Lịch sử Kiến trúc
KIẾN TRÚC CHĂM PA
“Coming together is a beginning, keeping together is progress, Working together is success.”
1
GVHD
NHÓM 9 SVTH
Ths. KTS. Nguyễn Công Hiệp
Hoàng Long Anh 2018K2
Nguyễn Quang Huy 2018K2
Nguyễn Quốc Cường 2018K2
Nguyễn Đăng Dương 2018K2
Nguyễn Thị Minh Phương 2018K2
Lâm Minh Sơn 2018K2
2
3
I. GIỚI THIỆU 5 II. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT 11 1. PHONG CÁCH CỔ 2. PHONG CÁCH HÒA LAI 3. PHONG CÁCH ĐỒNG DƯƠNG 4. PHONG CÁCH MĨ SƠN A1 5. PHONG CÁCH BÌNH ĐỊNH 6. PHONG CÁCH MUỘN
11 15 31 39 60 83
III. CÔNG ĐOẠN XÂY DỰNG 89 IV. CHỨC NĂNG VÀ MÔ HÌNH 93
4
GIỚI THIỆU
LÃNH THỔ LỊCH SỬ
Chăm Pa (tiếng Phạn: चम्पा, Chữ Hán: 占婆 Chiêm Bà, tiếng Chăm: Campa) là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.
Qua một số danh xưng Hồ Tôn, Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ IX và XX và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
7
8
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính: -Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá -Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm, tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá -Các sách sử của Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,... các văn bản ngoại giao và các văn bản khác liên quan còn lại.
Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng năm 200 công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ.
Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.
Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)... hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.
PHONG CÁCH CỔ ( MỸ SƠN E1 )
GIỚI THIỆU
Phong cách cổ hay còn có tên là phong cách Mỹ Sơn E1, có niên đại ở thế kỷ 7 - thế kỷ 8, phong cách thời kỳ này phản ánh ảnh hưởng từ bên ngoài của văn hóa tiền Angkor và cả nghệ thuật Dvaravati và miền Nam Ấn Độ
ĐẶC ĐIỂM
Tiêu biểu cho phong cách Mỹ Sơn E 1 là ở bệ thờ bên trong tháp làm bằng đá cát kết có hình dạng linga tượng trưng cho dương vật của người đàn ông bến dưới là bệ tương trương cho âm vật phụ nữ (linga,được dùng cho việc thờ cúng cầu cho su sinh sôi nảy nở của người Chăm xưa), xung quanh có chạm các tu sĩ đang tu luyện trong rừng núi hay hang động, với các hình dạng như đang chơi các loại nhạc cụ khác nhau, đang giáo hóa cho các loài vật và cả đang thư giãn. Một công trình tiêu biểu nữa là phù điêu ở trên lối vào chính chạm khắc buổi bình minh thời đại theo thần thoại Ấn Độ. Điêu khắc tượng là rất dày đặc, nặng nề, nhiều chi tiết, được chạm trổ rất chi li. Tượng động vật có nét chung là có xu hướng huyền thoại, hoang đường hóa, phóng đại hơn là hiện thực, trở thành các trang trí kiến trúc rất đẹp. Các tượng chim thần garuda trang trí góc tháp với hai tay đưa cao cho thấy ảnh hưởng của nghệ thuật Angkor.
CÔNG TRÌNH
Các tháp theo phong cách cổ: tháp Mỹ Sơn E1 (đã đổ nát), tháp Mắm (không còn), tháp Phú Hài, tháp Damrei (di tích Chăm ở Campuchia)
13
Chi tiết, hiện vật còn lại của tháp Mĩ Sơn E1
14
PHONG CÁCH HÒA LAI
HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Từ giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, những kiến trúc Ấn Độ giáo bằng gạch có kích thước khiêm tốn với mái tháp được xây bằng kỹ thuật vòm-giậtcấp/corbel dựng rải rác ở cả hai miền Nam và Bắc cho đến khoảng cuối thế kỷ thứ 8; chẳng hạn, ngôi đền chính của nhóm tháp Phú Hài với những trụ áp tường hình tròn tương tự kiểu hai cột cửa của tháp Mỹ Sơn E1 nhưng lại bằng gạch và đã xuất hiện cửa giả trên tháp. Đặc biệt, những kiến trúc ởbắt đầu được Mỹ Sơn tạo dựng bề thế hơn để xứng đáng với tầm vóc của một thánh đô của vương quyền ở miền Bắc vương quốc với những ngôi đền như A’1, A’3, F1, F3, C7 cùng với ngôi đền quan trọng C1 trước khi nó được trùng tu lại vào những thế kỷ sau này.
17
Ở miền Nam vương quốc phải kể đến những kiến trúc như Phú Hài, Pô Đam/Pô Tằm, Hoà Lai. Nhóm ba tháp Hoà Lai là công trình gạch có kích thước lớn, chạm trổ cầu kỳ, tạo nên ấn tượng. Ở giai đoạn này, các kiến trúc chủ yếu bằng gạch nhưng đã bắt đầu xử dụng sa thạch một cách khiêm tốn trong một vài bộ phận, thường là để trang trí. Những ảnh hưởng của nghệ thuật Phù Nam và Chân Lạp/thời Tiền Angkor đã xuất hiện trên các bộ phận trang trí nhất là ở các tháp gạch tại miền Nam. Giai đoạn kiến trúc này còn gọi là giai đoạn ngôi đền có không gian kín.
ĐẶC ĐIỂM Từ giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, những kiến trúc Ấn Độ giáo bằng gạch có kích thước khiêm tốn với mái tháp được xây bằng kỹ thuật vòm-giật-cấp/corbel dựng rải rác ở cả hai miền Nam và Bắc cho đến khoảng cuối thế kỷ thứ 8; chẳng hạn, ngôi đền chính của nhóm tháp Phú Hài với những trụ áp tường hình tròn tương tự kiểu hai cột cửa của tháp Mỹ Sơn E1 nhưng lại bằng gạch và đã xuất hiện cửa giả trên tháp. Đặc biệt, những kiến trúc ở Mỹ Sơn bắt đầu được tạo dựng bề thế hơn để xứng đáng với tầm vóc của một thánh đô của vương quyền ở miền Bắc vương quốc với những ngôi đền như A’1, A’3, F1, F3, C7 cùng với ngôi đền quan trọng C1 trước khi nó được trùng tu lại vào những thế kỷ sau này. Ở miền Nam vương quốc phải kể đến những kiến trúc như Phú Hài, Pô Đam/Pô Tằm, Hoà Lai. Nhóm ba tháp Hoà Lai là công trình gạch có kích thước lớn, chạm trổ cầu kỳ, tạo nên ấn tượng. Ở giai đoạn này, các kiến trúc chủ yếu bằng gạch nhưng đã bắt đầu xử dụng sa thạch một cách khiêm tốn trong một vài bộ phận, thường là để trang trí. Những ảnh hưởng của nghệ thuật Phù Nam và Chân Lạp/thời Tiền Angkor đã xuất hiện trên các bộ phận trang trí nhất là ở các tháp gạch tại miền Nam. Giai đoạn kiến trúc này còn gọi là giai đoạn ngôi đền có không gian kín. 18
Phong cách Hoà Lai được khái quát hoá từ tháp Hoà Lai hay phong cách đền tháp tại kinh đô Virapura. Những ngôi đền tháp theo phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khỏe khoắn, những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Đây là thời kỳ mà ảnh hưởng Java rất quan trọng. Tư thế núng nính, thể hiện quyến rũ cũng như vẻ duyên dáng tìm thấy trong điêu khắc và vòng hào quang sau gáy thường tạo cho phong cách này một tinh tế không thể phủ nhận được. Các tạo vật kiến trúc này như chỉ còn trông thấy được trong các đền. Nhà nghiên cứu Jean Boisselier nhận xét một lô đồng thau có niên hiệu thời đại đó thường có nguồn gốc Nam Dương. Điều nầy chứng tỏ liên hệ mật thiết giữa Chămpa và Nam Dương (Java) và sự truyền bá đầu tiên của Phật giáo Đại Thừa vào Chămpa qua vương quốc Srivijaya.
