Nhung bang chung hoang sa truong sa

Page 1


Bản đồ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam1 1

http://biengioilanhtho.gov.vn/media/bbg/AdvImage/Images/vie/c13c3a85-7aaf-47c7b082-f0e13784cb86/BandoHCVN.jpg


3

MỤC LỤC Mục lục......................................................................................................................................... 3 Lời Nhà xuất bản ..................................................................................................................... 5 Lời giới thiệu.............................................................................................................................. 8 Lời tác giả ................................................................................................................................... 11 Chương I CHÂU BẢN, VĂN BẢN NHÀ NƯỚC VÀ SÁCH ĐIỂN CHẾ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1909 CHỨNG TỎ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC VIỆT NAM 1. Châu bản, văn bản nhà nước........................................................................................... 14 2. Sách điển chế, luật định của triều đình....................................................................... 29 Chương II CHÍNH SỬ, SÁCH ĐỊA CHÍ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1909 CHỨNG MINH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 1. Thời kì từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX

(thời vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Tây Sơn) ................................................ 36

2. Thời kì từ năm 1802 đến năm 1909 (triều Nguyễn).............................................. 42 Chương III NHỮNG TƯ LIỆU CỦA PHƯƠNG TÂY VÀ TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 1909 CHỨNG TỎ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC VIỆT NAM 1. Những tư liệu của phương Tây trước năm 1909..................................................... 55 2. Những tư liệu của Trung Quốc trước năm 1909..................................................... 68 Chương IV VIỆC ĐO ĐẠC THUỶ TRÌNH, VẼ BẢN ĐỒ VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY VÀ VIỆT NAM 1. Bản đồ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

của người phương Tây..................................................................................................... 75

2. Đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

của Việt Nam....................................................................................................................... 81


NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

4

Chương V SỰ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN QUA VIỆC QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH LIÊN TỤC CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1909 ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 1. Sự quản lí của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước năm 1909

1.1. Sự quản lí hành chính.............................................................................................. 92

1.2. Hoạt động của đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải .............. 95

1.3. Hoạt động của thuỷ quân nhà Nguyễn . .......................................................... 112

1.3.1. Hoạt động cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa

và quần đảo Trường Sa . ...................................................................................... 113

1.3.2. Xây dựng chùa miếu, trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và

quần đảo Trường Sa ............................................................................................. 117

2. Chính quyền ở Việt Nam qua các thời kì tiếp tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ sau năm 1909 ............................................................................................................... 118

2.1. Thời kì Pháp thuộc ................................................................................................... 118

2.2. Thời kì Việt Nam tạm thời bị chia cắt . ............................................................... 132

2.3. Thời kì Việt Nam thống nhất . ............................................................................... 137 Chương VI BIỂN ĐÔNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

1. Vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông ....................................................................... 147 2. Vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.................................................................... 156 Thay lời kết ................................................................................................................................ 161 Phụ lục ........................................................................................................................................ 163 Phụ lục 1 : Niên biểu .............................................................................................................. 163 Phụ lục 2 : Văn bản . ................................................................................................................ 179 Phụ lục 3 : Hình ảnh và lược đồ . ........................................................................................ 216 Phụ lục 4 : Luật Biển Việt Nam ............................................................................................ 235 Tài liệu tham khảo chính ...................................................................................................... 262


5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

T hực hiện chiến lược mở rộng, phát triển sản phẩm mới, trong những

năm vừa qua, song song với việc xuất bản sách giáo khoa và các loại sách tham khảo phục vụ việc dạy – học trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn chú trọng tổ chức biên soạn, xuất bản các bộ sách tham khảo chất lượng cao. Các bộ sách tham khảo này là những công trình nghiên cứu, tuyển tập về khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên và công nghệ,... có giá trị khoa học và thực tiễn cao, được trình bày trang trọng, in ấn đẹp, đáp ứng nhu cầu về giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên đại học, giáo viên phổ thông, nghiên cứu sinh, sinh viên, học sinh trong nhà trường. Ngoài ra, các bộ sách tham khảo chất lượng cao còn phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành, cán bộ giáo dục và đông đảo bạn đọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn, kế thừa và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kì nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tham gia biên soạn loại sách tham khảo chất lượng cao là các nhà khoa học, các nhà giáo, nhà quản lí có nhiều kinh nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có uy tín với độc giả trong và ngoài nước ; trong số họ, không ít người đã được Nhà nước ta trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải thưởng Nhà nước. Theo định hướng trên, chúng tôi tổ chức biên soạn tác phẩm Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã – một nhà nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Hoàng Sa – Trường Sa rất quen thuộc với bạn đọc.


6

NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gồm có sáu chương ; trong đó năm chương đầu, tác giả tập hợp và nghiên cứu có hệ thống các tư liệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, còn chương cuối đề cập tới vị trí, tầm quan trọng chiến lược của hai quần đảo này đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta, các giải pháp giải quyết vấn đề Biển Đông và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, sách còn có bốn phụ lục rất bổ ích, giúp người đọc nắm được niên biểu một số văn bản, bản đồ, hình ảnh về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và Luật Biển Việt Nam được quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam vào tháng 6 năm 2012. Trong một lần trao đổi với các bạn trẻ, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã có tâm sự : quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là chất men yêu nước, khơi gợi tinh thần dân tộc. Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm ngọn nguồn truyền lửa cho ông đam mê sưu tầm, khảo cứu các tài liệu,… để nghiên cứu đề tài về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hơn 40 năm qua. Nguồn tư liệu mà tác giả khảo cứu rất phong phú, đa dạng, không chỉ của người Việt Nam mà còn của người phương Tây, và của chính người Trung Hoa. Nghiên cứu một cách hệ thống các nguồn tài liệu Hán – Nôm từ trước năm 1909 (năm bắt đầu nảy sinh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa) bao gồm các châu bản, văn bản hành chính (trong đó có những văn bản được các vua nhà Nguyễn “ngự phê” hoặc “ngự lãm”) từ trung ương đến địa phương, sách điển chế, chính sử, sách địa chí, và hệ thống bản đồ hành chính, các tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ trước tới nay, tác giả đã giúp bạn đọc nắm được quá trình phát hiện, sở hữu thật sự, thực thi chủ quyền bằng việc quản lí điều hành, tổ chức các đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải hằng năm khảo sát, đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ, khai thác tài nguyên và thuỷ quân với sự hỗ trợ của các dân binh Hoàng Sa, xây dựng chùa miếu, cắm cột mốc, dựng bia, trồng cây,… xem đó là biểu tượng chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì. Phương pháp nghiên cứu của tác giả tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khách quan, tôn trọng sự thật lịch sử, nâng niu trân trọng những sử liệu vô giá mà không có một quốc gia nào có được. Những sử liệu này thể hiện ý chí, khí


7

phách của nhiều thế hệ Việt Nam – những chủ nhân đầu tiên đã phát hiện, sở hữu thật sự hiệu quả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Những sử liệu này hùng hồn chứng minh : Nhà nước Việt Nam qua các thời kì nối tiếp nhau liên tục khẳng định chủ quyền, thực thi quản lí hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo nguyên tắc công khai trong hàng mấy trăm năm, mà từ năm 1909 trở về trước không có một quốc gia nào đặt ra vấn đề tranh chấp chủ quyền. Đọc Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa, bạn đọc có thể hiểu rõ : chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được xác lập từ lâu, đó là sự thật lịch sử và điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Xuất bản cuốn sách này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tin rằng, quý bạn đọc trong nước và ngoài nước, nhất là quý thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên sẽ hiểu thấu đáo hơn về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việc làm này cũng có ý nghĩa thiết thực đối với việc giảng dạy, tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền biển đảo Việt Nam, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tác phẩm Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tới quý bạn đọc. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng như tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để khi tái bản, sách sẽ hoàn thiện hơn. NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


