SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỘT KHẢO HƯỚNG: ỨNG DỤNG ÂM NHẠC TRONG ĐIỀU TRỊ “MUSICOTHERAPY”
BÀI GIẢNG CỦA THẦY:
MIÊN ĐỨC THẮNG LỚP TẬP HUẤN DƯỢC LÂM SÀNG KHOÁ 9.2016 - NGÀY 25-5-2016 TẠI SỞ Y TẾ TP.HCM NHẠC VÀ LỜI : MIÊN ĐỨC THẮNG WWW.MIENDUCTHANG.COM TÀI LIỆU THAM KHẢO (Nguồn internet)
(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)
I . LIỆU PHÁP ÂM NHẠC AN THẦN:
I I . LIỆU PHÁP ÂM NHẠC GIẢI UẤT:
- Là những ca khúc có tiết tấu êm ái, nhẹ nhàng, có thể làm dịu những căng thẳng và ru ngủ:
- Gồm những bài hát khai thông đươc nỗi u uất, trong tâm hồn của người bị bệnh trầm cảm hoặc đang bị stress .
1. Một Sáng Con Về
1. Đất Nước Cần Trái Tim Ta
2. Trăng Rằm
2. Thánh Địa Mơ Màng
3. Hạt Tình
3. Mai Kia Lòng Độ Lượng
4. Tôi , Sông Là Bến Đò
4. Gió Gửi Bản Tình Ca
5. Mái Ấm Ca Dao
5. Lạ Lùng
6. Cổ Tích Xanh
6. Em Ơi Buồn Xanh Tội
7. Sóng Chờ
7. Huế Khúc Thái Hoà
8. Cỏi Mật Tình Em
8. Tương Tư Miếu Đền
9. Tơ Đời Một Thoáng
9. Gói Giùm Giọt Lệ
10. Bầu Ơi Nhắn Dùm
10. Hôm Nay Tôi Lại Ghét Tôi 11. Trùng Tu Giọt Lệ
www.mienducthang.com
I I I . LIỆU PHÁP BI THẮNG NỘ. Là những bài hát buồn bã, da diết, bi ai làm vơi đi sự giận dữ, cuồng nộ.
I V. LIỆU PHÁP ÂM NHẠC SÔI ĐỘNG : - Nội dung của những bài hát này mang tính vui tươi, lạc quan tích cực làm cho người nghe phấn khích tâm hồn. Được diễn tả bằng những nhịp điệu có tần số cao, ca từ hân hoan.
1. Thực Phẩm Mưa 2. Để Nghe Hờn Dỗi Nhuộm Lòng 3. Cứ Chảy Như Thời Gian 4. Ngồi Nghe Khoảng Tối Xếp Hàng 5. Đi Qua Thế Giới Trong Tôi 6. Nhịp Lạnh 7. Em Về 8. Tang Chế 9. Đi Qua Sắc Màu Nhớ Nhau 10. Nhịp Tim Đời
1. Hát Từ Đồng Hoang 2. Về Đường Quê Hương 3. Say Bạn Tình Say 4. Tôi Đi Trong Nắng Hoà Bình 5. Tim Tôi Mọc Lên 6. Yêu Em Đời Rộng 7. Gai Xương Thềm Dĩ Vãng 8. Khất Thực Nụ Cười 9. Vẫn Nghĩ Tới Mùa Xuân
BÀI GIẢNG CỦA THẦY: MIÊN ĐỨC THẮNG. ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG ÂM NHẠC TRONG ĐIỀU TRỊ LỚP TẬP HUẤN DƯỢC LÂM SÀNG. KHÓA 9.2016. NGÀY 25-5-2016 .TẠI SỞ Y TẾ TP.HCM. I- Một khảo hướng mới như một giải pháp. Âm nhạc động đến lòng người, lòng dân, lòng nước. Âm nhạc động đến trời đất, đến cõi siêu nhiên. Âm nhạc phát sóng, sóng vật lý cơ năng, sóng lượng tử, nguyên tử. Sóng tràn đầy xung quanh môi trường của chúng ta, hữu thể, siêu hình. Âm nhạc gắn liền với thời đại, môi trường sống của mỗi sinh vật. Nó cũng cho thấy biểu hiện cảm xúc, cảm giác về hạnh phúc , đau khổ, khỏe mạnh hay bệnh tật. Theo đó nó cũng cho thấy năng lượng trao đổi, chuyển hóa giửa các cá nhân và cộng đồng. Sinh, diệt nói lên dấu ấn của sức khỏe. Tâm và thân không thể tách rời khỏi nguyên nhân và hậu quả. Ở đây chúng ta giới hạn đề tài trong lĩnh vực sức khỏe lâm sàng, cận lâm sàng, cận y khoa (Paramedicine). Điều này dẫn đến một hướng nghiên cứu liên ngành (interdisciplines) bao gồm nền tảng: Nguyên nhân bệnh lý học (Etiology). Chúng ta đặt lên hồ sơ bệnh án gồm các mối liên hệ gần xa, chính phụ để tìm ra một giải pháp tốt nhất cho lâm sàng của bệnh nhân. Khi Thức ăn là thuốc - Khi Thuốc là thức ăn. Âm nhạc trị liệu là thuốc - Thuốc là âm nhạc. Chúng ta đi nhà thuốc để mua thuốc Chúng ta đi nhà thuốc để mua âm nhạc trị liệu.
