LSMT_Tiểu luận_Phạm Hoàng Long

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA KIẾN TRÚC NỘI THẤT

LỊCH SỬ MỸ THUẬT THỜI TRUNG CỔ

GVHD:

Trần Thị Diệu Phượng

SVTH:

Phạm Hoàng Long

MSSV:

18510801748

Lớp:

NT18CT


MỤC LỤC CHƯƠNG 1: SƠ KỲ THỜI KỲ TRUNG CỔ I.

ĐÔI NÉT VỀ SƠ KỲ THỜI TRUNG CỔ

II.

SỰ SUY TÀN CỦA ĐẾ QUỐC TÂY LA MÃ (395-476)

III. THỜI KỲ DI CƯ (400-700) IV. ĐẾ QUỐC BYZANTINE V.

SỰ TRỔI DẬY CỦA HỒI GIÁO (632-750)

VI. SỰ HỒI SINH CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC GERMAN Ở TÂY ÂU (700-850) A. ĐẾ CHẾ FRANK B. THỜI ĐẠI VIKING (793-1066) C. ĐẾ CHẾ BULGARIA

CHƯƠNG 2: TRUNG KỲ THỜI KỲ TRUNG CỔ I.

ĐÔI NÉT VỀ TRUNG KỲ THỜI TRUNG CỔ

II.

MỸ THUẬT THỜI KỲ TRUNG CỔ A. B. • •

ĐIÊU KHẮC THỜI KỲ TRUNG CỔ NGHỆ THUẬT VẼ TRANH THỜI TRUNG CỔ NGHỆ THUẬT ROMAN NGHỆ THUẬT GOTHIC ❑ ĐIÊU KHẮC ❑ HỘI HỌA ❑ BÍCH HỌA ❑ KÍNH MÀU ❑ BẢN THẢO VÀ TRANH IN ❑ TRANH SAU BỆ THỜ & TRANH TRÊN BÁN GỖ


III. IV. V. VI. VII. VIII. IX. X. XI.

NGHỆ THUẬT BYZANTINE ❑ NGHỆ THUẬT BYZANTINE THỜI KỲ ĐẦU ❑ THỜI KỲ JUSTINIAN I ❑ NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI MACEDONIA ❑ THỜI KỲ KOMNVIAN ❑ ĐIÊU KHẮC CỦA BYZANTINE ❑ NGHỆ THUẬT KHẢM

ANH SCANDINAVIA PHÁP ĐẾ CHẾ LA MÃ THẦN THÁNH HUNGARY BÁN ĐẢO IBERIA ITALY ĐÔNG ÂU CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NGƯỜI MÔNG CỔ

CHƯƠNG 3: HẬU KỲ THỜI KỲ TRUNG CỔ I. II. III. IV. V. VI. VII. VIII. IX.

ĐÔI NÉT VỀ HẬU KỲ THỜI KỲ TRUNG CỔ NGHỆ THUẬT THỜI HẬU KỲ TRUNG CỔ SCANDINAVIA ANH PHÁP ĐẾ CHẾ BYZANTINE VÀ VÙNG BALKAN TRUNG ÂU ĐÔNG ÂU NAM ÂU


LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử mỹ thuật thời Trung Cổ là một trong những đề tài thú vị, bởi thời kỳ này mang nhiều sự biến động về mỹ thuật, thời bấy giờ, những tác phẩm hội họa, điêu khắc, gắn liền với đời sống thật chất của con người trong thời đại đó. Để tìm hiểu một cách tổng quát về sự phát triển thần kì của mỹ thuật thời Trung cổ cần rất nhiều thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu. Dưới đây là tóm tắt tiến trình phát triển một cách trọng tâm về sự phát triển Mỹ thuật thời trung cổ với nhiều nguồn tài liệu trong quá trình học tập. Quá trình thay đổi này mang nhiều diễn biến phức tạp từ Sơ kỳ đến Trung kỳ và cuối cùng kết thúc ở Hậu kỳ nhường lại cho thời kỳ mới là thời kỳ Phục hưng. Từ đó em nhận thấy rằng, sự thay đổi của cả thời kỳ Trung cổ nói chung và những tác phẩm nghệ thuật về mỹ thuật nói riêng là nền tảng phát triển mạnh mẽ cho các thời đại sau này. Vì là do gắn liền với yếu tố chính trị lịch sử một cách mạnh mẽ, nên những tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực một cách trào phúng, sâu sắc và cũng rất trần trụi những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ. Bắt đầu đi vào từng thời kỹ để thấy được nguyên nhân và hậu quả của sự phát triển về cả ba thời Kỳ lớn của thời kỳ Trung cổ. Sài Gòn, ngày 8 tháng 6 năm 2022 Phạm Hoàng Long


LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tham gia học tập và tìm hiểu về bộ môn Lịch sử mỹ thuật thế giới. Em xin cảm ơn đoàn khoa và cuối cùng là bảy tỏ long biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Diệu Phượng đã dành thời gian và công sức để truyền đạt kiến thức quan trọng góp phần xây dựng vốn hiểu biết về nền lịch sử mỹ thuật của thời giới. Kiến thức này là hành trang cho quá trình phát triển cá nhân của em sau này. Em xin trân trọng cảm ơn cô. Sài Gòn, ngày 8 tháng 6 năm 2022 Phạm Hoàng Long


Chương 1: TRUNG KỲ THỜI TRUNG CỔ I. ĐÔI NÉT VỀ THỜI KỲ TRUNG KỲ

Sơ kỳ Trung cổ là một thời kỳ lịch sử của châu Âu kéo dài từ năm 600 tới khoảng năm 1000. Trước nó là thời kỳ suy tàn của đế quốc La Mã và tiếp sau nó là Trung kỳ Trung cổ (khoảng năm 1000 đến năm 1300). Sơ kỳ Trung Cổ chứng kiến sự tiếp tục của những khuynh hướng bắt đầu từ thời Hậu Cổ đại, bao gồm sự sụt giảm về dân số, đặc biệt ở các thành thị, sự bế tắc trong quan hệ mậu dịch, cùng với những cuộc di cư của man tộc. Các nhà sử học gọi giai đoạn này là "Thời kỳ Tăm tối" vì những đóng góp ít ỏi của nó về mặt văn hóa và giáo dục, đặc biệt ở Tây Âu. Mặc dù vậy, đế quốc Đông La Mã vẫn tiếp tục tồn tại và giữ lại những tinh hoa của Hy Lạp - La Mã để trở thành đế quốc Byzantine. Một điểm đáng lưu ý nữa là việc những thế lực Hồi giáo tiến vào châu Âu trong thế kỷ thứ 7. Những khuynh hướng nêu trên sau đó được đảo ngược lại. Vào năm 800, danh hiệu hoàng đế La Mã được phục hồi bởi Charlemagne, và vương triều Carolingian của ông đã giúp tái sinh nền văn hóa - giáo dục ở Tây Âu. Về mặt sản xuất, châu Âu quay trở lại với một nền nông nghiệp có hệ thống dưới hình thức chế độ phong kiến. Các cuộc di cư của man tộc cũng được bình ổn lại, mặc dù người Viking vẫn liên tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở phương Bắc.


II. SỰ SUY TÀN CỦA ĐẾ QUỐC TÂY LA MÃ (395-476) Đế quốc La Mã từng có lãnh thổ rất rộng lớn kéo dài từ châu Âu sang Bắc Phi, đến tận vùng Tiểu Á và Trung Đông. Biên giới phía bắc là sông Rhine và sông Danube, giáp với các bộ tộc có nguồn gốc từ bán đảo Scandinavia, thường được gọi là các dân tộc German. Đế chế La Mã hưng thịnh trong nhiều thế kỷ, đem lại sự ổn định, thịnh vượng và trật tự cho thế giới phương Tây. Thế nhưng từ thế kỷ thứ 3, nó đã từng bước suy yếu

do nhiều nguyên nhân khác nhau. Năm 395, đế quốc La Mã phân chia lần cuối cùng thành đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã. Từ đó trở đi, các vị hoàng đế ở Tây La Mã hầu như chỉ còn là bù nhìn. Quyền hành thực sự ở Tây La Mã rơi vào tay những người thống lĩnh quân đội. Vốn ít tài nguyên hơn Đông La Mã, Tây La Mã cũng suy sụp nhanh chóng về mặt kinh tế. Ở bên ngoài, sự yếu kém của các quân đoàn La Mã đã khiến họ không thể kháng cự

được những cuộc xâm lăng của các man tộc. Các tộc người German từng bước tràn về phía tây và xâm nhập lãnh thổ của La Mã. Năm 476, viên tướng người German Odoacer nổi dậy làm chính biến lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustus. Đế chế Tây La Mã diệt vong ở đây. Về danh nghĩa thì Odoacer là chư hầu của Đông La Mã nhưng thực tế thì chính ông mới là người trị vì bán đảo Italy.


III. THỜI KỲ DI CƯ (400-700) Thời kỳ Di cư, cũng được gọi là sự xâm lăng của người man rợ (tiếng Đức: Völkerwanderung 'sự di cư của các dân tộc'), là một giai đoạn di cư của con người ở châu Âu xảy ra từ năm 376 cho đến năm 800. Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển tiếp từ Hậu kỳ cổ đại đến Tiền kỳ Trung cổ. Quá trình di cư được thúc đẩy bởi những thay đổi sâu sắc cả ở bên trong Đế chế La Mã lẫn khu vực "biên giới của người man rợ". Di dân bao gồm người Hung, Goth, Vandal, Avar, Slav, Bulgar, Alan, Suebi, Frisia, và Frank. Sự di cư của các dân tộc, tiếp tục phát triển vượt ra ngoài Thời kỳ Di cư, đánh dấu bằng các cuộc chinh phục của người Ả Rập Hồi giáo và sự nổi lên của Đế chế Ottoman, hay bởi sự xâm lăng của người Viking, Magyar, Moor, Turk, và Mông Cổ, những sự kiện này cũng đã có ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là tại Bắc Phi, bán đảo Iberia, Tiểu Á, Trung và Đông Âu. Trên lãnh thổ cũ của đế quốc La Mã ở Tây Âu và Bắc Phi, các vương quốc của người

German

dần

dần

được

thành

lập,

bao

gồm

vương

quốc

của

người Visigoth, Ostrogoth, Vandal, Frank, Lombard, Anglo-Saxon, Burgundy, v.v... Năm 410, người Visigoth do Alaric I dẫn đầu đã đánh chiếm và cướp phá thành Rome. Sau đó, dưới thời các hậu duệ của Alaric, người Visigoth tới bán đảo Iberia và thiết lập một vương quốc cho riêng mình tồn tại 200 năm. Ở phía nam, người Vandal đánh chiếm Carthage vào năm 439 và xây dựng một hạm đội hùng mạnh để quấy nhiễu vùng biển phía tây và Nam của Địa Trung Hải. Năm 455, người Vandal cũng tiến vào cướp phá Rome. Vương quốc Vandal tồn tại gần một thế kỷ trước khi bị hoàng đế Đông La Mã thôn tính vào năm 534. Năm 443, vương quốc của người Burgundy được thành lập ở khu vực xung quanh thành phố Lyon ngày nay, và tới năm 534 thì bị người Frank tiêu diệt. Ở đảo Anh, từ giữa thế kỷ thứ 5, người Anglo-Saxon đã nhân cơ hội La Mã rút quân để vượt biển tới đây Hình minh họa những cuộc di cư của các man tộc vào lãnh thổ La Mã trong thế kỷ 5. Ngoại trừ người Hung (có nguồn gốc từ châu Á) thì các dân tộc còn lại đều là người German.


Sau khi Đế chế Tây La Mã chính thức sụp đổ vào năm 476, có thêm ba vương quốc mới nữa ra đời là vương quốc Ostrogoth, vương quốc Lombard, và vương quốc Frank. Năm 493, vua Ostrogoth là Theodoric Đại đế đánh bại Odoacer và chiếm lấy Ravenna, nhưng sự thống trị của họ cũng chỉ được tới năm 553 thì bị Đông La Mã xóa sổ. Vào năm 568, người Lombard tiến vào phía bắc của bán đảo Italy và dựng lên vương quốc Lombard, tồn tại tới thế kỷ 8. Nhìn chung thì các vương quốc của người German trong giai đoạn này đều không duy trì được lâu, chỉ duy nhất vương quốc của người Frank (thành lập từ năm 481) là tồn tại bền vững và có ý nghĩa quan trọng nhất.

Người Goth và Vandal chỉ là hai cái tên đầu tiên trong làn sóng của những người di cư tràn vào Tây Âu. Một số dân tộc di cư chỉ biết gây chiến, cướp phá và khinh thường những giá trị văn hóa La Mã. Những dân tộc khác thì ngưỡng mộ La Mã và muốn nối tiếp những truyền thống của nó. Người dân La Mã theo Kitô giáo và đã sống có tổ chức, quy củ từ rất lâu, trong khi những người man tộc thì hầu như chẳng biết gì về các khái niệm như tổ chức thành thị, tiền bạc, hay viết lách. Thế nhưng trong quá trình di

cư, người German đã dần dần cải theo Kitô giáo. Những dân tộc German xâm nhập vào Italy, Gaul, và Hispania cũng đều tiếp nhận ngôn ngữ Latinh và tỏ ra tôn trọng những gì còn sót lại của nền văn hóa La Mã. Điều này đã giúp ngôn ngữ Latinh vẫn giữ được vị trí quan trọng cho đến ngày nay. Nền thương mại, sản xuất, văn hóa, và giáo dục từng một thời vươn xa của Đế chế La Mã giờ đây bị thay thế bởi những sự thống trị cát cứ ở địa phương. Về kinh tế, hàng

hóa không còn có thể an toàn vận chuyển đi xa, điều này dẫn đến sự biến mất của các ngành nghề phụ thuộc nhiều vào việc trao đổi buôn bán. Sự sụp đổ của các mối liên kết về mặt kinh tế và xã hội giữa các vùng miền cũng đã đưa tới sự nảy sinh khuynh hướng địa phương hóa. Trên lãnh thổ cũ của La Mã, dân số giảm đi 20% từ năm 400 đến 600. Trong thế kỷ thứ 8, tổng giao dịch thương mại tụt xuống mức thấp nhất kể từ Thời đại đồ đồng. Nền nông nghiệp có hệ thống cũng biến mất và sản lượng nông phẩm sản xuất ra chỉ ở mức đủ sống. Nhiều đất canh tác thậm chí còn bị trở lại thành rừng.


IV. ĐẾ QUỐC BYZANTINE Khi đế quốc Tây La Mã vỡ vụn ra thành hàng loạt vương quốc của người German thì đế quốc Đông La Mã ở Constantinople, vốn giàu có hơn, vẫn tồn tại và dần dần phục hồi được sức mạnh của mình. Sau khi tiếng Hy Lạp thay thế tiếng Latinh như là ngôn ngữ chính thức của đế quốc Đông La Mã, nhiều nhà sử học gọi đế quốc này là "Đế quốc Byzantine". Những người ở Tây Âu cho rằng chất "Hy Lạp" của nó nhiều hơn là "La Mã" Mặc dù vậy, những cư dân ở Byzantine luôn tự gọi mình là Romaioi (nghĩa là "người La Mã" để nhấn mạnh rằng mình là sự kế thừa của đế quốc La Mã. Nhờ vào việc kiểm soát tuyến đường buôn bán giữa châu Âu và phương Đông, đế quốc Byzantine trở thành quốc gia giàu có nhất ở châu Âu. Sử dụng lực lượng quân đội

tinh nhuệ kết hợp với chiến thuật ngoại giao khéo léo, Byzantine đã ngăn chặn được những cuộc tấn công của man tộc di cư. Giấc mơ chiếm lại những vùng đất ở Tây Âu đã được hiện thực hóa dưới triều đại Justinian I (527-565), dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Dưới sự chỉ huy của danh tướng Belisarius, quân đội Byzantine đã chinh phục vương quốc Vandal ở Bắc Phi và vương quốc Ostrogoth ở Italy Sau đó, Đế chế Byzantine tiếp tục đánh chiếm một phần lãnh thổ bán đảo Iberia (tỉnh Spania) và giữ vững quyền kiểm

soát vùng đất này cho tới thời hoàng đế Heraclius. Hoàng đế Justinian không chỉ khôi phục lại những lãnh địa từng thuộc về La Mã mà còn soạn ra bộ luật La Mã có nhiều ảnh hưởng tới các thế hệ sau và xây dựng nhà thờ Hagia Sophia ở kinh đô Constantinople, một công trình kiến trúc tinh xảo và vĩ đại nhất thời bấy giờ. Thế nhưng một trận dịch lớn (thường gọi là "đại ôn dịch Justinian") đã tàn phá triều đại của ông và giết hại 40% dân số ở kinh đô Constantinople. Người ta ước

tính rằng trận dịch này đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 100 triệu người trên toàn thế giới.

