BUON DON CONSERVATION CENTER

Page 1



THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP

TRUNG TÂM TRƯNG BÀY - NGHIÊN CỨU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BUÔN ĐÔN - ĐĂK LĂK GVHD SVTH LỚP MSSV

thầy Phạm Phú Cường Trần Viết Lợi KT13A2 13510205455


Hồ T’nưng

2

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

01 TỔNG QUAN THỂ LOẠI ĐỀ TÀI Câu chuyện của vùng cao nguyên đất đỏ 08 | 1.1. Đại ngàn Tây Nguyên 13 | 1.2. Lý do thiết lập trung tâm trưng bày - Nghiên cứu bảo tồn 23 | 1.3. Xây dựng trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học 24 | 1.3.1 Khái niệm đề tài - Đối tượng hướng tới 27 | 1.3.2 Chiến lược hoạt động

02 KHU ĐẤT XÂY DỰNG

32 34 38 40 42 44 46 50

| | | | | | | |

2.1. Bối cảnh khu vực 2.2. Vị trí khu đất 2.3. Giao thông tiếp cận khu vực 2.4. Hệ sinh thái - Tài nguyên vườn quốc gia Yok Đôn 2.5. Tính chất đặc trưng trong khu vực 2.6. Đặc điểm khí hậu, thủy văn - Địa chất khu đất 2.7. Cảnh quan - Hướng nhìn 2.8. Phân tích và đánh giá khu đất

03 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

53 | 3.1. Cơ sở tính toán 57 | 3.2. Nhiệm vụ thiết kế 63 | 3.3. Kịch bản chương trình tham quan

04 PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC


Cách thông thường để phát triển một phương pháp là đặt câu hỏi “Thử cái này xem sao?” hoặc “Thử cái kia xem sao?” ... Cách nghĩ của tôi là “Không làm điều này thì sao nhỉ? Không làm điều kia thì sao nhỉ?” - Masanobu Fukuoka -

4

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


LỜI MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

... Bốn mươi mốt năm qua từ sau 1975, với sự tác động của ta, Tây Nguyên đã biến đổi hoàn toàn và theo hướng chẳng hề tốt chút nào, thậm chí rất đáng báo động. Rừng tự nhiên bị phá gần sạch. Tài nguyên mọi mặt cạn kiệt. Nước ở Tây Nguyên, vốn có ý nghĩa chi phối đối với toàn miền nam Đông Dương, đang ngày càng thiếu nghiêm trọng. Trong 40 năm, dân số Tây Nguyên đã tăng cơ học lên gấp 5 lần rưỡi, người nơi khác đến, chủ yếu là người Kinh, chiếm 80% dân cư, người dân tộc tại chỗ chỉ còn 20%... Trong một tương quan như vậy, theo một thói quen kỳ quặc nhưng lại được coi là đương nhiên, luôn có khẩu hiệu “phấn đấu đưa miền núi tiến kịp người Kinh”… Gắn bó với Tây Nguyên đã hơn 60 năm, tôi cho rằng có lẽ nên nghĩ và nói ngược lại: muốn khôi phục Tây Nguyên, muốn cứu Tây Nguyên hiện nay, người Kinh, ít ra và trước hết là người Kinh ở Tây Nguyên, cần cố hết sực phấn đấu tiến cho bằng kịp người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong cách họ nghĩ, cách họ sống với tự nhiên, cách họ làm nông nghiệp, cách hiểu ý nghĩa của cuộc đời và hạnh phúc làm người. ... Họ tuyệt đối không cày đất, gần như không nhổ cỏ, tuyệt đối không bón phân, càng không biết đến phân hóa học, để nguyên rơm trên rẫy sau thu hoạch, không phun thuốc trừ sâu để diệt sạch hết côn trùng trên đất và rừng của mình… Họ để cho tự nhiên làm tất cả những điều cần thiết cho cây lúa, cây bắp trên rẫy cường tráng, tự phát triển. Họ không “giúp” đất đai và cây cỏ, để không khiến chúng quen thói mà trở nên lười biếng và ngày càng suy yếu đi. Họ tin ở sức mạnh tự có của tự nhiên và kính trọng gìn giữ nó. Họ là những triết nhân của rừng... Họ sống đàng hoàng, cường tráng, đầy tự tin, và thật đẹp giữa thiên nhiên cường tráng của họ. Từ sau 1975, ta đến và kiêu ngạo một cách kỳ quặc, ta bảo họ ngu dốt, lạc hậu. Ta khinh bỉ cuộc sống ấy, cách sống ấy. Ta yêu cầu họ làm nông nghiệp hiện đại theo ta. Gọi là “cầm tay chỉ việc” như đối với trẻ con, ta bày họ cày trâu, rồi cày máy, ta bày họ đi rẫy bằng xe máy cày coi là rất tiến bộ, dạy họ khoan sâu xuống đất hàng trăm mét để hút nước ngầm coi là rất văn minh. Ta dạy họ diệt cỏ, rải phân hóa học, phun thuốc diệt hết côn trùng… Rốt cuộc, mảnh rẫy của họ không còn có thể canh tác, quay vòng vì người đã quá đông, bị lối canh tác hiện đại của người Kinh đánh kiệt quệ, mất hết sức, bạc màu, đành đem bán rẽ cho người Kinh. Còn họ thì lùi mãi vào rừng, ngày càng sâu hơn, và bây giờ buộc phải phá rừng và chết mòn, vì rừng cũng chẳng còn mấy. Làng, tế bào của cơ cấu xã hội Tây Nguyên, tất cả đổ vỡ. Văn hóa tất cũng suy theo…

Phá bao giờ cũng dễ hơn làm lại. Ta đã phá gần nữa thế kỷ, làm lại mất một thế kỷ còn quá ít… Nhà văn Nguyên Hồng (Lời giới thiệu - Cuộc cách mạng một cọng rơm)

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

5


TÂY NGUYÊN

01 TỔNG QUAN THỂ LOẠI ĐỀ TÀI 6

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


CÂU CHUYỆN CỦA VÙNG

CAO NGUYÊN ĐẤT ĐỎ

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

7


1.1. ĐẠI NGÀN TÂY NGUYÊN Con sông Serepok chạy dài cả một vùng đất đỏ. Thác Dray Sáp, hồ Lăk, rừng quốc gia Buôn Đôn …mỗi điểm đến nơi cao nguyên này đều mang theo những câu chuyện kể truyền miệng, những huyền thoại, những bí ẩn từ đời này sang đời khác. Từ xa xưa, gió-lửa-đất-nước đã là những nguyên tố cấu thành vạn vật, từ vật chất đến tâm linh. Và không nơi nào như Tây Nguyên, những yếu tố đó lại thể hiện rõ đến vậy.

KON TUM

GIA LAI

ĐĂK LĂK

ĐĂK NÔNG

LÂM ĐỒNG

Các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên Núi lửa Chư Yang Ah đã tắt hàng triệu năm nay và để lại một vùng đất đỏ Bazan màu mỡ

8

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Những cột đá bazan triệu năm tuổi

Đất đỏ Tây Nguyên Vùng cao nguyên ấy trải dài 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Thuở hồng hoang, vùng đất Hoàng Triều Cương Thổ này được lưu truyền về sự hình thành từ sự phun trào của những ngọn núi lửa. Sự kiến tạo địa chất từ hàng triệu năm trước đã tạo nên sự đặc trưng của Tây Nguyên - đất đỏ bazan. Cùng với khí hậu mát mẻ, những mảng đồi cà phê, đồi chè và cao su dần bao phủ miền cao nguyên này. Gió Tây Nguyên Vùng đất Tây Nguyên bát ngát hương của gió. Trong mùi gió thoảng, ta nghe thấy phảng phất hương cà phê. Khoác balô đi khắp Tây nguyên suốt mùa xuân, đến đâu cũng say trong hương hoa cà phê ngào ngạt…Một mùi thơm dìu dịu, nhè nhẹ nhưng phảng phất rất xa trong gió. Một buổi chiều chỉ cần ngồi bên triền dốc quanh những đồi cà phê ngút ngàn, tận hưởng cái gió trời se se và mùi hương hoa cà phê ấy, có lẽ bất cứ ai cũng có thể trở thành thi nhân.

Nước Tây Nguyên Thác Tây Nguyên rầm rập chảy cuôn trong không gian hùng vĩ của núi đồi. Dòng sông Sêrepok như huyết mạch xuyên suốt của Tây Nguyên. Mỗi dòng chảy, mỗi khúc quanh thác đổ đều mang một truyền thuyết. Có những khúc dòng sông thật hiền hòa uốn lượn. Nhưng cũng có những khúc sông ào ào tuôn chảy, căn tràn sức sống mãnh liệt. Người ta ví dòng sông như cuộc đời của mỗi con người, lúc thăng trầm, lúc bình yên, lúc hối hả. Và có lẽ cuộc đời cứ thế mà tiếp diễn, như những dòng sông vẫn muôn đời chảy qua vùng đất cao nguyên này. Lửa Tây Nguyên Lửa Tây Nguyên chính là ngọn lửa chính trong tâm hồn con người nơi đây. Họ sống với thiên nhiên cùng với màu sắc của thần linh. Thần linh có trong từng hạt lúa, ngọn lửa, có trong từng tán cây lá rừng. Ngọn lửa Tây Nguyên chứa đựng những hồn hậu chân chất, những văn hoá tục lệ cộng đồng, những giao thoa truyền thuyết được lưu giữ. Ngọn lửa Tây Nguyên cháy trong những câu chuyện kể bên bếp lửa nhà dài của Già. Mystery Hunting mùa thứ 4

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

9


ĐẶC TRƯNG CỦA TÂY NGUYÊN VỀ MẶT XÃ HỘI LÀ CÓ SỰ ĐA DẠNG TỘC NGƯỜI CAO Trong đó 13 tộc người có mặt lâu đời nhất thuộc về hai nhóm ngữ hệ Mon-Khmer và Malayo-Polinesien. Đáng tiếc là trong một thời gian dài đặc trưng này chưa được chú ý đúng mức, dẫn đến sự bất bình đẳng và mâu thuẫn giữa các tộc người, các giá trị văn hoá tộc người bản địa chưa được bảo tồn và phát huy, khiến cho các tôn giáo phát triển nhanh, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng. Đã có những biện pháp và chính sách đóng vai trò quyết định giúp cho việc ổn định tình hình Tây Nguyên. Chính sự đa dạng tộc người này đã tạo nên biết bao giá trị đặc sắc: nền văn hoá cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, kho tàng sử thi truyền khẩu, kho tàng ngôn ngữ phong phú, vốn tri thức dân gian chứa đựng trí tuệ về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chữa bệnh, kinh nghiệm trồng trọt, v.v. Đó là những sản phẩm trang phục, kiến trúc, điêu khắc độc đáo và sinh động, hệ thống nghi lễ và phong tục lâu đời làm cơ sở cho việc tổ chức một xã hội ổn định. Là một hệ thống luật tục lâu đời làm cơ sở cho việc quản lý và giải quyết tranh chấp xã hội trong suốt lịch sử... Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc người Thượng sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ 20 sau cuộc di cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần.

