KHARKOV bình yên mong manh
của người Việt tại Ukraine hành trình chinh phục
NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG
bàn về HỒNG NHUNG với NHẠC TRỊNH PIMAI LAO tết của người Lào
NỘI DUNG CHÍNH
Đất và Người
Kiều bào
Chuyên mục về quê hương, đất nước, con người Việt Nam
Chuyên mục về người Việt Nam tại nước ngoài
20
Trịnh Hữu Châu - Nhà du hành vũ trụ người Mỹ gốc Việt đầu tiên
8
Khèn - Biểu tượng của người Hmong
11
22 Kharkov Bình yên mong manh của người Việt tại Ukraine
Một thoáng Việt Nam
20
32 8 11
22
18 16
30 28
Bên thềm hội nhập
Chuyên mục về chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế của Việt Nam
Điểm tin
Điểm qua các tin tức thời sự trong và ngoài nước tháng qua
16 Điểm tin trong nước 18 Điểm tin nước ngoài 4
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
28
Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
30
Việt Nam với thành công của ASEAN - 25
32
Bi kịch gạo không thương hiệu
Hành trình
Thế giới muôn màu
Mỗi chuyên mục là một chuyến đi
Chuyên mục về nền văn hóa năm châu
42
Hành trình chinh phục “Nóc nhà Đông Dương”
53
56
Pimai Lao
53
Điểm đến
Chuyên mục về điểm đến qua những khung hình
56
Nam Định - Nhà thờ đổ, bãi biển Xương Điền
42
Số 10 - Tháng 12 năm 2014
50 45
Quê Hương là tạp chí Văn hóa & Thông tin Đối ngoại, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam Giấy phép xuất bản: 1234/GP-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông Tổng biên tập : Phạm Thị Nguyên - CT39B Thư ký tòa soạn: Đoàn Thị Bích Hồng - Song Bằng Cố vấn: thầy Nguyễn Đồng Anh - giảng viên khoa Truyền thông - Học viện Ngoại giao Việt Nam Phóng viên: Nguyễn Hải My - CT39B, Trần Thị Thu Hiền - CT39B, Bùi Thị Ngọc Anh - CT39B, Xaysana Xaypasseuth - CT39B, Nguyễn Hồng Nhung - CT39B Kĩ thuật viên: Nguyễn Hồng Nhung - CT39B Dịch vụ quảng cáo: liên hệ Nhung Nguyễn 0902 06 06 00 email nguyenhongnhung.halg@gmail.com Tạp chí Quê Hương được xuất bản hàng tháng, in tại xưởng in Chùa Láng, Hà Nội.
Văn học - Nghệ thuật
Chuyên mục về văn học, nghệ thuật
45 50
Bàn về Hồng Nhung với nhạc Trịnh Hoài niệm “Phố không mùa”
Địa chỉ tòa soạn: Phòng 305, Nhà B, Học viện Ngoại giao Việt Nam, 69 phố Chùa Láng, Hà Nội. Số điện thoại: (+84) 433 834 394 Fax: (+84) 433 834 395 Email: tapchiquehuong10diem@gmailcom www.tapchiquehuong10diem.com.vn
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
5
6
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
7
ĐẤT VÀ NGƯỜI
NGUYỄN HẢI MY - CT39B (DỊCH)
8
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ảnh: Vũ khúc Hmong
C
huyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, trên một đỉnh núi, một cặp vợ chồng người Hmong có sáu người con trai; họ đều rất thông minh, mạnh mẽ, khiêm nhường và đều có tài thổi sáo tre. Đến một ngày, cha mẹ họ qua đời. Trong nỗi đau đớn mất mát, sáu anh em đã khóc suốt chín ngày chín đêm cho đến khi họ bị mất tiếng nói và phải thổi ống tre để tạo ra âm thanh giống tiếng khóc. Lòng hiếu thảo của họ đã thấu lên tận trời xanh, và một vị thần núi đã đến, nói rằng: “Hãy làm một cái bầu rỗng có sáu lỗ và cắm ống của người vào đó. Sau đó, chỉ cần một người thổi thì tất cả sáu ống sẽ khóc”. Từ đó, Khèn bắt đầu xuất hiện.
Khèn gắn liền với hình ảnh người đàn ông trẻ tuổi khi họ đi ra cánh đồng hoặc đến các lễ hội. Khi có dịp gì đó họ lại thổi khèn. Khèn giúp họ gửi gắm thông điệp đến những người thân yêu. Giai điệu của Khèn tự do như không khí, đã thắp lên những ngọn lửa đưa những cặp uyên ương đến với nhau. Bất cứ ai đã từng đến một lễ hội vùng cao rực rỡ sắc màu thổ cẩm của người dân tộc, giữa những tiếng ồn ào trao đổi, người ăn kẻ uống, chắc hẳn đã từng nghe thấy tiếng khèn thổi của các nhóm nam thanh niên lẫn với âm thành của lè pí (một loại sáo Hmong), giống như những nghệ sỹ đường phố thứ thiệt đang biểu diễn.
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
9
ĐẤT VÀ NGƯỜI
Đến với vùng cao trong dịp Tết âm lịch, Sài án (một lễ hội vùng núi), hay một cuộc thi thổi Khèn vào mùa xuân, du khách sẽ không khỏi ngây ngất giữa những giai điệu ngân nga vang vọng núi rừng. Cùng với những âm thanh nhẹ nhàng, lãng mạn, hay da diết và mãnh liệt, họ còn trình diễn những điệu nhảy đẹp và không kém phần độc đáo. Tiết mục đặc sắc nhất thường là nhảy đôi - chàng trai chơi Khèn và nhảy múa với cô gái trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Họ trông chẳng khác nào một đôi uyên ương trong vũ điệu tán tỉnh. Dưới chuyển động cơ thể, tiếng Khèn và các giai điệu hòa quyện, các cặp đôi dường như mang cả một sự đồng điệu về tâm hồn nữa. Để làm ra một chiếc Khèn đẹp phải mất rất nhiều công sức. Đầu tiên, cần một đoạn thân dài của pơ hoặc tuyết tùng trắng - phải được gia công để tránh biến dạng, khiến âm thanh không bị bóp méo. Sau đó, người nghệ nhân cắt và bào thân cây để làm ra ống thổi và bầu. Bầu được nạo rỗng lên đến mép của ống thổi, rồi hai nửa được đặt
10
với nhau và buộc lại bằng vỏ mỏng, mềm cho kín. Tiếp theo, người nghệ nhân cắt sáu ống tre dày và chắc với chiều dài và đường kính khác nhau. Mỗi ống được gắn một lưỡi gà bằng đồng và được khoét ra một lỗ nơi người thổi để ngón tay lên. Cuối cùng là phần khó nhất. Bầu được chặn bằng một con dao và những ống tre được chèn sao cho lưỡi gà ở bên trong bầu. Nhờ vậy dù khí được thổi vào theo hướng nào, tất cả các ống đều tạo ra âm thanh cùng một lúc, vút cao như một con thiên nga sải cánh trên bầu trời, hay trầm bổng như những con suối dưới tán rừng róc rách. Những giai điệu ấy ngấm vào trong máu thịt người Hmong, vừa đặc biệt thiêng liêng, vừa gần gũi như hơi thở. Tiếng Khèn và những vũ khúc Hmong đã trở thành điều du khách nhất định phải thưởng thức khi đặt chân tới đây. Khèn thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, đồng thời vừa có thể trở thành một thứ đồ lưu niệm thú vị nếu được thay đổi một chút để giúp du khách dễ dàng mang về làm quà.
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ảnh: Biểu diễn Khèn đôi
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
11 Ảnh: Những tác phẩm dự thi Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật VnExpress 2014, do báo VnExpress phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức
ĐẤT VÀ NGƯỜI
4
2
5 3
6 7
muộn” - Nguyễn 1 “Chiều Ngọc Quỳnh
Bức ảnh là khung cảnh ở Ba Sao, Hà Nam trong một buổi chiều muộn. Trên mặt nước là một thân cây lâu năm đang bị ngập, mặc dù đã chết khô vì lũ về nhưng vẫn đứng sừng sững, cùng với người đánh cá và ngọn đèn leo lét lặng lẽ giăng lưới trên mặt nước tạo nên một khung cảnh hữu tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
cảnh Gành đá đĩa” 2 “Thắng Huỳnh Lê Viễn Duy
Tác phẩm đem đến cho độc giả cái nhìn đầy nghệ thuật về một danh thắng thiên nhiên kỳ thú ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Những trụ đá xếp liền nhau hòn nọ nối hòn kia liền kề với sóng nước, bãi đá trải rộng san sát, chung màu đen huyền bí… khiến người xem có cảm giác đang được chiêm ngưỡng một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.
về trên cao nguyên 3 “Xuân đá” - Trần Anh Tuấn
Bức ảnh “Xuân về trên cao nguyên đá” được tác giả Trần Anh Tuấn ghi lại trong chuyến công tác đầu năm 2014 tại Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trong bức ảnh là các bạn nhỏ ùa tới đón chào khi thấy có người lạ đến làng. Khung cảnh này không chỉ khiến tác giả mà còn khiến tất cả người xem đều lưu luyến, ấm lòng.
1
PHẠM THỊ NGUYÊN - CT39B
Cuộc thi Ảnh Nghệ thuật VnExpress 2014, do báo VnExpress phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức, nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc, mô tả đất nước, cuộc sống và con người Việt Nam đã diễn ra thành công. Hơn 1000 tác phẩm dự thi đã đem đến cho độc giả những cảm xúc đầy thiêng liêng về quê hương Việt Nam. Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu.
4 “Làng gốm Vĩnh Long” Phạm Trí Nhân
Bức ảnh được tác giả Phạm Trí Nhân chụp tại kênh Thầy Cai, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đối với mỗi người dân Việt Nam, tỉnh Vĩnh Long là một trong những vùng đất bình yên nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, quanh năm cây trái tốt tươi, ruộng lúa phì nhiêu và đặc biệt là con người ở đây sống rất ôn hòa hiếu khách. Tuy nhiên, nếu không nhắc đến làng gốm Vĩnh Long thì quả là một thiếu sót lớn. Tác giả Trí Nhân đã giúp độc giả thêm yêu vùng đất bình yên này, nơi hàng nghìn ngôi lò mọc chen chúc nhau như nấm sau mưa, nối dài hàng chục kilomet tạo thành một bức tranh kỳ thú chỉ nơi đây mới có. Bức ảnh khiến người xem có cảm giác như được lạc vào một thế giới thần thoại bởi hàng trăm miệng lò nằm san sát với nhau tựa như Kim tự tháp thu nhỏ. Khung cảnh kỳ diệu này đã làm nên niềm tự hào của người dân Vĩnh Long nói riêng và người Việt Nam nói chung.
5 “Quê ngoại” - Thành Vương
“Quê ngoại” là một tác phẩm khiến người xem nôn nao mỗi khi thưởng thức, đặc biệt là đối với những người con xa quê. Bức ảnh là khung cảnh nông thôn yên bình của một vùng chiêm trũng – quê hương của tác giả với những ụ rơm vàng ươm nối dài, với con mương quê cỏ xanh rì, với đàn bò nhẩn nha gặm cỏ.... Khung hình quen thuộc có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên dải đất hình chữ S này thực sự đã đem lại nhiều xúc cảm cho độc giả.
