Artbook: "The stories of alley in Viet Nam"

Page 1



dành tặng những ai yêu Sài Gòn...


/2


Chuyện trong hẻm Ở Sài Gòn hiện nay có tới hơn 80% người dân thành phố sống trong hẻm. Một trong các đặc tính quan trọng nhất của hẻm phố Sài Gòn là đa văn hóa và sự tồn tại hài hòa giữa các loại văn hóa ấy. Đa văn hóa là bản chất của bất cứ đô thị nào. Nhưng đa văn hóa ở Sài gòn là sự đan xen và hoà trộn vào nhau. Bất cứ một hẻm phố nào của Sài Gòn cũng có thể tìm thấy những sự khác biệt nhau về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc nhập cư nhưng lại sống rất hoà hợp với nhau. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến bạn phải cảm thấy tò mò và muốn khám phá ngay những điều kì thú này. Và sau nhiều ngày rong ruổi khắp các ngõ hẻm ở Sài thành, hai cô gái nhỏ ztrường Đại học Mỹ Thuật đã khám phá được nhiều điều thú vị về nét văn hóa đa dạng trong các con hẻm. Cuốn art book này chính là kết quả của cuộc hành trình đầy hấp dẫn đó. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn mới lạ về một Sài Gòn không chỉ hào nhoáng, xô bồ với lối sống đô thị kiểu mới mà còn rất bình dị, gần gũi, đậm chất văn hóa tâm hồn Việt.


“Khu phố tây” giữa lòng sài gòn

/32

Đời sống sinh hoạt

/13

kiến trúc nhà ở

/9


Mưu sinh

/55

Người sài gòn sống trong hẻm

/49

Xóm đạo mùa giáng sinh

/65


/6




KIẾN TRÚC NHÀ Ở Chỉ cần đi bộ dọc theo đường Trần Hưng Đạo hay Nguyễn Trãi về hướng quận 1, bạn sẽ để ý vẫn còn khá nhiều con hẻm mang đậm nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hải Nam và Phúc Kiến. Khu phố người Hoa ở quận 5 được biết đến là nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố Hoa kiều cùng với kiến trúc đặc trưng nổi bật lên một nét đẹp rất cổ điển. Các ngõ hẻm đều có tên riêng với chữ đuôi “lý”, “hạng”(hẻm), “phường” như Dịch An lý, Thái Hồ Hạng, Tùng Quế Phường... Những ngôi nhà của người Hoa mang nhiều màu sắc sặc sỡ như màu xanh, màu vàng, màu hồng,,,,với lối kiến trúc đặc trưng chỉ 1 tầng lầu bao quanh với khoảng sân như giếng trời rộng lớn ngay giữa. Thường các ngõ hẻm đều có 2 lối cửa vào đặt ở đầu và cuối con hẻm, có 2 đến 3 lối cầu thang lên lầu.

/9



/11



ĐỜI SỐNG SINH HOẠT Dân cư trong các hẻm ở quận 5 phần lớn có họ hàng với nhau do cùng nguồn gốc từ một bang, tỉnh Trung Hoa di cư sang nước ta, đến đất Sài Gòn làm ăn lập nghiệp.

/13



Trong con hẻm nhỏ những hộ gia đình người Hoa hầu hết đều có họ hàng chung sống cùng nhau qua nhiều thế hệ, có rất nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của họ từ xưa đến nay như cúng bái, nuôi gà chọi, buôn bán...

/15



/17



/19


/20


Đầu hẻm thường có biển tên bằng chữ Hán. Đặc biệt, trước mỗi cửa nhà đều có bàn thờ nhỏ thờ thiên địa cùng những miếng dán màu đỏ ghi chữ Hán là những tấm bùa, câu đối,... mang phong tục tín ngưỡng của họ (cầu an, trừ tà...).

/21


/22


Khác hẳn với lối sống xô bồ ở mặt tiền và những con đường lớn, cuộc sống của nguời Hoa trong những con hẻm rất bình dị và vắng lặng. Hầu như toàn bộ đời sống sinh hoạt của họ đều diễn ra trong hẻm từ những việc giản đơn như cắt tóc, đá gà, thờ cúng,,,

/23



/25



/27


/28


Dù ẩn mình trong những con hẻm ngoằn nghoèo giữa lòng Sài thành đông đúc với tốc độ đô thị hóa chóng mặt nhưng những nét đẹp cổ điển của văn hóa người Hoa vẫn có sức sống mạnh mẽ và không hề bị mai một. Đây cũng là một trong những nét hấp dẫn khách du lịch khi đặt chân đến Sài Gòn.

/29



/31


“KHU PHỐ TÂY” GIỮA LÒNG SÀI GÒN Khu Bùi Viện được mệnh danh là “khu phố Tây” giữa lòng Sài Gòn. Hẻm 40 Bùi Viện là một con hẻm dày đặc các nhà trọ dành cho khách du lịch nước ngoài, ở đây hơi thở cuộc sống Sài Gòn được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Điều đặc biệt ở những con hẻm trong khu phố Tây là những mặt hàng, dịch vụ đều được niêm yết giá rõ ràng, với rất nhiều bảng hiệu ghi bằng tiếng Anh, chính điều này đã tạo nên tâm lý thoải mái cho khách hàng. nhất là dân Tây ba lô du lịch và sinh sống tại Sài gòn. Cuộc sống gắn liền với khách Tây nên người Việt trong hẻm cũng trở nên quen thuộc với ngôn ngữ, lề lối sinh hoạt của khách du lịch.