10

Các em bé ở Tây Nguyên (Nguồn: baomoi.com) Năm

Dân số toàn vùng (người)

Số dân tộc

1976

1.225.000

1993

2.376.854

2004

Dân tộc thiểu số Số người

Cơ cấu (%)

18

853.820

69,7

35

1.050.569

44,2

4.668.142

46

1.181.337

25.3

2008

5.000.000

47

1.302.396

25,5

1/4/2009

5.107.437

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


ĐẶC TRƯNG CỦA TÂY NGUYÊN VỀ MẶT TỰ NHIÊN LÀ CÓ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO, VỚI HỆ SINH THÁI ĐỘC ĐÁO

Rừng thông

Voi Tây Nguyên

Bò rừng

Lợn rừng

Nai rừng

Thỏ rừng

Rừng rụng lá nhiệt đới

Linh trưởng

Chim

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

Rừng tre

11


KẾT LUẬN Tây Nguyên có nguồn tài nguyên động vật rất quí giá nhưng từ trước đến nay chúng ta chưa chú ý khai thác. Nhiều động vật hoang dã ở Tây Nguyên đã và đang cống hiến cho nhân dân các dân tộc một nguồn lợi không nhỏ. Voi rừng được thuần hóa trở thành con vật lao động hữu ích trong nhiều công việc nặng nhọc. Nhiều loài thú và chim là nguồn thức ăn đạm dồi dào cho nhân dân, nhất là những nơi hẻo lánh. Chúng còn là vốn động vật rất phong phú mà chúng ta có thể lựa chọn để làm đối tượng chăn nuôi ở những chỗ mà chúng ta chưa có biện pháp khai thác hữu hiệu như dưới các tán cây rừng thiên nhiên, rừng cây công nghiệp dài ngày (như cà phê, cao su), những nơi có điều kiện khắc nghiệt như rừng dầu, rừng le. Nhiều loài động vật hoang dại ở Tây Nguyên là họ hàng gần gũi hay là tổ tiên trực tiếp của các động vật nuôi như các loài bò rừng, trâu rừng, lợn rừng, thỏ rừng, gà rừng… chúng là nguồn dự trữ gen quan trọng để lai tạo nên những nòi động vật nuôi mới thích hợp với điều kiện của nước ta. Với giá trị của chúng như vậy, chúng ta nên nghĩ cách sử dụng và phát triển những động vật thiên nhiên ưu thế ở đó, vì chúng là những động vật thích hợp nhất với điều kiện khí hậu, đất đai, cây cỏ sẵn có, trước khi nghĩ đến việc cải tạo môi trường để chăn nuôi nhân tạo.

12

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


THIẾT LẬP VIỆN NGHIÊN CỨU

1.2 - Lý do thiết lập trung tâm trưng bày - Nghiên cứu bảo tồn

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

13


Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật. Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá...

14

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


SUY THOÁI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HỒ THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN Thủy điện được xác định là nguồn năng lượng giá thành rẻ và có khả năng tái tạo. Tây Nguyên thuộc lưu vực các sông: Ba, Sê San, Sêrêpôk và Đồng Nai, nên có tiềm năng thủy điện rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Chỉ với 163 dự án thủy điện đã và đang nghiên cứu đầu tư xây dựng, đã ảnh hưởng đến đời sống của hơn 25.000 hộ dân, chiếm dụng hơn 65.000 ha đất, trong đó có 16.600 ha rừng. Thực trạng đáng lo ngại nữa là mấy năm gần đây, tình hình phát triển thủy điện ở Tây Nguyên khá ồ ạt, không chỉ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên nước trong các dòng sông chính, biến các thác nước vốn đẹp nổi tiếng thành “thác chết” và làm suy giảm tài nguyên rừng. Một số công trình còn gây ra những hệ lụy kéo dài về định canh, định cư, tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ phận người dân như Thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Buôn Tua Srah, Thủy điện An Khê - Ka Nak.

Các đường dây điện băng qua rừng ở cụm thủy điện Sêrepok

Kênh dẫn nước vào đập thủy điiện Seerrepok 4A

Trước và sau đập thủy điện Buôn Kuốp

Các khu du lịch dọc sông ở huyện Buôn Đôn cũng đang lâm vào cảnh sống dở, chết dở Lượng nước quá hẻo mà thủy điện trả lại cho lòng sông mùa khô khiến hoạt động của các dịch vụ du lịch gặp vô số khó khăn. Sêrêpôk bị các con đập chặn dòng, các loài cá ngon trước đây hấp dẫn du khách như cá lăng, sọc dưa, mõm trâu, tắc kè giảm hẳn, thác nước từ chỗ đổ sầm sập nay chỉ còn chảy lơ thơ, mất vẻ thơ mộng.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

15


SUY GIẢM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN - RỪNG DO BỊ KHAI THÁC QUÁ MỨC Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về quặng bôxit dùng để sản xuất nhôm, với trữ lượng khoảng trên 5,4 tỷ tấn nguyên khai, tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên. Có thể thấy, khu vực Tây Nguyện hiện đang tập trung một lượng lớn các dự án khai thác, chế biến quặng bôxit với quy mô và cường độ khác nhau, nhưng hoạt động của nó đều gây ảnh hưởng đến môi trường, các hệ sinh thái, cũng như văn hóa-xã hội trong khu vực.

Những nguyên do rừng nhiệt đới suy thoá

Chỉ tính riêng 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, diện tích đất bị chiếm dụng khi khai thác mỏ đã lên đến 4.831 ha. Trước khi khai thác, tại các khu vực mỏ nói trên, phần lớn là rừng với quy mô khác nhau và có nhiều loại gỗ quý, nhiều động vật quý hiếm sinh sống. Khi các mỏ đi vào khai thác, hàng nghìn ha đất rừng đã bị phá để phục vụ hoạt động khai thác, như làm đường giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, các khai trường, bãi thải..., làm cho diện tích tài nguyên rừng bị giảm dần và làm suy giảm đa dạng sinh học... Ngoài ra, cùng với sự phát triển của mỏ, sự gia tăng dân số ở các khu vực khai thác khoáng sản và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, hàng nghìn ha rừng trong khu vực lân cận cũng bị ảnh hưởng do bị chặt hạ bừa bãi....

16

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Rừng là một tài nguyên lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của vùng Tây Nguyên. Với diện tích lớn, hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng, đồng thời, cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường, các HST, ở Tây Nguyên, đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng với hàng chục khu bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng 460.000 ha (chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng). Hiện nay, Tây Nguyên là vùng có tiềm năng trữ lượng gỗ lớn nhất cả nước, với 4 loại rừng chính: lá rộng thường xanh, lá rộng rụng lá vào mùa khô, rừng thông và rừng tre nứa. Rừng ở Tây Nguyên bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất so với cả nước. Diện tích rừng bị phá tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Hầu như năm nào diện tích rừng bị phá ở Tây Nguyên cũng cao nhất so với các vùng trong cả nước. Tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu vực xung quanh dự án thủy điện, kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể thấy được, đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh, gây bồi lắng lòng hồ, làm giảm dung tích lòng hồ, ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC DO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN Ở TÂY NGUYÊN Phạm Hoài Nam Viện Công nghệ Mới, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự Trương Quang Học Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

1995 Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

2016 17


18

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT TÂY NGUYÊN Các tỉnh Tây Nguyên với diện tích rừng núi rộng lớn, là địa bàn tập trung động vật hoang dã phong phú và giàu có nhất cả nước, trong đó có những loài quý hiếm được xếp vào danh sách bảo vệ của thế giới. Sau hơn 40 năm, rừng các tỉnh Tây Nguyên bị khai thác quá mức, diện tích bị thu hẹp nhanh, độ che phủ rừng và chất lượng của rừng giảm. Hầu hết các khu rừng đều biến đổi và tính đa dạng sinh học bị suy giảm đáng kể. Suốt thời gian dài, tệ nạn săn bắn chim thú vẫn xảy ra liên tục ở tất cả các địa phương. Nhiều động vật quý hiếm bị tàn sát đã giảm số lượng đáng kể. Loại bò xám là động vật cực kỳ quý chỉ có với số lượng ít ỏi ở Đông Dương. Trước đây loại động vật này sống phổ biến trong rừng Yor Đôn (Đắk Lắk) và Chư Mom Ray (Kon Tum) nhưng ngày nay không còn. Loại heo vòi sau ngày giải phóng vẫn thấy xuất hiện tại khu rừng Chư Mom Ray, nhưng đến nay đã bị tuyệt chủng. Các loại chim quý như công, trĩ sao, gà lôi hông tía, gà tiền, cao cát đã bị săn bắt nhiều. Một số loài hiện này không thấy xuất hiện ở các khu rừng nguyên sinh. Do tác động của con người và rừng bị thu hẹp, môi trường sống bị biến đổi, nhiều loài chim và động vật hoang dã đã di cư đến nơi khác. Tuy nhiên số đàn chim ít ỏi còn lại vẫn tiếp tục bị đe dọa.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

19


“Đất là kẻ cung cấp hào phóng, nhưng nó mỏng manh và dễ bị tổn thương. Ta cần phải chú ý tới điều đó và hành động! Bởi chữa lành đất đai cũng chính là chữa lành linh hồn con người.” - Masanobu Fukuoka -

20

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI Hình thành một trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn để phát triển hệ sinh thái đặc trưng của khu vực. Nơi mà các nhà khoa học và sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, học sinh... có thể đến nghiên cứu, học tập, tham quan. Bảo tồn và phát triển hệ động - thực vật bản địa nhằm dựng lại sự đa dạng“đàng hoàng, cường tráng và hoang sơ” vốn có của khu vực, thúc đẩy tiềm năng du lịch sinh thái - dưỡng sinh, phù hợp với tiền đề phát triển kinh tế của vùng - đô thị đặt ra trong việc phát triển bền vững kinh tế khu vực. Đưa ra một thiết kế nhẹ nhàng, gắn kết tự nhiên. Thiết kế theo xu hướng mới - toát lên hơi hướng kiến trúc thời đại, đúng công năng, tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong khu vực. Từ đó đồng bộ với các khu du lịch nghĩ dưỡng trong vùng, mở rộng không gian và kết nối với chặt chẽ với nhau trong nội vùng và vươn ra liên vùng. Trong kịch bản này, một hệ thống giao thông đa cấp sẽ phủ khắp toàn vùng, giúp cho Tây Nguyên hòa nhập vào nền kinh tế chung của quốc gia cũng như quốc tế. Tạo một điểm “dị biệt”, giảm nhẹ sự xung đột hiện hữu giữa tự nhiên và nhân tạo, vốn đã và đang ngày càng tha hóa cảnh sắc và con người nơi đây. Để từ đó lan truyền những hình ảnh, tầm quan trọng và giá trị cốt lõi của thiên nhiên quanh ta, góp phần tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu hơn về những mối hiểm họa tự nhiên và điều chỉnh hành vi bản thân, gìn giữ và bảo tồn thiên nhiên. Thay các phương pháp lí thuyết bằng sự trải nghiệm không gian cảm xúc, những hành động cụ thể nhưng gián tiếp giúp khách du lịch và người dân địa phương thụ cảm tình yêu vạn vật và nhu cầu hưởng thụ văn hóa vùng miền của nhân dân.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

21


22

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRƯNG BÀY - NGHIÊN CỨU BẢO TỒN Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

23


1.3.1 KHÁI NIỆM ĐỀ TÀI - ĐỐI TƯỢNG HƯỚNG TỚI Khái niệm về trung tâm nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu là công trình với mục đích nghiên cứu - tìm hiểu, khám phá, phân giải và xem xét các sự kiện, để rút ra định luật, giả thiết và qua đó tạo ra ứng dụng. Mỗi công trình nghiên cứu thông thường chuyên về một lĩnh vực cụ thể.

Khái niệm Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn là công trình nghiên cứu các chức năng nhằm vấn đề bảo tồn sinh học (động, thực vật là đối tượng nghiên cứu chính) khu vực, ứng dụng kết hợp triễn lãm, trưng bày các hiện vật, vật chất, sinh vật sống, động thực vật... Công trình có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu, lưu trữ dữ liệu, ứng dụng thúc đẩy bảo tồn - phát triển đối tượng nghiên cứu và triển lãm, giới thiệu đối tượng nghiên cứu đến với người tham quan công trình, giúp mở rộng tri thức, nhận thức và sự hiểu biết của con người.

