4 minute read

Tiểu kết chương 2

cán bộ, công chức trong cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, ngành kiểm sát nói riêng. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong quá trình thực hiện công vụ của cán bộ công chức ngành tư pháp tro đó có cán bộ kiểm sát. Bên cạnh đó, những yếu kém trong hoạt động của Viện kiểm sát đối với việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam có lý do là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tạm giữ, tạm giam còn chưa hoàn thiện. Ba là, năng lực trình độ cán bộ, kiểm sát viên, kiểm tra viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức năng được giao. Một số cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, nhiệm vụ, vị trí, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra, của Tòa án. Một số cán bộ, kiểm sát viên, kiểm tra viên chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ, kiểm sát viên, kiểm tra viên còn có những hạn chế nhất định, thậm chí một số còn thiếu bản lĩnh, trách nhiệm hình sự cả nể trong công tác, bị mua chuộc, sa ngã trong lợi ích vật chất... đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự Bốn là, việc quản lý chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát đôi lúc chưa sâu sát, còn nể nang trong công tác phối hợp. Quan hệ giữa Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát – Tòa án còn chưa chặt chẽ. Việc thực hiện các kiến nghị của Viện kiểm sát đối với vi phạm của Cơ quan điều tra, Tòa án trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam chưa được quan tâm thực hiện vẫn có trường hợp không thực hiện dẫn đến vi phạm kéo dài nhưng không có chế tài xử lý. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền pháp luật tố tụng hình sự nói chung và biện pháp tạm giữ, tạm giam nói riêng chưa đạt hiệu quả, do đó chưa được quan tâm của chính quyền địa phương và của nhân dân trên địa bàn.

Tiểu kết chương 2

Advertisement

Các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Viện kiểm sát đã nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam, trong quá trình điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử và trong việc xử lý vụ án cụ thể đã có có sự đánh giá, phân loại về tính chất mức độ phạm tội, nhân thân của bị can, bị cáo để

56

quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam cho phù hợp. Các Kiểm sát viên được phân công đều chú ý nghiên cứu hồ sơ, làm rõ các căn cứ bắt, tạm giữ, tạm giam, kiên quyết không phê chuẩn những trường hợp không đủ căn cứ và trái với quy định của pháp luật. Do đó, tỷ lệ bắt tạm giữ, tạm giam sau đó chuyển sang xử lý hành chính, Tòa án tuyên không có tội đã giảm đáng kể, tình trạng lạm dụng, tùy tiện việc tạm giữ, tạm giam được hạn chế, bảo vệ được quyền con người, quyền tự do của công dân, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu công tác cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm cho thấy thực tiễn kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu hạn chế vi phạm pháp luật và đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu chính trị, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm của địa phương. Ngoài kết quả quan trọng đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam. Nguyên nhân xảy ra những bất cập này một phần là do yếu tố chủ quan của cán bộ, nhân viên thực hiện công tác áp dụng chưa đủ trình độ, năng lực tương xứng và một phần là do pháp luật quy định chưa chặt chẽ. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu làm rõ những hạn chế, bất cập trong áp dụng và kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam, để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.

57

This article is from: