Lê Ngọc Diệp - Thiết Kế Tập Sự

Page 1

Lê Ngọc Diệp viết và biên soạn

THIẾT THIẾT KẾ KẾ TẬP TẬP SỰ SỰ 2017



THIẾT KẾ TẬP SỰ 08 / 2017


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 4


THIẾT KẾ TẬP SỰ

MỤC LỤC Lời nói đầu

6

Chương I : Mình chọn nghề

8

1. Lầm tưởng

10

2. Thực tế

15

Chương II : Nghề chọn mình

36

1. Mọi thứ đều được thiết kế

38

2. Chân dung tự họa

40

3. Phân loại chuyên môn

50

Chương III : 30 lời khuyên dành cho bạn

68

Phụ lục

84

Tài liệu tham khảo

86

Ảnh tư liệu

89

Lời kết

92

TRANG 5


THIẾT KẾ TẬP SỰ

LỜI NÓI ĐẦU

Xin chào!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn cuốn sách này của tôi!

Nếu bạn đang mong chờ một chuỗi những kiến thức chuyên sâu

về thiết kế, thì e rằng bạn đã thất vọng rồi. Vì tôi hiện tại là tôi của tuổi 21, sinh viên vừa ra trường, kinh nghiệm làm việc non nớt, và còn chưa thực sự hiểu rõ năng lực của chính mình. Cuốn sách đầu tay của cuộc đời, tôi xin dành tặng những gì thực tế nhất, chân thành nhất đến các bạn, những người trẻ giống như tôi - đang trên con đường trở thành Thiết Kế Tập Sự.

Có lẽ các bạn đang rất bỡ ngỡ với ngành nghề rộng lớn này, vừa

háo hức, lại có chút lo lắng. Những điều ấy tôi đều đã trải qua, và rất thấm. Hãy cùng ngồi xuống, đọc cuốn sách, nhâm nhi ngụm trà miếng bánh, để nghe tôi kể về một phần rất nhỏ trong hàng hà những điều thú vị về thiết kế mà có thể bạn chưa biết tới, hay chí ít là còn đang mơ hồ.

TRANG 6


THIẾT KẾ TẬP SỰ

Điều tôi hy vọng sau khi đọc xong cuốn

sách này, không phải là các bạn sẽ đam mê công việc thiết kế đồ họa, lại càng không phải giúp các bạn trở thành những “designers” thực thụ. Tôi chỉ muốn có thể một phần nào đấy xóa bỏ những “cái mác” đẹp đẽ mà người đời gắn vào công việc này. Không một nghề nghiệp nào là dễ dàng, thiết kế lại càng không!

Biết đâu tương lai, chúng ta sẽ trở thành

những người đồng nghiệp, đồng điệu về nhận thức và tâm hồn. Biết đâu một ngày nào đấy, tôi có thể thức tỉnh kẻ mộng mơ trong chính mỗi con người các bạn.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng tôi trên con

đường đầy gian nan nhưng cũng tràn ngập màu sắc này!

Thân, Lê Ngọc Diệp

TRANG 7


THIẾT KẾ TẬP SỰ

CHƯƠ

MÌNH CHỌ

TRANG 8


THIẾT KẾ TẬP SỰ

ƠNG I :

ỌN NGHỀ

TRANG 9


MÌNH CHỌN NGHỀ

1. LẦM TƯỞNG

Tôi đã từng nghe câu “Con gái thì không nên

theo đồ họa, vất vả nhiều lắm...” không biết bao nhiêu lần, cũng đã từng vấp phải sự phản đối từ gia đình và các giáo viên từ những ngày đầu chập chững đến với ngành nghề này.

Quả thật, tôi khi ấy là tôi của những năm 18,

chỉ thích cầm bút vẽ vời ngẩn ngơ, xây lên những viễn tưởng về con đường ngập tràn cái đẹp và nghệ thuật đang vẫy gọi ngay trước mắt.

Trước đó tôi chưa từng hiểu rõ thực sự Thiết

Kế Đồ Họa là gì, và người ta sẽ phải làm ra sao với những công cụ phần mềm.

TRANG 10


MÌNH CHỌN NGHỀ

Tôi đăng kí theo học tại một trường Mỹ thuật

đa phương tiện có tiếng trên địa bàn, lòng đầy tự tin và hứng khởi. Lần đầu tiên được có trong tay những phần mềm kì diệu, tôi cảm thấy thật may mắn vì cuối cùng cũng có thể tìm thấy và theo đuổi một công việc tôi thật sự thích.

Tuy nhiên, niềm vui thích ấy chẳng thể kéo

dài bao lâu. Tôi đau đầu với mớ kiến thức dài dòng. Tôi choáng ngợp với các bài kiểm tra liên tiếp kiểm tra. Và rồi vào lúc tôi tưởng như đã đến lúc mình có thể nghỉ ngơi được rồi, thì cơn ác mộng kéo đến mang tên : Đồ án!

TRANG 11


MÌNH CHỌN NGHỀ

Từ bao giờ không rõ, tôi thiết kế với một tinh thần chán nản và

mất dần nhiệt huyết. Có một khoảng thời gian dài, tôi lâm vào căng thẳng tột độ. Nhìn bạn bè xung quanh bỏ học, bỏ cuộc, tôi cũng phải tự hỏi lại bản thân mình : Đây có thật sự là con đường tôi nên theo, hay là một sự lựa chọn sai lầm? Liệu ngày đó tôi nghe theo lời khuyên của bố mẹ thì cuộc sống có dễ dàng hơn không?

Không phải là tôi đang muốn đổ lỗi cho ngành Đồ họa đâu, Đồ

họa không hề có lỗi, tôi biết thế chứ! Là tại tôi chưa tìm hiểu kĩ trước khi bắt đầu, và tại cách đào tạo chưa đem lại nguồn cảm hứng cho những người trẻ như chúng tôi mà thôi. Sau khoảng thời gian khó khăn đó, tôi đã bỏ rất nhiều công sức để đọc, để xem và để nghiên cứu kĩ hơn, dù đã muộn màng rồi, rằng thực chất Đồ họa là gì, và “Designer” như chúng tôi sẽ là những ai.

Vì thế, mời các bạn cùng tôi đến với phần tiếp theo để chúng ta

cùng tìm hiểu kĩ hơn, tránh những sai lầm như tôi của ngày trước nhé.

TRANG 12


MÌNH CHỌN NGHỀ

Theo số liệu điều tra cho biết :

• 95% các bạn tự học đều bắt đầu với môn Photoshop. • 96% các bạn tự học phối màu theo cảm tính không có lý do rõ ràng. • 97% các bạn tự học ghép ảnh không giống thật vì sai ánh sáng. • 98% các bạn không biết dẫn dắt mắt nhìn. • 99% các bạn tự học thiết kế đồ họa đều không vẽ tay tốt.

TRANG 13


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 14


MÌNH CHỌN NGHỀ

2. THỰC TẾ

Không có quá nhiều con đường để đến với thiết kế mà tôi xin

được tóm gọn lại trong 2 cách : Theo học tại các trường và Tự học

1. Bản chất của trường học về thiết kế

Một cách cửa tương lai mở ra…nhiều cánh cửa khác, có cánh cửa

tới thẳng đích, có cách cửa tới một nơi vô cùng mông lung và mộng mị, có cánh cửa đi vòng tròn rồi lại về điểm xuất phát.

Ở đây tôi xin gộp các trường đại học và các trung tâm làm một bởi

vì bản chất 2 loại hình này đều có người “chỉ tay” và “chỉ đường” hướng dẫn cho học viên.

Khi bạn học tại các trường, bạn sẽ phải học quan sát, phân tích,

đánh giá, tổng hợp để rút ra một khái niệm hoặc một quy luật. Nó giống như bạn phải tìm nguyên liệu, sơ chế nó rồi nấu thành món ăn.

TRANG 15


MÌNH CHỌN NGHỀ

Thế nhưng, bạn có ăn món nào quá date 20 năm không?

Kiến thức của các giảng viên đại học và trung tâm thậm chí còn

bị đông lạnh lâu hơn thế. Cái bẫy nguy hiểm nhất của trường học nằm ở đây. Đó là dù bạn có chạy với tốc độ nào thì cũng chỉ để giảm bớt khoảng cách với thiết kế hiện đại, chứ không thể bắt kịp được, đừng nói là vượt qua. Mà thiết kế là sáng tạo, tạo ra cái mới, vượt qua cái cũ.

TRANG 16


MÌNH CHỌN NGHỀ

Quy luật 80-20

Ở Việt Nam, phần lớn các chương trình học tập trung đào

tạo về mảng Kĩ Thuật, học viên ít khi được hướng dẫn học hỏi cách làm việc với Tư Duy, với Ý Tưởng, và gần như không thể học cách làm việc với Tình Yêu…

Trong một môi trường giáo dục tiến bộ, người học trước

hết được học cách để hiểu và Yêu Thích các môn/ các lĩnh vực mà họ được học. Tiếp đó, họ được học cách Tư Duy, Suy Nghĩ để giải quyết vấn đề, và sau cùng là học cách sử dụng Công Cụ và các khía cạnh Kĩ Thuật.

Quy luật 80-20 chỉ ra rằng : Có 80% những loại công việc

chỉ tạo ra được 20% giá trị. Ngược lại, có 20% loại công việc tạo ra được 80% giá trị.

Như vậy, mô hình đào tạo thiết kế ở Việt Nam mới chỉ đáp

ứng được cho những loại công việc tạo ra 20% giá trị mà thôi.

TRANG 17


MÌNH CHỌN NGHỀ

Một trong những lý do khiến đa số các bạn trẻ tìm đến các trường

và trung tâm dạy Thiết kế đồ họa đó chính là vì những lời quảng cáo : “Có việc ngay và lương cao”. Câu quảng cáo này ẩn đằng sau 2 mạch đề:

Có việc ngay ?

Bản chất của các trường là đào tạo thợ và kiến thức chủ yếu là

kĩ năng về thao tác, không có kĩ năng tư duy và sáng tạo (kỹ năng của designer chuyên nghiệp). Thế nên, việc tiệm cận với nghề là rất thuận lợi trong giai đoạn đầu, nên có việc ngay không hề khó.

TRANG 18


MÌNH CHỌN NGHỀ

Nhưng vấn đề là hạn sử dụng của những kiến thức này rất ngắn,

5 năm là nhiều.

Điều tai hại hơn, kiến thức thao tác này không cung cấp cho học

viên nền tảng cơ bản để tự học trong suốt hành trình nghề nghiệp sau này. Vì thế, đa số học viên sẽ gặp bế tắc sau vài năm đi làm, và không có vị trí cao. Khi nhận ra thì thường đã hơi muộn (như tôi chẳng hạn), quay lại học thì gặp nhiều cản trở khách quan và tâm lí.

TRANG 19


MÌNH CHỌN NGHỀ

Lương cao ?

Các trung tâm thường nhắm vào nghề hot

để đào tạo, nhưng không bao giờ nói với bạn khi nào nó hết hot. Cái gì nóng rồi mà chả nguội, mà khi nguội, nó sẽ đi về đâu?

Cứ nhìn vào tuổi thọ của trung tâm bạn sẽ

biết tuổi thọ kiến thức mà bạn học (và trừ đi vài năm nữa, vì nó còn phải xuất hiện trước để đón sóng nghề).

Cách khác là đưa ra các nhân vật cựu học

viên lương cao, nhưng họ không bao giờ nói thật, những người này đã phải tự học kiến thức cơ bản rất kĩ rồi, thậm chí là đi du học. Từ đó, tạo ra ảo ảnh là đi đường tắt, và “vinh quang” thì thật dễ dàng.

TRANG 20


MÌNH CHỌN NGHỀ

Hơn nữa, để có được mức “lương cao” đó

thì công sức bạn phải bỏ ra không hề ít chút nào.

Thiết kế đồ họa chưa bao giờ là công việc

“ngồi chơi xơi nước”. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo nên chắc chắn không hề nhẹ nhàng. Bạn nên chuẩn bị tinh thần chịu đựng áp lực và căng thẳng mỗi khi bí ý tưởng nhưng vẫn phải chạy deadline hàng tháng.

Nếu bạn mong muốn có một công việc

ngày làm 8 tiếng thì ngành học thiết kế đồ họa không dành cho bạn. Thời gian làm công việc này khá linh động. Nếu biết sắp xếp công việc thì bạn thậm chí có thể làm ít hơn 8 tiếng một ngày. Tuy nhiên, nếu gần đến deadline mà bạn vẫn chưa có ý tưởng hoặc bản phác thảo nào để gửi cho sếp thì phải chịu cảnh thức khuya dậy sớm chạy deadline. Đối với những dự án lớn thì việc bạn phải làm tăng ca để theo kịp tiến độ là điều hoàn toàn bình thường.

TRANG 21


MÌNH CHỌN NGHỀ

TRANG 22


MÌNH CHỌN NGHỀ

3: Cái giá của Tự học

Sau khi tôi vừa liệt kê một loạt những vấn đề tiêu cực của chương

trình đào tạo trường lớp tại Việt Nam, chắc hẳn sẽ có vài bạn tặc lưỡi và chọn cho mình con đường mà các bạn cho rằng đơn giản hơn chính là Tự học. Tuy nhiên, khi mà bạn quyết định tự đi trên con đường không một ai “dắt lối”, là bạn phải chấp nhận trả những cái giá không hề đơn giản chút nào đâu.

Cái giá đắt nhất

Cái giá đắt nhất của tự học đó là bạn đi Lạc đường.

Nếu bạn phải tự mình băng qua một khu rừng, hay đi du lịch một

thành phố mới, bạn sẽ phải có bản đồ hoặc một hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm đúng không?

Nếu không có thì sao? Tôi chắc chắn bạn sẽ bị lạc, thậm chí không

phải một lần, mà là nhiều lần, thậm chí lạc không về nổi nữa. Tôi hay lên phố đi bộ chơi với bạn mỗi chủ nhật, và gặp Tây trên tay cầm tấm bản đồ, vẫn hỏi đường bét tè le, vì phố cổ rắc rối lắm.

TRANG 23


MÌNH CHỌN NGHỀ

Lạc trong rừng bạn sẽ đói, có thể bị hổ ăn thịt, hoặc bị

khỉ quấy khi ngủ, bạn nữ có thể sợ thêm ma nữa…Và vì thế, bạn sẽ có quyết tâm ra khỏi rừng hoặc chờ người cứu để quay trở về cuộc sống bình thường.

Nhưng lạc đường trong việc học một cái nghề là lạc

sang nghề khác. Những trường hợp lạc sang nghề không phải là thế mạnh, tôi thấy phần lớn những người này như con lười, cả ngày chỉ leo cây được 3 mét. Khi mệt, nó sẽ ôm chặt cây và ngủ. Nếu nó bị rơi xuống đất hoặc muốn chuyển sang cây khác, mọi thứ sẽ rất tệ, vì khi bò dưới đất thì bò được 1 mét với nó đã là kì tích rồi.

TRANG 24


MÌNH CHỌN NGHỀ

Và chẳng ai có thể cứu bạn ra khỏi một công việc trừ chính

bạn. Không ai muốn quay lại để bắt đầu một con đường mới, và tôi xin trích dẫn câu “Con chó già không thể học các trò mới được”, đặc biệt là các ngành nghệ thuật thường đòi hỏi phải xuất phát càng sớm càng tốt.

TRANG 25


MÌNH CHỌN NGHỀ

Cái giá thứ hai

Cái giá thứ hai của tự học chính là :

Học đủ thứ.

Trong một khoảnh khắc nhất thời,

bạn thấy phong cảnh đẹp : “Ồ, tôi muốn trở thành nhiếp ảnh gia”, quên đi mất mục tiêu thành designer chuyên nghiệp ban đầu. Bạn loay hoay mua máy ảnh, rồi lang thang đi chụp ảnh. Khi lang thang, bạn dần thấy nhàm chán, bạn muốn làm họa sĩ. Rồi bạn mua wacom, tải tutorial trên mang về, hì hụi học vẽ và tả lông tóc sao cho giống.

Đến lúc bạn sực tỉnh, nhớ rằng mình

muốn làm desinger và quay lại hành trình, mọi người đã đi mất đâu hết rồi.

Tôi đã học chụp ảnh, học vẽ, học làm

film, học 3D và học cả web, nhưng luôn phải tự nhắc nhở bản thân rằng mình thật sự cần gì và muốn gì.

TRANG 26


MÌNH CHỌN NGHỀ

TRANG 27


MÌNH CHỌN NGHỀ

Cái giá thứ ba

Cái giá thứ ba của tự học là Lặp đi lặp lại các kĩ năng sai

quá nhiều lần, đến mức trở thành bản năng.

Trường hợp này khó chữa nhất.

Có những bạn, nhất là các bạn nữ, do ít tiếp xúc với máy

tính trước đó nên mỗi lần sử dụng phần mềm đều hiếm khi để các ngón tay đúng một tổ hợp phím. Mới đầu có thể chỉ do phản xạ, sau dần sẽ thành thói quen khó bỏ. 80% designer không sử dụng được đánh máy 10 ngón (trong đó có tôi). Phần lớn các bạn khi bắt đầu học phần mềm đều không biết tay đặt lên phím thế nào cho đúng.

TRANG 28


MÌNH CHỌN NGHỀ

Sai thao tác còn dễ sửa, sai tư duy mới thật sự đáng sợ.

Có một sự thật không thể phủ nhận đó là các bạn trẻ Việt

Nam chúng ta rất năng động và sáng tạo. Tuy nhiên khi phải tự mình mày mò và học tập, họ bị thiếu đi những nền tảng cần thiết và sự định hướng đúng cho con đường phát triển bản thân và nghề nghiệp.

Điều này khiến cho họ bị lãng phí rất nhiều thời gian cho việc mày mò, thử và sai, thất bại, chán nản, bỏ cuộc,…

TRANG 29


THIẾT KẾ TẬP SỰ

Cái giá cuối cùng

Cái giá cuối cùng của tự học chính là Tuổi thanh xuân.

Nếu bạn được đứng trên vai của một người khổng lồ, nhờ kinh

nghiệm và tri thức của họ, bạn sẽ đi qua khu rừng một cách dễ dàng. Họ cũng giúp bạn tạt ngang tạt dọc chút ít để ngắm cảnh đẹp nữa.

Nhưng nếu chỉ có một mình, bạn phải trả giá cho những lần đi lạc.

Cho dù không lạc, bạn cũng phải bỏ thời gian ra để trải nghiệm kiến thức, xem nó đúng sai, tốt xấu, hữu ích hay vô dụng ở chỗ nào. Rồi phải đợi cho nó ngấm vào máu thịt, tim óc của bạn nữa.

TRANG 30


MÌNH CHỌN NGHỀ

Và đó là cái giá được trả bằng tuổi thanh xuân.

Có thể đọc đến đây các bạn sẽ cười khẩy vào tôi, rằng tôi mới chỉ

là một cô gái trẻ 21 tuổi đã kể lể về tuổi thanh xuân trôi qua. Thế nhưng bạn à, tôi chỉ mất 3 năm để học đồ họa tại một trường đào tạo. Còn ở đây là tôi đang nói về việc tự học. Nếu như tôi đi học 3 năm, thì những bạn tự học sẽ phải mất 5 năm, hoặc hơn thế.

Khi các bạn ấy tích lũy được đủ những kiến thức cần có, thì ngoảnh

mặt nhìn lại, thanh xuân đã qua từ bao giờ. Thanh xuân qua, đồng nghĩa với việc thẩm mỹ cũng thay đổi, và xu hướng thiết kế mới lại càng quá đỗi xa lạ.

TRANG 31


MÌNH CHỌN NGHỀ

TRANG 32


MÌNH CHỌN NGHỀ

Từ đầu sách tới giờ, có vẻ như tôi chưa đề

cập đến trường hợp những bạn đi du học tại các trường uy tín trên thế giới. Đây cũng chính là cách rút ngắn con đường đến với thành công trong ngành Thiết kế đồ họa.

Tuy nhiên, cái giá ở đây chắc hẳn ai cũng

sẽ nhìn thấy, hoặc là bạn phải đầu tư thật nhiều tiền, hoặc là bạn phải thật sự giỏi và kiếm được học bổng.

Tôi thì không thuộc cả hai nhóm trên, và

chắc hẳn nhiều bạn cũng giống như tôi. Vậy nên, tạm thời chúng ta không nên đề cập đến trường hợp đặc biệt này.

TRANG 33


MÌNH CHỌN NGHỀ

Nếu bạn đã đọc đến tận đây, và đang quá hoang mang với những

điều tôi vừa chia sẻ, thì thật sự xin lỗi đã làm các bạn vỡ mộng. Hay tệ hơn, là có những bạn đã bắt đầu le lói ý định từ bỏ ngành này để đến với những con đường bằng phẳng hơn.

Tuy nhiên như tôi đã nói rất nhiều lần, Thiết kế đồ họa thật sự là

một ngành hay ho và thú vị. Những điều tôi vừa viết, chỉ là đang đề cập đến những mặt tiêu cực trong cách học và dạy hiện nay mà thôi. Chỉ cần bạn đủ đam mê và đủ hiểu biết về nó, hẳn bạn sẽ không bao giờ thất vọng về quyết định của mình.

Tôi mong các bạn sẽ cùng tôi đến với chương tiếp theo của cuốn

sách này, để tìm hiểu kĩ càng và sâu hơn về ngành Thiết kế đồ họa, cũng như tìm hiểu về công việc chính của các designer, chính là tôi và bạn đó.

TRANG 34


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 35


THIẾT KẾ TẬP SỰ

CHƯƠ

NGHỀ CH

TRANG 36


THIẾT KẾ TẬP SỰ

ƠNG II :

HỌN MÌNH

TRANG 37


NGHỀ CHỌN MÌNH

1. MỌI THỨ ĐỀU ĐƯỢC THIẾT KẾ

Có vẻ như tôi đã đi quá sâu vào những vấn đề không mấy tích

cực, đọc đến đây các bạn hẳn đang rất mơ hồ và lo lắng rồi. Vậy thì hãy cùng tôi tìm hiểu một chút về thiết kế đồ họa cùng những con người đã, và đang sống chung với nghề này nhé!

Hãy nhớ đến những lúc bạn ngồi ở nhà chờ xe buýt, bạn có thấy

các áp phích quảng cáo lộng lẫy được treo ở phía sau?

Hãy nhớ đến các lần bạn đến rạp xem phim, bạn có thấy các tấm

poster quảng cáo phim bắt mắt được trưng bày khắp rạp chiếu?