8

NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

LỜI GIỚI THIỆU Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một công trình khoa học mà tác giả là Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã dành rất nhiều tâm trí, công sức chuẩn bị trong thu thập tư liệu và biên soạn. Theo tôi biết thì từ năm 1974, sau khi quần đảo Hoàng Sa lúc đó do chính quyền Sài Gòn quản lí, bị Trung Quốc xâm chiếm, anh Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã bắt đầu quan tâm đến đề tài này. Là một trí thức yêu nước và có tâm huyết, từ khi là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, anh đã tích cực tham gia các hoạt động trong “Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn”. Năm 1966 anh đã sáng lập Tập san Sử Địa do anh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Đây là một tập san về khoa học xã hội có uy tín nhất ở Sài Gòn trước năm 1975, tập hợp được nhiều học giả có tên tuổi ở trong và ngoài nước tham gia với những bài nghiên cứu mang tinh thần khoa học nghiêm túc và ý thức dân tộc cao. Sau sự kiện Hoàng Sa thất thủ năm 1974, với một tinh thần yêu nước sôi sục và chuẩn bị rất khẩn trương, đầu năm 1975 Tập san Sử Địa ra một số đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa dày 350 trang (số 29, tháng 1-3/1975). Anh không những là người chủ trì mà còn tham gia viết 4 bài trong số 16 bài của đặc san (kí tên Hoàng Việt Sơn, Hãn Nguyên và Nguyễn Nhã). Từ đó, anh đã gắn cuộc đời khoa học của mình với Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 2003, anh đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” và bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Nhà nước. Sau đó, anh tiếp tục cập nhật tư liệu và kết quả nghiên cứu về Hoàng Sa – Trường Sa ở trong nước và trên thế giới, thường xuyên theo dõi diễn biến của tình hình Biển Đông. Trong mấy năm gần đây, anh đã viết nhiều bài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tham dự nhiều hội thảo trong nước và quốc tế về Biển Đông. Có thể nói, Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã là một trong


9

những chuyên gia hàng đầu về Hoàng Sa – Trường Sa, đã có bề dày nghiên cứu gần 40 năm về vấn đề này. Trên cơ sở luận án Tiến sĩ năm 2003 và các kết quả nghiên cứu cập nhật, Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã hoàn thành công trình Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngoài Lời mở đầu, Lời kết luận và Phụ lục, nội dung chính của công trình được chia làm 6 chương, tập trung vào ba vấn đề cơ bản : – Những chứng cứ lịch sử và pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. – Những hoạt động của nhà nước Việt Nam trong quản lí hành chính, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. – Đề xuất những giải pháp giải quyết vấn đề Biển Đông và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, dựa trên những tư liệu phong phú, chứng cứ và lập luận rất khách quan. Tác giả đã dày công thu thập các tư liệu liên quan từ những văn bản có tính lịch sử và pháp lí cao như châu bản triều Nguyễn, những văn bản thực thi chủ quyền của chính quyền Tây Sơn, chính quyền nhà Nguyễn, chính quyền Pháp cho đến các tư liệu lịch sử trong kho tàng thư tịch cổ của Việt Nam, những tư liệu và bản đồ cổ của Việt Nam, của phương Tây, của Trung Quốc, những tư liệu lưu giữ trong dân gian… Tác giả cũng thu thập cả tư liệu và bản đồ cổ của Trung Quốc để chứng minh cho đến trước năm 1909, Trung Quốc chưa bao giờ coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của họ. Bằng cách hệ thống và phân tích những nguồn tư liệu phong phú đó, tác giả đã đưa ra các luận chứng khoa học và pháp lí vững chắc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là giá trị của công trình và đóng góp khoa học to lớn của tác giả. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, công việc nghiên cứu chuyên sâu để xác lập và không ngừng củng cố các luận chứng về chủ quyền và phổ cập những kiến thức đó trong nhân dân giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong tình hình đó, tôi rất hoan nghênh Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản công trình nghiên cứu chuyên sâu của Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ đáp ứng được


10 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tôi cũng hi vọng từ cuốn sách này, nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ được đưa vào trong sách giáo khoa lịch sử các trường phổ thông. Tôi rất vui mừng và trân trọng giới thiệu cuốn sách Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã với bạn đọc, với tất cả những ai quan tâm đến trách nhiệm và nghĩa vụ góp phần bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Giáo sư Phan Huy Lê

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam


11

LỜI TÁC GIẢ Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lí quốc tế khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các văn bản nhà nước (Châu bản…), sách điển chế, chính sử, sách địa chí, tư liệu của phương Tây và ngay cả của Trung Quốc trước năm 1909 đều thể hiện rõ quá trình xác lập, thực thi liên tục, hoà bình chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này. Năm 1898, Trung Quốc đã nêu lí do Paracels (quần đảo Hoàng Sa) không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, dứt khoát từ chối yêu cầu của Công ti Bảo hiểm Anh đòi Trung Quốc bồi thường việc dân Hải Nam “hôi của” tàu Bellona của Đức đắm vào năm 1894 ở ngoài khơi bãi đá Bắc và tàu Unofi Maru của Nhật Bản đắm năm 1896 cũng ở quần đảo Hoàng Sa. (Theo bản sao F8054/6636/10 của Đại sứ quán Pháp ở Londres – Albert Gate House, ngày 23 tháng 12 năm 1936). Mãi tới năm 1909, chính quyền Quảng Đông mới tuyên bố Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là đất vô chủ (res-nullius) và đem tàu chiến đến thám sát, thực hiện bước đầu chiếm hữu theo cách thức phương Tây như bắn 21 phát súng đại bác, cắm cột mốc chủ quyền. Khi ấy, Việt Nam bị Pháp đô hộ, mất quyền tự chủ ngoại giao. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho rằng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là đảo ven bờ. Trong khi đó, các tư liệu khách quan của phương Tây, kể cả bản đồ như An Nam Đại quốc hoạ đồ vẽ năm 1838 được Giám mục Taberd đưa vào cuốn từ điển Latino – Anamitici đã ghi rất rõ Paracel seu (hay là) Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa) ở vị trí toạ độ hiện nay. Như vậy, các tư liệu của Việt Nam cũng như của phương Tây và ngay cả một số tư liệu của Trung Quốc cũng hết sức rõ ràng, cho biết quá trình chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một thực tế khách quan, khác hẳn với những tư liệu mà Trung Quốc hiện nay đã viện dẫn để cố suy diễn chứng minh chủ quyền của họ một cách phi pháp.


12 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Về pháp lí quốc tế, Hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương đã phản bác luận điểm của Trung Quốc, khi nước này cho rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông nằm dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền quản lí phía Nam vĩ tuyến 17. Hoà ước Hoà bình San Francisco cũng đã khẳng định không giao cho Trung Quốc thay thế Nhật Bản quản lí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiến chương Liên hợp quốc đề cập cấm sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, nhưng Trung Quốc nhiều lần vi phạm, trong đó có sự kiện năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định rõ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, cho phép các nước bị vi phạm có thể đơn phương đưa nước vi phạm ra Toà án Luật Biển của Liên hợp quốc. Cuốn sách Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một nỗ lực đúc kết từ những công trình nghiên cứu trong suốt 40 năm của tác giả về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thông qua nội dung cuốn sách, chúng tôi mong muốn giúp quý thầy, cô và học sinh, sinh viên Việt Nam hiểu thấu đáo hơn về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này. Việc làm này cũng nhằm vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia quảng bá sự thật lịch sử, kiên trì đấu tranh cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước nhà. Hơn thế, các thế hệ người Việt phải nhận thức rõ, nỗ lực hết sức mình, góp phần cùng nhau xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Có như vậy, chúng ta mới đạt được mục đích bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phát triển thành cường quốc kinh tế biển. Trong cuốn sách này, tác giả muốn nhấn mạnh đến từng bằng chứng lịch sử quan trọng nhất, phù hợp với pháp lí quốc tế ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX về sự chiếm hữu thực sự, mang tính chất nhà nước, hoà bình và liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, hai quần đảo thân yêu và thiêng liêng của Tổ quốc.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Tiến sĩ Sử học


CHÖÔNG

I CHAÂU BAÛN, VAÊN BAÛN NHAØ NÖÔÙC VAØ SAÙCH ÑIEÅN CHEÁ CUÛA VIEÄT NAM TRÖÔÙC NAÊM 1909 CHÖÙNG TOÛ QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA VAØ QUAÀN ÑAÛO TRÖÔØNG SA THUOÄC VIEÄT NAM