Đặc trưng về trưng bày trong trung tâm Trung tâm trưng bày đa dạng sinh học tương tự một bảo tàng tổng hợp các chuyên ngành tự nhiên, có hệ thống mẫu vật phong phú, bao quát nhiều khía cạnh của tự nhiên: mô tả lịch sử các loài sinh học đặc thù khu vực, trình bày các hình thức sự sống cổ xưa thông qua các hóa thạch và giới thiệu tính đa dạng sinh học địa phương. Không chỉ dừng lại ở đó, bảo tàng tự nhiên còn có những chương trình tương tác, đề cập đến các vấn đề bức xúc môi trường, khai thác, tàn phá tài nguyên sinh vật cũng như vai trò và tránh nhiệm của con người với thiên nhiên. Thông qua bảo tồn, nghiên cứu, trưng bày và giáo dục, trung tâm khơi gợi trí tò mò và nguồn cảm hứng học tập cung cấp kiến thức bổ ích về nguồn gốc, sự phong phú, và cái đẹp của thế giới tự nhiên, giúp con người nhận ra vị trí của mình trong thế giới rộng lớn, đồng thời nâng cao tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

24

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Quan niệm và xu hướng mới trong trưng bày Khái niệm bản thân về trưng bày không ngừng được mở rộng. Trưng bày không những bao gồm cơ cấu như mọi người đã biết mà còn bao gồm khu triển lãm ngoài trời có tính vĩnh cữu những hiện vật quý, cổ có liên quan đến phong tục tôn giáo, vườn động thực vật, các loài dưới nước, khu bảo vệ thiên nhiên và trung tâm khoa học. Tương lai, phạm trù của trưng bày có khả năng sẽ mở rộng, song điều chắc chắn là trưng bày không những là sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, mà còn là nhịp cầu dẫn đến tương lai, trước sau nó vẫn là thành phần cơ bản của môi trường văn hóa nhân loài, thu hẹp khoảng cachs thời gian, không gian nhằm tái hiện cho người xem giá trị của sự sống và văn hóa. Đặc biệt, sự thay đổi tư tưởng mới ở trưng bày từ việc yêu cầu người xem “xin đừng sờ mó vào hiện vật”, đến chỗ yêu cầu người xem “mời quý vị cho tay vào cảm nhận”. Việc sử dụng rộng rãi những tài liệu và phương pháp của kỹ thuật hiện đại như âm thanh, ánh sáng trong trưng bày là những đặc thù trong phương pháp trưng bày bảo tàng.

Ví dụ không gian triển lãm tương tác mở

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

25


SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM TRƯNG BÀY - NGHIÊN CỨU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BUÔN ĐÔN - ĐĂK LĂK

Đối tượng hướng tới Khánh tham quan: đủ mọi thành phần xã hội, thu nhập, quốc tịch, địa vị và lứa tuổi trong xã hội. Ví dụ như những người dân đi tham quan thông thường, học sinh, sinh viên, khách du lịch, người đến thăm thú và tìm hiểu nền văn hóa bản địa. Mục đích của họ là được ngắm nhìn các mẫu vật đặc trưng, tìm hiểu nền văn hóa bản địa, trải nghiệm không gian đang sống, nghĩ dưỡng. Đối tượng này có thể đi theo nhóm hoặc đi một mình, có nhiều nhu cầu phát sinh như ăn uống, mua sắm,... Người làm trong chuyên ngành, người đến học tập, nghiên cứu: các học sinh - sinh viên hứng thú với thể loại đến để tìm hiểu - học tập, những nhà nghiên cứu về phát triển sinh học (động - thực vật), lịch sử, người có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, bảo tồn, hay người làm công tác trùng tu, bảo quản các di sản còn sót lại, tìm hiểu chuyên sâu cũng như phát triển mở rộng chúng. Người làm công tác quản lí, bảo vệ trong viện cũng như vườn quốc gia.

26

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


1.3.2 CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG Lĩnh vực phát triển đa dạng sinh học Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau. Bảo tồn sinh học (conservation biology) là việc nghiên cứu khoa học về bản chất và đa dạng sinh học của Trái Đất với mục đích bảo vệ các loài, môi trường sống của chúng và cả hệ sinh thái khỏi việc bị xóa bỏ hoặc xâm phạm quá mức về tương tác sinh học. Đây là vấn đề có liên quan mật thiết giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cũng như việc thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nguyên tắc của khoa học bảo tồn được áp dụng lần đầu tiên tại rừng của British India. Đạo đức bảo tồn bắt đầu với 3 nguyên tắc cơ bản: hoạt động của con người làm ảnh hưởng tới môi trường, nghĩa vụ của mỗi người để bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai, và áp dụng các biện pháp khoa học để đảm bảo môi trường không bị triệt phá Nguồn: wikipedia.com

Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực; duy trì nguồn gien vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu, nhất là tạo nên các cảnh quan thiên nhiên đẹp cho ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt tình trạng suy thoái về môi trường, suy giảm hệ sinh thái ảnh hưởng sức thu hút của ngành du lịch.

Bản đồ các vùng sinh thái Việt Nam

Nguyên tắc và Mục tiêu Nguyên tắc

Mục tiêu

- Tài nguyên đa dạng sinh học của Buôn Đôn là di sản thiên nhiên của chúng ta và cần được bảo tồn cho thế hệ tương lai - Các cân nhắc về đa dạng sinh học và hệ sinh thái được đưa vào quy trình lập kế hoạch của quốc gia - Quan điểm cân bằng được thông qua ở cấp quốc gia, quốc tế và là nghĩa vụ của khu vực

- Bảo tồn và tăng cường đa dạng sinh học ở cấp độ di truyền, loài và hệ sinh thái. - Đảm bảo sự bền vững tài nguyên đa dạng sinh học của Buôn Đôn - Đảm bảo chia sẻ công bằng và hợp lí lợi ích nguồn gen địa phương Nguồn: Singapore’s National Biodiversity Strategy and Action Plan 2009

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

27


Các chiến lược đặt ra

(Các chiến lược được tham khảo từ các chiến lược phát triển đa dạng sinh học của Singapore 2009)

Chiến lược 1: Bảo vệ đa dạng sinh học Buôn Đôn Bảo tồn môi trường sống và hệ sinh thái của Buôn Đôn để đảm bảo tính bền vững lâu dài, để người dân khu vực có thể hưởng lợi từ vùng đất của họ. Cần phải có nỗ lực chung để bảo vệ các loài bản địa hiện tại, môi trường sống, hệ sinh thái và tái thiết các loài đã từng tồn tại. Hành động - Thực hiện các chương trình bảo tồn và phục hồi các loài - Phục hồi các khu vực mà trước đây đã bị xuống cấp - Mở rộng các hành lang xanh để tránh sự phân mảnh - Sử dụng các công viên, vườn quốc gia để bảo tồn ngoại vi và để xây hoặc tái tạo các hệ sinh thái đã bị mất. Chiến lược 2: Xem xét các vấn đề đa dạng sinh học trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định Chính phủ sẽ xem xét các vấn đề đa dạng sinh học khi đưa ra các quyết định và áp dụng các phương pháp tiếp cận toàn diện để bảo vệ môi trường tự nhiên của chúng ta. Hành động - Kết hợp các cân nhắc về bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm các nguyên tắc quản lý tổng hợp vùng bờ, vào các quy trình hành chính hiện có - Nâng cao năng lực đánh giá đa dạng sinh học - Tăng cường các quá trình hiện tại về tiếp cận và chia sẻ lợi ích, để đảm bảo rằng bảo tồn đa dạng sinh học được xem xét khi cấp phép tiếp cận nguồn tài nguyên di truyền tự nhiên của khu vực Buôn Đôn. Chiến lược 3: Cải thiện kiến thức về đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên Một kiến thức sâu sắc về cách các hệ sinh thái then chốt đáp ứng các hoạt động của chúng ta sẽ giúp chúng ta bảo tồn và sử dụng chúng một cách bền vững. Hành động - Khuyến khích và tạo thuận lợi cho nghiên cứu, đặc biệt là về hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học cụ thể, sự tương tác giữa các thành phần sinh học và môi trường vật lý của chúng, các nghiên cứu định giá đa dạng sinh học và tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học.

28

- Theo dõi sức khoẻ của hệ sinh thái và các loài như là một phần của quá trình quản lý - Xây dựng và duy trì một cổng thông tin trung tâm về đa dạng sinh học để tạo điều kiện ra quyết định sáng suốt hơn - Duy trì danh sách các loài có tình trạng bảo tồn (danh sách đỏ) - Xây dựng các nghiên cứu điển hình và đánh giá các thực tiễn tốt nhất đã được thực hiện. Chiến lược 4: Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng Kiến thức và nhận thức là các điều kiện tiên quyết cho hành động vì cộng đồng về các vấn đề đa dạng sinh học, và là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng. Truyền thông hiệu quả sẽ tạo ra sự nhận thức và quan tâm lớn hơn đến di sản thiên nhiên của chúng ta và thấm nhuần niềm tự hào dân tộc. Hành động - Tăng sự đánh giá cao, nhận thức và hiểu biết của mọi người về thiên nhiên thông qua các cuộc hội thảo công cộng, chương trình đường phố và các sự kiện - Thúc đẩy chương trình tình nguyện qua các nhóm sở thích đa dạng sinh học - Kết hợp các yếu tố bảo tồn đa dạng sinh học vào chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học. Chiến lược 5: Tăng cường mối quan hệ đối tác với tất cả các bên liên quan và thúc đẩy hợp tác quốc tế Phương thức hoạt động có hiệu quả nhất để bảo tồn đa dạng sinh học là thu hút tất cả các bên liên quan, bao gồm tư nhân, công cộng và tổ chức (các cơ quan của chính phủ, học viện, trường học, các nhóm bảo tồn, các nhà tự nhiên học và các công ty tư nhân) trong một quan hệ đối tác toàn diện. Các mối quan hệ đối tác như vậy nên được thực hiện ở trong nước và quốc tế khi các vấn đề đa dạng sinh học bị cắt giảm theo các ngành và vượt qua biên giới quốc gia. Hành động - Khuyến khích sự tham gia tích cực trong việc quản lý môi trường cho tất cả các ngành - Tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN và Văn phòng Công ước về Đa dạng Sinh học, như một dấu hiệu cho thấy cam kết của chúng ta đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp độ toàn cầu.

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Biodiversity around the world

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

29


Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá. Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác...

30

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


02

KHU ĐẤT XÂY DỰNG

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

31


Sơ đồ liên kết và mối liên hệ vùng, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đăk LAawk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2.1. BỐI CẢNH KHU VỰC Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc: nằm ở phía Tây cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

32

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG Đăk Lăk phải là nơi biết rõ hơn đâu hết các giá trị văn hoá của các tộc người cư trú trên địa bàn, nơi dự báo và tư vấn các vấn đề về văn hoá tộc người, nơi mà thế giới phải hướng tới khi nói đến các vấn đề tộc người ở Đông Nam Á, nằm trong tổng thể “cao nguyên văn hoá tộc người”. Mô hình phát triển của tỉnh Đăk Lăk sẽ lấy con người và việc phục vụ con người làm trung tâm, đặt trong mối quan hệ bộ ba mật thiết với tự nhiên và xã hội.

Sơ đồ quan hệ chức năng định hướng phát triển vùng Tây Nguyên

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

33


2.2. VỊ TRÍ KHU ĐẤT

Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M’gar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia. Trên cơ sở địa danh Bản Đôn trước đây, vốn một thời là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk. Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là “Làng Đảo” nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepôk. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa. Khi ấy, người Lào trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú. Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và cũng là điểm nóng xảy ra các vấn đề bạo hành, xâm hại loại voi. Cho đến bây giờ vẫn có thể khẳng định: du khách trong nước và cả thế giới nay vẫn biết đến Bản Đôn nhiều hơn là cái tên Đắk Lắk, cũng giống như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vậy.

