P Á
ĐỀ BÀI CUỘC THI THIẾT KẾ KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2014
H N
P Á
mục lục I KHÁI QUÁT 1. Nhiệm vụ 2. Mục tiêu 3. Những ưu tiên cần lưu ý 4. Tầm nhìn II GIAO THÔNG
IV THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LIÊN KẾT KHÔNG GIAN KHU VỰC 1. Quan điểm 2. Mục Tiêu 3. Bố trí không gian xây dựng 4. Chiều cao, quy mô, tỷ lệ 5. Hướng nhìn quan trọng 6. Vật liệu và chi tiết kiến trúc 7. Không gian đi bộ 8. Thiết kế cảnh quan 9. An ninh 10. Thiết kế nội thất 11. Thay đổi và thích nghi 12. Thiết kế bền vững
H N
III DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ 1. Thành Bát Quái 2. Trục đường Catinat-Đồng Khởi 3. Tòa nhà 84 Lê Thánh Tôn 4. Tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng 5. Tòa nhà 213 Đồng Khởi 6. Tòa nhà 63 Lý Tự Trọng
V DẪN NGUỒN VI SẢN PHẨM VII PHỤ LỤC
*Ghi chú: Đề bài cuộc thi thiết kế Khu trung tâm hành chính thành phố Hồ Chí Minh 2014 là tổng hợp các tài liệu như Tờ trình Đề cương Nhiệm vụ thi tuyển phương án thiết kế, Nhiệm vụ thiết kế “Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong Khu trung tâm hành chính thành phố”, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp 2 Khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 (Nikken Seikkei), Báo cáo cuối kỳ năm 2011 của IDOM Tây Ban Nha về Ý tưởng thiết kế Giải pháp cảnh quan và bố trí không gian Khu phố đi bộ trong khu vực Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng việc tham khảo các tài liệu nước ngoài của English Heritage, Heritage Scotland, Đề thi thiết kế Flilnders Street Station thành phố Melbourne - Úc, các tài liệu lịch sử và tham vấn các chuyên gia trong ngành.
Chi tiết các tài liệu được nêu trong phần Dẫn nguồn. Những trích dẫn trực tiếp từ tài liệu của Nikken Sekkei được đặt trong ô màu vàng nhạt, tài liệu của IDOM nằm trong ô màu xanh nhạt. Đề bài này đi kèm với Đơn đăng ký dự thị và Điều kiện đăng ký dự thi do Sở Quy hoạch và Kiến trúc cung cấp.
P Á
i KHÁI QUÁT 1. Nhiệm vụ
Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và thực hiện Đề án Chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh, qua việc tập hợp công chức-viên chức làm việc trong một cụm công trình thống nhất, khu trung tâm hành chính thành phố là một đơn vị mang tính tích hợp cao, không chỉ là nơi diễn ra các quyết định mang tính chiến lược mà còn là các hoạt động tương tác giữa chính quyền với công dân, và là một ví dụ kiểu mẫu về việc tôn tạo và tái phát triển không gian lịch sử. Khu trung tâm hành chính thành phố được mong đợi là điều kiện để nâng cao hiệu quả hành chính, biểu hiện cho thái độ cởi mở và thân thân thiện của một nền hành chính phục vụ nhân dân, và phản ánh những giá trị văn hóa-lịch sử của khu vực cũng như cả thành phố.
tác và trao đổi; gắn bó giữa những người làm việc trong công trình và với người dân.
2. Mục tiêu
H N
Dự án khu trung tâm hành chính là cơ hội chỉnh trang toàn bộ ô phố, tạo ra một không gian chất lượng và nổi bật dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về bối cảnh không gian-thời gian của khu vực và nhu cầu của đối tượng sử dụng công trình. Thiết kế đề cao yếu tố bền vững, tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn với người đi bộ và sự thuận tiện cho người sử dụng xe cơ giới. Khu phức hợp hành chính; kết hợp thông minh những yếu tố cũ và mới, tôn vinh những vật liệu mang tính địa phương trong một phương án thiết kế tân tiến. Ngôn ngữ kiến trúc nói lên được ý nghĩa và mục đích của công trình về sự ấn tượng của một nền hành chính hiện đại, khuyến khích sự hợp
Thiết kế khu trung tâm hành chính thành phố cần phải: – Cung cấp đủ diện tích làm việc theo yêu cầu và chức năng các đơn vị trú đóng – Sắp xếp các chức năng hành chính để tạo điều kiện cho công chức và viên chức có thể làm việc hiệu quả cùng nhau và tạo ra sức mạnh cộng hưởng, tăng cường sự kết nối với các tổ chức và công dân – Bố trí diện tích sàn cho thật linh hoạt, thiết kế nội thất sao cho không bị lỗi thời và xuống cấp trong ít nhất 10 năm tiếp theo – Khuyến khích sự giao tiếp trực diện, quản lý và giải quyết công việc tức thời – Bố trí phương án giao thông khu vực hợp lý – Bảo tồn, tiếp thu và chuyển hóa các đường nét kiến trúc cổ (đặc biệt giữ nguyên hiện trạng kiến trúc mặt tiền đường Lê Thánh Tôn), kết hợp cân đối hài hòa với không gian kiến trúc các ô phố lân cận – Tạo nên những góc nhìn, khu vực cảnh quan đặc trưng và rõ ràng bên trong dự án
3. Những ưu tiên cần lưu ý
Những yếu tố sau cần được lưu ý để định hướng quá trình thiết kế cho đúng với mục tiêu quản lý hành chính, tổ chức công trình và bảo tồn hình ảnh: – Tốc độ phản hồi nhiệm vụ công việc – Mức độ kết hợp những thành phần chuyên
môn khác nhau trong một không gian chung – Thời gian tiếp xúc, gặp gỡ trực diện – Thời gian làm việc thực tế – Thời gian ra vào, gửi xe trong điều kiện bình thường và lễ nghi, hội họp – Thời gian thoát hiểm khi có sự cố – Mức độ giải tòa căng thẳng, từ đó cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần – Sự gắn bó của cán bộ công nhân viên với tổ chức và thái độ làm việc nghiêm túc – Mức độ bảo vệ, tận dụng và tái tạo những yếu tố lịch sử, cả vật thể lẫn phi vật thể trong không gian mới
4. Tầm nhìn
Hình ảnh của khu trung tâm hành chính không chỉ gắn với bản thân địa điểm và khu vực chung quanh mà còn cả thành phố và quốc gia. Công trình là trái tim hành chính và lịch sử của thành phố qua việc bảo tồn, cải tạo, chuyển đổi kiến trúc lịch sử, kết hợp với việc xây mới theo một ngôn ngữ đương đại. Khu trung tâm hành chính không thể hiện một hình ảnh tách biệt, phô trương mà là chào đón, thân thiện, hiệu quả và đậm tính đương đại; một nơi các cán bộ công nhân viên hợp tác làm việc, nơi các lãnh đạo gặp gỡ và tiếp xúc với dân chúng; một không gian đề cao sự tương tác, chia sẻ kiến thức và áp dụng các công nghệ thông minh để làm động lực hoàn thành và sáng tạo trong công việc.
