6 minute read

Hình VI.42. Ý tưởng tổ chức cây xanh trục trung tâm

- Chức năng: giao thông cơ giới, các chức năng tiếp giáp và là trục cảnh quan trung tâm của khu đô thị. - Tính kết nối: kết nối các công trình công cộng khu đô thị, kết nối từ tỉnh lộ 702 vào khu trung tâm khu đô thị và không gian mở, công trình điểm nhấn ven đầm Nại. Từ trục này có thể kết nối đến trung tâm các đơn vị ở.

d.2. Ý tưởng phát triển:

Advertisement

- Trục trung tâm được bắt đầu là không gian mở - công viên văn hóa, dọc 2 bên trục là các công trình công cộng cấp khu ở, công trình thương mại dịch vụ và công viên ven rạch trung tâm và được kết thúc là cụm công trình văn hóa thể dục thể thao, cung văn hóa thiếu nhi và không gian mở - công viên chuyên đề ngập nước ven đầm Nại.

- Thiết kế cảnh quan dãy phân cách với các loại cây ít rụng lá, có màu sắc đẹp, không gây cản tầm nhìn của người đi đường, có thể bố trí các tiểu cảnh, tượng điêu khắc, đèn cảnh quan.

- Các công trình có khoảng lùi lớn với các không giản mở, cây xanh cảnh quan,...

- Tổ chức các lối đi, cầu đi bộ để kết nối với không gian mở ven rạch trung tâm chạy dọc theo trục chính.

-Các công trình dọc trục có hình thức kiến trúc hiện đại, đẹp mắt. Hai công trình điểm nhấn kết trục trung tâm và giao với trục du lịch sẽ có hình thức kiến trúc hấp dẫn, lạ mắt, mang màu sắc địa phương rõ nét thông qua hình khối kiến trúc.

Hình VI.43. Trục cảnh quan du lịch

e.1. Thông tin chung:

- Chức năng - Tính kết nối: trục cảnh quan dẫn vào khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, các điểm du lịch cộng đồng, trải nghiệm.

e.2. Ý tưởng phát triển:

- Trục cảnh quan du lịch gồm 2 trục:

+ Trục dẫn từ tỉnh lộ 702 đến khu du lịch, kết trục là khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉdưỡng.

+ Trục bắt đầu từ khu trung tâm về phía Nam là khu du lịch ven Đầm Nại, kết trục là quảng trường du lịch – khu vực checkin tự do. Dọc hai bên trục cảnh quan là khu du lịch là dãy nhà phố thương mại, cung cấp các dịch vụ, lưu trú homestay. Từtrục trung tâm vềphía bắc là khu vực du lịch theo hướng cộng đồng, trải nghiệm tại khu nuôi trồng thủy sản và tham quan rừng đước với các dịch vụ du lịch do người dân địa phương phát triển.

f) Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị tuyến cảnh quan ven rạch (dọc theo hệ thống hạ tầng xanh)

f.1. Thông tin chung:

- Chức năng: là hệ thống công viên, không gian mở ven rạch, đường đi bội, xe đạp.

- Tính kết nối: Kết nối các khu vực với nhau: trung tâm các đơn vị ở, các đơn vị ở đến khu trung tâm đô thị. - Diện tích: Cụ thể trong bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất.

f.2. Ý tưởng phát triển:

- Hệ thống hạ tầng xanh là mạng lưới liên hoàn chạy khắp khu vực, kết nối các trung tâm đơn vị với nhau và với khu trung tâm đô thị, không gian mở ven đầm Nại. Vì vậy, đâu là tuyến cảnh quan quan trọng, có tác động lớn đến không gian của khu đô thị, vì vậy cần tổ chức sao cho hợp lý, khai thác hiệu quả điểm mạnh, hình thành các không gian cộng cộng kết nối dọc tuyến; tổ chức các lối đi bộ, đi xe đạp trên toàn bộ hệ thống, có thể tổ chức đường đi với các cao đội linh hoạt, tạo đa dạng các loại không gian, cảnh quan, hoạt động khác nhau.

-Do mạch nước kết nói xuyên suốt khắp khu vực và kết nối với các hồđiều hòa ởmỗi trung tâm đơn vị ở, hồ điều hòa trung tâm, trong công viên và cuối cùng chảy ra đầm Nại nên có thể kết hợp trồng các loại thực vật thủy sinh, một mặt tạo không gian xanh, cảnh quan ngập nước, đa dạng hệ sinh thái mà còn có tác dụng lọc nước trước khi chảy ra đầm Nại. Có thể tổ chức các không gian bậc thang lọc nước theo các tầng thực vật, các cồn nhân tạo, vừa là môi trường sống của các loài thực vật ngập nước, bán ngập nước, các loài động vật và tạo nên cảnh quan đa dạng, tổ chức đường đi bộ trên cao làm tăng tính hấp dẫn cảnh quan, tạo mặt đứng sinh động.

f.3. Hình thái không gian – kiến trúc:

Hình thức kiến trúc cảnh quan tại các tuyến cảnh quan kênh rạch lớn chủ yếu sẽ là các đường dạo uốn lượn trên cao dưi thấp, đa dạng về cao độ thích nghi với các mực nước ngập khác nhau theo từng mùa nước.

- Việc bốtrí cây xanh đường phốphải tuân thủ quy hoạch, quy chuẩn và tiêu chuẩn và các quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố;

- Việc bố trí các công trình ngầm bao gồm đường ống - hào kỹ thuật, các tuyến cáp kỹ thuật phải được tính toán để phù hợp với việc trồng cây xanh đô thị tán lớn, rễ sâu.

a) Cây xanh trên giải phân cách:

- Trên giải phân cách giữa các làn đường có chiều rộng trên 2m, trường hợp không bị hạn chếbởi các tuyến hạ tầng ngầm hoặc nổi, cần thiết kế trồng cây xanh bóng mát tán lớn, rễcọc. Tầng thấp trồng cây cỏ, hoa trang trí. Tại các trục cảnh quan chính của khu vực cần lựa chọn các loài cây, hoa đẹp, ưu tiên lựa chọncây xanh bản địa đểtạo cảnh quan đẹp, hấp dẫn, không gây cản trở tầm nhìn.

b) Cây xanh trên vỉa hè:

- Trên vỉa hè các tuyến đường, lựa chọn các loại cây trung tán, rễ cọc, tán cây thưa, hài hòa với không gian đô thị của từng trục đường;

- Khoảng cách cây trồng phù hợp với từng loại cây và với tổ chức kiến trúc đô thị hai bên đường;

- Thiết kế nắp đan bồn cây đẹp, phẳng, bằng vật liệu bền vững để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Thiết kế lắp đặt khung bảo vệ cây bền vững và mỹ quan, hài hòa với thiết kế chung của vỉa hè.

Hình VI.45. Thiết kế nắp đan bồn cây

- Tại những khu vực công trình lớn, hàng rào dài theo vỉa hè, bố trí các bồn cỏ, hoa kết nối để tăng cường cảnh quan đường phố.

Hình VI.46. Sơ đồ xác định vị trí các không gian mở

This article is from: