lãnh đạo có khó không

Page 1

LỜI NÓI ĐẦU Jack Welch được tôn vinh là Tổng Giám đốc số 1 của thế giới. Ông lãnh đạo Tập đoàn General Electric suốt hơn 20 năm và đã thực hiện nhiều “cuộc cách mạng” lớn ở đây. Ông đã làm giá trị công ty tăng lên gần 30 lần trong thời gian quản lý của mình. Jack Welch là người đưa ra tư tưởng 4E về lãnh đạo mà đến nay vẫn được các CEO trên toàn thế giới hướng đến, đó là: Leader Energy - Nhà lãnh đạo phải có Nghị lực, Leoder Energizes - Nhà lãnh đạo phải biết truyền nghị lực, Leader has Edge - Nhà lãnh đạo phải sắc bén và Leader Executes - Nhà lãnh đạo phải Hành động. Những tố chất trên là bẩm sinh hay do rèn luyện mà có? Câu trả lời là: Cả hai Trong bất cứ một tổ chức nào, lãnh đạo luôn chiếm số ít, thậm chí là duy nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không có cơ hội. Cơ hội nhiều hay ít nằm ở khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa những tố chất bẩm sinh và những tố chất - kỹ năng được sinh ra do quá trình rèn luyện của chính bạn. Các bài báo dưới đây - được tập thể những người làm Phần mềm quản trị doanh nghiệp AMIS.VN sưu tầm lại từ Báo Doanh nhân Sài Gòn online gửi tới bạn như một món quà không – thể – thiếu trên hành trình chèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến mục tiêu. Các bài viết này là sự đúc rút từ những trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia về lãnh đạo, được các phóng viên/biên tập viên của Doanh Nhân Sài Gòn ghi nhận và biên dịch, cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về phẩm chất, kỹ năng cần có ở người lênh đạo. Thấu hiểu và vận dụng được những điều đó, bạn sẽ tự tăng thêm cơ hội hiện thực hóa ước mơ trở thành một nhà lãnh đạo của bản thân nếu bạn vẫn đang trong quá trình phấn đấu. Còn nếu bạn đó đang ngồi ở vị trí số 1 trong công ty? Bạn sẽ nhìn rõ hơn con đường mà mình đang và sẽ bước đi trên đó, để từng bước đi của bạn càng trở nên vững hơn. Vui lòng truy cập: https://goo.gl/Dsqaci để dùng thử miễn phí Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN hoặc liên hệ: 0904 885 883 để được tư vấn ngay.


MỤC LỤC Nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là nhân viên giỏi …………………………………….04 Lãnh đạo giỏi: Dung hòa hay theo khuôn mẫu?………………………………………...08 Tin vào dữ liệu hay tin vào con người?…………………………………………………12 Học cách tập trung để lãnh đạo thành công……………………………………………..15 5 thay đổi giúp bạn trở thành một lãnh đạo giỏi………………………………………...18 10 đức tính của một lãnh đạo tài ba……………………………………………………..22 10 bước để đạt sự tự tin của lãnh đạo bậc cao…………………………………………..26 Hãy là nhà lãnh đạo có sức hút………………………………………………………….30 Hãy là nhà lãnh đạo tốt………………………………………………………………….34 Nhận diện nhà lãnh đạo xuất sắc………………………………………………………..37 Hình ảnh lãnh đạo: Từ dưới nhìn lên…………………………………………………...40 Bí quyết lãnh đạo dành cho người hướng nội…………………………………………..42 Dấu hiệu của một nhà quản lý tồi……………………………………………………….45


NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ NHÂN VIÊN GIỎI ĐÔNG DƯƠNG (theo Forbes) Theo các chuyên gia về lãnh đạo, trong cuộc sống cũng như thế giới công việc, bất cứ ai cũng có một vị sếp và có cơ hội để làm sếp, nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn, trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi, và có 11 cách sau đây để làm điều do. 1. Nhân viên giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất. Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe và làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo, Ngày nay, các nhà lãnh đạo rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói "Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”, chứ không phải nói "Sếp muốn tôi làm điều gì?”. 2. Nhân viên giỏi tự tạo công việc cho mình Các nhân viên giỏi luôn xác định được một mục tiêu rõ ràng, có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu và sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn biến thực hiện mục tiêu. Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân nó sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc. 3. Nhân viên giỏi là những người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác Ranh giới giữa những nhà lãnh đạo và những người đi theo (followers) hay những nhân viên thuộc cấp theo quan niệm truyền thống đang ngày càng trở nên mờ nhạt trong một thế giới mở mà sự sáng tạo và độc lập của mỗi cá nhân luôn được đề cao. Mặc dù một nhân viên giỏi được đánh giá cao ở tính độc lập nhưng điều đó không có nghĩa là gnh ta không nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên và những người xung quanh. Chính quan niệm cởi mở mới giúp anh ta mở rộng tầm nhìn và trở thành một nhà lãnh đạo lớn sau này.


4. Nhân viên giỏi có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc cho sếp Những nhân viên giỏi thường tự đặt ra câu hỏi: "Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?". Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc. 5. Nhân viên giỏi là người giỏi truyền thông Nếu để cho sếp hỏi về tiến độ của một công việc hay báo cáo nào đó thì một nhân viên chưa được xem là giỏi. Những nhà lãnh đạo lớn cũng là những người luôn có nhiều mối lo lớn. Các nhân viên giỏi là những người biết cách giúp sếp xua tan những mối lo ấy bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin cho sếp. Nếu nhân viên không làm như vậy, sếp có thể nghĩ rằng anh ta đang muốn giấu diếm những tin xấu. 6. Nhân viên giỏi là người biết hướng đến mục tiêu Các sếp thường bận rộn và họ chỉ muốn làm duy nhất một việc là “giám sát" nhân viên. Nhân viên giỏi thường bám theo mục tiêu đã đặt ra để tổ chức công việc trước mắt, đặt ra các ưu tiên hợp lý. Trong khi đó, những nhân viên dở thì làm việc theo kiểu ứng phó với những gì xảy ra trước mắt với hy vọng chỉ cần làm việc bận rộn là Sẽ có kết quả. Các sếp chắc chắn không trả lương cho nhân viên. chỉ để thấy họ có vẻ bận rộn" hay làm việc chăm chỉ. Điều mà họ kỳ vọng ở nhân viên là đạt được các mục tiêu và thực hiện sứ mệnh của tổ chức. 7. Nhân viên giỏi “nói ít làm nhiều” Hành động chắc chắn sẽ có tính thuyết phục nhiều hơn lời nói và các nhân viên giỏi luôn biết phát huy điều này để chứng minh năng lực của mình. 8. Nhân viên giỏi biết cách tạo niềm tin ở sếp Họ làm điều này bằng cách làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn và thực hiện đúng các lời hứa của mình. Khi tạo được sự tin tưởng ở sếp, nhân viên sẽ được sếp tạo nhiều cơ hội, chia sẻ nhiều thời gian, các nguồn lực và cả những thông tin quan trọng


nhất. 9. Nhân viên giỏi đưa ra giải pháp Những nhân viên tồi thì sẽ biến các vấn đề khó khăn mà mình đang gặp thành các vấn đề của sếp. Những nhân viên giỏi thì sẽ chủ động giải quyết các vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp lên cho sếp nếu tự họ không quyết định được. 10. Nhân viên giỏi biết cách chia sẻ với sếp Họ luôn tỏ ra cảm thông và chia sẻ với những áp lực mà các sếp đang phải gánh chịu. Họ cũng chủ động tìm cách giúp sếp giảm bớt các áp lực này và làm cho sếp cảm thấy rằng ít nhất vẫn còn có một người có thể thấu hiểu những khó khăn của mình. 11. Nhân viên giỏi là những người trung thành Họ tự hào khi góp phần làm đẹp hình ảnh của sếp. Ngay cả khi bạn | thân họ không hài lòng về một quyết định nào đó của sếp, họ cũng sẽ thống nhất với nó như một cách để thể hiện sự tôn trọng sếp. Họ cũng sẽ chủ động suy nghĩ ra những lý do đằng sau quyết định đó, làm theo quyết định đó và khuyến khích các đồng nghiệp khác làm như mình.


LÃNH ĐẠO GIỎI: DUNG HÒA HAY THEO KHUÔN MẪU? - PHAN ĐÌNH TUẤN ANH - Sandler Training Việt NamCó tài lãnh đạo là do bẩm sinh hay qua rèn luyện? Liệu thời thế có tạo nên anh hùng? Nhiều người muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, nhưng tại sao chỉ một số ít người có thể biến ước mơ thành hiện thực? Tố chất nào giúp nhà lãnh đạo vượt qua mọi biến động? Tham khảo những người thật việc thật", cách các nhà lãnh đạo trên thế giới, với những tính cách khác nhau, ở trong những tình huống khác nhau, nỗ lực vượt qua biến động, chúng ta sẽ tìm thấy Câu trả lời cho câu hỏi “Đâu là mẫu nhà lãnh đạo giỏi?", Hãy để sự khiêm nhường lên tiếng! Năm 1990 là một trong những giai đoạn sóng gió nhất mà Nokia đã trải qua. Tuy là công ty tầm cỡ, Nokia cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, cũng lo lắng không biết có Xoay xở được tiến đế chi trả lương cho nhân viên, Tại thời điểm đó, Olli-Pekka KallasvụO, 30 tuổi, từ bộ phận Pháp chế và Chiến lược được chuyển sang bộ phận Tài chính, giữ vị trí Giám đốc Tài chính của Nokia. Thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính, lại phải đảm đương trách nhiệm nặng nề: huy động vốn từ các ngân hàng đối tác, những đơn vị đang mất dần niềm tin nơi Nokia, Olll-Pekkg thấm thía nỗi cô đơn tột cùng. Những chuyến bay liên tục đến Zurich, Frankfurt, Tokyo, London, New York... để đàm phán, những đêm thức trắng, những cuộc độc thoại nội tâm đưa Olll-Pekkg đến hiện thực về mức độ khó khăn và tình hình nguy hiểm của Công ty. Nhưng chính khoảng thời gian đó đã giúp Oil-Pekkg nhận ra sự khiêm tốn là đức tính cần thiết đối với người lãnh đạo và cũng là yếu tố giúp Công ty tồn tại và phát triển, Vi để có thể lắng nghe ý kiến của khách hàng, nhân viên và tìm kiếm ý tưởng từ bên ngoài, công ty phải có đủ sự khiêm tốn, Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng phải tỏ ra khiêm nhường khi đó vượt qua được khó khăn. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, sự kết hợp giữa các thiết bị di động và internet luôn khiến con người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Người lãnh đạo không


thể tự mãn cho rằng hướng đi của mình là đúng đắn nhất, thay vào đó phải biết chấp nhận thay đổi, nhìn nhận thực tế và thích ứng một cách nhanh nhất. Trong lãnh đạo và quản lý, thích ứng là sản phẩm của sự đa dạng. Để mở rộng tầm nhìn, lãnh đạo phải biết cách chấp nhận quan điểm của người khác với tinh thần cầu thị. Khiêm nhường không có nghĩa là im lặng, hướng nội hay không dám bộc lộ chính kiến. Sự mạnh dạn và khiêm nhường bố sung cho nhau, chứ không hề đối nghịch nhau như người ta thường nghĩ. OIll-Pekkg sau khi vượt qua giai đoạn sóng gió đã trở thành Chủ tịch Và Giám đốc Điều hành Nokia Phần Lan. Còn Nokia ngày nay có hơn 100.000 nhân viên trên toàn thế giới. Thay đổi để biết mình không đơn độc Sự sụp đổ của Arthur Andersen, một trong 5 công ty hàng đầu trên thế giới thuộc lĩnh vực kiểm toán, là bi kịch đối với 800 nhân viên và Cộng sự của Công ty tại Ba Lan. Không lâu sau đó, Andersen được Ernst & Young mua lại và hầu hết chuyên viên tư vấn của Andersen đều được chuyển sang Ernst & Young. Trong giai đoạn khó khăn đột cùng này, Duleep Aluwihare, Cộng sự điều hành Enrst & Young Ba Lan, đã lèo lái Công ty vượt qua sóng gió và giữ vững niềm tin cho khách hàng tại thị trường Ba Lan. Khả năng xoay chuyển tình thế này sẽ không mang lại thành công nếu Duleep chưa trải qua thực tế khó khăn. Với khởi đầu suôn sẻ: tốt nghiệp Trường Kinh tế London, một trường kinh doanh uy tín tại Anh, xây dựng thành công Công ty Andersen tại Ba Lan từ con số 0, đem về nhiều khách hàng hơn đối thủ chỉ trong vòng vài năm, Duleep trở nên tự mãn. Thành công nhanh chóng làm lu mờ khả năng phán đoán của ông và công ngày ông càng tin vào khả năng "bất bại” của mình. Không lâu sau, sự cố xảy ra: khách hàng lớn nhất của Andersen Balan mất khả năng thanh toán hai đơn hàng lớn. Sự cố này làm ông mối mọt. Ông bị cấp trên khiển trách vì tính kiêu căng và được yêu cầu phải thay đổi nếu muốn tồn tại. Duleep không phải là mẫu nhà lãnh đạo trầm tĩnh. Ông thích giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng, nhưng cách giao tiếp của ông lại mang nặng tính khoe khoang một chiều


và đầy kiểm soát, Để giành lại sự tôn trọng từ đồng nghiệp, cho họ thấy ông có thể dẫn dắt nhân viên trong mọi tình huống, ông không còn ra lệnh mà trực tiếp tham gia công việc với nhân viên. Dù chuyện gì xảy ra, ông luôn ở bên cạnh họ để lắng nghe, học hỏi và sát cánh cùng họ trong mọi tình huống. Sự thay đổi đúng lúc này giúp ông cùng nhân viên vực dậy Arthur Andersen. Và ẩn số là... Có những nhà lãnh đạo hướng ngoại như Richard Branson (Chủ tịch Virgin), Jose Mourinho (huấn luyện viên Câu lạc bộ Bóng đá Inter Milan), Duleep Aluwihare (Cộng sự điều hành Enrst & Young Ba Lan). Bên cạnh đó cũng có những người hướng nội như Barack Obama (Tổng thống Mỹ), Carlos Ancelotti (huấn luyện viên Câu lạc bộ Bóng đá Chelsea), OIll-Pekkg Kallasvụó Chủ tịch và Giám đốc điều hành Nokia Phần Lan). Và tất cả đều đạt thành tựu đáng nể. Mọi người cũng thấy đó là những người đáng ngưỡng mộ và muốn noi theo. Vậy thế nào là người lãnh đạo giỏi? Câu trả lời rất đơn giản: không có mẫu người lãnh đạo giỏi, mỗi lãnh đạo giỏi là một cá nhân với bản sắc riêng, với những sở trường và sở đoản khác nhau. Vậy điều gì giúp họ lãnh đạo tốt ở các công việc hay tình huống khác nhau? Đó là nhờ họ đều ý thức rõ "mình là gì và mình cần làm gì để thích nghi với môi trường". Họ dường như có chung bộ phẩm chất: khiêm nhường lắng nghe, không ngừng học hỏi và suy nghĩ "đa chiều". (Bài viết có trích dẫn nội dung hai câu chuyện từ Havard Business Review)


TIN VÀO DỮ LIỆU HAY TIN VÀO CON NGƯỜI Trương Chí Dũng - Giám đốc R&D Công ty LetAssociates

Có nhiều cách phân loại nhà quản trị doanh nghiệp, trong đó cách được giới thiệu trong một bài báo động trên tạp chí SHRM năm 2011, do tác giả Trish Goremon Clifford chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp thích ứng với các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề của họ nêu ra rất đáng để chúng ta tham khảo, Bà cho rằng có hai kiểu nhà quản trị: kiểu thứ nhất thích dùng các công cụ phân tích dữ liệu để ra quyết định và hành động, kiểu thử hai thiên về sử dụng con người trong công việc. Có thế hiếu tóm tắt ý tưởng của tác giả như sau: "Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các công cụ chiến lược. Một số nhà quản trị áp dụng một cách thoải mái các công cụ và các khuôn khổ công việc (framework) Và họ tin rằng phân tích của họ sẽ chỉ ra một lộ trình sáng sủa cho doanh nghiệp. Ngược lại, có những nhà quản trị lại tin là các công cụ như vậy sẽ làm phân tán tư tưởng nên chỉ nhìn vào những con người cụ thể đang làm việc với họ”, Nếu là nhà quản trị, bạn nghĩ mình thuộc loại nào? Liệu cách quản trị theo kiểu thiên về phân tích dữ liệu hay cách quản trị thiên về con người hợp lý hơn? Tác giả Trish Gorman Clifford cho rằng khi bạn chọn theo hướng trước tiên là xem xét con người, sau đó mới là các tính toán định hướng cho doanh nghiệp nội khuyến khích đội ngũ nhân viên làm theo sự phân công của bạn thì tập thể nhân viên sẽ là lợi thế cạnh tranh mà bạn nhắm tới. Còn nếu bạn chọn theo hướng phân tích dựa vào dữ liệu thì thông tin là lợi thế cạnh tranh mà bạn muốn có được. Trong một số trường hợp, việc phân tích dữ liệu tốt bù đắp được sự yếu kém của đội ngũ nhân viên còn thiếu kỹ năng, nhưng dán dò nhà quản trị bị thiên về sử dụng các công cụ, không biết phát huy năng lực của các nhân viên dưới quyền. Ở nhiều trường hợp khác, nếu lực lượng nhân viên biết sáng tạo, biết làm cho các hoạt động của doanh nghiệp mang tính cạnh tranh cao thì nhà quản trị bị họ. lôi cuốn nên thường bỏ qua các công cụ phân tích dữ liệu, hậu quả là hướng đi của doanh nghiệp có thể bị thiên lệch, không hoàn hảo. Như vậy, tối ưu nhất là làm sao phối hợp hài hòa cả hai cách nói trên. Để làm được điều đó, các nhà quản trị nên tự xem xét lại bản thân, tự đánh giá mình