Page 3
H N
P Á
“Về vấn đề hiệu quả, đối với những cơ sở kiến trúc lớn và siêu lớn, quản trị và điều phối vận hành là một kỹ năng chuyên nghiệp. Trong đó, nếu các công năng chung như sảnh, hội trường lớn, phòng họp, kho, đội xe... được vận hành để chạy với công suất cao nhất là việc nhất thiết phải đạt được, nếu không tòa nhà hay khu hành chính tập trung sẽ là một con số cộng các tổ hợp nhỏ, vừa cồng kềnh vừa thiếu hiệu quả.” Kts. Nguyễn Văn Tất
“Các trụ sở cơ quan hành chính có tính chất phục vụ đại chúng, dây chuyền không gian cần tổ chức mạch lạc, dễ định hướng, thân thiện, không nhất thiết phải thật bề thế, uy nghi. Kiến trúc trụ sở thường theo phong cách văn phòng làm việc, không cầu kỳ nhưng cũng cần tính sáng tạo, tránh những biểu hiện đơn điệu hoặc sao chép. Về công năng, cần tách biệt các chức năng làm việc, chức năng phục vụ, các khu vực tiện ích công cộng như lối đi, nhà vệ sinh... để nhân viên làm việc hiệu quả, đồng thời người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận lợi.” Kts. Nguyễn Anh Tuấn
“Hai điển cứu có thể tham khảo là tòa thị chính Toronto (Canada, 1965) và tòa thị chính San Jose (Hoa Kỳ, 2005). Điểm mạnh của chúng là hoạt động 24/24 giờ, không có sự ngăn cách, không hàng rào, ngoài giờ hành chính dân tới để vui chơi... Đó cũng là những công trình trọng điểm, một điểm nhấn kiến trúc, nơi thăm viếng của du khách. Người dân sau giờ làm cũng tới đó nghỉ ngơi, thư giãn, cho con cái vui đùa.” Kts. Ngô Viết Nam Sơn (Tuổi Trẻ 2013)
Page 4
P Á
ii Giao thông Khu vực quanh khu trung tâm hành chính thành phố có đặc điểm là nhiều đường một chiều với chiều rộng trung bình hai làn xe. Đường Pasteur là một trong những trục chính cho xe cộ di chuyển ra khỏi khu trung tâm, có lưu lượng giao thông cao, có hành lang xe buýt, có dòng khách du lịch đi bộ dẫn đến việc các giao lộ với đường Lê Thánh Tôn và Lý Tự Trọng thường xảy ra tình trạng ùn ứ. Đường Lê Thánh Tôn có dòng người đi bộ với mục đích tham quan du lịch và ra vào công sở, trong khi trên đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ các hoạt động chủ yếu là tham quan và mua sắm.
Đức Thắng còn có bãi đậu xe ngầm. Đoạn ngầm ở giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi, ngay trước quảng trường UBND thành phố, là một nhà ga của tuyến metro chạy dọc đường Lê Lợi. Vị trí khu trung tâm hành chính thành phố nằm trong khoảng 8 phút từ nhà ga metro Bến Thành, 2 phút từ nhà ga Nhà hát Thành phố.
H N
Theo quy hoạch khu trung tâm hiện hữu 2012, ba tuyến đường chính sát hoặc gần khu trung tâm hành chính thành phố là Đồng Khởi, Nguyễn Huệ và Lê Lợi sẽ được tổ chức lại theo hướng hạn chế lưu thông và đậu xe hơi kết hợp với việc tăng không gian dành cho đi bộ. Cụ thể, đường Đồng Khởi đoạn từ Tôn Đức Thắng tới Nhà thờ Đức Bà sẽ được thiết kế thành đường dành riêng cho người đi bộ. Các đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi sẽ được thiết kế thành đường ưu tiên cho người đi bộ và giảm thiểu số lượng xe hơi lưu thông. Bên dưới hai tuyến đường này sẽ xây dựng đường bộ ngầm kêt hợp với trung tâm mua sắm, riêng đường Nguyễn Huệ phía gần đường Tôn
Ngoài ra, nghiên cứu quy hoạch phố đi bộ khu trung tâm của IDOM đề xuất trong giới hạn quanh khu trung tâm hành chính thành phố sẽ đi bộ hóa toàn bộ các đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, lần lượt trong các giai đoạn 1, 2, 4 theo phân kỳ thực hiện. Đường Lý Tự Trọng có 3 làn xe và không thay đổi lộ giới, đường Pasteur thay đổi theo hướng tăng chiều rộng lối đi bộ và giảm còn 2 làn xe; cả hai giữ nguyên đường một chiều. Các dự án xây dựng trong tương lai có diện tích xây dựng lớn hơn 5000m2 dọc hai tuyến đường ngầm được yêu cầu phải kết nối để tạo thành mạng lưới di chuyển liên hoàn dưới mặt đất. Thiết kế khu trung tâm hành chính cần tính đến những thay đổi này trong tương lai để tính toán được phương án khả thi nhất phù hợp với định hướng quy hoạch khu trung tâm, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và khắc phục được những hạn chế giao thông hiện hữu
trong khu vực.
– Quy hoạch yêu cầu bố trí các lối ra vào dành cho xe cơ giới tại các tuyến đường nhỏ để tránh làm tắc nghẽn giao thông và dòng phương tiện chính và hạn chế các điểm giao cắt với vỉa hè như một phần của mạng lưới giao thông đi bộ – Không bố trí lối ra vào tầng hầm dành cho xe cơ giới tại đường Pasteur, ưu tiên đặt trên đường Lý Tự Trọng, tránh xa các giao lộ. Nghiên cứu mở những lối ra vào phi cơ giới trên đường Pasteur, Đồng Khởi để duy trì sự sinh động cần thiết cho không gian vỉa hè và gia tăng khả năng thoát hiểm. Thiết kế những lối ra vào này sao cho người lưu thông có thể dễ dàng nhận ra khi di chuyển trên đường. – Cần có vịnh đậu xe cho các phương tiện giao thông công cộng – Tổ chức giao thông nội bộ (mặt đất và tầng hầm) kết hợp mảng xanh giữa các khu chức năng cho phù hợp – Xây dựng tầng hầm để giải quyết bãi đậu xe cho cán bộ công nhân viên
Page 5
H N
P Á
Định hướng quy hoạch các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và Đồng Khởi
Page 6
P Á
iii DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ Vị trí khu trung tâm hành chính nằm trọn trong phân khu Văn hóa lịch sử, giáp với phân khu Thương mại - Tài chính theo quy hoạch Khu trung tâm hiện hữu 2012. Phương án kiến trúc cần xác định phạm vi bảo tồn, chuyển hóa và xây mới theo những dữ liệu lịch sử mô tả dưới đây để kết hợp vào phương án tổng thể toàn khu một cách phù hợp tạo được kiến trúc đẹp nhất cho khu trung tâm hành chính.
vẽ họa đồ và kỹ sư Victor Olivier de Puymanel trông coi việc xây dựng (Trần Hữu Quang 2012). Hiện ngã tư Lê Thánh Tôn - Pasteur là góc phía Nam của thành và đoạn đường Đồng Khởi từ Lý Tự Trọng đến Lê Thánh Tôn chính là một trong 8 cổng thành, do đó ngay ô đất UBND hiện tại, đường Pasteur và Đồng Khởi có một độ dốc xuống nhẹ khi ra khỏi khu vực thành cũ. Trong đợt khảo sát năm 1926, Jean Bouchot đã khám phá một phần di tích bức tường thành này ở một hố khai quật tại góc đường Đồng Khởi - Lý Tự Trọng (Trần Hữu Quang 2012).
H N
1. Thành Bát quái
Thành Bát Quái-thành Quy tồn tại từ năm 1790 đến năm 1835, do Nguyễn Ánh xây dựng trên khu đất gò thôn Tân Khai để thiết lập Gia Định kinh với chu vi 3,8 km. Thành được xây theo kiểu kiến trúc Vauban bằng đá tảng Biên Hòa, gạch nung, hay đắp bằng đất tùy chỗ, do Lebrun
2. Trục đường Catinat-Đồng Khởi
Bến sông cuối đường từng là Bến Ngự, nơi Nguyễn Ánh thư giãn, nghỉ ngơi. Sau đó, đường được người Pháp đặt là đường số 16, đến năm 1865 lại đổi tên thành Catinat. Catinat là tên một
thống chế Pháp phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài Gòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, Đề đốc De La Grandière đặt tên cho con đường. Thời Việt Nam Cộng Hòa, đường Catinat được đổi thành Tự Do và sau 1975 mang tên Đồng Khởi (Nguyễn Đức Hiệp 2006).
Catinat-Đồng Khởi là “chứng nhân” cho vẻ đẹp thịnh vượng của Hòn Ngọc Viễn Đông xưa và ngày nay vẫn duy trì vị trí quan trọng về lịch sử, kiến trúc, du lịch và thương mại của thành phố. Đây là trục đường thương mại sầm uất cùa thành phố từ những ngày đầu, tập trung các tòa báo, nhà in, nhà hàng, cinema, sàn nhảy, nhà may, tiệm đổi tiền, tiệm thuốc tây, tiệm sách, tiệm hình, tiệm vải, tiệm giày, sành sứ, nữ trang, bách hóa của người Hoa, người Ấn lẫn người Việt. Từ giao lộ với đường Turc (nay là đườngHồ Huấn Nghiệp) đến nhà thờ Đức Bà xuất hiện nhiều tiệm Pháp hơn với các cơ sở xuất nhập khẩu rượu, bảo hiểm và ký gởi tàu biển và đại lý cho nhiều công ty nước ngoài (Nguyễn Đức Hiệp 2006). Dọc hai bên là hai hàng đèn nối với nhau vòng qua con đường. Đối diện với khu đất UBND là công viên Chi Lăng, tuy nhiên diện tích công viên đã bị thu hẹp và các cây cổ thụ tầng cao bị xóa bỏ một phần khi xây dựng tòa nhà Vincom và thiết kế quảng trường mới không thật hòa nhập với không gian đường Đồng Khởi. (Tuổi Trẻ 2010, IDOM 168)
Page 7
P Á
Danh mục công trình được bảo vệ
Bản quy hoạch do đơn vị tư vấn Nikken Sekkei thực hiện đã trích dẫn thông báo số 46/TB-UBQLĐT ngày 17/5/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc bảo tồn cảnh quan kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và danh mục các công trình bảo tồn và được công nhận di sản văn hóa, trong đó có đề cập đến hai tòa nhà thuộc dự án Khu trung tâm hành chính là 86 Lê Thánh Tôn và 59 Lý Tự Trọng (số 15 và 16 trong hình bên). Báo cáo của IDOM cũng ghi chú hai tòa nhà này là di sản trong “bản đồ điểm hấp dẫn”. Theo đó, hai công trình này sẽ được bảo tồn như những di tích lịch sử văn hóa quan trọng của thành phố và quốc gia với những yêu cầu sau (xem thêm phụ lục):
H N
– Sự thay đổi công năng của các công trình lịch sử phải đảm bảo không gây ra bất kỳ thay đổi quan trọng nào đối với di tích. – Không phá hủy đặc tính lịch sử hoặc tính chất của di tích hoặc khu vực và môi trường xung quanh nó. – Không được tháo dỡ hoặc thay đổi bất kỳ vật liệu hoặc đặc điểm kiến trúc nào của công trình. Trong trường hợp bất khả kháng, phải đảm bảo phần vật liệu bị tháo bỏ là nhỏ nhất. – Lưu giữ được tính tổng thể về thị giác như lớp sơn phủ và các yếu tố trang trí của kiến trúc bên ngoài tòa nhà. – Ưu tiên lưu giữ lại toàn bộ các kết cấu, vật liệu, màu sắc của cửa sổ nguyên gốc cũng như các hoa văn họa tiết trang trí. Cửa sổ mới phải phù hợp với cửa sổ hiện hữu về cấu trúc, hoạt động, các cấu kiện cũng như vật liệu và hoàn thiện. – Lắp đặt phần thiết bị ngoài trời không gây cản trở tầm nhìn về phía di tích và đặc điểm chính của khu vực lịch sử. – Nếu cần phải lắp đặt hàng rào thì thiết kế và màu sắc thiết kế phải đơn giản, hài hòa và không cản trở tầm nhìn.
Công viên Chi Lăng trước khi chuyển đổi
Vị trí các công trình được bảo tồn
Cột đèn trên đường Catinat thời Pháp
Page 8
3. Tòa nhà 86 Lê Thánh Tôn
Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, đến năm 1870, chính quyền Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu Kinh Lấp (đường Nguyễn Huệ) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn nên dự án kéo dài trong nhiều năm (Cổng thông tin điện tử Sài Gòn, Lê Quang Ninh 1998).
P Á
một bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn kèn - nơi ban nhạc của hải quân Pháp trình diễn cho công chúng xem (Cổng thông tin điện tử Sài Gòn), hiện nay nơi này là quảng trường đặt tượng Hồ Chí Minh và thiếu nhi, tác phẩm điêu khắc của họa sỹ Diệp Minh Châu.
– Không tác động đến hình ảnh hiện trạng. Phục chế, thực hiện sửa chữa những hư hỏng đã có ở nội thất và ngoại thất phải theo nguyên bản để. Việc xây dựng công trình mới cần hết sức thận trọng để có thể đạt được sự hài hòa giữa cũ và mới. – Tầng trên bố trí phòng làm việc của các vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các phòng tiếp khách. – Hai bên khối này được thiết kế cân đối, tầng dưới bố trí nơi tiếp khách, thư viện, khu trưng bày để người dân có thể tham quan nghiên cứu.
H N
Hội đồng thị xã do một xã trưởng Tây đứng đầu nên được gọi là Dinh xã Tây (còn có tên Dinh đốc Lý) chính là tòa nhà UBND hiện nay, tên tiếng Pháp Hôtel de Ville. Thời kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây, nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô Chính, hay tòa Đô sảnh. Theo bản đồ năm 1958, cánh trái của của tòa nhà còn được dùng làm Tòa Thị Sảnh quận 1 (số 113 trong bản đồ trang 13). Dinh xã Tây bắt đầu được xây dựng từ 1898 và hoàn thành năm 1908 theo họa đồ của kiến trúc sư Femand Gardès, riêng phần trang trí ban đầu do họa sỹ-điêu khắc gia Ruffier đảm trách.Tổng chi phí khoảng một triệu rưỡi franc (Trần Hữu Quang 2012). Năm 1909 tòa nhà được khánh thành với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909) (Cổng thông tin điện tử Sài Gòn).