14 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Năm 1909, chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) cho rằng Paracels1, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là đất vô chủ, bắt đầu có những hành động nêu yêu sách chủ quyền đối với quần đảo này. Trên thực tế, đến thời điểm đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn là mảnh đất vô chủ, bởi vì từ thế kỉ XVII tới thế kỉ XIX Nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Các văn bản nhà nước như châu bản, các tờ lệnh của chính quyền địa phương cùng sách điển chế của Việt Nam đã ghi chép rõ việc đi khảo sát, cắm cột mốc thành lệ hằng năm cũng là bằng chứng rất hùng hồn về việc xác lập, thực thi chủ quyền mang tính nhà nước của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 1. Châu bản, văn bản nhà nước Châu bản2 triều Nguyễn (thế kỉ XIX) là tài liệu rất quý giá, bao gồm Paracel hay Parcel, Pracel là tên Phương Tây gọi quần đảo Hoàng Sa. Paracel là tên gọi của

1

người Anh, Pháp. Parcel, Pracel là tên gọi của người Bồ Đào Nha, Hà Lan. Parcel theo từ điển Việt – Bồ có nghĩa là đá ngầm - ám tiêu. Khi viết Paracels (thêm s), đó là từ ở số nhiều, chỉ rõ là quần đảo. 2 Châu bản : là các văn bản, tấu sớ của đình thần các bộ, cơ quan địa phương tâu lên đã được Hoàng đế “ngự phê” hoặc “ngự lãm”, thường có dấu ấn “ngự phê” bằng mực son đỏ. Ngự phê thường gồm châu phê, châu điểm, châu khuyên, châu mạt. Các tập Châu bản triều Nguyễn gồm cả các bản sắc dụ, chiếu dụ... và các loại công văn, tờ trình, sổ sách kê khai, những văn bản ngoại giao... còn được lưu giữ lại. Ðó là tài liệu văn thư lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn do các văn phòng giúp việc của nhà vua như Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện và Thượng bảo ti đời Gia Long (1802 – 1819), Văn thư phòng (gộp 4 viện trên) năm Minh Mạng thứ nhất (năm 1820), và đổi thành Nội các từ năm Minh Mạng thứ 10 (năm 1829) chịu trách nhiệm bảo quản. Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), triều Nguyễn xây dựng điện Ðông Các ở sau nhà Tả Vu của điện Cần Chánh để cất giữ các châu bản.

Năm 1942, kho châu bản này được chuyển sang Viện Văn hoá (thời Bảo Ðại), bắt đầu được kiểm kê, phân loại. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), kho châu bản không được quan tâm bảo quản nên bị mất mát, huỷ hoại khá nhiều. Năm 1959, Viện Ðại học Huế xin tiếp nhận, bảo quản kho châu bản và bắt đầu thành lập Uỷ ban phiên dịch sử liệu Việt Nam với nhiệm vụ kiểm kê, nghiên cứu và biên soạn mục lục châu bản triều Nguyễn. Năm 1960, Mục lục châu bản nhà Nguyễn, tập I, về triều Gia Long (1802 – 1819) được xuất bản. Năm 1962, Mục lục châu bản nhà Nguyễn, tập II, về triều Minh Mạng từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 (1820 – 1824) được xuất bản. Trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn chuyển kho châu bản từ Huế lên Ðà Lạt. Năm 1975, kho châu bản được chuyển về Nha Văn khố Sài Gòn. Sau khi miền Nam được giải phóng, Cục Lưu trữ Nhà nước tiếp quản kho tài liệu này và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II trực tiếp phụ trách.


CHÖÔNG I

15

những bản tấu, phúc tấu của đình thần của các bộ như Bộ Công, Bộ Hộ và các cơ quan khác, hay những dụ của các vua triều Nguyễn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, như vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc chủ quyền... Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt động được thực hiện hằng năm như trên bị hoãn tháng khởi hành, như năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838) thay vì hạ tuần tháng 3 khởi hành thì mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành, hoặc năm Thiệu Trị thứ 5 (năm 1845) có chỉ đình hoãn kì vãng thám năm 1846, 1847. Trong Châu bản triều Nguyễn (thế kỉ XIX) có những đoạn nói rõ về sự xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa : – Tấu của quan Thủ ngự1 cửa biển Đà Nẵng Nguyễn Văn Ngữ ngày 27 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 11 (năm 1830). Theo đó, quan Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng tâu trình việc chủ thuyền buôn người Pháp Đô-ô-chi-li cùng phái viên người Việt – Lê Quang Quỳnh đi buôn bán ở Lữ Tống2 gặp nạn tại Hoàng Sa. Thủ ngự Nguyễn Văn Ngữ khi được báo tin, đã sai thuyền tuần tiễu cứu tàu và người của họ. Cuối năm 1991, kho châu bản được chuyển ra Thủ đô Hà Nội và Cục Lưu trữ Nhà nước giao cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I quản lí. Theo thống kê của Uỷ ban phiên dịch sử liệu Việt Nam do ông Trần Kính Hoà phụ trách ở Ðại học Huế năm 1959, kho châu bản có 611 tập và một số tờ rời chưa đóng thành tập. Kết quả kiểm kê của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I sau năm 1975 là 602 tập, chưa tính số tờ rời. Sau khi kiểm kê thật kĩ, năm 1993, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thống kê được 734 tập, chưa kể 40 tập bị kết dính và 12 tập chưa xác định. Hiện chỉ còn 9,22% số châu bản ở trong trạng thái tốt. Số còn lại bị mốc, cũ, kết dính, trong đó có 15% bị hư hỏng rất nặng. Từ năm 1995, Cục Lưu trữ Nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin để xử lí tài liệu châu bản, bước đầu đã xây dựng được các mẫu tin kèm theo bản gốc để đưa vào đĩa CD ROM. Ðây là một bộ phận quý giá của di sản văn hoá đã được UNESCO xếp vào “Chương trình Bộ nhớ thế giới”. Ngoài ra, nhiều tư gia còn lưu giữ một số bản sao các châu bản trên. Thủ ngự : là chức quan coi “quan, tấn” trong đó có cửa biển, thường là quan võ từ cai cơ đến cai đội. Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ thường kiêm quản đội dân binh Hoàng Sa. Thủ ngự những cửa biển quan trọng như cửa Thuận An, Đà Nẵng thường phải do đình thần lựa chọn, tâu lên vua, khi có chỉ vua ban mới được nhận chức. 2 Lữ Tống : nước Philippines. 1


16 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa sau đây : Thần là Nguyễn Văn Ngữ chức Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng chắp tay dập đầu trăm lạy kính cẩn tâu việc : Giờ Dần ngày 20 tháng này, chủ thuyền buôn Phú Lãng Sa1 là Đô-ôchi-li cùng Tài phó Y-đoá và bọn phái viên Lê Quang Quỳnh đi thuyền qua Lữ Tống buôn bán, việc đã tâu báo. Giờ Dần ngày 27, chợt thấy Tài phó Y-đoá và 11 thuỷ thủ đi một chiếc thuyền nhẹ vào cửa tấn2, nói canh hai ngày 21 tháng này, thuyền qua phía tây Hoàng Sa bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền hơn tám thước. Thương thuyền đã bàn bạc dọn gấp hai rương3 tiền bạc công cùng một số dụng cụ, lương ăn, chia nhau lên hai chiếc thuyền nhỏ theo gió trở về bờ. Nhưng thuyền của Đô-ô-chi-li cùng phái viên, tiền bạc đi sau chưa thấy về. Thần lập tức cho thuyền tuần tiễu ở tấn mang nước ngọt ra biển tìm kiếm. Nay, xin tâu báo là đến giờ Ngọ thì gặp Đô-ô-chi-li cùng phái viên, thuỷ thủ 15 người, hiện đã đưa về tấn, người và tiền bạc đều an toàn. Còn các phái viên là bọn Lê Quang Quỳnh đều nói bị mệt, kiệt sức, xin nghỉ ngơi vài hôm, sau khi bình phục sẽ lập tức về kinh để thi hành công vụ. Thần xin soạn tập tâu, kính cẩn tâu trình đầy đủ. Thần khôn xiết run sợ. Kính tâu. Ngày 27 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 11 (năm 1830) Thần Nguyễn Văn Ngữ kí [văn bản] có ấn của Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng và Ngự tiền chi bảo Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 43, tờ 58. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam).