Bản vẽ trang trí đế tháp thuộc phong cách Hòa Lai
CÁC THÁP THEO PHONG CÁCH HOÀ LAI: tháp Hòa Lai, tháp Po Dam, tháp Mỹ Sơn F3, tháp Mỹ Sơn A2, tháp Mỹ Sơn C7.
Địa điểm: Tân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.
Tháp Po Dam(phải) Tàn tích tháp C7 -bên trái (dưới)
19
VÒM GIẬT CẤP CORBEL Trong kỹ thuật này, những viên gạch được xếp chồng lên với nhau từng hàng một, thành những đường gờ-giật-cấp, nhô ra từng cấp một theo chiều ngang, tạo nên một khoảng trống giữa hai bức tường, rồi được thu hẹp dần dần cho đến khi nó có thể khép kín lại bằng một hàng gạch cuối cùng ở nơi cao nhất. Xử dụng phương pháp vòm-giật-cấp (corbel) đã đem lại cho đền-tháp Champa một vẻ đẹp bề thế và mạnh mẽ phô bày qua những hàng trụ-áp-tường theo hàng dọc và các lanhtô theo hang ngang . Trong lòng tháp, nhờ sử dụng kỹ thuật vòm giật cấp , người Champa đã tạo cho ngôi đền một không gian rộng rãi, vòm phía trên được tạo nên bởi những đường gờ giật cấp theo chiều ngang trông rất ngoạn mục.
Vòm cửa Tháp Hòa Lai Bắc
21
Tháp Hòa Lai Lịch sử Tháp được xây dựng ở thế kỷ 9, trong giai đoạn phong cách Hoà Lai. Hiện tháp là một trong những cụm tháp Chăm cổ nhất hiện còn Một điểm đặc biệt về cụm tháp này là mặc dù tháp rất đẹp và bề thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã bỏ không thờ cúng tại cụm tháp này từ rất lâu, thậm chí là sau khi xây dựng xong, người Chăm chưa từng thờ cúng tại đây. Một trong các giả thuyết lý giải việc này là khu tháp đã bị người Khmer chiếm trong một cuộc chiến giữa hai vương quốc Khmer và Champa.
Vị trí
Nằm về hướng Bắc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 15km thuộc phận xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc. Tháp Hòa Lai là một công trình kiến trúc độc đáo của vùng Panduranga sau 12 thế kỷ tồn tại. Đặc biệt, đây công trình cổ kính còn tương đối nguyên vẹn trên dải đất miền Trung lịch sử.
Không dừng lại ở những điều về kiến trúc nghệ thuật. Cụm tháp Hoa Lai còn thể hiện tầm nhìn xa rộng của người xưa khi biết lựa chọn và xây dựng tháp trên một không gian tiêu biểu. Đó là không gian của địa hình, của văn hóa, của chiến lược và của kinh tế sau này. Quan trọng hơn, tháp là nơi có thể nhìn thấy rõ nét về sự liên kết hệ thống tôn giáo, kiến trúc của hai tiểu vùng ngày ấy. Mà trong đó là hai vùng Khauchra (Aia Trang): Phú Yên – Nha Trang và Vùng Panduranga (Parang – Padarang): vùng đất Ninh Thuận – Bình Thuận là minh chứng rõ nhất. 23
Nguồn gốc tên gọi Thời nhà Nguyễn, cách cụm tháp này khoảng 3 km về phía Bắc có dịch trạm (trạm thông tin liên lạc) tên là Thuận Lai. Trước năm 1988, phủ Ninh Thuận thuộc tỉnh Bình Thuận, các dịch trạm trên đất Bình Thuận đều có tiền tố "Thuận". Năm 1888, phủ Ninh Thuận chuyển về thuộc vào tỉnh Khánh Hòa, dịch trạm Thuận Lai đổi thành Hòa Lai, cùng tiền tố "Hòa" như các dịch trạm của Khánh Hòa. Vào thập kỷ cuối của thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã lấy địa danh dịch trạm Hòa Lai đặt tên cho cụm di tích Ba Tháp. Năm 1901, phủ Ninh Thuận trở thành tỉnh Ninh Thuận, dịch trạm Hòa Lai được đổi thành dịch trạm Ninh Lai nhưng tên gọi tháp Hòa Lai vẫn giữ đến ngày nay. Hòa Lai là tên được phiên âm lại từ người Kinh vùng Ninh Thuận dựa theo từ Bal Lai (tên gọi của một thủ đô đã bị mất trong lịch sử).
Tháp Hòa Lai Nam (trái) Tháp Hòa Lai Bắc (phải) 24
Đặc điểm Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn Yếu tố đặc trưng tiêu biểu nhất của tháp Hoà Lai là những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào, các cửa giả và các ô khám của các tầng, vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình là cuộn, vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong.
Khoảng tường giữa hai cột trụ ốp được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi.
Phần trên của từng bộ diềm mái là một hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh.
Một trong những nét rất đặc biệt là tường tháp không thẳng đứng mà lại hơi choãi ra về phía trên Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. 28
Tổng thể Nguyên khởi, tháp là một tổng thể kiến trúc gồm Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam. Hiện diện bên cạnh các công trình tháp còn là tường thành bao quanh và một lò gạch. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XIX, người Pháp và quan chức địa phương đã cho phá phần trên của tháp trung tâm lấy gạch lát con đường cái quan (tức Quốc lộ 1A bây giờ) nên hiện nay chỉ còn lại phần nền. Là công trình kiến trúc tiên phong trong thế kỷ IX tại vùng Panduranga, cụm tháp Hòa Lai được qúy như một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm thời bấy giờ. Chính vì điều này mà tháp mang một dấu ấn kiến trúc đặc biệt trên dải đất miền Trung. Ở vị trí tháp Giữa đã xác định được tiền sảnh (lối vào tháp), nền lòng tháp, đế tháp và móng. Vật liệu xây tháp là gạch chữ nhật có kích thước dao động dài từ 33- 40cm, rộng từ 18- 22cm, dày 5- 8cm. Tường tháp được xử lý mặt trong và ngoài bằng kỹ thuật mài chập tạo mạch rất khít, ruột tường được xây mạch vữa to. Bước đầu xác định được kích thước của tháp với mỗi cạnh khoảng 12m. Điều đặc biệt trong đợt khai quật đã xác định ở tháp Giữa tồn tại hai lớp kiến trúc, có thể lúc đầu tháp Giữa chỉ là một đài thờ ngoài trời, sau đó được xây dựng thành tháp thờ.
