được luôn hai giờ, nhưng lúc ấy biết chắc sẽ giũ sạch nợ đời, ngủ li bì như một em bé. Hết lo thì thôi tôi cũng hết mệt, ăn được và lên cân. Vài tuần sau, tôi chống nạng đi được. Rồi sau sáu tuần tôi đi làm lại. Trước kia tôi kiếm 20.000 mỹ kim một năm, bây giờ kiếm được mỗi tuần 30 mỹ kim mà tôi thấy hài lòng. Tôi đã học được một bài học mới, không cò lo lắng, không còn tiếc thời phong lưu trước, không lo về tương lai nữa. Tôi đem hết thời giờ, nghị lực và hăng hái để làm nghề mới của tôi". Thế rồi ông Edward S.Evans lại lên như diều. Chỉ trong vài năm được làm hội trưởng Công ty. Những chứng khoán của Công ty ông, được Sở Hối đoái Nữu Ước cho là có giá trị. Cho đến năm 1945, ông mất thì đã là một trong những nhà doanh nghiệp mau phát đạt nhất ở Mỹ. Nếu bạn ngồi máy bay tới Greenland, phi cơ của bạn có thể đáp xuống phi trường Evans, một phi trường mang tên ông. Ta phải kết luận rằng: Chắc chắn không khi nào ông Edward S.Evens được hưởng cái thú thành công như vậy, nếu ông không biết đường diệt ưu tư, nếu ông đã không học được cách chia đời sống ra từng ngày một, ngày nầy cách biệt hẳn với ngày khác. Năm trăm năm trước khi Thiên Chúa giáng sinh, triết gia Hy lạp Heraclite bảo đệ tử rằng: "Mọi vật đều thay đổi. Các đệ tử không thể tắm hai lần trên một khúc sông". Vì sông mổi giây một thay đổi mà người tắm trên khúc sông đocũng vậy. Đời sống là một cuộc biến đổi không ngừng. Chúng ta chỉ chắc chắn một điều là ta đang sống trong hiện tại. Thế thì tại sao lại nằng nặc đòi giải quyết những vấn đề về tương lai, để làm phai mờ cái đẹp của hiện tại? Tương lai còn bị bao phủ trong những biến dịch không ngừng, những biến dịch mà không ai đoán trước được kia mà! Người La Mã hồi xưa cũng có một tiếng để diễn ý đó. Thiệt ra là hai tiếng "Carpe diem" nghĩa là "Vui ngày hôm nay đi". Phải nắm lấy ngày hôm nay và tấn hưởng cái thú của nó đi. Đó cũng là triết lý của ông Lowell Thomas. Mới rồi tôi lại chơi nhà ông vài ngày và nhận thấy hai câu này trong Thánh thi (Psaume CXVIII) đóng khung treo trên tường phòng để ông được thường thấy nó. "Ngày hôm nay là ngày Thượng Đế ban cho ta. Ta hãy vui vẽ và sung sướng hưởng nó đi". Ông John Ruskin đặt trên bàn giấy của ông một phiến đá nhỏ trên đó có khắc hai chữ: "Hôm nay". Tôi không có phiến đã kia trên bàn, nhưng tôi có