thiên về kiểu quản trị nào. Còn vượt ra khỏi cách nghĩ đơn giản rằng cứ giỏi chuyên sâu về tài chính thì thích phân tích, Còn ai chuyên về nhân sự thì ưa tính đến con người. Nếu thấy mình thiên về phân tích dữ liệu, bạn hãy cảnh giác với suy nghĩ ép các nhân viên dưới quyền phải rập khuôn nhau như một cái máy. Kể ra, khi nhân viên cùng một mẫu như được dập từ một khuôn đúc sẽ tạo ra kết quả công việc ổn định hơn, nhưng tính đông nhất ấy lại làm tiêu tan năng lực sáng tạo và niềm say mê ở nhân viên, Nếu là nhà quản trị thiên về con người, bạn nên xem xét, đánh giá lại tác dụng của các công cụ. Khi bạn chọn được một số công cụ hiệu nghiệm và áp dụng chúng trong công việc thì các chán hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn hẳn trước đây. Tôm lại, công việc quản trị luôn cần bạn biết kết hợp hài hòa giữa sử dụng con người và phân tích dữ liệu. Bạn không thể bỏ qua các công cụ phân tích trong các hoạt động hằng ngày tại doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu bạn rèn luyện cho đội ngũ nhân viên dưới quyền cũng sử dụng được các công cụ để giải quyết các vấn đề tầm mức của từng người thì họ sẽ tiết kiệm được nhiều sức lực và thời gian hơn, làm việc hiệu quả hơn và nhờ đó, doanh nghiệp cũng thành công hơn. Thậm chí, nhiều nhân viên còn cảm thấy có thêm nhiều công cụ phân tích hơn nữa./.


HỌC CÁCH TẬP TRUNG ĐỂ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG Nhất nguyên (theo forbes)

Theo Myke Myaff, một chuyên gia tư vấn về lãnh đạo và quản trị nhân sự, tác giả của cuốn sách Leadership Matters... The CEO Survival Manual (tạm dịch: Cẩm nang không thể thiếu của CEO), một cây bút thường xuyên của tạp chí Forbes, Sự khác biệt giữa một vị sếp giỏi và một nhà quản lý bình thường là ở khả năng tập trung. Một nhà quản lý có khả năng tập trung sẽ biết cách sắp xếp các công việc ưu tiên, làm việc có kỷ luật và đạt hiệu quả cao trong công việc Myaff cho rằng sự tập trung không phải là một kỹ năng mà là một quyết định. Đó là sự chọn lựa tập trung hay không tập trung trong Công việc. Các nhà lãnh đạo thường đổ lỗi cho SỰ xao nhãng trong công việc là kết quả của sự mệt mỏi và chán nản. Khi không tìm thấy niềm vui trong công việc, một người có khuynh hướng mắt hộp trung. Tình trạng này chắc chắn sẽ không có lợi cho bản thân nhà lãnh đạo cũng như công ty. Nhưng tập trung "cho có" cũng không giải quyết được việc gì. Một khi đã học cách tập trung, nhà lãnh đạo cần phải học cách tập trung vào đúng sự việc, đúng lý do và đúng thời điểm. Không nên tự đánh lừa bản thân bằng cảm giác đang tập trung cho công việc nhưng thật ra nhà lãnh đạo đang phân tâm cho nhiều điều khác. Các nhà lãnh đạo hiệu quả chỉ tập trung vào một số hoạt động có tính ưu tiên cao nhất thay vì liên tục chuyển từ công việc này sang công việc khác. Họ không bị cuốn hút theo nhiều công việc. Họ cũng không sống với cảm giác rằng mình là người đa năng và hữu dụng. Họ chọn cách dùng hết các nỗ lực của mình để hoàn thành một số mục tiêu có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít nhà lãnh đạo thường khó tập trung trong công việc. Theo Myaft, điều này có thể do một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo không có kỷ luật và sự kiên định để làm những việc cần thiết và quan trọng mà chỉ chọn những việc thuận lợi và hấp dẫn. Họ cũng sẵn sàng chạy theo


những công việc giúp họ bảo vệ được vị trí lãnh đạo của mình chứ không quan tâm nhiều đến các kết quả thực chất trong công việc. Thứ hai, những nhà lãnh đạo thành công thường là những người rất cá tính, dồi dào sinh lực, sáng tạo, thông minh và thiên về hành động. Với cá tính mạnh cộng với nhịp độ nhanh của môi trường kinh doanh hiện nay thì ngay cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại giỏi nhất cũng có thể bị rơi vào cái bẫy của sự mất tập trung, từ đó giảm hiệu quả công việc, Nguyên nhân cuối cùng, các nhà lãnh đạo thiếu một phương pháp làm việc có kỷ luật và được lập trình khoa học. Myaft chia sẻ bốn bí quyết sau đây giúp nhà lãnh đạo duy trì sự tập trung trong công việc: 1. Xác định một tầm nhìn rõ ràng. Nhà lãnh đạo hiểu rõ điều gì là quan trọng đối với mình, tại sao mình đang làm công việc hiện tại, Khi có được một tầm nhìn rõ ràng, nhà lãnh đạo sẽ biết được mục đích và các ưu tiên trong công việc. 2. Các kế hoạch kinh doanh mang tính chiến thuật. Myaff luôn vạch ra các kế hoạch kinh doanh mang tính chiến thuật cho chín mươi ngày dựa trên việc thực hiện các mục tiêu giúp ông đi gần hơn. đến tầm nhìn của mình. Theo Myaft, khi đạt được từng bước phát triển vững chắc trong từng công việc nhỏ, các nhà lãnh đạo sẽ có động lực và niềm tin để thực hiện những mục tiêu lớn, 3. Quản lý các nhiệm vụ. Myaft chia sẻ rằng trong hơn hai mươi năm qua, ông luôn có thói quen cập nhật danh sách các nhiệm vụ, công việc phải làm vào đầu một ngày làm việc mới. Các nhiệm vụ này được vạch ra dựa trên các kế hoạch kinh doanh chiến thuật nói trên. Đơn giản, thực tế và hiệu quả là những tiêu chí để quản lý các nhiệm vụ hằng ngày. 4. Kiểm tra tiến độ thực hiện các công việc thường xuyên. Myaft khuyên rằng, điều quan trọng là nhà lãnh đạo phải tự hỏi mình, ít nhất mỗi giờ một lần, rằng đã làm được gì và có thật sự làm một cách hiệu quả những công việc trong danh sách các nhiệm vụ đã Vạch ra cho từng ngày hay chưa.


Nếu cảm thấy chưa ổn thì nên sắp xếp lại hoặc hủy bỏ một số công việc không quan trọng để tập trung vào những công việc cần ưu tiên. Thực tế cho thấy, chính những người chủ quan cho rằng mình là một người làm việc hiệu quả nhưng thực tế thì không phải vậy thường hay gặp rắc rối trong công việc. Nguyên nhân chính là họ không thường xuyên kiểm tra lại tiến độ thực hiện các công việc./.