6 “Điệu múa trên biển” – Đinh Quang Thọ
Bức ảnh là khung cảnh lao động đầy hăng say của ngư dân được tác giả Đinh Quang Thọ chụp tại vùng biển Bạc Liêu. Trong ảnh là những chàng trai lực lưỡng với vai trò là lao động chính trong gia đình. Họ thường tụ tập thành nhóm 5-7 người cùng khai thác một điểm, sau đó lại di chuyển đến địa điểm khác khi mặt trời càng lên cao. Những tư thế đưa vợt xuống biển, kéo lên rồi bỏ vào rọ đặt phía trước liên tục giống như một điệu múa, một vũ khúc tuyệt đẹp trên biển.
7 Nắng - Trịnh Việt Hùng
“Nắng” giống như cái tên của nó tạo niềm vui ấm áp, sưởi ấm trái tim độc giả. Bức ảnh tuy là khung cảnh sản xuất muối – một công việc khá nặng nhọc và vất vả nhưng lại khiến người xem thấy yên bình và yêu thêm những người dân Việt Nam, đặc biệt là yêu thêm những người làm nghề muối ở huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
13
14
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Công ty TNHH Dịch vụ & Du lịch YOLO Travel hứa hẹn đem tới cho các bạn một tour du lịch Hạ Long siêu hấp dẫn: CHỈ CÒN
999.000 VND/người với tour 2 ngày 1 đêm trọn gói:
- Lộ trình Thiên Cung - Sửng Sốt - Mê Cung - Ti Tốp trên vịnh - Thăm và chụp ảnh cùng Hòn Gà Chọi - Hai bữa phụ, ba bữa chính - hải sản chế biến trực tiếp - Qua đêm trên tàu du lịch - Thăm quan các di tích nổi tiếng: Núi Bài Thơ, Chùa Long Tiên, đền Đức Ông TRỤ SỞ: 36/2/55 Nguyễn Văn Cừ, Hạ Long, Quảng Ninh; VP HÀ NỘI: 69 Chùa Láng, HN SĐT: (+84) 333 834394 hoặc (+84) 433 838669; ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (+84) 902 060 600 FB: www.facebook.com/yolotravel; EMAIL: yolotravel@gmail.com
ĐIỂM TIN TIN TRONG NƯỚC Hợp tác giữa hai ngành tòa án Việt Nam - Lào
Chiều 11-12-2014, tại Hà Nội, Ðoàn đại biểu cấp cao TAND tối cao do đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Ðảng, Chánh án TAND tối cao làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ðoàn đại biểu cấp cao TAND tối cao nước CHDCND Lào do đồng chí Khăm-phăn Xít-thị-đăm-ha, Chánh án TAND tối cao Lào làm trưởng đoàn, nhân dịp đoàn sang dự Hội nghị Chánh án các nước ASEAN về thách thức môi trường và vai trò của các tòa án được tổ chức tại Hà Nội. Hai bên đã thông báo cho nhau về kết quả công tác tòa án hai nước, đồng thời khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác theo tinh thần thỏa thuận hợp tác giữa ngành tòa án hai nước, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
em, và tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong việc phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật (CPRD), thiết lập tòa án chuyên trách đầu tiên dành cho trẻ em... Việt Nam là một trong 151 nước trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật, cam kết tăng cường sự hòa nhập vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật và người khuyết tật nói chung.
Từ 2015, gạo xuất sang Mexico phải chịu thuế 20%
Ngày 12-12-2014, Bộ Công thương cho biết, ngày 10-12-2014, Mexico đã quyết định áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào Mexico, từ ngày 9-1-2015. Như vậy các lô hàng gạo của Việt Nam xuất khẩu Mexico sẽ bị áp mức thuế suất nêu trên. Trước đó với lý do để bảo vệ sản xuất trong nước, Hội đồng lúa gạo Mexico, đã liên tục gây
16
11 ngân hàng tại Việt Nam đạt chuẩn về thanh toán quốc tế
Chiều 11-12-2014, tổ chức tài chính Citi công bố danh sách 11 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam được vinh danh bằng giải thưởng về thanh toán quốc tế đạt chuẩn 2014. (Straight Through Processing – STP 2014 Award). Đây là các ngân hàng đạt
Việt Nam đoạt Hai huy chương vàng Ô-lim-pích khoa học trẻ quốc tế
Ban hành các văn bản pháp lý quan trọng về quyền trẻ em
Ngày 11-12-2014, tại Hà Nội, Ðại diện Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Việt Nam, ông Y.Áp-đen-giê-lin chúc mừng Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua ba văn bản pháp lý quan trọng về quyền trẻ em, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức ký lệnh công bố. Theo ông Y.Áp-đen-giê-lin, 24 năm trước, Việt Nam đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình trong việc công nhận các quyền của trẻ em, với việc trở thành quốc gia thứ hai phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ
sức ép và đề nghị Chính phủ Mexico áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu thócgạo, đã bị cắt giảm theo Nghị định công bố ngày 18-6-2007. Tính đến hết tháng 9-2014, Mexico nhập khẩu tổng số 197,56 nghìn tấn gạo trắng xay xát. Trong đó nhập khẩu của Việt Nam là 65,04 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 59,41 nghìn tấn; Uruguay: 41,54 nghìn tấn và Thái Lan: 31,48 nghìn tấn. Việt Nam đã vượt lên Hoa Kỳ là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico. Ước cả năm 2014, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo vào Mexico là 87 nghìn tấn.
Ngày 11-12-2014, Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội cho biết: Ðoàn học sinh Việt Nam tham dự Ô-lim-pích khoa học trẻ quốc tế (IJSO) lần thứ 11 tại
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ác-hen-ti-na đoạt được hai Huy chương vàng, hai Huy chương bạc và một Huy chương đồng. Cả năm học sinh đoạt giải đều là học sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Hà Nội Am-xtéc-đam. Tham dự cuộc thi lần này có 234 học sinh đến từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ. IJSO được tổ chức hằng năm, học sinh tranh tài trong các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Các thí sinh phải trải qua ba phần thi, bao gồm: bài thi tự luận, bài thi lý thuyết, bài thi thực hành.
Thêm 109 nữ sinh viên ngành kỹ thuật được nhận học bổng
chất lượng cao về dịch vụ thanh toán quốc tế với tỷ lệ giao dịch đạt chuẩn từ 95%. Đó là các ngân hàng TMCP: Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Công thương Việt Nam (Vietinbank), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Quân đội (Military Bank), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Á Châu (ACB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Taipei Fubon – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Chiều 12-12-2014, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Intel VN) đã trao 109 suất học bổng “Nữ sinh kỹ thuật – HEEAP” cho 109 nữ sinh viên ngành kỹ thuật thuộc 13 trường đại học, cao đẳng khu vực phía nam. Số học bổng này có tổng giá trị là 708,5 triệu đồng (mỗi suất học bổng trị giá 6,5 triệu đồng). Đây là năm thứ ba liên tiếp Intel VN tặng học bổng “Nữ sinh kỹ thuật – HEEAP”. Từ năm 2012 đến nay, Intel VN đã trao tặng 327 suất học bổng cho các nữ sinh theo học các ngành kỹ thuật hệ cao đẳng và trung cấp từ các trường tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ.
với trang thiết bị hiện đại, tàu có sức chuyên chở 100m3 dầu D.O, 6.000 cây đá lạnh, 70m3 nước và 50 tấn nhu yếu phẩm... để cung cấp cho các tàu cá đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Tàu hậu cần này đáp ứng nhu cầu thu mua và chở khoảng 680 tấn cá từ các tàu đang hoạt động ngoài khơi để cấp đông đưa vào bờ kịp thời phục vụ chế biến hải sản.
Đào tạo gần 50 công nhân hàn, điện đạt tiêu chuẩn quốc tế
Quảng Ngãi cấp vốn đầu tiên theo NĐ 67/2014 cho ngư dân đóng tàu hậu cần nghề cá vỏ thép
Tạm ngừng sử dụng thuốc Sáng 10-12, trước sự chứng kiến của lãnh tiêm gây phản ứng nặng đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi và các cấp
Ngày 14-04-2014 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có thông báo tạm ngừng mua bán, sử dụng trên toàn quốc thuốc tiêm Levelamy (L-ornithin L-aspartat) 500 mg/5ml (SĐK: VD-17807-12, lô sản xuất 022014, do Công ty TNHH một thành viên 120 Armephaco sản xuất), để bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Quyết định được ban hành sau khi một số bệnh viện báo cáo người bệnh có phản ứng nặng như sốt cao, rét run, tức ngực, khó thở, huyết áp tụt... trong quá trình sử dụng thuốc nói trên. Các mẫu thuốc sẽ được lấy tại các bệnh viện có báo cáo để gửi tới Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư hoặc TP Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra chất lượng.
ngành liên quan, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi (Agribank Quảng Ngãi) đã ký kết hợp đồng cho vay tín dụng để đóng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép với Công ty Cổ phần Thủy sản Lý Sơn, theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Việc giải ngân có hiệu lực ngay sau ký kết, đây là trường hợp đầu tiên trong cả nước được ngân hàng giải ngân để đóng tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ thép đối với Công ty CP Thủy sản Lý Sơn để hoàn thành con tàu với nguồn vốn 25 tỷ đồng. Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá được cấp vốn có chiều dài 45,6m, rộng 7,5m và cao 4,2m, công suất gần 950CV. Cùng
Ngày 10-12-2014, Trường cao đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ tốt nghiệp cho 46 kỹ thuật viên hàn và điện công nghiệp. Đây là khóa học do ba nhà đầu tư Lô 06.1, gồm: Công ty Rosneft Việt Nam, Công ty Dầu Khí Quốc gia Ấn Độ, và Tập đoàn Dầu Khí quốc gia Việt Nam, tài trợ với tổng kinh phí 50 nghìn USD. Sau khi kết thúc khóa học, các kỹ thuật viên hàn có thể thực hiện hàn công nghệ 6G, một kỹ thuật hàn khó nhất trong nghề theo tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Nghề Hàn Hoa Kỳ (AWS). Với nghề điện, các kỹ thuật viên có thể vận hành và bảo dưỡng các thiết bị tự động hóa như cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến đo mức, cảm biến đo lưu lượng, và bộ truyền phát tín hiệu. Ngoài ra, tất cả học viên đều có thể xử dụng tiếng Anh lưu loát trong hoạt động nghề nghiệp. Ngay sau khi tốt nghiệp, hơn hai phần ba số học viên đã được nhiều công ty ký hợp đồng tuyển dụng.
17
ĐIỂM TIN TIN QUỐC TẾ Khủng hoảng chính trị tại Ha-i-ti
cộng đồng quốc tế đóng góp 500 triệu USD nhằm giúp các nước Tây Phi đối phó dịch E-bô-la trong sáu tháng tới. Số tiền này dành hỗ trợ khoảng 10.000 trẻ em mất cha mẹ do nhiễm vi-rút chết người này, cũng như chi cho các hoạt động dập dịch và cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước Tây Phi.