29
Tháp phía Bắc có quy mô nhỏ hơn, được trang trí tương tự tháp Nam. Tháp Bắc được xây bằng gạch, có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp, phía dưới các trụ thể hiện những mảng điêu khắc và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Mặt tường gạch chạm khắc hoa văn mặt chim, thú huyền thoại, lá hoa… rất tinh xảo. Ở hướng Đông tháp có một cửa vào, 3 hướng còn lại chỉ là cửa giả. Các cửa giả trang trí hình vòng cung và những hình người thể hiện trong tư thế ngồi. Vào trong tháp xây dựng gạch nhỏ dần lên, có các ô hình tam giác để gắn đèn khi cúng tế. Tháp Nam là tháp lớn và còn nguyên vẹn hơn trong quần thể tháp Hòa Lai. Tháp Nam cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn nhưng ở dạng đang phác thảo. Hình thức trang trí đơn giản hơn tháp Bắc, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ có các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả những không tỉ mỉ như tháp Bắc. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khỏe nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.
Tháp Hòa Lai Bắc
Tháp Hòa Lai Nam
Nhìn tổng thể, mỗi công trình tháp mang một nét riêng biệt, tuy nhiên chung quy lại, các công trình đều được xây dựng rất hòa hợp với nhau. Nét đặc sắc nổi bật tại các công trình thuộc cụm tháp Hòa Lai này chính là lối trang trí hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái. Lối trang trí này vừa mang tính chức năng nhấn mạnh ấn tượng cho các thành phần cấu trúc vừa phô bày vẻ đẹp của các hoa văn.
30
PHONG CÁCH ĐỒNG DƯƠNG
BỐI CẢNH LỊCH SỬ Người Chăm dời kinh đô ngược lên phía Bắc, mà địa điểm đóng đô là ở Đồng Dương Đoán định nguyên nhân dời ra vùng Đồng Dương phải chăng cũng giống như việc nhà Lý (Đại Việt) dời từ Hoa Lư về Thăng Long. Trong khảo cổ học người ta cũng tìm thấy nhiều pho tượng Phật bằng đá và đồng thau ở Đồng Dương, nhưng đều lí thú và có chút liên quan là những pho tượng này cùng với một số pho tượng tìm thấy ở Thái Lan có niên đại từ thế kỉ III hay IV và không phải từ hai nơi này mà là từ một trung tâm Phật giáo, có thể là Ấn Độ du nhập sang. Không chỉ thế, các gương đồng nhà Hán cũng tìm được ở Đồn Dương, càng chứng minh rõ hơn cho sựu giao lưu kinh tế – văn hóa thời đại Indravarman.
Tượng thần Siva Tượng thần siva dẫm trâu ăn thịt người(phải)
33
Nói thêm về Indravarman, thời của ông có sự đặc biệt và có thể nói là khác biệt so với trước đây là sự xuất hiện của Phật giáo đại thừa và cả sự tôn sung Ấn Độ giáo cảu trước kia, nhưng ưu thế trong tín ngưỡng tôn giáo vẫn nghiêng về Phật giáo hơn. Điều này có thể thấy ngay trong tên của vua Indravarman, nhưng vẫn phải tôn thờ thần Siva Thời kì này do có sự phát triển trong giao thương phong cách kiến trúc bị chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc phật giáo đến từ Trung Quốc đồng thời ảnh hưởng củ kiến trúc đến từ Ấn độ vẫn rất mạnh mẽ kết hợp với phong cách kiến trúc bản địa của người Champa tạo lên kiến trúc tiêu biểu của dân tộc này trong khoảng từ thế kỉ thứ 9-10
Chi tiết các di vật trong thời kì Đồng Dương 34
Phong cách Đồng Dương mở đầu bằng các tháp Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ 9) với các vòm cửa nhiều mũi tròn với các trụ bổ tường hình bát giác làm bằng đá cát kết với các trang trí hình lá uốn cong Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn. Các trang trí chuyển thành những hình hoa lá hướng ra ngoài. Các tháp thuộc phong cách Đồng Dương đều có những hàng trụ bổ tường và vòm cửa khỏe khắn và có góc cạnh.Phong cách này đạt đến đỉnh cao của những yếu tố bản địa. Được thể hiện rõ ràng nhất qua phật viện Đồng Dương Phong cách Đồng Dương trong đó Dương trrong tiếng Champa là zan là một từ hết sức trang trọng ám chỉ bầu trời
Tháp Đồng Dương
35
Trước tiên điểm qua vài nét trong nền văn hóa ở Đồng Dương, thứ nhất về kiến trúc mang đậm tính uy quyền, vòng cửa tháp ở Đồng Dương hẹp có khi giống tam giác, phủ hình sâu do cách điệu khỏe khoắn.
Trên tổng thể điêu khắc của vòm cuốn kiến trúc, nếu như đỉnh tam giác hướng lên trên là tượng trưng cho lửa và sinh thực khí nam
thì ngược lại, khi đỉnh nhọn hướng xuống dưới là tượng trưng cho nước và sinh thực khí nữ
cũng như khi “hai hình tam giác nếu đặt cạnh nhau là biểu thị của Siva và Srakti, Linga và Yoni, lửa và nước …”
Điều này thể hiện người Chăm xưa đặc biệt quan tâm và đề cao ý nghĩa của các biểu tượng sinh thực khí và việc “lưu truyền tôn thống”
36
Toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bố trên một trục từ tây sang đông dài khoảng 1.300 m. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326 m, rộng 155 m, xung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760 m chạy về phía đông đến một thung lũng hình chữ nhật. Trong thành ngoại là thành nội. Thành nội bao lấy nhà Thờ trung tâm, trong đó có tháp chính. Ở đây còn có một tháp đặc biệt, được dân gian gọi là tháp Giếng, nằm ở góc Tây Nam.
tháp Giếng
37
Ngoài ra còn có tháp Mỹ Sơn B12, tháp Mỹ Sơn B4, tháp Mỹ Sơn A10, tháp Mỹ Sơn A11, tháp Mỹ Sơn A12, tháp Mỹ Sơn A13 cùng thuộc phong cách Đồng Dương. Hai bên cửa giả đều có hai cột trụ hình bát giác trạm trổ khá công phu với các hoa văn đặc biệt xen giữa nhưng hoa vân xoắn tít là những hoa văn hình bầu dục có dấu ngã ở giữa nối với nhau như một chuỗi hạt Trên đường diềms được trang trí bằng hoa văn hình dải lụa kép.
Gần như toàn bộ bề mặt ngoài của tháp được phủ bằng hoa văn hình sâu xung quanh mặt tường ngoài có 5 cửa giả (3 ở tường thân tháp 2 ở ai bên tiền sảnh) trên mỗi cửa giả đều có vòm cửa lớn( cửa giả chính có 2 lớp còn cửa gỉ ở tiền sảnh chỉ có một lớp) trong cửa giả không được trang trí bằng những hình người mà thay vào đó à những ô hiinhf chữ nhật hoặc để trống.
tháp Mĩ Sơn B4 38
PHONG CÁCH MĨ SƠN A1
Hoàn cảnh ra đời của Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ 4, với các đền tháp bằng gỗ dưới thời vua Bhadravarman I, sau đó bị hỏa hoạn do chiến tranh và được dựng lại bằng gạch vào đầu thế kỷ 7, dưới triều vua Sambhuvarman.