Phú Lãng Sa : nước Pháp. Tấn : thuật ngữ chỉ cửa biển. 3 Rương : hòm. 1 2


CHÖÔNG I

17

– Tấu của Nội các1 triều Nguyễn ngày 22 tháng 11 năm Minh Mạng thứ 14 (năm 1833). Nội các tâu trình ông Phạm Văn Sênh (Sanh) đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, khi trở về đã kê khai sai số người đi thực hiện công vụ nên việc ban thưởng có số thừa. Số tiền bạc thừa chưa lĩnh, mà lại quá ít, nên Nội các xin gia ân cho miễn xét tội của ông Sênh. Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa như sau : Nội các tâu : Hoàng tử Vĩnh Tường dâng sớ xin đặt tên. Bề tôi Nội các vâng mệnh xem xét các mĩ tự thế hệ nhà vua, kính xin chỉ2 ban chữ Hồng (洪). – Lại tập tâu của Bộ Binh trình bày : Đội 3 cơ Bình Thuận đã chia làm 2 đội, nhưng bộ ấy vẫn đề nghị bổ chức Cai đội đội 3 của cơ ấy cho Phan Văn Bình. Nay xét thấy sai sót, xin đem viên chuyên biện ti Lại giao nghị xử phạt… – Lại tờ phiếu3 của bộ ấy (Bộ Binh) trình bày : trước đây căn cứ vào lời kê khai sai của viên được sai phái đi khảo sát Hoàng Sa là Phạm Văn Sênh, lái thuyền cùng thuỷ thủ của suất ấy là 19 người để đến nỗi bộ ấy đã làm tờ phiếu nghĩ4 xin ban thưởng cho viên ấy tiền bạc mười mai, các viên lái thuyền gồm 19 tên, mỗi tên tiền bạc một mai. Nay, viên ấy nghĩ lại thấy thừa ra 1 tên, không dám làm đơn lĩnh số tiền bạc này. Bộ đó đã gửi tờ trình cho Nội vụ chiếu phát theo thực số, còn viên quan bộ ấy không kiểm tra, phát hiện ra chỗ sai, [bộ ấy] đã gửi tờ trình đính kèm xin phạt tội [viên đó]. Kính xin ban chỉ5 : Phạm Văn Sênh khai báo hàm hồ, bộ ấy cũng không kiểm tra lại cho rõ ràng, để sơ suất làm phiếu nghĩ, đến nỗi việc Nội các : được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 10 (năm 1829), tiền thân là Văn thư phòng (năm Minh Mạng thứ nhất, năm 1820). Nội các có nhiệm vụ chuyên giữ ấn chương, giấy tờ sổ sách của các cơ quan trong triều đình và chép việc làm của các bộ, viện và điển chế của Nhà nước đã đem thi hành. 2 Nguyên văn : cung nghĩ phụng chỉ (恭擬奉旨). Chúng tôi dịch thoát cụm từ này. 3 Phiếu : một loại hình văn bản trong châu bản. 4 Phiếu nghĩ : một loại văn bản hành chính trong châu bản. 5 Nguyên văn : cung nghĩ phụng chỉ (恭擬奉旨). Chúng tôi dịch thoát cụm từ này. 1


18 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

ban thưởng thừa ra một số, thực là không hợp. Nhưng xét, nghĩ số tiền bạc này thừa lĩnh, mà lại quá ít, xin gia ân miễn xét tội, ngoài ra chuẩn theo tờ tấu. Hãy tuân mệnh ! Thần Nguyễn Đức Hoạt vâng mệnh soạn thảo. Thần Hà Tông Quyền vâng mệnh đọc duyệt. Vâng mệnh duyệt lại, thần Thân Văn Quyền kí. Đương trực đối chiếu, thần Trương Đăng Quế kí. Xuất xứ : Nội các. Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 49, tờ 233 – 234. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam). – Tờ lệnh (bằng cấp) ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1834) của quan Bố chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãi. Tờ lệnh nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng mệnh triều đình đi lính Hoàng Sa, không chỉ riêng ở huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi. “Thuỷ thủ : Tên Đề Phạm Vị Thanh người phường An Hải ; tên Trâm Ao Văn Trâm, người Lệ Thuỷ Đông (hai tên) ; tên Sơ Trân Văn Kham, người phường An Vĩnh ; tên Xuyên Nguyễn Văn Mạnh, người phường An Hải ; tên Lê Trần Văn Lê, người ấp Bản An ; tên Doanh Nguyễn Văn Doanh, người thôn Thạch Ốc An Thạch huyện Mộ Cách. Từ đội Kim Thương đưa sang 2 tên : Vũ Văn Nội ; Trương Văn Tài”. Tờ lệnh này đã bổ sung vào kho tư liệu lịch sử, pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và kết nối logic với hệ thống tư liệu quý cùng nhiều di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa, quần thể mộ lính Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... chứng tỏ từ nhiều thế kỉ trước, người Việt Nam đã giong thuyền ra Biển Đông để cắm bia khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.


CHÖÔNG I

19

Tờ lệnh gồm có bốn trang, mỗi trang dài 36cm, rộng 24cm có nội dung như sau : Vâng theo sắc lệnh, Bộ đã tư cho tỉnh chuẩn bị điều động trước 3 chiếc thuyền lớn, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh. Phái viên (người của triều đình được cử đi thực hiện công vụ) và Biền binh (chức quan võ cấp thấp trong quân đội thời phong kiến) thuỷ quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa. Hãy tuân mệnh ! Kính vâng theo, tỉnh thần (tên gọi chung cho các quan làm việc ở tỉnh) làm lễ cầu khấn, điều động, thuê 3 chiếc thuyền nhanh, nhẹ ở tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bổ. Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu miền biển am hiểu đường biển sung làm thuỷ thủ phục vụ trên thuyền trước sau, mỗi thuyền 8 người, tổng cộng 24 người, đến mùa từ hạ tuần tháng 3 thuận gió, thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi. Nay, các việc lo liệu xong xuôi, Phái viên đã đi thuyền đến. Nay căn cứ vào các lí lẽ tuyển lựa của Vũ Văn Hùng phù hợp, thực hiện cấp bằng cho những thuỷ dân thạo đường biển là Đặng Văn Xiểm đảm đương công việc lái thuyền, hãy đi trên một chiếc thuyền, dẫn theo các thuỷ thủ trong đoàn theo Phái viên, Biền binh và Vũ Văn Hùng đến Hoàng Sa thực hiện công vụ. Chuyến đi này có tầm quan trọng đặc biệt, các người phải dốc lòng thực hiện công việc cho thực sự thoả đáng. Nếu sao nhãng, sơ suất tất bị trọng tội. Tất cả số người bao nhiêu đều liệt kê dưới đây. Các người lái thuyền là Đặng Văn Xiểm, người phường An Hải huyện Bình Sơn, Dương Văn Đinh người thôn Hoa Diêm được cấp bằng trên đây chiếu theo thi hành”. Khôi Nguyên giới thiệu. Văn bản lưu giữ tại Uỷ ban Biên giới Quốc gia. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam).


20 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

– Tấu của Nội các triều Nguyễn ngày 13 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1835). Trong bản tấu này, Nội các tâu trình việc thưởng, phạt những người được phái đi Hoàng Sa trong năm này. Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa như sau : Nội các tâu : Bộ Hộ dâng một tập trình bày về sự thiệt hại lúa vụ hè và xét nghĩ bàn miễn giảm một phần cho hai tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên. Bộ thần vâng mệnh chiếu xét theo lệ là phù hợp. Kính xin chỉ ban cho chuẩn y lời tâu. – Lại ba bản sách thẩm tra của Gia Định, Quảng Nam. Kính xin ban chỉ giao cho tam pháp ti cùng nhau xem xét, rồi tấu trình lại đầy đủ. –… – Lại hôm trước, Nội giám Nguyễn Ân chuyển truyền cật vấn bề tôi [Nội các] về việc lần này các viên binh tượng được sai phái đi Hoàng Sa trở về quá hạn. Viên Cai đội Phạm Văn Nguyên cùng những người nào có hay không những tư tệ, cần phải nói thực. Nếu có tư tệ gì phải giao cho Bộ Hình nghị tội, nếu không có tư tệ gì thì lập tức tha cho Phạm Văn Nguyên không phạt đòn 80 trượng và khôi phục chức cũ cho viên ấy. Viên Giám thành1 vẽ bản đồ không rõ ràng bị phạt đòn 80 trượng nhưng đều cho tha. Đích danh các viên dẫn đường mỗi viên được thưởng tiền bạc loại nhỏ 3 mai, binh đinh mỗi viên được thưởng tiền 1 quan. Dân phu [đi trong đợt này] nếu chưa được miễn trừ lệ thuế cũng được thưởng mỗi viên 1 quan. Giám thành : người có nhiệm vụ vẽ bản đồ. Theo Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, quyển 143, từ năm Minh Mạng thứ 3, tấu của Bộ Công được vua chuẩn : Chiêu mộ dân ngoại tịch ở các doanh trấn, người nào am hiểu đồ hoạ, xét quả thực, cho bổ vào vệ giám thành. Giám thành được tổ chức thành vệ ở kinh thành càng ngày càng hoàn chỉnh. Năm Minh Mạng thứ 14, tấu của Bộ Công được vua chuẩn : “Vệ giám thành lệ thuộc Ti Hộ thành binh, chuyên việc vẽ đồ bản và chỉ bảo cách thức xây dựng”. Vệ giám thành được chia thành 4 đội, có khi tới 10 đội. Theo đúng biên chế, mỗi đội gồm 50 người, nhưng khi thiếu người, mỗi đội chỉ gồm 20, 30, hoặc 40 người.

1


CHÖÔNG I

21

Bề tôi [Nội các] vâng mệnh chiếu xét : Trước đây đã có khoản vâng theo mệnh lệnh của nhà vua, Bộ Công cùng Bộ Hình đã vặn hỏi các viên binh đinh đi công cán Hoàng Sa. Nhưng hỏi hai bộ này, hai bộ trả lời rằng họ đã tra hỏi nhưng họ không có tư tệ gì. Bề tôi [Nội các] lại sai thuộc viên Đỗ Bá Hồng cùng Bộ Hình lại vặn hỏi đi, hỏi lại các viên binh đinh này, thì vẫn khai thực như trước, [họ] lại đưa ra cam kết đầy đủ, không có người nào có tư tệ gì. Vậy, bề tôi [Nội các] cứ thực phúc trình đầy đủ, xin theo lời nghị bàn. Bề tôi [Nội các] vâng mệnh truyền dụ : Cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi Hoàng Sa, khi trở về dềnh dàng quá hạn, đã có chỉ giao cho cơ quan chức năng trị tội. Nhưng qua tra xét, chưa thấy có biểu hiện tư tệ. Vả lại, lần này được phái đi ra biển thực hiện công vụ chu đáo, rất đáng được dự thưởng. Duy, Quản viên Phạm Văn Nguyên khi trở về, có sự tự mãn, đi lại rất không hợp cách, trước đã bị cách chức, bị bắt gông. Nay, giao cho Bộ xét phạt đánh đòn 80 trượng nhưng gia ân tha, cho khôi phục chức cũ. Các viên có trách nhiệm vẽ bản đồ nhưng chưa rõ ràng là Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến (Tiệm), Nguyễn Văn Hoằng cũng bị phạt 80 trượng nhưng đều chuẩn cho tha. Viên dẫn đường là Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh (Sanh) được ban thưởng tiền phi long loại nhỏ 3 mai. Các viên binh tượng đi đợt này được thưởng tiền 1 quan, cho về đơn vị cũ, cục cũ. Các dân phu do tỉnh phái đi, trừ hai viên đã được thưởng tiền, số còn lại đều được thưởng tiền mỗi người 1 quan để tỏ rõ sự ưu ái. – Lại chiếu xét, các dân phu đi trong đợt này chưa được miễn trừ thuế thân, lại tra xét năm trước, những dân phu này được phái đi, khi trở về cũng được thưởng tiền 1 quan. Vậy xin tấu trình. (Mặt trước của trang trước, dòng thứ tám tẩy 8 chữ, trang sau dòng thứ ba tẩy 2 chữ, dòng thứ tư tẩy 2 chữ, dòng thứ tám tẩy 1 chữ. Mặt trước của trang sau dòng thứ hai tẩy 1 chữ, dòng thứ ba tẩy 4 chữ, trang sau dòng thứ nhất tẩy 3 chữ, gồm 21 chữ). Thần Nguyễn Đức Hoạt vâng mệnh soạn thảo Thần Hà Tông Quyền vâng mệnh đọc duyệt.


22 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Vâng mệnh đọc duyệt Nguyễn Văn kí Đương trực đối chiếu Hà Duy Phiên kí. Xuất xứ : Nội các. Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 54, tờ 94. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam). – Dụ ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1835). Trong Châu bản tập Minh Mạng số 54, trang 92 có đoạn viết, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho Bộ Công phạt Cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên 80 trượng vì tội trì hoãn thời gian thực hiện công vụ, Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiến (Tiệm), Nguyễn Văn Hoằng 80 trượng vì chưa chu tất việc vẽ bản đồ Hoàng Sa, thưởng dân binh đội Hoàng Sa Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh (Sanh) mỗi người một quan tiền vì đã có công hướng dẫn hải trình cho thuỷ quân đi Hoàng Sa. – Phúc tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836). Trong Châu bản tập Minh Mạng số 55 trang 336, ghi lời châu phê của vua Minh Mạng : “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ : “Năm Bính Thân (Minh Mạng thứ 17), họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”. Vua cũng phê rằng “thuyền đi đâu, phải cắm cột mốc đến đó để lưu dấu”. Phúc tấu còn ghi : “Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật được phái từ Thuận An vào Quảng Ngãi để đi công vụ tại Hoàng Sa”. – Tấu của Bộ Hộ, châu bản triều Nguyễn ngày 11 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (năm 1837). Bộ Hộ tâu xin cho Bộ 5 ngày để kê cứu thẩm tra việc quan tỉnh Quảng Ngãi trình bày thuê dân phu đến xứ Hoàng Sa thực hiện công vụ, xin cho được quyết toán.


CHÖÔNG I

23

Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa như sau : Bộ Hộ tâu : Các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên đều dâng sớ trình bày giá gạo trong tháng và kèm theo bản tường trình về tình hình thời tiết nắng mưa, cũng như công việc nhà nông. Bộ thần cung kính xin ban chỉ. [Châu phê]1 Biết rồi. Hãy tuân mệnh ! Lại có sách của Sơn Tây phúc trình xin được quyết toán việc chi tiền gạo để chế tạo các nhãn hiệu Đằng bài (dây roi), Bài đao (dao), Phác đao (dao mác). Lại có sách tâu của tỉnh Quảng Ngãi trình bày việc vâng mệnh chi tiền gạo thuê dân phu đến xứ Hoàng Sa thực hiện công vụ, xin cho được quyết toán. Việc này Bộ thần xin trong 5 ngày để kê cứu, rồi tấu trình lại. Thần Nguyễn Bảo vâng mệnh soạn thảo. Thần Đào Chí Phủ, thần Nguyễn Đắc Trí vâng mệnh đọc duyệt. Xuất xứ : Bộ Hộ Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam) – Tấu của Bộ Công ngày 13 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (năm 1837). Bộ Công tâu trình xin tha tội cho viên Giám thành Trương Viết Soái, người nhiều lần được phái đi hiệu lực ở Hoàng Sa thực hiện công vụ. Viên này nguyên mắc tội bị xử phạt Trảm giam hậu (tội chém đầu) nhưng đợi đến mùa thu mới xét xử. Nhà vua đồng ý phê vào chỗ tên Trương Viết Soái : cho về làm lính để đợi sai phái tiếp. Châu phê : những chữ (đỏ son) được vua phê vào những bản tấu hay phúc tấu của các đình thần dâng trình lên vua.

1


24 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa sau đây : Bộ Công tâu : Các viên Thuỷ sư Phạm Văn Biện do kinh phí sai phái, viên dẫn đường Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, lái thuyền Lưu Đức Trực do tỉnh sai phái đi Hoàng Sa trở về quá hạn, đã có chỉ trách phạt, đánh đòn. Tất cả binh, dân thuyền được sai phái đi (Quảng Ngãi 2 thuyền, Bình Định 2 thuyền) đều cho về đơn vị cũ, nơi chốn cũ. Duy có việc Bộ thần đã xem xét công việc năm ngoái, các viên Quản suất, dẫn đường được sai phái đi Hoàng Sa thực hiện công vụ, khi trở về không mang theo bản đồ bị trách phạt, còn binh đinh được thưởng 1 tháng lương tiền, dân phu được thưởng tiền 2 quan. Lần này trở về, trừ 4 viên là Phạm Văn Biện đã bị trách phạt không cần nghị bàn thêm, còn các viên binh dân chiếu theo lệ ban thưởng gia ân, nhưng việc ban thưởng do bề trên quyết định, bộ thần không dám nghị bàn, duy có viên Giám thành Trương Viết Soái mắc tội quân, đã được sai đi hiệu lực, năm ngoái lại được sai phái đi hiệu lực ở Hoàng Sa, khi trở về không mang theo bản đồ để dâng trình, vâng theo chỉ chuẩn cho giữ nguyên án phạt trảm giam hậu, lần này xét xử viên đó thế nào, xin tâu trình đợi chỉ. Châu phê : Vi binh tái sĩ sai phái (cho về làm lính, đợi sai phái tiếp)1. Thần Nguyễn Văn Hựu vâng mệnh soạn thảo. Thần Hà Duy Phiên, thần Lý Văn Phức vâng mệnh đọc duyệt. Xuất xứ : Bộ Công Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 57, tờ 244. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam). Trong Châu bản tập Minh Mạng số 57, trang 245 có đoạn cho biết, trước đó triều đình phái thuỷ sư, giám thành, binh dân hai tỉnh Dòng châu phê được viết cạnh tên Trương Viết Soái.

1


CHÖÔNG I

25

Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ hoạ đồ, 4 người can tội (Phạm Văn Biện, Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, Lưu Đức Trực) đã có chỉ phạt trượng, còn binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi binh đinh một tháng lương, dân phu được thưởng mỗi người 2 quan tiền. – Tấu của Bộ Công ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838). Trong Châu bản tập Minh Mạng số 68, trang 21, Bộ Công có viết tấu trình lên vua vào ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838), về việc xin lui thời điểm vãng thám để đo đạc giáp vòng Hoàng Sa kì năm nay, vì gió Đông nổi lên liên tục kèm theo mưa lớn. Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa như sau : Bộ Công tâu : Vâng mệnh chiếu xét khoản cử người đến Hoàng Sa, Bộ thần đã bàn xin đến hạ tuần tháng 3 ra khơi đến [Hoàng Sa] để đo vẽ khảo sát toàn bộ xứ đó, đến hạ tuần tháng 6 thì trở về. Vâng theo sự phê chuẩn của nhà vua, [Bộ thần] đã sao gửi cho 2 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi thực hiện và tuyển chọn các viên Thị vệ, Khâm thiên giám thành cùng thuỷ sư, binh thuyền phái đi trước. Nay, tiếp nhận được tờ trình của tỉnh Quảng Ngãi trình bày cụ thể từng mục rằng binh thuyền ở kinh được phái đi, ngày 21 tháng 3 đã đến. Dân thuyền tỉnh Bình Định ngày 3 tháng 4 cũng đã đến. Viên dẫn đường Phạm Văn Sênh ngày 9 tháng đó cũng đã đến. Theo sự trình bày chi tiết của Phái viên thì từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 4, gió Đông liên tục thổi, không tiện cho việc ra khơi. Viên Cai tỉnh quan sát cũng thấy như vậy và khẩn thiết xin đợi đến khi có gió Nam thổi thì thuận tiện cho việc đưa thuyền ra khơi ngay và tiếp tục báo về. Bộ thần vâng mệnh chiếu xét : Việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa đã có hạn định rõ ràng là hạ tuần tháng 3 thì xuất phát ra khơi, nhưng vì hướng gió và con nước chưa tiện, kéo dài [hạn định] đến hạ tuần tháng 4 mà vẫn chưa ra khơi được là quá hạn. [Bộ thần] căn cứ vào sự thực tấu trình đầy đủ.


26 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Thần Lê Văn Côn vâng mệnh soạn thảo. Thần Hà Duy Phiên, thần Phạm Thế Trung vâng mệnh đọc duyệt. Xuất xứ : Bộ Công. Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 68, tờ 21. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam). – Tấu của Bộ Công ngày 21 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838) Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa như sau : Bộ Công tâu : Nay, tiếp nhận các viên Đỗ Mậu Thưởng, Thị vệ1 Lê Trọng Ba thuộc ti2 của bộ thần [đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa] đã trở về. Bộ thần đã hỏi qua, các viên đó trình bày lần này [đoàn khảo sát] đã đến được 25 đảo thuộc vùng thứ 3 (trong đó hằng năm [các đoàn] lần lượt đến được 12 hòn đảo, chưa từng đến được hòn đảo thứ 13)3. Nhưng theo viên dẫn đường Vũ Văn Hùng thì toàn bộ xứ Hoàng Sa có 4 vùng, lần này khảo sát được vùng thứ 3, còn một vùng ở phía Nam, nơi này cách nơi kia khá xa, gió Nam lại thổi mạnh, việc khởi hành đến đó không tiện, phải đợi gió thuận thì muộn, xin đợi đến sang năm [cử thuyền] đến đó. Lại xem xét 4 bản đồ mang về, (có 3 bức vẽ riêng từng vùng, một bức vẽ chung), cùng một bản nhật kí cũng chưa được tu sửa hoàn chỉnh, xin cho Bộ thần thẩm tra kĩ và sức cho họ chỉnh sửa hoàn thiện để dâng trình. Lại theo những người này tường trình thì trong chuyến đi này họ đã thu được 1 súng đại bác bọc đồng, các loại đá san hô đỏ, các loại chim, rùa biển. Nay đã mang về. Thị vệ : là quan chức thấp trong quân túc vệ bên cạnh Vua, chọn các lính nhanh nhẹn, giỏi giang, trang mạo xuất sắc, dễ sai phái. 2 Thuộc ti : ý chỉ một viên quan nhỏ của Bộ như hộ ti. 3 Theo dòng chú thích này thì hằng năm các đoàn đi khảo sát các xứ ở Hoàng Sa, mỗi năm đoàn khảo sát được 12 hòn đảo. Nếu cuộc khảo sát bắt đầu từ năm 1833 thì đến năm 1838, các đoàn đã khảo sát được 85 hòn đảo. 1


CHÖÔNG I

27

[Chúng thần] dám xin làm tờ tâu trình đại thể. Thần Thang Huy Thận vâng mệnh soạn thảo. Thần Hà Duy Phiên, thần Lý Văn Phức vâng mệnh đọc duyệt. Xuất xứ : Bộ Công. Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 68, tờ 215. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam). – Tấu của quan Bố chánh sứ tỉnh Quảng Ngãi ngày 19 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838). Trong Châu bản tập Minh Mạng số 64, trang 146 có đoạn viết rằng, ngày 19 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838), quan Bố chánh sứ tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Đức Thiệm dâng tấu xin chiếu lệ miễn thuế một năm cho 2 chiếc “bổn chinh thuyền” đã hoàn tất công vụ đưa dân binh đến Hoàng Sa đo đạc giáp vòng từ hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần tháng 6. Văn bản ghi rõ họ tên các chủ thuyền cùng số tiền xin được miễn trừ. Nội dung nguyên văn chữ Hán được dịch nghĩa như sau : Quan Bố chánh sứ tỉnh Quảng Ngãi được ghi công 7 lần là Đặng Đức Thiệm kính cẩn tấu trình việc xin miễn trừ các hạng thuế thuê thuyền đi làm việc công, cúi mong bề trên soi xét. Ngày tháng giêng năm nay, tiếp nhận lệnh sai người đi lo liệu việc công ở Hoàng Sa của Bộ Công trong đó có một khoản : Năm nay kì hạn sai người ra khơi đến xứ Hoàng Sa để khảo sát, đo vẽ toàn bộ vùng đó, thời gian định vào hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 thì về thẳng cửa Thuận An đến kinh. Bộ thần ấy còn gửi tư lệnh cho tỉnh thần thuê, điều động trước 2 thuyền cùng dân phu và dân thuyền để chuẩn bị cho việc sai phái, thay người. Vâng theo chỉ chuẩn của nhà vua, lần này thần đã thuê, điều động 2 chiếc thuyền lớn tại bản hạt cùng với 2 thuyền của tỉnh Bình Định đang neo đậu tại đấy theo Phái viên đến Hoàng Sa thực hiện công vụ.