CIA bị cáo buộc tra tấn nghi can khủng bố
Khủng hoảng chính trị Ha-i-ti tiếp tục căng thẳng khiến Thủ tướng nước này L.La-mốt cân nhắc khả năng từ chức. Ngày 12-12-2014, Tổng thống Ha-i-ti M.Mác-ten-li xác nhận ý định từ chức của ông La-mốt và đánh giá cao quyết định này có thể giúp phá vỡ bế tắc chính trị hiện nay. Tuy nhiên, Tổng thống Mác-ten-li không cho biết có chấp thuận quyết định từ chức của thủ tướng hay không. Trong khi đó, tại thủ đô Po-tơ Pranh-xơ, tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình đòi chính phủ từ chức và kêu gọi tổ chức bầu cử. Biểu tình kéo theo bạo loạn, buộc lực lượng Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc phải dùng hơi cay giải tán những người quá khích.
Gần 6.600 người chết vì dịch E-bô-la
Số liệu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật đến ngày 10-12-2014 cho thấy, đã có 18.188 người nhiễm vi-rút E-bô-la, chủ yếu tại các nước Xi-ê-ra Lê-ôn, Ghi-nê và Li-bê-ri-a; trong đó 6.583 người đã tử vong. Xi-ê-ra Lê-ôn có số người nhiễm vi-rút E-bô-la nhiều nhất thế giới, với 8.069 trường hợp và 1.899 ca tử vong. Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) kêu gọi
Ngày 09-12-2014, Thượng viện Mỹ công bố báo cáo về hoạt động của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) trong 5 năm sau vụ tiến công khủng bố ngày 11-092001 cho biết, CIA đã bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn các nghi can thuộc An Kê-đa với các biện pháp tàn bạo hơn những gì cơ quan này từng thừa nhận. Theo đó, khoảng 100 nghi phạm bị CIA giam giữ tại các nhà tù bí mật, bị thẩm vấn, tra khảo bằng các hình thức như đánh đập, giam giữ ngoài trời giá lạnh, tra tấn bằng nước... Báo cáo cũng chỉ trích chương trình “thẩm vấn tăng cường” không hiệu quả, không giúp phá vỡ bất kỳ âm mưu tiến công nước Mỹ nào. Ngay sau khi Thượng viện công bố báo cáo về CIA, Chính phủ Mỹ đã tăng cường an ninh tại các cơ sở ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, nhất là tại các nước Hồi giáo, do lo ngại bạo lực và khủng bố trả đũa. Hơn sáu nghìn binh sĩ Mỹ được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp.
Nỗ lực hoàn tất dự thảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu Tại cuộc họp ngày 09-12-2014 với các đại diện cấp cao tham dự Hội nghị LHQ
18
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
về biến đổi khí hậu lần thứ 20 (COP20) đang diễn ra ở Li-ma (Pê-ru), Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh, tất cả các nước cần nắm bắt mọi cơ hội và chung
Các nước Ca-ri-bê ủng hộ bỏ cấm vận Cu-ba
Ngày 08-12-2014, theo TTXVN và tin nước ngoài, , Hội nghị cấp cao Cu-ba - CARICOM (Cộng đồng các nước khu vực Ca-ri-bê) đã khai mạc tại thủ đô La Ha-ba-na của Cu-ba, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, nhất là về thương mại. Phát biểu ý kiến trước thềm hội nghị, Thủ tướng Ăng-ti-goa và Bác-bu-đa G.Brao, Chủ tịch CARICOM kêu gọi Chính phủ Mỹ ngay lập tức dỡ bỏ các biện pháp cấm vận Cu-ba, đồng thời khẳng định CARICOM sẽ luôn sát cánh cùng Cu-ba trong nỗ lực này. Bộ trưởng Ngoại giao Tri-ni-đát và Tô-ba-gô U.Ðu-cơ-ran cũng nhận định, Hội nghị cấp cao Cu-ba - CARICOM lần này, cùng với việc
tay hành động nhằm đạt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trái đất dưới 2oC. Ông nêu rõ các mục tiêu cần đạt được tại Hội nghị Li-ma, nhất là dự thảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu và các khoản đóng góp cho quỹ chống biến đổi khí hậu... Các nền kinh tế phát triển đã cam kết đóng góp hơn 10 tỷ USD vào quỹ Khí hậu Xanh (CGF) nhằm hỗ trợ các nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tại cuộc họp cấp bộ trưởng ngày 09-12 trong khuôn khổ COP20 ở Li-ma, Ô-xtrây-li-a cam kết góp 166 triệu USD; Bỉ góp 63,9 triệu USD cho CGF. Ðến nay, Mỹ đã góp ba tỷ USD
cho CGF; Nhật Bản góp 1,5 tỷ USD; Pháp và Ðức mỗi nước một tỷ USD; Pê-ru 258 triệu USD, cùng hai khoản mới của Ô-xtrây-li-a, Bỉ và đóng góp của các quốc gia phát triển khác.
OECD cảnh báo về bất bình đẳng thu nhập
Trung Quốc: Nhà máy điện đốt tiền giấy thay vì than
Nhà máy điện ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam đang dùng tiền giấy cũ và hư hỏng thay vì than – đây là lần đầu tiên việc này được thực hiện tại Trung Quốc, hang tin Tân Hoa Xã chính thức báo cáo. Nhà máy này cho rằng một tấn giấy có thể tạo ra hơn 600 kWh điện và còn thân thiện với môi trường hơn đốt than. Ngân hàng Trung Cu-ba được mời tham dự Hội nghị cấp cao châu Mỹ ở Pa-na-ma tháng 4-2015 là minh chứng rõ nét về sự hội nhập khu vực sâu rộng của La Ha-ba-na.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 09-12 công bố báo cáo cho biết, khoảng cách giàu - nghèo tại hầu hết 34 nước thành viên tổ chức này đều tăng mạnh trong thời gian dài và hiện ở mức cao nhất 30 năm qua. Cụ thể, tổng thu nhập của nhóm những người giàu nhất chiếm 10% dân số cao gấp 9,5 lần so nhóm 10% là những người nghèo nhất. Tỷ lệ bất bình đẳng xã hội duy trì mức tương đối thấp ở một số nước châu Ấu, nhất là Bắc Ấu, nhưng lại tăng vọt ở nhiều nước, như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mê-hi-cô, thậm chí cả ở Mỹ. OECD cảnh báo, tình trạng chênh lệch thu nhập gia tăng tác động xấu nền kinh tế, làm giảm các chỉ số phát triển của các quốc gia.
IS giết 16 thành viên bộ lạc ở I-rắc
ương nước này đã cho phép việc dùng tiền giấy để đốt cháy, và nói rằng đó là một cách hiệu quả để tạo ra điện. Với lượng tiền giấy mà tỉnh không còn sử dụng, nhà máy này “có thể giúp tạo ra 1,32 triệu kWh điện mỗi năm, tương đương với đốt 4.000 tấn than”, một nhân viên của ngân hàng nói với Tân Hoa Xã. Số tiền giấy không còn được lưu thông tại Trung Quốc sau khi bị mòn qua quá trình sử dụng hoặc bị các vấn đề khác thường được sử dụng để làm thành sản phẩm giấy. Ý tưởng đốt tiền của thành phố đã khiến giới truyền thông Trung Quốc vô cùng thích thú.
Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, ngày 06-12, các tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã giết 16 thành viên bộ lạc Anbu Nim-rơ ở tỉnh miền tây An-ba của I-rắc. Những người đàn ông này bị bắt cóc ba ngày
trước đó và thi thể của họ được tìm thấy dưới một giếng nước. Kể từ khi IS chiếm thị trấn Hít, cách thủ đô Bát-đa khoảng 150 km hai tháng trước đây, lực lượng này đã giết hàng trăm người bộ tộc An-bu Nimrơ. Cùng ngày, tại tỉnh Ði-y-a-la, máy bay chiến đấu của quân đội I-rắc đã ném bom các mục tiêu của IS làm bảy người chết. Tổng số người chết trong các vụ đánh bom và giao tranh với IS ở miền trung I-rắc trong ngày lên tới 33 người.
Nga đẩy mạnh cung cấp năng lượng sang châu Á
Theo TTXVN và Tân Hoa xã, trả lời phỏng vấn hãng tin PTI của Ấn Ðộ, Tổng thống Nga V.Pu-tin cho biết, Nga muốn trở thành nhà cung cấp năng lượng tin cậy cho các thị trường châu Á. Nga đang tìm cách thiết lập mối quan hệ năng lượng với châu Á bền chặt hơn so với châu Âu. Theo ông Pu-tin, lượng tiêu thụ năng lượng của châu Âu tăng quá chậm; các rủi ro về chính trị, pháp luật và vận chuyển lại tăng. Trong khi đó, các nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh chóng; và Nga muốn đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, tân Ðại sứ Nga tại Hung-ga-ri V.Xéc-gây-ép cho biết, dù đã ngừng triển khai dự án Dòng chảy phương Nam do Liên hiệp châu Âu (EU) cản trở, nhưng Nga không từ bỏ kế hoạch xây tuyến đường ống cấp khí đốt cho Ðông - Nam Âu. Nga sẽ cấp khí đốt cho khu vực này thông qua các điểm vận chuyển đầu mối khác nhau, kể cả kết nối với tuyến đường ống dẫn khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai.
19
KIỀU BÀO
Ảnh trái: Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu và đồng nghiệp chuẩn bị cho chuyến du hành không gian; Ảnh phải: Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu và gia đình
H
ai năm trước, vào một ngày đẹp trời cuối tháng 9 năm 2012, trong đợt nghỉ phép của mình, tiến sĩ Trịnh Hữu Châu (tên tiếng Anh là Eugene Trinh) cùng vợ và con gái đã tới công viên Baldwin chỉ để chờ đợi được tận mắt chứng kiến hình ảnh chiếc Jet 747 to lớn chở nhóm thám hiểm vũ trụ NASA trong hành trình xuyên quốc gia trước khi trở về căn cứ ở California.
“Chúng tôi đã nhìn thấy chiếc máy bay bay tới từ phía Malibu, bay qua chúng tôi. Đường bay của nó tạo ra những vòng tròn khổng lồ trên cao hai lần. Đỉnh đồi chật cứng và mọi người cùng nhau hò reo.” Tiến sỹ Trịnh đã miêu tả lại khoảnh khắc ông thấy chiếc Endeavour từ phía công viên. “Đó thực sự là một niềm tự hào và vui sướng khó tả khi được ngắm nhìn một biểu tượng cho thành tựu của nhân loại”.
“
tốt, những thử thách khó khăn cũng như những niềm vui của tuổi trẻ.
Được sinh ra ở Sài Gòn và lớn lên ở Paris, giấc mơ từ thuở bé của ông là trở thành một phi công. Ông không bao giờ ngờ rằng chính mình lại trở thành nhà vật lý người Mỹ gốc Việt đầu tiên tham gia vào nhiệm vụ trên chiếc tàu vũ trụ Columbia của NASA ngày 25 tháng 6 năm 1992. Ông đã ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút.