Lãnh thổ mở rộng tối đa của đế quốc Đông La Mã dưới thời Justinian, màu cam nhạt là những vùng mà ông giành được trong triều đại của mình.


Sau thời hoàng đế Justinian, lãnh thổ của đế quốc Byzantine bị thu hẹp do những cuộc chiến với nhiều thế lực từ bên ngoài. Những vị Hoàng đế kế vị của ông là Maurice và Heraclius phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người Slav và người Avar. Sau những cuộc tàn phá của các bộ tộc Slav và Avar thì dân số ở bán đảo Balkan cũng trở nên thưa thớt hơn. Vào năm 626, thành phố lớn nhất châu Âu thời bấy giờ là Constantinopolis phải chống lại cuộc vây hãm của liên quân Avar và Sassanid (đế quốc Ba Tư). Trong những thập niên sau đó, hoàng đế Heraclius dồn toàn lực quyết đấu với đế quốc Sassanid trong một cuộc chiến mang màu sắc của một cuộc thánh chiến. Cuối cùng ông đã thành công khi chiếm được kinh

đô của họ, qua đó đã đánh một đòn hủy diệt vào cường quốc đã từng đối đầu với đế quốc La Mã hàng thế kỷ qua (đây cũng được xem là cuộc chiến La Mã-Ba Tư cuối cùng trong lịch sử). Nhưng rồi cũng trong triều đại của mình, hoàng đế Heraclius chứng kiến những thành tựu vẻ vang của ông đổ sông đổ bể khi người Ả Rập lần lượt chinh phục các xứ Syria, Palestine, Ai Cập và Bắc Phi, đi kèm với nó là quá trình truyền bá Hồi giáo đến tất cả các vùng nói trên.

Sau hai cuộc vây hãm Constantinopolis không thành của người Ả Rập vào các năm 674-677 và 717, đế quốc Byzantine bị giằng xé trong phong trào phá hoại thánh tượng và những cuộc đấu đá nội bộ. Người Bulgar và người Slav nhân cơ hội này để xâm chiếm Illyria, Thrace và Hy Lạp. Sau một chiến thắng quyết định ở Ogala vào năm 680, họ đã ký một hòa ước với phía Byzantine để thành lập Đế quốc Bulgaria thứ nhất ở bán đảo Balkan. Đế quốc Byzantine ứng phó lại với những mối đe dọa bằng một hệ thống hành chính

mới và những cải cách kinh tế giúp họ đủ vững mạnh để vươn tới những thành công trong những thế kỷ sau. Nền công nghệ - kỹ thuật của người Byzantine ở thời điểm đó cũng được đánh giá là tiên tiến hơn tất cả các nước ở Tây Âu Bắt đầu từ năm 867, đế quốc Byzantine đạt tới đỉnh cao một lần nữa dưới thời các vị hoàng đế thuộc vương triều Macedonia. Ở bên ngoài, quân đội Byzantine chống trả người Ả Rập và người Bulgar để mở rộng lãnh thổ (tới năm 1018 thì họ xóa sổ Đế quốc Bulgaria thứ nhất để hoàn tất công cuộc tái chiếm bán đảo Balkan). Ở trong nước, những vị hoàng đế như Leo VI và Constantine VII giúp nền văn hóa nghệ thuật ở Constantinopolis thăng hoa (giai đoạn này cũng được gọi là thời kỳ "Phục hưng Macedonia", dù thuật ngữ này còn nhiều tranh cãi).


Bên cạnh những cuộc chiến, nền văn minh của Byzantine cũng đã giúp khai sáng cho nhiều man tộc. Người Slav và người Bulgar đã dần dần cải theo Kitô giáo, và những tu sĩ của Constantinopolis thậm chí còn đi tới tận những vùng đất Đông Âu xa xôi (nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Đế chế La Mã trước đây) để truyền giáo, qua đó đặt nền móng vững chắc cho sự thống trị của Chính thống giáo Đông phương ở Nga sau này. Một yếu tố quan trọng làm nên thành công của những nhà truyền giáo này là việc họ đã chủ động sử dụng ngôn ngữ địa phương để truyền giáo, thay vì dùng tiếng Latinh hay tiếng Hy Lạp như những người đi trước. Thời hoàng kim của đế quốc Byzantine kéo dài tới đầu thế kỷ

11. Trong bối cảnh Tây Âu đang chìm trong tăm tối thì sự thịnh vượng của Byzantine đáng được xem là một đốm sáng của tri thức, một trung tâm văn hóa ở châu Âu.

Hagia Sophia ngày nay.


V. SỰ TRỖI DẬY CỦA HỒI GIÁO (632-750) Đạo Hồi (Islam) bắt đầu được Muhammad truyền bá ở bán đảo Ả Rập vào đầu thế

kỷ thứ 7. Những người theo đạo Hồi thờ Thượng đế (Allah) và xem Muhammad như là vị thiên sứ cuối cùng và toàn năng nhất, được nhận mặc khải của thượng đế để truyền lại cho con người. Ngoài việc là một biểu tượng tôn giáo thì Muhammad còn là một nhà chính trị - quân sự và là người đứng đầu nhà nước Hồi giáo mới thành lập. Chính sự ra đời của Hồi giáo là hạt nhân trong việc thống nhất bán đảo Ả Rập vốn đang bị chia cắt. Khi Muhammad qua đời (năm 632), về cơ bản là toàn bộ bán đảo Ả Rập đã được thống nhất

và Hồi giáo hóa. Từ thế kỷ thứ 7 trở đi, lịch sử của châu Âu đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự trỗi dậy của Hồi giáo. Dưới thời vị Caliph thứ hai là Umar, các tin đồ Hồi giáo đã hoàn tất việc chinh phục Syria, Mesopotamia, Palestine, Ai Cập, một phần Tiểu Á và Bắc Phi. Đến các Caliph đời sau thì thế lực của Hồi giáo đã vươn tới thêm nhiều lãnh địa khác ở Bắc Phi, bán đảo Iberia, các đảo Síp, Malta, Kríti, Sicilia và một phần phía nam Ý. Ở phía đông, những cuộc chinh phục của Hồi giáo đã đưa tới sự sụp đổ hoàn toàn

của Đế chế Sassanid, còn Đế chế Byzantine thì mất đi một diện tích lớn lãnh thổ. Ở phía tây, cuộc chinh phục của Hồi giáo vào Hispania bắt đầu từ năm 711 khi những người Moor (chủ yếu gồm bộ tộc Berber đã cải đạo và một số người Ả Rập) xâm lược vương quốc Visigoth. Họ cập bến ở Gibraltar vào ngày 30 tháng 4 và tiến dần lên phía bắc. Chỉ trong vòng 8 năm, gần như toàn bộ đất đai trên bán đảo Iberia đã rơi vào tay người Hồi giáo, trừ một vùng nhỏ ở Tây Bắc (Asturias) và phần lớn xứ Basque. Vùng lãnh thổ mới

chiếm đóng được người Ả Rập gọi là Al-Andalus và trở thành một phần trong Đế chế Umayyad.


Đà tiến của người Hồi giáo chỉ bị chặn lại khi họ thất bại trong cuộc vây hãm Constantinopolis vào năm 717 và bị đánh bại bởi người Frank do Charles Martel chỉ huy trong trận Poitiers nổi tiếng vào năm 732. Vương triều Abbasid sau đó lật đổ vương triều Umayyads vào năm 750 và tàn sát gần như toàn bộ dòng Umayyads. Thế nhưng một vị hoàng tử Umayyad là Abd-ar-rahman I đã trốn thoát được tới Tây Ban Nha và thiết lập vương quốc Cordoba tại đây. Người Frank dưới thời các hậu duệ của Charles Martel đã đánh chiếm lại một số vùng đất từ tay người Hồi giáo, nhưng nói chung là các thế lực Hồi giáo ở bán đảo Iberia vẫn còn được duy trì cho đến hàng thế kỷ sau.


VI. SỰ HỒI SINH CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC GERMAN Ở TÂY ÂU (700-850) A. ĐẾ CHẾ FRANK Đế chế Frank được xem là đỉnh cao cho sự phát triển của các vương quốc Tây Âu trong giai đoạn này. Dưới thời kỳ trị vì của vua Clovis I (481-511), người Frank liên tiếp giành thắng lợi trước các thế lực đối địch như người Alamanni và Visigoth, trong đó có trận Tolbiac (496) mang ý nghĩa quyết định. Cũng trong năm 496, Clovis cải theo Công giáo Rôma và làm lễ rửa tội ở Rheims, điều này giúp người Frank có được sự ủng hộ của giới quý tộc Kitô giáo trong các chiến dịch quân sự của mình. Khi Clovis qua đời, vương triều Merovingian do ông sáng lập đã kiểm soát gần như toàn bộ xứ Gaul rộng lớn, chỉ trừ tỉnh Septimania của người Goth ở phía tây và Vương quốc Burgundia ở vùng đông nam. Những năm sau đó, các hậu duệ của Clovis đều tiếp tục tiến hành chính sách mở rộng lãnh thổ. Họ xóa sổ Vương quốc Burgundia và chinh phục nốt những phần còn lại của vương quốc Visigoth ở xứ Gaul vào thế kỷ thứ 6. Từ giữa thế kỷ thứ 7 trở đi thì quyền lực trong vương quốc Frank chủ yếu nằm trong tay các vị Quản thừa. Năm 732, Quản thừa Karl Búa Sắt (Charles Martel) giành chiến thắng oanh liệt trong trận Poitiers (còn gọi là trận Tours), giúp Tây Âu đẩy lui được cuộc xâm lăng của Đế quốc Hồi giáo thời bấy giờ. Năm 751, con trai của Quản thừa Charles Martel là Pepin Lùn đã phế truất triều Merovingian để lập ra một triều đại mới, vương triều Carolingian. Khi vua Pepin qua đời vào năm 768, con trai ông là vua Charles (sau này thường được biết đến như là Charlemagne hoặc Charles Đại đế) lên nối ngôi.

Charlemagne được Giáo hoàng gia miện ở Rome.


Charlemagne được đánh giá là vị hoàng đế vĩ đại và kiệt xuất nhất trong giai đoạn đầu Trung cổ với hàng loạt chiến thắng huy hoàng trong các cuộc chiến tranh. Từ năm 772, vua Charlemagne bắt đầu tấn công người Saxon ở phía nam nước Đức ngày nay và phải mất tới 32 năm thì mới hoàn toàn chinh phục được họ; đi kèm với những chiến thắng luôn là quá trình cải đạo ép buộc cho các man tộc không chịu tin vào Thiên chúa. Năm 774, Charlemagne thôn tính vương quốc Lombard ở Bắc Italy. Ở phía tây, Charlemagne giành lại từ tay người Hồi giáo một phần đất đai phía nam dãy núi Pyrénées, với trung tâm là thành phố Barcelona. Đế chế Frank dưới thời Charlemagne có thể xem là có lãnh thổ tương đương với Đế chế Tây La Mã trước đây. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 800, giáo hoàng Leo III đã bất ngờ gia miện cho Charlemagne thành Hoàng đế La Mã (Imperator Romanorum). Giờ đây ông được xem như người kế thừa của các vị Hoàng đế La Mã xưa kia; sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó đánh dấu sự ra đời của "Đế chế La Mã thần thánh" sau này. Không chỉ có các những cuộc chinh phục, triều đại của Charlemagne còn được gắn liền với khái niệm "Phục hưng Carolingian", một thời đại đánh dấu sự phục hưng của các ngành nghệ thuật, học vấn, tôn giáo và văn hóa, thông qua trung gian là Giáo hội Công giáo. Những học giả đời sau cho rằng Hoàng đế Charlemagne chính là người đã đặt nền móng cho lịch sử phát triển của châu Âu thời Trung cổ. Sau hiệp ước Verdun vào năm 843 giữa ba người cháu của Hoàng đế Charlemagne, Đế chế Frank to lớn bị chia làm ba phần và dần dần tan rã thành các quốc gia khác nhau. Phần phía tây sau đó phát triển thành nước Pháp, phần phía đông thành Đế chế La Mã thần thánh và phần giữa gồm các vùng như Bắc Italia, Burgundy, v.v...

Lãnh thổ của Đế chế Frank. Phần màu xanh lá cây nhạt là những vùng mà Charlemagne sáp nhập.


B. THỜI ĐẠI VIKING (793-1066) Thời đại Viking kéo dài từ năm 793 đến 1066 ở bán đảo Scandinavia và Anh.

Trong khoảng thời gian này, người Viking, vốn là những chiến binh và thương nhân có nguồn gốc từ Scandinavia, đã cướp bóc và dong thuyền tới hầu hết các nơi ở châu Âu, một phần Bắc Phi và Đông Bắc châu Mỹ. Bên cạnh việc dựa vào khả năng hàng hải tiên tiến của mình để thám hiểm châu Âu và mở các tuyến đường buôn bán, người Viking còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh liên miên. Với niềm tin vào tôn giáo đa thần của mình, người Viking là những chiến binh lì lợm và hiếu chiến nhất được cả châu Âu khiếp sợ.

Chính họ là một trong những nguyên nhân đã trói chân các cộng đồng Kitô giáo ở châu Âu hàng thế kỷ, góp phần vào sự phát triển của chế độ phong kiến. Thời đại Viking được xem như bắt đầu từ năm 793 khi họ tới cướp phá tu viện đảo Lindisfarne ở Anh. Từ năm 793 tới khoảng năm 850, những người Viking đã tấn công và chiếm đóng nước Anh, nhưng rồi sau đó họ bị Alfred Đại đế đẩy lui, đi tới một thỏa thuận chia đôi nước Anh trong hiệp ước Alfred và Guthrum (886). Người Viking từ đó đóng lại tại Danelaw ở đông bắc Anh. Tới năm 847 thì có một đợt người Viking mới tràn vào nước Anh khi Erik Bloodaxe đánh chiếm York. Người Viking tiếp tục hiện diện ở Anh cho tới thời Canute Đại đế (1016–1035), và thời đại Viking ở đảo Anh được ghi nhận là kết thúc sau thất bại của họ trong trận chiến cầu Stamford vào năm 1066. Một điều nên biết là không phải tất cả những người Viking tới Anh đều là để cướp bóc. Một số tới để sinh sống và có những đóng góp vào văn hóa. Việc khá nhiều từ ngữ trong tiếng Anh có xuất xứ từ ngôn ngữ cổ ở Scandinavia là minh chứng cho điều đó

Thuỷ thủ Viking Đan Mạch, tranh vẽ giữa thế kỷ XII


Ngoại trừ ở Anh thì lịch sử còn ghi nhận những cuộc viễn chinh của người Viking tới Ireland, Đông Âu, bán đảo Iberia, phần phía tây của Đế chế Frank, Iceland và Greenland. Đặc biệt, vào khoảng năm 986, Bjarni Herjólfsson, Leif Ericson và Þórfinnur Karlsefni từ Greenland đã tiếp bước Erik the Red để tới Bắc Mỹ và tổ chức định cư tại một mảnh đất mà họ gọi là Vinland (vùng đất trồng nho), ngày nay thuộc đảo Newfoundland, Canada. Mặc dù vậy, những cuộc xung đột với người bản địa và việc thiếu tiếp tế từ quê nhà đã khiến họ phải bỏ cuộc chỉ trong vài năm sau đó. Vào năm 911 ở Pháp, một đội quân Viking xâm lược do Rollo chỉ huy đã buộc vua Pháp ký hòa ước Saint Clair-sur-Epte để nhượng khu vực quanh cửa sông Seine cho họ chiếm đóng, đổi lại Rollo sẽ cải đạo và phục vụ cho vua Pháp. Vùng đất phong của Rollo sau đó được gọi là Normandy (xuất phát từ chữ northman) với thủ phủ là Rouen. Những người Norman sau đó chiếm được đảo Sicilia và tiến hành cuộc chinh phục nước Anh vào năm 1066 dưới sự lãnh đạo của William Kẻ chinh phục (William I của Anh). Từ thế kỷ 11, người Viking hòa mình vào các dân tộc khác ở châu Âu và dần dần đều cải theo Kitô giáo.

Bản đồ mô tả những vùng định cư của người Scandinavia trong thế kỷ 8 (đỏ đậm), 9 (đỏ), 10 (cam) và 11 (vàng). Những vùng xanh là các vùng hay bị Viking cướp phá.