Hãy nhớ đến những khi bạn xem tạp chí thời trang, bạn có thấy

thích thú khi đọc những bài viết được trình bày một cách chỉn chu và trau chuốt đến từng trang?

Hay mỗi khi có ai nhắc đến công ty công nghệ đình đám Apple, có

phải bạn nhớ ngay đến logo quả táo cắn dở nổi tiếng?

Đúng vậy, những tấm áp phích quảng cáo, poster phim, cách trình

bày của tạp chí và logo các công ty… chính là “sản phẩm đồ họa” bạn thấy hàng ngày nhưng có thể chưa biết gọi tên. Định nghĩa một cách nôm na, “đồ họa” là một từ khái quát để gọi các thành phần nhỏ hơn là “chữ viết”, “hình ảnh”, “màu sắc” và “bố cục”. Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy sản phẩm đồ họa nào cũng có những yếu tố trên nhưng được trình bày khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng tiếp nhận.

TRANG 38


NGHỀ CHỌN MÌNH

Từ định nghĩa đó, “Thiết kế đồ họa” là một ngành học dạy bạn

cách sắp xếp chữ, căn chỉnh hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút người xem nhất có thể.

Hiểu một cách đơn giản, Thiết kế đồ họa là ngành học kết hợp

giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp và đi vào lòng người. Nói cách khác Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin. Và Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.

TRANG 39


NGHỀ CHỌN MÌNH

2. CHÂN DUNG TỰ HỌA

Phong cách cá nhân

Để trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa

được nhiều người biết đến và tạo ra những sản phẩm độc đáo, bạn cần phải có cá tính riêng và thể hiện được những sáng tạo đó. Nếu đã tạo dựng và gây được tiếng vang với tính cách riêng, khách hàng đôi khi thậm chí không cần nhìn chữ ký cũng biết được đó là tác phẩm của bạn và họ sẽ tự tìm đến bạn khi cần.

Quan tâm đến các tiểu tiết

Bạn nên bắt đầu quan tâm đến các chi tiết trên

một tấm áp-phích hay bất kì thứ gì có hình họa / chữ nghĩa thiết kế, thậm chí là những chi tiết nhỏ nhất như font chữ hay màu sắc của logo. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát mọi thứ xung quanh và tự nhủ “nếu là mình, mình sẽ…” trước một sản phẩm thiết kế nào đó.

TRANG 40


NGHỀ CHỌN MÌNH

Trình độ và kiến thức nền

Khi đi xin việc, thông thường nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những

ứng viên có bằng cấp hơn. Hơn nữa việc được học tập trong môi trường giáo dục và đào tạo chuyên môn sẽ giúp bạn có được nền kiến thức vững chắc. Tuy nhiên lưu ý là việc tự mày mò học hỏi cũng vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực này, đặc biệt là đối với các phần mềm khác nhau: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Quark Express hay Adobe InDesign, Flash… Các kiến thức về kiểu in cũng rất cần thiết vì đó chính là một trong những yếu tố quyết định một thiết kế hiệu quả.

Kỹ năng “giao thương”

Điều này đặc biệt quan trọng để giúp bạn tìm được những hợp

đồng làm việc “béo bở”. Trong trường hợp bạn là người làm việc độc lập với tư cách freelance graphic designer (nhà thiết kế đồ họa tự do), các kỹ năng marketing, bán hàng và quản lý là vô cùng quan trọng bởi chính bạn sẽ là người chịu trách nhiệm mang lại “mánh mung” cho mình chứ không phải ai khác.

TRANG 41


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 42


NGHỀ CHỌN MÌNH

Truyền thông mạng

Trong thời đại hiện nay, việc mở rộng kết nối toàn cầu là điều rất

hữu ích cho công việc Thiết kế đồ họa. Việc tham gia các nhóm hội của các đồng nghiệp quốc tế trên các mạng truyền thông riêng biệt hay Facebook sẽ giúp bạn cập nhật thông tin mới nhất cũng như có cơ hội tham khảo những sáng tạo của họ hoặc truyền thông các tác phẩm của mình ra nước ngoài. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm không nhất thiết là bạn phải làm việc với tất thảy

những người bạn yêu quý. Quan trọng là bạn phải làm tròn trách nhiệm và tôn trọng những quy tắc trong nhóm để đưa ra thành quả công việc tốt nhất là được. Biết quản lý thời gian

Các khách hàng luôn muốn nhận các sản phẩm yêu cầu đúng thời

hạn. Vì thế bạn phải biết cách quản lý ngân quỹ thời gian của mình để đảm bảo đúng tiến độ. Đôi khi việc ưu tiên thứ tự công việc còn phải phụ thuộc vào khối lượng công việc, nhưng yếu tố thời gian đúng là nên được quan tâm trước nhất để tạo được uy tín và sự chuyên nghiệp.

TRANG 43


NGHỀ CHỌN MÌNH

Phân chia phòng ban:

Nhân sự thiết kế đồ hoạ rất đa dạng và chuyên

biệt tuỳ theo từng mô hình hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những bộ phận thường có trong một công ty: • Art Department (Phòng Mỹ thuật) • Art and Design Department (Phòng Mỹ thuật và Thiết kế) • Art Services Department (Phòng Dịch vụ Mỹ thuật) • Design Department (Phòng Thiết Kế) • Design Services Department (Phòng Dịch vụ Thiết kế) • Creative Services Department (Phòng Dịch vụ Sáng tạo) • Creative Group (Nhóm Sáng Tạo) • Graphic Group (Nhóm Đồ Hoạ)

Không hẳn một công ty phải có hết các phòng

ban này, nhất là những doanh nghiệp nhỏ thường gộp chung, kiêm nhiệm các bộ phận và những doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều phòng ban hơn. Số lượng, quy mô các bộ phận thường thấy ở 3 mô hình hoạt động như: Design firms, Studios, Office Design. Hoặc những mô hình tự phát như: Multimedia design department sẽ tách ra bộ phận Print design departments . Hoặc Editorial departments tách ra Promotion department. TRANG 44


NGHỀ CHỌN MÌNH

Các chức danh:

Các chức danh thể hiện chuyên môn sâu và

môi trường làm việc của mỗi nhân sự. Dưới đây tôi sẽ sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp để thể hiện cấp bậc của chức danh trong một công ty. Đối với những mô hình kinh doanh nhỏ, đôi khi một chức danh kiêm luôn là nhà sáng lập công ty.

Ở các nước tiên tiến, có những thang điểm và

kết quả thu nhập từ các chức danh này. 3 điểm quan trọng để thể hiện đó là : Chuyên môn hoá, Tuổi nghề (bằng cấp) và Thu nhập. Ví dụ khoảng cách thu nhập giữa Junior Design và một Art Director cách nhau khoảng 4 lần,…

1. Cấp quản lý:

Người đứng đầu trong các phòng ban hay

nhóm làm việc. Kinh nghiệm nghề nghiệp thường trên 10 – 12 năm và uy tín cao hơn nếu đã đạt được các giải thưởng thiết kế, sáng tạo thường niên. • Creative Director (Giám đốc sáng tạo) • Design Director (Giám đốc Thiết kế) • Corporate Art Director (Giám đốc Mỹ thuật Doanh nghiệp) • Creative Services Director (Giám đốc Dịch vụ Sáng tạo)

TRANG 45


NGHỀ CHỌN MÌNH

2. Cấp thiết kế, sáng tạo:

Để đạt được chức danh này,

người làm việc có từ 6 – 8 năm kinh nghiệm và bằng cấp từ cử nhân (đại học) trở lên hoặc tốt nghiệp tại các môi trường đạo tạo chất lượng tương đương. • Senior Designer (Nhà Thiết kế cao cấp hay Trưởng phòng) • Designer (Nhà Thiết kế) • Senior Art Designer (Trưởng phòng mỹ thuật hay Hoạ sĩ cao cấp) • Art Director (Giám đốc Sáng tạo) • Graphics Editor (Biên soạn Đồ họa)

