CDKT3_CTND_NT18

Page 1

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC NỘI THẤT

CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC 3

CÔNG TRÌNH NGHỈ DƯỠNG ĐỀ TÀI: KHỐI NGỦ TRONG CÔNG TRÌNH NGHỈ DƯỠNG

gvhd: THẦY NHAN QUỐC TRƯỜNG

nhóm: SLEEPLESS


Nhóm

SLEEPLESS Gvhd: thầy Nhan Quốc Trường

TÊN

MSSV

Đặng Mai Anh

18510801692

Ngô Nguyễn Ngọc Anh

17540501588

Lê Ngọc Bảo Hân

17540501617

Phạm Phúc Hưng

18510801731

Nguyễn Nam Hương

18510801733

Phạm Hoàng Long

18510801748

Nguyễn Trọng Nhân

18510801765

Nguyễn Minh Toàn

18510801818

Nguyễn Thụy Tường Uyên

18510801839

Trần Thị Tường Vi

18510801844


ĐỀ TÀI:

KHỐI NGỦ TRONG CÔNG TRÌNH NGHỈ DƯỠNG

MỤC LỤC I. ĐỊNH NGHĨA - CHỨC NĂNG KHỐI NGỦ

01

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ

02

1. Vị trí khối ngủ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.1. Khách sạn 2.2. Villa 2.3. Bungalow

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ

35

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

42

V. KHU PHỤC VỤ PHÒNG NGỦ

67


01

I. ĐỊNH NGHĨA - CHỨC NĂNG KHỐI NGỦ

ĐỊNH NGHĨA

CHỨC NĂNG

- Khu nghĩ dưỡng là một quần thể các khối khách sạn, biệt thự, bungalow xây dựng ở nơi có cảnh quan, địa hình, hướng nhìn đẹp nhất trong khu đất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thư giãn, hưởng thụ của khách. - Khối phòng ngủ hay khối nghĩ dưỡng là khối chức năng đặc biệt quan trọng trong resort, phục vụ nhu cầu nghĩ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch của khách hàng.

- Mang đến sự thoải mái cho cả thể xác và tinh thần cho du khách. - Nhu cầu cao nhất của du khách khi tìm đến Resort là để thư giãn. Du khách đã bỏ thời gian và tiền bạc, nhà đầu tư và nhà thiết kế đem đến cho họ một không gian phù hợp để họ có thể thư giãn và khối phòng ngủ được xem là khối chủ đạo khi bắt tay vào thiết kế resort.


02

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 1. Vị trí khối ngủ - Khối nghỉ dưỡng thường đặt gần những khối phục vụ như Health Spa, Nhà hàng, khu giải trí, khu ở của nhân viên phục vụ…. - Khối nghỉ dưỡng được xây dựng ở vị trí có địa hình, hướng nhìn đẹp, yên tĩnh, tận hưởng được nắng gió tự nhiên.

Khu vực đón tiếp

Khối ngủ

Spa

Dịch vụ

Nhà hàng

Maxx Royal Kemer Resort / Baraka Architects – Thổ Nhĩ Kỳ

Cảnh quan

Giải trí – thể thao

Kỹ thuật

Phụ trợ

1

Khu Villa

2

Khu phòng Suite

3

Khu đón tiếp, khách sạn

4

Khu nhà hàng


03

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 1. Vị trí khối ngủ

The “Ruộng” Resort / H2


04

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.1. KHÁCH SẠN Định nghĩa - Khách sạn là một loại hình doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. - Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng các yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn. Đặc điểm - Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều phòng ngủ, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, đồ đạc chuyên dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ lưu trú cùng với nhiều dịch vụ bổ sung khác. - Các loại phòng ngủ dạng khách sạn là các dạng phòng thường có vị trí tập trung trong cùng một khối khách sạn chính của resort.

LOẠI HÌNH Các loại hình khách sạn cơ bản đang có ở Việt Nam. Có nhiều tiêu chí để phân loại khách sạn, cụ thể: •

THEO TIÊU CHUẨN SAO

Được đánh giá dựa trên các yếu tố: vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, dịch vụ, nhân viên phục vụ, vấn đề vệ sinh… Các khách sạn càng nhiều sao thì yêu cầu càng cao. - Tiêu chuẩn KS 1 sao - Tiêu chuẩn KS 2 sao - Tiêu chuẩn KS 3 sao - Tiêu chuẩn KS 4 sao - Tiêu chuẩn KS 5 sao


05

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ LOẠI HÌNH •

THEO QUY MÔ PHÒNG: CÓ 3 LOẠI:

a. Khách sạn mini: Được xây dựng trên quỹ đất vừa phải, không quá lớn. Diện tích trung bình khoảng hơn 100 với vài trăm mét vuông. Có số phòng khai thác kinh doanh từ 15 tới 49 phòng. Khách sạn mini thường nằm gần các khu nghỉ mát hay các trung tâm thành phố, phục vụ khách lưu trú, nghỉ dưỡng, tham quan.

b. Khách sạn vừa: - Quy mô khách sạn vừa từ 50-100 phòng, ngoài dịch vụ lưu trú thì khách sạn còn cung cấp thêm dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác. Các khách sạn này thường ở các khu du lịch, nghỉ mát.. - Loại khách sạn này thường xây dựng ở các điểm du lịch, ở các thị xã, thị trấn và một số xây dựng ở các khu nghỉ mát. Loại khách sạn này thường có mức giá trung bình.

c. Khách sạn lớn: Khách sạn có quy mô lớn sẽ có từ 100 phòng trở lên và cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết từ lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí… Chính vì thế mà giá của những khách sạn này cũng đắt đỏ hơn nhiều.

Pullman Hà Nội


06

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ LOẠI HÌNH •

PHÂN THEO MỤC ĐÍCH, ĐẶC THÙ KHÁCH HÀNG:

a. Khách sạn nghỉ dưỡng: thường được xây ở những nơi cớ thiên nhiên hùng vĩ như rừng núi, biển đảo. - Về thiết kế thì các khách sạn nghỉ dưỡng thường là những căn hộ, biệt thự, nhà thấp tầng tạo thành một quần thể. Khách sạn cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết cho khách lưu trú - Với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ và không khí trong lành thì đây sẽ là nơi tuyệt vời cho du khách nghỉ ngơi thư giãn - Ở Việt Nam, các khách sạn nghỉ dưỡng thường tập trung ở Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Sapa, Đà Lạt…

Champa Island Nha Trang Resort Hotel & Spa

b. Khách sạn thương mại ( Commercial hotel) -Khách sạn thương mại thường có ở các thành phố lớn hoặc các trung tâm thương mại. Đối tượng khách hàng của các khách sạn thương mại là những doanh nhân, người đi công tác ngắn hạn, khách du lịch. -Ở sảnh khách sạn thường bày những bộ bàn ghế sofa để khách hàng có thể bàn bạc công việc, đón tiếp khách hàng. -Ngoài ra ở các khách sạn thương mại sẽ có những phòng họp, dịch vụ in ấn, photo, soạn thảo, dịch thuật…


07

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ LOẠI HÌNH •

PHÂN THEO MỤC ĐÍCH, ĐẶC THÙ KHÁCH HÀNG:

c. Khách sạn nhà nghỉ bình dân (Hostel) - Loại hình khách sạn này thường ở gần các bến xe, khu vui chơi, giữa khu sầm uất, khu dân cư… - Đối tượng khách hàng của loại hình khách sạn này là những người có nhu cầu nghỉ ngơi đơn giản, du lịch bụi, cần những phòng có chi phí vừa phải. - Các trang bị của khách sạn bình dân chỉ bao gồm những đồ cơ bản, không cần hiện đại và đắt đỏ. Khách sạn chỉ cần đảm bảo không gian sạch sẽ, gọn gàng và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản.

d. Căn hộ khách sạn (Condotel) - Là kết hợp của 2 từ condominium (chung cư) và hotel (khách sạn). Ở Việt Nam, từ này có thể dịch sang nhiều nghĩa như: căn hộ khách sạn, khách sạn căn hộ, căn hộ condotel, căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch. - Có thể nói, mô hình Condotel là sự kết hợp giữa căn hộ và khách sạn. Do đó nó có chức năng như một căn hộ gia đình và đồng thời có chức năng như một khách sạn. Người ở tại Condotel vừa có thể sử dụng các tiện ích khách sạn như: nhà hàng, hồ bơi, dịch vụ phòng 24/24,… vừa có thể sử dụng các tiện ích giống một căn hộ như: nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ,… với đầy đủ các dụng cụ.