5 THAY ĐỔI GIÚP BẠN TRỞ THÀNH MỘT LÃNH ĐẠO GIỎI Kristen Nguyen (theo Forbes)

Thật ra không có bí mật nào để trở thành một lãnh đạo tài ba. Tuy nhiên cũng có một vài tính cách đặc biệt trong công việc "cầm quân" mà chỉ một số lãnh đạo có được. Tuy nhiên, chủ yếu họ cũng chỉ thu nhặt kiến thức từ trường lớp và sách vở; và phần lớn nhờ làm việc chăm chỉ, kinh nghiệm và một chút may mắn. Điểm khác biệt của một lãnh đạo giỏi là khả năng nhìn thấy được những cơ hội để thay đổi. Ai cũng có thể nhận ra được một lãnh đạo giỏi, nhưng không phải ai cũng biết cần gì để trở thành một lãnh đạo giỏi. Sau đây là 5 thay đổi giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tài ba: 1. Có mục đích Khi muốn làm bất cứ điều gì, bạn phải có một mục đích rõ ràng. Mục đích rõ ràng sẽ giúp tiếp sức cho niềm đam mê công việc. Đây chính là điểm làm tăng thêm sức mạnh và giúp cho lãnh đạo qua mặt" những người không hiểu được liên kết này. Một điều quan trọng nữa là lãnh đạo phải hiểu tầm quan trọng của văn hóa công ty. Phải biết nhận ra những điểm tương đồng trong giá trị cũng như tầm nhìn đế có thể hợp nhất các nhân viên lại với nhau. Lãnh đạo có tầm nhìn sẽ biết thiết kế và hoạch định "Văn hóa" cần có cho công ty thay vì để nó tự phát triển. Có một bài học mà không phải lãnh đạo nào cũng thuộc bài đó là lợi nhuận không quyết định mục tiêu. Những nhà cầm quân bị chi phối bởi lợi nhuận có thể sẽ thành công nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, không thể vững vàng lâu dài. Các lãnh đạo giỏi hiểu rằng sự chuyển đổi cung cách tự làm việc vì lợi nhuận sang làm việc vì một mục tiêu thống nhất sẽ tạo ra khác biệt rõ rệt, 2. Nhân viên là ưu tiên hàng đầu


Lãnh đạo sẽ không là gì cả nếu thiếu nhân viên. Nói cách khác, nhân viên quyết định sự thành công của lãnh đạo. Vì thế, nếu lãnh đạo đối xử tốt với nhân viên thì sẽ có được lòng tin và sự tôn trọng. Nhân viên là một nguồn tài nguyên quý giá cần phải được khai thác triệt để. Không nên nhìn nhân viên với một thái độ mình là cốp trên mà hủy tôn trọng, học tập từ họ. Được như thế thì nhân viên mới yên tâm khi được bạn lãnh đạo. Nói tóm lại, công việc của lãnh đạo không phải là "thu thập" càng nhiều lính" càng tốt mà phải chú trọng hơn vào cách lãnh đạo nhân viên sản có. Cũng đừng nên bỏ quá nhiều thời gian để áp đặt hệ thống luật lệ mà hãy tập trung vào cách đối nhân xử thế với nhân viên. 3. Luôn chú ý Người lãnh đạo giỏi phải luôn chú ý tới những gì diễn ra xung quanh. Họ biết cách lắng nghe, quan sát, và học hỏi. Họ đánh giá cao sự nhạy bén và khiêm tốn. Những lãnh đạo tỏ ra mình biết tất cả sẽ không bao giờ có thể thuyết phục được gì khác ngoài chính bản thân họ. Sẽ khó khăn hơn nhiều nếu lãnh đạo chỉ chìm đắm trong những suy nghĩ của riêng họ thay vì hỏi ý kiến và nhờ tư vấn từ những người khác. Hãy để những người khác thách thức, phản biện những ý kiến của bạn. Đó không phải là để lộ ra điểm yếu mà chính là một điểm mạnh của lãnh đạo. Những lãnh đạo "bảo thủ không để cho ý kiến của mình bị người khác đưa ra bàn luận sẽ chỉ là những người "dậm chân tại chỗ". 4. Tránh xa những gì phức tạp Phức tạp là kẻ thù của lãnh đạo, là chướng ngại vật cho sự phát triển. Cái hay của một lãnh đạo là loại bỏ phức tạp và đơn giản hóa mọi thứ. Tất nhiên trong một thế giới phức tạp, sự phức tạp sẽ khó tránh khỏi, nhưng điều quan trọng là lãnh đạo phải biết được những cách để loại bỏ nó. 5. Đừng là một lãnh đạo “máu lạnh” Lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờ tỏ ra mình theo chủ nghĩa cá nhân, họ luôn biết quan tâm tới người khác. Nhưng lãnh đạo không có khả năng luôn tạo ra khoảng cách với nhân viên của mình.


Một lãnh đạo tầm thường sẽ chỉ được đánh giá như một người điều hành kinh doanh, trong khi đó, một lãnh đạo giỏi là một con người. bằng xương bằng thịt. Phải biết cảm thông và chia sẻ với nhân viên, đó sẽ là một thế mạnh của lãnh đạo. Hãy đối xử tốt với nhân viên như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào họ./.


10 ĐỨC TÍNH CỦA MỘT LÃNH ĐẠO TÀI BA Kristen nguyen (theo forbes) Susan Tadanico là CEO của Authentic Leadership Alliance, là người điều hành trong Center for Creative Leadership - một trong những công ty phát triển lãnh đạo độc lập lớn nhất thế giới. Bà đã từng có 23 năm ở vị trí điều hành trong các tập đoàn của Mỹ, trước đó là một phòng viên truyền hình ở Boston. Kinh nghiệm làm việc đưa đến cho Susan một niềm tin rằng, một người ở vị trí dẫn dắt những người khác rất cón các đức tính trung thực, đáng tin cậy và can đảm. Susan Jordanico đã có nhiều bài viết, cuốn sách chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm cũng như đưa ra những tư vấn về kỹ năng quản trị bản thân và truyền thông. Bài viết này của bà là một trong số ấy. Tình trạng sức khỏe mỏng manh của nền kinh tế đã tạo nên sự lo làng vô hạn nơi các doanh nghiệp. Nhu cầu về lãnh đạo giỏi đang dần tăng trong khi lượng cung lại quá ít. Theo một nghiên cứu, trong vòng 4 năm trở lại đây, mức độ stress ở mọi nơi làm việc đang ở mức cao nhất. Với tình trạng này, hàu hết mọi người đều đi làm với cái đầu cúi gằm và giữ thái độ "im lặng là vàng" để có thể tồn tại. Tình trạng này không chỉ tồn tại ở cấp bậc nhân viên mà còn ở cả đội ngũ quản lý. Sẽ có những lúc chúng ta cần sự can đảm, tự tin trong công việc lãnh đạo. Những người có gan bước về phía trước, đón nhận rủi ro, và dẫn đầu công cuộc cải cách trong thời kỳ khủng hoảng sẽ trở thành người thắng cuộc. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Sẽ rất khó khăn để xây dựng một cuộc đối thoại, hỏi những câu hỏi mà không nhận được câu trả lời, hay quyết định làm một dự án mới. Tuy khó khăn lúc mới bắt đầu, nhưng theo thời gian, nếu giữ được thái độ can đảm này, bạn sẽ dần giành được sự tin tưởng và làm gương cho người khác. Để đạt được điều đó, bạn cần xem xét 10 đức tính của một nhà lãnh đạo tài ba: 1. Đối mặt với tình hình thực tế Hãy rũ bỏ thái độ nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng, và tập trung vào những gì đang thực sự diễn ra trong doanh nghiệp, công ty bạn. Nói như vậy không có nghĩa là phải nhìn mọi thứ theo một cách tiêu cực, mà chỉ là không nên đánh giá mọi thứ là "OK" khi


thực ra nó không phải vậy. Chỉ có cách đối diện thực tế bạn mới có thể dẫn dắt nó đi theo hướng tốt đẹp hơn. 2. Tìm kiếm và lắng nghe các phản hồi Luôn có các "điểm mù" là những cản trở để bạn thấy được bối cảnh toàn diện của một vấn đề. Nhưng nếu chịu khó lắng nghe và chắt lọc ra những phản hồi cần thiết, những phản hồi này sẽ là một lợi thế của bạn. 3. Nói những gì cần phải nói Các cuộc bàn bạc sẽ trở nên ngượng ngùng và khó chịu với sự tham gia của các ý kiến bất đồng. Tuy vậy, nếu thật sự nghiêm túc và mọi người muốn cùng hợp tác để giải quyết vấn đề, những bất động sẽ không trở thành vấn đề quá lớn, bởi các thành viên tự nguyện rũ bỏ có tôi để đạt mục đích chung. Vì vậy, đừng ngại nói ra ý kiến của bạn để mọi người cùng xem xét, bàn bạc. 4. Luôn tôn trọng quan điểm của người khác Tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nan giải quả không dễ, bởi mỗi người một ý. Là một lãnh đạo, bạn phải đứng ra khuyến khích các thành viên Xây dựng một cuộc tranh luận lành mạnh, không nên để những bất đồng ý kiến làm rạn nứt tinh thần đồng đội. Làm được thể bạn sẽ củng cố sức mạnh của nhóm mình vì khi các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau, một câu trả lời sẽ được sinh ra từ chính những ý kiến trái ngược nhau đó. 5. Đừng lờ đi những vấn đề về hiệu suất làm việc Chẳng lãnh đạo nào muốn đứng ra răn đe, nhắc nhở về cách làm việc của từng nhân viên mỗi ngày cả. Do vậy, thông thường các lãnh đạo thường bỏ qua những sai sót này. Chỉ tới khi sai sót nhỏ đưa lại hậu quả, họ mới bắt đầu để mắt tới. Để tránh những hậu họa khôn lường, một lãnh đạo giỏi phải chỉnh đốn ngay khi nhân viên có dấu hiệu làm việc kém hiệu quả. 6. Thường xuyên giao tiếp cởi mở Đừng ngại nói chuyện một cách cởi mở với nhân viên. Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi của nhân viên, hãy nói thông ra là bạn không biết. Giấu diếm chỉ làm cho bạn mất điểm trong một của nhân viên mà thôi. Hơn nữa, đừng giữ những kinh nghiệm và thông tin cho riêng mình mà hãy chia sẻ nó với nhân viên. 7. Dẫn đầu công cuộc thay đổi


Trong một môi trường mà ai cũng cố gắng bảo vệ hiện trạng của mình, không dám đi ngược với đám đông vì sợ hãi, thì đây cũng chính là cơ hội cho bạn. Hãy tách khỏi bầy đàn” và hình dung ra một hướng đi mới, cách giải quyết mới, sản phẩm mới và hãy kiên định thực hiện nó. Có thể ban đầu sẽ có khó khăn và phải sửa chữa nhiều thứ, nhưng nếu bạn quyết tâm, mọi người sẽ thổy được nỗ lực và ủng hộ bạn. 8. Đưa ra quyết định và tiến về phía trước Trong một thế giới luôn thay đổi, việc đưa ra một quyết định sẽ cực kỳ căng thẳng, bởi bạn không biết kết quả sẽ như thế nào. Tuy vậy, hãy bỏ gánh nặng từ những phân tích đắn đo làm bạn tê liệt để đưa ra một quyết định rõ ràng. Mặc dù không chắc chắn sẽ đạt kết quả như mong muốn, ít nhất bạn cũng thành công trong việc vượt qua nỗi sợ hãi và tiến lên phía trước thay vì dậm chân tại chỗ, 9. Chia ngọt sẻ bùi Một lãnh đạo tốt sẽ biết nhận về phần mình nhiều hơn nếu kết quả không tốt và nhận ít hơn nếu kết quả mỹ mãn, 10. Chịu trách nhiệm Nếu muốn huấn luyện nhân viên phải chịu trách nhiệm với công việc họ làm, trước tiên bạn phải làm gương cho họ. Hãy biết đứng ra chịu trách nhiệm với những công việc thuộc thẩm quyền của bạn./.


10 BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TỰ TIN CỦA LÃNH ĐẠO BẬC CAO Kristen Nguyen

Để có thể đi từ cấp quản lý bậc trung lên bậc cao, bạn cần có "liệu thuốc tự tin", quản lý cấp cao phải ra các quyết định quan trọng, mang tính bao quát trong một khoảng thời gian và lượng thông tin hạn chế; sau đó lại phải thuyết phục mọi người về quyết định của mình. Tuy vậy, không phải ai cũng có sẵn được sự tự tin. “Triệu chứng kẻ mạo danh" (Imposter Syndrome) chứng minh được điều này. Một cuộc nghiên cứu ở Đại học bang Georgia tìm ra rằng 33% những người thành đạt cảm thấy rằng họ không xứng đáng với vị trí mình đạt được. Triệu chứng này là nguyên nhân mà một số người từ bỏ cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp bởi vì họ không đạt được sự tự tin mà công việc yêu cầu. Phụ nữ thường phải "vật lộn" với tự tin nhiều hơn nam giới. Họ thường ít sáng suốt hơn trong quá trình tiến lên sau thất bại. Bởi phụ nữ hay tiếp nhận những thất bại tạm thời như những khuyết điểm mà họ không thể xóa. Một tin tốt là sự tự tin, cũng giống như các kỹ năng nghề nghiệp khác, có thể học được. Theo Becky Blelock - tác giả cuốn "Dare: Straight Talk on Confidence, Courage, and Career for Women in Charge", dê dat được sự tự tin mong muốn, bạn có thể áp dụng 10 bước sau đây: 1. Không chần chừ khi cần phải hành động Có một sự khác biệt lớn giữa dòng nước chảy và nước đọng lại một chỗ. Khi bạn chần chừ, những nghi ngờ và cảm giác bất an sẽ được nuôi lớn, cũng như muỗi sinh sản trong khoảng nước đọng. Trạng thái bất động sẽ tạo ra sự nghi ngờ và sợ hãi, những hành động sẽ giúp tạo ra sự tự tin và can đảm. Nỗi sợ thất bại sẽ làm bạn tê liệt. Hãy rèn luyện sự tự tin bằng cách không chần chừ khi hành động. 2. Làm những thứ vượt quá vùng an toàn mỗi ngày Nếu không biết kéo dãn vùng an toàn, nó sẽ co lại. Hãy thường xuyên rèn luyện bản


thân bằng cách làm những thứ mà bình thường bạn không cảm thấy thoải mái hoặc sợ hãi, từ đó, bạn sẽ Xây dựng được tính cách của một người biết chấp nhận rủi ro. Mỗi một điều khó mà bạn trải nghiệm mỗi ngày sẽ làm giàu cho kiến. thức cũng như kỹ năng của bạn. 3. Tập trung vào những người xung quanh Để ý đến mọi người xung quanh thay vì chỉ tập trung vào bản thân. Hãy hỏi hơn mọi người khi cần thiết. Hãy thoải mái khi tạo lập một cuộc đối thoại để tạo dựng quan hệ với người khác. Đưa ra những lời khen và giúp đỡ khi họ cần. Tìm ra những điểm tốt từ những người khác cũng sẽ giúp bạn tìm ra điểm tốt từ chính mình, 4. Tìm một cố vấn Lời khuyên và các mối quan hệ từ cố vấn là vô giá. Bạn sẽ ra quyết định tốt hơn nhờ những phân tích khách quan từ cố vấn. Thêm vào đó, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và tự tin để chấp nhận rủi ro khi biết rằng luôn có cố vấn phía sau để giúp đỡ nếu kết quả không như mong muốn. 5. Giữ giọng điệu lạc quan Sẽ rất khó để đạt được sự tự tin nếu có gì đó cứ nói những điều tiêu cực trước mặt bạn. Sẽ còn tồi tệ hơn nếu “ai đó" lại chính là bạn. Hãy để ý khi bạn nói chuyện với chính mình. 6. Loại bỏ những người tiêu cực ra khỏi mạng lưới quan hệ Đúng là bạn cần những người có thể cho bạn những lời phê bình để có thể trưởng thành hơn. Tuy vậy, có những người sẽ chẳng bao giờ hài lòng với những gì bạn làm. Thế nên bạn cần phải nhận ra những người tiêu cực này để tránh xa họ. 7. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân Dành ra thời gian để tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Một trí óc minh mẫn chỉ tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh. 8. Làm “bài tập về nhà”


Cập nhật những thông tin mới về ngành bạn đang làm và hiểu biết rõ ràng về công ty của mình. Kiến thức và sự chuẩn bị chu đáo sẽ là "vũ khí" cho những thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt. 9. Ngôn ngữ cơ thể Điệu bộ và cử chỉ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thân của bạn và cách người khác nhìn nhận về bạn. Là một lãnh đạo, hãy luôn đứng tháng, nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp và đừng quên nở nụ cười, Ăn mặc thích hợp với nơi làm việc. Mặt khác, phải loại bỏ các dấu hiệu của sự căng thẳng như khoanh tay hay khoanh chân, cong người, thở nông... 10. Thực hành sự biết ơn mỗi ngày Một cuộc nghiên cứu khảo sát những người thành công làm gì trước tiên khi bắt đầu một ngày mới. Kết quả cho thấy câu trả lời số một là họ dành thời gian nghĩ về những điều mà họ cảm thấy biết ơn nhất. Bắt đầu ngày mới của bạn bằng cách nói "cảm ơn" cho những điều tốt lành mà bạn nhận được trong cuộc sống sẽ giúp bạn đối mặt với thử thách với một thái độ khác hẳn./.