TRANG 46


NGHỀ CHỌN MÌNH

TRANG 47


NGHỀ CHỌN MÌNH

3. Cấp hỗ trợ:

Là nguồn nhân lực có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm. Trình độ từ các

trường Cao đẳng, hoặc từ các Trung tâm Đào tạo chuyên môn. • Junior Designer (Nhà Thiết kế trẻ hay Nhân sự tầm trung) • Assistant Designer (Trợ lý thiết kế) • Deputy Art Director (Phó giám đốc Mỹ thuật) • Associate Art Director (Phụ tá (phó) Giám đốc Mỹ thuật) • Assistant Art Director (Trợ lý Giám đốc Mỹ thuật) • Production Artist (Hoạ sĩ thiết kế) • Art Associate (Phụ tá Mỹ thuật)

TRANG 48


NGHỀ CHỌN MÌNH

4. Cấp thấp nhất (nhân sự thử việc):

Đây là nguồn nhân lực thường không ổn định, đa số là thử việc hoặc sinh viên làm thêm. • Assistant Designer (Phụ tá Thiết kế) • Junior Designer (Thiết kế cấp thấp) • Intern (Thực tập viên)

5. Freelance – làm việc tự do:

Freelance là nhân sự không phụ thuộc bất kỳ sự quản lý nào của

hệ thống nhân sự và cũng có thể nhận việc ở bất kỳ bộ phận nào. Công việc hình thành thường thông qua một sự thương lương tuỳ theo cấp độ công việc.

TRANG 49


NGHỀ CHỌN MÌNH

3. PHÂN LOẠI CHUYÊN MÔN

Bản thân từ “Thiết kế đồ hoạ” bao gồm rất nhiều

nghĩa, nhiều mảng. Mỗi mảng đều cần một sự nghiên cứu chuyên sâu nhất định cũng như quá trình học tập, thực hành trong một thời gian dài. Nếu ai đó giới thiệu là một “Graphic Designer” bạn nên hỏi thêm chuyên môn là gì để xác định chính xác hơn nghề nghiệp mà người đó đang làm. Trong ngành “Thiết kế đồ hoạ” có những mảng chuyên môn sau:

1. Magazine Design – Thiết kế Báo, Tạp chí

Thiết kế dàn trang các tạp chí, báo giấy. Người làm

nghề này cần thông tạo kiến thức về thuật ngữ báo chí, dàn trang chữ, tiêu đề, hệ lưới, bố cục và xử lý ảnh. Chủ yếu xài các phầm mềm như QuarkXPress, InDesign.

TRANG 50


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 51


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 52


NGHỀ CHỌN MÌNH

2. Advertising - Thiết kế Quảng cáo

Tạo ra những mẫu thiết kế mang thông điệp truyền thông, quảng

bá. Những sản phẩm thường thấy như tời rơi, poster, trang quảng cáo báo (Print Ad), bảng quảng cáo,… Phần mềm chuyên dụng nhất chính là Adobe Illustrator và lấy hình ảnh được xử lý từ Adobe Photoshop.

3. Book Design – Thiết kế Sách

Thiết kế sách ở đây không chỉ là bìa sách mà bao gồm các loại

sách tham khảo chuyên môn. Những loại sách tham khảo chuyên môn luôn có những sáng tạo rất khác biệt, bắt mắt cho người xem. Đặc biệt là những loại sách liên quan đến ngành thiết kế. Người làm ngành này có kiến thức về vật liệu giấy và kỹ thuật in ấn mỹ thuật.

TRANG 53


NGHỀ CHỌN MÌNH

4. Corporate Identity – Nhận diện Thương hiệu

Hệ thống nhận diện rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó

giúp thống nhất hình ảnh đồ hoạ đến khách hàng, tạo sức mạnh về hình ảnh doanh nghiệp. Nhất là việc tránh những nhầm lẫn về màu sắc, tỉ lệ của thương hiệu (Logo) trên các phương tiện truyền thông.

5 Film Titles – Tiêu đề Phim

Một tiêu đề Phim tốt và đúng chủ đề giúp nâng giá trị bộ phim

lên rất nhiều lần. Những thiết kế này sẽ được sử dụng lẫn trong phim đến ngoài phim như poster giới thiệu. Người làm nghề này cần 3 yếu tố chính là hiểu về chủ đề tư tưởng của bộ phim, kỹ thuật tạo hình kỹ xảo và hiệu ứng chuyển động. Phần mềm đồ hoạ thường dùng là: Adobe Photoshop, After Effect và một số phần mềm tạo hình 3D.

TRANG 54


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 55


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 56


NGHỀ CHỌN MÌNH

6. TV Graphic – Đồ hoạ Truyền hình

Mỗi chương trình, mỗi đài phát sóng đều có những đoạn

giới thiệu chương trình riêng, được đầu tư rất công phu và mang đặc trưng riêng. Cái khó nhất của mảng này là tạo những hình ảnh động mang tính biểu tượng cao. Kỹ năng ước lệ và trí tưởng tượng bay bổng là thế mạnh trong mảng này. Phần mềm đồ hoạ thường dùng ngoài những thông dụng Adobe Photoshop, After Effect cần biết xử dụng các phần mềm cấp cao của hãng Autodesk như Maya, Motion Builder, …

7. Interactive Design – Thiết kế Tương tác

Liên quan nhiều đến lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là

phần mềm cho người dùng cuối. Với trào lưu điện thoại thông minh, máy tính bảng đang phát triển. Ngành thiết kế này rất hứa hẹn cho các nhà thiết kế. Để tạo ra những sản phẩm tốt, người thiết kế cần nắm rõ về hành vi sử dụng, phương phát tương tác với giao diện để đem lại hiệu quả tốt nhất cho ứng dung.

TRANG 57


NGHỀ CHỌN MÌNH

8. Branding – Phát triển Thương hiệu

Về nghĩa hẹp là mảng chuyên về thiết kế Logo, biểu tượng. Về

nghĩa rộng, mảng này liên quan đến nhiều mảng khác như nhận diện thương hiệu, bao bì,… kiến thức của mảng này thiên về phát triển các thương hiệu và sản phẩm.

9. Record Design – Thiết kế Ngành thu âm

Mỗi Album ca nhạc khi phát hành, mẫu mã thiết kế bìa, hộp bên

ngoài có ảnh hưởng mạnh đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Do đó việc đầu tư nghiêm túc cho sản phẩm này là yếu tố quan trong đối với ca sĩ và nhà phát hành.

TRANG 58


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 59


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 60


NGHỀ CHỌN MÌNH

10. Environmental Design – Thiết kế Môi trường

Thiết kế Môi trường thuộc về ngành Kiến trúc, Cảnh quan. Ngành

thiết kế đồ hoạ có nhiệm vụ tô điểm cho môi trường này. Đặc biệt là hệ thống bảng hiệu, bảng chỉ dẫn đường đi. Tại các nước tiên tiến, mỗi toà nhà đều có một thiết kế đồ hoạ môi trường đặc trưng riêng rất đẹp.

11. Web Design – Thiết kế Web

Giao diện trang web như một “mặt tiền” của doanh nghiệp. Một

giao diện web có thiết kế đẹp, chuyên nghiệp sẽ tạo lòng tin mạnh mẽ hơn đối với khách hàng và người xem. Người thiết kế nên có thêm một ít kiến thức về mảng thiết kế tương tác thì sẽ phát triển hơn.