34

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

35


SƠ ĐỒ TÁCH LỚP Hiện trạng sử dụng đất Về tổng thể: Trong khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất lâm nghiệp (vườn quốc gia Yok Đôn - bờ Tây sông Sêrêpôk) và đất nông nghiệp (bờ Đông sông Sêrêpôk). Sơ đồ phân bố dân cư và mảng xanh khu vực

Sơ đồ địa hình và giao thông

36

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Vị trí khu đất Bản Đôn trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột. Hiện tại, Bản Đôn chỉ còn là một địa điểm du lịch nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn của Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc. Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông, thác Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi gần đó là Tháp chàm Yang Prong - Ea Súp. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi. Khu đất nằm trong khu quy hoạch khu du lịch dọc sông Sêrepok, thuộc xã Ea Huar. Nằm giữa Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái & Giáo Dục Môi Trường - Vườn Quốc Gia Yok Don và buôn Yang Lành. Chiếm một vị trí quan trọng đối liên kết các cụm du lịch cũng như là cửa ngỏ quan trọng dẫn vào rừng Quốc Gia Yok Don.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

37


2.3. GIAO THÔNG TIẾP CẬN KHU VỰC

Bảng 7: Thống kê hệ thống giao thông hiện trạng STT

Hạng mục

Bề rộng đường (m) Mặt đường

Hè đường

Tổng

1

ĐT01

A-A

5.5

3

8.5

2

Đường liên thôn, buôn

1-1

3.5

1.5

5

3

Đường thôn buôn, ngõ xóm

3-3

2.5

2

4.5

4

Đường sản xuất

4-4

4

Đường tỉnh 697

38

Kí hiệu

4

Đường liên thôn buôn

Đường thôn buôn

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Giao thông đối ngoại Đường bộ Đường tỉnh 01 đi qua khu vực nghiên cứu đóng vai trò giao thông đối ngoại liên kết giữa khu vực quy hoạch với các khu vực khác xung quanh, là tuyến giao thông huyết mạch nối xã với trung tâm huyện và thành phố Buôn Ma Thuột. Tuyến đường này đã được xây dựng theo dự án riêng với quy mô được cấp IV - miền núi, nền đường rộng 7,5 m; mặt đường rộng 5,5 m, đường nhựa, chất lượng tốt. Đường không: Sân bay Buôn Ma Thuột, (sân bay tỉnh). Giao thông đối nội Đường liên thôn, buôn: Đường có lộ giới 4,0m với lòng đường 3,0m; lề đường 0,5mx2; kết cấu đường cấp phối, đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại B. Đường nội thôn: Một số đoạn ngắn được làm với kết cấu bê tông xi măng có lộ giới 2,5-4,5m, bề rộng mặt đường 1,5-2,5m và lề đường rộng 0,5-1,0m. Còn lại là đường đất với bề rộng nền đường 2,5m-3,5m. Đường trục chính nội đồng: 100% các tuyến đường đất với nền đường rộng từ 3,0-5,0m. Tuyến đường thủy: dòng sông Serepok chảy qua các cụm du lịch, có tiềm năng phát triển thành hệ thống giao thông kết nối và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm bằng thuyền thể thao.

Đường sản xuất

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

39


2.4. HỆ SINH THÁI - TÀI NGUYÊN VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN

a. Thảm thực vật

Kiểu rừng thưa rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp) chiếm 96% diện tích rừng Các loại thực vật chính: Dầu đồng (Dipterocarpaceae tuberculatus), Dầu trà beng (D. obtusifolius), Dầu trai (D. intricatus), Cẩm liên (Shorea siamensis), Chiêu liêu (Terminalia tomentosa). Họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Re (Lauraceae). Họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Họ Hòa Thảo (Poaceae) và cỏ quyết ngành dương sỉ (Polupodiophyta). Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Các loại thực vật chính: Họ Giẻ (Fagaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Re (Lauraceae), họ Xoan (Meliceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Ở tầng cây bụi thảm tươi là những loài cây thuộc họ Hòa Thảo (Poaceae) và quyết thực vật. Loài gỗ quý như Gõ Cà te (Afzelia xylocarpa), Trắc mật (Dalberga cochinchinensis), Giáng hương (Ptero carpus macrocarpus), Cẩm lai vú (Dalbergia mammosa). Là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, nhất là các loài thú lớn như Voi, Bò rừng, Hổ, Gấu. Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới Các loại thực vật chính: cây họ Dầu mà đại diện là cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus) các loài cây ưu thế họ Bàng (Combretaceae), họ Tử vi (Lythraceae). Ở trong các thung lũng hay ven sông suối chỉ có thuần loại cây Bằng lăng (Lagerstroemia calyculota), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Tầng cây bụi thảm tươi có nhiều cỏ quyết và Le vòng (Oxytenanthera sp). Là nguồn thức ăn cho một số loài thú lớn và thú móng guốc.

Rừng khộp

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới

Kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa, hỗn giao gỗ nứa Các loại thực vật chính: loài cây thuộc họ Bàng (Combretaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae). Họ phụ tre nứa (Bambusea) có nhiều loài tre, trúc, và lồ ô, Tuế lá xẻ, Địa liền và một số loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Rừng hỗn hợp giao với các cây gỗ lớn

40

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Quy hoạch xây dựng dọc sông Sêrepok, Buôn Đôn

b. Khu hệ thực vật

Bảng 1: Sự phân bố của các Taxon trong các ngành

STT

Ngành lớp

Tên khoa học

Số họ

Số chi

Số loài

1

Ngành dương sỉ

Polypodiophyta

6

6

6

2

Ngành hạt trần

Gynosperrmae

1

1

1

3

Ngành hạt kín - Lớp một lá mầm - Lớp hai lá mầm

Angiosperrmae Dicotyledoneae Monocotyledaneae

101 85 16

283 235 48

559 489 70

108

290

566

Cộng

Trong số các loài cây có một số loài thuộc nhóm nguy cấp V (Vulnerable) + Giáng hương: Pterocarpus macrocarpus Kurz + Tuế: Cycas immersa Craib + Đinh giả: Markhamia stipulata Schun + Gõ cà te: Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib + Cẩm lai Bà Rịa: Dalbergia bariaensis Pierre + Trắc mật: Dalbergia cochinchinensis Pierre + Cẩm lai vú: Dalbergia mammosa Pierre

c. Hiện trạng tài nguyên sinh thái động vật rừng

Bảng 2: Thành phần động vật có xương sống trên cạn và dưới nước.

TT

Lớp

Bộ

Họ

Loài

1

Lớp thú

11

28

89

2

Lớp chim

18

66

305

3

Lớp bò sát

4

17

48

4

Lớp ếch nhái

1

4

16

5

Lớp cá

5

10

31

39

115

489

Cộng

Trong số 89 loài thú đã thống kê được có 39 loài được ghi trong Sách đỏ Thế giới và Sách đỏ Việt Nam 2007. Kết quả thực địa cũng đã ghi nhận một loài mới cho VQG Yok Đôn đó là loài cầy Giáng sọc (Viverra megaspila). Khu hệ chim thống kê có 305 loài. Trong số các loài chim ghi nhận có 17 loài chim hiện đang bị đe dọa toàn cầu có trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Trong số 31 loài cá được ghi nhận có 2 loài cá trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Trong số các loài bò sát và ếch nhái có 9 loài có trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

41


2.5. TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG KHU VỰC

a. Công trình kiến trúc Công trình công cộng Các công trình công cộng trong khu vực quy hoạch được xây dựng với hình thức kiến trúc truyền thống. Công trình cơ quan Trong khu vực quy hoạch điểm du lịch Buôn Đôn có các công trình trụ sở hành chính của xã Krông Ana: Trụ sở HĐND và UBND xã.

Trung tâm y tế xã (1)

Nhà văn hóa trung tâm cụm xã (2)

UBND xã (3)

Chợ xã (6)

Chợ xã Công trình Trung tâm dịch vụ vườn quốc gia Yok Đôn

42

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


7

8

9

10 Công trình dịch vụ du lịch (4) - (5) Hệ thống các công trình lưu trú: Các công trình hiện nay đã xuống cấp và hầu như không được sử dụng trong vài năm gần đây do không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đánh giá: Khu lưu trú nằm ở vị trí chưa phù hợp, khu lưu trú phải có không gian thông thoáng và cảnh quan đẹp, công trình phải tiện nghi cho người sử dụng. Cần phải xây mới lại các công trình lưu trú có quy mô và quy hoạch không gian để có thể thu hút và hấp dẫn khách du lịch. Công trình nhà ở Một số hộ nằm dọc trên các trục đường, kết hợp với kinh doanh, hình thức tận dụng phần hiên trước nhà và dùng bạt che để kinh doanh.

Nhà ở kiểu truyền thống

b. Hiện trạng cấp nước Đa phần các hộ dân trong khu chưa có hệ thống cấp nước tập trung, chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh. c. Hiện trạng cấp điện Hệ thống quy mô nhỏ. Đáp ứng nhu cầu hiện tại của các điểm du lịch. Nhưng với quy hoạch phát triển trong tương lai và mở rộng lượng khách du lịch thì cần nâng cấp trạm hiện có và quy hoạch mới hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu. d. Hiện trạng môi trường Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường chưa vượt quá mức độ cho phép, chất lượng môi trường tương đối tốt, tuy nhiên cần kiểm soát các hoạt động du lịch và khai thác thiên nhiên hợp lý nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong tương lai. Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

Nhà xây mới

Nhà ở kết hợp kinh doanh

43


2.6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN

- ĐỊA CHẤT KHU ĐẤT

Huyện Buôn Đôn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ - khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại Buôn Đôn có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng 93.5% lượng mưa cả năm. Tháng 9 và tháng 10 là các tháng có lượng mưa lớn nhất. - Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Nam. Mưa ít, lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân trong vùng. Toàn tỉnh theo số liệu mưa trong 68 năm, lượng mưa năm cao nhất (năm 1981) đạt: 2.589 mm, lượng mưa năm ít nhất (năm 1991) đạt: 1.249 mm

Biểu đồ trung bình nhiệt độ và lượng mưa (1985 - 2015)

a. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU Nhiệt độ

Chế độ Nắng

Biểu đồ biến động nhiệt độ tháng trong năm Buôn Đôn

Biểu đồ số ngày nắng có nắng trong năm Buôn Đôn

- Nhiệt độ trung bình trong Năm: 23-240c. - Nhiệt độ cao nhất xảy ra vào tháng 3,4 trung bình vào khoảng 31,80c. - Nhiệt độ thấp nhất xảy ra vào tháng 12,1 trung bình vào khoảng: 15-160c. - Nhiệt độ trung bình tháng 1 : 19-200c. - Nhiệt độ trung bình tháng 7 : 25-260c. - Bình quân giờ chiếu sáng năm: 1700-2400 giờ.

44

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Độ ẩm - Độ ẩm tương đối hàng Năm : 81-83%. - Độ bốc hơi mùa khô: 14,9-16,2 mm/ngày Chế độ mưa Lượng mưa trung bình năm: 1740-1780 mm. Chế độ Gió - Hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam. - Mùa khô mang hướng gió Đông Bắc. Mùa mưa hướng gió Tây Nam. - Tốc độ gió trung bình v= 2,4-5,4 m/s. - Khu vực không chịu ảnh hưởng của bão

Hoa gió khu vực Buôn Đôn

b. THỦY VĂN Hệ thống sông suối trong khu vực nghiên cứu khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc, đặc biệt do sự ảnh hưởng của các thủy điện Buôn Kuôp, Buôn Tua Srah, Sêrêpôk3, Sêrêpôk4, Sêrêpôk4A nên khả năng giữ nước kém, các khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp.

Biểu đồ trung bình số ngày mưa trong năm

Biểu đồ trung bình số ngày gió lớn trong năm

Bức xạ mặt trời

c. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH Chưa có tài liệu khảo sát và đánh giá địa tầng các lớp đất đá trong khu vực nên chưa có kết luận về tính chất cơ lý và sức chịu tải của nền đất . Tuy nhiên qua các tài liệu khảo sát cục bộ của một số công trình cấp 2-3 và quan sát thực tế cho thấy: Nền đất khu vực tương đối tốt và ổn định có thể xây dựng nhà 3-4 tầng mà không phải xử lí nền móng tốn kém.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

45


2.7. CẢNH QUAN - HƯỚNG NHÌN

TỪ NGOÀI NHÌN VÀO CÔNG TRÌNH

KẾT LUẬN: VIEW NHÌN VÀO KHU ĐẤT BAO QUÁT, CHỦ YẾU LÀ CÂY BỤI BAO QUANH, CẦN TẠO RA ĐIỂM NHẤN CẢNH QUAN. CẦN TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH ẤN TƯỢNG, THU HÚT.

46

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


1

5

3

4

2

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

47


2.7. CẢNH QUAN - HƯỚNG NHÌN

TỪ CÔNG TRÌNH NHÌN RA

48

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


1

2

3 KẾT LUẬN: VIEW 4 CÓ GIÁ TRỊ LỚN VỀ HƯỚNG NHÌN CẢNH QUAN, NÊN TẬN DỤNG CÁC KHOẢNG MỞ CỦA CÔNG TRÌNH THEO HƯỚNG NÀY. BỐ TRÍ CÁC KHU CÔNG CỘNG, DỊCH VỤ, LỐI TIẾP CẬN ĐƯỜNG THỦY CŨNG NHƯ NƠI GIAO LƯU BẾN NƯỚC.