20
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
“
Tiến sỹ Trịnh nhớ về sự kiện lịch sử của NASA
Chúng tôi gặp tiến sỹ Trịnh lần đầu tiên trong một cuộc phỏng vấn năm 2009 tại Viện Khoa học Nghiên cứu California của NASA ở La Canada, nơi ông làm việc với tư cách Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý NASA (NASA Management Office). Người thư ký của ông dẫn chúng tôi vào một góc phòng rộng rãi và ngập ánh sáng. Ông xin lỗi vì “căn phòng bừa bộn” và dẫn chúng tôi qua bàn làm việc. Tiến sĩ Trịnh nói chuyện rất nhẹ nhàng nhưng đầy thanh lịch, trang trọng. Chúng tôi sau đó lại có vinh Hình ảnh và âm thanh hạnh được gặp ông lần nữa khi làm việc của chiếc tàu vũ cho tờ tạp chí VietLife. Hiện tại, ông trụ đưa lại trong tôi đang làm Giám đốc bộ phận Khoa học những kí ức tuyệt vời Tự nhiên tại trụ sở của NASA ở thủ đô về những người bạn Washington DC, Mỹ.
Paris, nước Pháp
Tiến sỹ Trịnh lớn lên ở Pháp từ năm hai tuổi. Những năm tháng tuổi trẻ, cậu thiếu niên thường thích được đắm chìm trong những cuốn sách cậu tìm thấy ở thư viện của anh trai. Một trong những tác giả người Mỹ mà ông yêu thích khi đó là John Dos Pasos, một người thường viết về cuộc sống ở New York. Ông cũng rất thích đọc báo và xem những bộ phim Mỹ miêu tả về New York, thành phố Mỹ gần nhất từ đường bay Paris. Niềm đam mê tuổi trẻ này cuối cùng cũng mang ông đến nước Mỹ.
KIỀU BÀO
Trịnh Hữu Châu Nhà du hành người Mỹ gốc Việt đầu tiên
vũ trụ
TRẦN THỊ THU HIỀN - CT39B (DỊCH)
Gia đình họ tới định cư ở Pháp vào năm 1952. Khi ở nhà, Trịnh nói tiếng Việt với anh em của mình và tất cả đều rất thích món ăn Việt Nam. Trong những năm tháng thiếu niên của mình, tiến sỹ Trịnh theo học tại một trường trung học đặt tại tòa nhà mà trước đây là dinh thự của vua Napoleon III. Ở đây, ông tập trung nhất vào toán và khoa học bởi ước mơ trở thành phi công của mình. “Khoảng thời gian ấy, gia đình chúng tôi không có nhiều tiền bạc. Bố tôi phải nuôi cả nhà bằng những đồng lương ít ỏi. Nhưng may mắn thay, trường học và trợ cấp xã hội vào thời đó lại rất tốt.” Ngay sau khi tốt nghiệp trung học, những trường đại học trong nhóm Ivy League tốt nhất ở Mỹ đã trao cho ông học bổng toàn phần. Vậy là ông rời Paris sang New York học đại học Columbia năm 1968. Sau khi hoàn thành chương trình Cử nhân ngành Khoa học năm 1972, ông theo tiếp văn bằng thạc sỹ năm 1974 và tiến sỹ năm 1977 ở đại học Yale.
Làm việc ở NASA: Washington DC và California
Vị trí làm việc đầu tiên của ông ở Viện Khoa học Cali bắt đầu năm 1980, sau khi chương trình thực tập tiến sỹ kết thúc một năm trước đó. Ông dành 20 năm để thực hiện các nghiên cứu độc lập tại đây, chủ yếu trong hai lĩnh vực vật lý lỏng và vật lý ứng dụng. Mùa thu năm 1999, trụ sở NASA đưa ông tới Washington DC. Theo dòng hồi tưởng của mình, Tiến sĩ Trịnh kể, khi con tàu vũ trụ Shuttle Endeavor hạ cánh ở sân bay quốc tế Los Angeles vào thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2012, 10 năm sau khi ông đặt chân vào vũ trụ, ông đã gác lại một bên công việc bộn bề của mình để theo dõi tận mắt chuyến bay lịch sử. “Hình ảnh và âm thanh của chiếc tàu vũ trụ đưa lại trong tôi những kí ức tuyệt vời về những người bạn tốt, những thử thách khó khăn cũng như những niềm vui của tuổi trẻ”. Tiến sỹ Trịnh chia Một nơi nào sẻ. “Một nơi nào đó chứa đựng đó chứa đựng kí ức và kỉ niệm trong não kí ức và kỉ bộ chúng ta vẫn thường được niệm trong chúng ta ghé thăm, giúp ta ôn não bộ chúng lại những kỉ niệm vui vẻ của ta vẫn thường thời tuổi trẻ hay một kỉ nghỉ khó được chúng quên. Đó là nơi vừa để chúng ta ta ghé thăm.. thư giãn vừa để kiếm tìm niềm hạnh phúc”.
“
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
“
Sự quyết tâm trên con đường học tập của ông chắc hẳn là di truyền từ cha, một kỹ sư đã được đào tạo tại Paris, Pháp. Cha của tiến sỹ Trịnh từng làm việc cho Liên Hợp Quốc với tư cách là đại diện của chính phủ miền Nam Việt Nam ở Bangkok, Thái Lan trước khi nghỉ hưu vào năm 1970. Ông tâm sự rằng, “Cha tôi có ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống của tôi bởi đạo đức làm việc chăm chỉ, phương cách tư duy logic, tầm nhìn xa và sự nghiêm túc của ông. Ông vẫn thường nói chuyện với chúng tôi, chia sẻ về những suy nghĩ lo lắng của ông và đôi lúc sử dụng kỷ luật một cách vừa phải”.
21
KIỀU BÀO
22
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
KIỀU BÀO
Bầu trời ở Kharkov, từ khuôn viên khu Làng Thời Đại – Khu làng của người Việt tại một trong những thành phố tập trung đông bà con Việt Nam nhất ở Ukraine vẫn quang đãng thanh bình, cảnh vật vẫn tĩnh lặng trong bầu không khí yên ổn khiến người ta khó có thể mường tượng đất nước này thời gian qua đã và đang chìm trong khủng hoảng chính trị và những cuộc xung đột, đụng độ lan rộng khắp miền đông và miền nam Ukraine.
NGUYỄN HỒNG NHUNG - CT39B
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
23
KIỀU BÀO
K
harkov – chốn an cư lâu năm của người Việt
Tại Ukraine, số lượng người Việt sinh sống hiện nay lên tới con số 10.000 người, trong đó phần lớn tập trung tại các thành phố Kharkov, Odessa, Donetsk và Kiev. Kharkov được mệnh danh là thủ phủ của người Việt Nam tại Ukraine vì có khoảng 5000 – 6000 người Việt. Cộng đồng người Việt tại Ukraine phần lớn xuất thân là những du học sinh sang Liên Xô vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX và những người xuất khẩu lao động. Khi Liên Xô tan rã, nhiều người không có điều kiện về nước buộc phải ở lại và tìm cách kiếm sống, lập nghiệp ở xứ người, sau mấy chục năm đã gây dựng nên một cộng đồng đông đúc với cuộc sống khá ổn định. Họ tự xây cho mình những khu phố xá, chợ buôn bán, trung tâm thương mại, tự mua nhà, mua xe, tự tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội, tâm linh tín ngưỡng đậm đà bản sắc Việt. Hầu hết kiều bào Việt Nam ở Kharkov đã định cư trên 20 năm và con cái họ cũng đều trưởng thành và học tập tại đây.
24
Đến Kharkov, không thể không nhắc đến Làng Thời Đại – khu đô thị tọa lạc ở trung tâm thành phố do chính bàn tay người Việt xây dựng. Bà con bên cạnh những người sống rải rác ở các đại lộ chính như Gagarin, Moskovsky, Lenin hay các khu trung cư, thì tập trung rất đông tại “làng Việt”. Để vào làng phải qua một cổng chính và hai cổng phụ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Âu, mà từ đó ta có thể nhìn thấy tên làng được đặt chính giữa phía trên cùng biểu tượng bông hoa sen Việt Nam. Từ cổng bước vào là một khuôn viên khang trang rộng trên dưới 60ha, gồm các căn hộ cao tầng đặt cạnh nhau thành chữ U, hướng mặt vào khoảng sân rộng được lát đá vuông vắn và trồng nhiều cây xanh. Chính giữa làng là đài tưởng niệm với bức tượng Thánh Gióng uy nghiêm nhắc nhở những người con xa quê hương nhớ về tinh thần dân tộc và truyền thống yêu nước từ nghìn đời của đất Việt. Hàng ngày, người Việt làm việc tại các trụ sở công ty, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
hoặc buôn bán ở chợ, kinh doanh dịch vụ. Những ngày cuối tuần hoặc trong những kỳ nghỉ lễ, các gia đình thường cho con cái tới công viên nước hoặc khu massage phục vụ cho cư dân trong Làng Thời Đại, nhiều người lại đi nghỉ ngơi, thăm người thân, họ hàng. Tọa lạc ngay sát Làng Thời Đại là chùa Trúc Lâm Kharkov, một ngôi chùa uy nghiêm do kiều bào Việt Nam tại Ukraine góp công xây dựng. Kể từ khi khánh thành vào dịp cuối năm 2007, chùa Trúc Lâm Kharkov đã trở thành chốn linh thiêng cho bà con người Việt có cơ hội ghé đến trải lòng tìm kiếm thanh tịnh, đồng thời khắc ghi tâm niệm về những giá trị trường tồn của dân tộc dù có xa cách quê hương. Những thiện nam, tín nữ từ khắp nơi hành hương về cửa chùa, trong tiếng chuông ngân, tiếng mõ và tiếng tụng kinh đều đặn, thành tâm cầu an, cầu lộc, cầu cho nước Việt vững mạnh trường tồn, cho gia đình Việt được đắc lộc, viên mãn, quả đã tạo nên một thoáng rất Việt Nam giữa lòng trời Tây!
K
KIỀU BÀO harkov – những xáo trộn từ trong lòng ổn định.