12. Design Education – Thiết kế cho Giáo dục

Trong ngành Giáo dục, Đào tạo, nếu chỉ truyền đạt kiến thức bằng

ngôn từ và chữ viết chi chít thì sẽ gây nhàm chán cho người tiếp thu. Do đó những nội dung cần được đồ hoạ hoá để truyền tải thông điệp một cách xúc tích và nhớ lâu hơn.

TRANG 61


NGHỀ CHỌN MÌNH

13. Type Design – Thiết kế Chữ viết

Ngành thiết kế con chữ phát triển trước khi ngành Thiết kế đồ hoạ

ra đời (Typography). Nhưng nhờ máy tính và in ấn mà mảng này đạt đến kỹ thuật thể hiện mang cảm xúc đa dạng hơn. Người giỏi mảng này sẽ có năng lực thể hiện mỹ thuật tốt hơn hẳn các đồng nghiệp khác nhờ tính tỉ mĩ và sự nhất quán. Steve Jobs, nhà sáng lập, CEO lừng danh của Apple, nhờ học qua lớp học này mà “giác ngộ” được cách thể hiện thiết kế vượt bậc trong các sản phẩm của hãng.

14. Motion Graphics – Đồ hoạ Hình động

Một lĩnh vực rất dễ khiến các nhà thiết kế chìm đắm trong nó.

Kết quả thị giác của Đồ họa Hình động có ma thuật khiến ai tạo ra nó cũng tự hào về sản phẩm của mình. Kiến thức về mảng này rộng hơn cả “Thiết kế tiêu đề phim” và “Đồ hoạ Truyền hình”. Nền tảng chính để thành công là kiến thức sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm đồ hoạ cao cấp và các bộ lọc hãng thứ 3.

TRANG 62


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 63


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 64


NGHỀ CHỌN MÌNH

15. Information Graphic – Đồ hoạ Thông tin

Mảng này tương đối xa lạ với các nhà thiết kế tại Việt Nam. Nhưng

ở các nước phát triển, đó là một phần đòi hỏi lượng chất xám cao. Nhiệm vụ chính là biến những con số thống kê khô khan trở thành những tác phẩm mỹ thuật xúc tích. Mảng này mang một phần kiến thức của mảng “Thiết kế Giáo dục” và “Đồ hoạ Hình động” cùng kinh nghiệm chuyên sâu về sự phân tích và tổng hợp thông tin.

16. Package Design – Thiết kế Bao bì

Mảng thiết kế này không xa lạ với bất kỳ ai quan tâm đến các sản

phẩm của ngành “Thiết kế đồ hoạ”. Từ “Thiết kế Bao bì” ở đây chỉ dừng lại ở hình ảnh đồ hoạ, không liên quan đến ngành thiết kế tạo dáng sản phẩm. Tác phẩm cuối cùng là sự kết hợp giữa kiến thức thị giác và hình ảnh thương hiệu.

TRANG 65


NGHỀ CHỌN MÌNH

Xét cho cùng, có thể sắp xếp các designer tại Việt Nam thành 3 nhóm chính sau:

– Các Designer thực sự có tài, có phong cách riêng : Nhóm này ít

nhất nhưng cũng chất nhất, họ thường làm việc độc lập hoặc chỉ làm cho các công ty lớn kết hợp với các dự án nước ngoài. Các dự án thiết kế lớn thì thực sự cần những nhân tài, mà đã là nhân tài thì mức thù lao họ nhận được cũng cao chót vót.

– Nhóm Designer cứng tay : Nhóm này phần lớn được đào tạo bài

bản từ các Trường Đại học hoặc Trường đào tạo thiết kế chuyên nghiệp. Họ liên tục học hỏi và hoàn thiện kỹ năng, một số trong họ tham gia giảng dạy thiết kế, số còn lại làm cho các công ty lớn, số ít khác có khả năng thì mở công ty thiết kế hoặc in ấn riêng.

– Nhóm Designer A-ma-tơ : Là những designer tay ngang, họ

thường học các chuyên ngành khác, nhưng vì đam mê, họ rẽ hướng sang đồ họa và làm việc trong ngành đồ họa. Con số designer của nhóm này rất nhiều. Số này thường làm trong các công ty vừa và nhỏ, với mức lương không quá thấp nhưng cũng không quá cao. Nhóm này thường chưa định hướng rõ sự nghiệp hoặc chưa đủ bản lĩnh để làm riêng trong nghề mà buộc phải gắn bó với một công ty nào đó để làm công và học hỏi thêm kinh nghiệm.

TRANG 66


NGHỀ CHỌN MÌNH

Ngành hot – tỷ lệ đào thải cũng tỷ lệ thuận với độ hot

Nhiều người cho rằng, nghề thiết kế đồ họa có thu nhập khủng. Số

khủng ít lắm các bạn ạ. Đa phần mức lương trung bình của designer tại Hà Nội rơi vào khoảng 6-8 triệu, tại Sài Gòn rơi vào khoảng 8-10 triệu (đó là phải làm tốt việc). Mức lương này được xếp vào mức trung bình khá so với các ngành nghề trong xã hội. Đó là tôi nói mức lương các bạn làm ở công ty, còn thu nhập ngoài không tính được.

Cũng chính là ngành hot nên buộc các bạn phải luôn học hỏi để

nâng cao kỹ năng và tay nghề chứ không là bị tụt hậu và bị designer khác họ cướp mất việc dễ dàng lắm. Khách hàng là thượng đế mà, ai làm đẹp hơn thì họ thuê, điều đó dễ hiểu. Con số Designer mới vào nghề 100 người thì chắc chỉ được 30 người trụ lại với nghề, số còn lại đi làm thợ in, thợ may, kinh doanh đồng phục, làm quảng cáo, mở shop…

Cơ hội nghề nghiệp đa quốc gia – chỉ khi bạn thực sự giỏi

Bạn phải giỏi và có chút tiếng tăm. Khi đó, cơ hội nghề nghiệp của

các bạn sẽ rộng mở rất nhiều. Tôi từng nghe biết nhiều tấm gương các bạn trẻ học thiết kế tại Việt Nam nhưng có cơ hội hợp tác và làm việc tại các dự án phim lớn của Hollywood.

Muốn làm việc với “khách Tây”, bạn buộc phải biết ngoại ngữ. Khả

năng nghe – nói có thể yếu chút nhưng bạn phải đọc hiểu tiếng anh. Đó là điều kiện cần và gần đủ để có thể giao tiếp với khách hàng qua mail, tin nhắn hoặc ít nhất là mạng xã hội việc làm.

TRANG 67


THIẾT KẾ TẬP SỰ

CHƯƠN

30 LỜI K

DÀNH CH

TRANG 68


THIẾT KẾ TẬP SỰ

NG III :

KHUYÊN

HO BẠN

TRANG 69


30 LỜI KHUYÊN

1. Luôn có người giỏi hơn bạn

Cho dù bạn giỏi đến đâu, cũng sẽ luôn có người khác giỏi hơn bạn,

thậm chí gấp 1000000000 lần bạn. Vì vậy đừng lãng phí thời gian lo lắng về chuyện đó.

2. Bạn không thế thành công nếu không có mục tiêu

Thử nghĩ xem, nếu bạn không biết mình muốn gì, thì làm sao bạn

có thể theo đuổi nó được? Đặt ra một mục tiêu giúp bạn có một đích đến, và tất nhiên, một điểm để bắt đầu.

3. Mọi thứ khi bắt đầu đều cần một lực tác động

Bạn mất nhiều công sức để bắt đầu một việc hơn là khi dừng nó

lại. Hãy luôn nhớ điều này.

TRANG 70


30 LỜI KHUYÊN

4. Con đường mà bạn đang chọn thoải mái hơn bạn tưởng

Để tiến vào ngành công nghiệp thiết kế,

bạn chỉ cần 3 thứ: Khả năng làm việc tốt, Năng lượng dồi dào và một Tính cách dễ gần. Nhưng rất nhiều người bỏ quên mất yếu tố cuối cùng.

5. Hãy làm một trang web cá nhân đơn giản và sạch sẽ

Porfolio chính là điểm khởi đầu và kết thúc

sự nghiệp của bạ. Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ ngày nay, không lý do gì mà bạn không có một website.

TRANG 71


30 LỜI KHUYÊN

6. Luôn tỉ mỉ với công việc của bạn

Đừng bao giờ ngừng việc chỉnh sửa portfolio. Ba sản phẩm tốt lúc

nào cũng hơn mười sản phẩm chất lượng thấp. Chẳng có ai quan tâm số lượng, chỉ có chất lượng mới thật sự quan trọng

7. Lắng nghe con tim mình

Nếu sản phẩm bạn làm ra không thể tạo hứng thú cho bạn được,

thì nó sẽ không tạo hứng thú cho ai cả. Thật sự rất khó để giả mạo sự nhiệt tình trong những sản phẩm tầm thường, vứt chúng đi!

TRANG 72


30 LỜI KHUYÊN

8. Hãy để sản phẩm của bạn dễ nhìn

Con người ai chẳng lười, nếu bạn muốn người ta xem tác phẩm

của mình, hãy làm cho nó dễ nhìn. Nhiều lúc khách hàng chỉ cần xem file JPG hay PDF thôi.

9. Thời gian rất quý báu, hãy đi thẳng vào công việc

Tránh những trò đùa cũng như mánh lời quảng cáo khi liên hệ

với các studio để làm việc, họ biết hết các chiêu trò của bạn. Hãy thẳng thắn, như thế họ sẽ biết ơn bạn hơn.

10. Hãy thử việc ở nhiều nơi nhất mà bạn có thể

Thử việc là một gánh nặng tài chính, nhưng nó khá quan trọng.

Nó giúp bạn cọ sát nhiều trong ngành công nghiệp này và tìm ra vị trí phù hợp cho bạn nhất.

TRANG 73


30 LỜI KHUYÊN

11. Đừng phí phạm quãng thời gian thử việc của bạn

Công việc ở một studio có thể nhàm chán

hoặc thú vị. Đừng để tâm những chuyện đó và luôn nhớ rằng, trách nhiệm của bạn là tìm ra những thứ cần làm.

12. Kết bạn với người ở xưởng in (hoặc nhân viên IT nếu bạn làm mảng digital)

Một mối quan hệ tốt với những người làm

trong xưởng in là vô giá, họ sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Nếu làm trong mảng Digital bạn cần tìm hiểu các công nghệ mới, những người làm IT sẽ giúp bạn cập nhật những điều này.

TRANG 74


30 LỜI KHUYÊN

13. Tìm những cửa hàng đồ tự chế

Những nơi như thế là nguồn tài nguyên

vô giá với những hiện vật độc đáo và giá hợp lý được chuẩn bị sẵn sàng cho bạn mày mò và trang trí lại.

14. Hãy kiên nhẫn

Việc bạn không tìm được chỗ làm thích hợp

sau nhiều lần thử việc là chuyện bình thường, Bạn hãy thử với những studio mà bạn vẫn chưa từng xin vào.

TRANG 75


30 LỜI KHUYÊN

15 Tìm kiếm lời phê bình, không phải lời khen

Bạn sẽ không học được gì khi được bảo rằng bạn

giỏi như thế nào. Thậm chí nếu những gì bạn làm ra là hoàn hảo, hãy tìm những lời phê bình, hãy luôn hỏi “Tôi có thể làm gì để khiến nó tốt hơn?”, “Có vần đề gì với sản phẩm này?”,... Tuy nhiên nên nhớ rằng, bạn luôn có sự lựa chọn bỏ qua lời phê bình nào đó nếu thấy chúng không hợp lý.

16. Hãy chủ động với những cơ hội

Bạn sẽ cám thấy mình khá táo tợn khi làm như

vậy, nhưng bạn phải chủ động xin xỏ, hãy hỏi xin để được tham gia vào 1 buổi triễn lãm hay có tên trên một tạp chí…nếu bạn ko chủ động, bạn sẽ ko có gì cả

TRANG 76


30 LỜI KHUYÊN

17. Luôn đặt câu hỏi

Đặt giả thuyết với mọi thứ. Hãy luôn đặt câu hỏi, cho dù bạn nghĩ

là bạn đã biết câu trả lời, tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ bởi những hiểu biết của mình quá ít ỏi.

18. Kết bạn, không phải tạo kẻ thù

Nền công nghiệp thiết kế là một thế giới rất nhỏ, nó là một mạng

lưới mà ở đó ai cũng biết đến nhau. Hãy luôn nhớ tới điều này trước khi chọc giận một ai đó.

19. Tiếng lành đồn xa

Một người thử việc tốt sẽ nhận thấy danh tiếng của người ấy luôn

đi trước họ. Công việc sẽ thường xuyên tìm đến bạn theo đường miệng truyền miệng này.

TRANG 77


30 LỜI KHUYÊN

20. Đừng bao giờ làm free

Việc làm này không chỉ hạ thấp sự chuyên nghiệp của bạn, mà nó

còn làm bạn có vẻ non kém. Cho dù là những khách hàng “dễ thương” cũng sẽ lợi dụng điều này.

21. Thương lượng

Nếu thực sự bạn phải làm mà không được gì cả, hãy thương lượng.

Ko phải lúc nào các khoảng thanh toán đều phải quy về tiền bạc. Khách hàng có thể có những thứ mà bạn cần hơn là tiền.

22. Ko có công việc nào ‘bèo’ cả

Lúc nào cũng phải tự nhắc bản thân làm hết sức có thể. Dù sao thì,

bạn không thể nào không cảm thấy thỏa mãn khi đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

TRANG 78


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 79


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 80


30 LỜI KHUYÊN

23. Chấp nhận sự hạn chế

Sự hạn chế là điều vô giá cho việc tạo ra một sản phẩm thành

công : Chúng cho bạn một cái gì đó để chống lại. Từ sự căng thẳng này dẫn đến 1 cái gì đó suất sắc.

24. Môi trường xung quanh không phải là hạn chế

Sản phẩm của bạn tác động lên môi trường như thế nào không

thể chỉ nhận định một cách sơ sài được. Với tư cách là một nhà thiết kế, nó là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn.

25. Những ý tưởng mới lúc nào cũng ‘ngốc nghếch’

Ý tưởng mới được hình thành mà không có bối cảnh và không có

các giải pháp để thành công – điều này làm cho chúng ngớ ngẩn, vụng về và thậm chí là không thể thực hiện.

TRANG 81


30 LỜI KHUYÊN

26. Làm việc với khách hàng, không phải chống lại họ

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang đúng, nhưng nếu nhìn

vào giải pháp của khách hàng cùng lúc với giải pháp của bạn, đôi khi bạn sẽ phải ngạc nhiên.

27. Nếu bạn chuẩn bị thất bại, hãy thất bại một cách đẹp mắt

Trở nên tham vọng có nghĩa là bạn phải làm những thứ

bạn không thể làm được. Thất bại là một rủi ro, nhưng đôi khi nó là cần thiết.

TRANG 82


30 LỜI KHUYÊN

28. Hãy là một người thẳng thắn

Bất kể bạn đang làm việc với ai, hãy lên

tiếng nếu có gì đó không đúng.