4

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

49


2.8. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT Diện tích: 8.5 ha Mật độ xây dựng: 10-25% Số tầng cao tối đa: 4 tầng Khoảng lùi: 10m

Khuyết điểm: Chỉ có một trục đường tiếp cận, do đó khó bố trí lối vào chính, lối vào phụ. Do đó cần tổ chức thêm các giao thông phụ bên trong khu đất, đáp ứng phục vụ cho luồng tiếp cận nội bộ, lối vào phụ. Ưu điểm: Được bao bọc bởi hệ thống giao thông, sông - rạch, có nguồn lợi từ cảnh quan sông nước, tiếp cận dễ dàng từ đường chính. Nền đất tốt và ổn định, không cần phải thi công nền móng phức tạp. Giá trị khu đất: Giao thông khá thuận tiện, liên hệ dễ dàng với trung tâm và các cụm khu du lịch trong địa bàn. Thuộc trung tâm dịch vụ du lịch của không gian phía Bắc tp Buôn Ma Thuột, là điểm trung chuyển trên ”con đường du lịch xanh Tây Nguyên”. Bên cạnh đó cụm điểm du lịch nằm trên tuyến du lịch quốc tế (tuyến đường xuyên Á) kết nối đi cửa khẩu Đăk Ruê và tuyến du lịch (TL1) từ TP Buôn Ma Thuột đi Ea Súp.

50

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

51


52

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


03

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

52 | 3.1. Cơ sở tính toán 55 | 3.2. Nhiệm vụ thiết kế 61 | 3.3. Thống kê hiện vật trưng bày

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 53


3.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN 1. Cơ sở tính toán - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tập I, IV - 1997 - Nguyên lý thiết kế kiến trúc (KTS Tạ Trường Xuân NXB Xây dựng - 1999) - Nguyên lý thiết kế bảo tàng - TS KTS Tạ Trường Xuân - Tổ chức không gian kiến trúc các loại nhà công cộng (TS. KTS Vũ Duy Cừ - NXB Xây dựng - 2003) - Dữ liệu KTS - Neufert - Laboratory Design Handbook - Metric Handbook - planning and design data - Bảo tàng học và Thiết kế kiến trúc trưng bày - TS KTS Lê Thanh Sơn - Các tài liệu phẩy số liệu tham khảo khác (xem phần phụ lục) Khu vực sảnh 1 Sảnh chính 2 Sảnh phụ 3 Cầu thang, sảnh tập trung 4 Phòng vệ sinh Khu trưng bày

0.4 - 0.5 m2/người 0.2 - 0.3 m2/người 0.2 m2/người 1 xí, 1 rửa/25 người

5

Thời gian vào của khách

15 - 30 phút

6

5 - 20 phút

8

Thời gian ra của khách Chiều cao không gian trưng bày bình thường Chiều cao không gian trưng bày lớn

9

Diện tích cho tượng

7

S = 24 - 36 m2

4.5 m

S = 40 - 50 m2

6-8m 6 - 10 m2/tượng

10 Hành lang nghĩ

>= 4 m

11 Sảnh

6 m2/người

12 Thể tích phòng tham quan

20 - 30 m3

13 Chiều rộng cửa tối thiểu

1.6 m/250 khách

Khu nghiên cứu Sảnh bộ môn P. Nghiên cứu lý thuyết

S = 45 m2

P. Nghiên cứu sinh

S = 45 m2

P. Họp bộ môn, họp đề tài Khoa học

Văn phòng dạng không gian lớn 9 m2/người 30 người, tối thiểu 1,5m2/ người Nam: 40 người /1 xí, 1 tiểu Nữ: 30 người / 1 xí, 1 tiểu

WC thay đồ nhân viên Khu vực phòng hội thải, thư viện, workshop 14 Diện tích phòng hội thảo Nam 15 Vệ sinh khán giả Nữ 16 Diện tích phòng đọc 17 Kho sách

54

100 người/ 1 xí 3 - 5 người/ 1 tiểu 1 - 3 xí/ 1 rửa tay 50 người/ 1 xí 300 người/ 1 phòng rửa 1 - 3 xí/ 1 rửa tay 2.4 m2/người 2.5 m2/1000 đơn vị sách 1m2/400 sách (giá 2 mặt) 60 sách/1 m2 phòng đọc

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Khu vực hành chính Phòng làm việc

4.5 m2/người

Phòng nghỉ nhân viên

16 m2/người

Các phòng máy

2 - 2.5 m2/người

Phòng thay quần áo cá nhân

0.8 - 1 m2/chỗ

Phòng thay quần áo chung

0.5 - 0.8 m2/chỗ

Khu vực phục vụ Cửa hàng ăn nhẹ

1.3 - 1.5 m2/người

Café có phục vụ

1.2 - 1.4 m2/người

Quần phục vụ

20 - 25 kg/1m dài

Khu vực đậu xe sân vườn Đậu xe

100 m2/ 1 chỗ ô tô

Diện tích quảng trường

0.25 m2/ người

Khoảng cách thoát nước

16 - 24 m

Độ dốc thoát

10%

2. Quy mô khu đất Tỷ lệ diện tích đất xây dựng cho các khu chức năng chính của công trình văn hóa thể thao được tính như sau: Mật độ xây dựng Diện tích phần sân tập ngoài trời Diện tích cây xanh sân vườn Diện tích đất làm đường đi

10 - 35 % 25 - 30 % 15 - 20 % 10 %

Quy mô khu đất 4 - 8 ha (mang tính chất tham khảo từ các bảo tàng trên thế giới cùng với các đồ án khóa trước 05, 06, 07, 08, 09,…) 3. Quy mô tổng quan công trình - Tỷ lệ bình quân của diện tích các khu vực thuộc Phòng trưng bày và không thuộc Phòng trưng bày ở anh là 48:52 (tiêu chuẩn Anh) - Tổng diện tích sàn xây dựng GFA 15000 - 20000 mét vuông. - Cơ sở xác định quy mô công trình: + Là công trình trưng bày - triển lãm của huyện Buôn Đôn và khu vực tỉnh Tây Nguyên. + Dựa vào định hướng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đăk Lăk đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 phấn đấu trở thành một trong những trọng điểm du lịch - dưỡng sinh. + Công trình thuộc cấp khu vực (tỉnh Đăk Lăk) đặt tại Buôn Đôn. Xác định quy mô bằng cách dựa trên quy mô dân số Buôn Đôn và lượng khách du lịch. + Đối tượng phục vụ là dân cư trong trong tỉnh, người dân khu vực Trung Bộ và khách du lịch tìm hiểu văn hóa giao lưu trao đổi tham quan. + Về cơ sở xác định quy mô của công trình có 2 cách xác định như sau: Xác định sức chứa hợp lý cho công trình bằng cách xác định nhu cầu phụ được thể hiện ở các chỉ tiêu số chỗ phục vụ cho 1.000 dân (trong các tiêu chuẩn phục vụ làm quy hoạch đã có tính toán sẵn). Căn cứ vào cấp độ và bán kính phục vụ, tầm ảnh hưởng của công trình từ đó tính được tổng sức theo nhu cầu của loại hình phục vụ. Sử dụng phương pháp nội suy bằng cách so sánh quy mô của một công trình thực tế (tính bằng ha) từ đó suy ra được quy mô hợp lý cho công trình

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 55


4. Số liệu tổng quan Dự báo quy mô dân số đến năm 2025, khoảng 550.000 người, trong đó, nội thị khoảng 400.000 người, ngoại thị 150.000 người Theo tiêu chuẩn quy hoạch đối với công trình bảo tàng thì cứ 1000 người thì có 10 - 12 người đến, như vậy công trình phục vụ khoảng 5500 - 6600 lượt người/năm (đối với khách nội thị) Phân tích tổng quan về khách du lịch tiềm năng: Khách du lịch tới Buôn Đôn có thể phân thành các thành phần chính: Khách quốc tế và khách nội địa bao gồm: Nhóm các gia đình đi du lịch, nhóm người cao tuổi đã nghỉ hưu, và nhóm khách du lịch “ba lô” trẻ, nhóm các nhà nghiên cứu…. nhóm các doanh nhân và nhóm làm việc có thu nhập. Mặc dù lượng khách đến huyện là khá lớn và ngày càng nhiều, tuy nhiên số ngày lưu trú lại rất thấp, khách đến với huyện Buôn Đôn chủ yếu là đi về trong ngày. Bảng 12.Dự báo các chỉ tiêu về du lịch tại Cụm DL Buôn Đôn

TT 1

Hạng mục Tỷ lệ khách so với toàn tỉnh

Đơn vị %

6 tháng đầu năm 2014

Năm 2010

Năm 2020

Năm 2030

67.8

67.8

60

55

2

Lượt khách, trong đó

1000 lk

200

166.3

677

1,580

a

Khách nội địa

1000 lk

199.7

164.0

630

1,417

-

Khách Quốc tế

1000 lk

0.3

2.3

47

158

b

Khách nội địa nghỉ lại

%

99.8

99.8

93

90

-

Khách Quốc tế nghỉ lại

%

0.2

0.2

7

10

-

Khách nghỉ lại

%

100

100.0

100

100

2

Dự báo về lao động

lao động

1430

1430

5290

12290

1380

1380

4900

11060

2.1

Lao động phòng nội địa

-

Lao động trực tiếp

650

650

2100

4740

-

Lao động gián tiếp

730

730

2800

6320

Lao động phòng quốc tế

50

50

390

1230

-

Lao động trực tiếp

20

20

170

530

-

Lao động gián tiếp

30

30

220

700

5

5

4

4

75

75

210

490

2.2

2.3

Tỷ lệ LĐ phục vụ ở lại 3 điểm du lịch

2.4

LĐ du lịch tại cụm du lịch (LĐ du lịch chủ yếu là dân địa phương kết hợp làm DL)

%

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được UBND tỉnh Đăk Lăk phê duyệt năm 2011)

+ Dự báo lượng khách đến 3 điểm du lịch của huyện Buôn Đôn đến năm 2030 là 1575 ngàn người, chia ra khách nội địa là 1418 ngàn người, khách quốc tế là 157 ngàn người. Cơ sở dự báo theo tài liệu :”Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đăk Lăk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch” và “”Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk giai đoạn đến năm 2020” ; “ Các số liệu về du lịch của huyện do Phòng văn hòa-thể thao và du lịch huyện Buôn Đôn cung cấp”

Theo tiêu chuẩn quy hoạch đối với công trình bảo tàng thì công trình phục vụ khoảng 15750 - 18900 lượt người/năm (đối với khách du lịch) Như vậy trong dự đoán trong tương lai (2050), công trình trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ tổng khoảng 21.250 - 25.500 lượt người/năm.

56

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


3.2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CHỈ TIÊU

QUY MÔ ĐỀ XUẤT

Diện tích khu đất (ha)

8.5

Diện tích sàn (GFA) Mật độ xây dựng (%) Hệ số sử dụng đất

Các hạng mục

19800 12 1 - 1.5

Cấp công trình

Thành phố

Khoảng lùi (m)

10

Tầng cao (tầng)

4

Bảng thống kê các chỉ tiêu quy hoạch

Diện tích (m2)

% GFA

1

Khối sảnh, công cộng hội thảo

3100

16

2

Khối nghiên cứu

5780

29

3

Khối trưng bày

7070

36

4

Kho xưởng

3400

17

5

Hành chính quản lý

450

2

6

Kỹ thuật

-

-

7

Bãi đậu xe

-

-

19800

100%

Tổng

Bảng thống kê thành phần quy mô công trình

ĐỀ XUẤT TỈ LỆ DIỆN TÍCH CÁC KHỐI CHỨC NĂNG STT

NỘI DUNG PHÒNG

A. KHỐI SẢNH, CÔNG CỘNG - HỘI THẢO

DIỆN TÍCH (m2)

CHIỀU CAO (m)

GHI CHÚ

3100

16% GFA

I. Sảnh đón tiếp

750

3.9% GFA

Sảnh chính

600

10 - 15

0.4 - 0.5 m2/người

Gửi đồ

30

3 - 3.6

0.03 m2/người

Quầy vé

45

3 - 3.6

0.05 m2/người

Quầy hướng dẫn

20

3 - 3.6

Vệ sinh

55

2.8

II. Trưng bày ngắn hạn

750

Sảnh giao lưu

200

10

Không gian triển lãm ngắn hạn

500

7.8

Xưởng thao tác ngắn hạn

50

7.8

III. Dịch vụ

820

III.1 Caféteria

450

3.9% GFA 0.2 - 0.3 m2/người

4.2% GFA 3.6

Quầy sách

80

Kho pha chế

20

Bếp, khu soạn

60

Vệ sinh

60

2.8

150

3.6

III.2 Quầy hàng lưu

Nam: 1 xí + 2 tiểu/150 người Nữ: 2 xí/120 người Vệ sinh cho người khuyết tật: 1 thiết bị + 1 bồn rữa/phòng.

