Ancient Giac Lam Pagoda

Page 1



1


2


3


4


5

10 /

20 18


6

08

10

Chùa Tổ ình Giác Lâm

13

Phái Thiền Lâm Tế

14

Ý nghĩa tên Giác Lâm

16

18

Bối cảnh lịch sử Những ợt trùng tu Những sư trụ trì


7

60

24

62

Ä?ầu kèo chấm tráť— Ráť“ng

64

Bao lam thĂ nh váť?ng

26

Váť‹ trĂ­

68

HoĂ nh phi “Ä?ấo MấchTrĆ°áť?ng HĆ°ngâ€?

28

Bản áť“ cĂĄc khu váťąc

70

PhĂš iĂŞu

30

SĆĄ áť“ chĂša chĂ­nh

32

Kiến trúc khu Tam Bảo

46

Cáť•ng nháť‹ quan

52

54

Tưᝣng tháť?Hiᝇn váş­t cáť•

56

Báť™ tưᝣngTháş­p bĂĄt A-la-hĂĄn láť›n

58

Báť™ Tưᝣng 5 váť‹


8


9


CHÙA CHÙA

寺寺

TỔ

祖祖

ĐÌNH

庭庭

GIÁC GIÁC

覺覺

LÂM LÂM

林林

10


11

CHÙA

TỔ

ĐÌNH

GIÁC

LÂM

xưa

tổ

rộng

ngộ

san

mái

truyền

trang

nhơn

trăn

ngói

thừa

nghiêm

sanh

trở,

màu

Đạo

hoằng

phật

đạo

rêu

Bổn

đạo

ý

pháp

phủ

Nguyên

pháp

truyền

bình

“TỪ KÍNH”


12

CHÙA TỔ ĐÌNH GIÁC LÂM

Người dân nơi đây quen gọi là chùa Giác Lâm, bên cạnh đó ngôi chùa này còn là tổ đình của phái Lâm Tế dòng đạo Bổn Nguyên ở Nam Bộ. Chùa Giác Lâm do sự truyền thừa nhiều đời trụ trì nên đã được gọi là Tổ đình Giác Lâm.Do đó, chùa Giác Lâm hay Tổ đình Giác Lâm đều là đúng cả. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.


dòng Đạo Bổn Nguyên

13

Tổ Tông-Viên Quang, đệ tử của thiền sư Phật Ý, được cử về trụ trì chùa Giác Lâm, trở thành người trụ trì đầu tiên và là tổ khai sơn của ngôi tổ đình của dòng đạo Bổn Nguyên ở Gia Định, là ngôi chùa cổ nhất thành phố hiện nay... Trong thế kỉ XVII, trong tỉnh hình đất nước ta bị chia cắt – Trịnh Nguyễn phân tranh, , nhiều nhà sư Trung Quốc đã du nhập các phái Thiền Lâm Tế và Tào Động vào Đang Trong, làm cho Phật giáo ở đây thêm phát triển và các chùa tháp do vậy cũng mọc lên nhiều. Hai dòng thiền này là chỗ dựa tinh thần của quần chúng trong một xã hội phân hóa trầm trọng. Thiền sư Linh Nhạc-Phật Ý, là vị thiền sư thuộc thế hệ truyền thừa thứ 35, thuộc dòng đạo Bổn Nguyên, phái Lâm Tế, gốc từ Tổ Nguyên Thiều, một trong những vị được xem là sơ tổ hoằng truyền PG vào vùng đất Đàng Trong. Chú thích: Chùa là nơi thờ tự, tu hành của Phật Giáo. Tổ đình là ngôi chùa Tổ, nơi bắt nguồn của một pháp phái do 1 vị tổ sư khai sáng.

Sư trụ trì Huệ Sanh, đời thứ 42, trụ trì năm 1974-1998

PHÁI THIỀN LÂM TẾ


14

Ý NGHĨA TÊN GIÁC LÂM

RỪNG GIÁC NGỘ / RỪNG DÂY GIÁC


15

Lá cây Bồ Đề / Lá cây Giác Ngộ

Dây Giác / Loại dây giống dây Nho Rừng

Vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm. “Giác Lâm” có một ý nghĩa cao siêu đó là “Rừng giác ngộ” bởi buổi đầu chùa không có Cổng Tam Quan và hàng rào ngôi chùa như hòa vào thiên nhiên trải rộng của đồng bằng Nam bộ. Theo lời kể của các vị Tổ cho biết chỉ có lũy tre ngoài vườn chùa, bên cạnh các loại cây ăn quả trồng xen nhau như: lêki-ma, nhãn, xoài, vú sữa… một mãnh đất nhỏ phía dưới trồng rau xanh. Ngoài ra, lẫn vào đám cỏ dại um tùm mọc lan tràn quanh năm là loại dây leo mà đặc biệt nhất là dây giác (dây giác là một loại dây leo, lá giống lá nho, trái giống trái nho, nhưng phần đầu mỗi trái đều lõm vào. Khi chưa chín màu xanh, khi chín có màu nâu đỏ, ăn có vị chua chát, có người gọi là nho rừng). Bên cạnh đó còn có một ý nghĩa khác, cụ thể và nôm na là một rừng dây giác bao quanh đây khi vị Thiền sư là Viên Quang về trụ trì chùa đã gợi ý thêm cho Thiền sư trong việc quyết định đổi tên chùa Cẩm Đệm.