HÃY LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ SỨC HÚT Hồng Nga Phần lớn nhân viên luôn tuân thủ và ngưỡng mộ tuyệt đối những sếp có đặc điểm, uy tín và nhân cách nổi trội. Họ sẵn sàng cống hiến và làm việc hết mình cho mục tiêu chung, điều mà tất cả các nhà lãnh đạo đều mong đợi. Họ có thể như vậy khi chịu ảnh hưởng của người lãnh đạo mình. “Sức mạnh mềm” Sức hút của người lãnh đạo, điều hành công ty được xem là "sức mạnh mềm" mang đến những thành công. Đó chính là nhận định của ông Rich Yvanovich - Giám đốc Quốc gia của Profiles International Việt Nam. Theo ông Rich Yvanovich, những nhà lãnh đạo có sức hút sẽ tạo ra và duy trì môi trường làm việc, nơi mọi người cống hiến toàn bộ năng lực và nhiệt huyết cho mục tiêu chung của tổ chức. Họ xây dựng thái độ năng động và tích cực ở người khác và truyền cảm hứng để nhân viên làm việc hết khả năng. Bằng cách đó họ tạo nên ý thức chung về mục đích của tổ chức để mọi người đầu tư thêm sức lực và cả thời gian của bản thân vào công việc, Không những thế, những người lãnh đạo thu hút luôn toát ra sự nhiệt tình, nguồn năng lượng vô tận và sự lạc quan mạnh mẽ. Với kiến thức sâu sắc hơn những người khác về ngành nghề và lĩnh vực chuyên môn, họ có thể xây dựng tầm nhìn rõ ràng về những mục tiêu mà họ muốn đạt được. Họ làm việc chăm chỉ để chia sẻ đam mê và khao khát đối với tầm nhìn đó cho những người xung quanh. Mỗi thông điệp của họ, tuy bé nhỏ nhưng đều được truyền tải với đam mê và năng lượng tràn trê, và họ hiểu rất rõ việc truyền tải những thông điệp đó có vai trò quan trọng như thế nào trong việc tạo nên sức thu hút. Bằng cách phát huy tối đa ưu điểm của những người xung quanh và khiến họ cảm thấy lạc quan về bản thân cũng như cảm thấy thành công trong công việc, các lãnh đạo ấy đã truyền cảm hứng cho tất cả những người họ tiếp xúc. "Chuyên môn vững chắc, tầm nhìn có sức thuyết phục và tư tưởng luôn hướng về mọi


người xung quanh là những điều có tác động tích cực và khiến cho lãnh đạo ấy trở nên thu hút trong mắt mọi người", ông Rich Yvanovich khẳng định, Nhưng thách thức lớn nhất của nhà lãnh đạo trong nền kinh tế hiện nay là gì? Đó là làm sao mang lại thành công cao nhất cho công ty. Để thực hiện được điều này, nhà lãnh đạo phải làm sao tạo ra được sự cam kết trong nhân viên. Điều gì tạo nên sự cam kết? Đó là dựa trên sự phù hợp với công việc cũng như khả năng của người lãnh đạo. Một nơi làm việc tuyệt vời được đo lường bởi chất lượng của ba mối quan hệ có liên quan với nhau. Đó là mối quan hệ giữa nhân viên với quản lý, giữa nhân viên với công việc/công ty và giữa nhân viên với nhân viên. Nếu nhân viên có sự kết nối cao về mặt cảm xúc với tổ chức thì họ nỗ lực tự nguyện hơn trong công việc của bản thân. Nhưng để nhân viên có những cam kết như vậy thì người lãnh đạo phải có sức hút! Một điểm đặc biệt trong khả năng lãnh đạo có thể giúp một lãnh đạo nắm bắt được kỳ vọng của đa số và truyền cảm hứng cho lòng trung thành và sự tận tâm. Ai làm được? Bất kỳ ai cũng có thể học hỏi để trở thành một nhà lãnh đạo có sức hút, Nghiên cứu của Leadership Charisma năm 2010 về sức hút trong lãnh đạo của 40.000 nhà quản lý - lãnh đạo từ 400.000 nhân viên cấp dưới trực tiếp cho thấy, tất cả đều tập trung vào hành vi của nhà lãnh đạo. "Bạn chưa thể tạo ra và duy trì một tính cách thu hút cho đến khi bạn có được sự tự tin mãnh liệt đối với chính bản thân bạn”, ông Rich Yvanovich nói. Khảo sát của Towers Perrin trên gần 90.000 nhân viên tại 18 quốc gia cho thấy, các công ty có mức độ cam kết của nhân viên cao có mức tăng trưởng là 19% đối với thu nhập hoạt động và 29% đối với thu nhập trên cổ phiếu. Ngược lại, các công ty có mức độ cam kết của nhân viên thắp sụt giảm đến hơn 32% thu nhập hoạt động và 11% thu nhập trên cổ phiếu. Theo ông Rich Yvanovich, có sáu hành vi quan trọng của nhà lãnh đạo có sức hút khiến mọi người quan tâm.


Đó là giao tiếp hiệu quả, có tầm nhìn, năng động và nhiệt tình, là ngọn đuốc dẫn đường tích cực, Công nhận sự xuất sắc của mỗi nhân viên và sử dụng năng lực thu hút của niềm tin. Người lãnh đạo muốn trở thành người có sức hút trước tiên phải lọc quan, biết lắng nghe, thu hút các ý tưởng, ý kiến và đề xuất, và dĩ nhiên là còn phải tạo được bầu không khí thoải mái cho nhân viên bộc lộ những băn khoản. Bên cạnh đó, họ phải có những kỳ vọng cao nhất đối với nhân viên, biến kỳ vọng của họ thành kỳ vọng của nhân viên. Từ kỳ vọng này, nhân viên sẽ chuyển thành năng suất, thành tích và sự thành công chưa từng có trước đây. Ông Rich Yvanovich cho biết, qua quá trình nghiên cứu về sức thu hút trong lĩnh vực kinh doanh và quan sát những nhân vật được nhiều người nhận xét là những nhà lãnh đạo có phong thái lôi cuốn, ông thấy một nhân tố quan trọng tạo nên sức hút chính là sự tự tin vững chắc./.


HÃY LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO TỐT. John Vong - Cố Vấn Cao Cấp Của Tập Đoàn Sacombank

Thực hiện vai trò lãnh đạo là một tiến trình gây ảnh hưởng đến người khác, giúp họ hiểu những việc cần làm cũng như cách thức triển khai các công việc đó. Đồng thời, đây cũng là tiến trình hướng đến, giúp đỡ các cá nhân, tập trung mọi nguồn lực để đạt được những mục tiêu chung. Có những người khi sinh ra đã là nhà lãnh đạo, nhưng cũng có những người làm việc cật lực mới trở thành nhà lãnh đạo. Và hầu hết những nhà lãnh đạo này đều nhận được sự trân trọng của người khác. Những người "đi theo” họ không phải vì tiền, vì quyền lực, mà vì tin vào những lý tưởng các nhà lãnh đạo này đề ra. Nếu là một nhà lãnh đạo, các bạn sẽ dẫn dắt người khác hay giao quyền cho người khác? Nếu quá chú trọng đến phần kiểm soát và nhân viên rất sợ lãnh đạo thì mô hình này không ổn định và khó bền vững về dài hạn. Nguy hiểm ở chỗ khi nhân viên hết sợ lãnh đạo thì họ sẽ nổi loạn. Nếu nhân viên tôn trọng lãnh đạo và để cho lãnh đạo kiểm soát, quản lý họ thì đây mới chỉ là điểm khởi đổu tốt. Nhưng nếu nhân viên sợ lãnh đạo mà lãnh đạo cũng trao quyền cho họ thì thật sự họ làm việc trong tinh thần "sợ mà làm thôi" chứ họ chưa có lòng tin, Điều lý tưởng nhất là khi trao quyền cho nhân viên và nhận được sự trân trọng của họ, vì sẽ khuyến khích sự trung thành của họ. Trong công việc cũng như trong gia đình, nếu bạn tìm được người trên trọng bạn để giao quyền như vậy thì bạn là một nhà lãnh đạo rất tot. Trong công ty, mỗi người đều có một vai trò, sứ mạng nhất định. Những vai trò đó giống như những viên gạch được xếp chồng lên nhau. Những viên gạch ốp xếp thành những


kết cấu vững chức thì sẽ trở thành những bức tường chắc chắn. Một viên gạch chỉ có thể ráp với những viên gạch khác bằng 6 mặt với nhau. Một nhà lãnh đạo cũng chỉ có thể xây dựng nên 6 nhóm người thân cận xung quanh mình mà thôi, vì thế, hãy giao việc cho họ và đừng cố gởng trở thành "siêu nhân". Nếu không ngủ thì người chủ doanh nghiệp (DN) cũng chỉ có 24 giờ thôi. Thế nhưng, hầu hết các chủ DN của Việt Nam, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, thường làm tất cả mọi việc. Có khi họ đóng vai trò của một nhà lãnh đạo, lúc lại là nhà quản lý, thậm chí là nhân viên. Khi các bạn làm chủ tịch HĐQT thì các bạn đóng vai trò của một trọng tài trên sân bóng. Khi các bạn là chủ tịch HĐQT mà vẫn muốn tham gia làm cầu thủ trên sân bóng thì tình huống sẽ trở nên khó khăn. Đó là lý do vì sao hoạt động của các công ty Việt Nam thật sự rắc rối và không phát triển vượt bậc. Và đó cũng là lý do vì sao các công ty nước ngoài trước khi đầu tư thường đặt câu hỏi: Chủ tịch HĐQT Công ty có đóng vai trò cầu thủ hay không, có phối hợp với các thành viên trong công ty hay không? Quản trị công ty này như thế nào?... DN nên thay đổi phương thức quản lý khi công ty lớn mạnh. Khi tìm tới Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm những công ty có phương thức quản trị tốt để đầu tư. Làm sao để biết được công ty đó có tốt hay không nếu như không có đội ngũ nhân viên tốt. DN nên dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để huấn luyện nhân viên. Một số nhà lãnh đạo cho biết sở dĩ họ không muốn đào tạo nhân viên vì khi giỏi rồi thì nhân viên sẽ tìm nơi khác để làm. Tại sao vậy? Theo tôi, Có hai lý do. Thứ nhất là nhân viên được đào tạo tốt, nhưng chưa được đặt ở vị trí tương xứng và họ không nhận được sự động viên, khích lệ của lãnh đạo. Thứ hai là DN chưa tuyển đúng người phù hợp với tổ chức. Có 4 điều mà chủ DN nên lưu ý là: Tuyển dụng, động viên, đào tạo và đột nhân viên vào những vị trí phù hợp. Ngoài đào tạo, huấn luyện, trong dài hạn, chủ DN phải nghĩ đến. cho nhân viên cổ phần. Khi nhân viên đủ khả năng thì cất nhắc họ lên vị trí quản lý. Nếu những nhân viên có đủ điều kiện làm việc ở những vị trí quản lý, lãnh đạo mà không đặt họ vào những vị trí này thì họ rời khỏi tổ chức là việc đương nhiên.


Ngoài ra, phải giúp nhân viên có con đường nghề nghiệp để họ làm việc lâu dài với công ty. Vì vậy, phải đặt cho nhân viên tâm. nhìn là “khi tôi mất đi thì chính anh sẽ là người thay thế vị trí lãnh đạo của tôi"./.


NHẬN DIỆN NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC Trung Kiên (theo Inc.) Một doanh nhân thành công luôn là người có lòng đam mê cao độ, sự sáng tạo, tính cầu toàn... Vì vậy, chàng khó gì để nhận ra họ giữa đám đông. Sau đây là sáu đặc điểm của nhà lãnh đạo giỏi mà bạn có thể dễ dàng nhận biết: 1. Biết dụng người tài Những nhà lãnh đạo không thể một mình làm nên thành công. Họ không thể một tay đảm trách hết công việc nên thường thì họ chỉ tập trung vào những việc mình có thể làm tốt nhất, và giao phó các phần còn lại cho những người thích hợp nhất - thường là những người thực sự có tâm huyết, 2. Đòi hỏi tinh thần trách nhiệm trong công việc Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo luôn yêu cầu nhân viên phải có trách nhiệm với công việc của mình. Nghĩa là họ sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc, nên phần lớn họ chỉ làm khi đã nhắm chắc sẽ thành công. Khi nhìn nhận một công việc, nhà lãnh đạo thường nghĩ về hai yếu tố: Ai chịu trách nhiệm việc này? Khả năng thành công hay thất bại ra sao? 3. Hiểu được sức mạnh của việc cảm ơn Những nhà lãnh đạo giỏi luôn có thể nói cảm ơn một cách tự nhiên, | thân thiện với bạn cho dù bạn là gì. Thành công không phải do ngẫu nhiên, thành công đòi hỏi sự cố gắng và tài năng của con người. Các nhà lãnh đạo luôn biết cách duy trì chúng bằng cách đánh giá cao những nỗ lực, sự đóng góp và trí tuệ của người khác. 4. Luôn tạo cảm hứng cho người khác Các nhà lãnh đạo luôn lạc quan, làm việc và cống hiến hết lòng bất kể khó khăn thử thách. Thái độ lạc quan của họ luôn tạo cảm hứng cho nhân viên làm việc hăng say và tin tưởng vào thành Công. 5. Tôn trọng người khác


Nhà lãnh đạo giỏi luôn quỹ thời giờ và quan tâm đến lợi ích có nhân của mọi người. Họ luôn đúng giờ và không bao giờ nghe điện thoại khi đang nói chuyện... 6. Thích sự lạc quan Các nhà lãnh đạo suất sắc luôn rất lạc quan. Với họ, không gì là không thể, và họ thích mọi thứ xung quanh cũng truyền cảm hứng cho mình. Với họ, không có chỗ cho sự bi quan, và thất bại là kết quả không thể nào chấp nhận được.


HÌNH ẢNH LÃNH ĐẠO: TỪ DƯỚI NHÌN LÊN Dương Trà My - Công Ty Nhân Luật Bạn đã đọc vị giám đốc một phút chưa? Tôi nghĩ cuốn sách này ngoài là cẩm nang dành cho người lãnh đạo, còn là kim chỉ nam trong đời sống và ứng xử hỏng ngày của mỗi chúng ta. Cuốn sách chỉ ra rằng, muốn điều hành và quản lý công việc tốt, người lãnh đạo phải giúp nhân viên lập ra mục tiêu trong một phút, đồng thời phải luôn dành một phút khen ngợi những thành quả tốt nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và cũng chỉ nên dành một phút để khiến trách các nhân viên làm việc sai nhằm giúp họ hiểu rõ trách nhiệm của mình và hoàn thiện bản thân, Tôi xin kể một ví dụ về một phút khen ngợi: Một người bạn của tôi, hiện đang làm bên mỏng truyền thông, luôn than thở về người trưởng nhóm của mình rằng, chị ấy không bao giờ biết động viên người khác. Cũng cùng một kế hoạch, một phương cách giải quyết vấn đề cho công việc được giao, trong khi giám đốc luôn ủng hộ, khen ngợi, thì người trưởng nhóm lại chê bai, bảo không khả thi... Đành rằng, ý kiến cá nhân có thể khác nhau, nhưng chỉ cần nhận được một lời khích lệ là mình đã vui lắm rồi, nghe chị ấy nói thế mình chẳng còn tinh thần làm tiếp nữa"... May mắn thay, lãnh đạo của tôi là người biết truyền cảm hứng và dám đặt niềm tin để chúng tôi làm việc và sáng tạo mà "không sợ sệt". Đôi khi tôi tự hỏi, nhờ đâu mà ông có lối nói chuyện hay. thuyết phục và dễ đi vào lòng người đến vậy. Với vốn ngôn từ phong phú, chuẩn mực và cách lý giải, phân tích Vấn đề rành rẽ, mọi nội dung ông phát biểu về quản lý công ty, hay thậm chí là những chia sẻ thân tình đều sống động, dễ hiểu, Mãi sau này tôi mới biết, ông vẫn dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để đọc sách và đọc miệt mài để tích lũy kiến thức. Từ kinh nghiệm làm việc tại hai công ty khác nhau cũng như sự quan sát môi trường làm việc của bạn bè, tôi nhận ra rằng, sự tồn tại và phát triển của một tập thể phụ thuộc vào những con người trong tập thể đó. Và tôi nhận thấy các thành viên trong công ty đều rất nể phục và yêu quý người lãnh đạo, sẵn sàng nhận nhiệm Vụ cũng như hết lòng vì công


việc. Bạn có tin không khi một nhóm có đến hơn 300 nhân viên mà ông đó nhở một, nhớ tên từng người một. Hẳn ai cũng muốn được làm việc trong môi trường thân thiện, chuyên nghiệp, có người lãnh đạo mẫu mực và công tâm, đánh giá đúng năng lực cũng như khuyết điểm của nhân viên. Nhưng đó chỉ là điều chúng ta muốn, còn điều chúng ta nên làm là gì? Tôi nghĩ rằng ngoài việc cố gắng, nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta phải biết yêu quý công ty và thử đặt mình vào vai trò người lãnh đạo Với rất nhiều suy tư, lo toan và bộn bề công việc. Để từ đó thấu hiểu, thông cảm và bớt "đòi hỏi”, phán xét sếp mình.