29.Chia sẻ ý tưởng của bạn

Bạn sẽ không có gì để đạt được nếu giữ

chằm chặp ý tưởng của bạn. Chúng có thể quý giá nhưng khi bạn chia sẻ càng nhiều, bạn càng nhận được những ý tưởng mới.

30. Đừng quá nghiêm túc

Làm việc thì nghiêm túc, nhưng bạn đừng

quá nghiêm túc. Những người như vậy thường hay bị người ít nghiêm túc hơn (như tôi chẳng hạn) chọc ghẹo đó.

TRANG 83


THIẾT KẾ TẬP SỰ

PHỤ

TRANG 84


THIẾT KẾ TẬP SỰ

LỤC

TRANG 85


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. You can design! (https://www.slideshare.net/ductn90/you-candesign-creative-design?qid=40c08f71-6bcc-4a83-a21b-3dc187f47c91&v=&b=&from_search=2) 2. What I Wish Someone Would Told Me BEFORE Becoming a Graphic Designer .. (http://www.rasmussen.edu/degrees/design/blog/wish-someone-told-me-before-becoming-graphic-designer/) 3. How to get a career in graphic design: 12 pro tips. (http://www.creativebloq.com/graphic-design/get-career-graphic-design-1012931) 4. What does a Graphic Designer do? (http://www.learnhowtobecome. org/graphic-designer/) 5. Graphic Designers : Career, Salary and Education Information (https:// collegegrad.com/careers/graphic-designers) 6. 3 sự thật về ngành Thiết kế đồ họa. (http://kenh14.vn/hoc-duong/3su-that-ve-nghe-thiet-ke-do-hoa-nganh-hot-cua-tuong-laigan-2015020901200524.chn)

TRANG 86


THIẾT KẾ TẬP SỰ

7. Bạn đã biết gì về ngành thiết kế đồ họa? (https://www.arena-multimedia.vn/content/ban-da-biet-ve-nganh-thiet-ke-do-hoa.html) 8. Sự thật về “các con đường học đồ họa” theo cái nhìn của chị Vũ Thu Hương. (https://toihocdohoa.com/blog/hoc-do-hoa-theo-cach-nhincua-chi-vu-thu-huong/) 9. 50 lời khuyên cho học sinh ngành Graphic Design. (http://idesign.vn/ kien-thuc/50-loi-khuyen-cho-hoc-sinh-nganh-graphic-design/) 10. Tất tần tật về ngành Thiết kế Đồ họa – Lương bao nhiêu, làm sao để thành tài? (http://vietkhoa.edu.vn/nganh-thiet-ke-do-hoa/tat-tan-tatve-nganh-thiet-ke-do-hoa-luong-bao-nhieu-lam-sao-de-thanh-tai. html) 11. Gửi những người tự học Thiết kế đồ họa chưa biết bắt đầu từ đâu! (https://toihocdohoa.com/blog/tu-hoc-thiet-ke-do-hoa-nen-batdau-tu-dau/) 12. 50 lời khuyên bổ ích cho designers. (https://www.slideshare.net/ ductn90/50-li-khuyn-b-ch-cho-designer) 13. 10 điều các trường thiết kế không dạy bạn. (https://www.slideshare. net/taminhtrai/10-ieu-truong-thiet-ke-khong-day-ban-24252368)

TRANG 87


THIẾT KẾ TẬP SỰ

14. Ngành thiết kế đồ họa : Mọi điều bạn cần biết. (https://www.hotcourses.vn/study-abroad-info/study-guides/nganh-thiet-ke-do-hoamoi-dieu-ban-can-biet/) 15. Những điều đáng sợ trong thiết kế đồ họa : 5 sai lầm khủng khiếp. (http://rgb.vn/ideas/explore/nhung-dieu-dang-so-trong-thiet-ke-dohoa-5-sai-lam-khung-khiep)

TRANG 88


THIẾT KẾ TẬP SỰ

ẢNH TƯ LIỆU 1. http://boligcious.dk/2014/09/05/5-bla-fjer-dagens-poster/ 2. https://www.behance.net/gallery/3544795/Awesome 3. https://www.pinterest.com/pin/347340189982393727/ 4. https://www.juniqe.de/geometric-textures-1-premium-poster-portrait-1345451.html 5. http://fivestarlogo.com/nanu-branding-by-damla-ilicak/ 6. http://whitspeaks.com/2015/10/recent-design-work.html 7. https://issuu.com/ghghghfghgffg/docs/nylon_usa_-_april_2015/14 8. http://www.fromupnorth.com/typography-inspiration-1034/ 9. http://trendland.stfi.re/how-to-creatively-package-sauces/ ?sf=egopvxz

TRANG 89


THIẾT KẾ TẬP SỰ

10. http://www.ablogaboutlove.com/2012_08_01_archive 11. https://themeforest.net/item/organie-an-organic-storefarm-cake-flower-shop-woocommerce-theme/18777939?ref=Datasata&clickthrough_id=1058733736&redirect_back=true 12. http://skilltutorials.com/manual-pinning-works/ 13. http://www.studioproba.com/shop/copy-of-day-259 14. https://printpattern.blogspot.com/2012/09/designer-wendy-kendall.html 15. https://designschool.canva.com/blog/scandinavian-design/ ?utm_content=bufferaa7aa&utm_medium=social&utm_source=pinterest.com&utm_campaign=buffer 16. https://www.etsy.com/listing/246274302/coral-print-geometric -wall-art-pastel 17. https://www.flickr.com/photos/ayelet-i/5825220742/

TRANG 90


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 91


THIẾT KẾ TẬP SỰ

LỜI KẾT

Vậy là bạn đã đi đến những trang cuối cùng trong cuốn sách này

của tôi rồi!

Như tôi đã nói từ đầu, cuốn sách này không dành cho những nhà

thiết kế chuyên nghiệp, mà dành cho chính cách bạn, những nhà thiết kế tập sự. Hy vọng đi đến đây, tôi có thể giúp các bạn tìm thấy những nhiệt huyết, lòng yêu nghề, và niềm háo hức tìm tòi khám phá mà đôi khi bạn đã đánh mất trên con đường đầy khó khăn này.

“Truyền cảm hứng” là một cụm từ quá xa xỉ đối với tôi lúc này.

Tôi thích sử dụng một từ gần gũi hơn, đúng với bản chất con người của tôi hơn, đó là “chia sẻ”. Dù đọc xong sách bạn có thể gật gù đồng ý, hoặc ngao ngán không hài lòng, đó là quyền của riêng bạn. Tuy nhiên dù đồng tình hay không, tôi rất hy vọng một ngày không xa được lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu từ các bạn, những người đồng nghiệp, người đồng hành thân yêu.

TRANG 92


THIẾT KẾ TẬP SỰ

Đến tận bây giờ, thiết kế vẫn luôn là một điều

bí ẩn đối với tôi, mà càng dành nhiều thời gian tìm hiểu nó tôi lại càng cảm thấy mông lung. Thế nhưng tôi biết chắc rằng đó cũng chính là điều khiến chúng ta thêm yêu thích và gắn bó với nghề hơn đúng không? Và đó cũng là lý do tôi viết cuốn sách này, như để tự mình lục lại những mẩu kiến thức vụn vặt, và chắp vá chúng thành một cuốn sách đầu đời đầy ngây ngô và thiếu sót.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng tôi trong con

đường đầy gian nan nhưng cũng tràn ngập màu sắc này!

Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Thân, Lê Ngọc Diệp

TRANG 93


THIẾT KẾ TẬP SỰ

THIẾT KẾ TẬP SỰ 08 / 2017

TRANG 94


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 95


THIẾT KẾ TẬP SỰ

TRANG 96


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.