C. ĐẾ CHẾ BULGARIA Năm 682, những người Bulgar lập ra Đế chế Bulgaria đầu tiên hùng mạnh và giữ một vai trò lịch sử quan trọng ở Đông Nam châu Âu. Vào năm 718, Bulgaria đánh thắng triệt để người Ả Rập trong trận chiến gần Constantinopolis; vua của họ lúc đó là Tervel đã được tung hô là "Vị cứu tinh của châu Âu". Ngoài ra thì Bulgaria cũng đã chặn đứng những tộc người Pecheneg và Khazar, khiến họ không thể tiến sâu hơn nữa xuống phía nam. Dưới thời vua Simeon I (893–927), nước này được xem là có diện tích lớn nhất châu Âu, đe dọa sự tồn tại của Byzantine. Thế nhưng vào năm 968 thì Bulgaria bị Kievan Rus tấn công lấy mất thủ đô Preslav và tới năm 1018 thì bị Byzantine chinh phục. Mãi tới một thế kỷ sau đó, người Bulgar mới lại nổi dậy thành công và lập nên Đế chế Bulgaria thứ hai, tồn tại tới thế kỷ 14. Về mặt văn hóa, sau khi cải đạo vào năm 864, Bulgaria trở thành trung tâm của thế giới người Slav theo Chính thống giáo.

Bulgaria và những người hàng xóm Balkan dưới thời Boris I.


Chương 2: TRUNG KỲ THỜI TRUNG CỔ I. ĐÔI NÉT VỀ THỜI KỲ TRUNG KỲ


Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, kết thúc thời kì cổ đại. Nhân loại bước vào thời kì Trung cổ. Đây là giai đoạn nằm giữa Cổ đại và Phục hưng và cũng chính là bước chuyển tiếp để nhân loại bước vào thời kì phat triển rực rỡ là nghệ thuật Phục hưng Năm 63 TCN ở La Mã xuất hiện 1 tôn giáo mới – Kitô giáo. Đến thế kỉ IV đạo Kitô trở thành tôn giáo chính ở La Mã, nhà thờ, giáo hội trở thành nơi khống chế con người cả về thể xác lẫn linh hồn. Cuộc sống hiện thực không trở thành đối tượng của nghệ thuật tạo hình. Cái đẹp được hướng lên thế giới của Chúa trời và các thánh thần. Kiến trúc được xây dựng nhiều chủ yếu là các nhà thờ theo phong cách Roman, Gothic và Byzantine. Đi theo các công trình kiến trúc nhà thờ là các tác phẩm hội hoạ và điêu khắc với những đề tài tôn giáo trích từ kinh thánh. Giai đoạn giữa Trung Cổ là một thời kỳ lịch sử ở châu Âu kéo dài trong ba thế kỷ 11, 12, và 13. Trước nó là giai đoạn đầu Trung Cổ và sau nó là giai đoạn cuối Trung Cổ (kết thúc khoảng năm 1500). Xu hướng chủ đạo trong giai đoạn giữa Trung Cổ là sự gia tăng dân số của châu Âu, qua đó

mang lại những sự thay đổi lớn lao về mặt chính trị - xã hội so với trước đó. Tới năm 1250, dân số tăng mạnh đã thúc đẩy nền kinh tế, đạt đến những mức độ không thể đạt được mãi tới thế kỷ 19. Sự tăng dân số này sau đó bị kìm hãm lại trong giai đoạn cuối Trung Cổ do hậu quả của nhiều trận dịch bệnh, chiến tranh và kinh tế sút kém.Từ sau năm 1000, những cuộc xâm lược của các man tộc đi đến chỗ kết thúc và Tây Âu trở nên bình ổn hơn về mặt chính trị. Người Viking, từng một thời hùng bá trên biển, giờ đây

định cư ở đảo Anh, Pháp và các nơi khác, trong khi ở quê nhà Scandinavia của họ thì các vương quốc Công giáo cũng đang dần hình thành. Những cuộc chinh phạt của người Magyar cũng chấm dứt vào thế kỷ 10, vào năm 1000 thì vương quốc Hungary đã được công nhận ở Trung Âu. Ngoại lệ duy nhất là cuộc xâm lược thoáng qua của người Mông Cổ.Trong thế kỷ 11, dân cư ở phía Bắc dãy Alps bắt đầu định cư ở các vùng đất mới, nhiều vùng trong số đó đã bị bỏ hoang kể từ sau thời Đế chế La Mã.

Trong cái được gọi là "cuộc khẩn hoang vĩ đại" này, nhiều cánh rừng và đầm lầy ở châu Âu đã được dọn quang để tiến hành trồng trọt. Cùng lúc ấy các khu định cư đã di chuyển từ các biên giới truyền thống của Đế chế Frank tới các biên giới mới ở Đông Âu, vượt qua sông Elbe, mở rộng diện tích nước Đức (Đế chế La Mã thần thánh) lên gấp ba lần.Nổi bật nhất trong giai đoạn này là các cuộc Thập tự chinh.


Cùng lúc ấy các khu định cư đã di chuyển từ các biên giới truyền thống của Đế chế Frank tới các biên giới mới ở Đông Âu, vượt qua sông Elbe, mở rộng diện tích nước Đức (Đế chế La Mã thần thánh) lên gấp ba lần.Nổi bật nhất trong giai đoạn này là các cuộc Thập tự chinh. Dưới sự kêu gọi của Giáo hội, những đội quân từ Tây Âu đã tiến

về Trung Đông để giành lại đất thánh Jerusalem, qua đó thành lập nên nhiều vương quốc Thập tự chinh và xung đột với các thế lực Hồi giáo ở đây. Ở châu Âu cũng đã diễn ra những cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau, tiêu biểu có quá trình Reconquista ở bán đảo Iberia, cuộc chinh phục Nam Italy và Anh của người Norman, và cuộc xâm chiếm vùng Baltic.Giai đoạn giữa Trung Cổ cũng đưa tới các công trình nghệ thuật, khoa học và tôn giáo. Sự tái khám phá các nghiên cứu của Aristotle đã giúp Thomas Aquinas và

một số người khác phát triển nền triết học kinh viện. Nhiều kiến trúc Gothic đáng chú ý cũng được tạo ra trong thời kỳ này. Bây giờ chúng ta ở thế kỷ XIV và XV vẫn thường được biết đến là kỳ cuối thời kỳ Trung Cổ. Đó là khoảng thời gian biến động của những nền kinh tế mới, thế lực mới và sự hình thành một kiểu nhà nước mới. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ tiếp nối những tâm tối trước đó, chiến tranh liên miên, cái nghèo vây hãm, dịch bệnh hoành hành. Các bạn có thể gọi đây là thời gian quá độ, những giai đoạn

nào cũng đều là thời quá độ. Các bạn cũng có thể nói đây là khoảng thời gian biến động, nhưng chắc không ai muốn sống ở thời đó. Bần nông vẫn chiếm 80-90% dân số và tiếp tục giữ tỷ lệ cao như thế đến tận thế kỷ XIX. Quý tộc và tang lữ vẫn có nhiều của cải và quyền lực. Họ giữ được vị thế này trong một thời gian dài nữa. Tuy nhiên, thương mại và sự hình thành thành thị đã đem lại những biến chuyển cơ bản cho Châu Âu. Tầng lớp thượng lưu, thương nhân, nhân dân thành thị nói chung đã mang đến những điều mới

mẻ nhưng tiền tệ, kinh tế, tư bản, đầu tư, khái niệm thời gian, lợi nhuận, giờ công và sự phân chia giai cấp xã hội mới cùng với mặt trái của nó. Trật tự xã hội phong kiến cũ mang nặng tư tưởng thần quyền bị phá vỡ. Tệ hơn là tự nó chia thành nhiều mảnh trong các cuộc chiến tranh và xung đột. Ví dụ cuộc chiến tranh lâu dài tranh dành ưu thế giữ giáo hoàng Ý và các hoàng đế Đức. Những vị hoàng đế mất dần thế lực khi phím phạm sức lực tranh chấp ngoại ban, trong khi lẽ ra nên tập trung giải quyết các vấn đề nội địa.


Bây giờ chúng ta ở thế kỷ XIV và XV vẫn thường được biết đến là kỳ cuối thời kỳ Trung Cổ. Đó là khoảng thời gian biến động của những nền kinh tế mới, thế lực mới và sự hình thành một kiểu nhà nước mới. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ tiếp nối những tâm tối trước đó, chiến tranh liên miên, cái nghèo vây hãm, dịch bệnh hoành hành. Các

bạn có thể gọi đây là thời gian quá độ, những giai đoạn nào cũng đều là thời quá độ. Các bạn cũng có thể nói đây là khoảng thời gian biến động, nhưng chắc không ai muốn sống ở thời đó. Bần nông vẫn chiếm 80-90% dân số và tiếp tục giữ tỷ lệ cao như thế đến tận thế kỷ XIX. Quý tộc và tang lữ vẫn có nhiều của cải và quyền lực. Họ giữ được vị thế này trong một thời gian dài nữa. Tuy nhiên, thương mại và sự hình thành thành thị đã đem lại những biến chuyển cơ bản cho Châu Âu. Tầng lớp thượng lưu, thương nhân,

nhân dân thành thị nói chung đã mang đến những điều mới mẻ nhưng tiền tệ, kinh tế, tư bản, đầu tư, khái niệm thời gian, lợi nhuận, giờ công và sự phân chia giai cấp xã hội mới cùng với mặt trái của nó. Trật tự xã hội phong kiến cũ mang nặng tư tưởng thần quyền bị phá vỡ. Tệ hơn là tự nó chia thành nhiều mảnh trong các cuộc chiến tranh và xung đột. Ví dụ cuộc chiến tranh lâu dài tranh dành ưu thế giữ giáo hoàng Ý và các hoàng đế Đức. Những vị hoàng đế mất dần thế lực khi phím phạm sức lực tranh chấp

ngoại ban, trong khi lẽ ra nên tập trung giải quyết các vấn đề nội địa. Những từ như German hay Germanese là những từ tốc ký ngắn gọn. Trên thực tế có đến 240 bang, hang trăm lãnh chúa phong kiến nửa độc lập, hang tá những thành thị năng động bất trị rãi khắp bờ biển Baltic đến miền Bắc đọc theo bờ song Rhine, song Đan-nuýp, các thung lũng cũng như các lãnh địa của hoàng gia Habsurg ở Bohemia và Áo. Chỉ có một vài trong số đó hữu hảo với nhau. Vào thế kỷ XIV điểm nhấn tập trung và nước Pháp. Ở

đây diễn ra một cuộc sung đột nảy lửa khác “cuộc chiến tranh trăm năm” trên thực tế kéo dài lâu hơn tên gọi của nó từ năm 1337 đến năm 1453 hầu như không gián đoạn. Đó là sự tranh dành ngôi hoàng đến nước Pháp, giữa Anh và Pháp nhưng cũng là giữa những bè phái uảng hộ chế độ phong kiến trên khắp nước Pháp, đặc biệt là Burgundy và Flanders. Khi quân An cuối cùng bị đánh bật khỏi lãnh thổ nước Pháp thì cả đất nước là đống đổ nát.


Sói hoang đi lại vật vờ trong những ngôi làng, vườn cây và cánh đồng bỏ hoang. Tệ hơn nữa nhưng kẻ vụ lợi nhân cơ hội này tìm đồ lương thực khan hiếm ở nông thôn, đất bỏ hoang biến thành rừng, cây bụi hoặc đầm lầy. Khi chiến tranh kết thức vào giữa TK XV, dân số nước Pháp chỉ còn từ 1/3 đến một nửa so với 150 năm trước. Nhưng đó không hoàn toàn là lỗi của người Anh. Trong vòng 40 năm sau, năm 1348, nạn dịch hạch đã giết chết hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Nhiều nơi một nửa dân số tử vong vì dịch bệnh.


II. MỸ THUẬT TRUNG KỲ THỜI TRUNG CỔ A. ĐIÊU KHẮC THỜI KỲ TRUNG CỔ Điêu khắc bắt đầu phục hồi trở lại vào thể kỉ XI và chủ yếu phát triển trong khuôn khổ nghệ thuật Gothic. Ban đầu do quy định nghiêm ngặt của giáo hội: hình tượng con người không được đề cập tới trong nghệ thuật tạo hình. Sau này khi không bị cản trở nữa, nghệ thuật tạo hình dần xuất hiện hình ảnh của con người. Ban đầu phát triển từ các phù điêu, hình tượng đắp nổi (Gothic) từ thấp đến cao dần và sau là tượng tròn. Nghệ thuật Byzantine thì chủ yếu là sử dụng trang trí bằng các hoạ tiết phong phú và lộng lẫy về hình và màu sắc. Thuờng là các môtíp thực vật như hoa hồng, hoa cẩm chướng, lá nho…kết hợp với các hoa văn hình học từ thế kỉ XVI. Hoa văn động vật không được chú trọng.

Cổng phía Nam nhà thờ Chartres ( Pháp)


Bộ tứ mã của thánh Marco (tiếng Ý: Cavalli di San Marco), (còn được gọi là Triumphal Quadriga) là một bộ tượng bằng đồng điếu La Mã, gồm bốn con ngựa, ban đầu là một phần của tượng đài mô tả một chiếc xe được vận chuyển bởi bốn con ngựa được dùng cho những cuộc đua xe ngựa. Các con ngựa được đặt tại mặt tiền, trên hiên nhà trước cổng của Vương cung thánh đường Thánh Máccô, ở Venezia, miền bắc nước Ý sau trận cướp phá Constantinole vào năm 1204. Chúng tồn tại ở đó cho đến khi bị Napoleon lấy đi vào năm 1797 nhưng đã được trả lại năm 1815. Các tác phẩm điêu khắc này được gỡ bỏ từ mặt tiền và được đặt trong nội thất của thánh đường Thánh Máccô với mục đích để bảo tồn, với các bản sao được đặt ở vị trí cũ của chúng trên hiên nhà. Byzantine tệ , tiền được sử dụng trong Đông Đế quốc La Mã sau sự sụp đổ của phương Tây, bao gồm chủ yếu là hai loại tiền xu : các vàng gạch chéo ở cuối và một loạt các giá trị rõ ràng bằng đồng tiền xu. Đến cuối năm đế chế đồng tiền được

đưa ra chỉ trong bạc stavrata và tiền xu đồng nhỏ với không có vấn đề vàng.


B. NGHỆ THUẬT VẼ TRANH THỜI TRUNG CỔ •

NGHỆ THUẬT ROMAN – Sau 1 thời gian hạn chế và tàn lụi do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Nghệ thuật Roman bắt đầu được phục hồi trở lại. Thể loại tranh phát triển lúc này là những tranh khuôn khổ nhỏ, được gọi là các bức tiểu hoạ. Phù hợp cho việc minh hoạ các sách thánh kinh. – Thể loại tranh này màu sắc đơn giản, ngôn ngữ đặc trưng là nét. Bố cục rất đơn giản, súc tích, dễ hiểu đồng thời bộc lộ nội dung sâu sắc – là nghệ thuật của châu Âu từ khoảng năm 1000 cho đến sự phát triển của phong cách kiến trúc Gothic trong thế kỷ 12, hoặc muộn hơn, tùy thuộc vào khu vực. Thời kỳ trước được gọi là thời kỳ tiền La Mã. Thuật ngữ này được phát minh bởi các nhà sử học nghệ

thuật thế kỷ 19, đặc biệt là kiến trúc Romanesque, vẫn giữ được nhiều đặc điểm cơ bản của phong cách kiến trúc La Mã - đáng chú ý nhất là vòm đầu tròn, nhưng cũng có vòm thùng, mai, và trang trí lá cây - nhưng cũng đã phát triển nhiều đặc điểm rất khác nhau. Ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha và Ý có sự tiếp nối về kiến trúc với thời kỳ hậu Cổ đại, nhưng phong cách La Mã là phong cách đầu tiên lan rộng ra toàn bộ châu Âu theo Công giáo, từ Sicily đến Scandinavia. Nghệ thuật La Mã cũng chịu ảnh hưởng rất

lớn từ nghệ thuật Byzantine, đặc biệt là trong hội họa và bởi năng lượng phản cổ điển của việc trang trí nghệ thuật Hiberno-Saxon của Quần đảo Anh. Từ những yếu tố này đã tạo ra một phong cách rất sáng tạo và mạch lạc.


Phong cách kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha… Khi các thành phố ở các nước này đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ. Nến văn hóa đô thị lúc bấy giờ không khác xa với văn hóa lãnh địa nông thôn trước đó ít lâu, vì các tầng lớp dân đô thị cũng vừa mới ở nông thôn ra, họ đã là các thế hệ thị dân đầu tiên, vì thế đặc điểm kiến trúc Roman lúc bây giờ không có sự phân biệt lớn giữa 2 khu vực. Tuy vậy, từ thế kỷ 10, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã phục hồi và phát triển, người dân đã xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch, đá, để "xây nhà như người La Mã cổ đại". Hơn mười quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Tây Âu đã chính thức tiến vào xã hội phong kiến, với nền kinh tế tự nhiên và trật tự xã hội tương đối ổn định.


NGHỆ THUẬT GOTHIC: Tranh thời kì này là những bức tranh mang màu sắc tôn giáo, phục vụ nhà thờ Trong kiến trúc Gothic, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, rất phù hợp với loại tranh ghép kính màu. Nghệ sĩ bằng nhiều lớp kính màu đã tạo ra những bức tranh lung linh nhiều màu sắc, ánh sáng huyền ảo…gợi không khí linh thiêng trong nhà của Chúa. Tranh kính màu tạo hiệu quả trang trí cao Nghệ thuật Gothic (Gô-tích; tiếng Anh: Gothic art) là một phong trào nghệ thuật phát triển theo nghệ thuật Rôman ở Pháp vào thế kỷ 12, phát triển cùng lúc với kiến trú Gothic. Nghệ thuật Gothic đã nhanh chóng lan rộng ra khắp Tây Âu, gần như toàn bộ phía bắc dãy núi Anpơ, nhưng lại không gây ảnh hưởng nhiều đến các phong cách cổ điển của Ý. Ở nhiều nơi, đặc biệt là Đức, nghệ thuật Gothic vẫn tiếp tục được sử dụng tại thế kỷ 16, trước khi sáp nhập vào nghệ thuật Phục Hưng. Các thành phần chính trong nghệ thuật Gothic bao gồm điêu khắc, hội họa, thủy tinh vẽ, bích họa và trang trí bản thảo. Việc dễ dàng nhận ra sự thay đổi từ nghệ thuật Gothic đến nghệ thuật Phục Hưng hay ngược lại là đặc trưng được sử dụng để xác định rõ thời đại nghệ thuật này. Những tác phẩm Gothic đầu tiên là những bức tượng điêu khắc, trên tường tại các tu viện hay các thánh đường. Các bức tượng của người đạo Cơ-đốc thường phản ánh các câu chuyện trong kinh thánh. Bức tượng đức mẹ Mary là một ví dụ điển hình, từ một bức tượng mang tính hình tượng đã chuyển sang một bức tượng mang rõ hình hài của một người mẹ nhân hậu, tay bồng đứa con và thể hiện sự trong sáng, tinh tế của người phụ nữ quý phái.


❑ ĐIÊU KHẮC GOTHIC: Điêu khắc Gothic khởi nguồn trên những bức tường, vào giữa thế kỷ 12 ở Île-deFrance, khi Abbot Suger xây tu viện ở St. Denis hiện nay là một xã thuộc bắc ngoại ô nước Pháp - vào khoảng năm 1140, được coi là tu viện mang phong cách Gothic đầu tiên, và không lâu sau đó là thánh đường Chartres vào khoảng năm 1145. Trước khi xây những công trình này, ở Île-de-France không hề có truyền thống điêu khắc nên thợ điêu khắc được thuê từ Burgundy. Ý tưởng ở Pháp lan rộng. Ở Đức, từ năm 1225 ở thánh đường tại thành phố Bamberg trở đi, ta có thể thấy sự tác động ở khắp mọi nơi. Thánh đường Bamberg tập hợp rất nhiều những thợ điêu khắc ở thế kỷ 13, nhiều nhất là vào năm 1240 với tượng kỵ sĩ Bamberg, bức tượng cưỡi ngựa đầu tiên của văn hóa phương Tây từ thế kỷ thứ 6. Ở Anh thì hiếm hơn khi chỉ có trên mồ mả và đồ trang trí vặt. Ở Ý nghệ thuật cổ vẫn có ảnh hưởng lớn, nhưng nghệ thuật Gothic cũng đã xâm nhập vào những điều khắc trên bục giảng kinh ví dụ như ở giáo đường Baptistry và Siena. Và cuối cùng ở Ý, tuyệt tác điêu khắc Gothic nằm ở hàng loạt ngôi mộ Scaliger- gồm 5 đài tưởng niệm gia đình Scaliger - ở Verona(từ đầu đến hết thế kỷ 14). Kiến trúc Gothic mở ra từ một phong cách cứng nhắc, không hoàn toàn giống phong cách Rôman, đến một cảm giác tự nhiên trong khoảng cuối thế kỷ 12 đến thế kỷ 13. Ảnh hưởng từ sự tồn tại của nghệ thuật điêu khắc Rôman và Hy Lạp để rồi kết hợp thành phương thuốc cho thuật khắc xếp nếp, sự biểu cảm và tư thế. Ở Bắc châu Âu, một nhà điêu khắc tên là Claus Sluter cùng với những người thợ điêu khắc khác đã giới thiệu Chủ nghĩa Tự nhiên, và một nhóm người theo chủ nghĩa kinh điển tiếp tục phát triển để rồi đến khi phong cách Phục Hưng xuất hiện đã đánh dấu mộc cho sự thay đổi về cảnh quan và trang phục trong điêu khắc, giảm thiểu về sự phức tạp và kết cấu.


Những ý tưởng của người Pháp bắt đầu được lan truyền. Ở Đức, từ năm 1225 trở đi ở thánh đường đặt tại Bamberg, sự ảnh hưởng có thể thấy rõ. Thánh đường Bamberg có một bộ sưu tập khổng lồ của điêu khắc thế kỷ 13, lên đến tuyệt đỉnh là tác phẩm điêu khắc kỵ sĩ Bamberg, bức tượng cưỡi ngựa đầu tiên với kích cỡ thật trong nghệ thuật Phương Tây từ thế kỷ thứ 6. Ở Ý vẫn còn lưu giữ lại trào lưu cổ điển, nhưng Gothic đã xâm nhập vào thông qua các bục giảng kinh như bục giảng ở trong nhà thờ Baptistry (1269) hay bục giảng Siena. Một kiệt tác điêu khắc theo lối Gothic Ý chính là bộ bia mộ gia đình Scaliger ở Verona (Đầu đến cuối thế kỷ 14).

Ở phía Bắc châu Âu, nhà điêu khắc Claus Sluter và một số người khác mở đầu phong trào tự nhiên và một góc của chủ nghĩa kinh điển vào đầu thế kỷ 15 và tiếp tục được phát triển xuyên suốt thế kỷ để dẫn đến kết quả sự thay đổi trong lối nghệ thuật Phục Hưng cổ điển chủ yếu đánh dấu bằng sự thay đổi trong kiến trúc nền và trang phục, và một chút giảm bớt trong việc bố trí.


❑ HỘI HỌA CỦA GOTHIC: Phong cách hội họa mà chúng ta gọi là "Gothic" chưa từng tồn tại cho đến năm 1200, hay 50 năm sau khi kiến trúc Gothic và điêu khắc Gothic ra đời. Sự giao thời giữa Rôman và Gothic rất mơ hồ, thiếu rõ ràng, những tác phẩm Gothic rất ít khi được giới thiệu trước khi có sự thay đổi đáng kể về dáng vẻ của nhân vật, kết cấu trong phong cách. Và rồi nhân vật trở nên sinh động hơn trong động tác, biểu cảm, có

khuynh hướng tách rời cảnh vật, và được đặt tự do hơn trong bức ảnh. Sự chuyển giao này bắt đầu ở Anh và Pháp vào năm 1200, ở Đức vào năm 1220 và ở Ý vào năm 1300. Hội họa vào thời kỳ này chia làm 4 mảng: bích họa, tranh trên ván gỗ, kính màu và tranh trong các bản thảo. Bích họa vẫn được coi như một tư liệu hội họa chính trên tường nhà thờ cũng giống như truyền thống đạo Cơ-đốc và truyền thống Rôman. Ở phía Bắc, kính màu được ưa chuộng cho đến thế kỷ 15. Tranh trên ván gỗ bắt đầu ở Ý

vào năm 1300 và lan rộng toàn châu Âu, để rồi cho đến thế kỷ 15 đã hoàn toàn thế chỗ kính màu. Tranh trên các bản thảo được cho là sự lưu giữ hoàn hảo nhất của hội họa Gothic, tạo ra một phong cách lưu giữ ở một nơi mà không đài tưởng niệm nào có thể lưu giữ. Mảng tranh sơn dầu chưa bao giờ nổi trội cho đến thể kỷ 15 và 16, và trở thành dấu hiệu phân biệt hội họa thời kỳ Phục Hưng.


❑ BÍCH HỌA Bích họa vẫn tiếp tục được sử dụng như những bức tranh kể chuyện trên các bức tường trong nhà thờ ở Nam Âu được ví như một sự tiếp nối cho truyền thống đạo Cơ-đốc và Rôman. Những tàn tích đã đem lại cho Đan Mạch và một số nước Tây Âu một số lượng lớn những bức bích họa trên tường nhà thờ được vẽ theo phong cách Đoản Kinh, thông thường còn bao gồm cả kiến trúc mái vòm. Chúng gần như bị vôi vữa lấp lên sau cuộc cải cách tôn giáo ở Tây Âu thế kỷ 16. Một trong những ví dụ minh họa thiết thực nhất là những bức bích họa của Danish Elmelundemesteren trên đảo Møn ở Đan Mạch người đã trang trí cho các nhà thờ Fanefjord, Keldby hay Elmelunde.

❑ KÍNH MÀU Ở phía Bắc châu Âu, kính màu là một hình thức hội họa quan trọng và uy tín nhất cho đến thế kỷ 15, khi hình thức vẽ tranh trên ván gỗ trở nên phổ biến. Kiến trúc Gothic đã tăng thêm số lượng kính trong các tòa nhà, một phần muốn mở rộng độ lớn của mặt

kính như ta thấy trong thiết kế cửa sổ hoa hồng. Vào thời kỳ đầu, người ta thường sử dụng kính màu đen, kính trong suốt hay kính với màu sắc tươi sáng. Nhưng đến đầu thế kỷ 14, người ta sử dụng hỗn hợp bạc và vẽ lên những tấm kính, cho phép tạo ra nhiều màu sắc khác nhau với trung tâm là màu vàng tô trên mảnh kính trong suốt. Đến cuối thời kỳ, người ta sử dụng những tấm kính lớn để dùng cho màu vàng hoặc các màu chủ đạo, họ dùng mảnh kính nhỏ để cho các màu khác.


❑ BẢN THẢO VÀ TRANH IN Những bản thảo được tô màu là một sự ghi chép hoàn hảo nhất của nghệ thuật Gothic, đánh dấu một phong cách nghệ thuật mà không một công trình vĩ đại nào có thể tồn tại để so sánh. Những bản thảo gần đây nhất với những bức tranh Gothic của Pháp cho đến giữa thế kỷ 13. Rất nhiều các bản thảo đó là Kinh thánh, mặc dù những bài Thánh ca cũng bao gồm tranh minh họa; Thánh ca về thánh Louis, từ năm 1253 đến 1270, bao gồm 78 trang tranh vẽ bằng màu keo và vàng lá Vào những năm cuối của thế kỷ 13, những người chép bản thảo đã bắt đầu viết ra những quyển kinh dành cho dân không theo

đạo để phục vụ cho nhu cầu quy định lúc bấy giờ. Một ví dụ gần đây nhất là cuốn sách dành cho một nữ tín đồ sống ở ngôi làng nhỏ ở gần Oxford vào khoảng năm 1240. Giới quý tộc thường trả tiền cho những cuốn như thế, họ trả rất hậu hĩnh cho việc vẽ và trang trí tranh; một trong nhưng người được biết đến nhiều nhất là nhà soạn bản thảo Jean Pucelle, chủ nhân của cuốn Kinh Jeanne d'Evreux do vua Charles đệ tứ ủy quyền viết tặng cho nữ hoàng Jeanne d'Évreux. Những chi tiết trong Gothic Pháp được làm nên từ những

việc chẳng hạn như trang trí khung trang giấy làm hồi tưởng lại một công trình kiến trúc thế kỷ với những hình tượng chi tiết. Sự sử dụng không gian như việc xây dựng các yếu tố, chi tiết và các nhân tố thiên nhiên chẳng hạn như cây cỏ và mây trời đã cho ta thấy được phong cách tranh vẽ trong Gothic Pháp Giữa thế kỷ 14, những quyển sách bằng gỗ với những dòng chữ và hình ảnh được khắc lên được các tu sĩ đánh giá tốt ở Tây Âu, nơi chúng nổi tiếng. Cuối thể kỷ, những cuốn

sách in những bức vẽ minh họa, vẫn được coi là một công cụ truyền giáo, được ưa chuộng trong giới trung lưu khá giả, cũng như được in khắc một cách kỳ công bởi những nhà in ấn như Israhel van Meckenem hay Master E. S. Vào thế kỷ 15, xuất hiện những bản in rẻ tiền chủ yếu là vết gỗ cắt giúp cho những người nông dân cũng có khả năng có một bức hình về đạo ngay tại nhà. Những bức hình đó, thường được tô màu sơ sài, được bán ra hàng nghìn bức nhưng lại rất hiếm hiện nay, hầu hết chúng được dán lên tường.


❑ TRANH SAU BỆ THỜ VÀ TRANH TRÊN VÁN GỖ Vẽ bằng màu dầu trên vải bạt chưa thực sự nổi tiếng cho đến thế kỷ 15 và 16 và được coi là dấu mốc phân biệt với nghệ thuật Phục Hưng. Ở phía Bắc Âu, ngôi trường quan trọng và đổi mới của hội họa Hà Lan về cơ bản sử dụng phong cách vẽ Gothic, tuy nhiên cũng được coi là một phần của phong cách Phục Hưng ở miền Bắc Âu, cho đến mãi tận khi người Ý quay trở lại với niềm đam mê với chủ nghĩa kinh điển đã tác động mạnh mẽ ở phía Bắc. Những họa sĩ như Robert Campin hay Jan van Eyck đã sử dụng tối đa kỹ thuật vẽ tranh dầu để tạo nên nhưng tác phâm hết sức chi tiết, đạt được chuẩn mực

trong phối cảnh, trong đó rõ ràng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và sự giàu có trong chủ nghĩa tượng trưng đã nảy sinh ra một sự chính xác từ những chi tiết hay còn bao gồm cả những công việc vụn vặt nhất. Trong thời kỳ đầu của hộ họa Hà Lan, từ những thành phố giàu có nhất Bắc Âu, chủ nghĩa hiện thực trong tranh sơn dần được kết hợp với sự tinh tế và phức tạp của những ám chỉ manh tính chất thần học, được diễn tả chính xác hết sức chi tiết trong khung cảnh của đạo giáo.


NGHỆ THUẬT BYZANTINE : Nghệ thuật Byzantine là các tác phẩm nghệ thuật mang phong cách Hy Lạp Kitô giáo của Đế chế Đông La Mã (Byzantine), cùng các quốc gia và các bang được thừa hưởng văn hóa từ đế chế. Mặc dù đế chế nổi lên từ sự suy tàn của Rome và tồn tại cho đến khi Constantinople sụp đổ năm 1453, ngày bắt đầu của thời kỳ Byzantine khá rõ ràng trong lịch sử nghệ thuật so với lịch sử chính trị. Nhiều quốc gia Chính thống Đông phương ở Đông Âu, cũng như các quốc gia Hồi giáo ở phía đông Địa Trung Hải, đã bảo tồn nhiều khía cạnh của văn hóa và nghệ thuật của đế chế trong nhiều thế kỷ sau đó. Một số quốc gia đương thời có nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi Đế quốc Byzantine, mà không thực sự là một phần của đế quốc ("Khối thịnh vượng chung Byzantine"). Những quốc gia đó bao này bao gồm cả Rus, và một số quốc gia không chính thống như Cộng hòa Venice, quốc gia này đã tuyên bố độc lập khỏi đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ 10 và Vương quốc Sicily, có quan hệ mật thiết với Đế quốc Byzantine và cũng là quốc gia sở

hữu Byzantine cho đến thế kỷ thứ 10 với phần lớn dân số vẫn cố duy trì ngôn ngữ truyền thống là tiếng Hy Lạp cho đến thế kỉ thứ 12. Các quốc gia khác có truyền thống nghệ thuật Byzantine đã dao động trong suốt thời Trung cổ giữa việc nằm dưới sự trị vì của đế chế Byzantine và tồn tại như những quốc gia độc lập, như Serbia và Bulgaria. Sau sự sụp đổ của thủ đô Byzantine của Constantinople năm 1453, các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi các tín đồ Kitô Chính thống từ phương Đông sống ở Đế chế Ottoman thường được

gọi là "hậu Byzantine". Một số truyền thống nghệ thuật bắt nguồn từ Đế quốc Byzantine, đặc biệt là khi liên quan đến hội họa và kiến trúc nhà thờ, được duy trì ở Hy Lạp, Síp, Serbia, Bulgaria, Romania, Nga và các nước Chính thống giáo Đông phương khác cho đến tận ngày nay. Tranh khảm Byzantine là một trong những tác phẩm lừng danh còn sót lại của Hagia Sophia ở Constantinople chân dung của Christ Pantocrator trên các bức tường của phòng trưng bày phương Nam, Christ được Đức Trinh Nữ

Maria và John the Baptist hộ tống; khoảng năm 1261; 4,08 x 4,2 m


Nghệ thuật Byzantine bắt nguồn và phát triển từ một tôn giáo Hi Lạp bị Kitô hóa thuộc phần phía Tây của đế chế La Mã; những tác phẩm được lấy cảm hứng từ cả Kitô giáo lẫn thần thoại Hy Lạp cổ được thể hiện một cách tinh tế, trừu tượng với phong cách nghệ thuật theo văn hóa Hy Lạp cổ. Nghệ thuật Byzantium không bao giờ đánh mất đi sự cổ điển vốn có của nó; Thủ đô Byzantine, Constantinople, được may mắn sở hữu một lượng lớn các tác phẩm điêu khắc mang nét cổ điển, mặc dù cuối cùng chúng đã trở thành đối tượng gây hoang mang cho người dân nơi đây (tuy nhiên, những người có cơ hội chiêm ngưỡng các tác phẩm ở Byzantine không hề tỏ ra khó hiểu đối với các hình thức nghệ thuật quảng bá cổ điển này chẳng hạn như tranh treo tường) . Nền tảng của nghệ thuật Byzantine bắt nguồn từ một tầm nhìn nghệ thuật của người Hy Lạp ở Byzantine, giống như người Hy Lạp cổ đại những người "không bao giờ cảm thấy hài lòng với những thứ chỉ có hình thức, nhưng được kích thích bởi một chủ nghĩa duy lý bẩm sinh, khiến hình thức trở nên sinh động bằng cách

liên kết chúng với một nội dung có ý nghĩa. " Mặc dù nghệ thuật được tạo ra trong Đế quốc Byzantine được đánh dấu bằng các cuộc phục hưng định kỳ của mỹ học cổ điển, nhưng trên hết nó được đánh dấu bằng sự phát triển của một mỹ học mới được xác định bởi tính chất "trừu tượng" hay phi tự nhiên. Nếu nghệ thuật cổ điển là những nỗ lực tạo ra những tạo tác mang cái hồn của thực tế thì nghệ thuật Byzantine dường như đã từ bỏ nỗ lực này để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính biểu tượng hơn.

Bản chất và nguyên nhân của sự chuyển hóa này, phần lớn diễn ra trong thời kỳ cổ đại, chủ đề này đã được các học giả tranh luận trong nhiều thế kỷ qua. Giorgio Vasari quy cho nó là sự suy đồi kỹ năng và tiêu chuẩn nghệ thuật, đến lượt nó đã được hồi sinh bởi những người đương thời của ông trong thời kì Phục hưng Ý. Mặc dù quan điểm này đôi khi được hồi sinh, đáng chú ý nhất là Bernard Berenson, các học giả hiện đại có xu hướng nhìn nhận tích cực hơn về nghệ thuật Byzantine. Alois Riegl và Josef Strzygowski, những nhà sử

học nghệ thuật đầu thế kỷ 20, đã lên tiếng chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ trong việc tái đánh giá giá trị của các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa Riegl đã xem nó như một sự phát triển tự nhiên của các khuynh hướng đã có từ trước trong nghệ thuật La Mã, trong khi Strzygowski xem nó như một sản phẩm từ những ảnh hưởng từ "phương Đông".


Sự bất đồng trong quan điểm này mang một màu sắc hiện đại thấy rõ: hầu hết những người chiêm ngưỡng nghệ thuật Byzantine không cho rằng đây là nghệ thuật trừu tượng hoặc không tự nhiên. Như Cyril Mango đã nhận xét, "sự đánh giá cao của chúng tôi đối với nghệ thuật Byzantine chủ yếu xuất phát từ thực tế rằng dòng nghệ thuật này không phải là tự nhiên, nhưng chính các Byzantines đã tuyên bố rằng nghệ thuật này hoàn toàn mang tính tự nhiên và là cầu nối trực tiếp trong truyền thống Phidias, Apelles và Zeuxis. “ Nghệ thuật Byzantine chủ yếu liên quan đến tôn giáo và hoàng tộc: hai chủ đề này thường được được kết hợp với nhau, như trong chân dung của các hoàng đế Byzantine sau này trang trí nội thất của nhà thờ Hagia Sophia ở thế kỷ thứ sáu ở Constantinople. Những mối bận tâm này một phần là kết quả của bản chất ngoan đạo và chuyên quyền của xã hội Byzantine, và một phần là do cấu trúc kinh tế của nó: sự giàu có của đế chế tập trung trong tay nhà thờ và văn phòng đế quốc, nơi có cơ hội lớn để thực hiện hoa hồng nghệ thuật

hoành tráng. Nghệ thuật tôn giáo gần như không bị giới hạn, tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong nghệ thuật trang trí nhà thờ. Dối với nghệ thuật Byzantine, những đề tài mang tính biểu tượng đóng một vai trò không hề nhỏ, hình ảnh của Chúa Kitô, Trinh nữ hoặc một vị thánh,được tôn thờ trong các giáo đài trang trọng và trong các tư gia. Màu sắc tôn giáo của các tác phẩm này đậm đà hơn tính thẩm mỹ của chúng, trong tự nhiên: đặc biệt là

sau khi kết thúc biểu tượng, chúng được hiểu là "sự hiện diện" duy nhất được khắc họa qua các tác phẩm nghệ thuật mang "sự tương đồng" với hình ảnh các thánh nhân được tuyền tụng thông qua những lời tả, tác phẩm được truyền đạt tỉ mĩ. Nghệ thuật trang trí bản thảo là một trong nhưng điểm nhấn của nghệ thuật Byzantine. Phổ biến nhất là các văn bản liên quan đến tôn giáo, cả bản kinh thánh (đặc biệt là the Psalms) và các văn bản tôn sùng hoặc các tác phẩm thần học (như Ladder of Divine Ascent of John

Climacus hoặc homites of Gregory of Nazianzus). Các văn bản thế tục như: Alexander Romance và lịch sử của John Skylitzes cũng được trang trí hoành tráng.


❑ NGHỆ THUẬT BYZANTINE THỜI KÌ ĐẦU Hai sự kiện có tầm quan trọng cơ bản đối với sự phát triển độc đáo của nghệ thuật Byzantine. Đầu tiên, Bản sắc lệnh của Milan, do các hoàng đế Constantine I và Licinius ban hành năm 313, cho phép thờ phượng Kitô giáo, và dẫn đến sự phát triển hoành tráng của nghệ thuật Kitô giáo. Thứ hai, sự cống hiến của Constantinople năm 330 đã tạo ra một trung tâm nghệ thuật cách tân tuyệt vời cho vùng phía đông của Đế quốc, và cũng là món quà đặc biệt dành cho Kitô giáo. Các trường phái nghệ thuật truyền thống khác phát triển hưng thịnh ở các thành phố đối thủ của Constantinople, chẳng hạn như Alexandria, Antioch và Rome, nhưng mãi cho đến khi tất cả các thành phố này sụp đổ - hai thành phố đầu tiên vào tay Ả Rập và Rome vào tay người Goth Constantinople mới thiết lập được thế độc tôn cho mình. Constantine đã cống hiến hết mình cho việc trang trí Constantinople, tô điểm các khu vực trong thủ đô bằng những bức tượng cổ và xây dựng một quảng trường vĩ đại được tô điểm bằng một cây cột làm bằng đá pocfia, phía trên cây cột đó là bức tượng của chính ông. Các nhà thờ lớn ở Constantinopolitan được xây dựng dưới thời Constantine và con trai của ông, Constantius II, bao gồm các nền tảng ban đầu của Hagia Sophia và Church of the Holy Apostles..

Leaf from an ivory diptych của Areobindus Dagalaiphus Areobindus, lãnh sự quán Constantinople, 506. Areobindus đứng ở giữa, chủ trì các trò chơi trong Hippodrome

George Rotunda ở Sofia, được xây dựng vào thế kỷ thứ 4, và một số phần còn lại của Serdica vẫn còn nằm rãi rác xung quanh nó.


❑ THỜI KÌ JUSTINIAN I Những thay đổi đáng kể trong nghệ thuật Byzantine xảy ra trong triều đại của Justinian I (527-565). Justinian dành phần lớn tài nguyên, thời gian, công sức để tái chiếm Ý, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Ông cũng đặt nền móng cho chủ nghĩa quân chủ chuyên chế cho đế quốc thuộc nhà nước Byzantine, pháp điển hóa luật pháp và dùng thiết quân luật áp đặt quan điểm tôn giáo lên toàn thể thần dân của mình. Một thành phần quan trọng trong dự án cải tạo đế quốc của Justinian là chương trình xây dựng quy mô lớn, được mô tả trong cuốn sách "the Buildings", được viết bởi nhà sử học thuộc vương triều Justinian, Procopius. Justinian đã cải tạo, xây dựng lại hoặc thành lập một số nhà thờ mới ở Constantinople, bao gồm Hagia Sophia đã bị phá hủy trong cuộc bạo loạn Nika, Nhà thờ các Tông đồ, và Nhà thờ Saints Sergius và Bacchus. Justinian cũng đã xây dựng một số nhà thờ và công sự bên ngoài thủ đô, bao gồm Tu viện Saint Catherine trên Núi Sinai ở Ai Cập, Vương cung thánh đường Thánh Sofia ở Sofia và Vương cung thánh đường Thánh John ở Ephesus Bức khảm ở San Vitale, Ravenna. Hoàng đế Justinian và Giám mục Maximian, đứng

giữa các giáo sĩ và binh lính.

Archangel ngà của đầu thế kỷ thứ 6 từ Constantinople


❑ NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI MACEDONIA Các phán quyết của Hội đồng Hieria đã bị đảo ngược bởi tân hội đồng vào năm 843, được tổ chức cho đến ngày nay tại Nhà thờ Chính thống Đông phương là "Chiến thắng của Chính thống giáo". Vào năm 867, việc lắp đặt một bức tranh khảm apse mới ở Hagia Sophia mô tả Trinh nữ và trẻ em đã được Tổ sư Photios tổ chức trong một bài giảng nổi tiếng như một chiến thắng trước những tệ nạn của biểu tượng. Cuối năm đó, Hoàng đế Basil I được gọi là "người Macedonia", lên ngôi; kết quả là giai đoạn sau của nghệ thuật Byzantine đôi khi được gọi là "Phục hưng của người Macedonia", mặc dù thuật ngữ này có vấn đề gấp đôi (nó không phải là "tiếng Macedonia", hay nói đúng ra là "Phục hưng"). Vào thế kỷ thứ 9 và 10, tình hình quân sự của Đế quốc được cải thiện và số người ủng hộ cũng như bảo trợ cho nghệ thuật và kiến trúc ngày một tăng. Các nhà thờ mới đã được đưa vào vận hành, hình thức kiến trúc tiêu chuẩn ("hình vuông chéo") và sơ đồ trang trí của nhà thờ Middle Byzantine đã được tiêu chuẩn hóa. Những ví dụ còn tồn tại bao gồm Hosios Loukas ở Boeotia, Tu viện Daphni gần Athens và Nea Moni trên Chios. Sự quan tâm đến việc mô tả các chủ đề từ thần thoại cổ điển (như trên Veroli Casket) và sử dụng phong cách "cổ điển" để mô tả các chủ đề tôn giáo đang dần được hồi sinh, đặc biệt là Cựu Ước (Old Testament) (trong đó Paris Psalter và Joshua Cuộn là những ví dụ quan trọng). Thời kỳ Macedonia cũng đã chứng kiến sự hồi sinh của kỹ thuật chạm khắc ngà cổ xưa. Nhiều bộ Tam liên họa từ ngà voi và những bộ diptych vẫn còn được lưu lại, như Harbaville Triptych và một bộ Tam liên họa tại Luton Hoo, có niên đại từ triều đại Nicephorus Phocas Mosaics

Một ví dụ về nghệ

của Nea Moni

thuật điêu khắc ngà

của Chios (thế

thời kỳ Macedonia

kỷ 11)

từ Constantinople: Bốn mươi vị tử đạo, hiện đang ở Bảo

tàng Bode, Berlin


❑ THỜI KÌ KOMNVIAN Các hoàng đế người Macedonia được theo sau bởi triều đại Komnvian, bắt đầu với triều đại của Alexios I Komnenos vào năm 1081. Byzantium gần đây đã phải chịu một giai đoạn trật khớp nghiêm trọng sau Trận Manzikert năm 1071 và sau đó là sự mất mát của Tiểu Á đối với người Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Komnenoi mang lại sự ổn định cho đế chế (1081 Ném1185) và trong suốt thế kỷ thứ mười hai, chiến dịch hăng hái của họ đã làm rất nhiều để khôi phục lại vận may của đế chế. Komnenoi là những người bảo trợ tuyệt vời cho nghệ thuật, và với sự hỗ trợ của họ, các nghệ sĩ Byzantine tiếp tục di chuyển theo hướng chủ nghĩa nhân văn và cảm xúc lớn hơn, trong đó Theotokos của Vladimir, chu kỳ khảm ở Daphni và tranh tường tại Nerezi là những ví dụ quan trọng. Điêu khắc ngà và các phương tiện nghệ thuật đắt tiền khác dần dần nhường chỗ cho các bức bích họa và biểu tượng, lần đầu tiên nó trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn Đế chế. Ngoài các biểu tượng được sơn, còn có các giống khác - đáng chú ý là khảm và gốm. Một số tác phẩm Byzantine tốt nhất trong thời kỳ này có thể được tìm thấy bên ngoài Đế chế: trong các bức tranh khảm của Gelati, Kiev, Torcello, Venice, Monreale, Cefalù và Palermo. Chẳng hạn, Vương cung thánh đường St Mark của Venice, bắt đầu vào năm 1063, dựa trên Nhà thờ các Tông đồ vĩ đại ở Constantinople, hiện đã bị phá hủy, và do đó là tiếng vang của thời đại Justinian. Thói quen tiếp thu của người Venice có nghĩa là vương cung thánh đường cũng là một bảo tàng tuyệt vời của các tác phẩm nghệ thuật Byzantine thuộc mọi loại (ví dụ: Pala d'Oro).

Khảm của Tu viện Daphni (khoảng năm 1100)


❑ ĐIÊU KHẮC CỦA BYZANTINE Rất ít tác phẩm điêu khắc được tạo ra trong thời kỳ Byzantine. Tuy nhiên, tác phẩm điêu khắc đã được sử dụng ở quy mô nhỏ hơn trong một số sáng tạo nhỏ đáng kể của thời đại.. Ví dụ, nó được sử dụng để điêu khắc các bức phù điêu nghệ thuật nhỏ trong các vật liệu như ngà voi. Điều này chủ yếu được sử dụng để trang trí bìa sách, hộp chứa di tích và các công trình tương tự khác có quy mô nhỏ hơn. Mặc dù không có tác phẩm điêu khắc quy mô lớn đáng kể (khảm được ưa thích để trang trí kiến ​trúc), những người giàu có của Đế quốc Byzantine đã yêu cầu tạo ra các yếu tố điêu khắc. Điều này xảy ra nhiều hơn bất cứ điều gì ở Constantinople, thủ đô của đế chế. Ở đó, xã hội thượng lưu có những tác phẩm nhỏ bằng vàng, với một số đồ trang trí thêu. Các tác phẩm điêu khắc có quy mô lớn hơn đã tồn tại trong giai đoạn này của lịch sử nhân loại, nhưng không phải chủ yếu trong thời kỳ nghệ thuật Byzantine. Các chạm khắc ngà voi được sử dụng nhiều nhất để tạo ra là các hình tam giác và bộ ba, với chủ đề tôn giáo, đại diện cho các sự kiện trong Kinh thánh như sự đóng đinh của Chúa Kitô. Một trong những ví dụ nổi bật nhất của tác phẩm điêu khắc Byzantine là hình chữ nhật của Asclepios, được tạo ra vào thế kỷ thứ 5 và hiện đang nằm trong Bảo tàng Thành phố Liverpool


❑ NGHỆ THUẬT KHẢM Các bức tranh khảm là tác phẩm nghệ thuật nổi bật nhất của thời kỳ Byzantine. Phong cách nghệ thuật này được phát triển từ tín ngưỡng Kitô giáo của Nghệ thuật La Mã muộn; Nó được coi là một ngôn ngữ hình ảnh thể hiện đáng kể sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội của Người. Các nghệ sĩ của sân khấu Byzantine được các tập đoàn giáo hội lớn thuê để đến thăm các vùng xa đô thị của họ và tạo ra các bức tranh khảm liên quan đến tôn giáo. Như với bức tranh, phong cách của bức tranh khảm được thành lập ở Constantinople, nhưng nó lan rộng ra toàn bộ Byzantine và các khu vực châu Âu khác.. Có hai trung tâm tôn giáo nơi nghệ thuật khảm Byzantine nổi bật nhất. Đầu tiên và, có lẽ, hùng vĩ nhất, là Nhà thờ Hagia Sophia. Trong khi nhà thờ này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhiều tác phẩm khảm ban đầu của nó đã bị mất theo thời gian. Nơi thứ hai nơi các bức tranh khảm nổi bật nhất là Nhà thờ Ravenna. Nhà thờ này, nằm ở Ý, bảo tồn cho đến ngày nay những bức tranh khảm quan trọng nhất được tạo ra trong thời kỳ Byzantine. Khảm Byzantine đã đi vào lịch sử như là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất được tạo ra bởi nhân loại


III. ANH Một làn sóng tấn công mới của những người Scandinavia vào cuối thế kỷ 10 đã dẫn tới việc nước Anh bị chinh phục bởi vua Sweyn Forkbeard vào năm 1013. Sau khi vua Sweyn Forkbeard qua đời, con ông là Canute Đại đế đã cai trị một quốc gia rộng lớn bao gồm Anh, Đan Mạch và Na Uy. Mặc dù vậy, vương triều của những người AngloSaxon được phục hồi lại trong một thời gian ngắn với sự lên ngôi của vua Edward Người xưng tội vào năm 1042. Ông cũng được xem là vị vua chính thống cuối cùng của triều đại Wessex. Vào năm 1066, do Quốc vương Edward qua đời mà không có người nối dõi, cuộc chiến giành ngôi diễn ra giữa ba người là vua Harold II (đứng đầu giai cấp quý tộc Anh lúc đó), Công tước William xứ Normandy (còn gọi là William I của Anh hay William Kẻ chinh phục) và Harald III của Na Uy. Quân Viking của Harald III bị quân Anh của vua Harold II đánh bại trong trận chiến Stamford Bridge vào ngày 25 tháng 9 năm 1066 (đây cũng được xem là kết thúc của thời đại Viking). Mặc dù đẩy lui được địch nhưng bản thân quân đội Anh của vua Harold II cũng bị tổn thất không ít. Lợi dụng tình thế, Công tước William vượt biển đổ bộ lên nước Anh. Ông giành thắng lợi trong trận Hastings nổi tiếng vào ngày 14 tháng 10 năm 1066 rồi sau đó chinh phục hoàn toàn nước Anh. Cuộc chinh phục của Quốc vương William I đã loại bỏ hoàn toàn giới quý tộc bản xứ ở Anh lúc bấy giờ và thay bằng một tầng lớp quý tộc mới nói tiếng Pháp, qua đó đưa đến tầm ảnh hưởng đáng kể của tiếng Pháp lên tiếng Anh về sau này. Các xứ Scotland và Wales cũng đều trở thành chư hầu của Anh, tuy nhiên sau đó Scotland giành lại được độc lập. Tới thời con trai của vua William I là vua Henry I, ông đã lập ra Bộ tài chính Anh (Exchequer).

Trận Hastings qua minh họa của Philip James de Loutherbourg. Trận chiến diễn ra vào ngày 14 tháng 10 năm 1066. Quân đội Anh đại bại và bản thân vua Harold II cũng tử trận tại đây. Công tước William của Normandy sau đó trở thành vua Anh.t


Tới thế kỷ 12, vương triều Plantagenet (có xuất xứ từ Anjou, Pháp) lên thay thế những người Norman để cai trị nước Anh. Trước khi lên ngôi ở Anh vào năm 1154, vị vua đầu tiên của triều Plantagenet là Henry II đã được thừa hưởng vùng Normandy từ mẹ mình là Nữ hoàng Mathilda và vùng Anjou từ cha mình là Geoffrey xứ Anjou. Vào năm 1152, ông cưới Eleanor xứ Aquitaine, từng là Hoàng hậu Pháp và lúc đó đang thống trị Tây Nam nước Pháp. Sau khi đánh dẹp cuộc nổi loạn của Hoàng hậu Eleanor và các con trai vào năm 1173-1174, Quốc vương Henry II buộc Brittany phải trở thành chư hầu cho mình, qua đó tự mình cai quản luôn nửa tây của nước Pháp. Thế lực của ông trên đất Pháp khi đó còn hùng mạnh hơn chính vua Pháp. Đất nước của vua Henry II sau đó được các nhà sử học gọi là Đế chế Angevin, mặc dù thuật ngữ này còn nhiều tranh cãi. Tất nhiên là sự hiện diện quá lớn của Quốc vương Henry II đã đưa tới những mâu thuẫn với các thế lực ở Pháp. Sau nhiều cuộc chiến tranh liên miên, ông qua đời vào năm 1189. Vị vua kế tiếp của Anh là Richard I, thường được biết tới như là Richard Sư Tử Tâm (Richard the Lionheart) do sự quả cảm trên chiến trận của ông. Quốc vương Richard I là người đặc biệt hăng hái và ông đã dành nhiều thời gian để theo đuổi cuộc Thập tự chinh thứ ba, nhưng không tái chiếm được Jerusalem từ tay vua Saladin xứ Ai Cập. Tới lượt vua John lên ngôi vào năm 1199. Quốc vương John bất tài nên quân Anh liên tục bại trận và cuối cùng đánh mất gần hết đất đai ở lục địa (bao gồm cả Normandy, vốn được xem là gốc rễ của giới quý tộc Anh). Nước Anh chỉ còn giữ được duy nhất vùng Gascony trên đất Pháp. Đế chế Angevin xem như chấm dứt ở đây, mặc dù Vương triều Plantagenet vẫn còn cai trị ở Anh Quốc nhiều thế kỷ sau đó. Vào năm 1215, vua John phải ký kết bản hiến chương Magna Carta với giới quý tộc, qua đó giới hạn lại quyền hạn của các vua Anh và mở đường cho sự thành lập Quốc hội của vương quốc Anh vào năm 1241.

Sự mở rộng của Đế chế Angevin vào 1172. Vùng màu

vàng là lãnh thổ chính thức. Vùng chấm vàng là chư hầu.


IV. SCANDINAVIA Từ giữa thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 11, các vương quốc Scandinavia lần lượt được thành lập và Kitô hóa, dẫn đến sự chấm dứt các cuộc cướp phá của người Viking và qua đó thì khu vực Bắc Âu cũng tham gia nhiều hơn vào chính trị châu Âu. Quốc vương Canute Đại Đế của Đan Mạch thống trị cả Anh và Na Uy trong triều đại của mình. Sau khi vua Canute qua đời vào năm 1035, Anh và Na Uy giành lại độc lập, và với thất bại của Quốc vương Valdemar II vào năm 1227, địa vị thống trị của Đan Mạch trong vùng cũng đi đến chỗ kết thúc. Cùng lúc đó, Na Uy mở rộng quyền kiểm soát trên Đại Tây Dương, trải dài từ Greenland đến đảo Man, trong khi Thụy Điển, dưới thời Birger Jarl, bắt đầu hùng cứ ở biển Baltic. Những cuộc nội chiến cũng diễn ra ở Na Uy từ năm 1130 đến 1240. Quốc vương Haakon Haakonsson là vị vua đã giành chiến thắng cuối cùng và đưa vương quốc Na Uy đạt tới thời hoàng kim trong suốt triều đại của ông. Mặc dù vậy thì tầm ảnh hưởng của Na Uy sau đó đã bị suy giảm, đánh dấu bằng Hiệp ước Perth vào năm 1266 (phải buông bỏ Hebrides và đảo Man về tay Scotland). Bên cạnh đó, hiệp ước Lödöse vào năm 1249 cũng đã kết thúc những sự đối đầu giữa Na Uy và Thụy Điển.


V. PHÁP

Sau hiệp ước Verdun vào năm 843, phần phía tây của Đế chế Frank dần phát triển

thành nước Pháp, mặc dù biên giới của nó không tương xứng với ngày nay. Vào năm 987,

khi Hugh Capet lên ngôi, triều đại Carolingian ở Pháp đã chính thức bị thay thế bởi triều Capetian. Từ đó, vương triều Capetian (987-1328) cùng hai chi của nó là dòng Valois và dòng Bourbon đã cai trị nước Pháp trong hơn 800 năm. Khởi đầu, lãnh thổ mà nhà Capet thực sự cai trị được là khá nhỏ bé, chỉ nằm ở trung lưu sông Seine và các vùng lân cận. Mặc dù trên danh nghĩa là chư hầu của vua Pháp nhưng các lãnh chúa lớn đều hùng cứ tại vùng đất của mình, đưa đến tình trạng chế độ

phong kiến phân quyền. Vào thế kỷ 12 thì hoàng tộc Plantagenet xâm nhập sâu vào đất Pháp. Sau khi lên ngôi, vua Philip II của Pháp đã tập trung vào việc đẩy lui Henry II và các con trai của ông ta. Philip II cũng tham gia Thập tự chinh cùng Richard I của Anh, nhưng ông đã quay về giữa chừng để thực hiện những kế hoạch thiết thực hơn. Lợi dụng sự vắng mặt của vị vua mạnh mẽ Richard I, Philip II đã đánh chiếm được nhiều đất đai từ tay người Anh. Cuối cùng thì với thắng lợi trong trận Bouvines (1214) trước vua John, ông đã lấy lại được Brittany và Normandy, qua đó loại bỏ hầu như toàn bộ thế lực của Anh ở Pháp. Trong thế kỷ 13, tiếp đà thắng lợi, các vua Pháp tiến hành mở rộng ảnh hưởng của mình xuống phía Nam, bao gồm cả vùng Languedoc rộng lớn. Louis IX (1226-1270) đã thực hiện một loạt cải cách về hành chính, luật pháp, quân sự, và tài chính để xây dựng chế độ tập quyền trung ương. Với những thành công của mình thì Louis IX được phong là Thánh Louis, và ông cũng là vị vua Pháp duy nhất được phong thánh. Tới thời Philip IV thì ông sáp nhập thêm Navarre và Champagne nhờ hôn nhân với Joan I xứ Navarre, nhưng vẫn chưa thu phục được vùng Flanders dù đã bỏ nhiều công sức.


VI. ĐẾ CHẾ LA MÃ THẦN THÁNH Phần đông của Đế chế Frank trở thành Đế chế La Mã thần thánh, tiền thân của nước Đức và Áo sau này. Hình thức tồn tại của Đế chế La Mã thần thánh là bao gồm nhiều công quốc lớn nhỏ khác nhau, được cai trị bởi các công tước, bá tước, v.v... Những nhà quý tộc này có quyền tự chủ và họ thường phát triển quân đội để hùng cứ tại lãnh địa của mình. Hoàng đế chung của Đế chế được bầu lên bởi một số nhà quý tộc và tăng lữ. Trong thời chiến, hoàng đế có quyền kêu gọi các lãnh chúa tham gia, nhưng họ có thể lựa chọn theo phe của hoàng đế hoặc không. Như vậy, quyền lực cai trị thực sự vừa nằm trong tay của hoàng đế, vừa nằm trong tay của các lãnh chúa. Khác biệt lớn nhất với các quốc gia đương thời là ở chỗ, vì những lý do vẫn còn đang gây tranh cãi, Đế chế La Mã thần thánh không bao giờ phát triển được thành một quốc gia dân tộc thống nhất như Pháp hay Anh. Otto I (còn gọi là Otto Đại đế, ở ngôi từ 936-973) được xem là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã thần thánh. Từ sau năm 1000, Đế chế tiến mạnh về phía đông, định cư tại nhiều

vùng

lãnh

thổ

của

người

Slav

bờ

đông

sông

Elbe,

bao

gồm Bohemia, Silesia, Pomerania, và Livonia. Từ năm 1096 đến 1291 cũng là thời đại của các cuộc Thập tự chinh, có nhiều hội hiệp sĩ tôn giáo được ra đời trong thời kỳ này, bao gồm hội Hiệp sĩ Teuton, hội Hiệp sĩ Templar, và hội Hiệp sĩ cứu tế. Giữa Đế chế La Mã thần thánh và Giáo hoàng luôn có mối quan hệ phức tạp. Các hoàng đế luôn cần đến sự ủng hộ của Giáo hoàng, nhưng lại không muốn thế lực của họ can thiệp quá sâu vào nội bộ của mình. Tiêu biểu cho chuyện này là mâu thuẫn sâu sắc về quyền tấn phong giám mục giữa Henry IV (1084–1106) và giáo hoàng Gregory VII. Cuối cùng thì Henry IV phải nhượng bộ Giáo hoàng trong cuộc gặp mặt ở Canossa.

Henry IV và giáo hoàng Gregory VII tại sự kiện Canossa (1077). Cuối cùng thì sự khai trừ giáo tịch của Henry IV đã được chấm dứt.


Frederick Barbarossa (Frederick I) lên ngôi vua Đức vào năm 1152 và nuôi tham vọng khôi phục Đế chế trở lại thời hoàng kim. Barbarossa tiến quân vào Italy trong các năm 1154-1155 và cuối cùng được phong làm Hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh vào năm 1155. Sau đó ông quay về để ổn định tình trạng hỗn loạn trong nước, song song với việc cố gắng duy trì ảnh hưởng ở Italy. Vào năm 1177, Giáo hoàng và hoàng đế đạt được một sự hòa giải ở Venice. Từ năm 1184 đến 1186, Đế chế dưới thời Barbarossa đạt tới đỉnh cao, dù ông vẫn không thể nào thiết lập được chế độ phong kiến tập quyền như mình mong muốn. Cũng chính Frederick Barbarossa đã phát triển thêm ý tưởng "La Mã" và đưa

từ "thần thánh" vào tên của Đế chế. Chủ nghĩa hiệp sĩ nở rộ trong triều đình, đưa tới sự phát triển của văn hóa và văn học Đức. Vào năm 1189, Frederick Barbarossa mang một lực lượng to lớn gần 100.000 người đi tham gia cuộc Thập tự chinh thứ ba, nhưng không may ông lại bị tai nạn chết đuối tại sông Saleph, khiến toàn quân tan rã. Dưới sự bảo trợ của Frederick II (ở ngôi 1220–1250), các hiệp sĩ Teuton đã tiến hành chinh phục đất Phổ và dựng nên nhiều thành phố dọc bờ đông biển Baltic. Một điều trớ

trêu là mặc dù được xem là một vị vua lỗi lạc và chính là người giành lại đất thánh Jerusalem trong cuộc Thập tự chinh thứ sáu, Frederick II lại nhiều lần bị khai trừ giáo tịch vì tranh chấp với Giáo hoàng. Từ sau năm 1300 thì Đế chế bắt đầu mất đi nhiều lãnh thổ từ khắp mọi hướng.


VII. HUNGARY Sau một thời gian dài quấy phá châu Âu thì cuối cùng sự định cư của người Magyar (người Hungary) cũng được Giáo hoàng chấp nhận cùng với sự cải đạo, vào năm 1001, Stephen I đã được gia miện thành vua Hungary. Stephen I được các nhà sử học đương thời nhớ đến như là một vị vua rất mộ đạo và giỏi tiếng Latinh (sau này ông được phong thánh). Nhà vua rất nghiêm khắc với thần dân của mình nhưng đối xử tốt với những người ngoại quốc. Ông loại bỏ hết những tàn tích của lối sống bán khai, buộc dân chúng phải theo đạo Thiên chúa, và tổ chức nhà nước theo mô hình đất phong kiểu Đức. Trong giai đoạn giữa Trung Cổ, vương quốc Hungary vươn lên để trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất ở châu Âu. Các vị vua tiếp theo đều giữ mối quan hệ gần gũi với Roma nhưng cũng tỏ ra khoan dung với những người ngoại giáo tìm kiếm nơi trú ẩn, ví dụ như những người Cuman trong thế kỷ 13. Điều này đôi khi làm vài Giáo hoàng khó chịu. Với việc sáp nhập Croatia vài nước nhỏ khác, Hungary có thể xem là một đế chế nhỏ trải rộng ở vùng Balkan và Carpathian. Đây cũng là nước đưa lại nhiều vị thánh và các nhân vật thiêng liêng nhất cho Giáo hội trong thời Trung Cổ. Về mặt quân sự, vào năm 1051, quân của Đế chế La Mã thần thánh định chinh phục Hungary nhưng bị đánh bại ở núi Vértes và Pozsony vào năm 1052. Tới thời Andrew II (1205-1235), nhà vua đã lãnh đạo cuộc Thập tự chinh thứ năm, nhưng phải trở về vào năm 1218. Trong thế kỷ 13, Hungary chính là nước phải đương đầu với những cuộc xâm lược của người Mông Cổ. Béla IV (1235–79) phải tháo chạy sau thất bại tại trận Mohi, nhưng khi người Mông Cổ lui quân thì ông đã có thời gian chỉnh đốn lực lượng và tái tổ chức đất nước. Quân Mông Cổ trở lại vào năm 1286, tuy nhiên lần này thì các lâu đài bằng đá và những chiến thuật mới của người Hungary đã chặn được họ. Ladislaus IV đã đánh bại quân Mông Cổ xâm lược tại một địa điểm gần Pest.