08

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ LOẠI HÌNH •

PHÂN THEO MỤC ĐÍCH, ĐẶC THÙ KHÁCH HÀNG:

e. Khách sạn casino - Khách sạn casino hay khách sạn sòng bạc là nơi dành riêng cho du khách có nhu cầu chơi bài. Khách sạn casino có quy mô và thiết kế vô cùng sang trọng, hiện đại. - Ngoài dịch vụ chơi bài thì các khách sạn casino còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các dịch vụ giải trí, ẩm thực, sân golf… để thu hút khách du lịch.

f. Khách sạn sân bay (airport hotel) - Khách sạn sân bay là một trong những loại hình đặc thù, phục vụ chủ yếu là nhân viên phi hành đoàn và khách hàng đang chờ bay. - Cách vận hành của khách sạn sân bay rất đạc biệt. Chi phí lưu trú tại các khách sạn sân bay thường được tính theo giờ và mỗi khách sạn sẽ có giá khác nhau tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ. - Do gần đường bay nên các khách sạn sân bay cũng bị hạn chế về chiều cao và ảnh hưởng bởi tiếng ồn nên cần cách âm tốt. - Các khách sạn sân bay đều có xe đưa đón khách hàng từ nhà ga đến khách sạn. g. Khách sạn ven xa lộ (motel) Loại khách sạn này được xây dựng ở ven đường giao thông, quốc lộ, cao tốc để phục vụ khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện ô tô như motel.Loại khách sạn này chủ yếu cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phương tiện vân chuyển như sửa chữa, cung cấp nhiên liệu.


09

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ TỔ CHỨC MẶT BẰNG KHÁCH SẠN - Thường được bố trí ở vị trí không đẹp bằng các khối ngủ villas hay bungalow trong khu resort. - Thường có sức chứa lớn nhất trong các khu ngủ, bố trí gần các khu: Health spa, nhà hàng, khu giải trí, khu ở nhân viên phục vụ. CÁC BỐ CỤC TIÊU BIỂU Bố cục tổ hợp - Bố trí chung với các khối chức năng khác. - Giao thông liên hệ với khu công cộng. - Bố cục hành lang giữa để khai thác view nhìn 2 bên.

Bố cục phân tán - Tập trung khối lại với nhau tạo nên vành đai cách ly với các khối chức năng khác. - Giao thông tách biệt với khu công cộng - Mở hướng nhìn ra cảnh quan đẹp

MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Khối chữ nhật, với hành lang giữa hoặc hành lang bên

- Là loại MB được sử dụng phổ biến nhất trong các khu resort. - Dây chuyền đơn giản. - Đáp ứng được yêu cầu của loại hình khách sạn. - Khai thác được view nhìn cả 2 phía.

Thường sử dụng khi: - Vị trí xây dựng hẹp, cần tiết kiệm chi phí, không gian. - Lang bên được sử dụng khi vị trí xây dựng vuông góc với view nhìn đẹp.


10

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Khối chữ nhật, với hành lang giữa hoặc hành lang bên

Alila Yangshuo Hotel Resort / Vector Architects – Trung Quốc


11

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Khối hình chữ L

- Khai thác được view nhìn theo 2 cạnh của hình chữ L. - Có thể bố trí sân vườn cảnh quan phía trong góc của chữ L hoặc các khoảng dịch vụ.

Maxx Royal Kemer Resort / Baraka Architects – Thổ Nhĩ Kỳ


12

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Khối hình ziczac

- Là loại khối ngủ có độ uyển chuyển phù hợp với các khách sạn ở vùng núi (có độ dốc hay đường đồng mức cong nhiều chiều) hoặc vùng bờ biển, vịnh có điều kiện tự nhiên cong lồi, cong lõm… - Uốn theo địa hình nên có lợi thế lớn trong việc tạo ra các hướng hình thay đổi liên tục cho các phòng.

Park and Residence 'Las Majadas de Pirque' / Lyon Bosch Arquitectos – Chile


13

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Dạng chuỗi – kết hợp giữa hành lang bên và hành lang giữa

- Tận dụng được diện tích khai thác, bố trí được nhiều phòng ngủ. - Hạn chế hơn về view nhìn, dễ dẫn đến việc 1 dãy phòng có view nhìn đẹp và 1 dãy có view nhìn không tốt.

Somnus Hotel & Spa / arches - Lithuania


14

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Dạng khối phân chia giật cấp

- Bố trí giật cấp theo địa hình tự nhiên, thường áp dụng ở vùng có địa hình đồi, núi,... - Thay đổi view nhìn của phòng theo cao độ mang lại cảm giác mới mẻ, tính trải nghiệm cao hơn và view nhìn của các phòng thú vị và độc đáo hơn.

Maxx Royal Kemer Resort / Baraka Architects – Thổ Nhĩ Kỳ


15

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỜNG GẶP •

Dạng khối phân chia giật cấp

Maxx Royal Kemer Resort / Baraka Architects – Thổ Nhĩ Kỳ


16

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.2. VILLA Định nghĩa - Villa dịch ra tiếng Anh có nghĩa là biệt thự. Đây được xem là mô hình lưu trú được xây dựng trên khoảng đất trống. Với diện tích lớn và cách biệt với xung quanh. - Ở mô hình villa thường có quy mô lớn. Với thiết kế sang trọng thu hút người xem. Cùng với đó là không gian rộng rãi thoáng đãng, gần gủi với thiên nhiên. Đặc điểm - Tiêu chuẩn thông thường đối với một căn villa hoàn chỉnh bao gồm phòng khách, nhiều phòng ngủ, sân vườn và hồ bơi riêng. Bên cạnh đó, villa phải được xây dựng hoàn toàn biệt lập với các khoảng xung quanh, thường được bao bọc bởi các thiết kế sân vườn và lối đi riêng. - Với những lí do ở trên villa ngày càng được nhiều người yêu thích và lựa chọn hiện nay. Nhiều khách hàng đã chọn villa là nơi nghỉ ngơi cho các dịp nghỉ lễ dài hay những buổi cuối tuần để tụ họp gia đình lại với nhau.


17

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.2. VILLA LOẠI HÌNH Hiện nay, các loại hình Villa (biệt thự) phổ biến bao gồm 3 loại: biệt thự đơn lập, biệt thự liền kề, biệt thự song lập. a. Biệt thự đơn lập •Là loại hình biệt thự được xây dựng đơn lập trên có kiến trúc độc lập. Chúng đã tạo nên một hình khối riêng biệt. Bốn mặt thông thoáng, hài hòa với nhau. •Biệt thự đơn lập sẽ có tường rào bao quanh. Phần xây dựng không được tiếp giáp với bất cứ tường rào nào của biệt thự. •Lối đi xung quanh cần phải rộng rãi để dễ dàng đi lại. Ở trong khuôn viên có sân vườn, tiểu cảnh,… b. Biệt thự song lập - Khác với biệt thự đơn lập loại biệt thự này phụ thuộc vào căn biệt thự bên cạnh để tạo thành khối đồng nhất. - Về kiến trúc, hai căn biệt thự được ốp cạnh vào nhau. Nếu nhìn không kĩ có thể nhiều người nhầm lẫn là 1 căn. Thế nhưng thực chất là 2 căn có thiết kế đối xứng nhau. Biệt thự song lập chỉ có 3 mặt thoáng. Thông thường diện tích xây dựng của biệt thự song lập sẽ nhỏ hơn biệt thự đơn lập. - Mặc dù chỉ có 3 mặt thông thoáng thế nhưng diện tích này đủ để trồng cây xanh. Đi lại hoặc tại tiểu cảnh hay sân vườn. - Chính bởi sự đối xứng với nhau do đó 2 căn biệt thự này luôn hài hòa về thiết kế, màu sắc, đường nét, trang trí,… c. Biệt thự liền kề - Nếu bạn bắt gặp nhiều căn biệt thự được đặt cạnh nhau. Sắp xếp thành từng dãy hàng loạt thì đó là biệt thự liền kề. - Các căn villa này thường có mặt tiền hẹp hơn so với biệt thự đơn lập và song lập. - Ngoài các loại hình Villa (biệt thự) kể trên cũng có thêm nhiều loại biệt thự khác như: biệt thự vườn, biệt thự tứ lập, biệt thự ghép khối,…


18

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.2. VILLA PHÂN CẤP VILLA a. President Villa Là dạng biệt thự cao cấp nhất của những khu resort đặc biệt, dành cho nhưng đối tượng khách hàng muốn trải nghiệm sự sang trọng, và tận hưởng các dịch vụ độc quyền mà president villa mang lại.

b. Standard Villa Dạng biệt thự thông thường với một hoặc hai phòng ngủ. Có các không gian phân chia rõ ràng như: Phòng khách, phòng làm việc, bếp riêng, wc,…


19

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.2. VILLA TỔ CHỨC MẶT BẰNG VILLA - Có thể nằm riêng lẻ hoặc thành 1 cụm. - Được xây dựng ở nơi có cảnh quan, địa hình, hướng nhìn đẹp nhất trong khu đất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thư giãn, hưởng thụ của khách. - Thông thường tổ chức lối vào hoàn toàn tách biệt hoặc không quá gần lối giao thông tiếp cận chính – sảnh chính để ránh ồn ào (nếu ở xa sảnh hay các khu chức năng khác sẽ có xe điện đưa rước).

MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA VILLA THƯỜNG GẶP •

Bố trí dọc theo bãi biển

Soori Bali / SCDA Architects - Indonesia


20

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA VILLA THƯỜNG GẶP •

Bố trí giật cấp theo sườn núi tạo tầm nhìn ra biển

Resende Villas and Barracuda Beach Hotel & Villas / UDesign Projetos e Consultoria + Cavani Arquitetos


21

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA VILLA THƯỜNG GẶP •

Mặt cắt đặt giật cấp theo địa hình J.Lalli "Qinshan" Villa Resort / Peidong Zhu


22

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.3. BUNGALOW Định nghĩa - Bungalow là kiểu nhà một tầng có xuất xứ từ Ấn Độ, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII. Các bungalow thường được thiết kế nằm riêng biệt, diện tích nhỏ và có kết cấu khá đơn giản. Ban đầu, kiểu nhà này được xây dựng để làm nơi cư trú cho các thủy thủ đến từ Anh. Sau đó, bungalow trở thành loại nhà dành cho tầng lớp lao động bình dân với những gia đình 1 thế hệ ở Ấn Độ. - Khi trở nên phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Anh, kiểu nhà bungalow được xây dựng với diện tích lớn hơn dành cho những gia đình mở rộng. Thuật ngữ này không lâu sau cũng dần phổ biến ở các nước châu Phi, châu Á. - Kiểu nhà bungalow đã du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Với yêu cầu diện tích mặt bằng tương đối lớn nên kiểu nhà này không thích hợp để xây dựng của các đô thị lớn, vì thế mà bungalow chỉ phổ biến ở các khu nghỉ dưỡng ven biển của nước ta, đặc biệt là tại Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Phú Quốc,... - Các bungalow trong resort hiện nay được cải tiến thành ngôi nhà đẹp, tiện nghi và thoải mái hơn. Vật liệu được dùng để xây dựng các bungalow thường là: gỗ, mây, tre, nứa… Một bungalow trong resort thường có nơi tiếp khách, nơi làm việc, chỗ để đồ, phòng ngủ, phòng xông hơi,… Diện tích của một bungalow tùy thuộc vào loại cho một khách, hai khách hay cho gia đình nhưng diện tích rộng nhất thường không quá 150 m2.

Đặc điểm - Bungalow thường chỉ có một tầng (hoặc thêm gác mái), nhỏ nhắn, cho gia đình một thế hệ. - Bungalow còn là những ngôi nhà cho ngững người độc thân trong rừng, bên bờ suối… chỉ có chỗ ngủ, toilet, bếp nấu nhỏ. Những ngôi nhà gỗ trên cây, những container cho những người vô gia cư... - Điểm nổi bật của phong cách bungalow Anh: mái dốc thấp với rộng, mái hiên nhô ra, tiền sảnh lớn và ống khói đá với lò sưởi được đặt nổi bật. - Tại Việt Nam, khái niệm bungalow chủ yếu chỉ xuất hiện ở những khu nghỉ dưỡng dọc các bãi biển, hay những khu bungalow ở các tỉnh miền núi khoảng 5-7 năm trở lại đây, với nhiều loại hình đa dạng.

Coco Resort Maldives


23

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.3. BUNGALOW LOẠI HÌNH a. 1 tầng 1 phòng ngủ Bungalow 1 tầng 1 phòng ngủ có bể bơi. diện tích xây dựng 150m2, đây là dạng suit cao cấp, có bể bơi và hiên nghỉ rộng.

b. 1 tầng 2 phòng ngủ Bungalow 1 tầng 2 phòng ngủ. Diện tích xây dựng 115m2, không có bể bơi riêng nhưng vẫn có hiên nghỉ rộng.

c. 1 tầng 2 phòng ngủ 1 bể bơi Bungalow 1 tầng 2 phòng ngủ có bể bơi riêng. Diện tích xây dựng 150m2, đây là dạng có bể bơi riêng, hiên nghỉ rộng, hai phòng ngủ trong một tầng.


24

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.3. BUNGALOW LOẠI HÌNH d. 2 tầng 2 phòng ngủ 1 bể bơi Bungalow 2 tầng 2 phòng ngủ. Đây là dạng không có bể bơi riêng nhưng vẫn có hiên nghỉ rộng. Tầng 1 làm nơi sinh hoạt chung, tầng 2 làm không gian nghỉ ngơi. Dạng suit này thường dành cho khách thuê là một gia đình.

e. Garden Bungalow Là loại bungalow nằm biệt lập trong khuôn viên bên trong resort . Được bố trí giữa không gian sân vườn yên tĩnh và các loại cây đặc trưng của vùng miền.

f. Overwater Bungalow - Là loại bungalow được đưa hướng ra biển với các dãy nhà sàn xây ngay trên mặt nước biển. - Cần có kỹ thuật xây dựng trên mặt nước. Tất cả các vật liệu xây dựng phải đảm bảo chất lượng cao giúp chống gỉ và chống lại tốc độ gió cao. Nằm dọc bờ biển, với tầm nhìn trực tiếp về phía mặt biển. Chỉ cần bước ra là có thể chạm đến bãi cát trắng.


25

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.3. BUNGALOW TỔ CHỨC MẶT BẰNG BUNGALOW • •

Các resort gần biển thường bố trí các bungalow kéo dài dọc bờ biển, nhìn ra biển để tận dụng cảnh quan tự nhiên. Với cách bố trí này, các khối dịch vụ như nhà hàng, market area… được đưa ra gần lối tiếp cận để có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Còn khu spa được đặt sâu bên trong để đảm bảo tính riêng tư cho khách lưu trú.

Six Senses Con Dao/ AW2 Architects


26

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ 2.3. BUNGALOW MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Bố trí so le tạo tầm nhìn thông thoáng ra biển.

Bố trí giật cấp theo sườn núi tạo tầm nhìn ra biển.

Mặt cắt đặt giật cấp theo địa hình.


27

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Bố trí giật cấp theo sườn núi tạo tầm nhìn ra biển

Makenna Resort / Drucker Arquitetura - Brazil


28

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Bố trí giật cấp theo sườn núi tạo tầm nhìn ra biển

Makenna Resort / Drucker Arquitetura Brazil


29

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Bố trí giật cấp theo sườn núi

Fasano Las Piedras Hospitality / Isay Weinfeld - Uruguay


30

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Bố trí giật cấp theo sườn núi

Fasano Las Piedras Hospitality / Isay Weinfeld - Uruguay


31

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Mặt cắt đặt giật cấp theo địa hình và bố trí so le tạo tầm nhìn rộng

Encuentro Guadalupe / Graciastudio – Mexico


32

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Mặt cắt đặt giật cấp theo địa hình và bố trí so le tạo tầm nhìn rộng

Encuentro Guadalupe / Graciastudio – Mexico


33

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Mặt cắt đặt giật cấp theo địa hình

Río Perdido Resort / PROJECT CR+d – Costa Rica


34

II. TỔ CHỨC KHỐI NGỦ 2. Tổ chức mặt bằng khối ngủ MỘT SỐ HÌNH DẠNG THIẾT KẾ MẶT BẰNG CỦA BUNGALOW THƯỜNG GẶP •

Bố trí so le tạo tầm nhìn

Elqui Domos Astronomical Hotel / Rodrigo Duque Motta


35

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ Khi khách đặt phòng khách sạn, nhân viên lễ tân/ đặt phòng sẽ sử dụng cụm từ kết hợp giữa chất lượng phòng và loại giường để xác định loại phòng mà khách muốn lưu trú. Ví dụ như: phòng Deluxe Double (loại phòng Deluxe có 1 giường lớn), phòng Superior Twin (loại phòng Superior có 2 giường nhỏ),… Các loại phòng liên kế (theo tiêu chuẩn) - Standard (std) - Superior (SUP) - Deluxe (DLX) - Suite (SUT): Junior suite, Famly Suite, Senior Suite, Executive Suite - Các loại khác: Connecting room

1. Phòng Standard Định nghĩa Standard – phòng tiêu chuẩn trong khách sạn, là loại phòng đơn giản nhất với những trang bị tối thiểu, có diện tích nhỏ, ở tầng thấp, không có view hoặc view không đẹp. Tiêu chuẩn - Vị trí: phòng Standard thường được đặt ở những vị trí thông thường không có view đẹp thay vào đó là ở những vị trí góc hoặc những vị trí không được ưu tiên trong khách sạn. - Diện tích: Phòng Standard ở mỗi khách sạn sẽ có quy định khác nhau về diện tích tuy nhiên tiêu chuẩn phòng Standard thông thường sẽ là khoảng 12m2. - Trang bị phòng : Đây là loại phòng cơ bản nhất có mức giá thấp nên trang bị cũng khá đơn giản và cơ bản. Ngoài các tiện ích thiết yếu như nhà tắm, phòng vệ sinh, giường tủ, chăn ga gối, điều hòa đèn chiếu sáng… thì phòng Standard không có thêm các vật dụng khác như bàn làm việc, ghế sofa hoặc các tiện ích cao cấp khác. Các dịch vụ đi kèm với hạng phòng standard Hạng phòng Standard cũng chỉ ở mức tiêu chuẩn. Đây là hạng phòng có ít tiện nghi, dịch vụ nhất trong các hạng phòng do giá thành rẻ. Các dịch vụ đi kèm ở hạng phòng này sẽ chỉ bao gồm như dọn dẹp buồng phòng, lễ tân và hầu hết không có thêm dịch vụ nào cả và bạn sẽ phải trả thêm phí nếu muốn sử dụng.

Mặt bằng minh họa cho phòng Standard


36

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ 2. Phòng Superior Định nghĩa Phòng Superior (SUP) là một loại phòng cơ bản trong khách sạn. Với tầm nhìn và không gian khá thoải mái, SUP có mức giá trung bình, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Với thiết kế đơn giản, không cầu kì, phòng SUP là lựa chọn thích hợp cho những khách hàng không yêu cầu quá cao về chất lượng phòng. Tiêu chuẩn Sở hữu không gian khá thoải mái (khoảng 20 ~ 30 m2) So với phòng Standard (STD), phòng Superior nằm ở vị trí cao hơn, có tầm nhìn rộng và đẹp hơn. Nội thất phòng SUP cũng cao cấp và đầy đủ hơn. Thông thường, một phòng SUP tiêu chuẩn sẽ gồm: - Giường ngủ ( 01 giường đôi hoặc 02 giường đơn) - Tủ quần áo - Kệ tivi - Đầu giường - Bàn trang điểm - Bàn làm việc / Uống nước - Giá / Bệ đỡ bồn rửa nhà tắm Phân loại phòng Superior - Phòng Superior Twin : đây là phòng SUP có 2 giường đơn với kích thước cơ bản như 1m x 1,9m, 1,1m x 2m hoặc 1,2m x 2m hoặc có thể tùy thuộc vào quy định của khách hàng. Phòng này thường thích hợp là những nhóm bạn đi du lịch cùng nhau. - Phòng Superior Double : đây là phòng SUP có giường ngủ kích thước nhỏ (Double bed) khoảng 1,5 x 2m. Đây là loại phòng thích hợp với những cặp vợ chồng hoặc bạn bè đi cùng nhau. - Phòng Superior King : đây là loại phòng SUP có loại giường ngủ lớn, từ 1,8x2m trở lên. Loại phòng này thích hợp với những cặp vợ chồng có con nhỏ hoặc những bạn trẻ vị thành niên. Các dịch vụ đi kèm với hạng phòng SUP Dịch vụ cho phòng Superior là những dịch vụ cơ bản nhất trong khách sạn: dọn phòng, giặt là, v..v.. Với mức giá phải chăng, SUP là lựa chọn khá ổn với chất lượng tiêu chuẩn nhất.


37

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ 3. Phòng Deluxe Định nghĩa • Là loại phòng cao cấp, có chất lượng tốt hơn phòng Superior. • Thường đặt ở tầng cao, có hướng nhìn đẹp, được trang bị tiện ích và trang thiết bị cao cấp. • Thông thường, một phòng DLX có diện tích từ 30 – 50 m2. • Tùy vào số lượng giường mà có 2 loại phòng Deluxe Twin và Deluxe Double. Tiêu chuẩn tiện ích chung: • Phòng được trang bị máy lạnh • Có view đẹp, ban công rộng rãi • Mini bar • Điện thoại quốc tế đặt ở phòng ngủ, tắm • Két sắt cá nhân • Internet, wifi tốc độ cao • Có dịch vụ đặt hoa tươi… Nội thất cơ bản gồm: Phòng khách: •Sofa •Tivi vệ tinh •Có bàn bàn làm việc •Có trường kỉ rộng Phòng tắm: •Được trang bị vòi hoa sen, bồn tắm cao cấp •Có áo choàng tắm, dép riêng, máy sấy tóc

Mặt bằng minh họa phòng Deluxe


38

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ 3. Phòng Deluxe NHỮNG DẠNG PHÒNG DELUXE Deluxe Double: phòng DLX có giường Double bed (1,5x2m). Loại phòng này thích hợp dành cho những cặp vợ chồng hoặc 2 người có thể ngủ chung với nhau.

Deluxe Twin: phòng DLX có 2 giường đơn (kích thước: 1m x 1m9, 1,1m x 2m hoặc 1,2m x 2m) Phòng này thích hợp dành cho bạn bè khác giới ở cùng phòng hoặc người nước ngoài to lớn ngủ riêng để có sự thoải mái.

Deluxe King: phòng DLX với giường ngủ size King (1,8x2m). Phòng DLX King thích hợp cho các cặp vợ chồng với em bé nhỏ, 2 – 3 trẻ vị thành niên…

Deluxe Triple: (DLX Family): thường có diện tích lớn hơn các phòng DLX khác. Bởi vì chúng thường bao gồm: 1 giường ngủ đơn và 1 giường ngủ đôi. Vì thế, chúng cũng có giá cao hơn các phòng DLX khác., thích hợp với các gia đình nhỏ (2 người lớn, 2 trẻ em).


39

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ 4. Phòng Suite Định nghĩa - Là loại phòng cao cấp nhất, thường khách sạn và resort 4-5 sao mới có loại này. - Vị trí: thường ở khu vực có tầm nhìn ngắm cảnh đẹp nhất (thường là các tầng cao nhất) - Diện tích lớn: khoảng 60-120m2 - Về thiết kế và trang bị: không gian phòng Suite tối thiểu bao gồm 1 phòng khách và 1 phòng ngủ riêng biệt, được chú trọng về mặt thiết kế - mang những nét đặc trưng riêng, có độ thẩm mỹ cao và trang bị những thiết bị hiện đại. - Những kiểu phòng Suite đặc biệt còn có thêm phòng để quần áo - khu bếp - phòng ăn - thư viện, hồ bơi riêng hay ban công rộng rãi. Tiêu chuẩn tiện ích- trang thiết bị- nội thất: - Dịch vụ: kèm những dịch vụ chất lượng: xe đưa đón tận nơi, check-in tại phòng, quản gia 24/7, phục vụ những món ăn đặc biệt… - Phòng khách: bộ bàn ghế sofa, tivi, loa, minibar, bàn làm việc với đầy đủ đèn bàn, giấy tờ, bút viết… Có thể có cả đàn piano. - Phòng ngủ: toàn bộ đồ dùng vải (chăn, ga, gối, đệm…) trong phòng Suite đều làm từ chất liệu cao cấp. Giường ngủ có kích thước lớn, chủ yếu là giường King size (1,8m x 2m) hoặc Super King size (2m x 2,2m). - Phòng tắm: đều được thiết kế gồm khu tắm đứng và bồn tắm nằm, lavabo đôi và có view ngắm cảnh đẹp. Bề mặt sàn sẽ được lát đá chống trơn, dưới chỗ tắm đứng rải sỏi nhỏ để massge bàn chân cho khách lưu trú. Các vật dụng ‘amentities’ (tạm dịch: vật dụng cá nhân xài 1 lần) cũng rất cao cấp.