1
II- Âm nhạc liệu pháp & các yếu tố hình thành. Bác sĩ Masaru Emoto đã tìm ra được một số tinh thể nước dưới tác động của âm nhạc. Cơ thể của chúng ta có ba phần tư là nước. Như vậy, các tinh thể nước đã thay đổi theo tiến trình của giọng nói, của âm nhạc. Ví dụ, khi người ta nói Arigato có nghĩa là cám ơn thì tinh thể nước không thay hình đổi dạng, nó nguyên vẹn nhưng khi chúng ta nói về những điều ngu xuẩn ví dụ như khi ta nói “Tôi là người đang bị hành hạ” thì tinh thể nước không còn nguyên vẹn nữa mà nó đã bị méo mó, thay đổi. Sự thay đổi nước cũng như thay đổi tinh thể nước trong cơ thể chúng ta về chất, về lượng thì nó sẽ đem theo sự rối loạn thay đổi các ion nước, hay nói cách khác là thay đổi các ion điện giải. Bác sĩ Emoto nói rằng: “Những câu như là cám ơn hay những câu nói về tình yêu, lòng biết ơn có nghĩa là những chữ nghĩa đó tạo thành nhịp sóng. Sóng tác động lên thành vỏ não và dây thần kinh thính giác được chuyển động để đi khắp cơ thể chúng ta. Âm nhạc gồm có một số “Sóng” – sóng của lời, sóng của âm điệu, cộng với tiết tấu hài hòa, đó là kết quả của tài năng, của sự hòa điệu, sáng tác của nhạc sĩ, đã tạo ra những cảm xúc, khiến cho lòng người thay đổi, rung động. Như vậy, chúng ta có một sự liên kết giữa các tinh thể nước khi bị khuấy động, khi bị kích thích thì có thể tạo ra những xung động ở trong cơ thể chúng ta. Đặc biệt là khi chúng ta nghe âm nhạc. Mà âm nhạc này được kết cấu bởi những nhạc sĩ, nhạc công, nhà hòa âm, không khí thưởng ngoạn, quần chúng, màu sắc, ánh sáng, tâm trạng trong một nỗ lực chung gọi là sự hòa điệu giữa các yếu tố và nhất là đem đến cho người nghe một cảm thức mới, một tâm hồn mới, nó làm rung động từ bên trong, nó làm thay đổi một số những cơ quan của nội tiết tố. Ví dụ, khi người ta cảm thấy thích thú, tâm trạng hưng phấn thì người ta đo được số lượng endorphin – chất này đã làm dịu được tinh thần người ta. Có lúc người ta đo được các yếu tố như là Serotonin, Dopamine… Chính những chất này thuộc hệ thống não thùy (tuyến yên) giúp cho cơ thể lấy lại cân bằng, hưng phấn. Có nghĩa là âm dương được quân bình. Để có được một sức khỏe tốt. Trong âm nhạc, yoga của Ấn Độ người ta có chú ý đến hệ thống Chakras tức là các hệ thống luân xa. Hệ thống luân xa này gồm 7 điểm, 7 điểm này chạy dọc theo từ gót chân lên đến đỉnh đầu. Ở Interval quãng Đô 2, tính từ gót chân thì có 5 quãng 8. Tính từ đốt xương cùng là Đô 3, cho đến đốt xương sống lưng 2 (L2) thì người ta thấy được đó chính là nốt La. Nốt La người ta đo được là 440 Hertz. Trong âm nhạc người ta sử dụng nốt này để làm âm La trưởng chuẩn cho các nhạc cụ khác phải theo (đó chính là Diapason), nốt này nằm ngay thắt lưng của vùng thận.
2
Rung động của nốt La có thể làm rung động thận, tạo ra hormon (kích thích tố) Adrenaline của nang thượng thận. Rõ ràng là các nốt của âm nhạc có tác động đến hệ thống thần kinh của con người. Nền âm nhạc của Đông Phương được xây dựng trên Ngũ cung (5 nốt) có tên là: Cung, Thương, Giốc, Trủy, Vũ (Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống). Trong hệ thống ngũ hành tương sinh, tương khắc, 5 nguồn năng lực tương đương là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy và 5 cơ quan tương ứng là Can, Tâm, Tì, Phế, Thận. Năm nguồn năng lực và năm cơ quan này chế tác, điều hòa, trao đổi năng lượng làm cho cơ thể ta quân bình có nghĩa là giúp ta tránh được bệnh tật. Như vậy, chúng ta có thể điều chỉnh các nốt nhạc, các bài nhạc nó tương ứng để điều chỉnh được năng lượng và cơ quan làm quân bình cơ thể và tránh bệnh tật. Ví dụ khi chúng ta hát, hát là đưa khí vào hay là dồn khí, lấy khí hay nén khí. Người ta sử dụng các cơ quan của khí đi qua gồm có: môi, lưỡi, miệng, vòm họng, khí quản và khi một người thổi kèn, thổi sáo…thì người ta vận dụng khí tốt nhất là khí tự đang điền, tức khí từ dưới bụng lên. Khi chúng ta làm rung cổ họng, rung khí quản, tuyến giáp, phó giáp trạng cũng tiết ra, kích thích tố T3,T4. Quan trọng nhất là cơ hoành, nó nối kết những cơ quan khác và khi nó hoạt động đồng thời nó làm ảnh hưởng đến những cơ quan như tim, phổi, dạ dày. Trong âm nhạc người ta có 3 bộ: thứ nhất bộ khí (gồm kèn, sáo,..), thứ hai là bộ gõ (gồm: trống, mỏ, chiên..), thứ ba là bộ dây (ghita, mandolin, violon…). Nhưng ngày này với khoa học kĩ thuật tiến bộ người ta đã mã số hóa các tần số và người ta có thể chế tạo các nhạc cụ điện tử như: trống điện tử, đàn điện tử và bất cứ gì có thể tạo ra âm thanh có tần số. Vậy các tần số đó, các âm thanh đó đi về đâu? Nó đi vào hệ thống thần kinh của con người qua thần kinh tai, não và các cơ quan khác trong cơ thể. Như vậy từ tình trạng vật lý, sự rung động đã chuyển hóa thành cảm xúc của người nghe, của các sinh vật khác. Trong vật lý ngày nay, người ta đã nhận ra, tìm thấy được vật lý cơ năng và vật lý nguyên tử, lượng tử. Những nhà vật lý nguyên tử hay lượng tử này cho biết các sóng, chuyển động dưới hình thức là các hạt hạ nguyên tử hay là lượng tử. Người ta đã tìm thấy trong vật lý nguyên tử và lượng tử một nền khoa học khác về sóng và hạt. Các sóng và hạt này di chuyển theo ý của con người, người ta đặt tên nó là đạo vật lý. Như vậy, ta có một nối kết giữa vật lí là thân và tinh thần của mình người ta tạm gọi là hệ thống Thân và Tâm (Psycho – Somatic). Người ta tìm thấy sự liên kết giữa Thân và Tâm, nói rộng ra nó là một.
3
1-Vạn vật đồng nhất thể. Cảm xạ học, trường sinh học, từ trường học – Lợi ích của cảm xạ học cũng nói lên một vài điều giống như âm nhạc liệu pháp khi con người nhận ra mình là một khối lượng, năng lượng di động. Instrumentation: Con người cũng là một nhạc cụ. Nhạc cụ có chứa nhạc tính, nó là những ngôn ngữ được phát ra bởi sóng của các âm thanh trong nhạc cụ đó. Nó kích động vào hệ thần kinh. Và nhất là khi các nhạc cụ này được hoà âm, hòa điệu của nhạc sỹ, hòa âm phối khí tài giỏi sẽ nâng cao được chất lượng của sóng, sóng nghệ thuật là sự hài hòa giữa con người và cảm xúc. Con người và nhạc cụ là một, con người với âm thanh, ánh sáng là một, ở đó con người được thâu nhận âm thanh của âm nhạc cao nhất. Họ như là được hưởng một liều thuốc tốt cho tâm thể của họ. Sự lệch lạc của những tần số trong cơ thể đem theo sự mất quân bình của của năng lượng các cơ quan, khiến cho chúng ta bị bệnh. Câu hỏi có thể có một loại âm nhạc đặc biệt dùng cho tất cả hết các chứng bệnh đặc biệt không? Câu trả lời còn đang ở phía trước, và mong ước được các bạn quan tâm, góp ý, trao đổi để làm cho đề tài mang tính hiệu năng và phong phú hơn. Trong âm nhạc Tây phương có 7 nốt gồm: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Trong hội họa có 7 màu: Đỏ, Cam Vàng, Xanh, Lam, Chàm, Tím. Trong tình cảm có thất tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục, Lạc, Bi. Âm thanh, ánh sáng, thất tình, cảm xúc được truyền đi, xây dựng trên hạt và sóng. Âm nhạc liệu pháp nó là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khu vực của nhiều lĩnh vực khác, nhiều yếu tố khác cộng lại. Một vài yếu tố nổi cộm nhất thay đổi, thì cho ra một số bệnh tật và người ta dùng tần số nào đó để điều chỉnh cho phù hợp với sự lệch lạc của cơ quan này. Để điều chỉnh sức khỏe của người đó, có nghĩa là có thể chữa bệnh bằng sóng nhạc. Âm nhạc trị liệu là một phương pháp dùng âm nhạc đã qua pha chế thành những liều thuốc tốt, để cho người bệnh được nghe cũng như uống thuốc vậy. Người ta nói thuốc là thức ăn, hay thức ăn là thuốc. Âm nhạc là một vị thuốc đặc biệt mang lại cho người bệnh hay những người chưa bị bệnh một phương thức để ngừa và chữa bệnh. Lâm sàng (Clinic) - Cận lâm sàng (Para clinic ) - Cận y khoa (Para medicine) Lâm sàng ở đây là những người đang bị bệnh
4
Cận lâm sàng ở đây là những người chưa bị bệnh hay chúng ta nói đây là y học dự phòng, chúng ta có thể nói thêm đây là y học vô vi, có nghĩa là làm trong cõi chưa xảy ra. Cận y khoa ở đây là những người làm những ngành có dính dáng đến y khoa như xã hội, kinh tế, chính trị, vì những lãnh vực đó có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến cơ chế sức khỏe của con người. Y học là một lĩnh vực rất là mênh mông có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến mọi lĩnh vực khác, cho nên dùng âm nhạc trị liệu như là một vũ khí trị bệnh. Nên cũng có thể nói rằng rất khó để đạt được mục đích. Mặc dù âm nhạc liệu pháp đã có mặt từ rất lâu trong Đông y, cũng như là có mặt hơn 65 năm trở lại đây nhưng có thể nói người ta khó mà có thể hệ thống hóa được phương pháp âm nhạc trị liệu này. Nên người ta cố tự tìm một phương pháp hay nhiều phương pháp khác nhau trong việc ứng dụng phương pháp âm nhạc trị liệu cho nhiều người.
2-Tiếng Lòng : Hôm nay tôi bắt đầu bài giảng về âm nhạc trị liệu với một đề mục có tên là: Tiếng lòng. Tiếng nói, tiếng hát, tiếng kêu tha thiết, hạnh phúc, mừng rỡ, ngạc nhiên đều phát ra từ cổ họng hoặc không phải từ cổ họng mà từ cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng có thể phô diễn, trình bày, cảm xúc, ý nghĩ của mình. Trong dân gian ông bà mình thường nói lấy cái bụng ở với thiên hạ, lấy cái lòng ở với đời, với thần linh. Làm sao cho mát lòng mát dạ. Buồn héo hắt khiến lòng dạ, ruột gan, tâm can co thắt. Chúng ta cố gắng xua đuổi những nỗi buồn, để cứu lấy niềm vui cho sức khỏe của chúng ta và mọi người xung quanh. Người ta thường nghĩ đến tâm thân, tâm trí hay tâm não…và thường thì người ta cho một người mất ngủ, tâm thần bị xáo trộn uống các thứ thuốc dễ ngủ, an thần (Barbiturique). Khoa học ngày nay đã tiến bộ vượt bậc người ta khám phá ra rằng trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta nhất là bao tử, ruột, có chứa đầy đủ Receptor và đầy các luồng, dòng vi khuẩn có khả năng bài tiết tổng hợp các chất như là ở não bộ vậy. Ví dụ chất Serotonine, trước đây người ta chỉ chú ý đến não, thùy yên, dưới não thất. Với kỹ thuật tân tiến người ta đo được hết các chất tiết ra từ hệ thống tiêu hóa và ở thần kinh. Khi buồn thì lòng dạ cũng buồn theo, khi vui lòng dạ cũng vui theo. Do đó không lạ khi đói, khát, cực khổ, bất an, giọng hát của anh cũng thay đổi, nghiêng về sầu bi, sầu lụy, bi quan, da diết, dễ nhuốm bệnh. Khi no, hạnh phúc, đầy đủ thì tiếng hát, hơi thở của anh cũng khác đi, tích cực hơn, mạnh khỏe hơn, hùng tráng hơn, yêu đời hơn.
5
Ruột, bao tử thuộc Tỳ. Tỳ, thổ trong năm nguồn năng lực là Mộc – Hỏa – Thổ Kim – Thủy, trung tâm kho bãi của cải, vật chất là nền tảng kinh tế của cơ thể. Nếu bình ổn thì ta khỏe mạnh. Nếu rối loạn thì ta bị bệnh. Như vậy kinh tế là nền tảng, vật chất quyết định tinh thần. Cho nên dễ hiểu khi người ta lo lắng, mất mùa, đói kèm, hạn hán, thiên tai, hay do quản lý tồi, yếu kém, lạc hậu, bệnh theo đó mà hình thành.
3-Bệnh lý học và Âm nhạc liệu pháp Theo nguyên nhân bệnh lý học ,Ví dụ: Bệnh Lao là do vi trùng Kock gây nên. Chữa hết bệnh lao thì phải diệt trùng Kock hay môi trường nuôi dưỡng con vi trùng này, thường thì người ta sử dụng thuốc trụ sinh. Âm nhạc liệu pháp ứng dụng cho việc chữa bệnh gì? Đối chứng trị liệu: Bệnh ám ảnh, lo lắng, lo sợ, các bệnh thần kinh, mất ngủ, trầm cảm. Nó không có cụ thể là vi trùng, siêu vi hay tác nhân là gì. Vậy thì ta có thể nói nó là tổng hợp của nhiều nguyên nhân và chỉ có một số triệu chứng. Chúng ta chữa triệu chứng? Ám ảnh, lo âu, lo sợ, khủng hoảng, suy sụp. - Giá, lương, tiền chăng?Niềm tin bị lung lay chăng? - Thất tình chăng? Tùy theo gốc rễ mà ta chữa có được không? Ta có thể mổ xẻ bóc trần các nỗi ám ảnh, sợ hãi gây nên bệnh chăng? Như vậy chúng ta cần tiếp cận với những sáng tác âm nhạc có nội dung như một nguyên nhân bệnh lý. Hãy nói, hát nói, đơn ca, hợp ca, độc diễn sẽ tác động đến các tác nhân gây bệnh. Hộ khẩu là nơi kiểm soát nhân khẩu, nói rõ hơn là kiểm soát bao tử. Để chính quyền làm thống kê có bao nhiêu miệng ăn, dự trữ hay phân phát, tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn, kiểm soát dân số, an ninh… Cuộc đời con người loanh quanh chỉ lo sợ, cái đói, cái ác, cái khổ, đó là nỗi ám ảnh, là mẫu số chung của nhân loại. Một nhà hiền triết đã nói: Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Lý thuyết Marxisme: Chủ trương tái phân phối của cải đem lại công bằng vật chất và tinh thần cho mọi người. Không còn người bóc lột người. Nhưng nhiều thời đại đã đi qua và người ta nghĩ rằng cần phải điều chỉnh lý thuyết này. Thất tình ca - Môi trường ca - Trật tự giao thông ca - Chạy ca (Chạy gạo, chạy trường, chạy chức, hối lộ ca) - ca An toàn thực phẩm ca - Thuốc ơi, viện phí ơi đừng tăng nữa ca - Siêu sao ăn cắp ca - Lừa gạt ca - Tín nhiệm ca - Bất tín nhiệm ca,.. và vân vân…
6
Như vậy chúng ta sẽ tìm, phân loại các chứng bệnh cùng nguyên nhân gần xa, biểu lý, thực thể hay siêu hình các vấn đề, hiện tượng phát sinh. Trong trường hợp này Âm nhạc trị liệu được xem như một kháng sinh, một trụ sinh, một phương pháp giải phẩu ngoại khoa, bóc trần ra ánh sáng những mầm bệnh theo nguyên nhân bệnh lý học (Etiology). Âm nhạc đem đến cho nhân loại rất nhiều điều bổ ích, nhưng nó không phải là một biệt dược hay đặc dược để có thể chữa lành hết mọi thứ bệnh. Người ta có thể có được một thời gian hòa bình, nhưng hòa bình chỉ là hết chiến tranh xung đột vũ trang thôi, bên cạnh đó còn biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khác, chiến tranh y tế, sức khỏe, kinh tế, giáo dục, đạo đức, niềm tin,... Bài giảng này đưa ra một giải pháp, như là một ý tưởng khởi đầu và là một khảo hướng để có thể gây cảm hứng cho các bạn trong vấn đề đưa âm nhạc trị liệu, như là phương pháp điều trị hữu ích.
NS. MIÊN ĐỨC THẮNG
Địa chỉ Pharmacie của tôi : www.mienducthang.com
7
Tin. Tin vào hơi thở sâu. Tin vào vô sở cầu. Tâm không hề phân biệt. Tin vào mộ rỗng sâu.
Rỗng, làm cho trống rỗng cũng là một nội lực. Miên Đức Thắng.
Tranh & thơ NS - HS Miên Đức Thắng
8
I . LIỆU PHÁP ÂM NHẠC AN THẦN: - Là những ca khúc có tiết tấu êm ái, nhẹ nhàng, có thể làm dịu những căng thẳng và ru ngủ:
1. Một Sáng Con Về 2. Trăng Rằm 3. Hạt Tình 4. Tôi , Sông Là Bến Đò 5. Mái Ấm Ca Dao 6. Cổ Tích Xanh 7. Sóng Chờ 8. Cỏi Mật Tình Em 9. Tơ Đời Một Thoáng 10. Bầu Ơi Nhắn Dùm
www.mienducthang.com
9
Một sáng con về. Trong mỗi con người ai cũng có một quê nhà. Khi đi xa dù chỉ xa trong phạm vi đất nước của mình hay cách xa từ đất nước khác , nổi nhớ cứ theo thời gian, theo khoảng cách địa lý lớn dần hơn.Hoài niệm về quê hương nhất là đối với những người trẻ thì công việc, đời sống đã không tác động nhiều, nhưng với những người ở vào tuổi xế chiều, khi đó thời gian suy gẫm nhiều hơn, có nhiều người vì nổi nhớ thương da diết quê hương làm cho họ phải sống ray rứt dẫn đến trầm cảm. Tôi viết bài hát này để người nghe sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng của giai điệu và ca từ rất gần gũi mong vơi bớt nỗi nhớ thương, biết đâu sẽ tác động làm giảm bớt căn bệnh trầm cảm vì thương nhớ quê nhà.
Trăng rằm Cuộc đời ai cũng có những đêm trăng để nhớ, tuổi thơ được rước đèn dưới ánh trăng vằng vặc sáng. “Trăng rằm thơm má lồng đèn. Đón bờ thơ dại nuôi màu từ tâm” Khi nghe bài hát này chúng ta sẽ sống lại những giây phút êm đềm của thời thơ ấu ,tâm hồn chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
Hạt tình. Tình yêu phải chăng là tổng hợp của các cảm xúc: hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc, bi và nó cũng một đời sống riêng. Có sinh và diệt, đến rồi đi, có rồi không. Giai điệu và ca từ của bài hát sẽ cho chúng ta một cảm nhận nhẹ nhàng, dù khi tình yêu đang còn hay đã mãi mãi chia xa. “Tình khăn gói đi xa,buồn vất vả đêm ngày Mai xa dần màu hẹn,mai tím lòng mùa thu. Một cuộc tình tái sinh. Một cuộc tình tái sinh.”
Tôi, sông là bến đò. Bài hát này tôi viết về dòng sông Hương ở Huế. Tuổi thơ tôi đã gắn kết với dòng sông hiền hòa thơ mộng này. Nên tôi muốn hóa thân để - Tôi, sông và bến đò là một. Những người con của Huế xa quê đều thương nhớ về quê nhà có dòng sông huyền thoại, nếu thời gian xa cách quá lâu, nổi nhớ thương quê hương ngày thêm da diết, dễ làm cho người ta bị căn bệnh nhớ nhà. Người nghe sẽ cảm thấy mình như được đi trên con đò xuôi dòng sông Hương thơ mộng ngày xưa, cùng thành quách hưng phế hai bên bờ.
www.mienducthang.com
Mái ấm ca dao Trong y học có nói đến thai giáo có nghĩa là cho đứa trẻ nghe nhạc trong lúc còn nằm trong bụng mẹ, lời nhạc chính là tiếng hát ru ,khi người mẹ nghe nhạc sẽ tạo ra những tần số sóng âm và sóng âm ấy hòa điệu vào sóng âm tăng cảm xúc tốt cho đứa bé. Sóng âm nhiểu loạn gây cảm xúc xấu cho đứa bé. Mái ấm ca dao diễn tả về tình mẹ như mái ấm chứa đựng những câu ca dao ngọt ngào. Những cử chỉ ánh mắt dịu dàng là bài nhạc không lời, có thể xoa dịu sự đau đớn mà bệnh nhân đang gánh chịu, trong thời khắc này “Lương y như từ mẫu“ là một biệt dược cho bệnh nhân.
www.mienducthang.com
Cổ tích xanh. Cổ tích và thực tại là hai hình thức đối lập nhau, ta sống trong những giây phút mơ mộng được trở về quá khứ, ”từng giọt mưa xanh ôm ngày nhớ, ngồi đây ngày qua theo sóng mơ“.
Sóng chờ Trước mênh mông bao la của biển cả phận người quá bé nhỏ và chính lúc này đây ta sẽ nhận ra sự vô thường của đời sống. Khi chúng ta yêu, tình yêu mong manh trong đau khổ, khi cuộc sống với quá nhiều thác ghềnh sóng gió, ta muốn tìm đến biển, để chúng ta có thể thả trôi hết những lo âu, tị hiềm. Lúc này đây tiếng sóng sẽ như khúc nhạc êm đềm xoa dịu mọi phiền muộn trong tâm hồn. “Con đường xưa, sóng dịu êm nuôi cuộc tình diệu vợi. Như biển xanh, dã tràng ơi, yêu đã là mênh mông”
Cõi mật tình em Tình yêu em như cõi mật để tôi là cánh bướm say đắm hút lấy hương vị ngọt ngào của đời sống. Cho tôi quên đi nỗi cô đơn, xóa đi mọi ưu phiền trong cuộc sống hiện thực.
www.mienducthang.com
Tơ đời một thoáng. Kiếp tằm là phải nhã cho đời những sợi tơ vàng óng ánh. Từ ”Em” trong bài hát này là nhân cách hóa dành cho tất cả những người vì nghệ thuật, dâng tặng cho đời những tác phẩm nghệ thuật, được hình thành bằng tâm não, bằng trí tuệ và thân xác của mình. Với bài hát này tôi tin rằng những người nghệ sĩ sẽ cảm thấy sự trân trọng và yêu thương mà cuộc sống đã đền trả lại những gì họ đã hiến dâng .
Rỗng , làm cho trống rỗng cũng là một nội lực. Miên Đức Thắng.
Bầu ơi nhắn dùm. Trong ca dao tục ngữ Việt nam có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn' Trong cơn bão năm 2006 tàn phá miền Trung khốc liệt tôi đã sáng tác bài hát này như một lời kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào ruột thịt của mình. Bài hát đã gieo niềm hy vọng trong lòng những người đang trực tiếp gánh chịu tai ương rằng quanh đây vẫn còn… “Thơm lòng anh mở rộng ,để lòng chị vun trồng. Giàn bí xanh nuôi lại những mảnh đời bão giông ”
www.mienducthang.com
I I . LIỆU PHÁP ÂM NHẠC GIẢI UẤT: - Gồm những bài hát khai thông đươc nỗi u uất trong tâm hồn của người bị bệnh trầm cảm hoặc đang bị stress .
1. Đất Nước Cần Trái Tim Ta 2. Thánh Địa Mơ Màng 3. Mai Kia Lòng Độ Lượng 4. Gió Gửi Bản Tình Ca 5. Lạ Lùng 6. Em Ơi Buồn Xanh Tội 7. Huế Khúc Thái Hoà 8. Tương Tư Miếu Đền 9. Gói Giùm Giọt Lệ 10. Hôm Nay Tôi Lại Ghét Tôi 11. Trùng Tu Giọt Lệ
Đất nước cần trái tim ta. Trong mỗi con người chúng ta đều có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong trái tim của mỗi người đều mang nặng tình yêu với quê hương. Sự chuyển biến thăng trầm của đất nước đều làm cho chúng ta băn khoăn, ray rứt. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực, cảm thấy uẩn ức và chúng ta không thể nào bày tỏ. Bài hát này tôi muốn chia sẽ với mọi người - Xin hãy luôn nhớ rằng “Đất nước cần trái tim ta”
Thánh địa mơ màng. Cuộc sống là một tuồng ảo hóa, con người luôn bay nhảy trong từ trường dao động. “Life is but a dream” thế giới chúng ta đang sống tựa như giấc mơ trong tuồng ảo hóa, thiên đàng mơ ước ấy sẽ như “Tôi đi tìm thánh địa mơ màng, lực sĩ khóc quanh lăng mộ và miếu đền tình ái” Đối chứng với xã hội hiện nay tôi tin rằng các bạn nghe bài hát này như một điều cần chia xẻ.
Mai kia lòng độ lượng. Mang nặng tính chủ đề khai thông tâm sự buồn bã ,hờn giận, đau khổ tích tụ trong tâm. Muốn có sức khỏe thì chúng ta phải biết thương mình hơn, tha thứ cho chính mình, thương mình hơn là mình sẽ lắng nghe trạng thái sức khỏe của mình, không lạm dụng đi quá sự vô độ. Làm sao cho chúng ta có sự điều độ, từ ăn nói, ngủ nghỉ có liều lượng ( dosage). Tha thứ cho mình có nghĩa là mình đừng đi tìm sự hoàn hảo của chính mình, khi chúng ta cứ mãi đi tìm sự hoàn hảo chỉ làm cho mình rơi vào khủng hoảng, tự làm đau đớn mình hơn. Khi nghe bài hát Mai kia lòng độ lượng các bạn sẽ cảm thấy lòng thanh thản hơn, và bài hát này đã mang đến một tác dụng giải uất tâm hồn người nghe.
Gió gởi bản tình ca. Những ca từ viết về tình yêu thường rơi vào trạng thái nhớ nhung, than van bi lụy. Khi tình yêu không còn là say đắm ngọt ngào, khi mà sự xa cách giữa hai người yêu nhau đưa nổi nhớ thương đến tột cùng thì người ta thường hay mơ về hạnh phúc đã mất đi.
Lạ lùng. Mọi điều xảy ra trong đời sống của chúng ta là vô thường, khi nghe những ca từ của bài hát này ta sẽ cảm nhận trong cõi đời vô hạn này, lòng người thật hạn hẹp trong thất tình lục dục, hỉ nộ sân si của quá khứ. Nó đã là của ngày hôm qua, nhưng hôm nay khi ta gặp lại người đã gieo cho ta niềm sân hận ấy thì lập tức nó lai mới như vừa xảy ra. “Lạ lùng thay muộn phiền. Lạ lùng thay hiềm tỵ. Sao mi cứ mới toanh”
Em ơi buồn xanh tội. Có một triết gia đã nói rằng “Mọi lý thuyết trên đời đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” Nói một cách tương đối thì tất cả những gì làm cho chúng ta bất hạnh, cả những lý thuyết khô cằn của triết học giam hảm tư tưởng và đời sống làm cho ta luôn bất an, thật sự hạnh phúc nếu chúng ta thoát ra khỏi vòng vây ấy. Bài này tôi đã trình bày trong “Hội nghị minh triết” bàn về các lý thuyết triết học đông tây.
Điện Thái hòa ở Huế là nơi ngày xưa Vua họp các Đại thần để bàn việc triều chính. Theo chiều dài lịch sử Huế với biết bao thăng trầm, có lúc thịnh trị có lúc suy vi. Lăng tẩm đền đài ở Huế là chứng nhân của sự tàn khốc của chiến tranh. “À ơi có sóng chiều ni trên Hòn Chén. Mịt mùng hồn kể chuyện thế gian.”
Tương tư miếu đền. Nói về chứng bệnh của những người
trầm
cảm, những người luôn nghĩ về quá khứ đau buồn. Thật sự nghĩ về quá khứ, cũng là hoài niệm cần phải có, nhưng khi đắm chìm sâu vào quá khứ, chúng ta không cảm nhận được hiện tại sinh động đang diễn biến .Hiện tại và quá khứ như một hố sâu thẳm và chúng ta rơi vào đó khiến tâm-thân hỗn loạn ,đây có thể là gốc rễ của các bệnh trầm cảm, trầm uất, tâm thần phân liệt. Khúc nhạc này như một liều thuốc tâm linh, cho người nghe suy tư về đời sống thực tại để giải tỏa những buồn chán trong tâm.
Gói dùm giọt lệ. Khi phải thức trắng đêm người ta mới nhận ra rằng “Ăn được ngủ được là tiên” khi không ngủ được ta sẽ hồi tưởng lại những nỗi buồn, ta dễ khóc lóc, than van nhưng chúng ta lại cảm thấy cần phải quyết tâm rời bỏ nổi đau khổ, nhìn vào thực tại ,gói lại những giọt lệ, để chúng ta có thể đứng dậy bước ra đời sống bằng tâm thân an lành thanh thản.
Hôm nay tôi lại ghét tôi. Là một đề tài rất hứng thú nó đề cập tới một khía cạnh của chứng bệnh rối loạn lưỡng cực (bipolar disorders) là một đề tài để chúng ta tự soi rọi lai mình. Uống rượu nhiều quá chúng ta bị xơ gan, chai gan, đến một lúc chúng ta không còn uống rượu được nữa, khi đó chúng ta tìm đến nghệ thuật hội họa, âm nhạc, thơ ca sẽ là chất men thay thế để ta say thêm đời sống, và chúng ta sẽ tìm thấy cảm xúc Tĩnh vật vui,tĩnh vật buồn. Chúng ta không còn tự oán trách chính mình nữa. Chúng ta thường săn bắt thói hư tật xấu của mình, săn bắt cái bóng của chính mình, để rồi “ Hôm nay về tôi lại ghét tôi”. Nhưng thói hư tật xấu vẫn còn đó, quán tính xấu vẫn còn đây.
Trùng tu giọt lệ. Cười là liều thuốc bổ. Chúng ta có yoga cười. Khóc được, được khóc cũng làm vơi đi nỗi đau. Cười khóc là một tác động tích cực cho cơ hoành, cho phế, can, tâm, tỳ. Bài hát này như một tiếng chuông vang lên kêu gọi những con người bị chai sạn tâm hồn vì phải hứng chịu quá nhiều nổi đau ,quá nhiều nghịch cảnh. Xã hội hôm nay với tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ đã mang đến chủ nghĩa thực dụng chi phối nặng nề vào đời sống. Tính cách mặc kệ nó “mackeno” làm chúng ta xa dần thương mến và độ lượng, nó khiến chúng ta dững dưng và sống như một robot không cảm xúc .Chính điều này làm chúng ta không khóc được,làm chúng ta vô cảm. Nhưng rồi sẽ có một lúc nào đó, chúng ta chợt dâng tràn cảm xúc, chợt thèm được khóc. Hãy khóc để còn được thấy cuộc sống còn biết bao điều tốt đẹp .Đau khổ cũng là chất liệu cần thiết cho đời sống .Ca từ trong bài hát trùng tu giọt lệ chạm vào tận cùng của nổi đau để.... “Đêm đã già những ai còn muốn khóc ,trùng tu ơi giọt lệ nắng mưa.”
Cô quạnh
Tranh sơn dầu của NS - HS Miên Đức Thắng
III. LIỆU PHÁP BI THẮNG NỘ. Là những bài hát buồn bã, da diết, bi ai để chế ngự giận dữ, cuồng nộ.
1. Thực Phẩm Mưa 2. Để Nghe Hờn Dỗi Nhuộm Lòng 3. Cứ Chảy Như Thời Gian 4. Ngồi Nghe Khoảng Tối Xếp Hàng 5. Đi Qua Thế Giới Trong Tôi 6. Nhịp Lạnh 7. Em Về 8. Tang Chế 9. Đi Qua Sắc Màu Nhớ Nhau 10. Nhịp Tim Đời “Cô Đơn” tranh sơn dầu của NS-HS. Miên Đức Thắng
Thực phẩm mưa Trái tim nhảy múa trong cơn mưa tình yêu, trái tim đầy vết thương, vết sẹo của một sân khấu đời tục lụy. Mưa tưới lên hạnh phúc hay đau khổ thì cũng sẽ đến cuối con đường, ở đây trái tim sẽ êm dịu và ngơi nghỉ. Sóng mưa, sóng tình, sóng thế gian có lúc đổi chiều xoay hướng, vẫn còn ai đó đứng dưới mưa thì thầm… “Mưa thực phẩm hồn anh có tiếng chuông chiều gọi. Và đêm lên tiếng khóc.” Bạn ơi hãy khóc đi...khóc thật nhiều, nhưng hãy đừng bao giờ đắm chìm trong tuyệt vọng, bởi vì ngày mai trời lại sáng.
Để nghe hờn dỗi nhuộm lòng Trẻ thơ ơi đem trả lại tiếng cười, khi cuộc sống đầy xao xuyến, lo âu và bất trắc. Thân phận con người nhấp nhô như chiếc bóng giữa biển người, cái thấy, cái nhìn của chúng ta đã bị ảo hóa. Tâm hồn của chúng ta cũng chỉ là hình bóng của chữ nghĩa, chúng ta bị bào mòn bị vắt kiệt trong cõi sinh tồn đó. Liều thuốc cho chúng ta yên vui chính là hãy trở lại tiếng cười khóc của trẻ thơ.
Cứ chảy như thời gian Cuộc sống luôn là sự đấu tranh để sinh tồn,thời gian của một đời người vô cùng ngắn ngủi. Chưa đạt được điều mình mong ước thì tuổi đã xế chiều. Trên con đường đời biết bao lần ta giận dữ, phẩn nộ, hơn thua, tranh giành độc chiếm để rồi cuối con đường cũng chỉ còn lại hư vô. “Bao oan khiên bao bi tráng rồi cũng sẽ lên đường Cứ chảy như thời gian hay chẳng còn thời gian để chảy.”
Ngồi nghe khoảng tối xếp hàng Tôi nghe đâu đó văn hóa machosismus: “chủ nghĩa thống dâm” nó quyện vào nhiều thế hệ. Nó chuyển vào văn hóa những điều than oán, bi ai, da diết. Nó hình thành một thứ văn hóa màu sắc của thống khổ, bi ai và giờ đây còn vang lên nỗi buồn đau của vực thẳm, sự mất mát của một thế hệ. Trong mỗi phân khúc của đời sống chúng ta lại có những nỗi đớn đau, đôi khi lại là thi vị đấy. “Nhưng. Ngồi nghe khoảng tối xếp hàng. Ngồi nghe thơ dại đón chào mùa xuân ‘’ thì... có lẽ đời sống này sẽ tràn thêm hương sắc.
Đi qua thế giới trong tôi “Đi qua, đi qua thế giới trong tôi. Những điêu tàn, điêu tàn chữ nghĩa. Thế giới trong tôi cô đơn bất trắc. Tiếng hư vô cuối vườn gào thét tâm can”. Lời bài hát là tiếng thét vô vọng của tâm linh, trong bóng đêm của thời thế, trong tận cùng của sự bất lực trước diễn biến vây quanh, tôi trở về sau khi vòng quanh thế giới (chưa hết một vòng địa lý, nhưng đủ một vòng thế giới trong tôi) quay lại than ôi chỉ còn lại sự trống rỗng, điêu tàn. “Em chắc cũng như tôi. Cũng vượt qua những khổ đau như thế... Không thể khác hơn, không thể khác gì hơn”
Đôi khi giông bão trên dòng sống. Vẫn thấy hương hoa của đất trời. Miên Đức Thắng Sài Gòn, Việt Nam
Nhịp lạnh Đôi khi tôi rơi vào khoảng không tăm tối của ký ức đầy thất bại, đau thương. Những cuồng nộ của chia ly, tan vỡ...sự lạnh lẽo khởi phát bởi tâm cuồng nộ ấy, làm tôi hóa đá với cuộc đời. Nhịp lạnh ấy rồi theo thời gian cũng sẽ qua đi. Rồi tôi lại sẽ ngân nga những câu kinh như lời sám hối để... “Một giây thôi... Một giây thôi cũng hẹn tái sinh”
Em về “Em về chút ấy phù sa Đỏ chiều như máu vườn sau mộ đời” Trong khô cằn ngỗn ngang của dòng đời, em chỉ là đìu hiu, em chỉ là trăng tà bóng xế, tôi để lạc mất em như lạc mất chính cuộc đời mình. Rồi một ngày, bóng ngã về chiều lòng tôi lại khôn nguôi tiếc nhớ. Tôi đã lên tiếng gọi ... “Em về chút ấy thôi mà Lòng anh có dịp đắp bờ mộng xanh” Hởi những người đang yêu, cứ giận dỗi đi, cứ chia xa đi... Nhưng hãy giử mầm bao dung độ lượng, hãy gọi mời nhau khi tình yêu còn xanh màu nhung nhớ. Đừng thiêu hủy tình yêu rồi tự hủy chính mình.
Tang chế Có một ngày anh đã ra đi, và rồi cũng sẽ đến một ngày tôi cũng ra đi. Cái định luật muôn đời khắc nghiệt ấy rồi ai cũng đều phải một lần nếm trải. Thôi thì … “Tuổi ghi ngoài bia đá, hết rồi cuộc đời anh. Thương cho anh, thương cho anh chết trên bờ lau. Thương cho tôi, thương cho tôi chết đi về sau.”
Về thôi một nắm đất. Về đội lòng hoang vu. Khúc sinh ca tận diệt Cũng làm một cõi bờ.