Cuộc khủng hoảng nổ ra từ hồi cuối năm 2013 là một đòn giáng mạnh lên tình hình chính trị, xã hội Ukraine. Phe li khai tuyên bố độc lập gây nên những cuộc xung đột lan rộng từ thủ đô Kiev đến các thành phố phía đông và nam Ukraine như Lugansk, Donetsk. Kharkov, mặc dù nằm cách khu vực giao tranh khoảng 300 km, song người dân ở đây, kể cả người Ukraine lẫn người Việt đều thấy không yên ổn. Họ hàng ngày sống trong tâm trạng luôn luôn chờ đợi chiến tranh có thể lan rộng vào Kharkov, theo lời ông Vũ Tuấn Hoàng, một người từng sống tại Nga nhiều năm rồi chuyển sang Ukraine, hiện đang định cư tại Kharkov. “Xe lúc nào cũng phải đầy bình xăng, bởi lúc nào cũng có khả năng Nga tấn công vào.” Mọi người luôn trong tình trạng sẵn sàng sơ tán. Dù bất ổn chưa thực sự nổ ra ở thành phố, nhưng những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine đã đến sát sườn Kharkov, chốn an cư lâu năm của kiều bào Việt Nam. Kinh tế đình trệ bởi đồng tiền của Ukraine mất giá mạnh so với các ngoại tệ khác. Dạo quanh một vòng các khu chợ là cảnh buôn bán ế ẩm, gần như đóng băng do khách hàng trước đây của bà con chủ yếu là đến từ các khu vực sát điểm bất ổn chiến sự, cũng một phần do chính sách hạn chế người Nga nhập cảnh vào Ukraine làm giảm đột ngột lượng khách hàng của bà con kinh doanh ở chợ đến từ ngả các thành phố của LB Nga. Một số người đang xoay sở với các công ty của mình và chưa biết chuyển hướng ra sao. Nhiều người chỉ còn duy trì hoạt động kinh doanh ở mức cầm chừng, hoặc thậm chí phải tạm đóng cửa, trong lúc giá cả sinh hoạt leo thang liên tục. Một số người có điều kiện đã trở về Việt Nam, nhưng số đó không nhiều. Phần đông người Việt Nam tại Kharkov hoặc tạm thời di tản đến những thành phố khác vì nhà cửa, tài sản của họ vẫn ở đây, thì vẫn cố bám trụ lại mảnh đất họ đã gắn bó mấy mươi năm. Trước khó khăn bao trùm, tình đoàn kết, tương thân tương ái, cưu mang lẫn nhau của
bà con ta lại được nêu cao hơn bao giờ hết. Nhiều người Việt ở các thành phố có giao tranh đã chạy về Kharkov sơ tán, được cộng đồng người Việt tại Kharkov giúp đỡ chỗ ăn chỗ ở, tạo điều kiện công việc tạm thời trong giai đoạn chờ bất ổn lắng xuống. Những đoàn, hội như Hội người Việt ở Kharkov, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, CLB Cựu chiến binh, các chi hội phụ trách cụm dân cư,… thường xuyên họp bàn, lên các phương án sơ tán, bảo vệ tài sản cho bà con khi có bất trắc xảy ra, kết hợp với nhau làm đầu mối để truyền tải những thông tin cần thiết và kịp thời cho kiều bào, đồng thời ý thức sâu sắc việc quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương Kharkov, gắn bó mật thiết với Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, cũng như tiếp thu kịp thời những ý kiến chỉ đạo từ Đại sứ quán Việt Nam để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con người Việt.
Hy vọng luôn tồn tại
Ông Trần Đức Tựa – trưởng Hội người Việt tại Kharkov vừa qua đã bày tỏ lời cảm ơn của bà con cộng đồng kiều bào tới các phóng viên báo chí đã tới địa bàn để đưa tin về tình hình cuộc sống của người Việt tại Kharkov. Cộng đồng bà con Việt Nam ở thành phố Kharkov nhìn chung vẫn bình an về mặt xã hội, an ninh và luôn luôn đùm bọc hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đối phó với những điều kiện khó lường hiện nay. Dù cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta không thể phủ nhận hy vọng luôn tồn tại từ những giá trị tinh thần dân tộc tốt đẹp, dẫu cách xa đất Việt, tâm hồn Việt vẫn đậm đà bản sắc.
Từ trái qua phải từ trên xuống dưới: Ảnh 1: Cổng Làng Thời đại - Kharkov Ảnh 2: Cổng chùa Trúc Lâm Kharkov Ảnh 3: Tượng Thánh Gióng tại Làng Thời Đại Ảnh 4 - 5: Quang cảnh bên trong chùa Trúc Lâm - Kharkov
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
25
Bánh đúc nóng Hà Nội:
- 8 Lê Ngọc Hân - C2, khu tập thể Trung Tự - 296 Minh Khai Bánh đúc nóng TP. Hồ Chí Minh:
- 143A Thống Nhất, quận Gò Vấp - 58 Nguyễn Văn Nghi, P. 5, quận Gò Vấp - 63B Trần Quốc Thảo, P7, Quận 3
26
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Mấy đời bánh đúc có xương Bánh nay vẫn thiếu nhưng vị hương nồng nàn
Ăn kèm với nước dùng chan Thêm đậu, hành, thịt là khoan khoái lòng..
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
27
BÊN THỀM HỘI NHẬP
Ngoại giao
trong thời kì HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐOÀN THỊ BÍCH HỒNG - SONG BẰNG
N
ền kinh tế thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng với sự thất bại của mô hình kinh tế mà các nền kinh tế hàng đầu đang áp dụng, trong đó phải kể đến Mô hình Chủ nghĩa tân tự do tại Mỹ. Từ sau cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đã phục hồi theo hướng tăng cường hợp tác nhằm đạt được sự tăng trưởng và ổn định, chú trọng sự phát triển kinh tế bền vững, tìm kiếm nguồn năng lượng sạch
28
thay thế,…Việt Nam đang tăng cường đối thoại, đàm phán để gia nhập vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mới, nâng cao năng lực quản trị và cạnh tranh. Nằm trong trung tâm khu vực phát triển năng động, chúng ta có cơ hội để tận dụng các lợi thế để hòa mình vào nền kinh tế thế giới, nhưng nếu không có lộ trình cải cách thích hợp, chúng ta sẽ bị tụt hậu.
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Tình hình diễn biến căng thẳng từ Ukraine, khủng hoảng ở Libi đến các nguy cơ an ninh phi truyền thống tại Châu Á - Thái Bình Dương tưởng chừng như xa xôi nhưng đều có thể tác động đến một bộ phận kiều bào và doanh nghiệp của nước ta. Do đó, trong xu thế hòa bình hợp tác, tùy thuộc lẫn nhau, nước ta phải có những chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp để phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước. Và, dù bối cảnh
BÊN THỀM HỘI NHẬP
o Việt Nam của thế giới có chuyển biến phức tạp đến đâu, ngành Ngoại Giao luôn phải thể hiện rõ vai trò của mình trong việc định hướng chiến lược đối ngoại trọng tâm. Thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ XI của Đảng, chủ trương hội nhập Quốc tế thể hiện qua Nghị quyết 22 Bộ Chính Trị đã được đẩy mạnh một cách toàn diện. Ở trong nước, Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban được thành lập, có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành đã triển khai các hoạt động đẩy nhanh hội nhập quốc tế. Trên bình diện song phương, chúng ta chủ trương làm sâu sắc mối quan hệ với các đối tác thông qua các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo cấp cao, đón đoàn lãnh đạo cấp cao các nước. Điển hình, chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến
Washington vào tháng 07-2013 đã góp phần làm tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, quân sự. Trên các diễn đàn quốc tế, Ngoại giao đã góp phần phát huy và bảo vệ lợi ích của đất nước. Trong khu vực ASEAN, nước ta cùng các thành viên tiếp tục tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, thúc đẩy thực thi Điều 5 Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở biển đông (COC). Bên cạnh đó, Ngoại giao góp phần to lớn vào công tác bảo vệ biên giới lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, điển hình là cuộc đấu tranh xử lí vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 vừa qua. Chúng ta trên cơ sở tôn trọng Luật quốc tế, đã không hành động đơn phương và sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở khu vực. Ngành Ngoại giao cũng đang tiếp tục kiện toàn
Nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao, chúng ta có quyền tự hào về nền Ngoại giao đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tâm huyết tạo dựng nên. Ngành Ngoại giao đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong thời kì hội nhập hiện nay.
bộ máy, đặc biệt với sự ra đời của Cục Ngoại giao địa phương đã thể hiện được mục tiêu của ngành. Con người là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của một tổ chức nói riêng và của đất nước nói chung. Trên tinh thần đó, Bộ Ngoại giao tiếp tục kế hoạch bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ để đúng với phẩm chất của cán bộ Ngoại giao. Đồng thời, công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ tiếp tục được nâng cao về mặt chất lượng để đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới hiện nay. 69 năm vinh quang của ngành Ngoại giao không cho phép cán bộ ngoại giao lùi bước trước bất cứ tình huống khó khăn nào. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, chúng ta cùng hi vọng rằng nền Ngoại giao trong thời kì hội nhập sẽ thành công hơn nữa trong việc đưa hình ảnh Việt Nam ra với thế giới.
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
29
BÊN THỀM HỘI NHẬP
Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nguyên thủ quốc gia dự các hội nghị Cấp cao ASEAN - 25.
T
hủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc chuyến đi tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - 25 và các Hội nghị cấp cao liên quan. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tháp tùng Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn về kết quả của chuyến đi.
30
Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết trọng tâm và kết quả chính của Hội nghị cấp cao ASEAN-25 và các Hội nghị cấp cao liên quan?
Trong hai ngày 12-13/11/2014, tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar đã diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN và các Hội nghị cấp cao liên quan. Dịp này, cũng diễn ra Cấp cao Mekong - Nhật Bản và Hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN. Nội dung trọng tâm thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển sau năm 2015, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và quan hệ giữa ASEAN với đối tác. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Kết quả đạt được sau các cuộc trao đổi: Thứ nhất, tiến bộ của ASEAN trong quá trình triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng với
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
85% các nhà lãnh đạo quyết tâm đảm bảo tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Về giai đoạn phát triển sau 2015, Hội nghị đã thông qua các thành tố chính của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 để tiếp tục hoạch định chiến lược phát triển của ASEAN trong giai đoạn ngay sau khi Cộng đồng hình thành. Thứ hai, lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác đã cuộc trao đổi và đề ra phương hướng tăng cường quan hệ giữa các bên. ASEAN khuyến khích các đối tác tham gia và đóng góp vào xây dựng hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, thiết thực hỗ trợ cộng đồng ASEAN. Thứ ba, Hội nghị dành nhiều thời gian trao đổi tình hình và biện pháp ứng phó đối với các vấn đề toàn cầu như vấn đề biển đông, dịch Ebola, chủ nghĩa khủng bố, lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS,..
BÊN THỀM HỘI NHẬP
VIỆT NAM với thành công của
ASEAN - 25 Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết đóng góp của Việt Nam vào thành công của Hội nghị lần này?
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham dự với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm” đã có nhiều đóng góp quan trọng vào kết quả của Hội nghị, cụ thể: Thứ nhất, chúng ta tiếp tục đề cao đoàn kết và thống nhất ASEAN là điều kiện tiên quyết đảm bảo mục tiêu Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối 2015 và phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Theo đó, chúng ta nhấn mạnh ASEAN cần phải tích cực phối hợp và thống nhất lập trường, chủ động có tiếng nói chung với các vấn đề khu vực, vai trò xây dựng cấu trúc khu vực trên cơ sở Luật pháp Quốc tế và các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực ứng xử của ASEAN. Thứ hai, trong triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng, Việt Nam luôn phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết chung và khẳng định sẽ nỗ lực hơn nữa trong năm 2015 để cùng với các nước ASEAN bảo đảm lộ trình như mục tiêu đã đề ra.
Việt Nam cũng có nhiều đề xuất quan trọng trong xác định các thành tố của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015. Chúng ta cũng đề nghị thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với đối tác trong việc ngăn ngừa và xử lí hiệu qua thách thức đang đặt ra như an ninh, biến đổi khí hậu, thiên tai,... Các tuyên bố ASEAN và tuyên bố ASEAN - Hoa Kì về biến đổi khí hậu, Tuyên bố Cấp cao Đông Á về ứng phó dịch bệnh Ebola và chống buôn bán động vật hoang dã đều ghi nhận những dấu ấn đóng góp tích cực của Việt Nam.
ĐOÀN THỊ BÍCH HỒNG - SONG BẰNG (SƯU TẦM)
Thứ ba, chúng ta luôn đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, trong đó có vấn đề hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiên đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông, Điều 5 về thực hiện kiềm chế, sớm đạt được bộ qui tắc ứng xử COC. Cách tiếp cận của chúng ra được các nước đồng tình hưởng ứng. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cõ nhiếu tiếp xúc với lãnh đạo các nước và đối tác trao đổi về tăng cường hợp tác song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm tại các Hội nghị.
