử
d ụ n g
c h o
m
ụ c
đ íc h
n u ô i
t r ồ n g
t h ủ y
s ả n
T r ứ n g T r ứ
n g
s á n
( g ồ m
t r ứ n g
s á n
m
á n g )
E .
( s ố M
ô i
( s ố
t r ư ờ n g
/ g
k h u ẩ n / 1 0 0 t ồ n g
c h ấ t
m
L
h o ặ c
( s ố
k h u ẩ n / 1 0 0 t ổ n g
r ắ n a)
g iu n
c o li m
c h ấ t
L
h o ặ c
r ắ n
*
k h u ẩ n / ĩọ o
N
N
ư ớ c
ư ớ c
P h â n s a u T h ị t
c á
t iê u
t h ụ
s ả n
)
p h ẩ m
h ồ
K
h ô n g
t ìm
t h ấ y
<
1 0 4
<
1
t h à i
K
h ô n g
t ìm
t h ấ y
<
1 0 5
<
1
K
h ô n g
t ìm
t h ấ y
<
1 0 6
<
ỉ
b ù n
x ừ
] ý
v à
c â y
g ư ờ i
L
) c h â t r ă n
N
m
/ g
t h â n
S iê u
â u
t r ù n g
k h ô n g
( t h ự c
phâm)
l â y
c ó / c á
k h ô n g
t ìm
n h iê m
h o ặ c
t h ấ y
h o ặ c
( c ó
Theo
h o ặ c
t h ự c k h ô n g
định
q u y
c ủ a
U
y
ban an toàn thực phẩm
v ậ t ) lâ y
v à
d in h
d ư
Không
t ìm
t h ấ y
ờ n g e
n h iễ m
N
h ồ
ư ớ c
t h ả i
Phân bùn sau
Không
t ìm
t h ấ y
K
h ô n g
t ìm
thấy f
K
h ô n g
tìm thấy (
t r ồ n g
t h ủ y
s ả n
v à
c ộ n g
đ ồ n g
f
lâ n
VI
N
ư ớ c
n u ô i
o
N
g ư ờ i
<
1 0 4
c ậ n
<
1
< 1
< 105
<1
xừ lý C
á c
t iê u
T
c h u ẩ n
i ê u
q u y
c h u â n
đ ô i
đ ịn h
n ồ n g
đ ộ
h i
t iê u
c á
v à
c á c c á
s à n
m
g u ồ n
p h ẩ m
s e n
N
C a d i m
0
, 0
- 1
, 0
©
n g â n
C
D
iô x y n
h
D
D
D
P
C
T
B
,
D
0 , 0 0 0
E
s
h ọ c
T i ẽ u
t r íc h
t r o n g
c á
và
c h u ẩ n
đ ố i
t h ự c
v ậ t
v ớ i
thực vật mg/kg
i m
lo ạ i
N
g u ồ n
t r íc h
d ẫ n
n ặ n g
S
■I-
T h ủ y
h ó a
g / k g
0 , 2
L/1
h ì
5
o
C
i
t iê u
dẫn K
A
c h ỉ
v ớ i N
C
c á c
E
C
C
o
d
e x ( 2 0 0 3 )
C
o
d
e x ( 2 0 0 3 )
á c
0 0 4
E
( 2 0 0 1 )
C
0 ,2
C
o
d
e x ( 2 0 0 3 )
0 ,2
C
o
d
e x ( 2 0 0 3 )
N
S
( 2 0 0 1 )
N
S
h ợ p
C
0 ,2
c h ấ t
h ữ u
o
d
e x ( 2 0 0 3 )
c ơ
5 , 0
Ư
S
F D
A
( 1 9 9 8 )
N
S
2 .0
Ư
S
F D
A
( 1 9 9 8 )
N
S
3 P h â n b ù n đ ư ợ c tín h b à n g g a m tổ n g c h ắ t rắ n ( tr ọ n g lư ợ n g k h ô ) ; ÌOOmL n ư ớ c th à i/p h â n b ù n c h ứ a k h o ả n g 1+4 g tồ n g c h ấ t rán. b S ố k h ụ ẳ n c ần đ ư ợ c p h â n tíc h tro n g s u ố t v ụ tư ớ i. V í d ụ : g iá trị th ự c < 104 E. coỉi . trê n ỉ 0 0 m L c ằ n p h â n tíc h đ ư ợ c tố i th iề u tr o n g 9 0 % iư ợ n g m ầ u . c C ó th ể á p đ ụ n g đ ư ợ c k h i c ó s ự p h á t triể n c ú a c á c lo ại th ự c v ặ t n g u y h iếm v à k h i tiế p x ú c n h iề u vớ i n ư ớ c th ải, p h â n b ù n , n ư ớ c bị ô n h iễ m h o ặ c đ ấ t bị ô n h iễ m . d S ố k h u ẳ n c ầ n đ ư ợ c j ) h â n tíc h tro n g s u ố t v ụ tư ớ i. V í d ụ : g iá trị th ự c <1 trứ n g trê n \L c ầ n p h â n tíc h đ ư ợ c tố i th iế u tr o n g 9 0 % lư ợ n g m â u . c Ú y b a n a n to à n th ự c p h ẩ m k h ô n g b a n h à n h c ụ th ể q u y đ ịn h v ề c á c c h i tiê u vi k h u ẳ n tr o n g th ịt c á v à th ự c v ặ t so n g c ó đ ư a ra c á c c h i d a n v ề c á c p h ư ơ n g p h á p p h â n tíc h đ ư ợ c c h ấ p n h ậ n đ ố i vớ i p h â n tíc h c ác c h ấ t đ ộ c v à các n g ư ở n g đ ộ c hại c ơ bản đối với n g ư ờ i sử dụng. f T r ứ n g s á n m á n g c ó th ề p h á t h iệ n đ ư ợ c . g T iê u c h u ấ n c h u n g đ ố i v ớ i c á c loài th ự c v ậ t lá, n g o ạ i trừ c â y c ả n h . h B a o g ồ m đ iô x y n v à c á c h ợ p c h ấ t C lo , c á c h ợ p c h ấ t th ơ m v à c á c c h ấ t tư ơ n g tự. N S (n o S ta n d a rd ): K h ô n g tiê u c h u ẳ n
Nguồn: W H O , 2006. Hướng dẫn sử dụng an toàn nước thải, phân bùn và nước xám . Sừ dụng nước thải trong nuôi trồng thủy sản, tập 3, W H O , Geneva, trang 41-43.
2 55
* Độ pH: khả năng phát triển của các sinh vật thủy sinh liên quan chặt chẽ tới độ pH của nước. Trong khoảng giá trị pH thích hợp, các sinh vật sẽ phát triển tốt trong điều kiện pH tăng và sẽ giảm dần sau khi pH đạt tới ngưỡng thích họp. Khoảng pH thích hợp thay đổi tùy theo loài và tuổi của thực vật. Nhìn chung, khoảng giá trị pH thích hợp của nước sừ dụng trong nuôi trồng thủy sản trong khoảng từ 6,5 đến 9,0. Đối với cá, trong khoảng từ 7,2 tới 8,5. pH thấp không thích hợp với sự phát triển của cá, trứng cá. Cá hồi nhạy cảm vói pH hơn so với các loại cá đã trưởng thành. Sự phát triển của cá bị ảnh hưởng trong điều kiện pH 5,5-H),5. pH cao cũng không thích họp với cá, pH 1CH-10,5 có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cá và cá có thể chết khi pH tăng quá 11. Khoảng giá trị pH thích họp cho sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh là 6,5^-10. Việc điều chỉnh pH bằng hóa chất thường yêu cầu chi phí cao, vì vậy cần quan trắc thường xuyên pH của nước thải sau xừ lý nhàm hạn chế các chi phí ngoài mong muốn khi sừ dụng nưởc thải sau xử lý trong nuôi trồng thủy sản. ■Nhiệt độ: có ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình trao đổi chất và kiểm soát sự sinh trưởng, phát triển, phân bố và số lượng các sinh vật thủy sinh. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự phong phú của các nguồn dinh dưỡng và các yếu tố vật lý và hóa học của nguồn nước, vì vậy ảnh hường gián tiếp đến khả năng sống và tồn tại của các vi sinh vật thủy sinh. Khả năng sống và hoạt động của các sinh vật có liên quan mật thiết tới nhiệt độ. Sự thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng tới các quá trình trao đổi chất và quá trình phân hủy các chất hữu cơ của các động vật thủy sinh vì vậy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. Các yêu cầu về nhiệt độ thường thay đổi theo loài; ví dụ, một số loài cá bắt đầu tăng trọng trong điều kiện nhiệt độ trên 10°c, đạt phần lớn trọng lượng trên 15°c và tăng trọng lượng nhanh nhất trong khoảng 20-K30°C. Tuy nhiên, đối với cá hồi đốm đen lại không thích hợp trong điều kiện 15°c. Các loài thực vật chỉ có thể phát triển và nảy nở trong đúng điều kiện nhiệt độ thích họrp. ■
Ôxy hòa tan
l à
y ể
u
t ố
q
u
a n
t r ọ
n
g
n h
ấ t
b
i ể
u
t h ị
c h
ấ t
l ư
ợ
n
g
nước.
H
ầ
u
h ế t
c á c
s i n h
vật thủy sinh, ngoại trừ một sổ loài kỵ khí, đều phụ thuộc vào ôxy hòa tan. Có hai nguồn cấp ôxy trong nước: xâm nhập từ không khí và quá trình quang hợp của các thực vật thủy sinh và tảo. Ngoài động vật và thực vật thủy sinh, các chất lơ lửr.g, chất hữu cơ hòa tan, và bùn đáy cũng tiêu thụ ôxy. Vì vậy lượng ôxy hòa tan trong nước thải sau xử lý có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của các sản phẩm cá. Khả năng hòa tan ôxy trong nước sạch tính theo lý thuyết là 8,32 mg/L; hầu hết cic loài cá đều yêu cầu 5-^12 mg/L ôxy hòa tan. Vì vậy khả năng làm thoáng đặc biệt cùa lệ thực vật thủy sinh là nguồn cấp ôxy quan trọng. ■
Các thành phần hóa học:
c á c
chất
l ơ
l ử
n
g
,
d
ầ u
,
s u
l p
h
a
t ,
x i a
n
u
a
,
p
h
ê
n
ô
n
,
k
i m
l c ạ i
nặng, và các chất bền vững gây ảnh hường tới hệ sinh lý, làm ngưng trệ khả năig hô hấp và có thể tiêu diệt cá. Một số các chất này gây tổn hại tới vòng tuần hom máu và tiêu diệt các sinh vật thủy sinh. Các thành phần hóa học cần được quản lý chặt chẽ theo các tiêu chuẩn được nêu trong bảng 8.13.
256
L ư ợ n g n ư ớ c th ả i sa u x ử lý
Không nên chi sử dụng nước thải sau xử lý trong nuôi trồng thủy sản. cần pha nước h ồ
v ớ
i
t ố t
c h
ấ t
n
g
u
ồ
l ư
n
n
ợ
n
g
l ư
ợ
n
ư
ớ
c
l ớ
n
g
h
n
g
ơ
u
t h ả i
ồ
n
s o
n
n
s a u
v ớ
ư
x ử
ớ
i
c
l ư
c h
l ý
v
ợ
o
à
n
g
n
h
t r ữ
n ư
u
ớ
c
b
c ầ u
l ư
ợ
n
ổ
n
g
s u
u
n ư
ô
ớ
n
i
g
t r ồ
c
c h
n
ỉ
l à
n
g
t h
đ
ư
ư
ợ
ớ
ủ
c
t h ả i
y
c
s a u
s ả n .
t í n
h
T
x ử
r o
n
t o á n
l ý
g
n
t r ư
t r ê n
ờ
h
n
c ơ
ằ m
g
s ở
đ
ả m
h
ợ
p
l ư
ợ
n
b
c h
g
ỉ
ả o
c ó
n ư
ớ
c
y ế
u
sau xử lý thì hệ thống nuôi trồng thủy sản cần được bổ sung thêm nước sạch. Điều kiện tự nhiên tại khu vực Đ
e
đ
à m
b
ả o
k
h
ả
n
ă n
g
á p
d
ụ
n
g
n
ư
ớ
c
t h ả i
s a u
x ử
l ý
t r o
n
g
n
u
ô
i
t r ồ
n
g
t h
ủ
y
s ả n
,
c á c
tố môi trường tự nhiên như lượng mưa hàng năm, lượng bốc hơi, nhiệt độ, địa hình, chất l ư
ợ
n
g
đ
ấ t
v à
n
ư
ớ
Lượng mưa:
c
T
n
ạ
g
i
ầ m
c á
...
c
k
h
t ạ i
u
k
v ự
h
c
u
v ự
c ó
c
l ư
c ầ n
ợ
n
đ
g
ư
m
ư
ợ
a
c
q
u
h
à n
a n
g
t â m
n
k h
ă m
l ớ
ả o
n
,
s á t
m
ư
c ấ n
a
c ó
t h ậ n .
t h ể
c u
n
g
c ấ p
n ư
ớ
c
cho nuôi trồng thủy sản và làm giảm nồng độ của một số chất ô nhiễm. Tại các khu vực c ó
l ư
ợ
n
g
m
ư
a
í t ,
t r o
n
g
t r ư
ờ
n
g
h
ọ
p
n
g
u
ồ
n
n
ư
ớ
c
c ó
k h
ả
n
ă n
g
t ự
l à m
s ạ c h
s i n
h
h
ọ
c
t h ấ p ,
n
h
i ễ
các chất ô nhiễm có thể lun đọng và chất lượng nước sẽ suy giảm nhanh chóng.
Lượng bốc hoi: c á c
c h
ấ t
d
i n
h
d
ư
ỡ
K
n
g
h
i
l ư
s ẽ
ợ
t ă n
n
g
g
b
ố
n ế u
c
h
h ệ
ơ
i
l ớ
t h
ố
n
n
g
h
k
o
h
n
ô
l ư
n
g
ợ
n
đ
ư
g
ợ
m
c
ư
b
a ,
ổ
n
s u
ồ
n
n
g
g
đ
ộ
c á c
t h ê m
n ư
c h
ớ
c
ấ t
ô
v à
s ẽ
g
â
m
y
v à
h
i ệ
n
tượng phú dưỡng trong nguồn nước làm suy giảm chất lượng nước. Khi lượng bốc hơi ít hơn so với lượng mưa, cần tiến hành quan trắc chất lượng nước thường xuyên và cần bố sung thêm nước sạch tự nhiên nhằm điều chỉnh về lượng và chất lượng của nước.
Nhiệt độ không khí:
ả n
h
h
ư
ở
n
g
t r ự
c
t i ế p
v à
g
i á n
t i ế p
t ớ
i
k
h
ả
n
ă n
g
s i n
h
t r ư
ở
n
g
c ủ
a
c á c
sinh vật thủy sinh và các vi sinh vật trong nước. Nhiệt độ cao làm bốc hơi nước, giảm nồng độ ôxy hòa tan và làm thay đồi các độ hoạt tính sinh học cùa các chất hòa tan.
Đất: g
ồ
m
d
i ệ
l à
n
v ậ t
t í c h
l i ệ
u
đ ấ t
c ơ
b
s ử
d
ả n
ụ
n
đ
g
,
ể
x â
c ấ u
y
d
ụ
n
t r ú c
g
c á c
t ự
n
h
h ồ
i ê
n
n
u
c ủ
a
ô
i
c á .
đ ấ t .
C
M
á
ộ
c
t
đ
i ề
t r o
u
n
k
g
i ệ
n
h
ữ
n
v ề
n
t h ổ
g
y ế
u
n
h
ư
t ố
ỡ
n
l i ê
n
g
b
q
a o
u a n
chính là khà năng không thấm nước của đât tại khu vực xây dựng hô. Đât sét có tính kêt dính cao, chống thấm tốt, dãn nở tốt; ngược lại, đất cát có khả năng kết dính kém, thấm tốt, dãn nở kém. Các yếu tố như cao trình của hồ, cửa xả nước thải cũng ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển nước và nhu cầu điện năng.
Nước ngầm:
c á c
k
h
u
v ự
c
c ó
m
ự
c
n
ư
ớ
c
n
g
ầ m
c a o
t h
ư
ờ
n
g
d ễ
b
ị
ô
n
h
i ễ
m
h
ơ
n
s o
v ớ
i
các khu vực có mực nước ngầm thấp, hồ nên được xây dựng tại các khu vực có mực nước ngầm thấp nhằm giảm thiếu nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Neu mực nước ngầm cao cần thực hiện các biện pháp chống thấm nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm nước ngầm. Sinh vật thủy sinh Việc lựa chọn hệ sinh vật thủy sinh có liên quan tới một số vấn đề như môi trường thích ứng, năng suất, an toàn môi trường v.v... Khả năng thích ứng với môi trường của các loài sinh vật thủy sinh: phụ thuộc ba yếu tố: 257
Điều kiện sinh thái: lựa chọn các loài sẵn có tại địa phương nhằm giảm thiêu các rủi ro về kỳ thuật và chi phí sản xuất; ■ộ- Chất lượng nước sau xừ lý: lựa chọn các loài có khả năng đề kháng cao với các chất ô nhiễm và hấp thụ dinh dưỡng cao; ■ộ -
T
h
ị
t r ư
ờ
n g
t i ê u
t h ụ :
l ự
a
c h
ọ
n
c á c
l o
à i
s i n
h
v ậ t
t h
ủ
y
s i n
h
c ó
n
h
g
c h
u
c ầ u
t i ê u
t h
ụ
c a o
v à
ổn định.
Năng suất cùa các sinh vật thúy sinh:
p
h
ụ
t h
u
ộ
c
v à o
g
i ố
n
,
ứ
c
n
ă n
g
s i n
h
l ý
.
k h ả
năng sinh sản, và môi trường sống. Các sinh vật có năng suất cao có khá năng sinh san v ớ
i
t ố c
đ
ộ
s i n
h
t r ư
ở
n
g
c a o
,
t ă n
g
t r ư
ở
n
g
n
h
a n
h
v ề
s ố
l ư
ợ
n
g
,
s ẽ
l à m
g
i ả m
c h
i
p
h
í
s ả n
x u ấ t
và tăng lợi nhuận của nuôi trồng thùy sản.
An toàn môi Irường:
c ấ u
t r ú
c
n
ộ
i
b
ộ
c ủ
a
c á c
l o
à
i
v à
h ệ
t h
ố
n
g
c h
ứ
c
n
ă n
g
c ủ
a
c h
ú r . g
phụ thuộc vào sự cạnh tranh trong môi trường sống, các hành vi gây hại lẫn nhau giữa các loài sinh vật và quan hệ đối kháng, ăn thịt lẫn nhau cùa các sinh vật. Sự xâm chiếm c ủ
a
c á
c
l o
à i
s i n
h
v ậ t
l ạ
c ó
t h ể
p
h
á
h
ủ
y
c ấ u
t r ú
c
l o
à
i
c ù
n
g
c h
u
ỗ
i
t h
ứ
c
ă n
v à
c ó
t h ể
x a o
trộn các thành phần sinh thái, thậm chí có thể phá vỡ hệ sinh thái. Do đó cần lưu ý điéu này khi lựa chọn các loài không thích hợp hoặc khi bổ sung các loài sinh vật lạ.
Lựa chọn các sinh vật thủy sinh: cần
l ự
a
c h
ọ
n
c á
c
l o
à i
s i n
h
v ậ t
t h
í c h
h
ợ
p
t h e o
k h ả
năng thích ứng với môi trường, có năng suất cao và an toàn nhằm tăng cường khả nărg thay đổi các hệ thủy sinh thành tài nguyên môi trường, tạo khả năng tái sử dụng họp ý nước thải sau xử lý và đáp ứng các nhu cầu cần thiết về sản phẩm sinh học. Các yếu tổ xã hội Các yếu tố xã hội ảnh hướng tới việc ứng dụng nước thải sau xử lý trong nuôi trồríỉ thùy sản bao gồm ý thức hệ, kiến thức khoa học và kỹ thuật trong xử lý nước thải, luit v à
c á c
q
u
y
đ
ị n
Ỷ thức hệ:
h
,
h
t á i
ạ
t ầ n g
s ử
d
ụ
c ơ
n
s ở
g
n
ư
,
ớ
c á
c
c
y ế
t h ả i
u
t ố
t h ị
s a u
t r ư
x ử
i ý
ờ
đ
n
g
a n
v . v . . .
g
n
g
à y
c à n
g
đ
ư
ợ
c
p
h
ổ
b
i ế
n
t r ê n
ứ
ế
giới. Con người thường có thề chấp nhận việc sừ dụng nước thải sau xử lý với điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, tuy nhiên họ có lợi khi sử dụng nước thải sau xử ý trong nuôi trồng thủy sản. Tại một số khu vực, việc tái sử dụng nước thải sau xử lý có thể còn liên quan tới vấn đề tôn giáo. Vì vậy cần thực hiện các công tác tuyên truyềi n h
a m
t h u y ế t
p
h
ụ
c
n
g
ư
ờ
i
d
â n
c h
ấ
p
n
h
ậ n
s ử
d
ụ
n
g
c á
c
s ả n
p
h
ẩ m
c á
đ
ư
ợ
c
n
u
ô
i
t r ồ
n
t h
i ệ n
.
g
b à n g
nước thải sau xử lý.
Khoa học và kỹ thuật: những
n ă m
g ầ n
đ
â y ,
d
o
c á
c h
c
ấ t
k
ỹ
l ư
ợ
n
t h u ậ t
g
n ư
t á i
ớ
s ử
c
d
s a u
x ử
ụ
n
n
g
ư
l ý
ớ
c
h
o
à n
t h ả i
t o à n
s a u
đ
x ử
ư
ợ
l ý
c
n
g
c à i
à
y
c à n
g
đ
ư
T
r o
ợ
c
r y
C íi
tiến, phần lớn nước sau xử lý được tái sừ dụng trong nông nghiệp, tạo cành quan, sải x u
ấ t
c ô
n
g
n
g
h
i ệ
p
v à
c á
c
n
h
u
c ầ u
s ử
d
ụ
n
g
k h
á c
t r o
n
g
s i n
h
h o ạ t .
T
ạ
i
T
r u
n
g
Q
u
ố
c ,
n ư
ó c
thài sau xừ lý còn chưa thật sự đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nên nước thải sau xr lý còn chưa được ứng dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản so với việc ứng dụng tron' các lĩnh vực khác.
258
đ
ị n
Luật và các quy định:
c ầ n
h
i ệ
n
h
à m
k
h
u
y
ế
n
k
Hạ tầng cơ sở:
h
í c h
t ạ i
p
h
v
ầ n
x â
c
y
t á i
l ớ
n
d
s ử
ự
d
c á c
k
n
g
ụ
h
n
v
g
u
à
b
n ư
v ự
a n
ớ
c ,
c
h à n h
t h à i
c á c
c á c
s a u
h ệ
x ử
t h ô n g
n
c h
í n
l ý
t r o
u
ô
h
i
n
s á c h
,
g
ô
n
t r ồ
n
u
g
đ
i ề
i
t h
u
l u ậ t
t r ồ
ủ
y
n
g
v à
t h
s ả n
k
ủ
h
q
y
ô
u
y
s ả n .
n
g
t h ê
tiếp nhận trực tiếp nước thải sau xử lý từ các trạm XL.NT đô thị do các vấn đề về bổ trí h ệ
t h
ố
n
g
c ố
n
g
t h o
á t
v à
d
ẫ n
Các vén tố thị trường:
n ư
y ế
ớ
u
c .
t ố
q
u
y ế t
đ
ị n
h
v
i ệ
c
t á i
s ừ
d
ụ
n
g
n ư
ớ
c
t h ả i
t r o
l ư
ợ
đ ấ t
n
g
n
u
ô
i
t r ồ
n
g
thủy sản là nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm. 8.6.3. Các tiêu chuẩn thiết kế và vật liệu Các nguyên tắc thiết kế
Lập dự án
d
ự
a
t r ê n
c ơ
s ở
l ự
a
c h
ọ
n
v
ị
t r í ,
d
i ệ
n
t í c h
đ ấ t
v à
c h ấ t
n
g
p
h
ù
h
ọ p
.
V
ị
trí và đất thích hợp sẽ giúp cho việc thi công được thực hiện đơn giản, thuận lợi trong quy hoạch các đường ống và hệ thống tưới, giảm chi phí đầu tư và thuận tiện trong quàn lý. Dự án được thực hiện tại các vùng đất cao thường có chi phí đầu tư đẳt, tuy nhiên đối với các vùng đất thấp thường hay gặp các vấn đề về !ũ lụt. Việc lựa chọn được vị trí và địa hình thích hợp thuận lợi trong bố trí hệ thống ống dẫn và tưới hợp lý là rất cần thiết. Vị trí có thể dẫn nước tưới tự chảy sẽ làm giám chi phí đầu tư và nhu cầu sừ dụng nâng lượng. Khu vực lựa chọn cũng cần đáp ứng được khả năng tiếp cận dễ dàng và thuận lợi cho các công tác vận chuyển. Các vấn đề về đất nền và chống thấm cũng cần q
u
a
n
t â m
t r i ệ t
đ
ể .
Đ
e
đ
ả m
b
ả o
a n
t o à n
c h
o
c ô
n
g
t r ì n h
,
t h i ế t
k ế
v à
v ậ t
l i ệ
u
x
â
y
d
ự
n
g
c ầ n
được tính toán và lựa chọn theo các tiêu chuẩn xây dựng có kế đến các hệ số an toàn.
An toàn vận hành:
c ầ n
t r a n
g
b
ị
c á c
h ệ
t h
ố
n
g
a n
t o à n
k
ỹ
t h u ậ t
v à
t h i ế t
b
ị
b
ả o
h ộ
l a o
động. Cần có hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nước và cấp ôxy. cần trang bị phòng thí nghiệm, các thiết bị thực nghiệm và sứ dụng cán hộ vạn hành có kiến thức, có năng lực chuyên môn. Các nguy cơ khác cần phòng chốnu bao gồm hỏa hoạn, hạn hán, lụt, nhiễm độc, các vấn đồ vệ sinh và nhiễm bệnh. C
k
h
ắ
á
c
c
p
c á n
h
ụ
b
c
s ụ
ộ
v ậ
c ố
n
,
h
v
à
à n
h
c ầ
c ầ n
n
đ
t h à n h
ư
ợ
c
đ
t h ạ o
à o
c á c
t ạ o
n
c á c
k
g
u
y ê
i ế
n
n
t ắ c
t h ứ
c
v ậ n
v ề
h à n h
a n
h ệ
t o à n
t h ố
l a o
đ
ộ
n g
n
,
g
c á c
,
b
i ệ
c á c h
n
s ử
p h
á p
d
n
ụ
g
và liếp cận các thiết bị điện, hóa chất, khả năng cấp cứu người bị nạn khi bị ngă xuông nước, ngộ độc bởi khí độc và khi có hòa hoạn.
Sản phám an toàn:
c ầ n
đ
à m
b
à o
a n
t o à n
đ ố i
v ớ
i
c á c
p
h
ư
ơ
n
g
t i ệ n
l ư
u
t r ừ
v à
v ậ n
chuyền sản phẩm, cần lưu ý ràng các sản phấm thủy sản sẽ được sử dụng làm thức ăn cho người hoặc gia súc nên cần bảo quản và đảm báo các sán phấm không chứa các chất độc hại như kim loại nặng và các chất độc hại khác.
Môi trường un toàn:
d ự
á n
c ầ n
đ
ả m
b
ả o
k h
ô
n
g
g à y
c á c
t á c
đ
ộ
n
g
c ó
h
ạ i
t ớ
i
k
h
u
v ự
c
xung quanh. Các ảnh hướng có thể bao gồm lụt tại hạ lưu sông do vỡ đập, vỡ hồ, xâm h
ạ i
t h u
s i n
ậ t ,
h
v à
h
ọ
c
t ớ
c á c
s ự
i
c á c
c ố
m
h ệ
ô
i
s i n
t r ư
h
ờ
t h á i
n g
d
o
k h
s ử
u
v ự
d
ụ
n
c
g
b ở
c á c
i
c á c
c h â t
s i n h
k h
v ậ t
ô n g
t h ủ
p h ù
y
h ợ
s i n
h
d
o
c á
c
v
ấ
n
đ ề
k
ỹ
p .
259
Cản bằng nước
Hệ thống kín Trong hệ thống kín, chỉ có các nguồn nước gồm nước thải sau xừ lý và nước mưa (xem hình 8.10). Nước xả khỏi hệ thống bị hạn chế và không được tái làm sạch. Các hệ thống này thường thấy tại các khu vực khô. o '5
'5 <03>
c
II
'5
5 c
5
y ■<Õ
-5
( 2
Nước xả khỏi hệ thống
Nước phục vụ nuôi trồng thủy sàn
Nước thài sau xử lý
Hình 8.10. Cân bằng nước trong hệ thống kín. Cân bằng nước trong hệ thống kín có thể được biểu thị bàng phương trình sau:
Qsxl
+
Qm
Qbh Q th + Qx
=
+
( 8
. 5 )
Trong đó: Q sxl - luợng nước thải sau xử lý;
Qm -
l ư
ợ
n
g
n
ư
ớ
c
m
Qbh -
l ư
ợ
n
g
n ư
ớ
c
b
Q t/i -
l ư
ợ
n
g
n
ớ
c
t h o
Qx -
l ư
ợ
n
g
n
ư
ư
ớ
c
ư
ố
x ả
a ;
c
k
h
á t
h
ỏ
ơ
i ;
h
ơ
i
h ệ
i
t ừ
t h
t h
ố
n
ự
c
g
.
v ậ t ;
Thông thường, không thực hiện xả nước khỏi hệ thống khi nước thải sau xừ lý đưẹc sử dụng là nguồn nước chính. Tổng lượng nước thải sau xừ lý và nước mưa bằng hoỊc nhỏ hơn tổng lượng bốc hơi và thoát hơi nước qua thực vật:
Qsxl
Qm ^Qtìii
+
+
Q th
Qx
+
( 8
. é )
Nếu lượng nước trong hệ thống không thay đổi hoặc giảm đi, các chất hòa tan trong nước sẽ tích tụ trong hệ thống và làm suy giảm chất lượng nước. Vì vậy, khi thực hiện thiết kế cần có các biện pháp hạn chế khả năng bốc hơi và thoát hơi nước hoặc bổ sung nước sạch cho hệ thống.
Hệ thống hở:
l à
h ệ
t h
ố
n
g
t i ế
p
n
h
ậ n
n
ư
ớ
c
t ừ
c á
c
n
g
u
ồ
n
k
h
ô
n
g
c h
ỉ
g
i ớ
i
h
ạ n
b
ở
i
n ư
ó c
thải và nước mưa (hình 8.11). Đối với hệ thống này, lượng nước xả khỏi hệ thống vi khả năng trao đổi nước trong hệ thống lớn. Loại hệ thống này được sử dụng tại các khi vực có trữ lượng nước dồi dào. 260
c
ọ *<5
Cũ
Õ
sC
N
N
ư
ớ
c
m
Ỷ
ặ t
N
ị Ạ —
►
ir ử
c
p h ụ c
t r ồ n g
v ụ
t h ủ y
n u ô i
ư
ớ h ệ
c
x à
k h ỏ i
t h ố n g
s ả n
£
•cạí ặ ) c p
•<03 ặ c u
/ / ? «
/ /
&
/ 7
.
Cân bằng nước trong hệ thống hở.
Cân bằng nước trong hệ thống hở được biểu thị bàng phương trình sau:
Qsxl
+
Qm + Qt + Qnm - Qbii + Qm + Q t
+
Qx
(8.7)
Trong đó: Q nm- lượng nước mặt vào hệ thống; các ký hiệu khác vẫn có ý nghĩa như đã giải thích ở trên. Trong hệ thống hở, tổng lượng nước vào hệ thống (nước thải sau xử lý, nước mưa, nước mặt, nước ngầm thấm vào) thường lớn hơn tổng lượng nước ra khỏi hệ thống (nước bốc hơi, thoát hơi, nước ngầm thấm ra và nước xà): Q sxl + Q m + Q nm + Q tv > Q bh + Qrn + Q tr + Qx
( 8
. 8
)
Trong đó: Qrr; Q tr - lượng nước ngầm thấm vào/ra khỏi hệ thống; Các ký hiệu khác vẫn có ý nghĩa như đã giải thích
ở
trên.
Do nước được cấp vào và thoát ra khỏi hệ thống liên tục nên nước trong hệ thống được trao đổi thường xuyên và hạn chế được sự tích tụ các chất ô nhiễm, vì vậy nước trong hệ thống được duy trì với chất lượng tốt. Trong trường hợp nước mặt được cấp vào hệ thống bằng biện pháp nhân tạo, cần tính toán thiết kế với thời gian lưu nước đảm bảo khả năng duy trì chất lượng tốt của nước trong hệ thống. Quản lý chất lượng nước Quán lý lượng chát ô nhiễm vào hệ thong Các chất ô nhiễm trong hệ thống nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc từ nước thải sau xử lý, các chất bổ sung trong quá trình nuôi trồng và từ các quá trình chuyển hóa tự nhiên trong hệ thống. Nước mưa cũng có thể cuốn theo các chất ô nhiễm (như bụi); lượng mưa lớn có thể làm chết thực vật và sói mòn đất. Vì vậy, cần thiết kế các hệ thống mương dẫn có khả năng giảm thiểu các chất ô nhiễm vào hệ thống. Biện pháp quản lý ô nhiễm hiệu quả nhất là tăng cường trao đổi và làm thoáng nước trong hệ thống. 261
Quàn lý ô nhiễm sau hệ thống Lượng ô nhiễm trong nước vào và các quá trình chuyển hóa trong hệ thống có thể làm tích tụ các chất ô nhiễm hoặc phát sinh các dạng chất ô nhiễm mới. Việc xả các ch,ất ô nhiễm này ra môi trường tự nhiên sẽ gây ô nhiễm các thủy vực. Có nhiều kỳ thuật và công nghệ có thể ứng dụng để hạn chế ô nhiễm từ các hệ thống nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên chi phí xử lý ô nhiễm thường cao. Phương pháp xử lý hiệu quả nhất là sử dụng các động vật, thực vật và vi khuẩn trong nước để loại bỏ các chất ô nhiễm đầu vào và giảm thiểu các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình nuôi trồng. Khả năng tự làm sạch Bất kỳ thủy vực nào cũng có khả năng tự làm sạch bởi các quá trình vật lý học, hòa học và sinh học. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào dạng và lượng các chất ô nhiễm. Khả năng tự làm sạch của hệ thống kín thường thấp do không có sự trao đổi nước, các chất ô nhiễm tích đọng trong hệ thống vì không có dòng xả. Trong hệ thống hở, các chất ô nhiễm ít bị tích tụ.Tuy nhiên, đối với bất kỳ một hệ thống nào, lượng chất ô nhiễm cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo không vượt quá khả năng tự làm sạch của hệ thống. N hu cầu năng ỉượng Hệ thống dòng ngược Khi cao trình cửa xả của trạm XLNT thấp hơn so với cửa vào của hệ thống nuôi trồng thủy sản, việc cấp nước thải sau xừ lý cho hệ thống cần thực hiện bàng máy bơm. Nếu việc bổ sung nước sạch cho hệ thống yêu cầu phải dùng bơm, nhu cầu năng lượng tiêu thụ sẽ phụ thuộc độ chênh lệch cao trình. Quá trình vận hành và bảo dưỡng (cung cấp ôxy, chiếu sáng) cũng tiêu thụ năng lượng. Hệ thống tự chảy Khi cao trình cửa xả của trạm XLNT cao hơn so với cao trình cửa vào của hệ thống nuôi trồng thủy sản, nước thải sau xử lý được dẫn vào hệ thống bằng dòng tự chảy và hệ thống không cần sử dụng năng lượng. Trong trường họp này, năng lượng tiêu thụ chỉ cần thiết cho công tác vận hành. Vật liệu Xây dựng Các vật liệu cần thiết cho công tác xây dựng hồ bao gồm xi măng, thép, ống nhựa, nhựa tấm chống thấm, gạch, cát, gồ, thủy tinh, và nguồn cấp năng lượng. Vận hành và quản lý Các vật liệu sử dụng cho công tác vận hành và bảo dưỡng gồm hóa chất dùng trong công tác quan trắc, nước, thuốc trừ sâu sử dụng trong quá trình nuôi trồng. 262
8.6.4. Vận h àn h và bảo dưõìig D òng vào Vận hành và bảo dưỡng bao gồm điều chỉnh lưu lượng và chất lượng nước trong dòng vào hệ thống. Tùy thuộc vào chất lượng nước trong dòng vào, yêu cầu về chất lượng nước trong quá trình nuôi trồng, khả năng tự làm sạch và yêu cầu về chất lượng n ư
ớ
c
x ả
,
n
ư
ớ
c
t ừ
c á
c
n
g
u
ồ
n
v ớ
i
c h ấ t
l ư
ợ
n
g
k h
á c
n h
a u
đ
ư
ợ
c
h
ò
a
t r ộ
n
v
à
c ấ p
v à o
h ệ
thống. Nếu các sinh vật thủy sinh yêu cầu chất lượng nước cao, yêu cầu chất lượng nước ra khỏi hệ thống cao và hệ thống có khả năng tự làm sạch thấp, thì tỷ lệ nước thải sau xừ lý cấp vào hệ thống cần điều chinh thấp. Trong trường hợp ngược lại, tỷ lệ nước t h ả i
s a u
x ử
l ý
c ó
t h ể
t ă n g
.
D òng ra Nếu nước trong dòng vào đạt yêu cầu về chất lượng và hệ thống được vận hành đúng quy cách và không gập sự cố thì nước trong dòng ra cũng sẽ đáp ứng được các yêu cầu xả. Nếu hệ thống gập sự cố, công tác vận hành không được thực hiện theo đúng quy cách, nước dòng ra cần được xừ lý bổ sung trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nếu hệ thống có khả năng tự làm sạch tốt, có thể thực hiện tuần hoàn một phần nước xả. Trong trường hợp ngược lại, cần bố trí hệ thống xử lý nhằm đảm bảo khả năng làm sạch nước. Quản lý ô nhiễm và chất lượng nước nguồn Công tác quan trắc chất lượng nước là rất cần thiết nhằm đảm bảo duy trì chất lượng nước trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Để quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước như COD, BOD, s s , TP, TN, N H /-N , và DO, cần lựa chọn các điểm quan trắc hợp lý tại các khu vực cửa nước vào và ra khỏi hệ thống, và mồi khu vực cần lấy mẫu theo các tầng nước khác nhau. Công tác quản lý ô nhiễm chủ yếu được thực hiện là trao đổi và tái làm sạch nước. Quản lý quá trình sản xuất
Quản lý mùa vụ Mỗi loài thực vật đều có khả năng thích nghi riêng với môi trường sống, quy luật s i n
h
t r ư
ở
n
g
v
à
p
h
á t
t r i ể
n
,
v
à
c á c
g
i a i
đ
o
ạ n
p h á t
t r i ể n
t h
í c h
ứ
n g
.
C
á
c
l o
à
i
t h
ự
c
v ậ t
t h
ủ
y
sinh có khả năng phát triển trong các giai đoạn khác nhau cần được lựa chọn cấy trồng xen kẽ để có thể thực hiện luân canh quanh năm. Tùy theo các mùa trong năm, các loài sinh vật thủy sinh có các đặc tính sinh lý, và khả năng đề kháng khác nhau đối với các y ế
u
t ố
m
ô
i
t r ư
ờ
n
g
c ó
h
ạ
i .
V
í
d
ụ ,
t r o n g
g
i a i
đ
o
ạ n
p h á t
t r i ể n
c á
h
ồ
i ,
c ầ
n
đ
ả m
b
ả o
d
u
y
t r ì
tốt chất lượng nước, cung cấp ít thức ăn, cần giảm tỷ lệ nước thải sau xử lý trong nước đầu vào. Khả năng làm sạch của thực vật cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển, t h
ư
ờ
n
g
t h ấ p
t r o
n
g
g
i a
i
đ
o
ạ n
p h
á t
t r i ể n
b
a n
đ
ầ u
v à
đ ạ t
h
i ệ
u
q
u
ả
c a o
h
o
n
k
h
i
đ
ă
t r ư
ở
n
g
thành, vì vậy tỷ lệ nước thải sau xử lý cấp vào hệ thống cần điều chỉnh họp lý với tỷ lệ thấp trong thời gian phát triển ban đầu của cây, sau đó tăng và giảm vào cuối vụ nhàm đảm bảo chất lượng nước xả ra khỏi hệ thống.
263
Vào mùa hè, nhiệt độ, và độ ẩm trong không khí thường cao, nồng độ ôxy hòa tan thấp, trong khi mức độ hoạt động của các sinh vật thủy sinh tăng, vì vậy cần có biện pháp bổ sung ôxy. Trong các mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao, công tác quản lý sự phát triển của sâu, mầm bệnh cũng cần được chú trọng. Lượng nước thải sau xử lý có thể được tăng vào mùa mưa do được pha loãng bởi nước mưa.
T
ỷ
lệ nước sạch cần được
điều chỉnh tăng vào mùa khô.
Ngăn ngừa sâu bọ Sâu bọ thường phát triển mạnh vào thời kỳ sinh trưởng của các loài động thực vật thủy sinh và có thể ảnh hưởng tới chất lượng và sổ lượng sản phẩm nuôi trồng. Ngăn ngừa sâu bọ bằng các kỹ thuật sinh học và quản lý môi trường là các biện pháp tối ưu nhất. Khi cần sử dụng thuốc trừ sâu, cần lựa chọn loại thuốc có độc tính và khả năng tồn dư thấp, thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm nuôi trồng.
Thu hoạch Mùa thu hoạch thay đổi theo các chu kỳ phát triển và mục đích sản phẩm của các dạng động thực vật thủy sinh khác nhau. Việc thu hoạch một loại sản phẩm cần được thực hiện sao cho không gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của loại khác. 8.6.5. Đ ánh giá chi phí
Các chi phí bao gồm chi phí đất, xây dựng và vận hành. Đất: chi phí đất phụ thuộc vào diện tích đất sử dụng và giá thành đất, có liên quan tới v
ị
t r í
v à
c á
c h
s ử
d
ụ
n
g
đ ấ t .
X ây dựng: giá thành xây dựng phụ thuộc vào mức độ sử dụng trang thiết bị, xày dựng và kỹ thuật. Giá thành xây dựng bao gồm nhân công lao động, vật liệu, máy móc v
à
q
u
ả n
l ý .
Vận h ành : chi phí vận hành bao gồm hao mòn thiết bị, sửa chữa, thay thế thiết bị, lương cán bộ vận hành, đào tạo và tiếp thị. 8.6.6. Nhân sư Nhìn chung, nhân sự quản lý hệ thống gồm giám đốc, cán bộ vận hành, cán bộ an toàn môi trường, và các công nhân vận hành. 8.6.7. Tác động m ôi trường Tác động có ích
Giảm thiểu mức độ khai thác tài nguyên nước, tái sử dụng nước thải sau xử lý giảm nhu cầu sử dụng nước sạch đồng thời bảo tồn nguồn nước tự nhiên.
264
s ẽ
Tác động có hại Vệ sình: các vi khuẩn, mầm bệnh, trứng giun có nguồn gốc từ nước thải có khả năng gây nên các dịch bệnh, cần có các biện pháp an toàn vệ sinh tốt, phòng chống và ngăn c h
ặ n
k
h
ả
n
ă n
g
b
ù
n
g
p
h
á t
d
ị c h
b
ệ n
h
n
h
à m
b
Lưu đọng ô nhiềm trong các thủy vực:
ả o
c á
c
v ệ
s ứ
c h ấ t
c
ô
k h
ỏ
n
i ễ m
h
e
c o
n
c ó
n
g
t h ể
ư
ờ
i .
l ắ n
g
đ
ọ
n
g
t ạ i
l ó
p
b
ù
n
đáy đặc biệt là trong hệ thống kín. Tích tụ các chất ô nhiễm trong sán phẩm nuôi ữồng các chất ô nhiễm có thể tích tụ trong các sản phẩm và vượt quá tiêu chuẩn.
An toàn nước ngầm:
n
ư
ớ
c
x à
t ừ
h ệ
t h
ố
n
g
n
u
ô
i
t r ồ n g
t h
ủ
y
s ả n
c ó
t h ể
t h
ấ m
v
à
g
â
y
ô
nhiễm nguồn nước ngầm. An toàn nước mặt: các hiện tượng tràn nước, lụt lội có thể gây ô nhiễm các nguồn nước mặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO • ASANO, T., and LEVINE, A., 1998. Wastewater Recỉamation, Recycling and Reuse: Iníroduction. In: Asano, T. (ed.), Wastewater Recỉamation and Reuse, CRC Press, Boca Raton, Florida, USA, 1-55. • FAO, 1985. Wciíer quality fo r agriculture. R.s. Ayers and
D .w . Westcot.,
Irrigation and Drainage Paper 29, Rev. 1., FAO, Rome., 174 p. •
F
A
O
,
1 9
9
2 .
Wastewater treatment and use in agriculture.
M
. B
.
P
e s c o
d
.
I r r i g
a
t i o
n
and Drainage Paper 47, FAO, Rome, 125 p. • FAO, 2000. Users manual fo r irrigation with treatecl wastewater. Regional Office for the Near East, Cairo, Egypt. 83 p. . FEACHEM, R.G., BRADLEY, D.J., GARELICK, H. and MARA, D.D., 1983. Sanitation and Disease: Health Aspects o f Excreta and Wastewater Management. John Wiley, Chichester. • Hanclbook o f City Waste Water Recycling Usage (Cn) editeđ by Zhaofeng JIN and Jincheng x u and published by Chemical Industry Press (January 2004). • KANDIAH A, 1990 Criteria and classiíication o f saline water. Water, Soil and Crop Management Practises Relating to the Ưse o f Saline Water. A. Kandiah (Ed), FAO, Rome, 34-51. • M AAS, E.V., 1984. Salt tolerance o f plants. In: The Handbook o f Plant Science in Agriculture, B.R. Christies (ed), CRC Press, Boca Raton, Florida. • MAAS, E.V., and HOFFMAN, G.J., 1977. Crop salt tolerance - Currení assessmení. J. Irrigation and Drainage Division. Proceeding Paper 12993. 115-134.
265
RICHARDS, L.A., 1954. Diagnosis and improvement o f saline and alkali soils. USDA Agricultural Handbook N o.60,
us
Department o f Agriculture, Washington
DC, 160 p. UNEP-IECT, 1999. ỉnternationaỉ Symposium on Efficient Water Use in Urban Areas - Innovative Ways o f Finding Water f o r Cities. WHO Kobe Centre Conference Room, Kobe, Japan. WHO, 1989. Health guidelines for the use of wastewater in agriculture and
aquaculture. Technical Report No. 778, WHO, Geneva, 74 p. WHO, 2006. Guidelines fo r safe use wastewater, excreta and grey water. Wastewater use in agriculture vol.2, WHO, Geneva, 196 p. W
H
O
,
2
0
0
6
.
Guidelines for safe use wastewater, excreta and grey wciter.
Wastewater use in aquaculture vol.3, WHO, Geneva, 41-43 p. XANTHOULIS, D., 1996. Rapport de synthèse: Réutilisation des eaitx usées à cles
fins agricoles, Ouarzazate, Maroc. PNƯD, FAO, M ARA - Maroc.
T
Á
I
S
Ử
D
Ụ
N
G
B
Ù
N
T
R
O
N
G
N
Ô
N
G
N
G
H
I
Ệ
P
9
9.1. GIỚI THIỆU Bùn phát sinh từ các trạm XLNT chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng có thể sử dụng t r o
n
g
n
ô
n
g
n
g
h
i ệ
p
.
N
h
i ề
u
q
u
ố
c
g
i a
t r ê n
t h ế
g
i ớ
i
s ử
d ụ n g
b
ù n
t h ã i
đ ể
b
ó
n
đ ấ t
p
h
ụ
c
v
ụ
mục đích nông nghiệp; điều này thuận lợi cho người vận hành trạm XLNT vì đó là biện p
h
á p
t h u
b
ù
n
b
à n
g
n
g
u
y ê
b
ù
n
v
i
g
o
c ó
b
ù
n
n
m
v
à
t h ể
g
i ả
v ó
t ổ
l à m
i
v
i
x ử
g
i á
l ư
ợ
t ă n g
h
l ý
m
b
c h
i
p
t h ấ p .
n
g
H
c h
à m
l ư
ù
o
ợ
n
h
í
à
m
ơ
đ
ầ u
p
g
n
g
h
h
ữ
i ả
t ư
l ư
s ự
n
đ
ợ
n
á t
u
n
,
b
ằ n
g
c á
i n
h
d
g
d
t r i ể
c ơ
k
n
h
ô
c ù
t r o
n
n
t ố n
c h
ư
a
g
g
ỡ
n
c â
y
đ ấ t .
k é m
.
t h
a y
g
t r o n g
t h ế
u
y
n
h
ô n g
c á c
H
i ê n
d â n
l o
b ù n
t r ồ n g .
T
N
ạ i
c u n
ơ
n
,
s ử
c ũ
p
g
h
n
g
â n
b
c ấ p
n ử
a ,
d
ụ n
t h
à n
g
c ó
l ợ
ó
n
n
i t ơ
,
h
p
b ù m
k
h
t r ê n
p
h
i
h
ầ n
t r o
n
ô
t p
h
ữ
g
n
i
s ử
ụ
n
g
ờ
n
g
c á
c
t h
ị
t r ư
h
o
v à
u
ô
d
c ơ
n
g
t r o
n
g
h
n
g
i ệ
p
cũng có mặt hạn chế, ví dụ như đầu tư vào cơ sở lưu trữ bùn, chi phí quản lý, kiểm tra và kiểm soát quy trình. T
d
ụ
n
ụ
s i n
i
g
t r ư
d
ạ
ờ
n
b
n
h
ù
n
n g
g
b
h
đ
ù
ữ
n
đ
v ậ t
g
n
ư
ợ
c
p
h
ư
t r o
n
g
ị a
n
g
â
y
b
ơ
i
k
ơ
i ể
n
n
ệ n
đ
.
n
h
ợ
m
g
ô
ư
T
g
v
c
p
s o
á t
r o
n
n
à
g
h
h
é
p
v
à
g
h
h
i ệ
à m
t á i
t u
â n
ầ u
p
l à
l ư
ợ
s ử
h
n
n
t h
ế t
ồ
g
d
n
h
ụ
ủ
c
đ
ợ
p
g
b
ù n
t h e o
c á
g
n
c á c
t r ư
ộ
k
c h
ấ t
c h o
ờ
n
i m
g
l o
h
ữ
q
u
h
ạ i
u
m
y
ụ c
đ ịn h
ọ p
,
m
đ ộ c
í c h
c ủ
n h ữ
n ặ n g ,
c ơ
đ
a
n g
ô
n
g
c á c
y ế u
â m
h ạ i
n
n
c
a
t ố
b ệ n h ,
t r o n g
b
ù
g
h
i ệ
q
u
a
h
ạ n
k
h
à
n
.
P
n
h
p
,
n
v
q
u
i ệ
ả
c h
ế
v
ă n
g
t h
á p
c
t á i
n
l ý
i ệ
c
u
s ử
m
t á i
c ũ
n
i
s ử
h ú t
l u ậ t
ô
c á
g
c
c ó
thể hạn chế các thành phần cụ thể khác, v ề mặt lý thuyết, có thẻ sử dụng mọi loại bùn cho mục đích nông nghiệp nhưng trong thực tể, đẻ dảni bào mục đích phát triển bền v ữ
n
g
,
c ầ n
g
i ả m
t h
i ể
u
v
i ệ
c
s ử
d
ụ
n
g
c á
c
l o
ạ
i
b
ù
n
c h ư
a
đ ư
ợ c
ô
n
đ
ị n
h
h
o
á
v ớ
i
t h
ờ
i
g
i a n
l ư
u
trữ lâu dài hoặc bổ sung vôi. Việc ổn định hoá bùn nhằm đam bảo bùn có ít hoặc không có mầm bệnh và ổn định về phương diện hoá học. 9.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÙN VÀ s ử DỤNG BÙN TRONG NÔNG NGHIỆP Bùn là sản phẩm phụ, nửa rắn của quá trình XLNT, chứa tất cả hạp chất được tách từ n
ư
ớ
c
h
ư
ở
n
t h ả i
g
v à
t r ự
c
c á c
t i ế p
h
b
ợ
ở
p
i
c h
c ô
n
ấ t
b
g
n
ổ
g
h
s u
n
g
t r o
n
g
q
ệ
x
ử
l ý
n
ư
ớ
u
c
á
t r i n h
t h ả i
v à
x ử
c ó
l ý ,
C á íc
t h ể
đ
ặ c
p i h â n
l o
t í n
ạ
i
h
c ủ
t h e o
a
b
đ
ù
n
ị a
c h
đ
i ể
ị u
m
ả n
h
p h
á t
t r ì n
h
ợ
g
sinh trong dây chuyền công nghệ XLNT (xem chi tiết ở Churomg 7 về xử lý bùn). C
x
ử
á
l ý
c
.
t h
N
ế
à n
h
u
n
p
ư
h
ớ
ầ n
c
t r o
t h ả i
n
g
đ
ư
b
ợ
ù
c
n
p
x ử
h
ụ
t h
l ý
l à
u
ộ
n
c
ư
c h
ớ
c
ủ
y ế u
t h ả i
v à o
s i n h
đ ặ c
h o ạ t
đ iể im
t h ì
c ù
b ủ n
a
n
t ạ o
ư
ớ
r a
c
t h ả i
s ẽ
c ó
v
à
q
h
à m
u
á
l ư
n
kim loại nặng và hợp chất hữu cơ độc hại rất thấp nên khải mărag sử dụng loại bùn này
267
trong nông nghiệp sẽ cao. Khả năng tái sừ dụng bùn được đánh giá trên cơ sở nồng độ các thành phần trong bùn như tổng lượng chất rắn, hàm lượng chất rắn dễ bay hơi, độ pH, chất hữu cơ, mầm bệnh, kim loại và chất hữu cơ độc hại. Các chỉ số về lượng bùn cung cấp thông tin về tổng khối lượng bùn có thể sử dụng. Tổng lượng chất rắn của bùn cho biết nhu cầu lưu trữ, vận chuyển và phương pháp xử lý có thể áp dụng. Lượng chất rắn bay hơi biểu thị hàm lượng hữu cơ trong bùn và có thể giúp dự đoán các vấn đề tiềm ẩn về mùi. Độ pH định tính axit của bùn biểu thị khả năng thay đổi độ pH của đất và các tác động liên quan trong nông nghiệp. Các mầm bệnh biểu thị khả năng gây bệnh của bùn khi được sử dụng trong nông nghiệp; tuy nhiên trước khi sử dụng trong nông nghiệp, bùn thường được ổn định hóa nên có lượng mầm bệnh rất thấp. Neu bùn từ nước thải sinh hoạt không được ổn định, khả năng số lượng mầm bệnh cao hơn nhiều và việc sừ dụng bùn có thể nguy hiểm. Chất dinh dưỡng trong bùn là một trong những nguyên nhân chính để sử dụng bùn làm phân bón cho mục đích nông nghiệp. Chất dinh dưỡng bao gồm nitơ (đối với tất cả các loại bùn), phôtpho, kali và một số nguyên tố vi lượng; nồng độ thực của các chất dinh dưỡng này phụ thuộc vào đặc tính của nước thải và quá trình xử lý. Kim loại cần được đặc biệt quan tâm và hầu hết các tiêu chuẩn giới hạn về chất lượng bùn đều liên quan đến hàm lượng kim loại nặng. Các chất hoá học hữu cơ có trong hầu hết các loại nước thải, do đó cũng có trong bùn. Các chất ô nhiễm hữu cơ nguy hại có thể gây hại cho con người và tự nhiên bằng tính độc và các phản ứng liên quan. 9.3. YÊU CẦU CHUNG VỂ TÁI s ử DỤNG BÙN TRONG NÔNG NGHIỆP Việc tái sử dụng bùn trong nông nghiệp được kiểm soát bởi luật pháp sở tại, do đó các quy định về tái sử dụng bùn tại mỗi quốc gia có sự khác nhau. Tuy nhiên, việc tái sử dụng và mức độ ứng dụng dựa trên nồng độ chất dinh dưỡng, kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu cơ. Tại một số quốc gia, các quy định về sử dụng bùn trong nông nghiệp được thiết lập chặt chẽ tới mức việc tái sử dụng bùn thải từ quá trình XLNT hầu như không thực hiện được. Tại Mỹ, điều luật Nước Sạch (40 CFR phần 503) quy định việc tái sử dụng bùn [EPA 1994]. Ở Châu Âu, chỉ thị 86/278/EEC quy định việc tái sử dụng bùn; chỉ thị này là yêu cầu tối thiểu và các bang thành viên sẽ có các quy định chặi chẽ hơn, tuỳ theo nhu cầu của họ hoặc mục đích về môi trường. Các yêu cầu cơ bản nhất về tái sử dụng bùn liên quan đến mức độ xử lý bùn (tách nước, ổn định hóa hoặc xử lý riêng biệt), các giới hạn về hàm lượng kim loại nặng, chất rắn khô và chất dinh dưỡng, các giới hạn về độ pH trong đất, loại mùa vụ có thể tiếp nhận bùn và hình thức tiếp cận của con người đến cánh đồng và các bước tiếp theo. 9.3.ỉ . Các đặc tính vật lý,' hoá học và sinh học của bùn •
•
V
•
•
Đặc tính của bùn thay đổi tuỳ theo nguồn gốc bùn và công nghệ XLNT. Trước khi phê duyệt mọi quyền sử dụng bùn cho nông nghiệp, cần thực hiện đánh giá kỹ các đặc
268
t í n
h
c ủ
a
b
ù
n
.
V
i ệ
c
m
ô
t ả
đ
ặ c
t í n
h
b
ù
n
c u
n
g
c ấ p
t h ô n g
t i n
h
ữ
u
í c h
c h
o
c á c
n
h
à
q
u
ả n
l ý
đ ê
đánh giá tính phù hợp của bùn. Đặc tính vật lv mô tả bùn theo mức độ xử lý và sử dụng bùn [EEA, 1998]. Các thông số hoá học cho biết sự có mặt của những chất hữu ích như chất d
i n
m
ô
h
d
ư
t à
ỡ
đ
n
ặ c
g
h
o ặ c
đ
i ể m
h
s i n
ọ
p
h
h
c h
ấ t
c
c u
ọ
đ
ộ
n
c
g
h ạ i
c ấ p
v à
n
t h ô
g
n g
u
y
h
t i n
i ể m
v ề
k h i ế n
c á c
v i
b ù n
s i n h
k h
v ậ t
ô
v à
n
g
t á i
c h ấ t
h
s ử
ữ
d
u
ụ
c ơ
n
g
đ ư
t r o
n
g
ợ
c .
V
i ệ
c
b ù n .
Quy định của Mỹ về sử dụng bùn cho nông nghiệp đề cập đến bùn như một dạng chất rắn sinh học đà được ổn định hóa; quy định.này thiết lập bốn nhóm giới hạn cho kim loại: nồng độ trần, nồng độ chất ô nhiễm, mức tải chất ô nhiễm tích lũy và mức tải c h
ấ t
ô
n
h
i ễ
m
h
à n
g
n ă m
Giới hạn nồng độ trần
.
( t í n
h
b
à n
g
m
g
/ L
)
l à
n
ồ
n
g
đ
ộ
t ố i
đ a
c h
o
phép của một chất ô nhiễm trong bùn dùng cho việc san lấp đất. Giới hạn nồng độ chất ô nhiễm cho phép (tính bằng mg/L) là nồng độ giới hạn các chất ô nhiễm, thường thấy trong bùn đóng gói bán trên thị trường. Mức tái chất ó nhiễm tích lũy (tính bằng kg/ha) là luợng chất ô nhiễm tối đa có thể được áp dụng cho một địa điểm hoặc một cánh đồng.
Mức lủi chất ô nhiễm hàng năm
( t í n
t ố i
ộ t
đ
a
c ó
t h ể
đ
ư
ợ
c
á p
d
ụ
n
g
c h
o
m
h
đ
b
ị a
ằ n
đ
g
k g
i ể m
h
/ h
a
t r ê n
o ặ c
c á n
3 6
h
đ
5
ồ
n
n
g
g
à y )
t r o
l à
n
g
l ư
v ò
ợ
n
n
g
g
c h
1 2
ấ t
ô
n
t h á n g
h
( B
i ễ
ả
m
n
g
9.1). Chỉ thị của EU giới hạn nồng độ kim loại trong bùn và hạn chế sử dụng bùn cho mục đích nông nghiệp tùy theo nồng độ kim loại nặng trong đất tiếp nhận (Bảng 9.2). Giá trị giới hạn của Đan Mạch cho một số kim loại thậm chí còn chặt chẽ hơn so với chỉ thị cùa EU (Bảng 9.3). Luật của Đanh Mạch còn giới hạn hàm lượng của một số kim loại liên quan tới hàm lượng chất dinh dưỡng (phôtpho) trong bùn. Những khuyến nghị về sinh học liên quan chú yếu tới việc giảm mầm bệnh và thu h ú t
s i n
J i m
é
n
h
e
v ậ t
z
v à
t r u
W
a
y ề
n
n
g
( 2
b
ệ n
0
0
h
6
đ ể
) ,
r ủ
g
i
i ả m
r o
t h
c a o
i ể
n h
u
r ủ i
ấ t
r o
g â y
v ề
r a
s ứ
t ừ
k h
c
k h
o
ẻ
t ạ i
đ
ị a
đ
i ể
saỉmonella
u â n
m
v à
s ử
g
i u
d
n
ụ n
g
.
T
h
e
o
s á n .
B ảng 9.1. T iê u chuẩn của M ỹ về giói hạn các chát ò nhiẻm trong bùn tái sử dụng. G
i ớ
i
h ạ n
n ồ n g
đ ộ
t r ầ n
G
i ớ
i
h ạ n
n ồ m
;
đ ộ
G
i ớ
i
h ạ n
t ả i
l ư
ợ
n g T
đ ố i C
h
ấ t
ô
v ớ
i
c á c
d ạ n g
s i n h
c h ấ t
ô
n h iễ m
c h o
c h ấ t
ô
n h iễ m
k h k h
ố i
s ử
d ụ n g
c h o
đ ấ t
p h é p
t r o n g
s in h
t r o n g
s i n h
k h
s e n
C
a d
C
r ỏ
Đ
ỏ n g
C
h
i
T
h
u
N
m
i
m
ỳ
n g â n
i k e n
S e l e n
K
ẽ m
a
T
r ọ
n
g
Nguồn:
l ư
T
ợ n g
r í c h
g
/ k g
) a
k h ố i
( m
g
/ k g ) a
i
l ư
ố i
ợ
n g
t h e o
s i n h
n ă m
ố i ( k g
( m
A
ả
n h iễ m
/ h
a / 3 6
5
n g à y )
( k g / h a )
7 5
4 1
4 1
2 , 0
8 5
3 9
3 9
1 , 9
3 . 0 0 0
1 . 2 0 0
3 . 0 0 0
1 5 0
4 . 3 0 0
1 . 5 0 0
1 . 5 0 0
7 5
8 4 0
3 0 0
3 0 0
1 5
5 7
1 7
1 7
0 , 8 5
4 2 0
4 2 0
4 2 0
2 1
1 0 0
3 6
1 0 0
5 , 0
7 . 5 0 0
2 . 8 0 0
2 . 8 0 0
1 4 0
k h ô
d ẫ n
t ừ
p h ầ n
5 0 3 ,
E
P
A
1 9 9 4 .
269
Bảng 9.2. Tiêu chuẩn Châu Âu về giới hạn các chất ó nhiễm trong bùn tái sử dụng. G
C
h ấ t
ô
i á
t r ị
k i m
n h iễ m
g i ớ
l o ạ i
s ử
i
h ạ n
n ặ n g
d ụ n g
i
ồ n g
N
i k e n
C
h
K
è m
T
h
C
r ô
0
( m
g
- 4
0
G
b ù n
t r ị
n ồ n g
0
0
3 0 0
ì
-
2 . 5 0 0
u
ý
n g â n
-
g
1
1
r ọ
B
n
ả
g
n
h ấ t
m
ồ n g
N
i k e n
h
K
ẽ m
T
h
C
r ò
5 0
6
- 2
1
l ư
T
g
ô
ợ n g
1
-
s ừ
g i ớ
d ụ n g
đ ấ t
i
c h o
t r u n g
) a
h ạ n
c ó
đ ấ t
b ìn h
( k g / h
a / 3 6
t h ể
CO'
t r ê n
1 0
5
đ ư ợ c
s ớ
n ă m
n g
à y )
0 , 1 5
7
-
0
t r ị
5
3
3 0 0
1 5
- 3
0
0
3 0
1 ,5
0 , 1
-
-
k h ô
r í c h
9 . 3 .
l o ạ i
i á
3
-
5
5
d ẫ n
T
i ê
u
t ừ
8
6
c h
u
ẩ n
n h iễ m
G
i á
/ 2
7 8
Đ
t r ị
/ E
a
E
n
C
,
M
g i ớ
i
1 9 8 6 .
ạ
c h
h ạ n
v ề
g i ớ
c h o
i
Đ
C
1 . 2 0 0
4 . 0 0 0
0
G
1 2
-
Nguồn:
a d
3
-
m
C
4 0 0
/ k g
-
1 . 7 5 0
-
7 5 0
3 T
C
. 0
h ạ n
k i m
-1-
1
i
t r o n g
( m
) a
g i ớ
đ ộ
n ặ n g
n ô n g
/ k g
i á
o
Đ
2
đ ấ t
đ ộ
o
a d m
t r o n g
t r o n g
n g h i ệ p
C
n ồ n g
i
n ồ n g
h
ạ n
đ ộ
c h
( m
ấ t
g
ỏ
n
/ k g
) a
h
i ễ m
t r o
m
n
g
g / k g
0 , 8
b
ù
n
t á i
t ổ n g
l ư
s ử
ợ
n g
d
ụ
n
g
.
p h ỏ t p h c
1 0 0
1 . 0 0 0
ì
3 0
2 . 5 0 0
1 2 0
1 0 . 0 0 0
4 . 0 0 0
u
ỷ
n g á n
0 , 8
m
“ T
2 0 0
-
1 0 0
r ọ
n g
l ư
Nguồn:
T
ợ n g
r í c h
k h ô
d ẫ n
t ừ
B
ộ
M
ô
i
t r ư
ờ
n g
v à
N
ă n g
l ư
ợ
n g
Đ
a n
M
ạ c h
,
2 0 0 3 .