Miên Đức Thắng Sài Gòn, Việt Nam
Đi qua sắc màu nhớ nhau Khi một điểm chuyển động ta có con đường. Khi một hạt chuyển động ta có sóng (đôi khi hạt và sóng là một). Sự chuyển dịch trong mỗi phút sống làm nên cuộc đời. Thời gian chính là cuộc đời và cuối cuộc đời cũng chỉ là một chấm thôi. “Ngồi lại hôm nay bờ bến cũ. Để thấy bây giờ là mai sau. Này tình yêu hỡi...để thấy mai sau là bây giờ”
Nhịp tim đời Vật thể bao giờ cũng có nhân trong nó. Vũ trụ cũng có cái nhân của nó. Sóng đời cũng có cái nhân trong nó. Nhân đó chính là trái tim của cuộc sống. Khi có nhịp đập của trái tim thì cũng có lúc trái tim ngừng đập. Nhịp tim đời cũng có lúc réo rắt hoan ca, cũng có lúc nhặt khoan đau đớn. Sự biến ảo của trái tim cũng mang theo những hình ảnh của từng người, từng thời khắc mà ta đã sống. “Ôi trên bước đi, có lắm khi trên thịt da, gai nhọn đâm qua ước mơ ta: “Và rồi - nỗi buồn có hôm nuôi mình được lớn thêm, dù trái tim đôi lần đã vỡ ra”
Tác phẩm: “Che chở, Mầm sống” Gốm men sứ của NS. Miên Đức Thắng
I V . LIỆU PHÁP ÂM NHẠC SÔI ĐỘNG : - Là những ca khúc tươi vui, tích cực. Nhịp điệu tần số cao, ca từ vui vẻ :
1. Hát Từ Đồng Hoang 2. Về Đường Quê Hương 3. Say Bạn Tình Say 4. Tôi Đi Trong Nắng Hoà Bình 5. Tim Tôi Mọc Lên 6. Yêu Em Đời Rộng 7. Gai Xương Thềm Dĩ Vãng 8. Khất Thực Nụ Cười 9. Tâm Hồn Em Phép Lạ 10. Vẫn Nghĩ Tới Mùa Xuân
Tranh sơn dầu của hoạ Sỹ Nhạc Sỹ Miên Đức Thắng
Hát từ đồng hoang. Là bài hát tiêu biểu tôi sáng tác từ năm 1966, trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt trên quê hương Việt Nam. Lời của bài hát này nuôi dưỡng sự lạc quan về một ngày mai tươi sáng. Chỉ bằng những ca từ ấy thôi cũng là liều thuốc vực dậy nguồn sống tích cực nuôi dưỡng mỗi con người của chúng ta…
Về đường quê hương. Triết học có câu “Hiện diện là cái gì đã mất đi”. Mỗi người trong chúng ta nếu phải xa nhà, xa quê hương quá lâu chúng ta càng nhớ nhiều hơn, nỗi nhớ thương da diết lâu dần sẽ trở thành chứng bệnh nhớ nhà (Heimweh), bệnh hoài hương. Khi nghe bài hát này người ta sẽ cảm thấy được sống lại những kỷ niệm về quê hương, có thể làm vơi đi nỗi nhớ thương đang làm quay quắt trái tim, làm tổn hại thần khí .
Say bạn tình say Là bài hát số 3 trong liệu pháp âm nhạc sôi động. Cô đơn, cô độc là loại độc chất Toxic-toxictation phát sinh ra bệnh, hủy hoại đời sống. Gặp gỡ những người bạn, người thân là một nhu cầu, là một phương thuốc hiệu nghiệm để chữa bệnh. Trầm cảm có liên quan đến việc không thể hội nhập với mọi người chung quanh. Người bệnh thường lui về một góc khất và rơi vào trạng thái cô độc. Với nhạc điệu swing sôi động và lời bài hát khơi dậy hình ảnh vui tươi cùng bạn bè, sẽ giúp chúng ta có được cảm giác yêu thêm cuộc đời.
Tôi đi trong nắng hòa bình. Lời bài hát là ước mơ của con người trong chiến tranh. “Đường em đi có nắng dậy hòa bình Có nụ hồng đơm trái suốt mùa đông Ngày hôm qua tương lai còn thở dài Vui hôm nay thấy vẹn hình hài”. Trong tận cùng của não nề tuyệt vọng, tiếng gọi của tình yêu đất nước vẫn da diết trong mơ ước của mọi người. “Cho quê hương lúa trổ đầy đồng. Trao nụ cười ấm lòng cỏ cây. Thương con sông nước đưa mẹ về. Quên những ngày vạn đời chia tay”.
www.mienducthang.com
Tim tôi mọc lên. Sau rất nhiều năm xa quê hương, khi được trở về, tôi dường như cảm thấy trái tim tôi sống dậy với nhịp đập rộn rã, sung sướng và hạnh phúc. Tôi nghĩ bài hát này nói dùm lời, mà bất cứ một ai đã rời xa quê cha đất tổ đều muốn bày tỏ.
www.mienducthang.com
Yêu em đời rộng. Trạng thái yêu thương ghen hờn ,giận dỗi trong tình yêu, dễ làm cho tâm hồn con người trầm uất. Giai điệu rộn ràng vui tươi và lời nhạc diễn tả trạng thái này, có thể mang đến cho người nghe một cách nhìn mới, có thể làm tâm trạng hờn ghen trở nên nhẹ nhàng hơn.
www.mienducthang.com
Gai xương thềm dĩ vãng. Cuộc sống quanh ta luôn biến dịch. Hạnh phúc và đau khổ là vòng lẫn quẫn. Hãy nhìn sự vật diễn biến, hiện ra như chính nó vậy. “Nay đường xưa em về, tiêu pha lòng bội bạc. Bài trùng tu khổ nạn ,rộng cánh diều em bay”
Một cách tương đối: Nếu trên đời này có một từ vĩ đại, thì đối diện với cái chết, chỉ sống thôi, được sống thôi, là vĩ đại rồi. Miên Đức Thắng
Khất thực nụ cười. Tôi muốn xin nụ cười. Trong đời sống cơm áo gạo tiền, chúng ta quay cuồng theo guồng quay của đời sống thường nhật. Chúng ta dễ cau có, chúng ta ít cho đi nụ cười, chúng ta hờ hững với chính mình. Chúng ta dễ dàng nhớ lại, tìm lại những nỗi sầu trong quá khứ, rồi huyễn hoặc đến tương lai. Chúng ta không thể nhận ra rằng: ánh sáng của niềm vui từ trong đôi mắt trẻ thơ, hạnh phúc từ những nụ cười hiền hậu và bao dung của chính mình.
Vẫn nghĩ tới mùa xuân. Bài hát này mang theo thông điệp mà tôi muốn nhắn gửi đến mọi người. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng hãy nuôi dưỡng tính tích cực, chính điều này sẽ đẩy lùi tiêu cực, mầm bệnh tật, bi quan để chúng ta có một cuộc sống đầy chất lượng.
Yên bình, tĩnh tại trong tâm, những nốt lặng trong âm nhạc là phẩm tính tuyệt vời mang đến sáng tạo và sức sống mới. Miên Đức Thắng Sài Gòn, Việt Nam
PHỐ TRĂNG Tranh sơn dầu của NS-HS Miên Đức Thắng Đoạt giải thưởng Hội Mỹ Thuật TP. HCM
Tác phẩm: “Hoa Sen” Tranh sơn dầu của NS-HS Miên Đức Thắng
TIẾNG MÕ TÂM Đội kinh lên chùa. Chiếc lá khô cười hương sắc mộc. Tiếng mõ tâm...
MIên Đức Thắng Sài Gòn - Việt Nam