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
31
BÊN THỀM HỘI NHẬP
32
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
BÊN THỀM HỘI NHẬP
BÙI THỊ NGỌC ANH - CT39B (BIÊN TẬP)
Ảnh: Bà con nông dân thu hoạch lúa
34
N
ỗi buồn mang tên “Gạo”
Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Thái Lan. Thế mà, chỉ cách TP Hồ Chí Minh có hơn 2000 km, tại đất nước đang đứng đầu về số vốn đầu tư vào Việt Nam với gần 8 tỷ đô la Mỹ - Singapore, gạo Việt Nam lại dường như mất hút! Đã sinh sống, học tập ở đây hơn 1 năm, tôi vẫn chưa từng được thưởng thức một hạt gạo Việt Nam. Lần đầu đi siêu thị, tôi thèm lắm cái gọi là “Hương Vị Việt Nam”, gì cũng được – vì nhớ nhà, cũng vì thương người nông dân Việt Nam quanh năm một nắng hai sương, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nhưng tôi tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy tăm hơi “gạo Việt” đâu cả. Đành rằng, tôi mới chỉ đi được một vài trong số hàng trăm siêu thị trên đất nước nhỏ bé này nhưng nếu như một vài siêu thị thuộc hệ thống siêu thị FairPrice (phân phối theo hệ thống, quản lý bởi NTUC - công đoàn lao động Singapore) mà không có bán thì hơn 100 siêu thị còn lại lẽ nào lại có bán? Thử kiểm tra một hệ thống siêu thị khác, lớn hơn – Carrefour, cũng chẳng thấy bóng dáng “gạo Việt”, chỉ toàn là gạo Thái Lan. Gạo Thái thì đủ các loại, đủ kiểu mẫu mã, giá cả, cũng có cả gạo rẻ tiền. Tất nhiên là người dân Singapore thì chẳng mấy ai mua loại gạo rẻ tiền nhưng cũng có lũ sinh viên, học sinh nước ngoài đói ăn và những công nhân lao động nhập cư từ các vùng quê Trung Quốc hay Ấn Độ lại mua rất nhiều. Vậy để nói, gạo ngon, gạo dở thì vẫn có thị trường tiêu thụ. Tại sao gạo Việt Nam lại không có chỗ đứng? Có phải là vì chất lượng gạo tồi đến mức kém cả gạo rẻ tiền Thái Lan? Hay là vì người Việt không có “hứng thú làm ăn” với người Singapore hoặc là “rất muốn làm ăn đấy” nhưng không biết làm ăn thế nào vì không có lấy một cái thương hiệu nào cho hẳn hoi? Người dân ở Singapore (cũng như
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
bất cứ nơi nào), họ rất tin vào những cái tên, nhãn hiêu có uy tín và hơn thế nữa, họ tin vào những “tiêu chuẩn”. Ở Singapore, Bộ Y tế kiểm tra và dán thêm cho một cái nhãn “Healthier Food” cho những thức ăn có chất lượng cao hơn tiêu chuẩn bình thường. Tiêu chuẩn, thương hiệu, chỉ có vậy! … Đó là nỗi buồn của “gạo”
Vấn đề nằm ở đâu?
Ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) thừa nhận, Việt Nam có bề dày tham gia thị trường gạo thế giới hơn 20 năm, từng có rất nhiều nghiên cứu, đề án, thậm chí cả chiến lược cấp quốc gia về xây dựng thương hiệu gạo Việt, nhưng đến nay, câu chuyện thương hiệu gạo vẫn chưa làm được. Không đầu tư hay không làm được? Ông Phong cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là việc các nhà khoa học Việt Nam không thể lai tạo giống có chất lượng, mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam. Lấy dẫn chứng từ các nước cạnh tranh xuất khẩu trực tiếp, ông Phong cho hay: “Hiện nay Thái Lan có khaodakmali, Ấn Độ có basmati, còn Việt Nam thì có gì trong tay? Mấy loại giống dòng OM 4900, hay ST (Sóc Trăng) sản xuất vài vụ là thoái hoá, hơn nữa diện tích cũng khá khiêm tốn nên không thể lấy để xây dựng thương hiệu được”. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì ngược lại, chỉ với hai loại gạo mang thương hiệu đặc trưng nói trên, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 – 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 – 90% sản lượng của Việt Nam.
Tạo dựng chuỗi giá trị cho hạt gạo Đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh lúa gạo. Chúng ta không nên chạy theo số lượng, không
Ở Mỹ, người tiêu dùng không thể tìm được gạo thương hiệu Việt Nam để mua trong khi gạo khaodakmali, basmati là hai thương hiệu nổi tiếng của Thái Lan và Ấn Độ lại bày bán nhan nhản. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất thế giới, tồn kho cao, các nhà kinh doanh đang đặt vấn đề lấy gạo làm thức ăn chăn nuôi. Người tiêu dùng tại Mỹ lại nêu thắc mắc không tìm được gạo Việt Nam ở Mỹ để mua. Bi kịch đang xảy ra với hạt gạo của Việt Nam – một cường quốc gạo...
nên xuất 7 – 8 triệu tấn mỗi năm mà cần chú trọng đến chất lượng nhằm nâng giá trị hạt gạo lên. Giải pháp nâng chất lượng hạt gạo là trước tiên các nhà khoa học phải lai tạo ra bộ giống lúa mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Theo TS R.Giê-i-glơ (Robert Zeigler), Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), đã đến lúc ngành lúa gạo Việt Nam cần phải cải tiến nhiều mặt, bao gồm cả về phương thức sản xuất lúa gạo, chọn tạo giống lúa, và đáp ứng những nhu cầu về dinh dưỡng gia tăng ở Việt Nam cũng như đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam... Ông cho rằng: “Giống lúa và chế biến sau thu hoạch là hai trong số các khâu yếu nhất của ngành lúa gạo. Để cải thiện chất lượng, Việt Nam cần xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng và cải thiện thu nhập của người nông dân. Đến lúc cần thay đổi cách chọn tạo giống nhằm tập trung vào các giống lúa chất lượng cao hơn. Đồng thời, cũng cần cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Thay vì mở rộng thị trường ở nhiều nước với giá rẻ thì nên có những điểm tập trung với giá cao hơn. Muốn làm được điều này, cần đầu tư mạnh mẽ cho khâu chế biến sâu sau thu hoạch”. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp liệu có đủ sức thực hiện “chiến lược” này hay không?
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
35
36
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
37
38
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
39
Stylist: Nguyên Phạm Photo: Tiến Bùi Model: Xaysana & Nguyên Phạm Make up: Nhung yxceS Clothing & Accessories: HONGDOAN Shop - Pháo Đài Láng, Hà Nội NGUYENLAVIE Accessories, Giải Phóng, Hà Nội NHUNGYXCES Boutique 69 Chùa Láng, Hà Nội
40
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
41
42
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ảnh: Đoàn chúng tôi ăn sáng và xuất phát ở Sín Chải
C
húng tôi bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Fansipan (tỉnh Lào Cai) vào một ngày cuối tháng 3, trong không khí hân hoan nghỉ lễ của cả nước. Dù đã tìm hiểu và chuẩn bị cho chuyến đi trước đó cả tháng, chúng tôi vẫn không thể tưởng tượng hết được những khó khăn và những trải nghiệm tuyệt vời và mà núi rừng Hoàng Liên Sơn mang lại.
Lần đầu tiên vào rừng, chúng tôi ai cũng bị hấp dấn bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ. Tiếng chim hót râm ran, tiếng lá cây khô bước chân ai dẫm nhẹ, tiếng suối chảy róc rách văng vẳng, dốc nối dốc, đá tiếp đá, suối quanh co uốn lượn,... đó là màn dạo đầu cho con đường đầy cheo leo phía trước đang đợi người đi chinh phục.
Xuất phát từ Hà Nội, chúng tôi có một đêm không ngủ bởi sự ồn ào và náo nhiệt của chuyến tàu về quê nghỉ lễ và cũng bởi sự háo hức, mong chờ của tất cả các thành viên trong đoàn. Đến Lào Cai vào lúc sáng sớm, chúng tôi nhanh chóng đón chuyến xe lên Sín Chải – điểm xuất phát mà đoàn chúng tôi lựa chọn (có 3 đường: Trạm Tôn, Sín Chải và Cát Cát, trong đó Cát Cát là nguy hiểm nhất và thường chỉ có các nhà leo núi chuyên nghiệp mới chọn cung đường này). Ở đây, chúng tôi gặp những anh dân tộc Mông là những người chỉ đường và phụ vác đồ (thường được gọi là porter) giúp chúng tôi trong suốt hành trình.
PHẠM THỊ NGUYÊN - CT39B
NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG
hành trình chinh phục
FANSIPAN HÀNH TRÌNH
Đoạn đường lên đến điểm dừng chân đầu tiên chính là thời gian thử thách ý chí của du khách leo núi nhất. Chiếc balo 5kg trên vai mỗi người chúng tôi dường như nặng trĩu bởi cơ thể chưa làm quen được với những đoạn đường quanh co, gập ghềnh. Tuy nhiên, không một ai trong đoàn chúng tôi có ý định bỏ cuộc. Chúng tôi đến được điểm dừng chân đầu tiên lúc 2 giờ chiều. Bát mì tôm sống sượng phải cố gắng lắm mới nấu được do nước quá lạnh đối với chúng tôi lúc này trở nên ngon hơn bao giờ hết vì ai nấy đều đã mệt lả đi vì đói. Sau bữa ăn lót dạ, chúng tôi nghỉ ngơi 5 phút rồi lại vội vã lên đường bởi theo các anh porter, đoạn đường phía
Nghỉ trưa ở độ cao 2.200m
Ảnh trái: Những dãy núi cao trùng điệp; Ảnh phải: Chúng tôi dựng lều ngủ qua đêm ở độ cao 2.800m
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình với sự háo hức và vui thích bởi khung cảnh thiên nhiên lúc này hùng vĩ hơn bao giờ hết. Chỗ này là cánh rừng rộng lớn với những cây dâu rừng ngon lành, chỗ kia là những chú ngựa trắng đang gặm cỏ, lại có những chỗ là vách vúi dựng đứng với con đường nhỏ xíu thử thách lòng dũng cảm của con người. Những có lẽ ấn tượng nhất phải là đoạn đường trập trùng vô cùng nguy hiểm mà tôi so sánh với sự trùng điệp
Chinh phục độ cao 2.800m
trước mới thật sự khó khăn và sẽ rất nguy hiểm nếu chúng tôi không thể leo đến điểm dừng chân tiếp theo trước khi trời tối.