9.3.2. Lấy mẫu và phân tích Chỉ thị của EU 86/278/EEC khuyến nghị: bùn cần được phân tích ít nhất sáu thing một lần nếu chất lượng và việc sản xuấí bùn ổn định. Neu có những thay đổi trong hành hệ thống xử lý nước thài và sản xuất bùn, thì cần thực hiện lấy mẫu và phân tch thường xuyên hon. Các chi tiêu phân tích bao gồm các thông số sau: ■
C
h
ấ t
k h
ô
•
C
h
ấ t
h
u
•
p
H
■
N
i t ơ
■
C
a
270
ữ
;
c ơ
;
;
d
m
v à
p
h
ô
t p
i ,
đ
ồ
n
g
,
h
o
;
niken,
c h
ì ,
k ẽ
m
,
t h
u
ỷ
n
g
â n
,
c r ô
m
v
à
a s e n .
Vì các tiêu chuẩn giới hạn cũng áp dụng cho đất tiếp nhận nên đất cũng phải được phân tích nhưng chỉ phân tích về độ pH và kim loại. Mỹ cũng yêu câu có những phân tích tương tụ [EPA, phần 503, 1994]. Cơ quan môi trường Đan Mạch yêu cầu mức lấy mẫu tối thiểu theo khối lượng bùn khô cổ định tạo ra mỗi năm (2000 m3 mỗi năm). Đan Mạch cũng yêu cầu phân tích các chắt độc hại với môi trường khác là alkvlbenzene sulíbnates (LAS), polycyclic hydrocarbons ( I PAH), nonylphenols (NPE), và phthalates (DEHP) [Bộ Môi trường và Năng lượng, 2003]. Bảng 9.4. Tiêu chuẩn Đan Mạch về giói hạn các chất độc hại tói mói trường. C
A
l k y l b
P
o
N
o n
P
e n
l y c y
z e n
c i i c
y l p
h
e n
e
s u l í ò
ô
( L
h y d r o c a r b o n s
( E
l s
( D
( N
E
P
H
E
P
m
n h iễ m
n a t e s
o
h t h a la t e s
h ấ t
A
S
g / k g
t h e o
l ư
ợ
n g
k h ô
1 . 3 0 0
)
P
t r ọ n g
A
H
3
)
1 0
)
5 0
)
Nguồn: Bộ Môi trường và Năng lượng, Đan Mạch. 2003. 9.3.3. Đánh giá các rủi ro Việc đánh giá rủi ro phải tính đến đặc điểm của bùn, điều kiện địa điểm sử dụng, đặc điềm và tiêu chuẩn môi trường địa phương, khả năniỉ tiếp xúc của con người và động v ậ t
v ớ
i
b
ù n
.
9.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÁI s ử DỤNG BÙN 9.4.1. Yếu tố địa lý K
t á i
k
h
h
ư
l à
h
í
s ử
í
ậ u
ụ
n
d
h
ậ u
ớ
n
g
1
7 0
C
h
h
đ
k
i
đ
g
b
v à
l o
ế n
k
g
p
h
ị a
p
h
ù n
ạ i
h
N
i t ơ
í
v ậ
ư
ơ
t r o
n
c â y
ả
n
/ h
n
g
g
v à
n
ô
a . n
u
g
y ể
v
n
g
.
t á i
ă m
n
n
t r ồ n g
ă n
c h
n
M
p
ữ
n
g
ứ
s ử
à
h
d
ụ
g
c ô
n
i ệ p
.
N
s ử
d
h
c
ụ
n
k
g
t h
u
3 0
h
n
g
b
P
h
ộ
c
g
h
ụ
ù n
ô
t á c
u
n
g
.
T
t p
h
c ầ u
b
ạ
o
v à o
n ò n g
ù n
i
a n
a . n
o
i n
ả n
M
ă m
g
g
h
p h ả i
Đ
/ h
k h
d
n
h
d
đ
i ệ
ư
ỡ
á p
ạ c h
p
c ó
n g
ứ
t h ể
c ủ a
n g
,
m
ứ
g
i ữ
a
n
c á c
h
c
ả n h
u
h
v ụ
c ầ u
s ử
d
ụ
ư
n
ở
m
m
ù
g
b
n
ù
a
ù
g
đ
a
v
n
ụ
t ố
ế n
p
h
,
đ
i
ụ
i ề
đ
k
h
ả
t h
u
ộ
c
v à o
u
n
à y
ả n h
a
c h
n ă n
o
p h
g
é p
.
c á c h
đ
ị a
đ
i ể m
s ả n
x u
ấ t
b
ù
n
v
à
n
ơ
i
ứng dụng. Thông thường, nông dân phải chi trả chi phí này; việc sử dụng bùn cho nông nghiệp phụ thuộc vào lợi ích kinh tế tiềm năng cho nông dân. 9.4.2. Yếu tố kinh tế xã hội M
n
h
h
i ể
i ê
m
ặ
c
n
d
v à
h
ù
s ử
d
t h â n
ọ a .
Đ
ổ
ự
n g
b
t h i ệ n
i
v ớ
i
ù n
v ớ
n
ô
i
n
l à m
m
g
ô
d
i
n
g
u
ồ
n
t r ư
ờ
n g
,
â n ,
b
ù n
l à
d
n
h
m
i n
h
ư
n
ộ
t
d ư
g
ỡ
n g
d â n
t à i
n
g
c ư
c h
o
c ó
u v ê n
,
c â y
t h ể
d o
t r ồ n g
k h
k h ả
ô
n
g
n ă n
l à
đ
g
m
ồ
n
g
l à m
ộ t
p
h
ý
v
ì
p
h
ư
h
â n
ơ
n
ọ
g
t h ứ
c o
b
ó
n
i
c
t ự
b
ù n
c ủ
a
l à
n ó
271
và các lợi ích liên quan cùa các chất hữu cơ. Pháp luật địa phương cần kiểm soát sự cân đối giữa nhận thức và lợi ích, thuyết phục cộng đồng bằng cách giảm thiếu các nguy hại tới sức khoẻ và môi trường. Khi thực thi luật và kiểm soát đúng cách, nông dân sẽ quyét định sử dụng bùn trong nông nghiệp tuỳ theo lợi ích mong đợi. Sử dụng bùn cho nôru nghiệp yêu cầu một sổ khoản đầu tư và chi phí vận hành để vận chuyển bùn từ địa điển sản xuất tới các trang trại (chi phí thay đổi theo loại bùn), lưu trữ, rải bùn và càv bùr., lấy mẫu, phân tích bùn và đất, chi phí hành chính, quản lý.
Hình 9.1. Bùn đã tách nước sẵn sàng đê vận chuyên. 9.4.3. Yếu tố môi trường Pháp luật địa phương giải quyết những vấn đề môi trường liên quan đến sừ dụng )ùn trong nông nghiệp. Giới hạn chung nhất cho việc sử dụng bùn trong nông nghiệp và mức độ xử lý sơ bộ của bùn, nồng độ kim loại nặng trong bùn và đất tiếp nhận, mức sứ dụng theo nồng độ kim loại vả hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ độc hại. Các giới hạr bổ sung có thể bao gồm lượng chất dinh dưỡng được áp dụng, khoảng cách tới nguồn mức, loại mùa vụ và tính tiếp cận đã hạn chế của nông dân nơi sử dụng bùn. Các nhân tố nôi trường khác có thể được xem xét bao gồm khí thải (mùi), điều kiện nước ngầm và nước bề mặt, độ ồn, độ an toàn (rủi ro tiếp xúc với mầm bệnh) và nhu cầu năng lượng. 9.5. BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG BÙN Bùn sử dụng trong nông nghiệp thường được lưu trừ tại nơi sản xuất hay trong nột số trường hợp thì ở địa điểm sử dụng (Hình 9.2). Điều này phụ thuộc trạng thái bùn cả hai trường họp đều cần có cơ sở lưu trữ. Khi sử dụng bùn lỏng, có thể lưu trữ bùn tnng bể phân huỷ, bình chứa hoặc hồ. Nếu bùn đã được tách nước, cách lun trừ phổ biến ihất là tại địa điểm sử dụng. Trong mọi trường hợp, phải tránh tác động của thời tiết đến )ùn cũng như nguy cơ tiềm tàng do mùi và thu hút sinh vật truyền bệnh. Thiết kế cơ sở lưu
272
trữ phải tính đến các yếu tố như nồng độ chất rắn, tính ổn định của chất dinh đưỡng trong bùn, chất hữu cơ và mức tập trung mầm bệnh.
Hình 9.2. Bùỉì đà ôn định hóa lại cơ sờ Uai trữ Nguồn: vww.cambi.no. 2006. 9.6. CÔNG TÁC QUẢN LÝ Sử dụng bùn cho nông nghiệp yêu cầu công tác quản lý phải có tính khả thi về kinh tế và an toàn với môi trường. Quy trình sừ dụng phụ thuộc vào khí hậu, tính chất cùa đất, mùa trồng trọt và yêu cầu của cây trồng. Không được sừ dụng bùn khi đất bị đóng băng, bị tuyết bao phủ hoặc úng lụt. Không được sử dụng bùn trong khi mưa lớn vì có thể rửa trôi bề mặt. Trong thời tiết rất nóng, sừ dụng bùn có thể làm chất dinh dưỡng bốc hơi. Sử dụng bùn phải đáp ứng nhu cầu cúa nhà máy và phù hợp với tỷ lệ nông học (tùy theo mùa vụ, đất trồng và khí hậu). Sứ dụng bùn cho đất không được làm ảnh hưởng đến chất lượng nước bề mặt hoặc đe dọa động thực vật tự nhiên.
Hình 9.3: Ràì bìm trên cánh đồng Nguồn: www.cambi.no. 2006. 273
Khi sử dụng bùn ở nơi trồng thức ăn cho súc vật và các mùa vụ cho con người tiêu thụ, một số giới hạn áp dụng phụ thuộc vào mùa vụ và khả năng tiếp xúc với bùn. Chỉ thị của EƯ nghiêm cấm việc sử dụng bùn cho đồng cỏ hoặc vụ trồng thức ăn cho súc vật trước khi kết thúc thời gian tối thiểu (khuyến nghị ít nhất 10 tháng, nhưng cho phép các bang thành viên tự do rút ngắn thời gian). Chỉ thị này cũng nghiêm cấm sử dụng bùn c h
o
n
h
ữ
n
g
m
ù
a
v
ụ
n
h
ư
h
o
a
q
u
ả
v à
r a u
,
h
ạ n
c h
ế
t h ờ
i
g
i a
n
s ử
d
ụ
n
g
b
ù
n
k
h
i
t r ồ
n
g
r a u
v à
hoa quả [86/278/EEC, 1986]. Mỹ giới hạn thời gian thu hoạch mùa vụ trên đất được bón bằng bùn [EPA, 1994]. Đối với những mùa vụ trồng trên bề mặt đất, việc thu hoạch chỉ được bắt đầu sau 14 tháng sử dụng bùn. Đối với mùa vụ trồng dưới đất, giai đoạn giới hạn thu hoạch kéo dài thêm đến 20 tháng. Các giới hạn thời gian thu hoạch cũng áp dụng cho những mùa vụ t r ồ
n
g
t h ứ
c
ă n
c h
o
s ú
c
v ậ t ,
đ
ồ
n
g
c ỏ
v
à
đ
ố
i
v ớ
i
s ử
d
ụ
n
g
b
ù
n
ở
n
h
ữ
n
g
n
ơ
i
d
â n
c ư
c ó
t h ể
tiếp cận (công viên, cánh đồng và rừng). 9.7. ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN MÙA v ụ VÀ ĐẤT Sử dụng bùn có thể ảnh hưởng đến mùa vụ tùy theo địa điểm trồng trọt và khả năng tiếp xúc với bùn. Do đó, có thể chia mùa vụ thành ba nhóm: 1. K h ô n g tiếp x ú c vớ i đất (ca m , táo, ngô, V.V.);
2. Tiếp xúc với đất (cà chua, dưa chuột, rau diếp, V.V.); 3 .
T
D
r o
ư
n
ớ
g
i
l ò
t ấ t
n
c ả
g
đ ấ t
c á
c
( k
h
t r ư
o
ờ
a
n
i
g
t â y ,
h
ợ
p
h
à n
h
,
c á
c
,
c ủ
c h
c ả
ỉ
t h
i ,
ị
V
v ề
. V
b
. ) .
ù
n
c ủ
a
đ
ị a
p
h
ư
ơ
n
g
g
i ớ
i
h
ạ n
t h ờ
i
g
i a
n
s ừ
dụng bùn trước thu hoạch, tiêu thụ hoặc khi tiếp xúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO • EEA, 1998. Sludge treatment and disposal management approaches rnd experiences. European Environment Agency Copenhagen DK. • EPA, 1994. A plain English guide to the EPA, part 503, biosolids rule. EPA/832/R-93/003, Washington DC (USA). • EPA, 1995. Process design manuaỉ land application o f sew age sludge aưl domestic septage. EPA/625/R-95/001, Cincinnati (USA). • EUROPEAN
COƯNCIL,
1986.
Directive
86/278/EEC
Council
Directive
86/278/EEC o f 12 June 1986 on the protection o f the environment, and in particuar
of the soil, when sewage sludge is used in agricuỉíure.
E
u
r o
p
e a n
c o
m
m
i s s i o
n
• INTERNATIONAL WATER ASSOCIATION, 2006. M unicipaì wastewciier
management in developing countries: principals and engineering. Hense M., IWA publishing, 334 p., London, UK.
274
E
d
.
U
j a
n
g
z
.
&
• JIMENEZ, B., and WANG, L, 2006. Sludge treatment and management ìn
municipal wastewater management in developing cơuntries: principỉes and engineering. Ed. Ujang and Henze, IWA publishing, London, UK. . MINISTRY OF ENVIRONMENT AND ENERGY, 2003. Act 623 o f 30/062003 on
the use of wastefor agricultural use (sluclge) •
Danish), MST Copenhagen DK
( i n
WATER ENVIRONMENT FEDERATION,
design. Ed. Vesilind A. & Rooke R.L.,
W
E
F
,
2
A
l e
0
0
x a
Wastewater treatment plant
3 .
n
d
r i a
,
VA.
• www.cambi.no/References/sludge/default.htm
275
C
1
Á
C
V
Â
N
Đ
Ể
V
Ể
K
I
N
H
T
Ê
V
À
T
À
I
C
H
Í
N
H
0
10.1. NHŨNG KHÁI NIỆM KINH TẾ c ơ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG x ử LÝ NƯỚC THẢI (XLNT) Chương này sẽ cung cấp cho các kỳ sư các nguyên lý và thực tiễn cơ bản về mặt kinh tế- kỹ thuật để so sánh, đánh giá các hệ thống XLNT khác nhau và đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp XLNT 'chi phí thấp' đã được đề cập tới trong các chương trước, đặc biệt là khi so sánh hệ thống này với các hệ thống thông thường khác. Chương này cũng giải thích cách thực hiện để có được một phân tích kinh tế kỹ thuật cơ bàn cho hệ thống XLNT nhằm đi đến một quyết định có hiệu quả. 10.1.1. Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư hay còn gọi là vốn đầu tư là tổng chi phí đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị mới. Trên hình 10.1 là biểu đồ thời gian chuẩn cho việc thực hiện một dự án đầu tư. Biểu đồ này được lập với giả thiết là các phần việc được tiến hành như nhau trong suốt thời gian thực hiện. Chi phí đầu tư hàng năm
Tình trạng mục tiêu/đích
T ------------ 1
Năm khởi công (Năm bắt đẩu)
I
I------------ 1------------ r
Năm mục tiêu
Hình 10.1. Biểu đồ thời g ia n cùa một kế hoạch đầu tư. Đối với hệ thống XLNT tự nhiên chi phí thấp, chi phí đầu tư sẽ có dao động lớn u ỳ thuộc địa điểm xây dựng và đặc điểm của trạm được xây dựng. Nói chung, các hạng mục đầu tư cơ bản bao gồm: • Chi phí đất đai. • Khảo sát vị trí. • Giải phóng mặt bằng.
276
•
Đ
à o
•
X
â
•
L
ắ p
•
X
â
y
•
R
ả
i
•
ử
i
•
X
â
y
d
ự
n
g
•
X
â
y
d
ự
n
•
X
â
y
d
ự
n
•
T
ạ
.
y
s a n
b
ã i
đ
l ọ
ặ t
ố
b ờ
s ỏ
k
g
h
d
l à m
n
/
l ó
đ ấ t .
c
n
,
i
đ ấ t
o
l ấ p
ơ
i
c ầ n .
ẫ n
t h
k
o
i
c ầ n .
d ố c .
t h i ế t .
ó
n
g
h ệ
t h
ố
n
g
c ấ p
g
h ệ
t h
ố
n
g
c ấ p
g
t r ạ m
l ó
m
h
ả i
c ầ n
l à m
p
i
t
( n
b
ế
k h
ơ
u
m
i
c ó
,
đ ấ t
c ó
ủ
đ
i ề
t h o á t
đ
n ơ
đ
i
i ệ n
k i ệ n .
n ư
ớ
c .
.
c ầ n
đ ộ
u
t h i ế t .
t h ấ m
c a o
.
c ầ n
x e m
x é t
p h ụ
p
s ự
c h
i
c h
o
v i ệ
c
t ạ o
l ớ
p
l ó t
l ò
n
g
bể chứa). •
L
ậ
p
h
•
L
ắ p
đ ặ t
•
C
h
p
i
à n
h
g
r à o
ổ
n
í
g
v ê
.
d
ẫ n
p h
m
ặ t
k
ụ .
ỹ
t h u ậ t ,
l u ậ t
p h
á p
( c â p
p
h
é
) ,
c ô
.
c h
i
p
h
í
t h
ư
ờ
n
g
i ệ
v à
l ợ
i
nhuận của nhà thầu. Các chi phí khác có liên quan đến đầu tư bao gôm xâv nhà. làm đường, tái định cư c h
o
d
T
â n
r o
n
v à
g
m
t r ư
u
ờ
a
n
q
g
u
h
y
ọ
ề
n
p
s ử
c ầ
d
n
ụ
n
g
t h i ế t ,
n ư
c h
ớ
i
c ,
p
h
x ả
í
n ư
c h
o
ớ
c
v i ệ
r a
c
n
g
r ả i
u ồ
s ó
n .
i
v à
t ạ o
l ó
p
l ó t
t h
ư
ờ
n
g
l à
c a o
n h ấ t .
Ví dụ như một lóp lót bằng nhựa có thể chiếm tó'i 40% tông chi phí xây dựng. Tuy n
h
i ê
n
,
t r o
n
g
n
h
i ề
u
t r ư
ờ
n
g
h
ợ
p
đ
ặ c
t í n
h
đ ấ t
t ạ i
k h
u
v ự
c
x â
y
d
ự
n
i Ị
c ũ
n
g
đ
ủ
c h
ặ t
đ ể
n g
ă n
chặn việc làm nhiễm bẩn/gây ô nhiễm nước ngầm. M ở rộng dịch vụ, nâng cấp và tái đầu tư Việc mở rộng dịch vụ, nâng cấp và tái đầu tư cũng cân các khoán chi phí ngang băng với chi phí đầu tư ban đầu với một biếu đồ thời gian tương tụ.
Hình ỉ 0.2. Mỏi quan hệ giữa mớ rộng dịch vụ, nân cũp, /ái đâu lir và giá trị tài san cua hệ lliônạ íf
277
Hình 1-2 cho thấy mối quan hệ giữa chi phí bảo dưỡng, nâng cấp, đầu tư mới và giá trị tài sản của kết cấu hạ tầng biến đổi theo thời gian.
Chi phỉ tái đầu tư
đ
ư
ợ
c
ư
ớ
c
t í n
h
l à
s ự
k
h
ấ
u
h
a o
t h
ư
ờ
n
g
n
i ê
n
c ủ
a
k ế t
c ấ
u
h
ạ
t ầ n
g
v
à
chi phí này được xem là tăng trong suốt tuổi đời của tài sản. Trong năm đầu không có k
h
o
ả
n
t á i
đ
ầ u
t ư
n
à o
n
h
ư
n
g
s a
u
đ
ó
c h
i
p
h
í
n
à
y
s ẽ
t ă n
g
đ
ề
u
t r o
n
g
q
u
á
t r ì n
h
s ử
d
ụ
n
g
h
ệ
thống. Trên hình 10.3 đường chấm gạch nằm ngang thể hiện mức tái đầu tư thực hàng năm không đổi / cố định trong suốt túổi thọ 25 năm của hệ thống được đầu tư; đường nằm nghiêng cho thấy mức tăng thực tuyến tính của chi phí tái đầu tư trong suốt tuổi đời của hệ thống. Cả hai đường kẻ tạo thành biểu đồ tái đầu tư hoàn chỉnh sau 25 năm 9 ,0 %
8 ,0 %
7 ,0 %
' I
6 ,0 %
¥
5,0%
I
4 ,0 %
'< £ 0
ĩ
3 ,0 %
2 ,0 %
1 ,0 %
0 ,0 % 0
5
1 0
1 5 T u ổ i th ọ
2 0
2 5
3 0
tà i s ả n
Hình 10.3. Biếu đồ tái đầu tư điển hình. Chi ph í nâng cấp là đầu tư sẽ làm tăng giá trị của hệ nhằm đạt một phần hoặc hoàn toàn mức giá trị theo thiết kế ban đầu, trong khi tái đầu tư chi giữ cho giá trị k
h
o
ả
n
t h
ố
n
g
tài sàn không đổi. Giữa tái đầu tư và đầu tư nâng cấp / phục hồi có mối liên quan chặt chẽ. Neu không có khoản tái đầu tư nào trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ có chi phí nâng cấp ngang bằng với giá trị tái đầu tư dồn lại nhằm khôi phục giá trị của hệ thống. Giá trị tái đầu tư tích luỹ đã không được thực hiện đươc gọi là "sự ứ đọng chi phí bảo dưỡng". Đây là chi số then chốt của giá trị tài sản và hiệu quả hoạt động của nó. Chi phí vận hành sẽ tăng nếu như không có các khoản tái đầu tư cần thiết; thậm chí phải ngừng hoạt động sau một khoảng thời gian . M ở rộng dịch vụ là việc mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống. Các khoản đầu tư vào chi phí mờ rộng dịch vụ sẽ làm tăng sự mất giá thường niên của hệ thống và do vậy tăng chi phí tái đầu tư hàng năm. 10.1.2. Chi phí vận hành và bảo dưỡng Chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống XLNT tự nhiên thường là rất thấp so với các hệ thống xử lý thông thường, do vậy "chi phí thấp" chính là đặc điểm điển hình cùa hệ thống xử lý này.
278
Chi phí vận hành bao gồm các khoản chi cho hoạt động và bảo dưỡng hàng ngày cùa hệ thống hay của thiết bị. Đây là những khoản chi định kỳ trong suốt tuổi đời của hệ thống. Các khoản chi này dao động ở các mức khác nhau tùy thuộc vào thiết kế và phương pháp sử dụng của hệ thống XLNT. Đối với các hệ thống XLNT chi phí thấp và tùy theo thể loại hệ thống, chi phí này có thể bao gồm: • Kiểm soát thủy lực và độ sâu của nước. • Tra dầu van và bơm. • Làm sạch hệ thống cấp, thoát. • Cắt cỏ bờ. • Quản lý hoa màu. • Ngăn chặn muỗi và côn trùng (nếu cần). • Kiểm tra định kỳ. Do hầu hết các hệ thống XLNT tự nhiên hoạt động theo chế độ dòng tự chảy (có nghĩa là không cần đến máy bơm và các thiêt bị điện khác) nên không cần phải bảo dưỡng nhiều và chi phí cho điện năng cũng ở mức tối thiểu. Nhìn chung, hệ thống XLNT tự nhiên đòi hỏi ít sức lao động hơn các hệ thống thông thường, v ề thu hoạch hoa màu thì đòi hỏi nhiều sức lao động hon do hoa màu trồng theo hệ thống XLNT tự nhiến yêu cầu phải được thu hoạch thường kỳ. Trong các bâi lọc ngập nước nhân tạo, thực vật chỉ hấp thụ một lượng nhỏ các chất gây ô nhiễm, do vậy việc thu hoạch và cắt b
ỏ
t h
ư
ờ
n
g
k
ỳ
k
h
ô
n
g
c ó
ý
n
g
h
ĩ a
l ớ
n
đ
ố
i
v ớ
i
k
h
ả
n
ă n
g
c ủ
a
h ệ
t h
ố
n
g
x
ử
l ý
.
V
i ệ
c
d
ọ
n
s ạ c h
rác là rất cần thiết để tránh hiện tượng làm tẳc dòng chảy. Nói chung hiện tượng tắc dòng chỉ xảy ra khi hệ thống mương cấp, thoát nước nhỏ hoặc khi mương khá đốc. Việc quàn lý hoa màu cũng bao gồm cả việc quản lý động vật hoang dã, tuỳ thuộc loại hoa màu được chọn để trồng trong khu vực. Động vật nhu chuột, cầy hương thường ăn hoa màu nằm lộ trên bề mặt các bãi lọc ngập nước nhân tạo. Các hệ thống có sử dụng thiết bị phun tưới nước cần có lịch kiểm tra và cọ rửa thường xuyên, bao gồm cả việc xả sạch nước trong các đường ống, cống dẫn khi hoạt đ
ộ
n
g
t h e o
m
ù
a
n
h
ằ m
t r á n
h
h
i ệ
n
t ư
ợ
n g
h
a n
g
ỉ .
M
á
y
b
ơ
m
,
v a n
v
à
c á
c
c h
i
t i ế t
c ơ
k
h
í
k h
á c
cần được bảo dưỡng và tra dầu thường xuyên. Độ sâu của nước ở các hệ thồng XLNT tự nhiên cần được điều chỉnh theo mùa hoặc theo mức tăng của cặn rác tích tụ trong các mương dẫn nước. Muỗi cũng cần được kiểm soát, phụ thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng địa phương. Lượng muỗi trong khu v
ự
c
b
ã i
l ọ
c
n
g
ậ p
n
ư
ớ
c
p
h
ụ
c
v
ụ
n
h
u
c ầ u
X
L
N
T
k
h
ô
n
g
đ ư
ợ
c
n
h
i ề
u
h
ơ
n
l ư
ợ
n
g
m
u
ỗ
i
ờ
c á c
đầm lầy tự nhiên lân cận. Ở một số hệ thống, việc tái sử dụng nước thải sẽ cho tỷ lệ nạp tải thuỷ lực cao hơn và do vậy diện tích, quy mô của hệ thống cũng nhỏ hơn. Các bãi lọc nhận nước thường xuyên từ các ao, hồ có chứa rong rêu sẽ nhanh bị tác, kẹt. Đổi với một số loại đất, người vận hành cần thường xuyên duy trì độ thấm nước của bãi lọc theo 279
thiết kế ban đầu. Người vận hành cần kiểm tra tình trạng bãi lọc hàng ngày và ghi lại thời gian xả nước để kiểm tra mức độ thấm nước. Việc kiềm tra thường kỳ là rất quan trọng. Tiến hành một số phân tích đê đám bảo hệ thống XLNT tự nhiên đang hoạt động tốt là cần thiết, tuy nhiên không cần phải thực hiện một chương trình lấy mẫu và kiểm tra tổng thể. cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên đối với các hệ thong XLNT có giấy phép xả nước ra. Các yêu cầu vê việc kiếm tra, tần suất kiểm tra được nêu rõ trong giấy phép. Việc lấv mẫu đe kiểm tra thường chỉ cần thực hiện đổi với nước thài trước và sau xứ lý. Đối với hệ thống XLNT tự nhiên, do một số công đoạn tiền xử lý đã được tiến hành từ trước nên việc kiểm tra định kỳ không bao gồm chất lượng nước cùa dòng vào. Tuy nhiên, việc quan trac định kỳ chất lượng nước trước và sau xử lý cũng cần được tiến hành với tất cà các hệ nhằm giúp người vận hành hiểu biết về hoạt động cùa hệ thống và có cơ sở để điều chỉnh nếu cần thiết. Vận hành và bảo dưỡng từ ng bộ phận Vận hành và bảo dưỡng hệ thống XLNT tại chồ bao gồm việc kiềm tra thường xuyèn lớp bùn cặn và lớp váng trong các khoang của bể tự hoại. Be tự hoại cần được bơm hút khi độ dầy của lớp cặn và lớp váng vượt quá 1/3 chiều cao của bể. Không bơm hút bể tự hoại sẽ dẫn đến việc các chất rắn chảy vào bãi lọc, bít kín các lồ rồng trong đất và làm bãi không hoạt động được. Chi phí cho việc bơm hút bể tự hoại thường xuyên thường thấp hơn nhiều so với chi phí khôi phục bãi lọc. Việc kiểm tra định kỳ các điều kiện hoạt động của bãi lọc cũng rất cần thiết, bao gồm việc kiểm tra nước ứ đọng trên mặt đất, theo dõi sự thông khí. và những khu vực cày tăng trường tốt. Cây tăng trưởng mạnh có thể là biểu hiện của: 1) sự rò rỉ (nếu cây chi tăng trưởng mạnh ở một khu vực nhở trên bãi lọc); 2) sự dồn đọng bên dưới mặt đất C1C chât xả từ bê tự hoại do bãi bị tấc hoặc bị rác lọt vào (nếu cây tăng trướng mạnh trên khẳp bãi hoặc ờ khu vực trũng nhất). Clti p h í bảo dưỡng Việc bảo dưỡng cần được tiến hành để duy trì hoặc thay thế cơ sờ hạ tầng nhàm đảm bảo tuổi thọ của hệ thống. Đối với nhiều hệ thống XLNT tự nhiên, việc bảo dưỡng bao gồm kiểm tra hiện tượng nứt, vỡ bờ hay các dấu hiệu bờ bị xói mòn. Trong một ;ố trường hợp bờ ngăn được làm bàng đất, cần kiểm tra đề phòng các loài vật gặm nhấn làm hư hại. Bờ, đê cùa các ao, hồ cũng cần được kiểm tra để phát hiện động vật đào bVi hay hiện tượng xuống cấp của công trình và vật liệu lót. Đối với một số loại đất, cần khôi phục bề mặt thấm khi khả năng thấm bị suy giản. Các chất hữu cơ tích tụ cần được dọn sạch hàng năm; bề mặt thấm cần được làm sạci. tạo rãnh hay xới nhẹ để khôi phục khả năng thấm. Có thể nạo bò vài cm đất bề mặt. íê lộ phần đất sạch. Việc sửa chữa bờ đê, hàng rào, lối đi cùng nên được tiến hành với tin suất 10 năm 1 lần. 280
Thay thế thiết bị T
d
ư
c h
n
r o
ỡ
n t ỉ
o
g
h
h
à n h
h
à n
n
h
i
t í n
h
đ
ợ
ư
ầ u
t i n
t ư
c h
đ
n
ư
c ú
h ệ
t h
c
a
t í n
h
C
h
i
p
h
í
v ậ n
c ù
a
n
ă n
g
m
ụ
c ,
đ
ế n
c á c
x é t
đ ế n .
o
t h i ế t
h
1 0
c ù
ụ
t h a y
t h ấ y
m
đ
ề u
i á
t r o
m
,
h
o á
đ
ị a
o
t h
h
c
ổ
h ệ
c h
i ệ
u
i
p
h
ư
n
c h
b
i
p
đ
n
ố
o
ư
d
n
i
g
p
h
í
g
l a o
đ
ộ
n
g
v à
đ
ư
ồ
c h
c ó
h
t h ứ
à m
x á
ứ
c
c
h o ạ t
c á
h o ạ t
đ
ộ
v
n
g
ị a
p
h
p
h
h
i
đ
c
à n
s ố
u
h
ộ
h ệ
b ị
t h ư
t h ố n g .
t ă n g
ơ
n
t u ồ i
g
ờ
V
t h ọ
h
c
g
n ă m
H
c
ệ
n g
l à
m
i ệ
c
b ả o
c ủ
a
h ệ
k h
o
ạ n
c u ố
g
đ ạ t
h ệ
n h ư
d
t ý
m
t h ờ
i .
G
i
g
i ữ
ộ
t
p
h
ầ n
d
ư
ỡ
n
g
t h
ố
n
c ủ
a
b ả o
c â n
g
t h i ê t
t h e o
h a i
t i ê u
s ỗ
t h ố n g ,
v i ệ c
n
x â
y
d
ự
n g
c h
c
g
p
h
đ ư
à y
ợ
c ơ
đ
ị a
ợ
k
i ệ
n
t r o
đ
i ể
h
h ạ
đ
t ầ n
i
h
h
đ
ú
à
n
g
k
h
n
à y
n
g
k
,
v ậ n
m
s ẽ
s ố
v
i ệ
B
ộ
h
c
c h
o
đ ế
n
g
l i ệ
u
l i ệ
u
ở
c
đ ầ u
i ể
t
ụ
o
ô
s ố
.
ớ
í
v à
m
m
g
ơ
i
à n h
g
ạ n
v ậ n
a
i a n
ế n
h
ư
y
h
p
ư
đ
g
m
ẫ n
c h
c
g
t i ế n
t r ì n
p
i
n
á
c
n
t h ờ
d
u
c á
ư
c
s ở
o
đ
i
s ẽ
q
ả i
ầ u ,
t h ờ
i
i á
i ề u
đ
ỏ
t r ê n
t h e o
i a n
a
ẩ n
g
/ đ
h
c ứ
ứ
n g
ụ c
k h i
n
t ố
ỡ
u
m
c ũ
ư
k
c ă n
g
y ế u
d
r a
c h
ụ n
l ệ
b ả o
t r o n g
n g
t iê u
ô n g
v à
n h ỏ
ờ
i
á p
s ố
i
à m
r ộ n
.
ợ
t h ư
c h
c h
n h
ở
đ ư
à n h
đ
m
h
t h ế
c ó
t á c h
n ế u
i a n
g
t h a y
h i ệ n
â n
i n
g
ứ
r m
l ỉ i á
c h
m
n
p
b ị
v ậ n
ở
i ú
p h
í
ư
í
ị n
c h
i ệ
c h
i ề
c ủ a
n h ữ
h ệ
đ
đ
m
g
t h i ế t
h à n h .
t
c
i
c
ộ
t h ế
t h ọ
g
t h i ế t
m
đ
n
a y
g
đ
i
t á c h
n
t ạ i
t h a y
t h ể
h
ợ
ô
v ậ n
ụ
s ẽ
c
t u ổ
k h
c ó
n
v i ệ
à i
d
g
ị n
h
í
t h
n
g
a o
ó
u
c
h
k h
b
i ê
t h ấ p ,
s ử
n
i ệ
n
c h
t h ể
h
ơ
h
ơ
í
k é
,
c ụ
ấ y
ư
i
ấ t ,
h
x á
t i ê u
g
h
h
g
h
p
ầ n
à n
K
p
i ú
n
t ế
t r ạ n g
t i ê
ố
p h
i .
i
g
c
p
c h
ó
ự
ớ
k
c
n
h
c h
o
t h
u
đ
ụ
v à
i ề
t ì n
ặ c
t ă n g
g
. 4
m
ị
g
đ
a
g
b
n
t h ì
T
đ
t r ê n
ợ
N
t h ế
,
l ư
L
t h a y
g
ợ
X
n
t r ạ n
o
ộ
g
i ê
v à o
h
đ
n
h
i n
h
ố
n
c
H
đ
y
h
ồ
t h
s ự
t h ì
.
ư
h ệ
o ạ t
u
h
g
n ế u
ĩ a ,
T
m
n
u
k h
đ ồ
o
ả n
i .
Chi phí hàng năm
Năm khởi công (Năm bắt đầu)
Năm mục tiêu
Hình 10.4. Biêu đỏ chì phí vận
Năm
hành
và bao dưỏììg
10.1.3. Chi phí cố định và chi phí biến động C
v ậ n
h
h
i
p
à n
h
í
h
c ô
v à
đ
b
ị n
ả o
h
d
v à
ư
ỡ
Chỉ phi cố định: b
a o
g
l ý ,
b
ồ
m
ả o
t i ề n
h
i ể
m
,
c h
n
K
g
h
t h u ê
đ ấ t ,
g
p
i ấ
y
h
L
t r ự
N
c
T
,
t i ế p
b a o
g
t h e o
ồ
m
m
c h
ù a
i
v à
ả
í
b
i ế
n
đ
ộ
n
g
k
h
ô
n
quan
l i ê n
d ế n
c á c
k h
o á n
k h
á c
n
h
n
g
a u
c ủ
a
c h
i
p h
í
i
c h
p
h
i
í
n
g
à
y
i á m
s á t ,
g
t h a y
k i ể m
đ ố i
t r a .
t h e o
q u à n
m
l v
ứ
c
đ ộ
h o a
m
h o ạ t
à u ,
b
đ
i ê
ộ
n
c ủ
c h
ế
a
h ệ
c á n
b
t h ố
n g
,
ộ
q
u ả n
v . v . . .
K
h
h
n
c h
é p
p
p
.
o
Chi phí biến động: X
i
í
l a o
h
o
á
c h
o
đ
ộ
n
c h
v ậ t
n
g
b
i
n
à y
t h a y
đ
t ư
t r ự
c
,
á n
t h ờ
i
t i ế p
ồ
i
v ậ t
t u ỳ
t h e o
l i ệ u
tiêu
m
ứ
d
c
ù n g
đ ộ
,
h o ạ t
đ
i ệ n
,
đ
d
ộ
ầ u
n
g
n
c ù
h
ờ
a
n
h ệ
,
l a o
t h
ố
n
g
đ
ộ
n
g
g i a n .
281
10.1.4. Lạm phát Lạm phát là sự gia tăng theo mức chung của giá cả so với một mốc nào đó của sức mua. Trong bản phân tích dự án, người ta thường dùng giá cố định tức là giá đà được đ
i ề
T
u
u
c h
y
n
ỉ n
h
h
i ê
t h e o
n
t r o
n
l ạ
g
m
b
p
ả n
h
p
á t
h
â
n
g
n
a
y
t ừ
t í c h
đ
l ư
ầ
u
u
t h
ô
n
h
n
g
ư
n
g
s a
t à i
c h
u
đ
í n
h
ó
l ạ
,
i
s ử
đ
d
ụ
ư
n
ợ
c
g
c ố
g
i á
đ
h
ị n
i ệ
h
n
h
v à o
m
à n
c ó
h
ộ
t
n
ă m
t h ể
l ạ
g ố
i
p
c .
h
ù
hợp hơn; đây chính là giá danh định cho thấy rất rõ năm này qua năm khác. Lạm phát, hay sự tăng chung về chỉ số giá tiêu dùng, hay sự dao động về giá tương đối có thể có ảnh hưởng đến việc tính toán doanh thu tài chính của việc đầu tư. Do đó, giá hiện hành thường được đề suất sừ dụng. C
d
a n
p
h
á
c
h
ả i
c o
đ
ị n
c h
i
n
s ố
h
h
a
t r ả
d
y
h
a n
g
h
i á
a y
đ
ị n
t r ị
h
đ
t h u
n h
ầ u
v ề
ư
t ư
l ư
d
ơ
n g
a n h
t r o n g
n g
d
đ
a n
ị n
à y .
h
M
h
đ
ị n
c h
í n
h
t
c h
ộ
h
,
l ã
l à
ứ
n
i
s ố
g
-
s u ấ t
...... - ______ ________________ ___ I ........ I ................................................................
C
t i ề n
t ừ
c h
H
I
P H
C
i
Í
H
D
I
P
A
H
N
H
Í
T
Đ
H
Ị N
Ụ Ự
H
V
À
C
Chi phí danh định (hiện thời) là chi phí cho bất kế kê thứ thử gì được quyra rathành thànhtiền tiềntrong trongngày ngàymà mà Các con số thực tế như tiền lương thực tế, lãi Ịquy có tính tínhđến đến ảnh ảnhhưởng hườngcùa cùa lạm lạm có phát. Chi Chi phí phi thực thực (cố (cố định) định) chỉnh theo ảnh hưởng của lạm phát. Những con số Iphát. khôngtính tínhđến đếnlạm lạm phát. không phát.
t r ả
t i ề n
m
á
s u
ấ t
n
à
y
X
L
l ư
ơ
N
T
c
h
a
h
i ệ
n
t h ự
y
t h ể
n
g
v
s ẽ
y
à
t h ể
t ổ
g
m
n
i á
ộ t
h
g
h
i ệ
n
ợ
đ
l ã i
s ả n
p
v ề
m
t r ị
p
ồ
n
g
s u ấ t
h
ẩ m
ặ t
d
n
s ứ
v
ộ
c
a
y
n
a n h
i
đ
m
u
đ
ợ
ị n
c ủ
h
a
m
ộ
t
n
h
à
I
.
ị a
t h
ự
a
c ủ
a
I
c
đ
ư
t i ề
ợ
n
c
đ
l ư
ơ
i ề
n
u
g
Ị
,
lãi suất hoặc sản lượng; có nghĩa là tính đến việc
-
một khoản tiền lương, lãi suất hay thu nhập có thể mua được bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thực và tỷ lệ danh định với một tỷ lệ lạm phát cụ thể được thể hiện qua công thức:
R„ = (ỉ + Rr)(ỉ + Ri) -1 =Rr + Ri + RrR,
( 1
0
. 1
)
Trong đó:
Rn -
t ỷ
l ệ
d
a n
h
đ
ị n
h
;
Rr - tỷ lệ thực;
Rị
-
t ỷ
l ệ
l ạ m
p h á t .
Ví dụ, tỷ lệ thực Rr là 8 % với tỷ lệ lạm phát Ri là 4% sẽ cho tỷ lệ danh định Rn = 12,32%. 10.1.5. Tỷ lệ chiết khấu Để so sánh các đầu tư theo thời gian, người đưa ra quyết định cần sử dụng một tỷ lệ chiết khấu để giảm dòng lợi nhuận và chi phí đến giá trị hiện tại. Ý nghĩa cơ bản của việc này là giá trị về mặt thời gian của đồng tiền. Bảng 10.1 cho thấy một ví dụ iơn giản dựa trên tỷ lệ chiết khấu 10%. Thay vì tiêu dùng 100 Euro, số tiền này có thể được đầu tư ở tỷ lệ 10% /năm trong vòng 4 năm. Như vậy, hiện tại, giá trị đã được chiết khấu l ù
i
c ủ
282
a
1 4
6
E
u
r o
v à
o
n
ă m
t h ứ
4
s ẽ
l à
1 0
0
E
u
r o
.
Bảng 10.1. Giá trị thời gian của tiẽn T h ờ L
ự
a
H
T
i ê u
d
Đ
ầ u
t ư
ù n g
h ô m
i
g ia m
/
t iê u :
t h ụ
c h ọ n
n a y
i ệ n
t ạ i
N
ă m
N
1
á iĩii
N
2
ă m
1 0 0
E u r o
0
0
0
1 0 0
E
0
0
0
u r o
N
3
ă m
4
0
1 4 6
E
u
h
s ẽ
r o
Ba khái niệm sau đây sẽ giúp hiểu rõ việc lựa chọn tỷ 1-ệ chiết khấu: 1 .
ư
u
t i ê
n
v ề
t h
ờ
i
g
i a n
c ủ
a
x
ã
h
ộ
i .
2. Chi phí về ngân quỹ. 3. Chi phí về cơ hội thực hiện. *
Tỷ suất ưu tiên về thời gian của xã hội
h
a y
l à
t ỷ
s u ấ t
c h
i ế
t
k
h
ấ
u
x
ã
ộ
i
k
h
ô
n
g
phải chịu rủi ro, bất chắc; tỷ lệ này rất phù họp trong một nền kinh tế với các điều kiện kinh tế và giá cả bình ổn, giá trị hàng hoá và dịch vụ không phải chịu những thay đổi bất thường. Tỷ lệ chiết khấu xã hội phù hợp nhất là tỷ lệ tirơng đương với lãi suất cửa trái phiếu chính phủ dài hạn mệnh giá nhỏ bán trực tiếp cho người mua. *
Chi phí về ngân quỹ
h
a
y
l ã
i
s u
ấ t
t h ị
t r ư
ờ
n g
p h ả n
á n
h
s ự
b
ấ t
b
ì n
h
ổ
n
g
i á
,
n
h
ữ
n
g
r ủ
i
ro, bất chắc theo thời gian mà thị trường gây ra đối với một dự án, bao gồm cả nguy cơ lạm phát. Tỷ lệ chiết khấu trong trường họp này thường băng với lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn cho một dự án chính phủ / nhà nước, và thường cao hơn tỷ lệ chiết khấu xã hội. * Chỉ ph í về cơ hội của tiền vốn là tỷ lệ mà tiền vốn có thể sản sinh nếu được đầu tư vào một dự án lợi nhuận cao nhất hiện có. Tỷ lệ chiết khấu
trong trường họp này
thường là tỷ lệ cao nhất. Việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu này có nghĩa là dự án xử lý nước thải cũng có giá trị ngang bằng với bất kể dự án nào mà các tổ chức công cộng có thể đầu tư. 10.1.6. Giá trị hiện tại: chiết khấu Chính khái niệm ưu tiên về mặt thời gian đã dẫn đến việc tính giá trị hiện tại bằng cách khầu trừ lùi từ tương lai về hiện tại. Công thức chiết khấu cơ bản là l/(l+ r )' trong đó r là tỷ lệ chiết khấu và t là số năm đầu tư. Giá trị hiện tại của lưu lượng tiền mặt phản ánh giá trị vào thời điểm hiện tại trong khi giá trị của lun lượng tiền mặt trong tương lai được điều chỉnh theo chi phí vốn. Công thức tính: t=n
7 l7+7r )7 t^=o(
( 1
0
' 2 )
{l + r)
Trong đó: B - lưu lượng tiền mặt thực (doanh thu trừ chi phí) của dự án mỗi năm; r - tỷ lệ chiết khấu; t - số năm.
283
Bài tập: Hãy tính giá trị hiện tại của chi phí hoạt động hàng năm cho một dụ’ án xứ lý nước thải (750 m3/ngđ) cả chi phí thực và chi phí danh định khoảng thời eian 25 nãm; biết ràng chi phí hoạt động hiện nay là 0,1 Euro/m3 và tăng 3%/ năm.với tý lệ lạm phát 4%, chấp nhận tỷ lệ chiết khấu thực 6%.
C
h
i
p h í
t h ự c
C
h
i
p h í
d a n h
C
h
i
p h í
k h ấ u
C
h
i
p h í
c
i
ă n
g
p h í
đ ã
k h ấ u
d a n h
N
h à n g
( l ạ m
6 %
k h ấ u
h
đ ị n h
t h ự c
t h ự
c h iế t
( T
C
n ă m
3 %
p h á t
t r ừ
4 %
( t ỷ
lệ
đ ịn h
đ ã
đ ịn h
k h ấ u
t r ừ
1 0 , 2 4 %
ă m
2
N
ă m
2 5
7 . 3 7 5
2
8 . 1 9
6
2 9 . 0 4 2
4 2 . 6 4 9
5 7 . 3 1 7
2
7 . 3 7 5
2
9
4
3 1 . 4
1 2
7 6 . 8 0 9
1 5 2 . 7 9 8
2
7 . 3 7 5
2 6 . 6 0 0
2
5 . 8
4
7
1 7 . 7 9
6
1 3 . 3 5 5
2
7 . 3 7 5
2 6 . 6 0 0
2
5 . 8
4
7
1 7 . 7 9
6
1 3 . 3 5 5
. 3 2
N
1 5
2
c h iế t
)
d a n h
1
ă m
N
)
ă m
N
0
)
ă m
( t ỷ
lệ
)
Giá trị hiện tại của chi phí khi sử dụng giá trị thật hay giá trị danh định là không đồi (481.359 Euro). Giá trị hiện thời đã được tính toán không xét đến chi phí cho năm 0 vi trong năm này dự án đang được xây dựng nên chưa phải chịu chi phí vận hành. 10.1.7. Giá trị hiện tại thực Giá trị hiện tại thực là tổng giá trị tại thời điềm hiện nay của lợi nhuận đã được chiết khấu và chi phí tương lai trừ đi chi phí vốn cho dự án. Tiêu chí quyết định cho một đầu tư là chỉ đầu tư khi giá trị hiện tại thực là số dương. Bảng 10.2 cho thấy việc tính toán giá trị hiện tại của hai dự án, một có mức đầu tư ban đầu ià 100 USD trong khi dự án còn lại có mức đầu tư ban đầu là 200 USD. Nhiều chương trình, bảng biểu tiêu chuẩn với các cl ức năng tài chính bao gồm cả chức năng xác định giá trị hiện tại và chức năng xác định giá trị hiện tại thực cho phép tính toán một cách dễ dàng giá trị hiện tại và giá trị hiện tại thực (úa hàng loạt các khoản doanh thu và chi phí với một tỷ lệ chiết khấu cho trước. Bảng 10.2. Ví dụ vé chiết khâu các dự án có quy mò khác nhau
B V
ố n
L ợ
i
( /
K
( n ă m
D
ự
á n
1
1 0 0
U
S
D
1 1 0
U
S
D
D
ự
á n
1
2 0 0
U
S
D
2 1 8
U
S
D
o
c
-
p h í
v ậ n
h à n h
( b ằ n g
+
, ) "
1 )
g i á
c h i
B- OC K
n h u ậ n
t r ị
h i ệ n
t ạ i
v ớ
3 %
i
m
ứ
c
3 %
1 , 0 7
1 0 7
2 1 1
1 , 0 6
0 ) .
I
Với mức 3%: •
•
D
ự
D
ự
B
à
á n
á n
i
t ậ
1
g i á
2
p
g i á
:
T
t r ị
t r ị
í n
h
h iệ n
h iệ n
g
i á
t ạ i
t ạ i
t r ị
=
1 1 0 / 1 , 0 3
=
h
2
i ệ
1 8
n
/ 1 , 0
t ạ i
3
t h ự
=
=
1 0 7
2 1 1
c
c h
U
U
o
S
S
d ự
tại th ự c giá trị thực hiện tại thực g iá tr ị th ự c h iện
D
D
á n
X
L
N
T
t r o
n
g
b
à i
t ậ p
=
7
=
1 1
t r ư
ớ
U
U
c
S
S
D
.
D
.
v ớ
i
g
i á
t h i i t :
tiền đầu tư 470.000 Euro, xây dựng năm 0, người hưởng lợi từ dự án trà phí dịch .ụ 284
theo giá 0,12 Euro/m3 nước thải, tăng 2% mỗi năm. và việc bán nước thải đã qua xừ lý để sử dụng trong nông nghiệp sẽ cho một doanh thu thực cố định ở mức 0,14 Euro /m3. Tính toán theo con số thực. Doanh thu và chi phí hoạt động trong năm 0 không được tính đến vì trong năm này dụ án XLNT đang được xây dựng; trong năm 0 cũng chưa có giá nước (vì chưa có dịch vụ cho người sử dụng), mới chỉ có chi phí đầu tư. Giá trị hiện tại thực là số dương, điều này có nghĩa là dự án có tính khả thi về mặt tài chính. G K
h
o
i á
t r ị N
ả n h i ệ n
C
h
i
C
h
i
d ư
ỡ
p h í
p h í
n g
c h i ế t
D
d
ị c h
í
( v ớ
n ă m
S Ừ
d
h à n h
i ế t
k h
t h ự
c
t ừ
p h í
i
m
v à
ấ u
l à
ứ
c
( t ỷ
6
4 7 0
ụ n g
d
t h ự
t h u
. 0
0
0
-
%
t h u
k h ấ u
t h ự
n
g
ă m
1
ă m
2
N
2 5 . 8
4 7
- 1
N
ă m
1 5
N
ă m
2 5
4 7 0 . 0 0 0
lệ
- 4
8
1
. 3
5
9
- ( 2
7 . 3 7 5
)
-
2 6 . 6 0 0
-
7
. 7 9
6
- 1
3
. 3
5
5
)
s ử
d
ụ n g
2 %
k h ấ u
( 3 2
. 8 5 0 )
3 3 . 5 0
7
3 4
( 3 2
. 8 5 0 )
3 1 . 6
1 0
3 0
( 3 8
. 3 2
5 )
3 8 . 3 2 5
( 3 8
. 3 2
5 )
3 6
. 1 7 7
4 4
. 2 1 2
5 3 . 8 9 4
t ừ
ị c h
v ụ
( t ỳ
c
6
)
l à
t ừ
%
v i ệ
c
lệ
+
5 1 7 . 4
6
6
c h i ế t
n ư
c
l à
ớ
c
6
c ộ n g
( t ỷ
%
k h ấ u
l ệ
. 4
1 8
1 8 . 4 4 8
1 2
. 5 5 7
3 8 . 3 2 5
3 8 . 3 2
3 8 . 3 2 5
3 4
1 5 . 9 9 2
b á n
ớ c
b á n
N
b ả o
t ă n g
c h i ế t
k h ấ u
o a n h
ổ
-
0
)
t h u
v i ệ c
T
c h
t h u
o a n h
n ư
D
đ ã
v ụ
c h i ế t
D
v ậ n
o a n h
p h
t ư
k h ấ u
o a n h
h à n g
D
đ ầ u
ă m
t ạ i
5
t ừ
c h i ế t
+
4 8 9 . 9 2 2
. 1 5 6
. 1 0 9
8 . 9 3 0
)
+
5 6 . 0 2 9
10.1.8. Suất thu lọi nội tại Suất thu lợi nội tại là tỷ lệ chiết khấu làm giảm lưu lượng tiền mặt của một dự án tới giá trị hiện tại thực bằng không. Suất thu lợi nội tại thể hiện lợi nhuận mong muốn trong suốt quãng đời của dự án - hay chính !à lợi nhuận trung bình hàng năm của việc đầu tư. Tiêu chí quyết định đầu tư là chỉ đầu tư nếu suất thu lợi nội tại lớn hơn chi phí về cơ hội của tiền vốn. Suất thu lợi nội tại chính là tỷ lệ chiết khấu r với:
Ị=n
f>
y ầ
1 (
/
+
=0
(10.3)
r ) '
Tuy nhiên, không có phương pháp nào dễ dàng để tính r chính xác ngoại trừ phương pháp thử đúng dần. Nhiều chương trình, biểu bảng chuẩn có chức năng tài chính bao
285
gồm cả chức năng xác định suất thu lợi nội tại. Chức năng này giúp thực hiện phép tính lặp dễ dàng để xác định suất thu lợi nội tại cùa hàng loạt các dòng chi phí và doanh thu. Bài tập: Hãy xác định suất thu lợi nội tại của dự án XLNT trong bài tập trước, giữ nguyên các giả thiết về vốn và doanh thu. Phương pháp thử đúng dần cho biết suất thu lợi nội tại nằm trong khoảng giữa 7 và 7,274%; kết quả là 7,27%. T
ỷ
l ệ
c h i ế t
k h ấ u
t h ự
c
( %
)
G
i á
t r ị
6 , 0 0
%
+
8 , 0 0
%
-
7 , 0
%
+
7 , 2
0
7 4
%
h iệ n
t ạ i
t h ự
c
5 6 , 0 2 9
2
7 , 7 3
7
1 1 , 2 2 4
+
1 0
10.1.9. Tiêu chí thể hiên tính khả thi về tài chính của dư• án • Hai tiêu chí phù hợp nhất để quyết định việc thực hiện một dụ án XLNT chính là giá trị thực hiện tại thực và suất thu lợi nội tại: 1. Neu giá trị hiện tại thực của dòng lợi nhuận và chi phí là lớn hơn không thì dự án có tính khả thi về mặt kinh tế; 2. Nếu suất thu lợi nội tại của dự án cao hơn chi phí vốn dùng để cấp tiền cho dự án thì dự án có tính khả thi về mặt kinh tế; Khi đánh giá một dự án, chi phí và lợi nhuận rõ ràng là được tích lũy trong nhiều năm; do vậy, cần phải tính giá trị hiện tại của dự án, đó chính là tổng lưu lượng tiền mát đã chiết khấu của dự án trong suốt khoảng thời gian. 10.2. SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT VÀ LựA CHỌN GIẢI PHÁP x ử LÝ Việc quyết định lựa chọn hệ thống XLNT tập trung hay phân tán là một quá trìrh phức tạp, thường vượt quá tầm hiểu biết cùa cộng đồng được hường lợi, đặc biệt là ở các làng và thị trấn nhỏ nơi mà hệ thống XLNT tự nhiên là giải pháp mong muốn đưẹc chọn nhất. Hiện có rất nhiều phương pháp công nghệ và giải pháp khác nhau có thể áp dụng phù hợp trong thực hiện XLNT tập trung và phân tán. Phần này trình bày sơ lưẹc tổng quan về các phương pháp và công cụ phân tích nhằm đánh giá tác động cùa cíc giải pháp XLNT có thể chọn lựa trong quá trình đưa ra quyết định. Balkema và Cỉ. (1998) đã khảo cứu 15 ấn phẩm và xác nhận đựơc 35 thông số về các tiêu chí văn hoíxã hội, kỳ thuật, kinh tế và môi trường nhàm đánh giá tính phù họp của các hệ thốrg XLNT. Bảng 10.3 trình bày tổng quan các thông số và cho thấy sự phức tạp của các vển đề được đưa ra xem xét. Bảng này cũng nêu các câu hỏi đặt ra nhằm giúp hiểu được tírh bền vừng của từng công nghệ; có tới 21 thông số để đánh giá riêng tính bền vững \ề môi trường. Ở cộng đồng nhỏ hơn và sự lựa chọn là giữa hệ thống xử lý nước thải tự nhiên và tệ thống thông thường, người ta có thể áp dụng các phương pháp đánh giá đơn giản hơn:
286
Bảng 10.3. Tổng quan các thòng số sử dụng để so sánh hệ thống XLNT. E A
a
A
z
B e *
B u
D m
E
F
s
p
I
J
L *
E
c
N
s *
0
*
k in h tê: 2
c
môi tru ò n g : T
p
s in h
h ọ c / Đ
ộ
p h ì
n h iê u
c ủ a
s
1 0 0
p
đ â t
p
p
can
C n
xuât khâu v ê
k h ô n g
K
h a i
H
o à
đ â t ê n g
t ô i
và
g ia n
t h ờ i
T
g ia n )
n h ậ p
v à o
c â n
t h iê t
ô n /
c ô n
ư u
n g u ô n
c h u
/
k ỳ
t ự
k h o ả n g
t r ù n g / t à i
k h ô n g
c ả n h
n g u y ê n
q u a n
0 ,5
/
Nước Chât dinh dưỡng
V
â t
g u ô n
n
ô
s
2 2
b ệ n h
V
/
sức
k h o ẻ
V
1
n h iê m
ảt th ả i: B O D / CO D Dường chât K
i m
lo ạ i
n ặ n g
C
á c
c h â t
k h á c
1 1 1
V V V
1 0 0 0
s 1 0 0
V
t h ô
g â y
s
2
lư ợ n g
liê u
p
I
2
p
ă n g
p
s
n h iê n
g :
N
s
p
t h á c
1 0
V V
s
p
St
s
p
S t
s
p
St
s
p
V
s
p
V
V
s
1000
s
p
s
10
s
p
1000 100 1000
V
s s
V V
s s
p
s
p
Cn
V
C n
Cn Cn
p
V V V V
V V
p
V V V V
Bảng 10.3 (tiếp theo)
o
E A
a
A
B u
B e *
z
D
E m
ặ n
b ù n
n g
h o á
h í
k ỹ
r á c
V
1 0 0 0
c h â t
V
1 0
/
V
J
L *
s
N
d ự n g
/
k ì
t r ọ n g
t h u ậ t
v a
đ ậ p / à n h
s p
1
t h ấ p
h ư ở n g
t h e o
1 C n
h o ạ ư
c ó
t h ể
t h íc h
s
ứ n g
d ư ỡ n g
in
c ậ y
m
ô
í
a n
c h ỗ / g iả i
h o á - x ã
b iế t / t h a m
g
lự c
h ể
/
v ề
t r iể n
h
đ ịa
p h á p
c ụ c
p
s
b ộ
T e
t h ô n g
v ề
c h ử c
m
/
ặ t
t h ể
v ã n
p
s
1
t in
s
h o á
p
s
c h ế
s
p h ư ơ n g
p
C á c
c o n
s ố
c
c h i
p h í
E
-
h iệ u
s
-
n h â n
T
-
m
V
-
b iế n
ụ c
p
s
s
n h iệ m
-
V
h ộ i :
c ầ u
n h ậ n
t ồ
s
g ia
n h u
c h ấ p
c ầ u
C n
1
t o à n
n h ỏ / t ạ i
v ă n
s
2
/
t r o n g
q u ả t ố t iê u s ố
b à n g
b iể u
t h ị
t r ọ n g
s ố
đ ư ợ c
s ử
d ụ n g ;
( c o s t s ) ; m b ề n
ô i
( e n v ir o n m
e n t
( s u s t a i n a b il it y
e f f ic i e n c y ) ;
f a c t o r s ) ;
( t a r g e t ) ; t r o n g
v iế t
t á t
t h ể
h iệ n
c á c
t h u ậ t C n
t r ư ờ n g
v ữ n g
c h ữ
b ả n g
p
-
S t
C
A
Nguồn: Balkem a và cs. (1998)
đ ầ u
v à o
-
đ ầ u
r a ;
*
đ ư ợ c
ố i
liê n
n g u y ê n -
T e L
n g ữ m
t h a m -
-
m
ô
t ắ c
b iế n h ìn h
n g h iê n
s ử
q u a n b ề n
d ụ n g
v ừ
h ư ớ n g k ỹ
c ứ u
t r o n g
( c o n c e m
t h u ậ t đ á n h
n g d ẫ n
c á c
( p r i n c i p l e s
( t e c h n i c a ỉ g iá
t à i
liệ u :
s ) ;
( s t e e r in g
v ò n g
o
f
s u s t a in a b iiit y ) ;
v a r ib l e s ) ;
p a r a d ig m
đ ò i
s *
V
V
s
s
t ả i
í
t h u ậ t
ề n
â y
F
*
L C
A
.
) ;
-
Đ
á
n
h
g
i á
v ò
n
-
Đ
á n
h
g
i á
t á c
g
đ
đ
ộ
ờ
n
i
( Đ
g
m
ô
V
Đ
) .
i
t r ư
ờ
n
g
( Đ
T
M
) .
- Quy hoạch nước thải mở (QNTM). Đánh giá vòng đời (ĐVĐ) là để ước tính tác động môi trường của một sản phẩm, một dịch vụ hay một quá trình trong suốt vòng đời của nó kể từ khi khai thác nguyên liệu cho đến khi thải bỏ hoặc tái sử dụng sản phẩm cuối cùng. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (xem Chương 11) được thực hiện nhàm xác định, dự đoán, đánh giá và giảm bớt c á c
h
o
ạ t
đ
ộ
n
g
v ậ t
l ý
c ũ
n
g
n
h
ư
ả n
h
h
ư
ở
n
g
x ã
h
ộ
i ,
s i n
h
l ý
v à
c á c
ả n
h
h
ư
ở
n
g
k
h
á
c
c ủ
a
d
ự
án hay kế hoạch được đề suất. Quy hoạch nước thải mở (QNTM) là cách tiếp cận với các vấn đề về nước thải giúp mở rộng hơn ranh giới của sự lựa chọn và tăng thêm tiêu chí đánh giá nhàm bao hàm cả tác động môi trường gián tiếp. Cả hai cách đánh giá vòng đời và tác động môi trường đều là phương pháp luận đê đánh giá tác động của các hoại động của con người đối với môi trường. Sử dụng QNTM l à
c á
c h
k h
ả o
s á t
r ộ
n
g
h
ơ
n
đ ể
đ
á n
h
g
i á
c á c
g
i ả i
p
h
á p
x ử
l ý
n
ư
ớ
c
t h
ả i .
S
ự
k
h
á
c
b
i ệ
t
c h
ủ
yếu giữa ĐVĐ và ĐTM là ĐVĐ tạo ra một phương pháp có tính hệ thống để đánh giá tác động môi trường trong khi ĐTM lại cung cấp một quá trinh mang tính giải thích. Thông qua việc thu thập và phân tích một cách tống thể, ĐVĐ xác định việc thay đổi hoặc chuyển dời các vấn đề môi trường về mặt không gian và thời gian. Việc ĐTM kém chuẩn xác về mặt định lượng các tác động và thay vào đó ĐTM hướng các phân tích vào tính đặc thù của địa điểm và quá trình. QNTM có xu hướng không chính thức và có thể được điều chỉnh về mức độ phân tích ĐVĐ hoặc cách giải thích ĐTM. Phần sau đây sẽ mô tả cụ thể ba phương pháp này. 10.2.1. Đánh giá vòng đời (ĐVĐ) Đánh giá về mặt môi trường trong suốt vòng đời, thường được gọi là đánh giá hoặc p
h
â n
t í c h
v
ò
n
g
đ
ờ
i
( Đ
V
Đ
) ,
l à
t í n
h
t o á n
t á c
đ
ộ
n
g
m
ô
i
t r ư
ờ
n
g
c ủ
a
m
ộ
t
s ả n
p
h
ẩ m
,
m
ộ
t
địch vụ hay một quá trình trong suốt quãng đời của nó. Theo định nghĩa rộng nhất, ĐVĐ sẽ tính đến tất cả các vấn đề về môi trường có thể xảy ra từ đầu đến cuối đời của một sản phẩm hay dịch vụ. •
K
h
a
•
V
ậ
n
i
t h
á c
c h
u
n
y
ể
g
n
u
y ê
n
l i ệ
u
t h
ô
;
;
• Sản xuất; •
H
o
ạ
t
đ
•
B
ả
o
d
•
T
á
i
s ử
•
T
h
ả
i
ộ
ư
b
n
ỡ
d
ỏ
g
n
ụ
;
g
n
;
g
;
.
289
Các tác động tới môi trường thường bao gồm từ việc sử dụng đất, năng lượng, nước và những vật liệu khác đến việc thải bỏ các chất (có lợi hoặc có hại) ra không khí, nước và đất. Đối với hệ thống XLNT chi phí thấp, khía cạnh quan trọng cần được cân nhấc là khả năng loại bỏ các nguồn gây bệnh của dự án. T
1 .
i ế
n
t r ì n
h
đ
á n
h
g
i á
v ò
n
g
đ
ờ
i
đ
i ể
n
h
ì n
Xác định mục tiêu và phạm vi:
b
h
d
a o
i ễ
g
n
ồ
r a
m
n
m
h
ư
s a u :
ụ
c
đ
í c h
c ủ
a
d
ự
á n
,
r a n
h
g
i ớ
i
c ủ
a
h ệ
thống, đơn vị chức năng cũng như việc lập biểu đồ năng lượng và vật liệu cần sử dụng. 2. Lập danh mục kiểm kê vòng đời', liệt kê tất cả các thông tin về việc phát thải cũng như tiêu thụ nguyên liệu của các hoạt động vào danh mục. 3 .