BÍ QUYẾT LÃNH ĐẠO DÀNH CHO NGƯỜI HƯỚNG NỘI Kristen Nguyen (theo Inc.)

Trong giới kinh doanh không có chỗ cho những người rụt rè, thông thường là vậy. Các doanh nghiệp thường thích những cá nhân tự tin nói về những thành công của mình, bỏ thời gian giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ bên ngoài thay vì những cá nhân chỉ biết đốm. mình trong suy nghĩ riêng của mình. Kinh doanh thường không dành cho những người hướng nội", đặc biệt khi bạn muốn thành lập công ty riêng, vì đó là lúc côn tạo dựng mạng lưới quan hệ, nắm bắt từng cơ hội để có thể marketing cho Công ty. Vậy những người hướng nội không thể làm kinh doanh? Câu trả lời là không! Những người hướng nội muốn dấn thân vào công việc kinh doanh có thể sử dụng" tình yêu với sự cô đơn" và kỹ năng thích quan sát làm điểm mạnh cho mình. Bạn hãy: 1. Dành thời gian riêng tư để suy nghĩ về chiến lược Nếu không thích bỏ quá nhiều thời gian tiếp xúc với mọi người, bạn. có thể dùng thời gian riêng tư ấy để tự ngẫm về vị trí của bản thân cũng như cách để động viên những người khác. Hỗy dùng thời gian để xem xét một cách sâu sắc về những người xung quanh, cách để động viên họ và cách để giúp họ đạt được mục tiêu, 2. Dùng sức mạnh của cuộc đối thoại một - một Những cuộc họp lớn thường làm những người hướng nội cảm thấy bị "lép vế". Tuy vậy, các buổi họp lớn không phải là cách duy nhất để giải quyết công việc. Có một số vấn đề sẽ không được nêu lên và thảo luận ở buổi họp đông người. Trong những trường hợp như vậy, những cuộc đối thoại một-một là giải pháp tốt nhất, bởi vì nó giúp tăng sự tự tin của nhân viên khi nói chuyện với bạn và quan trọng hơn, nó giúp giải quyết các khúc mác một cách trực tiếp. Việc này sẽ rất hữu ích trong quản trị nội bộ.


3. Để ý đến những nhân viên “trầm lặng” Có những nhân viên hướng ngoại muốn làm trung tâm của cuộc đàm thoại và nói liên tục, khi ấy những nhân viên được cho là hướng nội thường bị "lép vế" và bỏ quên. Đây chính là lúc một lãnh đạo hướng nội như bạn có thể dùng lợi thế từ tài quan sát của mình để nhận ra những nhân viên ít nói này. Tuy rằng các nhân viên này không nói nhiều, nhưng có thể họ sẽ là những người ấp ủ nhiều ý kiến, suy nghĩ sáng tạo làm nên sự thay đổi theo hướng tích cực cho doanh nghiệp. 4. Tìm ra những thứ bạn muốn thay đổi Một lợi ích của từ "sở thích quan sát của những sếp hướng nội đó là họ có thể nhìn ra được điểm yếu của bản thân từ việc quan sát thái độ của những người xung quanh về mình. Một sếp hướng nội chia sẻ rằng bà quan sát và nhận thấy là bà phải thay đổi cách nhân viên nhìn nhận về mình. Vì thế, bà kết hợp những động tác như thở chậm lại, nâng cao ôm lượng khi nói và tăng giao tiếp bằng ánh mắt với nhân viên. Kết quả là nhân viên tỏ ra tôn trọng và coi bà như một người có thẩm quyền và mạnh mẽ hon. 5. Tận dụng tối đa mạng xã hội Ngày nay, hình thức bên ngoài chỉ là một phản đóng gặp tạo nên hình ảnh của một lãnh đạo. Những kênh đạo hướng nội thay vì bất đắc dĩ" phải xuất hiện trước công chúng thì giờ đây có thể sử dụng các trang mạng xã hội để PR cho bản thân và doanh nghiệp, Duy trì và thường xuyên sử dụng tài khoản trên mạng xã hội giúp Công chúng cả những nhìn nhận mà nhiều khi họ không thể nhận thấy khi trò chuyện trực tiếp với lãnh đạo. Trên các trang mạng xã hội, lãnh đạo hướng nội chỉ cần đánh máy chừng 140 chữ cái để truyền tải ý kiến của mình thay vì phải đứng trước máy quay phim gượng nói vài câu./.


DẤU HIỆU CỦA MỘT NHÀ QUẢN LÝ TỒI Giá Trịnh (theo Entrepreneur) Là chủ một doanh nghiệp hay là người giám đốc điều hành, vai trò của bạn không chỉ dừng ở việc giao, theo dõi, kiểm tra công việc. của các nhân viên dưới quyền, mà còn nhiều hơn thế. Vị trí của người lãnh đạo doanh nghiệp đòi hỏi ở bạn khá nhiều tố chất mà nếu không thường xuyên tự rèn giũa, bạn có thể trở thành một người sếp chưa tốt trong mắt của các nhân viên. Hãy tự kiểm tra lại bản thân bằng cách so sánh suy nghĩ và hành vi của mình với những dấu hiệu của một nhà quản lý tối dưới đây.

Chỉ hứa suông Những người sếp yếu kém luôn sử dụng chiêu thức hứa hẹn đủ kiểu với nhân viên, từ việc thăng chức, thành công và tương lai tươi sáng, nhưng rất ít khi thực hiện cam kết của mình. Họ còn thường xuyên sử dụng các chiêu “dỗ ngọt" nhân viên và lấy mục tiêu phấn đấu, hoài bão của nhân viên làm mồi nhử nhân viên luôn theo mình. Muốn trở thành một người sếp tốt, bạn phải hình dung được những hệ quả mà lời hứa của bạn ảnh hưởng đến cấp dưới như thế nào Và cân nhóc kỹ trước kh] hứa. Nếu bạn cam kết với các nhân viên điều nào đó nhưng không thực hiện được thì tất nhiên họ sẽ nghĩ không hay về bạn và dù bạn có thúc đẩy họ làm việc nhiệt tình thì cũng chẳng thể đạt đến mục đích quan trọng nhất. Không quan tâm đến các công việc cụ thể Những nhà quản trị kém thường không hiểu rằng nhân viên rất cần đến người dẫn dắt họ khi họ phải đối mặt với những vấn đề nan giải, không tự giải quyết được. Nhiều sếp thường “quên” theo dõi tiến độ công việc vì cho rằng điều đó không thật sự quan trọng, và lại đã có người khác làm thay mình Quán xuyến mọi việc diễn ra trong tổ chức là một trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị. Các nhà quản trị giỏi đều rất nhạy bản với sự biến đổi của tình thế, với những diễn biến ngâm trong nội bộ doanh nghiệp nhưng họ giữ kín suy nghĩ của mình, khi cần mới chỉ ra khiến cấp dưới phải sững sờ.


Do đó, đừng vì những việc quan trọng khác mà bạn tỏ ra chểnh mảng không theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch sản xuất hay để án của doanh nghiệp. Trốn tránh trách nhiệm Những người sếp tôi luôn lảng tránh việc đối diện với thực tế, với thử thách, với trách nhiệm ra quyết định vị thiếu kiến thức chuyên môn hoặc ngại va chạm. Họ muốn đẩy trách nhiệm về phía nhân viên nhưng có thành công thì nhận là của mình, còn nếu thất bại thì đổ lỗi cho nhân viên, Điều mà lẽ ra họ phải làm là tập trung vào việc xác định thật chính xác những mục tiêu cụ thể trong từng sự hợp tác, từng giao dịch hay từng phần việc mà họ tham gia. Bằng cách đó, khi có bất kỳ sai sót nào xảy ra, mọi người đều biết ngay nguyên nhân bắt nguồn từ đâu và gi sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Sợ người khác chê trách. Thừa nhận mình kém cỏi hay sai lầm luôn là điều mà các sếp yếu kém luôn tránh xa. Họ không chịu học tập để nâng cao trình độ, cũng không chịu khó động não để trực tiếp giải quyết những tình huống khó khăn nên đình chọn chiến thuật “dĩ hòa vi quý" để lấy lòng nhân viên. Cung cách lãnh đạo như thế chẳng những khiến họ không tiến bộ, mà doanh nghiệp cũng bị tụt hậu. Tốt nhất là khi đã ngồi ở vị trí lãnh đạo, bạn hãy cảnh giác với bốn dấu hiệu đã nêu trong bài viết này và luôn tự hỏi rằng mình có chủ quan với chính bản thân hay không?



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.