/33



/35


Quán ăn đủ các kiểu, vỉa hè lẫn nhà hàng. Những vị khách thích thưởng thức đồ ăn nhanh có thể chọn bánh mì hay tập lóng ngóng ăn đũa với những món ăn đậm chất Việt Nam như hủ tiếu, phở, bánh canh...


/37


Có nhiều người thường gọi vui đây là “phố hậu cần” vì những dịch vụ có ở đây luôn bám sát nhu cầu của khách Tây, từ việc ăn, ở, đi lại đến cả những đồ dùng nhỏ nhặt như bàn chải đánh răng, xà bông...


/39


Những quán ăn vỉa hè và rất nhiều “bar lề đường” trong hẻm thu hút nhiều khách du lịch vì nhiều món ăn ngon, giá cả lại phải chăng. Không chỉ phục vụ thức uống có cồn, được ưa chuộng nhất là bia Sài Gòn, những quán ăn nhỏ rộng chừng 6 - 7m2 này còn có nhiều đồ ăn nhanh theo cả kiểu Tây lẫn Việt


/41



/43


Tính cách cởi mờ và vui vẻ của khách Tây hòa hợp với người Sài Gòn thân thiện và dễ mến. Những khi thành phố lên đèn, khách du lịch ngồi trò chuyện rôm rả với chủ nhà, người dân sống trong hẻm vui vẻ giao tiếp với nhau bằng thứ tiếng Tây ba lô ban sáng mới học được, Người ta không thấy có khoảng cách nào giữa khách và chủ, người nước ngoài và người Việt. Đó chính là nét hấp dẫn nhất của những con hẻm này.


/45


/46




NGƯỜI SÀI GÒN sống trong HẺM Theo thời gian, người Sài Gòn hình thành nên lối sống quần cư đặc biệt. Hẻm ngõ ở Sài Gòn mang nhiều hơi thở hằng ngày của đời sống tiểu thị dân. Muốn hiểu bản tính người Sài Gòn như thế nào phải tìm đến các hẻm phố, bởi mặt tiền đã bị “Tây hóa” hết rồi. Văn hóa Sài Gòn không phải là khách sạn năm sao sang trọng, hay siêu thị tràn ngập hàng hóa mà là cái lắng đọng lại phía sau những ồn ào, náo nhiệt ấy. Hẻm Sài Gòn nhiều về loại và cũng nhiều về lượng. Đi vô một con hẻm lạ, ít ai dám đi sâu, vì ai cũng đã có kinh nghiệm thất điên bát đảo khi lạc vô những cái mê cung hẻm vừa vô danh vừa vô tận. Nhiều nơi mạng lưới hẻm dày đặc, chằng chịt, chi chít, hấp dẫn những kẻ thích phiêu lưu, Đặc sắc, sinh động và phức tạp, rủi ro chính là đặc điểm của những con hẻm này.

/49



/51



/53



MƯU SINH Hẻm không chỉ là con đường để di chuyển, mà còn là nơi mưu sinh. Nếu có chút sân thì bày vài cái ghế, kê vài cái bàn thành chỗ cà phê. Cột đèn gần nhà cũng có thể đặt một xe bánh mì bình dân, ngồi xe ôm, đặt một xe nước mía, thậm chí một gánh xôi, gánh chè nơi góc hẻm.

/55


/56


/57


/58


Hẻm Sài Gòn là hẻm hội nhập, là hẻm đa văn hóa, như bản chất của Sài Gòn, cư dân ba miền ở cạnh nhà nhau, khác nhau về gốc gác, tín ngưỡng, tập tục, nhưng rất gắn bó, thân tình, sẵn sàng tương trợ nhau khi có biến, gặp ngày lễ cúng, cũng hoan hỉ tham dự.

/59



/61


/62


Những con hẻm vẫn tồn tại cùng với sự thay đổi liên tục của Sài Gòn, chính là phần phản ánh trung thực nhất về đời sống cư dân Sài Gòn.. Giá trị đó không chỉ là những nét đặc trưng rất tiêu biểu rất Sài Gòn của các con hẻm, mà còn là những giá trị của tình làng nghĩa xóm, của những cá tính cộng đồng mà dường như những con đường lớn không có cách nào giữ lại được.

/63


XÓM ĐẠO MÙA GÍANG SINH Vào mỗi mùa Giáng sinh ngõ, hẻm ở Sài Gòn lại được khoác lên mình những chiếc áo mới lung linh, huyền ảo chờ Noel, năm mới trong vui tươi, an lành. Tại nhiều con hẻm ở xóm đạo Tam Hà (quận Thủ Đức) vào mỗi mùa Giáng sinh, cả con đường Tam Hà và những hẻm lớn, hẻm nhỏ đều được trang hoàng lung linh, lôi kéo cả “biển người” về tham quan, khám phá.


/65



/67



/69



/71



/73


Tổng biên tập

: Nguyễn Long

Chịu trách nhiệm xuất bản

: MTUD 3B

Photographer

: Trần Vũ Hoài Trang

Biên tập nội dung

: Nguyễn Thị Mỹ Linh

Nhà xuất bản

: Đại học Mỹ Thuật




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.