Tòa nhà UBND là một kiến trúc biểu tượng của thành phố, gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ công dân thành phố. 30 mét mặt tiền là trích dẫn hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam cộng hòa Pháp (1870-1940): tháp chuông, cột Hy Lạp, tràng hoa, huy hiệu (Lê Quang Ninh 1998). Các chi tiết trang trí được thực hiện với độ tinh xảo cao. Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình dáng một người phụ nữ mạnh khỏe và một đứa bé đang chế ngự thú dữ, hai bức đắp nổi người phụ nữ cầm gươm ở hai bên tượng trưng cho nước Pháp đi chinh phục thuộc địa (Cổng thông tin điện tử Sài Gòn). Màu sơn từng được sử dụng cho tòa nhà là trắng hoặc vàng. Về trang trí nội thất, ít có công trình nào sánh được về tính cầu kỳ, đa dạng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa (Lê Quang Ninh 1998). Phía trước dinh là
Page 9
H N
P Ă Page 10
P Á
4. Tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng
Vị trí này trước đây là tòa nhà Nha giám đốc nội vụ, người dân gọi là Dinh Thượng Thơ, do chính quyền xứ Nam Kỳ xây vào những năm 1860 với vai trò điều hành trực tiếp của các Thanh tra sự vụ bản xứ về toàn bộ các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa, về mặt hành chính đương thời chỉ quan trọng sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay) (L. de Coincy 1866, Philippe Devillers 1998, Tim Doling 2014).
H N
Cho đến năm 1888, chức năng của cơ quan này được nhập vào Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ (vị trí 213 Đồng Khởi) và bản đồ năm 1890 (hình bên) cho thấy một tòa nhà quy mô lớn hơn được xây dựng như hiện nay (Tim Doling 2014). Vào đầu thế kỷ 20, cơ quan này còn có tên là Văn phòng chính phủ cùng các bộ phận như thanh tra lao động (J.Aspar). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tòa nhà có một giai đoạn ngắn được dùng làm trụ sở Bộ nội vụ, kể từ năm 1955 là Bộ kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tòa nhà còn xuất hiện trong phim Người Mỹ thầm lặng bản năm 1958. Hiện nay tòa nhà là trụ sở của Sở Công thương và Sở thông tin-truyền thông.
Tòa nhà được xây theo kiến trúc thuộc địa Pháp, nay đã hơn 120 năm tuổi và vẫn còn giữ được chiếc cổng sắt được thiết kế tinh xảo, lối vào được lát đá khối.
– Tòa nhà cần được lưu giữ nguyên trạng cấu trúc và ngoại thất để có thể nâng cao vị thế của toàn bộ khu trung tâm hành chính. Đây còn là góc giao giữa hai con đường quan trọng là Đồng Khởi và Lý Tự Trọng, đối diện với công viên Chi Lăng nên một cách tiếp cận thiết kế đô thị tinh tế sẽ giúp nâng cao cảnh quan toàn khu vực. – So với tòa nhà UBND, tòa nhà này có thể cho phép tận dụng không gian phía sau hoặc phía trên cho công trình mới (xem ví dụ trang 24), tuy nhiên thiết kế phải làm rõ những phần cũ và mới, và lựa chọn vật liệu sao cho tòa nhà cũ có thể quan sát rõ tối đa từ bên ngoài.
Bản đồ 1890
Page 11
P Á
5. Tòa nhà 213 Đồng Khởi
Trong 60 năm đầu xâm lược thuộc địa, nơi đây là vị trí đặt văn phòng Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ (bản đồ 1890 trang 11) nhưng tòa nhà này đã bị phá dỡ vào cuối thập niên 1920. Năm 1929-1930, người ta xây dựng tòa nhà mới và trở thành một trong những tòa nhà có đẳng cấp bậc nhất thành phố. Ở phía đường Lê Thánh Tôn, theo bản đồ năm 1958, giữa tòa nhà UBND và 213 Đồng Khởi vẫn còn một công viên nhỏ mang tên Chí Linh trước khi được xây thêm như ngày nay (số 58 trên bản đồ 1958 trang 13).
H N
Nơi đây từng đặt lãnh sự các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Cơ quan tài chính Đông Dương, công ty tài chính Gia Định, công ty bất động sản Đông Dương, tòa soạn tuần báo kinh tế tài chính Đông Dương. Tòa nhà cũng là một trung tâm thời trang cao cấp, nơi đặt cửa hiệu của các nhãn hàng như Marguerite, Blessy and Galeries Lafayette và một trung tâm chăm sóc sắc đẹp (xem phụ lục). Phần lớn phần còn lại của tòa nhà được dùng làm căn hộ. Tòa nhà này cũng được đề cập đến trong tiểu thuyết Người Mỹ thầm lặng của Graham Grene.
Tòa nhà được xây theo phong cách art-deco, mặt tiền được làm bằng đá kết hợp vữa và là một trong hai mặt tiền hiếm hoi còn lại theo phong cách này ở trục đường Đồng Khởi cho đến thời điểm phá dỡ vào đầu năm 2014.
6. Tòa nhà 63 Lý Tự Trọng
Thời Pháp thuộc khu đất này là Dinh Tổng Chưởng lý (bản đồ 1890 trang 11). Trước 1975 đây là trụ sở của Bộ quốc phòng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 11 năm 1963 tòa nhà đã bị nhân viên ở đây phóng hỏa nhằm thủ tiêu tài liệu sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm. Hiện nay nơi đây là trụ sở của Sở giao thông vận tải và Sở Tài nguyên-Môi trường, vẫn còn giữ kiến trúc thời trước 1975.
Page 12
H N
P Á
Ảnh chụp bản đồ 1958
Page 13
P Á
IV THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - LIÊN KẾT KHÔNG GIAN KHU VỰC 1. Quan điểm
Với vị trí có địa vị lịch sử bậc nhất trong thành phố, không gian lịch sử sẽ đem lại giá trị kinh tế và văn hóa cho khu trung tâm hành chính. Ngược lại công trình mới nếu làm đúng cũng sẽ giúp cải thiện không gian lịch sử và trở thành giá trị mới cho thế hệ hiện tại và tương lai, giúp gia tăng bản sắc và cảm nhận tích cực về nơi chốn. Phát triển nên được xem là quá trình biến đổi, tái phát triển không gian lịch sử, là một cơ hội để những thiết kế mới giải phóng được tiềm năng kinh tế và văn hóa của khu vực.
Công trình mới nên phối hợp và kết nối chứ không phải sao chép phong cách kiến trúc cổ điển. Quan điểm mới về di sản kiến trúc cho phép khối công trình mới mang tính đương đại, thể hiện được bước phát triển tiến bộ trong ngôn ngữ kiến trúc và công nghệ xây dựng. Sự tự tin và thành thật trong ngôn ngữ kiến trúc hiện đại sẽ được thế hệ tương lai đánh giá cao.