Chúng tôi ra khỏi lều vào lúc 6 giờ sáng mà cảm giác như ở Nam Cực, nước uống trong balo thậm chí còn lạnh hơn nước đá, sương và mưa đêm làm ướt sũng lều và mặt đất. Sau khi ăn sáng vội vàng
Chinh phục “Nóc nhà Đông Dương”
Lên đến điểm dừng chân vào lúc 6 giờ tối khi mà trời đã tối mịt, chúng tôi vội vã tìm chỗ để dựng lều. Công việc này càng khó khăn khi mà nhiệt độ xuống rất thấp, ai nấy đều run cầm cập dù đã mặc tất cả quần áo mang theo bên người kể cả áo mưa. Bữa tối với thịt gà rang và bát canh rau cải vào lúc 11 giờ đêm trở nên ấm cúng hơn bởi chúng tôi không chỉ có thời gian bên nhau tâm sự mà còn được biết thêm về những phong tục thú vị của người Mông. Đêm đầu tiên trong rừng của chúng tôi là một đêm không ngủ bởi sự xuất hiện của những cơn mưa đá, những cơn giông như muốn hất tung lều.
của Vạn Lý Trường Thành – đoạn đường khiến chúng tôi có thể bị gió thổi bay bất cứ lúc nào nếu không bám chắc vào những thanh vịn được xây dựng.
HÀNH TRÌNH
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
43
44
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ảnh: Cảm xúc vỡ òa khi lên đến độ cao 3.143m
Chúng tôi xuống núi bằng cung đường dễ đi nhất là Trạm Tôn, dừng chân ăn trưa khi đã về đến mốc 2.800m, sau đó lại nhanh chóng lên đường. Khoảng 7 giờ tối cả đoàn về tới Trạm Tôn. Mọi người tranh thủ hơ lửa sưởi ấm rồi cũng gấp rút về Sapa, kết thúc hành trình chinh phục Fansipan đầy gian nan thử thách ý chí con người. Đối với mỗi chúng tôi, cuộc hành trình chinh phục Fansipan thực sự là trải nghiệm đáng quý không thể nào quên bởi chúng tôi được thử thách ý chí của bản thân, được khám phá và yêu hơn đất nước Việt Nam với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ.
Trở về
Bao khó khăn, nguy hiểm, bao vất vả mà chúng tôi gặp trong suốt cuộc hành trình như vỡ òa khi chúng tôi đặt chân lên đến độ cao 3.143m và tung bay lá cờ đỏ sao vàng. Từ đỉnh Fansipan nhìn xuống chỉ thấy một màu trắng của sương mù dày đặc, nhưng mỗi khi sương mù bay nhè nhẹ qua là những đỉnh núi nối tiếp nhau hiện lên, mây trời lúc ấy cũng đến gần hơn bao giờ hết, cảm giác khi ấy là hạnh phúc tuyệt vời đến vô tận.
bằng mì tôm, chúng tôi lại tất tả lên đường. Cuộc hành trình trở lên khó khăn nguy hiểm hơn bởi chúng tôi phải leo núi trong cơn mưa tầm tã. Một bên là vực, một bên là vách núi, âm u, tĩnh mịch, chỉ vang lên tiếng mưa và tiếng bước chân, tiếng gọi nhau của những đoàn leo núi. Chúng tôi vẫn mải miết bước đi trên bùn lầy, đá tảng, và những con dốc cheo leo nối tiếp nhau.
HÀNH TRÌNH
VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
ng hu N g ồn “H y, à n ế th ói n hi từng có k ã đ ơn S g ôn C h n rị T sĩ c Nhạ hung làm N g ồn H i? a là i gọ i ả ph ng biết là một người quá gần gũi khô ích. Tuy th g n hô k ời gư n có h, íc th ời gư i. Có n mới lại những ca khúc của tô ời đại th a củ u tấ ết ti ới v p hợ ù ph ới biểu hiện m ch cá là ó đ ì v h íc th i tô ên hi n tại chứ ện hi g on tr i gồ n ỗ ch c ượ đ có úp mình gi ó N . ới m n ạ m g n lã sự ột -m khứ”. á qu từ g ồn tu c hắ n ẻ k i ả ph g khôn
bàn về
i ớ v g n u h Hồng N h n ị r T c ạ h n TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
45
VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
gnuhN gnồH“ ,yàn ếht ión ihk óc gnừt ãđ nơS gnôC h nịrT ĩs cạhN màl gnuhN gnồH ?ia àl iọg iảhp tếib gnôhk iũg nầg á uq iờưgn tộm àl .hcíht gnôhk iờưgn óc ,hcíht i ờưgn óC .iôt aủc cúhk ac gn ữhn iạl iớm iờht aủc uất tếit iớv pợh ùhp iớ m nệih uểib hcác àl óđ ìv hcíh t iôt nêihn yuT iạt nệih gnort iồgn ỗhc cợưđ ó c hnìm púig óN .iớm nạm g nãl ựs tộm - iạđ .”ứhk áuq ừt gnồut cắhn ẻk iả hp gnôhk ứhc
ềv nàb
gnuhN gnồH hnịrT cạhn iớv
46
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
47
VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
NGUYỄN HỒNG NHUNG - CT39B
M
ười ba năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vắng bóng, Hồng Nhung vẫn đều đặn xuất trước công chúng yêu nhạc Trịnh, hát những bài ca của Trịnh theo những cách rất riêng. Hồi tháng 4, tại công viên Hồ Bán Nguyệt, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh có tổ chức một đêm nhạc mang tên “Những sớm mai Việt Nam” tưởng nhớ 13 năm ngày mất của cố nhạc sĩ, Hồng Nhung trong chiếc váy trắng tinh khôi hát Ru em từng ngón xuân nồng mà tôi cứ ngây người tựa như trước mắt mình là một nữ thần tiên chứ chẳng phải người trần tục. Hình ảnh đó
khiến tôi liên tưởng mãi tới người con gái vô thường thoắt ẩn thoắt hiện trong những câu ca “Tìm em tôi tìm Mình hạc sương mai… Tìm trong sương hồng Trong chiều bạc mệnh…” khắc khoải tới nao lòng. Nếu có thể dùng chỉ một từ để diễn tả lại giây phút khi ấy, tôi sẽ dùng từ “thăng hoa” – thăng hoa trong tiếng hát của người nghệ sĩ, và trong cả tâm hồn khán giả. Có người yêu nhạc Trịnh không thích cách phối mới của Hồng Nhung như những bản phối truyền thống của Khánh Ly, Trịnh Vĩnh Trinh, Lệ Thu,…Nhiều người trẻ nghe Trịnh như tôi lại đôi phần khác biệt, dành nhiều sự ưu ái cho những thể hiện mới của cô Bống. Nói như nhà báo Ngọc Trần, “cái bóng Khánh Ly đã bao phủ quá nặng lên những tác phẩm nhạc Trịnh. Người nghe nhạc Trịnh chỉ chấp nhận cái thư thả, dửng dưng, nhẹ như bấc mà nặng như chì trong cách hát của giọng ca Đà Lạt mà không chịu mở lòng với bất cứ ai khác, bất cứ cách làm mới nào khác. Thế mà Hồng Nhung làm được”. Tôi cảm giác ấy là Hồng Nhung đang rong chơi trên những giai điệu của Trịnh bằng một tư duy nghệ thuật nghiêm túc và đầy thành kính. Hồng Nhung hát Trịnh nhiều khi bằng Blues, Ảnh: Hồng Nhung hát Ru em từng ngón xuân nồng - Liveshow Những sớm mai Việt Nam năm 2014; Ảnh trang bên: Tình khúc Trịnh - Nguyễn Hồng Nhung - CT39B
48
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
bằng Jazz, mang lại cho thính giả những trải nghiệm rất khác so với những gì người ta từng cảm nhận trước đó. Hạ Trắng của cô ở Liveshow In The Spotlight số 5 hồi cuối năm 2012 hồn nhiên mà phiêu du, đượm một cái tình rất tình mà văn minh rất đỗi. Ở những bản phối mới không khó khăn để tìm thấy bóng dáng của piano hay là tiếng saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn như những Này em có nhớ, Ru tình,... Trong khi Khánh Ly ở những bản phối cũ thường hát trên nền đệm guitar mộc, truyền thống khắc khoải. Và nếu như Khánh Ly ám ảnh lòng người bằng chất giọng vang, khàn đục, xé toạc thinh không và xiết trọn lấy đa tầng oan ái, thì Hồng Nhung mềm mại, uyển chuyển, ngày qua tháng qua dần dà bồi đắp nên cái chất tân lãng mạn trong lòng cái cổ mong manh, bảng lảng, vốn như da như thịt như tâm như hồn của âm nhạc Trịnh. Tôi sẽ không bàn nhiều về khoảng trời riêng tư của những người nghệ sĩ, rằng có hay không có một tình yêu giữa họ - một nhạc sĩ Huế trầm mặc và một cô Bống Hà thành, như cái cách người ta mãi mãi lưu giữ trong tâm tưởng khoảnh khắc khi họ gặp nhau và đến với nhau bằng hai tâm hồn đồng điệu. Có người nói nhạc Trịnh thiên về tính âm, còn Hồng Nhung lại hát về tính dương. Có người nói Hồng Nhung chín sớm còn Trịnh Công Sơn xanh muộn lại. Dẫu có là một sự đối ngược, hay là sự kết tinh gắn bó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời đã ưu ái dành tặng cho Hồng Nhung những “Bống bồng ơi”, “Bống không là Bống”, “Thưở Bống là người”, và Hồng Nhung vẫn hát những ca khúc của Trịnh bằng một niềm thương mến vô hạn. Còn tôi tìm thấy sự trọn vẹn giữa kĩ thuật và cảm xúc, trên những hành trình tìm kiếm không ngừng nghỉ thứ âm nhạc đích thực của đời sống này.
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
49
VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
Ảnh hai trang: Phố không mùa - Phùng Thị Dung - KT39B - Hiệu ứng: Nguyễn Hồng Nhung - CT39B
“P
hố không mùa” là những điều giản đơn nhưng đặc biệt nhất về Hà Nội ngày giao mùa. Là cái lạnh bất chợt ùa về, là chiếc lá bay hững hờ nơi góc phố, là cảm giác run rẩy, rung mình lạnh lẽo nơi sâu nhất của cảm xúc, là cảm giác lạc lõng giữa phố, giữa mùa, giữa cuộc đời…” Hà Nội có vẻ đẹp đậm đà, buồn và cô đơn pha lẫn chút tiếc nuối, một nỗi buồn không màu sắc…
50
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT BÙI THỊ NGỌC ANH - CT39B
Gió rét đang về, lê dài thêm kí ức khô cằn Nhọc nhằn giọt nước mắt khẽ rơi Nhọc nhằn khói thuốc trắng bay Mùa đêm rất mơ hồ, giấc mơ mùa lá trút năm nào Kỉ niệm ngày xưa xa rất xa Ngọt nhạt đầu môi dễ lãng quên..
Hà Nội mùa trút lá, trút cả đợi chờ hoang hoải mệt nhoài như con sóng bạc đầu vẫn lặng lẽ xô bờ ngoài biển khơi mênh mang. Có lẽ phố cũng buồn tênh khi cứ lặng im nhìn lá rơi trong nuối tiếc mà chẳng thể làm được gì. Một mùa lá khẽ qua, để lại giữa lòng Hà Nội chút hoài niệm xa vắng, rồi để lại trong ai miền thương nhớ chơi vơi.