1.5 - 2 m2/người

Quầy nhỏ: 4mx5.3m-6m Quầy lớn: 4mx7.2m-9.2m

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

57


IV. Hội thảo

200

7.8

0.15 - 0.18 m2/người

Hội trường lớn 400 chỗ

450

7.8

0.8 - 1.2 m2/người

Phòng chuẩn bị

20

3.6

Phòng dịch thuật, in ấn

20

3.6

Phòng kỹ thuật phụ trợ

20

3.2

20 (x2)

3

30

3.6

Kho thiết bị B. KHỐI NGHIÊN CỨU - THƯ VIỆN

5780

I. CÁC BAN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU

4480

1

2

4.0% GFA

Sảnh hội thảo

Phòng nghỉ diễn giả

KHU NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

29% GFA

840

4.2% GFA

Sảnh - Quầy tiếp tân hướng dẫn - Khu giải lao

70

3.6

P. Ban quản lý

90

3.6

P. Nghiên cứu lý thuyết

270

3.6

P. Họp đề tài Khoa học

48

3.6

Phòng làm việc chung

270

3.6

P. IT

20

3.6

WC thay đồ nhân viên

36

2.8

Thư viện lưu trữ chuyên môn

36

3.6

KHU THỰC HÀNH

2900

0,27 m2 /1 nhân viên

Văn phòng dạng không gian lớn 9m2/ người 30 người, tối thiểu 1,5m2/ người

Nam: 40 người /1 xí, 1 tiểu; Nữ: 30 người / 1 xí, 1 tiểu Lưu trữ tài liệu chuyên ngành của bộ môn 14.6% GFA

Workshop

50

3.6

Kho workshop

25

3.6

P. Lab công nghệ Gen

54 (x5)

3.6

2 Mô đun :2x(3mx9m)

P. Lab phân tử tế bào

54 (x5)

3.6

2 Mô đun :2x(3mx9m)

P. Lab khoa học sinh thái

54 (x5)

3.6

2 Mô đun :2x(3mx9m)

P. Lab môi trường và sinh hóa

54 (x5)

3.6

2 Mô đun :2x(3mx9m)

P. Lab công nghệ nuôi cấy

54 (x5)

3.6

2 Mô đun :2x(3mx9m)

P. Lab công nghệ canh tác

54 (x5)

3.6

2 Mô đun :2x(3mx9m)

Khu hỗ trợ phòng thí nghiệm

36 (x25)

3.6

2x2/3 Mô đun :2x(3mx6m) Cho mỗi phòng nghiên cứu

25

3.6

140 (x2)

2.8

P. Nghỉ nhân viên WC thay đồ nhân viên

58

780

0,27 m2 một nhân viên

Nam: 40 người /1 xí, 1 tiểu; Nữ: 30 người / 1 xí, 1 tiểu

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


3

KHU ĐÀO TẠO CHUYỂN GIAO

3.7% GFA

Phòng học lý thuyết

150 (x3)

3.6

Kho bàn ghế, thiết bị

50

3.6

WC

60

2.8

Căn tin khối nghiên cứu

180

2.8

II. THƯ VIỆN

1300

6.5% GFA

Sảnh

50

4.2

Quầy hướng dẫn, thủ tục

20

3.2

Phòng quản lí

20

2.8

Phòng đọc 200 chỗ + Khu đọc chính + Khu đọc thiếu nhi + Khu tạp chí + Khu sách nghiên cứu đa dạng sinh học vùng + Khu sách nghiên cứu về khu vực Tây Nguyên

150 100 150 150

4.2 - 4.5

60

4.2

Khu vực tra cứu

40

4.2

Phòng in ấn photo

20

3.6

Phòng thảo luận

200

3.6

Phòng chiếu phim

60

5.4

Kho sách

70

4.2

Kho trung chuyển

20

4.2

20 (x2)

2.8

C. KHỐI TRƯNG BÀY TRIỄN LÃM GIAO LƯU SẢNH Sảnh khánh tiết Sảnh tầng kết hợp sảnh giải lao Discover Center

Số chỗ của phòng đọc = 20% số người tham quan 2.5 m2/chỗ

150

Thư viện điện tử

Vệ sinh

1

740

Bố trí trong sảnh và phòng đọc để tra cứu thông tin, danh mục tài liệu

7070

36% GFA

1450

7.5% GFA

650

10 - 15

150 (x2)

5-7

0.6 m2/người

500

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

59


2

KHU TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ CĐ1 - Khái quát về tự nhiên TN CĐ2 - Các sinh vật quý hiếm - tuyệt chủng CĐ3 - Thành tựu bảo tồn đa dạng sinh học trong và ngoài nước

3

KHU TRƯNG BÀY SINH VẬT Tổng quan - Tự nhiên Buôn Đôn

10.7% GFA

500

4.4 - 6

Hình ảnh, mô hình

800

4.4 - 6

Hình ảnh, mô hình, điêu khắc

800

4.4 - 6

Hình ảnh, mô hình

3520 500

17.8% GFA 4.4 - 6

Hình ảnh, mô hình, điêu khắc

CĐ4 - Trưng bày thực vật vùng núi đá kết hợp tiêu bản các loài Chim CĐ5 - Trưng bày hệ thực vật ven sông kết hợp Cá - lưỡng cư CĐ6 - Trưng bày hệ thực vật đầm lầy kết hợp côn trùng

800

Thực vật sống

1200

Thực vật sống

800

Thực vật sống

4

Phòng chiếu phim 40 chỗ

100

5.4

5

Vệ sinh

30 (x4)

2.8

D. KHỐI KHO XƯỞNG

60

2100

3400

1.6 m2/người

17% GFA

Sảnh trung chuyển

150

4.2

Kho tạm nhập

40

3.6

Đăng kí phân loại

60

3.6

Kiểm tra đánh giá

60

3.6

Xưởng phục chế

400

5.4

Xưởng mô hình

180

3.6

Kho hiện vật hư hỏng

60

3.6

Kho tạm sau phục chế

80

5.4

Kho hóa chất

60

3.6

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Kho vật liệu

80

3.6

Kho vật phẩm

1000

5.4

Kho hữu cơ

450

3.6

Kho vô cơ

300

3.6

Kho lưu trữ đặc biệt

200

5.4

Kho thiết bị

40

3.6

Kho mô hình

80

3.6

Văn phòng quản lí

40

3.2

Phòng kiểm soát an ninh

24

3.2

Phòng nghỉ nhân viên

24 (x2)

3.2

Vệ sinh thay đồ nhân viên

24 (x2)

2.8

E. KHỐI HÀNH CHÍNH - QUẢN LÝ

450

2% GFA

Sảnh khối Hành chính - Quản lý

24

2.8

Sảnh nội bộ

16

2.8

Phòng giám đốc trung tâm

36

2.8

24 (x2)

2.8

Phòng tài vụ

20

2.8

Phòng đoàn thể

30

2.8

P. Hành chính tổng hợp

80

2.8

Phòng kế toán

40

2.8

Phòng tiếp khách

36

2.8

32 (x2)

2.8

P. Y tế

18

2.8

Kho tư liệu

50

2.8

Phòng nghỉ nhân viên

20 (x2)

2.8

WC

24 (x2)

2.8

Phòng phó giám đốc trung tâm

Phòng họp

TỔNG GFA

19300

100% GFA

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 61


F. KHỐI KĨ THUẬT PHỤ TRỢ Phòng kỹ thuật điện

30

Phòng ky thuật nước

150

Phòng PCCC

50

Phòng điều hòa trung tâm

80

Phòng điều khiển kĩ thuật nhà kính

30

Phòng điều khiển và kiếm soát thông gió

16

Phòng bảo vệ

20 2 thang khách + 1 thang hàng

Thang máy Kho thiết bị

25

G. KHÔNG GIAN NGOÀI TRỜI

Hỗ trợ khối Nghiên cứu

Trưng bày ngoài trời Diện tích cây xanh tối thiểu 30% (QCXDVN 01:2008/BXD)

Sân vườn tạo tác Khu chăm sóc động vật Khu vườn ươm Vườn thực nghiệm + Kiểu rừng thưa rụng lá cây họ Dầu + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới + Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới + Kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa, hỗn giao gỗ nứa H. SÂN BÃI, ĐẬU XE Quảng trường

3000

0.25 m2/người

4160

Diện tích đậu xe 19800 x 65% : 100 x 25 = 3217.5 m2 Diện tích đậu xe ô tô 3220 x 40% = 1288 (52 ô tô) Diện tích đậu xe máy 3220 x 60% = 1932 (773 xe)

Bãi nhập hàng Diện tích đậu xe ngoài nhà

62

Xe ô tô

25 (x52)

Xe máy

2.5 (x773)

Xe tải chở hàng

30 (x3)

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 63


Kiến trúc là một nghệ thuật, khi trong một hoàn cảnh nhất định có thể tạo ra cảm xúc thẩm mỹ dù vô thức hay ý thức.

Luis Barragan

Câu chuyện không gian dẫn dắt con người đi từ nơi chật hẹp, nhân tạo, trưng bày những tranh ảnh, tài liệu, mô hình, sinh vật “chết” - nơi hoài niệm những thứ cũ kĩ, xưa kia vốn đã có một nơi “đàng hoàng, cường tráng và hoang sơ” như thế. Để rồi mở ra một tia hy vọng, những thành tựu trong sự cố gắng bảo vệ thiên nhiên, rồi không gian được mở rộng ra nơi mà ánh sáng tự nhiên ló rạng chan hòa cùng đa dạng cỏ cây, động vật. Nơi mà vẻ đẹp nhân tạo hài hòa với vẻ đẹp tự nhiên mang đến xúc cảm về sự sống mới cho người tham quan. Kịch bản tọa dựng cho cảm xúc người xem từ nơi không gian trưng bày “chết” Chuyên đề 1: Khái quát về tự nhiên Tây Nguyên Chuyên đề 2: Các loại sinh vật quý hiếm - tuyệt chủng Chuyên đề 3: Thành tựu bảo tồn đa dạng sinh học đến nơi không gian trưng bày sinh vật “sống” Trưng bày tổng quan: Tự nhiên Buôn đôn Chuyên đề 4: Trưng bày thực vật vùng núi đá kết hợp tiêu bản các loài Chim Chuyên đề 5: Trưng bày hệ thực vật ven sông kết hợp Cá - lưỡng cư Chuyên đề 6: Trưng bày hệ thực vật đầm lầy kết hợp côn trùng

Loại vật phẩm

Chất liệu

Hình dáng

Kích thước

Phương thức bố cục

Mặt phẳng

Giấy, vải, gỗ phẳng, đá, kim loại, nhựa...

Chữ nhật, hình vuông...

Nhỏ: 1-2m2 Lớn: hàng chục m2

Tranh liên hoàn phẳng. Tranh liên hoàn cong lồi/lõm

Vật phẩm có khối, chi tiết

Kính, giấy, thạch cao, tre nứa, đá, gỗ, kim loại.

Đa dạng

Kích thước >= 1m2

Trên tường, bố cục từng đơn vị cụ thể

Là mặt phẳng, không gian 3 chiều

Chiếu trên tivi, tường, giấy màn lab.

Chữ nhật, vuông.

Từ 15 inch đến >= 5m2

Thẳng đứng, nghiêng

Tượng phù điêu

Trưng bày trên nền phẳng, có hình lồi lõm

Khắc trên đá, gỗ, thạch cao.

Tranh khắc các chi tiết kiến trúc, chạm trổ.