đ
ị n
h
Đánh giả tác động của vòng đời: m
ứ
c
p
h
á t
t h
ả i
v
à
t i ê
u
t h
ụ
v ậ t
t ư
t r o
đ
n
á n
g
d
h
g
a n
h
i á
h
m
ậ u
ụ
c
q
u
l i ệ
t
ả
k ê
v ề
;
m
t r i ể
ặ t
n
m
k
h
ô
i
a
i
t r ư
c á
ờ
c
n
p
g
h
c ủ
â n
a
v
t í c h
i ệ
c
v ề
mức độ nhạy cảm. 4. Diễn giải kết quả: Bước thứ tư và cũng là bước có nhiều tranh luận này đôi khi được lồng ghép vào một số phương pháp ĐVĐ chính là bước diễn giải kết quả, bao gồm việc chuẩn hoá, định mức và tập họp bổ sung. Hình 10.5 biểu thị ranh giới ĐVĐ điển hình cho một nhà máy xử lý nước thải. Khái niệm về đánh giá vòng đời xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thập niên 60, nhưng cho đến tận giữa thập niên 80 mới được quan tâm đến (Ecobilan). Vào năm 1989, Tổ chức Chất độc và Hóa học Môi trường (SETAC) đã trở thành tổ chức quốc tế đầu tiên nhận ra tính ITU việt của ĐVĐ. Năm 1994, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) bắt đầu triển khai xây dựng chuẩn cho ĐVĐ và xem đây như là một phần trong các tiêu chuẩn 14000 về quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn đề cập đến cả chi tiết kỹ thuật và khái niệm cho ĐVĐ. •
ISO
•
ISO 14041 - Tiêu chuẩn về việc xác định mục đích và phạm vi phân tích danh mục
1 4
0
4
0
- Tiêu
c h
u
ẩ
n
về nguyên tắc và
k
h
u
ô
n
khổ;
kiểm kê; • ISO 14042 - Tiêu chuẩn về đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm; • ISO 14043 - Tiêu chuẩn diễn giải vòng đời. Một số các phương pháp được xem như phương pháp ĐVĐ tuân theo khuôn khổ của ĐVĐ xác định trong ISO 14040, có danh mục liệt kê tương tự như danh mục trong ISO 14041, và tiêu chuẩn đánh giá tác động gần giống như được mô tả trong ISO 14042. Trong khi đó một số ít các phương pháp lại theo hướng chuẩn hoá và định mức cũng được quy định trong ISO 14042. Tuy nhiên các phương pháp dựa trên chuẩn ISO có thể khác nhau rất nhiều do các tiêu chuẩn ISO cho phép linh hoạt điều chỉnh các yếu tố đặc trưng và yếu tố chuẩn cũng như phương pháp định mức cho phù hợp với giá trị và điều kiện của từng vùng hay khu vực cụ thể.
290
Nước thô
Nước đã qua xử lý
Hĩnh 10.5. Tiến trình D V D cùa một nhà máy X LN T. 10.2.2. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ĐTM là quá trình xác định, dự đoán, đánh giá và giảm bớt các hoạt động vật lý cũng như ảnh hưởng xã hội, sinh lý và các ảnh hường khác của dự án hay kế hoạch được đề suất trước khi đưa ra các quyết định và cam kết quan trọng. ĐTM là một khái niệm về thủ tục được giới thiệu ở châu Âu sau Nghị định ĐTM (Nghị định 85/337/ EEC sửa đổi
291
theo 97/11/EC và 2003/35/EC). Nghị định này quy định tất cả các tổ chức có dự án cần phải gắn các lợi ích về môi trường vào quá trình lập kế hoạch và đưa ra quyết định đối với tất cả các dự án, chương trình và hoạt động. Quy trình chung của ĐTM bao gồm các bước sau: 1 .
2 .
Xác định phạm vi: Sàng lọc:
x á
c
đ
ị n
h
x á
c
x e
đ
ị n
m
m
h
c á
ộ
t
c
q
v ấ
n
á
t r i n
u
đ ề
t h
h
e n
Đ
T
c h
M
ố
t
c ó
v
à
t h
c á
ự
c
t h
a
c
v
ấ
s ự
n
c ầ
đ ề
n
l i ê
t h
n
i ế t
q u a n
d
.
( v
í
ụ
,
ỳ
t h u ậ t
t á c
đ
ộ
n
g
môi trường có ý nghĩa không?) 3 .
Xác định các giải pháp thay thế:
l i ệ
t
k
ê
g
i ả
i
p
h
á p
y
t h ế ,
v
ị
t r í ,
k
v à
m
ô
t ả
khu vực môi trường bị ảnh hưởng. 4. Đánh giá tác động: đánh giá tác động về mặt xã hội và môi trường của mỗi giải pháp. 5 .
Biện pháp giàm nhẹ:
t r i ể
n
k h
a i
c á c
b
i ệ
n
p
h
á p
g
i ả
k
h
m
n
h
ẹ
n
h
ằ m
n
g
ă n
c h
ặ n
h
o ặ c
giảm bớt các tác động tiềm ẩn. 6 .
Đưa ra báo cáo về môi trường
:
Đ
ư
a
r a
b
á o
c á
o
ô
n
g
m
a n
g
t í n
h
k
ỳ
t h u
ậ t
v ề
k ế t
quả của ĐTM. Các bước 2, 5 và 6 là đặc thù của ĐTM so với ĐVĐ. Bước 3 tương tự với bước lập danh mục kiểm kê vòng đời của ĐVĐ, nhưng trên thực tế lại không toàn diện bằng. 10.2.3. Quy hoạch nưóc thải mở (QNTM) Quy hoạch nước thải mở là phương pháp mới hơn, kém phổ biến hơn và kém chính thức hơn so với ĐVĐ và ĐTM. Phương pháp này đặc biệt dành cho các giải pháp xử lý nước thải. (QNTM) được bắt đầu bàng việc xác định mục tiêu của quá trình xử lý nuirc thải. Người quyết định thường được bên thứ ba (ví dụ như một nhà tư vấn và/hcậc người điều khiển cấp địa phương hay cấp quốc gia) hướng dẫn xác định mục tiéu, nhưng người ra quyết định nhất thiết phải nắm quyền sở hữu mục tiêu. Khi mục tiêu iã được xác định, bên thứ ba sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm đáp ứng được hiu hết hoặc tất cả các mục tiêu và trình bày các giải pháp này một cách đơn giản, ở mức iộ của một nghiên cứu về tính khả thi. Mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đối với rrục tiêu đề ra ban đầu sẽ được mô tả ngắn gọn, và người ra quyết định sẽ sử dụng tài liệu này niư một công cụ trợ giúp trong quá trình ra quyết định. (QNTM) đã được sử dụng tại Thụy Điểi ở mức độ hạn chế, và một tài liệu viết bằng tiếng Anh mô tả quá trình này đã được phát hàih nhàm quảng bá (QNTM) như một mô hình mẫu tại vùng biển Ban-tích. 10.2.4. So sánh các phưong pháp Trong phần này sẽ so sánh một cách ngắn gọn ba phương pháp đã trình bày ở phin trước. ĐTM là chương trình khung để tiến hành đánh giá [Kãrrman, 2000]. Trên thực ế, ĐVĐ lại liên quan đến những phương pháp phân tích cụ thể. Với ĐTM, sẽ không ;ó phạm trù chuẩn hay phạm trù quy định hoặc các phương pháp phân tích cho nhữig phạm trù đó.
292
ĐTM thường tập trung vào những tác động mang tính địa phương hoá và thường áp dụng được những phương pháp phù hợp với đặc thù của khu vực và phù hợp với những tác động lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, tính linh hoạt này, cùng với sự quan tâm ít hơn tới ranh giới của hệ thống, lại cho phép bỏ qua một số tác động tích lũy và gián tiếp, đặc biệt là những tác động gây ảnh hưởng đến khu vực khác hay những tác động có tầm cỡ khu vực hoặc toàn thể. Mặt khác, phương pháp ĐVĐ chuẩn lại hầu như không thể chi tiết hoá hầu hết các tác động mang tính địa phương. Những khác biệt rõ rệt này giúp cho việc lựa chọn một trong hai phương pháp trở nên dễ dàng; tuy nhiên, việc xử lý tác động môi trường của nước thải lại xảy ra trên cả quy mô địa phương và toàn thể; hơn nữa tính bền vững môi trường cũng đòi hỏi xem xét cả hai phương pháp. QNTM có thể mang đặc tính của cả ĐVĐ và ĐTM nhưng thường giong ĐTM hom. QNTM có thể có ranh giới hệ thống mở rộng, mang đặc tính tác động trên phạm vi khu vực hay toàn thể cua ĐVĐ; nhưng để ra quyết định thì tính linh hoạt của hệ thống này thích nghi với hối cảnh và nhu cầu giống như khuôn khổ của ĐTM. Nét độc đáo của K.XM là nó đặc trưng cho việc xử lý nước thải và thiết thực với những cộng đồng nhỏ, đặc biệt là những cộng đồng có nguồn nhân lực và tài chính thấp. Tuy nhiên, QNTM thường có mặt yếu là cho phép người ra quyết định bỏ qua những yếu tố bên ngoài. 10.3. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG x ử LÝ NƯỚC THẢI Các nguyên lý, khái niệm và quy trình chủ yếu được sử dụng trong phân tích tài chính và kinh tế của hệ thống XLNT sẽ cung cấp khung phương pháp luận chung để giúp hiểu được phương pháp luận và các khái niệm cơ bản. Phân tích kinh tế thường hướng tới việc nâng cao sự phồn vinh cùa xã hội về mặt thu nhập và tiêu thụ thông qua việc khuyến khích sừ dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Tính khả thi về tài chính và các rủi ro của dự án cũng được đánh giá nhằm kiểm tra độ bền vững tài chính của việc cung cấp dịch vụ và các lợi nhuận kinh tế. Những phân tích này được thực hiện đồng thời với những phân tích về môi trường, tổ chức, kỳ thuật và xã hội trước khi thẩm định một dự án và khi cần thiết phài thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án. 10.3.1. Phân tích mức chi phí thấp nhất Sau khi đã xác định được mục tiêu cùa dự án và đã dự đoán được nhu cầu quản lý nước thái, bước tiếp theo là xác định giải pháp có chi phí thấp nhất để đạt được mục tiêu của dự án. Những chi phí kính tế sẽ được sử dụng để khảo sát về quy mô, địa điểm, kĩ thuật và thời gian dự kiến cho dự án lựa chọn. Mục đích của việc phân tích này nhằm lựa chọn giải pháp có chi phí thấp nhất cho việc thu gom và xử lý nước thải, đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Nếu lợi ích là như nhau thì việc phân tích chi phí thấp nhất là để so sánh chi phí kinh tế của những dự án khả thi về kĩ thuật và mang tính loại trừ lẫn
293
nhau, và sau đó xác định dự án có giá trị hiện tại thấp nhất. Neu như lợi ích kinh tế của các dự án khác nhau, thì cần tiến hành phân tích giá trị hiện tại thực. Neu như giải pháp có chi phí thấp nhất cho việc xừ lý nước thải gia tăng mà được thực hiện thông qua việc quản lý và nâng cấp hệ thống hiện có một cách hiệu quả hơn chứ không phải tăng công suất, thì giải pháp này nên là phần được ưu tiên của dự án. Việc tăng công suất sẽ là bước tiếp theo và nên được xem xét ngay trong quá trình lập kế hoạch dự án, nếu như được xác định rõ ràng qua việc dự đoán nhu cầu. Chi phí tăng thêm trung bình (CPTTB) theo khối lượng nước thải đối vói mỗi dự án (hoặc kế hoạch mở rộng dài hạn) là bằng chứng rõ ràng để tính chi phí toàn phần cùa việc cung cấp dịch vụ. Nó phản ánh chi phí tài chính để người vận hành hệ thống có thề khôi phục một đơn vị tài nguyên môi trường đã qua tiêu thụ và giúp nguồn vốn đầu tư ban đầu đạt được sự hồi phục chi phí đầy đủ. CPTTB là vòng quay tiền mặt đã được chiết khấu của một dự án trong khoảng thời gian định trước chia cho phần tài nguyên môi trường đã được tiêu thụ hoặc xử lý trong chính khoảng thời gian đó, được tính theo công thức sau: ^(TCP Vn + TCPHBn)
I
(l + r)‘
CPTTB = —
( 1 0
. 4
)
ỵ [ M T T T N n] Trong đó: CPTTB -
c h
i
p
h
í
p
h
á t
s i n
h
t r u
n
g
c ủ
a
ự
b
ì n
h
t í n
h
t h
e o
t i ề
n
t r ê n
m
ộ
t
đ
ơ
n
v
ị
t à i
n g
u y ê n
được tiêu thụ;
TCPVn
-
t ổ
n
g
c h
i
p
h
í
v
ố
n
MTTTNn - mức tiêu thụ tài TCPHBn -
r-
t ỷ
l ệ
c h
t ổ
i ế
n
t
g
k
c h
i
ấ u
;
h
p
h
í
h
o
n
ạ t
g
đ
d
u
ộ
y
á n
ê
n
g
t r o
n
g
n
ă
dự kiến
n
v
à
b
ả o
d
m
n
t r o
ư
ỡ
n
n
;
năm n;
g
g
t r o
n
g
n
ă m
n ;
t - thời gian [tính theo năm]. CPTTB là công cụ hữu ích để tính giá tiền phải trả cho một dịch vụ theo yêu cẩi. Trong việc tính toán CPTTB, tiền tài trợ thường được tính là doanh thu bổ sung, do vịy sẽ giảm bớt CPTTB và giá tiền dịch vụ cũng cần được cân nhắc. Bài tập: Hãy tính CPTTB của hệ thống xử lý nước thải được mô tả trong mục 10.1 G K
h
o
h
i
C
h
i
p h
C
P
294
ợ
( E
n g l ý
T
T
t ư
( E
v ậ n
d ư
k h ấ u
x ử
đ ầ u
p h í
b ả o
L ư
í
ỡ
U
n ư
( m
3 )
B
( E
O
đ ã
R
O
)
i ệ n
4
7 0
4
8
ă m
N
0
ă m
1
N
ă m
2
N
ă m
1 5
N
ă m
2 5
t ạ i
. 0
0
0
4
7 0
. 0
0
0
v à
c h iế t
( 2
1 . 3 5 9
7 . 3 7 5
)
2 6 . 6
0 0
2 5 . 8
4 7
1 7 . 7 9
6
1 3 . 3 5
5
)
ớ c
U
U
h à n h
n g
R
t r ị N
h
C
i á
ả n
t h ả i
R
O
/ m
đ ư
3 )
ợ c
6
. 7 5 0
0
. 0
, 1 4
0
0
2
7 0
. 0
0
0
2 7 0 . 0 0 0
2
7 0
. 0
0
0
2 7 0 . 0 0 0
10.3.2. Phân tích tài chính và kinh tế P
đ
ặ c
h
â n
b
i ệ
t í c h
t
d
t à i
à n
h
c h
í n
o
v
c h
h
v
i ệ
à
c
k
t í n
i n
h
h
t ế
l ợ
i
s ẽ
n
h
c u
u
n
ậ n
g
c ấ p
t h ự
c
m
c ủ
ộ t
a
s ố
m
ộ t
d
i ề
d ự
u
m
á n .
a n
g
ả
h
C
t í n
h
a i
b
đ
ề
ổ
s u
u
d
ự
n
g
a
n
h
ư
v à o
n
g
s ự
l ạ i
k
h
á c
biệt của tình trạng khi có dự án và khi không có dự án. Tuy nhiên, lợi ích tài chính thực l ạ
i
k
c h
h
í n
á
c
h
v ớ
c ủ
i
a
l ợ
m
ộ
i
t
n
d
h
u
ự
ậ
n
á n
k
đ
i n
ố
i
h
t ế
v ớ
t h
i
k
h
ự
c .
u
v
T
ự
r o
c
n
h
g
o
ạ t
k h
i
đ
n
ộ
p h â n
g
t í c h
d ự
á n
t à i
t h ì
p
c h
h
í n
h
â n
đ
á n
t í c h
k
h
g
i n
h
i á
t á c
t ế
l ạ
đ
i
ộ
đ
n
g
á n
t à i
h
g
i á
tác động kinh tế đối với nền kinh tế của một vùng. Những đánh giá này mang tính bổ s u
n
l ạ
g
i
c h
l ợ
q
u
ỳ
n
ư
ớ
i
o
n
í c h
đ
ể
c
v
s ẽ
h
a u
v ề
ậ
n
k
é
b
k
h
i n
à n
m
ở
h
h
đ
i
v
ì
m
t ế .
,
i ;
b
v
N
ế
ả o
à
ộ
t
u
ố
ự
m
t r ì
c u
d
v
i
á n
ộ
à
c ù
n
t
d
n
ự
t h
a
g
s ẽ
h
ấ t
á n
y
k
t h ế
ả
n
t h i ế t
h
ô
n
g
t h i ế t
h
h
ư
b
ở
n
p h
ả i
ổ n
đ
ị
ộ t
m
g
t ớ
b ề n
ị n
i
h
v ữ
v ề
u
g
v ề
t à i
c á c h
n h
n
h
c h
ọ
p
c ầ u
v
à
t à i
c h
í n
l ý
;
v
i ệ
m
ặ t
h
t h
c h
t à i
ì
s ẽ
ấ t
c
c h
t h ự
k
í n
h
ô
g
l ư
ợ
n
c
h
i ệ
t
d
h
n
n
h
g
d
n
ằ m
c ó
đ
ị c h
d
o
m
ủ
v
a n
a n
n
ụ
g
â n
x ử
h
t h
g
l ý
u
t à i
chính cũng như lợi nhuận kinh tế. Đ
e
t í c h
c h
c h
t à i
í n
h
ứ
n
c h
ở
g
í n
m
i n
h
c ấ p
đ
h
t í n
c ầ
n
đ
d
ự
á n
ộ
ư
h
ợ
b
c
ề n
t h
s ẽ
v ữ
ự
đ
c
á n
n
h
h
g
i ệ
g
v
n
à
t í n
c ấ
i á
t í n
p
h
h
k h
đ ộ
d
t i ế t
ả
t h i
ị c h
v ề
v ụ
k i ệ m
n ư
c ủ a
ớ
p h
c
í n
h
v à
ạ m
c ủ
a
c ấ p
v
i
m
đ
s ử
d
ộ
ộ
ụ
d
n
ự
g
m
ự
á n
,
v
á n .
P
h
â n
ộ
t
h
a y
i ệ
n
c
p
h
â n
t í c h
h
i ề
u
t à i
k
h
u
vực xử lý. Một nhà máy xử lý lớn riêng biệt sẽ rẻ hơn nhiều nhà máy nhỏ, nhưng việc vận chuyển nước thải đến một nhà máy lớn lại có thể làm giảm đi lợi thế giá cả của nhà máy này. Đánh giá này rất cần cụ thể đối với từng dự án, khu vực và điều kiện địa lý. Phân tích tài chính ở cấp độ dịch vụ nước sẽ kéo theo việc chuẩn bị bảng cân đối thuc h
đ
i ,
ư
m
b
ơ
n
ặ t
á o
g
c á o
t h
c ủ
a
ờ
d
l ợ
i .
ự
i
V
i ệ
á n
ở
t ứ
c
c ,
p
h
c ả
b
á o
â n
h
c á o
t í c h
a i
c ấ
v
c ầ
p
ề
n
n
b
g
u
ồ
a o
g
n
ồ
q
u
m
ỳ
v à
c ả
k
v i ệ c
h
í a
s ử
c ạ n h
d
ụ
v ề
n
k
g
h
q
ả
u
n
ỹ ,
ă n
t ấ t
g
t h
c ả
a n
đ
h
ề
u
ở
m
t o á n
b
ứ
ằ n
c
g
g
i á
t i ề n
đ ộ .
Đánh giá tính bền vững tài chính bao gồm cà đánh giá vai trò của khả năng hoàn vốn t h
p
ô
h
n
g
ầ n
q
u
t à i
a
v
i ệ
c h
í n
c
đ
h
ị n
c ô
h
n
g
g
i á
t r o
d
n
ị c h
g
d
v
ò
n
ụ
g
x
ử
t i ề
n
l ý
m
n ư
ặ t
ớ
c ủ
c
t h à i ;
a
d ự
đ
á n
á n h
v à
g
đ
i á
ả n
á n h
g
h
h
i á
k
h
ư
ở
n
n
ă n
á
g
t r ự
g
c
t à i
t i ế
p
t r ợ
đ
ố
c ủ
i
a
v ớ
c ộ
n
i
g
đồng. Việc này có thể thực hiện bàng cách tính CPTTB của nước được xử lý, và đem so s á n
h
v
ớ
i
m
ứ
c
g
i á
đ
ư
ơ
n
g
t h
ờ
i
t r u
n
g
b
ì n
h
p
h
ả i
t r â
c h o
v i ệ c
x ử
l ý
n
ư
ớ
c
t h
ả
i
v à
k ế t
n
ố
i
v ớ
i
hệ thống. Phân tích tài chính chi phí-lợi ích của một dự án liên quan đến việc đánh giá tài chính về suất thu lợi nội tại theo giá cố định. Như đã đề cập ở phần trên, suất thu lợi nội tại là l ã i
b
ằ n
v ố
b
s u
g
n
ấ t
m
k
ô
n
d
ự
h
t h
a o
h
ì
à m
à
ở
g
m
.
N
á n
c ả
k
đ
h
ứ
ế
c
u
ó
ó
s u
k
í a
đ
h
c ạ
ấ t
ả
n
g
i á
t h
t h
h
i
l ợ
t r ị
u
l ợ
v ề
i
h
i ệ
i
n
m
n
h
u
n
ộ
ặ t
ậ
t h
i
i
t ạ i
t à i
n
ờ
c ủ
b
c h
a
c ủ
a
d
ò
n
à n
g
h
o
ặ c
í n
d
h
ự
.
D
á n
o
ở
g
t i ề n
l ớ
n
v ậ y
c ấ p
m
h ơ
v i ệ c
đ ộ
d
ặ t
n
t ă n g
c h
p h
ị c h
i
â n
p
t h ê m
h
í
t h e o
c ơ
t í c h
h
t à i
ộ
i
g
t à i
c h
í n
h
i á
t à i
c h
í n
c h
i
h
p
h
c h
í n
h
c ủ
a
t i ề n
í - l ợ
i
l à
í c h
v ụ .
Khác biệt cơ bản giữa phân tích tài chính chi phí-lợi ích và phân tích kính tế chi phílợi ích là: phân tích tài chính so sánh chi phí và lợi ích dịch vụ ở giá tài chính cố định t r o
đ
ị n
n
h
g
k
t h
h
i
p
e o
g
h
i á
â n
t í c h
k
i n
h
k
t ế
i n
c ố
h
t ế
đ
ị n
s o
h
.
s á
G
n
i á
h
c h
t à i
i
c h
p
í n
h
í
h
v à
l à
l ợ
g
i á
i
í c h
t h ị
đ
ổ i
t r ư
ờ
v ớ
n g
i
c ả
c ủ a
n ề n
h
à n
k
g
i n
h
h
ó
a
t ế
h
đ
a
y
ư
ợ
d
c
ị c h
x á
c
v ụ
295
bao gồm cả những ảnh hưởng do can thiệp cùa chính phủ và biến động trong cấu trúc thị trường. Giá kinh tế phản ánh chi phí và giá trị kinh tế thực sự của hàng hóa hay s;ản phẩm sau khi đă điều chỉnh theo ảnh hường do can thiệp của chính phủ và biến độ ng trong cấu trúc thị trường thông qua việc xác định giá bóng của giá tài chính. Do vậy, phân tích tài chính và kinh tế không bao gồm chi phí khấu hao, chi phí chìm, và những thay đổi mong đợi trong mức giá chung. Không nên xét đến khấu hao là do việc đầu tư đã tính rõ trong dòng tiền mặt; giá chìm là chi phí cho tài sản cổ định đã có trước khi quyết định đầu tư; và trong các phân tích này chi phí và lợi nhuận được định giá ở giá cố định (của năm định giá). Tuy nhiên, những thay đổi mong muốn trong giá tương đối (khác với thay đổi trong mức giá chung) nên được kết họp vào việc phân tích. Phân tích tài chính chi phí-lợi ích và phân tích kính tế chi phí-lợi ích cũng khác nhau về các ảnh hưởng bên ngoài (chi phí và lợi ích) của một dự án. Có rất nhiều ví dụ của các yếu tố bên ngoài mà giao địch thị trường không giải thích được, và do vậy không được phản ánh trực tiếp trong dòng tiền mặt tài chính của một dự án. Tác động môi trường là ví dụ điển hình của yếu tố như vậy. Các ví dụ khác đối với các dự án quản lý nước thải là nguồn nước cạn kiệt, đăc biệt là trong các dự án sử dụng nước ngầm; và sự cạnh tranh giữa những người sử dụng nước thô trong những dự án cấp nước sử dụng nguồn nước thô khan hiểm. Phân tích kinh tế cố gắng đánh giá những yếu tố bên ngoài đó và đồng hóa chủng vào chi phí và lợi ích của dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên hạn hẹp và góp phần nâng cao tính bền vững môi trường. Một trong những mục tiêu quan trọng cùa các dự án quản lý nước thải là cải thiện sức khoè bằng cách giảm bớt và cuối cùng là loại bỏ hoàn toàn các bệnh sinh ra từ nước. Mặc dù các chuyên gia kinh tế môi trường và sức khoẻ rất ủng hộ một số kỹ thuật tạo ra nguồn tiền từ lợi ích sức khoẻ thông qua việc sử dụng nước sạch. Song việc thẩm định các dự án quàn lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, lợi nhuận tài chính thu được từ người sừ dụng hệ thống XLNT có thể xác định được lợi ích về tiền của một dự án; tuy nhiên, lợi nhuận tài chính lại không thể hiện được những tác động bên ngoài đối với sức khoẻ cộng đồng được cải thiện tốt hon nhờ có môi trường sạch hơn và nguồn cung cấp nước an toàn. Khi lợi ích y tế công cộng đã trở nên có ý nghĩa và bền vừng thì chúng có thể được xác định thông qua các chi phí y tế công cộng và tư nhân không phải chi trả; thông qua mức tăng thu nhập và năng suất lao động do ít bệnh tật hơn và chi phí ít hơn cho việc lọc, đun sôi nước cùng với chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Phân tích tài chỉnh Dòng tiền chi nên tính đến giá mua của đầu tư và những chi phí cần thiết cho vận hành và bảo dưỡng. Dòng tiền thu thường có từ thuế hay phí thu từ người sử dụng dịch vụ xử lý nước thải. Dòng tiền thu cũng nên tính đến giá bán bất kể dịch vụ phụ thêm nào mà người quản lý có thể bán cho người sử dụng (ví dụ, dịch vụ bán nước đã qua xử lý hay dịch vụ bảo dưỡng các thiết bị tại gia đình).
296
D
o
c ơ
s ở
h
ạ
t ầ n
g
đ
ể
x ử
l ý
n
ư
ớ
c
c ó
đ
ặ c
đ
i ể
m
l à
t u ổ
i
t h
ọ
h
ữ
u
í c h
c a
o
,
n
ê n
v
i ệ
c
p
h
â n
tích tài chính cần đánh giá giá trị thặng dư của đầu tư. Nên tính theo trục hoành với thời gian 30 năm. Phân tích kinh tế Những lợi ích xã hội chủ yếu được đề cập đến trong phân tích kinh tế cần được xác định dựa trên những đánh giá về nhu cầu sử dụng nguồn nước mà trạm XLNT có thể đ
á p
ứ
n
g
.
C
ơ
s ở
đ
ể
ư
ớ
c
l ư
ợ
n
g
g
i á
n ư
ớ
c
c h
í n
h
l à
s ự
t h o
ả
t h
u
ậ n
c ủ
a
n
g
ư
ờ
i
s ừ
d
ụ
n
g
t r à
t i ề n
cho dịch vụ và được tính bàng cách áp dụng giá thị trường của các dịch vụ khác (hệ thống xừ lý nước thải nhỏ tại hộ gia đình, xử lý tại chồ các nguồn nước tiếp nhận nước t h
v .v ...).
ả i
Đ
ố
i
v
ớ
i
n
h
ữ
n
g
d
ự
á n
k
i ể
m
s o
á t
ô
n
h
i ễ
m
n ư
ớ
c ,
l ợ
i
í c h
c ũ
n
g
c ó
t h ể
đ
ư
ợ
c
đ
á n
h
g
i á
t r ự
c
tiếp bàng cách ước tính số trường hợp tử vong và bệnh tật đã tránh được nhờ hệ thống xử lý nước thải có hiệu quả. Để đánh giá kinh tế, nên ước tính tổng chi phí nằm viện h
o
s ố
ặ c
n
g
c h
i
c ủ
a
p
h
í
c o
đ
i ề
n
n
u
g
t r ị
ư
ờ
n
i
g
d
o
ự
a
ạ i
t r ú
t r ê n
v à
t h
m
u
n
ứ
h
c
g
i ả m
ậ p
b
i n
t r o
h
q
u
n
g
â n
v
t h
u
n
h
à
t u ổ
i
ậ p
d
o
t h ọ
p
t r u
h
n
ả
i
g
n
b
g
ì n
h
ỉ
h
l à m
c ò
n
;
g
i á
t r ị
c u
ộ
c
l ạ i .
Việc đánh giá lợi nhuận của trạm XLNT cũng có thể bao gồm những khía cạnh sau: •
T
ổ
n
h
ạ i
c ó
t h ể
t r á n
h
đ
ư
ợ
c
đ
ố
i
v
ớ
i
đ ấ t ,
b ấ t
đ
ộ
n
g
s ả n
v
à
c á
c
c ô
n
g
t r ì n
h
x
â
y
d
ự
n
g
khác do lũ lụt hay lượng nước mưa không kiểm soát được, dựa trên chi phí phục h
ồ
i
v
à
b
ả o
d
ư
ỡ
n
g
.
• Giá trị tài nguyên nước ờ những nguồn nước tiếp nhận nước thải không bị ô nhiễm. Trong bất kể trường hợp nào, nếu như không có phương pháp đánh giá kinh tế chuẩn, có thể sử dụng một dự án tương tự đã được triển khai trong hoàn cảnh càng gần với dự án trong khu vực chịu ành hưởng càng tốt. Nên cố gắng xác định số lượng các yếu tố bên ngoài môi trường như: •
G
i á
t r ị
c ó
t h ể
c ủ
a
k h
u
v ự
c
đ
ư
ợ
c
p
h
ụ
c
v ụ
,
c h
ẳ n
g
h
ạ n
đ
ư
ợ
c
t í n
h
b
à n
á n
h
b ắ t
g
c h
i
p
h
í
g
i á
n
g
b ấ t
động sản và xây dựng hay giá của khu vực nông nghiệp. •
T
h
v e
•
T
u
n
n
á
b
c
h
ậ p
ờ
đ
v
ộ
n
g
. v
g
i a
t ă n
. . . )
t i ề
m
g
à
m
n
h
h ệ
ẩ n
đ
ờ
c á c
t h
ố
ố
i
h
n
g
X
v ớ
i
m
o ạ t
L
ô
đ
ộ
n
N
T
i
t r ư
g
p
c ó
ờ
h
ụ
t h ể
n
g
t h ê m
g
( p
i ú
h
á
p
h
( d
ổ
n
ỏ
n
u
đ
l ị c h
ị n
g
h
,
đ
v à
c ả n
h
d
q
u
u
y
c á ,
n
ô
n
g
h
i ệ
p
t h
i ê
n
t r ì .
a n
,
t á c
đ
ộ
n
g
đ
ế n
nhiên) và đối với cơ sơ hạ tầng khác (VD: đường bộ và/hoặc đường sắt). •
T
á
c
đ
ộ
n
g
t i ê
u
c ự
c
t r o
n
g
q
u
á
t r ì n
h
x â
y
d
ự
n
g
( m
ấ t
t í n
h
c ơ
đ
ộ
n
g
,
d
i
s ả n
v ă
n
h
o
á
- l ị c h
sử, ảnh hưởng đối với nông nghiệp và cơ sờ hạ tầng lận cận v.v...). 10.3.3. Tham gia của khu vực tư nhân Vai trò cùa khu vực tư nhàn đối với việc phát triển các lợi ích công cộng về môi t r ư
ờ
n
g
t h
ư
ờ
n
g
b
ị
h
i ể
u
s a
i .
K
h
u
v ự
c
t ư
n h
â n
t h ư
ờ
n g
đ
ư
ợ
c
x e
m
l à
n
g
u
ồ
n
t à i
c h
í n
h
c u
ố
i
297
cùng được khai thác để lấp đầy khoảng cách tài chính khi tất cả các nguồn khác đã cạn kiệt. Điều này hoàn toàn sai lệch. Khu vực tư nhân sẽ khó thực hiện góp von cho những dự án có tính khả thi tài chính không được đảm bảo và những dự án không tạo thêm đủ lợi nhuận tài chính. Việc tham gia của khu vực tư nhân sẽ tạo ra lợi nhuận có hiệu quả trong năng suất và quản lý chi phí, có thể sinh ra khoản tiết kiệm đủ để làm đầy khoảng cách tài chính. Rõ ràng l à
v
i ệ
c
t h a m
g
i a
c ủ
a
k
h
u
v ự
c
t ư
n
h
â n
c ũ
n
g
c ó
c h
i
p
h
í
b
ổ
s u
n
g
b
ằ n
g
v ớ
i
l ợ
i
n
h
u
ậ n
t à i
c h
í n
h
của tiền vốn mà khu vực tư nhân đã đóng góp dưới dạng cổ phần hoặc cho vay. Lợi ích từ khu vực tư nhân bao gồm: • Cải thiện chất lượng dịch vụ; • Tạo ra sự minh bạch trong chi phí; • Tăng thêm hiệu quả chi phí; •
K
h
•
T
ă
u
y
n
ế
g
n
k
c ư
ờ
h
n
í c h
g
d
đ
ò
ộ
n
i
n
g
g
ũ
v à o
c á
k
ĩ
n
b
ộ
n
t h u ậ t
h
v
i ệ
à
t
b
t ì n
í
q
h
u
v
à
y ế t
đ
ư
ợ
s ả n
c
đ
x u
à o
ấ
t ạ o
t ố t ;
t ;
• Phát triển năng lực cạnh tranh; • Khuyến khích khả năng đấu thầu. Nếu có thể chứng minh rằng khu vực tư nhân có khả năng tạo ra khoản tiết kiệm đủ để lấp đầy khoảng trống tài chính và cung cấp đầy đủ lợi nhuận cho phần vốn tư nhân đóng góp thì khu vực tư nhân cũng nên là chọn lựa khả thi để cấp vốn cho dự án. Huy động khu vực tư nhân đê đầu tư vào dự án môi trường công cộng thường phải kêu gọi. Quản lý nước thải mang yếu tố độc quyền tự nhiên rất cao, khó có thể điều hòa việc cung cấp cạnh tranh. Hơn nữa, nước là một phần trong dịch vụ hàng hoá công cộng mà v
i ệ
c
c u
n
g
c ấ p
d
ị c h
v
ụ
n
à y
,
n
ế
u
đ
ư
ợ
c
c h
o
p
h
é
p
t h
ự
c
h
i ệ
n
d
ư
ớ
i
s ự
q
u
ả n
l ý
t ư
n
h
â n
,
t h ì
s ẽ
tạo ra hàm ý chính trị to lớn ngăn cản khả năng sở hữu hoàn toàn của tư nhân hoặc nước ngoài. Để được quản lý và điều chỉnh một cách hiệu quả, các dịch vụ về nước cần có k
h
u
ô
n
k
h
ổ
p
h
á p
l ý
v
à
l u
ậ t
l ệ
v ữ
n
g
v
à
n
g
,
m
i n
h
b
ạ c h
v
à
c ó
t í n
h
t r á c h
n
h
i ệ
m
x ã
h
ộ
i ,
c ó
khả năng cân bằng những căng thẳng giữa lợi ích tư nhân và lợi ích công cộng. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, thước đo chuẩn cho khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, bằng với thu nhập thực chia cho cổ phần cùng với nợ dài hạn do khu vực tư nhân đóng góp, có thể chứng minh tính khả thi tài chính của việc thu hút khu vực tư nhân. Vì khu vực tư nhân chỉ đóng góp một phần vốn, nên chỉ tính đến số phần trăm thu nhập liên quan đến đầu tư từ khu vực tư nhân (tỷ lệ phần trăm của tổng đầu tư). 10.3.4. Tính toán thiết lập biểu giá Cơ chế phục hồi chi phí cho phép thu lại từ những cơ sở xả nước thải một phần hay toàn bộ chi phí cho việc thu gom, xừ lý, thải bỏ và các chi phí tài chính, môi trường, xã hội liên quan đến cơ sờ xả nước thải. Những hệ thống dựa hoàn toàn hoặc phần lớn vào
298
l ệ
p
h ệ
h
í
t h
ố
n
t h
c h
ế
p
t r ê n
h
k
B
•
H
đ
g
ụ
h
•
u
ơ
c ó
c
h
ả
e
ự
n
n
k
ồ
ă n
v ữ
i ệ
u
c
h
ả
i
c h
g
đ
n
s u
t ừ
g
n
n
i
ă
p
á p
t à i
ấ t
k
g
n
g
ờ
i
n
h
h
í
c ó
ứ
n
g
c h
i n
ư
đ
v
m
à
à
n
g
h
ụ
p
c h
c
h
i
ụ
p
d
o
t ạ o
c
v
ụ
ể
t h ể
h
t ế
d
ấ t
c á
í n
h
s ử
ạ t
đ
ộ
r a
k h
ả
t i ê
u
c
h
ị c h
h
í
v ụ
n
g
i
b
đ
ề n
á p
v ữ
ă n
g
b ề n
i n
h
t ế ,
k
c h
c ậ n
b
n
v ề
ồ
đ ê
i
p
h
i ê n
í
ứ
n
n g
g
t r o n g
v ữ
t à i
h o à n
c á c
n
g
c h
c h
đ
l â u
í n
h
,
i
ờ
d
p
i
s ố
a i
x ã
h
í
n
g
c h
h
ộ
( c
k
í n
i
v
h
o
)
i n
h
h
l à
à
q
d
t ế
n
u
à
ị c h
h
c ủ
ữ
n
v
n
ụ
a
g
l ý
l à
d
ự
c h
đ
h
ữ
á n .
c ơ
s a u
n
ê
n
C
d
g
ơ
ự
a
â y :
t o à n ;
;
• Công bằng về giá và nguyên tắc về phí ô nhiễm; •
Q
u
ả n
•
K
h
ả
l ý
n
h
ă n
à n
g
h
c h
c h
i
í n
t r ả
h
c ó
c ủ
a
h
k
h
i ệ
á
u
c h
q
u
h
ả
v à
c h
i
đ
ạ o
t ố t ;
à n g .
Những mục tiêu này sẽ được thảo luận ngắn gọn trong phần sau. Lưu ý rằng nếu như c h
i
p
â n
h
p
h
í
b
c h
o
t
đ
i ệ
n
ư
ư
ợ
ớ
c
c
h
t h
a
i
ả i
k
đ
h
ư
o
ả
ợ
c
n
t í n
c h
i
h
n
t h ê m
à y .
D
v à o
o
v ậ
c ủ n
y ,
g
c ầ n
c h
i
h
ả i
p
p
h
í
x e
n ư
m
ớ
x é
c
s ạ
t
m
c h
ụ
,
c
k
h
t i ê
u
á
c h
đ
ố
h
à n
v
ớ
i
g
i
s ẽ
c h
i
k
p
h
h
ô
í
n
g
k ế t
hợp của nước và nước thài. Khả năng bền vững tài chính và hồi phục vốn hoàn toàn Bền vững tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong việc thiết lập b
i ể
u
g
i á .
B
e
n
v
ữ
n
g
t à i
c h
í n
h
c ó
t h ể
k h
á c
đ
ố
i
v ớ
i
m
ộ t
d
ị c h
v
ụ
t ự
l ậ
p
b
i ể
u
g
i á
đ
ặ c
b
i ệ
t
c h
o
mình so với những dịch vụ tuân theo hướng dẫn dài hạn của nhà nước. Nó cũng khác đối với một thành phố chưa từng phát triên hệ thống và mong muốn gây quỹ từ người sử dụng dịch vụ/người gây ô nhiễm. Nếu tất cả các khoản đầu tư tương lai (cho việc mở rộng và phục hồi) đều được chi bằng các khoản vay nợ thì dịch vụ đó phải tính đến lưu lượng tiền mặt và bất kể yêu cầu n
à o
m
,
ặ t
c h
ẳ
c ủ
n
a
g
h
m
ì n
ạ n
h
n
t h
h
ư
t ỳ
e o
k
s u
ì
h
ấ t
n
ạ n
ă
n
g
l ự
t r u
n
g
b
c
t r ả
ì n
h
n ợ
đ ê
.
D
c ó
ị c h
t h ê
v ụ
n ê n
l ậ p
k ế
h
d
ự
đ
o
ạ c h
o
á n
c h
n
o
h
u
c ầ
b
i ể
u
u
g
l u
i á
n
v
l ư
à
ợ
m
n
g
ứ
t i ề
c
n
t ă n g
cần thiết một cách ổn định. Chính phủ có thể yêu cầu hoàn trà một phần cổ phần trong quá khứ của chính phủ (trợ cấp đầu tư) qua cổ tức (một tỷ lệ phần trăm của cổ phần đã đầu tư). Điều đó cũng không nhất thiết. Nếu chinh phủ không yêu cầu phải trả cổ tức thì khoản đó có thể cung cấp cho dịch vụ một dòng tiền thặng dư. Các quốc gia nắm giữ vị trí khác nhau trong v
ấ
n
đ ề
n
à y .
Ở
T
r u
n
g
q
u
ố
c
c h
í n
h
p
h
ủ
c h
o
r à n
g
d
ự
á n
n ê n
g
â
y
q
u
ỹ
v
à
g
i ữ
l ạ
i
t i ề n
.
C
á
c
quốc gia khác như Inđônêxia cho rằng việc yêu cầu hoàn trả ngay một phần tiền đã đầu t ư
s ẽ
đ
c h
ể
g
â
i
y
r a
t r ả
n
s ự
h
ữ
t ă n
n
g
k
g
h
o
g
i á
ả
n
q
v
u
a
á
y
n
h
c h
a n
o
đ
h
,
v à
ầ u
t ư
d
o
t ư
v ậ
y
ơ
n g
u
ả
h ọ
c h
i
đ
ò
i
h
ỏ
i
t i ề
n
g
u
ồ
n
t h
a
n
t h
u
p
h
í
d
ị c h
v
ụ
đ
ủ
c a o
ố
c
g
i a .
l a i .
H iệu su ất kinh tế và ch i p h í cận biên H
m
ứ
c
i ệ
u
c ơ
s u
b
ấ t
ả n
k
n
i n
h
h
t ế
ấ t ,
h
s ẽ
i ệ
u
n
q
u
â n
ả
g
k
c a o
i n
h
h
t ế
i ệ
u
s ẽ
q
d
i ễ
n
s ử
r a
d
ụ
k h
i
n
g
k
c á c
h
ô
n
g
c ó
t à i
y
đ
n
ổ
g
i
u
n
y ê
à o
n
t r o
q
u
n
g
b
i ể
u
Ở
g
i á
dịch vụ mang lại lợi ích cho người này mà không gây ảnh hường cho người khác. Trên c ơ
s ở
c â
n
b
ằ n
g
c ủ
a
h
ọ
c
t h
u
y ế
t
k
i n
h
t ế ,
h
i ệ
u
s u ấ t
k
i n
h
t ế
x ả
y
r a
k
h
i
p
h
í
t h
u
c ậ n
b
i ê
n
b
ằ n
g
299
với chi phí cận biên của doanh nghiệp. Khi đó, phúc lợi xã hội tăng đến mức tối đa nêu như được áp dụng với toàn nền kinh tế, vẫn có lợi nhuận nếu như được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp. Khi có công suất dư, chi phí trung bình sẽ giảm trong khi mức tiêu thụ tăng. Tuy nhiên, khi không có công suất dự phòng dư, hệ thống định giá nên hạn chế bớt nhu cầu cho phù hợp với công suất vì cơ chế định giá thường xuyên là cách hữu hiệu nhất để hạn chế. Thay đổi trong biểu giá nhàm thúc đẩy tiêu thụ đến mức đã định sẵn để hạn chế mức tiêu thụ dường như hàm ý rằng không phải lúc nào cũng áp dụng được quy tắc chi phí giá cận biên. Tuy nhiên, điều đó không đúng bởi vì chi phí cận biên không giống như chi phí biến đổi. Đe hiểu được điều này cần xác định rõ phạm vi đầy đù cùa chi phí biến đổi. Trong kỳ hạn ngắn, năng suất tăng sẽ chỉ tâng chi phi cho những thứ có thể tiêu thụ được như năng lượng, hoá chất. Trong kỳ hạn trung bình, năng suất tăng sẽ đòi hỏi phài có thêm nhân công... Trong kỳ hạn lâu dài, tất cả mọi thứ đều có thể biến đổi. Chi phí cận biên là mức tăng trong chi phí phát sinh từ việc tăng năng suất. Do vậy khi có công suất dư đáng kể, chi phí biên sẽ bằng với biến phí ngắn hạn. Khi dịch vụ dần đạt mức công suất thì chi phí biên tiến về mức biến phí trung hạn. Khi đã đạt được công suất và đã hoàn vốn đầu tư, chi phí biên sẽ bằng với biến phí dài hạn bao gồm cả các thành phần vốn. Trên thực tế, chi phí thành phần chính bằng với chi phí tăng thêm trung bỉnh (CPTTB) đã được thảo luận ở phần trước. Giá phí sử dụng (dịch vụ) không bao giờ được thấp hơn biến phí ngắn hạn. Người sử dụng cần phải trả các chi phí và cũng là để tránh lãng phí. Công bằng về giá Công bằng về giá dựa trên biểu giá phí sử dụng dịch vụ được tính theo các tiêu chí "công bàng"; việc này được thực hiện tốt nhất khi phí sử dụng dựa trên những chi phí truy nguyên từ mồi khách. Tuy nhiên, các biểu giá nên được tính một cách riêng biệt khi có thể. Mặt khác, dao động duy nhất trong dịch vụ cung cấp nước sẽ nằm trong chi phí lẳp đặt đường ống, và có thể được trả bằng lệ phí lẳp đặt cụ thể và riêng biệt. Có thể có mâu thuẫn giữa hiệu suất kinh tế và giá cổ phần nếu như hiệu suất kinh tế hàm ý yêu cầu một khoản phí cố định tách khỏi phí sử dụng. Để chi phí cố định không ảnh hưởng đến nhu cầu, cần phải dựa trên những tiêu chí khách quan hơn là tiêu chí về mức bán hàng. Dù có là tiêu chí gì thì chủng cũng không trùng khớp một cách tuyệt đôi với các khoản chi phí. Như vậy, trong khi cần phải có sự không mất công bàng giữa các nhóm khách hàng thì sẽ luôn luôn có sự bất công bàng về giá trong ngay mỗi nhóm khách bởi vì mồi khách hàng có cách sử dụng khác nhau nhưng lại phải chịu cùng một mức phí cố định. Sự bất công bàng về giá có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng cho một vài hoặc nhiều nhóm khách hàng, mỗi nhóm bao gồm những khách hàng có cùng mức tiêu thụ; tuy nhiên, mức đó không bao giờ là bằng không. 300
N guyên tắc về p h í ô nhiễm Nguyên tắc về phí ô nhiễm là sự mở rộng công bằng về giá. Như Tổ chức Phát triên và Họp tác kinh tế đã chỉ ra vào năm 1972: "Người gây ô nhiễm sẽ phải chịu những chi phí cho việc tiến hành những biện pháp quản lý và ngăn chặn ô nhiễm, do các cấp chính quyền quyết định, nhăm đảm bảo cho môi trường trong trạng thái có thê châp nhận được". Đây là cách thể hiện đơn giản nguyên tắc công bằng về giá, có nghĩa là phải trả các chi phí cho nhà máy xử lý nước thải. Công thức Mogen, được áp dụng bời công ty cung cấp thiết bị nước Thames Water ở Anh, định nghĩa: Giá phí dịch vụ là tổng của chi phí cho dòng chảy đều và chi phí xử lý, có dao động dựa vào mức nhu cầu oxi hoá học (COD) và chất rắn lơ lừng (SS) tương ứng với đặc tính của nước thải sinh hoạt và nước sau xử lý: Phi dịch vụ = V + B. Or + s. Sr
(10.5)
Trong đó: V - tiền phí cho việc thu gom và bộ phận phục vụ dòng chảy (VNĐ/m3); B - chi phí xử lý (V N D /m 3); s - chi phí xừ lý và thải bỏ cặn dầu nếu có (VND/m 3); O r - tỷ lệ giữa nồng độ COD trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt; Sr - tỷ lệ giữa nồng độ s s trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Công thức này có thể vừa tăng vừa giảm giá phí trên m3 nước thải. Trước nhất là có thể phạt những cơ sờ gây ô nhiễm chưa lắp đặt đủ hệ thống xử lý tại chỗ; thứ hai là tặng thưởng cho doanh nghiệp đã xừ lý trước hoặc có nước thải nồng độ thấp. Quản lý hành chính có hiệu quả và ch i đạo tốt Biểu giá có thể giúp tăng cường khả nàng quản lý tốt ở nhiều kliía cạnh. Giá phí từ các biểu giá phải rõ ràng, dễ hiểu đối với khách hàng để họ có thể nắm bắt được nhằm c ó
t h ể
t o á n
h
à n
n
g
đ
g
ư
đ
ể
.
ờ
d
B
i
d
ụ
n
g
v
/
h
o
ặ
u
c h
ị c h
i ể
c ó
s ử
à
i ề
v
u
g
t h ể
b
c
ỉ n
h
ụ
c ũ
s ử
u
g
c á
c
k
i ệ
c ó
i á
i ể
v
d
h
n
đ
ố
i
s ử
t h ể
ụ
i á
c
g
n
đ
t í n
c ầ
n
b
i ể
g
ể
d
ư
d
à n
ợ
c
ụ
h
g
d
t ổ
n
t r á n
h
u
h
n
p
s ử
g
i á
h
i ế
d
ụ
v
ụ
s ố
v
ố
g
đ
đ
u
n
ị c h
ư
ợ
c
c ù
n
a
c ầ
n
h
ố
i
ũ
n
ể
ă n
h
b
ầ u .
Đ
i ề
u
i ề
u
c h
g
đ
ể
đ
c h
n
h
g
l ộ
n
í n
h
o
à n
h
m
à
n
à
y
c ó
h
b
n
ỉ n
l ạ
i ễ
v
h
ì n
u
ữ
n
n
i ể
u
h
i
.
B
v à
i ể
g
i á
c ủ
a
c á c
g
c h
í n
ĩ a
l à
g
h
g
i á
đ
u
h
g
i á
p
h
í
n
h
â n
t r ị
t ấ t
ề u
p
á p
g
c ả
h
ả
c ũ
v
i a
d
g
d
ụ
i ê
-
c á
i
n
ự
n
h
c h
d
h
ữ
h
ó
o
á n
d
đ
d
m
v
ụ
g
ư
,
c á
c
ư
ợ
g
m
ễ
o
ị c h
n
n
đ
ả i
g
n
n
c
p
n
c
à n
ỗ
i
-
ờ
v
g
k h
n
i
t í n
h
á c h
ữ
c ó
t ầ n
g
à
h
k
h
n g
t h ể
l ớ
p
n
g
ô
dễ dàng bị thao túng. Biểu giá không nên hủy hoại những quyết định riêng tư có tính hợp lý, đặc biệt là những quyết định đầu tư hoặc những quyết định khác có hệ quả lâu dài. Quyết định của khách hàng dựa trên biểu giá hiện hành không nên bị phủ định khi m
à
b
i ể
u
g
i á
c ó
t h
a
y
đ
ổ
i ;
đ
i ề
u
n
à y
s ẽ
d
ẫ n
đ
ế n
n
h
ữ
n
g
t h
a y
đ
ổ
i
n
h
ỏ
t h
a
y
v
ì
n
h
ữ
n
g
t h
a y
đ
ổ
i
lớn khi biểu giá mới được áp dụng. Neu có thể, biểu giá nên được lập có sự tham khảo ý kiến của quần chúng. 301
K h ả n ă n g c h i trả ch o dịch vụ x ử lý n ư ớ c th ả i
Khi không xét đến những cân nhắc về khả năng chi trả thì mức chi trả chung được đề suất cho việc sử dụng nước sạch và xử lý nước thải sẽ là 5% thu nhập hàng tháng của gia đình đối với cả những hộ gia đình có thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ cũng như những hộ có mức thu nhập trung bình đáp ứng nhu cầu vừa phải của họ. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu kinh tế xã hội đều đánh giá khả năng của những hộ gia đình "trung bình" và hộ "nghèo" trả tiền nước cho cả nhu cầu sinh hoạt tối thiểu và nhu cầu của người nghèo tính theo lít trên bình quân đầu người trên ngày (//người/ngày) sử dụng những tiêu chí sau đây: • Khách hàng trung bình (120-^180 //người/ngày) có thể trả 3-^-5% thu nhập gia đình cho nước máy chất lượng tốt và dịch vụ quản lý nước thải trong khu vực đô thị. •
C
á
c
h
ộ
g
i a
đ
ì n
h
n
g
h
è o
t h
à n
h
t h
ị
4
( H
9
0
/ / n
g
ư
ờ
i / n
g
à
y
)
đ
ì n
c ó
t h ể
t r ả
4 - ^
5 %
t h
u
n
h
h
à n
g
ậ p
g
i a
đình cho phí cung cấp nước sạch và xừ lý nước thải. •
Đ
ố
i
v
ớ
i
n
h
ữ
n
g
k
h
á c h
h
à n
g
k
h
ô
n
g
p
h
ả
i
h
ộ
g
i a
h
,
đ
ặ c
b
i ệ
t
k
h
á
c h
c ô
n
g
nghiệp, biểu phí nước thải nên thấp hơn phí xử lý tại chỗ để đạt được mức xả thải tương ứng. Ở Việt Nam, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6 năm 2003, quy định phí xử lý nước thải sinh hoạt bằng 10% phí cung câp nước sạch. Mặc dù tỷ lệ này là quá nhỏ để có thể chi trả cho chi phí thực của xử lý nước thải, nhưng nó thực sự là bước quy định đ
ầ u
t i ê n
d
â n
c ư
c ầ n
c ó
k
h
t h
i ế t
đ ể
ả
n
g
ă n
á p
c h
i
d
ụ
t r ả
n
g
h
n
g
u
ạ n
y ê
c h
n
ế .
t ắ c
T
ỷ
n
l ệ
g
p
ư
h
ờ
ầ n
i
g
â
y
t r ă m
ô
n
í t
h
ỏ
i ễ
i
m
n
à
p
y
h
ả i
c ó
t r ả
t h ể
t i ề
s ẽ
n
đ
v ớ
ư
ợ
c
i
đ
đ
ố
i ề
i
u
t ư
ợ
c h
n g
ỉ n
h
kịp thời để đạt mức cao hơn, phù hợp với chi phí thực của hệ thống quản lý nước thải trên khắp đất nước. Phân tích rủi ro và độ nhạy cảm Các nhân tố cơ bản có ành hưởng tới thành công của hệ thống XLNT tự nhiên bao gồm: • Sự cố không mong đợi trong quá trình xây dựng nhà máy có thể thay đổi đáng kể chi phí đầu tư đang tiến hành. • Dự báo về biến động trong nhu cầu. • Tỷ lệ thay đổi lệ phí hay cước phí, chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của cơ quan quản lý. • Thiếu khả năng đối phó với những đột biến trong đầu tư (cái thường đòi hỏi vượt quá khả năng trong giai đoạn mới đi vào hoạt động). •
v
ề
H
i ệ
m
ặ t
u
q
u
n à y ,
ả
t r o
v i ệ
c
n
g
c ô
p h â n
n
g
t í c h
t á c
r ủ
q
i
u
r o
ả n
v à
l ý .
đ
ộ
n
h
ạ y
c ả m
c ầ n
c â n
n h
ắ c
t ố i
t h i ể u
l à
c á c
y ế u
t ố
s a u
đ â y :
• Chi phí đầu tư; • Tỷ lệ tăng trường dân số (cho mục đích dân sự) và các dự đoán về dòng nhập cư; • Tỷ lệ phát triển hoa màu và những biến động trong giá bán các sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi quốc gia hay quốc tế (cho mục đích tưới tiêu, nếu phù hợp); 302
1
•
B
i ế
n
đ
ổ
i
t r o
•
B
i ế
n
đ
ộ
n
g
•
C
h
i
c h
đ
P
m
n
ứ
h
h
ữ
t r ì n
o
b
á n
1 .
P
h
n
đ
ư
ợ
c
g
h
i ê
N
o
â n
l à
n
h
ữ
s ử
d
ụ
n
t h
u
ữ
n
ĩ a
đ
ư
ợ
c
đ
ế n
s u
ấ t
g
â
r a
n
n
( t í c h
ấ t
Q
1 .
2 .
3 .
h
g
p
c ự
c
t h
u
u
h
l ợ
y
h
ậ
k
i n
N
h
d
n
h
C
ạ n
h
s u
ọ
ơ
h
i ệ
v
ớ
n
n
t h
h
n
i
ế
n
ấ t
h
c h
o
t ạ i
đ
ổ
v
à
ạ
n
n
g
h
ặ
h
c
k
đ
ể
ữ
n
u
ặ c
t h
ờ
n
ự
g
i ế
n
đ
ổ
i
ớ
c
l ư
ợ
n
g
g
c ó
d
i á
ý
n
đ ộ
c ả
c h
c
h
ô
í n
n
p
h
n
g
n
c ,
ợ
p
g
h
,
n
h
ó
b
i ế
c
c ó
ơ
n
s ố
o
n
ộ
h
)
c h
g
i ể
ữ
n
g
o
g
c ó
ụ
t h ể
s ử
ữ
đ
ế n
n
g
h
t r ị
ỗ
i
g
i
d
g
g
ụ
b
n
g
i ế
s ự
i a
n
đ
á
n
n
h
â t
đ
( k
h
i
c ầ
n
đ
n
ổ
h
i
ị n
i á
p
;
t h
t h e o
g
h
h
i ê
t ) ;
t h
ờ
i
h
ợ
p
ù
g
i a
đ
n
c ủ
a
ã
đ
ư
ợ
c
c ủ
a
t ạ i
,
b
c ó
n ộ i
t h ự
t r ư
c ;
t r o n g
h
ì n
đ
c ơ
c
b
n
ơ
g
i á
ã
đ
h
ă
n
g
t r ị
ư
d
h
ợ
c
ự
i ệ
á n
n
t h
ự
c ó
t ạ i
t h
h
n
c
i ệ
t h ê
đ ạ t
đ
ư
ợ
c
ự
c ) ,
t r ư
c ũ
ớ
c
n
g
đ ó
.
n
Q
h
ư
u
y
h
o
h
g
t h
a
m
ê
ứ
a
t h
đ
a y
c h
ỉ
g
i á
ặ c
ã
c h
t h
a m
t í c h
n
g
c á c
v à
n
c ủ
n
đ
ổ
s ố
t r ị
ọ
n
v
i
đ
k
i n
h
t ế
h
i ệ
n
t ạ i
v
i ệ
à
ư
ợ
c
g
v
c
i ả
à
ị n
t à i
t h ự
t í n
đ
h
t r o n g
c h
í n
h
đ ã
g
i á
t r ị
c ) .
h
t o
á n
a
m
.
ữ
,
ữ
s ố
n i g
n g
b ả n
d
l ạ i
ợ
ờ
u n g
t ư
n
ợ
p
b
n
i ế
n
c h
g
c
a
b
v
V
i ệ
c
n
n
h
ọ
( đ
t r ị
h
i
t i ê
u
,
t h
c h
ữ
n
c ự
ả n
c ủ
c ,
s o
h
l ự
t h
m
"
h
ư
s ố
n
g
t ạ i
ạ n
a m
ọ
m
n
h
c ó
à
i ể
i ệ
" t ớ
y
ả n
s ố
1 %
i á
h
c ơ
s ố .
n
g
c ự
s ố
t ớ
a
b
a m
ộ
t
t h ự
p
ở
h
v
n
i
i ế
ớ
g
l ớ
s ố
s ố
c ó
b
ầ n
t r ă m
ì n
h
i á
n
ạ n
n
h
i
g
h
ô
t r ị
n h
n
à
t ớ
i
,
ấ t
y
s ẽ
h
i ế
n
)
t r o
ạ n
đ
ổ
n
i
g
c .
s a u :
s ử
g
i
n
l íà
c á c
c h
ổ
i ế
t h ê
t r o n g
ả
đ
n h
l ợ
i
h
ớ c : :
s ố
ú n g
t
l ê n
n g
ụ n g
c ó
x e m
t á c
i ê n .
v à
b
i ế n
s ố
t - í n h
các t h ể
x é t
đ
ộ n g
C
ý
n
v à
n h ữ
h
g
c ầ
n
ĩ a
i á
c .
t í n
n g
â
ạ
y
M
a
h
c h
i
đ
c á c
b
n
n
ấ t ,
i
g
i ã
l ầ n
i
c h
đ
ầ u
c h
g
n
x
v à o
h
n
n
u
c ủ
h
,
( t u
g
v
ớ
i
ợ
n
a
l ấ
ấ t
n
đ ể
l ư
ế
t r o
a
s ố
ị n
s u
à
c ủ
a
p
h
â n
t í c h
v à
t í n
n h ấ t .
l ệ
t í n
l ạ
l ệ
g
i ế
đ
h
v
c à n
t í c h
c o
h
r a
s a i
ả i
t o á n
ê n
ồ
h
n
ộ
ỗ
ầ u
p
l ớ
đ
đ
r a
p h . â n
g
t h ự
l o
g
c ù
á c
đ á n h
t ạ i
l ạ i
đ ể
t h à n h
i ệ n
i
b ư
ấ
i ế n
n h ữ
h
h
h
I i h u ậ n
t h u
s ố , c ó
ĩ a
n
k
v à
á n
t í n h
i ế n
i
t ố t
đ ộ n g
t h u ộ c
đ ư
b
n g
t ạ
d ự
t r ị
n
n ộ i
c ù a
s ố
h
n
m
t h ờ
h
(C Ứ U
đ ộ n g
N
g i ã n
i á
q u i a n
b
n h ư
p h
ị n
ý
n
c á c
i ế n
ú
ợ
l ọ i
t ạ i
i á
n
c o
c ó
v à
đ ó
c ơ
đ
g
c h
đ
g
t á i
V 'à
a
n
b
i
t á c
n h ấ t
s ố
t í c h
o ả n
t lh ể
h i ê n
h a i
c ử
c h
o
m
n
c ỏ
l i ê n
l ợ
v à
t h ể .
s ố
i ế
ọ
c ả m
b
n
b
t ạ i
h
d
n
á
n
i
ấ p
ữ
t r a
i ế
ộ
h
â n
ẩ m
b
ạ y
n
g
C
h
k : h
. . . }
n g
l ư
l à
n h ấ t
c ụ
n
ớ
ộ t
l ý
t r ê n
i ệ n
ĩ a
n
%
c
n g
s u ấ t
a
h
t r o
c
á n
n ư
c ó
c
c ả
t ố t
h
ớ
ĩ a
s ố
c ủ
5
.
ự
h
c h
t r ị
g
ờ
s u ấ t
a
ặ
o
l ặ p
h
l ự
c h
g
t h
s ẽ
m
t h u
h o ạ t
s ẽ
ữ
i
s ố
1 %
t h
l ợ
ỉ
a
c
c )
h
c á
c h
d ự
ỉ
x á
c ự
t à i
n
ố
ư
i á
c h
o
t ấ t
g
g
v à
g
n
b
v à
ấ t
l à
q u a
u ả n
p h í
i
n g
b
i
n
t ạ i
t r ư
i
ạ
à n
o
u
ư
t í c h
t ố t .
h
c
à n
c ả m
â
n
í t
ộ
n g
c á c
h
c à
h
y
ờ
i
t h ư
v ớ
h
c ủ a
s u ấ t
c ó
ị n
i á
q
í
l ý .
s o
,
p h
c h
á n
x u
l ệ
n g ,
c ả
đ ề
đ
ỡ
g
ự
ả
c ả m
à
d
u
g
ả n
( v ề
c
h
n
u
t
q
ặ c
v à
ữ
q
ộ
o
d ư
h
g
ã n
a
p
t r ù
n
a
m
p
h
á n
i ế
l à
ộ
a
n
u y ế t
t ạ i
t o
T
ư
n
ố
q
y
m
i
u
ạ
s ố
h
t h
n
y
i
d
g
h
ả o
c ả
( t h ư
h
( b
ạ
h
í
c ầ u
y
ợ
h
u
ư
c ủ
n
h
đ
v ề
n
p
k ế t
ộ
t ế
ậ
ố
t i ê
h
n
g
c
g
m
s ố
u
t h
n
h
c ó
4 .
i
t r ì n
N
n
n
y
n
ộ
l ợ
a
ệ
a
đ
g
t h
h
ỏ
n
n
c ủ
r o
ộ
g
ụ
h
ớ
n
a
t o á n
đ
g
a
i
u
n
g
r ủ
h
t í c h
n
t r o
m
h
,
r o
c ứ
g
ộ
i
i ế
t í n
n
đ
i
b
n
ạ t
t h
i á
g
g
y
t í c h
ữ
h
s u
g
c ư
n
g
ổ
g
t r o
c ủ
n
đ
h
à
i á
ộ
n
h
g
ờ
n
o
r ủ
đ
n
n
ư
h
í
g
â n
m
t h
h
i ế
đ
y
h
ạ t
h
P
í
t í c h
g
2 .
h
p
á n
h
n
i
â n
c
p
n
n
h
y
ư
n
c ó
ú
n
ộ
l ợ
đ
ố
i ế
i
p
n
g
i
v
g
g
n
à
n
ộ
u
ả
s ố
đ
c á c
h
i
ằ n
i á
t r ị
i
t ạ i
p
h
ầ n
c
i ế
s ẽ
n g
g
ộ
b
t h e o
b
t
q
r a
t i ế
m
u
b
ọ
g
c h
t h
y ệ t
c h
k ế t
ờ
v
n
s ố
ư
ợ
c
.
ớ
à
l ậ p
đ
c á c h
m
h
i
g
t r ă m
t í n
h
( c a o
i á
t r ị
)
s o
b ả n .
30 3
Vai trò của phân tích độ nhạy là nhận dạng những biến số tới hạn cần tìm thêm thông tin. Phân tích rủi ro nhàm tạo ra giá trị mong muốn của các hoạt động kinh tế và tài chính (ví dụ như suất thu lợi nội tại và giá trị hiện tại thực). Một dự án rủi ro sẽ không có khả năng vượt qua một ngưỡng nhất định của suất thu lợi nội tại; đó không phải là dự án mà phân bố xác suất suất thu lợi nội tại có sai số chuẩn lớn. 10.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO • BALKEMA, A., WEIJERS, S-, and LAMBERT, F., 1998. On M ethodologies fo r Comparison o f W astewater Treatment Systems with Respect to Sustainability. WIMEK Conference, Options for Closed Water Systems. March 11-13, 1998, Wageningen, Netherlands. . DANISH MINISTRY OF THE ENVIRONMENT: DANCEE ref. no. 124/000-0184; The FEASD3LE Model, Version 2; User Manual and Documentation, May 2003 • ECOBILAN. Ưndated. Life-Cycle Assessment History. October 6, 2004. • http://www.ecobilan.com/uk_lca02.php • EUROPEAN COMMISSION, 1998. Guide to costs beneỹits analysis o f invesíment prọịects (Structural Fund-ERDF, Cohesion Fund and ISPA) Evaluation Unit DG Regional Policy. . EUROPEAN COMMISSION, 2001. Guidance on EIA; EIS Review. . EUROPEAN ENVIRONMENTAL AGENCY (EEA), 2005. Effectiveness o f
urban wastewater treatment policies in selectecỉ countries: an EEA pilot stndy. • KẨRRMAN, E., 2000.Environmental System Analysis o f Wastewater Management. Doctoral Dissertation, Department o f Water Environment Transport, Chalmers University o f Technology, Gothenburg, Sweden. • M/J INDUSTRIAL SOLUTIONS, 2003. M unicipal Wastewater Treatment Plant; Energy Baseline Study. • MINISTRY OF THE ENVIRONMENT DANCEE, May 2003. The FEASIBLE M odel, Version 2 - User Manual and Documentation. . MINNESOTA ENVIRONMENTAL POLLUTION AGENCY, July NPDES/SDS Permits; Perm ỉtting Process f o r Surface-water Dischargers.
2002.
. PURDUE UNIVERSITY, FORESTRY AND NATƯRAL RESOURCES, 2003. Are Constructed Wetlands a Viable Option f o r Your Waste Management System? • RIDDERSTOLPE, p., 1999. Waste\vater Treatment in a Smaỉl Viỉỉage: Options f o r Upgrading. Water Revival Systems Ekoteknik AB. Uppsala, Sweden. . TILLMAN, A-M ., SVINGBY, M„ and LUNDSTROM, H., 1998. Life-Cycle Assessment o f M unìcipal W astewater Systems. International Joumal o f Life-Cycle Assessment. 3(3), 145-157.
304
• UNEP, 2002. Waste Stabilization Ponds and Constructed Weílands; Design Manual. • USEPA, 1993. Consíructed Wetỉands f o r W astewater Treatment and Wildlife Habiỉaỉ\ 17 Case Studies. September 1993. •
USEPA, 1999. Guiding
Princỉples f o r Constructed
Treaíment
Wetlcmcls:
Providing Water Quality and Wildlife Hcibiíat - Workgroup’s Final Draft 6/8/99. • USEPA,
1999.
Wastewciters.
S
e
Manual - Constructed Wetlands Treatment o f Municipal p
t e
m
b
e
r
1 9
9
9
.
• USEPA, 2000. Wastewater Technology Fact Sheeí; Wetlands: Subsurface Flow. September 2000. • ƯSEPA, 2000. Wcistewater Technology Fact Sheet; Free Water Surface Wetỉands. September 2000. •
USEPA, 2002. Waste\vater
Technology Fact
Sheet;
Anaerobic
Lagoons.
Fact Sheet;
Facultatìve
Lagoons.
September 2002. •
USEPA, 2002. W astewater Technology September 2002.
• USEPA, 2002. W astewater Technology Fact Sheet; Slow Rate Land Treatment. September 2002. • USEPA, 2003. Wcistewater Technology Fact Sheet; Rapid Infiltration Lancỉ
Treatment.
J u
n
e
2
0
0
3 .
305
Đ
Á
N
H
G
I
Á
T
Á
C
Đ
Ộ
N
G
M
Ô
I
T
R
Ư
Ờ
N
G
Chương này giới thiệu khái niệm Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và trình bày quy trình tiến hành một ĐTM. Nội dung bao gồm bốn phần chính: 1 .
G
i ớ
i
t h
i ệ
u
2. Khuôn khổ pháp luật và thể chế 3 .
Q
u
á
t r ì n
h
Đ
T
M
4. Nghiên cứu trường họp cụ thể 11.1. ĐỊNH NGHĨA ĐTM ĐTM đánh giá hậu quả tiềm tàng có thể xảy ra đối với môi trường (nguồn nước; chất l ư
ợ
n
g
k
h
ô
n
g
k
h
í ;
m
ô
i
t r ư
ờ
n
g
s ố
n
g
;
đ
ộ
n
g
,
t h
ự
c
v ậ t ;
s ứ
c
k
h
o
ẻ
;
t i ế
n
g
ồ
n
;
c ả n
h
q
u
a n
. . .
V
v
)
của một kế hoạch hay dự án và đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn hay giảm bớt những tác động xấu. ĐTM xem xét tất cả các giải pháp cho một dự án; kết họp các khía cạnh về môi trường mang tính xuyên biên giới và toàn cầu và tính đến những biến dổi trong dự án, điều kiện quốc gia, chính sách, luật pháp, hướng dẫn v.v... Quá trình gian bớt và quản lý các tác động tiêu cực đối với m ôi trường cần được tiến hành trong Slot
quá trình thực hiện dự án. 11.2. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT VÀ THỂ CHẾ Tiến hành đánh giá tác động môi trường của một dự án là yêu cầu do các quy định /à luật pháp quốc gia hay nhà tài trợ dự án đặt ra. Phần này sẽ trình bày một số khuôn kiổ pháp luật và thể chế thích họp có liên quan, bao gồm: 1. Pháp luật của Uỷ ban Châu Âu 2. Pháp luật Bỉ 3 .
P
h
á p
l u
ậ t
Đ
a
4 .
P
h
á p
l u ậ t
T
r u
n
n
M
ạ
c h
g
Q
u
ố
c
5. Pháp luật Việt Nam 6. Quy định của Ngân hàng Thế giới 7. Quy định của Ngân hàng Phát triển Châu Á.
306
11.2.1. Pháp luật của Uỷ ban C hâu Âu Các Chỉ thị của Uỷ ban Châu Âu là các văn bản pháp luật cơ bản về chủ đề này. Các quốc gia Châu Âu thành viên cần chuyển tải những văn bản này vào pháp luật của nước mình, có thể bổ sung những quy định mới khi vận dụng nhưng ít nhất cũng phải bao gồm các quy định do Uỷ ban Châu Âu đề ra trong chi thị. Năm 1985, Uỷ ban Châu Âu'ban hành Nghị định 85/337/CEE về đánh giá tác động của các dự án tư nhân hay công cộng đối với môi trường. Sau đó Nghị định này đã được sứa đổi bổ sung thành Nghị định 9 7 /1 1/CE và Nghị định 2003/35/CE. Nghị định ĐTM được áp dụng đế đánh giá tác động môi trường của các dự án tư nhân hay công cộng có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đổi với môi trường do bản chất, quy mô và vị trí của chúng. Các dự án này có liên quan đến việc tiến hành các công trình xây dựng, lắp đặt hav các can thiệp khác đối với môi trường và cảnh quan, xung quanh, bao gồm cả những dự án liên quan đến khai thác nguồn khoáng sản. Các hoạt động dự án điển hình cần được đánh giá tác động môi trường nêu trong bảng 11.1. Bảng 11.1. Loại dự án cần đánh giá tác động môi trường L o ạ i L
•
N
o
ạ i
d ự
h à
m
á n
b ắ t
á y
b u ộ c
t in h
p h ả i
l u y ệ n ,
c ó
Đ
h ó a
T
k h
í ,
h ó a
t r ư ò n g
h ọ p
•
g
l ò n g .
•
S ả n
n ă n g
l ư
ợ
n g
h ạ t
n h â n
v à
n h iệ t
•
n ă n g .
•
K
h
t h á c
n g ầ m
S ả n
•
X
y
đ ư
ờ
•
Đ
ố t
•
C
ô
•
X
ừ
•
K
h
•
V
ậ n
N
n g
ô
a i
c ầ m
s ả n ;
n ư
g
ờ
x ử
l ý
ớ c
k h a i
t h á c
m
S ả n
x u ấ t
•
V.V....
x u ấ t
x e
ò n g
r á c
lử
đ
a ;
q u ố c
t h ả i
c h u y ề n
i ệ n
n ă n g .
s â n
b a y ,
lộ .
b ằ n g
d ầ u
l ử
k h
l ớ
í
a ;
d ự
h ó a
c h ấ t .
n ư ớ c .
g a ,
t r ữ
d ầ u
ớ c ,
L â m
d ầ u
lử a .
h o ặ c
h ó a
c h ấ t
l ợ n ) .
t ậ p
t r u n g
t h e o
đ á n h
C O '
s ờ
g i á
n u ô i
s ả n
k h a i
t r ê n
c ơ
s ờ
t ừ n g
•
C
ô
n
g
n g h i ệ p
k h a i
•
C
ô
n g
n g h i ệ p
h ó a
•
C
ô
n
g
n g h i ệ p
t h ự
•
C
ô
n
g
n g h i ệ p
d ệ t
•
C
ô
n
g
n h i ệ p
•
D
ự
C
á c
g i a
á n
v ề
d ự
á y
x ử
n ă n g
c h ế
á n
n g ư
g i a
n g
s ú c
v à
c á
đ ấ t ,
t ậ p
p h á
t ậ p
õ n g
c ụ
q u ả n
t r u n g
r ừ
t h ể
l ý
. . . ) .
n g ) ,
t r u n g ) ,
n u ô i
c ô n g
s ờ
ớ c
k i m
t h á c
lo ạ i.
k h o á n g
s ả n .
c h ấ t .
c
p h ẩ m
m
a y ,
.
d a ,
g ỗ
v à
g i ấ y .
s u .
h ạ
k h á c
n ư
l ư ợ n g .
b iế n
c a o
c ơ
l ý
r ừ
h o ặ c
r u ộ n g
( n u ô i
S ả n
v à
í
t h á c .
n g h i ệ p
x u ấ t
c h
c á c h
( t r ồ n g
t h u ỷ
g
( c ả i
c h ă n
n g h i ệ p
n
t iê u
•
•
ô
h o ặ c
C
m
n u ô i
đ ư ợ c
•
n ) .
( c h ă n
á n
n g h i ệ p
n g h i ệ p
r ớ c
t h ả i.
n g h i ệ p
•
s ả n
r a y
đ ư
v ậ n
ố n g
h o ặ c
n g
t ố c ,
c h u y ể n
n g
c h ấ t ;
đ ư
t r ì n h
t h á c
ờ
n
n g
h o ặ c
g
h ó a
c a o
l ý
( đ ư
•
d ự
n
k h o á n g
.
x u ấ t
â
ô n
t r ồ n g
a i
•
N
n ư
x u ấ t
d ự
M
t ầ n g .
[ b ã i
t h ả i,
t h ả i
( k h
ô n g
b ỏ
c ó
r á c
h o ặ c
t r o n g
P
h ụ
n h à
l ụ c
I ) - ] .
•
D
u
l ị c h
v à
g i ả i
t r í.
g i ấ y .
307
ĐTM xác định, mô tả, đánh giá (theo quy cách thích hợp áp dụng với tùng trường họp cụ thể) những ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của một dự án đối với con người, động, thực vật, đất, nước, không khí, khí hậu và phong cảnh, tài sản vật chất, di sản văn hóa và cả ảnh hưởng của dự án đối với sự tương tác giữa các yếu tố này. Người thực hiện đánh giá cần cung cấp các thông tin tối thiểu: • Mô tả dự án (thông tin về vị trí, thiết kế và quy mô của dự án); •
M
ô
t ả
c á c
b
i ệ
n
p
h
á p
d
ự
k
i ế
n
đ
ư
ợ
c
đ
á n
s ử
d
ụ
n
g
đ
ể
i á
n
h
ữ
n
g
o
n
g
ư
ờ
i
t r á n
h
,
g
i ả
m
t h
i ể
í n
h
u
,
v à
k
h
ắ
c
p
h
ụ
c
những ảnh hường xấu nếu có thể; •
S
ố
l i ệ
u
c ầ n
t h i ế t
d ể
x á
c
đ
ị n
h
v
à
h
g
ả n
h
h
ư
ờ
n
g
c h
m
à
d
ự
á n
c ó
t h ể
gây ra đối với môi trường; •
T
r ì n
h
b
à
y
s ơ
l ư
ợ
c
c á
c
g
i ả
i
p
h
á p
c h
í n
h
d
t h
ự
c
h
i ệ
n
đ
á n
h
g
i á
đ
ã
n
g
h
i ê
n
c ứ
u
và lý do cho việc chọn lựa giải pháp kể cả hiệu quả về tác động môi trường; • Tóm tẳt không mang tính kỹ thuật chứa đựng tất cả các thông tin đă đề cập trong bốn điều trên. Tất cả các thông tin hay đề nghị để được chấp thuận việc triển khai cần được công khai trước công chúng trong một khoảng thời gian phù hợp để công chúng có cơ hội đóng góp ý kiến cho dự án. Các quốc gia thành viên cần sắp xếp một cách chi tiết các thông tin và việc tham khảo ý kiến (công chúng có mối quan tâm, nơi tham khảo thông tin, cách thức truyền thông tin đến công chúng, phương pháp tham khảo ý kiến của công chúng, giới hạn về thời gian). Công chúng sẽ được thông báo bất kể quyết định nào về việc chấp thuận hay bác bỏ một thoả thuận triển khai của cơ quan có thẩm quyền. Các quốc gia láng giềng có quan tâm đến dự án cũng có thể được cung cấp thông tin và có cơ hội đóng góp ý kiến tham gia vào quá trình ĐTM. 11.2.2. Pháp luật nưóc Bỉ Ờ nước Bi, trách nhiệm đổi với môi trường thuộc về ba khu vực của quốc gia này: (1) Wallonia, (2) Flander, và (3) Brussels. Ba khu vực này phải vận dụng tất cả các chỉ thị của Châu Âu vào luật pháp cùa mình. Các hoạt động tiếp theo (công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động loại 1 khác) cần phải xin giấy phép về môi trường từ cơ quan c ó
c ầ
t h ẩ m
n
t h
ự
q
c
u
y
h
i ệ
ề
n
n
đ
Đ
ể
T
x â
M
y
d
đ
ư
ự
ợ
n
c
g
v
l i ệ
à
t
t h
k ê
ự
c
h
t r o
i ệ
n
n
g
;
Đ
q
u
T
y
M
c ũ
p
h
ạ m
n
g
c ầ n
p
h
á p
x
i n
l u
ậ t
c ấ p
c ủ
p
a
h
C
é p
.
C
h
í n
h
á
c
q
h
u
y
o ạ t
ề
n
đ
ộ
n
g
v ù
n
g
Walloon ngày 4 tháng 7 năm 2002 (MB 21/09/02) và được điều chinh ngày 22 tháng 1 năm 2004 (MB/ 25/03/04). Wallonia Vùng Wallonia đă vận dụng Chỉ thị 85/337/CEE cùng với nghị định ngày 27/05/2004 ghi trong Cuốn sách đầu tiên về Luật Môi trường (các điều D62 đến D77) và quy phạm của chính quyền Wallonia ngày 17/03/2005 ghi trong cuốn sách đầu tién về Luật Môi trường (các điều R52-R86 và phụ lục VII). Nghị định này đặc biệt quy
308
định các nhà triển khai đánh giá phải sử dụng chuyên gia tư vấn do chỉnh phủ cho phép để đảm nhiệm ĐTM. Nghị định này cũng yêu cầu thực hiện hai cuộc khảo sát ý kiên công chúng: trước khi tiến hành ĐTM và trước khi cấp phép môi trường. Luật địa phương của chính quyền Wallonia ngày 17/3/2005 lập danh sách các dự án cần được ĐTM cũng như nội dung và hình thức của ĐTM. Các văn bản cũng mô tả các tiêu chí và quy trình chỉ định các nhà tư vấn, điều kiện để khảo sát và lấy thông tin từ công chúng cũng như cách thức tiến hành gửi thông báo đến các quốc gia và khu vực láng giềng. Các cơ quan có thẩm quyền cần thông báo đến các Bang và các tiểu khu (tùy theo cách phân khu cụ thể của Quốc gia) có quan tâm đến dự án. Bruxen Vùng Bruxen vận dụng chỉ thị của Uỷ ban Châu Âu trong pháp lệnh ngày 24 /6/2004 (đặc biệt là các điều 21 -29) và trong Luật của Bruxen về xác lập lãnh thổ, COBAT ngày 9/4/2004 ban hành ngày 26/5/2004 (đặc biệt là mục 1 và 2 phần 2 Chương III đề mục / tiêu đề 4). Các quy định và thủ tục pháp lý ở Bruxen cũng tương tự như quy định và thủ tục ở vùng Wallonia. Nét khác biệt là việc thành lập một Uỷ ban gồm các chuyên gia từ các cấp chính quyền địa phương và khu vực có liên quan. Uỷ ban này theo sát tất cả các bước của nghiên cứu. Sau cuộc khảo sát ý kiến công chúng đầu tiên, Uỷ ban sẽ cho ý kiến về bản đánh giá phác thảo và lựa chọn của nhà tư vấn; Uỷ ban cũng quyết định thời điểm nhà tư vấn nên tiến hành đánh giá. Khi đã có báo cáo về ĐTM, Uỷ ban sẽ xem xét bản báo cáo đó đã hoàn chỉnh chưa và xác định đối tượng công chúng cần được tham khảo ý kiến trong đợt khảo sát thứ hai, trước khi cơ quan thẩm quyền cấp "giấy phép".
Flanders Tại Flanders, pháp luật ĐTM được nêu trong Nghị định ngày 5/4/1995 về chính sách môi trường, cụ thổ là trong đè mục IV "Tác động môi trường và báo cáo an toàn". Đối vói "Báo cáo tác động mội trường của các dự án", cần tham khảo phần III. Cũng giống như ở Wallonia, ĐTM được chỉ dẫn theo bất kể yêu cầu nào của giấy phép về môi trường. Dựa vào các tiêu chí trong Phụ lục II của nghị định này, chính quyền vùng FLander đã xác định rõ ioại dự án cần có báo cáo tác động môi trường. Các nước và khu vực láng giềng cũng như bộ phận công chúng có quan tâm cần được cung cấp đầy đủ thông tin và có quyền được tham gia ý kiến vào thời điểm cụ thể. Người khởi xướng một dự án ĐTM là người phải chịu trách nhiệm và phải chi trả các khoản chi phí. Do vậy, nhà khởi xướng cần sử dụng các chuyên gia đã được chính thức công nhận dưới sự giám sát của cơ quan điều phối ĐTM chính thức. Nghị định mô tả nội dung tối thiểu của một nghiên cứu ĐTM và những thủ tục cần thiết để đảm nhận. 11.2.3. Pháp luật Đan Mạch ĐTM có vai trò ngày càng nổi bật trong hệ thống quy hoạch cũng như trong các quy định và luật lệ về môi trường của Đan Mạch. Các yêu cầu về ĐTM có trong các đạo luật
309
về quy hoạch (Số 551 ngày 28/6/1999 p hần 3) v à trong Chỉ thị T ổng hợp số 4 2 8 ngày 2/6/1999 về điều luật bổ sung chiểu theo L uật Q uy hoạch. Trong giai đoạn đầu, người triển khai đ ánh giá nộp b ản kế h o ạch lên cấp có th ẩ m quyền (hạt / tỉnh) và cấp này sẽ quyết định có thực sự cần đ ến Đ T M không. P hụ lục 2 v à 3 trong Luật Q uy hoạch gần như giống hệt với P hụ lục II v à III củ a C hỉ thị. Phụ lục 1 liệt kê tất cả các dự án cần thực hiện Đ TM ; P hụ lục 2 liệt kê tất cả các dự án cần th ự c hiện Đ TM nếu như dự án đó được cho là có k h ả năng gây tác độ n g đáng kể đến m ôi trường. Các d ự án này được xem xét theo từ n g trư ờ n g hợ p cụ thể. c ầ n tham khảo c ô n g chúng và cân nhắc ý kiến của họ trong quá trìn h lên kế h o ạch cho d ự án. Các quy định về nội dung đánh giá cần đ ư ợ c giữ ng u y ên n h ư trư ớc khi sửa đổi bổ sung C hỉ thị vào năm 1997 m ặc dù đà có n h ữ n g sửa đổi tro n g các q u y định về việc cân nhắc các giải pháp và cũng đã có m ột số đ iều chỉnh nhỏ khác. B ên cạnh những giải pháp do bản thân nhà triển khai dự án đã n g h iên cứu, các giải p h áp do công chúng đề xuất cũng cần đượ c xem xét kỹ. Khi quá trình lập Đ TM đã hoàn tất v à các đ ịa ph ư ơ n g đ ã th ô n g qua, cần có sự ban hành các hướng dẫn cần thiết về quy hoạch đổi với d ự án, giấy p hép về Đ T M hay m ộ t trong những giấy phép hoặc giấy chứng nhận. G iấy ph ép về Đ T M sẽ n êu các điều kiện phụ thuộc vào việc đánh giá cụ thể cho m ỗi trư ờ n g hợp. Sau đó các địa phương sẽ giám sát theo đúng giấy phép về ĐTM . G iấy phép về Đ T M cần được cô n g bố. M ột điểm đặc biệt của việc vận dụng C hỉ thị n ày tại Đ an m ạch là n ếu n h ư d ự án đã được chấp thuận bởi m ột giấy phép / giấy ch ứ n g n hận / hay giấy m iễn phép nào đó thì các giấy tờ này sẽ thay thế cho giấy phép về Đ TM .
11.2.4. Pháp luật Trung Quốc ở cấp Q uốc gia, từ năm 2002, quá trình Đ T M ở T rung Q uốc đ ã đượ c đ ư a vào Luật Đ ánh giá Tác động M ôi trường (28-10-2002). M ộ t số quy đ ịn h v à luật khác của quốc gia này về vấn đề quản lý việc bảo vệ m ôi trư ờ n g củ a các d ự án xây dựng cũng đã tạo nền tảng pháp lý cho ĐTM . Các quy định về kỹ thuật của Đ TM bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng m ôi trường, tiêu chuẩn y tế cơ bản, tiêu chuẩn an toàn công cộng, tiêu chuẩn về kiểm soát các chất phóng xạ và chất độc hại, v à tiêu chuẩn về phát thải chất gây ô nhiễm. Lập Đ TM đối với các dự án lớn thường được thực hiện cù n g với C ơ quan Bảo vệ M ôi trường Q uốc gia, và cơ quan này sẽ g iữ vai trò ch ủ đạo. C ác d ự án nhỏ và d ự án địa phương với vốn đầu tư dưới 30 triệu R M B (n h ân dân tệ) th ư ờ n g đ ư ợ c xem xét và phê chuẩn bởi các cơ quan m ôi trường địa p h ư ơ ng (C ục B ảo vệ M ôi trư ờ n g ). N gười đề xướng/chủ dự án sẽ uỷ nhiệm cho m ột ch u y ên g ia hoặc c ơ quan Đ TM có C hứng chỉ Đ ánh giá của C ơ quan Bảo vệ M ôi trư ờ n g Q uốc g ia hay cơ qu an thẩm quyền cấp tinh. C huyên gia/cơ quan này sẽ xây d ự n g các đ iều k h o ản th am ch iếu cần được Cơ quan M ôi trường (C ơ quan B ảo vệ M ôi trư ờ n g Q uốc gia, C ục B ảo vệ M ôi trư ờng) phè
310
chuẩn. C ơ quan m ôi trư ờ ng sẽ quy định m ẫu chuẩn báo cáo Đ TM . C ục B ảo vệ M ôi trường sẽ xem xét d ự án thuộc nhóm nào trong ba nhóm sau:
1. Dự án có tác động lớn cần được ĐTM đầy đù; 2. D ự án có tác độ n g ở m ức h ạn chế và có thể giảm thiểu, chỉ cần đánh giá sơ bộ;
3. Dự án không có hoặc có ít tác động, chỉ cần có bảng ĐTM. C hủ đầu tư dự án cần kí họp đồng với chuyên gia / cơ quan Đ T M là người sẽ chuẩn thực hiện báo cáo Đ T M . B áo cáo Đ T M cần được phác thảo dựa theo các tiêu chuẩn của địa phư ơ ng về chất lư ợ ng m ôi trư ờ ng và phát thải chất gây ô nhiễm . Sau khi đã hoàn thành, báo cáo sẽ đư ợ c các tổ chức thư ơ n g mại và công nghiệp có thẩm quyền xem xét
trước khi chuyển đến Cơ quan Môi trường (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia, Cục B ảo vệ M ôi trư ờ ng). N ế u như d ự án có tác động m ôi trường lớn hoặc liên quan đến những vấn đề m ôi trường phức tạp, chuyên gia/cơ quan Đ TM cần phải chứng m inh trước ban hội thẩm gồm các chuyên gia do cơ quan môi trường tổ chức. C ơ quan môi trường sẽ là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng chấp nhận hay bác bỏ m ột bản báo cáo ĐTM . C ơ quan m ôi trư ờ n g s ẽ đảm bảo rằng việc thiết kế, x â y dựng v à hoàn thiện dự án s ẽ tuân theo các quy định đượ c nêu cụ thể tro n g báo cáo ĐTM :
1. Thiết kế: chủ dự án
s ẽ
chuẩn bị và nộp lên cơ quan môi trường bản kế hoạch về
m ôi trư ờ ng của d ự án tro n g đó cần nêu rõ các biện pháp bảo vệ m ôi trư ờng và dự kiến ngân sách đầu tư. 2. X ây dựng: N h à th ầu cần thư ờ ng xuyên báo cáo về những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình x â y dự n g d ự án; ví dụ n h ư khó khăn trong việc tuân theo quy định về p hát thải. 3. H oàn thiện: C hủ d ự án nên n ộ p đon xin hoạt động th ử lên C ục B ảo vệ M ôi trường
và các cấp chính quyền có liên quan. 11.2.5. L uật pháp V iệt Nam Luật B ảo vệ M ôi trư ờng (B V M T ) được Quốc hội N ước C H X H C N V iệt N am thông qua ngày 27/1 2/1993 và được chỉnh sửa bổ sung năm 2005. Sau khi L uật B V M T được b an hành, công tác bảo vệ m ôi trường nói chung, đảnh giá tác động m ôi trường (Đ TM ) nói riêng đ ã đượ c triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước. N ăm 2006, C hính P hủ V iệt N am ban hành N ghị định 80/2006/N Đ -C P, quy định chi tiết v à hư ớ n g dẫn thi h ành m ộ t số điều củ a Luật B V M T về tiêu chuẩn m ôi trường; đánh giá tác đ ộ n g m ôi trư ờ ng v à cam kết bảo vệ môi trường. 120 h ạng m ục d ự án bắt buộc phải lập báo cáo đánh g iá tác động m ôi trường được quy định tại P hụ
lục I k èm theo N ghị định 80/2006/N Đ -C P. Các d ự án liên ngành, liên
tỉnh, theo danh mục liệt kê tại Phụ lục II, Nghị định 80/2006/NĐ-CP, thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo Đ T M của Bộ Tài nguyên và M ôi trường.
311
V iệc thực hiện báo cáo Đ TM được triển khai bởi cơ quan/tổ chức tư vấn có năng, lực chuyên m ôn, phươ ng tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật phù h ọ p với tín h củ a d ự án và đ ư ợ c sự ủy q u y ền của chủ d ự án. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo Đ T M và hồ sơ đăng k ý cam kết B V M T được gửi cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Đ iều 17; 21 v à 26 của L uật BV M T. N ộ i d u n g b á o c ả o Đ T M b a o g ồ m :.
• Mô tả sơ lược về dự án. • Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án. ■ D ự báo, đánh giá các tác động của d ự án đến m ôi trư ờ n g kh u vực. ■ Đ ề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác đ ộ n g tiêu cực. ■ C hư ơng trình -quản lý và quan trắc, giám sát m ôi trường. ■ K ế t luận v à k iế n nghị.
Trách nhiệm của chù dự án sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt: ■ C ó văn bản báo cáo ủ y ban nhân d ân cấp huyện q uyết định phê duyệt báo cáo Đ T M kèm theo b ản
nơi thự c hiện d ự án về nội dung sao q u y ết địn h phê duyệt;
■ N iêm yết công khai tại địa điểm thự c hiện d ự án bản tó m tắ t báo cáo Đ TM được p h ê duyệt, trong đó chỉ rõ: chủng loại, khối lượ ng các loại chất thải; công nghệ, th iết bị x ử lý chất thải; m ức độ x ử lý theo các th ô n g số đặc trư n g của chất thải so vớ i tiêu chuẩn quy định; các biện p h áp khác về bảo vệ m ôi trư ờng;
■ Thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường; ■ Bảo vệ môi trường trong quá trình thi công dự án; ■ V ận hành thử nghiệm các công trìn h x ừ lý m ôi trường. Sau khi kết thúc việc vận hành th ử n g h iệm , chủ d ự án phải có văn b ản báo cáo v à đề nghị xác nhận kết quả vận hành th ử ng h iệm các công trìn h x ử lý m ôi trường gửi cơ quan đ ã phê duyệt báo cáo Đ TM để xác nhận.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM : ■ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi bản chính của quyết định phê duyệt báo cáo Đ TM cho ủ y ban nhân dân cấp tỉn h nơi thự c hiện d ự án. ■ ủ y ban nhân dân cấp tỉnh gửi bản sao quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của mình và của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ q u an thuộc C h ín h p h ủ cho ủ y b a n nhân dân cấp huyện nơi thực hiện d ự án. ■ C ơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi phê d u y ệt báo cáo Đ T M có trách nhiệm sau đây: - X em xét và đối
chiếu hồ sơ th iết kế, xây lắp các công trình x ừ lý m ôi trường với
báo cáo Đ TM đã được phê duyệt; - T iếp nhận và x ử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ m ôi trư ờng trong q uá trình thi công, xây dựng dự án;
312
- B ố trí kế h o ạch v à tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội d u n g và biện pháp bảo vệ m ô i trư ờ ng; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý n h ữ n g vi phạm x ả
y
r a ;
- T ổ chức k iểm trạ, giám sát việc vận hành thử nghiệm các công trìn h x ừ lý m ôi trường của chủ dự án sau khi nhận được kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ dự án; - X em xét và xác nhận k ết q u ả vận hành th ử nghiệm các công trình xử lý m ôi trường; - L ư u giữ v à q uản lý toàn bộ hồ sơ, v ăn bản về hoạt động sau thẩm đ ịn h do chủ dự án, các cơ quan và cá nhân có liên quan gửi đến.
11.2.6. Quy định của Ngân hàng Thế giới Chính sách và quy định của N gân hàng về Đánh giá Môi trường được quy định trong C hính sách H oạt độn g / Q uy định của ngân hàng - O P /B P 4.01. Các th ô n g tin bổ sung cho các tài liệu này được đề cập trong Cuốn Sách nguồn Đánh giá M ôi trường [Washington, D.C.: World Bank, 1991] và các tài liệu cập nhật tiếp theo. O P 4.01 cung cấp các định n g hĩa khái quát v à các quy địn h chung; tài liệu này cho biết N g ân hàng yêu cầu phải có đánh giá m ôi trướng cho các dự án có đề xuất N gân hàng cấp vốn nhàm đảm bảo rằng các dự án này bền vững và phù hợp về m ôi trường và giúp đưa ra quyết định đúng đắn. Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra mồi dự án được đề xuất để đưa ra quyết định về quy mô và loại hình đánh giá m ôi trường phù hợp. Ngân hàng sẽ xếp các dự án vào một trong bốn nhóm, tuỳ thuộc vào loại hình, vị trí, tính nhạy cảm, quy mô của dự án cũng như bản chất và mức độ tác động m ôi trường tiềm ẩn trong dự án đó: A. D ự án có k h ả n ăng gây tác động xấu ở m ức đáng kể đối với m ôi trư ờ ng; B
.
T
á
c
đ
ộ
n
g
t i ề
m
ẩ n
x ấ
u
đ
ế n
m
ô
i
t r ư
ờ
n
g
,
x ấ
u
đ
ố
i
v ớ
i
c ộ
n
g
đ
ồ
n
g
d
â n
c ư
h
o
ặ
c
c á
c
k
h
u
vực quan trọng về mặt m ôi trường của dự án có mức ảnh hưởng thấp hơn m ức của các
dự án Loại A; c . D ự án có k h ả năng gây tác động nhỏ hoặc không gây tác đ ộng xấu đến m ôi trường. N goài việc rà soát của N gân hàng, không cần phải tiến hành thêm việc đánh giá môi trường đối với dự án Loại C; FI. D ự án cần đầu tư từ nguồn v ố n của N g â n hàng thông q u a m ột trung gian tài chính (FI), ở dạng tiểu dự án mà có thể gây ra tác động xấu về môi trường. Đ ối với những "dự án thông thường" thuộc Loại A, người vay vốn có thể sử dụng các chuyên gia đánh giá môi trường độc lập không là thành viên của dự án để tiến hành đánh giá môi trường. Đ ối với các dự án có nguy cơ cao thuộc Loại A hoặc dự án liên quan đến những vấn đề m ôi trường nghiêm trọng và phức tạp, bên vay vốn thường phải
thuê ban cố vấn gồm những chuyên gia về môi trường có uy tín được công nhận trên thế giới để cố vấn về tất cả các khía cạnh của dự án có liên quan đến đánh giá m ôi trường. Trong quá trình đánh giá m ôi trường, người vay cần tham khảo ý kiến của công chúng và các tổ chức phi chính phủ ở địa phương càng sớm càng tốt. Đ ối với dự án Loại
313
A nguời vay cần lấy ý kiến cùa các nhóm này ít nhất hai lần: (a) ngay sau khi đã rà soát về mặt môi trường và trước khi các điều khoản tham chiếu cho đánh giá môi trường được thống nhất; và (b) khi dự thảo báo cáo đánh giá môi trường đã được chuẩn bị. BP4.01 nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng của mỗi bên tham gia. Trong BP 4.01 cũng nêu rõ đoàn thẩm định của mỗi dự án và các quy định của họ. V iệc đánh giá môi trường của một hoạt động được đề xuất để Ngân hàng cấp vốn thuộc về trách nhiệm của bên vay. Bên vay sẽ được Đội Thi hành N hiệm vụ giúp đỡ để thông qua việc kiềm tra lại dự án, ghi lại những thông tin cần thiết, đảm bảo ràng tất cả các tài liệu đã hoàn thiện, tóm lược những yếu tố cơ bản cần cung cấp (phân loại dự án, quy trình chuẩn bị báo cáo, các giải pháp được xem xét, tác động được dự đoán của dự án và các giải pháp, v.v...). Trong quá trình thực hiện dự án, đội thi hành nhiệm vụ sẽ giám sát tất cả các khía cạnh về môi trường. Cuối cùng, ngân hàng yêu cầu một bản Báo cáo hoàn thành việc thực hiện có đánh giá tác động môi trường, nêu rõ những tác động đó đã được tiên đoán trong đánh giá môi trường chưa và hiệu quả của mọi biện pháp giảm thiểu đã được áp dụng. Sách nguồn đề cập trong phần trên chính là cẩm nang tham khảo về các thông tin cần thiết để quản lý quá trình đánh giá tác động môi trường theo các quy định của OP và BP 4.01. Tất cả những người chịu trách nhiệm cho dự án đựơc Ngân hàng cấp vốn và có khả năng gây tác động môi trường lớn nên tham khảo cuốn sách nguồn này. Cuốn sách nguồn tóm lược các quy định về đánh giá môi trường của Ngân hàng và phác thảo quá trình kiểm tra môi trường của Ngân hàng, từ việc rà soát trong giai đoạn xác lập dự án đến việc đánh giá sau khi đã hoàn thiện. Các chương cuối cung cấp hướng dẫn đánh giá môi trường theo khu vực; mô tả ngắn gọn từng loại dự án; tóm lược các tác động tiềm ẩn; và lưu ý các vấn đề đặc biệt. Các chương này cũng nêu các giải pháp có thể và bồ sung các thông tin tham khảo về quản lý, nhu cầu đào tạo và các quy định về giám sát. M ỗi phần kiểm tra đưa ra kết luận qua một bảng nêu rõ các tác động tiềm ẩn và các biện pháp nhằm giảm thiểu có thể áp dụng được. M ồi chương có một phân nêu các Điều khoản tham chiếu mẫu cho các loại dự án khác nhau.
11.2.7. Quy định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động (OM F l) miô tả các yếu tố cơ bản trong chính sách mòi trường và các quy trình hoạt động của A D B để có thể kết hợp chặt chẽ các mối quan tâm về môi trường vào quá trình hoạt động kinh doanh của A D B . Phần thứ nhất của lài liệu này đề cập đến Chính sách của Ngân hàng (BP) và phần thứ hai trình bày các quy
trình hoạt động (OP). Cũng như Ngân hàng Thế giới, bên vay phải chịu trách nhiệm về đánh giá rròi trường của mình. V iệc phân loại dự án cũng tương tự như của N gân hàng thế giới và tuỳ thuộc vào mức độ tác động môi trường, đặc biệt là mức độ tác động của phần dự an
314
nhạy cảm về mặt môi trường nhất, bao gồm cả tác động trực tiếp và tác động gián tiêp. Nhìn chung, các quy định nêu rõ mức độ phân tích cần thiết cho việc đánh giá, yêu cầu về báo cáo, tham khảo ý kiến công chúng và công khai thông tin. A D B yêu cầu phải có Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM ) đối với dự án Loại A và Khảo sát Sơ bộ Môi trường (KSM ) đối với dự án Loại B. N hư đã dự kiến, A D B yêu cầu phải tham khảo ý kiến công chúng trong quá trình ĐTM. V iệc tham khảo này cần tiến hành càng sớm càng tốt để có thể xem xét ý kiến của những nhóm người bị ảnh hường trong quá trình thiết kế dự án và những biện pháp nhằm giảm bớt tác động của dự án. Đối với dự án Loại A, N gân hàng đảm bảo rằng bên vay (hay nhà tài trợ thuộc khu vực tư nhân) phải tiến hành lấy ý kiến công chúng ít nhất là hai lần. Sổ tay Hướng dẫn Đánh giá Môi trường của A D B giải thích rõ cách thực hiện các quy định đã nêu trong phần Chính sách M ôi trường của A D B trong OM F l. Tất cả các loại dự án đều được cung cấp thông tin về chính sách và quy định của A D B về việc tiến hành và lập báo cáo đánh giá môi trường, s ổ tay này cũng mô tả phương pháp tốt nhất để tham khảo ý kiến công chủng và công khai thông tin. N ội dung và hình thức của ĐTM và KSM được nêu trong s ổ tay Hướng dẫn (xem bảng 11.2.). Bảng 11.2. Nét chính của báo cáo tác động môi trường Đ
A
.
G
i ớ
i
T
M
( D
ự
á n
L
o
ạ i
A
)
K
t h i ệ u
B. M ô tà Dự án c
.
D
E
.
.
M
ô
G
i ả
T
t ả
á c
p h
F .
i
Đ
M
ô i
t r ư
ờ n g
p h á p
đ
ộ n g
á p
G
á n h
M
ô i
i ả m
g i á
t r ư
ờ
n g
đ ư
ợ c
d ự
đ o á n
v à
B
i ệ n
A
.
G
i ớ
B
.
M
ô
t ả
D
c
.
M
ô
t ả
M
D
.
K
i ể m
B
i ệ n
Q
u y
E .
n h ẹ
K
i n
h
s á t
t ế
F .
T
h
.
K
H
.
T
ế
h
h o ạ c h
a m
t r ư
I .
K
ế t
ớ
Q
k h ả o
c
C
ô
n
u ả n
ý
g
l ý
k i ế n
M
v à
ô i
C
t r ư
ô
n
ờ n g
g
k h
a i
t h ô n g
t in
M
( D
ự
á n
L
o
ạ i
B
)
t h i ệ u
ự
á n
ô
t r a
i
t r ư
t á c
p h á p
đ ịn h
M
ô i
a m
t r ư
G
i
S
G
k h ả o
ớ c
C
ô
G
.
K
ế t
q u ả
H
.
K
ế t
lu ậ n
n
v à
n g
đ ộ n g
i ả m
v ề
t r ư
ờ
t h ể
ờ
ý
g
ô
i
t r ư
ờ
n g
t iề m
ẩ n
v à
c h ế
v à
K
ế
h o ạ c h
G
i á m
n g
k i ế n
c h
Đ
M
n h ẹ
ề
v à
C
ô
n
g
k h a i
t h ô n g
t in
ú n g
x u ấ t
c h ú n g
l u ậ n
Vì dự án Loại B được cho là sẽ gây ít tác động xấu đối với môi trường hơn, nên trong khảo sát sơ bộ môi trường chỉ cần mô tả biện pháp giảm nhẹ mà không cần phải đề xuất các giải pháp hay đánh giá kinh tế.
315
ĐTM phải đề xuất các giải pháp thay thế và xét đến tất cả những tác động xấu mà các giải pháp này có thể gây ra với môi trường. Các biện pháp giảm nhẹ đã được đưa vào kế hoạch cũng cần được mô tả. Trong ĐTM nên bao gồm cả phần đánh giá kinh tế trong phân tích kinh tế tổng thể của dự án; chi chí và lợi ích của tác động môi trường; chi phí, lợi ích và hiệu quả kinh tế của các biện pháp giảm nhẹ; thảo luận về các tác động chưa được thể hiện bằng giá trị tiền mặt, ở dạng định lượng nếu có thể. Cà hai nghiên cứu đều bao gồm Kế hoạch Quản lý Môi trường và Kế hoạch giám sát Môi trường. N ghiên cứu ĐTM mang tính hoàn thiện hơn và phức tạp hơn KSM trong khi KSM phải cung cấp thông tin về kết quả và các đề xuất. 11.3. QUÁ TRÌNH ĐTM Mục tiêu chung của ĐTM là cung cấp: - Thông tin cơ bản về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực dự án; - Thông tin về tác động tiềm ẩn của dự án và các đặc tính về các tác động, độ lớn, phân bổ, ai là nhóm chịu ảnh hưởng và thời gian diễn ra tác động; Rà soát:
xác định sự cần thiết của việc đánh
giá môi trường; Xác dinh quy mô:
xác định những yếu tố cần
được đánh giá và các giải pháp, loại trừ những thông tin không phù hợp; Đảnh giá tác động ; Tham khảo ý kiến:
tìm kiếm dữ liệu và thông
tin tư vấn từ các cơ quan khác của chính phủ, các chuyên gia độc lập, các nhóm đối tượng và công chúng có quan tâm trong quá trinh xác định quy mô và sau khi đã hoàn thành việc đánh giá; Tham gia của công chúng:
thu hút công chúng
vào việc đánh giá môi trường; Chuẩn bị tài liệu và thông tin:
trình bày các
thông tin vé đánh giá môi trường; Đưa ra quyết đinh:
xem xét tất cả các kết luận
và đé xuất của đánh giá môi trường; Giám sát::
xác định các biện pháp tiếp theo đối
với tác động tổng thể của dự án.
H ìn h 11.1. Các bước trong thù tục đánh g iá m ôi trường.
316
- T hông tin về các biện pháp giảm nhẹ có thể giảm thiểu tác động bao gồm cả các khoản chi phí cho vịêc giảm nhẹ; -
Đ
á
n
h
g
i á
d
ự
k
i ế
n
t h
a
y
t h ế
t ố t
n h
ấ t
ở
m
ứ
c
l ợ
i
í c h
c a o
n h
ấ t
v
à
c h
i
p
h
í
t h
ấ p
n h ấ t
v ề
m ặt tài chính, xã hội v à môi trường; vị trí thay thế của dự án, việc thiết kế dự án hay quản lý d ự án cũng nên được cân nhắc; - T hông tin cơ bản để xây dựng kế hoạch quản lý môi trường. Đ TM thư ờ ng yêu cầu phải phân tích kỳ lưỡng tầm quan trọng tiềm ẩn của các tác động m ôi trường. Đ T M yêu cầu:
- Phân tích tổng thể các tác động tiềm ẩn; - N ỗ lực tiến hành xây dựng biện pháp giảm nhẹ thiết thực; - Đ ánh giá kỹ lư ỡ ng về m ặt kinh tế của các tác động nhằm kiểm tra và đánh giá giải pháp lự a chọn tố t nhất; - Phân tích cẩn th ận để chuẩn bị kế hoạch quản lý m ôi trường phù họp. Sơ đồ tóm tắt các bướ c cơ bản trong quá trình Đ T M được thể h iện trên h ìn h 11.1.
11.3.1. Rà soát sơ bộ môi trường R à soát là quá trình xác định xem m ột dự án có thực sự cần có Đ TM . Q uá trình rà soát phải liên quan chặt chẽ đến việc phát triển khái niệm dự án sao cho các cơ hội cũng n h ư các rủi ro về m ôi trường có thể được lồng ghép m ột cách dễ dàng và hợp lý trong các giai đoạn thiết kế tiếp theo. Ban C ố vấn M ôi trư ờ ng cho C hương trình H ợp tác Phát triển của Hội đồng C hâu Âu đề xuất m ột danh sách và bàng câu hỏi khảo sát nhằm trợ giúp việc kiểm tra m ột dự án để Đ TM . Danh sách này nên được sử dụng cùng với các danh sách quốc gia để quyết định
có
thực
sự
cần
đến
ĐTM .
Các
danh
sách
này
có
trong
địa
chỉ
http://w w w .environm ent-integration.org/D ow nIoad/D 123/D T M Screening.pdf. Hội đồng C hâu  u đã xây dựng hướng dẫn K iểm tra ĐTM (EC, 2001). M ột bảng tóm lược cho phép nhanh chóng xác định một dự án có cần đến ĐTM không (xem hình 11.2).
11.3.2. Xác định quy mô (EC,1999) X ác định quy m ô chủ yếu là việc xác định các vấn đề cần thực hiện qua Đ TM . Việc xác định quy m ô thư ờ ng được thực hiện nh ờ sự trợ giúp của m ột bảng liệt kê những m ục cần kiểm tra. B ảng này được thiết kế nhàm giúp người sừ dụng xác định các ảnh hưởng m ôi trư ờng lớn có thể xảy ra của m ột d ự án được đề xuất trong quá trình xác đ ịn h q u y m ô. B ản g n ày đ ư ợ c sử d ụ n g cù n g với b ản g liệt kê tiêu ch í đ án h g iá độ lớn của
các tác động. Có hai giai đoạn: 1 .
X
á
c
đ
ị n
h
t á c
đ
ộ
n
g
t i ể m
ẩ n
c ủ
a
d
ự
á n ;
2. L ựa chọn nhữ ng tác động có khả năng gâv ảnh hưởng lớn và đòi hỏi được chú ý nhiều nhất trong quá trình đánh giá.
317
Bước 1 Phụ lục ỉ hoặc II Dự án có thuộc loại được liệt kê trong Phụ lục I hoặc II không?
Dự án có thề có ảnh hường lớn đến Khu thiên nhiên 2000 không?
Không
Không yêu cầu ĐTM
►Không ► Có
ĐTM cần được thực hiện đối với tất cà các dự án trong Phụ ỉục I và những dự án trong Phụ lục II có thể gây ành hưởng lớn đến môi trường. Điều 6 (3) của Chì dẫn về Cư trú cũng có thề yêu cầu tiến hành đánh giá. Nếu dự án có khả năng gây ảnh hưởng đối với Khu thiên nhiên 2000. Đánh giá này có thể được điều tiết thông qua ĐTM. Quyết định rà soát có thể được thực hiện riêng với đánh giá Chì dẫn về Cư trú.
Có Bước 2 Danh sách bắt buộc Dự án có nàm trong danh sách bẩt buộc hay nàm trong các dự án luôn cần đen ĐTM không?
Có
Birớc 3 Danh sách loại trừ Dự án có nàm trong danh sách loại trừ gồm nhừng dự án không cần ĐTM không?
Không
Buóc 4 Từng trường hợp Dự án có khả năng gây tác động lớn đối với môi trường không?
Yêu câu ĐTM
Cân tham khảo các tiêu chí và giới hạn ngường theo luật định của quốc gia thành viên đối với các dự án mà trên đó luôn cần đến ĐTM , ví dụ, quy mô, vị trí và loại dự án.
Không
I
Yêu cầu ĐTM
Có
Không yêu cầu ĐTM
Các tiêu chí và giói hạn ngưõng Các tiêu chí và giới hạn ngường tạo ra một phương pháp rỏ ràng để xác định một dự án có cần ĐTM không. Giới hạn ngưỡng hav tiêu chí có thề là: • Một đặc điềm của dự án mang tính định lượng đã được xác dịnh cụ thề. ví dụ, diện tích đất được sử dụng, mức sản xuất, lượng vật liệu cần khai thác, tuồi thọ của hạ tầng, điện áp. áp suất, chi phí, công suất.
Một sô quôc gia ỉhành viên đà đặt ra các tiêu chí và giới hạn tối thiều đối với một số dự án mà dưới ngường này sẽ không cần đến ĐTM (hay một thủ tục đơn giàn hơn được áp đụng). Tuy nhiên trong trường hợp này có thể có ngoại lệ, chẳng hạn như có liên quan đén vị trí nhạy cảm (ví dụ, Khu thiên nhiên 2000)
Có Không
Ycu câu ĐTM # Không yêu câu ĐTM
ơ một sô quôc gia thành viên hâu hêt các dự án năm trong Danh sách Bẩt buộc hoặc Danh sách Loại trừ và hiếm khi cần đến việc xem xét theo từng trường hợp. Ở các quốc gia thành viên khác, việc xem xét theo từng trường hợp là phương thức thông thường đối với hầu hết các dự án. Ờ những nơi cần tiến hành rà soát từng trường hợp, Chi thị yêu cầu phải xcm xét tất cả các yếu tố trong Phụ ỉục III. Bất kề hướng dẫn nào của quốc gia Ihành viên có liên quan cũng phài được xem xét.
• Một đặc điềm của dự án mang tính định tính đã được xác định cụ thề. ví dụ Vị trí của dự án trong khu vực dà xác định (ví dụ, khu bảo tòn), sán xuất chắt cụ thế (ví dụ, hoá chất, chắt nồ), xả thài theo phương pháp xác định (ví dụ, thiêu đốt rác). • Kct hợp cả đặc tính mang tính dịnh lượng và định tính, ví dụ, dự án sẽ nàm trong khoảng cách cụ thể cùa một khu vực nhất định, nó sẽ tạo ra một lượng chất gây ô nhiễm cao hơn mức đà xác định vv... Các tiêu chí và giới hạn theo luật định trong luật ĐTM của quốc gia thành viên sẽ xác lập các quy định pháp luật rõ ràng về ycu cầu ĐTM. Các tiêu chí và giới hạn mang tính hướng dần trong tài iiệu hướng dẫn cùa quốc gia thành viên không xác lặp các quy định pháp ỉuật nhưng có thề được sứ dụng đề quyết định dối với từng trường hợp có cằn ĐTM không.
Birớc 5 Ghi lại Quyết định Rà soát Khi đã có quyết định rà soát chính thức khảng định có cằn đến ĐTM không, cơ quan thám quyền phải ghi lại quyết định và các Ịý do dần đến quyết đjnh đỏ, dồng thời công khai thông tin trước công chúng. H ìn h 11.2 . C ác bước tro n g quá trình rà so á t (EC 2001).
318
M ột phương p h áp h ữ u hiệu để xác định tác động tiềm ẩn của m ộ t d ự án là xác định tất cả các hoạt đ ộng hay nguồn gây ảnh hưởng có thể nảy sinh tro n g quá trình xây dựng, hoạt động hay ngừ ng hoạt động của dự án đó, và xem xét các n g u ồ n này song song với các đặc điếm của m ôi trư ờng của dự án có thể bị ảnh hưởng, nhằm xác định nơi có tương tác giữa chúng. V iệc xác định quy m ô cũng hỗ trợ cho việc tham khảo ý kiến, xác định yêu cầu của các nghiên cứu v à khảo sát cơ bản, v à việc quyết định phương p h áp đánh giá phù hợp. V iệc xác định quy m ô cần đựơc thực hiện sớm trong quá trình Đ T M , vào thời điêm mà c á c
g
i ả
i
p
h
á p
c ò
n
đ
ư
ợ
c
x e
m
x é t
v
à
c á c
b
i ệ
n
p
h
á p
g
i ả m
n h
ẹ
c ò
n
c ó
t h ể
đ
ư
ợ
c
đ
ư
a
v à o
thiết kế dự án. C ác yếu tố cơ bản trong quá trình xác định quy m ô là: - X ác định ranh giới khuôn khổ về thời gian và đ ịa lý cho việc đ án h giá; -
L
ậ
p
b
ả n
-
T
h
u
t h
-
Đ
á
n
-
X
e
m
h
đ
ậ p
g
i á
x é
t
ồ
r a
d
ữ
n
h
g
ỉ i ệ
u
c ơ
t á c
c á
c
đ
ộ
g
i ả
n
i ớ
g
i
i ;
s ỏ
;
;
p
h
á p
.
11.3.3. Phân tích tác động, quản lý tác động và việc giảm nhẹ C ác giai đoạn quan trọng trong đánh giá tác động là: - X ác định noi m à các tác động gián tiếp và tích luỹ, các tương tác có khả năng xảy ra; - X ác định m ối quan hệ nguyên nhân và kết quả - lộ trình m à tác động vẫn thường diễn ra cho thấy các hoạt động dự án có thể gây ảnh hưởng thế nào với m ôi trường hiện tại; - X ác định p hản ú n g đối với thay đổi trong m ôi trường, đánh g iá độ lớn và tầm quan trọ n g của các tác động; - T riển khai các b iện pháp giảm nhẹ để xừ lý tác động; -
T
r i ể
n
k
h
a
i
c á
c
d
ự
á n
g
i á m
s á t
đ ể
p
h
á n
đ
o
á n
c á c
t á c
đ
ộ
n
g
g
i á n
t i ế
p
v à
t í c h
l u
ỹ
,
tư ơ ng tác giữa các tác động, thiết lập cơ chế xử lý các tác động lớn nếu phát hiện thấy.
Đánh giá mức độ và tầm nghiêm trọng của tác động K hi đ ã xác đ ịn h được các và tầm nghiêm trọng của tác trọ n g của các tác động gián p h ứ c tạp hơn so với các tác rộng hơn.
tác động, bước tiếp theo là khẳng định m ức độ ảnh hưởng động. V iệc thiết lập các tiêu chuẩn xác định m ức độ quan tiếp và lâu dài cũng như tươ ng tác giữa chúng có thể sẽ động trực tiếp vì phải áp dụng các biện pháp với quy mô
C ác yếu tố khác cần xét đến khi đánh giá m ức độ của các tác đ ộ n g bao gồm: ■ N hững thay đổi gì có thể xảy ra nếu dự án không thực hiện? ■ C ác biện pháp đ ã tiến hành có đóng góp thế nào vào tình hình hiện tại? ■ Khi xác định tầm nghiêm trọng của m ột tác động cũng n h ư x ét đến quy m ô của nó, c ầ n
c h
ú
ý
đ
ế n
:
319
- K hoảng thời gian diễn ra, tức là ảnh hư ở n g đó có tín h tạm thời hay vĩnh v iễn ; -
P
h
ạ m
v
i
ả n
h
h
ư
ở
n
g
,
n
g
h
ĩ a
l à
t i
l ệ
m
ô
i
t r ư
ờ
n
g
s ố
n
có
g
t h ể
b
ị
m
ấ t ;
- M ức độ thường xuyên của tác động; - “G iá trị” và khả năng hồi phục của đối tư ợ n g ch ịu ảnh hư ờ ng; -
K
h
ả
n
ă n
g
t h
à n
h
c ô
n
g
c ủ
a
b
i ệ
n
p
h
á p
g
i ả
m
n h
ẹ
t á c
đ
ộ
n
g
.
Các ngưỡng xác định tầm nghiêm trọ n g của tác động phụ thuộc vào th ô n g số môi trường và tầm quan trọng của nó. c ầ n phải nêu rõ những tiêu chí sử
d ụ n g trong việc
đánh giá. Có nhiều phương pháp để nhận biết và đ ánh giá các tác độ n g gián tiếp và lâu dài cũng như tương tác giữa chúng. M ồi p h ư ơ n g pháp phù hợp với m ột d ự án cá b iệt và cũng có khi áp dụng đồng thời m ột vài p h ư ơ n g pháp cho m ột q uá trìn h đ ánh giá tác động đối với môi trường. Các phương p háp này (EC 1999) được thể h iện tó m tẳt trong các đoạn dưới đây. Ý k iế n c h u y ê n g ia
Ý kiến chuyên gia là “công cụ” để đánh giá các tác động gián tiếp và lâu dài cũng như tương tác giữa chúng. V iệc trao đổi ý kiến và liên kết hiệu q u ả giữa các thành viên trong nhóm d ự án có vai trò hết sức quan trọng. V ới các tác động gián tiếp và lâu dài, cần có sự phối hợp của nhiều ngành khoa h ọc để phân tích hệ th ố n g các m ối liên hệ qua lại có thể phát sinh. Với các dự án đơn giản, chỉ cần tham khảo ý kiến ch u y ên gia cũng đủ để nhận biết và đánh giá các tác độ n g nói trên. T r ư n g c ầ u ỷ k iế n v à c â u h ỏ i đ iề u í r a
Trưng cầu ý kiến và câu hỏi điều tra là các ph ư ơ n g ph áp thu th ập th ô n g tin có thể hỗ trợ cho việc xác định quy m ô cùa q u á trìn h đ ánh giá đồ n g thời xác định đ ư ợ c địa điểm , cách thức của tác động gián tiếp và lâu dài cũ n g n h ư các m ối tư ơ ng tác g iữ a chúng. Hai phương pháp này thường được dùng ờ giai đ oạn xác định quy m ô củ a d ự án. N hững đối tượng được trư ng cầu ý kiến bao gồm: ■ N hà chức trách có liên quan do pháp luật chỉ đ ịn h hoặc k h ô n g chỉ định; ■ Các chuyên gia thuộc ngành có liên q u an đến dự án và các tác độ n g có thể xảv ra; ■ Các doanh nghiệp và đoàn thể địa p h ư ơ n g - n h ữ ng đối tư ợ ng có thể chịu ảnh hưởng từ d ự án. Sử dụng bảng câu hỏi điều tra là m ột p h ư ơ ng pháp n ữ a để thu thập th ô n g tin, đặc biệt là từ các doanh ngiệp, các nhóm người có q uan tâm v à các cư dân đ ịa p h ư ơ n g - những đối tượng có khả năng sẽ chịu ảnh hưở ng từ dự án. H ọ có thể là đối tư ợ n g phỏng vấn trực tiếp hoặc trả lời câu hỏi điều tra q u a b ư u điện.
Phân lích mạng lưới Phân tích m ạng lưới và hệ thống xác đ ịn h phươ ng hư ớ ng của m ột tác độ n g thông q u a m ột loạt các chuỗi (m ạng lưới) hoặc m ạn g (biểu đồ hệ th ố n g ) liên kết g iữ a m ột hoạt
320
động giả đ ịnh và đối tư ợ ng chịu tác động. V iệc p hân tích phản ứ ng của đối tượng trước m ột hoạt động nhất đ ịnh và xác định những vị trí có tác động lớn nhất lên đối tượng hay các yếu tố m ôi trư ờ n g sẽ cho phép xem x é t các tác động gián tiếp và tương tác giữa chúng theo hai góc độ: các hoạt động đ ư a ra tro n g dự án và bản thân các tác động đó. Các tác động lâu dài cũng có thể đượ c phát h iện trên các m ạng lưới và các biểu đồ hệ thống khi những h o ạt động khác nhau có thể tác động lên cùng m ột đối tượng hay một yếu tố m ôi trường. B ả n liệ t kê
B ản liệt kê th ư ờ n g đượ c sử dụng để p h át hiện các tác động trực tiếp. T rong trường họp đặc biệt, phư ơ ng ph áp này cũng có thể được áp dụng để xác định các tác động lâu dài. T uy nhiên việc sử dụng th àn h công cô n g cụ này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người tiến hành trong việc nhận biết các h oạt độ n g và các nguồn tài nguyên nhạy cảm chủ chốt. C ác bản liệt kê thư ờ ng được sử dụng để n hận biết các tác động ở giai đoạn lập quy m ô củ a dự án n hằm cung cấp m ộ t hư ớ n g tiếp cận đã được lên kế hoạch trước để người thực hiện theo đó tiến hành. T uy nhiên sử dụng bản liệt kê không có nghĩa là các hoạt động khác n h ư trư ng cầu ý kiến là khô n g cần thiết. M ầu bản liệt kê có thể thay đổi tuv theo thể loại v à chi tiết thông tin cần có. P h â n tíc h k h ô n g g ia n
Các bản đồ và hệ th ố n g thông tin địa lý có thể xác định sự phân bổ không gian của các tác động và hỗ trợ việc xác định các đ ịa điểm có thể xảy ra các tác động lâu dài và tương tác giữa chúng. C ả hai phươ ng pháp đều đòi hỏi phải chuẩn bị bản đồ hoặc các tập thông tin và do đó th ư ờ n g trù n g lặp nhau. M a trậ n
C ác m a trận có thể đánh giá tới m ộ t m ức nhất định các tác động của các hoạt động trong dự án đối với các nguồn tài nguyên và có thể xem xét tới các tác động gián tiếp và lâu dài cũng như các m ối tương tác lên tài nguyên. Tuy nhiên, phương pháp này không thể dùng vào việc đ ịnh lượng m ức độ n ghiêm trọ n g thực tế của các tác động. Việc hoạch định các m a trận để phản ánh các nhân tố n h ư thời gian xảy ra tác động, tần suất và quy m ô tác đ ộ n g có thể được sử dụn g để “tính đ iể m ” hoặc xếp loại các tác động, với điều kiện là các tiêu chí được sử dụng phải rõ ràng. P h â n tíc h n ă n g lự c v à n g ư ỡ n g
P hư ơng pháp này xem xét năng lực của m ột n g u ồ n tài nguyên và khả năng hồi phục của nó trư ớc thay đổi về m ôi trường. N ế u có thể biết chắc ngưỡng hoặc yếu tố hạn chế thì phươ ng pháp này sẽ đặc biệt hữ u dụn g trong việc đánh giá tác động lâu dài của một số hoạt động đối với ngu ồ n tài nguyên. C ác n hà đ iều tiết sẽ thiết lập các ngưỡng cho m ức phát thải để dùng vào việc đánh giá m ức độ v à tầm nghiêm trọng của m ột tác động.
321
L ậ p m ô h ìn h
Việc lập m ô hình cho phép định lượng các m ối quan hệ nhân q u ả bằng cách tái tạo lại các điều kiện m ôi trư ờng trên m ô hình. D ạng m ô hình phổ biến nhất là sử d ụn g mô hình trên m áy tính và d ự đoán các tác động hóa học v à v ật lý cù a m ột hoạt động nhất định lên m ôi trường.
Biện pháp giảm nhẹ V iệc giảm nhẹ các tác động đối với m ôi trư ờng cũng n h ư quan hệ của nó với các tác động gián tiếp và lâu dài có thể được xem xét theo hai cách: ■
Giảm nhẹ các
l o
ạ
i
tác
đ
ộ
n
g
nêu trên.
■ C ác tác động gián tiếp và lâu dài cùng các m ối tương tác gây ra do các biện pháp giảm nhẹ (còn gọi là “chuyển hướng tác đ ộ n g ”). K hi cân nhắc các biện pháp giảm nhẹ để giải quyết các tác động lâu dài của m ột số d ự án cần phải có sự phối hợp g iữa các nhà p h át triển d ự án. G iảm nhẹ các tác động gián tiếp và tác động lâu dài cũng n h ư các tư ơ ng tác g iữa chúng có thể khác so với việc giảm nhẹ các tác động trực tiếp. D o đó các p h ư ơ n g án giảm nhẹ tác động phải được xem xét trên cơ sở từng dự án.
Các vẩn đề khó khăn và các yếu tổ thiếu rõ ràng Khi đánh giá các tác động gián tiếp và lâu dài cùng các m ối tươ ng tác thư ờ ng xuất hiện những vấn đề khó khăn và thiếu tính rõ ràng. Đ iều này có thể do m ộ t số nhân tố sau: C á c ra n h g iớ i
K hi xác định các ranh giới địa lý để tiến hành đánh giá, luôn luôn tồn tại vấn đề là điểm giới hạn của khu vực được đánh giá ở đâu. R anh giới là công cụ hữu hiệu để p h in định quy m ô của việc đánh giá nhưng cần phải sử dụng linh hoạt. C á c đ i ề u k i ệ n b iề n
Khi thiết lập các điều kiện biên cho quá trình đ án h giá, các thông tin cần thiết có tiể không có hoặc không tiếp cận được, thông tin thiếu hoàn chỉnh hoặc ở m ức độ k h ô ig thích hợp. V iệc thu thập thông tin về các hoạt động trong quá khứ, hiện tại v à tương ai có thể gặp khó khăn. V iệc thu thập thông tin về ranh giới nơi có các tác động vượt raih giới địa phương hay lãnh thổ quốc gia cũng là vấn đề nan giải. H iể u b iế t v ề c á c tư ơ n g tá c v à lộ t r ìn h
Khi có các tương tác và lộ trình, điều quan trọ n g là phải h iểu được phản ứng của lệ thống. H iểu biết này sẽ cho phép quá trình đánh giá phản ánh được các tác động cia m ột hoạt động nhất định ở m ức
c à
n
g
chính xác càn g tốt. C ác tươ ng tác phức tạp sẽ làn
nảy sinh các phản ứng phi tuyến tính m à không phải lúc nào cũng có thể hiểu biết thiu đáo được và do đó rất khó để đánh giá.
322
G iả đ ịn h
Bất cứ g iả định nào sử dụng trong quá trình đánh giá cũng phải đượ c ghi lại đầy đủ để người đư a ra quyết định có thể ý thức đầy đủ về cơ sở tiến h ành đánh giá đó.
Báo cảo Kết quả của việc đánh giá các tác động gián tiếp và lâu dài cùng các m ối tương tác cần phải được nêu ra trong Báo cáo. Có hai phương pháp thực h iện báo cáo chủ yếu: ■
L
ồ
n
g
g h ép
■
T
h
ự
c
hiện theo m ột chương
c á
c
đ án h
g
i á
v à o
m
r i ê
ồ
phần;
i
n
g
b
h
o
ặ c
i ệ t .