Đời người, ai cũng lưu giữ trong tâm trí những khoảnh khắc trở thành kỷ niệm. Có những người chỉ nhớ về kỷ niệm khi bắt gặp một hình ảnh gợi nhớ, nhưng cũng có những người luôn chìm trong kỷ niệm, sống trong kỷ niệm xưa cũ mà không thể bước ra khỏi quá khứ. “Khói thuốc trắng bay/ mùa lá trút/ ngọt nhạt đầu môi” thổi vào hồn ta những suy tư mơ hồ một thời khi nhớ về những thước phim của cuộc đời mình, chợt khóe mắt cay cay…
Ai đó nói rằng giao mùa Hà Nội buồn lắm, buồn như khi trót đánh mất một nhịp tim lầm lỡ giữa trời chiều chất ngất nhớ thương. Lặng lẽ ngắm cây phượng già ngả nghiêng bên Hồ Gươm, xào xạc tiếng lá khua khua mặt nước chợt giật mình thấy trống vắng vô cùng…
Mùa lá rớt trên vai, mùa se lạnh Mùa nắng tắt rất nhanh, mùa hoàng hôn đầy gió Mùa muốn sát bên nhau để ấm hơn Và mùa nơi đây chỉ gió tấp sau lưng Và nước mắt rơi dễ dàng... Hà Nội mùa trút lá, trút cả nỗi nhớ thương chông chênh vào khoảng không gian mênh mông nhuốm màu úa vàng. Hà Nội mùa này, phải chăng khiến lòng người bớt vội vã, bớt hối hả? Gió vẫn cứ rong ruổi trêu đùa mái tóc người con gái đứng ngóng ai trong chiều ngược nắng, chốc chốc đưa đôi mắt buồn xa xăm nhìn vào khoảng trống vô định. Một mùa lá cũ đang âm thầm đi qua trong vô vàn nuối tiếc, đợi chờ… Mùa đi ngang phố, hay phố không mùa nữa Chỉ một vùng nỗi nhớ, ùa trên phố rất vội Người mỉm cười nơi ngõ vắng Bỏ quên phía sau một mùa lá về trên con đường Còn nguyên nỗi xót xa… Bao mùa Hà Nội đổ lá, ta vẫn bước một mình trên từng con phố loang màu kỉ niệm nhàu nát, vội nhặt nhạnh từng mảnh vụn bé nhỏ rơi vung vãi vo tròn lại nhét sâu vào trong tim? Thời gian vô hạn nhưng lòng người hữu hạn, và cảm xúc lại càng khó nắm bắt được. Cũng giống như Hà Nội lúc này vậy, lá rụng về cội, rồi lá sẽ lại nảy lộc, nhưng khoảng trống để lại sau mỗi mùa như vậy man mác, da diết lắm! Thương nhớ cứ dùng dằng như người đi dật lùi về phía đằng sau, nhưng lại sợ mất điều gì đó nên lòng nôn nao, bứt rứt không yên.
Từng hàng cây nơi ngõ vắng như vẫy tay vội vã Mùa đi mang theo lá úa phủ rơi kín con đường Người giật mình nơi cuối phố Gạt nước mắt rơi nơi mùa đi ngang phố năm nào Rồi xa rất xa như lá bay không về... “Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về lấy cho mình dù chỉ là một chút bóng đêm trên đường phố quen… Vội vã trở về, vội vã ra đi… Chẳng thể nào qua hết từng con phố nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió và rêu xanh bên những gốc cây già”. Có những nỗi nhớ tạc vào những gốc cây, những con đường, những gánh hàng rong chở mùa về ngang phố, những vết ố của thời gian trên căn gác cổ, tiếng chuông nhà thờ đổ và đám lá khô rơi đầy trên phố một chiều thu vàng…Hà Nội đã ôm vào lòng biết bao thương nhớ, đã cất giữ biết bao kỷ niệm của những bước chân kẻ ở - người đi, của những bàn tay lạc mất nhau trong một ngày trời đất phẳng lặng mà lòng người thì trở gió chẳng yên… để rồi một ngày nào đó bước lặng lẽ trên đường, nhìn hàng cây đang mùa rụng lá, cảnh vật chẳng đổi thay mà người thì đã thay đổi, duy chỉ ký ức đã gửi cả vào đây, vào những hàng cây có hình của nỗi nhớ. Bởi vì có một Hà Nội như thế nên người ta có thể lạc mất nhau nhưng nỗi nhớ thì vẫn mãi còn, vẹn nguyên trên một lối cũ, nơi những hàng cây đứng song hành qua bao mùa mưa nắng, như nhắc về những nguyện cầu, ước hẹn trong dĩ vãng đã xa… Và chiều nay như bao chiều đã qua, có người nghệ sĩ già lang thang về trên phố, chẳng biết tìm gì. Có lẽ là đã tìm, sẽ tìm và còn tìm. Tìm những con đường đưa người ngược về một chiều ký ức thân thương. Dù chiều nay… chỉ thấy mình “chẳng nhớ nổi một con đường”…
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
51
52
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
THẾ GIỚI MUÔN MÀU
13
Ngày thứ nhất (ngày 13) được coi là ngày cuối cùng của năm cũ. Nước hoa, nước sạch và những bông hoa sẽ được chuẩn bị cho ngày Tết Lào. Ở trong các chùa của Lào, tượng Phật sẽ được mang ra đặt tại những nơi rộng như sân của chùa nơi thuận lợi để cho những người dân đến rót nước hoặc đặt hoa lên trên tượng phật. Sau đó người đến chùa thường sẽ thu góp lại những nước chảy xuống từ chân tượng Phật lại để mang về nhà vẩy nước đó vào người trong gia đình, bạn bè của mình. Đây được coi là ban phước, lấy những điều may mắn cho những người đó trước khi chuẩn bị sang năm mới.
14
Ngày thứ hai (ngày 14) được coi là ngày trống (day of no day) là ngày ở giữa ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới. Ngày này sẽ không được tính vào trong lịch. Nhà cửa của mọi người sẽ được vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng vào ngày thứ hai này. Theo truyền thống, trẻ con hoặc thanh niên trong nhà sẽ không được phép ngủ trưa hoặc ngủ tối trong ngày thứ hai này vì họ tin rằng nếu có ai đó ngủ vào buổi trưa hoặc tối sẽ bị ốm, bị bệnh vào ngày tiếp theo - tức là ngày đầu tiên của năm mới. Người lớn sẽ khuyến khích trẻ con hoặc thanh niên vệ sinh nhà cửa, ra ngoài hỏi thăm và té nước cho người già hoặc người lớn tuổi để lấy may mắn. Đây là cách để làm sạch nhà cửa và để những thứ không tốt lại với những năm tháng cũ và chuẩn bị chào đón năm mới.
tranh thủ thời gian này để xin lỗi bố mẹ hoặc người lớn trong gia về những điều khiến họ không hài lòng trong năm vừa qua. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình tặng những món quà ý nghĩa cho nhau. Vào buổi chiều cuối cùng của ngày lễ Pimai Lao, ở những nhà chùa tượng Phật sẽ được đem về cất lại ở trong nhà chùa. Cũng vào ngày buổi chiều của hôm đó những người theo đạo Phật (người trung niên hoặc người già) sẽ đến chùa để nghe thánh ca của phật giáo bởi thấy sư. Nội dung thánh ca bao gồm những lời hứa, lời xin tha thứ cho những gì mà con người đã làm sai. Thầy sư sẽ vẩy nước cho những người đàn ông đến chùa (theo tục lệ của người Lào hoặc một số nước theo Phật giáo, con gái, phụ nữ không được chạm thầy sư). Sau đó, vào buổi tối, lễ hội “VIEN TIEN” sẽ được tổ chức tại tất cả các nhà chùa. Người đến tham dự sẽ mang theo đồ thắp hương (nến,hoa…) sau đó đi xung quanh ngôi chùa 3 vòng để chào đón năm mới và lấy may mắn trước khi trở lại ngày làm việc bình thường. “VIEN TIEN” là lễ hội cuối cùng của Tết Pimai Lao.
PIMAI
LAO
Pimai Lao (the Laos New Year) hay còn gọi tiếng Việt là Tết té nước là một ngày lễ sống động và quan trọng nhất theo lịch Phật giáo của người Lào, cũng được coi là ngày lễ nghỉ dài của nhân dân Lào toàn quốc, được tổ chức vào ngày 13-14-15 tháng 4 hàng năm, tháng mà thời tiết nóng nhất trong năm. Nhân dân Lào ở trong và ngoài nước đều hồi hộp chào đón ngày Tết lớn nhất, quan trọng nhất này - ngày mà không ai có cảm giác khó chịu khi bị ướt bởi bạn bè mình hoặc người khác té nước. XAYSANA XAYPASSEUTH - CT39B
Ảnh: Lễ BACI – buộc chỉ vào cổ tay với mong muốn mọi người sẽ có sức khỏe tốt trong năm mới
15
Ngày cuối cùng của Pimai Lao (ngày 15) được coi là ngày đầu tiên của năm mới. Trong ngày này nhiều gia đình sẽ tổ chức cái được gọi là “BACI”, tức là buộc chỉ vào cổ tay của tất cả các thành viên trong gia đình tại nhà của họ, với mong muốn tất cả mọi người sẽ có sức khỏe tốt, người già sẽ có tuổi thọ dài hơn. Những người con sẽ
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
53
54
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ảnh: GIẢI NHẤT TUẦN 2 CUỘC THI ẢNH “NỤ CƯỜI VIỆT NAM” 2014 DO TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG PHỐI HỢP VỚI BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC 55 TẠP CHÍHồng QUÊ HƯƠNG - SỐ(Hạ 10 - Long, THÁNG 12 NĂM 2014 - Tác giả: Nguyễn Nhung Quảng Ninh)
ĐIỂM ĐẾN
56
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
Ảnh: Bãi biển Xương Điền dưới chân Nhà Thờ Đổ, Hải Hậu, Nam Định - Tác giả: Phùng Thị Dung - KT39B 57 TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
ĐIỂM ĐẾN
Ảnh trên: Làng chài bên bờ biển Xương Điền; Ảnh dưới: Những con tôm, cua sau khi đánh bắt được đổ trực tiếp bên bờ biển, nơi bà con tấp nập mua bán - Tác giả: Phùng Thị Dung - KT39B 58
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
TEL: (+84) 433 830024 HOTLINE: (+84) 976 830 622 ADD: số 36, Hồng Hà, Hà Nội FB: www.facebook.com/sukebakery Nhận order mọi đơn hàng trước 23h Freeship trong bán kính 2km
... be your Mr. Savoury
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014
59
NHÀ THỜ ĐỔ
HẢI HẬU, NAM ĐỊNH Nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền này mang tên Trái Tim, bị bỏ hoang từ năm 1996. ĐI TỪ HÀ NỘI: theo quốc lộ 1A, rẽ vào quốc lộ 21, về thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan, về trung tâm huyện Hải Hậu, cầu Yên Định, ra thị trấn Cồn (cách cầu Yên Định khoảng 8 km). Biển chỉ dẫn bên trái đường: Văn Lý 3 km. ĐI Ô TÔ KHÁCH: Bến Giáp Bát, chuyến Hà Nội - Nam Định - thị trấn Cồn (hoặc Thịnh Long). khu Nhà thờ đổ cách 3 km. Vẻ đẹp hoang sơ bên cạnh cuộc sống mưu sinh của những người dân chài cần cù, chất phác giữa thiên nhiên thanh bình mang lại những cảm giác mới lạ cho du khách ghé thăm.
60
TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG - SỐ 10 - THÁNG 12 NĂM 2014