H N
Nhiều công trình phát triển sau này quanh khu trung tâm hành chính là những ví dụ cực đoan trong cách xử lý mối quan hệ với kiến trúc lịch sử theo quan điểm đương thời trên thế giới (English Heritage, Historic Scotland). Tòa nhà Vincom B là ví dụ thể hiện mong muốn cách ly hoàn toàn với quá khứ qua kích thước, vật liệu và phương pháp xây dựng công trình mà không cân nhắc đến cảnh quan khu vực. Ngược lại, cách tiếp cận kiến trúc của tòa nhà Vincom A là copy phong cách cổ điển của những công trình lịch sử hiện hữu.
Tư vấn phải đưa ra một thiết kế có thể kết nối được các kiến trúc cũ và mới với nhau, vừa chọn lọc một cách thông minh những yếu tố thuộc môi trường quanh nó để thể hiện sự tôn trọng và nhạy cảm và không lấn át đối với những giá trị của quần thể công trình lịch sử, vừa mang tính hiện đại, tiêu chuẩn cao để tạo ra sinh khí mới cho khu vực trung tâm thành phố.
2. Mục tiêu
– Phản ánh tốt những yếu tố địa lý và lịch sử của khu vực. – Tọa lạc một cách hài hòa với hình thái của các tòa nhà và đường phố hiện hữu. – Bảo toàn những hướng nhìn quan trọng. – Tôn trọng quy mô của những công trình lân cận. – Tạo ra những hướng nhìn, những bố cục sắp xếp mới để bổ sung vào sự đa dạng và kết cấu của không gian chung. – Sử dụng vật liệu và phương pháp xây dựng có chất lượng tốt bằng hoặc hơn những công trình hiện hữu.
3. Bố trí không gian xây dựng
Thiết kế cần tạo ra sự hấp dẫn đối với các hoạt động trên đường phố, phát huy tối đa cơ hội dành cho các không gian mở mang tính hấp dẫn và đa dụng.
Thiết kế cần phản ánh và làm rõ đặc điểm địa hình và cảnh quan khu đất. Đường Pasteur và Đồng Khởi có độ dốc nhẹ từ đường Lý Tự Trọng xuống đường Lê Thánh Tôn. Đường Pasteur cắt đường Lý Tự Trọng thành một góc tù giúp vị trí này đón nhận
hướng nhìn từ nhiều phía.
– Xử lý tốt các khối công trình ở góc khu đất, ưu tiên tỷ lệ con người, sự tương tác với không gian công cộng. – Cốt nền (vỉa hè hiện hữu) của Trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố làm chuẩn cho cốt nền khu trung tâm hành chính thành phố và cốt nền các tuyến đường xung quanh.
4. Chiều cao, quy mô, tỷ lệ
Tạo ra một sự chuyển tiếp nhạy cảm và thận trọng với những công trình hiện hữu ở trong và ngoài khu đất. Viền tầng và viền mái cần cân nhắc và tôn trọng chiều cao của những công trình chung quanh.
– Cân nhắc việc chia nhỏ các khối nhà, tránh để cấu trúc mới áp đảo không gian hiện hữu, giúp bảo toàn tầm nhìn, ánh sáng cũng như sự riêng tư của những tòa nhà lân cận và của chính khu trung tâm hành chính
Chiều dài tối đa của một dãy công trình Chiều dài mặt tiền tối đa của một dãy công trình không được vượt quá 80m để có thể tạo ra tính đa dạng và hiệu ứng thị giác. Ở những vị trí mà mặt tiền khối nhà dài hơn 80m, cần phải tổ chức một không gian đệm với quy mô lớn hơn 100m2, chẳng hạn như hẻm, lối đi, giếng trời hoặc quảng trường để làm giảm chiều dài dãy công trình xuống dưới 80m. Diện tích không gian đệm này có thể nhỏ hơn 100m2 nếu bố trí đoạn nghỉ rộng 4m để phá vỡ tính liên tục của dãy công trình. Page 14
5. Hướng nhìn quan trọng
Đại lộ Nguyễn Huệ là hướng nhìn quan trọng nhất đối với khu trung tâm hành chính cũng như cả thành phố, kết nối hai đầu là bờ sông Sài Gòn với bến Bạch Đằng và tòa nhà UBND hiện tại. Theo quy hoạch khu trung tâm hiện hữu, đường Nguyễn Huệ sẽ được chuyển thành đường ưu tiên cho người đi bộ nên việc bảo tồn hướng nhìn về hai phía con đường phải là ưu tiên hàng đầu. Tượng đài Hồ Chí Minh và tháp chính tòa nhà UBND là điểm tụ của hướng nhìn này và được nhấn mạnh hơn nhờ sự đối xứng của hai tháp phụ, hai dải đường ở hai bên quảng trường và các đường hội tụ từ viền tầng và viền mái của các tòa nhà khách sạn Rex và Vincom.
P Á
mỹ của tòa nhà UBND.
Ở trục đường Lý Tự Trọng, các khối nhà khu trung tâm hành chính cần tạo một khoảng lùi ở độ cao tương ứng với dãy nhà đối diện và tạo sự cân xứng của các đường hội tụ từ chỉ giới xây dựng, viền mái và viền tầng.
H N
Việc xây dựng các công trình cao tầng chen vào cảnh quan phía sau tòa nhà UBND với vị trí không cân xứng, quy mô không đồng đều và phong cách kiến trúc không có ý đồ hỗ trợ đã tạo ra sự rối rắm gây xao nhãng khỏi kiến trúc chất lượng của tòa nhà UBND. – Khối công trình mới phía sau tòa nhà UBND cần phải che được những khối nhà hiện tại lẫn tương lai có thể gây rối hướng nhìn dọc đường Nguyễn Huệ về phía khu trung tâm hành chính, tạo được một phông nền đơn giản, cân xứng, có thể tạo thêm những đường hội tụ để làm nền cho tòa nhà UBND hiện hữu. Chất lượng của hướng nhìn này cần được đảm báo ít nhất trong phạm vi quảng trường tượng đài Hồ Chí Minh mà không bị nhiễu bởi những công trình xây dựng không đúng ý đồ ở phía sau. – Vật liệu lát ngoài công trình nên có màu trung tính, đơn sắc, tiệp với nền trời mây. Cần phải tính đến cảnh quan ban đêm, tránh ảnh hưởng xấu của việc thắp đèn trong khối công trình mới lên thẩm
6. Vật liệu và chi tiết kiến trúc
Nhằm đáp ứng được những đòi hỏi về cảnh quan khu vực miêu tả trong đề bài, việc xác định phương án thiết kế sẽ ưu tiên cho hình khối tối ưu nhất, sau đó mới xác định chều cao, hệ số sử dụng đất và tổng diện tích sàn sử dụng để bố trí các cơ quan vào làm việc trong khu trung tâm hành chính thành phố. Thiết kế khu trung tâm hành chính phải tạo được một ý tưởng tổng thể thống nhất,đồng thời phải có những đặc điểm riêng giúp thông báo ý nghĩa và công năng cho từng thành phần. “Build-out” muốn nói đến các tòa nhà quay mặt ra các không gian công cộng như đường phố hoặc quảng trường được thiết kế thẳng hàng nhằm tạo một ranh không gian công cộng tuyệt đối bằng cách sử dụng chính những mặt tiền thẳng tắp của các toà nhà đó. Build-out tạo cho người đi bộ cảm giác khép kín, cảm giác về phương hướng và dễ dàng nhận biết được đặc điểm của không gian đó. Diện tích mặt tiền nằm trong khoảng cách 9m tính từ ranh trước của khu đất sẽ được liệt kê vào trong diện tích build-out nhằm tăng tính linh hoạt nếu có nhu cầu phát sinh sau này.