Sử dụng các bàng N goài nhữ ng điều nêu trên, nên có m ột bản tóm tắt nêu ra các tác động tổng thể cần được xem xét cẩn thận đối với từng đối tượng chịu tác động khác nhau. V iệc trình bày thông tin trong bảng tập trung vào các đối tượng chịu tác động phải chỉ rõ những điểm m à các đối tư ợ ng chịu nhiều hơn m ột loại tác động. Đ iều này rất h ữ u ích trong việc chuyển tải thông tin về các tác động tổng thể tới những người đưa ra quyết định và tới cộng đồng. S ừ d ụ n g g iả n đ ồ
Các giản đồ cũng có thể biểu thị các tác động dự kiến của dự án. C á c p h ư ơ n g p h á p khác
C ác phư ơ ng pháp trình bày những tác động gián tiếp và lâu dài cùng các m ối tương t á c
k
h
á
c
đ
ó
l à
m
a
t r ậ n
( s ừ
d
ụ
n
g
c á c
t h
ô
n
g
t i n
đ
ị n
h
t í n
h
h
a y
đ
ị n
h
l ư
ợ
n
g
h
o
ặ c
c á c
c h
ỉ
s ố
) ,
sổ liệu v à bản đồ.
11.3.4. Trưng cầu ý kiến T rưng cầu ý kiến là tìm kiếm thông tin đầu vào và lời khuyên từ các cơ quan chính phủ, các chuyên gia độc lập, các nhóm có quan tâm và công chúng trong suốt quá trình v à hoàn tất việc đánh giá. Q ua đó thu thập thông tin và dữ liệu về các tác động gián tiếp v à lâu dài cũng như các mối tương tác giữa chúng. N gười tiến hành đánh giá cần lấy th ô n g tin về quy m ô đánh giá và các hoạt động trong tương lai d ự kiến có thể đánh giá đượ c các tác động trên m ột cách chính xác. Các nhà chức trách có năng lực cần đưa ra lời khuyên đối với người tiến hành đánh giá trong việc thiết lập các ranh giới để đánh g iá các tác động.
11.3.5. Tài liệu và thông tin N gư ời tiến hành đánh giá phải đảm bảo rằng m ọi thông tin đánh giá m ôi trường đều đượ c đư a vào báo cáo. Các nhà chức trách có trách nhiệm giúp đ ỡ người thực hiện và ch ủ dự án trong việc viết và hoàn thiện báo cáo.
323
11.3.6. Đưa ra quyết định K hi báo cáo đã được đệ trình, các nhà chức trách xem xét kết luận và kiến n g h ị của bản báo cáo. Sau khi xem xét, họ có thể phê chuẩn dự án hoặc áp đặt các điều k iệ n và yêu cầu cụ thể hoặc bác bỏ dự án. Q uá trình đư a ra quyết định tuỳ thuộc vào m ỗi quốc gia. C ác bước tiến hành và các trở ngại làm chậm trễ có thể rất khác nhau. D o đ ó cần phải tham khảo luật pháp tuỳ theo từng quốc gia, khu vực và địa phương.
11.3.7. Sự tham gia của quần chúng V iệc tham khảo ý kiến của công chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện Đ TM . C ần có sự tham gia thực sự của quần chúng trong quá trình đánh giá từ khi bắt đầu cho đến khi đưa ra quyết định cuối cùng. M ọí đối tư ợ ng có liên quan phải được tham khảo ý kiến, từ các nhà chức trách hoặc các tổ chức quần chúng đến các cá nhân. Sự tham gia của công chúng tro n g quá trình đánh giá m ôi trường rất quan trọ n g trong
việc g h ép các tiêu kinh tế, xã hội môi tức hướng tới sự phát triển bền vừng bằng cách đóng vai trò là một công cụ để củng cổ và nâng cao ỷ thức cộng l ồ
n
g
m
ụ
c
v à
t r ư
ờ
n
g
,
l à
Đó cũng là sự đảm bảo
đ ồ n g v ề s ự c â n đ ố i g i ữ a c á c h o ạ t đ ộ n g k in h t ế v à m ô i t r ư ờ n g .
để chống lại các quyết định sai trái hoặc có động cơ chính trị. Sự tham gia củ a cộng đ
ồ
n
g
đ
ồ
n
g
l à
,
đ
c ầ
ồ
n
n
g
t h
t h
i ế t
ờ
i
đ ể
c ó
g
t h ể
i ả
m
đ
ó
n
t h
i ể
u
g
g
ó
h
p
o
ặ c
t í c h
t r á n
c ự
c
h
c á
c h
o
c
t r a n
q
u
á
h
t r ì n
c ã
h
i ,
đ
đ
á n
ố
i
h
đ
ầ
u
g
i á .
v
à
c ả n
t r ở
t ừ
p
h
í a
c ộ
n
g
Luật pháp thừa nhận quyền tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá m ôi trường. Ở nhiều nước, quyền tham gia này chỉ giới hạn ở việc được xem và bình luận về các báo cáo cuối cùng, theo đó phải trưng cầu dân ý ít nhất là hai lần (ngay sau khi đánh giá sơ bộ về m ôi trường và trước khi hoàn tất các điều khoản tham khảo cho báo cáo m ôi trường; và sau khi có báo cáo sơ bộ về m ôi trường) nhưng không thể tiến hành trong m ọi giai đoạn của quá trình đánh giá. B ảng 11.3 tóm tắt các m ục tiêu chính của việc trưng cầu dân ý ở m ỗi giai đoạn của quá trình đánh giá, bao gồm cà m ô tả chi tiết của các m ục tiêu này. Có nhiều lợi ích thu được từ việc trư ng cầu ý kiến của quần chúng trong quá trình đánh giá tác động m ôi trường. N eu sự tham gia được tiến hành sớm thì m ối quan hệ q u a lại giữa công chúng, người tiến hành đánh giá và các cơ quan đưa ra quyết định cần được tiếp tục trong suốt quá trình đánh giá tác động m ôi trư ờng để thu được lợi ích tối đa. T ất cả các thông tin về dự án cần được đư a tới công chúng kịp thời để có thể xem xét các ý kiến phản hồi trong quá trình phát triển dự án và thực hiện báo cáo Đ TM . Khảo sát, các câu hỏi điều tra, hội thảo, gặp gỡ là những phương pháp chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ nói trên. Các tài liệu hướ ng dẫn thiết thực về việc trưng cầu dân ý v à những phương pháp tiếp cận được đề xuất trong tài liệu hướng dẫn đánh giá m ôi trường c ủ a N gân hàng phát triển châu Á [ADB 2003].
324
Bảng 11.3. Tóm tát các mục tiêu trưng cầu dán ý trong quá trình đánh giá tác động mỏi trường C
á c
g i a i
đ o ạ n
c ù a
q u á C
t r ì n h
Đ
X
Đ
á n h
á c
g i á
đ ị n h
á n h
P h ê
t ổ n g
q u y
u y ế t
g
q u á t
m
m
ô i
b á o t r ư
ờ
ô
c á o
t á c
n g
đ ịn h
X
á c
đ ịn h
c á c
t á c
đ ộ n g
X
á c
đ ịn h
c á c
g i á
t r ị
X
á c
đ ịn h
c á c
ư u
t iê n
K
h
u y ế n
C
ô
n
g
p h ư
ơ
i á m
s á t
k h
t h i ệ n
C
g
ô
n p
m
ụ c
t iê u
C
n
ô
C
ô
g
c ủ a
n
g
t ừ
ợ
t r ư
n g
c ầ u
d â n
ý
l ý
n g
ố i
c h o
q u a n
q u á
b iế t
t r ì n h
c ủ a
đ ó n g
g ó p đ á n h
g ó p
t ín h
v à o
c ù a
đ á n h
q u ầ n
đ o á n ,
v à
t â m
s ự
h ợ p
q u á
c h
h iể u
g i á
v à
l ý
c ủ a
t r ìn h
c ô
n
g
c h ú n g ;
g i á ;
ú n g
đ ố i
b iế t
v à
g i ả m
b á o
đ á n h
g
v ớ
d ự
c á c
n h ẹ
c á o
i á
i
g
c á c
m
i á
t r ị
t á c
ô i
c h ấ t
á n .
c ù a
đ ịa
đ ộ n g ;
t r ư ờ n g .
l ư
ợ
n g
v à
t ín h
l u ậ n
v ề
k h à
n ă n g
c ó
t h ể
c h ấ p
n h ậ n
đ ư
ợ
c
c ù a
c á c
á n .
đ á n h m
m
y ế u .
c á o .
b ì n h
c h ú n g q u à n
d ự
đ ó n g
d ự
v à
t h ể
l ư
b á o
c h ú n g
đ ộ n g
t r ìn h
c h ấ t
c h ủ
h i ể u
v i ệ c
c h ú n g l ý
s ự
c ó
v à o
ả i
h ợ
í c h
c h ú n g n g
C
t á c
G
á c
i á
g i á
c h u ẩ n
đ ộ n g
Q
đ á n h
ô i
g
i á
c á c
t á c
đ ộ n g
c ó
t h ể
x á
y
r a
v à
ủ n g
h ộ
q u á
t r ư ờ n g .
11.3.8. Giám sát (kế hoạch giám sát môi trường) V iệc đánh giá các tác động gián tiếp và lâu dài cùng các m ối tươ ng tác giữa chúng là m ột q u á trình lặp đi lặp lại trong đó nguy cơ tiềm tàng của các tác động được đánh giá lại trong toàn bộ các giai đoạn của dự án. G iám sát các tác đ ộng là bước cuối cùng; m ột khi d ự án đã khởi động, đây sẽ là cơ hội để kiểm chứng tính chính xác của các dự đoán và đảm bảo rằng các biện pháp giảm nhẹ tác động là có hiệu quả. C ũng có những yếu tố thiếu chắc chắn đi kèm với việc đánh giá các tác động không phải là hệ q u ả trực tiếp của dự án và có thể có liên quan tới các dự án và hoạt động khác. Đ ể giám sát các tác động, cần phải có các chỉ số để căn cứ vào đó đo lường m ức độ và tầm nghiêm trọng của các tác động. Thêm vào đó, cần phải có khung thời gian họp lý cho chương trình giám sát, đặc biệt là cho m ột số tác động không thấy ngay được. Phạm vi địa lý của việc giám sát cũng phải phù họ p với bản chất của tác động và nguồn tài nguyên được giám sát. Khi giám sát các biện pháp giảm nhẹ, phải có m ột cách đo tính hiệu quả trong việc phòng tránh, giảm hoặc chữa trị các tác động. T rường hợp cần thiết, việc giám sát phải chú ý đặc biệt vào các khu vực khó giải quyết v à cần nâng cao hiệu quả của các phư ơ ng pháp. N h ư đã nêu trên, m ột số tổ chức có yêu cầu đưa ra kế hoạch quản lý m ôi trường (ví dụ ngần hàng châu Á); m ẫu và nội dung của kế hoạch phụ thuộc vào các văn bản riêng.
11.4. NGHIÊN CÚXJ THỰC TẾ: QUẢN LÝ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC MƯA Ở v ũ HÁN 11.4.1. Quy mô dự án D ự án bao gồm việc nâng cao chất lượng nước thải đã qua x ử lý hoặc chưa qua xử lý thải ra m ôi trư ờng và quản lý nước m ưa trong khu vực.
325
11.4.2. Mô tả dự án D ự án bao gồm năm hạng m ục quản lý nước thải và bốn hạng m ục q u ản lý n ư ớ c m ưa. C ác hạng m ục trong quản lý nước thải gồ m có việc m ở rộng và / h o ặc nâng c ấ p bốn nhà m áy X C N T. D o đó sẽ phải xây d ự n g các hệ th ố n g tập tru n g nước thải m ới. D ự án cũng bao gồm cả việc xây dựng m ới m ộ t n h à m áy x ử lý nước thải. C ác hạng m ụ c trong quản lý nước m ư a bao gồm việc x ây d ự n g các đ ư ờ n g ống d ẫn , cố n g thoát n ư ớ c, trạm bơm , kênh dẫn nước lộ thiên v à / hoặc cải tạo các k ên h dẫn n ư ớ c h iện có.
11.4.3. Các giải pháp G iải pháp "không lập dự án" đã được xem xét song n h an h c h ó n g bị bác bỏ. N e u không có dự án, tình trạng ô nhiễm
s ẽ
tiếp tục ảnh hư ở n g đến nước m ặt và nước ngầm ,
đồng thời chất lượng nguồn nước tiếp nhận cũng sẽ bị x u ố n g cấp. T ro n g tư ơ n g lai, lũ lụ t vẫn xảy ra thậm chí với m ức độ trầm trọng h ơ n cùng với sự p h át triển. D ự án
s ẽ
giúp cải
thiện điều kiện sống ở các khu vực trọng điểm và p h ụ cận của thành p hố th ô n g qua v iệc tăng cường tập trung, xử lý nước thải và giảm úng ngập. Các giải pháp thay thế việc tập trung n ư ớ c thải cũ n g đ ã đượ c xem xét n h ư n g vẫn còn nhiều hạn chế do còn liên quan tới việc n ân g cấp các n h à m áy xử lý nướ c thải hiện có. C ác vật liệu thay thế cho các đường ống d ẫn v à các đ ịa điểm khác để x ử lý nước thải cũng đã được xét đến. N hữ ng địa điểm đề x u ất đ ư ợ c lựa ch ọ n dự a trê n các yêu cầu về việc lấy đất và công tác tái định cư, cân nhắc các tác đ ộ n g đối với m ôi trư ờ n g đồng thời phù hợp với nguồn vốn của dự án, các chi ph í v ận hành, bảo dư ỡ n g v à k iểu hệ thống tập trung nước thải cần có. C ác quy trình đề x u ất đ ư ợ c lựa chọn dự a trên y êu cầu về chất lượng nước sau x ừ lý, chi phí xây dựng v à vận hành, đ ịa điểm có sẵn v à các quy trình đã được đư a vào sử dụng. B a phương án thay thế cho việc xử lý n ư ớ c thải công n g h iệp được đư a ra xem xét: 1. Các cơ sở công nghiệp chính trang b ị riên g cho m ìn h các th iết bị x ử lý nước thải đáp ứng được các tiêu chuẩn về m ôi trư ờ n g , các n h à m áy x ử lý nước thải trong khu vực phục vụ x ử lý nước thải sinh hoạt. 2. Lắp đặt các thiết bị x ử lý sơ bộ nước thải tại từ n g cơ sở cô n g n g h iệp nhằm đáp ứ ng các tiêu chuẩn xả vào hệ thố n g th o át n ư ớ c đô thị, x â y d ự n g các nhà m áy xử lý nước thải trong khu vực để phục vụ n hu cầu x ử lý nước th ải sin h h o ạt và nước thải công nghiệp đã được x ừ lý sơ bộ. 3. X ây dự ng các nhà m áy xử lý nước thải lớn h o n để phục vụ n h u cầu x ừ lý nước thải và công nghiệp. G iải pháp th ứ hai đượ c coi là thân thiện v à an to àn đối với m ôi trư ờ n g đồn g thời có ít tác động tiêu cực nhất. Các giải pháp tái sử dụng nước thải k h ô n g đượ c xem xét do W uhan có nguồn nước m ặt rất dồi dào. N hữ ng phương pháp dự p h ò n g cho việc xừ lý b ùn đ ư ợ c xem xét
326
b a o
gồm chôn lấp, đốt hoặc tái sử dụng m ột cách có ích trong việc làm đẹp quang cảnh. V iệc tái sừ d ụ n g m ộ t cách có lợi luôn là sự lựa chọn thích hợp nếu n h ư chất lượng bùn ở m
ứ
c
c h
o
p
h
é
p
,
n
ế
u
k
h
ô
n
g
b
ù
n
s ẽ
đ
ư
ợ
c
đ
e m
c h
ô
n
l ấ p .
11.4.4. Các tác động tích cực và những lọi ích môi trường C hất lượng nướ c sẽ được cải thiện và sẽ có những lợi ích đáng kể v ề m ặt sức khoẻ do ít phải tiếp xúc với các m ầm bệnh có trong nước thải. Tần suất và m ức độ nghiêm trọng c ủ a lụt lội cũng giảm đi, do đó sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng khác. D ự án cũng trực tiếp và gián tiếp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
11.4.5. Các biện pháp làm giảm thiểu tác động môi trường T
r o
n
g
q
u
á
t r ì n
h
t h
i ế t
k ế
,
m
ọ
i
b
i ệ
n
p
h
á p
s ẽ
đ
ư
ợ
c
đ ề
x u
ấ t
n
h
ằ m
g
i ả
m
t h
i ể
u
c á c
t á c
động tiêu cực với m ô i trư ờ ng (ví dụ tiến g ồn, m ùi, v .v ...).
11.4.6. Các ảnh hưởng và những biện pháp giảm thiểu các tác động trong quá trình xây dựng Các hoạt động xây dựng có thể gây ra m ột số ảnh hưởng không m ong m uốn như ô nhiễm không khí do bụi (trong quá trình đào đắp, p há dỡ di chuyển các phương tiện), do k hí thải (từ các phư ơ ng tiện xả ra), tiếng ồn, ùn tắc giao thông, các chất thải rắn và lỏng, phế liệu xây dựng, sự ngắt đoạn các d ịch vụ công cộng (ví dụ: cấp th o át nước, đường d
ẫ n
k
h
í ,
c á p
t h
ô
n
g
t i n
,
V
. V
. ) ,
c h
i ế
m
d
i ệ
n
t í c h
v
à
l à
m
t h
a y
đ
ổ
i
đ ấ t
đ
a i .
C ác biện ph áp g iảm th iểu tác động tro n g quá trình xây dựng bao gồm : ■ G iữ ẩm khu vực công trư ờng, đường đi và các khu tập kết vật liệu xây dựng bàng biện pháp tưới nước; ■ Sử dụng các phư ơ ng tiện cơ giới có chỉ số phát thải theo tiêu chuẩn cho phép; ■ K iểm soát tiến g ồn từ các m áy xây dựng (lự a chọn loại máy m óc v à thời gian thi công h ợ p lý); ■ C huẩn bị kế h o ạch lưu thông xe cho khu vực thi công; ■ Thu v à x ử lý nước rác cùng các loại nước thải khác từ khu xây dựng trong các bể tự hoại trư ớc khi thải ra m ôi trường; ■ Lên kế hoạch lấy đất. tạm thời để giảm thiểu các thay đổi và phục hồi nguyên trạng cho k hu đất sau khi hoàn tất việc thi công; ■ Q uản lý tất cả các chất thải xây dựng theo đúng quy trình; ■ T ôn trọ n g m ọi di tích lịch sừ và các tài sản văn hoá khác, đình chỉ thi công và liên hệ với các n h à chức trách; ■ Á p d ụ n g các biện pháp an toàn trong khu vực thi công để đảm bảo an toàn cho người dân (các biển báo); ■ H uấn luyện cho tất cả các nhà thầu và giám sát thi cồng trước khi khởi công xây dựng.
327
11.4.7. Các ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình vận hành
ước lượng nồng độ mùi
■
d
o
c á c
n
h
à
m
á
y
s ả
n
s i n
h
r a
t r ê n
m
ô
h
ì n
h
k
h
u
ế
c h
t á n
không khí v à trang bị các thiết bị kiểm soát m ùi cho cả hai nhà m áy xử lý nước thải. N ói chung, dự án phải có tác động tích cực đối với chất lượng k h ô n g khí và x ử lý nước thải. ■
bằng cách lắp các m áy dò an toàn và hệ thống m áy lọc
G iả i q u y ế t v ấ n đ ề về c lo
clo, giảm thiểu lượng clo tích tụ tại chỗ, đặt vùng đệm quanh phòng hòa chế clo, cung cấp m ặt n ạ an toàn và các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân v iên đồng thời huấn luyện cho họ các thao tác vận hành an toàn.
Quản lý các chất khỉ và chất lỏng có tính chất ăn mòn, độc hại và dễ cháy nổ
■
c ó
thể tích tụ trong hệ thống. ■
Lớp bọc không thấm sẽ cho p h ép thu lại các cặn b ẩn v à đưa đi
C h ô n lấ p b ù n lắ n g .
x ử lý.
Thiết lập phương án kiểm soát
■
s ố
,
k ế
h
o
ạ c h
x ử
l ý
s ự
c ố
,
l ấ
y
n
ý
k
h
i ế
ằ m
n
đ
n
g
ả m
ư
ờ
b
i
ả o
d
c á c
â n
v
. v
n
h
à
m
á y
h
o
ạ t
đ
ộ
n
g
t ố t
( c á
c
c h
ỉ
. . . )
11.4.8. T h u h ồ i đ ấ t v à tá i đ ịn h c ư Đ ời sống về thể chất và kinh tế của người dân sẽ chịu ảnh hưở ng của dự án (ví dụ: do thu hồi đất, do việc sử dụng tạm thời đất để xây dựng hệ thống th u gom nước thải, nhà m áy x ử lý nước thải, cống thoát nước m ưa, trạm bơm , những người dân bị ảnh hưởng đến thu nhập trong thời kỳ xây dựng). N hữ ng đối tượ ng chịu ảnh hường do d ự án sẽ được đền bù và tái định cư kịp thời theo đúng kế hoạch tái dịnh cư nhàm đảm bảo cho họ m ột cuộc sống ở m ức độ ít nhất là gần như cũ. 1 ỉ . 4.9. Đ á n h g iá về k in h tế M
ộ
dự án 2
5
n
ă m
t
p
h
â n
t í c h
k
i n
h
t é
p
h
ù
h
ợ
p
v
ớ
Văn bản hướng dần phân tích tính kinh tế của các
i
cùa ngân hàng p hát triển châu Á (A D B ) đã được tiến hành tro n g khoảng thời gian t í n
h
c ả
t h
ờ
i
g
i a
n
x
â
y
d
ự
n
g
.
L
ợ
i
í c h
v
à
c h
i
p
h
í
c h
o
d
ự
á n
đ
ư
ợ
c
ư
ớ
c
t í n
h
d
ự
a
t r ê n
cơ sở có và không có d ự án. C ác tài liệu và quy định về chính sách và kế hoạch dược nghiên cứu thấu đáo để khẳng định độ tin cậy của các chỉ tiêu về chất lượ ng nước sau khi x ử lý và kiểm chứng xem dự án liệu đã nhất quán với các kế hoạch kiểm scát ô nhiễm và quản lý nước của N hà nước, tỉnh, thành phố và phù hợp với các chính sách, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương. V iệc đánh giá nhận thức v à quan đ e m của cộng đồng cũng được tiến hành thông qua các khảo sát tại hộ gia đình và doanh nghiệp. So với m ột loạt các dịch vụ công cộng khác thì việc cải th iện các dịch vụ xử lý nước thải và nước m ưa được ưu tiên hàng đầu.
11.4.10.
Kế hoạch quản lý môi trường
K ế hoạch quản lý m ôi trư ờng (Q L M ) bao chùm m ọi giai đoạn của d ự án từ khâu chuẩn bị cho tới xây dựng, ỏy thác và vận hành, nhằm m ục đích giám sát các tác cộng
328
và làm giảm thiểu các tác động tới m ôi trường. Kế hoạch quản lý m ôi trư ờng đã được lồng ghép vào giai đ o ạn thiết kế và cũng sẽ được lồng ghép vào kế hoạch xây dựng, quản lý và hoạt động. K ế hoạch quản lý môi trư ờng sẽ đảm bảo tín h hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động m ôi trường đã đưa ra. Các kế hoạch thu h ú t sự tham gia của cộng đồng vào việc thiết kế, xây dựng và vận hành đã được triển khai trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Các kế hoạch này bao gồm việc th u hút sự tham gia của người dân vào việc giám sát các tác động v à các biện pháp giảm thiểu các tác động đó trong quá trình xây dựng và vận hành, đánh giá m ôi trư ờng và các lợi ích kinh tế cùng nhữ ng ảnh hưởng xã hội cũng như phỏng vấn người dân sau khi dự án hoàn tất. M ột số loại hình hoạt động có sự tham gia của người dân được trình bày trong kế hoạch quản lý m ôi trường bao gồm thăm quan khu vực nhà m áy, các hội thảo, điều tra m ột số vấn đề cụ thể, phỏng vấn và lắng nghe ý kiến người dân. Kế hoạch quản lý m ôi trường (Q L M ) đưa ra m ột chương trình giám sát m ôi trường chi tiết, bổ sung cho kế hoạch giám sát đề ra trong thiết kế và khung giám sát của dự án. K
e
h
o
ạ c h
q
u
ả n
l ý
m
ô
i
t r ư
ờ
n
g
s ẽ
đ
á n
h
g
i á
m
ứ
c
đ
ộ
v
à
t ầ m
n
g
h
i ê
m
t r ọ
n
g
c ủ
a
c á c
t á c
đ
ộ
n
g
đối với m ôi trường so với các tác động dự kiến, hiệu quả củ a các biện pháp bảo vệ môi trư ờng và sự tuân th ủ các luật lệ và quy định có liên quan cũng n h ư các xu hướng tác động. T rong suốt quá trình xây dựng và hoạt động, các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi sẽ giám sát tính hiệu quả của các thiết bị và tác động đối với m ôi trường của dự án.
11.4.11. Sự tham gia của cộng đồng T rong q uá trình đánh giá các tác động đối với môi trư ờng có hai lượt tham khảo ý kiến người dân:
Gặp
•
g
đại diện quần chúng
ỡ
v à
c á
đối
c
t ư
ợ
n
g
g
ó
p
v ố
n
liên
c ó
q
u
a n
;
• Phát phiếu điều tra cho những người dân chịu ảnh hưởng từ d ự án và các đối tượng h
ư
ở
n
g
l ợ
i
t h
u
ộ
c
n
h
i ề
u
n
h
ó
m
t u
ổ
i ,
g
i ớ
i
t í n
h
,
t r ì n
h
đ
ộ
h
ọ
c
v ấ
n
v
à
n
g
h
ề
n
g
h
i ệ
p
k
h
á
c
n h
a u .
N goài ra m ột số lần tham khảo ý kiến khác cũng được tiến hành bao gồm các điều tra về kinh tế xã hội tại các hộ gia đình và doanh nghiệp để phục vụ cho việc phân tích xã hội và m ức sống tối thiểu. P
c ự
c
h
ầ
s ẽ
n
l ớ
đ
ư
n
ợ
n
c
g
h
ữ
n
i ả m
g
n
b
ớ
g
ư
t
ờ
n
i
h
ờ
t h a m
g
c á
c ô
c
i a
n
đ
g
ề u
n
g
ủ
n
h
ệ
g
h
ộ
t i ê n
d
ự
t i ế
á n
n
v
v
à
à
c á
t i n
c
b
t ư
ở
n g
i ệ
n
p
h
r ằ n
g
c á c
t á c
á p
t h
í c h
h
ợ
đ
p .
ộ
Đ
n
g
ố
t i ê u
i
v ớ
i
dự án phụ về nước thải C aidian, những người dân chịu ảnh hưởng yêu cầu phải được đ ền bù v à tái định c ư thỏa đáng theo đủng các chính sách của nhà nước và địa phương đ ồng thời phải được trả tiền đầy đủ và đúng hạn. Họ bày tỏ hy vọng rằng dự án sẽ tác động tới các cộng đồng dân cư xung quanh ở m ức thấp nhất và các nhà m áy đang được x ây dự ng sẽ có chất lượng cao. Các vấn đề và lo ngại được người dân nêu lên trong các cuộc trưng cầu ý kiến đã được giải quyết thỏa đáng trong quá trình lập kế hoạch Đ TM và x ây dựng các biện pháp
329
giảm thiểu tác động. N hữ ng biện pháp giảm thiểu tác động cụ thể sẽ tránh hoặc giảm thiểu các tác động không m ong m uốn m à người dân vốn lo ngại. B ên cạnh đó, m ộ t số đề xuất cụ thể cũng đ ã đư ợ c lồng ghép vào trong kế hoạch quản lý m ôi trường. Trong tương lai, các kế hoạch thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và hoạt động của n h à m áy sẽ bao gồm sự tham gia giám sát của người dân đối với các tác động và những biện pháp giảm nhẹ tác động, đánh giá các tác động với m ôi trường, kinh tế, xã hội đồng thời phỏng vấn lấy ý kiến người dân sau khi dự án hoàn tất.
11.4.12. Kết luận Các vấn đề quản lý về kinh tế (thuế nước thải, d ự toán chi phí, bảo hiểm v .v...), về luật pháp (các quy định, tiêu chuẩn, chính sách) và về quản lý kỹ thuật (thu gom nước thải, bùn lắng, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm công nghiệp cho nước thải chưa x ử lý) sẽ là những nguy cơ thất bại chủ yếu của dự án. C ác biện pháp quản lý cần phải được chuẩn bị và trình lên N gân hàng phát triển châu Á (A D B ). D ự án sẽ đem lại các lợi ích đáng kể cho các khu vực nội thành và phụ cận của V ũ H án cũng như các nguồn nước. D ự án cũng sẽ đem lại các lợi ích thiết thực với sức khỏe con người. M ột lợi ích quan trọng khác là tần suất và m ức độ nghiêm trọng của lụt lội cũng giảm đi. Các biện pháp giảm thiểu và đền bù hợp lý sẽ tránh được hay giảm nhẹ đến m ức chấp nhận được các tác động tiêu cực phát sinh từ dự án. N hữ ng biện pháp chính đó là lựa chọn cẩn thận đ ịa điểm xây dựng các nhà m áy xử lý nước thải để tránh các khu vực nhạy cảm , kiểm soát tiếng ồn, bụi, nước thải trong quá trình xây dựng, kiểm soát xói m òn đất trong quá trình đào, đắp, kiểm soát m ùi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động và phục hồi cảnh quan sau khi hoàn thành dự án. C ác tác động tiêu cực đã được khắc phục tới m ức cho phép bao gồm việc đền bù th o ả đáng và tái định cư cho 1.799 người, thu hồi được 62,5 ha đất để phục vụ cho dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Europe • EC, 1997. C ouncil D irective 9 7 /1 1/EC o f 3 M arch 1997 am ending D irective 85/337/E E C o f 27 June 1985 on the assessm ent o f the effects o f certain public and private prcỹects on the environm ent. • EC, 1985. D irective 85/337/E EC o f 27 June 1985 on the assessm ent o f the effects o f certain public and private prọịects on the environm ent.
Belgium . C ELLƯ LE “ E T U D E S Ơ IN C ID E N C E S SƯ R L 'E N V IR O N N E M E N T ” (EIE), 2006. Legislation and iníòrm ation about E nvironm ental im pact studies, notes. (In
330
French) available on: < http://m rw .w allonie.be/dgm e/dppgss/dcpp/eie.htm > and <http://m rw .w allonie.be/cgi/dgm e/dppgss/aeie01.idc> . R E G IO N A L W A L L O O N C O U N C IL , 2004. th e F i r s t B o o k o f th e E n v ir o n m e n t C o d e .
. W ALLOON
R E G IO N
D e c r e e o f 2 7 m a y 2 0 0 4 r e l a t i n g to
(in French)
GOVERNM ENT.
2005.
B y - la w
o f
th e
W a llo o n
g o v e r n m e n t o f 1 7 m a r c h 2 0 0 5 r e la t in g to th e F i r s t B o o k o f th e E n v ir o n m e n t C o d e .
(in French) . C O U N C IL 0 F T H E R E G IO N 0 F B R U S S E L S . 2004. 2 0 0 4 r e l a t i n g to th e E n v ir o n m e n t a l lic e n s e
O r d in a n c e o f 2 4 J u n e
(A rticle s 21 to 29 e sse n tia lly ). (in
F re n c h o r D u tch ) • BRU SSELS
R E G IO N
GOVERNM ENT.
2004.
B y - la w
o f
th e
B r u s s e ls
G o v e r n m e n t o f 9 A p r i l 2 0 0 4 a d o p íin g th e B r u s s e ỉs C o d e o f th e t e r r it o r y s e ttin g , th e “ C O B A T ” p u b lis h e d o n th e 2 6 M a y 2 0 0 4 .
• R E G IO N A L FL EM ISH C O U N C IL. 1995.
(in French or D utch)
D e c r e e o f 5 A p r i l ỉ 9 9 5 c o n c e r n in g
generalprovisions relating to environmentalpolicy.
( i n
F
r e
n
c h
o
r
D
u
t c h
)
Denm ark • EC , 2006. The o u tc o m e o f E IA . 35 p. A vailable < http://ec.europa.eu/environm ent/eia/pdf/eia_outcom e.pdf>
on
line:
. M IN IS T R Y 0 F T H E E N V IR O N M E N T (Spatial planning D epartm ent), 2002. P l a n n i n g A c t in D e n m a r k . C onsolidated A ct No. 763 o f 11 S eptem ber 2002.
The
China • G U A N G D O N G PR O V IN C IA L G O V E R N M E N T - THE W O R L D B A N K , 2003. G u a n g d o n g P e a r l r i v e r d e lt a u r b a n e n v ir o n m e n t p r o ịe c t -
D e s ig n
r e v ie w a n d
a d v is o r y s e r v ic e s o v e r a ll e n v ir o n m e n ta l a s s e s s m e n t f o r w a s te w a te r c o m p o n e n ts .
Vietnam •
L E U T H O B A C H , 2006. Personal notes. H U CE
W o rId b a n k - <w eb.w orldbank.org> • W O RLD BA N K , 2004a.
O p e r a tio n a lp o lic y
( O P ')
• W O RLD BA N K , 2004b.
B a n k P r o c e d u r e ( B P ) 4 .0 ì
• W O R L D B A N K , 2006.
H o w to u s e th e S o u r c e b o o k .
4 .0 1
(1999), revised in August 2004.
(1999), revised in August 2004.
A sian D e v e lo p m e n t B a n k (A D B ) - <w w w .adb.org> • ADB, 2006.
O p e r a t io n s M a n u a ỉ O M F l , O p e r a t ì o n a l p r o c e d u r e s a n d B a n k p o l i c i e s .
• Available on: http://www.adb.org/Documents/Manuals/Operations/OMFO l_25sep06.pd£> • ADB, 2003. E n v ir o n m e n ta l A ssessm en t G u id e lin e s . A vailable < http://w w w .adb.org/docum ents/G uidelines/E nvironm ental_A ssessm ent>
on:
(S ection “ Environm ental A ssessm ent o f Prọịect L oans”)
331
EIA Process •
E
n
v i r o
n
m
e
n
t
H
e
l p
d
e
s k
for EC
D
e
v e
l o
p
m
e
n
t
C o-operation. Project E I A
s c r e e n in g .
4p. A vailable on: <http ://w w w .environm ent-integration.org/D ow nload/D 123/E I A S c r e e n i ng.pd f> • EC, 2001.
E I A g u i d a n c e o f s c r e e n i n g , 2 0 0 1 . T h e s í e p s in t h e s c r e e n i n g .
A
v
a
i l a
b
l e
on: <http://ec.europa.eu/environm ent/eia/eia-guidelines/g-screening-full-text.pdf > • EC, 1999.
G u id e lin e s f o r th e A s s e s s m e n t o f In d ir e c t a n d C u m u la tiv e Im p a c t s a s
well as Impact Interactions.
A
v
a
i l a
b
l e
o
n :
<http://ec.europa.eu/environm enưeia/eia-studies-and-reports/guidel.pdf>
Case study • P E O P L E ’S R EPU B LIC O F C H IN A , 2006.
E n v ir o n m e n ta l A s s e s s m e n t R e p o r t o f
th e W u h a n W a s te w a te r a n d S to r m w a te r M a n a g e m e n t P r o je c t .
58 p.
Prepared by
the W uhan M unicipal G overnm ent íò r the A sian D evelopm ent B ank (A D B ).
332
C Á C Y Ê U C Ầ U V Ể Đ IỂ U T I Ế T V À P H Á P L Ý
12.1. T Ổ N G Q U A N V Ể C Á C YÊU CẨU P H Á P LÝ C
á
c
y
ê
u
c ầ
u
v ề
đ
i ề
u
t i ế t
v à
p
h
á
p
l ý
m
à
n
g
ư
ờ
i
n
g
h
i ê
n
c ứ
u
p
h
á t
t r i ể
n
n
h
à
m
á
y
X
L
N
T
phải tu ân thủ th a y đổi tùy th eo m ỗi nước dựa trên các quy đ ịn h về bảo vệ nguồn nước và k iểm soát ô n h iễ m n g u ồ n nước của từng quốc gia. Các y êu cầu này cũng có thể t h
a y
n ư
ớ
đ
c
ổ
v
i
t h
à
c h
e
o
ấ
t
t ừ
l ư
n
ợ
g
n
v
g
ù
n
n
ư
g
ớ
d
c
ự
a
c ủ
t r ê n
a
n
g
u
ồ
c á
c
đ
n
t i ế
i ề
p
u
n
k
h
ậ
i ệ
n
n
c ủ
n ư
ớ
a
đ
c .
C
ị a
á
p
c
h
ư
y ê
u
ơ
n
c ầ
g
u
v ề
p
n
h
á
h
p
u
l ý
c ầ u
s ử
d
ụ
n
g
c ó
t h ể
đ
ư
ợ
c
chia th à n h năm nội dung: 1. P h á t th ả i c h ấ t g â y ó n h iễ m vào n g u ồ n nước h o ặc đ ấ t
-
•
T
i ê
u
c h
u
ẩ
n
c h
•
T
i ê
u
c h
u
ẩ
n
g
ấ t
i ớ
l ư
i
h
ợ
n
ạ n
g
p h
n ư
ớ
c
đ
á t
t h ả i
ố
i
c h
v ớ
i
c á
c
n
gây ô
ấ t
g
n
u
h
ồ
n
i ễ
m
t i ế p
n
h
ậ n
.
.
2. Thiết kế nhà máy •
V
ị
•
B
ả
t r í
n
x
đ
â
á n
y
d
h
g
ự
n
g
i á
n
h
à
đ
ộ
t á c
m
n
á y .
g
m
ô
i
t r ư
ờ
n g .
3. Xây dựng nhà máy •
Ả
n
h
•
G
i ữ
h
g
ư
ở
ì n
n
g
c á
c ủ
c
d
a
q
i
u
á
t í c h
t r ì n
l ị c
h
h
x â
y
s ử
q
u
h
à n h
d ự
ố
c
n g .
g
i a .
4. V ậ n h à n h n h à m á y •
C
á
c
r ủ
•
C
á
c
y ê
u
c ầ
•
C
á
c
q
y
đ
u
i
r o
t r o
u
n
g
g
ị n
h
k
i á
h
m
đ
i ể
i
v ậ n
.
s á t .
u
t i ế t
v ề
a n
t o à n
s ứ
c
k h
ỏ
e
v à
m
ô
i
t r ư
ờ
n g .
5. G ắ n k ế t n h á m á y với đ iề u kiện tự n h iê n tại đ ịa p h ư ơ n g -
B
ả
o
v ệ
t h
-
B
ả
o
v ệ
d
i ê
n
n
a n
h
l a
h
m
i ê
n
,
v à
c á
p
c
h
l o
o
n
ạ
g
i
c á
c ả n
v à
h
t ự
đ
ộ
n
n
h
g
i ê n
v ậ t
h
o
a n
g
d ã .
.
N goài các yêu cầu trên, người điều hành nhà m áy X L N T có thể chọn hệ thống quản lý m ôi trường tự nguyện đã được chứng nhận [EM S ISO 14000] để đảm bảo sự hòa hợp hoàn toàn và bền vững với các yêu cầu điều tiết về m ôi trường. G iấy chứng nhận thường là không bắt buộc nhưng được các cơ quan m ôi trường giám sát hoạt động của nhà m áy đánh giá cao bởi có thể làm giảm rủi ro của các tác động m ôi trường do sự thiếu quan tâm về m ôi trường. Các nhà m áy được cấp chứng chỉ EM S thường ít bị các cơ quan chấp pháp kiểm tra và giám sát hơn.
333
12.2. PHÁT THẢI NƯỚC THẢI VÀO NGUỔN NƯỚC Các cơ quan kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước thường coi "phát thải chất gây ô nhiễm " là việc làm gia tăng lượng chất thải vào các nguồn nước từ bất kỳ nguồn thải nào. T huật ngữ “chất gây ô nhiễm ” được định nghĩa là các chất thải rắn, nước thải, bùn c ố
n
g
r ã n
h
,
c h
ấ t
t h
ả i
h
ó
a
h
ọ
c ,
v ậ t
l i ệ
u
s i n
h
h
ọ
c ,
c á
c
c h
ấ t
t h
ả i
n
ô
n
g
n
g
h
i ệ
p
,
s i n
h
h
o
ạ t
v à
công n g h iệ p ... được thải vào nguồn tiếp nhận. “Đ iểm nguồn” phát thải là nơi lưu chuyển phát tán ví dụ như ống dẫn nước, cống rãnh, kênh m ư ơ n g ... m à từ đó chất gây ô nhiễm được phát thải.
12.2.1. Các tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước G iống như các cơ quan quản lý lưu vực sông các cơ quan bảo vệ nguồn nước khu vưc và quốc g ia đều triển khai các tiêu chuẩn chất lượng nưốc đối với tất cả các loại nguồn nước trên toàn quốc bao gồm cả nước ở vùng đầm lầy. N hững tiêu chuẩn này thường gồm ba thành tố: 1. M ụ c đ íc h sử d ụ n g : Các thủy vực được phân loại theo m ục đích sử dụng, ví dụ như: bổ cập nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước dùng cho nuôi trồ n g thủy sản. M ục đích c ủ
a
c ơ
q
u
a n
q
u
ả
n
l ý
c á
c
n
g
u
ồ
n
n ư
ớ
c
l à
n
h
ằ m
t h
i ế t
l ậ p
,
b
ả o
v ệ
v à
d
u
y
t r ì
k
h
ả
n
ă n
g
s ử
dụng đã được quy định này. 2. T iêu c h u ẩ n c h ấ t lượng nư ớ c : Các cơ
q
u
a n
k
i ể
m
s o
á t
ô
n
h
i ễ
và
m
n
g
u
ồ
n
n ư
ớ
c
t r i ể n
khai các tiêu chuẩn chất lượng nước để hỗ trợ cho việc sử dụng đã được chọn lựa cua m ỗi đơn vị quản lý nước trong quyền hạn của m ình. C ác tiêu chuẩn này được ban hành dưới dạng văn bản bằng lời hoặc các chỉ số giới hạn dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ m à đơn vị quản lý nguồn nước phải đảm nhận. M ột số nước phát triển cũng thiết lập những tiêu chuẩn sinh học kết hợp với các tiêu chuẩn hóa học và vật lý truyén thống nhằm xác định chất lượng của nước vùng đầm lầy. 3. C h ín h sác h n g ă n n g ừ a su y th o á i: Các cơ
q
u
a n
kiểm soát ô
n
h
i ễ
m
và
n
g
u
ồ
n
nước
thiết lập chính sách ngăn ngừa suy thoái và các thủ tục cho việc thực thi. Các chính sách này được thực hiện nhằm duy trì và bảo vệ chất lượng nước cần thiết của nguồn nước để có thể đảm bảo được sử dụng bền vững nguồn nước. ở Liên m inh Châu Âu, các tiêu chuẩn chất lượng nước được kết hợp hài h ò a với C1C yêu cầu của chỉ dẫn về hệ thống nước [2000/60/EC ], kết hợp việc bảo vệ sinh thái 'à việc sử dụng nước lâu dài cũng như phát triển bền vững. Đ ây là m ột công cụ m ới để lip k ế hoạch và kết hợp các chính sách. Đ ây là m ột khung pháp lý cho cách tiếp cận ptổ biến các nguyên lý và các m ục tiêu bảo vộ m ôi trường và phát triển bền vững tại lưu VĨC sông. M ục tiêu là nhằm bảo vệ thiên nhiên và các nguồn nước phục vụ cấp nước siih hoạt, ngăn chặn việc xả nước thải vào nguồn nước ngầm và định giá nước dùng. M ột \ài nước coi việc xây dựng tiêu ch í chất lượng nước là m ộ t tiêu chuẩn quốc gia, m ộ t số nươc khác thì lại nhìn nhận vấn đề này có tính lợi nhuận. Bảng 12.1 nêu các tiêu chuẩn giM hạn về chất lượng nguồn nước
334
ở
Áo.
Bảng 12.1. Tiêu chuẩn giới hạn chất lượng nguồn tiếp nhận, hướng dẫn thực hiện của Áo, 1987 T
T
ổ
n g
ô
n i t ơ
a m
h
ô
n g
C
s ố
ô
( N
ô n
.
n i a
n g
H
t h ứ c
4
+
A
m
N
it r a t
N
N
i t r i t
n
n
h ó a
N
h
0
o
H
3 )
h ọ c
-
N
N
h u
c ầ u
ô
x y
h ó a
N
h u
c ầ u
ô
x y
h ó a
C
a c b o n
h ữ
u
c ơ
s i n h
h ò a
t a n
h
ọ c
b
o
i á
t r ị
g i ớ
i
h ạ n
( m
g / 1 )
0 , 5
3 - n
0 , 0 5
3 - N
8
2 - n
0 , 0 5
0 , 2
p
P h ô t p h o
G
5
d
3
C
O
D
1 0
D
O
C
2
12.2.2. G iấy phép hoạt động của hệ thống giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Các cơ quan kiểm so át ô nhiễm cấm việc phát thải chất ô nhiễm từ các điểm nguồn trừ khi được phép. Ở rất nhiều nước và tất cả các nước phát triển, đối tượng phát thải nếu m uốn xả ch ất thải đã được xử lý vào nguồn nước bề m ặt hoặc nước ngầm hoặc vào tầng đất bên dưới phải đ ăng ký xin giấy phép. Đ ơn xin phép phải m ất m ộ t thời gian để xem xét, bởi vậy cần phải n ộ p đon đến cơ quan có trách nhiệm trước đó sáu tháng. G iấy phép xả nước thải sẽ bao gồm những thông số và những đ iều khoản giới hạn về lượng ch ất thải có thể được xả. Những giới hạn này bao hàm cả m ặt kỹ thuật lẫn tiêu chí chất lượng nước phù hợ p với luật bảo vệ nguồn nước. Các giới hạn về kỹ thuật thể hiện cấp độ kiểm soát m à các nguồn nước có thể đạt được với các m ức độ về công nghệ quản lý ô nhiễm khác nhau. T hêm vào đó nẽu cần thiết làm theo đún g các tiêu chuẩn về chất lượng nước đang được áp dụng, giấy phép sẽ chỉ rõ giới hạn về chất lượng nước nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn về công nghệ đang được áp dụng. Yêu cầu về giấy p hép thay đổi theo từng trường hợp và thông tin trên các văn bản đề đạt do cơ quan cấp giấy phép cung cấp. Đ iều này giúp cho việc xác địn h các yêu cầu cần thiết để đệ đơn xin phép. Đơn xin phép cần có những thông tin về th iết k ế dòng chảy của phương tiện, lộ trình x ả nước thải đã được xử lý vào nguồn nước m ặt, m ô tả hệ thống xử lý hiện nay và hệ thống sẽ được xây dựng. Đ ơn xin cũng cần có thông tin về nồng độ tính toán của các chỉ tiêu như nhu cầu ôxy sinh học (BOD), tổ n g chất rắn trong chất lỏng (TSS), tổng lượng phôtpho và nitơ am ôn trong nước thải đầu vào, m ô tả dòng chảy công n ghiệp đến hệ thố n g xử lý. Đ ơn xin cấp phép cần thật hoàn chỉnh. N hân viên cơ quan cấp phép sẽ liên lạc với người xin phép trong quá trình thẩm tra và phát triển để lấy thêm thông tin. Các yếu tố sau đây thường là m ột phần của quá trình cấp phép.
335
Khảo sát và thiết k ế Bước đầu tiên để nhận được giấy phép là phải có m ột kỹ sư xác định khu vực d ự án. x á
c
đ
ị n
h
d
ò
n
g
c h
ả
y
s ẽ
đ
ư
ợ
c
t h i ế t
k
ế
v à
c á
c
p h
ư
ơ
n
g
á n
x ử
l ý
k
h
á c
n
h
a u .
Ở
m
ộ
t
s ố
n ư
ớ
c ,
kỹ sư phải được đăng ký chuyên m ôn hoặc công ty phải có giấy phép ch o các hoạt động thiết k ế như vậy. Trong đánh giá vị trí xây dựng phải làm rõ khả năng vị trí xây dựng thỏa m ãn được các yêu cầu cho quá trình phát thải kiến nghị. N ếu việc phát thải được tiến hành xả vào đất, cần phải nghiên cứu địa chất thuỷ văn để xác định ảnh hưởng tiém ẩn của hệ thống với chất lượng nước ngầm . Đ ánh giá vị trí xây dựng bao gồm việc xác định sự thích hợp của vị trí kiến nghị bằng cách khoan khảo sát và lấy những phoi đ ất để xác định những đặc điểm hạn c h ế của đất, kể cả việc xác định độ sâu của m ực nuớc ngầm và nền đá. Đ ánh giá vị trí xây dựng cũng bao gồm việc thu thập những th ô n g ĩin cần thiết về việc thiết k ế như: chất lượng bề m ặt đất, tốc độ thẩm thấu nước, dòng nuớc n g
ư
ợ
c
v à
đ
ộ
d
ố
c .
N
g
h
i ê
n
c ứ
u
đ
ị a
c h
ấ t
t h
u
ỷ
v ă n
v ề
đ
ộ
t h ấ m
q
u
a
c ủ
a
b
ề
m
ặ t
đ
ấ t
s ẽ
x á c
định bất kể ảnh hưởng nào của hệ thống đối với chất lượng nước ngầm và các g ò đất v ù
n
g
v ă n
n ư
ớ
c
n
t h a m
g
g
ầ m
i a
.
D
v à o
o
m
ộ
t í n
h
p
h
t
p h
ầ n
ứ
c
t ạ p
v
i ệ
c
c ủ
c ủ
a
a
n
d
g
ự
h
á n
i ê
n
.
H
c ứ
ọ
u
n
s ẽ
à
y
y ê
n
ê n
u
c ầ
c ầ n
u
n
h
c ó
ữ
n
c á c
g
t h
ô
n
h
n
g
à
đ
ị a
t i n
c h
ấ t
v ề
t h
t h
i ỷ
i ế
t
k ế
n h
ữ
n g
luồng chảy và báo cáo vể đánh giá vị trí xây dựng... M ục đích củ a nghiên cứu là: •
X
á
c
đ
ị n
h
đ
ộ
s â
u
c ủ
a
m
ự
c
n ư
ớ
c
n
g
ầ m
t ĩ n
h
v à
ở
v à
i
v ù
n
g
n ư
ớ
c
c ó
đ
ộ
c a o
h
o
ặ c
vùng đất có k hả năng bị úng lụt theo mùa; •
X
á
•
X
•
Ư
c
á
đ
c
ớ
ị n
đ
c
h
h ư
ớ
ị n
h
c h
t í n
h
đ
n g
ấ t
ộ
•
X
á
c
đ
ị n
h
v
ị
l ư
c a
• Xác định tiêu
c ủ a
ợ
o
c h
t r í
ò
n
n
g
n ư
c ủ
a
g
u
m
d
ẩ
á
c h
ớ
c
đ
ả y
n
ấ t
g
n ư
ớ
ầ m
v ù
n
c
n g ầ m
t ạ i
v
n ư
ớ
g
ị
( t h e o
c ả
đ
x
t r í
c
n
g
ị n
h
ầ m
h
â
t ừ
a i
y
d
h ệ
t r ụ c
ự
t h
n g
ố
n
t h ẳ n g
đ ứ
n g
v à
x
â
y
ớ
c
n
k
i ể
m
n ằ m
n
g
a
n
g
;
;
g
s ẽ
đ ư
ợ
c
d
ự
n g
g
ầ m
;
nước uống đạt được tại khu vực xung quanh;
n
y
ò
g
đ
o
á p
s u ấ t
đ ể
k
i ể
m
s o
á t
đ
ư
ợ
c
g
ò
đ ấ t
v ù
n
g
n ư
t r o
n
g
q u á
c á
c
ả
trình hoạt động của hệ thống; •
X
á
c
đ
ị n
h
s ố
l ư
ợ
n
g
v à
v
ị
t r í
c ủ
a
c á
c
g
i ế
n
g
k
i ể
m
t r a
c ầ n
c ó
đ ể
s o
á t
i h
hưởng của hệ thống đối với chất lượng nước ngầm . Số lượng giếng kiểm tra cần có sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp củ a địa chất thủy văn và kích cỡ của hệ thống xử lý. Các giếng này cần được lắp đặt ít nhấ! là m ột bộ thiết bị để xác định hệ thống này có nằm trong vùng nước ngầm thải ra hay nhập vào. G iếng kiểm tra này thường được đặt ở vị trí có các điều kiện đại diện cho hệ th ô ig đối với khu vực xây dựng.
Các hạn c h ế Cơ quan chính quyền có trách nhiệm đặt ra các m ức tiêu chuẩn giới hạn cho phép để bảo vệ chất lượng nước và các mục đích sử dụng nước trong phạm vi quốc gia hcặc trong khu vực. N hững đối tượng phát thải trong thành phố hoặc các điểm khác cần pìải được xử lý thứ cấp theo chỉ dẫn về nước thải đô thị củ a cộng đồng Châu  u. G iới hạn KỬ lý thứ cấp tối thiểu đối với trạm X L N T (tương đương với dân số 5000 người) nêu troig bảng 12.2.
336
Bảng 12.2. Tiêu chuẩn xả đối với trạm XLNT (Khoảng 5000 dân) C
N
h u
c ầ u
ô
x y
s i n h
N
h u
c ầ u
ô
x y
h ó a
T
ổ
n g
Đ
ộ
N
i t ơ
c h ấ t
r ắ n
l ơ
h
á c
ó a
h
ọ c
l ử
n g
c h â t
( B
( C
O
O
D
D
N
t h ả i
P h ỏ t
g
p h o
Nguồn:
N
H
/ L
)
^
9 , 0
1 5
P
ư
g
3 0
)
( T
( m
1 2 5
)
6 , 0
K
đ ộ
2 5
5 )
p H
( T
ồ n
)
ớ n g
2
d ẫ n
c ủ a
c ộ n g
đ ồ n g
C
h â u
Â
u
s ố
9
1 / 2
7 1 / E
E
C
Các giới hạn này sẽ chặt chẽ hơn so với yêu cầu xử lý thứ cấp tối thiểu. Cơ quan cấp phép sẽ xem xét m ột số yếu tố trong quá trình phát triển các giới hạn ảnh hưởng đối với m ột lần phát thải đặc biệt, bao gồm các đặc tính của nước nhận (phán loại cách sử dụng, tiêu chuẩn chất lượng nước, đặc tính luồng chảy) và sự phát thải (thiết k ế luồng chảy, dung lượng và tần suất được phát thải). Các chất phát thải độc hại sẽ được đánh giá để bảo vệ con người cùng các thuỷ sinh và động vật hoang dã. Đ ối với những nguồn phát thải mới hoặc m ở rộng công suất cần phải đệ đơn và xem xét lại. V iệc xem xét các giới hạn ảnh hưởng sẽ được sớm hoàn thiện trong quá trình cấp phép nên bất kể vấn đề nào cũng có thể được xử lý kịp thời. Tuy nhiên việc trì hoãn cũng có thể xảy ra nếu thông tin chưa phù hợp hoặc các vấn để về chất lượng nước cần được xác định bổ sung trong ‘q uá trình xem xét.
S ự tham gia của công chúng Sau khi đệ trình tất cả các thông tin cần thiết, cơ quan cấp phép sẽ quyết định xem có cần phải xem xét lại về m ôi trường. Trong m ột số trường hợp việc đánh giá tác động môi trường (xem chương 11) cũng được yêu cầu thực hiện (thông thường là bắt buộc khi thiết k ế dòng chảy lớn hon 200 m 3/ngày). N ếu dự án đáp ứng được việc đánh giá tác động m ôi trường sẽ có thông báo cho công chúng và được trưng cầu ý kiến. Các ý kiến phát sinh trong quá trình này cùng với tất cả những thông tin nào thu thập trong quá trình xử lý xin phép sẽ được xem xét trước khi cấp phép. G iấy phép dự thảo được hoàn thành và công bố trong khoảng m ột tháng nhằm trưng cầu ý k iến từ các bên quan tâm và các cổ đông. Khi tất cả các vấn đề được giải quyết hợp lý thì mới cấp giấy phép chính thức và các điểu khoản bắt đầu có hiệu lực.
N gười điều hành được chứng nhận G iấy phép thường đòi hỏi thực thể trong giấy phép phải thuê người đã được chứng nhận để điều hành các thiết bị xử lý. Cấp độ giấy chứng nhận của nhà điều hành phụ thuộc vào mức độ phức tạp của quá trình vận hành thiết bị.
337
P h í giấy phép C ơ quan phép có thể thu phí cho quá trình thẩm định và phí hàng năm để kiểm soát giấy phép và giám sát quá trình hoạt động của nhà m áy sao cho phù hợp với các quy định trong giấy phép.
Các yêu cầu kiểm soát trong giấy phép Cơ quan được cấp phép phải giám sát hệ thống xử lý và nộp báo cáo giám sát việc phát thải cho c ơ quan giám sát hoặc cơ quan cấp phép. N hững yêu cầu về giám sát phụ thuộc vào đặc trưng hệ thống dòng nưốc thải, quy m ô của thiết bị, các m ối quan tâm về nước nhận và loại hình xử lý.
12.3. THIẾT KẾ NHÀ MÁY x ử LÝ 12.3.1. Vị trí xây dựng nhà máy Phần lớn các nước đều có hạn c h ế chặt chẽ về vị trí xây dựng nhà m áy X LN T, nhằm tránh các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở gần hoặc tại khu xây dựng và/hoặc các điểm phát thải nước đã xử lý vào các nguồn nước tiếp nhận. N hững hạn c h ế này thường rất cụ thể, cần thảo luận với cơ quan quản lý nước có quyền cấp phép về vị trí xây dựng nhà m áy X L N T trong quá trình thiết kế.
12.3.2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) T rong quá trình phát triển bất cứ m ột c ơ sở hạ tầng hay phương tiện mới nào đều cần có báo cáo Đ T M . M ột trạm X L N T thưòng có phương tiện để kiểm soát những tác động l ớ
n
t ớ
i
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
.
Đ
ể
b
i ế
t
t h ê m
c h
i
t i ế t
v ề
b
á o
c á
o
Đ
T
M
,
x e
m
c h
ư
ơ
n
g
1 1 .
12.4. XÂY DỤNG NHÀ MÁY 12.4.1. G iảm thiểu rủi ro trong xây dựng N hằm giảm bớt rủi ro trong khi xây dựng, người có trách nhiệm xây dựng nhà m áy X L N T thường phải lập m ột k ế hoạch bảo vệ m ôi trường dựa trên bản báo cáo các hoạt đ ộ n g và biện pháp thi công xây dựng theo dự kiến. K ế hoạch bảo vệ m ôi trường trong khi xây cần: d
•
N
ự
n
ế
u
h
ệ
r ằ n
g
k
h
g
t h
u
ố
n
v ự
g
c
t h o
c h
o
á t
p
n ư
h
ớ
á t
c
v à
t h ả i
x
ử
s ẽ
l ý
đ
n ư
ư
ợ
c
ớ
p
c
h
t h ả i
đ
đ
h
â n
ị n
ư
ợ
c
r õ
t h
h
i ế t
k
ặ c
l á t
o
ế
n
g
ầ m
b
ằ n
t h ì
g
đ
á
p
p
h
h
ả i
đ
i ế n
ả m
đ ể
b
ả o
n g
ă n
ngừa đất bị nén do các thiết bị nặng. •
C
u
n
g
c ấ
p
t h
ô
n
g
t i n
c h
i
t i ế t
v ề
c á
c
g
i a
i
đ
o
ạ n
t h
i
c ô
n
g
t h e o
d
ự
á n ,
b
a o
g
ồ
m
k
h
u
n
g
thời gian và các m ốc thời gian dự kiến của các thành phần/ hoạt động của dự án và củ a các giai đoạn phát triển trong tương lai. •
N
ế
u
k
h
ô
n
g
t h ể
t r á n h
đ ư
ợ
c
v i ệ c
t h i
c ô
n
g
t r ê n
v ù
n
g
đ ấ t
đ
ầ m
l ầ y ,
c ầ n
c u n
g
c ấ p
t h ô n g
t i n
chi tiết về bất cứ hoạt động nào trong vùng đất đầm lầy và thời lượng của các hoạt động. •
M
ô
t ả
n
g
u
ồ
n
v ậ t
l i ệ
u
c â
y
t r ồ
n
g
/
đ
ấ t
h
ữ
u
c ơ
. . .
s ẽ
d
ù
n
g
t r o
n
g
q
u
á
t r ì n
h
t h i
c ô
n
T hông thường không dùng nguồn vật liệu đất thuộc những vùng đầm lầy tự nhiên.
338
g
.
•
C
u
n
g
c ấ
p
d
a
n
h
m
ụ
c
đ
ầ
y
đ
ủ
c á
c
l o
à
i
c â
y
s ẽ
d
ù
n
g
t r o
n
g
v ù
n
g
đ
ầ m
l ầ
y
.
C
h
ỉ
n
ê n
c h
o
v ậ t
l i ệ
u
đ
h
phép trồng những loài cây vốn sống trong vùng đất này. •
N
ế
x â
u
l ắ
y
d ự
p
đ
ặ t
n g
,
đ
h
ệ
ộ
t h
d
ố
n
g
m
à n
g
,
v ậ t
l i ệ
u
c h
ố
n
g
t h ấ m
,
p
h
ả i
c u
n
g
c ấ
p
c h
i
t i ế t
t h ể ,
v
v ề
ầ y . . .
12.4.2. Bảo tồn di tích lịch sử M
ộ
t
s ố
n ư
ớ
c
c ó
l u
ậ t
b
ả o
v ệ
n
h
ữ
n
g
d
i
t í c h
l ị c h
s ử
n h
ư
t ò a
n
h
à ,
v ậ t
ù
n
g
ấ t
a y
danh lam thắng cảnh cho dù có cản trở hay ảnh hưởng đến khu vực xây dựng nhà m áy xử lý nước thải.
12.5. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH CỦA NHÀ MÁY 12.5.1. Các rủi ro trong vận hành Cần có bản inô tả chi tiết quá trình vận hành và các đặc điểm bảo trì nhưng không bị hạn c h ế về các nội dung sau: •
C
•
Đ
á
c
ố
t h i ế t
i
v ớ
i
b
ị
s ế
c á
c
h
v ậ n
ệ
t h
h
ố
à n
n
g
h
v ớ
t r o
n
i
c ô
g
n
g
s u ấ t
t h à n h
p h
ố
l à
,
b
a o
c ầ n
n
d
h
ự
i ê
đ
u
o
ở
g
á n
k
i a
h
i
đ
ả
n
o
ạ n
ă n
g
đ
ầ u
?
p h á t
t r i ể
n
v
à
m
ở
r ộ
n
g
trong tương lai của các dịch vụ trong thành phố. T hiết k ế cho phép cô n g suất sử dụng trong bao nhiêu năm ? Cần nộp danh sách chi tiết số lượng người sử dụng dịch vụ của hệ thống trong khu dân cư, trong các cơ sở từ thiện, trong khu thương mại và khu công nghiệp. •
Đ
ố
i
v ớ
i
c á
c
h
ệ
t h
ố
n
g
t r o
n
g
t h à n h
p
h
ố
,
l i ệ
u
c ó
c á
n
h
â n
h
a y
n
g
à n
h
c ô
n
g
n
g
h
i ệ
p
đ
ặ c
biệt nào sử dụng các phương tiện xử lý? Cần đánh giá khả năng ảnh hưởng của các hóa chất độc hại trong hệ thống hay bất kể thay đổi đáng kể nào trong hệ thống do n h
•
L
ữ
n
i ệ
g
u
đ
ố
i
t ư
t h i ế t
ợ
b
n g
ị
s ử
đ ư
ợ
d
c
ụ
n
g
t h i ê t
đ
k
ó
.
ế
s a o
c h
o
k
h
ô
n
g
b
ị
ả n h
h
ư
ở
n g
b
ở
i
c á c
c ô
n
g
t y
h
o
ặ c
c á
c
phương tiện công nghiệp khác. •
L
i ệ
s ẽ
u
c ầ n
c ó
n
c ó
g
u
b
ồ
ơ
m
n
ă n
n
h
a y
g
t r ạ m
l ư
ợ
n
g
b
d
ơ
ự
m
p
á p
h
ò
n
l ự
g
c ?
N
k h
ế u
ẩ n
c ó
c ấ p
.
h
ã y
N
đ
ế u
á n
h
d
ấ u
t r ạ m
b
ơ
v
ị
m
t r í
k
h
t r ê n
ô
n
b
g
ả n
c ó
n
đ
ồ
.
g
u
ồ
L
i ệ
n
u
d ự
phòng, các biện pháp làm giảm ảnh hưởng đến môi trường để phòng tránh sự cố như th ế nào? •
C
ô
n
g
s u ấ t
h
o
ạ t
đ
ộ
n
g
c ủ
a
c á c
m
á y
b
ơ
m
,
m
á
y
c ấ p
k
h
í
s ử
d
ụ
n
g
t r o
n
g
d
ự
á n .
• N ếu hệ thống là phần m ở rộng của m ột hồ X LN T hiện hành trong thành p h ố với hệ t h
ố
n
g
t h o
á t
n ư
ớ
c
k ế t
h
ợ
p
( t h o
á t
n ư
ớ
c
m
ư
a
v à
n ư
ớ
c
t h
ả
i )
t h ì
h ệ
t h
ố
n
g
đ
ó
s ẽ
v ậ
n
h
à n
h
như th ế nào khi có bão? • N ếu dự án thiết k ế bãi lọc ngập nước nhằm xử lý nước thải, hãy nêu rõ có bao nhiêu đơn nguyên được đề xuất. Các đơn nguyên sẽ hoạt động nối tiếp nhau hay song song? L iệu có kiến nghị việc xử lý bổ sung? •
C
á
c h
s ử
d
ụ
n
g
đ
ấ t
t ạ i
k
h
u
v ự
c
b
ã i
l ọ
c
s a u
k
h
i
k ế t
t h
ú
c
t h ờ
i
g
i a
n
h o ạ t
đ
ộ
n
g
c ủ
a
b
ã
i ?