16


17

LỊCH SỬ


18

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÁC ĐỢT TRÙNG TU CÁC ĐỜI TRỤ TRÌ

BỐI CẢNH LỊCH SỬ NĂM 1744: Năm Giáp Ngọ (1744), chúa Võ vương tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành một nước riêng biệt, coi như ngang hàng với Đàng Ngoài chớ không chịu thần phục vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nữa. Chúa đã cho mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, phát động phong trào di cư đông đảo đến huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn của phủ Gia Định, tức vùng đất Sài Gòn - Gia Định sau này. Dân chúng từ các địa phương miền Trung nước Việt và vùng Đồng Nai di chuyển đến huyện Tân Bình.

NHỮNG ĐỜI TRỤ TRÌ: Chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì: Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang đời thứ 36, trụ trì năm 1774 – 1827; Tiên Giác – Hải Tinh đời thứ 37, trụ trì năm 1827 – 1869; Minh Vi – Mật Hạnh đời thứ 38, trụ trì năm 1869 – 1873; Minh Khiêm – Hoằng Ân đời thứ 38, trụ trì năm 1873 – 1903; Như Lợi đời thứ 39, trụ trì năm 1903 – 1910; Hồng Hưng – Thạnh Đạo đời thứ 40, trụ trì năm 1910 – 1949; Nhựt Dần – Thiện Thuận đời thứ 41, trụ trì năm 1949 – 1974; Lệ Sanh – Huệ Sanh đời thứ 42, trụ trì năm 1974 – 1998. Viện chủ chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Trung, trụ trì là Đại đức Thích Từ Tánh, phó trụ NHỮNG ĐỜI SƯ THẦY TRỤ TRÌ: Năm 1744, cư sĩ Lý Thoại Long trì là Đại đức Thích Từ Trí. phát tâm quyên góp khởi dựng ngôi chùa Giác Lâm trên gò Cẩm Sơn cao ráo.Sau khi lập chùa được giao cho một vị thiền Các vị cao tăng này đã có nhiều đóng góp lớn trong việc sư pháp hiệu là Phật Ý- lúc bấy giờ là trụ trì chùa Sắc Từ Từ hoằng pháp, đào tạo tăng ni và in ấn kinh sách tại chùa Giác Ân. 1744-1774: Giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trịnh Nguyễn Lâm. Vì vậy, chùa đã nhanh chóng trở thành ngôi tổ đình, một phân tranh. Năm 1771, Tây Sơn bùng nổ. trung tâm của Phật giáo Nam Bộ qua nhiều thời kỳ. Ngoài ra, các vị hòa thượng trụ trì đã có công lao rất lớn trong việc Đến năm 1774, Thiền sư Phật Ý giao cho đệ tử là thiền sư trùng tu để giữ gìn và phát triển ngôi cổ tự Giác Lâm. pháp hiệu là Viên Quang về trụ trì. Từ khi thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa Giác Lâm trở thành một ngôi già lam sung NHỮNG ĐỢT TRÙNG TU: Từ khi xây dựng đến nay chùa đã túc. Với khả năng Hán học và Phật học của thiền sư, chùa được trùng tu 3 lần vào những năm 1799-1804; 1906-1090 và trở thành một Phật học xá, thu hút chư tăng khắp nơi về tu đầu năm 1999. Qua hai giai đoạn tạc tượng, giữa thế kỷ XVIII học. Ngài cũng là người bạn tâm giao với Trịnh Hoài Đức, được và đầu thế kỷ XIX, tất cả những công trình nghệ thuật này có sự góp sức của tổ Viên Quang ( giai đoạn 1) và tổ Hồng triều đình Huế phong làm Tăng cang. Hưng ( giai đoạn 2) rất nhiều.


19

Người Minh Hương

Chùa Giác Lâm không phải do người Việt khởi dựng, mà là người Hoa. Mùa Xuân năm Giáp Tý (1744), đời vua Thế Tôn năm thứ bảy, ông Lý Thụy Long người ở xã Minh Hương (nơi những người Hoa sinh sống) quyên tiền của xây dựng nhà chùa trang nghiêm, cửa thiền u tịch. Lúc đầu chùa mang tên Sơn Cang, còn gọi là Cẩm Đệm. Tên Giác Lâm được có từ năm 1774. Lúc này chùa chỉ là một cái am thờ của người Minh Hương, cất bằng cây thường và không mỹ thuật, cột kèo bằng cây tạp nên dễ hư mục. Khác với nhiều ngôi chùa Hoa do người Hoa xây dựng, thường mang nét kiến trúc Hoa và tín đồ đến chùa đa số là người Hoa (chùa Ngọc Hoàng là một thí dụ), chùa Giác Lâm qua nhiều lần trùng tu mang nét kiến trúc Việt nhiều hơn và Phật tử đến đây cũng đa số là người Việt.


Cái Am thờ của người Minh Hương

20

1744

Giai oạn lịch sử ầy biến ộng, Trịnh Nguyễn phân tranh

Hồng Hưng Thạnh Đạo

19010

1909 Trùng tu lần 3

Kết thúc

1939

1771

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

1774

Tổ Tông Viên Quang

1906

Trùng tu lần 2

Như Lợi

1903 1945 Nhựt Dần Thiện Thuận

1949

Khá


Trùng tu lần 1

1798

Đàng Trong hơi yên ổn, Nhà Nguyễn thu phụ gần hết Việt Nam

xâm lược áng chiến chống Pháp

1804

21

Tiên Giác Hải Tịnh

Kết thúc

1827

Minh Vy Mật Hạnh

Minh Khiêm Hoàng Ân

1869

1873

1858

Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam

Lệ Sanh Huệ Sanh

1974

1975 1998

Kết thúc


22


23


24


KIẾN TRÚC

25


CHÙA TỔ ĐÌNH GIÁC LÂM

Giờ mở cửa: 7AM- 9PM Số 565, ường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh

Cơ u  g Đườn

覺 林


g Địa Đường On

Đườ n g O n g Địa

Gò Cẩm Đệm

Đường Lạc Lon g Quân

ng

Đườ

Gò Cẩm Đệm

Đường Trần Văn Quang

Lạ c Lon

n

gQ uâ

u Cơ ng  Đườ


11

2

10 9

6 3

5

1


13 14

15 12

16

17 8 4

7

Theo năm tháng,tuy cảnh quan ngôi chùa có phần biến đổi, nhưng cho đến nay, vẫn giữ lại các khu vực chính: Khu tháp Ngũ gia tông phái, khu vực vườn chùa, khu vực tháp cổ và khu vực chùa chính.

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Cổng Tam Quan mới Tháp Ngũ Gia Tông phái Đài Quan Âm Cổng Tam Quan cũ Bãi gửi xe Khu tháp tổ 1 Khu tháp tổ 2 Phật A Di Đà lộ thiên Cổng Nhị Quan

10 11 12 13 14 15 16 17

Tượng Phật Quan Âm đá màu Cây Bồ Đề Phật Di Lặc Khu Tam Bảo Nhà thờ cốt Khu tháp tổ 3 Miếu Linh Sơn Thánh Mẫu Cửa hàng bán đồ lưu niệm


CÂY BỒ ĐỀ

30

CỔNG NHỊ QUAN


KHU TAM BẢO

SƠ ĐỒ CHÙA CHÍNH

31

SÂN VƯỜN : tạo sự thoáng mát, có cây bồ đề, tượng Phật Di

TƯỢNG BỒ PHẬT DI LẶC

Lặc và Phật Bồ Tá đá màu. Trước sân là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá màu. Đặc biệt ở sâVn vườn có cây bồ đề cao lớn do ngài Narada (Srilanka) tặng. Ngài Narada đã cùng Hòa thượng Hồng Từ và Sư Bửu Chơn đích thân trồng cây bồ đề tại đây vào ngày 24-6-1953.

TƯỢNG BỒ TÁT ĐÁ MÀU

KHU TAM BẢO bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa.

VƯỜN CẢNH

SÂN THƯỢNG

CHÍNH ĐIỆN

TỔ ĐƯỜNG

TRAI ĐƯỜNG

GIẢNG ĐƯỜNG SÂN THIÊN TĨNH

TĂNG PHÒNG


TỔ ĐƯỜNG

32

CHÍNH ĐIỆN

TRAI ĐƯỜNG


SÂN THIÊN TĨNH

GIẢNG ĐƯỜNG

KIẾN TRÚC KHU TAM BẢO Chùa Giác Lâm nằm theo hướng Bắc Nam, chính điện hướng về phía Nam. Khu Tam Bảo bao gồm 3 nếp nhà nối nhau, có cấu trúc mặt bằng dạng chữ “tam” theo thứ tự từ trước ra sau gồm: chánh điện, tổ đường, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa. Giảng đường được nối với nhà Trai thông qua một sân Thiên Tĩnh có tác dụng lấy ánh sáng cho ngôi chùa.

TIÊN BÁI TỔ HẬU BÁI PHẬT MẶT BẰNG KHU TAM BẢO

33


KIỂU NHÀ BÁT DẦN 34

Sự bố trí khối nhà liên hoàn giáp mái với nhau

KIỂU NHÀ NỐI ĐỌI Sự kết nối hai khối nhà qua hành lang bên hông


KHÔNG GIAN TỐI / TẠO VẺ THÂM U

Nơi thờ tự, ngự của các vị Phật, thánh, thần... nên tạo sự trang nghiêm, linh thiêng

35


36

CỘT KÊ: Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và vững vàng. Để chống mục chân cột gỗ do ứ nước, đồng thời chống mối mọt phá hoại (cách ẩm), các loại “tán đá” đã được sử dụng. Lõm giữa này có để tăng độ ổn định chân cột khi có chấn động do gió bão, tránh chuyển vị tức thời. BỘ KHUNG SƯỜN CỦA CHÙA GIÁC LÂM ÍT ĐƯỢC CHẠM TRỖ: lý do: Kiến trúc đình chùa trong buổi đẩu định cư tại

vùng đất này, tổ tiên ta thường sử dụng bộ khung sườn thuần gỗ. Về cách thức sử dụng bộ khung sườn gỗ, tuy có phần giống cấu trúc gỗ của đình chùa Bắc Bộ, nhưng xuất phát từ điểm có khác : gỗ sử dụng cho đình chùa Bắc Bộ thường không phải được khai thác tại chỗ mà do các đại thí chủ xuất tiền ra mua từ xa về với giá thành cao, công chăm chút và chạm trỗ khá công phu. Ngược lại, gỗ sử dụng trong kiến trúc đình, chùa tại Nam Bộ ( buổi đầu ) thường được dân làng hoặc bá tánh khai thác, tận dụng tại chỗ trong quá trình khai hoang, nên giá thành của chúng là không đáng kể. Phải chăng vì vậy mà trong kiến trúc nhà cửa, đình, chùa, gỗ ở đây được sử dũng lãng phí hơn, và ít được người ta gia công chạm trổ hơn. Cột tròn trước chính điện


CỘT KÊ Cột kê- tảng đá dưới chân cột, chống mục chân gỗ, tăng độ ổn định chân cột

37


38


MÁI NGÓI

MÁI CHÙA 4 VẠT HÌNH BÁNH ÍT

MÁI CHÙA HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN: mái chùa phủ rêu

xanh, ko có dạng vút cong kiêu hãnh, cũng ko có những hàng ngói mũi hài dọc xuôi theo bờ mái cao dốc đứng, mà ở đây là những hàng ngói máng xối, giúp thoát nước nhanh khi có những trận mưa rào.

MÁI CHÙA GỒM 4 VẠT, HÌNH BÁNH ÍT: Các sống mái đều

thẳng và mái lợp ngói âm dương . Ngói âm dương được kết cấu khá hài hòa và đẹp mắt, sự tinh tế, sự sáng tạo của con người đã tạo nên một loại ngói âm dương trở thành đặc trưng, trở thành một nét đẹp văn hóa trong bản sắc người Việt . Mái ngói âm dương ở các công trình kiến trúc cổ mang dáng vẻ cũ kĩ hoài cổ nhưng sự chính bởi vẻ đẹp và sự bền bỉ trường tồn của thời gian mà ngói âm dương vẫn giữ được những giá trị của nó.

NGÓI MÁNG XỐI / MÁI ÂM DƯƠNG

39


40

DIỀM MÁI NGÓI LÒNG MÁNG:Loại hình ngói lòng máng lợp diềm mái thường được tạo bằng kỹ thuật ghép nối. Phần thân ngói và phần đầu ngói, yếm ngói được làm riêng lẻ sau đó gắn ghép vào với nhau. Phần tiếp giáp này được đắp thêm đất sét và được miết kỹ để kết dính hai phần lại với nhau. KĨ THUẬT GỐM SỨ: Điểm đặc sắc trong việc trang trí ngôi

chùa vào nửa đầu thế kỷ XX và còn giữ nguyên vẹn đến nay là chùa đã sử dụng 7.454 đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái v.v…Phần lớn các đĩa kiểu trang trí này được làm tại các cơ sở gốm ở Lái Thiêu, Bình Dương.

Được trùng tu lại nhiều lần, mỗi lần như vậy, trong kiến trúc chùa mang thêm những đặc điểm mới, chứa đựng trong nó những ảnh hưởng văn hóa và lịch sử cùa từng thời kỳ. Chúng ta sẽ ngạc nhiên xiết bao với những hàng chén dĩa kiểu bằng sành sứ, với màu men xanh trắng, được cẩn dọc theo đầu hồi nhà, bên trong và cả bên ngoài cũng như trên vòm cửa ra vào. Sự sáng tạo trong mô típ và cách sắp xếp làm cho đường nét trang trí nổi bật hơn, linh động hơn, tránh sự nhàm chán.


41

Hoa văn trang trí đầu ngói chủ đề chính là hoa cúc

Những viên ngói diềm Phần yếm mái lợp ngói hình ở vị trí đầu lá đề cách điệu tiên trong trang trí hàng ngói hoa văn


42

Mái diềm trên nóc nhà Trai


43

TRANH GỐM SỨ TRÚC LÂM THẤT HIỀN

Tranh bảy ông hiền trong rừng trúc Kỹ thuật gốm sứ địa phương đã được người Việt tiếp tục phát triển và nâng cao qua quá trình tích hợp song song với kỹ thuật gốm sứ truyền thống Việt Nam, nhất là đưa chúng vào lĩnh vực xây dựng, rất nhiều vật trang trí bằng gốm sứ tinh xảo được tìm thấy trong kiến trúc chùa Nam Bộ như bộ “Thất Hiền” trên nóc nhà Trai chùa Giác Lâm.

TRANH GỐM SỨ TRÚC LÂM THẤT HIỀN: Trúc Lâm Thất Hiền là thành ngữ dùng để chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Tàu ngày xưa, vào thời gian giữa những năm 200 - 300 sau Tây Lịch. Bảy người hiền đó là các ông: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm. Gọi là Trúc Lâm Thất Hiền vì bảy ông này hay gặp nhau ở rừng trúc đàn ca, ngâm vịnh, bàn bạc văn chương và say túy lúy.


44

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, còn phổ biến hình tượng “Lưỡng long chầu nguyệt”. Hình tượng này thường thấy phổ biến trên nóc đình, đền, miếu hoặc trên trán bia đá. Biểu tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” thể hiện 2 con rồng ở 2 bên, cùng châu đầu vào mặt trăng ở giữa. Hình tượng rồng thể hiện sức mạnh vũ trụ. Hai con rồng thể hiện tính bao trùm của Âm Dương cùng chầu vào biểu tượng mặt trời là Thái Cực sinh lưỡng nghi (Hai con rồng). Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại.


LƯỠNG LONG TRANH CHÂU

LƯỠNG LONG TRANH CHÂU / LƯỠNG LONG CHẦU MẶT TRỜI

Biểu tượng mong ước hiếu học, đức độ của người Việt

BẦU NƯỚC CAM LỒ / BẦU HỒ LÔ

Biểu tượng của điềm lành

45

“ MẶT TRỜI” / VIÊN NGỌC

Biểu tượng cho nhân văn tri thức và lòng cao thượng


46

CỔNG NHỊ QUAN

Từ năm 1945, cổng nhị quan trước chùa được dựng lên. Quan sát phong cách kiến trúc của chiếc cổng này, người xem sẽ hết sức lý thú vì tính chất tổng hợp văn hóa của nó. Đây là con sư tử chầu hầu hai góc cổng, mang dáng dấp văn hóa Ấn Độ. Kia là đầu rắn Naga cách điệu, mang yếu tố Phật giáo Khmer, rồi những hàng cột trụ vuông, chân cổng dạng chân quỳ, hoa văn hình học, chạm nổi xi măng…là những nét độc đáo thể hiện trang trí Tây phương. Cổng nhị quan còn ghi những hàng chữ Hán cho biết truyền thuyết về một vị Ô quan thái tử đời Đường, người đã đặt cột trụ phướng đầu tiên bên ấy để biểu tượng cho phật pháp được trụ lại.

an lạc”. Những yếu tố văn hóa thể hiện trên cổng nhị quan là sự tổng hợp, tiếp thu và thể hiện tiến trình giao lưu văn hóa bằng cả hoà bình và bạo lực. Nhưng cuối cùng, hồn dân tộc, mà phong tục tập quán cầu mong mọi người được cơm no, áo ấm, được lập lại vào mỗi sáng 30 Tết hàng năm, qua việc ghi lại câu đối mới, dán vào cổng nhị quan này. Cổng nhị quan còn là biểu tượng của hai yếu tố chân đế và tục đế trong giáo lý phật giáo, giữa đạo học siêu việt và đời sống bình thường, mà cũng bộc lộ sự phản kháng lại áp bức, nô dịch dân tộc dưới thời Pháp, với lá chắn bình phong ở giữa và hai cửa hai bên, không có cổng trổ thẳng vào chính điện.

Điều quan trọng với cổng nhị quan này là nơi thể hiện niềm mơ ước của chư tăng -mà cũng là niềm mơ ước vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam -là cầu mong “thiên hạ thái bình, nhân dân

Sự phản kháng dựa vào phong tục kiêng kỵ không trổ cửa chính vào thẳng nhà vì cho rằng quỷ thần thường đi theo đường thẳng.


47

CỔNG NHỊ QUAN XÂY DỰNG BỎ ĐI PHẦN TRUNG QUANG

LÔI VÀO CHÍNH DÀNH CHO NGƯỜI, NGÀY QUAN TRỌNG

KHÔNG TRỔ CỬA CHÍNH VÀO THẲNG NHÀ TRỪ TÀ MA

SỰ PHẢN KHÁNG ÁP BỨC NÔ DỊCH THỜI PHÁP

KHÔNG QUAN

KHÔNG QUAN

TRUNG QUAN


NỀN ĐỎ CHỮ VÀNG Ý CHỈ CỬA CẤM

48

鳥 光 太 子

鳥光太子

旛 神 柱 寶

旛 神 柱 寶

Sự phản kháng thâm thúy đến thiên tử còn không được đi lối này nữa là ...

Ô QUANG THÁI TỬ THIÊN TỬ

BẢO TRỤ THẦN PHAN


49

CHIẾC BÌNH SỨ

Vị trí cao nhấtChiếc bình được tạo tác từ Song Bé, mang tinh thần dân tộc, vượt lên các luồng văn hóa ở các tầng dưới

ĐẦU RẮN NAGA CÁCH ĐIỆU

Yếu tố Phật giáo KhmerBiểu tượng kết nối giữa nhân gian và Niết Bàn

SƯ TỬ CHẦU HẦU

Dáng dấp văn hóa Ấn ĐộBiểu tượng của sức mạnh

Cột trụ vuông, chân đế dạng quỳ, hoa văn hình họcẢnh hưởng phong cách trang trí phương Tây


50

Cổng Nhị Quan


51

NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA THỂ HIỆN TRÊN CỔNG NHỊ QUAN LÀ SỰ TỔNG HỢP, TIẾP THU VÀ THỂ HIỆN TIẾN TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA BẰNG CẢ HOÀ BÌNH VÀ BẠO LỰC.


52

TƯỢNG THỜ

BỘ TƯỢNG THẬP BÁT A-LA-HÁN LỚN

BỘ TƯỢNG 5 VỊ


53

TƯỢNG THỜ LÀ HIỆN VẬT TRONG NGÔI CHÙA CỔ NHẤT THÀNH PHỐ CÒN LƯU ĐẾN NAY


54

TƯỢNG THỜ HIỆN VẬT CỔ


55

SỐ TƯỢNG: Trong số 118 pho tượng hiện còn lưu gi ữ tại chùa, có 113 pho tượng cổ, trong đó có bộ Thập bát La hán, bộ Thập điện và bộ “Phật và Tứ Chúng” (Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền, Văn Thù Sư Lợi, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ tát), là gây được sự chú ý của khách đến chiêm bái nhiều nhất. CHẤT LIỆU: Những pho tượng nhỏ có thể được làm bằng một khối gỗ. Đối với những pho tượng lớn, nhà điêu khắc có thể ghép nhiều mảnh với nhau bằng một cá hay sơn gắn. Sau khi tạc xong, tượng được đem sơn. Mặt và những phần thân lộ ra thường được sơn màu “ tử kim” ( màu của vàng). Áo có màu cánh gián hay đỏ đậm, đôi khi được điểm một vài đường diềm đen.

Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương… Điều đặc biệt là tại chùa Giác Lâm có đến 02 bộ tượng Thập bát La Hán và 02 bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Các pho tượng nổi rõ yếu tố nhân chủng Việt hơn qua bộ tượng La Hán được tạo tác vào đầu thế kỷ XIX. Trang phục đã mất đi những đường nét trên áo, như cổ cao, nút thắt…đậm màu sắc Trung Quốc của bộ tượng La Hán tạo tác vào cuối thế kỷ XVIII, mà được thay vào đấy là những chiếc áo tràng đơn sơ, giản dị. Đường nét nhân chủng học của các pho tượng tạo tác sau này cũng cho thấy khuôn mặt với đôi mắt nhỏ, chân mày xếch và đôi môi mỏng… mang đậm yếu tố Hán đã được thay bằng nét đẹp của người dân Nam bộ, với khuôn mặt tròn, chất phát, hiền hoà.

ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA: Có thể nói, các bộ tượng của chùa đã góp thêm một minh chứng khoa học của việc kế thừa, phát huy, sáng tạo phong cách mới trong nghệ thuật tạc tượng ở Nam bộ vào thế kỷ XVIII và XIX. Có thể thấy ảnh hưởng đối với các tượng, đều có từ hai phía Bắc Nam. Giai đoạn đầu ảnh hưởng ở phía Bắc xuống Trung Quốc có đậm nét, mạnh mẽ hơn, giai đoạn sau ảnh hưởng nhiều của Chămpa và Campuchia ( phía Tây và Nam). Qua nghệ thuật điêu khắc, kỷ thuật chạm, hoa văn trang trí thể hiện những phong cách mới trong nghệ thuật tạc tượng ở Nam Bộ vào thế kỷ XVIII và XIX. Là hiện vật trong ngôi chùa cổ nhất thành phố còn lưu đến nay, bản thân các pho tượng cũng đã có tuổi cao ( 240 năm) so với các tượng cố khác trong thành phố. Qua bộ tượng còn đánh dấu bước đầu di dân của người Việt đến định cư tại vùng đất mới.

A-la-hán: A la hán chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng. Sát tặc là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Vô sanh đồng nghĩa với Niết bàn. Nghĩa là các Ngài không còn sanh tử luân hồi. Ứng cúng là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường. Tuân theo sự chỉ dạy của đức Phật, các vị A La Hán không về Tây Thiên mà ở lại thế gian để hộ trì chính pháp. Nguồn gốc của các vị A La Hán xuất phát từ nội dung được viết trong sách Pháp Trụ Ký do Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Từ khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18.

Trong chính điện có bày nhiều tượng đẹp khá lớn: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long đúc bằng đồng… Ngoài ra còn có tượng Mười Tám Vị La Hán, tượng Thập Điện Diêm


56

THẬP BÁT A LA HÁN

MƯỜI TÁM VỊ A LA HÁN

十 八 阿 羅 漢


57

Ý NGHĨA ALAHÁN

SÁT TẶC GIẾT SẠCH HẾT GIẶC PHIỀN NÃO TRONG TÂM

VÔ SANH CÁC NGÀI KHÔNG CÒN SANH TỬ LUÂN HỒI

ỨNG CÚNG CÁC NGÀI THẬT XỨNG ĐÁNG CHO TRỜI NGƯỜI CÚNG DƯỜNG


58

Đại Thế Chí Bồ Tát cưỡi sư tử tay cầm cuốn thư

Quan âm Bồ Tát cưỡi sư tử tay cầm cuốn thư

BỘ TƯỢNG 5VỊ Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng 6ngà

Phật ADiĐà

Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử tay cầm nhành Như Ý


59

PHỔ HIỀN

THẾ CHÍ

BÊN PHẢI PHẬT ADIĐÀ

Bộ tượng 5 vị chùa Giác Lâm, được xem là bộ tượng đặc biệt nhất, được tạc bằng gỗ mít nài, thếp vàng, cao 0,80m. Tượng Thích Ca đặt giữa, ngồi trên tòa sen làm bệ đỡ, cao hơn các tượng khác. Bố cục bệ hình thang nên dáng ngồi vững chãi; 4 tượng Bồ-tát đều ngồi một bên lưng con vật. Phổ Hiền Bồtát ngồi trên mình voi, tay cầm nhánh sen hồng. Đại Thế Chí Bồ-tát và Quan Thế Âm Bồ-tát cưỡi sư tử, tay cầm cuốn thư, Văn Thù Bồ-tát, tay cầm nhành như ý, cưỡi sư tử. Các con