– Tổng mặt bằng: tiết kiệm diện tích xây dựng, tận dụng tối đa không gian để dành chỗ cho cây xanh, lối đi. Chú ý dành diện tích cho sân vườn, khoảng trống có thể tập trung đông người trong các dịp tổ chức hội nghị, sinh hoạt thể thao nội bộ... Về chức năng, hoạt động của các sở ngành tuy độc lập với nhau, nhưng dây chuyền công năng cần được nghiên cứu gắn kết để tạo sự hỗ tương tốt nhất trong công việc, dễ dàng thống nhất, tập trung quản lý và sử dụng.
Page 15
Đường Đồng Khởi – Công trình được bố trí mái che ở cao độ ít nhất 3m tính từ mặt tiền. – Tầng trệt có chiều cao từ 4m-6m và khoảng lùi tối thiểu 5m. – Khoảng lùi ở tầng trệt phải tổ chức không gian xanh và/hoặc tạo hoạt động cho tuyến phố. Không cho phép xây dựng các kết cấu cố định hay tạm thời (hàng rào, mái che bãi đậu xe...) trên khoảng lùi này. – Build-out của mặt tiền khối đế phải chiếm ít nhất 80% diện tích mặt phẳng. – Mặt tiền phía trên tầng trệt phải có tỉ lệ rỗng (có cửa sổ, cửa ra vào hoặc tiền sảnh) trên 50% và tỉ lệ rỗng của khối tháp phải từ 50-80%. – Cao độ tầng trệt không được bố trí quá 30cm tính từ vỉa hè. – Màu sắc của mặt tiền phải tuân thủ theo bảng tại Hình 6-6. Không được sử dụng màu sắc lòe loẹt cho bất kỳ phần nào của công trình. Tường của tầng trệt phải sử dụng sắc độ màu 4 hoặc thấp hơn. Khối đế và khối tháp phải sử dụng màu và sắc độ theo Hình 6-6, và khuyến khích khối đế và tháp nên có chung tông màu. Đối với khối đế, màu nền và màu nhấn phải được chọn trong Hình 6-6 và phần diện tích sử dụng màu nhấn phải chiếm dưới 5% tổng diện tích. –
H N
P Á Page 16
Các tòa nhà phía đường Lý Tự Trọng có ranh giới dạng công thự với những khoảng lùi, khoảng sân rộng bao quanh. Tuy nhiên, công trình mới cần tạo ra một ranh giới xây dựng rõ ràng, thống nhất và phù hợp cho khu trung tâm đô thị bằng việc xây sát chỉ giới xây dựng, đồng thời đảm bảo đủ không gian làm việc cho các hoạt động hành chính hiện đại. – Cân nhắc kích thước các cấu phần và chi tiết kiến trúc theo tỷ lệ con người, đặc biệt là tầng trệt. – Khoảng lùi mở ra công cộng phải ở cùng độ cao với đường giao thông hoặc vỉa hè, tùy trường hợp. – Cân nhắc tận dụng mái che, viền tầng, viền mái để tạo ra các đường hội tụ giúp tập trung hướng Màu sắc Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, màu sơn tường công trình được xây mới phải có sắc độ thấp như trong Bảng sắc độ màu tối đa hoặc không quá lòe loẹt, và phải tương thích hài hòa với không gian xung quanh. Về tổng thể, các toà nhà nên sử dụng màu sáng nhằm phản chiếu ánh nắng một cách hiệu quả, nhất là ở vùng khí hậu có nhiều nắng như Tp. HCM. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng kính thì diện tích lắp đặt kính ở mặt tiền phải thấp hơn 80% để tránh hiện tượng chói mắt.
P Á
nhìn trên các trục đường (xem phụ luc). – Khối công trình mới có thể xây vươn lên phía trên tòa nhà 59 Lý Tự Trọng, và có thể bọc tòa nhà trong lớp vỏ công trình để có thể sử dụng nó như một phần nội thất. Trong trường hợp này cần sử dụng vật liệu sao cho thận trọng để hạn chế tối đa sự cản trở tầm nhìn từ bên ngoài. – Cân nhắc tận dụng, tái sử dụng cổng sắt hiện hữu trong một phương án trang trí phù hợp, tại chỗ. – Cần tạo ra lối tiếp cận vệ sinh và bảo trì đến tất cả khu vực thông qua thang thoát hiểm nội bộ. – Đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn, thoát nạn, PCCC, vệ sinh môi trường – Bố trí phòng trung tâm quản lý điều hành hệ thống cấp điện, cấp nước, PCCC, thông tin liên lạc. – Thiết kế sử dụng và tiếp cận cho người mù và người sử dụng xe lăn.
H N
Bảng sắc độ màu tối đa của các vật liệu sơn công trình theo Hệ thống màu Munsell Màu Sắc độ Màu Sắc độ R 6 BG 6 YR 8 B 6 Y 8 PB 4 GY 6 P 4 G 6 RP 4
Thiết kế cần thể hiện rõ ý đồ tương đồng hay tương phản trong cách sử dụng vật liệu mới-cũ và lý giải được lựa chọn về màu sắc. Vật liệu sử dụng cho mặt ngoài công trình phải đảm bảo độ bền, hạn chế chi phí bảo dưỡng định kỳ.
7. Không gian đi bộ
gian khá nhạt nhòa bởi ở đây chừa ra một mặt hầu như trống rỗng làm thay đổi sự nhộn nhịp của tuyến đường (IDOM 167). Trên đường Pasteur phía đối diện cũng là một mảng tường trống khác của một nhà hàng và bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. – Cần tạo ra những kết nối tích cực và thân thiện với không gian bên ngoài mặt khác cần bảo toàn và làm rõ độ dốc hiện hữu (xem), không để những mảng tường trơn quay ra không gian công cộng. – Tại khu đất 213 Đồng Khởi, nếu xây dựng công trình cần xử lý tốt phần tiếp nối với tòa nhà UBND hiện hữu, tận dụng cơ hội khôi phục hoặc gợi nhớ hình ảnh công viên Chí Linh. – Ưu tiên trồng cây vòm lớn, mang dấu ấn lịch sử đô thị Sài Gòn như sao, dầu, me, xà cừ
8. Thiết kế cảnh quan
– Bảo toàn những cây xanh hiện hữu hoặc di dời cây sang vị trí phù hợp nếu việc xây dựng ở vị trí hiện tại là không tránh khỏi. Trồng cây cho bóng lớn trên đường Lý Tự Trọng, cây cho bóng lớn kết hợp cây bụi trên đường Đồng Khởi và Lê Thánh
– Đảm bảo không gian công cộng, bao gồm quảng trường và vỉa hè được kết nối liên tục, chiếu sáng đầy đủ và che chắn khỏi mưa nắng – Hạn chế tối đa những cản trở vật lý và tầm nhìn và đối với người đi bộ, nhất là quanh khu vực đỗ xe và lối ra vào dành cho xe cơ giới. – Thiết kế chiếu sáng theo tỷ lệ con người, cột đèn cao 3,5-4,5 m. Hai mặt bên ô phố khu trung tâm hành chính thuộc đường Pasteur và Đồng Khởi có chất lượng không
Mẫu lưới sắt phủ gốc cây (IDOM
Page 17
Mái vòm, mái che và hành lang Loại 1: Mái vòm Các tòa nhà nhìn ra công viên hoặc quảng trường phải được thiết kế mái vòm. Loại 2: Mái che Nếu công trình nằm trên đường trục chính phải thiết kế mái che phía trên vỉa hè. Loại 3: Hành lang Khu vực vỉa hè đi bộ trong các khu công trình tập trung hoặc khu vực xây dựng quy mô lớn phải bố trí hành lang đi bộ. Nếu bố trí bên trong tòa nhà thì mặt tiền của lối vào phải sử dụng vật liệu kính.