339
•
M
ô
•
Đ
ố
t ả
i
đ
i ể m
v ớ
i
k
h
p h á t
t h ả i
u
c
v ự
p
v à o
m
ô
á t
t h
ả i
h
i
t r ư ờ n g
v à o
b
t iế p
i ể
n
n h ậ n ,
h
o
ặ c
b a o
s ô
n
g
g ồ m
,
p h ư
c ầ n
l ấ
ơ
y
n g
t h
p h á p
ô
n
g
p h á t
t i n
t á n
v ề
l ư
c h ấ t
u
l ư
p h á t
ợ
n
g
t h ả i.
d
ò
n
g
chảy và khả năng pha loãng của thiết bị. Cần mô tả khu vực hòa trộn. Dòng tiếp nhận thường xuyên có lưu lượng nước tổi thiểu để đảm bảo khả năng pha loãng hoàn toàn dòng nước thải có được xử lý không? •
H
ệ
t h
ố
n
g
s ẽ
p
h
á t
t h
ả
i
v à o
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
t i ế p
n
h
ậ n
t h e o
t ừ
n g
đ
ợ
t
h
a y
l i ê
n
t ụ
c ?
N
ế
u
t h e o
từng đợt thì khi nào và bao lâu một lần? • Các đặc tính của dòng thải sau xử lý (ví dụ như nhu cầu ôxy sinh hóa BOD, tổng
chất rắn lơ lửng, tổng lượng phôtpho...) và lưu lượng dòng chảy dự kiến? • Đ ặc tính của d òng nước thải chưa xử lý tới trạm xử lý để có thể kiểm tra m ức độ
phù hợp của thiết kế. • Trong tương lai liệu sẽ có bùn thải ra? Với số lượng là bao nhiêu? Sẽ xử lý như thế
nào và ở đâu? • Ai sẽ chịu trách nhiệm duy trì hệ thống? Đ ối với khu vực dân cư có hệ thống cấp -
thoát nước ngoài khu vực hợp nhất, nên có một thực thể (chính quyền địa phương hoặc ủy ban) để duy trì cơ sở hạ tầng trong quá trình phát triển. • Cần có thông tin chi tiết về tần suất và các loại hoạt đ ộ n g bảo dưỡng hệ thống.
12.5.2. Các yêu cầu giám sát
Nhà máy XLNT phải giám sát hệ thống xử lý và nộp báo cáo giám sát việc phát thải cho cơ quan kiểm soát các hoạt động của nhà máy. Các yêu cầu giám sát thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của dòng thải, quy m ô thiết bị, các mối quan ngại về nguồn tiếp nhận, cách sử
dụng có lợi các nguồn nước tiếp nhận và loại hình xử lý. Bảng 12.3 giới thiệu các yêu cầu đặc trưng đối với các hệ thống xử lý nước thải đô thị và/hoặc nhà dân hiện hành tại Mỹ. Các thông số khác cần có trong quá trình giám sát bao gồm phôtpho và nitơ amôn. Bảng 12.3. Các yêu cầu đặc trưng khi giám sát nhà máy xử lý nước thải V
ị
t r í
g i á m
s á t
T
L ư
D
ò n
g
v à o
u
C
B
T
ổ
h
ô
n g
T
s ố
lư ợ n g
O n
H
D g
c h ấ t
r ắ n
l ơ
lử
n g
p H
D
ò n g x ử
G c á c
Nguồn:
340
B
T
ổ
r
h
O
n
g
O n
p h ô t p h o D
g
c h ấ t
r ắ n
l ơ
lử
n g
x y
C
l o
T
r ự
T
ổ
n
L ư
u
h ò a c ò n c
t a n d ư
k h u ẩ n
g
đ ư
ờ n g
r u ộ t
t r o n g
p h â n
p h ô t p h o
lư
g
H
à n
g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
H
à n
g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
H
à n g
n g à y
H
à n g
t h á n g
H
à n g
t h á n g
( t ổ n g
ơ n g
s u ấ t
n g à y
c ô
n g
s u ấ t
ư ớ c
t í n
h )
s á t
t r ư ờ n g K n a n
ổ
C
s a u l ý
i á m
T
à n
ầ n
C
B
O
T
ổ
T
r ự
D
2 1 ầ n / t u ầ n
t r o n g
m
ỗ i
t r ư ờ n g
h ợ p
h ợ p
Cap
n
g c
c h ấ t k h u ẩ n
r ắ n đ ư
l ơ
lử
ờ n g
C ơ q u a n b ả o v ệ m ô i trư ờ n g M ỹ .
n g r u ộ t
t r o n g
p h â n
2 1 ầ n /
t u ầ n
t r o n g
m
ỗ
i
2 1 ầ n /
t u ầ n
t r o n g
m
ô i
t r ư ờ n g
h ợ p
t r ư
h ợ p
ờ n g
B ả n g 1 2 .4 . t r ìn h b à y c á c y ê u c ầ u g i á m s á t c ầ n t h i ế t c h o h ệ t h ố n g x ả n ư ớ c t h ả i n g ầ m .
B ảng 12.4. Các yêu cầu đặc trư ng cho việc giám sát nhà m áy XLNT khi thực hiện xả ngầm V
Ị
t r í
g i á m
s á t
T
h
ô
n g
s ố
T
ẩ n
T
s u ấ t
•
H
ệ
T o à n h ệ
b ộ
H
t h ố n g
K
i ể m
t r a
t r ự c
à n g
h o ặ c
q u a n
•
t u ầ n
B
ô n g
c o
h à n g
ể
p h ủ ,
T ấ t
ổ
N
G
i ế n
g
k i ể m
t r a
n
ò n
h ệ ( B
g
t h ấ m
n h a n h
N
i t ơ
C
l o
C
a o
Đ
ộ
N
h i ê t
Đ
ộ
c
b
m
N
ô
K
j e l d
a h
l
n i t ơ
m
d ẫ n
ự
c
đ ặ c
n ư ớ c
t r u n g
3
l ầ n / n ă m
3
l ầ n / n ă m
3
l ầ n / n ă m
3
l ầ n / n ă m
3
l ầ n / n ă m
3
l ầ n / n ă m
3
l ầ n / n ă m
đ ộ
p H
u
ỉ ầ n / n ã m
n
i t r a t e
đ ộ
3
lư ợ n g
H
à n g
n h â n : t r ê n
b ể
ư
ơ
đ ị n h
v á h
1 0
5 0
h ệ
n g ,
c á c
2
c ố
k ế t
l ớ
đ ề
c á c đ ề
m
m
ố n g s i n h , t h ự c t h ố n g
p
b ă n g
t ủ a .
v ấ n
h o ặ c v ể
v à
t h ủ y
t r ạ n g
m
c ả :
v ậ t
m
b ả o
g
ă n
m
ố i
q u a n
ò n ,
d ư ỡ n g .
/ L
g
/ L
n g à y
T
ổ
o
n
5
d
g
c h ấ t
r ắ n
l ơ
H
à n g
q u ý
n g
H
à n g
q u ý
t h ấ m
H
à n g
q u ý
l ử
v à Đ
ố n g
A
ợ n g
c á
v à o
t h ố n g ể
l ư
i t ơ
L ư D
g
T
n ư ớ c
n ổ i
c h ấ t
ù i ,
n g ạ i
c
t in h
k ê n h
T
N
n h a n h
t h ự
l i ệ u
v ậ t ,
m
L p
t h ấ m
v ậ t
•
X l ớ
ặ t .
p h u n :
t h á n g
c h u ẩ n
t h ố n g
k h m
i ê u
ộ
p H
( t r o n g
b ể
p h u n ) n h a n h )
T D
ò n
g
a o / h ồ
t h ả i
t ừ
s i n h
t ớ i
h ọ c
b ả i
t h a m
ổ
n
g
lư ợ n g
n i t ơ
K
j e l d
a h
đ ấ t
i t ơ
a m
ô n
H
à n g
t h á n g
*
i t ơ
n it r á t
H
à n g
t h á n g
*
H
à n g
t h á n g
*
H
à n g
t h á n g
*
H
à n g
t h á n g
*
C
h
C
l o
l o
r i d
e s
d ư
G
h
i
t r a
u ồ
Đ
ộ
K
ế t
n
g
c h á y
t ớ i
m
ỗ i
b ế
p H
c ấ u
H
à n g
n g à y
H
à n g
n ă m
H
à n g
n ă m
H
à n g
I iã m
H
à n g
n ă m
H
à n g
n ă m
t ạ i
k h u
á p
t h á n g *
n h a n h
i ể m
M
à n g
N
L
x á
H
N
pH
K
l
P h ô t p h o
v ự c t h ấ m
á y
K
a
l i
C
h ấ t
C
a o
c ó
t h ể
h ữ u
t r a o
đ ổ i
c ơ
đ o đ ộ
m
ự c
n ư ớ c
3
l á n / n ă m
s u ấ t
c h ú :
Nguồn:
*
C
ơ
t r o n g
q u a n
q u á
b ả o
t r ìn h
v ệ
m
p h á t
ô i
t h ả i
t r ư ờ n g
M
ỹ
341
12.5.3. Q uy định về môi trường, sức khỏe, an toàn và các điều lệ Đ
ể
t u
â n
t h
ủ
c á
c
q
u
y
đ
ị n
h
v ề
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
,
s ứ
c
k
h
ỏ
e
v à
a n
t o à n
t ạ i
c h
ỗ
,
đ o m
v
ị
đ
i ề
u
h
à n
h
nhà máy XLNT phải thực hiện: • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng và m ôi trường bằng cách xử lý và khử trùng nước thải,
giám sát việc thoát nước mưa, và giám sát các vấn đề về môi trường có liên quan đến sức khỏe; •
D
u
y
t r ì
h ộ
t h
ố
n
g
ố
n
g
d
ẫ n
n
ư
ớ
c
t h
ả
i ,
b
o
m
v à
c á
c
t h
i ế t
b
ị
k
h
á
c
t h
ô
n
g
q
u
a
v
i ệ
c
b
ả
o
t r ì
trong tình huống khẩn cấp, tình huống trong kế hoạch và biện pháp phòng chống; • G hi chép và báo cáo tình hình sức k h ỏ e nghề n g h iệp củ a các nhân viên.
Do nhà điều hành nhà máy XLNT thường chịu trách nhiệm vể hệ thống thoát nước thải kết nối với nhà máy XLNT nên cần thiết lập các quy định và quy chế trong ngành về chất lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước nhằm tránh tổn hại cho sức khỏe và an toàn, tránh nguy cơ làm gián đoạn quá trình vận hành của nhà máy XLNT. Điều này có nghĩa là việc thiết lập và tuân thủ các quy định cấm mọi hình thức phát thải độc lập hoặc kết hợp với các chất thải khác có thể làm xuất hiện các chất rắn, chất lỏng, chất k
h
í ,
h
ơ
i ,
k
h
ó
i
đ
ộ
c
h
ạ i
t r o
n
g
h ộ
t h
ố
n
g
t h o
á t
n ư
ớ
c
h
o
ặ
c
t ạ i
n
h
à
m
á
y
X
L
N
T
v ớ
i
m
ứ
c
đ
ộ
c ó
thể tạo ra m ối nguy hiểm gây tác hại cho công ch ú n g hay đe dọa tới sức khỏe và sự an
toàn của công nhân. Các chất thải liên quan bao gồm nhưng sản phẩm sau: • Lượng lớn dầu m ỡ động / thực vật; •
C
á
c
s ả n
•
V
ậ
t
l i ệ
•
C
h
ấ
•
Q
u
á
n
h
i ề
•
H
ợ
p
c h
ấ t
t
p
u
t h
h
ẩ m
ă n
ả i
n
u
m
h
ò
â
n
i ề
u
ồ
n
l u
g
x ă
y
n
d
ầ u ;
;
m
à u
g
n
g
ổ
c h
s ắ c ;
ả
y ;
;
• C hất độc hại gây ô nhiễm ; •
C
h
ấ
t
t h
ả i
c ó
n
h
i ệ
t
đ
ộ
c a o
;
• V ậ t liệu độc hại; • C hất thải không có trong giấy phép; • H óa ch ất hữu cơ tổng hợp PCB và ch ất dioxin; •
T
h
u
ố
•
C
h
ấ t
c
t r ừ
t h
ả i
s â
p
h
u
ó
/
n
p
g
h
â n
x ạ
;
b
ó
n
;
• Chất amiăng.
12.6. GẮN KẾT NHÀ MÁY VỚI T ự NHIÊN VÀ PHONG CẢNH ĐỊA PHƯƠNG Một số nước có quy định liên kết với ban quản lý khu vực duyên hải và các chương trình kiểm soát ô nhiễm từ những nguồn không rõ ràng. Quy định này bao gồm việc bảo vệ và khôi phục vùng đầm lầy thích hợp cho các hệ thống XLNT trong điều kiệr tự n
h
i ê
342
n
ứ
n g
d
ụ
n
g
t r ê n
đ
ấ t
v à
đ
ầ m
l ầ
y
.
12.6.1. Các yêu cầu bảo vệ thiên nhiên, thủy sản và động vật hoang dã
Nhiều nước có luật và quy định bảo vệ những loài có nguy cơ tuyệt chủng và những hệ sinh thái có động thực vật đang hoặc bị tuyệt chủng. Luật quy định cấm việc bắt giữ, sở hữu, buôn bán, và vận chuyển các loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Theo luật pháp các cơ quan có liên quan phải đảm bảo bất cứ hành động nào trong quyền hạn, trong tài trợ không có khả năng gây nguy hại hay làm thay đổi môi trường sống của các động thực vật có trong danh sách bảo vệ. Nhà máy XLNT trong điều kiện tự nhiên có thể được đặt ở những vùng có các loài động thực vật cần bảo vệ cư trú, trong trường hợp đó cần có thêm các quy định. Nhiều nước phát triển cũng có quy định trao quyền cho các cơ quan chính phủ để phối hợp với công chúng và các tổ chức tư nhân nhằm bảo vệ động thực vật hoang dã (kể cả các loài cá) và nơi cư trú của chúng. Quy định cũng yêu cầu những chương trình phát triển nguồn nước xem xét những ảnh hưởng đến cuộc sống hoang dã. Nếu có những điểu luật như vậy thì các co quan liên quari phải được thông tin đầy đủ về các dự án làm thay đổi dòng chảy hay bất kể vùng nước nào. Cũng có các quy định về các loài chim di cư. Một số nước có quy định bảo vệ và quản lý các loài chim di cư và các loài chim không được sãn bắn. Một số nhà máy XLNT trong điều kiện tự nhiên có thể trở thành nơi lưu trú và làm tổ của các loài chim di cư, khi đó cần xem xét một số yêu cầu khác. 12.6.2. Bảo vệ danh lam thắng cảnh và động vật hoang dã
Một sô' nước có quy định bảo vệ một số dòng sông và nguồn nước tiếp nhận ví dụ như những hồ chứa nước có giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý, giải trí, tham quan, cuộc sống hoang dã và các giá trị khác. Vì vậy cần đảm bảo cho các dòng chảy tự nhiên, bảo vệ chúng và môi trường lân cận vì lợi ích và quyền lợi của thế hệ hiện tại và tương lai. Quy định đặt ra những giới hạn trong kiểm soát đất và quá trình giải quyết việc quy hoạch đất đai trong những vùng này. Một số dòng sông có thể được phân loại theo các tiêu chí tự nhiên, danh lam hay giải trí, cũng có lệnh ngăn cấm khác nhau về sử dụng đất và nước. Để đảm bảo trạng thái dòng chảy thông suốt, có thể không cho phép xây dựng đập ngăn hoặc thay đổi cấu trúc cho phép trên một số dòng sông, V! điều này có thể làm đảo ngược giá trị theo thiết kế ban đầu. 12.7. NHŨNG YÊU CẦU T ố i THIỂU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG T ự NGUYỆN CÓ CHỨNG NHẬN
Phần này đề cập những yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý môi trường khi cơ quan kiểm toán về môi trường cấp giấy chứng nhận dựa theo hệ thống cấp bằng chính thức. Quyết định cấp chứng chỉ cho hệ thống quản lý môi trường dựa theo hệ thống cấp bằng chính thức phải trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng của cơ quan kiểm toán môi trường. Tuy nhiên để được công nhận, chỉ cần hệ thống quản lý môi trường hoặc một bộ 343
phận của hệ thống quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn hoặc chỉ riêng hệ thống quản lý môi trường thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Phần này sẽ hướng dẫn chi tiết các điều kiện đó và giới hạn quá trình thực thi để có thể đạt được chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo các điều khoản của ISO 14001:1996. 12.7.1. Đất đai
Căn cứ vào tình trạng tài chính và năng lực của đơn vị đầu tư, chính quyền địa phương sẽ cấp giấy phép chính thức về quyền sử dụng một số vị trí đất để xây dựng nhà máy XLNT. Cần phải đánh giá vị trí xây dựng và quá trình vận hành được quy định trong g
i ấ
y
p
h
é p
c ủ
a
h ệ
t h
ố
n
g
q
u
ả n
l ý
m
ô
i
t r ư
ờ
n g .
12.7.2. Chính sách môi trường
Đơn vị điều hành nhà máy XLNT luôn phải có chính sách môi trường phù hợp. Chính sách này có thể là một phần trong tài liệu của chính sách chất lượng, an toàn và sức khỏe hoặc độc lập với chính sách môi trường. Chính sách này cần phù hợp với thiên nhiên, pham vi và những tác động tới môi trường do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của nhà máy xử lý nước thải, bao gồm những cam kết phòng chống ô nhiễm, phù hợp với các điều luật tưcng ứng và liên tục cải tiến trong việc bảo vệ môi trường. 12.7.3. Các vấn đề, ảnh hưởng và các khía cạnh môi trường
Bộ phận điều hành nhà máy XLNT cần có những hiểu biết về các khía cạnh rr.ôi trường và có khả năng xác định khía cạnh nào có ảnh hưởng lớn tới môi trường. Hiểu biết các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ nào làm tăng những ảnh hưởng đó cũng niư n
h
ữ
n
g
ả n h
h
ư
ở
n g
t i ề m
ẩ n
v à
c ó
c á
c
g
i ả
i
p
h
á p
đ
ể
g
i ả
i
q
u
y ế t
h ữ
u
h
i ệ
u
c á
c
v ấ n
đ ề
đ ó .
12.7.4. Các yêu cầu pháp lý
Tổ chức cần hiểu biết những yêu cầu pháp lý căn bản về môi trường có ảnh hưởng đẫn quá trình vận hành tại khu vực của nhà máy xử lý nước thải và có những giải pháp più hợp để có thể phát hiện những thay đổi so với các yêu cầu này. Điều này bao gồm kiầ'n thức về tất cả các yêu cầu của các cơ quan luật pháp khác. 12.7.5. Chương trình cải thiện môi trường liên tục V
m
k
ô
ế
ề
i
h
t h i ế t
t r ư
o
b
ờ
n g
ạ c h
h
ị ,
n
t ạ i
à n
h
ê n
c h
đ
ỗ
ộ
n
c ó
g
i ả
.
i ệ
c
v ớ
i
V
g
i
t r ì n
n
à
k ế t
y
q
h
v ề
t h
ô
u
ả
n
k
g
h
ả
t h ư
c ụ
n
ă n
ờ
t h ể ,
g
n g
v
í
t h ự
đ
ư
d
ụ
ợ
n
c
h
c
t h ể
h
ư
i ệ
n
c á
h
v i ệ
i ệ
c
c
n
g
c h
q
u
i ả m
ư
a
ơ
n
g
t r ì n
c á
c
m
t h
i ể
u
ụ
c h
h
c
c ả
i
t i ê u
ấ t
t h
,
t h ả i
i ệ n
m
ụ
h
l i ê
c
a y
đ
n
t Ị c
í c h
x ó
a
rd tỏ
ảnh hưởng đến môi trường.
12.7.6. Trách nhiệm của tổ chức Tổ chức phải có một cơ cấu phù hợp nhằm xác định vai trò môi trường, trách nhiện và quyền hạn. Tổ chức này cũng cần có sự nhất trí về những trọng tâm và ưu tiên nhất
344
định trong quá trình hoạt động với những khía cạnh và ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt là các nhân viên dù ở cấp nào với chức năng nào cũng phải hiểu biết các khía cạnh m
ô
i
t r ư
ờ
n g
c h
í n
h
v
à
c á
c
ả n h
h
ư
ở
n g
t ừ
n
h
ữ
n
g
h
o ạ t
đ
ộ
n
g
c ủ
a
h ọ .
12.7.7. Đào tạo
Nhât thiết phải có chương trình đào tạo về môi trường hợp lý để lôi cuốn toàn bộ nhân viên trong tổ chức, đặc biệt những người liên quan tới các hoạt động có ảnh hưởng lớn đ
ế n
m
ò
i
t r ư
ờ
n g .
C
ó
t h ể
đ
à o
t ạ o
v ề
a n
t o à n ,
s ứ
c
k h
ỏ
e
v à
c h
ấ t
l ư
ợ
n
g
,
n
h
ư
n
g
p
h
ả i
đ
à o
t ạ o
về những vấn đề môi trường có liên quan. Có thể xác định mức độ phù hợp của chương trình đào tạo qua điều tra các nhân viên quản lý các vấn đề môi trường chính. 12.7.8. Văn bản tài liệu
Tổ chức cần có các thủ tục rõ ràng trên giấy tờ hoặc ở dạng điện tử để quản lý các vấn đ ể
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
c h
í n
h
.
C
á
c
t h ủ
t ụ c
p
h
ả i :
• Theo trình tự phù hợp; •
C
ậ p
•
X
e
n h
m
ậ t ;
x é
t
đ
ề
u
đ
ặ n
.
Các thủ tục này phải bao quát tất cả các vấn đề môi trường mà thiếu các thủ tục này sẽ dãn đên những ảnh hưởng xấu. Cần phải kiểm tra một sô' thủ tục chính để đảm bảo có thê giải quyết thỏa đáng các vấn để môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Các thủ tục cần kiểm tra bao gổm: •
T
h
ả
i
•
P
h á t
k
h
t h
í ;
ả i
n ư
ớ
c
t h
ả i ;
• Phát sinh tiến g ồn; •
Q
ư
a n
t r ắ c ;
•
Q
u
ả n
l ý
c h
•
Q
u
ả n
l ý
x ả
•
Đ
à o
•
Q
u
•
T
h
t h
c h
ả i
ấ t
h
t r o
n
g
q
ó
h
ọ
c ;
a
u
y
đ
ị n
h
;
t ạ o ;
ả n
ô
ấ t
n
l ý
g
k
b
h
i ế
á o
u
c á
n
c
ạ i
c ơ
v ề
q
u
m
a n
ô
i
t r ư
v ể
ờ
s ự
n g ;
c ố
m
ô
i
t r ư
ờ
n g .
12.7.9. Kiểm tra và chỉnh sửa
Tổ chức phải giám sát và đánh giá đều đặn các đặc tính cơ bản của quá trình vận hành và các hoạt động có thể ảnh hưởng lớn đến mòi trường. Cần giám sát chặt chẽ việc phát t h ả i
v à o
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
đ ể
x á
c
đ
ị n
h
x e
m
c ó
p h
ù
h
ợ
p
v ớ
i
c á c
y ê ư
c ầ u
đ
i ề
u
t iế t
v à
c u
n
g
c ấ p
các thòng tin liên quan tới chương trình nâng cấp liên tục. Tổ chức cần phải trình bày q
u
á
t r ì n
h
g
i ả
i
q
u
y
ế
t
h
i ệ
u
q
u ả
c á
c
y ê
u
c ầ
u
đ
i ề
u
t iế t
k h
ô
n
g
t r o
n
g
q
u
y
đ
ị n
h
.
345
12.7.10. H ồ sơ m ôi trư ờ n g T
ổ
t ạ o ,
c h
c á
ứ
c
g
c
c ầ
n
i ấ
y
p
d
h
u
y
é p
t r ì
m
ô
v i ệ
i
c
t r ư
g
ờ
h
n g
i
,
c h
c á
é p
c
c á
k
h
c
i ế
h
u
ồ
n
s ơ
ạ
i
v ề
v ề
m
m
ô
ô
i
i
t r ư
t r ư
ờ
ờ
n g
n g
,
h
d
ữ
ợ
p
l i ệ
l ý
u
,
b
g
a o
g
i á m
ồ
m
s á t
m
h
ồ
ô
i
s ơ
t r ư
đ
ờ
à o
n g
,
báo cáo kiểm toán về m ôi trường, chứng chỉ vận chuyển chất thải theo quy định và các t h ư
t í n
g
i a
o
d
ị c h
v ớ
i
c á
cơ
c
q
u
a
n
k h
á c .
12.7.11. Chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp Tổ chức phải có các giải pháp hợp lý và khả năng ứng phó với tai nạn và các tình huống khẩn cấp, phòng chống và làm giảm bớt các ảnh hưởng đến m ôi trường. Cần đánh giá năng lực nhân viên được bổ nhiệm chịu trách nhiệm ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp.
12.7.12. Chương trình khảo sát lại và kiểm toán hệ thống quản lý môi trường Tổ chức nên có khả năng điều hành chương trình kiểm toán thích hợp để đánh giá quá trình hoạt động của hệ thống quản lý m ôi trường, khảo sát lại sự quản lý cấp cao và các điều khoản kiểm toán.
12.7.13. Giấy chứng nhận N ếu ban kiểm toán m ôi trường kết luận là thiết bị có hệ thống quản lý m ôi trường phù hợp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận. 12.8. ĐÁ N H G IÁ C H IẾ N LƯ Ợ C M Ô I T R Ư Ờ N G (Đ C LM ) Đ C L M bao gồm việc xem xét các chính sách, k ế hoạch và chương trình môi
t r ư
ờ
n g
do
ban quản lý công phát triển. Việc này đôi khi có thể coi là đánh giá tác động mỏi trường chiến lược, Khái niệm Đ C LM xuất phát từ k ế hoạch phát triển và sử dụng đất trong khu vực tại c á
c
n ư
ớ
c
p h
á t
t r i ể n
.
V
à
o
n ă m
1 9 8 1 ,
B
ộ
p h
á t
t r i ể
n
đ
ô
t h ị
v à
n
h
à
ở
M
ỹ
đ
ã
c ô
n
g
b
ố
c u
ố
n
sách hướng dẫn đánh giá tác động khu vực rộng, ở Châu Âu, hội nghị Espoo về đánh giá tác động m ôi trường trong bối cảnh xuyên biên giới đã đặt nền m óng cho việc giới thiệu Đ C LM
v à o
n
ă m
1 9 9 1 .
Bản hướng dẫn Đ C LM Châu Âu (2 001/ 42/E C ) yêu cầu tất cả các nước thành viên củ a Liên m inh Châu Âu phê chuẩn bản hướng dẫn vào luật của m ỗi nước vào ngày 21 tháng 7 năm 2004. R ất nhiều quốc gia trong L iên m inh Châu Âu đã ủng hộ m ạnh m ẽ ĐCLM bao gồm Đ an M ạch, H à Lan, Phần Lan, V ương quốc A nh, và Thụy Đ iển. Các thành viên m ới của Liên m inh Châu Âu cũng đang nhanh chóng thực hiện bản hướng dẫn này. Nhìn chung Đ C LM được thực hiện trước bản đánh giá tác động môi trường ĐTM . Đ
i ề
u
n
à y
c ó
n
g
h
ĩ a
l à
t h
ô
n
g
t i n
v ề
t á c
đ
ộ
n
g
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
s ẽ
p
h
ả i
t r ả i
q
u
a
h
à n
g
l o ạ t
q
u y ế t
định và được sử dụng trong m ột Đ TM vào giai đoạn cuối cùng của dự án. Đ iều này làm giảm số lượng công việc cần thiết đối với m ỗi Đ TM .
346
Chỉ áp dụng Bản hướng dẫn Đ CLM Châu Âu cho các k ế hoạch và chương trình, không áp dụng cho các chính sách cho dù các chính sách trong các k ế hoạch có thể được đánh giá và Đ C L M có thể được áp dụng cho các chính sách khi cần. Cấu trúc của Đ C L M theo Bản hướng dẫn ĐCLM C hâu Âu dựa trên các giai đoạn sau: *
“
X
e
m
x é
t ”
,
l à
đ
i ề
u
t r a
x e
m
k
ế
h
o
ạ c h
h a y
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
c ó
t h ấ t
b
ạ i
k
h
i
á p
d
ụ
n
g
Đ CLM hay không. * “X ác định phạm vi”, tức là xác định ranh giới điều tra, đánh giá và các g iả thiết. *
“ B
á
o
c á
o
h
i ệ
n
t r ạ n
g
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
” đ
â
y
l à
m
ộ t
c ă
n
c ứ
đ
á n
h
g
i á
h
ữ
u
h
i ệ
u
.
* “X ác đinh các tác động m ôi trường có thể xảy ra” , thường phù hợp với định hướng thay đổi hơn là các con số c ố định. *
T
*
X
â
*
G
i á
B
t r ư
ả
ờ
h
n
ô
y
h
n g
,
n
g
b
d
ự
m
ư
v
á o
n g
c á
s á t
ớ
í
n
d
g
ả n
d
ụ
v à
n
t r ư
c
h
h
" q
u
ư
ở
h
ẫ n
c ủ
ư
n g
y
ế t
n g
a
t à i
c ầ
L
đ
c ủ
i ê
s ả n
u
n
ý
k
n
c ô
g
c h
ú n g
.
t r ê n
c ơ
s ở
b
ị n
h
"
d ự
a
a
k
ế
h
ạ c h
m
v ậ t
i ế
i n
c h
o
h
ấ t
C
h
v à
n
v à
â
k
u
h
c h ư
Â
u
u
v ự
c
ơ
ả n
n g
c ũ n
g
k h
ả o
đ
á n
t r ì n
b
h
h
g
.
i á .
s a u
a o
c ổ
g
H
ồ
m
ầ
u
k
h
i
c á
h
t h ự
c
ế t
c
h
t á c
c á
c
đ
ộ
n
n ư
ớ
c
i ệ
g
c h
n
.
b
ê n
â
c ạ n
u
Â
u
h
đ
m
ề u
ô
đ
i
ã
m ở rộng bản này bằng cách thêm các tác động kinh tế và xã hội bền vững. M ột Đ C L M nên đảm bảo các k ế hoạch và chương trình xem xét các ảnh hưởng m ôi t r ư
ờ
n g .
N
ế
u
c á
c
ả n
h
h
ư
ở
n g
m
ô
i
t r ư
ờ
n g
n
à y
l à
m
ộ
t
p
h
ầ n
t r o
n
g
q
u
á
t r ì n
h
q
u
y
ế t
đ
ị n
h
t h
ì
gọi là bản đánh giá tác động chiến lược. Đ ối với các hệ thống X L N T chi phí thấp sẽ rất thuận lợi khi áp dụng Đ C L M cho: a )
C
h
i ế
n
l ư
ợ
c
q
u
ố
c
g
i a
ứ
n g
d
ụ
n
g
h ệ
t h ố n g
X
L
N
T
đ
ô
t h
ị ,
t r o
n
g
t r ư
ờ
n g
h
ợ
p
n
à y
Đ C L M có thể đánh giá mức độ khuyến khích, ưu tiên và tác động của các chính s á
c h
ư
u
t i ê n
h
o
ặ c
q
u
y
đ
ị n
h
c ụ
t h ể
đ
ố
i
v ớ
i
c á
c
h ộ
t h
ố
n
g
X
t r o
n
g
k
L
N
T
c h
i
p
h
í
t h ấ p
s o
v ớ
i
các loại hệ thống X L N T truyền thống. b
)
C
h
i ế
n
l ư
ợ
c
p
h
á t
t r i ể
n
h ệ
t h
ố
n
g
X
L
N
T
c h
i
p
h
í
t h ấ p
h
u
v ự
c ,
h
u
y ệ
n
h
o
ặ c
v ù
n
g
rộng. Trong trường hợp đó, Đ C LM có thể giúp soạn thảo tài liệu về các tác động xã hội, kinh tế tiêu cực và tích cực của chiến lược. T À I L IỆ U T H A M K H Ả O * Ư SEPA ,
1999.
G u id in g
P r in c ip le s
fo r
C o n stru c te d
P r o v i d i n g W a te r Q u a lit y a n d W ild life H a b ita t.
* E C , 2001.
G u id a n c e o n E I A .
* N PD E S , 2002. D is c h a r g e r s .
* M PC A , 2002.
T re a tm e n t
W e tla n d s :
W o rk g ro u p ’s Final D raíl 6/8/99.
European C om m ission, June 2001.
N P D ES/SD S
P e r m its :
P e r m ittin g
P ro ce ss fo r
S u rfa c e - w a te r
M innesota Pollution Control A gency, July 2002. W a t e r - q u a lit y P e r m i t R e q u i r e m e n t s f o r W a s t e w a t e r D i s c h a r g e s to
G r o u n d S u r fa c e a n d S u b s u rfa c e .
* N E U N T E F E L , R., 2005.
M innesota P ollution C ontrol A gency, Ju ly 2002.
W a te r S u p p ly & W a s te w a te r T r e a tm e n t: L e g a l A s p e c t s .
U niversity o f N atural R esources and A pplied Life Sciences, Vierma, D ipl.-Ing. R om an N eunteufel, 2005.
347
1
3
CÁ C VẤN Đ Ể VỂ T Ổ CH Ứ C VÀ QUẢN LÝ
Q uản lý tốt là chìa khóa của thành công để đạt được hiệu quả cần thiết về bảo vệ môi trư ờ n g và sức khỏe cộng đồng trong bất kỳ khu dân cư nào. Đó là yếu tố quan trọng duy nhất trong bất kỳ chương trình quản lý nước thải nào. N eu không có m ô hình quản lý tốt thì ngay cả những công nghệ tiên tiến nhất và đắt tiền nhất cũng không thể đáp ứng được m ục tiêu của cộng đồng. N hư đã giải thích ở chư ơng trước, có nhiều cô n g nghệ đáp ứ n g được nhu cầu đa dạng về xử lý nước thải, tuy nhiên, khi không có biện phap quản lý phù hợp, những công nghệ x ừ lý sẽ không thể phát huy được hiệu quả như trong thiết kế và sẽ không thể bảo vệ tốt m ôi trường và sức khỏe cộng đồng. T rong các tài liệu về hệ thống xử lý nước thải tại chồ có rất nhiều các nghiên cứu dựa trên đối tư ợ ng và hoàn cảnh cụ thể qua đó cho thấy sự q u ản lý phù họp là yếu tố then chốt giúp đảm bảo cho m ột hệ thống xử lý nước thải tại chỗ tại địa điểm cụ thể, được th iết kế và h oạt động tốt. Ke hoạch tốt và quản lý tốt không thể tách biệt. Q uá trình đưa ra m ột quyết định dẫn đến việc lựa chọn m ột hệ thống hoặc m ột tập hợp hệ thống thích hợp cho cộng đồng là m ột nhân tố của cộng đồng về khả năng quản lý bất kể công nghệ nào. C ô n g nghệ thích hợp là công nghệ phù hợp với khả năng tài chính, có thể hoìt động được và tịn cậy [K reissl và O tis, 1999]. V iệc lựa chọn quá trình và hệ thống đơn /ị riêng lẻ ít nhất cũng nên phụ thuộc vào các yếu tố đó. M ặc dù quản lý hệ thống xử ý nự ớ c thải tại chỗ rõ ràng là phức tạp hơn rất nhiều so với việc đánh giá xem liệu tệ th ống có phù hợp với khả năng tài chính, có thể hoạt động được và đáng tin cậy híy k h ô n g như ng việc áp dụng các tiêu chí này thế nào là thành tổ quan trọng của m ột le hoạch tốt. T ừ trư ớc tới nay, việc lựa chọn và xác định vị trí của hệ thống xử lý nước thải tại d ỗ là m ột quá trình m âu thuẫn với nhau. C ác hệ thống bể tự hoại và bãi lọc thường đưcc x â y dự ng vì lý do kinh tế, sự tiện dụng của các vùng đất thích hợp và các biện pháp bío vệ sức khỏe đơn giản chỉ với m ục đích ngăn ngừa cộng đồng tiếp xúc trực tiếp với nưcc thải c h ư a được xử lý. Đ ã có m ột vài phân tích nhằm tìm hiểu tính năng động của lệ th ống xử lý nước thải tại chỗ và các tác động tiềm ẩn đối với nước ngầm và nước mậ. T u y nhiên m ãi đến gần đây người ta m ới hiểu được các vấn đề liên quan tới sự thất bú tro n g quản lý hệ thống xừ lý nước thải tại chồ m ột cách toàn diện. T heo rất nhiều nghiên cứu và các báo cáo, m ột số lượng đáng chú ý các trường hcp do công tác giám sát, quản lý thiếu hợp lý hệ thống xử lý nước thài tại chồ dẫn đến vitc x ử lý chất gây ô nhiễm không thỏa đáng [U SEPA , 2000]. Tình trạng yếu kém về kiến
348
soát và thống kê số lượng các hệ thống ở nhiều cộng đồn g k hiến cho v iệc quản lý hệ thống càng thêm khó khăn. K ết quả là các hệ thống xử lý nước thải tại chồ hoặc phân tán trở nên yếu kém , lạc hậu, công nghệ không tiên tiến và k h ông an to àn so với các hệ thống xử lý nước thải tập trung (hệ thống thu gom và T X L N T ) về cả hai m ặt m ôi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên hệ thống thu gom và xừ lý nước thải tập trung không phải là giải pháp phù hợp về m ôi trường và m ang lại lợi nhuận trong m ọi tình huống (T X L N T có thể là m ột nguồn phát thải chất ô nhiễm cao vào n g uồn tiếp nhận). N hữ ng hệ thống này có chi phí xây dựng và vận hành cao và thường k hông khả thi hoặc chi phí quá cao, đặc biệt ở nhữ ng nơi có dân cư thư a thớt. N hiều địa phương th ư ờ n g thiếu vốn để m ua các thiết bị cũng như thuê chuyên gia quản lý quá trìn h x ừ lý. C ác hệ thống xử lý tập trung còn có thể gặp vấn đề quá tải do sự phát triển k h ông thể dự đ o án trước và các yếu tố này có thể đe dọa chất lượng nước. K hi m ô hình phát triển thay đổi và sự phát triển ngày càn g tăng diễn ra ở vùn g nông thôn và vùng ngoại thành, rất nhiều cộng đồng sẽ đánh giá xem họ có nên đầu íư xây dựng hệ thống X L N T tập trung hay tiếp tục sừ dụng hệ thố n g x ử lý n ư ớ c thải tại chỗ. Do công nghệ tại chỗ có nhiều phương án thay thể và ngày càn g đổi m ới cù n g các chiến lược quản lý nên các cộng đồng nhỏ thường lựa chọn sự th a y thế thực tế và hiệu quả hơn là xây dựng các trạm xử lý phân tán. Ví dụ chi phí để đầu tư v à q u ản lý m ột hệ thống xử lý nước thải tại chỗ hay m ột tập họp hệ thống đơn lẻ có thể ít h ơ n từ 22 đến 80 % so với đầu tư và quản lý m ột hệ tập trung. C ho dù cộng đồng chọn những hệ thống phân tán và tiên tiến, hay hệ tập tru n g hoặc kết hợp cả hai hệ thì chương trình quản lý toàn diện vẫn đón g vai trò trọ n g yếu. C ác chiến lược quản lý hiệu quả phụ thuộc việc đánh giá m ột cách kỹ lưỡng các ph ư ơ n g án quản lý và kỹ thuật khả thi và sự lựa chọn giải pháp thích hợp dựa trên n hu cầu của cộng đồng, m ục tiêu xử lý, khả năng kinh tế và xu thế pháp luật, chính trị. V iệc quản lý trở nên càng phức tạp khi quan tâm đến nhu cầu phát triển chiến lược trên cơ sở ưu tiên thay đổi do các hoạt động phát triển m ới. Đ ô thị hóa n h a n h chóng, sự x u ất hiện các nguồn thải khác có thể phát sinh ra các loại ch ất dinh d ư ỡ n g m ới và cả n h ữ ng m ầm bệnh m ới, các vấn đề tái sử dụn g nước, các q uy đ ịn h về m ô i trư ờ n g ngày càn g chặt chẽ hơn, và nhu cầu quản lý theo m ột cách hoàn toàn m ới. T ất cả n hữ ng vấn đề n ày làm cho việc quản lý càng trở nên khó khăn. T ất cả các tiêu chí về tiêu chuẩn chất lượng nước, bảo vệ nguồn nước ngầm , xừ lý nước thải h iệu quả và k hông tố n kém cần hư ớ ng tới m ục đích duy trì sự phát triển bền vững của cộng đồng. V iệc đầu tư vào các hệ thống thu gom và xử lý của các cộng đồng nhỏ làm tăn g thuế v à chi phí của ngư ờ i tiêu dùng, tuy nhiên, các chi phí này có thể giảm đáng kể khi sử d ụ n g hệ th ố n g xử lý nư ớ c thải phân tán. Đ ối với nguồn nước đạt được những m ục tiêu này có n g h ĩa là đáp ứ ng được các công tác bảo vệ hoặc khôi phục sức khỏe cộng đồng, các hoạt độn g giải trí, nghề cá, nghề nuôi sò, tôm , cua, các nguồn nước uống và độn g vật h o an g dã. C òn về
349
m
ặ t
t h
ự
c
t ế ,
đ ể
đ ạ t
đ
ư
ợ
c
n
h
ữ
n
g
m
ụ
c
t i ê
u
t r ê n
b
a n
q
u
ả n
l ý
c ầ n
p
h
á t
t r i ể
n
v à
t h
ự
c
h
i ệ
n
chương trình đồng nhất với m ục tiêu cần đáp ứng và hoàn thành các yêu c ầu ứng dụng. Thay đổi bối cảnh quen thuộc sang m ột viễn cảnh m à ở đó các yêu cầu thực hiện g ắ n chặt với tiêu chuẩn chất lượng nước hay giới hạn gây ô nhiểm nguồn nước ngầm tối đ a sẽ quyết định việc lựa chọn hệ thống, th iết kế và thay thế. Các bản phân tích hiệu ứ n g tích lũy và các chính sách chống xuống cấp có thể quyết định trình độ công nghệ và c ấp quản lý cần thiết để hoàn thành m ục tiêu quản lý nguồn lực của cộng đồng. R ất cần có các chương trình quản lý phối hợp toàn diện để giải quyết những th ách thức này. N h ữ n g chương trình này đòi hỏi có sự tham vấn liên ngành giữa các đơn vị quản lý hệ thống tại chỗ, các cơ quan quản lý chất lượng nước, các nhà quy hoạch sử d ụng đất, các kỹ sư, các nhà nghiên cứu động vật hoang dã, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng v à các đổi tượng khác nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các m ục tiêu trên, giảm thiểu sự bất đồn g h ay chồng chéo trong công tác quản lý. 13.1. NH Ậ N Đ ỊN H CÁ C Đ ố i TƯ Ợ N G V iệc nhận định các đối tượng thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, m ối quan tâm , n ăn g lực của họ và những người bị ảnh hưở ng là rất quan trọng trong việc xác định tính khả thi của dự án. C ũng cần nhận định m ức độ kiến thức về xử lý nước thải và tái sử d ụ n g để đánh giá khả năng của họ trong m ô hình kết hợp. C ác đối tượ ng thực hiện bao gồm nhóm , tổ chức, và các cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới các hoạt động của d ự án: • Các tổ chức cộng đồng có tham gia; • Các cơ quan điều hành quốc gia; • Các cơ quan địa phương và khu vực; • Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ. M ục tiêu là nhận định và m ô tả đặc tính dân số và các cơ quan trong khu vực nghiên cứu - chủ yếu các cơ quan liên quan trực tiếp - định vị họ trên sơ đồ quốc gia, khu vực và địa phương. Do đỏ rất cần phải sử dụng các dữ liệu về tình hìn h đ ịa phương và bối cảnh xã hội, văn hóa, tổ chức, cơ sở hạ tầng và dịch vụ: • Tổng số dân trong khu vực thực hiện d ự án và phân loại dân số theo giới tính, độ tuổi, các đăc điểm dân tộc; •
C
ơ
c ấ
u
d
â n
s ố
:
m
ứ
c
g
i a
t ă n
g
d
â n
s ố
,
t ỷ
l ệ
s i n
h
,
s ố
d
â n
d
i
c ư
,
t ố
c
đ ộ
s i n
h
,
t ỷ
l ệ
t ừ
vong, tình hình bệnh tật, tuổi thọ (tính cả m ức độ chênh lệch v ề giới tính, độ tuổi, nhóm dân tộc); • Đặc điểm của các gia đình: gia đinh đa thế hệ, tỷ lệ phụ n ữ làm trụ cột trong gia đ ìn h ...
350
• T hu nhập và các hoạt động kinh tế: G D P/ đầu người/ năm , m ật độ hoạt động kinh tế theo giới tính và độ tuổi; • G iáo dục: Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ tính theo giới tín h và dân tộc, tỷ lệ người có tham gia đào tạo thường xuyên, giáo dục tiểu học, tru n g học và đại học tính theo giới tính và dân tộc; • Đặc điểm các m ối quan hệ v à vai trò giới tính trong cộng đồng, bình đẳng giới; • C ác hoạt động sản xuất chính và trách nhiệm của nhữ ng người thực h iện dựa theo địa điểm của họ trong khu vực thành phố hay nông thôn, giới tín h và độ tuổi; • D ịch vụ nước và vệ sinh dịch tễ cơ bản trong cộng đồng; • C ơ sở hạ tầng của đô thị và nông thôn; •
T
ì n
h
t r ạ n
g
s ứ
c
k
h
ỏ
e
c ủ
a
c ộ
n
g
đ
ồ
n
g
;
• Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bàn; •
T
ậ
p
q
u
á n
,
t r u
y ề
n
t h
•
C
á
c
h
ì n
h
t h ứ
c
t h a m
•
C
á
c
h
ì n
h
t h ứ
c
t ổ
ố
n
g
c h
ứ
g
,
i a
c
p
h
c ủ
c ộ
n
o
n
g
a
c ộ
g
đ
ồ
n
n
t ụ
c ;
g
đ
g
ồ
n
g
;
;
• Sự góp m ặt cùa các công ty và hợp tác dịch vụ sản xuất; •
S
ự
g
ó
p
m
ặ t
c ủ
a
đ
o
n
v
ị
g
i á
o
d
ụ
c
v
à
n
g
h
i ê
n
c ứ
u
;
• Sự hợp tác phi thương m ại; • C ác thực thể và chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia. 13.2. G IÁ O DỤC, T IẾ P CẬN VÀ s ự T H A M G IA CỦA C Ộ N G Đ Ổ N G G iáo dục và tiếp cận cộng đồng là những vấn đề quan trọ n g trong chương trình quản lý nhàm đảm bảo sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc tài trợ, thực hiện và phát triển chương trình. N goài ra, cần tìm hiểu việc bảo trì và vận hành hệ thống để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình. N hìn chung, công chúng m uốn biết: •
C
ộ
n
g
đ
ồ
n
g
v
à
c á
n
h
â n
s ẽ
p
h
ả
i
c h
i
t r ả
b
a o
n
h
i ê
u
t i ề
n
?
• N hữ ng thay đổi có đem lại sự phát triển hơn trong k h u vực hay không? N eu có thì nh ư thế nào? • N hữ ng thay đổi có ảnh hưởng tới sự phát triển? •
N
h
ữ
n
g
t h
a y
đ
ổ
i
c ó
b
ả o
v ệ
c á c
n
g
u
ồ
n
l ợ
i
k
h
ô
n
g
?
( n
g
u
ồ
n
n
ư
ớ
c
u
ố
n
g
,
c á
c
l à n
g
n
g
h
ề
nuôi sò cua tôm , các bãi biển); • C ác phương án quản lý dự kiến có liên quan thế nào tới các vấn đề trên? C hư ơ ng trình giáo dục và tiếp cận quần chúng nên tập tru n g vào b a thành tố - đối t ư
ợ
n
g
c ủ
a
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
,
t h
ô
n
g
t i n
v ề
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
,
p
h
ư
ơ
n
g
t i ệ
n
t i ế
p
c ậ n
c ủ
a
c ô
n
g
351
chúng. M ột chương trình tiếp cận công chúng có hiệu quả cần làm cho thông tin dễ tiếp cận với công chúng bằng cách trình bày thông tin theo dạng thông thườ ng, khô n g nên dùng nhiều từ chuyên m ôn. N ên phân loại, tiếp xúc và tư vấn các b ên quan tâm và công c h
ú
n
c h
ư
ơ
g
n
s ớ
g
m
t r o
t r ì n
h
n
q
g
u
q
a n
u
á
t r ì n
t r ọ
n
g
h
.
đ
ư
a
r a
h
ấ
t
t h
N
n
h
i ế t
ữ
p
n
h
g
q
ả i
u
l ấ
y ế t
y
đ
đ
ố
ị n
i
h
t ư
t r ọ
ợ
n
n g
g
c ủ
y ế
a
u
c á
,
k
c
i ế
n
c h
ư
n
ơ
g
n
h
g
ị
n
h
t r ì n
ữ
h
n
g
t h
t i ế p
a
y
c ậ n
đ
ổ
i
v à
giáo dục công chúng làm m ục tiêu nhằm đạt được niềm tin của công chúng về chương trình quản lý. V ới các chương trình quản lý hệ thống nước thải tại chỗ, đối tư ợ ng của chương trình giáo dục và tiếp cận công chúng có thể gồm:
• Chủ sở hữu nhà; • Các nhà sản xuất;
• Các nhà lắp đặt; • Các nhà vận hành hệ thống và đối tượng ký hợp đồng bảo trì; • C hủ sở hữu tài sản công nghiệp hoặc thương m ại;
• Các nhà quy hoạch; •
C
á
c
t h
•
C
á
c
n
•
C
ô
n
g
a n
h
h
à
c h
t r a
k h
ú
n
ả o
g
v i ê
n
;
s á t ;
;
• Sinh viên; • N hóm dân cư và hiệp hội gia đình; •
N
h
ó
m
c ô
n
g
d
â n
v
í
d
ụ
n
h
ư
v ă
n
p
h
ò
n
g
t h
ư
ơ
n
g
m
ạ i
đ
ị a
p
h
ư
ơ
n
g
,
v
à
• N hóm , hội môi trường. C ác thự c thể quản lý tại chỗ nên xúc tiến và hỗ trợ th àn h lập các nhóm tư vấn từ các th àn h viên tro n g cộng
Giáo dục quần chúng S ự t h a m g ia , ù n g h ộ c ủ a q u ầ n c h ủ n g t r o n g lậ p k ế h o ạ c h , t h iế t kế, x â y d ự n g , b ả o t r ì v à v ậ n h à n h ỉ à v ô c ù n g t h iế i y ê u
trong việc chấp nhận và thành công của chương trình quan ỉý n ư ớ c th ả i. C á c c u ộ c h ọ p v ớ i c ô n g c h ủ n g n ê n c ỏ s ự t h a m g ia
đồ n g nhàm th iế t lập và củng
c ủ a c á c q u a n c h ứ c đ ịa p h ư ơ n g v à c h ín h p h ủ , c á c c h ủ s ở h ừ u
cố
v à c á c b ê n q u a n tâ m , đ i ể u n à y g i ú p
sự tham
gia củ a công
t â n g th ê m s ự ủ n g h ộ
ch ú n g vào chư ơ ng trình quản
c h ư ơ n g t r ìn h . T r o n g c á c c u ộ c h ọ p đ ỏ n ê n t h ả o l u ậ n c á c v a n â ề
lý. N h ữ n g nhóm này có thể
về hệ thống xử ỉỷ nước thải và mục tiêu chương trình, chi phỉ, tài chỉnh, thanh tra, bào dường. Các cuộc họp đỏ tạo ra mội
đóng vai trò cốt yếu đại diện cho m ối quan tâm của cộng đồng
và thúc
đẩy
hỗ
trợ
chương trình. T hông tin về
d iễ n đ à n t h à o l u ậ n c á c m ố i q u a n tâ m v à ư u t iê n c ủ a c ộ n g đ ồ n g d o đ ó c ỏ t h ể đ ư a v à o n g h iê n c ứ u t r o n g q u á t r ì n h l ậ p k ế h o ạ c n .
Các dữ liệu về quần chúng cũng rắt quan trọng trong xúc định
chương trình giáo dục tiếp cận
cấu trủc phù hợp cùa chương trình và quán lý, xác định ranh giới cùa chương trình, các phương án đảnh giả, yêu cầu tươr.ẹ
công chúng thường bao gồm:
đương, các tác động và chi phỉ.
352
• T ăng cường bảo vệ nguồn nước; •
N
g
n
g
ă
u
n
c h
y
h
ạ
ặ
n
c á
c
h
ộ
g
i a
đ
ì n
h
v
à
c á c
c ơ
s ở
c ô
n
g
n
g
h
i ệ
p
/ t h
ư
ơ
n
g
m
p
ư
ơ
n
g
t i ệ
ạ i
x ả
c h
ấ t
t h
ả i
i ;
• Lợi ích của ch ư ơ n g trình quản lý tại chỗ. C
p
h
h
ổ
ư
ơ
n
b
i ế
n
B
á
o
•
g
t r ì n
t h
ô
đ
n
ị a
h
t i ế
g
p
t i n
h
ư
p
,
ơ
c ậ
b
n
n
a o
g
g
v
à
g
ồ
m
:
i á o
d
ụ
c
c ô
n
g
c h
ú
n
g
s ử
d
ụ
n
g
c á
c
h
n
k
h
á
c
n
h
a u
đ ể
;
• T ruyền thanh v à truyền hình; • C ác bài th u y ết trình và diễn văn; • T riển lãm v à trìn h diễn; • C ác cuộc họp v à hội thảo; • C ác cuộc gặp g ỡ với công c h
•
ú
n
g
C
á
c
đ
ư
ờ
;
c h
n
g
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
h
ọ
c
;
• C ác tờ tin tro n g cộng đồng v
à
đ
ị a
p
h
ư
ơ
n
g
của hệ thong, cỏ thể tâng cường sự ho trợ cùa cộng đồng và
• G ửi thư trự c tiếp ví dụ
Q
n
g
ư
g
i
h
n
o
g
d
ụ
h
c ứ
ơ
i ệ
c
n
i
t ư
h
i ệ
ơ
t ư
r ơ
c
v
n
ầ n
s ử
ự
t ư
i ê
t ờ
t r ì n
t h
g
h
t r o
p
n
á t
á
c h
t r o
n
u
ờ
c ố
h
u
n
g
ả
v
ấ
n
ấ
l a
k
u
n
c h
g
q
n
h
l a
v
à
c á
c
n
h
n
g
c á c
k
ỹ
n
g
ó
c ủ
a
h
g
i ú
n
i ữ
ậ
n
p
n
d
đ
g
a
k
u
.
o
ă
m
t h
c á o
h
D
n
g
y
p
ả
i
n
à
i .
ó
h
c á
i n
ậ t
s a
n
g
c ủ
n
g
ự
ọ
n ê n
p
t á c
t h
à n
h
N
ê
n
t ừ
n
g
t ế .
u
á n
,
c
h
ữ
:
• G iám định; •
P
p
•
h
h
H
t h
ỏ
ầ
ộ
n
g
v
n
h
i
t h ả o
a m
g
o
ấ
n
ạ c h
c á
đ
v ề
n
ị n
h
h
l ậ
Giảo dục các chủ hộ về quy trình vận hành và bảo dường các hệ thong xử ìý là một hoạt động quan trọng cùa chương trình. Trong phần lớn trường họp, các chủ hệ thẳng hoặc \ chù hộ cỏ trách nhiệm một phần đối với hoại động vận hành và bảo dưỡng hệ thong để đám bào các hoạt động trên được thực thi theo một so thoả thuận. Chủ hệ thong cũng cần trợ giủp việc giám sát hoạt động
;
• Các bản báo cáo; p
TIÉP CẶN CỘNG ĐÒNG
â
n
v ề
tài liệu giáo dục CỈĨOcảc chủ hộ và các khoà đào tạo cho các nhà thiết kế, người lắp đặt hệ thống, giám sát viên cùng các
;
p
tính hiệu quà của chương trinh bằng cách giảo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc quản lý hệ thong xử ỉỷ nước thài trong việc bảo vệ sức kỉìoẻ cộng đồng, tài nguyên nước ngầm và nước mặt cũng như giả trị tài sản. Các chủ hệ thống tại cho thường không được thông bảo về hoại động của hệ thống cùa mình cũng như nguy cơ ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do các hệ ĩhống hoạt động kém hiệu quả. Kết quà khảo sát cho thay rắt nhiều người chi thực hiện hút bể tự hoại sau khi nước từ hệ thong chày ngược vào nhà hoặc sân. Các chủ tài sản cỏ trách nhiệm khi được giảo dục về cảc phương pháp thu gom và xử lý nước thải và bảo dường hợp Ịý đồng thời hiểu được hệ quả khi hệ thong bị hỏng sẽ cố gắng đàm bào cho hệ thong cùa mình hoạt động tuân thù theo các quy trình về hoạt động và bảo dường. Các
k
ế
h
o
ạ c h
i a ;
• T ư vấn nhóm trọ n g điểm ;
nhân viên vận hành / bảo dưỡng cỏ thể giúp giảm thiểu các ảnh hưởng từ các hệ thống tại cho bằng cách giảm số lượng I các hệ thong hỏng cỏ thể làm giảm các chi phí dành cho chủ \ hệ thống và quản ỉỷ chương trình.
« Phư ơng pháp lập kế hoạch c h
i ế
n
l ư
ợ
c .
353
13.3. XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM
của các đô i tượng
N hững thông tin th u thập được từ trước sẽ cho p h ép tìm hiểu về nhu cầu, m ổi quan tâm , và các m ối quan hệ về các đối tượng, qua đó xác định được cơ chế tổ chức cho chương trình kết hợ p d ự kiến. Sau đó, nhất thiết cần tìm hiểu trước nhận thức củ a các đối tượ ng về dự án. N ên xã hội hóa dự án trước khi tiến hành các nghiên cứu về kinh tế và kỹ thuật.
13.3.1. Kiến thức của các đối tượng thực hiện về xử lý và tái sử dụng nước thải Đ e có thể đưa ra các hoạt động đào tạo giúp nâng cao năng lực quản lý củ a các đối tượng thực hiện v à các cơ quan, cần tìm hiểu trình độ kiến thức của các đối tư ợ n g về xử lý và tái sừ dụng nư ớ c thải. D o đó cần tìm hiểu các đối tư ợ ng sau: • C ộng đồng;
• Các nhà lãnh đạo; •
C
•
T
h
h
í n
ư
h
ơ
q
n
u
g
y
g
ề
n
i a
;
;
• G iáo viên. C ác đối tượ ng thực hiện dự án cần có kiến thức v ề các vấn đề chính như sau • Đ ặc điểm nước thải đô thị và các biện pháp x ử lý; •
X
ử
l ý
v
à
t á i
s ử
d
ụ
n
g
n
ư
ớ
c
t h
ả i
m
ộ
t
c á
c h
c ó
l ợ
i ;
• Q uản lý nước th ải trong nông nghiệp theo các v ụ trồng; •
Q
u
ả n
l ý
n
•
Q
u
ả n
l ý
m
ư
ớ
ô
c
i
t h
t r ư
ả
i
c h
ờ
n
g
o
v
c á
à
c
c á c
m
n
ụ
c
g
u
đ
ồ
í c h
n
t à i
xuất
s ả n
n
g
u
y ê
n
k
t h
h
á
i ê
c ;
n
n
h
i ê
n
;
• Kỹ thuật nông nghiệp liên quan đến sử dụng nước thải; • M ối quan hệ giữ a xử lý và sử dụng. D o nhu cầu đào tạo có khác nhau tùy theo m ỗi đối tượ ng thực hiện nên cần tiến h àih các khảo sát khác nhau nhằm tìm hiểu m ức độ kiến thức để xác định nhu cầu phổ biến kiến thức, đào tạo, trợ giúp kỹ thu ật trong tương lai. Sau khi nhận đ ịnh nhu cầu, cần lìp kế hoạch đào tạo và quản lý trong suốt dự án.
13.3.2. M ức độ chấp nhận mô hình kết họp của đối tượng thực hiện N hận thức của đối tượng thực hiện về hệ thống kết hợp x ử lý nước thải và tái ;ử dụng nước thải có thể thay đổi theo từ ng trư ờng hợp. C ác nhận thức liên quan đèn những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến sự chấp nhận, th ờ ơ hoặc p h ản đối dự án. Để Cạt được m ức chấp nhận cao, các đối tượng cần hiểu b iết rõ các rủi ro, khả năng và lợi í:h của việc thực hiện d ự án. T hông tin rõ ràng, chỉ rõ m ọi thực trạng có thể chuyển từ nhìn thức thành thiện chí, từ thiện chí thành sự chấp nhận, c ầ n tìm hiểu các vấn đề sau:
354
• N hận thức của các đối tượng về hệ thống kết hợp (họ hiểu v ấn đề đó n h ư thế nào, họ ng h ĩ gì, thái độ của họ về khái niệm kết hợp như thé n à o ...); •
T
h
á
i
đ
ộ
t h
i ệ
n
c h
í
c ủ
n
ậ n
a
h
c ủ
a
ọ
s ẽ
l à
m
ộ
t
p
h
ầ n
k
i n
h
n
g
h
i ệ
g
i a
m
( h
ọ
m
u
ố
n
t h
a m
n
n
g
i a ,
p
h
ả n
đ
ô
i
hay th ờ ơ); •
M
p
h
ứ
c
ư
ơ
đ ộ
n
g
c h
á n
ấ p
t h
a
h
y
t h
ế
h
ọ
( h
ọ
c h
ấ p
n
h
ậ n
t h a m
v à
o
d
ự
á n
,
k
i ế
g
h
ị
đ ề
x u
ấ t
c á c
. .
13.3.3. Nhu cầu, mối quan tâm và các mối quan hệ của các đổi tượng Xác định nhu cầu, m ối quan tâm v à các m ối quan hệ của các đối tượng là rất quan trọng trong việc đưa dự án vào chương trình của họ. N ên phân loại các đối tượng theo n
h
ó
m
c ó
t ổ
c h
ứ
c ,
k ể
c ả
n
h
ữ
n
g
c ộ
n
g
đ
ồ
n
g
c ó
n
h
u
c ầ
u
v
à
q
u
a n
t â m
v
ì
đ
â
y
l à
n
h
ữ
n
g
y ế
u
t ố
quan trọng đối với dự án. V iệc phân loại này là cơ sở để chuẩn bị “phác đồ các đối tư ợ ng” , trong đó những nhóm và các thực thể chính kể cả nhu cầu, m ối quan tâm và các m ối quan hệ của họ với các đối tượng khác cũng được phân loại. Phác đồ này sê cho b iế t các liên m inh hiện tại và dự đoán cũng như các xung đột hiện có v à tiềm ẩn. T rên phác đồ các đổi tượng này nên có: •
Mô tà đặc điểm-,
•
N hu cầ u :
•M •
c á
c
t h
à n
h
v i ê
n
,
t r á c h
n
h
i ệ
m
,
p
h
ạ m
v
i
c h
ứ
c
n
ă n
g
,
l o
ạ
i
h
ì n
h
t ổ
c h
ứ
c ;
tình hình kinh tế xã hội, các vấn đề chính, và các yêu cầu; : m ong đợi về sự phát triển, xu hướng và m ục tiêu , ảnh hưởng xã hội;
ố i q u a n tâ m
họp tác với các nhóm khác, sự điều phối các h o ạt động, cách tiếp
C á c m ối quan hệ:
cận, sự cởi m ở v à tính linh động; •
Cúc liền minh
:
c á
c
t h
ỏ
a
t h
u
ậ n
đ
ã
k
ý
k ế t ,
c á c
m
ố
i
l i ê
n
k ế
t
v
ớ
i
c á
c
n
h
ó
m
k
h
á
c ,
h
ò
a
nhập các m ục tiêu và cam kết phát sinh với bên thứ ba; •
Các xung đột
:
c á c
m
ố
i
q
u
a n
t â m
k
h
á c
n
h
a u
,
n
h
u
c ầ u
k
h
ô
n
g
đ
ư
ợ
c
đ
á p
ứ
n
g
,
c á c
t r ả i
nghiệm tiêu cực, sự chồng chéo vai trò: V iệc chuẩn bị phác đồ này sẽ làm rõ tình hình giữa các cơ quan, các thành phần tro n g dự án và sẽ cung cấp các thành tố chính cho việc xác định các chiến lược củng cố liên m inh, giảm thiểu xung đột, tăng cường hợp lực giữa các nhóm . 13.4. L ự A C H Ọ N C Á C T H ự C T H Ể T R O N G H Ệ T H Ố N G K Ế T H Ợ P 13.4.1. C ác d ạ n g th ự c th ể q u ả n lý V iệc phát triển, thực hiện và duy trì bền vững chương trình q u ản lý đòi hỏi kiến thức v ề chính trị, văn hóa, tình hình kinh tế của cộng đồng, cấu trúc tổ chức hiện hành và các c ô n g nghệ có thể sử dụng. N goài ra cần có m ục tiêu rõ ràng về sức khỏe cộng đồng và m ôi trư ờ ng cũng nh ư nguồn tài chính thích hợp. C hương trình q u ản lý nên dựa trên khả n ăng h oạt động, quản lý và điều tiết của thực thể quản lý và m ụ c tiêu của cộng đồng.
355
Tại nhiều địa phương, sự họp tác giữa các thực thể trong khu vực quản lý (lưu vực sông, địa hạt, khu vực, quốc gia) là rất cần thiết nhằm làm tăng hiệu q u ả của chương trình quản lý và đảm bảo hệ thống xử lý không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nguồn nước. C ác loại thực thể quản lý chính gồm : • C ơ quan địa phương, liên bang và quốc gia;
tại;
• C ơ quan của chính quyền sở
• C ác huyện có m ục đích đặc biệt và các thực thể công cộng; •
C
á
thực
c
quản
t h ể
l ý
d
o
t ư
n
h
điều
â n
h
à n
h
v
à
s ở
h
ữ
u .
P hần tiếp theo sẽ m ô tả các dạng thực thể quản lý khác nhau.