Phân nhóm cụm đền tại Thánh địa Mỹ Sơn Các di tích đền tháp Hindu giáo tại Di sản Thánh địa Mỹ Sơn được phân thành: -Khu A (khu tháp Chùa) có 19 di tích; -Khu B, C, D (khu tháp Chợ) có 27 di tích; -Khu E, F (khu tháp Bàn Cờ) và -Khu H (khu tháp Hố Khế) có 16 di tích; -Khu G có 5 di tích và các khu phụ khác có từ một đến vài di tích. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ đã bị hủy diệt trong chiến tranh.
43
44
QUẦN THỂ KHU A Xung quanh Chính điện A1có 6 tòa tháp nhỏ, ký hiệu từ A2- A7, bố cục đối xứng với 3 tháp mỗi bên. Trong các tháp thờ các vị thần Hindu giáo và thần bản .Phía Bắc của Tháp chính điện là tòa tháp A10, nằm song song với chính điện A1, song có quy mô nhỏ hơn.Tại đây còn có một số tháp phụ bố trí trong sân đền, gồm A11, A12, A13.
45
Tháp A1 Theo bản vẽ và mô tả của Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp, năm 1871- 1949, chuyên gia về văn hóa Champa cổ) ta thu được: -tháp A1 cao 24m, mỗi cạnh 10m, có hai cửa ra vào ở hướng Đông và hướng Tây, thân tháp cao, thon thả. -Mỗi mặt tường có các trụ áp tường, được chạm các dải hoa văn cành lá cách điệu.
-Trên các mặt tường giữa, các trụ áp cũng được chạm những cành lá uốn cong. -Trên mặt tường phía Nam và phía Bắc có các cửa giả nhô ra. -Trong ô cửa có một người chắp tay được chạm thẳng vào tường gạch. -Mái tháp gồm ba tầng thu nhỏ dần lên trên, tầng trên được mô phỏng theo tầng dưới, ở bốn góc của mái trang trí những hình tháp thu nhỏ. -Trên đỉnh là một chóp tháp bằng đá sa thạch. -Chân tháp được trang trí những đường gờ kỷ hà dạng những tầng sen cách điệu, kết hợp với những hình người, voi... chạm trên gạch rất sống động. Bên trong tháp thờ một bộ linh vật Lingam và Yoni.
46
Nổi bật ở tháp A1 còn là nghệ thuật trang trí trên thân tháp với những trụ ốp theo tường vươn cao và những hình ảnh chạm khác vừa phong phú vừa nhẹ nhàng “những chiếc trụ ốp ( mỗi mặt tường có 5 chiếc) được kéo dài lên và được tách đôi bằng một rãnh giữa. hai mặt bên cột ốp được trang trí bằng những hoa văn cuộn lá tròn rậm rịt.
Phần chân tháp là một cấu trúc cao hai tầng, được trang trí bằng những đóa hoa sen cách điệu và những ô hình chữ nhật. Phần chân của thân tháp được trang trí chạm khắc thành hình những con sư tử và voi duyên dáng đứng trước những tòa sen.
47
Tầng dưới cũng có hình voi hưng có người cưỡi. Cứ giữa hai hình voi này là có một vòm cuốn tạo bởi hình Kala( hổ phù) trên đình và hai hình macara ( thủy quái) hai bên; trong mỗi vòm cuốn là một hình người đứng chắp tay.
48
Tàn tích đền A7, là một trong số 4 ngôi đền (A2, A4, A5, A7) nằm tại 4 góc Chính điện A1, Thánh địa Mỹ Sơn (trên) Tàn tích bệ và bức tường của Chính điện A1, Thánh địa Mỹ Sơn (dưới)
49
Tàn tích đền A10, Quần thể đền A, Thánh địa Mỹ Sơn (trên) Tàn tích đến A11, Quần thể đền A, Thánh địa Mỹ Sơn (giữa) Tàn tích đến A12 và A13, Quần thể đền A, Thánh địa Mỹ Sơn (dưới)
50
SƠ ĐỒ QUẦN THỂ KHU ĐỀN B, C, D, THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
QUẦN THỂ KHU B Khu đền B là đền nằm tại phía Nam của cụm đền. Khu đền có mặt bằng hình vuông với tường bao quanh, hướng về phía Đông. Cổng vào Khu đền là Tháp cổng B2. Phía trước của cổng là tòa Bái đường D1. Trung tâm của Khu đền là tháp Chính điện B1. Tháp được xây dựng bằng đá. Trong sân đền có một số tháp và công trình phụ trợ B3 – B12.
Tháp phụ trợ B5, là hình mẫu nổi bật còn tồn tại của Phong cách Mỹ Sơn A1, Khu đền B, Thánh địa Mỹ Sơn
53
Tàn tích Tháp phụ trợ B7, Khu đền B, Thánh địa Mỹ Sơn (phải) Tàn tích Tháp phụ trợ B6, Khu đền B, Thánh địa Mỹ Sơn(dưới)
54
Kiến trúc tiêu biểu của phong cách Mỹ Sơn A1, ngoài điện thờ chính A1, trước hết phải nói đến kiến trúc B5. Kiến trúc B5 có bình đồ hình chữ nhật có tầng mái trên hình yên ngựa( nhiều người gọi là mái hình thuyền). Cửa ra mở lên hướng Bắc chứ không phải hướng Đông như hầu hết các kiến trúc Tháp Chămpa( đây là một kiến trúc đặc biệt, ở mỗi khu tháp thường có một).
Ở phía cửa ra vào có phần mái được chống đỡ bằng 9 trụ ốp, phía dưới mỗi trụ có một hình người nhỏ dang đứng chắp tay. Mặt tường thân tháp phía cửa có 7 trụ ốp kép ( kiểu trụ thường có rãnh ở giữa theo phong cách Mỹ Sơn A1, giữa trụ ốp có một người đứng chắp tay trên tòa sen đặt trên đầu voi, dưới một cửa vòm cuốn nhỏ được đỡ bằng hai trụ tròn. Những hình người này được đắp bằng gạch, chạn thẳng vào tường, đầu được làm riêng bằng sa thạch rồi lắp vào sau, tren đầu đội bộ đồ trang sức( kirita- mukuta)hình chóp nón, có 3 tầng, được trang trí bằng những bông hoa nhỏ, mắt không có con ngươi, đồ đeo tai to và nặng, và tất cả 5 tượng người ở mặt phía bắc đều có râu quai nón.
Trang trí trên bề mặt tháp B5, Khu đền B, Thánh địa Mỹ Sơn 55
Hướng tây và đông có nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ có 3 con tiện nhỏ, nằm dưới một vòm cuốn có hai trụ chống; dưới vòm cuốn có chạm hai con voi đấu vòi vào nhau dưới một bóng cây to, tren cây có chim đậu; trên mặt tường cũng có những chạm những hình người như ở mặt tường phía bắc. Tháp B5 được cho là nơi cất giữ lễ vật, hoặc chuẩn bị cho lễ tế( kiến trúc kiểu này tìm thấy ở tháp Pô Klong Garai, Phan Rang được người dân gọi là nhà hỏa, hay nhà bếpnơi chuẩn bị đồ tế và lễ vật dâng lên tháp thờ).