Mặt bằng minh họa phòng Junior Suite


40

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ 4. Phòng Suite NHỮNG DẠNG PHÒNG DELUXE Junior suite: Đây là kiểu phòng Suite có độ tiện nghi cơ bản, chất lượng dịch vụ phòng cao hơn so với phòng Deluxe. Khoảng 6070m2. Junior Suite thường có 1 phòng ngủ + 1 phòng khách - thích hợp phục vụ cho cặp đôi mới cưới hoặc gia đình nhỏ. Senior suite (còn gọi là King Suite): Thường có diện tích lớn hơn Junior Suite. Ngoài phòng khách và phòng ngủ thì Senior Suite còn có những khu chức năng khác: bếp, phòng ăn, ban công đẹp…

Family suite: Diện tích khá rộng, không gian thoải mái - vì có đến 2 giường ngủ lớn nên rất thích hợp cho gia đình 4 người hoặc nhóm bạn thân đi nghỉ cùng nhau.

Executive suite: Là phòng có mức giá cao nhất khách sạn. Thường mỗi khách sạn 5 sao sẽ chỉ có 1 phòng Executive Suite và đặt tên cho nó là: President Suite hay Royal Suite. Vì có diện tích lớn nhất nên thiết kế phòng ngoài phòng khách, 2 - 3 phòng ngủ mà còn có phòng họp, phòng giải trí, thư viện…


41

III. CÁC LOẠI PHÒNG NGỦ 5. Phòng Connecting Định nghĩa - Phòng Connecting (hay còn gọi là phòng Family): là 2 phòng cạnh nhau có cửa thông nhau. Loại phòng này thường chỉ xuất hiện ở các khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng dành cho đối tượng khách gia đình hay nhóm bạn bè. - Bên cạnh đó, ở một số khách sạn 5 sao, cao cấp còn có phòng President (phòng Tổng thống) hoặc phòng Royal (phòng Hoàng gia). Tiêu chuẩn Loại phòng này thường chỉ có duy nhất 1 phòng, với các trang thiết bị, vật dụng cao cấp sang trọng. Trong phòng sẽ bao gồm các phòng nhỏ như: phòng khách, phòng tắm, phòng ăn, phòng làm việc riêng biệt. Phân loại phòng theo loại giường ngủ Ngoài dựa vào chất lượng phòng thì để phân loại phòng thì đôi khi còn tuỳ theo loại giường ngủ mà xác định loại phòng cho khách sạn. Đây là phương pháp ở các khách sạn vừa và nhỏ. Tiêu chuẩn để phân chia loại phòng theo giường ngủ như sau: - Single bed room (viết tắt là SGL): phòng sẽ có 1 giường cho 1 người ngủ. - Twin bed room (TWN): phòng loại này sở hữu 2 giường cho 2 người ngủ. - Double bed room (DBL): phòng sẽ có 1 giường lớn cho 2 người ở ngủ. - Triple bed room (TRPL): phòng sở hữu 3 giường nhỏ hoặc 1 giường lớn và 1 giường nhỏ cho 3 người ngủ. - Extra bed: Là giường được kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng Twin hoặc Double.

Mặt bằng minh họa cho phòng Connecting


42

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 1. Giường TIÊU CHUẨN GIƯỜNG NGỦ KHÁCH SẠN - Loại giường: thường sử dụng là giường lò xo nâng đỡ cột sống, tạo sự thoải mái trong khi ngủ. - Khách sạn ở vùng ôn đới: giường được trải nhiều lớp để giữ ấm cho giường. Việt Nam là vùng nhiệt đới nên giường không trải nhiều lớp. - Giường cần chắc chắn. Thường sử dụng giường gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp cao cấp, thân thiện với môi trường và giúp tăng chất lượng giấc ngủ. - Vỏ gối và các loại drap giường được làm từ chất liệu cao cấp và có mùi thơm dễ chịu.

CÁC LOẠI GIƯỜNG TRONG KHỐI NGỦ

SINGLE BED (GIƯỜNG ĐƠN) Kích thước: 1m x 2m ngoài ra còn có kích thước 1m x 1m9; 1,1m x 2m; 1,2m x 2m tùy vào diện tích không gian. Thường dùng cho phòng Twin bed room (TWN), Triple bed room (TRPL) hoặc giường nhỏ trong phòng Family gồm 1 giướng lớn, 1 giường nhỏ.

DOUBLE BED (GIƯỜNG ĐÔI NHỎ) Kích thước: 1,5m x 2m Thường sử dụng cho loại phòng Double bed room, Triple bed room và Family room, thích hợp dành cho các cặp vợ chồng, anh em…

QUEEN SIZE BED (GIƯỜNG ĐÔI LỚN) Kích thước: 1.6m x 2m Thường sử dụng cho loại phòng Standard và Superior, thoải mái cho hai người nằm.


43

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 1. Giường

CÁC LOẠI GIƯỜNG TRONG KHỐI NGỦ

KING SIZE BED (GIƯỜNG CỠ LỚN) Kích thước: 1.8m x 2m

Thường sử dụng cho loại phòng phòng deluxe và suite.

SUPER KING SIZE BED Kích thước: 2m x 2.2m Sử dụng cho các khách hàng đặc biệt lưu trú trong các loại phòng suite như phòng Tổng thống, phòng Hoàng gia

CALIFORNIA KING BED

Kích thước: 72” x 84” Giường dành cho những người có chiều cao khủng hoặc thích sự rộng rãi khi nằm ngủ.

EXTRA BED (GIƯỜNG PHỤ) Kích thước chuẩn 1.2m x 1.9m hoặc 2m Đây là loại giường được kê thêm vào phòng twin hoặc double để thành phòng triple.


44

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 2. Đồ nội thất TỦ QUẦN ÁO Kích thước: Kích thước của tủ phụ thuộc vào diện tích tổng thể căn phòng và vị trí đặt tủ quần áo: - Chiều sâu: 520 – 600 mm và có thể ít hơn - Chiều cao phổ biến: 2200mm, ngoài ra chiều cao của tủ quần áo phụ thuộc vào trần nhà - Chiều dài tủ quần áo phụ thuộc vào chiều dài của bức tường để tủ quần áo, thường là 1200mm, 1500mm, 1600mm,… hiện nay thiết kế tủ quần áo có chiều dài bằng với chiều dài bức tường để có không gian lưu trữ rộng rãi. Kích thước bố trí các ngăn tủ quần áo bên trong: - Chiều cao tủ dưới là 1,9m, còn lại là tủ trên - Độ cao mỗi ngăn: 20cm - 25cm dùng để đựng quần áo gấp. - Độ rộng mỗi ngăn: 90cm -100cm với cánh tủ rộng không quá 50cm - Đối với phòng nhỏ dùng tủ có ngăn kéo đặt trong tủ có chiều sâu 35cm - Giá treo phải cao ít nhất 96cm đối với người lớn - Có thể bố trí thêm một ô lớn có kích thước 50cm x 80cm để cất giữ vali hành lý hay túi đồ thể thao . - Bố trí ngăn tủ để lưu trữ vật dụng, giấy tờ quan trọng.


45

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 2. Đồ nội thất KỆ, TỦ GIÀY Tùy vào diện tích không gian mà lựa chọn hay thiết kế kệ, tủ giày cho phù hợp

Kích thước tủ phổ biến: - Chiều cao: không vượt quá ⅓ chiều cao thông thủy của không gian - Chiều rộng tùy thuộc vào không gian - Chiều sâu của tủ giày: 25 ~ 40cm - Khoảng cách trung bình giữa các ngăn giày: 18 ~ 22 cm

TỦ ĐẦU GIƯỜNG Tùy vào kích thước của giường mà lựa chọn hay thiết kế tủ đầu giường phù hợp Các kích thươc tủ đầu giường phổ biển: - Kích thước tab đầu giường loại nhỏ: (rộng x dài x cao) là (500 x 400 x 460) mm - Kích thước tab đầu giường loại thường: (rộng x dài x cao) là (550 x 450 x 600) mm - Kích thước tab đầu giường loại lớn: (rộng x dài x cao) là (650 x 500 x 700) mm


46

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 2. Đồ nội thất BÀN TRANG ĐIỂM - Thực tế thì sẽ chẳng có một số đo chuẩn mực nào cho bàn trang điểm. Vì nó còn phụ thuộc vào không gian nội thất, diện tích căn phòng và nhu cầu sử dụng mà sẽ lựa chọn loại bàn sao cho phù hợp. - Bàn trang điểm cần có khoảng lùi rộng để soi gương. Kích thước - Kích thước bàn trang điểm nhỏ: chiều rộng tầm 40cm, chiều cao 70cm và chiều dài tầm 60cm – 70cm. - Kích thước bàn phấn trang điểm thông dụng: Chiều cao 70cm – 80cm – 1m, có chiều rộng 80cm – 1m hoặc hơn - Ghế ngồi thông dụng thường có kích thước: cao 35 – 45 cm x chiều rộng 35cm – 40cm. - Khoảng cách từ chổ ngồi của ghế đến mặt bàn có khoảng cách tầm 32 – 35cm.

SOFA PHÒNG NGỦ - Tùy vào diện tích căn phòng và nhu cầu mà thiết kế hay lựa chọn bộ bàn ghế hay sofa cho phòng ngủ cho phù hợp. Sofa hay bộ bàn ghế được lựa chọn thường gồm ghế đơn và bàn - Sofa phòng ngủ là nơi ngồi thư giãn. Tùy thuộc vào loại phòng mà sofa lớn hay nhỏ. - Kích thước ghế sofa đơn: Chiều cao 850 mm Chiều rộng 850 mm – 900 mm Chiều sâu 750 mm – 800 mm


47

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 2. Đồ nội thất BÀN SOFA + Tùy vào kích thước ghế và diện tích phòng mà thiết kế hay lựa chọn bàn sofa cho phù hợp. + Hình dáng của bàn sofa rất đa dạng.

Kích thước: + Chiều cao: 300 - 460mm + Chiều rộng và dài thay đổi theo diện tích phòng

NÔI, GIƯỜNG TRẺ EM - Tùy vào nhu cầu của từng loại phòng mà cân nhắc thiết kế hay lựa chọn để đặc hay không đặc nôi trẻ em vào không gian. Kích thước: - Nôi cho trẻ sơ sinh 80 x 45 cm, 90 x 60cm - Giường cho trẻ em đến 2 tuổi: 120 x 60 và 120 x 65 cm - Giường trẻ em 3-7 tuổi : 140 x 70cm, 160 x 70cm, 80 x 190cm


48

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 3. Chất lượng và đặc điểm kỹ thuật Nội thất và đồ đạc ở thể loại công trình này được sử dụng nhiều nên dễ hư hại hơn. Cần có thông số kỹ thuật chính xác hơn. Các điểm cần chú ý: - Bề mặt - chống được va chạm nhẹ, dung môi, mực, v.v., vết bẩn và trầy xước. - Sử dụng các thiết bị neo trong tường cho đồ nội thất và phụ kiện treo tường - Khung - giá đỡ, bản lề, ổ khóa hoạt động tốt và tránh gây ra tiếng ồn lớn - Bảo trì, kiểm tra định kì và thay thế các thiết bị hư - Các đồ nội thất nên là các phần rời và lắp ráp tại công trình như giường, ghế, bàn cà phê… - Các đồ nội thất khác: bàn trang điểm, bàn phụ, tủ nhỏ nên đặt thi công sản phẩm và đem vào - Lựa chọn các đồ nội thất có độ bền phù hợp, dễ lau chùi và làm sạch - Tường thường được sơn hoặc phủ bằng giấy vinyl nên thay đổi lại sau 1-3 năm - Cần có khung hoặc bảo vệ cho các cạnh và các góc.


49

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 4. Các thiết bị khác - Gương soi: phòng tắm, bàn trang điểm, cho các phòng có không gian nhỏ, sảnh - Đèn: tủ đầu giường, bàn trang điểm, tủ quần áo, phòng tắm - Tủ lạnh-minibar: tùy vào từng loại phòng mà lựa chọn cho phù hợp - Truyền hình: tùy vào từng loại phòng mà lựa chọn cho phù hợp - Điện thoại: điện thoại nội bộ, trong nước và quốc tế - Máy vi tính: có thể có hoặc không - Thùng rác: có ở tất cả ở các phòng và lựa chọn vị trí đặc cho phù hợp


50

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 5. Trang trí và hoàn thiện PHÒNG KHÁCH + Sàn nhà:Thường trải thảm, các loại đá + Tường: Sơn hoặc giấy vinyl, cần có các thiết bị bảo vệ các cạnh, góc + Đồ gỗ: Cửa và tủ đã sơn hoặc hoàn thiện trước. Khung có thể được sơn. + Trần: Đóng trần hoặc để lộ kết cấu

PHÒNG TẮM + Sàn: sử dụng gạch hoặc đá chịu hấp thụ nước hay chống nước tốt + Tường: tường sơn hoặc ốp gạch đá + Trần nhà: sử dụng các tấm ốp trần hoặc có thể để thô


51

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 5. Trang trí và hoàn thiện ĐỒ ĐẠC - Thảm loại trung bình, loại cao cấp cho hành lang. Lựa chọn phù hợp với ý tưởng, không gian, tính địa phương - Rèm cửa: lựa chọn rèm cửa phù hợp tùy vào tính chất và khả năng kinh tế. Có khả năng chống nắng, phai màu, nhàu. - Lớp phủ giường thiết kế phối hợp lớp đệm hoàn thiện vừa vặn và gọn gàng, có khả năng chống nhăn - Khăn trải giường bốn đến năm bộ mỗi giường. Cần có bộ khăn trải giường và chăn có chất lượng cao - Khăn tắm, khăn lau tay và khăn mặt cho mỗi người


52

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 6. Cấp điện cho khối ngủ + Ổ cắm Tối thiểu 3 ổ. Khoảng cách trên bán kính không quá 3 m (10 ft), kết nối với aptomat, cần được đánh giá định kì. + Bộ biến áp/ ổn áp Loại 200/250- 100/150 V nối với aptomat.. + Mạch điện chiếu sáng Ba đến năm mạch điều khiển độc lập. - Tiền sảnh lối vào (nội thất tủ kệ hoạt động bằng cách mở cửa). - Đèn chính, đèn trung tâm và đèn phụ (có công tắc cục bộ). - Đèn đầu giường, mỗi bên có công tắc cục bộ. - Phòng tắm, phía trên gương (hoặc đèn gương) và đèn hắt trần. - Khu thay đồ. + Các kết nối khác các loại chuôi sạc điện thoại, điện thoại phòng, wifi, chuông báo cháy, … + TV Nguồn điện chính và cổng kết nối wifi + Tủ lạnh Nguồn điện âm, áp-tô-mát + Khóa điện tử Nguồn điện âm + Bảng điều khiển (nhiệt độ + tv + rèm + đèn…) Relay to fan motor thermostat regulator. + Hệ thống báo cháy Cảm biến và báo động với vòi phun nước tự động được lắp tại hành lang và sảnh phòng (nếu có). Việc phân phối điện đến các phòng thường thông qua bảng điều khiển tại mỗi tầng. Hệ thống dây điện phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt với bảo vệ chống quá tải và nối đất. Cần có các biện pháp an toàn cụ thể đối với ổ cắm điện trong phòng tắm. Cần lắp đặt ít nhất ba mạch cho mỗi hai phòng, tương ứng ba khu: tiền phòng, phòng tắm và phòng chính.