Các cơ quan địa phương, tỉnh và quốc gia C ác cơ quan địa phương, tỉnh, n h à nước có các cấp độ khác nhau về quyền hạn, tham gia vào quá trình phát triển và thực hiện chương trình quản lý nước thải. R ất nh iều thực thể trợ giúp về m ặt kỹ thuật và tài chính, (xem bảng 13.1). T ỉnh và địa phương có thể quản lý hệ thống q u a các cơ quan khác nhau. T hông thường văn phòng y tế cộng đồng của địa phươ ng hoặc tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hệ thống xử lý. C ác quy định đôi khi chỉ tập trung vào m ột tỉnh hay văn phòng chính quyền địa phương và quản lý từ văn phòng địa phư ơ ng hoặc khu vực. T rách nhiệm quản lý được giao phó cho chính quyền thành phố hoặc quận. Khi đó, tỉnh có thể thay đổi m ức độ giám sát chương trình đ ịa phương. Sự lãnh đạo và ủy quyền của chính quyền ở cấp tinh rất quan trọng trong việc đặt ra các yêu cầu thực hiện, quản lý v à kỹ thuật cho chương trình đ ịa phương. Ở những tỉnh m à chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về chương trình quản lý, chính quyền tỉnh thường cho phép linh hoạt trong chương trình của địa phương khi lập ra các yêu cầu về chương trình sao cho phù hợp với điều kiện và cấu trúc quản lý c ủ a địa phương với điều kiện chương trình của địa phương phải bảo vệ đầy đủ hoặc nhiều hơn các bộ luật của tỉnh. T ính thống nhất trong tỉnh có thể xúc tiến bàng cách thiết lập: •
C
á
c
y ê
u
c ầ
u
k
ỹ
t h u ậ t ,
q
u
ả n
l ý
v
à
h
à n
h
c h
í n
h
;
• Các yêu cầu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên v à bảo vệ sức khỏe cộng đồng; • Các yêu cầu đối với việc giám sát và kiểm tra thí nghiệm ; •
G
i á
o
d
ụ
c
đ
à o
t ạ o
c h
o
n
g
ư
ờ
i
c u
n
g
c ấ p
d
ị c h
v
ụ
;
• H ỗ trợ hành chính, tài chính và kỹ thuật; •
Đ
á n
h
g
i á
v
à
x e
m
x é
t
đ
ị n
h
k
ỳ
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
;
• Thực hiện các quy định có thể áp dụng. N hiều tỉnh lập ra thiết kế hệ thống tối thiểu, các yêu cầu về vị trí x ây dựng và tích cực tham gia vào lưa chọn những công nghệ thích hợp.
356
Bảng 13.1. Trách nhiệm và khả nãng tài chính của các cơ quan quản lý nước thải Cơ quan nhà nước
Tỉnh
Thi hành quy định và luật của nhà nước
Thi hành các bộ luật cùa nhà nước và quy định cùa tỉnh
Cỏ thề thu phí, Thường được đánh giá tài cấp tiền qua phân bồ và tài trợ
sản, đánh thuế,
phát hành ỉrái phiếu, cân đối
các khoản tài chính chung
Quận / huyện đặc biệt
Quận/huyện có đỗi mới
Cơ quan công quyền
^hi hành các quy Khẳng định định của chính quyền thành phố, quyền hạn, có thề thi hành có thể thi hành bộ luật bộ luật của nhà nước và tinh
Mô tả tình hình, xác định phạm vi quyền hạn
Hoàn thành trách nhiệm cụ thể trong việc sử dụng công cụ
Có thề áp dụng cách đánh giá tài sản đặc biệt, thu phí người sử dụng và các phí khác, bán trái phiếu
Có thể phát hành trái phiếu cho ngân khố quốc gia, thu phí người sừ dụng và các phí khác
Chỉnh quyền , thành phố
Có thể thu phí, đánh giá tài sàn, đánh thuế, phát hành trái
phiếu, cân đối các khoán tài
Có thể thu phí, đánh giá tài sản, đánh thuế,
phát hành trái phiếu
chính chung
Mức quyền hạn Mức quyền hạn Linh hoạt, cung Mức quyền hạn và khả năng thực và khả năng thực cấp dịch vụ thich và khả năng thực hợp (chì với thi bộ luật cao, thi bộ luật cao, ' thi bộ luật cao, các chương trình các chương trình những người n các chương trình có thề sừa đổi nhận phí dịch có thể sửa đổi có thể được cho phù hợp với cho phù hợp với vụ); cách tiếp chuẩn hóa, tăng điều kiên đia cận đơn giản và điều kiện địa mức độ hiệu quà phương độc lập phương Đôi khi quá xa, không nhạy cảm
với nhu càu và các vắn đề cùa địa phương, thường chuyển việc thực hành luật cho địa phương
Đôi khi không sẵn sàng cung cấp dịch vụ, hướng dẫn thực hành pháp luật, giới hạn ghi nợ có hạn định
Có thề mở • rộng các dịch Có thể cung vụ công cấp dịch vụ khi không cần các chính phù khoản chỉ tiêu không thể chính, người tự trị và nhận dịch vụ linh hoạt thường úng hộ
Có thề thúc đẩy Đóng góp cho Có thề thiếu sự phát triền quản lý, tài chính quyền địa việc chia nhò chính và các các dịch vụ phương, giữ nguồn khác, của chính nguyên hoặc việc thực hiện chia nhỏ dịch vụ phù, có thể xảy ra sự trì pháp luật còn công cộng Ịỏng lẻo trệ về quàn lí
Khả năng tài trợ bị giới hạn trong thu nĩiập về các trái phiếu, chính quyên địa phương phải trả nợ
Công ty phi Công ty phi lọi nhuận lọi nhuận tư công nhân Cụ thề hóa vai Cụ thề hóa vai trò trong các trò trong các điều khoản nếu điều khoản có hợp tác(ví của hợp tác (ví dụ hiệp hội sở dụ hiệp hội sở hữu nhà) hữu nhà)
Có thề thay đồi lệ phí, bán cổ phiếu, phát hành trái phiếu, thu hút
Có thề thay đôí Ịệ phí người sử dụng, thu hút tài trợ, đi vay
tài trợ, đi vay
Có thể cung cấp dịch vụ khi chính phủ không thề;; tự trị và linh hoạt
Chính quyền địa phương có thể do dự áp dụng khái niệm này
Có thể cung cấp dịch v.ụ khi chính phủ không thề; tự trị và linh hoạt
ki
C va
k
C đ
p
p h
C cấ
p th
K quy tà Các dịch vụ cô còn kém chất k lượng hoặc vữ cỏ thể bị thí chấm dứt c
tri t
C
á
c
t ỉ n
h
c ò
n
c ó
t h ể
u
ỷ
t h á c
m
ộ
t
p
h
ầ n
h
o
ặ c
t o à n
b
ộ
q
u
y
ề n
h
à n
h
n
à
y
c h
o
c h
í n
h
q
u
y
ề
n
đ
ị a
phương. N ếu tỉnh chịu trách nhiệm về hành chính và kỳ thuật của chương trình quản lý thì vai trò đầu tiên của chính quyền địa phương là thực hiện các yêu cầu của tỉnh.
Các cơ quan chính quyền địa phư ơng Ở nhiều tỉnh, chính quyền địa phương chịu trách n h iệm quản lý chư ơng trình nước thải. H àng loạt cơ quan cấp huyện, quận và thành phố quản lý những ch ư ơ n g trình nay. Q
t ì n
u
y
h
m
h
ô
ì n
,
m
h
v
ụ
à
c
đ
l u
í c h
ậ t
p
,
h
q
u
á p
y
ề
c ủ
n
h
a
ạ n
m
ỗ
c ủ
i
a
t ỉ n
c á
h .
c
T
đ
ù
y
ơ
n
v
ị
t h e o
c ấ
q
u
p
x ã
y
ề
,
n
q
u
ậ
t h
ự
c
n
v
t h
à
i
t h
p
h
à n
á p
h
p
l ý
h
ố
t h
a
v
à
c á
c
y
n
đ
ổ
i
t h e o
g
u
ồ
n
c ó
sẵn, chương trình quản lý có thể được điều phối bời m ột cơ quan y tế cộng đồng-m ôi trư ờng với đội ngũ nhân viên đầy đủ, có đào tạo hoặc bởi ban lãnh đạo
đ ịa phương.
T rong m ột số tỉnh, cơ quan lập pháp đã trao ít nhiều trách nhiệm quản lý hệ thống cho chính quyền đ ịa phương. C hính quyền quận chịu trách nhiệm về các hoạt động q u ản lý hệ th ố n g x ừ lý tại chỗ, m ột quận có thể chịu trách nhiệm về các hoạt động cụ thể ví dụ n h ư lập quy chế cho hệ thống xừ lý nước thải tại chỗ trong phạm vi quyền thực thi pháp lý, bổ sung và hỗ Irợ các chương trình quản lý nước thải cấp xã, thị trấn, thành phố và tỉnh b ằn g cách trợ giáp hành chính, tài chính hoặc kỹ thuật. Các quận có thể cung cấp các dịch vụ này qua ;ơ cấu hoạt động thông thường (ví dụ m ột phòng, ban của quận), hoặc thành lập m ột huyện đặc biệt nhằm cung cấp các dịch vụ trong phạm vi dịch vụ đã xác định. T rách nhiệm của cơ quan cấp quận bao gồm: • Chấp nhận các yêu cầu tối thiểu của tỉnh hoặc phát triển các quy định chặt chẽ hon;
hoạch, quy vùng v à giám sát chung quá trình p h át triển d ự kiến; • X em xét thiết kế, kế hoạch và thực thi việc lắp đặt hệ thống; • Lập kế
• C ho phép giám sát hệ thống và xây dựng; • T hanh tra, giám sát v à thi hành các quy định; •
B
á
o
c á o
c h
o
c ô
n
g
c h
ú
n
g
v
à
c á
c
q
u
a n
c h
ứ
c
c ó
trách
n
h
i ệ
m
.
C hính quyền cấp xã, thành phố và tỉnh có thể chịu trách nhiệm lập kế hoạch, cip phép và vận hành các thiết bị xử lý nước thải, thực hiện các quy định có thể áp dụng được. Vài trò và trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa p h ư ơ n g phụ thuộc sự ưu tiên, khả năng và tình hình thực thi pháp luật. Do có sự khác biệt trong luật pháp cũng như cơ cấu tổ chức của từng tỉnh m à năng lực hành chính, quyền thực thi pháp lý và trách nhiệm của các thực thể địa phương trong việc quản lý các hệ th ố n g x ử lý nước thải cũig thay đổi tươ ng ứng.
Các quận, huyện và thực th ể quần chủng đặc biệt C ác quận, huyện và thực thể quần chúng đặc biệt có thể cung cấp các d ịch vụ côrg m à chính quyền địa phương không hoặc không thể cung cấp. M ột địa hạt và thực tlể quần chúng đặc biệt là m ột thực thể gần giống n h ư chính quyền có chức năng cung á p các dịch vụ đặc biệt hoặc thực hiện các hoạt động cụ thể tro n g khuôn khổ pháp luật. Cic
358
địa hạt đặc biệt cung cấp ctơn lẻ hoặc đa dịch vụ ví dụ như quản lý quá trình lập kế hoạch và phát triển các hoạt động, thực hiện các chương trình p h át triển kinh tế, cải thiện điều kiện địa phương, vận hành các thiết bị xử lý nước thải và nước cấp. K hu vực được cung cấp dịch vụ này có thể bao gồm duy nhất m ột cộng đồng, m ột phần cộng đồng, m ột nhóm cộng đồng, các phần của m ột số cộng đồng, cả m ộ t tỉnh hay m ột khu v ự
c .
C
á
c
q
u
y
đ
ị n
h
c ủ
a
t ỉ n
h
t h
ư
ờ
n
g
đ
ư
a
r a
q
u
y
ề
n
h
ạ n
,
c ấ u
t r ú
c ,
p
h
ạ m
v
i
h
o ạ t
đ
ộ
n
g
c ủ
a
địa hạt bao gồm diện dịch vụ, chức năng, cẩu trúc tổ chức, quyền tài chính và các tiêu chí hoạt động. Các địa hạt và thực thể quần chúng đặc biệt thường được trao quyền tài chính để có thể đệ trình xin hoặc tiếp cận ngân quỹ, đánh thuế dịch vụ, th u phí, kiểm kê tài sản, phát h
à n
h
t r á i
p
h
i ế
u
q
u
ố
c
g
i a .
M
ộ
t
s ố
đ
ị a
h
ạ t
đ
ặ c
b
i ệ
t
c ó
q
u
y
ề
n
t à i
c h
í n
h
t ư
ơ
n
g
t ự
n
h
ư
c á c
chính quyền thành phố tự trị bao gồm quyền thu thuế và gánh chịu trách nhiệm về những khoản nợ chung. N hững địa hạt này thường là các thực thể h ọ p pháp có quyền ký kết hợp đồng, khiếu kiện hoặc bị kiện. Tình trạng này có thể xảy ra trư ờng hợp cần áp dụng quyền đền bù để lập kế hoach và thực thi các chương trình tại chỗ có hiệu quả. Các địa hạt và thực thể quần chúng đặc biệt rất có thể hợp tác với các chính quyền địa p
h
ư
ơ
q
u
y
ề
n
n
g
v
à
t ỉ n
h
k
h
i
v
i ệ
c
l ậ p
k ế
h
o
ạ c h
v
à
t h
ự
c
h
i ệ
n
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
c ầ
n
s ử
d
ụ
n
g
n
h
ữ
n
g
n à y .
C ác đ ịa hạt và thực thể quần chúng đặc biệt có thể là m ột phươ ng án tốt cho việc quản lý hệ thống xử lý nước thài. N hiều tỉnh đã áp dụng th àn h công m ô hình này. M ột ví dụ điển hình là việc lập ra các địa hạt phụ trách về nước và các đ ịa hạt phụ trách vấn đề vệ sinh, có trách nhiệm quản lý và m ở rộng các đường nước sạch và nâng cao dịch v
ụ
t h o á t
n ư
ớ
c
t r o
n
g
k
h
u
v ự
c
g
ầ n
c á
c
n
h
à
m
á y
x ử
l ý
t ậ p
t r u
n
g
.
P
h
á t
t r i ể
n
c á
c
c h
ứ
c
n
ă n
g
quàn lý theo quyền hạn của các địa hạt hiện hành có thể hồ trợ việc lập kế hoạch, lắp đặt, vận hành, duy trì, kiểm tra, củng co và tài trự cho các chương trình này. C ác thực thể quản lý truyền thống ví dụ như phòng y tế có thể hợp tác với các địa hạt quản lý hệ thống vệ sinh hoặc các địa hạt đặc biệt khác dể xây dựng chư ơng trình liên kết họp lý. V í dụ Bộ y tế có thể duy trì quyền phê chuẩn thiết kế hệ thống và ban hành giấy phép trong khi các địa hạt quản lý hệ thống vệ sinh có thể hỗ trợ lập kế hoạch trong khu vực, t i ế
n
h
à n
h
k
i ể
m
t r a ,
b
ả o
d
ư
ờ
n
g
v
à
s ử
a
c h
ữ
a .
Các địa hạt quản lý tại chỗ và thực thể quần chúng có thể chịu trách nhiệm m ột phần hoặc hoàn toàn việc giám sát hệ thống, có thể xác nhận hệ thống x ử lý có phù hợp với vị t r í ,
c ó
đ
ư
ợ
c
l ê
n
k ế
h
o
ạ c h
,
t h
i ế t
k ế ,
l ắ p
đ
ặ t
v
à
b
ả o
d
ư
ỡ
n
g
đ
ú
n
g
c á
c h
h
a
y
k
h
ô
n
g
.
M
ộ
t
đ
ị a
hạt hoặc m ột thực thể quản lý thường có các m ục tiêu sau: •
C
u
n
g
c ấ p
d
ị c h
v
ụ
x
ử
l ý
,
t h
u
g
o
m
n
ư
ớ
c
t h
ả i
h
ợ
p
l ý
c h
o
c á
c
k
h
u
d
â n
c ư
v
à
c á c
doanh nghiệp; • K ết hợp hài hòa việc quản lý nước thải với các chính sách phát triển và sử dụng đất; •
Q
u
ả n
l ý
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
x ử
l ý
n
ư
ớ
c
t h
ả i
v ớ
i
c h
i
p
h
í
h
ợ
p
l ý
đ
ố
i
v
ớ
i
n
g
ư
ờ
i
s ừ
d
ụ n
g
.
359
C
á
c
đ
ị a
h
ạ t
q
u
ả
n
l ý
v
à
c á c
t h
ự
c
t h ể
q
u
ầ
n
c h
ú
n
g
t h
ư
ờ
n
g
đ
ư
ợ
c
t r a o
q
u
y
ề
n
g
â
y
q
u
ỹ
t ư
nhiều nguồn để thư ờ ng xuyên v ận hành và bảo dưỡng, kiểm tra, n ân g cấp, giám sát va phát triển trong tương lai. Các nguồn gây quỹ có thể từ phí cấp m ớ i hoặc cấp lại giấy phép, phí dịch vụ hàng tháng, kiểm kê tài sản v à các phí đặc biệt khác. C ác địa h ạt quản lý nước thải tại chỗ được vận hành hoặc liên kết với các địa hạt cung cấp nước sạch co thể điều phối việc thu phí hóa đơn nước sạch hàng tháng giống như cách thu phí củ a các n hà m áy xử lý nước thải tập trung. M ặc dù ban đầu có thể có m ột số hộ gia đ ình từ chối n
ộ
p
p
h
í
d
ị c h
v
ụ
x ử
l ý
n
ư
ớ
c
t h
ả i
n
h
ư
n
g
v
i ệ
c
t i ế
p
c ậ n
t h
ô
n
g
t i n
v ề
h
i ệ
u
q
u
ả ,
t i ế t
k
i ệ
m
c h i
phí và các lợi ích của hệ thống họp tác quản lý, ví dụ như hỗ trợ tài chính để sử a chữa, nâng cấp, thay thế, bảo dưỡng hệ thống hay m iễn phí bom nước, có thể giúp tăng thêm sự ủng hộ cho các chương trình toàn diện này. Đ ặc biệt cần có sự ủng hộ như thế khi tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về việc thành lập thực thể quản lý. Khi thành lập m ột địa hạt m ới, sự tiếp cận của công chúng và tham gia của các cổ đông nên đề cập các vấn đề sau: • R anh giới dự kiến của địạ hạt quản lý; • Các vấn đề phát sinh về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe cộng đồng, •
C
á
c
v
ấ
n
đ ề
p
h
á t
s i n
h
t r o
n
g
h
ệ
t h
ố
n
g
q
u
ả
n
l ý
h
n
g
đ
i ề
m
ỗ
i
ư
ớ
c
l ý
c h
ư
ơ
t r u
n
i ệ
n
t ạ i ;
• Các yêu cầu đối với hệ thống x ử lý; •
C
á
c
c ô
n
•
C
á
c
y ê
u
•
K
h
ả
•
D
ự
•
S
o
•
C
á
c
đ
ố
i
t á c
•
C
á
c
n
g
u
ồ
n
g
ă n
t r ù
g
c ầ
u
g
c h
s á n
n
h
h
ệ
t ạ i
v ề
t i ế
p
n
c h
d
u
y
h
ậ n
ỗ
t h
t r ì
v
c ủ
i
p
h
í
c h
c h
i
p
h
í
t i ề
m
n
ă n
g
c h
í n
h
d
n
t à i
o
q
c á
u
à
n
à
a
c
í c h
n
b
v
h
ộ
l ý
ậ
à
p
h
h ệ
v
ự
à
k
h
i ể
i ế
n
p
v
ớ
h
n
h
à n
m
á
y
ậ
t h
k
ợ
n
ố
x
q
n
m
u
g
k
i
t ừ
c h
ử
ả
l ý
n
t ậ p
ê
o
c á
n
c
n
g
đ
i ề
u
g
u
v
ồ
n
u
h
k
ệ
t h
t h
n
i ệ
ả i
g
à
n
ố
v
h
s ẵ
n
í
n
g
à
t r ì n
p
c ụ
t h ể ;
c ụ
x ử
h
c h
c ó
;
h
á p
t h ể ;
l ý
c h
ấ t
t h
ả
i ;
;
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
;
;
• Các chiến lược thi hành luật lệ; •
C
á
c
h
o
ạ t
đ
ộ
n
g
q
u
ả
n
l ý
,
h
à n
h
c h
í n
h
,
t i ế t
v
à
p
l ý
n
h
ằ m
t ạ o
r a ,
p
h
á t
t r i ể
n
h o ặ c
củng cố thực thể quản lý. M ột loại hình địa hạt đặc biệt nữ a là cơ quan công quyền. C ơ q u an công quyềr là m ột bộ phận họp nhất theo hiến pháp có quyền sở hữu, tài trợ, xây dựng và vận hình các phương tiện công sinh lợi cho quốc gia. C ơ quan công quyền có thể được sử dựig theo m ột số cách thức nhằm xây dựng, tài trợ và vận hành các ph ư ơ n g tiện công. M ột số điều luật của tỉnh nghiêm cấm hoặc không cho phép m ột nh ó m thuộc các lịa hạt đặc biệt được quản lý các hệ thố n g thự c địa. M ột số trư ờng hợp khác, các nhân v ên chương trình không có quyền hợp pháp tới các cơ sở tư để tiến h àn h thanh tra v à lửa sai. N hững hạn chế này có thể được giải quyết thông qua các luật đặc biệt cho phép ập ra các thực thể có trách nhiệm trực tiếp giám sát thực địa. C ác thay đổi về luật p h áp v à quy chế có thể trao cho các địa hạt đặc biệt quyền quản lý các hệ th ố n g tại chỗ và tến hành kiểm tra, bảo dưỡng và khắc phục.
360
Các thực th ể quản lý do tư nhân sở hữu và vận hành Các thực th ể quản lý tư nhân là m ột phương án khác nhằm đảm bảo quản lý tốt hệ thống x ử lý nư ớ c thải. N hữ ng thực thể này chịu trách nhiệm thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống. T rong m ột sổ trường hợp, các doanh nghiệp tư nhân này cũng đóng vai trò là các th ự c thể quản lý duy nhất, ví dụ, m ột n h à m áy có thể quản lý m ột chương trình nhỏ tro n g toàn bộ quan hệ hợp tác giữa thành phần công và tư nhân. Có m ột số cách hợp tác g iữ a thành phần công và tư nhân. C hương trình quản lý có thể ký kết với các công ty tư nhân các nhiệm vụ rõ ràng qua đó thiết lập các điều kh o ản nh ư đánh giá vị trí lắp đặt, giám sát / kiểm tra và bảo dưỡng. V í dụ như các hệ th ố n g xử lý trong các khu dân cư do m ột thực thể tư nhân bảo dưỡng và vận hành theo bản hợp đồng với hiệp hội ở vùng lân cận. M ộ t ví dụ khác là trường hợp các hệ thống xử lý tại các vùng nhỏ tại địa phương được m ột thực thể tư nhân cung cấp dịch vụ v à h oạt đ ộng theo hợp đồng ký kết với vùng đó hoặc m ột tổ chức lân cận. Các công ty íư nhân hoặc các thực thể quản lý các hệ thống tại chỗ thườ ng được m ột thực thể công kiểm so át để đảm bảo các dịch vụ liên tục và ở m ức chấp nhận được với chi' phí vừa phải, c ầ n có bản thỏa thuận dịch vụ để đảm bảo các tổ chức tư nhân được an toàn tài chính, cu n g cấp các dịch vụ thích hợp và tin cậy đối với khách hàng. N hững thực thể này g iữ vai trò chính để giảm nhẹ' gánh nặng tài chính và hành chính đối với chính quyền đ ịa ph ư ơ n g bằng cách cung cấp các dịch vụ quản lý hệ thống. Có thể trong tương lai các công ty tư nhân sẽ xây dựng, sở h ữ u và vận h àn h các hệ thống x ử lý và chịu trách nhiệm giám sát hành chính thực thể quản lý. V iệc tư nhân hóa là quyết định của chính quyền địa phương. M ồi cộng đồng phải tự đánh giá tình hình của m ình và tự quyết định dựa trên các phư ơ ng tiện thực hiện pháp luật, nâng cấp m ôi trư ờng nước và đáp ứng nhu cầu khách hàng hữu hiệu nhất thông qua các nhân v iên đư ợ c tuyển chọn kỹ càng.
Cơ quan điều tiết và các thực th ể quản lý có trách nhiệm H ầu hết các c ơ q u an điều tiết (ví dụ như các S ở y tế, tài nguyên m ôi trừờng, các cơ quan quản lý chất lượ ng nước) thường thiếu kinh phí, nhân viên v à các chuyên gia kỹ thuật để có thể phát triển v à thực hiện các chương trình quản lý tổng thể. D o thiếu nguồn lực và nhân lực có đào tạo, các nhà quản lý chương trình trên toàn quốc thường nghiên cứu v à ứng d ụ n g các m ô hình quản lý thay thế có thể đại diện cho trách nhiệm về các thành tố quản lý cụ thể trước các thực thể khác. H oover v à Beardsley (2000) đề xuất các thực thể quản lý nên phát triển các liên minh giữa các tổ chức tư nhân và công nhằm th iết lập m ục tiêu tiêu chuẩn m ôi trường, đánh giá thông tin về hoạt động của hệ thống x ử lý, xúc tiến các h oạt động giúp cho các hệ thống xử lý đáp ứng nhu cầu thực tế. English và Y eager (2001) đã đề xuất thành lập các thực thể quản lý có trách nhiệm đó nhằm đảm bảo cho hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải tại chỗ v à phân tán. Đ ó là thực thể quản lý họp pháp có khả năng về kỹ thuật, quản lý và tài chính đảm bảo việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng tất cả các hệ thống khả thi, lâu dài, sinh lời trong 361
phạm vi quyền lực pháp lý của thực thể quản lý có trách nhiệm . T ính khả th i là khả năng của loại thự c thể này trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và m ôi trư ờ n g m ột cách hiệu quả qua các chương trình tập trung vào hoạt động của hệ thống n h iều h ơ n là các hướ ng dẫn đầy quy tắc [E nglish và Y eager, 2001]. Thực thể quản lý có trách nhiệm có thể vận hành n h ư các chương trìn h quản lý đã được phát triển đầy đủ với các chương trình giám sát hiện hành. Thực thể quản lý có trách nhiệm thường được coi là thự c thể quản lý toàn diện với khả năng tài chính, kỳ th u ật và quản lý có thề đảm bảo cho hệ thống xử lý đáp ứng được các yêu cầu hoạt động.
Hướng dẫn vận hành và quản lý tư nhân hệ thống xử lý nước thải 7. L ậ p k ế hoạch m ua sắm chặt ch ẽ và xem xẻt sắp xếp hợp đồng
Cần xem xét kỹ các đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị, nguyên vật liệu cần mua sam theo dịch \ụ yêu cầu và làm rõ sự khác biệt giữa yêu cầu dịch vụ hiện nay và iưong lai, Ngoài ra cần cung cào thông tin về lợi ích của người đóng thuế do cạnh tranh khi nhu cầu chỉnh sửa hợp đồng tăng dẫn đén những thay đổi không Ỉỉnh trước về yêu cầu cùa khách hàng, về luật hay các tình huống không thê kiểm soát được. Quá trình mua sắm và kỷ kết hợp đồng nên đề cập đến những rủi ro và trách nhiện dựa trên cơ sở thế mạnh của các bên liên quan. Hợp đồng và các tỉnh toán của các nhà điềií hành VẨ nhân tương lai hay các chù sở hữu nên toàn diện, rõ ràng và minh bạch. Tẳt cả các hợp đồng nên trải qua một quá trình xem xét chặt chể tại địa phương. Chi phỉ mua sam, hành chỉnh và giám sát cán được tính trong chi phí phương án ỉựa chọn của tư nhân. 2. Cạnh tranh m ở và công bằng: Tất cà các cơ quan quàn lý nước thải kể cả công Ịập hay tư nhân nén được phép cạnh tranh với các công ty tư nhân trong các hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải nếu có thể thực hiện. Sự công bằng nên là mục tiêu quan trọng nhắt và cũng rất quan trọng ỉà cần nhận biếí moi đối thù cạnh tranh cổ thế mạnh và điểm yếu riêng, quá trình cạnh tranh công bằng phái trung thực \à rõ ràng.cần nhận thấy là moi người mua dịch vụ đểu có quyền quyết định mua gì và như thế nào nèĩ cần cỏ các tiêu chỉ lựa chọn được định nghĩa rõ ràng ngay từ đầu và thống nhất đế áp dụng ngay b i quả trình mua sắm bắt đầu.
5. Xem xét lực lượng lao động hiện tại: Quả trình cạnh tranh tiềm ẩn khả năng làm giảm ỉực ỉượrq lao động, Neu đội công tác hay nhà thầu íư nhân được lựa chọn, số phận của lực lượng lao độnị hiện tại nên được cân nhắc kỹ lưỡng (heo quy định trong quá trình cạnh tranh, cần có nỗ lực làn giảm sự thay thế trong các bộ phận trong chính quyển thành phố, sự thưong ĩượng, tự nguyện ngH hưu non. Tong chi phỉ về tiện nghi ăn ờ cũng nên được xem xét trong quả trình đánh giá các loậ dịch vụ. 4. Lệ p h ỉ ồn định: Lệ phỉ nên giữ ở mức hợp lý, đặc biệt tính đến các công dân không cổ điều kiện kỉrh tế Tiền tiết kiệm trong quá trình cạnh tranh nên được tái đầu tư vào các sáng kiến tăng năng suứ, bảo dưỡng và cải tạo cơ sở hạ tầng hay chuyển cho hệ thong khách hàng dưới dạng trợ giúp lệ phí. 5. Phù hợp với luật pháp cơ bản: các thiết bị trong quả trình quản lý của thành phần tư nhân hay cônỊ phải đáp ứng với các quy định đang được áp dụng. 6. Bảo vệ tài sản: Bắỉ kể hợp đồng dịch vụ thiết bị nước thải nào nên yêu cầu các nhà điều hành bắt kp với công nghệ và bảo dưỡng thiết bị ở mức tiêu chuần trong ngành. 7 .
Tiêu chuẩn hoại động, Chỉnh sách khuyến khích không khuyển khích: Các tiêu chuẩn hoự động chi tiết, toàn diện và rõ ràng với chỉnh sách ICUtiên luôn hữu ích trong việc cải ihiện hoạt độnỊ ,
và thiết yếu cho quả trình cạnh tranh công bằng.
362
v à
Trách nhiệm quản ỉý có thể được giao cho m ộ t thực thể được chính quyền tỉnh hoặc chính quyền địa phư ơ ng lựa chọn trước nhằm quản lý m ột số hoặc tất cả các bộ phận trong chương trình nước thài tại chỗ. V iệc giao trách nhiệm quản lý cho m ột thực thê quản lý có trách nhiệm hoặc cho m ột thực thể quản lý ít to àn diện hơn rõ ràng là m ột giải pháp thực tế giúp gây quỹ và thu hút nhân lực cho các h o ạt động quản lý quan trọng. Tuy nhiên, sử dụng thực thể quản lý có trách nhiệm khiến cho việc phát triển và thực hiện chương trình quản lý phức tạp hơn. c ầ n tăng cường h ợ p tác và xây dựng kế hoạch nhằm thiết lập m ột chương trình quản lý hiệu quả. T hực thể quản lý có trách nhiệm có thể thực hiện tất cả các hoạt động trong chương trình quản lý được m ô tả dưới đây, trong đó có m ột số hoạt động do m ột thực thể quản lý có k h ả năng hạn chế hơn thực hiện. T rong phạm vi pháp lý m à trách nhiệm của chương trình quản lý đại diện cho thực thể quản lý có trách nhiệm , m ột cơ quan điều tiết (ví dụ như: Sở y tế địa phương) phải giám sát thực thể này để đảm bảo chương trình đạt được m ục tiêu m ôi trường và sức khỏe cộng đồng toàn diện. Tùy thuộc quy định của tỉnh và địa phương, cần có m ột bán thỏa thuận chính thức giữa thực thể quản lý có trách nhiệm và cơ quan điều tiết cho quá trình điều hành các bộ phận trong chương trình của T hự c thể quản lý có trách nhiệm , ví dụ n h ư cấp giấy phép. V iệc tham gia thực hiện m ột số nhiệm vụ trong chương trình quản lý của thực thể quản lý không toàn diện hay việc thực hiện m ột số nhiệm vụ quản lý toàn diện của thực thể quản lý có trách nhiệm nên được điều chỉnh thích hợp cho m ỗi tình huống địa phương. D ựa vào đặc điểm phát triển tự nhiên của chương trình q u ản lý nước thải, m ột số hoạt động cần m ột thực thể quản lý có trách nhiệm tiến hành ví d ụ như nhà cung cấp d
ị c h
v
ụ
t ư
n
h
â n
.
T
r o
n
g
m
ộ
t
s ố
t r ư
ờ
n
g
h
ọ
p
,
t r á c h
n
h
i ệ
m
n
à
y
đ
ư
ợ
c
c h
i a
s ẻ
g
i ữ
a
c á c
c ơ
quan chức trách địa phương và tỉnh, ví dụ Sở y tế địa phương, văn phòng kế hoạch khu vực và c ơ quan chất lượng nước của tỉnh. Khi m ột thực thể quản lý kém toàn diện hơn thực hiện các h o ạt động này, cơ quan đ iều tiết thườ ng chịu trách nhiệm quản lý m ột vài hoặc toàn bộ các h o ạt động sau: • X ác định trách nhiệm quản lý đối với cơ quan điều tiết và thực thể quản lý không toàn diện; • G iám sát thực thể quản lý không toàn diện; •
C
ấ
p
p
h
é p
;
• K iểm tra các hệ thống tại chỗ; • T rả lời khiếu nại; •
T
h
ự
c
h
i ệ
n
c h
ấ p
h
à n
h
p
h
á p
l u ậ t ;
•
Giám sát chất lượng nguồn tiếp nhận (N ước ngầm và nước m ặt);
• Q uy định việc xử lý và thải rác; • C ấp phép v à các chương trình cấp chứng chỉ;
363
• G hi chép hồ sơ và quản lý cơ sở d ữ liệu với m ục đích điều tiết; •
Đ
i ề
u
p
h
ố
i
c á
c
n
ỗ
l ự
c
t h
ự
c
h
i ệ
n
k ế
h
o
ạ c h
t r o
n
g
v ù
n
g
v
à
đ
ị a
p
h
ư
ơ
n
g
.
Tuy nhiên cơ quan điều tiết thường chỉ ủy thác cho thực thể quản lý không to àn diện về trách nhiệm thực hiện m ột vài hoạt động nêu trên. Các hoạt động được uỷ th ác cho thực thể quản lý không toàn diện được xác định theo khả năng quản lý của họ về các hoạt động cụ thể, các vấn đề về m ôi trường và sức khỏe cộng đồng và quyền ủy th ác các hoạt động này là của cơ quan điều tiết. V í dụ, nếu được trao q uyền sở h ữ u và v ận hành hệ thống xử lý trong phạm vi dịch vụ, thực thể quản lý không to àn diện sẽ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề trong hệ thống quản lý bao gồm đặt ra m ức phí, thiết kế v à lắp đặt hệ thống, tiến hành kiểm tra v à giám sát các hệ thống này nhằm đảm bảo đạt được m ục tiêu hoạt động cùa cơ quan điều tiết. O tis, M cC arthy và C rosby (2001) đã trình bày m ột sơ đồ phù hợp với quản lý hoạt động để m inh họa cho các khái niệm trên. H ệ thống kết hợp đòi hỏi quản lý kết họp. c ầ n ghi n hớ việc thực hiện và tín h bền vừng của kế hoạch khi lựa chọn m ô hình và cơ cấu cho từng trường hợp. K hi đó mô hình quản lý nên bao gồm: • M ột lãnh đạo thực thể xúc tiến hệ thống với các công cụ điều phối và tham gia; • Phạm vi quản lý của bộ phận xử lý nước thải; •
P
h
ạ m
v
i
q
u
ả n
l ý
c ủ
a
b ộ
p
h
ậ n
t á i
s ử
d
ụ
n
g
n
ư
ớ
c
t h
ả
i ;
• C ơ chế liên kết, phối hợp, điều phối, lập kế hoạch và q u y tụ các bộ phận nói trên; • C ơ chế hợp nhất các bộ phận quản lý chung: vai trò của cơ quan chính quyền cùng các thực thể nghiên cứu và hợp tác; • C hiến lược quản lý toàn cầu hệ thống liên kết; •
K
ế
h
o
ạ c h
v ậ
•
K
ế
h
o
ạ c h
g
n
i á
h
m
à n
h
s á t ,
v
à
t i ế
t h
p
ờ
i
t ụ
c
g
i a
v
à
n
b
đ
á n
i ể
h
u
c h
g
o
c h
i ế
n
l ư
ợ
c ;
i á ;
• C hiến lược sáp nhập các thay đổi trong kế hoạch vận hành theo kết q u ả đánh giá. R ất cần nêu bật các thành tố chính trong m ô hình quản lý, c ơ cấu và chiến lược cua m ô hình quản lý để phân tích các yếu tố kỳ thuật, môi trường, kinh tế và xã hội của dự án. Phác đồ những đối tượng thực hiện rất quan trọng trong thiết lập chiến lược dựa Ưên kién thức về tác động tương hỗ, liên m inh và các xung đột tiềm ẩn giữa các đối tư ợ n g . Lựa chọn hệ thống quản lý cũng quan trọng như ch ọ n cô n g nghệ phù hợp để đáp ứĩìg nhu cầu phát thải nước thải của cộng đồng, v ề cơ bản, sự tín nhiệm của thực thể quản '.ý có thể quyết định phạm vi xử lý nước thải và phương án loại bỏ chất thải m à cộng đồr.g có thể sử dụng hiệu quả.
13.4.2. Tổ chức quản lý nước thải phù họp C ác đơn vị quản lý tư nhân và n h à nước về xử lý nước thải phải đảm bảo m ục tiéu m ôi trường và tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng nước bàng cách quản lý sinh
364
lời hiệu quả v à có trách nhiệm , ứng dụng công nghệ tiên tiến và k h ả thi, không ngừng cải tiến kế hoạch và thay thế cơ sở hạ tầng kịp thời. Q uyết định tư nhân hóa các loại hình địch vụ hay bán tài sản về m ôi trư ờng là m ột trong n h ữ n g m ố i quan tâm của địa phương, quyết định này nên dựa trên việc kiểm tra kỹ lưỡng tìn h hìn h đ ịa phương. Các quan chức ch ính phủ, các nhà quản lý, các nhà vận hành n h à m áy v à các nhà phân tích tài chính n ên sử dụng tất cả các công cụ lập kế hoạch v à tài chính để đánh giá thấu đáo n h u cầu vốn hiện tại và trong tương lai cũng như các m ục tiêu về m ô i trường.
về cơ bản, sự lựa chọn tổ chức _____________________________________ ...................................
-
ỉ .......................................... ■ -------- — —
q
u
a
n
l y
p
h
ụ
t h
u
ọ
c
n
h
u
c a u
v
a
ư
I
u
................................. ............ ..—’ ~
-Ị
khả năng của các thực thể quản lý
I
n g n g
C Q a
C £ C
t h ự
C
t h
l
q u ả n
l ý
ị
IỊ■■ Cung Cung cấp cấp liên liên tục tục cảc các chỉnh chính sách sách và và quản quản lý; lý; 1. Ị ■ Tính Tínhphỉ phí dịch dịch vụ; vụ;
tiê n c ủ a đ ìa p h ư ơ n g . L o ại h ìn h th ự c th ể q u à n lý c ầ n th iế t th ư ờ n g p h ụ
Ịị■■ I th ô n g . ,H ệ th ố n g q u ản lý,đ ầ u, tiên„ !1! chưa hắn đã là m ô hình tốt nhất. Đê ỊI.■
th u ộ c v ào n h u c ầ u b ảo d ư ỡ n g hệ
I I
Bắt buộc buộc người người sứ sử dụng dụng dịch dịch vụ vụ chấp chấp hành hành các các Bắt quy định trong chương trình quán lý (ví dụ quy Í và Tdịch ? !vụ); ?vụ); * quản ỹ (vi dụ quy định và địnhvềvêkiếm kiêmtratra dịch
I
D u y ttrí r ì írá ch nhiêm in h hhợp ợ p lỷ Duy trách nhiêm ;Ái tài ch chính lý;:
Im ■ Chuyển Chuyến giao giao trách trách nhiệm nhiệm pháp pháp lý lý (một (một số sổ thực thực thể thê quản quản lý lý tập tập trung trung vào vào trách trách nhiệm nhiệmpháp pháp lý lý cho cho xi 1 '* * ~ U' ị môt một tổ chức trong khi đó các thưc thực thể khác phân phán thân và thảo luân với công chúng, ị , ; ; , ' ,: ' 6 2 7, ,: 7 , ly * \ , ịỊ chia chia trách trách nhiệm nhiệmpháp pháp lýỉỷcho cho các các tổ tô chức); chức); l ự
a
t ố t
N
c h
ọ
i ề
u
đ
ê
n
t h
n
đ
c ô
u
ư
ợ
t
t h
y
c
m
ê
u
ậ p
ọ
p
c á
t
h
t h
ả
c
i
t ư
ự
n
c
g
v
t h e
h
ấ
i ê
n
q
n
c ứ
v ể
k
u
a n
u
l y
ị
Iì
c â n
i n
h
huỂvà vùgiữ các nhăn nhân viên viên cỏ cỏ ^ óộphù phù hợp.hơp I■ T Thuê giữ lai lại các trình độ
t ể ,
| .
tài chính và p háp luật sớm trước khi đ
á n
h
g
i á
c á
c
p
h
ư
ơ
n
g
á n .
I .
N h ư đ ã giải th ích trong m ục 13.2, giáo dục và sự tham g ia củ a quần chúng trong quá trình đ ư a ra quyết định là những yếu tố quan trọng trong bất kể chương trình quản lý nước thải nào. C ông chúng có quyền được hưởng lợi và g iữ vai trò quan trọng trong quản lý nước thải. Giải pháp kỹ thuật về vấn đề nước thải cũng thư ờ ng rất sẵn có. Các c ả
n
t r ở
v ề
k
i n
h
t ế
v
à
x ã
h
ộ
i
c ũ
n
g
l à m
h
ạ n
c h
ế
v
i ệ
c
t h ự
c
t h i
c á
c
c h
í n
h
s á c h
k
ỹ
t h u
ậ t
đ
ú
n
g
đắn và kế hoạch quản lý. C ông chúng nên được giáo dục và hướ ng dẫn tham gia quản lý nước thải, trong đó bao gồm các chủ đầu tư, các nhà khai thác, quan chức chính phủ, các chuyên gia về bất động sản và cộng đồng doanh nhân. N ên khuyến khích nhiều công dân giữ vai trò m ở rộng trong các quyết định quản lý nước thải. Tuy n h iên , người dân có thể không hiểu hoàn toàn và đánh giá cao tín h phức tạp củ a các phương án quản lý nướ c thải và các vấn đề nảy sinh. Do vậy, đầu tư công ch ú n g cần có trình độ học vấn n h ất đ ịn h để ủng hộ và hợp tác. C ác quyết định quản lý nước thải thư ờ ng thu hút sự quan tâm v à tranh luận củ a công chúng. N hữ ng m ối lo ngại của công chúng thường là do thái độ tiêu cực v à thiếu hiểu biết. C ác chương trình tham gia và giáo dục công chúng th ư ờ n g có hiệu quả khi căn cứ vào sự hiểu biết thái độ của công chúng hiện tại và kiến thức về các vấn đề kỹ thuật và các ch ính sách. Lãnh đạo địa phương cần có các thông tin khác nhau để đưa ra quyết đ ịn h q uản lý nướ c thải sao cho được phần đông công chúng chấp nhận. Đ iều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên liên quan hiểu biết đầy đủ về tình hình và có cơ hội tham gia.
365
C ó thể bắt đầu quá trình thiết lập hệ thố n g q u ản lý với p h ò n g y tế địa ph ư ơ n g hoặc với các công dân có lợi nhiều nhất từ việc th iết lập th ự c thể quản lý. M ộ t thực thể quản lý nên phục vụ dân chúng trong toàn khu vực hay m ộ t p h ần tro n g k h u vực. Q u y trình quản lý phức tạp hom sẽ có thể làm tăng chi phí. C h ủ sở h ữ u hệ th ố n g chi phí thấp có thể phải trả hóa đơn hàng tháng g iố n g n h ư các ch ủ kh ác thuộc hệ thống trong thành phố. T hậm chí nếu áp dụng th u p h í n g ư ờ i sử dụn g v à loại trừ các chi phí trực tiếp cho các đối tư ợ ng đóng thuế thì cần ch ú ý khi xác địn h xem người dân có bị gián tiếp ảnh hưởng. Ví dụ nếu thực thể quản lý là m ộ t th àn h p hố hay qu ận , tất cả ngươi dân có thể phải chịu rủi ro chi phí khi thay hệ th ố n g đ ã h ỏ n g do k h ô n g bảo dưỡng tốt. N hu cầu thư ờ ng rất lớn về việc quản lý p h ứ c tạp h ơ n đ ố i với cả hai hệ thống: x ử lý tại chỗ và xử lý nước thải trong cộng đồng nhỏ. M ặc dù n h ữ n g h ệ th ố n g này bảo dưỡng khá dễ dàng, song các n ghiên cứu gần đây cho th ấy các hệ th ố n g n ày th ư ờ n g khôr.g được bảo dưỡ ng tốt. Q uy trìn h quản lý tố t h ơ n sẽ tạo th u ậ n lợi cho m ở rộ n g sừ dụn g các lựa chọn công nghệ phức tạp. C ũng có thể có m ộ t số th ự c th ể q u ản lý p hụ thuộc vào nhu cầu v à m ong m uốn của quận hoặc cộng đồng đ ịa p hư ơ ng. Q uản lý các hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ th ố n g cấp n ư ớ c sin h h o ạt, nước thải, nưéc m ưa, hệ thống thoát nước và bảo vệ lưu vực sông g iữ vai trò q u an trọ n g trong thế mạnh của nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng bằng cách đảm bảo nước sạch an toàn cho người dân, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp. C ơ sở h ạ tầng k h ô n g chỉ bao gồm cấu trúc vật thể ví dụ như đường ống dẫn nước, th o át nư ớ c, hệ th ố n g n ư ớ c thải tập trung tai chỗ, các nhà m áy xử lý nước thải m à còn là các b iện p h áp phi v ật th ể như thực hành quản lý tốt nhất, bảo vệ nguồn nước n h ư suối, hồ, n ư ớ c ngầm , n ư ớ c đ ầm lầy. C ơ sở hạ tầng có thể do thự c thể công, tư nhân, vì lợi n h u ậ n h o ặc p h i lợi nh u ận , nhà đầu tư
sỳ
hữu. C ác thực th ể địa phư ơ ng có thể là công, n h à đ ầu tư tư n h ân , vì lợi nhuận hoặc p ti lợi nhuận. C ông chúng thư ờ ng giám sát những vấn đề chủ yếu c ủ a cơ sở h ạ tầng cho đến khi xảy ra những sự kiện như hỏng đường ống dẫn nư ớ c, nước ch ư a x ử lý chảy vào đường dẫn nước. M ặc dù chuyện này lặp lại nhiều lần, th u h ú t sự chú ý c ủ a q u ần chúng song nhiều quan chức địa phương vẫn do dự tăng p h í sử d ụ n g để bảo dư ỡ ng, phục hồi \à nâng cấp cơ sở hạ tầng. Sự do dự này vẫn tiếp diễn m ặc dù có chứng cớ cho thấy công •chúng rất thiện chí trả tiền để được dùng nước sạch, ví dụ n h ư nước đóng chai được nhiài người m ua hơn (nước đóng chai đắt hơn nước m áy). K ết quả, giá cả v à chi phí vào cơ sở hạ tầng hầu như k h ông phản ánh sự th ật về chi ph í cu n g cấp nướ c sạch v à an toàn. X ây dựng k h ả năng kỹ thuật, tài chính và q u ản lý ở m ứ c độ đ ịa p h ư ơ n g , củng cố hẹn tác quản lý v à kế hoạch giữ a các cấp chính q u y ền , xác đ ịn h n h u cầu , n g u ồ n tài chính vì sự thâm hụt tài chính cho cơ sở hạ tầng đ ã đượ c coi là v ấ n đề ch iến lược. N hiều khi, việc xây dựng m ới và thay thế, p h ụ c h ồ i v à bảo d ư ỡ n g cơ sở hạ tầng trọ n ’ yếu vẫn bị đình h oãn dẫn đến cơ sở h ạ tầng bị x u ố n g cấp. Đ ồ n g th ờ i, n h u cầu m ộ t cơ sr
366
hạ tầng m ới tro n g các kh u vực đang phát triển đã vượt q u á khả năng hiện có. v ấ n đề thêm trầm trọng khi phải tăng phí để đáp ứng các quy định mới nhằm giảm chất ô nhiễm, kế hoạch không họp lý và xu hướng của chính phủ đầu tư ít hơn vào cơ sở h ạ tầng. Các hệ thống th ư ơ n g m ại nhỏ v à các chủ sở hữu tài sản ở khu vực nông thôn không được phục vụ cấp th o át nước cũng phải có trách nhiệm và cần phải giữ gìn các cơ sở hạ tầng tư nhân phục vụ cấp nước và xử lý nước thải. Các hệ thống tư và phân tán này đại diện cho m ột thách thứ c khác đối với chính quyền địa phươ ng tro n g việc giám sát, duy trì và đảm bảo việc tuân thủ. X ác định các thách thức về c ơ sở h ạ tầng rất quan trọng nhằm đảm bảo n g u ồ n nước sạch vì sức khoẻ cộng đồng và tiếp tục phát triển kinh tế thông qua quản lý bền v ữ ng nguồn nước. M ục tiêu hàng đ ầu c ủ a v iệc x ử lý nước thải là bảo vệ sức k h ỏ e cộng đồng và m ôi trư ờng nước. C h ín h quyền thành phố và quốc gia đă cải th iện chất lượng nước rất nhiều bằng việc quản lý tố t và vận hành tốt các thiết bị xử lý nước thải. C hi phí tăng và nhu cầu nâng cấp n h à m áy là m ột thách thức chính để có được dịch vụ tố t nhất, giá cả ổn định, người dân vui vẻ khi có các thiết bị xử lý nước thải do công chúng quản lý. Tuy các thiết bị xử lý nước thải này chiếm vị trí quan trọng trên thị trư ờ n g song các công ty tư nhân cũng rất tích cực tìm kiếm cơ hội đưa ra các lựa chọn quản lý các cơ sở vật chất x ử lý nước thải đ ịa phư ơ ng theo hìn h thức tư nhân. Các cộng đồng trên khắp thế giới đã kết hợp cả việc quản lý các th iết bị x ử lý nước thải dưới h ìn h thức tư nhân. H oạt động này đư ợ c giám sát th ô n g qua các điều khoản v à điều kiện trong hợp đồng dịch vụ được lập ra đối với m ỗi quan hệ thư ơ ng mại.
13.5. C ơ QUAN ĐIỂU TIẾT 13.5.1. Trách nhiệm của c ơ quan điều tiết N gười quản lý chư ơ ng trình x ừ lý nước thải tại chồ cần biểt rõ những trách nhiệm pháp lý của cơ q u an đ iều tiết có ảnh hưở ng đến quá trình thực hiện chương trình. Các trách nhiệm pháp lý được nêu rõ trong luật của địa phương, các quy chế, bộ luật của địa phương, luật sử dụng đất và các yêu cầu lập kế hoạch. Các cơ chế pháp lý khác như họp đồng ch ia nhô, hợ p đổng cá nhân và các quy định của hiệp hội chủ sở hữu nhà có thể ảnh hư ở ng đến v iệc quản lý chư ơng trình. Theo quyền thực thi p h áp luật, các cơ quan họp pháp không liên quan trự c tiếp đến chương trình xừ lý tại chỗ và các cơ quan ví dụ như quản lý về luật vi phạm trật tự công cộng, về tiêu chuẩn chất lượng nước và luật sức khỏe cộ n g đồng có thể rất hữ u ích tro n g quá trình thực hiện chư ơng trình. Ví dụ tình huống c ơ quan sức khỏe cộng đ ồng chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con người và p h òng chống vi p h ạm trật tự công cộng được xem là đủ thẩm quyền để yêu cầu thay đổi hoặc tran g bị m ới cho nhữ ng hệ thống bị rò rỉ bề m ặt hoặc phát thải ra ngoài. G iới hạn quyền lực được trao cho c ơ quan điều tiết là quyết định trách nhiệm và m ức tài chính cho hoạt động và các nhu cầu thiết yếu cá nhân để có thể thực hiện được các
367
chức năng.T heo quyền thực thi luật pháp, quyền lực được phân ch o m ộ t số chi nhiánh điều tiết để thực thi các hoạt động. Trong trư ờng hợp đó, các tổ
Các nhiệm vụ của c ơ quan điều tiết
chức liên quan nên có quyền thực hiện tất cả các hoạt động
■ Phát triển và thực hiện các chính sách và quy chế; ■
cần thiết và nên phối họp các hoạt động để tránh xảy ra các khoảng
trống
trong
chương
trình, sự d ư th ừ a và thiếu hiệu quả. T rong m ột số trường hợp c ơ quan điều tiế t có thể trao m ột số trách nhiệm cho thực thể quản lý không toàn diện. K hi toàn bộ trách nhiệm được giao cho thực thể quản lý có trách nhiệm , c ơ quan điều tiết nên nắm vai trò giám sát và hướng dẫn chấp hành pháp luật nhằm đàm bảo p hù hợp với các yêu cầu pháp lý, hoạt động và
Đảm bào tính liền tục trong quàn lý;
■ Cùng co các quy chế và các yêu cầu của chương trình bằng chỉnh sách khuyến khích hoặc phạt; ■ Chi đạo đảnh giá vị trí xây dựng và khu vực; ■ Yêu cầu các nhà cung cắp xuất trình chứng chỉ hoặc giấy phép; ■ Giám sát quá trình xét duyệt và phê chuẩn thiết kế hệ thống; ■ Cấp giấy phép lắp đặt và hoạt động; ■ Giám sát xây dựng hệ thong; ■ Đánh giả chất lượng thanh tra và giám sát; ■ Kiểm tra và giảm sát hệ thống và nguồn tiếp nhận; ■
Tài trợ chương trình qua nguồn kinhphí riêng;
■ Thu phỉ dịch vụ chương trình quàn lý (vỉ dụ cấp phép, thanh tra); ■ Ho trợ tài chỉnh hoặc chia sẻ chi phỉ; ■ Tài trợ hoặc nhận tài trợ; ■ Phát triển hoặc phổ biến các tài liệu giảo dục; ■
Đào tạo nhà cung cấp và nhân viên;
■ Tiến hành các chương trình giáo dục cộng đồng và tham gia của cộng đồng; ■ Thuê, đào tạo và lưu giữ các nhân viên có chắt lượng.
các yêu cầu khác. M ỗi chính quyền địa phương có m ột cơ cấu tổ chức riêng để q uản lý hệ thống x ử lý nước thải tại chỗ dựa theo nhu cầu, nhận thức và thực trạng. Đ iều cực kỳ quan trọng là các quy chế hay bộ luật phải cho phép cơ quan điều tiết và thực thể q u ản lý k h ông toàn diện triển khai m ột cấu trúc tổ chức có to àn quyền thực h iện các c h ư ơ n g trình điều tiết và kỹ thuật th ích họrp. c ầ n có bản đánh g iá ch ín h xác quyền, khả n ăn g ở các m ức độ và phạm vi khác nhau để xác định quyền, phạm vi hoạt động của cơ q u a n điều tiết và thực thể quản lý không toàn diện cũng n h ư lộ trìn h quản lý. V iệc lôi kéo sự th am gia của các tổ chức y tế cộng đồng, các nhóm m ôi trư ờng, các c ơ quan phát triển k in h tế, các thực thể chính trị và các đối tượng khác vào q u á trình này có thể đảm bảo rằng giới hạn v à phạm vi hành động của m ột chương trình quản lý tại chỗ được hiểu rõ v à được ủng hộ. T rong m ột số trư ờng hợp các chính sách h ay quy định m ới của nhà n ư ớ c phải được thực thi để công nhận các thực thể quản lý không toàn d iện tại chỗ.
13.5.2.
Cấp chứng chỉ và cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ và nhân viên
chương trình V iệc cấp chứng chi và cấp phép cho những nhà cung cấp dịch v ụ n h ư người thu gom phế thải, nhà thiết kế, người lắp đặt và nhân viên bảo dưỡng có thể giúp đảm bảo hiệu quả, tính chấp pháp của chương trình quản lý v à giảm gánh nặng h àn h chính cho c ơ
368
quan điều tiết. Đ ây cũng là m ột biện pháp hiệu quả đảm bảo tính ch u y ên nghiệp cao và kinh nghiệm cần th iế t thự c hiện các công việc này. C
c h
o
ơ
q
u
t ấ t
a
n
c ả
đ
c á
i ề
c
u
n
t i ế
h
t
à
n
c u
ê
n
n
x
g
â
y
d
ụ
n
c ấ
p
d
ị c h
g
c á
v
c
t i ê
ụ
n
h
u
c h
í
b
ả o
ằ m
t ố
i
t h
v ệ
i ể
s ứ
u
t r o
c
k h
n
ò
g
c ấ
e
c ộ
p
n
p
g
h
é
p
đ
ồ
n
/
c ấ
g
v
p
à
c h
c h
ứ
n
ấ t
g
l ư
c h
ợ
n
ỉ
g
nguồn nước.
13.6. CÁC B ộ PHẬN CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Phát triển và th ự c hiện chương trình quản lý xử lý nước thải h iệu q u ả đòi hỏi sự tiếp cận có tính hệ th ố n g để xác định các bộ phận cần thiết của chư ơng trình. N hững thay đổi và bổ sung vào chư ơng trình quản lý nên dựa trên những đánh giá về chương trình để quyết định xem ch ư ơ n g trình có đủ quyền hợp pháp, tài ch ín h v à k h ả năng quản lý để điều hành cả hai hệ thống (hiện tại và m ới), có đáp ứng với thay đổi những ưu tiên về sức khỏe cộng đ ồ n g v à m ôi trường cũng như những tiến bộ của cô n g nghệ. Các bộ phận ch ư ơ n g trình quản lý được m ô tả trong phần iiếp theo rất phổ biến trong các chương trình quản lý toàn diện.
13.6.1. Đặt các m ục tiêu cho chu'0'ng trình quản lý nưóc thải Đ ể phát triển v à thực hiện m ột chương trình quản lý tố t trư ớc h ết cần thiết lập các m ục tiêu của ch ư ơ n g trình. M ục tiêu chương trình cần dựa trên cơ sở các yếu tố sức khỏe cộng đồng, m ôi trư ờng, cơ quan và m ối quan tâm của cộ n g đồng. K hả năng tài chính, năng lực củ a c ơ quan, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng v à lợi ích của họ thường tạc động đến sự lự a chọn m ục tiêu chương trình. M ột hoặc m ột vài thực thể chịu trách nhiệm về bảo vệ sức khỏe cộng đồng và m ôi trường ví dụ như các cơ quan chất lượng nước và sức khỏe cộng đồng có thể quyết định các mục tiêu. V iệc p h át triển m ục tiêu ngán hạn và dài hạn có thể cần đến sự hợp tác giữa các thực thể này. C ác cơ quan hoạch định và phát triển cộng đồng cũng như người dân nên giữ vai trò giúp đ ỡ đề quyết định các m ục tiêu họp lý. Theo thông lệ, các m ục tiêu chính của hầu hết các chương trình quản lý cần hướng tới: G iả m n g u y c ơ đ ố i v ó i sứ c k h ỏ e cộ n g đ ồ n g • G iảm nguy c ơ đối với sức khỏe do tác động
c ủ
các ch ất ô nhiễm từ hệ thống
a
nước thải tro n g nhà; • Phòng ch ố n g ô nhiễm nước dùng và nước ngầm do các m ầm bệnh, nitrat, và các chất độc hại g ây nên; •
P
h
ò
n
g
c h
ố
n
g
ô
n
h
i ễ
m
n
ư
ớ
c
m
ặ t
d
o
c á
c
m
ầ m
b
ệ n
h
,
t h
ứ
c
ă n
( c h
ấ
t
d
i n
h
d
ư
ỡ
n
g
) ,
v
à
các chất độc hại; • B ảo vệ các khu vực trồng trọt và vùng sinh sống của các loài cá khỏi ô nhiễm do m
•
P
ầ m
h
ò
b
n
g
ệ
n
c h
h
ố
v
n
à
g
c á
x
ả
c
n
h
i ệ
ư
ớ
n
c
t ư
t h
ợ
ả i
n g
p
v à o
h
đ
ú
ấ t
d
ư
ỡ
n
t r ê n
g
;
b ề
m
ặ t
đ ấ t
n
h
ằ m
t r á n
h
t i ế
p
x
ú
c
t r ự
c
t i ế p
;
369
• G iảm thiểu nguy cơ từ việc tái sử dụng nướ c thải chưa được x ử lý triệt đ ể phục vụ các nhu cầu cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và các m ục đích khác; • G iảm thiểu nguy cơ từ việc quản lý không tố t bùn cặn các b ể tự hoại;
thiểu nguy cơ do công đồng tiếp cận các bộ phận của hệ thống.
• G iảm
Giảm thiểu các phiền nhiễu cộng đồng • G iảm thiểu m ùi vị và tiếng ồn gây ra từ các th iết bị, công trìn h trong q u á trình x ử lý; • G iảm thiểu tiếng ồn và m ùi hoặc các p h iền n hiễu khác tro n g v ận chuyển, tái sử dụng hay ph át thải các chất thải dư thừa. B ảo vệ m ôi tr ư ờ n g • Phòng chống và giảm các tác động có hại cho n g uồn nước do xả các ch ất g ây ô nhiễm vào hệ thống tại chỗ; • P hòng chống v à giảm các chất dinh dưỡ ng gây hiện tư ợ n g p hú dưỡ ng trong nguồn nước m ặt; • B ảo vệ các vùng sinh vật v à nơi cư trú củ a các loài thủy sinh.
C ung cấp hệ thổng XLNT có hiệu quả kinh tế và các chương trình quản lý G ần đây, người ta chú ý nhiều hơn đến việc phòng chống sự x u ố n g cấp chất lượng nước ngầm và nước m ặt có liên quan đến hệ th ố n g xừ lý nước thải tại chỗ v à các tác động đến nơi sinh sống của các loài th ủ y sinh. M ục tiêu củ a chương trìn h đ ã đ ư ợ c m ở rộng nhằm giải quyết các vấn đề dinh dưỡng, các chất độc hại v à các vấn đề sức khỏe cộng đồng kể cả các m ầm bệnh, v ấ n đề tăn g d inh dưỡ ng do nước thải tại chỗ đã g ây ra lo ngại bởi nó dẫn tới việc tảo sinh trư ờng quá m ạnh và giảm lượng ô x y hoà tan ở tầng nước m ặt, đặc biệt là ở các vùng nước kém lưu thô n g n hư hồ, vịnh hay cửa sông. V iệc xả các chất độc hại vào hệ thống x ừ lý và dần dần vào nguồn n ư ớ c ngầm đang ngày được nhiều người quan tâm , đặc biệt hiện nay các đơn vị thương m ại n h ư trạm xăng dầu và trạm y tế thư ờ ng dùng hệ thống xử lý phân tán tại chỗ. C ác tác đ ộ n g tiềm ẩn từ m ầm b
ệ
n
h
p
h
á t
r a
t ừ
h
ệ
t h
ố
n
g
x ừ
l ý
n
ư
ớ
c
t h
ả i
t ạ i
c h
ỗ
t ạ i
c á
c
l à
n
g
n
u
ô
i
t r ồ
n
g
t h
ủ
y
s ả
n
v
à
c á c
hoạt động giải trí cũng đ ã khiến các n h à quản lý chương trìn h hệ th ố n g x ử lý nước thải tại chỗ phải điều chỉnh m ục tiêu để bảo vệ các n g u ồ n nước này. T
ừ
x ư
a
đ
ế n
n
a y
,
t r o
n
g
c á
c
p
h
ạ m
v
i
t h
ự
c
h
i ệ
n
p
h
á
p
l ý
,
c ơ
q
u
a n
y
t ế
c ộ
n
g
đ
ồ
n
g
c ó
v a
i
trò hảng đầu trong việc đặt ra m ục tiêu chương trình. D o không có tài liệu nào ghi lại các vấn đề về sức khỏe do những hệ thố n g tại chỗ gây ra nên m ột số c ơ quan y tế cộng đồng chỉ duy trì các chương trình quản lý tại chỗ ở m ức đảm bảo cho cộng đồng không t i ế
p
x
ú
c
t r ự
c
t i ế
p
v
ớ
i
c h
ấ t
t h
ả i
h
o
ặ
c
k
h
ô
n
g
c
h
ị u
ả n
h
h
ư
ở
n
g
x ấ
u
d
o
n
g
u
ồ
n
n
ư
ớ
c
g
â
y
r a
n h ư các bệnh do vi khuẩn, hóa chất n h ư “hội chứ ng trẻ d a xanh” . V iệc có các phương p
h
á p
n
g
ầ m
v
à
v
c ô
à
n
n
ư
g
ớ
n
c
g
m
h
ệ
ặ t
đ
đ
ã
á n
h
n
â
g
n
g
i á
v
c a o
à
g
ý
i á
m
t h ứ
s á t
c
b
ả o
t i ê
n
v ệ
t i ế
c h
n
ấ t
h
l ư
o
n
ợ
c ũ
n
g
n
n
g
ư
n
ớ
c
h
ư
v
h
à
i ể
m
u
ô
b
i
i ế
t r ư
t
ờ
h
n
ơ
g
n
s ố
v ề
n
n ư
g
d ư
ớ
ớ
c
i
nước. K ết quả là ở rất nhiều bang và địa phương, các cơ quan bảo v ệ chất lượng nước
370
đã tham g ia nhiều hơ n vào việc thiết lập các m ục tiêu chương trìn h x ừ lý nước thải tại c h
ỗ
v à
q
u
ả
n
l ý
c á
c
c h
ư
ơ
n
g
t r ì n
h
đ ó .