Tượng Thánh Stephen I ở Budapest


VIII. BÁN ĐẢO IBERIA "Reconquista" là một thuật ngữ trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chỉ việc các vương quốc Công giáo tái chinh phục bán đảo Iberia khỏi tay người Hồi giáo. Trong giai đoạn đầu Trung Cổ, từ sau năm 711 thì phần lớn nơi đây đã rơi vào tay người Moor. Công cuộc Reconquista đã được tiến hành ngay từ thời đó, với việc các chiến binh Công giáo từ nhiều nơi ở châu Âu tới đây để chiến đấu. Sau này thì Reconquista tiếp nhận thêm những ý tưởng của Thập tự chinh. Reconquista là một quá trình phức tạp khi hai phe Công giáo và Hồi giáo giằng co với nhau trong hàng thế kỷ. Ngay trong nội bộ của cả hai bên cũng có những chia rẽ, và chuyện họ vượt qua ranh giới tín ngưỡng để liên minh với một thế lực nào đó thuộc phe

kia cũng là chuyện thường xảy ra. Bên cạnh đó là lực lượng lính đánh thuê đông đảo sẵn sàng phục vụ cho bất kỳ ai chịu trả một cái giá hợp lý. Không chỉ có những cuộc chiến tranh, Reconquista còn là một quá trình tái phục hồi dân số và xây dựng các thành thị. Trong giai đoạn giữa Trung Cổ, trên bán đảo Iberia nổi lên nhiều vương quốc Công giáo như Aragon, Asturias, xứ Basque, Castile, Catalonia, León, Navarre. Về phía

Hồi giáo, vương triều Almoravids (chủ yếu gồm người châu Phi và người Berber) ở Bắc Phi đã tiến vào bán đảo Iberia trong cuối thế kỷ 11, hất cẳng những vị hoàng tử của triều đại cũ Al-Andalus và đánh bại vua Alfonso tại trận Sagrajas vào năm 1086. Những chiến dịch của họ đã tạm thời ngăn cản được sự bành trướng xuống phía nam của người Công giáo. Tới thế kỷ 12 thì triều Almohad lên cai trị. Vào năm 1212, tại trận Las Navas de Tolosa, liên quân bốn nước Công giáo là

Castile, Aragon, Navarre và Bồ Đào Nha đã đánh tan quân đội của Hồi giáo, từ đó mở ra bước ngoặt cho quá trình Reconquista. Các vương quốc Công giáo sau đó liên tiếp giành thắng lợi. Tới giữa thế kỷ 13 thì chỉ còn Granada là vương quốc Hồi giáo duy nhất vẫn trụ lại ở Tây Ban Nha, và phải trở thành chư hầu của Castile. Mãi tới năm 1492 thì vương quốc này mới bị chinh phục nốt.


IX. ITALY Miền Bắc của Italy bước vào thời kỳ giữa Trung Cổ nằm dưới sự cai quản của Giáo hoàng và các tiểu quốc chư hầu của Đế chế La Mã thần thánh. Ở miền Nam, trong thế kỷ 10 chứng kiến sự hồi phục quyền lực của Đế chế Byzantine. Phần còn lại là của người Hồi giáo (đảo Sicilia), những vị vua Lombard, và các thành phố địa phương. Tới thế kỷ 11, người Norman xâm nhập vào miền Nam Italy và đánh chiếm tất cả lãnh thổ của các thế lực cát cứ ở đây. Khác với cuộc chinh phục đảo Anh diễn ra chỉ với duy nhất một trận chiến lớn, cuộc chinh phục lần này của người Norman diễn ra trong vài thập niên với nhiều trận đánh lẻ tẻ. Tức giận vì bị lấy mất những vùng từng thuộc về mình trong một thời gian dài, Đế chế Byzantine đem quân tấn công vào năm 1155, nhưng không thành công. Từ năm 1158 trở đi, họ chấp nhận buông bỏ miền Nam Italy. Thế kỷ 11 cũng đánh dấu sự chấm dứt của một thời đại đen tối. Giao thương buôn bán

dần

phát

triển,

đặc

biệt

trên

biển,

nơi

bốn

thành

phố Amalfi, Pisa, Genoa và Venice vươn lên thành những thế lực mới. Giáo hoàng cũng phục hồi quyền lực và bắt đầu một cuộc tranh đấu phức tạp và kéo dài với các Hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh. Trong thế kỷ 12, các thành phố chư hầu của Đế chế La Mã thần thánh đã thành công trong cuộc đấu tranh giành quyền tự trị. Họ cùng nhau thành lập nên liên min Lombard mỗi khi muốn ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Đế chế. Các hoàng đế Frederick Barbarossa và Frederick II đều từng bị liên minh Lombard cầm chân.


Các thành phố tiêu biểu ở Bắc Italy gồm Venice, Milan, Florence, Lucca, Pisa, Siena, Genoa, và Cremona. Về mặt kinh tế, các thành phố này là những trung tâm thương nghiệp của châu Âu do nằm ở vị trí thuận lợi. Về mặt quân sự, các thành phố này đều tự xây dựng quân đội hùng mạnh từ rất sớm, và trong cuộc Thập tự chinh thứ tư (1204), Venice đã chinh phục một phần tư Đế chế Byzantine (bao gồm cả Constantinopolis). Đây cũng được xem là những vùng có trình độ học vấn và nghệ thuật cao. Thể chế các thành phố độc lập tồn tại ở miền Bắc Italy mãi tới thế kỷ 19

Horses of Saint Mark là một bản phục chế của Triumphal Quadriga (Venice lấy được từ Byzantine vào năm 1204).


X. ĐÔNG ÂU Thời hoàng kim của Đế chế Byzantine kết thúc vào đầu thế kỷ 11 khi nó phải đối mặt với kẻ thù từ mọi hướng. Các tỉnh Byzantine ở Nam Italy bị người Norman dần dần đoạt mất. Mâu thuẫn với Rome lên cao, dẫn đến cuộc ly giáo Đông - Tây (1054), từ đó ở phía Tây gọi là giáo hội Công giáo Rôma, còn ở phía Đông là giáo hội Chính thống theo Chính thống giáo Đông phương. Tầm ảnh hưởng của Byzantine ở các thành phố bờ biển tại Dalmatia cũng bị mất về tay vua Krešimir IV của Croatia vào năm 1069. Nhưng chính Tiểu Á mới là nơi mà Đế chế Byzantine phải hứng chịu những thất bại to lớn nhất. Người Thổ Seljug vượt biên giới của Byzantine để xâm nhập vào Armenia trong các năm 1065 và 1067. Để đối phó lại, vào mùa hè năm 1071, hoàng đế Romanos IV thân chinh chỉ huy một chiến dịch quy mô ở phía đông để đẩy lui người Thổ. Nhưng rồi quân Byzantine đại bại trong trận Manzikert và bản thân hoàng đế cũng bị bắt sống. Tới năm 1081 thì người Thổ đã mở rộng quyền kiểm soát ra toàn bộ vùng Anatolia, trải dài từ Bithynia tới Armenia. Thủ đô Nicaea của họ chỉ cách Constantinople 55 dặm. Các hoàng đế sau đó của Byzantine đã có những cải cách và nỗ lực để gây dựng lại vị thế. Alexios I Komnenos xoay sang cầu viện Giáo hoàng giúp đỡ, và kết quả của chuyện này là cuộc Thập tự chinh thứ nhất. Khi quân đội Công giáo từ phía Tây tiến về Trung Đông thì Alexios I cũng nhân cơ hội này giành lại nhiều thành phố ở Tiểu Á. Các hoàng đế sau đó là John II Komnenos và Manuel I Komnenos đều có những hoạt động tích cực để bình ổn lại Đế chế. Thế kỷ 12 có thể xem là một sự phục hưng mới cho việc giao thương buôn bán, nông nghiệp, và văn hóa của Đế chế Byzantine. Nhưng rồi trong cuộc Thập tự chinh thứ tư, vào năm 1204, quân đội Tây Âu đã trở mặt đánh chiếm Constantinople và cướp phá không thương tiếc. Đó là một đòn quá nặng nề giáng vào Đế chế, mặc dù sau đó tái chiếm được Constantinople nhưng Đế chế Byzantine không bao giờ gượng dậy được nữa.


Giai đoạn giữa Trung Cổ còn chứng kiến cả đỉnh cao và sự suy tàn của nhà nước Kievan Rus' của người Slav, sự xuất hiện của Ba Lan, và sự thành lập Đế chế Bulgaria thứ hai ở vùng Balkan (1158). Sau đó, cuộc xâm lăng của người Mông Cổ trong thế kỷ 13 đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới Đông Âu, khi nhiều quốc gia bị xâm lược, cướp phá, hoặc phải trở thành chư hầu.

Hình minh họa cuộc chiếm đóng Constantinople bởi quân Thập tự chinh vào năm 1204.


XI. CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NGƯỜI MÔNG CỔ Năm 1235, đại hãn Oa Khoát Đài của đế quốc Mông Cổ trao quyền cho Bạt Đô để Tây chinh xâm chiếm châu Âu. Vó ngựa quân Mông Cổ tiến như vũ bão vào Kievan Rus'. Sau khi tiêu diệt đại công quốc Vladimir-Suzdal của Yuri II, Bạt Đô cho quân cướp phá 14 thành phố lớn nhỏ của Rus', trong đó có các thành phố lớn như Vladimir, Torzhok, và Kozelsk. Mùa hè năm 1238, quân đội của Bạt Đô tàn phá Krym và sau đó chinh phục Kiev vào năm 1240. Lãnh thổ to lớn của Kievan Rus' bị xé vụn ra trong những cuộc tấn công của Mông Cổ. Trong các năm 1241-1242, người Mông Cổ tấn công vào Trung Âu theo ba cánh. Một cánh xâm chiếm Ba Lan còn hai cánh còn lại lần lượt vượt dãy Carpathian và ngược dòng sông Danube để cuối cùng hợp quân tấn công Hungary, đối thủ đáng gờm nhất của họ trong lần Tây chinh này. Hơn 200 năm trước, người Hungary cũng đã từng sử dụng nhiều chiến thuật đánh trận tương tự như Mông Cổ, nhưng tới thế kỷ 13 này thì họ đã gần như quên lãng chúng. Để chuẩn bị cho cuộc chiến, vua Béla IV của Hungary kêu gọi được một nhóm viện binh từ Tây Âu và trưng dụng một cánh quân người Cuman, dân tộc rất thông hiểu chiến tranh du mục. Nhưng rồi do mâu thuẫn nội bộ mà tới lúc giao chiến thì chỉ còn một mình quân đội Hungary, và cuối cùng họ đã thất bại trong trận Mohi (11 tháng 4 năm 1241). Người Mông Cổ tràn vào tàn sát dân chúng và phá hủy một nửa vương quốc Hungary.


Lúc này thanh thế của quân Mông Cổ lên rất cao, họ mở rộng sự kiểm soát của mình tới Áo, Dalmatia, Bohemia, và đe dọa cả Đế chế La Mã thần thánh, còn Giáo hoàng Gregory IX thì hô hào tổ chức quân Thập tự để đẩy lui Mông Cổ. Mặc dù vậy, sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cái chết của Oa Khoát Đài buộc Bạt Đô phải trở về để tranh giành quyền lực, sự hao tổn lực lượng của quân Mông Cổ, cũng như là địa hình chật hẹp, đông dân của Tây Âu, đã khiến người Mông Cổ không tiếp tục tiến tới. Bạt Đô quay về phía đông, đóng tại lưu vực sông Volga và lập nên Kim Trướng hãn

quốc

(tồn

tại

từ

1240-1502,

bao

gồm

những

vùng

ngày

nay

thuộc Nga, Ukraina, Moldova, Kazakhstan, và Kavkaz). Những nỗ lực xâm lược châu Âu sau đó của Mông Cổ đều không để lại dấu ấn gì đáng kể. Cuộc xâm lược của Mông Cổ đã làm thay đổi đáng kể cục diện ở Đông Âu. Nó đã góp phần đưa tới sự phân rã của nước Kievan Rus' rộng lớn (những nguyên nhân khác bao gồm các cuộc tranh chấp nội bộ và sự suy yếu của Đế chế Byzantine, đối tác thương mại quan trọng của Kievan Rus'), qua đó người Đông Slav bị chia làm ba quốc gia khác nhau. Các thành phố lớn trước đó như Kiev không bao giờ khôi phục được ánh hào quang của mình, trong khi Moskva lại nhân cơ hội này để trỗi dậy.

Hình minh họa trận Mohi. Trận chiến diễn ra ở bờ sông Sajó.


CHƯƠNG 3: HẬU KỲ THỜI TRUNG CỔ I. ĐÔI NÉT VỀ THỜI KỲ HẬU KỲ


Giai đoạn cuối Trung Cổ (tiếng Anh: Late Middle Ages) là một thời kỳ lịch sử của châu Âu kéo dài trong hai thế kỷ 14 và 15 (năm 1300-1500). Trước nó là giai đoạn giữa Trung Cổ và sau nó là Thời kỳ cận đại.Từ khoảng năm 1300, sự thịnh vượng và phát triển của châu Âu trong nhiều thế kỷ đã bị dừng lại. Một chuỗi những trận dịch bệnh (như Cái chết

Đen) và nạn đói (như nạn đói lớn 1315-1317) đã làm giảm đáng kể dân số châu Âu. Song song với sự sụt giảm dân số là sự lộn xộn trong xã hội và những cuộc chiến tranh vùng miền xảy ra liên miên, điển hình như cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa hai nước Anh và Pháp. Một vấn đề khác là cuộc ly giáo phía Tây đã phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội. Gộp chung lại, tất cả những sự kiện trên đôi khi được gọi là Cuộc khủng hoảng của giai đoạn cuối Trung Cổ. Bất chấp các cuộc khủng hoảng, thế kỷ 14 là một thời đại của những sự phát triển trong các ngành khoa học và nghệ thuật. Sự quay trở lại với nền văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ đại đã đưa đến cuộc Phục Hưng Italy, được xem là mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng trên toàn châu Âu. Một trong những nguyên nhân của chuyện này là do sau khi thành phố Constantinopolis bị Đế chế Ottoman đánh chiếm, các học giả Byzantine đã chạy sang Italy trú ẩn và mang theo nhiều tài liệu quý giá được viết bằng tiếng Hy Lạp. Kết hợp với dòng chảy tràn vào của các tư tưởng cổ đại là sự phát minh ra ngành in ấn, giúp cho việc sao lưu các tài liệu và dân chủ hóa kiến thức. Chính những điều này đã dẫn đến phong trào Cải cách Kháng Cách. Vào cuối thời kỳ này, một kỷ nguyên của sự thám hiểm được bắt đầu. Sự bành trướng của Đế chế Ottoman đã ngăn chặn tuyến đường giao thương với phương Đông, vì thế nên những người châu Âu phải đi tìm một con đường khác. Kết quả của chuyện này là cuộc khám phá châu Mỹ của Christopher Columbus và chuyến hải hành vòng qua châu Phi để tới Ấn Độ của Vasco da Gama. Những cuộc khám phá này đã khiến kinh tế của các nước châu Âu trở nên hùng mạnh trong những năm sau đó.Những sự thay đổi được đưa tới bởi các tiến bộ này khiến nhiều học giả nhìn nhận rằng chúng đã dẫn đến kết thúc của thời Trung Cổ, và là sự mở đầu của thế giới hiện đại. Mặc dù vậy, nhiều học giả khác cho rằng sự phân chia này chỉ là áp đặt. Quan điểm của họ là những kiến thức cổ đại chưa bao giờ mất hẳn ở châu Âu, nên phải có một sự liên tục nhất định giữa Thời Cổ đại và Thời Hiện đại. Có những học giả ở Italy bỏ qua giai đoạn cuối Trung Cổ mà xem thế kỷ 14 như là bước quá độ trực tiếp lên Thời Hiện đại.


II. NGHỆ THUẬT THỜI HẬU KÌ TRUNG CỔ Tiền thân của nghệ thuật Phục hưng có thể được thấy ở các tác phẩm của Giotto vào đầu thế kỷ 14. Giotto là họa sĩ đầu tiên từ thời cổ đại cố gắng tái hiện lại hiện thực ba chiều và thể hiện những cảm xúc đích thực của con người. Tuy nhiên những tiến bộ quan trọng nhất thì phải chờ đến thế kỷ 15 ở thành phố Florence. Sự bảo trợ mạnh tay của tầng lớp thương nhân (như gia đình Medici) đã giúp nghệ thuật có cơ hội phát triển. Bức tranh Sự than khóc của Giotto thể hiện không gian ba chiều.Thời kỳ này đã chứng kiến nhiều tiến bộ về kỹ thuật như cách kẻ đường dựng hình của Masaccio và Brunelleschi. Qua nghiên cứu giải phẫu cơ thể người, đi đầu là Donatello, đã tạo ra độ hiện thực cao hơn cho các tác phẩm. Khi trung tâm của phong trào Phục hưng chuyển về Rome, nó lên tới cực điểm với các bậc thầy như Leonardo da Vinci, Michelangelo và Raphael. Các ý tưởng Phục hưng ở Italy sau đó vượt dãy Alps để tới phía bắc, cụ thể là Các nước vùng thấp với Jan van Eyck là nghệ sĩ tiêu biểu. Mặc dù vậy thì hội họa ở Hà Lan vào thời kỳ này vẫn chú trọng vào bố cục và bề mặt hơn là những kết cấu lý tưởng hóa của Italy. Về mặt kiến trúc, các nước phía Bắc châu Âu vẫn sử dụng chủ yếu là kiến trúc Gothic, trong khi ở Italy, một hướng đi mới đã được mở ra và được truyền cảm hứng từ các ý tưởng cổ đại. Những công trình tiêu biểu của thời này gồm có Santa Maria del Fiore ở Florence với tháp đồng hồ của Giotto, cổng rửa tội của Ghiberti và mái vòm nhà thờ của Brunelleschi.