53

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 7. Kiểm soát tiện nghi môi trường - Các tiện nghi môi trường cho phòng ngủ bao gồm từ thông gió tự nhiên, sưởi ấm không gian đến điều hòa không khí và các tiện nghi tích hợp. - Thông gió tự nhiên thường phổ biến trong khí hậu ôn đới, đặc biệt là cho các khu nghỉ mát và chỗ ở bình dân. - Đối với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, cần phải làm mát hoặc sưởi ấm không gian và điều này có thể liên quan đến việc điều hòa một phần hoặc toàn bộ sự lưu thông không khí. - Các yêu cầu tương tự được áp dụng khi phải đóng cửa sổ vì tiếng ồn, v.v. Thiết kế và vận hành hệ thống điều hòa cần chú ý đến những vấn đề sau: - Các hệ thống điều hòa: Điều hòa cục bộ,điều hòa trung tâm, điều hòa multi - Thẩm mỹ/ tạo hình cần phù hợp với thiết kế tòa nhà, bố cục mặt bằng và các trang thiết bị, integration - Đầu thoát (cục nóng) cần lưu ý tiếng ồn, phát nhiệt, hơi nước, hướng thổi - Vị trí: dưới cửa sổ hoặc âm trần tại khu tiền phòng/ sảnh. - Điều khiển: Tốc độ quạt (3 mức) Nhiệt độ (độ C hoặc độ F), độ mở miệng thổi (đối với máy lạnh cục bộ) và các tấm điều hướng - Giới hạn tiếng ồn: NC25-NC30 (xem noise criterion) - Vận hành: Độ linh hoạt (các mức nhiệt và uyển chuyển giữa làm mát và sưởi), hiệu suất, bảo trì, các chi phí khác liên quan,..


54

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 8. Bố cục phòng tắm Phân loại + Hướng nội (internal bathroom): - Vừa bước vào phòng đã gặp. - Sử dụng tường mặt trong của phòng ks - Sử dụng hệ thống thông gió cơ khí và hệ thống chiếu sáng đã lắp đặt. + Đặt Giữa các phòng ks: Giúp giảm chiều rộng của tòa nhà khoảng 4,5 m (14,8 ft) đối với các thiết kế khu đất hoặc sân trong bị hạn chế. + Hướng ngoại (external wall bathroom): - Khu tắm sử dụng phần tường và cửa sổ phía ngoài của phòng ks - Cho phép chiếu sáng và thông gió tự nhiên - Gây hạn chế ánh sáng và thông gió tự nhiên vào khu ngủ Phòng tắm hướng nội là phổ biến nhất do hiệu quả không gian, phần mặt ngoài của phòng ks sẽ được dùng với mục đích khác hiệu quả hơn. Thiết bị chiếu sáng và hút không khí thường được lắp đặt ở trần nhà hạ thấp với các bộ cấp khí đầy đủ được lắp phía trên trần của tiền sảnh lối vào phòng. Bố trí Kích thước phòng tắm chủ yếu được quyết định bởi số lượng đồ đạc và kích thước của bồn tắm.


55

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 9. Tiêu chuẩn thiết kế phòng tắm trong khối ngủ CÁC TRANG THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH - Bồn tắm: + Kích thước tiêu chuẩn 1700x750 mm (5'6 "x2'6"). Dài tối thiểu 1525 mm (5'0 "). + Có thể hạ xuống bằng sàn lõm để có lỗ thoát và bẫy rác (có thể tiếp cận được). + Được bố trí cùng sen tắm và có màn che hoặc vách mờ.. - Vòi nóng lạnh phải có màu phân biệt và có mức chuyển nhiệt ổn định. - Cửa xả liền nắp, kích hoạt bằng đòn bẩy hoặc thao tác ấn - Trang bị giá để xà phòng - Dây phơi có thể thu vào lắp đặt phía trên bồn tắm. - Có thể lắp đặt bồn tạo sóng, 1700x915 mm (5'6 "x3'0") (trong khách sạn spa) và buồng tắm đứng riêng.


56

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 9. Tiêu chuẩn thiết kế phòng tắm trong khối ngủ CÁC TRANG THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH - Bồn vệ sinh + Có thể được che một phần hoặc ngăn cách với phòng tắm. + Bồn cầu loại Siphonic mang lại hiệu quả cao hơn. phần chậu có thể được đặt âm tường để sàn thông thoáng, dễ lau chùi. - Bidet + Yêu cầu bắt buộc trong các khách sạn sang trọng như một phần của dịch vụ hảo hạng. + Khuyến khích loại bidet có nắp đậy. + Được kết nối (anti-siphonage) với nguồn cung cấp nóng/ lạnh và trang bị van trộn kiểm soát nhiệt. + Có cửa xả thải.


57

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 9. Tiêu chuẩn thiết kế phòng tắm trong khối ngủ CÁC TRANG THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH - Chậu rửa mặt + Có thể là chậu gắn trên bệ có kích thước 630x485 mm (25x19 in) nhưng thường được lắp làm bàn trang điểm trong một mái che kéo dài. + Có thể cung cấp bồn rửa trang điểm kép hoặc thiết bị thứ hai trong khu vực thay quần áo cho các phòng 2 giường đơn. + Vòi phải có mã màu (đỏ, xanh dương) với van trộn và màu xanh lá cây cho nguồn cung cấp nước uống (trong tủ lạnh). + Cửa thoát liền nắp, ấn để đóng/mở


58

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 9. Tiêu chuẩn thiết kế phòng tắm trong khối ngủ DANH SÁCH VẬT DỤNG PHÒNG TẮM: - Giá đỡ hoặc hộp đựng cuộn vệ sinh (theo cặp) - Giá treo khăn và giá treo trên cao - Móc quần áo. Áo choàng - Gương cạo râu có gắn trục xoay - Điện thoại khẩn cấp - Loa phát nhạc chuyển tiếp với điều khiển âm lượng - Dây rửa có thể thu vào (trong bồn tắm) - Máy sấy tóc (có thể được nối liền) - Khay xà phòng (liền tường) - Giá để ly - Thùng rác - Cân y tế - Chiếu sáng: chung, giấu trên gương - Hệ thống thoát sàn và cống thoát nước (có bịt kín).


59

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ BAN CÔNG Ban công (tiếng Pháp: balcon /balkɔ̃/ ) là một kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà là một không gian theo chiều ngang được nhô ra và nối liền với một bức tường trước một cánh cửa và thường có gắn lan can an toàn. Ban công thông thường được xây từ tầng hai trở lên. Nó là phần nhô ra ngoài tầng gác, có lan can và có cửa thông vào phòng. Nguyên tắc nhô ra của ban công Theo pháp luật, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ban hành quyết định số 4/2008/QĐ-BTBXD về nguyên tắc xây dựng Việt Nam rằng: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” thì những phần được phép nhô trong nhà phải tuân thủ các quy định sau: + Từ vỉa hè lên đến độ cao 3.5m tính trở lên thì ban công được phép nhô ra là: không được vượt quá mức đường chỉ giới đỏ áp dụng cho ban công, mái đua, sân thượng, … + Các gờ chỉ, bộ phận trang trí sẽ được vượt đường đỏ không > 0.2m + Trong khoảng tính từ 3.5m so với vỉa hè trở lên thì các bộ phận như sê-nô, ô-văng, mái đua, ban công, … được vượt quá chỉ đường đỏ nếu: Chiều rộng lộ giới (m)

Độ đua tối đa ban công (m)

Dưới 7

0

Từ 7-11

0.9

Từ 12-15

1.2

Từ 16 trở lên

1.4

Bản vẽ mô tả chỉ giới


60

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ BAN CÔNG Kích thước ban công tiêu chuẩn - Độ nhô ra của ban công, phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới, không lớn hơn quy định ở bảng trên. Thêm vào đó, độ nhô ra đó phải bé hơn chiều rộng của vỉa hè ít nhất là 1 mét. - Có các nguyên tắc sau với điều kiện là trên phần nhô ra của ban công hay thiết bị không được che tạo ra lô-gia hoặc buồng: + Nhà không được làm ban công hay các thiết bị nhô ra khi độ rộng của lộ giới dưới 7 mét + Ban công hay các thiết bị được nhô ra tối đa là 0.9 mét nếu độ rộng của lộ giới từ 7-10 mét + Ban công được nhô ra tối đa 1.2 mét khi độ rộng của lộ giới từ 12-15 mét + Ban công được nhô ra là 1.4 mét nếu độ rộng của lộ giới từ 16 mét tính trở lên - Với trường hợp hẻm có nhiều dây điện chằng chịt thì phải đảm bảo các quy định để đảm bảo hệ thống dây điện như có vỏ bọc cho dây điện. Đồng thời phải cách ít nhất 1 mét so với đường dây ở đó. Nếu làm trái các quy định trên bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Quy định về kích thước lan can ban công - Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người. 1. QCVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ, tại Bảng 3.2 quy định về chiều cao tối thiểu của lan can như sau: Đối với nhà ở, cơ quan, trường học, công sở và các công trình công cộng tại các vị trí Lô-gia và sân thượng ở các vị trí cao từ 9 tầng trở lên thì chiều cao tối thiểu là 1400mm 2. TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế, tại Mục 6.4.3 có quy định: - Ở tất cả nơi có tiếp giáp với bên ngoài (như ban công, hành lang ngoài, hành lang bên trong, giếng trời bên trong, mái có người lên, cầu thang ngoài nhà….) phải bố trí lan can bảo vệ và đảm bảo các yêu cầu sau: a) Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, chịu được tải trọng ngang, được tính toán theo qui định trong TCVN 2737; b) Chiều cao lan can không nhỏ hơn 1,1m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến phía trên tay vịn; c) Trong khoảng cách 0,1 m tính từ mặt nhà hoặc mặt sàn của lan can không được để hở; d) Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không lớn hơn 0,1 m.