H N
P Á Page 18
Tôn, cây cho bóng vừa trên đường Pasteur (tham khảo thêm phục lục IDOM 89-93). – Hạ ngầm các đường dây trên vỉa hè. – Xác định ít nhất 2 vị trí đặt bảng thông tin du lịch và lịch sử dựa trên những mô tả lịch sử trong phần trên – Đường Đồng Khởi và Lê Thánh Tôn lát đá thiên nhiên 16x16 cho các bề mặt nói chung và khu vực lưu thông bị ảnh hưởng nhiều (lối lên xuống, lính cứu hỏa đi qua, đi bộ đường dẫn), riêng đường Đồng Khởi sử dụng thêm gạch dài 8x32 cho dải mô-tuýp truyền thống Việt Nam. Đường Pasteur và Lý Tự Trọng lát “gạch Sài Gòn” 16x16 thiết kế theo hoa văn truyền thống
P Á
ghế ngồi dạng khối trong suốt
H N
– Bố trí theo nhóm 3 chỗ ngồi để giải trí nói chuyện – Được thiết kế kích thích thị giác về đêm. – Dùng vật liệu poly-carbonat có thể chống chọi với thời tiết và các hành động phá hoại.
IDOM
– Cột đèn, bó vỉa, trạm xe buýt, thùng rác, rãnh nước, ki-ốt bán hàng sơn màu tối. – Thiết kế bến xe buýt, thùng rác: xem phụ lục IDOM 108, 110 – Dọc đường đi bộ Đồng Khởi bố trí các nhóm
– Đường Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn thực hiện thiết kế chiếu sáng dành cho đường đi bộ, tức áp dụng giải pháp treo bắng các sợi cáp, gợi liên tưởng đến kiểu đèn truyền thống Việt Nam hoặc tham khảo mô hình đèn đường thời Catinat. Tại các tuyến đường có chiều rộng vừa phải có thể dùng thiết kế dành cho chiếu sáng đường cơ bản.
9. An ninh
Đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu đất, tìm giải pháp xử lý thận trọng đối với những khu vực tiếp giáp không gian công cộng. Đảm bảo các
lối ra vào có thể đáp ứng được các tình huống xảy ra mối đe dọa từ bên ngoài. – Tính toán phương án an ninh nhiều cấp bậc: toàn khu và từng khối nhà. Tuy nhiên, phương án an ninh không được cản trở quá mức sự di chuyển của nhân viên và khách viếng thăm khi ra vào tòa nhà. – Tích hợp ba bốt bảo vệ hiện trên đường Lê Thánh Tôn vào cấu trúc mới để tạo sự thông thoáng và thân thiện trên vỉa hè. – Bố trí sân đỗ và cất cánh dành cho máy bay trực thăng, có đường hầm băng qua đường Lý Tự Trọng, kết nối an toàn tuyệt đối với đơn vị cần thiết. – Tính toán phương án thoát hiểm khi có sự cố. – Đối với bãi đậu xe ngầm cần có từ hai cầu thang bộ thoát hiểm riêng, khoảng cách từ bất kỳ điểm nào tới cầu thang bộ gần nhất không được bố trí dưới 50m.
10. Không gian nội thất
Cung cấp đủ không gian văn phòng, tiện ích kỹ thuật và đỗ xe tầng hầm cho cán bộ công nhân viên của khối hành chính văn phòng UBND và HĐND (Xem phụ lục). Phân khu chức năng hợp lý, đề xuất vị trí xây dựng Hội trường tối thiểu 300 người phục vụ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố và nhiều phòng họp với sức chứa khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng; đề xuất bố trí khu vực tổ chức phòng truyền thống, phòng tiếp khách, phòng tiệc để tiếp khách quốc tế đầy đủ tiện nghi. Khu hội trường chính được chú ý thiết kế trên cơ sở đa năng, đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt nội bộ và sẵn sàng tiếp đón quan khách, nhân
Page 19
dân khi có yêu cầu. Hội trường phải có sân khấu, hậu trường, trang âm, cách âm hiện đại, nhà vệ sinh, sảnh giải lao, phòng diễn giả, báo đài…, có thể đáp ứng mọi yêu cầu. Việc thiết kế các kho lưu trữ cần được nghiên cứu theo các thiết kế hiện đại nhất nhằm tập trung bảo quản hồ sơ 1 cách tối ưu theo hướng bền vững tương lai và thuận tiện khi tra cứu, sao lục, tránh tình trạng phân tán tản mạn, thường xuyên thay đổi như tập quán chung hiện nay Các khối nhà cần có mặt tiếp xúc với cảnh quan yên tĩnh nội bộ và cả không gian sinh động đường phố. Không gian nội thất phải đảm bảo sự linh hoạt tối đa, thoát khỏi cảm giác hành chính khô cứng. Vị trí và cách sắp xếp nội thất của từng phòng ban sẽ được xác định trong giai đoạn thiết kế chi tiết, tuy nhiên thiết kế giai đoạn này cần phải tạo ra những góc nhìn đa dạng trong không gian làm việc chung cũng như cá nhân. Hướng dẫn lối đi và địa điểm rõ ràng ở trong lẫn ngoài công trình.
P Á
việc theo ý tưởng cơ bản và chung nhất để dành cơ hội cho việc điều chỉnh không gian trong tương lai. Tận dụng vách tường có thể tháo lắp ở những vị trí cho phép.
12. Thiết kế bền vững
H N
11. Thay đổi và thích nghi
Trong tương lai các bộ phận làm việc trong khu trung tâm hành chính có thể thay đổi không chỉ ở quy mô mà còn cơ cấu tổ chức, phương án thiết kế do đó phải đáp ứng được sức chứa trước mắt theo yêu cầu nhưng cũng phải chỉ ra những phần nào có thể thay đổi để đáp ứng những nhu cầu tương lai trong khi vẫn duy trì được ý tưởng ban đầu. Không gian nội thất phải cho phép tái sắp xếp dễ dàng.