QUAN ÂM

VĂN THÙ

BÊN TRÁI PHẬT ADIĐÀ

vật đều nằm trong tư thế phủ phục.Bộ tượng 5 vị xuất hiện ở Nam Bộ trong giai đoạn đầu thế kỷ XIX, tức giai đoạn mở đầu triều đại nhà Nguyễn. Cùng với phong cách nghệ thuật của mình, bộ tượng 5 vị đã góp vào dòng sinh hoạt văn hóa thời Nguyễn thế kỷ XIX những đường nét mới lạ, tiêu biểu và thể hiện rõ tinh thần nhập thế và tính chất dân gian của Phật giáo ở Nam Bộ.


60


Đầu kèo chạm trổ Rồng

61

Bao lam thành vọng Hoành phi “Đạo Mạch Trường Hưng”

Phù iêu


62

Đầu kèo chạm trỗ Rồng trước chính điện

Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng (như rồng Trung Hoa). Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (có người goi là mào lửa) chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài. Mỗi đầu kèo mái đều tạc dạng đầu rồng .Rồng thời Nguyễn có dáng vẻ uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh. Phần lớn mình rồng không dài, mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra phía sau, mắt to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh, vây trên lưng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Dù có bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Bắc, với nghìn năm Bắc thuộc, nhưng hình tượng rồng ở Việt Nam vẫn mang dáng vẻ riêng, bản sắc riêng, thể hiện chiều sâu văn hóa tâm linh của cư dân thuộc nền văn minh lúa nước. Bên cạnh đó còn biểu hiện của cư dân ở một đất nước có nhiều sông, suối, biển cả.

ĐẦU KÈO CHẠM TRỔ RỒNG

Ở những nơi tôn nghiêm linh thiên có Rồng ngự trị

Mồi đầu kèo mái đều chạm trỗ Rồng


63


64

BAO LAM THÀNH VỌNG

Bao Lam là khung chạm trổ giữa cột

Toàn chùa có 09 bao lam thành vọng

Bao lam thành vọng ở nhà Giảng

Toàn chùa có 9 bao lam thành vọng, với lối chạm khắc theo hai phương pháp chính: hoàn chỉnh tác phẩm bằng nhát đục và áp dụng lối tế kiểu, khách tham quan sẽ thấy lòng thanh thoát hơn khi nhìn những chú chim sâu, ngậm mồi trên chiếc mỏ nhỏ xíu của mình, chân đặt trên cành trúc mảnh mai thắm đượm màu sắc quê hương.

Tại chính điện, nghệ thuật chạm khắc cổ còn được thể hiện trên các bao lam bàn thờ với nhiều đề tài phong phú về hoa, lá, thú vật, chim muông thể hiện tín ngưỡng, văn hóa dân gian vùng miền. Và nổi bật hơn hết, các bao lam bàn thờ này đã tự nói lên vùng đất Nam bộ đầy đủ nhất bằng hình ảnh những đóa mai đang nở ấy.


65


66

ĐỀ TÀI PHONG PHÚ, ĐA DẠNG

VỀ ĐỘNG VẬT LONG, LÂN, QUY, PHƯỢNG, SÓC ...

VỀ THỰC VẬT SEN, TÙNG, GIÁC, HOA TẠNG ...

BAO LAM TỨ LINH Toàn chùa có 9 bao lam thành vọng, với lối chạm khắc theo hai phương pháp chính: hoàn chỉnh tác phẩm bằng nhát đục và áp dụng lối tế kiểu, khách tham quan sẽ thấy lòng thanh thoát hơn khi nhìn những chú chim sâu, ngậm mồi trên chiếc mỏ nhỏ xíu của mình, chân đặt trên cành trúc mảnh mai thắm đượm màu sắc quê hương. Tại chính điện, nghệ thuật chạm khắc cổ còn được thể hiện trên các bao lam bàn thờ với nhiều đề tài phong phú về hoa, lá, thú vật, chim muông thể hiện tín ngưỡng, văn hóa dân gian vùng miền. Và nổi bật hơn hết, các bao lam bàn thờ này đã tự nói lên vùng đất Nam bộ đầy đủ nhất bằng hình ảnh những đóa mai đang nở ấy.