61

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ BAN CÔNG Những nguyên tắc trên là quy chuẩn cho thiết kế ban công khi giáp với mặt đường. Tuy nhiên đối với thiết công resort thì những quy định đó vẫn được áp dụng nhưng thường do quy hoạch resort thành một khu nên việc thiết kế ban công sẽ thoải mái và đa dạng hơn. Thường thì ban công resort sẽ nhô ra rất nhiều so với bình thường dường như là một khoảng sân nhỏ nối liền với phòng ngủ hay sẽ là một hồ bơi vô cực Vật liệu Những vật liệu phổ biến hiện nay cho ban công như gỗ, gạch, sàn gỗ nhựa, đá, trán xi măng. Lưu ý khi trang trí ban công bằng cây xanh Cây trồng phải chịu được ánh nắng vì thời tiết khắc nghiệt của mùa hè sẽ làm cây dễ chết. Chọn kích thước cây phù hợp. Trồng những loại cây có thể leo được.


62

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ BAN CÔNG Một số ví dụ thực tế:

Banyan Tree Lăng Cô Resort

Risemount Premier Resort Đà Nẵng

Chen Sea Resort & Spa Phú Quốc


63

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ LÔ GIA - Lô gia (tiếng Ý: loggia [ˈlɔddʒa]) là một loại kiến trúc trong nhà ở hay công thự, chỉ phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Chính vì được xây âm vào bên trong nên lô gia được che chắn rất cẩn thận. - Lô gia có hai loại chính đó là loại dùng để nghỉ ngơi và loại dùng để phục vụ. Đối với loại dùng để nghỉ ngơi thì lô gia thường gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung. Với loại phục vụ thì lô gia thường gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh. - Trong thiết kế kiến trúc hiện đại, lô gia rất được ưa chuộng. - Để đảm bảo tính an toàn, các tòa nhà cao tầng bắt buộc phải sử dụng lô gia thay vì ban công, điều này đã được quy định cụ thể tại các tiêu chuẩn xây dựng.


64

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ LÔ GIA - Trong tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu về thiết kế kiến trúc lô gia được quy định cụ thể như sau: + Lan can lô gia nhà cao từ 3 tầng trở lên phải làm bằng vật liệu không cháy. + Lô gia không được lắp kính để sử dụng vào mục đích khác nhau. + Đối với căn hộ không có lô gia, cần bố trí tối thiểu một cửa sổ có kích thước lỗ mở thông thủy không nhỏ hơn 600x600mm phục vụ cứu hộ, cứu nạn. + Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia. Lan can lô gia không được hở chân và phải có có chiều cao không thấp hơn 1,2m.


65

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ LÔ GIA Ưu điểm: - Đóng vai trò không gian đệm (thay cho ban công) bảo vệ không gian ngủ khỏi các tác động cực đoan của tự nhiên như gió lạnh hoặc ánh nắng trực tiếp. - Đảm bảo an toàn cho người dùng ở tầng cao. - Khả năng chịu lực tốt hơn ban công vì có kết cấu vững chắc (giống như sàn nhà). - Độ bền cao do không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân thời tiết. - Ngoài việc dùng làm không gian đệm,ở một số khu nghỉ dưỡng lô gia còn có thể được dùng như phần mở rộng không gian ngủ. Nhượng điểm: - Góc nhìn hạn chế. - Vì nằm âm vào trong khối ngủ nên lô gia sẽ chiếm một phần diện tích nhỏ của sàn nhà.


66

IV. NỘI THẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 10. Tiêu chuẩn thiết kế ban công, lô-gia trong khối ngủ LÔ GIA Một số ví dụ thực tế

Resort Castello del sole tại Thụy Sĩ, Phòng Suite với loggia hướng ra đồng cỏ và cảnh quan núi

Khu vực lô gia hướng về phố cổ với các nhóm bàn cà phê tại khách sạn nghỉ dưỡng Palazzo Guadagni

Phòng ngủ đôi tại khu nghỉ dưỡng Argento levanto với loggia hướng về đô thị cổ và dãy núi thuộc bờ biển Levanto, phía tây nước Ý


67

V. KHỐI DỊCH VỤ PHÒNG NGỦ - Bên cạnh các dịch vụ chung của toàn resort các khối phòng ngủ còn đi kèm với khối dịch vụ riêng nhằm đảm bảo đẳng cấp phục vụ dành cho khách tại phòng - Khối dịch vụ của khối ngủ thường nằm tách biệt so với phòng, dễ dàng tiếp cận với khu vực phòng khách. - Ngoài kỹ năng giao tiếp Thái độ niềm nở thì ngoại ngữ là chia khóa vạn năng khi bước chân vào lĩnh vực khách sạn resort.

Vị trí khối dịch vụ

DÂY CHUYỀN HOẠT ĐỘNG NHÂN VIÊN CỦA KHỐI PHÒNG NGỦ

Giám Đốc Buồng Phòng Phó GD/trợ lý Nhóm Trưởng Buồng Phòng

Nhóm Trưởng KV công cộng

Nhóm trưởng đồ vải

Trưởng ca

Trưởng ca

Trưởng ca

Nhân viên VSCC, lau cửa kính. Ngoại vi

Nhân viên ca sáng, chiều ,tối Buồng vip

Trưởng Kho

Nhân viên giặt là,đồ vải,thảm,đồng phục, thợ may

Nhân viên kho vải

Nhóm Trưởng cây cảnh Nhân viên cây cảnh

Thư Ký


68

V. KHỐI DỊCH VỤ PHÒNG NGỦ CÁC DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Dọn phòng Công việc của vị trí này là dọn dẹp sạch sẽ phòng ốc theo tiêu chuẩn khách sạn

Giặt ủi Vị trí giặt ủi có nhiệm vụ thu gom giặt ủi tất cả quần áo của khách kể cả các loại khăn khăn trải bàn của khách sạn và đồng phục nhân viên

Dịch vụ chăm sóc khách hàng Nhân viên minibar kiểm tra nhập dữ liệu tiêu dùng của khách thay thế thức uống hết hạn sử dụng đảm bảo số lượng luôn kho đủ phục vụ khách hàng

Dịch vụ phục vụ thức ăn – nước uống tại phòng Nhân viên đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong mọi khung giờ. Phục vụ đồ ăn, thức uống hay những nhu câu khác.

Dịch vụ spa - massage tại phòng Nhân viên đến tận phòng để cung cấp các dịch vụ về spa theo nhu cầu của khách hàng

Dịch vụ xông hơi tại phòng Cung cấp dịch vụ xông hơi ngay tại phòng


69

V. KHỐI DỊCH VỤ PHÒNG NGỦ TIÊU CHUẨN VỀ NHÂN VIÊN - Tiêu chuẩn về nhân viên phục vụ cũng là một tiêu chí đánh giá mức độ chuyên nghiệp của Resort, Với resort 3 sao trở lên 100% nhân viên phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Những chuyên môn chưa phải là một yếu tố quan trọng nhất đánh giá chất lượng một đội ngũ nhân viên mà chính thái độ phục vụ mới là thứ để lại cho du khách nhiều ấn tượng đẹp. - Với resort 4 sao 5 sao nhân viên phục vụ phải luôn có thái độ phục vụ hoàn hảo, nhiệt tình, chu đáo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách. Bất kể thời gian nào, với một không gian rộng và có rất nhiều dịch vụ đây là cá cả một thách thức đối với đội ngũ nhân viên.


HẾT


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.