Nội thất tháp B5, Khu đền B, Thánh địa Mỹ Sơn
56
QUẦN THỂ KHU C Khu đền C là đền nằm tại phía Bắc của Khu đền B, có mặt bằng hình vuông, quy mô tương tự Khu đền B và cùng hướng về phía Đông. Cổng vào Khu đền là Tháp cổng C2. Phía trước của cổng là tòa Bái đường D2. Trung tâm của Khu đền là Chính điện C1. Trong sân đền có một số tháp và công trình phụ trợ C3- C7. Nhóm C gồm các di tích: C1( điện thờ chính), C2( tháp cổng), C4( tòa nhà phụ), C5( ngôi điện nhỏ).
Tháp C1 là tháp thờ chính của nhóm kiến trúc C. Về kiểu thức kiến trúc có nhiều điểm giống với tháp B5, nhưng có vài điểm hơi khác đi một chút. Tháp nằm theo chiều dọc, cửa tháp mở về hướng Đông. Cấu trúc tháp gồm hai phần: tiền sảnh và thân tháp cả hai phần đều có phần mái cong giống nhau và giống với tháp B5. Tháp có ba cửa giả ở ba hướng tây, nam, bắc và hai cửa giả ở hai bên tiền sảnh. Mỗi cữa giả đều trang trí hình người đứng chắp tay phía dưới một vòm cuốn đỡ bằng hai trụ tròn. Hai bên các cửa giả ở ba mặt nam, bắc, tây có sáu cặp trụ ốp kép, giữa hai trụ ốp có hình người dưới vòm uốn, vòm được tạo bởi những đường gờ uốn cong, giữa có đường rãnh, trên đỉnh có một quả trứng và không trang trí hoa văn gì thêm. Tường không có hoa văn trang trí như tháp B5, những tượng người giữa hai kiến trúc cũng có sự khác biệt, ở C1 các hình người đứng chắp tay có khuôn mặt thanh tú, và không có râu quai nón, đầu đội mũ Kirita một hoặc nhiều tầng có chóp nhọn và được trang trí bằng những đóa hoa. Tháp Chính điện C1, được xây dựng theo phong cách Mỹ Sơn A1, song được cải tạo lại theo phong cách Hòa Lai vào thế kỷ thứ 11.
57
Lá nhĩ là một phiến đá hình vòng cung lớn thể hiện cảnh Thần Siva đang múa. Ở trung tâm là Thần Siva đang múa điệu múa vũ trụ trên một cái ngai vuông. Cùng tham gia vào vũ điệu vũ trụ(Tanđava) của thần Siva có con bò Nandin nằm bên chiếc ngai, vị thánh gầy gò, hai nhạc công (một thổi sáo và một đánh trống); phía bên kia(bên trái Thần Siva) cũng có ba nhân vật là nữ thần Parvati ngồi trên ngai và đang mĩm cười, thần skanda(con trai của Siva và Parvati) đứng bên phải đang nhìn mẹ, và một nhân vật đang đứng chấp tay. Phía trên, bên phải, có hình thần mặt trời(Surya) đang cầm 2 đoá hoa sen trong tay. Rất tiếc là toàn bộ phần trên của Thần Siva đã bị vỡ. Qua cách thể hiện, y trang phục và đồ trang sức, các nhà khhoa học sắp xếp lá nhĩ C1 vào phong cách Mỹ Sơn E1. Pho tượng thờ trong tháp C1 là tượng Thần Siva đứng, 2 tay cong lại đưa ra phía trước, đầu búi lên gọn gàng, trên chóp có hình trăng lưỡi liềm, trên tráng có con mắt thứ 3, có bộ ria mép trên môi, nét mặt trong sáng, hiền từ.
Lá nhĩ ở tháp C1 (trên cùng) -Bên trong Tháp Chính điện C1 (giữa) Tàn tích tháp C2 (trái dưới) - Tàn tích tháp C6,C5 (phải dưới) 58
QUẦN THỂ KHU D Khu đền D là các tháp và công trình hỗ trợ cho khu đền B và C. Công trình Bái đường D1 nằm trên trục Đông Tây của khu đền B gắn với tháp cổng B2. Công trình Bái đường D2 nằm triên trục Đông Tây của khu đền C gắn với tháp cổng C2. Ngoài ra còn có một số công trình phụ D3, D4, D5, D6. Các kiến trúc D1 và D2 là hai kiến trúc nhà dài, các kiến trúc D3, D4, D5, D6 đều thuộc phong cách A1. Hai ngôi nhà dài D1 và D2 cũng được đoán định có chức năng tương tự như kiến trúc B5- là nơi đoán khách hành hương hoặc chuẩn bị lễ vật trước khi lên chính điện. xét về cấu trúc hai nhôi nhà dài này hoàn toàn tương tự nhau.
nằm giữa 2 trụ ốp. Trên mỗi đầu trụ ốp có 2 nhân vật quỷ quay mặt về 2 hướng đông và nam, tay cầm vũ khí trong tư thê chiến đấu. Trên mỗi cửa sổ có một tấm điêu khắc hình chữ nhật. Tấm điêu khắc ở phía đông thể hiện một nhóm gồm 8 nhân vật: nhân vật Toà nhà có 2 cửa ra vào ở 2 đầu đàn ông duy nhất ở hàng thứ 6, hồi đông và tây. Qua bức tường tính từ trái qua phải, đứng dưới phía bắc còn tương đối nguyên một cái ô do 2 người cầm. Người vẹn, chúng ta có thể hình dung đàn ông đặt tay chóng ngang được phần nào về toà kiến trúc hông và đứng cạnh một người này. đàn bà. Bốn người phụ nữ khác Tường phía bắc của D1 có 3 cửa sổ đứng sau người phụ nữ trên và hình chữ nhật. mỗi cửa sổ có 3 đều đứng vòng tay cung kính. con tiện giống của tháp B5 và
59
Tấm phù điêu phía tây cũng thể hiện 8 nhân vật đều là phụ nữ đứng vòng tay cúi sát vào nhau như đang trò chuyện. Phía trên bức chạm này và bức chạm phía đông có hình một tốp phụ nữ đang múa. Cũng trên mặt tường phía bắc, giữa những trụ ốp, có 6 hình người chấp tay, đứng trên đầu voi, dưới 1 vòm cuốn giống của tháp B5. hoa văn trang trí trên các trụ ốp là loại hoa lá tròn uốn theo hình chữ Skiểu hoa văn phổ biến của phong cách Mỹ Sơn A1. Mặc dù có cấu trúc và hình dáng giống D1, nhưng D2 có những biểu hiện khác: tường của D2 không có trang trí hoa văn, các phù điêu bên trên các cửa sổ chỉ có các phụ nữ đang múa, trên mặt tường không có người đứng giữa các trụ ốp…
Tàn tích Bái đường D1 (trên) Tàn tích Bái đường D2 (dưới)
Kiến trúc E7 cũng có nhiều đặc tính của phong cách A1( rãnh của trụ ốp đâu sâu vào các dãi trang trí và hàng con tiện ở cửa sổ).