Thuộc kích thước của phù điêu: đa dạng

Đa dạng (trên tường, đứng độc lập)

Tác phẩm sắp đặt

Sự kết hợp từ nhiều loại khác nhau, được sắp xếp thành tác phẩm nghệ thuật

Đa dạng, phong phú từ chất liệu vô cơ cho đến hữu cơ

Không giới hạn. Tùy theo ý tưởng sắp đặt

Thường có kích thước lớn

Treo, đặt, dán vào tường trần hoặc sàn, tùy theo sự sắp xếp ý đồ tác giả

Là các loại sinh vật đặc hữu trong khu vực hiếm và cần được bảo vệ

Cảm nhận đặc thù không gian theo nơi cư trú của các loài

Không gian giả định thiên nhiên

Không gian lớn

Không gian giả định thiên nhiên

Hình ảnh, tranh vẽ

Mô hình

Phim ảnh

Sinh vật sống

64

Đặc điểm

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


NỘI DUNG KHU CHUYÊN ĐỀ Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 65


66

Các loại bộ sưu tập được phân chia thành bốn nhóm chính: - Bộ sưu tập sinh vật (biological collections) - Bộ sưu tập cổ sinh vật học (paleontological collections) - Bộ các nghiên cứu về đa dạng sinh học (conservation biodiversity research collections) - Bộ các tài liệu liên quan tới bộ sưu tập (document)

Các mẫu vật trong bộ sưu tập tự nhiên thường đa dạng và phức tạp. Phân theo tính chất hóa học: - Hữu cơ (như chim, động vật có vú) - Composite vô cơ (như vỏ, một số hóa thạch, xương)

Phân theo dạng chế tác: - Tiêu bản: các mẫu được bảo tồn nguyên dạng - Hiện vật sống: tái hiện hệ sinh thái tự nhiên, cho sinh vật vào sống - Mô hình: tái hiện bề ngoài của tiêu bản - Hình minh họa: trường hợp không có mẫu vật

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Tổng quan:

KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN TÂY NGUYÊN

KHÔNG GIAN GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÂY NGUYÊN Không gian này thường nằm đầu chuỗi tham quan ngay sau khi khách tham quan bước ra khỏi sảnh long trọng. Sau khi tham quan xong không gian này, khách tham quan phải nắm được những yếu cơ bản nhất về tự nhiên Tây Nguyên là tiền đề cho các nội dung tiếp theo. Nội dung trưng bày bao gồm: - Giới thiệu vị trí địa lý - Địa hình - Khí hậu - Lịch sử phát triển tự nhiên. Vật phẩm phẩm trưng bày - Chủ yếu là các tranh ảnh, cỡ lớn hoặc nhỏ - Thông tin bằng chữ. - Thông tin dạng phim tài liệu trình chiếu trên màn ảnh. Không gian trưng bày Đối với tranh ảnh không gian trưng bày khá đơn giản đã đề cập ở các phần trên. Thông tin dạng phim tài liệu có thể kết hợp với chung với không gian tranh ảnh nếu phim ngắn. Nếu là phim tài liệu trong thời gian dài cần có không gian riêng. Khi đó cần chú ý đến độ dốc bậc ngồi và tầm nhìn của người xem.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

67


Chuyên đề I:

TỔNG QUAN TỰ NHIÊN BUÔN ĐÔN

Vật phẩm trưng bày

Các mẫu động vật không xương sống - Mẫu vật khô: vỏ động vật thân mềm, động vật da gai, khung xương động vật giáp xác - Mẫu vật trong chất lỏng: động vật thân mềm có hoặc không có vỏ, động vật giáp xác - Chế phẩm kính hiển vi. Các mẫu côn trùng - Mẫu ghim - Mẫu vật gắn trên chân đứng - Mẫu vật trong chất lỏng - Mẫu trong các giấy hoặc gói gấp - Mẫu xem bằng kính hiển vi - Trứng và kén, ấu trùng và nhộng, tổ - Mẫu vật côn trùng sống (để nghiên cứu chu kỳ cuộc sống) - Bộ sưu tập côn trùng sâu bệnh nông nghiệp - Vật phẩm văn hóa, nghệ thuật có nguồn gốc từ các loài côn trùng - Các mẫu DNA / RNA. Bộ sưu tập sinh vật - Mẫu vật thực vật (botanical specimens) - Tiêu bản cây khô - Địa y và rêu, khô và lưu giữ trong giấy, hộp hoặc tiêu bản - Mẫu vật không trong hộp: nấm lớn, mẫu gỗ, nón thông - Mẫu vật trong chất lỏng: xương rồng, hoa trái cây, hoặc mẫu vật khác - Mẫu gỗ, Hạt giống, Phấn hoa - Mẫu nhìn bằng kính hiển vi - Hạt giống nông nghiệp - Mẫu khô được đông lạnh - Bộ sưu tập cây sống - DNA / RNA chiết xuất

Không gian trưng bày Vật phẩm kích thước trung bình: Có thể đặt vật phẩm trên bệ hoặc trong lồng kiếng, không đòi hỏi không gian quá lớn. Chiều cao tối đa khoảng 6m. Có thể kết hợp nhiều vật phẩm với nhau, nhưng số lượng cũng không được quá nhiều, quá dày đặc. Vật phẩm kích thước lớn: Vật phẩm được đặt trong lồng kính. Trưng bày số lượng nhiều, mật độ giày đặc. Cần bố trí sắp xếp theo chủng loại để tránh bị rối...

Không gian trưng bày vật phẩm kích trung bình

68

Người xem trong không gian trưng bày

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

69


Chuyên đề II:

CÁC LOẠI SINH VẬT QUÝ HIẾM - TUYỆT CHỦNG

Vật phẩm trưng bày

Các mẫu động vật có xương sống - Da động vật: có gắn hoặc không có gắn xương. - Mẫu vật nhồi bông bọc da: có thể gắn xương - đầu lâu - sừng - gạc. - Cách chim khô với xương cánh. - Mẫu xác ướp tự nhiên. - Mẫu đông khô: mẫu vật hoàn chỉnh hoặc rút ruột. - Mẫu chất lỏng bảo quản: phôi, ấu trùng, trứng. - Hộp sọ. - Bộ xương sau sọ: khớp nối, khớp nối nhân tạo. - Toàn bộ xương. - Các bộ phận được chia cắt: một khúc xương, răng, mai rùa... - Phôi và khuôn mẫu: răng, hộp sọ, động vật dưới nước, bò sát, lưỡng cư, dấu chân. - Toàn bộ vỏ trứng và các mảnh vỡ: chim, động vật có vú, bò sát. - Tổ: chim, động vật có vú, bò sát. - Lông: lông nghệ thuật, thảm da động vật. Bộ sưu tập cổ sinh vật: - Mẫu ướp xác. - Hóa thạnh động vật có xương sống và không xương. - Hóa thạch nén (cốt hữu cơ tạo bởi áp lực của đất đá ở trên). - Bộ xương được gắn bởi nhiều mảnh. - Bản sao được thực hiện để nghiên cứu hoặc triển lãm: phôi, khuôn mẫu, vỏ. - Mẫu vật trong chất lỏng: cổ vi sinh vật trong glycerin. - Hóa thạch cắt thành phần. - Mẫu vật trong vẫn còn bọc trong lớp thạch cao hoặc các vật liệu khác được sử dụng để bảo vệ trong thời gian vận chuyển đến trung tâm. -Axit amin, DNA và các tài liệu khác được chiết xuất từ các mẫu vật.

Không gian trưng bày Động vật kích thước lớn voi, bò tót, tế giác.... Chúng thường được trưng bày trong không gian lớn, thường là một không gian trung tâm, thông tầng, chỉ trưng bày 1 vật phẩm trong một không gian lớn tránh việc đặt quá nhiều vật phẩm ở vị trí gần nhau sẽ tạo sự tranh chấp. Cần tạo khoảng cách giữa người tham quan và vật phẩm để tránh việc đụng chạm của người tham quan vào vật phẩm gây hư hỏng vật phẩm. Động vật kích thước trung bình: gấu, hươu, nai,... Có thể đặt vật phẩm trên bệ hoặc trong lồng kiếng, không đòi hỏi không gian quá lớn. Chiều cao tối đa khoảng 6m. Có thể kết hợp nhiều vật phẩm với nhau, nhưng số lượng cũng không được quá nhiều, quá dày đặc. Động vật kích thước nhỏ: chuột, sóc, chồn,… Vật phẩm được đặt trong lồng kính. Trưng bày số lượng nhiều, mật độ giày đặc. Cần bố trí sắp xếp theo chủng loại để tránh bị rối...

Không gian trưng bày động vật kích thước lớn 70

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

71


Chuyên đề III:

THÀNH TỰU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Chuyên đề trưng bày nhằm mục đích thể hiện các dây chuyền và công nghệ hiện đại của việc bảo tồn đa dạng sinh học, các hình ảnh, tài liệu thành tựu thành công trong nước và trên thế giới về vấn đề này. Mà cụ thể ở đây là nghiên cứu và ghi chép các vấn đề hiện hữu trong môi trường, những giải pháp trong việc nghiên cứu bảo tồn, đưa ra một số thực nghiệm để hiểu hơn tính cấp bách của vấn đề và cuối cùng là thành tựu trong hợp tác nghiên cứu, chiến lược hoạt động, kết quả đạt được của một số trung tâm bảo tồn trên thế giới. Các bộ tài liệu trong nghiên cứu về môi trường sinh học: Bộ sưu tập nghiên cứu bảo tồn môi trường sinh học là các mẫu vật, mẫu và phân tích dữ liệu thu thập được để theo dõi mức độ của các yếu tố khác nhau và các hợp chất sinh học trong môi trường. Nghiên cứu môi trường có thể dẫn đến các mẫu composite, như nước, mưa, nhiệt độ và trầm tích. Chúng được phân loại riêng biệt từ bộ sưu tập sinh học, địa chất, cổ sinh vật và vì chúng thường là hổn hợp của vật liệu thu thập được để nghiên cứu môi trường cụ thể. Các dạng mẫu vật và chế phẩm - Mô sinh học (trong lưu trữ cực lạnh) - Mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí - Bộ lọc không khí hoặc nước - Biểu đồ ghi chép từ công cụ phân tích: không khí, tiếng ồn, chất lượng nước - Mẫu hoặc mẫu vật phụ khác thu thập theo giao thức đặc biệt. Bộ các tài liệu liên quan tới bộ sưu tập: Trong một số bộ sưu tập, các tài liệu được coi là một phần mẫu vật. Màu sắc, hình ảnh ban đầu khi các mẫu vật được thu thập đặc biệt quan trọng. Bao gồm: - Catalog gốc - Ghi chép hiện trường - Bản đồ địa phương (với ký hiệu viết tay) - Các card tập tin - Hồ sơ lấy mẫu/ bóc tách - Biểu đồ và đồ thị được tạo ra bởi các công cụ phân tích - Băng máy tính/ đĩa - Phác thảo gốc/ bản vẽ/ tranh màu nước, tranh khắc/ bản in - Hồ sơ ảnh: bản in, X-quang, motion film, băng hình, đĩa CD-ROM - Các trình chiếu dạng 3D, mô phỏng.

72

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

73


TRƯNG BÀY VẬT SỐNG Là hình thức triễn lãm khá mới mẽ đối với loài hình trưng bày - triễn lãm. Quan niệm trước đây đối với nơi trưng bày là trưng bày những hiện vật bất động. Tuy nhiên với một viện nghiên cứu sinh học thì việc cảm nhận được sự tương tác của các loài sinh vật nó ăn thế nào, ở như thế nào, việc cư trú đào hang, tái tạo cơ thể ... Cũng như là những vườn cây trồng, vườn nông nghiệp, những khu rừng, nơi các loài cây sống và phát triển, để khách tham quan có thể tương tác một cách trực tiếp, học cách để trồng một cái cây. Là một hình thức vô cùng sinh động, tăng tính tương tác hiệu quả giữa khách tham quan với vật phẩm trưng bày hơn những thước phim video hay mô hình, tiêu bản.

74

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Chuyên đề IV:

CÁ, LƯỠNG CƯ

Ảnh minh họa không gian

Cũng có thể phân loại và trưng bày trong không gian tương tự như động vật có vú trên cạn. Ngoài ra cần phải được tạo môi trường sống đạt tiêu chuẩn cũng đảm bảo được việc tham quan. Các sinh vật sống thường được nuôi trong bể kiếng nhỏ phân theo từng loại hoặc nuôi kết hợp trong bể lớn.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

75


Chuyên đề V:

CHIM, CÔN TRÙNG

Ảnh minh họa

So với các loài động vật cỡ lớn khác, số lượng các loài chim, bướm, côn trùng tương đối ít hơn. Có thể kết hợp vào trong trưng bày thực vật để tiện cho việc trưng bày và tạo cho người tham quan những trải nghiệm thật.

76

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Chuyên đề VI:

ĐỘNG VẬT CÓ VÚ

Vật phẩm trưng bày

Trưng bày thành điển hình các loại động vật đặc thù trong khu vực nghiên cứu, những loài nằm trong sách đỏ có nguy cơ bị săn bắn trái phép, là nơi cứu chữa và nuôi dưỡng, bảo vệ chúng tới cuối đời.

Không gian trưng bày

Môi trường trong khu nuôi nhốt động vật được tái hiện lại gần giống vớ môi trường sống của loài nuôi giữ dựa vào các tính toán và nghiên cứ về tập tính sinh sống của từng loài mà cho ra những khu nuôi dưỡng phù hợp nhất.

Ảnh minh họa không gian

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

77


Chuyên đề VII:

HỆ THỰC VẬT

KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY HỆ THỰC VẬT Hệ thực vật vô cùng phong phú về chủng loại, số lượng và kích thước nên cần không gian lớn khác nhau để trưng bày hệ thực vật. Có thể kết hợp với không gian trưng bày động vật khác.

Ảnh minh họa không gian

78

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


04

PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

79


80

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455

TRUNG TÂM TRƯNG BÀY VÀ NGHIÊN CỨU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BUÔN ĐÔN - ĐĂK LĂK


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 81


MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Ý TƯỞNG LIÊN KẾT CÔNG TRÌNH - KHU ĐẤT GIAI ĐOẠN 1

GIAI ĐOẠN 2 LÀNG GIỮA RỪNG Lấy cảm hứng từ các ngôi làng của người dân tộc thiểu số - quây quần. Mỗi mô-đun là một liên kết với không gian tự nhiên, được kết nối với nhau bằng hành lang có mái nhẹ và quây quần nhau quanh một sân lớn LÀNG VÀ RỪNG 2 Xác định vị trí các khối công trình tương tác con người với tự nhiên. Từ đó kết nối các công trình lại với nhau bởi một hệ lưới bao che mang đặc trưng của kiến trúc hiện đại

ĐƯỜNG MÒN Lấy ý tưởng từ các con đường mòn trong rừng. Người tham quan đi trên con đường có thể cảm nhận được thiên nhiên và nắng gió ngay xung quanh - đây là một xu hướng trưng bày mới hiện nay

TỔ HỢP LÀNG MỚI Đóng mở không gian theo chức năng. Bố cục không gian đóng mở linh hoạt tạo sự đa dạng mới mẻ cho công trình, các khối công trình cong vòm ôm lấy các vùng không gian riêng biệt, tạo ra liên kết hài hòa với tự nhiên ĐAN XEN (*) Xác định lại phần bị ảnh hưởng nhân tạo. Từ đó chuyển tiếp tạo liên kết đan xen hài hòa giữa tự nhiên và nhân tạo. Một bên vừa tạo điểm nhấn kiến trúc, một bên vừa không làm đứt đoạn cảnh quan tự nhiên BIẾN MẤT Phân tán, ẩn khỏi mặt đất. Phân tán theo các khối chức năng khác nhau của công trình, thử nhấc một số bộ phận lên khỏi mặt đất để không cắt đứt tính liên kết các mảng xanh trong khu vực và liên kết các không gian với nhau bằng các con đường mòn

82

Phát triển phương án lấy cảm hứng từ các đường cong tự nhiên, lấn sâu vào khu đất Nhược điểm: chưa phù hợp với hệ đường đồng mức khu đất

Tạo đan xen nhiều hơn giữa công trình và tự nhiên. Nhược điểm: công trình thiếu điểm nhấn kiến trúc, không đảm bảo về chiều cao

Tạo ra điểm nhấn kiến trúc cho công trình, công trình nhô ra từ đất Nhược điểm: Bố cục chưa hài hòa, ngôn ngữ chưa thống nhất

Mô đun hóa công trình theo mô tip nhất định, hình khối mạnh mẽ tạo được điểm nhấn kiến trúc, cũng như tương tác với tự nhiên Nhược điểm: Mô-đun hóa dễ gây cảm giác nhàm chán, không gây bất ngờ trong tham quan Cách điệu ngôn ngữ mô đun theo ngôn ngữ mới để tạo ra nhiều không gian thú vị hơn Nhược điểm: hình khối gây khó khăn trong việc xác định lưới cột cũng như bố trí công năng

Cách điệu ngôn ngữ mô đun theo ngôn ngữ mới để tạo ra nhiều không gian thú vị hơn Nhược điểm: khối mô đun bị dài, ngôn ngữ chưa phản ánh tinh thần vùng đất

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


GIẢI QUYẾT CÁC YẾU TỐ ĐẶC THÙ KHU ĐẤT CÔNG VIÊN HÓA TRUNG TÂM

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 83


84

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC

Cảm hướng từ ngôi nhà sàn dài của người dân tộc miền núi. Có một trục giao thông chính xuyên xuốt ngôi nhà và các không gian chức năng của ngôi nhà được bố trí quanh trục chính ấy. Thậm chí người ta còn nối dài căn nhà ấy mỗi khi có thành viên mới về chung sống trong gia đình

Thay vì đi theo xu hướng kiến trúc mang đặc trưng văn hóa bản địa, tôi đề xuất một xu hướng kiến trúc nhẹ nhàng hòa vào thiên nhiên, con vật. tuy nhiên cũng chính nó tạo ra một điểm nhấn thu hút khách tham quan tới công trình

Ngôn ngữ không gian được hiểu theo một cách mới, không hẵn không gian được định nghĩa bởi 4 bức tường. Nó có thể được định nghĩa bởi 3 bức và phần còn lại chính là để người xem trong đó tự có cảm nhận riêng...

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC Đường nét kiến trúc hướng tới một sự hài hòa với tự nhiên, không quá lấn át không gian. Tuy nhiên vẫn phải nói lên được đặc trưng của vùng đất - Bản Đôn của nắng, gió và của những con người mộc mạc nơi đây. Từ đó tôi đề xuất ra những ngôn ngữ khúc chiết nhưng uyển chuyển với địa hình, với không gian

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 85


GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC

Kiến trúc đối thoại với tự nhiên, đối với con người, nó đồ sộ to lớn, tạo nên dấu ấn riêng của con người, đối với tự nhiên, nó nhẹ nhàng hòa quyện vào thiên nhiên , trở thành một phần của thiên nhiên.

86

Kiến trúc hòa nhập với thiên nhiên, tuy nhiên cũng cần có sự nổi bật của nó khỏi thiên nhiên. Hài hòa và đan cài với tự nhiên

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


GIẢI PHÁP KHÔNG GIAN

Thông tầng

Sảnh

TB mở

TB mở

TB đóng

TB đóng

KG suy tư

TB mở

TB đóng

TB đóng

Nghiên cứu

Thư viện Cafeteria

Nghiên cứu

Nghiên cứu

Các kiểu lấy sáng trong không gian được lựa chọn sao cho phù hợp nhất với chức năng của từng không gian Sảnh, trưng bày đóng - mở, thư viện nghiên cứu, Nghiên cứu - nghiên cứu

Không gian trưng bày dạng mô đun cho phép linh hoạt biến đổi không gian theo nhiều cách khác nhau để tạo được sự mới lạ trong trưng bày hiện vật. Trong kịch bản trưng bày, tôi đề xuất ra một số ngôn ngữ không gian trước tiên của bảo tàng

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

87


DIAGRAM CÁC THÀNH PHÂN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TRÌNH

- Đối với các khu nghiên cứu và bảo tồn. Nếu với các đối tượng nghiên cứu là động vật sẽ có khu vực trại nuôi dưỡng trong quá trình thí nghiệm. Thì đối vớ thực vật, sẽ có các khu vực nhà kính để thử nghiệm và nhân giống trên diện nhỏ trong một môi trường có thể kiểm soát được các nhân tố môi trường khí hậu tác động vào đối tượng thí nghiệm. - Khối nhà kính nuôi trồng thực vật với kết cấu thép và phủ kính rất dễ nhận biết và tách biệt khỏi các thể loại kiến trúc thông thường.

88

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


- Hình thức kiến trúc của trung tâm cần được chú ý nhằm vừa phản ánh trình độ phát triển, mức độ quan tâm đến lĩnh vực đa dạng sinh học khu vực, vừa góp phần tạo nên điểm nhấn cho tổng thể của một khu du lịch sinh thái. Hình thức kiến trúc thân thiện, chào đón người dân và khách du lịch vào thăm quan.

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

89


90

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

91


92

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

93


94

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

95


96

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

97


98

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

99


100

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 101


102

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 103


104

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 105


106

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

107


108

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

109


Sử dụng vật liệu địa phương, chất liệu sẵn có và có hình thức nhà truyền thống địa phương dễ dàng mang đến xúc cảm cho khối công trình. Các chất liệu: tre, rơm rạ, gạch đỏ,… Hình thức tạo mặt đứng bằng cách sử dụng tre dễ tạo ấn tượng mộc mạc, chất phác cho công trình, tạo ra điểm nhấn 110

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 111


112

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 113


TIỂU CẢNH SẢNH CHÍNH CÔNG TRÌNH

114

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


TIỂU CẢNH SẢNH PHỤ RA THAM QUAN TỰ NHIÊN

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 115


116

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

117


118

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

119


Tiểu cảnh đề xuất khu bể cá ngoài trời

120

Tiểu cảnh đề xuất khu vườn chim ngoài trời

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Tiểu cảnh đề xuất khu chăn thả móng gốc

Tiểu cảnh đề xuất khu chăn thả voi

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 121


122

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 123


124

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk 125


126

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

127


128

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH 01. Tây Nguyên các điều kiện tự nhên và tài nguyên thiên nhiên _ tác giả Gs Nguyễn Văn Chiên 02. Điêu khắc trong mồ Tây Nguyên 04. Dak Lak museum 05. Luận văn thạc sỹ Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên - tác giả Hoàng Đức Hùng 06. Cuộc cách mạng một cọng rơm_tác giả Masanobu Fukuoka 07. Building type basic for research laboratories, John Wiley & sons, Inc, 2001 08. Guidline for laboratory design - fourth edition, John Wiley & sons, Inc, 2013 09. Laboratory design guide - third edition, Brian Griffin, 2005 10. The Architect’s handbook, 2003 ...

TRANG WEB 11. Archdaily.com 12. Dezeen.com 13. Arch2o.com 14. bing.com/maps 15. Wikipedia.org 16. http://architectureau.com/articles/10-trends-global-laboratory-design/ 17. http://www.vast.ac.vn 18. http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10052/1/Van%20de%20moi%20truong.pdf 19. http://www.thesaigontimes.vn/151530/Nha-van-Nguyen-Ngoc-Gia-chung-ta-giu-Tay-Nguyen-nhumot-Bhutan.html 20. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/con-khat-duoi-chan-ho-dap-thuy-dien-299066.html 21. https://www.tienphong.vn/xa-hoi/sau-dap-thuy-dien-tren-song-serepok-602352.tpo 22. https://www.facebook.com/dulieukientruc/posts/1626832590899966 23. http://www.hutton.ac.uk/research/srp2016-21/wp13-biodiversity-and-ecosystems 24. http://www.lundholm.ca/functional_programming.html ...

CÁC TIÊU CHUẨN THAM KHẢO TCXD 213:1998 TCVN 2748:1991 TCVN 3905:1984 TCXDVN 264:2002 TCXD 288:1998 TCXDVN 4601:1988_Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 3981:1985_Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 276:2003_Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản thiết kế TCXDVN 355:2005_Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát TCVN 3254:1989_ An toàn cháy. Yêu cầu chung TCVN 3255-86_ An toàn nổ. Yêu cầu chung TCVN 4878:2009_ Phòng cháy và chữa cháy. Phân loại cháy TCVN 5040:1990_ Thiết bị phòng cháy và chữa cháy Tiêu chuẩn Architectural Graphic Standard Neufert - Architecture’s Data - Ernest Neufert Tham khảo trình bày thuyết minh của các anh chị khóa trước ...

Thuyết minh Trung tâm trưng bày - nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Buôn Đôn - Đăk Lăk

129


CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA HỘI ĐỒNG!

130

TRẦN VIẾT LỢI | 13510205455




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.