Tuy nhiên, m ộ t số cơ quan về chất lượng nước thiếu qu y ền trực tiếp hoặc trách nhiệm kiểm soát các hệ thống tại chỗ. Sự thiếu quyền lực này d ẫ n đến nhu cầu hợp tác và đặt ra những m ục tiê u chung giữa các cơ quan y tế có cùng q u y ền hạn. N ếu không tính đến cơ quan nào có quyền hợp pháp quản lý các hệ thống tại chỗ thì có thể nhận ra rằng nhiệm vụ của chư ơ ng trình quản lý cần bao hàm cả hai m ục tiêu chất lượng nước và sức khỏe cộng đồng. Đ ể đạt được các m ục tiêu trên cần có m ộ t cách tiếp cận có tính bước n g o ặt toàn diện m ới có thể hoàn thành được các m ục tiêu c ủ a chương trình. Hợp tác với các cơ q u an và các thực thể khác nhau là rất cần thiết để có thể kết hợp việc hoạch định, bảo v ệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ lưu vực sông m ộ t cách tối ưu nhất. 13.6.2. Q u y h o ạ c h to à n d iện H oạch định toàn diện có ba phần việc quan trọng: (1) thiết lập và thực hiện m ột thực thể quản lý; (2) thiết lập các quá trình quy hoạch bên trong cho thực thể quản lý; (3) họp tác và tham gia vào quá trình quy hoạch sử dụng đất tổng thể hơn. Q u y hoạch tổng thể cung cấp m ột cơ chế đảm bảo cho chương trình có thông tin cần thiết để hoạt động tốt. C ũng cần phải đảm bảo rằng các vấn đề quản lý tại chỗ được k ết h ọ p trong cả quyết định về tăng trư ở n g v à p hát triển trong tương lai. M ột chương trìn h quản lý nước thải tại chỗ hiệu quả nên được thể hiện trong quá trinh quy hoạch sử d ụ n g đất để có thể đạt được các m ục tiêu củ a chương trình và trợ giúp các nhà quy h o ạch tránh được hạn chế của kế hoạch tro n g quá khứ. Đ ây là những vấn đề cần nghiên cứu đặc biệt quan trọng đối với nhữ ng khu vực hệ thống x ử lý nước thải tập trung đang được cân nhắc lựa chọn làm giải pháp thay thế các hệ thống phân tán. K ế hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất có quan hệ chặt chẽ với n
h
a u
:
k
ế
h
o
ạ c h
t ổ
n
g
t h ể
d
ẫ n
đ
ế n
p h
á t
t r i ê
n
c á c
c h
í n
h
s á c h
v
à
h
ư
ớ
n
g
d
ẫ n
h
ọ
p
l ý
,
q
u
y
hoạch sử dụng đất cung cấp khung điều luật chi tiết để thực h iện ké hoạch tổng thể. H o n achefsky (2 000) đã trình bày m ột bản tổng kết các quá trình q u y hoạch toàn diện từ góc độ sinh thái. N hìn chung, kế hoạch toàn diện có thể vạch ra các m ục tiêu bảo vệ môi trường rộng lớn cho cộng đồng và bản quy định quy hoạch vùng có thể: •
C
ụ
t h ể
h
ó
a
c á
c
y ê
u
c ầ u
t h ự
c
h
i ệ
n
x ử
l ý
n ư
ớ
t r ê n
c á
c
c
t h ả i
t ạ i
c h
ồ
h
o
ặ c
p
h
â n
n
ư
t á n
t ạ i
c á c
v ù
n
g
không có hệ thống thoát nước; •
n
h
G
ữ
n
•
K
i ớ
i
v
ù
g
h
u
y
h
n
ế
ạ n
g
n
h
a
y
n
t r ọ
n
g
y ế
í c h
s ự
k
h
g
ă n
u
c h
ặ n
p
t r i ể
n
h
á t
t r i ể
n
t h ị
h
v
ù
n
g
đ ấ t
c ó
n
g
u
ồ
n
ớ
c
đ
ặ c
b
i ệ
t
h
a y
ở
;
p
h
á t
đ
ô
ó
a
t ạ i
c á c
k
h
u
v ự
c
c ó
q
u
y
h
o
ạ
c h
t h o
á t
n
ư
ớ
c ;
• N ghiên cứu các yếu tố như m ật độ hệ thống, tải lượng thủy lực và tải lượng chất ô nhiễm , vùng lân cận với các thủy vực, điều kiện đất và địa ch ất thủy văn, chất lượng và lượng nư ớ c khi quyết định quy hoạch;
• Khôi phục các nguồn bị hư hại. 371
V iệc kết hợp kể hoạch tổng thể và chương trình
C á c phấn việc trong chirong trình quy hoạch tông thê
■ ■ ■ ■
quy hoạch với việc quản lý chương trình nước thải tại chỗ có thể tạo ra một
ban quản ỉỷ và các co đông địa phưong;
nền tảng vững chắc hơn
■ Xác định các nguồn và các đổi tảc trong và ngoài hoạch định; ■ Thu thập thông tin về đắt, địa thế\ lượng mưa, chất lượng nước
để xác định và yêu cầu mức xử lý thích họp đối
ị
với các khu vực riêng,
ị■ ị ■ ! ■
khu vực lưu vực sông và lân cận lưu vực
sông.
Cách tiếp cận kết hợp cho phép giám đốc chương trình quản lý được cả hệ thống hiện hành và hệ thống tại chỗ mới. Cơ quan y tế địa phương chịu trách
nhiệm
quản
lý
chương trình theo bộ luật. Phối hợp quản lý nước
Xác định ranh giới chương trình quản lý; Lựa chọn các thực thể quàn lý; Thiết lập mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe con người; Thành lập một đội lập kế hoạch bao gồm các thành viên trong
trong khu vực;
Xác định các vùng sinh thải trọng điểm, các khu vực giái trí và các vùng cần bào vệ nưởc; Xác định cảc đặc trưng và ỉập sơ đồ phái triển trong quả khứ, hiện tại và tương lai nhà mảy xừ lý nước thải; Hợp tác với các cơ quan phụ trách nước thải địa phương nhằm xác định các khu vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, xác định khả năng tiếp nhận chất thải của nhà mảy xử ỉỷ; ■ Xác định các van đề trong vãn bán và các khu vực cổ nguy cơ
1
tro n g lư ơ n g lai;
■ Ưu tiên và tập trung vào các vùng có van để cần giàỉ quyết ngay hoặc giải quyết trong tương lai; ■ Phải triển các yêu cầu thực hiện và các chiến ỉược giới quyết các vấn đ ề h iệ n tạ i và tiếm ẩn;
\ ■ Thực hiện chiến ỉược, giảm sát tiến độ và thay đoi chiến lược ị nếu cần.
thải tại chỗ với các hoạt động hoạch định và quy hoạch có thể đảm bảo rằng các gói thầu được chỉ định cho phát triển là có cơ sở với mức thực hiện nhất định của hệ thống tại chỗ trong đó lưu ý tới các phân tích về đặc điểm vị trí xây dựng và mức độ phân tải các chất thải. Đe tổ chức tốt hơn quá trình phân tích này, một số chương trình quản lý chọn những vùng đòi hỏi công nghệ và chiến lược quản lý cụ thể để bảo vệ các nguồn môi trường trọng yếu. Những vùng này có thể dựa trên loại đất, địa hình, địa chất, thủy văn và các đặc điểm khác. Trong các vùng này, cơ quan điều tiết có thể được quyền định rõ mật độ hệ thống tối đa, các yêu cầu thiết kế hệ thống, các yêu cầu thực hiện và bảo dưỡng / vận hành. Các thay đổi nội tại trong mục đích chương trình, dân số học và các tiến bộ công nghệ cần có thông tin và phối hợp nhàm đảm bảo hoàn thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chương trình. Rất nhiều biến động ảnh hường đến quá trình hoạch định nội tại chẳng hạn như các yếu tố về vị trí và các loại hệ thống xử lý trong khu vực, cấu trúc tổ chức hiện tại và tương lai của thực thể quản lý và nguồn tài chính cho phát triển và thực hiện chương trình. 13.6.3. Xác định các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống và quá trình phê chuẩn Các yêu cầu thực hiện đối với hệ thống tại chỗ có thể chia thành hai nhóm chính các yêu cầu bàng số và các tiêu chí bằng lời văn. Các yêu cầu bằng số đặt ra giới hạn tải 372
lượng hoặc mức độ tập trung có thể định lượng được của các chất gây ô nhiễm cụ thể (ví dụ nitơ, mầm bệnh). Các yêu cầu bằng lời văn mô tả các khía cạnh định tính có thể chấp nhận được của nước thải. Yêu cầu bàng số ví dụ như các hệ thống bể tự hoại tại khu vực môi trường nhạy cảm chỉ cho phép phát thải không quá 2,3 kg nitơ/năm, hoặc nồng độ nitơ trong nước thải không quá lOmg/L. Một số chỉ tiêu giới hạn thường yêu cầu đổi với nhà máy xử lý nước thải như sau: •
Trực khuẩn trong phân (dấu hiệu của mầm bệnh);
•
Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD);
•
Nitơ (tổng các dạng ví dụ như hưu cơ, amôniăc, nitrit, nitơrat);
•
Phôtpho (đối với nước mặt);
•
Các thông số gây khó chịu (ví dụ: mùi, mầu).
Theo cách tiếp cận dựa trên hoạt động, các yêu cầu hoạt động, điều kiện vị trí xây dựng và các thông tin về tính chất nước thải quyết định sự lựa chọn công nghệ tại mỗi địa điểm. Với các công nghệ được thử nghiệm trên phạm vi rộng và trường dữ liệu lớn, cơ quan quản lý có thể đặt ra các yêu cầu về hoạt động như loại hệ thống, kích cỡ hệ thống, cách xây dựng, vật liệu xây dựng, các điều kiện về vị trí có thể chấp nhận được và các yêu cầu về vị trí xây dựng. Tối thiểu, cần xem xét các tiêu chí thiết kế hệ thống sau: • Đặc tính nước thải và lưu lượng dòng chảy; •
Điều kiện vị trí xây dựng (ví dụ như đất, địa chất, nước ngầm, nước mặt, địa hình, cấu trúc, các chỉ giới riêng ...);
• Công suất của hệ thống dựa trên lưu lượng dòng chảy trung bình ngày và cao nhất theo tính toán; • VỊ trí của các thùng chứa và các phụ tùng; • Kích cỡ công trình xừ lý và vật liệu xây dựng; • Các phương án xử lý triệt để nước thải và cách bố trí; • Các yêu cầu về kích thước và vật liệu của bãi lọc hấp thụ; • Các yêu cầu về vùng đất hấp thụ thay thế; • Kích cỡ và các đặc điểm của hệ thống đường ống; • Khoảng cách ly an toàn; • Các yêu cầu vận hành và bảo dưỡng (nơi đặt ống xả nước, cân nhắc về an toàn, các điểm giám sát); • Yêu cầu về tiện nghi cho việc quan trắc, giám sát.
37 3
13.6.4. Các yêu cầu xây dựng và lắp đặt Chương trình quản lý xây dựng tổng thể sẽ đảm bảo việc xây dựng theo đúng thiết kế và các tiêu chí kỹ thuật. Nếu hệ thống không được xây dựng và lắp đặt đủng cách thì khó có thể đạt hiệu quả hoạt động như dự định. Ví dụ nếu cấu trúc đất tự nhiên không được bảo vệ
I
trong quá trình lắp đặt (nếu
ị■
các thiết bị nén đất quá chặt) khả năng thẩm thấu của đất sẽ giảm, do đó làm tăng tải lượng thủy lực [USEPA, 198(3]. Việc xây dựng nên tuân theo kế hoạch đã được duyệt và sử
C á c phần việc trong chương trình giám sát xây dụng
\
Thiết lập các (hủ tục đánh giá vị trí xây dựng và thiết k ế hệ thống;
I ■
Xác định trình độ và đào tạo người thiết kế hệ thống và
Ị
người lắp đặt;
ị ■ I
Xây dựng chương trình cấp chứng chỉ và cấp phép cho người thiết kế hệ thống và người lắp đặt;
Ị ■
Xây dựng và hệ thống hóa các yêu cầu giám sát;
I ■ Phát triển quả trình cấp chứng chỉ cho việc giám sát và phê chuần hệ thống ỉẳp đặt; ■
Tạo cơ hội đào tạo cho nhà cung cấp dịch vụ nếu cần thiết.
dụng các phương pháp, vật liệu và thiết bị phù hợp. Neu cần nên có cơ cấu thẩm định việc thực hiện so với các yéu cầu, bao gồm xem xét lại các thủ tục đánh giá vị trí xây dựng, các kết quả và quá trình thanh tra hệ thống trong và sau khi lắp đặt trước khi phân loại cuối cùng. Bản đánh giá đó nên bao gồm: • Họp trước khi thiết kế với nhà thiết kế, chủ sở hữu và nhà thầu; • Họp trước khi xây dựng với nhà thiết kế, chủ sở hữu và nhà thầu; • Kiểm tra vị trí xây dựng và khoanh cọc từng khu vực trong hệ thống; • Thanh tra trong và sau xây dựng; • Cấp phép hoạt động hệ thống. Nên có thanh tra giám sát xây dựng trong một số giai đoạn xây dựng nhằm đảm bao các yêu cầu được tuân thủ. Thanh tra giám sát xây dựng được lựa chọn (phải có chứr.g chỉ hoặc bàng) thường là người thiết kế hệ thống, nên giám sát quá trình lắp đặt và xéc nhận việc đó được thực hiện tốt. 13.6.5. Các yêu cầu bảo dưỡng và vận hành Một nhược điểm trong các chương trình quản lý hệ thống xử lý nước thải hiện nay à không đảm bảo quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống đã lắp đặt. Có một số ca quan giám sát hiện nay tiến hành thanh tra các hoạt động cơ bản của hệ thống, tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố vận hành khác cần được quan trắc thường xuyên như tình trạng của các bể chứa nước thải, lập thời gian biểu cho việc bơm nước, bảo đảm sự phâi bố dòng chảy được hoàn hảo, kiểm tra máy bom và các công tắc nổi, các thiết bị thẩn thấu bị tắc nghẽn và các công việc bảo dưỡng khác. Các khiếu nại chỉ được thông bá) chính thức theo bộ luật hiện hành, cầ n thực hiện các chương trình thanh tra và céc 374
chương trình khác nhằm giúp giảm nguy cơ hỏng hóc hệ thống, giảm chi phí đầu tư lâu dài, giảm nguy cơ ô nhiễm nước mặt và nước ngầm [Eliasson và các cs., 2001; Bộ Y tế Washington, 1994]. Có nhiều các phương án thực hiện các chương trinh bảo dưỡng và vận hành, bao gồm các chương trình tự nguyện (chủ đầu tư được đào tạo chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng hệ thống của họ); các chương trình phức tạp hơn và tốt nhất là các chương trình do cơ quan quản lý có trách nhiệm lựa chọn và quản lý. Nhìn chung việc bảo dưỡng tự nguyện chỉ phù họp với hệ thống không có tính chất cơ khí và đặt ở những khu vực có mật độ dân số thấp. Công tác quản lý cần được tăng cường đối với những hệ thống phức tạp hơn hoặc các _________________________________________________ nguồn cần bảo vê đòi hỏi mức
°
•
đọ ân to an c a o hơ n .
Can bao đọng cho cac chu SỞ hữu và các nhà cung cấp dich vụ về nguy cơ hệ thống hoat đông sai chức năng. Để
í
“C á c yếu T~,77 I . . . - 77 . . 1’ tố trong chương trình vận hành, bảo dirỡng C á c yêu tô trong cnuong trình vận hành, bảo dirỡng yà và quản lý các chất tồn dư
]
hướng dẫn và chương trình cho phép vận IỊ m ■ Xây dựng các hưởng I 1 hành hànhva vàbao báodưỡng dưỡnghệ hệthống; thống; II■■Phát Pháttriển triểnhệ hệthong thốngbáo bảocáo cáocác cáchoạt hoạtđộng độngbảo bàodưỡng dưỡngvà và vận hành;
I v^n hanh’ , II ■ đoi thông tin tin báo bảo dường, X . ■ Trao đ ô i thông dưỡng, vvận â n hành h à n h và nhắc n h ă c nhở n h ở cảc các làm đơn giản việc truyên tin I 1 chủ chùhệ hệthongthống; báo động, một sô nhà sản xuât ị I■■Phát Pháttriên triênchương chươngtrình trìnhthanh thanh tra vàthẩm thamtra trathực thựcthi; thi; Xây dựng dựngcác các chương chươngtrình trình cấp cấp chứng chứngchi/ chỉ/bằng bằngcho cho các các đã phát triên những hê thống ■ ■ Xây nhàcung cungcấp cấpdịch dịchvụ; vụ; kiểm soát, Xử lý, giám sát từ xa nhà s ^ ■ Sắp xếp các cơ hội đào tạo nếu cằn thiết; , „ ,, , ■ và thông báo các trục trặc cho “T ' ' , , , , '1 . ,, , , . ■■ XXây ả y dựng dựngcác cácthu thủtục tụcthòng thòngbáo bảovà vàhành hànhđộng độngkhi khimthích ích hợp; hợp; cac ky thuạt vien bang cach \'■„ Thiết lập hệ thổng báo cáo và nhắc nhớ quá trình giám Thiết ỉập hệ thống bảo cảo và nhắc nhở quả trình giảm nhắn tin, qua Internet. Ngày sát sảthệ hệ thống; thong; \ ■ Xảy dựng các yêu cầu quàn lý chất chẩt thải và báo cáo sừ sử nay giao thức vô tuyến, máy ! Xây \ dụng và phát thài. tính, điện thoại di động và các i (lụng và phat thai. trự giúp cá nhân dạng kỹ thuật
I Ị
I ị I I ; ; I ị
Ị
.......................... - ......... ..........- ............ .......... .....—.............. J
số được phát triển giúp người quản lý hệ thống có thể giám sát và đánh giá đồng thời nhiều hệ thống [Navvathe, 2 0 0 0 ], hon nữa còn tăng cường sự tập trung củng cổ quá trình quản lý các hệ thống xử lý nước thải tại những nơi xa. Những công cụ đó giúp tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian thanh tra, tập trung nhân sự vào các hệ thống đòi hỏi thường xuyên chú ý và bảo dưỡng. Các thiết bị đo từ xa tại địa điểm xử lý được điều khiển hoạt động thông qua các đường dây điện thoại có sẵn hoặc chuyên dụng. Những hệ thống đó giúp cho các nhà điều hành hệ thống có thể điều chỉnh chu trình bơm, thời gian bom, hẹn giờ và các chu trình bơm [Stephens, 2000]. Một sổ cơ quan quàn lý có các chương trình toàn diện hợp pháp chủ yếu bao quát việc gia hạn giấy phép hoạt động, việc thanh tra bắt buộc hoặc công khai (khai báo / thanh tra) dựa trên các giao dịch hoặc giám sát định kỳ do các thanh tra có giấy phép hành nghề. Các giấy phép hoạt động được gia hạn có thể buộc các chủ hệ thống phải ký hợp đồng với nhà thầu bảo dưỡng có chứng nhận hoặc phải chứng minh được rằng mình 375
đã tiến hành đầy đủ các thủ tục bảo dưỡng và giám sát định kỳ. Bên bán tài sản có thể b; yêu cầu phải công khai hoặc thẩm tra hoạt động của hệ thống (ví dụ biên bản khai báo thanh tra của cơ quan thanh tra địa phương hoặc cơ quan thanh tra hữu trách khác) trước khi việc mua bán diễn ra. Động cơ tài chính thường thúc đẩy sự tuân thủ và có thể lả những khoản tiền phạt nhỏ do hoạt động bảo dưỡng kém cũng có thể là đình chỉ việc bán nhà nếu như hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo hoạt động tốt. Phí thanh tre cũng là một nguồn kinh phí cho các chương trình như vậy. Các bên cho thuê có thể ảnh hưởng tới việc áp dụng biện pháp cương quyết hơn, yêu cầu phải thanh tra hệ thống trước khi cho phép tiến hành cho thuê tài sản. Ở một số nơi, việc thanh tra diễn ra cùng lúc với các giao dịch về tài sản khá phổ biến dù không có các quy định bắt buộc. Hoạt động này gắn liền với hoạt động cho vay và các chính sách bảo toàn tài sản của các ngân hàng địa phương và các tổ chức cho vay. Cơ quan điều tiết nên biết rằng nếu việc thanh tra phụ thuộc vào các nhà thầu có thể dẫn tới kẽ hở. Việc chuyển đổi tài sản không có cơ quan pháp lý tham gia cũng có thể diễn ra mà không có thanh tra. Ngoài ra, tư nhân có thể tự thanh tra rồi báo cáo cho bên thuê, các thanh tra có thể không cần có cùng trách nhiệm giải trình. Cơ quan điều tiết nên tiến hành thanh tra định kỳ hệ thống dựa trên tuổi thọ của hệ thống, mức độ phức tạp của hệ thống và thay đổi chủ sở hữu. Các kế hoạch quản lý hệ thống xử lý tại chỗ phải có thông tin và biện pháp bảo dưỡng hệ thống phù hợp với các tiêu chuẩn đã được thiết kế và phê chuẩn. Bất kể hệ thống mới hay đang hoạt động nào mà không được bảo dưỡng theo kế hoạch đă được phê chuẩn có thể gây ảnh hường đến sức khỏe con người và cần được cải tạo. Các yêu cầu bảo dưỡng được cụ thể hóa trong các quy tắc, ví dụ như các bể tự hoại phải được bơm hút khi bùn và các chất cặn bã chiếm 1/3 dung tích bể. 13.6.6. Các yêu cầu quản lý phế thải Mục tiêu hàng đầu trong quản lý chất phế thải là thiết lập thủ tục và các quy định kiểm soát và phát thải chất phế thải của hệ thống xử lý nước thải nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Những chất này có thể là bùn thải từ các bể tự hoại hoặc các sản phẩm phụ trong quá trình xừ lý. Lập kế hoạch cho chương trình cần có kiến thức pháp lý và điều tiết việc quản lý và phát thải. Theo quy định, các hạn chế thực tế như đất sẵn có, điều kiện vị trí xây dựng, các yêu cầu về vùng đệm, khoảng cách vận chuyển, phí nhiên liệu và phí nhân công đóng vai trò chính trong đánh giá các phương án phát thải / tái sử dụng bùn thải. Việc chọn lựa này thường thực hiện theo ba loại cơ bản: sử dụng đất, xử lý tại nhà máy xừ lý nước thải và xừ lý tại nhà máy xừ lý bùn thải đặc biệt. Các bước ban đầu trong quá trình đưa ra quyết định việc phát thải / tái sử dụng bùn thải là xác định đặc tính của bùn thải và xác định các tác động bất lợi tiềm ẩn cùa việc 376
phát thải / tái sử dụng. Nhìn chung các nhà quản lý của chương trình thường cố gắng giảm thiểu các ảnh hưởng của các hóa chất độc hại hoặc có tiềm ẩn độc tố cũng như các sinh vật mang mầm bệnh có trong chất thải đối với con người, động vật, nước ngầm và hệ sinh thái. Các mảng then chốt khác trong chương trình quản lý bùn thải bao gồm việc theo dõi hoặc kê khai các hệ thong trong đó xác định các nguồn chất thải,- thiêt bị vận tải, đích vận chuyển, phương pháp xử lý cũng như các quy trình kiểm soát việc tiếp xúc của con người với các chất thải, kể cả kiểm soát các sinh vật mang mầm bệnh, quản lý nước mưa và hạn chế việc ra vào các khu vực chôn lấp. 13.6.7.
Chương trình đào tạo và giáo dục dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và
nhân viên của chương trình Các cá nhân và tổ chức quản lý hệ thống tại chỗ, cơ quan điều tiết, thực thể quản lý có trách nhiệm cùng đội ngũ cung cấp dịch vụ phải có trình độ đào tạo và kinh nghiệm nhất định để có thể đảm đương các trách nhiệm cũng như tiến hành các hoạt động cần thiết. Các chương trình chuyên nghiệp chủ yếu là cơ chế nhằm đảm bảo năng lực của đội ngũ cán bộ nói trên. Các chương trình này thường bao gồm việc cấp giấy chứng nhận hay chứng chỉ dựa trên các khóa đào tạo bắt buộc, đánh giá kiến thức, kĩ năng, đánh giá về chuyên môn, kinh nghiệm, và năng lực. Hầu hết các chương trình cấp chứng chỉ đều yêu cầu quá trình đào tạo liên tục thông qua các hội thảo được giới thiệu hoặc bắt buộc tại những thời điểm cụ thể. Các
chương
trình cấp chứng chỉ cho chuyên
thanh viên
tra, lắp
C á c yếu tố của chương trình thanh tra và giám sát
Ị ■ Xúc tiến/duy trì việc đánh giả tắt cả các hệ ihong trong khu vựcphụ trách Ị (vỉ dụ: địa điếm, lứa tuổi, chủ sởhừii, loại, quy mô);
máy, nhân viên vệ
I ■ Lên kế hoạch,
sinh đảm bảo cho
1 tra hệ thống;.
các hệ thống được
thiết lập các (hông sốvờ qỵy írình phục vụ công (ác thanh
Ị ■ Quy định trình độ bắt buộc đôi với các thanh tra và đội ngũgiámsát;
lắp đặt và bảo trì
I ■ Đảm bảo cơ hội đào íạo cho tất cà đội ngù cán bộ và các đổi tượng cung I cấp dịch vụ;
đúng cách. Bất cứ
1■ Lập chương trình cắp chứng chỉ/giấy chửng nhận cho đội ngu thanh tra;
vi phạm nào đối
Ị ■ Xúc tiến chương ỉrình thanh tra (ví dụ thanh tra vẻ chủ sở hữu, \ đội ngũ cán bộ, thanh tra nhà thầu, V. V...);
với các yêu cầu của chương trinh cũng có thể dẫn tới việc sẽ bị thu hồi giấy
I ■ Lập các điều khoản tạmthời vềquyền thanh tra hoặc giámsải; I ■ Pho biến chi tiết chương trình thanh tra cũng như các kếhoạch hoạt động tớ i các chù h ệ thong;
\ ■ Thiết lập hệ thống báo cảo và cơsởdừỊịệu cho chương trình thanh tra và giám sát;
chứng nhận và bị
■ Xác ĩập việcgiámsát nước ngầmvà nước mặt hiện cỏ trong khu vực đồng
tước quyền lắp đặt hay vận hành các
thanh tra
I
thời xác định việcgiảmsát bổsung nếu cần.
hệ thống tại chỗ.
377
Phương pháp có sự liên kết giữa tính chuyên nghiệp với các chính sách khuyến khích về kinh tế này đặc biệt hiệu quả trong việc duy trì sự tuân thủ các quy định đối với những chương trình xử lý tại chỗ. Các chương trình chi đơn thuần đăng ký các nhà cung cấp dịch vụ hoặc không thể thiết lập được các biện pháp xử lý đối với những đối tượng hoạt động kém chất lượng sẽ không đáp ứng được các yêu cầu về cả chuyên môn lẫn kỹ thuật. Một số chương trình cấp phép và chứng chỉ đối với việc thực thi các quy định cũng như đánh giá chất lượng thực hiện đòi hỏi trình độ học vấn cao hơn. Các khóa đào tạo thường xuyên cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả cùa các chuyên gia đánh giá, thư ký, những người lập giấy phép, các nhà thiết kế cũng như đội ngũ cung cấp dịch vụ khác. 13.6.8.
Các chương trình thanh tra và giám sát nhằm xác m inh và đánh giá hoạt
động của hệ thống Công tác thanh tra định kì phải được tiến hành để tìm hiểu tính hiệu quả của hệ thống. Cách thức và tần suất thanh tra phụ thuộc vào quy mô của khu vực, điều kiện thực địa, tính nhạy cảm của các nguồn lực, tính phức tạp và số lượng hệ thống cũng như nguồn lực con người của cơ quan điều tiết hoặc cơ quan quản lý có trách nghiệm. Các cơ quan điều tiết phải đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy trình. Công tác thanh tra theo kế hoạch trong suốt giai đoạn mực nước ngầm dâng cao có thể cho phép giám sát hiệu quả hoạt động trong những tình huống xấu nhất. Chương trình thanh tra tại thực địa có thể được tiến hành dưới dạng mộtchươr.g trình đào tạo dành cho chủ sở hữu hệ thống, với các cán bộ điều hành có chứng chỉ, hoặc một chương trình thường kỳ do một cơ quan có trách nhiệm đảm nhận. Có thể đánh giá hoạt động của hệ thống thông qua việc kết hợp quan trắc bằng mắt, giám sát \ề mặt vật lý, vi khuẩn học, hoá học và giám sát từ xa. Chương trình quản lý phải đề ra ccc yêu cầu cụ thể cho việc báo cáo lên cơ quan hữu trách. Một chương trình thanh tri, giám sát, điều hành và bảo dưỡng hiệu quả bao gồm các yếu tố sau: • Khoảng thời gian cụ thể giữa các kì kiểm tra bắt buộc (ví dụ: 3 thángmột lần, 2 năm một lần, hay tại thời điểm chuyển giao sở hữu hoặc thay đổi sử dụng); • Có quyền họp pháp trong việc thanh tra, quan trắc các thành phần thuộc hệ thống: • Quan trắc tổng quát toàn bộ hoạt động và hiệu quả của hệ thống phức tạp, bao gồm những phát hiện từ xa và các hư hỏng máy móc quan trọng; • Quan trắc môi trường tiếp nhận tại những nơi tuân thủ theo các tiêu chuẩn cho phép; • Xem xét việc theo dõi dòng chảy (ví dụ các ghi chép về mức nước); • Loại hình và tần suất bảo dưỡng bắt buộc đối với mỗi công nghệ; • Nhận dạng, xác định và phân tích các hỏng hóc của hệ thống; • Kế hoạch sửa chữa các hệ thống chưa đạt yêu cầu thông qua việc bổ sung thiết !>ị hoặc nâng cấp; 378
•
L ư u lạ i b á o c á o v ề c á c h ệ th ố n g đ ã k iể m t r a , k ế t q u ả v à c á c lư u ý .
Các chương trình quản lý tổng họp thường bao gồm cả các chương trình quan trắc giữ vai trò như một cách thực hiện không ghép nối gồm đánh giá kế hoạch thực địa, thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và quan trắc. Các chương trình quy mô hơn hướng vào các tổ chức cho vay nhằm phục vụ cho lợi ích của các đợt thanh tra hệ thống tại thời điểm chuyển giao tài sản có thể là một phương pháp hiệu quả nhằm phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn đồng thời tránh được các biện pháp cưỡng chế. Nhiều tổ chức cho vay yêu cầu phải thanh tra các hệ thống trước khi chấp thuận việc cho vay bằng thế chấp nhà hoặc tài sản. 13.6.9. Các chương trình hành động nhằm bác buộc tuân thủ, cưỡng chế và xử phạt Các biện pháp xử phạt được ,,
, .*
, , •
4.1
*
,
thực hiện khi các hệ thông xử lý tại chỗ gây ra sự cố hoặc . , „
• * * * , , ,
, -
1«
không tiên hành bảo dưỡng hệ .
Ắ
_
4
. r
______
,
,
,
,
thông đúng quy cách. Việc này đảm bảo đáp ứng các mục tiêu X
,
.
và yêu câu hoat đông đôi với
ỊI
C á c yếu tố cua chương trình xử phạt
ịỉ J &, ,“ Ị ■ Lập quy trình báo cảo và phản hồi các van đề (ví dụ: I' Lập quy trình bễo cáo và phắn hồi cảc vẩn đề (vi dụ:
bảocáo cảo khiếu báo khiếunại nai,, thanh thanhtra); tra); I "■ Xác định các ấu thành tội các điều điều kiện kiện C cấu tội V vịỉ phạm phạmquy quy định ^ *7 \Ị của chương trình; I Lập các các quy ■ị ■ Lặp quytrình trình thanh ira tra các vấn vắn đề đã đãnêu và kế . " ' hoạchxửlý; ’ . ■ Phải Phát triên triển môi một hê hệthông thongminh minh bach bạch đê đếra ra cảc các thông thông báo bảo JJ5 r ' ,1 , ,, , .4 vê về2việc việc vi phạm, phạm, các các lệnh, hay hay các các hành hành động động khúc khác đê để chí ra các các vì đó. II chỉ ra Vỉphạm phạmđ ổ. ';
IỊ
các hê thông. Gác biên pháp f „ . * băt buộc tuân thủ và cưỡng chê \ , Ị sẽ dễ chấp nhận hon đối với Ị các chủ sở hữu hệ thông và với Lị_______________________________________ _ _ _ _ j I cộng đồng khi cơ quan điều tiết minh bạch và nhất quán với nhiệm vụ của mình, với các quy định điều hành và phù hợp với vấn đề sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Chương trình bắt buộc tuân thủ và cưỡng chế xử lý nước thải tại chỗ phải dựa trên các quy định hợp lý và có cơ sở khoa học, đảm bảo sự công bằng và có tác dụng răn đe đối với những đối tượng có khuynh hướng vi phạm các điều khoản đã nêu trong đó. Các quy tắc phải được xây dựng với sự tham gia của cộng đồng và phải được tuyên truyền ở dạng tóm tắt hoặc chi tiết tới tất cả các đối tượng có liên quan và nhân dân. Các chương trình đào tạo dành cho những nhà cung cấp dịch vụ sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu dựa trên cơ sở giáo dục các đối tượng có liên quan và đội ngũ cán bộ chuyên trách về các phương pháp kỹ thuật cũng như môi trường sinh thái phù hợp với quy định và tránh được các biện pháp cưỡng chế có thể xảy ra. Có nhiều loại hình công cụ pháp luật để xây dựng và ban hành các quy định đối với các hệ thống tại chỗ. Các chương trình điều tiết có thể được ban hành dưới dạng các sắc lệnh hoặc các bộ luật cấp nhà nước hoặc địa phương, hay chỉ đơn giản là các văn bản hướng dẫn. Sở y tế hoặc các cơ quan địa phương có thể điều chỉnh các yêu cầu đưa ra trong các bộ luật cấp nhà nước để phù họp với điều kiện cụ thể tại địa phương mình. 379
Các sắc lệnh tại địa phương có tính chất thúc đẩy hiệu quả hoạt động có thể căn cứ vào các hướng dẫn thiết kế kĩ thuật để đưa ra các yêu cầu chi tiết hơn đốivới việc
thiếtkếvà
vận hành các hệ thống. Những biện pháp củng cố các quy định đặt ra cho một chương trình quản lý bao gồm: • Phản hồi các ý kiến khiếu nại; • Thanh tra hoạt động của hệ thống; • Xem xét lại các tài liệu yêu cầu và báo cáo kết quả; • Ra thông báo về việc vi phạm; • Lệnh chấp hành và lệnh của toà án; • Lắng nghe và xét xử chính thức và không chính thức; • Xác định trách nhiệm dân sự và hình sự; • Tuyên phạt đối với hệ thống và / hoặc tài sản; • Khắc phục sự cố tại hệ thống; • Hạn chế các giao dịch bất động sản (ví dụ: thế chấp); • Ra thông báo xử phạt hành chính hoặc phạt tiền. Một số biện pháp nêu trên có thể trở nên tốn kém hoặc gây dư luận không tốt và đem lại ít hiệu quả nếu không có sự ủng hộ của quần chúng. Việc đưa đối tượng nắm giữ thế chấp vào trong chương trình quản lý tổng quát giúp đảm bảo ràng các điều luật sẽ phù hợp với khu vực quản lý và tích cực bảo vệ sức khoẻ con người cũng như nguồn tài nguyên nước. Sự tham gia của các đối tượng nắm thế chấp nói chung sẽ có tác dụng tốt hơn đối với việc đảm bảo hiệu quả hoạt động so với các biện pháp trừng phạt. Cần có các thông tin về hoạt động của các hệ thống tại chỗ, điều kiện môi trường cũng như các biện pháp quản lý của các cơ quan và các phân tích về xu hướng trong trường hợp các biện pháp quản lý được tăng cường. Hầu hết các nước đều lập ra các chương trình điều tiết và giao trách nhiệm thực thi các bộ luật này cho các cơ quan địa phương. Một chương trình điều tiết tập trung vào các quy định về hiệu quả hoạt động thay vì tuân thủ các quy định theo mệnh lệnh sẽ đặt ra trách nhiệm lớn hơn đối với cơ quan giám sát / cấp phép, các nhà cung cấp dịch vụ (đánh giá thực địa, thiết kế, họp đồng, vận hành) và các chủ sở hữu hệ thống. Cơ quan quản lý phải thiết lậpcác chuẩn hiệu quả hoạt động đáng tin cậy và phát triển năng lực suy xét phê duyệt các đề án thiết kế hệ thống mà nhà sản xuất hoặc kỹ sư thực sự đáp ứng các yêu cầu. V iệc kiểm tra hoạt đ.ộng của các hệ thống mới xây dựng phải được tiến hành thông qua một chương trình thanh tra phù hợp. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được tham gia vào chương trình này nhằm đảm bảo rằng họ đã phát huy mọi hiểu biết và kỹ năng để thiết kế, lắp đặt và vận hành thành công hệ thống xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn đặt ra. Cuối cùng, cơ quan quản lý phải lập được một quy trình có thể tái tạo được để đảm bảo đánh giá chính xác và quản lý được nhiều công nghệ xử lý hiện đại hơn. 380
1 3 .6 .1 0 . T h u t h ậ p s ổ liệ u , lư u h ồ s ơ v à b á o c á o
Để hoạt động có hiệu quả, các cơ quan quản lý nước thải cần có nhiều loại số liệu và các thông tin thuộc bốn nhóm sau đây: ■ Đ ánh giá về m ôi trường: các dữ liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, độ dốc, đặc tính của nước ngầm, nước mặt (bao gồm cả hướng dòng chảy), thông tin về tình hình sừ dụng đất, các cơ sở hạ tầng (đường xá, hệ thống cấp thoát, sự phát triển thương mại, v.v); ■ Lập kế hoạch: các dữ liệu về việc phát triển hiện tại và đề xuất, các đề xuất mở rộng hệ thống cấp nước và thoát nước thải, phân loại theo khu vực, các xu hướng dân số, thông tin kinh tế, và thông tin về các cơ quan, thực thể có liên quan đến các vấn đề về xử lý nước thải tại chỗ; ■ Các hệ thống hiện có: hồ sơ về các đánh giá thực địa đã tiến hành cùng những ghi chép về tất cả các hậ thống xử lý tại chỗ hiện có, các hệ thống phân tán, các nhà máy xử lý nước thải, bao gồm thông tin về vị trí, số lượng hộ gia đình / cơ sở được phục vụ và quy mô (ví dụ: nhà hàng phục vụ 50 khách, hộ gia đình có 3 phòng ngủ), chủ sở hữu hệ thống và thông tin liên lạc, vị trí, kiểu hệ thống, thiết kế và bản vẽ thực địa (bao gồm vị trí đường biên của lô đất, các giếng khai thác và nguồn nước), các thành phần của hệ thống (ví dụ: bể bê tông hay bằng nhựa, các buồng lọc, buồng lắng), công suất thiết kế thuỷ lực, hiệu quả dự kiến và các quy định kèm theo (nếu có), ngày lắp đặt, hồ sơ bảo dưỡng (ví dụ: lần thực hiện hút bùn gần đây nhất, sửa chữa, các sự cố và biện pháp khắc phục, tên của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ), cùng với hồ sơ phát th ả i; ■ C ác vấn đề hành chính: hồ sơ nhân sự (tên, trình độ học vấn / đào tạo, tiểu sử công tác, chuyên môn, bậc lương, tóm tắt biên bản phỏng vấn), dữ liệu về tài chính (lợi tức, chi phí, các khoản nợ và dịch vụ cho vay, các nguồn thu nhập, dự toán chi phí trên 1 đơn vị dịch vụ), thông tin về nhà cung cấp dịch vụ / nhà bán thông tin (tên, thông tin liên lạc, chứng chỉ, bàng chứng nhận, tóm tắt về hiệu quả hoạt động, các biện pháp kỷ luật, địa điểm làm việc, báo giá), các sáng kiến quản lý chương trình cũng như các thực thể có liên quan, các kế hoạch phát triển chương trình và các mốc quan trọng, thông tin về quản lý chất thải và các nguồn tài nguyên hiện có.
C á c yếu tố trong chương trình theo dõi và báo cáo
Thiết lập cấu trúc cơsởdữ liệu và các hệ thống báo cảo vềcác vắn đề: ■ Đảnh giá vềmôi trường; ■ Lập kế hoạch và lôi kẻo sự thamgia của các thành viên góp von; ■ Các hệ thống hiện có; ■ Đội ngữ cản bộ, các nhà cung cấp dịch vụ, cảc tố chức tài chỉnh và hành chính khác; ■ Chương trình thanh tra và kiểm tra, bao gồm cả các biệnpháp cưỡng che cần thiết; ■ Quản lý chất thái và chất tồn đọng, bao gồm quàn lý các khu vựcphát thải và hệthống kêkhai.
381
Thu thập và quản lý dữ liệu giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định, phát triển và thực hiện chương trình. Các công việc của hệ thống thông tin quản lý bao gồm phát triển cơ sờ dữ liệu, thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu, truy vấn, phục hồi và tích hợp thông tin, phân tích dữ liệu và báo cáo. Trên thị trường có các loại phần mềm khác nhau phục vụ cho việc quản lý cơ sở dữ liệu và các loại thông tin khác. Sau giai đoạn cài đặt và tìm hiểu ban đầu, các cơ sở dữ liệu điện tử có thể giảm bớt gánh nặng trong việc thu thập, lưu trữ, phục hồi, sử dụng và tích hợp thông tin. Ví dụ, nếu vị trí của các hệ thống được mô tả dưới dạng tọa độ kinh tuyến, vĩ tuyến thì ta có thể tạo ra một tầng dữ liệu cho các hệ thống đó và đưa vào hệ thống bản đồ địa hình. Việc thêm vào các thông tin về hệ thống thuỷ lực phục vụ việc xà nước thải, khối lượng chất gây ô nhiễm dự kiến và thời gian phát thải theo từng điều kiện thuỷ thổ có thể giúp các nhà quản lý hiểu được cơ chế gây ô nhiễm cho nguồn nước và do đó hỗ trợ các hoạt động khắc phục. Các mô hình cũng có tác dụng dự đoán các tác động của quá trình phát triển đã dự kiến đồng thời giúp đưa ra các quy định trong hoạt động của các hệ thống tại những khu vực đó. Các cơ quan khác có thể nắm giữ và quản lý một số dữ liệu cần thiết cho việc quản lý các hệ thống xử lý tại chỗ. Ví dụ các cơ quan môi trường hay kế hoạch thường thu thập, lưu trữ và phân tích các dữ liệu về đất đai và đặc tính của nguồn nước. Việc phát triển các chính sách chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông qua các thoả thuận hợp tác có thể giúp đưa các tổ chức cùng vào cuộc để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ và môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của chương trình. Cơ quan quản lý có trách nhiệm đảm bảo cho các dữ liệu về những hệ thống hiện đang tồn tại có thể đến được với các cán bộ y tế và các cán bộ phụ trách nguồn tài nguyên nước, do đó những hoạt động và phân tích của cơ quan này phản ánh tầm quan trọng trong công tác bảo đảm sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường. 13.6.11. Các tiêu chí và quy trình đánh giá chương trình Việc đánh giá tính hiệu quả của các yếu tố trong chương trình quản lý như lập kế hoạch, ngân sách, thực thi xác nhận các nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa lại nguồn thông tin quý giá để nâng cao hiệu quả chương trình. Việc đánh giá thường xuyên và có tổ chức bất cứ chương trình nào cũng đem đến các thông tin quan trọng cho các nhà quản lý chương trình, cho cộng đồng, các nhà điều hành và hoạch định chính sách, cần phải thường xuyên đánh giá các chương trình để phân tích các phương pháp và quy trình của chương trình đó, phát hiện các vấn đề, đánh giá khả năng nâng cao hiệu quả thông qua các tiến bộ công nghệ và cải tiến chương trình, đảm bảo nguồn tài chính nhằm mục đích duy trì các chương trình và điều chỉnh các mục tiêu đã đặt ra. Quá trình đánh giá chương trình cần bao gồm: • Hệ thống theo dõi để ước lượng mức độ thành công, đánh giá và điều chỉnh các thành tố của chương trình; • Các quy trình so sánh các kết quả của chương trình đạt được với các mục tiêu đã đề ra;
382
• Tiếp cận phù họp với mục tiêu và đối tượng nếu có thay đổi các điều kiện nội tại hoặc ngoại lai; • Các quy trình đưa ra các biện pháp hành chính khởi xướng hoặc pháp luật để cải thiện hoạt động của chương trình; • Báo cáo hàng năm về tình hình, xu hướng và kết quả đạt được của chương trình quản lý; • Nơi gặp gỡ trao đổi thông tin về quá trình tiến hành giữa những người góp vốn vào chương trình. Có thể sử dụng một loạt các kĩ thuật và quy trình khác nhau để đánh giá các yếu tố hành chính và quản lý của một chương trình. Phương pháp áp dụng, cho mỗi một chương trình cụ thể tuỳ thuộc vào tình huống của từng địa phương, loại hình và số lượng người góp vốn vào chương trình và mức độ ủng hộ của các cơ quan quản lý để có thể tiến hành xem xét cẩn thận, chi tiết và công bằng đối với thành công của một chương trình trong việc bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Song dù lựa chọn phương pháp nào đi nữa, các cán bộ có kinh nghiệm cần phải thường xuyên đánh giá chương trình và lôi kéo sự tham gia của những người cùng góp vốn. Một số các tổ chức chính phủ, địa phương và tư nhân đã áp dụng các chương trình quận lý dựa trên hiệu quả hoạt động vào nhiều lĩnh vực hoạt động, từ các quy trình cấp ngân sách của nhà nước cho đến các hoạt động sản xuất công nghiệp. Các chương trình này nhằm hai mục đích: liên kết các nguồn-tài nguyên cần có với các mục tiêu quản lý và đảm bảo liên tục cải tiến. Các chương trình quản lý hệ thống xử lý tại chỗ cũng có thể yêu cầu các thực thể có liên quan sử dụng kinh nghiệm của mình vào việc phát triển và thực thi các quá trình đánh giá nội bộ. 13.7. NGHIÊN CỨU c ụ THỂ: CUNG CẤP PHƯƠNG PHÁP BỂN VỦTSG x ử LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI Ở MARÔC - D ự ÁN PHÁT TRIỂN BỂN
vũng
CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC (1996-2003 ) Dự án được ƯSAID tài trợ đã cải thiện đáng kể công tác quản lý nguồn tài nguyên nước ờ Marôc thông qua một phương pháp kết họp giữa công nghệ phù họp, còn gọi là “phương pháp cứng”, với quản lý tốt (“phương pháp mềm”). Cụ thể, “phương pháp cứng” đề cập tới các công nghệ và cơ cấu vật chất dùng để phát triển, lưu trữ, vận chuyển nước, tăng cường công suất, cũng như xử lý nước và nước thải. Các "phương pháp mềm” nhấn mạnh vào khía cạnh con người trong việc quản lý nước và sử dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu, sắp xếp tổ chức hợp lý bao gồm yếu tố xây dựng năng lực và tăng cường sự tham gia của các cấp địa phương, quốc gia và khu vực. Nghiên cửu cụ thể này đã chỉ ra tính hiệu quả của việc kết họp các phương pháp cứng và mềm trong việc nâng cao tính bền vững của các dự án về nước và nước thải trong bối cảnh hạn chế về thể chế, tài chính và năng lực kỹ thuật. 383
Năm 1996, USAID tiến hành chương trình về khả năng duy trì tài nguyên nước ở Marôc (WRS) nhằm cải thiện công tác quản lý nguồn tài nguyên nước ở khu vực thành thị, nông nghiệp và công nghiệp thông qua các dự án thử nghiệm và hỗ trợ cho các cải cách tổ chức. Một trong các dự án như vậy hướng tới việc bổ sung cơ sở vật chất để xử lý và tái sử dụng nước thải ở Drarga, miền nam Marôc. Chính quyền địa phương ở Drarga đã giảm thiểu được các nguy cơ đối với sức khoẻ người dân do sử dụng nước giếng hoặc nước ô nhiễm do nước thải trực tiếp từ hầm chứa phângây ra bằng cách xây dựng và đưa vào sử dụng một nhà máy xử lý nước thải địaphương và tái sử dụng nước đã qua xử lý vào việc tưới tiêu. Các “phương pháp mềm” đã giúp nhà máy có thể tiết kiệm chi phí và đảm bảo được hoạt động lâu dài. Các phương pháp này còn đảm bào cho các giải pháp về cơ sở hạ tầng và kỳ thuật đối với nước và các vấn đề vệ sinh được áp dụng một cách bền vững, đạt hiệu quả lâu dài. Những bài học cụ thể thu được đã cho thấy tính hiệu quả của các phương pháp mềm đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ đó là sự tham gia của cộng đồng, củng cố được uy tín của bộ máy và xây dựng được năng lực. 13.7.1. Thách thức ử Drarga Với nhu cầu về nước dự kiến sẽ vượt mức cung vào năm 2020, việc phải tăng cường quản lý nguồn tài nguyên nước là vấn đề then chốt đối với tương lai phát triển bền vừng của Marôc. Dân số của Drarga, hiện tại là trên 8.000 dân, trên đà tăng nhanh và có thể sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới. Đầu những năm 1990 thành phố đã cho xảy dựng một hệ thống cấp nước sạch, nhưng nước thải thì chỉ đơn thuần chảy thẳng
V £0
các bể chứa mà không qua xử lý. Nước tưới tiêu cũng khan hiếm. Một số nông dân phải đào giếng sâu để lấy nước khiến cho nguồn nước ngầm bị suy giảm. Giải pháp cho những thách thức này là xây dựng các cơ sở xừ lý nước thải và hệ thống tái sử dụr.g nước thải cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp. 13.7.2. Lựa chọn và sử dụng công nghệ họp lý Ở Drarga, việc lựa chọn và cải tiến các công nghệ đã trở thành một nửa kết quả cần thực hiện. Nửa kia nằm ở việc đảm bảo các lợi ích của việc thực hiện hệ các phương pháp sau khi khởi động dự án phát triển thông qua các biện pháp mềm như xây dựng năng lực, lập kế hoạch tham gia, giải quyết các vấn đề nảy sinh và chia sẻ nguồn tài nguyên sau khi khởi động dự án. Ma rốc có 63 nhà máy xử lý nước thải sử dụng các công nghệ như bùn hoạt, tính hồ sinh học, lọc sinh học, các bể lắng, thẩm thấu. Đáng tiếc là
384
Bể chứa nước thài đã qua xử lý ở Drarga, miền nam Ma rốc
phần lớn các nhà máy này đều không thể hoạt động được do thiếu kinh phí và năng lực kỹ thuật để duy trì hoạt động và bảo dường. Lựa chọn hệ thống lọc cát để áp dụng cho trường hợp ở Drarga dựa trên nhu càu về một nhà máy xử ]ý có chi phí thấp, dễ vận hành, phù hợp với điều kiện của địa phương đồng thời có thể nhân rộng ra khắp Marôc. Hệ thống mới bao gồm hai hồ chứa có dung tích 1000 m 3 và có thể dễ dàng mở rộng khi dân số tăng lên và có thể dẫn nước đã qua xử lý phục vụ tưới tiêu. Nhiều khía cạnh công nghệ của dự án đã được tính toán để thu hồi vốn hiệu quả nhất từ việc tái sử đụng các sản phẩm phụ cùa nhà máy. Ví dụ, có thể thu được lợi nhuận từ việc bán nước thải đã qua xử lý cho nông dân trong chu vi 6 hecta xung quanh khu vực nhà máy để phục vụ tưới tiêu. Sậy trồng trên bãi lọc xử lý bậc ba cũng cho thu hoạch 2 vụ / năm và có thể bán để thu hồi vốn. Bùn lắng từ các bể xử lý yểm khí cũng được hút lên, phơi khô và trộn cùng rác hữu cơ để sản xuất phân bón. Khí mêtan sinh ra từ các bể yếm khí được thu lại và chuyển hoá thành năng lượng chạy các máy bơm ở nhà máy, do đó giúp tiết kiệm chi phí điện. 13.7.3. Kết quả Dự án đã cho nhiều kết quả khả quan làm lợi cho người dân ở Drarga. Nhà máy ở Drarga có thể xử lý trên 800 m 3 nước thải một ngày. Nhà máy đã khấu hao được toàn bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng và được chuyển giao cho người có năng lực quản lý. Khả năng thu hồi vốn hiệu quả đã giúp nhà máy hoạt động liên tục kể từ tháng 10/2000 và luôn luôn đạt mục tiêu giảm thiểu các chỉ số ô nhiễm chủ yếu nhu BOD 5, nitrat, trực khuẩn coli và ký sinh trùng trong phân. Điều kiện vệ sinh ở Drarga đă được cải thiện đáng kể thông qua việc xoá sổ các bể chứa phân thô. Ncười dàn được chứng kiến nguồn lợi đáng kể thu được. Các nông dân sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới tiêu cũng được nhiều lợi ích. Họ được sử dụng nguồn nước tưới với giá rẻ và tiết kiệm được chi phí cho phân bón vì trong nước thải đã qua xừ lý có chứa sẵn hàm lượng dinh dưỡng mà cây cần. Hơn nữa, giá trị đất nông nghiệp ở khu vực sử dụng nguồn nước tưới mới này đã tăng lên 8 lần so với lúc dự án mới bắt đầu. 13.7.4. Các biện pháp mềm - chìa khoá để thành công Mấu chốt của dự án về tính bền vững của nguồn nước là sự vận động người dân chấp nhận biện pháp quản lý nguồn nước mới đề đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên này. Dự án đã thu hút sự tham gia của cộng đồng theo nhiều cách: Tiếp cận cộng đồng Ngay từ đầu, dự án "nguồn nước bền vững" dã tiến hành các hoạt động tăng cường nhận thức của người dần để nhận được sự ủng hộ đối với các thay đổi về phương pháp quản lý cũng như các giải pháp công nghệ được áp dụng trong dự án. Đồng thời dự án
385
tiến hành các đánh giá đổi với người tham gia để tìm hiểu xem liệu họ có phân biệ: được các nguồn nước khác nhau (nước đóng chai, nước sạch, nước giếng và nước thải), các phương pháp tưới tiêu đang sử dụng, mức độ đồng tình của nông dân với việc tra tiền mua nước thải đã qua xử lý. Những thông tin này đã bổ khuyết cho việc phân tích kỹ thuật, góp phần hoàn thiện đánh giá về khu vực mục tiêu đồng thời cung cấp dữ liệu đầu vào quan trọng cho các lựa chọn về giải pháp xử lý nước thải và nước tưới được cộng đồng chấp nhận. Hơn nữa, quá trinh tham gia của người dân cũng giúp xây dựng một mạng lưới các cư dân địa phương cam kết với việc nâng cao chất lượng nguồn nước trong khu vực và thể hiện vai trò làm chủ trong dự án. Việc thường xuyên tham khảo Ý kiến người dân đảm bảo cho dự án có được sự ủng hộ và chung sức của các đổi tượng hưởng lợi. Các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân tập trung vào việc giúp họ hiêu được những lợi ích của việc thay đổi các phương thức sử dụng nước hiện tại và chấp nhận các giải pháp công nghệ mà dự án đưa ra. Một công cụ quan trọng trong việc phát triển sự tham gia và quan tâm của người dân đối với các hoạt động của dự án và nhân rộng kết quả của dự án đó là sự vào cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài và truyền hình). Các phương tiện thông tin của Marôc đưa tin về các sự kiện như lễ ký kết thoả thuận tập thể và tiến trình xây dựng nhà máy. Bên cạnh các phương tiện thông tin quốc gia, dự án xây dựng bền vững nguồn nước còn đề nghị trung tâm nghe nhìn ở trường Đại học Nông nghiệp Quốc gia Meknes ghi hình lại các vẩn đề được dự án giải quyết, sự can thiệp của nhóm thực hiện dự án và kết quả của các hoạt động thuộc dự án. Phần ghi hình trên sẽ được chiếu lại trong các buổi gặp gỡ giữa hội đồng địa phương và hội đồng liên bộ để giới thiệu tiến trình của dự án thử nghiệm. Phát triển m ối quan hệ hợp tác với các thự c th ể trong cộng đồng Quan hệ hợp tác sẽ cho phép những người góp vốn thiết lập một thôa thuận nghiém túc về đóng góp tài chính địa phương và các đóng góp tương tự (ví dụ về đất đai, nhân công), góp phần củng cố quyền sở hữu dự án. Các đối tác gồm có hiệp hội những nguời sử dụng nước AI Amal - chủ sở hữu trong tương lai của nhà máy sau khi hoàn thành, jỷ viên khu Agadir - người tạo điều kiện thuận lợi cho các thủ tục hành chính, cộng đồig dần cư ở Drarga - những người đã hiến đất cho dự án, Ban kế hoạch và xây dựig (ERAC-Sud) - cơ quan đã hỗ trợ 30% chi phí của dự án. Quan hệ hợp tác này đưré đánh dấu bằng thoả thuận họp tác ký kết giữa các bên bao gồm cả Bộ Môi trường và dự án xây dựng bền vững nguồn nước cùng với sự thỏa thuận rõ ràng về việc tạo điều kiện thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình tiến triển, các thành công cũng như khó khin của dự án. X ây dựng năn g lực Quan hệ hợp tác trên cũng là điểm khởi đầu cho việc nâng cao năng lực địa phươig trong quản lý nhà máy sau khi sự hỗ trợ của ƯSAID kết thúc. Ví dụ trong giai đoạn lip 386
kế hoạch cho dự án, các đối tác được tham gia vào chuyến đi thực tế ở Mỹ để tham quan một số nhà máy xử lý và tái sử dụng nước thải sừ dụng các công nghệ tương tự và được học về vận hành và bảo dưỡng nhà máy, cách thu hồi vốn và các vấn đề chính sách liên quan tới việc quản lý các cơ sở nói trên. Các đối tác cũng được đào tạo tại Marôc về cách thức vận hành nhà máy, quản lý tài chính và tái sứ dụng nước thải. Những hội thảo và các chuyến đi thực tế như vậy đã củng cố năng lực của các cơ quan và tăng cường mối liên kết giữa các đối tác của dự án. Sụ- tham gia của các tể chức công Do nhiệm vụ quản lý các nguồn tài nguvên nước được chia sẻ cho nhiều bộ cho nên một hội đồng chỉ đạo liên bộ đã được thành lập nhằm tạo ra các diễn đàn để chia sẻ mối quan tâm, thống nhất hành động, xem xét các hoạt động của dự án đồng thời cử ra các đại diện ở địa phương nhằm đảm bảo dự án sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các cơ quan ở cấp địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO . ELIASSON, J.M., LENNING, D.A., and WECKER, S.C., 2001. C hticaỉ Point M onitoring - A New Framework fo r Monitoring On-Site Wastewater Systems. In Onsite W asíewater Treatment: Proceedings o f the Ninth National Symposium on Indivìdual and Sm all Community Sewage Systems.
American
Society o f
Agricultural Engineers, St. Joseph, MI. • ENGLISH, C.D., and YEAGER, T.E., 2001. Considerations About the Formation o f Responsible M anagement Entities (RME) as a Methocl to Insure the Viability o f D ecentraliied
W astewater
Management
Systems.
Unpublished
manuscript
prcscntcd at thc Ninth National Symposium on Individual and Small Community Sewage Systems, Austin TX, Sponsored by the American Society o f Agricultural Engineers, St. Joseph, MI. • HONACHEFSKY, w ., 2000. Ecologicallv-Based Municipal Lancl Use Planning. ISBN 15667 0 40(55. Lewis Publishers, Inc., Boca Raton, FL. • HOOVER, M.T., and BEARDSLEY, D., 2000. Science and regulcitory decision making. Small Flows Quarterly, 1(4). National Small Flows Clearinghouse, Morgantovvn, w v . • HOOVER, M.T., and D. BEARDSLEY. 2001. The weight o f scientific eviclence. Small Flows Quarterly 2(1). National Small Flows Clearinghouse, Morgantown, w v . • KREISSL, J., and OTIS, R., 1999. NeVI’ Markets f o r Your M unicipal Wastewater Services: Looking Beyond the Bouiìdaries. In Proceedings: Water Environment Federation Workshop, October 1999, New Orleans, LA.
387
NAV/ATHE, D., 2000.
Using Smart Controỉlers with Remote Moniíoring
Capability to M eet New Market Needs. In Onsite: The Future o f Water Quality, NOW RA 2000 Conference Proceedings. National Onsite Wastewater Recycling Association, Inc., Laurel, MD. OTIS, R.J., MCCARTHY, B.J., and CROSBY, J„ 2001. Performance Code Framework f o r Management o f Onsite W astewater Treatìnent in Northeast Minnesota. In On-Site Wastewater Treatment: Proceedings o f the Ninth National Syinposium on Inđividual and Small Community Sewage Systems. American Society o f Agricultural Engineers, St. Joseph, MI. STEPHENS, L.D., 2000. Remote Management: A Valuable Tool fo r the Future o f D ecentralized Wasíewater Trecilment. In Onsite: The Future o f Water Quality, NOWRA 2000 Conference Proceedings. National Onsite Wastewater Recycling Association, Inc., Laurel, MD.
u . s ENVIRONMENTAL PROTECTION AGENCY (USEPA), 1980. Design Manual: Onsite Wastewciter Treaíment and Disposcil Systems. EPA 625-1-80-012. O ffice o f Research and Development and O ffice o f Water, Cincinnati, OH. u . s ENVIRONMENTAL PROTECTION AGENCY (USEPA), 2000. Drcựt EPA Guidelines f o r Management o f O nsite/D ecentralized Wcistewciter Systems. Environmental
Protection
Agency,
O ffìce
of
Wastewater
U.S.
Management.
Washington, DC. Federal Register, October 6 , 2000, <http://www.epa.gov/owm/decent/index.htm>. W ASHINGTON DEPARTMENT OF HEALTH, 1994. On-site sew age system regulations. Chapter 246-272, Washington Administrative Code, adopted March 9, 1994, effective January 1, 1995. Washington Department o f Health, Olympia, WA. <http://www.doh.wa.gov/ehp/ts/osregl.doc>.
MỤC LỤC Trang Lời nói đẩu
3
1. T ổng quan về nước thải - Hệ thông thoát nước và xử lý nước thải 1.1. Khái niệm về nước thải
5
1.2. Các đặc tính của nước thải
6
1.3. Hệ thống thoát nước thải
12
1.4. Vai trò của xử lý nước thải
12
1.5. Xử lý nước thải như thế nào
13
1.6 . Quy trình xác định phương pháp xửlý nước thải
14
1.7. Mức độ xử lý nước thải
16
Tài liệu tham khảo
17
2. K hái niệm về hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp 2.1. Định nghĩa hệ thống xử lý nước thảichi phí thấp
18
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống XLNT chi phí thấp
20
Tài liệu tham khảo 3. Xử lý sơ bộ nước thải 3.1. Tổng quan
24
3.2. Thiết bị chắn rác (cơ cấu thanh và song chắn)
24
3.3. Thiết bị nghiền rác
26
3.4. Hệ thống tách cát
26
3.5. Xử lý tách dầu, mỡ
28
3.6. Điều hòa nước thải
32
3.7. Các thiết bị đo lưu lượng
34
3.8. Phân phối dòng
36
3.9. Bể chứa nước mưa
36
3.10. Bơm nước thải
37
Tài liệu tham khảo
37
389
4. Xử lý tập trung nước thải 4.1. Hồ sinh học ổn định nước thải
33
4.2. Bãi lọc ngập nước
64
4.3. Hệ thống lọc cát gián đoạn
93
4.4. Hệ thống xử lý bốc hơi nước bằng thực vật
101
4.5. Các phương pháp xử lý kỵ khí nước thải
118
Tài liệu tham khảo
159
5. Xử lý ổn định nước thải 5.1. Xử lý ổn định nước thải bằng thực vật
169
5.2. Lọc cát
181
Tài liệu tham khảo
184
6 . Các quá trình và công nghệ xử lý nước thải tại chỗ
185
6.1. Giới thiệu
185
6.2' Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế
194
6.3. Vệ sinh sinh thái
203
6.4. Vận hành và bảo dưỡng
206
6.5. Chi phí đầu tư
207
6 .6 . Nhu cầu nhân lực
208
6.7. Tác động môi trường (tích cực và tiêu cực)
208
Tài liệu tham khảo
211
7. Kỹ thuật xử lý bùn cặn trong điều kiện tự nhiên 7.1. Giới thiệu
213
7.2. Các lưu ý về thiết kế hệ thống
222
7.3. Vị trí và thiết lập
225
7.4. Chi phí
225
Tài liệu tham khảo
225
8 . Tái sử dụng nước thải
390
8.1. Tổng quan
227
8.2. Các hình thức tái sử dụng
228
8.3. Các vấn đề kỹ thuật trong việc lập kế hoạch tái sửdụng nước
244
8.4. Các quy định và hướng dẫn việc tái sử dụng nước thải
247
8.5. Các ví dụ về tái sử dạng nước thải trên thế giới
251
8 .6 . Tái sử dụng nước thải sau xử lý trong nuôi trồng thủy sản
252
Tài liệu tham khảo
265
9. Tái sử dụng bùn trong nông nghiệp 9.1. Giới thiệu
267
9.2. Đặc điểm của bùn và sử dụng bùn trong nông nghiệp
267
9.3. Yêu cẩu chung về tái sử dụng bùn trong nông nghiệp
268
9.4. Các yếu tố tác động đến tái sửdụng bùn
271
9.5. Bảo quản và sử dụng bùn
272
9.6. Công tác quản lý
273
9.7. Ảnh hưởng xấu đến mùa vụ và đất
274
Tài liệu tham khảo
274
10. Các vấn để về kinh té và tài chinh 10.1. Những khái niệm kinh tế cơ bản để đánh giá hệ thống xử lý nước thải (XLNT)
276
10.2. So sánh phương pháp kỹ thuật và lựa chọn giải pháp xử lý
286
10.3. Đánh giá tài chính và kinh tế của hộ thống xử lý nước thải
293
Tài liệu tham khảo
304
11. Đánh giá tác động môi trường 11.1. Định nghĩa ĐTM
306
11.2. Khuôn khổ pháp luật và thể chế
306
11.3. Quá trình ĐTM
316
11.4. Nghiên cứu thực tế: Quản lý nước thải và nước mưa ở Vũ Hán
325
Tài liệu tham khảo
330
12. Các yêu cầu về điều tiết và pháp lý 12.1. Tổng quan về các yêu cầu pháp lý
333
12.2. Phát thải nước thải vào nguồn nước
334
12.3. Thiết kế nhà máy xử lý
338
12.4. Xây dựng nhà máy
338
12.5. Quá trình vận hành của nhà máy
339
12.6. Gắn kết nhà máy với tự nhiên và phong cảnh địa phương
342
12.7. Những yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý môi trường tự nguyện có chứng nhận
343
12.8. Đánh giá chiến lược môi trường (ĐCLM)
346
Tài liệu tham khảo
347 391
13. C á c
vấn đ ề
v ề tổ c h ứ c v à
quản lý
13.1. Nhận định các đối tượng
350
13.2. Giáo dục, tiếp cận và sự tham gia của cộng đồng
351
13.3. Xác định đặc điểm của các đối tượng
354
13.4. Lựa chọn các thực thể trong hệ thống kết hợp
355
13.5. Cơ quan điều tiết
367
13.6. Các bộ phận của chương trình quản lý
369
13.7. Nghiên cứu cụ thể: Cung cấp phương pháp bền vững xử lý và tái sử dụng nước thải ở Marôc - Dự án phát triển bền vững các nguồn tài nguyên nước(1996-2003 ) Tài liệu tham khảo
392
383 387
x ử LÝ NƯỚC THẢI CHI PHÍ THÂP (Tái bản)
Chịit irớch nhiệm .xuất bán : TRỊNH XUÂN SƠN
Bié/I lập :
TRẦN CUÔNG
Clié bàn :
PHẠM HỒNG LÊ
Sửa bán in :
TUẤN MOÀNG
Trình bày bìa :
VU BINH MINH
393