Tàn tích tháp E7, là một thư viện lưu trữ các sách thiêng, được phục hồi vào đầu năm 2000) Quần thể đền E, Thánh địa Mỹ Sơn 60
PHONG CÁCH BÌNH ĐỊNH
KIẾN TRÚC CHAMPA THỜI KÌ CHUYỂN TIẾP GIỮA MĨ SƠN A1 VÀ BÌNH ĐỊNH BỐI CẢNH LỊCH SỬ Cuối thế kỉ 10, Champa bị chinh phạt bởi Đại Cồ Việt tại vùng Amaravati nên một bộ phận người Champa ở đây đã bỏ đi. Thời gian cai trị tuy ngắn nhưng đã làm phá hủy văn hóa bản địa nơi đây gây khó khăn cho nghiên cứu sau này. Champa suy yếu hẳn cho đến giữa thế kỷ thứ 11 (1074) Harivarman lên ngôi, đã kiến tạo lại vùng Amaravati sau những năm tháng chiến tranh.
63
CÁC CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY Tại thánh địa Mỹ Sơn: Mỹ Sơn B1, E4, F2, nhóm K , H
B1 và E4 đều được trùng tu và xây dựng dưới triều đại của vua Harivarman và thờ một cặp gồm linh tượng của đấng thần-vua trong hình tượng của thần Siva. Đặc biệt hơn là B1 là cá thể duy nhất có đế tháp được làm bằng đá sa thạch trong quần thể này nhưng đáng buồn là do chiến tranh tàn phá nên B1 đã bị đánh sập nên chỉ còn lại mỗi phần đế tháp hiện nay và vẫn chưa có kế hoạch để tu sửa.
Tàn tích tháp E1 (trên) Nhóm Mĩ Sơn B (dưới)
64
Họa tiết tháp E4 (trên) Họa tiết tháp E1 (giữa) Tàn tích còn sót lại của F2 (dưới)
65
Mỹ Sơn nhóm K Được xây dựng vào thế kỉ thứ 11 nhưng gần như bị phá hủy hoàn toàn và ít được biết đến . Khu K tách biệt và được nhận biết đến bởi một tháp đơn độc hướng về phía đông và xung quanh là khung tường hình chữ nhật
66
CÁC CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY THÁP CHIÊN ĐÀN (QUẢNG NAM) - ĐẦU TK XI Ba toàn tháp song song đứng cạnh và sát nhau nhưng chỉ có tòa tháp ở giữa là giữ được sự nguyên vẹn. Tọa lạc tại Quảng Nam, nơi có thánh địa Mỹ Sơn A1 nên phần nào Chiên Đàn vẫn giữ được nét phong cách thì giai đoạn Mỹ Sơn A1. Sự trang trí vẫn giữ độ tỉ mỉ nhưng cửa ra vào đã bị thu lại và kéo thành hình mũi giáo . Các nhạc sĩ, vũ công, khách được chạm khắc trên nền tháp Chiên Đàn .
67
THÁP BÌNH LÂM (XÃ PHƯỚC HOÀ,
HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH) -TK XII
Tháp cao đồ sộ, hình khối gọn gàng khoảng 20m, tuy đã bị huỷ hoại các chi tiết phía trên khá nhiều bởi thời gian, nhưng tổng thể ngôi tháp vẫn ánh lên qua màu gạch vàng một vẻ đẹp trang nhã và thành kính. Tháp có 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn, không nặng nề, cân đối với hai tấng phía trên. Hai tầng phía trên cũng được thu nhỏ dần một cách đều đặn Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm cũng được trang trí bằng hệ thống các cột ốp, nhưng có điểm khác biệt là đường rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi, không còn hoa văn phủ kín bề mặt cột ốp và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp Nếu đem so với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng nhưng lại trông hùng vĩ , đồ sộ hơn
68
THÁP BÀ (NHA TRANG) (PO NAGAR) (THẾ KỶ X – XIII)
Tháp được xây trên ngọn đồi với độ cao 50m so với mực nước biển trên sông Cai .Kiến trúc của tháp Po Nagar gồm có kết cấu 3 tầng : -Tầng 1 là tầng trệt nhưng hiện tại không còn xếp đá để tới tầng 2 -Tầng 2 là tầng Mandapa ( nhà khách) Rộng 300m2 , 10 cột lớn và 12 cột nhỏ. -Tầng 3 mới là ngôi đền chính được xây theo phong cách và chi tiêt người Chăm , cao khoảng 25m và có 4 sàn và ở 4 góc mỗi sàn là có 4 bức tượng thánh cao mỗi tượng khoảng 2.6 mét.
Tầng 1 Tháp Bà (trên) Tầng 2 Tháp Bà (dưới)
69
Có thể nói đây là kết cấu tháp khá mới mẻ trong giai đoạn này so với thời kì Mỹ Sơn A1 bởi các chi tiết đã được lược bỏ bớt đi và mang hơi hưởng của Hindu giáo .
Mặt bằng khu Tháp Bà (trên) Bản vẽ tháp B (dưới trái) Mặt đứng tháp A (dưới phải)
70
THÁP BÁNH ÍT
(THÁP BẠC)
Tháp Bánh Ít tọa lạc trên ngọn đồi cao gần 100m nên tuy không lớn nhưng tháp trông vô cùng đồ sộ . Là sự mởi mẻ của ngôn ngữ khối lớn Kẽ hở dọc giữa cột ốp thoạt đầu rút khỏi dải trang trí ở đầu cột, rồi biến khỏi cột ốp , là điển hình của kiến trúc champa thời kì chuyển tiếp Cửa vòm nhô dần lên , cao hơn , nhọn hơn giống hình mũi giáo so với thời kì trước , không đi sâu vào trang trí , cột ốp ngoài tường Các khuynh hướng cũ của Mỹ Sơn A1 dần bị suy thoái
Hình tượng Bánh Ít 71
Bản vẽ tháp B Chi tiết trên cửa tháp Tổng thể khu tháp Bánh Ít
TỔNG KẾT
Một quá trình suy thoái dài của khuynh hướng cũ.
Cửa vòm nhô dần lên, tăng thêm lớp gờ trang trí hình lá cây, vươn cao thành hình mũi lao. Kẽ hở dọc giữa cột ốp thoạt đầu rút khỏi dải trang trí ở đầu cột, rồi biến khỏi cột ốp. Nhưng kích cỡ các toàn tháp vẫn không thay đổi , chiều cao , chiều rộng cách tháp vẫn giữ nguyên như thời kì Mỹ Sơn A1.
72
Xuất hiện mô típ vú phụ nữ, hoa văn trang trí trên cột biến mất.