67

CÓ 3TẤM BAO LAM CHẠM LỘNG THẾP VÀNG

Tứ Linh, Thể hiện Cửu Long, tín Tứ Quý ngưỡng văn hóa dân tộc


68

HOÀNH PHI ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO CHIỀU NGANG

THƯỜNG KHẮC 03 ĐẾN 04 CHỮ ĐẠI TỰ

HOÀNH PHI “ĐẠO MẠCH TRƯỜNG HƯNG”


69

ĐẠO MẠCH TRƯỜNG HƯNG NGUỒN ĐẠO HƯNG THỊNH MÃI

ĐƯỢC TREO TRÊN BÀN THỜ CHUẦN ĐỀ

CHỦ ĐỀ NGŨ PHÚC HÌNH TƯỢNG 5 CON DƠI

Hoành phi là những tấm biển gỗ có hình thức trình bày theo chiều ngang treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, từ đường... Thường ở trên đó khắc từ 03 đến 04 chữ đại tự. Ngoài tượng tròn còn có hoành phi, bao lam cửa võng, phù điêu chạm nổi trên các hàng cột. Toàn bộ chùa có 23 bức hoành phi được dâng cúng bằng gỗ, thường khắc nổi chữ Hán, chạm nổi hoa văn nên rất có giá trị.Từ những tấm hoành phi toàn chữ Hán, đến một số hoành có đưa vào một ít chữ Việt, qua việc ghi năm tháng tạo tác; đến những bức hoành bằng Việt ngữ… Đó là quá trình khẳng định dân tộc tính, mặc dù đã có không ít hoành phi (trong số 22 bức ) đã thể hiện trong nó phong cách Trung Quốc đậm nét, qua hoa văn nặng màu sắc cung đình phong kiến. Nghệ thuật cẩn ốc trên hoành còn giới thiệu một giai đoạn thịnh trị của lối trang trí này dưới triều Nguyễn.


70

Phù điêu chạm trổ mây

Ngoài việc làm nền cho các câu đối, phù điêu trên coojt còn gây nhiều chú ý và phải thừa nhận rằng qua các phù điêu, tính chất dân gian của Phật giáo Nam Bộ được nổi rõ. Đây là những phù điêu chủ đề Bát Tiên, Rồng Phượng, Thập A La Hán.... Đề tài có tính chất ước lệ và trang nghiêm này được đặt có chủ ý 2 bên bàn thờ chính điện.

PHÙ ĐIÊU TRÊN CỘT

Phù điêu là hình chạm trổ trên các hàng cột

Phù điêu làm nổi bật các câu đối trên cột

Đề tài ước lệ / Đề tài dân dã

Và còn nữa, những phù điêu chạm nổi các chú chuột cắn đuôi nhau, bò trên những dây dưa, dây bí. Trong phút chốc, khung cảnh dân gian Nam bộ bổng hiện ra đầy đủ và rực rỡ dưới đường nét khéo léo của nghệ nhân, đã làm cho ngôi chính điện bổng trở nên vừa trang nghiêm nhưng cũng đầy ắp tình cảm thân thuộc, gắn bó với quê hương đất nước !


71


72

Đề tài có tính ước lệ Vượt lên trên các luồng ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, Khmer, Ấn Độ và Tây phương – những ảnh hưởng đã góp phần lớn vào việc hình thành đặc điểm lịch sử và văn hóa cho ngôi di tích Giác Lâm này- trong tổng thể của nó, chùa Giác Lâm vẫn thể hiện được nét riêng, đặc thù, khiến có thể ngay từ xa, từ giây phút đầu tiên, chúng ta đã nhận ra được ngôi chùa cổ Nam bộ của người Việt mà không hề nhầm lẫn nó với bất cứ một ngôi chùa Hoa, hoặc một ngôi chùa Khmer nào cả. Đó là

Thường đặt hai bên bàn thờ chính điện

bản sắc, đồng thời là đặc điểm thể hiện tính dân tộc, tính địa phương của di tích lịch sử -văn hoá Giác Lâm. Sự hoà quyện, tiếp thu nhiều yếu tố mới lạ, những tinh hoa từ khắp nơi đem vào dung hợp và tạo cho mình bản sắc riêng là một trong những đặc trưng tộc người nổi bật của cư dân Việt. Chùa Giác Lâm đã hình thành trong lịch sử cũng trên một tiến trình tự dung hợp những yếu tố như vậy!


73


74


75

Đề tài có tính dân dã

Thể hiện âm hưởng dân gian Nam Bộ

Mái chùa phủ rêu xanh, ko có dạng vút cong kiêu hãnh, cũng ko có những hàng ngói mũi hài dọc xuôi theo bờ mái cao dốc đứng, mà ở đây là những hàng ngói máng xối, giúp thoát nước nhanh khi có những trận mưa rào. Ngôi chùa Giác Lâm chính là chỗ ẩn giấu nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Mọi năm vào những dịp lễ lớn chùa Giác Lâm đón hàng ngàn du khách thập phương cũng như du khách ngoại quốc tới tôn kính, ngắm và tham quan. Du khách đến ngôi chùa, lòng nhẹ nhàng thanh thoát với dáng ngôi chùa ẩn mình ở trong các vòm cây cao bóng mát.


76

Trong tổng thể của nó, chùa Giác Lâm vẫn thể hiện được nét riêng, đặc thù, khiến có thể ngay từ xa, từ giây phút đầu tiên, chúng ta đã nhận ra được ngôi chùa cổ Nam Bộ của người Việt mà không hề nhầm lẫn nó với bất cứ một ngôi chùa Hoa, hoặc một ngôi chùa Khmer nào cả.


77

Tọa lạc: 565 đường Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình TP HCM


78


79


80


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.