28 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Nay thuyền đã trở về, thần xin đem số thuyền thuê quá lệ để xin miễn trừ thuế năm nay. Thuế khoá của thuyền bè rất quan trọng, thần xin làm tờ tấu trình, cúi mong nhận được chỉ chuẩn. Tất cả các hạng thuyền phải nộp thuế cả năm là bao nhiêu cùng tên, tuổi, quê quán của chủ thuyền, theo từng khoản cung kính ghi phía sau. Thần kính cẩn tấu trình. – Vâng mệnh điều động 2 thuyền lớn, theo lệ thuế tiền là 35 quan. Tên Tín tức Nguyễn Văn Chòm, sinh năm Bính Ngọ, 53 tuổi, người ấp Phổ An phía dưới tổng Nghĩa Hà, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa. Một thuyền lớn, (biển số 22), dài 2 trượng 7 thước ; rộng 6 thước 7 tấc ; sâu 2 thước 1 tấc. Lệ thuế tiền 20 quan. Tên Ân tức Trần Văn Đức, sinh năm Canh Tí, 59 tuổi, người xã… Một thuyền lớn (biển số 89), dài 2 trượng 1 tấc ; rộng 6 thước 7 tấc ; sâu 2 thước 3 tấc. Lệ thuế tiền 15 quan. [Tờ tấu] gửi ngày 19 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 19 (năm 1838) đến ngày 4 tháng 8, thần Hà Duy Phiên, thần Vũ Đức Khuê, thần Phan Thanh Giản, thần Đoàn Khiêm Quang vâng mệnh truyền chỉ : y tấu. Hãy tuân mệnh ! Thần Đặng Đức Thiệm kí. Xuất xứ : Quan Bố chính tỉnh Quảng Ngãi Nơi lưu trữ : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Kí hiệu : Tập 64, tờ 146 - 147. (Xem Biên giới lãnh thổ : www.biengioilanhtho.gov.vn của Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam). Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số phúc tấu, tấu cũng quan trọng không kém, song tác giả chưa có điều kiện tiếp cận toàn văn như : – Phúc tấu của Bộ Công ngày 20 tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847) về việc đình hoãn thám sát Hoàng Sa.


CHÖÔNG I

29

Trong Châu bản tập Thiệu Trị số 41, trang 83 có đoạn viết : “tháng 6 năm Thiệu Trị thứ 5 (năm 1845) ; ngày 26 tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847) : ra sắc về việc đình hoãn thám sát Hoàng Sa. Nay, phúc tấu đợi chỉ có nên vãng thám Hoàng Sa kì này hay không ?”. Châu phê : “Đình hoãn”. – Tấu của Bộ Công ngày 28 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847). Trong Châu bản tập Thiệu Trị số 51, trang 235 có đoạn viết, hằng năm, vào mùa xuân, theo lệ, binh thuyền được phái vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cảng nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. 2. Sách điển chế, luật định của triều đình Sách điển chế còn gọi là đại điển, chính điển ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều đại, một nhà nước. Thời Trần có Hoàng triều đại điển do Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn soạn ; thời Lê có Quốc triều hội điển soạn đời Vĩnh Hựu (1735 – 1740), Quốc triều chính điển lục do Bùi Huy Bích soạn. Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ là bộ điển chế đồ sộ nhất, gồm 262 quyển với hơn 8000 trang bản thảo, được Nội các soạn theo chỉ dụ của vua vào năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843), hoàn thành vào năm Tự Đức thứ 4 (năm 1851). Bộ điển chế này được khắc in xong vào năm 1868. Năm 1886 được khắc in lại phổ biến cho các tỉnh phía Bắc. Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 221 có nội dung liên quan đến quần đảo Hoàng Sa như sau : “Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836) chuẩn y lời tâu rằng : Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu. Minh Mạng năm thứ 15, đã phái biền binh thuỷ quân và giám thành đến nơi xem xét, vì có gió, lụt, nên chưa thăm dò được nơi đích xác. Năm qua lại phái ra và đã dựng miếu, dựng bia. Còn việc hoạ đồ chỉ được một chỗ chưa được rõ ràng. Có lẽ hằng năm cần phải đi thám dò khắp chỗ thuộc đường biển. Nay cần tư cho Quảng Ngãi, Bình Định chiếu lệ năm trước, thuê bắt


30 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

thuyền dân và bắt người đi trước đều đến tỉnh Quảng Ngãi, vẫn phái biền binh thuỷ quân và giám thành cưỡi một chiếc thuyền sơn đen lái đến Hoàng Sa. Không cứ đảo nào, cửa biển nào thuyền chạy đến, sẽ đếm nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi đều bao nhiêu và bốn bề nước biển nông hay sâu ? Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở hình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường, vẽ thành đồ bản. Lại chiếu khi khởi hành, do cửa biển nào ra biển, trong phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thuỷ đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường ? Lại ở chốn ấy trông vào bờ biển đối diện là tỉnh hạt nào ? Là phương hướng nào ? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường ? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để vẽ trình lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”. Đây là một bản văn rất có giá trị về mặt lịch sử và pháp lí, như một định chế của Nhà nước Việt Nam thế kỉ XIX, xác định rõ ràng rằng : * Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836) vua Minh Mạng chuẩn lời tâu của Bộ Công rằng, Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu. Vua Minh Mạng và triều đình nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX có tầm nhìn chiến lược đã coi quần đảo Hoàng Sa rất hiểm yếu, tức ở vị trí trọng yếu. Ngày nay, đương nhiên ai cũng có thể thấy quần đảo Hoàng Sa rất quan trọng về mặt quân sự và kinh tế biển cũng như về chính trị trong cục diện chung của khu vực và thế giới. Vào đầu thế kỉ XIX, các nhà lãnh đạo khi ấy đã thấy rõ như thế thì thật đáng khâm phục. * Đã coi là hiểm yếu thì phải có những quyết định, hành động dứt khoát rõ ràng ; bắt đầu từ năm 1836 thành lệ hằng năm : “Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm”. Việc đặt lệ hằng năm đã thể hiện tính quyết đoán của vị Hoàng đế nước Việt Nam khi thấy vùng quần đảo Hoàng Sa ở ngoài biển cần phải cắm mốc chủ quyền. Có thể nói ở giai đoạn lịch sử này, trong các nước Đông Á hay Đông Nam Á, vua Minh Mạng có thể là vị hoàng đế duy nhất coi trọng việc xác lập chủ quyền tại các hải đảo


