2 minute read
3.3. Hoàn thiện trình độ, năng lực của cán bộ kiểm sát
chức, nhân viên còn quá ít trong khi khối lượng công việc lại nhiều vì thế cần bổ sung biên chế, mặt khác hạn chế tình trạng kiêm nhiệm đối với cơ sở như hiện nay.
3.3. Hoàn thiện trình độ, năng lực của cán bộ kiểm sát
Advertisement
Công tác cán bộ là vấn đề cốt lõi. Để công tác của ngành kiểm sát nói chung và công tác kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam nói riêng đạt kết quả cao thì cần: Thứ nhất, tổ chúc công tác tuyển dụng đầu vào bằng hình thức thi tuyển, công khai dân chủ, đặt điều kiện những người tham gia thi tuyển phải có đức, có tài sẫn sàng phục vụ trong ngành kiểm sát Thứ hai, nâng cao nghiệp vụ của kiểm sát viên, kiểm tra viên; cử người tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trao dòi đạo đức, kinh nghiệm, tác phong chuẩn mực của ngành kiểm sát. Thứ ba, bồi dưỡng kiến thức, thường xuyên rà soát những đội ngũ cán bộ, công chức của ngành để cử cán bộ đi học các khóa thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường có uy tín và được bộ giáo dục đào tạo công nhận như: trường Đại học luật Hà nội, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Học viện khoa học xã hội..., nhằm tăng cường nhận thức lý luận, phát triển tư duy, phán đoán, mạnh dạn hơn trong công việc. Thứ tư, bổ nhiệm không thời hạn đối với chức danh tư pháp, trong đó có chức danh kiểm sát viên để họ yên tâm công tác, không lo sợ hay nể nang trong công tác, đảm bảo xử lý công việc được tốt hơn. Thứ năm, bố trí cán bộ kiểm sát phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, công tác thái độ kiên quyết đấu tranh với cái sai, không thỏa hiệp, không nễ nang nhất là trong công tác kiêm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam. Thứ sáu, quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, kiểm sát trong quá trình tham mưu và thực hiện công tác kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam có oan sai.
Thứ bảy, tăng biên chế cho toàn ngành kiểm sát, đăc biệt là Viện kiểm sát cấp quận (huyện), nhằm đảm bảo đủ nhân sự thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
73