III. SCANDINAVIA Sau một nỗ lực hợp nhất Thụy Điển và Na Uy từ 1319-1365, liên minh Kalmar của các nước Bắc Âu được ra đời vào năm 1397. Ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển nằm dưới quyền cai trị của một quốc vương duy nhất. Người Thụy Điển miễn cưỡng tham gia vào một liên minh do người Đan Mạch chiếm ưu thế. Nhằm khuất phục người Thụy Điển, vua Christan II của Đan Mạch đã giết hại một loạt các quý tộc Thụy Điển trong vụ thảm sát Stockholm vào năm 1520. Hành động này chỉ làm gia tăng sự thù hận, Thụy Điển bỏ ra và liên minh kết thúc vào năm 1523. Thế nhưng Na Uy tiếp tục ở lại và chấp nhận đóng vai chiếu dưới cho Đan Mạch cho tới tận năm 1814. Iceland hưởng lợi tự sự tách biệt của mình (nằm lẻ loi ngoài biển), và là quốc gia duy nhất không phải hứng chịu dịch bệnh Cái chết Đen. Trong cùng lúc đó thì Na Uy dần mất đi các thuộc địa ở Greenland, có lẽ là vì thời tiết cực kỳ khắc nghiệt trong thế kỷ 15. Đó có thể là do hiệu ứng của Thời kỳ băng hà nhỏ


IV. ANH Cái chết của Alexander III của Scotland vào năm 1286 đã đưa quốc gia vào một cuộc tranh chấp kế vị. Vua Anh lúc đó là Edward I khẳng định chủ quyền đối với Scotland, và việc này dẫn đến một loạt những cuộc chiến tranh được gọi chung là Chiến tranh giành độc lập Scotland. Người Anh cuối cùng bị đánh bại và Scotland xây dựng một nhà nước vững mạnh dưới thời nhà Stuart. Từ năm 1337, sự chú ý của nước Anh xoay sang Pháp trong cuộc Chiến tranh Tră Năm. Chiến tranh bắt đầu khi vua Edward III của Anh tuyên bố rằng mình mới là người thừa kế hợp pháp cho ngai vàng nước Pháp. Người Anh giành nhiều thắng lợi như trận Crecy và trận Poitiers để tiến sâu vào đất Pháp. Tới thời Henry V thì chiến thắng của ông ở trận Agincourt (1415) đã đẩy hai quốc gia tới chỗ gần như thống nhất. Nhưng rồi sau đó người Anh bắt đầu thua trận và đánh mất gần hết lãnh thổ trên đất Pháp. Thất bại ở Pháp đã dẫn đến những tranh chấp ở quê nhà; cuộc Chiến tranh Hoa Hồng (1455-1485) nổ ra gần như ngay sau khi Chiến tranh Trăm Năm kết thúc, với sự tham gia của hai dòng họ đối địch là nhà York và nhà Lancaster. Cuộc chiến kết thúc với sự lên ngôi của Henry VII thuộc vương triều Tudor. Henry VII tiếp tục công việc của các vị vua nhà York trước đó là xây dựng một chế độ tập quyền trung ương. Trong cùng lúc đó thì Ireland cũng giành quyền độc lập nhưng vẫn nằm dưới sự bảo hộ của Anh.

Tranh vẽ vua Henry V trong trận Agincourt bởi Sir John Gilbert


V. PHÁP Nhà Valois lên thay nhà Capet vào năm 1328 và phải ngay lập tức đối đầu với những kẻ thù nguy hiểm là người Anh (Chiến tranh Trăm Năm), và sau đó là Công tước xứ Bourgogne (Nội chiến Pháp giữa Armagnac và Burgundy). Thời kỳ thê thảm nhất của người Pháp là từ năm 1415-1435 khi họ bị mất nửa đất nước, bao gồm cả Paris, về tay người Anh và Burgundy. Chỉ khi nữ anh hùng Jeanne d'Arc xuất hiện thì người Pháp mới chiếm lại ưu thế. Mặc dù Jeanne d'Arc bị người Anh hỏa thiêu vào năm 1430 nhưng người Pháp vẫn đi đến thắng lợi cuối cùng trong Chiến tranh Trăm Năm vào năm 1453. Lãnh địa duy nhất mà người Anh còn giữ được trên đất Pháp là Calais, và mãi tới năm 1557 thì Pháp mới chinh phục lại được nơi đây. Chiến tranh Trăm Năm đã để lại cho nước Pháp những thiệt hại đáng kể, nhưng nó đã giúp xây dựng tinh thần dân tộc của người Pháp và loại trừ tầm ảnh hưởng của người Anh trên đất Pháp. Louis XI lên ngôi từ năm 1461 và là một vị vua thành công. Dưới thời của ông, nước Pháp đã gần như thống nhất, và từ đó phát triển thành một quốc gia tập quyền mạnh mẽ ở châu Âu. Để làm được chuyện đó, Louis XI đã mạnh tay trừng trị các lãnh chúa quý tộc chống lại mình. Cùng lúc đó, Công tước xứ Bourgogne là Charles the Bold (đối thủ chính trị lớn nhất của Louis XI) phải đối mặt với những sự kháng cự trong quá trình củng cố lãnh địa của mình. Khi Charles chết trong trận Nancy (1477), Pháp thu lại vùng đất của Công tước xứ Bourgogne. Thế nhưng hạt Burgundy và vùng Burgundian Netherlands lại rơi vào tay nhà Habsburg, đưa đến nhiều xung đột trong các thế kỷ sau đó.

Tranh Jeanne d'Arc của Jean Auguste Dominique Ingres


VI. ĐẾ CHẾ BYZANTINE VÀ VÙNG BALKAN

Đế chế byzantine từng một thời gian dài thống trị vùng đông địa trung hải cả về

chính trị lẫn văn hóa. Nhưng tới thế kỷ 14 này thì nó đã suy yếu trầm trọng trước sự bành trướng của đế chế ottoman và chỉ còn giữ được constantinopolis cùng một vài vùng đất ở hy lạp. và tới năm 1453 thì thành constantinopolis vĩ đại cuối cùng cũng bị mehmed ii đánh chiếm. Đó là sự kết thúc của một đế chế đã tồn tại gần 1000 năm, và nếu ta xem đế chế byzantine (còn gọi là đế chế đông la mã) là sự tiếp nối của đế chế la mã thì sự trường tồn của nó còn lâu hơn như vậy nhiều. Đế chế bulgaria cũng suy sụp trong thế kỷ 14. Những người serbia chiến thắng người bulgaria trong trận velbazhd (1330), nhưng sự cai trị của họ cũng rất ngắn ngủi. liên quân vùng balkan do những người serbia lãnh đạo bị ottoman đánh tan trong trận kosovo (1389), với cái chết của rất nhiều quý tộc serbia. Serbia đầu hàng người thổ vào năm 1459, và tới lượt bosnia cùng albania cũng bị khuất phục vào năm 1463 và 1479. Belgrade (thuộc hungary) là thành phố cuối cùng ở balkan rơi vào tay đế chế

ottoman vào năm 1521. Khi kết thúc thời trung cổ. Toàn bộ bán đảo balkan đã nằm dưới sự cai trị hoặc là chư hầu của đế chế ottoman. Sau khi chinh phục tất cả những đối thủ trong khu vực, đế chế ottoman được nhìn nhận như một thế lực to lớn nằm chắn ngay vị trí giao nhau giữa ba lục địa âu, á, phi. Quân đội của người thổ có kỷ luật và trình độ cao, trong khi hạm đội mạnh mẽ của họ có mặt từ biển đen tới địa trung hải, từ biển aegean tới biển đỏ. Sự hùng cứ của đế chế ottoman

thường được xem là nguyên nhân đã cản trở sự thông thương đường bộ giữa châu âu và châu á. Điều đó có thể đã dẫn đến việc các nước châu âu phải tiến hành những cuộc thám hiểm bằng đường biển để tới phương đông.

Sự mở rộng của Đế chế Ottoman trong 1481-1683.


VII. TRUNG ÂU Bohemia vươn lên trong thế kỷ 14 và sắc lệnh Golden Bull vào năm 1356 đã đặt vua Bohemia lên hàng đầu trong số những người được bầu cử Hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh, nhưng rồi cuộc nổi loạn Hussite đã khiến Bohemia lâm vào khủng hoảng. Ngôi hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh được chuyển tới dòng Habsburg vào năm 1438 và được giữ nguyên như vậy tới khi Đế chế tan rã vào năm 1806. Mặc dù có lãnh thổ rộng lớn nhưng Đế chế bị chia năm xẻ bảy, với quyền hành thực sự nằm trong tay của những công quốc cá nhân. Những tổ chức tài chính như Liên minh Hansa và gia đình Fugger cũng nắm giữ những quyền lực quan trọng, cả về mặt kinh tế và chính trị. Không có một vị Hoàng đế nào đủ khả năng để thống nhất Đế chế và xây dựng chế độ tập quyền trung ương như các nước lân bang Anh, Pháp. Vương quốc Hungary trải qua thời hoàng kim trong thế kỷ 14 với các triều đại của Charles I (1308-1342) và Louis Đại đế (1342-1382). Quốc gia trở nên giàu mạnh và trở thành nguồn cung cấp vàng và bạc chính của châu Âu. Với đội quân to lớn của mình, Louis Đại đế giành thắng lợi trong hàng loạt những chiến dịch quân sự từ Litva tới Nam Italy, từ Ba Lan đến Bắc Hy Lạp. Trong thời gian này thì Ba Lan hướng sự chú ý về phía đông với việc liên minh cùng Litva, tạo nên một khối liên minh có diện tích to lớn. Liên minh này, cùng với sự cải đạo của Litva, đã chấm dứt hoàn toàn thời đại của các ngoại giáo ở châu Âu.


Louis không để lại người con trai nào sau khi ông chết và ngôi vua Hungary được trao tới Sigismund xứ Luxemburg. Nhiều quý tộc Hungary bất mãn với việc này và gây nội chiến, thế nhưng Sigismund cuối cùng đã giành chiến thắng. Sigismund là một vị vua quyền lực, ông đã tạo ra nhiều cải cách trong hệ thống luật pháp Hungary và cho tái xây dựng những cung điện ở Buda và Visegrád, được xem là một trong những công trình tráng lệ nhất ở châu Âu. Dưới thời của ông, người Hungary phải chiến đấu với người Hussite và một Đế chế Ottoman đang trỗi dậy. Một lần nữa Hungary lại đóng vai trò làm tấm lá chắn ở phía đông nam cho châu Âu Công giáo, như đã từng chống chọi lại người Mông

Cổ

trong

thế

kỷ

trước.

Liên

quân

Hungary-Pháp

thất

bại

trong

trận

Nicopolis (1396), nhưng trong những năm sau đó thì Sigismund đã kiềm chế được người Thổ. Quốc vương Matthias Corvinus của Hungary (ở ngôi 1458-1490) nắm giữ trong tay một đội quân hùng hậu nhất vào thời ấy, và ông đã dùng nó để chinh phục Bohemia, Áo và chiến đấu với Đế chế Ottoman. Thời thịnh trị của người Hungary đi tới

chỗ kết thúc vào đầu thế kỷ 16 khi vua Louis II của Hungary tử trận trong trận Mohács (1526). Hungary sau đó rơi vào một chuỗi những khủng hoảng và bị xâm chiếm.


VIII. ĐÔNG ÂU Vào thế kỷ 13 thì Kievan Rus' đã sụp đổ vì cuộc xâm lăng của người Mông Cổ. Trong khoảng trống mà quốc gia này để lại đã chứng kiến sự trỗi dậy của Đại Công quốc Moscow, thế lực đã giành chiến thắng trước Kim Trướng hãn quốc trong trận Kulikovo (1380). Chiến thắng này chưa chấm dứt được sự thống trị của người Tartar trong vùng, và người hưởng lợi nhiều nhất là Litva khi mở rộng được tầm ảnh hưởng về phía đông. Tới thời của Ivan Đại đế (1462-1505), Moscow mới thực sự trở thành một thế lực lớn trong vùng, và sự sáp nhập Novgorod vào năm 1478 đã đặt nền móng cho một nhà nước Nga. Sau khi Constantinopolis sụp đổ vào năm 1453, người Nga xem mình như là người thừa kế của Đế chế Byzantine và Chính thống giáo Đông phương. Họ gọi Moskva là "Thành Rome đời thứ ba" và những vị vua Nga xưng danh hiệu là Sa hoàng.


IX. NAM ÂU Avignon là nơi cư ngụ của các Giáo hoàng từ 1309 đến 1376. Sau khi Giáo hoàng trở về Roma vào năm 1378, Nước Giáo hoàng phát triển thành một chính quyền thế tục, lên tới đỉnh điểm với sự tha hóa đạo đức trong thời của Alexander VI. Florence nổi lên trong số các thành phố Italy nhờ vào việc giao thương buôn bán, và gia đình Medici đã trở thành những nhà bảo trợ quan trọng cho phong trào Phục hưng. Một số thành phố khác ở Bắc Italy cũng mở rộng lãnh thổ và củng cố quyền lực, như Milan và Venice. Ở Nam Italy, chiến tranh Buổi cầu kinh chiều Sicilia đã chia cắt vùng này thành vương quốc Aragon xứ Sicilia và vương quốc Anjou xứ Naples. Tới năm 1442 thì hai vương quốc được sáp nhập dưới sự thống trị của phía Aragon. Trên bán đảo Iberia, cuộc hôn nhân của Isabella I xứ Castile và Ferdinand II xứ Aragon vào năm 1469 đã đưa đến sự hợp nhất của hai quốc gia Công giáo có thế lực nhất lúc bấy giờ là Castile và Aragon, mở đường cho sự thành lập vương quốc Tây Ban Nha thống nhất. Vương quốc Hồi giáo Granada bị chinh phục vào năm 1492, qua đó quá trình Reconquista cũng được hoàn thành. Dưới thời Isabella đã đặt nền móng cho một cường quốc trên biển về sau này. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia đi đầu trong những cuộc thám hiểm hàng hải. Hoàng tử Henry Nhà hàng hải của Bồ Đào Nha là người đã thám hiểm dọc bờ biển châu Phi trong thế kỷ 14, và Vasco da Gama đã đi vòng qua châu Phi để đến Ấn Độ vào năm 1498. Bên phía Tây Ban Nha, Isabella chi tiền cho Columbus tìm đường tới Ấn Độ bằng cách đi về phía tây, và kết quả của chuyện này lại là việc vô tình tìm ra châu Mỹ (1492).


CẢM ƠN CÔ ĐÃ XEM !

Sài Gòn, ngày 8 tháng 6 năm 2022 Phạm Hoàng Long

…END


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghệ thuật Byzantine, Bách khoa toàn thư Britannica, 2018. Lấy từ britannica.com 2. Diptych, Từ điển bách khoa Britannica, 2016. Lấy từ britannica.com 3. Kiến trúc Byzantine, Từ điển bách khoa Britannica, 2009. Lấy từ britannica.com 4. Nghệ thuật Byzantine, Lịch sử nghệ thuật trực tuyến, (n.d.). Lấy từ arthistory.net 5. Sự sụp đổ của Rome và sự trỗi dậy của nghệ thuật Byzantine (c.500-1450), Từ điển bách khoa nghệ thuật thị giác, (n.d.). Lấy từ visual-arts-cork.com 6. Nghệ thuật Byzantine, Biên niên sử thời trung cổ, (n.d.). Lấy từ thời trung cổ.com 7. Tranh Byzantine, Lịch sử họa sĩ, (n.d.). Lấy từ historyofpainters.com 8. Iconoclasm, Wikipedia bằng tiếng Anh, 2018. Lấy từ https://www.nga.gov/features/byzantine/iconoclasm-.html 9. Sơ kỳ Trung Âu. Lấy từ https://www.britannica.com/event/Middle-Ages 10. Trung kỳ Trung Âu. Lấy từ https://www.history.com/topics/middleages/middle-ages 11. Hậu kỳ Trung Âu. Lấy từ https://oxford.universitypressscholarship.com/view/10.1093/oso/97801987316 41.001.0001/oso-9780198731641


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.