CHÖÔNG I

31

(điều này có thể do ảnh hưởng từ những chuyên gia hải quân phương Tây như Dayot, Chaingeau phục vụ từ thời vua Gia Long). * Bản văn chứa đựng rất nhiều thông tin về hoạt động của thuỷ quân triều Nguyễn đi công vụ tại quần đảo Hoàng Sa, như lực lượng tham gia, quê quán của họ, cách đo đạc, xác định phương hướng…, rồi vẽ thành bản đồ trình lên nhà vua. Tổng kết những thông tin từ châu bản, văn bản nhà nước từ trung ương đến địa phương và sách điển chế trên đây, ta biết được : – Trước hết, do hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc nên nhiều châu bản bị thất lạc, mất mát, bản đồ gần như không còn, song chúng ta vẫn còn lưu giữ được một số văn bản trong châu bản của triều đình nhà Nguyễn và càng ngày càng phát hiện thêm những văn bản địa phương, như trường hợp phát hiện được tờ lệnh ở Quảng Ngãi. – Từ năm 1836 đến năm 1847, việc cử thuỷ quân thành lệ hằng năm đi vãng thám, đo đạc, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền qua hai đời vua Minh Mạng và Thiệu Trị tổng cộng hơn 10 năm liền. – Thời gian đi công vụ ở quần đảo Hoàng Sa thời kì này được ghi rõ : “Năm nay (năm 1838) kì hạn sai người ra khơi đến xứ Hoàng Sa để khảo sát, đo vẽ toàn bộ vùng đó, thời gian định vào hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 thì về thẳng cửa Thuận An đến Kinh”. Song thời gian có thể không đúng như thế vì lí do thời tiết. Chẳng hạn như cũng năm 1838 : “Việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa đã có hạn định rõ ràng là hạ tuần tháng 3 thì xuất phát ra khơi, nhưng vì hướng gió và con nước chưa tiện, kéo dài [hạn định] đến hạ tuần tháng 4 mà vẫn chưa ra khơi được là quá hạn”. – Lực lượng tham gia đi công vụ ở quần đảo Hoàng Sa ngoài thuỷ quân, đứng đầu là cai đội hay suất đội, giám thành khoảng 2, 3 người, thị vệ được phái từ kinh đô Huế, phần còn lại do tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định phái gồm binh lính, dân phu, dân thuyền (thường Quảng Ngãi 2 thuyền lớn, Bình Định 2 thuyền) và cả người hướng dẫn, thạo đường ở quần đảo Hoàng Sa như thời gian này là Vũ Văn Hùng. Các dân phu được triều đình trả công bằng tiền, gạo.


32 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Trước đây, đội dân binh Hoàng Sa mỗi lần đi công vụ đến quần đảo Hoàng Sa gồm 70 suất đinh, bây giờ với lực lượng thuỷ quân có hỗ trợ của binh lính địa phương tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và dân phu, dân thuyền và người hướng dẫn hải trình tổng cộng cũng khoảng như thế. Chỉ biết chắc có lần số dân phu làm thuỷ thủ được thưởng tới 19 người ; lái thuyền thường là người có nhiều kinh nghiệm đi Hoàng Sa. – Số đảo, bãi được cắm cột mốc chủ quyền có thể tới hàng trăm bởi mỗi lần đi có 4 thuyền mà nếu cứ theo lời châu phê của vua Minh Mạng trong Phúc tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836) rằng mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc. Mỗi cột mốc bằng gỗ đều có khắc sâu hàng chữ : “Năm Bính Thân (Minh Mạng thứ 17), họ tên cai đội thuỷ quân (chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật) phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”. – Quần đảo Hoàng Sa vốn là nơi hiểm yếu nên đã được đích thân nhà vua, các quan đại thần của Bộ Công, Bộ Binh và Bộ Hình quan tâm đặc biệt : Một là, rất nghiêm ngặt xử tội những người không hoàn thành nhiệm vụ, không hiệu quả, không trung thực hoặc đi về trễ,… Những người đứng đầu thuỷ quân như Phạm Văn Sênh (năm 1833) đi thực hiện công vụ ở quần đảo Hoàng Sa, khi trở về đã kê khai không đúng số người đi thực hiện công vụ nên việc ban thưởng có số thừa, bị Bộ Hình tâu xét tội. Song, vì số tiền bạc thừa chưa lĩnh, mà lại quá ít (1 người), nên Nội các xin gia ân miễn xét tội cho ông Sênh. Hoặc, Cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi quần đảo Hoàng Sa, khi trở về dềnh dàng quá hạn, dù công tác hoàn thành chu đáo, đáng được thưởng nhưng vẫn có Chỉ giao cho Bộ Công trị tội bắt gông, cách chức. Phạm Văn Nguyên khi trở về lại có sự tự mãn, đi lại rất không hợp cách, nên bị xét phạt đánh đòn 80 trượng nhưng gia ân tha, cho khôi phục lại chức cũ. Hoặc các viên có trách nhiệm vẽ bản đồ nhưng chưa rõ ràng như Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn


CHÖÔNG I

33

Tiệm, Nguyễn Văn Hoằng cũng bị phạt 80 trượng nhưng đều chuẩn cho tha. Nghiêm ngặt như thế đó, từ tội không hiệu quả đến về trễ, tác phong không đúng, nhất là nghi tội tham ô, không trung thực. Đó cũng là tấm gương sáng về quản lí bộ máy nhà nước vậy. Hai là, trong khi rất nghiêm ngặt với các quan chức, triều đình lại rất đặc biệt ưu ái với các dân phu, dân binh hay người hướng dẫn thuỷ quân đi công vụ tại quần đảo Hoàng Sa. Những người này mỗi lần đi, dù trong chuyến đi các quan chức bị xét tội, nhưng họ đều được thưởng vì sự khó nhọc, vất vả của mình. Chẳng hạn các viên lái thuyền gồm 19 người, mỗi người được thưởng tiền bạc “một mai”. Viên dẫn đường Vũ Văn Hùng được ban thưởng “tiền phi long” loại nhỏ “3 mai”. Hoặc như “Lại chiếu xét, các dân phu đi trong đợt này (năm 1835) chưa được miễn trừ thuế thân, lại tra xét năm trước khi được phái đi rồi trở về, những dân phu này cũng được thưởng tiền một quan”. Hoặc xem xét công việc năm ngoái (năm 1836), các viên Quản suất, dẫn đường được sai phái đi Hoàng Sa thực hiện công vụ, khi trở về không mang theo bản đồ bị trách phạt, còn binh, đinh được thưởng 1 tháng lương tiền, dân phu được thưởng tiền 2 quan. Khi trưng dụng thuyền của dân đi quần đảo Hoàng Sa, triều đình đều có chính sách miễn trừ thuế. Chẳng hạn như : “Quan Bố chánh sứ tỉnh Quảng Ngãi được ghi công 7 lần là Đặng Đức Thiệm đã tấu trình việc xin miễn trừ các hạng thuế thuê thuyền đi làm việc công.”... “Vâng mệnh điều động 2 thuyền lớn, theo lệ thuế tiền là 35 quan”... – Trong Châu bản tập Thiệu Trị số 51, trang 235 có đoạn viết, ngày 28 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847), hằng năm “vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cảng nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. Năm Thiệu Trị thứ 5 (năm 1845) có dụ chỉ đình hoãn kì vãng thám năm Thiệu Trị thứ 6 (năm 1846) vì công vụ bận rộn, năm nay cũng xin đình hoãn”.


34 NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG VEÀ CHUÛ QUYEÀN CUÛA VIEÄT NAM ÑOÁI VÔÙI HAI QUAÀN ÑAÛO HOAØNG SA, TRÖÔØNG SA

Như thế, vì nhiều lí do như triều đình bận việc, hay thời tiết không thuận lợi mà việc đi tới quần đảo Hoàng Sa bị đình hoãn. Ví dụ như vua Thiệu Trị băng hà vào năm này, nên việc đi tới quần đảo Hoàng Sa được thực hiện vào đời vua kế nghiệp là vua Tự Đức. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức ở đảo Lý Sơn bắt đầu từ thời vua Tự Đức. Sách Đại Nam thực lục chính biên thời Tự Đức không chép những gì đã thành lệ như việc thuỷ quân đi công tác khảo sát, cắm cột mốc ở quần đảo Hoàng Sa từ năm 1836 đã thành lệ hằng năm rồi. Châu bản thời Tự Đức không còn lưu lại. Tuy vậy, sách Đại Nam nhất thống chí được in ấn dưới thời vua Duy Tân (năm 1910) vẫn chép công tác ở Hoàng Sa. Những văn bản nhà nước cũng như sách điển chế của nhà nước Việt Nam còn lại trong nửa đầu thế kỉ XIX là bằng chứng rất hùng hồn, khách quan, có cơ sở về sự chiếm hữu thật sự của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa mà khi ấy Việt Nam quan niệm là một quần đảo kéo dài từ Bắc xuống Nam ở Biển Đông. Ngoài văn bản nhà nước (tức châu bản của triều đình) hay tờ lệnh của quan địa phương, Việt Nam còn có chính sử, dã sử, địa chí ghi chép về quần đảo Hoàng Sa trong thời gian dài hơn, nhiều giai đoạn, nhiều sự kiện chi tiết hơn.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.