– Ưu tiên phương án mang tính mở, hữu cơ và linh động đối với không gian nội thất; tính toán điều khiển ánh sáng, nhiệt độ cục bộ. Bố trí bàn làm
Thiết kế cần hướng đến mục tiêu tạo ra môi trường trong lành, thoải mái và đạt hiệu suất cao trong sử dụng năng lượng, định vị một hình ảnh rõ ràng về tính bền vững để làm một ví dụ tiến bộ cho thành phố lẩn đất nước. – Cần thiết kế cho khả năng cách nhiệt tốt, để hạn chế nhiệt độ ban ngày và tận dụng tối đa ánh sáng và không khí tự nhiên. > Tính toán phương án thoát nước, cân nhắc các công nghệ thu, lọc và tái sử dụng nước mưa cho các tiện ích trong công trình, tưới cây hoặc cho thoát nước từ từ. > Cân nhắc sử dụng công nghệ xanh như mái xanh, tường xanh, năng lượng tái tạo > Sử dụng vật liệu lâu bền phù hợp tiêu chuẩn và điều kiện khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh, vật liệu lát vỉa hè có khả năng thấm hút bề mặt.
Page 20
P Á
Đường Pasteur – Tạo các mảng xanh và trồng cây xanh – Giảm số làn xe xuống còn 2 làn – Di dời các phần đậu xe trên đường – Mở rộng vỉa hè – Tạo khu vực mặt tiền cho sinh động – Sử dụng dãy cây xanh như một phần đa chức năng
H N
Page 21
H N
P Á
Đường Đồng Khởi – Hầu hết các cây Bò Cạp Vàng trên đường Đồng Khởi hiện nay được trồng kết hợp với các cây xanh đề xuất, duy trì bản sắc địa phương (1). – Các cây như Cassia grandis (cây Ô môi), có thể được chọn để tăng cường cảnh quan trong không gian mở, cho bóng mát lớn hơn, không khí mát mẻ hơn và đáp ứng các môi trường vi mô (2).
– Các cây hoa như Osaka (hoa đỏ) đánh dấu các ngã tư và lối vào đường Đồng Khởi (3). – Các yếu tố thành phần thẳng hàng màu xanh làm nổi bật phối cảnh của Đồng Khởi (hình dưới cùng).
Page 22
P Á
Ví dụ về cách kết hợp vật liệu
H N
Bảo tàng Quốc gia Anh
Bảo tàng Do Thài, Berlin
Pei Cobb Freed, New York
Bảo tàng Quốc gia Singapore
Bảo tàng Do Thài, Berlin
Bảo tàng Quốc gia Singapore
Page 23
P Á
Ví dụ về cách sử dụng không gian phía sau và trên công trình hiện hữu (tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng)
H N
The Iron Foundry, Na Uy
The Iron Foundry, Na Uy
Winslan House, Singapore
Giải pháp tạo khoảng trống tại một góc công trình: Tòa nhà trụ sở truyền thông của nhà xuất bản Axel Springer, Berlin (trái) và Tòa nhà khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Rutgers (phải)
Page 24
H N
P Ă Page 25
P Á
V THAM KHẢO
Bản đồ 1958, Tỷ lệ xích 1:10.000, Nha Địa-Dư Quốc-Gia thiết lập, vẽ và phát hành, Ấn hành lần thứ nhất năm 1958, Thiết lập trên hệ thống U.T.M., Điều chỉnh năm 1956 bằng phi ảnh tỷ lệ xích 1: 15.000 của Viện Địa dư Pháp chụp năm 1953, Bổ túc trắc họa Đô Thành năm 1957 Cổng thông tin điện tử Sài Gòn, Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố (Dinh Xã Tây), http://www.saigon24h.vn/home.php?left=cnsg&cat_id=437&mid=3&nid=155
H N
English Heritage, & CABE (2002, January 1). Building in ontext: New development in distoric areas. http://www.building-in-context.org/_documents/BiC_ NewDevelopmentInHistoricAreas.pdf George Krizansky, National Defense Building was intentionally burned to prevent capture of documents, Vietnam Center and Archive https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8345453164/in/set-72157632427779423 https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8345454560/in/set-72157632427779423 Guide practique, reseignements et adresses, Saigon. Édité par J.Aspar, Imprimeur - Libraire, 24 rue Catinat - Saigon
Historic Scotland, New Design in Historic settings, http://www.historic-scotland.gov.uk/new-design-in-historic-settings.pdf
L. de Coincy, Quelques mots sur la Cochinchine en 1866, trang 94 95, http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k58377522/f55.image.r=%22Direction%20de%20 l%27Int%C3%A9rieur%22.langFR Lê Quang Ninh và Stéphane Dovert, Saigon: Architectures 1698-1998, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1998
Major Projects Victoria, Flinders Street Station design competition brief, http://www.majorprojects.vic.gov.au/__data/assets/pdf_file/0006/457935/DOT-Studio-20120620FSSDC-Design-Brief-ver094-dated-20-Jun-2012.pdf Nguyễn Đức Hiệp, Saigon Đường Catinat đầu thế kỷ 20, http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/catinat-dau-the-ky-20-p1 http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/catinat-dau-the-ky-20-p2 http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/catinat-dau-the-ky-20-p3
Philippe Devillers, Người Pháp và nười Annam - Bạn hay thù? 1998, dịch và xuất bản tiếng Việt: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006 Trần Hữu Quang, Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012
Tuổi Trẻ, Một trụ sở to hay nhiều trụ sở nhỏ?, 01/12/2013, http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=582972
Tuổi Trẻ, Công viên Chi Lăng đã biến dạng, 8/7/2010, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/388888/Cong-vien-Chi-Lang-da-bien-dang.html
Page 26
P Á
VI Sản phẩm
Thuyết minh ý tưởng
Bản thuyết minh gồm các phân tích, giải thích và lý luận các nội dung ý tưởng do nhóm nghiên cứu đề xuất. Thuyết minh được lập trên khổ giấy A3, in ngang.
Các bản vẽ
Bản vẽ 1: tổng mặt bằng tỉ lệ 500/1 có thể hiện sơ đồ vị trí, giới hạn khu đất tỉ lệ 2000/1 hoặc 5000/1. Bản vẽ 2: bao gồm các nội dung đề xuất ý tưởng về tổ chức không gian, phân khu các khu vực bảo tồn và xây dựng mới. Bản vẽ 3: các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt triển khai tỉ lệ 200/1 hoặc 500/1, phối cảnh, chi tiết minh họa các ý tưởng.
Mô hình
H N
Sa bàn tỷ lệ 500/1 cho khu vực nghiên cứu để minh họa cho ý tưởng thiết kế.
Đĩa CD
Chứa bản thuyết minh bằng chương trình Microsoft Powerpoint và file các bản vẽ.
Page 27
P Á
VII phụ lục
• Trích dẫn quy hoạch khu trung tâm hiện hữu 2012: Những nguyên tắc chính của điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới đối với công trình lịch sử Hướng dẫn thiết kế vỉa hè, hàng rào, các thiết bị hạ tầng bên ngoài tòa nhà, cây xanh Bảng những vấn đề cần xem xét trong quy hoạch phát triển Đánh giá năng lực môi trường của dự án đầu tư phát triển • Quy định về diện tích sàn sử dụng cho các cán bộ công chức khối hành chính HĐND-UBND TP • Yêu cầu về tổ chức nhân sự khối hành chính UBND và HĐND TP
H N
giải thưởng thời gian biểu
Page 28