KIẾN TRÚC CHAMPA THỜI KÌ BÌNH ĐỊNH (XII-XIV) BỐI CẢNH LỊCH SỬ Phong cách Bình Định cũng xuất hiện một thời gian ngắn ở Mỹ Sơn , Quảng Nam nhưng có thể vào khoảng cuối thế kỷ thứ13, Mỹ Sơn đã bị bỏ phế vì khi ấy những vương triều ở miền Amaravati đã quá suy yếu và lúc bấy giờ, tiểu quốc Vijaya ở vùng Bình Ðịnh giữ vai trò trung tâm của vương quốc cho nên những đền tháp quy mô đều được tập trung xây dựng ở đó. Vào cuối thế kỷ 12 đế quốc Khmèr xâm chiếm Champa trong nhiều thập kỷ đem đến những ảnh hưởng nghệ thuật Khmèr vào nghệ thuật Champà. Tuy ảnh hưởng nghệ thuật Khmèr nhưng kiến trúc này vẫn giữ được cá tính của đền tháp Champa, nêu bật được giá trị thẩm mỹ truyền thống của nghệ thuật Champa mỗi khi tiếp xúc với các nền nghệ thuật khác.
73
CÁC CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY THÁP DƯƠNG LONG ( XII-XIII) Tháp Dương Long là đại diện tiêu biểu cho phong cách Bình Định của tháp Chăm Với chiều cao đồ sộ, cao nhất trong những tháp chăm tại Việt Nam với 40m .Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu, mỗi sự thay đổi lớn trong chất liệu Đặc biệt là lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp
74
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN Phong cách Bình Định tại Thánh địa Mỹ Sơn chỉ tồn tại một thời gian ngắn cho đến khi vị vua cuối cùng là Paramesvaravarman thực hiện lần tu sửa cuối vào năm 1234 . Vậy nên trước đó có ghi chép là phong cách Bình Định tại Mỹ Sơn được thể hiện qua group G và H
Jaya Harivarman, trị vì khoảng năm 1157, một vị vua lập được nhiều chiến tích trong những cuộcchiến tranh với đế quốc Khmer, ông đã cho dựng ở Mỹ Sơn một quần thể kiến trúc quan trọng, để thờ thần Harivarman và cha mẹ ông, trên một ngọn đồi nhỏ mà văn bia gọi là núi Vugvan (nghĩa là Hoàn Vũ) tức nhóm tháp G ngày nay. MB tổng thể khu Mĩ Sơn (trên) MB khu Mĩ Sơn nhóm G (dưới)
75
G2 – G1 G1 G3 – Điêu khắc trong nhóm G
76
THÁP CÁNH TIÊN (XII) Tọa lạc ở vị trí đắc địa ngay chính giữa thành Vijaya (Đồ Bàn ) ngày xưa. Tháp cấu trúc gồm hai phần: tiền sảnh và điện thờ, hiện nay toàn bộ cấu trúc của tiền sảnh đã bị sụt lở từ lâu
77
Đặc biệt ở tháp Cánh Tiên là nữa phần phía ngoài của cột ốp góc tường được ốp kín bằng những phiến đá sa thạch màu tím có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá - hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm Pa
78
THÁP ĐÔI (THÁP HƯNG THẠNH) Cả hai ngôi tháp ở Tháp Đôi đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối than vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, vì vậy nhìn qua các ngôi tháp Đôi có dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat. Theo truyền thống là tháp Chăm hường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ
ba bị gián đoạn do tác nhân Năm cột ốp trên mặt tường ngoài không có trang trí và không có gờ . Vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo. Tuy được trùng tu lại vào năm 1990 nhưng vẫn có kế hoạch để gây dựng lại tòa tháp thứ 3
79
THÁP THỦ THIÊN (QUY NHƠN) (XII) Đến nay thì tháp vẫn còn khá nguyên vẹn. Không như một số cụm tháp Chăm Pa khác, tháp Thủ Thiện là di tích chỉ có một ngôi tháp Kiểu kiến trúc cũng giống với các tháp khác trong phong cách Bình Đinh Mặt tường giữa hai cột ốp là khoang tường có phần trung tâm nổi cao Yếu tố trang trị bốn góc các tảng tháp chỉ còn là phiên bản phần thượng tảng của ngôi tháp.
THÁP NHẠN ( PHÚ YÊN ) (XII) Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m. Đặc biệt đỉnh tháp Nhạn có một nút hình bông sen đặt cạnh sông Đà Rằng.
80
TỔNG KẾT Từ Mỹ Sơn A1 đến Bình Định là 1 cuộc biến đổi cơ bản: Từ chi tiết uyển chuyển, nhiều khối nhỏ sang khối lớn khỏe khoắn, thậm chí có phần thô. Bề thế về mặt hình khối. Năm cột ốp trên mặt tường ngoài không có trang trí và không có gờ . Mặt tường giữa hai cột ốp là khoang tường có phần trung tâm nổi cao Có thể thấy phong cách kiến trúc Bình Định chịu ảnh hưởng kiến trúc Khmèr tuy vẫn xây bằng gạch nung nhưng sử dụng rất nhiều sa thạch ở vòm cuốn, cửa vào, cửa giả và ở tầng trên tháp Mái Các hình trang trí điểm góc hầu như không còn chạm thủng và có đường ở giữa nổi lên. Những hình người đưa tay lên cao. nâng đỡ công trình kiến trúc.
Các đền thờ thường được đưa lên đồi cao .
Tháp Đôi Hưng Thạnh
81
PHONG CÁCH MUỘN
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHONG CÁCH MUỘN (XIV-XVII) Phong cách thời kì này không khác nhiều so với phong cách Bình Định, với những đặc điểm của tháp như sau: -Hình thái tháp không còn thanh tú, có kiểu mái “cục mịch” khum dần về phía đỉnh -Mất đi nhiều chi tiết quan trọng trong điêu khắc, các hình điêu khắc giờ “nhỏ”, “cứng nhắc” -Biến mất các Cột vách chỉ còn các Cột góc. Các viên gạch xây không khít nhau, cẩn thận như trước cùng là điểu dễ hiểu trong thời kì cuối của người Champa Các tháp xây dựng trong thời kì này: tháp Po Klaung Garai, tháp Po Rome, tháp Yang Prong, tháp Yang Mun (đã đổ nát)
Tháp Po Rome (phải) Khu tháp Po Klaung Garai (sau) 85
CÁCH THỨC XÂY DỰNG
Người Chăm xưa xây Tháp bằng gạch mộc chưa nung, tức là dùng những viên gạch còn sống, trong đó có chứa một ít cát (khoảng 10% - đây có thể là do nguồn đất sét làm gạch đặc thù hoặc cũng có thể do người ta pha vào khi làm gạch) nhúng nước rồi xát và ép chặt vào nhau để kết dính rồi nung toàn khối. Trong đó, người Chăm xưa đã nghĩ tới phương pháp xây tháp theo nguyên tắc tạo ra một tổng thể đồng chất với bề dày tường lớn để có được lực liên kết bền vững nhất, đồng thời dễ dàng tạo ra được những tác phẩm điêu khắc có đường nét mỹ thuật cao. Khi ngôi tháp xây xong thì toàn bộ ngôi tháp, nền và móng đã trở thành một tổng thể đất sét đồng chất Tổng thể đất sét này được nung chín, tất
nhiên sẽ có độ bền vững hơn là xây bằng gạch đã nung trước với hồ vữa, là 2 chất liệu khác nhau. Và cách xây và nung tháp của người Chiêm Thành thì bắt buộc phải “xây từ dưới lên trên và nung từ trên xuống dưới” nhằm tránh cho tháp khỏi bị đổ vì xây bằng gạch mộc. Phần đỉnh tháp luôn luôn được xây nhỏ hơn phần đế và thân tháp để trọng tâm khó đổ ra ngoài. Vì vậy người Chăm xưa phải xây tường tháp rất dày từ 1m đến gần 2m. Xây tháp tới đâu thì đổ đầy đất ở trong lẫn ngoài lên tới đó, ngang với mặt tường đang xây, ém đất thật chặt để giữ tháp cho vững đồng thời để người thợ có điều kiện làm việc dễ dàng trong lúc xây và chạm khắc. Sau đó thực hiện việc điêu khắc,
91
trang trí trên gạch còn mềm ướt của Tháp. Xây tới đâu thì chạm khắc, trang trí tới đó. Có một điều, khi xây tháp phải đổ đất ở trong và ngoài ngôi tháp để giữ tháp cho vững, đồng thời làm phương tiện cho người thợ xây ngồi làm việc và lên xuống, ví dụ muốn xây một ngôi tháp có chiều cao 20m thì phải có diện tích mặt bằng để làm việc với đường kính là 30m, một ngôi tháp có chiều cao 10m thì phải có diện tích mặt bằng với đường kính 15m (vào khoảng 2/3 chiều cao) Khi phần đỉnh tháp đã được nung xong thì người
92
ta bới đất để đốt lửa nung phần tháp tiếp theo ở dưới. Cứ thế, người ta đốt lửa nung dần từng phần cho đến hết phần chân tháp. Ðến đây, tháp đã khá vững chắc, người ta bới đất ở trong tháp ra để chất củi đốt lên nung thêm ở phần trong cho hoàn chỉnh, kết thúc công đoạn nung tháp. Ðối với đền tháp thì người Chăm xưa dùng phương pháp xây như trên. Còn đối với thành luỹ kiến trúc nhà ở, giếng nước và mồ mả thì người Chăm vẫn xây bằng gạch đã nung hoặc đá với vữa vôi + cát hoặc vôi với mật của đường mía
CHỨC NĂNG VÀ MÔ HÌNH
ĐỊA ĐIỂM – MÔ HÌNH Phục vụ cho mục đích tôn giáo vì vậy việc chọn lựa địa diểm cảnh quan đảm bảo các yếu tố tâm linh là rất cần thiết. Nói cách khác địa điểm xây dựng các đền tháp được người chăm xưa nghiên cứu kĩ nhằm thể hiện rõ mục đích mà tháp chăm muốn truyền tải. Trên một khu đồi thoai thoải cao hơn xung quanh tụ nhiên hay nhân tạo thì họ xây dựng các đền tháp đứng ngang hàng nhau thể hiện sự hùng vĩ bề thế. Trên những đỉnh núi hay trên những khu đồi cao những người chăn cổ sẽ xây những công trình đơn độc hoặc một tổng thể có gắn với nhau bằng những đỉnh núi tự nhiên như tháp Po Klaung, tháp Phú Lộc,… Đền tháp được xây dựng theo nhóm ở thung lũng kín đáo như Mỹ Sơn hay những bình địa ngay cạnh những dòng sông lớn như Khương Mỹ , Bình Lâm, Đồng Dương,…
95
96
MÔ HÌNH PHỔ BIẾN Mô hình phổ biến trong các di sản tháp Chăm thường là: tháp theo Bộ ba hoặc Tháp đền thờ trung tâm với các tháp phụ trợ xung quanh.
MÔ HÌNH BỘ BA THÁP Tổng thể bộ ba được cấu trúc phân lớp mặt bằng gopura, mdapa, kala.Tương ứng với cấu trúc này là ba không gian không gian bên ngoài gopura không gian từ gopura đến hết madapa và không gian đền thờ chính. Ba không gian này thể hiện rõ tinh thần luận Ấn Độ trong đó khu đền thờ chính la trung tâm thế giới nơi ngự cùa các vị thần các công trình khác và các vệt tường tượng trưng cho các vì tinh tú và vụ trụ bao la. Ba không gian này cũng tượng trưng cho các chu kì của tự nhiên sinh sôi phát triển và hủy diệt. .
Tháp Dương Long – Tháp Chiên Đàn 97
MÔ HÌNH THÁP TRUNG TÂM VÀ THÁP PHỤ TRỢ Ngoài kiến trúc bộ ba, kiến trúc tháp thờ chính xây nhiều các tháp phụ trợ liên quan phục vụ các nhu cầu thờ cúng của cư dân mô hình tổng: Ngoài tháp thờ chính còn có tháp phụ sửa soạn, Bái đường, tháp góc,… Ta có thể dễ dàng bắt gặp tháp phụ trợ có mái “yên ngựa” thường dung để sửa soạn đồ trước khi làm lễ.
Nhóm tháp Po Klaung Garai (phải) Tàn tích Bái đường Mĩ Sơn D2 (dưới trái) Tháp Phụ trợ Mĩ Sơn B2 (dưới phải)
98
NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO
99
http://whc.unesco.org/en/list/949 https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_ Vi%E1%BB%87t_Nam https://en.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9_S%C6%A1n https://en.wikipedia.org/wiki/Hinduism https://en.wikipedia.org/wiki/Art_of_Champa#Periods_and_styles_of_C ham_art https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_%E1%BA%A4p https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0n_V%C6%B0%C6%A1ng https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C4%83m_Pa https://vi.wikipedia.org/wiki/Panduranga https://en.wikipedia.org/wiki/Lady_Po_Nagar https://vi.wikipedia.org/wiki/Simhapura https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_%C4%91%E1%BB%8Ba_ M%E1%BB%B9_S%C6%A1n http://www.vietnamtourism.com/disan/en/index.php?catid=3 https://vi.wikipedia.org/wiki/Virapura https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_Ch%C4%83m https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_%C4%91%E1%BB%81n_ th%C3%A1p_Ch%C4%83m_Pa https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_c%C3%A1ch_ngh%E1%BB%87_thu% E1%BA%ADt_c%C3%A1c_th%C3%A1p_Ch%C4%83m https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_H%C3%B2a_Lai https://www.orientalarchitecture.com/cid/120/vietnam/my-son https://pdfs.semanticscholar.org/cbfe/f7a1c2a973c2fd4e91c08193770620 80ffce.pdf?fbclid=IwAR2ajZ4aprZ0OCEQL8vyx8hwsJ8CuKcqWitqOqkz aygVjb5sEu92dY785Hg https://www.youtube.com/watch?v=Tm02HibNY3Y&t=1638s https://www.youtube.com/watch?v=3h6piVraNRc&t=383s https://www.youtube.com/watch?v=ijLpz81GUTk https://www.youtube.com/watch?v=2klADIeR_Yw&t=347s Viêt Nam_ Histoire Arts Archéologie - Anne-Valérie Schweyer, Paisarn Piemmettawat The Architecture of the Temple-Towers of Ancient Champa (Central Vietnam)- Trần KỳPhương Thánh Ðô MỹSơn: trung tâm nghệ thuật của vương quốc cổ Champa – Trần Kì Phương
100
“Life is architecture and architecture is the mirror of life.” I.M.Pei